btap hoa 10 cb

16
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ TỔ HÓA HỌC BÀI TẬP HÓA HỌC 10 (BAN CƠ BẢN) Họ và tên học sinh:…………………………………… Lớp: ……………………………………………………

Upload: alone0886

Post on 30-Jun-2015

464 views

Category:

Documents


23 download

TRANSCRIPT

Page 1: btap Hoa 10 CB

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ

TỔ HÓA HỌC

BÀI TẬP HÓA HỌC 10

(BAN CƠ BẢN)

Năm học 2010 -2011

Lưu hành nội bộ

Họ và tên học sinh:……………………………………

Lớp: ……………………………………………………

Page 2: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

GV: Tr nh Huy nị ề trang 2

Page 3: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

BÀI 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

1. Dựa vào bảng khối lượng p, n, e hãy tính khối lượng của một nguyên tử cacbon gồm 6p, 6n, 6e.

2. Biết 1u = 1,6605.10-27kg, nguyên tử khối của oxi bằng 15,999. Hãy tính khối lượng của một nguyên

tử oxi ra kg.

3. Cho rằng hạt nhân nguyên tử và chính nguyên tử hidro có dạng hình cầu. Hạt nhân nguyên tử hidro

có bán kính gần đúng bằng 10-6 nm, bán kính nguyên tử hidro bằng 0,053nm.

a. Hãy tính và so sánh thể tích của nguyên tử hidro với thể tích của hạt nhân nguyên tử

hidro.

b. Hãy tính và so sánh khối lượng riêng của hạt nhân và của nguyên tử hidro.

BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ

4. Tổng số hạt proton, nơtron và số electron trong một nguyên tử là 155. Số hạt có mang điện nhiều

hơn số không mang điện là 33 hạt. Tìm số proton, nơtron và số khối của nguyên tử.

5. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử nguyên tố X là 28. Số hạt mang điện nhiều

hơn số hạt không mang điện là 8. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 3

Page 4: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

6. Một nguyên tử có tổng số hạt là 40. Trong hạt nhân, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện

là 1 hạt. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.

7. * Tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử một nguyên tố là 21. Viết kí hiệu nguyên tử

nguyên tố X.

8. * Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt p, n, e bằng 58, số hạt p gần bằng số hạt n. Viết kí hiệu

nguyên tử của nguyên tố Y.

9. * Tổng số proton, nơtron và số electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34. Hãy mô tả cấu tạo

nguyên tử của nguyên tố đó.

10. Nguyên tử của nguyên tố X được tạo nên bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện.

Tìm A, Z của nguyên tử đó.

11. Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau:

, , , , , , , , ,

a. Các kí hiệu nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học.

b. Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hãy xác định các nguyên tố đã cho.

c. Cho biết tên gọi của nguyên tố, số hạt p, n, e cấu tạo nên 1 nguyên tử của các nguyên tố

vừa xác định.

12. Nguyên tố bo (B) có 2 đồng vị tự nhiên: 11B (80%) và 10B (20%). Tính nguyên tử khối trung bình

của bo.

13. Chì có 4 đồng vị là:

(2,5%); (23,7%); (22,4%); (51,4%)

a. Tìm khối lượng nguyên tử trung bình của chì.

b. Tìm tỷ lệ số nơtron và số proton trong mỗi đồng vị.

14. Cho 2 đồng vị hiđro và 2 đồng vị của clo với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử chiếm trong tự nhiên như

sau : (99,984%), (0,016%), (75,77%), (24,23%).

a)Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.

b)Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo nên từ 2 đồng vị của 2 nguyên tố đó?

c)Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử nói trên.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 4

Page 5: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

15. Nguyên tử Mg có 3 đồng vị: 24Mg (78,6%), 25Mg (10,1%), 26Mg (11,3%). Tính số nguyên tử của

mỗi loại đồng vị khi có 50 nguyên tử 25Mg.

16. Đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu (chiếm 27% số nguyên tử). Hỏi 0,5 mol Cu có khối lượng là bao

nhiêu gam?

17. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là 79,91. Nguyên tố R trong tự nhiên gồm 2 đồng vị

bền là 79R và 81R. Hỏi trong 500 nguyên tử R trong tự nhiên có bao nhiêu đồng vị 79R

18. Khối lượng nguyên tử trung bình của antimon là 121,76. Antimon có hai đồng vị. Biết đồng vị

chiếm 62%. Tìm số khối của đồng vị thứ 2?

19. Một nguyên tố X có hai đồng vị là X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số

hạt là 20. Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định

khối lượng nguyên tử trung bình của X?

20. * Một nguyên tố gồm 2 đồng vị có số nguyên tử tỉ lệ với nhau là 27:23. Hạt nhân đồng vị thứ nhất

chứa 35p và 44n. Hạt nhân đồng vị 2 chứa nhiều hơn 2n. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình

của nguyên tố trên?

BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

21. Hãy chọn phát biểu đúng.

A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định.

B. Chuyển động của electron trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định.

C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron lớn nhất gọi là

obitan nguyên tử.

D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

22. Hãy nêu sự khác biệt chính trong việc mô tả chuyển động của các electron theo mô hình nguyên tử

cũ và mô hình hiện đại.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 5

Page 6: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

23. Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử , , lần lượt là: .............

24. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 52 và số khối nhỏ hơn 36. Viết kí hiệu nguyên tử

của nguyên tố X.

25. Hỗn hợp hai đồng vị có nguyên tử khối trung bình là 40,08. Hai đồng vị này có số n hơn kém

nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ hơn chiếm 96%. Xác định số khối của mỗi đồng vị?

26. a) Phân tử XY3 có tổng số proton, nơtron, electron bằng 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn

số hạt không mang điện 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76. Xác định

X,Y và XY3.

b) Lấy 4,83 gam XY3.nH2O hòa tan vào nước nóng được dung dịch A. Dung dịch A phản ứng vừa

đủ với 10,2 gam AgNO3. Xác định n.

27. a) Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron và electron là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số

hạt không mang điện là 16. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố Y.

b) Y còn 1 đồng vị khác là Y’ có số nơtron nhiều hơn Y 2 hạt và hỗn hợp A gồm Y và Y’có nguyên

tử khối trung bình bằng số khối của Y + 0,5. Xác định phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị trong

hỗn hợp A.

28. Tổng số hạt mang điện trong ion AB3–  là 63 . Số hạt mang điện trong hạt nhân B nhiều hơn  số hạt

mang điện trong hạt nhân A là 1. Xác định A,B, AB3–  .

29. Một kim loại M có số khối là 54, tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M2+ là 78. Xác định M.

30. X là kim loại có hóa trị II. Hòa tan hoàn toàn 6,082g X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 ở

đktc.

a. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố X.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 6

Page 7: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

b. X có 3 đồng vị, biết tổng số khối 3 đồng vị là 75. Số khối của đồng vị thứ nhì bằng trung bình

cộng số khối hai đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số p bằng số notron. Đồng vị thứ 3 chiếm

11,4% số nguyên tử và có số notron nhiều hơn đồng vị thứ hai là 1 đơn vị.

- Tìm số khối và số notron của mỗi đồng vị?

- Tìm % về số nguyên tử 2 đồng vị còn lại?

b. Mỗi khi có 50 nguyên tử của đồng vị thứ nhì thì có bao nhiêu nguyên tử các đồng vị còn lại?

31. Có 3 đồng vị của nguyên tố X, mà tổng số hạt trong 3 nguyên tử đồng vị là 75. Trong đồng vị 1, số

p bằng số n, đồng vị 2 có số n kém thua đồng vị 3 là 1.

a. Xác định số khối của mỗi đồng vị?

b. Trong X, số nguyên tử của các đồng vị thứ nhất, 2, 3 lần lượt theo tỉ lệ 115:3:2. Tìm khối

lượng mol trung bình của X?

BÀI 6: LỚP VÀ PHÂN LỚP

32. Các electron lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?

A. Lớp N. B. Lớp M. C. Lớp L. D. Lớp K.

33. Phân lớp 4d chứa tối đa:

A. 2 electron B. 6 electron C. 10 electron D. 14 electron

34. Lớp electron M bão hòa khi lớp đó chứa

A. 8 electron B. 18 electron C. 32 electron D. 36 electron

35. Hãy chon phát biểu sai.

A. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thuộc cùng một lớp electron.

B. Mỗi phân lớp được chia thành nhiều lớp electron.

C. Các eletron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

D. Số phân lớp bằng số thứ tự lớp.

36. Trong một lớp electron có bao nhiêu phân lớp electron?

37. Các electron trong một phân lớp khác nhau như thế nào?

GV: Tr nh Huy nị ề trang 7

Page 8: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

38. Electron 2p1 thuộc về lớp và phân lớp nào? Vẽ hình dạng của obitan mô tả electron này.

BÀI 7: NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ

CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

39. Cho biết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau:

A. 1s2 B. 2p3 C. 2p6 D. 3p1 E. 3p4 F. 4s1

a. Viết cấu hình electron đầy đủ các nguyên tử trên.

b. Xác định số electron độc thân của mỗi nguyên tử.

c. Nguyên tử nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

40. Cho các nguyên tử: , ,

a. Hãy xác định số electron, proton, nơtron của mỗi nguyên tử trên.

b. Viết cấu hình electron của các nguyên tử trên.

41. Một số nguyên tố có cấu hình e như sau:

(A) 1s22s22p1 (B) 1s22s22p6 (C) 1s22s22p63s23p5

(D) 1s22s22p63s23p63d104s2 (E) 1s22s22p63s23p63d104s24p1

Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH. Nguyên tố nào là kim loại? phi kim? Khí hiếm?

42. Viết cấu hình electron các nguyên tố có số hiệu nguyên tử: 19, 20, 24, 29, 35. Xác định vị trí của

chúng trong bảng HTTH và cho biết chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

43. Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+, S và S2-.

44. Nguyên tử 23X có 3 lớp electron, lớp thứ 3 có 1 electron. Xác định số p, n, e trong nguyên tử X.

45. Tổng số các electron thuộc phân lớp p của nguyên tử X là 9. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X.

46. Nguyên tử X có 20 hạt nơtron. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử đó là 4s2. Hãy xác định số khối

của X.

47. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố

Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của X là 8. Xác định X, Y.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 8

Page 9: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

48. Phân lớp ngoài cùng của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron của 2 phân lớp

bằng 6, hiệu số electron của chung bằng 4.

a. Viết cấu hình electron của 2 nguyên tử trên.

b. Tính tổng số obitan của 2 nguyên tố trên.

49. Nguyên tử R mất đi 1 electron tạo ra cation R+ có cấu hình electron nguyên tử ở phân lớp ngoài

cùng là 2p6. Viết cấu hình electron nguyên tử và sự phân bố electron theo obitan của nguyên tử R.

50. Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Xác định tên của X

và Y.

51. Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt

không mang điện là 24. Xác định X, viết cấu hình electron của X.

52. Nguyên tử Y có tổng số proton, nơtron, electron là 34. Xác định Y, viết cấu hình electron của Y và

cho biết Y là kim loại, phi kim hay khí trơ.

53. Nguyên tố A có cấu hình lớp ngoài cùng là 4s24p6, A = 79. Hãy tính số nơtron của nguyên tử thuộc

nguyên tố A.

54. Tổng số proton, nơtron và số electron trong nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Hãy

cho biết thành phần cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.

55. Cho hỗn hợp gồm hai muối sunfat của kim loại A hóa trị II và sunfat của kim loại B hóa trị III. Biết

tổng số proton, nơtron và electron của nguyên tử A là 36, nguyên tử B là 40. Xác định tên nguyên

tố A và B?

56. Hợp chất B tạo bởi 1 kim loại hóa trị II và 1 phi kim hóa trị I.

Trong phân tử B có :

– Tổng số hạt là 290.

– Tổng số hạt không mang điện là 110.

– Hiệu số hạt không mang điện của phi kim và kim loại là 70.

– Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim là 2/7.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 9

Page 10: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

Tìm A,Z của kim loại và phi kim.

BÀI 8: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1

57. Một kim loại X có số khối A = 54. Tổng số các hạt cơ bản trong nguyên tử X là 80. Viết kí hiệu

nguyên tử của X.

58. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 5 electron. Hãy cho biết điện

tích hạt nhân của X.

59. Cho các nguyên tử và ion sau; +, , , -, , ,

a. Hãy xác định số p, n, e của các nguyên tử và ion đó.

b. Viết cấu hình electron của mỗi nguyên tử và ion đó.

60. Cho biết tổng số electron trong AB2- là 42, trong hạt nhân A, B số proton bằng số nơtron. Tính số

khối của B.

61. Nguyên tử kim loại Y có tổng số proton, nơtron, electron là 34. Xác định Y, viết cấu hình electron

của Y.

62. Một hợp chất có công thức phân tử là M2X. Tổng số hạt trong hợp chất là 116, trong đó số hạt

mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. Tổng

số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Xác định số khối của M, X

63. Có hợp chất MX3. Cho biết:

a. Tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số

hạt không mang điện là 60.

b. Khối lượng của X lớn hơn của M là 8

c. Tổng ba loại hạt trên trong ion X- nhiều hơn trong M là 16

Hãy xác định M và X thuộc loại đồng vị nào của hai nguyên tố đó.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 10

Page 11: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

64. Một hợp chất B được tạo nên từ một kim loại hóa trị (II) và một phi kim hóa trị (I). Tổng số hạt

trong phân tử B là 290. Tổng số hạt không mang điện là 110, hiệu số hạt không mang điện giữa phi

kim và kim loại là 70. Tỉ lệ số hạt mang điện của kim loại so với phi kim trong B là 2/7. Tìm A và

Z của kim loại và phi kim trên.

65. Một hợp chất được tạo thành từ các ion A+ và B2-. Trong phân tử A2B có tổng số hạt

proton, notron và electron = 164.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là

52 . Số khối của A lớn hơn B là 23 . Tổng số hạt proton , notron , electron của ion A+ nhiều hơn

trong B2- là 7 hạt.

a. Xác định công thức A2B

b.  Viết cấu hình e của A+ và A

66. Hai nguyên tố X và Y hai nhóm kế tiếp trong bảng HTTH. Y thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn

chất X, Y không tác dụng được với nhau. Tổng điện tích dương của hạt nhân của hai nguyên tử

bằng 23. Cho biết cấu tạo vỏ electron của hai nguyên tố và gọi tên chúng.

67. Một oxit có công thức X2O trong đó tổng số hạt của phân tử là 92, số hạt mang điện nhiều hơn số

hạt không mang điện là 28. Xác định CTPT của oxit.

68. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang

điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Xác định

2 kim loại A và B. Viết cấu hình electron của A,B.

69. Hợp chất Y có công thức là MX2 trong đó M chiếm 46,67% vế khối lượng. Trong hạt nhân M có số

nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X ó số nơtron bằng số proton.Tổng số proton

trong MX2 là 58. Tìm AM và AX.

70. Cho 2,984 gam MCl tác dụng với dung dịch AgNO3dư thì thu được 5,74 gam kết tủa.

a. Xác định tên kim loại M.

b. M có 2 đồng vị. Tỉ số đồng vị I : đồng vị II = 19:1. Số nơtron của đồng vị II nhiều hơn

đồng vị I là 2. Tìm số khối của mỗi đồng vị.

GV: Tr nh Huy nị ề trang 11

Page 12: btap Hoa 10 CB

Trường THPT Nguyễn Văn CừBài tập Hóa 10 NC

GV: Tr nh Huy nị ề trang 12