bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

69
8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 1/69 TRƯỜ NG ĐẠIHCCN THƠ KHOA KHOA HC T Ự NHIÊN ------ ------  LÊ YN HƯƠ NG  BƯỚ C ĐẦU PHA CHTHỬ NGHIM  DUNG DCH KHỬ KHUN CÁC DNG CY T  LUNVĂN ĐẠIHC  Chuyên Ngành: HÓA DƯỢ C  CN THƠ− 2013 W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPO ng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Upload: day-kem-quy-nhon-official

Post on 07-Jul-2018

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 1/69

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------

  LÊ YẾN HƯƠ NG

  BƯỚ C ĐẦU PHA CHẾ THỬ NGHIỆM

  DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ

  LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

  Chuyên Ngành: HÓA DƯỢ C

  CẦN THƠ − 2013

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 2: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 2/69

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN------------

LÊ YẾN HƯƠ NG

BƯỚ C ĐẦU PHA CHẾ THỬ NGHIỆM

  DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ

  LUẬN VĂN ĐẠI HỌC

  Chuyên Ngành: HÓA DƯỢ C

  HƯỚ NG DẪNKHOAHỌC

  TS. LÊ THANH PHƯỚ C

CẦN THƠ − 2013

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 3: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 3/69

TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC CẦ N THƠ  CỘ NG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC TỰ  NHIÊN Độc lậ p Tự do Hạnh phúc

  BỘ MÔN HÓA HỌC

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚ NG DẪN

1. Cán bộ hướ ng dẫn: TS. Lê Thanh Phướ c

2.   Đề tài: Bướ c đầu pha chế thử  nghiệm dung dịch khử  khuẩn các dụng cụ y tế.

3. Sinh viên thực hiện: Lê Yến Hươ ng

  MSSV: 2102451 Lớ p: Hóa Dượ c Khóa 36

4. Nội dung nhận xét:

a.  Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệ p:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

 b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệ p:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

c. Nhận xét đối vớ i sinh viện thực hiện đề tài:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

d. K ết luận, đề nghị, điểm:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

  Cần Thơ , ngày.......tháng.......năm 2013

  Cán bộ hướ ng dẫn

 

TS. Lê Thanh Phướ c

 

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 4: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 4/69

TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC CẦ N THƠ  CỘ NG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC TỰ  NHIÊN Độc lậ p Tự do Hạnh phúc

  BỘ MÔN HÓA HỌC

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

4. Cán bộ phản biện:..............................................................................................

5.   Đề tài: Bướ c đầu pha chế thử  nghiệm dung dịch khử  khuẩn các dụng cụ y tế.

6. Sinh viên thực hiện: Lê Yến Hươ ng

  MSSV: 2102451 Lớ p: Hóa Dượ c Khóa 36

4. Nội dung nhận xét:

e.  Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệ p:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

f. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệ p:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

g. Nhận xét đối vớ i sinh viện thực hiện đề tài:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

h. K ết luận, đề nghị, điểm:

  ..............................................................................................................

  ..............................................................................................................

  Cần Thơ , ngày.......tháng.......năm 2013

  Cán bộ phản biện

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 5: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 5/69

Đề tài: “BƯỚ C Đ  

……………………

…………………………………………

 

H

Tr 

Tr ưở ng Chuyên ngàn

 

BỘ GIÁO DỤC V Đ OTRƯỜ NG ĐẠI HỌC CẦNKHOA KHOA HỌC TỰ  N

 Năm học 2013-2014

  U PHA CHẾ THỬ  NGHIỆM DUNG DỊ  HUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ”

LỜ I CAM ĐOAN

……………………………………………

…………………………………………………………………………………………

  Cần thơ , ngày tháng

Lê Yến Hươ ng

Luận văn tốt nghiệ p đại học

Chuyên ngành: Hóa Dượ c

Đã bảo vệ và đượ c duyệt

ệu tr ưở ng:………………………….

ở ng Khoa:………………………….

  Cán bộ hướ ng dẫn

  Ts. Lê Thanh Phướ c

  ẠO  HƠ 

  IÊN

  CH KHỬ  

…………

…………………….

  năm 2013

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 6: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 6/69

i

LỜ I CẢM Ơ N

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệ p, em đã học hỏi đượ c nhiềukiến thức, kinh nghiệm và k ỹ năng chuyên môn r ất bổ ích, thiết thực từ quýthầy cô và bạn bè, những ngườ i đã hướ ng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho

em. Em chân thành gửi lờ i cảm ơ n sâu sắc đến:- TS. Lê Thanh Phướ c, Bộ môn Hóa – Khoa Khoa Học Tự Nhiên, tr ườ ng

Đại Học Cần Thơ . Thầy đã dành nhiều thờ i gian hướ ng dẫn tận tình,truyền đạt kinh nghiệm, đồng thờ i giúp em biết cách tự học, tự tìm tòivà nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn. Thầy tạo mọi điều kiện tốtnhất cho em trong suốt thờ i gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.

 Những lờ i thầy hướ ng dẫn, gợ i ý khi em thắc mắc hay gặ p khó khănchính là những tia sáng mở đườ ng giúp em hoàn thành luận văn này.

- Các Thầy Cô, bộ môn Hóa và bộ môn Sinh – Khoa Khoa học tự nhiên,

 bộ môn Công nghệ hóa – Khoa Công nghệ tr ườ ng Đại Học Cần Thơ  đãtạo mọi điều kiện thuận lợ i cho em hoàn thành quá trình thực nghiệm.- Các anh chị và các bạn – Những ngườ i đồng hành, cùng em chia sẻ

kinh nghiệm và giúp đỡ em r ất nhiều trong suốt thờ i gian qua.- Cuối cùng, em xin gửi lờ i biết ơ n sâu sắc đến gia đình và những ngườ i

thân yêu luôn là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên, khuyến khích giúpem vượ t qua khó khăn trong suốt quá trình học tậ p và thực hiện luậnvăn.

Xin chân thành cảm ơ n.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 7: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 7/69

ii

TÓM TẮT

Luận văn đượ c thực hiện nhằm mục đích tìm ra một số dung dịch cócông dụng khử khuẩn tươ ng tự như các sản phẩm ngoại nhậ p nhưng giá thành

r ẻ hơ n.

 Nội dung luận văn trình bày công thức pha chế của một số dung dịch khử

khuẩn. Đồng thờ i khảo sát một số yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn

của dung dịch như: nồng độ hoạt chất, pH, thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn, loại

chất làm mềm,… Sau đó, so sánh hoạt tính của dung dịch pha chế vớ i hợ  p hóa

chất khử khuẩn chlorine trên thị tr ườ ng. Trong bướ c thử hoạt tính, sử dụng

 phươ ng pháp đếm sống nhỏ giọt để định lượ ng vi khuẩn.

K ết quả cho thấy điều kiện tối ưu cho hoạt tính của các dung dịch khử

khuẩn pha chế (thử nghiệm trên vi khuẩn  E. coli) là: đối vớ i dung dịchhydrogen peroxide: nồng độ hydrogen peroxide là 8%, pH = 2, thờ i gian tiế pxúc vi khuẩn tối thiểu là 10 phút; đối vớ i dung dịch ethanol: ethanol vớ i nồng

độ 80%, chất diệt khuẩn là benzethonium chloride, glycerol là chất làm mềm,

thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn tối thiểu là 25 phút. K ết quả này làm cơ   sở  cho

những nghiên cứu tiế p theo về các loại dung dịch khử khuẩn và so sánh hoạt

tính của các dung dịch khử khuẩn.

T ừ khóa: dung dịch khử khuẩn, hydrogen peroxide, ethanol, diệt khuẩn.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 8: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 8/69

iii

ABSTRACT

This thesis was carried out to find some solutions which havedisinfection capacity similar to imported products with cheaper price.

The thesis performs prepared formulation of some disinfection solutions.Besides, this thesis also studied on various factors which influence on thedisinfection capacity of the solutions such as: concentration of activesubstance, pH, contact time with bacteria, emollient, bactericidal agent,…Then, comparing the disinfection capacity of prepared solutions to chlorinethat is commercially vailable. In disinfection capacity assay, the drop platemethod was used to quantify bacteria.

The results show that optimal conditions for disinfection capacity of

 prepared solutions (exam on  E. coli): for hydrogen peroxide solution:concentration of hydrogen peroxide is 8%, pH = 2, minimal contact timewith bacteria is 10 minutes; for ethanol solution: concentration of ethanol is80%, bactericidal agent is benzethonium chloride, glycerol is an emollient,minimal contact time with bacteria is 25 minutes. These results are basis forfollowing studies which relate to disinfection solutions and comparedisinfection capacity of disinfectants.

 Key words: disinfection solution, hydrogen peroxide, ethanol, bactericidal agent.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 9: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 9/69

iv

LỜ I CAM ĐOAN

Tất cả những dữ liệu và số liệu sử dụng trong nội dung đề tài đượ c em

tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau và đượ c ghi nhận từ k ết quả thực nghiệmmà em tiến hành. Em xin cam đoan về sự tồn tại và tính trung thực khi sửdụng những dữ liệu và số liệu này.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 10: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 10/69

v

MỤC LỤC

TÓM TẮT....................................................................................................... ii

ABSTRACT .................................................................................................. iiiMỤC LỤC ......................................................................................................vDANH MỤC BẢ NG .....................................................................................viiDANH MỤC HÌNH...................................................................................... viiiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ x

CHƯƠ NG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 11.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 1

1.1.1 Tầm quan tr ọng của việc khử khuẩn dụng cụ ...................................11.1.2 Thực tr ạng khử khuẩn tại Việt Nam..................................................1

1.2 Mục tiêu của luận văn............................................................................. 2

CHƯƠ NG 2: TỔ NG QUAN .......................................................................... 32.1Tổng quan về khử khuẩn......................................................................... 3

2.1.1 Khái niệm có liên quan......................................................................32.1.2 Các tác nhân thườ ng gặ p từ dụng cụ không đượ c khử khuẩn...........32.1.3 Các yếu tố ảnh hưở ng đến quá trình khử khuẩn................................5

2.1.3.1 Số lượ ng và vị trí của tác nhân gây bệnh trên dụng cụ............52.1.3.2 Khả năng bất hoạt các vi khuẩn của hóa chất khử khuẩn........52.1.3.3 Nồng độ và hiệu quả của hóa chất khử khuẩn ......................... 52.1.3.4 Những yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn........62.1.3.5 Chất hữu cơ  và vô cơ ............................................................... 62.1.3.6 Thờ i gian tiế p xúc vớ i hóa chất ............................................... 6

2.1.3.7 Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra (Biofilm).....................62.2 Tổng quan về khử khuẩn các dụng cụ y tế .............................................7

2.2.1 Quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế chuẩn ..........................................72.2.2 Khử khuẩn một số dụng cụ y tế đặc biệt...........................................7

2.2.2.1 Dụng cụ nội soi chuẩn đoán..................................................... 72.2.2.2 Dụng cụ nha khoa ....................................................................82.2.2.3 Dụng cụ trong chạy thận nhân tạo và lọc máu liên tục............82.2.2.4 Dụng cụ hô hấ p ........................................................................ 9

2.2.3 Hóa chất khử khuẩn dùng trong y tế ................................................. 9

CHƯƠ NG 3: PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U........................................... 203.1 Thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu và hóa chất............................................ 20

3.1.1 Thiết bị ............................................................................................. 203.1.2 Dụng cụ ............................................................................................203.1.3 Nguyên liệu và hóa chất ...................................................................21

3.1.3.1 Nguyên liệu ........................................................................... 213.1.3.2 Hóa chất .................................................................................. 21

3.2 Quy trình thử hoạt tính khử khuẩn ........................................................22

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 11: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 11/69

vi

3.3 Pha chế dung dịch khử khuẩn hydrogen peroxide ................................243.3.1 Công thức pha chế ............................................................................ 243.3.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn ................ 24

3.3.2.1 Ảnh hưở ng của nồng độ dung dịch hydrogen peroxide ......... 243.3.2.2 Ảnh hưở ng của pH.................................................................. 253.3.2.3 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn ......................... 25

3.4 Pha chế dung dịch khử khuẩn ethanol ................................................... 253.4.1 Công thức pha chế ............................................................................253.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn ...............26

3.4.2.1 Ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn....................................263.4.2.2 Ảnh hưở ng của nồng độ ethanol............................................. 263.4.2.3 Ảnh hưở ng của loại chất làm mềm.........................................263.4.2.4 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn ........................... 26

3.5 So sánh mẫu pha chế đượ c vớ i chất khử khuẩn chlorine trên thịtr ườ ng............................................................................................................. 26

CHƯƠ NG 4: K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬ N ................................................ 274.1 K ết quả các thí nghiệm pha chế dung dịch khử khuẩn.......................... 27

4.1.1 Dung dịch khử khuẩn hydrogen peroxide........................................ 274.1.2 Dung dịch khử khuẩn ethanol .......................................................... 29

4.2 K ết quả các thí nghiệm khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch hydrogen peroxide .......................................................31

4.2.1 Ảnh hưở ng của nồng độ hydrogen peroxide....................................314.2.2 Ảnh hưở ng của pH ........................................................................... 344.2.3 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn ..................................... 36

4.3 K ết quả các thí nghiệm khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch ethanol ......................................................................... 39

4.3.1 Ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn ............................................... 394.3.2 Ảnh hưở ng của nồng độ ethanol ......................................................414.3.3 Ảnh hưở ng của loại chất làm mềm .................................................. 434.3.4 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn ..................................... 45

4.4 K ết quả so sánh mẫu pha chế đượ c vớ i hóa chất khử khuẩn chlorine ..48

CHƯƠ NG 5: K ẾT LUẬ N VÀ KIẾ N NGHỊ................................................. 50TÀI LIỆU THAO KHẢO..............................................................................51PHỤ LỤC ......................................................................................................54

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 12: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 12/69

Page 13: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 13/69

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ  đồ quy trình khử khuẩn dụng cụ chuẩn......................................7Hình 3.1 Tủ an toàn ESCO Class II............................................................... 20Hình 3.2 Quy trình thử hoạt tính ................................................................. 22

Hình 3.3 Cách pha loãng mẫu ....................................................................... 23Hình 4.1 Khả năng khử khuẩn của dung dịch hydrogen peroxide đối vớ iVibrio sp.........................................................................................................27Hình 4.2 Khả năng khử khuẩn của dung dịch hydrogen peroxide đối vớ iE.coli .............................................................................................................. 28Hình 4.3 Quy trình định lượ ng H2O2 ............................................................. 28Hình 4.4 Khả năng khử khuẩn của dung dịch ethanol đối vớ i Vibrio sp ...... 30Hình 4.5 Khả năng khử khuẩn của dung dịch ethanol đối vớ i E. coli........... 30Hình 4.6 Đĩ a thạch E. coli vớ i hệ số pha loãng, A: 10-2, B: 10-1 ...................31Hình 4.7 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 5%...32Hình 4.8 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 6%...32Hình 4.9 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 7%...33Hình 4.10 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 8%. 33Hình 4.11 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có

 pH = 2 ............................................................................................................ 34Hình 4.12 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có

 pH = 6,5 ......................................................................................................... 35Hình 4.13 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có

 pH = 8 ............................................................................................................ 35Hình 4.14 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen

 peroxide là 5 phút ..........................................................................................36Hình 4.15 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen

 peroxide là 10 phút ........................................................................................37Hình 4.16 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen

 peroxide là 15 phút ........................................................................................37Hình 4.17 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen

 peroxide là 25 phút ........................................................................................38Hình 4.18 Đĩ a thạch E. coli vớ i hệ số pha loãng, A: 10-6, B: 10-5 ................. 39Hình 4.19 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol chứa chất diệtkhuẩn benzethonium chloride..................................................................... 40Hình 4.20 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol chứa chất diệtkhuẩn phenol.................................................................................................. 40

Hình 4.21 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 50% ................. 41Hình 4.22 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 70% ................. 42Hình 4.23 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 80% ................. 42Hình 4.24 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 95% ................. 43Hình 4.25 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol có chứa glycerol....................................................................................................................... 44Hình 4.26 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol có chứa

 phosphoric acid.............................................................................................. 44

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 14: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 14/69

ix

Hình 4.27 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 5 phút ................................................................................................................ 45Hình 4.28 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 10

 phút ................................................................................................................ 46Hình 4.29 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 15

 phút ................................................................................................................ 46Hình 4.30 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 25

 phút ................................................................................................................ 47Hình 4.31 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch javen công nghiệ p ........48Hình 4.32 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide tối ưu....................................................................................................................... 48Hình 4.33 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol tối ưu ...............49

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 15: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 15/69

x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDJ Tác nhân gây bệnh bò điên (Creutzfeldt-Jakob disease)

LB Luria-BertaniOPA ortho-Phthalaldehyde

 ppm part per thousand

UV Ultraviolet

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 16: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 16/69

1

CHƯƠ NG 1: GIỚ I THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.1 Tầm quan trọng của việc khử khuẩn dụng cụ

Tái sử dụng các dụng cụ chăm sóc và điều tr ị tại các cơ  sở khám bệnh,chữa bệnh là một việc làm thườ ng quy trong các bệnh viện ở Việt Nam, nhằmtiết kiệm chi phí, giảm thiểu chất thải. Quá trình tái sử dụng này nếu không

đượ c tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu kháng khuẩn và tiệt

khuẩn đúng, có thể gây nên những hậu quả nghiêm tr ọng, làm ảnh hưở ng đến

chất lượ ng thăm, khám và điều tr ị ngườ i bệnh của bệnh viện. Nhiều quốc gia

trên thế giớ i đã có những báo cáo về các vụ dịch liên quan đến vấn đề xử lý

dụng cụ không tốt như: tại Mỹ trong một giám sát về nội soi đườ ng tiêu hóa,

từ năm 1974–2001, đã báo cáo có 36 vụ dịch gây nhiễm khuẩn bệnh viện mà

nguyên nhân là do không tuân thủ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn. Một báocáo của Esel D, J Hosp Infect (2002) trên những ngườ i bệnh phẫu thuật tim,

sau phẫu thuật tim một vụ dịch đã xảy ra, dẫn đến 5 ngườ i bệnh tử vong, 17

ngườ i bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện, và nguyên nhân là do chất lượ ng lò hấ ptiệt khuẩn đã không đượ c kiểm soát và đảm bảo, dẫn đến các dụng cụ không

đượ c tiệt khuẩn như yêu cầu.[1]

Các nướ c trên thế giớ i, cũng như các nướ c trong khu vực Châu Á đang

đứng tr ướ c thách thức do nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng mớ i xuất hiện

như cúm gà, lao đa kháng thuốc, các vi khuẩn siêu kháng thuốc, bệnh bò điên

và những vũ khí sinh học khác. Do vậy việc cậ p nhật kiến thức, xử lý dụng cụđúng là một yêu cấ p thiết, nhất là ở  Việt Nam, khi việc tái sử dụng dụng cụ

còn r ất phổ biến.

1.1.2 Thự c trạng khử khuẩn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, trong báo cáo khảo sát của Bộ Y Tế (2007) tại các bệnh

viện cho thấy: chỉ có 67% các bệnh viện có Đơ n vị tiệt khuẩn trung tâm trong

 bệnh viện, việc làm sạch bằng tay chiếm 85%, 60% các bệnh viện sử dụng

máy hấ p tiệt khuẩn, 2,2% các bệnh viện có máy hấ p nhiệt độ thấ p, 20-40% các

 bệnh viện có thực hiện thao tác kiểm tra chất lượ ng dụng cụ khử khuẩn, tiệtkhuẩn một cách chủ động[1]. Khảo sát năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh

cho thấy chỉ khoảng 30% cơ  sở tuân thủ hướ ng dẫn xử lý thiết bị tươ ng đối tốt.

Hiện nay các k ỹ thuật mớ i dùng trong phẫu thuật ngày càng nhiều (phẫu thuật

nội soi chiếm 50-80% trong phẫu thuật tổng quát) nhưng trang thiết bị xử lý

dụng cụ không đáp ứng k ị p thờ i vớ i sự gia tăng phẫu thuật sử dụng các k ỹ

thuật này dẫn đến tỷ lệ nhiễm khuẩn chéo chiếm 11-35%.[2]

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 17: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 17/69

2

-   Điều 62, Khoản 1, Điểm a, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định vềviệc khử trùng các thiết bị y tế, môi tr ườ ng và xử lý chất thải tại cơ  sở khám

chữa bệnh là việc bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc.[3]

-   Điều 3, Thông tư  18/2009/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 14/10/2009

hướ ng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ  sở 

khám bệnh, chữa bệnh đã quy định việc làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụngcụ và phươ ng tiện chăm sóc, điều tr ị dùng cho ngườ i bệnh[3]. Ngoài ra, một sốvăn bản khác có liên quan đến việc hướ ng dẫn sử dụng khử khuẩn, tiệt khuẩn

như:

Quyết định số 4386/2001/QĐ-BYT ngày 13/08/2001 của Bộ tr ưở ng

Bộ Y tế  ban hành danh mục hóa chất, chế  phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn

trong l ĩ nh vực y tế.

Quyết định số 18/2008/QĐ-BYT ngày 06/05/2008 của Bộ tr ưở ng Bộ

Y tế  ban hành danh mục hóa chất, chế  phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng

trong l ĩ nh vực gia dụng và y tế đượ c phép đăng ký để sử dụng, đượ c phépđăng ký nhưng hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại năm 2008.

Quyết định số 1338/2004/QĐ-BYT ngày 14/04/2004 của Bộ tr ưở ng

Bộ Y tế về Hướ ng dẫn quy trình k ỹ thuật r ửa và sử dụng lại quả lọc thận.

Luật số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội về Hóa chất.

1.2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN

Mặc dù, trên thị tr ườ ng đã có nhiều loại dung dịch khử khuẩn dụng cụnhưng đa phần đều là sản phẩm ngoại nhậ p, giá thành tươ ng đối đắt. Nghiên

cứu này nhằm mục tiêu tìm ra một loại dung dịch khử khuẩn có nhiều tính

năng ưu việt hơ n sản phẩm trên thị tr ườ ng (hiệu quả tươ ng tự nhưng giá thành

r ẻ hơ n, ít độc hại vớ i môi tr ườ ng, tiết kiệm thờ i gian,…).

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 18: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 18/69

3

CHƯƠ NG 2 TỔNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ KHỬ KHUẨN

2.1.1 Khái niệm có liên quan

Tiệt khuẩn (Sterilization): là quá trình tiêu diệt hoặc loại bỏ tất cả các

dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.

Khử  khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi

sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức

độ khử khuẩn: khử khuẩn mức độ thấ p, trung bình và cao.

Khử khuẩn mứ c độ cao (High level disinfection): là quá trình tiêu diệt

toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.

Khử  khuẩn mứ c độ trung bình (Intermediate-level disinfection): là

quá trình khử   đượ c  M. tuberculosis, vi khuẩn dinh dưỡ ng, virus và nấm,

nhưng không tiêu diệt đượ c bào tử vi khuẩn.

Khử  khuẩn mứ c độ thấp (Low-level disinfection): tiêu diệt đượ c cácvi khuẩn thông thườ ng như một vài vius và nấm, nhưng không tiêu diệt đượ c

 bào tử vi khuẩn.

Làm sạch (Cleaning): là quá trình sử dụng biện pháp cơ   học để làm

sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ  bám trên dụng cụ, mà không

nhất thiết phải tiêu diệt đượ c hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làmsạch là một bướ c bắt buộc phải thực hiện tr ướ c khi thực hiện quá trình khử

khuẩn, tiệt khuẩn tiế p theo. Làm sạch ban đầu sẽ giúp cho hiệu quả của việc

khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn đượ c tối ưu.

Khử nhiễm (Decontamination): là quá trình sử dụng tính chất cơ  học và

hóa học, giúp loại bỏ các chất hữu cơ  và giảm số lượ ng các vi khuẩn gây bệnh

trên các dụng cụ để đảm bảo an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ.

2.1.2 Các tác nhân thườ ng gặp từ dụng cụ không đượ c khử khuẩn

Hầu hết các tác nhân gây bệnh từ ngườ i bệnh và môi tr ườ ng đều có thểlây nhiễm vào dụng cụ chăm sóc ngườ i bệnh. Những tác nhân gây bệnh này có

thể là vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Chúng đều có thể có nguồn gốc từtrong đườ ng tiêu hóa, đườ ng tiết niệu, và các cơ  quan bị nhiễm khuẩn sau đó

 phát tán ra môi tr ườ ng xung quanh ngườ i bệnh. Việc sử dụng dụng cụ không

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 19: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 19/69

4

đượ c khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng quy định chính là nguồn gốc gây ra nhữngđợ t dịch trong bệnh viện.

Tác nhân gây bệnh thông thườ ng[1]

Phần lớ n là các cầu khuẩn, tr ực khuẩn gram dươ ng như Staphylococcus

 spp, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,…; các vi khuẩn gram âm như  E. coli,  Klebsiella,  Pseudomonas aeruginosa,…; đặc biệt là các vi khuẩn đa

kháng thuốc kháng sinh khó điều tr ị cũng có thể có trên những dụng cụ dùng

cho ngườ i bệnh.

Các virus gây bệnh đườ ng hô hấ p như cúm, virus hợ  p bào đườ ng hô hấ p,

sở i, lao,… cũng có thể tồn tại trên các dụng cụ chăm sóc đườ ng hô hấ p ngườ i

 bệnh và đặc biệt là những virus lây truyền qua đườ ng máu như virus viêm gan

B, C, HIV,… trong dụng cụ phẫu thuật, thủ thuật là mối nguy hiểm không chỉ

cho ngườ i bệnh mà còn cả nhân viên y tế trong bệnh viện.

Các ký sinh trùng gây bệnh như  ghẻ, r ận, giun,… cũng có thể có trêndụng cụ lây nhiễm sang ngườ i bệnh khác và nhân viên y tế.

Tác nhân gây bệnh bò điên (Creutzfeldt-Jakob disease – CJD)[4]

Tác nhân gây bệnh bò điên: tại Việt Nam chưa công bố có ca nào nhiễm

CDJ. Đây là một bệnh gây r ối loạn suy thoái hệ thần kinh ở ngườ i. Tại Mỹ tầnsuất mắc bệnh là 1 ca/1 triệu dân/năm. CJD do những tác nhân nhiễm khuẩn

có bản chất là protein hoặc prion (là một dạng protein có đặc tính tươ ng tựvirus nhưng không có nucleic acid). Bệnh gây tổn thươ ng ở não và lây truyền

qua các chất từ não của ngườ i bệnh hoặc bò mắc bệnh gây ra khi tiế p xúc vớ inguồn bệnh. CJD không dễ bị tiêu diệt bở i quy trình khử khuẩn và tiệt khuẩn

thông thườ ng. Những khuyến cáo mớ i đây cung cấ p những dữ liệu về khảnăng tiêu diệt CJD. Muốn tiêu diệt CJD một cách hiệu quả, thì phải làm sạch

 protein trên dụng cụ tr ướ c, đặc biệt là dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ có nguy cơ  

nhiễm khuẩn cao khi tiế p xúc vớ i mô nhiễm của ngườ i bệnh (dịch não, dịch

não tủy hoặc mắt), thì phải thực hiện một trong các phươ ng pháp khử khuẩn,tiệt khuẩn sau: tr ướ c tiên là làm sạch bằng dung dịch chlorine và sau đó tiệt

khuẩn bằng máy hấ p ướ t trong 1 giờ ở nhiệt độ 121℃, hoặc 18 phút ở  nhiệt độ 

134℃

có hút chân không, hoặc 132℃

trong thờ i gian 1 giờ  đối vớ i máy hấ p ápsuất, không nên sử dụng quá 134℃, bở i vì nhiệt độ cao quá có thể gây hỏng

dụng cụ và máy hấ p. Một phươ ng pháp nữa có thể tiêu diệt đượ c prion là tiệt

khuẩn bằng công nghệ plasma hydrogen peroxide thế hệ NX.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 20: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 20/69

5

 Những tác nhân gây bệnh mớ i xuất hiện, vi khuẩn kháng thuốc và tác

nhân gây bệnh đượ c sử dụng làm vũ khí sinh học[1]

Các tác nhân gây bệnh mớ i tr ỗi dậy hiện nay tại cộng đồng và bệnh viện

là Crytosporidium parvum,  Helicobacter pylori, HIV, hepatitis C virus,

rotavirus, multidrug-resistan  M. tuberculosis, human papillomavirus và cácmycobacteria không gây bệnh lao.

 Những tác nhân gây bệnh dùng làm vũ  khí sinh học nguy hiểm như 

 Bacillus anthracis (gây bệnh Than), Yersinia pestis (Dịch hạch), variola major

(Đậu mùa), Francisella tularensis (tularemia), filoviruses (Ebola and Marburg

[hemorrhagic fever]), và arenaviruses (Lassa-Lassa fever) and Junin

(Argentine hemorrhagic fever). Đối vớ i những tác nhân gây bệnh này bắt buộc

 phải khử khuẩn, tiệt khuẩn đúng theo chuẩn quy định đối vớ i những dụng cụ

dùng cho ngườ i bệnh.

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưở ng đến quá trình khử khuẩn

2.1.3.1 Số lượ ng và vị trí của tác nhân gây bệnh trên dụng cụ

Việc tiêu diệt vi khuẩn có trên các dụng cụ  phụ thuộc vào số lượ ng vi

khuẩn có trên dụng cụ và thờ i gian khử khuẩn. Số lượ ng vi khuẩn càng ít thì

thờ i gian khử khuẩn càng ngắn. Do vậy, việc làm sạch dụng cụ sau khi sửdụng và tr ướ c khi thực hiện khử khuẩn là hết sức cần thiết, làm giảm số lượ ng

tác nhân gây bệnh, giúp rút ngắn quá trình khử khuẩn và đồng thờ i đảm bảo

chất lượ ng khử khuẩn tối ưu.

2.1.3.2 Khả năng bất hoạt các vi khuẩn của hóa chất khử khuẩn

Có r ất nhiều tác nhân gây bệnh kháng vớ i chính hóa chất khử khuẩn

dùng để tiêu diệt chúng. Cơ  chế đề kháng của chúng vớ i hóa chất khử khuẩn

khác nhau. Do vậy, cần phải chú ý chọn lựa hóa chất không bị bất hoạt bở i các

vi khuẩn cũng như ít bị đề kháng nhất để khử khuẩn.

2.1.3.3 Nồng độ và hiệu quả của hóa chất khử khuẩn

Trong điều kiện chuẩn để thực hiện khử khuẩn, các hóa chất khử khuẩn

muốn gia tăng mức độ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà mình mong muốn đạt

đượ c, đều phải tính thờ i gian tiế p xúc vớ i hóa chất. Khi muốn tiêu diệt đượ c M. tuberculosis trong 5 phút, cần phải sử dụng cồn isopropyl 70%. Trong khi

đó nếu dùng phenolic phải mất đến 2-3 giờ tiế p xúc.[5]

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 21: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 21/69

6

2.1.3.4 Nhữ ng yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn

R ất nhiều tính chất vật lý và hóa học của hóa chất ảnh hưở ng đến quá

trình khử khuẩn như: nhiệt độ, pH, độ ẩm và độ cứng của nướ c. Hầu hết tác

dụng của các hóa chất gia tăng khi nhiệt độ tăng, nhưng bên cạnh đó lại có thể

làm hỏng dụng cụ và thay đổi khả năng diệt khuẩn.- Tăng độ  pH có thể cải thiện khả năng diệt khuẩn của một số hóa

chất (ví dụ như glutaraldehyde, hợ  p chất ammonium bậc bốn) nhưng lại

làm giảm khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất khác (như phenol,

hypochloride, iodine).

-  Độ ẩm là yếu tố quan tr ọng có ảnh hưở ng đến tác dụng khử khuẩn

của các hóa chất dạng khí như  ethylene oxide, chlorine dioxide,formaldehyde.

- Độ cứng của nướ c cao làm giảm khả năng diệt khuẩn và có thể

gây lắng đọng làm hỏng các dụng cụ kim loại.

2.1.3.5 Chất hữ u cơ  và vô cơ 

 Những chất hữu cơ   có nguồn gốc từ máu, huyết thanh, mủ, phân hoặc

những chất bôi tr ơ n có thể làm ảnh hưở ng đến khả năng diệt khuẩn của cáchóa chất khử khuẩn theo hai con đườ ng: giảm khả năng diệt khuẩn, giảm nồng

độ hóa chất, bảo vệ vi khuẩn sống sót qua quá trình khử khuẩn và tái hoạt

động khi những dụng cụ đó đượ c đưa vào cơ   thể. Do vậy quá trình làm sạch

loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ , vô cơ  bám trên bề mặt, khe, khớ  p và trong lòng

dụng cụ là việc làm hết sức quan tr ọng, quyết định r ất nhiều tớ i chất lượ ng

khử khuẩn trong bệnh viện.

2.1.3.6 Thờ i gian tiếp xúc vớ i hóa chất

Thờ i gian tiế p xúc hóa chất khử khuẩn là khoảng thờ i gian dụng cụ hay

 bề mặt cần khử khuẩn luôn trong tình tr ạng ướ t bở i hóa chất khử khuẩn.[6] Các

dụng cụ khi đượ c khử khuẩn phải tuyệt đối tuân thủ thờ i gian tiế p xúc tối thiểu

vớ i hóa chất. Thờ i gian tiế p xúc này thườ ng đượ c quy định r ất rõ bở i nhà sản

xuất, đượ c ghi rõ trong hướ ng dẫn sử dụng.

2.1.3.7 Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra (Biofilm)

Các vi sinh vật có thể đượ c bảo vệ khỏi tác dụng của hóa chất khử khuẩn

do khả năng tiết ra những chất sinh học có khả năng tạo thành màng sinh học,

 bao quanh vi khuẩn và dính vớ i bề mặt dụng cụ, làm khó khăn trong việc làm

sạch dụng cụ, nhất là dụng cụ dạng ống. Những vi sinh vật có khả năng tạo

màng sinh học này đều có khả năng đề kháng cao vớ i hóa chất khử khuẩn gấ p

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 22: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 22/69

7

khoảng 1.000 lần so vớ i những vi sinh vật không có khả năng tạo ra màng sinh

học. Do vậy khi lựa chọn hóa chất khử khuẩn phải tính đến khả năng này của

một số vi khuẩn như Staphylococcus, các tr ực khuẩn gram âm, khi xử lý dụng

cụ như: nội soi, máy tạo nhị p, mắt kính, hệ thống chạy thận nhân tạo, ống

thông mạch máu và ống thông đườ ng tiểu. Một số enzyme và chất tẩy r ửa có

thể làm hòa tan và giảm sự tạo thành những chất sinh học này.

2.2 TỔNG QUAN VỀ KHỬ KHUẨN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ

2.2.1 Quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế chuẩn

Hình 2.1 Sơ  đồ quy trình khử khuẩn dụng cụ chuẩn[2]

Tại các khoa lâm sàng

Pha dung dịch khử khuẩn vớ i nồng độ đã hướ ng dẫn theo từng loại

 Ngâm dụng cụ đã qua sử dụng vào dung dịch Hexanios 15 phút, vớ t ra; phòngkhoa nhận về phân loại

Dụng cụ nhiều máu Dụng cụ không dính máu

 Ngâm vào dung dịchCydezyme 2 phút

 Ngâm vào dung dịch Hexanios

15 phút

Cọ r ửa, lau khô, đóng gói, hấ ptiệt trùng

 Ngâm vào dung dịch Cidex20 phút

Đối vớ i dụng cụ chịu nhiệt Dụng cụ không chịu nhiệt

Bảo quản, cấ p phát R ửa lại nướ c vô khuẩn, sấykhô

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 23: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 23/69

8

2.2.2 Khử khuẩn một số dụng cụ y tế đặc biệt

Một số thiết bị dụng cụ y tế không quan tr ọng có thể đượ c khử khuẩn

mức độ thấ p giữa hai bệnh nhân.[7]

2.2.2.1 Dụng cụ nội soi chuẩn đoán- Dụng cụ nội soi mềm dùng trong chuẩn đoán phải đượ c khử khuẩn

mức độ cao theo đúng quy trình. Bướ c này có thể đượ c thực hiện thủ công.[8]

- Dụng cụ nội soi phải đượ c tháo r ờ i và ngâm tất cả các bộ  phận củadung cụ nội soi vào dung dịch khử khuẩn mức độ cao. Các kênh, nòng, ống

của dụng cụ nội soi phải đượ c xúc r ửa, bơ m r ửa nhiều lần cả bên trong và bên

ngoài vớ i bơ m xịt sau đó r ửa bằng bàn chải mềm và lau vớ i vải mềm cho đếnkhi sạch hết máu và các chất hữu cơ . Nên sử dụng các dung dịch tẩy r ửa có

hoạt tính enzyme để đảm bảo làm sạch các khe k ẽ, lòng ống bên trong, khó

làm sạch đượ c vớ i các xà phòng trung tính thông thườ ng.

- Làm sạch và khử khuẩn dụng cụ nội soi bằng máy khử khuẩn dụng cụ

nội soi tự động nên đượ c thực hiện trong các trung tâm k ỹ thuật chuyên sâu,

giúp bảo vệ dụng cụ và bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và môi tr ườ ng.

- Lựa chọn dung dịch khử khuẩn cho dụng cụ nội soi phải tươ ng hợ  pvớ i dụng cụ, quy trình, theo hướ ng dẫn của nhà sản xuất, tránh sử dụng những

dung dịch có thể làm hỏng dụng cụ.- Sau khi khử khuẩn mức độ cao cần phải tráng vớ i nướ c vô trùng. Nếu

dùng nướ c máy, sau đó phải tráng lại vớ i cồn ethanol hoặc isopropanol70-90%.

- Phòng xử lý dụng cụ nội soi phải tách r ờ i khỏi buồng nội soi, đảm bảo

thông khí tốt, tránh độc hại và bảo đảm an toàn cho ngườ i xử lý và môi

tr ườ ng.

- Phải thườ ng quy dùng test thử kiểm tra chất lượ ng dung dịch khử

khuẩn mức độ cao trong suốt thờ i gian sử dụng.

- Phải thườ ng xuyên huấn luyện cho nhân viên y tế thực hiện khử khuẩndụng cụ nội soi.

- Nhân viên y tế  phải mang đủ phươ ng tiện phòng hộ cá nhân khi xử

lý dụng cụ nội soi.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 24: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 24/69

9

2.2.2.2 Dụng cụ nha khoa- Dụng cụ nha khoa đưa vào mô mềm hoặc xươ ng đều đượ c xế p vào

nhóm dụng cụ thiết yếu bắt buộc phải tiệt khuẩn sau mỗi lần sử dụng hoặc vứt bỏ.

- Dụng cụ nha khoa không đưa vào mô mềm và xươ ng nhưng có thểtiế p xúc vớ i mô mềm ở  miệng và chịu đượ c nhiệt mặc dù đượ c phân loại là

dụng cụ bán thiết yếu, cần đượ c tiệt khuẩn hoặc tối thiểu là khử khuẩn mức độ

cao.

- Các tay khoan tối thiểu phải đượ c khử khuẩn giữa hai bệnh nhân vàtiệt khuẩn cuối ngày, chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.

2.2.2.3 Dụng cụ trong chạy thận nhân tạo và lọc máu liên tục- Xử lý dụng cụ sử dụng trong chạy thận nhân tạo, lọc máu, lọc màng

 bụng phải đượ c xây dựng thành quy trình và tuân thủ theo đúng khuyến cáo

của nhà sản xuất. Xử lý quả lọc thận theo Quyết định 1338/2004/QĐ-BYT

ngày 14/04/2004, Hướ ng dẫn quy trình k ỹ thuật r ửa và sử dụng lại quả lọc

thận.

- Dụng cụ trong chạy thận nhân tạo cũng phải chia thành ba nhóm dụng

cụ: thiết yếu như  các dụng cụ đi vào trong lòng mạch (các ống thông mạch

máu, dịch lọc,…) đều phải đượ c tiệt khuẩn. Dụng cụ  bán thiết yếu không đi

vào tr ực tiế p trong lòng mạch, nhưng có nguy cơ  đưa vi khuẩn vào (như quảlọc, hệ thống dây dẫn bên ngoài,…) phải đượ c khử khuẩn mức độ cao. Dụng

cụ không thiết yếu cũng phải tuân thủ quy định về khử khuẩn, tiệt khuẩn cho

những dụng cụ trên.

2.2.2.4 Dụng cụ hô hấp- Tất cả các dụng cụ, thiết bị tiế p xúc tr ực tiế p hoặc gián tiế p vớ i niêm

mạc đườ ng hô hấ p dướ i phải đượ c tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao.

- Tất cả các dụng cụ, thiết bị sau khi khử khuẩn mức độ cao phải tráng

nướ c vô khuẩn, không đượ c dùng nướ c máy từ vòi thay cho nướ c vô khuẩn để

tráng các dụng cụ nói trên. Nếu không có nướ c vô khuẩn thì nên tráng lại bằng

cồn 70%. Làm khô k ỹ lưỡ ng bằng khí nén hay tủ làm khô chuyên dụng.

- Máy giúp thở  phải đượ c lau chùi thườ ng quy bên ngoài bằng dung

dịch khử khuẩn mức độ trung dình và bảo trì, khử khuẩn định k ỳ máy thở theo

hướ ng dẫn của nhà sản xuất.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 25: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 25/69

10

- Không khử khuẩn thườ ng quy các bộ phận bên trong của máy đo chức

năng phổi. Tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng,

ống dây, ống nối khi dùng cho ngườ i bệnh khác hoặc theo hướ ng dẫn của nhà

sản xuất.

2.2.3 Hóa chất khử khuẩn dùng trong y tếHiện nay có nhiều loại chất khử khuẩn đượ c sử dụng tại các cơ  sở y tế

như cồn, các loại hợ  p chất chlorine, formaldehyde, glutaraldehyde, hydrogen

 peroxide, iodophor, peracetic acid, phenolic, hợ  p chất ammonium bậc bốn, và

những hợ  p chất đượ c tạo ra do k ết hợ  p giữa các chất khử khuẩn k ể trên. Các

hóa chất khử khuẩn không thể thay thế cho nhau. Ngườ i sử dụng hóa chất cần

đượ c cung cấ p đầy đủ thông tin về những hóa chất đang sử dụng để lựa chọn

chất khử khuẩn thích hợ  p và sử dụng chúng theo cách hiệu quả nhất.

Các bệnh về da có thể gặ p ở nhân viên y tế khi tiế p xúc vớ i một số chấtkhử khuẩn như: chlorine, formaldehyde, glutaraldehyde. Do vậy, nhân viên y

tế khi sử dụng chất khử khuẩn cần mang đầy đủ các phươ ng tiện phòng hộ cần

thiết; khu vực khử khuẩn cần đượ c thông khí tốt.

- Cồn

  Đặc đ iể m chung 

Trong l ĩ nh vực y tế, hai loại cồn thườ ng đượ c sử dụng là ethyl và cồn

isopropyl. Hiệu quả khử khuẩn của hai loại cồn thườ ng không đượ c đánh giá

cao. Hoạt tính diệt khuẩn của cồn mạnh hơ n hoạt tính kìm khuẩn. Cồn có khả

năng diệt một số vi khuẩn, virus nhưng không diệt đượ c bào tử vi khuẩn. Hoạt

tính diệt khuẩn của cồn giảm mạnh khi pha loãng ở nồng độ dướ i 50%. Cồn

nồng độ từ 60 đến 90% có hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.[5]

C ơ  chế tác d ụng 

Cồn phá hủy các enzyme khử hydro của vi khuẩn dẫn đến xuất hiện thêm

một số amine acid mớ i. Sự xuất hiện các amine acid này làm đảo lộn cấu trúc

 phân tử protein của vi khuẩn.

Cồn ức chế các quá trình sản sinh các chất chuyển hóa cần thiết cho quá

trình phân chia tế bào của vi khuẩn, do vậy, ngoài tác dụng diệt khuẩn cồn còncó tác dụng kìm khuẩn.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Cồn thườ ng đượ c sử dụng để khử khuẩn nhiệt k ế miệng hoặc nhiệt k ế

hậu môn và khử khuẩn dụng cụ nội soi võng mạc. Khăn tẩm cồn đượ c sử dụng

để khử khuẩn bề mặt nhỏ như: nắ p cao su của những lọ thuốc chia nhiều liều

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 26: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 26/69

11

hoặc các chai đựng vaccin, mô hình bằng thạch cao, dụng cụ siêu âm hoặc các

dụng cụ sử dụng để pha chế thuốc.

Cồn là chất dễ cháy nên cần lưu giữ trong môi tr ườ ng mát, điều kiện

thông khí tốt. Cồn bốc hơ i nhanh do vậy khó có thể ngâm dụng cụ trong thờ i

gian dài tr ừ khi các dụng cụ đượ c ngâm ngậ p trong cồn.Bảng 2.1: Hiệu quả bất hoạt virus của các chất khử khuẩn[1]

Loại chất Nồng độ tối thiểu bất hoạt 105-107

virus trong 10 phút (adeno 2, herpes,

influenza, polio 1, cho 6)

Sodium hypochlorite (Javel) 200 ppm 200 ppm

Iodophor 75-150 ppm 150 ppm

Formalin 2% 2-8%

Glutaraldehyde 0,02% 1-2%

Ethyl alcohol 30-50% 50-70%

Isopropyl alcohol 30-50% 90%

Phenol 1-5% 5%

Phenyl phenol 0,12% 12%

Benzalkonium chloride 1/1.000-1/1.0000 10%

- Chlorine và hợ p chất chlorine

  Đặc đ iể m chung 

Hypochloride là chất khử khuẩn đượ c sử dụng phổ biến nhất trong các cơ  sở y tế. Loại hóa chất này tồn tại ở hai dạng: dạng lỏng (javel) hoặc dạng r ắn

(calcium hypochlorite, sodium dichlorosocyanurate). Các chất khử khuẩn

chlorine có phổ kháng khuẩn r ộng, diệt khuẩn nhanh, giá thành thấ p.

Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất này có ba hạn chế:

  Ăn mòn các dụng cụ, vật dụng y tế khi tiế p xúc;

Hoạt tính diệt khuẩn giảm hoặc mất khi có mặt các chất hữu cơ ; Dung dịch hypochlorite khi dùng k ết hợ  p vớ i dung dịch

formaldehyde dễ xảy ra phản ứng tươ ng tác, tạo ra chloromethyl có khảnăng gây ung thư.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 27: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 27/69

12

Hoạt tính diệt khuẩn của chlorine đượ c tạo thành chủ yếu do có HOCl ở dạng không phân ly. Trong điều kiện môi tr ườ ng pH kiềm sẽ thúc đẩy sự phân

ly của HOCl, làm giảm hoạt tính diệt khuẩn của chlorine.

C ơ  chế tác d ụng Hợ  p chất chlorine làm ức chế phản ứng tạo thành enzyme cần thiết tham

gia vào quá trình chuyển hóa trong tế  bào vi khuẩn, làm thay đổi bản chất

 protein và bất hoạt các nucleic acid của vi khuẩn.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Sodium hypochlorite đượ c sử dụng trong khử khuẩn đồ vải y tế, xử lý

chất thải y tế, khử khuẩn các dụng cụ nha khoa, máy chạy thận nhân tạo, nướ c

 pha dịch lọc, và những dụng cụ sử dụng trong thủy liệu pháp. Hoạt tính diệt

khuẩn của dung dịch sodium hypochlorite bị giảm hoặc mất hoạt tính khi có

mặt của các chất hữu cơ . Do vậy bề mặt dây nhiều máu, mủ cần đượ c lau sạchtr ướ c khi khử khuẩn.

Trong quá trình khử khuẩn nhân viên y tế phải mang đầy đủ các phươ ng

tiện bảo hộ. Bề mặt của các dụng cụ đào tạo cấ p cứu hồi sức tim mạch đượ c

khử khuẩn bằng dung dịch có nồng độ chlorine tối thiểu là 500 ppm trong thờ igian 10 phút.[5]

- Formaldehyde

  Đặc đ iể m chung 

Formaldehyde là chất khử khuẩn, tiệt khuẩn đượ c sử dụng dướ i hai dạng:dạng dung dịch và dạng khí. Chế phẩm đượ c sử dụng phổ biến trong các cơ  sở 

y tế là formalin, trong đó formaldehyde chiếm tỷ lệ 37% tr  ọng lượ ng dung

dịch. Dung dịch formaldehyde có tác dụng diệt khuẩn, virus, nấm, bào tử.

Formaldehyde đượ c xế p vào một trong các nhóm có khả năng gây ung thư cho

ngườ i tiế p xúc. Vì vậy nhân viên y tế cần hạn chế tiế p xúc vớ i hóa chất này.

C ơ  chế tác d ụng 

Formaldehyde bất hoạt vi sinh vật nhờ kiềm hóa các nhóm amino; nhóm

sulphydral có trong  phân tử  protein và nguyên tử nitơ   trong cấu trúc mạch

vòng của purine.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Formaldehyde là chất tiệt khuẩn, khử khuẩn mức độ cao. Tuy vậy, việc

sử dụng chất này trong bệnh viện còn hạn chế do những lý do sau:

Có thể gây kích ứng da khi tiế p xúc;

Là loại hóa chất có khả năng gây ung thư;

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 28: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 28/69

13

Có mùi khó chịu ngay cả khi ở nồng độ r ất thấ p.

Các thiết bị lọc thận đượ c khử khuẩn bằng dung dịch formaldehyde 4%

trong thờ i gian tối thiểu là một giờ . Để hạn chế những tác hại của hóa chất đối

vớ i bệnh nhân chạy thận, các thiết bị này phải đượ c r ửa k ỹ sau khi ngâm trong

dung dịch.- Glutaraldehyde

  Đặc đ iể m chung 

Glutaraldehyde là các dialdehyde bão hòa, đượ c sử dụng như  một chất

diệt khuẩn và khử khuẩn mức độ cao. Dung dịch glutaraldehyde mang tính

acid và không có khả năng diệt bào tử. Dung dịch có khả năng diệt bào tử khi

đượ c kiềm hóa ở  pH từ 7,5-8,5.

Hoạt tính diệt khuẩn của glutaraldehyde không chỉ  phụ thuộc vào thờ i

hạn sử dụng mà còn phụ thuộc vào độ pha loãng dung dịch trong khi sử dụngvà mức độ ô nhiễm dụng cụ. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, dung dịch

glutaraldehyde dạng trung tính hoặc dạng kiềm có tác dụng diệt khuẩn và

chống ăn mòn tốt hơ n so vớ i loại dung dịch dạng acid. Glutaraldehyde đượ csử dụng r ộng rãi trong các cơ  sở y tế vì: hoạt tính diệt khuẩn tốt; hoạt tính diệt

khuẩn không bị thay đổi khi có mặt các chất hữu cơ ; không ăn mòn các loại

dụng cụ.

Khi sử dụng nồng độ glutaraldehyde trong dung dịch giảm mạnh. Một

nghiên cứu thấy nồng độ glutaraldehyde sử dụng trong các máy r ửa ống nội

soi giảm từ 2,4 xuống 0,5% chỉ sau ba ngày sử dụng.[4] Do vậy, hiệu lực khửkhuẩn của dung dịch cần đượ c kiểm tra thườ ng xuyên trong quá trình sử dụng

 bằng test chỉ thị màu. Tần xuất sử dụng test chỉ thị màu phụ thuộc vào tần xuất

sử dụng dung dịch. Tuy nhiên test chỉ thị màu không đượ c sử dụng vớ i mục

đích làm kéo dài thờ i hạn sử dụng của dung dịch.

C ơ  chế tác d ụng 

Hoạt tính diệt khuẩn của glutaraldehyde đượ c thực hiện nhờ  khả năng

kiềm hóa các nhóm: sulfhydral, hydroxyl, carboxyl và amino của vi sinh vật,

qua đó làm thay đổi cấu trúc DNA, RNA và quá trình tổng hợ  p protein của visinh vật.

 H ướ ng d ẫ n sử   d ụng 

Dung dịch glutaraldehyde 2% mang tính kiềm thườ ng đượ c sử dụng vớ i

mục đích khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ kém chịu nhiệt như: các ống nội

soi, dụng cụ gây mê, dụng cụ đo dung tích phổi và các dụng cụ khác sử dụng

trong chuẩn đoán, điều tr ị các bệnh đườ ng hô hấ p. Ư u điểm của

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 29: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 29/69

14

glutaraldehyde là không gây ăn mòn dụng cụ kim loại, không phá hủy các

dụng cụ có thấu kính, nhựa hoặc cao su.

Một số  bệnh nhân bị viêm tr ực tràng do dung dịch glutaraldehyde còn

lưu lại trên các dụng cụ nội soi. Tươ ng tự, đã có một số bệnh nhân bị bệnh về

võng mạc do dụng cụ soi mắt không đượ c r ửa k ỹ sau khi khử khuẩn bằngglutaraldehyde. Nhân viên y tế có thể bị viêm da, kích ứng niêm mạc mũi, mắt

do phơ i nhiễm vớ i glutaraldehyde khi dung dịch lưu giữ trong các chậu ngâmkhông đượ c đậy kín hoặc do hệ thống thông khí tại khu vực xử lý dụng cụ

không tốt.

Để giảm thiểu nguy cơ  phơ i nhiễm vớ i glutaraldehyde, các dung dịch cần

đượ c lưu giữ trong chậu có nắ p đậy kín. Tốc độ trao đổi khí của hệ thống

thông khí tại khu vực khử khuẩn cần đạt từ 7-15 luồng khí trao đổi/giờ . Nhân

viên y tế khi tiế p xúc vớ i dung dịch phải mang đầy đủ  phươ ng tiện phòng hộ

cá nhân.- ortho-Phthalaldehyde (OPA)

  Đặc đ iể m chung 

OPA là loại hợ  p chất chứa 0,55% benzene-1,2-dicarboxaldehyde. OPA

có khả năng diệt khuẩn tốt k ể cả vi khuẩn lao (tốt hơ n glutaraldehyde).

C ơ  chế tác d ụng 

OPA là một chất khử khuẩn mớ i đượ c đưa vào sử dụng, cơ  chế tác dụng

vẫn chưa đượ c xác định rõ.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Trên lâm sàng, OPA thườ ng đượ c sử dụng để khử khuẩn các dụng cụ nội

soi. So vớ i dung dịch glutaraldehyde, OPA có tính ổn định cao hơ n, không gây

kích ứng da, không đòi hỏi phải hoạt hóa dung dịch tr ướ c khi sử dụng. OPA

có tác dụng diệt khuẩn nhanh.

Bảng 2.2 Tóm tắt ưu và nhượ c điểm của các hóa chất khử khuẩn mức độ cao[9]

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 30: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 30/69

15

Hóa chất khử khuẩn   Ư u điểm Nhượ c điểm

Peracetic

acid/Hydrogen

 peroxide

Không cần hoạt hóa dung

dịch

Không mùi ít kích ứng

da, niêm mạc khi tiế p

xúc

Gây ảnh hưở ng tớ i bềmặt các loại dụng cụ

(đồng, k ẽm, chì)

Glutaraldehyde Không gây ảnh hưở ng tớ ichất lượ ng dụng cụ, vật

dụng y tế

Hơ i glutaraldehyde gây

kích ứng da, niêm mạc

đườ ng hô hấ p

Giá cả chấ p nhận đượ c Mùi hăng, hiệu quả diệt

 Mycobacterium thấ p

Hydrogen peroxide Không cần hoạt hóa dung

dịch, không mùi

Không bị  bất hoạt bở i các

chất hữu cơ 

Thích hợ  p vớ i dụng cụ

nhựa, cao su; không thích

hợ  p vớ i các loại dụng cụ

k ẽm, bạc, niken

Có thể gây kích ứng

niêm mạc mắt khi tiế pxúc

ortho-Phthaladehyde Tốc độ diệt khuẩn nhanh

Không cần hoạt hóa dung

dịch, không mùi

Thích hợ  p vớ i mọi dụng cụ

Thay đổi màu sắc các

dụng cụ, vật liệu y tế

Peracetic acid Thờ i gian tiệt khuẩn ngắn

(30-45 phút)

Không gây hại môi tr ườ ng,

ngườ i sử dụngThích ứng vớ i nhiều loại

dụng cụ, làm mất độ  bóng

của dụng cụ nhôm

Đắt tiền

- Hydrogen peroxide

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 31: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 31/69

16

  Đặc đ iể m chung 

Hydrogen peroxide có hoạt tính diệt khuẩn tốt, có khả năng diệt vi

khuẩn, virus, nấm và bào tử.

C ơ  chế tác d ụng 

Hydrogen peroxide phá hủy các gốc hydroxyl tự do, dẫn đến thay đổi cấutrúc màng lipid, DNA và thành phần thiết yếu khác của tế bào vi sinh vật. Loại

hóa chất này có khả năng ức chế sản xuất men catalase (men có tác dụng bảo

vệ tế bào vi sinh vật chống lại tác động của hydrogen peroxide bằng cách làm

thoái hóa hydrogen peroxide thành oxy và nướ c).

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Dung dịch hydrogen peroxide có tính ổn định cao, thườ ng đượ c sử dụng

để khử khuẩn các bề mặt cố định. Dụng cụ đo nhãn áp sau khi xử lý bằng

hydrogen peroxide nếu không đượ c r ửa k ỹ càng, lượ ng dung dịch còn lưu lại

trên dụng cụ có thể gây kích ứng niêm mạc mắt khi tiế p xúc.

 Nồng độ dung dịch hydrogen peroxide từ 6-25% có tác dụng tiệt khuẩn.

 Những sản phẩm sử dụng phổ biến trên thị tr ườ ng hiện nay là dung dịch 7,5%

hydrogen peroxide và 0,85% phosphoric acid.[5] Dung dịch hydrogen peroxide

5% bất hoạt hơ n 103 vi khuẩn lao đa kháng thuốc sau 10 phút. 30 phút là thờ igian cần thiết để bất hoạt các virus bại liệt, virus viêm gan A. Hiệu quả diệt

khuẩn của dung dịch hydrogen peroxide 10% đượ c so sánh vớ i hiệu quả diệt

khuẩn của dung dịch glutaraldehyde 2% trong thờ i gian 20 phút.

Tại Mỹ, đã xảy ra một vụ dịch viêm đại tràng và viêm ruột (7 bệnhnhân), nguyên nhân do dung dịch còn lưu lại trên dụng cụ nội soi. Do vậy, các

dụng cụ  phải đượ c r ửa lại k ỹ càng bằng nướ c vô khuẩn sau khi ngâm khử

khuẩn. Tươ ng tự như  các hóa chất khử khuẩn khác, nồng độ hydrogen

 peroxide giảm mạnh trong khi sử dụng, vì vậy cần phải kiểm tra đều đặn hiệu

lực khử khuẩn dung dịch. Dung dịch hydrogen peroxide có thể làm thay màu

sắc của các dụng cụ nội soi trong quá trình khử khuẩn.

- Hợ p chất iodophor

  Đặc đ iể m chung Hợ  p chất iodophor đượ c sử dụng từ lâu vớ i vai trò vừa là chất khử khuẩn

vừa là chất kháng khuẩn. Nồng độ iode tự do trong dung dịch kháng khuẩn

thấ p hơ n trong dung dịch khử khuẩn. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất,

iodophor không có khả năng diệt bào tử nhưng có khả năng diệt vi khuẩn,

virus và nấm ở nồng độ đượ c khuyến cáo.

C ơ  chế tác d ụng 

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 32: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 32/69

17

Hợ  p chất iodophor có khả năng xâm nhậ p nhanh vào vách tế bào của vi

sinh vật và phá vỡ cấu trúc protein, nucleic acid của vi sinh vật.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Các hóa chất thuộc nhóm iodophor đượ c sử dụng trong sát khuẩn da và

khử khuẩn các loại dụng cụ, vật dụng y tế như: nhiệt k ế, dụng cụ nội soi, cácdụng cụ dùng trong thủy liệu pháp, các chai cấy máu.

- Peracetic acid

  Đặc đ iể m chung 

Peracetic acid hay peroxyacetic acid là hợ  p chất có tác dụng diệt khuẩn

nhanh, phổ kháng khuẩn r ộng. Đặc điểm nổi bậc của hợ  p chất này là sản phẩm

 phân hủy sau sử dụng không gây hại cho ngườ i sử dụng và không ảnh hưở ng

tớ i môi tr ườ ng, không lưu lại trên bề mặt dụng cụ sau quá trình khử khuẩn và

 phát huy tác dụng ngay cả khi có mặt các hợ  p chất hữu cơ .

Peracetic acid có khả năng diệt bào tử ở nhiệt độ thấ p. Loại hóa chất nàycó thể ăn mòn một số dụng cụ: đồng, k ẽm, thép. Dung dịch peracetic acid khi

 pha loãng không có tính ổn định cao (dung dịch 1% giảm hiệu lực diệt khuẩn

sau 6 ngày sử dụng do xảy ra quá trình thủy phân trong dung dịch). Dung dịch

40% giảm 1-2% thành phần có hoạt tính trong một tháng.

C ơ  chế tác d ụng 

Peracetic acid gây oxy hóa các liên k ết sulfhydral và liên k ết sulfur trong

 phân tử  protein của vi sinh vật làm thay đổi cấu trúc phân tử  protein của

chúng.  H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Dung dịch peracetic acid nồng độ 0,2% ở nhiệt độ 50℃ có tác dụng tiệt

khuẩn r ất tốt. Dung dịch này có khả năng diệt vi khuẩn và bào tử k ể cả khi có

mặt các chất hữu cơ . Dung dịch 0,2% thườ ng đượ c sử dụng để tiệt khuẩn các

dụng cụ ngoại khoa, nha khoa, dụng cụ nội soi. Tại Anh, peracetic acid đượ c sử 

dụng ở  nồng độ 0,35%.

- Phenolic

  Đặc đ iể m chung 

Các loại hợ  p chất thuộc nhóm phenolic đượ c tạo thành khi các nhóm

chức như phenyl, alkyl, benzyl, halogen đượ c thay thế một nguyên tử hydro

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 33: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 33/69

18

trong cấu trúc vòng thơ m. Phenolic có thể ăn mòn kim loại. Hóa chất còn lưu

lại sau khử khuẩn gây kích ứng các mô, cơ   quan khi tiế p xúc. Hợ  p chất

 phenolic có khả năng diệt vi khuẩn, virus, nấm. Tuy nhiên hiệu quả diệt khuẩn

của loại hợ  p chất này vẫn chưa đượ c xác định rõ.

C ơ  chế tác d ụng 

Ở nồng độ cao, phenol xâm nhậ p vào tế bào và phá vỡ vách tế bào của vi

sinh vật. Dung dịch phenol nồng độ thấ p làm bất hoạt các enzyme thiết yếu

của vi sinh vật dẫn đến thiếu hụt các enzyme tham gia vào quá trình chuyển

hóa lại vách tế bào.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Hợ  p chất phenolic đượ c sử dụng r ộng rãi trong bệnh viện vớ i vai trò là

chất tẩy r ửa bề mặt trong phòng xét nghiệm, các dụng cụ, vật dụng y tế cần

khử khuẩn thông thườ ng. Phenolic không đượ c khuyến cáo sử dụng cho những

dụng cụ có nguy cơ  nhiễm khuẩn trung bình do hiệu quả diệt khuẩn chưa đượ cxác định rõ và do dụng cụ có thể gây kích ứng các mô khi tiế p xúc.

 Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượ ng bilirubin trong máu ở tr ẻ tiế p xúcvớ i penolic cao hơ n ở nhóm tr ẻ không tiế p xúc vớ i chất này. Do vậy, phenolic

không đượ c sử dụng để tẩy r ửa bồn tắm hoặc lồng ấ p của tr ẻ em khi đang

đượ c sử dụng mà chỉ làm sạch bề mặt này vào lần sử dụng cuối cùng sau khi

tr ẻ ra viện. Các bề mặt phải đượ c làm sạch sau khi khử khuẩn và làm khôtr ướ c khi sử dụng cho tr ẻ khác.

- Hợ p chất ammonium bậc bốn   Đặc đ iể m chung 

Tại Mỹ đã có một vài vụ dịch nhiễm khuẩn ở  bệnh nhân đượ c sát khuẩn

da bằng hợ  p chất ammonium bậc bốn. Do vậy, hợ  p chất này chỉ đượ c sử dụng

như hóa chất khử khuẩn mà không đượ c sử dụng để sát khuẩn da hay các mô

của cơ   thể. Hợ  p chất ammonium bậc bốn có khả năng diệt nấm, vi khuẩn,

virus nhưng không có khả năng diệt bào tử. Hiệu quả diệt vi khuẩn lao của

hợ  p chất này r ất thấ p. Các ammonium bậc bốn đượ c sử dụng phổ  biến gồm:

alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride, alkyl dodecyl dimethyl ammonium

chloride và dialkyl dimethyl benzyl ammonium chloride. Những hợ  p chất này phát huy tác dụng khử khuẩn ngay cả trong môi tr ườ ng nướ c cứng và dung

nạ p tốt vớ i những anion lắng đọng.

C ơ  chế tác d ụng 

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 34: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 34/69

19

Các hợ  p chất ammonium bậc bốn làm bất hoạt các enzyme sinh năng

lượ ng, do vậy làm thay đổi bản chất các protein và làm phá vỡ  màng tế  bào

của vi sinh vật.

 H ướ ng d ẫ n sử d ụng 

Hợ  p chất ammonium bậc bốn đượ c sử dụng r ộng rãi để làm sạch bề mặtmôi tr ườ ng và các bề mặt chỉ cần khử khuẩn thông thườ ng.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 35: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 35/69

20

CHƯƠ NG 3: PHƯƠ NG PHÁP NGHIÊN CỨ U

3.1 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT

3.1.1 Thiết bị

- Cân điện tử 4 số Sartorius

- Nồi hấ p vô trùng Hyrayama

- Tủ ấm Memmert

- Máy lắc HM 76RT

- Tủ cấy an toàn ESCO Class II

 Nguyên lý làm việc: tạo dòng không khí luân chuyển trong buồng làm việc,

 phần không khí tái luân chuyển đi qua bộ lọc, đượ c lọc sạch và đượ c thổi vào buồng thao tác, đồng thờ i tạo áp lực hút trên cửa của mặt bàn, tr ướ c mặt ngườ i

thao tác vớ i một vận tốc nhất định, do đó bảo vệ ngườ i thao tác và sản phẩm

nuôi cấy. Sau đó không khí vào buồng lọc và tái luân chuyển. Ngoài ra tủ còn

có đàn cực tím UV để tiệt trùng cho phép vô trùng khỏi các vi sinh vật.[10]

Hình 3.1 Tủ an toàn ESCO Class II

3.1.2 Dụng cụ

- Ống đong 10 mL (2cái), 25 mL (1cái), 50 mL (1cái);

- Bình định mức 50 mL (2 cái), 100 mL (2 cái), 250 mL (2 cái);

- Năm ống nghiệm loại lớ n + 5 ống nghiệm loại vừa;

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 36: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 36/69

21

- Becher 250 mL (4 cái), 100 mL (4 cái);

- Pipet 10 mL (1 cái), 5 mL ( 1 cái);

- Pipet 1000 µL (1 cái), pipet 100 µL (1 cái);

- Đĩ a thủy tinh (2 cái), 1 đũa thủy tinh, phễu lớ n, phễu nhỏ;

- Máy tính, nhãn hóa chất.

3.1.3 Nguyên liệu và hóa chất

3.1.3.1 Nguyên liệu

Môi tr ườ ng cấy khuẩn LB (Luria-Bertani).

- Thành phần của môi tr ườ ng LB là như sau (g/L) : Cao nấm men – 5;

Peptone – 10; NaCl – 10; pH – 7,0; khử trùng ở 121℃ trong 20 phút.

Cao nấm men là dịch tự phân tế bào nấm men đượ c cô đặc lại, chứa

 phong phú các vitamine nhóm B, còn có đạm hữu cơ  và đườ ng.

Pepton là dạng thủy phân bằng protease hay bằng acid đối vớ i thịt,

casein, gelatin, sau đó làm khô lại thành dạng bột. Pepton chứa phong phú các

chất đạm hữu cơ , cũng có một số vitamin và đườ ng.

3.1.3.2 Hóa chất

- Na2HPO4.12H2O, r ắn – Trung Quốc.

- NaH2PO4.2H2O, r ắn – Trung Quốc.

- NaOH, r ắn – Trung Quốc.- NaCl, r ắn – Trung Quốc.

- H3PO4 85% – Trung Quốc.

- Benzethonium chloride – Merck.

- Phenol – Trung Quốc.

- Hydrogen peroxide 30% – Trung Quốc.

- Isopropyl alcohol – Trung quốc.

- Ethanol – Trung Quốc.

- H2SO4 95-98% – Trung Quốc.

- Glycerol – Trung Quốc.

- NaOCl – Trung Quốc.

- KMnO4, r ắn – Trung Quốc.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 37: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 37/69

22

- Nướ c Javen – hàng công nghiệ p.

3.2 QUY TRÌNH THỬ HOẠT TÍNH

Thử hoạt tính trên dung dịch vi khuẩn (suspension test).[11, 12]

Hình 3.2 Quy trình thử hoạt tính

Thuyết minh quy trình- Dùng pipet hút 1000 µL dung dịch vi khuẩn cho vào ống nghiệm.

- Tiế p tục, dùng pipet hút tiế p 100 µL dung dịch khử khuẩn cho vào ống

nghiệm chứa vi khuẩn, lắc đều.

- Kiểm tra số vi khuẩn còn lại trong dung dịch trên bằng phươ ng pháp

đếm sống nhỏ giọt.

Phươ ng pháp đếm sống nhỏ giọt: cho phép xác định số vi khuẩn sống

- Chuẩn bị dịch pha loãng mẫu[13, 14, 23]

Dung dịch pha loãng

 NaCl 9 gam

 Nướ c cất vừa đủ 1 lít

Dung dịch khử khuẩn

1000 µLLấy chính xác 100 µLdung dịch khử khuẩn

Dung dịch vi khuẩn

(thể vẩn)

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 38: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 38/69

23

Dung dịch nuôi lỏng vi khuẩn

 NaCl 5 gam

Peptone 10 gam

 Nướ c cất vừa đủ 1 lít

- Chuẩn bị các chuỗi pha loãng mẫu

Hình 3.3 Cách pha loãng mẫu[10]

- Cấy mẫu ủ vào môi tr ườ ng, ủ mẫu

Phươ ng pháp cấy bề mặt : môi tr ườ ng phải đượ c chuẩn bị trên đĩ a tr ướ c

để khô mặt, cấy 0,1-0,3 mL vào môi tr ườ ng, để ở nhiệt độ  phòng 15-20 phút

cho khô mặt.

-   Đếm số khuẩn lạc hình thành

Đếm tất cả khuẩn lạc đơ n lẻ mọc trên môi tr ườ ng và dựa vào độ  pha

loãng để tính ra số vi sinh vật trong dung dịch ban đầu.

3. 3 PHA CHẾ DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN HYDROGEN PEROXIDE

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 39: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 39/69

24

3.3.1 Công thứ c pha chế

Công thức pha chế

Hydrogen peroxide 30% 20 mL

 NaCl 0,09 g

 Na2HPO4.12H2O 0,1568 g

 NaH2PO4.2H2O 0,0085 g

H3PO4 0,02 g

Glycerol 0,03 g

 Nướ c cất khử khuẩn Thêm vào đến 100 mL

Thuyết minh công thứ c- Cân 0,06 g NaCl, 0,1568 g Na2HPO4.12H2O, 0,0085 g

 NaH2PO4.2H2O, 0,02 g H3PO4, 0,03 g glycerol, hòa tan vớ i 80 mL nướ c cất vô

khuẩn.

- Thêm vào 20 mL hydrogen peroxide 30%.

- Cho tiế p 0,03 g NaCl vào dung dịch.- Sau đó, thêm nướ c cất vô khuẩn đến 100 mL

-   Điều chỉnh pH đến khoảng 6,5 bằng HCl hay NaOH (nếu cần).

Dung dịch đượ c đem đi thử hoạt tính vớ i vi khuẩn bằng phươ ng pháp

đếm sống nhỏ giọt.

3.3.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn

3.3.2.1 Ảnh hưở ng của nồng độ dung dịch hydrogen peroxide

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của nồng độ dung dịch hydrogen

 peroxide đượ c thực hiện như trình bày ở Mục 3.3.1.

Thực hiện pha chế dung dịch, lần lượ t thay nồng độ dung dịch hydrogen

 peroxide mỗi lần thực hiện thí lần lượ t là 5% (16,7 mL), 6% (20 mL) , 7%

(23,3 mL), 8% (26,7 mL).

Thử hoạt tính các dung dịch thu đượ c và ghi nhận k ết quả.

3.3.2.2 Ảnh hưở ng của pH

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 40: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 40/69

25

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của pH đượ c thực hiện như  trình

 bày ở Mục 3.3.1.

 Nồng độ dung dịch hydrogen peroxide và các hóa chất khác trong công

thức không thay đổi trong các lần pha chế.

Lần lượ t thay đổi pH của dung dịch pha chế (dùng HCl hay NaOH) là2, 6,5, 8.

Thử hoạt tính các dung dịch và ghi nhận k ết quả.

3.3.2.3 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiếp xúc dụng cụ

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc dụng cụ cũng

đượ c thực hiện như trình bày ở Mục 3.3.1.

 Nồng độ dung dịch hydrogen peroxide không thay đổi là 8% và pH là 2

trong các lần pha chế.

Thờ i gian cho dung dịch pha chế tiế p xúc vớ i vi khuẩn trong quá trình

thử hoạt tính đượ c thay đổi: 5 phút, 10 phút, 15 phút, 25 phút.

Ghi nhận k ết quả.

3.4 PHA CHẾ DUNG DỊCH KHỬ KHUẨN ETHANOL

3.4.1 Công thứ c pha chế

Công thức pha chếBenzethonium chloride 0,2% (wt/v)

Glycerol 0,2% (v/v)

Ethanol 80% (v/v)

 Nướ c cất khử khuẩn Thêm đến 100%

Thuyết minh công thứ c pha chế

- Cho 0,2 g benzethonium chloride, 0,2 mL glycerol hòa tan vớ i 80 mLethanol.

- Thêm nướ c cất khử khuẩn đến 100 mL.

- Dung dịch thu đượ c thử hoạt tính vớ i vi khuẩn bằng phươ ng pháp đếm

sống nhỏ giọt.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 41: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 41/69

26

3.4.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn

3.4.2.1 Ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn đượ c thực

hiện như trình bày ở Mục 3.4.1.

Cố định % các hóa chất trong công thức, thay đổi chất diệt khuẩn lầnlượ t là benzethonium chloride, phenol trong các lần pha chế.

Thử hoạt tính các dung dịch và ghi nhận k ết quả.

3.4.2.2 Ảnh hưở ng của nồng độ ethanol

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của nồng độ ethanol đượ c thực hiện

như trình bày ở Mục 3.4.1.

Thực hiện pha chế dung dịch, lần lượ t thay nồng độ ethanol mỗi lần thực

hiện thí lần lượ t là 50%, 70%, 80%, 95%.

Thử hoạt tính các dung dịch thu đượ c và ghi nhận k ết quả.

3.4.2.3 Ảnh hưở ng của loại chất làm mềmThí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của loại chất làm mềm đượ c thực hiện

như trình bày ở Mục 3.4.1.

Cố định các thành phần khác, thay đổi chất chất làm mềm lần lượ t là

glycerol, phosphoric acid trong các lần pha chế.

Thử hoạt tính các dung dịch thu đượ c và ghi nhận k ết quả.

3.4.2.4 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiếp xúc dụng cụ

Thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưở ng của thờ i gian tiế p xúc dụng cụ cũng

đượ c thực hiện như trình bày ở Mục 3.4.1.

 Nồng độ ethanol không thay đổi là 80% và trong các lần pha chế.

Thờ i gian cho dung dịch pha chế tiế p xúc vớ i vi khuẩn trong quá trình

thử hoạt tính đượ c thay đổi: 5 phút, 10 phút, 15 phút, 25 phút.

Ghi nhận k ết quả.

3.5 SO SÁNH MẪU PHA CHẾ ĐƯỢ C VỚ I CHẤT KHỬ  KHUẨN

CHLORINE TRÊN THỊ TRƯỜ NG.- Chuẩn bị các dung dịch cần thử hoạt tính

Dung dịch nướ c javen công nghiệ p.

Dung dịch khử khuẩn tối ưu của hydrogen peroxide.

Dung dịch khử khuẩn tối ưu của ethanol.- Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch và so sánh k ết quả thu đượ c.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 42: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 42/69

27

CHƯƠ NG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM PHA CHẾ DUNG DỊCH KHỬ 

KHUẨN

4.1.1 Dung dịch khử khuẩn hydrogen peroxide

Dung dịch sau khi pha chế sẽ đượ c đem đi thử hoạt tính diệt khuẩn bằng

 phươ ng pháp đếm sống nhỏ giọt. K ết quả thu đượ c như sau:

Thử nghiệm đối vớ i Vibrio sp

  Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiế p xúc dung dịch

  hydrogen peroxide

Hình 4.1 Khả năng khử khuẩn của dung dịch hydrogen peroxide đối vớ i Vibrio sp

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 43: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 43/69

28

Thử nghiệm đối vớ i E. coli 

  Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiế p xúc dung dịch

hydrogen peroxide

Hình 4.2 Khả năng khử khuẩn của dung dịch hydrogen peroxide đối vớ i E. coli

Nhận xét

Dung dịch pha chế đượ c có hoạt tính khử khuẩn tốt trên cả vi khuẩn

Vibrio sp (một loại vi khuẩn đượ c phân lậ p từ tôm) và E. coli vớ i cùng hệ số

 pha loãng vi khuẩn 10-6, không còn khuẩn lạc mọc trên cả 2 đĩ a thạch.

Thử nghi ệm độ bền của dung d  ị ch

Hình 4.3 Quy trình định lượ ng H2O2

không

màu

tím

nhạt bền

1ml dung dịch khử khuẩn

+ 10ml nướ c cất

+ 5ml dd H2SO4 1:3

+ KMnO4

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 44: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 44/69

29

Thuyết minh quy trình:- Dùng pipet hút chính xác 1 mL dung dịch khử khuẩn cần định lượ ng

H2O2 cho vào bình tam giác.

- Tiế p tục thêm vào 10 mL nướ c cất, 5 mL H2SO4 1:3.

- Chuẩn độ dung dịch bằng dung dịch KMnO4 0,5 M đến khi dung dịch

có màu tím nhạt bền.

Cách tiến hành- Dùng 8 ống nghiệm, mỗi ống cho vào 5 mL dung dịch khử khuẩn vừa

 pha chế, để ở nhiệt độ phòng, không che chắn.

-   Ống thứ nhất định lượ ng ngay, ngày k ế tiế p định lượ ng ống thứ hai, cứ

như thế đến hết 8 ống nghiệm.- So sánh lượ ng H2O2 trong mỗi ống nghiệm.

Kết quả

Bảng 4.1 K ết quả định lượ ng H2O2

Thờ i gian để mẫu

(ngày)0 1 2 3 4 5 6 7

Lượ ng H2O2 trong 5

mL dung dịch (mg)393 393 393 393 393 383 383 372

Phần tr ăm lượ ng H2O2 còn lại sau 7 ngày

372

393×100=95%

4.1.2 Dung dịch khử khuẩn ethanol

Dung dịch sau khi pha chế sẽ đượ c đem đi thử hoạt tính diệt khuẩn bằng

 phươ ng pháp đếm sống nhỏ giọt. K ết quả thu đượ c như sau:

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 45: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 45/69

30

Thử nghiệm đối vớ i Vibrio sp

 

Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiế p xúc dung dịch alcoholHình 4.4 Khả năng khử khuẩn của dung dịch ethanol đối vớ i Vibrio sp

Thử nghiệm đối vớ i E. coli 

  Đối chứng Mẫu vi khuẩn tiế p xúc dung dịch ethanolHình 4.5 Khả năng khử khuẩn của dung dịch alcohol đối vớ i E. coli

Nhận xét

Dung dịch ethanol pha chế đượ c có hoạt tính khử khuẩn trên cả Vibrio sp

và  E. coli vớ i hệ số  pha loãng 10-6. Tuy nhiên trên Vibrio sp hoạt tính khử

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 46: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 46/69

31

khuẩn của dung dịch pha chế tốt hơ n vì không còn khuẩn lạc trên đĩ a thạchcòn đối vớ i E. coli vẫn còn khuẩn lạc mọc trên đĩ a thạch.

Kết luận

Trong cùng hệ số  pha loãng vi khuẩn, vi khuẩn  E. coli khó diệt hơ n

Vibrio sp, vẫn có khuẩn lạc mọc trên đĩ a thạch sau khi cho vi khuẩn tiế p xúcvớ i dung dịch pha chế (đối vớ i dung dịch khử khuẩn ethanol).

 Như vậy, chọn E. coli  để thử hoạt tính trong các thí nghiệm tiế p theo vì

có ý ngh ĩ a đối vớ i luận văn hơ n. Tiế p tục thực hiện thêm một số thí nghiệm để

tìm ra hệ số pha loãng vi khuẩn thích hợ  p cho các khảo sát tiế p theo.

4.2 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞ NG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ  KHUẨN CỦA DUNG DỊCHHYDROGEN PEROXIDE

 

Hình 4.6 Đĩ a thạch E. coli vớ i hệ số pha loãng, A: 10-2, B: 10-1

Hệ số pha loãng 10-1 dùng trong các thử nghiệm khảo sát thờ i gian, 10-2

dung trong các thử nghiệm còn lại.

4.2.1 Ảnh hưở ng của nồng độ hydrogen peroxide

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn E. coli. Cố

định các thành phần khác, nồng độ dung dịch hydrogen peroxide trong cácdung dịch pha chế lần lượ t là 5%, 6%, 7%, 8%. Thí nghiệm đượ c tiến hành

trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩ a thạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát

k ết quả và chụ p hình, thu đượ c k ết quả như sau:

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 47: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 47/69

32

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung dịch hydrogen peroxide 5%

Hình 4.7 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 5%

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung dịch hydrogen peroxide 6%

Hình 4.8 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 6%

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 48: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 48/69

33

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung dịch hydrogen peroxide 7%

Hình 4.9 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 7%

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung dịch hydrogen peroxide 8%

Hình 4.10 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide 8%

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 49: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 49/69

34

Nhận xét

Dung dịch đượ c pha chế ở  các nồng độ hydrogen peroxide khác nhau

nhằm khảo sát ảnh hưở ng của nồng độ hydrogen peroxide đến hoạt tính khửkhuẩn của dung dịch.

K ết quả cho thấy khả năng diệt E. coli của dung dịch tăng theo nồng độdung dịch hydrogen hydroxide từ 5-8%. Ở nồng độ 8%, hydrogen peroxide

tuy là tác nhân oxy hóa mạnh nhưng gây ăn mòn dụng cụ.[15]  Nồng độ dung

dịch hydrogen hydroxide từ khoảng 3-7% không gây ăn mòn dụng cụ. Do đó,

trong công thức có thêm các muối phosphate của kim loại kiềm vừa làm bền

dung dịch vừa ức chế sự ăn mòn dụng cụ. Trong một nghiên cứu, nồng độ

hydrogen peroxide 6% (không k ể dung dịch hydrogen peroxide nồng độ 7,5%)

hiểu quả hơ n chất khử khuẩn mức độ cao glutaraldehyde.[5]

 Như vậy, theo thí nghiệm khảo sát trên chọn nồng độ hydrogen peroxide

tối ưu cho hoạt tính khử khuẩn của dung dịch là 8%.

4.2.2 Ảnh hưở ng của pH

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn  E. coli. Cố

định nồng độ dung dịch hydrogen peroxide và các thành phần khác cũng

không đổi. Thí nghiệm đượ c tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩ athạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát k ết quả và chụ p hình, thu đượ c k ết quảnhư sau:

Thử nghiệm vớ i pH = 2

Hình 4.11 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có pH = 2

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 50: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 50/69

35

Thử nghiệm vớ i pH = 6,5

Hình 4.12 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có pH = 6,5

Thử nghiệm vớ i pH = 8

Hình 4.13 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide có pH = 8

Nhận xét

Dung dịch đượ c pha chế ở các pH khác nhau nhằm khảo sát ảnh hưở ngcủa pH đến hoạt tính khử khuẩn của dung dịch.

K ết quả cho thấy hoạt tính khử khuẩn của dung dịch tốt hơ n khi ở  pHthấ p, như trong Hình 4.11 không còn khuẩn lạc mọc trên đĩ a thạch. Hoạt tính

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 51: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 51/69

36

khử khuẩn của dung dịch giảm dần theo pH từ 2-8, pH thấ p giúp làm bền dungdịch hydrogen peroxyde hơ n. Trong dung dịch hydrogen peroxide 7,5%

thườ ng đượ c thêm 0,85% phosphoric acid để duy trì pH thấ p.[5] Tuy nhiên,

nếu dung dịch dùng để khử khuẩn kính sát tròng thì pH chỉ nên từ 5,5-8,0 để

tránh gây kích ứng mắt, nếu không may chất khử khuẩn còn sót lại.[16]

 Như vậy, trong thí nghiệm khảo sát này pH tối ưu cho hoạt tính khử

khuẩn của dung dịch là 2.

4.2.3 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn  E. coli. Cốđịnh nồng độ dung dịch hydrogen peroxide là 8%, pH là 2 và các thành phần

khác cũng không đổi. Thí nghiệm đượ c tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh

học. Để đĩ a thạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát k ết quả và chụ p hình, thu

đượ c k ết quả như sau :

Thử nghiệm vớ i thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn là 5 phút

Hình 4.14 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide là 5 phút

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 52: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 52/69

37

Thử nghiệm vớ i thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn là 10 phút

Hình 4.15 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide là 10 phút

Thử nghiệm vớ i thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn là 15 phút

Hình 4.16 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide là 15 phút

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 53: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 53/69

38

Thử nghiệm vớ i thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn là 25 phút

Hình 4.17 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide là 25 phút

Nhận xét

Dung dịch đượ c thử hoạt tính ở  các thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn khác

nhau nhằm tìm ra thờ i gian tối thiểu có hiệu quả diệt vi khuẩn nhất của dung

dịch khử khuẩn.

K ết quả cho thấy (vớ i vi khuẩn E. coli cùng hệ số  pha loãng vi khuẩn

10-1), thờ i gian tối thiểu để dung dịch diệt hết vi khuẩn là 10 phút. Như Hình

4.14, ở thờ i gian tiế p xúc 5 phút số khuẩn lạc bắt đầu giảm nhanh; từ mức thờ igian tiế p xúc 10 phút đến 25 phút không còn thấy khuẩn lạc mọc trên đĩ a thạch

(Hình 4.15, Hình 4.16 và Hình 4.17). Theo một nghiên cứu, dung dịch

hydrogen peroxide chỉ ở  7% đượ c chứng minh là tiêu diệt bào tử (thờ i gian

tiế p xúc 6 giờ ), vi khuẩn (3 phút), nấm (5 phút), vius (5 phút) ở  thử nghiệm pha loãng 1:16.[5]

 Như vậy, theo khảo sát trên thờ i gian tối thiểu tiêu diệt hết vi khuẩn ở nồng độ trên của dung dịch khử khuẩn này là 10 phút.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 54: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 54/69

39

4.3 KẾT QUẢ CÁC THÍ NGHIỆM KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞ NG ĐẾN HOẠT TÍNH KHỬ  KHUẨN CỦA DUNG DỊCHETHANOL

 

Hình 4.18 Đĩ a thạch E. coli vớ i hệ số pha loãng, A: 10-6, B: 10-5

Hệ số pha loãng 10-5 dùng trong các thử nghiệm khảo sát thờ i gian, 10-6

dung trong các thử nghiệm còn lại.

4.3.1 Ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn  E. coli. Cố

định nồng độ các chất khác trong công thức, thay đổi loại chất diệt khuẩntrong các dung dịch pha chế lần lượ t là benzethonium chloride và phenol. Thí

nghiệm đượ c tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩ a thạch trong tủấm, 24 giờ sau quan sát k ết quả và chụ p hình, thu đượ c k ết quả như sau:

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 55: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 55/69

40

Thử nghiệm vớ i benzethonium chloride

Hình 4.19 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol chứa chất diệt khuẩn

 benzethonium chloride

Thử nghiệm vớ i phenol

Hình 4.20 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol chứa chất diệt khuẩn phenol

Nhận xét

Dung dịch đượ c pha chế vớ i các loại chất diệt khuẩn khác nhau nhằm

khảo sát ảnh hưở ng của loại chất diệt khuẩn đến hoạt tính khử khuẩn của dungdịch.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 56: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 56/69

Page 57: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 57/69

42

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung môi alcohol là 70%

Hình 4.22 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 70%

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung môi alcohol là 80%

Hình 4.23 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 80%

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 58: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 58/69

43

Thử nghiệm vớ i nồng độ dung môi alcohol là 95%

Hình 4.24 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol 95%

Nhận xét

Dung dịch đượ c pha chế ở các nồng độ ethanol khác nhau nhằm khảo sát

ảnh hưở ng của nồng độ ethanol đến hoạt tính khử khuẩn của dung dịch.

K ết quả cho thấy, hoạt tính khử khuẩn của dung dịch tăng theo nồng độ

ethanol từ 60-80% và giảm ở 95%. Do hoạt tính khử khuẩn của ethanol đượ c

nâng cao khi có mặt nướ c, đồng thờ i ở nồng độ 95% ethanol dễ bay hơ i hơ n

gây khó khăn cho quá trình bảo quản. Thông thườ ng, ethanol 70% là nồng độdiệt khuẩn hiệu quả nhất đối vớ i r ất nhiều vi khuẩn (Cryptococcus

neoformans, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis,…).[5] Tuy nhiên

ethanol vẫn là alcohol có hoạt tính khử khuẩn thấ p. Công thức khử khuẩn trên

thêm chất diệt khuẩn vào nhằm cải thiện hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch

 pha chế.

 Như vậy theo như khảo sát trên, chọn 80% là nồng độ ethanol tối ưu cho

dung dịch khử khuẩn này.

4.3.3 Ảnh hưở ng của loại chất làm mềmTiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn  E. coli. Cố

định nồng độ các chất khác trong công thức, thay đổi loại chất làm mềm trong

các dung dịch pha chế lần lượ t là glycerol và phosphoric acid. Thí nghiệm

đượ c tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh học. Để đĩ a thạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát k ết quả và chụ p hình, thu đượ c k ết quả như sau:

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 59: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 59/69

44

Thử nghiệm vớ i glycerol

Hình 4.25 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol có chứa glycerol

Thử nghiệm vớ i phosphoric acid

Hình 4.26 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol có chứa phosphoric acid

Nhận xét

Dung dịch đượ c pha chế vớ i các chất làm mềm khác nhau nhằm khảo sátảnh hưở ng của loại chất làm mềm đến hoạt tính khử khuẩn của dung dịch.

K ết quả cho thấy dung dịch có chất làm mềm là glycerol cho hoạt tính

khử khuẩn tốt hơ n. Chất làm mềm đượ c thêm vào không chỉ nâng cao hiệu

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 60: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 60/69

45

quả của tác nhân diệt khuẩn mà còn hạn chế làm hại da tay ngườ i tiế p xúc.Một số chất làm mềm như những diester của disbasic acid, triester của citric

acid, triester của phosphoric acid,… r ất tốt cho hoạt tính của tác nhân diệt

khuẩn.[16]

 Như vậy theo như  khảo sát, chọn glycerol là chất làm mềm tối ưu chodung dịch khử khuẩn này.

4.3.4 Ảnh hưở ng của thờ i gian tiếp xúc vi khuẩn

Tiến hành thử hoạt tính các dung dịch pha chế trên vi khuẩn  E. coli. Cố

định nồng độ ethanol là 80%, chất làm mềm là glycerol và các thành phần

khác cũng không đổi. Thí nghiệm đượ c tiến hành trong tủ cấy an toàn sinh

học. Để đĩ a thạch trong tủ ấm, 24 giờ sau quan sát k ết quả và chụ p hình, thu

đượ c k ết quả như sau:

Vớ i thờ i gian tiếp xúc là 5 phút

Hình 4.27 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 5 phút

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 61: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 61/69

46

Vớ i thờ i gian tiếp xúc là 10 phút

Hình 4.28 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 10 phút

Vớ i thờ i gian tiếp xúc là 15 phút

Hình 4.29 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 15 phút

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 62: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 62/69

47

Vớ i thờ i gian tiếp xúc là 25 phút

Hình 4.30 Đĩ a thạch E. coli có thờ i gian tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol là 25 phút

Nhận xét

Dung dịch đượ c thử hoạt tính ở  các thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn khác

nhau nhằm tìm ra thờ i gian tối thiểu có hiệu quả diệt vi khuẩn nhất của dung

dịch khử khuẩn.

K ết quả cho thấy (vớ i vi khuẩn E. coli cùng hệ số  pha loãng vi khuẩn

10-5), thờ i gian để dung dịch diệt hết vi khuẩn là 25 phút, số khuẩn lạc giảm

dần theo độ tăng thờ i gian tiế p xúc. Dung dịch ethanol cần thờ i gian tiế p xúclâu hơ n dung dịch hydrogen peroxide. Qua đây có thể thấy r ằng E. coli nhạy

cảm vớ i dung dịch hydrogen peroxide hơ n vớ i ethanol. Đối vớ i bề mặt bị ô

nhiễm ethanol cần khoảng 20 phút để khử khuẩn.[5]

 Như vậy, theo khảo sát trên thờ i gian tối thiểu tiêu diệt hầu hết vi khuẩn

của dung dịch khử khuẩn này là 25 phút.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 63: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 63/69

48

4.4 SO SÁNH MẪU PHA CHẾ ĐƯỢ C VỚ I CHẤT KHỬ  KHUẨNCHLORINE TRÊN THỊ TRƯỜ NG.

Vớ i dung dịch javen công nghiệp

Hình 4.31 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch javen công nghiệ p

Vớ i dung dịch khử khuẩn tối ư u của hydrogen peroxide

Hình 4.32 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch hydrogen peroxide tối ưu

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 64: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 64/69

49

Vớ i dung dịch khử khuẩn tối ư u của ethanol

Hình 4.33 Đĩ a thạch E. coli tiế p xúc vớ i dung dịch ethanol tối ưu

Nhận xét

K ết quả trên cho thấy, dung dịch ethanol tối ưu có khả năng khử khuẩn

yếu hơ n dung dịch javen công nghiệ p, nhưng dung dịch hydrogen peroxide lại

có hoạt tính tốt hơ n (đối vớ i E. coli).

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 65: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 65/69

50

CHƯƠ NG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Sau một học k ỳ thực hiện, luận văn đã hoàn thành theo các mục tiêu đặt

ra ban đầu vớ i những k ết quả như sau:

Pha chế thử nghiệm đượ c dung dịch khử khuẩn dụng cụ y tế vớ i hoạtchất là hydrogen peroxide và ethanol, đồng thờ i và khảo sát một số yếu tố ảnh

hưở ng đến khả năng diệt khuẩn của dung dịch pha chế đượ c. K ết quả cho thấyđiều kiện tối ưu cho hoạt tính của các dung dịch pha chế (thử trên vi khuẩn E.

coli);  đối vớ i dung dịch khử khuẩn hydrogen peroxide: nồng độ hydrogen

 peroxide là 8%, pH = 2, thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn tối thiểu là 10 phút; đối

vớ i dung dịch khử khuẩn ethanol: ethanol vớ i nồng độ 80%, chất diệt khuẩn là

 benzethonium chloride, glycerol là chất làm mềm, thờ i gian tiế p xúc vi khuẩn

tối thiểu là 25 phút.

So sánh các dung dịch pha chế đượ c vớ i sản phẩm có trên thị tr ườ ng. K ết

quả cho thấy, dung dịch khử khuẩn hydrogen peroxide pha chế đượ c có hoạt

tính mạnh hơ n hẳn dung dịch khử khuẩn chlorine (javen) trên thị tr ườ ng.

KIẾN NGHỊ

Đối pha chế dung dịch

Do khả năng và thờ i gian có hạn, luận văn chỉ tiến hành pha chế dung

dịch khử khuẩn vớ i hoạt chất diệt khuẩn là hydrogen peroxide và ethanol. Vì

vậy, em đề nghị hướ ng nghiên cứu tiế p theo sẽ pha chế thêm các công thức vớ ihoạt chất khác như: glutaraldehyde, ortho-phthalaldehyde, các hợ  p chất

ammonium bậc bốn, peracetic acid,…

Khảo sát loại chất làm bền dung dịch và nồng độ của chúng, chất vô cơ ,

chất hữu cơ ,… ảnh hưở ng đến hoạt tính khử khuẩn của dung dịch pha chế.

Đối vớ i thử hoạt tính khử khuẩn

Tiến hành thử trên nhiều chủng vi khuẩn hơ n như: Staphylococcus

aureus, Streptococcus,…

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 66: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 66/69

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Bộ Y tế, 2012. H ướ ng d ẫ n khử  khuẩ n, tiệt khuẩ n d ụng cụ trong các cơ  sở  

khám chữ a bệnh. Cục quản lý khám chữa bệnh. Hà Nội.

(2) Ths. Hoàng Thị Ngọc Ngân, 2011. Khử  khuẩ n và tiệt khuẩ n d ụng cụ. S ở  Y t ế  Thành phố  H ồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. Trang 5-27

(3) Luật Khám chữa bệnh, 2010. Điều 62, Khoản 1, Điểm a quy định: Khử trùng các thiết bị y tế, môi tr ườ ng và xử lý chất thải tại cơ  sở  khám

 bệnh, chữa bệnh.

(4) William A.Rutala and David J.Weber, 2010. Guideline for Disinfection

and Sterilization of Prion-Contaminated Medical Instruments.

 Infection Control and Hospital Epidemiology. Vol. 31, No. 2.

(5) William A.Rutala, David J.Weber, 2008. Guideline for Disinfection and

Sterilization in Healthcare Facilities. The Healthcare InfectionControl Practices Advisory Committee. pp. 13-57.

(6) Mary McGoldrick, 2009. Cleaning and disinfecting patient care

equipment is an important infection prevention strategy for

 patients receiving care in the home. The National Association for

Home Care Hospice. pp. 2-5.

(7) Community and Population Health Division, 2012. Standards for

Cleaning, Disinfection and Sterilization of Reusable Medical

 Devices for Health Care Facilities and Settings. Infection and

Prevention Control. Alberta Health. pp. 19-21.(8) Kelly M. Pyrek, 2012.  Best Practices for High-Level Disinfection and

Sterilization of Endoscopes. Infection Control Today. pp. 23-26.

(9) http://www.husic.org.vn/vn_huong-dan/ks-nhiem-khuan/hoa-chat-khu-

khuan-sat-khuan-su-dung-trong-y-te-73-husic.aspx

(10) http://lavme.vn/San-pham/611_813/may-dem-khuan-lac-tu-dong.htm

(11) Gerald Reybrouck, 1998. The testing of disinfectants. Elsevier.

 International Biodeterioration and Biodegradation. pp. 629-672.

(12) Sridhar Rao P.N. Testing of disinfectants. Microbiology JJMMC,

Davanggere. pp. 2-6.(13) http://kiemtailieu.com/khoa-hoc-tu-nhien/tai-lieu/phuong-phap-dinh-lu

ong-dung-trong-xac-dinh-so-luong-vi-sinh-vat-gv-nguyen-van-h

anh/1.html

(14) Ths. Lê Xuân Phươ ng, 2011. Thí nghiệm vi sinh vật học, Đại học Lạc

Hồng. Đồng Nai. Trang 57-59.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 67: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 67/69

52

(15) OMIDBAKHSH, Navid Fairfax, 2011. Concentrated hydrogen peroxide

disinfecting solutions. European Patent Specification. No.

2,329,002.

(16) Fu-Pao Tsao, 1989. Stabilized hydrogen peroxide contact lens

disinfecting solution. United States Patent. No. 45,096.

(17) Klhara, Koji and Furuta, 1990. A disinfectant composition for medical

use. European Patent Application. No. 378,827.

(18) Robert, K. Spring Lake, 1992. Process for disinfection musculoskeletal

tissue and tissues prepared thereby. Eupropean PatentSpecification. No. 845,486.

(19) Ogunblyl, Lai Fairport, Smith, Francis X. Walworth and Rledhammer,

Thomas M. Toms River, 1986.  Improve disinfecting and

 preserving solution for contact lenses and methods of use. NewEuropean Patent Specification. No. 180,309.

(20) Richard F. Stockel, 1896. Disinfectant solution for contact lens. UnitedStates Patent. No. 729,560.

(21) John Y. Masonn, 1989. Aqueous foam disinfectant containing chlorine

dioxide and preparation and use th1ereof . United States Patent.

 No. 166,474.

(22) Joseph William Gerard Malone, 1998. Tow pack peracid disinfection

 system, method of preparation of disinfectant composition

therefrom, and use thereof in disinfecting a surface. United States

Patent. No. 481,323.

(23) H.J. Hoben and P. Somasegaran, 1982. Comparison of the Pour, Spread,

and Drop Plate Methods for Enumeration of Rhizobium spp. in

 Inoculants Made from Presterilized Peat . Applied and

Environmental Microbiology. pp. 1246-1247.

(24) The Society of Gastroenterology Nurses and Associate, 1998. Guideline

 for the Use of High-Level Disinfectants and Sterilants for

 Reprocessing of Flexible Gastrointestinal Endoscopes. Inc.

Practice Committee.

(25) Bruce Gamage, 2003. Selection and Use of Disinfectant. Infection

Control Consultant Laboratory Services.(26) Gilbert Buchalter, 1976. Stable dialdehyde-containing disinfectant

compositions and methods. United States Patent. No. 559,513.

(27) Richard F. Stockel, 1985.  Anti-microbial composition and associated

methods for preparing the same and for the disinfecting of

various objects. United States Patent. No. 471,011.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 68: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 68/69

53

(28) Andrew S. Lee, 1990. Skin moisturizing/conditioning antimicrobial

alcoholic gels. United States Patent. No. 372,723.

(29) Claudio L. K. Lins, 1992.  High alcohol content aerosol antimicrobial

mousse. United States Patent. No. 676,917.

(30) John H. White, 1994. Alcohol-based antimicrobial composition. United

States Patent. No. 676,412.

W.DAYKEMQUYNHON.UCOZ.COM WWW.FACEBOOK.COM/DAYKEM.QUY

WWW.BOIDUONGHOAHOCQUYNHON.BLOGSPOng góp PDF bở i GV. Nguy ễ n Thanh Tú 

Page 69: Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

8/19/2019 Bước đầu pha chế thử nghiệm dung dịch khử khuẩn các dụng cụ y tế

http://slidepdf.com/reader/full/buoc-dau-pha-che-thu-nghiem-dung-dich-khu-khuan-cac-dung 69/69