bÁo cÁo thƯỜng niÊn – mỤc lỤc

78
- 1 - BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN – MC LC HOÀI BÃO VÀ TRIT LÝ KINH DOANH LI NGCHTCH HI ĐỒNG QUN TRIMEXPHARM – NHNG CHNG ĐƯỜNG PHÁT TRIN BÁO CÁO CA HI ĐỒNG QUN TRBÁO CÁO CA BAN ĐIU HÀNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH BN GII TRÌNH VBÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIM TOÁN BÁO CÁO CA BAN KIM SOÁT CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN TCHC VÀ NHÂN STHÔNG TIN CĐÔNG VÀ QUN TRCÔNG TY THC HIN TRÁCH NHIM XÃ HI 2009 PHLC SN PHM IMEXPHARM – SÁNH VAI CÙNG CÁC THƯƠNG HIU DƯỢC PHM HÀNG ĐẦU THGII

Upload: others

Post on 30-Nov-2021

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

- 1 -

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN – MỤC LỤC

HOÀI BÃO VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH

LỜI NGỎ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

IMEXPHARM – NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CỦA BAN ĐIỀU HÀNH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

BẢN GIẢI TRÌNH VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN

BÁO CÁO CỦA BAN KIỂM SOÁT

CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

THÔNG TIN CỔ ĐÔNG VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 2009

PHỤ LỤC

SẢN PHẨM IMEXPHARM – SÁNH VAI CÙNG CÁC THƯƠNG HIỆU DƯỢC PHẨM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

- 2 -

HOÀI BÃO VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH Hoài bão: “ Imexpharm sánh vai cùng các thương hiệu dược phẩm hàng đầu thế giới”

Luôn giữ vững là thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp Dược Việt Nam với các thế mạnh chuyên biệt của mình, Imexpharm tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng tại Việt Nam những sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như các tập đoàn dược hàng đầu thế giới. Sứ mệnh: “Cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng” Triết lý kinh doanh:

1. “Imexpharm - Sự cam kết ngay từ đầu”

Đó là cam kết về: chất lượng sản phẩm hàng đầu, dịch vụ khách hàng chu đáo, quan tâm chia sẻ trách nhiệm cùng cộng đồng; và sự thủy chung với lời hứa, trước sau như một, gắn bó với khách hàng, quyết đi theo con đường đã chọn, dẫu gặp khó khăn vẫn không nản chí và tin tưởng sẽ đi đến cùng của sự cam kết.

2. “1000 Năm sau hoa sen vẫn nở”

Khẳng định một quyết tâm kiên định đi theo những cam kết phục vụ khách hàng và cộng đồng. Dù trong muôn vàn khó khăn, Imexpharm vẫn tự tin đi đến thành công cuối cùng, giống như sự trường tồn và mãi tỏa hương của loài sen, loài hoa tượng trưng cho hình ảnh và văn hoá Imexpharm.

- 3 -

LỜI NGỎ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Quý vị Cổ đông và các nhà đầu tư thân mến!

Nếu như năm 2008 khép lại khi nền kinh tế chìm sâu vào khủng hoảng, thì hai quý đầu 2009 nó đã chạm đến đáy của suy thoái. Tuy nhiên vào cuối năm, bức tranh ảm đạm này đã xuất hiện những gam màu sáng với những bước đột phá để thoát ra khỏi suy giảm. Mặc dù vậy, những biến động của tín dụng, tỷ giá đồng USD, thị trường vàng và nhập siêu tăng nhanh chóng vẫn còn là những điểm tối của bức tranh kinh tế năm qua.

Ngành Dược tuy vẫn đạt tốc độ phát triển cao, trên 20% so với năm 2008 (nguồn Cục quản lý Dược), nhưng hoạt động trong một ngành đầy tiềm năng như vậy ở một nước đang phát triển, hội nhập thì sức cạnh tranh là vô cùng khốc liệt và đa chiều. Sản xuất dược trong nước có lợi thế am hiểu thị trường nội địa, nhưng cũng chỉ mới sản xuất được các loại thuốc thông thường, tiềm lực tài chính cũng chưa đủ vững mạnh so với các tập đoàn dược nước ngoài. Một khó khăn lớn của ngành Dược Việt Nam là phải nhập khẩu 90% nguyên liệu trong điều kiện giá cả biến động liên tục, tỷ giá đồng USD căng thẳng không lường trước được, đặc biệt là sau quyết định điều chỉnh tăng giá của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/11/2009. Trong khi giá cả đầu ra các sản phẩm Dược lại luôn được sự quan tâm và kiểm soát chặt chẽ của Bộ Y Tế do thuốc là nhóm hàng thiết yếu của quốc gia.

Trước tình hình đó, với định hướng của HĐQT và điều hành của Ban TGĐ, Imexpharm đã đưa ra những đối sách phù hợp như:

Về tài chính: sử dụng quyền chọn mua bán ngoại tệ, mở thầu lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, sử dụng công cụ dự báo trong kinh doanh để lên kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, dự trữ tối ưu và kế hoạch dòng tiền… nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Imexpharm.

Về đầu tư công nghệ và hệ thống Quản lý chất lượng: Imexpharm đã tập trung đầu tư để hoàn thành nhà máy Cephalosporin tại Bình Dương vào QII/2010, nâng cấp & tách nhà máy Cephalosporin và Penicillin tại Đồng Tháp theo công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế, đầu tư mở rộng cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới một cách hợp lý đã giúp Imexpharm không những phát triển ổn định mà còn giữ vững sự hợp tác với các tập đoàn Dược đa quốc gia trong sản xuất nhượng quyền và liên doanh kỹ thuật.

Về bán hàng & tiếp thị: đầu tư chiều sâu vào xây dựng thương hiệu công ty thông qua các hoạt động xã hội và quảng bá trên các kênh truyền thông; Tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực thị trường OTC và hệ điều trị; Hệ thống phân phối sản phẩm mở rộng thêm ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, tập trung nhiều hơn vào hệ điều trị tại thị trường miền Bắc; Chính sách bán hàng được Ban Tổng Giám đốc điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thị trường theo từng thời điểm.

- 4 -

Nhờ vậy, Imexpharm đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan vượt mức kế hoạch đã đề ra: tổng doanh thu và thu nhập đạt 708 tỷ, trong đó doanh thu thuần 660 tỷ, lợi nhuận trước thuế 80,5 tỷ, tăng 17,48% và 13,78% so với năm 2008. Doanh thu các sản phẩm mang thương hiệu Imexpharm cũng như sản phẩm nhượng quyền đều vượt kế hoạch.

Phát huy những thành tựu đạt được cùng với những kinh nghiệm đúc kết trong năm 2009, Imexpharm tự tin và lạc quan bước vào thực hiện kế hoạch năm 2010 bởi những nhân tố được chuẩn bị đồng bộ và bởi tình hình đất nước cuối năm 2009 đã có nhiều gam màu sáng. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều diễn biến khó lường nhất là biến động về lãi suất, tỷ giá và nguy cơ tái lạm phát cũng có khả năng tác động nhất định đến quá trình triển khai kế hoạch năm 2010. Do vậy năm 2010, Hội Đồng Quản Trị vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương “Giữ vững vị thế là Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả”, tập trung chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu đồng thời cũng là những giải pháp cốt lõi như: đầu tư cho sản xuất, kiểm soát hiệu quả chi phí đầu vào, tăng thị phần các nhóm sản phẩm chủ lực, khai thác hiệu quả công suất các nhà máy. Bên cạnh các đối tác nhượng quyền, liên doanh truyền thống như Sandoz, Robinson, Pharmascience, Imexpharm sẽ xúc tiến mở rộng liên doanh sản xuất, liên doanh kỹ thuật và gia công với các đối tác tiềm năng như: GSK, Sanofi-Aventis, ACS Dobfar….

Với hệ thống phân phối ngày càng sâu rộng, thương hiệu uy tín với các sản phẩm chất lượng đi vào lòng khách hàng, tiềm lực sản xuất với công nghệ và hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Imexpharm tin tưởng sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2010 đã đề ra.

Việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm nay sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển 2008 – 2012 mà nghị quyết ĐHĐCĐ nhiệm kỳ III đề ra. Vì vậy, với quyết tâm cao độ, Imexpharm sẽ phát huy cao nhất lợi thế sẵn có, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng từ 10-15% so với năm 2009, đồng thời tạo nền móng vững chắc cho những năm tiếp theo.

Cuối cùng, tôi thay mặt Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc xin chân thành cảm ơn sự tín nhiệm của quý cổ đông đã đầu tư vào Imexpharm; xin cảm ơn sự hợp tác quý báu của các khách hàng, đối tác lâu năm và toàn thể đội ngũ gần 700 cán bộ, công nhân viên đã gắn bó và nỗ lực không mệt mỏi cho thành công của công ty.

Chủ tịch HĐQT

DS. Trần Thị Đào

- 5 -

IMEXPHARM – NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 9/1983 - 1992: Xí nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được thành lập theo Quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở Y tế Đồng Tháp. Tổng số CBNV là 70 người, sản phẩm của xí nghiệp lúc này được sản xuất bằng thủ công với khoảng 10 loại sản phẩm, doanh thu hàng năm khoảng 30 tỷ đồng.

Tháng 11/1992 - 1999: Công ty dược phẩm Đồng Tháp trực thuộc UBND Tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 120/QĐTL của UBND Tỉnh Đồng Tháp. Bắt đầu từ lúc này Công ty được xây dựng theo hướng phát triển bền vững và lâu dài hơn, máy móc và trang thiết bị sản xuất được đầu tư mua sắm mới, đội ngũ nhân lực được chú trọng phát triển. Tổng số CBNV tăng lên 200 người, doanh thu hàng năm của Công ty đạt trên 150 tỷ đồng.

Tháng 11/1999 - 2001: Công ty Dược phẩm Trung ương 07 trực thuộc Tổng Công ty Dược Việt Nam theo quyết định 3466/QĐ BYT.

Tháng 07/2001: Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm theo quyết định 907/QĐTg ngày 25/07/2001 với vốn Điều lệ là 22 tỷ đồng.

2. Niêm yết:

Imexpharm được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 04/12/2006 theo Quyết định số 76/UBCK-GPNY.

3. Những bước đi tiên phong – Các cột mốc quan trọng

Năm 1997: Imexpharm là Công ty Dược phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP ASEAN)

Năm 1999: Imexpharmlà Công ty dược phẩm đầu tiên thực hiện sản xuất nhượng quyền cho tập đoàn, công ty lớn của Châu Âu (Biochemie).

Năm 2001: Imexpharm là Công ty dược phẩm đầu tiên trong Tổng công ty Dược Việt Nam thực hiện cổ phần hoá

Năm 2005: Imexpharm được Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế tặng Bằng khen xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập kinh tế Quốc tế. (QĐ số: 146/QĐ, 14/9/2005).

Năm 2006: Imexpharm là Công ty dược Việt Nam đầu tiên được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán là IMP.

Trong năm này đã thực hiện đầu tư và nâng cấp hai nhà máy Betalactam và Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (good manufacturing practices), phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-WHO, hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP-WHO.

- 6 -

Năm 2007: Chứng minh thành công “Tương đương sinh học” kháng sinh Imeclor 125 mg (chứa Cefaclor).

4. Các hệ thống tiêu chuẩn đang áp dụng

Tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP-WHO, GSP-WHO, GDP, GPP

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và 22.000.

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Ngoài ra còn đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn dược phẩm châu Âu.

5. Sản phẩm:

Hiện nay, Imexpharm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành toàn quốc 259 sản phẩm với chủng loại phong phú, đa dạng, chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu và chia theo các nhóm:

Sản phẩm nhượng quyền cho các tập đoàn: Sandoz (Biochemie), Robinson Pharma, DP Pharma, Innotech.…

Sản phẩm thương hiệu Imexpharm : Các nhóm hàng chủ lực của Imexpharm là Kháng sinh, Giảm đau hạ sốt, Kháng viêm, Cơ xương khớp, Vitamine, Khoáng chất, Nhóm hàng đặc trị, nhóm sản phẩm Imexpharm khác.

Sản phẩm liên doanh: Dòng sản phẩm đa chủng loại mang thương hiệu pms-Imexpharm (Liên doanh giữa Imexpharm và Pharmascien Canada) ngày càng khẳng định chất lượng và vị trí trên thị trường.

Sản phẩm thầu chương trình quốc gia: Imexpharm tự hào luôn là Công ty Dược uy tín được chọn sản xuất cung cấp hàng thầu trong các chương trình thầu quốc gia như chương trình thuốc Lao.

- 7 -

Sản phẩm Imexpharm xuất khẩu: Bên cạnh dòng sản phẩm nhượng quyền, Imexpharm đã đẩy mạnh các nhóm sản phẩm tự sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất sang thị trường nước ngoài như: Campuchia, Pháp, Nam Phi, Trung Đông, Modova,…

6. Các cam kết về trách nhiệm xã hội:

Hành vi kinh doanh có trách nhiệm được xem là cần thiết nhằm đảm bảo xây dựng được lòng tin và sự bền vững của xã hội. Các thống kê qua các nghiên cứu trước đây cho thấy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội có thể giúp các doanh nghiệp: Cải thiện thành quả tài chính; Giảm việc phát sinh các rủi ro; Nhận dạng các sản phẩm và thị trường mới; Gia tăng hình ảnh thương hiệu; Tạo ra hệ thống kinh doanh mới; Gia tăng sự năng động và kỹ năng của nhân viên; Cải thiện lòng tin; Gia tăng danh tiếng; Gia tăng mối quan hệ với chính quyền; Giảm chi phí dẫn đến khả năng sinh lời bền vững hơn.

Như vậy, trách nhiệm xã hội không chỉ đơn thuần là việc làm từ thiện để nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp mà đã trở thành một cơ sở bền vững cho thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. (PGS.TS. Võ Văn Nhị và ThS. Nguyễn Đình Hùng, Tạp chí Phát triển kinh tế).

Từ lâu, Imexpharm đã có những cam kết của mình về trách nhiệm xã hội liên quan đến các mặt sau:

Sản phẩm

Imexpharm cam kết sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, được bảo đảm bằng hệ thống tiêu chuẩn đang áp dụng, với giá cả hợp lý. Với sứ mệnh cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, công ty luôn tâm niệm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hàng đầu. Imexpharm sẽ không vì bất kỳ khó khăn nào của điều kiện kinh doanh như cạnh tranh, giá cả nguyên liệu đầu vào...mà làm giảm đi các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của sản phẩm đã cam kết. Khách hàng không chỉ mua thuốc của Imexpharm mà họ còn mua sự tin cậy đối với Imexpharm.

Môi trường

Môi trường là cơ thể vô cơ của con người. Nếu môi trường bị hủy hoại thì con người cũng không thể sống tốt được. Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, nếu chỉ quan tâm cơ thể hữu cơ mà làm hại đến cơ thể vô cơ thì đã tự phá hủy sứ mệnh của mình. Imexpharm cam kết bảo vệ môi trường sống ở bất kỳ nơi đâu mình hoạt động, bằng chứng là hệ thống xử lý nước thải của công ty đạt từ cột B lên cột A (cột cao nhất) trong năm 2009 theo qui định của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Tháp (số 84/CCMT ngày 17/9/2008). Xưởng sản xuất luôn có hệ thống lọc nước và khí thải, lọc mùi và tiếng ồn. Xưởng nằm trong khu công nghiệp hay khu dân cư đều tuân thủ ở mức cao các qui định bảo vệ môi trường. Dân cư sinh sống xung quanh xưởng sản xuất tại Cao Lãnh không bao giờ nghe tiếng ồn, mùi khó chịu và không có nước thải bẩn từ xưởng sản xuất. Ngoài ra, với xưởng sản xuất đạt GMP-WHO, phòng kiểm nghiệm đạt GLP-WHO, và hệ thống kho đạt GSP-WHO thì an toàn và vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy luôn được thực hiện một cách hết sức nghiêm ngặt.

Nhân lực

Imexpharm cam kết là một tổ chức sử dụng lao động công bằng, luôn tạo cơ hội, điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình, không phân biệt chủng tộc, giới tính, văn hóa hay tín ngưỡng. Toàn thể Cán bộ, Công nhân viên Imexpharm được hưởng các chính sách về lương, thưởng công bằng

- 8 -

trong một môi trường lao động trung thực, thúc đẩy sự hoàn thành công việc và sự hoàn thiện của mỗi cá nhân.

Chuỗi cung ứng

Bên cạnh tiêu chuẩn thực hành phân phối thuốc tốt GDP, Imexpharm đã xây dựng nhà thuốc mẫu đạt tiêu chuẩn GPP, và sẽ xây dựng tiêu chuẩn này cho toàn chuỗi cung ứng trong năm 2010. Khách hàng sẽ được mua thuốc ở những nhà thuốc hiện đại, được phục vụ chu đáo, an tâm về giá cả, chất lượng thuốc, được tư vấn bởi các dược sĩ chuyên môn, dần dần sẽ thay đổi thói quen mua thuốc trôi nổi có hại cho sức khỏe.

Cộng đồng đầu tư Imexpharm cam kết với quý cổ đông và cộng đồng đầu tư:

Là một công ty Dược phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả với tình hình tài chính vững mạnh.

Luôn cố gắng để mang lại giá trị tăng thêm cho cổ đông cũng là sự lớn mạnh của công ty.

Tập trung toàn nội lực vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh dược phẩm, không đầu tư dàn trải, mạo hiểm nhất là vào các lĩnh vực ngoài chuyên môn.

Cung cấp thông tin đúng qui định, minh bạch và công bằng cho các cổ đông.

Chi trả cổ tức định kỳ đúng hạn.

Thị trường

Imexpharm cam kết phát triển đúng theo xu hướng của thị trường dược phẩm Việt Nam và thế giới, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, hiệu quả điều trị cao, với chuỗi cung ứng đạt tiêu chuẩn GDP, mở rộng cả thị trường OTC, hệ điều trị và thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, công ty luôn chú trọng tìm tòi phát triển những sản phẩm thay thế cho sản phẩm thị trường còn khan hiếm, phải nhập khẩu với giá cao để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh và giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu dược nội địa và bình ổn giá thuốc.

Bên cạnh đó, Imexpharm tự hào là công ty được lựa chọn để cung ứng thuốc cho các chương trình thầu lao quốc gia.

Xã hội

Tham gia, quan tâm và chia sẻ trách nhiệm xã hội là một phần quan trọng trong hoạt động của Imexpharm. Công ty cam kết dành một khoản ngân sách nhất định hàng năm từ 1- 1,5 tỷ để thực hiện những chương trình như: ăn Tết với người nghèo; khuyến học cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là học bổng cho sinh viên ngành y dược có điều kiện theo đuổi nghề nghiệp mình yêu thích.

Imexpharm tin tưởng rằng với những cam kết về trách nhiệm xã hội đó, cùng với thành tựu và kinh nghiệm trong ngành dược phẩm gần 30 năm qua, cộng với tâm huyết của Ban Tổng Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên, Imexpharm sẽ trở thành Công ty dược phẩm được tin cậy nhất ở Việt Nam.

7. Triển vọng kinh doanh - Định hướng phát triển

7.1. Triển vọng kinh doanh của ngành

- 9 -

Ngành Dược Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển cao, với tốc độ tăng trưởng từ 18%-20% trong vòng 10 năm gần đây. Tổng tiêu dùng thuốc toàn thị trường cả năm 2009 ước đạt 1,75 tỷ USD, tăng hơn 20%; Tiền thuốc bình quân đầu người đã đạt hơn 20 USD, tăng 3,55 USD so với năm 2008. Một thị trường rất lớn, nhưng công nghiệp Dược Việt Nam đang ở đâu trước cuộc hội nhập đầy sóng gió và cạnh tranh quyết liệt?

Hiện nay, giá trị sản xuất thuốc trong nước đạt gần 55% giá trị tiền thuốc sử dụng toàn thị trường.

Thuốc sản xuất trong nước đang hướng tới những nhóm thuốc có tỷ lệ sử dụng cao, thuốc chuyên khoa. Các dạng thuốc bào chế cũng được đầu tư sản xuất khá mạnh mẽ. Hệ thống sản xuất, kiểm tra chất lượng, tồn trữ bảo quản, lưu thông phân phối thuốc không ngừng được xây dựng theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tiêu chuẩn quốc tế, tính đến hết tháng 3/2009 đã có 92 doanh nghiệp trong nước đạt tiêu chuẩn để sản xuất thuốc.

Nhưng đến nay, năng lực sản xuất trong nước còn yếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Thị trường dược còn phụ thuộc khá nhiều từ nhập khẩu (vì chưa sản xuất được nguyên liệu), thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc điều trị bệnh thông thường với các dạng bào chế đơn giản, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Có thể nói, tiềm năng phát triển của ngành Dược Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, các công ty dược trong nước với lợi thế am hiểu thị trường nội địa sẽ chọn hướng đi như thế nào để đứng vững trên thị trường và nâng cao giá trị sản xuất là điều trăn trở của ngành Dược trong nước nói chung và các công ty đầu ngành như Imexpharm nói riêng.

7.2. Định hướng phát triển

Để góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành Dược trong nước, Imexpharm chọn cho mình một hướng đi riêng, chuyên biệt không chạy theo xu hướng thị trường mà “Định hướng vào khách hàng”. Imexpharm định vị cho mình là:

Nhà sản xuất dược phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, luôn định hướng phục vụ khách hàng, nâng cao giá trị cộng thêm cho khách hàng và đối tác.

Trở thành công ty sản xuất liên doanh và nhượng quyền hàng đầu ngành Dược Việt Nam, là lựa chọn đầu tiên của các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia để làm đối tác chiến lược của họ trong việc sản xuất các sản phẩm liên doanh và nhượng quyền.

Văn hóa và triết lý kinh doanh mang đậm nét đặc trưng riêng Imexpharm.

Imexpharm luôn tham gia, quan tâm, chia sẻ trách nhiệm với xã hội, cộng đồng trên con đường phát triển và thành công.

Trở thành Công ty dược phẩm được tin cậy nhất tại Việt Nam.

8. Mục tiêu phát triển đến năm 2012

Năm 2010 là năm thứ 3 của nhiệm kỳ 2008-2012, Hội đồng quản trị đưa ra mục tiêu phát triển đến năm 2012 như sau:

Mục tiêu chung: “Giữ vững vị thế là Công ty Dược phẩm hàng đầu trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt, tiếp tục chiến lược phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả”.

- 10 -

Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng mỗi năm từ 15%-20%, phấn đấu doanh thu đạt 1.000 tỷ vào năm 2012.

Vốn điều lệ đạt 160 tỷ.

Phát triển tốt nhóm hàng chủ lực mang thương hiệu Imexpharm; đưa vào hệ điều trị sản phẩm kháng sinh chích.

Kiểm soát giá thành, chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo các chỉ số ROS, ROA, ROE không thấp hơn trung bình ngành.

Hoàn thiện tái cấu trúc hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.

Sử dụng hiệu quả tiềm năng nguồn nhân lực hiện có; đào tạo, đãi ngộ nhân tài.

Khai thác tối ưu công suất các xưởng sản xuất mới, phấn đấu đạt trên 80% công suất.

Hoàn thiện mở rộng và nâng cấp hệ thống phân phối.

Duy trì các hệ thống tiêu chuẩn quản lý và sản xuất, phân phối đang áp dụng.

Thực hiện tốt các cam kết về trách nhiệm xã hội của công ty.

- 11 -

BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Năm 2009 chúng ta đã chứng kiến và trải qua những diễn biến phức tạp về kinh tế- xã hội trong và ngoài nước.Với Việt Nam các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu đồng loạt gặp khó khăn. Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ như hỗ trợ lãi suất, miễn, giảm, hoãn nộp thuế….kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm là 5,32%.

Trong bối cảnh chung khó khăn của ngành Dược Việt Nam hiện tại, Hội đồng Quản Trị luôn nhận thức rằng sức mạnh và hiệu quả của quản trị là phải nhận thức rõ khó khăn và cũng chính từ đó mà tìm ra những cơ hội mới, có chính sách ứng phó linh hoạt, cùng với sự tín nhiệm của quý khách hàng, quý cổ đông, Imexpharm vẫn tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, tiếp tục đánh dấu thêm một năm phát triển liên tục từ khi cổ phần hoá đến nay. Và chúng tôi xin báo cáo cùng quý cổ đông, quý nhà đầu tư kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện các mục tiêu chủ yếu năm 2009:

I. Những điểm nổi bật trong kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2009

1. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2009

Từ khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành Dược nói riêng đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của Imexpharm. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển của ngành, tiềm lực vững mạnh của Công ty, khả năng điều hành, dự báo, ứng phó linh hoạt của ban điều hành cùng với sự nỗ lực của toàn đội ngũ, tổng doanh thu năm 2009 tăng 22,18%, lợi nhuận trước thuế tăng 13,78% so với năm 2008.

Tổng doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tổng doanh thu đạt 111,05% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 113,42% kế hoạch, cụ thể: ( Đvt: 1.000đ)

Chỉ tiêu KH 2009 TH 2009 TH09/KH09 (%)

TH 09/08 (%)

- Tổng doanh thu 638.000.000 708.461.002 111,05 122,18

- Lợi nhuận trước thuế 71.000.000 80.528.353 113,42 113,78

- 12 -

638 708

71 80.5

0

200

400

600

800

Doanh Thu Lôïi Nhuaän

KH 2009 TH 2009

Đặc biệt, Imexpharm cũng đã thành công trong chương trình đưa sản phẩm vào hệ điều trị cả nước, doanh thu hệ điều trị tăng trưởng tốt, đạt trên 50% tổng doanh thu, cho thấy cơ cấu doanh thu đang phát triển đúng theo xu thế chung là tăng tỷ lệ thuốc kê toa nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho hệ điều trị.

2. Hoạt động tiếp thị và bán hàng

Hoạt động tiếp thị

Dựa vào ưu thế công ty có một hệ thống quản lý, sản xuất chất lượng cao, có thế mạnh trong sản xuất gia công nhượng quyền cho các tập đoàn dược phẩm lớn của châu Âu, Imexpharm quyết định tập trung đầu tư vào các sản phẩm chủ lực, có thị trường và thị phần lớn để xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm tạo thế đứng vững chắc của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng và giới chuyên môn, giúp công ty đạt được chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận một cách lâu dài và bền vững.

Danh mục các mặt hàng được chọn lựa và cơ cấu lại trên cơ sở chọn lọc những sản phẩm có tiềm năng trên thị trường và loại bỏ bớt những sản phẩm có tiềm năng thấp hay trùng lắp để tiết kiệm chi phí sản xuất và tập trung nâng cao doanh số.

Nâng cao hình ảnh của IMP không chỉ là một công ty dược phẩm chất lượng, dịch vụ hàng đầu mà còn là một công ty dẫn đầu trong các hoạt động xã hội đóng góp cho việc chăm lo sức khỏe cộng đồng, phong trào thể thao và khuyến học.

Trên cơ sở đó, các hoạt động tiếp thị được cải thiện trong năm 2009 khẳng định hình ảnh IMEXPHARM gắn với chất lượng, sức khỏe và cộng đồng. Các trọng tâm của hoạt động tiếp thị năm 2009:

Xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực

Các sản phẩm chủ lực được đầu tư xây dựng thương hiệu một cách bài bản thông qua các hoạt động về nghiên cứu thị trường, chương trình khuyến mãi bán hàng, các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hiệu quả đến tận người bán hàng và người tiêu dùng và tại các điểm bán hàng.

Các chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo và hấp dẫn: như hội nghị khách hàng, khuyến học cho con em khách hàng, khách hàng tham gia đi du lịch với Imexpharm, các hội thảo cung cấp thông tin

- 13 -

sản phẩm được triển khai đều và rộng tới giới chuyên môn giúp việc sử dụng sản phẩm trong điều trị được thuận tiện hơn.

Đội ngũ nhân viên phòng tiếp thị ngày càng chuyên nghiệp hơn thông qua việc tuyển dụng, tổ chức, sắp xếp các chương trình đào tạo, huấn luyện hợp lý và hiệu quả.

Hình ảnh thương hiệu Imexpharm

Giữ vững và phát huy sự tin tưởng và đánh giá của giới chuyên môn và khách hàng về Imexpharm: Công ty dược có sản phẩm uy tín, tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu Việt Nam, tương đương các sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia. Bên cạnh đó, hình ảnh năng động của Imexpharm: Công ty dược luôn chung tay góp sức chăm lo sức khỏe cộng đồng và tích cực trong các hoạt động xã hội, từ thiện trong ngành y tế nói riêng và trong cộng đồng nói chung.

Hoạt động bán hàng

Một trong những cơ hội của Imexpharm là mở rộng chiều sâu và phát triển hiệu quả hệ thống phân phối đã được đầu tư. Tính đến cuối năm 2009, hệ thống phân phối đã bao phủ gần 50 Tỉnh/thành, 40 chi nhánh và nhà phân phối với hơn 8.000 khách hàng trên toàn quốc. Đội ngũ bán hàng đã được gia tăng thêm và mở rộng bao phủ các thị trường ở miền Bắc, miền Trung và Cao nguyên.

Các khóa đào tạo kỹ năng quản lý bán hàng, quản lý cho người quản lý và trình dược viên được tổ chức định kỳ hàng quý giúp nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ bán hàng.

Với triết lý kinh doanh "Imexpharm - Sự cam kết ngay từ đầu" và “1000 Năm sau hoa sen vẫn nở”, các hoạt động tiếp thị và bán hàng của Imexpharm đã và đang giúp cho sản phẩm Imexpharm "Sánh vai cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới" góp phần đem lại doanh số và lợi nhuận cho Imexpharm.

3. Công tác nghiên cứu và phát triển

Định hướng tập trung phát triển sản phẩm chất lượng và giá thành hợp lý, trong năm qua Imexpharm đã tập trung nghiên cứu các sản phẩm đặc trị, đa dạng các dạng bào chế (thuốc tiêm, thuốc toạ dược, hỗn dịch uống,....); bên cạnh đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật luôn được quan tâm đào tạo và cập nhật kiến thức mới trong ngành.

Năm 2009 đã nghiên cứu:

Sản phẩm mới: 14 sản phẩm

Liên doanh với ACS – Dobfar Ý: 03 sản phẩm thuốc tiêm

Liên doanh với Pharmascience Canada: 38 sản phẩm

Trong đó đã cho ra thị trường sản phẩm thuốc tiêm, sản phẩm mới như : Andol fort, pms-Alu P gel, Spasless... sản phẩm liên doanh pms. Các sản phẩm còn lại đang chờ được cấp số đăng ký.

Hiện nay, Imexpharm được Bộ Y Tế cho phép lưu hành toàn quốc trên 259 sản phẩm.

Bên cạnh việc không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, Công ty luôn quan tâm đến việc xây dựng phương án sản phẩm đặc trưng mang tính chủ lực và nghiên cứu cải tiến mẫu mã đẹp theo hệ thống nhận diện thương hiệu.

4. Công tác quản lý chất lượng

- 14 -

Hệ thống quản lý chất lượng được duy trì và nâng cao, tiếp tục được công nhận đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Thực hành Tốt Sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới (GMP-WHO) và của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài như Sandoz, Sanofi, GSK…

Triển khai và mở rộng việc áp dụng nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) đến các chi nhánh.

Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của ISO 9001:2008

Triển khai áp dụng Quản lý Chất lượng Toàn diện (được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT xác nhận đã áp dụng các modules TQM).

5. Công tác đầu tư xây dựng

Năm 2009 công tác đầu tư mở rộng như sau:

Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy Cephalosporin GMP- WHO (sản xuất thuốc viên, thuốc gói và thuốc tiêm) tại khu công nghiệp Việt Nam- Singapore II Bình Dương, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động quý II năm 2010.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại cho sản xuất và mở rộng nhà xưởng, khu kiểm nghiệm tại Đồng tháp.

Đầu tư cho các công trình Chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi.

6. Về công tác tài chính kế toán

Trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, công tác tài chính tại doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tại công ty. Chính vì vậy, các giải pháp tài chính tập trung vào hoạt động chính của Công ty nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất một cách hiệu quả nhất và đảm bảo đúng quy định của Nhà Nước.

Nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục biến động, Imexpharm đã và đang thực hiện kiểm soát chặt chẽ chi phí, tăng cường kiểm soát và thu hồi công nợ; quản lý hàng tồn kho hợp lý, làm tốt công tác phân tích dự báo thị trường để có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu; thành phẩm hợp lý, từng bước thực hiện giảm chi phí bán hàng tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tạo lập hệ thống mạng và cài đặt chương trình kế toán, theo dõi doanh số bán hàng, cũng như lượng hàng tồn kho tại các chi nhánh, nhà phân phối, giúp Công ty quản lý vốn lưu động tốt hơn.

Giải ngân kịp thời cho dự án nhà máy Cephalosporin Bình Dương.

Đã thực hiện việc chuyển đổi chi nhánh Remedica- Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thành Công ty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Mephydica) vốn điều lệ là 7,5 tỷ đồng. Trong đó, Imexpharm 20%, nhằm tăng tính chủ động cho Mephydica và tăng hiệu quả sử dụng vốn của Imexpharm.

Bên cạnh công tác quản lý, sử dụng vốn hiệu quả công ty còn quan tâm đến các hoạt động gặp gỡ và chia sẻ thông tin với các cổ đông và nhà đầu tư, đồng thời đã thực hiện tốt công tác công bố thông tin trên trang Web minh bạch, kịp thời tạo niềm tin cho cổ đông và nhà đầu tư.

- 15 -

Ngoài ra, công tác kiểm toán nội bộ cũng được thực hiện một cách chặt chẽ; thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chính sách bán hàng; qui định về phân cấp quản lý tài chính đối với các đơn vị trực thuộc góp phần giúp lãnh đạo điều hành hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng qui định pháp luật.

7. Về công tác quản trị nhân sự và đào tạo

Với nhận thức nhân sự là tài sản vô cùng quý giá, Imexpharm luôn quan tâm các chính sách đãi ngộ và đào tạo phù hợp nhằm khuyến khích sự đóng góp của mỗi thành viên vào sự thành công chung của toàn công ty.

Để thực hiện điều này, công ty đã triển khai thực hiện hệ thống đánh giá hiệu quả công việc, triển khai huấn luyện văn hoá doanh nghiệp cho toàn công ty.

Công ty cũng đã áp dụng chương trình quản lý thông tin nhân viên, giúp hệ thống hoá việc quản lý thông tin cá nhân của nhân viên, báo cáo tình hình lao động, đào tạo, tuyển dụng, tiền lương và các khoản phúc lợi….

Công tác đào tạo và tái đào tạo luôn được quan tâm giúp cho đội ngũ cán bộ nhân viên cập nhật kiến thức nâng cao tay nghề. Trong đó nhấn mạnh vai trò tự đào tạo, thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện, hội thảo về chuyên môn như: Huấn luyện GMP-WHO, ISO, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kiến thức sản phẩm, vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo cho nhân viên tự hoàn thiện.

Đặc biệt, Công ty luôn quan tâm và có những chính sách để thu hút và bồi dưỡng đội ngũ kế thừa với tiêu chí: trẻ hoá, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhạy bén, năng động, sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của Imexpharm nói riêng và hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay nói chung.

Với lực lượng lao động ngày càng phát triển, việc chăm lo đời sống của CBCNV được thực hiện tốt về vật chất lẫn tinh thần. Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng tăng lên, từ 6,2 triệu đồng/người/tháng năm 2008 lên 7,6 triệu đồng/người/tháng năm 2009; thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn cho người lao động; thưởng và tặng quà cho cán bộ, công nhân viên nhân dịp các ngày lễ lớn, ngày tết. Thường xuyên tổ chức hội thao, hội diễn văn nghệ, các hội thi trong nội bộ nhằm tạo mối đoàn kết, gần gũi thân thiện trong đội ngũ; quan tâm thăm hỏi và khen thưởng cho các cháu là con cán bộ CNV trong công ty có thành tích học tập tốt hàng năm, đồng thời tổ chức vui chơi và tặng quà cho các cháu nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết trung thu.

8. Về sáng kiến- giải pháp hữu ích

Năm 2009 qua phát động phong trào, cán bộ công nhân viên công ty đã đóng góp 40 sáng kiến cải tiến tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao năng suất, hợp lý hoá công việc đã được triển khai thực hiện.

9. Về công tác xã hội

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Imexpharm luôn muốn hài hoà giữa lợi ích của cổ đông và lợi ích cộng đồng.

Thể hiện điều đó, Imexpharm chia sẻ với cộng đồng bằng các hoạt động như: Chương trình khuyến học Imexpharm, Học Bổng Đặng Thuỳ Trâm, ăn tết với người nghèo, xây nhà tình thương, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, giải thưởng Huỳnh Thúc Kháng tại TP Đà Nẵng…Công ty dành một

- 16 -

khoản ngân sách nhất định mỗi năm khoảng 1-1,5 tỉ đồng. Imexpharm có thể tự hào là một công ty rất xem trọng việc học, khuyến khích và tạo điều kiện để tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ từ đó cũng tạo được hình ảnh Imexpharm trong lòng mọi người. Thông qua chương trình này Imexpharm đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trên cả nước.

Tóm lại

Năm 2009, Imexpharm doanh thu chung tăng 22,18%; Lợi nhuận trước thuế tăng 13,78%;. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, doanh thu toàn ngành chỉ tăng trưởng trên 20% thì kết quả tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Imexpharm rất đáng ghi nhận, đánh dấu sự tăng trưởng liên tục, ổn định và bền vững.

II. Định hướng năm 2010

Năm 2010, tuy nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua “đáy suy giảm”nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chậm và còn đang chịu ảnh hưởng những biến động của kinh tế thế giới.

Dự báo sẽ còn nhiều khó khăn và khả năng tái lạm phát cao, với việc đầu năm 2010 giá xăng dầu tiếp tục tăng, giá điện tăng, tỷ giá đồng USD/VND cũng đã được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng đồng nghĩa với việc giá cả đầu vào sẽ còn nhiều biến động.

Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và các dự báo thị trường, việc định ra phương hướng phát triển cho thời gian tới để làm căn cứ tổ chức thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng. Trên cơ sở đó, Hội đồng Quản Trị công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm xây dựng định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 như sau:

Mục tiêu năm 2010

Tổng doanh thu: 762 tỷ đồng tăng trưởng 7,55%; Trong đó, doanh thu thuần 760 tỷ tăng trưởng 15,15% so năm 2009

Lợi nhuận trước thuế: 90 tỷ đồng tăng trưởng 11,34% so năm 2009;

Tiếp tục được công nhận đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Thực hành Tốt Sản xuất thuốc theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới (GMP-WHO) qua đánh giá của cơ quan chức năng và đẩy nhanh tiến độ hợp tác với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài như Sanofi, GSK, ACS- Dobfar…

Tập trung tiến độ nhà máy Cefalosporine và đưa vào hoạt động Quý II năm 2010.

Xây dựng phương án mở rộng nhà máy Bình Dương.

Giải pháp trọng yếu

Phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 160 tỷ đồng nhằm đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo dõi sát tình hình biến động kinh tế, giá cả nguyên vật liệu đầu vào và tỷ giá ngoại tệ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý chặt chẽ chi phí: nâng cao ý thức tiết kiệm, từng bước thực hiện giảm chi phí bán hàng bằng cách nâng cao thương hiệu và cải tiến chính sách bán hàng.

- 17 -

Mở rộng và phát triển hiệu quả mạng lưới phân phối và xây dựng cơ sở vật chất tại các khu vực bán hàng nhằm triển khai áp dụng các tiêu chuẩn GSP, GDP, GPP trong hệ thống phân phối.

Thực hiện các hoạt động Marketing: chăm sóc khách hàng, tiếp cận người tiêu dùng, quảng bá nhóm sản phẩm mới, củng cố nhằm tăng trưởng nhóm sản phẩm chủ lực.

Tiếp tục triển khai áp dụng Quản lý Chất lượng Toàn diện (TQM).

Tiếp tục chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của Công ty. Trong đó, nâng cao công tác quản trị nhân sự, đào tạo kỹ năng, kiến thức và thường xuyên quan tâm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của từng cán bộ công nhân viên.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều biến động của nền kinh tế thế giới, khu vực, trong nước, trong ngành nhưng Imexpharm đã hoàn thành vượt mức và toàn diện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 mà Đại hội đồng cổ đông đã giao.

Năm 2010 với quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết bền vững, biết phát huy sức mạnh nội tại và tận dụng thời cơ, đặc biệt có được niềm tin yêu của quý cổ đông cùng đông đảo khách hàng trên mọi miền đất nước, chúng tôi tin tưởng rằng Imexpharm sẽ hoàn thành các mục tiêu kế hoạch mà đại hội đồng cổ đông giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của ngành Dược Việt Nam giai đoạn 2006-2010.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

TRẦN THỊ ĐÀO

- 18 -

BÁO CÁO CỦA BAN ĐIỀU HÀNH Năm 2009, kinh tế thế giới đã phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng, các quốc gia

đã nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và cũng đã phát huy được hiệu quả cao. Trong đó, Việt Nam được xem như điểm sáng trong khu vực với những giải pháp phù hợp của Chính phủ như: Hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, giãn nộp thuế; sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng; … kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi trong 6 tháng cuối năm với mức tăng trưởng GDP cả năm 5,32%.

Tuy được sự hỗ trợ từ Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách do tác động của hậu khủng hoảng và các chính sách kiểm soát, điều chỉnh vĩ mô liên tục của nhà nước. Đặc biệt là chính sách tiền tệ, như: chính sách tín dụng khi thì nới lỏng, khi thì thắt chặt; tình trạng ngoại tệ luôn khan hiếm; chính sách tỷ giá hối đoái khi kìm giữ, khi thì điều chỉnh tăng liên tục, tính đến cuối năm 2009 tỷ giá USD so với VNĐ đã tăng 12% so với đầu năm; … làm ảnh hưởng lớn đến nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là ngành dược phẩm hơn 90% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu làm tăng chi phí đầu vào.

Tuy nhiên, nhờ khả năng phát triển của ngành, tiềm lực vững mạnh của công ty, khả năng dự báo linh hoạt trong điều hành của HĐQT và Ban TGĐ, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn đội ngũ CBCNV công ty và sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, quý cổ đông, trong năm 2009 Imexpharm đã vững bước vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển ổn định, thể hiện qua kết quả tài chính đã đạt được như sau:

I. Tình hình tài chính, khả năng hoạt động: 1. Cơ cấu tài sản - nguồn vốn:

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Số đầu năm 2009

Số cuối năm 2009 Tỷ lệ %

TỔNG TÀI SẢN 596.41 731.47 122.65%

A. Tài sản ngắn hạn

398.18 527.19 132.40% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110.88 135.04 121.79% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 25.71 12.81 49.82% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 106.86 175.89 164.60% IV. Hàng tồn kho 148.25 195.92 132.16% V. Tài sản ngắn hạn khác 6.48 7.53 116.20%B. Tài sản dài hạn 198.23 204.28 103.05% I. Tài sản cố định 131.98 152.34 115.43% II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 39.18 37.65 96.09% III. Tài sản dài hạn khác 27.073 14.29 52.78%

TỔNG NGUỒN VỐN 596.41 731.47 122.65%A. Nợ phải trả 80.58 188.18 233.53% I. Nợ ngắn hạn 78.64 177.38 225.56% II. Nợ dài hạn 1.93 10.81 560.10%B. Vốn chủ sở hữu 515.83 543.29 105.32% I. Vốn chủ sở hữu 512.57 537.73 104.91% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 116.60 116.60 100.00%

- 19 -

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 3.26 5.56 170.55%

Tổng nguồn vốn cuối năm 2009 tăng so với đầu năm 22,65% là do vốn chủ sở hữu tăng thêm từ kết quả lợi nhuận chưa phân phối năm 2009 mang lại và từ việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận chưa phân phối của năm 2008 theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2008. Ngoài ra, nguồn vốn tăng còn do vốn ứng trước của nhà cung cấp nguyên liệu, người mua trả trước tiền và nợ vay ngân hàng để tài trợ vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo chương trình ưu đãi lãi suất của Chính Phủ.

Về cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi, tỷ trọng vốn chủ sở hữu cuối năm là 74,27% giảm so với đầu năm là 12,22%. Điều này đã được Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc dự tính trước và đã được trình bày trong báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông năm 2008 nhằm khai thác hiệu quả đòn bẩy nợ.

Tổng tài sản cuối năm 2009 tăng 22,65% chủ yếu là tăng từ tài sản ngắn hạn. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tăng 21,79% do thu tiền bán hàng mang lại để chuẩn bị giải ngân cho nhà máy Cefa Bình Dương; các khoản nợ phải thu tăng 64,6% do doanh thu bán hàng vào hệ điều trị tăng và khoản nợ nhà phân phối hàng nhượng quyền Sandoz ở cuối năm. Tuy nhiên, các khoản nợ này đều là nợ có khả năng thanh toán, được quản lý chặt chẽ và lập dự phòng theo đúng quy định; hàng tồn kho tăng 32,16% do công ty chủ động dự trữ nguyên liệu cho sản xuất để tránh ảnh hưởng do biến động của giá nguyên liệu và tỷ giá ngoại tệ theo xu hướng tăng.

Về cơ cấu, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 72% trong tổng tài sản, tăng 5,31% là phù hợp với với đặc điểm của ngành, nhưng trong 2010 tỷ trọng này sẽ giảm khi nhà máy Cefa Bình Dương đưa vào hoạt động.

2. Các chỉ số hoạt động:

6.70

5.06

2.971.87

4.73

3.18

1.87

3.72

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

7.00

8.00

2006 2007 2008 2009

Lần

Khả năng thanh toán ngắn hạnKhả năng thanh toán nhanh

Các hệ số thanh toán của Imexpharm luôn ở mức cao, cho thấy một tình hình tài chính an toàn. Tuy nhiên, các hệ số này đã giảm khi Imexpharm giải ngân vốn vào dự án nhà máy Bình Dương. Năm 2009 hệ số thanh toán tiến về mức hợp lý, đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện tốt hơn. Năm 2007 các hệ số này tăng quá cao vì thời điểm cuối năm công ty thu tiền phát hành cổ phiếu chưa giải ngân kịp vào các dự án.

3. Khả năng sinh lời:

- 20 -

10.37 9.95

18.16

12.221 3 . 8 8 12.07

8.05

11.3711.01

8 . 9 89 . 7 79 . 5 9

0.002.004.006.008.00

10.0012.0014.0016.0018.0020.00

2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ %

ROS ROE ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) năm 2009 là 9,96% và các năm qua có xu hướng giảm, nguyên nhân là do chi phí bán hàng gia tăng như đã phân tích làm cho ROS giảm.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2009 là 8,98% và cũng giảm dần là do phát hành tăng vốn năm 2007 cho dự án đầu tư nhà máy cefa nhưng chưa mang lại doanh thu.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có xu hướng tăng trưởng tốt, năm 2009 đạt 12,22% nhờ vào sự tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm.

4. Giá trị/cổ phiếu Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) : 5.873 đồng Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) : 2.000 đồng Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BV) : 46.327 đồng Giá thị trường ngày 31/12/2009 : 84.500 đồng/cổ phiếu Giá cao nhất 52 tuần qua : 87.000 đồng/cổ phiếu Giá thấp nhất 52 tuần qua : 47.790 đồng/cổ phiếu P/B : 1,82 lần P/E : 14,39 lần Số lượng cổ phiếu đang lưu hành : 11.602.620 cổ phiếu Giá trị vốn hóa thị trường : 985 tỷ đồng Những thay đổi về vốn cổ đông : không có Số lượng cổ phiếu quỹ : 57.200 cổ phiếu

- 21 -

(Nguồn: www.vndirect.com.vn)

II. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Thực hiện so với kế hoạch 2009:

Đvt: 1.000 đ

Chỉ tiêu Kế hoạch 2009

Thực hiện 2009

TH 2009/ KH 2009

- Tổng doanh thu và thu nhập 638.000.000 708.461.002 111,05%- Lợi nhuận trước thuế 71.000.000 80.528.353 113,42%

638.00

71.00

708.46

80.53 100

200

300

400

500

600

700

800Tỷ đồng

Kế hoạch Thực hiện

Tổng doanh thu

Lợi nhuận trướcthuế

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty

đều vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông năm 2008 đã thông qua lần lượt là 11,05% và 13,42%.

So với thực hiện năm 2008: ĐVT: 1.000 đ

Chỉ tiêu Thực hiện 2008

Thực hiện 2009

Năm 2009/2008

- Tổng doanh thu và thu nhập khác 579.832.532 708.461.002 122.18%

- 22 -

- Doanh thu thuần 561.844.280 660.076.130 117,48%

Trong đó: Doanh thu sản xuất 532.645.116 625.285.216 117,39%- Lãi gộp 242.035.521 293.432.739 121.24%- Chi phí bán hàng 145.012.250 181.876.679 125.42%- Chi phí quản lý 24.969.166 29.965.004 120.00%- Chi phí tài chính 13.913.345 9.684.938 69,61%- Lợi nhuận trước thuế 70.773.035 80.528.353 113,78%- Lợi nhuận sau thuế 58.265.655 65.706.721 112.77%

579,83561,84532,65

242,04

70,7758,27

708,46660,08

625,29

293,43

80,5365,71 100

200

300

400

500

600

700

800Tỷ đồng

Thực hiện 2008 Thực hiện 2009

Tổng doanh thu

Doanh thu thuần

Doanh thu sản xuất

Lãi gộp

Lợi nhuận trướcthuếLợi nhuận sau thuế

So năm 2008, tổng doanh thu thực hiện 708,46 tỷ tăng trưởng 22,18%, doanh thu thuần thực

hiện 660,08 tỷ tăng trưởng 17,48% và doanh thu sản xuất thực hiện 625,29 tỷ tăng trưởng 17,39%.

Doanh thu tăng trưởng là do công ty bổ sung thêm sản phẩm mới, mở rộng độ bao phủ trên thị trường,

đặc biệt là vào hệ điều trị.

Lãi gộp thực hiện tăng trưởng 21,24% cao hơn tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần, cho thấy năm

qua công ty kiểm soát tốt chi phí đầu vào sản xuất để giảm giá thành sản phẩm.

Chi phí bán hàng thực hiện 181,88 tỷ tăng 25,42% cao hơn tăng trưởng lãi gộp 4,18%. Nếu tính

theo tỷ trọng doanh thu thuần thì chi phí bán hàng năm 2009 cao hơn năm 2008 là 1,74% là do công ty

đang trong quá trình đầu tư mở rộng hệ thống phân phối, đội ngũ bán hàng cũng như tăng cường các

hoạt động tiếp thị, quảng bá nhằm giới thiệu sản phẩm và thương hiệu Imexpharm đến cộng đồng.

Chi phí quản lý thực hiện 29,96 tỷ tăng 20%, tính theo tỷ trọng doanh thu thuần thì chi phí

quản lý năm 2009 là 4,54% tương đương với năm 2008 cho thấy khoản chi phí này tương đối ổn định

trong cơ cấu doanh thu qua các năm.

Chi phí tài chính thực hiện 9,68 tỷ giảm 30,39% so với năm 2008, do năm 2008 công ty trích

lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá năm 2009

- 23 -

cao hơn năm 2008 là 3,5 tỷ đồng, là do tình trạng khan hiếm ngoại tệ năm 2009 đã làm tỷ giá ngoại tệ

luôn biến động, mặc dù công ty luôn có những phân tích, dự báo xu hướng tỷ giá, có kế hoạch mua

USD theo các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…để thanh toán nên đã giảm bớt phần nào

thiệt hại của chênh lệch tỷ giá thực hiện.

Lợi nhuận trước thuế thực hiện 80,53 tỷ tăng 13,78%, lợi nhuận sau thuế thực hiện 65,71 tỷ

tăng 12,77% cho thấy công ty đã duy trì được tỷ lệ tăng trưởng tốt và ổn định.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005-2009:

337300

24

525491

42

452427

55

562533

58

660625

66 100

200

300

400

500

600

700Tỷ đồng

2005 2006 2007 2008 2009

Doanh thu thuần

Doanh thu sảnxuấtLợi nhuận sauthuế

Xét trong 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2009 doanh thu thuần năm 2009 đã tăng 195,84% so với năm

2005, nhưng lợi nhuận sau thuế thì đã tăng 275%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu thuần

giai đoạn này là 23,96%, của lợi nhuận sau thuế là 43,75%, cho thấy sự tăng trưởng khá nhanh và ổn

định của Imexpharm. Ngoài ra, Imexpharm phát triển chủ yếu dựa vào giá trị hàng sản xuất chất lượng

cao, điều đó cũng thể hiện sự bền vững trong hoạt động và giúp duy trì vị thế là một trong những công

ty dược đầu ngành trong nước.

III. Phương án phân phối lợi nhuận

Phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2009 của Công ty đã trình và được Đại hội đồng cổ đông thông qua như sau:

STT Diễn giải Tỷ lệ Số tiền

1 Lợi nhuận trước thuế thực hiện năm 2008 80.528.353.037

2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 28.672.484.838

Trong đó: - Số phải nộp 14.336.242.419

- Số miễn giảm 14.336.242.419

- 24 -

3 Lợi nhuận sau thuế 100% 66.192.110.618

4 Chi trả cổ tức 20%/vốn điều lệ 35,23% 23.319.640.000

5 Quỹ đầu tư phát triển 48,48% 32.091.165.859

6 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 15% 9.928.816.593

7 Chi phí HĐQT và BKS do hoàn thành KH lợi nhuận theo khoản 11 điều 25 điều lệ Công ty

1,29% 852.488.166

Trong đó : - Hoàn thành kế hoạch

- Vượt kế hoạch

661.921.106

190.567.060

Phương án sử dụng các quỹ:

Quỹ dự phòng tài chính: đã trích đủ 10% trên vốn điều lệ nên năm 2009 không phải trích nữa; Dùng để bù đắp những thiệt hại trong quá trình hoạt động của công ty (nếu có); Do Hội đồng quản trị công ty quyết định sử dụng.

Quỹ đầu tư phát triển: Dùng để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển công ty, do Hội đồng quản trị công ty quyết định. Do việc áp dụng Luật và các qui định về thuế đối với các nghiệp vụ khác nhau có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do vậy số liệu thuế sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế. Trong trường hợp có sự chênh lệch về thuế thì công ty sẽ sử dụng nguồn quỹ đầu tư và phát triển để bù đắp.

Quỹ khen thưởng: Dùng để khen thưởng cho cán bộ công nhân viên, các cá nhân, tập thể có thành tích tốt đóng góp cho quá trình hoạt động, phát triển công ty, do Tổng Giám đốc công ty quyết định sau khi tham khảo với cấp Uỷ và Ban chấp hành Công Đoàn của công ty.

Quỹ phúc lợi: Dùng để chi hỗ trợ cho các hoạt động nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt, sức khỏe, tinh thần của cán bộ công nhân viên công ty, các cơ quan, tổ chức xã hội; Do Tổng Giám đốc Công ty quyết định sau khi tham khảo với cấp Uỷ và Ban chấp hành Công Đoàn của công ty.

Cổ tức: sẽ được thông báo và chia cho cổ đông chậm nhất trong thời hạn 60 ngày sau khi kết thúc Đại hội đồng cổ đông thường niên 2009.

IV. Những tiến bộ công ty đã đạt được

1. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức

Phân chia, sắp xếp lại các xưởng sản xuất để hợp lý hóa và đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất theo yêu cầu của các đối tác nhượng quyền.

Hoàn thành việc chuyển đổi Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười thành Công ty cổ phần nghiên cứu, bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, vốn điều lệ 7,5 tỷ, Imexpharm nắm giữ 20%, để tăng cường tính tự chủ cho hoạt động của Trung tâm.

2. Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng

- 25 -

Trong năm đã triển khai áp dụng Quản lý Chất lượng Toàn diện (được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT xác nhận đã áp dụng các modules TQM).

Xây dựng mô hình nhà thuốc GPP để làm mẫu cho việc xây dựng tiêu chuẩn này cho toàn hệ thống năm 2010.

3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát

Kiểm soát hiệu quả chi phí đầu vào, kết quả là tỷ lệ lãi gộp tăng trưởng 21,24%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 17,48%.

Nâng cấp phần mềm kế toán giúp cập nhật dữ liệu của toàn hệ thống một cách liên tục để kiểm soát tồn kho, công nợ và số ngày phải thu, lưu chuyển tiền và theo dõi doanh số.

V. Phương hướng 2010:

Tuy nền kinh tế đã vượt qua "đáy suy giảm", nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và đang chịu những ảnh hưởng biến động của thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, tiếp tục hoạt động trong trạng thái "cầm cự" để tồn tại, lúng túng về hướng kinh doanh, do sức mua của thị trường tăng trưởng chậm và chưa ổn định.

Thêm vào đó, nền kinh tế vĩ mô biểu hiện nhiều dấu hiệu bất ổn, thể hiện nổi bật nhất là Ngân hàng nhà nước lại có thêm đợt tăng tỷ giá đồng USD lên ngưỡng mới và thả nổi lãi suất cho vay, cộng thêm giá xăng dầu, giá điện, nước tăng, điều chỉnh tăng mức lương cơ bản. Tất cả làm tăng thêm nỗi lo có thêm một đợt lạm phát tái diễn. Giá cả đầu vào cho sản xuất, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ còn tiếp tục biến động.

Theo đánh giá, năm 2010 kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cần phải chuẩn bị tốt các phương án ứng phó.

Trên quan điểm thận trọng, HĐQT và Ban lãnh đạo Công ty xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác tài chính năm 2010 là đảm bảo nền tài chính công ty ổn định và vững mạnh góp phần quan trọng để thực hiện chỉ tiêu kinh tế cơ bản:

Chỉ tiêu ĐVT KH.2010 Tỷ lệ %

2010/2009

- Tổng doanh thu Tỷ đồng 762 107,55

- Doanh thu thuần Tỷ đồng 760 115,15

- Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 90 111,34

Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của công tác tài chính là:

- 26 -

- Đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và vốn giải ngân cho dự án nhà máy Cephalosporin Bình Dương.

- Kiểm soát tốt chi phí đầu vào để giảm giá thành sản phẩm. Phân tích, dự báo biến động giá cả nguyên vật liệu, tỷ giá, thực hiện chiến lược dự trữ tối ưu cho sản xuất.

- Quản lý tốt công nợ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cải thiện các tỷ số về hiệu quả hoạt động như ROS, ROE, ROA.

- Tăng cường gặp mặt, tiếp xúc với các cổ đông và nhà đầu tư để trao đổi thông tin. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các báo cáo và công bố thông tin về kết quả tài chính và tình hình hoạt động của công ty đến các cổ đông và nhà đầu tư.

Trên đây là kết quả công tác tài chính năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ 2010.

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

- 27 -

BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (dưới đây gọi tắt là Công ty) hân hạnh đệ trình báo cáo này cùng với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009.

1. Các thông tin chung Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1400384433 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 08 năm 2001 và các đăng ký thay đổi sau đó với lần đăng ký thay đổi gần đây nhất vào ngày 06 tháng 07 năm 2009 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp.

Trụ sở và nhà máy được đặt tại số 4, đường 30/04, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 116.598.200.000 đồng.

Các đơn vị trực thuộc tính đến 31/12/2009 gồm: - Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh số 63B – 65B, đường số 2, cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11,

Tp. Hồ Chí Minh. - Chi nhánh 2 Tp. Hồ Chí Minh lô B16/I, đường số 2A, khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận

Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm – Cửu Long 3 số 11/3, Thoại Ngọc

Hầu, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm: Lô G – Trung tâm thương mại Cái

Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. - Chi nhánh Hà Nội số 26N, 7A Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, quận Thanh

Xuân, Tp. Hà Nội. - Chi nhánh số 3 Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm tại Bình Dương số 22, đường số

2, KCN Việt Nam – Singapore II, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Cửu Long 2 số 66 A, Nguyễn Tất

Thành, khóm 3, phường 1, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. - Chi nhánh Cửu Long 5 số 135, Nguyễn Trãi, phường 9, tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Tây Ninh số 59B, Nguyễn Thái Học,

khu phố 3, phường 3, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Khu vực đồng bằng số 164, tỉnh lộ

854, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. - Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Kiên Giang số 378, đường Mạc Cửu,

phường Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Công ty có các chức năng kinh doanh chủ yếu sau: - Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm; thiết bị và dụng cụ y tế; nguyên liệu bao bì

sản xuất thuốc. - Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm; thực phẩm, thực phẩm

chức năng; các loại nước uống, nước uống có cồn, có gaz, các chất diệt khuẩn, khử trùng cho người.

- 28 -

- Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc. - Nuôi trồng, chế biến và mua bán dược liệu. - Kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng. - Đầu tư tài chính.

2. Thành viên của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám Đốc Danh sách các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Tổng Giám Đốc trong năm và vào ngày lập báo cáo này bao gồm:

Hội đồng Quản trị Họ tên Chức danh Bà Trần Thị Đào Chủ tịch HĐQT Ông Trần Thái Hoàng Thành viên HĐQT Ông Nguyễn Quốc Định Thành viên HĐQT Bà Nguyễn Thị Thu Hồng Thành viên HĐQT Ông Phan Hoàng Minh Trí Thành viên HĐQT Bà Nguyễn Kiêm Phương Thành viên HĐQT Ông Trần Anh Tuấn Thành viên HĐQT Ông Võ Hữu Tuấn Thành viên HĐQT Ông Ngô Minh Tuấn Thư ký HĐQT Ban Kiểm soát Họ tên Chức danh Ông Nguyễn Đức Tuấn Trưởng Ban Kiểm soát Bà Đỗ Thị Thanh Thúy Thành viên Ban Kiểm soát Bà Lê Thị Kim Chung Thành viên Ban Kiểm soát Ban Tổng Giám đốc Họ tên Chức danh Bà Trần Thị Đào Tổng Giám đốc Ông Trần Thái Hoàng Phó Tổng Giám đốc Ông Nguyễn Quốc Định Phó Tổng Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thu Hồng Phó Tổng Giám đốc

3. Đánh giá tình hình kinh doanh Các số liệu về tình hình hình kinh doanh trong năm 2009 được trình bày trên báo cáo tài chính đính kèm đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán DTL.

4. Cam kết của Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ sách kế toán được lưu giữ một cách phù hợp để phản ánh với mức độ chính xác, hợp lý tình hình tài chính của Công ty ở bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng báo cáo tài chính tuân thủ hệ thống và Chuẩn mực kế toán Việt nam.

Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tài sản của Công ty và do đó thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và vi phạm khác.

- 29 -

Vào ngày lập báo cáo này, không có bất cứ trường hợp nào có thể làm sai lệch các giá trị về tài sản lưu động được nêu trong báo cáo tài chính, và không có bất kỳ một khoản bảo đảm nợ bằng tài sản nào hay khoản nợ bất ngờ nào phát sinh đối với tài sản của Công ty từ khi kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo này.

Vào ngày lập báo cáo này, không có bất kỳ tình huống nào có thể làm sai lệch các số liệu được phản ánh trên các báo cáo tài chính của Công ty, và có đủ những chứng cứ hợp lý để tin rằng Công ty có khả năng chi trả các khoản nợ khi đáo hạn.

5. Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán DTL được chỉ định thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Công ty.

6. Ý kiến của Tổng Giám đốc Theo ý kiến của Tổng Giám đốc Công ty, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với bảng thuyết minh đính kèm đã được soạn thảo thể hiện trung thực và hợp lý về tình hình tài chính vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc vào ngày nêu trên của Công ty phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

Đồng Tháp, ngày 05 tháng 03 năm 2010.

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

- 30 -

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác

TÀI SẢN Mã số

Th. minh

Số cuối năm Số đầu năm

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 527.191.362.616

398.184.014.935

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.1 135.040.362.163

110.880.677.264

1. Tiền 111 38.188.705.816

39.417.942.264

2. Các khoản tương đương tiền 112 96.851.656.347

71.462.735.000

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 5.2 12.808.230.079 25.706.517.435

1. Đầu tư ngắn hạn 121

15.528.721.770

30.647.201.115

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129

(2.720.491.691)

(4.940.683.680)

III. Các khoản phải thu 130 5.3 175.894.946.772

106.864.070.007

1. Phải thu khách hàng 131

158.194.094.276

85.829.963.346

2. Trả trước cho người bán 132

18.008.166.237

19.132.461.662 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 - -

5. Các khoản phải thu khác 135

3.555.940.844

2.318.718.833

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139

(3.863.254.585)

(417.073.834)

IV. Hàng tồn kho 140 5.4 195.920.860.918

148.254.570.858

1. Hàng tồn kho 141

196.943.207.259

148.254.570.858

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

(1.022.346.341) -

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 7.526.962.684

6.478.179.371

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 -

129.845.727

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152

537.837.302

877.366.698 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 - - 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 5.5

- 31 -

6.989.125.382 5.470.966.946

TÀI SẢN Mã số

Th. minh

Số cuối năm Số đầu năm

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 204.277.560.874

198.226.645.609

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - -

II. Tài sản cố định 220 152.338.481.860

131.977.323.198

1. TSCĐ hữu hình 221 5.6 41.741.255.762

45.166.565.552

- Nguyên giá 222

132.360.994.776

126.934.587.144

- Giá trị hao mòn lũy kế 223

(90.619.739.014)

(81.768.021.592)2. TSCĐ thuê tài chính 224 - - - Nguyên giá 225 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 226 - -

3. TSCĐ vô hình 227 5.7 55.070.374.842

72.232.985.954

- Nguyên giá 228 56.444.913.743

72.796.937.743

- Giá trị hao mòn lũy kế 229

(1.374.538.901)

(563.951.789)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 5.8 55.526.851.256

14.577.771.692

III. Bất động sản đầu tư 240 - - - Nguyên giá 241 - - - Giá trị hao mòn lũy kế 242 - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 5.9 37.648.493.700

39.175.544.700

1. Đầu tư vào công ty con 251 - -

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

19.810.876.700

19.810.876.700

3. Đầu tư dài hạn khác 258 22.892.628.000

22.959.668.000

4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 259

(5.055.011.000)

(3.595.000.000)

V. Tài sản dài hạn khác 260 14.290.585.314

27.073.777.711

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 5.10 14.290.585.314

26.588.388.032

- 32 -

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 -

485.389.679 3. Tài sản dài hạn khác 268 - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 731.468.923.490

596.410.660.544

NGUỒN VỐN Mã số

Th. minh

Số cuối năm Số đầu năm

A. NỢ PHẢI TRẢ 300 188.183.065.512

80.581.053.859

I. Nợ ngắn hạn 310 177.375.167.099

78.648.854.876

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 5.11 30.761.248.043

4.000.000.000

2. Phải trả người bán 312 5.12 56.364.422.820

45.800.295.548

3. Người mua trả tiền trước 313 5.12 46.624.828.362

285.177.720

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 5.13 23.076.948.167

13.127.468.679

5. Phải trả người lao động 315

6.642.709.588

5.704.758.664

6. Chi phí phải trả 316 5.14 9.239.615.790

5.743.456.790

7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 - -

9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 5.15 4.665.394.329

3.987.697.475

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - -

II. Nợ dài hạn 330 10.807.898.413

1.932.198.983

1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - -

3. Phải trả dài hạn khác 333 5.16

1.127.000.000

1.127.000.000

4. Vay và nợ dài hạn 334 5.17 9.029.287.017 -

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - -

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336

651.611.396

805.198.983 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 - -

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 543.285.857.978

515.829.606.685

I. Vốn chủ sở hữu 410 5.18 537.729.915.921

512.573.120.728

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 116.598.200.000

116.598.200.000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412

- 33 -

267.362.709.609 278.107.871.250

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413

2.420.789.142

2.420.789.142

4. Cổ phiếu quỹ 414

(3.287.060.000)

(93.720.000)5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - -

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

(129.199.249) -

7. Quỹ đầu tư phát triển 417 85.397.935.480

59.774.325.480

8. Quỹ dự phòng tài chính 418 11.659.820.000

11.659.820.000

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - -

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420

57.706.720.939

44.105.834.856 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 - -

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 5.555.942.057

3.256.485.957

1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 5.18 5.555.942.057

3.256.485.957

2. Nguồn kinh phí 432 - - 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 731.468.923.490

596.410.660.544

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác

CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Th. minh

Số cuối năm Số đầu năm

1. Tài sản thuê ngoài - -

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công - -

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược - -

4. Nợ khó đòi đã xử lý 419.890.689 352.408.845

5. Ngoại tệ các loại (USD)

- USD 1.859.537,39 1.397.449,61

- EUR 89.933,17 33.077,83

- GBP 3.600,00 -

- 34 -

6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án - -

KẾ TOÁN TRƯỞNG P. TỔNG GIÁM ĐỐC

PHAN HOÀNG MINH TRÍ NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác

CHỈ TIÊU Mã số

Th. minh

Năm nay Năm trước

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.1 663.515.533.920

569.022.726.529

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 03 6.1 3.439.404.139 7.178.446.610

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 6.1 660.076.129.781

561.844.279.919

4. Giá vốn hàng bán 11 6.2 366.643.390.955 319.808.759.313

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 293.432.738.826

242.035.520.606

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 6.3 11.245.618.015 16.987.629.646

7. Chi phí tài chính 22 6.4 9.684.938.019 13.913.344.998

Trong đó, chi phí lãi vay 23 1.796.689.873 533.366.580

8. Chi phí bán hàng 24 6.5 181.876.679.376 145.012.249.922

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.6 29.965.004.278

- 35 -

24.969.166.265 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 83.151.735.168

75.128.389.067

11. Thu nhập khác 31 6.7 37.139.255.540 1.000.624.362

12. Chi phí khác 32 6.8 39.762.637.671 5.355.978.055

13. Lợi nhuận khác 40 (2.623.382.131) (4.355.353.693)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 80.528.353.037 70.773.035.374

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 6.9 14.336.242.419 12.240.482.007

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 485.389.680 266.898.511

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 94.864.595.456 83.280.415.892

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60 65.706.720.938

58.265.654.856

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

70 5.18 5.659

4.997

KẾ TOÁN TRƯỞNG P.TỔNG GIÁM ĐỐC PHAN HOÀNG MINH TRÍ NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (theo phương pháp gián tiếp) Cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi chú khác

CHỈ TIÊU Mã số

Th. minh Năm nay Năm trước

I. LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG SXKD

1. Lợi nhuận trước thuế 01 80.528.353.037 70.773.035.374 2. Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao tài sản cố định

02 12.535.128.011 11.580.579.184

Các khoản dự phòng 03

3.708.346.103 7.667.367.795

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực 04 - 1.366.760.637

- 36 -

hiện Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

05 (4.605.836.921)

(12.341.729.779)

Chi phí lãi vay 06

1.796.689.873 533.366.580

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08 93.962.680.103 79.579.379.791

Tăng, giảm các khoản phải thu 09

(50.666.800.800) 60.598.582.879

Tăng, giảm hàng tồn kho 10

(49.803.562.835)

(10.187.906.964)

Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế TNDN phải nộp) 11

37.341.338.190

(17.798.750.979)

Tăng, giảm chi phí trả trước 12

1.359.348.970 3.614.689.266

Tiền lãi vay đã trả 13

(1.796.689.873)

(533.366.580)

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14

(13.226.434.155)

(6.222.564.276)

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15

21.324.678.859 5.079.573.359

Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16

(53.362.918.747)

(51.449.051.356)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20

(14.868.360.288) 62.680.585.140

II. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21 (41.370.914.892)

(86.675.967.667)

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

33.503.295.457 19.022.333

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

(41.317.946.000)

(20.293.000.000)

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

56.736.896.000 132.783.362.500

5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 - (7.265.180.000)

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 100.500.000 75.354.000

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27

5.338.823.476 12.526.809.101

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30

12.990.654.041 31.170.400.267

III. LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31

8.120.000.000 -

- 37 -

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành

32

(3.193.340.000)

(93.720.000)

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 76.903.865.602 -

4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (42.036.066.215) -

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 - - 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36

(14.428.340.000)

(31.943.300.150)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40

25.366.119.387

(32.037.020.150)

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50

23.488.413.140 61.813.965.257

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 110.880.677.264 49.244.207.080

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61

671.271.759

(177.495.073)

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70

135.040.362.163 110.880.677.264

- -

KẾ TOÁN TRƯỞNG P.TỔNG GIÁM ĐỐC

PHAN HOÀNG MINH TRÍ NGUYỄN QUỐC ĐỊNH THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng thuyết minh này là một bộ phận không thể tách rời và được đọc cùng với bản báo cáo tài chính đính kèm.

1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 1.1. Hình thức sở hữu vốn: công ty cổ phần

Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 116.598.200.000 đồng

Các đơn vị trực thuộc tính đến 31/12/2009 gồm 11 chi nhánh. (Chi tiết xem Báo cáo của Tổng Giám đốc, phần 1. Các thông tin chung)

1.2. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu dược phẩm; thiết bị và dụng cụ y tế; nguyên liệu bao bì sản xuất thuốc.

- 38 -

2. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

2.1. Niên độ kế toán Niên độ kế toán của Công ty từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

2.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam.

3. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

3.1. Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

3.2. Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức kế toán là chứng từ ghi sổ.

3.3. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Công ty tuân thủ Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam để soạn thảo và trình bày các báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009.

4. Các chính sách kế toán áp dụng

4.1. Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền

Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản ký gởi không kỳ hạn. Tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục tiền và công nợ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá hối đoái vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình thanh toán hoặc chuyển đổi vào cuối kỳ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

4.2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho được hạch toán theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hạch toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- 39 -

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối năm tài chính, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

4.3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác Nguyên tắc ghi nhận

Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.

Nguyên tắc dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra.

4.4. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng.

Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng theo dự tính.

Phương pháp khấu hao

Nguyên giá tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản. Riêng Quyền sử dụng đất không xác định thời hạn thì không tính khấu hao.

Thời gian khấu hao ước tính cho một số nhóm tài sản như sau:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc 10 - 25 năm

+ Máy móc thiết bị 06 - 15 năm

+ Phương tiện vận tải 06 - 10 năm

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý 03 - 08 năm

+ Bản quyền phần mềm máy tính 03 năm

+ Quyền sử dụng đất có thời hạn 50 năm

4.5. Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tỷ lệ

- 40 -

vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích hình thành một tài sản cụ thể.

Phương pháp phân bổ chi phí trả trước dài hạn

Tiền thuê đất trả trước thể hiện khoản tiền thuê đất đã trả cho phần đất Công ty đang sử dụng. Tiền thuê đất được phân bổ theo thời hạn thuê quy định trên hợp đồng thuê đất.

Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại phát sinh là khoản chênh lệch giữa giá phí hợp nhất kinh doanh lớn hơn phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng trong nghiệp vụ hợp nhất Trung Tâm Dược Liệu Đồng Tháp Mười vào Công ty tại thời điểm 28/02/2007.

Lợi thế thương mại được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong 6 năm.

Tuy nhiên, đến thời điểm 31/12/2009, Trung Tâm Dược Liệu Đồng Tháp Mười đã tách ra khỏi Công ty và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Nghiên Cứu Bảo Tồn và Phát Triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười theo Giấy chứng nhận ĐKKD số 1101051411 ngày 14/12/2009, vốn điều lệ 7.500.000.000 đồng. Công ty đã giảm tỷ lệ góp vốn từ 100% xuống còn 20%. Giá trị còn lại của lợi thế thương mại này được Công ty loại bỏ hết vào thặng dư vốn cổ phần của Công ty.

4.6. Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính Các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết được ghi nhận theo giá gốc.

Các khoản góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Giá trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và được chấp thuận trong biên bản góp vốn.

Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn được ghi nhận theo giá gốc.

Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác được ghi nhận theo giá gốc.

Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

Cuối năm tài chính, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của chứng khoán đầu tư nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của chứng khoán đầu tư lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

4.7. Ghi nhận chi phí phải trả và dự phòng phải trả

Chi phí phải trả được ghi nhận dựa trên các ước tính hợp lý về số tiền phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng trong kỳ.

Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, Công ty và các nhân viên phải đóng góp vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% mức lương cơ bản của nhân viên.

4.8. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Được ghi nhận theo số thực tế đã đầu tư của các cổ đông.

Ghi nhận và trình bày cổ phiếu ngân quỹ

Cổ phiếu ngân quỹ được ghi nhận theo giá mua và được trình bày như một khoản giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

Ghi nhận cổ tức

- 41 -

Cổ tức được ghi nhận là một khoản phải trả vào ngày công bố cổ tức.

Nguyên tắc trích lập các quỹ dự trữ từ lợi nhuận sau thuế

Các quỹ được trích lập và sử dụng theo Điều lệ Công ty.

4.9. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong hầu hết các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa

Doanh thu về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó

4.10. Thuế Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện

hành, chi phí thuế TNDN hoãn lại: Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành; chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất (và các luật thuế) có hiệu lực tại ngày kết thúc năm tài chính.

Công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN với thuế suất 20% trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế TNDN trong 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, Công ty còn được hưởng ưu đãi về thuế TNDN là giảm 50% trong 2 năm do cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh. Năm tài chính 2001 là năm đầu tiên Công ty hoạt động kinh doanh có lãi.

Các báo cáo thuế của Công ty chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định thuế đối với các nghiệp vụ khác nhau có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do vậy, các số liệu thuế thể hiện trên báo cáo tài chính có thể bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

4.11. Các bên liên quan Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động

4.12. Số liệu so sánh Một vài số liệu so sánh đã được sắp xếp lại cho phù hợp với việc trình bày báo cáo tài chính

của năm tài chính này.

5. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên bảng cân đối kế toán

5.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Cuối năm Đầu nămTiền mặt 695.743.962 1.837.867.960

Tiền gửi ngân hàng 37.492.961.854 37.580.074.304

Các khoản tương đương tiền 96.851.656.347 71.462.735.000

Tổng cộng 135.040.362.163 110.880.677.264

- 42 -

Các khoản tương đương tiền là các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng.

5.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Cuối năm Đầu nămĐầu tư cổ phiếu 7.398.721.770 8.402.451.115

Đầu tư ngắn hạn khác 8.130.000.000 22.244.750.000

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm 4.600.000.000 19.043.000.000

- Đầu tư ngắn hạn khác 3.530.000.000 3.201.750.000

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (2.720.491.691) (4.940.683.680)

Tổng cộng 12.808.230.079 25.706.517.435

Chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn tại ngày 31/12/2009 như sau:

Đơn vị phát hành Số lượng cổ phần

Cuối năm Đầu năm

Công ty cổ phần dược phẩm OPC 16.380 - (282.626.000)Công ty cổ phần XNK y tế Domesco 29.250 (490.844.250) (1.042.087.500)Công ty cổ phần dược Hậu Giang 1.333 (87.547.441) (1.171.800.000)Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 10.000 - (565.070.180)Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn 10.000 - (310.000.000)Quỹ đầu tư chứng khoán VF1 50.000 (1.264.100.000) (1.569.100.000)Tập đoàn Bảo Việt 20.000 (878.000.000) -

Tổng cộng (2.720.491.691) (4.940.683.680)

5.3. Các khoản phải thu ngắn hạn

Cuối năm Đầu năm

Phải thu khách hàng 158.194.094.276 85.829.963.346- Khách hàng trong nước 157.102.647.745 71.401.073.370- Khách hàng nước ngoài 1.091.446.531 14.428.889.976Trả trước cho người bán 18.008.166.237 19.132.461.662- Nhà cung cấp trong nước 16.946.058.968 17.990.534.722

- Nhà cung cấp nước ngoài 1.062.107.269 1.141.926.940

Các khoản phải thu khác 3.555.940.844 2.318.718.833

Cộng các khoản phải thu ngắn hạn 179.758.201.357 107.281.143.841

Dự phòng phải thu khó đòi (3.863.254.585) (417.073.834)

Giá trị thuần của các khoản phải thu 175.894.946.772 106.864.070.007

Chi tiết các khoản phải thu khác như sau:

Cuối năm Đầu năm

- 43 -

Thu tiền cho bệnh viện đa khoa Vĩnh Long mượn - 166.400.000Ứng tiền thiết kế Nhà máy Cephalosporin tại Bình Dương - Kiến trúc sư Nguyễn Đình Hiếu 50.000.000 -Lãi tiền gửi có kỳ hạn dự thu 1.874.977.221 2.152.318.833Phải thu tiền bán cổ phần TTDL Đồng Tháp Mười 820.000.000 -Thu thuế GTGT hàng nhập khẩu 395.034.370 -Khác 415.929.253 -

Tổng cộng 3.555.940.844 2.318.718.833

5.4. Hàng tồn kho

Cuối năm Đầu nămNguyên liệu, vật liệu 139.464.378.224 80.686.371.636

Công cụ, dụng cụ 2.601.600 148.008.288

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 11.746.406.212 10.116.115.232

Thành phẩm 38.584.063.875 53.778.747.163

Hàng hóa 7.022.720.600 3.076.974.160

Hàng gửi bán 123.036.748 448.354.379

Cộng giá gốc hàng tồn kho 196.943.207.259 148.254.570.858

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1.022.346.341) -

Giá trị thuần có thể thực hiện 195.920.860.918 148.254.570.858

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập cho các mặt hàng cận date, quá date và hàng chậm sản xuất.

5.5. Tài sản ngắn hạn khác

Cuối năm Đầu nămTạm ứng 2.372.205.733 4.620.665.212

Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 4.580.366.586 799.016.154

Tài sản thiếu chờ xử lý 36.553.063 51.285.580

Tổng cộng 6.989.125.382 5.470.966.946

5.6. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình

Đvt: 1.000.000 đồng.

Khoản mục

Nhà cửa, vật

kiến trúc

Máy móc

thiết bị

Phương tiện vận

tải truyền

dẫn

Thiết bị,

dụng cụ quản lý

TSCĐ khác

Tổng cộng

Nguyên giá Số dư đầu năm 43.725 67.297 11.285 2.920 1.707 126.934

- 44 -

Mua trong năm 691 6.946 374 51 34 8.096

Đầu tư XDCB hoàn thành 4.974 245 8 - - 5.227

Thanh lý, nhượng bán (95) (771) (15) (50) - (931)

Giảm của TTDL ĐTM (3.315) (2.265) (1.072) (313) - (6.965)

Số dư cuối năm 45.980 71.452 10.580 2.608 1.741 132.361

Giá trị hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm 27.081 45.611 5.859 1.681 1.536 81.768

Khấu hao trong năm 3.560 6.272 1.282 526 84 11.724

Thanh lý, nhượng bán (84) (771) (15) (42) - (912)

Giảm của TTDL ĐTM (1.227) (369) (215) (150) - (1.961)

Số dư cuối năm 29.330 50.743 6.911 2.015 1.620 90.619

Giá trị còn lại

Tại ngày đầu năm 16.644 21.686 5.426 1.239 171 45.166

Tại ngày cuối năm 16.650 20.709 3.669 593 121 41.742

Nguyên giá của tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 62.792.043.104 đồng.

5.7. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình

Khoản mục

Bản quyền phần mềm

máy vi tính

Quyền sử dụng đất Tổng cộng

Nguyên giá Số dư đầu năm 785.713.823 72.011.223.920 72.796.937.743Tăng trong năm - 18.651.976.000 18.651.976.000Thanh lý, nhượng bán - (35.004.000.000) (35.004.000.000)

Số dư cuối năm 785.713.823 55.659.199.920 56.444.913.743

Giá trị hao mòn lũy kế Số dư đầu năm 289.610.543 274.341.246 563.951.789Tăng trong năm 261.904.620 548.682.492 810.587.112

Số dư cuối năm 551.515.162 823.023.739 1.374.538.901

Giá trị còn lại Tại ngày đầu năm 496.103.280 71.736.882.674 72.232.985.954

Tại ngày cuối năm 234.198.661 54.836.176.181 55.070.374.842

5.8. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Đơn vị tính 1.000 đồng

- 45 -

Khoản mục

Số đầu năm Chi phí phát sinh trong kỳ

Kết chuyển vào TSCĐ trong kỳ

Giảm khác

Số cuối kỳ

Mua sắm TSCĐ

200.916 1.439.301 (200.916) - 1.439.301

XDCB dở dang các công trình sau:

- Công trình Nhà máy Cephalosporin tại Bình Dương 5.446.225 47.180.304 - - 52.626.529- Công trình trung tâm dược liệu Đồng Tháp Mười 2.266.590 191.472 (1.491.304) (966.758) -- Công trình Chi nhánh Đồng Bằng Sông Cửu Long 575.910 827.856 (1.403.766) - -- Chi phí khảo sát địa chất tại Văn phòng Công ty 33.254 - - - 33.254- Nhà tập thể tại Bình Dương 70.358 1.298.086 - - 1.368.444- Mua đất tại TP Cần Thơ 2.609.700 1.306.863 (3.916.563) - -- Mua đất, nhà tại TP Cao Lãnh 3.085.064 - (3.085.064) - -- Mua NPL thử máy dây chuyền thuốc tiêm - 59.322 - 59.322- Cải tạo mở rộng khu thay đồ giặt ủi xưởng Non Bêta Lactam - 16.526 (16.526) - -- Mua xe tải Isuzu - 8.262 (8.262) - -Sửa chữa lớn các TSCĐ sau - Mua đất, nhà tại Sa Đéc - 106.139 (106.139) - -- Mua đất, nhà tại Quận Bình Tân - 322.500 (322.500) - -- Mua đất, nhà tại Tây Ninh 289.753 45.883 (335.636) - -

- 46 -

Tổng cộng 14.577.770 52.802.514 (10.886.676) (966.758) 55.526.850

5.9. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Cuối năm Đầu nămĐầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 19.810.876.700 19.810.876.700

Đầu tư dài hạn khác 22.892.628.000 22.959.668.000

Cộng giá gốc các khoản đầu tư dài hạn 42.703.504.700 42.770.544.700

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (5.055.011.000) (3.595.000.000)

Giá trị thuần của đầu tư tài chính dài hạn 37.648.493.700 39.175.544.700

Danh sách các công ty liên kết, liên doanh mà Công ty đã đầu tư như sau:

Tỷ lệ cổ phần sở hữu

Tên công ty liên kết, liên doanh

Vốn góp đến 31/12/2009 Theo giấy

phép Thực góp

Công ty TNHH Dược phẩm Gia Đại 182.000.000 26,00% 26,00%Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang 14.288.996.700 25,50% 25,50%Công ty Cổ phần Liên doanh Sotraphar 5.339.880.000 25,50% 25,50%

Cộng 19.810.876.700 Chi tiết đầu tư dài hạn khác như sau:

Cuối năm Đầu năm

Đầu tư cổ phiếu 22.642.628.000 22.609.168.000

Đầu tư trái phiếu 250.000.000 250.000.000

Đầu tư tín phiếu, công trái giáo dục - 100.500.000

Cộng 22.892.628.000 22.959.668.000

Chi tiết dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn tại ngày 31/12/2009 như sau:

Đơn vị phát hành Số lượng cổ phần

Cuối năm Đầu năm

Công ty Cổ phần Hóa Dược Phẩm Mekophar 77.000 (4.785.011.000)

(2.398.000.000)

Công ty Cổ phần Dược Phẩm TW 25 1.450 -

(71.000.000)

Tổng Công ty Bảo Hiểm Việt Nam - - (890.000.000)Công ty Dược - Thiết Bị Y Tế Đà Nẵng 300.000 (270.000.000)

-

Công ty Cổ phần Dược Phẩm Vidipha 12.000 -

(236.000.000)

- 47 -

Cộng (5.055.011.000) (3.595.000.000)

5.10. Chi phí trả trước dài hạn

Tiền thuê đất Lợi thế thương mại Tổng cộngSố đầu năm 12.261.505.844 14.326.882.188 26.588.388.032Tăng trong năm 2.191.893.916 - 2.191.893.916Kết chuyến vào chi phí SXKD trong năm

(162.814.446) (3.581.720.547) (3.744.534.993)

Giảm khác - (10.745.161.641) (10.745.161.641)Số dư cuối năm 14.290.585.314 - 14.290.585.314

5.11. Các khoản vay và nợ ngắn hạn

Cuối năm Đầu năm

Vay ngắn hạn các tổ chức và cá nhân khác 4.000.000.000 4.000.000.000

Vay ngắn hạn ngân hàng 26.761.248.043 -

Tổng cộng 30.761.248.043 4.000.000.000

Vay ngắn hạn các tổ chức và cá nhân khác để bổ sung vốn lưu động. Thời hạn vay 06 tháng; lãi suất 0,7%/ tháng; không có tài sản đảm bảo. Vay ngắn hạn ngân hàng để bổ sung vốn lưu động và được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 04 đường 30/04, phường 01, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, lãi suất vay 0,85%/tháng.

5.12. Phải trả người bán và người mua trả tiền trước

Cuối năm Đầu năm

Phải trả người bán 56.364.422.820 45.800.295.548

- Nhà cung cấp trong nước 10.948.754.567 3.188.483.087

- Nhà cung cấp nước ngoài 45.415.668.253 42.611.812.461

Người mua trả tiền trước 46.624.828.362 285.177.720

- Khách hàng trong nước 46.624.828.362 209.783.832

- Khách hàng nước ngoài - 75.393.888

Tổng cộng 102.989.251.182 46.085.473.268

Đây là các khoản nợ phải trả và trả trước phát sinh trong điều kiện kinh doanh bình thường của Công ty.

5.13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Số đầu năm Số phải nộp Số đã nộp Số cuối năm

- 48 -

Thuế GTGT hàng nội địa 1.735.779.644 6.133.206.383 (6.133.903.562) 1.735.082.465

Thuế GTGT hàng nhập khẩu - 18.131.221.142 (17.736.186.772) 395.034.370

Thuế xuất, nhập khẩu - 1.798.758.350 (1.697.941.143) 100.817.207

Thuế thu nhập doanh nghiệp 10.693.200.894 19.558.911.369 (13.226.434.155) 17.025.678.108

Thuế thu nhập cá nhân 79.994.046 2.029.238.998 (1.742.142.612) 367.090.432

Thuế nhà đất, tiền thuê đất - 5.268.800 (5.268.800) -

Thuế môn bài - 18.000.000 (18.000.000) -

Thuế nhà thầu 2.747.018 789.698.205 (792.445.223) -

Các loại thuế khác 615.747.077 9.598.099.177 (6.760.600.669) 3.453.245.585

Tổng cộng 13.127.468.679 58.062.402.424 (48.112.922.936) 23.076.948.167

5.14. Chi phí phải trả

Cuối năm Đầu năm

Phí bản quyền 4.685.583.026 2.523.896.790

Chi phí giới thiệu sản phẩm 531.380.311 -

Chi phí khuyến mãi 279.037.352 -

Chi phí thưởng đạt doanh số 1.035.058.480 2.000.000.000

Chi phí nghiên cứu phát triển thị trường 1.635.818.187 -

Chi phí tổ chức giới thiệu sản phẩm mới 801.804.301

Chi phí phải trả khác 270.934.133 1.219.560.000

Tổng cộng 9.239.615.790 5.743.456.790

5.15. Các khoản phải trả, phải nộp khác

Cuối năm Đầu năm

Tài sản thừa chờ xử lý 12.325.421 32.755.046

Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế - 24.693.078

Kinh phí công đoàn 605.767.641 533.926.526

Các khoản phải trả, phải nộp khác 4.047.301.267 3.396.322.825

Tổng cộng 4.665.394.329 3.987.697.475

Chi tiết các khoản phải trả, phải nộp khác như sau:

- 49 -

Cuối năm Đầu năm

Cổ tức phải trả 57.200.000 3.036.159.850

Tiền thưởng năm 2008 HĐQT và Ban Kiểm soát chưa chi 115.376.548 -

Thu trả trước tiền hàng Công ty Robinson 1.885.188.062 -

Khác 1.989.536.657 360.162.975

Tổng cộng 4.047.301.267 3.396.322.825

5.16. Phải trả dài hạn khác Đây là các khoản nhận ký quỹ dài hạn của các nhà thuốc, đại lý.

5.17. Vay và nợ dài hạn Đây là khoản vay dài hạn ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị cho dự án Nhà máy Cephalosporin tại Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 2, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Thời hạn vay là 60 tháng, lãi suất vay là 10%/năm, được bảo đảm bằng toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị của dự án trang bị trong nhà máy.n chủ sở hữu

- 50 -

5.18. Vốn chủ sở hữu

5.18.1 Biến động của Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Thặng dư vốn cổ phần

Vốn khác của chủ sở hữu Cổ phiếu quỹ Chênh lệch tỷ

giá hối đoái Quỹ thuộc vốn

chủ sở hữu Lợi nhuận chưa

phân phối Cộng

Số dư đầu năm trước 116.598.200.000 278.107.871.250 2.313.198.514 - - 47.570.565.743 50.370.895.798 494.960.731.305 Lợi nhuận năm trước - - - - - - 58.265.654.856 58.265.654.856 Chia cổ tức bằng tiền - - - - - - (34.979.460.000) (34.979.460.000) Tăng vốn do ưu đãi thuế - - 107.590.628 - - - - 107.590.628

Trích quỹ - - - - - 23.863.579.737 (29.266.255.798) (5.402.676.061) Mua lại cổ phiếu quỹ - - - (93.720.000) - - - (93.720.000) Giảm khác - - - - - - (285.000.000) (285.000.000) Số dư đầu năm nay 116.598.200.000 278.107.871.250 2.420.789.142 (93.720.000) - 71.434.145.480 44.105.834.856 512.573.120.728 Mua lại cổ phiếu quỹ - - - (3.193.340.000) - - - (3.193.340.000) Lợi nhuận năm nay - - - - - - 65.706.720.938 65.706.720.938 Chia cổ tức bằng tiền - - - - - - (12.242.476.548) (12.242.476.548) Trích quỹ - - - - - 30.846.278.950 (39.863.358.308) (9.017.079.357) Giảm khác - (10.745.161.641) - - (129.199.249) (5.222.668.950) - (16.097.029.840) Số dư cuối năm nay 116.598.200.000 267.362.709.609 2.420.789.142 (3.287.060.000) (129.199.249) 97.057.755.480 57.706.720.939 537.729.915.921

- 51 -

5.18.2 Cổ phần

Cuối năm Đầu năm

Số lượng cổ phần phổ thông đăng ký phát hành 11.659.820 11.659.820

Số lượng cổ phần phổ thông đã bán ra công chúng 11.659.820 11.659.820

Số lượng cổ cổ phần phổ thông được mua lại (57.200) (1.320)

Số lượng cổ phần phổ thông đang lưu hành 11.602.620 11.658.500

Mệnh giá cổ phần đang lưu hành: 10.000 đồng/cổ phần

5.18.3 Lãi cơ bản trên cổ phần

Năm nay Năm trướcLãi sau thuế của cổ đông của Công ty 65.706.720.938 58.265.654.856

Số cổ phần phổ thông lưu hành bình quân 11.610.665 11.659.820

Lãi cơ bản trên cổ phần (EPS) 5.659 4.997

5.18.4 Quỹ khen thưởng, phúc lợi Đvt: 1.000 đồng

Số đầu năm Tăng do trích lập từ lợi nhuận

Chi quỹ trong năm

Số cuối năm

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.256.485.957 9.017.079.358 (6.717.623.258) 5.555.942.057

Cộng 3.256.485.957 9.017.079.358 (6.717.623.258) 5.555.942.057

6. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả kinh doanh

6.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm nay Năm trướcDoanh thu hàng xuất khẩu 5.587.230.275 5.582.849.334Doanh thu hàng sản xuất 453.899.748.248 408.358.385.968Doanh thu hàng nhượng quyền 169.237.641.381 125.882.327.562Doanh thu hàng ngoại nhập 26.473.799.936 21.950.040.352Doanh thu hàng mua bán khác 8.317.114.080 7.249.123.313

Tổng doanh thu 663.515.533.920 569.022.726.529Giảm giá hàng bán (395.283.530) -Hàng bán bị trả lại (3.044.120.609) (7.178.446.610)

Doanh thu thuần 660.076.129.781 561.844.279.919

6.2. Giá vốn hàng bán

Năm nay Năm trước

Giá vốn hàng xuất khẩu 2.609.174.202 3.186.993.150

- 52 -

Giá vốn hàng sản xuất 207.046.204.423 198.604.678.103

Giá vốn hàng nhượng quyền 124.628.945.294 89.882.587.838

Giá vốn hàng ngoại nhập 24.532.375.223 21.526.753.319

Giá vốn hàng mua bán khác 7.826.691.813 6.607.746.903

Tổng cộng 366.643.390.955 319.808.759.313

6.3. Doanh thu hoạt động tài chính

Năm nay Năm trước

Lãi tiền gửi, tiền cho vay 6.329.206.064 11.720.947.420

Cổ tức, lợi nhuận được chia 1.066.267.615 1.161.902.392

Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện - 243.373.016

Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 880.152.898 3.621.454.463

Khác 2.969.991.438 239.952.355

Tổng cộng 11.245.618.015 16.987.629.646

6.4. Chi phí tài chính

Năm nay Năm trước

Lãi tiền vay 1.796.689.873 533.366.580

Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện - 1.633.130.053

Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 6.752.725.622 3.256.515.519

Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn/dài hạn

660.049.191 6.723.247.690

Khác 475.473.333 1.767.085.156

Tổng cộng 9.684.938.019 13.913.344.998

6.5. Chi phí bán hàng

Năm nay Năm trước

Chi phí vật liệu, bao bì 1.446.873.614 1.237.727.635

Chi phí nhân viên 24.896.260.548 21.372.937.446

Chi phí khấu hao tài sản cố định 3.297.973.307 3.224.095.613

Chi phí dịch vụ mua ngoài 89.846.722.715 94.238.453.018

Khác 62.388.849.192 24.939.036.210

Tổng cộng 181.876.679.376 145.012.249.922

6.6. Chi phí quản lý doanh nghiệp

- 53 -

Năm nay Năm trước

Chi phí vật liệu, bao bì 147.744.241 275.972.699

Chi phí nhân viên 11.585.431.026 8.453.486.578

Chi phí khấu hao tài sản cố định 1.182.556.254 1.188.809.495

Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.845.534.229 683.246.312

Khác 14.203.738.528 14.367.651.181

Tổng cộng 29.965.004.278 24.969.166.265

6.7. Thu nhập khác

Năm nay Năm trước

Thu tiền bán quyền sử dụng đất 33.400.000.000 -

Thu tiền bán phế liệu, công cụ 182.612.241 100.961.525

Thu nhập do giảm giá hàng mua 800.350.000 252.359.270

Xử lý hàng thừa khi kiểm kê 568.946.536 434.325.240

Khác 2.187.346.763 212.978.327

Tổng cộng 37.139.255.540 1.000.624.362

6.8. Chi phí khác

Năm nay Năm trướcHàng thanh lý 1.348.185.750 3.255.180.219Chi phí bán quyền sử dụng đất 35.004.000.000 -Xử lý hàng thiếu khi kiểm kê 122.970.483 121.789.000Khác 3.287.481.438 1.979.008.836

Tổng cộng 39.762.637.671 5.355.978.055

6.9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Chi phí thuế TNDN hiện hành được dự phòng như sau:

Sản xuất Chuyển quyền sử dụng đất

Hoạt động khác

Cộng

Lợi nhuận kế toán trước thuế

78.647.806.729 (1.651.000.000) 3.531.546.308 80.528.353.037

Các khoản điều chỉnh tăng/giảm:

+ Doanh thu cổ tức (1.066.267.615) - - (1.066.267.615)+ Chi phí không hợp lệ 6.016.276.227 - - 6.016.276.227+ Chi phí vượt mức khống chế 55.350.175.963 - - 55.350.175.963

- 54 -

Lợi nhuận tính thuế

138.947.991.304 (1.651.000.000) 3.531.546.308 140.828.537.612

Thuế suất thuế TNDN phải nộp 10% 12,5% Thuế phải nộp năm 2009 13.894.799.130 - 441.443.289 14.336.242.419

7. Thông tin về các bên có liên quan Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, các bên có liên quan với Công ty

gồm:

Bên liên quan Mối quan hệ Công ty TNHH dược phẩm Gia Đại Công ty liên kết

Công ty Cổ phần dược phẩm An Giang Công ty liên kết

Công ty Cổ phần Liên doanh Sotraphar Công ty liên kết

Tại ngày lập bảng cân đối kế toán, các số dư phải thu, phải trả với các bên có liên quan như sau:

Năm nay Năm trước

Công nợ phải thu 18.536.502.636 10.358.695.688

Công nợ phải trả 74.826.062 12.811.575

Các nghiệp vụ phát sinh trong năm giữa Công ty với các bên có liên quan như sau:

Năm nay Năm trước

Bán sản phẩm 63.455.393.401 66.050.335.648

Thu tiền hàng 48.495.943.300 43.367.842.332

Bù trừ công nợ 7.737.945.438 7.823.657.092

Nhận hàng trả lại 113.130.685 3.419.796.537

Mua hàng 641.357.679 1.080.343.999

Thù lao Hội đồng quản trị và Thu nhập của Ban Tổng Giám đốc:

Năm nay Năm trước

Thù lao Hội đồng quản trị 1.664.000.000 1.354.500.000

Thu nhập của Ban Tổng Giám đốc 4.386.021.811 3.142.275.097

Tổng cộng 6.050.021.811 4.496.775.097

8. Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán

Không có các sự kiện quan trọng xảy ra sau ngày kết thúc năm tài chính đến ngày phát hành báo cáo tài chính này.

9. Phê duyệt phát hành báo cáo Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 được Tổng

Giám đốc Công ty phê duyệt và phát hành vào ngày 15 tháng 01 năm 2010.

- 55 -

Đồng Tháp, ngày 15 tháng 01 năm 2010.

KẾ TOÁN TRƯỞNG P.TỔNG GIÁM ĐỐC

PHAN HOÀNG MINH TRÍ NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

- 56 -

BẢN GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN I. Kiểm toán độc lập

- Đơn vị kiểm toán độc lập: Công ty Kiểm toán DTL

- Địa chỉ: 140 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM

- Năm tài chính 2009 là năm đầu tiên DTL thực hiện kiểm toán cho Imexpharm

- Kiểm toán viên chính: Lộ Nguyễn Thúy Phượng, Chứng chỉ KTV số 1191/KTV.

- Ý kiến của đơn vị kiểm toán độc lập

Số: 10.102/BCKT-DTL.

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Kính gởi: Các Cổ đông CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh đính kèm cho năm tài chính kết thúc vào cùng ngày nêu trên của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Imexpharm (dưới đây gọi tắt là Công ty). Tổng Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về lập và trình bày các báo cáo tài chính này. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra các ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo này căn cứ kết quả kiểm toán của chúng tôi.

Cơ sở ý kiến Chúng tôi đã tiến hành cuộc kiểm toán theo những Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Những chuẩn mực này đòi hỏi chúng tôi phải hoạch định và thực hiện cuộc kiểm toán để có cơ sở kết luận là các báo cáo tài chính có tránh khỏi sai sót trọng yếu hay không. Trên cơ sở thử nghiệm, chúng tôi đã khảo sát một số bằng chứng làm căn cứ cho các số liệu chi tiết trong báo cáo tài chính. Cuộc kiểm toán cũng bao gồm việc xem xét các nguyên tắc kế toán, các khoản ước tính kế toán quan trọng do Công ty thực hiện, cũng như đánh giá tổng quát việc trình bày các báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng cuộc kiểm toán đã cung cấp những căn cứ hợp lý cho ý kiến nhận xét của chúng tôi.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến chúng tôi, báo cáo tài chính đính kèm đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dược Phẩm Imexpharm vào ngày 31 tháng 12 năm 2009 cũng như kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc vào cùng ngày nêu trên phù hợp với Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2010

KT.TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN VIÊN TĂNG QUỐC THẮNG LỘ NGUYỄN THÚY PHƯỢNG Chứng chỉ KTV số Đ.0075/KTV Chứng chỉ KTV số 1191/KTV

- 57 -

II. Ban kiểm soát

BAN KIỂM SOÁT CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM

BÁO CÁO CHO ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Kỳ báo cáo: năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009

Thành phố Cao Lãnh, ngày 26 tháng 3 năm 2010

Kính thưa quý cổ đông,

Căn cứ vào

Các điều khoản về quyền hạn và nghĩa vụ của Ban Kiếm Soát được quy định trong Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Các điều khoản về quyền hạn và nghĩa vụ của Ban Kiếm Soát được quy định trong Điều Lệ hoạt động của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm (“Công Ty”) ngày 05/04/2008; và

Quy Chế Tổ Chức và Hoạt Động của Ban Kiểm Soát của Công Ty Cổ Phần Dược phẩm Imexpharm;

Chúng tôi, Ban Kiểm Soát Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm, đã thực hiện kiểm soát đối với hoạt động của Công Ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009. Nội dung cụ thể như sau:

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG NĂM 2009

Hoạt động Thời gian

Kiểm soát thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Cổ Đông năm 2008 20/06/2008

Kiểm soát các báo cáo tài chính 6 tháng kết thúc ngày 30/06/2009 14/07/2009

Kiểm soát các báo cáo tài chính 9 tháng kết thúc ngày 30/09/2009 23/10/2009

Kiểm soát các báo cáo tài chính năm kết thúc ngày 31/12/2009 22/02/2010

Họp với Hội Đồng Quản Trị - Quý 1/2009 24/04/2009

Họp với Hội Đồng Quản Trị - Quý 2/2009 14/07/2009

Họp với Hội Đồng Quản Trị - Quý 3/2009 23/10/2009

Họp với Hội Đồng Quản Trị - Quý 4/2009 11/01/2010

Thăm nhà máy Cephalosporin ở Bình Dương 17/08/2009 24/12/2009

4/3/2009

Thông qua các hoạt động kiểm soát chiến lược, kiểm soát hoạt động, và kiểm soát các báo cáo tài chính, Ban Kiểm Soát trình báo cáo kiểm soát cho Đại Hội Đồng Cổ Đông với nội dung chi tiết như sau.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 2008 Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc Công Ty đã thực hiện đầy đủ nghị quyết của

Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2008. Theo đó, nghị quyết liên quan đến phân phối lợi nhuận của năm tài chính 2008 đã được thực hiện với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt 20%/mệnh giá cổ

- 58 -

phần (ngày chốt quyền 29/04/2009 và ngày thanh toán 19/05/2009), trích lập đầy đủ các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, và quỹ khen thưởng phúc lợi.

Về kế hoạch kinh doanh cho năm 2009, công ty đạt 111,05% chỉ tiêu doanh thu và đạt 113,4% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Kế hoạch Thực hiện Hoàn thành

Tổng doanh thu (nghìn VND) 638.000.000 708.461.002 111,05%

Trong đó: Doanh thu sản xuất (nghìn VND) 625.285.216

Lợi nhuận trước thuế (nghìn VND) 71.000.000 80.528.353 113,4%

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chúng tôi đã thực hiện kiểm soát tình hình tài chính của Công Ty và xem xét báo cáo

kiểm toán. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của kiểm toán độc lập về các số liệu tài sản ngày 31/12/2009. Chúng tôi đã xem xét các biến động về tài sản, nợ, và nguồn vốn trong kỳ với một số điểm lưu ý sau:

Số kiểm toán Tỷ trọng

Số kiểm toán Tỷ trọng

Thay đổi

Đơn vị: nghìn VND 31/12/2009 % 31/12/2008 % %

TÀI SẢN NGẮN HẠN 527.191.363 72,1% 398.184.015 66,8% 32,4% Tiền và các khoản tương đương tiền 135.040.362

18,5%110.880.677

18,6% 21,8%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.808.230

1,8%25.706.518

4,3% -50,2%

Các khoản phải thu ngắn hạn 175.894.947 24,0% 106.864.070 17,9% 64,6%

Hàng tồn kho 195.920.861 26,8% 148.254.571 24,9% 32,2%

Tài sản ngắn hạn khác 7.526.963 1,0% 6.478.179 1,1% 16,2%

TÀI SẢN DÀI HẠN 204.277.561 27,9% 198.226.645 33,2% 3,1% Tài sản cố định 152.338.482 20,8% 131.977.323 22,1% 15,4%

Tài sản cố định hữu hình 41.741.256 5,7% 45.166.566 7,6% -7,6%

Tài sản cố định vô hình 55.070.375 7,5% 72.232.986 12,1% -23,8%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 55.526.851

7,6%14.577.771

2,4% 280,9%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

37.648.494 5,1% 39.175.545 6,6% -3,9%

Tài sản dài hạn khác 14.290.585 2,0% 27.073.777 4,5% -47,2%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 731.468.924 100,0% 596.410.660 100,0% 22,6%

NỢ PHẢI TRẢ 188.183.066 25,7% 80.581.054 13,5% 133,5%

- 59 -

Nợ ngắn hạn 177.375.167 24,2% 78.648.855 13,2% 125,5% Vay và nợ ngắn hạn 30.761.248 4,2% 4.000.000 0,7% 669,0%

Phải trả người bán 56.364.423 7,7% 45.800.295 6,7% 23,1%

Nợ dài hạn 10.807.898 1,5% 1.932.198 0,3% 459,4%

Vay và nợ dài hạn 9.029.287 1,2% - 0,0%

VỐN CHỦ SỞ HỮU 543.285.858 74,3% 515.829.606 86,5% 5,3%

Vốn chủ sở hữu 537.729.916 73,5% 512.573.120 85,9% 4,9%

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 116.598.200 15,9% 116.598.200 19,5% 0,0%

Thặng dư vốn cổ phần 267.362.710 36,6% 278.107.871 46,6% -3,9%

Quỹ đầu tư phát triển 85.397.936 11,7% 59.774.325 10,0% 42,9%

Quỹ dự phòng tài chính 11.659.820 1,6% 11.659.820 2,0% 0,0%

Lợi nhuận chưa phân phối 57.706.721 7,9% 44.105.834 7,4% 30,8%

Nguồn kinh phí và quỹ khác 5.555.942 0,8% 3.256.486 0,5% 70,6%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

731.468.924 100,0% 596.410.660 100,0% 22,6%

Một số lưu ý

Tổng tài sản vào ngày 31/12/2009 tăng mạnh 22,6% so với tổng tài sản ngày 31/12/2008 chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng mạnh 32,4%, trong khi tài sản dài hạn chỉ tăng 3,1%. Do vậy, cơ cấu tài sản có sự thay đổi, theo đó, tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 chiếm 72,1% so với 66,8% cuối năm 2008. Các khoản mục tăng mạnh trong tài sản ngắn hạn là (1) tiền mặt, (2) phải thu và (3) hàng tồn kho.

Tiền mặt thay đổi do công ty nhận tiền tạm ứng từ chương trình thầu lao của Chính phủ, và số tiền cho nhà máy Cephalosporin chưa giải ngân. Các khoản phải thu tăng lên do công ty tăng bán hàng vào hệ điều trị nhưng chưa thu nợ kịp vào cuối năm. Cuối cùng, hàng tồn kho tăng từ việc dự trữ các nguyên liệu, và thành phẩm là hàng cung ứng cho chương trình lao quốc gia.

Công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 3,8 tỷ đồng và dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1 tỷ đồng theo đúng quy định của Thông tư 228/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp. Các khoản nợ không đòi được công ty đã xử lý trong năm bằng nguồn dự phòng và qui trách nhiệm đối với bộ phận để xảy ra khoản nợ không đòi được.

Các biến động về tài sản cố định vô hình trong năm như sau:

Vị trí khu đất mua vào Giá trị (nghìn

VND) Tại Cao Lãnh, Đồng Tháp 2.382.800

Tại Châu Thành, Đồng Tháp 509.376

Tại Bình Tân, TP Hồ Chí Minh 13.222.500

Tại Cần Thơ 2.537.300

Tại Long Xuyên, An Giang 1.924.280

Tại Đà Nẵng 1.430.000

- 60 -

Tổng giá trị 22.006.256

Vị trí khu đất bán ra Giá trị (nghìn

VND) Tại Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh 35.004.000

Tài sản dài hạn khác giảm do trong năm công ty đã tiến hành cổ phần hoá trung tâm Dược liệu Đồng Tháp Mười nên khoản mục lợi thế thương mại được kết chuyển giảm.

Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi khi nợ phải trả tăng mạnh 133,5%, qua đó chiếm 25,7% nguồn vốn so với mức 13,5% cuối năm 2008. Nguyên nhân do công ty tăng các khoản vay ngắn hạn thuộc chương trình vay ưu đãi lãi suất 4% của Chính phủ, và khoản vay dài hạn tài trợ nhà máy Cephalosporin. Tương tự, các khoản mục phải trả người bán và người mua trả tiền trước cũng tăng đáng kể so với năm trước.

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Tại ngày 31/12/2009, Công Ty có các khoản đầu tư tài chính như sau.

Khoản mục đầu tư Giá trị ( nghìn

VND) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 7.398.722

Đầu tư chứng khoán dài hạn 22.892.628

Tổng giá trị đầu tư tài chính 30.291.350

Dự phòng giảm giá đầu tư (7.775.503)

Đầu tư tài chính/Tổng tài sản (%) 4,1%

Đầu tư tài chính/Tổng vốn chủ sở hữu (%) 5,6%

Đầu tư tài chính/Tổng vốn điều lệ (%) 26,0%

Dự phòng giảm giá/Tổng giá trị đầu tư -25,7%

Một số lưu ý

Đầu tư ngắn hạn chiếm 24,4% tổng giá trị đầu tư; đầu tư dài hạn chiếm 75,6% còn lại.

Đầu tư tài chính hiện chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và trong tổng vốn điều lệ như chi tiết ở bảng trên.

80% các khoản đầu tư tài chính được phân bổ vào các công ty trong cùng ngành sản xuất dược phẩm. Theo trao đổi của chúng tôi với Ban Tổng Giám Đốc, các khoản đầu tư này nhằm tận dụng các cơ hội liên doanh liên kết sản xuất và phân phối sản phẩm.

Công ty đã trích lập 7,8 tỷ đồng dự phòng giảm giá đối với các khoản đầu tư nêu trên, kể cả một số khoản đầu tư chưa niêm yết. Theo chúng tôi, việc trích lập dự phòng giảm giá này là đầy đủ và phù hợp với các quy định hiện hành.

Trong năm 2009, Công ty đã tiến hành xây dựng Quy chế đầu tư nhằm mục đích chuẩn hoá việc đầu tư tài chính bao gồm nhân sự tham gia vào quá trình đầu tư, các bước thực hiện đầu tư và giám sát danh mục đầu tư, các tài liệu được thực hiện trong quá trình đầu tư và công tác kiểm toán nội bộ đối với quy trình đầu tư.

- 61 -

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Chúng tôi đồng ý với các số liệu kiểm toán về kết quả kinh doanh trong năm 2009 với

một số điểm lưu ý như sau

Số kiểm toán Số kiểm toán Thay đổi

2009 2008 %

Nghìn VND

Doanh thu thuần 660.076.130 561.844.279 17,5% Giá vốn hàng bán 366.643.391 319.808.759 14,6%

Lợi nhuận gộp 293.432.739 242.035.520 21,2% Doanh thu tài chính 11.245.618 16.987.629 -33,8%

Chi phí tài chính 9.684.938 13.913.344 -30,4%

Lãi vay 1.796.690 533.366 236,9%

Chi phí bán hàng 181.876.679 145.012.250 25,4%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.965.004 24.969.166 20,0%

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 83.151.735 75.128.389 10,7% Thu nhập khác 37.139.256 1.000.624 3.611,6%

Chi phí khác 39.762.638 5.355.978 642,4%

Thu nhập/(chi phí) khác (2.623.382) (4.355.354) -39,8%

Lợi nhuận trước thuế 80.528.353 70.773.035 13,8%Thuế thu nhập doanh nghiệp 14.336.242 12.240.482 17,1%

Lợi nhuận sau thuế 65.706.721 58.265.655 12,8%

CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN Lợi nhuận gộp/Doanh thu 44,5% 43,1%

Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu 12,6% 13,4%

Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu 12,2% 12,6%

Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 10,0% 10,4%

Chi phí bán hàng/Doanh thu 27,6% 25,8%

Chi phí quản lý/Doanh thu 4,5% 4,4%

Doanh thu thuần 2009 tăng trưởng 17,5% so với năm 2008, chủ yếu do các nỗ lực tăng mạnh sản xuất và bán các sản phẩm thương hiệu Imexpharm và sản phẩm thương hiệu liên doanh với Pharma Science (Canada).

Tỷ suất lợi nhuận gộp của năm 2008 đạt 44,5% so với 43,1% chủ yếu do thay đổi cơ cấu sản phầm theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm thương hiệu Imexpharm. Theo đó, hàng thương hiệu Imexpharm có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn hàng nhượng quyền nên khi tỷ trọng nhóm hàng này tăng đã cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp chung.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu của năm 2009 thấp hơn so với của năm 2008 chủ yếu do chi phí tài chính tăng mạnh từ khoản lãi vay và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, chi phí bán hàng và quản lý doanh

- 62 -

nghiệp tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, và khoản lỗ khác từ việc thanh lý hàng hoá và bán quyền sử dụng đất ở Bình Chánh.

Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế là 17.8%, cao hơn so với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 10%, nguyên nhân do một số khoản chi phí vượt mức khống chế 10% trên chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN THUẾ NĂM 2005-2008 Căn cứ Kết luận thanh tra thuế số 1725/KL-CT-TTr ngày 22/12/2009 tại Công ty cổ phần

dược phẩm Imexpharm của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp về việc thanh tra chấp hành pháp luật thuế 4 năm từ năm 2005 đến năm 2008, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm là 7.679.613.298 đồng, trong số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm này, công ty đã điều chỉnh sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán tài chính theo số kiểm toán năm 2005 và 2006 là 2.456.944.348 đồng, do đó phần thuế xác định tăng thêm so với sổ sách kế toán chỉ là 5.222.668.950 đồng cho 4 năm từ năm 2005 đến 2008.

Phần xác định tăng thêm 5.222.668.950 đồng do việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần kinh doanh thương nghiệp 28% và xác định lại chi phí khuyến mãi, quảng cáo, hội nghị tiếp khách, v.v. bị khống chế 10% trên chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong các tờ trình về phân phối lợi nhuận tại các kỳ Đại hội cổ đông thường niên từ năm 2005 đến năm 2007 đã được cổ đông thông qua, trong trường hợp có sự chênh lệch về thuế thì công ty sẽ sử dụng nguồn quỹ đầu tư và phát triển để bù đắp.

NHÀ MÁY CEPHALOSPORIN Ở BÌNH DƯƠNG Theo đánh giá của chúng tôi và trao đổi chi tiết với Ban Tổng Giám Đốc, nhà máy

Celphalosporin ở Bình Dương đã trễ tiến độ hơn 1 năm so với kế hoạch đề ra, chủ yếu do chi phí xây dựng tăng cao vào khoảng trong năm 2008, việc nhà thầu không thực hiện đúng cam kết, và dự án được thay đổi thiết kế để phục vụ việc đầu tư mở rộng trong tương lai.

Theo bảng cân đối tài sản ngày 31/12/2009, chi phí đã chi ra cho nhà máy này được ghi nhận là 52.6 tỷ đồng so với tổng dự toán khoảng 106 tỷ đồng, một phần do những lý do trình bày ở trên, một phần do nhiều khoản chi phí chưa quyết toán nên chưa được ghi nhận vào tài sản.

Theo quan sát thực địa của chúng tôi trong ngày 4/3/2010, phần xây dựng cơ bản của nhà máy này đã được hoàn thành khoảng 90% và các công đoạn khác đang được đẩy nhanh. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành xây dựng và chạy thử vào tháng 4/2010, và tiến hành xét duyệt tiêu chuẩn GMP-WHO vào tháng 6/2010.

CỔ PHẦN HOÁ TRUNG TÂM DƯỢC LIỆU ĐỒNG THÁP MƯỜI Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Cổ đông Bất thường số 38/NQ-ĐHĐCĐ ngày 01/09/2009,

Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành Công ty CP Dược phẩm Imexpharm cùng với Chủ tịch và Ban Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Remedica đã thực hiện việc chuyển Công ty TNHH Một thành viên Remedica thành Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn, và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười và bán bớt phần vốn của Công ty Imexpharm.

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Nghiên cứu, Bảo tồn, và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười là 7,5 tỷ đồng, trong đó các cổ đông chính gồm (1) Imexpharm – 20%, (2) CBCNV của Công ty TNHH Một Thành Viên Remedica – 31%, và (3) Cổ đông bên ngoài – 49%.

Biên bản họp Hội đồng Quản trị và Nghị quyết Hội đồng Quản trị của Công ty CP Dược phẩm Imexpharm ngày 3/9/2009 đã thông qua giá bán cho CBCNV của Công ty TNHH

- 63 -

Một Thành Viên Remedica là 10.000 đồng/cổ phiếu và giá bán cho cổ đông bên ngoài là 18.000 đồng/cổ phiếu (theo báo cáo định giá của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt – đơn vị tư vấn độc lập cho việc cổ phần hoá Remedica). CBCNV và cổ đông bên ngoài sẽ không được quyền chuyển nhượng cổ phần trong hai năm đầu kể từ ngày Công ty CP Nghiên cứu, Bảo tồn, và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười được cấp đăng ký kinh doanh (ngày 14/12/2009).

CÁC KIẾN NGHỊ Đẩy nhanh tiến độ nhà máy Cephalosporin ở Bình Dương. Chúng tôi đề nghị Ban

Tổng Giám Đốc có các biện pháp hiệu quả hơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng và các yêu cầu khác để nhanh chóng đưa nhà máy này đi vào hoạt động trong quý 2 năm 2010.

Tuân thủ theo Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Chúng tôi đề nghị Ban Tổng Giám Đốc theo dõi các khoản mục chi phí khuyến mãi, quảng cáo, hội nghị tiếp khách, v.v. không vượt quá 10% tổng các khoản chi phí được trừ vào chi phí để đảm bảo đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Quản trị vốn lưu động và giá thành sản phẩm. Chúng tôi đề nghị Ban Tổng Giám Đốc đánh giá mức tín nhiệm và hạn mức tín dụng của khách hàng định kỳ để giảm thiểu rủi ro nợ xấu, theo dõi và đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ. Đồng thời theo dõi nhu cầu của thị truờng dược cũng như biến động giá cả nguyên vật liệu để có kế hoạch sản xuất và tồn trữ nguyên vật liệu phù hợp, từ đó sẽ hỗ trợ việc xác định giá thành sản phẩm và giảm thiểu những ảnh hưởng đến kế hoạch kết quả kinh doanh. Việc xét chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, bao bì cho sản xuất cần được thực hiện, quản lý chặt chẽ hơn nữa các khâu như: đánh giá nhà cung cấp, kiểm tra, đối chiếu quá trình thực hiện mua nguyên vật liệu, bao bì sau khi đã chọn được nhà cung cấp.

Trưởng Ban Kiểm soát

Nguyễn Đức Tuấn

TV Ban kiểm soát

Lê Thị Kim Chung

TV Ban kiểm soát

Đỗ Thị Thanh Thuý

- 64 -

CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN

1. Công ty nắm giữ trên 50% vốn cổ phần/vốn góp của tổ chức, công ty: không có

2. Công ty có trên 50% vốn cổ phần/vốn góp do tổ chức, công ty nắm giữ: không có

3. Tình hình đầu tư vào các công ty có liên quan Danh sách các công ty liên kết, liên doanh mà Imexpharm đã đầu tư như sau:

Tỷ lệ cổ phần sở hữu

Tên công ty liên kết, liên doanh

Vốn góp đến 31/12/2009 Theo giấy

phép Thực góp

Công ty TNHH Dược phẩm Gia Đại 182.000.000 26,00% 26,00%Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang 14.288.996.700 25,50% 25,50%Công ty Cổ phần Liên doanh Sotraphar 5.339.880.000 25,50% 25,50%

Cộng 19.810.876.700

TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ

1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của công ty từ ngày 09/03/2010.

- 65 -

2. Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành

Dược sĩ Trần Thị Đào Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc

Gắn bó hơn 25 năm với công ty, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bà toàn tâm toàn ý với Imexpharm, là người có công lớn đưa Imexpharm từ một Xí nghiệp sản xuất dược nhỏ trong tỉnh Đồng Tháp phát triển và là công ty Dược đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP ASEAN vào năm 1997, hiện nay GMP WHO. Từ đó đến nay Bà lãnh đạo công ty phát triển ổn định, bền vững và là công ty đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Bà là đối tác đáng tin cậy khi đại diện Imexpharm để thương lượng sản xuất nhượng quyền, liên doanh với các công ty dược đa quốc gia. Bà là nhà lãnh đạo có năng lực, uy tín lớn, chăm lo đời sống cho người

- 66 -

lao động về vật chất lẫn tinh thần. Với xã hội Bà là người nhiệt tâm đóng góp cho các công tác xã hội từ thiện, ưu tiên nhất là cho sự nghiệp giáo dục.

Ngoài những giải thưởng cao quý được trao tặng từ năm 1996 đến năm 2008, năm 2009 Bà đã được Chủ tịch nước và các tổ chức khác vinh danh thêm những giải thưởng cao quý như:

STT Năm Giải thưởng Cơ quan trao tặng

1 2009 Anh hùng lao động

Đã có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo từ năm 1998-2007 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc

Chủ tịch nước

2 2009 Kỷ niệm chương

Thành tích xuất sắc góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam

Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam

3 2009 Bằng chứng nhận

DOANH NHÂN VIỆT NAM TIÊU BIỂU

Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam

4 2009 Kỷ niệm chương

Đã có thành tích sản xuất tiêu biểu trong công tác từ năm 2006-2008

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp

5 2009 Kỷ niệm chương “VÌ THẾ HỆ TRẺ” về thành tích đóng góp vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn

Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Bà Đào còn tích cực tham gia nhiều lớp học trung, ngắn hạn quan trọng trong và ngoài nước để nắm bắt xu hướng phát triển của ngành Dược cũng như bổ sung kiến thức về quản lý kinh doanh hiện đại, tài chính doanh nghiệp, kinh nghiệm đi qua khủng hoảng kinh tế...

Dược sĩ Trần Thái Hoàng

Thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng Giám đốc

Với cương vị trên Ông phụ trách hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất, có điều kiện làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên có nhiều kinh nghiệm trong quản lý quy trình sản xuất hiện đại, quản lý chất lượng. Không ngừng đưa Imexpharm đạt được nhiều chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9001:2000 lên ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM, GDP, GPP...nhờ vậy Imexpharm được đối tác là các Tập đoàn dược đa quốc gia tin tưởng cao trong việc liên doanh liên kết.

Ông thường xuyên tham gia nhiều lớp đào tạo trong và ngoài nước để cập nhật thêm kiến thức chuyên môn và đã hoàn thành chương trình MBA của AIT Thái Lan.

Cử nhân Nguyễn Quốc Định

Thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng Giám đốc

Hơn 10 năm gắn bó với Imexpharm phụ trách tài chính của Công ty. Giữ vai trò vô cùng quan trọng Ông tập trung cho hệ thống kiểm soát nhằm kiểm soát chặt chi phí, công nợ, hàng tồn

- 67 -

kho, hoạch định dòng tiền...đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và sử dụng vốn có hiệu quả.

Để cập nhật thêm kiến thức mới về lĩnh vực tài chính kế toán, tiền tệ đáp ứng nhiệm vụ của mình Ông thường xuyên tham gia các khoá học trong và ngoài nước về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh nghiệm đi qua khủng hoảng kinh tế, quản lý hiện đại...

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hồng

Thành viên Hội đồng quản trị, Phó tổng Giám đốc

Là Phó Tổng Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu và cung ứng Bà Hồng thường xuyên gặp gỡ các đối tác nước ngoài tìm nguồn nguyên liệu với chất lượng và giá cả hợp lý để đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Ngoài ra Bà cũng rất quan tâm đến việc tìm thêm thị trường xuất khẩu sản phẩm của Imexpharm.

Dù bận rất nhiều công việc nhưng Bà vẫn giành thời gian tham dự nhiều hội thảo cũng như các khoá đào tạo trong và ngoài nước để đáp ứng cho yêu cầu công việc. Bà đã hoàn tất chương trình MBA của AIT Thái Lan năm 2009.

Thạc sĩ Võ Hữu Tuấn

Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Tuấn tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương Thành Phố Hồ Chí Minh chuyên ngành tài chính - ngân hàng, tốt nghiệp Trường Đại Học kỹ thuật Sydney UTS (Úc), hoàn tất chương trình MBA. Từ năm 1999 đến tháng 05/2000, ông Tuấn công tác tại Ngân Hàng Đông Á. Từ tháng 06/2000 đến nay, ông Tuấn công tác tại Công Ty CP Chứng Khoán Bảo Việt. Hiện nay, Ông Tuấn là Phó Tổng Giám Đốc kiêm Giám Đốc Chi nhánh Công Ty CP Chứng Khoán Bảo Việt. Ngoài ra, ông Tuấn còn là thành viên Hội đồng quản trị tại các công ty: Tập Đoàn Hoa Sen, Công Ty CP Lâm Thủy Sản Bến Tre, Công Ty CP Thương Mại SMC.

Ông Tuấn được bầu vào HĐQT Công Ty CP Dược Phẩm Imexpharm tại Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2008 vào ngày 10-04-2009. Là thành viên độc lập Ông có nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động của công ty trong lĩnh vực đầu tư tài chính, tái cấu trúc khối tài chính, công bố thông tin.

Thạc sĩ Trần Anh Tuấn

Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Tuấn tốt nghiệp Đại học Ngân hàng , Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Từ năm 1996-1999 chuyên viên cao cấp Ngân hàng First Vina Bank, 1999-2001 chuyên viên cao cấp Ngân hàng Bank of Tokyo – Mitsubishi, 2001-2003 Trưởng phòng tư vấn đầu tư Visions & Associates, năm 2003 đến nay Giám đốc Nghiên cứu Công ty Cổ phần đầu tư Việt Nam..

Ông Tuấn được bầu vào HĐQT Công Ty CP Dược Phẩm Imexpharm tại Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2008 vào ngày 10-04-2009. Là thành viên độc lập Ông có nhiều ý kiến đóng góp cho hoạt động của công ty trong lĩnh vực vi mô, vĩ mô của nền kinh tế, cung cấp kịp thời những thông tin của ngành phục vụ công tác quản trị công ty.

Cử nhân Phan Hoàng Minh Trí

- 68 -

Thành viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng

Giữ vai trò Kế toán trưởng Imexpharm từ năm 2008 Ông luôn quan tâm đến việc kiểm soát thủ tục thanh toán chi phí, tình hình biến động tỷ giá đồng ngoại tệ, phân tích dự báo xu hướng tỷ giá, nhu cầu sử dụng ngoại tệ của công ty nên phần nào giảm bớt thiệt hại của chênh lệch tỷ giá thực hiện.

Cử nhân Nguyễn Kiêm Phương

Thành viên Hội đồng quản trị, Chánh Văn phòng tổng hợp

Với cương vị Chánh văn phòng tổng hợp, gắn bó với Imexpharm nhiều năm nên Bà có nhiều kinh nghiệm và rất thành công trong công tác tổ chức Hội nghị khách hàng của công ty. Ngoài ra Bà còn giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn nên rất tích cực trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân viên công ty.

Cử nhân Nguyễn Đức Tuấn

Trưởng Ban Kiểm soát

Ông Tuấn tốt nghiệp Đại học Văn Lang chuyên ngành Thương Mại. Trong hai năm 2004-2005, ông Tuấn là nhân viên kiểm toán nội bộ cho Dutch Lady VietNam và sau đó là nhân viên kiểm toán độc lập cho PricewaterhouseCoopers. Gia nhập Quỹ đầu tư Dragon Capital từ cuối năm 2005 đến nay, ông Tuấn hiện là Giám đốc Nghiệp vụ phụ trách việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư. Ông Tuấn đang theo học chương trình Kiểm toán viên công chứng của Anh (ACCA) và chương trình Chuyên viên phân tích tài chính công chứng của Mỹ (CFA).

Ông Tuấn được bầu làm Trưởng Ban Kiểm soát của Imexpharm trong kỳ Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2008 ngày 10-4-2009. Là thành viên độc lập, ông Tuấn đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của Ban kiểm soát, cũng như hệ thống tài chính kế toán của Imexpharm.

Cử Nhân Lê Thị Kim Chung

Thành viên Ban Kiểm soát

Với cương vị hiện tại của mình và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, Bà Chung góp phần rất lớn bảo vệ quyền lợi của Imexpharm nhiều vấn đề liên quan đến pháp lý trong thương thảo hợp đồng kinh tế, liên doanh liên kết trong và ngoài nước, các thủ tục khi thực hiện những vấn đề liên quan đến Điều lệ hoạt động của công ty.

Cử Nhân Đỗ Thị Thanh Thuý

Thành viên Ban Kiểm soát

Phụ trách phòng Kế toán quản trị kiêm Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ Bà rất quan tâm đến việc quản trị giá thành, phân tích tình hình tài chính công ty, kiểm tra tình hình chấp hành các qui định về phân cấp quản lý tài chính, kế toán đối với các đơn vị trực thuộc, góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính kế toán hoạt động đúng qui định và minh bạch.

3. Thay đổi thành viên HĐQT, Ban Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng trong năm.

- 69 -

Năm 2009 do Trưởng Ban kiểm soát Ông Nguyễn Thy Nhân có đơn xin từ nhiệm để đi học ở nước ngoài nên trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2008 tổ chức vào ngày 10-04-2009 đã tiến hành bầu Trưởng Ban kiểm soát mới là Ông Nguyễn Đức Tuấn.

4. Quyền lợi của Ban Giám đốc

Ban Tổng Giám đốc được hưởng tiền lương, tiền thưởng theo quy chế trả lương, thưởng của Công ty ban hành. Ngoài việc khám sứa khoẻ định kỳ hàng năm theo qui định của ngành, Ban Tổng Giám đốc được bộ phận y tế cơ quan chăm sóc sức khoẻ hàng ngày

Thu nhập của Ban Tổng Giám đốc:

Năm nay Năm trước

Thu nhập của Ban Tổng Giám đốc 4.386.021.811 3.142.275.097

5. Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động

6.1. Số lượng cán bộ, nhân viên

Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng số cán bộ, nhân viên Imexpharm là 686 người, với cơ cấu như sau:

Cơ cấu lao động theo giới tính

274; 40%

412; 60%

Nam

Nữ

Cơ cấu lao động theo trình độ

129; 19%30; 4%

54; 8%

271; 40%

202; 29%

Sau đại học

Đai học

Trung cấp, cao đẳng

Sơ cấp

Trình độ khác

- 70 -

Cơ cấu lao động theo chức năng

329; 48%97; 14%

260; 38%

Khối văn phòng

Khối bán hàng

Khối sản xuất

6.2. Đào tạo, huấn luyện:

Không ngừng nâng cao chuyên môn và năng lực quản lý cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, năm 2009 Công ty đã triển khai 33 chương trình đào tạo bao gồm đào tạo nội bộ 08 chương trình, đào tạo bên ngoài 25 chương trình. Nội dung đào tạo chủ yếu về chuyên môn và quản lý như: Chuyên khoa 1 Bào chế - công nghiệp dược; hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TKM, GHK; huấn luyện GMP-WHO, ISO; kỹ năng giao tiếp, bán hàng, quảng cáo, kỹ năng làm việc nhóm trong quản lý dự án; Marketing, xây dựng thương hiệu; bồi dưỡng Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính (CFO)...

Tổng số lượt người đào tạo là 1.579 người (cán bộ quản lý 403 lượt người, nhân viên 1.176 lượt người). Theo khối: khối sản xuất 302 lượt người, khối văn phòng và bán hàng 1.277 lượt người.

Với phương châm tiết kiệm chi phí công ty tận dụng nguồn lực nội tại huấn luyện, đào tạo kết hợp với đào tạo bên ngoài nên chi phí cho việc đào tạo năm 2009 không cao (608.950.688đ).

6.3. Chính sách lương, thưởng, trợ cấp Quỹ lương và thu nhập của người lao động qua các năm (Đvt: đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2007

(+/-) so với 2006 (%)

Năm 2008

(+/-) so với

2007 (%)

Năm 2009

(+/-) so với

2008 (%)

1 Tổng quỹ lương 42,64 16,56 51,24 20,16 62,61 22,18

2 Thu nhập bình quân của người lao động/tháng

5,58 10,93 6,26 12,18 7,60 21,40

Khen thưởng:

- Hàng năm Công ty thưởng đạt và vượt chỉ tiêu doanh số đối với các Chi nhánh Bán hàng;

- Thưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với nhân viên Văn phòng và Sản xuất.

Trợ cấp: trợ cấp độc hại và trợ cấp ca 3.

- 71 -

Ăn trưa: Công ty trả tiền ăn trưa cho CB,CNV hàng tháng tương đương với mức tiền lương tối thiểu theo qui định của Nhà nước.

Chế độ chăm sóc sức khỏe: khám sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm.

Đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất.

Phong trào thi đua, khen thưởng: hàng năm dựa vào kế hoạch thi đua của cấp trên và thực tế tại Công ty, Công ty phát động phong trào thi xanh sạch đẹp, giỏi việc nước đảm việc nhà, thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm.

THÔNG TIN CỔ ĐÔNG VÀ QUẢN TRỊ CÔNG TY I. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

1. Danh sách Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và số cổ phần nắm giữ, tỷ lệ sở hữu

STT Họ & tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm

Ngày miễn nhiệm

Số cổ phần sở

hữu

Tỷ lệ sở hữu

I Hội đồng quản trị

1 Trần Thị Đào Chủ tịch 05-04-2008 84.070 0,72%

2 Trần Thái Hoàng Uỷ viên 05-04-2008 48.400 0,42%

3 Nguyễn Quốc Định Uỷ viên 05-04-2008 60.000 0,51%

4 Nguyễn Thị Thu Hồng Uỷ viên 05-04-2008 38.400 0,33%

5 Nguyễn Kiêm Phương Uỷ viên 05-04-2008 36.300 0,31%

6 Phan Hoàng Minh Trí Uỷ viên 05-04-2008 2.000 0,017%

7 Võ Hữu Tuấn Uỷ viên 10-04-2009

8 Trần Anh Tuấn Uỷ viên 10-04-2009

II Ban Kiểm soát

1 Nguyễn Thy Nhân Trưởng ban 05-04-2008 10-04-2009

2 Nguyễn Đức Tuấn Trưởng ban 10-04-2009

3 Lê Thị Kim Chung Uỷ viên 05-04-2008 4.140 0,035%

4 Đỗ Thị Thanh Thuý Uỷ viên 05-04-2008 3.630 0,03%

- Tổng thù lao của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát trước thuế thu nhập cá nhân: Năm nay Năm trước

Thù lao Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát 1.664.000.000 1.354.500.000

2. Hoạt động của Hội đồng quản trị

Năm 2009, Hội đồng quản trị đã tiến hành các cuộc họp định kỳ, đột xuất giải quyết các vấn đề sau:

Đơn giá tiền lương năm 2010 đăng ký với Cục Thuế.

- 72 -

Thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh hàng quý, dự báo tình hình kinh tế, chứng khoán, tình hình thị trường, giá cả nguyên vật liệu… từng thời điểm để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, những vấn đề trọng tâm cần phải làm cho quý sau.

Xem xét tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đưa ra biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy Cephalosporin Bình Đương

Kế hoạch chuyển Remedica thành Công ty TNHH một thành viên và cổ phần hoá Công ty TNHH một thành viên, phương án giá bán cổ phần.

Báo cáo thực hiện và kết quả kiểm soát của Ban Kiểm soát hàng quý.

Việc thành lập các chi nhánh trực thuộc công ty.

Thông qua các vấn đề liên quan đến việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

Kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2009, phương án phân phối lợi nhuận và trả cổ tức.

Dự báo tình hình thị trường 2010 và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010.

Phân công nhiệm vụ đối với từng thành viên Hội đồng quản trị.

Tăng cường công tác quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị từ 06 người năm 2008 bổ sung lên 08 người năm 2009 (trong đó 02 thành viên hoạt động độc lập). Bầu bổ sung 01 Trưởng Ban kiểm soát mới (hoạt động độc lập) do Trưởng Ban kiểm soát từ nhiệm vì bận đi học nước ngoài.

Các Quyết định của Hội Đồng Quản Trị đảm bảo đúng Điều lệ công ty và pháp luật hiện hành. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng quản trị đều có biên bản và Nghị quyết.

Trong năm qua đã ban hành các quyết định, quy chế, chế độ chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển Công ty đồng thời đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc bộ máy. Nhiều văn bản, chính sách được ban hành, sửa đổi cập nhật tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thừa hành thực thi đúng và nhất quán, từng bước thực hiện chuẩn hoá các hoạt động.

3. Hoạt động của Ban kiểm soát

Kiểm soát thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2008

Kiểm soát báo cáo tài chính quý 1- 2- 3- năm 2009

Thăm nhà máy Cephalosporin Bình Dương để theo dõi tiến độ thực hiện nhà máy.

Họp với Hội đồng Quản trị từng quý, đóng góp ý kiến các vấn đề liên quan đến chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán...

4. Kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty 4.1. Tuân thủ các quy định về quy chế quản quản trị công ty và quy chế quản lý tài chánh

đã ban hành, thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với mô hình hoạt động theo thời điểm.

4.2. Sử dụng một cách hiệu quả các công cụ quản lý hiện đại

Xây dựng và xác định chiến lược công ty theo Balance Score Card, SWOT.

- 73 -

Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn: GMP- WHO; GLP; GSP; GDP; GPP, ISO; TQM

Triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả công việc cho toàn đội ngũ.

4.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để đảm bảo thực hiện thành công chiến lược công ty theo nghị quyết Đại hội đồng cô đông đề ra trong nhiệm kỳ và hàng năm.

4.4. Đảm bảo tính minh bạch của công ty, thông tin thông suốt đến cổ đông và nhà đầu tư.

5. Giao dịch của thành viên chủ chốt và những người có liên quan năm 2009

Đăng ký Đã thực hiện bán STT

Họ và tên Thời gian

Số lượng

cổ phiếu

Thời gian

Số lượng

cổ phiếu

Số cổ phiếu đăng ký

bán chưa thực hiện

1 Trần Thị Đào 29/10/2009 đến 28/4/2010 28.900 29/10/2009 đến

31/12/2009 24.830 4.070

2 Nguyễn Thị Thu Hồng 09/9/2009 đến 18/9/2009 10.000 09/9/2009 đến

18/9/2009 10.000 0

3 Nguyễn Quốc Định 01/01/2009 đến 27/01/2009

12.610 01/01/2009 đến 27/01/2009 12.610 0

II. Các dữ liệu thống kê về cổ đông Theo danh sách cổ đông ngày 29/01/2010, cơ cấu cổ đông của IMP như sau:

Số lượng cổ đông Số lượng cổ phần Tỷ lệ sở hữu

STT Cổ đông Tổ chức Cá

nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân

I Cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần

3 4.784.180 41,03%

1 Tổng Công ty Dược Việt Nam

1 3.036.160 26,04%

2 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Y tế Bản Việt

1 831.760 7,13%

3 VIETNAM HOLDING LTD

1 916.260 7,86%

II Cổ đông nắm giữ dưới 5% vốn cổ phần

29 1.290 4.385.616 2.432.824 37,61% 20,87%

1 Cổ đông trong nước 15 1.105 640.876 2.330.674 5,49% 19,98%

1.1 Cổ đông trong công ty 01 375 19.160 1.137.990 0,16% 9,76%

- 74 -

1.2 Cổ đông ngoài công ty 14 730 621.716 1.192.684 5,33% 10,22%

2 Cổ đông nước ngoài 41 185 3.744.740 102.150 32,12% 0,88%

III Cổ phiếu quỹ 01 57.200 0,49%

1 Cty CPDP Imexpharm 01 57.200 0,49%

60 1.290 Tổng cộng

1.350 11.659.820 100%

1. Cổng đông Nhà nước và cổ đông lớn trong nước Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông Nhà nước:

STT Cổ đông Địa chỉ Ngành nghề hoạt động

1 Tổng Công ty Dược Việt Nam

- Số 138B Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, Việt Nam.

- Nghiên cứu, sản xuất lưu thông, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, hoá chất, dụng cụ y tế và mỹ phẩm

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư

- Kinh doanh, quản lý và cho thuê cao ốc, văn phòng làm việc, căn hộ, nhà ở, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng, kho bãi, nhà xưởng.

Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn trong nước

STT Cổ đông Địa chỉ Ngành nghề hoạt động

2 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Y tế Bản Việt

Số 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM

Đầu tư chứng khoán

2. Cổ đông sáng lập

Thông tin chi tiết về cổ đông sáng lập

STT Họ và tên Năm sinh Địa chỉ Số lượng

cổ phiếu % Tỷ lệ sở hữu

1 - Trần Thị Đào 1952 Số 5 đường Trương Định, P1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

84.070 0,72%

2 - Trần Thái Hoàng 1962 Số 103 Nguyễn Trãi, P2, TP.Cao Lãnh Đồng Tháp

48.400 0,42%

3 - Nguyễn Quốc Định 1962 Số 97 Hùng Vương, P2, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp.

60.000 0,51%

- 75 -

4 - Nguyễn Thị Thu Hồng 1961 191A-193B Lạc Long Quân, P3, Q11, TP.HCM

38.400 0,33%

5 - Nguyễn Kiêm Phương 1958 56 Lý Thường Kiệt, P2, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp.

36.300 0,31%

6 - Lưu Thị Hạnh 1954 Số 14B Nguyễn Văn Trỗi, P2, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

18.500 0,16%

7 - Hoàng Thọ Phồn 1951 Số 15 Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên.

14.520 0,12%

3. Cổ đông nước ngoài Thông tin chi tiết về từng cổ đông lớn nước ngoài

STT Cổ đông Địa chỉ Ngành nghề hoạt động

1 VIETNAM HOLDING LTD

- Card Corporate Services LTD, 2TH Floor, Zephyr house, 122 Mary Po Box 709GT, Geor Town, Grand Cayman, Cayman Islands

Đầu tư chứng khoán

III. Quan hệ với cổ đông và các nhà đầu tư Trong năm qua, Imexpharm đã gặp gỡ, đối thoại với các nhà đầu tư sau:

STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI

1 Công Ty Chứng Khoán Công Thương

Lầu 1, 63 Phạm Ngọc Thạch, Q3, TP.HCM 08.38200910

2 Công Ty Chứng Khoán Sacombank 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3, TP.HCM 08.62686868

3 Công Ty CP Chứng Khoán Bảo Việt

8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 04.39288888

4 Công Ty CP Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

Tầng 1, 2 & 3, Cao ốc Capital Place, 6 Thái Văn Lung, Q1, TP.HCM

08.38233299

5 Công Ty CP Chứng Khoán VNDIRECT

1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội 04.39724568

6 Công Ty CP Đầu Tư LiLi Tầng 11, Tòa nhà Golden Building, 473 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

08.38990292

7 Công Ty Quản Lý Quỹ Bảo Việt 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 04.39289589

8 Công Ty Quản Lý Quỹ Đầu Tư Prudential Việt Nam

Tầng 23, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM 08.39101660

9 Công Ty TNHH Chứng Khoán H3 Hoàng Diệu, Q4, TP.HCM 08.38259999

- 76 -

Ngân Hàng Thương Mại CP Nhà Hà Nội

10 Công Ty TNHH Quản Lý Tín Thác Đầu Tư Hàn Quốc

704A Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q1, TP.HCM 08.38246864

11 Duxton Asset Management 1A Duxton Hill, Singapore 65.65110350

12 Hanoi Fund Management Lầu 3, 75-77 Calmette, Q1, TP.HCM 08.4043128

13 Harding - Loevner LP 50 Division Street - Suite 401, Somerville, New Jersey 08876, USA

908.9470455

14 PXP Vietnam Asset Management Tầng 6, Opera View Building, 161 Đồng Khởi, Q1,TP.HCM 08.38276040

15 SSI 1C Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 04.39366321

16 Viet Capital Asset Management 16 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội 04.39447990

17 Viet Fund Management Lầu 10, Cao ốc Central Plaza, 17 Lê Duẩn, Q1, TP.HCM 08.38251488

Nhà đầu tư là các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư trong nước và ngoài nước luôn quan tâm đến việc tiếp xúc với Imexpharm nhằm tìm hiểu và cập nhật thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh, chính sách trả cổ tức... của Imexpharm trong hiện tại cũng như tương lai, là cầu nối giúp cho khách hàng của các Công ty này có cơ hội, mạnh dạn đầu tư vào cổ phiếu IMP.

Năm 2009 công ty đã tiếp xúc với các đối tác trong nước và nước ngoài. Qua các cuộc gặp gỡ trên Công ty đã ký hợp đồng đại lý phân phối tại thị trường Campuchia với Công ty Cyspharma Co. LTD, hợp đồng chuyển giao công nghệ và gia công với Sanofi Aventis Việt Nam, hợp đồng liên doanh kỹ thuật với ACS-Dobfar Ý. Tiếp xúc ban đầu với GSK về liên doanh, liên kết sản xuất nhượng quyền, Công ty đã thực hiện nâng cấp nhà máy Peni tại Đồng tháp theo công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế hoàn chỉnh theo thẩm tra của GSK trong năm 2009.

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NĂM 2009

Trung thành với sứ mệnh của mình, Imexpharm liên tục là công ty tiên phong trong các hoạt động xã hội, cộng đồng nhằm chung tay góp phần chăm lo sức khỏe, phát triển cùng thông qua các hoạt động xã hội tập trung vào y tế, giáo dục và thể thao. Có rất nhiều các hoạt động xã hội mà Imexpharm đã thực hiện trong năm 2009, một số hoạt động tiêu biểu dưới đây:

1. Học bỗng Đặng Thùy Trâm 2009:

Nhằm góp phần giúp học sinh, sinh viên ngành y dược có thêm tinh thần và điều kiện gắn bó yêu trường lớp; giúp cán bộ y tế vùng sâu, vùng xa có điều kiện nâng cao tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu phục vụ ở địa bàn khó khăn; động viên cán bộ y tế phát huy sáng kiến, biểu dương tinh thần vượt khó, tận tuỵ phục vụ nhân nhân và học tập, nêu cao tinh thần, lối sống của BS Đặng Thuỳ Trâm. Với sự tài trợ của Imexpharm, báo Tuổi trẻ, Tỉnh đoàn và Sở Y tế Bắc

- 77 -

Giang đã tổ chức trao Giải thưởng - học bổng “Đặng Thuỳ Trâm” năm 2009 cho các cán bộ, học sinh, sinh viên ngành y tế của 7 tỉnh phía bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Bắc Giang, với trị giá 670 triệu đồng,

2. Khám chữa bệnh từ thiện:

Đối với bà con nghèo vùng sâu, vùng xa, việc khám chữa bệnh là một nhu cầu rất cần thiết nhưng không dễ thực hiện. Đặc biệt là khám chữa bệnh tại thành phố HCM. Hiểu được điều đó, với trách nhiệm của một doanh nghiệp ngành dược phẩm, Imexpharm phối hợp cùng với đội ngũ y, bác sĩ của Đoàn trường Đại học y dược thành phố Hồ chí minh và bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ chí minh, Imexpharm đã tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tư vấn giải pháp điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho khoản 3.000 bệnh nhân nghèo ở các vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu giang… Sự nhiệt tình, tận tâm chu đáo của đội ngũ nhân viên Imexpharm cùng với tay nghề chuyên môn cao và tấm lòng nhân ái tận tâm với nghề của các y bác sĩ đã làm cho chương trình khám chữa bệnh thành công, được các bệnh nhân và giới chức y tế địa phương đánh giá cao.

3. Giải tennis đồng bằng sông Cửu long:

Bảo vệ và rèn luyện sức khỏe đặc biệt là của CBCNV ngành y dược là một trong những trọng tâm hoạt động xã hội của Imexpharm. Giải Tennis ĐBSCL 2009 tranh cup Imexpharm lần II do Sở Y tế An giang đang cai tổ chức và Imexpharm tài trợ đã thành công tốt đẹp, thu hút 104 vận động viên là các lãnh đạo và nhân viên của ngành Y tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

4. Khuyến học cho con em khách hàng và khuyến học tại tỉnh Đồng Tháp:

Nhằm khuyến khích tinh thần hiếu học của các học sinh nghèo học giỏi và các học sinh là con em khách hàng có thành tích học tập tốt, Imexpharm tổ chức trao giải thưởng khuyến học cho con em khác hàng tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, các tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Các buổi lễ diễn ra trong không khí vui tươi và hào hứng với sự tham gia của các em học sinh, khách hàng thân thiết, đại diện của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương. Với định hướng trên, Imexpharm dự định cùng với ngành Giáo dục các địa phương từng bước nhân rộng mô hình khuyến học này ra rộng rãi trong cộng đồng.

PHỤ LỤC SẢN PHẨM IMEXPHARM – SÁNH VAI CÙNG CÁC THƯƠNG HIỆU DƯỢC PHẨM HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI - Andol fort: Thương hiệu của sự tin tưởng

Sự trở lại ấn tượng: Thị trường thuốc trị cảm cúm là thị trường có tiềm năng cao, theo công ty nghiên cứu thị trường dược phẩm IMS, ngành hàng cảm cúm có mức tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số.

Với ưu thế thương hiệu có uy tín trước đây trong lòng người tiêu dùng, khai thác lại ưu thế thương hiệu sẵn có và quy trình sản xuất chất lượng cao, Andol fort – sản phẩm thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm với công thức cải tiến, chất lượng vượt trội trên thị trường được

- 78 -

Imexpharm tái tung ra vào cuối năm 2009 đã được khách hàng, thị trường nhiệt tình chào đón và chấp nhận. Các đơn đặt hàng liên tục trước và sau hội nghị khách hàng tung sản phẩm là tín hiệu thành công bước đầu cho sản phẩm này.

Với sự đầu tư lớn và bài bản, tiềm năng thị trường lớn, Andol fort và dòng sản phẩm Andol sẽ là một trong những thương hiệu sản phẩm chủ lực đem lại doanh số cao cho Imexpharm trong năm nay và các năm sắp tới.

- Probio: Giúp cân bằng các vi khuẩn có ích ở ruột - Thương hiệu hàng đầu trong ngành men vi sinh.

Với lợi thế sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu sản phẩm uy tín được giới chuyên môn và khách hàng tin tưởng sử dụng. Probio được đầu tư thương hiệu sản phẩm qua các hoạt động giới thiệu sản phẩm đến giới chuyên môn, quảng cáo khuyến mãi ấn tượng, hấp dẫn cho người bán hàng và quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng.

Với sự đầu tư đó, Probio đã có sự tăng trưởng doanh số cao và ổn định trong những năm vừa qua. Sản phẩm Probio ngày càng được sử dụng rộng rãi, có thị phần lớn và trở thành một sản phẩm chủ lực đóng góp doanh số cao cho Imexpharm. Probio hiện đang nằm trong top các sản phẩm men vi sinh hàng đầu theo số liệu của các công ty nghiên cứu thị trường.

- Claminat: Kháng sinh được giới chuyên môn tin dùng

Được giới chuyên môn y dược đánh giá cao về chất lượng điều trị, với tiêu chuẩn tương đương sinh học so với sản phẩm gốc (Augmentine của GSK). Claminat đã góp phần lớn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên hiệu quả cho người Việt Nam với chi phí thấp hơn so với sử dụng thuốc ngoại.

Các hội thảo về sản phẩm được tổ chức rộng khắp đã được sự quan tâm chào đón và tiếp nhận nhiệt tình của giới chuyên môn y dược giúp Claminat ngày càng được tin dùng trong điều trị. Quan trọng hơn hết, hiệu quả rõ rệt sau điều trị so với các sản phẩm khác góp phần làm cho thương hiệu Claminat ngày càng nâng cao đóng góp doanh số lớn cho Imexpharm.

Claminat hiện nay là sản phẩm kháng sinh đóng góp doanh số hàng đầu cho Imexpharm và cũng là sản phẩm dẫn đầu trong nhóm hàng kháng sinh.