btgx12 1 2019 vong1 · 7udqj /kp f ëd 1jjl &k~d *lr vx ordq eir u µqj yl Ëf 1jjl wu ã o ¥l...

4
Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ Thành Lm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn Hùng Phó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. Hoa Bus. Manager: Vũ Chí Công Kế Toán: Ls Nguyễn Hiếu TT Giáo Dục Anê Lê T. Thành Hiệu Trưởng: T. Nguyễn Tú VP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh Diệp Tr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật 4:00 Sinh Hoạt Last 4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức 6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 8:30; 10:30 Chiều: 6:00 (Lifeteen) Xưng Tội Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều Xức Dầu Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật. Trường hợp khẩn cấp xin gọi: Cha Hùng 832-425-5116 Chầu mình Thánh Chúa Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiều GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Hội Đồng Mục Vụ nhiệm kỳ 2016 – 2019 Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh Hóa Phó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng Minh Phó Ngoại Vụ: B. Nguyễn Phúc Cathy Thư Ký: Ô. Phạm Tuấn UV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng, ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc, UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức Nhân UV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh Tú UV: Ô Trịnh Du UV: Cô Đinh Ngọc Diệp UV: Cô Thảo Nguyên UV: Ông Trần Phong Paul Ban Cố Vấn: Ô. Tạ Văn Thường Ô. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh Hội Đồng Tài Chánh Nhiệm Kỳ 2019-2020 Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc Kathy Phó Nội Vụ: Ô. Đoàn Minh Phó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn Nga Thư Ký: Anh Hoàng Long UV Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ Phụng Thành Viên:Ô. Cố Lê V. Thịnh, Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly LMTT: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Phêrô-Phaolô: Ô. Đào Văn Nhân Legio Marie: Bà Đặng Kim Oanh HĐGD ĐaMinh: Ô Cố Nguyễn V. Hiển TD Fatima: Ô. Nguyễn Văn Triệu, TNTT: Chị Trần Cindy-Thanh Khối Cơ Sở Trưởng Khối: Ông Nguyễn Đệ Phó TK: Ông Nguyễn V Bưởi TV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình Trưởng Ban thánh Nhạc Lê Hoàng tel: 832-506-9070 Ca Đoàn Thánh Giuse Nguyễn Thanh Binh 713-505-9070 Ca Đoàn Dũng Lạc Nguyễn Phan Anh 281-772-2049 Ca Đoàn ĐM Lên Trời Nguyễn Văn Đức 281-546-6771 Ca Đoàn Thánh Gia Trần Văn Khải 832-725-3446 Ca Đoàn Encounter Vương Hùng 612-220-2246 Giới Trẻ-LIFETEEN Paul Tran 832-769-9135 Huynh Đoàn ĐaMinh Ô. Cố Hiển 617-767-8080 Thiếu Nhi Thánh Thể Tr.Cindy Thanh 281-948-2884 Hội Thánh Phêrô Phaolô Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662 Lòng Thương Xót Chúa Bà Eliz. Hoa 713-459-5171 Các Bà Mẹ Công Giáo Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748 Liên Minh Thánh Tâm Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016 Cursillo - Liên lạc Chị Tươi 832-978-3713 Tông Đồ Fatima Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981 Thánh Linh C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539 Legio Mariae B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091 CT Thăng Tiến Hôn Nhân AC Việt-Ngân 281--922-7689 Ban Nghi Lễ Ô. Cố Vấn Thường 832-577-1922 TTV Thánh Thể Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547 Truyền Bá Đức Tin PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982 Ban Trật Tự Thân Vĩnh Xứng 10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075 tel: 7139410521 Fax 7139412464 Web: vietnammartyrs.org Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm A Hằng năm, Phụng Vụ Lời Chúa khai mở viễn cảnh về thời tận thế và Triều Đại Thiên Chúa. Như vậy, ngay từ đầu, ý nghĩa được ban cho suốt lộ trình mà Giáo Hội dẫn chúng ta đi, kể từ việc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh cho đến lễ Chúa Ki-tô Vua: một cuộc hành trình về Nước Thiên Chúa, về thế giới không tội lỗi, được các ngôn sứ loan báo và được Chúa Ki-tô hứa vào ngày Quang Lâm của Ngài. Đó là thực tại tương lai, vận mệnh tối hậu của nhân loại, và đồng thời đó cũng là thực tại hiện nay mà mọi người cũng như mỗi người không ngừng xây dựng. Đó là bài học mà Chúa Nhật I Mùa Vọng này đề nghị cho chúng ta. Is 2: 1-5 Bài Đọc I là sứ điệp của ngôn sứ I-sai-a, biểu dương ơn gọi của dân Ít-ra-en nói chung và của Giê-ru-sa-lem nói riêng: dạy cho muôn dân biết những đường lối dẫn đến Thiên Chúa chân thật, như vậy chuẩn bị triều đại công lý và hòa bình chung cuộc. Rm 13: 11-14 Trong thư gửi cho các tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu phải ăn ở như con cái ánh sáng để chiến đấu chống lại tội lỗi, đó là cách thức duy nhất chuẩn bị cuộc gặp gỡ với Chúa Ki-tô. Mt 24: 37-44 Trong đoạn trích Tin Mừng Mát-thêu hôm nay, từ bài diễn từ của Chúa Giê-su liên quan đến thời tận thế và ngày Quang

Upload: others

Post on 14-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: BTGX12 1 2019 vong1 · 7udqj /kp f ëd 1jjl &k~d *lr vx ordq eir u µqj yl Ëf 1jjl wu ã o ¥l krjq wrjq e ©w qj á v Á ©q ÿ Ïqk y qk yl Éq v Õ sk ±q

Lm Chánh Xứ : Giuse Vũ ThànhLm Phó Xứ: Giovanni Nguyễn HùngPhó Tế: Giuse Nguyễn Phẩm Giuse Lê Văn Rõ

Văn Phòng Giáo Xứ: Thư Ký: Đỗ Linh, Nguyễn H. HoaBus. Manager: Vũ Chí CôngKế Toán: Ls Nguyễn Hiếu

TT Giáo Dục Anê Lê T. ThànhHiệu Trưởng: T. Nguyễn TúVP - Cô Liên : 713-941-7281 Tr. Ban Việt Ngữ: Cô Đinh DiệpTr. Ban Giáo Lý: T. Hồ Thanh

Trường Học Ngày Thứ Bẩy SH TNTT: 12:00-2:15 PM Việt Ngữ: 2:30-3:55 PM Giáo Lý: 4:20-5:45 PM Trường Học Ngày Chúa Nhật4:00 Sinh Hoạt Last4:00 Các Lớp Giáo Lý ThêmSức6:00 Thánh Lễ giới trẻ : eng

Thánh Lễ Ngày thường: 6:30 sáng và chiều Thứ Bẩy 6:30 sáng và 6:00 chiều Chúa Nhật: Sáng 7:00; 8:30; 10:30 Chiều: 6:00 (Lifeteen)

Xưng Tội

Ngày thường 30’ trước giờ lễ Thứ Bẩy 5:00-5:45 chiều

Xức Dầu

Khi đau yếu hoặc sắp vào bệnh viện cần xức dầu chữa lành xin gặp linh mục sau các thánh lễ ngày thường và Chúa Nhật.

Trường hợp khẩn cấp xin gọi:Cha Hùng 832-425-5116

Chầu mình Thánh Chúa

Ngày thường: từ 7:00 s-6:30 chiều Thứ Sáu đầu tháng:7:00 sau lễ chiềuGIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Hội Đồng Mục Vụnhiệm kỳ 2016 – 2019

Chủ Tịch: Ô. Vũ Minh HóaPhó Nội Vụ: Ô Lương Hoàng MinhPhó Ngoại Vụ: B. Nguyễn Phúc CathyThư Ký: Ô. Phạm TuấnUV An Ninh: Ông Thân Vĩnh Xứng,ỦV Phụng Vụ: Bà Trần Hồng Ngọc,UV Gia Đình: Ô. Nguyễn Đức NhânUV Giáo Dục: Ô. Nguyễn Anh TúUV: Ô Trịnh DuUV: Cô Đinh Ngọc DiệpUV: Cô Thảo NguyênUV: Ông Trần Phong PaulBan Cố Vấn: Ô. Tạ Văn ThườngÔ. Tạ Hùng Dũng, Trinh Tiến Tinh

Hội Đồng Tài ChánhNhiệm Kỳ 2019-2020

Chủ Tịch: Bà Nguyễn Phúc KathyPhó Nội Vụ: Ô. Đoàn MinhPhó Ngoại Vụ: Bà Thân Nguyễn NgaThư Ký: Anh Hoàng LongUV Kiểm Tiền: Ông Vũ Hải Thuận, Bà Vũ Huyền, Bà Trần Thị Thanh, Bà Vương Mỹ PhụngThành Viên:Ô. Cố Lê V. Thịnh, Ô. Cố Trần Nghị, Ô. Lê Bá Cầu, Ô. Nguyễn Chính, Ô/B Nguyễn Anh Tuấn / Mai Hương, A/C Đinh Thọ/Ngọc Hương, Ô. Tạ Ly LMTT: Ô. Nguyễn Thanh Xuân, Phêrô-Phaolô: Ô. Đào Văn Nhân Legio Marie: Bà Đặng Kim Oanh HĐGD ĐaMinh: Ô Cố Nguyễn V. Hiển TD Fatima: Ô. Nguyễn Văn Triệu, TNTT: Chị Trần Cindy-Thanh

Khối Cơ SởTrưởng Khối: Ông Nguyễn ĐệPhó TK: Ông Nguyễn V BưởiTV: Ông Trần H Linh Ô Nguyễn Thanh Xuân, Ô Nguyễn V Đồng, Ô Đinh Ngọc, Ô Đỗ Văn Đằng, Ô Nguyễn Dũng Ô Lê Trung Ô Nguyễn Trình

Trưởng Ban thánh NhạcLê Hoàng tel: 832-506-9070

Ca Đoàn Thánh GiuseNguyễn Thanh Binh 713-505-9070

Ca Đoàn Dũng LạcNguyễn Phan Anh 281-772-2049

Ca Đoàn ĐM Lên TrờiNguyễn Văn Đức 281-546-6771

Ca Đoàn Thánh GiaTrần Văn Khải 832-725-3446

Ca Đoàn EncounterVương Hùng 612-220-2246

Giới Trẻ-LIFETEENPaul Tran 832-769-9135Huynh Đoàn ĐaMinh

Ô. Cố Hiển 617-767-8080Thiếu Nhi Thánh Thể

Tr.Cindy Thanh 281-948-2884Hội Thánh Phêrô Phaolô

Ô. Đào Văn Nhân 713-296-0662Lòng Thương Xót Chúa

Bà Eliz. Hoa 713-459-5171Các Bà Mẹ Công Giáo

Bà Thân Nguyễn Nga832-419-2748Liên Minh Thánh Tâm

Ô Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016Cursillo - Liên lạc

Chị Tươi 832-978-3713Tông Đồ Fatima

Ô. Nguyễn Triệu 713-899-8981Thánh Linh

C. Trần Hông-Ngọc 713-859-7539Legio Mariae

B. Đặng Kim-Oanh 713-870-7091CT Thăng Tiến Hôn Nhân

AC Việt-Ngân 281--922-7689Ban Nghi Lễ

Ô. Cố Vấn Thường 832-577-1922TTV Thánh Thể

Ô. Lê Đình Oánh 281-484-4547Truyền Bá Đức Tin

PT. Lê Văn Rõ 832-686-1982Ban Trật Tự

Thân Vĩnh Xứng

10610 Kingspoint Rd. Houston TX 77075tel: 7139410521 Fax 7139412464

Web: vietnammartyrs.org

Suy niệm chú giải Lời Chúa Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm A

Hằng năm, Phụng Vụ Lời Chúa khai mở viễn cảnh về thời tận thế và Triều Đại Thiên Chúa. Như vậy, ngay từ đầu, ý nghĩa được ban cho suốt lộ trình mà Giáo Hội dẫn chúng ta đi, kể từ việc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh cho đến lễ Chúa Ki-tô Vua: một cuộc hành trình về Nước Thiên Chúa, về thế giới không tội lỗi, được các ngôn sứ loan báo và được Chúa Ki-tô hứa vào ngày Quang Lâm của Ngài.

Đó là thực tại tương lai, vận mệnh tối hậu của nhân loại, và đồng thời đó cũng là thực tại hiện nay mà mọi người cũng như mỗi người không ngừng xây dựng. Đó là bài học mà Chúa Nhật I Mùa Vọng này đề nghị cho chúng ta.

Is 2: 1-5Bài Đọc I là sứ điệp của ngôn sứ I-sai-a, biểu dương ơn gọi của dân Ít-ra-en nói chung và của Giê-ru-sa-lem nói riêng: dạy cho muôn dân biết những đường lối dẫn đến Thiên Chúa chân thật, như vậy chuẩn bị triều đại công lý và hòa bình chung cuộc.

Rm 13: 11-14Trong thư gửi cho các tín hữu Rô-ma, thánh Phao-lô khuyên các tín hữu phải ăn ở như con cái ánh sáng để chiến đấu chống lại tội lỗi, đó là cách thức duy nhất chuẩn bị cuộc gặp gỡ với Chúa Ki-tô.

Mt 24: 37-44Trong đoạn trích Tin Mừng Mát-thêu hôm nay, từ bài diễn từ của Chúa Giê-su liên quan đến thời tận thế và ngày Quang

Page 2: BTGX12 1 2019 vong1 · 7udqj /kp f ëd 1jjl &k~d *lr vx ordq eir u µqj yl Ëf 1jjl wu ã o ¥l krjq wrjq e ©w qj á v Á ©q ÿ Ïqk y qk yl Éq v Õ sk ±q

Trang 2

Lâm của Ngài, Chúa Giê-su loan báo rằng việc Ngài trở lại hoàn toàn bất ngờ sẽ ấn định vĩnh viễn số phận của mỗi người. Vì thế, mỗi người phải sống trong tư

thế sẵn sàng chờ đón Chúa đến, như ông Nô-ê bắt tay vào việc đóng con tàu, chuẩn bị sẵn sàng cho trận hồng thủy mà ông không biết ngày nào, giờ nào.

BÀI ĐỌC I (Is 2: 1-5)Muôn dân nước lũ lượt kéo nhau lên “Nhà Đức Chúa” để được lắng nghe Lời Thiên Chúa. Đó là viễn tượng hùng vĩ mà Bài Đọc I đề nghị cho chúng ta để khai mạc Mùa Vọng cũng như chu trình Năm Phụng Vụ, Năm A này.

Sấm ngôn này được định vị ở đầu tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a (thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên); chúng ta cũng gặp thấy sấm ngôn này với một phiên bản và một phần thêm vào, trong tác phẩm của ngôn sứ Mi-kha (Mk 4: 1-5), cũng vào cùng thời với ngôn sứ I-sai-a. Vì thế, sấm ngôn này có thể xuất xứ từ một ngôn sứ vô danh trước đó; tuy nhiên, giọng văn mang âm hưởng của ngôn sứ I-sai-a.

1. Lời Chúa quy tụ muôn dân nướcVị ngôn sứ thoáng thấy trong một tương lai xa, không được xác định, có thể kỷ nguyên Mê-si-a hay, xem ra có thể hơn, kỷ nguyên của thời sau hết, cuộc hành trình của muôn dân về “núi Nhà Đức Chúa”, ngọn đồi Xi-on trên đó tọa lạc “Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp”. Tên Gia-cóp và tên Ít-ra-en được dùng thay cho nhau mà không phân biệt để chỉ tổ phụ của dân Chúa chọn (x. St 32: 29).

Chúng ta ghi nhận rằng vào đầu bài thơ của mình, vị ngôn sứ ngỏ lời với Giu-đa, tức là vương quốc Giu-đa mà Giê-ru-sa-lem là thủ đô; nhưng khi nêu lên Đền Thờ thì ông gọi “Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp”, theo kiểu nói này tác giả khẳng định rằng Đền Thờ Giê-ru-sa-lem là Đền Thánh chung cho mọi chi tộc, trong khi chờ đợi là Đền Thờ chung cho muôn dân. Như vậy ông công bố sứ mạng hoàn vũ của Giê-ru-sa-lem; ông không nhấn mạnh các lễ tế được dâng tiến cho Thiên Chúa chân thật, nhưng lời xuất phát từ miệng Thiên Chúa, Lời Chúa phải là dấu chỉ của việc quy tụ và hiệp nhất mọi dân mọi nước. Tính siêu việt và uy thế tâm linh của Lời Chúa này được diễn tả bởi biểu tượng ngọn núi: “Trong tương lai, núi Nhà Đức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao”.

Vào thời sau hết, núi thánh Xi-on sẽ vươn mình lên cao hơn tất cả các đỉnh núi, tức là “các nơi cao” mà lương dân thường dùng làm nơi tế tự cho các thần linh của mình.

Muôn dân nước lũ lượt kéo nhau lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem không phải để chiêm ngưỡng cảnh huy hoàng tráng lệ của Đền Thờ, hay để dâng tiến lễ tế lên Thiên Chúa, nhưng

để gặp gỡ Thiên Chúa và lắng nghe Lời Ngài phán dạy. Lời mặc khải của Ngài được ký thác cho Giê-ru-sa-lem: “Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống, từ Giê-ru-sa-lem, lời Đức Chúa phán truyền”.

Thánh luật được xem như Lời Thiên Chúa, như cách diễn tả sự khôn ngoan của Thiên Chúa: “Để Người dạy ta biết lối của Người,và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ”.

Những hình ảnh “lối” và “đường” là từ vựng truyền thống của các sách Minh Triết và của các Thánh Vịnh, chẳng hạn như: “Lạy Chúa, xin dạy con đường lối thánh chỉ,con nguyện đi theo mãi đến cùng. Xin cho con được trí thông minh để vâng theo luật Ngài và hết lòng tuân giữ. Trên đường mệnh lệnh Chúa, xin dẫn con đi, vì con ưa thích đường lối đó” (Tv 119: 33-35).

2. Hậu cảnh lịch sửBất kỳ sấm ngôn nào đều có hậu cảnh lịch sử mà tầm nhìn của vị ngôn sứ vượt qua. Cũng vậy, Giê-ru-sa-lem phô bày một viễn cảnh về cuộc quy tụ đông đảo dân chúng vào những ngày đại lễ như lễ Vượt Qua, lễ Ngũ Tuần, lễ Lều. Người ta đặc biệt nghĩ đến lễ Lều vào mùa thu, lễ mang tính quần chúng như lễ thu hoạch mùa màng ở nơi các dân ngoại giáo, và vào ngày lễ này những khách ngoại kiều cư ngụ ở Giê-ru-sa-lem đều được quyền tham dự (Đnl 16: 14).

Bản văn gợi lên lời giải thích này: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa”. Chính bằng những ngôn từ tương tự mà đám đông xướng lên những “bài thánh thi lên đền” khi cùng nhau tiến bước lên Đền Thánh (Tv 121, 122, 125, vân vân). Cũng vậy, lời khuyên bảo cuối cũng là lời mời gọi gia nhập vào đoàn rước: “Hãy đến đây, nhà Gia-cóp hỡi, ta cùng đi, nhờ ánh sáng Đức Chúa soi đường!”.

Thị kiến của vị ngôn sứ nhắm đến bên kia đám đông này; nó phóng chiếu lòng nhiệt thành của Ít-ra-en đối với Lề Luật vượt ra bên ngoài những biên giới của miền đất Pa-lét-tin; nó mở rộng thời gian cho đến giờ sau hết, giờ của niềm vui và bình an, thành quả sự công chính của Thiên Chúa. Chiều kích phổ quát của sứ mạng Giê-ru-sa-lem là đề tài sẽ được các môn đệ của vị ngôn sứ lập lại, như I-sai-a đệ nhị, vị ngôn sứ thời lưu đày: “Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49: 6).

3. Cung giọng thời Mê-si-a“Người sẽ đứng làm trọng tài giữa các quốc gia và phân xử cho muôn dân tộc. Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái”.

Sự kiện chiến tranh không còn nữa là một trong những biểu thị thời cánh chung; thường nhất, chính Thiên Chúa phá hủy những chiến cụ gây tang tóc cho con người (x. Hs 2: 20; Dcr 9: 10; Tv 46: 10). Ở đây, một khi nhân loại cùng tin nhận và tôn thờ một Thiên Chúa đích thật, thì lúc đó, sẽ phát sinh những tương quan mới mẻ giữa con người với nhau: không còn mâu thuẫn và đối kháng giữa người với

Trang 7

sinh hạ một con trai và người ta sẽ gọi tên Ngài là Emanuel.

Thánh Phaolô đã nói lên niềm tin của mình khi suy gẫm về màu nhiệm ơn Cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện một cách kỳ diệu, qua việc cho Con của Ngài là Đức Giêsu được xuất thân từ gia đình của Giuse và Maria. Thánh Pha-olô chỉ ra cho chúng ta hai cái nhìn, cái nhìn theo người đời và cái nhìn theo Thiên Chúa. Với cái nhìn của người đời, thì Đức Giêsu là một con người có cha mẹ có dòng tộc như bào nhiêu người khác, và dòng tộc của Ngài là dòng tộc vua Đavit. Nhưng theo cái nhìn của Thiên Chúa, thì Đức Giêsu chính là Thiên Chúa, Đấng phát xuất từ cung lòng Chúa Cha, và là một vị Thiên Chúa quyền năng đã chết và đã sống lại để tiêu diệt sự chết và ban tặng cho nhân loại sự sống. Vì thế chúng ta cũng cần phải có cái nhìn đức tin cái nhìn của Thiên Chúa để chúng ta cũng biết mở rộng tâm hồn đón tiếp Ngài.

Thưa quý OBACE, trong năm mục vụ này, Các Đức Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta nhìn vào mẫu gương của gia đình Giuse Maria, để xây dựng gia đình mình thành: Công đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương, cộng đoàn phục vụ sự sống và cộng đoàn loan báo Tin Mừng.

Một trong các cám dỗ của các gia đình ngày nay mỗi khi gặp thử thách, thay vì bình tâm cầu nguyện để xin một dấu chỉ, một hướng giải quyết như Giuse Maria, thì họ lại tìm những phương án mau lẹ giải quyết theo kiểu của con người và theo kiểu của xã hội. Nhiều gia đình hôm nay đã đánh mất đời sống cầu nguyện, các giờ kinh sớm tối đã trở thành hiếm họi trong các gia đình, trong khi đó họ lại dư thừa những giờ để xem tivi, để buôn chuyện tán gẫu, để nói xấu dèm pha. Nhiều gia đình cũng không còn thi hành được chức nằng bảo vệ và làm phát triển sự sống nữa. Vì nhiều mạng sống của các thai nhi đã và đang bị đe dọa hoặc bị cướp đi bởi chính cha mẹ của các em, và con cái thì không cảm thấy gia đình là môi trường an toàn nữa bởi sự cãi vã đánh lộn thường xuyên, bởi mất đi tình yêu thương và bầu khí ấm cúng của một gia đình.

Mùa vọng này chính là dịp để mỗi người biết nhìn lại và điểu chính nếp sống gia đình mình, hãy trả lại cho gia đình những thứ mà chính cha mẹ đã cướp đi, đó là hơi ấm, tình yêu thương, sự phục vụ, đó là sự chia sẻ lắng nghe và cảm thông. Hãy cố gắng làm cho bầu khí gia đình thêm nồng ấm bằng các giờ kinh sớm tối, qua những bữa ăn cơm chung với nhau mọi người cùng tạ ơn Chúa, cùng ăn cơm với nhau trong vui tươi hân hoan. Hãy noi gương Maria và Giuse sẵn sàng để cho Chúa đi vào tâm hồn và gia đình mình, sãn sàng quảng đại cộng tác với Chúa để phục vụ sự sống và phục vụ gia đình, đừng ngăn cản cũng đừng từ chối Ngài.

Trách nhiệm làm cho gia đình trở thành cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương, phục vụ sự sống và loan báo Tin Mừng cũng là bổn phận của các thành viên khác trong gia đình. Đặc biệt các người con, các thanh thiếu niên, thiếu nhi, nhiều khi vì mải chạy theo bạn bè và những lôi kéo vui chơi của xả hội mà chúng ta đã quá thờ ơ với

gia đình. Nhiều khi chúng ta đã góp phần làm cho gia đình mình trở thành nguội lạnh, và rạn nứt, gây ra bao lo lắng cho cha mẹ. Đừng chỉ lo tìm kiếm nhưng niềm vui ngoài gia đình, nhưng hãy chung tay làm cho gia đình mình có thật nhiều niềm vui. Hãy đem đến cho cha mẹ và anh em những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày, và nhất là chính các bạn sẽ phải là người đem tình yêu, sự kính trọng, lòng biết ơn về trong gia đình mình. Nhưng trên hết để có thể hóa giải được những căng thẳng trong gia đình, các bạn hãy đem Chúa vào tâm hồn mình và đem Chúa về gia đình mình, Chúa sẽ biến đổi gia đình của chúng ta nên giống gia đình của Người. Amen

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Mùa Vọng Là Gì ?

Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trước lễ Giáng sinh. Chủ đề chính của mùa Vọng là chuẩn bị để kỷ niệm Sự Giáng Sinh của Chúa Giê-su. Mùa Vọng thường kéo dài từ 22 đến 28 ngày và có 4 ngày Chúa Nhật tính từ trước ngày Lễ Giáng Sinh và chấm dứt vào Đêm vọng Lễ Giáng

Sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng sinh). Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng (Chúa Nhật thứ tư trước Giáng sinh) cũng là thời điểm bắt đầu của Lịch phụng vụ Công giáo thường niên, thường rơi vào các ngày sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 3 tháng 12.

Theo quan điểm của Kitô giáo, Mùa Vọng (tiếng Việt ng-hĩa là "sự trông chờ", "hy vọng"; tiếng Latinh: adventus nghĩa là "đến") là mùa đầu tiên của năm phụng vụ bao gồm khoảng thời gian phủ kín bốn Chủ nhật trước Lễ Giáng sinh (khoảng một tháng) và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh. Chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, học thuyết thánh kinh hiện đại cho rằng đây là sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Giêsu trong tương lai. Bầu không khí của mùa này tuy không buồn bã như Mùa Chay nhưng được liệu sao để không đi trước niềm vui tột độ của Lễ Giáng Sinh sau đó. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: "Hy vọng", "Tin tưởng", "Niềm vui" và "Tình yêu". Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba (Chúa nhật Vui mừng), có thể sử dụng màu hồng và được gọi là "Chúa Nhật Hồng".

Page 3: BTGX12 1 2019 vong1 · 7udqj /kp f ëd 1jjl &k~d *lr vx ordq eir u µqj yl Ëf 1jjl wu ã o ¥l krjq wrjq e ©w qj á v Á ©q ÿ Ïqk y qk yl Éq v Õ sk ±q

Trang 6

Việc so sánh theo sau cũng nhắm đến sự mê muội này: giả như chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã tỉnh thức. Đó cũng là lời khuyên bảo của thánh Phao-lô gửi cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1Tx 5: 1-2).

Các môn đệ là những người duy nhất lắng nghe những lời này. Vì thế, từ nay đây sẽ là công việc của các ông: phá vỡ sự mê muội của con người và loan báo ơn cứu độ. Như vậy, cái bất ngờ của ngày Chúa đến không phải là không được báo trước, nhưng chính vì thái độ vô tâm mê muội của con người: cố chấp, nhắm mắt bịt tai trước lời cảnh giác của Ngài, lời ấy vẫn hằng vang lên trong Giáo Hội của Ngài.

Chúng ta không thể không liên tưởng đến vài ngày sau đó, hầu như cùng một nơi chốn, trong vườn Ô-liu, Chúa Giê-su sẽ nói với cũng chính các môn đệ này đến hai lần: “Anh em hãy canh thức và cầu nguyện…”, còn họ thì cứ ngủ mê miệt không sao mở mắt nổi. Lm. Inhaxio Hồ Thông

Gương gia đình sống mùa vọng

Kính thưa quý OBACE, suốt Mùa Vọng Giáo Hội thiết tha mời gọi chúng ta chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Chúa đến. Trong ba tuần vừa qua, Lời Chúa lần lượt giới thiệu cho chúng ta những gương mặt nổi bật của mùa vọng, đó là Isai, vị Tiên tri không mệt mỏi để báo trước về thời đại mà đấng Mesia sẽ đem đến cho nhân loại, kế đến là Gioan Tẩy Giả, một gương mẫu sống đợi chờ Đấng Cứu Thế, ông đã chuẩn bị chính con người của mình qua đời sống nhiệm nhặt, và chu toàn xuất sắc sứ mạng dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Lời kêu gọi của ông thật rõ ràng, mạnh mẽ, và cương quyết. Ông đã không ngại ngùng vạch mặt chỉ tên những thói sống giả hình, hòng trốn tránh sự hoán cài.

Bước vào tuần lễ cuối cùng này, lời Chúa giới thiệu cho chúng ta một mẫu gương tuyệt vời của một gia đình, đã chuẩn bị và đã đón nhận Đấng Cứu Thế, đó là gia đình

của Đức Maria và Thánh Giuse. Các bài đọc hôm nay cho thấy gia đình có một vài trò đặc biệt trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Khi cho Con của Ngài xuống trần gian, Thiên Chúa đã không chọn bất cứ một hình thức nào khác, nhưng lại chọn cho Con của mình được sinh ra trong một gia đình. Vì gia đình là nơi an toàn nhất cho con trẻ, và cha mẹ là nhưng người bào vệ tin tưởng nhất để Thiên Chúa gưi gắm “mầm sống” của Ngài. Giuse và Maria chính là những người được tuyển chọn cho chương trinh lớn lao này, và họ đã sẵn sàng, hết mình đón nhận Đấng Cứu Thế.

Bài Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta hình ảnh của một người chồng là Giuse vừa mới đính hôn với Maria. Thế nhưng vấn đề là: mặc dù chưa hề chung sống, nhưng Maria đã có thai. Đấy quả là một vấn đề khó xử. Nhận một bào thai không phải của mình về làm con, với tính tự ái và thể diện của một người đàn ông Á Châu, thì không dễ gì chấp nhận. Nhưng nếu thực hiện theo pháp luật để kết án người yêu thì không đành lòng, vì Giuse chưa hiểu điều gì đã xảy ra. Thánh kinh khi giới thiệu về Giuse đã cho thấy Giuse là người công chính, tức là một người đạo đức, và ngay thẳng chính trực trong cuộc sống, ông không thể hành động thiếu suy nghĩ. Vì thế, ông đã chọn giải pháp âm thầm rút lui để cho Thiên Chúa hành động.

Thế nhưng Thiên Chúa đã muốn Giuse đi vào con đường của Chúa, quảng đại hơn nữa để đón nhận và bảo vệ mầm sống mới này và bảo vệ cả người vợ sắp cưới nữa. Chỉ bằng một điềm báo trong gấc mơ: Đừng ngại đón Maria thai nhi về nhà, thì Giuse đã không còn băn khoăn gì nữa và ông đã sẵn sàng để đón nhận Maria làm vợ và ông trở thành người cha của trẻ Giêsu, ông được vinh dự đặt tên cho đứa bé theo tên mà Sứ thần đã báo. Không chỉ được đặt tên cho trẻ Giêsu, mà Giuse còn trao tặng cho Đấng Cứu thế cả dòng dõi gia phả của mình, ông đã giữ trọn và chu toàn thật tốt nhiệm vụ làm cha làm chồng trong gia đình.

Cũng thế, mặc dù Tin Mừng hôm nay chỉ gián tiếp nhắc đến người vợ là Maria, thế nhưng chúng ta cũng có thể thấy, nếu Giuse đã sẵn sàng đón Đấng Cứu thế trong vài trò là một người cha một gia trưởng trong gia đình, thì Maria đã đảm nhận nhiệm vụ làm mẹ để nuôi dưỡng và bảo vệ Đấng Cứu Thế. Cũng như mọi người Do Thái, Mẹ cũng mong đợi lời Chúa hứa từ ngàn xưa sẽ được thực hiện, nhưng mẹ không thể tưởng tượng nổi Mẹ lại là người được chọn để phục vụ cho chương trinh lớn lao này. Dù không biết điều gì sẽ xảy ra cho mình, nhưng Mẹ đã hoàn toàn thưa xin vâng để cho Thiên Chúa sử dụng hoàn toàn con người và cuộc đời mình cho kế hoạch của Thiên Chúa.

Khác với với sự quảng đại của gia đình Giuse và Maria, ngày xưa vợ chồng vua Akhat đã muốn từ chối Thiên Chúa. Vua và hoàng hậu đã xa lìa giới răn lề luật của Thiên Chúa, cúng tế các thần linh, trở nên gương xấu cho cả toàn dân. Vua Akhat đã không có con nối dòng, nhưng ông vẫn đã nhất định từ chối việc cần khân Danh Đức Chúa. Dù nhà vua không xin, nhưng tiên tri Isai cho biết Thiên Chúa vẫn cho một dấu lạ đó là: này đây một trinh nữ sẽ mang thai và

Trang 3

Sinh Hoạt Giáo Xứ

Thứ Ba 24-12:

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam

• 4:00pm Các linh mục ngồi tòa

• 6:00pm Thánh Lễ Đại Trào tại George Brown Center

GX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

• 4:00pm Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh - Trẻ Em và Gia đình

• 8:30pm Canh Thức

• 9:00pm Thánh Lễ Đêm Giáng Sinh

Thứ Tư 25-12:

• 7:30am Thánh Lễ Rạng Đông • 10:00am Thánh Lễ Giáng Sinh (Không Lễ Chiều)

Chúa Nhật 29-12: Lễ Thánh Gia (Quan Thầy Ca Đoàn Thánh Gia)

• 7:00 am Lễ Sớm• 10:00 am Thánh Lễ tại Đền Thánh (Không Lễ Chiều)

Lịch Trình Giáo Xứ Bán Hàng Gây Quỹ

Cuối tuần ngày 7 & 8 / 12: Giáo Xứ bán hàng Cuối tuần ngày 21 & 22/ 12: Giáo Xứ bán hàng

*** Mỗi ngày thường từ 3 - 4 giờ chiều, sẽ có nhóm đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót tại Phòng Chầu Nhà Thờ. Kính mời quí Giáo Đân có nhu cầu cùng đến tham dự. ***

người nữa. Và lúc ấy, chắc chắn sẽ không còn chiến tranh nữa, những vũ khí để giết hại lẫn nhau sẽ biến thành những dụng cụ để phục vụ và thăng tiến đời sống con người.

Những đường nét phác họa chân dung Đức Chúa cũng sẽ là những đường nét tiêu biểu Đấng Mê-si-a vương đế, chồi non Đa-vít, trong những viễn cảnh được ngôn sứ I-sai-a nhiều lần mô tả như ở chương 9: “Người sẽ mở rộng quyền bính, và lập nền hòa bình vô tận cho ngai vàng và vương quốc của vua Đa-vít. Người sẽ làm vương quốc được kiên cố vững bền trên nền tảng chính trực công minh, từ nay cho đến mãi muôn đời” (Is 9: 6).

Ở chương 11, Đức Chúa nhiều lần công bố: “Đến ngày đó, cội rễ Gie-sê sẽ đứng lên làm cờ hiệu cho các dân. Các dân tộc sẽ tìm kiếm Người, và nơi Người ngự sẽ rực rỡ vinh quang” (Is 11: 10).

Tất cả biểu tượng này được sử dụng nhất là trong khoa giáo lý phép rửa. Những người chịu phép rửa được gọi là “những người đã lãnh nhận ánh sáng”, “những người được ơn thần khải”.

4. Từ Giê-ru-sa-lem đến Giáo HộiGiê-ru-sa-lem lý tưởng, mà vị ngôn sứ loan báo, tiên trưng Giê-ru-sa-lem trên trời mà muôn dân nước lũ lượt đưa nhau tới cho một cuộc tụ họp cánh chung vĩ đại, như sách Khải Huyền miêu tả (Kh

21: 24-26). Nhưng bài thơ này cũng giàu những linh cảm của các sách Tin Mừng. Theo thánh Mát-thêu, chính trên núi Ga-li-lê Chúa Giê-su công bố các Mối Phúc Thật vượt lên trên mọi lề luật của con người. Cũng theo tác giả Tin Mừng này, cũng chính trên núi Ga-li-lê Chúa Giê-su Phục Sinh gặp lại các môn đệ Ngài và truyền cho họ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28: 19-20).

Giáo Hội lại được ủy thác Lời Chúa. Giáo Hội có trách nhiệm truyền đạt sứ điệp Tin Mừng và đứng lên làm cờ hiệu tụ họp muôn dân nước.

BÀI ĐỌC II (Rm 13: 11-14)

Bản văn này được chọn vì nó minh họa tuyệt vời bản văn Tin Mừng hôm nay. Bức thư này Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Rô-ma, vào mùa xuân 57-58, chắc hẳn từ Cô-rin-tô.

1. Bối cảnhVị thừa sai không hề biết mệt mỏi này ôm ấp những dự định mới: viếng thăm Giáo Đoàn Rô-ma và sau đó đi loan báo Tin Mừng cho Tây Ban Nha. Thư của thánh nhân nhằm mục đích chuẩn bị cuộc hành trình của mình và cho sáng kiến của mình một phẩm chất: tư cách vị Tông Đồ của dân ngoại (Rm 1: 15). Thánh Phao-lô không có mối liên hệ nào với Giáo Đoàn Rô-ma: ngài đã không thiết lập Giáo Đoàn này, thật ra, người ta không biết gốc tích của Giáo Đoàn này và ai là người đã sáng lập Giáo Đoàn này. Thánh Phê-rô chắc chắn đã đến Giáo Đoàn này vào năm 60; thư thứ nhất của thánh nhân được viết từ Rô-ma.

Tuy nhiên, thánh Phao-lô có linh cảm lành ít dữ nhiều; thánh nhân phải đến Giê-ru-sa-lem, ở đó ngài biết rằng, ngài có những kẻ thù không đội trời chung với ngài. Những người Do thái không tha thứ cho ngài, vì đối với họ ngài là kẻ phản đạo và bêu xấu Lề Luật; thánh Phao-lô xin các tín hữu Rô-ma cầu nguyện cho ngài. Quả thật, sau đó thánh nhân bị bắt ở Giê-ru-sa-lem vào ngày lễ Ngũ Tuần năm 58, bị giam ở Xê-da-rê trong hai năm, sau đó bị dẫn độ đến Rô-ma. Chính trong cảnh xiềng xích mà thánh nhân tiếp xúc với Giáo Đoàn này mà ngài đã mong ước được quen biết.

Page 4: BTGX12 1 2019 vong1 · 7udqj /kp f ëd 1jjl &k~d *lr vx ordq eir u µqj yl Ëf 1jjl wu ã o ¥l krjq wrjq e ©w qj á v Á ©q ÿ Ïqk y qk yl Éq v Õ sk ±q

Trang 4

Thư tín hữu Rô-ma cốt yếu là đạo lý. Hai chủ đề chính yếu được đề cập ở đây: cứu độ nhờ ân sủng và tương lai của dân Ít-ra-en. Đoạn trích hôm nay thuộc phần thứ hai của bức thư.

2. “Đã đến lúc phải tỉnh thức”“Đã đến lúc anh em phải thức dậy… Đêm sắp tàn, ngày gần đến”. “Đêm” và “bóng tối” ám chỉ đến những hoạt động gian ác, tội lỗi, điều quan trọng là từ bỏ lối sống xưa của dân ngoại. “Ngày” và “ánh sáng” diễn tả thời kỳ cứu độ, đây là giai đoạn quyết liệt trong lịch sử thánh, được khai mào từ ngày Đức Ki-tô Phục Sinh. Thánh Phao-lô lấy lại những hình ảnh này trong thư gửi tín hữu Ê-phê-xô: “Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5: 8). Thánh nhân còn thêm câu trích dẫn: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ!” (Ep 5: 14).

Tất cả biểu tượng này được sử dụng nhất là trong khoa giáo lý phép rửa. Những người lãnh phép rửa được gọi “những người đã lãnh nhận ánh sáng”, “những người được ơn thần khải”.

3. Ngày cứu độ đã đến gần“Vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo”. Phải chăng thánh Phao-lô nghĩ rằng mỗi ngày người Ki-tô hữu tiến gần đến ngày Quang Lâm của Chúa Ki-tô? Không nhất thiết phải là như thế: công thức mà thánh Phao-lô dùng: “đêm sắp tàn, ngày đến gần” là diễn ngữ cánh chung của các sách khải huyền Do thái, để nói lên sự khẳng định chắc chắn hơn là kỳ hạn thời gian. Đối với thánh nhân, thời cứu độ không chỉ là kỷ nguyên trung gian phân cách cuộc Tử Nạn-Phục Sinh của Chúa Ki-tô với cuộc trở lại vinh quang của Ngài. Đây là thời gian mà mọi tín hữu phải nổ lực đáp trả ân sủng trong tiến trình cuộc sống hiện nay của mình. Trong một đoạn văn song song của Thư thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô, thánh nhân giải thích rõ hơn tư tưởng của mình: “Vì được cộng tác với Thiên Chúa, chúng tôi khuyên nhủ anh em: anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu… Vậy đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6: 1-2). Có thể nói là thánh Phao-lô đã nội tâm hóa ngày Quang Lâm.

Thế nên, về vấn đề liên quan đến ngày Quang Lâm, thái độ của thánh Phao-lô đã có những bước tiến triển trong bức thư này. Trong hai bức thư gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, hai thư đầu tiên của thánh Phao-lô, thánh nhân phát biểu rõ rằng thánh nhân chia sẻ với thế hệ Ki-tô hữu tiên khởi niềm hy vọng về ngày Quang Lâm sắp đến gần, dù thời gian vẫn chưa được xác định, nhưng nay mai, ngay chính trong thời của họ. Trái lại, vào lúc thánh nhân viết thư gửi tín hữu Rô-ma, thánh nhân đã nghiền ngẫm một cách đau đớn về việc dân Ít-ra-en từ chối nhận ra Đức Giê-su là Đấng Mê-si-a; tuy nhiên, thánh nhân thâm tín rằng “con cái của Lời Hứa” một ngày kia sẽ đạt đến ơn cứu độ sau thời lương dân. Vì thế, thánh nhân lại đưa viễn cảnh ngày Chúa Ki-tô trở lại

vào tương lai rất xa.

4. Cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấuThánh Phao-lô nhiều lần diễn tả cuộc sống Ki-tô hữu như một cuộc chiến đấu trường kỳ chống lại sự ác; thánh nhân mượn từ vựng lúc thì ở lãnh vực thể thao, lúc thì ở lãnh vực quân sự như ở đây: “Chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu”. Kiểu nói “cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu” được dịch theo sát từ là: “mặc lấy áo giáp mà chiến đấu”. Chiếc áo giáp đảm bảo cuộc chiến thắng không gì khác hơn là chính Chúa Ki-tô: “Quả thật, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô” (Gl 3: 27), nghĩa là, người Ki-tô hữu phải nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô, nên một với Ngài trong mọi sự và mọi lúc, và gặp thấy ở nơi sự hiệp nhất này sức mạnh chiến thắng. Nói cách khác, những người Ki-tô hữu phải giữ vững tư thế chiến đấu như những người chiến sĩ can trường: mình mặc chiếc áo giáp của Chúa Ki-tô để chiến đấu, tức là để Ngài hành động trong chúng ta đến mức chúng ta có thể nói như thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2: 20).

Cuộc chiến của con cái ánh sáng chống lại con cái bóng tối này xuất hiện rồi trong những bản văn trước Ki-tô giáo, như những bản văn Qumran làm chứng; một trong những thủ bản danh tiếng nhất của Biển Chết có nhan đề “luật cuộc chiến của con cái sự sáng chống lại con cái bóng tối”. Cuộc đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cũng là một trong những đề tài đem lại cung giọng đầy kịch tính cho Tin Mừng Gio-an.

5. Một đời sống mới“Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày”, nghĩa là trong sự chiếu sáng kỷ nguyên mới này, tức là kỷ nguyên của ân sủng, thời đại của Chúa Thánh Thần. Vì thế, “đừng chiều theo tính xác thịt”, chữ “xác thịt” được hiểu theo sắc thái ngữ nghĩa sê-mít để chỉ những thử thách trần thế, những ham muốn của con người yếu đuối và vị kỷ.

Chúng ta đừng lấy làm ngạc nhiên về những thói hư tập xấu mà thánh nhân vạch mặt chỉ tên ở đây: chè chén say sưa, chơi bời dâm đãng, cãi cọ ghen tuông. Thật thích hợp để đặt những thói hư tật xấu này lại vào trong bầu khí phóng đãng của thành phố Cô-rin-tô và cũng như nghĩ rằng thánh Phao-lô viết bức thư này vào mùa đông, thời kỳ của những lễ hội ngoại giáo ở Hy-lạp cũng như ở Rô-ma. Thánh Lu-ca, môn đệ và bạn đồng hành của thánh Phao-lô, cũng đưa ra những huấn lệnh tương tự: “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời…Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21: 34-36).

TIN MỪNG (Mt 24: 37-44)

Ba Tin Mừng nhất lãm: Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca, đều định vị cuộc nói chuyện của Chúa về ngày tận thế và Quang

Trang 5

Lâm vào sứ vụ sau cùng của Ngài ở Giê-ru-sa-lem, vài ngày trước cuộc Thương Khó của Ngài. Tại Lu-ca, cuộc nói chuyện này được nói công khai trước công chúng ngay trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem (Lc 21: 5-7); tại Mác-cô, cuộc nói chuyện này là cuộc trò chuyện riêng tư giữa thầy và vài môn đệ: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gioan và An-rê, trên núi Ô-liu (Mc 13: 1-4). Tại Mát-thêu, Chúa Giê-su ngỏ lời với “các môn đệ Ngài”, chính xác là nhóm Mười Hai, quây quần chung quanh Ngài trên núi Ô-liu (Mt 24: 1-3). Đây là diễn từ cuối cùng trong năm diễn từ của Chúa Giê-su, được gọi là “diễn từ về thời cánh chung”.

1. Bối cảnhTrước đó, Chúa Giê-su đã rời bỏ Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và đang trên đường đến núi Ô-liu. Vào lúc này, các môn đệ Ngài chỉ cho Ngài xem công trình kiến trúc huy hoàng tráng lệ của Đền Thờ được vua Hê-rô-đê Cả cho xây dựng lại và sắp được hoàn tất (khởi công từ năm 19 trước Công Nguyên và hoàn thành vào năm 64 sau Công Nguyên, chỉ trong vòng sáu năm trước khi bị các đạo quân Rô-ma phá hủy thành bình địa vào năm 70). Chúa Giê-su trả lời cho họ “Anh em nhìn thấy tất cả những cái đó phải không? Thầy bảo thật anh em: tại đây, sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào; tất cả đều sẽ bị phá đổ” (Mt 24: 2).

Các Tông Đồ, vốn là những người Do thái mộ đạo, biết rằng họ sống điều gì mới, nhưng đồng thời chắc chắn cũng bị giao động bởi viễn cảnh này. Kinh ngạc, họ không thể không liên kết thảm họa như thế với ý tưởng về ngày tận thế. Khi đến núi Ô-liu, họ hỏi Chúa Giê-su: “Xin Thầy nói cho chúng con biết khi nào những sự việc ấy xảy ra, và cứ điểm nào mà biết ngày Thầy quang lâm và ngày tận thế?” (Mt 24: 3).

Sau khi đã nói cho họ liền một mạch về các ngôn sứ giả, các cuộc bách hại, cơn gian nan khốn khó tại Giê-ru-sa-lem và những nỗi truân chuyên của thời sau cùng, Chúa Giê-su đề cập đến ngày Quang Lâm của Ngài được phác họa bởi những đường nét của “việc Con Người ngự đến”. Đoạn Tin Mừng hôm nay (Mt 24: 37-44) được trích từ cuộc nói chuyện này từ câu 37, tuy nhiên phải bắt đầu từ câu 36 mới

phải, bởi vì hai từ ngữ: “ngày và giờ” ở câu 36 được lập lại ở các câu 42-44 làm thành lối hành văn đóng khung và cho phân đoạn này một đơn vị thống nhất: câu 36 là phần khai đề, các câu 37-41 là phần triển khai, và các câu 42-44 là phần kết.

2. “Con Người”Kiểu nói “Con Người” là đặc ngữ sê-mít, không có nghĩa gì khác ngoài một con người với điểm nhấn được đặt trên tính chất con người trần thế của mình: “một phàm nhân”. Kiểu nói này thường được ngôn sứ Ê-dê-ki-en sử dụng và cũng được gặp thấy ở nơi khác như Is 51: 12; G 25: 6; Tv 8: 5. Ví dụ như trong Ed 2: 1: “Hỡi con người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây”, ở đây kiểu nói“con người” tương đương với đại từ “ngươi” để chỉ chính vị ngôn sứ, ông xem mình chỉ là một phàm nhân, qua ông Thiên Chúa sắp ký thác sứ điệp của Ngài cho dân Ngài.

Nhưng trong thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, “Con Người” xuất thân từ thiên giới. Vị ngôn sứ mô tả ngày khải hoàn của các thánh dưới quyền thống trị của “Con Người” ngự giá mây trời mà đến và Thiên Chúa trao cho nhân vật này “quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong” (Đn 7: 13-14).

Trong Tin Mừng, Chúa Giê-su thích dùng tước hiệu “Con Người” theo ngôn sứ Đa-ni-en để nói về chính mình. Khi thủ đắc tước hiệu này cho riêng mình, Chúa Giê-su diễn tả vừa tính siêu việt của mình vừa nhân tính mà Ngài dự phần vào, nhờ đó Ngài có thể mang lấy số phận của nhân loại; đồng thời phải hiểu rằng cuối cùng Ngài sẽ chiến thắng.

3. Lời mời gọi hãy sống trong tư thế sẵn sàngChúa Giê-su báo trước cho các môn đệ Ngài tính cách bất ngờ không thể đoán trước được của “ngày và giờ Con Người ngự đến”. Thiên hạ kinh ngạc như họ đã kinh ngạc khi trận hồng thủy bất ngờ ập đến.

Theo hình thức so sánh, Chúa Giê-su kêu gọi hãy luôn sống trong tư thế sẵn sàng chờ đón ngày Ngài trở lại. Vào thời ông Nô-ê, thiên hạ vẫn lo ăn uống, cưới vợ lấy chồng, chơi bời phóng túng trong cuộc sống thường ngày mà không một chút bận lòng đến ngày phán xét của Thiên Chúa, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu mà vẫn không hay biết gì về tai họa sắp ập xuống trên họ. Việc Chúa Ki-tô trở lại để xét xử thế gian cũng xảy ra một cách đột ngột bất ngờ như thế: những người này “được đem đi” để vui hưởng hạnh phúc Nước Trời, những người khác “bị bỏ lại” để chịu án phạt. Hai người ở cùng một chỗ, làm cùng một việc, có thể có những số phận khác nhau. Ở đây đừng hiểu các con số này theo toán học, bằng không, chúng ta có thể tin rằng chỉ một nữa nhân loại sẽ được cứu. Đây là kiểu nói đối ngẫu sê-mít: chúng ta gặp lại kiểu nói này ở nơi dụ ngôn về năm cô trinh nữ khờ dại và năm cô trinh nữ khôn ngoan.