bt chuong halogen

8
BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến đổi dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): a) Cl 2 HCl Cl 2 NaCl Cl 2 CaOCl 2 CaCl 2 AgCl Cl 2 Br 2 I 2 NaI NaNO 3 . b) Na NaCl HCl FeCl 2 FeCl 3 Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 FeCl 3 FeCl 2 ZnCl 2 AgCl Ag. c) CaCO 3 CaCl 2 NaCl NaOH NaClO Cl 2 NaClO NaClO 3 NaCl Cl 2 KClO 3 O 2 . d) CaF 2 HF F 2 OF 2 CuF 2 HF SiF 4 . e) Br 2 PBr 3 HBr Br 2 HBrO 3 KBrO 3 KBr AgBr Br 2 Bài 2: Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau: A + H 2 B A + H 2 O B + C A + H 2 O + SO 2 B + C B + Bài 3: Cho các hoá chất: NaCl (r), MnO 2 (r), NaOH (dung dịch), H 2 SO 4 (dung dịch đặc), Ca(OH) 2 (r). Từ các hoá chất đó có thể điều chế được các chất sau đây hay không? Nếu được hãy viết các phương trình phản ứng. a) Nước Gia-ven; b) Kali clorat; c) Clorua vôi; d) Oxi; e) Lưu huỳnh đioxit. Bài 4: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các khí sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn: a) HF, HCl, HBr, HI b) HCl, HBr, HI, Cl 2 , CO 2 , N 2 Bài 5: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học: a) NaCl, NaNO 3 , BaCl 2 , BaNO 3 .

Upload: phuocmanhfunny1997

Post on 02-Dec-2015

195 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BT Chuong Halogen

BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến đổi dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):a) Cl2 HCl Cl2 NaCl Cl2 CaOCl2 CaCl2 AgCl Cl2 Br2

I2 NaI NaNO3.b) Na NaCl HCl FeCl2 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3 FeCl2 ZnCl2 AgCl Ag.c) CaCO3 CaCl2 NaCl NaOH NaClO Cl2 NaClO NaClO3 NaCl Cl2 KClO3 O2.d) CaF2 HF F2 OF2 CuF2 HF SiF4.e) Br2 PBr3 HBr Br2 HBrO3 KBrO3 KBr AgBr Br2

Bài 2: Hãy cho biết tên của các chất A, B, C biết chúng tham gia các phản ứng được ghi bằng các sơ đồ sau:

A + H2 BA + H2O B + CA + H2O + SO2 B + …C B + …

Bài 3: Cho các hoá chất: NaCl (r), MnO2 (r), NaOH (dung dịch), H2SO4

(dung dịch đặc), Ca(OH)2 (r). Từ các hoá chất đó có thể điều chế được các chất sau đây hay không? Nếu được hãy viết các phương trình phản ứng.a) Nước Gia-ven; b) Kali clorat; c) Clorua vôi; d) Oxi; e) Lưu huỳnh đioxit.Bài 4: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các khí sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn:

a) HF, HCl, HBr, HIb) HCl, HBr, HI, Cl2, CO2, N2

Bài 5: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học:a) NaCl, NaNO3, BaCl2, BaNO3.b) NaF, NaCl, NaBr, NaI.c) HCl, H2SO4, HI, NaCl, KBr, NaOH, Ba(OH)2.

Bài 6: Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Chỉ dùng 2 thuốc thử (không dùng AgNO3) làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình phản ứng xảy ra.Bài 7: Không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) MgCl2, Na2CO3, HCl, Pb(NO3)2.b) MgSO4, Na2CO3, HCl, NaOH, BaCl2.c) Na2CO3, H2SO4, BaCl2, KOH.

Bài 8: Chia một dung dịch nước brom có màu vàng thành 2 phần. Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu. Bẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn.

Page 2: BT Chuong Halogen

Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.Bài 9: Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn hay không tạp chất sau:

a) Clo; b) Hiđro clorua?Viết các phương trình phản ứng.

Bài 10: Cho các chất: brom, clo, hiđro clorua, iot, bạc bromua, natri clorua. Hãy chọn trong số các chất trên:

a) Một chất lỏng ở nhiệt độ thường.b) Một chất có trong nước biển.c) Một chất khí màu lụcd) Một chất bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời.e) Một chất khí không màu tạo “khói” trong không khí ẩm.f) Một hợp chất được dùng để bảo quản thực phẩm.g) Một chất khí khi tan trong nước tác dụng dần với nước tạo ra hai

axit.h) Một chất rắn khi được nung nóng biến thành khí màu tím.i) Một chất khí tẩy trắng giấy màu ẩm.

Bài 11: Những phản ứng hoá học nào có thể xảy ra khi cho khí flo đi qua dung dịch kali bromua trong nước?Bài 12: Cho khí clo đi qua dung dịch natri bromua ta thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua ta thấy dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quỳ tím thì giấy quỳ hoá đỏ.

Hãy giải thích các hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.Bài 13: Để điều chế HCl, người ta cho NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. Tại sao không dùng phương pháp tương tự để điều chế HBr, HI. Người ta điều chế HBr và HI bằng cách nào?Bài 14: a) Vì sao không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hoá mà phải dùng phương pháp điện phân.

b) Để điều chế flo người ta phải điện phân dung dịch kali florua trong hiđroflorua lỏng đã được làm sạch nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước.Bài 15: Làm thế nào để chứng minh rằng trong NaCl có tạp chất là NaI? Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.

- Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình phản ứng.

Page 3: BT Chuong Halogen

Bài 16: Khí oxi điều chế bằng cách nung kali clorat với xúc tác MnO2

thường chứa tạp chất clo (tới 3%). Theo em có thể dùng cách nào để thu được oxi không lẫn khí clo. Giải thích.Bài 17: Nếu iot có lẫn tạp chất là natri iodua thì cách đơn giản nhất để có iot tinh khiết là làm như thế nào?Bài 18: Người ta có thể điều chế brom bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với hỗn hợp rắn KBr và MnO2.

a) Viết phương trình phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.

b) Tính khối lượng của mỗi chất cần dùng để điều chế 32 gam Br2.Bài 19: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 gam bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A.Bài 20: Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch HCl đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.Bài 21: Cho 10,0 lit H2 và 6,72 lit Cl2 (đều ở đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước, thu được dung dịch A. Lấy 50,0 gam dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 7,175 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2.Bài 22: Khi bị nung nóng, kali clorat đồng thời phân huỷ theo hai cách:

a) Tạo ra oxi và kali clorua; b) Tạo ra kali peclorat và kali clorua.* Viết các phương trình phản ứng.* Tính xem có bao nhiêu % về khối lượng kali clorat đã phân huỷ theo

phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân huỷ 73,5 gam kali clorat thu được 33,5 gam kali clorua.Bài 23: Thêm 78 ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 gam hỗn hợp kali bromua và natri iodua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/l. Hãy xác định % khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua (đktc) cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.Bài 24: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ % bằng nhau.

Hãy tính % theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.Bài 25: Cho một lượng halogen tác dụng hết với magie ta thu được 19 gam magie halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam nhôm halogenua. Hãy xác định tên và khối lượng halogen nói trên.Bài 26: Cho một lượng halogen X2 tác dụng với một lượng vừa đủ kim loại M có hoá trị I, người ta thu được 4,12 gam hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 3,56 gam hợp chất B. Còn nếu cho

Page 4: BT Chuong Halogen

lượng kim loại M nói trên tác dụng với lưu huỳnh thì thu được 1,56 gam hợp chất C. Hãy xác định tên các nguyên tố X và M, từ đó viết công thức các chất A, B và C.Bài 27: Cho 25 gam nước clo vào một dung dịch có chứa 2,5 gam KBr ta thấy dung dịch chuyển sang màu vàng.

a) Giải thích hiện tượngb) Sau thí nghiệm nếu ta cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 gam chất rắn

khan. Giả sử toàn bộ clo trong nước clo đã dự phản ứng, hãy tính nồng độ % clo trong nước clo.

c) Tính khối lượng từng chất trong chất rắn khan thu được.Bài 28: Có 185,40 gam dung dịch axit clohiđric 10,00%. Cần hoà tan thêm vào dung dịch đó bao nhiêu lit khí hiđro clorua (lấy ở đktc) để thu được dung dịch axit clohiđric 16,57%.Bài 29: A và B là hai dung dịch axit clohiđric có nồng độ khác nhau. Trộn lẫn 1 lit A với 3 lit B ta được 4 lit dung dịch D. Để trung hoà 10 ml dung dịch D cần 15 ml dung dịch NaOH 0,1 M. Trộn 3 lit A với 1 lit B ta được 4 lit dung dịch E. Cho 80 ml dung dịch E tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 2,87 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B, D, E .Bài 30: Hỗn hợp rắn A chứa kali bromua và kali iodua. Cho hỗn hợp A vào nước brom (lấy dư). Sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và nung nóng ta được sản phẩm rắn khan B. Khối lượng của B nhỏ hơn khối lượng của A là m gam. Cho sản phẩm B vào nước clo (lấy dư), sau khi phản ứng xong, làm bay hơi dung dịch và sấy khô ta được sản phẩm rắn khan C. Khối lượng của C nhỏ hơn khối lượng của B là m gam. Tính % khối lượng từng chất trong A.Bài 31: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.Bài 32: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat kim loại hoá trị I và một muối cacbonat kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl thì tạo thành 4,48 lit khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?Bài 33: Cho 10,4 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 2,688 lit CO2 (đktc).

a) Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.b) Tính nồng độ % các muối trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 34: Cho 2 kim loại A, B đều tác dụng được với dung dịch HCl. Hoà tan 5,1 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl cần 500 ml. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được 22,85 gam muối khan.

a) Tính nồng độ dung dịch HCl đã dùng.

Page 5: BT Chuong Halogen

b) Tính thể tích H2 (đktc) thu được ở thí nghiệm trên.Bài 35: Hỗn hợp A gồm Mg và Zn. * Thí nghiệm 1: Cho 2,02 gam hỗn hợp A vào cốc đựng 200 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng, cô cạn, thu được 4,86 gam chất rắn khan.* Thí nghiệm 2: Cho 2,02 gam hỗn hợp A vào cốc đựng 400 ml dung dịch HCl như trên. Sau phản ứng, cô cạn, thu được 5,57 gam chất rắn khan.

a) Tính thể tích khí (đktc) bay ra ở thí nghiệm 1.b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.c) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.

Bài 36: Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI. Cho 5,76 gam hỗn hợp A tác dụng với lượng dư dung dịch brom, cô

cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 5,29 gam muối khan. Hoà tan 5,76 gam hỗn hợp A vào nước rồi cho lượng khí clo sục vào

dung dịch. Sau một thời gian, cô cạn dung dịch thì thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có chứa 0,05 mol ion clorua.Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.