bÁo cÁo và - dbnd.cantho.gov.vndbnd.cantho.gov.vn/file_upload/file/kh4 2016/bc ubnd/bc...

13
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 156/BC-UBND Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2016 BÁO CÁO Kết quả công tc phng, chng tội phạm, vi phạm php luật năm 2016 phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 trên địa bàn thành ph Cần Thơ Thực hiện Kế hoạch số 330/KH-HĐND ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc tổ chức kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau: I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT 1. Năm 2016, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn diễn biến phức tạp, tội phạm chống người thi hành công vụ giảm nhưng diễn ra manh động, nhất là chống lực lượng Công an; tội phạm trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 60,6% tổng số vụ phạm tội về trật tự xã hội), tình trạng trộm đột nhập vào tiệm vàng, cơ quan Nhà nước gây khó khăn cho công tác điều tra, nghi ngờ nội bộ; tệ nạn xã hội, nhất là số đề, cá độ còn diễn ra ở nhiều nơi với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. 2. Tội phạm về kinh tế nổi lên là các vi phạm trong lĩnh vực thuế, nhất là mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tham nhũng chức vụ, tham ô tài sản; hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm; buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả... gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng. Ngày càng nhiều công ty, doanh nghiệp đến thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện… để tổ chức tư vấn, giới thiệu, lôi kéo nhiều người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Tội phạm tham nhũng chức vụ gần đây nổi lên là hành vi tham ô, nhận hối lộ, chủ yếu xảy ra trên một số lĩnh vực như: giao thông, quản lý tài chính trong các cơ quan, doanh nghiệp… 3. Hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng; phương thức, thủ đoạn mua bán, vận chuyển ma túy ngày càng tinh vi; xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng ma túy đá gây ảo giác, không làm chủ năng lực, có các hành vi gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, đe dọa tính mạng người khác... Nguồn ma túy sử dụng, mua bán chủ yếu là heroin, ma túy tổng hợp được vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh biên giới Tây Nam về thành phố Cần Thơ để tiêu thụ. Đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng trẻ hóa, hình thức tụ tập để sử dụng ma túy rất đáng báo động trong một bộ phận giới trẻ.

Upload: buiduong

Post on 13-Apr-2018

217 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 156/BC-UBND Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2016

BÁO CÁO Kết quả công tac phong, chông tội phạm, vi phạm phap luật năm 2016 và

phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 trên địa bàn thành phô Cần Thơ

Thực hiện Kế hoạch số 330/KH-HĐND ngày 04 tháng 10 năm 2016 của

Hội đồng nhân dân thành phố về việc tổ chức kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân

thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Ủy ban nhân dân thành phố

báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật năm 2016

và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể

như sau:

I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Năm 2016, tội phạm xâm phạm trật tự xã hội giảm 9,2% so với cùng kỳ

năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn diễn biến phức tạp, tội phạm chống người thi

hành công vụ giảm nhưng diễn ra manh động, nhất là chống lực lượng Công an;

tội phạm trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 60,6% tổng số vụ phạm tội

về trật tự xã hội), tình trạng trộm đột nhập vào tiệm vàng, cơ quan Nhà nước gây

khó khăn cho công tác điều tra, nghi ngờ nội bộ; tệ nạn xã hội, nhất là số đề, cá

độ còn diễn ra ở nhiều nơi với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.

2. Tội phạm về kinh tế nổi lên là các vi phạm trong lĩnh vực thuế, nhất là

mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, tội phạm sử dụng công nghệ

cao; tham nhũng chức vụ, tham ô tài sản; hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng

cấm; buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả... gây ảnh

hưởng đến sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng. Ngày càng nhiều

công ty, doanh nghiệp đến thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện… để tổ chức

tư vấn, giới thiệu, lôi kéo nhiều người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Tội

phạm tham nhũng chức vụ gần đây nổi lên là hành vi tham ô, nhận hối lộ, chủ

yếu xảy ra trên một số lĩnh vực như: giao thông, quản lý tài chính trong các cơ

quan, doanh nghiệp…

3. Hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp có chiều hướng gia

tăng; phương thức, thủ đoạn mua bán, vận chuyển ma túy ngày càng tinh vi;

xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng ma túy đá gây ảo giác, không làm chủ năng

lực, có các hành vi gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật, đe dọa

tính mạng người khác... Nguồn ma túy sử dụng, mua bán chủ yếu là heroin, ma

túy tổng hợp được vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh

biên giới Tây Nam về thành phố Cần Thơ để tiêu thụ. Đối tượng sử dụng ma túy

tổng hợp ngày càng trẻ hóa, hình thức tụ tập để sử dụng ma túy rất đáng báo

động trong một bộ phận giới trẻ.

2

4. Trên địa bàn thành phố chưa phát hiện tội phạm về môi trường, nhưng

tình hình vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm, nhất là các vi

phạm về xử lý chất thải, nước thải công nghiệp, kinh doanh thực phẩm không rõ

nguồn gốc, xuất xứ và tình trạng sử dụng chất bảo quản, chất cấm trong sản

xuất, chế biến thực phẩm diễn biến phức tạp.

5. Tội phạm mua bán người được kiềm chế, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều

yếu tố phức tạp, các đối tượng hoạt động lén lút, khép kín dưới nhiều hình thức

và ngày càng tinh vi nhằm che mắt lực lượng chức năng. Thủ đoạn của chúng là

lợi dụng những phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết

hạn chế, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, từ đó tìm cách tiếp cận trực

tiếp hoặc thông qua môi giới để thuyết phục đánh vào tâm lý của gia đình hoặc

bị hại như: gả chồng giàu sang, giới thiệu việc làm có thu nhập cao, có trường

hợp đối tượng gạ làm quen với những cô gái là tiếp viên quán cà phê, nhà

hàng… sau đó rủ đi du lịch nước ngoài, khi ra nước ngoài, đối tượng bán cho

đàn ông làm vợ hoặc bán vào động mại dâm ép buộc bán dâm. Đồng thời, chúng

triệt để lợi dụng công nghệ cao để hoạt động, chúng làm quen và dụ dỗ các cô

gái nhẹ dạ, cả tin để đưa ra nước ngoài thông qua các trang mạng xã hội.

II. KÊT QUA ĐẠT ĐƯỢC

1. Về công tac triển khai thực hiện cac văn bản

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về

công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, thời gian qua, Ủy ban

nhân dân thành phố đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trọng tâm là: Chỉ thị số 48-CT/TW ngày

22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 09-CT/TW

ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ

an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm

2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,

chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07

tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 12/CT-TTg

ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác

phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng

9 năm 2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

và khắc phục ùn tắc giao thông; Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ

và công cụ hỗ trợ; Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ban Bí

thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa

cháy; Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính

phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong

công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày

09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản

lý nhà nước về an toàn thực phẩm;... Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27

3

tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng,

chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; Nghị quyết số

96/2015/QH13 ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội, Nghị quyết số

111/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội và các Chương trình

của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội

phạm, công tác thi hành án, công tác phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi

thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự năm 2016; Chiến

lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm

2030; Chương trình phòng chống mua bán người, mại dâm giai đoạn 2016 -

2020; Quyết định số 2622/QĐ-BCA ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng

Bộ Công an về triển khai thi hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội

khóa XIII về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015,

Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015... được cụ thể hóa thành các chương

trình, kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai đến sở, ban

ngành đoàn thể, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

2. Công tac tuyên truyền, phong ngừa, giao dục

Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo sở, ban ngành,

đoàn thể, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát động

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm trên địa

bàn thành phố, kết quả cụ thể:

a) Công an thành phố đã chủ động phối hợp với các ngành, các cấp tổ

chức tuyên truyền, đẩy mạnh phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc và phòng, chống các loại tội phạm trên địa bàn thành phố, kết quả đã tổ

chức được 1.278 cuộc với 142.571 lượt người nghe; thực hiện 17 phóng sự, xuất

bản và phát hành 1.600 quyển đặc san, viết 188 tin, 38 bài phản ánh về công tác

đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; xây dựng và củng cố 72

mô hình “Dân vận khéo”, tiêu biểu là mô hình “Toàn dân tham gia tố giác tội

phạm và tệ nạn xã hội qua đường dây nóng”; mô hình “Cảm hóa, giáo dục, giúp

đỡ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù”; mô hình

“Xứ đạo, họ đạo 03 không”… Qua đó, người dân đã cung cấp cho lực lượng

Công an 563 tin có giá trị phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm

pháp luật. Tổ chức phát động 500 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học

trên địa bàn xây dựng cơ quan “An toàn về an ninh trật tự”; 85/85 phường, xã,

thị trấn, 630/630 ấp, khu vực đăng ký đạt “03 không”. Phối hợp với Bộ Chỉ huy

Quân sự thành phố thực hiện có hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12

tháng 7 năm 2010 của Chính phủ trong thực hiện bảo vệ an ninh quốc gia, giữ

gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với sở, ban ngành,

đoàn thể và địa phương tổ chức 115 cuộc tuyên truyền với 3.886 lượt người

tham dự. Đặc biệt, đã thành lập các Đội công tác xã hội tình nguyện (gọi tắt là

Đội tình nguyện) với 444 tình nguyện viên (thành phần gồm: Công an viên,

Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc,

Hội Nông dân…), đã tổ chức tuyên truyền được 536 cuộc với 14.296 lượt người

4

tham dự, vận động được 21 người nghiện tham gia điều trị bằng Methadone;

thường xuyên tổ chức họp báo định kỳ với cán bộ chuyên trách để nắm tình hình

và có biện pháp, kế hoạch thực hiện hợp lý, hiệu quả;

c) Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã phối hợp với các ban ngành, đoàn

thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo vệ an

ninh Tổ quốc; kết quả đã tổ chức được 674 cuộc với 120.328 lượt người tham

dự; đồng thời, mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, tổ chức Tết

Quân - dân năm 2016… Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP

ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ

Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an

toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Phối hợp lực lượng Công an tổ chức tuần

tra 21.280 cuộc với 108.913 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia, phối hợp xử lý 122

vụ tụ tập đêm khuya, cờ bạc, đá gà…; tăng cường kiểm tra, quản lý và vận động

nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tổ chức rà phá, thu gom

730 kilogam bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh;

d) Sở Tư pháp phối hợp với sở, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức

tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật và tổ chức sinh hoạt

các chuyên đề pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội

phạm như: Luật Phòng, chống ma túy, Bộ luật Hình sự… cho quần chúng nhân

dân trên địa bàn, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được 214 cuộc,

với 25.145 lượt người tham dự. Qua đó, đã góp phần giúp người dân hiểu biết

quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan

chức năng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương;

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cấp, các

ngành tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân nhận biết cây có chứa

chất ma túy và tác hại của chúng, kết hợp với vận động nhân dân không trồng

các loại cây có chứa chất ma túy được 25 cuộc với 9.725 lượt người tham dự;

đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án

phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,

vật nuôi nhằm ổn định đời sống nhân dân;

e) Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ

quan thông tấn báo chí phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông, sở,

ngành, địa phương đã có nhiều chuyên mục, chuyên trang, phóng sự…; định kỳ

phát sóng trên các kênh phản ánh các mảng đề tài về phòng, chống tội phạm,

giáo dục ý thức pháp luật, cảnh báo về tình hình tội phạm, phương thức, thủ

đoạn phạm tội mới, có sức lan tỏa lớn đến mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, nâng

cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và động viên nhân dân tích cực

tham gia phòng, chống tội phạm. Đặc biệt, Đài Phát thanh và Truyền hình thành

phố đã xây dựng 185 phóng sự, 517 lượt tin, 93 bài, xây dựng và phát sóng

truyền hình chuyên đề “An ninh thành phố Cần Thơ”, “Quốc phòng toàn dân”,

“Chính sách pháp luật”... lồng ghép với công tác tuyên truyền phòng, chống tội

phạm, tệ nạn xã hội;

5

g) Sở Giáo dục và Đào tạo, hệ thống các Trường Đại học, Cao đẳng,

Trung học phổ thông, Trung học cơ sở trên địa bàn đã lồng ghép đưa nội dung

thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính

phủ, Chương trình phòng, chống tội phạm; phòng, chống tội phạm mua bán

người vào chương trình giảng dạy; tăng cường công tác tuyên truyền ý thức

pháp luật, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm được 712 cuộc với

32.425 lượt học sinh, sinh viên tham dự; phối hợp với các ngành tăng cường

công tác quản lý học sinh, sinh viên nội trú, ngoại trú nhằm hạn chế tình trạng

phạm tội, vi phạm pháp luật của các em;

h) Sở Nội vụ đã thông qua các cuộc họp đơn vị, sinh hoạt lệ tổ chức

tuyên truyền, quán triệt cho công chức, viên chức, người lao động hiểu rõ ý

nghĩa, tầm quan trọng của việc phòng, chống tội phạm; thường xuyên tuyên

truyền pháp luật và lồng ghép vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng của tôn giáo (kết

hợp với tuyên truyền phòng, chống tội phạm) cho các chức sắc, chức việc, nhà

tu… được 52 cuộc với 10.472 lượt người tham dự. Phối hợp với các ngành đề

xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu

tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố;

i) Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố tăng

cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn

hoạt động của các loại tội phạm thông qua công tác thực hành quyền công tố tại

các phiên tòa để nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tham gia đấu tranh

với các loại tội phạm, sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật được 524 cuộc

với 2.620 lượt người tham dự; chủ động phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra

chọn án điểm để tập trung lực lượng điều tra, truy tố và đưa ra xét xử lưu động

để tuyên truyền giáo dục, răn đe tội phạm;

k) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành

viên chủ động phối hợp với lực lượng Công an và ban ngành, đoàn thể tổ chức

tuyên truyền vận động toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm gắn

với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các cuộc vận động khác tại

cơ sở. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức củng cố, nâng cao chất lượng

hoạt động của các nhóm, thành viên ở các ấp, khu vực làm cơ sở để tuyên truyền

phòng, chống tội phạm thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu. Duy trì và

củng cố mô hình từ 02 không đến 06 không, cảm hóa giáo dục 1.626 đối tượng

vi phạm pháp luật, thanh thiếu niên chậm tiến; củng cố 590/630 nhóm tuyên

truyền nòng cốt ở khu dân cư với 2.965 thành viên; tham gia hòa giải 2.052 vụ,

hòa giải thành 1.998 vụ.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tiếp tục thực hiện tốt

Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công

an và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc phối hợp

hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên; chỉ đạo các cấp đoàn

nâng cao chất lượng, đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, ma

túy trong thanh thiếu niên; kết quả đã tổ chức tuyên truyền được 722 cuộc với

45.072 lượt người tham dự; tư vấn hướng nghiệp cho 15.756 lượt học sinh, sinh

6

viên và giới thiệu việc làm cho 8.096 đoàn viên, hội viên, thanh niên, củng cố

220 câu lạc bộ giúp nhau lập nghiệp, có 5.754 đoàn viên, hội viên tham gia;

- Hội Cựu chiến binh thành phố duy trì thực hiện “Ngày báo cáo viên”,

“Ngày pháp luật” vào ngày 10 hàng tháng; phối hợp với ban ngành, đoàn thể

tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã

hội nhất là tuyên truyền về tác hại của ma túy được 146 cuộc với 22.120 lượt

người tham dự. Tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ

quốc gắn với cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;

phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra, canh gác 3.931 cuộc với

10.127 lượt hội viên Cựu chiến binh và người dân tham gia, bắt giải tán nhiều

vụ tệ nạn xã hội, 12 vụ gây mất an ninh trật tự, giải tán 990 vụ, giáo dục 458 đối

tượng, tham gia hòa giải 264 vụ mâu thuẫn tranh chấp đất đai, hôn nhân, gia

đình, hòa giải thành 217 vụ, nhận giáo dục, cảm hóa 57 đối tượng tiến bộ. Thực

hiện mô hình “Dân vận khéo” 06 không (không tội phạm, không ma túy, không

mại dâm, không bạo lực gia đình, không khiếu kiện sai pháp luật, không vi

phạm luật giao thông), mô hình “Vệ sinh môi trường”, “02 sạch, 01 xanh”, “Xây

dựng nông thôn mới”, thành lập 03 “Đội Tuyên truyền trật tự an toàn giao

thông, trật tự đô thị”;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết

liên tịch số 01/2002/NQLT ngày 08 tháng 5 năm 2002 của Bộ Công an và Trung

ương Hội Liên hiệp Phụ nữ về quản lý giáo dục con em trong gia đình không

phạm tội và tệ nạn xã hội; đã tổ chức tuyên truyền được 1.315 cuộc với 58.610

lượt người nghe về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Song song đó,

nhiều loại hình, mô hình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa phương

được các cấp Hội tập trung củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đã thu hút

được đông đảo chị em tham gia như mô hình “05 không, 03 sạch”, câu lạc bộ

“Không có người thân vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” gắn với phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia

đình văn hóa… Phối hợp với lực lượng Công an quản lý 180 đối tượng vi phạm

pháp luật, có 31 đối tượng chuyển biến tốt; cung cấp 24 tin có giá trị phục vụ

công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

- Liên đoàn Lao động thành phố chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức nhiều

hoạt động tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, hội thi,

văn nghệ… tại các khu công nghiệp, có đông công nhân lao động hơn 25 cuộc

với 1.245 lượt người tham dự; xây dựng các mô hình tự quản công nhân tại nhà

trọ không tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội; cho công nhân ký cam kết không sử

dụng ma túy và không vi phạm các tệ nạn xã hội;

- Hội Người cao tuổi thường xuyên lồng ghép trong hoạt động của các cấp

Hội, sinh hoạt của các câu lạc bộ để tuyên truyền chủ trương, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội

kết hợp với vận động quần chúng nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa ở khu

dân cư được 435 cuộc với 14.689 lượt người tham dự. Xây dựng 35 câu lạc bộ

“Phòng, chống tội phạm”, 76 câu lạc bộ “Pháp luật”, câu lạc bộ “Ông bà cha mẹ

7

mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; tích cực vận động hội viên ký cam kết thân

nhân, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình Hội viên “03 không”;

- Hội Nông dân thành phố tăng cường công tác tuyên truyền lồng ghép

vào các buổi họp, sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ Nông dân về phòng, chống tội

phạm, tệ nạn xã hội. Kết quả, đã tổ chức được 212 cuộc với 1.908 lượt cán bộ,

hội viên tham dự; cảm hóa 30 đối tượng chậm tiến, phát hiện và ngăn chặn kịp

thời 09 vụ tệ nạn xã hội, phối hợp giải quyết 33 vụ mâu thuẫn, tranh chấp.

l) Sở, ban ngành, đoàn thể còn lại theo chức năng, nhiệm vụ cũng thường

xuyên tuyên truyền lồng ghép công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội

thông qua các buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên đề, qua cổng thông tin điện

tử… kịp thời thông báo những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để

mỗi cá nhân nâng cao tinh thần cảnh giác trong phòng, chống tội phạm;

m) Ủy ban nhân dân quận, huyện đã triển khai xây dựng chương trình, kế

hoạch và tổ chức triển khai đến tận phường, xã, thị trấn quán triệt thực hiện.

Nhiều địa phương đã gắn việc thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm

với các phong trào, các cuộc vận động khác tại cơ sở, các Chương trình mục tiêu

quốc gia như: “Xóa đói giảm nghèo bền vững”, “Chương trình xây dựng nông

thôn mới”; đồng thời, lồng ghép với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển

kinh tế, xã hội của địa phương bằng nhiều hình thức, biện pháp đa dạng, phong

phú. Tăng cường các mặt công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; đẩy

mạnh công tác cảm hóa giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư và vận

động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tập trung kiểm tra

nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an

ninh, trật tự tại các địa bàn trọng điểm, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội

trên địa bàn thành phố.

Nhìn chung, qua công tác tuyên truyền, giáo dục đã làm chuyển biến cơ

bản về nhận thức, tinh thần cảnh giác, ý thức phòng ngừa và trách nhiệm của

quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi

phạm pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

3. Công tac đấu tranh phong, chông tội phạm

Mở 08 đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm bảo đảm an ninh

trật tự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Tết Nguyên đán Bính

Thân 2016, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân

các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyển hóa

địa bàn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội tại 14 địa bàn phường, xã,

thị trấn; tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng

và công tác tuần tra tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp, phát hiện phòng

ngừa và đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; đã triệt phá 45

chuyên án, bắt, xử lý 200 đối tượng; bắt, vận động đầu thú 61 đối tượng có lệnh

truy nã.

a) Tội phạm xâm phạm về trật tự xã hội: Xảy ra 345 vụ, điều tra làm rõ

301 vụ, bắt, xử lý 375 đối tượng, phá án đạt tỷ lệ 87,2%; so với cùng kỳ năm

2015 giảm 28 vụ (345/373). Trong đó:

8

- Trọng án: Xảy ra 11 vụ, điều tra làm rõ 11 vụ, bắt, xử lý 14 đối tượng,

phá án đạt tỷ lệ 100%; so với cùng kỳ năm 2015 giảm 06 vụ (11/17);

- Thường án: Xảy ra 334 vụ, điều tra làm rõ 290 vụ, bắt, xử lý 361 đối

tượng, phá án đạt tỷ lệ 86,8%, so với cùng kỳ năm 2015 giảm 22 vụ (334/356).

Điển hình: Triệt phá chuyên án trộm tiệm vàng tại các tỉnh, thành Tây

Nam Bộ, bắt 07 đối tượng, thực hiện trên 15 vụ trộm trên địa bàn 08 tỉnh, thành

phố với số tiền trên 15 tỷ đồng; triệt xóa và thanh loại 09 băng, nhóm tội phạm

hoạt động có tổ chức đơn giản, bắt, xử lý 104 đối tượng.

b) Tệ nạn xã hội: Triệt phá 1.074 vụ, 4.045 đối tượng có hành vi đánh bạc,

so với cùng kỳ năm 2015 phát hiện ít hơn 106 vụ (1.074/1.180), thu giữ tài sản

trên 3,1 tỷ đồng; khởi tố 89 vụ, 222 đối tượng; xử lý hành chính 680 vụ, 2.444

đối tượng, số tiền 3,8 tỷ đồng, số vụ còn lại đang tiếp tục xử lý.

Điển hình: Triệt phá 02 chuyên án đánh bạc dưới hình thức ghi đề với quy

mô lớn trên địa bàn quận Ninh Kiều và Thốt Nốt, khởi tố 16 bị can; triệt phá

chuyên án tổ chức ghi số đề quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn

huyện Vĩnh Thạnh, bắt 15 đối tượng.

c) Công tác phòng, chống tội phạm về kinh tế: Phát hiện 326 vụ, 331 đối

tượng vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, tham nhũng chức vụ, công nghệ

cao, so với cùng kỳ năm 2015 phát hiện ít hơn 28 vụ (326/354); khởi tố 20 vụ,

33 đối tượng, xử lý hành chính 137 vụ, 146 đối tượng.

Điển hình: Triệt phá chuyên án “Tham ô tài sản” với số tiền trên 07 tỷ

đồng, khởi tố bị can và bắt tạm giam Trưởng phòng Phòng Tài vụ, kiêm Kế toán

trưởng của Trường Cao đẳng Nghề du lịch Cần Thơ; triệt phá chuyên án “Đưa

hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ” với số tiền trên 3,5 tỷ đồng, bắt 05 đối tượng

(trong đó có 04 đối tượng gồm 01 Phó Chánh Thanh tra, 02 đội trưởng, 01 phó

đội trưởng Thanh tra giao thông thành phố Cần Thơ); triệt phá chuyên án lừa

đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao, bắt 04 đối tượng

(trong đó, 01 đối tượng là người nước ngoài mang quốc tịch Nigeria), thông qua

mạng Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 256 người tại 49 tỉnh, thành

trên cả nước với số tiền trên 20 tỷ đồng.

d) Công tác phòng, chống tội phạm về ma túy: Triệt phá 199 vụ, 334 đối

tượng tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, trồng cây cần sa, thu

giữ 1524,5 gram ma túy tổng hợp, 254,16 gram heroin, 354,27 kilogam cần sa

tươi; so với cùng kỳ năm 2015 phát hiện nhiều hơn 37 vụ (199/162). Khởi tố 108

vụ, 125 đối tượng; xử phạt hành chính 36 vụ, 71 đối tượng, số tiền 103 triệu đồng.

Điển hình: Triệt phá chuyên án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

chất ma túy từ Thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ tiêu thụ tại các vũ trường,

quán bar, bắt 03 đối tượng, thu giữ 147,3361 gram ma túy tổng hợp; triệt phá

đường dây mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Cần Thơ và từ

thành phố Cần Thơ mang đi Vĩnh Long, Tiền Giang tiêu thụ bắt 02 đối tượng,

thu giữ 235,6464 gram heroin, 68,1734 gram ma túy tổng hợp và 120 triệu đồng.

9

đ) Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường:

Phát hiện 270 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực phẩm, so với

cùng kỳ năm 2015 phát hiện nhiều hơn 120 vụ (270/150); nhắc nhở, cho cam kết

khắc phục 44 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 178 vụ, số tiền 4,97 tỷ đồng;

chuyển cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt 18 vụ, số tiền 323 triệu đồng,

số còn lại đang củng cố hồ sơ xử lý.

Điển hình: Bắt quả tang Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hồng Lĩnh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn ECOTECH chôn lấp chất thải rắn

không đúng quy định về bảo vệ môi trường và Công ty Chế biến phụ phẩm thủy

sản Honoroad, Công ty Sản xuất, thương mại Huy Việt - Tây Đô có hành vi xả

nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật, xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi

trường, đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định xử phạt vi phạm

hành chính 04 công ty nêu trên với số tiền trên 2,5 tỷ đồng; phát hiện và thu giữ

780 kilogam thịt dê không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ,

bị biến đổi màu sắc và có mùi hôi thối; bắt quả tang 03 xe ô tô khách vận

chuyển 258,3 kilogam thịt heo các loại không có hóa đơn chứng từ chứng minh

nguồn gốc xuất xứ từ Thành phố Hồ Chí Minh về thành phố Cần Thơ tiêu thụ;

bắt quả tang cơ sở kinh doanh thực phẩm sử dụng hàn the để tẩm ướp, bảo quản

thực phẩm.

e) Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị

khởi tố: Thực hiện nghiêm các quy định về tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

và kiến nghị khởi tố; tổng số tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố là

1.680 tin, qua đó đã giải quyết xong 1.394 tin (đạt tỷ lệ 82,98%, trong đó khởi tố

vụ án hình sự 598 tin, không khởi tố là 796 tin), số còn lại đang tiếp tục xác

minh, xử lý theo quy định của pháp luật;

g) Công tác tạm giam, tạm giữ và hỗ trợ tư pháp: Chỉ đạo Công an thành

phố theo dõi, hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác, tổ chức quản

lý giam, giữ chặt chẽ các loại đối tượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn Trại tạm

giam, các nhà tạm giữ; thực hiện các chế độ chính sách pháp luật đối với người

bị tạm giam, tạm giữ;

h) Lĩnh vực trật tự an toàn giao thông: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ

thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự,

an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc

giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ

về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao

thông; Chiến lược quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 02/CT-BCA ngày 03 tháng 4 năm

2015 của Bộ Công an về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới và Chỉ thị số 16-

CT/TU ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Thành ủy Cần Thơ về tiếp tục tăng cường

thực hiện có hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Chỉ đạo

Công an thành phố mở 05 đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; tập

trung lực lượng, phương tiện, đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát khép kín địa

10

bàn, thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông trên

các tuyến, địa bàn thường xảy ra tai nạn giao thông, kịp thời phát hiện ngăn chặn

xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông... Đặc biệt, chỉ

đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh

sát trật tự và Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng, chống

tội phạm trên các tuyến đường, nhất là tăng cường công tác tuần tra sau 22 giờ

đêm. Qua đó, tình hình trật tự, an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực,

tai nạn giao thông giảm trên cả 03 tiêu chí. Xảy ra 120 vụ tai nạn giao thông, làm

chết 72 người, bị thương 93 người, thiệt hại 312,2 triệu đồng; so cùng kỳ số vụ

giảm 110 (120/230), giảm 47,8%, số người chết giảm 05 (72/77), giảm 6,5%, số

người bị thương giảm 132 (93/225), giảm 58,7%;

i) Sở, ban ngành tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm

pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả đã phát hiện: 200.324

vụ, xử lý vi phạm hành chính 190.380 vụ với số tiền 194.8 tỷ đồng. Ngoài ra,

chuyển cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự 253 vụ, số còn lại tiếp

tục xử lý.

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Nhận xét, đanh gia

Năm 2016, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn thành

phố tiếp tục được kiềm chế; chủ động nắm và giải quyết kịp thời các tranh chấp,

bức xúc trong nhân dân, không để hình thành điểm nóng, nhất là tham mưu, xử

lý ổn định tình hình tại Khu xử lý chất thải rắn. Từ đó, tình hình an ninh chính

trị tiếp tục được giữ vững ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, gây nổ,

gây rối, phá hoại, không để xảy ra hoạt động biểu tình, bạo loạn. Công tác giữ

gìn trật tự an toàn xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, phạm pháp hình sự giảm

9,2%, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt tỷ lệ cao 87,2%, đặc biệt tỷ lệ khám phá

trọng án đạt 100%, phá nhiều vụ án, chuyên án lớn về hình sự, kinh tế, ma túy;

phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kinh tế, môi trường,

triệt xóa nhiều tụ điểm tệ nạn xã hội, được lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy biểu

dương, khen thưởng; trật tự công cộng, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông

tiếp tục được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí.

2. Dự bao tình hình tội phạm và vi phạm phap luật trên địa bàn

thành phô thời gian tới

Tình hình các loại tội phạm sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tội phạm hình

sự có xu hướng hình thành băng, nhóm hoạt động có tổ chức; một số loại tội

phạm nghiêm trọng có xu hướng tăng. Các hoạt động tội phạm như: Giết người,

cướp tài sản, cướp giật, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích vẫn có xu hướng

diễn biến phức tạp hơn; tội phạm kinh tế và chức vụ hoạt động với thủ đoạn tinh

vi, số lượng, quy mô lớn hơn; vi phạm pháp luật về môi trường, an toàn thực

phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính

mạng người dân. Tội phạm phi truyền thống xuất hiện ngày càng nhiều, trong

khi đó pháp luật chưa kịp thời điều chỉnh đáp ứng thực tế, xu hướng đối tượng

phạm tội ngày càng trẻ hóa, tội phạm liên quan đến ma túy diễn biến phức tạp là

11

nguyên nhân phát sinh tội phạm về trật tự xã hội. Một số loại tội phạm như giết

người, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ

giảm về số vụ nhưng tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng nguy hiểm.

Tội phạm mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng

công nghệ cao cũng hoạt động diễn biến phức tạp do ảnh hưởng xu thế hội nhập

thế giới và khu vực. Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các loại tội phạm

ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật xã hội chủ

nghĩa, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích chính

đáng của nhân dân. Thành phần phạm tội cũng đa dạng, phức tạp hơn trước.

IV. PHƯƠNG HƯƠNG TRONG TÂM TRONG THƠI GIAN TƠI

1. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy

sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm, trọng

tâm là quán triệt sâu rộng Chương trình số 12-CTr/TU ngày 30 tháng 9 năm

2016 của Thành ủy về việc thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư

(khóa XII) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ

Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,

chống tội phạm trong tình hình mới, Chiến lược quốc gia phòng, chống tội

phạm, ma túy và Chương trình phòng, chống mua bán người, phòng, chống mại

dâm của Chính phủ, cụ thể hóa bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế

hoạch hành động thực hiện tại đơn vị, địa phương.

2. Nghiên cứu đổi mới nội dung, biện pháp công tác tuyên truyền về

phòng, chống tội phạm, hướng mạnh hơn về cơ sở, chú trọng địa bàn trọng

điểm, phức tạp, vùng sâu, vùng xa, học sinh, sinh viên… Phát huy vai trò của

Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên các cấp trong tuyên truyền, phổ biến

giáo dục pháp luật và phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh phát động phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Chú trọng củng cố và

nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, hiệu quả về phòng, chống tội phạm

theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ở cơ sở.

3. Tăng cường công tác nắm tình hình, triển khai toàn diện các mặt công

tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội như phòng ngừa xã hội, phòng ngừa

nghiệp vụ; chủ động tham mưu mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại

tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là cao điểm đảm bảo an ninh trật tự bảo vệ Tết

Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và các sự kiện lễ, hội diễn ra trên địa bàn thành

phố; triệt phá các băng, nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, tội phạm giết

người, đặc biệt là giết người do nguyên nhân xã hội, tội phạm ma túy, tội phạm

lừa đảo, tội phạm sử dụng công nghệ cao, kinh doanh đa cấp, vi phạm vệ sinh an

toàn thực phẩm… để điều tra, truy tố và đề xuất các giải pháp cần chỉ đạo trong

thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng,

chống tội phạm, kiềm chế kéo giảm tội phạm và vi phạm pháp luật, phục vụ

nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố.

4. Tiếp tục làm tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng tại cộng

đồng và khu dân cư. Quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho

những người lầm lỗi đã cải tạo tốt trở về địa phương để họ sớm ổn định cuộc

12

sống, tái hòa nhập với cộng đồng. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo; củng cố và duy trì hoạt động của các tổ hòa giải, các hòm thư tố giác tội

phạm; kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay

từ cơ sở, không để kéo dài, hình thành “điểm nóng”, gây phức tạp về an ninh

trật tự.

5. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là quản lý

vũ khí, vật liệu nổ; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật

tự. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát chủ động phòng ngừa tội phạm, vi

phạm pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chú trọng địa bàn

trọng điểm, giáp ranh, phức tạp về trật tự an toàn xã hội.

6. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án

các cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; nâng cao hiệu quả

công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Chủ động lựa chọn những vụ án điểm được dư luận quan tâm đưa ra xét xử công

khai nhằm giáo dục, răn đe và phòng ngừa tội phạm.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,

nhất là hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước

ngoài và tội phạm sử dụng công nghệ cao; tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính và

học tập kinh nghiệm của quốc tế để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, chống vi

phạm pháp luật và tội phạm.

8. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ đơn vị.

Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện quy chế, quy trình công tác,

nhất là trong quan hệ, tiếp xúc với nhân dân; chấp hành nghiêm chế độ thông

tin, báo cáo theo đúng quy định.

Trên đây là Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm

pháp luật năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 trên địa bàn thành

phố Cần Thơ./.

Nơi nhận: - CT, các PCT UBND TP;

- Đại biểu HĐND TP;

- Sở, ban ngành TP;

- UBND quận, huyện;

- VP UBNDTP (2,3AE);

- Lưu: VT,P.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đào Anh Dũng

13