của nghệ nhân hidari jingoro hiểu thêm về ý nghĩa của bộ ... chao xuan_0… · món...

2
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 1/2016 [23] CHÀO XUÂN 2016 Bức điêu khắc cổ bằng gỗ về bộ khỉ “ba không” của nghệ nhân Hidari Jingoro Xuất xứ của bộ tượng khỉ “tam không” được cho là bắt nguồn từ bức tượng về vị thần Vajrakilaya ở Ấn Độ hơn hai ngàn năm về trước, là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng nhằm răn dạy con người: không nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy. Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc. Vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm Phật sự ở Trung Quốc đã mang tư tưởng này về Nhật. Và người Nhật đã hình tượng hóa tư tưởng “tam không” qua bộ tượng khỉ rất ngộ nghĩnh gồm ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru (có nghĩa là không nghe, không thấy, không nói). Sở dĩ người Nhật chọn hình ảnh con khỉ để biểu đạt ý nghĩa “tam không” là vì từ “zaru” gần âm với “saru” (con khỉ). Hiện nay, tại vùng Hiểu thêm về ý nghĩa của Bộ khỉ “Tam không” Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc), trong đền Toshogu còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ bằng gỗ về bộ khỉ “ba không” của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII. Và bộ tượng khỉ là một trong những món đồ lưu niệm rất quen thuộc tại đất nước Nhật Bản. Thoạt nhìn có vẻ bộ tượng khuyên con người ta giả câm, giả điếc, giả mù để cầu an, sống bàng quan, không màng thế sự. Chính vì thế mà nhiều người đã lầm tưởng ý nghĩa của bộ tượng này và cho đó là món quà không may mắn. Nhưng thực sự ý nghĩa sâu xa của bộ tượng mà người Nhật muốn biểu đạt, đó là: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”, tức là con người phải nhìn, nghe, nói bằng trái tim của mình, không bị bất cứ điều gì chi phối. Khi tâm ở trạng thái tĩnh, con người mới có thể sáng suốt nhận ra những điều đúng đắn mà có thể mắt, tai, miệng cũng bị đánh lừa. Chính sự thấu hiểu sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta nhận thức B ộ khỉ “tam không” là hình ảnh ba con khỉ với ba tư thế: một con bịt tai, một con bịt mắt, một con bịt miệng được thấy ở một số ngôi chùa và được khắc thành các bộ tượng bằng gỗ dùng làm quà tặng. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bộ tượng ngộ nghĩnh đó.

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: của nghệ nhân Hidari Jingoro Hiểu thêm về ý nghĩa của Bộ ... CHAO XUAN_0… · món quà tặng để thể hiện mong ước tâm an, thanh thản của mỗi người

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 1/2016 [23]

CHÀO XUÂN 2016

Bức điêu khắc cổ bằng gỗ về bộ khỉ “ba không”

của nghệ nhân Hidari Jingoro

Xuất xứ của bộ tượng khỉ “tam không”được cho là bắt nguồn từ bức tượng về vị thầnVajrakilaya ở Ấn Độ hơn hai ngàn năm vềtrước, là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùngđể bịt hai mắt, hai tai và miệng nhằm răn dạycon người: không nói bậy, không nhìn bậy vàkhông nghe bậy.

Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tuPhật giáo đi qua Trung Quốc. Vào khoảng thếkỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiềnsư người Nhật trong chuyến đi làm Phật sự ởTrung Quốc đã mang tư tưởng này về Nhật. Vàngười Nhật đã hình tượng hóa tư tưởng “tamkhông” qua bộ tượng khỉ rất ngộ nghĩnh gồmba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru(có nghĩa là không nghe, không thấy, khôngnói). Sở dĩ người Nhật chọn hình ảnh con khỉđể biểu đạt ý nghĩa “tam không” là vì từ “zaru”gần âm với “saru” (con khỉ). Hiện nay, tại vùng

Hiểu thêm về ý nghĩa của Bộ khỉ “Tam không”

Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc),trong đền Toshogu còn lưu giữ một bức điêu khắc cổbằng gỗ về bộ khỉ “ba không” của nghệ nhân HidariJingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII. Và bộ tượng khỉlà một trong những món đồ lưu niệm rất quen thuộctại đất nước Nhật Bản.

Thoạt nhìn có vẻ bộ tượng khuyên con người ta giảcâm, giả điếc, giả mù để cầu an, sống bàng quan,không màng thế sự. Chính vì thế mà nhiều người đãlầm tưởng ý nghĩa của bộ tượng này và cho đó là mónquà không may mắn. Nhưng thực sự ý nghĩa sâu xacủa bộ tượng mà người Nhật muốn biểu đạt, đó là: “bịtmắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mànghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”, tức là con ngườiphải nhìn, nghe, nói bằng trái tim của mình, không bịbất cứ điều gì chi phối. Khi tâm ở trạng thái tĩnh, conngười mới có thể sáng suốt nhận ra những điều đúngđắn mà có thể mắt, tai, miệng cũng bị đánh lừa. Chínhsự thấu hiểu sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta nhận thức

Bộ khỉ “tam không” là hình ảnh ba con khỉ với ba tư thế: một con bịt tai, một conbịt mắt, một con bịt miệng được thấy ở một số ngôi chùa và được khắc thành cácbộ tượng bằng gỗ dùng làm quà tặng. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn

gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sauqua bộ tượng ngộ nghĩnh đó.

Page 2: của nghệ nhân Hidari Jingoro Hiểu thêm về ý nghĩa của Bộ ... CHAO XUAN_0… · món quà tặng để thể hiện mong ước tâm an, thanh thản của mỗi người

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 1/2016 [24]

CHÀO XUÂN 2016

được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất. Muốn làmđược như vậy, con người cần có một quá trình tu tâm,từng bước hoàn thiện nhân cách sống của mình.

Bộ tượng cũng mang đậm tư tưởng của Khổng Tử.Trong Luận Ngữ (Thiên 12), khi Nhan Uyên hỏi về đứcnhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp:“Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễvật động” (không phải lễ thì đừng nhìn; không phải lễthì đừng nghe; không phải lễ thì đừng nói). Chữ “lễ” củaKhổng Tử có nghĩa là sự an hòa, là trật tự của quy luậttrời đất - con người, mọi người phải tuân thủ.

Hình ảnh bộ khỉ “tam không” còn nhắc nhở chúng tavề tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phépthiền. Đây là phương pháp dưỡng tâm của phái Thiền

Tông. Nhà Phật cho rằng “Tâm” và “Ý” củacon người luôn luôn động, như con khỉ vàcon ngựa không bao giờ chịu ở yên một chỗ,nếu không kiềm chế lại, sẽ suy nghĩ, hànhđộng lung tung tạo ra nhiều phiền não, sa đàvào điều bất chính. Khi tâm ở trạng thái tịnh,không bị quấy rầy bởi những điều xấu, conngười suy nghĩ và hành động hướng vềnhững điều thiện.

Hình ảnh bộ khỉ “tam không” tưởng nhưđơn giản nhưng lại mang những triết lý sâusắc. Vì thế, khỉ “tam không” được dùng làmmón quà tặng để thể hiện mong ước tâm an,thanh thản của mỗi người. Nó được nhiềungười lớn tuổi mua về để tặng người thân,tặng con cháu với ý nghĩa khuyên răn.

Ở Việt Nam, tượng khỉ “tam không”được tìm thấy tại di tích Tháp Chương Sơn(Nam Định), thời Lý từ thế kỷ 11-13. Tạimột ngôi chùa 200 năm tuổi ở giữa lòng hồNúi Cốc (Thái Nguyên) có pho tượng gỗcao hơn 1 mét gồm 3 chú khỉ ngồi chồnglên nhau: khỉ thứ nhất dùng 2 tay bịt miệng,khỉ thứ 2 ngồi trên vai khỉ thứ nhất dùng 2tay bịt mắt, khỉ thứ 3 ngồi trên vai khỉ thứhai dùng 2 tay bịt tai.

Ngày càng nhiều người quan tâm đến khỉ“tam không” sau khi hiểu được ý nghĩa nhânvăn tốt đẹp của nó. Tại nhiều cửa hàng lưuniệm đã bày bán các bộ tượng khỉ “tamkhông” để làm quà tặng. Hay ở Bến Tre, cácsản phẩm mỹ nghệ làm từ quả dừa "điếc"(không ruột) được tạo dáng hình chú khỉ"không nghe, không thấy, không nói" cũngrất được các du khách ưa thích.

Bộ khỉ “tam không” không phải khuyêncon người sống an phận, mặc kệ những gìđang xảy ra xung quanh; mà là dùng tâm đểquan sát, nhìn nhận, đánh giá những vấn đềđang xảy ra trong cuộc sống, để trưởng thànhvà sống tốt hơn mỗi ngày. Hình ảnh ngộnghĩnh này là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng màthâm thúy của các bậc cha ông muốn truyềnđạt lại cho thế hệ sau./.

Lê Đạt (Tổng hợp)

Tượng khỉ “tam không” được bày bán ở nhiều cửa hàng lưu niệm

Tượng khỉ trong bộ tượng “tam không” bằng đá thời Lýthế kỷ Xi-Xiii