bÁo cÁo tỔng hỢp - sxd.laocai.gov.vnsxd.laocai.gov.vn/uploads/thuyet minh - 10.1.2014.pdf ·...

212
SXÂY DỰNG LÀO CAI TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ QUN LÝ DÁN XÂY DNG TNH LÀO CAI BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 LÀO CAI, 2013

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỞ XÂY DỰNG LÀO CAI TRUNG TÂM TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỈNH LÀO CAI

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

LÀO CAI, 2013

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

1

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ 6

CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................... 8

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 9

1. Sự cần thiết của quy hoạch ............................................................................................. 9 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn ................................. 9

2.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................. 9 2.2. Căn cứ và tài liệu kỹ thuật ........................................................................................ 10

3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .................................................................................. 11 3.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 11 3.2. Đối tượng quy hoạch ................................................................................................ 11

4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch ............................................................................... 11 4.1. Quan điểm quy hoạch ............................................................................................... 11 4.2. Mục tiêu, tầm nhìn quy hoạch................................................................................... 12

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ........................................................................................................... 14

1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .......................................................................... 14 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 14 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 24

1.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR ............................................................................. 27 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn .............................................. 27 1.2.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp ..................................................................... 47 1.2.3. Hiện trạng quản lý CTR y tế .................................................................................. 59 1.2.4. Hiện trạng quản lý CTR xây dựng, bùn cặn ........................................................... 64 1.2.5. Các quy hoạch, dự án xử lý chất thải rắn đã và đang thực hiện tại tỉnh ................... 66 1.2.6. Đánh giá chung ..................................................................................................... 67

CHƯƠNG II. DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 ...................... 69

2.1. Cơ sở, phương pháp dự báo ....................................................................................... 69 2.1.1. Cơ sở pháp lý của dự báo....................................................................................... 69 2.1.2. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn............................................................................... 69 2.1.3. Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn ................................................................................ 71 2.1.4. Chỉ tiêu, phương pháp tính toán nhu cầu đất đai khu xử lý, bãi chôn lấp ................ 72

2.2. Các quy hoạch phát triển liên quan ........................................................................... 74 2.2.1. Quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn .................................................... 74 2.2.2. Quy hoạch các khu công nghiệp ............................................................................ 75 2.2.3. Quy hoạch mạng lưới y tế ...................................................................................... 76

2.3. Kết quả dự báo ........................................................................................................... 76 2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt ........................................................................................... 76 2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp ...................................................................................... 82 2.3.3. Chất thải rắn y tế ................................................................................................... 84 2.3.4. Chất thải rắn xây dựng, bùn cặn ............................................................................. 85 2.3.5. Tổng hợp dự báo ................................................................................................... 87

CHƯƠNG III. QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................................... 88

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

2

3.1. Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt ............................................................................ 88 3.1.1. Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn ......................................................................... 88 3.1.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR ................................................... 92 3.1.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị, nông thôn .................................................... 93 3.1.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt .................................................................................. 97

3.2. Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp và công nghiệp nguy hại ............................. 114 3.2.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn .......................................................................... 114 3.2.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn ...................................... 118 3.2.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ...................................................................... 119 3.2.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 123

3.3. Quy hoạch quản lý CTR y tế và y tế nguy hại ......................................................... 130 3.3.1. Phân loại CTR tại nguồn...................................................................................... 130 3.3.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR ................................................. 131 3.3.3. Thu gom, vận chuyển CTR .................................................................................. 131 3.3.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 135

3.4. Quy hoạch chất thải rắn xây dựng, bùn cặn ........................................................... 142 3.4.1. Phân loại, tái sử dụng CTR tại nguồn................................................................... 142 3.4.3. Thu gom, vận chuyển CTR .................................................................................. 144 3.4.4. Xử lý CTR........................................................................................................... 146

3.5. Tổng hợp quy hoạch hệ thống xử lý CTR tỉnh Lào Cai.......................................... 148

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................................................................................................................... 151

4.1. Kế hoạch thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên đầu tư ................................... 151 4.1.1. Kế hoạch thực hiện .............................................................................................. 151 4.1.2. Dự án ưu tiên đầu tư ............................................................................................ 151

4.2. Nguồn lực thực hiện quy hoạch ............................................................................... 153 4.2.1. Khái toán kinh phí ............................................................................................... 153 4.2.2. Nguồn lực thực hiện ............................................................................................ 153

4.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch .............................................................. 154 4.3.1. Giải pháp thực hiện quy hoạch............................................................................. 154 4.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................................... 157

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ............................................. 161

5.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường liên quan: ....................................................... 161 5.2. Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của các phương án quy hoạch ..................... 162

5.2.1. Nguồn gây tác động môi trường .......................................................................... 162 5.2.2. Thu gom, vận chuyển .......................................................................................... 164 5.2.3. Khu xử lý, công nghệ xử lý ................................................................................. 165

5.3. Giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động .............................................................. 169

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 172

I. Kết luận ........................................................................................................................ 172 II. Kiến nghị .................................................................................................................... 175

PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 177

Phụ lục 1. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai ............................................................................................................................ 178 Phụ lục 2. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tỉnh Lào Cai..................................................................................................................... 179 Phụ lục 3. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế tỉnh Lào Cai ...................... 180

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

3

Phụ lục 4. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN ......................................................................................................................................... 184 Phụ lục 5. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh . 186 Phụ lục 6. Khối lượng phát sinh CTR xây dựng và bùn cặn tỉnh Lào Cai ................... 188 Phụ lục 7: Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai .......... 189 Phụ lục 8: Mô hình công nghệ xử lý CTR tại các nước trên thế giới ............................ 191

VĂN BẢN PHÁP LÝ .......................................................................................................... 207

BẢN VẼ ............................................................................................................................... 208

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

4

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai năm 2012 ............................... 15 Bảng 1.2. Dân số trung bình phân theo huyện, thị năm 2012. .................................................. 24 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp ......................................................................................... 25 Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai ............................................. 28 Bảng 1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lào Cai. ............................................... 29 Bảng 1.6. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai .......................... 30 Bảng 1.7. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực thành phố Lào Cai. .......................... 32 Bảng 1.8. Bảng thiết bị thu gom rác tại thành phố Lào Cai ...................................................... 33 Bảng 1.9. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bảo Thắng. ........................... 33 Bảng 1.10. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực huyện Bảo Yên. ............................. 34 Bảng 1.11. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Simacai. ............................. 34 Bảng 1.12. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Mường Khương. ................. 35 Bảng 1.13. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực HuyệnVăn Bàn. ............................. 36 Bảng 1.14. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bát Xát. .............................. 37 Bảng 1.15. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bắc Hà. .............................. 37 Bảng 1.16. Hiện trạng thu gom CTRSH các đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................... 39 Bảng 1.17. Tổng hợp hiện trạng các bãi chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh Lào Cai ............... 46 Bảng 1.18. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Tằng Loỏng ................................. 48 Bảng 1.19. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Đông Phố Mới ............................. 49 Bảng 1.20. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Bắc Duyên Hải ............................. 51 Bảng 1.21. Hiện trạng các điểm phát thải công nghiệp khác tại TP. Lào Cai ........................... 53 Bảng 1.22. Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong khu công nghiệp (tấn/ngày) .................................................................................................................... 54 Bảng 1.23. Thành phần chất thải rắn công nghiệp tại một số loại hình sản xuất công nghiệp ở Lào Cai ................................................................................................................................... 54 Bảng 1.24. Quy mô giường bệnh và khối lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế tỉnh Lào Cai ................................................................................................................. 59 Bảng 1.25. Hệ thống lò đốt rác y tế tại các bệnh viện của tỉnh Lào Cai .................................... 63 Bảng 1.26. Khối lượng chất thải rắn xây dựng tỉnh Lào Cai .................................................... 64 Bảng 1.27. Khối lượng Bùn cặn phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ........................................ 65 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị ........................ 69 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ....................................................... 70 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện ....................................................................... 71 Bảng 2.4. Mục tiêu thu gom CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ................................................ 71 Bảng 2.5. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai phát sinh và thu gom theo giai đoạn 78 Bảng 2.6. Dự báo thành phần CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 (tấn/ngày) ......................... 80 Bảng 2.7. Khối lượng CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai thu gom theo giai đoạn. ...................... 81 Bảng 2.8. Tổng hợp dự báo CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh .............................................. 82 Bảng 2.9. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN ...................... 83 Bảng 2.10. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh .......................... 83 Bảng 2.11. Dự báo chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 .......... 84 Bảng 2.12. Khối lượng phát sinh CTR xây dựng tỉnh Lào Cai ................................................. 85 Bảng 2.13. Khối lượng phát sinh bùn cặn từ hệ thống thoát nước đô thị tỉnh Lào Cai .............. 86 Bảng 2.14. Tổng hợp dự báo khối lượng CTR phát sinh tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ............... 87 Bảng 3.1. Đánh giá các khả năng phân loại tại nguồn .............................................................. 88 Bảng 3.2. Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị tỉnh Lào Cai .................. 91 Bảng 3.3. Loại hình điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đô thị áp dụng trên địa bàn thành phố Lào Cai, thị xã Bảo Thắng và thị trấn Sa Pa ............................................................................ 95 Bảng 3.4. Bảng đề xuất quy hoạch các điểm tập kết rác tỉnh Lào Cai ...................................... 96

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

5

Bảng 3.5. Trạm trung chuyển chất thải rắn khu vực nông thôn ................................................ 97 Bảng 3.6. Đánh giá sự phù hợp của các phương án lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030......................................................................................................................... 101 Bảng 3.7. Đánh giá lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030 ....................... 102 Bảng 3.8. Đánh giá lựa chọn các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt .......................................... 105 Bảng 3.9. Khối lượng CTRSH tiếp nhận tại các khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2030 . 112 Bảng 3.10. Quy mô diện tích, công nghệ và phạm vi phục vụ các khu xử lý tỉnh Lào Cai đến năm 2030 .............................................................................................................................. 113 Bảng 3.11. Công suất theo các công nghệ xử lý CTR tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020/2030 ....... 114 Bảng 3.12. Lộ trình phân loại CTR tại nguồn ........................................................................ 118 Bảng 3.13. Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển ......................................................... 121 Bảng 3.14. Mạng lưới trạm trung chuyển tập trung CTR công nghiệp nguy hại ..................... 123 Bảng 3.15. Nhu cầu đất cho xử lý CTR công nghiệp theo huyện, thị ..................................... 127 Bảng 3.16. Nhu cầu đất và công suất các khu xử lý CTR công nghiệp................................... 128 Bảng 3.17. Tổng hợp quy mô và phạm vi phục vụ các khu xử lý CTR công nghiệp .............. 128 Bảng 3.18. Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR y tế ................................................ 134 Bảng 3.19. Các công nghệ xử lý CTR y tế............................................................................. 137 Bảng 3.20. Ưu, nhược điểm chính của các công nghệ xử lý chất thải y tế .............................. 138 Bảng 3.21. Quy hoạch mạng lưới cơ sở xử lý CTR y tế nguy hại tỉnh Lào Cai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................................................... 141 Bảng 3.22. Đánh giá khả năng phân loại chất thải rắn xây dựng từ các nguồn phát sinh ........ 142 Bảng 3.23. Khả năng tái chế và sử dụng của CTR xây dựng.................................................. 143 Bảng 3.24. Nhu cầu quỹ đất cho chất thải rắn xây dựng tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh ............. 146 Bảng 3.25. Tổng hợp quy hoạch vị trí, quy mô các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 ................................................................................................... 149 Bảng 4.1. Lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ................ 151 Bảng 4.2. Các dự án quản lý CTR ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020.................... 151 Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 ..................................................................................................................................... 154 Bảng 5.1. Các tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch ................................................. 162 Bảng 5.2. Mức độ tác động đến môi trường của các phương pháp xử lý chất thải rắn ............ 165 Bảng 5.3. Đánh giá tác động và các giải pháp hạn chế ô nhiễm với mỗi công nghệ ............... 166 Bảng 5.4. Các tác động trong quá trình thực hiện dự án ........................................................ 168 Bảng 5.5. Biện pháp kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................. 169

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

6

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tại TP. Lào Cai .............................................................. 27 Hình 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt TP. Lào Cai .................................................................. 29 Hình 1.3. Thành phần chất CTRSH ở nông thôn ..................................................................... 30 Hình 1.4. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR tại TP. Lào Cai ............................................... 31 Hình 1.5. Thu gom rác tại các tuyến phố ................................................................................. 32 Hình 1.6. Chuyển rác từ điểm tập kết lên xe vận chuyển ......................................................... 32 Hình 1.7. Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai............................................ 38 Hình 1.8. Khu xử lý CTR Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai ...................................... 42 Hình 1.9. Nước rỉ rác không được xử lý triệt để tại BCL Toòng Mòn ...................................... 42 Hình 1.10. Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Km 6, xã Xuân Quang. .............................................. 43 Hình 1.11. BCLCTR Yên Sơn ................................................................................................ 43 Hình 1.12. BCLCTR Nàn Sán, H. Simacai .............................................................................. 43 Hình 1.13. BCLCTR Tả Chư Phùng, TT. Mường Khương ...................................................... 44 Hình 1.14. BCLCTR Bản Khoang........................................................................................... 44 Hình 1.15. BCLCTR Khánh Yên Thượng ............................................................................... 44 Hình 1.16. BCLCTR Toòng Mòn. ........................................................................................... 45 Hình 1.17. BCLCTR Lùng Phình. ........................................................................................... 45 Hình 1.18. Bùn thải từ nhà máy phôt pho 4 ............................................................................. 53 Hình 1.19. Bùn quặng Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc (DCP) ................................. 53 Hình 1.20. Bùn thải từ nhà máy tuyển quặng apatit Tằng Loỏng và Bắc Nhạc Sơn.................. 58 Hình 1.21. Chất thải nguy hại đổ thải lộ thiên là nguồn ô nhiễm đất và nước ........................... 59 Hình 1.22. Lò đốt tại BV đa khoa tỉnh ..................................................................................... 63 Hình 2.1. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH đô thị giai đoạn 2013-2020 ....................................... 79 Hình 2.2. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH đô thị giai đoạn 2021-2030 ....................................... 79 Hình 2.3. Tỷ lệ khối lượng CTRSH nông thôn phát sinh (tấn/ngày) ........................................ 81 Hình 2.4. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm 2030. ..................... 82 Hình 2.5. Tỷ lệ thành phần CTR công nghiệp ......................................................................... 83 Hình 2.6. Phát sinh CTR y tế .................................................................................................. 84 Hình 3.1. Nguyên tắc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn ........................................................ 89 Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR liên huyện, liên đô thị .......................................... 94 Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR tại các đô thị, nông thôn phụ cận .......................... 95 Hình 3.4. Lựa chọn công nghệ theo công suất tiếp nhận ........................................................ 106 Hình 3.5. Mô hình KXL liên hợp cấp vùng tỉnh .................................................................... 107 Hình 3.6. Phân loại chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại ..................................................... 107 Hình 3.7. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các khu xử lý vùng tỉnh đến năm 2030............... 108 Hình 3.8. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các KXL cấp vùng huyện .................................. 108 Hình 3.9. Ủ sinh học quy mô nhỏ áp dụng tại các KXL cấp vùng huyện ............................... 108 Hình 3.10. Bãi chôn lấp thông thường hợp vệ sinh vào bãi chôn lấp tuần hoàn ...................... 109 Hình 3.11. Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt ................................................................................ 110 Hình 3.12. Ủ phân hữu cơ quy mô hộ gia đình ...................................................................... 110 Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý trạm xử lý nước rác ................................................................... 111 Hình 3.14. Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR Công nghiệp tại nguồn .......................................... 116 Hình 3.15. Sơ đồ phương án thu gom, vận chuyển CTR tại các KCN/CCN ........................... 120 Hình 3.16. Mô hình các trạm trung chuyển trong hệ thống thu gom CTR .............................. 122 Hình 3.17. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh ......................................... 124 Hình 3.18. Công nghệ xử lý nước rác từ BCL CTR công nghiệp ........................................... 125 Hình 3.19. Quy trình phân loại CTR y tế ............................................................................... 130 Hình 3.20. Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CTR y tế ...................................................................... 131

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

7

Hình 3.21. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR tại chỗ ........................................................ 133 Hình 3.22. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR theo cụm .................................................... 134 Hình 3.23. Sơ đồ phân luồng chất thải rắn y tế ...................................................................... 136 Hình 3.24. Nguyên tắc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR xây dựng .................................. 144 Hình 3.25. Quy trình thu gom, vận chuyển ............................................................................ 145 Hình 3.26. Xe tải vận chuyển thu gom CTR xây dựng .......................................................... 145 Hình 3.27. Xe chuyên dùng hút, vận chuyển bùn thải ............................................................ 146 Hình 3.28. Máy hút, thu gom bùn thải công suất nhỏ ............................................................ 146 Hình 3.29. Mô hình xây dựng hầm biogas ............................................................................. 147 Hình 3.30. Bể biogas composite ............................................................................................ 147

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

8

CÁC TỪ VIẾT TẮT BCL: Bãi chôn lâp BCLHVS: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh BVMT: Bảo vệ môi trường CCN: Cụm công nghiệp CTR: Chất thải rắn CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp CTRCNNH: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại CTRYT: Chất thải rắn y tế DVMT: Dịch vụ môi trường EfW: Công nghệ đốt chất thải thu năng lượng HTX: Hợp tác xã KCN: Khu công nghiệp KXL: Khu xử lý MTĐT: Môi trường đô thị QLCTR: Quản lý chất thải rắn Sở TNMT: Sở Tài nguyên Môi trường TP.: Thành phố VLXD: Vật liệu xây dựng VSMT: Vệ sinh môi trường

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

9

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của quy hoạch

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta. Tỉnh có diện tích tự nhiên 6.384 km2 và dân số là 648.270 người1. Hiện nay 8 huyện và thành phố Lào Cai hiện đang được đầu tư xây dựng, phát triển mạnh mẽ, nhưng hầu như chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đặc biệt thành phố Lào Cai, huyện Bảo Yên, huyện Bảo Thắng, huyện Bát Xát, huyện Văn Bàn nơi tập trung nhiều khu thương mại, khu công nghiệp thì việc thu gom và xử lý rác thải vẫn chưa được quan tâm chú trọng, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến dinh hoạt và sức khoẻ của người dân.

Hiện nay nhiều vùng trong tỉnh người dân vẫn xả rác thải bừa bãi, chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn. Đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống thu gom và xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn cũng như công tác quản lý khai thác các hệ thống thu gom và xử lý rác thải bền vững và hiệu quả sẽ góp phần quan trọng làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khoẻ người dân. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết là phải quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý rác thải hoàn chỉnh dần từng bước, giải quyết cho những nơi cấp thiết về rác thải và vệ sinh môi trường sau đó là nhân rộng ra toàn tỉnh.

Để góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn có hiệu quả, việc nghiên cứu “Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Có như vậy việc tổ chức cuộc sống của người dân mới được thuận lợi, tạo điều kiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng toàn tỉnh. 2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn 2.1. Cơ sở pháp lý

- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về

quản lý chất thải rắn. - Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm

1 Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, 2013.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

10

nhìn đến năm 2050. - Chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011-2020 phê duyệt tại Quyết định

798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011. - Thông tư Số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng

Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTG ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.

- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020

- Căn cứ Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg ngày 31/3/2008 của thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

- Nghị quyết số 65 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lào Cai.

- Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2030

- Quyết định số 3758/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015.

- Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 24/9/2012 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Căn cứ và tài liệu kỹ thuật

- Hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị của Bộ Xây dựng. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-BXD ban hành ngày

18/02/2001-“ Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ MT đối với lựa chọn địa điểm để xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp chất thải rắn”.

- TCVN 6696:2000: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.

- TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

11

- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế. - QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây

dựng. - QCXDVN:03/2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân loại, phân cấp

công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị. - QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng

kỹ thuật đô thị”. - QCVN 14:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

nông thôn. - Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. - Các tài liệu, số liệu về kinh tế-xã hội của các huyện, các sở, ban ngành tại tỉnh

Lào Cai. - Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000.

3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch 3.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên toàn tỉnh Lào Cai với phạm vi như sau:

- Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Lào Cai với diện tích 6.384 km2.

- Quy mô dân số vùng nghiên cứu quy hoạch 648.270 người. 3.2. Đối tượng quy hoạch

- Chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và khu dân cư nông thôn. - Chất thải rắn công nghiệp. - Chất thải rắn y tế. - Chất thải rắn xây dựng và bùn cặn từ hệ thống thoát nước

4. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 4.1. Quan điểm quy hoạch

- Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững.

- Công tác quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý.

- Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

12

- Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, tuân thủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

4.2. Mục tiêu, tầm nhìn quy hoạch 4.2.1. Tầm nhìn

Phấn đấu tới năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ thích hợp, theo hướng thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương trong tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải rắn phải chôn lấp. 4.2.1. Mục tiêu quy hoạch a. Mục tiêu tổng quát

- Cụ thể hóa định hướng xử lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước trong công tác quản lý chất thải rắn, thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn lực cho quản lý chất thải rắn, làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư về quản lý chất thải rắn trong địa bàn tỉnh

- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững trên cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, đảm bảo các loại chất thải rắn thông thường và nguy hại phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.

b. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống và phương thức phân loại CTR tại nguồn, đảm

bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực. - Nâng cao năng lực, tăng cường trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR cho các

đô thị, khu công nghiệp và điểm dân cư nông thôn. - Xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, đảm bảo

đáp ứng yêu cầu xử lý CTR cho các đô thị, KCN và các điểm dân cư nông thôn theo hướng tăng cường tái chế các loại chất thải rắn, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; - Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách, bộ máy quản lý về CTR nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của tỉnh. - Giai đoạn đến năm 2020 đảm bảo:

+ 90% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Bước đầu áp dụng các công nghệ hạn chế chôn lấp.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

13

+ 80% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và 90% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% tổng lượng chất thải xây dựng và 50% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý.

+ 50% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 đảm bảo:

+ 95% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60-80% được tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý bằng công nghệ hạn chế chôn lấp.

+ 90% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và 100% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 80% tổng lượng chất thải xây dựng và 70% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý.

+ 70% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. - Tầm nhìn đến năm 2030:

+ 100% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 90% tổng lượng chất thải xây dựng và 80% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

14

CHƯƠNG I: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 Km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ 22050’30” vĩ độ Bắc, 104014’35” kinh độ Đông.

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có toạ độ 22051’ vĩ độ Bắc, 103048’53” kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có toạ độ 22013’03” vĩ độ Bắc, 104038’21” kinh độ Đông.

- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có toạ độ 22036’ vĩ độ Bắc, 103031’ kinh độ Đông.

Lào Cai có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 Km (gồm 59 Km đường đất liền và 144 Km đường sông suối), có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và cửa khẩu quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc), cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối Lào Cai với các tỉnh phía Nam (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc ở phía Bắc; các quốc lộ 4D nối Lào Cai với Lai Châu; đường 279 nối Lào Cai với Hà Giang, Lai Châu. Ngoài giao thông đường sắt, đường bộ, còn có giao thông thuỷ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc là sông Hồng. Trên địa phận Lào Cai, sông Hồng đi qua trung tâm tỉnh, có đoạn là ranh giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50 Km.

Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.384 km2, bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía bắc về quy mô đất đai.

Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 thành phố với 164 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã. Quy mô diện tích tự nhiên của các huyện, thành phố như sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

15

Bảng 1.1. Phân bố diện tích các đơn vị hành chính tại Lào Cai năm 2012

TT Huyện, thành Số xã, phường

Diện tích

(km2)

Dân số (1000 người)

Mật độ dân số (ng/km2)

1 TP Lào Cai 17 230 105,90 460 2 Mường Khương 16 556 55,61 100 3 Bát Xát 23 1.062 73,38 69 4 Si Ma Cai 13 235 33,58 143 5 Bắc Hà 21 682 56,77 83 6 Bảo Thắng 15 682 105,19 154 7 Sa Pa 18 683 56,55 83 8 Bảo Yên 18 828 79,29 96 9 Văn Bàn 23 1.426 82,00 57

Tổng cộng 164 6.384 648,27 102

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2013.

1.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo. Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng

Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau.

Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200 m/Km2) đến rất mạnh (450 - 500 m/Km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (<0,5 Km/Km2) đến rất mạnh (> 2 Km/Km2). Phân đai cao thấp của địa hình khá rõ ràng với 7 đai địa hình cơ bản gồm: 100 - 150 m; 300 - 500 m; 600 - 1000 m; 1300 - 1400 m; 1700 - 1800 m; 2100 - 2200 m và 2800 - 2900 m. Trong đó các đai bậc 2, bậc 3 với độ cao từ 300 - 1000 m, chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3143 m so với mặt nước biển, điểm thấp nhất 80 m thuộc vùng Bảo Thắng.

Về độ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc thay đổi rất lớn, từ địa hình thoải (0 - 80) có diện tích khoảng 36.000 ha, địa hình nghiêng (8 - 150) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (15 - 250) có trên 200.000 ha và địa hình dốc (>250) khoảng trên 300.000 ha.

Nhìn chung địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sập lở, trượt khối; mặt khác sông suối tạo thành có lòng hẹp, độ dốc lớn nên mùa mưa lũ thường xẩy ra lũ quét, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía Đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn, địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, ruộng nước rộng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. 1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

16

Lào Cai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, nên diễn biến thời tiết khí hậu có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Một số nơi có năm đã xẩy ra hiện tượng đột biến dị thường với những biểu hiện đặc trưng của hai yếu tố là nền nhiệt độ và lượng mưa.

- Nhiệt độ: Theo địa bàn vùng Sa Pa có nhiệt độ thấp nhất trong tỉnh, nhiệt độ trung bình các tháng luôn luôn thấp hơn vùng khác từ 8 - 100C. Nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ từ 14 - 160C và trong năm không có tháng nào lên quá 200C. Các huyện vùng thấp dọc sông Hồng như Bảo Yên, Văn Bàn, Lào Cai... nhiệt độ trung bình năm thường từ 22 - 240C, các huyện vùng cao như Mường Khương, Bắc Hà từ 18 - 200C.

Theo thời gian, nhiệt độ thấp nhất xẩy ra ở các tháng 1, 2 và tháng 12 trong năm, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8. Trong các tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình ở Sa Pa luôn thấp dưới 100C. ở các huyện vùng thấp từ 16 - 170C.

Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao (vùng Văn Bàn) hoặc xuống thấp quá (Sa Pa và các vùng núi cao) như mùa đông năm 1999, vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và tuyết rơi.

Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lào Cai 15,7 17,0 20,7 24,2 27,0 27,9 27,9 27,5 26,3 24,0 20,2 17,0 23,0

5 Sa Pa 8,7 10,3 13,9 17,0 18,9 19,7 19,9 19,6 18,1 15,7 12,4 9,5 15,3

Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (oC)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 20,1 21,3 25,3 28,8 32,1 32,7 32,7 32,4 31,3 28,7 25,1 21,9 27,7

5 Sa Pa 12,5 14,1 18,1 21,2 22,4 22,8 23,0 23,1 21,6 19,0 15,9 13,4 18,9

Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm (oC)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 13,3 14,5 17,9 21,1 23,6 24,7 24,9 24,4 23,3 21,2 17,5 14,3 20,0

5 Sa Pa 6,2 7,5 10,7 13,8 16,3 17,6 17,7 17,4 15,9 13,5 10,1 6,9 12,8

Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng và năm (oC)

TT Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 4 Lao Cai 31,4 34,6 38,0 38,1 41,0 40,1 39,7 40,0 36,8 37,2 33,2 31,5 41,0 5 Sa Pa 23,0 29,2 28,1 29,8 28,8 29,4 28,5 29,6 27,2 27,2 26,7 24,0 29,8

Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng và năm (oC)

TT Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

17

4 Lao Cai 1,4 5,6 6,8 10,0 14,8 18,7 20,0 17,3 15,8 8,8 5,8 2,8 1,4 5 Sa Pa -2,0 -1,3 -3,5 3,0 8,2 10,8 7,0 10,4 8,7 5,6 1,0 -3,2 -3,5

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn nhưng khác nhau giữa các vùng (thị xã Lào Cai lượng mưa trung bình năm là 1673 mm, Sa Pa là 2794 mm) và giữa các năm (năm cao nhất ở Thành phố Lào Cai là 1912 mm, thấp nhất là 1319 mm; năm cao nhất ở Sa Pa là 3400 mm, thấp nhất là 2413 mm).

Mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm hơn 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít, có tháng hầu như không mưa. Mưa đá thường hay xảy ra vào các tháng 2, 3 và 4.

Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lào Cai 22 33 58 129 171 239 302 355 222 153 54 27 1764

5 Sa Pa 63 81 106 213 346 410 465 449 313 215 112 64 2836

Lượng mưa ngày lớn nhất (mm)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lào Cai 47 45 91 101 148 136 174 178 191 118 79 59 191

5 Sa Pa 101 87 101 127 350 336 243 250 223 180 160 138 336

Lượng mưa lớn nhất trung bình thời đoạn (mm)

TT

Trạm

Đặc trưng

Lượng mưa lớn nhất (mm) trung bình thời đoạn (phút)

10' 30' 60' 90' 120' 240' 480' 720' 1440'

4 Lào Cai

Trung bình 20 39,6 57,1 67,5 71,6 89,2 103 107 110

Lớn nhất 29,6 71,1 93,7 103 105 151 185 185 191 Năm xuất

hiện 1961 1961 1960 1960 1960 1971 1971 1971 1971

5 Sa Pa

Trung bình 15,3 27,9 41,6 _ 56,8 74,7 102 121 163

Lớn nhất 29 68,3 106 _ 141 160 163 196 300 Năm xuất

hiện 1983 1963 1963 _ 1963 1963 1963 1971 1968

Số ngày mưa trung bình tháng và năm (ngày)

TT Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lào Cai 7,8 8,8 11,5 15,8 16,8 18,7 20,9 21,1 15,8 14,8 10,2 7,7 169,8

5 Sa Pa 15,4 16,2 15,5 18,0 22,5 24,3 25,7 23,5 20,0 18,3 13,8 12,5 225,9

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

18

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm thấp, khoảng 1500 giờ/năm và cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh.

- Gió, lốc: Lào Cai chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính, gió Đông Bắc có từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau, gió Tây và Tây Bắc từ tháng 4 đến tháng 11. Trong các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện các đợt gió khô nóng, có đợt kéo dài đến 5, 6 ngày và vùng phía Tây Văn Bàn chịu ảnh hưởng nhiều nhất của loại gió này. Một số khu vực ở Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quý Hồ (là gió địa phương) cũng khô nóng. ảnh hưởng của bão đối với Lào Cai không đáng kể, nhưng thường xuất hiện lốc lớn vào các tháng 2, 3, 4.

Vận tốc gió trung bình tháng và năm (m/s)

TT Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 1,4 1,5 1,8 1,8 1,5 1,1 1,1 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 5 Sa Pa 2,1 2,3 2,6 2,4 2,2 2,2 2,1 1,5 1,0 1,0 1,2 1,8 1,9

Tần suất lặng gió (PL %) tần suất (P %) và vận tốc gió (V m/s) trung bình theo 8 hướng

Hướng gió

hoặc lặng gió

Đặc trưng

Tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trạm Lào Cai Lặng Gió PL 41,7 38,9 35,4 33,8 37,9 44,4 43,4 46,2 47,0 47,5 49,6 49,0

N P 1,4 0,9 0,9 1,9 2,1 2,8 3,1 3,7 3,5 1,6 1,3 1,4

V 1,6 1,5 1,5 2,1 1,8 1,6 1,6 1,5 1,6 1,7 1,4 1,5

NE P 1,9 1,8 1,6 1,7 1,9 1,9 2,2 2,4 1,3 2,0 1,6 1,8

V 1,8 1,8 2,3 2,1 2,0 1,9 1,6 1,7 1,9 1,5 1,9 1,8

E P 4,1 3,5 3,7 3,5 2,5 3,4 3,1 2,9 3,9 2,8 2,8 2,9

V 2,3 2,5 2,4 2,3 2,2 1,8 2,0 1,9 2,2 2,1 2,1 2,1

SE P 28,8 32,5 37,3 34,0 25,7 20,5 21,1 19,0 17,6 17,9 19,3 21,8

V 2,8 2,7 2,9 3,0 2,7 2,3 2,2 2,3 2,3 2,2 2,4 2,5

S P 13,8 15,9 15,2 17,3 17,9 14,2 13,5 10,1 10,3 12,2 13,7 13,1

V 2,1 2,2 2,3 2,3 2,2 1,9 1,9 1,8 1,8 1,7 1,9 2,0

SW P 2,3 2,4 2,4 2,9 3,3 4,0 3,4 3,7 3,6 4,4 3,7 2,8

V 1,5 1,7 1,4 1,7 1,5 1,5 1,7 1,5 1,5 1,5 1,4 1,4

W P 2,1 1,6 1,0 2,1 2,7 2,6 2,7 2,4 3,1 3,3 2,8 3,2

V 1,2 1,2 1,4 1,3 1,2 1,3 1,4 1,4 1,3 1,4 1,3 1,0

NW P 3,8 2,4 2,5 2,9 5,9 6,1 7,6 9,6 9,7 8,2 5,3 4,0

V 1,3 1,3 1,3 1,8 1,6 1,6 1,7 1,6 1,6 1,6 1,3 1,3

Trạm Sa Pa

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

19

Lặng Gió PL 23,7 20,0 19,2 20,6 26,7 28,8 29,4 35,3 41,5 41,8 37,9 30,4

N P 6,3 6,3 6,5 6,5 5,4 5,0 5,2 7,6 7,6 7,2 6,8 6,6

V 2,2 2,0 2,3 2,5 2,3 2,2 2,2 1,8 1,8 1,8 1,7 2,1

NE P 18,2 18,8 15,7 12,2 10,0 7,2 6,3 9,6 13,8 17,5 16,5 15,9

V 2,1 2,1 2,3 2,4 2,1 2,0 2,0 1,9 2,0 1,9 1,9 1,9

E P 6,0 6,4 5,5 4,5 3,5 2,5 2,9 3,8 5,1 6,3 5,2 5,3

V 1,7 1,7 1,8 1,8 1,6 1,5 1,5 1,5 1,6 1,5 1,5 1,7

SE P 8,4 7,7 7,1 6,4 4,8 3,5 3,8 5,2 6,1 6,1 7,4 7,6

V 1,7 1,7 1,6 1,6 1,5 1,4 1,5 1,4 1,4 1,7 1,5 1,6

S P 9,8 10,6 10,5 10,1 9,0 7,5 6,8 7,0 7,3 8,1 9,6 9,7

V 1,9 2,0 2,1 1,9 1,7 1,5 1,5 1,5 1,5 1,6 1,7 1,9

SW P 5,2 6,6 8,9 6,5 5,6 4,5 4,1 3,8 3,1 2,0 2,7 2,7

V 3,0 3,9 4,1 2,9 2,5 1,7 1,6 1,5 1,3 1,4 1,6 1,9

W P 10,4 13,7 17,1 18,6 17,7 18,5 16,0 9,3 5,3 3,6 4,3 7,6

V 4,7 5,1 5,3 4,7 4,1 4,0 3,7 3,0 2,2 1,8 2,5 3,8

NW P 11,9 9,9 9,4 14,6 17,3 22,6 25,5 18,4 10,2 7,3 9,5 14,2

V 4,5 4,3 3,9 3,8 4,0 4,3 4,1 3,4 2,1 1,9 2,6 4,2

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm > 80% và có sự chênh lệch giữa các vùng. Càng lên cao độ ẩm càng tăng, vùng núi cao Sa Pa - Bắc Hà độ ẩm lớn hơn 85%, vùng Văn Bàn, Bảo Yên độ ẩm khoảng 80%.

Độ ẩm tuyệt đối của không khí trung bình tháng và năm (mbar)

TT Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 15,3 16,4 20,2 24,8 28,8 31,4 32,0 31,3 29,0 25,4 20,4 16,7 24,3 5 Sa Pa 9,7 10,3 12,4 15,6 18,3 20,0 20,3 20,1 18,6 16,2 13,0 10,4 15,4

Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng và năm (%)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 84,8 84,0 82,5 83,1 81,4 84,4 85,8 86,0 85,5 85,8 86,3 85,8 84,6

5 Sa Pa 87,9 85,6 81,9 82,4 85,0 87,3 88,0 88,5 89,9 90,6 89,6 87,3 87,0

Độ ẩm tương đối của không khí thấp nhất trung bình tháng và năm (%)

TT Trạm Tháng

Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

4 Lao Cai 65,1 65,2 63,5 64,3 61,3 65,0 67,0 65,7 63,3 63,4 63,5 63,1 64,2

5 Sa Pa 76,9 74,8 67,1 66,3 72,1 75,9 76,9 76,8 78,6 80,4 79,1 74,8 75,0

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

20

Độ ẩm tương đối của không khí thấp nhất tuyệt đối tháng và năm (%)

TT Trạm Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 4 Lao Cai 16 27 12 22 14 36 31 31 29 18 28 24 12 5 Sa Pa 7 13 5 12 26 28 43 30 26 18 17 11 5

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm bằng khoảng 60% tổng lượng mưa trong năm. Trong các tháng mùa khô lượng bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa.

- Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

Căn cứ vào tác động đối với quá trình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và diễn biến các yếu tố khí tượng cho thấy Lào Cai có 3 vùng khí hậu đặc trưng sau:

- Vùng núi thượng nguồn sông Chảy: Đây là vùng khí hậu cận nhiệt đới trên núi cao trung bình. Một năm có hai mùa nhưng không có ranh giới rõ rệt, mùa đông lạnh kéo dài, nhiệt độ trung bình 15 - 170C, tháng 1 nhiệt độ có thể xuống 6 - 80C; mùa hè mát mẻ, nhiệt độ cao nhất không quá 350C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1700 mm, mùa mưa từ tháng 5 - 10, tập trung vào tháng 7, 8. Hàng năm thường có dông, mưa đá, sương mù và sương muối xuất hiện. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85%.

- Vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy: Khí hậu nhiệt đới không điển hình. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ lên tới 39 - 400C; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ xuống thấp 8 - 100C. Lượng mưa trung bình năm 1671 mm, phân bố tập trung vào tháng 7, 8; mùa đông mưa ít. Độ ẩm không khí là 85%, rất ít có sương muối, mưa đá.

- Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn: Khí hậu lạnh, mát quanh năm, mùa đông đôi khi có băng giá và tuyết, nhiệt độ tối thấp xuống -20C. Lượng mưa lớn 2794 mm và tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, hàng năm thường xảy ra lũ nguồn. Độ ẩm không khí cao nhưng không ổn định, bình quân năm 87%.

Tóm lại, Lào Cai nằm sâu trong lục địa, mặc dù thuộc đai vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nhưng đã mát hơn nên có mặt thuận lợi cho phát triển các loại cây ôn đới (Các loại rau, hoa cao cấp, táo, mận, lê, đào...). Tuy nhiên do mưa lớn tập trung lại có mưa đá, lốc, sương muối, gió Tây... là những mặt hạn chế có ảnh hưởng trên phạm vi rộng đến sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cũng như đối với đời sống và sức khoẻ của nhân dân. 1.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh dày đặc và phân bố khá đều; hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy.

- Sông Hồng: Chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đoạn sông chảy qua tỉnh chiều dài khoảng 110 Km lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa lũ lưu lượng lớn (khoảng 4830 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,85 m) thường gây ngập lụt

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

21

ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân dọc hai bên sông. Mùa kiệt, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), mực nước thấp (74,25 m), gây trở ngại cho hoạt động của các phương tiện giao thông thuỷ nhất là đoạn phía trên Thành phố Lào Cai.

Sông Hồng là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn (mùa lũ lượng phù sa từ 6000 - 8000 g/m3 nước, mùa kiệt 50 g/m3 nước) nên những diện tích đất được phù sa sông Hồng bồi đắp thường có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh. Đoạn sông chảy qua tỉnh có chiều dài 124 Km, lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh; ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1670 m3/s, mùa kiệt 17,6 m3/s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng đậu đỗ, rau màu...

Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như:

+ Sông Nậm Thi bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy vào Lào Cai là ranh giới tự nhiên dài khoảng 6 Km, ở khu vực Thành phố Lào Cai, huyện Mường Khương, lòng sông rộng thuyền bè nhỏ có thể đi lại được.

+ Ngòi Đum, ngòi Bo cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa chảy qua huyện Bát Xát và thành phố Lào Cai rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi có lòng rộng, sâu chủ yếu phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

+ Ngòi Nhù bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Văn Bàn có hướng chảy từ Đông Nam xuống Tây Bắc rồi đổ ra sông Hồng. Ngòi Nhù có lòng rộng, sâu, dốc là sự hợp thành của nhiều sông ngòi khác: suối Nậm Tha, ngòi Chơ, suối Chăn, ngòi Mả, ngòi Co,...

Tổng cộng trên địa bàn tỉnh có hơn 10000 sông, suối lớn nhỏ (trong đó 107 sông, suối dài từ 10 Km trở lên). Mật độ sông, suối giảm dần từ địa hình cao xuống địa hình thấp, cụ thể:

+ Vùng núi Phan Xi Păng mật độ từ 1,5 - 1,7 Km/Km2, hầu hết sông suối có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh, lòng hẹp dễ gây ra lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá khi mưa lớn.

+ Vùng núi trung bình có độ cao từ 700 - 1000 m (Bắc Hà, Văn Bàn), mật độ sông suối từ 1 - 1,5 Km/Km2. Độ dốc trung bình, lưu vực sông suối dài nhưng hẹp, mức độ tập trung nước nhỏ và chậm.

+ Vùng núi đá vôi có dạng địa hình Castơ (Bắc Hà, Mường Khương), mật độ sông suối trên mặt đất giảm chỉ còn 0,5 - 0,9 Km/Km2 có khi lòng suối cạn, lượng nước ít hoặc không có nước do các dòng chảy ngầm phát triển.

+ Vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy có độ cao từ 300 m trở xuống, mạng lưới sông suối thưa, mật độ 0,3 - 0,5 Km/Km2. Với đặc điểm nêu trên, hệ thống sông ngòi và chế độ thuỷ văn Lào Cai có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

22

1.1.1.5. Địa chất Địa chất tỉnh Lào Cai có cấu tạo gồm đá vôi, đá biến chất, đất sét pha lẫn sỏi sạn, dăm sạn, có dạng bở rời dễ sạt lở về mùa mưa, nhất là các sườn núi không có kè chắn.

Mực nước ngầm có ở các khu vực thung lũng ven suối, các khu vực ven sườn núi, sườn đồi kém phong phú không có khả năng sử dụng, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. 1.1.1.6. Tài nguyên

Tài nguyên đất Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất

phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực: - Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao. - Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mương Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. - Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây Trúc cần câu, Đỗ quyên, Trúc lùn, rừng hỗn giao. - Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện.

Tài nguyên nước - Nước mặt: Nước mặt ở Lào Cai được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm.

Dòng chảy mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm... Nhìn chung lượng nước hàng năm rất dồi dào, vào mùa kiệt khả năng khai thác tối đa là 0,9 tỷ m3 (hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3) nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt mới chiếm khoảng 2 - 3% lượng nước đến và ở mức độ thấp, chưa đồng đều.

- Nước ngầm: Tỉnh có trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3, trữ lượng động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối tượng sử dụng dự kiến vào năm 2005 đạt khoảng 3,62 triệu m3/ngày đêm và năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm. Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng, nước nóng: nước Sunfat, nước Sunfat bicacbonnat, nước nóng Silic, nước Sunfat hydro. Nước khoáng ở Lào Cai có nhiệt độ cao (trên 400C) và độ khoáng hoá thấp (0,92 - 2,89 g/l). Ngoài các nguồn nước khoáng, trong hệ thống nước ngầm của tỉnh còn có nguồn nước siêu nhạt ở Tacco (huyện Sa Pa).

Tài nguyên khoáng sản

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

23

Khoáng sản ở Lào Cai rất phong phú và đa dạng. Tới nay đã phát hiện được 103 điểm quặng, 27 vành phân tán trọng sa, 290 vòng phân tán kim lượng deluvi, nhiều điểm dị thường phóng xạ. Bao gồm 30 loại khoáng sản, có mỏ lớn duy nhất trong cả nước là mỏ Apatit ở thị xã Cam Đường với trữ lượng 1,4 tỷ tấn; có mỏ mang ý nghĩa quốc gia như mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 113,72 triệu tấn; mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 51,25 triệu tấn; mỏ Grafit Nậm Thi trữ lượng 15 triệu tấn. Khoáng sản tập trung phân bố thành 3 dải trùng hợp với hệ thống đứt gẫy sông Hồng, Sa Pa và Phan Xi Phăng. - Đới sông Hồng: Chủ yếu là Apatit, đồng, xạ, đất hiếm, Mica, cao lanh, Môlip đen, Đôlômit, đá hoa. - Đới Sa Pa: Gồm Môlip đen, xạ, đất hiếm, cao lanh, Đôlômit, đá hoa. - Đới Phan Xi Phăng: Gồm các khoáng sản và quặng của xạ, đất hiếm, Barit, Fluoxit, Môlip đen, chì, kẽm, đá xây dựng, Granoxienit, một vài điểm thạch cao. Ngoài ra còn có biểu hiện vàng, thuỷ ngân ở dạng các vành phân tán trọng sa ở Văn Bàn, Bát Xát... Hiện nay các khu mỏ Apatit, mỏ cao lanh, mỏ sắt Kíp Tước ở Lào Cai, mỏ sắt Làng Vinh, mỏ sắt Khe Lếch, mỏ Fenspat - Làng Giàng, mỏ sắt Quý Sa – Văn Bàn và mỏ đồng Sin Quyền - Bát Xáđang được đầu tư khai thác ở quy mô công nghiệp.

Tài nguyên rừng Diện tích rừng của tỉnh tính đến ngày 01/01/2005 có 282.194,36 ha, chiếm

44,36% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: 229.650,37 ha rừng tự nhiên, chiếm 81,38% và 49.453,08 ha rừng trồng, chiếm 17,52%, đất trồng rừng 3.046,91 ha chiếm 1,1%. Theo mục đích sử dụng rừng sản xuất có 57.924,87 ha, rừng phòng hộ có 204.936,44 ha và rừng đặc dụng có 19.333,05 ha. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất được phân bố trên cả 9 huyện, thành phố của tỉnh, riêng rừng đặc dụng tập trung ở Vườn quốc gia HoàngLiên thuộc huyện Sa Pa.

Rừng Lào Cai giữ vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo phòng hộ môi trường, an ninh quốc phòng chung của cả nước, góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra ở hạ lưu. Tuy nhiên do việc khai thác và tập quán canh tác nương rẫy đã làm cho tài nguyên rừng đang bị đe doạ, tầng tán bị phá vỡ, chất lượng rừng thấp. Động vật rừng bị săn bắt, nhiều loài đã và đang di cư đi nơi khác, có những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị diệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, khai thác rừng hợp lý, hiệu quả hơn.

Tài nguyên du lịch - Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa: Với các yếu tố hấp dẫn đặc trưng như: khí hậu mát

mẻ quanh năm, nằm ở độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước...và đặc biệt là nơi tụ hội các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc (chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa...) đã tạo cho Sa Pa trở thành một trong số các trung tâm du lịch thắng cảnh nghỉ mát lớn nhất của cả nước. - Đỉnh núi Phan Xi Păng là điểm cao nhất của Việt Nam, có dãy núi Hoàng Liên Sơn và Vườn Quốc gia Hoàng Liên với diện tích rừng nguyên sinh có hệ động thực vật đặc sắc đã và đang hấp dẫn nhiều du khách cũng như các nhà khoa học. - Nhiều địa danh lịch sử, động tự nhiên đẹp, có các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản (như mơ, mận Bắc Hà...), ruộng bậc thang trên núi cao thuộc các huyện Sa Pa, Mường Khương và Bắ Hà và vùng cao Bát Xát.

- Có cửa khẩu quốc tế, thông thương với vùng tây nam Trung Quốc với tiềm năng du lịch phong phú và giao thông đường sắt đường bộ tại cửa khẩu Lào Cai thuận tiện... Tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn song mức độ khai thác còn thấp. Hạn chế chính hiện nay là hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác chưa phát triển, kinh tế - xã hội

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

24

của tỉnh còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc đầu tư cho lĩnh vực du lịch còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Dân số và lao động

Theo Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, tính đến năm 2012, dân số của tỉnh Lào Cai là 648.270 người, trong đó dân số nông thôn chiếm 77,4%, dân số thành thị là chiếm 22,6%. Mật độ dân số bình quân là 102 người/km2 song phân bố không đều, mật độ dân số cao nhất ở TP. Lào Cai là 460 người/km2, thấp nhất là Văn Bàn có 57 người/km2.

Bảng 1.2. Dân số trung bình phân theo huyện, thị năm 2012.

TT Huyện, thành phố

Tổng dân số (1000 người)

Dân số thành thị (1000 người)

Dân số nông thôn (1000

người)

Mật độ dân số (ng/km2)

1 TP Lào Cai 105,90 82,33 23,57 460 2 Mường Khương 55,61 7,66 47,95 100 3 Bát Xát 73,38 4,17 69,22 69 4 Simacai 33,58 33,59 143 5 Bắc Hà 56,77 4,66 52,11 83 6 Bảo Thắng 105,19 23,47 81,70 154 7 Sa Pa 56,55 9,78 46,77 83 8 Bảo Yên 79,29 8,47 70,81 96 9 Văn Bàn 82,00 5,86 76,15 57 Tổng cộng 648,27 146,40 501,89 102

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012. Cục thống kê tỉnh Lào Cai, 2013.

Dân số trung bình năm 2013 ước tính 659.816 người, tăng 13,88‰ so với năm 2012, bao gồm: Dân số nam 333.603 người, chiếm 50,56% tổng dân số của tỉnh; dân số nữ là 326.213, chiếm 49,44% tổng dân số.

Tỷ suất sinh thô đạt 18,12‰, tỷ suất chết thô của năm 2013 là 4,25‰ Theo kết quả điều tra trong năm, tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên của năm 2013 là 20,74‰, giảm so với mức 21,80‰ của năm 2012.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2013 của tỉnh Lào Cai là 450.353 người, tăng 1,8% so với năm 2012, trong đó lao động nam chiếm 49,63%, lao động nữ chiếm 50,37%. Lực lượng lao động trong độ tuổi là 403.700 người.

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của tỉnh năm 2013 theo kết quả điều tra mẫu lao động việc làm là 1,40%, giảm 0,14% so với năm 2012. 1.1.2.2. Phát triển kinh tế Trong những năm qua, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh của tỉnh Lào Cai đạt nhiều bước tiến đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao và phản ánh khách quan, trung thực thông qua Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Liên tục trong nhiều năm liền, PCI của Lào Cai đứng trong Top 10 cả nước. Môi trường đầu tư,

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

25

sản xuất kinh doanh được cải thiện tích cực là một trong những điều kiện hỗ trợ hiệu quả công tác thu hút đầu tư.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai nghiêng về công nghiệp - xây dựng (KV2). Hiện tại công nghiệp Lào Cai đang phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn như KCN khai thác quặng Apatit Cam Đường, sắt ở Tằng Loỏng tại Lao Cai và một số nhà máy chế biến chè xuất khẩu trong vùng, các khu công nghiệp quy mô. Về thương mại và dịch vụ (KV3) Lào Cai có nhiều chuyển biển nhanh, nhờ phát triển mạnh các khu kinh tế cửa khẩu và dịch vụ du lịch.

Kinh tế cửa khẩu: Toàn tỉnh Lào Cai có 5 cửa khẩu, trong đó có 1 cửa khẩu Quốc tế (Lào Cai), 1 cửa khẩu quốc gia (Mường Khương) và 3 cửa khẩu phụ: Y Tí, Bản Vược, Pha Long.

Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp

Hiện trạng cơ cấu kinh tế (%) Tốc độ đô thị hoá (%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2005-2010

(%) NLN CN-XDCB DVTM 2008 2009 2010 21,54 51,51 26,95 21 21,1 21,17 13

Năm 2012, vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế, kinh tế - xã hội của Lào Cai đã có sự bứt phá: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%; cơ cấu kinh tế theo GDP: nông lâm nghiệp chiếm 27,1% - công nghiệp xây dựng 38,2% - dịch vụ 34,7%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,229 tỷ USD; thu hút khách du lịch đạt gần 1 triệu lượt; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.221 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 12.200 tỷ đồng, tỷ lệ giảm nghèo đạt 7,6%, hiện còn 27,96%.

Năm 2013, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai tiếp tục bị ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, với việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ trong nước để kiềm chế lạm phát nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên kinh tế-xã hội của tỉnh đạt được một số kết quả nhất định: Tăng trưởng cao hơn mức cùng kỳ năm trước, xuất nhập khẩu tăng khá, sản xuất công nghiệp phát triển, hàng tồn kho có xu hướng giảm. Sản xuất nông nghiệp giữ ổn định, công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm.

Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp của tỉnh năm nay vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh

hưởng của sản xuất kinh doanh trong nước, cầu nội địa yếu, sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm...Song với sự quan tâm của các cấp các ngành, sự nỗ lực của các doanh nghiệp nên năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần, chỉ số tồn kho giảm dần.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 12 ước tính tăng 6,71% so với tháng trước và tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,82% so với năm 2012, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 26,66%; Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 38,71%; Ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải tăng 12,92%; Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 11,34%...

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng là do một số sản phẩm chính tăng như Quặng Apatit các loại tăng 11,50%, quặng đồng tăng 6,16%; quặng sắt tăng gấp gần

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

26

6 lần (do năm 2013 công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung đã được giao chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu quặng sắt, dự tính năm 2013 sản lượng quặng sắt của đơn vị khai thác ước đạt 990 nghìn tấn; sản phẩm quặng sắt khai thác toàn tỉnh ước đạt 1.284 nghìn tấn; Quặng đồng ước đạt 48 nghìn tấn; Quặng Apatit đạt 2.635 nghìn tấn...).

Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nhiều ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao tăng 71,33%; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét tăng 72,66% (gạch xây bằng đất sét nung ước đạt 214 triệu viên); sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 38,87% (phân NPK ước đạt 32 nghìn tấn, tăng 35,81%; phân lân nung chảy ước đạt 85 nghìn tấn, tăng 41,08%).

Bên cạnh những ngành có tốc độ tăng cao, có ngành lại có mức tăng thấp hoặc giảm đó là: Sản xuất kim loại màu và kim loại quý tăng 16,66%; sản xuất hóa chất cơ bản giảm 0,32%.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 năm 2013 ước đạt 9.141 tỷ đồng, tăng 18,46% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 theo giá so sánh 2010

ước đạt 4.485,372 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 3.797,488 tỷ đồng, tăng 4,4%; lâm nghiệp đạt 540,309 tỷ đồng, tăng 0,7%; thủy sản đạt 147,575 tỷ đồng, tăng 3,36%.

Hoạt động dịch vụ Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút

khách du lịch như Lễ hội kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt – Trung... nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá so với năm trước, dự ước đạt 10.045 tỷ đồng, tăng 17,03% so với năm trước. Trong tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, kinh doanh thương nghiệp ước đạt 7.828 tỷ đồng, tăng 14,89% so với năm trước; Hoạt động lưu trú và ăn uống ước đạt 1.039,3 tỷ đồng, tăng 15,97% so với năm trước; Hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 101 tỷ đồng, tăng 8,25%; dịch vụ ước đạt 1.076,7 tỷ đồng, tăng 38,04% so với năm trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ và đường sắt Lào Cai tháng 12 ước đạt 160 triệu USD, tăng 7,25 % so với tháng trước và bằng 70,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 100 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 60 triệu USD. Các mặt hàng xuất nhập khẩu trong tháng chủ yếu là quặng sắt, đường kính, phốt pho vàng, phân bón, hoá chất, chè, điện, cao su, rau quả và các mặt hàng nông sản...

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tại Lào Cai tăng 0,68% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 4,2%; Bình quân cùng kỳ tăng 6,59%. 1.1.2.3. Đời sống dân cư, bảo đảm an sinh xã hội

Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 còn gặp nhiều khó khăn, do kinh tế cả nước tiếp tục suy giảm, thị trường lao động trong và ngoài nước trầm lắng; giá cả hàng hóa tuy đã ổn định nhưng luôn tiềm ẩn tăng cao trở lại; thời tiết, khí hậu diễn

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

27

biến phức tạp gây hậu quả thiên tai nặng nề như mưa đá, lốc xoáy, lũ quét, sạt lở đất... ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa và người lao động có thu nhập thấp từ đó gây khó khăn lớn cho công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do nhận diện sớm những khó khăn thách thức trên, quán triệt sâu sắc mục tiêu, quan điểm của Đảng và Chính Phủ về tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát gắn với đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Lào Cai đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao đối với các cấp, các ngành của tỉnh tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ của TW và của tỉnh về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, như chính sách về việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề cho người lao động, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội cho người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng xã hội khác theo quy định của Chính Phủ.

1.2. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR 1.2.1. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn 1.2.1.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần CTR sinh hoạt. a. CTR sinh hoạt đô thị

Nguồn phát sinh chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT) trên địa bàn tỉnh Lào Cai bao gồm các

chất thải có liên quan đến hoạt động của con người tại khu vực đô thị như thành phố Lào Cai, thị trấn các huyện. Nguồn phát sinh CTRSHĐT từ các nguồn chủ yếu sau: CTR từ các hộ dân; CTR từ cơ quan, trường học, CTRSH trong các cơ sở y tế; CTR từ các khu dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chợ; CTR khu vực công cộng như: đường phố, công viên, bến xe.

Khối lượng phát sinh chất thải rắn: Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

khoảng 399,16 tấn/ngày. Trong đó khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị (CTRSHĐT) phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 177 tấn/ngày (chiếm 44,25% lượng CTRSH phát sinh). Tổng khối lượng CTRSHĐT được thu gom là khoảng 147,5 tấn/ngày (tỷ lệ thu gom trung bình đạt 84%).

CTR sinh hoạt tại TP. Lào Cai phát sinh 104 tấn/ngày (chiếm 58,8% tổng khối lượng CTRĐT), trong đó CTRSH khu vực dân cư chiếm 80% (83,2 tấn/ngày); CTR công sở chiếm 8% (8,32 tấn/ngày); CTR đường phố chiếm 7% (7,28 tấn/ngày); CTR thương nghiệp chiếm 5% (5,2 tấn/ngày).

Hình 1.1. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tại TP. Lào Cai

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

28

Bảng 1.4. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai

TT Tên đô thị Khối lượng CTR trung bình (tấn/ngày)

1 Thành Phố Lào Cai 104 2 Huyện Bảo Thắng

- Thị trấn Phố Lu - Thị trấn Tằng Loỏng - Thị trấn Phong Hải

9,26 7,28 1,18 0,8

3 Huyện Bảo Yên - Thị trấn Phố Ràng - Thị tứ Bảo Hà.

8,2 7,0 1,2

4 Huyện Văn Bàn - Thị Trấn Khánh Yên

10

5 Huyện Bát Xát - Thị trấn Bát Xát

8,5

6 Huyện Mường Khương - Thị trấn Mường Khương

7

7 Huyện SaPa - Thị trấn SaPa

18

8 Huyện Simacai - Trung tâm huyện lỵ Simacai

1,5

9 Huyện Bắc Hà - Thị trấn Bắc Hà - Thị tứ Bảo Nhai

11 9,5 1,5

Tổng cộng 177,46 Nguồn: Phòng TNMT các huyện thuộc tỉnh Lào Cai & Công ty môi trường đô thị Lào Cai

CTR sinh hoạt các đô thị trên địa bàn các huyện phát sinh khoảng 73,5 tấn/ngày (chiếm 41,2% tổng khối lượng CTRĐT toàn tỉnh), trung bình mỗi đô thị phát sinh từ 1 đến 18 tấn/ngày, lớn nhất là tại thị trấn du lịch Sapa với 18 tấn/ngày; Các đô thị có trung tâm hành chính các huyện phát sinh khoảng 2-18 tấn/ngày; Các đô thị chuyên ngành, đô thị khác phát sinh khoảng 0,8-2 tấn/ngày.

Thành phần chất thải rắn:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

29

Thành phần CTRSHĐT tại thành phố Lào Cai cho thấy, rác sinh hoạt có lượng chất hữu cơ chiếm tỉ lệ cao (61,98%), độ ẩm lớn; các chất có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, giấy, carton, gỗ, nhựa, thủy tinh chiếm khoảng 14%, còn lại là các thành phần vô cơ, không tái chế, tái sử dụng khác chiếm 24,02 %. Thành phần nguy hại trong CTRSHĐT như pin, acqui, bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật,… chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Hình 1.2. Thành phần CTR sinh hoạt TP. Lào Cai

Bảng 1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Lào Cai.

TT Thành phần chất thải rắn Tỷ trọng ( %).

1 Chất hữu cơ (Đồ ăn thừa, rau, củ, quả...) 61,98

2 Giấy (Sách, báo, bìa....) 2,2 3 Nhựa các loại, bao tải rứa, linon 1,94 4 Xà bần (đất, đá, cát, sỏi, gạch.....) 22,89 5 Gỗ, tre, nứa 3,41 6 Kim Loại (Nhôm, sắt, Kẽm). 0,29 7 Chai lọ thủy tinh, kính, gương 5,22 8 Chất độc hại 0,42 9 Thành phần khác 1,65

Nguồn: Báo cáo kết quả phân loại thành phần rác thải sinh hoạt tại thành phố Lào Cai, Công ty Môi trường Đô thị Lào Cai

Tỷ trọng CTRSHĐT thay đổi từ 120-590 kg/m3, đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác thì tỷ trọng rác có thể lên đến 830 kg/m3.

Các đô thị khác trong tỉnh hiện chưa có phân tích cụ thể thành phần CTR sinh hoạt, tuy nhiên có thể nhận định thành phần CTR tại các đô thị này tương tự như thành phố Lào Cai hoặc có tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn, tỷ lệ chất tro, chất có thể tái chế, tái sử dụng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thành phố Lào Cai do mức độ phát triển kinh tế – xã hội của các đô thị này thấp hơn so với thành phố Lào Cai.

b. CTR sinh hoạt nông thôn Nguồn phát sinh:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

30

CTRSH ở nông thôn là loại CTR hỗn hợp của rất nhiều loại phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính. CTRSH khu vực nông thôn có tỷ lệ khá cao các chất hữu cơ, chủ yếu từ thực phẩm, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ thành phần chất dễ phân hủy chiếm 55-75% trong CTRSH ở nông thôn).

Khối lượng: Tổng khối lượng CTRSH ở nông thôn phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng

222,5 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn phát sinh chủ yếu tại 04 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát phát sinh 132,6 tấn/ngày (chiếm 59,6% tổng khối lượng CTRSH nông thôn). Tỷ lệ phát sinh CTRSH khu vực nông thôn khoảng 0,4-0,45 kg/người/ngày.

Bảng 1.6. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai

TT TP/huyện Dân số nông thôn KLCTR nông thôn (tấn/ngày)

1 TP. Lào Cai 22.333 10,0 2 Huyện Bảo Thắng 81.091 36,5 3 Huyện Bảo Yên 69.966 31,5 4 Huyện Simacai 32.770 14,7 5 Huyện Mường Khương 47.687 21,5 6 Huyện Sa Pa 45.862 20,6 7 Huyện Văn Bàn 75.040 33,8 8 Huyên Bát Xát 68.492 30,8 9 Huyện Bắc Hà 51.159 23,0 Tổng 494.400 222,5

Thành phần:

Thành phần CTRSH tại điểm dân cư nông thôn các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy, thành phần CTR nguồn gốc hữu cơ chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 70%, với độ ẩm giao động từ 50-70%, tỷ trọng của CTR khoảng 0,416 tấn/m3 và thành phần CTR thay đổi theo mùa. Thành phần CTRSH trung bình tại các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh được thống kê theo hình dưới đây.

Hình 1.3. Thành phần chất CTRSH ở nông thôn

1.1.1.2. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt. a. CTR sinh hoạt đô thị

Phân loại chất thải rắn tại nguồn: Hiện nay, việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và các đô thị của tỉnh nói riêng chưa được thực hiện, do một số nguyên nhân sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

31

- Nguồn vốn triển khai thực hiện không đủ và nguồn nhân lực còn thiếu. Bên cạnh đó, công tác phân loại CTRSH chưa có sự ủng hộ của cộng đồng, phần lớn người dân chưa hiểu về nội dung và ý nghĩa và lợi ích kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn.

- Cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn chưa có chương trình kế hoạch tuyên truyền về phân loại CTR tại nguồn thông qua các kênh thông tin.

Tái chế chất thải rắn: Hiện nay, hầu hết các Công ty, đội VSMT thu gom CTRSH tại thành phố Lào Cai và các đô thị trên địa bàn tỉnh đều chưa có phương án tái chế, tái sử dụng các nguồn phế liệu từ rác thải. Chỉ có một bộ phận nhỏ những người nhặt rác, họ nhặt lấy các vật có thể bán được hoặc đồ có thể tái sử dụng, để bán cho các cơ sở thu mua trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên các hoạt động này diễn ra hoàn toàn tự phát, nguồn phế liệu được thu mua chủ yếu là: giấy, nhựa, lon nhôm, đồng, … nhưng với số khối lượng không đáng kể. b. CTR sinh hoạt nông thôn

CTRSH ở nông thôn các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai được tiến hành ngay tại hộ gia đình, trong thành phần CTRSH có các loại chất thải có thể bán được như giấy, bìa các tông, kim loại, nhựa….các hộ gia đình đã thu gom, tách riêng để bán. Tuy nhiên số lượng này không nhiều. Lượng CTRSH hữu cơ như thức ăn thừa, sản phẩm thừa sau sơ chế như: rau, củ, quả…được các hộ gia đình sử dụng trong chăn nuôi. Các loại CTRSH khác không sử dụng được, hầu như không được phân loại mà để lẫn lộn, gồm cả rác có khả năng phân hủy và không phân hủy như túi nilon, thủy tinh, cành cây, lá cây, rau quả thừa… 1.1.1.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt. a. CTR sinh hoạt đô thị

Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai trung bình khoảng 84%, trong đó TP. Lào Cai có tỷ lệ thu gom đạt 80%, các đô thị trung bình khác đạt 65-90%.

Tại thành phố Lào Cai: Công tác thu gom vận

chuyển chất thải rắn tại thành phố Lào Cai do Công ty môi trường đô thị Lào Cai đảm nhiệm. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại 12 phường và 1xã với tỷ lệ thu gom cao đạt 95% còn lại 4 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ.

Hình 1.4. Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR tại TP. Lào Cai

Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH đô thị tại TP Lào Cai chủ yếu thu gom bằng xe đẩy tay đến điểm tập kết hoặc ga trung chuyển CTR. Hiện tại, thành phố Lào

Nguồn phát sinh

Xe đẩy tay, thùng cố định

Các chợ Điểm hẹn

Bãi xử lý thôn Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển

Xe ép rác

Xe ép rác

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

32

Cai có khoảng 17 điểm tập kết chất thải rắn. Sau khi chất thải rắn được tập kết tại các điểm trung chuyển tạm thời, xe ô tô của Công ty Môi trường đô thị Lào Cai vận chuyển đưa về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tai thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển nằm cách trung tâm thành phố 10km. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 3-5 giờ sáng, còn lại là từ 15h - 17h chiều.

Bảng 1.7. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực thành phố Lào Cai.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Chợ nguyễn Du – Đường Lý Công Uẩn 10 2 Điểm tập kết số 2 Đường Hồng Hà Chợ Cốc Lếu 10 3 Điểm tập kết số 3 Sau đoàn NT Dân tộc cách đường Nhạc Sơn 100m 15 4 Điểm tập kết số 4 Ga Lào cai Đường Khánh Yên. Phường Phố Mới 8 5 Điểm tập kết số 5 Điểm chợ Phố mới- Đường Phạm Hồng Thái 10 6 Điểm tập kết số 6 Điểm cây xăng Đường Minh Khai P. Phố Mới 5 7 Điểm tập kết số 7 Điểm gầm cầu đường Phạm Văn Xảo – Phố Mới 7 8 Điểm tập kết số 8 Cuối đường Phạm Văn Xảo – Vạn Hòa 5 9 Điểm tập kết số 9 Đường Nguyễn Công Hoan Phường Lào Cai 10 10 Điểm tập kết số 10 Đường sau đền thượng - P. Lào Cai 10 11 Điểm tập kết số 11 Đường Nguyễn Thái Học Phường Lào Cai. 8 12 Điểm tập kết số 12 Đường Làng Nhớn Xã Cam Đường 7 13 Điểm tập kết số 13 Đường Cầu Gồ Phường Pom Hán 7 14 Điểm tập kết số 14 Đường nhà A1+ A2 Phường Pom Hán 5 15 Điểm tập kết số 15 Đường Hoàng sào Phường Pom Hán 5 16 Điểm tập kết số 16 Đường cầu cung ứng đường Hoàng Quốc Việt 5 17 Điểm tập kết số 17 Chợ Cam Đường đường Hoàng Quốc Việt 15

(Nguồn:Công ty môi trường đô thị Lào Cai).

Hình 1.5. Thu gom rác tại các tuyến phố

Hình 1.6. Chuyển rác từ điểm tập kết lên xe vận chuyển

Số công nhân công ty trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 220 người, được chia thành 16 đội với tổng cộng 180 xe đẩy tay 0,35 m. Số lượng thùng rác công cộng là 148 chiếc và xe vận chuyển chất thải rắn là 6 xe (3 xe chuyên dụng và 3 xe dự phòng). Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5h - 8h và ca chiều từ 15h - 18h. Hàng ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

33

các khu dân cư, đường phố, cơ quan… trong nội thành được công nhân Công ty Môi trường đô thị Lào Cai thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết trung chuyển tạm thời chất thải rắn sinh hoạt của khu vực. Còn chất thải rắn từ các chợ trong thành phố được các ban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kết trung chuyển tạm thời.

Bảng 1.8. Bảng thiết bị thu gom rác tại thành phố Lào Cai

TT Loại xe Số lượng

Trọng tải ( tấn)

Khối lượng rác thu gom/ngày Điểm xuất phát

1 Xe ép rác MAN 01 10 24 XNMT 2 Xe ép rác Huyndai 01 5 10 XNMT 3 Xe ép rác Mitsubisi 01 3,5 35 XNMT- CĐ 4 Xe ép rác IFA 1884 01 5 Dự phòng XNMT 5 Xe ép rác Huyndai 01 5 Dự phòng XNMT 6 Xe ép rác Huyndai 01 2,5 Dự phòng XNMT 7 Xe đẩy tay 400L 151 400L

(Nguồn:Công ty môi trường đô thị Lào Cai).

Tại Huyện Bảo Thắng - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Bảo Thắng do

doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Công Chiểu thực hiện dưới sự phối hợp của phòng quản lý đô thị Huyện Bảo Thắng. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại 2 khu đô thị là Thị trấn Tằng Loỏng và Thị trấn Phố Lu với tỷ lệ thu gom đạt 80- 90% còn lại 12 xã và thị trấn Phong Hải chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của doanh nghiệp trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 50 người, được chia thành 3 đội với tổng cộng 50 xe đẩy tay 0,35 m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 2 xe, 1 xe máy xúc, 1 máy gạt, 1 xe tưới nước và một xe chữa điện do công ty tự đầu tư mua.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5h đến 8h và ca chiều từ 15h đến 18h.

- Tại thị trấn Phố Lu chất thải rắn được tập kết tại 2 điểm Bảng 1.9. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bảo Thắng.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Thôn Phú thịnh 1 – TT Phố Lu 30 2 Điểm tập kết số 2 Trụ sổ công ty MT thôn Phú Thành 3 10

- Hiện tại xe ô tô của Doanh nghiệp vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác cây 6 xã Xuân Quang nằm cách trung tâm thành phố 17km. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 4-6 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

Tại Huyện Bảo Yên

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

34

Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Bảo Yên hiện tại mới chỉ được thực hiện tại các khu vưc: Thị trấn Phố Ràng và xã Bảo Hà còn lại 14 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ.

* Tại thị trấn Phố Ràng do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Huy Hoàng thực hiện thu gom với 29 người lao động trực tiếp chia làm 3 đội. Với tổng cộng 20 xe đẩy tay. Xe vận chuyển chất thải rắn là 2 xe, 1 xe máy xúc, 1 máy gạt, 1 xe tưới nước và một xe chữa điện do công ty tự đầu tư mua.

- Hiện tại xe ô tô của công ty vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Km3 - Xã Yên Sơn nằm cách trung tâm thị trấn 5km. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 6-8 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

* Tại Xã Bảo Hà việc thu gom rác do đội vệ sinh môi trường (UBND xã Bảo Hà quản lý) thực hiện thu gom với 6 người lao động trực tiếp với 2 xe đẩy tay và 1 xe công nông loại 1,5 tấn vận chuyển đến bãi rác Thôn Bảo Vinh - Xã Bảo Hà - Huyện Bảo Yên. Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%. Cự ly vận chuyển chất thải rắn: 2,0km.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5h - 8h và ca chiều từ 15h - 19h.

- Tại thị trấn Phố Ràng chất thải rắn được tập kết tại 2 điểm; xã Bảo Hà chất thải rắn được tập kết tại chợ Bảo Hà.

Bảng 1.10. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực huyện Bảo Yên. TT Tên gọi Vị trí Sức chứa

(m3) 1 Điểm tập kết số 1 Khu 7- QL 70 20 2 Điểm tập kết số 2 Khu 9 – QL 70 25 3 Điểm tập kết số 3 Chợ Bảo Hà 20

Tại Huyện Simacai - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Simacai do

Công ty TNHH môi trường công nghiệp Hoàng Yến thực hiện dưới sự phối hợp của phòng Kinh tế hạ tầng – Phòng tài chính Huyện quản lý. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại Thị trấn Simacai với tỷ lệ thu gom đạt 80- 90% còn lại 12 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của Công ty trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 20 người, được chia thành 2 đội với tổng cộng 12 xe đẩy tay 0,35 m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 1 xe, 1 xe máy xúc, 1 máy gạt, do công ty tự đầu tư mua.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ.

- Tại thị trấn Simacai chất thải rắn được tập kết tại 2 điểm

Bảng 1.11. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Simacai.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

35

1 Điểm tập kết số 1 Đường trục phải trung tâm Huyện 30

2 Điểm tập kết số 2 Phố cũ trung tâm huyện Simacai 30

- Hiện tại xe ô tô của Công ty vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác xã Nàn Sán nằm cách trung tâm Huyện 5km. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

Tại Huyện Mường Khương - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Mường Khương

do Hợp tác xã kinh doanh tổng hợp Huyện Mường Khương thực hiện dưới sự phối hợp của phòng Kinh tế hạ tầng – Phòng tài chính Huyện quản lý. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại Thị trấn Mường Khương với tỷ lệ thu gom đạt 80- 90% còn lại 12 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của Công ty trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 38 người, được chia thành 2 đội với tổng cộng 32 xe đẩy tay 0,35 m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 1 xe, 1 xe máy xúc, 1 máy gạt, do công ty tự đầu tư mua.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ.

- Tại Huyện Mường Khương chất thải rắn được tập kết tại 2 điểm Bảng 1.12. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Mường Khương.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Đầu cầu Trắng – Đường Giải Phóng 20

2 Điểm tập kết số 2 Đầu Sân Vận động ngã 3 rẽ La Bủ 20

- Hiện tại xe ô tô của Công ty vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Thôn Tả Chư Phùng - Xã Mường Khương. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

Tại Huyện Sa Pa - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Sa Pa do Xí

nghiệp môi trường đô thị huyện Sa Pa (thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Lào Cai) thực hiện dưới sự phối hợp của phòng Kinh tế hạ tầng – Phòng tài chính Huyện quản lý. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại Thị trấn Sa Pa với tỷ lệ thu gom đạt 90% còn lại 17 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của Công ty trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 20 người, được chia thành 2 đội với tổng cộng 37 xe đẩy tay 0,35m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 1 xe.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

36

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ.

- Tại Huyện Sa Pa chất thải rắn được thu gom và vận chuyển tại chỗ không có bãi tập kết

- Hiện tại xe ô tô của Xí nghiệp vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Xã Bản Khoang – huyện Sa Pa. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

Tại Huyện Văn Bàn - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Văn Bàn do

Trạm vệ sinh môi trường - phòng hạ tầng kinh tế - UBND huyện Văn Bàn thực hiện. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại Thị trấn Khánh Yên với tỷ lệ thu gom đạt 90% còn lại 19 xã và 1 thị tứ Võ Lao chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của trạm trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 12 người với tổng cộng 12 xe đẩy tay 0,35m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 1 xe công nông loại 4,5 tấn.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ.

- Tại Huyện Văn bàn chất thải rắn được thu gom về 2 điểm tập kết sau: Bảng 1.13. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực HuyệnVăn Bàn.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Ngã 3 giao giữa QL 279 và tuyến 14 20

2 Điểm tập kết số 2 Ngã 4 giao giữa QL 279 và tuyến 25. 20

- Hiện tại xe ô tô của Xí nghiệp vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Xã Khánh Yên Thượng – huyện Văn Bàn. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 5-7 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều.

Tại Huyện Bát Xát - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Bát Xát hiện tại

do công ty TNHH môi trường đô thị Lào Cai thực hiện. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại Thị trấn Bát Xát với tỷ lệ thu gom đạt 90% còn lại 22 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ. Số công nhân của trạm trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 11 người với tổng cộng 15 xe đẩy tay 0,35m3. Xe vận chuyển chất thải rắn là 1 xe cuốn ép.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ.

- Tại Huyện Bát xát chất thải rắn được thu gom về điểm tập kết sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

37

Bảng 1.14. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bát Xát.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Tổ 7 – TT Bát xát 20

2 Điểm tập kết Quang Kim

Xã Quang Kim -

- Hiện tại xe ô tô của công ty môi trường đô thị Lào Cai vận chuyển đưa chất thải rắn sinh hoạt về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác của thành phố Lào cai. Chiều dài cự ly vận chuyển 16km đường nhựa.

Tại Huyện Bắc Hà Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Bắc Hà hiện tại

mới chỉ được thực hiện tại các khu vưc: Thị trấn Bắc Hà và xã Bảo Nhai còn lại 18 xã chưa thực hiện thu gom mà các xã tự gom và đốt tại chỗ.

- Tại thị trấn Bắc Hà do Xí nghiệp môi trường đô thị huyên Bắc Hà (thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị tỉnh Lào Cai) thực hiện thu gom với 20 người lao động trực tiếp chia làm 2 đội. Với tổng cộng 20 xe đẩy tay. Xe vận chuyển chất thải rắn: 1 xe, 1 xe máy xúc, 1 máy gạt,

- Tại Xã Bảo Nhai việc thu gom rác do đội vệ sinh môi trường (UBND xã Bảo Nhai quản lý) thực hiện thu gom với 6 người lao động trực tiếp với 2 xe đẩy tay và một xe công nông loại 3,5 tấn vận chuyển đến bãi rác tại Thôn Nậm Giàng – xã Bảo Nhai – huyện Bắc Hà, diện tích 0,8ha. Tỷ lệ thu gom đạt 80- 90%. Đường vào bãi chôn lấp 2,0km đường cấp phối.

- Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 5 giờ đến 8 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 19 giờ.

- Tại thị trấn Bắc Hà chất thải rắn được tập kết tại 2 điểm Bảng 1.15. Hiện trạng các điểm tập kết rác trong khu vực Huyện Bắc Hà.

TT Tên gọi Vị trí Sức chứa (m3)

1 Điểm tập kết số 1 Khu xưởng mận 25

2 Điểm tập kết số 2 Khu dân cư số 5 20

Nhìn chung các đô thị khác trên địa bàn các huyện do các xí nghiệp môi trường đô thị các huyện (thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị tỉnh), các đội vệ sinh môi trường thuộc UBND các thị trấn hoặc các doanh nghiệp tư nhân dưới sự phối hợp của phòng quản lý đô thị quản lý. Các đơn vị này thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH các thị trấn và khu vực các xã phụ cận.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

38

Công tác thu gom CTRSH tại một số thị trấn đã có sự tham gia của các đơn vị tư nhân như thị trấn Phố Lu, thị trấn Tằng Loỏng (H. Bảo Thắng) do Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Công Chiểu thực hiện dưới sự phối hợp của phòng quản lý đô thị Huyện Bảo Thắng; thị trấn Phố Ràng (H. Bảo Yên) do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Huy Hoàng đảm nhiệm, hay như thị trấn Simacai (H. Simacai) do Công ty TNHH môi trường công nghiệp Hoàng Yến đứng ra thực hiện. Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị tại các thị trấn, trung bình đạt 84,2%.

Hình 1.7. Tỷ lệ thu gom CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Công tác vận chuyển CTRSH đô thị được thu gom trực tiếp từ các hộ dân bên đường bằng xe đẩy tay hoặc xe kéo, sau đó tập trung tại các điểm hẹn rồi chuyển lên xe ép rác hoặc xe tải, CTR được vận chuyển trực tiếp đến BCL hoặc khu XLCTR tại mỗi đô thị. Một số thị trấn, chủ yếu là các thị trấn chuyên ngành, quy mô nhỏ, CTRSH vẫn vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe công nông như TT. Bảo Hà (huyện Bảo Yên), TT. Khánh Yên (huyện Văn Bàn), TT. Bảo Nhai (huyện Bắc Hà).

Phương tiện thu gom rác (xe ép rác, xe đẩy v.v) tại thị trấn các huyện còn thiếu, Tuy nhiên do các thị trấn có diện tích nhỏ, phân tán, tỷ lệ thu gom CTRSH khá cao. Các phương tiện thu gom, vận chuyển rác chủ yếu là các xe tự chế (công nông, xe kéo tay…), không đảm bảo được vệ sinh trong quá trình vận chuyển rác và đây còn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm và mất vệ sinh trên các tuyến đường vận chuyển.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

39

Bảng 1.16. Hiện trạng thu gom CTRSH các đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Huyện/TP Đơn vị/phạm vi/tần suất/tỷ lệ thu gom Trang thiết bị và nhân lực thu gom Thành phố Lào Cai

Công ty môi trường đô thị Lào Cai /Thu gom và vận chuyển CTRSH trên phạm vi TP Lào Cai (12 phường và xã Đồng Tuyển)/ Tần xuất thu gom 1 ngày 1 lần/Tỷ lệ thu gom đạt 80%.

Các phương tiện và nhân lực của Công ty môi trường đô thị Lào Cai: 180 xe đẩy tay 0,35 m3; thùng rác công cộng 148 chiếc; 06 xe ép rác (1 xe 2,5 tấn; 3 xe 5 tấn; 1 xe 3,5 tấn; 1 xe 10 tấn). Số cán bộ, công nhân: 220 người.

H. Bảo Thắng

- Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Công Chiểu / Thu gom CTRSH thị trấn Phố Lu và TT. Tằng Loỏng /Tần suất thu gom 1 lần/ngày /Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%. - Thị trấn Phong Hải tự thu gom và đốt tại chỗ/ Tần suất thu gom 1 lần/ngày /Tỷ lệ thu gom đạt 65%.

50 xe đẩy tay 0,35 m3, 02 xe vận chuyển, 01 xe máy xúc, 01 máy gạt, 01 xe tưới nước và 01 xe chữa điện. Nhân lực thu gom 50 người.

H. Bảo Yên

- Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Huy Hoàng, thu gom, xử lý CTR cho TT. Phố Ràng, Tuần suất thu gom 1 lần/ngày/ Tỷ lệ thu gom đạt 85%. - Đội VSMT TT. Bảo Hà thu gom CTR TT. Bảo Hà/ Tuần suất thu gom 1 lần/ngày/ Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%.

Các phương tiện và nhân lực của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Huy Hoàng gồm 02 xe ép rác, 01 xe máy xúc, 01 máy gạt, 01 xe tưới nước và 01 xe chữa điện; 20 xe đẩy tay. lao động trực tiếp là 29 người. Đội VSMT TT. Bảo Hà có 02 xe đẩy tay và 01 công nông vận chuyển trọng tải 1,5 tấn. Nhân lực thu gom: 06 người.

H. Văn Bàn

Trạm vệ sinh môi trường - phòng hạ tầng kinh tế - UBND huyện /Khu vực TT. Khánh Yên /Tần suất thu gom 1 ngày/lần/Tỷ lệ thu gom đạt 90%.

TT. Khánh Yên có 12 xe đẩy tay 0,35m3; 01 xe công nông vận chuyển loại 4,5 tấn; nhân lực phục vụ 12 người

H. Bát Xát Công ty TNHH môi trường đô thị Lào Cai /Thu gom, vận chuyển CTRSH cho TT. Bát Xát / Thu gom 1 ngày/lần/Tỷ lệ thu gom đạt 90%.

15 xe đẩy tay 0,35m3; 01 xe ép rác; nhân lực thu gom 11 người.

H. Mường Khương

HTX kinh doanh tổng hợp Huyện Mường Khương /Thu gom CTRSH TT. Mường Khương /Tấn suất gom rác: 1 lần/ngày / Tỷ lệ thu gom đạt 80 -90%.

32 xe đẩy tay 0,35 m3; 01 xe vận chuyển, 01 xe máy xúc, 01 máy gạt; nhân lực thu gom gồm 38 người chia thành 2 đội.

H. SaPa Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sa Pa (thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị Lào Cai) /Thu gom và vận chuyển CTRSH cho TT. SaPa /Thu gom 1 ngày/lần /Tỷ lệ thu gom đạt 90%.

37 xe đẩy tay 0,35 m3;01 xe vận chuyển; nhân lực thu gom gồm 20 người chia thành 2 đội.

H. Simacai

Công ty TNHH môi trường công nghiệp Hoàng Yến / Thu gom và vận chuyển CTRSH cho TT. Simacai/ Tấn suất gom rác: 1 lần/ngày/

12 xe đẩy tay 0,35 m3; 01 xe vận chuyển; 01 xe máy xúc, 01 máy gạt; nhân lực thu gom gồm 20 người chia thành 2 đội.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai

40

Huyện/TP Đơn vị/phạm vi/tần suất/tỷ lệ thu gom Trang thiết bị và nhân lực thu gom Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%.

H. Bắc Hà Xí nghiệp môi trường đô thị huyên Bắc Hà (thuộc công ty TNHH MTV môi trường đô thị tỉnh Lào Cai),/ Thu gom CTRSH cho TT. Bắc Hà/ Tần suất thu gom rác 1 lần/ngày/ Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%. Đội vệ sinh môi trường của thị trấn Bảo Nhai/ Thu gom CTRSH cho TT. Bảo Nhai/ Tần suất thu gom rác 1 lần/ngày/ Tỷ lệ thu gom đạt 80-90%.

- Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Bắc Hà gồm có: 20 xe đẩy tay, 01 xe vận chuyển, 01 xe máy xúc, 01 máy gạt, 20 công nhân thu gom. - Đội vê sinh môi trường TT. Bảo Nhai gồm có 02 xe đẩy tay; 01xe công nông vận chuyển loại 3,5 tấn; Nhân lực thu gom 06 người.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 41

b. CTR sinh hoạt nông thôn Hiện nay, tỷ lệ thu gom CTRSH ở nông thôn các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên qua kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy: Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh mới chỉ có thành phố Lào Cai có thực hiện thu gom,

vận chuyển và xử lý cho khu vực nông thôn ngoại thị. Cụ thể, Công ty môi trường đô thị Lào Cai là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ quản lý, thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn của 12 phường nội thị và 1 xã nông thôn ngoại thị (xã Đồng Tuyển) với tỷ lệ thu gom cao đạt 95%. Tuy nhiên thành phố còn có 4 xã nông thôn khác chưa được thực hiện thu gom mà các xã tự gom và xử lý tại chỗ.

Đối với các xã nông thôn ở các huyện, đến nay vẫn chưa được một đơn vị nào đứng ra thu gom CTRSH cho các xã này, mà các xã tự thu gom và xử lý đốt tại chỗ. Do công tác thu gom nhỏ lẻ nên tỷ lệ thu gom tại các xã nông thôn đạt tỷ lệ rất thấp từ 5-10%. 1.1.1.4. Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt. a. CTR sinh hoạt đô thị

Đến năm 2013, tỉnh Lào Cai chưa có nhà máy xử lý CTR đô thị trên dây chuyền công nghệ tiên tiến để tái chế rác thải và thu hồi các sản phẩm có ích. Phương thức để xử lý CTR đô thị ở Lào Cai là chôn lấp tại các bãi rác của thành phố và các thị trấn. Quy trình chôn lấp rác khá đơn giản được áp dụng ở khắp nơi, tiêu biểu nhất là tại bãi rác Toòng Mòn của TP. Lào Cai.

Khu xử lý CTR sinh hoạt đô thị TP. Lào Cai BCL Toòng Mòn, TP. Lào Cai: Bãi nằm trên địa phận thôn Toòng Mòn, xã Đồng

Tuyển, TP. Lào Cai. Bãi đảm nhiệm việc xử lý CTRSH cho TP. Lào Cai và TT. Bát Xát (H. Bát Xát), là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp lót đáy và bể xử lý nước rỉ rác. Quy trình chôn lấp tương đối an toàn, phủ đất sau khi chôn lấp theo từng ô. Tổng diện tích sử dụng hiện tại là 04 ha, bãi cách trung tâm TP. Lào Cai 10 km về phía Tây Bắc. Hiện tại, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 90,85 tấn CTR.

Phần lớn khu vực sử dụng để đổ rác đã được trải một lớp nệm bằng đất sét. Hàng ngày công việc san lấp rác được thực hiện bằng một máy ủi công suất 37 sức mã lực và 1 máy xúc công suất 0,4m3. Phun chế phẩm EM, khi đạt độ dày tối đa 2m cuối cùng phủ lấp một lớp đất dày 15cm – 20cm. Vôi bột và thuốc diệt côn trùng như muỗi, ruồi sẽ được phun ở chân đống rác mới đổ tập kết, đường đi xung quanh bãi.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 42

Hình 1.8. Khu xử lý CTR Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai Bãi rác Toòng Mòn tuy đã có hệ thống thu gom, xử lý nước rác gồm 3 bể xử lý: bể

lắng lọc bằng cát, bể chứa cặn lắng, ngăn xử lý hoá, trong đó bể lắng lọc nước rác được xử lý bằng chế phẩm sinh học EM. Tuy nhiên các bể này chưa xử lý được hết nước thải như trong thiết kế vì khi nước chảy ra con mương cạnh đó vẫn còn là màu đen.

Hình 1.9. Nước rỉ rác không được xử lý triệt để tại BCL Toòng Mòn

BCL CTR sinh hoạt đô thị huyện Bảo Thắng

BCLCTR Xuân Quang: Thuộc địa phận Km 6, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, bãi phục vụ cho TT. Tằng Loỏng, TT. Phố Lu và TT. Phong Hải (huyện Bảo Thắng). Diện tích sử dụng là 4 ha, với công nghệ xử lý chôn lấp không hợp vệ sinh, chưa có khu xử lý nước rỉ rác, được san gạt rác theo từng lớp đầm nén và phun chế phẩm EM, vôi bột, thuốc diệt côn trùng. Bãi tiếp nhận xử lý trung bình 7,71 tấn CTR mỗi ngày.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 43

Hình 1.10. Bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Km 6, xã Xuân Quang. BCL CTRSH đô thị tại huyện Bảo Yên

BCLCTR Yên Sơn: Thuộc địa phận Km 3, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, bãi phục vụ xử lý CTRSH cho TT. Phố Ràng (huyện Bảo Yên). Bãi nằm cách trung tâm thị trấn Phố Ràng 5km, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 5,95 tấn CTR. Diện tích sử dụng là 3,9 ha, với công nghệ xử lý không hợp vệ sinh, phun hóa chất PERME 50cc, rắc vôi bột và lấp đất; chưa xây dựng khu xử lý nước rỉ rác.

Hình 1.11. BCLCTR Yên Sơn

BCLCTR Bảo Vinh: Xử lý CTR sinh hoạt cho dân cư TT. Bảo Hà, nằm trên địa phận thôn Bảo Vinh, TT. Bảo Hà. Diện tích sử dụng 0,5 ha, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 1,02 tấn CTR. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh kết hợp đốt rác thủ công, bãi chưa có khu xử lý nước rỉ rác, đã có đường nhựa vào bãi dài 3Km.

BCL CTRSH đô thị tại huyện Simacai

BCLCTR Nàn Sán: Bãi xử lý CTR sinh hoạt cho dân cư TT. Simacai (huyện Simacai) nằm trên địa phận xã Nàn Sán, huyện Simacai. Diện tích sử dụng 1,2 ha, bãi tiếp nhận xử lý 1,2 tấn CTR mỗi ngày. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, san gạt, phun chế phẩm EM, chưa xây dựng khu xử lý nước rác.

Hình 1.12. BCLCTR Nàn Sán, H.

Simacai

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 44

BCL CTRSH đô thị tại huyện Mường Khương

BCLCTR Tả Chư Phùng: Xử lý CTR sinh hoạt cho dân cư TT. Mường Khương, nằm trên địa phận thôn Tả Chư Phùng, TT. Mường Khương, huyện Mường Khương. Diện tích sử dụng 2,5 ha với công suất hiện tại là 6,3 tấn CTR mỗi ngày. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, san gạt, phun chế phẩm EM, chưa xây dựng khu xử lý nước rác. Hình 1.13. BCLCTR Tả Chư Phùng,

TT. Mường Khương

BCL CTRSH đô thị tại huyện Sa Pa

BCLCTR Bản Khoang: Là bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Sa Pa có tổng diện tích là 1,6 ha. Bãi nằm trên địa phận xã Bản Khoang – huyện Sa Pa, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý khoảng 16,2 tấn CTR. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, san gạt, phun chế phẩm EM và chưa xây dựng khu xử lý nước rác. Đường vào bãi chôn lấp dài 5,0 km, trong đó có 03 km đường quốc lộ (QL 4D) và 02 km đường cấp phối.

Hình 1.14. BCLCTR Bản Khoang

BCLCTRSH đô thị tại huyện Văn Bàn

BCLCTR Khánh Yên Thượng: Là bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Khánh Yên có tổng diện tích là 2,5 ha. Bãi nằm trên địa phận xã Khánh Yên Thượng – huyện Văn Bàn. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, san gạt, phun chế phẩm EM và chưa xây dựng khu xử lý nước rác. Đường vào bãi chôn lấp dài 3,0 km, đường nhựa. Hiện tại, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 9 tấn CTR.

Hình 1.15. BCLCTR Khánh Yên Thượng

BCLCTRSH đô thị tại huyện Bát Xát

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 45

BCLCTR của TT. Bát Xát: CTRSH của thị trấn Bát Xát, huyện Lào Cai được đưa về xử lý tại BCLCTR Toòng Mòn của TP. Lào Cai. Như ở trên đã nêu BCL Toòng Mòn nằm trên địa phận thôn Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai. Bãi đảm nhiệm việc xử lý CTRSH cho TP. Lào Cai và TT. Bát Xát (H. Bát Xát), là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp lót đáy và bể xử lý nước rỉ rác. Quy trình chôn lấp tương đối an toàn, phủ đất sau khi chôn lấp theo từng ô. Tổng diện tích sử dụng hiện tại là 04 ha, bãi cách trung tâm thị trấn Bát Xát 16 km về phía Đông Nam.

Ngoài ra huyện mới xây dựng bãi chôn lấp tại xã Sán Chải với diện tích 1,8ha.

Hình 1.16. BCLCTR Toòng Mòn.

BCLCTRSH đô thị tại huyện Bắc Hà

BCLCTR Lùng Phình: Là bãi chôn lấp CTR sinh hoạt cho thị trấn Bắc Hà có tổng diện tích là 1,2 ha. Bãi nằm trên địa phận xã Lùng Phình – huyện Bắc Hà. Công nghệ áp dụng là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chôn lấp thủ công, chưa xây dựng khu xử lý nước rác. Bãi cách trung tâm thị trấn Bắc Hà 12Km về phía Đông Bắc. Mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 8,07 tấn CTR.

Hình 1.17. BCLCTR Lùng Phình.

BCLCTR Nậm Giàng, TT. Bảo Nhai: Bãi đảm nhiệm xử lý CTR sinh hoạt cho dân cư TT. Bảo Nhai, nằm trên địa phận thôn Nậm Giàng,thị trấn Bảo Nhai, huyện Bắc Hà. Diện tích sử dụng 0,8 ha với phương thức xử lý đốt thủ công ngay tại bãi. Đã có đường cấp phối vào bãi dài 2Km. Hiện tại, mỗi ngày bãi tiếp nhận xử lý trung bình 1,2 tấn CTR.

Nhìn chung chất thải rắn tỉnh Lào Cai đều xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt tại bãi. Bãi chôn lấp rác tại thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai với diện tích được cấp là 4ha đang là bãi chôn lấp phục vụ hai huyện Lào Cai và Bát Xát. Do ra đời trước khi ra thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường và bộ xây dựng hướng các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng, vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn, nên hố chôn chất thải rắn thôn Tòng Mòn đã được xây dựng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (không có lớp lót thành, đáy hố và không có hệ thống thu gom nước rỉ, khí khác) Tuy nhiên hệ thống xử lý nước rác, xử lý rác chưa được đầu tư xây dựng là do thiếu kinh phí.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 46

Tất cả các bãi chôn lấp của các huyện đều là không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước rác, chất thải rắn được thu gom và đổ vào bãi tuy nhiên các bãi hiện nay vần đều mang tính chất tạm thời, không có tường bao diện tích nhỏ từ 1 – 4ha.

Bảng 1.17. Tổng hợp hiện trạng các bãi chôn lấp CTRSH trên địa bàn tỉnh Lào Cai

TT Khu xử lý Phạm vi phục vụ Công nghệ/khoảng cách vận chuyển Diện tích (ha)

1 BCL Toòng Mòn, TP. Lào Cai

TP. Lào Cai; TT. Bát Xát (H. Bát Xát)

Chôn lấp HVS/10km (TP. Lào Cai); 16km (TT. Bát Xát)

4 ha

2 BCL Xuân Quang, H. Bảo Thắng

TT. Tằng Loỏng; Phố Lu và Phong Hải (H. Bảo Thắng)

Chôn lấp không HVS/17km

4 ha

3 BCL Yên Sơn; H. Bảo Yên

TT. Phố Ràng (H. Bảo Yên )

Chôn lấp không HVS/ 5km

3,9 ha

4 BCL Bảo Vinh; H. Bảo Yên

TT. Bảo Hà (H. Bảo Yên)

Chôn lấp không HVS/2km

0,5 ha

5 BCL Nàn Sán, H. Simacai

TT. Simacai (H. Simacai)

Chôn lấp không HVS/5km

1,2 ha

6 BCL Tả Chư Phùng, TT. Mường Khương, H. Mường Khương

TT. Mường Khương (H. Mường Khương)

Chôn lấp không HVS/6km

2,5 ha

7 BCL Bản Khoang, H. Sa Pa

TT. Sa Pa (H. Sa Pa) Chôn lấp không HVS/5km

1,6 ha

8 BCL Khánh Yên Thượng, H. Văn Bàn

TT. Khánh Yên (H. Văn Bàn)

Chôn lấp không HVS/3km

2,5 ha

9 BCL Lùng Phình, H. Bắc Hà

TT. Bắc Hà (H. Bắc Hà) Chôn lấp không HVS/12km

1,2 ha

10 BCL Nậm Giàng, TT. Bảo Nhai, H. Bắc Hà

TT. Bảo Nhai, (H. Bắc Hà)

Đốt, chôn lấp không HVS/2km

0,8 ha

Nguồn: Thực địa điều tra số liệu, đánh giá hiện trạng các khu xử lý, 2012.

b. CTR sinh hoạt nông thôn Xử lý CTRSH khu vực nông thôn các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang bị bỏ

ngỏ và trở thành vấn đề cấp bách. Hiện nay, hầu hết các xã nông thôn trên toàn tỉnh chưa được xử lý bởi một đơn vị chức năng nào, duy nhất chỉ có 1 xã nông thôn ngoại đô của TP. Lào Cai đã được đem về xử lý tại KXL Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai.

Còn lại, do diện tích vườn nhà rộng nên các hộ gia đình tại các xã nông thôn của 8 huyện tự xử lý CTRSH bằng các phương pháp thủ công như đốt, chôn lấp hoặc đơn giản chỉ là đổ ra sau vườn, các khu đất trống…Một số các thôn, xóm đã hình thành lên những bãi rác tạm tự phát, khi đầy lên lại tìm một nơi đất khác để tập kết mà không có một biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nào, gây nên những tác đống xấu đến sức khỏe người dân và mất mỹ quan khu vực.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 47

1.2.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp 1.2.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn

Nguồn phát sinh Chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ các khu công nghiệp

tập trung. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 khu công nghiệp: Đông Phố Mới 100 ha, Tằng Loỏng 1.100 ha và Bắc Duyên Hải 85 ha đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Khu công nghiệp Tằng Loỏng thuộc địa bàn các xã Xuân Giao, xã Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Khu công nghiệp Tằng Loỏng do Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Tằng Loỏng có diện tích 1.100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 653,21ha,, tỷ lệ lấp đầy của KCN đạt 76%. KCN Tằng Loỏng là khu công nghiệp tuyển khoáng, luyện kim, hoá chất duy nhất ở Việt Nam, tại đây tập trung các dự án lớn đang hoạt động ổn định như: Nhà máy tuyển quặng Apatit công suất 950.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư 480 tỷ đồng; Nhà máy luyện đồng công suất 10.000 tấn/năm, giai đoạn II với công suất 30.000 tấn/năm tổng mức đầu tư giai đoạn I: 1.400 tỷ; 05 nhà máy sản xuất phốt pho vàng công suất hiện tại 44.000 tấn/năm, trong giai đoạn tới công suất là 60.000 tấn/năm tổng mức đầu tư: 920 tỷ đồng; nhà máy sản xuất phân bón NPK công suất 30.000 tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP công suất 50.000 tấn/năm, giai đoạn II công suất 200.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất phân bón supe lân công suất 100.000 tấn/năm, giai đoạn II: 200.000 tấn/năm… Một số dự án lớn đang triển khai xây dựng như: Nhà máy Gang thép Việt - Trung công suất 500.000 tấn/năm, giai đoạn II: 1.000.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 306 triệu USD; dự án xây dựng nhà máy DAP số 2 công suất 330.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 300 triệu USD và một số dự án chế biến sâu từ Quặng Apatit và phốt pho vàng như sản xuất phân supe lân giàu, sản xuất phân lân trích ly, axit phốt pho ríc … đang được đầu tư, dự kiến được đưa vào hoạt động vào năm 2015.

Khu công nghiệp Đông Phố Mới nằm cách trung tâm Thành phố Lào Cai khoảng 4km về phía Đông Bắc với diện tích quy hoạch là 100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 69,65ha; tỷ lệ lấp đầy đến 30/9/2013 đạt 82,6%. Phần quỹ đất còn lại dành cho giai đoạn 2 phát triển mở rộng của dự án Cảng ICD và bãi hóa trường Ga Lào Cai. Khu công nghiệp Đông Phố Mới được quy hoạch là khu công nghiệp “sạch”, dành bố trí cho các loại hình công nghiệp như: Công nghiệp lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu như: May mặc, thủ công mỹ nghệ… và các kho tàng bến bãi trung chuyển hàng hóa. KCN Đông Phố Mới hiện có 39 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 840 tỷ đồng; trong đó có 37 dự án trong nước và 02 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có 25 dự án đang hoạt động ổn định, 04 dự án đang triển khai xây dựng, 09 dự án đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư.

Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải nằm trên địa bàn phường Duyên Hải - thành phố Lào Cai, có vị trí nằm cách trung tâm Thành phố Lào Cai khoảng 4km về phía Bắc, diện tích quy hoạch là 85 ha trong đó diện tích đất công nghiệp là 60,55ha; tỷ lệ lấp đầy hiện nay đạt 98,2%. KCN Bắc Duyên Hải hiện đã thu hút được 67 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 970 tỷ đồng, trong đó có 65 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án đầu tư

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 48

nước ngoài, 34 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh và 18 dự án đang triển khai xây dựng, với các ngành nghề như sản xuất thủ công mỹ nghệ và kho hàng, chế biến nông lâm sản, sản xuất cơ khí, đồ gia dụng, máy nông nghiệp, sửa chữa ô tô, máy công trình, điện tử, điện lạnh, dịch vụ…

Khối lượng chất thải rắn Khu công nghiệp Tằng Loỏng Hiện các công ty đã đăng ký lượng chất thải rắn với ban Quản lý khu công nghiệp.

Tổng lượng chất thải rắn phát sinh: 6.821 tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt: 1,29 tấn/ngày; chất thải rắn sản xuất: 1,9 tấn/ngày. Chất thải rắn nguy hại: 0,9 tấn/ngày).

Bảng 1.18. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Tằng Loỏng TT Tên Doanh nghiệp Tên dự án Tổng

lượng CTR (t/ng)

CTR thông thường (kg/ng)

CTR nguy hại (kg/th) CTR

sinh hoạt

CTR sản xuất

1 Nhà máy tuyển quặng Apatit

Nhà máy tuyển Quặng Apatit Tằng Loỏng 3.340 4,1 3.339.918 27,5

2 Công ty CP Phốt pho vàng Lào Cai

Nhà máy sx phốt pho vàng 71 3,5 71.000 9

3 Công ty cổ phần Phốt pho Việt Nam

Nhà máy sx phốt pho vàng 1.333 6,6 1.333.333 40,75

4 Công ty TNHH Đông Nam á Lào Cai

Khu liên hợp SX phốt pho vàng số 3 180 10 180.000 75

5 Công ty CP hoá chất Đức Giang Lào Cai

Nhà máy sx phốt pho vàng 560 3,3 560.000 5

6 Công ty cổ phần Vật tư nông sản

Nhà máy sản xuất Suppe lân APROMACO

3 100 2.500 0

7 Công ty TNHH sản xuất và XNK Bao Bì

Sản xuất tthùng bao bì thùng phuy sắt mạ kẽm đựng Phốt Pho

0 4 214 50

8 Tổng công ty khoáng sản VINACOMIN

Nhà máy luyện đồng Lào Cai CS 10.000 tấn/năm

139 755 137.500 25036

9 Công ty TNHH KS và LK Việt Trung

Nhà máy Gang thép Lào Cai 861 900 860.000 0

10 Công ty cổ phần hóa chất Phúc Lâm

Sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP 333 48 333.333 85

11 Công ty xăng dầu Lào Cai.

Cửa hàng xăng dầu Tằng Loỏng 0 15 0 0

12 Công ty cổ phần Tân Hưng Thịnh

Cửa hàng xăng dầu Tằng Loỏng 0 1,5 0 2

13 Công ty TNHH Nhà máy chế biến đá 0 10 2 0

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 49

Thương Thành Quắc zít

14 Công ty cổ phần Tân Hưng Nhà máy thủy tinh lỏng 0 1 0,05 0

15 Công ty cổ phần vật tư và thiết bị Toàn Bộ

Nhà máy chế biến và xử lý chất thải rắn 0 46 0 0

Cộng 6.821 1.908 6.817.800 25.330 Nguồn: - Ban Quản lý khu công nghiệp Lào Cai.

- Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Khu công nghiệp Đông Phố Mới Hiện đã có 24 đơn vị đăng ký chất xả thải từ các nhà máy theo công văn

347/BQLKCN ngày 19/10/2011. Còn lại chủ yếu là các kho dự trữ hàng lên không đăng ký chất thải.

Tổng lượng chất thải rắn: 352,8 kg/ngày.đêm. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt: 214,6 kg/ngày.đêm; chất thải rắn sản xuất: 138,2 kg/ngày.đêm. Chất thải rắn nguy hại: 22 kg/tháng.

Bảng 1.19. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Đông Phố Mới TT Tên Doanh nghiệp Tên dự án Tổng

lượng CTR

(kg/ng)

CTR thông thường (kg/ng)

CTR nguy hại

(kg/th) CTR sinh hoạt

CTR sản xuất

1 CTy Xăng dầu Lào Cai Kho xăng dầu Lào Cai 0 2 Công ty Cổ Phần đầu

tư Vidifi - Interserco Lào Cai

XD điểm thông quan, kho ngoại quan; kinh doanh cảng nội địa

10 10 0 2

3 Cty cổ phần khí đốt Thái Dương

Nhà máy chiết nạp Gas 0 0 0 0

4 Công ty TNHH XD&TM Thái Bình Minh

Nhà máy cơ khí xây dựng Thái Bình Minh

15 0 0 0

5 Cty CPDV đường sắt khu vực 1

Kho tâp kết hàng xuất khẩu.

8 8 0 2

6 Công ty TNHH Việt Thắng

Xây dựng xưởng sản xuất kem, bảo quản chế biến nông, thuỷ sản

22,8 3,6 19,2 0

7 Cty TNHH dệt trang trí Thượng Hải

Xây dựng xưởng sản xuất, kho và trụ sở

0 0 0 0

8 Cty TNHH TM Việt Tuấn

Nhà kho, nhà sơ chế nông lâm sản

8 4 4 1

9 Cty TNHH MTV Phúc Kiến

Kho chứa hàng, xưởng chế biến nông sản

2 2 0 1

10 Công ty TNHH TMTH Nghĩa Anh

Xây dựng kho chứa hàng Xuất nhập khẩu

15 10 5 2

11 Cty TNHH Hoa Phong XD kho chứa hàng 0

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 50

12 Công ty CP XNK Hà Anh

Cụm kho dự trữ, phân phối VT NN

10 10 0 1

13 Cty CP ứng dụng và chuyển giao công nghệ Long Hải HN

Kho trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu

10 10 0 1

14 Công ty CP Vinaline logictic

Cảng nội địa ICD Lào Cai

30 10 20 2

15 Cty TNHH TM Hoàng Lan

Tổng kho chứa hàng 20 20 0 2

16 Công ty TNHH TM Minh Tỳ

Kho trung chuyển hàng húa XNK

50 30 20 1

17 Cty TNHH TM Tuấn Anh

Kho trung chuyển hàng hóa XNK

6 6 0 0

18 Cty TNHH phát triển Hồng Lợi

Kho trung chuyển hàng hóa XNK

5 5 0 0

19 Chi nhánh cty CP XNK Hưng Yên

Kho trung chuyển hàng hoá

5 5 0 0

20 Cty TNHH TMXNK Hưng Thịnh

Kho trung chuyển hàng hóa XNK

1 1 0 1

21 Cty TNHH TM Tr-ường An

Kho trung chuyển hàng hoá

5 5 0 1

22 Cty TNHH MTV kinh doanh XNK Việt Tú

Kho trung chuyển hàng nông, lâm sản xuất nhập khẩu

90 20 70 2

23 Công ty CP Victory Kho trung chuyển hàng hóa XNK tại KCN ĐPM

10 10 0 1

24 Cty TNHH MTV Truờng Hải

Kho trung chuyển hàng hoá XNK

30 30 0 2

Cộng II 352,8 199,6 138,2 22 Nguồn: Ban Quản lý khu công nghiệp Lào Cai.

Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải Hiện đã có 33 đơn vị đăng ký chất xả thải từ các nhà máy theo công văn

347/BQLKCN ngày 19/10/2011. Còn lại chủ yếu là các kho dự trữ hàng lên không đăng ký chất thải.

Tổng lượng chất thải rắn: 532,5 kg/ngày.đêm. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt: 285,9 kg/ngày.đêm; chất thải rắn sản xuất: 246,6 kg/ngày.đêm.Chất thải rắn nguy hại: 48,15 kg/tháng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 51

Bảng 1.20. Hiện trạng các điểm phát thải khu công nghiệp Bắc Duyên Hải TT Tên Doanh nghiệp Tên dự án Tổng

lượng CTR

(kg/ng)

CTR thông thường (kg/ng)

CTR nguy hại

(kg/th) CTR sinh hoạt

CTR sản xuất

1 Ban Quản lý các khu công nghiệp

Trụ sở Ban Quản lý các KCN

5 5 0 0

2 Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Dương

Xưởng SX, chế biến nông lâm sản, dược liệu và kho chứa hàng

52 2 50 1

3 Công ty TNHH Hoa Lợi

Nhà máy chế biến nông sản và dược liệu Hoa Lợi

0 0 0 0

4 Doanh nghiệp tư nhân dệt vải Thiên Nhuận

Nhà máy dệt vải và sx phụ liệu mành rèm

30 30 5

5 Công ty TNHH TM và DVVT Hưng Thành

Xưởng chế biến nông sản và kho chứa hàng

15 15 0 1

6 Công ty CP du lịch dầu khí Sa Pa

Xưởng sản xuất, tinh chế đóng chai rượu San Lùng

7 5 2 1

7 DNTN Thanh Liên Xưởng chế biến nông sản

70 50 20 1

8 Công ty đầu tư xây dựng Quyết Tiến

Xưởng sửa chữa ôtô, máy công trình

10 8 2 4

9 Công ty TNHH Quốc Thắng

Xưởng SX và sửa chữa ôtô

5 5 0 1

10 Công ty TNHH Toàn Thắng

Xưởng sửa chữa ôtô và gia công cơ khí

43 3 40 6

11 Công ty đầu tư xây dựng Quốc Hưng

Xây dựng nhà máy sản xuất kết cấu hạ tầng

50 15 35 2

12 Công ty TNHH Linh Dương

Xây dựng nhà máy chế biến chè

20 20 0 1

13 Công ty TNHH Hoa Việt

Xây dựng tổng kho hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm thức ăn gia súc

10 5 5 1

14 Doanh nghiệp tư nhân Mai Linh

Kho hàng hoá XNK 5 5 0 1

15 Công ty TNHH Tân Cao Thâm

Nhà máy chế biến cao su tự nhiên thành cao su tổng hợp

5 5 0 1

16 Cty CP đầu tư và XD TM số 1 Lào Cai

Xưởng gia công cơ khí và SX vật liệu cao cấp

25 20 5 5

17 Cty TNHH TM Hải Yến

Đầu tư mới dây truyền SX bao bì kim loại gồm vỏ bình ga và thùng phuy kim loại

30 15 15 3

18 DN tư nhân Minh Hậu Xây dựng xưởng sản 15 8 7 2

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 52

xuất, lắp ráp máy nông lâm nghiệp.

19 Cty TNHH TM Tân H-ưng

Xưởng lắp ráp đồ gôc nội thất và kho lu trữ hàng điện tử, điện lạnh, máy văn phòng.

30 10 20 1

20 Cty TNHH Hồng Lộc Xây dựng Xưởng đúc phôi thép gia công cơ khí, cán, kéo thép.

5 5 0 1

21 Cty CP ĐTXD & PTNL Phúc Khánh

Xưởng sửa chữa ô tô- máy công trình.

22 Cty TNHH vận tải Toàn Thắng

Xưởng gia công cơ khí và trung đại tu ô tô, thiết bị máy công trình.

5 5 0 0

23 Cty TNHH XD & KTKS Lào Cai

Xưởng cơ khí lắp ráp và sửa chữa máy nông, lâm nghiệp.

11 1 10 1

24 Cty TNHH MTV Hoa Thịnh Hưng

Nhà máy chế biến nông sản chất lượng cao.

10 10 0 0

25 Cty TNHH MTV Minh Phương

Xưởng chế biến hàng nông sản.

15 15 0 1

26 Công ty cổ phần Nhật Anh

Xưởng gia công cơ khí và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe vận tải, máy thiết bị công trình

2 2 0 1

27 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Vận tải Hà Nội

Xây dựng nhà máy sản xuất thép và chế tạo kết cấu thép.

20 20 0 2

28 Công ty THHH CK tuyển quặng Thiên Vân

Xưởng sản xuất, chế tạo cơ khí tuyển quặng Thiên Vân.

5 5 0 1

29 HTX Tân Thịnh - Phùng Minh

Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp

10 10 0 1

30 Doanh nghiệp tư nhân Phúc Hưng

Xưởng sửa chữa ô tô và sản xuất đồ mộc nội thất

1 0,4 0,6 2

31 Công ty TNHH MTV Cơ khí và TM Minh Quân

Xưởng gia công cơ khí và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô.

4,5 4,5 0 0,15

32 Doanh nghiệp Hậu Giang

Xưởng chế biến nông sản và dược liệu xuất khẩu.

10 10 0 1

33 Công ty TNHH sản xuất thương mại Hải Âu

Xưởng gia công giầy dép xuất khẩu và kho chứa hàng.

7 2 5 0

Cộng I 532,5 285,9 246,6 48,15 Nguồn: Ban Quản lý khu công nghiệp Lào Cai.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 53

Các cơ sở sản xuất khác

Ngoài ra còn chất thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp khác nằm ngoài các KCN với lượng CTR khoảng: 150 kg/ngày đêm.

Bảng 1.21. Hiện trạng các điểm phát thải công nghiệp khác tại TP. Lào Cai TT Tên Doanh nghiệp Tên dự án Tổng

lượng CTR

(kg/ng)

CTR thông thường (kg/ng)

CTR nguy hại

(kg/th) CTR sinh hoạt

CTR sản xuất

1 Công ty xi măng Lào Cai

Sản xuất xi măng PC30 và tấm lợp 15 5 10 0

2 Công ty VLXD Lào Cai

Sản xuất gạch quy tiêu chuẩn, cột điện bê tông. 25 5 15 0

3 Công ty nước giải khát Lào Cai

Sản xuất bia các loại, sữa đậu nành, rượu vang 5 5 0 0

4 Công ty kinh doanh nước sạch Lào Cai Sản xuất nước sạch 50 5 45 0

5 Công ty Khoáng sản Lào Cai.

Sản xuất quặng sắt, pen pát 35 15 20 0

6 Xí nghiệp in Lào Cai Sản lượng 450 triệu trang in 20 5 15

Hình 1.18. Bùn thải từ nhà máy phôt pho 4

Hình 1.19. Bùn quặng Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc (DCP)

Như vậy theo kết quả điều tra và tổng hợp số liệu do Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các KCN tỉnh Lào Cai, ước tính được hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2013 thể hiện như sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 54

Bảng 1.22. Khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong khu công nghiệp (tấn/ngày)

STT Huyện Tổng khối lượng

(tấn/ngày)

CTR CN thông thường CTR CN nguy hại (kg/ng)

CTR sinh hoạt (kg/ng)

CTR sản xuất (kg/ng)

Tổng (t/ng)

TP. Lào Cai 0,94 486 385 0,87 70 1 Khu công

nghiệp Đông Phố Mới

0,36 200 138 0,34 22

2 Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải

0,58 286 247 0,53 48

H. Bảo Thắng

3 Khu công nghiệp Tằng Loỏng 6.821 1.908 6.817.800 6.820 844

Nguồn: - Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý các KCN tỉnh Lào Cai

- Điều tra, khảo sát, tính toán của nhóm, 2013

Từ bảng số liệu trên cho thấy khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong các khu, cụm công nghiệp chủ yếu tại huyện Bảo Thắng. Còn huyện khác có khối lượng phát sinh ít không đáng kể.

Thành phần và tính chất chất thải rắn Công nghiệp đặc thù của tỉnh Lào Cai là khai thác, chế biến và sản xuất các sản

phẩm, hóa chất từ quặng apatit, kim loại sắt, đồng… Do đó thành phần chất thải rắn có tính đặc thù cao, khối lượng phát sinh lớn hơn rất nhiều so với các loại hình sản xuất công nghiệp khác.

Bảng 1.23. Thành phần chất thải rắn công nghiệp tại một số loại hình sản xuất công nghiệp ở Lào Cai

STT Ngành công nghiệp

CTR nguy hại CTR thông thường

1 Khai thác, tuyển quặng

Dầu nhớt, giẻ lau dính dầu mỡ, thùng chứa dầu mỡ, thùng chứa chất nổ, vật liệu dẫn nổ, acquy chì, bóng đèn neon, linh kiện điên tử hư hỏng

- Quặng sót - Bùn quặng

2 Phốt pho 1. Phát sinh trong phòng hóa nghiệm: bao bì đựng hóa chất 2. Hoạt động bảo dưỡng duy tu thiết bị: giẻ lau dính dầu

1. Xỉ lò điện 2. Cặn xỉ 3. Bùn nghèo 4. Bùn từ hệ thống xủ lý nước

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 55

3. Hoạt động xử lý nước: bùn thải

tuần hoàn và nước thải hệ thống xử lý khí lò sấy 5. Xỉ than lò hơi

3 Phân lân Xỉ than sấy quặng (thành phần C 25%, SiO2 60%, FeO, MgO, CaO: 10% và bùn thải CaF2 từ hệ thống xử lý F)

4 Gang thép - Xỉ lò - Gỉ sắt - Gạch chịu lửa - Bụi lò - Bùn xử lý SO2

5 Luyện đồng - Xỉ thải - Bùn từ hệ thống xử lý nước thải

- Quặng sót, than phế

6 Sản xuất bột giấy Vỏ bao bì hóa chất tẩy và NaOH

- Xỉ than nồi hơi

7 Xi măng - Quá trình tu sửa trang thiết bị, gạch sa mốt - Từ lò lung, bao bì hư hỏng - Bùn lắng trong bể cử lý nước thải bể lắng nước mưa - Các nguyên vật liệu rơi vãi - Sản phẩm không đảm bảo chất lượng

8 Sản xuất gạch Tuynel

Giẻ lau dính dầu, bao bì đựng hóa chất, bóng đèn huỳnh quang

Xỉ lò

9 Khai thác đá - Các loại giẻ lau chùi máy móc, thiết bị hàng tháng - Lượng dầu thải từ hoạt động thay dầu bảo dưỡng

Cây cối được bóc từ hoạt động chuẩn bị khai thác đá tướng đối lớn sẽ ảnh hưởng hoạt động khai thác

10 Chế biến lâm sản Vỏ hộp sơn, vỏ hộp đựng các loại keo

11 Giết mổ gia súc, gia cầm

Giẻ dính dầu mỡ trong quá trình bảo quản thiết bị, túi polyethylene hư hỏng trong quá trình bao gói sản phẩm, vỏ trai hóa chất tẩy trùng

1. Quá trình cạo lông: lông, móng lợn gà 2. Chất thải bên trong dạ dầy 3. Máu thải từ quá trình giết mổ có hàm lượng chất hưu cơ cao 4. Giấy hộp cacton, vỏ kim loại… hư hỏng trong quá trình sản xuất

12 Chế biến tinh bột 1. Giẻ lau dính dầu mỡ, bóng Xỉ than (từ đốt nguyên liệu là

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 56

sắn đèn neon cháy hoặc hỏng 2. Bùn từ hệ thống cống thoát nước, hố ga, bể tự hoại

than cám)

13 Thức ăn gia súc Bao bì nguyên liệu (bột lưu huỳnh ), bao bì sản phẩm DCP loại ra trong quá trình đóng bao sản phẩm

Xỉ than thải ra từ quá trình sấy quặng apatit sấy sản phẩm, bã thải rắn từ công đoạn ly tâm và bùn thải từ hệ thống xử lý khí thải chứa F của dây chuyền SX DCP và khí đuôi giây chuyền SX axit

14 Thủy điện - Giẻ lau - Thùng hộp chứa dầu (bảo dưỡng sửa chữa máy móc)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, 2013. 1.2.2.2. Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp

* Phân loại tại nguồn Việc phân loại CTR công nghiệp của các doanh nghiệp đã được thực hiện nhưng

chưa triệt để, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc phân loại chất thải rắn đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, bao bì nhựa, gỗ, giấy, dầu mỡ, xỉ thép, chất tái chế được… Còn các chất thải không có giá trị kinh tế thì được đem thu gom và đổ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn trong quá trình thu gom, xử lý.

Qua điều tra hiện trạng cho thấy, việc phân loại đối với CTR công nghiệp nguy hại cũng chưa được thực hiện tốt, một số doanh nghiệp vẫn còn hiện tượng để lẫn lộn CTR công nghiệp nguy hại và không nguy hại với nhau dẫn đến tình trạng chất thải nguy hại lại được chôn lấp cùng với chất thải không nguy hại. Điều này cho thấy các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về các tác hại của CTR công nghiệp nguy hại đối với môi trường gây ra.

* Tái chế, tái sử dụng Việc tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp có nhiều loại hình, trong đó hai loại hình

chính là: - Tái sử dụng phế phẩm, giảm thiểu lượng phát sinh. - Hoạt động trao đổi chất thải giữa các cơ sở công nghiệp với nhau. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp đều có khả năng đưa chất thải phát sinh tại

cơ sở đến những nơi khác nhau nhằm mục đích tái sử dụng. Biện pháp này khá hiệu quả về mặt kinh tế, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, sản xuất được ra các nguyên liệu thô với giá thành thấp cho các nhà máy công nghiệp. Đồng thời, hạn chế được yêu cầu cần xây dựng một khu xử lý chôn lấp chất thải rắn công nghiệp lớn và tốn kém.

Đối với khu công nghiệp Tằng Loỏng thì về cơ bản chất thải rắn cơ bản đã được tái chế, tái sử dụng như sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 57

+ Đối với các công ty sản xuất phốt pho vàng thì xỉ thải sau sản xuất được đổ ra bãi thải xỉ của nhà máy sau đó bán cho các đơn vị sản xuất xi măng hoặc vật liệu xây dựng làm nguyên liệu sản xuất.

+ Chất thải sản xuất của nhà máy gang thép được bán cho nhà máy xi măng Lào Cai. Vữa thải từ hệ thống xử lý khí thải SO2 bán cho cơ sở sản xuất thạch cao. Gạch chịu lửa phế thải dùng để san lấp mặt bằng. Chất thải nguy hại có khối lượng không lớn khi nhiều được thuê vận chuyển đi xử lý tại bãi rác của huyện.

+ Chất thải của nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc (DCP) thì bùn than và xỉ thải CaF2 dùng để san lấp mặt bằng và dải đường của nhà máy. Bùn thải từ quá trình tách nước của máy ly tâm được thu gom và bán sang Trung Quốc.

+ Chất thải của nhà máy tuyển apatit Tằng Loỏng chủ yếu là quặng đuôi đi theo nước thải ra hồ tuần hoàn của nhà máy.

+ Chất thải của nhà máy bi nghiền tấm lót chủ yếu là cát cháy hiện tại dùng để san lấp mặt bằng.

+ Chất thải của nhà máy sản xuất phân lân supe chủ yếu là xỉ than và bùn CaF2. Trước mắt dùng để san lấp mặt bằng, khi mặt bằng được lấp đầy sẽ bán cho công ty xi măng Lào Cai.

Những hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải cần được khuyến khích và tăng cường hơn nữa nhưng các cơ sở tái chế phải kiểm soát, xây dựng một hệ thống vận chuyển thu gom xử lý chất thải, tránh để gây ô nhiễm ra ngoài môi trường. 1.2.2.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp

CTR công nghiệp bao gồm CTR sinh hoạt của các công nhân và chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy, các khu khai thác khoáng sản.

Đối với CTR sinh hoạt từ các nhà máy được thu gom, vận chuyển tương tự như CTR sinh hoạt. Hình thức thu gom, vận chuyển đối với CTR sinh hoạt tại nhà máy là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường ký hợp đồng với các đơn vị thu gom CTR hoạt động trên địa bàn như công ty môi trường đô thị hoặc đội dịch vụ công cộng của địa phương.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp phát sinh CTR tại KCN Tằng Loỏng được vận chuyển đến bãi rác của huyện tại Km 6 xã Xuân Quang.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp tại 2 khu Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới đươc các đơn vị tự thu gom sau đó tự vận chuyển hoặc thuê vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố tại thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển, Thành phố Lào Cai.

Đối với CTR công nghiệp từ hoạt động sản xuất, hoạt động thu gom chưa được quan tâm đúng mức, một mặt do toàn tỉnh chưa có khu xử lý CTR công nghiệp tập trung, mặt khác do việc quản lý CTR sản xuất, đặc biệt là CTR nguy hại gặp nhiều khó khăn do ý thức các doanh nghiệp chưa tốt, việc phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý chưa chặt chẽ.

- CTR có thể tái chế được các cơ sở tư nhân thu mua.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 58

- Các loại CTR công nghiệp thông thường thu gom chung với CTR sinh hoạt hoặc lưu giữ tạm thời trong nhà máy. Một số loại CTR ngành khai khoáng được hoàn thổ tại chỗ.

- Riêng CTR công nghiệp nguy hại hiện chưa có đơn vị có chức năng xử lý trong tỉnh. Loại CTR này được các doanh nghiệp lữu giữ trong nhà máy hoặc vận chuyển ra ngoài tỉnh bởi các chủ thu gom, vận chuyển CTNH.

Đa số các cơ sở công nghiệp ít nhiều đều nhận thức được mức độ nguy hại của chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, tuy nhiên việc quản lý, lưu giữ chưa được thực hiện nghiêm ngặt và đồng bộ bởi các chủ doanh nghiệp còn cho rằng công tác quản lý chất thải nguy hại chưa ở mức ưu tiên hơn so với các hoạt động sản xuất khác. Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom lưu chứa chất thải nguy hại không được quan tâm đến, còn các nhà máy có qui mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu và chưa thực sự được quan tâm đúng mức. 1.2.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau, tùy theo tính chất và thành phần chất thải. Các biện pháp hiện đang được áp dụng bao gồm: Tái chế, tái sử dụng, chôn lấp, chuyển cho các đơn vị khác hoặc lưu chứa tại các cơ sở sản xuất.

- Đối với các chất thải công nghiệp tại khu công nghiệp Tằng Loỏng có thể tái sử dụng hoặc tái chế sẽ được các cơ sở sản xuất thu gom và đưa vào tái sử dụng hoặc bán cho các đơn vị thu mua. Những chất thải công nghiệp không còn khả năng tái chế, tái sử dụng được lưu giữ tại chỗ hoặc được các cơ sở sản xuất hợp đồng với các đơn vị chuyên trách hoặc đơn vị tư nhân để thu gom, vận chuyển và đưa đi đổ thải tại bãi rác của huyện tại Km 6 xã Xuân Quang.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp tại 2 khu Bắc Duyên Hải và Đông Phố Mới đươc các đơn vị tự thu gom sau đó tự vận chuyển hoặc thuê vận chuyển đến khu xử lý chất thải rắn của thành phố tại thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai.

Hình 1.20. Bùn thải từ nhà máy tuyển quặng apatit Tằng Loỏng và Bắc Nhạc Sơn

Trong tỉnh Lào Cai còn thiếu các khu xử lý chất thải CTR công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại. Trong tỉnh hiện nay chỉ có ở thành phố Lào Cai mới có một khu xử lý

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 59

tập trung quy mô lớn đang được đầu tư. Mặc dù các tỉnh trong vùng đang hình thành và triển khai các dự án xử lý CTR đô thị tuy nhiên quản lý chất thải rắn công nghiệp đang là vấn đề bức xúc và chưa được giải quyết. Nhiều nhà máy lưu giữ chất thải nguy hại không đúng quy định, đổ thải lộ thiên ngay trong nhà máy là nguồn gây ô nhiễm rất nguy hiểm.

Hình 1.21. Chất thải nguy hại đổ thải lộ thiên là nguồn ô nhiễm đất và nước Như vậy việc thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại và thông thường

tại các cơ sở công nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập. Việc thu gom, xử lý chưa được thực hiện tốt, nhất là đối với các cơ sở sản xuất thuê các đơn vị thu gom và vận chuyển chất thải rắn tới các vị trí đổ thải chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt trong toàn tỉnh chưa có khu xử lý tập trung chất thải nguy hại. 1.2.3. Hiện trạng quản lý CTR y tế 1.2.3.1. Khối lượng, thành phần CTR

Trên địa bàn hiện có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện đa khoa huyện; mỗi huyện, thành phố đều có trung tâm y tế; 164/164 xã, phường, thị trấn có trạm y tế đang hoạt động (trong đó, có 28 trạm y tế hoạt động lồng ghép cùng phòng khám đa khoa khu vực). Tổng số giường bệnh từ phòng khám đa khoa trở lên là 1.785 giường; bình quân đạt 27,6 giường bệnh/10.000 dân. Mỗi ngày, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,3 tấn chất thải rắn từ các cơ sở y tế thải ra.

Bảng 1.24. Quy mô giường bệnh và khối lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện và các cơ sở y tế tỉnh Lào Cai

STT Tên cơ sở

Hiện trạng

Quy mô giường bệnh

Khối lượng CTR phát sinh (kg/ngày)

Tổng khối

lượng CTRYT Nguy hại Không

nguy hại TP Lào Cai 910 165,72 662,88 828,6

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai 500 90,4 361,6 452 2 Bệnh viện sản nhi tỉnh Lào Cai 100 29,96 119,84 149,8

3 Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cơ sở 1 50 7,92 31,68 39,6

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 60

4 Bệnh viện y học cổ truyền 90 12,96 51,84 64,8 5 Bệnh viện nội tiết tỉnh Lào Cai 50 7,2 28,8 36 6 Trung tâm y tế thành phố Lào Cai. 80 11,52 46,08 57,6

7 Phòng khám đa khoa khu vực (Phố Mới, Lào Cai, Pom Hán, Kim Tân, Hợp Thành, Cốc Lếu.).

40 5,76 23,04 28,8

Huyện SaPa 130,00 8,24 32,96 41,20 8 Bệnh viện đa khoa huyện SaPa 100 7,04 28,16 35,2 9 Phòng khám đa khoa khu vực thị trấn 30 1,2 4,8 6 Huyện Bát Xát 92,00 29,14 116,56 145,70

10 Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát 80 28,54 114,16 142,7 11 Trạm y tế thị trấn 12 0,6 2,4 3,00

Huyện Mường Khương 92,00 1,98 7,92 9,90

12 Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương 80 1,28 5,12 6,4

13 Trạm y tế thị trấn 12 0,70 2,80 3,5 Huyện Bảo Yên 122,00 3,66 14,64 18,30

14 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên 85 2,40 9,60 12 15 Trạm y tế thị trấn 12 0,86 3,44 4,3 16 Phòng khám đa khoa khu vực Bảo Hà 25 0,40 1,60 2

Huyện Bảo Thắng 172,00 7,00 28,00 35,00 17 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng 130 3,60 14,40 18

18 Phòng khám đa khoa khu vực Tằng Loong 30 2,00 8,00 10

19 Phòng khám đa khoa khu vực Phong Hải 12 1,40 5,60 7 Huyện Văn Bàn 95,00 27,14 108,56 135,70

20 Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn 80 23,00 92,00 115 21 Phòng Khám khu vực Võ Lao 10 3,12 12,48 15,6 22 Trạm y tế thị trấn 5 1,02 4,08 5,1

Huyện Bắc Hà 93,00 4,70 18,80 23,50 23 Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà 90 4,60 18,40 23 24 Trạm y tế thị trấn 3 0,10 0,40 0,5

Huyện Simacai 75,00 11,58 46,32 57,90 25 Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai 70 11,38 45,52 56,9 26 Trạm y tế thị trấn 5 0,20 0,80 1

Tổng 259,16 1036,64 1295,8

Nguồn: 1. Sở y tế Lào Cai 2. Số liệu ước tính của Trung tâm NC & QH môi trường đô thị - nông thôn

Về cơ bản thành phần chất thải rắn trong các bệnh viện của tỉnh Lào Cai có thể lấy theo kết quả điều tra của dự án hợp tác giữa bộ y tế và WHO về thành phần phân chất thải rắn ở các bệnh viện Việt Nam. Thống kê như sau:

+ Giấy các loại: 3%. + Kim loại, vỏ hộp: 0,7%.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 61

+ Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ, bơm kim tiêm nhựa: 3,2%. + Bông băng, bột bó gãy xương: 8,8%. + Chai, túi nhựa các loại: 10,1%. + Bệnh phẩm: 0,6%. + Rác hữu cơ: 52,57%. + Đất đá và các loại vật rắn khác: 21,03%.

1.2.3.2. Phân loại, thu gom và vận chuyển CTR y tế a. Hiện trạng phân loại chất thải rắn tại nguồn

- Từ tháng 12 năm 2011, chất thải rắn nguy hại đã được phân loại tại các bệnh viện, các trạm y tế. CTR y tế được phân làm hai loại:

+ Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thăm nuôi. + Chất thải rắn y tế (nguy hại bao gồm bông băng, ống truyền dịch, ống trích, bình

lọc màu, kim tiêm...đã qua sử dụng, các chất thải mang hóa chất độc hại, chất phóng xạ và bệnh phẩm (các phần bị loại bỏ từ cơ thể khi phẫu thuật, các xét nghiệm máu...).

- Thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn: + Đã được thực hiện hầu hết ở các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh viện và trung tâm

y tế tại thành phố Lào Cai và một số bệnh viện đa khoa huyện. + Các bệnh viện tuyến huyện miền núi, các cơ sở y tế tư nhân trong tỉnh chưa triển

khai việc phân loại rác ngay tại nguồn. b. Thu gom, vận chuyển.

- Thu gom, vận chuyển CTR được thực hiện như sau: + Chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế đã được phân loại chất thải rắn tại nguồn được

thu gom, vận chuyển theo đúng quy chế CTR y tế. + CTR sinh hoạt bệnh viện được thu gom cùng với CTR sinh hoạt đô thị. - Theo báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn y tế 6 tháng

đầu năm 2013 tại thành phố Lào cai cho thấy tỷ lệ thu gom chiếm 76% số cơ sở y tế trong tỉnh trong đó 71,4% số cơ sở điều trị và 100 số cơ sở y tế dự phòng. Tổng số thu gom tính theo số giường bệnh trong toàn tỉnh đạt 89,4%. Do đó làm giảm đáng kể lượng chất thải nguy hại.

- Tại nhiều cơ sở y tế tuyến huyện chưa có dụng cụ chứa chất thải nguy hại theo cách thức an toàn trước khi thu gom và chuyển đến khu xử lý. Một số cơ sở y tế khi thu gom chất thải y tế không sử dụng thường xuyên túi nhựa để đựng chất thải theo quy định, gây lên tình trạng rơi vãi chất thải trên đường vận chuyển đưa chất thải vào lò đốt. Bên cạnh đó, do địa bàn hoạt động rộng thiếu phương tiện vận chuyển nên chưa đảm bảo đúng quy định về thời gian lưu trữ chất thải (48h) theo quy chế quản lý chất thải do bộ y tế ban hành.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 62

- Đối với các chất thải y tế chưa được phân loại tại nguồn, việc xử lý chất thải y tế được thực hiện theo các phương pháp an toàn. CTR y tế được thu gom cùng với CTR sinh hoạt và chuyển tới bãi chôn lấp hoặc được chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện gây ra nguy cơ về ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước ngầm và nước mặt, đây còn là những nguồn gây bệnh tiềm ẩn đối với con người.

- Hoạt động vận chuyển CTR y tế được thực hiện dưới sự giám sát điều hành của ban chỉ đạo xử lý CTR y tế dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp tham gia của các nghành liên quan đã đảm bảo duy trì được các hoạt động phân loại vận chuyển, xử lý đốt tại địa phương.

- Nhìn chung công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế ngày càng đi vào ổn định và từng bước mở rộng hệ thống xử lý CTR tại các huyện. So với các địa phương khác việc phân loại, thu gom và xử lý CTR y tế tại Lào Cai được thực hiện tương đối tốt. 1.2.3.3. Hiện trạng xử lý CTR y tế

Ở các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hiện nay 8/8 bệnh viện được xây dựng lò xử lý chất thải rắn. Bệnh viện Đa khoa huyện Si Ma Cai và Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương được đầu tư lò đốt thủ công từ trước năm 2005 và chưa đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường, các bệnh viện còn lại đều có lò đốt công nghiệp theo công nghệ của Nhật Bản, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa được đầu tư xây mới, trong đó có hệ thống xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn đảm bảo theo quy định. Ngoài ra, các bệnh viện đa khoa: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên đều có hệ thống xử lý chất thải lỏng đáp ứng yêu cầu. Các phòng khám đa khoa khu vực: Phong Hải, Xuân Quang (Bảo Thắng), Bản Xèo (Bát Xát), Tân An (Văn Bàn) đã có hệ thống xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Một số đơn vị chưa có lò đốt đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đã hợp đồng với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường - Đô thị tiến hành thu gom, xử lý rác thải, không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

Hiện nay CTR y tế tại Lào Cai được xử lý bằng 2 phương thức: Thiêu đốt và chôn lấp.

* Phương pháp thiêu đốt: Bằng lò đốt thải y tế, lượng tro còn lại sau quá trình thiêu đốt được chôn lấp.

Trong toàn tỉnh hiện có 8 lò đốt như sau: + Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai được đầu tư xây dựng lò đốt rác không khói rất hiện

đại, áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn KUBUTA của Nhật Bản, đốt rác ở nhiệt độ 1.2000C, trong quá trình đốt không sinh khói và không gây ô nhiễm môi trường. Trung bình mỗi tiếng lò có thể đốt khoảng 50 kg chất thải rắn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 63

+ Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Nội tiết tiếp nhận phần lớn cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa số 1 tỉnh trước đây, được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION + SHREDTION) và có hệ thống bể xử lý chất thải lỏng đảm bảo tiêu chuẩn, nên việc xử lý chất thải y tế rất thuận lợi. + 6 lò đốt theo công nghệ Nhật Bản tại phòng khám đa khoa các huyện.

Hình 1.22. Lò đốt tại BV đa khoa tỉnh

Bảng 1.25. Hệ thống lò đốt rác y tế tại các bệnh viện của tỉnh Lào Cai STT Tên cơ sở Công suất

thiết kế Công nghệ xử lý

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai 50 kg/h Lò đốt rác không khói rất hiện đại, áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn KUBUTA của Nhật Bản, đốt rác ở nhiệt độ 1.2000C, trong quá trình đốt không sinh khói và không gây ô nhiễm môi trường

2 Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Nội tiết

Hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION + SHREDTION) và có hệ thống bể xử lý chất thải lỏng đảm bảo tiêu chuẩn

3 Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

15-20kg/h Lò đốt 2 buồng công nghệ Nhật Bản

4 Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

15- 20kg/h Lò đốt 1 buồng công nghệ Nhật Bản

5 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

15- 20kg/h Lò đốt 1 buồng công nghệ Nhật Bản

6 Bệnh viện đa khoa huyện Văn Bàn

15- 20kg/h Lò đốt 1 buồng công nghệ Nhật Bản

7 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

15- 20kg/h Lò đốt 1 buồng công nghệ Nhật Bản

8 Bệnh viện đa khoa huyện Sa Pa 15- 20kg/h Lò đốt 2 buồng công nghệ Nhật Bản

* Phương pháp chôn lấp: Phương pháp này được áp dụng xử lý lượng tro còn lại sau khi đốt CTR y tế tại lò đốt và xử lý CTR y tế tại các bệnh viện chưa sử dụng lò đốt y tế.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 64

CTR y tế sau khi xử lý bằng phương pháp đốt còn lại lượng tro, chiếm khoảng 10% thể tích chất thải ban đầu. Lượng tro này được vận chuyển tới bãi chất thải rắn chung của thành phố.

Đối với các huyện chưa sử dụng dịch vụ tại lò đốt. CTR y tế phát sinh được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại các bãi rác địa phương hoặc tại các khu đất trống trong bệnh viện. Việc xử lý chất thải không đúng cách là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và là nguồn gây bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. 1.2.4. Hiện trạng quản lý CTR xây dựng, bùn cặn 1.2.4.1. Hiện trạng quản lý CTR xây dựng

Tỉnh Lào Cai đang trong giai đoạn có tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt TP. Lào Cai và huyện Sa Pa trong kế hoạch nâng loại đô thị. Đặc biệt về du lịch, tỉnh Lào Cai có thị trấn Sa Pa, Bắc Hà là điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong những năm vừa qua các khu công nghiệp Đông Phố Mới, Tằng Loỏng và khu thương mại công nghiệp Kim Thành thuộc khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ và Lãnh đạo tỉnh quan tâm đã không ngừng phát triển, do đó nhiều công trình, dự án lớn mọc lên, làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại. Nhưng cùng với đó là thực trạng một lượng đất và phế thải xây dựng không nhỏ đang bị đổ một cách bừa bãi, gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường:

- Chất thải rắn xây dựng bao gồm đất đá, gạch, bê tông vỡ… phát sinh từ các hoạt động xây dựng như:

- Dỡ bỏ, sửa chữa, cải tạo các công trình xây dựng cũ như nhà ở, cơ quan văn phòng…

- Đất đá, cây xanh… phát sinh từ hoạt động đào móng, san lấp, chuẩn bị mặt bằng xây dựng các công trình

- Nguyên vật liệu rơi vãi, hư hỏng... trong quá trình thi công, xây dựng, vận chuyển, mua bán

Nhìn chung, CTR xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa có cơ quan chức năng nào quản lý, chưa được phân loại hay được thu gom chung với chất thải sinh hoạt và đưa đến các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt. Mặt khác, do đặc thù về tính chất và đô thị hóa, cho nên CTR xây dựng hầu hết được tận dụng để san lấp mặt bằng, đổ nền xây dựng. Hơn nữa hoạt động này cũng chỉ là tự phát do các chủ xây dựng tự thực hiện vận chuyển bằng các xe tải nhỏ hoặc lớn từ địa điểm xây dựng công trình. Tỉ lệ rác thải xây dựng chiếm khoảng từ 10 – 20 % khối lượng CTR sinh hoạt và chủ yếu phát sinh tại khu vực đô thị (tùy địa bàn, nguồn thống kê VCC, 2009; DANIDA).

Bảng 1.26. Khối lượng chất thải rắn xây dựng tỉnh Lào Cai TT Tên đô thị Khối lượng CTR xây dựng trung bình (tấn/ngày) 1 TP Lào Cai 20,8 2 Bảo Thắng 1,4 3 Bảo Yên 1,2 4 Simacai 0,2

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 65

5 Mường Khương 1,1 6 Sa Pa 3,6 7 Văn Bàn 1,5 8 Bát Xát 0,9 9 Bắc Hà 1,7

Tổng cộng 32,4

Nguồn: Tính toán của Viện Quy hoạch môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn,2013 1.2.4.2. Hiện trạng quản lý bùn cặn

- Bùn cặn chủ yếu phát sinh từ từ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt - mạng lưới thoát nước và trạm (chung cư hoặc cụm dân cư)/nhà máy xử lý (tập trung) nước thải sinh hoạt;

- Bùn thải từ hệ thống thoát nước thải công nghiệp - mạng lưới thoát nước và trạm (nhà máy)/nhà máy xử lý (khu công nghiệp) nước thải công nghiệp;

- Bùn thải từ nhà máy xử lý nước cấp; - Bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kì; - Bùn thải từ các công trường xây dựng; - Bùn thải từ bể tự hoại (hầm cầu); - Bùn thải từ các nguồn khác.

Bảng 1.27. Khối lượng Bùn cặn phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai

TT Huyện, thành phố Dân số thành thị (1000 người) Bùn cặn (tấn/ngày)

1 TP Lào Cai 82,33 20,4 2 Bảo Thắng 23,47 5,8 3 Bảo Yên 8,47 2,1 4 Simacai 5 Mường Khương 7,66 1,7 6 Sa Pa 9,78 2,4 7 Văn Bàn 5,86 1,5 8 Bát Xát 4,17 0,9 9 Bắc Hà 4,66 1,1 Tổng cộng 146,40 35,9

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lào Cai và Tính toán của Viện Quy hoạch môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn,2013

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 66

1.2.5. Các quy hoạch, dự án xử lý chất thải rắn đã và đang thực hiện tại tỉnh 1.2.5.1. Các quy hoạch đã được phê duyệt

* Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai: đã được tỉnh phê duyệt, trong đó nội dung xử lý chất thải rắn quy định như sau: a) Khu liên hợp xử lý CTR Đồng Tuyển

- Địa điểm: xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai - Quy mô diện tích: 40ha - Công nghệ xử lý: Chế biến phân vi sinh, tái chế CTR vô cơ, xử lý CTR Công

Nghiệp, lò đốt CTR y tế, chôn lấp CTR hợp vệ sinh. - Thời gian sử dụng dự kiến: 20 năm - Phạm vi phục vụ: Xử lý CTR sinh hoạt cho thị trấn Bản Vược, Bát Xát, thị xã Sa

Pa và khu vực phía Bắc thành phố Lào Cai. Xử lý CTR Công nghiệp cho thành phố Lào Cai. Xử lý CTR y tế cho toàn tỉnh Lào Cai. b) Khu xử lý CTR Thống Nhất

- Địa điểm: Xã Cam Đường, TP Lào Cai - Quy mô diện tích: 20ha - Công nghệ xử lý: chôn lấp CTR hợp vệ sinh. - Thời gian sử dụng dự kiến: 20 năm - Phạm vi phục vụ: Xử lý CTR sinh hoạt cho khu vực phía Nam thành phố Lào Cai

và thị xã Bảo Thắng. c) Khu liên hợp xử lý CTR Tằng Loỏng

- Địa điểm: xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng - Quy mô diện tích: 30ha - Công nghệ xử lý: Chế biến phân vi sinh, tái chế CTR vô cơ, xử lý CTR Công

Nghiệp, chôn lấp CTR hợp vệ sinh. - Thời gian sử dụng dự kiến: 20 năm - Phạm vi phục vụ: Xử lý CTR sinh hoạt cho thị xã Bảo Thắng, thị trấn Phong Hài,

Bắc Ngầm, Bảo Nhai. Xử lý CTR Công nghiệp cho thị xã Bảo Thắng và đô thị Tân Thượng – Tân An – Bảo Hà. d) Khu xử lý CTR Lùng Phìn

- Địa điểm: Xã Lùng Phìn, huyện Bắc Hà - Quy mô diện tích: 20ha - Công nghệ xử lý: chôn lấp CTR hợp vệ sinh.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 67

- Thời gian sử dụng dự kiến: 20 năm - Phạm vi phục vụ: Xử lý CTR sinh hoạt cho thị xã Bắc Hà và thị trấn Simacai. Các thị trấn Khánh Yên, Phố Ràng, Bản Lầu, Pha Long, Y Tý sử dụng bãi chôn lấp

CTR hợp vệ sinh riêng cho từng đô thị quy mô từ 5 – 10 ha. Các thị tứ bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh quy mô khoảng 1 ha. Có thể kết

hợp sử dụng khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh của các đô thị lớn. Tại các điểm dân cư nông thôn cần bố trí điểm tập trung chất thải rắn hoặc sử dụng

các biện pháp chôn, ủ chất thải rắn để phân huỷ yếm khí chất thải rắn phân bón cho nông nghiệp. Các điểm chôn, ủ chất thải rắn phải được xây dựng và bố trí xa dân cư phù hợp các quy định về vệ sinh môi trường. 1.2.5.2. Các dự án đã và đang thực hiện tại tỉnh

a) Dự án nhà máy xử lý rác thải tại Lào Cai công suất: 100 tấn rác/ ngày xây dựng tại thôn Tòng Mòn xã Đồng Tuyển thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Lào Cai làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 82.528 triệu đồng, sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, xây dựng trên diện tích 4 ha. Dự án hiện này đang chuẩn bị được triển khai khởi công xây dựng.

b) Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và lỏng khu công nghiệp Tằng Loỏng đang được triển khai lập dự án, dự kiến xây dựng trong phạm vi KCN Tằng Loỏng tại xã Phú Nhuận (đã được phê duyệt đề cương chi tiết tại Quyết định 3682/QĐ-UBND ngày 17/12/2013) với kinh phí hợp phần xử lý CTR là 170 tỷ đồng (tương đương 5,882 triệu EUR) do Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

c) Lò đốt rác thải y tế không khói hiện đại tại bệnh viện 500 giường rất hiện đại, áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn KUBUTA của Nhật Bản, đốt rác ở nhiệt độ 1.2000C, trong quá trình đốt không sinh khói và không gây ô nhiễm môi trường. Trung bình mỗi tiếng lò có thể đốt khoảng 50 kg chất thải rắn.

d) Bệnh viện Sản - Nhi và Bệnh viện Nội tiết tiếp nhận phần lớn cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa khoa số 1 tỉnh trước đây, được Ủy ban nhân dân tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION+ SHREDTION). 1.2.6. Đánh giá chung

Hiện nay tổng lượng chất thải rắn toàn tỉnh ước tính khoảng 7.300 tấn/ngày các loại, bao gồm CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn, công nghiệp, y tế, xây dựng, bùn cặn. Trong đó CTR sinh hoạt chiếm khoảng 400 tấn/ngày. Riêng CTR công nghiệp phát sinh rất lớn khoảng trên 6.800 tấn/ngày với các loại chất thải đặc thù của các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, hóa chất, luyện kim, tập trung chủ yếu tại KCN Tằng Loỏng và TP. Lào Cai.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 68

Các loại chất thải rắn sinh hoạt đô thị và một phần nhỏ CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh được thu gom vận chuyển về các bãi chôn lấp của từng địa phương, hầu hết là các bãi chôn lấp tạm, không hợp vệ sinh. Hiện có 10 bãi chôn lấp trên toàn tỉnh (BCL Toòng Mòn, TP. Lào Cai; BCL Xuân Quang, H. Bảo Thắng; BCL Yên Sơn; H. Bảo Yên; BCL Bảo Vinh; H. Bảo Yên; BCL Nàn Sán, H. Simacai; BCL Tả Chư Phùng, TT. Mường Khương, H. Mường Khương; BCL Bản Khoang, H. Sa Pa; BCL Khánh Yên Thượng, H. Văn Bàn; BCL Lùng Phình, H. Bắc Hà; BCL Nậm Giàng, TT. Bảo Nhai, H. Bắc Hà). Nhìn chung các bãi chôn lấp không được xây dựng hợp vệ sinh, quá trình hoạt động không được quản lý tốt, không có hệ thông thoát nước mặt. Hệ thống thu nước rác cũng kém và không có. Đặc biêt hệ thống xử lý nước rỉ rác rất kém và không có. Về mặt thu gom, tỷ lệ thu gom tại các đô thị khá cao từ 65-90%, tại các huyện tỷ lệ thu gom thấp dưới 5%, nhiều vùng nông thôn chưa có hệ thống thu gom. Hiện đã có 1 dự án xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân hữu cơ tại Đồng Tuyển, TP. Lào Cai (100 tấn/ngày).

Chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh hiện phát sinh rất lớn và có tính đặc thù cao. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại một số nhà máy trong KCN đã được thu gom và nhưng thiếu biện pháp xử lý. Tuy nhiên trong tỉnh hiện chưa có cơ sở xử lý CTR nguy hại. Đối với CTR công nghiệp thông thường khối lượng phát sinh rất lớn, chủ yếu là bùn quặng, xỉ thải. Loại CTR này thường được các doanh nghiệp thu hồi, tái chế một phần, phần còn lại lưu giữ tại nhà máy hoặc đổ thải ở trong các mỏ, khu vực khai thác, tuyển quặng. Các bãi thải tại các nhà máy cũng không hợp vệ sinh và đặc biệt chưa xử lý nước rỉ rác cho các bãi thải công nghệp, trong khi nước rỉ rác của các bãi thải chảy vào các hồ rồi chảy vào các suối làm ô nhiễm nguồn nước từ các suối rồi vào sông. Ngoài ra việc áp dụng các biện pháp tái chế tập trung CTR công nghiệp thông thường chưa được thực hiện. Đối với CTR xây dựng và bùn cặn từ hệ thống thoát nước, bể phốt tuy đã bước đầu được thu gom và chôn lấp một phần, tuy nhiên hiện chưa có khu xử lý chính thức đối với loại CTR này.

Chất thải rắn y tế đã được quản lý chặt chẽ từ khâu phân loại, thu gom đến xử lý. Công nghệ xử lý chủ yếu bằng biện pháp đốt đối với CTR y tế nguy hại. Tỉnh đã đầu tư 6 lò đốt chất thải y tế trang bị cho các bệnh viện, trung tâm y tế.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 69

CHƯƠNG II. DỰ BÁO PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 2.1. Cơ sở, phương pháp dự báo 2.1.1. Cơ sở pháp lý của dự báo

- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1107/QĐ- TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 73/2006/QĐ- TTg ngày 04/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 - Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2030. - Đề án phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai. - Định hướng phát triển hệ thống y tế tỉnh Lào Cai. - QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng. - QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ

thuật đô thị”.

2.1.2. Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn 2.1.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt a. Chất thải rắn sinh hoạt đô thị

- Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị và tỷ lệ thu gom CTR tính toán theo QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng (bảng 2.1).

- Tỷ lệ chất thải rắn hữu cơ chiếm trung bình khoảng 60-70%. Tỷ lệ các thành phần có thể tái chế (nilon, giấy, thủy tinh, kim loại) chiếm từ 10-15%.

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Loại đô thị Chỉ tiêu thải chất thải rắn (kg/người.ngày)

I ≥ 1,3

II ≥ 1

III-IV ≥ 0,9

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 70

V ≥ 0,8

b. Chất thải rắn tại các điểm dân cư nông thôn Hệ số phát thải lấy theo điều tra của Ngân hàng thế giới điều tra năm 1999 là ≥

0,37kg/người.ngày và có tính đến tỷ lệ gia tăng chất thải theo đầu người là 1%/năm. 2.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

a. Chất thải rắn chung trong các KCN, CCN - Khối lượng và tỷ lệ thành phần CTR tại các KCN, CCN phát sinh được tính toán

theo tiêu chuẩn tại bảng 2.2. Tỷ lệ phát sinh năm 2020 là 0,2 tấn/ha, năm 2030 là 0,3 tấn/ha. - Thành phần chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20% tổng lượng CTR công

nghiệp phát sinh (Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011-Chất thải rắn). Bảng 2.2. Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Loại chất thải rắn Đơn vị Tiêu chuẩn

Tỷ lệ chất thải rắn phát sinh Tấn/ha/ngày 0,1-0,3

Chất thải nguy hại % tổng lượng CTR phát sinh 20

Chất thải có thể tái chế % tổng lượng CTR không nguy hại phát sinh 65

b. Chất thải rắn trong các ngành sản xuất đặc thù Đối với các ngành sản xuất đặc thù của tỉnh như khai thác, chế biến và sản xuất các

sản phẩm từ khoáng sản apatit, sắt, kim loại màu… là các ngành có khối lượng phát sinh lớn, có tính chất phát thải đặc thù. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp được tính toán bằng phương pháp hệ số phát thải được tính theo công thức:

WCN = ci.pi Trong đó:

- WCN: là khối lượng chất thải rắn phát sinh (tấn/ngày) - pi: công suất nhà máy (tấn/năm) - ci: là hệ số phát thải (tấn/tấn công suất). - i: là ngành công nghiệp

2.1.2.3. Chất thải rắn bệnh viện - Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện như sau (bảng 2.3). - Mức tăng tỷ lệ phát sinh chất thải rắn bệnh viện là 2%/năm. - Tỷ lệ thành phần CTR có thể tái chế chiếm khoảng 15%.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 71

Bảng 2.3. Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện

Tuyến bệnh viện Khối lượng CTR bệnh viện (kg/giường/ngày)

Khối lượng CTR y tế nguy hại (% tổng lượng CTR bệnh viện)

Bệnh viện cấp vùng 2,2 20

Bệnh viện cấp tỉnh 1,5 20

Bệnh viện cấp huyện, bệnh viện tư nhân

1 15

Trạm y tế xã, phòng khám tư nhân

0,7 15

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO, 2004. 2.1.2.4. Chất thải rắn xây dựng

- Tỷ lệ phát sinh chất thải xây dựng chiếm 20% lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị (Theo số liệu điều tra Bộ Xây dựng năm 2004).

- Tỷ lệ phát sinh bùn cặn từ các công trình vệ sinh được tính theo QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” là khoảng 0,25 kg/người.ngày.

2.1.3. Chỉ tiêu thu gom chất thải rắn

Chỉ tiêu thu gom các loại CTR thực hiện theo quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Mục tiêu thu gom CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Loại CTR Tỷ lệ thu gom

Đến năm 2020 Đến năm 2025 Tầm nìn đến năm 2030

CTR sinh hoạt đô thị 90% 95% 100%

CTR sinh hoạt nông thôn

50% 70% 90%

CTR công nghiệp thông thường

80% 90% 100%

CTR công nghiệp nguy hại

90% 100% 100%

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 72

CTR y tế thông thường 100% 100% 100%

CTR y tế nguy hại 100% 100% 100%

CTR xây dựng 70% 80% 90%

Bùn cặn từ hệ thống thoát nước đô thị

50% 70% 80%

2.1.4. Chỉ tiêu, phương pháp tính toán nhu cầu đất đai khu xử lý, bãi chôn lấp Diện tích một cơ sở xử lý CTR được tính theo công thức sau:

F = FPL + FTC + FPVS + FĐ + FCL + FĐH Trong đó: F: Diện tích khu xử lý CTR (ha)

FPL: Diện tích khu tiếp nhận, phân loại (ha) FTC: Diện tích khu tái chế (ha) FPVS: Diện tích khu xử lý sinh học (ha) FĐ: Diện tích nhà máy đốt (ha) FCL: Diện tích khu chôn lấp (ha) FĐH: Diện tích khu vực điều hành và đất khác (ha)

Diện tích khu tiếp nhận, phân loại được tính theo công thức: FPL = (W x t)/(ρ x h x 10.000) x k

Trong đó: W: Khối lượng CTR đưa đến khu xử lý (tấn/ngày) t: Thời gian lưu tối đa (ngày), chọn t = 7 ngày. ρ: Tỷ trọng CTR, chọn ρ = 0,5 tấn/m3

h: Chiều cao khu chứa, chọn h = 2 m k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng

diện tích khu tiếp nhận) Diện tích khu tái chế được tính theo công thức:

FTC = (WTC x t)/(ρ x h x 10.000) x k Trong đó: WTC: Khối lượng thành phần tái chế được (tấn/ngày), bao gồm giấy, kim loại,

thủy tinh, nhựa. t: Thời gian lưu tối đa (ngày), chọn t = 30 ngày. ρ: Tỷ trọng trung bình các thành phần tái chế, chọn ρ = 0,3 tấn/m3

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 73

h: Chiều cao khu chứa, chọn h = 2 m k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng

diện tích khu tái chế)

Diện tích khu chế biến phân vi sinh được tính theo công thức: FPVS = (SH + SC + SL) x k

Trong đó: SH: Diện tích khu ủ hiếu khí: SH = (WHC x th)/(ρ x hh x 10.000)

SC: Diện tích khu ủ chín: SC = (WHC x tc)/(ρ x hc x 10.000)

SL: Diện tích kho chứa sản phẩm; SC = (WSP x tk)/(ρ x hk x 10.000)

k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng diện tích khu chế biến phân vi sinh)

ρ: Tỷ trọng thành phần hữu cơ hữu cơ, chọn ρ = 0,75 tấn/m3 WHC: Khối lượng CTR hữu cơ từ khu phân loại (tấn/ngày) WSP: Khối lượng sản phẩm (tấn/ngày), WSP = 55% WHC th: Thời gian ủ hiếu khí (ngày), chọn t = 21 ngày.

tc: Thời gian ủ chín (ngày), chọn t = 28 ngày. tl: Thời gian lưu kho (ngày), chọn t = 60 ngày.

hh, hc: Chiều cao đống ủ hiếu khí và ủ chín, chọn hh = hc = 2,5 m hk: Chiều cao khu chứa sản phẩm, chọn hk = 2 m

Diện tích nhà máy đốt được tính theo công thức kinh nghiệm: FĐ = WĐ x f x k + FTro

Trong đó: WĐ: Khối lượng CTR công nghiệp đem đốt (nguy hại và không thể tái chế) f: Hệ số diện tích đốt đối với 1 tấn CTR (ha/tấn), f = 1/300 (Nhà máy đốt

công suất 900-3.000 tấn/ngày có diện tích từ 3-10 ha) k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng

diện tích nhà máy đốt) FTro: Diện tích khu chôn lấp tro được tính theo công thức:

FTro = r x Wtro/(ρtro x h x 10.000) x k Trong đó:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 74

Wtro: Khối lượng tro từ nhà máy đốt, được tích lũy trong khoảng thời gian lập quy hoạch (tấn/ngày), lấy bằng 20% lượng CTR công nghiệp đem đốt.

r: Hệ số tỷ lệ của đất phủ trung gian, r = 1,2 (chiếm 20% khối lượng CTR đem chôn lấp).

ρ tro: Tỷ trọng tro, ρ tro = 1,5 tấn/m3

h: Chiều cao chôn lấp, chọn h = 8 m k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng diện

tích khu tái chế) Diện tích bãi chôn lấp được tính theo công thức:

FCL = (WCL x r)/(ρ x h x 10.000) x k Trong đó: WCL: Khối lượng CTR đem chôn lấp, được tích lũy trong khoảng thời gian lập quy

hoạch (tấn/ngày), bao gồm các thành phần không tái chế được như vải, da, cao su, chất trơ và các thành phần khác.

r: Hệ số tỷ lệ của đất phủ trung gian, r = 1,2 (chiếm 20% khối lượng CTR đem chôn lấp).

ρ: Tỷ trọng CTR đem chôn đã được đầm nén, chọn ρ = 0,75 tấn/m3 h: Chiều cao chôn lấp, chọn h = 8 m k: Hệ số diện tích cho các công trình phụ trợ, chọn k = 1,25 (chiếm 20% tổng diện

tích khu chôn lấp) Diện tích khu vực điều hành và đất khác: Chiếm 20% tổng diện tích khu xử lý,

được tính theo công thức: FĐH = 0,25 x (FPL + FTC + FPVS + FĐ + FCL)

2.2. Các quy hoạch phát triển liên quan 2.2.1. Quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn

* Đô thị trung tâm vùng tỉnh: + Thành phố Lào Cai: (Đô thị loại II) Có tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế và

văn hóa xã hội của tỉnh, là cửa ngõ của Việt Nam với vùng Tây Nam – Trung Quốc. Dự báo dân số năm 2020: Dân số đô thị năm 2020: 15,4 vạn người.

* Đô thị trung tâm cấp tỉnh: + Thị xã Bảo Thắng mới (Phố Lu - Tằng Loỏng): Nằm trên trục hành lang kinh tế

lớn của tỉnh và quốc gia, là đô thị có trung tâm công nghiệp lớn, có vai trò hỗ trợ liên kết hỗ trợ phát triển cho TP. Lào Cai và đô thị Bảo Hà mới. Dân số đô thị năm 2020: 4,69 vạn người, năm 2030: 9,27 vạn người.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 75

+ Thị xã Bắc Hà: phục vụ các huyện Bắc Hà, Simacai. Thị trấn Bắc Hà nằm tại trung điểm vùng cao phía Đông-Bắc của Tỉnh Lao Cai, là vùng có cảnh quan đẹp. Dân số đô thị năm 2020: 1,32 vạn người, năm 2030: 2,12 vạn người.

+ Thị xã Sa Pa: Là đô thị du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế có vai trò hỗ trợ phát triển vùng phía Tây của Lào Cai. Với một trung tâm TDTT tầm cỡ quốc gia được đặt tại đây là một trung tâm đào tạo vận động viên quốc gia. Hiện tại, Sa Pa gồm 1 thị trấn và 9 xã. Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu đầu tư và tập trung ưu tiên phát triển, đồng thời đảm bảo có cơ sở theo tiêu chí để nâng cấp đô thị theo Nghị định 42 của Chính phủ, huyện Sa Pa sẽ được tách thành 2 phần. Phần thứ nhất là phía Bắc dự kiến sẽ xây dựng thành thị xã Sa Pa, gồm 2 phần nội thị và ngoại thị. Phần thứ 2 nằm ở phía Nam của Sa Pa gồm: Lao Chải, Hầu Thao và Tả Van.

* Đô thị trung tâm cấp huyện: + Thị trấn Khánh Yên: Tính chất đô thị trung tâm tổng hợp có vai trò thúc đẩy phát

triển kinh tế xã hội của Huyện phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Dự báo dân số năm 2020 là: 8.234 người.

+ Thị Trấn Bát Xát: Tính chất đô thị trung tâm tổng hợp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện phát triển Công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp cửa khẩu Dự báo dân số năm 2020 là: 12.000 người.

+ Thị Trấn Phố Ràng: Tính chất đô thị trung tâm văn hóa tổng hợp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện phát triển TT công nghiệp, nông lâm, ngư nghiệp, du lịch Dự báo dân số năm 2020 là: 9.370 người.

+ Thị Trấn Simacai: Tính chất đô thị trung tâm văn hóa tổng hợp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, Dự báo dân số năm 2020 là: 4.307 người.

+ Thị trấn Mường Khương: Tính chất đô thị trung tâm văn hóa tổng hợp có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện phát triển nông lâm, ngư nghiệp, kinh tế cửa khẩu Dự báo dân số năm 2020 là: 5.372 người.

* Tổ chức các khu dân cư nông thôn: Khu dân cư nông thôn được đưa vào 3 loại chính: Thị tứ, trung tâm cụm xã, Giữ

nguyên mô hình các trung tâm xã như hiện nay gồm 42 trung tâm cụm xã. 2.2.2. Quy hoạch các khu công nghiệp

+ Thành phố Lào Cai:

Khu Công nghiệp Đông Phố Mới; Khu Công nghiệp Bắc Huyên Hải: - Diện tích quy hoạch: 400ha. - Định hướng ngành nghề: Công nghiệp tiêu dùng, VLXD, chế biến, lắp ráp, điện tử.

Khu Công nghiệp Tây thành phố Lào Cai với diện tích khoảng 500 ha + Huyện Bảo Thắng: KCN Tằng Loỏng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 76

- Diện tích quy hoạch 1.000 - 1.200ha. - Định hướng ngành nghề: Tuyển quặng Apatit 3 triệu tấn năm, luyện cán thép 1-3

triệu tấn năm, sản xuất phân bón, phân lân, phốt pho, phụ gia thức ăn gia súc... + Huyện Bát Xát: KCN Bản Vược sinh quyền - Diện tích quy hoạch 500ha. - Định hướng nghành nghề: Khai thác quặng công suất 0,5 triệu tấn năm quặng

đồng, 50.000 tấn năm quặng tinh luyện. + Huyện Văn Bàn:

KCN Sơn Thủy – Tân An. - Diện tích quy hoạch: 800ha. - Định hướng ngành nghề: Luyện thép quy mô khoảng 3 triệu tấn năm.

Khu CN Khe Lếnh – Văn Bàn: diện tích quy hoạch: 500ha. Ngoài ra bố trí các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở tiểu thủ công nghiệp địa

phương tại các thị trấn, thị tứ. + Hủm Pa Lai 6,9 ha tại Mường Khương. + Nàn Sán 7,6 ha tại Simacai. + Tại Sa Pa 10 ha. + Xuân Quang 12 ha tại Bảo Thắng. + Phố Ràng 14,7 ha tại Bảo Yên.

2.2.3. Quy hoạch mạng lưới y tế Hiện nay trong tỉnh chưa có trung tâm y tế mang tính chất vùng. Trong tương lai cần

xây dựng các trung tâm y tế của cả vùng, bệnh viện cấp quốc gia, đặt tại thành phố Lào Cai và các trung tâm y tế cấp nhỏ hơn tại các đô thị, điểm dân cư để đảm bảo phục vụ lao động tại chỗ.

2.3. Kết quả dự báo 2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Căn cứ vào định hướng phát triển đô thị, dân số và tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo từng giai đoạn. Ước tính khối lượng CTRSH đô thị phát sinh và khối lượng CTR thu gom đến năm 2020 và năm 2030 như sau: 2.3.1.1. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị

Khối lượng: Dự báo đến năm 2030, tổng lượng CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát sinh

khoảng: 536,39 tấn/ngày, trong đó TP. Lào Cai phát sinh 185,9 tấn/ngày (chiếm 34,65% tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị); CTR đô thị phát sinh tại huyện Bảo Thắng là

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 77

118,17 tấn/ngày, trong đó TX. (Phố Lu, Tằng Loỏng) là khoảng 101,97 tấn/ngày (chiếm 19 % tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh); CTR sinh hoạt đô thị các huyện khác phát sinh dao động từ 5,0 – 78,0 tấn/ngày; Riêng CTRSH đô thị trên địa bàn huyện Simacai, phát sinh thấp nhất 5,0 tấn/ngày (chiếm 1% tổng khối lượng CTRSH đô thị toàn tỉnh).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 78

Bảng 2.5. Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai phát sinh và thu gom theo giai đoạn TT TP/huyện Khối lượng phát sinh Khối lượng thu gom

2013-2020 2021-2030 2013-2020 2021-2030 1 TP. Lào Cai 123,6 185,9 117,4 185,9 2 H. Bảo Thắng 58,78 118,17 55,8 118,17

2.1 TT Phong Hai 9,18 12,2 8,7 12,2 2.2 TX (Phố Lu, Tằng Loỏng) 46,9 101,97 44,6 101,97 2.3 TT Bắc Ngầm 2,7 4,0 2,6 4,0 3 H. Bảo Yên 25,2 78,1 23,9 78,1

3.1 TT Phố Ràng 16,2 44,0 15,4 44,0 3.2 TT Bảo Hà 9,0 34,1 8,6 34,1 4 H. Simacai 2,25 5,0 2,1 5,0

4.1 TT SiMaCai 2,25 5,0 2,1 5,0 5 H. Mường Khương 5,22 11,5 5,0 11,5

5.1 TT Pha Long 2,25 5,0 2,1 5,0 5.2 TT Mường Khương 1,17 2,5 1,1 2,5 5.3 TT Bản Lầu 1,8 4,0 1,7 4,0 6 H. Sa Pa 21,7 52,2 20,6 52,2

6.1 TT SaPa 20,0 48,4 19,0 48,4 6.2 TT Thanh Phú 1,7 3,8 1,6 3,8 7 H. Văn Bàn 12,0 31,0 11,4 31,0

7.1 TT Khánh Yên 6,12 8,2 5,8 8,2 8 H. Bát Xát 12,98 27,0 12,3 27,0

8.1 TT Bát Xát 9,9 20,0 9,4 20,0 8.2 TT Y Tý 1,19 2,8 1,1 2,8 8.3 TT Bản Vược 1,89 4,2 1,8 4,2 9 H. Bắc Hà 13,77 27,52 13,1 27,52

9.1 TT Bắc Hà 11,88 23,32 11.3 23,32 9.2 TT Bảo Nhai 1,89 4,2 1.8 4,2

Tổng 275,5 536,4 261,7 536,4

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 79

Thành phần: Dự báo thành phần CTRSH đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ thay đổi theo 02 giai

đoạn như sau: - Thành phần hữu cơ trong CTRSH đô thị sẽ giảm từ 65% (GĐ 2013-2020) xuống

55% (GĐ 2021-2030). - Thành phần CTR có thể tái chế được (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa) sẽ tăng lên,

chiếm 15% (GĐ 2013-2020) lên 25% (GĐ 2021-2030). - Thành phần vô cơ, không có khả năng tái chế, chiếm 20%, ổn định trong cả hai

giai đoạn.

Hình 2.1. Tỷ lệ (%) thành phần CTRSH đô

thị giai đoạn 2013-2020

Hình 2.2. Tỷ lệ (%) thành phần

CTRSH đô thị giai đoạn 2021-2030

Dự báo đến năm 2020, tổng lượng CTRSH đô thị được thu gom trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng: 261,7 tấn/ngày, trong đó khối lượng CTR có thành phần hữu cơ khoảng 170,12 tấn/ngày; Khối lượng CTR có thành phần tái chế khoảng 39,26 tấn/ngày và thành phần vô cơ khoảng 52,3 tấn/ngày.

Dự báo đến năm 2030, tổng lượng CTRSH đô thị được thu gom trên địa bàn tỉnh Lào Cai khoảng 536,4 tấn/ngày, trong đó khối lượng CTR có thành phần hữu cơ khoảng 295,0 tấn/ngày; Khối lượng CTR có thành phần tái chế khoảng 134,1 tấn/ngày và vô cơ khoảng 107,28 tấn/ngày.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 80

Bảng 2.6. Dự báo thành phần CTR sinh hoạt đô thị đến năm 2030 (tấn/ngày)

TT TP/huyện Thành phần

GĐ 2013-2020 GĐ 2021-2030 Hữu cơ Tái chế Vô cơ Hữu cơ Tái chế Vô cơ

1 TP. Lào Cai 76,32 17,61 23,5 102,2 46,5 37,18 2 H. Bảo Thắng 36,30 8,38 11,2 65,0 29,5 23,63

2.1 TT Phong Hai 5,67 1,31 1,7 6,7 3,1 2,44 2.2 TX (Phố Lu, Tằng Loỏng) 28,96 6,68 8,9 56,1 25,5 20,39 2.3 TT Bắc Ngầm 1,67 0,38 0,5 2,2 1,0 0,8 3 H. Bảo Yên 15,56 3,59 4,8 43,0 19,5 15,62

3.1 TT Phố Ràng 10,00 2,31 3,1 24,2 11,0 8,8 3.2 TT Bảo Hà 5,56 1,28 1,7 18,8 8,5 6,82 4 H. Simacai 1,39 0,32 0,4 2,8 1,3 1,0

4.1 TT SiMaCai 1,39 0,32 0,4 2,8 1,3 1,0 5 H. Mường Khương 3,22 0,74 1,0 6,3 2,9 2,3

5.1 TT Pha Long 1,39 0,32 0,4 2,8 1,3 1,0 5.2 TT Mường Khương 0,72 0,17 0,2 1,4 0,6 0,5 5.3 TT Bản Lầu 1,11 0,26 0,3 2,2 1,0 0,8 6 H. Sa Pa 13,40 3,09 4,1 28,7 13,1 10,44

6.1 TT SaPa 12,35 2,85 3,8 26,6 12,1 9,68 6.2 TT Thanh Phú 1,05 0,24 0,3 2,1 1,0 0,76 7 H. Văn Bàn 7,41 1,71 2,3 17,1 7,8 6,2

7.1 TT Khánh Yên 3,78 0,87 1,2 4,5 2,1 1,64 8 H. Bát Xát 8,02 1,85 2,5 14,9 6,8 5,4

8.1 TT Bát Xát 6,11 1,41 1,9 11,0 5,0 4,0 8.2 TT Y Tý 0,73 0,17 0,2 1,5 0,7 0,56 8.3 TT Bản Vược 1,17 0,27 0,4 2,3 1,1 0,84 9 H. Bắc Hà 8,50 1,96 2,6 15,1 6,9 5,50

9.1 TT Bắc Hà 7,34 1,69 2,3 12,8 5,8 4,66 9.2 TT Bảo Nhai 1,17 0,27 0,4 2,3 1,1 0,84

Tổng 170,12 39,26 52,3 295,0 134,1 107,28

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 81

2.3.1.2. CTR sinh hoạt nông thôn

Khối lượng: Dự báo đến năm 2030, tổng lượng

CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát sinh khoảng: 590,5 tấn/ngày, trong đó các huyện có khối lượng CTR khu vực nông thôn phát sinh lớn như huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn chiếm từ 14-20% tổng lượng CTR nông thôn phát sinh.

Hình 2.3. Tỷ lệ khối lượng CTRSH nông

thôn phát sinh (tấn/ngày)

Bảng 2.7. Khối lượng CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai thu gom theo giai đoạn. Đơn vị: tấn/ngày

TT TP/ huyện

K.Lượng CTR phát sinh (tấn/ngày)

K.Lượng CTR thu gom

(tấn/ngày) GĐ 2013-2020 GĐ 2021-2030

GĐ 2013-2020

GĐ 2021-2030

GĐ 2013-2020

GĐ 2021-2030

Hữu cơ

Tái chế

Vô cơ

Hữu cơ

Tái chế

Vô cơ

1 TP. Lào Cai 16,2 24 8,10 16,80 5,27 1,62 1,22 10,92 3,36 2.52 2 H. Bảo Thắng 54,5 117,3 27,25 82,08 17,71 5,45 4,09 53,35 16,42 12.31 3 H. Bảo Yên 35,4 83,8 17,70 58,63 11,51 3,54 2,66 38,11 11,73 8.79 4 H. Simacai 16,6 38,6 8,30 27,04 5,40 1,66 1,25 17,57 5,41 4.06 5 H. Mường

Khương 23,1 54,3 11,55 37,98 7,51 2,31 1,73 24,68 7,60 5.70

6 H. Sa Pa 21,6 50,6 10,80 35,44 7,02 2,16 1,62 23,03 7,09 5.32 7 H. Văn Bàn 35,9 84,9 17,95 59,41 11,67 3,59 2,69 38,62 11,88 8.91 8 H. Bát Xát 32,3 76,3 16,15 53,38 10,50 3,23 2,42 34,69 10,68 8.01 9 H. Bắc Hà 25,7 60,9 12,85 42,61 8,35 2,57 1,93 27,70 8,52 6.39

Tổng 261.3 590,5 130,65 413,35 84,9 26,1 19,6 268,7 82,7 62,0

Thành phần: Dự báo thành phần CTRSH nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 như

sau: - Thành phần hữu cơ trong CTRSH nông thôn chiếm 65%. - Thành phần CTR có thể tái chế được (kim loại, thuỷ tinh, giấy, nhựa) chiếm 20%. - Thành phần vô cơ, không có khả năng tái chế, chiếm 15%, ổn định trong cả hai

giai đoạn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 82

Thành phần hữu cơ trong CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát sinh khoảng 84,92 tấn/ngày (GĐ 2013-2020); 268,68 tấn/ngày (GĐ 2021-20320).

Thành phần có khả năng tái chế trong CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát sinh khoảng 26,13 tấn/ngày (GĐ 2013-2020); 82,67 tấn/ngày (GĐ 2021-20320).

Thành phần vô cơ trong CTR nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát sinh khoảng 19,60 tấn/ngày (GĐ 2013-2020); 62,00 tấn/ngày (GĐ 2021-20320);

Hình 2.4. Tỷ lệ (%) thành phần

CTRSH nông thôn tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp Khối lượng của CTR công nghiệp phát sinh phụ thuộc tốc độ phát triển công nghiệp,

quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Lào Cai. Ước tính đến năm 2020, khối lượng CTRCN phát sinh trong toàn tỉnh khoảng trên

26.000 (tấn/ ngày). Khối lượng thu gom khoảng trên 23.000 tấn/ngày, bao gồm:

Bảng 2.8. Tổng hợp dự báo CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh STT Huyện, TP. Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) Khối lượng thu gom (tấn/ngày)

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

1 TP. Lào Cai 5.319 5.313 5,8 4.787 4.781 5,8 2 H. Bảo Thắng 13.801 13.787 13,9 12.422 12.408 13,9 3 H. Văn Bàn 5.926 5.912 13,2 5.334 5.321 13,2 4 H. Bát Xát 1.055 1.046 8,8 950 941 8,8 5 H. Bảo Yên 1,5 1,3 0,1 1,3 1,2 0,1 6 H. Simacai 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 7 H. Mường

Khương 168 167 1,1 151 150 1,1 8 H. Sa Pa 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 9 H. Bắc Hà 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1

Tổng 26.272 26.228 43,1 23.649 23.606 43,1

a. Chất thải rắn chung trong các KCN, CCN

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 83

Tỷ lệ thành phần CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN năm 2020 phát sinh khoảng 321 (tấn/ ngày) bao gồm:

+ Chất thải nguy hại: 32,1 tấn/ ngày (10%)

+ Chất thải có thể tái chế, tái sử dụng: 188 tấn/ ngày (58%)

+ Chất thải không thể tái chế, thu hồi phải xử lý: 101 tấn/ ngày (32%)

Hình 2.5. Tỷ lệ thành phần CTR công nghiệp

Bảng 2.9. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN STT Huyện, TP. Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) Khối lượng thu gom (tấn/ngày)

Tổng CTR thông thường

CTR nguy hại

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

1 TP. Lào Cai 20,7 18,6 2,1 18,8 16,8 2,1 2 H. Bảo Thắng 114,2 102,8 11,4 103,9 92,5 11,4 3 H. Văn Bàn 131,5 118,4 13,2 119,7 106,5 13,2 4 H. Bát Xát 50,0 45,0 5,0 45,5 40,5 5,0 5 H. Bảo Yên 1,5 1,3 0,1 1,3 1,2 0,1 6 H. Simacai 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 7 H. Mường Khương 0,7 0,6 0,1 0,6 0,6 0,1 8 H. Sa Pa 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 9 H. Bắc Hà 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 Tổng 321,3 289,2 32,1 292,4 260,3 32,1

b. Chất thải rắn công nghiệp đặc thù Bên cạnh khối lượng CTR công nghiệp phát sinh ở trên, CTR công nghiệp đặc thù

của tỉnh như khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất phốt pho, hóa chất, luyện thép, luyện đồng… phát sinh khá lớn.

Lượng phát sinh các loại CTR đặc thù này trong toàn tỉnh khoảng 25.950 tấn/ngày đến năm 2020, trong đó chủ yếu là chất thải không nguy hại. Thành phần nguy hại không đáng kể so với tổng lượng CTR, nhưng đáng chú ý nhất là chất thải nguy hại từ công nghiệp luyện kim loại màu (đồng, chì, kẽm…), đặc biệt là bùn thải từ quá trình xử lý nước có chứa kim loại nặng, xyanua…

Bảng 2.10. Khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh STT Huyện, TP. Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) Khối lượng thu gom (tấn/ngày)

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

CTR không tái chế, 32%

Chất thải nguy

hại, 10%

CTR có thể tái

chế, 58%

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 84

1 TP. Lào Cai 5297,8 5294,1 3,8 4768,4 4764,7 3,8 2 H. Bảo Thắng 13686,7 13684,2 2,5 12318,3 12315,8 2,5 3 H. Văn Bàn 5794,0 5794,0 0,0 5214,6 5214,6 0,0 4 H. Bát Xát 1004,7 1000,9 3,8 904,6 900,8 3,8 5 H. Bảo Yên 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 6 H. Simacai 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 7 H. Mường Khương 166,9 165,9 1,0 150,3 149,3 1,0 8 H. Sa Pa 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 9 H. Bắc Hà 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng 25.950 25.939 11,0 23.356 23.345 11,0

2.3.3. Chất thải rắn y tế Cùng với quy mô và xu thế phát triển y tế những năm sắp tới, tổng lượng CTR y tế

phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng tăng. Theo dự báo đến năm 2020, tổng lượng CTR y tế phát sinh trên toàn tỉnh là 3.937kg/ngày, đến năm 2030 là 5.963 kg/ngày. Trong đó, 58% lượng CTR phát sinh tại Thành phố Lào Cai nơi tập trung chủ yếu các bệnh viện có quy mô lớn. Tại các huyện lượng CTR y tế phát sinh ít và dự báo đến năm 2015, 2020, 2030 khối lượng CTR y tế tăng không nhiều do quy mô giường bệnh tại một số bệnh viện ít thay đổi.

Hình 2.6. Phát sinh CTR y tế

Kết quả dự báo lượng CTR y tế phát sinh tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.11. Dự báo chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030

Đơn vị: kg/ngày STT Tên cơ sở

Năm 2020 Năm 2030 Tổng khối lượng CTR

YT phát sinh

CTR YT

nguy hại

CTR YT không

nguy hại

Tổng khối lượng

CTR YT phát sinh

CTR YT

nguy hại

CTR YT không

nguy hại

0500

1000150020002500300035004000

TP Lào C

ai

H.SaP

a

tổng

lượn

g CT

R (k

g/ng

ày)

năm 2020năm 2030

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 85

1 TP Lào Cai 2336 467 1869 3436 687 2748 2 H. SaPa 269 54 215 504 101 403 3 H. Bát Xát 149 30 119 232 46 185

4 H. Mường Khương 149 30 119 181 36 145

5 H. Bảo Yên 173 35 138 261 52 209 6 H. Bảo Thắng 366 73 293 469 94 376 7 H. Văn Bàn 152 30 121 235 47 188 8 H. Bắc Hà 243 49 194 472 94 378 9 H. Simacai 142 28 114 173 35 139

Tổng 3979 796 3183 5963 1193 4770

2.3.4. Chất thải rắn xây dựng, bùn cặn Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh phụ thuộc rất lớn vào quá trình đô thị

hóa và công nghiệp hóa bởi quá trình này sẽ kéo theo nhu cầu xây dựng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũng như đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Theo một nghiên cứu về hướng dẫn quản lý CTR xây dựng của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho thấy khối lượng CTR xây dựng phát sinh tại các công trình xây mới thường chiếm khoảng 10 - 15% tổng lượng CTR đô thị phát sinh. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại về phát triển xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp cũng như định hướng quy hoạch đô thị trong tương lai của tỉnh Lào Cai cho thấy tỷ lệ phát sinh từ xây dựng công trình mới là khá cao, ước tính khoảng 10-25% so với tổng lượng CTR đô thị phát sinh.

Một căn cứ thường được áp dụng dự báo khối lượng CTR xây dựng là dựa vào khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh (CTR xây dựng thường chiếm khoảng 15 - 20% CTR đô thị, số liệu điều tra của Bộ Xây dựng năm 2004).

Bảng 2.12. Khối lượng phát sinh CTR xây dựng tỉnh Lào Cai

TT Huyện/TP Khối lượng CTR xây dựng phát sinh (tấn/ngày)

Năm 2020 Năm 2030 1 TP. Lào Cai 24,7 37,2 2 Bảo Thắng 11,8 23,7 3 Bảo Yên 5 15,6 4 Simacai 0,5 1 5 Mường Khương 1 2,3 6 Sa Pa 4,4 10,5 7 Văn Bàn 2,4 6,2 8 Bát Xát 2,6 5,4 9 Bắc Hà 2,8 5,5

Tổng 55,2 107,4 Nguồn: Tính toán của Viện Quy hoạch môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn,2013

Từ các cơ sở trên, dự báo đến năm 2030, khối lượng CTR xây dựng phát sinh trong toàn tỉnh Lào Cai khoảng 107,4 tấn/ngày, trong đó TP. Lào Cai phát sinh 37,2 (chiếm 34,63% tổng khối lượng CTR xây dựng của tỉnh), các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Sa Pa có lượng chất thải rắn phát sinh lần lượt là 23,7; 15,6; 10,5 tấn/ngày trong khi các huyện

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 86

khác có lượng CTR dao động từ 1 đến 6 tấn/ngày, riêng huyện Simacai có lượng CTR xây dựng thấp nhất, 1 tấn/ngày (khoảng 2,7% so với lượng CTR xây dựng toàn tỉnh Lào Cai).

Bảng 2.13. Khối lượng phát sinh bùn cặn từ hệ thống thoát nước đô thị tỉnh Lào Cai

TT Huyện/TP Khối lượng bùn cặn TB phát sinh (tấn/ngày)

Năm 2020 Năm 2030 1 TP Lào Cai 25,8 37,8 2 Bảo Thắng 15 27,3 3 Bảo Yên 7 17,8 4 Simacai 0,6 1,3 5 Mường Khương 1,5 2,9 6 Sa Pa 5,5 12 7 Văn Bàn 1,7 2 8 Bát Xát 3,6 6,8 9 Bắc Hà 3,8 6,4

Tổng 64,5 114,3 Nguồn: Tính toán của Viện Quy hoạch môi trường và hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn,2013

Lượng bùn cặn đô thị phát sinh trong tương lai được ước tính dựa trên dân số đô thị của Lào Cai vào năm 2020 và 2030 nên có tỷ lệ tương ứng với dân số trong các giai đoạn đó.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 87

2.3.5. Tổng hợp dự báo Bảng 2.14. Tổng hợp dự báo khối lượng CTR phát sinh tỉnh Lào Cai đến năm 2020

TT

Huyện/TP CTR sinh hoạt (tấn/ngày)

CTR xây dựng

(tấn/ngày)

Bùn cặn (tấn/ngày)

CTR công nghiệp (tấn/ngày)

CTR y tế (kg/ngày) Tổng (tấn/ngày)

Tổng Đô thị Nông thôn

Tổng Nguy hại

Thông thường

Tổng Nguy hại

Thông thường

1 TP. Lào Cai 139,8 123,6 16,2 24,7 25,8 5.319 5.313 5,8 2.336 1.869 467 5.512 2 Huyện Bảo Thắng 113,28 58,78 54,5 11,8 15,0 13.801 13.787 13,9 366 293 73 13.941 3 Huyện Bảo Yên 60,6 25,2 35,4 5,0 7,0 1,5 1,3 0,1 173 138 35 74 4 Huyện Simacai 18,85 2,25 16,6 0,5 0,6 0,8 0,7 0,1 142 114 28 21 5 Huyện Mường

Khương 28,32 5,22 23,1 1,0 1,5 168 167 1,1 149 119 30 199

6 Huyện Sa Pa 43,3 21,7 21,6 4,3 5,5 1 0,9 0,1 268 215 53 54 7 Huyện Văn Bàn 47,9 12 35,9 2,4 1,7 5.926 5.912 13,2 151 121 30 5.978 8 Huyên Bát Xát 45,28 12,98 32,3 2,6 3,6 1.055 1.046 8,8 149 119 30 1.107 9 Huyện Bắc Hà 39,47 13,77 25,7 2,8 3,8 1 0,9 0,1 243 194 49 47

536,8 275,5 261,3 55,1 64,5 26.273 26.229 43,2 3.977 3.182 795 26.934

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 88

CHƯƠNG III. QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020

3.1. Quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt 3.1.1. Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn a. Đánh giá khả năng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn

Vấn đề phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh đang có những thuận lợi và khó khăn sau:

Bảng 3.1. Đánh giá các khả năng phân loại tại nguồn

Thuận lợi Khó khăn - Trên địa bàn tỉnh, Mật độ dân số thấp, phân bố không đều, dao động từ: 52-144 người/km2, thấp nhất thuộc khu vực vùng cao Bát Xát, Văn Bàn. Cao nhất thuộc vùng TP. Lao Cai tạo thuận lợi cho thu gom, xử lý khối lượng lớn rác thải tập trung. - Một số hộ gia đình khu vực thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa đã có ý thức trong việc phân loại CTR tại hộ gia đình. - Lượng rác tại các xã miền núi phát sinh ít, diện tích đất ở rộng nên thích hợp với mô hình tự xử lý tại các hộ dân. - Các cơ quan chức năng và đơn vị quản lý địa phương đã quan tâm đến các mô hình và dự án liên quan đến phân loại tại nguồn.

- Địa hình chia cắt, khả năng và phạm vi thu gom phục vụ xử lý tập trung gặp nhiều khó khăn. - Trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển CTR tại các đô thị trong tỉnh còn thiếu và yếu. - Chi phí xây dựng các bãi chôn lấp tốn kém do phải san lấp nhiều và rủi ro, ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp cao. - Nguồn vốn đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo thực hiện phân loại CTR tại nguồn đòi hỏi nguồn vốn lớn.

Việc áp dụng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn cho các đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ thành công nếu xây dựng được:

- Một lộ trình phân loại chất thải rắn tại nguồn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi đô thị.

- Một hệ thống cơ chế chính sách phù hợp. - Có nguồn tài chính trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị lưu chứa, thu gom, vận

chuyển CTR sau phân loại phù hợp. b. Đề xuất phương thức phân loại CTR tại nguồn

Để giảm khối lượng CTR chôn lấp, kéo dài tuổi thọ của khu xử lý tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ, CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn thành ba loại:

- Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa… đựng bằng túi nilon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5-4 kg). Các chất thải loại này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 89

- Chất thải có thể tái chế: Giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh... sử dụng túi nilon màu tối. Sau khi qua phân tách cụ thể tại điểm trung chuyển, chất thải tái chế từng loại sẽ được tiếp tục chuyển tới các cơ sở tái chế.

- Chất thải khác: CTR không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ loại chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nilon phế thải hoặc các đồ chứa khác sẵn có trong dân. Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Xây dựng mô hình thí điểm phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tại thành phố Lào Cai, thị xã Bảo Thắng và thị trấn Sa Pa rồi nhân rộng mô hình phân loại CTR cho các đô thị trên toàn tỉnh Lào Cai. Mô hình phân loại CTR sinh hoạt đô thị được đề xuất tại hình 3.1.

+ Chất thải rắn tái chế và các loại còn lại: Thu gom 2-3 lần/tuần tại khu vực đô thị, 1 lần/tuần đối với khu vực nông thôn. Sơ đồ phân loại CTRSH được thể hiện trên hình 3.1.

Hình 3.1. Nguyên tắc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn c. Xác định lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn

Việc xác định lộ trình thực hiện việc phân loại CTR tại nguồn đối với từng đô thị phụ thuộc vào các yếu tố: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đô thị; Tốc độ đô thị hóa; Năng lực thu gom và xử lý CTR.

Bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh

Cơ sở tái chế

Phân hữu cơ

Chất vô cơ

Nguồn rác thải sinh hoạt

Phân loại và lưu trữ ngay tại nguồn

Điểm phân loại tập trung

Các thành phần còn lại

Các phế liệu có khả năng tái chế

Rác hữu cơ có khả năng phân huỷ

Các phế liệu có khả năng tái chế

Người thu mua phế liệu

Các thành phần còn lại

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 90

Theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai, đến năm 2025 thành phố Lào Cai lên đô thị loại II, thị xã Bảo Thắng lên đô thị loại III, hình thành 2 thị xã (thị xã Sa Pa, Phố Ràng) loại IV và 1 đô thị loại IV (đô thị Tân Thượng, Tân An, Bảo Hà), còn các thị trấn huyện lỵ đô thị loại V. Do vậy, để có tính khả thi, lộ trình phân loại CTR tại nguồn sẽ được đề xuất cho từng loại đô thị trong tỉnh, cụ thể tại bảng sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 91

Bảng 3.2. Lộ trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn cho các đô thị tỉnh Lào Cai TT Đô thị Khả năng đáp ứng của cơ sở xử lý CTR

cho việc phân loại tại nguồn Lộ trình thực hiện

Đến năm 2020 Giai đoạn 2020-2030 1 Thành phố Lào Cai- đô

thị loại II - Hiện tại có 1 bãi chôn lấp CTR tại thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai tuy nhiên cơ sở xử lý chưa đáp ứng được cho việc phân loại tại nguồn. Khu xử lý này có thể mở rộng và đầu tư công nghệ đáp ứng cho xử lý và phân loại CTR sinh hoạt của thành phố Lào Cai, TT. Bát Xát đến năm 2020.

Thực hiện thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại các phường.

Áp dụng phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thành 3 loại: hữu cơ, tái chế và rác vô cơ.

2 Thị xã Bảo Thắng đô thị thị loại III.

- KXL Xuân Quang, H. Bảo Thắng có khả năng mở rộng và đầu tư công nghệ xử lý, vì vậy đến năm 2020 cần ưu tiên đầu tư công nghệ và mở rộng khu xử lý.

- Áp dụng thí điểm và tiến hành triển khai, nhân rộng mô hình phân loại CTR trên toàn đô thị.

3 Thị xã Sa Pa, Thị xã Phố Ràng, và đô thị Tân Thượng, Tân An, Bảo Hà loại IV.

- Hiện các bãi chôn lấp hiện trạng đều có thể mở rộng đáp ứng cho xử lý CTR sinh hoạt của thị trấn các huyện và khu vực nông thôn phụ cận, đới với các điểm du lịch và tại khu xử lý cần thực hiện phân loại thu hồi thành phần có khả năng tái chế trong chất thải rắn.

Thực hiện thí điểm phân loại CTR tại nguồn tại khu vực thị trấn, tập trung khách du lịch và các cơ sở lưu trú.

- Triển khai, nhân rộng mô hình phân loại CTR tại trên địa bàn các đô thị loại IV còn lại.

4 Đô thị loại V - Hiện trạng các BCL của các độ thị thuộc trung tâm huyện lỵ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, quy mô nhỏ, cần xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trước năm 2020 và đầu tư công nghệ khác, hạn chế lượng CTR chôn lấp xử lý sau năm 2020.

- Áp dụng thí điểm phân loại CTR tại khu vực trung tâm của thị trấn.

3.1.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR a. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

Theo số liệu dự báo, cho thấy: thành phần rác chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như rau quả hư, thức ăn thừa, lá cây… chiếm khoảng 60% trọng lượng ướt, thành phần này dễ thối rữa và phân hủy trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Trong khi, Lào Cai là tỉnh có nền sản xuất nông lâm nghiệp khá phát triển, nhu cầu phân bón nông nghiệp-lâm nghiệp hàng năm tương đối lớn. Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất phân hữu cơ, góp phần tăng khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

Đối với CTR có thể tái chế: Trên địa bàn tỉnh có một vài cơ sở doanh nghiệp và một số hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực tái chế chất thải. Những cơ sở tái chế này thu mua vật liệu tái chế từ những người nhặt rác, mua bán ve chai, công nhân Công ty môi trường đô thị Lào Cai …sau đó họ phân thành từng loại như nhôm, nhựa, nilon, giấy… Rác thải sau đó được nén lại, đóng gói và bán cho các cơ sở sản xuất tái chế ngoại tỉnh sử dụng chúng cho nguyên liệu đầu vào.

Với tỷ lệ thành phần chất thải rắn và theo định hướng của tỉnh sắp tới sẽ xây dựng một số công nghệ tái chế chất thải tại một số khu xử lý trên địa bàn tỉnh là bước đầu tạo thuận lợi cho việc ngăn ngừa, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế lượng chất thải cần chôn lấp tiết kiệm quỹ đất cho địa phương. Đánh giá khả năng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải của tỉnh Lào Cai như sau:

- Tỷ lệ CTR hữu cơ cao thuận lợi cho sản xuất phân vi sinh sử dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.

- Thành phần CTR có khả năng tái chế cao sẽ làm giảm đáng kể lượng CTR cần chôn lấp.

- Các công nghệ xử lý CTR hạn chế chôn lấp bước đầu đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế, tái sử dụng CTR.

b. Đề xuất các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng Theo dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030 như

sau: Lượng CTRSH đô thị phát sinh khoảng: 536,39 tấn/ngày, trong đó TP. Lào Cai phát sinh 185,9 tấn/ngày (chiếm 34,65% tổng khối lượng CTR sinh hoạt đô thị). Cụ thể:

- Đến năm 2020: Thành phần hữu cơ khoảng 170,12 tấn/ngày; Khối lượng CTR có thành phần tái chế khoảng 39,26 tấn/ngày và thành phần vô cơ khoảng 52,3 tấn/ngày.

- Đến năm 2030: Thành phần hữu cơ khoảng 295,0 tấn/ngày; Khối lượng CTR có thành phần tái chế khoảng 134,1 tấn/ngày và vô cơ khoảng 107,28 tấn/ngày.

Do vậy để giảm thiểu lượng CTR cần chôn lấp cần phải có các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt phải phù hợp với địa phương và nhận thức của người dân. Các phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng có thể được áp dụng cho tỉnh Lào Cai như sau:

* Đối với cộng đồng

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 93

- Nâng cao ý thức cộng đồng trong việc tái sử dụng và giảm thiểu chất thải như sử dụng túi đi chợ nhiều lần thay thế cho cho việc dùng túi nilon 1 lần tại các chợ, siêu thị, hệ thống bán lẻ.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

* Đối với công tác quản lý chất thải rắn - Đề xuất các mô hình phân loại rác tại nguồn ở các hộ gia đình. Trước mắt nên

thực hiện thí điểm tại các khu đô thị của tỉnh là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như ý thức của người dân cao hơn các khu vực nông thôn.

- Đối với khu vực nông thôn giới thiệu công nghệ chế biến phân hữu cơ có thể áp dụng tại hộ gia đình vừa tạo ra năng lượng, góp phần cải tạo đất, giảm thiếu khối lượng CTR hữu cơ...

- Từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc thu gom, xử lý CTR. - Đẩy nhanh xây dựng nhà máy tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trên địa bàn

tỉnh Lào Cai. 3.1.3. Thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị, nông thôn 3.1.3.1. Phân vung thu gom, vận chuyển xử lý các loại rác

Chất thải rắn các khu vực thành thị được đưa về xử lý tập trung tại các khu xử lý cấp vùng cụ thể:

- Căn cứ quy hoạch hệ thông đô thị, điểm dân cư, giao thông và khoảng cách tương đối giữa các đô thị cũng như bán kính phục vụ của khu xử lý nên phân thành 8 vùng như sau:

Vùng 1: Các đô thị, điểm dân cư quanh TP. Lào Cai (TT. Bát Xát, TT. Bản Vược, TT. Bản Phiệt, TT. Bản Lầu)

Vùng 2: Các đô thị, điểm dân cư quanh đô thị Bảo Thắng (TT. Bắc Ngầm, TT. Bảo Nhai, TT. Phong Hải)

Vùng 3: TX. Sa Pa và điểm dân cư xung quanh

Vùng 4: TX. Bắc Hà và điểm dân cư xung quanh

Vùng 5: Các đô thị (TT. Mường Khương, TT. Pha Long) và các điểm dân cư phía Bắc huyện Mường Khương

Vùng 6: TT. Simacai và các điểm dân cư huyện Simacai

Vùng 7: Các đô thị (TX. Phố Ràng, ĐT Tâm Thượng-Tâm An-Bảo Hà) và các điểm dân cư huyện Văn Bàn

Vùng 8: TT. Khánh Yên và các điểm dân cư huyện Bảo Yên 3.3.1.2. Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH đô thị, nông thôn

Tuỳ theo đặc điểm của mỗi đô thị và mỗi vùng nông thôn mà phương thức thu gom vận chuyển CTR có sự khác nhau. Phương thức thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt cho tỉnh Lào Cai thực hiện theo 3 mô hình như sau:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 94

Phương thức 1: Thu gom vận chuyển liên huyện, liên đô thị CTR sinh hoạt thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng sau khi được phân loại,

công nhân môi trường sẽ thu gom bằng xe rác đẩy tay, xe chuyên dụng (loại xe 0,4-0,5 m3) sau đó được vận chuyển đến các trạm trung chuyển/tập kết tại các phường. Đơn vị chuyên trách thu gom vận chuyển (sử dụng xe ép rác loại 3,5-5 tấn) đến khu xử lý tập trung tại KXL Tòng Mòn (TP. Lào Cai) và KXL Xuân Quang (huyện Bảo Thắng).

Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR liên huyện, liên đô thị

Khu vực đô thị phụ cận: xây dựng các trạm trung chuyển tại các đô thị phụ cận như thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) được Công ty môi trường đô thị Lào Cai thu gom, vận chuyển về KXL tập trung Tòng Mòn;

Tại các thị trấn huyện Bảo Thắng (Thị trấn Phố Lu và TT. Tằng Loỏng, thị trấn Bắc Ngầm) bố trí các điểm tập kết thu gom, vận chuyển về KXL Xuân Quang, huyện Bảo Thắng.

Khu vực các xã nông thôn các thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng được thu gom, vận chuyển về KXL tập trung Tòng Mòn (TP. Lào Cai) và KXL Xuân Quang (huyện Bảo Thắng). Tại mỗi thôn, bản cần xây dựng trạm trung chuyển CTRSH, đội VSMT của thôn, bản sẽ thu gom CTRSH các thôn, bản bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom đến KXL tập trung CTR đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Phương thức 2: Thu gom, vận chuyển CTR các đô thị và các xã nông thôn phụ cận

Khu vực nội thị các thị trấn, thị xã: được đội vệ sinh môi trường thu gom bằng xe đẩy tay (loại 0,4-0,5 m3) hoặc xe chuyên ép rác (đối với các hộ ven đường) sau đó được chuyển đến điểm tập kết của thị trấn, thị xã, sử dụng xe chuyên dụng (loại 3,5-5 tấn) vận chuyển trực tiếp đến khu xử lý.

Khu vực nông thôn các xã phụ cận: Mỗi xã cần xây dựng trạm trung chuyển CTRSH, đội VSMT của xã sẽ thu gom CTRSH các thôn, bản bằng xe đẩy tay hoặc xe chuyên dụng đến điểm tập kết sau đó sẽ được đơn vị VSMT thu gom, vận chuyển định kỳ đến khu xử lý tập trung CTR của đô thị (bằng xe chuyên dụng loại 3,5-5 tấn).

Ký hiệu

TTC: Trạm trung chuyển

ĐTK: Điểm tập kết CTR

RAC: Khu xử lý CTR

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 95

Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, vận chuyển CTR tại các đô thị, nông thôn phụ cận

Phương thức 3: Thu gom, vận chuyển cho cụm dân cư nông thôn phân tán Đối với các xã có khả năng xử lý chất thải rắn tập trung từng xã: Phương thức

này áp dụng đối với các xã xa trung tâm thị trấn, địa hình vùng núi, thu gom vận chuyển khó khăn. CTR sinh hoạt khu vực nông thôn các xã được thu gom bằng xe đẩy tay khu vực trung tâm hoặc xe chuyên dụng loại 1,5 tấn (thu gom tại các thôn, bản), vận chuyển đến điểm tập kết CTR tại mỗi xã, sau đó được xe vận chuyển CTR của đội VSMT mỗi xã vận chuyển tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo từng xã, theo định hướng nông thôn mới đề xuất.

Đối với các cụm dân cư nông thôn miền núi phân tán: Áp dụng cho khu vực dân cư có diện tích đất ở rộng, có địa hình đi lại khó khăn, xa các trung tâm xử lý tập trung của xã. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh nhỏ, các hộ gia đình sẽ tự thu gom và xử lý CTRSH. CTR sinh hoạt được các hộ dân tự phân loại (tái chế/tái sử dụng) và xử lý ngay tại các hộ gia đình.

Nhìn chung việc thu gom, xử lý CTR tại các xã nông thôn thực hiện theo lộ trình của Đề án xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. Trước mắt thu gom cho địa bàn các xã phụ cận các đô thị, sau đó triển khai ở các xã có điều kiện thuận lợi. Giai đoạn sau 2020 triển khai trên toàn địa bàn nông thôn tại các xã vùng sâu vùng xa. Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện tại 35/144 xã, đến năm 2020 thực hiện tại 72/144 xã và các xã còn lại hoàn thành vào giai đoạn sau năm 2020. 3.3.1.3. Phương thức trung chuyển CTRSH đô thị, nông thôn a. Trung chuyển CTR đô thị

Mỗi đô thị trên địa bàn tỉnh cần xây dựng các điểm tập kết chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu gom, vận chuyển. Tùy theo bán kính phục vụ, lượng chất thải rắn phát sinh và diện tích đáp ứng tại các điểm tập kết, mỗi đô thị sẽ tự lựa chọn vị trí, địa điểm xây dựng các điểm tập kết. Bảng 3.3. Loại hình điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đô thị áp dụng trên địa

bàn thành phố Lào Cai, thị xã Bảo Thắng và thị trấn Sa Pa

TT Điểm tập kết Công suất (tấn/ngày) Diện tích (m2) Bán kính phục vụ (km) 1 Loại nhỏ 2-5 40 ≤3 2 Loại vừa 5-10 70 3-≤5

Do điểm tập kết có quy mô diện tích và công suất tiếp nhận nhỏ. Vị trí các điểm tập kết phải có tính linh hoạt, có thể thay đổi địa điểm theo yêu cầu phát triển không gian đô thị, do phân bố dân cư đô thị và khi các điểm tập kết ảnh hưởng đến các hoạt động đô thị.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 96

Do tính linh động của các điểm tập kết CTR, nên vị trí, quy mô và bán kính phục vụ sẽ do chính quyền các đô thị lựa chọn (UBND các thành phố, thị xã phối hợp với UBND các phường, thị trấn trên địa bàn các đô thị).

Đối với thành phố Lào Cai các điểm tập kết rác hiện đã được xây dựng và đang hoạt động lên giữ nguyên vị trí. Đề xuất quy hoạch các điểm tập kết rác cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Bảng đề xuất quy hoạch các điểm tập kết rác tỉnh Lào Cai TT Tên gọi Vị trí Diện tích

hiện tại ( m2)

Diện tích quy hoạch

(m2) TP. Lào Cai 1 Điểm tập

kết rác số 1 Xí nghiệp môi trường – Đường Ngô Quyền 300 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Đường Kim Hà – Giáp chợ Kim Tân 250 250

3 Điểm tập kết rác số 3

Đường N4 - Giáp chợ Hồng Hà 250 250

4 Điểm tập kết rác số 4

Đường Đăng Châu – Phường Duyên Hải 250 250

5 Điểm tập kết rác số 5

Đường Minh Khai – Phường Phố Mới. 250 250

6 Điểm tập kết rác số 6

Xí nghiệp Cam Đường 1500 1500

7 Điểm tập kết rác số 7

Đường Hoàng Quốc Việt – Phường Pom Hán 400 400

Thị trấn Phố Lu 1 Điểm tập

kết rác số 1 Thôn Phú Thịnh 1 – TT Phố Lu 300 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Trụ sở công ty môi trường thôn Phú Thành 3 500 500

Thị trấn Tằng Loỏng Điểm tập

kết rác số 3 Xã Xuân Giao 0 300

Thị trấn nông trường Phong Hải. Điểm tập

kết rác số 4 Xã Phong Hải 0 300

Tại Huyện Bảo Yên Thị trấn Phố Ràng 1 Điểm tập

kết rác số 1 Khu 7 - QL 70 – TT Phố Ràng 0 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Khu 9 – QL 70 TT Phố Ràng 0 300

Thị tứ Bảo Hà Điểm tập

kết rác số 3 Xã Bảo Hà – Huyện Bảo Yên 0 300

Tại Huyện Bát Xát 1 Điểm tập

kết rác số 1 Tổ 7 – TT Bát Xát 100 300

2 Điểm thu Xã Quang Kim - 300

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 97

TT Tên gọi Vị trí Diện tích hiện tại

( m2)

Diện tích quy hoạch

(m2) TP. Lào Cai

gom rác Quang Kim

Tại Huyện Văn Bàn 1 Điểm tập

kết rác số 1 Ngã 3 giao giữa QL 279 và tuyến 14 – TT Khánh Yên.

0 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Ngã 4 giao giữa QL 279 và tuyến 25 – TT Khánh Yên.

0 300

Tại Huyện Bắc Hà 1 Điểm tập

kết rác số 1 Khu xưởng mận – TT Bắc Hà. 0 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Khu dân cư số 5 – TT Bắc Hà 0 300

Tại Huyện Simacai. 1 Điểm tập

kết rác số 1 Đường Trục Phải trung tâm huyện Simacai 0 300

2 Điểm tập kết rác số 2

Phố Cũ trung tâm huyện Simacai 0 300

Tại Huyện Mường Khương 1 Điểm tập

kết rác số 1 Đầu cầu trắng – Đường Giải Phóng – TT MK 0 300

b. Trung chuyển CTR nông thôn Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn (tại các thôn, bản, xã) được thu gom đến điểm

tập kết hoặc trạm trung chuyển đặt tại mỗi thôn, bản hoặc xã, sau đó được đội vệ sinh môi trường của xã hoặc huyện, vận chuyển đến khu xử lý tập trung mỗi huyện.

Trạm trung chuyển CTR sinh hoạt động thôn tỉnh Lào Cai được lựa chọn trên cơ sở vị trí các khu xử lý chất thải do quy hoạch nông thôn mới xác định. Tùy theo công suất tiếp nhận, trạm trung chuyển CTRSH nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng 2 loại chính, với công suất, diện tích, phạm vi phục vụ khác nhau, tùy đặc điểm từng khu vực nông thôn.

Bảng 3.5. Trạm trung chuyển chất thải rắn khu vực nông thôn

TT Trạm trung chuyển Công suất (tấn/ngày) Diện tích (m2) Bán kính phục vụ (km)

1 Loại nhỏ ≤2 150 ≤1 2 Loại vừa 2-4 300 1-2

3.1.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 3.1.4.1. Lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR

Quan điểm lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn: - Quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây

dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã đuợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khu xử lý chất thải rắn phải đảm bảo xử lý 100% lượng chất thải rắn phát

sinh trong phạm vi phục vụ của mỗi cơ sở.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 98

- Khu xử lý chất thải rắn phải đảm bảo xử lý tập trung, liên đô thị, liên vùng, hạn chế xử lý phân tán, gây ô nhiễm môi trường.

- Khu xử lý chất thải rắn phải đảm bảo thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh huởng xấu tới môi truờng và mỹ quan đô thị.

Căn cứ lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn:

Căn cứ pháp lý lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn - Bộ Xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. TCXDVN 261: 2001. Bãi

chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 2002. - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi truờng, Bộ Xây dựng. Thông tư liên tịch số

01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD. Huớng dẫn các quy định về bảo vệ môi truờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

Căn cứ kỹ thuật lựa chọn địa điểm - Các nguồn tài liệu bản đồ thu thập duợc: bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh

Lào Cai (năm 2012); Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các huyện (năm 2009, 2010) tỷ lệ 1: 50.000 dạng số, bản đồ địa hình các huyện, tỷ lệ 1: 25.000 dạng số, bản đồ địa chất và khoáng sản Lào Cai tỷ lệ 1: 200.000 dạng số.

- Ngoài ra còn có các tài liệu khác như Thuyết minh quy hoạch xây dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh, thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Phương pháp lựa chọn địa điểm: Để lựa chọn vị trí xây dựng khu liên hợp xử lý CTR, bãi chôn lấp CTR hợp vệ

sinh trên cơ sở 19 khu xử lý CTR được đề xuất. Xem xét mức độ phù hợp các vị trí lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:

Tiêu chí lựa chọn địa điểm, đề xuất gồm 10 tiêu chí sau: - Phù hợp về địa hình, địa chất công trình, thổ nhưỡng, không ảnh hưởng đến

tài nguyên khoáng sản, tránh vùng Kast, sụt lún tự nhiên, trượt lở, rạn nứt địa hình. - Phù hợp về thủy văn và địa chất thủy văn, tránh vùng ngập nước, xa nguồn

nước mặt, nước ngầm. - Phù hợp về khí hậu, khí tượng cuối hướng giú, ít bão lụt. - Không ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái nhạy cảm. - Phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng và khả năng phát triển KT-XH, công

nghiệp của địa phương. - Quỹ đất đủ lớn hoặc có khả năng mở rộng đối với các bãi có sẵn, để đáp ứng

nhu cầu xử lý chất thải rắn cần thiết dựa trên dự báo tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Ưu tiên lựa chọn các khu xử lý đang vận hành hoặc đã có dự án nghiên cứu làm khu xử lý CTR để nâng cấp hạng phục vụ thành khu xử lý cấp vùng tỉnh.

- Khoảng cách thích hợp tới các nguồn phát sinh trong tỉnh, thuận tiện trong vận chuyển CTR tới khu xử lý.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 99

- Nằm xa khu dân cư tập trung, không gần khu di lích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và các địa điểm/công trình nhậy cảm khác.

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, được sự chấp thuận của cộng đồng.

Trọng số đánh giá: Với thang điểm đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí từ 1-9 1 3 5 7 9

Rất ít quan trọng

ít quan trọng Quan trọng vừa phải

Quan trọng Rất quan trọng

Kết quả cho điểm và tính toán các trọng số cho từng tiêu chí như sau:

Tiêu chí Điểm xếp

hạng Trọng số

+ Phù hợp về địa hình, địa chất công trình, thổ nhưỡng, không ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản, tránh vùng Kast, sụt lún tự nhiên, trượt lở, rạn nứt địa hình

8 8:52x100=15,4

+ Phù hợp về thủy văn và địa chất thủy văn, tránh vùng ngập nước, xa nguồn nước mặt, nước ngầm

6 11,5

+ Phù hợp về khí hậu, khí tượng cuối hướng giú, ít bão lụt.

2 3,8

+ Không ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái nhạy cảm 2 3,8 + Phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng và khả năng phát triển KT-XH, công nghiệp của địa phương.

8 15,4

+ Quỹ đất đủ lớn hoặc có khả năng mở rộng đối với các bãi có sẵn, để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cần thiết dựa trên dự báo tới năm 2020.

6

11,5 + Ưu tiên lựa chọn các khu xử lý đang vận hành hoặc đã có dự án nghiên cứu làm khu xử lý CTR để nâng cấp hạng phục vụ thành khu xử lý cấp vùng tỉnh.

4

7,7 + Khoảng cách thích hợp tới các nguồn phát sinh trong vùng, thuận tiện trong vận chuyển CTR tới khu xử lý.

4 7,7

+ Nằm xa khu dân cư tập trung, không gần khu di lích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và các địa điểm/công trình nhậy cảm khác.

8

15,4 + Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, được sự chấp thuận của cộng đồng.

4 7,7

Tổng 52 100

Ứng dụng thang điểm số 1-5 để đánh giá:

Điểm Ý nghĩa

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 100

* Không cho điểm được, có thể do thiếu thông tin đầu vào. Sẽ cho điểm sau khi có đủ thông tin

0 Không áp dụng cho tiêu chí

1 Không phù hợp, mức độ đáp ứng tiêu chí rất thấp

2 Gần như không phù hợp, mức độ đáp ứng tiêu chí thấp

3 Có thể chấp nhận được, tuy nhiên cần có các biện pháp cải thiện

4 Phù hợp nhưng vẫn có thể cải thiện để làm cho tốt hơn

5 Rất phù hợp

Tổng hợp thông tin, số liệu thu thập được, đánh giá, cho điểm và phân tích kết quả thể hiển ở các bảng sau.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 101

Bảng 3.6. Đánh giá sự phù hợp của các phương án lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030 TT Khu xử lý CTR Định hướng quy hoạch và phạm vi phục vụ Cơ sở lựa chọn 1 TP. Lào Cai

1.1 KXL Tòng Mòn Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ xử lý CTR TP. Lào Cai và CTR thị trấn Bát Xát và khu vực nông thôn phụ cận huyện Bát Xát

Phù hợp với định hướng quy hoạch các đô thị và quy hoạch ngành đã lựa chọn

2 Huyện Sa Pa 2.1 KXL Bản Khoang Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ xử lý CTR huyện Sa Pa và

một phần huyện Bát Xát. Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển huyện Sa Pa

3 Huyện Bảo Thắng 3.1 KXL Xuân Quang Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ xử lý CTR huyện Bảo

Thắng Phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị huyện Bảo Thắng

4 Huyện Bảo Yên 4.1 KXL Yên Sơn Xây dựng tại vị trí mới, phục vụ xử lý CTR các xã huyện Bảo

Yên Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển thị trấn Phố Ràng

5 Huyện Bắc Hà 5.1 KXL Lùng Phình Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ xử lý CTR huyện Bắc Hà Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển thị trấn Bắc

Hà 6 Huyện Si Ma Cai

6.1 KXL Sán Chải Mở rộng KXL hiện trạng phục vụ xử lý CTR thị trấn Si Ma Cai và các xã nông thôn phụ cận

Phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển huyện Si Ma Cai.

7 H. Mường Khương

7.1 KXL Tả Chư Phùng

Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ TT. Mường Khương và các xã nông thôn huyện Mường Khương.

Phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Mường Khương, quy hoạch phát triển đô thị thị trấn Mường Khương

8 Huyện Văn Bàn 8.1 KXL Khánh Yên

Thượng Mở rộng KXL hiện trạng, phục vụ TT. Khánh Yên và các xã nông thôn huyện Văn Bàn

Phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Bàn, quy hoạch phát triển đô thị thị trấn Khánh Yên

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 102

Bảng 3.7. Đánh giá lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến 2030 TT Địa điểm Tiêu chí Điểm

trung bình

Phù hợp về địa hình, địa chất

công trình, thổ

nhưỡng, không ảnh hưởng đến tài nguyên

khoáng sản, tránh vùng Kast, sụt lún tự

nhiên, trượt lở, rạn nứt địa hình

Phù hợp về thủy văn và

địa chất thủy văn,

tránh vùng ngập

nước, xa nguồn nước mặt, nước ngầm

Phù hợp về

khí hậu, khí

tượng cuối

hướng gió, ít

bão lụt.

Không ảnh

hưởng xấu đến các hệ sinh thái nhạy cảm

Phù hợp với quy

hoạch xây dựng

vùng và khả năng phát triển KT-XH,

công nghiệp của địa phương.

Quỹ đất đủ lớn

hoặc có khả năng mở rộng đối với các bãi có sẵn, để đáp

ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cần

thiết dựa trên dự báo tới

năm 2030.

Ưu tiên lựa chọn các khu xử lý

đang vận hành

hoặc đã có dự án nghiên

cứu làm khu xử lý CTR để nâng cấp

hạng phục vụ thành

trung tâm xử lý cấp

vùng.

Khoảng cách

thích hợp tới các nguồn

phát sinh trong vùng, thuận tiện

trong vận

chuyển CTR tới khu xử

lý.

Nằm xa khu dân cư tập

trung, không gần khu di lích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và

các địa điểm/công trình nhậy cảm khác.

Phù hợp với quy

hoạch sử dụng đất, được sự

chấp thuận của

cộng đồng.

Trọng số 15,4 11,5 3,8 3,8 15,4 11,5 7,7 7,7 15,4 7,7 1 TP. Lào Cai

1.1 KXL Tòng Mòn 4 3 4 4 4 4 5 4 5 5 4.2 2 Huyện Sa Pa

2.1 KXL Bản Khoang 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.9 3 Huyện Bảo Thắng 5 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4.0

3.1 KXL Xuân Quang 4 Huyện Bảo Yên

4.1 KXL Yên Sơn 4 3 5 4 4 4 4 4 4 4 4.0 5 Huyện Bắc Hà

5.1 KXL Lùng Phình 4 3 4 4 5 4 5 4 4 4 4.1

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 103

6 Huyện Si Ma Cai 6.1 KXL Sán Chải 4 3 3 4 4 4 4 4 5 4 4.0 7 Huyện Mường

Khương

7.1 KXL Tả Chư Phùng 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4 3.9 8 Huyện Văn Bàn

8.1 KXL Khánh Yên Thượng

4 4 3 4 4 4 4 4 4 4 4.0

Nhận xét: Căn cứ vào việc đánh giá sự phù hợp với các tiêu chí của khu xử lý hiện trạng, khu xử lý quy hoạch mới, đề xuất 8 khu xử lý tập

trung, trong đó định hướng: - Mở rộng 08 khu xử lý hiện trạng đang hoạt động: KXL Tòng Mòn (TP. Lào Cai); KXL KXL Bản Khoang (H. Sa Pa); KXL Xuân

Quang (H. Bảo Thắng); KXL Yên Sơn (Huyện Bảo Yên); KXL Lùng Phình (Huyện Bắc Hà); KXL Sán Chải (Huyện Si Ma Cai); KXL Tả Chư Phùng (Huyện Mường Khương); KXL Khánh Yên Thượng (Huyện Văn Bàn).

- Hầu hết các vị trí lựa chọn đều có mức độ phù hợp với các tiêu chí đề xuất cao. - Xem xét tác động về mặt môi trường và xã hội, khi mở rộng khu xử lý có điểm số thấp nhất so với các vị trí khác. - Cần có biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường khi xây dựng, mở rộng các cơ sở xử lý trên.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 104

3.1.4.2. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR a. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ

Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTR sinh hoạt dựa trên các nguyên tắc sau: - Không có công nghệ tối ưu, phải sử dụng kết hợp nhiều công nghệ, nhiều

quá trình xử lý và phù hợp với từng giai đoạn quy hoạch; - Không tạo ra sản phẩm phụ có tính nguy hại cao hơn chất thải ban đầu và

đảm bảo các chất thải tạo ra phải được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường; - Ưu tiên công nghệ tái chế, thu hồi được nhiều vật liệu nhất, tạo ra giá trị kinh

tế cao nhất; - Ưu tiên công nghệ thu hồi năng lượng hoặc sử dụng năng lượng thấp nhất; - Ưu tiên tái sử dụng chất thải làm sản phẩm trực tiếp thay vì tái chế, thu hồi

chất thải thành nguyên liệu; - Phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội cũng như trình độ phát triển

của địa phương; - Ưu tiên công nghệ mang lại nhiều lợi ích kinh tế (vốn đầu tư, chi phí vận

hành thấp nhất, lợi nhuận cao nhất cũng như giá thành xử lý chất thải thấp nhất), xã hội (tạo nhiều công ăn việc làm nhất, được cộng đồng chấp thuận) và môi trường (xử lý triệt để chất thải, tiết kiệm tài nguyên đát, giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu, giảm tiêu thụ năng lượng);

- Phù hợp với đặc tính khối lượng, thành phần chất thải rắn; - Phù hợp với năng lực quản lý chất thải rắn, thực trạng áp dụng công nghệ của

địa phương. Đánh giá lựa chọn công nghệ ưu tiên xử lý thể hiện ở bảng sau (bảng 3.2).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 105

Bảng 3.8. Đánh giá lựa chọn các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt

TT

Công nghệ xử lý

Tiêu chí đánh giá

Chôn lấp hợp vệ sinh

Chế biến phân hữu cơ

Bãi chôn lấp tuần hoàn (chôn lấp kết hợp tận thu mùn hữu cơ và hoàn nguyên

ô chôn lấp)

Đốt

Các công nghệ tái chế thành

nguyên liệu và chế phẩm khác (Tái chế, nhiên liệu RDF, SRF)

Các công nghệ xử lý phân tán (ruồi lính đen, giun đỏ, thùng ủ ưa nhiệt, composting…)

1 Hiện trạng áp dụng công nghệ tại địa phương

Đang áp dụng tại tất cả các BCL trên toàn tỉnh (tuy nhiên chưa hợp vệ sinh)

Đang thực triển khai dự án tại KXL Tằng Loỏng

Chưa áp dụng Chưa áp dụng

Chưa áp dụng Chưa áp dụng

2 Công suất hiệu quả Mọi công suất 50-200 tấn/ngày

Mọi công suất >1000 tấn/ngày

Mọi công suất Quy mô hộ gia đình, cụm dân cư

3 Chi phí đầu tư, vận hành Khá lớn Khá lớn Khá lớn Lớn Khá lớn Nhỏ 4 Khả năng tái chế, thu hồi vật liệu Không Có Có Không Có Có 5 Khả năng thu hồi năng lượng Không Không Có (với quy mô

lớn) Có Có Không

6 Thị trường sản phẩm - Chấp nhận Hạn chế Tốt Chấp nhận Hạn chế 7 Cần kết hợp với công nghệ khác Không cần Tái chế, chôn

lấp Tái chế, chôn lấp

Chôn lấp Chôn lấp Chôn lấp

8 Khả năng đáp ứng kỹ thuật vận hành

Dễ vận hành Có thể thực hiện

Có thể thực hiện Khó vận hành

Có thể thực hiện Có thể thực hiện

9 Công nghệ bắt buộc phải có Bắt buộc Nên thực hiện

Nên thực hiện Không bắt buộc

Nên thực hiện Nên thực hiện

10 Khả năng tạo sản phẩm ô nhiễm Tạo nhiều nước rác, khí rác, mùi hôi chất thải khó phân huỷ

Mùi hôi Nước rác, khí rác

Khí thải có thể chứa dioxin & furan

Hạn chế ô nhiễm Hạn chế ô nhiễm

11 Phù hợp với điều kiện KT-XH Phù hợp Phù hợp Phù hợp Khá phù hợp Phù hợp Phù hợp 12 Phù hợp với năng lực quản lý

CTR và trình độ phát triển địa phương

Phù hợp Phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Phù hợp Ít phù hợp

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 106

b. Định hướng lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH đô thị, nông thôn Trên cơ sở đánh giá ưu nhược điểm, mức độ phù hợp của các công nghệ, các

công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho tỉnh Lào Cai cần được ưu tiên lựa chọn áp dụng theo thứ tự sau: b1. Công nghệ xử lý CTRSH đô thị

- Xử lý CTRSH cho đô thị lớn (TP. Lào Cai, các đô thị huyện Bảo Thắng) phát sinh trên 100 tấn/ngày, sử dụng các công nghệ: Chế biến phân hữu cơ; tái chế chất thải rắn và chôn lấp hợp vệ sinh.

- Xử lý CTRSH tại các đô thị trung bình (thị trấn, thị xã) phát sinh 20-100 tấn/ngày đề xuất sử dụng các công nghệ: Chôn lấp HVS là công nghệ chính, kết hợp ủ sinh học, phân loại thu hồi các thành phần có khả năng tái chế để giảm thể tích. Khuyến khích áp dụng công nghệ BCL tuần hoàn.

- Xử lý CTR các đô thị phát sinh <20 tấn/ngày đề xuất các công nghệ: Chôn lấp HVS là công nghệ chính, kết hợp ủ sinh học để giảm thể tích.

Hình 3.4. Lựa chọn công nghệ theo công suất tiếp nhận

< 20 tấn/ngày 20-100 tấn/ngày > 100 tấn/ngày

Chôn lấp HVS, kết hợp ủ sinh học

giảm thể tích

Chôn lấp HVS, kết hợp ủ sinh học và tái chế

Tái chế, chế biến phân hữu cơ và chôn lấp HVS

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 107

Đối với KXL cấp vùng tỉnh Xây dựng 02 Khu liên hợp

(KLH) quy mô lớn: KXL Toòng Mòn (TP. Lào Cai) và KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng) với công nghệ: chế biến phân hữu cơ, tái chế CTR, chôn lấp CTR HVS, nhằm xử lý CTR sinh hoạt cho thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Bảo Thắng. Ưu tiên các công nghệ chế biến phân hữu cơ và tái chế CTR để hạn chế lượng CTR chôn lấp. Công nghệ sẽ được áp dụng giai đoạn trước năm 2020.

Hình 3.5. Mô hình KXL liên hợp cấp vùng tỉnh

Hình 3.6. Phân loại chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại

Giai đoạn trước mắt đến năm 2015 vẫn áp dụng chôn lấp, giai đoạn sau năm 2015 nhất thiết phải áp dụng công nghệ xử lý hiện đại. Ưu tiên các công nghệ chế biến phân hữu cơ và tái chế CTR để hạn chế lượng CTR chôn lấp. Công nghệ sẽ được áp dụng giai đoạn 2015-2020.

Một điều cần lưu ý trong công nghệ chế biến phân hữu cơ là công tác phân loại CTR. Chất lượng phân hữu cơ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của công nghệ phân loại các thành phần CTR, trong khi hiện nay việc phân loại chủ yếu bằng thủ công và các thiết bị (nghiền, xé…) hoạt động trong môi trường không khí gây mùi và bụi, khí ô nhiễm. Vì thế công nghệ phân loại cần được cải tiến, đổi mới cho hiệu quả hơn, đảm bảo môi trường tốt hơn, như công nghệ phân loại bằng nước (xem hình vẽ trên). Điều đặc biệt của công nghệ là chất thải được phân loại, tách riêng các thành phần hoạt động hoàn toàn trong môi trường nước, không phát sinh mùi, bụi, khí độc và nước thải phát sinh ít, hầu hết được tuần hoàn, sức khỏe người lao động được bảo vệ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 108

Hình 3.7. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các khu xử lý vùng tỉnh đến năm 2020 Đối với KXL cấp vùng huyện

Xây dựng 06 khu xử lý cấp vùng huyện (công suất tiếp nhận các KXL cấp vùng huyện từ 5-100 tấn/ngày, xử lý cho đô thị trung tâm hành chính các huyện, thị xã và khu vực nông thôn phụ cận bao gồm: KXL Yên Sơn (H. Bảo Yên); KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà); KXL Sán Chải (H. Simacai); KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương); KXL Bản Khoang (H. Sa Pa); KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn). Công nghệ sử dụng công nghệ phân loại, đốt CTR và ủ sinh học để giảm thể tích kết hợp tận thu mùn làm phân bón, sau đó chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Trước mắt cần xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, sau đó sẽ đầu tư các hạng mục ủ sinh học.

Hình 3.8. Đề xuất công nghệ xử lý CTR tại các KXL cấp vùng huyện Công nghệ ủ sinh học quy mô nhỏ (từ 10-20 tấn/ngày): Các KXL xử lý cấp

vùng huyện có thể sử dụng công nghệ ủ sinh học nhằm giảm thể tích, kết hợp tận thu mùn. Bố trí diện tích đất xây dựng các thùng ủ diện tích 10-12 m2/mỗi thùng, chất thải rắn hữu cơ sau khi phân loại tại KXL được ủ tại nhà ủ từ 15-30 ngày, lượng mùn hữu cơ này có thể sử dụng làm phân bón cho cây công nghiệp trên địa bàn các huyện.

Hình 3.9. Ủ sinh học quy mô nhỏ áp dụng tại các KXL cấp vùng huyện

5-10%

20-30%

50-60%

10-15%

60-70%

20-25%

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 109

Hình 3.10. Bãi chôn lấp thông thường hợp vệ sinh vào bãi chôn lấp tuần hoàn Đối với các KXL vùng huyện, có quy mô nhỏ như KXL Sán Chải (H. Simacai);

KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương), KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn), KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà) xử lý (công suất tiếp nhận từ 4-20 tấn/ngày), ưu tiên xây dựng bể ủ sinh học quy mô nhỏ (2-5 tấn/ngày) và khu vực phân loại nhằm thu hồi các thành phần có khả năng tái chế. Chôn lấp hợp vệ sinh vẫn là công nghệ chính chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích KXL tập trung của huyện. b2. Đề xuất công nghệ xử lý CTRSH nông thôn

Xử lý CTR các cụm dân cư nông thôn phát sinh <10 tấn/ngày đề xuất công nghệ chính là chôn lấp CTR hợp vệ sinh, kết hợp ủ sinh học để giảm thể tích và làm phân bón.

Chôn lấp CTR sinh hoạt tại các thôn trong xã: Các khu dân cư xa khu xử lý tập trung của huyện, không có khả năng thu gom xử lý tập trung (thường các xã khu vực miền núi), dân cư phân tán, cần được chôn lấp tại các khu xử lý tập trung của xã, vị trí được xác định theo quy hoạch nông thôn mới.

Đối với điểm dân cư nông thôn phân tán, diện tích đất rộng, áp dụng quy trình ủ sinh học làm phân hữu cơ quy mô hộ gia đình:

- Sản xuất phân hữu quy mô phân tán theo hộ gia đình hoặc khu dân cư tập trung xa các khu xử lý tập trung trên địa bàn các huyện.

- Sử dụng thùng ủ sinh vật ưa nhiệt để xử lý chất thải hữu cơ khu vực nông thôn, mỗi thùng có đường kính 70cm, có thể tiếp nhận khoảng 3 kg rác hữu cơ/ngày (chi phí xây dựng khoảng 250.000 đồng).

Đối với các điểm dân cư nhỏ, nằm ở vùng sâu, vùng xa có thể áp dụng các hình thức tự xử lý ngay tại nguồn với quy mô hộ gia đình hoặc một cụm vài hộ gia đình. Đây là các khu vực không có điều kiện thu gom, xử lý tập trung, cơ sở hạ tầng thấp kém, đặc biệt là giao thông, thiếu trang thiết bị thu gom. Vì thế phương pháp xử lý đơn giản nhằm mục tiêu giữ vệ sinh môi trường. Biện pháp xử lý có thể áp dụng như ủ phân, sử dụng thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt, hố chôn lấp…

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 110

Hình 3.11. Thùng ủ vi sinh vật ưa

nhiệt

Hình 3.12. Ủ phân hữu cơ quy mô hộ gia

đình

c. Công nghệ xử lý nước rác Trên số liệu nghiên cứu đặc tính nước rỉ rác của các bãi rác ở Việt Nam. Các

công nghệ xử lý đã được áp dụng thành công để xử lý nước rỉ rác. Điều kiện thực tế của Việt Nam nói chung và điều kiện của khu vực nói riêng, đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác cho bãi rác như sau:

- Bậc 1: xử lý sơ bộ để tách các loại rác thô lẫn trong nước rỉ rác trước khi đi vào trạm xử lý. (Sử dụng song chắn rác dùng để tách tạp chất thô gạch đá, cành cây, rác thải…). Điều hòa lưu lượng nước đi vào hệ thống đảm bảo cho hệ thống làm việc ổn định, chất lượng nước sau xử lý được tốt nhất.

- Bậc 2: Quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác: COD, BOD, Nitơ, Phốt Pho… Sử dụng hóa lý kết hợp quá trình sinh học để tiêu hủy chất ô nhiễm (các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hòa tan) trong nước thải. sử dụng tháp oxy hóa, bể SNRU, bể lắng thứ cấp …

- Bậc 3: Sau quá trình xử lý các chất ô nhiễm nước rỉ rác tiếp tục được xử lý độ màu. Sử dụng quá trình hóa học kết hợp hóa lý để xử lý triệt để độ màu còn lại trong nước rỉ rác. Sử dụng các bể phản ứng, thiết bị lắng cấp 3, bể lọc cát…

- Nước rỉ rác sau xử lý tiếp tục được dẫn qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật trong nước trước khi thải vào môi trường.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của nhà máy xem chi tiết ở hình vẽ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 111

Hình 3.13. Sơ đồ nguyên lý trạm xử lý nước rác

3.1.4.3. Quy mô công suất và nhu cầu sử dụng đất các khu xử lý CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn

Căn cứ vào khối lượng theo thành phần CTRSH tiếp nhận, công nghệ xử lý; phạm vi thu gom, vận chuyển của từng khu xử lý. Nhu cầu quỹ đất cần thiết cho các khu xử lý theo 2 giai đoạn (đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030) sẽ được tổng hợp chi tiết tại các bảng sau:

NƯỚC RÁC TỪ BÃI RÁC

BÙN THẢI ĐEM CHÔN LẤP

BƠM

BỂ KHỬ TRÙNG

MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN

TÁCH RÁC 3 LỚP

THIẾT BỊ OXY HÓA KHỬ NITƠ

HỒ ĐỆM(SỬ DỤNG HỒ CÓ SẴN)

BƠM

BỂ CHỨA BÙN

LƯU LƯỢNG KẾ

BỂ ĐIỀU HÒA

BỂ LẮNG SƠ BỘ

BỂ LẮNG THỨ CẤP

HỐ BƠM 1

LỌC CÁT

SEMULTECH

HỒ CHỨA NƯỚC RÁC (SỬDỤNG HỒ CÓ SẴN)

BƠM

MÁY TÁCH RÁC TỰ ĐỘNG

XỬ LÝ SINH HỌC SNRU

XỬ LÝ BẬC 1

XỬ LÝ BẬC 2

XỬ LÝ BẬC 3

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 112

Bảng 3.9. Khối lượng CTRSH tiếp nhận tại các khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2030

TT Tên KXL Vị trí

Khối lượng CTR sinh hoạt đô thi và nông thôn tiếp nhận (tấn/ngày)

Phạm vi phục vụ Năm 2020 Năm 2030 Đô thị

Nông thôn

Tổng Đô thị

Nông thôn

Tổng

A Khu xử lý cấp vùng tỉnh 1 KXL Toòng Mòn

(TP. Lào Cai) Thôn Tòng Mòn, thị xã Lào Cai 128,6 13,75 142,3 210,1 35,48 245,5

TT. Bát Xát, TT. Bản Vược, TT. Bản Phiệt, TT. Bản Lầu; Thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bát Xát

2 KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng)

xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng 55,8 27,25 83,05 118,1 82,08 200,2

TT. Bắc Ngầm, TT. Bảo Nhai, TT. Phong Hải; Huyện Bảo Yên, các xã phía Nam thị xã Bắc Hà và phía Bắc huyện Bảo Yên

B Khu xử lý cấp vùng huyện 1 KXL Yên Sơn (H.

Bảo Yên) xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên 23,9 17,7 41,60 78,1 58,63 136,7

Các đô thị (TX. Phố Ràng, ĐT Tâm Thượng-Tâm An-Bảo Hà) và các điểm dân cư huyện Văn Bàn

2 KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà)

Xã Lùng Phì, huyện Bắc Hà 13,1 12,85 25,95 27,52 42,61 70,13 TX. Bắc Hà và điểm dân cư xung

quanh Huyện Bắc Hà 3 KXL Sán Chải (H.

Simacai) TT. Si Ma Cai, các xã huyện Si Ma Cai

2,1 8,3 10,40 5 27,04 32,04 TT. Simacai và các điểm dân cư huyện Simacai

4 KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương)

thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương

5 11,55 16,55 11,5 37,98 49,48 Các đô thị (TT. Mường Khương, TT. Pha Long) và các điểm dân cư phía Bắc huyện Mường Khương

5 KXL Bản Khoang (H. Sa Pa)

Xã Bản Khoang, huyện Sa Pa 21,7 14,62 36,32 55 48,09 104 TX. Sa Pa và điểm dân cư nông

thôn phụ cận 6 KXL Khánh Yên

Thượng (H. Văn Bàn)

xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn

11,4 16,16 27,56 31 53,47 84,4 TT. Khánh Yên và các điểm dân cư huyện Bảo Yên

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 113

Bảng 3.10. Quy mô diện tích, công nghệ và phạm vi phục vụ các khu xử lý tỉnh Lào Cai đến năm 2030

TT Tên KXL

Công suất tiếp nhận (tấn/ngày) Diện tích (ha)

Công nghệ áp dụng Phạm vi phục vụ Năm 2020

Năm 2030

Đến năm 2020

Đến năm

2030* 1 KXL cấp vùng tỉnh

1.1 KXL Toòng Mòn (TP. Lào Cai)

142,3 245,5 6,9 17,9 Ủ sinh học, tái chế, chôn lấp CTR hợp vệ sinh

TT. Bát Xát, TT. Bản Vược, TT. Bản Phiệt, TT. Bản Lầu; Thành phố Lào Cai, huyện Sa Pa, huyện Bát Xát

1.2 KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng)

83,05 200,2 4,0 13,0 TT. Bắc Ngầm, TT. Bảo Nhai, TT. Phong Hải; Huyện Bảo Yên, các xã phía Nam thị xã Bắc Hà và phía Bắc huyện Bảo Yên

2 KXL cấp vùng huyện 2.1 KXL Yên Sơn (H.

Bảo Yên) 41,60 136,7 2,0 8,2 Ủ sinh học, thu hồi

thành phần có khả năng tái chế, chôn lấp CTR hợp vệ sinh

Các đô thị (TX. Phố Ràng, ĐT Tâm Thượng-Tâm An-Bảo Hà) và các điểm dân cư huyện Văn Bàn

2.2 KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà)

25,95 70,13 1,3 4,4 TX. Bắc Hà và điểm dân cư xung quanh Huyện Bắc Hà

2.3 KXL Sán Chải (H. Simacai)

10,40 32,04 1 2 TT. Simacai và các điểm dân cư huyện Simacai

2.4 KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương)

16,55 49,48 1 3,0 Các đô thị (TT. Mường Khương, TT. Pha Long) và các điểm dân cư phía Bắc huyện Mường Khương

2.5 KXL Bản Khoang (H. Sa Pa)

36,32 104 1,8 6,4 TX. Sa Pa và điểm dân cư nông thôn phụ cận

2.6 KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn)

27,56 84,4 1,3 5,1 TT. Khánh Yên và các điểm dân cư huyện Bảo Yên

Ghi chú: Diện tích đến năm 2030* bao gồm diện tích giai đoạn trước năm 2020 đã sử dụng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 114

Bảng 3.11. Công suất theo các công nghệ xử lý CTR tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020/2030

TT Tên KXL Diện tích quy hoạch 2020/2030

(ha)

Khối lượng 2020/2030 (tấn/ngày)

Ủ sinh học 2020/2030 (tấn/ngày)

Thu hồi, tái chế 2020/2030

(tấn/ngày)

Chôn lấp HVS

2020/2030 (tấn/ngày)

1 KXL vùng tỉnh 1.1 KXL Toòng Mòn

(TP. Lào Cai) 6,9/17,9 142,3/245,5 78/122 11,4/44 52,7/78,6

1.2 KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng)

4/13 83,05/200,2 45,7/100 6,6/36 30,7/64,1

2 KXL vùng huyện 2.1 KXL Yên Sơn (H.

Bảo Yên) 2/8,2 41,60/136,7 23/68,4 3,3/24,6 15,4/43,7

2.2 KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà)

1,3/4,4 25,95/70,13 14,3/35 2,1/12,6 9,6/22,4

2.3 KXL Sán Chải (H. Simacai)

1/2 10,40/32,04 5,7/26 0,8/5,8 3,8/10,3

2.4 KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương)

1/3 16,55/49,48 9,1/24,7 1,3/8,9 6,1/15,8

2.5 KXL Bản Khoang (H. Sa Pa)

1,8/6,4 36,32/104 20/52 2,9/18,7 13,4/33,3

2.6 KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn)

1,3/5,1 27,56/84,4 15,2/42,2 2,2/15,2 10,2/27

Tổng 18,7/60,1 384/923 211/461 30/166 142/295

3.2. Quy hoạch quản lý CTR công nghiệp và công nghiệp nguy hại 3.2.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn 3.2.1.1. Đánh giá khả năng phân loại chất thải rắn tại nguồn

Đánh giá hiện trạng cho thấy việc phân loại CTR tại nguồn tỉnh Lào Cai mới chỉ áp dụng đối với một số CTR có thể tái chế, các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, các phế thải có liên quan đến bao bì, giấy, các chất thải đặc thù của công nghiệp khai thác khoáng sản như xỉ lò, bùn quặng... còn các chất thải không có giá trị kinh tế bao gồm cả chất thải nguy hại như giẻ lau dính dầu, bóng đèn hỏng, pin hỏng… được thu gom và đổ thải lẫn lộn cùng với chất thải sinh hoạt.

Phân loại chất thải tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích, thu hồi về mặt kinh tế trong việc tái sử dụng, tái chế và giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các quy định khuyến khích và bắt buộc các cơ sở sản xuất phải phân loại CTR ngay từ nguồn thải như Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Theo đó, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhằm thu hồi về mặt kinh tế đồng thời giảm thiểu chi phí xử lý. Vì vậy việc phân loại CTR tại nguồn sẽ được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu:

- Thực hiện quy định luật pháp về phân loại tại nguồn: Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký quản lý chất thải nguy hại (chủ nguồn thải). Vì vậy các doanh nghiệp buộc phải phân loại CTR thành 2 loại chất thải nguy hại và không nguy hại, trong đó chất thải nguy hại được phân loại theo từng thành phần nguy hại theo danh mục trong Thông tư

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 115

12/2011/TT-BTNMT. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong các KCN đã và đang hoạt động trong tỉnh Lào Cai chưa tiến hành đăng ký Sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Sự thu hồi về mặt kinh tế: đối với các chất thải không nguy hại, được phân phân thành 2 loại: chất thải có thể tái chế và chất thải không thể tái chế. Hiện nay, tỷ lệ chất thải có thể tái chế tại các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Lào Cai chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR không nguy hại. Điều này cho thấy khả năng phân loại tại nguồn đối với chất thải không nguy hại có thể đạt trên 80% trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2020. Tỷ lệ 20% chất thải còn lại chưa được phân loại tại nguồn sẽ được đưa đi xử lý tập trung. Những năm tiếp theo khả năng phân loại sẽ tăng lên tùy thuộc vào trình độ công nghệ tái chế.

- Trình độ và khả năng tái chế chất thải: hiện nay việc tái chế chất thải do các đơn vị tư nhân đảm nhận, với những lợi ích cho việc tái chế chất thải mang lại thì các chất thải có thể tái chế sau khi được phân loại sẽ được thu gom và tái chế triệt để. Vì vậy khả năng thực hiện phân loại tại nguồn đối với chất thải rắn công nghiệp sẽ cao do nhu cầu nguyên liệu lớn đa dạng từ các cơ sở tái chế chất thải.

- Trong tương lai, nếu các công nghệ tái chế chất thải hiện đại được áp dụng rộng rãi với quy mô lớn tại các khu xử lý CTR, khi đó nhu cầu nguyên liệu cho dây chuyền tái chế chất thải gia tăng sẽ là động cơ thúc đẩy việc thực hiện phân loại CTR công nghiệp tại nguồn. 3.2.1.2. Đề xuất phương thức phân loại chất thải rắn công nghiệp

Mức độ phân loại CTR phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của chất thải rắn công nghiệp và phương pháp xử lý chất thải rắn. Trên cơ sở dự báo thành phần chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Lào Cai được phân loại thành những loại sau:

- Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng: những chất thải có thể được tái chế để thành nguyên liệu cần thiết cho các quá trình sản xuất khác nhau như kim loại, thủy tinh, giấy, nilong, nhựa,... hoặc những chất thải rắn thải ra tại công đoạn cuối của quy trình sản xuất có thể được quay vòng lại làm nguyên liệu đầu vào ở công đoạn đầu như phế phẩm.

- Chất thải rắn không thể tái chế: là những chất thải rắn không sử dụng vào được mục đích khác, phải bỏ đi.

- Chất thải rắn nguy hại: là những CTR có quy chế quản lý riêng, cần được thu gom riêng biệt theo quy định của Nhà nước. Việc phân loại CTR công nghiệp tại nguồn ở tỉnh Lào Cai phải được kết hợp đồng thời hai phương thức phân loại tại hai vị trí nhằm tận dụng tối đa lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng ở đây:

- Phân loại CTR tại nguồn (phân loại sơ cấp): phân loại tại từng phân xưởng sản xuất của mỗi cơ sở sản xuất. Trong giai đoạn trước mắt (từ nay cho đến năm 2020) áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các khu công nghiệp tập trung đã và đang hoạt động. Từ năm năm 2020 trở đi sẽ áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất.

- Phân loại CTR tại các khu phân loại tập trung (phân loại thứ cấp): nhằm tập trung một lượng lớn CTR của cung một loại hình công nghiệp, sử dụng hệ thống máy

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 116

phân loại như: quạt khí, sàng lọc, từ tính, cần cẩu,... nhằm nâng cao hiệu quả đạt được nhiều lợi nhuận như tiết kiệm năng lượng và nhân công.

Hình 3.14. Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR Công nghiệp tại nguồn - Phân loại CTR tại phân xưởng sản xuất (phân loại sơ cấp): là phương thức

phân loại thủ công, nếu được thực hiện triệt để sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

Nguồn chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp

Phân loại tại nguồn (Phân loại sơ cấp)

Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn sinh hoạt và văn phòng

Các loại giấy, bao bì

Nhựa, thủy tinh, cao su, kim loại

Chất thải rắn có thành

phần hữu cơ cao

Chất thải rắn có khả năng tái chế

Chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn có thể tái sử

dụng

Các loại chất thải

rắn còn lại

Thu gom và vận chuyển

Phân loại tập trung tại KCN (phân loại thứ cấp)

Xử lý

Tái sinh

Chế biến phân vi sinh

Xử lý đặc biệt

Tái chế

Tái sử dụng

Chôn lấp

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 117

chính các cơ sở sản xuất do việc tái sử dụng được các thành phần trong chất thải, do việc bán các chất thải có khả năng tái chế cho đơn vị tái chế cũng như giảm được chi phí mà cơ sở sản xuất phải chi trả cho việc xử lý lượng CTR thải bỏ.

Việc phân loại chất thải rắn tại các phân xưởng sản xuất được thực hiện bởi chính các công nhân làm việc tại công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất phát sinh CTR.

Để việc phân loại CTR tại nguồn đạt được hiệu quả cao cần thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và nghiêm túc, cụ thể như sau:

+ Công nhân tại các vị trí làm việc có trách nhiệm bỏ tất cả các chất thải vào thiết bị chứa đã được quy định, thiết bị lưu chứa chất thải có dán ảnh hoặc chỉ thị để nhận biết.

+ Người được phân công phụ trách ca có trách nhiệm kiểm tra việc phân loại chất thải có được cho đúng vào thùng quy định hay không trước khi chuyển tới các khu vực chung của nhà máy.

+ Chất thải sau khi phân loại được vận chuyển đến khu vực chứa chất thải của công ty phải đổ đúng các thiết bị lưu chứa đã được chỉ định. Đối với CTR nguy hại cần được chứa đụng và bảo quản cẩn trọng trong quá trình vận chuyển. Thùng đựng chất thải được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, đảm bảo không rơi vãi, đổ ra ngoài trong quá trình vận chuyển.

- Phân loại tại khu tập trung CTR của KCN/CNN (phân loại thứ cấp) Chất thải sau khi được phân loại tại các cơ sở sản xuất sẽ được vận chuyển tới

khu tập trung và tiếp tục thực hiện việc phân loại tập trung. Tại đây, lượng CTR tập trung với khối lượng lớn, vì vậy để việc phân loại có hiệu quả và tiết kiệm thời gian cũng như nhân công thì sử dụng phương thức phân loại bằng máy phân loại CTR (quạt khí, sàng lọc, từ tính, cần cẩu,...). CTR của phân xưởng sản xuất trong cùng một nhà máy, xí nghiệp, hoặc một cụm các cơ sở sản xuất thuộc cùng một loại hình công nghiệp sẽ được tập trung phân loại tại cùng một hệ thống phân loại. Việc phân vùng phục vụ của các khu phân loại tập trung CTR cũng như xác định các địa điểm xây dựng các khu phân loại tập trung CTR được dựa trên các cơ sở sau:

- Dự báo khối lượng, thành phần CTR phát sinh tại các KCN, CCN tỉnh Lào Cai.

- Đặc điểm địa lý và sự phân bố các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Tăng cường khả năng trao đổi chất thải giữa các KCN, CCN khả năng tái chế,

tái sử dụng chất thải. - Nguồn lực lao động thực hiện công tác phân loại cũng như khả năng đầu tư

các thiết bị công nghệ kỹ thuật phân loại CTR. Với đặc điểm địa lý, địa hình tỉnh Lào Cai, để hạn chế phát tán ô nhiễm, giảm

thiểu tối đa thời gian vận chuyển CTR, dự kiến các khu phân loại tập trung CTR công nghiệp gần các địa điểm dự kiến xây dựng khu xử lý CTR của tỉnh.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 118

3.2.1.3. Đề xuất lộ trình áp dụng phân loại CTR tại nguồn Việc phân loại CTR công nghiệp tại nguồn thực hiện thông qua các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp chặt chẽ của nhân viên thu gom CTR trong nhà máy, cơ sở sản xuất và đơn vị chuyên trách thu gom CTR. Trong giai đoạn đầu, việc phân loại CTR tại nguồn chưa thể triển khai rộng rãi tại tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất, cho nên trước tiên chỉ áp dụng cho các nhà máy, cơ sở sản xuất lớn, các cơ sở đang hoạt động rồi mới áp dụng rộng rãi cho tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Lộ trình phân loại CTR công nghiệp tại nguồn thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.12. Lộ trình phân loại CTR tại nguồn

Phương thức Lộ trình thực hiện

Giai đoạn đến năm 2020 Giai đoạn sau năm 2020

Phân loại tại các nhà máy (phân loại sơ cấp).

- Phân loại chất thải nguy hại tại 100% các nhà máy - Phân loại CTR thông thường tại các nhà máy lớn tại các KCN

Phân loại tại 100% các nhà máy đối với CTR thông thường và nguy hại

Phân loại tại các điểm tập kết, các khu phân loại tập trung (phân loại thứ cấp).

Các điểm tập kết của KCN đã và đang hoạt động

Thực hiện đối với các CCN và các trạm trung chuyển

3.2.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn 3.2.2.1. Đánh giá khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

Việc ngăn ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải được thực hiện ngay tại nguồn và trong quá trình xử lý CTR. Khả năng ngăn ngừa, giảm thiểu tại nguồn được thực hiện thông qua việc phân loại CTR tại nguồn thành loại tái chế và không tái chế. Ước tính có thể giảm tới 24% lượng chất thải tại nguồn nếu CTR được phân loại. Trong giai đoạn trước mắt, khả năng giảm thiểu tại nguồn thông qua phân loại trong giai đoạn áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các khu công nghiệp tập trung đã và đang hoạt động. Giai đoạn sau, tỷ lệ giảm thiểu tại nguồn sẽ được nâng lên đến mức tối đa khoảng 24% lượng chất thải phát sinh.

CTR sau khi được thu gom có thể giảm thiểu bằng việc giảm khối lượng đổ thải (ví dụ thông qua phương pháp đốt) có thể đạt 33% lượng CTR phát sinh. Ngoài ra việc tái chế sau khi phân loại tập trung có thể giúp giảm thiểu tới 16% CTR phát sinh, nâng tỷ lệ giảm thiểu đến 54% lượng CTR phát sinh.

Như vậy khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, tái chế có thể giảm lượng CTR cần chôn lấp xuống còn 28,4% thay vì trên 90% như hiện nay. 3.2.2.2. Đề xuất phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

* Giảm thiểu tại nguồn: Việc ngăn ngừa, giảm thiểu CTR công nghiệp tại nguồn được thực hiện không

chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà còn có các thay đổi thường xuyên trong vận hành

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 119

và quản lý của một doanh nghiệp, nói cách khác là áp dụng “giải pháp sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu khu công nghiệp sinh thái, giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.

Việc áp dụng sản xuất sạch hơn đối với sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn đầu được áp dụng cho khu vực công nghiệp trong đô thị và một số doanh nghiệp lớn trong các KCN. Giai đoạn sau sẽ tăng dần tỷ lệ số doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch. Dự kiến giai đoạn đến năm 2020, việc áp dụng SXSH sẽ giúp giảm thiểu được 8% tổng lượng CTR của 25% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ này đến năm.

* Tái chế chất thải Vấn đề tái chế CTR ngay từ nguồn phát sinh gắn với công tác phân loại tại

nguồn. Trong giai đoạn trước mắt áp dụng phương thức này đối với các nhà máy trong các KCN đã và đang hoạt động. Từ năm nay cho đến 2020 sẽ áp dụng cho tất cả các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài KCN/CCN. Đây là giải pháp có tính khả thi cao do hiệu quả kinh tế mang lại trên 2 mặt: thu hồi lợi ích kinh tế và giảm thiểu chi phí phải xử lý CTR.

Việc tái chế CTR sau khi thu gom được thực hiện ở các điểm tập kết, trạm trung chuyển hay các trung tâm trao đổi chất thải. Phương thức này gắn với việc phân loại tập trung CTR công nghiệp. Giai đoạn đầu sẽ áp dụng cho các điểm tập kết tại các KCN tập trung và các trạm trung chuyển của tỉnh. Giai đoạn sau sẽ áp dụng cho các trạm trung chuyển mới (phục vụ mục đích tăng cường trao đổi chất thải). 3.2.3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn 3.2.3.1. Phương thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp

Phương thức: Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt CTR từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được vận chuyển đến khu vực chứa chất thải của nhà máy, và phải đổ đúng vào các thiết bị lưu chứa CTR đã được chỉ định. Quá trình thu gom và vận chuyển cần có nhiều hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm, tính chất của CTR và phương pháp xử lý chúng. Vì vậy, nhằm đảm bảo hiệu quả thu gom và tính kinh tế thì CTR có thể phân loại thành hai loại chính và mỗi loại có một phương thức thu gom, vận chuyển riêng:

+ Tự thu gom (phương thức 1): Những thành phần CTR có thể thu hồi, tái sử dụng sẽ do các đơn vị hay cá nhân thu mua hợp đồng với cơ sở sản xuất phát sinh CTR tự thu gom, vận chuyển.

+ Thu gom tập trung (phương thức 2): Những thành phần CTR cần đưa đến khu vực xử lý CTR công nghiệp như đốt, chôn lấp hợp vệ sinh... sẽ do các chủ thu gom, vận chuyển đảm nhiệm. Vì vậy đầu tư cho việc vận chuyển và xử lý những thành phần này sẽ thấp hơn rất nhiều vơi việc thu gom, vận chuyển toàn bộ lượng CTR phát sinh.

Quy trình: Do đó, đề xuất quy trình thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp tại tỉnh Lào Cai như sau: CTR từ nguồn phát sinh, các loại CTR công nghiệp sẽ được công nhân trong nhà máy phân loại ngay tại nguồn thải và lưu giữ vào các thiết bị phân loại tại nguồn. Một số loại chất thải có thể được tuần hoàn làm nguyên liệu đầu vào của dây truyền sản xuất hoặc đem bán để tái chế, tái sử dụng. Các loại chất thải

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 120

còn lại sẽ được thu gom và xử lý tập trung theo những phương pháp khác nhau. Việc thu gom tập trung các loại CTR công nghiệp được tiến hành theo 2 giai đoạn:

Hình 3.15. Sơ đồ phương án thu gom, vận chuyển CTR tại các KCN/CCN - Giai đoạn thu gom sơ cấp là giai đoạn CTR được thu gom từ các công đoạn

sản xuất của từng nhà máy được vận chuyển đến khu vực chứa chất thải của nhà máy, và phải đổ đúng vào các thiết bị lưu chứa CTR đã được chỉ định. Sau đó sau mỗi ca làm việc, mỗi ngày thì phải vận chuyển CTR từ các điểm tập kết của các nhà máy, cơ sở sản xuất đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển của các KCN/CCN trong đó CTR được phân loại tập trung một lần nữa cũng như xử lý cơ học.

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển

Nguồn phát sinh CTR

Đơn vị thu mua, thu gom, vận

chuyển

Tự thu gom

CTR có thể tái

sử dụng

CTR có khả năng tái chế, tái

sinh

CTR nguy hại

Công nhân phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ tại nguồn

Nguyên liệu đầu vào cho

s.xuất

CTR hữu cơ dễ phân hủy

CTR còn lại

Khu phân loại tập trung

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển

CTR có khả năng tái chế, tái sinh

CTR hữu cơ dễ phân hủy

CTR nguy hại CTR còn lại

Xử lý sinh học

Xử lý đặc biệt Chôn lấp hợp vệ sinh

Cơ sở tái chế, tái sinh phế liệu

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 121

- Giai đoạn thu gom thứ cấp vận chuyển CTR từ các trạm trung chuyển đến khu vực xử lý sao cho mỗi loại CTR được vận chuyển đến một khu vực xử lý riêng.

+ Đối với các cơ sở sản xuất riêng lẻ, nằm ngoài KCN/CCN thì có trách nhiệm thu gom, phân loại và thuê các cơ sở tư nhân (có tư cách pháp nhân, dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý về CTR) vận chuyển mang đi xử lý. + Đối với các cơ sở tập trung nằm trong KCN/CCN, việc thu gom do các đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiệm vụ ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp.3.2.3.2. Thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn tập trung Các loại bể chứa, thùng chứa có thiết kế khác nhau có thể được sử dụng để chứa các loại CTR có khối lượng khác nhau và có tính chất khác nhau. Cần phải thiết kế những điểm chứa quanh nhà máy mà chất thải rắn được đổ trực tiếp vào những thùng côngtennơ, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho bốc trực tiếp chất thải rắn vào những thùng, xe thu gom thứ cấp, giúp cho giảm bớt bốc dỡ bằng thủ công và phát tán ra môi trường. Để có thể thu gom, vận chuyển CTR tập trung theo quy trình trên, cần có một hệ thống tổng hợp thu gom, vận chuyển CTR đồng bộ, được trang bị đầy đủ các hợp phần từ khâu thu gom, phân loại, lưu giữ đến khâu vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp bao gồm:

+ Thiết bị lưu giữ: sử dụng bao gói, túi, thùng, bể, côngtennơ, kho, bãi,... để lưu giữ CTR tại các nguồn phát sinh.

+ Thiết bị thu gom: có thể dùng các xe đẩy tay, xe tải, xe nâng, máy xúc... trong quá trình thu gom sơ cấp CTR từ các cơ sở sản xuất đến các trạm trung chuyển.

+ Thiết bị phân loại tập trung: sử dụng máy phân loại tập trung,... Mỗi trạm trung chuyển nên có một hệ thống phân loại để phân loại triệt để CTR.

+ Thiết bị nén ép CTR: có thể sử dụng các loại máy ép, máy đóng gói CTR, tại các trạm trung chuyển nhằm giảm kích thước cơ học của các loại CTR công nghiệp trước khi đưa đến các khu xử lý tập trung.

+ Thiết bị vận chuyển: sử dụng các loại xe chuyên dụng như xe cuốn ép, xe ép nâng, xe tải trần, xe tải côngtennơ, xe thùng,... để thu gom và vận chuyển với công suất lớn, kể cả thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp.

Bảng 3.13. Các loại trang thiết bị thu gom, vận chuyển Đặc điểm chất thải rắn Trang thiết bị

Đặc điểm công nghệ Dung tích Chất thải rắn không nguy hại có tỷ trọng cao, độ ẩm lớn, được chôn lấp trực tiếp

Xe thùng kín hoặc xe tải côngtennơ

10 - 15m3

Chất thải rắn không nguy hại có tỷ trọng thấp, được chôn lấp trực tiếp

Các loại xe vận chuyển chất thải rắn thông thường như xe cuốn ép, ép nâng hoặc xe tải trần

6m3

Chất thải rắn nguy hại cần ổn định và đóng rắn trước khi chôn lấp

Xe thùng có hệ thống hút hoặc xe tải côngtennơ

10 - 15m3

Chất thải rắn nguy hại cần đốt tập trung Xe ép rác hoặc xe tải trần 6m3 Chất thải rắn nguy hại chôn lấp trực tiếp Xe thùng kín 10 - 15m3

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 122

3.2.3.3. Quy hoạch mạng lưới trạm trung chuyển CTR công nghiệp a) Cơ sở lựa chọn vị trí trạm trung chuyển Việc lựa chọn, đề xuất trạm trung chuyển CTR công nghiệp tỉnh Lào Cai được dựa trên một số nguyên tắc sau: - Giảm tối đa toàn bộ chi phí vận chuyển từ khu vực thu gom đến khu xử lý cuối cùng, bao gồm chi phí vận chuyển chất thải rắn được thu gom đến trạm trung chuyển và từ trạm trung chuyển đến khu xử lý cuối cùng.

- Vị trí các trạm trung chuyển phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường. - Trạm trung chuyển CTR công nghiệp trong tỉnh gồm 2 loại:

+ Trạm trung chuyển sơ cấp (nằm tại mỗi khu, cụm công nghiệp): Có vai trò tập kết các loại CTR công nghiệp trước khi đưa đến các trạm trung chuyên tập trung hoặc các khu xử lý. + Trạm trung chuyển tập trung (nằm tại các khu xử lý CTR vùng huyện, liên huyện hoặc KCN tập trung): Có vai trò kết hợp với các hoạt động tái chế CTR công nghiệp, xử lý CTR công nghiệp thông thường và trung chuyển CTR nguy hại trước khi đưa đến khu xử lý vùng tỉnh. b) Đề xuất vị trí, quy mô các trạm trung chuyển

Dựa trên những nguyên tắc trung chuyển CTR công nghiệp, đề xuất mô hình trung chuyển CTR công nghiệp trong tỉnh như hình dưới đây.

Hình 3.16. Mô hình các trạm trung chuyển trong hệ thống thu gom CTR Như vậy tại các khu công nghiệp, các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp sẽ xây dựng các trạm trung chuyển sơ cấp. Từ đó CTR công nghiệp có thể đưa thẳng đến khu xử lý cấp vùng tỉnh hoặc đưa đến trạm trung chuyển tập trung hoặc khu xử lý vùng huyện. Bán kính phục vụ các trạm trung chuyển tập trung khoảng 25-30km. Tại đây sẽ diễn ra hoạt động tái chế, thu hồi và kể cả đổ thải CTR công nghiệp thông thường. Trên cơ sở phân tích các khu vực tập trung công nghiệp và định hướng quy hoạch KXLCTR sinh hoạt, vị trí và quy mô các trạm trung chuyển tập trung CTRCN được đề xuất trong bảng 3.13:

KCN Cụm, điểm công nghiệp phân tán

Trạm trung chuyển CTR của KCN

Trạm trung chuyển tập trung

KXL vùng huyện/ KXL CTRCN

KXL vùng tỉnh

Nguy hại

Nguy hại

Thông thường

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 123

Bảng 3.14. Mạng lưới trạm trung chuyển tập trung CTR công nghiệp nguy hại

TT Vị trí, địa điểm các trạm trung chuyển

Phạm vi phục vụ Công suất (tấn/ngày)

Quy mô (m2)

1 Tại KXL của KCN Tằng Lỏng, huyện Chiêm Hóa

Huyện Bảo Thắng 13,9 1000

2 Tại KXL của KCN Sơn Thủy-Tân An

Huyện Văn Bàn, Bảo Yên 26,6 2000

3.2.4. Xử lý CTR 3.2.4.1. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR

Công nghệ xử lý CTR công nghiệp cần thực hiện phối hợp sử dụng các phương pháp khác nhau. Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTR công nghiệp. Mặc dù vậy, mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một phạm vi nhất định. CTR công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất công nghiệp cần được xử lý tập trung bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ sau áp dụng cho từng loại.

- Xử lý cơ học: Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải nhằm xử lý sơ bộ và tái chế CTR.

Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học chất thải bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển từ, tuyển khí nén… Ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt…

- Xử lý hóa - lý: Mục đích chính là giảm thiểu khả năng nguy hại của chất thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại CTR.

Công nghệ này rất phổ biến để thu hồi, tái chế chất thải, đặc biệt là một số loại CTNH như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi. Biện pháp tái chế, thu hồi chất thải bằng công nghệ hóa - lý chỉ thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đối với những nhà máy xử lý chất thải quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại để có thể thu hồi sản phẩm từ chất thải. Một số biện pháp hóa - lý thông dụng trong xử lý chất thải như: Trích ly, Chưng cất, Kết tủa, trung hòa, Oxy hóa - khử…

- Đốt: Công nghệ này rất phù hợp để xử lý hầu hết các loại CTR công nghiệp. Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt

để, giảm quỹ đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 124

- Chôn lấp hợp vệ sinh: CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định được đưa vào các hố chôn lấp hợp vệ sinh.

Đây là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới, kể cả một số loại chất thải hạt nhân, lây nhiễm hoặc độc hại, nhưng trước khi chôn lấp phải được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp. Theo công nghệ này, CTRCN và CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Để tăng cường hiệu quả sử dụng hố chôn, việc chôn lấp CTRCN và CTNH thường kết hợp với cố định và hóa rắn chất thải trước khi chôn thông qua việc đưa thêm những chất liệu khác vào chất thải để làm thay đổi tính chất vật lý, tăng sức bền, giảm độ hòa tan, giảm độ lan truyền chất thải độc hại ra môi trường. Biện pháp này cũng thường được áp dụng trong trường hợp không thể sử dụng các biện pháp cải tạo sinh học hay đốt chất thải.

Để xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh, trước hết các thành phần cần phân loại tối đa, sau đó thực hiện các giải pháp xử lý hợp lý nhất cho từng loại về phương diện kinh tế và môi trường. Chất thải rắn công nghiệp cần được phân thành các loại sau: nguy hại, không nguy hại, có thể tái chế và không thể tái chế.

Hình 3.17. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn công nghiệp trong tỉnh Trên cơ sở dự báo thành phần, tính chất, khối lượng CTR công nghiệp tỉnh Lào

Cai đến năm 2020 và định hướng giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng hoặc trao đổi chất thải giữa các KCN cũng như các điều kiện về nguồn lực, kỹ thuật trong khu vực, cho thấy:

- Chất thải công nghiệp nguy hại chiếm tỷ lệ rất cao 10% được xử lý bằng phương pháp hóa lý, sau đó được chôn lấp an toàn hoặc đốt, sau đó tro đem chôn lấp hợp vệ sinh.

- Chất thải công nghiệp thông thường chiếm 90% bao gồm: + Chất thải công nghiệp có thể tái chế chiếm 58% (hay 65% CTR không nguy

hại) sẽ được tái chế, tái sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau;

Nguy hại

[10%]

CTR công nghiệp

Tiếp nhận, phân loại

Đốt

Xử lý cơ, hóa lý Chôn lấp

Không nguy hại [90%]

Vật liệu không tái chế [32%]

Tro

Tái chế

Tro Đốt

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 125

+ Chất thải công nghiệp không thể tái chế chiếm 32% (hay 35% CTR không nguy hại) sẽ được chôn lấp hợp vệ sinh. Các thành phần nguy hại được xử lý và chôn lấp hợp vệ sinh.

Ngoài ra, nước rác từ các bãi thải, bãi chôn lấp CTR công nghiệp được thu gom và xử lý với từng quy trình riêng, đặc trưng cho từng loại chất thải rắn được đổ thải. Quy trình chung thể hiện như sau:

Hình 3.18. Công nghệ xử lý nước rác từ BCL CTR công nghiệp

3.2.4.2. Lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR Định hướng phát triển công nghiệp là căn cứ quan trọng để lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR công nghiệp. Các khu xử lý CTR công nghiệp là khu xử lý có tính chất vùng tỉnh, phục vụ cho nhiều huyện, đô thị trong tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 3 khu công nghiệp: Đông Phố Mới 100 ha, Tằng Loỏng 1.100 ha và Bắc Duyên Hải 85 ha đã được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay đã lập quy hoạch chi tiết 14 cụm công nghiệp của 8/9

Nước thải CN

Song chắn rác

Bể nén bùn

Bể Aerotank

Bể lắng đợt 1

Cụm xử lý Hóa-Lý (trung hoà, keo tụ,

lọc…)

Bể điều hoà

Bể lắng cát

Bể lắng đợt 2

Hồ sinh học Bãi chôn lấp

Nước sạch

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 126

huyện, thành phố. Đến năm 2015 tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp hiện có (Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải, Tằng Loỏng). Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư sớm lấp đầy diện tích mới mở rộng (300 ha) tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Thành lập 2 khu công nghiệp mới tại khu vực Tân An -Tân Thượng (Văn Bàn) với diện tích khoảng 1.000 ha và phía Tây thành phố Lào Cai với diện tích khoảng 500 ha.

Như vậy có thể thấy công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu dọc tuyến đường cao tốc Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng thuộc các huyện Bát Xát, TP. Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn. Đây cũng là những vùng giàu tài nguyên khoáng sản, là tiền đề cho phát triển công nghiệp khai khoáng.

Do đặc điểm khối lượng phát thải lớn, thành phần chất thải khá đặc thù, phân bố các ngành công nghiệp chủ đạo trải dọc theo đường xuyên Á, do đó cần thiết phải lựa chọn ra 3 khu xử lý CTR công nghiệp thông thường với bán kính phục vụ khoảng 20-30km, trong đó toàn tỉnh cần có 1 khu xử lý CTR nguy hại cho cả tỉnh.

Hiện nay và trong thời gian tới, những ngành công nghiệp phát sinh lượng chất thải rắn thông thường lớn là khai thác chế biến khoáng sản, hóa chất, luyện kim đều tập trung ở KCN Tằng Loỏng hiện tại và tương lai là KCN Sơn Thủy-Tân An. Hiện tại KCN Tằng Loỏng đã quy hoạch 1 vị trí xử lý CTR công nghiệp phục vụ cho KCN Tằng Loỏng, ngoài ra ra sau này hình thành KCN Sơn Thủy-Tân An cần quy hoạch một vị trí xử lý CTR công nghiệp phục vụ cho KCN Sơn Thủy-Tân An.

Đối với KXL chất thải nguy hại của tỉnh, trên cơ sở các khu xử lý CTR sinh hoạt và phân bố sản xuất công nghiệp, đánh giá một số vị trí nhằm chọn ra các vị trí có điều kiện tốt nhất để xây dựng các khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại của tỉnh. Địa điểm xử lý CTR cấp vùng tỉnh cần được lựa chọn từ các khu xử lý CTR sinh hoạt của các đô thị trong tỉnh nhằm tận dụng các cơ sở hạ tầng đồng bộ của khu xử lý chung. Như đã đề xuất trong phần 3.1.4, dự kiến có 6 khu xử lý CTR sinh hoạt cấp vùng: Đồng Tuyển (TP. Lào Cai), Xuân Quang (Bảo Thắng), Khánh Yên Thượng (Văn Bàn), Yên Sơn (Bảo Yên), Lùng Phìn (Bắc Hà), Tả Chư Phùng (Mường Khương).

Mỗi một vị trí đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy vị trí Đồng Tuyển là phù hợp nhất để xử lý CTR công nghiệp nguy hại, kết hợp với xử lý CTR y tế nguy hại sau này.

Như vậy trên cơ sở nhu cầu và phân bố phát triển công nghiệp, đề xuất các khu xử lý CTR công nghiệp như sau:

- KXL Đồng Tuyển, TP. Lào Cai: + Xử lý CTR nguy hại cho toàn tỉnh Lào Cai với công suất tiếp nhận khoảng 50

tấn/ngày. + Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho khu vực phía Bắc với công suất

5.900 tấn/ngày. - KXL Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng: + Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho KCN Tằng Loỏng với công suất

khoảng 12.300 tấn/ngày.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 127

+ Trung chuyển CTR nguy hại cho KCN Tằng Loỏng để chuyển về KXL Đồng Tuyển xử lý.

- KXL Sơn Thủy-Tân An, huyện Văn Bàn: + Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho KCN Tằng Loỏng với công suất

khoảng 5.300 tấn/ngày. + Trung chuyển CTR nguy hại cho KCN Sơn Thủy-Tân An để chuyển về KXL

Đồng Tuyển xử lý. - Xử lý, tái chế tại nguồn: Một số cơ sở sản xuất có lượng CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng lớn cần

khuyến khích đầu tư các công nghệ tái chế ngay tại nguồn, hoặc tận thu chất thải… Đối với ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, đất đá thải sau khai thác cần

có biện pháp hoàn thổ, phục hồi môi trường ngay tại mỏ khai thác theo đề án phục hồi môi trường của dự án khai thác khoáng sản. Các chủ doanh nghiệp khai thác, tuyển quặng có trách nhiệm quản lý, tái sử dụng, hoàn thổ hoặc đổ thải các loại CTR, bùn thải thông thường từ hoạt động khai thác, chế biến quặng.

Dựa trên tổng lượng CTR công nghiệp được thu gom đến năm 2020: 314,18 tấn/ngày, nhu cầu đất cho các khu xử lý theo công nghệ đề xuất: 2,9 ha (bảng 3.13).

Bảng 3.15. Nhu cầu đất cho xử lý CTR công nghiệp theo huyện, thị Đơn vị: ha

STT Huyện/Tp CTR chung từ khu, cụm CN Chôn lấp

CTR đặc thù

Tổng Tiếp nhận phân loại

Tái chế, lưu giữ tạm

thời

Đốt Chôn lấp Phụ trợ

1 TP. Lào Cai 0,12 0,07 0,01 0,37 0,14 40,6 41,3 2 H. Bảo Thắng 0,65 0,38 0,05 1,36 0,61 104,9 107,9 3 H. Văn Bàn 0,75 0,43 0,05 1,46 0,67 44,4 47,8 4 H. Bát Xát 0,28 0,16 0,02 0,69 0,29 7,7 9,1 5 H. Bảo Yên 0,01 0,00 0,00 0,02 0,01 0,0 0,0 6 H. Simacai 0,00 0,00 0,00 0,01 0,00 0,0 0,0 7 H. Mường Khương 0,00 0,00 0,00 0,04 0,01 1,3 1,3 8 H. Sa Pa 0,01 0,00 0,00 0,01 0,01 0,0 0,0 9 H. Bắc Hà 0,01 0,00 0,00 0,01 0,00 0,0 0,0 Tổng 1,8 1,1 0,1 4,0 1,7 198,8 207,5

3.2.4.3. Xác định quy mô, công suất các khu xử lý CTR công nghiệp Dựa trên nhu cầu quỹ đất đất và định hướng lựa chọn vị trí xử lý CTR, tổng hợp chung quy mô và tuổi thọ khu xử lý được trình bày trong bảng 3.14, 3.15:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 128

Bảng 3.16. Nhu cầu đất và công suất các khu xử lý CTR công nghiệp TT Khu xử lý Công suất tiếp nhận

(tấn/ngày) Nhu cầu đất (ha)

Tổng CTR thông

thường

CTR nguy hại

CTR chung từ khu, cụm CN Chôn lấp

CTR đặc thù

Tổng Tiếp nhận,

phân loại

Tái chế, xử lý,

lưu giữ

Đốt, chôn lấp

CTR nguy hại

Chôn lấp

CTR chung

Dự phòng

1 KXL Đồng Tuyển

5.918 5.875 43,1 0,58 0,24 0,13 1,40 0,59 49,5 52,5

2 KXL Tằng Loỏng

12.408 12.408 0,58 0,38 0,00 1,18 0,53 104,9 107,6

3 KXL Sơn Thủy-Tân An

5.322 5.322 0,67 0,44 0,00 1,38 0,62 44,4 47,5

Ghi chú: - Nhu cầu đất mới chỉ tính diện tích xây dựng thô. - Diện tích chôn lấp CTR đặc thù bao gồm cả diện tích bãi chứa chất thải của các nhà máy riêng lẻ trong KCN và diện tích chôn lấp trong KXL

Bảng 3.17. Tổng hợp quy mô và phạm vi phục vụ các khu xử lý CTR công nghiệp

TT Các khu xử lý

Diện tích và công suất khu xử lý CTRCN Phạm vi phục vụ Ghi chú Diện

tích quy hoạch (ha)

Công suất tái sử dụng

(tấn/ngày)

Công suất đốt, chôn

lấp CTNH (tấn/ngày)

Công suất chôn lấp

CTR thông thường

(tấn/ngày) 1 KXL Đồng

Tuyển 57,5 3.819 43,1 2.056 Xử lý CTR công nghiệp nguy hại cho toàn

tỉnh Lào Cai, xử lý CTR công nghiệp thông thường cho thành phố Lào Cai và các huyện Bát Xát, Mường Khương, Simacai, Bắc Hà, Sa Pa

Hiện đã có một hồ chứa chất thải tuyển

quặng Bắc Nhạc Sơn

2 KXL Tằng Loỏng

107,6 8.065 4.343 Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho huyện Bảo Thắng và là điểm trung chuyển

Hiện đã dự kiến bãi thải nhà máy DAP 2

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 129

CTR nguy hại tại huyện này là 50ha 3 KXL Sơn

Thủy-Tân An 47,5 3.460 1.863 Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho

huyện Văn Bàn, Bảo Yên và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại huyện này

Vị trí cụ thể được xác định trong quy hoạch chung KCN Sơn Thủy-Tân An

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 130

3.3. Quy hoạch quản lý CTR y tế và y tế nguy hại 3.3.1. Phân loại CTR tại nguồn

Hiện tại, ở hầu hết tại các bệnh viện và các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Lào Cai đã thực hiện phân loại ngay tại các khoa phòng. Tuy nhiên việc phân loại vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, dụng cụ phân loại CTR y tế chưa được trang bị đầy đủ theo đúng tiêu chuẩn. Còn tại các cơ sở y tế tư nhân và các trạm xá hầu hết việc phân loại CTR y tế vẫn chưa thực hiện theo đúng với quy trình của Bộ Y tế.

Trong thành phần CTR y tế, chiếm đến 15-20% là rác thải độc hại mang tính lây nhiễm cao, nếu không được xử lý kịp thời, rác thải nguy hại này sẽ là ổ vi trùng, là nguồn gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, cần thực hiện phân loại CTR y tế ở 100% các cơ sở y tế trên toàn tỉnh, đặc biệt đối với khối cơ sở y tế tư nhân cần có văn bản hướng dẫn việc phân loại và thu gom theo đúng quy trình của Bộ Y tế. Quy trình phân loại CTR y tế được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.19. Quy trình phân loại CTR y tế

CTR y tế sau khi được phân loại sẽ được đựng trong các túi và thùng có mẫu mã kèm biểu tượng theo quy định cho từng loại chất thải. Mã màu sắc quy định với mỗi loại chất thải y tế.

Để có thể phân loại, thu gom CTR y tế theo đúng các yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT) tỉnh cần trang bị một hệ thống thu gom, lưu chứa chuyên dụng, đồng bộ, được trang bị đầy đủ các hợp phần.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 131

3.3.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR Tái chế, tái sử dụng CTR là một trong những chiến lược tối ưu nhất để quản lý

CTR dựa trên các nguyên lý sinh thái và tuần hoàn vật chất, năng lượng thông qua các công nghệ và kỹ thuật tái chế.

Theo báo cáo của WHO thành phần CTR y tế có đến 80-85% rác thải y tế không lây nhiễm và không độc hại, 10% lây nhiễm, và 5% không lây nhiễm nhưng độc hạị. Trong số CTR không lây nhiễm và không độc hại có nhiều loại có thể tái chế và tái sử dụng được. Với xu thế và quy mô phát triển y tế trong những năm sắp tới tại tỉnh Lào Cai, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng và chủng loại ngày càng tăng do đó, có thể sử dụng lại hoặc dùng nhựa từ rác thải y tế để tái chế các sản phẩm nhựa khác.

Tái sử dụng: Đối với những hộp/ thùng làm bằng vật liệu cứng, các cơ sở y tế có thể tái sử dụng nhiều lần.

Tái chế: Tái chế các loại chai lọ nhựa dẻo chứa dung dịch, các ống truyền dịch (nguồn nguyên liệu mang giá trị cao làm bằng plastic, hợp chất cao phân tử), vỏ thuốc bằng nhựa, lọ thủy tinh, túi nilon v.v hoặc các vật liệu có chứa bạc, dùng để tráng film X-quang nên được thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế.

Tuy nhiên, do đặc thù riêng, việc tái chế, tái sử dụng CTR y tế cần có một quy trình nghiêm ngặt và phải được kiểm soát. Trước tiên để tái sử dụng và tái chế, CTR y tế cần có khâu phân loại chính xác, triệt để. Sau đó, CTR y tế cần phải được tẩy rửa các chất bẩn và hóa chất thông qua việc súc rửa và khử trùng bằng nhiệt độ và hóa chất. Việc tẩy rửa phải được áp dụng những thiết bị hiện đại và không tẩy rửa thủ công, để đảm bảo các hóa chất và chất bẩn không còn sót lại trong nguyên liệu đã xử lý.

Hình 3.20. Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CTR y tế Theo nguyên tắc, ở nhiệt độ cao các vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, tuy nhiên, với

các chất độc hại việc súc rửa bằng hóa chất và xử lý bằng nhiệt cũng không thể khử được. Vì vậy, những nguồn nguyên liệu từ CTR y tế sẽ không được sử dụng để tái tạo ra các đồ dùng trong gia đình hoặc đồ dùng cá nhân liên quan đến thực phẩm, nước uống và y tế. 3.3.3. Thu gom, vận chuyển CTR 3.3.3.1. Các phương thức thu gom, vận chuyển CTR

Thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế là một phần quan trọng trong quy trình quản lý chất thải y tế. Việc thu gom CTR y tế phải được thực hiện ngay tại các khoa, phòng y tế.

- Quy định vị trí đặt thùng thu gom chất thải:

CTR y tế tái chế

Súc rửa và khử trùng bằng nhiệt độ & hóa chất

CTR y tế (phân loại)

Tái chế

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 132

+ Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải.

+ Nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng. + Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ

sinh hàng ngày. + Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay

thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.

- Quy định khi thu gom chất thải rắn y tế: + Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã mầu quy

định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. + Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường.

nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu huỷ như chất thải y tế nguy hại.

+ Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại. - Mô hình thu gom: Các mô hình thu gom CTR y tế cho các cơ sở y tế thuộc tỉnh Lào Cai được đề

xuất dựa trên các yếu tố như sự phân bố địa lý của các cơ sở y tế, điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế xã hội, mức độ thuận tiện của hệ thống giao thông, bán kính thu gom CTR, tỷ lệ tập trung (khoảng cách cần đi thu gom/tổng lượng CTRNH phát sinh); phân tích chi phí của thiết bị bị xử lý (theo nghiên cứu của Bộ y tế, hiệu quả - chi phí khi thiết bị xử lý cỡ lớn hoặc cỡ vừa được vận hành hết công suất tức là khoảng 400kg/ngày trở lên).

Trên cơ sở phân tích các đặc điểm hệ thống y tế và các yếu tố liên quan tới thu gom, vận chuyển của các huyện, thành phố, đề xuất các mô hình thu gom, vận chuyển CTR y tế nguy hại cụ thể cho tỉnh như sau:

* Đối với TP Lào Cai:

Là nơi có mật độ tâp trung các cơ sở y tế cao bao gồm số lượng lớn các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện ngành và một số bệnh viện trung ương, các phòng khám và các trung tâm y tế.

Tỷ lệ phát sinh CTR lớn.

Tỷ lệ tập trung CTRYTNH trong bán kính thu gom 20km cao (0,02 - 0,04 km/kg).

Địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của Vạn Hoà và Đồng Tuyển có độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mực nước biển, độ dốc trung bình 12-180. Đỉnh cao nhất có độ cao 1.260 m ở phía Tây Nam thành phố. Giao thông thành phố tương đối dễ đi.

Vì vậy, đề xuất chọn mô hình thu gom, xử lý tập trung cấp thành phố.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 133

* Đối với các huyện như SaPa, Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, Si ma cai

Là nơi có mật độ tập trung các cơ sở y tế ít, mỗi huyện chỉ có trung bình 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1-2 phòng khám đa khoa và 1 vài phòng khám tư nhân.

Tỷ lệ phát sinh CTR tại các cơ sở y tế này không lớn.

Tỷ lệ tập trung CTRYTNH trong bán kính thu gom 20km ở mức trung bình dao động trong khoảng (0,2 - 0,6km/kg).

Giao thông khá thuận lợi tại các thị trấn còn lại các xã địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông kém thuận lợi.

Vì vậy, đối với những huyện này, đề xuất 02 mô hình thu gom: - Với các thị trấn, xã có các cở y tế tập trung trong vòng bán kính thu gom 20 -

30km đề xuất lựa chọn mô hình xử lý tập trung toàn huyện. - Với các xã có giao thông kém thuận lợi, nằm ngoài bán kính thu gom (20 -

30km), đề xuất lựa chọn mô hình thu gom tại chỗ. - Các mô hình thu gom, vận chuyển CTR y tế tập trung và mô hình thu gom,

vận chuyển CTR y tế tại chỗ đề xuất:

Hình 3.21. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR tại chỗ

Nguồn phát sinh

CTR thu hồi, tái chế

CTR không nguy hại Phân loại tại nguồn

CTR y tế nguy hại

Lưu chứa

Nhà máy tái chế chất thải

Khử khuẩn

Chôn lấp hợp vệ sinh

Máy hủy kim tiêm điện hoặc

thiêu đốt

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 134

Hình 3.22. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR theo cụm 3.3.3.2. Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển

Để có thể thu gom, vận chuyển CTR y tế theo đúng các yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế, cần có một hệ thống tổng hợp thu gom, vận chuyển CTR y tế chuyên dụng, đồng bộ, được trang bị đầy đủ các hợp phần từ khâu phân loại, thu gom, lưu chứa đến khâu vận chuyển và xử lý CTR y tế. Các thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR y tế cụ thể tại bảng dưới đây.

Bảng 3.18. Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR y tế Thiết bị

lưu chứa, thu gom

Đặc điểm, chất liệu Màu sắc

Loại chất thải chứa đựng

Túi - Túi màu đen và vàng làm bằng nhựa PE hoặc PP (không dùng nhựa PVC) - Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3.

Vàng Chất thải lây nhiễm Đen Chất thải hóa học nguy hại

và chất thải phóng xạ. Xanh

Chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.

Trắng Chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải

Hộp - Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. - Có khả năng chống thấm.

Vàng. Đựng chất thải sắc nhọn

Nguồn phát sinh

CTR thu hồi, tái chế

Xử lý sơ bộ và lưu chứa tạm thời tại bệnh viện (tối đa 48h)

CTR không nguy hại Phân loại tại nguồn

CTR y tế nguy hại

Đơn vị chuyên trách thu gom,

vận chuyển

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển bằng thiết

bị chuyên dùng

Lò đốt CTR y tế

Nhà máy tái chế chất thải

Các phương pháp xử lý khác

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển bằng thiết bị chuyên

dùng

Chôn lấp hợp vệ sinh

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 135

Thiết bị lưu chứa, thu gom

Đặc điểm, chất liệu Màu sắc

Loại chất thải chứa đựng

- Kích thước phù hợp. - Có nắp đóng mở dễ dàng. - Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy. - Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.

Thùng - Làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy. - Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.

Chứa đựng các túi chất thải có màu tương ứng

Xe đẩy tay Xa đẩy tay có bánh xe, có thành giữ thùng chứa chất thải

Vận chuyển các thùng đựng chất thải tới nơi lưu chứa trong bệnh viện

Xe vận chuyển

Xe thùng chuyên dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô

Vận chuyển các thùng đựng chất thải tới nơi tiêu hủy

Kho chứa chất thải

- Có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. - Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh - Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. - Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. - Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.

Lưu chứa riêng biệt các loại chất thải tái chế, chất thải nguy hại và chất thải thông thường

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai, khi chưa thể trang bị đầy đủ các thiết bị lưu chứa, thu gom theo đúng quy định, trong thời gian những năm trước mắt có thể tái sử dụng một số vật dụng cứng (hộp nhựa, chai lọ thủy tinh…) để đựng các vật sắc nhọn như kim tiêm, tuy nhiên bên ngoài vỏ cần đánh dấu và ghi rõ nhãn hiệu, sau đó những hộp đựng này cần được vận chuyển và xử lý theo đúng quy trình. 3.3.4. Xử lý CTR 3.3.4.1. Lựa chọn công nghệ xử lý

Hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau để xử lý CTR y tế nguy hại bao gồm công nghệ đốt và không đốt.

+ Công nghệ đốt: Ưu điểm với nhiệt độ cao thì chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên đốt ở nhiệt độ không đủ theo quy định có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí; chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cao.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 136

+ Công nghệ không đốt: ưu điểm là chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành tương đối thấp. Tuy nhiên sử dụng công nghệ này không loại trừ hoàn toàn các mầm bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, không giảm được thể tích rác cần chôn lấp sau khi xử lý... Công ước Basel của Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố: "khử trùng bằng lò hấp là phương pháp phù hợp nhất trong xử lý rác thải y tế". Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ở nước ta là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, BVMT và sức khỏe con người

Việc áp dụng công nghệ khử khuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và quản lý vì chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn phương pháp thiêu đốt; không phát sinh khí thải độc hại, đặc biệt là dioxin và furan; không phát sinh tro xỉ độc hại chứa kim loại nặng. Chất thải sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường; kiểm soát chất lượng khử khuẩn, điều này ngành y tế hoàn toàn có thể làmchủ và thực hiện được vì các bệnh viện lớn đều có khoa vi sinh, thuận tiện và tính khả thi cao hơn so với việc kiểm soát khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

Việc ứng dụng các công nghệ thay thế công nghệ thiêu đốt để xử lý CTR y tế là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng của thế giới. Trước khi xử lý, chất thải cần được phân luồng

Hình 3.23. Sơ đồ phân luồng chất thải rắn y tế

Tuy nhiên mỗi công nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt cho một loại hình CTR. Theo QĐ 43/2007/QĐ- BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, Các công nghệ xử lý CTR áp dụng cho xử lý mỗi loại CTR được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây.

Chất thải sinh hoạt

Chất thải lây nhiễm Kim tiêm Chất thải phóng xạ, hóa học và thủy ngân

Thu gom tại chỗ

Thu gom tại chỗ

Thu gom tại chỗ

Thu gom tại chỗ

Lưu giữ tạm thời

Lưu giữ tạm thời

Lưu giữ tạm thời

Vận chuyển tới khu xử lý chất

thải rắn sinh hoạt

Vận chuyển tới khu tiêu hủy đặc

biệt

Vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn nguy hại

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 137

Bảng 3.19. Các công nghệ xử lý CTR y tế Phương pháp xử lý Chất thải có

nguy cơ lây nhiễm cao

Chất thải lây nhiễm

Chất thải sắc

nhọn

Chất thải giải

phẫu

Chất thải hóa học

Chất thải dược phẩm

Chất thải gây độc tế bào

Chất thải chứa kim loại nặng:

Bình áp

suất

CTR thông

thường

Phương pháp xử lý ban đầu Khử khuẩn bằng hóa chất x Khử khuẩn bằng hơi nóng x Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.

x

Phương pháp xử lý và tiêu hủy Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave) x x Khử khuẩn bằng vi sóng x x Thiêu đốt x x x x x x x Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng

x x

Chôn lấp hợp vệ sinh (*) x x x x Chôn lấp tại nghĩa trang x Trả lại nhà cung cấp x x x x Trung hòa hoặc thủy phân kiềm. x Trơ hóa và chôn lấp x x x Cố định và chôn lấp x Tiêu hủy cùng CTRCNNH x x Tái chế, tái sử dụng x x

Ghi chú: (*) Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. - Tiêu hủy chất thải phóng xạ: tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 138

Bảng 3.20. Ưu, nhược điểm chính của các công nghệ xử lý chất thải y tế

Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm Chi phí (thời điểm 2010)

Công nghệ không đốt Máy cắt kim tiêm - Ngăn ngừa tái sử dụng kim tiêm

- Dễ vận hành, chi phí thấp - Xi lanh có thể tái chế

- Kim tiêm cần được xử lý tiếp sau khi cắt và phân loại

- Chi phí đầu tư: 2 - 80 USD - Vận hành được 200,000 lần cắt

Máy hủy kim tiêm - Khử khuẩn và phá hủy kim tiêm bằng điện - Dễ vận hành, chi phí thấp - Xi lanh có thể tái chế

- Cần có điện - Gốc kim tiêm vẫn còn sau khi hủy

- Chi phí đầu tư: 100 – 150 USD

Đóng rắn - Có thể áp dụng cho chất thải hóa học và chất thải dược phẩm - Dễ vận hành, chi phí thấp

- Không áp dụng cho các loại chất thải khác

- Chi phí đầu tư cho xi măng và cát

Hố chôn xi măng - Có thể áp dụng cho chất thải sắc nhọn và chất thải bệnh phẩm - Dễ vận hành, chi phí thấp

- Đòi hỏi đất và khoảng trống - Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm nếu thiết kế và xây dựng không đảm bảo

- Chi phí đầu tư: 100 – 200 USD/m3

Chôn lấp hợp vệ sinh - Tương đối an toàn nếu hạn chế được tiếp cận và thẩm thấu qua thành hố chôn - Chi phí đầu tư và vận hành thấp

- Chỉ áp dụng cho bệnh viện ở miền núi hoặc nông thôn

- Chi phí đầu tư: nhân công, mái che, hàng rào

Khử khuẩn bằng hơi nước (lò hấp)

- Hiệu suất khử khuẩn cao - Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền - Chi phí vận hành thấp - Thân thiện với môi trường - Công nghệ phổ biến trong bệnh viện

- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp - Đòi hỏi nhân công có trình độ - Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt

- Chi phí đầu tư: 500 – 50,000 USD - Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg

Khử khuẩn bằng vi sóng

- Hiệu suất khử khuẩn cao - Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền - Chi phí vận hành thấp - Thân thiện với môi trường

- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp - Đòi hỏi nhân công có trình độ - Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt

- Chi phí đầu tư: 70,000 – 50,000 USD - Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 139

Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm Chi phí (thời điểm 2010) Khử khuẩn bằng hơi nước kết hợp vi sóng

- Hiệu suất khử khuẩn cao - Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền - Chi phí vận hành thấp - Thân thiện với môi trường

- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp - Đòi hỏi nhân công có trình độ - Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt

- Chi phí đầu tư: 180,000 – 250,000 USD - Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg

Khử khuẩn hóa học - Hiệu suất khử khuẩn cao, đặc biệt là chất thải lây nhiễm dạng lỏng - Giảm thể tích chất thải nếu kèm theo máy nghiền - Một số hóa chất khử khuẩn không đắt

- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải sắc nhọn, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học - Đòi hỏi nhân công có trình độ - Hóa chất nguy hại có thể gây ô nhiễm môi trường

- Chi phí vận hành cho hóa chất khử khuẩn

Công nghệ thiêu đốt Lò đốt một buồng - Hiệu suất khử khuẩn tốt

- Giảm đáng kể thể tích và khối lượng chất thải - Không cần công nhân vận hành có trình độ

- Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí - Không hiệu quả đối với các hóa chất và thuốc chịu được nhiệt độ cao

- Chi phí đầu tư: 1000 – 15000 USD - Chi phí vận hành: 0.6 USD/kg hoặc đắt hơn

Lò đốt hai buồng (lò đốt nhiệt phân)

- Phù hợp với tất cả chất thải lây nhiễm, hầu hết chất thải hóa học và chất thải dược phẩm - Giảm đáng kể khối lượng và thể tích chất thải

- Không phá hủy được toàn bộ chất thải gây độc tế bào - Chi phí đầu tư tương đối cao - Chi phí vận hành cao - Đòi hỏi công nhân có trình độ - Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí nếu vận hành và bảo dưỡng không đảm bảo

- Chi phí đầu tư: 20,000 – 100,000 USD - Chi phí vận hành: 0.6 USD/kg hoặc đắt hơn

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 140

Tiêu chí lựa chọn áp dụng công nghệ xử lý: Để xử lý triệt để lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Lựa chọn công nghệ xử lý (đốt hay không đốt) dựa vào các tiêu chí như sau:

+ Thành phần, tính chất chất thải rắn y tế nguy hại; + Khả năng phân loại, cô lập chất thải rắn y tế tại nguồn thải; + Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại cần xử lý; + Vị trí đặt cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại; + Khả năng tài chính và khả năng quản lý vận hành của từng địa phương. Tỉnh Lào Cai với mật độ các cơ sở y tế cao tại thành phố, còn tại các huyện

lượng CTR nguy hại y tế không. Vì vậy, để xử lý triệt để lượng CTR y tế phát sinh cần phối hợp các công nghệ xử lý, trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Công nghệ xử lý CTR y tế đề xuất như sau: + Tái chế, tái sử dụng: Các chất có thể tái chế, tái sử dụng sẽ được khử khuẩn

ban đầu bằng sục rửa hóa chất hoặc hơi nóng áp dụng đối với toàn bộ CTR phát sinh được phép tái chế, tái sử dụng theo Quy chế quản lý CTR y tế.

+ Xử lý ban đầu đối với CTR lây nhiễm bằng phương pháp triệt khuẩn. + Thiêu đốt toàn bộ CTR nguy hại trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Sử

dụng lò đốt công suất lớn đối với thành phố Lào Cai và lò đốt công suất nhỏ đối với các huyện còn lại.

+ Lò hấp khử khuẩn chất thải y tế nguy hại. Chất thải sau khi khử khuẩn được xử lý chung với CTR sinh hoạt. Với công nghệ không đốt thì đặt tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện, kết hợp với máy hủy kim tiêm và máy nghiền. Với những sinh phẩm và phần cắt bỏ của cơ thể không thể sử dụng lò hấp chôn lấp thì đem tại nghĩa trang nhân dân. ). Hiện nay tại bệnh viện Sản – Nhi tại Thành phố Lào Cai đã có hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION + SHREDTION) và có hệ thống bể xử lý chất thải lỏng đảm bảo tiêu chuẩn

+ Chôn lấp CTR thông thường 3.3.4.2. Lựa chọn vị trí các khu xử lý CTR

Định hướng xử lý Hiện nay toàn tỉnh có 08 lò đốt rác đang hoạt động đặt tại Bệnh viện đa khoa

tỉnh tại thành phố Lào Cai, bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát, BV đa khoa huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa. Và tại bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện nội tiết có hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION + SHREDTION). Các lò đốt này đều mới được trang bị, tuy công suất nhỏ 15– 20 kg/h nhưng vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu đốt chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2020. Một số huyện chưa có lò đốt sẽ trang bị lò đốt mới.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 141

Sau năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, chất thải rắn y tế xử lý theo hướng tập trung. Khu vực thành phố Lào Cai là nơi tập trung các cơ sở y tế lớn cần trang bị một lò đốt công suất lớn đặt tại khu xử lý chất thải rắn tập trung của TP. Lào Cai tại thôn Tòng Mòn – xã Đồng Tuyển – thành phố Lào Cai. Tại bệnh viện các huyện khuyến khích nên sử dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn (công nghệ khử khuẩn bằng hơi nước, công nghệ khử khuẩn bằng vi sóng, khử khuẩn bằng vi sóng kết hợp hơi nước)

- Đối với thành phố Lào Cai, TX. SaPa, huyện Bát Xát có số lượng cơ sở y tế phù hợp với hướng xử lý CTR tập trung liên huyện/thành phố hoặc toàn huyện/thành phố hoặc theo cụm bệnh viện (các phân tích chi tiết đã nêu tại phần lựa chọn mô hình thu gom, vận chuyển).

- Đối với các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Simacai, Văn Bàn có các đặc điểm phù hợp với hướng xử lý CTR tại chỗ (các phân tích chi tiết đã nêu tại phần lựa chọn mô hình thu gom, vận chuyển)

Tùy theo mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đã đề xuất (tập trung/cụm/tai chỗ), đối với các khu vực xử lý tập trung hoặc theo cụm nhưng hiện chưa có cơ sở xử lý hoặc cơ sở xử lý không đáp ứng nhu cầu trong tương lai, sẽ lựa chọn vị trí xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại tại các khu xử lý CTR sinh hoạt vùng huyện hoặc liên huyện nhằm hạn chế phát tán ô nhiễm, giảm thiểu tác động tới cộng đồng dân cư, thuận tiện cho việc xử lý tro thải sau đốt, vận hành hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển một cách tập trung và chuyên nghiệp.

Lựa chọn địa điểm xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại Dựa trên cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại, định

hướng quy hoạch hệ thống xử lý CTR y tế các huyện, thành phố cụ thể như bảng dưới đây. Bảng 3.21. Quy hoạch mạng lưới cơ sở xử lý CTR y tế nguy hại tỉnh Lào Cai đến

năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

TT Huyện/TP

Tổng lượng CTR nguy hại tiếp nhận

(kg/ngày)

Tầm nhìn đến 2030 Ghi chú

2020 2030 1 TP Lào Cai 385 687 Trang bị lò đốt

CTR y tế nguy hại công suất lớn để xử lý tập trung tại Khu xử lý CTR Đồng Tuyển – TP Lào Cai. Khuyến khích sử dụng công nghệ giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn (dùng các công nghệ không đốt) đặt tại các

Lò đốt hiện trạng Bệnh viện

sản – nhi và bệnh viện nội tiết

82 Hiện trạng có hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao (hệ thống SINTION + SHREDTION)

2 Bảo Thắng 73 94 Lò đốt hiện trạng 3 Bảo Yên 35 52 Lò đốt hiện trạng 4 Bát xát 30 46 Lò đốt hiện trạng

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 142

5 Mường Khương

30 36 bệnh viện. Trang bị mới

6 Simacai 28 35 Trang bị mới 7 Sa Pa 54 101 Lò đốt hiện trạng 8 Bắc Hà 49 94 Lò đốt hiện trạng 9 Văn Bàn 30 47 Lò đốt hiện trạng

3.4. Quy hoạch chất thải rắn xây dựng, bùn cặn 3.4.1. Phân loại, tái sử dụng CTR tại nguồn

Hiện nay, chất thải rắn xây dựng tại Lào Cai chưa được phân loại tại nguồn. Đặc điểm của CTR xây dựng là có tính chất tái xử dụng rất cao vì vậy cần đẩy mạnh công tác phân loại tại nguồn. Cũng như các loại chất thải rắn sinh hoạt khác, quản lý chất thải rắn xây dựng cũng phải tuân theo nguyên tắc.

Do thành phần và khối lượng chất thải rắn xây dựng thay đổi tùy theo tính chất và qui mô xây dựng, cải tạo nên việc phân loại (theo nguyên nhân kinh tế) và tồn trữ tại nguồn (theo khối lượng và tần suất thu gom) được thực hiện ngay tại các công trình xây dựng. Chủ nguồn thải phải bố trí một khu vực lưu chứa tạm thời chất thải xây dựng tránh để ảnh hưởng đến môi trường theo quy định và hướng dẫn.

Bảng 3.22. Đánh giá khả năng phân loại chất thải rắn xây dựng từ các nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh Đặc điểm thành phần chất thải Xây dựng các tòa nhà (vật liệu có thể tái sử dụng)

Gạch, khối bê-tông, các mặt nhà bằng đá hoặc bê-tông, đá lát, đồ gốm, ngói lợp mát, các cửa sổ không hư hỏng, ván lợp mái và tấm kim loại/ nhựa vinyl, tủ gỗ, kệ bếp, nền nhà, cầu thang, các đường ống dẫn nước/ điện, thảm, lớp cách điện/ nhiệt, và khung/ xà gỗ

Xây dựng và phá dỡ các tòa nhà (vật liệu có thể tái chế)

Gạch vỡ, khối bê-tông, các mặt nhà bằng đá hoặc bê-tông, ngói lợp mát, kính cửa sổ hư hỏng hoặc vỡ, đồ đạc, xà, cầu thang gỗ, các tấm kim loại, vật liệu lợp mái, và cửa nhôm phế thải và các khung cửa sổ

Xây dựng các tòa nhà (vật liệu có thể tái sử dụng)

Phế thải hỗn độn không thể phân tách, các loại vật liệu không thể tái chế hoặc tái sử dụng, ván lợp atphan, vải sơn lót sàn nhà, rác thải nguy hại có chứa amiang. Phế thải gỗ bao gồm khung và tấm ốp, gỗ đã qua xử lý, gỗ dán và mùn cưa, và gỗ có chứa sơn, amiang hoặc chất cách điện.

Phá dỡ các công trình có cấu trúc bê-tông

Bê tông (không gia cố kim loại), bê tông (có gia cố kim loại), nguyên liệu xây dựng (đất, sỏi, cát), kim loại chứa sắt (xà, đinh tán tường, ống dẫn), gạch, đá, sản phẩm gỗ, thiết bị điện và dẫ nước, dây điện và đá tảng cố định, và rác hỗn tạp

Đào móng/ san bằng Đất, gỗ chứa đất, cát, đá và nguyên liệu hỗn tạp có trong quá trình đào móng

Xây dựng Rác thải hỗn tạp bao gồm các sản phẩm gỗ, nguyên liệu lợp mái, tấm ốp tường, vật liệu cách điện, các kim loại chứa sắt và

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 143

không chứa sắt (đinh tán tường, ống dẫn, dây dẫn,) và vật liệu làm thảm

Các thảm họa do con người gây ra (các hành vi phá hoại hoặc khủng bố)

Phế thải hỗn độn không thể phân tách, các loại vật liệu không thể tái chế hoặc tái sử dụng, ván lợp atphan, vải sơn lót sàn nhà, rác thải nguy hại có chứa amiang. Bê tông (có hoặc không gia cố kim loại), nguyên liệu xây dưng (đất, sỏi, cát), rác hỗn tạp, các loại vật liệu bổ sung từ quá trình phá dỡ các công trình đã trình bày ở trên.

Với các nguồn thải lớn, chủ đầu tư thường đã tính toán việc tồn trữ chất thải rắn xây dựng và được cơ quan cấp giấy phép xây dựng phê duyệt. Với các nguồn thải nhỏ, chủ nguồn thải phải tồn trữ theo phương pháp sau:

- Chất thải xây dựng được lưu trữ tại nguồn bằng các túi chuyên dụng; - Các túi chuyên dụng được bán tại các địa điểm niêm yết của Nhà nước; - Giá trị túi (tùy theo kích cỡ) là giá trị dịch vụ thu gom và xử lý; Các chủ nguồn thải khi phát sinh chất thải xây dựng sẽ chứa vào các túi chuyên

dụng, có thể để đầy túi hoặc chờ khi túi đầy rồi báo với đơn vị vận chuyển để đến thu gom mang đi xử lý tái chế.

Trong thời gian tới, với đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, nguồn phát sinh CTR xây dựng chủ yếu là đất, đá,gạch vỡ, bê tông, cây cối từ hoạt động giải phóng, chuẩn bị mặt bằng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì vậy, CTR chủ yếu sẽ được tận dụng cho công tác san nền, đắp nền trong hoạt động xây dựng. 3.4.2. Ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR

Tái chế và tái sử dụng là một trong những phương pháp tối ưu trong công tác quản lý chất thải rắn. Chính vì vậy, CTR xây dựng cũng cần phải được tuân theo cách tiếp cận này. Đặc tính của chất thải rắn xây dựng là có tỷ lệ tái chế khá cao. Nếu công tác phân loại được thực hiện thì tỷ lệ tái chế, tái sử dụng có thể lên tới 80%. Bảng sau đây cho thấy một số sản phẩm và mục đích sử dụng từ công tác tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng.

Bảng 3.23. Khả năng tái chế và sử dụng của CTR xây dựng

Vật liệu Khả năng tái chế, sử dụng Bê tông vỡ, gạch ngói vỡ

Tôn, đắp nền cho các công trình xây dựng, đường giao thông, sản xuất gạch không nung, đổ bê tông cường độ thấp.

Đất - Tôn, đắp nền cho các công trình xây dựng, đường giao thông, Lớp phủ cho bãi chôn lấp

- Sắt thép, ống nước hỏng, Bao bì, Nhựa

- Bán lại cho những đối tượng thu gom để tái chế

- Gỗ, cây - Vật liệu sản xuất (sản phẩm phục vụ cho xây dựng như cốt pha, dàn giáo…)

- Thủy tinh - Nghiền trộn sản xuất nhựa đường - Tái chế thủy tinh

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 144

Nguyên tắc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế CTR xây dựng được trình bày trong sơ đồ dưới đây.

Hình 3.24. Nguyên tắc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng CTR xây dựng Công tác giảm thiểu chất thải rắn xây dựng cũng phụ thuộc khá lớn vào ý thức,

trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng. Vì thế, trong giai đoạn thiết kế công trình và thi công hai đối tượng này phải tính toán sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu đầu vào, đẩy mạnh hoạt động tái sử dụng. 3.4.3. Thu gom, vận chuyển CTR a) CTR xây dựng

Trên cơ sở các phương thức thu gom, cần có 2 phương thức thu gom và vận chuyển CTR xây dựng: + Phương thức 1: Các chủ đầu tư hay nhà thầu xây dựng tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR.

+ Phương thức 2: Công tác thu gom, phân loại và vận chuyển CTR xây dựng sẽ do các đơn vị chuyên trách đảm nhiệm. Các chủ đầu tư hay nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị này để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR xây dựng trên cơ sở các yêu cầu quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR nói riêng.

Nhằm thu gom theo quy trình trên cần trang bị các phương tiện phân loại tại nguồn và thu gom. + Thiết bị lưu giữ: Sử dụng bao gói, túi, thùng, (bể, container, bãi đối với các công trường xây dựng lớn)... để lưu giữ CTR xây dựng tại nguồn phát sinh.

+ Thiết bị vận chuyển: Sử dụng các loại xe tải có thêm nắp đậy, xe thùng... để thu gom và vận chuyển. Có rất nhiều loại phương tiện của các hãng như IFA, HYUNDAI, VINAXUKI... với trọng tải từ 5 đến 10 tấn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 145

Hình 3.25. Quy trình thu gom, vận chuyển

Hình 3.26. Xe tải vận chuyển thu gom CTR xây dựng

b) Bùn thải Công tác thu gom bùn thải đối với khu vực đô thị cần phải tiến hành triệt để vì

bùn thải nếu không được thu gom xử lý sẽ có tác động tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng. Công tác thu gom được tiến hành bởi các cơ quan chuyên trách của nhà nước như công ty môi trường đô thị hoặc các tổ chức tư nhân được sự cho phép và giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đối với những đối tượng ở trục đường chính có thể dùng các loại xe chuyên dùng với công suất 3000L - 8000L (Xe hút bùn - DONGFENG; HYUNDAI - DEAWOO)

Khu xử lý CTR thông thường

Đơn vị chuyên trách thu gom, vận chuyển bằng

phương tiện thông thường

CTR

Nguồn phát sinh CTR

Phân loại tại nguồn

Bán, tái sử dụng

CTR tái sử dụng CTR tái chế, Thu hồi

Tái chế, bán

Tự thu gom, vận chuyển

Tự thu gom, vận chuyển

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 146

Hình 3.27. Xe chuyên dùng hút, vận chuyển bùn thải

Đối với những khu vực cách xa trục đường chính sử dụng các loại thiết bị chuyên dùng có thể tích nhỏ hơn (350-500L), dễ dàng tiếp cận đối tượng được thu gom hơn.

Hình 3.28. Máy hút, thu gom bùn thải công suất nhỏ

3.4.4. Xử lý CTR Sau khi, đã thực hiện triệt để công tác phân loại, tái chế, tái sử dụng cũng như

thu gom vận chuyển, CTR xây dựng không thể tận dụng có thể xử lý bằng phương pháp đốt hoặc đem chôn lấp tại BCL thông thường và một số công nghệ xử lý cho chất thải rắn sinh hoạt. Theo số liệu dự báo chất thải rắn xây dựng tại của tỉnh Lào Cai, nếu đặt mục tiêu lộ trình thực hiện công tác phân loại, tái chế và tái sử dụng đạt hiệu quả 40%, 60% theo các giai đoạn 2013-2020, 2021-2030 thì nhu cầu quỹ đất cho CTR xây dựng tại bãi chôn lấp sẽ không lớn.

Bảng 3.24. Nhu cầu quỹ đất cho chất thải rắn xây dựng tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Đơn vị: ha

TT TP/huyện Giai đoạn 2013 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

Tổng

1 TP. Lào Cai 0,20 0,40 0,60 2 Huyện Bảo Thắng 0,08 0,20 0,28 3 Huyện Bảo Yên 0,03 0,11 0,14

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 147

4 Huyện Simacai 0,00 0,01 0,01 5 Huyện Mường Khương 0,01 0,02 0,03 6 Huyện Sa Pa 0,03 0,08 0,11 7 Huyện Văn Bàn 0,02 0,05 0,07 8 Huyên Bát Xát 0,02 0,04 0,06 9 Huyện Bắc Hà 0,02 0,05 0,06 Tổng 0,41 0,96 1,37

CTR xây dựng không thể tận dụng sau quá trình phân loại, tái chế, tái sử dụng của từng huyện sẽ được xử lý tại các khu xử lý tập trung của huyện hay liên huyện. b) Bùn thải

Bùn thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của người dân. Bùn thải sinh học có mùi hôi thối song không độc hại. Có thể dùng để sản xuất phân hữu cơ (kết hợp xử lý trong các nhà máy compost) bằng cách cho thêm vôi bột để khử chua; than bùn; cấy vi sinh, dùng chế phẩm EM… để khử mùi sẽ thành phân hữu cơ tổng hợp. Trong đó, bùn thải chiếm 70%. Hoặc bùn thải có thể xử lý tại các bãi chôn lấp với ô chứa bùn. Bùn khô được sử dụng để chế biến phân hữu cơ hoặc làm chất phủ bề mặt cho bãi chôn lấp. Đối với khu vực nông thôn, bùn thải được xử lý phân cấp tại các hộ gia đình theo công nghệ biogas tạo năng lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Để tạo ra khí sinh học, người ta xây dựng những hầm ủ kín có đường thu khí để dễ dàng mang đi sử dụng. Nguyên liệu để sản xuất khí sinh học là những chất hữu cơ dễ phân huỷ như phân động vật, các loại thực vật như bèo, cỏ, rơm rạ... và là những nguồn nguyên liệu sẵn có ở khu vực nông thôn. Về thực chất, biogas là dạng khí sinh học, được tái tạo từ quá trình phân huỷ những chất thải của người và động vật trong điều kiện hầm kín. Nhờ hoạt động của các vi sinh vật, các chất thải này sẽ lên men và tạo khí, trong đó chiếm tới 70% là khí mê tan, được sử dụng làm chất đốt.

Hình 3.29. Mô hình xây dựng hầm biogas

Hình 3.30. Bể biogas composite

Việc xây dựng hầm ủ khí sinh học và đưa vào sử dụng nó rất đơn giản và rẻ tiền. Các gia đình ở nông thôn có thể tự làm hầm ủ tạo khí biogas dựa trên những bản vẽ thiết kế đơn giản và dễ hiểu. Diện tích xây dựng hầm ủ không lớn, có thể làm chìm dưới đất. Một ưu điểm rất dễ thấy về mặt môi trường, đó là vấn đề rác thải và vệ sinh môi trường được đảm bảo. Hầu hết các loại rác thải nông nghiệp và hộ gia đình đều có thể

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 148

đưa vào hố ủ vì đa số chúng là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ. Sau khi được lấy ra từ bể ủ, chất thải này hầu như không còn các loại vi sinh vật gây bệnh như trước khi đưa vào bể ủ và có thể được tận dụng làm phân bón. 3.5. Tổng hợp quy hoạch hệ thống xử lý CTR tỉnh Lào Cai

Tổng hợp hệ thống các khu xử lý CTR tỉnh Lào Cai được liệt kê trong bảng dưới đây.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 149

Bảng 3.25. Tổng hợp quy hoạch vị trí, quy mô các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 TT Tên KXL Quy mô, công suất, công nghệ xử lý Phạm vi phục vụ Ghi

chú Tổng diện tích quy hoạch /

nhu cầu SDĐ đến 2020 (ha)

Chế biến phân hữu cơ (tấn/ngày)

Tái sử dụng, tận thu CTR

(tấn/ngày)

Xử lý CTR CN nguy

hại (tấn/ngày)

Xử lý CTR y tế nguy hại (kg/ngày)

Chôn lấp HVS

(tấn/ngày)

1 KXL vùng tỉnh

1.1 KXL Toòng Mòn (TP. Lào Cai)

60 / 59,4 (không bao gồm các bãi thải của doanh nhiệp)

150 3.830 50 700 2.165 - Xử lý CTR công nghiệp nguy hại toàn tỉnh - Xử lý CTR công nghiệp thông thường thành phố Lào Cai và các huyện Bát Xát, Mường Khương, Simacai, Bắc Hà, Sa Pa - Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TP. Lào Cai và TT. Bát Xát, TT. Bản Vược, TT. Bản Phiệt, TT. Bản Lầu; các xã phụ cận thành phố Lào Cai thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát - Xử lý CTR y tế nguy hại vùng tỉnh

Mở rộng

1.2 KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng)

13 / 4 45,7 6,6 58 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn đô thị Bảo Thắng, TT. Bắc Ngầm, TT. Bảo Nhai, TT. Phong Hải, các xã phía Nam thị xã Bắc Hà và phía Bắc huyện Bảo Yên

Mở rộng

1.3 KXL Tằng Loỏng (H. Bảo Thắng)

60 / 57,6 (không bao gồm các bãi thải của doanh nhiệp)

8.065 4.343 Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho huyện Bảo Thắng và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại huyện này

Xây mới

1.4 KXL Sơn Thủy-Tân An

50 / 47,5 3.460 1.863 Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho huyện Văn Bàn, Bảo

Xây mới

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 150

TT Tên KXL Quy mô, công suất, công nghệ xử lý Phạm vi phục vụ Ghi chú Tổng diện tích

quy hoạch / nhu cầu SDĐ đến 2020 (ha)

Chế biến phân hữu cơ (tấn/ngày)

Tái sử dụng, tận thu CTR

(tấn/ngày)

Xử lý CTR CN nguy

hại (tấn/ngày)

Xử lý CTR y tế nguy hại (kg/ngày)

Chôn lấp HVS

(tấn/ngày)

(H. Văn Bàn) Yên và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại huyện này

2 KXL vùng huyện

2.1 KXL Yên Sơn (H. Bảo Yên)

8,2 / 2 23 3,3 27,4 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn các đô thị (TX. Phố Ràng, ĐT Tâm Thượng-Tâm An-Bảo Hà) và các điểm dân cư huyện Bảo Yên

Mở rộng

2.2 KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà)

4,4 / 1,3 14,3 2,1 16,2 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TX. Bắc Hà và điểm dân cư xung quanh huyện Bắc Hà

Mở rộng

2.3 KXL Sán Chải (H. Simacai)

2 / 1 5,7 0,8 4,9 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TT. Simacai và các điểm dân cư huyện Simacai

Mở rộng

2.4 KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương)

3 / 1 9,1 1,3 8,6 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn các đô thị (TT. Mường Khương, TT. Pha Long) và các điểm dân cư phía Bắc huyện Mường Khương

Mở rộng

2.5 KXL Bản Khoang (H. Sa Pa)

6,4 / 1,8 20 2,9 23,2 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TX. Sa Pa và điểm dân cư nông thôn phụ cận

Mở rộng

2.6 KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn)

5,1 / 1,3 15,2 2,2 14,3 Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TT. Khánh Yên và các điểm dân cư huyện Văn Bàn

Mở rộng

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 151

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

4.1. Kế hoạch thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên đầu tư 4.1.1. Kế hoạch thực hiện

Quy hoạch QLCTR vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được chia làm 2 giai đoạn thực hiện (bảng 4.1). Bảng 4.1. Lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020

và tầm nhìn đến năm 2030 TT Giai đoạn Nội dung thực hiện 1 Giai đoạn từ

nay đến năm 2020

- Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý CTR trong đó khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR. - Đầu tư xây dựng các khu xử lý CTR vùng tỉnh theo giai đoạn phục vụ công tác xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp, xây dựng, y tế tại các khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng KXL CTR vùng tỉnh Đồng Tuyển-TP. Lào Cai, Xuân Quang-Bảo Thắng - Xây dựng mới KXL CTR công nghiệp Tằng Loỏng. - Trang bị mới lò đốt CTR y tế nguy hại cho các huyện Mường Khương, Simacai. - Nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý và nhận thức của cộng đồng trong việc thu gom và xử lý CTR. Xây dựng các điểm tập kết rác thải tại đô thị, điểm dân cư.

2 Giai đoạn 2020-2030

- Thí điểm thực hiện phân loại CTR tại nguồn tại TP. Lào Cai, Sa Pa. Hướng dẫn người dân thực hiện phân loại CTR tại nguồn. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phân loại CTR tại nguồn. - Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR. Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển đáp ứng cho việc thực hiện phân loại CTR tại nguồn. Xây dựng các điểm tập kết rác thải tại đô thị, điểm dân cư. - Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu xử lý vùng huyện: KXL Yên Sơn (H. Bảo Yên), Lùng Phìn (H. Bắc Hà), Tả Chư Phùng (H. Mường Khương), Bản Khoang (H. Sa Pa), Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn), Sán Chải (H. Simacai) - Xây dựng mới KXL CTR công nghiệp Sơn Thủy-Tân An

4.1.2. Dự án ưu tiên đầu tư Trên cơ sở lộ trình thực hiện quy hoạch, các dự án đầu tư trong công tác quản lý

chất thải rắn cần ưu tiên theo các giai đoạn quy hoạch như sau (bảng 4.2). Bảng 4.2. Các dự án quản lý CTR ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020

TT Các dự án ưu tiên đầu tư Mục tiêu Giai đoạn từ nay đến năm 2020 1 Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR

- Đầu tư đồng bộ các thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển Nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 152

TT Các dự án ưu tiên đầu tư Mục tiêu CTR. lý CTR

- Thực hiện cơ giới hóa các khâu quét dọn, thu gom CTR. - Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR, phủ kín địa bàn đô thị với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

2 Xây dựng các khu xử lý CTR Chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng các khu xử CTR, trong đó ưu tiên xây dựng các khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh, xử lý CTR nguy hại; xây dựng các công trình tái chế CTR

- Dự án xây dựng KXL vùng tỉnh tại Đồng Tuyển với diện tích 44 ha xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp bằng các công nghệ hạn chế chôn lấp; KXL Xuân Quang 34 ha xử lý CTR liên đô thị khu vực phía Nam tỉnh. - Dự án đầu tư xây dựng KXL CTR công nghiệp Tằng Loỏng - Đóng cửa các BCL không phù hợp (BCL Phố Ràng, BCL Bảo Hà-Bảo Yên, BCL Bảo Nhai-Bắc Hà)

3 Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR y tế - Hoàn thiện dự án trang bị lò đốt cho các bệnh viện tuyến

huyện tại các huyện còn thiếu hoặc chưa đạt tiêu chuẩn - Đầu tư hệ thống phân loại và khu lưu chứa đảm bảo vệ

sinh môi trường

Thu gom và xử lý 100% CTR y tế phát sinh

5 Hoàn thiện hệ thống khung chính sách - Xây dựng và ban hành Quy chế Quản lý CTR tỉnh Lào Cai.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về quản lý CTR. Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an toàn và an ninh về môi trường

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động đầu tư trong quản lý CTR trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phân loại CTR tại nguồn.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý CTR với nhiều thành phần kinh tế tham gia: Cơ chế, chính sách, quy chế đấu thầu, đặt hàng, quản lý, khung biểu giá...).

- Hoàn thiện và ban hành quy định về phí thu gom, xử lý chất thải rắn.

6 Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh; Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý CTR không khép kín trong địa giới hành chính

- Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ và trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng quản lý nhằm làm tốt vai trò giám sát hoạt động các cơ sở tái chế CTR

Nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm tạo tiền đề thực hiện có hiệu quả Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

Giai đoạn 2020-2030 1 Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: thùng chứa, xe vận chuyển để phục vụ thí điểm phân loại CTR tại nguồn sau khi có nhà máy xử lý hoạt động - Tiếp tục đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR để mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng dịch vụ

Nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển và xử lý CTR

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 153

TT Các dự án ưu tiên đầu tư Mục tiêu thu gom, chuyển CTR và triển khai rộng rãi phân loại CTR tại nguồn

2 Phân loại CTR tại nguồn - Triển khai thực hiện thí điểm chương trình phân loại chất

thải rắn tại nguồn tại TP. Lào Cai, Sa Pa

Việc phân loại CTR tại nguồn được thực hiện nhằm tận dụng tối đa lượng CTR có thể tái chế, xử lý triệt để lượng CTR phát sinh bằng các công nghệ khác nhau.

- Tuyên truyền giáo dục, thông tin, hướng dẫn phân loại CTR tại các hộ gia đình

3

Xây dựng các khu xử lý CTR - Xây dựng mới KXL CTR công nghiệp Sơn Thủy-Tân An

Đáp ứng nhu cầu xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng và công nghiệp cho địa phương.

- Dự án cải tạo, nâng cấp, xử lý ô nhiễm các bãi chôn lấp tại các KXL vùng huyện: Yên Sơn (H. Bảo Yên), Lùng Phìn (H. Bắc Hà), Tả Chư Phùng (H. Mường Khương), Bản Khoang (H. Sa Pa), Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn), Sán Chải (H. Simacai)

4.2. Nguồn lực thực hiện quy hoạch 4.2.1. Khái toán kinh phí a) Cơ sở tính khái toán kinh phí

- Quyết định số 322/QĐ-BXD ngày 06/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Phương pháp đánh giá phí quản lý CTR tại Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, do Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Tài nguyên Môi trường, Dự án Kinh tế Chất thải và Cơ quan phát triển Quốc tế Canada (CIDA) hợp tác thực hiện.

- Suất đầu tư xây dựng công trình xử lý CTR tại một số dự án đã và đang triển khai xây dựng tại Việt Nam. - Hướng dẫn phương pháp tính chi phí xử lý CTR nguy hại, Cục Môi trường, Hà Nội năm 2001.

- Giá thực tế tại các dự án đã và đang thực hiện tại tỉnh lào Cai. b) Khái toán kinh phí

Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là: 4.585 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 4). 4.2.2. Nguồn lực thực hiện

Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 dự kiến sử dụng các nguồn vốn sau:

- Vốn ngân sách - Vốn quỹ bảo vệ môi trường - Vốn đầu tư của các doanh nghiệp - Vốn vay ODA

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 154

- Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế. Cơ cấu nguồn vốn cụ thể tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thực hiện Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020

Nguồn vốn Mục tiêu sử dụng nguồn vốn

Dự kiến kinh phí (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Vốn ngân sách tỉnh - Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, khung biểu giá…

- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận

thức cộng đồng - Vốn đối ứng cho các dự án đầu tư xây

dựng các khu xử lý CTR

473,2 10,3

Vốn xã hội hóa Tăng cường năng lực thu gom vận chuyển CTR.

38,0 0,8

Vốn đầu tư doanh nghiệp, vốn vay ODA

Dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý 4072,5 88,8

Vốn viện trợ không hoàn lại của các nước hay các tổ chức quốc tế khác

Các hỗ trợ kỹ thuật (hướng dẫn và triển khai thí điểm phân loại CTR tại nguồn)…

1,7 0,04

Tổng cộng 4.525 100

Ghi chú: Chi phí trên chưa bao gồm chi phí GPMB, chi đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài khu xử lý và chi phí xử lý, đổ thải CTR công nghiệp đặc thù (do doanh nghiệp phát thải tự chi trả)

4.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch 4.3.1. Giải pháp thực hiện quy hoạch 4.3.1.1. Cơ chế chính sách a. Huy động các nguồn đầu tư vào quản lý CTR

- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia vào lĩnh vực xử lý rác thải như: hỗ trợ chi phí xử lý, cho vay lãi suất thấp, giao đất và miễn tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ vốn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án...

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải bằng

- Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể.

- Xây dựng kế hoạch và ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR. b. Áp dụng các công cụ kinh tế

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 155

Một số công cụ kinh tế trong quản lý CTR cần triển khai áp dụng trong thời gian tới bao gồm:

- Phí: tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các loại phí cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo mục tiêu giảm ô nhiễm và có nguồn thu cho quỹ môi trường

- Trợ cấp: Sử dụng các khoản trợ cấp nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động tái chế chất thải.

- Giấy phép xả thải: đề xuất làm tăng quá trình tái chế chất thải. Giấy phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí cho các hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi xả thải. c. Thúc đẩy phân loại CTR tại nguồn

- Từng đô thị, KCN cần xây dựng chương trình và xác định lộ trình thực hiện đối với việc phân loại CTR tại nguồn.

- Áp dụng một số khuyến khích kinh tế như: miễn giảm phí thu gom rác thải đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nếu họ thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn. Kích cầu về sử dụng các loại chất thải đã được phân loại, thông qua các chính sách khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Tăng cường hoạt động truyền thông về phân loại chất thải tại nguồn cho các đối tượng làm công tác quản lý các cấp và nâng cao nhận thức của dân chúng thông qua các phong trào đoàn thể. Cần đưa kiến thức về phân loại tại nguồn vào hệ thống giáo dục phổ thông, phổ biến kinh nghiệm tốt về phân loại tại nguồn của các địa phương trong nước và quốc tế.

- Đưa chủ trương phân loại rác tại nguồn vào các quyết định hoạt động trong các ngành khác có liên quan.

- Các đô thị và KCN cần xây dựng quy chế quản lý CTR và có các biện pháp chế tài để thực hiện quy chế. d. Xây dựng chính sách cho thị trường tái chế

- Xây dựng các quy định quản lý cụ thể cho từng loại hình sản xuất tái chế từ công đoạn thu gom, lưu chứa đến vận chuyển và tái chế.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích cụ thể hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR, trong đó chú trọng đến thuế, hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ và hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa mang tính bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các khu tái chế tập trung, hình thành thị trường giao dịch mua bán phế liệu công khai từ các khu công nghiệp, khu chế xuất...

- Hoàn thiện cấu trúc quản lý, nâng cao trình độ và trang bị đủ phương tiện, thiết bị cho lực lượng quản lý tại địa phương nhằm làm tốt vai trò giám sát hoạt động của các cơ sở này. e. Ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với cơ sở thu gom, vận chuyển CTR

- Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 156

trạm trung chuyển CTR được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, vận chuyển CTR được hưởng các ưu đãi về tín dụng.

- Ưu đãi về thuế: Trang thiết bị nhập khẩu để hình thành tài sản cố định của cơ sở xử lý CTR được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của cơ sở xử lý CTR được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi cơ sở xử lý CTR bắt đầu hoạt động. Hồ sơ thủ tục miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: Cơ sở thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt, ngoài nguồn thu phí vệ sinh theo quy định còn được ngân sách địa phương hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ.

- Thu phí vệ sinh: Hợp tác xã, hộ kinh doanh thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tại khu vực điểm dân cư nông thôn chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR được thu phí vệ sinh theo quy định và được ngân sách địa phương hỗ trợ để bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng dịch vụ. 4.3.1.2. Xã hội hóa công tác quản lý CTR a. Mục tiêu

Xã hội hóa công tác quản lý CTR nhằm: - Giảm chi phí quản lý CTR (theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy, tư nhân

hóa các dịch vụ quản lý CTR có thể giảm được từ 10-30% mức chi phí quản lý CTR). - Xóa bỏ dần cơ chế bao cấp (nhà nước cấp kinh phí và bù lỗ cho các đơn vị

hoạt động trong lĩnh vực quản lý CTR), tránh độc quyền, tránh khép kín địa giới trong quản lý CTR.

- Mở rộng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR đến tận cấp xã, phường; đặc biệt là các xã, phường mới thành lập hoặc có những điều kiện khó khăn (ngõ hẻm chật, xa đường phố), các công ty tư nhân có thể ký hợp đồng thuê lực lượng lao động tại chỗ với nhiều hình thức thích hợp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR do có thể đặt hàng hoặc đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có chất lượng phục vụ tốt hơn nên buộc các đơn vị, các nhà thầu phải cung cấp các dịch vụ tốt với chi phí thấp (mang tính cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị: tư nhân với Nhà nước và tư nhân với nhau). b. Các hình thức xã hội hóa

- Ký hợp đồng (theo thời hạn, loại công việc, đối tượng và phạm vi phục vụ) là hình thức thích hợp nhất của tư nhân hóa đối với việc quét dọn, thu gom, vận chuyển CTR đường phố và nơi công cộng, khu dân cư và các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy)

- Các cá nhân hoặc đơn vị ký hợp đồng nhận cung cấp dịch vụ quản lý CTR dựa trên những điều kiện và điều khoản được hai bên chấp nhận theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu với công ty môi trường đô thị (hoặc đơn vị chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về CTR ở cấp đô thị đó). Nếu không thực hiện tốt sẽ bị chấm dứt hợp đồng, bị đền bù (nếu vi phạm hợp đồng).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 157

- Các hợp đồng cho dịch vụ này phải được trao tách biệt (từng phần hoặc toàn phần dịch vụ) cho các công ty hay các nhà thầu sau quá trình xét thầu (chỉ ký hợp đồng với đơn vị trúng thầu).

- Khối tư nhân thực hiện hợp đồng quản lý CTR bao gồm các hợp tác xã, các doanh nghiệp tư nhân (công ty TNHH, công ty cổ phần...)

- Trong từng giai đoạn, có thể tồn tại cả hai hình thức (khối tư nhân và khối Nhà nước) với tỷ lệ khác nhau, phần việc khác nhau, cùng thực hiện việc quản lý CTR. Dần dần, tiến tới tư nhân hóa ở mức cao hơn. 4.3.1.3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức cộng đồng

- Giáo dục, nâng cao nhận thức cán bộ và nhân dân về lợi ích của xử lý CTR liên đô thị, các yêu cầu về bảo vệ môi trường của bãi chôn lấp hợp vệ sinh... nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương đối với quan điểm xử lý CTR không khép giới trong địa giới hành chính.

- Tăng cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải tại UBND thành phố, các huyện, thị xã, thị trấn và các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lữu trữ và xử lý chất thải.

- Đưa nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...)

- Đưa giáo dục môi trường vào trường học; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền thông, các tổ chức đoàn thể (thanh niên, cựu chiến binh, phụ nữ...)

- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh, các ý tưởng sáng tạo và thực tiễn về các chương trình xã hội hoá để chuyển giao một phần trách nhiệm quản lý chất thải cho các nhóm cộng đồng. 4.3.2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Xây dựng - Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các địa phương, chủ đầu tư triển khai các

dự án đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh, Khu xử lý CTR phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Hoạch định các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa trong xây dựng và vận hành các khu xử lý CTR.

- Phối hợp với Sở KHCN, Sở TNMT hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, vận hành các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, các khu xử lý CTR liên hợp.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường - Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học & Công nghệ rà soát, xây

dựng đồng bộ hệ thống các văn bản pháp quy (pháp luật, quy phạm) trong lĩnh vực

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 158

quản lý CTR. - Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường với

các ngành (công nghiệp, xây dựng, y tế…) các cấp nhằm phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do CTR.

- Chủ trì, phối hợp với TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Lào Cai và Hợp tác xã VSMT hoặc các tổ, đội vệ sinh môi trường thuộc UBND huyện hoặc do phòng TNMT quản lý, triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ sở thương mại - dịch vụ…).

- Quy định, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động xây dựng khu xử lý CTR liên hợp quy mô lớn. Quy định điều kiện năng lực và hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.

- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường các khu xử lý CTR (Khu chôn lấp CTR, khu xử lý chất thải liên hợp, lò đốt CTR). Hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải CTR nguy hại.

- Thực hiện giám sát và phối hợp cưỡng chế về mặt môi trường đối với các khu xử lý CTR trong quá trình xây dựng và vận hành.

3. Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức liên quan, tổ chức thẩm định các

công nghệ xử lý CTR trong giai đoạn xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư. - Kiểm tra tình hình thực hiện đầu tư của chủ dự án so với công nghệ của dự

án đã được chấp thuận. 4. Sở Tài chính - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành rà soát, nghiên cứu hoàn thiện và ban

hành cơ chế, chính sách về tài chính, khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực quản lý CTR tại địa phương, đặc biệt hỗ trợ và khuyến khích các dự án đầu tư xử lý, tái sử dụng, tái sinh, tái chế CTR

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan cân đối nguồn vốn và

tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn đầu tư phát triển để thực hiện theo kế hoạch từng năm để xây dựng các khu xử lý CTR cho từng đô thị và liên đô thị cho các địa phương.

- Điều phối các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ưu tiên cho việc xây dựng các khu xử lý CTR liên đô thị.

6. Sở Công thương - Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện quy hoạch quản lý CTR công nghiệp,

đặc biệt là xử lý CTR nguy hại từ công nghiệp. - Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp trong nghiên cứu đổi mới công nghệ để giảm

thiểu CTR & CTR nguy hại từ công nghiệp. Tăng tỷ lệ tái chế CTR trong công nghiệp

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 159

7. Sở y tế - Xây dựng kế hoạch xử lý CTR y tế tập trung, phạm vi thu gom theo cụm,

giữa các cơ sở y tế có lò đốt và chưa có lò đốt CTR nguy hại. - Giám sát việc quản lí CTR tại các cơ sở y tế theo quy chế quản lý chất thải y

tế - Hỗ trợ, đầu tư xây dựng lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại tại các khu xử lý và

BVĐK theo quy hoạch. 8. Sở thông tin và truyền thông - Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy,

VSMT nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về quản lý chất thải, BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

9. Ban quản lý KCN tỉnh Lào Cai - Quản lý chất thải rắn tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh - Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy,

VSMT trong các KCN nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cán bộ, công nhân. - Phối hợp với các cơ sở công nghiệp tiến hành quản lý chất thải rắn nguy hại,

phân loại chất thải công nghiệp tại nguồn. 10. Cảnh sát môi trường - Kiểm tra, xử lý hành chính công tác vi phạm pháp luật về môi trường; tiến

hành hoạt động điều tra đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường; kiểm định tiêu chuẩn môi trường...

- Chủ động triển khai lực lượng trinh sát đi đến các điểm nóng về môi trường. - Phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường để bằng các biện pháp xử phạt

hành chính thông thường kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ công an để tập trung đi sâu vào xử lý các vi phạm về quản lý CTR, nhập khẩu CTR trái phép.

- Có quyển ra lệnh đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp đó nếu thấy có vi phạm môi trường. Nếu doanh nghiệp vẫn không chịu khắc phục sẽ khởi tố vụ án, đề nghị đưa ra truy tố trước pháp luật.

11. UBND thành phố/Huyện, Thị xã - UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp CTR hợp vệ

sinh, khu liên hợp xử lý chất thải rắn. - UBND huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các Sở, Ngành chức năng trong

việc xác định địa điểm, lập quy hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng các khu xử lý và bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

- Chính quyền địa phương trao đổi, bàn bạc, phối hợp, thông báo công khai dân chủ cho dân biết và vận động nhân dân cùng tham gia quản lý CTR.

- UBND huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm và nhân rộng chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ sở thương mại - dịch vụ…).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 160

- UBND huyện, thành phố, thị xã cùng với các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội CCB...) tổ chức, động viên các thành viên hội tham gia quản lý CTR; tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của người dân; Vận động nhân dân tham gia và thực hiện phân loại CTR tại nguồn.

12. Các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý chất thải rắn - Thu gom, vận chuyển và xử lí CTR theo các hợp đồng kí kết. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thí điểm và nhân rộng

chương trình phân loại CTR đô thị tại nguồn (tại hộ gia đình, các cơ quan, trường học, cơ sở thương mại - dịch vụ…).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 161

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

5.1. Các vấn đề và mục tiêu môi trường liên quan: Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh Lào Cai cần đáp ứng các mục tiêu môi

trường sau: - Đáp ứng mục tiêu quản lý chất thải rắn: Quy hoạch quản lý CTR phải đáp ứng

các mục tiêu thu gom, vận chuyển và xử lý các loại CTR phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường: Hoạt động quản lý CTR phải đảm bảo không gây ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường không khí, đất, nước mặt, nước ngầm và các hệ sinh thái.

- Thu hồi về tài nguyên và năng lượng: Quản lý CTR theo phương thức tiên tiến, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi vật liệu và năng lượng, coi chất thải là tài nguyên.

- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tiết kiệm tài nguyên đất, hạn chế chôn lấp, không làm suy thoái, ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt, nước ngầm và tài nguyên sinh vật.

- Hiệu quả về kinh tế: Quy hoạch quản lý chất thải rắn phải vừa đáp ứng các mục tiêu trong quản lý CTR, vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí đầu tư, tận dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có.

- Không gây ảnh hưởng về mặt xã hội: Quy hoạch quản lý chất thải rắn phải được sự chấp thuận của cộng đồng, đảm bảo mỹ quan đô thị, không làm ảnh hưởng đến các công trình văn hóa, lịch sử.

Sự phù hợp về mục tiêu Sự phù hợp về mục tiêu được xác định trên cơ sở các mục tiêu của định hướng

quy hoạch phù hợp hay không phù hợp với các mục tiêu phát triển môi trường bền vững. Đánh giá từng mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý CTR tại tỉnh Lào Cai sẽ xác định được những vấn đề môi trường còn tồn tại trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, từ đó nghiên cứu để xuất quy hoạch và các giải pháp quản lý phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đó.

- Dự báo, xác định nhu cầu quỹ đất xử lý, trang thiết bị thu gom, vận chuyển trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai sẽ hướng tới lựa chọn công nghệ phù hợp cho các quy trình quản lý CTR hiệu quả và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch đảm bảo đáp ứng nhu cầu, hiệu quả cho quy trình quản lý CTR trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phù hợp với lộ trình đóng cửa các bãi rác quy mô nhỏ hiện hữu.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 162

5.2. Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của các phương án quy hoạch 5.2.1. Nguồn gây tác động môi trường

Quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Lào Cai đã xác định 9 vị trí, quy mô và công nghệ các khu xử lý chất thải rắn. Trong đó có 1 KXL cấp thành phố ( KXL Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai), 1 KXL CTR công nghiệp ( KXL Tằng Loỏng) và 7 KXL tập trung của các huyện. Đây là cơ sở cho việc triển khai các dự án cụ thể ở các bước tiếp theo. Trong quá trình triển khai các dự án thành phần, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong đó cần xem xét các khía cạnh môi trường và các tác động theo từng giai đoạn thực hiện.

Bảng 5.1. Các tác động trong quá trình thực hiện quy hoạch TT Giai đoạn

thực hiện dự án

Nhận diện các tác động

A Hệ thống thu gom, quản lý chất thải rắn 1 Quá trình vận

hành hệ thống thu gom và quản lý chất thải rắn

Mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân khi tiếp xúc trực tiếp tới chất thải rắn trong quá trình thu gom và vận chuyển.

Mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng xung quanh trạm trung chuyển, tuyến thu gom, các ga chứa rác và xung quanh bãi chôn lấp, xử lý rác thải.

Việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai sẽ kèm theo việc thay đổi về mặt pháp lý và cơ cấu tổ chức.

Khoản chi phí bắt buộc đối với các người dân, khu công nghiệp khi được thu gom rác sẽ tác động nhất định tới ý thức xã hội.

Đánh giá mật độ xe vận chuyển rác tăng lên phần nào gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung, ô nhiễm mùi và cản trở giao thông.

Các vấn đề xã hội phát sinh như phản ứng của người dân, mất đất nông nghiệp, ngành nghề lao động địa phương thay đổi…

B Hệ thống xử lý chất thải rắn 1 Giải phóng mặt

bằng, xây dựng cơ sở xử lý chất thải

Mức độ ô nhiễm không khí và tiếng ồn phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình từ động cơ của các phương tiện máy móc.

Các tác động đến môi trường nước: Mức độ ô nhiễm do nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường và nước thải phát sinh từ quá trình rửa vật liệu và máy móc thiết bị xây dựng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 163

TT Giai đoạn thực hiện

dự án

Nhận diện các tác động

Mức độ ảnh hưởng lý hóa đến môi trường đất do quá trình xây dựng.

Mức độ tác động đến hệ sinh thái xung quanh, có thể làm mất cân bằng hệ sinh thái hoặc phá vở cấu trúc các hệ sinh thái.

Mức độ tác động đến môi trường do tăng lượng phát thải CTR sinh hoạt của công nhân, sinh khối thực vật thải loại và CTR của quá trình xây dựng.

Quá trình giải phóng mặt bằng có thể gây cản trở giao thông cho người và phương tiện đi lại.

Tác động đến các vấn đề xã hội như làm mất đất nông nghiệp, đất ở... dẫn đến tái định cư, mất việc làm gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội các hộ bị ảnh hưởng và số công nhân tăng lên có thể gây xáo trộn đến an ninh trật tự của khu vực.

2 Giai đoạn xây dựng các công trình trong khu xử lý

Quá trình xây dựng các công trình trong khu xử lý có thể gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí do sử dụng các loại máy móc thiết bị.

Môi trường đất nước có thể bị ô nhiễm do quá trình sinh hoạt của công nhân sẽ phát thải lượng nước và rác thải ra môi trường; dầu mỡ của các loại máy móc và các tác động của quá trình xây dựng tới thành phần lý hóa học của đất.

Khối lượng CTR có thể tăng lên do quá trình sinh hoạt của công nhân và xây dựng các công trình trong khu xử lý.

Các hệ sinh thái tại khu xử lý và xung quanh có thể bị thay đổi và tác động một cách tiêu cực.

Về mặt xã hội: quá trình xây dựng số công nhân tăng lên có thể làm xáo trộn cuộc sống của người dân và an ninh trật tự tại địa bàn, ngoài ra quá trình vận chuyển các vật liệu xây dựng có thể dẫn đến mật độ giao thông tăng lên gây cản trợ giao thông cho người đi lại.

3 Giai đoạn hoạt động, đóng cửa và tái sử dụng mặt bằng khu xử lý chất thải

Hoạt động tiếp nhận, phân loại rác: Gây ra tiếng ồn, các khí của động cơ chuyên chở; Mùi hôi do khí phát ra từ rác hữu cơ; Phát tán vi sinh vật từ rác hữu cơ.

Hoạt động chôn lấp: tiến ồn khí thải của động

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 164

TT Giai đoạn thực hiện

dự án

Nhận diện các tác động

rắn

cơ đưa rác vào ô chôn lấp, xe đầm nén rác, xe chở vật liệu che lấp rác, chuyên chở vật liệu lấp rác từ nơi khác đến.

Quá trình phân hủy rác: Phát sinh các chất phân hủy từ rác như: Chất khí sinh ra rừ phân hủy chất hữu cơ CH4, NH3, H2S… gây mùi khó chịu, gây các căn bệnh đường hô hấp… Nước rỉ từ rác chứa các chất hữu cơ, kim loại, các hợp chất hóa học độc hại, khó phân hủy, chất phóng xạ, các vi sinh vật gây bệnh…

Khu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm tại vị trí đó và các khu vực xung quanh.

Giai đọan đóng cửa bãi: không tiếp nhận rác nữa nhưng sản sinh các sản phẩm phân hủy với cường độ mạnh, thời gian kéo dài 10-15 năm.

Giai đoạn tái sử dụng mặt bằng: sử dụng mặt bằng bãi rác vào các mục đích khác như: làm công viên, sân phơi, bãi đậu xe…

Qua các tác động nêu trên dẫn đến người dân xung quanh và chính những người công nhân vận hành giai đoạn này ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống, văn hóa, phong tục tập quán tại địa bàn đó, dẫn đến có thể mất an toàn xã hội, người dân biểu tình cực đoan.

5.2.2. Thu gom, vận chuyển Khi dự án đi vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và giải

quyết vấn đề tồn đọng rác thải của tỉnh Lào Cai như vậy sẽ cải thiện được điều kiện môi trường sống đáng kể cho cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó quá trình thu gom và vận chuyển rác thải cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến môi trường. Các nguồn tác động đến môi trường của hạng mục này bao gồm:

- Sức khoẻ của các công nhân thu gom và vận chuyển có thể bị ảnh hưởng khi tiếp xúc trực tiếp tới chất thải rắn (các loại dịch bệnh, vi khuẩn, hóa chất độc hại và các loại vật nhọn như kim tiêm sắt thép...vv có trong CTR có thể bị tiếp xúc với các công nhân thu gom vận chuyển)

- Cộng đồng sống xung quanh các vị trí trạm trung chuyển, điểm tập kết, bãi chôn lấp và xử lý rác thải sẽ bị đe dọa về mặt sức khỏe và môi trường sống vì xung quanh các địa điểm này là nguồn phát sinh các bệnh truyền nhiễm từ mùi hôi thối và các loại côn trùng (ruồi, muỗi, gián…) cùng động vật gậm nhấm (chuột…).

- Các thành phần môi trường như đất, nước, không khí và các hệ sinh thái xung quanh các địa điểm tập kết, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp... bị ô nhiễm tới

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 165

nguồn nước mặt và nước ngầm do nước thải tràn ra từ các vị trí này (đặc biệt là vào mùa mưa), các hệ sinh thái xung quanh có thể bị phá vở và mất căn bằng hệ sinh thái.

- Việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quản lý CTR cho các tỉnh phần nào sẽ kèm theo việc thay đổi về mặt pháp lý và cơ cấu tổ chức như: thành lập thêm các đội thu gom, tổ chức các đơn vị vận hành, quan lý các hạng mục và xây dựng các văn bản pháp quy mới. khoản chi phí bắt buộc đối với từng người dân và các xí nghiệp khi được thu gom rác có thể có cjác tác động nhất định tới người dân và các xí nghiệp này.

- Mật độ xe vận chuyển rác tăng lên phần nào gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và cản trở mật độ giao thông đi lại: chủ yếu tác động tại tuyến đường thu gom từ các đô thị và điểm dân cư vào khu vực nhà máy xử lý rác và bãi chôn lấp.

- Nảy sinh các vấn đề xã hội như phản ứng của người dân tại các trạm trung chuyển chất thải hoặc các ga thu rác khi đây là nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của họ.

- Quá trình thu gom, vận chuyển CTR nếu không được che đậy sẽ phát tán ra các loại khí độc và có thể CTR bị rơi vải trên đường làm mất mỹ quan.

- Sạt lở, sự cố trên đường khi xe vận chuyển quá tải hoặc lái xe không chuẩn, đặc biệt gây lầy lội, cản trở giao thông vào mùa mưa ở những đoạn đường chưa trải nhựa hoặc có thể làm rơi vãi CTR trên các tuyến thủ gom làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường. 5.2.3. Khu xử lý, công nghệ xử lý a) Đối với công nghệ xử lý

Các công nghệ xử lý chất thải rắn của tỉnh Lào Cai được đề xuất bao gồm: Chế biến phân hữu cơ, đốt CTR nguy hại, chôn lấp hợp vệ sinh và tái chế chất thải rắn. Các công nghệ đưa ra thường không tránh khỏi những vấn đề môi trường phát sinh và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp nhiều khi lại gây nguy hiểm hơn chính bản thân rác thải (như nước rỉ rác, phát thải dioxin từ các lò đốt). Vì vậy việc xử lý chất thải thứ cấp là một yêu cầu không thể thiếu trong hệ thống công nghệ xử lý rác thải.

Nhiều công nghệ xử lý rác hiện nay đã chú trọng đến việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp để hạn chế mức thấp nhất các tác động môi trường từ chất thải thứ cấp. Nếu được đầu tư đúng mức và quản lý vận hành đúng quy trình thì các chất thải thứ cấp không còn là vấn đề trong công nghệ xử lý rác.

Trong một số tình huống cụ thể không loại trừ khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường của các hệ thống xử lý CTR, để làm căn cứ xét chọn công nghệ cho xử lý rác thải, các yếu tố môi trường bị tác động được xem là các yếu tố xấu nhất. Theo quan điểm này mức độ an toàn của các phương pháp xử lý được đề xuất như sau Bảng 5.2. Mức độ tác động đến môi trường của các phương pháp xử lý chất thải

rắn

TT Yếu tố môi trường tác động Chôn lấp hợp vệ sinh

Chế biến phân rác Đốt rác Tái chế

rác thải 1 Ô nhiễm nguồn nước mặt Cao Thấp Thấp Cao

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 166

2 Ô nhiễm nguồn nước ngầm Cao Thấp Thấp TB

3 Ô nhiễm không khí (phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính)

TB TB Cao TB

4 Liên quan đến mùi hôi Cao TB TB Thấp 5 Liên quan đến các mầm bệnh TB Cao TB TB 6 Ô nhiễm đất Cao TB Thấp Thấp

7 Tác động đến cảnh quan đô thị Cao TB Thấp TB

8 Tác động đến hệ sinh thái Cao TB Thấp Thấp 9 Các rủi ro môi trường Cao TB Cao Cao

10 Tác động đến sức khỏe dân cư. TB Thấp Cao Cao

Ghi chú: TB - giá trị trung bình Với mỗi loại hình công nghệ đề xuất áp dụng có những mặt ưu và nhược điểm,

xác định được các lợi ích và hạn chế với mỗi loại hình công nghệ giúp đưa ra các giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa các tác động bất lợi đến con người và chất lượng môi trường. Nội dung cụ thể trong việc xem xét các tác động của mỗi loại hình công nghệ được chi tiết và cụ thể hóa trong bảng….. Bảng 5.3. Đánh giá tác động và các giải pháp hạn chế ô nhiễm với mỗi công nghệ

Lợi ích Hạn chế Giải pháp hạn chế

PHƯƠNG PHÁP ĐỐT

- Giảm khối tích CTR cần xử lý, tăng hiệu quả sử dụng đất. - Phạm vi áp dụng rộng: có thể áp dụng xử lý nhiều loại CTR khác nhau, đặc biệt xử lý khá hiệu quả đối với CTRNH - Có thể thu hồi năng lượng nhiệt, tạo nguồn năng lượng cho các ngành công nghiệp.

- Chi phí xây dựng hệ thống lò đốt và xử lý khí, chi phí vận hành cao. - Phát sinh các chất độc hại như CO2, SO2, NOx, dioxin, hơi thủy ngân nếu điều kiện đốt không hợp lý và không có hệ thống xử lý khí thải. - Trong tro xỉ sau khi đốt vẫn còn hàm lượng kim loại nặng nhất định. - Do tính chất CTR nước ta có độ ẩm trong rác thải cao nên chưa có khả năng tái chế năng lượng nhiệt.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn hoặc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho các bệnh viện để xây dựng hệ thống xử lý chất thải. - Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống xử lý khí đạt hiệu quả.

KHU CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 167

- Giảm lượng CTR cần chôn lấp Giảm hàm lượng các bon tự nhiên trong các bãi chôn lấp, từ đó giảm lượng khí nhà kính. - Thiết lập vòng tuần hoàn dinh dưỡng trong tự nhiên. Giảm khối lượng đáng kể chất thải rắn đô thị (45%-60%) phải mang đi chôn lấp. - Cần diện tích đất ít hơn nhiều so với phương pháp chôn lấp. - Đây được coi là biện pháp xử lý sạch. - Có thể bù chi phí sản xuất bằng bán sản phẩm phân compost. Giảm thiểu lượng rác cần phải chôn lấp, tiết kiệm được quỹ đất.

- Các công đoạn trong quá trình sản xuất có thể gây ô nhiễm chủ yếu là: - Tiếp nhận nguyên liệu: mùi hôi, bụi, tác động tới công nhân vận hành - Tuyển lựa và phân loại: mùi hôi, bụi, tác động tới công nhân vận hành - Ủ lên men và ủ chín: mùi hôi và khí sinh ra ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân vận hành và có thể lan rộng ra môi trường khu vực lân cận.

- Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống xử lý khí đạt hiệu quả. - Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu xử lí - Xây dựng khu vực bảo vệ (hệ thống cây xanh xung quanh) cách ly bãi chôn lấp với khu vực dân cư xung quanh.

TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI

- Giảm lượng chất thải rắn cần chôn lấp - Thu hồi các sản phẩm có giá trị, mang tính kinh tế từ rác thải. - Tiết kiệm nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất.

- Công nghệ tái chế hiện còn lạc hậu chưa đáp ứng được với yêu cầu vì thế gây ô nhiễm môi trường ngay tại các cơ sở tái chế. - Nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước, khí thải nếu khong xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý theo đúng tiêu chuẩn. - Công nhân có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao.

- Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân - - Đầu tư công nghệ tái chế hiện đại và có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. - Đầu tư hệ thống quản lý và kiểm soát môi trường.

KHU CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH

- Kinh phí đầu tư xây dựng ban đầu và vận hành thấp. - Nếu được xây dựng, quản lý và vận hành đúng

- Theo dự kiến quy hoạch, các khu chôn lấp sẽ được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn xây dựng bãi chôn lấp, hợp vệ sinh. Việc vận

- Công tác quản lý và vận hành bãi chôn lấp phải được thực hiện đúng và đầy đủ theo qui định của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 168

quy cách, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh là giải pháp tối ưu cho việc thải bỏ CTR nguy hại và các chất chưa có khả năng xử lý. - Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh sau khi đóng cửa có thể sử dụng xây dựng các công trình công cộng: công viên, sân vận động, sân golf...

hành khu chôn lấp hợp vệ sinh được đảm bảo theo đúng quy trình.

- Thường xuyên kiểm soát hoạt động của các hệ thống xử lý nước rỉ rác, khí gas - Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong khu xử lí - Xây dựng khu vực bảo vệ (hệ thống cây xanh xung quanh) cách ly bãi chôn lấp với khu vực dân cư xung quanh.

b) Đối với khu xử lý Tác động của các phương án quy hoạch vị trí, quy mô khu xử lý đến môi trường được thể hiện khá rõ thông qua các giai đoạn thực hiện dự án. Vì vây cần xem xét, đánh giá tác động môi trường theo từng giai đoạn thực hiện dự án.

Bảng 5.4. Các tác động trong quá trình thực hiện dự án

TT Giai đoạn thực hiện dự án Các tác động 1 Giai đoạn giải phóng mặt

bằng, xây dựng cơ sở xử lý CTR

- Ảnh hưởng đến việc tái định cư sau giải tỏa: Vị trí các khu xử lý phần lớn nằm trên đất đồi núi, một phần nhỏ nằm trên đất ở và đất nông nghiệp của người dân. Vì vậy ảnh hưởng đến vấn đề tái định cư và xáo trộn về mặt xã hội là không đáng kể. - Tuy nhiên giai đoạn này sẽ tác động đến một số khía cạnh đời sống kinh tế đến văn hóa, phong tục tập quán, vui chơi giải trí và giáo dục,…của khu vực.

2 Giai đoạn xây dựng các công trình trong khu xử lý

- San lấp mặt bằng - Vận chuyển nguyên liệu - Xây dựng Các quá trình này sẽ tác động tiêu cực đến các thành phần môi trường như nước, đất, không khí và gây xáo trộn hoặc làm mất cân bằng các hệ sinh thái.

3 Giai đoạn hoạt động, đóng cửa và tái sử dụng mặt bằng khu xử lý CTR

- Hoạt động tiếp nhận, phân loại rác: Gây ra tiếng ồn, Các khí của động cơ chuyên chở; Mùi hôi từ do khí phát ra từ rác hữu cơ; Phát tán vi sinh vật từ rác hữu cơ. - Hoạt động chôn lấp: tiếng ồn khí thải của động cơ đưa rác vào ô chôn lấp, xe đầm nén rác, xe chở vật liệu che lấp rác, chuyên chở vật liệu lấp rác từ nơi khác đến. - Quá trình phân hủy rác: Phát sinh các chất phân

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 169

hủy từ rác như: Chất khi sinh ra từ phân hủy chất hữu cơ CH4, NH3, H2S,…gây mùi khó chịu, gây các bệnh đường hô hấp,…Nước rỉ từ rác chứa các chất hữu cơ, kim loại, các hợp chất hóa học độc hại, khó phân hủy, chất phóng xạ, các vi sinh vật gây bệnh,… - Giai đoạn đóng cửa bãi: không tiếp nhận rác nữu nhưng sản sinh các sản phẩm phân hủy với cường độ mạnh, thời gian kéo dài 10 – 15 năm. - Giai đoạn tái sử dụng mặt bằng: sử dụng mặt bằng bãi rác vào các mục đích khác như: làm công viên, sân phơi, bãi đậu xe,…

5.3. Giải pháp giảm thiểu, khắc phục tác động Để quản lý chất lượng môi trường hiệu quả, đòi hỏi việc giám sát và quản lý

chất lượng trong giai đoạn xây dựng và vận hành mỗi dự án. Giám sát chất lượng môi trường nhằm cảnh báo các rủi ro và nguy cơ ô nhiễm và có giải pháp ứng phó kịp thời. Các nội dung trong chương trình quan trắc môi trường khi thực hiện dự án phải cung cấp chi tiết về:

- Những thông tin phải quan trắc, bao gồm các tiêu chí ngưỡng, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Vị trí, tần suất, thời lượng quan trắc đối với mỗi địa điểm và công nghệ xử lý cụ thể.

- Biên bản quan trắc và kiểm soát chất lượng thực hiện trong các giai đoạn của dự án.

- Những biện pháp cần thực hiện nếu quan trắc chỉ ra sự không tuân thủ. - Báo cáo nội bộ, các kế hoạch hành động và thực tế quản lý phải được cụ thể

hóa. - Các báo cáo phải được xem xét, đánh giá bởi các cấp quản lý có thẩm quyền. Chi tiết các thành phần môi trường cần giám sát, các phương pháp, mục đích và

các thông số quan trắc cụ thể khi thực hiện các dự án được trình bày chi tiết trong bảng 5.5.

Bảng 5.5. Biện pháp kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Thông số Phương pháp/mục đích quan trắc Thông số xác định

ĐỐI VỚI BÃI CHÔN LẤP – KHU CHẾ BIẾN PHÂN HỮU CƠ – KHU TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN Khí rác - Đo lượng khí phát sinh trên bề mặt

bãi chôn lấp - Xác định chất lượng không khí tại bãi chôn lấp bằng cách quan trắc tại đầu ra hệ thống thu khí đặt trong bãi chôn lấp.

- Methane - CH4, CO2, O2, nhiệt độ - Oxygen, Nitrogen, CO,CO2, H2, CH4, etan, propan, n-butan. - Metan, CO2, Oxy - Metan, CO2, Oxy, nhiệt độ, áp

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 170

Thông số Phương pháp/mục đích quan trắc Thông số xác định - Phân tích khí thải từ quá trình phân hủy trong các lỗ khoan và miệng ống thu khí gas trong lòng đất. - Xác định lượng khí rác trong các công trình tại chỗ hoặc trong phòng thí nghiệm. - Đo khí rác tại các hệ thống thu thoát khí rác. - Phân tích lượng khí phát thải qua các hệ thống. - Phân tích các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC)

xuất khác nhau, áp xuất, dòng. - H2S, HCL, HF, HBr, HSO3, NO2, CO, total các hydrocacbon không metan. - Trycloetylen, Vinyl clorit, Metyl clorite, cloroform, 1,2 Dicloetan, 1,1,1-Tricloride, Cacbon Tetraclorit, Tetracloetylen, 1-2 Dibromoetan, Toluen, Metan, Benzen.

Nước ngầm

- Đo chất lượng và mực nước ngầm. - Độ sâu, mực nước ngầm giếng quan trắc, nhiệt độ, độ đẫn điện, Ph, oxy hòa tan, độ kiềm, COD, Clo, N-NH4, Tổng Nito, Sulfat, sulfit, P, TOC, Na, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cd, Cu, Ni, Pb, Zn, Hg, Cr, Ag.

Nước rỉ rác

- Đo mực nước rác tại giếng quan trắc

- Độ sâu, mực nước rác, nhiệt độ, pH, độ dẫn điện giếng quan trắc.

- Đo chất lượng nước rác tại hệ thống quản lý nước rác.

- Nhiệt độ, độ đẫn điện, pH, BOD, độ kiềm, COD, Clo, N-NH4, Tổng Nito, Sulfat, sulfit, P, TOC, Na, K, Ca, Mg, Fe, Mn, Cd, Cu, Ni, Pb, Zn.

Nước mặt

- Phân tích chất lượng nước mặt - Nhiệt độ, độ đẫn điện, pH, DO, BOD, độ kiềm, COD, Clo, N-NH4, Tổng Nito Kjejdahl, Sulfat, TOC, TSS, Na, K, Mg, Fe, Mn, Cd, Cu, Ni, Pb, Zn.

Rủi ro - Bụi, tiếng ồn - Tổng các phân tử chất lơ lửng (TSP), Các phân tử lơ lửng cho hô hấp (RSP). Mức độ ồn.

ĐỐI VỚI LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Môi trường không khí

- Miệng ống khói lò đốt và môi trường trong khu vực đốt. Môi trường không khí quanh khu vực lò đốt.

- Các hợp chất hữu cơ như hydro cacbon, dioxin and furans, các hợp chất carbon bay hơi. Các kim loại như Cd, Cr, Hg và Pb, Cu, Pt và Ni. Các khí gồm CO2, NO, SOx, HCl, HF, hydrocacbon.

Môi trường nước

- Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp ướt. Nước rác phát sinh trước quá trình đốt

- Phát sinh lượng đáng kể các chất độc hại như các kim loại nặng như Pb, Cd, Cu, Hg và Zn.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 171

Thông số Phương pháp/mục đích quan trắc Thông số xác định Môi trường đất

- Khu vực phát thải tro, xỉ sau công đoạn đốt chất thải. Khoảng cách theo ống xả phát thải chất ô nhiễm

- Antimony, As, Cd, Cr, Cu, Pb, Hg, Ni, Zn, Pb, Zn và Al. - Hệ thống lọc bụi: Các kim loại chứa trong bụi gây rủi ro do tập trung nồng độ kim loại nặng như muối Cl, SO4

-. Sức khỏe con người.

- Ngay tại lò đốt và khu vực dân cư chịu tác động quanh lò đốt chất thải rắn

- Cần kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá các mức độ tác động của các chất ô nhiễm đến con người.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 172

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận Qua quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn

tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy hiện nay mặc dù công tác thu gom quản lý chất thải rắn tại các đô thị đã đạt được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ thu gom cao, đã hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn khá hiệu quả, theo hướng xã hội hóa với sự tham gia của nhiều đơn vị tư nhân thu gom, xử lý. Nhưng tình hình xử lý chất thải rắn còn nhiều bất cập. CTR sinh hoạt tại các đô thị hiện mới chỉ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp. Công nghệ chôn lấp cũng chưa hợp vệ sinh, nước rác chưa được thu gom xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Chất thải rắn công nghiệp mới chỉ được thu gom và lưu giữ trong phạm vi nhà máy. Toàn tỉnh chưa có khu xử lý CTR công nghiệp thông thường và nguy hại. Tại các bãi thải trong các nhà máy cũng chưa được thiết kế hợp vệ sinh. Các bãi thải lộ thiên, không được xử lý nước rác chảy tràn qua bãi thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, sông suối tại khu vực cũng như các vùng hạ lưu. Ngoài ra chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, chất thải xây dựng, bùn cặn từ hệ thống thoát nước, bể phốt... cũng chưa có điều kiện để quan tâm đúng mức. Vì vậy quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần thực hiện những nội dung sau:

1. Tầm nhìn của công tác quản lý chất thải rắn Phấn đấu tới năm 2030, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom,

tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ thích hợp, theo hướng thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương trong tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải rắn phải chôn lấp.

2. Về quan điểm quản lý chất thải rắn của tỉnh: Công tác quản lý chất thải rắn tỉnh Lào Cai là một trong những ưu tiên hàng đầu

của công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Việc quản lý chất thải rắn lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, tuân thủ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn.

3. Mục tiêu quy hoạch - Mục tiêu tổng quát: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, xây dựng hệ

thống quản lý chất thải rắn hiện đại, đảm bảo chất thải rắn thông thường và nguy hại phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường, thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn. Đồng thời nâng cao nhận thức của toàn xã hội về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 173

+ 90% tổng lượng chất thải sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Bước đầu áp dụng các công nghệ hạn chế chôn lấp.

+ 80% tổng lượng chất thải công nghiệp thông thường và 90% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

+ 70% tổng lượng chất thải xây dựng và 50% bùn cặn từ hệ thống thoát nước phát sinh tại đô thị được thu gom xử lý.

+ 50% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

4. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR. - Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt: + Vận chuyển trực tiếp: Các phương tiện thu gom cỡ nhỏ sẽ thu gom chất thải

tại các khu vực và vận chuyển thẳng đến địa điểm xử lý cuối cùng. + Vận chuyển trung chuyển: Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải tại

các khu vực và vận chuyển đến trạm trung chuyển/điểm tập kết. Ở trạm trung chuyển, chất thải được chuyển vào các thiết bị thu gom cỡ lớn, sau đó được vận chuyển đến địa điểm xử lý cuối cùng bằng xe tải cỡ lớn.

Việc thu gom ở các xã nông thôn mới thực hiện theo 3 vùng trên cơ sở Đề án xây dựng nông thôn mới: Tại các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, mỗi thôn lớn hoặc 2-3 thôn nhỏ xây dựng 1 điểm tập kết chất thải rắn để vận chuyển tập trung đến khu xử lý vùng huyện hoặc khu xử lý tập trung cụm xã. Tại một số xã có điều kiện thu gom tập trung khó khăn thì có thể xây dựng các trạm xử lý nhỏ ở quy mô xã. Ở các trạm xử lý cấp xã cần hạn chế tối đa lượng CTR phải chôn lấp. Không xây dựng các bãi chôn lấp ở cấp thôn. Tại các cụm dân cư ở các xã vùng sâu vùng xa có thể tự thu gom, xử lý tại chỗ. Phấn đấu đến năm 2015 35/144 xã nông thôn mới được thu gom, xử lý, đến năm 2020 thực hiện tại 72/144 xã và các xã còn lại hoàn thành vào giai đoạn sau năm 2020.

- Chất thải rắn công nghiệp: sử dụng hai phương thức thu gom và vận chuyển CTR công nghiệp:

- Phương thức 1: Các cơ sở công nghiệp tự thu gom, phân loại và vận chuyển các loại CTR có thể thu hồi, tái sử dụng hoặc thuê khoán các đơn vị tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về CTR.

- Phương thức 2: Việc thu gom, phân loại và vận chuyển CTR công nghiệp cần phải xử lý sẽ do đơn vị có chức năng đảm nhiệm.

5. Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp: - Việc xử lý CTR sinh hoạt dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử

dụng các loại hình công nghệ xử lý CTR như sau:

Thu hồi các thành phần có thể tái chế (plastic, kim loại…) áp dụng tại tất cả các KXL.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 174

Ủ sinh học đối với các thành phần hữu cơ dễ phân hủy nhằm giảm thể tích và tận thu mùn làm phân bón. Đối với KXL vùng tỉnh xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn thành phân hữu cơ, đối với KXL tập trung cụm xã xây dựng các hố/hầm ủ sinh học.

Đốt CTR sinh hoạt đối với các thành phần dễ cháy nhằm giảm thể tích, áp dụng tại các KXL vùng huyện.

- Đối với CTR nguy hại công nghiệp và y tế được đốt, xử lý và chôn lấp an toàn: Xử lý hầu hết các loại chất thải nguy hại (công nghiệp và y tế).

- Đối với các loại CTR công nghiệp thông thường và CTR xây dựng, bùn cặn. Tái chế, tái sử dụng và chôn lấp hợp vệ sinh vẫn là công nghệ chính xử lý tất cả các loại CTR thông thường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Đối với CTR công nghiệp đặc thù tại các nhà máy khai thác, chế biến khoáng sản (khai thác, sản xuất, chế biến phốt pho, luyện kim, hóa chất…) là các loại CTR thông thường, phát sinh khối lượng lớn sẽ do các chủ doanh nghiệp có biện pháp tái sử dụng, tái chế, hoàn thổ… như đã cam kết trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường và các đề án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

- Khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý tại chỗ đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường nhằm giảm thiểu sự phát sinh CTR cần phải xử lý tập trung.

6. Vị trí các khu xử lý: Áp dụng 2 cấp độ xử lý: - KXL vùng tỉnh:

+ KXL Toòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai 60 ha: Xử lý CTR công nghiệp nguy hại toàn tỉnh; xử lý CTR công nghiệp thông thường thành phố Lào Cai và các huyện Bát Xát, Mường Khương, Simacai, Bắc Hà, Sa Pa; xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn TP. Lào Cai và TT. Bát Xát, TT. Bản Vược, TT. Bản Phiệt, TT. Bản Lầu, các xã phụ cận thành phố Lào Cai thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát; xử lý CTR y tế nguy hại vùng tỉnh.

+ KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng) 13 ha: Xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn đô thị Bảo Thắng, TT. Bắc Ngầm, TT. Bảo Nhai, TT. Phong Hải; các xã phía Nam thị xã Bắc Hà và phía Bắc huyện Bảo Yên.

+ KXL Tằng Loỏng (H. Bảo Thắng) 60 ha: Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho huyện Bảo Thắng và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại huyện này.

+ KXL Sơn Thủy-Tân An (H. Văn Bàn) 50 ha: Xử lý CTR công nghiệp thông thường cho huyện Văn Bàn, Bảo Yên và là điểm trung chuyển CTR nguy hại tại huyện này

- KXL vùng huyện: Gồm 6 KXL xử lý CTR sinh hoạt, xây dựng, bùn cặn: KXL Yên Sơn (H. Bảo Yên); KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà); KXL Sán Chải (H. Simacai); KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương); KXL Bản Khoang (H. Sa Pa); KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn)

7. Tổ chức và giải pháp thực hiện quy hoạch

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 175

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020: + Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý chất thải rắn theo hướng xã hội hóa,

khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

+ Tổ chức hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng doanh nghiệp về công tác quản lý CTR và giữ vệ sinh môi trường;

+ Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR; tố chức, sắp xếp, tăng cường năng lực các xí nghiệp hoặc tổ, đội vệ sinh môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thôn;

+ Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai đầu tư xây dựng theo giai đoạn một số khu xử lý CTR.

- Giai đoạn sau năm 2020: + Vận động sự tham gia của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp trong thực hiện

phân loại CTR từ nguồn (từ các hộ gia đình, từ các cơ quan, xí nghiệp…), thí điểm thực hiện phân loại tại nguồn

+ Xã hội hóa rộng rãi công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; + Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng theo giai đoạn các khu xử lý CTR; 8. Nguồn lực thực hiện quy hoạch - Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là: 4.585 tỷ

đồng; - Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách, vay ODA, quỹ môi trường, vốn huy động và

các nguồn vốn hợp lệ khác.

II. Kiến nghị Để quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được thực

thi, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: - Hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý CTR của tỉnh; - Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ với

mục tiêu nâng cao chất lượng của công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR, quản lý CTR không theo địa giới hành chính;

- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ theo cơ chế đấu thầu;

- Ưu tiên các dự án đầu tư xử lý CTR theo công nghệ tái chế, thu hồi vật liệu, hạn chế chôn lấp, các dự án có quy mô tập trung, phục vụ liên huyện. Công nghệ chế biến phân hữu cơ cần chú ý lựa chọn dây chuyền phân loại CTR tốt, hiệu quả, đảm bảo môi trường (như công nghệ phân loại bằng nước).

- Đối với các bãi chôn lấp đang vận hành cần nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường song song với việc chuẩn bị đầu tư khu xử lý mới. Đối với các KXL

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 176

có thể mở rộng, cần đánh giá đúng tình trạng hoạt động và lập các dự án mở rộng, tái chế, xử lý CTR, xử lý ô nhiễm môi trường. Đặc biệt phải xử lý triệt để nước rác từ các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, bãi thải công nghiệp tập trung và bãi thải từng nhà máy.

- Ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các dự án đầu tư quản lý CTR, đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR;

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.

- Lào Cai là tỉnh đầu nguồn, công nghệ xử lý trước mắt chủ yếu là chôn lấp, do đó vấn đề xử lý nước rác, quản lý bãi thải cần đặc biệt quan tâm

- Do đặc thù phát triển công nghiệp, lượng phát thải rất lớn, tuy nhiên tỷ lệ CTR nguy hại không nhiều, vì vậy các dự án khai thác, chế biến khoáng sản cần có biện pháp hoàn nguyên đất đá thải, tận thu quặng đuôi... để giảm diện tích các bãi chôn lấp.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 177

PHỤ LỤC

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 178

Phụ lục 1. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tỉnh Lào Cai

TT TP/huyện Năm 2020 Năm 2030

Loại đô thị

Dân số (người)

CTR phát sinh (tấn/ngày)

Loại đô thị

Dân số (người)

CTR phát sinh (tấn/ngày)

1 TP. Lào Cai (mở rộng) II 103.000 123,6 II 143.000 185,9 2 H. Bảo Thắng 60.100 58,78 108.900 118,17

2.1 TT Phong Hai V 10.200 9,18 V 12.200 12,2 2.2 TX (Phố Lu, Tằng Loỏng) IV 46.900 46,9 III 92.700 101,97 2.3 TT Bắc Ngầm V 3.000 2,7 V 4.000 4,0 3 H. Bảo Yên 28.000 25,2 71.000 78,1

3.1 TT Phố Ràng V 18.000 16,2 IV 40.000 44,0 3.2 TT Bảo Hà V 10.000 9,0 IV 31.000 34,1 4 H. Simacai 2.500 2,25 5.000 5,0

4.1 TT SiMaCai V 2.500 2,25 V 5.000 5,0 5 H. Mường Khương 5.800 5,22 11.500 11,5

5.1 TT Pha Long V 2.500 2,25 V 5.000 5,0 5.2 TT Mường Khương V 1.300 1,17 V 2.500 2,5 5.3 TT Bản Lầu V 2.000 1,8 V 4.000 4,0 6 H. Sa Pa 22.000 21,7 48.000 52,2

6.1 TT SaPa IV 20.000 20,0 IV 44.000 48,4 6.2 TT Thanh Phú Thị tứ 2.000 1,7 Thị tứ 4.000 3,8 7 H. Văn Bàn 6.800 12,0 8.200 31,0

7.1 TT Khánh Yên V 6.800 6,12 V 8.200 8,2 8 H. Bát Xát 14.500 12,98 27.000 27,0

8.1 TT Bát Xát V 11.000 9,9 V 20.000 20,0 8.2 TT Y Tý Thị tứ 1.400 1,19 V 2.800 2,8 8.3 TT Bản Vược V 2.100 1,89 V 4.200 4,2 9 H. Bắc Hà 15.300 13,77 25.400 27,52

9.1 TT Bắc Hà V 13.200 11,88 IV 21.200 23,32 9.2 TT Bảo Nhai V 2.100 1,89 V 4.200 4,2 Tổng 258.000 275,5 448.000 536,39

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 179

Phụ lục 2. Dự báo khối lượng phát sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tỉnh Lào Cai

TT TP/ huyện Năm 2020 Năm 2030

Dân số nông thôn CTR phát sinh Dân số nông thôn CTR phát sinh 1 TP. Lào Cai 27.000 16,2 32.000 24,0

2 H. Bảo Thắng 90.800 54,5 156.300 117,2

3 H. Bảo Yên 59.000 35,4 111.700 83,8 4 H. Simacai 27.700 16,6 51.500 38,6

5 H. Mường Khương 38.500 23,1 72.300 54,2

6 H. Sa Pa 36.000 21,6 67.500 50,6 7 H. Văn Bàn 59.800 35,9 113.200 84,9 8 H. Bát Xát 53.800 32,3 101.700 76,3 9 H. Bắc Hà 42.800 25,7 81.200 60,9 Tổng 435.400 261,2 787.400 590,6

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 180

Phụ lục 3. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế tỉnh Lào Cai STT Tên cơ sở Năm 2020 Năm 2030

TCPS 2004

Số giường bệnh

Tiêu chuẩn phát sinh

Tổng khối lượng

CTRYT phát sinh (kg/ngày)

CTR YTNH chiếm 20%

(kg/ngày)

CTR YTKNH

chiếm 80%

(kg/ngày)

Số giường bệnh

Tiêu chuẩn phát sinh

Tổng khối

lượng CTRYT phát sinh (kg/ngày)

CTR YTNH chiếm 20%

(kg/ngày)

CTR YTKNH

chiếm 80%

(kg/ngày)

TP Lào Cai 11,4 1270 16 2336 467 1869 1570 19 3436 687 2748 1 Bệnh viện đa

khoa tỉnh Lào Cai

1,5 600 2,06 1236 247 988 700 2,51 1757 351 1406

2 Bệnh viện sản nhi tỉnh Lào Cai

1,5 120 2,06 247 49 198 150 2,51 377 75 301

3 Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cơ sở 1

1,5 50 2,06 100 2,51

4 Bệnh viện y học cổ truyền

1,5 150 2,06 309 62 247 200 2,51 502 100 402

5 Bệnh viện nội tiết tỉnh Lào Cai

1,5 80 2,06 165 33 132 100 2,51 251 50 201

6 Trung tâm y tế thành phố Lào Cai.

1 80 1,37 110 22 88 80 1,67 134 27 107

7 Phòng khám đa khoa khu vực (Phố Mới, Lào Cai, Pom

0,7 40 0,96 38 8 31 40 1,17 47 9 37

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 181

Hán, Kim Tân, Hợp Thành, Cốc Lếu.).

Bệnh viện đa khoa TP Lào Cai( nâng cấp từ phòng khám đa khoa KV Cốc Lếu

0,7 70 0,96 67 13 54 100 1,17 117 23 94

8 Bệnh viện Lao và bệnh phổi

1,5 80 2,06 165 33 132 100 2,51 251 50 201

H.SaPa 3,20 180,00 4,39 269,07 53,81 215,25 260,00 5,35 503,70 100,74 402,96 9 Bệnh viện đa

khoa huyện SaPa

1 100 1,37 137 27 110 130 1,67 218 44 174

10 Phòng khám đa khoa khu vực thị trấn

0,7 30 0,96 29 6 23 30 1,17 35 7 28

11 Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cơ sở 2

1,5 50 2,06 103 21 82 100 2,51 251 50 201

Huyện Bát Xát

1,70 112 2 149 30 119 142 3 232 46 185

12 Bệnh viện đa khoa huyện Bát Xát

1 100 1,37 137 27 110 130 1,67 218 44 174

13 Trạm y tế thị trấn

0,7 12 0,96 12 2 9 12 1,17 14 3 11

Huyện Mường Khương

1,70 112,00 2,33 149 30 119 112,00 2,84 181 36 145

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 182

14 Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương

1 100 1,37 137 27 110 100 1,67 167 33 134

15 Trạm y tế thị trấn

0,7 12 0,96 12 2 9 12 1,17 14 3 11

Huyện Bảo Yên

2,40 137,00 3,29 173 35 138 167,00 4,02 261 52 209

16 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên

1 100 1,37 137 27 110 130 1,67 218 44 174

17 Trạm y tế thị trấn

0,7 12 0,96 12 2 9 12 1,17 14 3 11

18 Phòng khám đa khoa khu vực Bảo Hà

0,7 25 0,96 24 5 19 25 1,17 29 6 23

Huyện Bảo Thắng

2,40 295,00 3,29 366 73 293 315,00 4,02 469 94 376

19 Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng

1 200 1,37 275 55 220 200 1,67 335 67 268

20 Phòng khám đa khoa khu vực Tằng Loong

0,7 80 0,96 77 15 62 100 1,17 117 23 94

21 Phòng khám đa khoa khu vực Phong Hải

0,7 15 0,96 14 3 12 15 1,17 18 4 14

Huyện Văn Bàn

2,40 115,00 3,29 152 30 121 145,00 4,02 235 47 188

22 Bệnh viện đa khoa huyện

1 100 1,37 137 27 110 130 1,67 218 44 174

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 183

Văn Bàn 23 Phòng Khám

khu vực Võ Lao

0,7 10 0,96 10 2 8 10 1,17 12 2 9

24 Trạm y tế thị trấn

0,7 5 0,96 5 1 4 5 1,17 6 1 5

Huyện Bắc Hà

3,20 153,00 4,39 243,12 48,62 194,50 233,00 5,35 472,07 94,41 377,66

25 Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà

1 100 1,37 137 27 110 130 1,67 218 44 174

26 Trạm y tế thị trấn

0,7 3 0,96 3 1 2 3 1,17 4 1 3

27 Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cơ sở 3

1,5 50 2,06 103 21 82 100 2,51 251 50 201

Huyện Simacai

1,70 105,00 2,33 142 28 114 105,00 2,84 173 35 139

28 Bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai

1 100 1,37 137 27 110 100 1,67 167 33 134

29 Trạm y tế thị trấn

0,7 5 0,96 5 1 4 5 1,17 6 1 5

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 184

Phụ lục 4. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp chung trong các KCN, CCN STT Huyện, TP. Diện

tích (ha)

Khối lượng phát sinh (tấn/ngày) Khối lượng thu gom (tấn/ngày) Tổng CTR thông

thường CTR nguy

hại Tổng CTR thông

thường CTR nguy

hại 1 TP. Lào Cai 20,7 18,6 2,1 18,8 16,8 2,1 Khu công nghiệp Đông Phố

Mới 100 10,0 9,0 1,0 9,1 8,1 1,0

Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải

85 8,5 7,7 0,9 7,7 6,9 0,9

CCN Làng Đen 7,5 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 CCN Bắc Duyên Hải 12,1 1,2 1,1 0,1 1,1 1,0 0,1

CCN Đông Phố Mới 2,2 0,2 0,2 0,0 0,2 0,2 0,0

2 H. Bảo Thắng 114,2 103 11,4 103,9 92,5 11,4 Khu công nghiệp Tằng Loỏng 1100 110,0 99,0 11,0 100,1 89,1 11,0

CCN Xuân Quang 12 1,2 1,1 0,1 1,1 1,0 0,1 CCN Gia Phú 10,6 1,1 1,0 0,1 1,0 0,9 0,1 CCN Sơn Mãn 7,5 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 CCN Bản Phiệt 12 1,2 1,1 0,1 1,1 1,0 0,1 3 H. Văn Bàn 131,5 118 13,2 119,7 106,5 13,2 KCN Sơn Thủy-Tân An 800 80,0 72,0 8,0 72,8 64,8 8,0

KCN Khe Lếnh-Văn Bàn 500 50,0 45,0 5,0 45,5 40,5 5,0

CCN Khánh Yên Thượng 5,17 0,5 0,5 0,1 0,5 0,4 0,1

CCN Võ Lao 10 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 4 H. Bát Xát 50,0 45 5,0 45,5 40,5 5,0

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 185

KCN Bản Vược 500 50,0 45,0 5,0 45,5 40,5 5,0 5 H. Bảo Yên 1,5 1,3 0,1 1,3 1,2 0,1 CCN Phố Ràng 14,7 1,5 1,3 0,1 1,3 1,2 0,1 6 H. Simacai 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 CCN Nàn Sán 7,6 0,8 0,7 0,1 0,7 0,6 0,1 7 H. Mường Khương 0,7 0,6 0,1 0,6 0,6 0,1

CCN Hủm Pa Lai 6,9 0,7 0,6 0,1 0,6 0,6 0,1 8 H. Sa Pa 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 CCN Sa Pa 10 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 9 H. Bắc Hà 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 CCN Bắc Hà 9,7 1,0 0,9 0,1 0,9 0,8 0,1 Tổng 321,3 289,2 32,1 292,4 260,3 32,1

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 186

Phụ lục 5. Dự báo khối lượng phát sinh CTR công nghiệp đặc thù trên địa bàn tỉnh STT Tên Dự án Công suất GĐ 2015-

2020 (tấn/năm) Khối lượng CTR dự

báo (tấn ngày) 1 Thành phố Lào Cai 5.298 Dự án khai thác và tuyển quặng Apatit Bắc

Nhạc Sơn 350.000 2.000

Dự án đầu tư tuyển quặng apatit loại II 700.000 2.598 Dự án khai thác và chế biến quặng đồng tại mỏ

đồng Tả Phời 45.000 626

Khai thác, chế biến graphit Nậm Thi 20.000 74 2 VĂN BÀN 5.794 Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng

apatit Làng Phúng - Tam Đỉnh 500000 1.856

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Quý Xa

300000 517

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Ba Hòn - Làng Lếch

300.000 517

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Tác Ái

180.000 310

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Làng Vinh, Làng Cọ

200.000 344

Dự án khai thác mỏ phen spat Văn Bàn 150.000 557 Nhà máy phân lân nung chảy Lào Cai 100.000 2,6 Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phố pho

trắng 15.000 819

Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng

16.000 873

3 BẢO THẮNG 13.687 Nhà máy tuyển Quặng Apatit Tằng Loỏng 3.340 Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng

apatit Phú Nhuận 300.000 1.113

Dự án khai thác, chế biến Cao lanh, phen spat Thái Niên

50.000 186

Các dự án khai thác, chế biến cao lanh, phen spat

50.000 186

Dự án mở rộng nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng

30.000 417

Nhà máy gang thép Lào Cai 1.000.000 1.722 Dự án sản xuất DAP số 2 330.000 2.000 Nhà máy sản xuất Super lân 200.000 5,2 Nhà máy sản xuất DCP 200.000 1.334 XN sản xuất NPK 30.000 0,78 Nhà máy sx phốt pho vàng 2.000 71 Nhà máy sx phốt pho vàng 6.000 1.333 Khu liên hợp SX phốt pho vàng số 3 8.000 180 Nhà máy sx phốt pho vàng 18.000 560 Dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất phốt

pho vàng và các sản phẩm hóa chất từ phốt pho vàng

10.000 257

Dự án đầu tư xây dựng phân xưởng sản xuất phốt pho vàng số 2

8.000 437

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 187

Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phốt pho vàng Lào Cai

10.000 546

4 BÁT XÁT 1.005 Dự án khai thác và chế biến quặng đồng tại mỏ

đồng Vi Kẽm 45.000 626

Nhà máy gang thép Bản Qua 220.000 379 5 MƯỜNG KHƯƠNG 167 Dự án khai thác chế biến chì - kẽm Lò Suối

Tủng 2.000 28

Dự án mở rộng nhà máy luyện kim màu Bản Lầu

10.000 139

Tổng 25.950

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 188

Phụ lục 6. Khối lượng phát sinh CTR xây dựng và bùn cặn tỉnh Lào Cai

TT TP/huyện

Năm 2020 Năm 2030

Dân số (người)

CTR phát sinh

(tấn/ngày) CTR xây dựng

(tấn/ngày) Bùn cặn

(tấn/ngày) Dân số (người)

CTR phát sinh

(tấn/ngày)

CTR xây dựng

(tấn/ngày) Bùn cặn

(tấn/ngày) 1 TP. Lào Cai (mở rộng) 103.000 123,6 24,72 25,75 143.000 185,9 37,18 35,75 2 H. Bảo Thắng 60.100 58,78 11,756 15,025 108.900 118,17 23,634 27,225

2.1 TT Phong Hai 10.200 9,18 1,836 2,55 12.200 12,2 2,44 3,05 2.2 TX (Phố Lu, Tằng Loỏng) 46.900 46,9 9,38 11,725 92.700 101,97 20,394 23,175 2.3 TT Bắc Ngầm 3.000 2,7 0,54 0,75 4.000 4 0,8 1 3 H. Bảo Yên 28.000 25,2 5,04 7 71.000 78,1 15,62 17,75

3.1 TT Phố Ràng 18.000 16,2 3,24 4,5 40.000 44 8,8 10 3.2 TT Bảo Hà 10.000 9 1,8 2,5 31.000 34,1 6,82 7,75 4 H. Simacai 2.500 2,25 0,45 0,625 5.000 5 1 1,25

4.1 TT SiMaCai 2.500 2,25 0,45 0,625 5.000 5 1 1,25 5 H. Mường Khương 5.800 5,22 1,044 1,45 11.500 11,5 2,3 2,875

5.1 TT Pha Long 2.500 2,25 0,45 0,625 5.000 5 1 1,25 5.2 TT Mường Khương 1.300 1,17 0,234 0,325 2.500 2,5 0,5 0,625 5.3 TT Bản Lầu 2.000 1,8 0,36 0,5 4.000 4 0,8 1 6 H. Sa Pa 22.000 21,7 4,34 5,5 48.000 52,2 10,44 12

6.1 TT SaPa 20.000 20 4 5 44.000 48,4 9,68 11 6.2 TT Thanh Phú 2.000 1,7 0,34 0,5 4.000 3,8 0,76 1 7 H. Văn Bàn 6.800 12 2,4 1,7 8.200 31 6,2 2,05

7.1 TT Khánh Yên 6.800 6,12 1,224 1,7 8.200 8,2 1,64 2,05 8 H. Bát Xát 14.500 12,98 2,596 3,625 27.000 27 5,4 6,75

8.1 TT Bát Xát 11.000 9,9 1,98 2,75 20.000 20 4 5 8.2 TT Y Tý 1.400 1,19 0,238 0,35 2.800 2,8 0,56 0,7 8.3 TT Bản Vược 2.100 1,89 0,378 0,525 4.200 4,2 0,84 1,05 9 H. Bắc Hà 15.300 13,77 2,754 3,825 25.400 27,52 5,504 6,35

9.1 TT Bắc Hà 13.200 11,88 2,376 3,3 21.200 23,32 4,664 5,3 9.2 TT Bảo Nhai 2.100 1,89 0,378 0,525 4.200 4,2 0,84 1,05

Tổng 258.000 275,5 55,1 64,5 448.000 536,39 107,278 112

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 189

Phụ lục 7: Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch quản lý CTR tỉnh Lào Cai đến năm 2020 TT Các dự án triển khai Kinh phí

(tỷ đồng) Ghi chú

1 Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng

1,7

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý chất thải ở các trường học, các cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh; Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân xung quanh việc xử lý CTR không khép kín trong địa giới hành chính

1

Hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao trình độ và trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng quản lý nhằm làm tốt vai trò giám sát hoạt động các cơ sở tái chế CTR

0,7

2 Hoàn thiện hệ thống khung chính sách 1,5 3 Xây dựng các khu xử lý CTR 4525,0

3.1 Khu xử lý vùng tỉnh 4.320 1 KXL Toòng Mòn (TP. Lào Cai) 1.225 Hiện đang triển khai

dự án nhà máy phân hữu cơ với kinh phí

gần 83 tỷ đồng 2 KXL Xuân Quang (H. Bảo Thắng) 116 3 KXL Tằng Loỏng 2.085 Hiện đang triển khai

dự án xử lý tái chế CTR KCN với kinh

phí 170 tỷ đồng 4 KXL Sơn Thủy-Tân An 894

3.2 Khu xử lý vùng liên huyện, huyện 205 1 KXL Yên Sơn (H. Bảo Yên) 56,7 2 KXL Lùng Phìn (H. Bắc Hà) 34,4 3 KXL Nàn Sán (H. Simacai) 12,0 4 KXL Tả Chư Phùng (H. Mường Khương) 20,1 5 KXL Bản Khoang (H. Sa Pa) 48,7 6 KXL Khánh Yên Thượng (H. Văn Bàn) 33,5 4 Chương trình phân loại CTR tại nguồn 1,7 Triển khai thực hiện thí điểm chương trình phân

loại rác thải tại nguồn tại TP. Lào Cai 1

Tuyên truyền giáo dục, thông tin, hướng dẫn phân loại CTR tại các hộ gia đình.

0,7

5 Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển CTR 38,0 Xây dựng các điểm tập kết, trạm trung chuyển 11,0 Giai đoạn 2014-2016: Đầu tư mua sắm đủ các

thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR (chi 19,3

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 190

tiết dự án xem phần lộ trình thực hiện quy hoạch)

Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển CTR để mở rộng địa bàn và nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, chuyển CTR và triển khai rộng rãi phân loại CTR tại nguồn

7,7

6 Đầu tư xây dựng hệ thống quản lý CTR y tế 17,5 Đầu tư mới, nâng cấp một số lò đốt CTR y tế 12,6 Đầu tư hệ thống phân loại và khu lưu chứa đảm

bảo vệ sinh môi trường 4,9

4.585

Ghi chú: Chi phí trên chưa bao gồm chi phí GPMB, chi đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài khu xử lý và chi phí xử lý và chi phí tái chế, xử lý CTR công nghiệp đặc thù tại nguồn (do doanh nghiệp phát thải tự chi trả).

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 191

Phụ lục 8: Mô hình công nghệ xử lý CTR tại các nước trên thế giới 1. Tại các nước Châu Âu 1.1. Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học để sản xuất phân compost: 1.1.1. Công nghệ sản xuất phân DANO của Đan Mạch

1.1.2. Công nghệ Compost Steinmueller- Đức: Công nghệ sản xuất này dựa trên quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ tươi dưới tác dụng của vi sinh vật. Nguyên liệu đầu vào của quá trình là CTR đô thị chưa được phân loại.

Quy trình công nghệ Steinmueller do công ty Steinmueller triển khai tại tỉnh tự trị Bolzano, bang South Tirol – Italia. Là một hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị hoàn hoàn chỉnh với qui trình xử lý sinh học tự nhiên trong điều kiện cần thiết để biến đổi các thành phần hữu cơ từ chất thải rắn thành phân vi sinh.

Hình 2. Nhà máy sản xuất Compost Steinmueller

Ưu điểm của công nghệ:Do hệ thống sử dụng các tháp để thổi khí nên sẽ thu hồi được

một phần nhiệt, duy trì nhiệt độ trong quá trình thổi khí. Hơn nữa lượng khí thải trong quá trình phân hủy được thu hồi và xử lý bằng hệ thống hấp thụ sinh học. Nước rỉ rác phát sinh được thu gom và tuần hoàn để duy trì độ ẩm quá trình ủ nên các chất thải phát sinh trong quá

Đây là quy trình công nghệ hiếu khí kiểu Dano System sử dụng ống sinh hóa quay của Đan Mạch, đã được sử dụng tại Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh năm 1981. Công suất xử lý 240 tấn chất thải rắn/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm.

Ưu điểm của công nghệ này là: quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên phát triển rất nhanh.

Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao.

Hình 1: Mô hình sản xuất phân Dano của Đan Mạch

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 192

trình ủ giảm cả về lượng và chất. Mặt khác, do thổi khí liên tục trong thiết bị nên bảo đảm cấp khí đầy đủ và phân hủy nhanh hơn so với các phương pháp ủ khác và diệt được các VSV gây bệnh đồng thời quá trình ủ không chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư cho các thiết bị ban đầu lớn, chi phí vận hành cao (chi phí vận hành cho hệ thống thổi khí)

1.2. Xử lý bằng phương pháp nhiệt: - Mục đích: giảm thể tích CTR và thu hồi năng lượng nhiệt là một trong những

phương án quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp CTR.

- Hệ thống thiêu đốt: Đốt là quá trình oxy hóa CTR bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá

trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể tích của CTR đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt bao gồm: các khí có nhiệt độ cao (nitơ, cacbonic, hơi nước) và tro. Năng lượng có thể được thu hồi nhờ quá trình trao đổi nhiệt với khí sinh ra ở nhiệt độ cao

- Sơ đồ hệ thống lò đốt CTR:

Hình 3: Sơ đồ hệ thống lò đốt CTR Ưu điểm khi sử dụng lò đốt là giảm được 80-90% khối lượng thành phần hữu cơ trong

thời gian nhanh nhất, chất thải rắn được xử lý khá triệt để ngoài ra còn thu hồi năng lượng cung cấp cho nhà máy điện và có thể xử lý chất thải rắn tại chỗ mà không phải vận chuyển đi xa, tránh được rủi ro và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò dốt, chi phí vận hành và xử lý khí thải lớn.Trong quá trình đốt có thể gây ô nhiễm môi trường nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo

- Các loại lò đốt thường dùng:

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 193

Lò đốt tầng sôi: Thuộc loại lò đốt tĩnh, có lót một lớp gạch chịu lửa bên trong để làm việc với nhiệt độ cao. Lò luôn chứa một lớp cát dày 40-50 cm với vai trò nhận nhiệt và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho CTR ướt. Khoang phía dưới lò là khu vực cháy sơ cấp có nhiệt độ buồng đốt là từ 850-9200C, còn khoang phía trên là khu vực cháy thứ cấp có nhiệt độ cháy cao hơn từ 990-11000C để đốt cháy hoàn toàn CTR. Khí thải sau đó được làm nguội và qua hệ thống xử lý trước khi qua ống khói thải ra môi trường.

Hình 4: Sơ đồ miêu tả quy trình hệ thống đốt tầng sôi

Công nghệ này có thể giúp xử lý ba dạng chất thải rắn, lỏng, khí; hệ thống thiết kế đơn giản và hiệu quả cao; hiệu quả đốt cao do bề mặt tiếp xúc lớn; lượng nhập liệu không cần cố định. Tuy vậy, lò đốt này gặp một số nhược điểm như: khó tách phần không cháy được, lớp dịch chuyển phải được tu sửa và bảo trì và phải khống chế nhiệt độ đốt vì nếu cao hơn 8500C có khả năng phá vỡ lớp đệm

Lò đốt thùng quay: Đây là loại lò đốt chất thải có nhiều ưu điểm bởi quá

trình xáo trộn CTR tốt, đạt hiệu quả cao và được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến. Lò đốt thùng quay sử dụng để xử lý chất thải nguy hại ở dạng rắn, bùn, cặn và cả ở dạng lỏng. Thùng quay hoạt động ở nhiệt độ khoảng 11000C, sử dụng chất thải nguy hại làm nguyên liệu. Đây là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với 5nhiên liệu thông thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt như: nồi hơi, lò nung, lò luyện kim, lò nấu thủy tinh, lò nung… Lượng chất thải bổ sung vào lò đốt chiếm khoảng 12-25% tổng lượng nhiên liệu.

* Sơ đồ hệ thống đốt thùng quay

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 194

Hình 5: Sơ đồ hệ thống đốt thùng quay

* Ưu điểm: - Áp dụng cho cả chất thải rắn và lỏng

- Có thể đốt riêng chất lỏng và chất rắn hoặc đốt kết hợp. - Không bị nghẹt ghi lò (vỉ lò) do quá trình nấu chảy

- Có thể nạp chất thải ở dạng thùng hoặc khối - Linh động trong cơ cấu nạp liệu

- Cung cấp khả năng xáo trộn chất thải và không khí cao - Lấy tro liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình cháy

- Có thể nạp chất thải trực tiếp mà không cần phải xử lý sơ bộ gia nhiệt chất thải. - Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải lỏng trong thiết bị

- Có thể vận hành ở nhiệt độ trên 14000C. * Nhược điểm:

- Lôi cuốn các hạt, phần tử vào trong dòng khí gas, thành phần tro trong khí thải cao. - Chi phí đầu tư cao

- Yêu cầu lượng khí dư lớn do thất thoát qua khớp nối - Tổn thất nhiệt đáng kể trong tro thải, chất thải vô cơ có thể kết xỉ gây khó khăn cho công tác bảo trì, bảo dưỡng thùng quay.

1.2.1. Xử lý bằng phương pháp nhiệt phân chất thải rắn * Nhiệt phân là quá trình đốt chất thải có kiểm soát trong điều kiện thiếu hoặc không có

oxy tham gia, nhiệt độ khoảng 400 – 8000C. Thể tích chất thải có thể giảm 90% khối lượng, sản phẩm khí tạo ra có là nguồn cung cấp năng lượng lớn. Công nghệ nhiệt phân là công nghệ

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 195

mới để xử lý chất thải rắn, tuy nhiên ở nhiều nước nhiệt phân có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý chất thải khác như khí hóa (tại Bristol, Scotlland).

* Đặc điểm công nghệ Chất thải rắn trước khi xử lý qua hệ thống nhiệt phân được phân loại nhằm tách một số

thành phần không cháy như thủy tinh, kim loại và giảm độ ẩm của chất thải rắn, đôi khi phải nghiền chất thải rắn chi cùng kích cỡ. Trong quá trình nhiệt phân các thành phần không cháy được làm nguội và đóng rắn. Các chất từ tính trong tro được thu hồi và tái chế sử dụng trong xây dựng.

Nguyên lý của quá trình nhiệt phân gồm 2 giai đoạn: giai đoan 1 là quá trình khí hóa, CTR được gia nhiệt để tách các thành phần dễ bay hơi như khí cháy, hơi nước...ra khỏi thành phần chát không hóa hơi và tro. Giai đoạn 2 là quá trình đốt các thành phần bay hơi ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy hại.

* Sơ đồ lò đốt nhiệt phân:

Hình 6: Sơ đồ lò đốt nhiệt phân

Bảng 1: Ưu nhược điểm của hệ thống nhiệt phân chất thải rắn

Ưu điểm Nhược điểm

- Quá trình nhiệt phân xảy ra ở nhiệt độ thấp (so với các công nghệ đốt khác).

- Kiểm soát được chế độ nhiệt phân sẽ tiết kiệm được nhiên liệu vì buồng nhiệt phân chính là nguồn cung cấp khí gas cho buồng thứ cấp. - Quá trình nhiệt phân không đòi hỏi sự xáo trộn nên sẽ giảm được lượng bụi phát sinh. - Thể tích chất thải giảm đáng kể.

- Quá trình nhiệt phân có thể kiểm soát nhờ bản

- Một số thành phần trong chất thải lúc nạp liệu để đốt có thể bị giữ ại bởi bã thải (nhựa đượng, than cốc...), tro cũng cần được chôn lấp an toàn.

- Chất thải có phản ứng thu nhiệt không nên đốt trong lò nhiệt phân.Vì vậy loại vật liệu yêu cầu cần xáo trộn khi đốt để có hiệu quả như cacbon dạng bột, hoặc bùn nhão không thể áp dụng công nghệ đốt thiếu khí.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 196

chất thu nhiệt của nó.

- Các chất hữu cơ và các chất độc hại như dioxin, furan, PCBs cháy hoàn toàn.

- Thời gian đốt dài hơn so với sử dụng hệ thống lò quay.

Quá trình nhiệt phân là quá trình thu nhiệt, tốc độ nhiệt phân phụ thuộc vào nhiệt độ, thành phần, cấu trúc chất thải và chế độ cấp khí. Với công nghệ đốt nhiệt phân, nhiệt trị của chất thải rắn không phải là yếu tố quan trọng mà nhiệt hóa học có vai trò quan trọng hơn. Khi nhiệt phân, chất thải sinh ra khi gas mà khí gas này khi cháy sẽ sinh nhiệt.

Các nhà máy sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân và khí hóa tiên tiến cần những thiết bị vốn lớn và có tuổi thọ thiết kế từ 15-20 năm. Thành phần chất thải sinh ra trong quá trình vận hành có thể thay đổi, vì vậy các thiết bị phải được thiết kế linh hoạt để xử lý được đa dạng vật liệu và có thể thay đổi được khối lượng xử lý.

1.2.2. Xử lý bằng phương pháp khí hoá *Tổng quan công nghệ:

Quá trình khí hóa là quá trình đốt các vật liệu trong điều kiện thiếu oxy. Mặc dù phương pháp này đã được phát hiện vào thế kỷ 19 nhưng việc áp dụng để xử lý CTR chỉ được thực hiện trong thời gian gần đây. Khí hóa là một kỹ thuật đốt có hiệu quả về mặt năng lượng, được áp dụng với mục đích giảm thể tích chất thải và thu hồi năng lượng. Quá trình khí hóa là quá trình đốt CTR có hàm lượng cacbon cao nhằm tạo ra nhiên liệu đốt giàu cabon monoxit, H2 và một vài hydrocacbon no (chủ yếu là CH4).

* Đặc điểm công nghệ

Trên cơ sở nguyên lí hoạt động của quá trình khí hóa, rất nhiều hệ thống khí hóa đã được thiết kế nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho công tác xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, căn cứ trên cấu tạo và bộ phận đốt, có thể chia hệ thống này thành 5 loại cơ bản: lò đứng, lò ngang, lò tầng sôi, lò đốt nhiều buồng và lò đốt thùng quay. Đối với 3 loại lò tầng sôi, lò đốt thùng quay và lò đốt nhiều buồng của hệ thống này hoàn toàn tương tự như công nghệ đốt, vì vậy phần này chỉ nêu 2 hệ thống còn lại.

Theo phương pháp khí hoá, hầu hết cácbon trong chất thải được biến đổi thành những sản phẩm dạng khí và các chất thải trơ. Chỉ một phần phân tử hữu cơ bị phá vỡ, sinh ra một loại khí giàu năng lượng được gọi là khí tổng hợp. Quá trình biến đổi than thành gas là một ví dụ của phương pháp khí hoá.

Bảng 2 Loại hình hệ thống khí hóa thường được áp dụng

TT Hệ thống Đặc điểm công nghệ 1 Hệ thống lò đứng

(Vertical Fixed Bed) - Có một số ưu điểm hơn các dạng khác như hệ thống đơn giản và giá thành thấp hơn. Tuy nhiên do hoạt động cơ học nên hệ thống tiêu thụ nhiên liệu bổ xung lớn. Quá trình tạo ra lượng nhiệt năng thấp. - Hệ thống khí hóa sử dụng RDF đồng nhất vận hành ở nhiệt độ thấp 649-8160C (1200 – 15000F). Tro sau quá trình xử lý có tính chất hấp phụ như carbon hoạt tính và có thể sử dụng trong công nghệ xử lý nước thải. - Hệ thống này có ưu điểm là dòng khí thải ra ít, thiết bị kiểm soát khí thải đơn giản và không gây ô nhiễm môi trường.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 197

2 Hệ thống lò ngang (Horizontal Fixed Bed)

- Hệ thống gồm buồng đốt sơ cấp và thứ cấp. Trong buồng đốt sơ cấp, chất thải rắn cháy được khí hóa trong điều kiện dư oxi. Buồng đốt thứ cấp được vận hành ở nhiệt độ 649-8170C (1200-16000F) sản phẩm tạo thành là khí CO2, N2 và nước. - Sản phẩm sinh ra từ buồng đốt thứ cấp có thể tận dụng để thu hồi nhiệt lượng cung cấp cho lò hơi.

Ưu điểm chính của các hệ thống xử lý nhiệt tiên tiến này là sản xuất điện năng có hiệu suất cao. Có thể sẽ có nhiều điện năng hơn được sản xuất từ chất thải, bớt nhu cầu sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính. Tăng hiệu quả sản xuất điện cũng có thể làm giảm chi phí vận hành.

Phương pháp khí hoá có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt khi khí được đốt trong tuabin. Các công nghệ đốt khí tổng hợp được cải tiến từ các tuabin khí mà trước đây được thiết kế chỉ để đốt khí thiên nhiên. Hiệu suất của các tuabin được thiết kế đặc biệt để đốt khí tổng hợp có giá trị nhiệt thấp có thể đạt được ở mức cao hơn.

*Một số nhược điểm - Công nghệ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi; - Ngành công nghiệp còn bảo thủ, chưa mạnh dạn áp dụng; - Thiếu thành tích thương mại; - Những người sử dụng tiềm năng còn thiếu thông tin về công nghệ này; - Tiền bồi thường đang giảm dần ở một số nước có phát thải đang tăng, làm giảm khả năng

ứng dụng công nghệ.

1.3. Xử lý ổn định chất thải bằng công nghệ Hydromex: Quy trình hoạt động: sau khi thu gom và tập trung về trạm xử lý, toàn bộ chất thải rắn

được xử lý sơ bộ (cắt, nghiền) để chuyển đến các thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng được phối trộn trong buồng phản ứng. Tại đây, xảy ra các phản ứng trung hoà và khử độc. Sau đó, chất thải lỏng từ buồng phản ứng chất lỏng được bơm vào các thiết bị trộn (đã có chất thải rắn được nghiền). Thành phần polyme được cho vào hỗn hợp chất thải lỏng và chất thải rắn để đảm bảo sự kết dính. Hỗn hợp này được chuyển đến máy ép khuôn để tạo ra sản phẩm mới là những khối chất thải đặc, không độc hại, được sử dụng làm vật liệu xây dựng, năng lượn

Ưu điểm của công nghệ Hydromex tương đối đơn giản, chi phí đầu tư không lớn lắm, mang lại hiệu quả kinh tế do tận dụng chất thải để tái chế ra sản phẩm mới phục vụ cho hoạt động của xã hội và tiết kiệm diện tích đất chôn lấp chất thải, xử lý được cả chất thải rắn và chất thải lỏng. Tuy nhiên, công nghệ hydromex còn mới mẻ, do vậy cần có những thông số kỹ thuật chuẩn xác mới có những kết luận về hiệu quả môi trườngg và công nghiệp.

2. Tại Mỹ Những phương pháp chủ yếu trong xử lý CTR ở Châu Mỹ là chôn lấp, tái chế hoặc

làm phân Compost

2.1. Công nghệ tái chế CTR sinh hoạt thành than sạch Công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch được Công ty Entropic Energy (Mỹ) phát triển. Quy trình vận hành hệ thống này khá đơn giản: Chất thải rắn sau khi tiếp nhận sẽ được sấy khô, đưa vào bộ phận sàng lọc dưới dạng trống quay (bao gồm trống quay chính và trống quay phụ) rồi chuyển tiếp đến đĩa lọc. Tại đây thông qua hệ thống từ tính và khí nén thổi, chất thải rắn sẽ được phân chia thành hai loại là chất thải rắn vô cơ và hữu cơ.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 198

Ước tính tổng chi phí đầu tư một nhà máy với công suất sản xuất 6.400 tấn chất thải rắn/ngày khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên để nâng cao lợi ích của việc đầu tư công nghệ này, cần thiết phải đầu tư liên hoàn 3 hệ thống: Nhà máy xử lý chất thải rắn thành than sạch, Nhà máy sử dụng than sạch để sản xuất điện và tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình sấy khô chất thải rắn để trồng rau sạch trong nhà.

Đối với chất thải rắn vô cơ (kim loại, thủy tinh, bọc nilon, đất cát…) sẽ được chuyển ra ngoài và bán lại cho các doanh nghiệp tái chế vật liệu, còn chất thải rắn hữu cơ sẽ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối cùng là thành sản phẩm than sạch. Toàn bộ hệ thống hoạt động theo dây chuyền tự động.

Hình 7: Sơ đồ công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch

Tính ưu việt của công nghệ này là vốn đầu tư thấp hơn phương pháp xử lý chất thải rắn

bằng cách thiêu đốt, lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí dioxin do không phải sử dụng nhiệt độ cao. Lượng khí lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2%, lại rất an toàn cho môi trường.

Trong quá trình sử dụng than sạch sản xuất điện, nếu không sử dụng hết thì có thể lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác; không nhất thiết buộc phải sử dụng hết ngay thành phẩm chế biến được như là công nghệ sản xuất điện bằng phương pháp ủ hiếu khí.

2.2. Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp: Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng trong quy trình xử lý CTR nói chung. Các bãi

chôn lấp là nơi tiếp nhận các tro xỉ của quá trình đốt chất thải rắn và các loại chất thải rắn chưa có đủ điều kiện và khả năng tái chế hay đốt.

Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dùng chở chất thải rắn tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi chất thải rắn được đổ xuống, dùng xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi và rắc vôi bột…. Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho chất thải rắn trở lên tơi xốp và thể tích của các bãi rác giảm xuống. Việc đổ chất thải rắn tiếp tục cho đến khi bãi đầy thì chuyển sang bãi mới. Hiện nay, việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn hữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

Việc chôn lấp chất thải có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển. Các bãi chôn lấp chất thải rắn phải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác hợp vệ sinh nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh, chất thải rắn phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 199

Thời gian hoạt động của bãi rác cho đến khi đóng cửa tuỳ thuộc vào diện tích đất và lượng chất thải rắn cần xử lý. Trên bãi chôn lấp có thể trồng cây xanh chống xói mòn và cải thiện môi trường, cảnh quan.

Bảng 3: Ưu nhược điểm của phương pháp chôn lấp chất thải rắn

Ưu điểm Nhược điểm - Phù hợp với nơi có diện tích đất rộng. - Xử lý được tất cả các loại chất thải rắn, kể cả các CTR mà những phương pháp khắc không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được. - Sau khi đóng cửa bãi chôn lấp có thể sử dụng cho nhiều mực đích khác nhau như: bãi đỗ xe, công viên, sân chơi... - Thu hồi năng lượng từ khí gas. - Không thể thiếu dù áp dụng bất kỳ phương pháp xử lý chất thải rắn nào. - Linh hoạt trong quá trình sử dụng (trong khi các phương pháp khác phải mở rộng qui mô công nghệ để tăng công suất). - Đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của BCL thấp hơn các phương pháp khác (ủ, thiêu đốt..)

- Tốn nhiều diện tích đất chôn lấp, nhất là những nơi tài nguyên đất còn khan hiếm. - Gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước xung quanh BCL. - Lây lan dịch bệnh do sự hoạt động của ruồi, nhặng và các loại côn trùng. - Có nguy cơ xay ra sự cố cháy nổ, gây nguy hiểm cho sự phát sinh khí CH4 và H2S. - Công tác quan trắc chất lượng môi trường xung quanh vẫn phải được tiến hành sau khi đóng cửa.

Tại các nước phát triển, số lượng các bãi chôn lấp đang dần giảm xuống do việc thực hiện triệt để nguyên tắc 3R trong quản lý, xử lý CTR. Ngoài ra, để tiết kiệm diện tích mặt đất, các mỏ cũ như mỏ than, mỏ muối cũng được sử dụng để chôn chất thải rắn.

Cho đến nay, trên thế giới tồn tại 3 loại hình chôn lấp chất thải rắn; đó là: bãi hở, chôn dưới biển và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý chất thải rắn bởi quy trình xây dựng, vận hành và xử lý hợp vệ sinh

Sơ đồ bãi chôn lấp hợp vệ sinh (kỹ thuật):

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 200

Hình 8: Sơ đồ bãi chôn lấp hợp vệ sinh

3. Tại khu vực Châu Á Hiện nay, bảo vệ môi trường trong đó có việc xử lý chất thải rắn là vấn đề mang tính

toàn cầu. Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất. Tại Châu Á, các nước như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan v.v là những nước có công nghệ xử lý chất thải rắn rất hiệu quả.

3.1. Nhật Bản: Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, hàng năm lượng

chất thải rắn công nghiệp là rất lớn chiếm đến 397 triệu tấn/ 450 triệu tấn chất thải rắn phát sinh hàng năm. Phương pháp xử lý chất thải rắn bao gồm chôn lấp, tái chế và đốt tuy nhiên do diện tích đất đai có hạn nên Nhật Bản hiện đang sử dụng phương pháp thiêu đốt chất thải rắn với việc thu hồi năng lượng là chủ yếu (chiếm 72,8% tổng lượng chất thải với 1919 xí nghiệp đốt chất thải rắn hoạt động). Công suất của các xí nghiệp lớn nhất lên tới 1980 tấn/ngày đêm.

Việc phân loại chất thải rắn ngay từ đầu nguồn tại Nhật Bản rất được chú trọng nhằm giảm thiểu, tái chế CTR. Ở đây, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia chất thải rắn thành 3 loại: Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại chất thải rắn không cháy được như các loại vỏ chai, hộp..., được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại chất thải rắn khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt chất thải rắn thu hồi năng lượng.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 201

Hình 9: Tái chế giấy tại thành phố Osaka

Hình 10: Hệ thống thùng thu gom chất thải

rắn tại Hawaii Các loại chất thải rắn này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác

nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết chất thải rắn vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại chất thải rắn có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế.v.v. phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở. Sau khi thu gom chất thải rắn vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại chất thải rắn cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Chất thải rắn không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý chất thải rắn như vậy vừa tận dụng được chất thải rắn vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng.

Chất thải rắn công nghiệp được quản lý rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về lượng chất thải rắn của mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ví dụ, chính phủ bắt buộc các công ty sản xuất các sản phẩm đồ dùng điện tử phải có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hỏng, đã qua sử dụng; còn người tiêu dùng cũng phải có trách nhiệm chi trả vận chuyển và tái chế cho các sản phẩm điện tử do họ thải ra. Vì thế, khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ được công ty trả tiền cho loại chất thải điện tử họ có. Hầu hết các công ty sản xuất đồ dùng điện tử như Sony, Toshiba... của Nhật đều có nhà máy tái chế riêng.

Nhằm nâng cao hiệu quả tái chế chất thải, ngay từ năm 1991, Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ chất thải tái chế. Ví dụ, Kytakyush đã từng là thành phố chuyên về sản xuất sắt thép và hóa chất, bị ô nhiễm rất trầm trọng. Năm 1997, Chính phủ Nhật đã quyết định biến nơi đây thành khu công nghiệp sinh thái rộng 200 ha. Hiện nay, ở đây có 25 công ty tái chế chất thải đang hoạt động, chủ yếu tái chế bao bì, gỗ, đồ điện tử.v.v. Nhà máy tái chế ô tô ở thành phố này cho ra đời khoảng 70 chiếc/ngày và 700.000 đồ điện tử/năm. Không những khuyến khích các công ty tái chế, tái sử dụng các chất thải, nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng chất thải rắn như một nguyên liệu sản xuất, khuyến khích người dân tự xử lý chất thải rắn hữu cơ làm phân compost, chính phủ hỗ trợ người dân mua thiết bị chế biến phân compost. Tại Nhật Bản, các công trình điện, khí được làm từ rác thải rất nhiều và lượng chất thải rắn phải chuyển ra bãi chôn lấp rất ít.

Hiện tại, ở Nhật có nhiều lò đốt chất thải rắn được áp dụng đạt hiệu quả như:

a. Hệ thống thiêu hủy chất thải rắn có kèm theo phòng làm khô Hệ thống này sử dụng nhiệt độ thiêu hủy chất thải rắn hỗn tạp để xử lý và thiêu hủy chất

thải rắn nhà bếp, nước thải sinh hoạt. Những ưu điểm của hệ thống này gồm: Lợi dụng được nhiệt đốt chất thải rắn hỗn tạp nói

chung để thiêu hủy chất thải rắn nhà bếp, nước thải sinh hoạt, làm khô và cácbon hóa.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 202

Ứng dụng: Xử lý thiêu hủy chất thải rắn nhà bếp, nước thải; Xử lý chất thải rắn của các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ; Xử lý chất thải rắn bệnh viện, nơi chế tạo nguyên liệu, công trường; Xử lý chất thải rắn các trường học, các công trình phúc lợi.

b. Hệ thống đốt chất thải rắn loại to MS-KB5000 Công suất xử lý: 25 tấn/ngày (chất thải rắn hỗn tạp, chất thải rắn chứa hợp chất cao phân

tử, nước cống rãnh...), kèm theo hệ thống tự động đưa chất thải rắn vào và hệ thống tự động thải tro than ra ngoài.

Ứng dụng:

Xử lý chất thải rắn trong xây dựng, trên công trường, xử lý chất thải rắn chất dẻo cao phân tử; xử lý chất thải hỗn tạp, hợp chất cao phân tử, nước thải; xử lý thiêu hủy chất thải rắn (đặc biệt) ở bệnh viện.

c. Hệ thống lò đốt hóa lỏng Kusukusu Quy trình đốt cơ bản chia ra thành 5 loại chính: phương pháp đốt tự nhiên; phương pháp

tạo gió lò; phương pháp chưng cất khô khí ga; phương pháp nung chảy khí ga; phương pháp đốt áp suất âm-chưng cất bán khô.

Nguyên lý cơ bản của quá trình đốt hiện nay (áp suất dương): Đốt bằng không khí tạo ra do thổi và quạt. Nguyên lý cơ bản của lò đốt hóa lỏng Kusukusu (áp suất âm): Chỉ đốt bằng không khí tạo ra từ máy hút bụi. Người ta tiến hành thử nghiệm bằng đốt điếu thuốc lá: Khi thổi không khí vào điếu thuốc, điếu thuốc chỉ cháy một phần và tàn thuốc rơi xuống đất; Trong khi hút thuốc (hít vào) thì không khí được hút vào điếu thuốc rất đều, điếu thuốc cháy đều và tàn thuốc không rơi xuống đất.

Ưu điểm nổi bật của lò đốt hóa lỏng Kusukusu là kiểm soát được chất Dioxin:

- Dioxin là phần cacbon lắng lại của vật không cháy và được hình thành từ phản ứng của hợp chất clo và ôxy ở nhiệt độ 300-400 0C; Có các phản ứng sinh hóa, phản ứng khử clo, phản ứng phân giải, tất cả đều được sinh ra trong tro bay.

- Kiểm soát chất Dioxin: Khi lượng ôxy ở trạng thái mỏng, phản ứng phân giải của dioxin thường xảy ra ở khoảng 300oC. Nhiệt độ dưới 500oC là nhiệt độ chính xảy ra hiện tượng phân giải; Dioxin trong tro lắng lại trong phản ứng khử sẽ phân giải nếu tăng nhiệt độ lên tới 450oC.

d. Lò đốt chất thải rắn hóa lỏng sử dụng đốt các loại chất thải rắn hỗn hợp Kusukusu - Kiểu MS-1400K-N sử dụng để đốt các loại chất thải rắn hỗn hợp: Chất thải rắn chế tạo

gỗ, công trường sản xuất gỗ; các trạm chế biến hoa quả, nhà nghỉ, khách sạn; các trường học, công trình công cộng, bệnh viện..v.v

- Kiểu MS-KD (lò đốt hóa lỏng có buồng chứa khô): Những đặc điểm chính là: với nhiệt độ đốt hỗn hợp, có thể sấy khô cacbon và đốt chất thải rắn sinh hoạt, bùn và chất thải rắn sinh hoạt lẫn bùn. Kiểu lò này được sử dụng ở những nơi có chất thải rắn sinh hoạt và bùn, tại các khu vực nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng; chế tạo gỗ, công trường sản xuất gỗ, công trường chế biến hoa quả hoa thật, trường học, bệnh viện, công trình công cộng.

3.2. Singapore Xử lý chất thải rắn đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapore. Để đảm bảo đạt được tốc

độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm soát các ngành công nghiệp mới. Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn ở Singapore được xử lý tại 4

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 203

nhà máy đốt chất thải rắn. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam.

Việc phân loại chất thải rắn được người dân Singapore thực hiện phân loại theo 3R: Reduce (giảm thiểu lượng chất thải), Reuse (quay vòng, sử dùng lại) và Recycle (tái chế), nhằm kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau đồng thời giảm việc xây dựng nhà máy đốt chất thải rắn mới. Tại Singapore, những điểm du lịch, những thùng rác công cộng được in hướng dẫn bằng chữ tiếng Anh: “ Đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm theo biểu tượng “ Recycle”. Mọi chất thải rắn đều được thu gom và xử lý hàng ngày, dịch vụ thu gom đáng tin cậy. Hệ thống quản lý CTR ở Singapore hoàn thiện và hiệu quả nhờ được áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân và khuyến khích họ tham gia tích cực trong phân loại chất thải rắn, chính phủ Singapore còn triển khai các chương trình giáo dục. Chương trình giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải.

Vì diện tích đất đai ở Singapo rất khan hiếm nên hầu như các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với những chất thải không thể đốt được và tro từ các nhà máy đốt chất thải rắn sẽ được xử lý tại bãi thải vệ sinh lớn. Chất đã làm sạch từ bãi này lại được thu gom và xử lý trước khi thải ra biển. Trong các công nghệ xử lý chất thải, Singapore lựa chọn công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng (EfW) là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất cho xử lý CTR để phát năng lượng. Đây là công nghệ hiệu quả từ hàng trăm năm, ngày nay, có trên 600 nhà máy đốt chất thải rắn hoạt động trên toàn thế giới, đã đốt cháy hơn 130 triệu tấn/năm chất thải rắn đô thị và tái chế thành hơn 84,500,000 Mw-hr điện (đáp ứng cho nhu cầu năng lượng điện của 20,000,000 hộ gia đình).

Đặc điểm lò đốt CTR thu năng lượng:

Lò đốt thu hồi năng lượng từ chất thải được thiết kế với hệ thống đốt tốt nhất và hệ thống điều khiển thực hiện tự động (Automatic performance control –APC) được làm sạch hơn bất kì năng lượng đốt từ than đá, hóa học và những quá trình khác. Quá trình EfW được thiết kế với tổng lượng chất thải rắn tái chế và tái sử dụng và là quá trình không phát sinh nước. Những hố (pit) được thiết kế và hoạt động dưới áp suất âm bởi vậy sẽ không phát sinh mùi. Phần xỉ dưới đáy có thể được tái chế và tái sử dụng như vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng.Tro nhẹ được hóa cứng và đã được trộn hóa học trước khi chôn lấp hoặc tái chế và tái sử dụng dùng cho sản phẩm xi măng. Nhà máy EfW được đóng kín trong những tòa nhà làm bằng bê tông vì vậy sẽ giảm thiểu được tiếng ồn xuống mức yên lặng.

Hình 11: Sơ đồ hoạt động đốt chất thải lấy năng lượng của Singapore

Tro được tái chế và tái sử dụng

Rác thải từ các hộ gia đình

Nhà máy EfW

Hơi nước

Điện năng

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 204

Ưu điểm của EfW: Đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn phát thải: kiểm soát được NOx bằng việc phun ure

hoặc amoni; loại bỏ được Dioxin và kim loại nặng bằng việc phun cacbon đã hoạt hóa; HCl và SOx – được loại bỏ bằng việc phun nước vôi (lime); những khí sinh ra riêng biệt – được loại bỏ bằng túi lọc; không có sự phát sinh nước – thông qua quá trinh tái chế và tái sử dụng nước rác; tro bay – được hóa cứng và trộn hóa học; tro đáy – được tái chế và tái sử dụng

Giảm thiểu lượng CTR: Giảm thiểu được đến 90% chất thải rắn đô thị phát sinh và kéo dài thời gian của bãi chôn lấp chất thải rắn bằng việc chỉ sử dụng cho chôn lấp tro.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất Khôi phục năng lượng và tiết kiệm nguồn năng lượng: khôi phục 75% năng lượng trong

chất thải rắn như hơi nước và khôi phục được 30% năng lượng từ hơi nước bằng việc chuyển đồi thành điện năng đồng thời xử lý nhiệt 1 tấn MSW tương đương tiết kiệm 1.2 đến 1.6 thùng dầu.

Xử lý đa dạng chất thải: chất thải rắn thương mại, chất thải công nghiệp không nguy hại, tro đáy có thể được tái chế và tái sử dụng làm vật liệu trải đường và vật liệu xây dựng, tro bay (tro nhẹ) có thể được tái chế và tái sử dụng để làm tấm ván thạch cao, vật liệu thô cho xi măng.

3.3. Thái Lan Việc thu gom và phân loại CTR được thực hiện khá hiệu quả. Hiện tại ở Băng Cốc có

đến 50 văn phòng có trách nhiệm thu gom CTR. Chính quyền thành phố Băng Cốc (Bangkok Metropolitan Administration – BMA) đã ứng dụng những phương pháp trực tiếp và gián tiếp cho việc thu gom CTR:

Phương pháp trực tiếp: CTR được thu gom chuyên chở bằng các phương tiện xe cộ chuyên dùng, thu gom từ nhà tới nhà ở nhiều vùng khác nhau.

Phương pháp thu gom gián tiếp: BMA cung cấp những côngtenơ cho việc thu gom CTR ở nhiều nguồn khác nhau như chợ, những kho dự trữ, và đường dành cho người đi bộ. Những côngtenơ được phân ra để thu gom các loại chất thải khác nhau như thức ăn thừa , chất thải có khả năng tái chế, và chất thải nguy hại từ các hộ gia đình. Chất thải rắn đã thu gom được vận chuyển tới 3 trạm trung chuyển rồi được vận chuyển tới bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở huyện Kumpaeng.

Chất thải rắn đô thị ở Thái Lan được phân thành 4 loại (hình 1.4), bao gồm: thùng màu vàng (chứa đựng những loại chất thải rắn có khả năng tái chế như nhựa, kính, kim loại v.v); thùng màu xanh lá cây (đựng những loại chất thải rắn hữu cơ như thức ăn, rau.v.v); thùng màu xám, nắp màu đỏ (đựng những loại chất thải rắn nguy hại từ các hộ gia đình như pin, tuýp, những can thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu..v.v); thùng màu xanh (chứa đựng những loại chất thải rắn đường phố như vé xe bus).

Đối với chất thải nguy hại, Thái Lan áp dụng mô hình quản lý như hình 1.5. Chất thải rắn nguy hại từ các nguồn như hộ gia đình, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, và từ công nghiệp sẽ được phân loại, thu gom, vận chuyển, lữu giữ, xử lý. Chất thải rắn nguy hại từ các hộ gia đình sẽ được đưa đến xử lý tại những trung tâm xử lý được ủy quyền. Chất thải rắn nguy hại y tế sẽ được đem tới lò đốt. Chất thải rắn nguy hại từ các khu công nghiệp cũng được đưa đến các trung tâm được ủy quyền để xử lý.

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 205

Hình 12: Sơ đồ phân loại và quản lý CTR tại BMA

Đồng thời để tái chế CTR phát sinh một cách hiệu quả, Thái Lan đã xây dựng những dự án như: “Rác nhà bếp cho quả trứng” hay dự án: “Ngân hàng chất thải rắn” nhằm đưa sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR.

Dự án “Rác nhà bếp cho những quả trứng” được thiết lập vào năm 1997 cho khu ổ chuột Klong Toey ở Băng Cốc. Những chất thải có khả năng tái chế như kính/ chai nhựa, túi nhựa, và giấy được đổi lấy trứng - cung cấp bởi nhóm bảo vệ môi trường. Qua một thời gian, chương trình này được thúc đẩy và mở rộng ra 23 cộng đồng ở Băng cốc, tỉnh Rayong ở phía đông và tỉnh Yala ở phía bắc, dự án này được công nhận trên toàn thế giới.

Dự án ngân hàng CTR: được khởi đầu ở cộng đồng Wad Klang ở Băng Cốc, nhằm vào sự phát triển thái độ về môi trường, đặc biệt trong việc chuyển nhượng CTR. Dự án này có mục đích giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh bởi các hộ gia đình, chỉ chất thải rắn được chấp thuận bởi ngân hàng chất thải (loại chất thải rắn được phát sinh từ những hộ gia đình, không bao gồm chất thải rắn từ những thùng rác công cộng hoặc những ổ rác được thu gom trên đường phố). Chất thải rắn có khả năng tái chế được gửi vào ngân hàng và có thể được rút khỏi dưới dạng tiền hoặc chất thải rắn. Ngân hàng chất thải rắn cũng được thiết lập ở trường học với sự giúp đỡ của giáo viên nơi những sinh viên có thể mang chất thải rắn có khả năng

Rác thải đường phố ((vé xe bus)

Rác thải nguy hại từ hộ gia đình ((can đựng thuốc sâu, pin, v.v)

Rác thải hữu cơ ((thức ăn, rau, v.v)

Rác có khả năng tái

chế ((nhựa, kính, kim loại v.v)

Tái chế

Bãi chôn lấp

Trung tâm xử lý

Bãi chôn lấp

Thùng vàng

Thùng xanh lá cây

Thùng xám, nắp đỏ

Thùng xanh

Phân loại

Nguồn rác thải đô thị

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 206

tái chế và đổi tương tự để lấy tiền hoặc điểm thưởng cho những hoạt động nhóm hoặc để mua dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng và những vật dụng có ích khá.

Hình 13: Mô hình quản lý CTR nguy hại của BMA

Nguồn phát sinh CT nguy

hại

Hộ gia đình

Tuýp đựng Flo, Pin, Thuốc

trừ sâu v.v

Phân loại

Thu gom

Vận chuyển

Lưu giữ

Xử lý

Trung tâm ủy quyền xử lý

Cơ sở y tế

Chất thải lây nhiễm, Vật sắc

nhọn v.v

Phân loại

Thu gom

Vận chuyển

Sắp xếp

Lò đốt

Công nghiệp

Chất thải hóa học, Pin v.v

Phân loại

Thu gom

Vận chuyển

Sắp xếp

Trung tâm ủy quyền xử lý

Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trung tâm TVGS & QLDA Xây dựng tỉnh Lào Cai 207

VĂN BẢN PHÁP LÝ