bÁo cÁo quý iv và 2020 - lai châu province

20
1 TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ LAI CHÂU Số: 539 /BC-CTK CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lai Châu, ngày 24 tháng 12 năm 2020 BÁO CÁO Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020 tỉnh Lai Châu Đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020, các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính đều đồng loạt nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy thoái sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng 12, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch COVID-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo GDP thế giới giảm 4,2% trong năm 2020, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9 năm 2020. Tổ chức IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức -4,4% và -3,7%, tăng 0,5 và 0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm 3,5%, Khu vực đồng Euro giảm 7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, In-đô-nê-xi-a giảm 2,2%… Việt Nam, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định nên kinh tế Việt Nam có sức chống chịu đáng kể. Kinh tế tiếp tục phục hồi, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng gần bằng giai đoạn trước dịch covid -19; Thặng dư thương mại hàng hóa tiếp tục tăng kỷ lục, một phần nhờ hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh; Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng cho thấy niềm tin vào nền kinh tế được khôi phục; Lạm phát vẫn duy trì ở mức ổn định. Đối với Lai Châu, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của nhiệm kỳ, kế hoạch 5 năm 2016-2020, năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong năm 2020 kinh tế - xã hội của tỉnh diễn ra trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức ; bên cạnh ảnh hưởng chung bởi đại dịch covid-19, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra mưa đá, gió lốc, động đất, mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất đá; dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế nhưng ảnh hưởng vẫn còn kéo dài. Trước tình hình đó với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp... đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn và phát triển. Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh vực như sau: I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Upload: others

Post on 23-Nov-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CỤC THỐNG KÊ LAI CHÂU

Số: 539 /BC-CTK

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lai Châu, ngày 24 tháng 12 năm 2020

BÁO CÁO

Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020 tỉnh Lai Châu

Đại dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã khiến bức

tranh kinh tế thế giới năm 2020 hết sức u ám. Tại thời điểm cuối tháng 6/2020,

các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính đều đồng loạt nhận định tăng trưởng kinh

tế toàn cầu suy thoái sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm giữa tháng

12, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch COVID-19,

dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự báo GDP thế giới giảm 4,2% trong năm 2020,

điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 9 năm 2020.

Tổ chức IMF và FR dự báo GDP thế giới năm 2020 ở mức -4,4% và -3,7%, tăng

0,5 và 0,7 điểm phần trăm. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dự báo

tăng trưởng của Trung Quốc đạt 2,1%, Hoa Kỳ giảm 3,5%, Khu vực đồng Euro

giảm 7,4%, Nhật Bản giảm 5,4%, In-đô-nê-xi-a giảm 2,2%…

Việt Nam, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch

Covid-19, nhưng nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp,

kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định nên kinh tế Việt Nam có sức chống chịu đáng

kể. Kinh tế tiếp tục phục hồi, trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã đạt

được tốc độ tăng trưởng gần bằng giai đoạn trước dịch covid-19; Thặng dư

thương mại hàng hóa tiếp tục tăng kỷ lục, một phần nhờ hàng xuất khẩu sang

Mỹ tăng mạnh; Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng

cho thấy niềm tin vào nền kinh tế được khôi phục; Lạm phát vẫn duy trì ở mức

ổn định.

Đối với Lai Châu, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối

của nhiệm kỳ, kế hoạch 5 năm 2016-2020, năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các

cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong năm 2020

kinh tế - xã hội của tỉnh diễn ra trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức; bên

cạnh ảnh hưởng chung bởi đại dịch covid-19, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh

diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra mưa đá, gió lốc, động đất, mưa lớn kéo dài

gây sạt lở đất đá; dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế nhưng ảnh hưởng vẫn

còn kéo dài. Trước tình hình đó với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng

sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp...

đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn và phát triển. Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh

vực như sau:

I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2

1. Tăng trưởng kinh tế

Tông san phâm (GRDP) trong tinh năm 2020 ước đạt 12.194 tỷ đồng

(theo giá so sánh năm 2010), tôc đô tăng trương ươc đat 4,05%. Trong mức tăng

chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm và thủy sản tăng 4,5% đóng góp

0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,08% đóng góp

2,45 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 3,75% đóng góp 1,42 điểm phần

trăm; thuế sản phẩm giảm 6,48% đóng góp -0,48 điểm phần trăm vào mức tăng

trưởng chung. Cơ câu tổng sản phẩm năm 2020 theo giá hiện hành chuyển dịch

theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,42%, giảm

0,3% so với năm trước; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 37,94%, tăng

4,92% so với năm trước; khu vực dịch vụ chiếm 40,47%, giảm 3,47% so với

năm trước; thuế sản phẩm chiếm 6,17%, giảm 1,15% so với năm trước. Tổng

sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ước đạt 43,34 triệu đồng, tăng 4,6

triệu đồng so với năm trước.

2. Sản xuất nông, lâm nghiêp va thuy san

2.1. Nông nghiêp

Cây hàng năm

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2020 đạt 69.603,4 ha tăng 1,2%

so với chính thức năm trước, trong đó:

Cây lương thực có hạt : Tổng diện tích cây lương thực có hạt đat 53.960,4

ha giảm 0,02% so với năm trước, tổng sản lượng lương thực sơ bộ đạt 219.258,3

tấn giảm 0,56% so với năm trước, trong đó:

- Lúa cả năm : Diện tích gieo trồng đat 32.706,5 ha giảm 0,6% so với

chính thức năm trước; Sản lượng thu hoạch sơ bộ đạt 148.159,3 tấn giảm 1,1%.

Diện tích gieo trồng lúa giảm nhẹ, nguyên nhân là do diện tích lúa nương giảm

10,2% so với năm trước. Phần diện tích lúa nương cho năng suất thấp, chi phí

thóc giống cao, đem lại lợi ích kinh tế thấp trong những năm gần đây lên bà con

giảm dần diện tích lúa nương để đầu tư vào cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao

hơn như cây chè.

- Cây ngô : Diện tích gieo trồng đat 21.253,9 ha tăng 0,9% so với năm

trước. Diện tích ngô tăng chủ yếu ở các huyện Tam Đường, Than Uyên, Phong

Thổ là do có sự hỗ trợ của nhà nước về việc sử dụng giống ngô năng suất chất

lượng cao nên bà con đã tận dụng đất chỉ trồng ngô 1 vụ sang trồng 2 vụ ngô.

Sản lượng sơ bộ đạt 71.099 tân; Năng suất sơ bộ đạt 33,45 tạ/ha.

Khoai lang: Diện tích khoai lang đạt 266,1 ha giảm 8,4% so với năm

trước, giảm chủ yếu tại huyện Sìn Hồ là do sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ

được nên một số diện tích chuyển qua trồng sắn. Sản lượng khoai lang sơ bộ đạt

1.470,4 tấn giảm 10,4%

Cây đậu tương: Diện tích đạt 1.505,5 giảm 0,2%; Sản lượng đậu tương sơ

bộ đạt 1.384,1 tấn giảm 0,2%, năng suất đạt 9,19 tạ/ha.

3

Rau các loại: Diện tích rau các loại đạt 2.771,9 ha giảm 0,2% so với năm

trước; Sản lượng rau các loại sơ bộ đạt 23.333,9 tấn giảm 1,8%. Diện tích trồng

giảm tại huyện Mường Tè là do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, ngập úng

không gieo trồng được.

Cây lâu năm

Năm 2020 tổng diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn tỉnh sơ bộ đạt

32.475,24 ha tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích tăng cao ở một

số cây trồng chính như: Mắc ca, chè, xoài, chanh leo… do phù hợp với điều kiện

khí hậu và đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con mở rộng diện tích trồng mới.

Trong đó, diện tích cho sản phẩm là 15.968,87 ha. Sản lượng thu hoạch đạt

83.626,16 tấn.

Cây ăn quả: Tổng diện tích cây ăn quả hiện có sơ bộ đạt 11.562,15 ha

tăng 32,57% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Xoài: diện tích xoài đạt

1.056,76 ha tăng 218,67% so với cùng kỳ năm trước, tăng cao do trồng mới ở

các huyện Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Than Uyên, Phong Thổ với chương

trình dự án phát triển cây ăn quả năm 2020 trên địa bàn, sản lượng xoài cả năm

đạt 562,82 tấn tăng 29,23%; Chuối: Diện tích chuối đạt 4.477,91 ha tăng 14,11%

so với cùng kỳ năm trước, diện tích chuối tăng ở huyện Sìn Hồ, Than uyên, Tam

Đường, Tân Uyên từ chương trình dự án phát triển cây ăn quả trên địa bàn, sản

lượng đạt 34.685,22 tấn giảm 22,93%, sản lượng giảm do giông lốc, mưa đá vào

tháng 3, 4 làm gẫy, dập nát 1.665 ha chuối đang trong thời kỳ cho sản phẩm của

huyện Phong Thổ.

Cây cao su: Diện tích cao su đạt 12.992,4 ha giảm 0,33% so với cùng kỳ

năm trước. Diện tích giảm ở huyện Phong Thổ do bà con chặt đi trồng cây ăn

quả nhiệt đới. Sản lượng cao su đạt 6.099,5 tấn tăng 52,52% so với cùng kỳ năm

trước do diện tích cao su đến thời kỳ lấy mủ tăng. Số diện tích trên hiện đang

được các công ty cao su đầu tư chăm sóc theo đúng kỹ thuật, kết hợp với điều

kiện đất đai, khí hậu phù hợp nên cây cao su hiện đang phát triển rất tốt.

Cây chè: Diện tích chè hiện có đạt 7.812,71 ha tăng 12,06% so với cùng

kỳ năm trước, diện tích tăng chủ yếu ở huyện Sìn Hồ, Than Uyên, Tân Uyên,

Tam Đường, Phong Thổ do dự án trồng chè đang được triển khai. Sản lượng sơ

bộ 2020 đạt 37.449,51 tấn tăng 5,56% (=1.972,07 tấn) so với cùng kỳ năm

trước. Nguyên nhân do diện tích chè cho sản phẩm năm nay tăng 808,69 ha so

với cùng kỳ năm trước.

Chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc, gia cầm chủ yếu ước tại thời điểm báo cáo như sau:

Số lượng đàn trâu ước đạt 93.551 con giảm 1,72% so với cùng kỳ năm

trước; sản lượng xuất chuồng trong kỳ ước đạt 2.987 tấn tăng 7,71% so với cùng

kỳ năm trước. Số lượng đàn bò ước đạt 19.871 con tăng 4,84% so với cùng kỳ

năm trước; sản lượng xuất chuồng trong kỳ đạt 448 tấn tăng 4,14% so với cùng

kỳ năm trước. Nguyên nhân sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng tăng mạnh

do diện tích chăn thả bị thu hẹp, cơ giới hóa ngày càng phát triển người dân dần

4

bán trâu bò đi mua máy cày, máy bừa để phục vụ sản xuất, hơn nữa mục đích

nuôi trâu, bò của người dân không phải là để cày kéo mà chủ yếu nuôi để bán

giết thịt.

Số lượng đàn lợn ước năm đạt 195.460 con tăng 13,88% so với cùng kỳ

năm trước; sản lượng xuất chuồng trong kỳ đạt 10.058 tấn tăng 25,48% so với

cùng kỳ năm trước. Năm nay tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giá lợn hơi đã

tăng cao từ 80-85 nghìn đồng/kg đối với lợn lai, giá lợn bản tăng cao từ 90-100

nghìn đồng/kg do đó kích thích người dân dần tái đàn trở lại.

Số lượng đàn gia cầm ước năm đạt 1.694,69 nghìn con tăng 7,21% trong

đó: Số lượng gà hiện có 1.296 nghìn con, chiếm 76,47% tổng đàn; sản lượng gia

cầm xuất chuồng đạt 5.396 tấn, tăng 13,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó

sản lượng gà ước đạt 3.289 tấn. Số lượng đàn gia cầm trên địa bàn tiếp tục tăng

cao do nhiều hộ chăn nuôi lợn đã chuyển sang nuôi gia cầm.

2.2. Lâm nghiệp

Trong những tháng mùa mưa thời tiết khá thuận lợi cho công tác trồng

rừng, các huyện đã chủ động triển khai nhanh công tác trồng rừng mới, đến nay

công tác trồng rừng mới năm 2020 ở các địa phương đã kết thúc. Diện tích rừng

trồng mới tập trung toàn tỉnh được 1.163,97 ha, giảm 12,52% so với cùng kỳ

năm trước, trong đó 100% là rừng sản xuất trồng mới. Các loại cây trồng mới

như: Quế 1.001,67 ha; Sơn tra 96 ha, vượt kế hoạch đặt ra trong năm.

Ngoài ra số cây lâm nghiệp trồng phân tán trên địa bàn tỉnh ước đạt 35,6

nghìn cây, giảm 2,19% so với cùng kỳ năm trước.

Khai thác lâm sản: Sản lượng khai thác gỗ năm 2020 trên địa bàn toàn

tỉnh sơ bộ đạt 6.738 m3 gỗ các loại, giảm 2,88% so với cùng kỳ năm trước, trong

đó sản lượng gỗ khai thác chủ yếu từ rừng trồng và cây lâm nghiệp trồng phân

tán. Các loại gỗ khai thác chủ yếu trên địa bàn tỉnh là Thông, Keo...

Khai thác củi đạt 340.715 ste, giảm 3,98% so với cùng kỳ năm trước.

Khai thác củi giảm do việc sử dụng ga, bioga, điện làm chất đốt thay củi ngày

càng tăng ở khu vực nông thôn.

Thiệt hại rừng: Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng luôn được quan

tâm và thống kê khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao và khu vực dễ

xẩy ra phá rừng, diễn biến rừng. Đến nay tỉnh đã tổ chức được 193 cuộc họp

trong cộng đồng dân cư, thôn (bản) với 15.057 lượt người tham gia và 03 cuộc

họp tại trường học với và 1.314 lượt học sinh tham gia. Tính đến thời điểm báo

cáo, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy là 2,99 ha.

2.3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt năm 2020 là 953,88 ha, tăng

1,15% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt tăng

không cao so với năm trước, tuy nhiên đang có sự dịch chuyển từ nuôi quảng

canh và quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh

đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân.

5

Sản lượng thủy sản năm 2020 tỉnh Lai Châu ước đạt 2.635,48 tấn, tăng

9,02% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu do diện tích thủy sản nuôi trồng

tăng, một số lồng bè nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu cho thu hoạch trong năm

2020, số lượng thủy sản nuôi lồng bè tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước,

mô hình đầu tư nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ngày càng được quan tâm phát

triển. Trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 2.331,93 tấn tăng 8,6%

so với cùng kỳ năm trước; Sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 303,55 tấn tăng

12,3% so với cùng kỳ năm trước.

3. Sản xuất công nghiệp

* Tình hình sản xuất công nghiệp quý IV năm 2020

Chỉ số sản xuất công nghiệp dự ước quý IV năm 2020 trên địa bàn tỉnh

tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước, tăng chủ yếu từ ngành sản xuất và phân

phối điện tăng 5,58% so với cùng kỳ năm trước theo sự điều tiết của Tổng công

ty Điện lực, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 6,4% so với

cùng kỳ năm trước do nhu cầu sử dụng của người dân tăng.

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu quý IV năm 2020 như

sau: Chè khô ước đạt 1.510,65 tấn, tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước; Điện

sản xuất ước đạt 2.041 triệu kwh, tăng 13,09% so với cùng kỳ năm trước; Đá

xây dựng ước đạt 181.969,5 m3, giảm 14,77% so với cùng kỳ năm trước; Xi

măng Portland đen ước đạt 2.480 tấn, giảm 7,98% so với cùng kỳ năm trước;

Gạch xây dựng bằng đất sét nung ước đạt 4.770,49 nghìn viên, giảm 13,54% so

với cùng kỳ năm trước; Gạch và gạch khối xây dựng bằng xi măng, bê tông hoặc

đá nhân tạo ước đạt 43.156 nghìn viên, giảm 13,81% so với cùng kỳ năm trước.

* Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2020

Năm 2020 là một năm gặp nhiều khó khăn đối với các cơ sở sản xuất

công nghiệp trên địa bàn Tỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Các cơ sở

vừa sản xuất vừa phòng chống dịch và vì vậy mà thị trường tiêu thụ cũng bị thu

hẹp. Trong năm được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của UBND Tỉnh cùng với

các Sở, Ngành liên quan nên nhìn chung các hoạt động sản xuất công nghiệp

trên địa bàn dần đi vào ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp dự ước năm 2020

trên địa bàn tỉnh có chỉ số 105,09%, tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước,

nguyên nhân tăng chủ yếu do ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,48% so

với cùng kỳ năm trước, cụ thể chỉ số các ngành như sau:

- Ngành công nghiệp khai khoáng có chỉ số là 82,68%; giảm 17,32% so với

so với năm trước. Do trong năm nhiều công trình xây dựng tạm dừng, lực lượng

lao động không ổn định do dịch bệnh nên các cơ sở có sản lượng sản xuất giảm.

- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số 92,19%, giảm 7,81% so

với năm trước. Do dịch bệnh diễn biến phức tạp các cơ sở chế biến, chế tạo chỉ

duy trì sản xuất cầm chừng nên sản lượng đạt thấp. Ngành công nghiệp sản xuất

Chè đen là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh cũng không nằm ngoài ảnh hưởng.

6

- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều

hòa không khí có chỉ số 105,48%, tăng 5,48% so với cùng kỳ năm trước. Là tỉnh

được đánh giá có nhiều tiềm năng về thủy điện, tính đến tháng 12/2020 trên địa

bàn tỉnh có 20 dự án thủy điện đã hoàn thành cho phát điện. Tính riêng năm 2020

có thêm 5 thủy điện mới đi vào phát điện gồm: Nậm Sì lường I (8MW); Nậm Bon

(3,6MW); Nậm Be (4,6MW); Nậm Bụm 1 (16MW); Nậm Ban 1 (9,45MW). Đối

với các thủy điện đã phát điện ổn định ngoài việc đảm bảo an toàn trong công tác

vận hành thì vẫn chịu sự điều tiết của TCT Điện lực Miền Bắc.

- Ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có

chỉ số 106,4%, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu sử dụng của

người dân tăng nên tăng sản lượng. Các công ty CP cấp nước Tỉnh, công ty,

HTX thu gom rác thải luôn đảm bảo các thiết bị đường dẫn chất lượng tốt, lắp

đặt thiết bị mới cũng như thay thế các thiết bị đã cũ, hỏng để đảm bảo phục vụ

đủ nhu cầu tiêu dùng trong Tỉnh.

Sản lượng một số sản phẩm sản xuất chủ yếu năm 2020: Một số sản phẩm

chủ yếu do các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất dự ước là: Điện sản xuất ước

đạt 6.838,3 triệu kwh, tăng 5,47% so với cùng kỳ năm trước. Điện thương phẩm

ước đạt 198 triệu kwh, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Đá các loại đạt

594.829 m3, giảm 17,24% so với cùng kỳ năm trước. Chè khô ước đạt 6.379 tấn,

giảm 3,07% so với cùng kỳ năm trước. Xi măng Portland đen ước đạt 8.756 tấn,

giảm 12,19% so với cùng kỳ năm trước. Gạch và gạch khối xây dựng bằng xi

măng, bê tông hoặc đá nhân tạo ước đạt 137.146,9 nghìn viên. Gạch xây dựng

bằng đất xét nung ước đạt 17.316 nghìn viên.

Sản phẩm chè và điện vẫn là sản phẩm chủ lực ngành công nghiệp của

tỉnh. Doanh thu của 2 sản phẩm này đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm

(GRDP) của tỉnh.

Chỉ số sử dụng lao động năm 2020: Chỉ số sử dụng lao động trong các

doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn năm giảm 6,67% so với cùng kỳ năm

trước là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên lao động các ngành công

nghiệp đều giảm. Chia theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

giảm 11,46% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp nhà nước giảm 2%.

4. Hoạt động dịch vu

4.1. Ban le hang hoa va dịch vu lưu trú, ăn uống, du lịch, tiêu dùng khac

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý IV/2020 đạt 1.434.497 triệu

đồng, so với quý trước tăng 4,4%, tăng 16,88% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tăng mạnh là do gia ca thi trương ổn định, sản xuất phát triển, nhu

cầu về nguyên vật liệu đầu vào tăng; các hộ kinh doanh cũng như các doanh

nghiệp thương mại tập trung nguồn vốn đầu tư dự trữ hàng hoá phục vụ Tết,

nhiều cơ sở kinh doanh chủ động tăng cường đưa các mặt hàng thiết yếu xuống

vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn phục vụ người dân, đã tác động mạnh

đến doanh thu trong quý của các nhóm ngành hàng. Bên cạnh đó, các chính sách

7

về thuế, vốn và các thủ tục pháp lý thuận lợi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp

và cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác quý IV năm 2020 dự

ước tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu

dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 128.325 triệu đồng, tăng 11,68% so với quý

trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu dịch vụ khác ước đạt

111.711 triệu đồng, tăng 8,12% so với quý trước, tăng 8,91% so với cùng kỳ

năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 773 triệu đồng, tăng 8,28% so với

quý trước, giảm 46,35% so với cùng kỳ năm trước.

* Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2020 đạt 5.436.724 triệu đồng,

tăng 5,82% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lưu, trú ăn uống năm 2020 đạt 471.716,2 triệu đồng,

giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác năm 2020 đạt 380.364,5 triệu đồng, giảm 6,6% so

với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lai Châu

trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid; tình

hình thời tiết diễn biến phức tạp, đầu năm xảy ra mưa đá, gió lốc, động đất,

tháng 7,8 mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở đất đá; dịch tả lợn Châu Phi bùng phát

trở lại làm ảnh hưởng hoạt động thương mại, dịch vụ. Trong thời gian dãn cách

XH các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh những mặt hàng thiết yếu được hoạt

động, còn các hoạt động dịch vụ bị tạm dừng; công trình xây dựng nhà nước

chậm tiến độ do không có lao động; các tuyến xe khách liên tỉnh, nội tỉnh tạm

nghỉ; giá xăng dầu giảm mạnh; các nhà hàng ăn uống, các địa điểm du lịch

không hoạt động… và do thiếu việc làm, thu nhập của người lao động vẫn còn ở

mức thấp đã ảnh hưởng đến các ngành thương mại, dịch vụ trong tỉnh. Bên cạnh

đó, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động không ổn định, đa

ngành nghề dẫn đến doanh thu của các ngành còn biến động mạnh.

4.2. Vân tai hanh khach va hang hoa

Doanh thu vận tải

* Vân tai hanh khach va hang hoa quý IV năm 2020

Tông doanh thu vận tải ước đạt 81.705 triệu đồng, so với quý trước tăng

23,86%, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,57%. Trong đó: Doanh thu vận tải

hàng hoá đạt 53.185 triệu đồng, so với quý trước tăng 28,04%, so với cùng kỳ

năm trước tăng 5,23%; Doanh thu vận tải hành khách đạt 27.864 triệu đồng, so

với quý trước tăng 16,85%, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,51%; Doanh thu

kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 656 triệu đồng, so với quý trước tăng 12,52%,

so với cùng kỳ năm trước giảm 5,2%. Nguyên nhân tổng doanh thu vận tải quý

IV tăng so với quý trước, so với cùng kỳ năm trước là do điều kiện thời tiết

thuận lợi, đồng thời chuẩn bị kết thúc kế hoạch năm 2020 nên mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh trên địa bàn được tăng cường, nhu cầu vận chuyển hàng hóa

8

cao. Đồng thời, các sự kiện văn hóa, du lịch cũng diễn ra trong quý IV và các

tỉnh lân cận tác động tích cực đến doanh thu vận tải hành khách tăng.

Khối lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển, luân chuyển:

Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 541,99 nghìn tấn, so với quý trước

tăng 25,78%, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,99%. Khối lượng hàng hoá luân

chuyển đạt 21.341 nghìn tấn.km, so với quý trước tăng 21,99%, so với cùng kỳ

năm trước tăng 5,56%.

Số lượng hành khách vận chuyển đạt 435 nghìn người, so với quý trước

tăng 18,37%, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,21%. Số lượng hành khách luân

chuyển đạt 40.331 nghìn người.km, so với quý trước tăng 16,57%, so với cùng

kỳ năm trước tăng 6,98%.

* Vân tai hanh khach va hang hoa năm 2020

Tông doanh thu vận tải ước đạt 248.012 triệu đồng, so với cùng kỳ năm

trước giảm 6,42%, trong đó: Doanh thu vận tải hàng hoá đạt 161.241 triệu đồng,

so với cùng kỳ năm trước giảm 2,11%; Doanh thu vận tải hành khách đạt 84.461

triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 12,8%; Doanh thu kho bãi, dịch vụ

hỗ trợ vận tải đạt 2.310 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 32,99%.

Khối lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển, luân chuyển:

Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 1.597,5 nghìn tấn, so với năm trước

giảm 4,6%. Khối lượng hàng hoá luân chuyển đạt 62.668 nghìn tấn.km, so với

năm trước giảm 8,52%.

Số lượng hành khách vận chuyển đạt 1.305,4 nghìn người, so với năm

trước giảm 16,11%. Số lượng hành khách luân chuyển đạt 121.591,7 nghìn

người.km, so với năm trước giảm 3,14%.

Nhìn chung hoạt động ngành vận tải trên địa bàn tỉnh năm 2020 diên ra

trong điều kiện bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức

tạp: Tháng 3,4 dịch bệnh xảy ra, thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu đi lại

của học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân đã

giảm mạnh, vận chuyển hàng hoá cũng giảm mạnh. Đến tháng 7,8 dịch bệnh

bùng phát trở lại, hoạt động vận tải tiếp tục bị ảnh hưởng. Sang quý 4 dịch bệnh

được kiểm soát, cùng với sự nỗ lực, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, các sở

ngành liên quan hoạt động vận tải dần phục hồi và đi vào hoạt động ổn định

4.3. Bưu chinh, viên thông

Tổng số thuê bao điện thoại có đến cuối kỳ báo cáo (di động + cố định)

ước đat 447.943 thuê bao, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sô thuê bao internet co đên cuôi ky bao cao ước đat 34.100 thuê bao tăng

34% so vơi cung ky năm trươc.

Do nhu cầu của cuộc sống cũng như công việc nên số người dùng điện

thoại ngày càng tăng, đặc biệt là những số thuê bao điện thoại này còn kết nối

internet để có thể truy cập vào được các trang mạng xã hội xem tin tức, xem

9

báo, công việc, trao đổi mua bán… Chính vì vậy mà số thuê bao điện thoại,

internet ngày càng tăng lên qua các năm.

4.4. Hoạt động của Doanh nghiệp

Thành lập mới 140 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 1.511 doanh nghiệp; lũy kế có 1.250 doanh nghiệp

kê khai thuế và đang hoạt động; thành lập mới 30 hợp tác xã, nâng tổng số hợp

tác xã trên địa bàn tỉnh lên 303 hợp tác xã, trong đó có 203 hợp tác xã đang hoạt

động sản xuất kinh doanh, việc liên kết giữa các hợp tác xã và nông hộ ngày

càng chặt chẽ và hiệu quả; tổng số thuế do các doanh nghiệp nộp ngân sách ước

đạt 1.300 tỷ đồng. Thực hiện rà soát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp

đăng ký thành lập trên địa bàn, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh

nghiệp đối với những doanh nghiệp vi phạm.

Cấp quyết định chủ trương đầu tư 28 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư

6.652 tỷ đồng, giảm 05 dự án so với năm 2019, lũy kế trên địa bàn tỉnh có 246

dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 123.041 tỷ đồng.

4.5. Hoạt động du lich

Tông số lươt khach du lich đên Lai Châu quý I V năm 2020 ước đạt

77.020 lượt khách tăng 10,53% so với quý trước. Lũy kế cả năm 2020 ước đạt

319.454 lượt khách, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khách

quốc tế đạt 4.462 lươt khach, khách nội địa đạt 314.992 lượt khách.

Mạng lưới khách sạn ước tính cả năm có 30 khách sạn tăng 20% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó khách sạn 3 sao trở lên 3 khách sạn, số phòng

khách sạn là 847 phòng giảm 8,33% so với cùng kỳ năm trước; công suất sử

dụng phòng là 77%.

II. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1. Chỉ số gia tiêu dùng (CPI)

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý IV năm 2020 trên địa bàn tỉnh giảm

0,26% so với quý trước, tăng 2,22% so với cùng kỳ năm trước. CPI quý IV giảm

so với quý trước là do ảnh hưởng từ chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn

uống giảm 1,69% (do mặt hàng thịt lợn giảm 6,41%, nội tạng động vật giảm

3,58%, thịt gia cầm giảm 1,02% do nguồn cung gia cầm thiếu; giá thịt lợn giảm

ảnh hưởng đến giá thịt chế biến từ thịt lợn giảm 1,36% so với quý trước); tăng

so với cùng kỳ năm trước do chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống

tăng 9,27% (do giá thịt lợn tăng 15,94% do nguồn cung khan hiếm, giá suất cơm

bình dân tăng 12,97%, giá nhóm mặt hàng rau tươi tăng 18,72%)

Chỉ số giá vàng bình quân quý IV tăng 2,62% so với quý trước, tăng

34,19% so với cùng kỳ năm trước là do giá vàng trên địa bàn tỉnh chịu sự ảnh

hưởng của giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tăng.

Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân quý IV giảm 0,07% so với quý trước, tăng

0,54% so với cùng kỳ năm trước.

10

* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 trên địa bàn tỉnh là 104,09%,

tăng 4,09% so với cùng kỳ năm trước. CPI năm tăng nguyên nhân do chỉ số giá

của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 12,8% (do giá thịt lợn tăng 34,32%

do nguồn cung khan hiếm, giá thịt bò tăng 12,91%, giá thịt chế biến tăng

19,36%, giá rau tươi tăng 11,83%... dẫn đến giá ăn uống ngoài gia đình tăng

theo, tăng 12,19%)

Chỉ số giá vàng: Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới;

Giá vàng trên địa bàn tỉnh bình quân năm tăng 30,12% so với cùng kỳ năm trước

do chịu sự tác động của việc giá vàng trong nước và thế giới tăng. Giá vàng chỉ

bán lẻ bình quân năm trên địa bàn tỉnh ở mức 5.067.600 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la mỹ: Chỉ số giá đô la Mỹ bình quân năm tăng 0,27% so

với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân năm 1USD = 23.274 VNĐ

2. Đầu tư, xây dựng

2.1. Vôn đâu tư

* Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn tỉnh quý

IV/2020 ước đạt 2.483.173 triệu đồng; so với quý trước tăng 41,14%, so với

cùng kỳ năm trước tăng 1,32%.

Tổng vốn đầu tư thực hiện quý IV/2020 tăng 41,14% so với quý III/2020.

Nguyên nhân tăng là do quý cuối năm, các chủ đầu tư và nhà thầu gấp rút hoàn

thành kế hoạch năm. Lãi suất cho vay của các ngân hàng tương đối ổn định, có

nhiều gói vay ưu đãi giúp các chủ đầu tư và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công

các dự án. Bên cạnh đó điều kiện thời tiết thuận lợi đã tác động tích cực đến hoạt

động đầu tư vốn trên địa bàn.

So với cùng kỳ năm trước tăng 1,32%, tăng chủ yếu do vốn đầu tư khu

vực nhà nước tăng. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giảm so với cùng kỳ

năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt

động đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ cá thể, doanh nghiệp.

* Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn tỉnh năm

2020 ước đạt 7.631.173 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước tăng 8,42%. Tăng

so với cùng kỳ năm trước là do một số nguyên nhân sau: Vốn đầu tư của các tổ

chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 50,51% tổng vốn đầu tư, tăng 65,88%

so với năm trước (hiện nay có 17 công trình thuỷ điện đang thi công với tổng

mức đầu tư khoảng 14.638.620 triệu đồng); Vốn đầu tư của dân cư chiếm

49,49% tổng số vốn đầu tư, tăng 1,55% so với năm trước. Tuy nhiên, tỉnh không

thu hút được vốn đầu tư của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài, do các

điều kiện khắc nghiệt về thời tiết cũng như địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt.

2.2. Xây dựng

* Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý IV năm 2020 (theo giá hiện hành)

ước đạt 1.591.345 triệu đồng, so với quý trước tăng 12,44%; so với cùng kỳ năm

trước tăng 17,03%. Dự ước giá trị sản xuất ngành xây dựng quý IV năm 2020

11

(theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.090.162 triệu đồng, so với quý trước tăng

12,87%; So với cùng kỳ năm trước tăng 13,88%.

Dự ước giá trị sản xuất ngành xây dựng quý IV/2020 theo giá so sánh

tăng 12,87% so với quý trước, trong đó công trình nhà ở tăng 15,86%, công

trình nhà không để ở tăng 1,99%, công trình kỹ thuật dân dụng tăng 14,29%,

hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng mạnh 25,76%. Nguyên nhân giá trị sản

xuất ngành xây dựng quý IV tăng hơn so với quý trước là do trong quý điều kiện

thời tiết khô ráo rất thuận lợi cho các hoạt động xây dựng và sửa chữa các công

trình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ

các công trình đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm. Tình hình giải ngân nguồn

vốn ngân sách nhà nước quý IV tăng gấp đôi so với quý trước.

* Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2020 (theo giá hiện hành) ước đạt

5.983.737 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 9,04%. Giá trị sản xuất

ngành xây dựng năm 2020 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 4.131.829 triệu

đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,05%. Nguyên nhân tăng do vốn đầu tư xây

dựng cơ bản của khu vực doanh nghiệp và hộ dân cư tăng; nguồn vốn đầu tư xây

lắp thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm nay tăng gấp đôi so với năm trước.

3. Tài chính, tín dung ngân hang

Thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách địa phương năm 2020 ước đạt

9.887 tỷ đồng, tăng 17% so với dự toán Trung ương giao và tăng 16% so với

HĐND tỉnh giao. Trong đó: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.089

tỷ đồng, tăng 4% so với dự toán Trung ương giao, đạt 97% so với dự toán

HĐND tỉnh giao, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.273 tỷ đồng, đạt 86% so với dự

toán Trung ương giao, đạt 85% so với dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 14% so

với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chi thường xuyên ước đạt 5.019 tỷ đồng, đạt

89% so với dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động ngân hàng: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn

định. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2020 dự ước đạt 16.767 tỷ đồng,

tăng 5,7% so với năm 2019; trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương dự ước

đạt 7.329 tỷ đồng, chiếm 43,7%/tổng nguồn vốn, tăng 6,1% so với năm 2019.

Tổng dư nợ đạt 16.017 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2019; trong đó,

dư nợ Khối Ngân hàng Thương mại ước đạt 10.987 tỷ đồng, tăng 9,6% so với

năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước là 1,6%/tổng dư nợ, tỷ lệ thanh toán

không dùng tiền mặt chiếm 80%. Trong năm 2020, các chi nhánh, ngân hàng,

quỹ tín dụng nhân dân đã tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó

khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy

định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y

TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

12

1. Dân số, lao động, việc lam va đời sống dân cư

1.1. Dân số va lao động việc lam

Dân số trung bình năm 2020 tỉnh Lai Châu ước tính khoảng 469.811

người, trong đó: Khu vực thành thị là 82.217 người và Nông thôn là 387.594

người; Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 275.632 người chiếm

59% tổng dân số. Trong đó lực lượng lao động có việc làm là 257.000 người

chiếm 55% so với tổng dân số.

Phân theo ngành kinh tế, lao động trong nhóm ngành nông-lâm-thủy sản có

205.960 người chiếm 80,14% số người có việc làm; Lao động trong nhóm ngành

công nghiệp - xây dựng có 15.612 người chiếm 6,07% so với số người có việc

làm; Lao động trong nhóm ngành dịch vụ có 35.428 người chiếm 13,79% số

người có việc làm. Có thể nhận thấy lực lượng lao động trong các ngành chủ yếu

là lao động giản đơn mang tính thời vụ đã giải quyết cho số lao động tại chỗ của

tỉnh, nên việc thuê nhân công từ ngoài tỉnh là không nhiều, do đó lực lượng lao

động của tỉnh tương đối ổn định không có biến động lớn. Bên cạnh đó, các doanh

nghiệp hoạt động không ổn định, vốn đầu tư phát triển còn hạn chế… chưa tạo

được thị trường lao động đa dạng, phong phú nên chưa thu hút được nhiều lực

lượng lao động nhất là lao động được đào tạo có tay nghề cao vào thị trường.

Tỉ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, thủy sản năm tăng từ 74,29%

năm 2019 lên 80,14% năm 2020; tỉ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng

giảm từ 6,52% năm 2019 xuống 6,07% năm 2020; lao động trong nhóm ngành

dịch vụ từ giảm từ 19,19% năm 2019 xuống 13,79% năm 2020. Cơ cấu lao động

cho thấy, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các ngành công nghiệp

khai khoáng, chế biến chế tạo hoạt động không ổn định, nhiều ngành dịch vụ bị

tạm dừng, du lịch giảm dẫn đến lực lượng lao động trong các ngành này giảm

mạnh, vì vậy lực lượng lao động ngành nông, lâm, thuỷ sản lại tăng lên.

1.2. Tình hình đời sống dân cư

a. Thực trạng đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động

hưởng lương

* Khu vực nhà nước

Trong năm 2020 mức lương cơ sở vẫn giữ ở mức 1.490.000 đồng/tháng.

Thu nhập bình quân đầu người của CBCCVC tỉnh Lai Châu năm 2020 ước tính

khoảng 5,4 triệu đồng/người/tháng. Một số đơn vị không có phụ cấp công vụ

hoặc phụ cấp thâm niên ngành thu nhập khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng.

Nhìn chung, với chi phí tiêu dùng đắt đỏ như Lai Châu thì đời sống cán

bộ công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn. Đối với công chức, viên chức

công tác ở vùng sâu, vùng xa được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao hơn góp phần

ổn định cuộc sống, tuy nhiên cơ sở vật chất ở đây còn chưa hoàn thiện như hệ

thống điện, đường, trường, trạm chưa đồng bộ, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu

thiết yếu còn thiếu, giá cao và chưa đảm bảo chất lượng, một số cán bộ còn phải

thuê nhà ở, hoặc ở nhờ khiến đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

13

* Khu vực doanh nghiệp

Thành lập mới 140 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn

tỉnh lên 1.511 doanh nghiệp; Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa

bàn tỉnh hiện đang hoạt động chỉ khoảng 75%, đa phần có quy mô nhỏ, hoạt

động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, phụ thuộc vào đầu tư từ ngân sách nhà

nước và còn gặp khó khăn về việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,

đồng thời ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp hoạt động

không hiệu quả làm thu nhập của lao động khu vực này bấp bênh và không ổn

định. Thu nhập bình quân lao động phổ thông từ 4-5 triệu đồng/người/tháng.

b. Đời sống nông dân ở địa phương

Bên cạnh ảnh hưởng chung bởi đại dịch Covid-19, tình hình thời tiết trên

địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, những tháng đầu năm liên tiếp xảy ra mưa đá,

gió lốc, động đất, tháng 6,7 mưa lớn kéo dài đã làm giảm diện tích tăng vụ gây

mất trắng, dập nát nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả; bệnh dịch tả lợn

Châu Phi đã được khống chế nhưng vẫn còn ảnh hưởng. Chính vì vậy mà đời

sống của bà con nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn.

2. Công tac an sinh xã hội

* Tình hình thiếu đói giáp hạt

Ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 25/02/2020 của UBND

tỉnh về việc phân bổ 374,58 tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2020. Định mức hỗ trợ

15kg/người/tháng của Thủ tướng Chính phủ cho các huyện, thành phố năm

2020. Đối tượng là các hộ thiếu đói giáp hạt, hỏa hoạn, mất mùa, các nhân khẩu

đói thuộc 8 huyện/thành phố góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống

cho bà con.

Hàng năm, tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm theo kế hoạch đề ra, nhưng kết quả

giảm nghèo chưa bền vững, các hộ đã thoát nghèo đời sống còn rất khó khăn,

nguy cơ tái nghèo cao. Một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ

lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Nguồn lực

cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, nhất là nguồn lực tại chỗ của cộng đồng,

họ hàng. Cán bộ làm công tác giảm nghèo trình độ chuyên môn còn hạn chế,

phong tục tập quán của người dân địa phương còn lạc hậu nên việc khảo sát các

nhu cầu hỗ trợ cho người nghèo chưa sát thực tế. Mặt khác, thiên tai lũ lụt, địa

hình không thuận lợi cũng làm thiệt hại đến quá trình sản xuất nông nghiệp của

bà con dẫn đến tình trạng đói giáp hạt và nghèo vẫn xảy ra qua các năm.

* Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ vùng nghèo, người nghèo

Việc triển khai thực hiện hiệu quả những chính sách tín dụng ưu đãi của

Nhà nước với phát triển kinh kế - xã hội của địa phương đáp ứng nhu cầu chính

đáng về nguồn vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều

kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống,

nhằm giúp người dân có vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế, vươn lên

xóa đói, giảm nghèo. Ngân hàng chính sách tỉnh tiếp tục giải ngân cho các cá

14

nhân thuộc diện vay với lãi suất ưu đãi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể tính đến

30/11/2020: Cho vay hỗ trợ ưu đãi người nghèo 168.288 triệu đồng cho 3.446

khách hàng; Cho vay giải quyết việc làm 92.217 triệu đồng cho 1.757 khách

hàng; Hỗ trợ cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 223.959 triệu

đồng cho 5.014 khách hàng; Cho vay nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường

61.482 triệu đồng cho 3.152 khách hàng.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách an sinh xã hội.

Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ

xã hội và đối tượng khác nhân dịp Tết Nguyên đán 2020, tổng số 73.857 suất, trị

giá 25.233,6 triệu đồng và nhiều phần quà bằng hiện vật khác.

Tổ chức chúc thọ cho 607 người cao tuổi trên địa bàn tỉnh; phân bổ

374,58 tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2020 cho các huyện, thành phố.

Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 320.774 người nghèo, dân tộc thiểu số, người

sống ở vùng đặc biệt khó khăn.

Trong năm 2020 trợ cấp hàng tháng cho 8.029 người khuyết tật và người

khuyết tật nặng với tổng kinh phí là 35.457 triệu đồng .

* Bảo trợ xã hội

Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, người già cô đơn được thực hiện

thường xuyên và liên tục nhằm giúp đỡ những trẻ em cơ nhỡ có hoàn cảnh khó

khăn và người già cô đơn không nơi nương tựa.

Trong năm 2020 cấp 11.853 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Trong năm đã tổ chức khám sàng lọc cho hơn 300 trẻ em trong đó phát

hiện 20 ca mắc bệnh tim bẩm sinh, các cháu mắc bệnh tim sẽ được miễn phí

hoàn toàn về chi phí khám và phẫu thuật.

Duy trì công tác chăm sóc, giáo dục 114 trẻ mồ côi, khuyết tật tại Trung

tâm bảo trợ xã hội.

* Thực hiện chính sách với người có công

Mua bảo hiểm Y tế cho 2.083 người là đối tượng người có công, thân

nhân người có công và đối tượng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Phê duyệt danh sách điều dưỡng phục hồi sức khỏe năm 2020 đối với đối

tượng người có công, thân nhân người có công với cách mạng. Tổng số người

được điều dưỡng là 248 người; số tiền là 458,43 triệu đồng.

Nhân dịp ngày 27/7 các tập thể cá nhân trên địa bàn tỉnh tặng 3.759 suất

quà cho người có công với số tiền là 1.713,5 triệu đồng.

3. Giao duc, đao tạo

Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới công tác

kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; tổ chức các lớp tập huấn, chuẩn bị tốt các

điều kiện và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với

lớp 1 đảm bảo hiệu quả. Tổ chức tổng kết năm học 2019 - 2020, mặc dù thời

15

gian năm học bị gián đoạn do nghỉ để thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-

19 nhưng chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở các

cấp học đều tăng so với năm học trước; Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm

2020 nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 97,7%; Thi chọn

đội tuyển học sinh giỏi trung học phổ thông quốc gia; Tham dự Cuộc thi Khoa học

kỹ thuật cấp quốc gia năm 2020 có 02 dự án đạt giải (01 giải Ba, 01 giải Tư).

Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đồ dùng học tập,

đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh và tổ chức khai giảng năm học

mới 2020- 2021; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày

11/9/2020 về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021(1)

. Công tác xây dựng

trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm thực hiện, ước hết năm 2020

toàn tỉnh có 167 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 49,4%), vượt kế hoạch 01

trường, tăng 17 trường so với năm 2019.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được triển khai thực hiện theo kế hoạch; tuyển

sinh 672 học sinh, sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp, liên kết đào tạo đại học 478

sinh viên tại Trường cao đẳng cộng đồng.

4. Y tê

4.1. Tình hình dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên thế giới, các diễn

biến mới của tình hình dịch bệnh ở Việt nam. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung

ương, của tỉnh Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bênh Covid-19 tỉnh đã chỉ đạo các

sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo tổ chức triển

khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện hướng dẫn quản lý chất thải trong phòng, chống dịch covid-19 các

trường hợp đã đến vùng dịch theo thông báo của Bộ Y tế; chỉ đạo các cơ sở khám

chữa bệnh thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm

Covid-19 không để lây ra cộng đồng, tiếp tục thực hiện biện pháp đo nhiệt tại các

cổng cơ quan, trường học, nơi tập trung đông người, tiếp tục kiểm soát nghiêm

các đường mòn, lối mở, khu cực của khẩu biên giới. Phát hiện 53 ca mắc sốt rét;

02 trường hợp nghi viêm màng não do vi rút.

4.2. HIV/AIDS

Thực hiện chương trình an toàn truyền máu: Thực hiện đúng quy định an

toàn truyền máu 100% các đơn vị máu đều được sàng lọc HIV trước khi truyền.

Tính đến 30/11/2020 số người nhiễm HIV trong năm là 96 người.

4.3 Tình hình ngộ độc thực phẩm

Công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức về VSANTP trên địa bàn đạt

hiệu quả tốt. Tuy nhiên vẫn xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 10 người nhập

viện cấp cứu, không có trường hợp nào tử vong.

5. Hoạt động văn hoa, thể thao

(

1) Khai giảng năm học 2020 -2021, toàn tỉnh có 346 trường, với tổng số 146.730 học sinh.

16

5.1. Văn hoa

Trong năm 2020 hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh Lai Châu diễn ra một

số hoạt động điển hình như sau:

Tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Giai điệu mùa xuân” chào

xuân mới Xuân Canh Tý 2020;

Tổ chức đêm chung kết Hội thi Tiếng hát họa mi lần thứ IV, năm 2020.

Tổ chức Liên hoan tuyên truyền lưu động tỉnh Lai Châu lần thứ VIII, năm

2020.

Tổ chức Giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần

thứ XIV tại một số địa bàn trong tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025.

Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã, phường trên toàn tỉnh.

Tổ chức Chung kết Cuộc thi giọng hát trẻ lần thứ nhất.

Tổ chức Chung kết Cuộc thi “Tiếng hát trên đỉnh Putaleng” lần thứ nhất

năm 2020.

Sau 20 năm triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa”, đã đạt được những thành tựu to lớn, mang lại ý nghĩa văn

hóa tinh thần sâu sắc. Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa

của các dân tộc được bảo tồn, gìn giữ và phát triển. Nhân dân các dân tộc trong

tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện hương ước, quy ước, góp phần giữ vững

ổn định đời sống ở khu dân cư. Việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết

kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều cơ

sở, bản có mô hình tự quản cộng đồng, trực tiếp kiểm tra, phát hiện và đấu tranh

với những tệ nạn xã hội. Việc nêu gương người tốt, việc tốt, cảm hóa người xấu,

loại bỏ việc xấu được phát huy trong đời sống cộng đồng, từ đó tạo nên những

hạt nhân tích cực trong thực hiện phong trào. Phong trào “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa” được toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp

Nhân dân tích cực, tự giác thực hiện. Qua đó, từng bước xây dựng đời sống văn

hóa trên địa bàn huyện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

5.2. Hoạt động thể duc thể thao

Để thực hiện tốt việc kiểm soát dịch Covid-19, năm nay, Tỉnh tạm dừng

tổ chức các hoạt động thể dục thể thao lớn trong những tháng cách ly xã hội. Dù

không tổ chức tập trung song vẫn khuyến khích Nhân dân tập luyện thể dục thể

thao, rèn luyện thân thể tại nhà, nơi cư trú và các địa điểm phù hợp. Sau khi dịch

Covid được khống chế thành công và ổn định trên toàn xã hội, tỉnh đã quyết

định cho phép mở lại các hoạt động thể thao:

Tổ chức Giải vô địch bóng chuyền hơi các câu lạc bộ tỉnh lần thứ III năm

2020. Tổ chức giải Giải bóng bàn, cờ vua, cờ tướng tỉnh Lai Châu lần thứ XIII,

năm 2020. Tổ chức Giải cầu lông trẻ, thiếu niên-nhi đồng tỉnh Lai Châu lần thứ

XVI. Tổ chức Giải vô địch quần vợt Cúp Truyền hình tỉnh Lai Châu mở rộng

lần thứ VII. Tổ chức Giải cầu lông các cơ quan báo chí. Tổ chức Hội thi thể thao

17

các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ VIII năm 2020. Tổ chức Giải cầu lông Đảng ủy

Khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh năm 2020. Giải bóng đá 7 người các

Câu lạc bộ (CLB) tỉnh Lai Châu lần thứ 3, năm 2020. Tổ chức các giải giao lưu

thể dục thể thao cấp cơ sở đẩy mạnh phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể

theo gương Bác Hồ vĩ đại” và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Tổ chức giải bóng đá 7 người Đảng ủy Khối Các cơ quan và Doanh nghiệp năm

2020. Tổ chức Hội khỏe người cao tuổi tỉnh Lai Châu lần thứ XVI, năm 2020.

Tổ chức Hội thi Thể thao phụ nữ tỉnh lần thứ VI năm 2020. Tổ chức Hội thao

Khối Doanh nghiệp Nhà nước năm 2020. Tổ chức Giải vô địch quần vợt các câu

lạc bộ tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2020. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lai

Châu lần thứ VII năm 2020. Tổ chức Giải bóng chuyền đoàn kết công-nông-

binh tỉnh Lai Châu lần thứ XVI. Tổ chức Giải Điền kinh học sinh tỉnh Lai Châu

lần thứ II năm 2020. Tổ chức Giải Việt dã truyền thống thanh niên tỉnh Lai Châu

mở rộng lần thứ XIV, năm 2020 - tranh Cúp BIDV.

Hoạt động thể dục, thể thao diễn ra nhằm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,

hưởng ứng phong trào rèn luyện sức khỏe theo tấm gương của Bác Hồ, đồng

thời phát triển phong trào thể dục, thể thao rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

6. Tai nạn giao thông

Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT để

làm thay đổi cơ bản tình hình giao thông trên địa bàn, khắc phục triệt để những

tồn tại kéo dài từ những năm trước... Tuy nhiên, trong năm đã xảy ra 63 vụ tai

nạn đáng tiếc khiến 25 người bị chết và 73 người bị thương; so với cùng kỳ năm

2019 tăng 18 vụ, số người bị chết tăng 5 người, số người bị thương tăng 26

người.

7. Thiệt hại thiên tai

Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn: Trong năm 2020, trên

địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 đợt mưa lớn, mưa đá, gió lốc, 01 trận động đất gây

thiệt hại nặng về người và tài sản, tổng thiệt hại ước khoảng trên 193 tỷ đồng.

Để kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo phục vụ sản xuất, ổn định dân

sinh kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai

và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện và các sở, ngành đã kịp thời xuống cơ sở

chỉ đạo công tác tìm kiếm người mất tích; hướng dẫn bà con Nhân dân tập trung

khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất; thực hiện cảnh báo

các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét; tổ chức kiểm soát người qua lại tại các

khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập, khu vực nguy cơ sạt lở...

Các đợt thiên tai đã làm 05 người chết, 18 người bị thương; 8.511 nhà bị

hư hỏng thiệt hại; 3.562,5 ha cây trồng các loại bị gãy, dập, ảnh hưởng; 2.676

con gia cầm, 52 con gia súc bị chết, 08 lồng cá bị thiệt hại; 01 cầu treo bị sập; 48

công trình thủy lợi, 05 trụ sở cơ quan, 18 điểm trường, 04 công trình văn hóa, 01

đồn Biên phòng bị thiệt hại, ảnh hưởng; 03 cột điện bị đổ gãy, hệ thống điện nội

thị thị trấn Nậm Nhùn bị hư hỏng; một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã, liên bản

bị sạt lở gây tắc nghẽn giao thông, khối lượng sạt lở trên 165.000 m3 đất, đá,...

18

8. Môi trường

Những năm qua, công tác phòng cháy, chữa cháy đã được tỉnh quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Lực

lượng Công an nhân dân, nòng cốt là Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã phối

hợp với các lực lượng và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân đã tích cực triển

khai các biện pháp phòng ngừa; kịp thời chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ các vụ

cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, góp phần bảo đảm

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước.

Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, trong

năm xảy ra 15 vụ cháy, khiến 01 người bị chết, ước thiệt hại 4.20 triệu đồng.

Phát hiện và xử lí 73 vụ vi phạm môi trường với tổng số tiền là 425 triệu đồng.

IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

* Về kinh tế

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh: tập trung sản xuất, chăm sóc

các cây trồng, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học công nghệ vào

sản xuất, khắc phục thiên tai, tăng cường công tác phòng chống các loại dịch

bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh, điều

tra, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.

Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư vào trong nông

nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên

địa bàn tỉnh; thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tạo sức bật

cho nông thôn mới.

Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp do

ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhằm phục hồi sản xuất.

Tăng cường giám sát các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ xây dựng các

công trình thủy điện vừa và nhỏ đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Huy động nguồn lực, tập trung phối hợp thực hiện giải phóng mặt bằng để

đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm hoàn thành dự án Đường nối thành phố Lai Châu

với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu các sản

phẩm chủ lực của địa phương, mở rộng thị trường xuất khẩu đến các thị trường

trong nước.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường, giá cả,

phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh

Tây Bắc mở rộng, tăng cường liên kết mở rộng các tua du lịch với các tỉnh bạn

như Lào Cai, Điện Biên... Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát

triển các loại hình du lịch văn hóa, cộng đồng, sinh thái.

19

Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, đúng chế độ quy định,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả.

* Về văn hóa - xã hội

Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,

tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ về đất

đai, tín dụng... phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp

học. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp, ưu tiên các trường vùng sâu,

vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19.

Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh; giám sát chặt chẽ dịch bệnh, xử

lý và khống chế kịp thời các bệnh dịch.

Tập trung nâng cáo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng công tác

hướng nghiệp, kết nối cung - cầu nhân lực; triển khai có hiệu quả các chính sách

hỗ trợ tạo việc làm trong nước và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo

hợp đồng.

Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội nhất là

đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị,

bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm

giảm thiểu tai nạn giao thông.

Trên đây là báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020 trên

địa bàn tỉnh Lai Châu.

Nơi nhận:

- Vụ TK Tổng hợp và PBTTTK - TCTK;

- TT tư liệu và dịch vụ TK – TCTK;

- Tỉnh uỷ Lai Châu;

- HĐND tỉnh Lai Châu;

- UBND tỉnh Lai Châu;

- Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh LC;

- Lãnh đạo Cục TK Lai Châu;

- Lưu: TH, VT.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Vũ Mạnh Khiết

20