bÁo cÁo tỔng kẾt ĐỀ tÀi kh-cn cẤp trƯỜng

77
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG N ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền VŨNG TÀU, THÁNG 12 - 2019

Upload: others

Post on 19-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN TRONG

DẠY HỌC VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền

VŨNG TÀU, THÁNG 12 - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên đề tài: Một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho

sinh viên trong dạy học Vật lí đại cương

2. Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Mã số:………

3. Danh sách cán bộ tham gia chính:

4. Nội dung chính:

✓ Nghiên cứu tổng quan về năng lực GQVĐ

✓ Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV

✓ Phân tích một số nội dung kiến thức trong chương trình VLĐC

✓ Điều tra về năng lực GQVĐ và bồi dưỡng năng lực GQVĐ ở bậc ĐH,

Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

✓ Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV

✓ Thiết kế tiến trình dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV

✓ Tiến hành thực nghiệm sư phạm các tiến trình đã thiết kế để đánh giá tính

khả thi của nó đối với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ của SV.

5. Kết quả đạt được:

✓ Đã nghiên cứu tổng quan về năng lực GQVĐ và cơ sở lí luận về bồi dưỡng

năng lực GQVĐ cho SV

✓ Phân tích một số nội dung kiến thức trong chương trình VLĐC

✓ Điều tra thực trạng năng lực GQVĐ và bồi dưỡng năng lực GQVĐ ở bậc

ĐH, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

✓ Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV

✓ Thiết kế tiến trình dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho SV

✓ Tiến hành thực nghiệm sư phạm tiến trình đã thiết kế.

6. Thời gian nghiên cứu: 10 tháng, từ tháng 02 – tháng 12 năm 2019

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Vật lí đại cương VLĐC

Sinh viên SV

Đại học ĐH

Giải quyết vấn đề GQVĐ

Problem-Based Learning PBL

Vật lí hạt nhân VLHN

Công nghệ thực phẩm CNTP

Bà Rịa – Vũng Tàu University BVU

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 7

1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 7

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực ........................................................................... 7

1.1.2 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ và cấu trúc

năng lực GQVĐ ..................................................................................................... 10

1.1.2.1 Các nghiên cứu về năng lực GQVĐ ...................................................... 10

1.1.2.2 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ ......... 11

1.1.2.3 Các nghiên cứu về cấu trúc năng lực GQVĐ ........................................ 12

1.2 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM ............................................................. 13

1.2.1 Các nghiên cứu về năng lực ......................................................................... 13

1.2.2 Các nghiên cứu về năng lực GQVĐ ............................................................. 14

1.2.3 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ và cấu trúc

năng lực GQVĐ ..................................................................................................... 15

1.2.4 Cấu trúc năng lực GQVĐ của sinh viên ....................................................... 17

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GQVĐ CHO SINH VIÊN ............................................ 18

2.1 Bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên ....................................................... 18

2.1.1 Khái niệm năng lực ...................................................................................... 18

2.1.2 Cấu trúc năng lực ......................................................................................... 19

2.1.3 Năng lực GQVĐ của sinh viên ..................................................................... 22

2.1.3.1 Một số khái niệm ................................................................................... 22

2.1.3.2 Năng lực GQVĐ của sinh viên .............................................................. 23

2.1.3.3 Cấu trúc năng lực GQVĐ của sinh viên ................................................ 24

2.1.3.4 Các biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên ......................... 25

2.1.3.5 Đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên ............................................ 26

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................................. 31

2.2.1 Điều tra thực tiễn .......................................................................................... 31

2.2.2 Mục đích điều tra .......................................................................................... 31

2.2.3 Đối tượng điều tra: ....................................................................................... 31

Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

2

2.2.4 Phương pháp điều tra ................................................................................... 31

2.2.5 Kết quả điều tra ............................................................................................ 31

2.2.5.1 Tỉ lệ VLĐC trong trong khối kiến thức đại cương ................................ 31

2.2.5.2 Vai trò của VLĐC trong chuyên ngành đào tạo .................................... 32

2.2.5.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành ............ 36

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN

THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VLĐC NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

GQVĐ CHO SINH VIÊN ........................................................................................... 39

3.1 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG VLĐC ................... 39

3.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC TRONG VLĐC ...................... 43

3.2.1 Tiến trình PBL .............................................................................................. 43

3.2.2 Xây dựng tình huống có vấn đề trong PBL .................................................. 45

3.2.2.1 Tình huống có vấn đề gắn với ngành CNTP ......................................... 45

3.2.2.2 Tình huống có vấn đề gắn với ngành Điện – Điện tử ........................... 45

3.2.2.3 Tình huống có vấn đề gắn với ngành Cơ khí ........................................ 45

3.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................................................... 46

3.4 THẢO LUẬN .......................................................................................................... 59

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 62

Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

3

0. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục thế kỷ 21 chịu tác động của nhiều yếu tố, ví dụ như: Sự phát triển

nhanh chóng của khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, sự tương tác ở mức

độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, nhu cầu tự khẳng định của từng cộng

đồng, vùng, lãnh thổ, quá trình toàn cầu hoá... Các yếu tố trên đã dẫn đến nhiều biến

đổi trong hệ thống giáo dục. Một trong những sự thay đổi đó là sự thay đổi của mục

tiêu giáo dục: Từ chủ yếu trang bị kiến thức và kĩ năng sang hình thành năng lực,

phẩm chất nhân cách của người học. Từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục thì phương pháp

giáo dục cũng phải thay đổi theo. Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều

công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng

khác nhau. Một xu hướng đổi mới cơ bản đó là phát huy tính tích cực, tự lực, chủ

động, sáng tạo của người học, chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh.

Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi, khám phá. Tạo điều kiện cho học

sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo được xác định trong nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI “Tiếp tục

đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền

thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến

khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát

triển năng lực; Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; Đẩy mạnh ứng dụng

công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Định hướng này chỉ rõ phát

triển năng lực là nhiệm vụ cấp thiết của nền giáo dục hiện đại.

Phân loại năng lực là một vấn đề phức tạp. Kết quả phụ thuộc vào quan điểm và

tiêu chí phân loại. Theo hướng tiếp cận thiết kế chương trình của nhiều nước thì năng

lực phân làm hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Để giúp cá nhân có thể

sống, làm việc và tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và nhiều bối cảnh khác

nhau của đời sống xã hội luôn biến đổi thì cần phải hình thành các năng lực chung.

Không chỉ nhiều môn học, mà các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, gia đình,

Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

4

các đoàn thể, xã hội cũng hướng tới năng lực chung. Vì thế các nước gọi là năng lực

xuyên chương trình. Còn năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và

phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các

loại hình hoạt động. Năng lực GQVĐ (năng lực GQVĐ) là một trong những năng lực

cốt lõi thuộc nhóm năng lực chung, cần thiết cho mỗi con người trong học tập và trong

cuộc sống.

Kiến thức Vật lí ở mức phổ thông chủ yếu là kiến thức Vật lí cổ điển với việc

áp dụng chủ yếu phương pháp nhận thức thực nghiệm. Các phương thức hoạt động

nhận thức học tập theo cách thức GQVĐ cần phải được xây dựng không những tuân

theo những bước cơ bản của hoạt động khoa học mà còn phải chú trọng đến diễn biến

tâm lí của quá trình nhận thức như: kích thích hoạt động nhận thức của SV bằng tình

huống có vấn đề; Hình thành vấn đề nhận thức; Đề xuất các giả thuyết; Xây dựng các

phương án kiểm chứng giả thuyết; Thực hiện một cách thực tế thí nghiệm kiểm chứng

hoặc bác bỏ giả thuyết; Rút ra kết luận và phát biểu kiến thức. Ở bậc Đại học, SV khối

kĩ thuật đã được trang bị kiến thức cơ bản về Vật lí phổ thông, tuy nhiên do cách học

còn thụ động, chỉ thuộc các định nghĩa, khái niệm, công thức và áp dụng để làm bài

tập chứ chưa thật sự hiểu bản chất vấn đề, các kĩ năng tìm tòi khám phá và GQVĐ có

liên quan đến kiến thức môn học cũng chưa được hình thành. Một phần là do cách dạy

truyền thống của giảng viên, thêm nữa là do áp lực thi cử nên không có điều kiện tiếp

xúc với các mô hình dạy học hiện đại. Hơn nữa trong đánh giá thang điểm hết môn

cũng phân chia trọng số với 20% là điểm chuyên cần và thái độ học tập, 20% là điểm

kiểm tra giữa kỳ, 60% là điểm thi cuối kỳ, và không có điểm đánh giá quá trình thực

hiện nhiệm vụ cũng như tham gia học tập GQVĐ có trong thực tiễn thông qua bài học.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung học phần VLĐC trong chương trình

khung dành cho SV các ngành không chuyên Vật lí, chúng tôi nhận thấy có nhiều kiến

thức rất hữu ích và có thể ứng dụng vào việc bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề

thực tiễn cho SV, phù hợp với chủ trương, chính sách của hệ thống giáo dục ở nước ta

hiện nay, chuyển từ mục tiêu đào tạo kiến thức sang bồi dưỡng năng lực cần thiết cho

SV. Từ những nhu cầu đó, đề tài đã được lên ý tưởng nghiên cứu Một số biện pháp

nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên trong dạy học VLĐC. Sản phẩm do đề

tài tạo ra là những sản phẩm quan trong có ý nghĩa cả về lĩnh vực nghiên cứu khoa học

và yêu cầu của thực tiễn.

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

5

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên

khối kĩ thuật trong dạy học VLĐC.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Sinh viên khối kĩ thuật của BVU

Một số nội dung kiến thức của VLĐC

4. Giả thuyết khoa học

Dựa trên cơ sở lý luận của năng lực GQVĐ, Dạy học trên cơ sở vấn đề cùng

việc phân tích một số nội dung kiến thức của VLĐC thì có thể thiết kế tiến trình dạy

học bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận về cấu trúc năng lực GQVĐ của sinh viên, dạy học trên cơ

sở vấn đề.

- Điều tra thực trạng về dạy và học VLĐC, về năng lực GQVĐ của sinh viên.

- Phân tích đặc điểm một số nội dung kiến thức VLĐC

- Đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên

- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động Dạy học trên cơ sở vấn đề để bồi dưỡng

năng lực GQVĐ của sinh viên.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm các tiến trình đã thiết kế để đánh giá tính khả

thi và hiệu quả của nó đối với việc phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn gắn với chuyên

ngành của sinh viên.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tìm hiểu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học hiện đại, lý luận dạy học đại

học, lí luận về phát triển chương trình đào tạo đại học theo chuẩn đầu ra, dạy học theo

định hướng phát triển năng lực, năng lực GQVĐ, cấu trúc năng lực GQVĐ cho sinh

viên, Dạy học trên cơ sở vấn đề ở bậc đại học.

Nghiên cứu các bài báo, luận văn, luận án, sách, internet, ấn phẩm...có liên

quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài.

Nghiên cứu chương trình, tài liệu dạy học một số nội dung kiến thức VLĐC.

6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

6

Với sinh viên: Điều tra kiến thức đầu vào của sinh viên năm nhất về việc học

Vật lý nói chung;

Với Giảng viên: Điều tra tình hình giảng dạy Vật lý đại cương nói chung; Điều

tra về vai trò của Vật lý đại cương trong chuyên ngành thông qua các giáo viên giảng

dạy các môn cơ sở và chuyên ngành; mong muốn đóng góp của Vật lý đại cương cho

chuyên ngành; Điều tra giáo viên áp dụng các mô hình dạy học tích cực vào trong

giảng dạy.

6.3. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi và lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan tới việc bồi dưỡng

năng lực GQVĐ cho sinh viên; Dạy học trên cơ sở vấn đề ở bậc đại học.

6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Nhằm kiểm định giả thuyết, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy

học đã soạn thảo đối với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành của

sinh viên.

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

7

Chương 1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực

Trên thế giới, thuật ngữ “Năng lực” được nhiều tác giả nghiên cứu và dùng với

nhiều từ như: Ability, Competence, Captitude, Capability, Efficiency, Potentiality,

Competency, Literacy...Mỗi thuật ngữ lại được định nghĩa khác nhau theo các khía

cạnh, tùy vào từng lĩnh vực, tình huống hay ngữ cảnh.

Thuật ngữ “năng lực – competence” lần đầu tiên xuất hiện trong một bài viết

của R.W. White vào năm 1959 như một khái niệm về “động lực thực hiện” [9]. Ông

cho rằng các lí thuyết về động lực được xây dựng trên các ràng buộc trước kia không

thể tạo ra thái độ hứng thú, muốn tìm tòi khám phá của người học. Với thuật ngữ mới

về năng lực này đã thực sự thúc đẩy quá trình học tập của người học thông qua sự

tương tác với môi trường sống.

Phong trào “Năng lực nghề nghiệp” được khởi xướng bởi Nhà tâm lí học người

Mĩ David C. McClelland qua bài báo “Kiểm tra năng lực hơn là kiểm tra trí thông

minh” xuất bản năm 1973 đã làm dậy sóng các luồng ý kiến tranh luận của các nhà

làm chuyên môn lẫn dư luận thời đó [10]. Ông cho rằng các trường học chỉ kiểm tra

đầu vào của người học thông qua kiểm tra năng khiếu và trí thông minh là không

thuyết phục. Ông cũng đã đưa ra năm vấn đề chính: các lớp học ở trường không dự

đoán được thành công trong nghề nghiệp; kiểm tra trí thông minh và kiểm tra năng

khiếu không dự đoán được thành công trong nghề nghiệp hoặc các kết quả quan trọng

khác trong cuộc sống; việc kiểm tra học thuật chỉ dự đoán được sự hoàn thành công

việc do mối quan hệ với tình trạng xã hội; kiểm tra như vậy sẽ không công bằng đối

với các dân tộc thiểu số; kiểm tra năng lực để dự đoán các hành vi, thái độ sẽ tốt hơn

so với các bài kiểm tra truyền thống. Ông cũng đã nghiên cứu và đề xuất sáu nguyên

tắc kiểm tra năng lực, đó là: hình thức kiểm tra tốt nhất là dựa vào các tiêu chí; kiểm

tra phải được thiết kế để phản ánh những thay đổi ở những điều cá nhân được học; làm

sao để các bài kiểm tra có đặc trưng riêng này phải được công khai, minh bạch; kiểm

tra nên đánh giá năng lực liên quan đến kết quả trong cuộc sống (đọc, viết, tính toán);

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

8

kiểm tra nên có liên quan đến người học cũng như hành vi, thái độ thể hiện của họ;

kiểm tra nên trưng cầu ý kiến để đưa ra tổng quan kết quả hành động khác nhau. Từ

công trình nghiên cứu của McClelland, sau này đã được phổ biến rộng rãi bởi Richard

Boyatzis [11] và nhiều người khác, như Gilbert T.F. [12]. Việc sử dụng thuật ngữ này

rất khác nhau nên đã dẫn đến nhiều sự hiểu lầm đáng kể. Điển hình như nhóm tác giả

Barrett G.V và Depinet R.L [13] qua nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự hạn chế của việc

kiểm tra năng lực thay vì kiểm tra trí thông minh, mặc dù báo cáo trên đã có một sự

ảnh hưởng rất lớn từ những khẳng định của McClelland.

Khi nghiên cứu về năng lực, một số tác giá như Binet và Simon T., Rudich

P.A., Covaliov A.G định nghĩa năng lực là phẩm chất của cá nhân, trong đó Covaliov

A.G coi năng lực là đặc điểm tâm lí cá nhân có liên quan đến kết quả hoàn thành tốt

một hoạt động nhất định [14], [15]. Những quan điểm này cho thấy năng lực là khả

năng bên trong (chất lượng tâm lí và sinh lí) của mỗi con người để đạt được một hoạt

động nhất định.

Nhóm tác giả Rogiers X., T. Lobanova và Yu Shunin [16], [17] lại dựa trên

thành phần cấu trúc của năng lực để xác định năng lực. Các quan điểm của nhóm này

cho thấy năng lực bao gồm các kĩ năng, chẳng hạn: “Năng lực là tập hợp các kĩ năng

ảnh hưởng đến nội dung của một tình huống nhất định để GQVĐ do tình huống đó

gây ra”. T. Lobanova và Yu Shunin nhấn mạnh rằng thuật ngữ “năng lực” và “kĩ

năng” không nên coi là từ đồng nghĩa, bởi vì kĩ năng thể hiện khả năng thực hiện các

hành động nhận thức hoặc hành vi một cách thành thạo, chính xác và thích ứng với

các điều kiện thay đổi, trong khi đó năng lực là một hệ thống các hành động phức tạp,

bao gồm các năng lực và các thành phần không nhận thức (thái độ, động cơ, cảm xúc,

giá trị và đạo đức).

Nhóm tác giả Erpenbeck, John và Lutz von, Weinert, Thomas Armstrong [18],

[19], [20] lại dựa trên nguồn gốc của năng lực để định nghĩa năng lực và đều xác

nhận rằng năng lực được hình thành từ các hoạt động và thông qua hoạt động, năng

lực có thể được hình thành và phát triển. Đồng quan điểm với nhóm này còn có

Chương trình giáo dục của New Zealand, Dự án Deseco (2002)… DESECO

(Definition and Selection of Competencies: theoretical and conceptual foundations) do

OECD tổ chức dưới dạng một dự án nghiên cứu về những năng lực cần thiết cho các

cá nhân để đối phó với những thách thức quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau của

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

9

cuộc sống, đã xác định: năng lực như một hệ thống các cấu trúc tinh thần bên trong và

khả năng huy động các kiến thức, kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành và thái độ,

cảm xúc, giá trị, đạo đức, động lực của một người để thực hiện thành công các hoạt

động trong một bối cảnh cụ thể. DeSeCo nhấn mạnh, mặc dù kiến thức và kĩ năng

nhận thức là những yếu tố quan trọng, nhưng cần chú ý đến các thành phần khác như

động lực, giá trị cá nhân và đạo đức xã hội khi tiếp cận năng lực.

Từ điển trực tuyến của Oxford định nghĩa năng lực là khả năng làm một việc

nào đó thành công và hiệu quả [21]. Còn theo từ điển trực tuyến của Cambridge định

nghĩa năng lực là một kĩ năng quan trọng cần thiết để thực hiện một công việc [22].

Trong từ điển kinh doanh định nghĩa năng lực là một nhóm các khả năng, kiến thức và

kĩ năng liên quan cho phép một người hay một tổ chức hành động hiệu quả trong một

công việc hoặc một tình huống cụ thể [23].

Theo tác giả Franz E. Weinert Max Planck, năng lực là một thuật ngữ được sử

dụng cả về mặt khoa học lẫn ngôn ngữ hàng ngày (nghe, nói, đọc, viết). Khái niệm về

năng lực đề cập đến cá nhân hoặc liên quan đến cá nhân, là sự phù hợp của các điều

kiện ban đầu để hoạt động hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa. Năng lực

có thể được hiểu là khả năng trí tuệ, đó là nguồn nhận thức chung của một cá nhân để

làm chủ các nhiệm vụ đầy thử thách ở các nội dung khác nhau để thu được những kiến

thức cần thiết và đạt hiệu quả cao [24].

Trong tâm lí học, người ta định nghĩa khái niệm năng lực là khả năng đọc hiểu,

khả năng toán học và năng lực khoa học trong từng ngữ cảnh. Năng lực phải được thực

hiện bằng cách học và trải nghiệm ở từng tình huống liên quan tới lĩnh vực cụ thể như

đánh giá qua kết quả học tập cá nhân hay đánh giá việc học ngoài trường, ngoài lớp.

Đó là quá trình mà các nhà giáo dục tạo ra nhằm tạo cho người học chiếm lĩnh các

kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động [25].

Như vậy, với cùng một thuật ngữ năng lực nhưng tùy vào điều kiện, bối cảnh,

lĩnh vực khác nhau mà các tác giả lại đưa ra những khái niệm khác nhau và diễn đạt

bằng những ngôn ngữ khác nhau. Để phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài, đề tài

thống nhất sử dụng thuật ngữ Competency để mô tả năng lực.

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

10

1.1.2 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ và cấu trúc

năng lực GQVĐ

Dựa trên các thiết kế khung năng lực của từng quốc gia, năng lực thường được

phân thành hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Các nhà tuyển dụng hoạt

động trong thị trường lao động toàn cầu hiện đang tìm kiếm những ứng viên không chỉ

có năng lực ngành nghề chuyên biệt mà còn có cả năng lực chung. Nghiên cứu về năng

lực chung bắt đầu một cách nghiêm túc vào những năm 1980. Nhóm tác giả Jolee

Young và Elaine Chapman đã nghiên cứu, xem xét các khung năng lực chung ban đầu

được phát triển ở một số nước tiêu biểu như Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Canada,

Vương quốc Anh, một số quốc gia Châu Âu và đưa ra kết luận rằng có sự những khác

biệt trong từng quốc gia, từng khu vực [26].

1.1.2.1 Các nghiên cứu về năng lực GQVĐ

Năng lực GQVĐ (GQVĐ) là một trong những năng lực chung cơ bản cần thiết

cho mỗi người để có thể tồn tại trong xã hội ở mọi thời đại. Vì vậy, việc hình thành và

phát triển năng lực này cho người học là thực sự cần thiết.

Đã có rất nhiều các nghiên cứu lí thuyết về GQVĐ, tiêu biểu như công trình của

nhóm tác giả Duncker, Karl, Lees, Lynne S. (1945) về “GQVĐ” [27]; Newell, A. và

Simon (1972) về “GQVĐ con người” [28]; Linda Flower (1981) với “Chiến lược

GQVĐ Viết” [29]… Nhóm tác giả Duncker, Karl, Lees, Lynne S. với lập luận rằng

một vấn đề sẽ nảy sinh khi một người đặt ra mục tiêu nhưng không biết cách đạt được

mục tiêu đó. Bất cứ khi nào người ta không thể đi từ tình huống đã cho đến tình huống

mong đợi bằng hành động, thế thì phải dựa vào suy nghĩ. Trong các môn học của sinh

viên các trường Đại học hoặc cao đẳng đưa ra nhiều vấn đề tư duy khác nhau thì đặt ra

yêu cầu cần phải suy nghĩ, động não hướng đến vấn đề để GQVĐ, thể hiện qua hành

động và lời nói của họ.

Theo PISA, năng lực GQVĐ được hiểu là “sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ

năng, thái độ, xúc cảm, động cơ của người học để giải quyết các tình huống thực tiễn

trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp không có sẵn ngay lập tức” [30].

OECD cho rằng: “Năng lực GQVĐ là khả năng một cá nhân tham gia vào quá

trình nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề, mà ở đó người học

chưa có thể tìm ngay ra giải pháp một cách rõ ràng. Nó bao gồm cả thái độ sẵn sàng

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

11

tham gia vào các tình huống có vấn đề để trở thành một công dân có tinh thần xây

dựng và tự suy nghĩ” [31].

Bài báo của tác giả Carmen M. Laterell với tựa đề “Năng lực GQVĐ là gì?” đã

chỉ ra nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định GQVĐ như "tham gia vào một nhiệm vụ mà

các phương pháp, giải pháp chưa được biết đến”. [32]

Định nghĩa PISA 2012 về năng lực GQVĐ dựa trên những ý nghĩa chung được

chấp nhận của vấn đề và GQVĐ như sau: năng lực GQVĐ là một năng lực riêng lẻ để

tham gia vào quá trình xử lý nhận thức để hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề

trong đó phương pháp giải pháp không rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào

các tình huống như vậy để thể hiện như một công dân biết suy nghĩ và có ích cho cộng

đồng. [33]

Bài báo về “Các năng lực phức hợp: GQVĐ trong thế kỉ 21” [34] trình bày quan

điểm GQVĐ như một tập hợp các kỹ năng, kiến thức và khả năng cần thiết để giải

quyết hiệu quả các tình huống không thường xuyên phức tạp trong các lĩnh vực khác

nhau. Điều này bao gồm các khía cạnh nhận thức của việc GQVĐ, chẳng hạn như lý

luận nguyên nhân, xây dựng mô hình, quy tắc và tích hợp thông tin. Những khả năng

này được bao phủ tương đối tốt bởi các thử nghiệm hiện tại và liên quan đến các lý

thuyết hiện có. Tuy nhiên, các thành phần không nhận thức, chẳng hạn như động lực,

tự điều chỉnh và các kỹ năng xã hội, rõ ràng rất quan trọng để GQVĐ thực tế chỉ mới

bắt đầu được đưa vào đánh giá. Nhóm tác giả kết luận rằng hiện tại không có công cụ

đánh giá duy nhất nào nắm bắt được năng lực GQVĐ một cách toàn diện và một số

thách thức phải được vượt qua để bao quát một cách hiệu quả chiều rộng này. Nghiên

cứu về một số thành phần quan trọng của việc GQVĐ vẫn chưa được phát triển và sẽ

cần được mở rộng trước khi nhận được sự hiểu biết thấu đáo, được hỗ trợ khoa học về

GQVĐ trong thế giới thực.

1.1.2.2 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ

Carmen M. Laterell cũng đã nghiên cứu việc kiểm tra kĩ năng GQVĐ của sinh

viên trong chương trình giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực và kết quả cho

thấy rằng sinh viên có sự hào hứng, có khả năng giao tiếp tốt, có sự linh hoạt và muốn

khám phá ở mức độ cao hơn nhiều so với các sinh viên học theo phương pháp truyền

thống [35].

Page 15: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

12

Nhóm tác giả Randall E. Schumacker và T. Mark Beasley (2000) cũng đã

nghiên cứu và đưa ra nhận định rằng giáo viên cần cung cấp cho sinh viên các vấn đề

thật hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để khám phá các giải pháp của sinh viên và

khuyến khích sinh viên thảo luận trong lớp, trình bày cách tiếp cận của họ để giải

quyết một vấn đề [36]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sau khi so sánh điểm kiểm tra ở

lớp thực nghiệm thì thấy cao hơn lớp đối chứng vì lớp thực nghiệm đã được học các

chiến lược GQVĐ.

Các nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong những năm gần

đây cũng phải kể đến công trình của các tác giả Zsuzsánna Lengyel, Klára Bereczky

(2010) với “Năng lực GQVĐ ở bậc đại học” [37]. Các kết quả nghiên cứu đã chứng

minh cho giả thuyết nghiên cứu ban đầu, tức là khả năng hiểu biết cảm xúc của giáo

viên và sinh viên càng cao thì khả năng đạt được hiệu quả và giải quyết thành công các

tình huống trong xã hội thế kỷ 21 càng cao. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp cho

cả đào tạo giáo viên và thiết lập một mô hình chương trình giảng dạy cập nhật để phát

triển năng lực cảm xúc và tư duy sáng tạo cho sinh viên trong giáo dục đại học.

1.1.2.3 Các nghiên cứu về cấu trúc năng lực GQVĐ

Đã có nhiều tác giả, các tổ chức giáo dục đưa ra cấu trúc năng lực GQVĐ với

các mục đích khách nhau. Theo tác giả Bransford J.D. và Stein B.S. (1984) trong cuốn

sách “Người GQVĐ lí tưởng” đã đưa ra các thành tố của năng lực GQVĐ là: 1) Nhận

diện vấn đề; 2) Tìm hiểu cặn kẽ những khó khăn; 3) Đưa ra một giải pháp; 4) Thực

hiện giải pháp; 5) Đánh giá hiệu quả việc thực hiện [38].

Heller đã sử dụng khung năng lực GQVĐ trong dạy học Vật lí theo các bước: 1)

Tập trung vào vấn đề; 2) Mô tả vật lý; 3) Lên kế hoạch cho giải pháp; 4) Thực hiện kế

hoạch và 5) Đánh giá câu trả lời [23]. Khung này sử dụng rõ ràng kiến thức khái niệm

trong bước 1, bước 2 và kết nối trực tiếp kiến thức đó để thể hiện vấn đề ở bước 3.

Mặc dù vậy, các công trình trên chỉ nêu lên khung năng lực GQVĐ mà không đề cập

đến các chỉ số hành vi năng lực cũng như các mức độ yêu cầu của các hành vi đó đối

với người học.

Page 16: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

13

1.2 Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Các nghiên cứu về năng lực

Đã có nhiều tác giả ở Việt Nam nghiên cứu về phạm trù năng lực, nhất là trong

bối cảnh hiện nay khi ngành giáo dục đang bước vào công cuộc đổi mới, chuyển từ

giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận theo năng lực.

Trong tài liệu về “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” của Bộ Giáo dục

và Đào tạo gần đây nhất [39] đã định nghĩa: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình

thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con

người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như

hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết

quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa năng lực là “đặc điểm của cá

nhân thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc

chắn – một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất

về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân” [40].

Khi bàn về giáo dục định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề bồi dưỡng

sư phạm, tác giả Nguyễn Văn Tuấn đưa ra cách hiểu về năng lực là: “khả năng thực

hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong

những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên

cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [41].

Đây cũng là cách hiểu của nhóm tác giả Đỗ Hương Trà và cộng sự trong cuốn sách:

Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh [42].

Hội thảo “Dạy học Vật lí theo định hương phát triển năng lực” tổ chức năm

2016 tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội [43] cũng đã qui tụ được rất nhiều công

trình nghiên cứu có chất lượng đến từ các nhà khoa học, các giảng viên, nghiên cứu

sinh, thạc sĩ và được Hội đồng các Tiểu ban đánh giá rất cao. Nội dung Hội thảo tập

trung vào các chủ đề chính như: định hướng đổi mới trong dạy học Vật lí; Dạy học Vật

lí theo định hướng phát triển năng lực; Đổi mới sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy

học Vật lí và thực tiễn đổi mới dạy học Vật lí ở trường phổ thông, tiêu biểu như các

công trình của tác giả Vũ Thanh Khiết [44], Nguyễn Ngọc Hưng [45], Nguyễn Xuân

Thành [46], Phạm Xuân Quế [47], Nguyễn Văn Biên [48] v.v.

Page 17: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

14

Một số luận án tiến sĩ gần đây nhất (đã bảo vệ thành công) nghiên cứu theo

hướng phát triển, tiếp cận năng lực trên đối tượng là sinh viên với nhiều lĩnh vực khác

nhau và đã thu được một số kết quả nhất định, tiêu biểu như luận án “Quản lí đào tạo

nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận năng lực cho sinh viên các trường Đại học vùng đồng

bằng sông Hồng” của tác giả Lê Hồng Hạnh (2018) [49];“Xây dựng và sử dụng bài tập

trong dạy học giáo dục học theo hướng phát triển năng lực dạy học cho sinh viên cao

đẳng sư phạm” của tác giả Nguyễn Thị Tím Huế (2018) [50]; “Dạy học Tâm lí học du

lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên” của tác giả Nguyễn

Giang Nam (2018) [51]; “Đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên

Đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Trà (2018)

[52]; “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên đại học kĩ thuật thông qua dạy

học hóa học hữu cơ” của tác giả Đinh Thị Hồng Minh (2013) [53]. “Bồi dưỡng năng

lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý” của tác giả Nguyễn Thị

Thanh Vân (2019) [54], “Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho

sinh viên sư phạm ở trường Đại học” của tác giả Lê Thị Kim Loan (2019) [55] v.v.

Có thể thấy rằng, dù cách phát biểu về năng lực có khác nhau về câu chữ,

nhưng các tác giả đều có quan điểm chung là: nói đến năng lực là phải nói đến khả

năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết và hiểu. Hành động “làm” hay

“thực hiện” ở đây phải gắn với ý thức và thái độ, phải có kiến thức, kĩ năng, chứ

không phải làm một cách máy móc, mù quáng [56].

1.2.2 Các nghiên cứu về năng lực GQVĐ

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực GQVĐ, điển hình như các tác

giả: Từ Đức Thảo [57], Nguyễn Cảnh Toàn [58], Phạm Thị Phú [59], Ngô Văn Hoan

[60]...

Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, GQVĐ là “hoạt động trí tuệ, được coi là trình

độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả năng lực trí tuệ của cá

nhân. Để GQVĐ, chủ thể cần huy động trí nhớ, tri giác, lí luận, khái niệm hóa, ngôn

ngữ đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng

kiểm soát được tình thế”.

Tác giả Từ Đức Thảo cho rằng, khi GQVĐ, người học phải dựa vào kiến thức

và kinh nghiệm tích lũy, tiến hành lí luận để tìm câu trả lời, và cũng bằng lí luận,

Page 18: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

15

người học có thể tạo ra ý tưởng mới. Vì vậy, GQVĐ cho phép người học vừa học vừa

thực hành tư duy. Suy nghĩ và GQVĐ có liên quan chặt chẽ với nhau – suy nghĩ để

GQVĐ, và thông qua GQVĐ để phát triển tư duy.

1.2.3 Các nghiên cứu về dạy học với việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ và cấu trúc

năng lực GQVĐ

Là một trong những thành phần của năng lực, do đó bồi dưỡng năng lực GQVĐ

hiện đã và đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về lí thuyết lẫn thực tiễn,

điển hình như công trình của các tác giả: Đỗ Hương Trà, Phạm Thị Thủy [61, 62],

Phạm Thị Phú, Nguyễn Lâm Đức [63], Quách Nguyễn Bảo Nguyên, Dương Đức Giáp,

Nguyễn Hoàng Anh [64], Phan Anh Tài [65], Nguyễn Thị Lan Phương [66]...

Các nghiên cứu này chỉ ra quan niệm chung về năng lực GQVĐ, xác định các

thành tố của năng lực GQVĐ và tập trung xây dựng đề xuất bộ công cụ đánh giá năng

lực GQVĐ của học sinh ở trường phổ thông.

Nhóm tác giả Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017) cũng đã nghiên

cứu quy trình thiết kế thang đo năng lực GQVĐ của học sinh gồm ba bước: xây dựng

thang đo năng lực GQVĐ, xây dựng các công cụ đánh giá năng lực GQVĐ trong dạy

học dự án, kiểm định độ giá trị của thang đo và các công cụ đánh giá. Các công cụ

đánh giá thông qua dạy học dự án đã được thiết kế để bám sát các tiêu chí trong thang

đo và đảm bảo đánh giá được tất cả các biểu hiện của năng lực GQVĐ [67].

Trong bài báo đăng tạp chí Quốc tế của Phan Thị Thanh Hội và cộng sự (2018)

[68] đã đề xuất quy trình phát triển năng lực GQVĐ bốn bước và minh họa bốn bước

đó bằng cách sử dụng các tình huống có vấn đề trong dạy học Sinh học ở Việt Nam

với các hành động cụ thể để giúp giáo viên học tập và thực hành trong giảng dạy Sinh

học nói riêng và các môn học nói chung để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông

mới. Đó là: khám phá và phát hiện vấn đề, hình thành giả thuyết, lập kế hoạch và

GQVĐ, đánh giá giải pháp GQVĐ và kết luận.

Với đối tượng là sinh viên, tuy các nghiên cứu không nhiều và đa dạng như khi

nghiên cứu trên đối tượng là học sinh, nhưng cũng đã có một số công trình nghiên cứu

có giá trị khi đề cập đến năng lực GQVĐ cho sinh viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tiêu biểu như tác giả Nguyễn Thị Kim Chung (2018) với nghiên cứu “Đề xuất một số

biện pháp phát triển năng lực GQVĐ cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Nghệ

Page 19: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

16

An” [69] đã đề xuất năm biện pháp, đó là: 1) Nâng cao nhận thức về năng lực GQVĐ

cho sinh viên; 2) Hình thành thái độ tích cực nâng cao năng lực GQVĐ cho sinh viên;

3) Đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực GQVĐ trong học

tập cho sinh viên; 4) Vận dụng bài tập trong dạy học để nâng cao năng lực GQVĐ cho

sinh viên; 5) Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên.

Tác giả Thân Thị Hoa (2016) với nghiên cứu “Xây dựng quy trình đánh giá

năng lực GQVĐ của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Tây trong học tập học

phần Tâm lí học đại cương” [70] cũng đã đề xuất được quy trình kiểm tra, đánh giá

năng lực GQVĐ của sinh viên với năm bước: 1) Xác định năng lực cần đánh giá; 2)

Xác định các thành tố của năng lực GQVĐ; 3) Xác định các chỉ số hành vi của năng

lực GQVĐ; 4) Xác định các tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ; 5) Xác định chủ đề học

tập của học phần Tâm lí học đại cương. Tác giả cũng chỉ ra ba bước cơ bản để xây

dựng và lựa chọn công cụ, kĩ thuật, phương pháp đánh giá năng lực GQVĐ, đó là: lựa

chọn phương pháp đánh giá, xây dựng và lựa chọn bộ công cụ đánh giá, và xác định

các kĩ thuật đánh giá.

Ngoài ra, còn có một số tác giả như: Thái Thị Nga (2017) đã nghiên cứu và chỉ

ra được những cơ hội có thể phát triển năng lực GQVĐ cho sinh viên đại học sư phạm

Toán thông qua giảng dạy học phần Đại số sơ cấp với một số bài toán minh họa cụ thể

[71]; tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải (2019) với luận án tiến sĩ “Đánh giá năng lực

GQVĐ của sinh viên trong dạy học phần Triết học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lênin ở các Trường Đại học, Cao đẳng hiện nay” [72]; tác giả Nguyễn Thị Mai

Lan (2019) với luận án tiến sĩ “Dạy học định hướng phát triển năng lực sáng tạo kĩ

thuật cho sinh viên sư phạm kĩ thuật” [73].

Trong luận án tiến sĩ “Tổ chức dạy học dự án trong dạy học VLĐC nhằm phát

huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển tư duy kỹ thuật của sinh viên ngành kỹ thuật”

của tác giả Nguyễn Thanh Nga (2014), mặc dù không đề cập tới một cách tường minh

về năng lực GQVĐ nhưng lại giải quyết rất tốt năng lực GQVĐ của các kiến thức

chuyên ngành khi dạy Vật lý đại cương. Tuy nhiên, đề tài chưa xác định được cụ thể

mức độ phát triển và đánh giá được năng lực GQVĐ của mỗi sinh viên qua từng giai

đoạn thực hiện dự án.

Nhìn chung, các công trình trên đều tập trung nghiên cứu về năng lực GQVĐ,

đề xuất các biện pháp và qui trình kiểm tra, đánh giá nhằm bồi dưỡng cho học sinh,

Page 20: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

17

sinh viên về năng lực GQVĐ. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh

viên thì hiện nay chúng tôi chưa thấy có công trình nào đề cập một cách đầy đủ và chi

tiết.

1.2.4 Cấu trúc năng lực GQVĐ của sinh viên

Nguyễn Thanh Nga và cộng sự xây dựng cấu trúc năng lực GQVĐ thực tiễn

trong dạy học tích hợp gồm sáu thành tố, đó là: 1) Năng lực phát hiện vấn đề thực tiễn;

2) Năng lực phân tích bối cảnh và phán đoán nguyên nhân; 3) Năng lực đề xuất và lựa

chọn giải pháp tối ưu; 4) Năng lực thực hiện giải pháp; 5) Năng lực đánh giá kết quả;

6) Năng lực lưu kết quả và chia sẻ cộng đồng [74].

Tác giả Đỗ Hương Trà và cộng sự đã đưa ra một số năng lực chủ yếu có thể phát

triển trong dạy học Vật lí, trong đó có năng lực GQVĐ và phân tích cấu trúc của năng

lực này theo bốn thành tố: 1) Năng lực tìm hiểu vấn đề; 2) Năng lực đề xuất giải pháp

GQVĐ; 3) Năng lực thực hiện giải pháp GQVĐ; 4) Năng lực đánh giá và phản ánh

giải pháp, xây dựng vấn đề mới [56].

Trong nghiên cứu về “Phát triển năng lực phát hiện và GQVĐ kĩ thuật cho sinh

viên đại học”, tác giả Ngô Văn Hoan đã xác định GQVĐ gồm tám khâu: 1) Xác định

vấn đề; 2) Thu thập và phân tích thông tin; 3) Biểu đạt vấn đề; 4) Đề ra giả thuyết; 5)

Đánh giá hậu quả của các giải pháp; 6) Chứng minh giả thuyết; 7) Kiểm chứng giả

thuyết; 8) Vấn đề được giải quyết - kết luận [60].

Mặc dù cấu trúc năng lực GQVĐ được các tác giả đưa ra tuy có khác nhau đôi

chút về ngữ nghĩa và các bước thực hiện nhưng về cơ bản là tương tự nhau (về mục

đích, ý nghĩa của chúng). Dựa trên các bước GQVĐ đã nêu, chúng tôi tin rằng để phát

triển năng lực GQVĐ, sinh viên cần được bồi dưỡng các năng lực cơ bản, đó là: tìm

hiểu vấn đề, đề xuất giải pháp GQVĐ, thực hiện giải pháp GQVĐ, đánh giá và phản

ánh giải pháp, xây dựng vấn đề mới.

Vậy vấn đề nghiên cứu đặt ra là: - Cấu trúc NLGQVĐ của SV trong dạy học một

số nội dung kiến thức VLĐC sẽ được xác định như thế nào? Những giải pháp nào có

thể bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học VLĐC?

Page 21: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

18

Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC DẠY

HỌC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GQVĐ CHO SINH VIÊN

2.1 Bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên

2.1.1 Khái niệm năng lực

Như đã trình bày trong phần tổng quan, phạm trù năng lực có một nghĩa rất rộng

và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Để tìm ra một khái niệm chung nhất cho

năng lực là một việc rất khó khăn vì có những năng lực dựa trên tính tổng thể để định

nghĩa và xác định thông qua các biểu hiện của năng lực, nhưng cũng có những năng

lực dựa vào việc mô tả tiến trình thực hiện các hành động cấu thành năng lực.

Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển một hoạt động, gắn liền

và thuộc về hoạt động cụ thể đó. Người có năng lực thể hiện: có kiến thức, hiểu biết về

loại hay lĩnh vực hoạt động nào đó; biết cách tiến hành hoạt động có hiệu quả và đạt

kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương

pháp thực hiện hành động, sự lựa chọn các giải pháp phù hợp... và các điều kiện

phương tiện để đạt mục đích); sẵn sàng hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt hiệu

quả trong những điều kiện thực tế hay hoàn cảnh thay đổi. Tuy nhiên năng lực của con

người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn là được hình thành và phát

triển thông qua quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động nghề nghiệp. Giáo dục và

đào tạo có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực của con người để họ có thể tham

gia vào hoạt động xã hội một cách hiệu quả.

Ở đây, đề tài hiểu khái niệm năng lực theo nghĩa là: Năng lực là cấu trúc phức

hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và

trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hoặc công việc trong những tình

huống xác định.

Dạy học với việc bồi dưỡng năng lực là sự tích hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa

các kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học đã có hoặc có thể tiếp thu để giải quyết

thành công và có trách nhiệm các vấn đề cụ thể trong nhiều tình huống khác nhau với

sự sẵn sàng về động cơ, ý chí. Có thể thấy mối quan hệ đó qua hình 2.1

Page 22: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

19

Hình 2.1. Mối tương quan giữa các thành phần của năng lực [103]

2.1.2 Cấu trúc năng lực

Để có thể hình thành và bồi dưỡng năng lực, trước hết cần xác định cấu trúc và

các thành phần của năng lực. Có nhiều loại năng lực gắn liền với những hoạt động cụ

thể khác nhau nên việc mô tả cấu trúc năng lực cũng theo nhiều quan điểm khác nhau.

Trong đó, các mô hình năng lực phổ biến là: mô hình năng lực theo các nhà sư phạm

nghề của Đức, mô hình năng lực theo OECD, mô hình ASK (Attitude – Skills –

Knowledge) của Benjamin Bloom, và mô hình tảng băng [104], [55], [61], [105].

Mô hình thứ nhất theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề của Đức, cấu trúc

chung của năng lực bao gồm 4 thành phần:

(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện

các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách

độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả

năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các mối

quan hệ hệ thống và quá trình.

(ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency) Là khả năng đối với

những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm

vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và năng

lực phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả

năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.

(iii) Năng lực xã hội (Social competency) Là khả năng đạt được mục đích

trong những tình huống xã hội, trong những nhiệm vụ khác nhau và trong sự phối hợp

chặt chẽ với những thành viên khác.

Page 23: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

20

(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency):

Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ

hội phát triển cũng như những giới hạn của cá

nhân, phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và

thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan

điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối

các ứng xử và hành vi.

Hình 2.2. Mô hình năng lực

theo các nhà sư phạm nghề của

Đức

Mô hình năng lực thứ hai theo OECD gồm hai nhóm năng lực chính, đó là năng

lực chung và năng lực chuyên môn. Nhóm năng lực chung bao gồm: Khả năng hành

động độc lập thành công; Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức

một cách tự chủ; Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng

nhất. Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.

Mô hình thứ 3 (ASK) theo Benjamin Bloom

(1956) là mô hình được sử dụng rất phổ biến

trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển

năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra những tiêu

chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc

trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính:

Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng

(Skills) và Kiến thức (Knowledges).

Hình 2.3. Mô hình ASK [106]

Mô hình thứ 4 là mô hình tảng băng. Năng lực của con người giống như một

tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm. Phần nổi chiếm 10% – 20%:

Đây là nền tảng được giáo dục, đào tào, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật. Phần có

thể nhìn thấy được thông qua các hình thức đánh giá, phỏng vấn, quan sát, theo dõi sổ

sách…

Page 24: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

21

Phần chìm chiếm tới 80% – 90%: Là

phong cách tư duy (Thinking style), đặc

tính hành vi (Behavioral traits), sở thích

nghề nghiệp (Occupational interests), sự

phù hợp với công việc (Job fit), …. Đây

chính là phần tiềm ẩn khi mới gia nhập

mà công ty cần phát hiện, phát huy và

phát triển.

Hình 2.4. Mô hình tảng băng trôi [105]

Ngoài ra, mỗi năng lực còn có cấu trúc đa thành tố, đa tầng bậc cấu thành nên

năng lực đó, tùy vào mục tiêu và đặc điểm yêu cầu của từng lĩnh vực cụ thể.

Với khái niệm “Competency” mà đề tài sử dụng, tức là năng lực bao hàm khả

năng thực hiện hành động và thái độ trong việc thực hiện các hành động đó, thì thực

chất chính là xác định các biểu hiện hành vi của năng lực và có một cấu trúc chặt chẽ

giữa các hành vi này.

Quy trình xác định cấu trúc của năng lực có thể được mô tả qua hình 2.5

Hình 2.5. Quy trình xác định cấu trúc của năng lực [56]

Xác định các thành tố của năng lực

Làm rõ nghĩa nội hàm và

định nghĩa năng lực

Thành tố 1 Thành tố 2 Thành tố

Thành tố 3

Thiết lập các chỉ số hành

vi biểu hiện năng lực (Nói,

Làm, Thực hiện, Viết)

Phân chia các chỉ số thành các cấp độ

Thiết lập trục phát triển mô tả cấp độ năng

lực

Page 25: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

22

2.1.3 Năng lực GQVĐ của sinh viên

2.1.3.1 Một số khái niệm

a. Vấn đề

Vấn đề là một phạm trù được bàn đến trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Từ điển Collins định nghĩa một vấn đề là một tình huống không thỏa đáng và

gây khó khăn cho mọi người [105].

Trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê và cộng sự (1994), vấn đề là điều cần

được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.

Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng [107] quan niệm rằng:

- Vấn đề dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà người học

không thể giải quyết được chỉ bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một khuôn mẫu có sẵn,

nghĩa là không thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần để giải quyết, mà phải tìm tòi sáng

tạo để giải quyết và khi giải quyết được thì người học thu nhận kiến thức, kỹ năng,

cách thức hành động mới.

- Chứa đựng câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biết, câu hỏi mà câu

trả lời là một cái mới phải tìm tòi sáng tạo mới xây dựng được, chứ không phải là câu

hỏi chỉ đơn thuần yêu cầu nhớ lại kiến thức đã có.

Theo chúng tôi, vấn đề là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn

ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải. Vấn đề là tình huống nảy

sinh mâu thuẫn giữa chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với những tri thức,

kỹ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết.

b. Phân loại vấn đề

Trong dạy học thì có thể chia làm hai loại:

- Vấn đề có cấu trúc đóng: mục tiêu thường rõ ràng và thường có một giải

pháp/kết quả đúng. Vấn đề đóng nằm trong bài học.

- Vấn đề có cấu trúc mở: Mục tiêu GQVĐ thường chưa rõ ràng, không tường

minh và thường có nhiều hơn một giải pháp/kết quả đúng. Người học phải phân tích

tình huống và diễn đạt tình huống bằng ngôn ngữ khoa học. Các vấn đề mở thu hút

người học tìm kiếm mục tiêu đang tiềm ẩn trong vấn đề đặt ra, vấn đề mở nằm trong

thực tiễn có liên quan đến bài học.

Page 26: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

23

Đề tài cho rằng các tình huống chứa vấn đề có cấu trúc mở sẽ tạo nhiều cơ hội

để bồi dưỡng năng lực nói chung, năng lực GQVĐ nói riêng cho người học. Ở bậc đại

học thì các vấn đề mở đó chính là các vấn đề mở có liên quan đến ngành nghề đào tạo

của sinh viên.

a. GQVĐ

Vấn đề xuất hiện hàng ngày trong học tập hay cuộc sống của mỗi người với các

mức độ khác nhau, từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản hay phức tạp và mỗi

người đều muốn tìm cách giải quyết chúng. Trở thành người GQVĐ một cách hiệu quả

nhất thực sự rất quan trọng và tạo ra sự khác biệt lớn cho mỗi người. Muốn vậy, phải

có một quy trình tốt để áp dụng khi tiếp cận vấn đề.

Khi giải quyết một vấn đề có cấu trúc mở, người học cần trải qua các giai đoạn:

1) Nhận ra rằng có một vấn đề; 2) Tìm kiếm và lựa chọn thông tin về vấn đề; 3) Đưa ra

những biện minh bằng cách xác định quan điểm thay thế; 4) Tổ chức thu thập thông tin

phù hợp với vấn đề; 5) Tạo ra một số giải pháp có thể; 6) Quyết định giải pháp tốt nhất

bởi nhận thức của người giải quyết về những hạn chế của vấn đề; 7) Thực hiện các giải

pháp và đánh giá giải pháp [108].

2.1.3.2 Năng lực GQVĐ của sinh viên

Như đã trình bày ở phần tổng quan, đề tài hiểu năng lực GQVĐ của sinh viên là

khả năng tự lực của sinh viên trong việc tìm kiếm, phối hợp, vận dụng những tri thức

được học khi làm việc một mình hay làm việc nhóm để giải quyết thành công các tình

huống có vấn đề thực tiễn liên quan tới ngành học một cách chủ động, tích cực.

Năng lực GQVĐ còn là sự tổng hòa của các năng lực sau:

- Năng lực nhận thức: học tập bộ môn giúp người học nắm vững các khái niệm,

qui luật, các mối quan hệ và các kỹ năng bộ môn.

- Năng lực tư duy độc lập: giúp người học có được các phương pháp nhận thức

chung và năng lực nhận thức chuyên biệt, biết phân tích, thu thập xử lí, đánh giá, trình

bày thông tin.

- Năng lực hợp tác làm việc nhóm: giúp người học biết phân tích đánh giá, lựa

chọn và thực hiện các phương pháp học tập, giải pháp GQVĐ và từ đó học được cách

ứng xử, quan hệ xã hội và tích lũy kinh nghiệm GQVĐ cho mình.

Page 27: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

24

- Năng lực tự học: giúp người học có khả năng tự học, tự trải nghiệm, tự đánh giá

và điều chỉnh được kế hoạch GQVĐ, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác

nhau.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống: giúp người học có khả

năng phân tích, tổng hợp kiến thức trong việc phát hiện vấn đề và vận dụng nó để

GQVĐ học tập có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Như vậy, năng lực GQVĐ có cấu

trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên, đồng thời nó còn là sự bổ trợ của

một số kỹ năng thuộc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt khác.

2.1.3.3 Cấu trúc năng lực GQVĐ của sinh viên

Như trong phần tổng quan đã trình bày, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu

về cấu trúc năng lực GQVĐ cho đối tượng chủ yếu là học sinh phổ thông. Theo cách

nhìn nhận của đề tài, cấu trúc năng lực GQVĐ cho mọi đối tượng thì vẫn không có gì

thay đổi, tức là chung một đường phát triển năng lực, tuy nhiên, với các đối tượng

khác nhau thì mức độ phát triển sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm

tâm sinh lí lứa tuổi, chuẩn đầu ra của môn học, ngành học, nền tảng kiến thức, cơ sở

hạ tầng, kinh nghiệm bản thân hay vấn đề phải đối mặt...

Để bồi dưỡng năng lực năng lực GQVĐ cho sinh viên, có thể phân chia cấu trúc

năng lực này theo trình tự hành động. Các hành động này chính là các năng lực thành

tố và có thể bồi dưỡng từng năng lực thành tố, sau đó tổ hợp các năng lực thành tố này

lại để có năng lực xác định. Khi đạt được các hành vi mong muốn thì đồng thời người

học cũng có được các kiến thức và kĩ năng [56]. Nhưng số lượng cũng như tên các

thành tố của năng lực GQVĐ có phần khác biệt giữa các chuyên gia, tổ chức giáo dục,

tuỳ thuộc vào cách tiếp cận năng lực.

Việc phân mức độ biểu hiện trong cấu trúc năng lực GQVĐ cho phù hợp với

đối tượng người học về trình độ, năng lực nhận thức … thường dựa trên các yếu tố:

mức độ tự lực của người học, mức độ phức tạp của nhiệm vụ và mức độ hoàn thiện

(chất lượng) của hành vi. Có những hành vi rất quan trọng mà ảnh hưởng ảnh đến

thành tố năng lực ấy, và cũng có thể chỉ có một số các chỉ số hành vi được thể hiện.

Các chỉ số hành vi của năng lực GQVĐ của sinh viên được thể hiện trên bảng 2.1

Bảng 2.1. Các biểu hiện hành vi trong năng lực GQVĐ của sinh viên.

Page 28: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

25

1. Tìm hiểu vấn

đề

2. Đề xuất giải

pháp GQVĐ

3. Thực hiện

giải pháp

GQVĐ

4. Đánh giá và phản ánh

giải pháp, xây dựng vấn

đề mới

- Đặt ra những

câu hỏi xung

quanh tình

huống.

- Phân tích, thảo

luận các câu hỏi

đặt ra xung

quanh tình

huống.

- Xác định mục

đích của vấn đề

- Tìm kiếm và lựa

chọn thông tin

liên quan đến vấn

đề.

- Phân tích, sắp

xếp, kết nối với

các thông tin đã

biết và đưa ra giải

pháp

- Lựa chọn giải

pháp để GQVĐ

- Lập kế hoạch

thực hiện giải

pháp.

- Thực hiện giải

pháp

- Đánh giá và

điều chỉnh giải

pháp cho phù

hợp với thực

tiễn khi có sự

thay đổi

- Đánh giá hiệu quả của

giải pháp đã thực hiện

- Phản ánh giá trị của giải

pháp

- Xác nhận những kiến

thức và kinh nghiệm đã

học sau khi hoàn thành

GQVĐ.

- Phát hiện vấn đề mới

2.1.3.4 Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên

Trong dạy học Vật lí, quá trình giải quyết vấn đề có thể theo con đường lí thuyết

(suy luận lí thuyết) hoặc theo con đường thực nghiệm (quan sát, tiến hành thí nghiệm).

Các phương pháp và hình thức dạy học có nhiều ưu thế trong việc phát triển năng lực

giải quyết vấn đề của sinh viên như: dạy học dự án, dạy học trên cơ sở vấn đề,…Dù sử

dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào thì quá trình nhận thức đều cần

tuân theo tiến trình khoa học giải quyết vấn đề. Tiến trình này là cơ sở để giáo viên

vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học tích cực một cách

hiệu quả.

Đối với việc xây dựng một kiến thức vật lí cụ thể thì tiến trình giải quyết vấn đề

được mô tả như sau: “đề xuất vấn đề - suy đoán giải pháp – khảo sát lí thuyết/thực

nghiệm – kiểm tra, vận dụng kết quả”.

Trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, việc thiết lập được sơ đồ mô phỏng tiến

trình khoa học giải quyết vấn đề xây dựng kiến thức cần dạy sẽ là cơ sở khoa học cần

thiết cho việc suy nghĩ, xác định mục tiêu dạy học và tìm cách tổ chức tình huống vấn

đề, định hướng hoạt động tìm tòi, giải quyết các vấn đề của sinh viên trong quá trình

học tập, chiếm lĩnh kiến thức mới.

Page 29: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

26

Việc mô phỏng tiến trình khoa học xây dựng một kiến thức mới như thế cần thể

hiện được các yếu tố như sau:

- Tình huống xuất phát nảy sinh vấn đề

- Vấn đề

- Định hướng giải pháp cho vấn đề đặt ra

- Kết quả thu được/kết luận về kiến thức mới

Do vậy, một số giải pháp để bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên có

thể là:

- Thiết kế hệ thống các câu hỏi đề xuất vấn đề định hướng tư duy trong các tình

huống có vấn đề gắn với chuyên ngành của sinh viên theo tiến trình khoa học xây

dựng kiến thức, bao gồm:

o Câu hỏi kích thích sinh viên có nhu cầu kiến thức để giải quyết vấn đề

o Câu hỏi định hướng nội dung kiến thức cần xác lập

o Câu hỏi yêu cầu xác định các giải pháp tìm tòi, xác lập kiến thức cần xây

dựng, vận dụng.

o Câu hỏi yêu cầu diễn đạt chính xác, cô đọng kiến thức xác lập được

o Câu hỏi yêu cầu vận dụng kiểm tra kiến thức đã xác lập

- Xây dựng và sử dụng các câu hỏi, bài tập, tình huống, nhiệm vụ có nội dung

thực tiễn ngành nghề trong các hoạt động dạy học khác nhau.

- Rèn luyện từng năng lực thành tố trong GQVĐ cho sinh viên, đó là: khả năng

nhận diện vấn đề, phân tích, thảo luận các vấn đề xung quanh tình huống; cách đề xuất

các giải pháp; cách đánh giá và phản ánh giải pháp.

- Sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm lôi cuốn sinh viên

vào hoạt động học, tạo ra các hoạt động học tập có ý nghĩa, kết nối được vốn hiểu biết

và kinh nghiệm của sinh viên, tăng cường sự tham gia hiệu quả của sinh viên trong

giải quyết vấn đề, tạo điều kiện để họ phát triển các ý tưởng.

2.1.3.5 Đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên

a. Mục đích đánh giá

Đánh giá theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động mà giảng viên và sinh

viên đã thực hiện để thu thập thông tin phản hồi trong suốt quá trình giảng dạy - học

tập để điều chỉnh việc việc dạy của giảng viên và tự học của sinh viên [109].

Page 30: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

27

Đánh giá dựa trên năng lực là một quá trình để thu thập bằng chứng về hiệu suất

và kiến thức của sinh viên so với năng lực lao động theo tiêu chuẩn của nghề nghiệp,

từ đó làm cơ sở để xác nhận năng lực sinh viên.

Đánh giá dựa trên năng lực giúp người đánh giá, người học và các đối tượng

quan tâm đưa ra những phán quyết tương đối khách quan về việc người học đạt được

hay không đạt được kết quả đầu ra mong muốn, đồng thời chứng nhận sự tiến bộ của

người học thông qua việc người học thể hiện đến đâu những kết quả mong đợi. Sinh

viên chỉ được công nhận là đạt tiêu chuẩn – có năng lực (Competency) khi đã thực

hiện được toàn bộ các kỹ năng cơ bản nhất cần phải có, nếu thiếu một trong số những

kỹ năng đó coi như sinh viên chưa đạt được theo chuẩn đề ra và không được công

nhận là có năng lực thực hiện.

b. Các nguyên tắc đánh giá

Đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên trong học tập không chỉ đơn thuần kết

luận sinh viên có đạt hay không đạt năng lực mà phải chỉ ra họ đạt ở mức độ nào. Do

đó cần chia thang đánh giá thành nhiều mức độ đạt được các năng lực thành tố của

năng lực GQVĐ và được xác định bằng các tiêu chí và chỉ số cụ thể.

- Trong quá trình dạy học, để đánh giá được sinh viên có năng lực GQVĐ ở một

mức độ nào đó thì cần tạo cơ hội để họ giải quyết các vấn đề học tập có liên quan tới

chuyên ngành theo học.

- Đánh giá năng lực GQVĐ là quá trình đánh giá tổng hợp kiến thức- kĩ năng -

thái độ mà sinh viên tiếp thu được và đánh giá khả năng vận dụng vào giải quyết các

vấn đề học tập. Đánh giá năng lực GQVĐ dựa trên việc đánh giá mức độ đạt được của

từng năng lực thành tố của năng lực GQVĐ.

- Đánh giá phải đa dạng bằng nhiều hình khác nhau, kết hợp nhiều phương pháp

đánh giá (quan sát, đánh giá sản phẩm học tập...) và các công cụ đánh giá năng lực

GQVĐ một cách hợp lí phù hợp với mục tiêu đánh giá.

c. Các công cụ đánh giá

Đánh giá qua quan sát:

Đánh giá qua quan sát là thông qua quan sát mà đánh giá các thao tác, động cơ,

các hành vi, kỹ năng thực hành và kỹ năng nhận thức, như là cách GQVĐ trong một

Page 31: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

28

tình huống cụ thể [110]. Để đánh giá qua quan sát, giáo viên cần tiến hành các hoạt

động:

- Xây dựng mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi cần quan sát.

- Đưa ra các tiêu chí cho từng nội dung quan sát (thông qua các biểu hiện của

các năng lực cần đánh giá).

- Thiết lập bảng kiểm phiếu quan sát.

- Ghi chú những thông tin chính vào phiếu quan sát.

- Quan sát và ghi chép đầy đủ những biểu hiện quan sát được vào phiếu quan

sát và đánh giá.

Đánh giá qua hồ sơ học tập:

Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của cá nhân, trong đó mỗi

cá nhân tự đánh giá về bản thân, nêu những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích của mình,

tự ghi kết quả học tập, tự đánh giá đối chiếu với mục tiêu định ra để nhận ra sự tiến bộ

hoặc chưa tiến bộ của mình, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới.

Hồ sơ học tập có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân, giúp người học tìm hiểu về

bản thân, khuyến khích hứng thú học tập và hoạt động tự đánh giá. Từ đó thúc đẩy mỗi

cá nhân chú tâm và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của mình. Hồ sơ học tập có

các loại sau:

- Hồ sơ tiến bộ: gồm những bài tập, sản phẩm mà cá nhân thực hiện trong quá

trình học tập để minh chứng cho sự tiến bộ của mình.

- Hồ sơ quá trình: người học ghi lại những điều đã được học về kiến thức, kỹ

năng, thái độ của các môn học và xác định cách điều chỉnh.

- Hồ sơ mục tiêu: người học tự xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân trên cơ

sở tự đánh giá về năng lực của mình và xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đó.

- Hồ sơ thành tích: người học tự đánh giá các thành tích nổi trội trong quá trình

học tập, từ đó tự khám phá bản thân về các năng lực tiềm ẩn của mình, thúc đẩy hứng

thú trong học tập và rèn luyện.

Tự đánh giá:

Tự đánh giá là một hình thức mà người học tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực

hiện với các mục tiêu của quá trình học, người học sẽ học cách đánh giá các nỗ lực và

tiến bộ cá nhân, nhìn lại quá trình và phát hiện những điều cần thay đổi để hoàn thiện

bản thân.

Page 32: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

29

Đánh giá qua bài kiểm tra:

Đánh giá qua bài kiểm tra là một hình thức giáo viên đánh giá năng lực người

học bằng cách giáo viên cho đề kiểm tra trong một thời gian nhất định để người học

hoàn thành, sau đó giáo viên chấm bài và cho điểm. Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh

giá được ở người học những kĩ năng và kiến thức, qua đó giáo viên có thể điều chỉnh

các hoạt động dạy học và giúp đỡ đến từng người học.

Đánh giá đồng đẳng:

Là một quá trình trong đó các nhóm người học trong lớp sẽ đánh giá công việc

lẫn nhau dựa theo tiêu chí đã định sẵn. Đánh giá đồng đẳng giúp người học làm việc

hợp tác, cho phép người học tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập đánh giá. Qua

đó phản ánh được năng lực của người đánh giá về sự trung thực, linh hoạt, trí tưởng

tượng, sự đồng cảm. Như vậy, trong việc đánh giá năng lực GQVĐ cũng như các năng

lực khác giáo viên cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm

tra kiến thức, kỹ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh cần xác định rõ mục tiêu, biểu

hiện của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể, rõ ràng.

Có thể thấy năng lực của sinh viên chính là thông số đặc trưng nhất của chất

lượng giáo dục đại học hiện nay. Sự thành công trong dạy học không gắn nhiều với số

lượng kiến thức được nhận mà với những khả năng vận dụng kiến thức. Nhiều cách hoạt

động tư duy phải được xác lập và phát triển qua các cấp học và tiếp tục phát triển trong

ngành nghề được đào tạo khi học đại học. Trong đó phải kể đến: Học quan sát, bao gồm

những khả năng quan sát một tình huống, phân tích tình huống đó và phân biệt những

thông tin chính, sơ đồ hóa tất cả những yếu tố thuộc một vấn đề. Học thu thập, phân tích

và xử lý thông tin, bao hàm những khả năng rút ra những thông tin từ các nguồn tư

liệu. Học cách tổng hợp vấn đề, phát triển những khả năng tổng hợp, cấu trúc cách

GQVĐ, sắp xếp, lựa chọn những thông tin phù hợp, chính xác. Học cách khái quát hóa,

tức là qui nạp những ý kiến từ những sự kiện, xây dựng một giả thuyết và kiểm tra giả

thuyết đó. Học phán đoán hoặc dựa vào những nguyên lý để rút ra những hệ quả. Học

thông báo, thể hiện được những thông tin bằng sơ đồ, đồ thị, bằng một ngôn ngữ tượng

trưng hay kỹ thuật, và ngược lại, những yêu cầu trình bày lại một văn bản bằng cách

dùng những ngôn từ khác, cách diễn đạt khác. Học quyết định và hành động, bao hàm

việc lựa chọn đúng đắn những giải pháp, khả năng lập và thực hiện một chương trình

Page 33: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

30

hành động. Học phán đoán và đánh giá, khả năng phát biểu những tiêu chí đánh giá,

đánh giá theo những tiêu chuẩn đã được lựa chọn, hay hiệu chỉnh giải pháp đã thực hiện.

Toàn bộ những cách hoạt động tư duy ở trên nếu tiến hành đánh giá đều đặn theo

các nguyên tắc đánh giá và công cụ đánh giá đã nêu, kết hợp với việc áp dụng mô hình,

phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy thì có thể đánh giá được khả năng ứng

dụng kiến thức của người học vào giải quyết những tình huống khác nhau của công việc

thuộc lĩnh vực nghề nghiệp mà họ đang học, hay nói cách khác là có thể đánh giá được

năng lực GQVĐ gắn với thực tiễn chuyên ngành của sinh viên. Và Dạy học trên cơ sở

vấn đề - PBL là một trong những mô hình rất phù hợp và có nhiều lợi thế để có thể bồi

dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành của sinh viên.

Page 34: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

31

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Điều tra thực tiễn

Để có cơ sở thực tiễn cho việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên ở một

số nội dung kiến thức trong chương trình Vật lý đại cương, chúng tôi đã tiến hành điều

tra, khảo sát, hỏi thông tin trên một số đối tượng là sinh viên, giảng viên.

2.2.2 Mục đích điều tra

Với sinh viên: Điều tra kiến thức đầu vào của sinh viên năm nhất về việc học

Vật lý nói chung;

Với Giảng viên: Điều tra tình hình giảng dạy Vật lý đại cương nói chung; Điều

tra về vai trò của Vật lý đại cương trong chuyên ngành thông qua các giáo viên giảng

dạy các môn cơ sở và chuyên ngành; mong muốn đóng góp của Vật lý đại cương cho

chuyên ngành;

Thông qua quá trình điều tra từ đó đi sâu vào phân tích những tồn tại, những

mâu thuẫn và cuối cùng đề xuất được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất nhằm

bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành của sinh viên.

2.2.3 Đối tượng điều tra:

SV năm nhất chuẩn bị học Vật lý đại cương (135 SV)

Giảng viên dạy Vật lý đại cương (02 giáo viên)

Giảng viên dạy các môn chuyên ngành và cơ sở chuyên ngành (20 giảng viên)

2.2.4 Phương pháp điều tra

Điều tra qua phiếu hỏi, bảng khảo sát, trao đổi trực tiếp, kiểm tra trắc nghiệm.

2.2.5 Kết quả điều tra

2.2.5.1 Tỉ lệ VLĐC trong trong khối kiến thức đại cương

Tại BVU, VLĐC được bố trí giảng dạy ở năm thứ nhất cho sinh viên khối kĩ

thuật, hệ Đại học chính qui. Ban đầu, chương trình học bao gồm hai môn (VLĐC A1

và VLĐC A2), sau đó gộp lại thành một môn (VLĐC). Tính từ thời điểm trường thành

lập (2006) đến nay, số giờ học của học phần VLĐC có nhiều biến động đáng kể: giai

đoạn đầu là 105 giờ, hiện tại chỉ còn 30 giờ học, chưa bằng 1/3 so với thời điểm ban

đầu và chỉ chiếm 7% trong khối kiến thức đại cương.

Page 35: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

32

Hình 2.6 Số tiết dạy Vật lý đại cương tại BVU qua các năm

Cùng với sự thay đổi đó, rất nhiều nội dung của môn học đã bị cắt giảm: phần Cơ học,

Nhiệt học, Điện trường – Từ trường đang là những nội dung chính trong chương trình

học VLĐC của BVU, các nội dung khác như Quang học và Vật lí hạt nhân không

được đưa vào chương trình giảng dạy mà chỉ coi như là những nội dung tham khảo để

sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu. Giáo trình giảng dạy được biên soạn và lưu hành nội

bộ từ năm 2015 và nội dung hiện vẫn chưa được cập nhật thêm những kiến thức mới,

ứng dụng mới. Cách bố trí trong sách chỉ là phần lý thuyết từng chương, mục lục rồi

đến phần bài tập áp dụng từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của các bài tập vẫn chú

trọng vào việc tính toán hơn là ứng dụng thực tiễn.

Hình 2.7 Tỉ lệ môn Vật lý đại cương trong khối kiến thức đại cương

Như vậy, chỉ với 30 tiết trên lớp, giảng viên không thể truyền đạt hết kiến thức

của môn học và do đó sinh viên phải dành nhiều thời gian tự đọc, tự nghiên cứu mới

có thể tiếp cận hết nội dung của bài giảng. Giáo trình VLĐC đã biên soạn vẫn theo

kiểu hàn lâm, chưa thay đổi để đáp ứng được mục tiêu hướng tới phát triển năng lực

người học.

2.2.5.2 Vai trò của VLĐC trong chuyên ngành đào tạo

Nguồn sinh viên đầu vào khối ngành kĩ thuật của trường rất đa dạng về tổ hợp

xét tuyển (khối A,B,C,D) và hình thức tuyển. Điểm trung bình đầu vào thường lấy ở

mức điểm sàn hoặc có điểm trung bình chung tương ứng với tổ hợp xét tuyển thuộc

Page 36: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

33

hai học kì lớp 12 từ 6,0 trở lên. Do nguồn tuyển sinh ban đầu thấp (theo thống kê từ số

sinh viên đang khảo sát, tỉ lệ xét học bạ là 72,5%, xét theo điểm của kì thi THPT Quốc

gia là 27,5%) nên khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên khi học đại học cũng bị

hạn chế. Điều này cũng được minh chứng thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách

quan ở buổi đầu tiên học VLĐC.

Thống kê điểm bài kiểm tra ngẫu nhiên của 100 sinh viên hai lớp khóa tuyển

sinh 2018 cho thấy mức yếu kém chiếm tỉ lệ khá cao, tới 54%. Qua tìm hiểu, chúng tôi

nhận thấy kết quả trên cũng do xuất phát từ một số khó khăn của sinh viên khi học ở

phổ thông. Sinh viên cho rằng Vật lý có quá nhiều kiến thức, một số công thức thì gần

giống nhau gây nhầm lẫn, trên lớp chỉ học lý thuyết và áp dụng vào giải các bài tập mà

không chỉ ra các ứng dụng vào thực tiễn nên gây nhàm chán, mất phương hướng. Có

vài bạn thì thẳng thắn thừa nhận đôi khi trên lớp mất tập trung hay nghỉ học đúng bài

quan trọng nên những bài sau không thể hiểu và tiếp thu được. Một số sinh viên thì

cho biết do lớp 12 chỉ tập trung ôn thi khối khác để xét tuyển vào đại học dẫn đến tình

trạng sinh viên không dành thời gian học Vật lý nên đã bị mất dần kiến thức và kết quả

học tập không được tốt.

Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn có thích được học môn VLĐC hay không?” thì

có tới 51,4% sinh viên đều trả lời là rất thích và thích. Điều này được lý giải là do các

bạn vừa trải qua tuần sinh hoạt công dân, mới được gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo Viện,

các giáo viên chuyên ngành và đã được nghe tư vấn về việc tích lũy kiến thức cho một

số môn học ở giai đoạn đầu như VLĐC chính là nền tảng quan trọng để học tốt các

môn chuyên ngành sau này.

Hình 2.8 Tỉ lệ % điểm kiểm tra trắc nghiệm đầu vào của SV

Như vậy, đối với các sinh viên năm nhất khi chưa học VLĐC đều kì vọng môn

học này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chuyên ngành. Hầu hết sinh viên đều bày tỏ mong

Page 37: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

34

muốn được tìm hiểu và tiếp cận với những đóng góp của VLĐC trong chuyên ngành,

cả về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn.

Khi tìm hiểu về những khó khăn và nguyên nhân mà sinh viên gặp phải khi học

VLĐC, chúng tôi thấy một số vấn đề đáng chú ý sau:

• Thiếu sự hiểu biết về các khái niệm cơ bản trong Vật lý do bậc phổ thông học

yếu hoặc học ban khác nên không có thời gian dành nghiên cứu Vật lý.

• Không nắm vững lý thuyết, hay lẫn lộn giữa các công thức, đơn vị do lý thuyết

trong VLĐC rất rộng, công thức, bài tập nhiều.

• Yếu kiến thức Toán học và không nhớ một số khái niệm, công thức cơ bản

trong Toán để áp dụng vào Vật lý, trước giờ xem Vật lý và Toán học là hai môn

độc lập không có mối liên hệ với nhau.

• Không có động lực học vì không thấy kiến thức liên quan đến chuyên ngành

theo học

• Thụ động trong việc học do chỉ học lý thuyết và áp dụng vào làm bài tập giống

như phổ thông.

• Nhiều bài tập không biết phân tích để tìm cách giải từ đâu.

• Không biết vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề trong

thực tiễn.

b. Với giảng viên dạy VLĐC

Mặc dù giảng viên nhận thức rất rõ vai trò của VLĐC trong chuyên ngành

nhưng khi lên lớp, giảng viên cũng chỉ đủ thời gian truyền đạt cho sinh viên hiểu lý

thuyết và áp dụng công thức vào giải các bài tập cho sẵn mà không có phần liên hệ

thực tế, không có các hoạt động ngoại khóa. Điều này được lý giải bởi các nguyên

nhân sau:

• Do thời lượng dành cho môn VLĐC còn quá ít, với 30 tiết không thể truyền tải

hết nội dung kiến thức của học phần nên phải bỏ bớt nội dung giảng trên lớp,

mặc dù kiến thức của VLĐC có tính liên tục.

• Lớp học ghép với sĩ số đông (80-90 sinh viên), lại đăng ký ngành nghề khác

khau, việc liên hệ kiến thức với thực tiễn từng chuyên ngành để mang lại hiệu

quả trong cùng một lớp học là một trở ngại lớn với giảng viên.

Page 38: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

35

• Đầu vào của sinh viên chưa cao, khả năng tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế,

trừ một số rất ít sinh viên có đầu vào tốt.

• Một số giảng viên còn ngại thay đổi sang phương pháp mới vì bản thân cũng

chưa tìm hiểu kĩ và chưa được đào tạo giảng dạy bằng các mô hình dạy học

hiện đại phù hợp với đối tượng sinh viên như: Dạy học trên cơ sở vấn đề, dạy

học dự án, dạy học theo góc ...

Như vậy, việc các buổi học không chú trọng đến việc yêu cầu sinh viên xử lý

những vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên ngành học của sinh viên là do nhiều lí

do cả khách quan và lẫn chủ quan làm ảnh hưởng đến việc đưa các kiến thức gắn với

thực tiễn chuyên ngành vào trong giảng dạy của giảng viên Vật lí ở BVU.

c. Với giảng viên dạy các môn cơ sở ngành và chuyên ngành

Gần 70% giảng viên cho rằng VLĐC có đóng góp rất quan trọng và khá quan

trọng trong chuyên ngành mình giảng dạy. Tuy nhiên, khi đánh giá khả năng vận dụng

kiến thức VLĐC của sinh viên vào ngành học thì có tới 64% giảng viên đánh giá ở

mức độ trung bình, 11% giảng viên đánh giá ở mức độ yếu. Có 35% giảng viên phải

dạy lại một số kiến thức có liên quan của VLĐC khi giảng dạy các môn cơ sở và cơ

bản trong chuyên ngành.

Hình 2.9 Đánh giá vai trò của VLĐC trong chuyên ngành

Qua trao đổi, chúng tôi được giảng viên cho biết do sinh viên đã quên gần hết kiến

thức VLĐC nên để học được các môn đó buộc giảng viên phải nhắc lại những kiến

thức cơ bản nhất. Thực tế, giảng viên không phải chuyên về Vật lý nên chỉ có thể nhắc

lại khái niệm và đưa ra công thức vật lý cho sinh viên áp dụng chứ không giải thích rõ

bản chất của từng đại lượng, từng công thức. Điều này thực sự là một khó khăn với

giảng viên dạy các môn trong chuyên ngành.

Page 39: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

36

Hình 2.10 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức VLĐC của SV khi vào học

chuyên ngành

Do đó, mong muốn của hầu hết giảng viên là ngay từ khi học VLĐC, sinh viên

sẽ hiểu rõ và biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán, các vấn đề nảy sinh

trong thực tiễn chuyên ngành. Một số giảng viên cho rằng cần tập trung vào dạy các

nội dung kiến thức Vật lý có liên quan đến chuyên ngành học của sinh viên, một số

khác lại muốn sinh viên học trọn VLĐC để nắm được tổng quan nội dung các phần.

Đặc biệt, cũng có một vài giảng viên cho rằng nên dạy chuyên sâu một số nội dung

kiến thức theo đặt hàng của ngành sau khi đã học xong VLĐC thì sẽ hiệu quả hơn.

Như vậy, do chương trình giảng dạy VLĐC ở BVU hiện nay chưa chú ý đến

việc thay đổi phương pháp dạy học, chưa gắn nội dung học với thực tiễn ngành nghề

nên sinh viên đang đánh giá vai trò của VLĐC là không cao. Việc bố trí các nội dung

giảng dạy không hợp lí và số tiết giảng dạy cũng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến

hiệu quả của công tác tổ chức đào tạo tại BVU.

2.2.5.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành

a. Với giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành và cơ sở ngành:

100% giảng viên đưa các tình huống có vấn đề gắn với chuyên ngành học vào môn

học để sinh viên tìm cách giải quyết, tuy nhiên, kết quả thu được từ sinh viên lại không

như ý muốn. 56% giảng viên đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên ở mức độ trung

bình, 15% đánh giá ở mức yếu. Theo giải thích của các giảng viên, sinh viên chưa nắm

được các quy trình cơ bản để GQVĐ. Có giảng viên bên ngành Điện – Điện tử khẳng

định đã từng nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhưng không thành

công nên phải chấp nhận quay lại dạy theo phương pháp truyền thống. Một giảng viên

bên ngành Hóa cho rằng cái khó nhất để thu hút được sinh viên tích cực tham gia

GQVĐ là tình huống giảng viên đặt ra phải thật hay, hấp dẫn, vừa tầm của sinh viên,

Page 40: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

37

làm cho sinh viên có động lực tìm hiểu, khám phá. Và điều này thực sự là một thử

thách khó khăn với giảng viên khi thiết kế bài học. Theo thống kê, tỉ lệ giảng viên ở

các ngành không thường xuyên giao nhiệm vụ cho sinh viên chiếm hơn 80%. Như vậy,

sinh viên không có cơ hội để bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành, và

khó có thể đạt chuẩn năng lực đầu ra.

Hình 2.11 Mức độ (%) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong chuyên

ngành của SV

Khi được hỏi “Thầy/Cô có mong muốn sinh viên được bồi dưỡng năng lực

GQVĐ gắn với chuyên ngành ngay từ khi học các môn đại cương hay không?” thì có

tới 89,3% giảng viên đều đồng ý và cho rằng nếu sinh viên được bồi dưỡng sớm và

biết vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có vào giải quyết các vấn đề

gắn với chuyên ngành thì đó là một điều đáng mong đợi. Sinh viên sẽ dễ dàng tiếp thu

kiến thức chuyên ngành, hiểu sâu hơn và có thể sẵn sàng đối mặt với những vấn đề

thực tiễn ngay sau khi tốt nghiệp. Một số giảng viên không đồng ý thì cho rằng sinh

viên cứ học kiến thức đại cương cho chắc, vừa học đại cương vừa học chuyên ngành

thì sẽ học không nổi. Tuy nhiên, giảng viên này đã hiểu nhầm thành sinh viên sẽ học

kiến thức chuyên ngành ngay từ khi học đại cương. Ở đây vẫn là kiến thức của đại

cương nhưng mượn vấn đề của chuyên ngành và trong quá trình đi GQVĐ, sinh viên

sẽ vừa tiếp thu được kiến thức đại cương, vừa tiếp cận và hiểu thêm về một số kiến

thức trong chuyên ngành.

Như vậy, phần lớn giảng viên chỉ truyền thụ những kiến thức cơ sở nhóm ngành

và ngành, kiến thức chuyên ngành mà chưa chú ý đến việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ

cho sinh viên trong quá trình học thông qua hoạt động giao nhiệm vụ cho sinh viên để

giải quyết theo cá nhân, theo nhóm. Điều này dẫn tới hệ quả là tính thực tiễn và tính

ứng dụng của sinh viên hiện nay là rất yếu, rất cần được bồi dưỡng.

Page 41: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

38

Từ những khảo sát nêu trên, chúng tôi có một số ý kiến như sau:

- Cần phải xây dựng lại chương trình VLĐC: nên cấu trúc lại nội dung VLĐC

theo các chủ đề lớn, cập nhật thêm kiến thức mới, ứng dụng mới, trong đó bổ sung

thêm chủ đề về Vật lí hạt nhân vì kiến thức Vật lí hạt nhân đóng một vai trò quan trọng

trong các chuyên ngành nhưng hiện nay trong chương trình VLĐC chưa có.

- Đưa các vấn đề thực tiễn vào dạy học VLĐC dưới dạng các nhiệm vụ (bài tập

lớn, dự án, đề tài, tình huống có vấn đề) có liên quan đến chuyên ngành đào tạo của

sinh viên để thể hiện sự gắn kết giữa kiến thức đại cương và kiến thức chuyên ngành.

Đó là những nhiệm vụ mà trong đó phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết

của một nhóm người, phù hợp với mục tiêu từng chủ đề và dựa trên những kiến thức,

kinh nghiệm sẵn có của sinh viên, giúp sinh viên học sâu hơn về nội dung cần học. Khi

đó sinh viên sẽ nhận thức được việc thực hiện nhiệm vụ không thể là những câu trả lời

ngắn gọn, chính xác, và chỉ dựa trên tính toán với các công thức khô khan, khó nhớ.

- Sử dụng Dạy học trên cơ sở vấn đề - PBL vào tiến trình dạy học: việc toàn bộ

bài học được xây dựng dựa trên một vấn đề sẽ kích thích tính tò mò và sự hứng thú

của sinh viên. sinh viên sẽ xác định những gì họ đã biết, những gì họ cần biết, phải làm

như thế nào và ở đâu để có thể tìm kiếm thu thập thông tin mới nhằm GQVĐ. Khi đó,

việc học tập sẽ không trở nên nhàm chán và sinh viên nhận thấy ý nghĩa của môn học

trong chuyên ngành đào tạo của mình.

- Thay đổi cách đánh giá truyền thống sang đánh giá năng lực: từ việc đánh giá

bằng điểm số thông qua học thuộc lý thuyết, nhớ công thức và giải được các bài tập thì

nay giảng viên sẽ đánh giá sinh viên qua cả một quá trình thực hiện GQVĐ thông qua

việc xây dựng các công cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Sinh viên sẽ không

còn bị áp lực điểm số thông qua khả năng tái hiện nội dung kiến thức đã học cần thể

hiện trong bài thi.

Page 42: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

39

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG

KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VLĐC NHẰM BỒI DƯỠNG

NĂNG LỰC GQVĐ CHO SINH VIÊN

3.1 Phân tích đặc điểm một số nội dung kiến thức trong VLĐC

Mặc dù sinh viên khối kĩ thuật đã được trang bị kiến thức cơ bản về Vật lí phổ

thông, tuy nhiên do cách học còn thụ động, chỉ thuộc các định nghĩa, khái niệm, công

thức và áp dụng để làm bài tập chứ chưa thật sự hiểu bản chất vấn đề, các kĩ năng tìm

tòi khám phá và GQVĐ có liên quan đến kiến thức môn học cũng chưa được hình

thành. Một phần là do cách dạy truyền thống của giảng viên, thêm nữa là do áp lực thi

cử nên không có điều kiện tiếp xúc với các mô hình dạy học tích cực. Hơn nữa trong

đánh giá thang điểm hết môn cũng phân chia trọng số với 20% là điểm chuyên cần và

thái độ học tập, 20% là điểm kiểm tra giữa kỳ, 60% là điểm thi cuối kỳ, và không có

điểm đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng như tham gia học tập GQVĐ có

trong thực tiễn thông qua bài học.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm nội dung học phần VLĐC trong chương trình khung

dành cho sinh viên khối kĩ thuật, chúng tôi nhận thấy có nhiều kiến thức rất hữu ích và

có thể ứng dụng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên

ngành đào tạo của sinh viên. Có thể thấy quan hệ giữa các chuyên ngành đào tạo ở

Trường Đại học Bà Rịa–Vũng Tàu với một số kiến thức VLĐC cần thiết để giải quyết

các vấn đề thực tiễn của chuyên ngành:

Bảng 3.1 Mối liên hệ giữa kiến thức Vật lí với chuyên ngành đào tạo

STT Chuyên ngành đào tạo Kiến thức Vật lí

1 Điện công nghiệp và dân

dụng, điện tử công nghiệp,

điều khiển và tự động hóa

Cơ học (cơ học vật rắn, cơ học chất lưu), Điện –

Từ (trường tĩnh điện, dòng điện không đổi, từ

trường, cảm ứng điện từ, trường điện từ); Nhiệt

học (nguyên lí thứ hai nhiệt động học), Vật lí hạt

nhân (điện nguyên tử, điện tử hạt nhân)

2 Xây dựng dân dụng và công

nghiệp

Cơ học (động lực học chất điểm, các định luật

bảo toàn trong cơ học, cơ học vật rắn, cơ học

Page 43: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

40

chất lưu), Vật lí hạt nhân (kiểm tra không phá

hủy mẫu bằng tia phóng xạ), Điện – từ (trường

tĩnh điện. từ trường không đổi, cảm ứng điện từ,

trường điện từ).

3 Công nghệ thực phẩm Nhiệt học, Vật lí hạt nhân (chiếu xạ thực phẩm)

4 Hóa dầu, hóa dược, công

nghệ môi trường

Nhiệt học, Vật lí hạt nhân (dược chất phóng xạ,

an toàn bức xạ môi trường, kĩ thuật soi tia

gamma)

5 Cơ điện tử, cơ khí chế tạo

máy, cơ khí ô tô

Cơ học (động lực học chất điểm, các định luật

bảo toàn trong cơ học, cơ học vật rắn, cơ học

chất lưu), Nhiệt học (nguyên lí thứ nhất và thứ

hai nhiệt động học), Vật lí hạt nhân (kiểm tra

không phá hủy bằng tia phóng xạ), Điện – từ

(trường tĩnh điện, từ trường không đổi, cảm ứng

điện từ, trường điện từ).

Trong đó phải kể đến kiến thức, kĩ năng của một số nội dung cơ bản như:

Cơ học

Kiến thức

-Hiểu rõ các khái niệm: chất điểm, chuyển động, hệ quy chiếu, phương trình

chuyển động, phương trình quỹ đạo, quán tính; - Trình bày được các đại lượng véc tơ

vận tốc dài, véc tơ vận tốc góc, véc tơ gia tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến,

véc tơ gia tốc góc, véc tơ lực, véc tơ động lượng (điểm đặc, phương, chiều, độ lớn, đơn

vị, ý nghĩa);- Thiết lập được công thức tính vận tốc và gia tốc trong cơ học cổ điển; -

Tìm ra các phương trình vận tốc, phương trình chuyển động đối với chuyển động thẳng

biến đổi đều và chuyển động tròn biến đổi đều; - Hiểu và vận dụng ba định luật Niu tơn,

các định lý về động lượng và xung lượng, định luật bảo toàn động lượng, hiểu rõ điều

kiện để áp dụng định luật bảo toàn động lượng;- Hiểu và vận dụng phép biến đổi Galile và

phát biểu được nguyên lý tương đối Galile; - Tìm ra công thức lực quán tính, lực quán

tính ly tâm và xác định chiều của chúng.

Kỹ năng

Page 44: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

41

- Vận dụng các công thức vận tốc, gia tốc, phương trình vận tốc, phương trình

chuyển động để xác định các đại lượng đặc trưng cơ bản của chuyển động để giải các

bài tập;Vận dụng công thức tổng hợp vận tốc, gia tốc để giải quyết các bài tập; - Vận

dụng các kiến thức về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều và

phân tích vận tốc để thiết lập phương trình chuyển động, phương trình vận tốc, phương

trình quỹ đạo cho bài toán ném ngang, ném xiên, ném đứng.

Điện trường và vật dẫn

Kiến thức

- Hiểu rõ được các khái niệm: điện trường, cường độ điện trường, đường sức

điện trường, điện thông, điện thế, hiệu điện thế, thế năng trường tĩnh điện;- Xác định

được véc tơ cường độ điện trường, điện thế của điện tích diểm, hệ điện tích điểm rời

rạc và của vật mang điện có kích thước đáng kể (quả cầu tích điện, vòng dây, nửa vòng

dây, bán cầu,…); - Tìm ra được mối liên hệ giữa công của lực điện trường và điện

thế;- Tính được công của lực điện trường và chứng tỏ trường tĩnh điện là trường lực

thế; - Hiểu và vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường và điện thế, mối liên hệ giữa

điện trường và điện thế, định lý O.G đối với điện trường để xác định được cường độ

điện trường và điện thế gây ra bởi điện tích điểm, hệ điện tích điểm, vật mang điện có

kích thước đáng kể (quả cầu tích điện, mặt phẳng tích điện, vòng dây tròn tích điện...);

- Tìm ra điều kiện để vật dẫn cân bằng tĩnh điện, nêu được các tính chất của vật dẫn ở

trạng thái cân bằng tĩnh điện;-Hiểu được hiện tượng điện hưởng và ứng dụng của hiện

tượng điện hưởng;- Xác định được điện dung của vật dẫn cô lập và điện dung của tụ

điện;- Tính được năng lượng điện trường và mật độ năng lượng điện trường.

Kỹ năng

- Áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường và điện thế để tìm cường độ điện

trường, điện thế do hệ điện tích điểm, do vật mang điện có kích thước gây ra tại một

điểm;- Vận dụng định lý O-G đối với điện trường để xác định cường độ điện trường

gây bởi hệ điện tích điểm đối xứng, vật mang điện có hình dạng đối xứng; - Tính được

năng lượng điện trường, mật độ năng lượng điện trường của vật mang điện và trong

khoảng không gian giữa 2 bản tụ điện; - Vận dụng các kiến thức trường tĩnh điện và

vật dẫn để tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị kỹ thuật.

Từ trường và cảm ứng điện từ

Kiến thức

- Hiểu rõ các khái niệm và đại lượng: từ trường, từ thông, véc tơ cảm ứng từ,

véc tơ cường độ từ trường; - Trình bày được định luật Ampe về tương tác từ; - Xác

Page 45: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

42

định được véc tơ cảm ứng từ, véc tơ cường độ từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng,

dòng điện tròn, ống dây, hạt mang điện chuyển động; - Trình bày được định lý O-G

đối với từ trường; - Phân tích được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch

kín; - Hiểu và vận dụng định luật Lenz, định luật Faraday để xác định chiều dòng điện

cảm ứng và độ lớn suất điện động cảm ứng;- Tìm ra năng lượng từ trường và mật độ

năng lượng từ trường.

Kỹ năng

- Vận dụng được các công thức về lực từ, cảm ứng từ, cường độ từ trường,

momen ngẫu lực từ, lực Lorenxơ, suất điện động cảm ứng, công của lực từ, suất điện

động tự cảm, từ thông, hệ số tự cảm, năng lượng từ trường, mật độ năng lượng từ

trường… để giải các bài tập; - Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều

của lực từ, lực Lorenxơ; -Vận dụng được định luật Lenz để xác định chiều của dòng

điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín; - Vận dụng được Định lý O.G đối với từ

trường và định lý suất từ động đề tính cường độ từ trường do một số dòng điện có

dạng đối xứng gây ra.

Vật lí hạt nhân

Kiến thức:

Hiểu rõ được các nội dung như: cấu tạo hạt nhân, kích thước hạt nhân, spin hạt

nhân, mômen từ hạt nhân, lực hạt nhân, khối lượng và năng lượng liên kết hạt nhân,

định luật phân rã, qui tắc di chuyển, họ phóng xạ tự nhiên, cân bằng phóng xạ, phóng

xạ nhân tạo, sự phân rã β và hạt nơtrino, các nguyên tố siêu Uran, đơn vị đo lường

phóng xạ…

Một số nội dung được mở rộng để hiểu sâu hơn về những ứng dụng của Vật lí

hạt nhân trong thực tiễn ngành nghề như: bức xạ ion hóa, liều lượng bức xạ, tác dụng

sinh học của bức xạ ion hóa…

Kĩ năng

Vận dụng các khái niệm và công thức để tính toán spin hạt nhân, mômen từ hạt

nhân, lực hạt nhân, khối lượng và năng lượng liên kết hạt nhân, hoạt độ phóng xạ…

Như vậy, mục tiêu đào tạo nhấn mạnh việc trang bị cho SV kiến thức nền tảng

để học các môn cơ sở, nhưng chưa đề cập đến việc rèn năng lực GQVĐ để giúp SV học

tốt kiến thức chuyên ngành. Các mục tiêu kỹ năng chủ yếu nhấn mạnh đến vận dụng kiến

thức lý thuyết để giải các bài tập đã được lý tưởng hóa, ít gắn với thực tiễn. Trong khi đó,

Page 46: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

43

tính thực tiễn của kiến thức là một trong những yêu cầu đào tạo SV ngành kỹ thuật, SV

phải được trang bị những kiến thức cần thiết nhằm phát triển năng lực giải quyết các bài

toán kỹ thuật gắn với thực tiễn, qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp.

3.2. Tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức trong VLĐC

Từ những phân tích về sự gắn kết giữa kiến thức VLĐC với kiến thức chuyên

ngành tại BVU, chúng tôi thấy có thể thiết kế một số tiến trình dạy học VLĐC theo hướng

gắn với chuyên ngành cho sinh viên. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã chọn

mô hình dạy học trên cơ sở vấn đề PBL để thiết kế tiến trình dạy học một số nội dung kiến

thức trong VLĐC có liên quan tới ngành: Điện – Điện tử, Cơ khí, Công nghệ thực phẩm.

Xây dựng tình huống là đặc điểm nổi bật trong dạy học trên cơ sở vấn đề, trong đó các vấn

đề trong tình huống là phi cấu trúc, đòi hỏi SV phải huy động các nguồn lực bên trong và

bên ngoài để giải quyết.

3.2.1 Tiến trình PBL

PBL được chia thành ba giai đoạn: Giao nhiệm vụ, giải quyết nhiệm vụ, hoàn

tất nhiệm vụ và được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Page 47: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

44

GIẢI

QUYẾT

NHIỆM VỤ

HOÀN TẤT

NHIỆM VỤ

GIAO

NHIỆM VỤ

Làm rõ vấn đề học tập

- Giới thiệu tình huống có vấn đề

- Nhận diện vấn đề, đặt câu hỏi

- Phân tích, thảo luận các vấn đề xung quanh tình huống

- Xác định mục đích vấn đề

Hướng dẫn công việc

- Định kế hoạch thời gian và cách thức liên hệ

- Hướng dẫn làm việc nhóm

Làm việc cá nhân

- Tìm kiếm thông tin, đọc tài liệu, hỏi chuyên gia...

- Lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy

- Tổng hợp vấn đề cho cuộc họp nhóm

Làm việc nhóm

- Chia sẻ thông tin thu thập được

- Phân tích, sắp xếp, kết nối với các thông tin đã biết và

đưa ra các giải pháp

- Lựa chọn giải pháp tối ưu

- Lập kế hoạch thực hiện giải pháp

- Thực hiện giải pháp

- Thực hiện giải pháp

• Trình bày. Đánh giá

- Nhóm báo cáo. SV đánh giá cá nhân, đánh giá lẫn

nhau.

- GV đánh giá cá nhân, nhóm.

Hệ thống hóa kiến thức – Vận dụng kiến thức trong

một số lĩnh vực – Phát hiện vấn đề mới

Page 48: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

45

Hình 3.1 Các giai đoạn trong tiến trình dạy học theo PBL cho sinh viên

3.2.2 Xây dựng tình huống có vấn đề trong PBL

3.2.2.1 Tình huống có vấn đề gắn với ngành CNTP

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) ước tính rằng hàng

năm có khoảng 25% tổng sản lượng lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới đang bị

hao hụt sau khi thu hoạch do côn trùng, vi khuẩn và hư hỏng. Hơn nữa, trong nền kinh

tế toàn cầu hóa, các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng một qui trình nghiêm

ngặt về truy xuất nguồn gốc, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm. Để xuất khẩu

trái cây tươi vào thị trường của Mĩ bắt buộc phải sản xuất theo đúng qui trình hướng

dẫn của các cơ quan chuyên môn ở nước này, trong khi thực tế người nông dân lại

đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện. Cơ quan kiểm dịch động thực

vật ở Mĩ đã từng chỉ rõ 18 loài côn trùng có nguy cơ xâm nhập vào Mĩ trong các lô

hàng tươi xuất khẩu từ Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà chuyên môn đều cho rằng cần

phải tập trung thực hiện biện pháp nhằm loại bỏ các côn trùng, vi khuẩn gây hại trên

trái cây để đảm bảo đúng qui trình, đẩy mạnh xuất khẩu trái cây ngon của Việt Nam ra

thị trường Quốc tế.

3.2.2.2 Tình huống có vấn đề gắn với ngành Điện – Điện tử

Có mặt trên thị trường khoảng chục năm nay, bếp từ chắc hẳn không mấy xa lạ

với người tiêu dùng Việt Nam. Gần như gia đình nào cũng sở hữu một chiếc bếp từ

đơn để phục vụ nhu cầu ăn lẩu hoặc liên hoan tại nhà. Chính vì lẽ đó mà nhiều người

đã quên đi các chức năng khác của bếp từ. Tại Châu Âu đã từ lâu bếp từ trở thành loại

bếp thông dụng thay thế cho những chiếc bếp gas không mấy an toàn kia. Nhưng nhiều

khách hàng nếu mới lần đầu sử dụng bếp từ thì vẫn còn khá bỡ ngỡ trước sản phẩm

này. Vậy các bạn hãy đóng vai là một kĩ sư điện, đưa ra tất cả các chi tiết có liên quan

đến bếp từ để người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn, sử dụng bếp từ một cách phù

hợp nhất.

3.2.2.3 Tình huống có vấn đề gắn với ngành Cơ khí

Giảng viên cho sinh viên xem một video clip quảng cáo của các hãng xe hơi nổi

tiếng hiện nay với nhiều thông số có tính năng ưu việt trong đó có việc gia tăng hiệu

Page 49: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

46

suất động cơ cho từng dòng xe (https://www.youtube.com/watch?v=B_Okp0QhtF8).

Với vai trò là nhà tư vấn cho khách hàng cần mua ô tô, hãy tư vấn cho khách hàng làm

thế nào để lựa chọn được những chiếc xe ô tô có hiệu suất động cơ cao nhất mà vẫn

phù hợp với mục đích sử dụng xe.

3.3 Thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại mã lớp DH18DC, Trường Đại

học Bà Rịa – Vũng Tàu trong học kì 1, năm học 2018-2019. Đây là lớp ghép có sinh

viên đến từ nhiều ngành đào tạo thuộc khối kĩ thuật trong Trường. Tuy nhiên, để vấn

đề trở nên gần gũi với sinh viên và cũng để đạt hiệu quả cao, chúng tôi lựa chọn ngẫu

nhiên một số sinh viên các ngành điện, điện tử, tự động hóa, cơ khí, thực phẩm để thực

nghiệm. Các bước thực hiện đã được tiến hành như trong phần thiết kế. Sinh viên được

phát phiếu học tập cá nhân và học tập nhóm, sau đó phát huy tính tự học, tự nghiên

cứu khoa học của mình để GQVĐ trong tình huống. Thông qua kiểu dạy học PBL,

sinh viên cũng có cơ hội được bồi dưỡng một số năng lực GQVĐ, cụ thể như sau:

❖ Đối với SV ngành Cơ khí:

Bảng 3.1 Bảng đối chiếu minh chứng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của SV

ngành Cơ khí với các năng lực thành tố

Thành tố của

năng lực

GQVĐ

Minh chứng

Nhận ra vấn

đề

Theo dõi video clip một cách hào hứng, thích thú và phát hiện ra vấn

đề ở đây liên quan đến việc lựa chọn xe ô tô.

Thảo luận các

vấn đề xung

quanh tình

huống

Suy nghĩ và trao đổi, đưa ra một số vấn đề có liên quan như việc

lựa chọn xe còn phụ thuộc vào những yếu tố như:

✓ Địa hình đi lại (thành thị hay nông thôn, miền núi) vì cần tính đến

chất lượng đường sá và địa hình di chuyển.

✓ Khoảng cách đi chuyển (xa hay gần) vì liên quan đến tư thế ghế

ngồi có thoải mái, đỡ mệt không.

Page 50: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

47

✓ Khoang chứa đồ (dung tích khoang hành lí có cần rộng hay

không, xe có gập được ghế sau để tăng thể tích khoang hành lí hay

không, ….)

✓ Số người trong gia đình sẽ liên quan đến kiểu dáng xe có bao

nhiêu chỗ ngồi.

✓ Loại đường đi dễ hay khó đi, đường to hay đường nhỏ cũng sẽ

liên quan đến thiết kế của xe.

Xác định mục

đích vấn đề

Khẳng định được mục đích vấn đề ở đây là phải chọn loại xe sao cho

vừa đạt hiệu suất tối ưu vừa phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng

Đề xuất các

giải pháp

Đặt ra được một chuỗi các câu hỏi liên quan đến vấn đề:

Ô tô có cấu tạo như thế nào?

Nguyên lí hoạt động của ô tô là gì?

Những bộ phận nào trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc gia

tăng hiệu suất làm việc của xe?

Có thể tăng hiệu suất làm việc của xe bằng cách nào?

Những dòng xe nào ảnh hưởng ít hơn tới môi trường sống của chúng

ta?

Xe ô tô cần giảm thiểu phát thải ô nhiễm ra môi trường bằng việc cải

tiến, thay đổi những bộ phận nào?

Lập kế hoạch

thực hiện

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ bản của xe ô tô

Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động chung của xe và một số bộ

phận chính

Nhóm 3: Tìm hiểu và chỉ ra được một số bộ phận của xe ảnh hướng

đến hiệu suất làm việc của xe ô tô

Nhóm 4: Tìm hiểu, phân tích và chỉ ra được những dòng xe thân thiện

Page 51: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

48

với môi trường

Thực hiện giải

pháp

Các nhóm đã làm việc tích cực bằng việc phân công công việc cụ thể

cho từng cá nhân, sau 01 tuần tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan,

từng nhóm họp và thông qua quá trình thảo luận, tranh luận, phân tích

đã thống nhất kết quả và nộp sản phẩm là phiếu học tập nhóm cho

giảng viên, trong đó nói rất rõ về giải pháp mà nhóm được giao.

Page 52: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

49

❖ Đối với SV ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa:

Bảng 3.2 Bảng đối chiếu minh chứng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của SV

ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa với các năng lực thành tố

Thành tố của

năng lực

GQVĐ

Minh chứng

Nhận ra vấn

đề

Theo dõi thông tin trong tình huống và phát hiện ra vấn đề ở đây liên

quan đến việc lựa chọn bếp từ sao cho sử dụng an toàn và hợp lí nhất

Thảo luận các

vấn đề xung

quanh tình

huống

Suy nghĩ và trao đổi, đặt ra một số vấn đề có liên quan đến:

✓ Nguồn gốc của bếp từ

✓ Tại sao bếp từ an toàn hơn bếp gas

✓ Ưu nhược điểm của bếp từ

Xác định mục

đích vấn đề

Khẳng định được mục đích vấn đề ở đây là phải nêu được các lợi ích

nổi bật của bếp từ để tư vấn khách hàng lựa chọn được bếp từ phù

hợp với yêu cầu, thị hiếu.

Đề xuất các

giải pháp

Đặt ra được một chuỗi các câu hỏi liên quan đến vấn đề:

Bếp từ có cấu tạo như thế nào?

Nguyên lí hoạt động của bếp từ là gì?

Những bộ phận nào của bếp từ cần được vệ sinh, bảo dưỡng thường

xuyên?

Cách khắc phục một số lỗi của bếp từ?

Lập kế hoạch

thực hiện

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu cấu tạo cơ bản của bếp từ

Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của bếp từ

Page 53: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

50

Nhóm 3: Tìm hiểu và chỉ ra được một số bộ phận của bếp từ ảnh

hướng đến tuổi thọ của bếp

Nhóm 4: Tìm hiểu, phân tích và chỉ ra được một số cách khắc phục

lỗi thường xảy ra của bếp từ

Thực hiện giải

pháp

Các nhóm đã làm việc tích cực bằng việc phân công công việc cụ thể

cho từng cá nhân, tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan, sau đó nhóm

họp và thông qua quá trình thảo luận, tranh luận, phân tích đã thống

nhất kết quả và nộp sản phẩm là phiếu học tập nhóm cho giảng viên,

trong đó trình bày cụ thể về giải pháp mà nhóm được giao.

Page 54: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

51

Hình 3.2 Phiếu học tập cá nhân của SV ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa

Page 55: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

52

Hình 3.3 Phiếu học tập cá nhân của SV ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa

Page 56: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

53

Hình 3.4 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa (nhóm 4)

Page 57: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

54

Hình 3.5 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Điện – Điện tử - Tự động hóa (nhóm 1)

❖ Đối với SV ngành Công nghệ thực phẩm:

Bảng 3.3 Bảng đối chiếu minh chứng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của SV

ngành Công nghệ thực phẩm với các năng lực thành tố

Thành tố của

năng lực

GQVĐ

Minh chứng

Nhận ra vấn Theo dõi thông tin trong tình huống và phát hiện ra vấn đề ở đây liên

quan đến việc lựa chọn biện pháp bảo quản thực phẩm là mặt hàng

Page 58: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

55

đề trái cây xuất khẩu

Thảo luận các

vấn đề xung

quanh tình

huống

Suy nghĩ và trao đổi, đặt ra một số vấn đề có liên quan đến:

✓ Mối nguy thực phẩm

✓ Ô nhiễm thực phẩm

✓ Vệ sinh thực phẩm, an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm

✓ Vi sinh vật phát triển là do ảnh hưởng từ những yếu tố nào của

thực phẩm gây ra?

Xác định mục

đích vấn đề

Khẳng định được mục đích vấn đề ở đây là phải dùng phương pháp

chiếu xạ thực phẩm để bảo quản được mặt hàng trái cây tươi xuất

khẩu

Đề xuất các

giải pháp

Đặt ra được một chuỗi các câu hỏi liên quan đến vấn đề:

Bằng cách nào có thể bảo quản được thực phẩm lâu hơn mà

không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm?

Phải chiếu tia phóng xạ với một liều lượng bao nhiêu thì mới tiêu

diệt được những vi sinh vật trú ngụ trên thực phẩm?

Vi sinh vật trú ngụ trên thực phẩm sẽ chịu thương tổn như thế

nào khi chiếu tia phóng xạ vào thực phẩm?

Làm thế nào để có thể nhận biết các thực phẩm đã qua chiếu xạ?

Lập kế hoạch

thực hiện

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản thực phẩm

Nhóm 2: Tìm hiểu về liều lượng chiếu xạ thực phẩm

Nhóm 3: Tìm hiểu về tác dụng sinh học của bức xạ lên vi khuẩn, cơ

thể sống

Nhóm 4: Tìm hiểu, phân tích và chỉ ra được một số cách nhận biết

thực phẩm đã qua chiếu xạ

Thực hiện giải

pháp

Các nhóm đã làm việc tích cực bằng việc phân công công việc cụ thể

cho từng cá nhân, tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan, sau đó nhóm

họp và thông qua quá trình thảo luận, tranh luận, phân tích đã thống

Page 59: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

56

nhất kết quả và nộp sản phẩm là phiếu học tập nhóm cho giảng viên,

trong đó trình bày cụ thể về giải pháp mà nhóm được giao.

Hình 3.6 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Công nghệ thực phẩm – nhóm 4

Page 60: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

57

Hình 3.7 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Công nghệ thực phẩm – nhóm 4

Page 61: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

58

Hình 3.8 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Công nghệ thực phẩm – nhóm 3

Page 62: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

59

Hình 3.9 Phiếu học tập theo nhóm của SV ngành Công nghệ thực phẩm – nhóm 1

3.4 Thảo luận

Nhìn chung, qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi đánh giá cao sự cộng tác của

một số sinh viên. Lần đầu tiên trải nghiệm kiểu dạy học trên cơ sở vấn đề, nhưng dưới

dự hướng dẫn tận tình của giảng viên – đóng vai trò như một huấn luyện viên, một số

bạn đã hoàn thành tốt sản phẩm, đạt yêu cầu. Tuy nhiên, biểu hiện năng lực GQVĐ

của một vài SV còn khá yếu, bằng chứng là trong phiếu học tập cá nhân chỉ ghi được

rất ít thông tin hoặc sao chép của bạn cùng nhóm. Đây cũng chính là thực trạng mà

chúng tôi đang khảo sát, nghiên cứu, tìm cách khắc phục và sẽ đề xuất giải pháp bồi

dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành của sinh viên trong thời gian sắp tới.

Page 63: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

60

1. KẾT LUẬN

Kết quả thu được sau quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Đại học

Bà Rịa – Vũng Tàu, trên cơ sở phân tích định tính cho thấy:

- Tiến trình tổ chức dạy học trên cơ sở vấn đề đã thiết kế khả thi và chứng tỏ

được hiệu quả trong việc phát triển năng lực GQVĐ của SV ngành kỹ thuật thông qua

một số kiến thức VLĐC theo hướng gắn với chuyên ngành kỹ thuật.

- Nội dung thiết kế phù hợp với trình độ nhận thức của SV, kích thích hứng thú

và tạo được động cơ đưa SV vào tiến trình tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết bài toán

thực tiễn liên quan đến ngành nghề của SV.

- Kiến thức SV dùng để GQVĐ không chỉ là kiến thức VLĐC, mà còn kết hợp

kiến thức nhiều môn khác như: hoá học, sinh học…

Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học trên cơ sở vấn đề cho

SV các trường Đại học khối kỹ thuật hiện nay:

* Thuận lợi:

+ PBL phù hợp với đặc điểm hoạt động nhận thức của SV: tìm tòi, nghiên cứu,

phân tích, đánh giá dựa trên một cơ sở vấn đề.

+ Dạy học gắn với chuyên ngành nên SV hứng thú khi được vận dụng kiến thức

VLĐC để GQVĐ thực tiễn liên quan đến ngành nghề của mình.

+ Hầu hết SV được tự do về thời gian, tự quyết định sử dụng quỹ thời gian của

mình nên dễ dàng tham gia thực hiện ngoài giờ học ở trường.

* Khó khăn:

+ SV vẫn còn thói quen học thụ động ở phổ thông.

+ Thời gian sắp xếp để họp nhóm còn chưa hợp lý, nhiều SV ở trọ xa trường,

phương tiện đi lại còn khó khăn.

Tóm lại, kiến thức VLĐC được tổ chức theo định hướng gắn với chuyên ngành

đã góp phần thúc đẩy việc học của SV, giúp SV tích cực hơn, hứng thú hơn nhờ thấy

được ý nghĩa của việc học VLĐC.

Các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo hướng tiếp cận năng lực để làm công cụ

kiểm tra, đánh giá năng lực GQVĐ của từng sinh viên trước và sau tác động, xem xét

và đánh giá sự tiến bộ của từng SV qua từng năng lực thành tố.

Page 64: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

61

- Số liệu cụ thể thu được sau nghiên cứu sẽ gửi đăng trên tạp chí Quốc tế (ISI

hoặc Scopus). Dự kiến gửi đăng: 2020

Page 65: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

62

2. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. OECD (2001). Definition and Selection of Competencies: Theoretical and

Conceptual Foundation (DeSeCo Project).

2. Barman, A. and Konwar, J.(2011). Competency-Based Curriculum in Higher

Education: A Necessity Grounded by Globalization, Revista Romaneasca pentru

Educatie Multidimensionala.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra

ngành nghề đào tạo.

4. Huyen, N. T. T. (2019). Bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho sinh viên trong dạy học

Vật lí đại cương. Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.

5. Hoi, P. T. T., Bao, D. Q., Nghe, P. K., and Nga, N. T. H. (2018). Developing

Problem-Solving Competency for Students in Teaching Biology at High School in

Vietnam. American Journal of Educational Research. 6(5), p. 539-545.

6. Polya, G. (1973). How to solve it. Princeton, NJ: Princeton University Press.

(Originally copyrighted in 1945).

7. Polya, G. (1965). Mathematical discovery: On understanding, learning and

teaching problem solving. New York: Wiley. 2.

8. PISA (2012). Assessment and analytical framework.

https://www.oecd.org/pisa/pisaproducts/.

9. ATC21S (2013). Assessment and Teaching of 21st Century Skills.

http://atc21s.org.

10. Pepper, R., Chasteen, S., Pollock, S., and Perkins, K. (2012). Observations on

student difficulties with mathematics in upper-division electricity and magnetism. Phys

Rev. 8.

11. Caballero, M., Wilcox, B., and Pepper, R. (2012). ACER: a framework on the

use of mathematics in upper-division physics, in Physics Education Research

Conference, AIP Conference Proceedings, p. 90-93.

12. Nga, N. T. (2014). Tổ chức dạy học dự án trong dạy học Vật lí đại cương nhằm

phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển tư duy kỹ thuật của sinh viên ngành kỹ

thuật, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học sư phạm.

Page 66: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

63

13. Nga, T. T. (2017). Cơ hội phát triển năng lực GQVĐ cho sinh viên đại học sư

phạm toán thông qua giảng dạy học phần đại số sơ cấp. Tạp chí giáo dục số đặc biệt

tháng 6. số 418, p. 34-37.

14. Hoa, T. T. (2016). Xây dựng quy trình đánh giá năng lực GQVĐ của sinh viên

trường cao đẳng sư phạm Hà Tây trong học tập học phần Tâm lí học đại cương. Tạp

chí giáo dục, số đặc biệt tháng 6, p. 245-248.

15. White, R. W. (1959). Motivation reconsidered: The concept of competence.

Psychological Review. 66(5), p. 297-333

16. E., W. F.(2001). Vergleichende Leistungsmessung in Schulen - eineumstrittene

Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen. Beltz

Verlag.

17. Denyse, T.(2002). The Competency-Based Approach: Helping learners become

autonomous. In Adult Education - A Lifelong Journey.

18. Tuấn, N. V. (Year), Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích

hợp. TP Hồ Chí Minh: Trường Đại học Sư phạm.

19. Bình, H. H. (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực. Tạp chí Khoa học

ĐHSP Tp Hồ Chí Minh 6(71), p. 21-31.

20. Trà, Đ. H., Biên, N. V., Hải, T. D., Quế, P. X., and Quý, D. X.(2019). Dạy học

phát triển năng lực môn Vật lí trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

21. J., T.(2006). L'évaluation des compétences: Documenter le parcours de

développement. Chenelière Éducation.

22. OECD (2010). Field Trial Problem Solving Framework (Draft Subject to

Possible Revision after the Field Trial).

http://www.oecd.org/pisa/pisaproducts/46962005.pdf.

23. Toàn, N. C. and Yến, L. H.(2011). Xã hội học tập - Học tập suốt đời và các kỹ

năng tự học. Nhà xuất bản Dân Trí.

24. D., B. J. and S., S. B.(1984). The IDEAL Problem Solver: A Guide for

Improving Thinking, Learning, and Creativity. NY: W. H. Freeman.

25. K., H. (1995). The competent problem solver, a strategy for solving problems in

physics, calculus version. MN: McGraw-Hill, Minneapolis.

26. Hoan, N. V. (2016). Phát triển năng lực phát hiện và GQVĐ kĩ thuật cho sinh

viên đại học. Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội. 61, p. 239-250.

Page 67: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

64

27. Nga, N. T., Thanh, N. Đ., Văn, P. Đ., Phương, T. L. H., and Muội, H. P.(2019).

Dạy học tích hợp phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh trung học. Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm.

28. Bien, N. V. and Hai, T. D.(2019). Giáo dục Stem trong nhà trường phổ thông.

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

29. Chính Phủ (2017). Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý

an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.

30. Chuẩn, L. H. (2012). Một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.

http://vhea.org.vn/print-html.aspx?NewsID=216.

31. Mậu, Đ. (2016). Chiếu xạ nông sản xuất khẩu đã trở thành bắt buộc ở nhiều

nước. https://vietnambiz.vn/chieu-xa-nong-san-xuat-khau-da-tro-thanh-bat-buoc-o-

nhieu-nuoc-5002.htm.

cùng một số nguồn tài liệu tham khảo khác.

Page 68: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

65

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. BẢNG KHẢO SÁT SINH VIÊN

(Dành cho những sinh viên chưa học môn Vật lý đại cương)

Các bạn sinh viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) thân mến!

Cuộc thăm dò này nhằm giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn nghiên cứu, đề xuất giải

pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành đào tạo của sinh viên BVU. Vì vậy,

chúng tôi mong đợi sự hỗ trợ nhiệt tình và đánh giá chân thực của các bạn trong bảng khảo sát

này. Xin chân thành cảm ơn các bạn!

A - Thông tin sinh viên

1 – Bạn đang đăng ký theo học Ngành nào tại BVU?

Công nghệ thực phẩm Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật hóa học Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật cơ khí Ngành khác

2 – Hình thức xét tuyển vào BVU của bạn là gì?

Theo học bạ Theo điểm thi THPT QG Hình thức khác

3. Điểm Vật lý ở kỳ thi THPT Quốc gia của bạn .

Đúng Sai Không thi

4 – Bậc THPT, bạn học ở đâu?

Bà Rịa – Vũng Tàu Tỉnh khác

B – Câu hỏi khảo sát

1 – Bạn nhận thấy các kiến thức Vật lý được ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống:

Rất nhiều Nhiều Vừa Không nhiều

2 –Những khó khăn và nguyên nhân mà bạn thường gặp phải khi học Vật lý ở phổ thông là:

TT KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN Đồng ý

1 Không dành thời gian cho Vật lý do ôn thi khối khác nên bị mất kiến

thức căn bản

2 Không dành nhiều thời gian cho Vật lý vì áp lực học quá nhiều môn với

lịch học dày

3 Hay lẫn lộn giữa các công thức, các đại lượng, đơn vị do lý thuyết và

công thức nhiều, khó nhớ

4 Khó hiểu bài vì môn học ít thực hành, bài tập không gắn với thực tiễn

5 Nhiều dạng bài tập không biết làm vì không biết phân tích tìm cách giải

từ đâu

6 Mất dần kiến thức vì chưa hiểu bài nhưng ngại hỏi GV hoặc bị mất bài

quan trọng

7 Chán nản, không hứng thú học vì GV dạy theo phương pháp truyền

thống (nghe giảng lý thuyết, áp dụng làm bài tập)

Những khó khăn và nguyên nhân khác:……………………………………………………………….

3 - Ở bậc Phổ thông, bạn có được học phần Vật lý hạt nhân hay không?

Page 69: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

66

Có học Không học Chỉ tham khảo

4 - Bạn có biết Vật lý hạt nhân có đóng góp rất quan trọng trong các ngành như: công

nghiệp, nông nghiệp, y học, quốc phòng … hay không?

Có biết Không biết

5 – Bạn có mong muốn được biết những kiến thức Vật lý hạt nhân được ứng dụng như thế nào

trong chuyên ngành mình theo học hay không?

Rất mong muốn Không mong muốn

6 - Trong quá trình học tập, bạn có thường gặp những nhiệm vụ (bài tập lớn, tình huống có

vấn đề) cần phải giải quyết hay không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

7 - Theo bạn, khi đối mặt với một nhiệm vụ (tình huống có vấn đề cần giải quyết), bạn sẽ lựa

chọn giải quyết theo các bước chính nào sau đây?

a. Phát biểu vấn đề → Lập kế hoạch thực hiện → Đề xuất các giải pháp → Đánh giá giải

pháp → Thực hiện giải pháp

b. Phát biểu vấn đề → Đề xuất các giải pháp → Lập kế hoạch thực hiện → Đánh giá giải

pháp → Thực hiện giải pháp

c. Nhận biết các vấn đề xung quanh tình huống → Phát biểu vấn đề → Đề xuất các giải

pháp →Lựa chọn giải pháp tối ưu → Thực hiện giải pháp → Đánh giá giải pháp

d. Nhận biết các vấn đề xung quanh tình huống → Đề xuất các giải pháp → Phát biểu

vấn đề → Lựa chọn giải pháp tối ưu → Thực hiện giải pháp →Đánh giá giải pháp

8 - Bạn tự đánh giá năng lực GQVĐ của mình ở mức độ nào?

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

9 – Bạn có thích được học môn Vật lý đại cương không?

Rất thích Thích Bình thường Không thích

10 - Bạn mong muốn điều gì khi học Vật lý đại cương:

TT NỘI DUNG Rất mong

muốn

Không

mong muốn

1 Được học theo những mô hình dạy học hiện đại

2 Được học những nội dung, kiến thức có liên quan đến

chuyên ngành đào tạo

3 Được bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên

ngành đào tạo ngay từ khi học đại cương

Mong muốn khác:………………………………………………………………………………………

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

Page 70: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

67

PHỤ LỤC 2. PHIẾU HỎI THÔNG TIN SINH VIÊN

(Dành cho các bạn sinh viên đã học xong môn Vật lý đại cương)

Các bạn sinh viên Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) thân mến!

Để giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn đánh giá vai trò của Vật lý đại cương trong chuyên

ngành và đề xuất giải pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành đào tạo của sinh

viên BVU, mong các bạn SV điền đầy đủ thông tin và đánh giá chân thực nhất trong phiếu hỏi

này bằng cách đánh dấu “X” vào ô bạn chọn hoặc có thể điền ý kiến riêng của mình.

Xin chân thành cảm ơn các bạn!

A - Thông tin sinh viên

1 – Bạn đang là sinh viên BVU năm thứ: nhất hai ba bốn

2 – Ngành bạn đang theo học tại BVU là:

Công nghệ thực phẩm Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật hóa học Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật cơ khí Ngành khác

B – Câu hỏi khảo sát

1 – Cảm nhận chung của bạn sau khi học xong môn Vật lý đại cương là:

Rất thích Thích Bình thường Không thích

2 – Bạn đánh giá vai trò của Vật lý đại cương trong chuyên ngành mình theo học là:

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng

3 – Theo bạn, những khó khăn nào bạn thường gặp phải trong khi học Vật lý đại cương:

TT Khó khăn khi học Vật lý đại cương Đồng ý

1 Lý thuyết nhiều, công thức khó nhớ, dễ lẫn lộn giữa các đại lượng, đơn vị

2 Không hiểu môn VLĐC sẽ áp dụng như thế nào vào chuyên ngành học

3 Khả năng tự học, tự nghiên cứu còn yếu

4 Nhiều bài tập không biết phân tích để tìm cách giải từ đâu

5 Không biết liên hệ, vận dụng giữa lý thuyết với thực tiễn

6 Chán nản, không có hứng thú học

Khó khăn khác:……………………………………………………………………………..

3 – Theo bạn, nguyên nhân gây ra những khó khăn trên là do đâu?

TT Nguyên nhân gây ra những khó khăn Đồng ý

1 Lý thuyết trừu tượng, công thức, bài tập nhiều

2 Không thấy mối liên hệ giữa kiến thức VLĐC với chuyên ngành học

3 Không biết vận dụng các kiến thức Toán để giải các bài tập VLĐC

4 Không tìm kiếm các tài liệu tham khảo có liên quan để học

5 Chưa được bồi dưỡng năng lực GQVĐ

6 GV không đổi mới phương pháp dạy

Nguyên nhân khác:………………………………………………………………………..

4 – Quan điểm của bạn sau khi học Vật lý đại cương là:

Nội dung Đồng ý

Chỉ cần tập trung vào việc ghi nhớ và sử dụng công thức

Chỉ cần áp dụng các công thức vào giải các bài tập mà không cần biết

những thiếu sót của công thức hay mối quan hệ của công thức với các

Page 71: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

68

khái niệm cơ bản

Chỉ cần biến đổi ra công thức hợp lệ để giải được bài toán là ổn

Chỉ cần thực hiện theo yêu cầu của GV mà không quan tấm tới nhu

cầu học tập của mình

Không cần phải đưa ra nhận xét, đánh giá về kết quả thu được

Quan điểm khác:………………………………………………………………………………..

5 – Trong quá trình học tập các môn chuyên ngành, bạn có được giao giải quyết những nhiệm

vụ (dưới dạng bài tập lớn, đề tài hay tình huống có vấn đề) hay không?

Có Không

Nếu có, xin bạn vui lòng đánh dấu vào mỗi lựa chọn sau:

T

T Nội dung

Biểu hiện hành vi

Tốt

(thường

xuyên)

Khá

(thỉnh

thoảng)

Chưa tốt

(không

làm được)

1 Biết phát hiện tình huống có vấn đề

2 Biết thảo luận các vấn đề xung quanh tình

huống

3 Biết phân tích tình huống có vấn đề

4 Biết xác định mục đích của vấn đề trong

tình huống

5 Biết đề xuất được một chuỗi các giải pháp

6 Biết lựa chọn giải pháp tối ưu

7 Biết vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm,

kĩ năng đã có vào thực hiện giải pháp

8 Biết phân tích, đánh giá giải pháp

9 Biết trình bày kết quả

6 – Theo bạn, SV có cần được bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành ngay từ khi

học các môn đại cương hay không?

Rất cần thiết Không cần thiết

7 – Bạn có mong muốn được bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành trước khi tốt

nghiệp ra trường không?

Rất mong muốn Không mong muốn

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!

Page 72: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

69

PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỎI THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Để giúp chúng tôi đánh giá vai trò của môn Vật lý đại cương đối với chuyên ngành,

đồng thời có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đề xuất giải pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ gắn

với chuyên ngành đào tạo của sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU), xin

Thầy/Cô dành một chút thời gian trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu

“X” vào các ô vuông hoặc cột tương ứng, hoặc điền ý kiến của mình vào chỗ trống. Chúng tôi

cam kết những thông tin mà Thầy, Cô cung cấp sẽ chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu,

không nhằm đánh giá cá nhân hay đơn vị nào.

Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Thầy/Cô.

Câu 1. Thầy/Cô thuộc biên chế ngành nào của BVU?

Công nghệ thực phẩm Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật hóa học Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật cơ khí Ngành khác

Câu 2. Thầy/Cô đánh giá vai trò của kiến thức Vật lý đại cương trong ngành của mình ở

mức độ nào?

Rất quan trọng Khá quan trọng Bình thường Không quan trọng

Câu 3. Nội dung kiến thức phần nào của Vật lý đại cương mà Thầy/Cô thấy có liên quan

đến ngành mình dạy?

Cơ học Nhiệt học Điện – Từ học

Quang học Vật lý hạt nhân Chưa thấy nội dung nào liên quan

Câu 4. Khi dạy các môn chuyên ngành, Thầy/Cô có phải dạy lại một số kiến thức của

Vật lý đại cương có liên quan đến chuyên ngành hay không?

Có Không Không liên quan

Câu 5. Thầy/Cô đánh giá khả năng vận dụng kiến thức Vật lý đại cương của SV khi vào

học chuyên ngành ở mức độ nào?

Tốt Khá Trung bình Yếu Không nhận xét

Câu 6. Thầy/Cô có mong muốn SV được học cách vận dụng kiến thức Vật lý đại cương

vào thực tiễn chuyên ngành ngay từ khi học Vật lý đại cương hay không?

Rất mong muốn Bình thường Không mong muốn

Câu 7. Theo Thầy/Cô, Vật lý đại cương nên dạy theo cách nào là phù hợp nhất hiện

nay?

Dạy hết nội dung học phần để SV có thể nắm được tổng quan

Chỉ dạy các nội dung kiến thức có liên quan đến chuyên ngành của SV

Dạy chuyên sâu một số nội dung kiến thức theo đặt hàng của ngành sau khi đã học xong Vật

lý đại cương.

Không có ý kiến

Câu 8. Thầy/Cô đã biết tới mô hình dạy học tích cực nào sau đây?

STT Tên mô hình DH Chưa biết Đã biết

1 Dạy học dự án

2 Dạy học theo góc

3 Dạy học theo chủ đề

4 Dạy học phát hiện và GQVĐ

5 Dạy học trên cơ sở vấn đề

Mô hình khác mà Thầy/Cô biết:…………………………………………………………….

Page 73: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

70

Câu 8. Xin Thầy/Cô cho biết mức độ mà Thầy/Cô sử dụng các mô hình dạy học tích cực

vào trong giảng dạy:

Rất thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng

Câu 8: Thầy/Cô đánh giá việc giao nhiệm vụ (bài tập lớn) cho SV giải quyết các vấn đề

có liên quan đến chuyên ngành ở mức độ nào?

Rất thường xuyên Không thường xuyên Không giao nhiệm vụ

Câu 9. Thầy/Cô có đưa các tình huống có vấn đề gắn với chuyên ngành vào môn học để

sinh viên tìm cách giải quyết hay không?

Có Không

✓ Nếu có, xin Thầy/Cô vui lòng đánh giá năng lực SV theo các mức độ bằng cách đánh

dấu vào mỗi lựa chọn sau:

(Mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt)

T

T Nội dung

Mức độ

1 2 3 4 5

1 Khả năng phát hiện tình huống có vấn đề của SV

2 Khả năng nhận biết được các vấn đề xung quanh tình huống

của SV

3 Khả năng phân tích tình huống có vấn đề trong thực tiễn của

SV

4 Khả năng xác định mục đích của vấn đề trong tình huống của

SV

5 Khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của SV

6 Khả năng đề xuất được một chuỗi các giả thuyết, các chiến

lược để giải quyết các vấn đề của SV

7 Khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có

vào giải quyết tình huống có vấn đề của SV

8 Khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, tự nghiên cứu của SV

9 Khả năng làm việc nhóm của SV

✓ Nếu không hoặc với SV các khóa sau, Thầy/Cô có mong muốn SV được bồi dưỡng

năng lực GQVĐ gắn với chuyên ngành ngay từ khi học các môn đại cương hay

không?

Rất mong muốn Không mong muốn

Câu 10. Xin Thầy/Cô cho biết trong những ứng dụng sau, ứng dụng nào có sử dụng kiến

thức Vật lý hạt nhân?

Ngành Một số ứng dụng cụ thể của Vật lý hạt nhân trong

chuyên ngành

Xác

nhận

của GV

Công

nghệ thực

- Chiếu xạ thực phẩm: Chiếu bức xạ ion hóa lên thực

phẩm để tiêu diệt các sinh vật còn tồn dư trong thực phẩm,

Page 74: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

71

phẩm

nhờ đó bảo quản thực phẩm, giảm nguy cơ bệnh tật do thực

phẩm gây ra, ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm hại, làm

chậm trễ hoặc loại bỏ mọc mầm hoặc chín, hỏng.

- Sử dụng bức xạ Gamma cường độ cao cho các mục đích

khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản nông sản, chế tạo một

số chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật bằng bức xạ.

- Ứng dụng kĩ thuật hạt nhân trong công nghệ nuôi trồng

nấm, tuyển chọn, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ trồng

các loại nấm quý như linh chi, bào ngư…

Công

nghệ kỹ

thuật

Điện –

Điện tử

- Sản xuất điện từ nhà máy Điện hạt nhân.

- Sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo và tự

động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy

công nghiệp.

- Sử dụng kĩ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) để kiểm

tra các bộ trao đổi nhiệt ở các nhà máy nhiệt điện...

Công

nghệ kỹ

thuật Cơ

khí

- Sử dụng phương pháp bức xạ truyền qua để chụp kiểm tra

chất lượng mối hàn các đường ống kim loại.

- Sử dụng kĩ thuật kiểm tra không phá hủy (NDT) để kiểm

tra đánh giá tình trạng bên trong của các tháp công nghiệp…

Công

nghệ kĩ

thuật

công

trình xây

dựng

- Sử dụng kĩ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu (NDT) để

kiểm tra chất lượng các cọc nhồi của các công trình xây

dựng.

- Sử dụng phương pháp bức xạ tán xạ ngược để xác định

chất lượng của các công trình đường giao thông, đo mật độ

của vật liệu…

Công

nghệ kĩ

thuật Hóa

học

Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân để:

- Tham gia vào các chương trình thăm dò, khai thác tài

nguyên khoáng sản và nghiên cứu, bảo vệ môi trường; xác

định thành phần các nguyên tố vi lượng trong các giếng

khoan nhằm xác định nguồn gốc của các mỏ dầu.

- Xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép,

Page 75: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

72

nghiên cứu hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác

của mỏ dầu Bạch Hổ.

- Xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá

khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm bụi

phóng xạ trong môi trường.

- Sản xuất đồng vị và điều chế dược chất phóng xạ phục vụ

chẩn đoán và điều trị bệnh…

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Thầy/Cô!

Page 76: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

73

PHỤ LỤC 4. PHIẾU HỎI THÔNG TIN NHÀ TUYỂN DỤNG

Kính gửi: Quý Cơ quan/Doanh nghiệp

Để giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn nghiên cứu, đề xuất giải pháp bồi dưỡng năng lực

GQVĐ gắn với chuyên ngành đào tạo của sinh viên trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

(BVU), kính mong Quý đơn vị dành một chút thời gian trả lời đầy đủ những câu hỏi dưới đây

bằng cách đánh dấu “X” vào các ô vuông hoặc cột tương ứng hoặc điền ý kiến của mình vào

chỗ trống. Chúng tôi xin cam đoan những thông tin và ý kiến đóng góp của Quý đơn vị sẽ

được giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu nêu trên.

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp quý giá của Quý đơn vị.

A – Thông tin nhà tuyển dụng

1. Quý danh:………………………………………………………………………………

2. Tên Cơ quan/Doanh nghiệp:………….….…………………………………………….

3. Chức vụ (nhà tuyển dụng):……………………………………………………………..

4. Email:…………………….…………………………………………………………….

5. Điện thoại:………………..…………………………………………………………….

B - Xin Quý Anh/Chị vui lòng cho biết các thông tin sau đây:

1 – Lĩnh vực chuyên môn của ứng viên mà đơn vị muốn tuyển dụng là:

Công nghệ thực phẩm Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử

Công nghệ kỹ thuật hóa học Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Công nghệ kỹ thuật cơ khí Ngành khác

2 - Sinh viên tốt nghiệp BVU ngành Công nghệ Thực phẩm (CNTP) hiện có đang làm việc tại

đơn vị hay không?

Có Không

3 - Nếu có, xin Quý Anh/Chị vui lòng đánh dấu vào mỗi lựa chọn sau:

(Mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt)

TT Nội dung Mức độ

1 2 3 4 5

1 Kiến thức nền tảng của SV tốt nghiệp ngành CNTP

2 Kiến thức chuyên môn của SV tốt nghiệp ngành CNTP

3 Khả năng phát hiện tình huống có vấn đề trong thực tiễn của SV

tốt nghiệp ngành CNTP

4 Khả năng nhận biết được các vấn đề xung quanh tình huống của

SV tốt nghiệp ngành CNTP

5 Khả năng phân tích tình huống có vấn đề trong thực tiễn của SV

tốt nghiệp ngành CNTP

6 Khả năng xác định mục đích của vấn đề trong tình huống của SV

tốt nghiệp ngành CNTP

7 Khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của SV tốt

Page 77: BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG

74

nghiệp ngành CNTP

8 Khả năng đề xuất được một chuỗi các giả thuyết, các chiến lược để

giải quyết các vấn đề của SV tốt nghiệp ngành CNTP

9 Khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có vào

giải quyết tình huống có vấn đề trong thực tiễn của SV tốt nghiệp

ngành CNTP

10 Khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, tự nghiên cứu của SV tốt

nghiệp ngành CNTP

11 Khả năng làm việc nhóm của SV tốt nghiệp ngành CNTP

12 Khả năng thích nghi với môi trường làm việc, hội nhập và phát

triển của SV tốt nghiệp

4 - Nếu không hoặc với SV các khóa sau, xin Quý Anh/Chị vui lòng cho biết Đơn vị có mong

muốn SV ngành CNTP sau khi tốt nghiệp phải đạt được những yêu cầu sau đây trước khi vào

làm việc tại đơn vị không?

TT Nội dung

Mong muốn SVTN

được bồi dưỡng

Có Không

1 Kiến thức nền tảng của SV tốt nghiệp ngành CNTP

2 Kiến thức chuyên môn của SV tốt nghiệp ngành CNTP

3 Khả năng phát hiện tình huống có vấn đề trong thực tiễn của

SV tốt nghiệp ngành CNTP

4 Khả năng nhận biết được các vấn đề xung quanh tình huống

của SV tốt nghiệp ngành CNTP

5 Khả năng phân tích tình huống có vấn đề trong thực tiễn của

SV tốt nghiệp ngành CNTP

6 Khả năng xác định mục đích của vấn đề trong tình huống của

SV tốt nghiệp ngành CNTP

7 Khả năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của SV

tốt nghiệp ngành CNTP

8 Khả năng đề xuất được một chuỗi các giả thuyết, các chiến

lược để giải quyết các vấn đề của SV tốt nghiệp ngành

CNTP

9 Khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã

có vào giải quyết tình huống có vấn đề trong thực tiễn của

SV tốt nghiệp ngành CNTP

10 Khả năng làm việc độc lập, tự học hỏi, tự nghiên cứu của SV

tốt nghiệp ngành CNTP

11 Khả năng làm việc nhóm của SV tốt nghiệp ngành CNTP

12 Khả năng thích nghi với môi trường làm việc, hội nhập và

phát triển của SV tốt nghiệp

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Anh/Chị!