Đặc san trà vinh nhâm thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc san trà vinh nhâm thìn –...

20
Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1

Upload: others

Post on 17-Feb-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1

Page 2: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 2

Page 3: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 3

Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2012-2016

Hội Đồng Điều Hành Hội Trưởng. : Ông Văn Tường Phó H T Ngoại Vụ : Ông Nguyễn Văn Thành

: Ông Từ Phinh One Phó H T Nội Vụ : Ông Nguyễn Văn Vui,

: Ông Thạch Bông Tổng Thư Ký : Ô. Dương Việt Văn Phó Tổng Thư Ký : Ô. Nguyễn Văn Nhựt Thủ Quỷ : Ô. Võ Văn Diệu. Trưởng Ban Liên Lạc : Ô. Ngô Thiết Hùng Trưởng Ban Xã Hội : Ô. Hà Phi Hùng Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi T. Hải Đường. Trưởng Ban Thể Thao : Ô. Nguyễn Cao Thượng Trưởng Ban Tài Chánh : Ô. Trương Bạc Xuổl. Trưởng Ban Giáo dục : Ô. Nguyễn Văn Vui Trưởng Ban Y-Tế : Ô. Kiều Trương, Trưởng Ban Trật Tự : Ô. Hà Kim Danh Hỏa đầu Vụ : Ô. Thạch Tạo. Trưởng Ban Văn Nghệ : Ô. Tạ Thành Tiến

: Ô. Trần Sinh Trưởng Ban Báo Chí : Ông Võ Trung Tín Ban Quảng Cáo : Ô. Trương Bạc Xoủl : Ô. Ngô Văn Thành : Kiên Phi Bằng Web Master : Ông Ngô Đế

: Dương Việt Văn

Hội Đồng Cố Vấn :

Các Cụ Trần Xiều, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Ánh Nhựt,Võ Trung Tín, Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên,

Huỳnh Văn Lang. Các Anh Trần Hửu Quang, Huỳnh Kim Tiến, Trịnh Hảo Tâm, Chị Trần Thị Phụng

Hội Đồng Sáng Lập :

Cụ Trần Xiều, Các Anh Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành,

Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín.

Đại Diện Các Nơi :

Phần Lan : Ông TRẦN MINH CẢNH Hòa Lan : Chị THÁI KIM NGUYỆT Australia : Ông TRẦN ANH KIỆT Norway : Ông PHẠM QUANG TRỨ Germany : Ông HÀ PHƯỚC THẢO Canada : Ông HUỲNH CÔNG ÂN San Diego : Ông TRẦN TRỌNG LÀNH Los Angeles : Ông NGÔ VĂN THÀNH Florida : Ông TRƯƠNG DƯỜNG Indoo : Ông HỒ VĂN PHONG Texas : Ông KIM HỮU PHƯƠNG Michigan : Chị LÊ THỊ DUNG Kansas : Ông HỒ VĂN MỪNG Georgia : Ông ĐOÀN LÝ ĐÁNG

: Ông LÊ NGỌC ĐIỆP, Oregan : Ông LÝ TUẤN HIỀN Ohio : Ông HUỲNH NGỌC CÔN Connecticut : Ông HUỲNH THÀNH BÁ. Missouri : Ông HỒ VĂN ẨN Newyork : Ông TIÊU NHƠN LẠC. Utah : Ông NGUYỄN V. XUÂN CẢNH.

Page 4: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4

BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012

XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH THẬT TRI ÂN Quý Học Giả, Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh

SOÁ 12 - Xuân NHÂM THÌN - 2012 Quý Đọc Giả viết thư, điện thoại góp ý kiến và khuyến khích chúng tôi,

Quý Mạnh Thường Quân, Doanh Gia, Thân Chủ , đã và đang ủng hộ Đặc San Trà Vinh

Nhờ sự yểm trợ quý báu của tất cả quý vị trên, chúng tôi mới có đủ phương tiện và giữ vững tinh thần

để hình thành các quyển Đặc San nầy

Đặc san Trà-Vinh số 12 được phát hành tại California trong dịp mừng

Xuân Nhâm Thìn do Hội Ái Hữu Trà-Vinh chủ trương với các tiêu chuẩn như sau:

* Đặc san Trà-Vinh chỉ lưu hành trong Hội Ái Hửu Trà-Vinh và không bán ra ngoài.

* Các tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài viết của mình.

* Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không gởi trả lại bản thảo.

* Các bài gởi đăng xin dùng Font Unicode hoặc VNI và gởi về email: [email protected]

* Mỗi tác giả sẽ được chọn đăng hai bài trong mỗi số báo. ngoài ra sẽ dành cho các số tới.

* Tòa soạn sẽ dành ưu tiên cho quý đồng hương mới đến với Hội lần đầu.

* Những bài gởỉ cho Đặc San Trà-Vinh xin đừng gởi các nơi khác đăng trước.

* Tòa soạn dành quyền từ chối những bài vở ngoài chủ trương và đường lối của Hội cũng như văn hoá nước nhà.

* Nếu muốn trích đăng một đoạn hay toàn bài xin liên lạc với tác giả hay tòa soạn và xin đề trích từ Đặc San Trà- Vinh

Page 5: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 5

Đặc San Trà Vinh Năm Nhâm Thìn 2012

TT Đề tựa Tác Giả Trang

1 Chúc Tết Hội AHTV 2

2 Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Trà Vinh 2012- 2014 Hội AHTV 3

3 Điều lệ của Đặc San Ai Hữu Trà Vinh Ban Báo Chí 4

4 Mục lục BBC 5

5 Lá Thư Đầu Năm Văn Tường 7

6 SớTáo Quân Trà Vinh Táo Trà Vinh 8

7 Năm Thìn nói chuyện Rồng Lucky Nguyễn 9

8 Trà Vinh Hội Ngộ ngày Xuân Tân Mão 2011 Nguyễn Văn Nhựt 13

9 Vương Quốc Chămpa Vĩnh Trường 16

10 Một bí ẩn của tâm linh Nguyên Nhung 28

11 Trùng Trùng Duyên Khởi Chiêu Anh 31

12 Hồn Tử Sĩ Tìm Về (Nhạc) Nguyễn Hữu Tần 34

13 Má Tôi Huệ Tường 35

14 Chợ Tết Trà Vinh (Thơ) KimChung Hoàng Vũ 38

15 Nhúm tóc còn lại của Má Huynh Tâm Hoài 39

16 Hương Nhớ (Thơ ) Huỳnh Tâm Hoài 42

17 Người hàng xóm Mỹ Võ Vĩnh Kim 43

18 Nếu tôi chết ... ( Thơ ) Hoàng Vũ 47

19 Gió Thu ( Thơ ) Trần Thế Phong 47

20 An Nam Lý Học hữu Trình Tuyền Vĩnh Thuận 48

21 Trại Hè Bến Đáy năm 1943 Nguyễn Minh Cần 60

22 Nỗi đoạn trường Lâm Thanh 63

23 Gạch Nối Lâm Thanh 66

24 Người Cứới vợ ma Phạm Phong Dinh 67

25 Tùy bút Mẹ Ơi Diệp Hồng Phương 74

26 Hồi Chuông Trừ Tịch Tường Lam 82

27 Bản Tin Hè 2011 BBC 90

Page 6: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 6

28 Tử Tế Thanh Nguyễn 99

29 Vui Xuân Trà Vinh – Trà Vinh Ngày Nào ( Thơ ) Dạ Lan 101

30 Ấp Mã Tiền Thái Lai 102

31 Sầu Đông Sầu Đâu ? Hai Quẹo 105

32 Trồng Cây Nguyễn Văn Nhựt 108

33 Mùa Mai Nở Chiêu Anh 112

34 Về Thăm Trà Vinh (thơ)) Song Huệ 115

35 Có Ai Về Trà Vinh Kim Chung Hoàng Vũ 115

36 Bảo Lụt Năm Thìn 1952 tại Trà Vinh Lucky Nguyễn 116

37 Saigòn nỗi nhớ Lê Tú Anh 119

38 Tình Ca trong mưa trên phím đàn tôi Trần Sinh 119

39 Con Rồng trong Văn Hóa Văn Chương Tiền Lạc Quan 120

40 Tự Sát Anh Ba Phước Hưng 125

41 Trở lại Trà Vinh Tiền Vĩnh Lạc 133

42 Chiếc Lá Vàng rơi BCD 136

43 Lời Nhắn của người Cha già (Thơ ) Huỳnh Văn Luận 139

44 Thư Đồng Hương BBC 140

45 Sinh hoạt của Đồng Hương Trà Vinh Vùng Vịnh Từ Văn Thọ 143

46 Công Cuộc giải thê chế độ độc tài CSVN Huỳnh Văn Lang 148

47 Rau Sam, Cỏ dại hay vị thuốc Trần Anh Kiệt 155

48 Như Hoa Lục Bình (Thơ) Tường Lam 156

49 Cậu Tôi Huỳnh Công Ân 157

50 Sầu Đông, Nặng Tình Quê (Thơ) Chu Tiểu Trà 158

51 Quy Cố Hương Từ Văn Thọ 159

52 Tiếng Gọi Hồn Quê (Thơ) Trần Thế Phong 173

53 Oan thác, Hồn nhớ đất phương Nam Phú Vinh 174

54 Nhớ về Đoàn Văn Xường Đoàn Lý Đáng 177

55 Tường Trình Tài Chánh năm 2011 BBC 179

56 Đồng Hương Trà Vinh Qui Tiên Năm 2011 Thủ Quỷ 181

57 Danh Sách Đồng Hương Trà Vinh Năm 2012 TTK 184

58 Trang Quảng Cáo BBC 191

59 Ban Biên Tập 202

Tòa soạn: 9242 Bolsa # B Westminster CA 92683 Tel: 714-856-9202

Trang Web: aihuutravinh.com or Travinhhaingoai.com Email: [email protected]

Page 7: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 7

Kính thưa quý đồng hương và quý thân hữu

Cali, trời bắt đầu lành lạnh báo hiệu mùa Đông sắp đến và ông già Noel lại về với trẻ con. Tết Dương lịch rồi Tết Âm lịch lần lượt theo luật tuần hoàn vũ trụ xoay vần sẽ ngự trị khắp trần gian. Vạn vật, từ người, vật, cỏ cây như bừng dậy sau một thời gian dài bon chen với cuộc sống. Bây giờ, tất cả như sẵn sang chuẩn bị chào đón Chúa Xuân.

Ban báo chí , với “Cụ” trưởng đoàn Võ Trung Tín đã bấm “Alarm” giựt dậy nhóm thợ viết nghiệp dư chúng tôi hơn tháng nay. Vậy mà cũng có nhiều người ừ ừ hử hử, trong đó có “thằng tôi”. Xin lỗi Cụ nhé. Bây giờ viết đây nè. Năm nay mình viết như học trò viết luận văn, nghĩa là có nhập đề, thân đề, kết luận đàng hoàng, vì rằng, báo Xuân nhà ta tới số nầy là thập nhị, không phải là thập nhị sứ quân, mà là đúng 12 con giáp rồi, tròn trịa 12 năm. Sao mà nhanh thế quý Cụ. Mới ngày nào, báo số 1, các thợ viết còn trẻ trung, nay thì vị nào, vị nấy, tóc đà muối tiêu hay là bạc trắng như Ngũ Tử Tư không bằng! Suy nghĩ chuyện đời nhiều quá, hay là nhuốm bạc của thời gian! Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi., nhếch nụ cười ngạo với thế gian. Cha chả, cảm hứng mần thơ con cóc, cả gan dám múa rìu qua mắt thợ “Tú Riệu” “Tiểu Trà” là chết đó nghen .Ồ, lảm nhảm, hơi lạc quẻ, thôi trở lại vấn đề mùa Xuân Con Rồng và báo Đặc San của nhà ta.

Thưa chư quý liệt vị đồng hương Trà Vinh thân mến, Trước hết là lời cảm tạ chân thành của Hội về sự nhiệt liệt ủng hộ và lời khen ngợi,

khích lệ của tất cả đồng hương xa gần về đứa con tinh thần nầy ngay từ số đầu cho mãi đến số hôm nay (số 11) và kính mong tấm thạnh tình nầy cũng được tiếp tục trong mai hậu. Còn chúng tôi cũng cố gắng sao cho đừng phụ lòng của quý đồng hương. Nhân vô thập toàn, chúng tôi có những sơ sót mà đọc giả chỉ vẽ, chúng tôi xin chân thành ghi nhận và cảm tạ, cũng như không quên dặn dò với nhau phải cẩn trọng hơn, hơn nữa… Thưa quý đọc giả,

Nội dung của đặc san là tiếng nói của Hội, trong đó hằng năm Hội trình bày các vấn đề chính yếu như sau: - Danh sách đồng hương đóng niên liễm, ủng hộ và tên của hội viên mới. –Tường trình hai sinh hoạt căn bản của Hội mùa Xuân và mùa Hè. - Bài viết có liên quan đến quê hương Trà Vinh. - Linh tinh: Tin vui, tin buồn trong năm. - Danh sách và số phône mới của đồng hương Trà Vinh.

Mỗi hội viên Trà Vinh đều có một số làm tin để liên lạc với Hội, do đó còn Hội Trà Vinh là còn Đặc San Trà Vinh… Thưa quý đồng hương cùng thân hữu,

Ngôn bất tận, nói sao cho hết đặng lời, nên chăng lá thư đầu Xuân xin tạm dừng nơi đây để dùng những lời cuối thư chúc mừng năm mới. Nhâm Thìn 2012 Hội Ái Hữu xin trân trọng kính chúc toàn thể đồng hương Trà Vinh và thân hữu mùa Xuân mới tấn tài, tấn lộc, tấn phát như Rồng bay Phượng múa, vạn sự hanh thông, muôn việc cát tường... Hội Trưởng Văn Tường

Page 8: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 8

Báo cáo của Táo Trà Vinh

Kính bẩm! Kính Bẩm! Thánh Hoàng vạn tuế Thần Táo Trà Vinh Mỗi năm Tết đến Tháng chạp Hăm Ba Từ phố Bolsa Dùng nhiều phương tiện Yết kiến Bệ Rồng Chiêmngưỡng Longnhan Thánh Hoàng trường thọ Sau là báo cáo Các việc trần gian Mà Thần biết được… Ôi thôi năm nầy Thiên tai lũ lụt Nặng nhứt Xứ Nhựt Động đất sóng Thần Tàn phá kinh khủng Nhà tan người chết Thật là thê thãm Quả báo gì đây Thât là tội nghiệp Thánh hoàng ơi hởi Là Thánh Hoàng ơi Sao mà nghiệt ngã Cho thần dân thế!!! Còn bên Thái Lan Nước lụt dâng tràn Đền đài cung miếu Thủ đô Băng Cốc Cho đến nhà dân Đâu đâu cũng nước Vật chết, người chết Trong nhiều tháng nay Vẫn đang tiếp diễn. Còn về chính trị Cách mạng Hoa Lài Ở bên trời Phi Các nước đứng lên Lật đổ độc tài Xây nền dân chủ Phong trào khởi rộ Thắng lợi vẻ vang

Nước Việt thở than Không biết chừng nào Mình giống người ta ! Còn về Mỹ quốc Kinh tế bệnh đau Mấy năm ròng rã Bán buốn rất ế! Thị trường xuống dốc Nhà cửa rẻ rề Tiền bạc kiếm khó Thất nghiệp còn đó Tỉ số phần trăm Tăng lên chút xíu Obama cười mếu Lo cho số phận Nhiệm kỳ sắp tới Khó mà tiếp tục. Mặc dù đã dứt Khủng bố Bin Ladin Tại xứ Pakistan Va còn giải phóng Đất nước Libya Giết chết Qadafi Độc tài thứ thiệt Trái đất năm nầy Quá nhiều bất ổn Động đất nhiều nơi Turkey nhà sập Chết chốc ôi thôi Khó mà mô tả Thượng Hoàng hỷ xả Giảm tội chúng con Để cho năm tới Khấm khá lên coi Mòi nầy chắc chết, Chắc chết í mà Chắc chết. Thánh Hoàng vỗ bàn: Câm miệng, câm miệng, Chớ có thày lay Không được lải nhải Hãy kể nhà mầy Cho ta tường tận.

Dạ, dạ..Tuân lệnh Khải bẩm Thánh Hoàng Trà Vinh năm nầy Sinh hoạt bình bình Picnic mùa Hè Bổn cũ sao lại Nội dung, hình thức Giống hệt mọi năm Khác chăng là đổi Địa điểm mà thôi Chỗ nầy thoải mái Xe đậu dễ dàng Tìm kiếm không lạc Thuộc Garden Grove Còn về Tân Xuân Y chang năm cũ Ngoại trừ chúc thọ Các vị cao niên Phải tăng tuổi lên Trước là 70 Nay là 75 Vậy mà vẫn đông Ngồi chật cả ghế Nhờ phúc Thánh Hoàng Nhiều Cụ hàng chín Cũng còn đến Hội. Ngoại trừ 5 vị Từ giã cõi trần Vui miền cực lạc Thứ tự như sau: Thứ nhứt là Bà Tên Quách Thị Mãnh Phu nhân Ngô Hùng 15 tháng hai Đi về cõi Phật Hưởng thọ 62 Thứ hai Cô Giáo Kỳ cựu Trà Vinh Là Trần Xiển Uôi 16 tháng tư Giã từ dương thế Thọ hưởng 99 Thứ ba là Bà

Thạch Thị Hất Hớs Má vợ Thạch Tạo 21 tháng năm Phật Tổ gọi về Tuổi đời 76 Thứ tư kế đến Cũng vào tháng năm Nhằm ngày 27 Ông Quách Văn Thái Thân phụ hai ông: Là Quách Văn Thông Và mục sư Trường Về chầu Thánh Chúa Hưởng thọ 73 Thứ năm Cụ Bà Là Dư Thị Hiếu Phu nhân Trần Xiều Tháng 9 vừa qua Vào ngày 23 Cũng xa dương thế Vui vầy tiên cảnh Hưởng phước 87 Kính bẩm ThượngHoàng Chuyện vui chút đỉnh Xem cũng bình thường Có một tin nầy Thần cũng xin tấu Vơ Chồng đồng hương Là Văn Cửu Long (Em ruột Văn Tường) Cùng Hứa Thị Soàng Sang Mỹ định cư Do con bảo lãnh Cũng là thông gia Ông Bà Bạc Xuổl Thần xin trình báo Tiết kiệm thì giờ Đến đây chấm dứt Không quên kính chúc ThánhThương muônnăm Vạn tuế ! Thánh Hoàng Bái Bay! Bái Bay. Táo Trà Vinh 2012

Page 9: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 9

Lucky Nguyễn Năm Tân Mẹo sắp hết, năm Mẹo cũng là

năm đem đến cho thế giới nầy nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, cuồng phong, hỏa hoạn, bão lụt v.v... và hậu quả của nó để lại không biết bao đau thương cho con người... Năm mới đến là năm Nhâm Thìn, cũng còn gọi là năm con Rồng, con vật đứng hàng thứ năm trong thập nhị chi. Theo Âm lịch lấy 12 con thú làm biểu tượng cho mỗi năm, theo chu kỳ 12 năm, hay còn gọi là 12 con Giáp như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Vậy trong những năm con rồng có ảnh hưởng gì với đời sống văn hóa, phong tục và lịch sử của con ngườiViệt chúng ta như thế nào? Quan niệm của người Á Đông về năm con rồng ra sao? Ước mong những lời giải bày thô thiển của bài viết sau đây về “Năm Thìn nói chuyện Rồng” sẽ đem đến cho chúng ta nhiều điều thích thú, hầu giúp quí bạn đọc xa gần giải trí trong những ngày đầu xuân.

Chúng ta đã nghe người ta nói rất nhiều về rồng qua hình ảnh, tranh vẽ, những tác phẩm thi văn về rồng và cụ thể hơn nữa với những công trình kiến trúc đền đài lăng tẩm đồ sộ của vua chúa thời xưa có chạm trổ các hoa văn hình rồng rất tinh vi... Nhưng có mấy ai thấy được hay biết được con rồng thật ra sao? Có ai biết được con rồng sống ở đâu? Thế mà người ta vẫn cứ ca tụng vẻ đẹp về rồng theo trí tưởng tượng của mình một cách say mê, họ cố tạo dựng cho con rồng nầy co hình dáng linh động tuyệt vời khác với những con rồng kia,

nào là Thanh Long, Xích Long, Hắc Long hay Huỳnh Long hay Tinh Long, Hỏa Long Thiên Long v.v... Mỗi con rồng

hay mỗi loại rồng đều có nét khác biệt riêng của chúng... Tùy theo sự khác biệt của mỗi nền văn hóa, cũng như khác biệt về hoàn cảnh, thời gian và không gian mà người ta tạo cho con rồng của họ rỏ nét khác biệt với những con rồng khác...Cũng nhờ

vậy, chúng ta ngày nay mai mắn được thưởng thức vô số những tác phẩm về rồng, thơ văn về rồng và những công trình kiến trúc nghệ thuật có những con rồngvới những đường nét kiến tạo tuyệt mỹ nhiều nơi ở Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Việt Nam v.v....

Con Rồng Hydra

Theo sử liệu của của nhiều nền văn minh trên thế giới, như thời cổ Ai Cập, thời cổ Hy-Lạp và La-Mả thì họ cũng có nói đến con rồng (dragon) trong cuộc sống của họ: văn hóa nghệ thuật, hội họa, điêu khắc v.v... Nhưng hình dáng con rồng của họ và cách suy nghĩ về rồng của họ có phần nào khác với con rồng ở Phương Đông của chúng ta. Ngoài hình dáng hung tợn to lớn, con rồng của họ thường đem đến cho mọi người rất nhiều nỗi kinh sợ bị chúng tấn công. Con rồng của Tây Phương thường có các diểm tương đồng căn bản như sau: đầu có hình mỏ của chim ưng, thân mình rắn mảng xà, da cá sấu, có bốn chân sư tử, đuôi con trăn, bờm lạc đà v.v... Chúng có một đầu hay nhiều đầu; đặc biệt đầu của chúng có thể mọc trở lại được, như con Hydra trong chuyện thần thoại Conan của xứ Hy-Lạp. Người Tây-phương khi nói đến rồng, họ muốn nói ngay đến khía cạnh trong tánh chất mạnh bạo của con người hay loài vật không được hiền từ thuần thục, họ còn ám chỉ loài vật giống cái có hình dáng xấu và hung ác. Nếu chúng ta để ý một chút, trong van hóa chủa người Anh và của người Pháp đề có dùng chung một danh từ “con rồng” là “dragon”. Nhưng riêng van hóa Pháp khi nói đến

Page 10: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 10

“dragon” thì họ còn ám chỉ cho người đàn bà hay ghen tuông và độc ác. Hầu hết người dân Tây-phương đều e ngại tiếng “female dragon” tức là con rồng cái, khi phải tiếp xúc xã giao với phái nử, họ rất ngại nói về “rồng” hay “dragon”. Sự khác biệt về hình dáng và cá tính con rồng giửa Đông phương và Tây phương hiện rỏ nét, khi ta biết rằng con rồng Đông phương luôn luôn là biểu tượng dũng mãnh, uy quyền của các vua chúa, cộng thêm nét sáng tạo nghệ thuật, nên khi trông một con rồng Đông phương ngoài tính chất uy và dũng trong hình dáng, nó còn có dáng dấp sáng tạo nghệ thuật đẹp mắt vui tươi, bởi thế mà người Á Đông mới có tục lệ múa rồng vào đầu năm mới. Hình bóng con rồng Á Đông cũng luôn hiện diện ở nơi cung điện vua chúa thời xưa, bởi rồng có sức mạnh vô địch, nhà vua tự nhận là mình thay trời trị dân nên, vua cũng có uy quyền bao la vô địch trong thiên hạ. Hình bóng rồng Á Đông còn xuất hiện ở các nơi lăng tẩm các bậc đế vương, hay các nơi tôn nghiêm thờ phượng và trên mái đình chùa lăng miếu...Hình dáng con rồng nầy còn tượng trưng cho nét cao sang quyền uy, cộng thêm vào tính chất nghệ thuật tinh vi làm cho con rồng Á Đông tạo nên nét quyến rủ độc đáo và tưởng chừng như mọi vật đều phủ phục dưới chân rồng, ở bất cứ nơi nào có rồng xuất hiện. Ngoài tính chất nghệ thuật văn hóa, rồng là con vật linh thiêng, vì rồng đứng đầu trong nhóm tứ linh của Việt Nam: long, lân, quy, phụng. Người Việt mình coi rồng là thần linh, là chủ nguồn nước, hiện thân cùa hạnh phúc và nông nghiệp. Rồng cũng gắn liền với Phật giáo, rồng là con thú hung dử; đã qui y theo Phật, nhưng tánh hung dử vẫn còn hay khuấy động. Trong dân gian, rồng là biểu tượng học vị tiến sĩ, với hình tượng “cá vượt vũ môn”; trong khi cọp tượng trưng cho học vị cử nhân (khi bảng hổ dề danh). Ngoài những chuyện rồng có địa vị cao quí trong văn hóa, nghệ thuật và phong tục của nước ta từ xa xưa. Về phương diện lịch sử, rồng còn chiếm vị trí vô cùng quan trọng với dân Việt. Rồng được liệt vào ngôi vị thủy tổ của dân tộc Việt Nam, bởi dân Việt Nam là nòi giống Rồng Tiên, do sử tích vua Hùng Vương thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân, thuộc dòng dõi Rồng, và bà Âu Cơ, thuộc dòng dõi Tiên. Các vua Hùng đã mở đầu trang sử đầu tiên cho dân tộc Việt ở Phong Châu (Văn Lang) cùng với các bộ tộc của Bách Việt khác ngự trị cả vùng phía nam sông Dương Tư của nước Trung Hoa một thời rất lâu. Các nhóm Bách Việt

khác vì quyền lợi ích kỷ cá nhân mà tiêu diệt lẫn nhau, hay đã bị đồng hóa vào Hán tộc, một dân tộc Hán đầy hiếu chiến và luôn có tham vọng chinh phục các lâng bang. Ngày nay chỉ có dân tộc Việt Nam thuộc giống Bách Việt duy nhất của giòng dõi của Rồng Tiên còn sót lại. Tổ tiên chúng ta đã dày công khó nhọc dựng nên mảnh giang sơn cẩm tú nầy, do đó chúng ta có bổn phận phải giữ gìn và phaỉ bảo tồn cho sự vẹn toàn độc lập cho quốc gia và dân tộc, chúng ta phải luôn tự hào và hảnh diện với cái tư chất Rồng Tiên để không phản bội công lao của các đấng tiền nhân, và chúng ta phải bảo toàn uy danh đất Tổ, phải phát huy tinh thần tự do dân chủ, tạo đoàn kết dân tộc để mưu cầu được sinh tồn và cũng để làm rạng danh là cháu con của Lạc Long.

Hình dáng rồng luôn được các vua chúa thời phong kiến ở Á Châu quí trọng, trong đó có các vua của Việt Nam ta, cũng vì muốn độc quyền chiếm giữ con rồng làm vật riêng tư cho mình, nên đã có nhiều ông vua làm điều rất ư tàn ác bách hại dân lành, như đời U Vương, Trụ Vương bên Trung Hoa, và vua Lê Long Đỉnh trong thời Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Người ta lại còn coi rồng là một trong tứ linh, là một trong bốn con vật linh thiêng trong đời sống, nên luôn đặt để nó nơi tôn nghiêm sùng kính, và để thể hiện lòng sùng kính ấy, tất cả những gì liên quan đến “Rồng”, chỉ có nhà vua mới có quyền dùng hình dáng rồng làm vật trang trí riêng cho vua, nơi cung vua hay nơi thờ phụng mà thôi. Để tránh điều húy kỵ với thần linh ấy, nên tất cả những gì liên quan đến rồng đều gọi lá “Long” khỏi phạm lỗi “húy kỵ” khi gọi tên với “bề trên” như: râu rồng được gọi là “long tu”; miệng rồng được gọi là “hàm long”; mắt rồng được gọi là “long nhản”; mình rồng đươc gọi là “long thân”; đuôi rồng được gọi là “long vỉ”bay thì gọi là

Page 11: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 11

“phi long”; rồng đáp xuống được gọi là “hạ long” v.v... Cũng cùng lý do ấy, mà non sông hoa gấm nước ta có tên “Vịnh Hạ Long”, nơi “Rồng Đáp” với hơn bốn ngàn hòn đảo đá vôi lớn nhỏ kết thành chuổi trùng điệp trên Vịnh Bắc Phần, là một trong những thắng cảnh đang được Liên Hiệp Quốc bầu chọn là một trong bảy kỳ quan mới nhất trên thế giới hiện nay, một phần thưởng mà bà mẹ thiên nhiên trên địa cầu đã đặc biệt ban thưởng cho dân tộc ta. Dân tộc ta cũng vui mừng với tên “Thăng Long” khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long, tên mới của thành Đại La, kỷ niệm chấm dứt giai đoạn hơn một ngàn năm đô hộ của Tàu. Cũng tạo cơ hội cho “Con Cháu Lạc Long” có cơ hội sống còn để sánh vai cùng các nước trên thế giới.

Rồng còn là chủ vận mệnh của dất nước Việt Nam, khi tên thài thú Cao Biền, thời nhà Đường, người giỏi về bói toán, hắn biết nước ta có nhiều “Long Mạch” của các chân mạng đế vương có thể lèo lái nước Việt Nam ta hùng mạnh lấn lướt hơn Tàu, nên mỗi đêm hắn thường làm phép trù ếm các “Long Mạch” của nước ta, để dân ta mãi mãi là nô lệ của nước Tàu... Người Việt ta vẫn xem con rồng là chủ vận mạng đất nước để bảo vệ và che chở cho người dân Việt Nam, khi con rồng ngự trị trên cả non sông: từ Vịnh Hạ Long, nơi đuôi rồng đáp xuống, thân rồng từ Bắc Phần của nước Việt, nối kết chuổi dài núi Trường Sơn của Trung Phần, và đầu rồng là Nam Phần, với chín con rồng hội tụ phun nước với chín cửa sông đổ ra biển Đông, có những trái châu sáng chói trong không gian ngày đêm đó là ngọn đuốc thấp sáng từ các giếng dầu Đại Hùng và những túi “gas” thiên nhiên vừa khai quật lên, túi gas đầu tiên nầy được Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa thắp sáng lên ở Nghỉa Trang Quân Đội Quốc Gia

tại Thủ Đức, để sưởi ấm các anh linh chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho Tổ Quốc Việt Nam mến yêu. Vua Gia Long và những Địa Danh Ngài đi qua ở Trà Vinh: Nhân khi nói đến chữ “Long” chúng ta là người Trà Vinh không thể không nhắc đến vua Gia Long khi còn là Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi rất ngặc nghèo, Ngài cùng đoàn tùy tùng trải qua trong những lúc thập tử nhứt sinh để trốn thoát quân Tây Sơn. Sau khi đoàn quân cầu viện từ Thái Lan với hơn hai mươi ngàn quân và 200 chiến thuyền bị quân Tây Sơn tiêu diệt ở rạch Soài Mút, Rạch Gầm thuộc tỉnh Mỷ Tho. Đoàn tùy tùng của Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi quá nguy khốn, nhưng còn được mai mắn thoát qua sông Tiền vào đất Vĩnh Long, nhưng lại bị quân Tây Sơn chận từ phía trên nguồn sông Tiền và đường ra biển, nên Ngài cùng đoàn tùy tùng tại Vĩnh Long nhắm hướng đi về Trà Vinh, tìm đường ra biển hay đến sông Hậu để ra Côn Sơn (Côn Lôn) thoát thân. Vào thời ấy, đường đi vào thị xã Trà Vinh rất hoang vu, phải băng rửng từ Vũng Liêm để đến thi xã Trà Vinh (Tên củ gọi là Tầm Phong Long của người Cao Miên thời ấy). Sau khi Nguyễn Ánh lên làm vua hiệu là Gia Long, dân địa phương Trà Vinh thời ấy mới đặt tên vùng vua càng mà đi là quận “Càng Long”. Có người cho là dân Trà Vinh dùng chữ “Càng Long”, ho cho là sai chánh tả. Ý họ muốn nói đến vua “Càn Long” đời nhà Thanh bên Trung Hoa (ý nghỉa Càn Long của Trung Hoa là Con Rồng Trung Hoa muốn làm viêc kềm tỏa càn khôn của vủ trụ, hay ông vua nhà Thanh ở mạng cung Càn), con thật ra chữ Càng Long ở Trà Vinh là nơi kỷ niệm vua Gia Long càng trong rừng dể thoat thân. Chẳng những thế thôi, mà Trà Vinh còn đặt tên vùng đất nơi vua Gia Long chạy thoát ra Côn Sơn an toàn là quận Long Toàn (Vua được bình an). Khi Nguyễn Ánh biết tin quân Tây Sơn không đuổi theo nữa, Nguyễn Huệ kéo vể Phú Xuân (Huế), nên đoàn trở vào đất liền cũng tai Trà Vinh, và nơi nầy được đặt tên là xã Long Khánh (vua dựng lại cơ nghiệp). Vì Trà Vinh là vùng đất thắp gần biển, nước sông thường bị nhiểm mặn, nên Ngài cho đào cái giếng lấy nước ngọt mà dùng, hiện giờ vẫn còn cái giếng cạn “Ngự Ao” ở tại đây, và cũng tai Long Toàn nầy có cái miếu thờ một bà phi tần bỏ mình tại đây gọi là miếu “Mệ” theo âm của người miền Trung, không biết bà phi tần nầy

Page 12: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 12

có được ghi tên gia phả của hoàng triều Nguyễn Phước hay không, mà suốt 13 triều vua nhà Nguyễn chả có ai đến viêng, mà chỉ có dân địa phương, thắp nhang cầu phước mà thôi. Tiếc thay những địa danh vùng Long Toàn nầy sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã bị xóa sổ với những tên mới quân Duyên Hải, một tên không còn dính dáng gì những địa danh để kỷ niệm vua Gia Long đã có một lần đi qua Trà Vinh. Nói đến rồng trong văn chương bình dân nước ta được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, chúng tôi xin nêu những nét phổ thông trong cuộc sống hằng ngày trên phương diện xã giao như: “Rồng đến viếng nhà tôm” để nói lên bình dị hòa đồng trong cuộc sống. Nhưng có lúc dùng Rồng đê diển tả một khía cạnh trong đời sống quá xô bồ của con ngươi với con người không ai tìm được an vui hạnh phúc khi bản ngả của ai cũng quá to lớn:“Rồng vàng tắm nước ao tù, ngưởi khôn ở với người ngu bực mình”. Rồng còn được dùng đời sống dân gian khi nói đên vận hạn may ruổi, khoa thi, hay đức hạnh con người để răn đời và khuyên con người sống cho nhân ái phải đạo làm người mà đối đải thật lòng với nhau: “Làm trai lấy đươc vợ hiền Như cầm dồng tiền mua được của ngon. Phận gái lấy dược chồng khôn, Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng” “Trong lưng chẳng có một đồng, Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe”. Rồng còn có ý nghỉa về gia thế vọng tộc hay quyền uy danh giá của con người nhu con vua thì được làm vua, con sải ở chùa phải quét lá đa: “Trứng rồng lại nở ra rồng, Liu điu lại hóa ra dòng liu điu”.

Những năm Thìn đáng ghi nhớ Đối với dân Việt dù sống nơi nào đi nữa, ai nấy dều biết thành ngữ “Năm Thìn Bão Lụt”, trước tiên mọi người đều cho là câu chuyện gì đó vào thuở xa xưa. Thứ hai là vì tâm lý sợ có bão lụt mỗi khi có năm thìn đến. Nhưng thực ra người ta lo sợ bởi ảnh hưởng trận bão khủng khiếp ở Nam Phần Việt Nam năm Giáp Thìn vào ngày 01 tháng 5 năm 1904, bởi tâm bão di ngang qua Vũng Tàu Sài Gòn rồi quét qua Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng rồi đổi hướng theo sông Hậu, sau đó tiến dần đến Nam Vang và bão tan dần. Nhưng thật ra năm Giáp Thìn 1904 cũng là năm có nhiều trận bão cho Việt Nam. Hậu quả của trận bão năm Giáp

Thìn gieo những tai hại bất ngờ với người dân miền Nam, vì không có kinh nghiệm chống giông bão, nên sau trận bão nầy mới có những câu hát vè: “Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc, Gió nào độc cho bằng gió Gò Công. . .”

Tử Vi người tuổi Thìn Người tuổi thìn có lối sống nội tâm. Họ có óc tổ chức và tài năng lảnh đạo. Người tuổi Thìn rất thật lòng ngay thẳng, trực tính. Cuộc đời họ có rất nhiều thăng trầm vì va chạm do trực tính mà ra. Nhược điểm của người tuổi thìn là người rất nhiều cao vọng. Tuy nhiên họ rất có khả năng làm hấp dẫn làm chú ý kẻ khác cùng hợp tác cho sự thành công cho người tưởi thìn.

Thần Long

Nhân dịp dầu xuân năm Nhân Thìn, chúng ta cầu ngụyện cho khắp nơi được hòa bình an lạc, nhất là nước Việt sớm thoát đươc chế độ cộng sản độc tài tham tàn, để dân Việt có cơ hội thăng tiến cùng thế giới, người người đem hết khả năng ra thi thố hết tài đức của ngưởi trai đất Việt, làm cho vẽ vang giống nòi Rồng Tiên ở khắp năm châu. Và Kính chúc quí đồng hương khắp nơi năm mới Phúc Lộc Thọ tràn đầy, sức khỏe dồi dào, nhà nhà an vui hạnh phúc.

Lucky Nguyễn

Page 13: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 13

Little Saigon – ngày 13 tháng 2 năm 2011 (Nhằm ngày 11 Tháng Giêng Năm Tân Mão)

Bài và Hình của Nguyễn Văn Nhựt

Qua nhiều ngày mưa bảo thật lớn, tuyết rơi thật nhiều khắp các Tiểu Bang trên nước Mỹ. Tại California thí khác. Ban đêm tiết trời hơi se lạnh, nhưng ban ngày thì nắng ấm, thật đúng cái tên gọi “Nắng Ấm Cali”. Hôm nay khí hậu thật ấm áp rất thích họp cho các buổi họp mặt Mừng Xuân của nhiều Hội Đoàn, Đòan Thể. Dù rằng nhiều Hội Đoàn khác cùng tổ chức trùng ngày và giờ với Hội Trà Vinh, nhưng mới 9 giờ 30 sáng đã thấy nhiều đồng hương ở xa đã đến phụ với Ban Tổ Chức treo banners, sắp xếp bàn ghế, kể cả việc chưng dọn bàn thờ tổ quốc. Điều nầy chứng tỏ đồng hương và Ban Chấp Hành của Hội cùng một lòng, đoàn kết thật chặt chẻ.

Ban Tổ Chức Hội Xuân Trà Vinh năm Tân Mão

Được biết Hội Ái Hữu Trà Vinh rất vững mạnh với 725 hội viên chánh thức trên toàn thế

giới thường xuyên liên lạc và cập nhựt hóa địa chỉ mỗi khi thay đổi. Có lẽ cũng vì quá cận Tết, nhiều

Page 14: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 14

đồng hương về quê VN ăn Tết chưa trở lại kịp trở lại nên chỉ có khỏan 190 đồng hương hiện diện hôm nay taị Nhà hang Paracel, địa chỉ số 15583 Brookhurst St. Westminster, CA 92683.

Bắt đầu khai mạc là những hồi trống dồn dập hòa với tiếng pháo vui tươi của đoàn lân từ ngoài nhà hàng bước vào. Ban Tổ Chức muốn đây là tượng trưng cho Vui Tươi, Hạnh Phúc sẽ đem lại cho mọi người. Đoàn lân 3 màu nói lên về “Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hoà”, 3 yếu tố thành công cho mọi tổ chức và tất cả mọi người.

Ô. Nguyễn Văn Vui, Trưởng Ban Tổ Chức tuyên bố khai mạc và đọc sơ lược chương trình mừng Xuân Tân Mão của Hội Aí Hữu Trà Vinh.

Sau phần nghi thức khai mạc, chào cờ Mỹ Việt là lễ niệm hương đầu năm. Ông Hội Trưởng và 3 vị bô lảo với quốc phục chỉnh tề trịnh trọng lên bàn thờ khấn vái trong khi các đồng hương cùng đứng lên một cách trang nghiêm, càng làm tăng thêm sự trịnh trọng của buổi lễ.

Sau phần chúc xuân bằng tiếng Việt của Ô. Hội Trưởng, Ô. Trần Sinh đại diện Hội chúc Tết bằng tiếng Hoa và Ô. Thomas Trung chúc Tết bằng tiếng Khmer. Tất cả phối họp nhịp nhàng làm cho người hiện diện cảm thấy sự đoàn kết thương yêu nhau của ba sắc tộc chánh ở xứ sở chùa tháp nầy.

Liên tục chương trình là phần Chúc Thọ cho các vị cao niên. Năm ngoái, Ban Tổ Chức chọn những người hơn 75 tuổi, năm nay tăng lên là 77, vậy mà tổng số lên tới 19 nguời. Các cụ được các thiếu nữ trẻ, thật xinh của thế hệ thứ hai, thứ ba lên trao tặng bông hồng và Bằng Chúc Thọ được in bằng loại giấy thật đẹp.

Tiếp theo các em nhỏ dưới 12 tuổi cũng được các cụ lì xì. Không khí thật trịnh trọng và vui tươi với thân nhân, ai ai cũng muốn có một hoặc nhiều hình để kỷ niệm trong giờ phút đặc biệt nầy,

nên những tia chớp của máy chụp hình liên tục sáng lên chiếu về các cụ, các em nhỏ.

Mở đầu phần văn nghệ là bản “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương do Ban Tổ Chức và ban văn nghệ Ngọc Khánh họp ca. Đoàn lân lại múa biểu diển và chào mừng đồng hương lần thứ hai. Lần thứ hai nầy đoàn lân đi từng bàn, từng bàn để chúc Tết, để nhận lì xì để đón nhận những tràng pháo tay lớn hơn pháo Têt. Được biết đoàn lân của Gia Đình Phật Tử Kỳ Viên đã đóng góp giúp vui cho Hội Aí Hữu Trà Vinh liên tục 7 năm qua nên đồng hương rất quý mến và ngưởng mộ.

Nói đến Trà Vinh, người ta nghỉ ngay là xứ chùa tháp, không một tỉnh nào ở VN lại có nhiều chùa Khmer hơn Trà Vinh. Hơn 300 chùa là nơi tập trung các buổi sinh hoạt, văn nghệ. Vì vậy vũ điệu “Lam Thôn” không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt nào. Hôm nay vũ điệu Lam Thôn với áo dài VN, bộ Kimono Nhật Bản của các cô hòa với các cụ trong bộ quốc phục VN và đồ Weston họp nhau thật ly kỳ sinh động. Liên tục văn nghệ là màn hoạt cảnh “Hoa Anh Đào” do đoàn Vũ Ngọc Khánh phụ trách, thật công phu, y phục thật mới, đẹp theo đúng kiểu của xứ Phù Tang càng làm cho người ngưởng mộ thêm thích thú. Bao nhiêu ống kính lại tập trung vào đoàn vũ. Những tràng pháo tay liên tục, thật to tưởng chừng như bể cả nhà hàng Paracel.

Ca sĩ Hoài Nhơn, Thu Thuỷ, Khánh ngọc và các ca sĩ của Tỉnh Nhà liên tục trình diển xen kẻ với các phần quà xổ số lấy hên đầu năm, vừa nhăm nhi một tí rượu với thực đơn của nhà hàng vừa trò chuyện với bạn bè, người thân đã bao ngày mới gặp lại, vừa chúc Tết cho nhau những lời thật tốt lành cho năm mới, thật không gì hạnh phúc bằng những giây phút nầy. Ngoài xổ số, Hội còn gây quỷ bằng cách bán đấu gía chai rượu Cardon Blue

Page 15: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 15

mà xuất xứ từ buổi tiệc Mừng Xuân năm ngoái. Chủ nhân, anh Huỳnh Kim Tiến cố ý để lại, cố ý giúp vui cho mọi người hiện diện hôm nay. Cuộc đấu giá thật hào hứng, sôi nổi đem về cho Hội $390 tăng thêm cho ngân quỷ. Cuối cùng Anh Chị Lê Trung Trinh từ Texas qua là sở hữu chủ. Mọi người vui vẻ nói rằng: “Mình ở Nam Cali là xứ sở vừa hiếu khách vừa nhường khách. Năm rồi mình nhường quyển Đặc San số 1 với gía $400.00 thì năm nay mình cũng nhường cho khách chai rượu đầu năm cho vui vẻ cả làng”

Trên nét mặt mọi người đều vui tươi hứa hẹn một năm mới được tràn đầy An Khang, Hạnh Phúc.

Văn nghệ vẫn còn đang tiếp diển, ca sĩ do Hội mướn chưa kịp lên hát thì đã đến giờ chia tay. Thật là lưu luyến, phải hẹn lại ngày gặp nhau trong dịp hè. Năm nay Hội dự định sẽ tổ chức Họp Mặt Hè tại Mile Square Park vào ngày Chủ Nhựt 17 tháng 7 DL- 2011.

Nguyễn Văn Nhựt

Nguyện Cầu Quốc Thái Dân An

Chúc Thọ Qúi Bô Lão

Quang cảnh chào cờ trước khi nhập tiệc

Văn nghệ mừng xuân

Đồng hương phương xa về hội ngộ

Nghị Viên Fountain Valley Michael Võ chúc tết

Page 16: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 16

Vĩnh Trường

“Sầu hận của tim ta ai biết được, Người tươi vui ta mãi mãi câm hờn”

Chế Lan Viên

Một Vương quốc hùng mạnh và có một nền văn minh rực rỡ một thời kéo dài khoảng 16 thế kỷ đã ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá, ngôn ngữ, kiến trúc, phong tục của người Việt Nam không ít đó là Vương Quốc Chămpa hay Chiêm Thành.

Rất khó xác định mốc thời gian để biết vương quốc cổ Chămpa đã được hình thành từ hồi nào. Theo các nhà khảo cổ, Chămpa hiện hữu trước khi tổ chức chính quyền của họ, có thể đã thành hình cùng lúc với sự xuất hiện của các Lạc hầu, Lạc tướng trên lưu vực sông Hồng và sông Mã của nước Văn Lang, thời Hùng Vương.

Theo các Sử liệu cổ và các bia ký ghi nhận vương quốc Chiêm Thành chính thức xuất hiện vào năm 192 khi quốc gia Lâm Ấp ra đời ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân Hán đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công.

Thật ra từ trước vương quốc này đã có nhiều tên: Hồ Tôn Tinh, Tượng Lâm… Sau này lần lược được đổi lại với các tên Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campapura), Phan Rang (Panduranga).

Ảnh hưởng từ nước láng giềng Phù Nam ở phía Tây Nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Các học giả đã xác định thời điểm bắt đầu của Chăm Pa là thế kỷ thứ 4 Công nguyên, khi quá trình Ấn hóa diễn ra. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bia mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.

Sách Lĩnh Nam Chích Quái viết: "Xưa kia bên ngoài lãnh thổ Âu Lạc có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm [có thể là Phù Nam]. Vị vua của vương quốc này có tên là Tràng Minh, hiệu Quỷ Vương [Dasanana] có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh [quốc gia của người khỉ vì đa số

người dân sống trên cây, nhà sàn để tránh thú dữ] do vua Dasaratha cai trị. Hoàng tử Chung Tư [Rama], người kế vị vua Dasaratha, có một người vợ là công chúa Bạch Tinh [Sita]. Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Quỷ Vương, mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh, mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư, quá căm giận, dẫn đầu một đoàn hầu binh xẻ núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm, giết Quỷ Vương, đưa công chúa Bạch Tinh về".

Theo nhận xét của học giả Huber (La Légende du Ramayana en Annam, Etudes indochinoises), Hồ Tôn Tinh có thể là vương quốc Champa cổ. Những quốc gia chịu ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ thời đó đều có sự tích giống nhau, tại Indonésia trong các đền thờ Bà La Môn lớn đều khắc chuyện thần thoại này trên tường đá. Chuyện Quỷ Vương có mười đầu chỉ là cách mô tả thô thiển ngai vàng của các vị vua trong thần thoại Ấn Độ và Phù Nam thường có hình con rắn hổ mang [naja] mười đầu.

Về đất Tượng Lâm, theo các sử liệu đó là phần đất ở vùng phía Nam quận Nhật Nam xưa kia, dưới quyền quản trị hành chánh của Giao Châu thời Bắc thuộc, ngày nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (có tài liệu ghi đến cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Những nhà khảo cổ phương Tây cho rằng Tượng Lâm có thể là phần đất chạy dọc theo bờ biển, từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nằm trong lãnh thổ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, gọi chung là Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên, tức là lãnh thổ Tượng Lâm bao gồm: Indrapura (Bình Trị Thiên), Amavarati (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định), sau này gọi chung là Bắc Chiêm Thành.

Vương quốc Chămpa (hay là Chăm) là một quốc gia độc lập, tồn tại liên tục từ năm 192 đến năm 1832 qua các tên gọi Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành và cuối cùng là Panduranga-Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình

Page 17: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 17

Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Campuchia và Java đã từng phát triển rực rỡ với hai nền văn hóa Đồng Dương và Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo trên vương quốc Chăm Pa xưa.

Thời kỳ hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ miền Bắc. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Lịch sử Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia liên bang gồm nhiều sắc tộc mà tộc người Chăm chiếm đa số và một số sắc tộc nhỏ hơn ở vùng núi Tây Nguyên. Chăm Pa có thể được kết hợp từ bốn tiểu quốc là Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi Tiểu quốc đều có thể chế tự trị và có quyền ly khai khỏi liên bang để xây dựng quốc gia riêng độc lập.

Amaravati: Nay là thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Địa khu này có hai trung tâm là thành phố Indrapura nằm ở khu vực Đồng Dương, thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và thành phố Simhapura nằm ở Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay. Và thánh địa Mỹ Sơn nằm ở cách Trà Kiệu khoảng 25km về hướng Tây Nam, nơi vẫn còn nhiều di tích đền tháp của người Chăm. Địa khu này lúc mở rộng nhất bao gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên–Huế ngày nay.

Vijaya: Thủ phủ cũng là thành phố cùng tên Vijaya mà người Việt gọi là Chà Bàn (thời Lê) nhiều sách sử Việt viết nhầm là Đồ Bàn nằm ở gần Qui Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Địa khu này là toàn bộ khu vực tỉnh Bình Định ngày nay.

Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Khánh Hòa và Phú Yên.

Panduranga: Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xã Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. Địa khu này bao gồm hai tỉnh mà ngày nay là Ninh Thuận và Bình Thuận.

Panduranga là lãnh thổ Chăm Pa cuối cùng bị Đại Việt sáp nhập. Dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu đời Nguyễn được gọi là Phủ Thuận Thành.

Vương Quốc Chăm 192 – 1832

Vương quốc Chăm Pa đã trải qua nhiều triều đại với nhiều lần dời đô từ Bắc vào Nam và ngược lại. Dân tộc chính của Chăm Pa bao gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và bộ tộc Cau (Kramukavamsa). Hai bộ tộc này vừa liên minh với nhau, vừa cạnh tranh quyền đứng đầu Vương quốc Chăm Pa.

Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati và Vijaya (Bắc Chăm) trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga (Nam Chăm). Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột này thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua bằng hôn nhân.

Bên cạnh người Chăm, cư dân vương quốc Chăm Pa xưa có cả các tộc người thiểu số gốc Nam Đảo và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa còn có người Việt.

Page 18: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 18

Thời tiền sử Người dân Chăm Pa có nguồn gốc

Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ở Sarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chính yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).

Lâm Ấp Theo sử liệu nhà Hán, vương quốc Chăm

Pa đã được biết đến với sự ra đời của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là Vương quốc Lâm Ấp mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Quảng Nam ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Năm 192, dưới thời Hán mạt, nhân lúc loạn lạc một viên Công Tào ở quận Tượng Lâm tên là Khu Liên nổi lên giết quan huyện lệnh và tự xưng làm vua thành lập nước Lâm Ấp. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân nhà Hán đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công.

Vị vua kế tiếp được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Tỉnh Quảng Nam ngày nay. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.

Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Hoa ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Hoa vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp, tuy nhiên tên Lâm Ấp đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là năm 629.

Hoàn Vương Vào năm 757, trung tâm chính trị của

Chăm Pa đã chuyển từ Trà Kiệu xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với kinh đô Virapura gần

Phan Rang ngày nay và thánh địa tôn giáo ở quanh quần thể đền tháp là Tháp Po Nagar ở Nha Trang ngày nay, nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người Java đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng thần Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java tấn công kinh đô Virapura và đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga một lần nữa.

Chiêm Thành Năm 875, vua Indravarman II đã xây dựng

nên triều đại mới ở Indrapura (làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay). Indravarman là vị vua Chăm đầu tiên theo Phật giáo Đại thừa và xem đây là tôn giáo chính thức. Ở trung tâm của Indrapura, ông đã xây dựng một tu viện Phật giáo (vihara) để thờ bồ tát Lokesvara. Các vua của triều đại Indrapura đã xây dựng ở Mỹ Sơn một số đền tháp vào thế kỷ thứ 9 và thứ 10. Thời kỳ Phật giáo ảnh hưởng ở Chăm Pa kết thúc năm 925, bắt đầu nhường bước với sự phục hồi của đạo thờ thần Siva, với sự chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo trở về Siva giáo vào khoảng thế kỷ thứ

10, trung tâm tôn giáo của người Chăm cũng chuyển từ Đồng Dương trở về Mỹ Sơn, đây là thời kỳ văn minh Chăm Pa đạt đến đỉnh cao.

Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 15, lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa có nhiều biến động về biên giới phía Bắc với

Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận.

Năm 1069, vua Rudravarman (Chế Củ) của Chăm Pa đã nhượng ba châu Địa Lý (Lệ Ninh, Quảng Bình ngày nay), Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay) và Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình ngày nay) cho vua Lý Thánh Tông của Đại Việt và lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ Thừa Thiên - Huế ngày nay trở xuống. Đến năm 1306, vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) nhượng hai châu

Page 19: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 19

Ô, Lý cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai châu Thuận và châu Hóa nay là vùng từ Thừa Thiên – Huế cho đến Đà Nẵng. Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lãnh thổ Chiêm vào Đại Việt và lãnh thổ Chiêm Thành chỉ còn bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận ngày nay.

Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên và đôi khi còn mở rộng sang tận đất Lào ngày nay, nhưng người Chăm vẫn duy trì lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn và từ đây miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.

Các yếu tố dẫn đến sự suy yếu của Chăm Pa ở các thế kỷ sau này chính là ở vị trí lý tưởng nằm trên các tuyến thương mại, dân số ít và thường xuyên có chiến tranh với các nước láng giếng là Đại Việt ở phía Bắc và Chân Lạp ở phía Tây Nam.

Các cuộc chiến tranh với Chân Lạp đã dẫn tới có hai giai đoạn Chăm Pa thuộc sự cai trị của người Khmer.

Một bức phù điêu thế kỷ 12 tại đền Bayon tại Angkor Thom miêu tả chiến tranh giữa Khmer và Chămpa

Lịch sử chiến tranh Khmer -Chiêm Thành: Lịch sử Bắc Chăm Pa (Indrapura và

Vijaya) phát triển đồng thời với vương quốc láng giềng là nền văn minh Angkor của người Khmer nằm ở phía Bắc hồ Tonle Sap trên phần đất mà ngày nay là Kampuchea. Sau khi vương triều Chăm ở Indrapura được thiết lập năm 875 thì chỉ hai năm sau tức năm 877 vua Indravarman I đã thiết lập đế quốc Khmer, và thành lập kinh đô mới

Hariharalaya gần thị xã Roluos của Kampuchea ngày nay

Lịch sử của Chăm Pa và đế quốc Khmer cũng đều phát triển rực rỡ trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 12, rồi đều dần suy yếu và tan rã vào thế kỷ thứ 15. Năm 1238, đế quốc Khmer mất miền đất phía tây xung quanh Sukhothai sau một cuộc nổi dậy của người Xiêm. Thành công của cuộc nổi dậy không chỉ mở ra kỷ nguyên độc lập của người Xiêm mà còn báo trước sự tan rã của Angkor năm 1431 sau khi bị người Xiêm từ vương quốc Ayutthaya phá hủy và rồi bị sát nhập vào Sukhothai năm 1376.

Sự suy yếu của Chăm Pa cũng diễn ra đồng thời với Angkor, dưới sức ép từ Đại Việt, và chấm dứt khi kinh thành Vijaya (tức Chà Bàn hay Phật Thệ) bị vua Lê Thành Tông của Đại Việt chinh phục và phá hủy vào năm 1471.

Khmer xâm chiếm Kauthara Năm 944 và 945, quân đội Khmer từ

Angkor đã xâm chiếm khu vực Kauthara (Khánh Hòa Phú Yên ngày nay). Khoảng năm 950, người Khmer đã phá hủy đền Po Nagar và lấy đi tượng nữ thần. Năm 965, nhà vua đã cho xây dựng lại đền thờ Po Nagar và tượng nữ thần để thay thế cho bức tượng đã bị lấy đi.

Khmer xâm chiếm Bắc Chăm Pa Năm 1074, vua Harivarman IV lên ngôi đã

cho phục dựng lại các đền tháp ở Mỹ Sơn và mở ra một thời kỳ thịnh vượng ngắn ngủi. Harivarman thiết lập quan hệ hòa bình với Đại Việt nhưng lại mở ra cuộc chiến với người Khmer của đế chế Angkor. Năm 1080, quân đội Khmer đã tấn công Vijaya và các trung tâm khác ở miền Bắc Chăm Pa. Các đền tháp và tu viện đã bị phá hủy; các di sản văn hóa đã bị lấy đi. Sau những thất bại này, quân Chăm dưới sự chỉ huy của vua Harivarman đã đẩy lùi quân địch, khôi phục lại kinh đô và các đền tháp.

Cùng thời gian đó 1080, một triều đại mới đã ra đời ở cao nguyên Korat trên đất Thái Lan ngày nay đã chiếm ngai vàng Angkor của đế quốc Khmer. Ngay sau đó, các vua của triều đại mới đã tiến hành mở rộng đế quốc. Sau thất bại của các cuộc tấn công Đại Việt năm 1132 và 1137, các vua Angkor đã quay sang Chăm Pa.

Năm 1145, quân đội Khmer dưới sự chỉ huy của vua Suryavarman II, người xây dựng Angkor Wat, đã chiếm Vijaya và phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Vua Khmer sau đó đã tấn công và

Page 20: Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 1 (1).pdf · Đặc San Trà Vinh Nhâm Thìn – 2012 trang 4 BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2012 XUÂN NHÂM TH ÌN– THÀNH

Đặc San Trà Vinh 2012 – Nhâm Thìn 20

chiếm toàn bộ miền Bắc Chăm Pa. Tuy nhiên, năm 1149, vua Jaya Harivarman, lãnh đạo của tiểu quốc Panduranga ở phía Nam, đã đánh bại quân xâm lược và lên ngôi vua của các vua tại Vijaya. Ông đã dành thời gian trị vị còn lại để đàn áp các cuộc nổi loạn tại Amaravati và Panduranga.

Người Chăm chiếm Angkor Năm 1167, Jaya Indravarman IV (sử Việt gọi ông là Chế Chí) lên ngôi vua Chăm Pa. Tài liệu văn bia mô tả ông dũng cảm, sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí, và thông hiểu triết học, thuộc hết các lý lẽ Dharmasutra (một kinh Ấn Độ giáo) và các học thuyết Phật giáo Đại thừa. Sau khi thiết lập hòa bình với Đại Việt năm 1170, vua Jaya Indravarman đã đánh sang Khmer. Năm 1177, một lần nữa quân đội của nhà vua đã bất ngờ tấn công thủ đô Khmer là Yasodharapura từ các thuyền chiến đi ngược sông Mekong đến hồ Tonle Sap ở Khmer. Quân Chăm đã chiếm thủ đô Khmer, giết vua Khmer, và mang về nhiều chiến lợi phẩm.

Phù điêu cuối thế kỷ 12 ở đền Bayon (Angkor) mô tả các thủy binh Chăm Pa đang tấn công quân Khmer.

Vijaya bị người Khmer chinh phục Người Khmer nhanh chóng ủng hộ nhà vua

mới Jayavarman VII người đã đẩy lùi quân Chăm ra khỏi vương quốc Khmer vào năm 1181. Khi Jaya Indravarman IV một lần nữa tấn công Khmer năm 1190, Jayavarman VII đã giao cho một hoàng tử người Chăm là Vidyanandana làm tổng chỉ huy quân Khmer. Vidyanandana đã đánh bại quân xâm lược Chăm và thậm chí tiến lên chiếm Vijaya và bắt sống vua Jaya Indravarman về Angkor.

Sau khi chinh phục Vijaya, vua Khmer chọn người em rể là Hoàng tử In làm vua bù nhìn ở Chăm Pa. Nội chiến nổ ra tại Chăm Pa giữa các

phe phái và cuối cùng Hoàng tử In chiến thắng nhưng lại tuyên bố Chăm Pa độc lập khỏi vương quốc Khmer. Quân Khmer đã cố gắng chiếm lại Chăm Pa nhưng không thành trong suốt những năm 1190. Năm 1203, cuối cùng thì tướng của vua Jayavarman VII cũng chiếm được Vijaya và biến Chăm Pa trở lại thành một tỉnh của Angkor. Chăm Pa hoàn toàn mất độc lập cho đến năm 1220. Sau đó, Vijaya đi vào giai đoạn suy thoái kéo dài hơn hai thế kỷ. Thời kỳ này đi đến kết thúc bởi Đại Việt và chỉ có một gián đoạn ngắn ngủi trong những cố gắng quân sự của vua Che Bonguar.

Lịch sử chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành: Năm 939 sau khi giành độc lập từ tay

người Hán, xây dựng một quốc gia có chủ quyền, Đại Việt bắt đầu có các cuộc chiến tranh với các quốc gia lân bang như Trung Hoa, Chăm Pa, Chân Lạp... trong việc tranh chấp về quyền lợi dân tộc và chủ quyền quốc gia. Chăm Pa là láng giềng phía Nam cũng không ngoại lệ, kết quả là sự thất bại từng bước trước Đại Việt và kết thúc sự tồn tại của mình vào cuối thế kỷ 17, toàn bộ lãnh thổ và phần lớn dân cư sát nhập hoàn toàn vào Đại Việt.

Năm 979, vua Champa là Bê Mi Thuế (Parameshvaravarman I) đã cử hạm đội sang tấn công Hoa Lư. Tuy nhiên, toàn bộ quân viễn chinh đã bị tan rã sau một cơn bão.

Năm 982, vua Lê Hoàn của Đại Cồ Việt đã cử ba sứ thần sang Indrapura, các sứ thần bị vua Chăm giam giữ, vua Lê Hoàn đã quyết định đánh Chămpa. Quân Đại Việt đã tấn chiếm Indrapura và giết vua Parameshvaravarman. Họ bắt mang về nước rất nhiều nhạc công và vũ công Chăm, chính những người này về sau đã ảnh hưởng đến sự phát triển nghệ thuật của Đại Việt.

Do hậu quả để lại của việc tàn phá, người Chăm đã rời bỏ Indrapura vào khoảng năm 1000. Trung tâm của Chăm Pa được chuyển xuống Vijaya ở phía Nam nằm trên đất tỉnh Bình Định ngày nay mà người Việt gọi là Phật Thệ. Trong 5 thế kỷ tiếp theo giữa Chăm Pa và Đại Việt đã xảy ra rất nhiều các cuộc chiến tranh, Chăm Pa đã chịu các đợt tấn công của Đại Việt.

Chiến tranh Việt-Chiêm 1044: Năm 1028, Lý Thái Tông lên ngôi vua, đến

hơn 15 năm mà nước Chiêm Thành láng giềng không chịu thông sứ và lại cứ quấy nhiễu ở mặt bể. Năm 1044 thấy vậy, vua bèn sắp sửa binh thuyền thân chinh sang đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm