báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các...

85
1 Báo cáo Phân tích bi cnh thchế cho Đánh giá quản trcó sự tham gia (PGA) cho REDD+ Vit Nam Tháng 8 năm 2013

Upload: others

Post on 19-Jul-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

1

Báo cáo

Phân tích bối cảnh và thể chế cho

Đánh giá quản trị có sự tham gia

(PGA) cho REDD+ ở Việt Nam

Tháng 8 năm 2013

Page 2: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

2

Lời cảm ơn

Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo. Thành viên của nhóm bao gồm

bà Lương Thị Trường, Trung tâm phát triển miền núi bền vững (CSDM), bà Vũ Thị Hiền, Trung tâm

nghiên cứu và phát triển vùng cao (CERDA), Ông Nguyễn Việt Dũng và ông Nguyễn Hữu Dũng,

Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature).

Các tác giả đánh giá cao sự chia sẻ rất nhiệt tình của TS. Abdul Situmorang về phương pháp luận và

quá trình xây dựng PGA cho REDD+ ở Indonesia. Đặc biệt các tác giả cũng xin cảm ơn TS.

BjoernSurborg, tư vấn độc lập từ Văn phòng khu vực của UNDP và là chuyên gia về phân tích thể chế

và bối cảnh vì sự chỉ dẫn có giá trị của ông, vì những thông tin phản hồi và sự hợp tác chặt chẽ với

nhóm trong đợt làm việc tại thực địa và trong quá trình soạn thảo báo cáo này.

Báo cáo này cũng nhận được rất nhiều những đóng góp rất to lớn, các ý kiến bình luận và hướng dẫn

của ông Tore Langhelle, bà Hoàng Vũ Lan Phương, bà Tina Hageberg và TS. Timothy Boyle từ

Chương trình UN-REDD của UNDP.

Nhóm nghiên cứu đánh giá cao tất cả các đại biểu ở tỉnh Lâm Đồng đã tham gia tích cực và có hiệu

quả vào hai cuộc hội thảo tham vấn ở Đà Lạt, tháng 12 năm 2012 và tháng 3 năm 2013, cũng như các

cuộc thảo luận nhóm ở huyện Di Linh và Lạc Dương và tại 4 xã Bảo Thuận và Gung Ré (huyện Di

Linh), Đạ Sar và Đạ Cháy (huyện Lạc Dương), tỉnh Lâm Đồng. Nhóm cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến

các cán bộ cấp tỉnh và các đại diện của các viện nghiên cứu, các công ty và các t chức đoàn thể, đã có

thiện chí cung cấp cho nhóm những ý kiến đóng góp những câu chuyện rất b ích chonghiên cứu. Nếu

không có sự tham gia của những người này và không có sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn tỉnh Lâm Đồng thì sẽ không thể có được báo cáo này.

Page 3: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

3

c c

Lời cảm ơn ................................................................................................................................................ 2

M c l c ..................................................................................................................................................... 3

Danh m c các chữ viết tắt ......................................................................................................................... 5

1. Giới thiệu .............................................................................................................................................. 7

2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 8

2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................................................... 8

2.2 Phương pháp ICA ........................................................................................................................... 8

a) Khảo sát các tài liệu ................................................................................................................... 8

b) Hội thảo tham vấn các bên liên quan cấp tỉnh ........................................................................... 9

c) Thảo luận nhóm trọng tâm ở cấp huyện và xã ........................................................................... 9

d) Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin (cấp tỉnh) ....................................... 10

3. T ng quan về ngành lâm nghiệp và quản lý rừng ở Lâm Đồng ......................................................... 11

4. Phân tích cấu trúc thể chế quản lý rừng ở Lâm Đồng ......................................................................... 14

4.1 T ng quan về thể chế .................................................................................................................... 14

4.2 Các thể chế và vai trò của của thể chế........................................................................................... 17

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................. 17

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có Chi c c Kiểm lâm, Chi c c Lâm nghiệp

và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ................................................................................................ 19

c) Sở Tài nguyên - Môi trường .................................................................................................... 22

d) Các t chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân ...................................................... 23

e) Công an, quân sự và các cơ quan thực thi pháp luật khác của tỉnh ......................................... 25

) Các phòng ban khác, bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp và

Thương mại, Sở hoa học công nghệ, Sở Lao động thương binh và xã hội và Sở Khoa học và

Công nghệ .................................................................................................................................... 26

g) Truyền thông quốc gia và cấp tỉnh (báo chí, các cơ quan truyền hình, bao gồm cả truyền

thông xã hội) ................................................................................................................................ 26

h) Các hãng tư vấn, các nhà cung cấp dịch v và các t chức song phương và đa phương, gồm

có trường Đại học Đà Lạt và các t chức Phi chính phủ quốc tế. ................................................ 27

i)Các t chức quần chúng của tỉnh, bao gồm Hội liên hiệp Ph nũ, Đoàn thanh niên và Hội nông

dân 28

j) Các cơ quan chính quyền huyện, bao gồm UBND huyện, Hạt Kiểm lâm các huyện và các

đơn vị khác ................................................................................................................................... 29

Page 4: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

4

k) Các cơ quan chính quyền xã, bao gồm Ủy ban nhân dân xã và các cộng đồng thôn bản ....... 30

4.3 Lập bản đồ các bên liên quan và ý ngh a của việc phân tích thể chế đối với REDD và PGA ở

Lâm Đồng. ........................................................................................................................................... 31

4.3.1.Mối quan hệ củ ảnh hưởng và quyền ra quyết định trong phân tích REDD ................... 31

4.3.2 Mối quan hệ lợi íc h và quyền ra quyết định trong REDD+................................................... 33

5. Phân tích các vấn đề quản trị chính trong Lâm nghiệp ở Lâm Đồng ................................................. 34

5.1 Các vấn đề quản trị được xác định sau khi tham vấn ở Lâm Đồng .............................................. 35

5.1.1 Tóm tắt các vấn đề ph biến trong ngành lâm nghiệp ở Lâm Đồng ...................................... 42

5.2 Các nguyên tắc quản trị rộng lớn cần được xem xét trong PGA .................................................. 42

5.3 Nhóm tư vấn PGA ......................................................................................................................... 45

6. ết luận ............................................................................................................................................... 46

6.1 Các chủ thể trong ngành lâm nghiệp ............................................................................................. 46

6.2 Những vấn đề chính trong quản trị rừng ở Lâm Đồng .................................................................. 47

Ph c

Ph l c 1: Danh sách các tài liệu đã nghiên cứu ..................................................................................... 48

Ph l c 2: Các câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................................... 49

Ph l c 3. Lập bản đồ và Phân tích các bên liên quan ............................................................................ 51

Ph l c 4: Danh sách những người được phỏng vấn .............................................................................. 77

Ph l c 5: Danh sách những người tham gia .......................................................................................... 83

Page 5: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

5

Danh m c các chữ viết tắt

BDS Hệ thống chia sẻ lợi ích

CERDA Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao

CFM Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

COP Hội nghị các bên thuộc UNFCCC

CPC Ủy ban nhân dân xã

CSDM Trung tâm vì Sự phát triển bền vững miền núi

CSO Các t chức xã hội dân sự

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DOF Sở Tài chính

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư

DPC Ủy ban nhân dân Huyện

FPD Chi c c Kiểm lâm

FPDF Quỹ Bảo vệ và Phá triển rừng (tỉnh)

FPDP Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng

FPIC Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được tham vấn trước và được cung cấp

thông tin đầy đủ

ICA Phân tích thể chế và bối cảnh

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MRV Đo lường, Báo cáo và Thẩm định

NGO T chức phi chính phủ

PanNature Trung tâm Con người và Thiên nhiên

PFES Chi trả dịch v hệ sinh thái rừng

PFMB Ban quản lý rừng phòng hộ

PGA Đánh giá quản trị có sự tham gia của các bên

REDD Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

REDD+ Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, Quản lý rừng bền vững, Bảo tồn rừng và

Tăng cường dự trữ carbon

Page 6: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

6

SEDP Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đ i khí hậu

UN-REDD Chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và Suy thoái rừng của Liên hiệp quốc

VFF Mặt trận T quốc Việt Nam

VNFOREST T ng c c Lâm nghiệp Việt Nam

Page 7: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

7

1. Giới thiệu

Báo cáo này tài liệu hóa bước đi đầu tiên trong việc thực thi Đánh giá quản trị có sự tham gia của các

bên (PGA) cho REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam. Bước đi này nhằm gắn kết một Phân tích thể

chế và bối cảnh (ICA) vào trong quá trình thực thi PGA. Thứ nhất, công việc này được thực hiện để

cung cấp một phân tích về các bên liên quan chủ chốt và để tìm hiểu việc làm cách nào để thu hút các

đối tượng này tham gia thực thi thành công REDD+ trên địa bàn tỉnh. Thứ hai, ICA là một phương

pháp luận phù hợp để xác định các vấn đề lớn về quản trị trong l nh vực lâm nghiệp và là một khuôn

kh phát triển các chỉ số quản trị trong các bước tiếp theo của PGA.

PGA là một cách tiếp cận nhằm tạo ra các dữ liệu quản trị vững vàng và đáng tin cậy cho REDD+,

thông qua một quá trình bao hàm cả tham vấn với và đóng góp của các cơ quan chính phủ cũng như xã

hội dân sự trong đó các cơ quan này là các cơ quan đồng hợp tác phát triển và là các chủ sở hữu của cả

quá trình. Theo báo cáo hội thảo quốc gia khởi động PGA1 vào tháng 3 năm 2012, thí điểm PGA ở

Việt Nam cần được thực hiện tại một tỉnh. Dựa trên các tiêu chí2 để lựa chọn một tỉnh thí điểm, các

bên liên quan ở cấp quốc gia đã thống nhất rằng Lâm Đồng phù hợp để trở thành tỉnh thí điểm. Đề xuất

này được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào cuối năm 2012. Để xây dựng PGA, cần có sự

hiểu biết cơ bản về ngành lâm nghiệp tỉnh nhằm xác định cấu trúc và các vấn đề quản trị rừng hiện tại,

cũng như các đối tượng tiềm năng và các quá trình ra quyết định có thể tác động đáng kể đến thực thi

REDD+ trong tương lai. Phân tích thể chế và bối cảnh (ICA) đã được áp d ng để tìm hiểu và tạo được

sự hiểu biết nói trên dựa trên Tài liệu hướng dẫn ICA của UNDP3.

ICA sẽ giúp PGA hiểu được rằng các đối tượng khác nhau trong xã hội có những động lực khác nhau,

có thể cho phép hoặc cản trở các can thiệp phát triển đối với REDD+. M c đích của ICA là để xem xét

các nguyên tắc, các quy định, các động lực và các rào cản chính thức và không chính thức sẽ tác động

tới việc thực thi PGA. ICA tập trung vào các yếu tố chính trị và thể chế, cũng như vai trò, trách nhiệm

và sự tương tác của các bên liên quan có khả năng tham gia vào REDD+ và ảnh hưởng của những yếu

tố này đến việc thực thi REDD+ trong tương lai gần như thế nào. Nghiên cứu này đánh giá những đối

tượng có quyền lực trong quản lý rừng và những đối tượng bị loại ra khỏi quá trình này ở cấp tỉnh,

huyện, xã và cấp cơ sở. Phân tích này cũng nhằm xác định các động lực gây mất rừng và các yếu tố thể

chế và chính trị thúc đẩy, hoặc cản trở việc bảo tồn rừng.

1 Báo cáo khởi động PGA quốc gia, Hà Nội ngày 6 tháng 3 năm 2012,

http://vietnam-redd.org/Upload/Download/File/PGA_kick_off_workshop_report_1824.pdf 2 Cam kết và lợi ích của các bên liên quan địa phương, đặc biệt là chính quyền địa phương; nội dung của hội nghị và các hoạt động của

REDD+ thực sự diễn ra; diện tích rừng lớn trong đó những phần bộc lộ nguy cơ bị mất rừng cao; sự hiện diện của các cộng đồng dân tộc

và các nhóm bị t n thương; khả năng tiếp cận dễ dàng trong thời gian ngắn của giai đoạn thử nghiệm. 33 Hướng dẫn phân tích bối cảnh và thể chế:http://www.undp.org/content/undp/en/home/librarypage/democratic-

governance/oslo_governance_centre/Institutional_and_Context_Analysis_Guidance_Note/

Page 8: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

8

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã sử d ng phương pháp đánh giá chính trị, thể chế và xã hội trong việc quy hoạch

và giao đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, mất rừng và suy thoái rừng, để xác định và phân tích

các quy tắc, quy định, động lực và những trở lực chính thức và không chính thức của REDD+. Quá

trình này hỗ trợ việc xây dựng các chỉ số quản trị có liên quan và có thể đo đếm được đối với PGA cho

REDD+ ở Lâm Đồng. Việc xác định và phân tích đã tuân theo quá trình được hướng dẫn trong khuôn

kh khái niệm quản trị chung, phản ánh qua 3 nhân tố cơ bản: 1) các khuôn kh chính sách, thể chế,

pháp lý và quy định; 2) quá trình lập kế hoạch và ra quyết định; và 3) tăng cường hiệu lực thực thi và

tuân thủ luật pháp. Dựa trên khuôn kh này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một phân tích nhằm xác

định các chức năng và mối liên hệ thể chế giữa các t chức và những người thực thi khác nhau ở Lâm

Đồng. Phân tích cũng bao gồm quyền lực trong việc ra quyết định trong l nh vực lâm nghiệp và ảnh

hưởng của các bên liên quan ở các cấp trong (cả các bên thuộc nhà nước và ngoài nhà nước, chính thức

và không chính thức tại cấp tỉnh, huyện, xã). Điều này đã giúp nhóm nghiên cứu xác định và nêu ra các

vấn đề quản trị chính và các đối tượng chủ chốt, những người mà các mối quan tâm, những động lực

hoặc hạn chế của họ sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi REDD+ ở Lâm Đồng trong tương lai. Đồng thời

cũng xác định các chốt khởi điểm và nút thắt trong việc thực thi PGA tại địa bàn tỉnh.

2.2 Phương pháp ICA

Việc thu thập dữ liệu và phân tích đối với ICA này chủ yếu dựa trên các phương pháp sau đây: (i)

Đánh giá sơ bộ các tài liệu về chính sách của tỉnh trong l nh vực lâm nghiệp, cũng như các báo cáo và

các nghiên cứu khác đã được thực hiện ở Lâm Đồng; (ii) hội thảo tham vấn có sự tham gia của các

bên liên quan kết hợp thảo luận nhóm tập trung tại tỉnh, huyện và xã; và (iii) phỏng vấn các đầu mối

thông tin ở tỉnh.

a) Tài liệu th m khảo

Nhóm nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các chính sách của địa phương liên quan đến quy hoạch

và giao đất lâm nghiệp, bảo vệ và quản lý rừng cũng như sự tuân thủ các chính sách quốc gia liên quan

đến rừng và REDD . Một số văn bản pháp luật và báo cáo kỹ thuật liên quan đến Quy hoạch t ng thể

về bảo vệ và phát triển rừng ở Lâm Đồng (QHTT) giai đoạn 2011-2020, chiến lược trồng cao su và

việc thực thi Chương trình UN-REDD và các chính sách Chi trả dịch v môi trường rừng (PFES) đã

được đánh giá. Cơ sở dữ liệu chính thức và thông tin đề cập tới chất lượng của công tác bảo vệ và quản

lý rừng ở Lâm Đồng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành cũng đã được sử d ng trong báo cáo này.

Page 9: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

9

b) Hội thảo th m vấn các bên liên qu n cấp tỉnh

Với sự hỗ trợ của UNDP, nhóm tư vấn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh

Lâm Đồng t chức hội thảo giới thiệu và tham vấn tại Đà Lạt vào ngày 18 tháng 12 năm 2012. Hội

thảo này nhằm m c đích giới thiệu sáng kiến PGA và tác động của PGA đối với việc xây dựng và thực

thi REDD+, và thảo luận với các bên liên quan cấp tỉnh để xác định các vấn đề quản trị quan trọng

trong thực thi REDD+, và việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Có 31 đại biểu đại diện cho các cơ

quan cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở ế hoạch và

Đầu tư, Sở Tài chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, và cơ quan báo chí), Hội nông dân tỉnh và khu

vực tư nhân (thủy điện và các công ty trồng cao su) đã tham dự. Các đại biểu đã được giới thiệu các

khái niệm về PGA và Quyết định 799/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Chương trình

hành động quốc gia REDD+. Sau đó nhóm tư vấn đã giới thiệu về ICA, tiếp theo là các cuộc thảo luận

nhóm để thảo luận và xác định các vấn đề quản trị quan trọng liên quan đến bảo vệ, quản lý và phát

triển rừng. Nhóm tư vấn đã hướng dẫn các nhóm thảo luận làm việc bằng cách chia thành ba chủ đề

riêng biệt (i) Quy hoạch đất lâm nghiệp, đầu tư và hỗ trợ tài chính cho ngành lâm nghiệp (Nhóm 1), (ii)

Bảo vệ rừng và thực thi pháp luật; Tryền thông, nhận thức và xây dựng năng lực; thông tin và báo cáo

(Nhóm 2); và (iii) Phân b đất lâm nghiệp và phát triển rừng; quyền của người dân đối với đất và rừng;

việc thành lập và vận hành Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh (Nhóm 3).

c) Thảo luận nhóm theo chủ đề tại huyện và xã

Hai hội thảo tham vấn cấp huyện đã được t chức lần lượt tại huyện Di Linh (huyện thí điểm của

Chương trình UN-REDD) và Lạc Dương (không có các hoạt động thí điểm REDD+) vào ngày 20 và

21 tháng 12 năm 2012. Hai hội thảo này đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bên liên quan

cấp huyện4. Tại mỗi hội thảo, các đại biểu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm để lấy ý kiến và xác

định các bên liên quan và các chức năng của các bên này, quyền ra quyết định, các quan hệ thể chế

giữa các cơ quan cấp huyện và các cơ quan tương ứng của cấp xã và cấp tỉnh. Các cuộc thảo luận

nhóm này đã mô tả rõ ràng các nhân tố liên quan tới quá trình thực thi và tuân thủ luật lâm nghiệp tại

cấp huyện và những hạn chế mà họ đang phải đối mặt khi đảm nhiệm chức năng của mình. Có 25 cán

bộ từ Di Linh và 20 cán bộ từ Lạc Dương đã tham dự các cuộc thảo luận này.

Sau đó, bốn cuộc thảo luận nhóm đã được t chức độc lập tại các xã Đạ Sar và Đạ Chay của huyện Lạc

Dương, Bảo Thuận và Gung Ré của huyện Di Linh. Các đại biểu tham gia các cuộc họp này chủ yếu là

4 Uỷ ban nhân dân huyện và các ban ngành bảo vệ rừng, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tài nguyên và môi trường ,

công an, quân đội, văn hoá và thông tin, tư pháp, công nghiệp và xây dựng, phát thanh và truyền hình, các đại diện đến từ

các t chức quần chúng (hội liên hiệp ph nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên) và các t chức quản lý rừng của nhà nước

(như là Công ty Lâm nghiệp Di Linh; các Ban quản lý rừng phòng hộ Hoà Bắc, Hoà Nam, Tân Thượng và Đa Nhim)

Page 10: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

10

các lãnh đạo và cán bộ của Ủy ban nhân dân xã (UBND Xã), bao gồm Hội ph nữ, Đoàn thanh niên,

Hội nông dân và các trưởng thôn. Tại bu i thảo luận, đầu tiên, các đại biểu được giới thiệu về REDD+

và triển vọng của REDD . Họ được khuyến khích nói về tình hình giao đất lâm nghiệp và quyền của

họ đối với rừng trên địa bàn xã, cũng như các xung đột tài nguyên giữa người dân địa phương, các cơ

quan chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các t chức lâm nghiệp nhà nước5. Các cuộc thảo

luận đã cho thấy những động cơ thực sự của mất rừng và nguyên nhân chính của suy thoái rừng, cũng

như vai trò của người dân địa phương và chính quyền trong quá trình ra quyết định và thực thi pháp

luật trong l nh vực lâm nghiệp và sinh kế tại Lâm Đồng, bao gồm cả việc tuân thủ PFES. Dựa trên

những nghiên cứu này, các bên có liên quan đến rừng ở cấp cơ sở đã được xác định và sơ đồ hoá.

Bảng 1. Những người th m gi hội thảo th m vấn cấp xã ở Lâm Đồng

Xã Người tham gia

Số ượng

người tham

gia

Số ượng

ph nữ tham

gia

Đạ Sar Cán bộ xã, trưởng thôn, người dân địa phương 14 3

Đạ Cháy Cán bộ xã, trưởng thôn 16 4

Bảo Thuận Cán bộ xã, trưởng thôn, người dân địa phương 28 2

Gung Ré Cán bộ xã, trưởng thôn 11 0

d) Phỏng vấn bán cấu trúc với các thông tin đầu mối (cấp tỉnh)

Mặc dù không thể tiến hành tất cả các cuộc phỏng vấn như mong đợi, đặc biệt là với những đại diện

của các t chức đoàn thể xã hội của tỉnh như là Hội nông dân, Hiệp hội hoa học và Công nghệ và

Ban Dân tộc, nhưng nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn sâu với 12 người6. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài

khoảng hai giờ và tập trung vào phản ánh và phân tích về mối quan hệ thể chế và quá trình ra quyết

định liên quan đến giao đất lâm nghiệp và quản lý rừng. Bằng cách chỉ ra các vấn đề nhạy cảm, đặc

biệt là liên quan đến khai thác gỗ bất hợp pháp, giao và cho thuê rừng, và chuyển đ i rừng sang sản

xuất nông nghiệp, những người được phỏng vấn đã cung cấp nhiều phân tích sâu sắc về các yếu tố

5 Vườn quốc gia Núi Bà Bidoup (rừng đặc d ng), Ban quản lý rừng phòng hộ Da Nhim và t chức quản lý rừng nhà nước

của huyện Di Linh. 6 Các lãnh đạo và các cán bộ của DARD, Phát triển Lâm nghiệp, FPDF, DONRE, Vường quốc gia Núi Bà Bidoup, Công ty

Lâm nghiệp nhà nước huyện Đơn Dương, ban quản lý dự án FLITCH, Đại học Đà Lạt, Hội ph nữ, Bản quản lý rừng

phòng hộ Dran, Công ty Thuỷ điện Đại Ninh và Công ty tư nhân Trồng Cao sư Da Teh.

Page 11: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

11

chính trị, pháp lý và kinh tế mà họ tin rằng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các lãnh đạo cấp

tỉnh. Khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào sở hữu đất rừng, dẫn đến nhiều mâu thuẫn

với cộng đồng địa phương, trong một số trường hợp đã hủy hoại sinh kế của dân cư địa phương.

Những cuộc phỏng vấn này cũng giúp lấy ý kiến nhận xét về những can thiệp chính sách ở Lâm Đồng

như PFES, FPIC cho REDD+, hoặc chuyển đ i rừng tự nhiên nghèo sang các m c đích khác. Bảng câu

hỏi được sử d ng để phỏng vấn bán cấu trúc được đính kèm như là ph l c của báo cáo này.

3. Tổng quan về ngành âm nghiệp và quản ý rừng ở Lâm Đồng

Uỷ ban dân nhân tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cho giai đoạn

2011-2020 vào tháng 12 năm 2012, cam kết duy trì độ che phủ rừng là 61%. Điều này sẽ giúp duy trì

bảo tồn tài nguyên rừng ở mức độ đáng kể trong ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (SEDP), với

tỷ trọng được chấp thuận về rừng sản xuất, đặc d ng và phòng hộ. Điều này nhấn mạnh rằng Lâm

Đồng sẽ tiếp t c các nỗ lực của mình để xã hội hóa ngành lâm nghiệp bằng cách cải thiện rừng và giao

đất lâm nghiệp, hợp đồng với cộng đồng địa phương, đảm bảo lợi ích từ rừng, tăng cường khai thác các

nguồn lực tài chính từ dịch v rừng và thực thi PFES. Các biện pháp để thực hiện Quy hoạch bảo vệ và

phát triển rừng (QHBV&PTR) bao gồm nâng cao hệ thống quản lý rừng ở tất cả các cấp và thu hút đầu

tư để phát triển, sản xuất và kinh doanh trong ngành lâm nghiệp.

Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng có thể tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng và người dân địa

phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với 300.000 người dân tộc thiểu số, bản địa (ước tính 25% dân

số của tỉnh), những người sống chủ yếu ph thuộc hoàn toàn vào rừng từ lâu đời, nhưng chưa được ưu

tiên giao đất lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp,

cho thấy năm 2010 gần 2000 hộ gia đình, trong đó có 400 hộ người dân tộc thiểu số và 10 cộng đồng

thôn bản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử d ng đất. Có 12.000 ha đất rừng được giao tại các

huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và Đam Rông. Trong khi đó, 18.000 hộ gia đình đã được giao hợp

đồng khoán bảo vệ rừng từ năm 2000, nhận được các khoản chi trả hàng năm để bảo vệ khoảng

340.000 ha. Như thể hiện trong hình 3.1, khoảng 85% đất lâm nghiệp ở Lâm Đồng được quản lý bởi

các t chức lâm nghiệp nhà nước và gần 2% bởi các hộ gia đình. Con số này ít hơn nhiều so với gần

12% được giao cho hàng trăm công ty tư nhân và các cơ quan chính quyền địa phương.

Page 12: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

12

Hình 3.1. Thực trạng giao rừng ở Lâm Đồng

Bất bình đẳng và chênh lệch trong tiếp cận tài nguyên rừng và yếu kém trong việc thực thi pháp luật đã

gây ra các xung đột khác nhau ở cấp cơ sở. ết quả dẫn đến là nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, xâm lấn

rừng, phá rừng và làm suy thoái rừng. Theo số liệu thống kê đã báo cáo của C c iểm lâm, Bộ Nông

nghiệp và PTNT (trên trang web của C c iểm lâm)7, trên 2000 v vi phạm trung bình về lạm d ng

rừng đã được ghi nhận và giải quyết trong 5 năm qua (2008-2012) ở Lâm Đồng. Các v vi phạm chủ

yếu liên quan đến khai thác gỗ, chặt trắng để canh tác nông nghiệp, khai thác, vận chuyển và buôn bán

lâm sản trái phép. Điều này đã gây ra tình trạng mất rừng tự nhiên đáng kể từ 2002-2009 (Hình 3.2 và

3.3), mặc dù các t n thất có xu hướng giảm dần.

7 http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/List/Hanh-vi-vi-pham-Luat-BV-va-PT-rung/

29,8

41,7

15,3

1,6 11,6

08 State-ownedForestry Company

15 Protection ForestMgt Boards

02 NPs (BD-NB, CatTien)

Households

Private company andothers

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

2008 2009 2010 2011 2012

Total of cases

Deforestation

Illegal cultivation

Illegal exploitation

Illegal trade/transport

08 Công ty Lâm nghiệp

nhà nước

15 Ban quản lý rừng

phòng hộ

02 NPs (BD-NB, Cát

Tiên)

Hộ gia đình

Các công ty tư nhân và

các đơn vị khác

Tổng các vụ việc

Mất rừng

Canh tác nông nghiệp phi pháp

Khai thác trái phép

Vận chuyển/buôn bán bất

hợp pháp

Page 13: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

13

Hình 3.2: Số v vi phạm về rừng ở Lâm Đồng, 2008-2012 (C c iểm lâm, 2013)

Hình 3.3. Tình trạng mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009 theo báo cáo của C c iểm lâm

(2013)8

Là một trong năm tỉnh giàu tài nguyên rừng nhất, Lâm Đồng đã phải đương đầu với nạn khai thác gỗ

bất hợp pháp và gặp những thách thức trong việc thúc đẩy bảo tồn và sử d ng rừng bền vững. Việc ban

hành các chính sách của tỉnh để tạo môi trường đầu tư tốt hơn và khích lệ tăng trưởng kinh tế đã

chuyển đ i hàng ngàn ha rừng tự nhiên thành vườn cà phê, cao su, các trang trại xuất khẩu hoa và rau.

Ví d , theo ông Trần Thanh Bình, Chi c c trưởng Chi c c iểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng sẽ

phải chuyển đ i thêm rừng tự nhiên thành các đồn điền cao su để đạt được m c tiêu 150.000 ha vào

năm 20209. Trong năm 2005, gần 25.000 ha rừng đã bị chặt trắng để xây dựng các nhà máy thủy điện.

Tuy nhiên, từ 2010 Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu trong việc thí điểm và thực thi PFES, tạo ra nguồn tài

chính đáng kể cho bảo vệ rừng. Đến cuối năm 2012, 12-14 nhà máy thủy điện (như Đa Nhim, Đại

Ninh, Hàm Thuận) và 4 công ty cung cấp nước sạch (như Sawaco Đồng Nai) đã ký hợp đồng và

chuyển giao 154 tỷ đồng10

cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (FPDF) Lâm Đồng (2011: 56 tỷ đồng).

Hơn 16.000 hộ gia đình được ký hợp đồng để bảo vệ hơn 330.000 ha rừng đầu nguồn đã được hưởng

lợi. Nguồn kinh phí này đã trợ giúp các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng tăng thu nhập của họ lên

8 Đường màu xanh: Mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009

Đường màu xám: Xu hướng mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009 9 Quyết định số 750/2009/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển cây

Cao su đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020 đã quy định “Tây nguyên: tiếp t c trồng mới cây Cao su từ 95.000-100.000

ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, không sử d ng hoặc còn rừng tự nhiên nghèo có khả năng trồng

cây Cao su, để n định t ng diện tích cây Cao su ở mức 280.000 ha trong khu vực này.” 10

http://baolamdong.vn/kinhte/201210/Hon-16-ngan-ho-dan-duoc-huong-loi-tu-chuong-trinh-chi-tra-dich-vu-moi-truong-

rung-2197756/

4723 3661

24969

7933

2111 2569 1926 0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

N2002 N2003 N2005 N2006 N2007 N2008 N2009

Page 14: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

14

300.000 - 400.000 đồng11

mỗi ha mỗi năm, sự gia tăng thu nhập bình quân đáng kể từ 10,5 - 12 triệu

đồng một năm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PFES đã bước đầu chứng minh được

hiệu quả của bảo vệ rừng tại Lâm Đồng. Người dân cũng mong muốn được thấy nhiều hơn nữa lợi ích

kinh tế từ các dịch v sinh thái như Đa dạng sinh học, nguồn dự trữ carbon trên địa bàn tỉnh trong

tương lai.

4. Phân tích cấu trúc thể chế quản ý rừng ở Lâm Đồng

4.1 Tổng quan về thể chế

Hình 4.1 trình bày cấu trúc thể chế trong quản lý lâm nghiệp ở Lâm Đồng, được thiết lập theo Luật

Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và các quy định khác12

. Sơ đồ 4.1 giải thích mối quan hệ trong và

giữa các cơ quan ra quyết định và các t chức thể chế. Các t chức có trong sơ đồ này là (i) Các cơ

quan ra quyết định của Chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban nhân dân; (ii) Các cơ quan lập kế hoạch và

thực thi, chẳng hạn như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phòng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, chịu trách nhiệm đối với việc giám sát tuân thủ chính sách và thực thi pháp luật và tư vấn

cho các Ủy ban nhân dân; và (iii) Các hợp tác xã, ban quản lý, các công ty và lực lượng đặc nhiệm

chung, giải quyết nhu cầu thường xuyên hoặc đột xuất về quản lý và bảo vệ rừng, chẳng hạn như các

ban quản lý lý rừng. Mối quan hệ theo chiều dọc trong hình trực quan cấp bậc giữa các cơ quan ra

quyết định từ cấp quốc gia đến cấp xã, chẳng hạn như giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và xã. Theo

chiều ngang, từ trái sang phải, sơ đồ này cho thấy mối liên hệ quyền lực giữa các t chức nghề nghiệp,

với các trách nhiệm do các quan hệ pháp chế cấp tỉnh và cấp quốc gia quy định.

11

http://baolamdong.vn/kinhte/201207/Qua-hai-nam-thuc-hien-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-2176932/ 12

Nghị định 119/2006/ND-CP và 117/2010/ND-CP

Page 15: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

15

Hình 4.1 Cấu trúc thể chế quản lý lâm nghiệp ở Lâm Đồng13

Cấp tỉnh

Theo Hình 4.1, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh là cơ quan ra quyết định có quyền lực nhất trong l nh

vực lâm nghiệp, trực tiếp quản lý Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi

trường, UBND các huyện, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và 13 Công ty lâm nghiệp nhà nước. Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối cho tất cả các kế hoạch và các hoạt động lâm

nghệp trên địa bàn tỉnh. Chi c c iểm lâm, Sở Tài chính và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hỗ trợ Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm v này. Tất cả các t chức lâm nghiệp nhà

nước và các công ty lâm nghiệp phải hoạt động theo sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập một t chức đa phương được gọi là

Ban chỉ đạo cấp tỉnh để thực thi QHTT về Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Ban chỉ đạo

đứng đầu là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bao gồm các thành viên của các cơ quan thuộc thẩm quyền

của Ủy ban nhân dân tỉnh 14. Ban chỉ đạo không bao gồm các đại diện của bất kỳ t chức đoàn thể,

13

Dựa trên các quy định chính thức nhưng với sự nghiên cứu của các nhà tư vấn để phát triển cấu trúc thể chế chi tiết của

việc quản lý rừng ở Lâm Đồng. 14

DARD, FPD, DoF, các cơ quan Phát thanh truyền hình , Sở Công an, Quân đội, DOF, DPI, Viện kiểm sát Nhân dân, Sở

y tế, Uỷ ban dân tộc, Sở văn hoá, thể thao và du lịch, DOIT, DONRE, Mặt trận t quốc và Cơ quan thanh tra.

Chính phủ

PPC Lâm Đồng

HĐND và UBND

Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh 2011-2020

Quỹ âm nghiệp

Khác

13 Công

ty Lâm

nghiệp;

tư nhân

Công an,

quân đội

Công an

Quân đội

Truyền thông địa phương

Hạt kiểm

lâm

Ban lâm

nghiệp xã

UBND huyện

UBND xã

Sở TM và Du lịch

Sở tài chính Trạm

bảo

vệ rừ

ng

Dưới

DARD

Khung chính sách

pháp ý

Tổ chức, lập kế hoạch và ra

quyết định

Lập kế hoạch, tuân thủ và thực

thi luật pháp

Tuân thủ và thực thi pháp luật

Truyền thông quốc gia

Đại học Đà lạt

Khu vực tư nhân: chế biến cà phê, cao su, thuỷ điện, khai thác mỏ, rau và hoa, du lịch và lâm nghiệp

Các hãng tư vấn

Các tổ chức xã hội- quần chúng (thanh niên, phụ nữ, nông dân), NGO quốc tế, NGO Việt Nam, dự án FLITCH

Những người khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp; các xưởng gỗ quy mô nhỏ

Page 16: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

16

hoặc xã hội dân sự nào. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phát triển một chương trình

hợp tác liên ngành với công an tỉnh và quân đội để tuần tra rừng, chống khai thác trái phép, phòng

chống cháy rừng và xâm hại rừng. Ban chỉ đạo này chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Bộ Nông

nghiệp và PTNT và Ban chỉ đạo Trung Ương.

Cấp huyện

Ở cấp huyện, Hạt iểm lâm là đầu mối tham mưu cho UBND huyện trong việc lập kế hoạch, vận hành

và thực thi giao đất lâm nghiệp và bảo vệ rừng. Điều này có sự khác biệt so với các tỉnh khác, nơi mà

những công việc này thuộc về các cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các

Hạt iểm lâm có thẩm quyền quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực thi luật lâm nghiệp đối với cả

chủ rừng, các hộ gia đình, cộng đồng, các t chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân. Mỗi

huyện có một cơ quan phối hợp liên ngành được thành lập bởi UBND huyện tập trung vào công tác

tuần tra rừng và phòng chống khai thác trái phép, cháy rừng và xâm hại rừng. Cơ quan này gồm có Hạt

iểm lâm, công an, quân đội, các Ban quản lý rừng đặc d ng và rừng phòng hộ trên địa bàn huyện.

Các đại diện của các t chức đoàn thể, phát thanh và truyền hình cũng được mời tham gia vào t chức

này.

Cấp xã

Ủy ban nhân dân xã là cơ quan có quyền lực chính thức tại cấp cơ sở, được ủy quyền và chịu trách

nhiệm pháp lý đối với việc quản lý rừng tự nhiên trên địa bàn xã. Tuy nhiên, các UBND xã không thể

can thiệp và không có quyền lực thực sự để tạo bất cứ ảnh hưởng nào đến các quy hoạch sử d ng đất

lâm nghiệp và sử d ng rừng ở những khu vực đang được quản lý bởi các vườn quốc gia, các công ty

lâm nghiệp nhà nước, hoặc tư nhân. Để hỗ trợ những chủ rừng này trong việc ký kết hợp đồng giao

khoán rừng đến các hộ gia đình ở địa phương, UBND xã đã thành lập Ban lâm nghiệp xã, do một vị

lãnh đạo uỷ ban xã làm trưởng ban15

. Ban đa bên này tập trung vào việc trao đ i thông tin, thảo luận

thường xuyên và hợp tác hành động (để đối phó với các trường hợp c thể), chứ không hoạt động như

một cơ quan ra quyết định. Tham gia vào hoạt động quản lý rừng tại cấp xã, như tại huyện Di Linh và

Lạc Dương, còn có nhóm các hộ gia đình địa phương, những người đã ký hợp đồng với các Công ty

lâm nghiệp nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ, hoặc vườn quốc gia để bảo vệ rừng, góp phần vào

việc quản lý rừng ở cấp thôn bản. Đây là một loại hình t chức cộng đồng không chính thức (trung

bình 15-20 hộ gia đình một nhóm) và gần đây đã được nhân rộng đến các thôn bản tham gia PFES.

15

Các thành viên của ban này bao gồm nhân viên lâm nghiệp xã, công an viên, quân đội, trưởng thôn, kiểm lâm địa phương

của Hạt Kiểm lâm huyện ph trách xã đó và các đại diện của các t chức quản lý rừng có liên quan đặt trên địa bàn xã đó

Page 17: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

17

Nhiệm v của ba cấp đã đề cập ở trên chịu sự tác động của các bên liên quan khác, cả chính thức và

không chính thức. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư

tư nhân có ảnh hưởng nhất, trong khi các t chức đoàn thể thì có ảnh hưởng ít nhất:

- Trong những năm gần đây các công ty thuỷ điện nhà nước và tư nhân và các đồn điền cao su đã

n i lên như là những tác nhân chính gây mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng, canh tác quá mức cà

phê, hoa và trồng rau, chế biến gỗ, khai thác mỏ và du lịch;

- Tin tức và chỉ trích liên quan đến các v vi phạm trong bảo vệ và quản lý rừng ở tỉnh Lâm

Đồng thường được công bố công khai trên báo chí quốc gia như Báo Lao động, Báo Thanh

niên, Tiền phong hoặc Báo Tu i trẻ, nhưng lại không được công khai trên báo đài địa phương;

- Đại học Đà Lạt và các t chức phi chính phủ quốc tế đã hướng dẫn và cung cấp các đầu vào về

mặt kỹ thuật cho quá trình ra quyết định của tỉnh, đã tiến hành xây dựng năng lực và cung cấp

các dịch v tư vấn khác cho các cơ quan cấp xã, huyện và tỉnh về lâm nghiệp cộng đồng, PFES

và REDD+;

- Hàng trăm công ty chế biến gỗ quy mô nhỏ (hộ gia đình) có giấy phép hoạt động hợp pháp

được cấp bởi chính quyền cấp huyện được coi là mối đe doạ đối với rừng tự nhiên vì nguy cơ

tiềm tàng của họ trong việc thúc đẩy nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp do người dân

địa phương thực hiện.;

- Nhóm nghiên cứu nhận thấy không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các t chức đoàn thể địa

phương đã có những đóng góp thực sự vào việc quản lý và bảo vệ rừng tốt ở cấp cơ sở, mặc dù

các t chức này khẳng định đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao nhận thức và huy động

cộng đồng địa phương.

4.2 Các thể chế và vai trò của của thể chế

a) Uỷ b n nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Theo quy định của Luật về Rừng (2004), UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm quản lý tất cả các khu

rừng và các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh dưới sự giám sát của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân

(HĐND) tỉnh Lâm Đồng. UBND tỉnh phải bảo đảm rằng tất cả các m c tiêu về phát triển lâm nghiệp

của tỉnh sẽ được thực hiện và đạt được theo quy định trong các nghị quyết và cam kết chính trị. Các t

chức này có quyền hạn và trách nhiệm đối với việc xây dựng các chính sách và chiến lược quản lý, đầu

tư và phát triển rừng của tỉnh, các kế hoạch giao và sử d ng đất lâm nghiệp. Những nhiệm v khác bao

gồm thể chế hoá các chính sách và chương trình lâm nghiệp quốc gia do Bộ Nông nghiệp và PTNT và

các bộ ngành dọc khác ban hành, thiết lập cấu trúc thể chế của tỉnh cho hoạt động lâm nghiệp và bảo

đảm thực thi lâm luật.

Page 18: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

18

Nhằm thực thi Quyết định số 57/QD-TTg16

do Thủ tướng Chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã xây

dựng ế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh cho giai đoạn 2011-2020, đã được HĐND tỉnh phê

duyệt trong tháng 12 năm 2012. ế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng thừa nhận việc áp d ng các cơ chế

tài chính các-bon rừng như REDD+ trên địa bàn tỉnh. Sự phê chuẩn Chương trình Hành động REDD

Quốc gia bởi Quyết định số 799/QD-TTg (2012) cũng yêu cầu UBND tỉnh xây dựng một kế hoạch

hành động REDD+ cho Lâm Đồng tới năm 2020.

Trách nhiệm của UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về rừng và đất rừng được thực thi thông qua Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường, thông qua sự phối hợp với

UBND các huyện và các sở ban ngành của tỉnh như Sở Tài chính, quân đội và công an. UBND tỉnh có

thẩm quyền ra quyết định về ngân sách hoạt động hàng năm và các kế hoạch thay đ i sử d ng đất được

soạn thảo bởi các t chức quản lý rừng. Các quyết định thường được ký bởi Chủ tịch UBND tỉnh hoặc

Phó chủ tịch ph trách l nh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng trong năm 2009. Quỹ này

là một thể chế tài chính nhiều bên liên quan tham gia thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

kiểm soát nguồn thu hàng năm tới hàng trăm tỷ đồng. Quỹ đã được đề xuất như là một trong những lựa

chọn để quản lý và chuyển nguồn thu từ chi trả của REDD cho các chủ rừng, nhưng quyết định chưa

được thông qua.

Các chính sách và quyết định gần đây của UBND tỉnh đã đặt ra một số vấn đề, chẳng hạn như việc ưu

tiên giao rừng cho khu vực tư nhân thay vì các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, hoặc việc hỗ trợ

chuyển đ i đất rừng sang trồng cà phê, cao su và hoa xuất khẩu, việc khai thác mỏ và xây dựng thủy

điện. Những quyết định này làm cho tình trạng phá rừng và suy thoái rừng vẫn tồn tại dai dẳng trên địa

bàn tỉnh. Hơn nữa, những quyết định này sẽ kìm hãm các lỗ lực xoá đói - giảm nghèo do người dân địa

phương bị ngăn cấm tham gia và hưởng lợi từ ngành lâm nghiệp một cách bền vững, tạo ra các xung

đột về rừng và sử d ng đất giữa người dân, các công ty và các cơ quan chính quyền địa phương.

Người dân địa phương ở Đạ Cháy, Đạ Sar, Gung Ré và Bảo Thuận nói rằng họ đã không được thông

báo hoặc tham khảo ý kiến khi UBND tỉnh ra quyết định giao rừng ở các xã của họ cho các công ty.

Những quyết định này đã cản trở họ tiếp cận với những khu vực đã sử d ng từ lâu đời. Thực tế này đã

đặt ra một vấn đề quan trọng là người dân địa phương, hay thậm chí là các cán bộ chính quyền của

huyện và xã không tin tưởng vào quá trình ra quyết định của UBND tỉnh do tính chất không minh

16

Quyết định số 57/2012/QD-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

Page 19: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

19

bạch, không có sự tham gia và không có tính bao trùm, đặc biệt là sự thiếu chú trọng đến tiếng nói của

cộng đồng địa phương.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan như Chi c c iểm lâm,

Sở Tài chính và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, được coi là những cơ quan chủ chốt trong việc quản lý,

bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, gồm cả những sáng kiến REDD được thực hiện

trong thời gian gần đây và chính sách PFES. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị tư

vấn quan trọng cho UBND tỉnh. Những kế hoạch và đề xuất hàng năm về giao đất lâm nghiệp, cũng

như các hợp đồng giao khoán rừng, phải được soạn thảo hoặc đánh giá bởi Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn trước khi trình cho UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, trong mười năm qua, việc giao

đất - giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã không được ưu tiên. Do đó, sự phối hợp

giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường về giao đất lâm nghiệp

chưa được tối ưu. hông có cơ chế hợp tác chính thức c thể, thay vào đó chỉ dựa trên những quan hệ

cá nhân giữa các cán bộ.

Trong năm 2011, phòng Lâm nghiệp tỉnh phối hợp với Chi c c iểm lâm, đã được giao làm việc với

17 t chức lâm nghiệp nhà nước ở địa phương để soạn thảo QH Bảo vệ và Phát triển rừng cho giai

đoạn 2011- 2020. Ý kiến từ phỏng vấn sâu có phản ánh rằng quy hoạch này là do Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc xây dựng, mà không có sự tham vấn rộng rãi với các

phòng ban và các cơ quan cấp huyện, bao gồm cả Sở Tài nguyên - Môi trường. Những bài học từ một

phương pháp tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia và từ dưới lên để quản lý và phát triển rừng, đã được

thử nghiệm một cách hiệu quả bởi dự án FLITCH, có sự phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn ở Lâm Đồng, đã không được Sở xem xét áp d ng. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng

được coi là để đáp ứng yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thể chế hóa quyết định số 57/QD-

TTg của Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải là một công c chính sách thiết thực của tỉnh. Điều này

được giải thích bằng việc đề cập đến thực tế là tỉnh sẽ không thể tài trợ một cách thích đáng cho việc

thực thi và đạt được các kết quả của Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng.

Chi c c iểm lâm chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước và thực thi bảo vệ rừng, chống khai thác trái

phép và xâm lấn rừng và kiểm soát lâm sản có nguồn gốc từ rừng phòng hộ và đặc d ng. Bên cạnh tr

sở chính tại Đà Lạt, Chi c c iểm lâm quản lý 13 hạt kiểm lâm huyện chịu trách nhiệm quản lý và bảo

vệ rừng ở cấp huyện, trong đó có một chi nhánh thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Các kiểm lâm

viên đóng ở tỉnh, huyện và tất cả các xã (còn gọi là kiểm lâm viên địa bàn), cho phép họ tiếp cận và

Page 20: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

20

giám sát các hoạt động lâm nghiệp của các đơn vị quản lý rừng ở địa phương (cá nhân, hộ gia đình,

cộng đồng và các t chức).

Sự hợp tác giữa Chi c c iểm lâm, quân đội và công an đã được thiết lập ở cấp huyện thông qua việc

tuần tra chung về rừng để ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn đất rừng tại các điểm nóng

được xác định. Những điểm nóng thường nằm dưới sự quản lý của Ban quản lý rừng đặc d ng và

phòng hộ và các công ty lâm nghiệp, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh xa xôi, hẻo lánh giữa Lâm Đồng,

Ninh Thuận và hánh Hòa. Để khuyến khích sự phối hợp đó, quân đội và công an được ký hợp đồng

và được trả tiền để bảo vệ hàng ngàn ha rừng. Tuy nhiên, loại hợp đồng này đã đặt ra câu hỏi về tính

hợp pháp về mặt chính trị và tài chính của các mối quan hệ thể chế giữa kiểm lâm địa phương, quân

đội và công an. Những hợp đồng bảo vệ rừng như thế này không được công khai tiết lộ và được Chi

c c iểm lâm địa phương nhìn nhận một cách không chính thức như là một v việc nội bộ và áp d ng

tại địa phương để tạo ra thu nhập, hoặc chi trả cho các chi phí tuần tra. Nhưng không có bằng chứng

được cung cấp cho thấy rừng đã được bảo vệ tốt bởi các cơ quan công an và quân đội địa phương đến

mức độ nào.

Những thông tin qua phỏng vấn từ huyện, xã thể hiện nghi ngờ rằng đôi khi các Hạt kiểm lâm huyện

và các kiểm lâm viên địa phương đã tham gia vào việc khai thác, vận chuyển và thương mại gỗ trái

phép cùng với các công ty tư nhân ở địa phương, người buôn bán gỗ và thậm chí với một số lãnh đạo

của địa phương. Trong khi đó, một kiểm lâm viên địa phương phát biểu không chính thức rằng họ

thường không có sức mạnh và quyền lực để thực thi pháp luật một cách đúng đắn và hiệu quả. Ví d ,

họ phải thả gỗ bị tịch thu và giải phóng những người khai thác gỗ trái phép bị bắt sau khi nhận được

các cuộc gọi điện không chính thức từ lãnh đạo tỉnh và huyện. Hơn nữa, các kiểm lâm viên ít có quyền

để tiến hành truy tố những người buôn bán và khai thác gỗ bất hợp phápvì đó là vai trò của các cơ quan

công an. Với nhiều bên liên quan và các cơ quan liên quan đến các nhiệm v bảo vệ rừng, các Hạt

kiểm lâm cố gắng thoái thác trách nhiệm bằng cách đ lỗi phá rừng và suy thoái rừng cho các chủ

rừng, đặc biệt là người dân địa phương.

Chi c c Lâm nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch và giao

đất lâm nghiệp, trồng rừng và kỹ thuật lâm sinh, tập trung vào rừng xản xuất và làm giàu rừng phòng

hộ. Họ thường làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường, Ủy ban các huyện, các công ty lâm nghiệp

nhà nước và các ban quản lý khu bảo tồn. Với t ng cộng chỉ có 14 cán bộ, Chi c c Lâm nghiệp gặp

khó khăn lớn để thực hiện tốt nhiệm v . hông giống như Chi c c iểm lâm, Chi c c Lâm nghiệp

không có các chi nhánh ở cấp huyện và cấp xã. Họ thường phải thực hiện nhiệm v của mình qua các

Hạt kiểm lâm, những người có nhiều chuyên môn bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hơn là trồng cây và

Page 21: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

21

trồng rừng mới. Theo một nhân viên của Chi c c Lâm nghiệp, tỉnh không muốn giao giấy chứng nhận

quyền sử d ng đất ("s đỏ") cho các hộ gia đình và các cộng đồng thôn bản do họ sợ rừng sẽ bị xóa

giống như ở tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, thông qua các chương trình 661 và 30A, từ năm 2000 Lâm Đồng đã

tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình ký hợp đồng để bảo vệ rừng, ước tính khoảng 18.000 hộ gia đình

đã ký hợp đồng. Tránh việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình có thể trở thành một thách thức sau

này khi chủ sở hữu rừng, quyền các-bon và hệ thống chia sẻ lợi ích phải được xác định để chuẩn bị cho

thương mại carbon quốc tế.

Những ý kiến phỏng vấn từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi c c iểm lâm và Chi c c

Lâm nghiệp đã thấy họ xem REDD+ như là một cơ hội tạo ra nguồn tài chính b sung trong tương lai

cho việc bảo vệ rừng ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ những quan ngại của họ liên quan đến sự

chắc chắn và tính khả thi của hoạt động và sự chi trả của REDD+, khi mà các hướng dẫn và khung

pháp lý quốc gia vẫn chưa có. Họ băn khoăn là tỉnh sẽ mất đi thẩm quyền quản lý và sử d ng rừng một

khi rừng nằm trong các hợp đồng thương mại carbon dài hạn với các nhà đầu tư nước ngoài bị ràng

buộc bởi các quy định quốc tế. Rõ ràng là các bên liên quan ở địa phương chưa được thông tin đẩy đủ

về REDD+, điều đó có thể ảnh hưởng đến thái độ và sự quan tâm của họ đến REDD+.

Qua kinh nghiệm thí điểm các hoạt động của UN-REDD tại Lâm Đồng đã làm rấy lên tranh luận cơ

quan nào ở địa phương sẽ được chọn làm đầu mối cho REDD+. Phòng ế hoạch của Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn cuối cùng đã được giao làm đầu mối năm 2009, và Chi c c Lâm nghiệp đành

phải nhường chỗ và đứng ngoài. Sự đồng thuận là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự

quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, sẽ hoạt động như là một t chức đầu mối cho REDD+ trên địa bàn

tỉnh, với Chi c c iểm lâm và Chi c c Lâm nghiệp là các cơ quan thực thi. Chi c c iểm lâm sẽ ph

trách hai m c tiêu đầu tiên của REDD+ (giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng), và Chi c c Lâm

nghiệp ph trách ba nhiệm v mở rộng (quản lý rừng bền vững, lưu trữ và tăng cường carbon).

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, được thiết lập bởi UBND tỉnh và được quản lý trực tiếp của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, là một quỹ có trách nhiệm huy động các nguồn lực tài chính để bảo vệ

và quản lý rừng. Hiện nay, phần lớn các khoản thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở Lâm Đồng đến

từ các công ty cung cấp nước và thủy điện thông qua các quy định của PFES. Phối hợp chặt chẽ với

các công ty lâm nghiệp nhà nước, các Hạt kiểm lâm và các cơ quan chính quyền xã, Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng chuyển giao trực tiếp tiền mặt cho các chủ rừng trên cơ sở hàng quý. Những người

nhận chủ yếu là hộ gia đình, những người đã ký hợp đồng với các công ty lâm nghiệp nhà nướcđể bảo

vệ rừng. Cán bộ địa phương tự hào rằng Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu về PFES ở Việt Nam, và tin rằng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng có thể được sử d ng để quản lý và chia sẻ các khoản chi trả của

Page 22: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

22

REDD+ trong tương lai cho các chủ rừng ở địa phương. Tuy nhiên, một số t chức lâm nghiệp nhà

nước, chẳng hạn như Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, các công ty lâm nghiệp và Ban Quản lý rừng

phòng hộ, muốn UBND tỉnh xem xét đến quyền ra quyết định chi trả. Họ lập luận rằng các t chức này

phải đóng một vai trò mạnh mẽ hơn như là những nhà cung cấp và quản lý dịch v . Mặc dù các t chức

lâm nghiệp nhà nước quản lý hầu hết các khu rừng tự nhiên ở Lâm Đồng, nhưng không có t chức nào

trong số họ ph c v trong Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng17

.

c) Sở Tài nguyên - Môi trường

Tương tự như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường được coi là một

cơ quan tư vấn cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường của tỉnh.

Trong l nh vực lâm nghiệp, Sở Tài nguyên - Môi trường là đơn vị thực thi quan trọng, chịu trách nhiệm

trong các quá trình ra quyết định liên quan đến quy hoạch sử d ng đất của tỉnh, giao đất lâm nghiệp

cho các công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia và các công ty tư nhân thông

qua việc cho thuê rừng. Sở Tài nguyên - Môi trường không trực tiếp tham gia trong việc giao đất lâm

nghiệp cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, bởi vì điều này chủ yếu được thực hiện bởi

UBND các huyện. Theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm quản lý

nhà nước về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên khác, gồm nước, đất và khoáng sản. Bảo vệ đa

dạng sinh học cũng thuộc trách nhiệm của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên và

Ban Quản lý rừng phòng hộ, mặc dù các t chức lâm nghiệp nhà nước được quản lý bởi Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo Luật Đa dạng sinh học (2008), Sở Tài nguyên - Môi trường phải

được cập nhật bởi các cơ quan bảo tồn địa phương hàng năm về tình trạng đa dạng sinh học trên địa

bàn tỉnh. Ngoài ra, như là một t chức quan trọng có trách nhiệm quản lý, sàng lọc và bảo vệ chất

lượng về đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường ở một vị trí giúp làm giảm thiểu

và kiểm soát các tác động của mất rừng và suy thoái rừng từ việc xây dựng thủy điện, khai thác mỏ,

xây dựng đường và trồng cây công nghiệp.

Có các cơ quan thực thi khác nhau trong Sở Tài nguyên - Môi trường để hỗ trợ các lãnh đạo thừa hành

trách nhiệm18. Ở cấp huyện, mỗi UBND huyện có một Phòng Tài nguyên và Môi trường, chuyên hoạt

động dưới sự giám sát của Sở Tài nguyên - Môi trường.

Sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng

được cho là kém hiệu quả vì thiếu quy định hướng dẫn địa phương ban hành. Sự kém hiệu quả được

17 Các thành viên bao gồm DARD (chủ tịch), D F, D NRE, DPI, D IT, D ST, Chi c c thuế và kho bạc tỉnh.

18 Phòng bảo vệ môi trường, Phòng quản lý sử d ng đất, Trung tâm thông tin về đăng ký sử d ng đất và Trung tâm giám sát

môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Page 23: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

23

dẫn chứng bởi một thực tế là số liệu thống kê địa phương về đất lâm nghiệp nắm giữ bởi Sở Tài

nguyên - Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường khác nhau, do đó làm tăng

những ý kiến khác nhau trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chưa có

bằng chứng là điều này đã được cải thiện từ khi một hướng dẫn mới về sự phối hợp giữa Sở Tài

nguyên - Môi trường và Chi c c iểm lâm trong việc giao đất lâm nghiệp, đã được ban hành chung

giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên - Môi trường vào đầu năm 201119

.

Sở Tài nguyên - Môi trường là thành viên của Ban chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và cũng

của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong tháng 12 năm 2012, Sở Tài

nguyên - Môi trường đã hoàn thành dự thảo ế hoạch hành động cấp tỉnh về ứng phó với biến đ i khí

hậu, trong đó có bao gồm những nội dung ban đầu của REDD+.

d) Các tổ chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân

Hơn 85% đất lâm nghiệp của Lâm Đồng được quản lý bởi các t chức lâm nghiệp nhà nước, bao gồm

các Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Cát Tiên (thuộc khu vực Cát Lộc), 15 Ban Quản lý rừng phòng

hộ và 8 công ty lâm nghiệp một thành viên. Điều này không bao gồm một số khu vực rừng khác, chẳng

hạn như rừng sản xuất được quản lý bởi UBND huyện và UBND xã. Hầu hết rừng được giao cho các

t chức lâm nghiệp nhà nước được phân loại là tự nhiên và giàu, chứa ước tính khoảng 80%20

trữ

lượng gỗ và tre trúc. Điều này nêu bật giá trị kinh tế tiềm năng đáng kể ở rừng của địa phương và có

thể giúp giải thích tại sao Lâm Đồng hạn chế giao đất rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng địa

phương.

Các t chức lâm nghiệp nhà nước dưới sự giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải

nộp các kế hoạch hành động hàng năm cho Sở. Tuy nhiên, UBND tỉnh là đơn vị quản lý thực tế các

vườn quốc gia và các công ty lâm nghiệp và UBND huyện là ng đơn vị quản lý Ban Quản lý rừng

phòng hộ. Điều này có ngh a là quyền ra quyết định về quản lý rừng còn hạn chế, do bất kỳ thay đ i

nào cần phải được đánh giá bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được phê duyệt bởi UBND

tỉnh.

Như đã được nêu trong các văn bản pháp luật, Ban Quản lý rừng phòng hộ và các vườn quốc gia không

được coi là các chủ rừng, mặc dù UBND tỉnh được cấp quyết định sử d ng đất hợp pháp từ ngày thành

lập. Quyền sở hữu rừng phòng hộ và đặc d ng vẫn thuộc UBND tỉnh và hàng năm họ cung cấp ngân

sách nhà nước cho Ban Quản lý rừng phòng hộ và các vường quốc gia để thực hiện các hoạt động bảo

19 Thông tư số 07/2011/TTLN-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 1 năm 2011 ban hành chung bởi MARD và M NRE về

việc hướng dẫn giao và cho thuê rừng và cùng với giao và cho thuê đất lâm nghiệp. 20 PFMB có trữ lượng lớn nhất với 42,3 %, tiếp theo là các công ty lâm nghiệp với 21,3 % và NP với 16,4%.

Page 24: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

24

vệ, quản lý và phát triển rừng theo kế hoạch. Như vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ và vườn quốc gia

không phải là những chủ nhân thực sự đối với tài sản liên quan đến rừng trong các khu vực mà họ

được giao quản lý. Điều này khiến cho họ trở nên miễn cưỡng và do vậy ảnh hưởng đến thẩm quyền

đối với việc thực thi luật pháp và áp d ng các giải pháp thay thế để tăng cường hiệu quả trong quản lý

và bảo vệ rừng. Trên một khía cạnh khác, bằng cách công nhận mình là nhà cung cấp và quản lý chính

các dịch v hệ sinh thái rừng, cả Ban Quản lý rừng phòng hộ và vườn quốc gia đòi hỏi một vai trò

mạnh mẽ hơn và tăng thêm quyền ra quyết định để quản lý và chia sẻ nguồn thu PFES ở Lâm Đồng.

Hiện giờ doanh thu của PFES được quản lý trực tiếp bởi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.

Tương tự như vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Ban Quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp

không có nhiều quyền đối với các khu rừng và đất lâm nghiệp mà họ được giao quản lý, mặc dù đã

được cấp quyền sử d ng đất. Tất cả các quyết định giao rừng hoặc đất lâm nghiệp cho các công ty tư

nhân trồng cao su đã được thực hiện bởi UBND tỉnh. Sau khi rừng tự nhiên tạm thời bị đóng cửa dừng

khai thác, hầu hết các công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng tập trung vào rừng trồng. Họ thường tập trung

vào chế biến đơn giản và quy mô nhỏ. Tương tự như các vườn quốc gia và Ban Quản lý rừng phòng

hộ, các công ty lâm nghiệp này cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ UBND tỉnh để quản lý rừng tự

nhiên, ví d là việc ký kết các hợp đồng cho các hộ gia đình địa phương để bảo vệ rừng. t quyền ra

quyết định về quản lý rừng và nguồn tài chính hạn h p đã và đang ảnh hưởng đến năng lực bảo vệ rừng

của họ. Họ phải lãnh các xung đột với người dân địa phương trong nỗ lực để ngăn chặn khai thác gỗ

bất hợp pháp và xâm lấn rừng.

Được sự hỗ trợ bởi các chính sách của tỉnh để thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong quản lý và phát

triển rừng, UBND tỉnh đã tiếp cận các công ty tư nhân bằng những đề nghị cho thuê rừng, khuyến

khích họ đầu tư vào các hoạt động để chuyển đ i rừng nghèo sang trồng cà phê và cao su hoặc các dịch

v du lịch. Nhiều người cung cấp thông tin từ các công ty lâm nghiệp mất rừng cảm nhận là họ đã bị

phớt lờ bởi UBND tỉnh hoặc bị áp lực bởi các công ty tư nhân ở Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh hoặc Hà

Nội. Tại thời điểm này, các công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng đang chờ đợi một cuộc cải cách quốc gia

để tái cấu trúc các công ty lâm nghiệp, mà họ hy vọng việc cấp phép khai thác sẽ được tiếp t c.

Trong thập kỷ qua, các công ty tư nhân đã trở thành động lực chính của những thay đ i đáng kể về

rừng. Dựa vào các chính sách quốc gia về cho thuê rừng và các ưu đãi của tỉnh để đầu tư tư nhân vào

l nh vực lâm nghiệp, hơn 15% đất lâm nghiệp tỉnh đã giao cho các công ty tư nhân.

Nhiều người cung cấp thông tin từ các cơ quan cấp tỉnh và huyện khẳng định rằng các công ty tư nhân

đang đầu tư vào các công trình xây dựng thủy điện nhỏ, các đồn điền cao su và các dịch v khác ở Lâm

Đồng, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lãnh đạo tỉnh và UBND tỉnh. ết quả là, các quyết định liên quan

Page 25: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

25

đến giao đất giao rừng, cho thuê và chuyển đ i rừng đã xuất phát từ lợi ích của họ. Các cơ quan chính

quyền của huyện, xã và cộng đồng địa phương đã không được tính đến nhiều.

Theo những thông tin thu nhận được từ hai xã Đạ Cháy and Đạ Sar, sự thiếu minh bạch và ít được

tham gia trong việc ra quyết định đã đặt ra nhiều quan ngại trong các cơ quan chính quyền địa phương.

Điều này đã gây ra những va chạm giữa những công ty tư nhân và người dân địa phương do thiếu đất

canh tác, tiếp cận rừng, đền bù và việc làm. Mặt khác, khoảng 100 hợp đồng cho thuê rừng với các

công ty tư nhân gần đây đã bị UBND tỉnh đình chỉ do họ không tuân thủ đúng các thỏa thuận đầu tư.

e) Công n, quân và các cơ qu n th c thi pháp luật khác củ tỉnh

Chính phủ đã ban hành Thông tư21

hướng dẫn thiết lập sự phối hợp liên ngành giữa kiểm lâm, công an

và các lực lượng quân đội về bảo vệ, phòng chống cháy rừng và các hoạt động bất hợp pháp, đã được

ban hành. Điều đó cho thấy và không giống như các tỉnh khác ở Việt Nam, Lâm Đồng đã không soạn

thảo bất kỳ công c pháp lý nào để thể chế hóa thông tư đối với việc tuân thủ lâu dài.

Thay vào đó, UBND tỉnh thường ban hành và đưa ra các thông báo khẩn22

và hướng dẫn23

yêu cầu các

cơ quan liên quan24

đáp ứng ngay lập tức việc ngăn chặn cháy rừng trong mùa hè, khai thác gỗ bất hợp

pháp và xâm lấn rừng tại các điểm nóng. Ở huyện Di Linh sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi c c iểm

lâm huyện, các công ty lâm nghiệp, công an và quân đội địa phương đã được thiết lập thông qua một

lực lượng làm nhiệm v chung, hướng trọng tâm chủ yếu vào việc giữ cho người dân địa phương khỏi

việc mở rộng trồng cây cà phê trên các khu đất mới.

Ở huyện Lạc Dương, sự phối hợp giữa các chủ rừng, chẳng hạn như Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim và công an và quân đội, đang vật lộn để ngăn chặn khai thác gỗ

bất hợp pháp trong khu vực đường biên giáp với hánh Hòa hoặc Ninh Thuận. Tuy nhiên, Nhóm

nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng nào về tính hiệu quả của lực lượng làm nhiệm v chung này.

Nói cách khác, sự đóng góp vào việc bảo vệ rừng có vấn đề vì khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn

rừng vẫn tiếp diễn. Chi c c iểm lâm các huyện đ lỗi cho nguồn lực và ngân sách hạn h p cho công

việc của họ. Nguyên nhân tương tự cũng được đưa ra để giải thích việc giao hàng nghìn ha rừng đang

tạo ra thu nhập v.v., ở huyện Di Linh cho công an và quân đội của huyện. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn tuyên bố rằng việc phân b này là hoàn toàn cho m c đích an ninh. Rất nhiều

21 Số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-NQP ngày 13 tháng 12 năm 2002

22 Ví d , một thông báo khẩn số 777/CD-UBND được ban hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, ngày 21

tháng 2 năm 2013 về việc yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng chống và ngăn chặn cháy rừng ở tỉnh Lâm Đồng. 23 Ví d , một hướng dẫn số 01/CT-UBND ngày 8 tháng 1 năm 2013 ký bởi Chỉ tịch Ủy ban dân dân tỉnh Lâm Đồng về việc

tăng cường phòng chống cháy rừng mùa khô 2012-2013. 24 Chẳng hạn như DARD, FPD, Các ban quản lý rừng nhà nước, DPC hoặc Công an và Quân đội của tỉnh.

Page 26: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

26

người cung cấp thông tin cảm nhận lực lượng làm nhiệm v chung chú trọng đến việc chống lại người

dân địa phương hơn là những người khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp và các vi phạm của các

xưởng chế biến gỗ. Điều này đã được chứng minh bởi thực tế là chỉ có một số ít các v vi phạm về

rừng đã bị truy tố ở Lâm Đồng trong thập kỷ qua thậm chí có hàng nghìn tội phạm rừng, tấn công vào

lực lượng kiểm lâm địa phương, đã chính thức được ghi nhận hàng năm.

f) Các phòng b n khác, b o gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở công nghiệp và thương mại,

Sở Kho h c công nghệ, Sở L o động thương binh và xã hội và Sở Văn hoá và Du lịch

Sở ế hoạch và Đầu tư có tiềm năng tác động đáng kể đến các khu rừng còn lại ở Lâm Đồng. Sở này

có trách nhiệm xây dựng ế hoạch phát triển kinh tế xã hội ( HPT T-XH) và đánh giá các kế hoạch

phát triển ngành nông lâm nghiệp, bao gồm các kế hoạch sử d ng đất, để bảo đảm rằng các kế hoạch

này luôn được lồng ghép vào KHPT KT-XH. Sở ế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh về các

m c tiêu liên quan đến phát triển kinh tế, đôi khi xung đột với bảo tồn rừng. Đầu tư xây dựng thủy

điện, khai thác mỏ và trồng cao su gia tăng trong những năm gần đây đã góp phần làm mất hàng ngàn

ha rừng tự nhiên.Theo đó, bảo tồn rừng đã thực sự suy yếuở Lâm Đồng. Và, thêm nhiều khu rừng nữa

cần phải hi sinh để đáp ứng m c tiêu 150.000 ha diện tích trồng cao su vào năm 2020. Sở ế hoạch và

Đầu tư cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những đơn vị thực thi tư

nhân ở Lâm Đồng trước khi UBND tỉnh phê chuẩn..

Sở Tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định phân b ngân sách của UBND tỉnh cho các hoạt

động bảo vệ và phát triển rừng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thường cắt

bỏ phần lớn ra khỏi các đề xuất tài chính của họ. Một số người cung cấp thông tin cũng tự hỏi rằng tại

sao Sở Tài chính lại cắt giảm ngân sách địa phương cho quản lý rừng đặc d ng và phòng hộ khi mà các

khoản thu từ REDD đã được tạo ra từ các khu vực này.

Sự xung đột lợi ích của các ngành khác thuộc sự điều hành của Sở Công - thương (c thể là thủy điện,

khai thác mỏ, chế biến gỗ, cà phê xuất khẩu, hoa), Sở lao động thương binh và xã hội (D LISA) (về

đòi hỏi có thêm đất lâm nghiệp cho người nghèo và đồng bào dân tộc) hoặc Sở văn hóa thể thao và du

lịch (DOCST) (huy động đầu tư tư nhân cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch) cũng gây ảnh hưởng đến

bảo vệ rừng ở Lâm Đồng. Mặc dù các tham vấn giữa các sở ban ngành khác nhau đã diễn ra nhưng vẫn

không có cơ chế để đàm phán. Vì vậy, các quyết định sau cùng thường lại chuyển về UBND tỉnh.

g) Truyền thông quốc gi và cấp tỉnh (báo chí, các cơ qu n truyền h nh, b o gồm cả truyền thông xã

hội)

Page 27: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

27

Báo chí, đài phát thanh và truyền hình ở Lâm Đồng không được khuyến khích truyền tải các tin tức

“không tốt” một cách thường xuyên về nạn phá rừng và suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh vì "ngh a v

chính trị". Các báo cáo và tin tức được công bố luôn được giám sát một cách chặt chẽ bởi Ban Tuyên

giáo Tỉnh uỷ và bộ phận giáo d c để tránh chỉ trích công khai. Phương tiện truyền thông phát thanh và

truyền hình bằng tiếng dân tộc ở Lâm Đồng có thể giúp ph biến thông tin về các chính sách và luật

lâm nghiệp cho người dân địa phương và như vậy có thể nâng cao nhận thức của họ.

Tuy nhiên, các v vi phạm lâm luật tại Lâm Đồng thường được đăng tải trên nhiều tờ báo quốc gia như

Lao Động, Tiền Phong, Tu i Trẻ, Thanh Niên và nhiều tờ báo điện tử và các trang mạng. hai thác,

buôn bán gỗ bất hợp pháp, thực thi pháp luật kém và các xung đột về đất rừng thường được che đậy rất

nhiều. Các nhà báo thường gây áp lực lên các cơ quan chính quyền địa phương về trách nhiệm và kết

quả thực hiện bảo vệ rừng. Sự quan tâm của các phương tiện truyền thông gần đây đã dẫn đến kết quả

là UBND tỉnh, Văn phòng Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ quan chịu trách

nhiệm có hành động thích hợp để xử lý các v vi phạm được phát hiện trên địa bàn tỉnh.

h) Các hãng tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức song phương và đ phương, gồm có

trường Đại h c Đà Lạt và các tổ chức Phi chính phủ quốc tế.

Các đại diện của Trường Đại học Đà Lạt25, thường được mời với tư cách là thành viên của các hội

đồng khoa học được điều phối bởi Sở hoa học và Công nghệ, hoặc tham dự vào các cuộc tham vấn

khoa học. Sự tham gia dựa trên các thỏa thuận hành chính, hoặc các hợp đồng dịch v , theo đó họ đồng

ý chia sẻ kiến thức và cung cấp tư vấn về các đánh giá tác động môi trường, quy hoạch sử d ng đất,

nhận thức cộng đồng, quy hoạch phát triển cơ sở, PFES, FPIC / REDD+, đào tạo và xây dựng năng lực

cho các đối tượng ở địa phương.

Khi được công nhận như là những t chức quan trọng, đặc biệt là về mặt cung cấp thông tin khoa học

và đào tạo sinh viên, Trường Đại học Đà Lạt thừa nhận là quyền ra quyết định cuối cùng nằm trong tay

các cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân. Vị trí vai trò của trường

đại học trong cơ cấu t chức của tỉnh, đặc biệt là về tài nguyên thiên nhiên và lâm nghiệp, chịu sự ảnh

hưởng nhiều bởi cá nhân các chuyên gia của trường, hơn là do bản thân trường. Vai trò và sự tham gia

của trường trong việc xây dựng chính sách của tỉnh khá h p chế. Thế mạnh của các trường đại học là

đào tạo, nâng cao nhận thức và nghiên cứu cơ bản mà họ trường có thể tiến hành trong l nh vực quản

lý và phát triển rừng. Tuy nhiên, việc tiếp t c đánh giá khả năng nghiên cứu liên ngành, sự có mặt và

sự chuẩn bị sẵn sàng của các chuyên gia có thể là rất cần thiết.

25 Đặc biệt đến từ hoa hoa học môi trường, Nông lâm, Luật, và Công tác xã hội học và xã hội.

Page 28: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

28

Các cơ quan phát triển quốc tế, các hãng tư vấn quốc tế, các t chức phi chính phủ quốc tế và các t

chức phi chính phủ Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng đến việc ra quyết định thông qua các dự án ODA

và các đối tác với tỉnh. Ví d , Lâm Đồng đã được Chính phủ lựa chọn làm thí điểm về PFES năm

200826. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan quốc tế Winrock và Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua

một dự án kéo dài 3 năm được tài trợ bởi USAID, chính sách PFES quốc gia cuối cùng đã được thông

qua. Lâm Đồng đã trở thành tỉnh đi đầu trong việc thể chế hóa và thực thi PFES và cũng đã dẫn đầu

việc thành lập và vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng27

.

Các cơ quan như vậy có thể hướng dẫn chính quyền địa phương và các bên liên quan khác cùng tham

gia với nhau để trình diễn những cách làm mới và thúc đẩy các chính sách mới như PFES, REDD+

(FPIC, BDS), đồng quản lý rừng, lâm nghiệp cộng đồng/giao rừng cho hộ gia đình hay sự tham gia của

các cấp cơ sở, v.v. Sự hướng dẫn của các cơ quan quốc tế có thể bị hạn chế do các rào cản về chính

sách và quản lý, như đã được t chức Hướng tới Minh bạch phản ánh, ví d như khi các cơ quan chính

quyền địa phương áp đặt các rào cản đối với các chuyên gia nước ngoài làm việc về các vấn đề quản lý

liên quan đến quyền của người dân bản địa, t chức cộng đồng, giám sát/dân chủ cơ sở, minh bạch,

v.v.

Các công ty tư vấn cũng được xác định là những đối tượng quan trọng trong việc ra quyết định và

hướng dẫn các bên liên quan ở Lâm Đồng. Quản lý dự án FLITCH đã đề cập đến việc đánh giá cao

Trung tâm tư vấn Nông - Lâm nghiệp ở Lâm Đồng trong việc giúp dự án hướng dẫn Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường cùng lập kế hoạch sử d ng đất rừng và giao đất

lâm nghiệp có sự tham gia trong khu vực dự án của mình. Công ty tư vấn đã giúp đảm nhận công việc

nhanh hơn bình thường. Từ một góc độ khác, tương tự như các tỉnh khác, việc quy hoạch cấp tỉnh để

phát triển thủy điện và khai thác mỏ đã bị tác động mạnh bởi các công ty tư vấn bên ngoài. ết quả là,

tài nguyên rừng ở Lâm Đồng đã bị tác động một cách rất đáng kể một khi các kế hoạch được phê duyệt

để thực hiện. Bảo tồn rừng và bảo vệ môi trường đã được coi là ít quan trọng trong các kế hoạch này.

Ngoài ra, một số người cung cấp thông tin từ huyện Lạc Dương cũng chỉ ra rằng một số công ty tư vấn

ở Lâm Đồng đã sử d ng những mối quan hệ công việc của cá nhân họ (với các cơ quan chính quyền

địa phương) để tạo điều kiện và giúp các công ty tư nhân nhanh chóng "chiếm l nh" rừng và đất rừng

cho các m c đích kinh doanh theo quy định về các chính sách cho thuê rừng.

i) Các tổ chức quần chúng củ tỉnh, b o gồm ội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn th nh niên và ội nông dân

26 Quyết định 380/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2008 về việc thí điểm chính sách PFES

27 Quyết định số 333/QD-UBND được ban hành bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ngày 17 tháng 2 năm 2009 về việc

thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng và các quy định về t chức và hoạt động.

Page 29: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

29

Năm 2008, Ban thường v Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành chỉ thị28

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành một quyết định trong năm

2009 về các quy tắc phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm và các sở ban ngành, cơ quan và các t chức

đoàn thể chính trị-xã hội. Theo quyết định này, các t chức lâm nghiệp nhà nước, quân đội và các t

chức đoàn thể phải là đối tác của Chi c c iểm lâm các địa phương trong việc thúc đẩy nhận thức của

cộng đồng, tiến hành tuần tra rừng, ngăn chặn khai thác trái phép, phòng chống cháy rừng, giao đất

lâm nghiệp, hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và trồng rừng.

Một báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn29

cho thấy rằng theo tinh thần của các chỉ thị

và quyết định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã t chức 4.756 cuộc họp tuyên truyền nhằm

nâng cao nhận thức cho gần 107.000 người, cung cấp hơn 118.000 tờ rơi, ký gần 25.500 hợp đồng bảo

vệ rừng và khuyến khích 329 thôn bản xây dựng quy ước bảo vệ rừng của chính mình.

Các t chức đoàn thể thường đề cập đến việc “nâng cao nhận thức” này (giống như ph biến thông tin

một chiều, tuyên truyền) và “vận động người dân” bảo vệ rừng và ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp

pháp. Mỗi t chức có một mạng lưới rộng và được t chức tốt từ tỉnh đến thôn bản, do đó các t chức

này có thể dễ dàng tiếp cận người dân ở các thôn bản. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không tìm thấy

bằng chứng nào rõ ràng về sự hợp tác với các Hạt kiểm lâm sau khi quyết định đã có hiệu lực. Những

người cung cấp thông tin đã nói rằng sự phối hợp không được thực hiện tốt bởi vì không có nguồn tài

chính để huy động các chiến dịch, có ngh a là các thông điệp cần được lồng ghép vào các cuộc họp

thường xuyên. Sự quan sát từ các cuộc họp với các cán bộ xã đã cho thấy những t chức này đã không

được đào tạo, thúc đẩy hoặc chuẩn bị để nhận thức được sự hợp tác này.

j) Các cơ qu n chính quyền huyện, b o gồm UBND huyện, ạt Kiểm lâm các huyện và các đơn vị

khác

Thẩm quyền chính thức đối với việc quản lý và bảo vệ rừng ở cấp huyện thuộc về UBND huyện. Mặc

dù vậy, quyền ra quyết định của UBND huyện trong việc quy hoạch sử d ng đất lâm nghiệp và tô

nhượng rừng rất yếu do các ủy ban này phải tuân thủ và thực hiện các quyết định của UBND tỉnh. Điều

này giải thích lý do tại sao các công ty tư nhân thường phớt lờ UBND huyện khi họ vận động cho các

thỏa thuận thuê rừng hoặc các dự án thủy điện trên địa bàn huyện. Trách nhiệm của UBND huyện chủ

yếu là giám sát việc các bên liên quan tuân thủ các quyết định của UBND tỉnh. Quyền thực thi luật

pháp và xử lý các v vi phạm cũng bị giới hạn. Do đó UBND huyện thường hoạt động như là cơ quan

28 Số 41-CT/TU

29 Tin tức trên Báo điện tử tỉnh Lâm Đồng: http://baolamdong.vn/chinhtri/201108/So-ket-3-nam-tang-cuong-su-lanh-dao-

cua-dang-trong-quan-ly-bao-ve-phat-trien-rung-2067518/

Page 30: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

30

trung gian trong việc giải quyết các cuộc xung đột về tiếp cận rừng và đất rừng giữa người dân địa

phương và các công ty tư nhân

UBND huyện chịu trách nhiệm đảm bảo việc phòng chống cháy rừng, chống khai thác gỗ bất hợp pháp

và xâm hại rừng, quản lý lâm sản, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và quản lý rừng sản xuất chưa

được giao. UBND huyện giao phó các nhiệm v này cho các đơn vị kiểm lâm và lực lượng đặc nhiệm

bao gồm kiểm lâm địa bàn, công an, quân đội và các chủ rừng. UBND huyện không có quyền ra quyết

định giao đất cho t chức lâm nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân hoặc PFES cho người dân địa

phương. UBND huyện chỉ thực hiện các quyết định của lãnh đạo tỉnh. Nhóm nghiên cứu nhận thấy

rằng lãnh đạo hai huyện Di Linh và Lạc Dương không tham gia nhiều vào PFES và việc tái cơ cấu các

công ty lâm nghiệp nhà nước do chính quyền trung ương thực hiện. Các UBND huyện chịu rất nhiều

thách thức trong việc giải quyết sự thiếu h t đất canh tác, sinh kế cho những người dân sống dựa vào

rừng và xóa đói giảm nghèo khi chính quyền trung ương duy trì các quy trình hiện hành về quản lý

rừng và UBND tỉnh không ủng hộ việc giao đất lâm nghiệp tới các hộ gia đình ở địa phương.

k) Các cơ qu n chính quyền xã, b o gồm Ủy b n nhân dân xã và các cộng đồng thôn bản

Quyền lực trong việc ra quyết định của UBND xã về tài nguyên rừng không được xác định rõ ràng và

quyền lực này thường mâu thuẫn với quyền lực củacác Ban quản lý rừng. Trên thực tế, quyền ra quyết

định của UBND xã rất yếu. Trách nhiệm của UBND xã có liên quan hơn tới nâng cao nhận thức,

phòng chống cháy rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm hại rừng, hỗ trợ giao đất - giao rừng và huy

động sự tham gia của các chủ thể vào các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã. UBND xã thường thiết

lập một ban lâm nghiệp xã (CFB), một t chức với nhiều bên liên quan30, để thực hiện các nhiệm v

này. Mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh rằng t chức CFB được nhà nước cấp

kinh phí và chỉ có ở Lâm Đồng, nhóm nghiên cứu nhận thấy t chức này được sử d ng chủ yếu để trao

đ i thông tin định kỳ chứ không phải để ra quyết định. Với ý ngh a đó, ban lâm nghiệp xã không phải

là một cơ quan đồng quản lý rừng mà qua đó người dân địa phương được đại diện, được đối xử bình

đẳng và có khả năng đàm phán và cộng tác với các cơ quan chính quyền địa phương và Ban quản lý

các t chức lâm nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình đồng quản lý rừng không chính thức đang tồn tại ở cấp địa phương. Trên thực tế,

các nhóm người dân và các hộ gia đình ký các hợp đồng bảo vệ rừng hàng năm với Ban Quản lý rừng

phòng hộ, hoặc các công ty lâm nghiệp. Quy mô của mỗi nhóm ở Di Linh khoảng 15-25 hộ gia đình và

30 Bao gồm lãnh đạo xã, cảnh sát rừng, sỹ quan quân đội, trưởng thôn, các lực lượng địa bàn được giao bởi FPD huyện và

các đại diện của các t chức quản lý rừng.

Page 31: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

31

họ lập kế hoạch hoạt động tuần tra rừng với các nhân viên hiện trường của các chủ rừng. Mô hình này

đã được mở rộng tới nhiều xã của tỉnh được hưởng lợi từ PFES ở tỉnh Lâm Đồng.

4.3 Lập bản đồ các bên iên quan và ý ngh a của việc phân tích thể chế đối với và PG

ở Lâm Đồng.

Việc lập bản đồ các bên liên quan và phân tích được thể hiện trong Hình 4.3.1 và 4.3.2: Quyền ra quyết

định31 và lợi ích và ảnh hưởng

32 của các bên liên quan đến REDD .

4.3.1.Mối qu n hệ củ ảnh hưởng và quyền ra quyết định trong phân tích REDD+

Điều không ngạc nhiên là UBND tỉnh chính là cơ quan ra quyết định có quyền lực mạnh mẽ nhất đối

với REDD+ ở Lâm Đồng. UBND tỉnh có quyền quyết định liệu REDD+ có được phát triển trên địa

bàn tỉnh hay không và quyết định quy hoạch sử d ng đất. UBND tỉnh cũng đưa ra quyết định về chính

sách, cơ chế tài chính, nguồn nhân lực và điều phối các t chức để thực thi REDD+.

Trong số các sở ban ngành của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tư vấn

cao nhất trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng thứ

hai so với UBND tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hoạt động như là t chức đầu mối

cho REDD+ trên địa bàn tỉnh, với Chi c c iểm lâm và Chi c c Lâm nghiệp là cơ quan thực thi, trong

đó có Chi c c iểm lâm ph trách hai m c tiêu đầu tiên của REDD+ (giảm mất rừng và suy thoái

rừng) và ba m c tiêu còn lại thì do Chi c c Lâm nghiệp đảm nhận (quản lý rừng bền vững, lưu trữ và

tăng cường lượng carbon).

huyến nghị của Sở Tài nguyên - Môi trường về chủ rừng và sử d ng đất lâm nghiệp sẽ ảnh hưởng

đến REDD . Sở ế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có một số ảnh hưởng như là các cơ quan tham

mưu chuyên môn cho UBND tỉnh. Sở cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc lập quy hoạch đất cho các

dự án thuỷ điện, xây dựng và sản xuất.

Mặc dù UBND các huyện và các phòng ban chức năng có quyền ra quyết định trong việc giao đất lâm

nghiệp cho người dân địa phương và các doanh nghiệp nhỏ, những quan sát từ Lạc Dương và Di Linh

khẳng định rằng chính sách hạn chế hoặc cấm giao rừng cho người dân tộc thiểu số cản trở các đơn vị

này đảm nhận công việc của mình. Tuy nhiên, các đơn vị này vẫn có trách nhiệm thực thi các hoạt

động REDD trong tương lai ở cấp huyện. Mặc dù công an và quân đội không trực tiếp và có rất ít

quyền lực trong việc tham gia vào thực thi các kế hoạch lâm nghiệp, các bộ phận này cung cấp sự hỗ

trợ bảo vệ rừng ở khu vực biên giới và khi cháy rừng xảy ra. Các t chức lâm nghiệp nhà nước sở hữu

31 Quyền ở đây là quyền và trách nhiệm của t chức và lãnh đạo theo quy định của pháp luật. Quyền bị giới ha n bởi các quy

định và luật pháp đối với các công chức của Đảng cộng sản và các quy định khác có liên quan. 32 Sự ảnh hưởng sẽ xảy ra theo chiều dọc. Được xác định là quan hệ có trật tự trong t chức.

Page 32: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

32

hầu hết rừng ở Lâm Đồng. Các t chức này là chủ thể chính trong thực thi PFES và chịu trách nhiệm

đối với việc bảo vệ và phát triển rừng và ký kết hợp đồng với người dân địa phương để bảo vệ rừng.

Theo cơ chế giao nhiệm v hiện hành, các t chức lâm nghiệp nhà nước chỉ thực hiện nhiệm v được

UBND tỉnh giao và dưới sự giám sát của các phòng ban chức năng khác, và điều này giải thích tại sao

các đơn vị này có ảnh hưởng và quyền ra quyết định yếu như vậy trong quá trình REDD .

Uỷ ban nhân dân xã, mặc dù chịu trách nhiệm trên địa bàn xã, nhưng lại có tiếng nói và tầm ảnh hưởng

yếu nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng nói chung. Tuy nhiên, các cán bộ lâm nghiệp xã, những

người trực tiếp ph trách bảo vệ và phát triển rừng, nắm những thông tin quan trọng về tình trạng rừng.

Các thể chế không chính thức như các t chức đoàn thể, t chức phi chính phủ và Trường Đại học Đà

Lạt không có quyền ra quyết định trong REDD+. Tuy nhiên, các t chức này có thể có ảnh hưởng đến

REDD+ ở mức độ nhất định. Nếu được giao nhiệm v c thể, chẳng hạn như là nghiên cứu và thí điểm

về các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể này sẽ trở thành những đơn vị ủng hộ bảo

vệ rừng và thực thi REDD+ hiệu quả. Các công ty tư nhân không có quyền ra quyết định, nhưng lại có

ảnh hưởng không chính thức rất mạnh mẽ đến người ra quyết định trong REDD+.

Một số công ty tư nhân, đặc biệt là trong l nh vực du lịch sinh thái, là những công ty kém hiệu quả nhất

ở Lâm Đồng, bởi vì các công ty này không đầu tư vào REDD+. Sau khi nhận được đất rừng, các công

ty này sử d ng càng nhanh càng tốt cho m c đích riêng của mình và tạo doanh thu cho mình. Thể chế

không chính thức cuối cùng, rất quan trọng đối với REDD+, là cộng đồng địa phương. Sinh kế của

cộng đồng địa phương là dựa vào rừng, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số. Trong xã Đạ Sar,

hầu hết các hộ gia đình có thể tham gia REDD+ với vai trò người lao động hợp đồng khoán để bảo vệ

rừng và rừng có thể được bảo vệ tốt hơn. Trong khi ở Bảo Thuận và Gung Ré chỉ một số ít hộ gia đình

(215 trong số 1.323 hộ gia đình) ký hợp đồng bảo vệ rừng. Do thu nhập từ cà phê thấp, có nguy cơ là

người dân chuyển sang các hoạt động phá rừng, trừ khi thu nhập của họ từ bảo vệ rừng đủ lớn.

Page 33: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

33

Hình 4.3.1: Ảnh hưởng và quyền ra quyết định REDD 4.3.2 Mối quan hệ lợi íc h và quyền ra quyết định trong REDD+

Căn cứ vào mối quan hệ giữa lợi ích và quyền r quyết định, các đối tác tiềm năng REDD có thể chia

thành 4 loại. Xem hình 4.3.2. Đối tác chính trong quản lý lâm nghiệp/REDD ở cấp tỉnh là UBND

tỉnh, sau đó là Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở cấp huyện,

UBND huyện và hai phòng ban chức năng (Tài nguyên và Môi trường và Hạt kiểm lâm) trực tiếp giám

sát quá trình lâm nghiệp/REDD+ trên địa bàn huyện. T chức đoàn thể, t chức lâm nghiệp nhà nước

sẽ trực tiếp tham gia vào REDD+ tại địa phương. Việc thu hút các cơ quan này tham gia tích cực là rất

quan trọng.

Các nhóm cần được huy động để tham gia vào REDD+ gồm những người có lợi ích từ trung bình đến

thấp đối với REDD+ (cấp 0-2), bao gồm: Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở ế hoạch và Đầu tư, Sở Lao

động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Du lịch, Công an và Quân đội, các t chức Phi chính

phủ, Đại học Đà Lạt, Trung tâm Tư vấn và Đầu tư. Mặc dù ít quan tâm đến lâm nghiệp/REDD+, các

cơ quan này có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của REDD+.

Uỷ ban dân nhân xã cần phải được đào tạo và tăng cường, vì cơ quan này có quan tâm lớn đến REDD+

(cấp 3-4), nhưng ít quyền lực trong việc ra quyết định.

-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

3

4

5

Các cơ

quan báo

chí, truyền

thông Lâm

Đồng

Hạt kiểm lâm Công an và

huyện đội

Sở Tài chính, Sở Công

nghiệp,

Sở TN-MT

Sở NN&PTNT

Các công ty tư

nhân cà phê, cao

su, thuỷ điện, rau,

hoa...

UBND tỉnh

Sở KH-ĐT

Doanh nghiệp

tư vấn;

Trường Đại

học Đà Lạt Các tổ chức lâm

nghiệp nhà nước

Uỷ ban nhân

dân các huyện

Uỷ ban nhân dân các xã

Cộng đồng,

người dân

địa phương

Các tổ chức quần chúng - xã hội

Các tổ chức phi chính

phủ quốc tế và Việt

Nam

Ản

h h

ưở

ng

Quyền ra quyết định

Page 34: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

34

Cuối cùng, các nhóm cần được nâng cao nhận thức về REDD+ và bảo vệ rừng nhiều hơn nữa (cấp 0-1

về lợi ích) bao gồm các công ty tư nhân và đặc biệt là các cơ quan truyền thông cấp tỉnh và huyện. Cần

lưu ý rằng các thể chế như là các t chức lâm nghiệp nhà nước, các t chức đoàn thể và cộng đồng với

mức độ quan tâm về REDD+ xung quanh 1-3 cần được tăng cường năng lực để tham gia vào REDD+

và cũng cần được trao quyền thêm nhiều hơn trong việc thực thi REDD+.

Hình 4.3.2: Mối quan tâm - quyền ra quyết định của các bên liên quan REDD

5. Phân tích các vấn đề quản trị chính trong Lâm nghiệp ở Lâm Đồng

Chiều sâu của sự tham vấn và tính đại diện về bề rộng của phân tích thể chế và bối cảnh (ICA) có ý

ngh a đặc biệt quan trọng đối với việc xác định các mảng rộng của quản trị và những thách thức kèm

theo thường phát sinh trong một l nh vực c thể. Do đó phân tích này xem việc tiến hành ICA như là

bước khởi đầu cho cả quá trình làm đánh giá quản trị có sự tham gia rộng lớn hơn. Một mặt các phát

hiện từ ICA thông tin cho các thu xếp thể chế có thể cho Pha II của REDD tại tỉnh Lâm Đồng và, nếu

0 1 2 3 4 50

1

2

3

4

5

Các công ty tư

nhân

PPC DPI, DoF

Báo, đài và

truyền hình

DARD< DONRE

Uỷ ban nhân

dân các xã

Vận động/ủng hộ

Uỷ ban nhân dân các huyện

Các Tổ chức phi

chính phủ, Đại

học Đà Lạt

Nhận thức

Tham gia chặt chẽ

Các tổ chức cộng đồng

DoIT, D-Du lịch;

DOLISA

Hội đồng,

Đảng LD

Công an,

Quân đội

Cộng đồng địa phương

Các tổ chức lâm

nghiệp nhà nước

Các tổ chức xã

hội-quần chúng

Mối quan tâm

Qu

yền

ra

qu

yết

địn

h

MARD

Các tổ chức lâm nghiệp nhà nước Uỷ ban lưu vực sông

Đồng Nai

Page 35: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

35

phù hợp để có thể lặp lại, sẽ nhân rộng sang năm tỉnh thí điểm khác của UN-REDD Giai đoạn II. Mặt

khác những phát hiện này phác thảo một cơ sở rộng lớn để xây dựng các chỉ số đánh giá quản trị có sự

tham gia bằng cách đưa ra một tập hợp các vấn đề về quản trị. Phần này phân tích một số vấn đề c thể

ph biến trong ngành lâm nghiệp đã được đề cập trong nghiên cứu về ICA và xác định các l nh vực

quản trị mà những vấn đề này bị chi phối.

Có năm vấn đề khác nhau có thể được xác định thông qua ICA:

o Các cơ chế hiện hành về quản lý đất lâm nghiệp không đảm bảo cơ hội cải thiện hoặc duy trì

sinh kế và đời sống của cộng đồng địa phương

o Việc quản lý hoạt động các công ty tư nhân của chính quyền không theo đúng luật pháp, chính

sách và hợp đồng, đặc biệt là trong việc sử d ng đất rừng được cho thuê

o Việc thực thi pháp luật để ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp không mang lại nhiều hiệu quả

o Các cơ quan chính quyền xã và cộng đồng địa phương thực tế bị đẩy ra khỏi việc quản lý rừng

và sử d ng đất lâm nghiệp trong khu vực của họ.

o Sự phối hợp liên ngành và liên cơ quan trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp không hiệu quả

5.1 Các vấn đề quản trị được xác định sau khi tham vấn ở Lâm Đồng

Vấn đề 1: Các cơ chế hiện hành để quản lý đất lâm nghiệp không đảm bảo những cơ hội để cải thiện

hoặc duy tr inh kế và đời ống củ cộng đồng đị phương.

Tiếp cận đất đai là một vấn đề lớn của tất cả các bên liên quan trong tỉnh Lâm Đồng. Các dữ liệu sơ

cấp và thứ cấp cho thấy Lâm Đồng không giống với các tỉnh khác trong việc thực thi chính sách sử

d ng đất. Tỉnh hạn chế giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và ưu tiên các công ty tư nhân, một số

trong đó có tr sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, cho m c tiêu tăng trưởng kinh tế. Có những quan điểm

đối lập về việc giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và những đơn vị thực thi khác thì ai lẽ ra

là đơn vị được giao đất. Bảng dưới đây tóm tắt các vấn đề chính và các quan điểm đối lập.

Bảng 5.1

Vấn đề Quản điểm củ các cán bộ Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

Quan điểm củ những đơn vị th c thi không

phải là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn

Giao đất cho

hộ gia đình

Phản đối Hỗ trợ

Page 36: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

36

hoặc cộng

đồng

Bảo vệ rừng Người dân có trình độ học vấn thấp sẽ

không phối hợp với các cơ quan chính

quyền và sẽ không thể bảo vệ rừng

Người dân trong xã có thể bảo vệ rừng, nếu

có ranh giới rõ ràng và nếu họ được thông

tin đầy đủ về pháp luật và trách nhiệm bởi

chính quyền địa phương

Bán đất lâm

nghiệp

Các hộ gia đình sẽ bán đất lâm

nghiệp, nếu đất đã được giao cho họ

Các hộ gia đình sẽ không bán đất rừng, khi

đất đã được giao cho họ

Các m c tiêu

tăng trưởng

kinh tế

Các cơ chế hiện hành áp d ng cho

những người sử d ng rừng hiện tại có

thể đáp ứng m c tiêu tăng trưởng kinh

tế và vận hành tốt

Các cơ chế hiện tại đang tạo điều kiện nuôi

dưỡng sự bất bình đẳng và không công bằng

cho các cộng đồng và các hộ gia đình ở địa

phương

Cấu trúc quản

lý rừng

Cấu trúc hiện hành quản lý rừng của

các cơ quan chính quyền về đất lâm

nghiệp là tốt nhất

Cấu trúc hiện hành quản lý rừng của các cơ

quan chính quyền về đất lâm nghiệp (Bao

gồm Chương trình 661, PES, Lực lượng

kiểm lâm) không hiệu quả

Vì thiếu sự đảm bảo về quyền hưởng d ng đất và tiếp cận đất lâm nghiệp để bảo đảm sinh kế bền vững

cho các cộng đồng nông thôn, người dân địa phương lấn chiếm rừng trái phép, điều này rất khó ngăn

chặn. Hơn nữa, mặc dù những người này đang ở một vị trí phù hợp để bảo vệ rừng, thế nhưng họ lại

đang hủy hoại hoặc tàn phá rừng, bởi vì họ đang làm việc cho những đối tượng khai thác gỗ bất hợp

pháp nhằm kiếm được tiền công lao động ít ỏi. Một số hộ gia đình đang phải đối mặt với sự thiếu h t

đất nông nghiệp để duy trì sinh kế, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ từ các gia đình nghèo khó.

Hoạt động hiện trường tại Lâm Đồng đã xác nhận là có nhiều nhóm người đang sống xung quanh rừng

không có cơ hội tiếp cận tài nguyên rừng, kể cả hợp đồng bảo vệ rừng thời hạn 12 tháng, hoặc không

thông qua các chương trình của nhà nước như Chương trình 661, hoặc PFES. Mặc dù những chương

trình này cũng chỉ cung cấp những cơ hội hạn rất hạn chế cho những hộ gia đình nghèo và các nhóm

dân tộc thiểu số, những người có đủ nhân lực để duy trì rừng. Hình 4 cho thấy sự tiếp cận đất rừng của

các loại hình chủ sử d ng khác nhau. Những cơ hội tiếp cận đất rừng không đồng đều, với các hộ gia

đình, cá nhân chỉ chiếm 1,6% của t ng số rừng được giao.

Page 37: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

37

Hình 5.1. Nhóm sử d ng rừng tại tỉnh Lâm Đồng

Mặc dù việc giao đất cho hộ gia đình hiện nay còn thấp, tỉnh đang thí điểm mô hình quản lý rừng dựa

vào cộng đồng tại 10 cộng đồng. Tuy nhiên, có những quan ngại sâu sắc rằng cơ hội tiếp cận đất đai

của các cộng đồng và hộ gia đình thấp hơn đáng kể so với các công ty tư nhân và các t chức lâm

nghiệp nhà nước.

Nói chung, các hộ gia đình ở nông thôn muốn được giao đất lâm nghiệp và nói rằng họ sẽ bảo vệ rừng,

khi họ có sự bảo đảm quyền sở hữu bằng ranh giới rõ ràng và sự tiếp cận đẩy đủ đến thông tin về luật

pháp và các quy định. Tuy nhiên, một số hộ gia đình ở xã Bảo Thuận đã tường trình là họ đã yêu cầu

được giao đất lâm nghiệp mà họ đã chăm sóc theo Chương trình 337 từ những năm 1990, nhưng những

yêu cầu của họ đã không có kết quả. Đất đã được giao cho từng nhân viên của doanh nghiệp lâm

nghiệp nhà nước.

Với tình trạng khó khăn hiện nay mà những người dân đang gặp phải, họ đang hướng đến việc xâm

chiếm đất đai bất hợp pháp. Các bên liên quan báo cáo rằng hoạt động đó đang diễn ra vào ban đêm và

chỉ có một vài người bị xử lý và bị phạt. Hơn nữa, một số nông dân đã bán đất của mình cho người dân

vãng lai và sau đó đã phải làm việc trên mảnh đất đó với mức lương thấp.

Sự thiếu an toàn về quyền sở hữu là một vấn đề nghiêm trọng đối với cộng đồng địa phương và là

nguyên nhân gây ra sự thiếu cam kết lâu dài để bảo vệ rừng. Thậm chí hợp đồng khoán bảo vệ rừng,

theo đó người dân sẽ nhận được các khoản chi trả33

, cũng chỉ cung cấp một cơ sở lập kế hoạch ngắn

hạn và mức lương thấp được áp d ng bởi các chủ rừng khác lại làm phát sinh một mối quan ngại cho

nhiều người dân. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã nhấn mạnh rằng họ không có nguồn lực để bảo

vệ đất rừng và ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp. Áp lực về đất đai cũng ở mức cao đối với thủy 33 Theo chương trình PFES

29,8

41,7

15,3

1,6 11,6

08 State-ownedForestry Company

15 Protection ForestMgt Boards

02 NPs (BD-NB, CatTien)

Households

Private company andothers

8 Công ty Lâm nghiệp nhà

nước

15 Ban quản lý rừng

phòng hộ

2 Vườn quốc gia (BD-NB,

Cát Tiên)

Hộ gia đình

Công ty tư nhân và các

đối tượng khác

Page 38: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

38

điện, kinh doanh nông nghiệp và khai thác mỏ. Cộng đồng nông thôn bày tỏ những lo ngại rằng cơ chế

hiện hành được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là rất không công bằng và chỉ cung cấp cơ hội

hạn h p cho họ.

Có hai nguyên tắc quản trị chung trong ngành lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng n i lên từ vấn đề c thể

này. Đầu tiên, cơ chế hiện nay được nhiều bên liên quan cho là không đầy đủ và thiếu cơ hội để tham

gia vào quá trình ra quyết định. Thứ hai, có sự bất bình đẳng đối với việc tiếp cận đến đất đai.

Vấn đề 2: S quản lý củ chính quyền đối với các công ty tư nhân không hoàn toàn tuân theo những

quy định củ pháp luật, cũng như các chính ách và các hợp đồng, đặc biệt là đối đất rừng được cho

thuê.

Việc sử d ng không hiệu quả đất rừng đã được giao cho các công ty tư nhân là một mối quan tâm lớn

cho các bên liên quan ở tất cả các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh. Theo chính sách của tỉnh, các công

ty tư nhân được ưu tiên tiếp cận đất đai với m c tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có một cảm nhận chung rằng số lượng các công ty tư nhân thành công rất ít ỏi. Những lý do cho sự

thiếu thành công này trong các công ty rất khác nhau. Một số công ty không thể tăng đầu tư lớn cần

thiết để thực hiện một hợp đồng cho thuê rừng. Các đối tượng khác đơn thuần không thực hiện ngh a

v hợp đồng của họ, đặc biệt là đối với các trách nhiệm môi trường và xã hội. Trong những trường

hợp khác, các công ty tham gia độc quyền trong khai thác gỗ hoặc bỏ hoang đất. Tuy nhiên, chính sách

và pháp luật đã không được áp d ng đúng trong nhiều trường hợp. Nếu các công ty tư nhân không thực

hiện hợp đồng của họ trong vòng hai năm đầu, ví d như bỏ hoang đất, hoặc đất không được sử d ng

theo các điều khoản quy định tại hợp đồng, thì về mặt pháp lý, sẽ bị yêu cầu trả lại đất cho tỉnh, nhưng

điều này đã không được áp d ng trên thực tế. Các bên liên quan ở cấp xã bày tỏ sự bất mãn của họ về

thực trạng này và đã coi hiện tượng này là một sự “chiếm giữ đặc lợi” đất rừng của các công ty tư

nhân.

Hiện nay, không có hệ thống giám sát thích hợp tại chỗ, có ngh a là các vấn đề đó không được xác

định một cách đúng đắn ở cấp tỉnh. Công ty tư nhân sẽ bị kiểm tra thường xuyên hơn trong tương lai,

theo thông tin từ một cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cũng có những công ty có

doanh thu cao trong số các công ty tư nhân này. Cho đến nay, hơn 100 công ty tư nhân đã không thành

công và bị giải thể. Hơn nữa, sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các công ty này đang bị đặt dấu

hỏi.

Tình trạng hiện nay đặt ra ba vấn đề về quản trị. Trước hết, các quy định của pháp luật là không phù

hợp, hoặc đã áp d ng có phần tùy tiện, liên quan đến việc giao đất cho các công ty tư nhân. Hơn nữa,

Page 39: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

39

có cả sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình. Các bên liên quan, đặc biệt là các bên liên

quan ở cấp xã, không được thông tin về quá trình giao đất, thường được tiến hành một cách thiếu minh

bạch. Ngoài ra, không có cơ chế khiếu nại và do đó thiếu trách nhiệm giải trình của các cán bộ chính

quyền.

Vấn đề 3: Th c thi pháp luật nh m ngăn chặn kh i thác gỗ bất hợp pháp không thật hiệu quả

Tất cả các bên liên quan đã xác nhận sự xuất hiện thường xuyên của tình trạng khai thác gỗ bất hợp

pháp. Cơ chế thực thi pháp luật kém thường được coi là lý do chính cho việc này. Vấn đề là mối quan

tâm lớn cho tất cả các bên liên quan. Thông thường người ta nói rằng khai thác gỗ bất hợp pháp là một

hình thức kinh doanh sinh lợi và các bên liên quan xác định một loạt các yếu tố là nguyên nhân của

khai thác gỗ bất hợp pháp. Tuy nhiên, số tiền thu được từ việc làm này tập trung trong tay của một số ít

người.

Tham gia vào khai thác gỗ bất hợp pháp là vấn đề về duy trì sinh kế cho hầu hết mọi người dân, hoặc

bằng cách sử d ng rừng cho nông nghiệp và các hoạt động không bền vững khác, hoặc bằng cách làm

việc trực tiếp với những đối tượng khai thác gỗ bất hợp pháp có t chức. Sự bù đắp công sức cho loại

việc làm này là rất thấp. Tuy nhiên, nó sẽ giúp duy trì sinh kế của người dân trong thời gian dài. Một

số bên liên quan đã tuyên bố rằng người dân ở các cộng đồng nông thôn thiếu sự hiểu biết về pháp luật.

Tuy nhiên, một số người có đầy đủ kiến thức về pháp luật, lại vi phạm pháp luật một cách thường

xuyên nhằm khai thác gỗ và làm việc thông qua các nhóm khai thác gỗ bất hợp pháp lớn. Tương tự

như vậy, việc tố cáo về khai thác gỗ bất hợp pháp của người dân rất hiếm khi xảy ra, mặc dù, trên lý

thuyết, việc tố cáo các đối tượng khai thác gỗ bất hợp pháp có thể mang lại phần thưởng cho người tố

giác. Tuy nhiên, hầu hết người dân không coi tố giác khai thác gỗ bất hợp pháp cho lực lượng kiểm

lâm như là một cách làm hiệu quả để ngăn chặn hoạt động này.

Thực thi pháp luật tiếp t c suy yếu do sự miễn cưỡng của các cơ quan chính quyền trong việc tố cáo

người dân từ các cộng đồng của chính mình, hoặc do nỗi sợ hãi bị trả thù. Một số đối tượng khai thác

gỗ bất hợp pháp cũng đã chống trả kịch liệt các cơ quan thực thi pháp luật, có sử d ng cả gậy, búa và

dao làm vũ khí. Lực lượng kiểm lâm cũng nhận được “những chỉ thị có tính pháp lý, nhưng lại là bất

hợp pháp” từ các cán bộ có quyền lực khi bắt giữ những đối tượng khai thác gỗ bất hợp pháp và bị

buộc phải thả những người này ngay sau khi bắt giữ. Hơn nữa, lực lượng kiểm lâm than phiền rằng họ

thiếu nguồn nhân lực và thiếu các phương tiện để thực hiện có hiệu quả luật pháp. Họ cũng đã tường

trình là mức lương của họ thấp.

Chính quyền xã và các trưởng thôn đã báo cáo rằng những người bị bắt bởi lực lượng kiểm lâm là

những trường hợp tương đối nhỏ, chẳng hạn như người dân địa phương chuyên chở bằng xe máy,

Page 40: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

40

trong khi những xe tải lớn chở gỗ bất hợp pháp, trên thực tế, thì lại được lưu hành một cách tự do.

Trong quá trình nghiên cứu hiện trường, đã quan sát các xe tải chở gỗ trong các khu rừng tự nhiên của

Bảo Thuận và Gung Ré và khi nhóm nghiên cứu ch p ảnh các xe tải này, những người lái xe đã tỏ rõ

thái độ tức giận. Những người dân trong xã không biết là gỗ đến từ đâu.

Một vấn đề lớn gây bức xúc cho người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo, là việc thực thi luật

pháp không đồng đều. Sự xâm lấn đất rừng bất hợp pháp ở Đạ Sar và Đạ Cháy đã tiếp diễn để người

dân lấy đất trồng cà phê. Các lãnh đạo xã và thôn bản báo cáo rằng một cặp vợ chồng trẻ không có đất

gần đây đã bị đưa ra xét xử với bốn "sào"34

lấn chiếm đất rừng trái phép. Họ phải nhận hình phạt 35

triệu đồng và 5 năm quản chế, trong khi các nhóm khai thác gỗ bất hợp pháp lớn thì khó có thể bị truy

tố.

Chủ đề chính về quản trị có thể được xác định thông qua vấn đề c thể này là thiếu sự thượng tôn pháp

luật thể hiện ở việc thiếu hiệu lực thừa hành pháp luật và sự tuân thủ pháp luật bất bình đẳng.

Vấn đề 4: Chính quyền xã và các cộng đồng đị phương th c tế bị đặt r ngoài lề trong quản lý và

dụng rừng trên v ng đất củ m nh.

Quyền ra quyết định liên quan đến quy hoạch sử d ng đất lâm nghiệp được tập trung cao độ vào

UBND tỉnh. Các sở như ế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn và Tài chính có chức năng chính là tham mưu. Các cơ quan chính quyền cấp huyện chỉ quản

lý các đường đi của đất đai ở quy mô nhỏ, được thuê bởi các công ty tư nhân, nhưng các cơ quan này

bày tỏ quan ngại rằng không đủ mạnh để quản lý đất đai trong vùng một cách hiệu quả. Trái với Pháp

lệnh dân chủ cơ sở35

, các cơ quan chính quyền xã không thể tham gia vào quá trình ra quyết định và

thường không ở một vị thế đủ mạnh để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân địa phương về việc lập

quy hoạch sử d ng đất lâm nghiệp. Họ thường chấp hành mệnh lệnh từ cấp cao hơn của chính quyền.

Tất cả các cơ quan chính quyền của huyện và xã đều cho rằng họ cần thêm quyền để thực hiện những

nhiệm v của họ như là những đơn vị quản lý rừng trong vùng của mình.

Tại hầu hết các xã tham vấn, các cơ quan chính quyền xã không có quyền để giám sát việc thực hiện

các hợp đồng của các công ty tư nhân. Ví d , họ không thể tiếp cận đất đã được thuê bởi các công ty tư

34 1 Sào = 360 m

2 ở Bắc Bộ, 1 sào 500 m

2 ở Nam Bộ của Việt Nam

35 Chính sách mới đầu tiên là chỉ thị 30/CT-TW của Đảng, ngày 18 tháng 2 năm 1998. Được ban hành sau Nghị định 29

năm 1998, thay thế vào năm 2003 bằng Nghị định 79. Cả hai nghị định có tên chính thức là “Nghị định về việc ban hành

quy chế thực hiện dân chủ ở xã”, tuy nhiên những nghi định này đã trở thành ph biến được gọi là "nghị định dân chủ cơ

sở”. Như vậy, vì m c đích giản đơn, bài viết này đề cập đến GDD, có ngh a là cả Nghị định 79 và các nghị định tương tự

quy định tăng cường dân chủ trong các l nh vực khác. Những l nh vực này bao gồm các doanh nghiệp nhà nước (Nghị định

Chính phủ số 7/1999/ND-CP của ngày 13 tháng 2 năm 1999 về thực hiện dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp nhà nước)

và cơ quan hành chính (Nghị định 71/1998/ND-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 về việc ban hành các quy định để thực hiện

dân chủ cơ sở trong các cơ quan chính quyền).

Page 41: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

41

nhân và không thể kiểm tra trong thời gian gia hạn hợp đồng. Thường thì họ không biết việc cho thuê

đất và chỉ được biết về các hợp đồng thuê mới, khi bên cho thuê mới có mặt trên địa bàn xã. Ngoài ra,

các cơ quan chính quyền địa phương và người dân không có quyền tiếp cận các thông tin có liên quan,

như những chính sách và luật pháp, có ngh a là họ không biết quyền và trách nhiệm của mình đối với

việc sử d ng đất rừng và giám sát đất thuê của các công ty tư nhân.

Nhiều trưởng thôn và trưởng các nhóm hợp đồng bảo vệ rừng đã giải thích rằng không có cơ chế làm

chức năng khiếu nại và các khiếu nại của họ đến các cơ quan lâm nghiệp không nhận được phản hồi.

Họ cũng phàn nàn rằng sự chi trả của PFES chậm trễ và tại thời điểm tham vấn vào tháng 12 năm

2012, họ chưa nhận được tiền chi trả PFES cho nửa cuối năm 2012. Hợp đồng khoán bảo vệ rừng minh

bạch và có những thông tin liên quan trên giấy tờ, bao gồm ranh giới và số lô khoảnh, nhưng trên thực

tế những thông tin này là vô ngh a.

Các chủ đề về quản trị có thể được xác định thông qua vấn đề c thể này là tính minh bạch, sự tham

gia cũng như trách nhiệm giải trình là một vấn đề có liên quan. Giao đất được thực hiện ở cấp tỉnh mà

không có các cơ quan chính quyền địa phương và cộng đồng tiếp nhận thông tin về quá trình này, có

ngh a là có sự thiếu minh bạch và do các cơ quan ph cập không chịu trách nhiệm giải trình trước dân.

Ngoài ra, việc ra quyết định xử lý đơn phương ở cấp chính quyền tỉnh đã cho thấy thực tế thiếu sự

tham gia của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các quyết định này.

Vấn đề 5: S phối hợp liên ngành và liên cơ qu n để quản lý rừng và đất rừng không hiệu quả

Có hai cơ chế phối hợp chính ở cấp tỉnh và cấp cơ sở để quản lý đất lâm nghiệp. Cơ chế thứ nhất có

liên quan đến sự điều phối giữa các sở ban ngành liên quan ở cấp tỉnh, còn cơ chế thứ hai có liên quan

đến sự điều phối các cơ quan thực thi pháp luật, bao gồm lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và các

t chức lâm nghiệp nhà nước.

Ở cấp tỉnh, gần như tất cả các bên liên quan đồng ý rằng sự điều phối giữa các sở ban ngành liên quan,

bao gồm Sở ế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn và Sở Tài chính, còn yếu và cần những cải tiến đáng kể. Ví d , số liệu chính thức được quản lý

bởi các sở ban ngành khác nhau về đất lâm nghiệp có sự khác biệt từ sở ngành này đến sở ngành khác.

Những điều này và các vấn đề về điều phối tương tự gây ra những khoảng trống, hoặc sự chồng chéo

trong cấu trúc hành chính.

Các lý do của sự thiếu phối hợp: 1) Mỗi sở ngành tập trung vào công việc và m c tiêu riêng của mình;

2) Quản lý cấp cao không thường xuyên tham dự các cuộc họp điều phối và các cán bộ dự họp không

thể ra quyết định để cuộc họp kết thúc mà không đi đến kết luận; 3) Các vấn đề không được, hoặc chỉ

Page 42: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

42

được triển khai một cách hời hợt. Tất cả các bên liên quan đã ghi nhận những nhược điểm trong một

thời gian dài, nhưng ít có sự cải thiện được thực hiện.

Ở cấp huyện, sự phối hợp liên ngành giữa lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và các chủ rừng nhà

nước trong việc ngăn chặn lấn chiếm đất rừng trái phép và khai thác gỗ không hiệu quả. Hầu hết các

bên liên quan đồng ý là các cơ chế kiểm soát giữa bốn cơ quan này không thực sự hiệu quả. Một số

người được phỏng vấn thậm chí còn bày tỏ rằng thực tế này là sự lãng phí tiền ngân sách và dẫn đến

gia tăng vi phạm pháp luật của người dân địa phương.

Vấn đề này cho thấy sự thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan và các sở ban ngành khác nhau,

cũng như nền hành chính nói chung là không hiệu quả.

5.1.1 Tóm tắt các vấn đề phổ biến trong ngành âm nghiệp ở Lâm Đồng

Năm vấn đề được mô tả ở trên cho thấy những sự tương đồng đáng kể trong một số nguyên tắc quản trị

tốt. Tất cả các vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc sử d ng và giao đất. Có nhiều quan

điểm trái ngược về chế độ sử d ng đất giữa một bên là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của

tỉnh và huyện với các đại diện xã ở một bên khác. Việc giao đất cho các công ty tư nhân theo một mô

hình tăng trưởng kinh tế đang được tranh luận sôi n i bởi các cộng động địa phương. Có thêm một số

khiếu nại của các cộng đồng này, bao gồm việc chỉ trả chậm theo chương trình PFES, sự thiếu giám sát

hoặc kiểm soát việc thực hiện của các công ty tư nhân và thiếu cơ chế khiếu nại. Hơn nữa, thực thi

pháp luật kém đối với khai thác gỗ bất hợp pháp cũng như sự phối hợp liên ngành, liên cơ quan yếu

kém và việc áp d ng luật pháp bất bình đẳng đều là những vấn đề lớn giữa các bên liên quan. hả

năng của các cơ quan chính quyền xã và cộng đồng ở nông thôn tham gia vào quá trình ra quyết định

tiếp t c là nguyên nhân của sự bất bình.

5.2 Các nguyên tắc quản trị rộng ớn cần được xem xét trong PG

Dựa trên năm vấn đề chính được xác định trong các cuộc tham vấn ở cấp tỉnh, huyện và xã, năm l nh

vực rộng lớn của quản trị có thể được xác định cần phải được khảo sát kỹ hơn trong PGA và cung cấp

khuôn kh cho việc xây dựng các chỉ số quản trị có sự tham gia thông qua quá trình PGA. Các l nh vực

rộng lớn của quản trị, hay các nguyên tắc quản trị là:

o Minh bạch

o Trách nhiệm giải trình

o Thực thi pháp luật

o Sự bình đẳng và tính ph quát

Page 43: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

43

o Sự tham gia

Vào tháng 3 năm 2013, các nhận định này đã được chia sẻ tại một hội thảo báo cáo và tham vấn với

các bên liên quan (xem Ph l c 5). Tại hội thảo này, các bên liên quan yêu cầu xếp hạng năm vấn đề

được mô tả ở phần trước theo thứ tự tầm quan trọng thông qua việc xếp hạng từng cặp đôi36

(xem Hộp

5.1). Tuy nhiên, sự xếp hạng này không thể chuyển trực tiếp thành sự xếp hạng về năm nguyên tắc

quản trị có thể cung cấp khuôn kh cho các chỉ số phát triển trong PGA. Trên thực tế, việc xếp hạng

này đưa ra một thứ tự tầm quan trọng của các vấn đề c thể. Bảng 5.2 dưới đây tóm tắt những bằng

chứng thu thập được từ các cuộc tham vấn hỗ trợ từng nguyên tắc trong năm nguyên tắc quản trị.

Bảng 5.2

Nguyên tắc quản trị

(L nh vực quản trị rộng ớn)

Bằng chứng củng cố

(ví d từ tham vấn)

Minh bạch

- Thông qua quyết định giao đất không minh bạch. Trong

một số trường hợp cộng đồng chỉ biết về giao đất trong

các vùng vực của họ khi có một chủ sở hữu mới hoặc

bên cho thuê đến

Trách nhiệm giải trình

- Hợp đồng với các công ty tư nhân được thực thi bởi các

cơ quan chức năng

- Chuyển các khoản chi trả của PES đến muộn mà không

chịu trách nhiệm

- hông có cơ chế làm chức năng khiếu nại

- Có sự can thiệp quá mức (“mệnh lệnh pháp lý, nhưng

phi pháp”) của các nhà chức trách vào công việc của các

cơ quan thực thi pháp luật

Thượng tôn pháp luật

- Khai thác gỗ bất hợp pháp không được ngăn ngừa

- Các cơ quan thực thi pháp luật được điều phối và trang

bị kém.

- Pháp luật được áp d ng không bình đẳng

- Hợp đồng với các công ty tư nhân không được thực thi

36

Cách đơn giản và nhanh chóng để lựa chọn các vấn đề quan trọng nhất hoặc những vấn đề đang phải đối mặt với cộng

đồng. Sự động não tạo ra một danh sách sơ bộ. Một nhóm người dân sau đó bỏ phiếu bầu cho tầm quan trọng của tất cả các

hạng m c ngược lại với từng hạng m c khác bằng cách sử d ng ma trận.

http://web2.concordia.ca/Quality/tools/18pairwise.pdf

Page 44: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

44

bởi các cơ quan chức năng

Sự bình đẳng và tính ph quát

- Đất được giao không cân đối cho các công ty tư nhân

- Trên thực tế không có cơ hội cho sự tham gia của các

lãnh đạo xã trong quá trình giao đất

- Chỉ có một tỷ lệ nhỏ đất đai được giao cho các hộ gia

đình, trong khi những diện tích lớn lại được giao cho các

công ty với m c đích tăng trưởng kinh tế

Sự tham gia - Trên thực tế không có cơ hội cho sự tham gia của các

lãnh đạo xã trong quá trình giao đất

Hộp 5.1: Xếp hạng các vấn đề theo cặp và những bất đồng tại hội thảo kiểm chứng

Tại hội thảo báo cáo và tham vấn, được t chức vào ngày 6 tháng 3 năm 2013, tại tỉnh Lâm Đồng,

những người tham gia đã bày tỏ quan điểm đối lập liệu rằng đất đai có nên giao cho các hộ gia

đình (người dân địa phương) hay không. Trong khi các cơ quan chính quyền địa phương, chủ yếu

là các đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng các cộng đồng nông thôn sẽ

không thể quản lý đất đai tốt và cuối cùng sẽ bán đất. Còn bản thân cộng đồng thì mạnh mẽ khẳng

định rằng họ có đầy đủ khả năng để chăm bón cho đất đai, nhưng cần bảo đảm quyền hưởng d ng

và các điều kiện lập quy hoạch dài hạn. hông thể đạt sự đồng thuận về vấn đề này.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tham gia vào việc xếp hạng từng cặp đối với các vấn đề c thể,

nhận định về tầm quan trọng của các vấn đề c thể, cung cấp một hướng dẫn chung những l nh vực

quản trị nào quan trọng đối với những người tham gia.

Xếp hạng của các vấn đề (theo thứ tự tầm quan trọng):

1. Sự phối hợp liên ngành trong quản lý đất rừng không hiệu quả

2. Thực thi pháp luật để ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp và suy thoái rừng không hiệu quả

3. Hệ thống hiện hành về quản lý đất rừng không đảm bảo cơ hội để cải thiện hoặc duy trì sinh kế

và phúc lợi của người dân địa phương

4. Các cơ quan chính quyền xã, người dân địa phương hầu như bị đặt ra ngoài lề của việc sử d ng

đất rừng/rừng và việc quản lý các vùng vực của họ

5. Việc quản lý của các cơ quan chính quyền đối với các hoạt động của các công ty tư nhân, đặc

Page 45: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

45

5.3 Nhóm cố vấn cho PGA

Giai đoạn tiếp theo của PGA là xây dựng bộ chỉ số đánh giá cho năm vấn đề quản trị được xác định ở

trên. Việc xây dựng bộ chỉ số là rất quan trọng vì nó cần phải đo được hiệu suất quản trị. Để xây dựng

bộ chỉ số này một nhóm cố vấn sẽ được thành lập, có thể thông tin cho cả tiến trình làm PGA và cung

cấp đầu vào liên quan đến các loại chỉ số được áp d ng, dữ liệu sẵn có và cách phòng tránh sự bóp méo

các chỉ số. ICA đã mô tả ở trên sẽ giúp cho việc chọn thành viên nhóm tư vấn.

Trong bối cảnh của PGA đối với REDD , Nhóm cố vấn phải đại diện rộng rãi lợi ích và mối quan tâm

của các bên liên quan khác nhau trong REDD+ và bao gồm các cá nhân được lựa chọn từ các cơ quan

chính quyền và các sở ban ngành của tỉnh, các t chức xã hội quần chúng và chính trị, các t chức xã

hội dân sự, viện nghiên cứu và học thuật và các thể chế sẵn có trong cộng đồng bản địa. Nhóm này

cũng có thể được mở rộng để thu hút các đại diện từ các đối tác quan trọng của chính phủ như Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên – Môi trường, các thể chế pháp lý và các t chức

phi chính phủ quốc tế và quốc gia am hiểu REDD+ và quản trị rừng.

Với sự hướng dẫn của UNDP, FA và T ng c c Lâm nghiệp, Nhóm cố vấn sẽ chịu trách nhiệm đóng

góp vào việc xây dựng bộ chỉ số quản trị dựa trên năm nguyên tắc, bao gồm sự minh bạch, trách nhiệm

giải trình, thực thi pháp luật, sự bình đẳng và tính ph quát, và sự tham gia.

Một danh sách các tiêu chí lựa chọn thành viên của Nhóm Cố vấn đã được thảo luận và thống nhất tại

hội thảo báo cáo và tham vấn ở Lâm đồng, bao gồm (i) mong muốn theo đu i từ đầu đến cuối; (ii) có

kinh nghiệm về lâm nghiệp phù hợp; và (iii) sẵn sàng chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của người dân

địa phương.

Dựa trên các tiêu chí này, danh sách các thành viên sau đây của Nhóm tư vấn đã được đề xuất:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

3. Ban dân tộc của tỉnh

4. Chi c c iểm lâm tỉnh

5. Hội nông dân tỉnh

6. Hội Liên hiệp ph nữ

7. Hạt kiểm lâm huyện

8. Phòng tài nguyên và môi trưởng huyện

biệt là việc sử d ng đất rừng đã thuê, không thực hiện đúng pháp luật/chính sách/hợp đồng.

Page 46: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

46

9. Ban Lâm nghiệp xã

10. Các công ty tư nhân

Khi xem xét các nhận định của ICA, danh sách này có thể được mở rộng đến những đối tượng thực

hiện khác, bao gồm Hội đồng dân tỉnh (một cơ quan lập pháp của địa phương), Đại học Đà Lạt (t

chức tham vấn và học thuật), các cộng đồng địa phương hoặc các t chức lâm nghiệp nhà nước quan

trọng như các vườn quốc gia, Ban Quản lý rừng phòng hộ hoặc các công ty lâm nghiệp. Đào tạo thêm

về quá trình PGA cần được xem xét cho tất cả các thành viên trong nhóm tư vấn, vì đây là một quá

trình mới.

6. Kết uận

Báo cáo này đã cung cấp một phân tích chi tiết về các bên liên quan trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng

REDD+ ở tỉnh Lâm Đồng. Nhóm nghiên cứu đã phân tích rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên

quan khác nhau và các đơn vị thực hiện c thể, các mối quan hệ và vị thế của các cơ quan này trong cơ

cấu hành chính của tỉnh, cũng như các thu xếp và các cách làm không chính thức. Các cuộc phỏng vấn

và các cuộc thảo luận nhóm trọng tâm trong suốt quá trình tham vấn vào tháng 12 năm 2012 đã cung

cấp thông tin đa dạng được ghi nhận tại báo cáo này. Rất nhiều báo cáo, kinh nghiệm và ý kiến giải

thích được cung cấp bởi những người dân của tỉnh Lâm Đồng, từ các cán bộ chính quyền tới các thành

viên bình thường của cộng đồng nông thôn, là vô cùng quý giá cho công việc này. Trong khi nhiều cá

nhân đưa ra những tập hợp chi tiết về kinh nghiệm của họ trong l nh vực lâm nghiệp, một số vấn đề đã

n i lên chiếm ưu thế và cần phải được giải quyết trong giai đoạn hai của quá trình sẵn sàng REDD+.

Phần này trước hết sẽ tóm tắt rất ngắn gọn những phát hiện và kết luận từ hoạt động này và sau đó

cung cấp các khuyến nghị c thể cho việc thực thi Giai đoạn II của Chương trình UN-REDD, cũng như

việc hoàn thành thí điểm Đánh giá quản trị có sự tham gia (PGA).

6.1 Các chủ thể trong ngành âm nghiệp

Các mạng lưới, hệ thống phân cấp và sự tương tác của các chủ thể có khả năng tham gia REDD+ ở

Lâm Đồng là rất phức tạp. Trong khi nhiệm v thường được xác định rất rõ ràng trong cơ cấu hành

chính của Việt Nam ở tất cả các cấp, một số đối tượng đã mở rộng tầm ảnh hưởng đáng kể vượt ra bên

ngoài nhiệm v chính của mình. UBND tỉnh đã xuất hiện rõ rệt như là cơ quan trung tâm ra quyết định

trong l nh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong khi các sở ban ngành c thể, là Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường, có tầm ảnh hưởng lớn đến l nh vực lâm

nghiệp và giao đất. Điều hiển nhiên rất quan trọng là thu hút sự tham gia sâu rộng của các đối tượng

Page 47: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

47

này nhằm thực thi thành công REDD+ ở Lâm Đồng (xem thêm phần đầu ở góc phải của Hình 4.3.2 đối

với các đối tượng cần tham gia sâu rộng).

Nếu như UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường, nhìn

chung là những chủ thể có quyền lực mạnh mẽ và có khả năng hỗ trợ, không tham gia trực tiếp vào

REDD+ và sự hỗ trợ của các chủ thể này cần được xây dựng trong quá trình chuẩn bị sẵn sàng

REDD+. Những đơn vị như Sở ế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Tài chính có thể được tìm thấy ở góc trái

phía trên của ma trận trong Hình 4.3.2. Tương tự như vậy, việc nâng cao nhận thức là cần thiết cho các

cơ quan được đặt ở góc dưới bên trái của ma trận và việc tăng cường quyền lực phải được đặt ra cho

các đối tượng ở phía dưới, bên phải. Một số chủ thể nằm nằm ngoài cấu trúc ra quyết định chính thức

trong l nh vực lâm nghiệp, như Đại học Đà Lạt, các t chức quốc tế và các tư vấn viên, sẽ là những

người ủng hộ quan trọng và những nhà truyền thông tiềm năng trong việc thực thi Giai đoạn II của

Chương trình UN-REDD và phải được thu hút tham gia giống như là các cơ quan tư vấn quan trọng.

6.2 Những vấn đề chính trong quản trị rừng ở Lâm Đồng

Một số vấn đề lớn trong l nh vực lâm nghiệp xuất hiện từ các cuộc tham vấn với các bên liên quan

trong tỉnh. Điều này bao gồm các vấn đề xung quanh sự công bằng và sự tham gia của các cộng đồng

nông thôn, cơ chế quản lý đất đai, sự tuân thủ và kiểm soát của các công ty tư nhân về những ngh a v

hợp đồng và tính hiệu quả của việc thực thi luật pháp và cơ chế phối hợp liên cơ quan. Tuy nhiên, có lẽ

quan trọng nhất là có những quan điểm trái ngược giữa một số cán bộ chính quyền tỉnh với các cộng

đồng địa phương về giao đất, cách làm phù hợp nhất để giao đất và tính công bằng của hệ thống. Trong

khi các đại diện từ cấp xã coi hệ thống hiện hành là không công bằng và không đủ để cung cấp sinh kế

bền vững cho họ, các cán bộ chính quyền tỉnh lập luận rằng người dân ở các xã ít được học hành và

không thể chăm sóc đất đai, nếu giấy chứng nhận quyền sử d ng đất (s đỏ) được cấp cho họ. Hiện nay

chỉ có 1,6% đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình.

Page 48: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

48

Ph c 1: anh sách các tài iệu đã nghiên cứu

1) Quyết định số 25/2001/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Hội đồng nhân dân tỉnh về

việc lập quy hoạch sử d ng đất giai đoạn 2001-2011

2) Quyết định số 96/2001/QĐ-UB ngày 18 tháng 10 năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc

phê duyệt ế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2010

3) Quyết định số 47/2006 / NQ-HĐND, ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về

việc xem xét việc lập kế hoạch sử d ng đất trong giai đoạn 5 năm 2006-2010.

4) Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg

5) Triển vọng chi trả dịch v hệ sinh thái (PES) ở Việt Nam: Nhìn nhận về ba hình thức chi trả Tô

Xuân Phúc & Wolfram H. Dressler & Sango Mahanty & Phạm Thúy Thư & Claudia Zingerli

6) Chi trả các dịch v môi trường rừng: Một nghiên cứu điểm về việc thực thi thí điểm tại tỉnh

Lâm Đồng của Việt Nam từ 2006-2010, T chức Winrock Quốc tế, 2011

7) Chi trả dịch v môi trường ở Việt Nam: Một phân tích về các dự án thí điểm tại tỉnh Lâm

Đồng, Viện chiến lược môi trường toàn cầu (IGES), RECOFTC - Trung tâm Con người và

Rừng; Tác giả: Nguyễn Quang Tân

8) Chính sách thí điểm chi trả dịch v môi trường rừng ở xã Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam,

Nguyễn Thi Hạnh

9) Tham vấn hỗ trợ phát triển giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) và tuân thủ

Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) cho Việt Nam; CERDA, SNV. Hà Nội, tháng 10, 2012

10) Nghiên cứu báo cáo tình trạng quản lý và sử d ng đất ở khu vực miền núi EM - 2012 - Nhóm

tư vấn nghiên cứu của UNDP

11) Thông tin về kết quả giám sát về dân cư và đất sản xuất của EM - do Uỷ ban Thường v Quốc

hội thực hiện trong năm 2012

12) Báo cáo về đất đai - T chức x am Hồng ông

13) Tiếp cận nguồn vốn tự nhiên và tài chính và tác d ng của nó đến các chiến lược sinh kế.

Page 49: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

49

Ph c 2: Các câu hỏi phỏng vấn

Các câu hỏi cho nhóm tr ng tâm – các cán bộ chính quyền và những đơn vị thực thi của tỉnh

1) Bạn nhận thấy sự tham gia của bản thân và của t chức bạn vào REDD ở đâu?

- Sự tham gia trước đây của bạn trong các hoạt động REDD là gì?

- Sự tham gia của bạn vào chương trình REDD trong tương lai là gì

- Trách nhiệm của bạn hoặc t chức của bạn trong REDD là gì

- Những xung đột tiềm năng, ví d như sử d ng đất, tăng trưởng kinh tế đối với bảo vệ rừng là

gì?

2) Những hy vọng và mối quan tâm của bạn đối với REDD là gì?

- Rào cản nào bạn nhận thấy cần loại bỏ để thực thi thành công

- Bạn có ngh rằng t chức của bạn có khả năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình

- Điều cần thiết để thực hiện trách nhiệm của bạn là gì

- Làm thế nào để bạn có thể phối hợp với các t chức khác

- Bạn có quyền năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình?

- Bạn có biết về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng không Liệu có cần một coơ chế thay thế hay

không Loại cơ chế có thể thay thế này là gì?

3) Những khó khăn và thách thức trong giao đất là gì?

- Đã hoàn chỉnh được bao nhiêu (và cho ai)?

- Những ưu tiên giao đất là gì và tại các các nào?

- Có giao đất cộng đồng cho các nhóm người dân tộc thiểu số (hoặc người khác) không

- Theo suy ngh của bạn, đồng quản lý hoặc quản lý cộng đồng đối với rừng phòng hộ có thể vận

hành như thế nào

Các câu hỏi cho nhóm tr ng tâm – cấp cơ sở cộng đồng

1) Cung cấp đánh giá t ng quan về thôn bản/cộng đồng

- Có thể yêu cầu người đứng đầu của cộng đồng cung cấp thông tin về nông nghiệp, sử d ng

rừng, sử d ng đất, quy mô của cộng đồng, thành phần dân tộc, đường giao thông/cơ sở hạ tầng

hay không

Page 50: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

50

- Bạn có biết về REDD Nếu có, bạn đã tham dự bất kỳ bu i tập huấn hoặc cung cấp thông nào

chưa?

- Họ có biết giá cả thị trường cà phê, gỗ, gạo không

- Có dự án phát triển hoặc tạo sinh kế nào không Làm thế nào để bạn tham gia vào dự án đó?

2) Cộng đồng đang phải đối mặt với những thách thức nào

(Cộng đồng có phải là một phần của FPIC hay không )

- Bạn đã được giao đất như thế nào, nếu có, những loại giấy tờ cần thiết là gì? Có dễ dàng được

giao đất không? Bạn có cần phải trả bất kỳ khoản tiền nào không

- Bạn có biết về những người lập chương trình hỗ trợ hay không Nếu có, bạn đã tham vấn họ

chưa Loại hỗ trợ đó là gì

- Nếu họ biết về REDD, họ nhận thức chi tiết đến mức độ nào? Bạn hy vọng REDD có thể giúp

đỡ mình được gì Có sự lựa chọn khác để cải thiện sinh kế của bạn không

3) Rừng thuộc về ai Bạn có biết về các t chức chịu trách nhiệm quản lý rừng hay không?

(Câu hỏi này là điểm khởi đầu để thiết lập mối quan hệ của cộng đồng với các đối tượng thực thi khác)

- Các quyết định sử d ng đất được thông qua trong cộng đồng của bạn như thế nào, ví d như là

một quá trình cộng đồng hay đây chỉ là quyết định được tạo ra bởi một giới hay không

- Bạn có được hưởng lợi từ việc giao đất không Nếu không, tại sao không?

- Đất rừng được giao cho bạn một cách chính thức (s đỏ) hay theo các cách khác

- Nếu có xung đột, bạn có biết về cơ chế giải quyết khiếu nại hoặc xung đột không (câu hỏi

gián tiếp)

- Yêu cầu nêu ra một chương trình thể chế thể hiện ai trực tiếp tác động tới thôn bản của họ (trên

bảng lật)

4) Bạn có tham gia trồng cà phê/chè/(cao su) không

- Đó có phải là nguồn thu nhập quan trọng không?

- Bạn bán sản phẩm cho ai

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc

1) Bạn biết gì về REDD

Page 51: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

51

2) Bạn đã nhận được hoặc biết về Quyết định 779 liên quan đến REDD chưa

3) Làm thế nào để bạn tham gia vào Giai đoạn I của REDD?

4) Bạn có ngh rằng, REDD sẽ có lợi cho tỉnh/huyện của Lâm Đồng?

5) Bạn suy ngh như thế nào về tác động của REDD tới công việc và t chức của bạn

6) Làm thế nào để bạn tham gia vào REDD T chức của bạn có đại diện ở Ban chỉ đạo không?

7) Bạn có làm việc trực tiếp với cộng đồng địa phương không? Bạn suy ngh như thế nào về việc

cộng đồng phải được tham gia vào REDD và cái gì sẽ làm cho sự tham gia của họ thành công?

Những rào cản của sự thành công là gì?

8) T chức nào nên tham gia REDD Tại sao Những t chức nào là quan trọng nhất

9) T chức của bạn có liên quan đến việc lập quy hoạch sử d ng đất không? Bạn cần phối hợp với

ai và như thế nào?

10) T chức của bạn có tham gia bảo vệ rừng không? Bạn cần phối hợp với ai và như thế nào

11) Giải thích về REDD, sau đó yêu cầu: những tác động tiêu cực tiềm năng mà nó sẽ mang lại là

12) Tầm quan trọng của ngành công nghiệp cà phê/chè/cao su đối với tăng trưởng kinh tế và xóa

đói giảm nghèo của Lâm Đồng như thế nào

13) Bạn có ngh rằng diện tích trồng cà phê/chè/cao su cần phải được mở rộng hay không?

14) Thị trường chính đối với cây cà phê/chè/cao su ở đâu? Câu chủ đạo để xác định các doanh

nghiệp thương mại chính ...

Các động ực gây mất rừng

- Nhận thức và kiến thức về quản lý rừng bền vững và REDD

- Mối quan hệ giữa cộng đồng và các cơ quan ra quyết định (chính quyền)

- Xác định các đối tượng thực thi liên quan đến sử d ng đất và mất rừng (các đối tượng gián tiếp, ví d

như ngân hàng)

- Xác định liên kết các chủ thể (đề cập đến quan hệ đối tác, hợp tác).

Ph c 3. Lập bản đồ và Phân tích các bên iên quan

Lập bản đồ các bên iên quan chủ chốt ở tỉnh Lâm Đồng

Page 52: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

52

Lập bản đồ các thể chế chính thức và không chính thức

Tỉnh Các thể chế chính thức

Tỉnh ủy Hội đồng nhân dân tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chi c c iểm lâm

- Chi c c Lâm nghiệp

Ban Quản lý rừng phòng hộ (03)

Vường quốc gia Bidoup Núi Bà

Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp (14)

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc d ng

Sở tài nguyên và môi trường

Sở tài chính

Sở ế hoạch và Đầu tư

Công an tỉnh và Tỉnh đội

Báo chí (Cấp quốc gia Báo Lâm Đồng + Phát thanh và Truyền hình)

Các t chức, liên minh chính trị – xã hội, đoàn thể

Các tổ chức kh ng chính thức

Các doanh nghiệp nhà nước/tư nhân (nhà máy thủy điện, cao su, cà phê, rau, hoa, chăn nuôi,

khai thác mỏ, chế biến và kinh doanh gỗ)

hoa khoa học môi trường/Đại học Đà Lạt

Công ty tư vấn nông lâm nghiệp

Hiệp hội/Nhóm buôn bán gỗ bất hợp pháp

Page 53: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

53

Huyện Ủy ban nhân dân huyện

Hạt kiểm lâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Công an huyện Huyện đội (liên cơ quan)

Ban kiểm soát quỹ bảo vệ và phát triển rừng (liên ngành, bao gồm cả Mặt trận T quốc Việt

Nam và các đoàn thể)

Các xưởng chế biến lâm sản/thương mại

Xã Uỷ ban nhân dân xã

Ban lâm nghiệp xã

Dân quân Công an Xã đội

Trưởng thôn

Trạm bảo vệ rừng/lực lượng kiểm lâm địa bàn

Các doanh nghiệp tư nhân (thuê rừng), các công ty lâm sản “Những người môi giới/trung

gian" (đất, gỗ, tín d ng)

Cộng đồng địa phương (hộ gia đình ký hợp đồng bảo vệ rừng/ nhóm, cộng đồng thôn bản)

1. Phân tích các bên iên quan ở cấp tỉnh

1.1 Các thể chế chính thức

1.1.1 Tỉnh ủy + Hội đồng nhân dân + y n nhân dân

Sức

mạnh/động

lực tham gia

REDD

Những hạn chế/yếu

kém đối với REDD

Ảnh hưởng tiềm năng đến REDD+

- ế hoạch - Chính sách và các - Tiên phong/rút kinh nghiệm trong việc thí điểm

Page 54: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

54

quản lý bảo vệ

rừng 2011-

2020

- Thí điểm về

UN-REDD,

SNV,

RECOFTC

(FPIC, BDS,

...)

- Quỹ Bảo vệ

và Phát triển

rừng/PFES

- Chính sách

tạo quỹ đất

sản xuất cho

đồng bào dân

tộc thiểu số

- Chính sách

chuyển đ i đất

lâm

nghiệp/công ty

lâm nghiệp

- Lập kế hoạch

quản lý bảo vệ

rừng hàng

năm

quyết định về thu hồi

rừng cho thuê từ các

công ty tư nhân

(rừng sẽ bị thu hồi

nếu không đầu tư sau

2 năm)

- L nh vực lâm

nghiệp không phải là

ưu tiên ngân sách

phân b hàng năm

- ế hoạch phát

triển cà phê, cao su,

hoa, thực vật, khoáng

sản, thủy điện được

ưu tiên

- Chính sách không

giao rừng cho hộ gia

đình/cộng đồng

- Chuyển đ i rừng

nghèo sang đất sản

xuất

- Thực thi pháp luật

về quản lý và bảo vệ

rừng còn nhiều yếu

kém

REDD+,

- Quyền và các cơ hội tiếp cận đến rừng và đất rừng

của cộng đồng/ hộ gia đình, đặc biệt là đồng bào dân

tộc thiểu số bị hạn chế;

- Mối quan hệ/liên minh giữa chính quyền và các

doanh nghiệp (về quyền và lợi ích) không thúc đẩy

sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý

rừng;

- Sự đúng đắn, tính hợp pháp và thực thi pháp luật

đã bị từ chối hoặc không được sự công nhận/tuân thủ

của cộng đồng

- Người dân/cộng đồng địa phương suy ngh một

cách đố kỵ rằng không có sự công bằng trong việc

chia sẻ lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng và dẫn đến

phá rừng và suy thoái rừng

- FPIC không thể áp d ng vì các hộ gia đình không

phải là chủ sở hữu rừng hợp pháp mà họ chỉ được

thuê nhân công để bảo vệ rừng

- M c tiêu giảm nghèo trong REDD khó có thể

thực thi; Chính sách bảo vệ môi trường xã hội khó có

thể được đáp ứng nếu rừng chỉ được giao cho các

công ty thương mại tư nhân.

1.1.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâ, Chi cục Lâm nghiệp

Sức mạnh/động

lực tham gia

REDD

Những hạn chế/yếu kém đối với

REDD

Ảnh hưởng tiềm năng đến REDD

Page 55: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

55

- Chịu trách

nhiệm chính

trong việc quản

lý nhà nước về

lâm nghiệp và

thực thi ế

hoạch bảo vệ

và phát triển

rừng giai đoạn

2011-2020;

- Được coi là

cơ quan đầu

mối thực thi

REDD+,

PFES;

- Tư vấn, lập

kế hoạch, thiết

kế và xác minh

việc giao rừng

cho các hộ gia

đình/ cộng

đồng/ doanh

nghiệp, chi trả

dịch v rừng;

đồng quản lý

rừng, lâm

nghiệp cộng

đồng, kiểm kê

rừng, bảo vệ và

phát triển rừng;

- Thực thi Lâm

- Đây chỉ là cơ quan tư vấn

không có quyền ra quyết định; có

hạn chế về thẩm quyền thực thi

luật pháp và không đồng bộ và

chồng chéo về chức năng với

trách nhiệm giải trình yếu kém;

- Sự phối hợp giữa Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn,

Tài nguyên và Môi trường không

hiệu quả

- hông xác định rõ bộ phận

chịu trách nhiệm của các cơ

quan, những người (phải) thực

thi REDD+, sự tranh giành của

các cơ quan.

- Lực lượng kiểm lâm là

"người làm thuê" cho doanh

nghiệp tư nhân để bảo vệ rừng

(cây cao su)

- Chi phí bảo vệ rừng và đất

rừng thấp; ngân sách nhà nước

không đủ để bảo vệ rừng, do vậy

tính trạng khai thác gỗ bất hợp

pháp không thể cấm; giá cả và

nhu cầu của thị trường lâm sản -

gỗ cao;

- Thiếu thông tin cập nhật về

hiện trạng rừng và đất lâm

nghiệp;

- Lực lượng kiểm lâm làm ngơ,

“tiếp tay cho các đối tượng khai

- Lực lượng kiểm lâm có thể theo dõi

quá trình thực thi REDD ( iểm soát

cháy rừng, chống lại hoạt động phi pháp,

chi trả dịch v môi trường, khai thác mỏ,

rò rỉ);

- hông hỗ trợ cho việc giao đất/ rừng

đến hộ gia đình và các cộng đồng;

- Lập quy hoạch rừng tự nhiên (thích

hợp với REDD+) được giao cho các

doanh nghiệp;

- Mâu thuẫn về quy hoạch sử d ng đất

đối với REDD+ và/ hoặc sản xuất nông/

lâm nghiệp khác;

- Lợi d ng xâm lấn rừng, canh tác lấn

dần do đó làm tăng nguy cơ phá rừng;

- Rủi ro DD là cao trong các khu rừng

được quản lý bởi các chủ rừng nhà nước

(hợp pháp và bất hợp pháp);

Page 56: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

56

luật, giám sát

chủ rừng, kiểm

soát sử d ng

lâm sản và xử

phạt

- Triển khai ế

hoạch Bảo vệ

và Phát triển

rừng và quy

định sự phối

hợp trên nhiều

l nh vực giữa

Công an, Quân

đội và các t

chức đoàn thể

về việc thực thi

kế hoạch

- Mong đợi

của họ vào

REDD+ tạo ra

nguồn tài chính

để bảo vệ rừng

thác gỗ bất hợp pháp” , hợp pháp

hóa lâm sản trái phép; không

dám chống lại hoặc không dám

không tuân theo mệnh lệnh qua

điện thoại khi xử lý các v vi

phạm, giao đất, thu thuế;

- Hội chứng vô cảm, vô căn;

- Hiệu quả của truyền thông và

nâng cao nhận thức về quản lý và

bảo vệ rừng thấp;

- Những khó khăn trong quản

lý rừng xen kẽ với đất nông

nghiệp khi đất này được chấp

nhận là bị xâm lấn và lấn chiếm

để canh tác cây cà phê;

- Sự đóng góp của ngành lâm

nghiệp vào ngân sách địa phương

còn thấp so với các l nh vực kinh

tế khác, do đó, rất khó để cạnh

tranh với những lựa chọn phát

triển khác;

- hông thể định lượng giá trị

kinh tế của các dịch v môi

trường rừng, để chứng tỏ việc

buôn bán và bị coi là một gánh

nặng và dẫn đến đầu tư nhỏ lẻ;

- Nguyên tắc "sự tham gia của

toàn bộ hệ thống chính trị" trong

việc quản lý và bảo vệ rừng làm

cho lực lượng kiểm lâm có thể để

né trách nhiệm giải trình;

Page 57: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

57

1.1.3 Sở Tài nguyên và Môi trường

Sức mạnh/động lực tham gia

REDD

Những hạn chế/yếu kém đối với

REDD

Ảnh hưởng tiềm năng đến

REDD+

- Là cơ quan đầu mối chịu

trách nhiệm thực thi Chương

trình m c tiêu quốc gia về

REDD; Kế hoạch hành động

thích ứng với biến đ i khí

hậu; báo cáo về kiểm kê khí

gây hiệu ứng nhà kính hàng

năm;

- Hỗ trợ các sáng kiến

REDD+; là thành viên của

Ban quản lý UN-REDD và

Quỹ Bảo vệ và Phát triển

rừng;

- Tham mưu và hướng dẫn

quy trình giao đất lâm nghiệp

cho các hộ gia đình và cộng

đồng (s đỏ, hợp đồng khoán,

cho thuê), việc chuyển đ i

m c đích sử d ng đất

(chuyển đ i đất rừng sang

sản xuất nông nghiệp, xây

dựng);

- Sở hữu số liệu thống kê

về hiện trạng sử d ng đất

hiện hành (nhưng thiếu các

số liệu cập nhật về đất lâm

nghiệp bị chuyển đ i);

- hông kiểm soát/ quản lý trực

tiếp DD, tài nguyên rừng; giảm

phát thải;

- Nguồn dữ liệu thống kê về đất

và rừng mâu thuẫn giữa Sở Tài

nguyên và Môi trường với Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn (kiểm kê rừng, đất, đa dạng

sinh học); cơ chế phối hợp thiếu

hiệu quả trong việc quản lý các

nguồn dữ liệu về rừng;

- Lập quy hoạch sử d ng đất

không đầy đủ, chưa rõ ràng và

không bền vững, không hoàn toàn

thực tế và sự thiếu nhất quán giữa

các nguồn của các sở ban ngành

khác

- Năng lực giám sát việc giao

đất, quản lý tài nguyên thiên

nhiên, giải quyết xung đột về sử

d ng đất (chủ rừng nhà nước và

cộng đồng) vẫn còn thấp;

- Giao đất rừng cho cộng đồng

dân tộc thiểu số bị cản trở bởi

quan điểm về lịch sử và chính trị,

quan ngại về việc thiết lập khu tự

trị của người dân địa phương;

- Có nghi ngờ rằng các chính

sách về môi trường và các biện

pháp bảo đảm an toàn xã hội

trong REDD+ được soạn thảo

bởi Sở Tài nguyên - Môi trường

/ MONRE sẽ kết nối với việc sử

d ng rừng / đất rừng và do đó

không đáp ứng nguyên tắc

đồng lợi ích và vẫn chưa có kế

hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

được tích hợp với REDD+

- Cần có kế hoạch kiểm soát

các hoạt động giảm phát thải

trên địa bàn tỉnh, bao gồm quy

hoạch rừng cho REDD+;

- Thiếu đất nông nghiệp dẫn

đến sự gia tăng của DD và rò rỉ

- Sở Tài nguyên - Môi trường

có thể tác động, tham mưu cho

tỉnh về giao rừng/ đất cho cộng

đồng;

- Sở Tài nguyên - Môi trường

có chức năng tham mưu và xác

minh trừ thẩm quyền giao đất/

rừng cho hộ gia đình

- Có thể có ảnh hưởng đến

quy hoạch rừng cho REDD+ và

Page 58: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

58

- Chịu trách nhiệm quản lý

đa dạng sinh học, khoáng

sản, tài nguyên nước;

- Đánh giá/ xác minh EIA

về các dự án phát triển.

quan ngại việc bán đất (nông

nghiệp), chuyển nhượng quyền sử

d ng đất rừng; và dồn điền đ i

thửa;

đa dạng sinh học;

- hi có nhiều bên liên quan

tham gia trong Ban chỉ đạo

REDD , sẽ ra tăng chi phí gián

tiếp và trách nhiệm giải trình sẽ

thấp.

1.1.4 Chủ rừng Nhà nước (Vườn quốc gi Bidoup Núi Bà, B n Quản lý rừng phòng hộ, Công ty

TNHH một thành viên lâm nghiệp)

Hỗ trợ/động lực

REDD

Trở lực/đối lập với REDD Ảnh hưởng đến

REDD+

1. Bài học từ chi trả

PES cho các hộ gia

đình (hợp đồng bảo vệ)

2. Đã có các cơ chế

phối hợp liên ngành về

quản lý và bảo vệ rừng.

3. Sẵn sàng tham gia

vào REDD+ bởi vì

chương trình này có

tiền

4. Nhân viên được trả

bằng ngân sách nhà

nước. Ngân sách cho

bảo vệ và phát triển

rừng được cấp bởi

chính phủ.

5. REDD+ được đáp

ứng các m c tiêu và

chức năng của họ trong

- Có ít cơ hội để tham gia vào quá trình phác thảo

chính sách khác

- Chủ rừng không có các kế hoạch đầu tư/ chiến

lược bảo vệ và phát triển rừng lâu dài; hoặc các kế

hoạch kinh doanh (Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng

quốc gia). hông có sự phân chia rõ ràng giữa các

doanh nghiệp và các t chức chính quyền, cả hai đều

ph trách việc bảo vệ rừng.

- Những khu rừng được quản lý giảm bởi quá trình

giao đất rừng cho các công ty tư nhân (trong và ngoài

tỉnh)

- Họ giao rừng cho nhân viên của họ và không trao

trả rừng cho người dân địa phương mà sinh kế ph

thuộc vào rừng và ai là chủ sở hữu từ lâu đời

- hông hài lòng để có vai trò trung gian của các

hoạt động PES

- Có xung đột lớn về đất và rừng với người dân địa

phương và doanh nghiệp tư nhân. hông nhận được

sự hỗ trợ của người dân bởi vì người dân địa phương

1) Việc xác định

các chủ rừng

thực sự để bảo

vệ và phát triển

rừng còn không

rõ ràng. Sự tiếp

cận của người

dân địa phương

đến đất rừng bị

hạn chế (do thu

hồi đất, trái với

luật t c)

2) Quyền sở

hữu của người

dân trong

REDD+ là th

động vì đây

không phải là

những khu rừng

Page 59: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

59

việc bảo vệ và phát

triển rừng.

6. ế hoạch hàng năm

về bảo vệ và phát triển

rừng được phê duyệt và

cung cấp tài chính của

tỉnh.

7. Có quyền tham gia

vào quá trình ra quyết

định và giám sát việc

thực thi giao đất lâm

nghiệp cho các bên liên

quan khác

8. Vườn quốc gia, Ban

Quản lý rừng phòng hộ

đang tích cực hợp tác

với các t chức phi

chính phủ để thực thi

dự án / nghiên cứu về

REDD+, biến đ i khí

hậu.

ngh rằng họ xâm chiếm đất đai của họ

- hông biết ranh giới rừng được giao / quản lý của

họ trên hiện trường.

- Là chủ rừng nhưng không sở hữu quyền thực sự

như "chủ và chủ sở hữu" bởi vì thống trị bởi vì đã bị

chi phối bởi rất nhiều cơ quan khác nhau và chủ thực

sự.

- hông có khả năng và không đủ thẩm quyền để

ngăn chặn và xử lý việc khai thác gỗ bất hợp pháp và

xâm lấn

- Bế tắc trong việc ngăn chặn nạn phá rừng, lấn

chiếm và khai thác gỗ bất hợp pháp

- Áp lực của nghèo đói

- Sự thiếu h t và không bền vững nguồn tài chính;

thu nhập chủ yếu ph thuộc vào ngân sách nhà nước.

Thu nhập thấp từ kinh doanh lâm nghiệp

- Hợp đồng bảo vệ rừng đã ký với công an và quân

đội (huyện).

- Các công ty lâm nghiệp không có thẩm quyền hoặc

cơ hội tiếp cận nguồn vốn DA cho lâm nghiệp

hợp pháp

- Lợi ích từ

REDD+ được

chia sẻ bởi rất

nhiều bên liên

quan và do đó

dẫn đến những

xung đột về rừng

càng sâu sắc

hơn.

3) Có thể là một

cơ hội đối với

việc đồng quản

lý rừng giữa

nhà nước và

cộng đồng và

trả lại đất rừng

từ các chủ rừng

cho các hộ gia

đình;

1.1.5 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

ỗ trợ động l c

REDD

Trở l c đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD+

Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng

đang vận hành

ở cấp trung

ương và địa

1) Chi phí hành chính để

vận hành quỹ (cấp tính)

rất cao.

2) Sự minh bạch và hệ

thống thông tin không

8) Có thể áp d ng các quy định/ hệ thống

chi trả của PFES đối với REDD

9) Số hộ gia đình ký hợp đồng bảo vệ rừng

chiếm tỉ lệ phần trăm thấp. các hộ gia

đình nghèo khó hoặc hộ gia đình không

Page 60: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

60

phương

Có hệ thống

giám sát nội bộ

đối với việc chi

trả (tỉnh, chủ

rừng, người

dân địa

phương)

Đề xuất Quỹ

REDD thuộc

PDF

Hỗ trợ việc

thực thi

REDD+

Nhiều bên liên

quan tham gia

vào Ban chỉ

đạo quỹ

đủ mạnh (người dân

không biết chức năng

của quỹ như thế nào,

thông tin thì mờ nhạt)

3) hông có hệ thống

khiếu nại/ bất bình;

không có hệ thống giám

sát độc lập và hiệu quả,

khoản chi trả có thể bị

và/ hoặc được lập bởi

lãnh đạo nhóm hoặc

công ty/ chủ rừng

4) Sự chi trả không dựa

vào kết quả

5) Tranh chấp về quyền lợi

và quản lý thu nhập giữa

các chủ rừng và người

quản lý quỹ.

6) Phí chi trả của PES

không thể thu từ thủy

điện vì Nghị định số 99

không xác định lộ trình

rõ ràng.

7) Hợp đồng chi trả giao

khoán bị vi phạm bởi

chủ rừng (ví d : các hộ

gia đình ký hợp đồng

không biết vị trí của

rừng trên thực địa, họ

chỉ đi tuần tra trên tuyến

đường yêu cầu)

có lực lượng lao động có thể bị loại khỏi

REDD dẫn đến m c tiêu xoá đói giảm

nghèo không thể đạt được;

10) Hoãn chi trả, các hợp đồng gián

đoạn có thể dẫn đến mất rừng;

11) Nguy cơ tham nhũng dẫn đến mất

rừng trong khi tiền vẫn được chi trả

Page 61: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

61

1.1.6 Sở Tài chính + Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư)

ỗ trợ Động l c

REDD

Trở l c/đối lập với REDD Ảnh hưởng đến

REDD+

- Sở Kế hoạch

và Đầu tư là cơ

qu n quản lý

đầu mối

dụng D và

viện trợ tài

chính khác (d

án hiện tại) như

REDD+;

- Sở Tài chính

(và Sở Kế hoạch

và Đầu tư), các

thành viên củ

Kiểm lâm và

B n quản lý

rừng củ tỉnh,

có kinh nghiệm

trong việc quản

lý quỹ chi trả

lâm nghiệp ủy

thác

- Quỹ hỗ trợ và

phân bổ đầu tư,

đối ứng, chi trả

để thúc đ y việc

gi o đất cho hộ

gi đ nh ở Lâm

Đồng

- Vấn đề chính là sự không thống nhất dữ liệu giữa các

sở ngành/ cơ quan trong việc lập kế hoạch; thiếu các tiêu

chuẩn (vì các tiêu chuẩn thống kê là khác nhau giữa các

ngành khác nhau)

Sở ế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việc tư

vấn và cho thuê giấy phép cho các doanh nghiệp tư nhân

đầu tư vào các dự án phát triển có thể ảnh hưởng đến

rừng như thủy điện, khoáng sản, cao su, cà phê và những

dự án khác;

- Sở ế hoạch và Đầu tư thường xuyên xếp hạng năng

lực của các doanh nghiệp tư nhân cao hơn thực chất, ít

khi đánh giá tác động của các doanh nghiệp tư nhân đối

với cộng đồng, tài nguyên và điều này đã dẫn đến các

doanh nghiệp tư nhân lớn thuê rừng địa phương, chiếm

đất của người dân; và không thực hiện ngh a v đã cam

kết của họ;

- Việc lập kế hoạch không đồng bộ chồng chéo với kế

hoạch bảo về và phát triển rừng.

- Trách nhiệm của cấp tỉnh trong việc quản lý doanh thu,

và các khoản chi từ nguồn của REDD không được xác

định rõ. hi có doanh thu từ REDD , việc lập kế hoạch

và phê duyệt ngân sách địa phương để bảo vệ và phát

triển rừng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nhóm người

vận động (dẫn đến giảm nguồn thu từ ngân sách nhà

nước)

- Rất khó để huy động nguồn lực xã hội, đầu tư tư nhân

vào bảo vệ rừng do lợi nhuận thấp; quản lý tài chính

- Sở ế hoạch

và Đầu tư có thể

đưa ra một cơ

hội để tích hợp

REDD vào kế

hoạch phát triển

kinh tế – xã hội

của tỉnh

- Các nhà đầu tư

có thể vận động

hành lang các sở

ngành của tỉnh,

dẫn đến những

thay đ i trong

việc lập kế

hoạch bảo vệ và

phát triển rừng,

phá bỏ cam kết

đối với REDD ;

- Tham mưu

cho việc làm cân

bằng giữa phát

triển và bảo tồn,

làm giảm chi phí

cơ hội, tập trung

vào việc bảo vệ

các dịch v môi

trường;

Page 62: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

62

trong bảo vệ và phát triển rừng không minh bạch, thiếu

thông tin bao gồm cả Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

1.1.7 Công n Cảnh át môi trường, Quân đội, Phòng quản lý th trường

ỗ trợ/động l c

REDD

Trở l c đối lập với

REDD

Ảnh hưởng đến

REDD+

- Quy chế phối

hợp giữa kiểm

lâm, công an,

quân đội, dân

quân tự vệ trong

bảo vệ rừng và

bảo vệ rừng gắn

với an sinh xã hội.

-.Nhóm công tác

liên ngành của

tỉnh thực hiện kế

hoạch bảo vệ và

phát triển rừng,

kiểm soát khai

thác gỗ bất hợp

pháp và mất rừng;

- Hỗ trợ thực thi

lâm luật, xử lý

tranh chấp và

xung đột về đất

đai, rừng.

- Có một thực tế là các

chủ rừng nhà nước ký

hợp đồng bảo vệ rừng

với công an và quân đội

(ở cấp huyện) và điều

này là hợp lý để kiểm

soát khu vực biên giới

xa xôi.

- Thiếu vốn, cơ sở vật

chất, nguồn nhân lực

cho sự hợp tác liên

ngành trong thực thi

lâm luật và ngăn chặn

DD

-.Do không kiểm soát

được nguồn gốc hợp

pháp của lâm sản

(FLEGT) có hiệu quả

- Người dân không tin

công an trong việc xử lý

các trường hợp liên

quan đến tranh chấp đất

rừng (không công bằng,

không minh bạch)

- Sự giúp đỡ trong việc

kiểm soát tính hợp

pháp của lâm sản, giới

hạn DD, xử lý nhà

tuyển d ng, trung gian

vận chuyển, buôn lậu,

...

- Phát hiện, ngăn chặn

và xử lý các tranh

chấp, lấn chiếm đất

rừng giữa các hộ gia

đình, các doanh nghiệp

và các chủ rừng, ...

- Tranh giành lợi ích từ

REDD với cộng đồng

bằng cách tham gia bảo

vệ rừng vì được hưởng

lợi; người dân địa

phương và chính quyền

xã không hỗ trợ loại

hình chia sẻ lợi ích này

Page 63: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

63

1.1.8 Báo chí truyền thông

ỗ trợ động l c REDD Trở l c đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD+

- Cung cấp thông tin và truyền thông

về REDD cho chính quyền, cộng

đồng, người dân gồm cả những người

dân tộc thiểu số (thông qua truyền

hình, phát thanh bằng tiếng dân tộc)

- Điều tra và mang lại các hành vi vi

phạm lâm luật (DD ) - (xem tài liệu

tham khảo trên báo Lao động ngày

17/12/2012)

- Tạo kênh cho người dân địa phương

cung cấp thông tin phản hồi, khiếu nại

liên quan đến đất và rừng cho chính

quyền

- Có những cán bộ ph trách về văn

hoá và thông tin ở cấp xã

- Các t chức đoàn thể như VFF, Hội

thanh niên, Hội ph nữ, Hội nông dân

cũng tham gia vận động, truyền thông

và huy dộng

- Các kênh/công c / phương tiện

truyền thông sẵn có (báo chí, truyền

hình, phát thanh, Internet, công c

hình ảnh, v.v.)

- Báo chí địa phương thúc

đẩy/khuyến khích/vận động

nhiệm v chính trị, chính

sách phát triển của địa

phương, đặc biệt là đầu tư

về mặt kinh tế cho thủy

điện, cao su, cà phê, v.v. có

thể gây ra DD;

- Hỗ trợ tính cạnh tranh về

nguồn tài nguyên đất rừng

với cộng đồng;

- t phản ánh những suy

ngh , nguyện vọng và mối

quan tâm của người dân

liên quan đến rừng, đặc biệt

là người nghèo hoặc cộng

đồng bị ảnh hưởng bởi

chương trình phát triển (bởi

vì doanh nghiệp tư nhân

thuê rừng)

- Chất lượng của thông tin

không đủ tốt

- Báo chí quốc gia có thể

làm cho các vấn đề liên

quan nhiều hơn đến rừng

ở địa phương, chia sẻ lợi

ích minh bạch và quan

điểm của người dân được

được lắng nghe một cách

công khai

- Giúp nâng cao nhận

thức về REDD , thông

tin dự án, FPIC

- Tác động đến chính

sách REDD quốc gia,

tỉnh

- REDD là một vấn đề

mới đối với các phương

tiện truyền thông, do đó

có thể bị hiểu lầm hoặc

sử d ng không đúng,

không đầy đủ, do đó

REDD không thể bảo vệ

lợi ích của người dân,

1.1.9 B n chỉ đạo và n điều hành liên ngành

ỗ trợ động l c REDD Trở l c đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD+

- Tỉnh có kinh nghiệm - Trưởng ban chỉ đạo tỉnh không - Chính sách về REDD+ thu

Page 64: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

64

trong việc thành lập

Ban chỉ đạo, t chức

liên ngành liên quan

đến lâm nghiệp như

CT661, UN-REDD,

Ban chỉ đạo bảo việc

lập kế hoạch bảo về

và phát triển rừng

2020;

- Hỗ trợ sự tham gia

của nhiều bên liên

quan trong chỉ đạo,

điều hành, phối hợp

liên ngành trong việc

thực thi REDD+.

- Có cơ hội để ảnh

hưởng đến chính sách

REDD+ địa phương;

tham gia hoặc không hoàn toàn

tham gia vào các hoạt động, do đó,

ít có khả năng ra quyết định, hoặc

quyết định không khả thi..

- Trách nhiệm giải trình của các

thành viên trong Ban chỉ đạo tỉnh

của là không rõ ràng do sự phân cấp

quản lý yếu kém, phân b giao việc,

thiếu kế hoạch, quy định và các

nguồn lực c thể của hoạt động

- Xã hội dân sự và khu vực tư nhân

không được phép tham gia trong

Ban chỉ đạo tỉnh;

- Các thành viên của Ban Chỉ đạo

chỉ cố gắng để bảo vệ lợi ích của

riêng bộ phận của họ, thiếu sự hợp

tác chặt chẽ cho m c đích chung về

REDD+;

hút sự tham gia của nhiều bên

liên quan;

- Chất lượng của việc quản lý

REDD+ ph thuộc vào năng

lực và cam kết của Ban Chỉ

đạo;

- REDD+ có thể được tích hợp

vào chiến lược phát triển kinh

tế-xã hội, chính sách và các kế

hoạch, góp phần vào m c tiêu

xóa đói giảm nghèo của địa

phương;

- REDD+ là một cơ chế tự

nguyện đang được thử nghiệm

và được phát triển, do đó, điều

này có thể làm giảm cam kết

của tỉnh trong việc theo đu i

các mô hình ở địa phương ảnh

hưởng đến các kế hoạch khác

của địa phương.

1.1.10 Liên ngành chống h i thác g ất hợp pháp (UBND huyện, Công n, Kiểm lâm, chủ rừng)

ỗ trợ động l c REDD Trở l c đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD+

Được t chức định kỳ với

sự tham dự của các bên

liên quan theo kế hoạch

Mang tính hình thức

Các đối tượng khai thác gỗ bất hợp

pháp biết chương trình và tránh thực

thi pháp luật không hiệu quả tiêu tốn

thời gian và tiền bạc

Hiệu quả thấp trong việc

ngăn chặn khai thác tài

nguyên rừng trái phép

2. Các thể chế kh ng chính thức

Page 65: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

65

2.1 Khu vực tư nhân (do nh nghiệp thủy điện, c o u, cà phê, ho , r u, h i thác hoáng ản, du

l ch, nông lâm nghiệp, thủy ản, v.v.)

Hỗ trợ/động

lực REDD Trở lực/đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD+

- Thông

qua PES ,

khu vực tư

nhân đóng

góp tài

chính để

bảo vệ

rừng trong

lưu vực

(M c tiêu

DD);

- Có thể

tham gia

vào

REDD+

như một

chủ rừng

(trực tiếp /

ph );

- Hỗ trợ

thực thi

REDD+

liên quan

đến xóa đói

giảm nghèo

cho cộng

- hông quan tâm đến REDD+ do phải theo đu i thu

nhập ngắn hạn (thuê rừng 50 năm); họ thuê nguồn nhân

lực bên ngoài để bảo vệ rừng với chi phí cao;

- Xung đột đất đai, rừng giữa doanh nghiệp tư nhân và

cộng đồng ngày càng tăng; các doanh nghiệp tận d ng

lợi thế để thúc đẩy việc chuyển đ i rừng tự nhiên sang

m c đích khác và tìm cách hợp pháp hoá lâm sản (đưa

ra ngoài gỗ, cây, cao su, cà phê, rau, hoa, v.v.)

- Các doanh nghiệp phải đầu tư với chi phí ban đầu lớn,

do đó họ cần phải tạo ra doanh thu nhanh chóng, chi phí

cơ hội của việc chuyển đ i sử d ng đất từ rừng sang

REDD+ là cao.

- Có thể vận động hành lang quyết định hoặc chính sách

liên quan đến quy hoạch đất / rừng của tỉnh;

- hông tuân thủ các cam kết của mình với cộng đồng

và chính quyền địa phương khi thuê rừng; lạm d ng / lái

chính sách địa phương về đất lâm nghiệp; làm thay đ i /

điều chỉnh so với quy hoạch ban đầu

- Treo dự án, thu thập, tích lũy, chuyển đ i/ chuyển đất/

quyền sử d ng rừng; họ không nhận được s đỏ vì họ

không muốn trả phí sử d ng đất (họ chỉ muốn khai thác

gỗ); nhà nước không có chi phí kiểm kê rừng trước khi

thu hồi rừng

- Giám sát và thực thi các doanh nghiệp yếu kém không

hiệu quả/ không tuân thủ các cam kết sử d ng đất (đất

sẽ được bị thu hồi sau 2 năm sử d ng không hiệu quả )

- Họ là nguyên nhân/

động lực/ yếu tố của

DD

- Họ là những rào cản

trong thực thi REDD+

bởi vì việc hạn chế

của người dân địa

phương/ cộng đồng

tiếp cận đất rừng.

- Mâu thuẫn giữa các

doanh nghiệp và cộng

đồng địa phương -

thực tế là người dân

cảm không công

bằng trong sử d ng

đất rừng và chia sẻ lợi

ích sẽ gây ra rủi ro đối

với rừng, REDD+ như

sự rò rỉ, sự gia tăng

lượng khí thải, cạnh

tranh lợi ích, các hoạt

động chống lại chính

sách bảo vệ rừng ...

- Chi phí cơ hội cao,

thương mại / đầu tư

ngắn hạn / tình hữu

Page 66: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

66

đồng; - Thông tin / báo cáo là không đúng sự thật; nghị mới / tham

nhũng quyền lực / sự

ưu thế của chính sách.

2.2 Đại học Đà Lạt Kho Môi trường

Hỗ trợ/động lực REDD Trở lực/đối lập với

REDD

Ảnh hưởng

đến REDD+

- Cung cấp nguồn nhân lực lành

nghề và dịch v tư vấn kỹ thuật về

môi trường, biến đ i khí hậu, xã hội

hóa, môi trường, nông nghiệp, lâm

nghiệp, sinh học, văn hóa - dân tộc,

trường luật, v.v. cho Lâm Đồng;

- Làm việc chặt chẽ với Sở Nông

nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi

trường, Sở hoa học và Công nghệ

về các hoạt động của REDD+ như

FPIC / UN-REDD, đào

tạo/LEAF/SNV, đào tạo địa phương

/ RECOFTC; tham gia Hội đồng

hoa học về chiến lược bảo vệ môi

trường, đánh giá tác động môi

trường, quy hoạch sử d ng đất trên

địa bàn tỉnh;

- Nhận thức việc lập quy hoạch sử

d ng đất đai là vấn đề quan trọng để

thực thi REDD+ nhưng ở Lâm Đồng

quá trình này bị chi phối bởi các

nhóm lợi ích (kinh doanh) và áp lực

để bảo vệ tài nguyên rừng; DD ở

- hông được

đánh giá cao, sự

tham gia của Đài

phát thanh và

Truyền hình tỉnh

Lâm Đồng trong

Ban Chỉ đạo

REDD+ tỉnh

- hông có

quyền ra quyết

định/tham gia

trực tiếp vào việc

lập quy hoạch sử

d ng đất trên địa

bàn tỉnh;

- Tham gia FPIC

như là các

chuyên gia, tư

vấn viên, ghi

nhận phản ứng

của người dân,

không có thẩm

quyền để trả lời

- Sự đóng

góp, hợp

tác với các

cơ quan

đầu mối

thực thi

REDD+

- Cung cấp

nguồn

nhân lực

chuyên

môn cao,

gồm có

giáo viên

và sinh

viên;

- Giới

thiệu sự

hiểu biết

về

REDD+

phù hợp

với bối

Page 67: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

67

Lâm Đồng là "quá trình có tính toán"

"nhiều điểm mờ nhạt về tiền"; FPIC

phải được thực hiện bởi một bên thứ

ba để làm giảm xung đột về đất đai;

chi phí cơ hội ngắn hạn;

- Họ thúc đẩy sự tham gia của nhiều

bên liên quan để đảm bảo tính minh

bạch, công bằng

- Tham gia Ban tư vấn kỹ thuật (tiểu

ban) cho REDD+ của tỉnh

- Tham gia trong việc tuyên truyền

REDD+ tuyên truyền và thí điểm

FPIC;

- Hy vọng rằng người dân địa

phương sẽ tham gia trong REDD+

khi họ được hưởng lợi từ chương

trình này (S đỏ rừng, phí bảo vệ

rừng)

các câu hỏi, xây

dựng sự đồng

thuận hoặc sự can

thiệp khi người

dân không hỗ trợ

REDD+;

- Chỉ xem

REDD+ như một

cơ hội (không

chắc chắn)

cảnh của

Việt Nam

về quyền

sở hữu đất

đai; xem

xét quyền

sở hữu

carbon

độc lập

với quyền

sở hữu đất

đai;

2.3 Công ty tư vấn lâm nghiệp và Trung tâm phát triển tài nguyên đất

Hỗ trợ/động lực REDD Trở lực/đối lập với REDD Ảnh hưởng đến

REDD+

- Theo các cán bộ của dự án FLITCH,

Công ty tư vấn lâm nghiệp có thể thiết

lập sự phối hợp và hướng dẫn cho cả

Sở Nông nghiệp và Sở Tài nguyên và

Môi trường để tham vấn, thảo luận,

đánh giá, hoạt động của các bên liên

quan...

- Công ty tư vấn lâm nghiệp có thể

- Chuyên gia tư vấn thường thu hút

khu vực tư nhân và do đó đánh giá

thấp EIA về tác động của các dự án

phát triển về môi trường, rừng, đa

dạng sinh học, sinh kế và xã hội;

- Tư vấn về quy hoạch sử d ng đất

rừng có thể thu h p rừng vì lý do

quy hoạch thủy điện, khai thác mỏ,

- Tư vấn phải

sử d ng

phương pháp

tiếp cận có sự

tham gia của

cộng đồng để

lập quy hoạch

như dự án

Page 68: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

68

giúp đánh giá tác động môi trường xã

hội, nâng cao nhận thức của các bên

liên quan về REDD+;

- Trung tâm phát triển tài nguyên đất

có thể giúp người dân địa phương và

khu vực tư nhân đàm phán với nhau về

việc bồi thường và giá đất

... xâm lấn nhiều khu rừng và đất

rừng; tác động liên ngành vội vàng

và chồng chéo với các kế hoạch

khác; ..

FLITCH đã

làm;

- Hỗ trợ kết

nối các bên

liên quan với

nhau

2.4 Đối tượng h i thác g ất hợp pháp/trung gi nvận chuyển chế iến g

Hỗ

trợ/động

lực

REDD

Hạn chế / đối lập với REDD Ảnh hưởng đến REDD

- Phá rừng bất hợp pháp

- Các cơ quan thực thi pháp

luật không có khả năng để

kiểm soát, họ né tránh bởi

vì những đối tượng khai

thác gỗ hung hăng, nguy

hiểm, sẵn sàng tấn công cán

bộ;

- "Liên kết theo bàn tròn"

người môi giới-kiểm lâm -

cảnh sát - chính quyền -

kinh doanh để tận d ng lợi

thế về phá rừng hoặc thay

đ i / bóp méo chính sách

quản lý rừng;

- Động lực của DD cản trở

người dân địa phương nhận

được hợp đồng về bảo vệ

rừng bởi vì họ sợ những đối

tượng khai thác gỗ bất hợp

pháp,

Gây ra rò rỉ, tăng phát thải,

làm t n hại đến lợi ích của

các chủ rừng và người dân

địa phương;...

- Gây áp lực lên chính quyền

để thúc đẩy thực thi pháp

luật tốt hơn

2.5 Cộng đồng người dân d phương

Page 69: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

69

Thế mạnh/động lực

REDD

Yếu kém/các trở lực REDD Ảnh hưởng tiềm năng đến

REDD+

Họ xem REDD+ như một

cơ hội tài chính; C c

iểm lâm là cơ quan đầu

mối chịu trách nhiệm tư

vấn tất cả các hoạt động

trong l nh vực liên quan

đến lâm nghiệp, bao gồm

bảo vệ và phát triển rừng,

là cơ quan đại diện

chuyên môn cho cả C c

iểm lâm và C c Lâm

nghiệp. Họ đang tiến

hành PES với hoạt động

giám sát. Nằm trong tỉnh

thí điểm REDD+, nhiều

nhà lãnh đạo và cán bộ

huyện đã được đào tạo và

tham dự hội thảo về

REDD+, do đó, họ có

hiểu biết cơ bản về

REDD+. Các hoạt động

phối hợp liên ngành giữa

kiểm lâm – công an –

quân đội - các chủ rừng

được t chức hàng năm

để truy quét nạn phá

rừng, đất rừng và xâm lấn

các vùng lân cận; Đài

phát thanh và truyền hình

- hông có đất rừng / rừng

- Thiếu đất sản xuất; xâm lấn trái phép

đất rừng của nhà nước; đời sống sinh

kế vẫn còn ph thuộc vào rừng;

- hông quen thuộc với cơ chế đồng

quản lý rừng với các chủ rừng nhà

nước;

- hông có thông tin, kiến thức và

năng lực để tham gia vào các cơ chế

mới của REDD+, quản lý rừng, v.v.

- Thiếu kiến thức về luật pháp và

chính sách; bị ảnh hưởng bởi nhà

tuyển d ng; luôn luôn phải đối mặt

với nỗ lực để tích lũy đất đai, buộc

phải thuê đất của các cá nhân và

doanh nghiệp;

- Mất niềm tin vào các cán bộ chính

quyền, khiếu nại đã không được phúc

đáp / giải quyết, không biết nơi nào

giải quyết và xử lý vi phạm lâm luật /

đất đai không công bằng, nghi ngờ

tính chính đáng của nhà nước; quá

chịu đựng để ph c tùng; không hiểu

biết về nhân quyền và không có cơ hội

/ không dám nói ra, họ bị đẩy vào thế

bất lợi.

- Các t chức đoàn thể và hội không

phải là vật đệm để bảo vệ các quyền

- REDD+ không thể

thành công nếu người

dân địa phương không

tham gia với vai trò của

chủ rừng và chia sẻ lợi

ích công bằng và đầy đủ

từ việc quản lý và bảo vệ

rừng;

- Chuyển người dân địa

phương từ vị trí là người

làm thuê (hợp đồng) đến

làm chủ rừng (bìa đỏ/

xanh);

- Để giải quyết đói

nghèo và sinh kế dựa

vào rừng tới thị trường

lâm sản;

- Cộng đồng, sự đồng

thuận. DD và cần có một

cách tiếp cận mới phù

hợp với hoàn cảnh địa

phương

- Thông tin đầy đủ để

tham gia đầy đủ và có

hiệu quả và tự quyết

định để phát triển;

- FPIC là ai Nhà nước

hoặc trung gian FPIC

Page 70: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

70

huyện phát sóng bằng

tiếng dân tộc và nhóm

thông tin di động của

huyện có thể giúp ra tăng

nhận thức của người dân

thôn bản;

của người dân và thực thi các quyền

của họ;

- Nghi ngờ về việc thực thi PFES

- Cộng đồng không được công nhận là

pháp nhân;

không thể được áp d ng

ở Lâm Đồng bởi vì

người dân không phải là

chủ/ người sử d ng rừng

thực sự ...

3. Phân tích các bên iên quan ở cấp huyện

UBND huyện

Chi c c iểm lâm

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công an huyện - Huyện đội

Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (liên ngành, bao gồm cả Mặt trận t quốc Việt Nam và

các t chức đoàn thể)

Doanh nghiệp/các cơ sở chế biến lâm sản

4. Các thể chế chính thức củ Nhà nước

Thế mạnh/động lực

REDD Yếu kém/các trở lực REDD

Ảnh

hưởng

tiềm năng

đến

REDD+

- Hỗ trợ REDD+, được

xem như là cơ hội để

- Ranh giới không rõ ràng giữa rừng và đất nông

nghiệp trong việc quy hoạch sử d ng đất làm cho người

Page 71: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

71

có thêm hỗ trợ tài

chính

- Đang thực hiện PES;

tham gia vào giám sát

PES

- Hạt kiểm lâm huyện là

cơ quan chính chịu

trách nhiệm tham mưu

tất cả các hoạt động có

liên quan đến lâm

nghiệp trên địa bàn

huyện bao gồm việc

bảo vệ rừng và phát

triển rừng, có quan đại

diện chuyên nghiệp

cho cả PChi c c iểm

lâm và chi c c lâm

nghiệp tỉnh;

- Nhiều nhà lãnh đạo và

cán bộ huyện (Di Linh)

đã được đào tạo và

tham gia vào một số

hội thảo về REDD+ và

có sự hiểu biết cơ bản

về REDD+

- Hoạt động phối hợp

được quản lý bởi các

chủ rừng, công an,

quân đội, liên ngành

được t chức hàng năm

để theo dõi tình trạng

phá rừng, lấn chiếm

dân địa phương bối rối và xâm lấn vào khu vực rừng

- Bộ phận chịu trách nhiệm và làm nhiệu v yếu kém

trong việc quản lý rừng:

- Huyện không có quyền để quyết định cho thuê đất

trên quy mô lớn cho khu vực tư nhân và không có

quyền để quản lý dự án lớn này.

- Tuy nhiên, huyện chịu trách nhiệm hành chính về bảo

vệ diện tích rừng nằm trong khu vực hành chính của

mình.

- Việc ra quyết định về thuê đất cho khu vực tư nhân

tập trung vào Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cơ quan khác

tham mưu và thẩm định (Sở Tài nguyên và Môi

trường, cán bộ Sở Nông nghiệp và nhân viên phát triển

nông thôn; Sở ế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và

đánh giá)

4. Thủ t c cho thuê đất đối với khu vực tư nhân là

không phù hợp với quá trình quy hoạch rừng của Pháp

lệnh dân chủ cơ sở (người dân nghi ngờ có sự thông

đồng giữa chính quyền địa phương và các chủ rừng tư

nhân)

5. Thực thi luật pháp không hiệu quả,

Thất bại trong việc ngăn chặn:

- khai thác gỗ bất hợp pháp. Lý do: tham nhũng, các

nhà tuyển d ng không thể xử lý, những đối tượng khai

thác gỗ bất hợp pháp táo bạo bằng cách sử d ng dao,

búa để chiến đấu với lực lượng kiểm lâm, thuê mua lao

động rẻ từ người dân địa phương để cắt gỗ.

- Người dân địa phương khai thác rừng để sản xuất

cà Lý do: họ đang ph thuộc vào rừng, số lượng nhỏ

các hộ gia đình được thuê để bảo vệ rừng bằng hợp

đồng 12 tháng; Họ ngh rằng việc giao đất rừng không

Page 72: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

72

đất lâm nghiệp;

- Đài phát thanh và

truyền hình huyện phát

sóng bằng tiếng dân

tộc thiểu số và nhóm

tuyên truyền của huyện

cung cấp thông tin cơ

bản về REDD đã giúp

nâng cao nhận thức

cho cộng đồng;

bình đẳng / công bằng, họ đố kỵ với các chủ rừng khác;

Họ ngh rằng họ đã không được khen thưởng thích

đáng.

- Người dân không hợp tác với lực lượng kiểm lâm

trong việc thực thi lâm luật

- Các nhân viên kiểm lâm, đội liên ngành kiểm tra và

giám sát việc thực thi lâm luật nhưng hiệu quả công

việc của họ là thấp

- Cơ chế giám sát chống tham nhũng trong l nh vực lâm

nghiệp không hiệu quả.

5. Các thể chế hông chính thức

Thế

mạnh/động

lực REDD

Yếu kém/các trở lực REDD Ảnh hưởng

tiềm năng đến

REDD+

- Các khu vực tư nhân ảnh hưởng mạnh mẽ cả việc xây dựng

chính sách và quá trình thực thi chính sách.

- Quá trình cho thuê đất rừng của các công ty tư nhân không phù

hợp với Pháp lệnh dân chủ cơ sở, làm cho người dân địa

phương và chính quyền xã nghi ngờ một cách tiêu cực rằng có

sự thông đồng giữa các cơ quan nhà nước và các công ty tư

nhân

- Băng đảng dữ tợn khai thác gỗ bất hợp pháp được điều khiển

bởi kẻ cầm đầu khai thác gỗ bất hợp pháp tấn công mạnh mẽ

vào lực lượng kiểm lâm bằng vũ khí nhỏ như gậy, dao nhọn,

búa để bảo vệ gỗ bất hợp pháp.

- Đối tượng cầm đầu khai thác gỗ bất hợp pháp có uy quyền hoạt

động ở mức độ ẩn rất khó phát hiện.

- Một cuộc gọi "pháp lý nhưng bất hợp pháp" có quyền uy để thả

Page 73: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

73

gỗ phi pháp đã bị bắt bởi các lực lượng kiểm lâm ảnh hưởng

tiêu cực đến hiệu quả của các quy định pháp luật.

6. Phân tích các bên iên quan ở cấp xã

Ủy ban nhân dân

Ban Lâm nghiệp xã: Phó Chủ tịch UBND xã (Trưởng ban), cán bộ lâm nghiệp xã, kiêm lâm viên, các

t chức đoàn thể, các chủ rừng

Công an xã, dân quân xã

Các trưởng thôn

Kiểm lâm viên địa bàn/trạm bảo vệ rừng

Hỗ trợ/động lực REDD Hạn chế/các trở lực REDD Ảnh hưởng đến REDD+

- UBND xã là cơ quan quản

lý hành chính,

- UBND xã chịu trách nhiệm

về rừng nằm trong khu vực

hành chính xã

- UBND xã có quyền xử phạt

vi phạm về quy định và lâm

luật

- Là cơ quan quản lý có trách

nhiệm đối với công ty lâm

nghiệp Đơn Dương. UBND

xã cũng chịu trách nhiệm

kiểm soát cháy rừng, huy

động người dân địa phương

phòng chống chảy rừng.

- UBND xã quản lý của nhân viên

trong khi các công ty lại quản lý rừng

và đất lâm nghiệp và các công ty dưới

sự giám sát của tỉnh.

- Xã như là người ngoài không biết

bất cứ điều gì về khai thác gỗ trong

rừng thuộc chủ rừng Bảo Thuận,

không nhận được bất kỳ thông tin gì

về các hoạt động của các công ty lâm

nghiệp trong khu vực xã, không biết

bất cứ điều gì về việc khai thác gỗ

trong trong rừng.

- UBND xã không thể kiểm soát việc

khai thác gỗ bất hợp pháp trên địa

bàn xã

- Người dân địa

phương được thuê bởi

các băng đảng để cắt

cây rừng bất hợp

pháp được trả lương

thấp và đốt rừng vào

ban đêm để lấy gỗ.

- Người dân địa

phương thiếu đất đã

phá hủy rừng vào ban

đêm để lấy đất trồng

cà phê. Theo chính

quyền địa phương và

trưởng thôn, điều này

là do đời sống của

Page 74: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

74

- Xác biết rất rõ những hộ gia

đình/ người dân trên địa bàn

xã; giao đất và sử d ng đất

hiện tại; cần đất để trồng

rừng, bảo vệ rừng, sản xuất

nông nghiệp

- UBND xã có trách nhiệm

lớn về phá rừng ở xã

- UBND xã trực tiếp tham

gia vào ít nhất là 04 hoạt

động: 1) Xác nhận hợp đồng

giao khoán cho các hộ gia

đình bảo vệ rừng với sự xác

nhận của trưởng thôn, 2)

Phối hợp với kiểm lâm để

thực thi các hoạt động phòng

chống cháy rừng hàng năm

cùng với các chủ rừng khác;

t chức công tác tuyên truyền

phòng chống cháy rừng tại

địa phương; mỗi ba tháng,

tham gia cuộc họp về bảo vệ

và phát triển rừng cấp huyện;

3) T chức các cuộc họp

hàng tháng để nắm bắt hiện

trạng bảo vệ và phát triển

rừng trong địa bàn xã; phối

hợp với các chủ rừng chống

lại sự xâm lấn đất rừng để

trồng cà phê; 4) Ban Lâm

nghiệp xã theo dõi các nhóm

bảo vệ rừng ở các vùng thôn;

- UBND xã không biết về cách chỉ trả

của PFES. UBND xã chỉ xác nhận

hợp đồng giữa các hộ gia đình và các

chủ rừng nhà nước. Các chủ rừng sẽ

chuyển tiền của PES cho các hộ gia

đình, trưởng nhóm lập danh sách

người dân nhận giao khoán và nộp

danh sách này cho chủ rừng nhà nước

mà không trình cho UBND XÃ.

- UBND xã sẽ không có vai trò /

quyền trong quá trình cho thuê đất

lâm nghiệp của các công ty tư nhân.

Công ty chỉ làm việc với cơ quan

chính quyền tỉnh, chính quyền xã và

các trưởng thôn không biết bất cứ

điều gì về quá trình này.

- Xã không được hưởng lợi bất cứ gì

từ các công ty. Các công ty không

đóng góp gì cho xã về tài chính cũng

như lao động (Đà Cháy). Nếu có, số

tiền là rất ít với cách không chính

thức (Di Linh).

- Hiện nay, chính quyền xã không có

quyền quản lý rừng trong phần đất

của công ty tư nhân, không tham gia

vào quá trình chuyển giao đất giữa

các công ty.

- Tiếng nói của chính quyền xã còn

yếu, không được tôn trọng. Ở Gung

Ré và Đà Cháy, từ năm 2009, UBND

xã đã trình lên huyện và tỉnh để đầu

người dân ph thuộc

vào rừng. Quan trọng

hơn là họ ngh rằng

việc tiếp cận quyền sử

d ng rừng là không

công bằng, sự đố kỵ

của họ với các chủ

rừng nhà nước. Họ

ngh rằng họ đã

không được khen

thưởng công bằng đối

với những gì họ đã

làm giống như những

người bảo vệ rừng

trong khi họ đang

thấy trong mắt họ gỗ

bị khai thác bởi các

chủ rừng nhà nước.

Hiện nay, một số ít hộ

gia đình có thể nhận

được lợi ích từ rừng

thông qua các hợp

đồng ngắn hạn 12

tháng để bảo vệ rừng

như một lao động làm

thuê cho các đơn vị

nhà nước.

Page 75: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

75

- T chức đoàn thể xã động

viên người dân thực hiện

nhiệm v - đặc biệt là hội

ph nữ

- Có cán bộ xã ph trách về

văn hóa và truyền thông ở

cấp xã

- Một số đã quen thuộc với

REDD+, ví d như tại huyện

Di Linh, một số cán bộ

UBND XÃđã tham gia các

khóa đào tạo và hội thảo về

REDD+ được t chức bởi

chương trình UN-REDD cấp

tỉnh

- Họ hỗ trợ REDD+ bởi vì

coi REDD+ như là một cách

để làm cho người dân bảo vệ

rừng tốt hơn

Họ tin rằng rừng sẽ được

quản lý tốt hơn nếu người

dân địa phương có thể là chủ

rừng.

tư vào cải tạo, chuyển đ i từ rừng

nghèo sang đất nông nghiệp (chủ yếu

trồng cà phê), nhưng cho đến nay đề

xuất này vẫn chưa được giải quyết.

- Các cán bộ xã không biết gì về triển

vọng cũng như kế hoạch thực thi

REDD+ trong khu vực.

- Lãnh đạo xã ở các xã, nơi có nhiều

hoạt động REDD được tiến hành

không thể hiện bất cứ kỳ vọng hay

m c tiêu khi đề cập về REDD+. Họ

ngh rằng điều quan trọng nhất là

giao đất rừng cho người dân.

- Có nhiều giải pháp của chính quyền

địa phương không thực hiện đúng các

quy định, họ cho phép một cách bất

hợp pháp người dân xẻ thông để làm

nhà

- Vì lợi ích của người dân: Chính

quyền xã đã bí mật cho phép người

dân chặt thông; họ ngh rằng việc

người dân chặt trắng rừng để trồng cà

phê không đáng bị xử phạt bởi vì 0,5

ha đất cà phê là không đủ để nuôi 10

người trong một gia đình,; Điều phải

được ưu tiên là giao đất rừng cho các

hộ gia đình nghèo khó

Page 76: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

76

Page 77: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

77

Ph l c 4: anh sách những người được phỏng vấn

Hội thảo tham vấn PGA

Tỉnh Lâm Đồng từ 18-23 tháng 12 năm 2012

1. Tỉnh Lâm Đồng

Địa điểm; Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 18/12/2012

STT H và tên Chức v / Cơ quan Giới

1 Trần Thanh Bình Chi c c trưởng Chi c c Kiểm lâm Nam

2 Hoàng Công Hoài Nam Trưởng phòng bảo tồn thiên nhiên Nữ

3 Phạm Trung Thông Chuyên viên Nam

4 Nguyễn ĐÌnh Trường Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương Nam

5 Trần Quốc Việt Công ty Thuỷ điện Đại Ninh Nam

6 Nguyễn Văn Bằng Chi c c Lâm nghiệp Nam

7 Đặng Phi Hạnh PGĐ BQLDA phát triển lâm nghiệp Nam

8 Cao Đức Anh Trung BQL rừng phòng hộ Đran Nam

9 Nguyễn Trúc Bông Sơn Giám đốc Trung tâm trạm khuyến nông Nam

10 Võ Thuận Phó ban dân tộc Nam

11 Duy Danh Báo Lâm Đồng Nam

12 Bùi Trần Bảo Ly Hội nông dân tỉnh Nữ

13 Võ Minh Thâm Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nam

14 Trần Thị Thuỳ Dương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nữ

15 Đinh Thị Tiều Phương Chủ tịch HĐQT Cty C phần Cao su Đạ Tẻh Nữ

16 Phạm Hưng Phó chánh VP NN&PTNT Nam

17 Nguyễn Thị Phương Hoa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nữ

18 Nguyễn Thị Hoa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nữ

19 Lê Trọng Thương Sở Kế hoạch và Đầu tư Nam

20 Cao Lê Đác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam

21 Nguyễn Thị Thu Thuỷ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nữ

22 Lương Thanh Sơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam

Page 78: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

78

23 Phạm Như Ngọc Chuyên viên Nữ

24 Lâm Ngọc Tuấn Trưởng khoa Môi Trường, Đại học Đà Lạt Nam

25 Lê Văn Hương GĐ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà Nam

2. Huyện Di Linh

Địa điểm: Uỷ ban nhân dân huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: Ngày 20 tháng 12 năm 2012

TT H và Tên Chức v Cơ quan Giới

1 Lê Viết Phú Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Di

Linh Nam

2 Đào Duy Trâm Mặt trận t quốc huyện Nam

3 Hà Văn Tuynh Cty TNHH 1 thành viên LN Tam Hiệp Nam

4 Nguyễn Thị Ngọc Hà Phòng Tài chính ế hoạch Nữ

5 Đinh Thị Thu Thuỷ Hội ph nữ huyện Di Linh Nữ

6 Nguyễn Tấn Địch Cty TNHH 1 thành viên LN Bảo Thuận Nam

7 Phạm Minh Chiến Phòng tư Pháp Nam

8 Hàng Dòng ’Chiến Trưởng phòng dân tộc Huyện Nam

9 Ndong Bnừm Đài truyền hình Nam

10 Nguyễn Thị Tình Chuyên viên Nữ

11 Nguyễn Sỹ Hồng Thuyên Chuyên viên Nam

12 Trần Văn Nam Phó chủ tịch hội nông dân Nam

13 Đinh Di Truyền Phòng văn hoá và thể thao huyện Nam

14 Trần Thế Vinh Tham mưu trường Sỹ quan quân sự huyện Nam

15 Vũ Đình Vinh Phó phòng TQLBVR công ty LN Nam

16 Nguyễn Thế Tiến Phó phòng nông nghiệp Nam

17 Nguyễn Văn Thời Phó hạt trưởng Hạt kiểm lâm Nam

18 Vũ Hồng Long VP HĐND & UBND Nam

19 Nguyễn Phương Uyên Phó phòng tài nguyên và môi trường Nữ

20 Lê Ngọc Minh Ban QLR Hoà Bắc Hoà Nam Nam

21 Nguyễn Văn Thanh Ban QLR Tân Thượng Nam

22 Nguyễn Hữu Hùng TT. HĐND huyện Di Linh Nam

Page 79: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

79

23 Nguyễn Tiến Gấm Chánh văn phòng Nam

24 Nguyễn Canh Chủ tịch Hội đồng nhân dân Nam

25 Phạm Thị Hương Văn phòng Uỷ ban và Hội đồng nhân dân Nữ

3. Huyện Lạc ương

Địa điểm: Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: ngày 21 tháng 12 năm 2012

TT H và tên Chức v / Cơ quan Giới

1 Nguyễn Duy Hải Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Nam

2 Sử Thanh Hoài Tránh văn phòng Nam

3 Thân Trọng Toản Phó trưởng ban dân tộc Nam

4 Trịnh Đình Thuỷ Phó trưởng phòng NNPTNT Nam

5 Trần Trường San Phó trưởng phòng Nam

6 Vũ Thị Hạnh Ban tuyên giáo huyện uỷ Nữ

7 Đinh Ngọc Lý Phòng TNMT Nam

8 Vũ Thế Hoa Thanh tra huyện Nam

9 Nguyễn Huy Mai Phát thanh truyền hình Nam

10 Dương Đức Sâm Phát thanh truyền hình Nam

11 Nguyễn Thu Bính Văn phòng HĐND & UBND Nữ

12 Hồ Quỳnh Dũng Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim Nữ

13 Nguyễn Xuân Quang Phó trưởng phòng cơ sở hạ tầng kinh tế Nam

14 Hà Văn Linh Chuyên viên VPUB Huyện Nam

15 Rơ Ông Sara TT-TH Huyện Nam

16 Trịnh Văn Tiên Hạt kiểm lâm Nam

17 Mai Thị Hiệp Chuyên viên VP HĐND & UBND Nữ

18 Lê Thị huyên Nhân viên Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Dương Nữ

19 Nguyễn Hữu Hoà Phó tránh văn phòng Nam

20 Lê Đức Long Phó phòng tư pháp Nam

4. Xã Đạ Sar

Địa điểm: Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 22 tháng 12 năm 2012

Page 80: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

80

TT H và tên Chức v / Cơ quan Giới

1 YaTiong Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Đạ Sar Nam

2 LiengTrangRoky Cán bộ xã Nam

3 Kra Jan Ha tem Phó chủ tịch Mặt trận t quốc xã Nam

4 Kon So Ha Sep Chủ tịch hội nông dân Nam

5 Klong Ha Jack Trưởng thôn 6 Nam

6 Lơ Mu Ha Bock Trưởng thôn 5 Nam

7 LiengTrangHabe Trưởng thôn 1 Nam

8 Ko Sa Jmi Phó bí thư đoàn thanh niên xã Nam

9 Trịnh Thị Phương Cán bộ xã Nữ

10 Kon So Ha Thi Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Nữ

11 LiengTrang Di Gan Bí thư đoàn thành niên xã Nam

12 LiengTrang ’Đom Chủ tịch hội ph nữ Nữ

13 Kra Jan Ha Vien Trưởng thôn 4 Nam

14 C.L Ha Mac Phó chủ tịch hội nông dân Nam

5. Xã Đạ Cháy

Địa điểm: Xã Đạ Cháy, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 22 tháng 12 năm 2012

TT H và tên Chức v / Cơ quan Giới

1 Vũ Hữu Tiến Bí thư đảng uỷ xã Nam

2 Bon To Ha Dieng Chủ tịch Uỷ ban dân dân xã Đạ Cháy Nam

3 Ko Sa Ha Binh Chủ tịch Mặt trận t quốc xã Nam

4 K'Dong Thu Chủ tịch Hội ph nữ Nữ

5 Cil Ha Sa Phó ban Lâm nghiệp, xã đội trưởng Nữ

6 Lieng Fang Ha Thuyen Nhân viên giải quyết các vấn đề về đất đai Nam

7 Bon To Sa Nga Buôn trưởng buôn Dung Nữ

8 Đoàn Thành Công Cán bộ xã Nam

9 CilK'Dop Buôn trưởng Buôn Long Lanh Nam

10 Ko Sa ha Thuong Buôn trưởng buôn Tupoh Nữ

11 Vũ Trọng Tấn Chủ tịch hội cựu chiến binh Nam

Page 81: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

81

12 Ko Sa ha Lach Chủ tịch hội nông dân Nam

13 Bon Yo Bay Người dân buôn Dung Nam

14 K'Dieng Người dân buôn Tupoh Nam

15 Ka Thu Người dân buôn Long Lanh Nam

16 K'Dop Người dân buôn Dung Nam

6. Xã Bảo Thuận

Địa điểm: xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 23 tháng 12 năm 2012

TT H và tên Chức v / Cơ quan Giới

1 K'Br iH Chủ tịch Uỷ ban dân dân xã Bảo Thuận Nam

2 NguyễnVăn Lưu Trưởng thôn Bảo Thuận Nam

3 K'Broi Xã đội xã Bảo Thuận Nam

4 K'Broh Phó chủ tịch xã Nam

5 K'Brep Buôn trưởng buôn Bờ S t Nam

6 K'Brom Buôn trưởng buôn o Net Nam

7 K' Brop Buôn trưởng Buôn not Nam

8 K'Brop Chủ tịch hội cựu chiến binh xã Nam

9 K'Bres Chủ tịch cựu chiến binh buôn alatokrieng Nam

10 K' B ren Chủ tịch cựu chiến binh buôn alatokrieng Nam

11 K' B reu Chủ tịch cựu chiến binh buôn Hang Ung Nam

12 K' B ril Phó chủ tịch Uỷ ban nhân nhân xã Nam

13 KaNhoih Phó thư ký c m xã Nam

14 K' Nhuan Cán bộ xã Nam

15 K' B riil Dân quân xã Bảo Thuận Nam

16 Ka' Brai Cán bộ xã Nam

17 K' B roi Buôn trưởng buôn Hang Ung Nữ

18 K' Ban Dân quân xã Bảo Thuận Nam

19 K' B ren Chủ tịch Hội nông dân Nam

20 K' Boi Ban lâm nghiệp xã Nam

21 K' Breoh Buôn trưởng buôn Ta Ly Nam

Page 82: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

82

22 Đinh Viết Hùng Công an xã Nam

23 KaDok Chủ tịch Hội ph nữ Nữ

24 K' Brol Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Nam

25 K' Broih Công an xã Nam

26 K' Huu Công an xã Nam

27 K' B reo Công an xã Nam

28 Hoàng Quốc Cường Thư ký Uỷ ban nhân dân xã Nam

7. Xã Gung é

Địa điểm: xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Thời gian: 23 tháng 12 năm 2012

TT H và tên Chức v địa chỉ Giới

1 Nguyễn Xuân Hương Trưởng thôn KLT2 Nam

2 Moul Brim Trưởng thôn Do Linh Thượng 1 Nam

3 Bùi Văn Bảy Thôn trưởng thôn Eangva Nam

4 K'Brol Buôn trưởng Buôn Hoang Lang Gung

Ré Nam

5 Mo OckBrai Buôn trưởng Buôn Di Linh Thượng 2 Nam

6 Trần Minh Lương Trưởng thôn Đang Rach Nam

7 K'Gol Buôn trưởng Buôn aMiong Nam

8 K'Keo Uỷ ban nhân dân xã Nam

9 Nguyễn Xuân Tú Chủ tịch Hội người cao tu i Nam

10 KaLem Đoàn thanh niên Nam

11 Nguyễn Hồng Sơn Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nam

Page 83: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

83

Ph l c 5: anh sách những người tham gia

Hội thảo báo cáo và tham vấn PGA tỉnh

Địa điểm: Phòng họp 2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

Ngày: 6 tháng 3 năm 2013

TT Tên Chức v Cơ quan

1. Ông TrầnThanh Bình Giám đốc Chi c c Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

2. Ông Nguyễn Khang

Thiên Phó Giám đốc

Chi c c Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng

3. Ông PhạmThành Công Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Lâm Đồng

Page 84: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

84

4. Ông Võ Thuận Phó trưởng Ban dân tộc

5. Ông Võ Minh Thâm Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lâm Đồng

6. Ông Lê Văn Hương Giám đốc Vườn quốc gia Bi Doup NúiBà

7. Ông Lê Trọng Thường Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng

8. Ông Lâm Ngọc Tuấn Trưởng khoa hoa Môi trường, Đại học ĐàLạt

9. Bà Hoàng Công Hoài

Nam

Chi c c Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Lâm Đồng

10. Bà Hồ Thị Bích Linh Hội nông dân tỉnh

11. Bà Đàm Diệu Thuần Hội ph nữ tỉnh

12. Ông Phạm Triều Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Dương

13. Ông Thân Trọng Toàn Trưởng Ban dân tộc, huyện Lạc Dương

14. Ông ’Boi Ban Lâm nghiệp xã Bảo Thuận, huyện Di

Linh

15. Chairman Chủ tịch Uỷ ban dân dân xã Gung Ré, huyện Di

Linh

16. Mo Lom Sứ Ban Lâm nghiệp xã Gung Ré, huyện Di

Linh

17. ’Brợt Hội nông dân xã Gung Ré, huyện Di Linh

18. Bà Trần Thị Lệ Hội ph nữ xã Gung Ré, huyện Di Linh

19. Bà Liêng Trang ’Đom Chủ tịch Hội ph nữ xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương

20. Đại diện Hội nông dân xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương

21. BônTô Ha Diêng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Đạ Cháy, huyện Lạc

Dương

Page 85: Báo cáo - vietnam-redd.org tich boi canh … · Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo Thành viên của nhóm bao gồm bà Lương

85

22. Bà ’DongThu Chủ tịch Hội ph nữ xã Đạ Cháy, huyện Lạc Dương

23. Ông Trần Quốc Việt Công ty Thuỷ điện Đại Ninh

24. Ông Cao Đức Anh

Trung Ban Quản lý rừng phòng hộ Đran

25. Ông Hồ Huỳnh Dũng Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐaNhim

26. Ông Cao Hải Thanh T chức hướng tới sự minh bạch

27. Tina Hageberg Cán bộ Chương

trình

Trung tâm Quản trị Oslo, UNDP – UN

REDD

28. AkikoInoguchi Cán bộ Lâm nghiệp FAO Việt Nam

29. ToreLanghelle Cán bộ Chương

trình UNDP Việt Nam

30. BjoernSurborg Chuyên gia tư vấn UNDP Khu vực

31. Bà Hoàng Vũ Lan

Phương

Điều phối viên

PGA UNDP Việt Nam

32. Bà Lương Thị Trương Giám đốc CSDM (Thành viên nhóm nghiên cứu

PGA)

33. Bà Vũ Thị Hiên Giám đốc CERDA (Thành viên nhóm nghiên cứu

PGA)

34. Ông Nguyễn Việt Dũng

Giám đốc

T chức PanNature (Thành viên nhóm

nghiên cứu PGA)