bÁo cÁo thỊ trƯỜng lÚa gẠo thÁng 11/2013 vÀ dỰ ...iasvn.org/upload/files/q9ypw3ia84tt...

13
BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ BÁO THÁNG 12 I. TÓM TẮT Tháng 11 thị trường lúa gạo thế giới sôi động nhẹ trở lại nhờ thông tin Thái Lan ký được hợp đồng lớn với Trung Quốc và siêu bão khiến Philippine phải nhập khẩu gạo khẩn cấp. Tuy nhiên, giá lúa gạo chỉ biến động nhẹ bởi nguồn cung nhìn chung vẫn dồi dào, và nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng lớn không có biến động mạnh. II. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG Thị trường gạo châu Á cuối tháng 10/2013 trầm lắng, trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung tăng ép giá giảm. Tuy nhiên, bước sang tháng 11, giá hồi phục nhẹ, khi Việt Nam kết thúc vụ thu hoạch và hậu quả của siêu bão Haiyan khiến Philippine phải lên kế hoạch nhập khẩu gạo. Nhìn chung trên thị trường thế giới nguồn cung đang dư thừa, trong khi nhu cầu thấp và những nước tiêu thụ chính đã dự trữ dủ dùng. Nhu cầu từ Philippine là niềm hy vọng lớn hiếm hoi của các nước xuất khẩu châu Á vào lúc này. Tính từ đầu năm tới nay, giá gạo Thái Lan giảm trên 20%, trong khi gạo Việt Nam chỉ giảm khoảng 3,6%, khiến mức chênh lệch giữa 2 loại hiện còn dưới 4,2%, thấp hơn rất nhiều so với 25% hồi đầu năm 2013. Đây là mức chênh lệch ít nhất kể từ tháng 10/2011, khi Thái Lan mới bắt đầu chương trình can thiệp sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra đắc cử và can thiệp mạnh tay vào thị trường lúa gạo nội địa. Như vậy, gạo Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh về giá trên thị trường châu Á. Bảng 1: Đồ thị giá gạo châu Á (USD/tấn)

Upload: others

Post on 26-Sep-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ BÁO THÁNG 12

I. TÓM TẮT

Tháng 11 thị trường lúa gạo thế giới sôi động nhẹ trở lại nhờ thông tin Thái Lan ký được hợp đồng lớn với Trung Quốc và siêu bão khiến Philippine phải nhập khẩu gạo khẩn cấp. Tuy nhiên, giá lúa gạo chỉ biến động nhẹ bởi nguồn cung nhìn chung vẫn dồi dào, và nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng lớn không có biến động mạnh.

II. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

Thị trường gạo châu Á cuối tháng 10/2013 trầm lắng, trong bối cảnh nhu cầu yếu và nguồn cung tăng ép giá giảm. Tuy nhiên, bước sang tháng 11, giá hồi phục nhẹ, khi Việt Nam kết thúc vụ thu hoạch và hậu quả của siêu bão Haiyan khiến Philippine phải lên kế hoạch nhập khẩu gạo.

Nhìn chung trên thị trường thế giới nguồn cung đang dư thừa, trong khi nhu cầu thấp và những nước tiêu thụ chính đã dự trữ dủ dùng. Nhu cầu từ Philippine là niềm hy vọng lớn hiếm hoi của các nước xuất khẩu châu Á vào lúc này.

Tính từ đầu năm tới nay, giá gạo Thái Lan giảm trên 20%, trong khi gạo Việt Nam chỉ giảm khoảng 3,6%, khiến mức chênh lệch giữa 2 loại hiện còn dưới 4,2%, thấp hơn rất nhiều so với 25% hồi đầu năm 2013. Đây là mức chênh lệch ít nhất kể từ tháng 10/2011, khi Thái Lan mới bắt đầu chương trình can thiệp sau khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra đắc cử và can thiệp mạnh tay vào thị trường lúa gạo nội địa. Như vậy, gạo Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh về giá trên thị trường châu Á.

Bảng 1: Đồ thị giá gạo châu Á (USD/tấn)

Tại Việt Nam, giá giảm vào cuối tháng 10 khi nhu cầu từ Trung Quốc chậm lại và một số khách hàng chuyển sang mua của Pakistan khi giá gạo Việt Nam tăng vào đầu tháng 10. Tuy nhiên, sang tháng 11, khi vụ thu hoạch lúa Thu – đông kết thúc và triển vọng nhu cầu tăng từ Philippine kéo giá gạo tăng trở lại. 

Page 2: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Tính chung trong vòng 1 tháng qua (20/10 đến 20/11), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm nhẹ 3% so với tháng trước đó, từ trung bình 435 USD/tấn xuống 422 USD/tấn. So với cùng kỳ năm ngoái (466 USD/tấn), giá gạo xuất khẩu trung bình tháng qua giảm khoảng 9%. Hiện gạo 5% ở mức khoảng 400-405 USD/tấn, còn gạo 25% tấm ở mức 370-380 USD/tấn.

Giá gạo trên thị trường nội địa, trái lại, tăng nhẹ khoảng 100-250 đồng, khi vụ thu hoạch kết thúc.

Bảng 2: Giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL (đồng/kg)

Loại lúa, gạo Giá 21/10 Giá 21/11Lúa khô tại kho loại thường 5.250 – 5.350 5.300-5.450Lúa dài 5.400 – 5.500 5.600-5.700

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm7.050 – 7.150 7.300-7.400

Gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm6.850 – 6.950 7.000-7.150

Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn7.850 – 7.950 8.000-8.100

Gạo 5% tấm   8000-8.100Gạo 15% tấm 7.500 – 7.600 7.700-7.750Gạo 25% tấm 7.300 – 7.4 7.350-7.450

Tại Thái Lan, giá gạo xuất khẩu giảm mạnh vào cuối tháng 10, kết thúc tháng ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm do nguồn cung tăng khi vào vụ thu hoạch cộng với việc chính phủ bán đấu giá 450.000 tấn gạo, trong bối cảnh hầu hết khách hàng vẫn đứng ngoài thị trường với niềm tin giá sẽ còn giảm thêm nữa. Chỉ có một số hợp đồng nhỏ được ký kết với châu Phi, khối lượng không đủ để nâng giá lên.

Gạo 5% tấm của Thái Lan dao động quanh ngưỡng 420-430 USD/tấn từ giữa tháng 9 tới nay. Trong tháng 11 có lúc giá giảm xuống chỉ 410 USD/tấn, gần sát với gạo Việt Nam. Mức giá này thấp hơn 25% so với 570 USD/tấn hồi cuối năm ngoái.

Giá lúa gạo trên thị trường nội địa cũng giảm khi bước vào vụ thu hoạch chính. Tờ Bangkok Post đưa tin việc chính phủ Thái Lan chậm thanh toán tiền mua lúa cho nông dân trong chương trình thu mua lúa can thiệp cũng góp phần khiến giá lúa tại nước này giảm, xuống trung bình 6.500 baht – 8.000 baht (210-250 USD/tấn) vào đầu tháng 11, thấp hơn nhiều so với mức 15.000 baht mà chính phủ mua vào.Trong khi giá gạo của Thái Lan và Việt Nam tháng qua trồi sụt nhẹ thì giá gạo xuất khẩu Ấn Độ gần như không thay đổi, còn của Pakistan giảm. Điều đó khiến cho hai loại gạo này trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều khách hàng, kể cả khách hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, thị trường lúa gạo nội địa Ấn Độ biến động khá mạnh. Sau cơn bão lớn hồi tháng 10, giá lúa gạo chất lượng cao (Basmati) tại Ấn Độ rục rịch tăng, bởi chính phủ Ấn Độ không dự trữ loại gạo này. Hầu hết giá các loại gạo thông thường hiện chưa biến động đáng kể do lượng dự trữ của Ấn Độ hiện còn rất lớn. Giới kinh doanh Ấn Độ cho biết giá một số loại gạo basmati trên thị trường Ấn Độ đã tăng vọt lên hơn 50% so với mức 1.000 USD – 1.100 USD/tấn một năm trước đây.

Giá gạo tại Philippine tăng vọt sau bão Haiyan, sau khi đã tăng liên tục trước đó. Trung tuần tháng 11 giá bán lẻ gạo lên tới khoảng khoảng 880 USD/tấn, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm 2012. Giá gạo thường xuyên duy trì ở mức cao do chính phủ Philippine nỗ lực thu mua lúa gạo trong nước để dự trữ với mục tiêu giảm nhập khẩu.

III. SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

Page 3: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

1. Các nước xuất khẩu chủ chốt: Nguồn cung nhìn chung dồi dào. Việt Nam vừa thu hoạch xong vụ Thu Đông; Thái Lan sắp vào giai đoạn thu hoạch cao điểm. Xuất khẩu của Ấn Độ, Pakistan và Campuchia tiến triển tốt, trong khi của Thái Lan, Việt Nam và Myanmar sụt giảm.

1.1. Việt NamNguồn cung ngừng tăng, bởi vụ thu hoạch gần đây nhất kết thúc vào tháng 10. Vụ sắp tới tại ĐBSCL sẽ được thu hoạch vào tháng 2 năm tới.

Về tình hình sản xuất trong nước, tính đến ngày 14/11, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, các tỉnh và thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2013 được 800.000 ha/700.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được 520.000 ha, năng suất khoảng 5-5,1 tấn/ha. Vụ Đông Xuân năm 2013–2014 xuống giống được 250.000 ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch.

Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng xuất khẩu tháng 11 chậm lại do xuất khẩu sang thị trường châu Phi bị cạnh tranh về giá với Ấn Độ, Pakistan bởi hai nước này có vị trí địa lý thuận lợi hơn nên giá cước tàu cạnh rẻ hơn (chênh lệch giá cước từ 20-45 USD/tấn tùy khu vực đến). Khâu thanh toán, vận chuyển sang khu vực đó cũng gặp nhiều khó khăn và an ninh ở khu vực này không ổn định nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo vào thị trường này thông qua trung gian. 

Trong 2 tuần đầu tháng 11 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 142.265 tấn, với trị giá đạt 60,023 triệu USD, giảm lần lượt 73% và 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn này với khối lượng đạt hơn 67.000 tấn, tiếp đến là châu Á với gần 48.000 tấn.

Khối lượng xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến ngày 14/11 đạt 5,876 triệu tấn,giảm khoảng 17,5% so với khoảng 7,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trong thời gian từ 1/1-30/11/2012. Trị giá xuất khẩu lũy kế đạt 2.536 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu trung bình từ 1/1-14/11/2013 khoảng 430 USD/tấn (FOB), giảm khoảng 6% so với giá xuất khẩu trung bình giai đoạn tháng 1-11/2012.

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc (TQ) tiếp tục nổi lên là thị tiêu thụ gạo xuất khẩu lớn của Việt Nam cả về chính ngạch và tiểu ngạch. Theo thống kê sơ bộ của VFA, từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang TQ khoảng 1,2 triệu tấn. Nếu thống kê sơ bộ cả chính ngạch, khối lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay tăng mạnh, đạt trên 1,62 triệu tấn với giá trị đạt 671,61 triệu USD, chiếm 31,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị trường TQ tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị.

Bảng 3: Xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm

Page 4: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2013 đã được VFA điều chỉnh xuống 6,7 triệu tấn, từ mức 7-7,5 triệu tấn trước đây.

Về tồn kho gạo, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tính đến đầu tháng 11-2013, tổng lượng gạo còn tồn kho của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) vẫn đang thấp hơn tổng số lượng hợp đồng xuất khẩu chưa giao cho đối tác mà họ đã ký (bao gồm cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại). Tổng lượng gạo còn tồn kho của các doanh nghiệp hội viên VFA, tinh đến đầu tháng 11-2013 chỉ còn trên 1,254 triệu tấn, trong đó, Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) tồn kho 105.000 tấn, Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) tồn kho 494.025 tấn và các doanh nghiệp khác hội viên của VFA tồn kho 655.460 tấn. Lượng gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu trong năm 2013 vẫn được bảo đảm, hoàn toàn có khả năng đáp ứng cho mục tiêu xuất khẩu 7,2 – 7,3 triệu tấn.

1.2. Thái Lan

Nguồn cung lúa gạo trên thị trường Thái Lan đang tăng lên, khi vụ thu hoạch chính của niên vụ 2013/14 bắt đầu, với khoảng 28,4 triệu tấn lúa sẽ được tung ra thị trường. Nguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11. Sản lượng vụ này dự kiến sẽ tăng khoảng 7% so với năm trước, bởi nông dân tận dụng cơ hội chính phủ thu mua lúa với giá cao để tăng diện tích trồng lúa.

Chính phủ Thái Lan tiếp tục chương trình can thiệp lúa gạo, mặc dù chính điều này gây trở ngại lớn cho xuất khẩu bởi nó khiến cho giá gạo xuất khẩu của Thái Lan trở nên cao bất thường. Theo kế hoạch, chính phủ sẽ mua 16,5 triệu tấn lúa từ vụ 2013/14 (tháng 10/tháng 9), hay khoảng 40% trong tổng sản lượng 38-39 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là một khối lượng khá lớn sẽ không được thu mua và được chuyển ra thị trường tự do, tác động giảm giá.Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái, từ tháng 1 đến tháng 9/2013, Thái lan đã xuất khẩu 4,64 triệu tấn gạo, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, khi xuất khẩu 4,72 triệu tấn. Hiện chỉ có một số khách hàng truyền thống ở Trung Đông mua gạo Thái Lan. Với tốc độ hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan trong cả năm 2013 có thể sẽ đạt khoảng 6,2 triệu tấn, giảm khoảng 22% so với mục tiêu chính thức khoảng 8 triệu tấn và giảm 11% so với khoảng 7 triệu tấn xuất khẩu trong năm 2012.

Bảng 4: Tình hình xuất khẩu gạo Thái Lan

Page 5: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Chính phủ Thái lan đang nỗ lực bán gạo dự trữ đã thu gom qua mấy chương trình thu mua liên tiếp với giá cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.Họ cũng đã phát hành trái phiếu trị giá 2,4 tỷ USD để có tiền thực hiện chương trình thu mua lúa gạo.

1.3. Ấn Độ

Viện Nghiên cứu lúa Trung ương Ấn Độ cho biết sản lượng gạo của Ấn Độ trong năm nay có thể giảm xuống còn khoảng 100 triệu tấn so với mức 104,4 triệu tấn do bão Phailin tàn phá mùa màng tại khu vực phía Đông Ấn Độ vào hồi tháng 10/2013. Tuy nhiên, với lượng dự trữ khổng lồ, xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn đang tiến triển tốt.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết xuất khẩu gạo Ấn Độ 9 tháng đầu năm đạt khoảng 8,2 triệu tấn, tăng 5% so với 7,8 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2013 sẽ đạt 9,5 triệu tấn, trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu niên vụ 2012/13 lên tới kỷ lục 11 triệu tấn.

Lượng gạo dự trữ của Ấn Độ trong tài khóa 2012-2013 ước đạt khoảng 25 triệu tấn, trong đó khoảng 23,1 triệu tấn do các cơ quan của chính phủ nắm giữ.

1.4. Pakistan

Theo Tổng cục Thống kê Pakistan, xuất khẩu gạo nước này trong 4 tháng đầu tài khóa 2013-14 (tháng 7-tháng 6) ước đạt 882.132 tấn, tăng khoảng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Bảng 5: Xuất khẩu gạo Pakistan

Page 6: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Xuất khẩu tăng chủ yếu nhờ loại phi basmati, đã tăng lên khoảng 678.420 tấn trong giai đoạn tháng 7-tháng 10, cao hơn khoảng 36% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu gạo basmati giảm khoảng 4,5% xuống khoảng 203.712 tấn.

1.5. Campuchia

Campuchia ước tính xuất khẩu 28.031 tấn gạo trong tháng 10/2013, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2013 lên khoảng 294.154 tấn, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái, và cao hơn khoảng 43% so với cả năm 2012.

1.6. Myanmar

Xuất khẩu gạo của Myanmar giai đoạn tháng 4-10/2013 ước đạt 450.000 tấn, giảm khoảng 38% so với khoảng 730.000 tấn cùng kỳ năm trước, do thời tiết không thuận lợi và giá gạo tăng cao. Myanmar đặt mục tiêu xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo trong tài khóa 2013-2014, so với mức kỷ lục 2,1 triệu tấn của tài khóa trước. Tuy nhiên, các nguồn tin trong nước cho rằng ít có khả năng sẽ đạt được mục tiêu này.

2. Các nước nhập khẩu chủ chốt: Philippine cần mua gạo khẩn cấp sau bão. Nhu cầu từ Trung Quốc đang chậm lại.

2.1. Philippine

Trận bão lịch sử Haiyan đã khiến Philippine trở thành tâm điểm của thị trường lúa gạo thế giới trong tháng 11. Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết bão Haiyan đã phá hủy 1/3 khu vực trồng lúa của Philippine và nhiều kho chứa lúa dự trữ. Từ sau cơn bão Haiyan tới nay, NFA đã phân phối khoảng 298.218 tấn gạo cho nông dân.

Page 7: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Theo số liệu sơ bộ của FAO, sản lượng lúa năm 2013 của nước này đạt khoảng 18 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với dự báo trước (18,9 triệu tấn) và giảm khoảng 10% so với mục tiêu 20 triệu tấn của chính phủ. Như vậy, Philippine sẽ khó đạt mục tiêu tự cung tự cấp trong năm nay.

Hôm 15/11, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA) đã thông qua kế hoạch nhập khẩu 500.000 tấn gạo khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Campuchia vào tháng 11 hoặc tháng 12 năm 2013 để cải thiện tình hình dự trữ đệm.

Được biết dự trữ gạo của NFA đã giảm mạnh ngay cả trước khi bão xảy ra. Theo Cục Thống kê Nông nghiệp Philippines (BAS), tổng lượng dự trữ gạo ở Philippines tính đến ngày 01/10/2013 khoảng 1,7 triệu tấn, giảm khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các tổ chức quốc tế đều thống nhất dự báo nhập khẩu gạo vào Philippine năm 2014 chắc chắn sẽ tăng so với năm 2013 và so với những dự báo trước, lên khoảng 1,2 triệu tấn.

2.2. Trung Quốc

Niên vụ 2012-13, sản lượng gạo Trung Quốc tiếp tục tăng nhưng nhu cầu tiêu thụ còn tăng mạnh hơn, và xu hướng này dự kiến sẽ còn tiếp tục sang năm niên vụ 2013-14 này. Thời tiết bất thường, hạn hán và lũ lụt đã ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo. Theo Trung tâm Thông tin ngũ cốc và các loại dầu quốc gia TQ (CNGOIC), sản lượng gạo của nước này trong năm nay sẽ giảm 0,7% so với năm ngoái, xuống còn 202,8 triệu tấn. Đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng 10 năm sản lượng gạo Trung Quốc sụt giảm.

Về nhập khẩu, tháng 11 Trung Quốc giảm tốc độ nhập khẩu gạo, một phần do giá gạo của những nước láng giềng nhích lên. Việt Nam và Pakistan vẫn chiếm phần lớn gạo nhập khẩu vào Trung Quốc bởi mức giá rẻ hơn các đối thủ khác. Myanmar mất dần lợi thế trên thị trường này bởi giá gạo xuất khẩu tăng.

Tuy nhiên, xu hướng chung Trung Quốc vẫn đang gia tăng nhập khẩu. bởi giá gạo nội địa cao trong bối cảnh giá thế giới thấp. Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3,2-3,4 triệu tấn gạo trong năm 2012-2013, gấp gần 6 lần so với 540.000 tấn gạo nhập khẩu trong năm 2010-2011.

Bảng 6: Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo Trung Quốc

Page 8: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Theo Trung tâm Tư vấn Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc (CNGOIC), nước này sẽ tăng nhập khẩu gạo lên mức cao kỷ lục 5 triệu tấn trong năm 2013/14 (kết thúc vào tháng 9/2014) do sản xuất trong nước sụt giảm mà giá tăng cao. Con số này cao hơn khoảng 25% so với 4 triệu tấn gạo mà CNGOIC ước tính trước đây và cao hơn khoảng 47% so với ước tính khoảng 3,4 triệu tấn của USDA.

Bảng 7: Tình hình nhập khẩu gạo Trung Quốc

2.3. Liên minh châu Âu (EU)

Page 9: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Thị trường EU tiếp tục tăng trưởng tốt, với lượng nhập khẩu gạo trong năm 2012-13 (tháng 10/2012-9/2013) , tăng khoảng 10,6 % so với năm trước, đạt mức cao chỉ thứ 2 sau mức đỉnh 1,32 triệu tấn năm 2007-08. Sự gia tăng mạnh trong nhập khẩu gạo chủ yếu do Bulgaria (tăng 52 %) và Romania (tăng 13 %), trong khi nhập khẩu gạo của các thành viên khác của EU chủ yếu tương đương năm trước.

Hầu hết gạo nhập khẩu trong năm 2012-2013 là gạo Indica, chiếm khoảng 847.000 tấn (khoảng 69%) tổng nhập khẩu gạo trong năm nay. Về thị phần, Ấn Độ chiếm cao nhất 26,6%, Campuchia (15,8%), Thái Lan (15,6 %), Ai Cập (10 %) và Pakistan (7,4%) là nhà cung cấp chính vào EU trong năm 2012-2013. Các nước nhập khẩu lớn trong EU gồm Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Bulgaria và Romania.

IV. DỰ BÁO, CẢNH BÁO

Tháng 12, thị trường gạo thế giới nhiều khả năng sẽ sôi động lên nhờ nhu cầu từ Philippine, Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi.

Philippine vừa quyết định nhập khẩu 500.000 tấn gạo. Thái Lan cũng vừa thông báo ký được hợp đồng bán 1,2 triệu tấn cho Trung Quốc, kỳ hạn giao tháng 12/2013. Giá gạo nội địa cao có thể sẽ khiến Trung Quốc gia tăng nhập khẩu gạo từ nay đến Tết Nguyên đán.

Việt Nam đã thu hoạch xong lúa Thu Đông, nguồn cung sẽ không gia tăng trong vòng 3 tháng tới. Triển vọng sản lượng gạo Ấn Độ năm tới sẽ giảm. Giá gạo nội địa ở Ấn Độ, Pakistan, Myanmar cũng đang rục rịch tăng. Philippine sẽ phải tăng nhập khẩu gạo vào năm tới sau trận bão hủy diệt vừa qua. Tất cả những yếu tố này sẽ khiến những khách hàng có nhu cầu mua chắc chắn sẽ phải quyết định mua trong giai đoạn cuối tháng 11-đầu tháng 12 này, khi Thái Lan vào vụ thu hoạch cao điểm – thời điểm mà nhiều người hy vọng giá sẽ giảm chạm đáy để mua vào.

Về giá, triển vọng giá gạo tháng 12 sẽ nhích tăng nhẹ nhờ những yếu tố cơ bản như trên. Tuy nhiên, yếu tố Thái Lan vẫn là rủi ro lớn nhất với thị trường gạo, bởi nếu chính phủ của bà Yingluck quyết định phải bán gạo dự trữ, ngay cả khi bị lỗ lớn thì giá gạo Thái sẽ giảm thêm nữa, ảnh hưởng lây lan tới giá gạo xuất khẩu của cả khu vực.

Tuy nhiên, điều này khó xảy ra bởi chính phủ Thái đã tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề trước mắt là ngân sách cho chương trình thu mua lúa hiện tại, đó là phát hành trái phiếu. Nếu Thái Lan vẫn tiếp tục tốc độ bán dần gạo dự trữ như hiện nay nhưng không gây tràn ngập thị trường, giá gạo chắc chắn sẽ không giảm thêm nữa, nhất là khi những nước xuất khẩu lớn khác như Ấn Độ chắc chắn sẽ giảm cung nếu giá giảm mạnh hơn nữa.

Song việc giá tăng mạnh cũng khó xảy ra, bởi nguồn cung gạo Thái lan trên thị trường tự do nội địa đang gia tăng bởi chính sách thu mua mới của chính phủ là không mua hết toàn bộ sản lượng lúa gạo của nông dân. Bên cạnh đó, Philippine cũng chỉ tăng nhẹ nhập khẩu do trận bão vừa qua, và vẫn theo đuổi mục tiêu tự cung tự cấp. Yếu tố cơ bản ở những nước sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu chủ chốt khác không có biến động lớn.

Khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là nhu cầu nhập khẩu của khu vực châu Phi, thị trường Trung Quốc, tín hiệu nhập khẩu trở lại từ các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia và Indonesia. Bên cạnh đó, các động thái liên quan đến chính sách giải phóng lượng gạo tồn kho của Thái Lan và tình hình mùa vụ, năng lực xuất khẩu của Ấn Độ, Pakistan cũng sẽ tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu 2013-2014 xuống 473,2 triệu tấn gạo, giảm khoảng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước đó nhưng vẫn tăng gần 1% so với năm 2012-2013. Dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu 2013-2014 cũng đã được hạ 1,4 triệu tấn xuống 473,1 triệu tấn, vẫn là mức cao kỷ lục.

Page 10: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Triển vọng nhu cầu nhập khẩu gạo của các khu vực vẫn tiếp tục yếu theo đà giảm sút từ năm 2011-2012.

Bảng 8: Đồ thị nhập khẩu gạo của các khu vực

Về xuất khẩu, với lượng tồn trữ khổng lồ, Thái lan và Ấn Độ sẵn sàng xuất khẩu khối lượng lớn ra thị trường đáp ứng bất cứ nhu cầu gia tăng nào trong năm 2013 và 2014.

Bảng 9: Biểu đồ dự báo xuất khẩu gạo thế giới

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Page 11: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO THÁNG 11/2013 VÀ DỰ ...iasvn.org/upload/files/Q9YPW3IA84TT lua gao T11.doc · Web viewNguồn cung sẽ cao điểm vào cuối tháng 11

Ngành lúa gạo Việt Nam gần đây nổi cộm lên nhiều vấn đề, không chỉ giá giảm mà vẫn tồn tại kinh niên vấn đề chất lượng lúa gạo không đồng đều, cạnh tranh thiếu lành mạnh, phối kết hợp giữa các ban ngành, người kinh doanh và cả nhà nông đều rời rạc.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang nghiên cứu triển khai kế hoạch chuyển dịch cây trồng, theo đó giảm bớt trồng lúa nhằm mục đích tăng thu nhập cho người nông dân. Ngô có thể được xem xét là một trong những cây trồng mục tiêu do nhu cầu thị trường và năng suất cao.

Tuy nhiên, một khi không có những tính toán nghiên cứu cụ thể, chính xác và có những quyền lợi, chế tài hợp lý cho không chỉ nhà kinh doanh mà cả người nông dân thì mọi kế hoạch sẽ luôn chỉ là kế hoạch. Không ai dám chắc cây ngô sẽ cho người nông dân lợi nhuận cao hơn cây lúa trong những vụ mùa tới, nếu việc sản xuất vẫn tự phát như hiện nay.

Lúa là cây trồng ngắn ngày, người nông dân có thể dễ dàng tăng hoặc giảm sản lượng rất nhanh. Nhưng giá thì luôn tăng khi sản lượng thấp, giảm khi sản lượng tăng, vậy về vấn đề nghiên cứu cân đối cung-cầu thì muốn có hiệu quả phải tìm được lời giải cho những câu hỏi sau:

Làm thế nào để hạn mức được tổng sản lượng và sản lượng từng loại theo nhu cầu đã được tính toán?

Làm thế nào để duy trì được thị trường tiêu thụ lâu dài khi mà các nước nhập khẩu luôn nỗ lực tìm cách tăng cường tỷ lệ tự cung để giảm chi ngân sách?

Việc đó cần có sự vào cuộc của nhiều Bộ, ban, ngành với sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả.

Trước mắt, thị trường xuất khẩu gạo thơm đang được đánh giá là mới và tiềm năng, nhất là ở châu Phi, trong bối cảnh chi phí sản xuất gạo chất lượng cao của một số nước như Thái Lan còn cao và của Ấn Độ và Pakistan gia tăng. Ngành sản xuất và xuất khẩu nên khai thác lợi thế này khi các đối thủ khác chưa hạ nhanh được giá thành để cạnh tranh với ta, bằng cách tập trung sản xuất loại gạo này, và cố gắng duy trì chất lượng.

Về lâu dài, để duy trì và phát triển thị trường gạo thơm Việt Nam trên thế giới cần xây dựng thương hiệu cho gạo thơm Việt Nam ngay từ bây giờ, bằng chất lượng tốt, quảng bá tích cực, đăng ký thương hiệu… để những khách hàng đã dùng gạo thơm Việt Nam sẽ luôn trung thành với loại gạo ấy.

Với toàn ngành lúa gạo, cần nghiêm túc triển khai chương trình sản xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn chung toàn cầu và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để duy trì thị phần bền vững.

Theo VINANET.