bÁo cÁo · web viewbÁo cÁo kết quả thực hiện thông báo kết luận số 130/tb-tw...

32
THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2013 BÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính Ngày 10/01/2008, Bộ Chính trị đã ra Thông báo Kết luận số 130/TB-TW “về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”. Sau hơn 5 năm thực hiện, kết quả như sau: I. KẾT QUẢ QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG BÁO KẾT LUẬN SỐ 130-TB/TW TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH - Ngay sau khi có Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị, ngày 12/01/2008, tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2007 của ngành thanh tra, đồng chí Tổng Thanh tra đã quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo các đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị của Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nghiên cứu tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền triển khai thực hiện các giải pháp đã được Bộ Chính trị kết luận. - Ngày 06/3/2008, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động số 89/CTHĐ-BCS để lãnh đạo toàn ngành thanh tra tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng giúp cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp quan trọng đã được Bộ Chính trị kết luận 1 . 1 Theo đó, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ 02 mục tiêu và 09 hành động: 1- Lãnh đạo, hướng dẫn việc học tập, quán triệt và cụ thể hoá Thông báo Kết luận số 130/TB-TW thành Chương trình hành động của các cấp, các ngành; 2- Lãnh

Upload: others

Post on 14-Jan-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2013

BÁO CÁOKết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị

về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính

Ngày 10/01/2008, Bộ Chính trị đã ra Thông báo Kết luận số 130/TB-TW “về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”. Sau hơn 5 năm thực hiện, kết quả như sau:

I. KẾT QUẢ QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÔNG BÁO KẾT LUẬN SỐ 130-TB/TW TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH

- Ngay sau khi có Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị, ngày 12/01/2008, tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm 2007 của ngành thanh tra, đồng chí Tổng Thanh tra đã quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo các đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị của Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nghiên cứu tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền triển khai thực hiện các giải pháp đã được Bộ Chính trị kết luận.

- Ngày 06/3/2008, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động số 89/CTHĐ-BCS để lãnh đạo toàn ngành thanh tra tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng giúp cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp quan trọng đã được Bộ Chính trị kết luận1.

- Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 345/KH-TTCP ngày 06/3/2008 hướng dẫn cụ thể chi tiết từng nội dung công việc triển khai và giao trách nhiệm cho Chánh thanh tra các tỉnh, thành phố, bộ, ngành Trung ương, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị của Thanh tra Chính phủ thực hiện. Theo đó, kế hoạch đã xác định 10 nhóm nhiệm vụ cụ thể2.

1 Theo đó, Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ 02 mục tiêu và 09 hành động: 1- Lãnh đạo, hướng dẫn việc học tập, quán triệt và cụ thể hoá Thông báo Kết luận số 130/TB-TW thành Chương trình hành động của các cấp, các ngành; 2- Lãnh đạo việc rà soát, xác định đối tượng, nội dung và kế hoạch giải quyết ở từng địa phương, đơn vị; 3- Lãnh đạo việc tổ chức, chấn chỉnh công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; 4- Lãnh đạo việc xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành, các cấp để giải quyết khiếu kiện đông người, vượt cấp; 5- Lãnh đạo việc hướng dẫn các ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, kịp thời khắc phục yếu kém trong quản lý, hạn chế khiếu kiện; 6- Lãnh đạo việc thanh tra trách nhiệm công vụ, bảo đảm việc chấp hành pháp luật về KNTC thật đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời kiến nghị xử lý trách nhiệm những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, chấp hành không nghiêm; 7- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC; 8- Thực hiện tốt việc thống kê, báo cáo, phản ánh về KNTC và giải quyết KNTC; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC của công dân; 9- Lãnh đạo việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về KNTC.2 10 nhiệm vụ gồm: 1- Tổ chức học tập, quán triệt và hướng dẫn việc cụ thể hoá Thông báo Kết luận số 130/TB-TW; 2- Rà soát, phân loại và có kế hoạch giải quyết các vụ việc KNTC tồn đọng, kéo dài; 3- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC; 4- Xây dựng cơ chế phối hợp trong tiếp dân, xử lý các trường hợp KNTC đông người, phức tạp về Trung ương; 5- Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật KNTC của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước; 6- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; việc quản lý, sử dụng đất đai, kịp thời khắc phục yếu kém trong quản lý, hạn chế phát sinh KNTC; 7- Tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về KNTC và các quy định pháp luật có liên quan; 8- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo

Page 2: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

- Tháng 3/2008, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị đến Chủ tịch UBND, Chánh Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Thanh tra các bộ, ngành Trung ương, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ. Hội nghị được tổ chức chu đáo, nghiêm túc, thống nhất được nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Bộ Chính trị kết luận. Tại Hội nghị đã kết hợp sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 Đề án 3-212 của Chính phủ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn.

- Theo Thông báo kết luận số 130/KL-TW và Chương trình hành động số 89/CTHĐ-BCS, Ban Cán sự Đảng các bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy, Thành ủy đã tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện3. Trong Chương trình hành động, phần lớn các tỉnh đều đưa ra các giải pháp đồng bộ, cụ thể, sát thực tiễn tình hình khiếu nại, tố cáo4.

Theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ tại Kế hoạch số 345/KH-TTCP, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể5. Trong kế hoạch thực hiện của Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố phần lớn đều có nội dung rõ ràng, cụ thể, sát với tình hình khiếu nại, tố cáo, phân công nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch như: Hải Dương, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Ninh Thuận, Long An, thành phố Hồ Chí Minh … Tuy nhiên, một số địa phương Uỷ ban nhân dân tỉnh không ban hành Kế hoạch mà ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, như: UBND tỉnh Thái Bình ban hành Chỉ thị triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 130/KL-TW của Bộ Chính trị.

Thanh tra bộ, ngành Trung ương tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Bộ trưởng (Thủ trưởng ngành Trung ương) tổ chức Hội nghị quán triệt đến lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc bộ, ngành và đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên trực tiếp làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó, có một số Bộ làm sớm: Bộ Ngoại Giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ; một số Bộ không tổ chức Hội nghị riêng biệt mà kết hợp, lồng ghép với các nội dung khác hoặc quán triệt

dục pháp luật về KNTC; 9- Xây dựng cơ sở dữ liệu tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC; 10- Thực hiện chế độ kiểm tra, đôn đốc, thông tin, báo cáo.3 Một số đơn vị ban hành và triển khai sớm như: BCSĐ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Uỷ ban Dân tộc; Tỉnh (Thành) ủy: An Giang, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Yên Bái;.4 trong đó có một số tỉnh xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ?, như: Nghệ An, Hải Dương, Quảng Bình, Yên Bái. Một số cấp uỷ không ban hành Chương trình hành động mà triển khai bằng hình thức khác như: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre, Điện Biên ra Thông báo kết luận Hội nghị quán triệt, phân công nhiệm vụ cho cấp uỷ viên trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam, Lai Châu ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.5 , trong đó có một số Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố ban hành kịp thời: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Uỷ ban Dân tộc; An Giang, Bắc Giang, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Đà Nẵng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Gia Lai, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hoà Bình, Kiên Giang, Lai Châu, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Yên Bái

2

Page 3: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

trong cuộc họp giao ban: Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục Đào tạo.

Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh (Thành) uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10-01-2008 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh (Thành) uỷ và Kế hoạch của UBND tỉnh, thành phố đến Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND, Chánh thanh tra quận, huyện, thành phố, thị xã. Có 32 tỉnh, thành phố quan tâm triển khai sớm6, trong đó có một số địa phương quá triệt, triển khai theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ như: Hoà Bình, Yên Bái, Kiên Giang, Ninh Thuận, Nghệ An, Bắc Ninh.

Nhìn chung, qua quán triệt, triển khai Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10-01-2008 của Bộ Chính trị, nhận thức của các cấp uỷ đảng và các cán bộ, công chức nhất là cán bộ chủ chốt (cấp uỷ viên, thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước) đã có nhiều chuyển biến tích cực; đa số cán bộ, công chức đều xác định nhận thức về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, yên dân để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Từ nhận thức đó, đã tạo được động lực thúc đẩy cán bộ, công chức của các ngành, các cấp trong việc nâng cao trách nhiệm của mình đối với công tác tiếp dân, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Có thể nói, Thông báo kết luận số 130/KL-TW đã được quan tâm quán triệt, triển khai và tạo sự chuyển biến về nhận thức của các ngành, các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

II. KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

1. Tiếp công dânTừ 2008-2013, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp 1.520.568 lượt

công dân đến khiếu nại, tố cáo 594.543 vụ việc; có 14.309 lượt đoàn đông người. Trong đó,

- Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan7 tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; đã tiếp 154.996 lượt người, 26.854 vụ việc; 3.028 lượt đoàn đông người.

- Các Bộ, ngành tiếp 150.379 lượt người, 43.177 vụ việc; 890 lượt đoàn đông người.

- Các địa phương đã tiếp 1.215.193 lượt người, 524.512 vụ việc; 10.391 lượt đoàn đông người.

6 gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Điện Biên, Gia Lai, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hoà Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Ninh Thuận, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Long, Yên Bái7 Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng BCĐ TW về PCTN, Ban Dân nguyện của UBTVQH

3

Page 4: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

2. Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáoa) Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại:Từ năm 2008 đến năm 2013, các cơ quan hành chính đã tiếp nhận 748.247

đơn khiếu nại, 499.229 vụ việc, với 378.224 vụ việc thuộc khiếu nại thẩm quyền. Trong đó:

- Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 74.552 đơn khiếu nại với 43.785 vụ việc, trong đó có 398 vụ việc thuộc thẩm quyền.

- Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 126.088 đơn khiếu nại, có 79.265 vụ việc khiếu nại, trong đó có 65.908 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Các địa phương tiếp nhận 547.607 đơn khiếu nại, với 376.179 vụ việc, trong đó có 311.918 vụ việc thuộc thẩm quyền.

Nội dung các vụ việc khiếu nại hành chính chủ yếu liên quan đến đất đai: khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng (đòi nâng giá bồi thường đất đai bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, nông lâm trường; khiếu nại đòi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê; khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; khiếu nại liên quan việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra có không ít khiếu nại đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ; đòi lại nhà thuộc diện cải tạo; đòi lại tài sản bị chiếm đoạt; khiếu nại của các tổ chức, tín đồ tôn giáo đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo; khiếu nại về chính sách xã hội; khiếu nại về kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức; khiếu nại về xử phạt vi phạm hành chính.

b) Về tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo:Từ năm 2008 đến năm 2013, các cơ quan hành chính đã tiếp nhận 120.201

đơn tố cáo, 67.153 vụ việc, với 54.286 vụ việc thuộc tố cáo thẩm quyền. Trong đó:

- Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 4.565 đơn thư tố cáo với 4.565 vụ việc, trong đó có 6 vụ việc thuộc thẩm quyền.

- Các Bộ, ngành Trung ương tiếp nhận 37.163 đơn tố cáo, trong đó có 21.814 vụ việc thuộc thẩm quyền.

- Các địa phương tiếp nhận 78.473 đơn tố cáo, với 47.984 vụ việc, trong đó có 32.466 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền.

Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Bên cạnh đó, có một số tố cáo cán bộ, công chức bao che cán bộ vi phạm; không giải quyết hoặc giải quyết chậm trễ, thiếu khách quan các khiếu nại, tố cáo của công dân; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đơn vị và trong nhân dân.

4

Page 5: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chínha) Về giải quyết khiếu nại:Từ năm 2008 đến năm 2013, các cơ quan hành chính đã giải quyết

346.160/378.224 vụ việc thuộc khiếu nại thẩm quyền, đạt tỷ lệ 91,52%. Trong đó:

- Thanh tra Chính phủ đã thẩm tra, xác minh, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết 353/398 vụ việc (chủ yếu là do Thủ tướng Chính phủ giao), đạt tỷ lệ 88,69%.

- Các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 57.156/65.908 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 86,72%.

- Các địa phương đã giải quyết 288.651/311.918 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 92,54%.

Phân tích từ kết quả giải quyết 235.750 vụ việc khiếu nại cho thấy: có 47.657 khiếu nại đúng (20,2%); 138.091 khiếu nại sai (58,6%); 52.172 khiếu nại có đúng, có sai (21,2%).

Qua giải quyết khiếu nại đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 1.096 tỷ đồng, 988 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 896 tỷ đồng, 832 ha đất; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho 14.801 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 2.033 người, chuyển cơ quan điều tra 77 vụ, 74 người. Qua thống kê chưa đầy đủ, các cơ quan hành chính đã ban hành 166.135 quyết định giải quyết và 89.135 văn bản công nhận hòa giải thành; đã thi hành 92.794/101.020 quyết định giải quyết khiếu nại phải thi hành, đạt tỷ lệ 91,86%.

b) Về giải quyết tố cáo:Từ năm 2008 đến năm 2013, các cơ quan hành chính đã giải quyết

50.784/54.286 vụ việc thuộc tố cáo thẩm quyền, đạt tỷ lệ 93,55%. Trong đó:- Thanh tra Chính phủ đã thẩm tra, xác minh, báo cáo Thủ tướng Chính

phủ 6/6 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 100%. - Các Bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 20.636/21.814 vụ việc tố cáo

thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 94,6%.- Các địa phương, đã giải quyết 30.14232.466 vụ việc tố cáo thuộc thẩm

quyền, đạt tỷ lệ 92,84%.Qua giải quyết tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 651 tỷ đồng,

230,4 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 16,5 tỷ đồng, 18,6 ha đất; minh oan cho 2.270 người; kiến nghị xử lý vi phạm hành chính 2.487 người, chuyển cơ quan điều tra 336 vụ, 447 người. Các cơ quan hành chính đã thi hành 13.580/14.216 quyết định xử lý tố cáo phải thi hành, đạt tỷ lệ 95,52%

Phân tích kết quả giải quyết 47.083 vụ việc tố cáo cho thấy: có 7.005 tố cáo đúng (14,9%); 28.132 tố cáo sai (69,7%); 11.946 tố cáo có đúng, có sai (25,4%).

5

Page 6: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

4. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài

Trước tình hình khiếu nại, tố cáo có diễn biến phức tạp nổi lên, nhất là khiếu nại liên quan đến việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, thực hiện chính sách tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để làm dự án phát triển kinh tế - xã hội8; khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai9, Thanh tra Chính phủ đã xác định rõ nhiệm vụ là cần phải chú trọng, tập trung cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo kết luận số 130/KL-TW và coi đây là giải pháp then chốt nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về tình hình khiếu nại, tố cáo và góp phần vào việc giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế, xã hội.

Ngày 20/02/2009, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 319/KH-TTCP về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Thanh tra Chính phủ đã thành lập các tổ công tác phối hợp với 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương(10) để kiểm tra, rà soát, bàn biện pháp giải quyết. Qua rà soát, cả nước có 1.926 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài (phía Bắc: 389 vụ việc; Miền Trung - Tây Nguyên: 708 vụ việc; phía Nam: 829 vụ việc; có 02 tỉnh báo cáo không có vụ việc là Điện Biên, Phú Yên). Trong đó: có 267 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (13,8%); có 426 vụ việc có kết luận, ý kiến của Bộ, ngành Trung ương (22,2%); có 1.233 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương (64%). Tính đến 15/12/2011, đã giải quyết được 1.398 vụ việc; còn 528 vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm.

Ngày 10/5/2012, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ11, Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch số 1130/KH-TTCP về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương lập danh sách, phân loại 528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài (gửi danh sách đến Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố để giám sát), trong đó:

- Có 422 vụ việc KNTC trong lĩnh vực đất đai, chiếm 79,92 % (Bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất12: 217 vụ việc; Tranh

8 (Khu Đô thị Thương mại Du lịch Ecopac, Hưng Yên: Khu công nghiệp Tàu thủy Vinashin, Hải Dương; các dự án phát triển đô thị ở Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội; mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A; Hồ chứa nước Sông Ray, Bà Rịa Vũng Tàu; Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, Bình Dương; Khu công nghiệp Long Giang, Tiền Giang,…)9 (đòi lại đất đưa vào Tập đoàn sản xuất, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; khiếu nại đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai của một số hộ đồng bào dân tộc tại huyện Sa Thầy, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum…)10(?). Hà Nội, Cần Thơ, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Phú Thọ, Lào Cai, thành phố Hải Phòng; Hà Nội; Hà Nam; Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Thanh Hoá, Quảng Bình, Nghệ An, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Định, Khánh Hoà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, thành phố Đà Nẵng; An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tiền Giang. 11 (tại Hội nghị KNTC toàn quốc ngày 02/5/2012, sau này được thể chế hóa tại Chỉ thị số 14/CT-Thủ tướng Chính phủ ngày 18/5/2012)12 để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, thuỷ điện, trồng rừng, trồng cao su, xây dựng khu công nghiệp, đô thị mới, thương mại, du lịch, di dời chợ truyền thống tại địa phương

6

Page 7: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

chấp đất đai13: 115 vụ việc; Đòi lại đất cũ14: 78 vụ việc); - Có 42 vụ việc KNTC trong lĩnh vực nhà ở, chiếm 7,96%; - Có 14 vụ việc KNTC trong lĩnh vực chính sách xã hội, chiếm 2,66%; - 50 vụ việc KNTC trong các lĩnh vực khác, chiếm 9,46%.Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ

Lao động, Thương binh và Xã hội đã thành lập 28 tổ công tác phối hợp với Uỷ ban nhân dân 47 tỉnh, thành phố để kiểm tra, rà soát và xác định phương án giải quyết. Các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã quan tâm triển khai thực hiện Kế hoạch 1130, trong đó, Tỉnh uỷ, Thành ủy và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã ban hành Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện quyết liệt15, giao Thanh tra tỉnh làm đầu mối phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương để tiến hành kiểm tra, rà soát, đề xuất phương án giải quyết cụ thể từng vụ việc16.

Tính đến ngày 15/8/2013, cả nước đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã kiểm tra, có phương án giải quyết 466/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,26%, trong đó:

- Hướng dẫn công dân khởi kiện ra tòa, chấm dứt khiếu nại tại các cơ quan hành chính: 15/528 vụ việc, chiếm tỉ lệ 2,8%.

- Đã ban hành thông báo chấm dứt thụ lý hành chính 371/528 vụ việc, đạt tỉ lệ 70,27%, trong đó: 23 vụ việc (chiếm 6,2%) người khiếu nại tự rút đơn sau khi đã làm rõ; 236 vụ việc (chiếm 63,6%) qua xem xét, đã giải quyết đúng pháp luật, không phát sinh tình tiết mới, thống nhất chấm dứt thụ lý hành chính vì đã qua nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lần giải quyết; 112 vụ việc (chiếm 30,19%) phải giải quyết lại (78 vụ) hoặc hỗ trợ cho công dân (34 vụ).

- Đã giải quyết và có phương án nhưng chưa kịp ra thông báo chấm dứt: 80/528 vụ việc (chiếm 15,15%).

Còn 62/528 vụ việc (11,74%) đang tiếp tục giải quyết. Đây là những vụ việc rất phức tạp, nhiều vụ việc có vướng mắc hoặc có liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật, cần phải có thời gian nghiên cứu đầy đủ và tạo được sự đồng thuận để có phương án giải quyết dứt điểm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, các Bộ, ngành và địa phương đã có phương án giải quyết quyền lợi và hỗ trợ cho công dân 1.389,2 tỷ đồng; 34,33 ha đất sản xuất; 0,84 ha đất ở; 24 nền nhà tái định cư17. Trong đó: Giải quyết quyền lợi cho công dân số tiền là 8,26 tỷ đồng, 17,5 ha đất sản xuất, 0,45 ha đất ở, 10 nền đất

13 tranh chấp đất ở nhà ở trong nội bộ nhân dân; tranh chấp đất sản xuất giữa đồng bào thiểu số với nông lâm trường, với các đơn vị quân đội và giữa đồng bào thiểu số tại chỗ với đồng bào di dân tự do14 Chủ yếu là đòi lại đất cũ trước đây vào tập đoàn sản xuất15 Các Bộ, ngành, địa phương ban hành 114 văn bản chỉ đạo, trong đó 24 tỉnh, thành phố có Kế hoạch triển khai thực hiện.16 Một số địa phương trong khu vực đã triển khai thực hiện khá tốt và hiệu quả như Hà Nội, Thái Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phú Thọ, Nam Định, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi; Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu…17 Tập trung ở một số địa phương như: Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Kom Tum, Bình Phước, Bạc Liêu, Kiên Giang, Tây Ninh…

7

Page 8: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

tái định cư. Có phương án hỗ trợ 1.381 tỷ đồng18, 16,8 ha đất sản xuất, 0,39 ha đất ở, 14 nền đất tái định cư.

Qua công tác giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, việc tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài là sự lựa chọn, xác định đúng đắn, phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội; do đó đã tạo được sự quyết tâm, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương và các bộ, ngành Trung ương.

Thứ hai, sự chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện một cách tập trung và quyết liệt của Thanh tra Chính phủ là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công, trong đó đã huy động tối đa nhân lực của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành có liên quan để thành lập các Tổ công tác trực tiếp với các địa phương giải quyết.

Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau; sự tuân thủ pháp luật kết hợp với sự vận dụng linh hoạt các chính sách, bảo đảm phù hợp với thực tiễn khi xác định phương án giải quyết là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Thứ tư, coi trọng việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục khi tiếp và đối thoại với công dân là khâu then chốt trong quá trình giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài. Thực tiễn cho thấy địa phương nào kiên trì và quan tâm thực hiện việc này sẽ nâng cao nhận thức, tạo được sự đồng thuận của công dân và bảo đảm cho vụ việc sớm được giải quyết dứt điểm.

5. Đánh giá nhận xéta) Những chuyển biến tích cực:- Các cấp, các ngành đã quan tâm triển khai chủ trương, chính sách, pháp

luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, do đó tình hình khiếu nại, tố cáo có chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ lệ đơn thư khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm (nhất là năm 2013 so với năm 2012 thì số đoàn đông người giảm 11,5%; số đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm 23,44%; số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước giảm 30,42%; có 48/63 địa phương số lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo giảm).

- Công tác tiếp công dân tiếp tục được quan tâm, tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Các Bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm hơn đến việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân; từng bước gắn tiếp dân với xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đã quan tâm dành nhiều thời gian cho công tác tiếp công dân, trong đó đã trực tiếp tiếp 385.965 lượt người, 177.808 vụ việc, 4.993 đoàn đông người, qua đó đã lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của công dân và quan trọng hơn 18 riêng tỉnh Thái Bình đã có phương án hỗ trợ 1.218,6 tỷ đồng, trong đó 1.133,5 tỷ đồng phục vụ xây dựng các khu đất tái định cư, đất dịch vụ cho trên 4.500 hộ bị giải phóng mặt bằng tại thành phố Thái Bình.

8

Page 9: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

là xem xét thấu đáo hơn trước khi ra quyết định hoặc lựa chọn các biện pháp giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó, có nhiều vụ việc bức xúc của công dân được lãnh đạo giải quyết. Việc phối hợp trong công tác tiếp dân chặt chẽ, kịp thời hơn, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, vượt cấp lên các cơ quan Trung ương, lên các cơ quan cấp tỉnh.

- Việc xử lý đơn thư ngày càng chính xác và đáp ứng được yêu cầu; đã ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý đơn thư nên đã hạn chế sự trùng lắp khi xử lý. Việc theo dõi kết quả giải quyết sau khi chuyển đơn có một số tiến bộ.

- Kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền được quan tâm và đạt tỷ lệ cao hơn so với những năm trước đây; trong đó điều đáng ghi nhận là các cơ quan hành chính nhà nước đã quan tâm và thực hiện ngày càng có hiệu quả biện pháp hòa giải tại cơ sở khi giải quyết các vụ việc khiếu nại, tranh chấp mới phát sinh; cơ quan cơ quan hành chính nhà nước cũng đã chú trọng đối thoại với người khiếu nại, tăng cường phối hợp giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành, các cấp với nhau để có biện pháp giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, khả thi; chất lượng quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo ngày càng nâng lên; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo được chú trọng và đạt kết quả cao hơn.

- Việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài được thực hiện bài bản, công phu, có kế hoạch cụ thể, có sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, trong đó, nhiều địa phương đã có sự tham gia tích cực của các cấp ủy đảng, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể, Đoàn Luật sư cùng với các cấp chính quyền. Thanh tra Chính phủ chỉ đạo vừa tập trung vừa quyết liệt, mạnh dạn đột phá vào các vụ việc phức tạp, chú trọng hướng dẫn nghiệp vụ, tập huấn quy trình; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết; xây dựng cơ sở dữ liệu về các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương đã tích cực kiểm tra, rà soát và tham mưu giải quyết, nhờ đó tình hình khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực19, nhiều vụ việc bức xúc trong nhân dân đã được giải tỏa, nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài qua nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

b) Những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:- Một số Thủ trưởng Bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chưa trực tiếp

tiếp công dân theo quy định; chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao, khi tiếp dân chưa gắn với giải thích cho công dân hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc xử lý đơn thư ở một số địa phương, đơn vị còn chậm, phân loại đơn không đúng; việc xử lý đơn thư, chuyển đơn lòng vòng, không đúng thủ tục vẫn còn xẩy ra, có vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền, đảm bảo đúng pháp

19 (như: trong năm 2013 so với năm 2012 thì số đoàn đông người giảm 14,25%; số đơn thư KNTC giảm 25%; số vụ việc KNTC giảm 33,3%)

9

Page 10: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

luật, có thông báo chấm dứt nhưng các cơ quan vẫn chuyển đơn; tình trạng công dân gửi đơn vượt cấp lên Trung ương vẫn còn nhiều20.

- Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, chất lượng giải quyết khiếu nại ở một số địa phương còn thấp, nhất là cấp huyện; tỉ lệ tiếp khiếu còn cao; việc giải quyết còn chậm và có sai sót21. Khi phát hiện sai sót có trường hợp chưa mạnh dạn sửa sai. Việc chấp hành, triển khai quyết định có hiệu lực pháp luật, kết luận, ý kiến chỉ đạo của cấp trên có lúc chưa nghiêm.

c) Nguyên nhân. * Nguyên nhân khách quan:- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong một thời gian dài bị buông

lỏng, nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai không được xử lý nghiêm minh, kịp thời22. Những tồn tại có tính lịch sử như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất đai vào các tập đoàn sản xuất, các nông lâm trường; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sổ sách, cập nhật biến động không đầy đủ, để thất lạc đã gây khó khăn cho quá trình giải quyết khiếu nại.

- Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa hoàn chỉnh, còn bất cập so với thực tế, nhất là trong lĩnh vực đất đai và KNTC.

+ Cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm khi Nhà nước thu hồi đất chưa đảm bảo được cuộc sống ổn định của người dân; giá đất bồi thường còn thấp hơn so với giá đất thị trường.

+ Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp cả về thẩm quyền, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết. Quy định về thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu nại giữa Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các luật chuyên ngành chưa thống nhất, thiếu tính khả thi. Pháp luật hiện hành còn thiếu một số quy định, như: tiếp dân đông người, xử lý vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo23; cơ chế khuyến khích, động viên người giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ người tố cáo.

- Ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một số phần tử cơ hội lợi dụng kích động, lôi kéo công dân đi khiếu kiện đông người, nhằm gây phức tạp tình hình.

- Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết KNTC nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu (vừa thiếu, vừa yếu về trình độ, năng lực và

20 Qua tiếp nhận đơn thư tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước năm 2013 cho thấy: Trong số 5.762 vụ việc công dân KNTC, phản ánh, kiến nghị tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, số vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết là 3.990 việc; số vụ việc đã được các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết là 3.073, chiếm 77%, còn lại là khiếu kiện vượt cấp.21 như: xác định không đúng nội dung KNTC, kiểm tra, xác minh không đúng trình tự, thủ tục, áp dụng pháp luật còn thiếu chính xác, sai lệch hoặc cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tế, chưa thực sự quan tâm vận dụng chính sách, pháp luật để giải quyết theo hướng có lợi cho người khiếu nại22 cấp đất sai thẩm quyền, lấn chiếm đất đai; việc đo đạc, cắm mốc giới, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, có nhiều sai sót23 nhất là trường hợp bất chấp pháp luật, cố tình khiếu nại kéo dài, lợi dụng quyền KNTC để gây rối và những trường hợp lợi dụng, kích động, lôi kéo, hỗ trợ công dân đi KNTC đông người, phức tạp.

10

Page 11: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

phương pháp), nhất là ở cấp huyện. * Nguyên nhân chủ quan:- Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém, bất

cập nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, thực hiện các dự án, dẫn đến phát sinh nhiều KNTC trên các lĩnh vực này.

Việc thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không làm đúng quy định của Nhà nước. Không ít địa phương định giá đất bồi thường quá thấp, chưa quan tâm đầy đủ việc bố trí tái định cư, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất. Một số dự án có quy mô thu hồi đất lớn hơn thực tế sử dụng, hiệu quả sử dụng và tính khả thi chưa cao, tiến độ thực hiện dự án chậm, nên gây lãng phí đất đai. Một số dự án chưa thực hiện đúng trình tự thủ tục, thiếu công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ dẫn đến phát sinh khiếu nại. Có những dự án mặc dù thực hiện đúng chính sách, pháp luật nhưng do không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân có đất bị thu hồi hiểu được cái lợi của dự án đối với phát triển kinh tế - xã hội nên vẫn phát sinh khiếu kiện.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhiều nơi thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp; trong quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều địa phương sử dụng đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp, đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật tốt để xây dựng các khu công nghiệp, vui chơi giải trí, trong khi vẫn có khả năng sử dụng các loại đất khác.

- Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong công tác giải quyết KNTC ở một số địa bàn còn thiếu tập trung và chưa đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHÁC TRONG THÔNG BÁO KẾT LUẬN SỐ 130/KL-TW

1. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dâna) Thực hiện Thông báo kết luận số 130 của Bộ Chính trị, Thanh tra

Chính phủ đã đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố đề ra các biện pháp cụ thể chấn chỉnh nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân. Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như nắm chắc tình hình để xử lý khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp và thúc đẩy việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, Thanh tra Chính phủ đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy làm công tác xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã thành lập 03 Cục Giải quyết khiếu nại và Thanh tra24, trong các cục thành lập các phòng chức năng, phân công cán bộ theo dõi, phụ trách từng địa bàn. Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cơ cấu tổ chức, bộ máy của thanh tra địa phương, xác định rõ chức năng,

24 Cục I: các tỉnh, thành phố Miền Bắc; Cục II: các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên; Cục III: các tỉnh Miền Nam

11

Page 12: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

nhiệm vụ để thực hiện có hiệu quả trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành đề án đổi mới công tác tiếp dân. Bộ Tư pháp bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất chính trị làm công tác tiếp dân. Ở nhiều địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố vừa tăng cường chỉ đạo trực tiếp, vừa có kế hoạch phân công, đôn đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh và UBND quận, huyện, thành phố, thị xã chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân; một số địa phương rà soát, sửa đổi các quy trình, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan25 trong việc phối hợp thực hiện công tác tiếp dân, vận động thuyết phục nhân dân chấp hành tốt pháp luật, không tập trung đông người đi khiếu kiện vượt cấp. Thanh tra Chính phủ tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên trách làm công tác tiếp dân ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua các buổi tập huấn, các cán bộ tiếp dân đã được trạng bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng giao tiếp, tiếp dân.

Thanh tra Chính phủ đã thường xuyên phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố vận động công dân đeo bám dài ngày, tập trung đông người tại Trụ sở Tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương; phối hợp với lực lượng công an nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để phục vụ các kỳ họp Trung ương, Quốc hội, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành chức năng xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức công tác tiếp công dân tại 02 Trụ sở Tiếp công dân của Đảng và Nhà nước (nhất là tại TP Hà Nội), trong đó, có các biện pháp cụ thể phối hợp xử lý khi công dân khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp tại Trụ sở.

Các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố đã có phương án cụ thể cách thức và nội dung phối hợp trong xử lý tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp, nhiều địa phương đã thành lập Tổ công tác xử lý có hiệu quả tình trạng công dân khiếu nại vượt cấp lên Trung ương. Khi có khiếu nại đông người, phức tạp, các cơ quan thanh tra đã phối hợp kịp thời có hiệu quả với lực lượng công an và các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp khắc phục ổn định tình hình, đồng thời, cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có sự phối hợp bàn bạc, trao đổi, gửi dự thảo báo cáo lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để bảo đảm sự thống nhất về nội dung giải quyết đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, thực tế đã giải quyết dứt điểm được khá nhiều vụ việc.

b) Thanh tra Chính phủ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân26 báo cáo xin ý kiến của Ban Bí thư thảo luận ra Thông báo số 307/TB-TW ngày 10/02/2010, trên cơ sở đó, đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 phê duyệt (sau đây gọi tắt là Đề án 858).

25 Văn phòng UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể26 với các nội dung trọng tâm: 1- Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp công dân; 2- Kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan tiếp công dân; 3- Tăng cường, nâng cao chất lượng cán bộ và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tiếp công dân; 4- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc.

12

Page 13: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

Thực hiện Đề án 858, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng Đề án triển khai theo một số loại mô hình tổ chức như sau:

- Mô hình Trụ sở Tiếp công dân được tổ chức như một cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, như: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam27.

- Mô hình Trụ sở Tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh, do 01 Phó Văn phòng đứng đầu được tổ chức ở hầu hết các địa phương28, Phòng (Ban) Tiếp công dân được thành lập để chủ trì, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân.

- Riêng thành phố Hà Nội thành lập Ban Tiếp công dân của UBND thành phố nhưng trực thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND thành phố29.

- Một số địa phương Trụ sở Tiếp công dân chưa được tổ chức theo Quyết định số 858/QĐ-TTg, Trụ sở chưa có con dấu riêng, vẫn sử dụng con dấu của Văn phòng như: tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt có nơi Phòng Tiếp công dân làm nhiệm vụ thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân vẫn thuộc Thanh tra tỉnh như tỉnh Quảng Trị, tỉnh Lào Cai; Trụ Sở Tiếp công dân do 01 Phó Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách như tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Về biên chế đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân hiện nay có tổng số 4.535 cán bộ, công chức chuyên trách, trong đó: Tại các bộ, ngành: 2.366 cán bộ, công chức (484 thanh tra viên, chiếm 20,4 %); tại các tỉnh, thành phố: 4.897 cán bộ, công chức (1274 thanh tra viên, chiếm 26 %).

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư: Thanh tra Chính phủ đã biên soạn tài liệu và giao cho Trường Cán bộ Thanh tra phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết KNTC với 6 chuyên đề30 trong thời gian 01 tuần; đã đào tạo, bồi dưỡng 2.536 cán bộ, công chức (Bộ, ngành: 367; địa phương: 2169). Hiện còn 4727 cán bộ, công chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng (Bộ, ngành: 1.999; địa phương: 2.728).

Về chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư: Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ trình trình Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản số 586/TTg-KGVX ngày 22/4/2008 về chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư31; phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông

27 UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Văn phòng Tiếp công dân trực thuộc UBND thành phố, tương đương với cấp Sở?, có 4 phòng, 53 biên chế, đứng đầu là Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm. Các Phòng gồm: Xử lý đơn khối cơ quan giám sát; Xử lý đơn khối cơ quan hành chính; Kiểm tra đôn đốc và Hành chính - Tổng hợp. UBND tỉnh Quảng Nam thành lập cơ quan tiếp công dân riêng, đứng đầu là Chủ nhiệm (phụ cấp 0,7); 02 Phó Chủ nhiệm và 02 phòng chức năng: Hành chính - Tổng hợp và Tiếp công dân.28 (cá biệt có nơi giao cho Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách Trụ sở tiếp dân như Kon Tum, Bạc Liêu)29 Trưởng Ban do 01 Phó Văn phòng kiêm nhiệm và 02 Phó Trưởng ban; có 02 Phòng: Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư và Phòng Tổng hợp do 02 Phó Trưởng ban kiêm Trưởng phòng.30 Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về Tiếp công dân và KNTC; Chuyên đề 2: Quy trình tiếp công dân; Chuyên đề 3: Quy trình xử lý đơn thư; Chuyên đề 4: Quy trình giải quyết khiếu nại; Chuyên đề 5: Quy trình giải quyết tố cáo; Chuyên đề 6: Kỹ năng giao tiếp trong tiếp công dân; các văn bản và biểu mẫu trong xử lý đơn thư và Tiếp công dân.31 trong đó nâng mức hỗ trợ đối với cán bộ trực trực làm công tác tiếp dân và xử lý đơn thư từ 15.000 đồng/ngày lên mức 25.000 đồng/ngày, đối với người đang hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra khi trực tiếp làm công tác tiếp công

13

Page 14: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư (từ 50 đến 100 nghìn đồng/ngày32). Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đã quan tâm giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức tiếp công dân, xử lý đơn thư, nhưng việc thực hiện một số địa phương còn khó khăn, vướng mắc và chưa thống nhất33.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, kịp thời khắc phục yếu kém trong quản lý, hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo

Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Thanh tra bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách để góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách.

- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai: các bộ và địa phương tiến hành 4.055 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm 2.947 tỷ đồng, 310.286 ha34; kiến nghị thu hồi 1.761 tỷ đồng, 42.940,6 ha đất, kiến nghị xử lý khác 1.270 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 671 tập thể, 1.268 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 64 vụ, 76 người. Qua thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng để xây ra nhiều thiếu sót, vi phạm như: các cơ quan quản lý nhà nước lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thiếu tính khả thi, không đồng bộ; việc giao, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; thu hồi đất, định giá đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng không đúng quy định, thiếu công bằng, công khai, minh bạch; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất không đúng quy định; buông lỏng quản lý sử dụng đất, để người sử dụng đất lấn chiếm đất công; chuyển nhượng trái phép; không thực hiện nghĩa vụ với nhà nước; sử dụng đất trước khi cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, không sử dụng đất được giao để đất đai hoang hóa, lãng phí.

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bộ, ngành và địa phương tiến hành 5.539 cuộc thanh tra, kết thúc 4.736 cuộc, phát hiện sai phạm 1.986 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 1.059 tỷ đồng, kiến nghị giảm trừ quyết toán, xuất toán và xử lý khác 698 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 819 tập thể, 1.105 cá nhân, chuyển dân hưởng 15.000 đồng/ngày.32 Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 46 mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra thì được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người, nếu đang được hưởng chế độ phụ cấp nghề thanh tra thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người; Các đối tượng tham gia phối hợp làm nhiệm vụ tại trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 46 và cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chuyên trách xử lý đơn thư theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 46 được bồi dưỡng mức 50.000 đồng/ngày/người 33 Có địa phương giải quyết 150 nghìn đồng/ngày đối với cán bộ tiếp dân chuyên trách; một số nơi giữ chế độ như Thanh tra viên như: Khánh Hòa, Quảng Nam, TP Hà Nội; hầu hết các tỉnh còn lại không có chế độ thanh tra viên nên đã có sự thiệt thòi. Đề án 858 có quy định cán bộ tiếp dân chuyên trách được hưởng phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên như cán bộ, thanh tra viên nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý đồng bộ để thực hiện.34 Các vi phạm chủ yếu: Lấn chiếm đất đai 24.690 ha; giao đất, cấp đất sai đối tượng, sai quy định 682,8 ha; cấp đất, bán đất trái thẩm quyền 352,8 ha; chuyển nhượng, cho thuê không đúng quy định 1.857,9 ha; Sử dụng đất trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt 630 ha; sử dụng đất không đúng mục đích, sai quy định 8.858,2 ha, bỏ hoang hóa 2.889,2 ha; vi phạm các loại khác 265.261ha.

14

Page 15: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

cơ quan điều tra xử lý hình sự 13 vụ việc. Các dạng sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là vi phạm về trình tự, thủ tục đầu tư, thi công sai thiết kế, nghiệm thu không đúng thực tế thi công như: đưa vật tư, thiết bị vào công trình không đúng chủng loại; khối lượng nghiệm thu lớn hơn so với thực tế thi công hoặc thiết kế...

- Trong lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 12.574 cuộc thanh tra, kết thúc 10.946 cuộc, phát hiện sai phạm với tổng giá trị 3.160 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 1.209 tỷ đồng, kiến nghị xuất toán và xử lý khác 1.951 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 1.853 tập thể, 4.831 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý 117 vụ việc. Vi phạm trong lĩnh vực tài chính chủ yếu là không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong quản lý, sử dụng kinh phí; thu chi sai quy định và không đúng mục đích; chiếm dụng vốn; hợp thức hóa hóa đơn chứng từ; không theo dõi công nợ; chưa tuân thủ chế độ kế toán và hạch toán theo quy định.

3. Về hoàn thiện thể chế và tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo

a) Về hoàn thiện thể chế về khiếu nại, tố cáo:Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Thanh tra Chính phủ đã tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo.

- Thanh tra Chính phủ xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011; hoàn thành việc xây dựng dự thảo Luật tiếp công dân (trình Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6); đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật tố cáo; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đổi mới công tác tiếp dân (tại Quyết định số 858/QĐ-TTg), Chỉ thị chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012) và Đề án tiếp tục tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2012-2016. Sửa đổi Quy chế tiếp công dân, nghiên cứu Đề án thành lập cơ quan Tài phán hành chính, Đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Thanh tra Bộ, ngành, địa phương; xây dựng các Thông tư quy định và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư KNTC35, thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; chế độ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo36; ban hành hệ thống các mẫu văn bản trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục hoàn thiện các thông tư hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo37; phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch 35 Thông tư quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị; Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 quy trình tiếp công dân.36 Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013; 04/2013/TT-TTCP, 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 37 Thông tư quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, Thông tư quy định về quy trình giải quyết tố cáo; Thông tư quy định quy trình xử lý đơn thư KNTC, kiến nghị, phản ánh..

15

Page 16: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính38; phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nông dân ban hành Nghị quyết liên tịch về phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở phường, xã, thị trấn; phối hợp với Bộ Công an trình Chính phủ ban hành Nghị định 91/2013/NÐ-CP ngày 12/8/2013 Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng xong dự thảo Nghị định Quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính, bảo đảm sự thống nhất đồng bộ về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định trong Luật Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung) trình Chính phủ ban hành các Nghị định liên quan đến định giá đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

- Các Bộ, ngành Uỷ ban nhân dân các cấp đã ban hành 25.302 văn bản các loại (chỉ thị, quyết định, kế hoạch) để tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhìn chung, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu. Trong đó, có một số nhiệm vụ chưa được triển khai thực hiện như việc phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo về đất đai, nhà ở do lịch sử để lại, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cơ sở tôn giáo, nhằm tạo đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc giải quyết dứt điểm một số trường hợp tồn đọng, kéo dài nhiều năm. Đây là những nội dung cần được quan tâm triển khai thực hiện trong thời gian tới để tháo gỡ những vướng mắc trong giải quyết khiếu nại liên quan đến đất đai.

b) Về tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo:Thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về

khiếu nại, tố cáo39 nhất là những điểm mới của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành.

- Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện. Công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo được tăng cường và đạt nhiều kết quả tiến bộ.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa thường xuyên, chất lượng, hiệu quả chưa cao, do đó, nhận thức của một bộ

38 Thông tư số 10/2011/TTLT-BTP-TTCP ngày 06/6/201139 Quan tâm triển khai Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về KNTC ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 – 2016” Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

16

Page 17: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

phận công dân chưa đầy đủ, dẫn đến tỉ lệ khiếu nại, tố cáo sai còn nhiều.4. Về thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước

trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáoĐể nâng cao hiệu quả và thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,

Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan thanh tra tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Thanh tra Chính phủ đã tăng cường và tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của 03 Bộ và 30 tỉnh, thành phố40. Qua thanh tra, đã phát hiện, chấn chỉnh nhiều yếu kém trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giúp địa phương giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, đông người, tồn đọng, kéo dài. UBND các tỉnh, thành phố đã thành lập 23.490 đoàn thanh tra, kiểm tra về huyện, thành phố, thị xã và sở, ngành chức năng để vừa thanh tra, kiểm tra trách nhiệm chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của 37.641 Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, vừa giúp các địa phương, sở ngành rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính Nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã làm tốt việc này như: Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Sơn La, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đắc Nông, Ninh Thuận, Quảng Bình, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,…

IV. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC

1. Những tồn tại có tính lịch sử như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách khi thu hồi đất, chưa bồi thường thiệt hại thực tế hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ hồ sơ đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại đòi lại đất hoặc đòi bồi thường thiệt hại đất đã thu hồi trước đây.

2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong một thời gian dài bị buông lỏng, nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai không được xử lý nghiêm minh, kịp thời; việc đo đạc, cắm mốc giới, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm và có nhiều sai sót. Do đó làm ảnh hưởng đến việc xác định các căn cứ khi giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Chính sách, pháp luật về đất đai thay đổi thường xuyên; giá đất bồi thường, định mức hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn bất cập, thường thấp hơn thực tế. Có những trường hợp công dân có bị thiệt thòi về quyền lợi nhưng thiếu cơ chế để giải quyết; nếu giải quyết quyền lợi cho dân thì cán bộ sẽ vi phạm pháp luật, nên chính quyền địa phương không dám vận dụng cho dân.

40 Bộ Công thương, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế; Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nam, Hoà Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Tháp, Yên Bái, Bình Định, Kiên Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hậu Giang, Hải Phòng, Bắc Giang, Lâm Đồng, Kon Tum, Tiền Giang, Hòa Bình, Bến Tre, Tuyên Quang, An Giang, Đà Nẵng

17

Page 18: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

4. Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay vẫn còn bất cập về thẩm quyền và thủ tục giải quyết; chưa có điểm dừng của giải quyết khiếu nại, nên rất khó xử lý đối với các trường hợp công dân cố tình khiếu nại kéo dài mà thực tiễn đặt ra. Quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại không phù hợp với tình hình thực tiễn, rất khó thực hiện trong một số trường hợp.

5. Chưa có đủ chế tài xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, như: khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, không chấp hành qui định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; cố tình khiếu nại kéo dài mặc dù đã được giải quyết nhiều lần, đúng chính sách, pháp luật, có thông báo chấm dứt giải quyết hành chính; có hành vi chửi bới cán bộ lãnh đạo, cán bộ tiếp công dân, la ó khi đến trụ sở tiếp công dân và trụ sở cơ quan nhà nước; những cơ quan, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật và các trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối; chưa có đầy đủ cơ chế bảo vệ người giải quyết khiếu nại, tố cáo; còn thiếu quy định trường hợp người giải quyết khiếu nại bị người khiếu nại tố cáo do không đạt được mục đích.

6. Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Thực tế, ở cấp huyện cán bộ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, trong khi đó, người ra quyết định giải quyết là Chủ tịch UBND huyện lại có rất nhiều công việc, thời gian và công sức dành cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được nhiều dẫn đến nhiều vụ việc không được giải quyết kịp thời, chất lượng không cao, thậm chí có sai sót, vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo và công khai, minh bạch quá trình xây dựng, ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.

2. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức, nhất là những cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành công vụ không làm đúng chính sách, pháp luật nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo và để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85%; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các ngành, các cấp, phấn đấu đạt tỷ lệ

18

Page 19: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

trên 90%. Nâng cao chất lượng các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức thực hiện triệt để quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%. Quá trình thực hiện nếu phát hiện vướng mắc hoặc có sai sót trong quá trình giải quyết thì có biện pháp khắc phục, sửa chưa kịp thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế tiếp khiếu.

4. Tăng cường thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; chú trọng phát hiện, khắc phục những hạn chế, tồn tại và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Chú trọng việc thông tin, tuyên truyền về các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực; kịp thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện lệch lạc trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo; biểu dương những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. 

6. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó, cần quan tâm tăng biên chế, chế độ chính sách và không ngừng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức của cơ quan thanh tra và cán bộ tiếp dân để ngày càng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

7. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; ban hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ trong tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

VI. KIẾN NGHỊ

Qua thực hiện Thông báo kết luận số 130/KL-TW, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

1. Lãnh đạo Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo, nhất là trong lĩnh vực đất đai (chủ yếu là quy định về giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; quy định về giải quyết những trường hợp tồn đọng về đất đai do lịch sử để lại, đất đai liên quan đến tôn giáo); đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính và tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính.

2. Lãnh đạo các cấp ủy Đảng tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời, chỉ đạo các ngành, các cấp quan tâm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chú trọng thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ công bằng trong tổ chức thực hiện pháp luật nhất là trong quy hoạch, sử dụng đất đai, thực hiện dự án đầu tư, quản lý tài chính, tài sản

19

Page 20: BÁO CÁO · Web viewBÁO CÁO Kết quả thực hiện Thông báo Kết luận số 130/TB-TW của Bộ Chính trị về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ

công, thực hiện chính sách xã hội, phê duyệt, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận cho nhân dân để hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo.

3. Xem xét và ban hành Chỉ thị của Bộ chính trị (hoặc Ban Bí thư) về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, cần điều chỉnh những giải pháp đã được thực hiện xong hoặc không còn phù hợp (ban hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, chuẩn bị Đề án tài phán hành chính); đồng thời, bổ sung giải pháp mới cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Cần có giải pháp đột phá trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, theo đó, cần chỉ đạo đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chính quy trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thống nhất quy trình và tạo điểm dừng đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài nhiều năm; xây dựng cơ chế khen thưởng đặc thù đối với những trường hợp có thành tích trong giải quyết khiếu nại, tố cáo./.

THANH TRA CHÍNH PHỦ

20