bÁo cÁo - tổng cục lâm...

41
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

i

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO

Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi

trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP

ngày 24/9/2010 của Chính phủ

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

Page 2: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

ii

Mục lục

I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ............................................................................................ 1

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn .................................................................. 1

2. Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện ............................................................. 2

3. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ............................................. 3

3.1. Chỉ đạo, điều hành ............................................................................................ 3

3.2. Tổ chức triển khai thực hiện ............................................................................. 3

3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực ...................... 4

3.4. Kiểm tra, giám sát ............................................................................................. 5

3.5. Hợp tác quốc tế ................................................................................................. 5

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................................................ 6

1. Kết quả thu, chi .............................................................................................. 6

1.1. Kết quả thu ........................................................................................................ 6

1.2. Kết quả chi ........................................................................................................ 6

2. Tác động của chính sách ................................................................................ 6

2.1. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ, phát triển rừng ................. 6

2.2. Tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng ................................................... 7

2.3. Giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng; tạo ra nguồn tài

chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách ............................................................. 7

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 8

3.1. Tồn tại, vướng mắc............................................................................................ 8

3.2. Nguyên nhân .................................................................................................... 10

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 12

1. Kết luận ........................................................................................................ 12

2. Kiến nghị ...................................................................................................... 13

2.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ...................................................... 13

2.2. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương ................................................................ 14

2.3. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ........................... 14

Page 3: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

iii

Các phụ biểu Phụ biểu 1. Danh mục các văn bản đã ban hành ...................................................................... 17 Phụ biểu 2. Hệ thống tổ chức đến tháng 8 năm 2014 ............................................................... 19

Phụ biểu 3. Tình hình ký kết hợp đồng đến tháng 8/2014 ........................................................ 20 Phụ biểu 4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền của đến tháng 8/2014 ...................................... 21 Phụ biểu 5. Tổng hợp các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo đến 30/8/2014 ........................... 22 Phụ biểu 6. Tổng hợp thu tiền DVMTR của cả nước từ 2011 đến nay .................................... 23 Phụ biểu 7. Tổng hợp nguồn thu của các tỉnh từ 2011-2013 .................................................... 24

Phụ biểu 8. Tình hình giải ngân của các tỉnh từ 2011-2013 ..................................................... 25 Phụ biểu 9. Diễn biến rừng giai đoạn 2010-2013 ..................................................................... 26 Phụ biểu 10. Tình hình vi phạm và thiệt hại về rừng 2010-2013 ............................................. 27 Phụ biểu 11. Sự tham gia của chủ rừng và người dân vào thực hiện chính sách ..................... 28

Phụ biểu 12. Chi trả DVMTR cho Công ty Lâm nghiệp ở Tây Nguyên đến nay .................... 29 Phụ biểu 13. Đóng góp của DVMTR vào tổng đầu tư của ngành lâm nghiệp ......................... 30 Phụ biểu 14. Biểu so sánh tỷ trọng tiền DVMTR trong giá bán điện bình quân ...................... 31

Phụ biểu 15. Chênh lệch mức chi trả tiền DVMTR giữa các lưu vực tại một số tỉnh .............. 32 Phụ biểu 16. Tổng hợp kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách ................................................. 33

Page 4: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

iv

Danh mục từ viết tắt

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng

CIFOR Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế

DVMTR Dịch vụ môi trường rừng

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GIZ Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức

IUCN Liên minh quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên

Nghị định 99 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ

về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

REDD Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND Ủy ban nhân dân

UNDP Chương trình phát triển của liên hợp quốc

Page 5: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

1

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2014

BÁO CÁO

Sơ kết 3 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-

2020 và chủ trương xã hội hóa nghề rừng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số

99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(Nghị định 99), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, Chính sách chi trả DVMTR đã khẳng

định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào

cuộc sống, tạo lập nên một nguồn lực tài chính mới, ngoài ngân sách, mang tính

ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện

sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào

các dân tộc ở các vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm

thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy vậy, quá trình thực hiện Chính sách thời gian qua đã bộc lộ những

mặt hạn chế, tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, do

Chính sách mới, lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, hơn nữa quá trình xây

dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn thi

hành chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đỏi hỏi của thực tiễn.

Thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 mục IV Quyết định số 2284/QĐ-

TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai Nghị

định số 99/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo sơ kết

đánh giá tình hình thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua,

làm cơ sở cho việc kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và

các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung nhằm từng bước hoàn thiện, nâng cao hơn nữa

hiệu quả thực thi Chính sách chi trả DVMTR trong thời gian tới.

I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn

Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng

Chính phủ ban hành Quyết định 2284/QĐ-TTg, ngày 13/12/2010 phê duyệt Đề

Page 6: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

2

án “Triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP” và trên 20 văn bản quy định, hướng

dẫn liên quan trực tiếp tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng gắn với Chính sách chi

trả DVMTR, trong đó có 05 thông tư hướng dẫn thi hành, cụ thể:

- Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ

NN&PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR;

- Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 05 năm 2012 của Bộ

NN&PTNT hướng dẫn thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR;

- Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài

chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 11 năm 2012 của Bộ

NN&PTNT về quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng

trong lưu vực phục vụ chi trả DVMTR;

- Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11

năm 2012 của liên Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý,

sử dụng tiền chi trả DVMTR.

Như vậy, về cơ bản các quy định, hướng dẫn tương đối toàn diện, tạo cơ

sở, hành lang pháp lý đầy đủ để các địa phương hoàn toàn có thể chủ động tổ

chức quản lý, vận hành Quỹ BV&PTR và triển khai thực hiện chính sách chi trả

DVMTR. (Chi tiết theo phụ biểu 01)

2. Thiết lập hệ thống tổ chức thực hiện

Ngay từ khi Nghị định 99 có hiệu lực, Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn các

tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương đến địa

phương để thực hiện Chính sách.

Đến nay, đã có 40 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; 36 tỉnh đã thành

lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó, 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy

đi vào hoạt động. Nhiều Quỹ tỉnh đã thành lập các phòng ban chuyên trách, có

trụ sở riêng đi vào hoạt động, tham mưu triển khai Chính sách chi trả DVMTR

tại địa phương, như Lâm Đồng, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Quảng Nam, Gia

Lai. (Chi tiết theo phụ biểu 02)

Một số địa phương có số lượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân rất lớn,

tỉnh đã chủ động thiết lập hệ thống chi trả đến cấp huyện, như: Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng tỉnh Sơn La đã tổ chức thành lập 11 Chi nhánh Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng cấp huyện, thị.

Page 7: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

3

Như vậy, cùng với hệ thống văn bản pháp lý, thì việc thiết lập hệ thống tổ

chức, bố trí các nguồn lực là những yếu tố quan trọng, là điều kiện tiên quyết để

có thể triển khai thực hiện chính sách.

3. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện

3.1. Chỉ đạo, điều hành

Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-BNN-TCLN ngày

25/01/2011 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai Nghị định

số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả

DVMTR”; trong đó, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị.

Bộ NN&PTNT có nhiều văn bản đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ giải

quyết vướng mắc của các địa phương. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành

Chỉ thị số 2362/CT-BNN-TCLN ngày 16/7/2013 về tăng cường thực thi chính

sách chi trả DVMTR để chỉ đạo các địa phương thực hiện.

Hàng năm, Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương tổ chức các hội

nghị triển khai kế hoạch tại các vùng. Qua các hội nghị, phát hiện những hạn

chế, vướng mắc, kịp thời thống nhất biện pháp giải quyết và chia sẻ những cách

làm hay trong triển khai thực hiện Chính sách. Bộ NN&PTT cũng đã tổ chức các

đoàn công tác, làm việc trực tiếp với lãnh đạo UBND tỉnh, thúc đẩy quá trình tổ

chức thành lập và vận hành Quỹ tỉnh.

3.2. Tổ chức triển khai thực hiện

- Tổ chức rà soát, xác định ranh giới, diện tích rừng trong các lưu vực: Bộ

NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương lập các dự án

xác định diện tích rừng các lưu vực liên tỉnh; ban hành 4 quyết định công bố

diện tích rừng của 58 lưu vực có các đơn vị cung ứng DVMTR liên tỉnh, làm cơ

sở điều phối tiền DVMTR cho 25 tỉnh, đảm bảo khoa học, công khai, công bằng

và kịp thời, nhận được sự đồng thuận cao của các địa phương.

Nhiều địa phương đã hoàn thành công tác rà soát, xác định ranh giới, diện

tích rừng đến từng chủ rừng, làm cơ sở thực hiện giải ngân chi trả đến các chủ

rừng như: Lai Châu, Lâm Đồng, Yên Bái, Sơn La…

- Ký kết hợp đồng với các cơ sở sử dụng DVMTR: Bộ NN&PTNT đã

phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

các cấp huy động các nguồn thu thông qua việc ký kết các hợp đồng ủy thác

DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR (Thủy điện, nước sạch và du lịch).

Đến hết tháng 8/2014, đã ký được 351 hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử

dụng DVMTR, thu tiền chi trả cho các chủ rừng, trong đó: Quỹ Trung ương ký

Page 8: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

4

41 hợp đồng (thủy điện: 36 hợp đồng và nước sạch: 5 hợp đồng); Quỹ địa

phương ký 310 hợp đồng (Thủy điện 199 hợp đồng, nước sạch 67 hợp đồng và

du lịch 44 hợp đồng). Các Quỹ tỉnh ký nhiều hợp đồng gồm: Lâm Đồng: 37 hợp

đồng, Lào Cai: 56 hợp đồng, Đắk Lắk: 8 hợp đồng, Quảng Nam: 21 hợp đồng,

Gia Lai: 36 hợp đồng, Đắk Nông: 11 hợp đồng, Kon Tum: 11 hợp đồng.

(Chi tiết theo phụ biểu 03)

- Hướng dẫn lập và trình phê duyệt kế hoạch thu chi: Hàng năm, Quỹ

Trung ương và Quỹ tỉnh đã xây dựng, trình duyệt kế hoạch thu chi để chi trả cho

chủ rừng. Triển khai tích cực việc xác định ranh giới, diện tích rừng đến từng

chủ rừng có cung ứng DVMTR là điều kiện, căn cứ quan trọng để các địa

phương thực hiện chi trả tiền DVMTR. Trong thời gian tới, sau khi hoàn thành

Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng, các địa phương sẽ có cơ sở dữ liệu về rừng

đến các chủ rừng, phục vụ cho việc chi trả DVMTR chính xác hơn.

Được sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1221/VPCP-

KTN ngày 01/03/2012, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Quỹ Trung ương tạm ứng

12,4 tỷ đồng để tạo điều kiện cho một số tỉnh triển khai rà soát ranh giới, diện

tích rừng đến từng chủ rừng, cụ thể: Tỉnh Đắk Nông 3,9 tỷ đồng, tỉnh Sơn La 4,9

tỷ đồng và tỉnh Lâm Đồng 2,6 tỷ đồng, Lào Cai 1 tỷ đồng.

3.3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, đào tạo nâng cao năng lực

Quỹ Trung ương phối hợp với các đối tác có liên quan (Tổ chức Hợp tác

kỹ thuật Đức, Winrock, CIFOR, ADB và một số tổ chức phi chính phủ) tổ chức

các hội thảo, hội nghị, mở các khóa đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực, nâng

cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; phổ biến Chính sách thông qua các phóng

sự truyền hình, đối thoại, điểm tin, viết bài... nhằm nhằm tạo ra sự đồng thuận,

thống nhất nhận thức về Chính sách của các cấp, các ngành, bên cung ứng, bên

sử dụng DVMTR và của mọi tầng lớp nhân dân.

Một số địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông;

phối kết hợp rất chặt chẽ với các cơ quan phát thanh và truyền hình của tỉnh làm

phim phóng sự tài liệu, đưa tin, ảnh và bài viết nhằm, thúc đẩy triển khai Chính

sách, nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành và mọi tầng lớp dân cư, như:

Lâm Đồng, Lào Cai, Quảng Nam, Đắk Nông, Yên Bái và Sơn La…

Sau hơn 3 năm, công tác truyền thông đã được các cơ quan Trung ương

và địa phương chú trọng, với số lượng các tờ rơi, tờ gấp, pano, biển hiệu, các

cuộc tuyên truyền lưu động, phát thanh truyền hình với 351 bài trên các báo;

4.177 lượt phát thanh; 129 tin phóng sự truyền hình; 287.876 tờ rơi, tờ gấp từ

Page 9: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

5

Trung ương đến địa phương. Tất cả các kênh thông tin này đã truyển tải, góp

phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị và của

người dân. (Chi tiết theo phụ biểu 04, 05)

3.4. Kiểm tra, giám sát

Định kỳ, hàng tháng, quý và cuối năm, Bộ NN&PTNT thành lập các đoàn

công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về quản

lý vận hành Quỹ; tham dự, chỉ đạo, hướng dẫn tại các hội nghị triển khai Chính

sách chi trả DVMTR của các tỉnh, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,

Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum.

Từ đầu năm 2014 đến nay, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm

nghiệp tổ chức 7 Đoàn kiểm tra đến các địa phương, để kịp thời chỉ đạo, hướng

dẫn, phát hiện những bất cập của chính sách, kiến nghị, đề xuất với các cấp có

thẩm quyền giải quyết.

3.5. Hợp tác quốc tế

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Quỹ Trung ương và các

địa phương tăng cường hợp tác với các đối tác có liên quan (Tổ chức Hợp tác

quốc tế Đức, VFD/Winrock International, CIFOR, ADB, UNDP và một số tổ

chức phi chính phủ) để triển khai thực thi các sáng kiến, cơ chế tài chính mới.

- Hợp tác với GIZ trong việc phát hành Poster, Sổ tay hỏi đáp về chi trả

DVMTR (3000 cuốn); mở 2 lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn thực hiện chính

sách chi trả DVMTR và nghiệp vụ quản lý tài chính Quỹ BV&PTR (mỗi lớp

khoảng 60-70 người); xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện rà soát xác định chủ

rừng phục vụ chi trả DVMTR; nghiên cứu đề xuất chính sách thí điểm DVMTR

trong nuôi trồng thủy sản (đang thực hiện).

- Hợp tác với CIFOR trong nghiên cứu Chi trả DVMTR ở Việt Nam từ

chính sách tới thực tiễn và tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu;

- Hợp tác với ADB xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện Dự án tăng

cường năng lực thực thi chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam.

- Hợp tác với UNDP và Dự án LEAF xây dựng Đề án thành lập Quỹ

REDD+ Việt Nam thuộc Quỹ BV&PTR Việt Nam.

- Hợp tác với VFD/Winrock International nghiên cứu xây dựng chế tài xử

lý vi phạm trong thực thi chính sách chi trả DVMTR; tổ chức 2 Hội thảo cộng

đồng thực hiện chính sách chi trả DVMTR (Nghệ An, Lào Cai); đánh giá tác

động sau hơn 3 năm thực hiện chính sách.

Page 10: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

6

Thông qua các hoạt động hợp tác, góp phần xúc tiến, quảng bá, chia sẻ

học tập kinh nghiệm trong thiết kế, thực hiện Chính sách chi trả DVMTR và các

sáng kiến huy động nguồn tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả thu, chi

1.1. Kết quả thu

Từ năm 2011 đến 2013, toàn quốc đã thu được 2.563 tỷ đồng; lũy kế đến

tháng 8/2014, tổng thu 3.329 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2011: thu xấp xỉ 282,9 tỷ

đồng , năm 2012: thu trên 1.183 tỷ đồng; năm 2013: thu trên 1.096 tỷ đồng; 8

tháng đầu năm 2014 thu 765,78 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ Trung ương thu

80,73%, các Quỹ tỉnh thu 19,27%. (Chi tiết theo phụ biểu 06, 07)

Nguồn thu theo quy định tại Nghị định 99 mới chỉ đến từ 3 nhóm đối

tượng sử dụng dịch vụ đó là: Thủy điện (97,71%), nước sạch (2,19%) và du lịch

(0,10%). Riêng nguồn thu từ du lịch mới chỉ thực hiện tại được ở 3 tỉnh như:

Lâm Đồng, Lào Cai và Hà Tĩnh.

1.2. Kết quả chi

Trong 3 năm (2011-2013),tổng số tiền Quỹ trung ương đã điều phối, giải

ngân cho các tỉnh là 1.601,8 tỷ đồng. Trong tổng số tiền các tỉnh được sử dụng

(2.080,6 tỷ đồng bao gồm cả thu nội tỉnh), sau khi trừ chi phí quản lý, dự phòng,

hỗ trợ trồng cây phân tán, số tiền phải thanh toán cho người cung ứng dịch vụ là

1.781,6 tỷ đồng. Tỉnh đã giải ngân đến chủ rừng là 1.393,2 tỷ đồng đạt 78,2 %.

(Chi tiết theo phụ biểu 08)

2. Tác động của chính sách

2.1. Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ, phát triển rừng

Thực tế cho thấy, cùng với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của

Chính phủ, Chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tác dụng, có tác động tới

công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng

vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa

cháy rừng giảm dần qua các năm. Chính sách đã từng bước góp phần ổn định,

đảm bảo diện tích, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp

phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái.

Tổng diện tích rừng trong các lưu vực có cung ứng DVMTR toàn quốc

khoảng 4,1 triệu ha, hàng năm nguồn tiền DVMTR đã giải ngân, chi trả cho cho

các chủ rừng nhận giao, khoán bảo vệ rừng từ 2,8 đến 3,37 triệu ha rừng/13,8

Page 11: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

7

triệu ha rừng của cả nước (chiếm tỷ lệ 20-27%), góp phần nâng cao trách nhiệm

bảo vệ rừng, tổng số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2013 so với

năm 2010 của toàn quốc giảm 19,42%; tổng diện tích bị phá năm 2013 so với

năm 2010 của toàn quốc giảm 59,55%; tổng diện tích bị cháy năm 2013 so với

năm 2010 của toàn quốc giảm 82,89.

Do có thu nhập từ Chính sách chi trả DVMTR, nên đã khuyến khích chủ

rừng, người dân tham gia công tác phát triển rừng.

(Chi tiết theo phụ biểu 09 và phụ biểu 10).

2.2. Tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng

Tổng số tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng DVMTR năm 2011 là

177.858 đối tượng, tăng lên 355.047 đối tượng vào năm 2013. Riêng số hộ nhận

khoán bảo vệ rừng năm 2011 là 113.525 hộ, năm 2013 đã tăng lên 236.425 hộ,

trong đó trên 90% hộ gia đình, cá nhân là người đồng bào, dân tộc. Mức độ tham

gia của các chủ rừng, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng có xu hướng tăng nhanh,

năm 2013 so với 2011 tăng gấp đôi (200%) khẳng định sự kỳ vọng, tin tưởng

vào lợi ích mà chính sách mang lại.(Chi tiết theo phụ biểu 11)

Mức thu nhập bình quân hàng năm trong cả nước của các hộ gia đình

nhận khoán bảo vệ rừng từ chi trả DVMTR khoảng 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Tại

một số nơi, đơn giá chi trả bình quân cao hơn mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

cho bảo vệ rừng (200.000 đ/ha/năm); có nơi đạt từ 300.000 – 450.000 đ/ha/năm.

Các tỉnh có mức thu nhập bình quân của hộ gia đình cao như: Lâm Đồng (trên 8

triệu đồng/hộ/năm), Bình Phước (7,2 triệu đồng/hộ/năm), Kon Tum (trên 5,7

triệu đồng/hộ/năm), Đắk Lắk (trên 3,4 triệu đồng/hộ/năm), Hòa Bình (3,8 triệu

đồng/hộ/năm), Lai Châu (2,4 triệu đồng/hộ/năm... Nhờ chính sách chi trả

DVMTR mà thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận giao

khoán bảo vệ rừng đã có những bước cải thiện rõ rệt.

Như vậy, Chính sách chi trả DVMTR góp phần tạo việc làm, nâng cao thu

nhập, cải thiện sinh kế của người dân, làm chuyển biến về nhận thức và trách

nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng, các đối tượng

hưởng lợi trực tiếp từ rừng.

2.3. Giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động cho các chủ rừng; tạo

ra nguồn tài chính bền vững, giảm áp lực chi ngân sách

Từ năm 2013, Chính phủ có chủ trương tạm dừng khai thác chính gỗ từ

rừng tự nhiên, một số chủ rừng, công ty lâm nghiệp không còn nguồn thu từ khai

Page 12: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

8

thác rừng tự nhiên, thì nguồn tiền DVMTR giúp cho các công ty này đứng vững,

khôi phục sản xuất, có kinh phí hoạt động và hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng.

Riêng khu vực Tây Nguyên có 55 công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp, đã

có 43 công ty nhận được tiền DVMTR. Từ năm 2011 đến hết tháng 8/2014, tiền

DVMTR đã chi trả cho 43 công ty với tổng số tiền là 195,5 tỷ đồng. Trong đó,

Lâm Đồng giải ngân 96,1 tỷ đồng cho 8 công ty; Gia Lai giải ngân 13,2 tỷ đồng

cho 11 công ty; Kon Tum giải ngân tiền DVMTR 11,074 tỷ đồng cho 5 công ty;

Đắk Nông giải ngân 46,9 tỷ đồng cho 11 công ty; Đắk Lắk giải ngân 9,67 tỷ

đồng cho 8 công ty. (Chi tiết theo phụ biểu 12)

Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, ổn định,

bền vững, đóng góp nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy

phát triển kinh tế, xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong bối

cảnh kinh tế khó khăn. Nếu như nguồn ngân sách nhà nước đáp ứng khoảng

29% tổng mức đầu tư cho ngành Lâm nghiệp, thì trong 2 năm gần đây nguồn

tiền DVMTR đạt bình quân khoảng 1.100 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng 22,3%

nguồn kinh phí đầu tư cho toàn ngành lâm nghiệp.

(Chi tiết theo phụ biểu 06 và 13)

3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù, Chính sách chi trả DVMTR đã đạt được một số kết quả quan

trọng, nhưng trong quá trình thực hiện chính sách mới cũng phát sinh một số tồn

tại, hạn chế cần tiếp tục quan tâm giải quyết.

3.1. Tồn tại, vướng mắc

a) Một số tỉnh chậm thiết lập bộ máy để tổ chức triển khai chính sách

- Hầu hết các Quỹ tỉnh mới đi vào hoạt động vào cuối năm 2012.

Trong giai đoạn thí điểm chi trả DVMTR từ 2008 đến 2010, có 3 Quỹ tỉnh

(Sơn La, Lâm Đồng, Đăk Nông). Nghị định 99 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011

nhưng đến hết năm 2011 mới có 9 Quỹ tỉnh, hết năm 2012 có 27 Quỹ tỉnh, hết

năm 2013 có 34 Quỹ tỉnh, đến nay đã có 36 Quỹ tỉnh được thành lập.

Một số tỉnh có tiềm năng, đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định

99, nhưng chưa triển khai thành lập Quỹ BV&PTR cấp tỉnh và cũng không giao

nhiệm vụ cho bất cứ cơ quan, tổ chức nào thực hiện nhiệm vụ thay Quỹ, cụ thể

như các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hậu Giang, Kiên Giang.

- Một số Quỹ BV&PTR tỉnh được thành lập nhưng chưa chủ động triển

khai ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc

Page 13: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

9

Giang, Thái Nguyên), một số tỉnh hoàn toàn chỉ nhận tiền điều phối qua Quỹ

Trung ương chưa hoặc không tổ chức thực hiện giải ngân chi trả tiền DVMTR

kịp thời đến các chủ rừng, cụ thể: Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ.

b) Nhiều tỉnh chưa huy động hết các nguồn thu

- Trong 36 tỉnh thành lập Quỹ để thực hiện chi trả DVMTR, trong đó chỉ

có 28 tỉnh đã thu được tiền DVMTR đối với 3 đối tượng sử dụng DVMTR thủy

điện, nước sạch và du lịch, các đối tượng khác chưa thu được. Quỹ tỉnh chủ yếu

tập trung vào các khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên và Duyên Hải, Miền Trung

do những khu vực này tập trung các nhà máy thủy điện ở các lưu vực sông lớn.

- Một số cơ sở sử dụng DVMTR nhận thức chưa đầy đủ, chưa làm tròn

trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền DVMTR như: Thuỷ điện

như Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Thác Mơ… và các nhà máy thuỷ điện có quy mô

vừa và nhỏ, công suất dưới 30 MW thuộc lưu vực nội tỉnh (Hà Giang, Lào Cai,

Yên Bái, Đắk Nông, Gia Lai…) tìm nhiều lý do để thoái thác việc ký kết hợp

đồng, trì hoãn chi trả tiền DVMTR như: Giá bán điện cho EVN chưa có tiền

DVMTR, EVN chưa thanh toán đủ tiền DVMTR cho doanh nghiệp, các Quỹ

tỉnh chưa có báo cáo tình hình thực hiện uỷ thác chi trả DVMTR.

c) Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp

Trong khi một số tỉnh giải ngân rất tốt, như: Lâm Đồng (87,12%), Sơn La

(92,17%), Hòa Bình (83,41%), Yên Bái (87,34%), Hà Giang (89,83%),... thì một

số tỉnh, mặc dù đã có nguồn thu tiền DVMTR, nhưng tiến độ giải ngân rất chậm,

tỷ lệ giải ngân bình quân chung 3 năm so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung

của cả nước đạt thấp, cụ thể: Phú Thọ (0%); Bắc Kạn (0%), Nghệ An (25,4%),

Tuyên Quang (32,48%), Quảng Trị (12,12%), Quảng Ngãi (0%), Bình Định

(0%), Phú Yên (0%), Bình Thuận (14,89%), Thừa Thiên Huế (4,8%).

d) Mức chi trả DVMTR có sự chênh lệch giữa các địa phương và ngay

trong một lưu vực cần được xem xét điều chỉnh

Thực tế hiện nay, tại một số địa phương (Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk

Nông...) mức chi trả bình quân còn đạt thấp và có sự chênh lệch lớn giữa các lưu

vực của từng nhà máy thuỷ điện; hơn nữa, không có cơ chế phân bổ tiền cho

cộng đồng, do vậy người dân và cộng đồng chưa nhận thức được lợi ích rõ ràng

của chính sách, do vậy việc hưởng ứng, tham gia bảo vệ rừng còn hạn chế. Đây

cũng là lý do mà nhiều nơi triển khai chính sách, nhưng vẫn còn hiện tượng phá

rừng, xâm hại rừng và vi phạm luật BV&PTR.

Page 14: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

10

3.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chậm thiết lập bộ máy, tổ chức thực hiện chính sách

- Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách ở một số địa

phương còn chưa quyết liệt, kịp thời. Một số địa phương đã thành lập Quỹ,

nhưng chưa bố trí đủ nhân sự và các điều kiện cần thiết để cho Quỹ đi vào vận

hành (Hà Tĩnh, Bắk Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh); Bộ máy Ban điều hành

một số Quỹ tỉnh kiêm nhiệm, nên chất lượng và tiến độ thực hiện công việc chưa

đảm bảo như Bình Thuận, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Bắc Kạn.

- Mô hình tổ chức hoạt động, tiêu chí thành lập và phân cấp quản lý Quỹ

chưa rõ ràng, không thống nhất; đồng thời chưa có hướng dẫn cụ thể về chế độ

tiền lương, phụ cấp ngạch bậc để đảm bảo quyền lợi của cán bộ làm việc tại

Quỹ. Phần lớn các Quỹ tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, trừ một số Quỹ tỉnh trực

thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Lào Cai).

- Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát Quỹ một số tỉnh chưa phát huy vai trò,

trách nhiệm và thẩm quyền của mình trong việc ra quyết định, định hướng chỉ

đạo hoạt động, chưa quy định cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan,

đơn vị tham gia trong công tác điều hành, quản lý Quỹ, chưa phối hợp chặt chẽ

với Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Chính

sách đầy đủ, kịp thời. Đội ngũ cán bộ các Quỹ thiếu năng lực, trình độ và kinh

nghiệm để có thể đảm đương được nhiệm vụ; đặc biệt là việc ứng dụng các công

nghệ cao trong rà soát chủ rừng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách còn hạn chế, chưa đáp ứng

được yêu cầu thực tiễn, do vậy: Nhận thức một bộ phận người dân về công tác

chi trả DVMTR chưa cao, đặc biệt là đối với đồng bào thiểu số ở vùng sâu, vùng

miền núi; công tác tuyên truyền, phổ biến Chính sách chi trả DVMTR thông qua

các phương tiện thông tin đại chúng chưa đồng bộ, còn mang tính tự phát và

manh mún; công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ

cán bộ thực thi Chính sách còn chưa thực sự được quan tâm.

b) Nguyên nhân dẫn đến việc chưa thể huy động hết các nguồn thu

- Chưa cụ thể hóa một số loại dịch vụ để triển khai huy động các nguồn

thu khác: Ngoài các nguồn thu từ các đối tượng sử dụng dịch vụ như các cơ sở

sản xuất thủy điện, nước sạch và du lịch, đến nay vẫn chưa tạo lập được các cơ

sở pháp lý để huy động và sử dụng các nguồn thu khác theo quy định tại Nghị

định 99 như: Dịch vụ hấp thụ các bon, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn,

con giống trong nuôi trồng thủy sản...

Page 15: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

11

- Chưa huy động các nguồn thu theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng như: Tài trợ đóng góp tự nguyện của các tổ chức

quốc tế; tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vốn nhận ủy thác từ các tổ

chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước.

- Đơn giá chi trả DVMTR được quy định theo đơn giá cố định (thủy điện:

20 đ/kwh, nước sạch: 40 đ/m3) đến nay đã không còn phù hợp do biến động giá

cả, giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân từ năm 2008 đến nay tăng gần gấp đôi,

nhưng mức chi trả DVMTR vẫn giữ nguyên (Chi tiết theo phụ biểu 14).

- Thiếu cơ chế giám sát, đánh giá và chế tài xử phạt vi phạm đối với các

đơn vị sử dụng DVMTR không ký kết hợp đồng, không kê khai, chậm nộp tiền

DVMTR gây ảnh hưởng đến kế hoạch bảo vệ rừng của các tỉnh.

c) Nguyên nhân dẫn đến giải ngân thấp và chênh lệch về mức chi trả

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, cân đối các nguồn lực, thiếu

kinh phí để thực hiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng

phục vụ chi trả tiền DVMTR; nhiều địa phương, nhiều khu vực chưa xác định

được chủ rừng hoặc không có đối tượng để chi.

- Một số Quỹ địa phương chi phí quản lý được trích theo tỷ lệ quy định

lớn (Điện Biên, Kon Tum…), nhưng chưa chủ động tham mưu cho các cấp

chính quyền để khẩn trương bố trí thực hiện nhiệm vụ rà soát chủ rừng; một số

địa phương phó thác hoàn toàn cho tư vấn triển khai nhiệm vụ thực hiện rà soát

chủ rừng, nên thời hạn kéo dài và chất lượng xác định diện tích rừng đến chủ

rừng chưa cao, như: Bình Thuận, Bắc Kạn, Nghệ An, Tuyên Quang, Kon Tum.

- Một số tỉnh không xác định được đối tượng chi, cụ thể: Tiền ngân sách

trong những năm trước đã cấp cho việc quản lý bảo vệ rừng và rừng trước thời

điểm Nghị định 99 có hiệu lực chưa có chủ, hoặc chưa giao, khoán quản lý bảo

vệ rừng, cho nên có một lượng tiền DVMTR thu được trong các năm đó chưa có

đối tượng chi, cụ thể như: Quảng Nam, Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, Bình

Phước, Đắk Nông. Một số địa phương lúng túng trong việc xác định đối tượng

chi, tổ chức hệ thống chi trả và lựa chọn phương thức chi trả (trả trực tiếp đến

từng chủ rừng, trả thông qua nhóm hộ, hoặc trả cho cộng đồng...).

- Ngoài ra, một số quy định về quản lý sử dụng tiền DVMTR chưa phù

hợp, cụ thể: Đối với các chủ rừng là tổ chức trong Thông tư liên tịch số

62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC còn chưa cụ thể; quy định về trích lập quản lý

và sử dụng kinh phí dự phòng trong Thông tư số 85/2012/TT-BTC chưa hoàn

toàn phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng địa phương, chưa thống nhất với

Page 16: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

12

các văn bản khác, dẫn tới cách hiểu khác nhau, gây khó khăn và làm chậm quá

trình tổ chức thực hiện.

- Mức chi trả theo từng lưu vực có sự khác nhau là do phụ thuộc vào số

lượng cơ sở sử dụng DVMTR, quy mô, công suất, sản lượng của các cơ sở sử

dụng DVMTR trong từng lưu vực. Việc chi trả DVMTR theo lưu vực đã tạo ra

sự bất hợp lý, chênh lệch rất lớn đơn giá giữa các lưu vực trong 1 tỉnh, giữa các

tỉnh cùng trên một hệ thống sông và ngoài lưu vực, gây thắc mắc giữa các đối

tượng cung ứng dịch vụ như: Điện Biên, đơn giá chi trả cao nhất là 260.000

đ/ha, thấp nhất là 826 đồng/ha; Lào Cai, đơn giá chi trả cao nhất là 307.000 đ/ha,

thấp nhất là 38.000 đồng/ha; Bình Định, đơn giá chi trả cao nhất là 604.690

đ/ha, thấp nhất là 1.828 đồng/ha... (Chi tiết theo phụ biểu 15)

Ngoài ra, cũng tại một số địa phương, số lượng chủ rừng, diện tích rừng

trong lưu vực lớn (Sơn La), đơn giá chi trả thấp (Thanh Hóa) không bằng mức

nhà nước đang hỗ trợ bảo vệ rừng trong khu vực, do đó chưa tạo ra động lực, thu

hút người dân vào việc bảo vệ, phát triển rừng.

- Cơ chế chia sẻ lợi ích trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR hiện

tại cũng thể hiện sự chưa hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng. Sau khi

trừ chi phí quản lý, dự phòng (trung ương, tỉnh, chủ rừng là tổ chức), phần tiền

còn lại được chi trả trực tiếp đến chủ rừng và các hộ gia đình, cá nhân nhận giao

khoán bảo vệ rừng. Chưa có quy định về tỷ lệ, cơ chế trích lập sử dụng tiền

DVMTR vào các hoạt động chung của cộng đồng. Cách làm này có thể làm nẩy

sinh xung đột lợi ích,vì không phải cộng đồng nào gắn bó với rừng cũng được

giao rừng và hưởng lợi trực tiếp từ rừng và tiền chi trả DVMTR.

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010

của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR, trên phạm vi cả nước đã đạt nhiều

kết quả khả quan, những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình tổ chức

thực hiện, khẳng định rõ hơn, đây là là một chủ trương, chính sách mới đúng đắn,

có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác bảo vệ, phát

triển rừng, phù hợp với nhu cầu, được người dân hết sức đồng tình và ủng hộ.

Chính sách đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, hiệu quả,

gắn kết và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng và người cung ứng dịch

vụ. Nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân vùng được chi trả DVMTR đã

Page 17: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

13

được nâng cao, họ hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng, thấy được trách

nhiệm và quyền lợi của mình, tích cực tham gia thực hiện Chính sách.

Tuy nhiên, do đây là một Chính sách mới, lần đầu tiên được thực hiện ở

Việt Nam, trong thời gian ngắn, có nhiều vấn đề chưa thể lường hết trước được,

một số vấn đề từ thực tiễn nẩy sinh cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung

và hoàn thiện để Chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

a) Giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu

điều chỉnh, bổ sung Nghị định 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/01/2008 của Chính phủ

về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo hướng:

- Bổ sung tiêu chí thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh, đối

với những tỉnh có diện tích rừng từ 300.000 ha và có nguồn thu DVMTR từ 30

tỷ đồng/năm trở lên thì Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh độc lập. Những

tỉnh có diện tích rừng dưới 300.000 ha và có nguồn thu DVMTR dưới 30 tỷ

đồng/năm thì Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT.

- Quy định cụ thể vể mô hình tổ chức và phân cấp quản lý các Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng, như: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được vận hành theo cơ

chế đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của pháp luật.

b) Giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu

điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 của

Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR theo hướng:

- Điều chỉnh mức chi trả theo số tuyệt đối (thủy điện: 20 đ/kwh, nước

sạch: 40 đ/m3) thành mức chi trả theo số tương đối (tỷ lệ %).

- Điều chỉnh quy định về thực hiện chi trả DVMTR theo các lưu vực sông

chính, thay vì chi trả DVMTR theo từng lưu vực của mỗi nhà máy thủy điện.

- Bổ sung quy định về xử phạt vi phạm và giám sát, đánh giá trong thực

hiện Chính sách chi trả DVMTR.

- Sửa đổi quy định về trích lập và quản lý kinh phí dự phòng.

c) Cho phép một số địa phương sử dụng nguồn tiền DVMTR năm 2011,

2012 (chưa có đối tượng chi hoặc các chủ rừng các năm đó đã được chi trả từ

nguồn NSNN hoặc nguồn khác) để thực hiện các đề án, dự án xác định ranh

giới, diện tích rừng, chủ rừng để đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền DVMTR.

Page 18: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

14

2.2. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương

a) Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi một số điểm

trong Thông tư liên tịch số 62/TTLT-BNNPTNT-BTC theo hướng:

- Đối với nguồn chi phí quản lý (10%) và nguồn thu tương ứng với diện

tích rừng tự quản lý bảo vệ của chủ rừng là tổ chức, cho phép chủ rừng tự phê

duyệt kế hoạch thu chi theo quy chế quản lý tài chính của mình. Vì đây là nguồn

thu của các đơn vị chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR.

- Sửa đổi Điều 5, khoản 3, mục d (quy định áp dụng đối với các tổ chức

không phải chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng mức kinh phí

hỗ trợ bình quân cho 01 ha rừng không cao hơn số tiền chi trả bình quân đối với

diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh) cho phù hợp với quy định

tại Thông tư số 80/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ NN&PTNT.

b) Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên

tịch quy định, hướng dẫn về tiêu chí, thành lập, mô hình tổ chức và phân cấp

quản lý các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp.

c) Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi đảm

bảo sự thống nhất giữa quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT, ngày

06/05/2013 quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng

sang mục đích khác và Thông tư 85/2012/TT-BTC, ngày 25/05/2012 về hướng

dẫn chế độ tài chính cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

b) Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty

thủy điện thực hiện một số việc sau: Rà soát, ký kết lại hợp đồng mua bán điện,

trong đó có tính toán đầy đủ tiền DVMTR trong cơ cấu giá điện; hướng dẫn các

thủy điện thực hiện nghiêm túc việc nộp tiền DVMTR đầy đủ, kịp thời cho các

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp để chi trả cho các chủ rừng, hộ gia đình,

cá nhân, cộng đồng nhận giao, khoán bảo vệ rừng.

(Chi tiết theo phụ biểu 16)

2.3. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ

biến Chính sách, đôn đốc các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện nghiêm túc

việc thu nộp tiền DVMTR theo quy định. Kiện toàn tổ chức bộ máy Quỹ tỉnh;

quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, Chính sách, chế độ và nguồn lực (kinh phí,

trang thiết bị, phương tiện) để Quỹ tỉnh yên tâm tổ chức thực hiện Chính sách.

- Lồng ghép thực hiện Chính sách chi trả DVMTR gắn với thực hiện Kế

hoạch bảo vệ và phát triển rừng và các chính sách khuyến khích phát triển lâm

Page 19: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

15

nghiệp khác. Bổ sung nguồn ngân sách thông qua các chương trình, dự án, kế

hoạch bảo và phát triển rừng để hỗ trợ, đảm bảo đơn giá tối thiểu đến chủ rừng

là 200.000 đồng/ha rừng/năm.

- Trước Quý II năm 2015, bố trí nguồn lực và hoàn thành dứt điểm việc rà

soát ranh giới diện tích rừng đến các chủ rừng trong các lưu vực có cung ứng

DVMTR; phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT sớm hoàn thành dự án tổng điều

tra, kiểm kê rừng, làm cơ sở thực hiện Chính sách chi trả DVMTR.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện Chính sách chi trả DVMTR;

chỉ đạo giải ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ đến các chủ rừng.

Bộ NN&PTNT kính báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Page 20: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

16

DANH MỤC CÁC PHỤ BIỂU

Page 21: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

17

Phụ biểu 1. Danh mục các văn bản đã ban hành

STT Loại văn bản Số hiệu Ngày tháng Cấp ban hành Trích yếu

I. Văn bản hướng dẫn Nghị định 05

1. Nghị định 05/2008/NĐ-CP 14/01/2008 Chính phủ Về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

2. Quyết định 111/2008/QĐ-BNN 18/11/2008 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng cấp tỉnh

3. Quyết định 114/2008/QĐ-BNN 28/11/2008 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

4. Quyết định 128/2008/QĐ-BNN 31/12/2008 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát

triển rừng Việt Nam

5. Thông tư 85/2012/TT-BTC 25/5/2012 Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng.

II. Văn bản hướng dẫn Nghị định 99

6. Nghị định 99/2010/NĐ-CP 24/09/2010 Chính phủ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

7. Quyết định 380/QĐ-TTg 10/04/2008 Thủ tướng Chính phủ Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng

8. Quyết định 378/QĐ-BNN-PC 17/02/2009 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Về việc ban hành một số biểu mẫu thực hiện thí điểm chi trả DVMTR

9. Quyết định 2284/QĐ-TTg 13/12/2010 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Triên khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày

24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”

10. Quyết định 135/QĐ-BNN-TCLN 25/01/2011 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Triển khai Nghị định số

99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả

DVMTR” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

11. Thông tư 80/2011/TT-

BNNPTNT

23/11/2011 Bộ NN&PTNT Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR

12. Thông tư 20/2012/TT-

BNNPTNT

07/05/2012 Bộ NN&PTNT Hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiệm thu, thanh toán tiền chi trả DVMTR

13. Quyết định 119/QĐ-TCLN-KHTC 21/3/2012 Tổng cục Lâm nghiệp Quy định tạm thời hướng dẫn về trình tự thủ tục ký kết hợp đồng chi trả

DVMTR

Page 22: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

18

STT Loại văn bản Số hiệu Ngày tháng Cấp ban hành Trích yếu

14. Thông tư liên

tịch

62/2012/TTLT-

BNNPTNT-BTC

16/11/2012 Bộ NN&PTNT-Bộ Tài

chính

Hướng dẫn về quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR

15. Thông tư 60/2012/TT-

BNNPTNT

09/11/2012 Bộ NN&PTNT Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu

vực làm căn cứ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

16. Chỉ thị 2362/CT-BNN-TCLN 16/7/2013 Bộ NN&PTNT Tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR

17. Quyết định 749/QĐ-BNN-TCLN 15/4/2014 Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế quản lý, sử dụng vốn vay từ nguồn ngân sách hỗ trợ

ban đầu cho VNFF

18. Quyết định 3003/QĐ-BNN-TCLN 29/11/2012 Bộ NN&PTNT công bố số liệu diện tích rừng của lưu vực liên tỉnh làm cơ sở cho việc

triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 19. Quyết định 1379/QĐ-BNN-TCLN 18/6/2013 Bộ NN&PTNT

20. Quyết định 2487/QĐ-BNN-TCLN 24/10/2013 Bộ NN&PTNT

21. Quyết định 13/QĐ-BNN-TCLN 03/01/2014 Bộ NN&PTNT

22. Công văn 652/TCLN-KHTC 09/5/2013 Tổng cục Lâm nghiệp Làm rõ một số nội dung liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi

trường rừng

23. Công văn 5854/BTC-TCT 07/5/2014 Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thuế liên quan đến tiền chi trả DVMTR

Page 23: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

19

Phụ biểu 2. Hệ thống tổ chức đến tháng 8 năm 2014

Ban Chỉ đạo

NĐ99Thành lập Quỹ Ban Điều hành UBND tỉnh Sở NN&PTNT

I Tây Bắc 4 4 4 1 3

1 Sơn La 1 1 1 1

2 Lai Châu 1 1 1 1

3 Điện Biên 1 1 1 1

4 Hòa Bình 1 1 1 1

II Đông Bắc 11 11 9 1 8

5 Yên Bái 1 1 1 1

6 Lào Cai 1 1 1 1

7 Tuyên Quang 1 1 1 1

8 Hà Giang 1 1 1 1

9 Cao Bằng 1 1 1 1

10 Bắc Kạn 1 1 1 1

11 Phú Thọ 1 1 1 1

12 Thái Nguyên 1 1 1 1

13 Lạng Sơn 1 1

14 Bắc Giang 1 1

15 Quảng Ninh 1 1 1 1

III Đồng Bằng Sông

Hồng 2 0 0 0 0

16 Vĩnh Phúc 1

17 Hải Phòng 1

IV Bắc Trung Bộ 5 5 5 2 3

18 Thanh Hóa 1 1 1 1

19 Nghệ An 1 1 1 1

20 Hà Tĩnh 1 1 1 1

21 Quảng Trị 1 1 1 1

22 Thừa Thiên Huế 1 1 1 1

V Nam Trung Bộ 7 7 7 1 6

23 Quảng Nam 1 1 1 1

24 Quảng Ngãi 1 1 1 1

25 Bình Định 1 1 1 1

26 Phú Yên 1 1 1 1

27 Khánh Hòa 1 1 1 1

28 Bình Thuận 1 1 1 1

29 Ninh Thuận 1 1 1 1

VI Tây Nguyên 5 5 5 2 3

30 Đắk Lắk 1 1 1 1

31 Đắk Nông 1 1 1 1

32 Kon Tum 1 1 1 1

33 Gia Lai 1 1 1 1

34 Lâm Đồng 1 1 1 1

VII Đông Nam Bộ 4 4 2 0 2

35 Bình Phước 1 1 1 1

36 Đồng Nai 1 1 1 1

37 Tây Ninh 1 1

38 Hồ Chí Minh 1 1

VIII Tây Nam Bộ 2 0 0

39 Hậu Giang 1

40 Kiên Giang 1

Tổng cộng 40 36 32 7 25

STT Tên tỉnh

Tình trạng thành lập Cơ quan chủ quản

Page 24: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

20

Phụ biểu 3. Tình hình ký kết hợp đồng đến tháng 8/2014

CSSX

Thủy

điện

CSSX

Nước

sạch

CSKD

Du lịchTổng

CSSX

Thủy

điện

CSSX

Nước

sạch

CSKD

Du lịchTổng

CSSX

Thủy

điện

CSSX

Nước

sạch

CSKD

Du lịchTổng

I Tây Bắc 35 7 9 51 25 7 0 32 10 0 9 19

1 Sơn La 20 1 0 21 10 1 0 11 10 0 0 10

2 Lai Châu 5 0 0 5 5 0 0 5 0 0 0 0

3 Điện Biên 5 3 0 8 5 3 0 8 0 0 0 0

4 Hòa Bình 5 3 9 17 5 3 0 8 0 0 9 9

II Đông Bắc 59 15 48 122 59 12 26 97 0 3 22 25

5 Yên Bái 9 2 0 11 9 2 0 11 0 0 0 0

6 Lào Cai 29 1 48 78 29 1 26 56 0 0 22 22

7 Tuyên Quang 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1 0 1

8 Hà Giang 21 11 0 32 21 9 0 30 0 2 0 2

9 Cao Bằng 0 0 0 0 0 0

10 Bắk Kạn 0 0 0 0 0 0

11 Phú Thọ 0 0 0 0 0 0

III Bắc Trung Bộ 20 19 6 45 14 15 2 31 6 4 4 14

12 Thanh Hóa 1 8 4 13 1 4 1 6 0 4 3 7

13 Nghệ An 8 3 0 11 7 3 0 10 1 0 0 1

14 Hà Tĩnh 3 6 2 11 2 6 1 9 1 0 1 2

15 Quảng trị 5 1 6 1 1 0 2 4 0 0 4

16 Thừa Thiên Huế 3 1 0 4 3 1 0 4 0 0 0 0

IV Nam Trung Bộ 26 16 4 46 23 11 1 35 3 5 3 11

17 Quảng Nam 18 4 1 23 17 4 0 21 1 0 1 2

18 Quảng Ngãi 5 3 0 8 4 1 0 5 1 2 0 3

19 Bình Định 0 2 3 5 0 1 1 2 0 1 2 3

20 Phú Yên 0 3 0 3 0 1 0 1 0 2 0 2

21 Bình Thuận 1 1 0 2 1 1 0 2 0 0 0 0

22 Ninh Thuận 2 3 0 5 1 3 0 4 1 0 0 1

V Tây Nguyên 79 16 11 106 76 16 11 103 3 0 0 3

23 KonTum 11 0 0 11 11 0 0 11 0 0 0 0

24 Đắk Lắk 9 0 0 9 8 0 0 8 1 0 0 1

25 Đắk Nông 9 2 0 11 9 2 0 11 0 0 0 0

26 Gia Lai 34 2 0 36 34 2 0 36 0 0 0 0

27 Lâm Đồng 16 12 11 39 14 12 11 37 2 0 0 2

VI Đông Nam Bộ 9 19 5 33 2 6 4 12 7 13 1 21

28 Bình Phước 2 4 2 8 2 3 1 6 0 1 1 2

29 Đồng Nai 7 15 3 25 0 3 3 6 7 12 0 19

VII Quỹ Trung ương 40 6 0 46 36 5 0 41 4 1 0 5

Tổng cộng 268 98 83 449 235 72 44 351 33 26 39 98

STT Tỉnh

Số HĐ phải ký Số HĐ đã ký Số HĐ còn phải ký

Page 25: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

21

Phụ biểu 4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền của đến tháng 8/2014

Qua báo

(lần)

Qua đài

truyền

thanh (lần)

Qua truyền

hình (lần)

Qua ápphich,

biển báo

(chiếc)

Tờ rơi, tờ

gấp (tờ)Poster (tờ) Bản tin (lần)

Sổ tay

tuyên

truyền

Hình thức

tuyên

truyền khác

A B

I Tây Bắc 101 19 38 1.232 17.966 500 - - 1.171

1 Sơn La 9 1 6 65 12.250 500 - - 308

2 Lai Châu 28 - 12 11 - - - - 640

3 Điện Biên 62 18 20 1.156 5.716 - - - 177

4 Hòa Bình 2 - - - - - - - 46

II Đông Bắc 67 26 30 522 85.030 - 2 500 235

5 Yên Bái 41 - 6 10 30.000 - 2 - 2

6 Lào Cai 16 3 11 12 - - - 500 41

7 Tuyên Quang 2 - - - 30 - - - 80

8 Hà Giang 6 23 13 - 55.000 - - - 12

9 Cao Bằng - - - 500 - - - - 100

10 Bắk Kạn - - - - - - - - -

11 Phú Thọ 1 - - - - - - - -

12 Bắc Giang 1 - - - - - - - -

13 Thái Nguyên - - - - - - - - -

III Bắc Trung Bộ 18 10 9 - 26.050 - 19 4.000 10

14 Thanh Hóa 3 5 3 - 24.000 - - 4.000 10

15 Nghệ An 3 - - - 2.000 - 10 - -

16 Hà Tĩnh - - 1 - - - 2 - -

17 Quảng trị 11 5 5 - 50 - 7 - -

18 Thừa Thiên Huế 1 - - - - - - - -

IV Nam Trung Bộ 19 - 3 2.165 58.400 400 1 - 1.000

19 Quảng Nam 11 - 2 2.165 58.400 400 - - 1.000

20 Quảng Ngãi 2 - 1 - - - - - -

21 Bình Định - - - - - - 1 - -

22 Phú Yên 4 - - - - - - - -

23 Bình Thuận - - - - - - - - -

24 Ninh Thuận - - - - - - - - -

25 Khánh Hòa 2 - - - - - - - -

V Tây Nguyên 61 17 16 391 50.230 500 15 5.740 21.012

26 KonTum 6 4 4 40 - - 3 - 25

27 Đắk Lắk 18 1 2 25 41.200 - 12 - 306

28 Đắk Nông 12 - 2 316 - 500 - - 20.524

29 Gia Lai 21 - 8 - 1.030 - - 5.740 -

30 Lâm Đồng 4 12 - 10 8.000 - - - 157

VI Đông Nam Bộ 18 4.105 26 69 1.000 - 10 - 544

31 Bình Phước 5 1 2 9 500 - - - 7

32 Đồng Nai 13 4.104 24 60 500 - 10 - 537

VII Quỹ Trung ương 67 - 7 950 49.200 - 2 3 1.075

Tổng cộng 351 4.177 129 5.329 287.876 1.400 49 10.243 25.047

STT Tỉnh

Tổng cộng

Page 26: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

22

Phụ biểu 5. Tổng hợp các khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo đến 30/8/2014

Số lượng (cuộc) Số lượt người tham dự

A B C D

I Tây Bắc 26 1.821

1 Sơn La 11 762

2 Lai Châu 4 734

3 Điện Biên 9 260

4 Hòa Bình 2 65

II Đông Bắc 46 2.873

5 Yên Bái 4 142

6 Lào Cai 6 678

7 Tuyên Quang 4 210

8 Hà Giang 30 1.749

9 Cao Bằng 2 94

10 Bắk Kạn - -

11 Phú Thọ - -

12 Bắc Giang - -

13 Thái Nguyên - -

III Bắc Trung Bộ 38 1.899

14 Thanh Hóa 20 1.054

15 Nghệ An 8 350

16 Hà Tĩnh 2 150

17 Quảng trị 1 85

18 Thừa Thiên Huế 7 260

IV Nam Trung Bộ 21 781

19 Quảng Nam 12 604

20 Quảng Ngãi - -

21 Bình Định 5 62

22 Phú Yên 2 85

23 Bình Thuận - -

24 Ninh Thuận 2 30

25 Khánh Hòa - -

V Tây Nguyên 37 2.707

26 KonTum 3 580

27 Đắk Lắk 10 823

28 Đắk Nông 5 470

29 Gia Lai 8 396

30 Lâm Đồng 11 438

VI Đông Nam Bộ 2 80

31 Bình Phước 2 80

32 Đồng Nai - -

VII Quỹ Trung ương 19 1.522

Tổng cộng 189 11.683

STT TỉnhTổng cộng

Page 27: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

23

Phụ biểu 6. Tổng hợp thu tiền DVMTR của cả nước từ 2011 đến nay

STT Hạng mục Đơn vị tính 2011 2012 2013 8 Tháng 2014 Tổng cộng Tỷ lệ

1 Tổng doanh thu từ chính sách chi trả DVMTR triệu đồng 282.928,5 1.183.915,1 1.096.389,4 765.785,8 3.329.018,8 100,00%

Thu qua trung ương triệu đồng 231.749,9 981.398,7 850.272,6 624.008,0 2.687.429,2 80,73%

Thu nội tỉnh triệu đồng 51.178,6 202.516,4 246.116,8 141.777,8 641.589,6 19,27%

2 Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện triệu đồng 267.756,7 1.165.348,7 1.071.544,2 748.091,4 3.252.741,0 97,71%

Thu qua trung ương triệu đồng 218.191,9 966.220,9 834.465,9 610.636,0 2.629.514,7 78,99%

Thu nội tỉnh triệu đồng 49.564,8 199.127,8 237.078,3 137.455,4 623.226,3 18,72%

3 Thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch triệu đồng 14.504,8 17.694,1 23.609,7 17.073,6 72.882,2 2,19%

Thu qua trung ương triệu đồng 13.558,0 15.177,8 15.806,7 13.372,0 57.914,5 1,74%

Thu nội tỉnh triệu đồng 946,8 2.516,3 7.803,0 3.701,6 14.967,7 0,45%

4 Thu từ dịch vụ du lịch (cảnh quan) triệu đồng 667,0 872,3 1.235,5 620,8 3.395,6 0,10%

Thu qua trung ương triệu đồng - - - - 0,00%

Thu nội tỉnh triệu đồng 667,0 872,3 1.235,5 620,8 3.395,6 0,10%

Page 28: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

24

Phụ biểu 7. Tổng hợp nguồn thu của các tỉnh từ 2011-2013

Tổng Trung

ương điều phốiThủy điện Nước sạch Du lịch Lãi Tổng thu nội tỉnh Thủy điện Nước sạch Du lịch

A B 1=2+7 2=3+4+5+6 3 4 5 6 7=8+9+10 8 9 10 11 12=1+11 13 14 15=12+13+14

I Tây Bắc 703.064.106 685.672.000 684.676.143 - - 995.857 17.392.106 16.102.716 1.289.390 - 5.522.956 708.587.062 319.000 - 708.906.062

1 Sơn La 205.962.612 204.500.000 204.148.496 - - 351.504 1.462.612 561.443 901.169 - 974.453 206.937.065 - - 206.937.065

2 Lai Châu 371.677.000 357.572.000 356.981.427 - - 590.573 14.105.000 14.105.000 - - 2.622.000 374.299.000 319.000 - 374.618.000

3 Điện Biên 101.645.639 100.000.000 100.000.000 - - - 1.645.639 1.436.273 209.366 - 1.708.813 103.354.452 - - 103.354.452

4 Hòa Bình 23.778.855 23.600.000 23.546.220 - - 53.780 178.855 - 178.855 - 217.690 23.996.545 - - 23.996.545

II Đông Bắc 153.728.906 125.658.708 125.451.720 23.636 - 183.352 28.070.198 25.882.705 1.441.661 745.832 3.597.293 157.326.199 3.000.000 505.288 160.831.487

5 Yên Bái 57.401.838 55.528.515 55.440.000 - - 88.515 1.873.323 1.495.926 377.397 - 1.474.805 58.876.643 - - 58.876.643

6 Lào Cai 27.884.314 6.350.000 6.343.937 - - 6.063 21.534.314 19.785.072 1.003.410 745.832 1.591.708 29.476.022 - - 29.476.022

7 Tuyên Quang 9.300.000 9.300.000 9.300.000 - - - - - - - 137.419 9.437.419 - 479.790 9.917.209

8 Hà Giang 31.269.118 26.606.557 26.564.000 - - 42.557 4.662.561 4.601.707 60.854 - 307.640 31.576.758 3.000.000 - 34.576.758

9 Cao Bằng 14.223.636 14.223.636 14.176.364 23.636 - 23.636 - - - - 85.721 14.309.357 - - 14.309.357

10 Bắk Kạn 13.500.000 13.500.000 13.477.419 - - 22.581 - - - - - 13.500.000 - 25.498 13.525.498

11 Phú Thọ 150.000 150.000 150.000 - - - - - - - - 150.000 - - 150.000

III Bắc Trung Bộ 115.042.266 11.400.000 11.400.000 - - - 103.642.266 99.303.817 4.334.699 3.750 4.418.213 119.460.479 5.000.000 1.729.556 126.190.035

12 Thanh Hóa 7.089.284 6.400.000 6.400.000 - - - 689.284 83.330 602.204 3.750 185.218 7.274.502 - - 7.274.502

13 Nghệ An 83.592.421 5.000.000 5.000.000 - - - 78.592.421 78.564.384 28.037 - 4.023.841 87.616.262 - 1.391.323 89.007.585

14 Hà Tĩnh 193.388 - - - - - 193.388 - 193.388 - - 193.388 5.000.000 39.300 5.232.688

15 Quảng trị 13.560.217 - - - - - 13.560.217 13.560.217 - - 116.068 13.676.285 - 298.933 13.975.218

16 Thừa Thiên Huế 10.606.956 - - - - - 10.606.956 7.095.886 3.511.070 - 93.086 10.700.042 - - 10.700.042

IV Nam Trung Bộ 144.589.494 45.768.187 44.936.480 796.632 - 35.075 98.821.307 97.155.496 1.665.811 - 5.979.120 150.568.614 1.175.200 8.065.173 159.808.987

17 Quảng Nam 100.889.270 6.746.000 6.746.000 - - - 94.143.270 93.777.996 365.274 - 5.293.107 106.182.377 1.000.000 8.065.173 115.247.550

18 Quảng Ngãi 1.766.116 - - - - - 1.766.116 1.766.116 - - - 1.766.116 25.200 - 1.791.316

19 Khánh Hòa - - - - - - - - - - - - - - -

20 Bình Định 160.242 160.242 160.000 - - 242 - - - - - 160.242 - - 160.242

21 Phú Yên 2.243.550 1.361.945 1.360.000 - - 1.945 881.605 - 881.605 - 74.133 2.317.683 150.000 - 2.467.683

22 Bình Thuận 38.296.724 37.500.000 36.670.480 796.632 - 32.888 796.724 796.724 - - 611.880 38.908.604 - - 38.908.604

23 Ninh Thuận 1.233.592 - - - - - 1.233.592 814.660 418.932 - - 1.233.592 - - 1.233.592

V Tây Nguyên 955.057.843 703.510.239 680.115.228 22.784.772 - 610.239 251.547.604 247.134.001 2.388.344 2.025.259 14.347.300 969.405.143 7.500.000 11.223.942 988.129.085

24 KonTum 284.253.266 265.000.000 265.000.000 - - - 19.253.266 19.253.266 - - 11.114.346 295.367.612 5.000.000 178.942 300.546.554

25 Đắk Lắk 58.219.500 55.000.000 55.000.000 - - - 3.219.500 3.219.500 - - 1.181.250 59.400.750 1.000.000 - 60.400.750

26 Đắk Nông 98.442.579 62.619.116 57.778.000 4.722.000 - 119.116 35.823.463 35.772.889 50.574 - 2.051.704 100.494.283 1.500.000 - 101.994.283

27 Gia Lai 133.504.751 90.444.375 90.300.000 - - 144.375 43.060.376 42.686.164 374.212 - - 133.504.751 - - 133.504.751

28 Lâm Đồng 380.637.747 230.446.748 212.037.228 18.062.772 - 346.748 150.190.999 146.202.182 1.963.558 2.025.259 - 380.637.747 - 11.045.000 391.682.747

VI Đông Nam Bộ 30.115.371 29.776.921 24.259.155 5.500.845 - 16.921 338.450 192.236 146.214 - 105.614 30.220.985 - 2.064.000 32.284.985

29 Bình Phước 12.115.371 11.776.921 9.914.184 1.845.816 - 16.921 338.450 192.236 146.214 - 105.614 12.220.985 - 2.064.000 14.284.985

30 Đồng Nai 18.000.000 18.000.000 14.344.971 3.655.029 - - - - - - - 18.000.000 - - 18.000.000

Tổng cộng 2.101.597.986 1.601.786.055 1.570.838.726 29.105.885 - 1.841.444 499.811.931 485.770.971 11.266.119 2.774.841 33.970.496 2.135.568.482 16.994.200 23.587.959 2.176.150.641

Thu chuyển đổi

rừngTỔNG THU

Thu DVMTR

Trung ương điều phối Thu nội tỉnh

NS hỗ trợSTT Quỹ tỉnh

THU DVMTR

Lãi tiền gửi NHTổng Lãi + Thu

DVMTR

Page 29: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

25

Phụ biểu 8. Tình hình giải ngân của các tỉnh từ 2011-2013

STT Hạng mục Đơn vị tính 2011 + 2012 2013 Tổng

1 Tổng kinh phí được sử dụng để chi triệu đồng 1.072.742,8 1.007.822,7 2.080.565,5

Kinh phí quản lý triệu đồng 91.283,1 88.404,8 179.687,9

Kinh phí dự phòng triệu đồng 52.213,7 41.589,2 93.802,9

Kinh phí chi trồng cây phân tán + các chương trình triệu đồng 10.069,5 15.407,1 25.476,6

Kinh phí chi trả cho chủ rừng và tổ chức không phải chủ rừng triệu đồng 919.176,5 862.421,6 1.781.598,1

2 Kinh phí đã chi triệu đồng 819.590,7 718.866,2 1.538.457,0

Kinh phí quản lý triệu đồng 58.036,9 54.013,0 112.050,0

Kinh phí dự phòng triệu đồng 12.367,6 4.087,2 16.454,7

Kinh phí chi trồng cây phân tán + các chương trình triệu đồng 10.068,6 6.691,2 16.759,8

Kinh phí chi trả cho chủ rừng và tổ chức không phải chủ rừng triệu đồng 739.117,6 654.074,9 1.393.192,5

3 Kinh phí còn lại chưa chi triệu đồng 253.152,1 288.956,4 542.108,5

Kinh phí quản lý triệu đồng 33.246 34.391,8 67.638,0

Kinh phí dự phòng triệu đồng 39.846 37.502,0 77.348,2

Kinh phí chi trồng cây phân tán + các chương trình triệu đồng 1 8.715,9 8.716,8

Kinh phí chi trả cho chủ rừng và tổ chức không phải chủ rừng triệu đồng 180.059 208.346,7 388.405,6

4 Tỷ lệ giải ngân cho chủ rừng và tổ chức không phải chủ rừng % 80,41% 75,84% 78,20%

Page 30: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

26

Phụ biểu 9. Diễn biến rừng giai đoạn 2010-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013

1 Diện tích rừng (triệu ha) Triệu ha 13,03 13,14 13,46 13,56

2 Độ che phủ của rừng (không tính cây cao su và cây

lâm đặc sản)

% 39,50 39,70 39,90 39,71

Nguồn: Số liệu công bố hiện trạng rừng hàng năm của Bộ NN&PTNT

Page 31: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

27

Phụ biểu 10. Tình hình vi phạm và thiệt hại về rừng 2010-2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm

2013 với 2010

1 Số vụ vi phạm Luật BV&PTR

- Toàn quốc Vụ 33.821 29.551 28.565 27.253 -19,42%

- Tại 36 tỉnh thực hiện chi trả DVMTR Vụ 30.632 26.120 26.186 23.822 -22,23%

2 Diện tích bị phá

- Toàn quốc Ha 1.747,15 2.186,67 1.164,33 706,78 -59,55%

- Tại 36 tỉnh thực hiện chi trả DVMTR Ha 1.733,77 2.174,52 1.154,23 695,33 -59,89%

3 Diện tích bị cháy

- Toàn quốc Ha 5.675,81 1.744,98 1.324,88 971,27 -82,89%

- Tại 36 tỉnh thực hiện chi trả DVMTR Ha 4.549,81 1.666,15 1.202,08 819,29 -81,99%

Biểu đồ theo dõi diễn biến các vi phạm và thiệt hại trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vụ vi phạm 33.821 29.551 28.565 27.253

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích bị phá (ha) 1.747,15 2.186,67 1.164,33 706,78

0,00

500,00

1.000,00

1.500,00

2.000,00

2.500,00

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích bị cháy (ha) 5.675,81 1.744,98 1.324,88 971,27

0,00

1.000,00

2.000,00

3.000,00

4.000,00

5.000,00

6.000,00

Số vụ vi phạm Luật BV&PTR (vụ) Diện tích bị phá (ha) Diện tích bị cháy (ha)

Page 32: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

28

Phụ biểu 11. Sự tham gia của chủ rừng và người dân vào thực hiện chính sách

STT Các bên cung ứng DVMTR ĐVT 2011 2012 2013 Tổng cộng

Tổng cộng 177.858 287.993 355.047 820.898

1 Số chủ rừng cam kết BVR 64.164 97.050 118.366 279.580

1.1 Chủ rừng là tổ chức 179 262 347 788

- Tổ chức nhà nước Tổ chức 135 184 260 579

- Tổ chức không phải nhà nước Tổ chức 44 78 87 209

1.2 Chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng Hộ, CĐ 63.985 96.788 118.019 278.792

2 Tổ chức không phải chủ rừng được giao trách

nhiệm quản lý rừng

Tổ chức 169 233 256 658

3 Số hộ gia đình, cá nhân nhận khoán BVR Hộ,CĐ 113.525 190.710 236.425 540.660

3.1 Người kinh Hộ,CĐ 3.518 5.770 17.118 26.406

3.2 Người đồng bào, dân tộc khác Hộ, CĐ 110.007 184.940 219.307 514.254

Page 33: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

29

Phụ biểu 12. Chi trả DVMTR cho Công ty Lâm nghiệp ở Tây Nguyên đến nay

TT Tỉnh Tên Công ty Lâm nghiệp Diện tích được chi trả (ha) Tổng số tiền được chi trả

I Lâm Đồng 82.980 96.161.284

1 Cty TNHH MTV Đơn Dương 6.516 10.052.784

2 Cty TNHH MTVLN Lộc Bắc 21.708 23.118.067

3 Cty TNHH MTVLN Bảo Lâm 18.718 20.647.125

4 Cty TNHH MTVLN Đạ Huoai 5.213 5.659.035

5 Cty TNHH MTVLN Đạ Tẻh 16.197 17.523.688

6 Cty TNHH MTVLN Bảo Thuận 3.165 5.095.467

7 Cty TNHH MTVLN Tam Hiệp 2.099 2.537.965

8 Cty TNHH MTVLN Di Linh 9.364 11.527.153

II ĐắK Nông 76.066 46.909.050

9 Cty TNHH MTV LN Đắk Măng 4.578 1.964.016

10 Cty TNHH MTV LN Đắk N'tao 10.618 20.033.001

11 Cty TNHH MTV LN Đức Hòa 9.987 3.766.448

12 Cty TNHH MTV LN Đức Lập 1.290 419.984

13 Cty TNHH MTV LN Gia Nghĩa 8.507 7.560.255

14 Cty TNHH MTV LN Nam Tây Nguyên 20.221 4.308.441

15 Cty TNHH MTV LN Quảng Đức 4.333 1.547.511

16 Cty TNHH MTV LN Quảng Sơn 10.503 3.564.889

17 Cty TNHH MTV LN Quảng Tín 1.943 429.123

18 Cty TNHH MTV LN Trường Xuân 776 2.220.735

19 Cty TNHH MTV Nam Nung 3.311 1.094.646

III Đăk Lăk 65.843 28.062.557

20 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Lắk 13.663 20.494.050

21 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Kar 9.447 1.417.062

22 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông 25.816 3.647.910

23 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An 1.090 163.470

24 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Ma Đrắk 9.884 1.482.645

25 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Ea H Leo 5.066 759.927

26 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Chư Phả 56 8.348

27 Cty TNHH MTV lâm nghiệp Ea Wy 821 89.145

IV KonTum 55.235 11.047.050

28 Công ty TNHH MTV LN Kon Plong 16.781 3.356.170

29 Công ty TNHH MTV LN Kon Rẫy 12.000 2.400.000

30 Công ty TNHH MTV LN Đăk Tô 17.458 3.491.600

31 Công ty TNHH MTV LN Đăk Hà 3.292 658.480

32 Công ty TNHH MTV LN Sa Thầy 5.704 1.140.800

Gia Lai 92.507 13.272.225

33 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Roong 15.416 2.221.561

34 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Hà Nừng 1.103 157.710

35 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Pa 13.731 1.963.505

36 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ka Nak 7.557 1.107.731

37 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Chiêng 12.977 1.855.615

38 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông Chro 6.102 872.618

39 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông Hde 13.974 1.998.153

40 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Pa 8.099 1.158.167

41 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku 6.839 977.892

42 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai 6.620 946.604

43 Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Trạm Lập 89 12.669

372.631 195.452.165 Tổng

Page 34: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

30

Phụ biểu 13. Đóng góp của DVMTR vào tổng đầu tư của ngành lâm nghiệp

STT Chỉ tiêu Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng, cơ cấu vốn

1 Tổng nhu cầu vốn cho ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 49.317,00

2 Nhu cầu vốn bình quân hàng năm 4.931,70 100%

Trong đó:

3 Vốn ngân sách 1.430,20 29,0%

4 Nguồn thu từ DVMTR 1.100,00 22,3%

5 Nguồn khác (ODA, FDI, tư nhân, khác) 2.401,50 48,7%

29%

22%

49%

Vốn ngân sách

Nguồn thu từ

DVMTR

Nguồn khác

(ODA, FDI, tư nhân, khác)

Nguồn thông tin trích dẫn và tính toán:

Tổng nhu cầu vốn cho ngành Lâm nghiệp tham chiếu từ Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được phê duyệt theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày

08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nhu cầu vốn bình quân hàng năm được tính toán dựa trên Tổng nhu cầu vốn phân bổ trong giai đoạn 10 năm (2011-2020).

Nguồn thu DVMTR được tính toán dựa theo nguồn thu thực tế bình quân 2 năm liên tiếp gần đây (2012, 2013). Trong tương lai, nguồn thu này được dự báo còn có

thể tăng cao hơn nữa, bình quân đạt từ 1.300 – 1.500 tỷ đồng/năm.

Page 35: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

31

Phụ biểu 14. Biểu so sánh tỷ trọng tiền DVMTR trong giá bán điện bình quân

STT Chỉ tiêu so sánh 2008 2009 2010 2011 2012 2014

1 Giá bán điện bình quân (đ/kwh) 890 948,5 1.058 1.242 1.437 1.508,85

2 Tỷ trọng tiền DVMTR trong giá điện bình quân (%) 2,25 2,11 1,89 1,61 1,39 1,33

Page 36: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

32

Phụ biểu 15. Chênh lệch mức chi trả tiền DVMTR giữa các lưu vực tại một số tỉnh

Đơn vị: đồng/ha/năm

TT Tỉnh Mức chi trả cao

nhất

Mức chi trả

thấp nhất

Chênh lệch

1 Điện Biên 256.000 826 255.174

2 Lào Cai 307.000 38.000 269.000

3 Bình Thuận 120.000 50.000 70.000

4 Đắc Nông 223.794 121.139 102.655

5 Hà Tĩnh 463.000 17.000 446.000

6 Kon Tum 411.000 88.000 323.000

7 Nghệ An 345.000 236.000 109.000

8 Quảng Nam 353.000 60.000 293.000

9 Bình Định 604.690 1.828 602.862

10 Đồng Nai 57.000 8.000 49.000

Page 37: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

33

Phụ biểu 16. Tổng hợp kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách

STT Các văn bản Nội dung (điều/khoản/điểm) kiến nghị, sửa đổi Thẩm quyền Giải thích lý do, sự cần thiết

1. Nghị định số 05/2008/NĐ-

CP ngày 14/01/2008 của

Chính phủ về Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng

1. Bổ sung 01 khoản kế tiếp khoản 3 Điều 19: Bộ Nội

vụ chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT hướng dẫn cơ

cấu tổ chức bộ máy và chế độ phụ cấp, ngạch bậc đối

với công chức, viên chức của Bộ máy điều hành Quỹ

Bảo vệ và Phát triển rừng

2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là đơn vị sự nghiệp

công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chính phủ 1. Đảm bảo kế hoạch, cải cách

hành chính và tiết kiệm thời gian

trong qua trình thực hiện.

2. Đảm bảo thống nhất trong cả

nước về chỉ đạo điều hành;

2. Thông tư số 85/2012/TT-

BTC ngày 25/5/2012 của

Bộ Tài chính Hướng dẫn

chế độ quản lý tài chính đối

với Quỹ Bảo vệ và Phát

triển rừng.

Khoản 1,2 Điều 6 Đề nghị tăng mức dự lên 10% tiền

DVMTR và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của năm

báo cáo

Bộ Tài chính Chủ động hơn trong tình huống

xảy ra thiên tai khô hạn.

3. Nghị định số 99/2010/NĐ-

CP ngày 24/09/2010 của

Chính phủ về Chính sách

chi trả dịch vụ môi trường

rừng

1. Bổ sung vai trò của hoạt động giám sát, đánh giá chi

trả dịch vụ môi trường rừng;

2. Điều 11 khoản 1, 2 Mức chi trả tiền DVMTR đối với

các cơ sở DVMTR thấp, là số cố định. Đề nghị tính theo

tỷ lệ;

3. Điểm a khoản 2 Điều 19: Bổ sung Ký kết hợp đồng,…

4. Điều 4: Loại rừng và loại dịch vụ môi trường rừng

được trả tiền dịch vụ môi trường rừng quy định => Xây

dựng cơ sở pháp lý và các hướng dẫn chi tiết cho từng

loại hình dịch vụ trong số 05 loại dịch vụ môi trường

rừng được quy định nêu trên

Chính phủ 1. Chưa có trong quy định

2. Tiền DVMTR năm 2008 chiếm

tỷ trọng 2.25% trong giá điện bình

quân, đến năm 2012 chỉ còn

1,39% giảm gần 40% chỉ trong 4

năm, đến năm 2014 chỉ còn 0,98%

so với bình quân giá điện.

3. Đảm bảo về thủ tục pháp lý

4. Chưa hướng dẫn đầy đủ

4. Quyết định số 2284/QĐ-

TTg ngày 3/12/2010 của

Thủ tướng Chính phủ Phê

Page 38: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

34

STT Các văn bản Nội dung (điều/khoản/điểm) kiến nghị, sửa đổi Thẩm quyền Giải thích lý do, sự cần thiết

duyệt đề án “Triên khai

Nghị định số 99/2010/NĐ-

CP ngày 24/9/2010 của

Chính phủ về chính sách chi

trả dịch vụ môi trường

rừng”

5. Thông tư số 80/2011/TT-

BNNPTNT ngày

23/11/2011 của Bộ

NN&PTNT Hướng dẫn

phương pháp xác định tiền

chi trả DVMTR

1. Điều 6 xác định tiền chi trả cho chủ rừng => Đề nghị

bổ sung thêm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào

điều kiện cụ thể của địa phương Quyết định chi trả tiền

DVMTR theo từng lưu vực hay theo hệ thống các lưu

vực.

2. Đề nghị bỏ Hệ số K4 do khó xác định và định lượng

được mức độ khó khăn của lô rừng. Hoặc nếu để thì

phải quy định rõ tiêu chí.

- Xem xét, sửa đổi hệ số K như sau:

1) Xác định Hệ số K của lô rừng:

Klo= KTT+KCN+KNG

Trong đó:

KTT: K trạng thái (=1,0 đối với rừng giàu, 0,95 đối với

rừng TB, 0,9 đối với rừng nghèo, phục hồi)

KCN: K chức năng (= 1,0 đối với rừng ĐD, 0,95 đối với

rừng PH, 0,9 đối với rừng SX)

KNG: K nguồn gốc (=1,0 đối với rừng tự nhiên, 0,9 đối

với rừng trồng).

Bộ NN&PTNT 1. Giảm bớt chênh lệch đơn giá chi

trả tiền DVMTR bình quân trên 01

ha rừng cho các chủ rừng (tại một

số địa phương như Yên Bái đơn

giá lưu vực sông Đà là 473

ngàn/ha; Sông Hồng là 20.1 ngàn

đồng/ha; Sông Chảy là 77,4 ngàn

đồng/ha; tại Gia Lai: Sê san: 290

ngàn đồng/ha; Sông Ba: 75 ngàn

đồng/ha, Serepock: 70 ngàn

đồng/ha)

6. Thông tư liên tịch số

62/2012/TTLT-BNNPTNT-

BTC ngày 16/11/2012 của

Bộ NN&PTNT, Bộ Tài

chính Hướng dẫn cơ chế

quản lý sử dụng tiền chi trả

1. Điều 3, khoản 3, mục a và tại Điều 1, khoản 2, điểm 3

mẫu số 1a Hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR, quy

định mức trả lãi đối với trường hợp chậm nộp tiền ủy

thác chi trả DVMTR phải trả lãi theo lãi suất cơ bản do

Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán

=> Đề xuất mức phạt tính như chậm nộp thuế tại Công

văn số 4216/TCT-QLN, ngày 05/12/2013 của Tổng cục

Liên Bộ Tài chính –

NN&PTNT

1. Do mức lãi suất cơ bản do Ngân

hàng Nhà nước công bố tại thời

điểm thanh toán luôn thấp hơn

mức lãi suất của các ngân hàng

thương mại.

2. Để giảm bớt thủ tục, thuận lợi

Page 39: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

35

STT Các văn bản Nội dung (điều/khoản/điểm) kiến nghị, sửa đổi Thẩm quyền Giải thích lý do, sự cần thiết

dịch vụ môi trường rừng thuế, cụ thể: lãi suất 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền

ủy thác chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền ủy

thác đến ngày thứ chín mươi; lãi suất 0,07% mỗi ngày

tính trên số tiền ủy thác chậm nộp kể từ ngày thứ chín

mươi mốt trở đi.;

2. Điều 7, khoản 2, mục đ quy định các tổ chức không

phải là chủ rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản

lý rừng lập phương án quản lý bảo vệ rừng được Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. => Đề nghị sửa đổi: - Đối

với UBND cấp xã xây dựng phương án Quản lý bảo vệ

rừng trình UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt; -

Đối với các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng phương

án Quản lý bảo vệ rừng trình Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn thẩm định và phê duyệt.

3. Điều 5, khoản 3, mục d quy định mức kinh phí hỗ trợ

bình quân cho 01 ha rừng không cao hơn số tiền chi trả

bình quân đối với diện tích rừng cung ứng DVMTR trên

địa bàn tỉnh. => Đề xuất mức hỗ trợ này xác định theo

đúng thông tư số 80/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011

của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Mục d, khoản 2 Điều 3 … tổ chức không phải là chủ

rừng được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng được

nhận tiền DVMTR theo phương án quản lý bảo vệ rừng

được UBND tỉnh phê duyệt => UBND Huyện phê

duyệt hoặc Chi cục Lâm nghiệp(kiểm lâm) thẩm định

trình Sở NN&PTNT phê duyệt

cho đơn vị khi triển khai.

3. Khó tính toán tiền DVMTR

4. Tạo thuận lợi cho việc thẩm

định, trình phê duyệt, tiết kiệm

được thời gian.

7. Thông tư số 20/2012/TT-

BNNPTNT ngày

07/05/2012 của Bộ

NN&PTNT Hướng dẫn

trình tự, thủ tục nghiệm thu,

thanh toán tiền chi trả

1. Điều 4 Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày

07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Thời gian nghiệm thu rừng cung cấp dịch vụ môi trường

rừng để bàn giao kết quả cho Quỹ làm cơ sở thanh toán

tiền theo quy định trước ngày 15/2 năm sau năm kế

hoạch quá muộn không đủ thời gian giải ngân chi trả và

Bộ NN&PTNT 1. Đảm bảo thời gian và tiến độ

chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng.

2. Đảm bảo phù hợp theo quy định

về nghiệm thu, phúc tra tại Quyết

định số 06/2005/QĐ-BNN ngày

24/01/2005, được sửa đổi, bổ sung

Page 40: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

36

STT Các văn bản Nội dung (điều/khoản/điểm) kiến nghị, sửa đổi Thẩm quyền Giải thích lý do, sự cần thiết

DVMTR quyết toán kinh phí của Quỹ => Cơ quan nghiệm thu

thực hiện nghiệm thu, tổng hợp, thông báo kết quả

nghiệm thu cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

trước ngày 1/1 năm sau năm.

2. SỬA Điều 2, khoản 3: Nên quy định: "Đối với chủ

rừng là tổ chức và tổ chức không phải là chủ rừng được

nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng có thực hiện

khoán bảo vệ rừng: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở

Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối phúc tra kết quả

nghiệm thu đối với các đối tượng nhận khoán và diện

tích tự bảo vệ (nếu có) của tổ chức; Đối với các chủ

rừng là tổ chức, tổ chức không phải là chủ rừng được

Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng không thực

hiện khoán bảo vệ rừng: Sở Nông nghiệp và PTNT làm

đầu mối tổ chức nghiệm thu".

3. Khoản 3, Điều 2 và Khoản 2, Điều 3: Tổ chức không

phải là chủ rừng được nhà nước giao quản lý bảo vệ

rừng => UBND xã có trách nhiệm tổng hợp diện tích

rừng chi trả DVMTR toàn xã, phối kết hợp với Hạt

kiểm lâm cấp huyện tiến hành kiểm tra diện tích rừng

chi trả DVMTR toàn xã

tại Quyết định số 59/2007/QĐ-

BNN ngày 19/6/2007 của Bộ

Nông nghiệp và PTNT về việc

Ban hành Quy định nghiệm thu

trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến

tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng,

bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi

rừng tự nhiên.

Page 41: BÁO CÁO - Tổng cục lâm nghiệptongcuclamnghiep.gov.vn/Media/AuflaNews/Attachment/BC_DVMTR.pdf · i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁO CÁO Sơ kết 3

37