bÁo cÁo tÓm t t -...

15
1 DANH MC CÁC TVIT TT TRONG BÁO CÁO Tviết tt Gii thích BGH Ban giám hiu CLB Câu lc bHV Hành vi HVPP HVVP Hành vi phm pháp Hành vi vi phm THCS Trung học cơ sở THPT Trung hc phthông VPPL Vi phm pháp lut VTN Vthành niên BÁO CÁO TÓM TT 1. Lý do chọn đề tài Bước vào tui dy thì, trvthành niên (VTN) phi tri qua rt nhiu sbiến đổi vmt nhn thc, tâm sinh lý và sthay đổi vhành vi (HV), đồng thi dbảnh hưởng tác động tmôi trường khách quan. Trong giai đoạn này, nếu trkhông nhận được sthu hiu và quan tâm, chia sđúng cách từ phía gia đình và xã hi thì nhng nhìn nhn sai lch, nhng HV quá khích, đi ngược li vi những quy định của đạo đức và pháp lut skhiến các em phi trgiá đắt cho tương lai của chính mình. Vit Nam, theo sliu thng kê ca Cc Cnh sát qun lý hành chính vtrt txã hi (C64) - BCông an cho thy trong 2 năm gần đây, cnước đã xảy ra hơn 17.000 vụ vi phm pháp lut (VPPL) do hơn 25.000 trẻ em và người chưa thành niên gây ra; trong đó chiếm phn ln là các HV cướp tài sn (2.105 v), cý gây thương tích (3.236 vụ), gây ri trt tcông cng (2.035 v), trm cp tài sn (4.027 v)... Đáng chú ý, số đối tượng dưới 14 tui chiếm tlgn 20%. Cũng theo C64, độ tui phm ti hiện nay có xu hướng trhóa, đặc bit ti phm trong tui VTN vn chiếm tlđáng kể và có chiều hướng ngày càng gia tăng cả vslượng ln tính cht, mức độ nguy him ca HV. Trong nhng năm trlại đây xut hin khá phbiến tình trng trem và người chưa thành niên tụ tập thành băng nhóm hoạt động manh động, dùng vũ khí gây ra các vụ án cý gây thương tích, gây rối trt tcông cng; sdng cht kích thích, ma túy tng hợp,…Như vậy, nhng con sthng kê của các cơ quan chức năng đã phn ánh thc trng trVTN VPPL đang diễn ra rt phc tp và có chiều hướng gia tăng trên phm vi cnước, trong đó có Lào Cai - mt tnh min núi phía Bc vi biên gii giáp Trung Quc, nơi tình trạng này cũng đang ở mức báo động. Trước tình hình thc tế trên, nhng nguyên nhân ca HV VPPL trVTN được xác định: Thnht là do nhiu trVTN thiếu hiu biết vpháp lut, không có knăng sống dẫn đến nhng HV ngang ngược, thhiện cái tôi vượt tri không cn phân bit đúng sai, phải trái. Thhai là do công tác qun lý, quan tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình, nha ̀ trươ ̀ ng va ̀ cô ̣ng đồ ng xa ̃ hội chưa chặt chvà hiu qu. Hin nay đã có các nhóm gii pháp được đề xut và thc hin như: giáo dc pháp lut cho trVTN; đưa các trẻ VTN VPPL vào trường giáo dưỡng; tăng cường mi liên hgia gia đình - nhà trường xã hi để giáo dc ý thc cho trVTN; các chế tài, khung hình phạt được áp dụng để xlý hành vi phm pháp (HVPP) ca tr.

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

16 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

Từ viết tắt Giải thích

BGH Ban giám hiệu

CLB Câu lạc bộ

HV Hành vi

HVPP

HVVP

Hành vi phạm pháp

Hành vi vi phạm

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

VPPL Vi phạm pháp luật

VTN Vị thành niên

BÁO CÁO TÓM TẮT

1. Lý do chọn đề tài

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ vị thành niên (VTN) phải trải qua rất nhiều sự

biến đổi về mặt nhận thức, tâm sinh lý và sự thay đổi về hành vi (HV), đồng thời

dễ bị ảnh hưởng tác động từ môi trường khách quan. Trong giai đoạn này, nếu

trẻ không nhận được sự thấu hiểu và quan tâm, chia sẻ đúng cách từ phía gia

đình và xã hội thì những nhìn nhận sai lệch, những HV quá khích, đi ngược lại

với những quy định của đạo đức và pháp luật sẽ khiến các em phải trả giá đắt

cho tương lai của chính mình.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát quản lý hành chính

về trật tự xã hội (C64) - Bộ Công an cho thấy trong 2 năm gần đây, cả nước đã

xảy ra hơn 17.000 vụ vi phạm pháp luật (VPPL) do hơn 25.000 trẻ em và người

chưa thành niên gây ra; trong đó chiếm phần lớn là các HV cướp tài sản (2.105

vụ), cố ý gây thương tích (3.236 vụ), gây rối trật tự công cộng (2.035 vụ), trộm

cắp tài sản (4.027 vụ)... Đáng chú ý, số đối tượng dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ gần

20%. Cũng theo C64, độ tuổi phạm tội hiện nay có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt tội

phạm trong tuổi VTN vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể và có chiều hướng ngày càng gia

tăng cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ nguy hiểm của HV. Trong những năm

trở lại đây xuất hiện khá phổ biến tình trạng trẻ em và người chưa thành niên tụ

tập thành băng nhóm hoạt động manh động, dùng vũ khí gây ra các vụ án cố ý

gây thương tích, gây rối trật tự công cộng; sử dụng chất kích thích, ma túy tổng

hợp,…Như vậy, những con số thống kê của các cơ quan chức năng đã phản ánh

thực trạng trẻ VTN VPPL đang diễn ra rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng

trên phạm vi cả nước, trong đó có Lào Cai - một tỉnh miền núi phía Bắc với biên

giới giáp Trung Quốc, nơi tình trạng này cũng đang ở mức báo động.

Trước tình hình thực tế trên, những nguyên nhân của HV VPPL ở trẻ

VTN được xác định: Thứ nhất là do nhiều trẻ VTN thiếu hiểu biết về pháp luật,

không có kỹ năng sống dẫn đến những HV ngang ngược, thể hiện cái tôi vượt

trội không cần phân biệt đúng sai, phải trái. Thứ hai là do công tác quản lý, quan

tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình, nha trương va công đông xa hôi chưa chặt

chẽ và hiệu quả. Hiện nay đã có các nhóm giải pháp được đề xuất và thực hiện

như: giáo dục pháp luật cho trẻ VTN; đưa các trẻ VTN VPPL vào trường giáo

dưỡng; tăng cường mối liên hệ giữa gia đình - nhà trường – xã hội để giáo dục ý

thức cho trẻ VTN; các chế tài, khung hình phạt được áp dụng để xử lý hành vi

phạm pháp (HVPP) của trẻ.

2

Như vậy, qua tìm hiểu và nghiên cứu từ lý luận đến thực tế, nhóm tác giả

nhận thấy rằng, phần lớn các tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu tâm lý trẻ

VTN phạm tội, cách xử lý các HV VPPL đó mà chưa đề cập đến nhiều đến tâm

lý tuổi dậy thì và chỉ được ra rằng một trong những nguyên nhân của những HV

phạm tội đó bắt nguồn từ chính tâm lý của tuổi dậy thì.

Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tác

động tâm lý tuổi dậy thì đến hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên” -

Định hướng nghiên cứu tại tỉnh Lào Cai của nhóm tác giả là vô cùng cần thiết,

có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Giả thuyết khoa học, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Giả thuyết khoa học

- Tình hình VPPL ở trẻ VTN trong những năm gần đây có sự gia tăng về

số lượng và mức độ nghiêm trọng của vụ án.

- Những thay đổi về khả năng nhận thức, tâm sinh lý và khả năng kiểm

soát HV trong độ tuổi dậy thì có ảnh hưởng sâu sắc đến HV VPPL ở trẻ VTN.

- Có thể đưa ra các giải pháp tác động tích cực đến tâm lý tuổi dậy thì

nhằm giúp trẻ VTN có cái nhìn đúng đắn về bản thân, gia đình và xã hội, ý thức

được trách nhiệm trở thành thế hệ trẻ có ích cho quê hương đất nước; góp phần

giảm thiểu HV VPPL ở trẻ VTN trên cả nước.

2.2.Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự tác động tâm lý tuổi dậy thì đến HV

VPPL ở trẻ VTN.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, tình hình VPPL ở trẻ VTN trong những năm gần đây diễn ra như

thế nào?

Thứ hai, những sự thay đổi diễn ra trong độ tuổi dậy thì có ảnh hưởng ra

sao đến nhận thức, tâm sinh lý và khả năng kiểm soát HV ở trẻ VTN nói chung

và trẻ VTN VPPL nói riêng?

Thứ ba, làm thế nào để giảm thiểu những tác động tâm lý tiêu cực của tuổi

dậy thì đến nhận thức, suy nghĩ và HV ở trẻ VTN?

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tác động tâm lý tuổi dậy thì đến HV

VPPL ở trẻ VTN.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.1.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng

trên báo, tạp chí hoặc trên một số trang Internet uy tín cũng như những công

trình nghiên cứu khác được công bố về trẻ VTN, tâm lý trẻ VTN, đặc biệt là trẻ

VTN VPPL; một số báo cáo của các ban ngành, cơ quan chức năng về tình hình

trẻ VTN VPPL qua từng năm.

3.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp chuyên gia

3

Nhóm tác giả tham khảo ý kiến từ một số chuyên gia pháp lý như: Tiến sĩ,

Thượng tá Hoàng Trung Thông - Vụ Pháp chế, Bộ Công an; Tiến sĩ, Đại tá Đinh

Tiến Quân - Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai; Thạc sĩ, Thượng tá Đỗ Tuấn Sơn -

Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Lào Cai; Thượng tá Trần Hữu Trung -

Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình; chuyên gia Tâm lý học Vũ Thúy

Hương để có thêm nhiều thông tin, cái nhìn đa diện nhất.

Phương pháp trưng cầu ý kiến (Anket)

Phương pháp này được triển khai theo các bước như sau: (1)Xác định mẫu

điều tra; (2)Thiết kế mẫu phiếu điều tra; (3)Điều tra thử; (4)Chuẩn lại phiếu điều

tra; (5)Phát phiếu điều tra; (6)Thu phiếu điều tra.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Đối tượng tham gia phỏng vấn chuyên sâu: Trẻ VTN VPPL; Ban Giám

hiệu (BGH) và các giáo viên tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình; các chuyên

gia Tâm lý học, chuyên gia Luật học. Hình thức biên bản thiết kế bao gồm 3

phần: Giới thiệu, thông tin của đối tượng và nội dung phỏng vấn.

Phương pháp quan sát

Nhóm tác giả tiến hành quan sát thái độ, cảm xúc, HV của đối tượng tham

gia phỏng vấn để đánh giá vấn đề một cách khách quan, triệt để hơn.

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Nghiên cứu hồ sơ của các em được chọn phỏng vấn để đối chứng những

thông tin về gia đình, độ tuổi, quê quán và các HV VPPL mà các em đã thực

hiện trước khi học tập và rèn luyện tại Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình.

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Case study)

Nghiên cứu sâu các trường hợp điển hình trẻ VTN ở Lào Cai đang được

giáo dục tại trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình thông qua bảng phỏng vấn và hệ

thống câu hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu về HVPP trẻ đã gây ra; những thay đổi tâm

lý trong giai đoạn dậy thì; ảnh hưởng của những sự thay đổi đó đến HV VPPL.

Phương pháp phân tích tranh vẽ

Nhóm tác giả yêu cầu các em “vẽ về người các em mong muốn trở

thành”. Sau đó dựa trên những độ lớn nhỏ của các chi tiết, bố cục tranh và các

cảnh vật xung quanh đưa ra một số nhận xét về nhận thức, cảm xúc của các em.

3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Với kết quả phỏng vấn và các dữ liệu lý thuyết thu thập được, nhóm tác

giả xem xét kỹ lưỡng và phân tích, tập hợp theo từng chủ đề căn cứ theo nội

dung nghiên cứu; sau đó nhóm sử dụng phần mềm IBM SPSS 20.0 để thống kê

các số liệu thu thập được. Nhằm kết nối các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, đề tài sử

dụng phương pháp phân tích và phép tư duy biện chứng để đưa ra những đánh

giá, nhận định về thực trạng sự tác động tâm lý tuổi dậy thì đến HV VPPL ở trẻ

VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

4. Cở sở lý luận nghiên cứu

4.1. Tổng quan nghiên cứu

Về mặt lý thuyết nghiên cứu, với việc tổng quan 17 công trình trong và

ngoài nước, nhóm tác giả đã chia thành 2 vấn đề bao gồm: vấn đề tâm lý tuổi

dậy thì và vấn đề HV VPPL ở tuổi dậy thì. Ngoài ra, nhóm cũng thực hiện tổng

4

quan về thực tiễn liên quan đến đề tài thông qua việc tìm hiểu các vụ án đã gây

ra bởi trẻ VTN và cách xử lý của một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ,

Anh, Hàn Quốc. Tại Việt Nam có Bắc Ninh, Nghệ An, Gia Lai và riêng Lào Cai

có 3 công trình nghiên cứu. Qua đó, nhóm tác giả nhận thấy việc xử lý trẻ VTN

phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ sửa chữa sai lầm, phát triển lành

mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra,

truy tố, xét xử HV phạm tội của trẻ VTN các cơ quan có thẩm quyền đều phải

xác định khả năng nhận thức của họ, nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm

trong độ tuổi dậy thì.

4.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu

Những quan điểm, khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được đề

cập trong cơ sở lý luận như: tâm lý tuổi dậy thì, HV VPPL và yếu tố cấu thành

HV VPPL, khái niệm trẻ VTN và yếu tố tác động đến HV VPPL của trẻ VTN,

sự tác động của tâm lý tuổi dậy thì đến HV VPPL ở trẻ VTN.

Để thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài, nhóm tác giả đã

dựa trên việc nghiên cứu 2 mô hình điển hình về mối tương quan giữa tuổi dậy

thì với HV VPPL, cụ thể:

Một là, mô hình tảng băng của nhóm tác giả Nguyễn Công Khanh,

Nguyễn Minh Đức được thể hiện trong nghiên cứu: “Lứa tuổi vị thành niên là

một giai đoạn chuyển tiếp đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ phát triển”; đăng trên

tạp chí Ủy ban mục vụ Gia đình (xem hình 1.1).

Hình 1.1: Mô hình tảng băng về HV ở tuổi VTN

- Hai là, mô hình vòng tròn khép kín về sự thay đổi tâm lý tuổi dậy thì -

Viện tâm lý SUNNYCARE (xem hình 1.2)

Hình 1.2: Mô hình vòng tròn khép kín về sự thay đổi tâm lý tuổi dậy thì

Trên cơ sở việc tiếp cận nghiên cứu các mô hình tảng băng và mô hình

vòng tròn khép kín nêu trên cùng với việc tham vấn của một số chuyên gia,

HÀNH VI SAI LỆCH

HÀNH VI KÉM THÍCH NGHI

THIẾU HỤT NHẬN THỨC, KỸ NĂNG

Thiếu hụt nhận thức Thiếu hụt kỹ năng

- Nhận thức sai lầm

- Thái độ niềm tin không

hợp lý

- Thiếu kỹ năng giải

quyết xung đột

- Thiếu kỹ năng kiềm chế

xung tính kiểm soát xúc

cảm.

- Thiếu kỹ năng giao tiếp

xã hội

Phần

nổi

Phần

chìm

Nhìn

thấy

Không

nhìn thấy

TÂM LÝ

CẢM XÚC HÀNH VI

5

nhóm tác giả mạnh dạn xây dựng mô hình nghiên cứu về sự tác động tâm lý tuổi

dậy thì đến HV VPPL ở trẻ VTN như sau (xem hình 1.3):

Hình 1.3: Mô hình sự tác động tâm lý tuổi dậy thì đến HV VPPL ở trẻ VTN

(Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả)

Mô hình về sự tác động tâm lý tuổi dậy thì đến HV VPPL ở trẻ VTN với 3

vấn đề cơ bản: (1) Khả năng nhận thức còn chưa đầy đủ dẫn đến HV VPPL; (2) Sự

thay đổi về tâm sinh lý dẫn đến gia tăng về mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm

(HVVP); (3) Khả năng kiểm soát HV còn hạn chế dẫn đến những hậu quả tiêu cực

cho xã hội.

5. Kết quả và đề xuất

5.1. Kết quả nghiên cứu

5.1.1. Khái quát về tình hình VPPL ở trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

giai đoạn 2011 - 2016

Thống kê số lượng trẻ VTN VPPL trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn

2011 - 2016

Theo số liệu từ báo cáo tổng kết công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi VTN năm 2016, báo cáo tổng kết 05

năm thực hiện chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015 của

phòng PC45 Công an tỉnh Lào Cai, trong giai đoạn 2011-2016 tội phạm trẻ em

và trẻ VTN VPPL xảy ra 216 vụ/299 đối tượng, so sánh với giai đoạn 2005-

2010 tội phạm trẻ em và trẻ VTNVPPL xảy ra 452 vụ/707 đối tượng. Dưới đây

là bảng thống kê Các loại hình VPPL của trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai

đoạn 2011 - 2016: Bảng 5.1: Các loại hình VPPL của trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2016

Loại hình vi phạm Số vụ Số đối tượng vi phạm

Giết người 07 08

Cướp tài sản 14 21

Hiếp dâm, cưỡng dâm 10 15

Cố ý gây thương tích 14 25

Trộm cắp tài sản 97 127

Cướp giật tài sản 09 11

Gây rối trật tự công cộng 25 41

Đánh bạc 07 08

Hành vi khác 33 43

6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện chương trình mục tiêu bảo vệ trẻ em giai đoạn

2011- 2015 và báo cáo năm 2016)

Phân loại đối tượng trẻ VTN có HV VPPL trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Việc phân loại đối tượng trẻ VTN có HV VPPL trên địa bàn tỉnh Lào Cai

được căn cứ dựa trên giới tính và trình độ văn hóa. Cụ thể là:

99%

1%

Đối tượng trẻ VTN phạm pháp

trên địa bàn tỉnh Lào Cai phân loại theo giới tính

Nam Nữ

46%

19%

35%

Đối tượng trẻ VTN VPPL trên

địa bàn tỉnh Lào Cai phân loại theo trình độ học vấn

THCS THPT Đã bỏ học

Biểu đồ 5.1, 5.2: Về đối tượng trẻ VTN VPPL trên địa bàn tỉnh Lào Cai phân loại theo giới

tính và trình độ học vấn

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của nhóm tác giả)

Như vậy, thông qua việc thống kê và phân loại trẻ VTN có HV VPPL

trong những năm gần đây trên địa bàn Lào Cai, nhóm tác giả nhận thấy rằng

mặc dù tội phạm là trẻ em và trẻ VTN trên địa bàn Lào Cai tuy đã được kiềm

chế, nhưng vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng

tinh vi, có tính chất nghiêm trọng và có dấu hiệu trẻ hóa.

5.1.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng sự tác động của tâm lý tuổi dậy thì

đến HV VPPL ở trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Về khả năng nhận thức ở trẻ VTN trong giai đoạn dậy thì tại Lào Cai

Dựa trên việc khảo sát 540 học sinh về nhận thức của trẻ VTN đối với

pháp luật, nhóm tác giả đã thu thập được kết quả như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 5.3: Nhận thức của trẻ VTN với pháp luật Nhà nước

(Nguồn: Tổng hợp điều tra của nhóm tác giả)

Theo bản báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Lào Cai được thực hiện

bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp với tổ chức UNICEF Việt Nam thực

hiện thì tỷ lệ trẻ em biết chữ ở tuổi dậy thì tại Lào Cai còn tương đối thấp so với

các vùng trong cả nước. Cụ thể là:

7

Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ của Lào Cai so với cả nước

(Nguồn: Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em tại Lào Cai 2016)

Dựa vào biểu đồ 5.2, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học ở

Lào Cai chiếm cao nhất với 16,5%. Như vậy, có thể nhận định rằng với tỷ lệ trẻ

chưa biết chữ thì sẽ không thể đọc và hiểu được các chính sách pháp luật của

nhà nước. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức của trẻ VTN. Nhận

thức không đúng đắn, thiếu hiểu biết về môi trường, xã hội sẽ dẫn đến tình trạng

trẻ VTN dễ bị lợi dụng để thực hiện những HV VPPL.

Theo kết quả phỏng vấn đại diện Ban giám hiệu và giáo viên trường giáo

dưỡng số 2 Ninh Bình cho biết, các bạn trẻ VTN tại Lào Cai đang được giáo dục

tại trường có trình độ nhận thức và văn hóa còn rất hạn chế.

Thêm vào đó, nhóm tác giả có thực hiện phỏng vấn chuyên gia tâm lý Vũ

Thúy Hương về sự ảnh hưởng của yếu tố nhận thức đến những HV của trẻ VTN.

Chuyên gia đã cho biết: “Do bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những thay đổi trong

nhận thức nên suy nghĩ, đánh giá của trẻ về mọi thứ xung quanh cũng thay đổi.

Chính vì nhìn nhận về mọi thứ xung quanh thay đổi nên HV của trẻ cũng ít

nhiều thay đổi”.

Ngoài phương pháp khảo sát và phỏng vấn, nhóm tác giả đã tiến hành

điều tra về hồ sơ của những trẻ VTN có HV VPPL tại Lào Cai hiện nay đang

theo học ở Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. Phần lớn đều đã bỏ học trước khi

bị gửi vào trường, số đông là dân tộc thiểu số sống tại vùng sâu vùng xa nơi

trình độ văn hóa chưa phát triển. Bản thân trẻ khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì

có sự thay đổi về nhận thức, trở nên nổi loạn và khó bảo hơn. Cùng với đó là

việc không được dạy dỗ đến nơi đến chốn đã khiến nhiều trẻ VTN trên địa bàn

tỉnh Lào Cai sa vào con đường phạm pháp.

Như vậy, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu cho thấy HV

của trẻ VTN nói chung và trẻ VTN VPPL nói riêng đều bị tác động, chi phối bởi

khả năng nhận thức.

Về sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Để đánh giá mong muốn khẳng định bản thân và chứng minh cái tôi của

trẻ VTN, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến về việc này trong các mối quan hệ

với gia đình, nhà trường và các mối quan hệ xã hội khác của trẻ VTN. Kết quả

khảo sát được thể hiện như sau:

8

30.0

%

51.9

%

18.1

%

Không muốn bố mẹ kiểm

soát hành động và việc làm

Có Đôi khi Không

33.1

%

50.0

%

16.9

%

Không muốn bố mẹ quan

tâm đến việc đang làm

Có Đôi khi Không

Biểu đồ 5.5: Mong muốn tự lập của trẻ VTN trong mối quan hệ với gia đình

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Kết quả từ biểu đồ thể hiện rằng ở tuổi dậy thì, trẻ muốn chứng tỏ bản

thân có thể tự lập với bố mẹ, rằng mình hoàn toàn đã là người lớn và mình có

thể độc lập, làm chủ những chuyện liên quan đến bản thân.

74.1%

18.5%

7.4%

Muốn tự quyết định những

công việc cho bản thân

Có Đôi khi Không

11.2

%

37.0

%

51.8

%

Không muốn nhận sự giúp

đỡ từ bạn bè khi có thể tự

làm

Có Đôi khi Không

Biểu đồ 5.6: Mong muốn tự lập của trẻ trong mối quan hệ với nhà trường

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Trong mối quan hệ nhà trường và bạn bè, trẻ thể hiện mong muốn được

giúp đỡ và tìm ra tiếng nói bởi những người đồng trang lứa.

Theo nội dung trao đổi với giáo viên phụ trách trường Giáo dưỡng số 2

Ninh Bình, trẻ em ở tuổi VTN ảnh hưởng tâm lý rất lớn từ bạn bè, đặc biệt là

bạn bè ở Nhà trường.

18.2%

59.3% 55.5%

89.0%

48.0%

29.6%37.0%

11.0%

33.8%

1.1%7.5%

0.0%0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

90.0%

100.0%

Muốn làm việc độc lập Muốn tự sắp xếp mọi

việc theo đúng ý

Không muốn người khác

xem vào việc đang làm

Không muốn người khác

gọi là trẻ con

Có Đôi khi Không

Biểu đồ 5.7: Mong muốn tự lập của trẻ VTN trong mối quan hệ ngoài xã hội

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

9

Khi ra ngoài xã hội, trẻ VTN có những kì vọng gần tương tự như khi sống

trong môi trường trường học, bạn bè. Trẻ cũng muốn được thể hiện cái tôi của

bản thân, muốn chứng tỏ tài năng và thế mạnh của mình đến mọi người. Tuy

vậy, thay vì hoạt động một cách độc lập, trẻ VTN thường có xu hướng hoạt

động tập thể nhiều hơn.

Trong giai đoạn dậy thì trẻ VTN mong muốn trở nên tự lập và được coi là

người lớn, nhưng nhu cầu giao tiếp với gia đình, bạn bè và xã hội vẫn tồn tại và

trở nên vô cùng quan trọng. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát dưới hình thức trắc

nghiệm về như cầu giao tiếp trong các mối quan hệ ở trẻ VTN, kết quả thu được

như sau:

30.9

%

37.0

%

32.1

%

Bạn mong muốn bố mẹ

nói chuyện với bạn nhiều

hơn

Có Đôi khi Không

33.3

%

40.3

%

26.4

%

Bạn mong muốn bố mẹ

quan tâm bạn nhiều hơn

Có Đôi khi Không

Biểu đồ 5.8: Tâm lý trong giao tiếp với người thân trong gia đình của trẻ VTN trên địa bàn Lào Cai

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Kết quả khảo sát cho thấy, tuy trẻ VTN luôn tỏ ra mình không cần bố mẹ

quan tâm và tham gia đến chuyện của bản thân, nhưng khi có những câu chuyện

cần chia sẻ thì trẻ luôn mong muốn bố mẹ sẽ là người ở bên quan tâm và trò

chuyện. Trẻ VTN vẫn rất cần vòng tay yêu thương và sẻ chia từ những bậc làm

cha làm mẹ.

Biểu đồ 5.9: Tâm lý trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô trong trường học của trẻ VTN

trên địa bàn Lào Cai

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Trong trường học, đối với các em lúc này, việc chiếm được thiện cảm của

bạn bè là vấn đề quan tâm hàng đầu (70,4%). Nhu cầu cần có bạn tâm tình và

10

thông cảm là một nhu cầu đặc trưng, nổi bật ở lứa tuổi dậy thì. Vị trí bình đẳng

trong quan hệ bạn bè cũng đặc biệt vô cùng quan trọng.

48.2% 55.6%

25.9%40.7%

33.3%

59.3%

11.1% 11.1% 14.8%

Bạn để ý đến lời mọi người

nói về bạn

Khi bạn gặp khó khăn hay

phạm lỗi, bạn mong muốn có

được sự thông cảm từ mọi

người

Bạn muốn được thừa nhận,

tôn trọng, nổi tiếng

Có Đôi khi Không

Biểu đồ 5.10: Tâm lý trong giao tiếp với các mối quan hệ xã hội của trẻ VTN

trên địa bàn Lào Cai

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Đối với các mối quan hệ xã hội, thế giới của trẻ VTN là thế giới của riêng

các em với những lối sống đặc biệt. Các em chú ý từ cách ăn mặc, ngoại hình

đến lối cư xử, nói năng. Các em muốn nhận được sự công nhận từ mọi người

xung quanh và tìm kiếm những người giống như mình. Nhưng nếu nhu cầu này

đi theo chiều hướng tiêu cực, trẻ VTN sẽ đi theo xu hướng nổi loạn, thích khác

người, hành động bồng bột thiếu chín chắn chỉ để thể hiện mình là khác biệt,

mọi người phải nể sợ và trầm trồ trước mình.

Ngoài việc mong muốn được chứng tỏ cái tôi của bản thân và được thừa

nhận bởi mọi người xung quanh, tuổi dậy thì còn kích thích ở trẻ VTN mối quan

tâm tới giới tính. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát học sinh tại 6 trường đã chọn

và các bạn đưa ra kết quả như sau:

11.1%

67.0%

18.5%

63.0%

0.0%

66.7%

25.9%33.0%

14.8%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

Bạn cảm thấy lo lắng khi cơ thể

có những thay đổi khác thường

trong độ tuổi dậy thì

Bạn có nảy sinh tình cảm với

bạn khác/cùng giới

Bạn bắt đầu thể hiện bản thân

mình nhiều hơn để gây ấn tượng

với người bạn thíchCó Đôi khi Không

Biểu đồ 5.11: Tâm lý trẻ VTN ở Lào Cai về những thay đổi liên quan đến giới tính

trong độ tuổi dậy thì

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Với kết quả phỏng vấn về rung động đầu đời ở tuổi dậy thì, đa số trẻ

VTN đều trả lời rằng mình đã từng có rung cảm với người khác ở độ tuổi mới

lớn. Chuyện đó đối với các bạn cũng hết sức bình thường, và là một điều theo

như các bạn quan niệm là đánh dấu sự trưởng thành của bản thân trong

chuyện tình cảm.

Để đưa ra được những giải pháp tác động phù hợp nhất đến tâm lý trẻ VTN,

nhóm tác giả cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Lời khuyên chung nhất

mà nhóm tác giả nhận được đó là phải hiểu được tâm lý của trẻ, hiểu rõ thứ các em

cần và muốn, qua đó đánh đúng vào tâm lý các em để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Về khả năng kiểm soát HV của trẻ VTN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát khả năng kiểm soát HV của trẻ VTN

tại 6 trường bằng cách đặt ra 02 tình huống và thu được kết quả như sau:

11

Tình huống 1: Phản ứng của trẻ VTN khi bạn bè rủ sử dụng chất kích thích

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

THPT Chuyên Lào Cai

THCS Kim Tân

THPT số 1 Bắc Hà

PTDTNT THCS%THPT …

Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

THCS Quang Kim Bát Xát

Bạn có thử sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn khi bạn bè

rủ không?

Mình nghĩ cũng đáng để thử một lần, chuyện đó bình thường mà

Mình biết là không nên nhưng bạn bè mời thì mình không thể từ chối

Không. Bởi nó có hại cho sức khỏe

Biểu đồ 5.12: Ý kiến về việc trẻ VTN sử dụng chất kích thích

(Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Tình huống 02: Nếu có người đứng trước mặt và dùng những lời lẽ hết

sức thậm tệ để lăng mạ bạn thì bạn sẽ làm gì?

33.7%

24.8%

22.4%

19.1%

Bạn sẽ làm gì nếu bị lăng mạ bởi người khác?

Mình sẽ không ngần ngại nói lại người ấy

ngay tại thời điểm lúc đó đâu

Nếu nói không được, mình sẽ dùng đến hình

thức khác để xử lý người đó

Mình kệ, không quan tâm. Những người có

mặt khi đó sẽ tự biết ai sai ai đúng

Mình sẽ nhờ người lớn can thiệp

Biểu đồ 5.13: Khảo sát về khả năng kiểm soát HV ở trẻ VTN (Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả)

Từ kết quả khảo sát thông qua 2 tình huống kết hợp với việc nghiên

cứu các trường hợp điển hình, nhóm tác giả nhận thấy rằng trẻ VTN trong

giai đoạn tuổi dậy thì có cái tôi rất cao. Cái tôi đó đối với trẻ luôn cần sự

nâng niu, tôn trọng và tán dương từ người khác. Nếu có bất kì ai dám động

đến lòng tự trọng của trẻ, các em sẽ sẵn sàng nảy sinh những HV bồng bột,

thiếu kiểm soát với mục đích chỉ để bảo vệ nó mà bất chấp nguy hiểm cùng

với hậu quả để lại sau này.

5.1.3. Một số kết luận và nguyên nhân rút ra từ nghiên cứu

5.1.3.1. Một số kết luận

Thứ nhất, về khả năng nhận thức của trẻ VTN: Như những trẻ VTN bình

thường khác, nhận thức của trẻ VTN VPPL phát triển theo tốc độ nhịp độ của độ

tuổi. Các em bị chi phối bởi sự phát triển của lứa tuổi dậy thì với những đặc

điểm riêng điển hình và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động bên

ngoài từ những mối quan hệ xã hội, bạn bè. Trẻ xem trọng những mối quan hệ

bên ngoài, thích thể hiện mình và luôn muốn mình là trung tâm. Do vậy, sự chi

12

phối của những đặc điểm trên đến HV là không hề nhỏ, gián tiếp tác động tới

những HV VPPL của trẻ VTN. Tuy vậy, do điều kiện hoàn cảnh sống khác

nhau, những HV này có thể được kìm chế hoặc phát triển một cách tự phát. Nó

liên quan đến sự quan tâm, hiểu về độ tuổi của con hoặc sự không quan tâm, sự

bỏ mặc cho con phát triển của cha mẹ.

Thứ hai, về những thay đổi mặt tâm sinh lý: Đối với trẻ VTN VPPL tuy có

những nét tương đồng với trẻ VTN thông thường, nhưng trong quá trình diễn ra

những thay đổi về mặt tâm sinh lý trẻ thường có những biểu hiện cực đoan hơn. Trẻ

không lắng nghe lời dạy dỗ từ cha mẹ; có xu hướng học đòi; có những suy nghĩ và

HV lệch chuẩn về giới tính. Đi kèm với đó là sự tiếp xúc những văn hóa phẩm độc

hại, tranh ảnh phim truyện có tính khiêu dâm, đồi trụy sẽ khiến những đối tượng

này có những rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì và không kiểm soát được HV để lại

những hậu quả nghiêm trọng sau này.

Thứ ba, về khả năng kiểm soát HV: Ở trẻ VTN VPPL, việc kiểm soát HV

của bản thân là vô cùng hạn chế. Hành động của các em thiên về mặt cảm xúc

hơn là lí trí, vì vậy các em hay hành động để thỏa mãn sự tức giận, sự tổn

thương hoặc nhu cầu cá nhân của chính bản thân hơn là nghĩ về việc liệu làm thế

là đúng hay sai. Trẻ VTN VPPL thường rất dễ bị kích động nhưng cũng rất nhạy

cảm và yếu đuối, do đó HV luôn phụ thuộc vào cảm xúc và tâm trạng.

5.1.3.2. Nguyên nhân

Từ phía gia đình

Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng. Cha mẹ

không hiểu về sự thay đổi có tính đột phá tâm sinh lý ở độ tuổi VTN, thường áp

đặt cách giáo dục một chiều, tạo ra chuỗi phản ứng tiêu cực ở trẻ VTN.

Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và

giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội, không nhìn thấy sự lớn lên và

thay đổi của con mình.

Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ

đang chấp hành án phạt tù; bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố dượng;

mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột; sống một mình,

sống lang thang. Gia đình không trọn vẹn, trẻ VTN sẽ dễ bị ảnh hưởng xấu và có

những sự thay đổi tiêu cực.

Từ phía nhà trường

Một là, ở những nơi vùng sâu vùng xa của Lào Cai, trẻ VTN cùng với gia

đình vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học hành, vì vậy tỉ lệ trẻ

VTN VPPL đã bỏ học là rất cao.

Hai là, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, nền

tảng của giáo dục pháp luật mới chỉ quan tâm đến phần luật mà chưa quan tâm

đến phần giáo dục tâm lý từ trong luật, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo

dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan.

Ba là, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường

thiếu chặt chẽ. Đôi khi, sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở việc thông báo về

thực trạng học tập trên lớp. Việc đi sâu, am hiểu sự thay đổi tâm lý học sinh

VTN chưa được chú trọng.

13

Bốn là, do trẻ VTN có niềm tin lớn ở bạn bè nên trẻ sẽ dễ dàng bị ảnh

hưởng tiêu cực nếu tiếp xúc vào những nhóm bạn xấu. Tuy nhiên, hầu như gia

đình chưa quan tâm nhiều đến những mối quan hệ mở và quan hệ ẩn trong nhóm

của trẻ VTN.

Từ phía xã hội

Một số trẻ VTN sinh ra và lớn lên tại những nơi trình độ dân trí còn thấp,

còn có những phong tục lạc hậu, đời sống kinh tế còn khó khăn. Chính bởi môi

trường sống xung quanh đã dẫn đến những suy nghĩ và HV không lành mạnh,

thiếu tri thức ở trẻ VTN.

5.2. Đề xuất giải pháp

5.2.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, cần coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chủ

trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước dành cho trẻ

VTN và gia đình song song với việc nghiên cứu tâm lý của trẻ VTN để sao cho

việc giáo dục luật phù hợp với độ tuổi.

Thứ hai, các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội cần phối hợp với các nhà

trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh.

Thứ ba, các trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sinh hoạt

của học sinh trong giờ học, các buổi ngoại khoá và tại các ký túc xá, nhà trọ nơi

học sinh thường trú. Nhà trường thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để

thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như các

biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp giáo dục,

quản lý.

Thứ tư, các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý

và việc học tập của con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ

chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, tư tưởng, các mối quan

hệ của con em.

Thứ năm, các địa phương cần thống kê, quản lý, giám sát và có kế hoạch

động viên, cảm hoá, tạo công ăn việc làm cho trẻ VTN VPPL đã chấp hành xong

án phạt trở về địa phương khắc phục khuyết điểm, mau chóng tiến bộ, trở thành

những người có ích. Qua đó, cần đánh giá những việc đã làm được, tác dụng,

hiệu quả; những tồn tại, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm.

5.2.2. Giải pháp cụ thể

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của trẻ VTN dưới hình thức tuyên

truyền trực tiếp. Cụ thể:

Tại các khu dân cư: Kiến thức cơ bản về pháp luật, sự thay đổi tâm sinh lý

ở tuổi dậy thì sẽ được phổ biến tới lớp trẻ dưới hình thức tuyên truyền và xem

phim tài liệu hoạt hình ngắn kèm catalogue “TEENAGER” do nhóm tác giả

sáng tác vào những ngày sinh hoạt thường niên hoặc sinh hoạt chuyên đề (kết

hợp với BCH Đoàn Phường tổ chức). Đối tượng tham gia là những trẻ VTN từ

đủ 12 đến dưới 18 tuổi. Đối với những buổi sinh hoạt về tâm lý tuổi dậy thì, các

em sẽ được tuyên truyền và phổ biến những kiến thức liên quan đến sinh học,

những thay đổi diễn ra trong cơ thể, những biến đổi về tâm lý và tính cách khi

bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì dưới dạng một buổi học. Ngoài ra, các em sẽ

14

được giải đáp những thắc mắc về lứa tuổi mới lớn, học cách xử lý tình huống và

cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày thông qua board game

“Puberty War” do nhóm tác giả thiết kế.

Tại trường học:

Kiến thức về tâm sinh lý tuổi dậy thì cũng như về vấn đề VPPL ở

trẻ VTN sẽ được thiết kế trong phần trải nghiệm của các môn sinh học, môn

giáo dục giới tính, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của các lớp. Tổ chức vào

thứ 2 giờ sinh hoạt đầu tuần, có thể tổ chức chơi trò chơi, xem đoạn video,

thuyết trình những kiến thức về trẻ VTN – những biến đổi ở tuổi dậy thì về mặt

tâm sinh lý hoặc nội dung liên quan đến HVPP ở trẻ VTN. Nhóm tác giả sẽ chủ

động cung cấp tài liệu, thước phim, catalogue và board game đến các lớp.

Phối hợp với Đoàn trường cùng bên phát thanh để phổ biến những

mẩu tin ngắn tuyên truyền phòng tránh VPPL đối với học sinh trung học, giáo

dục lối sống lành mạnh nơi học đường vào sáng thứ 2 hàng tuần trong khoảng

thời gian cố định.

Phối hợp với các câu lạc bộ (CLB) trong trường tổ chức những hoạt

động văn nghệ, nghệ thuật với những chủ đề liên quan đến trẻ VTN tuổi dậy

thì, HV VPPL ở trẻ VTN.

Thành lập CLB Model United Nations – CLB mô phỏng cuộc họp

Liên Hợp Quốc, đưa vào nội dung sinh hoạt thảo luận của CLB những vấn đề

xã hội liên quan trực tiếp đến trẻ em nói chung và trẻ VTN nói riêng, giúp các

bạn học sinh tham gia hiểu rõ hơn về pháp luật trong nước và quốc tế, xây dựng

một môi trường phù hợp để giao tiếp và thể hiện bản thân mình.

Thứ hai, cần giảm thiểu những thay đổi tiêu cực về tâm lý trong giai

đoạn dậy thì bằng biện pháp giáo dục tâm lý qua tập sách bỏ túi dành cho trẻ

VTN và phụ huynh. Cụ thể:

Tập sách gồm 4 quyển “Hãy nhớ ghi điều này”, “Thanh xuân”, “Động lực

mỗi ngày” và “Hiểu con tuổi nổi loạn” do nhóm tác giả lên ý tưởng nội dung và

thiết kế. Qua bộ sách này, trẻ sẽ tìm thấy chính những tâm tư tình cảm của bản

thân được viết lên từng trang giấy, được tiếp thêm những động lực quý giá để

giúp trẻ mạnh mẽ hơn trên chặng đường trở thành người lớn thực sự. Các bậc

phụ huynh cũng sẽ thấu hiểu tâm lý và những nỗi niềm của con em trong độ tuổi

nhạy cảm hơn. Bộ sách được dịch 3 thứ tiếng Việt - Mông - Anh để trau dồi vốn

ngoại ngữ và các đối tượng là người dân tộc có thể tiếp cận.

Thứ ba, cần tăng cường khả năng kiểm soát HV của trẻ VTN thông qua

mô hình tham vấn học đường thu nhỏ. Cụ thể:

Tại lớp học: Học sinh trong các lớp có thể tự tổ chức một buổi tham vấn

chung dưới sự giám sát của giáo viên hoặc được giáo viên cho phép ủy quyền.

Đối với trường hợp những trẻ VTN muốn gặp mặt trao đổi trực tiếp, các em có

thể hẹn gặp trực tiếp GVCN hoặc GV được phân công tham gia tham vấn học

đường tại lớp để sắp xếp một buổi tham vấn.

Trên mạng xã hội: Trong trường hợp trẻ có vấn đề cần được trao đổi

nhưng không tiện nói ra tại buổi tư vấn ở trên lớp, các bạn có thể sử dụng diễn

đàn chung của lớp được tạo lập trong gmail để nói ra lời tâm sự của bản thân.

15

KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu cơ sở lý luân, thực tiên kết hợp với những phân

tích, đánh giá các thông tin thu thập được sau thời gian thực hiên khảo sat va

phỏng vấn sâu, nhóm tác giả đã tổng hợp và phản ánh được thực trạng sự tác

động của tâm lý tuổi dậy thì đến HV VPPL ở trẻ VTN; thực trang VPPL của lứa

tuổi VTN; từ đó đề xuất cac biên phap nhằm mục tiêu góp phần tác động thay

đổi tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ VTN theo hướng tích cực, giảm thiểu những tác

động tiêu cực với những HV sai lệch dẫn tới VPPL: (1) Nâng cao nhận thức của

trẻ VTN dưới hình thức tuyên truyền trực tiếp; (2) Giảm thiểu những thay đổi

tiêu cực về tâm lý trong giai đoạn dậy thì bằng biện pháp giáo dục tâm lý qua tập

sách bỏ túi; (3) Tăng cường khả năng kiểm soát HV của trẻ VTN thông qua mô

hình tham vấn học đường thu nhỏ. Những biện pháp này thực sự có ý nghĩa và

đem lại hiệu quả cao khi được sự ủng hộ, chung tay của Gia đình - Nhà trường

và Xã hội; để chúng ta thấy rằng “cuộc chiến với tuổi dậy thì” thực sự là những

hành động đẹp, chuyển tải thông điệp “Hãy mạnh mẽ lên nhé vì bạn không hề cô

đơn”.

Kết quả của dự an nghiên cưu có được la nhơ sự nỗ lực, cố gắng của bản

thân nhóm tac giả; sự quan tâm, giúp đỡ của giao viên hướng dẫn; sự tạo điều

kiện của các chuyên gia công tác tại Bộ Công an và Công an tỉnh Lao Cai; của

BGH Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và các trường nơi nhóm tác giả trực

tiếp khảo sát, thu thập thông tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy vậy, do có những

giới hạn nhất định về điều kiên nghiên cưu lý luận và khả năng tiếp cận thực tiễn

nên bao cao kết quả nghiên cứu của dự an vẫn không tranh khỏi những thiếu sót

va han chế nhất đinh. Nhóm nghiên cưu chúng tôi mong nhân được sự đóng góp

ý kiến của cac chuyên gia thẩm đinh, của các thầy cô giáo và các bạn để dự an

tiếp tục được hoan thiên hơn trong thời gian tới, góp phần giảm thiểu VPPL của

trẻ VTN trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thanh Nga,"Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người

chưa thành niên phạm tội ", Đại học Luật Hà Nội, 2008

2. Đoàn Thị Thanh Huyền , Nghiên cứu phạm pháp của trẻ VTN dưới góc độ

gia đình, 2007

3. JW McDavid, “Psychological Theory, Research, and Juvenile Delinquency”,

1962

4. Maryann Jacobsen, “Stages of Puberty: What Families Can Expect”, 2017

5. Phạm Đình Chi, “Tâm trạng tội phạm vị thành niên tại Thành phố Hồ Chí

Minh”, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2004