các tính chất lý học của gỗ

15

Click here to load reader

Upload: le-son-tung

Post on 23-Jun-2015

1.321 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Các tính chất lý học của gỗ

TRANSCRIPT

Page 1: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

Chương 2.TÍNH CHẤT LÝ HỌC VÀ HÓA LÝ CỦA GỖ

2.1. Ảnh hưởng cấu trúc đối với tính chất của gỗ

Tính chất của gỗ phần nhiều được xác định bởi cấu trúc của nó. Gỗ có cấu trúc

dạng thớ. Sự xen kẽ của gỗ non và gỗ già tạo thành cấu trúc lớp của của gỗ. Các

thành phần kết cấu và mô gỗ phân bổ dưới dạng nhất định trong thân cây (sợi, các

mao quản …)

Những đặc điểm cấu tạo của gỗ nêu trên dẫn đến việc chia cấu trúc của gỗ thành

ba chiều cơ bản: chiều trục (dọc theo, tức song song với với thân cây); chiều hướng

tâm (cắt ngang các sợi dọc theo các tia lõi); hướng tiếp tuyến (cắt ngang các sợi theo

hướng tiếp tuyến với vạch chia các vòng tuổi, tức vuông góc với các tia lõi và bán

kính của thân cây).

Nhiều tính chất của gỗ (độ bền, tính trương, độ thẩm thấu, vv…) phụ thuộc vào

cấu trúc chiều của nó. Đặc điểm này tạo cho gỗ có tính chất của một vật liệu dị

hướng, khác với vật liệu đẳng hướng, các đại lượng của các tính chất ở mỗi chiều

khác nhau. Một đặc tính cấu trúc quan trọng của gỗ nữa, đó là , gỗ là một vật liệu

xốp, một vật liệu mà trong cấu trúc có rất nhiều khoang rỗng không được lấp đầy bởi

chính chất gỗ. Thể tích tổng cộng và kích thước của chúng ảnh hưởng đến các tính

chất của gỗ.

Bề mặt vật liệu gỗ háo nước, còn các kích thước ngang của các lỗ lại bé hơn

hằng số mao dẫn của nước (3,8 mm ở 20oC). Hằng số mao dẫn của chất lỏng là kích

thước dài, mà ở cự ly bằng hoặc nhỏ hơn giá trị đó hiện tượng mao dẫn trở thành

hiện hữu. Như vậy, khi gỗ tiếp xúc với nước sẽ có các hiện tượng mao dẫn (tẩm mao

dẫn, ngưng tụ mao dẫn, vv…), đóng vai trò quan trọng không những trong họat động

sống của cây, mà cả trong các quá trình chế biến gỗ.

2.2. Tỉ trọng, độ xốp và độ thẩm thấu của gỗ

Khi sử dụng gỗ làm vật liệu kết cấu và nguyên liệu chế biến, thì tỉ trọng là một

trong những đặc tính quan trọng. Nó đặc trưng cho số lượng của một chất trong một

đơn vị thể tích. Khi không thể hoặc rất khó đo thể tích của gỗ, người ta xác định tỉ

trọng của nó.

1

Page 2: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

Tỉ trọng của chất gỗ ủcg (trọng lượng của một đơn vị thể tích chất tạo nên thành

tế bào) của các loài cây khác nhau có giá trị tương đương nhau. Điều này có được là

nhờ sự giống nhau của thành phần nguyên tố, sự khác biệt không nhiều về tỉ trọng

của các chất tạo nên thành tế bào và độ tro không đáng kể của gỗ. Khi xác định tỉ

trọng của chất gỗ, khối lượng của nó được xác định bằng cách cân, còn thể tích tính

theo hiệu số của thể tích mẫu gỗ và thể tích chất lỏng chiếm trong các khoang rỗng

của mẫu gỗ. Trị số trung bình của ủcg đối với tất cả các loài cây được tính bằng 1530

kg/m3. Cần phải nhấn mạnh rằng giá trị này thu được khi xác định thể tích trong

nước. Khi sử dụng các chất lỏng không gây trương thành tế bào, trị số ủcg giảm

xuống tới 1440-1460 kg/m3.

Tỉ trọng của gỗ,( bằng tỉ số khối lượng trên thể tích của mẫu gỗ), phụ thuộc vào

độ xốp của gỗ. Độ xốp của gỗ (X) biểu thị thể tích tương đối của các khối rỗng trong

gỗ ở trạng thái không bị trương, tức trong gỗ ở trạng thái không chứa nước:

X=

V o−V g

V o

100%

trong đó, Vo và Vg- thể tích của mẫu gỗ và chất gỗ chứa trong nó

Nước trong gỗ cũng gây ảnh hưởng lớn tới tỉ trọng của gỗ. Thứ nhất, nước làm

tăng khối lượng của gỗ, thứ hai, sự trương của thành tế bào trong nước gây ra sự thay

đổi thể tích của gỗ. Vì vậy, người ta thường xác định tỉ trọng của gỗ khi không chứa

nước, hoặc ở một hàm lượng nhất định nào đó. Khi gỗ được sấy khô hòan tòan, hấp

thụ hơi nước từ môi trường xung quanh rất mạnh. Vì vậy, trong đại đa số các trường

hợp, để nghiên cứu hoặc phân tích, người ta thường sử dụng các mẫu gỗ có hàm

lượng nước đã biết và ở trạng thái cân bằng tương đối với môi trường xung quanh.

Trong các tính toán công nghệ, đôi khi người ta sử dụng thông số tỉ trọng chuẩn –là tỉ

số của khối lượng gỗ khô tuyệt đối trên thể tích của nó ở trạng thái trương tối đa.

Trạng thái này đặc trưng cho gỗ mới khai thác và gỗ tiếp xúc với nước trong thời

gian dài. Thực tế, trong trường hợp này người ta xác định tỉ trọng chuẩn tương đối,

2

Page 3: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

tương đương với 1g nước bi chiếm chỗ trên thể tích 1 cm3 và biến tỉ trọng từ đại

luợng không đơn vị thành một đại luợng có đơn vị.

Một tính chất liên quan chặt chẽ với với cấu trúc của gỗ, đó là độ thẩm thấu khí

và chất lỏng. Độ thẩm thấu của gỗ đặc trưng cho khả năng hấp thụ chất lỏng hoặc khí

của gỗ dưới áp suất. Đặc tính này rất quan trọng đối với các quá trình chế biến gỗ.

Độ thẩm thấu của gỗ có được là nhờ vào sự có mặt của các hệ khoang thông nhau

của thành tế bào và thông bào. Thành tế bào khô có độ xốp thấp, và ở trạng thái đó

các thành phần của chúng hoặc ở dạng tinh thể, hoặc ở dạng giống thủy tinh, làm cho

thành tế bào hầu như không có tính thẩm thấu đối với các chất vô cực. Trong môi

trường các chất lỏng phân cực thành tế bào bị trương lên và độ xốp cũng tăng lên.

Độ thẩm thấu của gỗ được xác định bởi vận tốc ( tối đa theo chiều dọc) lưu

chuyển của dòng chất lỏng hay chất khí qua một đơn vị diện tích bề mặt gỗ. Đối với

gỗ cây lá rộng đại luợng này lớn hơn nhiều lần so với gỗ của cây lá kim, bởi trong nó

hướng lưu chuyển trùng với hướng của mao dẫn. Độ thẩm thấu theo chiều ngang nhỏ

hơn nhiều và chịu ảnh hưởng của các tia lõi.

2.3. Tính chất cơ học của gỗ

Tính chất cơ học của gỗ phản ánh trạng thái của nó khi chịu tác động của các lực

hoặc các tác động cơ học khác nhau. Các tính chất này cho phép xác định khả năng

sử dụng của gỗ làm vật liệu kết cấu, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình công

nghệ chế biến gỗ. Chẳng hạn, các tính chất cơ học của gỗ ảnh hưởng lớn đến quá

trình nghiền gỗ và gia công dăm gỗ, xác định việc sử dụng gỗ trong sản xuất bột gỗ

nghiền, bột gỗ tinh chế và bột cơ nhiệt. Các tính chất cơ học của gỗ bao gồm độ bền,

tức khả năng chống lại các tác động cơ học,và tính biến dạng, tức khả năng thay đổi

kích thước và hình dạng dưới tác động cơ học.

Do cấy trúc của gỗ có tính dị hướng, nên phải xác định các tính chất cơ học theo

ba hướng chính. Sức bền giới hạn khi nén và kéo dãn dọc và ngang sợi gỗ, sức bền

khi uốn và đập vỡ, là các chỉ số độ bền thông dụng nhất. Người ta xác định các chỉ

số biến dạng của gỗ (môđun đàn hồi và môđun dich chuyển, hệ số biến dạng ngang,

vv…) bằng cách đo các biến dạng đàn hồi của gỗ khi kéo dãn, nén và uốn. Tính chất

3

Page 4: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

cơ học còn bao gồm một số tính chất sử dụng và công nghệ, liên quan tới độ bền và

độ biến dạng của gỗ, chẳng hạn như, độ dai va đập (khả năng hấp thụ năng lượng của

gỗ khi va đập không vỡ) và độ cứng (khả năng chống lại sự ép lún của vật thể cứng

hơn).

Tỉ trọng của gỗ, hàm lượng nước trong thành tế bào, nhiệt độ, tác động của các

hóa chất, phóng xạ, các khuyết tật của gỗ (mắt gỗ, vết nứt, mùn, vv…) là những yếu

tố ảnh hưởng đến tính chấy cơ học của gỗ.

Tỉ trọng của gỗ liên kết với các tính chất cơ học của nó bởi tương quan S=kủn,

trong đó S- chỉ số xác định,

k và n – hằng số

ủ- tỉ trọng tương đối của gỗ ở một đổ ẩm cho trước.

Sự trương của thành tế bào trong nước làm thay đổi tính chất cơ học của gỗ: các

chỉ số độ bền, mođun đàn hồi, độ cứng, vv… của gỗ đều giảm. Độ biến dạng của gỗ

có thể giảm đột ngột khi nhiệt độ thay đổi, do các thành phần của thành tế bào

chuyển từ trạng thái tích thoát này sang trạng thái tích thoát khác. Nước chứa trong

gỗ làm giảm nhiệt độ chuyển đổi các tính chất. Đặc điểm này được ứng dụng trong

sản xuất bột gỗ cơ nhiệt, sản xuất ván dăm và ván sợi.

2.4. Các nhiệt tính và điện tính của gỗ

Nhiệt tính của gỗ bao gồm nhiệt dung riêng, độ dẫn nhiệt, độ thay đổi nhiệt độ

và sự nở nhiệt.

Nhiệt dung riêng của gỗ hầu như không phụ thuộc vào tỉ trọng và loài cây. Ở

0oC và trạng thái khô tuyệt đối của gỗ, trị giá của nó bằng 1,55 kJ/kg.oC. Khi nhiệt

độ tăng, trị giá này tăng gần như tỉ lệ thuận với nhiệt độ, ở 100oC trí giá của nhiệt

dung riêng lớn hơn ở 0oC khoảng 25%. Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của gỗ

2,5 lần, nên nước chứa trong gỗ làm tăng nhiệt dung riêng của gỗ.

Độ dẫn nhiệt và độ thay đổi nhiệt độ của gỗ phụ thuộc vào tỉ trọng của nó, bởi

tính chất này phụ thuộc vào sự có mặt của các khoang rỗng chứa không khí trong tế

bào gỗ. Hệ số dẫn nhiệt của gỗ khô tuyệt đối tăng lên khi tỉ trọng tăng, trong khi đó

4

Page 5: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

hệ số thay đổi nhiệt độ lại giảm. Khi các khoang rỗng trong tế bào được chứa đầy

nước, độ dẫn nhiệt của gỗ tăng lên, còn độ dẫn nhiệt độ hạ xuống. Độ dẫn nhiệt của

gỗ dọc theo sợi gỗ lớn hơn so với theo chiều ngang.

Hệ số nở nhiệt của gỗ khô tuyệt đối có trị số tương đương nhau đối với tất cả

các hướng cấu trúc, điều đó có nghĩa là gỗ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh. Hệ

số nở nhiệt thuận (thay đổi kích thước tương đối của mẫu gỗ khi nóng lên 1 oC), dọc

theo sợi không vược quá 5,5.10-6/1oC. Hệ số nở nhiệt theo chiều ngang lớn hơn 5-15

lần. Song, đối với gỗ ẩm, nóng lên sẽ có thể làm cho kích thước ngắn lại do mức

trương của thành tế bào bị giảm khi sấy.

Gỗ khô tuyệt đối có độ dẫn điện thấp và độ cách điện cao (1014-1016 Om.m). Khi

độ ẩm của gỗ tăng từ 0% đến mức bảo hòa của thành tế bào, độ cách điện giảm

xuống 1010-1013 lần, khi hàm lượng nước tiếp tục tăng tới trạng thái bảo hòa hòan

tòan của gỗ, độ cách điện chỉ giảm không quá 102 lần. Khi đo độ dẫn điện của gỗ

người ta có thể xác định được độ ẩm của nó. Độ dẫn điện dọc sợi lớn hơn theo chiều

ngang.

Độ thấm điện môi của gỗ khô tuyệt đối ở 25oC dao động ở khoảng 2 đến 5. Khi

độ ẩm của gỗ tăng hay khi tăng nhiệt độ, độ thấm điện môi cũng tăng theo. Các lọai

gỗ có tỉ trọng cao, có độ thấm điện môi cao. Khi gỗ ở trong một điện trường xoay

chiều, nó hấp năng lượng của điện trường và giải phóng nhiệt. Nguyên tắc này được

sử dụng trong sấy gỗ. Các tiêu hao điện môi này càng tăng lên khi độ ẩm và tỉ trọng

của gỗ tăng.

Khi sử dụng gỗ làm chất đốt, đặc tính có ý nghĩa rất quan trọng đó là nhiệt cháy.

Gỗ khô tuyệt đối có nhiệt cháy 19,6-21,4 MJ/kg. Nước trong gỗ làm giảm nhiệt cháy

của nó. Nhiệt cháy của vỏ cây tương đương với nhiệt cháy của lớp gỗ, ngọai trừ lớp

ngòai cùng của vỏ.

2.5. Độ ẩm của gỗ và những tác động qua lại của gỗ với nước

Gỗ là vật liệu xốp-mao dẫn, một hệ mao dẫn đa chiều, cấu tạo chủ yếu bởi các

thành phần ưa nước, cũng vì vậy mà gỗ luôn chứa một lượng nước ít nhiều nào đó.

Trong cây, nước cần thiết để duy trì các họat động sống của cây. Hàm lượng nước

5

Page 6: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

trong gỗ được đặc trưng bởi độ ẩm của nó. Người ta phân biệt hai khái niệm-độ ẩm

tương đối và độ ẩm tuyệt đối.

Độ ẩm tương đối (hay thường dùng là độ ẩm) – là hàm lượng nước trong gỗ,

biểu thị bằng % đối với gỗ ở trạng thái ẩm. Độ ẩm tuyệt đối (độ chứa nước)- là hàm

lượng nước trong gỗ, biểu thị bằng % đối với gỗ ở trạng thái khô tuyệt đối.

Gỗ khô tuyệt đối được hiểu là gỗ được sấy tới trọng lượng không đổi ở nhiệt độ

(103±2)oC. Trị giá độ ẩm tương đối được sử dụng trong phân tích gỗ, để tính hàm

lượng các thành phần của gỗ tương ứng với gỗ khô tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối được

sử dụng làm đại lượng khi so sánh các mẫu gỗ về độ chứa nước. Độ ẩm của gỗ được

xác định bằng các phương pháp khác nhau: sấy các mẫu gỗ, sấy dăm hoặc bột gỗ tới

trạng thái khô tuyệt đối, cất nước với các dung môi vô cực dưới dạng hỗn hợp đồng

sôi, các phương pháp hóa học, lý học, vvv…

Nước trong cây phân bố không đồng đều: rễ và cành cây chứa nhiều nước hơn

thân cây, phần ngọn cây chứa nhiều nước hơn phần giữa thân, giác gỗ cây lá kim

chứa nhiều nước hơn phần lõi và phần thân già. Trong cây lá rộng nước phân bố

theo chiều ngang cây đều hơn. Ở một số loài cây lá rộng, độ ẩm của phần lõi cây lại

cao hơn nhiều so với cây lá kim.

Trên thực tế, theo độ chứa nước, người ta phân lọai gỗ như sau:

gỗ mới khai thác (gỗ tươi), có độ ẩm tuyệt đối trung bình 50-100% phụ thuộc

vào thời điểm khai thác (vào mùa xuân hàm lượng nước cao hơn và vào mùa đông là

thấp nhất), giống cây và điều kiện sinh trưởng;

gỗ khô tự nhiên – gỗ tự sấy khô ngoài trời, có độ ẩm cân bằng với độ ẩm không

khí, độ ẩm tuyệt đối của lọai gỗ này phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của không khí và

thường vào khoảng 15-20%;

gỗ khô trong nhà -gỗ được bảo quản trong phòng và có độ ẩm đối với vùng ôn

đới 8-12%, vùng nhiệt đới 10-25%;

gỗ ướt, là gỗ tiếp xúc với nước trong một thời gian dài, có độ ẩm tuyệt đối lớn

hơn 100% (có thể đạt tới 200% và hơn nữa).

Độ ẩm của gỗ, tương tác giữa gỗ và các thành phần của nó với nước có một ý

nghĩa vô cùng quan trọng trong công nghệ chế biến gỗ, chẳng hạn, để biến tính gỗ

6

Page 7: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

bằng các hóa chất, các chất chống mọt, chống mùn, vv… Nước đóng vai trò kích

họat xenlulô trước khi tiến hành các phản ứng hóa học. Sự tương tác giữa xenlulô và

nước trong bột giấy khi nghiền và sấy nước trong quá trình xeo giấy tạo ra các liên

kết vững chắc của giấy.

2.6. Các đặc điểm hấp thụ nước của gỗ và quá trình sấy gỗ

Sự bảo hòa hấp thụ nước của gỗ tuân theo các quy luật chung về sự tác động qua

lại của polime với hơi của các chất lỏng có phân tử lượng thấp. Khi hút ẩm, gỗ bị

trương lên (nở ra) các kích thước và thể tích của nó cũng tăng lên (tới 6-13%). Tính

chất đặc trưng của gỗ là trương dị hướng trong cả ba chiều cấu trúc, cũng như khi co

lại. Dọc theo sợi, gỗ bị giãn ra ít hơn so với theo chiều ngang, theo hướng tiếp tuyến

nhiều hơn so với hướng hướng tâm.

Quá trình trương làm tăng bề mặt bên trong của các mao quản và kích thích hút

ẩm. Tổng diện tích bề mặt trong lớn nhất của gỗ trương hiện còn chưa được xác định

rõ và các số liệu chú dẫn trong các tài liệu còn trái nguợc nhau, song con số đưa ra từ

10 m2/g tới 200-300 m2/g.

Quá trình trương kèm theo những biến đổi đặc trưng của polime. Khi hấp thụ

những lượng nước đầu tiên (khoảng 6%) bắt đầu hiện tượng co rút do có sự nén

nước. Nén có thể đạt tới 25%. Đó là hiện tượng thể tích của gỗ trương trở nên nhỏ

hơn tổng thể tích của gỗ trước khi hấp thụ nước và lượng nước bị hấp thụ. Người ta

cho rằng, cấu trúc của nước bị hấp thụ ở trạng thái co rút khác với cấu trúc của nước

thường ở thể lỏng. Nước liên kết với bào chất có tính chất dị thường.

Trong giai đọan hấp thụ nước trên, nhiệt trương được tỏa ra gọi là nhiệt thủy

hóa. Nhiệt năng này phụ thuộc vào tỉ khối, chúng có trị giá như sau: xenlulô trong

bông -42-46J/g; xenlulô gỗ – 50-75 J/g; gỗ – 67-84 J/g. Đồng thời áp suất trương

cũng lớn dần (trung bình 1-3 MPa). Tỉ trọng gỗ càng cao, áp suất trương càng lớn.

Khi ngâm gỗ vào nước, sẽ diễn ra hiện tượng hấp thụ hơi nước và nước. Độ hấp

thụ nước tối đa của thành tế bào khi ngâm gỗ trong nước gọi là giới hạn bảo hòa của

thành tế bào. Trạng thái này tương ứng với việc thiết lập cân bằng độ ẩm của thành

7

Page 8: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

tế bào với nước có trong các khoang bào. Giới hạn bảo hòa của thành tế bào chịu ảnh

hưởng của tỉ trọng gỗ, song không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Trong quá trình sấy gỗ, ban đầu sẽ khử lượng nước tự do, sau đó đến nước hút

bám. Trong đó diễn ra hai quá trình – bay hơi nước từ bề mặt gỗ và lưu chuyển nước

từ bên trong ra bề mặt. Trong giai đọan khử nước hút bám, đặc biệt khoảng 6%

lượng nước cuối cùng, bắt đầu diễn ra hiện tượng ngược với trương, đó là hiện tượng

khô co của gỗ, thực chất là sự giảm kích thước và thể tích của gỗ. Do sự dị hướng các

tính chất của gỗ, quá trình khô co cũng như quá trình trương, diễn ra không đồng

đều. Theo chiều trục dọc gỗ khô co nhiều gấp hàng chục lần, so với theo chiều

ngang.

Khử hoàn toàn nước trong gỗ bằng cách sấy ở nhiệt độ 100-105oC là không thể.

Vì vậy, gỗ khô tuyệt đối luôn chứa một lượng nước liên kết vững nhất định (khoảng

0,3-0,5%). Để khử hoàn toàn nước phải nung nóng gỗ tới nhiệt độ 150oC. Tăng nhiệt

độ cao khi sấy gỗ, tất yếu sẽ dẫn đến các biến đổi hóa học của các thành phần cấu

thành gỗ, đó là các phản ứng khử nước, , phản ứng ô-xy hóa, nhiệt phân, vv… Điều

kiện nhiệt độ thấp không làm đông tụ lượng nước hút bám, trong khi đó nước tự do

có thể đóng băng.

2.7 Các tính chất hấp thụ nước của gỗ và các thành phần của gỗ

Khi nghiên cứu cơ chế tương tác của gỗ với nước thỡ quỏ trỡnh hấp thụ hơi nước từ

không khí của gỗ và các thành phần của nó có ý nghĩa hơn cả. Quá trỡnh hấp thụ

nước của xenluloza được chú trọng hơn cả.

Với polyme quỏ trỡnh hấp phụ là sự hấp thụ nước qua bề mặt phân chia pha, cũn hấp

thụ là sự hũa tan chất cú phõn tử lượng thấp mà được hấp thụ vào polyme tạo thành

“dung dịch cứng”, với polyme thỡ trong quỏ trỡnh hấp thụ thường là gây trương nở.

Cỏc quỏ trỡnh hấp thụ ở polyme thường chiếm ưu thế hơn so với quá trỡnh hấp phụ.

Nhưng quá trỡnh hấp thụ ở cỏc polyme mà trong cấu tạo cú lỗ trống thỡ cả hai quỏ

trỡnh này xảy ra đồng thời và gần như không thể giới hạn chúng được. Ngoài ra,

trong những lỗ rỗng ở polyme hấp thụ có khả năng xảy ra ngưng tụ nước, kết quả của

cả quá trỡnh hấp thụ và hấp phụ.

8

Page 9: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

Khả năng hấp thụ của gỗ được hỡnh thành từ khả năng hấp thụ nước của các thành

phần cấu tạo nên chúng: xenluloza, hemixenluloza, lignin.

Nếu như coi khả năng hấp thụ nước của gỗ ở 25oC là một đơn vị thỡ khả năng hấp

thụ nước của các thành phần cao phân tử trong gỗ lần lượt là: hemixenluloza (1,56) >

holoxenluloza (1,09) > gỗ (1) > xenluloza (0,94) > lignin (0,6).

Cấu tạo húa học của cỏc thành phần gỗ, cấu trúc phân tử và cấu trúc vi mô của

chúng, cấu tạo giải phẫu của các mô gỗ có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của

gỗ.

Các thành phần của gỗ nếu được tách riêng sẽ có khả năng có khả năng hấp thụ nước

khác hẳn khả năng hấp thụ nước của chúng khi cũn ở trong gỗ. Xenluloza được tách

ra từ gỗ có khả năng trương nở lớn trong nước, hơn cả gỗ tự nhiên.

Tính ưa nước của xenluloza và các thành phần polysaccarit khác của gỗ được quy

định bởi một số lượng lớn các nhóm hydroxin trong đại phân tử của chúng. Trong đó

khả năng hấp thụ nước của xenluloza phụ thuộc vào mật độ sắp xếp đại phân tử của

chúng, khả năng này giảm khi mức độ kết tinh của đại phân tử tăng lên.

Trong cỏc quỏ trỡnh hấp thụ, phần vụ định hỡnh của xenluloza cú vai trũ rất quan

trọng, chớnh nơi đây xảy ra phần lớn các biến đổi. Khả năng hấp thụ lớn của

hemixenluloza và các polysacarit khác được quy định bởi cấu tạo vô định hỡnh của

9

Page 10: Các Tính Chất Lý Học Của Gỗ

chỳng, nhờ đó mà các nhóm hydroxin ưa nước có thể tiếp cận dễ dàng với nước.

Ngoài ra, cũn cú sự đóng góp của các nhóm CO, CHO, và cũn vỡ mạch của chỳng

ngắn hơn so với xenluloza. Lignin khác với phần hydratcacbon không ưa nước lắm.

10