bÁo cÁo tỔng kẾt - tvet-vietnam.org · xuất bản: chú thích pháp lý tài liệu này...

96
Bộ LAO độNG THươNG BINH Và Xã HộI NướC CộNG HòA Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM BÁO CÁO TỔNG KẾT TVET Quality Breakthrough HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM NĂM 2012 ĐỘT PHÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ HÀ NỘI, 10 - 11.10.2012

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

Bộ Lao động Thương Binh và Xã hộinước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa việT nam

BÁO CÁO TỔNG KẾT

TVET Quality Breakthrough

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM NĂM 2012ĐỘT PHÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ

HÀ NỘI, 10 - 11.10.2012

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

Xuất bản:

Chú thích pháp lý

Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam, tóm tắt lại các kết quả trao đổi này và đưa ra định hướng cho bước tiếp theo.

Chịu trách nhiệm xuất bản:Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (Bộ LĐTBXH)Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ)

Tác giả: Deutsche Gesellschaft Fur Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Biên dịch: Deutsche Gesellschaft Fur Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam cùng các Phòng ban, Phòng Phát triển Kinh tế và Việc làm, Bộ phận Đào tạo nghề và Thị trường Lao động

Thiết kế: Mariette Junk, Berlin

Ảnh: Nguyễn Việt Hùng, Hà Nội Bùi Hồng Thắng, Hà Nội Nguyễn Công Tráng, Hà Nội Ralf Baecker, Berlin Nơi xuất bản: Hà Nội, Việt NamNgày xuất bản: Tháng 10.2012

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

Khuyến nghị về Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề .................................8

BÁO CÁO TÓM TẮT .............................................................................. 19Mở đầu .............................................................................................................22

I Giới thiệu ........................................................................................................24 Bối cảnh ............................................................................................................................................. 24 Tóm tắt về Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam ................................................................. 26

II Phiên khai mạc Hội nghị ..................................................................................27 Các phát biểu Khai mạc và Chào mừng ............................................................................................... 27 Phiên Tham luận Khai mạc ................................................................................................................. 32

III Các chủ điểm Hội nghị - Báo cáo dẫn đề và Phiên làm việc ................................40 Tiêu chuẩn nghề ................................................................................................................................ 40 Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp ................................................................................................ 48 Tài chính cho Đào tạo nghề ................................................................................................................ 56 Giáo viên Dạy nghề ............................................................................................................................. 62

III Kết quả của Hội nghị - Kết luận, và Con đường Tiếp theo .................................75

Tham chiếu ........................................................................................................83

Chương trình ....................................................................................................87

Nội dung

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

KHuyẾN NGHị ĐộT PHÁ CHấT LượNG ĐàO TạO NGHề

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT8

Khuyến nghị về Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề

Theo kết quả Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam, và liên quan đến các bước tiếp theo trong công cuộc đổi mới Đào tạo nghề của Việt Nam cũng như trong khu vực, Hội nghị

Phản ánh về • Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược

Phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam • Chiến lược Giáo dục giai đoạn 2010 – 2013 của Bộ BMZ “10 Mục tiêu

vì Giáo dục tốt hơn” • Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Việt Nam – CHLB Đức năm 2011 • Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN về Nguồn nhân lực và Phát triển kĩ năng

cho Phục hồi kinh tế và Phát triển bền vững năm 2010

Tái xác nhận • Vai trò cốt lõi của Đào tạo nghề chất lượng cao theo định hướng nhu cầu

vì phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và hội nhập khu vực ASEAN đặc biệt đối với việc thành lập thị trường lao động tự do ASEAN vào năm 2015

• Tiềm năng và tác động to lớn của hợp tác mạng lưới khu vực nhằm đạt được tính hướng cầu cao hơn và chất lượng cao hơn trong Đào tạo nghề của khu vực ASEAN trong bối cảnh hội nhập ASEAN.

• CHLB Đức với tư cách là đối tác chiến lược tin cậy trong đổi mới Đào tạo nghề hướng tới chất lượng cao và tính hướng cầu ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á và, trong bối cảnh này, các hỗ trợ của Đức đối với phát triển Đào tạo nghề thông qua các chương trình, dự án song phương và khu vực

Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam 2012

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

9HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

KHuyẾN NGHị

1. Việt Nam Chính phủ Việt Nam xác nhận chất lượng nguồn nhân lực là Đột phá Chiến lược (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020) để trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Đổi mới Đào tạo nghề là then chốt để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam đặt Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề là ưu tiên trong quá trình đổi mới Đào tạo nghề của Việt Nam (Chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020) nhằm cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cần thiết để trở thành nước công nghiệp hóa. Để đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề, Việt Nam cần phải:

• Tiếp tục quá trình đổi mới phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, Chiến lược Phát triển Nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược Phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020, gồm: • Tiếp tục hoạt động hợp tác thành công với BMZ và các tổ chức thực

thi của BMZ (GIZ và KfW) trên cơ sở những nguyên tắc đã thống nhất, các ưu tiên và quy trình, trong đó các hoạt động cụ thể cần tiếp tục được trao đổi và thống nhất (v.d. đối với yêu cầu hỗ trợ đã được đưa ra là sửa đổi Luật Dạy nghề của Việt Nam trong khuôn khổ dự án Tư vấn Hệ thống Dạy nghề)

• Tiếp tục trao đổi, kết nối và và xây dựng cơ chế hợp tác trong Đào tạo nghề với các nước trong Khu vực ASEAN nhằm học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về Đổi mới Đào tạo nghề và đặc biệt về Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT10

2. Hội nhập ASEAN và Kết nối Đào tạo nghề Khu vựcNâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt và thách thức chính đối với Hội nhập ASEAN. Theo đó, Đào tạo nghề là vấn đề đổi mới ưu tiên xuyên suốt khu vực ASEAN. Tất cả các nước trong khu vực cũng có những kinh nghiệm quý báu từ nỗ lực của mình trong việc phát triển Đào tạo nghề chất lượng cao và hướng cầu. Do đó, đối với cả khu vực ASEAN, điều quan trọng là

• Tiếp tục các nỗ lực phát triển Đào tạo nghề hướng tới cải thiện tính hướng cầu và đột phá chất lượng, bằng cả cách rút ra bài học từ kinh nghiệm của Đức, nước sẽ tiếp tục hỗ các chương trình Đào tạo nghề trong khu vực.

• Tiếp tục trao đổi, kết nối và xây dựng cơ chế hợp tác trong Đào tạo nghề với các nước và các chủ thể khác của Đào tạo nghề trong Khu vực ASEAN nhằm học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới Đào tạo nghề, gồm: • Thành lập Hội Dạy nghề giữa các nước ASEAN hội nhập các hiệp hội

về dạy nghề của các nước trong khu vực thành một mạng lưới, v.d. thông qua các hội nghị định kì, với hỗ trợ của Đức và Hiệp hội Châu Âu các Cơ sở Đào tạo nghề.

• Tiếp tục tổ chức các Hội nghị về Đào tạo nghề để chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới Đào tạo nghề và đảm bảo kết nối với các diễn đàn khu vực liên quan về Đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực.

3. Các chủ đề của Hội nghịHội nghị xác nhận 4 chủ đề chính đã được trao đổi là những động lực chính để nâng cao tính hướng cầu của Đào tạo nghề và đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Vì vậy, các chủ đề này đòi hỏi sự quan tâm thích đáng là một phần không thể tách rời của quá trình phát triển Đào tạo nghề trong cả khu vực.

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

11HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

TIÊu CHuẨN NGHềTiêu chuẩn nghề (TCN) đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. TCN có chức năng như điểm tham chiếu then chốt để xác định đầu ra và chất lượng đầu ra từ đó Đào tạo nghề có thể hướng tới việc đào tạo con người đáp ứng những nhu cầu nghề nghiệp cụ thể. TCN tạo ra điểm bắt đầu để xây dựng các chương trình Đào tạo nghề hướng cầu, và cũng là điểm cuối của công tác Đào tạo nghề tức là làm cơ sở tham chiếu cho việc đánh giá và chứng nhận. Đồng thời, nếu không có những điều kiện cần thiết (v.d. giáo viên Dạy nghề có năng lực, sự tham gia chặt chẽ của Doanh nghiệp, Tài chính bền vững cho Đào tạo nghề) để tổ chức Đào tạo nghề chất lượng cao, hướng cầu, thì TCN cũng không có tác dụng đối với Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Để phát triển TCN đảm bảo vai trò của nó như điểm tham chiếu then chốt của Đào tạo nghề chất lượng cao định hướng cầu cần phải:

• Xác định các biện pháp cốt yếu để chuyển đổi thành công hệ thống Đào tạo nghề từ định hướng đầu vào sang định hướng đầu ra (đánh giá và cấp chứng chỉ cho kĩ năng dựa trên TCN), gồm cả vấn đề làm thế nào để “truyền đổi” TCN thành tiêu chuẩn Đào tạo nghề và tiếp theo là các chương trình Đào tạo nghề

• Thiết lập các điều kiện pháp lí thực thi các phương pháp tiếp cận khả thi để đưa cộng đồng doanh nghiệp vào đảm nhận vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập TCN

• Xây dựng năng lực cơ sở và cán bộ có nhiệm vụ quản lý hệ thống xây dựng TCN, đánh giá và cấp chứng nhận

• Chia sẻ kinh nghiệm về TCN giữa các nước trong khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới về các chủ đề trên

• Đảm bảo sự công nhận lẫn nhau về kĩ năng của người lao động trong khu vực ASEAN trên cơ sở tiêu chuẩn nghề, v.d thông qua:

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT12

• Đánh giá sự tương đồng về TCN của các nước ASEAN • Xây dựng các định nghĩa và thuật ngữ chung (v.d. giữa “tiêu chuẩn

nghề” và “tiêu chuẩn kĩ năng nghề”) trong khu vực • Thí điểm sự công nhận lẫn nhau và trao đổi các bài học kinh nghiệm

HợP TÁC VỚI CộNG ĐỒNG DOANH NGHIỆPKhông có Cộng đồng doanh nghiệp, sẽ không đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Tăng cường hợp tác và sự tham gia của Cộng đồng doanh nghiệp (doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, và các cơ quan đại diện khác của Cộng đồng doanh nghiệp) trong Đào tạo nghề là yếu tố thành công then chốt để cải thiện tính hướng cầu của Đào tạo nghề. Để đạt được việc tăng cường và tham gia của doanh nghiệp trong Đào tạo nghề:

• Tăng vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và của các tổ chức đại diện doanh nghiệp trong Hệ thống Đào tạo nghề, gồm • Xây dựng các chính sách để thiết lập vai trò dẫn đầu của Cộng đồng

doanh nghiệp trong xây dựng Tiêu chuẩn nghề và Đánh giá và Chứng nhận

• Thí điểm các phương thức hợp tác triển vọng về tổ chức đào tạo và mở rộng những mô hình thí điểm thành công về sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp vào hợp tác định hướng kết quả trong Đào tạo nghề trên cơ sở quan hệ đối tác bình đẳng, có quan tâm và lợi ích chung

• Rút ra bài học từ những kinh nghiệm và thực tiễn điển hình của CHLB Đức về sự tham gia của Cộng đồng doanh nghiệp vào Đào tạo nghề, đặc biệt trong mảng đào tạo hợp tác, và ở Việt Nam, đó là sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Đức

• Kết nối với các nước ASEAN nhằm trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề trên và các vấn đề khác, ví dụ, các hình thức khả thi cho thực tập, học việc như các thành tố tích hợp của Đào tạo nghề

GIÁO VIÊN Dạy NGHềĐội ngũ giáo viên dạy nghề (giáo viên, hướng dẫn viên, giảng viên) có năng lực và nhiệt tình tạo nên xương sống của bất kì Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề nào - ở Việt Nam, các nước ASEAN và các nước trên thế giới. Nâng cao năng lực động lực cho giáo viên Dạy nghề là cần thiết cho Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề

• Thực hiện đầy đủ những biện pháp cần thiết nâng cao vị thế / danh tiếng của giáo viên dạy nghề trong xã hội và tạo ra môi trường thúc đẩy/ các điều kiện khung (vd. Mức chi trả phù hợp, con đường sự nghiệp, nâng cao nhận thức).

• Xây dựng và thống nhất về tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề (cho các nhóm cán bộ giảng dạy chủ yếu) phản ánh những yêu cầu thực tế đối với việc thực hiện các nhiệm vụ và công việc của Giáo viên dạy nghề phù hợp với mục tiêu Đào tạo nghề chất lượng và hướng cầu

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

13HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

• Xây dựng mô hình, thí điểm và trao đổi bài học về các mô hình phát triển giáo viên “tích hợp” có khả năng dạy lí thuyết và đào tạo thực hành theo phương pháp tích hợp

• Đảm bảo các cơ hội phát triển và giữ vững kĩ năng thực hành cho giáo viên dạy nghề, ví dụ như thực tập nâng cao kinh nghiệm nơi làm việc ở các công ty và các hình thức hợp tác khác giữa Đào tạo nghề và ngành công nghiệp (tăng kiến thức chuyên môn cho giáo viên, cộng với việc hỗ trợ hợp tác giữa các cơ sở Đào tạo nghề và các công ty có lợi cho cả hai bên)

• Tạo thu nhập, đãi ngộ thêm cho công nhân lành nghề để tham gia vào Đào tạo nghề, gồm cả việc đưa ra các kế hoạch nâng cao trình độ để trở thành Giáo viên dạy nghề có chứng nhận

• Chia sẻ các kinh nghiệm và hợp tác trong đào tạo giáo viên dạy nghề giữa các nước trong khu vực ASEAN, cũng dựa trên hỗ trợ của CHLB Đức.

TàI CHÍNH CHO Dạy NGHềTài chính Bền vững cho Đào tạo nghề là vấn đề then chốt đối với Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Tài chính Bền vững cho Đào tạo nghề gồm, quan trọng nhất là, cơ sở thông tin vững chắc, gây quỹ hiệu quả và quản lí và phân bổ vốn hiệu quả. Tài chính cho Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và kết quả đầu ra là rất quan trọng tác động đến chất lượng Đào tạo nghề. Theo đó, để tài chính cho Đào tạo nghề bền vững hơn, cần đẩy mạnh trao đổi chặt chẽ về các bài học kinh nghiệm sẵn có giữa các nước ASEAN, gồm trao đổi về

• (1) yêu cầu về tài chính (chi phí vận hành và phát triển) đối với Đào tạo nghề hướng cầu và (2) các cách dự toán / tính toán khác nhau đối với các lĩnh vực nghề, các nghề trọng tâm và các phương thức khác nhau về tổ chức Đào tạo nghề cũng như (3) các cơ hội và hạn chế trong việc kiểm soát / đưa chúng vào như cơ sở tin cậy của quản lý tài chính bền vững

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT14

• Giới thiệu và triển khai thực hiện Quỹ Đào tạo nghề Quốc gia như những cơ sở độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, đặc biệt về: • Các nguồn (nhà nước, doanh nghiệp) và thành phần của quỹ trong

giai đoạn đầu thành lập Các Doanh nghiệp Quỹ Đào tạo nghề Quốc gia

• Thúc đẩy các doanh nghiệp đóng góp cho Quỹ Đào tạo nghề Quốc gia

• Đảm bảo sử dụng quỹ hiệu quả cho mục đích Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề

• Các cơ chế phân bổ và các chủ thể hỗ trợ việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và tăng cường chất lượng Đào tạo nghề cũng như đảm bảo các yêu cầu về tài chính (vd. phân bổ dựa trên sự thực hiện / tiêu chí chất lượng, đảm bảo phân bổ kịp thời kinh phí, v.v...).

Page 15: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

15HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Quy MÔ

Các khuyến nghị về Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề dựa trên các Phát biểu Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Phi và Đại sứ Đức Jutta Frasch cũng như các đóng góp, thảo luận và kết quả của Các phiên làm việc theo chủ đề và các Phiên thảo luận nhóm tương ứng.

Tiến tới tính hướng cầu tốt hơn và chất lượng Đào tạo nghề cao hơn, các Khuyến nghị cho Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề có thể áp dụng cho từng nước ASEAN. Việc áp dụng các Khuyến nghị sẽ tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu kinh tế - xã hội cụ thể, các chiến lược phát triển và các điều kiện thể chế cụ thể, cũng như các nguồn lực sẵn có của mỗi nước và trong toàn bộ khu vực ASEAN.

Các Khuyến nghị cho Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề cuối cùng cũng có thể áp dụng đối với các cơ quan liên quan của khu vực và cho các sáng kiến hợp tác kết nối. Trong bối cảnh này, Hội nghị Khu vực tiếp theo về Đào tạo nghề tại Indonesia được khuyến nghị cần tiếp tục những việc đã thực hiện trên cơ sở các Khuyến nghị cho Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề và những kết quả đã đạt được từ đó.

Page 16: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 17: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 18: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 19: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

BÁO CÁO TÓM TẮT

Page 20: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT20

Từ viết tắt

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁBMZ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang ĐứcBNSP Badan Nasional Sertifikasi Profesi - Cơ quan cấp

chứng nhận nghề Quốc gia IndonesiaCNC Máy điều khiển sốEu Liên minh châu ÂuGDVT Tổng cục Dạy nghề, Việt NamGIZ Tổ chức Phát triển Đức GIZHRD Phát triển Nguồn Nhân lựcHRDF Quỹ Phát triển Nguồn Nhân lực ILO Tổ chức Lao động Quốc tếIT Công nghệ Thông tinKfW Ngân hàng Tái thiết ĐứcMoLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt NamMoMT Bộ Nhân lực và Di trú, IndonesiaNOS Tiêu chuẩn nghề Quốc giaOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OS Tiêu chuẩn nghềRCP Diễn dàn Hợp tác Khu vựcTVET Đào tạo nghề TI Ngành Công nghiệp Dạy học

Page 21: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

21HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Page 22: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT22

Mở đầu

Thưa Quý độc giả!Thay mặt Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA), Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) và Ban chỉ đạo Hội nghị, chúng tôi vui mừng chia sẻ tới quý vị báo cáo tóm tắt của Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tổ chức ở Hà Nội, Việt Nam ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2012.

Hội nghị đón nhận khoảng 300 đại biểu tham gia từ 14 nước, gồm các nhà hoạch định chính sách cấp cao và chuyên gia Đào tạo nghề của Việt Nam và các nước khu vực ASEAN, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nhà tài trợ quốc tế và cơ quan thực thi của họ, cũng như cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu. Điều này thể hiện tầm quan trọng và sự quan tâm của cấp cao được thể hiện qua chủ đề bao trùm mà hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề đã đề cập, đó là làm thế nào tăng cường chất lượng và tính hướng cầu của Đào tạo nghề để đảm bảo “Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề”, và đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ASEAN. Hội nghị đã cho thấy rõ, các chủ đề được lựa chọn thảo luận trong hội nghị gồm Tiêu chuẩn nghề, Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp, Đào tạo giáo viên Dạy nghề và Tài chính cho Dạy nghề có tính phù hợp cao đối với việc đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề, không chỉ vì bản thân nội dung của những chủ đề này mà vì chúng cũng có sự liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Thật là một vinh dự lớn được trải nghiệm những trao đổi rộng và sâu sắc về các ý tưởng xung quanh các chủ đề hội nghị thông qua các báo cáo tham luận và trong các phiên làm việc. Chúng tôi coi kết quả của hội nghị là rất quý báu đối với quá trình đổi mới Đào tạo nghề của Việt Nam và các nước ASEAN khác, vd. việc kích thích kết nối chặt chẽ hơn, hiểu biết và suy nghĩ về các chủ đề khác nhau từ nhiều quan điểm cách nhìn khác nhau, các khuyến nghị và sáng kiến về thành lập Hội Đào tạo nghề ASEAN. Nhận thấy sự cần thiết việc tiếp tục làm việc về các chủ đề nhằm đạt được Đột phá

Page 23: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

23HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Chất lượng Đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN, chúng tôi mong muốn khuyến khích tất cả các đại biểu tham gia tận dụng động lực đã có từ hội nghị này bằng cách tiếp tục đối thoại và hợp tác và triển khai các hoạt động phù hợp tiếp theo. Với tinh thần này, chúng tôi ủng hổ đề xuất xem xét các hoạt động tiếp theo cho Hội nghị. Chúng tôi cũng mong muốn cảm ơn đến các diễn giả đặc biệt về việc chia sẻ những suy nghĩ quý báu của mình cũng như đến các đại biểu tham gia về mối quan tâm và sự tham gia nhiệt tình của họ, những người đã đóng góp đáng kể vào thành công của hội nghị. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và đánh giá cao đến Phó thủ tướng Việt Nam, Ngài Nguyễn Thiện Nhân, về sự tham gia của Ngài với hội nghị với tư cách khách mời danh dự.

Hy vọng quý vị tìm thấy những điều thú vị trong báo cáo tóm tắt này.

Trân trọng.

Nguyễn Ngọc PhiThứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam (Đồng chủ chì Ban chỉ đạo Hội nghị)

TS. Horst SommerĐiều phối viên Lĩnh vực ưu tiên Đào tạo nghề Hợp tác Phát triển Việt – Đức lĩnh vực Đào tạo nghề (Đồng chủ chì Ban chỉ đạo Hội nghị)

Page 24: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT24

I Giới thiệuBối cảnh

Lực lượng lao động có tay nghề và đạt chất lượng là điều cần thiết cho phát triển kinh tế và xã hội của các nước Cộng đồng ASEAN. Hơn thế, các nước ASEAN đang đối mặt với những thách thức mới mang tính khu vực, vd. thành lập thị trường lao động chung của khu vực vào năm 2015. Đào tạo nghề có một vai trò quan trọng trong bối cảnh này và vì vậy được xếp ở vị trí cao trong nghị sự chính trị. Theo đó, Chương trình Làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN nhấn mạnh việc ưu tiên tăng cường chất lượng và năng lực của nguồn nhân lực trong khu vực vì lí do tầm quan trọng của nguồn nhân lực và phát triển kĩ năng trong việc nâng cao năng suất và thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh này, đại diện các chính phủ các nước ASEAN đã thống nhất vào tháng 10 năm 2010 trong “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Phát triển Nguồn Nhân lực và Phát triển Kĩ năng phục vụ Phục hồi Kinh tế và Phát triển Bền vững” là củng cố các hoạt động hợp tác kĩ thuật và nâng cao năng lực. Trong tuyên bố này, các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi “thúc đẩy dạy nghề và việc học của lực lượng lao động vì mục đích cải thiện khả năng có việc làm và nâng cấp kĩ năng cho lực lượng lao động.”

Việt Nam, cũng như các nước khác trong khu vực, đang trong quá trình đổi mới hệ thống Dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và xã hội phù hợp bối cảnh trong nước và của khu vực. Đây là một đặc điểm nổi trội trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 trong đó việc phát triển nguồn nhân lực – “đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao” – được xác định là một đột phá chiến lược đối với đất nước hướng tới trở thành nước công nghiệp hóa. Vì vậy, đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề là đại diện cho một mục tiêu chiến lược chính và là căn bản để tạo ra thị trường lao

Page 25: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

25HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

động chung ASEAN. Phù hợp với chiến lược này, Chiến lược Phát triển Dạy nghề Việt Nam 2011-2020 nhằm “cải thiện chất lượng và mở rộng quy mô Dạy nghề….đáp ứng nhu cầu các ngành và nghề có nhu cầu cao về nhân lực trong nước và cho xuất khẩu lao động". Đến năm 2020, Dạy nghề cần đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đồng thời đóng góp vào việc tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Chất lượng đào tạo một số nghề cần đạt trình độ của các nước phát triển trong khu vực ASEAN và toàn thế giới.

Nước Đức có truyền thống lâu đời về hợp tác phát triển với các nước châu Á trong lĩnh vực Đào tạo nghề, đặc biệt với Việt Nam. Chiến lược Phát triển Giáo dục mới – “Mười Mục tiêu về Giáo dục tốt hơn” – của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang (BMZ) là chiến lược lồng ghép đầu tiên tác động tất cả các lĩnh vực và hình thức giáo dục. Tầm nhìn của chiến lược là học tập suốt đời từ giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học, dạy nghề và giáo dục đại học cũng như giáo dục người lớn. Dựa trên tầm nhìn đó, BMZ theo đuổi phương pháp tiếp cận toàn diện trong cung cấp hỗ trợ cho giáo dục, áp dụng cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm bao gồm tất cả các chủ thể và đẩy mạnh toàn bộ hệ thống giáo dục, thay vì chỉ từng ngành đơn lẻ. BMZ cũng hỗ trợ giáo dục hòa nhập tác động đến toàn bộ dân số, đặc biệt các nhóm yếu thế. Hơn thế, chiến lược này đưa ra ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục. BMZ rất quan tâm đến việc thúc đẩy các chương trình giáo dục chất lượng cao và nhằm mục tiêu củng cố hơn nữa tính hiệu quả trong các công việc của mình. Trong các việc về giáo dục, Bộ cũng gắn liền tầm quan trọng của việc đối thoại với tất cả các chủ thể. Chiến lược Giáo dục của BMZ đặt ra cho nước Đức những công việc mở rộng hơn nữa trong công tác Đào tạo nghề.

Đào tạo nghề được hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và Angela Merkel của Đức xác nhận là ưu tiêu cao nhất trong Hợp tác Phát triển Việt – Đức trong thỏa thuận đối tác chiến lược Việt – Đức tháng 10.2011.

Page 26: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT26

Tóm tắt về Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt NamHội nghị Khu vực về Đào tạo nghề được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2012 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA) và Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) đồng tổ chức. Sự kiện này đã đánh dấu mốc kỉ niệm thỏa thuận đối tác chiến lược Việt – Đức và cũng phản ánh tầm quan trọng của Đào tạo nghề trong Hợp tác Phát triển Đức trong khu vực.

Trọng tâm chính và chủ đề bao trùm của Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề là làm thế nào tăng cường chất lượng và tính hướng cầu của Đào tạo nghề để đảm bảo “Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề” trong bối cảnh hội nhập khu vực ASEAN. Hội nghị đã đề cập đến một số các chủ điểm như Tiêu chuẩn nghề, Hợp tác với Cộng đồng doanh nghiệp, Đào tạo giáo viên Dạy nghề và Tài chính cho Dạy nghề. Tất cả các chủ điểm này đều rất phù hợp và liên quan đến việc đạt được Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề, không chỉ ở bản thân nội dung chủ đểm mà còn vì chúng có liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau.

Hội nghị được Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội, Bà Phạm Thị Hải Chuyền, và Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Ông Hans-Jürgen Beerfeltz đồng khai mạc. Phó Thủ tướng Ngài Nguyễn Thiện Nhân là khách mời danh dự đã có bài phát biểu chào mừng thay mặt Chính phủ Việt Nam.

Hội nghị đã đón nhận khoảng 300 đại biểu tham gia từ 14 nước, gồm các nhà hoạch định chính sách cấp cao và các chuyên gia đào tạo nghề từ Việt Nam và khu vực ASEAN, các tổ chức quốc tế và khu vực, các nhà tài trợ và các cơ quan thực thi của họ, cũng như cộng đồng doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu.

Các kết quả chính đạt được như dưới đây cũng phù hợp với mục tiêu chính của hội nghị:

• Chia sẻ rộng rãi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau từ thực tế điển hình của Việt Nam, của các nước khác trong khu vực và quốc tế, từ đó có được những hiểu biết rộng và sâu hơn về các chủ đề trọng tâm từ các quan điểm khác nhau.

• Khuyến khích củng cố mạng lưới kết nối khu vực về Đào tạo nghề và đối thoại tiếp tục về quá trình đổi mới Đào tạo nghề tập trung vào nâng cao tính hướng cầu và chất lượng.

• Khuyến nghị về nâng cao chất lượng và tính hướng cầu của Đào tạo nghề ở Việt Nam và các nước ASEAN khác nhằm đảm bảo Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN.

Page 27: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

27HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

II Phiên khai mạc Hội nghịCác phát biểu Khai mạc và Chào mừng

Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề được Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MoLISA), Bà Phạm Thị Hải Chuyền và Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang (BMZ), Ông Hans-Jürgen Beerfeltz đồng khai mạc. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân là khách mời danh dự đã thay mặt Chính phủ Việt Nam phát biểu chào mừng.

Diễn văn Chào mừng của Phó Thủ tướng Chính phủ Ngài Nguyễn Thiện Nhân

Trong diễn văn chào mừng, Phó Thủ tướng Ngài Nguyễn Thiện Nhân trước hết gửi lời chào mừng chân thành nhất đến các đại biểu tham dự Hội nghị Khu vực về Đào tạo nghề tại Việt Nam.

Ngài nêu bật tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với hội nhập khu vực và quốc tế và tính cạnh tranh của các nền kinh tế và đối với phát triển xã hội. Trong bối cảnh này, ông đề cập đến Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba giải pháp đột phá. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng đổi mới và nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo, gồm cả Đào tạo nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển xã hội được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh này, ông cũng đề cập đến Đào tạo nghề theo nhu cầu như một xu hướng được theo đuổi rộng rãi và đề cập đến tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận đào tạo hiệu quả và các cơ hội học tập suốt đời, tính lưu động và khả năng đáp ứng nghề nghiệp.

Page 28: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT28

Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng – song song với việc huy động nguồn lực trong nước – Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các nước khu vực ASEAN và các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt với CHLB Đức, ông nhắc đến sự phong phú về kinh nghiệm và những thành công to lớn trong Đào tạo nghề của Đức, và đặc biệt trong hợp tác với doanh nghiệp.

Về vấn đề các lĩnh vực và nguyên tắc hợp tác, ông nhắc đến một số vấn đề trong đó có mối quan tâm của ông rằng Việt Nam và Đức cũng như các nước trong khu vực nên hợp tác về nâng cao chuẩn mực chất lượng Đào tạo nghề, đặc biệt tập trung vào đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Ngài Phó Thủ tướng giải thích rằng vấn đề này là một trở ngại của Việt Nam mà Đức lại đặc biệt có rất nhiều kinh nghiệm để chia sẻ. Ngài đề cập đến một lĩnh vực hợp tác khác: phát triển và cung cấp các khóa Đào tạo nghề cho các nghề công nghiệp hiện đại mà yêu cầu cao về kĩ năng và mức độ chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, và vì thế đây cũng là điểm Việt Nam cần nguồn nhân lực phù hợp phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nó trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh. Về vấn đề làm thế nào để đảm bảo hợp tác hiệu quả, Ngài Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng không đất nước nào trên thế giới đạt thành công trong việc “xuất khẩu” mô hình đào tạo của mình cho một nước khác và Việt Nam có lẽ không thể “nhập khẩu” đại trà một mô hình đào tạo từ nước khác. Kết luận, Ngài Phó Thủ tướng đề cập đến sự cần thiết trao đổi ý tưởng để chia sẻ kinh nghiệm của các nước khác nhau và nhằm thảo luận điểm mạnh, điểm hạn chế của các mô hình Đào tạo nghề khác nhau, đặc biệt mô hình đào tạo với doanh nghiệp. Đề cập đến bối cảnh hội nhập, Phó Thủ tướng tập trung vào vấn đề di chuyển tự do của lao động trong thị trường khu vực và quốc tế. Ngài nhắc đến tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về tạo ra Cộng đồng ASEAN dẫn đến kết luận về sự công nhận lẫn nhau về kĩ năng nghề của người lao động của các nước trong cộng đồng. Ngài nhấn mạnh rằng vấn đề là liệu các nước ASEAN có thể xây dựng khung chính sách phù hợp để thiết lập sự công nhận lẫn nhau về kĩ năng nghề của các nước và làm thế nào để đạt được điều này. Điều này đã thúc giục Phó Thủ tướng đưa ra câu hỏi rằng liệu việc hợp tác và cùng xây dựng tiêu chuẩn đào tạo chung có khả thi và ông nói rằng ông mong đợi chia sẻ quan điểm của mình và của các đại biểu tham gia về vấn đề này.

Phó Thủ tướng kết thúc diễn văn của ông bằng những lời chúc tốt đẹp nhất đến các đại biểu khách quý với sức khỏe và hạnh phúc và một hội nghị thành công.

Phát biểu Khai mạc của Bộ trưởng LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền Trong phát biểu khai mạc của mình, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trước hết nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tham dự hội nghị Đào tạo nghề. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc phát triển nguồn nhân lực về nhân lực trình độ cao và sự chuyên môn hóa trong Đào tạo nghề để phục vụ phát

Page 29: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

29HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

triển kinh tế xã hội, như được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và những chiến lược ưu tiên của nó.

Bộ trưởng giải thích rằng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã hội và các mục tiêu xác định lại cấu trúc kinh tế và nâng cấp mô hình tăng trưởng nhằm đạt được sự cải thiện về chất lượng là các yếu tố quan trọng tác động lên Đào tạo nghề và đòi hỏi đổi mới Đào tạo nghề. Bộ trưởng Chuyền nhấn mạnh rằng Việt Nam đã khẳng định một quan điểm quyết liệt về giáo dục và đào tạo bao gồm cả đào tạo nghề, điều sẽ mang lại đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và cải thiện chất lượng để đạt được sự chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Một mục tiêu bao trùm đối với đổi mới Đào tạo nghề là đảm bảo đột phá trong chất lượng Đào tạo nghề.

Bộ trưởng LĐTBXH nhấn mạnh rằng Việt Nam cần sự hợp tác và hỗ trợ của các nước khác và các tổ chức quốc tế, đặc biệt CHLB Đức và các nước ASEAN, để đảm bảo Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Bà liệt kê các lĩnh vực hợp tác chính như:

• Nâng cao năng lực quản lý và năng lực lập kế hoạch và ra chính sách trong Đào tạo nghề cho Việt Nam, gồm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cải tiến pháp lí về dạy nghề và các văn bản pháp lí liên quan

• Thu hút các nguồn lực ODA từ các nhà tài trợ để phát triển Dạy nghề, gồm việc tập trung nỗ lực vào thành lập các cơ sở Đào tạo nghề chất lượng cao để đưa một số cơ sở lên trình độ khu vực và quốc tế

• Tham gia vào hợp tác chất lượng cao về Đào tạo nghề với doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Thay mặt các cán bộ cấp cao và của Bộ LĐTBXH, Bộ trưởng Chuyền thể hiện mong muốn về sự hợp tác hiệu quả và toàn diện hơn trong lĩnh vực Đào tạo nghề với các nước trong khu vực ASEAN và CHLB Đức. Bà cũng cảm ơn các đại biểu về sự hợp tác của họ và đặc biệt tỏ lời cảm ơn chân thành về sự hợp tác hiệu quả với Đức và BMZ trong việc hỗ trợ cải thiện Đào tạo nghề ở Việt Nam.

Page 30: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT30

Phát biểu Khai mạc của Quốc vụ khanh Bộ BMZ, Hans-Jürgen Beerfeltz

Trong phát biểu khai mạc của mình, Quốc vụ khanh Hans-Jürgen Beerfeltz bày tỏ niềm vui và vinh dự lớn của ông được chào đón nhiều đoàn đại biểu từ tất cả các nước trong khu vực và từ CHLB Đức.

Ông Beerfeltz nêu bật tình hữu nghị chặt chẽ giữa Việt Nam và CHLB Đức và thực tế Việt Nam là một trong số những đối tác quan trọng nhất của Đức, như đã được thể hiện, ví dụ thỏa thuận đối tác chiến lược đã được Thủ tường Đức Angela Merkel và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kí tháng 10.2011.

Ông Beerfeltz nhấn mạnh rằng mục tiêu tổng thể của hỗ trợ phát triển là giúp các nước đối tác có thể hoạch định thành công phát triển kinh tế, xã hội và chính trị của mình trong một thế giới toàn cầu. Ông giải thích rằng – cùng với mục tiêu này – Đức cùng với các đối tác hợp tác phát triển của mình, nhằm mục tiêu:

• Đẩy lùi các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thay vì chỉ đơn thuần giải quyết các hiện tượng

• Theo đuổi một chính sách phát triển thúc đẩy các lực lượng sản xuất và tạo cơ hội mới

• Theo đuổi một chính sách phát triển chăm lo con người từ lợi ích đến công việc, đưa các gia đình đến những cấu trúc bền vững cho tương lai và giúp những người có tài năng theo đuổi sự nghiệp triển vọng của họ.

Ngài Quốc vụ khanh nhấn mạnh Đức tin tưởng rằng giáo dục và đào tạo nghề là cốt yếu để đạt được những mục tiêu này và rằng giáo dục và đào tạo là các công việc trọng tâm của thế kỉ 21.

Ông Beerfeltz giải thích rằng chiến lược giáo dục của BMZ bao phủ một cách toàn diện toàn bộ các cấp độ giáo dục và đề cao nguyên tắc học tập suốt đời; điều này vì vậy là nền tảng vững chắc, dựa vào đó mà BMZ đã thực hiện tất cả các giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề. Ngài Quốc vụ khanh cũng nhấn mạnh sự cần thiết của nền Đào tạo nghề tốt hơn và hiệu quả hơn như một phương tiện riêng đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội.

Ông Beerfeltz nêu rõ rằng hội nghị Đào tạo nghề phản ánh tầm quan trọng lớn lao của Đào tạo nghề trong hợp tác giữa Việt Nam và Đức và trong hợp tác với khu vực. Ông cũng thông báo tới các đại biểu tham gia rằng Đào tạo nghề là lĩnh vực trọng tâm của hợp tác phát triển song phương Việt – Đức và rằng với chiến lược giáo dục và sự tham gia của mình ở Việt Nam cũng như trong toàn khu vực, BMZ đặt mục tiêu nâng cấp các cấu trúc đào tạo nghề. Trong bối cảnh này, các yếu tố thành công then chốt của hệ thống Đào tạo nghề Đức cần được tham khảo:

Page 31: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

31HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

• Hợp tác chặt chẽ với các chủ thể công và tư, đặc biệt với sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp

• Học tập trong môi trường công việc thực tế tại các doanh nghiệp • Các tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi (bởi cộng đồng doanh nghiệp,

cá nhân, nhà cung cấp Đào tạo nghề, v.v…) • Đội ngũ cán bộ Đào tạo nghề có chất lượng • Có đóng góp trực tiếp của các cơ sở tư vấn và nghiên cứu về Đào tạo

nghề Ông Beerfeltz nhấn mạnh rằng Đức đặt sự cam kết và mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với các nước đối tác làm trung tâm của hợp tác phát triển. Người dân ở các nước đang phát triển không chỉ được coi là những người hưởng lợi viện trợ mà là chủ thể then chốt có thể thúc đẩy sự phát triển của chính họ. Vì vậy, BMZ cũng coi sự tham gia của họ trong Đào tạo nghề như một cách thức thúc đẩy phát triển xã hội.

Ông xác nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo Đột phá Chất lượng Dạy nghề và tháo gỡ bốn chủ điểm cốt lõi đã được đề cập, trao đổi trong hội nghị; ông cũng đề cập đến tiềm năng to lớn mà tất cả các chủ điểm này chứa đựng đối với tương lai của Đào tạo nghề.

Kết luận phát biểu của mình, Ông Beerfeltz bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến tất cả mọi người đã tham gia đóng góp làm cho sự kiện này trở thành hiện thực. Ông cũng hy vọng rằng tất cả các đại biểu tham gia sẽ thấy hội nghị này thú vị và được truyền cảm hứng qua những trao đổi, thảo luận và cơ hội làm việc cùng nhau trong việc xây dựng các giải pháp và cách tiếp cận hướng tới tương lai. Ông nhấn mạnh rằng, điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ông mong đợi tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong tương lai và vì tương lai.

Page 32: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT32

Phiên Tham luận Khai mạc

Phiên tham luận Khai mạc do Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Ngọc Phi điều hành.

Ba báo cáo tham luận khai mạc đã mang lại toàn cảnh về phát triển Dạy nghề ở Việt Nam, các hỗ trợ của BMZ và vấn đề hợp tác trong phát triển hệ thống Dạy nghề ở Việt Nam và triển vọng Đào tạo nghề trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN.

Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011–2020 của Việt Nam và Cơ hội Hợp tác giữa Việt Nam với Đức và với các Nước khác trong Khu vựcTS. Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH Việt Nam

Trong bài trình bày của mình, TS. Nguyễn Tiến Dũng tập trung vào các vấn đề cốt yếu của Chiến lược Phát triển Dạy nghề Việt Nam cũng như các khía cạnh của hợp tác giữa Việt Nam và Đức và với các nước trong khu vực.

Trình bày về bối cảnh, TS. Dũng bắt đầu bằng việc chỉ ra những khía cạnh kinh tế-xã hội chính tác động đến Đào tạo nghề Việt Nam. Về bối cảnh quốc tế, ông nêu bật, ví dụ như, vai trò của nguồn nhân lực có kĩ năng như yếu tố thành công then chốt cho tính cạnh tranh của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu, tầm quan trọng ngày càng tăng của tính lưu động lao động và của Đào tạo nghề hướng cầu như những phương tiện hữu hiệu trên thế giới tạo ra lực lượng lao động tay nghề cao phù hợp nhu cầu kinh tế-xã hội. Ông thông báo với các đại biểu rằng điều cốt lõi của một Chiến lược Phát triển Nguồn nhân lực phù hợp cho Việt Nam là ở chỗ nâng cao chất

Page 33: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

33HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

lượng Đào tạo nghề và rằng nhà nước đã quyết định về một “đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục” bao gồm Đào tạo nghề.

Khung chiến lược cho đổi mới Đào tạo nghề ở Việt Nam được đề ra trong Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011-2020 và có các mục tiêu tổng thể như sau: “Đến năm 2020, Dạy nghề sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề đào tạo và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo một số nghề sẽ đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới …tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội”.

TS. Dũng giải thích rằng dù đạt được những thành tựu đáng khích lệ từ quá trình đổi mới Đào tạo nghề hiện tại, Đào tạo nghề Việt Nam vẫn đang đối mặt với một số thách thức. Về vấn đề này, ông đề cập đến việc thiếu lao động có tay nghề nói chung và chất lượng tương đối thấp và năng suất lao động thấp, thực tế việc chuyển đổi Đào tạo nghề từ dựa vào cung sang hướng cầu theo nhu cầu xã hội và thị trường lao động còn chậm chạp (vd. chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về mặt kĩ năng nghề và kĩ năng mềm như tác phong làm việc công nghiệp và khả năng làm việc nhóm), việc thiếu giáo viên dạy nghề về số lượng và chất lượng và thực tế là không có sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các cơ sở Đào tạo nghề.

TS. Dũng giải thích rằng để đạt được mục tiêu chiến lược về Đào tạo nghề và giải quyết những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra 9 nhóm giải pháp đồng bộ, trong đó việc thành lập khung kĩ năng nghề quốc gia như giải pháp trung tâm, cũng như các việc “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí dạy nghề” và “Đổi mới quản lý nhà nước trong dạy nghề” như các giải pháp đột phá. Các giải pháp này cũng bao gồm “Quản lí và đảm bảo chất lượng Đào tạo nghề”, “Kết nối Đào tạo nghề với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp”, “Nâng cao nhận thức về phát triển Đào tạo nghề “ và “Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Đào tạo nghề”.

Page 34: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT34

Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác khu vực và hợp tác quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đổi mới Đào tạo nghề, lựa chọn các quốc gia thành công về Đào tạo nghề làm đối tác chiến lược. Một trong các đối tác chiến lược là Đức. TS. Dũng giải thích rằng trong khuôn khổ hợp tác song phương Việt - Đức trong lĩnh vực Đào tạo nghề, một số dự án đã được triển khai từ năm 2006 tập trung vào Dự án Tư vấn Hệ thống Dạy nghề liên quan đến hỗ trợ tổng thể quá trình đổi mới Đào tạo nghề, việc đào tạo các cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn làm việc tại các cơ quan chức năng về Đào tạo nghề, phát triển các khóa đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế (gồm cả thiết bị) trong một số nghề trọng điểm cũng như việc đào tạo giáo viên dạy nghề. Ông coi trọng sự hợp tác với Đức vì nó đã thể hiện rất hiệu quả, đóng góp vào việc củng cố cơ cấu và nâng cao năng lực cho việc cải thiện tính hướng cầu và chất lượng của hệ thống Đào tạo nghề ở Việt Nam. Các ví dụ về hợp tác với các nước khác trong khu vực mà TS. Dũng đề cập gồm việc đánh giá và công nhận kĩ năng nghề giữa Việt Nam và các nước ASEAN để thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Hỗ trợ của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức đối với Phát triển Hệ thống Đào tạo nghề Việt Nam

TS. Horst Sommer, Điều phối viên Lĩnh vực ưu tiên Đào tạo nghề ở Việt Nam, Bộ BMZ

TS. Sommer bắt đầu diễn văn khai mạc của mình bằng việc khẳng định vai trò then chốt của Đào tạo nghề hướng cầu vì sự phát triển kinh tế xã hội cũng như hội nhập ASEAN như các diễn giả trước đó đã nhấn mạnh.

Tiếp theo ông đưa ra các ví dụ về các điểm tham chiếu then chốt của Hợp tác Việt - Đức trong Đào tạo nghề, như các chính sách và chiến lược của Việt Nam đã xác định “Nguồn nhân lực chất lượng cao” (đặc biệt công nhân có tay nghề) là yếu tố then chốt, Chiến lược Phát triển Dạy nghề của Việt Nam 2011-2020, Chiến lược Giáo dục lồng ghép của BMZ, Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Việt - Đức (Tuyên bố Hà Nội) tháng 10.2011 và các thỏa thuận liên chính phủ xác định Đào tạo nghề là lĩnh vực ưu tiên của hợp tác phát triển Việt - Đức

TS. Sommer giải thích rằng mục tiêu chính của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” là cải thiện tính hướng cầu và chất lượng của Đào tạo nghề theo cả hai phương diện là nâng cao cơ hội có việc làm có ích cho cá nhân đồng thời tăng sự sẵn có lực lượng lao động có tay nghề ở Việt Nam. Do đó, chương trình hợp tác song phương đang đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Các cơ quan đối tác triển khai mà TS. Sommer nhắc đến là BMZ và các tổ chức thực thi GIZ và KfW, Bộ LĐTBXH và TCDN và các cơ sở đào tạo nghề được

Page 35: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

35HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

lựa chọn (theo phương pháp lựa chọn dựa vào hệ thống tiêu chí) và các đối tác công và tư khác (như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Dạy nghề Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam và Đức).

Ông nhấn mạnh các nguyên tắc hướng dẫn hợp tác gồm (a) nâng cao năng lực cho quá trình thay đổi trong Đào tạo nghề ở tất cả các cấp (đó là phương pháp tiếp cận đa cấp độ), (b) hướng dẫn các cá nhân, tổ chức và các mạng lưới liên kết theo hướng nâng cao chất lượng Đào tạo nghề, (c) tạo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa tất cả các đối tác hợp tác vì mục tiêu chung và (d) xây dựng mối quan hệ đối tác này trên cơ sở sự làm chủ, sự cam kết và quan hệ tôn trọng lẫn nhau.

Các lĩnh vực hoạt động chính mà “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” bao phủ được TS. Sommer chỉ ra gồm phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý, đưa cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào Đào tạo nghề, cung cấp dụng cụ, thiết bị và phát triển các khóa học về Đào tạo nghề định hướng nhu cầu cho một số nghề công nghiệp quan trọng. Ông giải thích rằng các hoạt động này đóng góp vào việc cải thiện sự phù hợp và chất lượng của các khóa học về Đào tạo nghề, vào việc đổi mới các thành tố chủ yếu của hệ thống Đào tạo nghề và cuối cùng là đóng góp cho việc triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011-2020 của Việt Nam.

Đối với hỗ trợ thực hiện các hoạt động này, TS. Sommer đề cập đến Hợp tác Kĩ thuật (thông qua GIZ) và Hợp tác Tài chính (thông qua KfW), sự hợp tác chặt chẽ với các chương trình hợp tác của khu vực mà BMZ hỗ trợ và dựa vào các yếu tố thành công của Đào tạo nghề Đức.

Sau khi chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các biện pháp này để dẫn chứng, ông chỉ ra triển vọng tương lai của hợp tác Việt – Đức trong Đào tạo nghề gồm (a) việc hỗ trợ phát triển trường CĐN Kĩ thuật Công nghệ LILAMA2 thành Trung tâm Đào tạo nghề chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, (b) tạo ra những

Page 36: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT36

ví dụ điển hình xác thực về đào tạo hợp tác ở Việt Nam (vd. với các công ty Đức ở Việt Nam), (c) Dự án Tư vấn Hệ thống Đào tạo nghề, vd. về điều chỉnh hệ thống pháp luật Dạy nghề, củng cố hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp và đào tạo giáo viên dạy nghề, và (d) lồng ghép các yêu cầu liên quan “Kĩ năng Xanh” vào Đào tạo nghề (qua việc đề cập đến Chiến lược “Tăng trưởng Xanh” của Việt Nam).

TS. Sommer kết luận bài phát biểu khai mạc của mình bằng việc tái khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích nghề / tiêu chuẩn nghề do ngành công nghiệp thực hiện, có sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp ở các cấp khác nhau, sự sẵn sàng của đội ngũ giáo viên dạy nghề và tài chính bền vững cho dạy nghề như những yếu tố then chốt của Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề.

Cơ hội và Thách thức đối với Đào tạo nghề trong Cộng đồng ASEAN

Ông Oeun Tep, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động và Đào tạo nghề, Campuchia, và đại diện chủ tịch đương nhiệm Nhóm Cán bộ Cấp cao về Lao động của ASEAN

Ông Oeun Tep đưa ra bức tranh toàn cảnh các khía cạnh then chốt của việc phát triển nguồn nhân lực và phát triển kĩ năng trong bối cảnh ASEAN.

Bắt đầu bằng việc tham chiếu đến Hiến chương ASEAN, ông trích dẫn nguyên tắc cơ bản là “…phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ trong giáo dục và học tập suốt đời, và trong khoa học và công nghệ, để tạo quyền cho các dân tộc ASEAN và vì mục đích củng cố Cộng đồng ASEAN”. Các điểm tham chiếu quan trọng khác trong bài trình bày của ông Oeun Tep là kế hoạch về Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN (ASCC), kế hoạch về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN về Nguồn nhân lực và Phát

Page 37: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

37HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

triển kĩ năng phục vụ Phục hồi kinh tế và Tăng trưởng bền vững, tất cả những kế hoạch, tài liệu này đều chứa đựng tuyên bố về Phát triển Nguồn Nhân lực và Phát triển Kĩ năng với cách nhìn ASEAN.

Các mục tiêu chính của kế hoạch ASCC 2009-2015, phản ánh chương trình nghị sự xã hội của ASEAN và tập trung vào xóa nghèo và phát triển con người, bao gồm đầu tư vào phát triển nguồn lực với trọng tâm là củng cố và nâng cao năng lực nguồn lực ASEAN thông qua các chương trình mang tính chiến lược về xây dựng lực lượng lao động có chất lượng, có tay nghề và được chuẩn bị chu đáo của ASEAN, vừa hưởng lợi từ và đồng thời đáp ứng với những thách thức của hội nhập khu vực.

Về kế hoạch AEC, Ông Oeun Tep nêu rõ “Sự Di chuyển Tự do của Lao động có Tay nghề” như 1 trong 5 thành tố của “Thị trường đơn và Nền tảng Sản xuất”.

Đề cập đến Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN về Phát triển Nguồn lực và Phát triển Kĩ năng phục vụ Phục hồi Kinh tế và Tăng trưởng Bền vững, tuyên bố tập trung vào củng cố chất lượng và kĩ năng của người lao động ở tất cả các nước thành viên ASEAN, ông tóm tắt các vấn đề then chốt như sau:

• Thúc đẩy dạy nghề và học tập cho lực lượng lao động vì mục đích cải thiện khả năng có việc làm và nâng cấp kĩ năng cho lực lượng lao động

• Xây dựng các khung kĩ năng quốc gia trong các nước thành viên ASEAN thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến tốt nhất là một chiến lược quan trọng để tăng cường việc phát triển và quản lý nguồn lực, và cho phép các nước thành viên nâng cao trình độ về tiêu chuẩn kĩ năng của mình, như một cách tiếp cận tăng dần hướng tới khung công nhận kĩ năng chung của ASEAN

• Khuyến khích sự tham gia của khối tư nhân trong việc tổ chức các cuộc thi kĩ năng như Thi tay nghề ASEAN, nhằm hỗ trợ sự phát triển của lực

Page 38: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT38

Page 39: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

39HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

lượng lao động ASEAN và nhằm đạt được mục tiêu về tiêu chuẩn khu vực về năng lực

• Thúc đẩy sự kinh doanh và sáng tạo của lực lượng lao động, đặc biệt các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm • Khuyến khích sự tiếp cận tốt hơn với đào tạo kĩ năng cho các nhóm

yếu thế trong xã hội và người lao động trong các thành phần kinh tế không chính thức

• Khuyến khích nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực và các chính sách về đào tạo giữa ASEAN và các đối tác đối thoại của mình.

Trong phần cuối bài trình bày, ông Oeun Tep tóm tắt những việc làm đang triển khai nhằm thực hiện Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN gồm:

• Thành lập diễn đàn minh bạch của ASEAN với các hoạt động như Hội nghị Nguồn Nhân lực (đã có 3 hội nghị được tổ chức) cho cán bộ chính phủ và những nhà thực thi về lĩnh vực Nguồn nhân lực của các nước thành viên ASEAN để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả về Nguồn nhân lực với nhau

• Cung cấp cơ hội kết nối giữa các nhà thực thi lĩnh vực Nguồn nhân lực trong ASEAN hướng tới phát triển một cộng đồng Nguồn nhân lực ASEAN mạnh mẽ

• Tất cả các nước thành viên ASEAN nên xây dựng khung trình độ kĩ năng quốc gia cho mình để chuẩn bị cho việc thảo luận về một khung công nhận kĩ năng khu vực

• Khung trình độ kĩ năng quốc gia cần được xây dựng và thực hiện một cách mạnh mẽ có tham vấn với các cơ sở Đào tạo nghề, ngành công nghiệp và các đối tác xã hội trong các nước thành viên ASEAN

• Các nước thành viên ASEAN cần làm việc hướng tới cải thiện sự tương đồng của tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia

• Các nước thành viên ASEAN nên tiếp tục đánh giá và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và giáo dục trong khu vực, bao gồm Đào tạo nghề và đào tạo kĩ năng, nhằm kết nối nhu cầu thị trường lao động với sự phát triển công nghệ

• Các cơ quan chức năng ASEAN liên quan phụ trách vấn đề giáo dục, tiếp cận thị trường, lao động và di cư nên xem xét việc tạo ra một diễn đàn cho các chuyên gia chia sẻ thông tin và đối thoại nhằm cải thiện sự hiểu biết về các chiến lược và tồn tại trong mỗi ngành làm cản trở sự di chuyển của lao động có kĩ năng

• Các nước thành viên ASEAN nên tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan, các đối tác ba bên và các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực thi các khuyến nghị này.

Page 40: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT40

III Các chủ điểm Hội nghị - Báo cáo dẫn đề và Phiên làm việc

Tiêu chuẩn nghề

Cơ sởTiêu chuẩn nghề (TCN) là chủ điểm cốt lõi vì vai trò chủ chốt trên hết của nó như điểm tham chiếu trung tâm của Đào tạo nghề có chất lượng và hướng cầu cũng như để có các trình độ Đào tạo nghề tương thích và chấp nhận được – đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ASEAN và di chuyển lao động

Mục tiêu chính của Đào tạo nghề là đào tạo lực lượng lao động có tay nghề linh hoạt để cung cấp cho ngành kinh tế đồng thời mang lại cho người tốt nghiệp những trình độ nghề để có việc làm, từ đó cho phép họ tìm được những công việc có lợi ích – trong bối cảnh di chuyển lao động chứ không chỉ trong khuôn khổ đất nước mà họ được đào tạo. Về góc độ này, tiêu chuẩn nghề đóng vai trò trung tâm ở chỗ nó giúp xác định ra đặc điểm đặc trưng của một nghề từ góc độ thực hiện được nghề này trong thực tế với điều kiện làm việc đặc thù thực tế. Định nghĩa này bao gồm, ví dụ như những nhiệm vụ và công việc chính và những dụng cụ thiết bị đặc trưng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ và công việc đó cũng như những kĩ năng chính cần phải có và kiến thức, thái độ phù hợp để được thuê tuyển. Tiêu chuẩn nghề do đó là điểm tham chiếu trọng tâm chỉ rõ kết quả đầu ra và chất lượng kết quả đầu ra mà Đào tạo nghề với phương châm đào tạo con người cho một nghề cụ thể cần đáp ứng. Từ đó, tiêu chuẩn nghề là điểm bắt đầu để xây dựng các chương trình Đào tạo nghề hướng cầu đồng thời là điểm chốt của công tác Đào tạo nghề với vai trò là tham chiếu cho việc đánh giá và chứng nhận.

Page 41: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

41HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Khác với tiêu chuẩn nghề, cái được coi như tiêu chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn đào tạo nghề - ví dụ như tiêu chuẩn đối với cán bộ giảng dạy trong Đào tạo nghề, cơ sở vật chất để học, v.v – được coi là những yếu tố đầu vào và là chất lượng của quá trình tổ chức Đào tạo nghề. Chúng có đặc điểm là những tiêu chuẩn có sau, vì cơ sở tham chiếu trên hết của tổ chức Đào tạo nghề là chất lượng đầu ra nhưng đã được xác định trong tiêu chuẩn nghề.

Phiên toàn thể

Tiêu chuẩn nghề - yếu tố Then chốt của Đổi mới Đào tạo nghề trong Bối cảnh hội nhập ASEAN PGS. TS. Dương Đức LânPhó Tổng cục trưởng TCDN, Bộ LĐTBXH

PGS. TS. Dương Đức Lân bắt đầu bài trình bày bằng việc mô tả tiêu chuẩn nghề (TCN) như yếu tố chìa khóa của đổi mới Đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ASEAN. Theo đó, ông tiếp tục đi vào ba vấn đề chính, (1) hội nhập ASEAN về phát triển kĩ năng, (2) tiêu chuẩn nghề - chìa khóa của đổi mới Đào tạo nghề và (3) xây dựng tiêu chuẩn nghề ở Việt Nam.

Trước hết, mục tiêu ASEAN là tạo ra một thị trường đơn và cơ sở cho sản xuất ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập về kinh tế. Những điều này dẫn đến việc tổ chức hiệu quả các công việc kinh doanh và đầu tư gồm cả dòng chảy tự do về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cũng như sự dịch chuyển tự do hơn lao động có tay nghề. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các nước thành viên ASEAN cần xây dựng tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia của riêng mình và cần làm việc cùng nhau hướng tới nâng cao tính tương thích của tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia giữa các nước trong khu vực.

Page 42: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT42

Thứ hai, PGS. TS. Lân chỉ ra rằng có nhiều giải pháp cho đổi mới Đào tạo nghề nhưng chỉ một yếu tố then chốt: tiêu chuẩn nghề. Thông qua tiêu chuẩn nghề, người ta có thể xác định được tất cả các thông tin cần thiết cho Đào tạo nghề, vd. việc quản lý, công nghệ dạy và học, chương trình. Tiêu chuẩn nghề, theo định nghĩa của ILO, mô tả kiến thức, kĩ năng và thái độ một người cần có để thực hiện một công việc hay một hoạt động cụ thể ở mức độ được yêu cầu. Đối với tất cả các chủ thể, như chính phủ, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và công đoàn, có một số lợi ích xuất phát từ những tiêu chuẩn nghề này. Đối với chính phủ, lợi ích là có thể đánh giá năng lực của người lao động di cư tới một nước hoặc rời một nước. Nhà tuyển dụng có thể có lợi từ việc có các yêu cầu cụ thể về chương trình đối với nhà cung cấp dịch vụ đào tạo nghề cũng như đưa ra yêu cầu cụ thể về kĩ năng đối với các cơ quan cung cấp lao động trong nước cũng như từ nước ngoài. Lợi ích của việc có tiêu chuẩn nghề đối với các cơ sở đào tạo có thể là việc xây dựng tập trung các chương trình, tư liệu dạy, học và đánh giá, hỗ trợ thiết kế nhà xưởng và thiết bị hoặc việc xác định vật tư thiết bị để đào tạo hiệu quả. Công đoàn có thể hưởng lợi, ví dụ từ việc có thể xác định các kĩ năng mà tổ chức thành viên cần và tổ chức các chương trình đào tạo cho thành viên của mình.

Việc xây dựng tiêu chuẩn nghề ở Việt Nam dựa trên nhu cầu của ngành công nghiệp. Có một số nguyên tắc và tiêu chí làm định hướng cho việc xây dựng tiêu chuẩn nghề. Bắt đầu quá trình xây dựng này là việc thành lập Hội đồng Tiêu chuẩn nghề. Qua một vài bước phân tích công việc và nghề, các tiêu chuẩn nghề dự thảo được đưa ra. Bước cuối cùng là phê duyệt và ban hành tiêu chuẩn nghề. Từ năm 2008, 173 bộ tiêu chuẩn nghề đã được xây dựng và 123 bộ đã được phê duyệt. Mục tiêu cho năm 2012 là xây dựng và ban hành 400 bộ tiêu chuẩn nghề.

Page 43: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

43HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Xây dựng Tiêu chuẩn Năng lực và Thực hiện – Kinh nghiệm Indonesia I Gusti Putu LaksagunaTổng thanh tra Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo, Cộng hòa Indonesia

Trong bài trình bày của mình, Ông Putu chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn năng lực ở Indonesia.

Ông chỉ ra rằng có hai giai đoạn trong xây dựng tiêu chuẩn năng lực; giai đoạn thứ nhất là 1999 - 2004 và giai đoạn thứ hai từ năm 2005 đến nay. Theo đó, giai đoạn xây dựng ban đầu về tiêu chuẩn năng lực bắt đầu vào khoảng năm 1999 tại Indonesia với hỗ trợ của chính phủ Úc trong khuôn khổ dự án Hợp tác đối tác Indonesia - Úc về Phát triển Kĩ năng (IAPSD). Trọng tâm của dự án là xây dựng và đưa vào thực hiện một hệ thống đào tạo dựa trên năng lực. Trong giai đoạn đầu, các luật và quy định được ban hành tác động đáng kể đến việc chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn năng lực. Ví dụ Luật Nhân lực số 13, 2003 bao gồm (i) quyền người lao động được công nhận năng lực của mình, (ii) sự công nhận năng lực của một người lao động dựa trên chứng nhận năng lực; và (iii) việc thành lập BNSP như một cơ quan độc lập thực hiện chứng nhận năng lực.

Việc xây dựng tiêu chuẩn năng lực trải qua vài bước, từ ý kiến của ngành công nghiệp, thành lập tổ công tác (gồm các chủ thể như ngành công nghiệp, giới nghiên cứu, các bộ). Tổ công tác này được giao nhiệm vụ nghiên cứu, lựa chọn và điều chỉnh cũng như xác nhận TCN dự thảo. Việc phê duyệt do Bộ Nhân lực và Di cư thực hiện.

Mô hình được áp dụng cho tiêu chuẩn năng lực là cấu trúc của Mô hình Khu vực về Tiêu chuẩn Năng lực (RMCS). Cấu trúc này mang lại cho các chủ thể một mức độ linh hoạt khi sử dụng tiêu chuẩn năng lực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu

Page 44: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT44

riêng của mình. Định dạng mô hình RMCS cho thấy tên của tiêu chuẩn được viết theo cách như một sự thực hiện, với các thành tố chỉ rõ các bước làm trong quá trình, và các chỉ số thực hiện chỉ rõ hướng dẫn công việc bao trùm tất cả các bước của quá trình sản xuất. Các hợp phần của mô hình RMCS phù hợp với cấu trúc chương trình được liệt kê theo trình tự - chủ điểm của modul, kết quả học tập đầu ra, và tiêu chí đánh giá. Ý tưởng của cách tiếp cận này là sự hài hòa phù hợp (sự kết nối) giữa một mặt là phân tích nghề, công việc và thành tố công việc và tiêu chí thực hiện, và mặt khác là năng lực dựa trên chương trình và các tiêu chí đánh giá, đảm bảo đào tạo đáp ứng nhu cầu công nghiệp.

Ở giai đoạn 2, BNSP được thành lập thuộc Bộ Nhân lực và Di cư để đảm bảo chất lượng của việc kiểm tra kĩ năng nghề.

Kinh nghiệm Quốc tế về Xây dựng và Thực hiện Tiêu chuẩn nghề

TS. Michaela BaurQuyền trưởng phòng, Phòng Phát triển Kinh tế Bền vững / Giám đốc Trung tâm Năng lực Đào tạo nghề và Thị trường Lao động, GIZ Eschborn, Đức

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và đưa ra tranh luận trên cơ sở quan điểm Đức, gắn trong cách nhìn Đức về Đào tạo nghề và dựa trên kinh nghiệm hợp tác phát triển với nhiều nước đối tác trong lĩnh vực Đào tạo nghề, TS. Baur chỉ ra các bài học chính và đưa ra các khuyến nghị về xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn nghề.

Khi đưa ra cơ sở cho những tranh luận của mình, TS. Baur định nghĩa tiêu chuẩn nghề trong quan hệ với các vấn đề khác như mô tả kĩ năng, kiến thức và hiểu biết cần thiết để thực hiện một cách cạnh tranh trong nơi làm việc. Hơn nữa, tiêu chuẩn nghề vừa khác nhưng vừa cần được kết nối chặt chẽ với

Page 45: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

45HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

tiêu chuẩn Đào tạo nghề. Trong khi tiêu chuẩn nghề xác định đầu ra mong đợi của đào tạo nghề theo quan điểm nhà tuyển dụng, tiêu chuẩn đào tạo nghề (đầu vào / mang tính dựa trên chu trình) giúp cho việc thực hiện được những kết quả đầu ra mong muốn của Đào tạo nghề thông qua tổ chức đào tạo nghề hướng cầu. Cuối cùng, có rất nhiều hình thức thể hiện tiêu chuẩn nghề cũng như các phương pháp xây dựng. Từ 10-15 năm nay, việc xây dựng tiêu chuẩn nghề là một xu hướng toàn cầu với 142 nước đang ở những giai đoạn khác nhau của việc xây dựng và thực hiện Tiêu chuẩn nghề.

Trên cơ sở đó, TS. Baur giới thiệu những “bài học” chính về xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn nghề với 5 luận điểm:

1. giai đoạn “mượn - điều chỉnh - chấp nhận” (“borrow-adapt-adopt”) – một giai đoạn rất phổ biến, là giai đoạn mà thoạt qua thấy nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn, nhưng quá trình xây dựng suy cho cùng lại phụ thuộc tùy từng nước, điều quan trọng là nước sở tại phải có sự làm chủ và năng lực quốc gia cần được xây dựng

2. Vấn đề không đơn giản là tổng hợp các bộ phận. Nhiều tiêu chuẩn nghề được cắt nhỏ thành nhiều mẩu và vì vậy, thái độ, lòng tự hào, cũng như trách nhiệm và cái nhìn bao quát về một nghề nghiệp không còn nữa

3. Mức độ sử dụng phải phù hợp với cách thức tổ chức công việc và sự sắp xếp lao động ở mỗi nước. Trong bối cảnh này, sự hiểu biết về một nghề tổng quan, cho phép hoàn thành một số công việc nhất định, yêu cầu phải có một sự hiểu biết rộng hơn về tiêu chuẩn nghề

4. Xây dựng tiêu chuẩn nghề không phải là kết thúc một câu chuyện mà là sự bắt đầu. Tiêu chuẩn nghề chưa phải là chương trình, mà cần được xây dựng thành chương trình. Việc thực hiện tiêu chuẩn nghề suy cho cùng đòi hỏi những giáo viên có năng lực và cơ sở hạ tầng phù hợp

Page 46: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT46

5. Tiêu chuẩn nghề có thể là giao diện với thị trường lao động nhưng không nên là duy nhất. Có nhiều vấn đề cần được quan tâm liên quan đến Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề, như hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp và vấn đề giáo viên dạy nghề có chất lượng.

TS. Baur kết thúc bài trình bày của mình bằng việc đưa ra khuyến nghị, liên quan đến xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn nghề, về nhiều vấn đề, trong đó gồm “hãy học hỏi từ các nước khác nhưng hãy đảm bảo rằng tiêu chuẩn nghề phù hợp với đất nước CỦA các bạn.” Và sẽ tốt hơn khi có một hệ thống chưa hoàn hảo nhưng là hệ thống “sống” trong đó tất cả các chủ thể đều có trách nhiệm và làm chủ.”

Các phiên Làm việc nhómHai phiên làm việc thảo luận về chủ đề cốt yếu của Hội nghị là “Tiêu chuẩn nghề”.

Nhóm làm việc 1: “Tiêu chuẩn nghề” – Điểm tham chiếu Then chốt của Đào tạo nghề Hướng cầu”.

Tham luận đầu vào của nhóm này gồm “hài hòa hóa và chuyển đổi từ tiêu chuẩn nghề sang tiêu chuẩn đào tạo nghề” và “Vai trò của Hội đồng Đào tạo Quốc gia trong thiết lập tiêu chuẩn nghề - kinh nghiệm CHDCND Lào ”.

Điểm nổi bật trong phiên làm việc nhóm này phù hợp với các phiên toàn thể là:

1. Kinh nghiệm • Làm thế nào hài hòa hóa các khung trình độ quốc gia và khu vực: công

nhận lẫn nhau về khung trình độ các nước Tiểu vùng sông Mekong (với hỗ trợ của ADB) đã đạt được kết quả tốt

• Các cách tiếp cận từ trên xuống hoặc từ dưới lên đều đã được thử nghiệm (tại CHDCND Lào, Thailand); cả hai cách đều có những điểm mạnh và hạn chế

Page 47: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

47HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

• Tại Indonesia, có 1 ví dụ hay về cách tiếp cận cụ thể ngành (du lịch) • Hài hòa hóa thì phức tạp vì có nhiều định nghĩa (các kĩ năng, năng

lực, v.v…)

2. Điểm nổi bật • Định nghĩa chung (vd. thuật ngữ, “tiền tệ”) là cần thiết để có thể hài

hòa hóa • Đào tạo dựa trên năng lực (CBT) và Đào tạo kép là có thể kết hợp (nếu

đổi mới Đào tạo nghề linh hoạt) • Các hình thức hợp tác đối tác giữa khối công và tư ở các cấp khác nhau

và ở các bước khác nhau là yếu tố then chốt • Chương trình dựa theo modul dễ cập nhật hơn

Nhóm làm việc 2: “Sự tham gia của Cộng đồng doanh nghiệp vào Thiết lập Tiêu chuẩn Nghề, Đánh giá và Chứng nhận ở châu Á”.

Tham luận đầu vào của nhóm này gồm “Tiêu chuẩn nghề là cơ sở để chứng nhận lực lượng lao động hiện tại” và “Kinh nghiệm Indonesia và bài học rút ra từ kiểm tra/đánh giá dựa trên tiêu chuẩn nghề”

Các điểm nổi bật trong phiên làm việc nhóm này phù hợp với các phiên toàn thể là:

• Còn thiếu khung pháp lý và nhận thức về vấn đề này • Tiêu chuẩn Kĩ năng nghề Quốc gia (TCKNNQG) là cụ thể đối với từng

nước • Có quá nhiều thuật ngữ được sử dụng có thể dẫn đến nhầm lẫn • Vì vậy, cần có “ngôn ngữ dịch” để có thể so sánh và công nhận lẫn nhau • Cần hỗ trợ việc chuyển đổi TCKNNQG thành Tiêu chuẩn Đào tạo

nghề, đặc biệt cho các doanh nghiêp Nhỏ và Vừa • Cần có và duy trì hệ thống phụ cấp đãi ngộ • Việc nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi và các nhà quản lý là điều

quan trọng

Page 48: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT48

Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp

Cơ sở

Nhà nước riêng lẻ không còn có thể tháo gỡ rất nhiều những thách thức liên quan đến việc đạt được những mục tiêu đổi mới và phát triển đầy tham vọng của Đào tạo nghề. Vì vậy, sự tham gia tích cực của các chủ thể, đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp mang tính sống còn và cũng đang ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm.

Hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp – gồm cả cá nhân, các công ty tư nhân và nhà nước cũng như các cơ quan đại diện của họ - gồm nhiều lĩnh vực và có nhiều tác động tích cực. Vì lí do tiêu chuẩn nghề có tầm quan trọng là yêu cầu đối với kết quả đầu ra (chất lượng) của hệ thống Đào tạo nghề theo quan điểm doanh nghiệp, việc xây dựng tiêu chuẩn nghề là một lĩnh vực mà sự tham gia của doanh nghiệp với vai trò dẫn đầu là hết sức quan trọng. Một lĩnh vực hợp tác quan trọng nữa là những chương trình Đào tạo nghề tổ chức theo mô hình đào tạo hợp tác. Trong các mô hình này, các phần của một chương trình đã được thống nhất – đào tạo đặc thù liên quan đến kĩ năng thực hành – được thực hiện ở công ty. Lý tưởng là phần này sẽ được tổ chức như những đợt thực tập tại môi trường làm việc và những đợt học lồng ghép trong chu trình công việc. Lợi ích của phương pháp này bao gồm từ việc tăng tính hướng cầu và tăng hiệu quả chi phí (vì có thể giảm chi phí đầu tư cho nhà xưởng máy móc trong các cơ sở đào tạo và chi phí vận hành) tới việc giúp người học làm quen với thế giới công việc thực tế và giúp kết nối người học với người tuyển dụng. Những lĩnh vực hợp tác khác gồm việc tham gia của khối doanh nghiệp vào phát triển giáo viên dạy nghề.

Vấn đề then chốt của hợp tác định hướng kết quả là làm sao để cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực vào Đào tạo nghề. Các cách tiếp cận thành

Page 49: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

49HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

công trong vấn đề này đều tập trung vào quan hệ đối tác bình đẳng và thuyết phục dựa trên lợi ích và mối quan tâm của cả hai bên. Vấn đề này gồm sự tham gia phù hợp của doanh nghiệp trong cả vấn đề xây dựng chiến lược và chính sách cho Đào tạo nghề.

Báo cáo dẫn đề

Những yếu tố Thành công chính trong Đào tạo nghề Đức – Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp

GS. Friedrich Hubert Esser Chủ tịch Viện Đào tạo và Dạy nghề Liên bang Đức (BIBB)

Trong bài trình bày, GS. Esser mô tả hệ thống Đào tạo nghề kép của Đức và 5 đặc điểm được coi là “yếu tố thành công” trong hệ thống Đào tạo nghề Đức. Hệ thống Đào tạo nghề Đức là một phần không thể thiếu của kinh tế thị trường xã hội đưa ra cơ sở cho sự cạnh tranh và ổn định kinh tế cũng như đảm bảo cân bằng xã hội và sự công bằng trong tham gia. Theo Giáo sư Esser trình bày, các yếu tố thành công của Đào tạo nghề Đức là: (1) hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, (2) học tập tại nơi làm việc, (3) tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi, (4) đào tạo giáo viên dạy nghề và (5) nghiên cứu và tham vấn dựa vào cơ sở.

Thế mạnh sáng tạo của hệ thống Đào tạo nghề Đức là ở những đối thoại dựa trên cơ sở giữa nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội dân sự thông qua đó đạt được sự thống nhất về tiêu chuẩn nghề. Trong khi 3/4 đào tạo nghề ban đầu ở Đức được thực hiện trong các công ty, được bổ trợ bằng phần học tại nhà trường, nhà nước và công đoàn và ngành công nghiệp cũng đóng góp phần của mình cho tài chính cho Đào tạo nghề và cùng nhau làm việc để

Page 50: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT50

đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn về đánh giá và chứng nhận. Ví dụ của Đức cho thấy việc học tập tích cực tại nơi làm việc vừa nhanh vừa là phương pháp tin cậy mang lại ảnh hưởng bền vững đến hành vi học tập và làm việc. Tuy nhiên, các bằng cấp cần phải tương thích với nhau. Những tiêu chuẩn nghề được chấp nhận tạo cơ sở cho khả năng di cư cao của người lao động có tay nghề và cho phép các công ty tuyển dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Giáo viên dạy nghề và giảng viên / hướng dẫn viên của công ty cần có kiến thức rộng về cả lý thuyết và thực hành. Đối với họ, điều quan trọng là phải có tổng hợp nhiều kĩ năng sư phạm và sư phạm nghề và sẵn sàng biết áp dụng, đồng thời có khả năng cung cấp hiểu biết sâu về thế giới công việc trong thực tế. Nghiên cứu về giáo dục và thị trường lao động mang lại sự thúc đẩy quan trọng đối với phát triển ngắn hạn và dài hạn trong chính sách về Đào tạo nghề và thị trường lao động.

Tăng cường Sự tham gia của Khối kinh tế vào Đào tạo nghề - Mục tiêu, Cách tiếp cận và Lợi ích

TS. Lê Văn Hiền Hiệu trưởng, Trường CĐN Công nghệ và Kĩ thuật, LILAMA 2, Việt Nam

TS. Hiền phân tích thực trạng của công tác Đào tạo nghề Việt Nam và đưa ra quan sát rằng hệ thống Đào tạo nghề hiện tại không đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của doanh nghiệp vì chương trình và thiết bị giảng không đủ cũng như về phía giáo viên dạy nghề thì thiếu kiến thức thực hành. Vì vậy, các cơ sở đào tạo nghề thường không có khả năng cung cấp những kĩ năng cần thiết trong nơi làm việc. Các công ty thường phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề. TS. Hiền sau đó đưa ra những lí do chính cần hợp tác chặt chẽ hơn với cộng đồng doanh nghiệp trong Đào tạo nghề. Ông nói rằng sự hợp tác này là rất quan trọng để đảm bảo mục tiêu Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề dựa trên các mục tiêu (1) người học sẽ thu thập được

Page 51: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

51HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

kiến thức và kĩ năng đáp ứng nhu cầu thế giới công việc thực tế và (2) cộng đồng doanh nghiệp sẽ có được lực lượng lao động chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của họ

Theo TS. Hiền, cộng đồng doanh nghiệp cần đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề trong những mảng sau: (1) xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo (2) nâng cấp giáo viên dạy nghề, (3) lựa chọn thiết bị và (4) đánh giá đầu ra của Đào tạo nghề.

Về vấn đề thiết kế xưởng, TS. Hiền giải thích rằng “Mô hình Ba Cấp độ” trong đó đào tạo có tăng dần thực hành tại nơi làm việc, và Cấp độ 1 trang bị cho người học những kĩ năng tổng hợp cơ bản, Cấp độ 2 là với những kĩ năng cụ thể liên quan nghề, và Cấp độ 3 tập trung vào những kĩ năng phức hợp trong môi trường làm việc thực hoặc được mô phỏng. Việc đào tạo này được hỗ trợ bởi những đợt thực tập tại nơi làm việc. Trong tương lai, phạm vi đào tạo thực hành tại nơi làm việc do cộng đồng doanh nghiệp thực hiện cần được tăng cường hơn nữa như một chương trình thí điểm về đào tạo kép thực sự.

Những yếu tố Then chốt trong Hợp tác với Doanh nghiệp trong tổ chức Đào tạo nghề

Ông yussof Md. Sahir Giám đốc điều hành, Viện Malaysia - Đức (GMI), Malaysia

Trong bài trình bày của mình, ông Yussof giải thích về luận cứ của Hệ thống Đào tạo kép Quốc gia ở Malaysia được triển khai từ năm 2005 theo Kế hoạch đến năm 2020 và những cải tổ kinh tế vĩ mô liên quan. Trên cơ sở này, Malaysia dự định đạt vị trí một nước phát triển có thu nhập cao vào khoảng năm 2020. Đặc biệt ông dẫn đến Mô hình Kinh tế Mới nhằm làm cho Malaysia cạnh

Page 52: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT52

Page 53: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

53HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

tranh hơn cũng như trở nên thân thiện với thị trường và với nhà đầu tư. Trên hết, cần đáp ứng nhu cầu tăng lên về công nhân lành nghề bậc cao. Khoảng năm 2020, Malaysia hy vọng 40% người làm công sẽ có tay nghề thông qua các khóa đào tạo nghề (năm 2010: 28%). Bên cạnh khía cạnh số lượng, nhu cầu về trình độ cao hơn cũng phản ánh sự thay đổi đang diễn ra trong công nghệ. Các hướng dẫn chính sách về Đào tạo nghề hiện tại đã được vạch ra trong Kế hoạch lần thứ 10 của Malaysia cho giai đoạn 2011-2015 và đặt trọng tâm vào (1) tăng cường nhận thức về Đào tạo nghề và thu hút nhiều người học hơn, (2) nâng cấp và hài hòa hóa chất lượng chương trình Đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu ngành công nghiệp, (3) phát triển đội ngũ hướng dẫn viên hiệu quả cao và (4) lồng ghép phối hợp công tác Đào tạo nghề. Những sáng kiến chính phủ đã thực hiện gồm việc thành lập Hệ thống Đào tạo kép Quốc gia (NDTS) tập trung vào đào tạo định hướng ngành công nghiệp trong đó kết hợp đào tạo tại nơi làm việc trong điều kiện công việc thực tế với đào tạo trong nhà trường. Ông Yusoff mô tả thêm về vai trò và sự đóng góp của ngành công nghiệp như yếu tố then chốt trong hệ thống Đào tạo nghề Malaysia. Như minh họa trong bài trình bày của ông, có một số lượng đáng kể các doanh nghiệp quốc gia và quốc tế tham gia vào Hệ thống Đào tạo kép Quốc gia.

Các cơ sở như Viện Malaysia - Đức (GMI) được thành lập nhằm cung cấp lao động có tay nghề theo yêu cầu để đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng phục vụ quy hoạch nhân lực và kinh tế. Viện GMI chuẩn bị người học cho các nghề thuộc lĩnh vực công nghệ trong công nghiệp và đây là một phần của trình độ cần thiết trước khi được tuyển dụng tham gia vào thị trường việc làm ở các lĩnh vực chế tạo, dịch vụ công nghệ thông tin và công nghiệp chế biến. Các công ty liên quan đến ngành công nghiệp gồm dầu và khí đốt, chất bán dẫn, ô tô, thực phẩm và đồ uống và thiết kế chế tạo tuyển sinh viên của GMI đều hàng năm. Kết thúc, ông Yusoff đưa ra một số ví dụ điển hình về những dự án đào tạo thực hành được thực hiện ở GMI có hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp.

Các phiên Làm việc nhómHai nhóm làm việc trao đổi về chủ điểm chính của hội nghị: “Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp”.

Nhóm làm việc 3: “Khung chính Sách Hỗ trợ Điều phối Chủ thể Đào tạo nghề”.

Tham luận đầu vào của nhóm này gồm “Công nghiệp dạy học – củng cố quan hệ đối tác với ngành công nghiệp ở Indonesia” và “Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong Đào tạo nghề - mục tiêu, thách thức và cơ hội từ quan điểm của doanh nghiệp”.

Page 54: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT54

Điểm nổi bật trong phiên làm việc nhóm này phù hợp với các phiên toàn thể là:

1. Thách thức • Tuổi / kĩ năng của nhóm mục tiêu không đủ trở thành học viên đối với

doanh nghiệp • Các công ty thường cần phải đào tạo lại sinh viên tốt nghiệp của cơ sở

Đào tạo nghề vì họ không có đủ kĩ năng phù hợp nơi làm việc • Thu nhập của các trường cao đẳng nghề thông qua hợp tác với doanh

nghiệp thường bị trừ vào ngân sách phân bổ

2. Kết quả tìm được: • Tiêu chuẩn nghề cần được xây dựng với sự tham gia của thành phần

doanh nghiệp • Chương trình đào tạo cần được xây dựng với sự tham gia của doanh

nghiệp (vd. các mô đun đào tạo tại doanh nghiệp) • Hỗ trợ, chế độ cho việc đào tạo trong công ty có thể là:

• Giảm thuế • Hoàn trả công ty chi phí đào tạo lấy từ quỹ đào tạo quốc gia (nếu

có quỹ này) • Phụ cấp cho học viên trong quá trình đào tạo tại công ty cần được

chính phủ chi trả một phần

Nhóm làm việc 4: “Các hình thức Hợp tác trong Tổ chức Đào tạo nghề”.

Tham luận đầu vào của nhóm này gồm “Cách tiếp cận Việt Nam về tăng cường điều phối các chủ thể Đào tạo nghề” và “Hợp tác nhà trường/doanh nghiệp – Kinh nghiệm trường cao đẳng kĩ thuật Lào - Đức”.

Page 55: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

55HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Điểm nổi bật trong phiên làm việc nhóm này phù hợp với các phiên toàn thể là:

1. Kinh nghiệm • Sự hợp tác giữa các cơ sở Đào tạo nghề và các đối tác xã hội, đặc biệt là

cộng đồng doanh nghiệp, được thiết lập vì lợi ích song phương của tất cả các chủ thể đồng thời đảm bảo trách nhiệm xã hội

• Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong Đào tạo nghề gồm: • Kí kết hợp đồng đào tạo và đào tạo liên kết (Việt Nam) • Đào tạo cán bộ giảng dạy (Việt Nam và Lào) • Cung cấp thiết bị đào tạo (Việt Nam) • Cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cơ sở đào tạo/thực tập (Việt Nam

và Lào) • Áp dụng hệ thống đào tạo kép (hiện đang được thí điểm ở Việt Nam

và Lào) • Nhận sinh viên vào làm • Cung cấp cơ hội làm việc cho sinh viên tốt nghiệp

2. Bài học kinh nghiệm • Nếu không có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, không có cách

nào Đào tạo nghề có thể phát triển • Các doanh nghiệp cần đóng vai trò tích cực hơn trong Đào tạo nghề • Để củng cố hợp tác giữa các chủ thể Đào tạo nghề, cần xác định rõ vị

trí, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm và lợi ích của mỗi chủ thể trên cở sự tham gia của mình

• Hệ thống Đào tạo nghề kép của Đức là một mô hình rất tốt; nhưng mô hình này cần được chuyển đổi phù hợp với các điều kiện của quốc gia và đối với các nghề/lĩnh vực cụ thể.

Page 56: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT56

Tài chính cho Đào tạo nghề

Cơ sở

Tài chính bền vững cho Đào tạo nghề nói chung là một yếu tố quan trọng của một hệ thống Đào tạo nghề năng động. Đặc biệt, có mối quan hệ trực tiếp giữa các việc đảm bảo nguồn tài chính đầy đủ, vd. để có đội ngũ cán bộ dạy nghề có kĩ năng, cơ sở vật chất cho học nghề, v.v và một nền Đào tạo nghề có chất lượng định hướng đầu ra được cho là phải thực hiện theo các tiêu chuẩn nghề. Chất lượng đầu ra tăng thường có nghĩa là tăng các yêu cầu về tài chính. Ở Việt Nam và các nước ASEAN khác, sự tăng trưởng trong yêu cầu về tài chính cũng là kết quả của việc mở rộng hệ thống Đào tạo nghề do tăng trưởng dân số và nhu cầu tăng về lực lượng làm việc có tay nghề.

Trong bối cảnh sự canh tranh ngày càng tăng đối với các nguồn tài chính công có hạn, các yêu cầu tăng về tài chính để mở rộng số lượng và cải thiện chất lượng hệ thống Đào tạo nghề dựa trên nhu cầu có nghĩa rằng việc đảm bảo tài chính bền vững cho Đào tạo nghề cũng tạo nên một thách thức chính và là một vấn đề then chốt của các nỗ lực phát triển liên quan đến Đào tạo nghề. Trong vấn đề này, giải quyết các yêu cầu tài chính theo nhu cầu của Đào tạo nghề hướng cầu là một vấn đề quan trọng. Nó gồm, ví dụ như, thông tin càng chi tiết càng tốt về chi phí thực tế và các yếu tố chi phí chính cũng như các chi phí bao gồm. Một vấn đề lớn nữa là huy động các nguồn ngân sách bên cạnh ngân sách công, trọng tâm vào đóng góp tài chính từ các công ty và người học (và/hoặc cha mẹ họ) vì là chủ thể và cũng là đối tượng hưởng lợi của Đào tạo nghề. Vấn đề lớn thứ ba là quản trị và phân phối ngân sách với trọng tâm là minh bạch và có trách nhiệm cũng như tính hiệu quả và hiệu suất, ví dụ thông qua cơ chế phân bổ dựa vào năng lực thực hiện.

Page 57: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

57HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Phiên Làm việc nhóm

Nhóm làm việc 5: “Ổn định Tài chính cho Đào tạo nghề”. Tham luận đầu vào của nhóm này gồm “Các nguồn tài chính cho Đào tạo nghề ở Việt Nam”, “Kinh nghiệm Quỹ Phát triển Nguồn Nhân lực ở Malaysia” và “Đẩy mạnh sự tham gia của các chủ thể trong Đào tạo nghề thông qua phân tích chi phí – lợi ích”.

Các nguồn Tài chính cho Đào tạo nghề ở Việt NamThs. Nguyễn Chiến Thắng Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch và Tài chính, TCDN/Bộ LĐTBXH

Ông Thắng đã đưa ra toàn cảnh về thực trạng hệ thống tài chính cho Đào tạo nghề ở Việt Nam. Nó được tính toán rằng ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính chủ yếu của hệ thống Đào tạo nghề, chiếm khoảng 60% các chi phí với tỉ lệ ngày càng tăng cho Đào tạo nghề trong tổng chi phí cho giáo dục – đào tạo. Tuy nhiên, ông Thắng chỉ ra rằng ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng yêu cầu về tài chính cho Dạy nghề Việt Nam, lĩnh vực đang cần tăng cường về số lượng và cải thiện chất lượng công tác đào tạo. Hơn nữa, việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở cung cấp đào tạo nghề cho đến nay chủ yếu dựa vào đầu vào – nói cách khác, các yếu tố như trang thiết bị đào tạo, nhân sự, v.v… đều được cấp ngân sách trên cơ sở con số tuyển sinh, bất kể chất lượng đầu ra hay sự phù hợp với thị trường lao động. Hệ thống này thiếu phụ cấp hỗ trợ cho các nhà cung cấp Đào tạo nghề để có thể cải thiện chất lượng đào tạo. Ngân sách nhà nước được phân bổ mà không có ưu tiên rõ ràng và cũng không có sự phân biệt giữa các nghề, dù chi phí cho các khóa học có thể khác nhau.

Trên cơ sở đó, Ông Thắng trình bày một loạt các đề xuất đổi mới cơ chế tài chính cho Đào tạo nghề ở Việt Nam. Có một yếu tố cốt lõi của chiến lược là

Page 58: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT58

tăng cường sự đa dạng các nguồn kinh phí. Đặc biệt, khối doanh nghiệp – chủ thể hiện đang tham gia đóng góp với tỉ lệ thấp nhất (~5%) – cần tham gia tích cực hơn vào cấp tài chính cho Đào tạo nghề trong tương lai. Các cơ sở Đào tạo nghề cũng cần tự tạo ra nhiều nguồn thu hơn. Tuy nhiên, chính phủ cũng cần duy trì vai trò chủ đạo trong cấp tài chính cho Đào tạo nghề. Không thể tăng nguồn thu từ học phí của các cá nhân người học, vì các lí do xã hội. Hơn nữa, ông Thắng cũng đưa ra quan sát về sự cần thiết của việc cải tiến lập kế hoạch tài chính cho Đào tạo nghề và phân bổ dựa theo đầu ra. Các yêu cầu về tài chính cho công tác Đào tạo nghề cấn được tính toán tách riêng đối với mỗi nghề và mỗi bậc đào tạo. Chi phí tổng thể cần thiết từ đó có thể được tính toán một cách thực tế cho các kế hoạch 3-5 năm. Chính phủ sẽ tập trung tài chính cho Đào tạo nghề ở các nghề ưu tiên phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đồng thời cũng tính đến các yếu tố xã hội như hỗ trợ vùng nghèo. Một hệ thống tài chính dựa trên đầu ra cần được thiết lập, vd. thông qua mua sắm (“kí hợp đồng”) các dịch vụ dạy nghề và thực hiện cơ chế đấu thầu

Kinh nghiệm từ Quỹ Phát triển Nguồn Nhân lực MalaysiaBà Wan yon ShahimaPhó Tổng giám đốc, Hội đồng Phát triển Nguồn Nhân lực, Malaysia

Bà Wan Yon Shahima đã trình bày kinh nghiệm có được của Quỹ Phát triển Nguồn Nhân lực Malaysia (HRDF), một mô hình được quốc tế công nhận là “điển hình” về quỹ đào tạo. Bà đã giới thiệu về khung pháp lý và cơ sở tổ chức của HRDF, trước hết là Hội đồng Phát triển Nguồn Nhân lực (HRD), một cơ quan được thành lập gồm nhiều chủ thể theo đạo luật Phát triển Nguồn Nhân lực Malaysia năm 1992, đạo luật quản lý HRDF. Cơ sở pháp lý của quỹ là Đạo luật Pembangunan Sumber Manusia Berhad (PSMB) năm 2001. Các mục tiêu chính là khuyến khích các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình đào tạo công nhân của họ và vì vậy tăng năng suất tổng thể cũng như sự cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Nguyên tắc làm việc của HRDF là (a) thu

Page 59: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

59HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

thập “lệ phí Phát triển Nhân sự” của các doanh nghiệp (b) giải ngân cho các chương trình đào tạo khác nhau thông qua một hệ thống cấp phát. Hiện có 7 chương trình tài trợ cho việc liên tục đào tạo lại lực lượng lao động hiện tại và 4 chương trình có mục tiêu cung cấp đào tạo ban đầu (nghĩa là để cung cấp công nhân có tay nghề). Các chương trình này thúc đẩy, ví dụ như, việc các công ty mua sắm thiết bị đào tạo để thực hiện các chương trình thực tập. Các chương trình khác thì hỗ trợ các nhà tuyển dụng hoàn tiền nếu họ cùng tham gia với một cơ quan độc lập bên ngoài tổ chức đào tạo cho nhân viên của mình. Các chương trình hỗ trợ nhóm mục tiêu đặc biệt, sáp nhập các khối công nghiệp hoặc các doanh nghiệp (vd. các doanh nghiệp nhỏ và vừa) cũng được tài trợ từ quỹ HRDF. Có 2 chương trình đặc biệt dành cho đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hiện tại, khối chế tạo và dịch vụ mỗi lĩnh vực có 21-23 ngành đóng góp cho quỹ. Các doanh nghiệp trong khối này đóng lệ phí Phát triển Nguồn Nhân lực là 0,5% - 1% tổng lương, tùy thuộc vào quy mô công ty (tính theo số lượng nhân viên và vốn trả cho lương). Các công ty nhỏ dưới 10 nhân viên về nguyên tắc được miễn đóng phí này. Với các công ty lĩnh vực chế tạo có đươi 50 nhân viên và vốn dưới 2,5 triệu Ringit Malaysia (RM), thì việc tham gia vào quỹ này là tùy chọn; còn lại việc tham gia là bắt buộc. Tất cả, có hơn 13.000 nhà tuyển dụng với hơn 2,2 triệu nhân viên đã đăng kí tham gia, tính đến nay.

Bốn chương trình chiến lược mạnh được xây dựng cho FRDF: (1) tăng số công nhân thuộc quỹ, (2) đẩy mạnh kĩ năng và sự cạnh tranh lực lượng lao động Malaysia, (3) hình thành hệ thống “thân thiện sinh học” cho học tập và (4) cung cấp đào tạo chuyên sâu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bà Wan Yon Shahima chỉ ra các biện pháp gần đây nhất đã được triển khai để đạt được các mục tiêu này. Ví dụ, để tăng số lượng nhân viên thuộc quỹ, dự kiến mở rộng Đạo luật PSMB bằng cách bổ sung các ngành phải tham gia cũng như đặt việc đăng kí là bắt buộc đối với các công ty nhỏ hơn trong tương lai.

Page 60: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT60

Tăng cường Sự tham gia của các Chủ thể Đào tạo nghề Thông qua Phân tích Chi phí – Lợi íchÔng Horst Schwörer, Trưởng bộ phận Chính sách Khu vực Phát triển Đô thị, Ngân hàng Tái thiết KfW Ông Clemens Aipperspach, Giám đốc điều hành, Công ty tư vấn PLANCO GmbH, Đức

Ông Aipperspach bắt đầu bằng tóm tắt tình hình các nguồn tài chính cho Đào tạo nghề của Việt Nam. Ông nói đến tầm quan trọng của sự tham gia của khối kinh tế và mô tả việc đào tạo trong công ty là một phương thức tổ chức đào tạo vừa phù hợp công việc vừa hiệu quả về chi phí như thế nào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chi phí đào tạo cao và các lợi ích không rõ ràng thường được các nhà tuyển dụng dùng làm phản biện cho việc không tham gia nhiều hơn vào hoạt động đào tạo. Đồng thời, chi phí và lợi ích của đào tạo trong công ty trên thực tế còn chưa được biết đến rất nhiều.

Trên cơ sở những hiểu biết này, ông Aipperspach vạch ra phương pháp phân tích chi phí-lợi ích. Ông thấy rằng công cụ này có thể giúp bắt đầu những trao đổi với khối kinh tế và vượt qua định kiến không tích cực từ phía các nhà tuyển dụng. Nó có thể giúp khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác Đào tạo nghề bằng việc thể hiện lợi ích về tiền bạc cũng như phi tiền bạc.

Trong khảo sát mẫu đã thực hiện, 5 công ty thuộc 5 khối công nghiệp khác nhau đã được phỏng vấn. Tất cả các công ty này đều cung cấp đào tạo trong công ty thông qua các đợt thực tập về hàn, cơ khí và/hoặc điện. Phân tích đã cho thấy kết quả là các lợi ích có thể đo đếm được (nghĩa là về tài chính) của việc sắp xếp việc làm hầu như bằng hoặc lớn hơn chi phí bỏ ra. Hơn nữa, xác định được hai loại doanh nghiệp có thể dễ thuyết phục bằng phân tích chi phí-lợi ích và có thể quan tâm tăng hơn các hoạt động đào tạo của họ:

Page 61: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

61HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

1. Đối với các doanh nghiệp cần công nhân ngắn hạn không quá đắt, có bằng chứng rõ cho thấy lợi ích của đào tạo trong công ty là rõ ràng (có thể đo đếm được) vượt trội so với các chi phí liên quan. Do đó, các doanh nghiệp này có thể thu xếp nhiều vị trí thực tập hơn nhưng có thể chưa chắc đã nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển nhân sự dài hạn cho nhân viên của mình. Đối với họ, quá trình phân tích có thể tạo ra nhận biết về tác động tích cực của đào tạo trong công ty đối với quá trình tuyển dụng sau này. Ở đây, sẽ là hữu dụng nếu xác định nhiều lợi ích khác có thể khó đong đếm. Phân tích chi phí-lợi ích có thể làm cho các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo.

Cuối bài trình bày là phần mô tả ngắn gọn về các cơ hội và hạn chế của công cụ này. Và đưa ra kết luận rằng phân tích chi phí-lợi ích bản thân nó chưa đủ để tăng sự tham gia của công ty vào Đào tạo nghề trong ngắn hạn nhưng có thể hỗ trợ việc đối thoại giữa các chủ thể ở các cấp khác nhau và khiến các công ty phải suy nghĩ. Ông Aipperspach từ đó khuyến nghị rằng nên thực hiện các phân tích như vậy ở quy mô lớn hơn, vd. kiểm chứng các kết quả thí điểm của khảo sát ban đầu này.

Điểm nổi bật trong phiên làm việc nhóm này phù hợp với các phiên toàn thể là:

1. Các vấn đề chính/đề xuất tiếp theo: • Chung

• Bối cảnh cụ thể từng nước (vd. sự năng động/sự tự nguyện chính trị, và xã hội) cần được tính đến trong tất cả các nỗ lực vì tài chính bền vững cho Đào tạo nghề.

• Liên tục nâng cao nhận thức/các quá trình tham gia của tất cả các chủ thể

Page 62: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT62

• Gây quỹ • Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu ở nhiều nước

ASEAN • Trong hầu hết các trường hợp, ngân sách công “không đủ” • Tính hiệu quả/hữu dụng của việc khai thác sử dụng cũng quan

trọng • Các doanh nghiệp đóng góp ít cần được huy động hơn nữa

• Quản trị/phân bổ ngân sách • Cơ chế phân bổ nói chung cần có sự tham gia của các chủ thể tham

gia đóng góp • Ngân sách cho Đào tạo nghề (vd. Malaysia): là cơ quan độc lập và

cơ sở pháp lý rõ ràng vững chắc là điều sống còn.

2. Các ý kiến xem xét của Việt Nam • Đảm bảo Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề, tỷ lệ GDP dành cho Đào

tạo nghề nên là bao nhiêu? Kinh nghiệm của các nước khác về vấn đề này

• Kinh nghiệm các nước khác có được để tính toán chi phí cho một nghề đào tạo và một nhóm nghề đào tạo

• Ngân sách sử dụng như thế nào cho hiệu quả trên cơ sở đầu ra của Đào tạo nghề?

• Huy động tài chính như thế nào cho một quỹ Đào tạo nghề? Ngân sách ban đầu có nên do nhà nước đóng góp hay từ doanh nghiệp? Kinh nghiệm của quỹ HRDF Malaysia là quan trọng.

Giáo viên Dạy nghề

Cơ sở

Ở Việt Nam, các nước ASEAN khác và rộng hơn nữa, giáo viên dạy nghề (gồm giáo viên, hướng dẫn viên và giảng viên) có kĩ năng và tích cực đều được coi là một trong những yếu tố thành công quan trọng nhất đối với việc đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng và tính hướng cầu của Đào tạo nghề. Vì vậy, phát triển một đội ngũ kĩ năng như vậy thường được đưa vào các chiến lược Đào tạo nghề như một mục tiêu chiến lược và cũng là một cách làm có tiềm năng thúc đẩy lớn (vd. “giải pháp đột phá”).

Điểm tham chiếu của việc phát triển đội ngũ giáo viên và giảng viên dạy nghề chính là các yêu cầu về nghề như được xác định trong tiêu chuẩn nghề đối với giáo viên và giảng viên dạy nghề. Một phân tích về yêu cầu nghề đã cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa giáo viên và giảng viên dạy nghề so với giáo viên khác. Mô tả nghề nghiệp (hay nội dung công việc) của giáo viên và giảng viên

Page 63: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

63HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Page 64: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT64

dạy nghề là hết sức thách thức. Nó gồm một mặt là toàn bộ các kĩ năng thực hành thực tế sâu sắc và lý thuyết về nghề cần thiết để thực hiện nghề mà họ thực hiện. Hơn nữa, năng lực sư phạm nói chung và sư phạm về một nghề cụ thể và các phương pháp dạy và học đều cần thiết.

Việc phát triển đội ngũ giáo viên và giảng viên dạy nghề có kĩ năng cần tính đến yếu tố số lượng giáo viên cần thiết (số lượng) cũng như các yêu cầu công việc và mức độ (trình độ) cần thiết (chất lượng). Một yếu tố quan trọng khác là việc cấp chứng chỉ chính thức cho người học tham gia vào các chương trình giáo viên/giảng viên dạy nghề ở các cấp khác nhau. Các phương pháp phát triển giáo dạy nghề cần một mặt tác động đến đội ngũ hiện tại bằng những biện pháp phù hợp để nâng cấp và phát triển họ (vd. đào tạo khi đi làm); mặt khác, cũng cần có các giải pháp hiệu quả đối với đào tạo ban đầu cho giáo viên dạy nghề.

Báo cáo dẫn đềChủ đề ngày thứ hai của hội nghị là “Giáo viên dạy nghề - chìa khóa của Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề” và các tham luận gồm 3 báo cáo dẫn đề.

Đào tạo Giáo viên Dạy nghề ở Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2020PGS. TS. Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng, TCDN

Phần đóng góp của PGS. TS. Sâm liên quan đến một trong các giải pháp đột phá cho giai đoạn 2011 – 2020, đặc biệt liên quan đến phát triển giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Trong bối cảnh quốc tế về toàn cầu hóa, vấn đề này liên quan đến vấn đề hội nhập sâu và rộng hơn về sản xuất, thực hành học thuật và thị trường lao động. Các biện pháp quốc hữu hóa trong nông nghiệp giải phóng nhân lực để phát triển hơn sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại

Page 65: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

65HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

hóa kinh tế và cung cấp cho sự phát triển quốc tế và hội nhập vào khu vực ASEAN về mặt sản xuất, thực hành học thuật, công nghề và thị trường lao động.

Đến năm 2020, dạy nghề cần phải phù hợp với các nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt về số lượng, chất lượng và cấu trúc và bằng cấp về nghề. Chất lượng của một số lĩnh vực đào tạo phải tiếp cận trình độ các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới. Điều này sẽ mang lại sự cải thiện khả năng cạnh tranh quốc gia, thu nhập tăng lên cho lực lượng lao động và giảm bền vững đói nghèo và an ninh xã hội bền vững. Điều này sẽ đòi hỏi sự tăng dần số lượng người lao động qua đào tạo lên khoảng 40% vào năm 2015 và 55% vào năm 2020.

Để đạt được mục tiêu này, cần có đủ một số lượng giáo viên dạy nghề qua đào tạo phù hợp với cơ cấu nghề ở mỗi trình độ khác nhau. Giáo viên cần có kĩ năng cả về nghề và về sư phạm. Chương trình cần thiết để đạt được điều này cần được thiết kế theo cơ sở mô đun, với mục tiêu cung cấp chương trình đào tạo giáo viên tích hợp và tương thích với trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Giáo viên được đào tạo ở Việt Nam và ở nước ngoài, và các tiêu chuẩn quốc gia theo như quy định trong Thông tư số 30/2010/TT-BLDTBXH. Kĩ sư, nhân viên cấp cao và thợ thực hành với kinh nghiệm và kĩ năng nghề có thể tuyển làm giáo viên, và việc đào tạo, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên cấn dự trên các lĩnh vực chủ chốt. Các cơ sở đào tạo giáo viên cần được mở rộng, và xây dựng các chương trình cần thiết và quan hệ đối tác với nước ngoài sẽ là những điểm trọng tâm của công việc này. Để nâng cao trình độ của họ phù hợp với yêu cầu nền kinh tế, các giáo viên phải thực hiện thực tập trong công nghiệp 2 năm một lần và được đào tạo về nghề cứ 2 đến 5 năm một lần để nâng cao năng lực thực hành của mình về công nghệ và phương pháp đào tạo. Giáo viên phải học cách dùng sáng kiến của mình để liên tục nâng cao các hoạt động đào tạo của mình dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo các cơ sở

Page 66: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT66

đào tạo nghề, và các chương trình xã hội cũng cần được thực hiện

Giáo viên Dạy nghề là Xương sống của Đột phá Chất lượng Dạy nghềGS. TS. Shyamal Majumdar, Giám đốc Trung tâm quốc tế uNESCO-uNEVOC, Bonn, Đức

GS. TS. Shyamal Majumdar bắt đầu bằng việc nhấn mạnh “Giáo viên là vấn đề và là vấn đề chính nhất” với việc Đào tạo Giáo viên là ưu tiên của các ưu tiên của UNESCO. Tiếp theo ông nhặt riêng vấn đề đào tạo giáo viên dạy nghề là kết nối yếu nhất trong hệ thống dạy nghề. Có thể thấy rõ sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng ở giáo viên, và đào tạo thì rõ là không định hướng theo nhu cầu nền kinh tế mà thay vì đó chỉ dựa vào các khóa học do các cơ sở đào tạo tổ chức. Một điểm yếu thêm nữa là sự tách biệt về giới khá lớn giữa các giáo viên dạy nghề. Cuối cùng, là còn thiếu môi trường hỗ trợ đối với giáo viên dạy nghề. Ở một số trường hợp, các cơ sở đào tạo chỉ có những thiết bị đã lạc hậu và cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Theo GS. TS. Shyamal, điều này cũng thể hiện rõ trong mối quan hệ với động lực của giáo viên dạy nghề. Để cung cấp đào tạo chất lượng cao, giáo viên dạy nghề cần những bàn tay và khối óc vàng, và cả những trái tim nữa.

GS. TS. Majumdar giải thích trong bài phát biểu của mình về vòng tác động của chất lượng đào tạo giáo viên có liên hệ thế nào với chất lượng đào tạo hệ thống Đào tạo nghề. Một định nghĩa phổ biến về tiêu chuẩn mà mô tả kĩ năng đã được giả định, trên cơ sở đó, vòng tác động sẽ kết thúc khi có thể thu hút được những ứng viên tốt nhất, có đào tạo giáo viên và phát triển chuyên môn tốt nhất, các chức năng của cấp quản lí là hỗ trợ. Ông đã đưa ra minh họa về hệ thống Đào tạo nghề dựa trên công việc theo mô hình 5 trụ cột có mối liên hệ đặc biệt với đào tạo giáo viên và tập trung vào việc hướng đến nhu cầu của nền kinh tế.

Kết thúc bài trình bày, GS. TS. Majumdar nói: “Chúng ta cần một loại hình mới về giáo viên dạy nghề và một chiến lược mới nhằm đáp ứng các thách thức.”

Một cách Tiếp cận Thực tiễn và Định hướng Tương lai về Đổi mới Đào tạo Giáo viên Đạy nghề

PGS. TS. Numyoot Songthanapitak, Đại học Công nghệ Rajamangala, Phanyaburi, Thailand

GS. TS. Numyoot Songthanapitak lấy nhu cầu về sự cần thiết thay đổi trong đào tạo giáo viên dạy nghề làm cơ sở bài trình bày của mình. Ông giả định rằng tăng trường kinh tế sẽ ổn định và kèm theo sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trong khu vực ASEAN và lập luận từ đây rằng hệ thống Đào tạo nghề phải đáp ứng. Đồng thời, giáo viên Dạy nghề cần được chuẩn bị để đóng vai như những người làm chủ các thay đổi đó để có thể định hướng được thay đổi. Diễn đàn hợp tác khu vực về đào tạo giáo viên Dạy nghề đã có thông qua các trường

Page 67: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

67HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

đại học ở Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Thailand và Việt Nam như một phần của sự phát triển này của các nước ASEAN. Sự củng cố và cải thiện đào tạo giáo viên dạy nghề cùng nhau thông qua các hoạt động chung và chia sẻ kinh nghiệm đã hỗ trợ cho quá trình đổi mới Đào tạo nghề ở các nước liên quan. Mối quan tâm chính được cho là cần cải thiện kĩ năng thực hành nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế. Các giải pháp dưới đây đã được đề xuất:

• Xây dựng lộ trình đào tạo cho các nhà thực hành, thợ kĩ thuật và kĩ sư để đào tạo thành giáo viên dạy nghề

• Giới thiệu hệ các chương trình đào tạo kép đối với giáo viên Dạy nghề • Tổ chức đợt thực tập kinh nghiệm tại nơi làm việc – gồm cả những

chương trình thiết kế riêng theo nhu cầu

Về cơ bản, kết quả và những yêu cầu dự kiến toát lên từ bài trình bày của ông là như sau. Để quá trình chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở đối tác được bền vững, cần tạo ra năng lực có thể phát triển cùng nhau. Việc này nên đặt mục tiêu vào việc điều chỉnh và xây dựng các chương trình chung để hỗ trợ quá trình đổi mới. Hơn nữa, những phương pháp sư phạm trong giáo dục bậc cao và sự hợp tác với doanh nghiệp cũng như việc mở rộng các diễn đàn hợp tác khu vực nên được củng cố thông qua các trao đổi với những trường đại học Đức.

Phiên hỏi-đáp toàn thể với nhóm chuyên gia

Trên cơ sở các tham luận dẫn đề, một số vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển giáo viên dạy nghề được làm rõ thông qua trao đổi với nhóm chuyên gia và tiếp theo là phiên hỏi-đáp toàn thể. Nhóm chuyên gia gồm PGS.TS. Cao Văn Sâm (Phó Tổng cục trưởng, TCDN/Bộ LĐTBXH, Việt Nam), GS.TS. Shyamal Majumdar (Giám đốc trung tâm UNESCO-UNEVOC), PGS. Numyoot Songthanapitak (Chủ tịch, Trường Đại học Công nghệ Rajamangala Thanyaburi, Thailand), GS. TS. Antonius Lipsmeier (Viện Công nghệ Karlsruhe,

Page 68: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT68

Đức), Ts. Mochamad Bruri Triyono (Giám đốc, Khoa Công nghệ, Đại học quốc gia Yogyakarta, Indonesia), TS. Bernhard Beckmann (Giám đốc, Hiệp hội Châu Âu về Đào tạo nghề và Xã hội, Đức) và PGS. Bùi Thế Dũng (Chuyên gia Đào tạo nghề, Việt Nam). Ở phiên trao đổi thứ nhất, mỗi nhà chuyên gia trong nhóm được đề nghị phát biểu trao đổi về một vấn đề do người điều hành chương trình đưa ra. Tiếp theo, các chuyên gia trả lời câu hỏi của hội trường.

Các câu hỏi của người điều hành chương trìnhCâu hỏi dành cho GS. TS. Lipsmeier về các nguyên nhân của việc thiếu giáo viên dạy nghề ở Việt Nam và những khó khăn – cả ở Đức – của việc tuyển dụng đủ giáo viên dạy nghề:

Trong phần trả lời, GS. TS. Lipsmeier để cập 3 lý do.

Nói chung, giáo viên – đặc biệt giáo viên dạy nghề - được trả lương rất thấp so với các nghề khác trong nền kinh tế có cùng mức độ yêu cầu về trình độ. Vì vậy, mức lương hấp dẫn cho giáo viên dạy nghề là điều bắt buộc (gồm cả việc tăng lương nếu thấy cần thiết nhằm tạo sự thu hút so với các cơ hội nghề nghiệp khác). Tuy nhiên, những phụ cấp về tài chính không thôi chưa đủ. Thậm chí ở Đức, việc giáo viên dạy nghề có lương tốt cũng không đủ giải quyết vấn đề thiếu giáo viên dạy nghề. Vì vậy, cần các giải pháp khác nữa.

Giáo viên dạy nghề cũng được coi ở vị trí thấp và ít được xem là cao quý trong xã hội và trong hệ thống Đào tạo nghề, đặc biệt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Việt Nam. Về vấn đề này có các lí do liên quan lịch sử và văn hóa. Ở châu Âu, Áo là một nước mà Đào tạo nghề được hưởng sự cao quý cao so với trong nền giáo dục nói chung và là nước mà sinh viên Đào tạo nghề có thể bước vào đại học khá dễ dàng. Vì vậy, đây là một đất nước mà chúng ta cần quan tâm và học tập. UNESCO cũng có một chiến lược rất phù hợp để thể hiện rõ Đào tạo nghề trong nền giáo dục chung nhằm làm cho Đào tạo nghề hấp dẫn hơn.

Chương trình cốt lõi của đào tạo giáo viên dạy nghề và dạy thực hành cho giáo viên các nghề công nghiệp gồm những môn chính như khoa học chế tạo, toán, hóa học và vật lý, và bao phủ một loạt các môn về khoa học cơ bản, lý thuyết phức hợp và những hướng dẫn ứng dụng trực tiếp. Những khóa học như vậy dù sao cũng được coi là rất thách thức, đòi hỏi công sức học lớn. Vì vậy, một số sinh viên có thể không muốn tham gia vào những khóa như vậy và thích chọn những khóa dễ hơn.

Câu hỏi dành cho GS. Dũng về những mô hình chương trình khác nhau trong đào tạo giáo viên dạy nghề tại trường đại học và cao đẳng

GS. Dũng mô tả những điểm khác nhau chính giữa các mô hình khác nhau trong đào tạo giáo viên dạy nghề tại các trường cao đẳng và đai học. Theo GS.

Page 69: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

69HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Page 70: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT70

Dũng, trong khi các trường ĐH theo logic khoa học và tập trung vào nhận thức trên cơ sở các môn hoặc kĩ năng liên quan đến nghề, thì các trường cao đẳng dựa trên logic hoạt động việc làm và/hoặc nghề với việc học tách biệt từng môn tương ứng với một nghề đào tạo. Điểm khác nhau nữa là tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành cũng như đặc thù của những công việc thực hành. Điển hình là tỉ lệ thực hành cao hơn rất nhiều trong các chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề của các trường cao đẳng so các trường ĐH. Thêm nữa, công việc thực hành ở trường cao đẳng gồm đào tạo kĩ năng thực hành cụ thể thực tế trong các xưởng (gần gũi hơn với thực tế công việc) trong khi những công việc thực hành ở các trường ĐH chủ yếu là trong các phòng thí nghiệm.

Kết quả của những sự khác nhau này là giáo viên dạy nghề tốt nghiệp các trường ĐH thì thiên về kiến thức trong khi giáo viên dạy nghề tốt nghiệp từ các trường cao đẳng thì thiên về nghề hơn. Tuy nhiên, cả hai đối tượng này đều thiếu kinh nghiệm trong ngành công nghiệp (trong doanh nghiệp).

Câu hỏi dành cho TS. Mochamad Bruri Triyono yêu cầ giải thích sâu hơn về sự phù hợp của kĩ năng xã hội và kĩ năng cá nhân đối với giáo viên Dạy nghề:

TS. Mochamad Bruri Triyono giải thích rằng ở Indonesia, giáo viên Dạy nghề cần đảm bảo 4 kĩ năng chính: kĩ năng sư phạm, kĩ năng cá nhân, kĩ năng chuyên môn và kĩ năng xã hội. Kĩ năng xã hội là về cách thức giao tiếp, tương tác hiệu quả giữa giáo viên Dạy nghề với sinh viên học nghề, và cha mẹ sinh viên học nghề và cộng đồng. Vì vậy, kĩ năng này rất quan trọng và cần thiết.

Câu hỏi dành cho PGS. Prof. Numyoot Songthanapitak về lồng ghép kinh nghiệm làm việc thực tế vào các chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề:

GS. Numyoot Songthanapitak giải thích rằng trường đại học của ông áp dụng

Page 71: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

71HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

chính sách là trước hết bắt đầu bằng chương trình đào tạo với những kinh nghiệm thực tế, thứ hai là giới thiệu các công nghệ khoa học và ứng dụng của chúng và thứ ba, các khóa bổ sung giúp phát triển người học thành những nhà làm việc kinh doanh. Chương trình gồm các phần lồng ghép giữa việc học và thực tập trong công nghiệp. Sinh viên dành 1/8 thời gian của chương trình làm việc trong ngành công nghiệp để tích lũy kinh nghiệm thực tế về các dây chuyền sản xuất. Đến cuối chương trình, công ty đánh giá khả năng làm việc của các em thông qua các bài kiểm tra về những gì các em thu lượm được trong thời gian đó. Mô hình này tăng tiềm năng có việc làm cho các em lên tới 100%.

Ông cũng nêu bật sự cần thiết của việc tăng lương và phụ cấp đãi ngộ cho giáo viên dạy nghề để thu hút những giáo viên giỏi và sự cần thiết có các kĩ sư tốt để thực hiện việc chuyển giao kiến thức như là giáo viên lý thuyết trong hệ thống Đào tạo nghề.

Câu hỏi dành cho TS. Bernhard Beckmann về tuyển dụng và đào tạo những người thực hành trở thành giáo viên dạy nghề:

TS. Beckmann nhấn mạnh thực tế là tuyển dụng giảng viên và giáo viên dạy nghề là điều sống còn đối với Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề. Tuy nhiên, giáo viên tốt nghiệp các trường đại học thường thiếu trình độ đáp ứng toàn bộ các yêu cầu liên quan các nhiệm vụ và công việc của một giáo viên dạy nghề có khả năng cung cấp đào tạo nghề định hướng nhu cầu. Đặc biệt, họ không có (đủ) kinh nghiệm phù hợp với các ngành công nghiệp đối với một lĩnh vực nghề cụ thể mà họ dạy. Đưa giáo viên vào các doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định như dự kiến ở Việt Nam là ý tưởng rất tốt nhưng trước hết cần xây dựng một mô hình có hệ thống. Một khả năng khác đã được chứng minh thành công là tuyển các kĩ sư và nhà thực hành với những kinh nghiệm về công

Page 72: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT72

việc công nghiệp và đào tạo họ thành giáo viên dạy nghề và hướng dẫn viên/giảng viên.

Câu hỏi dành cho GS. TS. Majumdar về phương pháp sư phạm nâng cao:

Trong phần trả lời của mình, GS. TS. Majumdar tập trung vào tầm quan trọng của các kĩ năng tổng hợp, kĩ năng chung trong bối cảnh thế giới công việc năng động và thay đổi rất nhanh. Các kĩ năng tổng hợp này gồm, ví dụ như, quản lý thời gian, văn hóa thế giới công việc và năng lực suy nghĩ phân tích, giải quyết vấn đề, tính sáng tạo và đổi mới. Thậm chí quan trọng hơn là các kĩ năng thích nghi, nhưng kĩ năng sống còn, ví dụ, thích ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng. Thay vì tập trung vào những chi tiết cụ thể của một sản phẩm hay công nghệ cụ thể mà có thể trở nên lỗi thời rất nhanh chóng, GS. Majumdar thấy coi sự tập trung vào các nguyên tắc/nguyên lí chung – như là nhóm các kĩ năng – chính là giải pháp. Với những kĩ năng này, việc thích nghi với những thay đổi công nghệ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và nó có thể giúp một người thay đổi từ một nghề này sang nghề khác. Kết luận, các kĩ năng tổng hợp cần được đưa vào như một phần không thể thiếu của việc phát triển giáo viên Dạy nghề theo cách tiếp cận gọi là phương pháp tiên tiến.

Câu hỏi dành cho PGS.TS. Cao Văn Sâm về trách nhiệm của lãnh đạo các cơ sở Đào tạo nghề về vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và trao quyền tự chủ cho các cơ sở:

PGS.TS. Sâm giải thích rằng các cơ sở Đào tạo nghề phải cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng đào tạo. Ông trích dẫn một thực tế không thể tranh cãi là chất lượng giáo viên dạy nghề là một trong những thành tố quan trọng nhất tạo ra chất lượng đào tạo nghề tốt ở các cơ sở. Trên cả sự đam mê, giáo viên cần có khả năng sáng tạo. Về vấn đề này, các lãnh đạo và ban lãnh đạo của các cơ sở Đào tạo nghề đóng vai trò trung tâm bằng việc tạo ra môi trường khích lệ và

Page 73: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

73HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

khuyến khích. Do đó, trao quyền cho các cơ sở Đào tạo nghề bằng cách trao cho họ sự tự chủ nhiều hơn trong quản lý vận hành là điều rất quan trọng và Việt Nam đang tiến hành việc này trong những năm gần đây. PGS.TS. Sâm giải thích rằng trong bối cảnh phân cấp và trao quyền tự chủ cho các cơ sở Đào tạo nghề, các cơ quan quản lý tương ứng cũng cung cấp các chuẩn mực và chính sách không chỉ về giáo viên dạy nghề mà cả ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Tiếp theo là trách nhiệm của các lãnh đạo và ban lãnh đạo cơ sở Đào tạo nghề về thúc đẩy chất lượng cơ sở và giáo viên của cơ sở mình. Thêm vào đó, bản thân các giáo viên cũng cần sử dụng sáng kiến riêng mình để nâng cao năng lực của họ.

Câu hỏi của đại biểuHướng dẫn viên dạy nghề có cần bằng cấp đại học hay bằng cử nhân không, hay họ chỉ cần bằng cấp ở các trình độ kĩ năng khác nhau kèm theo đào tạo về sư phạm, kĩ năng xã hội và năng lực quản lí?

GS. TS. Lipsmeier:Giáo viên dạy nghề cần trình độ chuyên môn khoa học do giáo dục đại học mang lại. Vì thế, họ cần bằng cấp đại học. Nhưng thêm vào đó, giáo viên dạy nghề dứt khoát cần kĩ năng thực hành và kinh nghiệm công nghiệp.

PGS. TS. Dũng:Có nhiều loại giáo viên dạy nghề với những chức năng khác nhau, như giáo viên dạy lý thuyết hoặc đào tạo thực hành trong phòng thí nghiệm hoặc đào tạo thực tế trong các xưởng đào tạo. Giáo viên dạy nghề cần có bằng cấp phù hợp công việc của mình, nhiệm vụ và chức năng của mình. Cán bộ dạy nghề làm công tác dạy lí thuyết và tích hợp cần, ví dụ như, bằng cử nhân, trong khi đối với giảng viên, hướng dẫn viên, điều này không bắt buộc. Đối với đào tạo thực hành và đào tạo theo thực tế, những nhà thực hành với kinh nghiệm làm việc trong công nghiệp – ví dụ như bậc thợ cả, là rất phù hợp. Điều quan trọng là mở ra những con đường học tập để phát triển tất cả các loại hình giáo viên dạy nghề.

GS. TS. MajumdarGiáo viên dạy nghề không chỉ cần biết về lí thuyết mà họ cần nhận thức được và có hiểu biết về tổ chức công tác tổ chức vận hành và thực tế thế giới công việc. Với sự kết hợp như vậy giữa kiến thức và kinh nghiệm, họ không thấy xấu hổ hay thiếu tự tin khi thực hiện bài giảng hay việc đào tạo. Để đạt được điều này, chúng ta cần cải thiện đào tạo giáo viên dạy nghề, khuyến khích đổi mới và đưa ra được các hợp phần chương trình không chỉ như trong các chương trình hiện có ở đại học mà phải hữu dụng cho việc đào tạo giáo viên dạy nghề đạt đến trình độ cần thiết và giúp họ có sự tự tin hơn trong công việc giảng dạy của mình.

Giáo viên Dạy nghề đòi hỏi cần có lượng kiến thức rộng lớn về chuyên môn, kĩ năng, và sư phạm. Liệu chúng ta có thể xem xét khả năng tuyển dụng kĩ sư, công nhân lành nghề và sinh viên học nghề giỏi, rồi trang bị cho họ những điều cần

Page 74: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT74

thiết thông qua các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao. Thay vì tuyển một người có “hai kĩ năng”, liệu chúng ta có thể tuyển 2 người sẵn có? Điều này có khả thi?

PGS. SongthanapitakVề nguyên tắc, có thể tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đào tạo nghề và cung cấp đào tạo nâng cao cần thiết để họ có thể làm việc như một giảng viên dạy nghề.

TS. BeckmannĐiều đó yêu cầu sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách của chính phủ thường không đủ. Lãnh đạo các công ty cần tin tưởng rằng cần tham gia vào công tác tổ chức Đào tạo nghề và phân công những công nhân có tay nghề cao và có kinh nghiệm, những người có khả năng và cũng sẵn lòng truyền tải kiến thức và kĩ năng của mình cho học viên học nghề như là giảng-viên-trong-công-ty. Đối với những giảng viên này, chúng ta có thể cung cấp những khóa ngắn hạn, vd. về phương pháp sư phạm và các vấn đề cần thiết khác, giúp họ hoàn thành chức năng của mình như những giảng-viên-trong-công-ty.

TS. Mochamad Bruri TriyonoỞ Indonesia, các kĩ sư không muốn trở thành giáo viên, và rất khó tuyển kĩ sư và đào tạo họ thành giáo viên dạy nghề. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp và khai thác mỏ, có một chương trình cho phép tuyển dụng các kĩ sư muốn trở thành giáo viên dạy nghề và cung cấp một năm đào tạo chính quy. Trong chương trình này, 20% thời gian dành cho kĩ năng kĩ thuật và 80% thời gian dành cho đào tạo sư phạm.

Page 75: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

75HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

III Kết quả của Hội nghị - Kết luận, và Con đường Tiếp theo

Giới thiệuVì các khuyến nghị của Hội nghị Đào tạo nghề và bài học kinh nghiệm rút ra từ đây sẽ được xem xét trong các quá trình đổi mới Đào tạo nghề ở các nước ASEAN, các hệ thống Đào tạo nghề sẽ tiếp tục được đổi mới. Xã hội cũng như các thành phần kinh tế sẽ hưởng lợi từ những cải thiện này. Mạng lưới hợp tác khu vực về Đào tạo nghề được củng cố sẽ tạo điều kiện tiếp tục các trao đổi kinh nghiệm và bài học. Điều này sẽ gúp các nước ASEAN tháo gỡ thành công những thách thức nổi lên qua công cuộc đổi mới Đào tạo nghề và tiến trình hội nhập ASEAN.

Ý kiến phản hồi của đại biểuTrong phần tổng kết ngày hội thảo thứ nhất, các đại biểu chia sẻ phản hồi tích cực về hội nghị. Những đại biểu được phỏng vấn nói rằng họ có những quan tâm ưu tiên khác nhau về các chủ điểm của hội nghị, dù về tiêu chuẩn nghề hay hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các đại biểu đều đồng ý rằng tất cả các chủ điểm này rất phù hợp và rằng hội nghị đã mang đến lượng nội dung chuyên môn rất hay và phong phú. Họ cũng cho rằng hội nghị đã mang lại lượng lớn kiến thức quý báu và kinh nghiệm từ các nước khác nhau thông qua các bài thuyết trình tham luận và qua các chia sẻ, thảo luận diễn ra giữa các đại biểu từ các nước ASEAN và Đức. Các đại biểu cho biết niềm tin rằng – trên cơ sở kết quả hội nghị - các nỗ lực chung của các nước ASEAN với hỗ trợ của Đức sẽ tiếp tục và rằng – trên cơ sở đó – Đào tạo nghề sẽ tiếp tục phát triển và được củng cố đáp ứng nhu cầu các nước ASEAN trong bối cảnh hội nhập.

Page 76: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT76

Thêm vào đó, các đại biểu cũng cho biết suy nghĩ rằng hội nghị đã được chuẩn bị rất chu đáo và tổ chức chuyên nghiệp, và rằng những người điều hành, diễn giả và người hướng dẫn hội thảo đều tuyệt vời.

Phát biểu của GS. TS. Kongsy Sengmany, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao CHDCND Lào

Trong bài phát biểu của mình, GS. TS. Kongsy Sengmany, Thứ trưởng Giáo dục và thể thao Lào nhấn mạnh rằng hội nghị Đào tạo nghề đặc biệt này rất quan trọng và phù hợp với Lào vì đất nước ông đặc biệt quan tâm đến những thực hành tốt nhất và kinh nghiệm về phát triển Đào tạo nghề trong giai đoạn năng động và thách thức như hiện nay. Về vấn đề này, ông đề cập đến cam kết đạt được “Mục tiêu Giáo dục cho Mọi người” vào năm 2015, nhằm thúc đẩy việc học và kĩ năng sống cũng như đào tạo công nhân có tay nghề để đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của đất nước ông là thoát khỏi vị thế nước phát triển thấp vào năm 2020.

GS. TS. Kongsy nêu bật và đánh giá cao truyền thống lâu năm về hợp tác có kết quả với Đức, đặc biệt trong lĩnh vực Đào tạo nghề, cái mà ông mô tả là ví dụ điển hình về hợp tác thành công. Ông cũng đưa ra bức tranh toàn thể ngắn gọn về quá trình đổi mới Đào tạo nghề ở Lào, nhấn mạnh đến tầm quan trọng chính trị to lớn đối với chính phủ về việc phát triển nguồn nhân lực và chỉ ra những thách thức chính và nhấn mạnh vào việc cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong ngành Đào tạo nghề. Với tinh thần này, GS. TS. Kongsy đề cập đến 4 đột phá trong các vấn đề quan trọng cần thiết cho đổi mới Đào tạo nghề, đó là đáp ứng lại Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội quốc gia và hội nhập ASEAN, cung cấp cơ hội tiếp cận đến Đào tạo nghề đặc biệt cho người ở vùng nông thôn và xa xôi, nâng cao hình ảnh của Đào tạo nghề và phát triển, nâng cấp năng lực thể chế để đảm bảo chất lượng và hiệu quả ở tất cả các cấp giáo dục và đào tạo.

GS. TS. Kongsy cũng bày tỏ sự đánh giá cao đối với hội nghị Đào tạo nghề này như một diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm đa phương giữa các nước ASEAN và Đức. GS. TS. Kongsy nhấn mạnh ý kiến của ông cho rằng kết quả hội thảo là rất nhiều và đáng khích lệ, vd. đóng góp vào hợp tác chặt chẽ hơn và tạo điều kiện cho tiến trình hội nhập ASEAN.

Thứ trưởng cũng đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy hợp tác như (a) tổ chức những hội nghị Đào tạo nghề tương tự trong tương lai và ngỏ lời mời nồng nhiệt đến giai đoạn một của các hội nghị như vậy sẽ được tổ chức tại Lào, (b) thành lập nhóm công tác tiếp tục theo dõi về những đóng góp quý báu, các kết quả thảo luận và khuyến nghị, vd. xác định mối quan tâm chung khi tổ chức các sự kiện tiếp theo liên quan đến hội nhập khu vực và hợp tác sắp tới, và (c) tạo ra và duy trì trang web có thể, ví dụ như, đặt tên là “Đối thoại ASEAN – Đức về Phát triển Đào tạo nghề”.

Page 77: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

77HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Page 78: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT78

GS. TS. Kongsy kết luận bài phát biểu bằng việc bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến ban tổ chức, những người ủng hộ tạo điều kiện, các diễn giả và các nước tham gia về các đóng góp cho một hội nghị đặc biệt và rất ý nghĩa.

Phát biểu Tóm tắt Hội nghị

Phát biểu Tóm tắt của Bà Jutta Frasch, Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam

Trong phát biểu tóm tắt của mình, bà Jutta Frasch, thay mặt Ngài Quốc vụ khanh Bộ BMZ, trước tiên gửi lời cảm ơn chân thành của bà đến Chính phủ Việt Nam và Bộ LĐTBXH đã đồng tổ chức hội nghi Đào tạo nghề cùng với Bộ BMZ.

Bà đánh giá cao thực tế là thời điểm tổ chức hội nghị rất phù hợp, phù hợp với cam kết của các nước thành viên ASEAN về thiết lập một thị trường chung về hàng hóa, vốn và dịch vụ vào năm 2015. Trong bối cảnh này, bà nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc củng cố khả năng di cư của lao động – và liên quan đến vấn đề này – là Đào tạo nghề hướng cầu để đào tạo những công nhân có tay nghề.

Việc chia sẻ các câu chuyện và kinh nghiệm thành công cũng như các bài học được bà Frasch mô tả như một thành tựu lớn của hội nghị Đào tạo nghề. Bà cũng nói rằng hội nghị đã cho thấy rõ Đào tạo nghề cần phải hướng cầu và đặt trên cơ sở quan hệ đối tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, bà Frasch đề cập đến ví dụ của Đức như một điển hình có thể học tập, nhấn mạnh về sự đánh giá cao đối với công nhân có tay nghề trong xã hội Đức và các yếu tố thành công then chốt của Hệ thống Đào tạo nghề kép của Đức, đặc biệt các nỗ lực to lớn và vai trò tích cực của cộng đồng doanh nghiệp

Page 79: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

79HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

trong xây dựng nội dung nghề và trong tổ chức đào tạo nghề thông qua các cơ hội học tập lồng ghép trong các chu trình công việc có hệ thống. Bà nhấn mạnh về những kết quả thu được rất đa chiều nhờ sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong Đào tạo nghề đối với người học, doanh nghiệp và cả cộng đồng.

Về vấn đề kết quả hội nghị, Đại sứ Đức đã trích dẫn đến một số lĩnh vực khác. Bà nói rằng thời gian một ngày rưỡi của các đóng góp chất lượng cao và các trao đổi sôi nổi về các chủ đề quan trọng của “Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề” đã nhận được sự quan tâm sâu và rộng của công chúng, điều sẽ tạo nên mong đợi là các kết quả của hội nghị sẽ được tiếp theo như thế nào. Bà Frasch cũng chỉ ra rằng hội nghị đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng và lợi ích của hợp tác và kết nối khu vực với những đại biểu đặc biệt từ nhiều nước khác nhau và khích lệ tất cả các đại biểu tiếp tục và mở rộng việc chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác của mình.

Bà Đại sứ cũng giải thích rằng Đức đặt tầm quan trọng lớn lao đối với hội nhập kinh tế của khu vực ASEAN. Từ đó bà khẳng định với hội nghị về tiếp tục hỗ trợ của Đức cho các chương trình Đào tạo nghề trong khu vực, để điều này thành sự thực, bà nhấn mạnh đến hợp tác chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp như một yếu tố thành công then chốt.

Kết thúc phát biểu của mình, bà Frasch bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt đến ban tổ chức, Bộ LĐTBXH và Bộ BMZ, và cả đến nhóm tổ chức của GIZ, Bộ LĐTBXH và TCDN về tất cả những nỗ lực của họ đã thực hiện các công việc lập kế hoạch và chuẩn bị làm cho hội ngị Đào tạo nghề trở nên rất khuyến khích, tập trung vào kết quả và việc làm cụ thể và là một trải nghiệm thú vị đối với tất cả mọi người. Bà cũng lưu ý sự đánh giá cao của mình đối với chất lượng các bài trình bày và đóng góp đầu vào, dù là phát biểu khai mạc hay báo cáo dẫn đề, hay tham luận cho các phiên làm việc nhóm hoặc là đóng góp cho phiên thảo

Page 80: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT80

luận với nhóm chuyên gia và các phiên toàn thể, tất cả đã củng cố hơn nữa những ý kiến, quan điểm trình bày trong các tài liệu báo cáo cơ sở như những đóng góp mang tích khích lệ cho hội nghị.

Phát biểu Tóm tắt của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam Nguyễn Ngọc Phi

Trong bài phát biểu tóm tắt, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phi nói sau một ngày rưỡi tham gia tích cực vào các chia sẻ kinh nghiệm, và nhiệt tình trao đổi của đại biểu trong các phiên toàn thể cũng như 5 phiên làm việc nhóm, hội nghị Đào tạo nghề được đồng tổ chức đã đạt được các kết quả tích cực. Ông đề cập đây là lần đầu tiên một hội nghị khu vực về Đào tạo nghề được tổ chức, nhưng nó đã thu hút gần 300 đại biểu từ Đức, Việt Nam và các nước ASEAN khác, gồm đại diện từ nhiều bộ ngành, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các cơ quan đại diện của họ, các hiệp hội và các cơ sở Đào tạo nghề.

Thay mặt các cán bộ cấp cao của Bộ LĐTBXH, ông bày tỏ sự cảm ơn trân trọng đến Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã tham dự là khách mời danh dự của hội nghị, đến các đại biểu về sự có mặt và tham gia tích cực và nhiều nhà báo đã tham gia và đưa tin về hội nghị. Ông cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Bộ BMZ về những hỗ trợ cho hội nghị với tư cách cơ quan đồng tổ chức và đến nhóm ban tổ chức gồm các thành viên Bộ LĐTBXH, TCDN và GIZ về những nỗ lực và cam kết đối với công việc vất vả chuẩn bị và triển khai hội nghị Đào tạo nghề.

Thứ trưởng Phi đã nêu bật quan điểm chung cũng đã trở thành bằng chứng của hội nghị là nguồn nhân lực tay nghề cao và phong phú là chìa khóa của sự thành công của các nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay và đối với phát triển xã hội. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được “Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề” trong nỗ lực đổi mới hệ thống Đào tạo nghề để đảm bảo tốt hơn tính hướng cầu và chất lượng. Thứ trưởng cũng đề cập đến những nhận thức được chia sẻ trong khu vực về các cơ hội và thách thức của Đào tạo nghề và sự cần thiết tiếp tục chia sẻ mà đã được khởi động thông qua hội nghị và để tăng cường hợp tác để cải thiện Đào tạo nghề ở mỗi nước. Về vấn đề này, ông liệt kê một số các vấn đề quan trọng liên quan đến tương lai.

Trước hết, Thứ trưởng Phi đề cập đến khẳng định của chính phủ Việt Nam rằng chất lượng nguồn nhân lực là một đột phá chiến lược và rằng Đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam cần hợp tác và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển, đặc biệt từ Đức, nhằm đạt được đột phá chiến lược này. Ông thông báo với các đại biểu rằng chính phủ Đức và Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận tiếp tục hợp tác trong đổi mới hệ thống Đào tạo nghề ở Việt Nam gồm cải tiến hệ thống pháp lí về Dạy nghề của Việt Nam theo tinh thần tiếp

Page 81: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

81HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

cận những kinh nghiệm tích cực và yếu tố thành công ở Đức phù hợp với việc cải thiện tình hình Việt Nam. Về vấn đề này, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ thông qua Dự án Tư vấn Hệ thống, không chỉ đối với Việt Nam, mà cũng là bài học đối với các nước khác.

Thứ trưởng Phi cũng nói rằng việc đảm bảo hợp tác trong Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề sẽ cần thiết để xây dựng tiêu chuẩn nghề cho phép công nhận lẫn nhau trong ASEAN về các kĩ năng của người lao động, cũng như hợp tác trong phát triển đội ngũ giáo viên giữa các nước. Ông chia sẻ quan điểm của mình rằng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, một trong những yếu tố thành công của Hệ thống Đào tạo nghề kép của Đức, là một cơ chế hiệu quả mà Hội nghị đã mang đến lượng lớn các đóng góp. Ông nhấn mạnh thực tế là hợp tác giữa các cơ sở Đào tạo nghề và doanh nghiệp cần được đẩy mạnh hơn nữa. Đề cập đến Việt Nam, ông khuyến nghị rằng nên đặt trọng tâm trước hết vào củng cố hợp tác với doanh nghiệp Đức trong đào tạo công nhân theo mô hình đào tạo hợp tác ở Việt Nam và sau đó mở rộng những sáng kiến thành công áp dụng cho hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Phi cũng chỉ ra rằng các chính sách phù hợp là cần thiết để tăng cường vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và các cơ quan đại diện của họ với tư cách chủ thể của Đào tạo nghề ở các cấp chính sách và cấp thực thi, vd. trong việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, tham gia vào công tác đào tạo và trong đánh giá kết quả sinh viên của các cơ sở Đào tạo nghề. Ông cũng đề cập đến thông điệp của các đại diện các nước và chính phủ tham gia là cần thiết lập các cơ chế và chính sách thu hút sự hợp tác của các doanh nghiệp FDI bao gồm cả đầu tư của họ vào hệ thống Đào tạo nghề trong những năm tới.

Tham chiếu đến Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Phát triển Nhân lực và Kĩ năng phục vụ Phục hội Kinh tế và Tăng trưởng bền vững” vào tháng 10.2010, Thứ trưởng Phi đã thông báo cho các đại biểu rằng trong bối cảnh

Page 82: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT82

hội nghị Đào tạo nghề, đại diện các nước ASEAN đã đạt được hiểu biết chung về một đề xuất là (i) thành lập Hiệp hội ASEAN về Đào tạo nghề và rằng các đại biểu hội nghị nên đóng vai trò như những nhà đại sứ kết nối các hiệp hội về Đào tạo nghề; (ii) tổ chức định kì hội nghị của các hiệp hội dạy nghề các nước ASEAN và đối tác, và (iii) thiết lập mạng lưới các hiệp hội dạy nghề các nước châu Á và đối tác. Ông cũng thông báo các đại biểu rằng đã đề xuất với Đức và Hiệp hội Châu Âu các cơ sở Đào tạo nghề chia sẻ kinh nghiệm và bài học về tiến trình thành lập mạng lưới của họ và hỗ trợ việc thành lập Hiệp hội Châu Á về Đào tạo nghề.

Thứ trưởng Phi kết luận bài phát biểu của mình nói rằng mặc dù hội nghị đã kết thúc, đối thoại và hợp tác về Đào tạo nghề sẽ tiếp tục trong tương lai. Thay mặt chính phủ Việt Nam, ông bày tỏ sự cảm ơn chân thành về sự hợp tác hiệu quả với Chính phủ Đức trong phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung và trong phát triển Đào tạo nghề nói riêng, và cảm ơn đến Bộ BMZ về sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của họ đối với Bộ LĐTBXH.

Cuối cùng, ông chúc các đại biểu sức khỏe và hạnh phúc và hi vọng sự tham gia thành công của họ vào hội nghị Đào tạo nghề sẽ đóng góp cho sự nghiệp phát triển Đào tạo nghề - cũng sự phát triển chung - ở đất nước họ.

Page 83: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

83HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tham chiếu

1. Báo cáo Cơ sởBáo cáo Kĩ thuật Tổng quan thay mặt Bộ BMZ, tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbHBáo cáo cơ sở về Đào tạo nghề Việt NamTổng cục Dạy nghề/Bộ LĐTBXH

2. Các bài Trình bày Tham luận

Phiên Khai mạc

Diễn văn chào mừng Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện NhânCHXHCN Việt Nam Phát biểu khai mạc Bộ trưởng Bà Phạm Thị Hải ChuyềnBộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam Phát biểu Khai mạcQuốc vụ khanh Hans-Jürgen BeerfeltzBộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang (BMZ)Chiến lược Phát triển Dạy nghề 2011-2020 của Việt Nam và các Cơ hội Hợp tác giữa Việt Nam – Đức và với Các nước trong Khu vựcTS. Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề (TCDN)/Bộ LĐTBXH, Việt Nam

Page 84: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT84

Hỗ trợ của Bộ BMZ đối với Phát triển Đào tạo nghề ở Việt Nam TS. Horst Sommer, Điều phối viên Lĩnh vực Ưu tiên Đào tạo nghề tại Việt Nam Cơ hội / Thách thức trong Đào tạo nghề đối với Cộng đồng ASEAN Ông OeunTep, Đại diện Chủ tịch đương nhiệm Nhóm các nhà Lãnh đạo cấp cao của ASEAN về Lao động (SLOM),Phó tổng giám đốc, Tổng cục Dạy nghề / Bộ Lao động và Dạy nghề, Cambodia

Tiêu chuẩn nghề

Báo cáo dẫn đề: Tiêu chuẩn nghề - Chìa khóa của Đổi mới Đào tạo nghề ở Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập ASEAN PGS. TS. Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề (TCDN)/Bộ LĐTBXH, Việt Nam Xây dựng và Thực hiện áp dụng Tiêu chuẩn nghề - Kinh nghiệm Indonesia Tổng thanh tra I GustiPutuLaksaguna, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo, IndonesiaKinh nghiệm Quốc tế trong Xây dựng và Áp dụng Thực hiện Tiêu chuẩn nghề TS. Michaela Baur, Quyền trưởng phòng, Phát triển Kinh tế Bền vững /Giám đốc, Trung tâm Năng lực Đào tạo nghề và Thị trường Lao động GIZ Eschborn, Đức

Tham luận thảo luận nhóm:Hài hòa hóa và Chuyển đổi Tiêu chuẩn nghề thành Tiêu chuẩn Đào tạo nghề Ông Nguyễn Quang Việt, Giám đốc, Trung tâm Phát triển Kĩ năng và Tiêu chuẩn Đào tạo nghề, Viện Nghiên cứu và Khoa học Dạy nghề (NIVT), Việt Nam Vai trò của Ủy ban Đào tạo Quốc gia trong Thiết lập Tiêu chuẩn nghề và Tiêu chuẩn Đào tạo nghề - Kinh nghiệm CHDCND LàoÔng Phouvieng Phoumilay, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đào tạo nghề, Bộ Giáo dục và Thể thao, CHDCND LàoTiêu chuẩn nghề là Cơ sở Đánh giá Lực lượng lao động Hiện tạiÔng Nguyễn Chí Trường, Phó Vụ trưởng, Vụ Tiêu chuẩn Kĩ năng, Tổng cục Dạy nghề (TCDN)/Bộ LĐTBXH, Việt Nam Kinh nghiệm và Bài học của Indonesia trong Kiểm tra/Đánh giá Trên cơ sở Tiêu chuẩn nghề Bà Ida Trisnasari, Ủy ban Giám sát Du lịch chuyên nghiệp ASEAN, Indonesia

Page 85: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

85HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Hợp tác với Cộng đồng Doanh nghiệp

Tham luận dẫn đề: Các Yếu tố Thành công của Đào tạo nghề Đức với Cộng đồng Doanh nghiệpGS. TS. Friedrich Hubert Esser, Chủ tịch, Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Liên bang (BIBB), ĐứcTăng cường Sự tham gia của Cộng đồng Doanh nghiệp trong Đào tạo nghề - Mục tiêu, Cách tiếp cận và Lợi íchTS. Lê Văn Hiền, Hiệu trưởng, Trường CĐN Kĩ thuật Công nghệ LILAMA2, Việt NamCác Yếu tố Then chốt trong Hợp tác Bền vững với Doanh nghiệp trong Đào tạo nghề - Kinh nghiệm Malaysian Ông Yusoff Md. Sahir, Giám đốc điều hành, Viện Malaysia - Đức (GMI), Malaysia

Tham luận phiên làm việc nhóm:Công nghiệp Dạy học – Tăng cường Quan hệ Đối tác với Công nghiệp ở IndonesiaIr. Tjahjono Anang, Giám đốc, Giáo dục và Đào tạo nghề, Bộ Giáo dục và Văn hóa IndonesiaTăng cường Sự tham gia của Cộng đồng Doanh nghiệp trong Đào tạo nghề - Mục tiêu, Thách thức và Cơ hội – Góc nhìn từ Doanh nghiệpÔng Đặng Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc, Công ty cổ phần LILAMA 18, Việt Nam Cách tiếp cận của Việt Nam Tăng cường Công tác Điều phối các Chủ thể Đào tạo nghề PGS. TS. Mạc Văn Tiến, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và Khoa học Dạy nghề (NIVT), Việt Nam Hợp tác Nhà trường-Doanh nghiệp – Kinh nghiệm Trường Kĩ thuật Lào-ĐứcÔng Somlith Virivong, Hiệu trưởng trường Kĩ thuật Lào-Đức, CHDCND Lào

Tài chính cho Dạy nghề

Tham luận dẫn đề:Các Cách tiếp cận trong Tài chính cho Dạy nghề ở Việt Nam Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó vụ trưởng, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Tổng cục Dạy nghề (TCDN)/Bộ LĐTBXH, Việt NamKinh nghiệm Quỹ Phát triển Nguồn Nhân lực MalaysiaBà Wan Yon Shahima, Phó tổng giám đốc, Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực, Malaysia

Page 86: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT86

Tăng cường Sự tham gia của các Chủ thể trong Đào tạo nghề thông qua Phân tích Chi phí-Lợi íchÔng Horst Schwörer, Trưởng phòng, Chính sách Khu vực Phát triển Đô thị, Ngân hàng Tái thiết KfWÔng Clemens Aipperspach, Chuyên gia Tài chính cho Đào tạo nghề, Đức

Giáo viên Dạy nghề

Tham luận dẫn đề: Đào tạo Giáo viên Dạy nghề ở Việt Nam – Tầm nhìn đến năm 2020PGS. TS. Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề (TCDN)/Bộ LĐTBXH, Việt NamGiáo viên Dạy nghề như Xương sống của Đột phá Chất lượng Đào tạo nghề GS. TS. Shyamal Majumdar, Giám đốc UNESCO-UNEVOC, Nguyên Tổng Giám đốc, trường Quy hoạch Cán bộ cho Giáo dục Kĩ thuật Colombo Hợp tác Khu vực trong Đào tạo Giáo viên Dạy nghềPGS. TS. Numyoot Songthanapitak, Chủ tịch, Đại học Công nghệ Rajamangala Thanyaburi (RMUTT), Thailand

Page 87: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

87HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT

Thứ

Ba, 9

.10.

2012

08:0

0 –

22:0

ăng

ký đ

ại b

iểu

tại k

hách

sạn

Mel

ia

Phòn

g Ch

ức n

ăng

519

:00

– 21

:00

Tiệc

chà

o m

ừng

Phòn

g lớ

n Th

ăng

Long

, Tần

g 7

Thứ

Tư, 1

0.10

.201

2

07:1

5 –

08:1

ăng

kí đ

ại b

iểu

tại k

hách

sạn

Mel

ia

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

, Foy

er, T

ầng

1

Phiê

n Kh

ai m

ạc

Ngư

ời d

ẫn c

hươn

g trì

nh: B

à Lê

Kim

Dun

g, V

ụ trư

ởng

Vụ H

ợp tá

c qu

ốc tế

Bộ

Lao

động

- Th

ương

bin

h và

hội

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

, Tần

g 1

08:3

0 –

10:3

0Ph

iên

Khai

mạc

Bà P

hạm

Thị

Hải

Chu

yền,

Bộ

trưởn

gBộ

Lao

độn

g - T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

Việ

t Nam

(BLĐ

TBXH

)

Ông

Han

s-Ju

erge

n Be

erfe

ltz, Q

uốc

vụ k

hanh

Bộ H

ợp tá

c Ki

nh tế

Phát

triể

n Li

ên b

ang

Đức

(BM

Z)

Phát

biể

u ch

ào m

ừng

Phó

Thủ

tướn

g Ch

ính

phủ

Ngu

yễn

Thiệ

n N

hân,

Nướ

c Cộ

ng h

oà X

ã hộ

i Chủ

ngh

ĩa V

iệt N

am

Ảnh

đại b

iểu

hội n

ghị c

ấp c

ao

Các

báo

cáo

khai

mạc

Ch

ủ trì

ng N

guyễ

n N

gọc

Phi,

Thứ

trưởn

gBộ

Lao

độn

g - T

hươn

g bi

nh v

à Xã

hội

Việ

t Nam

(BLĐ

TBXH

)

Chiế

n lư

ợc P

hát t

riển

Dạy

ngh

ề Vi

ệt N

am 2

011-

2020

Cơ h

ội h

ợp tá

c gi

ữa V

iệt N

am –

Đức

các

nước

tron

g kh

u vự

c TS

. Ngu

yễn

Tiến

Dũn

g, T

ổng

cục

trưởn

gTổ

ng c

ục D

ạy n

ghề

(TCD

N)/B

LĐTB

XH, V

iệt N

am

Hỗ

trợ c

ủa B

ộ BM

Z đố

i với

Phá

t triể

n H

ệ th

ống

Dạy

ngh

ề Vi

ệt N

amTS

. Hor

st So

mm

er, Đ

iều

phối

viê

n Lĩ

nh v

ực Ư

u tiê

n Đ

ào tạ

o ng

hề tạ

i Việ

t Nam

Cơ h

ội /

Thác

h th

ức đ

ối v

ới Đ

ào tạ

o ng

hề tr

ong

cộng

đồn

g AS

EAN

Ô

ng O

eun

Tep,

Chủ

tịch

đươ

ng n

hiệm

Nhó

m C

án b

ộ cấ

p ca

o AS

EAN

về

Lao

động

(SLO

M),

Phó

Tổng

cục

trưở

ng, T

ổng

cục

Đào

tạo

nghề

, Bộ

Lao

động

Đào

tạo

nghề

, Cam

puch

ia

Hội n

ghị K

hu v

ực v

ề Đà

o tạ

o ng

hề tạ

i Việ

t Nam

- N

gày

10 v

à 11

Thá

ng 1

0 Nă

m 2

012

Đột p

há C

hất l

ượng

Đào

tạo n

ghề

Chư

ơng

trìn

h

Page 88: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT88

10:3

0 –

11:0

0 N

ghỉ g

iải l

ao

Phòn

g lớ

n Fo

yer,

Tầng

1

Phiê

n to

àn th

ể - C

hủ đ

ề Ti

êu c

huẩn

ngh

ề Ch

ủ đề

Hợp

tác

với D

oanh

ngh

iệp

MC:

Ông

Sre

eniv

as N

aray

anan

, Ông

Joa

chim

Dön

ingh

aus

11:0

0 –

12:0

0 Ph

iên

họp

toàn

thể

- Ch

ủ đề

Tiê

u ch

uẩn

nghề

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

Thảo

luận

toàn

thể

Tiêu

chu

ẩn n

ghề

- Chì

a kh

óa đ

ể đổ

i mới

Đào

tạo

nghề

tron

g hộ

i nhậ

p AS

EAN

PGS.

TS.

Dươ

ng Đ

ức L

ân, P

hó T

ổng

cục

trưởn

gTổ

ng c

ục D

ạy n

ghề

(TCD

N)/B

LĐTB

XH, V

iệt N

am

Xây

dựng

áp d

ụng

Tiêu

chu

ẩn n

ghề

- Kin

h ng

hiệm

Indo

nexi

ng I

Gus

ti Pu

tu L

aksa

guna

, Chá

nh T

hanh

tra

Bộ D

u lịc

h và

Kin

h tế

sáng

tạo,

Indo

nesia

Kinh

ngh

iệm

Quố

c tế

tron

g Xâ

y dự

ng v

à áp

dụn

g Ti

êu c

huẩn

ngh

ề TS

. Mic

hael

a Ba

ur, Q

uyền

Trư

ởng

ban

Phát

triể

n ki

nh tế

bền

vữn

g / G

iám

đốc

Tru

ng tâ

m N

ăng

lực

về Đ

ào tạ

o ng

hề v

à Th

ị trư

ờng

Lao

động

, GIZ

Esc

hbor

n

12:0

0 –

13:3

0 Ăn

trưa

Phòn

g Th

ăng

Long

13:3

0 –

14:3

0 Ph

iên

họp

toàn

thể

- Chủ

đề

Hợp

tác

với D

oanh

ngh

iệp

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

Thảo

luận

toàn

thể

Nhữ

ng y

ếu tố

thàn

h cô

ng c

ủa Đ

ào tạ

o ng

hề Đ

ức –

Hợp

tác

với C

ộng

đồng

doa

nh n

ghiệ

pG

S. T

S. F

riedr

ich

Hub

ert E

sser

, Chủ

tịch

Việ

n G

iáo

dục

và Đ

ào tạ

o ng

hề L

iên

bang

Đức

/BIB

B

Tăng

cườ

ng sự

tham

gia

của

cộn

g đồ

ng d

oanh

ngh

iệp

trong

Đào

tạo

nghề

- M

ục ti

êu, C

ách

tiếp

cận

và L

ợi íc

hTS

. Lê

Văn

Hiề

n, H

iệu

trưởn

gTr

ường

Cao

đẳn

g Kĩ

thuậ

t Côn

g ng

hệ L

ILAM

A2, V

iệt N

am

Nhữ

ng y

ếu tố

cốt

lõi đ

ể hợ

p tá

c bề

n vữ

ng v

ới d

oanh

ngh

iệp

trong

Đào

tạo

nghề

- ki

nh n

ghiệ

m M

alay

siaÔ

ng Y

usof

f Md.

Sah

ir, G

iám

đốc

điề

u hà

nhVi

ện h

ợp tá

c đà

o tạ

o M

alay

sia –

Đức

, Mal

aysia

14:3

0 –

14:4

5 N

ghỉ g

iải l

aoPh

òng

Chức

năn

g Fo

yer (

trên

gác)

Chư

ơng

trìn

h Hộ

i ngh

ị Khu

vực

về

Đào

tạo

nghề

tại V

iệt N

am -

Ngà

y 10

11 T

háng

10

Năm

201

2 Độ

t phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ngh

Page 89: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

14:4

5 –

16:3

0 C

ác p

hiên

làm

việ

c nh

óm s

ong

song

Nhó

m 1

- Ph

òng

Chức

năn

g 4

Tiêu

chu

ẩn n

ghề

– Đ

iểm

tham

chi

ếu

quan

trọn

g ch

o Đ

ào tạ

o ng

hề h

ướng

cầ

u

Nhó

m 2

- Ph

òng

Chức

năn

g 7

Sự th

am g

ia c

ủa D

oanh

ngh

iệp

trong

việ

c xâ

y dự

ng ti

êu c

huẩn

ng

hề, k

iểm

tra/

đánh

giá

cấp

chứn

g ch

ỉ ở C

hâu

Á

Nhó

m 3

- Ph

òng

Chức

năn

g 6

Thúc

đẩy

khu

ng sự

tham

gia

hợp

tác

của

các

đối t

ác li

ên q

uan

đào

tạo

nghề

Nhó

m 4

- Phò

ng h

ội n

ghị l

ớn, S

ect.

3 Cá

c ph

ương

thức

hợp

tác

trong

tổ

chức

Đào

tạo

nghề

Nhó

m 5

- Phò

ng C

hức

năng

3

Tài c

hính

bền

vữn

g ch

o Đ

ào tạ

o ng

hề

Nhó

m đ

iều

hành

:TS

. Mic

hael

a Ba

ur, Q

uyền

trưở

ng

phòn

g Ph

át tr

iển

kinh

tế b

ền v

ững

/ G

iám

đốc

Tru

ng tâ

m n

ăng

lực

Đào

tạo

nghề

Thị t

rườn

g La

o độ

ng -

GIZ

Es

chbo

rn (đ

ã đề

ngh

ị)

Ông

Ngu

yễn

Qua

ng V

iệt,

Giá

m đ

ốc

Trun

g tâ

m n

ghiê

n cứ

u Ph

át tr

iển

Kỹ

năng

chuẩ

n đà

o tạ

o ng

hề, V

iện

NCK

H D

ạy n

ghề,

Việ

t Nam

Nhó

m đ

iều

hành

:TS

. Har

ry S

tolte

, Bộ

phận

Bồi

ỡng

và N

âng

cao

Năn

g lự

c Đ

ào

tạo

nghề

thuộ

c G

IZ /

Trun

g tâ

m

UN

EVO

C tạ

i Mag

debu

rg

PGS.

TS.

Bùi

Thế

Dũn

g, C

huyê

n gi

a Vi

ệt N

am

Nhó

m đ

iều

hành

: TS

. Gun

nar S

pech

t, ch

uyên

gia

Đức

Bà H

oang

Ngo

c Ca

m D

uong

, Phò

ng

Thươ

ng m

ại v

à Cô

ng n

ghiệ

p Vi

ệt

Nam

(VCC

I)

Nhó

m đ

iều

hành

: Ô

ng M

icha

el W

iech

ert,

Trưở

ng

phòn

g, H

ợp tá

c Q

uốc

tế v

à D

ịch

vụ

Tư v

ấn, V

iện

Giá

o dụ

c và

Đào

tạo

nghề

(BIB

B), Đ

ức

PGS.

TS.

Mạc

Văn

Tiế

n, V

iện

trưởn

g, V

iện

NCK

H D

ạy n

ghề,

Việ

t N

am

Nhó

m đ

iều

hành

: TS

. Rul

y M

aria

nti,

Cố v

ấn K

ĩ thu

ật C

ấp c

ao

củaG

IZ, C

hươn

g trì

nh h

ợp tá

c In

done

xia

– Đ

ức v

ề Ph

át tr

iển

Kinh

tề B

ền v

ững

– Đ

ào tạ

o ng

hề

Ông

Cle

men

s Aip

pers

pach

, chu

yên

gia

Đức

Báo

cáo

dẫn

đề:

Hài

hòa

hóa

xây

dựng

tiêu

chu

ẩn

Đào

tạo

nghề

từ ti

êu c

huẩn

ngh

ềÔ

ng N

guyễ

n Q

uang

Việ

t, G

iám

đốc

Tr

ung

tâm

ngh

iên

cứu

Phát

triể

n Kỹ

ng v

à ch

uẩn

đào

tạo

nghề

, Việ

n N

CKH

Dạy

ngh

ề, V

iệt N

am

Vai t

rò H

ội đ

ồng

Đào

tạo

Quố

c gi

a tro

ng x

ây d

ựng

tiêu

chuẩ

n ng

hề v

à tiê

u ch

uẩn

Đào

tạo

nghề

- Ki

nh n

ghiệ

m

CHD

CND

Lào

Ông

Pho

uvie

ng P

houm

ilay,

Phó

Tổng

cụ

c trư

ởng,

Tổn

g cụ

c G

iáo

dục

Kĩ th

uật

và D

ạy n

ghề,

Bộ

Giá

o dụ

c và

Thể

thao

, CH

DCN

D L

ào

Báo

cáo

dẫn

đề:

Tiêu

chu

ẩn n

ghề

- cơ

sở c

ho v

iệc

cấp

chứn

g ch

ỉ cho

ngư

ời l

ao đ

ộng

Ông

Ngu

yễn

Chí T

rườn

g, P

hó v

ụ trư

ởng,

Vụ

Kĩ n

ăng

nghề

, Tổn

g cụ

c D

ạy n

ghề,

(TCD

N)/

Bộ L

ĐTB

XH,

Việt

Nam

Kinh

ngh

iệm

bài h

ọc c

ủa

Indo

nexi

a về

kiể

m tr

a/đá

nh g

dựa

trên

tiêu

chuẩ

n ng

hềBà

Ida

Trisn

asar

i, Ủ

y ba

n AS

EAN

về

Giá

m sá

t Du

lịch

Chuy

ên n

ghiệ

p,

Indo

nexi

a

Báo

cáo

dẫn

đề:

Ngà

nh c

ông

nghi

ệp D

ạy h

ọc –

tăng

ờng

quan

hệ

đối t

ác v

ới c

ác n

gành

ng n

ghiệ

p ở

Indo

nexi

aIr.

Tja

hjon

o An

ang,

Vụ

trưởn

g, V

ụ G

iáo

dục

Kĩ th

uật v

à D

ạy n

ghề,

Bộ

Giá

o dụ

c và

Văn

hóa

, Ind

onex

ia

Tăng

cườ

ng sự

tham

gia

của

Doa

nh

nghi

ệp v

ào Đ

ào tạ

o ng

hề -

Mục

tiêu

, Th

ách

thức

Cơ h

ội từ

qua

n đi

ểm

Doa

nh n

ghiệ

ng Đ

ặng

Quố

c An

h, P

hó T

ổng

giám

đố

c, C

ông

ty c

ổ ph

ần L

ILAM

A 18

, Vi

ệt N

am

Báo

cáo

dẫn

đề:

Cách

tiếp

cận

của

Việ

t Nam

nhằ

m

tăng

cườ

ng h

ợp tá

c củ

a cá

c ch

ủ th

ể đà

o tạ

o ng

hềPG

S. T

S. M

ạc V

ăn T

iến,

Việ

n trư

ởng,

Việ

n N

CKH

Dạy

ngh

ề, V

iệt

Nam

Hợp

tác

Doa

nh n

ghiệ

p và

Nhà

trư

ờng

– Ki

nh n

ghiệ

m c

ủa T

rườn

g Kĩ

th

uật L

ào –

Đức

Ô

ng S

omlit

h Vi

rivon

g, H

iệut

rưởn

g Tr

ường

Kĩ t

huật

Lào

– Đ

ức, C

HD

-CN

D L

ào

Báo

cáo

dẫn

đề:

Các

phươ

ng p

háp

tiếp

cận

trong

Tài

chí

nh

cho

Đào

tạo

nghề

ở V

iệt N

amÔ

ng N

guyễ

n Ch

iến

Thắn

g, P

hó V

ụ trư

ởng,

Vụ

Kế

hoạc

h và

Tài

chí

nh, T

ổng

cục

Dạy

ng

hề,(T

CDN

)/ Bộ

TBXH

Kinh

ngh

iệm

từ Q

uỹ P

hát t

riển

Ngu

ồn

nhân

lực

Mal

aysia

Bà W

an Y

on S

hahi

ma,

Phó

Tổn

g gi

ám đ

ốc

điều

hàn

h, H

ội đ

ồng

Phát

triể

n N

guồn

nh

ân lự

c, M

alay

sia

Tăng

cườ

ng sự

tham

của

các

bên

liên

quan

tron

g Đ

ào tạ

o ng

hề t

rên

cơ sở

Phâ

n tíc

h Ch

i phí

– L

ợi íc

h Ô

ng H

orst

Schw

örer

, Trư

ởng

Phòn

g, P

hòng

Ch

ính

sách

Phụ

trách

Khu

vực

, Phá

t tri

ển Đ

ô th

ị, N

gân

hàng

tái t

hiết

Đức

, Ông

Cl

emen

s Aip

pers

pach

, chu

yên

gia

Đức

Thảo

luận

nhó

m:

Nhậ

n xé

t và

Trao

đổi

Kin

h ng

hiệm

, Bài

họ

c và

Triể

n vọ

ng tư

ơng

lai

Thảo

luận

nhó

m:

Nhậ

n xé

t và

Trao

đổi

Kin

h ng

hiệm

, Bà

i học

Triể

n vọ

ng tư

ơng

lai

Thảo

luận

nhó

m:

Nhậ

n xé

t và

Trao

đổi

Kin

h ng

hiệm

, Bà

i học

Triể

n vọ

ng tư

ơng

lai

Thảo

luận

nhó

m:

Nhậ

n xé

t và

Trao

đổi

Kin

h ng

hiệm

, Bà

i học

Triể

n vọ

ng tư

ơng

lai

Thảo

luận

nhó

m:

Nhậ

n xé

t và

Trao

đổi

Kin

h ng

hiệm

, Bài

học

Triể

n vọ

ng tư

ơng

lai

Chư

ơng

trìn

hHộ

i ngh

ị Khu

vực

về

Đào

tạo

nghề

tại V

iệt N

am -

Ngà

y 10

11 T

háng

10

Năm

201

2 Độ

t phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ngh

Page 90: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

16:3

0 –

17:0

0 N

ghỉ g

iải l

aoPh

òng

hội n

ghị l

ớn, F

oyer

, Tần

g 1

17:0

0 –

18:0

0 Ph

iên

Báo

cáo

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

18:3

0 –

20:0

0 Ăn

tối

Phòn

g Th

ăng

Long

Thứ

Năm

, 11.

10.2

012

08:3

0 –

09:0

0 Ph

ản h

ồi v

ề N

gày

hội n

ghị t

hứ n

hất v

à G

iới t

hiệu

chư

ơng

trình

ngà

y th

ứ 2

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

Phiê

n to

àn th

ể - G

iáo

viên

Dạy

ngh

ề - C

hìa

khóa

của

Đột

phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ng

hề

MC:

Ông

Sre

eniv

as N

aray

anan

, Ông

Joa

chim

Dön

ingh

aus

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

09:0

0 –

10:0

0Bá

o cá

o dẫ

n đề

Đào

tạo

giáo

viê

n D

ạy n

ghề

ở Vi

ệt N

am –

Tầm

nhì

n đế

n nă

m 2

020

PGS.

TS.

Cao

Văn

Sâm

, Phó

Tổn

g cụ

c trư

ởng

Tổng

cục

Dạy

ngh

ề (T

CDN

) / B

ộ LĐ

TBXH

, Việ

t Nam

Giá

o vi

ên D

ạy n

ghề

là x

ương

sống

cho

Đột

phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ng

hềG

S. T

S. S

hyam

ai M

ajum

dar

Giá

m đ

ốc U

NES

CO-U

NEV

OC,

Ngu

yên

Tổng

giá

m đ

ốc T

rườn

g Đ

ào tạ

o cá

n bộ

quả

n lý

Giá

o dụ

c Kỹ

thuậ

t Col

ombo

Hợp

tác

Khu

vực

về Đ

ào tạ

o G

iáo

viên

Dạy

ngh

ề PG

S. T

S. N

ymyo

ot S

ongt

hana

pita

k, C

hủ tị

chTr

ường

ĐH

Côn

g ng

hệ R

ajam

anga

la T

hany

abur

i (RM

UTT

), Th

ái L

an

10:0

0 –

10:3

0 N

ghỉ g

iải l

aoPh

òng

hội n

ghị l

ớn

Chư

ơng

trìn

hHộ

i ngh

ị Khu

vực

về

Đào

tạo

nghề

tại V

iệt N

am -

Ngà

y 10

11 T

háng

10

Năm

201

2 Độ

t phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ngh

Page 91: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

10:3

0 –

11:3

0 Th

ảo lu

ận th

eo đ

iều

hành

của

tổ

chu

yên

gia

và th

ảo lu

ận

toàn

thể

Phòn

g H

ội n

ghị l

ớn

PGS.

TS. C

ao V

ăn S

âm, P

hó T

ổng

cục

trưởn

gTổ

ng c

ục D

ạy n

ghề

(TCD

N)/B

LĐTB

XH, V

iệt N

am

G

S. T

S. S

hyam

ai M

ajum

dar

Giá

m đ

ốc U

NES

CO-U

NEV

OC,

Ngu

yên

Tổng

giá

m đ

ốc T

rườn

g Đ

ào tạ

o cá

n bộ

quả

n lý

Giá

o dụ

c Kĩ

thuậ

t Col

ombo

PGS.

TS.

Num

yoot

Son

gtha

napi

tak,

Chủ

tịch

Tr

ường

ĐH

Côn

g ng

hệ R

ajam

anga

la T

hany

abur

i, Th

ái L

an G

S.TS

. Ant

oniu

s Lip

smei

er,

Karls

ruhe

Insti

tute

of T

echn

olog

y, Đ

ức

TS. T

riyon

o M

ocha

mm

ad B

ruri

Giá

m đ

ốc K

hoa

Công

ngh

ệ, Đ

ại h

ọc Q

uốc

gia

Yogy

akar

ta (U

NY)

, Ind

ones

ia

TS. B

ernh

ard

Beck

man

n, G

iám

đốc

Hiệ

p hộ

i Châ

u Âu

về

Giá

o dụ

c Xã

hội

Dạy

ngh

ề, Đ

ức

PGS.

TS.

Bùi

Thế

Dũn

g, C

huyê

n gi

a Vi

ệt N

am11

:30

– 11

:45

Phát

biể

u củ

a G

S. T

S. K

ongs

y Se

ngm

any,

Thứ

trưởn

g Bộ

Giá

o dụ

c và

Thể

thao

, CH

DCN

D L

ào

Phòn

g H

ội n

ghị l

ớn

Kết l

uận,

Khu

yến

nghị

Kế h

oạch

cho

tươn

g la

iM

C: Ô

ng S

reen

ivas

Nar

ayan

an, Ô

ng J

oach

im D

önin

ghau

sPh

òng

Hội

ngh

ị lớn

11:4

5 –

12:2

0Ph

át b

iểu

Tổng

kết

của

Bà Ju

tta F

rasc

h, Đ

ại sứ

CH

LB Đ

ứ cĐ

ại sứ

quá

n Đ

ức tạ

i Hà

Nội

Ông

Ngu

yễn

Ngọ

c Ph

i, Th

ứ trư

ởng

Bộ L

ao đ

ộng

- Thư

ơng

binh

Xã h

ội, V

iệt N

am12

:20

- 12:

30Th

ông

báo

Hậu

cần

Chư

ơng

trìn

h Hộ

i ngh

ị Khu

vực

về

Đào

tạo

nghề

tại V

iệt N

am -

Ngà

y 10

11 T

háng

10

Năm

201

2 Độ

t phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ngh

Page 92: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

HỘI NGHỊ KHU VỰC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM 2012 – BÁO CÁO TỔNG KẾT92

12:3

0 –

14:0

0Ăn

trưa

Phòn

g hộ

i ngh

ị lớn

Hoạ

t độn

g bê

n lề

:

10-1

1/10

, cả

ngà

yTr

iển

lãm

ảnh

về

Đào

tạo

nghề

ở V

iệt N

am, t

ại K

S M

elia

11/1

0,

từ 0

8:30

Triể

n lã

m c

ủa tổ

chứ

c D

IDAC

TA tạ

i KS

Mel

iaTr

iển

lãm

của

Hiệ

p hộ

i DID

ACTA

của

ngà

nh C

ông

nghi

ệp G

iáo

dục

Đức

các

thàn

h vi

ên q

uảng

việc

áp

dụng

các

phư

ơng

tiện

hỗ tr

ợ dạ

y họ

c ch

ất

lượn

g ca

o, đ

ồ nộ

i thấ

t và

thiế

t bị p

hục

vụ n

hu c

ầu đ

ặc th

ù tr

ong

các

môi

trườ

ng h

ọc tậ

p kh

ác n

hau

Chư

ơng

trìn

h Hộ

i ngh

ị Khu

vực

về

Đào

tạo

nghề

tại V

iệt N

am -

Ngà

y 10

11 T

háng

10

Năm

201

2 Độ

t phá

Chấ

t lượ

ng Đ

ào tạ

o ngh

Page 93: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 94: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 95: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội
Page 96: BÁO CÁO TỔNG KẾT - tvet-vietnam.org · Xuất bản: Chú thích pháp lý Tài liệu này cung cấp tổng quan về các báo cáo tham luận và trao đổi tại Hội

TVET Quality Breakthrough