cách trình bày thông tin quảng cáo

38
CÁCH TRÌNH BÀY THÔNG TIN QUẢNG CÁO A.K. Pradeep, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành NeuroFocus nói về cách thức trình bày ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo. Font chữ quảng cáo nổi bật nhất là Coca Cola: gây dấu ấn cho người tiêu dùng về sự độc đáo, khác thường của sản phẩm… Những nhà thiết kế thường sáng tạo theo cảm quan, theo thói quen. Còn Pradeep đã thực tế hóa và cho ta một cái nhìn khoa học về quảng cáo thành công dựa trên hiểu biết tường tận về não bộ của con người.

Upload: tran-nhu-khoi-nguyen

Post on 24-Jun-2015

1.766 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cách trình bày thông tin quảng cáo

CÁCH TRÌNH BÀY THÔNG TIN QUẢNG CÁO

A.K. Pradeep, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành NeuroFocus nói về cách thức trình bày ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo.

Font chữ quảng cáo nổi bật nhất là Coca Cola: gây dấu ấn cho người tiêu dùng về sự độc đáo, khác thường của sản

phẩm…

Những nhà thiết kế thường sáng tạo theo cảm quan, theo thói quen. Còn Pradeep đã thực tế hóa và cho ta một cái nhìn khoa học về quảng cáo thành công dựa trên hiểu biết tường tận về não bộ của con người.

Một quảng cáo 30 giây trên TV có thể chứa đựng 5 tỷ điểm dữ liệu mà các nhà nghiên cứu của NeuroFocus sẽ phân tích để xác định hiệu quả tổng hợp. Công ty sẽ bán những

Page 2: Cách trình bày thông tin quảng cáo

phân tích của mình cho các khách hàng như Microsoft, Google, và Citigroup.

Họ đánh giá sự thành công hay thất bại của quảng cáo theo những tiêu chí nào? Sau đây là 3 bí quyết đơn giản nhưng quan trọng căn bản để quảng cáo của doanh nghiệp thêm hiệu quả.

1. Hình ảnh bên trái, dòng thông tin bên phải

Não phải nhận tín hiệu bên trái mà não phải lại xử lý hình ảnh tốt hơn. Pradeep thấy rằng hầu hết nhà tiếp thị, chuyên gia quảng cáo và những người thiết kế Web chưa tuân theo nguyên tắc chuẩn này. Anh đánh giá 75% website thiết kế sai. Hầu hết những slide thuyết trình PowerPoint cũng vi phạm nguyên tắc hình trái – chữ phải.

2. Sử dụng gương mặt trung tính

Theo Pradeep thì: “Bộ não chúng ta không cưỡng lại được việc tập trung chú ý vào hình ảnh gương mặt con người”. Vậy nên, NeuroFocus luôn khuyên công ty khách hàng đặt hình ảnh chân dung lên thiết kế bao bì, website và ảnh quảng cáo.Một bí quyết nhỏ nữa là não bộ thích những gương mặt không rõ cảm xúc. Tốt nhất là những gương mặt trên sản phẩm và trong quảng cáo không cười cũng không giận. Đó là lý do Mona Lisahas là một trong những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn nhất lịch sử. Mọi người bị cái thần bí của gương mặt ấy thu hút.

Page 3: Cách trình bày thông tin quảng cáo

Pradeep giải thích là khi người xem thấy một gương mặt không bộc lộ cảm xúc rõ ràng thì họ càng nỗ lực để giải mã suy nghĩ của gương mặt đó, nên càng gắn kết với hình ảnh và thông tin sản phẩm.

3. Dùng những font chữ độc đáo.

Font chữ đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo và thiết kế bao bì sản phẩm. Vì những font chữ mới lạ thu hút sự chú ý và dễ lưu vào trí nhớ, ảnh hưởng đến sự hứng thú và quyết định mua hàng.

Pradeep dẫn ví dụ font chữ quảng cáo nổi bật nhất là Coca Cola: gây dấu ấn cho người tiêu dùng về sự độc đáo, khác thường của sản phẩm… Đó cũng là lý do nhiều chuyên gia khuyên bài thuyết trình trên PowerPoint nên dùng những font chữ lạ như Myriad Pro, chứ đừng mãi dùng chữ Arial, Times New Roman…

Để giải thích kỹ hơn về việc não bộ bị thu hút bởi cái mới lạ, Pradeep ví dụ những con khỉ chuyền cành tìm trái cây. Khi thấy một loại trái lạ, nó sẽ chú ý, rồi ghi nhớ mình đã nhìn thấy trái đó ở đâu, rồi mới tính có hái thử ăn không… 

Vậy nên, Pradeep khuyến khích doanh nghiệp dùng font mới lạ, nhưng đừng lạm dụng. Ví dụ như một bao bì sản phẩm dùng một, hai font chữ và cỡ chữ thì hiệu quả cao hơn bao bì dùng trên 3 loại font và 3 cỡ chữ khác nhau.

Page 4: Cách trình bày thông tin quảng cáo

11 CÁCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Trong thời đại ngày nay, giới kinh doanh rất coi trọng thương hiệu cá nhân. Nhưng làm thế nào để xây dựng được thương hiệu cá nhân? 

Có mười một bước mà Gill Corkindale muốn tư vấn cho bạn. Như tôi đã đề cập trước đây, nếu hiện nay thương hiệu cá nhân là một điều kiện tiên quyết để đạt được thành công trong sự nghiệp, thì thương hiệu đó cần những tiêu chí nào? 

Tôi đã rất vui khi nhận được phản hồi từ các bạn. Từ đó tôi đã đúc kết được những tiêu chí của thương hiệu cá nhân như sau:

Page 5: Cách trình bày thông tin quảng cáo

Hấp dẫn khách hàng Đáng tin cậy

Nhất quán

Nổi tiếng

Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được những tiêu chí đó? Đây là một số ý kiến mà tôi rút ra sau khi nghiên cứu công trình của Tom Peters[1] cùng những người đã giúp đỡ phát triển công trình của ông suốt một thập kỷ qua.

Hãy nhìn nghề nghiệp của mình từ một góc độ khác. Đừng coi bản thân đơn thuần chỉ là một nhân viên mà hãy coi là một tài sản do ta sở hữu. Hãy quên đi chức vụ của mình. Hãy tự hỏi bản thân mình nên làm gì để mang lại giá trị? Điều gì khiến ta cảm thấy đáng tự hào nhất ở bản thân?Đánh giá lại lòng trung thành của bản thân. Trước hết hãy trung thành với chính mình. Sau đó là trung thành với đội ngũ làm việc, với dự án, với khách hàng và với công ty.

Luôn đáng tin cậy. Hãy trung thực với bản thân - năng lực và phẩm chất của mình. Nếu bạn hiểu bản thân mình, bạn có thể tạo ra một thương hiệu đáng tin cậy.

Học tập từ những thương hiệu lớn. Xác định yếu tố tạo

Page 6: Cách trình bày thông tin quảng cáo

nên sự khác biệt của bạn trong cạnh tranh. Gần đây bạn đã làm được những gì để giúp bạn nổi bật hơn? Yếu tố nào mà đồng nghiệp hay khách hàng xem là điểm mạnh nhất của bạn?

Làm nổi bật bản thân. Tạo ra một sơ yếu lý lịch tốt cả về hình thức lẫn thực chất. Để có được một sơ yếu lý lịch như vậy, bạn cần phải xây dựng mạng lưới, tham gia các dự án có chất lượng cao, thể hiện khả năng trong các buổi diễn thuyết hay hội thảo, viết bài cho các tờ báo trong nước và nước ngoài, tình nguyện tham gia vào các ủy ban hoặc thảo luận bàn tròn tại các hội nghị.

Luôn nhất quán. Bảo đảm rằng thông điệp của bạn phải luôn nhất quán. Nếu không, những cố gắng của bạn sẽ không đi đến đâu. Tất cả những việc bạn lựa chọn làm và không làm sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu cá nhân của bạn.Nó thể hiện từ cách bạn nói chuyện qua điện thoại cho đến cách bạn thể hiện ở các hội nghị, hay cách mà bạn viết thư điện tử.

Tạo sự cân xứng giữa nội dung công việc và phong cách làm việc. Đừng quên rằng cách bạn thực hiện công việc cũng quan trọng không kém việc bạn làm. Bạn nói có cô đọng súc tích không? Bạn có tập trung vào công việc

Page 7: Cách trình bày thông tin quảng cáo

không? Bạn có quan tâm đến các phần của công việc hay không?Xây dựng và quản lý mạng lưới marketing của bạn. Bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng là những phương tiện quan trọng nhất để truyền bá thương hiệu của bạn. Những gì được nói về bạn sẽ xác định giá trị thương hiệu của bạn.

Học cách trở thành người biết cách tác động. Sử dụng quyền lực cá nhân, vị trí và mạng lưới quan hệ của bạn. Nhưng cần sử dụng hết sức thận trọng và khôn ngoan. Nếu không bạn sẽ không được coi là một nhà lãnh đạo đáng tin cậy.

Tìm kiếm thông tin phản hồi. Thường xuyên kiểm tra giá trị thương hiệu của bạn. Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp chính quy như nhận những nhận xét phản hồi qua hình thức phản hồi đa chiều (hay còn gọi là phản hồi 3600) hoặc biện pháp phi chính quy như:

Hỏi những người xung quanh để có được những phản hồi trung thực và mang tính xây dựng về năng lực của bạn. Một cách khác để kiểm tra là tham dự các buổi phỏng vấn việc làm. Cho dù bạn có thực sự muốn thay đổi công việc hay không, hình thức này sẽ giúp bạn kiểm tra giá trị thị trường thương hiệu của bạn.

Page 8: Cách trình bày thông tin quảng cáo

Đánh giá lại. Thường xuyên kiểm tra động cơ thúc đẩy bạn làm việc. Định nghĩa về thành công của bạn là gì? Hãy tự viết ý kiến nhận xét về bản thân, giải thích lý do bạn làm việc và thường xuyên kiểm tra nó.

Bạn nghĩ sao? Thương hiệu cá nhân có quan trọng đối với sự thành công trong công việc của bạn hay không? Liệu có phải quan điểm này chỉ phù hợp với các lãnh đạo ở các nước phương Tây hay là nó còn có thể áp dụng với các lãnh đạo ở các thị trường mới nổi nữa? Quảng bá bản thân theo cách này liệu có mặt hạn chế nào không? Nếu có, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Page 9: Cách trình bày thông tin quảng cáo

13 BÍ QUYẾT MARKETING HIỆU QUẢ TRÊN FACEBOOK

Với lượng người sử dụng khổng lồ, Facebook là một kênh truyền thông xã hội đầy tiềm năng. 13 bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn tạo lập một trang Facebook hiệu quả để quảng bá cho việc kinh doanh của doanh nghiệp

1. Cho fans lý do cụ thể để “like” trang của bạn

Khuyến khích khách hàng nhấn “like” bằng những phần thưởng nho nhỏ như coupon, mẫu thử, dùng 3 tháng miễn phí phần mềm cho những người đầu tiên “like”, người thứ 1000, 2000 “like”…Ngoài ra, bạn có thể trang bị những giá trị cộng thêm như các phần mềm trò chơi miễn phí cho fans.

Page 10: Cách trình bày thông tin quảng cáo

2. Luôn tập trung vào chủ đề chính

Mọi người “like” trang Facebook của bạn vì họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, vì vậy mọi nội dung đăng tải phải gắn liền với chủ đề này. Tập trung viết mãi một chủ đề cũng khá tù túng nhưng đây là cơ hội để bạn phát huy sức sáng tạo. Sau đây là một số cách để bạn khai thác chủ đề:

+ Thông tin các sự kiện do công ty tổ chức, các sự kiện khác có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của công ty.

+Chia sẻ các clip hài hước từ Youtube có liên quan đến sản phẩm, ngành nghề mà công ty bạn đang kinh doanh.

+Khuyến khích mọi người đăng tải các câu hỏi, hình ảnh và các câu chuyện có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn lên “tường”

+Thỉnh thoảng đăng lại các nội dung từng thu hút mọi người.

3. Đặt ra những câu hỏi hay

Page 11: Cách trình bày thông tin quảng cáo

Một trong những cách thu hút mọi người bình luận rôm rả trên Facebook là đặt ra các câu hỏi thú vị, có tính giải trí cao. Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu cho các câu hỏi là phải dễ trả lời để người đọc chỉ cần dùng một từ cũng có thể trả lời được câu hỏi. Hầu hết mọi người đều thích nói về mình, vì vậy bạn hãy đặt các câu hỏi về bản thân họ để kích thích mọi người tham gia thảo luận.

4. Luôn cập nhật thông tin đi kèm với hình ảnh

Với mỗi “trạng thái” được cập nhật, bạn nên đính kèm theo một hình ảnh. Hình ảnh luôn thu hút sự chú ý của người đọc hơn so với chữ viết và dễ để lại ấn tượng với người đọc. Ngược lại, những hình ảnh thiếu chỉnh chu, nhếch nhác sẽ dễ gây ấn tượng phản cảm lâu dài. Tag mọi người vào ảnh cũng là một cách phổ biến để mọi người vào xem ảnh mà bạn post lên. Tuy nhiên không phải ai cũng thấy thoải mái với việc này và có nhiều người sẽ cảm thấy bị làm phiền. Cách tốt nhất là treo thưởng để mọi người tự tag mình và bạn bè vào.

5. Tổ chức kỷ niệm các dịp đặc biệt

Hãy tận dụng các dịp kỷ niệm, dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty để tổ chức sự kiện online và chia sẻ với các fans trên Facebook. Đây cũng là dịp để thắt chặt hơn mối quan hệ với khách hàng và tung ra các

Page 12: Cách trình bày thông tin quảng cáo

hoạt động khuyến mãi.

6. Tập trung vào ngày thứ 6

Theo các số liệu của Facebook, thứ sáu hàng tuần là ngày mà các thành viên tham gia Facebook tích cực và có tâm trạng thoải mái nhất. Do đó, bạn hãy tận dụng ngày này để tung ra các hoạt động lôi kéo fans.

7. Tạo điều kiện cho fans hoạt động tích cực

Nhiệm vụ của nhà tiếp thị là sáng tạo không ngừng để thúc đẩy các fans hoạt động sôi nổi, tập trung và quan tâm cao độ đến nhãn hàng. Không phải tất cả những người nhấn “like” đều thực sự yêu thích sản phẩm, dịch vụ của bạn, do vậy, một trong những điều bạn cần làm là thuyết phục được những người này hào hứng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Minh bạch thông tin, cập nhật thông tin thường xuyên, đưa ra nhiều hoạt động thú vị, sáng tạo để kích thích fans tìm hiểu và xây dựng sự tín nhiệm và nhu cầu đối với sản phẩm.

8. Tổ chức các cuộc thi

Hầu hết mọi người đều thích thi thố và giành chiến thắng. Để khuấy động không khí trên Facebook và thu hút nhiều người tham gia cũng như phát tán thông tin, bạn hãy tổ

Page 13: Cách trình bày thông tin quảng cáo

chức những cuộc thi nho nhỏ như thi ảnh đẹp, thi video hay đơn giản là gửi email để tham gia rút thăm may mắn.

 Có rất nhiều cách tố chức thi thố nhưng bạn nhớ xem qua các hướng dẫn của Facebook để nắm rõ các chức năng và giới hạn của trang trong quá trình tổ chức cuộc thi. Các công ty phần mềm cũng là cánh tay đắc lực giúp bạn sáng tạo các công cụ hỗ trợ cho cuộc thi.

9. Sử dụng chức năng “Sponsor Stories”

Đầu năm nay, Facebook đã giới thiệu một hình thức quảng cáo mới thông qua chức năng “Sponsor Stories”. Mục này sẽ hiển thị hoạt động của mọi người trong friendlist tại một vị trí cố định trên trang. Chức năng này hoàn toàn miễn phí và bạn có thể tận dụng chức này để quảng cáo, thông tin đến cho bạn bè của người đã “like” trang của bạn.

10. Đo lường hiệu quả của hoạt động marketing trên FacebookĐo lường mọi hoạt động mà bạn đã thực hiện trên Facebook như lượng fans, số liệu chuyển đổi, các hoạt động, sự trung thành…Thực hiện đều đặn việc đo lường giúp bạn hiểu rõ fans của mình hơn và có chiến lược tốt hơn cho những hoạt động tiếp theo.

Page 14: Cách trình bày thông tin quảng cáo

11. Tìm công cụ tốt nhất để đo lường

Một công cụ hiệu quả sẽ giúp bạn có được những số liệu chính xác. Đo lường sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng và lên kế hoạch cho các hoạt động về sau. Một số công cụ còn cho phép bạn biết được hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên Facebook.

12. Sử dụng hiệu quả các dữ liệu thu thập đượcCác dữ liệu thu thập được không chỉ dành cho các hoạt động trên Facebook nói riêng mà còn có thể dùng chung cho mọi hoạt động marketing khác. Mục tiêu của bạn không dừng lại ở việc thu hút nhiều fans trên Facebook mà là thúc đẩy được họ mua hàng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy tận dụng cơ hội để tiếp thị, thấu hiểu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

13. Giành quyền chủ chủ động

Các thương hiệu thông minh xem Facebook là nơi để nhận phản hồi ngay lập tức từ khách hàng, bật ra ý tưởng về sản phẩm mới, tính toán việc làm tiếp thị tốt hơn và nắm được nhu cầu khách hàng. Thông thường, các nhà tiếp thị phản ứng lại với các thay đổi của phương tiện truyền thông xã hội, trong khi các nhà tiếp thị tiên phong luôn chủ động sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để lèo lái công

Page 15: Cách trình bày thông tin quảng cáo

việc kinh doanh.

Nguồn socialmediaexaminer.com

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG TIÊU DÙNG NĂM 2012

Theo FTA, năm 2012 có 12 xu hướng tiêu dùng và tôi xin bổ sung thêm một số phân tích hướng đến cho bạn đọc những góc nhìn khác nhau về các xu hướng này.

1. Xu hướng 1: Dư chấn lạm phát với 94% cho rằng sẽ còn tác động vào hành vi tiêu dùng năm 2012.

Page 16: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Với tình hình chung của kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2011 và nhìn chung số liệu thống kê cho năm tới đã ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng Việt Nam.

· Bức tranh kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không ít đến niềm tin của người tiêu dùng. Theo Nielsen, năm 2010, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về niềm tin tiêu dùng với số điểm là 119. Năm nay, tụt hơn 20 bậc và điểm số chỉ đạt 97, thấp hơn chỉ số niềm tin trung bình của người châu Á (106). Với tình hình này xu hướng năm 2012 có thể chưa khả quan.

2. Xu hướng 2: Tôi yêu Việt Nam với 71% tin tưởng vào hàng VN chất lượng cao.

· Với chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã góp phần tác động đến hành vi sử dụng hàng Việt Nam của người tiêu dùng trong nước.

· Và một phần không nhỏ góp phần vào xu hướng này là định hướng đầu tư vào chất lượng sản phẩm và xây dựng phát triển thương hiệu của các Doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.

Page 17: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Qua thời gian các doanh nghiệp trong nước bắt đầu ý thức nhiều cho việc đầu tư cho thương hiệu như: Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên, Thái Tuấn, Vinamilk... Đây cũng là yếu tố góp phần gia tăng tuy tín thương hiệu cho Hàng Việt Nam.

3. Xu hướng 3: An toàn là bạn với 84% quan tâm đến an toàn thực phẩm.

· Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), 6 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 53 vụ ngộ độc với 1.776 nạn nhân, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Tuy nhiên so với cùng kỳ 2010, số vụ ngộ độc đã giảm 42 vụ, số tử vong giảm 24 người (giảm 70%). Về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm qua kiểm tra cho thấy do vi sinh vật (17 vụ), do hóa chất (10 vụ), do độc tố tự nhiên (17 vụ)…

· Chính vì các yếu tố này đã làm cho người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm và quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ.

· Đây gần như là xu hướng tất yếu của một xã hội phát triển đi lên hiện đại văn minh, các doanh nghiệp ngoài việc hiệu quả trong kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến yếu

Page 18: Cách trình bày thông tin quảng cáo

tố xã hội, yếu tố đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng.

· Càng ngày mức độ tác động đến sức khỏe con người càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của Doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin như ngày này, chỉ cần ngủ một đêm thức dậy, 1 thương hiệu kinh doanh không nghiêm túc có thể bị tẩy chai hoàn toàn bởi người tiêu dùng.

4. Xu hướng 4: Chất lượng = nguồn gốc + thương hiệu.

· Phần lớn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm chất lượng tốt thông qua giới thiệu từ bạn bè/người thân, đặc biệt là người tiêu dùng Đà Nẵng, kế đến là quảng cáo trên TV/radio và tự bản thân tìm hiểu, không có nhiều khác biệt giữa các khu vực.

· Trong nhận thức của người tiêu dùng, nơi bán sản phẩm chất lượng tốt là ở siêu thị, kế đến là Metro. Ngoài ra còn có tiệm tạp hoá vừa/lớn có bảng hiệu, cửa hàng showroom/đại lý chính hãng ,không có nhiều khác biệt giữa các khu vực., xe bán dạo và các điểm bán hàng lề đường được xem là nơi bán sản phẩm chất lượng kém.

Page 19: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Dấu hiệu để nhận biết kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt bao gồm: nơi được nhiều người biết đến, có nhiều người mua, tiếp theo là cửa hàng lớn/vừa, có bảng hiệu, và cửa hàng/showroom/đại lý chính hãng.

· Người tiêu dùng nói họ mua phải sản phẩm kém chất lượng đa số từ xe bán dạo và bán hàng lề đường, tiếp theo là khu vực bên ngoài chợ.

5. Xu hướng 5: Vai trò của chuyên gia với 80% xem xét mua khi nghe tư vấn từ chuyên gia.

· Xu hướng này một lần nữa xác định yếu tố truyền miệng (Word of mount) tại Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

· Hành động truyền miệng của người tiêu dùng khi nhận thông tin sản phẩm kém chất lượng tuy không nhiều, nhưng cũng cần chú ý, đặc biệt là thông tin đến từ báo chí/tạp chí/truyền hình và thông tin từ các chuyên gia.

· Qua đây có thể thấy yếu tố tác động lớn của các mạng xã hội trong hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu của

Page 20: Cách trình bày thông tin quảng cáo

doanh nghiệp Việt Nam. Với một số người có ảnh hưởng nhất định trong cộng động mạng có tác động lớn đến quyết định hành vi tiêu dùng Việt Nam.

6. Xu hướng 6: Nhóm trẻ tiên phong 20-29 với 15 triệu người có quyết định chính (40%) hoặc ảnh hưởng (40%).

· Với thế mạnh dân số trẻ và nằm trong độ tuổi lao động nên Việt Nam đang là thị trường lao động hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên làm thế nào để phát huy hết được sức mạnh tổng lực của nguồn lực trẻ này.

· Nhóm khách hàng trẻ tuổi sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Xây dựng cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn, chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng trong quý I/2011 của Việt Nam lên đến 17,7%, cao nhất so với các nước trong khu vực. Ở đây chúng ta loại trừ khả năng tăng này là do lạm phát chứ không phải do cầu tiêu dùng tăng.

7. Xu hướng 7: Tiêu dùng số với 80% người dân truy cập internet hàng ngày ở thành phố lớn.

Page 21: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại VN tính đến cuối tháng 11-2010 là 27,3 triệu người, chiếm khoảng 31,7% dân số VN. Như vậy sau 13 năm kể từ ngày VN hòa mạng Internet toàn cầu (1-12-1997), lượng người sử dụng Internet trong nước đã tăng rất nhanh.

· Kết quả nghiên cứu cho thấy, email (60%) và messenger (73%) vẫn là phương tiện kết nối trực tuyến phổ biến tại Việt Nam. Đọc tin tức trên mạng là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất chiếm 97%, theo sau là việc truy cập vào các cổng thông tin điện tử với tỷ lệ gần 96% người tham gia. Đáng chú ý là số người sử dụng Internet để truy cập vào các trang mạng xã hội đã tăng từ 41% năm 2010 lên 55% năm 2011.

· Theo kết quả trên, sử dụng Internet hàng ngày đã vượt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ (42%). Tỷ lệ truy cập tại gia đình tăng từ 75% năm 2010 lên 88% năm 2011, trong khi đó tỷ lệ truy cập từ Internet café đã giảm từ 42% năm 2010 xuống còn 36% năm 2011. Những gói cước hấp dẫn cùng với sự hiện diện của công nghệ 3G ở Việt Nam đang đẩy mạnh xu hướng truy cập bằng điện thoại di động (30%).

Page 22: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Những người sử dụng Internet ở độ tuổi từ 15 đến 24 quan tâm chủ yếu đến các nội dung giải trí, đặc biệt là các game trực tuyến (38%), nhạc trong nước (57%), và thể thao (39%). Bên cạnh đó, giới trẻ cũng sử dụng Internet để cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội (52%), xem các đoạn video và hình ảnh thú vị trên mạng (45%).

· Đây là một xu hướng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động marketing trong năm 2012 và có thể trong những nắm tới, có tác động trực tiếp đến các công tác hoạch định chiến lược marketing, PR của doanh nghiệp Việt Nam.

8. Xu hướng 8: Quyền lực nữ đang xuân với 40% kinh doanh riêng và 90% quyết định chính chi tiêu gia đình.

· Phụ nữ trung niên 30 – 55 tuổi khá năng động, hầu hết có xu hướng vừa đi làm vừa kinh doanh riêng (40%). Thu nhập khoảng trên 20 triệu đồng 1 tháng, những phụ nữ trung niên độc lập về tài chính này chủ yếu thu lợi nhuận từ việc kinh doanh riêng, bên cạnh đó, đầu tư vàng – BĐS cũng là nguồn thu đáng kể. 

· Ngày nay vai trò của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đã được khẵng định, xã hội càng phát triển thì các thành viên trong gia đình không có nhiều thời gian trong việc đánh giá

Page 23: Cách trình bày thông tin quảng cáo

và lực chọn trong mua sắm. Chính điều này với đặc tính thiên phú của mình, phụ nữ ngày càng có ảnh hưởng lớn đến quyết định lớn trong chi tiêu của cả gia đình.

9. Xu hướng 9: Vì tương lai con em với chi phí 2 triệu đồng/tháng cho bé.

· Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050. Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1-2 con, tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh và hiện ở mức sinh thấp 2,11 con/ người mẹ trong độ tuổi sinh đẻ (bằng với mức sinh thay thế).

· Các bà mẹ thường kết hợp mua sắm cho bản thân và gia đình khi mua sắm cho bé, có lẽ vì vậy mà địa điểm mua sắm cho bé chủ yếu là ở chợ và siêu thị, tiếp theo là shop thời trang chuyên bán hàng cho bé.

· Riêng ở HN, shop thời trang dành chuyên cho bé lại được nhiều bà mẹ lựa chọn nhất (82%), trong khi người TP.HCM ít lựa chọn địa điểm này. Tại TP. HCM khi mua đồ cho bé, 23% bà mẹ quan tâm tới thiết kế và màu sắc, tuy nhiên khi được hỏi về yếu tố quan trọng nhất thì chất liệu vải lại được xếp đầu tiên, họ ít quan tâm tới nguồn gốc và thương hiệu.

Page 24: Cách trình bày thông tin quảng cáo

Tại HN, người tiêu dùng có vẻ cẩn thận hơn khi chọn đồ cho bé, họ quan tâm nhiều đến tất cả các yếu tố, đặc biệt là chất liệu vải, 67% những người được hỏi trả lời rằng chất liệu vải là yếu tố họ quan tâm nhất.

· Xã hội phát triển các gia đình có xu hướng không có nhiều con mà chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để chăm sóc và dành mọi điều kiện tốt nhất dành cho con cái.

10. Xu hướng 10: Tiêu dùng xanh với 35% sẽ tạm ngưng ngay lập tức khi sản phẩm ảnh hưởng môi trường.

· Trong năm qua với sự việc của một thương hiệu hàng tiêu dùng bị “tẩy chai” do sản xuất tác động đến môi trường. Đây là lần đầu tiên người tiêu dùng Việt Nam hành động mạnh mẽ yếu tố tác động đến môi trường của doanh nghiệp.

· Những người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý làm thế nào để sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường.Công ty tích cực tham gia các hoạt động xã hội sẽ được người tiêu dùng chú ý và được cân nhắc nhiều hơn khi họ quyết định mua sản phẩm.

Page 25: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Pháp luật ngày càng nghiêm hơn với hành động tàn phá môi trường, các chương trình “Xanh” ngày càng được chú trọnng và xu hướng “marketing xanh” cũng đang dần thẩm thấu vào định hướng của các công ty Việt Nam. Đơn cử như chương trình “Giờ trái đất” được nhận biết rộng rãi, yêu thích và gần gũi với người dân, do đó đã thu hút được 68% người dân hưởng ứng.

11. Xu hướng 11: Văn hóa vùng miền, Hà Nội ít trung thành, đòi hỏi dịch vụ VIP, Đà Nẵng nhạy cảm về giá, TP.HCMC ít mua hàng ở chợ.

· Những người ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long thích mua với số lượng lớn để tiết kiệm. Người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh không quan tâm nhiều như các thành phố khác trong kế hoạch chi phí hàng tháng của họ. 

· Người miền Bắc sẽ trả thêm tiền cho sản phẩm / dịch vụ đó nếu nó độc đáo và duy nhất.Miền Trung và MiềnBắc thích thương lượng giá

· Người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh ít mua sản phẩm ăn theo các quảng cáo. Người tiêu dùng tại các thành phố lớn đều thống nhất trong việc tin tưởng vào lời giới thiệu từ bạn bè.

Page 26: Cách trình bày thông tin quảng cáo

· Quảng cáo hài hước được ưa thích trên toàn thành phố, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

· Văn hóa vùng miền vẫn còn ẩn sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam, mỗi vùng miền có phong tục tập quán, hành vi sử dụng sản phẩm khác nhau, xu hướng này thấy rõ trong lĩnh vực thời trang giữa 2 miền Nam Bắc và với xu thế chuyên biệt hóa thì việc đưa ra các nhu cầu và sản phẩm theo vùng miền là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

12. Xu hướng 12: Ăn Tết hiện đại trên nền giá trị truyền thống.

· Đối với người tiêu dùng, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa là ngày lễ truyền thống, dịp để gia đình quây quần/ sum họp. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực. 

· Riêng người tiêu dùng Hà Nội cho rằng Tết Nguyên Đán là dịp đặc biệt trong năm. Có lẽ do khí hậu của Hà Nội có những chuyển biến giữa các mùa nên cảm nhận Tết là dịp đặc biệt trong năm nổi trội hơn so với TP.HCM & Đà Nẵng. 

· Những hình ảnh mang tính truyền thống “mai vàng/ hoa

Page 27: Cách trình bày thông tin quảng cáo

đào, bánh chưng” được xem là biểu tượng của ngày Tết. Ngoài ra, điểm duy nhất khá khác biệt giữa miền Bắc và Nam là hình “dưa hấu”. Đây là sản phẩm riêng của từng khu vực tạo nên nét đặc trưng và biểu tượng riêng của 2 miền. 

· Người tiêu dùng chủ yếu mua quà biếu cho người thân trong gia đình (cha mẹ, ông bà & họ hàng…), kết quả đồng nhất giữa các khu vực.

· Người tiêu dùng Hà Nội mua quà biếu cho cấp trên nhiều hơn so với Người tiêu dùng TP.HCM và Đà Nẵng. Có lẽ, đây là một trong những thông lệ thường diễn ra vào dịp Tết đối với Hà Nội.

Page 28: Cách trình bày thông tin quảng cáo