bÁo cÁo thƯỜng niÊn cÔng ty cỔ phẦn bourbon bẾn...

23
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CPHN BOURBON BN LC NĂM 2015 I. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát Tên giao dch: Công ty cphn Bourbon Bến Lc Giy chng nhận đăng ký doanh nghiệp s: 501033000043 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cấp ngày 28/08/2007, điều chỉnh lần 1 ngày 19/03/2014. Vốn điều l: 148.000.000.000 (Một trăm bốn mươi tám tỷ) đồng Vốn đầu tư của chshu: 148.000.000.000 (Một trăm bốn mươi tám t) đồng Địa ch: Cảng Bourbon Bến Lức, Ấp Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sđiện thoi: (072) 3 891 231 – 3 891 229 Sfax: (072) 3 872 652 Website: www.bourbonbenluc.vn Mã cphiếu: BBL 2. Quá trình hình thành và phát trin Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức tiền thân là công ty TNHH Chế biến, đóng gói bao bì nông sản, thực phẩm Bourbon Bến Lức – Long An (là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Được thành lập vào ngày 05/01/1999 theo giấy phép đầu tư số 2104/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp; Năm 2007, Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 501033000043 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cấp ngày 28/08/2007 với ngành nghề kinh doanh là chế biến, đóng gói và kinh doanh các loại nông sản, thực phẩm và đồ uống; kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng, bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi nhà xưởng. Hiện nay, Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức đang từng bước phát triển về mọi mặt để thu hút, tìm kiếm thêm khách hàng và các cơ hội đầu tư mở rộng khu vực cảng. 3. Ngành nghvà địa bàn kinh doanh

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

2 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON BẾN LỨC NĂM 2015 I. Thông tin chung

1. Thông tin khái quát

Tên giao dịch: Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 501033000043 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An

cấp ngày 28/08/2007, điều chỉnh lần 1 ngày 19/03/2014.

Vốn điều lệ: 148.000.000.000 (Một trăm bốn mươi tám tỷ) đồng

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 148.000.000.000 (Một trăm bốn mươi tám tỷ) đồng

Địa chỉ: Cảng Bourbon Bến Lức, Ấp Thuận Đạo, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long

An.

Số điện thoại: (072) 3 891 231 – 3 891 229

Số fax: (072) 3 872 652

Website: www.bourbonbenluc.vn

Mã cổ phiếu: BBL

2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức tiền thân là công ty TNHH Chế biến, đóng gói bao bì

nông sản, thực phẩm Bourbon Bến Lức – Long An (là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Được thành lập vào ngày 05/01/1999 theo giấy phép đầu tư số 2104/GP do Bộ kế hoạch và

đầu tư cấp;

Năm 2007, Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức chuyển sang hình thức công ty cổ phần theo

Giấy chứng nhận đầu tư số 501033000043 do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An cấp ngày

28/08/2007 với ngành nghề kinh doanh là chế biến, đóng gói và kinh doanh các loại nông

sản, thực phẩm và đồ uống; kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng, bốc xếp hàng hóa xuất

nhập khẩu và dịch vụ kho bãi nhà xưởng.

Hiện nay, Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức đang từng bước phát triển về mọi mặt để thu

hút, tìm kiếm thêm khách hàng và các cơ hội đầu tư mở rộng khu vực cảng.

3. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

a) Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:

Chế biến, đóng gói và kinh doanh các loại nông sản, thực phẩm và đồ uống;

Kinh doanh dịch vụ khai thác cảng (hàng hóa qua cảng gồm gỗ xuất khẩu, thức ăn gia súc,

phân bón, sắt thép);

Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu;

Cho thuê kho bãi, nhà xưởng

b) Địa bàn kinh doanh: Bến Lức, Long An.

4. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

a) Mô hình quản trị

b) Chức năng và nhiệm vụ:

Ban Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc: quản lý điều hành công ty và ra quyết định về mọi hoạt động kinh doanh.

Bộ phận thương vụ:

Giám đốc thương vụ:

o Chủ động tìm kiếm liên lạc, tiếp xúc, giới thiệu thông tin của công ty đến khách hàng.

o Nắm bắt thông tin, nhu cầu, kế hoạch, định hướng, thị hiếu của khách hàng. Thăm dò tiềm năng nhu cầu và dự đoán hướng phát triển của thị trường trong tương lai.

o Phản hồi nhanh chóng các thông tin được cập nhật thường xuyên.

o Xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

o Theo dõi hoạt động, giá cả, phương thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.

o Phối hợp chặt chẽ với bộ phận Khai thác trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng, nhanh chóng, hiệu quả.

o Báo cáo định kỳ, đóng góp sáng kiến.

Trợ lý giám đốc thương vụ: hỗ trợ Giám đốc thương vụ trong các hoạt động của bộ phận thương vụ.

Bộ phận hành chính và tài chính:

Phòng kế toán tài chính:

o Phụ trách kế toán lao động tiền lương và kế toán Bảo hiểm Xã Hội.

o Theo dõi chấm công ở văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh và tiếp nhận bảng chấm công của nhân viên cảng để lập bảng lương và các khoản phụ cấp khác.

o Lập báo cáo định kỳ về Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo hiểm Y tế cho cơ quan Bảo Hiểm Xã hội tỉnh Long An.

o Phụ trách kế toán thu chi Ngân hàng, liên hệ với Ngân hàng để nộp chứng từ chuyển khoản hay rút tiền mặt.

o Hàng tháng lập và nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan Thống kê, Sở Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Long An.

o Phối hợp với phòng Thương vụ lập bảng thanh toán tiền hoa hồng cho khách hàng vào cuối mỗi tháng.

Phòng hành chính nhân sự:

o Phụ trách tuyển dụng nhân sự và lên kế hoạch đào tạo nhân viên của Công ty.

o Làm hợp đồng lao động, tuyển dụng, cho thôi việc, tăng lương, điều chỉnh lương cán bộ, công nhân viên.

o Phổ biến cho nhân viên biết các chính sách và luật lệ lao động, giờ giấc lao động và an toàn lao động. Thông báo tuyển dụng lao động khi có yêu cầu tuyển dụng của các Phòng ban.

o Lập báo cáo về tình hình sử dụng lao động cho Sở lao động tỉnh Long An.

o Xin giấy phép làm việc (working permit) cho các nhân viên ngoại quốc, xin hoặc gia hạn visa cho các chuyên gia nước ngoài.

Bộ phận khai thác cảng:

Giám đốc khai thác cảng:

o Quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh khai thác tại cảng.

o Kết hợp với bộ phận Thương vụ trong việc thúc đẩy và phát triển các hoạt động kinh doanh.

o Chịu trách nhiệm trước phó Tổng giám đốc về tất cả mọi hoạt động tại cảng.

Phó giám đốc Khai thác cảng: Hỗ trợ giám đốc trong các hoạt động tại cảng, hỗ trợ bộ phận Thương vụ trong việc tìm kiếm khách hàng.

Chuyên viên kỹ thuật:

o Cố vấn kỹ thuật.

o Giám sát thi công công trình.

o Hoàn chỉnh thủ tục pháp lý công trình xây dựng, lưu giữ hồ sơ công trình.

Chuyên viên phụ trách kho:

o Theo dõi nhập xuất kho và thủ tục nhập xuất theo hợp đồng.

o Theo dõi phần mềm hoạt động trạm cân, tình trạng cân bàn, cân đồng hồ.

o Sắp xếp hàng hóa trong kho theo kế hoạch và thông tin của Thương vụ.

o Phụ trách công đoàn.

Phòng điều độ:

o Điều động tàu thuyền, ghe, sà lan đến làm hàng tại cảng.

o Điều động công nhân bốc xếp phục vụ bốc dỡ hàng hó tại cảng, kho, bãi.

o Ký duyệt bảng chấm công của phòng Điều Độ.

o Ký lệnh điều động thầu phụ bốc xếp, xác nhận sản lượng cho thầu phụ và công nhân cảng.

o Tổ chức phương án bốc dỡ nhanh, hiệu quả, tiết kiệm và hợp lý.

o Tổ chức giao nhận kiểm đếm hàng hóa khi có nhu cầu.

o Có quyền yêu cầu phòng Cơ Điện giải quyết ngay những sự cố về kỹ thuật, cung cấp thiết bị cơ giới cần thiết khi có trường hợp khẩn.

Phòng cơ điện:

o Bảo trì, sửa chữa, bảo quản thiết bị, cơ giới, các vật tư phục vụ bốc dỡ hàng, kho xưởng.

o Ký duyệt bảng chấm công của công nhân trực thuộc phòng Cơ Điện.

o Quản lý kho vật tư và phân xưởng sửa chữa, lưu trữ và quản lý hồ sơ kỹ thuật.

Phòng nội chính:

o Quản lý tổ bảo vệ, tổ cây xanh, tạp vụ, chấm công công nhân thuộc phòng nội chính.

o Bảo vệ an ninh cảng, bảo vệ tài sản của cảng. Điều động bảo vệ tại cầu cảng, lập nhật ký điều độ.

o Chịu trách nhiệm về mọi công việc liên quan đến An toàn lao động.

o Chịu trách nhiệm về mọi công việc phòng cháy chữa cháy: Kiểm tra định kỳ và đột xuất hệ thống cứu hỏa, hồ và ống cấp nước… Thường xuyên kiểm tra khu vực cầu cảng gaz, kho gaz.

o Làm thủ tục kiểm định các thiết bị, cơ giới của cảng.

Đội tàu kéo: Chuyên trách thực hiện công việc kéo sà lan cập cảng, hỗ trợ về nhân lực cho bộ phận cơ điện, bộ phận bốc xếp khi có yêu cầu.

Tổ bốc xếp: Thực hiện các công việc xếp dỡ hàng hóa, đóng bao, hỗ trợ về nhân lực cho các bộ phận khai thác khi có yêu cầu.

Tổ kỹ thuật:

o Kiểm tra các xe cơ giới của Cảng, các băng tải câu mắc điện băng tải trong kho hay ngoài cầu cảng.

o Sửa chữa các hư hỏng đột xuất hàng ngày về điện, xe, các thiết bị trong cảng.

o Thay nhớt, lọc nhớt, lọc dầu. Vệ sinh cơ giới theo định kỳ.

5. Định hướng phát triển

Phát triển dịch vụ container.

Nghiên cứu và đầu tư vào việc chế biến nông sản.

Mở rộng và xây thêm kho.

Nâng cấp các phương tiện, thiết bị làm hàng.

Xây dựng hệ thống bồn chứa nguyên liệu thức ăn gia súc.

Cải tiến, nâng cấp các dịch vụ làm hàng tại cảng.

Đào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn cho công nhân (lái xe, cơ khí và điện công nghiệp)

và nhân viên (vi tính, kỹ năng quản lý).

6. Các rủi ro

a) Rủi ro về kinh tế

Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh chính của Công ty như

cho thuê bến bãi, cầu cảng, nhà kho, bốc xếp đều chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của nền

kinh tế toàn cầu. Kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tác động tích cực đến tình hình hoạt động kinh

doanh của Công ty và ngược lại. Điển hình là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm

2008 đến nay đã tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và của Công ty nói

riêng. Thêm vào đó việc giá các loại vật tư, xăng dầu, nguyên vật liệu lien tục biến động

ở mức cao và áp lực cạnh tranh lớn từ các công ty khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến

kết quả kinh doanh của Công ty.

b) Rủi ro về pháp lý

Hoạt động trong thẩm quyền của luật pháp Việt Nam, Công ty chịu nhiều rủi ro do hệ

thống pháp luật chưa chặt chẽ và còn nhiếu quy định chồng chéo. Những quy định của

Luật doanh nghiệp, Luật Chứng Khoán và thị trường chứng khoán và các quy định khác

lien quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn đang trong quá trình

hoàn thiện, do đó bất kỳ điều chỉnh nào của chính sách pháp luật cũng có thể tác động

đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

c) Rủi ro đặc thù ngành

Hoạt động khai thác cảng và bốc dỡ hàng hóa phục vụ cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

khác nhau, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Sự tăng trưởng về xuất khẩu luôn luôn

gắn liền với chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu của chính phủ. Khi

chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kim

ngạch xuất nhập khẩu và đến hoạt động kinh doanh của Cảng Bourbon.

Một đặc điểm khác của các doanh nghiệp ngành cảng là đều phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ

tầng, trang thiết bị hiện đại để phục vụ hoạt động kinh doanh vì thế tỷ lệ nợ trên cơ cấu

vốn là cao. Do đó áp lực đối với chi phí vốn là rất lớn.

Ngành cảng lệ thuộc vào điều kiện thời tiết, thiên nhiên rất nhiều như mưa bão, lũ

lụt,…gây ảnh hưởng đến sản lượng bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận tải

đường thủy.

II. Tình hình hoạt động trong năm

1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Tuy tình hình kinh tế chung vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt trong năm 2014 nhưng bằng

nổ lực của toàn bộ nhân viên, Công ty CP Bourbon Bến Lức đã vượt các được chỉ tiêu tài chính

đã đặt ra.

Doanh thu thuần đạt 80 tỉ đồng, tăng 19% so với năm 2014, vượt 18% kế hoạch năm 2015,

Lợi nhuận trước thuế đạt 29.8 tỉ đồng, tương đương so với năm 2014, đạt 124% kế hoạch

năm 2015.

Lợi nhuận sau thuế đạt 23.5 tỉ đồng, tương đương so với năm 2014, vượt 24% kế hoạch năm

2015.

Tổng sản lượng bốc xếp của năm đạt 1,200,000 tấn, tăng 29% so với năm trước, mặt hàng

nguyên liệu thức ăn gia súc và sắt vẫn chiếm tỷ trong chính.

2. Tổ chức và nhân sự

a) Danh sách Ban điều hành:

Bà Võ Thị Huyền Lan – Tổng giám đốc

Ngày sinh: 1971 Nơi sinh: Tiền Giang

Quốc tịch: Việt Nam

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị tài chính

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

1996 - 1998 Kế toán trưởng Prezioso

1998 - 2006 Phó Tổng Giám đốc Espace Bourbon An Lạc

2006 – 2015 Trưởng đại diện VP Jaccar Holdings tại Việt Nam

2015 – nay Tổng Giám Đốc Công ty CP Bourbon Bến Lức

Số cổ phần nắm giữ: 3,745 cổ phần

Trong đó:

o Sở hữu cá nhân: 3,745 cổ phần

o Đại diện sở hữu: 0 cổ phần

Ông Nguyễn Phúc Khánh Toàn – Phó Tổng giám đốc – Bổ nhiệm ngày 01/05/2012

Ngày sinh: 08/08/1982 Nơi sinh: Cần Thơ

Quốc tịch: Việt Nam

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

2004 – 2008 Giám sát kiểm toán Grant Thornton Việt Nam

2008 – 2014 Trưởng phòng đầu tư Jaccar Holdings

2014 – nay Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bourbon Bến Lức

Số cổ phần nắm giữ: 700 cổ phần

Trong đó:

o Sở hữu cá nhân: 700 cổ phần

o Đại diện sở hữu: 0 cổ phần

b) Số lượng cán bộ, nhân viên. Tóm tắt chính sách và thay đổi trong chính sách đối với người lao

động.

STT Phân loại lao động Tổng số Tỷ lệ

Tổng số lao động của công ty 130 100%

1 Phân theo trình độ

1.1 Đại học và trên Đại học 15 11.5%

1.2 Cao đẳng 2 1.5%

1.3 Trung cấp 9 7%

1.4 Tốt nghiệp PTTH 25 20%

1.5 Trình độ khác 79 60%

2 Phân theo tính chất công việc

2.1 Lao động gián tiếp 22 17%

2.1.1 Lao động gián tiếp tại VPTP 10 7.7%

2.1.2 Lao động gián tiếp tại Cảng 12 9.3%

2.2 Lao động trực tiếp 108 83%

3 Phân theo hợp đồng lao động

3.1 Hợp đồng không thời hạn 87 67%

3.2 Hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm 43 33%

4 Phân theo giới tính

4.1 Nam 115 88%

4.2 Nữ 15 12%

Chính sách đối với người lao động:

Thời gian làm việc: chính thức không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần

Tiền lương: do hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao

động, chất lượng và hiệu quả công việc, tính chất công việc, điều kiện lao động không phân

biệt thâm niên, nam, nữ …

Ngoài tiền lương chính, mỗi cán bộ CNV làm việc trực tiếp tại Cảng Bourbon Bến Lức được

phụ cấp thêm. Tiền tăng ca, phụ cấp cơm chiều, vệ sinh công nghiệp và sẽ được hưởng 01

suất cơm trưa nếu làm việc trọn ngày.

Người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật lao

động hiện hành. Những trường hợp không nằm trong tiêu chuẩn Bảo hiểm y tế do nhà nước

quy định, sẽ được một Công ty bảo hiểm thanh toán (Công ty CP Bourbon Bến Lức mua bảo

hiểm của Công ty này)

Bảo hộ lao động: Công ty thường xuyên lập kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm theo quy

định, thường xuyên thông báo nội quy, biện pháp an toàn lao động, hướng dẫn quy trình vận

hành máy móc, vệ sinh lao động.

Người lao động được trang bị quần áo Bảo hộ lao động (4 bộ/năm), riêng bộ phận trực tiếp

còn được trang bị thêm giày,mũ, kính, găng tay,….theo yêu cầu công việc.

Thưởng: Người lao động được hưởng lương tháng 13 nếu thời gian làm việc đủ 12 tháng, nếu

không đủ 12 tháng thì được tính theo tỉ lệ thời gian làm việc trong năm.

Tiền thưởng hằng năm có thể được chia làm nhiều đợt và mức thưởng dựa vào kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty và mức độ hoàn thành công tác được giao của từng cá

nhân, theo quy chế khen thưởng của công ty.

Hàng năm, tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, người lao động sẽ được tham

quan nghỉ mát

3. Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án

a) Nhà kho E: Đã hoàn tất thi công phần nhà kho, tuy nhiên nhà thầu thi công đã ngừng thi công tiếp

hệ thống đường giao thông xung quanh do năm lực kém.

b) Đầu tư tài chính: Trong năm 2015, Công ty đã tiến hành đầu tư 1.45 triệu cổ phiếu của Công ty

CP KCN Hiệp Phước, tương ứng 4.8%, trị giá 66 tỷ đồng. KCN Hiệp Phước là một trong những

khu công nghiệp có vị trí đắc địa nhất Tp.HCM hiện tại.

c) Đầu tư mở rộng: Công ty đang lên kế hoạch mở rộng công suất cảng bằng việc thực hiện 2 dự án

lớn trong năm 2016 là dự án mở rộng nhà xưởng nhà kho F và mở rộng mặt bằng cầu cảng A – B

– C. Tổng giá trị đầu tư ước tính đạt 90 tỷ đồng. Dự án này sẽ được tài trợ từ vốn vay và vốn tự

có hiện tại của doanh nghiệp.

4. Tình hình tài chính

a) Tình hình tài chính

Chỉ tiêu Năm 2015 (Tỷ

đồng)

Năm 2014 (Tỷ

đồng)

Tăng giảm

2015/2014 (%)

Tổng giá trị tài sản 399.2 355.3 12%

Doanh thu thuần 79.8 66.9 19%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 29.5 24 23%

Lợi nhuận khác 0.29 4.9 -94%

Lợi nhuận trước thuế 29.8 28.9 3%

Lợi nhuận sau thuế 23.5 23.5 0%

Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 10% 16% -38%

b) Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu Đơn Vị 2015 2014

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1.76 1.25

Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.76 1.25

Cơ cấu Nguồn vốn

Tổng nợ/Tổng tài sản Lần 0.36 0.23

Hệ số Nợ/ Vốn CSH Lần 0.19 0.03

Cơ cấu Tài sản

Tài sản ngắn hạn/Tổng tải sản % 6.7% 1.6%

Tài sản dài hạn/Tổng tải sản % 93.3% 98.4%

Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu

Tỷ suất LNTT/DT thuần % 37% 43%

Tỷ suất LNST/ DT thuần % 29% 35%

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản

Tỷ suất LNTT/ Tổng tài sản % 8% 9%

Tỷ suất LNST/ Tổng tài sản % 6% 7%

5. Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

a) Cổ phần:

2015 2014

Số lượng cổ phần phổ thông đăng ký phát hành - 4.400.000

Số lượng cổ phần phổ thông đã bán ra - 4.400.000

Số lượng cổ phần phổ thông đang lưu hành 14.800.000 14.800.000

Mệnh giá cổ phần đang lưu hành: 10.000 VND

b) Cơ cấu cổ đông:

STT Hình thức cổ đông Số sổ phần nắm giữ Tỷ lệ nắm giữ

1 Tổ chức 14,789,061 99,93%

2 Cá nhân 10,939 0.07%

III. Báo cáo và đánh giá của Ban Giám đốc

1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tuy nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa có những chuyển biến tích cực trong năm 2015 nhưng Công

ty CP Bourbon Bến Lức đã gặt hái được nhiều thanh quả đáng kể trong năm, là kết quả của

một quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ từ năm 2014 cho tới nay.

- Doanh thu và sản lượng bốc dỡ hàng hóa tăng trưởng đáng kể và đạt tương ứng 79.8 tỷ đồng

và 1.2 triệu tấn hàng. Doanh thu từ bốc dỡ hàng hóa tăng trưởng đáng kể và đạt 25% so với

năm 2014. Sản lượng bốc dỡ hàng tăng trưởng 29% trong năm 2015.

- Cơ cấu mặt hàng có những chuyển dịch rõ nét, nổi bật là sản lượng mặt hàng nguyen liệu

thức ăn gia súc tăng trưởng đáng kể, nhiều khách hàng mới sử dụng dịch vụ cảng của Công

ty.

- Tỷ lệ lấp đầy cho thuê kho luôn luôn trên 90%. Nhà kho F chưa xây xong đã có khách hàng

thuê do đó nhu cầu thuê kho của thị trường hiện tại là rất lớn nên Công ty đã quyết định đầu

tư mở rộng thêm 1 nhà kho mới có diện tích 5,670 m2. Giá cho thuê trung bình đạt 50,000

đồng/m2/tháng.

- Trong năm, Công ty đã tuyển dụng mới được nhiều nhân sự bao gồm cả lao động trực tiếp và

gián tiếp nhằm góp phần làm tăng tính chủ động của doanh nghiệp.

2. Tình hình tài chính

a) Tình hình tài sản

Báo cáo tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo là VNĐ

Giá trị tài sản cố định tại ngày 31 tháng 12 năm 2015

ĐVT: Tỷ đồng

STT Khoản mục Nguyên Giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại

I Tài sản cố định hữu hình

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 123.3 (59.8) 63.6

2 Máy móc thiết bị 7.72 (4.02) 3.7

3 Phương tiện vận tải truyền dẫn

7.16 (3.63) 3.53

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 0.19 (0.19) 0

Tổng cộng 138.43 (67.6) 70.8

II Tài sản cố định vô hình

1 Quyền sử dụng đất 6.4 (2.4) 4

2 Chi phí san lấp mặt bằng 6.6 (2.3) 4.3

3 Phần mềm kế toán 0.6 (0.3) 0.3

Tổng cộng 13.7 (5) 8.7

b) Tình hình nợ phải trả

Đối với các khoản công nợ phải trả cho nhà cung cấp, thầu phụ: Công ty sẽ thanh toán cho nhà

cung cấp, thầu phụ sau 30 ngày (1 tháng) kể từ nhận được đầy đủ chứng từ kế toán.

Đối với việc thanh toán lương, thuế: Công ty thực hiện chi trả hàng tháng sau khi hoàn thành việc

tính toán.

Cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015. Công ty không có bất kỳ khoản phải trả nào bị xem là

quá hạn. Việc thanh toán tuân thủ chặt chẽ chính sách của Công ty.

Đối với khoản vay ngân hàng: Công ty luôn tuân thủ thời hạn trả nợ như đã cam kết theo hợp

đồng tính dụng. Đến ngày 31/12/2015, dư nợ vay ngân hàng là 14 tỷ đồng.

3. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

Ban Giám đốc đã tiến hành rà soát lại các quy chế quản lý công ty để tiến hành chuẩn hóa các quy

trình hoạt động và quản lý. Việc rà soát các khoản mục chi phí cũng được tiến hành nhằm cắt

giảm và hợp lý hóa chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.

Về mặt đào tạo, các cán bộ chuyên ngành đã được cử tham dự tập huấn về các văn bản, chính

sách mới được ban hành của các cơ quan Nhà nước. Khóa tập huấn về an toàn lao động cũng

được tổ chức cho cán bộ nhân viên công ty. Đặc biệt, một khóa đào tạo kỹ năng quản lý đã được

tổ chức cho các cán bộ quản lý cấp phòng ban nhằm tăng cường khả năng quản lý nguồn lực cũng

như quản lý nhân sự của các cán bộ này.

4. Kế hoạch phát triển trong tương lai

Nhằm đảm bảo sự phát triển bềnh vững của Công ty trong năm 2016 và những năm sắp tới. Ban

Giám đốc và HĐQT Công ty cũng đã xác định các công tác cần hoàn thiên trong năm 2016 như

sau:

Hoàn thiện hệ thống các quy chế quản lý, quản trị doanh nghiệp cho phù hợp với quy định

của Nhà nước và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, coi đây là một trong những công cụ quản trị

rủi ro quan trọng của Công ty

Giữ vững và đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh với các

Cảng trong vùng

Tiếp tục rà soát hoạt động quản lý chi phí, bố trí sử dụng lao động hợp lý, tiết kiệm và hiệu

quả

Chủ động hơn trong quan hệ và duy trì cơ chế cung cấp thông tin cho cổ đông, nhà đầu tư

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

Tăng cường vai trò của CNTT đối với quản trị, tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống

thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị, điều hành.

Đón đầu các cơ hội lớn từ các chính sách vĩ mô mang lại.

IV. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Công ty

1. Đánh giá của Hội đồng quản trị về các mặt hoạt động của Công ty

Trong năm qua, HĐQT đã bám sát các chỉ tiêu được ĐHĐCĐ năm 2015 giao, linh hoạt và kịp

thời chỉ đạo điều hành theo diễn biến tình hình thực tiễn để định hướng mọi hoạt động của Công

ty trong tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động.

HĐQT đã phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên để xem xét, quyết định các công việc

thuộc phạm vi phân cấp của HĐQT, dành thời gian để thảo luận, xem xét những nội dung mang

tính định hướng hoạt động của Công ty như thực hiện chương trình rà soát và hợp lý hóa chi phí,

cắt giảm những những khoản chi không cần thiết; xây dựng và hoàn thiện trang web như một

cổng thông tin kết nối giữa công ty và các cổ đông, khách hàng, v.v.

Đánh giá một cách khách quan, HĐQT đã nỗ lực hoàn thành tốt chức trách của mình trong việc

chỉ đạo điều hành hoạt động của Công ty theo đúng định hướng phát triển và những chỉ tiêu kinh

doanh mà ĐHĐCĐ đã đề ra, hài hòa lợi ích của các cổ đông cũng như lợi ích của Công ty.

2. Đánh giá của Hội đồng quản trị về hoạt động của Ban Giám đốc công ty

Trong năm 2015, HĐQT đã chủ động giám sát hoạt động của Ban Giám Đốc và các cán bộ quản

lý khác nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty được an toàn, tuân thủ theo đúng pháp luật, triển

khai thực hiện theo đúng các Nghị quyết của Đại hội Cổ đông và HĐQT. Hoạt động của HĐQT

và Ban kiểm soát của Công ty trong năm 2014 cũng được tăng cường nhằm phát huy vai trò quan

trọng trong việc giám sát hoạt động của Công ty đảo bảo quyền lợi cho cổ đông và đối tác cũng

như người lao động.

Ban lãnh đạo, cán bộ phụ trách các phòng ban, bộ phận trực thuộc đã tiến hành nghiêm túc việc

kiểm tra định kỳ, đột xuất nên đã không để xảy ra thiệt hại về mặt vật chất, sai phạm trong công

tác, hạn chế đến mức thấp nhất việc lãng phí, cũng như các rủi ro tác nghiệp. Ngoài ra, Công ty

đã nghiên cứu, tham khảo các mô hình tổ chức và quản trị tiên tiến nhằm từng bước chuẩn hóa

công tác quản lý điều hành, hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo

tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông và các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản

lý có thể thực hiện tốt được chức năng giám sát và thanh tra kiểm soát.

3. Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng quản trị

Trong năm 2015, Hội đồng quản trị xác định sẽ tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra giám sát và

điều hành công ty theo định hướng đã đề ra:

Chỉ đạo hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2016 do ĐHĐCĐ thông qua.

Hoàn thiện hệ thống các quy chế quản lý, quản trị doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm

tra nội bộ,

Tiếp tục rà soát quản lý chi phí, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao hiệu

quả hoạt động của Công ty và tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong vùng.

V. Quản trị công ty

1. Hội đồng quản trị

a) Thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị

Ông D’ ARMAND DE CHATEAUVIEUX JACQUES – Chủ tịch Hội đồng quản trị

Năm sinh: 1951 Nơi sinh: Pháp

Quốc tịch: Pháp

Trình độ chuyên môn: Kinh doanh và tài chính quốc tế

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

1979 - 2010 Tổng giám đốc điều hành BOURBON

1980 - 2012 Tổng giám đốc điều hành JACCAR

2007 – 3/2014 Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị

CTCP Bourbon Bến Lức

3/2014 – nay Chủ tịch HĐQT CTCP Bourbon Bến Lức

Số cổ phần nắm giữ: 0

Ông ADRIEN DE CHOMEREAU – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh: 1981 Nơi sinh: Luxembourg

Quốc tịch: Pháp

Trình độ chuyên môn: Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

2008 - 2014 Giám đốc quản lý danh mục đầu tư Jaccar Holdings

2014 – nay Giám đốc tài chính Sapmer Holdings

Số cổ phần nắm giữ: 0 cổ phần

Bà VÕ THỊ HUYỀN LAN – Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh: 1971 Nơi sinh: Việt Nam

Quốc tịch: Việt Nam

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ QT Tài chính, Kinh doanh

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

1996 - 1998 Kế toán trưởng Prezioso

1998 - 2006 Phó Tổng Giám đốc Espace Bourbon An Lạc

2006 - Nay Trưởng đại diện VP Jaccar Holdings tại Việt Nam

Số cổ phần nắm giữ: 3.745 cổ phần

Ông Khổng Văn Minh – Thành viên Hội đồng quản trị

Ngày sinh: 08/03/1971 Nơi sinh: Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Quốc tịch: Việt Nam

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ quản trị kinh doanh

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

1993-1995 Kế toán tổng hợp Công ty cơ khí và dịch vụ tàu biển

Vũng Tàu – TPHCM.

1996-2001 Chuyên viên, phó phòng kế hoạch

nguồn vốn

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi

nhánh TPHCM

2001-2002 Trưởng phòng đầu tư Công ty cổ phần Công nghệ thông

tin EIS - TPHCM

2003 – 2005 Chuyên viên đầu tư cao cấp Công ty TNHH Manulife Việt Nam

2006 -nay Giám đốc đầu tư VPĐD Jaccar Holdings

3/2012 – nay Thành viên HĐQT Công ty CP Bourbon Bến Lức

Số cổ phần nắm giữ: 900 cổ phần

Trong đó:

o Sở hữu cá nhân: 900 cổ phần

o Đại diện sở hữu: 0 cổ phần

2. Ban Kiểm soát

a) Thành viên và cơ cấu của Ban kiểm soát

Ông NGUYỄN PHÚC KHÁNH TOÀN – Trưởng Ban Kiểm soát kiêm Phó Tổng Giám đốc

Xem lý lịch ở phần II.2.a

Bà Đặng Thu Hà – Thành viên Ban Kiểm soát

Năm sinh: 1977 Nơi sinh: Nam Định

Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

2000 – 2004 Kế toán tổng hợp Công ty TNHH TM DV Siêu Thị An

Lạc

2004 – 2008 Kế toán trưởng Công ty CP Việt Âu

2009 – nay Tư vấn tài chính Jaccar Holdings

Số cổ phần nắm giữ: 100 cổ phần

Trong đó:

o Sở hữu cá nhân: 100 cổ phần

o Đại diện sở hữu: 0 cổ phần

Ông Cao Xuân Cường – Thành viên Ban Kiểm soát

Ngày sinh: Nơi sinh: Quãng Ngãi

Quốc tịch: Việt Nam Dân tộc: Kinh

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác:

Thời gian Chức vụ Đơn vị

1996 - 1998 Kế toán viên Công ty TNHH Thang

máy Thiên Nam

1998 – 2006 Kế toán viên Công ty TNHH Dầu nhớt

Tiến Thành

2006 – 2007 Kế toán Trưởng CTCP Kỹ Thuật Công

Nghệ Sài Gòn

2007 – 2008 Kế toán Trưởng CTCP Bất Động Sản Golf

Khang Điền

2008 – 2010 Kế toán Trưởng CTCP Du lịch Năm Sao

2010 – 2013 Kế toán Trưởng CTCP Việt Âu

2014 – nay Kế toán Trưởng CTCP Agrex Sài Gòn

Số cổ phần nắm giữ: 45 cổ phần

Trong đó:

o Sở hữu cá nhân: 45 cổ phần

o Đại diện sở hữu: 0 cổ phần

b) Hoạt động của Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát đã tham gia đầy đủ và đóng góp ý kiến vào các cuộc họp của Hội đồng Quản trị,

theo sát tình hình hoạt động, định hướng phát triển của Công ty, tình hình thực hiện nghị quyết

Đại hội Cổ đông thường niên. Cùng lúc đó, Ban kiểm soát thưởng xuyên xem xét việc chỉ đạo và

triển khai hoạt động của Hội đồng Quản trị cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của Ban giám đốc,

theo Điều lệ Công ty, Pháp luật Nhà nước và các Quy chế nội bộ của Công ty.

Bên cạnh đó, Ban kiểm soát đã xem xét, thẩm định các báo cáo về công tác quản lý, điều hành,

báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng quý năm 2015, và báo cáo tài chính

năm 2015 của Công ty.

3. Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm

soát

Lương, thưởng, thù lao, các khoản lợi ích:

Để chia sẻ các khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bourbon Bến Lức, Hội

đồng quản trị và Ban kiểm soát không nhận thù lao cho hoạt động trong năm 2016 tới đây.

VI. Báo cáo tài chính

1. Ý kiến kiểm toán

Các kiểm toán viên của công ty kiểm toán RMS DTL đã tiến hành cuộc kiểm toán theo những

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các

khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bourbon Bến Lức vào ngày

31/12/2015 cũng như kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc vào

cùng ngày nêu trên phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam.

2. Báo cáo tài chính được kiểm toán

Xem phụ lục Báo cáo tài chính năm 2015 đã được kiểm toán bởi Công ty RSM DTL Auditing

bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền

tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và kiểm toán.

CÔNG TY CỔ PHẦN BOURBON BẾN LỨC

TỔNG GIÁM ĐỐC

VÕ THỊ HUYỀN LAN

PHỤ LỤC

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

CHO NĂM KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2014