bvtv - c7.sâu hại rau

31
MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĂN RAU Người thực hiện: Phạm Thị Anh Thơ Trần Thị Thơm

Upload: sinhky-hanam

Post on 20-Jun-2015

362 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: BVTV - C7.Sâu hại rau

MỘT SỐ SÂU HẠI CÂY TRỒNG CHỦ YẾU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

SÂU ĂN RAU

Người thực hiện:

Phạm Thị Anh Thơ

Trần Thị Thơm

Page 2: BVTV - C7.Sâu hại rau

1. Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus)• Họ: Ngài rau ( plutellidae)• Bộ: Cánh vảy ( lepidoptera)

Ở các vùng khác nhau có tên gọi khác: sâu đu, sâu dù, sâu kén mỏng

• Gây hại cho cây họ cải, đặc biệt là bắp cải, su hào, súp lơ và 1 số cây họ Cà ( khoai tây, cà chua…)

Page 3: BVTV - C7.Sâu hại rau

1.1 Đặc điểm hình thái• Trưởng thành: bướm nhỏ, dài 6-7mm, sải cánh

rộng 12-15mm, màu nâu xám. Từ chân cánh tới góc sau có dải màu nhạt hơn hình nhấp nhô. Khi đậu cánh xếp xiên hình mái nhà, cuối đốt cánh hơi cao, mép ngoài có lông dài

• Trứng: hình bầu dục màu vàng nhạt dài 4-5mm

Page 4: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Sâu non: màu xanh nhạt, dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ, mép ngoài phần gốc chân bụng có 1 u lông hình tròn có 3 lông nhỏ. Trên lưng ngực trước có những chấm xếp hình chữ U

• Nhộng: màu vàng nhạt dài 5-6mm, mắt rất rõ, được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp

Page 5: BVTV - C7.Sâu hại rau

1.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại

• Bướm sâu tơ ít hoạt động vào ban ngày ẩn trong ruộng rau, chiều tối bay ra giao phối và đẻ trứng

• Ngài hoạt động mạnh vào chiều tối đến nửa đêm. Sau vũ hóa thì giao phối ngay, sau 1-2 ngày thì đẻ, đẻ 10-400 quả/con

• Trứng phân tán hoặc tập trung thành từng ổ 10-50 quả ở mặt dưới lá, 2 bên gân lá hay chỗ lõm trên lá

Page 6: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Sâu non mới nở đục lỗ nhỏ ở lá chui đầu vào ăn nhu mô lá để chừa lại biểu bì. Sâu 2 tuổi trở đi gặm thủng lá, thường tập trung ở mặt dưới lá, thích ăn lá non, bánh tẻ. Sâu 4 tuổi nhả tơ kết kén ngay trên lá

• Sâu phát sinh mạnh, tốc độ gây hại nhanh( 2-3 ngày)

• Khả năng chịu đựng dao động nhiệt cao( 10-40 C). Trưởng thành có thể chịu nhiệt độ dưới 0C trong 2-3 tháng, có thể di chuyển xa hàng nghìn km)

Page 7: BVTV - C7.Sâu hại rau

1.3 Biện pháp phòng trừ

• Biện pháp sinh học: bảo tồn và lợi dụng các sinh vật có ích trên ruộng đặc biệt là các loại kí sinh sâu tơ: kí sinh sâu non (ong apanteles aciculatus) kí sinh trứng (brasilensis) và 1 số thiên địch ăn thịt : nhện, kiến ba khoang hay VSV gây bệnh như nấm Erynia blunchii, Erinia..

• Sử dụng thuốc vi sinh:

BT (Bacillus thuringiensis)

Page 8: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Biện pháp canh tác: luân canh, xen canh rau họ Cải với rau khác như hành, tỏi, cà…

Chọn giống kháng sâu tơ đưa vào sản xuất• Biện pháp hóa học: phun thuốc trên diện hẹp

trong vườn ươm trước khi gieo trồng. Dùng thuốc hóa học khi thật cần thiết và dùng xen kẽ các thuốc để tránh nhờn thuốc

Page 9: BVTV - C7.Sâu hại rau

2. Rệp hại rau (rệp muội)

• Có 3 loài chính: rệp Brevicoryne brassicae, rệp

Myzus persicae và rệp Rhopalosiphum

pseudobrasscae

• Gây hại chủ yếu trên loại râu họ Hoa thập tự

Page 10: BVTV - C7.Sâu hại rau

2.1 Đặc điểm hình thái

• Mỗi loài có màu sắc khác nhau: hồng đào, xanh phớt hồng, xanh xám…

• Có 2 loại rệp: rệp có cánh và rệp không có cánh• Chiều dài trưởng thành từ 1,4-2,2 mm

Page 11: BVTV - C7.Sâu hại rau

2.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại

a) Đặc điểm sinh vật• Rệp đẻ con nhưng khi điều kiện thời tiết không

thuận lợi thì rệp đẻ trứng• Điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì rệp không

cánh chuyển sang dạng có cánh• Rệp non và rệp trưởng thành đều phàm ăn, chúng

dùng vòi hút dịch cây làm cây còi cọc, thậm chí chết héo

Page 12: BVTV - C7.Sâu hại rau

b) Quy luật phát sinh gây hại

• Vòng đời dài ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: 17,5 ngày khi nhiệt độ là 9C, khi 28C thì vòng đời là 5 ngày

• Rệp đẻ trung bình 50-85 con, mỗi năm 20-30 lứa• Thường xuất hiện từ đầu xuân, tăng nhanh về số

lượng, đến hè giảm dần. Sang thu số lượng lại tăng và đến đông lại giảm

Page 13: BVTV - C7.Sâu hại rau

2.3 Biện pháp phòng trừ

• Trồng rau với mật độ thích hợp• Làm vệ sinh vườn cây, dọn sạch cỏ dại, rau của vụ

trước trước khi trồng vụ mới• Tưới nước vừa đủ, đúng lúc tùy từng loại rau nhất

là vào ngày nắng nóng, hanh khô• Sử dụng thuốc: Trebon, Actara..• Dùng thiên địch:bọ rùa, ong, nấm…

Page 14: BVTV - C7.Sâu hại rau

3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata Fabr)

• Họ Ánh kim (Chrysomelidae)

• Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

Page 15: BVTV - C7.Sâu hại rau

3.1 Phân bố và cây chủ

• Là loài sâu hại trên rau họ Hoa thập tự ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới

3.2 Triệu chứng và mức độ gây hại

•Sâu trưởng thành ăn lá tạo thành lỗ, thậm chí còn ăm cả gân lá làm lá xơ xác.Sâu non ăn rễ và củ hoặc dễ gây bệnh thối gốc, thối củDo số lượng sâu non nhiều nên gây ra tác động nghiêm trọng, phá hủy vườn ra, thối củ, thối rễ

Page 16: BVTV - C7.Sâu hại rau

3.3 Hình thái• Con trưởng thành: dài 1-2,4mm hình bầu dục, thân

đen bóng. Trên cánh có 8 chấm lõm dọc cánh và 2 vân sọc hình vỏ lạc màu trắng. Đốt đùi sau to khỏe . Con cái to hơn con đực

• Trứng hình bầu dục, dài 3mm màu vàng sữa• Sâu non dài 4mm, hình ống tròn, màu vàng nhạt, có

3 đôi chân sau rất dài, đốt cuối cùng có 2 gai lồi

Page 17: BVTV - C7.Sâu hại rau

3.4 Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây bệnh

a) Tập quán sinh sống• Bọ trưởng thành nhảy xa và bay khỏe, thường

phá vào sáng sớm và chiều mát. Ít hoạt động vào trời mưa và buổi trưa, trú nơi râm mát, mặt dưới lá gần đất

• Có xu tính với ánh sáng cực tím. Đẻ trứng trong đất cách rễ chính khoảng 3cm hoặc trên thân cây gần sát mặt đất, đẻ 25-200 trứng

Page 18: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Thời gian từ vũ hóa đến khi đẻ trứng từ 15-79

ngày, đẻ trứng khoảng 30-45 ngày.

• Ở nhiệt độ 26C, độ ẩm 80%, trứng phát dục

4-8 ngày. Sâu non ăn rễ cây, sâu 3 có tuổi. Khi

đẫy sức, sâu làm nhộng trong đất ở độ sâu 3-

7cm

Page 19: BVTV - C7.Sâu hại rau

b) Quy luật phát sinh• Từ 10C-34C sâu bắt đầu phá hại. Trên 34c

sâu ít hoạt động và tìm nơi ẩn nấp. Trứng phát triển ở 25-26C, khởi điểm phát dục của trứng 12C, nhộng là 11C

• Độ ẩm thích hợp là 80%. Độ ẩm dưới 80% hoặc mưa nhiều đều ảnh hưởng tới số lượng trứng, tỉ lệ trứng nở và số lượng sâu sống

• Phá nhiều vào tháng 9-tháng 4 trên rau vụ đông, nặng nhất là tháng 2-3, từ tháng 4-9 phát triển trên cây họ Hoa thập tự và cây khác

Page 20: BVTV - C7.Sâu hại rau

3.5 Biện pháp phòng trừ

• Dùng thuốc lân hữu cơ

• Có các biện pháp canh tác tốt: luân canh cây

họ Hoa thập tự với cây họ khác, vệ sinh đồng

ruộng, diệt cây hại họ Hoa thập tự

Page 21: BVTV - C7.Sâu hại rau

4. Sâu đục quả đậu rauLà sâu thuộc họ Ngài sáng (Maruca testulalis), bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Ở nước ta, loài này xuất hiện quanh năm, gây hại chủ yếu là cây họ Đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu đỏ..)

Thiệt hại khoảng 10-15% thậm chí 40%

Page 22: BVTV - C7.Sâu hại rau

4.1 Đặc điểm hình thái

• Trưởng thành: thân vàng xám, dài 10-13mm, cánh trước hẹp, dài, sải cánh 25-26mm, giữa cánh có khoảng giữa trong suốt, không vảy. Cánh sau không phủ vảy gần như trong suốt

• Trứng: hình bầu dục, màu trắng ngà

Page 23: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Sâu non:màu trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu, các đốt giữa phình rộng hơn 2 đầu, đẫy sức dài 17mm

• Nhộng:màu xanh nhạt, sau chuyển nâu vàng, phía đầu hơi lớn, thon dần về phía sau, được bao trong kén mỏng

Page 24: BVTV - C7.Sâu hại rau

4.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại

a. Đặc điểm sinh vật• Thường đậu dưới lá cây• Đẻ trứng rải rác 1-3 quả trên hoa, quả, lá đậu• Sau 1-3 ngày trứng nở thành sâu non. Mỗi

quả thường có 1-3 sâu non• Khi đẫy sức sâu hóa nhộng trong các lá khô

ở gốc hay trên cây

Page 25: BVTV - C7.Sâu hại rau

b. Quy luật gây hại• Gây hại quanh năm, đặc biệt từ tháng 11-

tháng 3 năm sau và tháng 5,6 ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam

• Sâu non ăn quả non, thải phân làm thối, rụng quả, giảm chất lượng, thẩm mĩ của quả

Page 26: BVTV - C7.Sâu hại rau

4.3 Biện pháp phòng trừ

• Thực hiện luân canh, xen canh• Vệ sinh đồng ruộng• Thu hoạch đúng lúc• Dùng thuốc hóa học khi sâu chưa đục vào quả,

dùng thuốc phân hủy nhanh

Page 27: BVTV - C7.Sâu hại rau

5. Sâu khoang (Spodoptera litura)

Thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Là loài ăn tạp, gây hại chủ yếu trên rau họ Cải, Đậu, Đỗ…

Page 28: BVTV - C7.Sâu hại rau

5.1 Đặc điểm hình thái• Trưởng thành: thân dài 16-21mm, cánh rộng

37-42mm màu nâu vàng, có nhiều vân trắng, vàng. Cánh sau trắng xám, phản quang màu tím

• Trứng: hình bán cầu, đường kính 0,4-0,5mm, bề mặt nhiều khía dọc ngang tạo ô nhỏ. Trứng có màu trắng vàng, sau đậm dần, gần nở màu vàng tro

Page 29: BVTV - C7.Sâu hại rau

• Sâu non: hình ống, mới nở màu xanh sáng, dài 1mm, đầu to, sau đậm dần chuyển sang màu xám tro đến nâu đen. Thân có 1 vạch màu vàng sáng. Đốt thứ nhất có 2 vạch màu đen, lớn lên chúng gần như giao nhau tạo thành khoang

• Nhộng: dài 18-20mm hình ống, màu nâu đỏ, cuối bụng có đôi gai ngắn

Page 30: BVTV - C7.Sâu hại rau

5.2 Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại

• Vũ hóa lúc chiều tối, hoạt động mạnh từ tối đến nửa đêm

• Xu tính với các chất vị chua ngọt và ánh sáng• Tứng đẻ thành ổ hình bầu dục dẹt, phủ lông nâu

vàng. Trung bình 300 trứng/con trong 5-7 ngày, thời gian ủ 4-7 ngày, tối đa đẻ 1000 quả

• Sâu mới nở gặm vỏ trứng, sống tập trung. 1-2 tuổi gặm biểu bì dưới và thịt lá. 2 tuổi phân tán, gặm nhiều lá hơn.4 tuổi trở đi ăn trụi cây, cành, quả. Sâu 5-6 tuổi bắt đầu hóa nhộng chui xuống đất làm thành khoang

Page 31: BVTV - C7.Sâu hại rau

5.3 Biện pháp phòng trừ

• Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây đem đót hoặc ủ làm phân

• Làm đất kĩ, rải thuốc trừ sâu vào đất hoặc ngâm ngập nước 2-3 ngày

• Thường xuyên kiểm tra đồng để thu bắt trứng, sâu non mới nở

• Dùng bả chua ngọt• Dùng thuốc trừ sâu chuyên dụng với sâu non