cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

43
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới Hà Nội, tháng 7, 2013 ÀIÏÍM LAÅI CÊÅP NHÊÅT TÒNH HÒNH PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË VIÏÅT NAM Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Upload: vuongnhi

Post on 01-Jan-2017

223 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới

Hà Nội, tháng 7, 2013

ÀIÏÍM LAÅI

CÊÅP NHÊÅT TÒNH HÒNH

PHAÁT TRIÏÍN KINH TÏË

VIÏÅT NAM

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

WB456288
Typewritten Text
79780
Page 2: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

ĐIỂM LẠI

Báo cáo này do Deepak Mishra và Đinh Tuấn Việt soạn thảo với sự đóng góp của James Anderson, Reena Badiani, Đoàn Hồng Quang, Sameer Goyal, Phạm Minh Đức, Habib Rab, Gregory Smith và Triệu Quốc Việt, dưới sự chỉ đạo chung của Victoria Kwakwa và Sudhir Shetty. Vũ Thị Anh Linh hỗ trợ về công tác biên soạn và xuất bản.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới

Hà Nội, tháng 7, 2013

Page 3: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

CDS Hợp đồng Hoán đổi Rủi ro Tín dụngCIT Thuế Thu nhập Doanh nghiệpCPI Chỉ số Giá Tiêu dùngDNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNN Doanh nghiệp Nhà nướcEAP Đông Á và Thái Bình DươngECB Ngân hàng Trung ương Châu ÂuEU Liên minh Châu ÂuFDI Đầu tư Trực tiếp Nước ngoàiGDP Tổng Sản phẩm Quốc nộiGI Thanh tra Chính phủ IIP Chỉ số Sản xuất Công nghiệp IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tếIPO Chào bán Cổ phiếu lần đầuKH PTKT-XH Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội M&A Mua lại và Sát nhậpMDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷNHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt NamNHTG Ngân hàng Thế giớiNPL Nợ xấu ODA Hỗ trợ Phát triển Chính thức PMI Chỉ số Quản lý Mua hàngQE Nới lỏng Định lượngTCTK Tổng cục Thống kêVAT Thuế Giá trị Gia tăngVAMC Công ty Quản lý Tài sản của các tô chức Tín dụng Việt NamVHLSS Khảo sát Mức sống Hộ Gia đình Việt NamWTO Tổ chức Thương mại Thế giới

TỪ VIẾT TẮT

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CHÍNH THỨC: US$ = VND 21.036Năm tài khóa của Chính phủ: 1/1 đến 31/12

Page 4: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

PHẦN I: MÔI TRƯỜNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC 5

A. Tăng trưởng Toàn cầu đang được Củng cố 5B. Đã có những Cải thiện Đáng kể về Điều kiện của Thị trường Tài chính 6C. Áp lực Lạm phát Toàn cầu vẫn ở mức nhẹ, có thể khiến các Quốc gia nới lỏng Chính Sách Tiền tệ 7D. Thương mại vẫn còn nhiều Biến động, mặc dù Giá cả Hàng hóa đang Giảm 9E. Triển vọng tăng trưởng trong Trung hạn 10F. Rủi ro đối với Triển vọng Phát triển 12

PHẦN II: NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂN GẦN ĐÂY 15

A. Các Điều kiện Kinh tế Vĩ mô Tiếp tục có Cải thiện, nhưng Tăng trưởng Kinh tế còn chậm 15B. Khu vực Sản xuất: Có hay Không việc chậm Tăng trưởng? 17C. Kết quả Hoạt động của Khu vực Ngoại thương tiếp tục gây ấn tượng 21D. Lạm phát đã ổn định, nhưng vẫn còn đó các lo ngại về lạm phát trong tương lai 27E. Hiệu quả của Chính sách Tiền tệ bị hạn chế bởi những Vấn đề của Lĩnh vực Ngân hàng 28F. Chính sách và Tình hình Tài khóa 29G. Triển vọng gần 33 PHẦN III: CẬP NHẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÁI CẤU TRÚC 35

A. Cập nhật về Tiến độ Tái Cấu trúc Khu vực Ngân hàng 35B. Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước 39

MỤC LỤC

TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI CHÍNH THỨC: US$ = VND 21.036Năm tài khóa của Chính phủ: 1/1 đến 31/12

Page 5: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại
Page 6: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

5

A. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TOÀN CẦU ĐANG ĐƯỢC CỦNG CỐ

1. Nền kinh tế toàn cầu có vẻ như đang quá độ sang một giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn mặc dù tốc độ tăng trưởng còn khiêm tốn. Mức tăng trưởng GDP toàn cầu giảm vào giữa năm 2012 nhưng hiện nay đang trên đà phục hồi và theo dự kiến thì GDP hàng quý sẽ tăng một cách khiêm tốn trong năm 2013 (biểu đồ trái, hình 1). Ở Mỹ, GDP đã tăng 2,4% trong quý đầu năm 2013, đồng thời hỗ trợ cho xu hướng này là sự phục hồi của thị trường nhà ở, việc làm tăng, nhu cầu đầu tư mạnh, đặc biệt là các đơn đặt hàng đối với hàng tiêu dùng lâu bền. Ở Nhật, việc nới lỏng một cách đáng kể chính sách kinh tế vĩ mô đã khiến cho GDP tăng mạnh trong ngắn hạn, với mức tăng trong quý I năm 2013 quy đổi sang mức tăng bình quân năm là 4,1%. Tuy nhiên ở Khu vực đồng Euro, tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm do thiếu niềm tin cũng như do quá trình tái cấu trúc khu vực ngân hàng và tái cấu trúc tài khóa vẫn đang tiếp tục, với GDP giảm 0,8% trong quý đầu năm.

2. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng vẫn vững chắc nhưng có một số dấu hiệu giảm tốc độ. Hầu hết các nước đang phát triển đã gần như hoàn toàn phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và đang có nhịp độ tăng trưởng đúng với tiềm năng của mình. Tuy nhiên trong vài tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển có vẻ như đã chậm lại, đặc biệt ở Đông Á, với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a giảm và Ma-lai-xi-a và Thái Lan chuyển sang mức tăng trưởng âm. Các khu vực khác có dấu hiệu tăng trưởng mang tính hỗn hợp. Ở Chi-lê, Ấn Độ, Mê-hi-cô và Nam Phi, tốc độ tăng trưởng đã giảm nhưng ở Phi-líp-pin, Thổ Nhĩ Kỳ và U-crai-na, tốc độ tăng trưởng đã và đang tăng lên.

3. Hơn 4 năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, sản lượng công nghiệp toàn cầu chỉ tăng 5,3% so với mức đỉnh điểm của giai đoạn tiền khủng hoảng. Sản lượng công nghiệp ở các nước có thu nhập cao vẫn giảm 6,5% so với mức của giai đoạn tiền khủng hoảng, trong đó sản lượng của Khu vực đồng Euro và Nhật Bản thấp hơn rất nhiều, còn sản lượng ở Mỹ thì gần như đã lấy lại được mức của giai đoạn tiền khủng hoảng. Tăng trưởng công nghiệp ở các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là năng động nhất, chủ yếu phản ánh mức tăng trưởng hai con số ở Trung Quốc, với sản lượng công nghiệp tăng 67,9% so với mức đỉnh điểm của giai đoạn tiền khủng hoảng, còn ở các nước khác trong khu vực thì mức tăng là 12%. Sản lượng công nghiệp ở Nam Á tăng 19,6% và ở Châu Âu và Trung Á thì tăng 2% so với mức đỉnh điểm của giai đoạn tiền khủng hoảng.

PHẦN I: MÔI TRƯỜNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC01

Page 7: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

6

B. ĐÃ CÓ NHỮNG CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ VỀ ĐIỀU KIỆN CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

4. Mặc dù các điều kiện của thị trường tài chính toàn cầu đang tiếp tục được cải thiện nhưng việc rút dần quy mô của chính sách nới lỏng định lượng ở các nền kinh tế phát triển đang bắt đầu gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Có thể thấy được sự cải thiện về điều kiện tài chính thông qua mức lợi suất thấp hơn đối với các khoản nợ dài hạn, mức sinh lời cao hơn trên thị trường chứng khoán, và tổng dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển cao ở mức gần kỷ lục. Điều này phản ánh biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ đặc biệt được đưa ra bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Mỹ, Ngân hàng Anh quốc, ECB, và gần đây nhất là Ngân hàng Nhật Bản, bởi biện pháp này đã làm cho các thị trường vốn trên toàn cầu tràn ngập thanh khoản. Đồng thời, một tín hiệu nhỏ nhất của việc rút dần quy mô của chương trình kích cầu của Mỹ cũng đã tạo nên sự hoảng loạn ở rất nhiều thị trường mới nổi vào tháng 6 năm 2013, phản ánh một cách rõ rệt bản chất dễ biến động của các thị trường vốn trên toàn cầu.

5. Tổng dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển rất mạnh. Trong 5 tháng đầu năm 2013, tổng dòng vốn (gồm phát hành trái phiếu quốc tế, các khoản cho vay hợp vốn ngân hàng xuyên biên giới và đầu tư vốn góp) đổ vào các nước đang phát triển đã tăng thêm 63% mỗi năm và đạt 306 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới nay (biểu đồ trái, hình 2). Dòng vốn trái phiếu quốc tế đổ vào các nước đang phát triển đặc biệt là mạnh, đạt mức kỷ lục là 158 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm, với mức phát hành trái phiếu hàng tháng đạt mức kỷ lục 45 tỉ USD vào tháng tư. Tổng mức cho vay hợp vốn cho các nước đang phát triển đạt 91 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2013, tăng 69% so với cách đây một năm. Đồng thời dòng vốn góp cũng đã và đang tăng một cách vững chắc – thông qua chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) và phát hành cổ phiếu bổ sung – do hoạt động phát hành cổ phiếu bổ sung mạnh từ Đông Á, Châu Âu và Trung Á, và Mỹ La-tinh cũng như do hoạt động IPO đã phục hồi từ mức thấp của năm ngoái.

6. Mặc dù dòng vốn tăng lên nhưng chi phí vốn cũng đang tăng, phản ánh mức rủi ro đã giảm ở các nước có thu nhập cao. Lãi suất và lợi suất của các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của các nước đang phát triển đã và đang tăng lên (biểu đồ phải, hình 2), mặc dù mức xếp hạng tín dụng của các nước này đã cải thiện và mặc dù các nhà đầu tư đang rất chuộng trái phiếu của các nước đang phát triển. Trong 5 năm vừa qua, một phần nguyên nhân dẫn tới mức bù rủi ro ở các nước đang phát triển giảm là do mức rủi ro nợ của các

Hình 1: Mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ổn định trở lại nhưng tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp còn chưa đồng đều

-

1

0

1

2

3

4

5

6

7

89

2010Q1 2011Q1 2012Q1 2013Q1

Tăng trưởng GDP hàng quý, quy đổi sang mức tăngbình quân năm(%)

Các nước đang phát triển

Các nước có thu nhập cao

100

167.9

119.6

112.0

105.3

102.093.5

90

110

130

150

170

2013 (mới nhất)

Trung quốc

Nam Á

Đông Á(trừ Trung Quốc)

Toàn cầu

Châu Âu và Trung Á

Sản xuất công nghiệp từ sau cuộc khủng hoảng(Chỉ số = 100)

Bình quân thế giới

Mức đỉnh điểm trước khủng hoảng

Các nước có thu nhập cao

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng đang Phát triển: Tháng 6 năm 2013.

Page 8: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

7

Hình 2: Dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển tăng, nhưng chi phí vốn cũng đang bắt đầu tăng lên

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng Đang Phát triển: Tháng 6 năm 2013.

0

10

20

30

40

50

60

70

M-09 S-09 M-10 S-10 M-11 S-11 M-12 S-12 M-13

Phát hành cổ phần mới Phát hành trái phiếuCác khoản vay Ngân hàng

Tổng dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển, tính bằng tỉ USD

0

1

2

3

4

5

6

7

8

J-11 D-11 J-12 D-12 J-13

Lợi suất dự báo của các nước đang phát triển

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm

Chênh lệch lãi suất

Lợi suất và chênh lệch lãi suất của trái phiếu quốc gia với kỳ hạn 10 năm, tính bằng điểm cơ bản

nước có thu nhập cao tăng lên. Đến nay khi những rủi ro đó đang giảm dần thì các nhà đầu tư lại quay lại đầu tư nhiều hơn vào các tài sản ở các nước có thu nhập cao, dẫn tới tăng lợi suất và chênh lệch lãi suất ở các nước đang phát triển và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán ở các nước có thu nhập cao được cải thiện hơn. Những diễn biến này cũng có thể phản ánh mối quan ngại của các nhà đầu tư về tình trạng lạm phát giá cả tài sản ở một số nước đang phát triển (như là Bra-xin, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ) và tình trạng giá cả hàng hóa giảm trong giai đoạn gần đây.

C. ÁP LỰC LẠM PHÁT TOÀN CẦU VẪN Ở MỨC NHẸ, CÓ THỂ KHIẾN CÁC QUỐC GIA NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

7. Ở hầu hết các nước, áp lực lạm phát toàn cầu vẫn còn ở mức tương đối nhẹ. Lạm phát ở các nước có thu nhập cao vẫn duy trì ở mức thấp và vẫn ở trong vùng mức kiểm soát của các ngân hàng trung ương, có lẽ là trừ Vương quốc Anh. Áp lực lạm phát ở Trung Quốc có vẻ như đã giảm nhẹ đôi chút nhưng ở In-đô-nê-xi-a và CHDCND Lào thì có vẻ đang gia tăng sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô mang tính thích ứng, và lạm phát lõi ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao. Ở Trung Đông và Bắc Phi, giá cả cao vừa phản ánh những nỗ lực làm giảm gánh nặng tài khóa của việc trợ giá thông qua biện pháp tăng giá một số mặt hàng được điều tiết giá, vừa phản ánh tình trạng ngắt quãng cung ứng do xung đột dân sự và xung đột có vũ trang. Ở Nam Á cũng như ở Việt Nam, việc tăng giá cả các mặt hàng được điều tiết giá bằng biện pháp hành chính cũng đã có vai trò nhất định, do điều kiện thị trường thắt chặt mặc dù tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.

8. Chính sách tiền tệ ở các nước đang phát triển tiếp tục được nới lỏng, bao gồm các nước An-ba-ni, A-déc-bai-dan, Bê-la-rút, Cô-lôm-bi-a, Giooc-gia, Ấn Độ, Kê-ni-a, Mông Cổ, Mê-hi-cô, Xri-lan-ka, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, U-gan-đa, và Việt Nam. Chỉ có 5 nước đang phát triển (gồm Bra-xin, Cộng hòa Ai Cập, Găm-bi-a, Gha-na, và Tuy-ni-di) là đã tăng mức lãi suất vào năm 2013; Xéc-bi-a tăng mức lãi suất nhưng sau đó lại giảm. Mặc dù áp lực lạm phát toàn cầu vẫn còn ở mức nhẹ do độ trễ thời gian trong quá trình truyền tải chính sách tiền tệ, việc nới lỏng như vậy có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đang diễn ra, dẫn tới áp lực lạm phát bổ sung ở các nước đang hoạt động ở mức gần đạt công suất tối đa mà không có sự đền đáp tương xứng về sản lượng tăng thêm.

Page 9: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

8

Vào tháng 11 năm 2012, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã phát đi tín hiệu sẽ thực hiện các biện pháp nới

Vào tháng 11 năm 2012, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã phát đi tín hiệu sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm chống giảm phát. Ngân hàng Nhật Bản đã công bố các biện pháp nới lỏng định lượng và nới lỏng định tính vào ngày 4 tháng 4 năm nay. Trong các biện pháp này có biện pháp mua trái phiếu Chính phủ Nhật Bản hàng tháng với khối lượng trị giá 7,5 tỉ Yên Nhật (tương đương 75 tỉ USD) nhằm tăng gấp đôi nguồn tiền trong thời gian 2 năm. BoJ cũng sẽ tăng kỳ hạn trung bình của các trái phiếu mà Ngân hàng này mua từ 3 năm lên đến 7 năm. Quan trọng hơn nữa là, BoJ công bố rằng sẽ tiếp tục thực hiện biện pháp này “chừng nào vẫn còn cần thiết”. Chương trình nới lỏng định lượng (QE) của BoJ nhìn chung là tương đồng với chương trình QE3 của Mỹ.

Mặc dù đối tượng hưởng lợi trực tiếp của chương trình là các tài sản trong nước nhưng hiệu ứng lan tỏa của chương trình này đối với các thị trường vốn quốc tế là không thể tránh khỏi, đặc biệt là vì thị trường trái phiếu của Nhật tương đối nhỏ - chỉ bằng 22% thị trường trái phiếu và 8% thị trường cổ phiếu của Mỹ. Phần lớn dòng vốn này có khả năng sẽ đổ vào các nước có thu nhập cao, mặc dù các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang tích cực đầu tư vào trái phiếu bằng đồng nội tệ và vào các thị trường cổ phiếu ở một số nước đang phát triển (xem bảng). Theo Hiệp hội Tín thác Đầu tư của Nhật, danh mục đầu tư của Nhật vào một số loại chứng khoán nợ nội địa đã tăng ở Mê-hi-cô (thêm 34%), Thổ Nhĩ Kỳ (28%) và Thái Lan (17%) trong hai tháng đầu năm 2013, và mức tăng ít rõ rệt hơn ở Phi-líp-pin (5,9%) và Nam Phi (4,4%).

Chương trình nới lỏng định lượng của Nhật cũng có thể làm tăng đầu tư trực tiếp thông qua việc làm giảm chi phí vốn cho các công ty đa quốc gia của Nhật. Việc dòng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ra nước ngoài tăng trong những năm gần đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Thái Lan và Việt Nam, chiếm tỉ lệ 40% tổng FDI ở Thái Lan và 55% ở Việt Nam vào năm 2012.

FDI Đầu tư theo Danh mục (PI) Tổng dòng vốn từ Nhật Bản

TổngTổng PI: Cổ phần PI: Nợ

3.279 647 2632 4.214

Các nước phát triển 742 3.203 619 2.585 3.945

Các nước đang phát triển 193 76 28 47 269

CHND Trung Hoa 73,5 10,3 9,8 0,5 84

Bra-xin 30 28,1 5,6 22,4 58

Thái Lan 31 2,3 1,5 0,9 33

In-đô-nê-xi-a 13,9 5,8 3,3 2,6 20

Ấn Độ 13,6 5 3,4 1,6 19

Ma-lai-xi-a 9,9 4,3 1,6 2,7 14

Mê-hi-cô 2,6 11,6 0,5 11,1 14

Phi-líp-pin 9 2,7 0,3 2,5 12

Việt Nam 5,6 0,1 0,1 0 6

Hộp 1: Nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản và hàm ý cho các nước đang phát triển

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản theo địa chỉ đầu tư năm 2011 (tính bằng tỉ USD)

935

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng Đang Phát triển: Tháng 6 năm 2013.

Page 10: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

9

D. THƯƠNG MẠI VẪN CÒN NHIỀU BIẾN ĐỘNG, MẶC DÙ GIÁ CẢ HÀNG HÓA ĐANG GIẢM

9. Sau khi thương mại toàn cầu phục hồi theo chu kỳ, tốc độ mở rộng thương mại lại bắt đầu chậm lại. Sau giai đoạn đình trệ vào Quý 2 năm 2012, thương mại toàn cầu đã bắt đầu quá trình phục hồi theo chu kỳ vào Quý 3 nhờ tăng nhập khẩu ở các nước đang phát triển, dẫn tới tăng xuất khẩu từ các nước có thu nhập cao cũng như từ các nước đang phát triển (biểu đồ trái, hình 3). Thương mại Nam-Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn này (hộp 2). Tuy nhiên, phản ánh tình trạng mong manh của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, tốc độ mở rộng thương mại đã chậm lại trong những tháng gần đây. Thực ra, trong 3 tháng của năm 2013, tốc độ mở rộng thương mại toàn cầu đã giảm xuống còn 0,8% - mức thấp hơn so với xu hướng thông thường, trong khi đó vào tháng 3 thì con số này là 10,9%.

10. Giá cả hàng hóa đã giảm theo mức công suất mới và theo xu hướng tiêu dùng đang thay đổi. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã được củng cố nhưng giá cả của hầu hết các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp đều đã và đang giảm (biểu đồ phải, hình 3). Mặc dù còn quá sớm để khẳng định chắc chắn nhưng có vẻ như nguyên nhân dẫn tới tình trạng giá cả giảm sút là do tăng cung cũng như do phía cầu tăng cường sử dụng các mặt hàng thay thế do giá cả trong vài năm qua ở mức cao. Theo kỳ vọng, giá cả sẽ sẽ tiếp tục giảm trong trung hạn. Ngân hàng Thế giới dự báo rằng giá một thùng dầu sẽ giảm xuống còn 102 USD vào năm 2013 và còn 101 USD vào năm 2015, phản ánh một giả định kỹ thuật rằng giá dầu sẽ giảm từ từ trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 xuống một mức phù hợp với chi phí sản xuất một thùng dầu từ cát dầu sử dụng công nghệ hiện có. Theo dự kiến, giá kim loại năm 2013 sẽ giảm khoảng 3,7% và năm 2014 sẽ giảm 1,4%, tính theo giá trị thực tế, phản ánh tình trạng tăng cung và giảm dần hàm lượng kim loại trong tăng trưởng ở các nước đang phát triển (đặc biệt là Trung Quốc). Theo dự báo, giá lương thực cũng sẽ giảm (7,7%; 6,0%, và 5,5% trong giai đoạn 2013-2015), phản ánh sự cải thiện dần điều kiện cung ứng và giảm giá thành sản xuất do giá năng lượng và phân bón giảm.

Hình 3: Thương mại đã trải qua giai đoạn phục hồi và giảm tốc độ tăng trưởng theo chu kỳ, còn giá cả hàng hóa thì giảm đều đặn

Nguồn: Triền vọng kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng đang Phát triền: Tháng 6 năm 2013.

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

Jan '11 Jul '11 Jan '12 Jul '12 Jan '13

Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu, tăng trưởng �nh theo %, 3m/3m saar

150

160

170

180

190

200

210

220

230

240

Jan '11 Jul '11 Jan '12 Jul '12 Jan '13

Các mặt hàng nông nghiệpNăng lượng

Kim loại và khoáng sản

Chỉ số giá cả tính bằng tính bằng USD, tháng 1, năm 2005=100

Nhập khẩu của các nước đang phát triển

Xuất khẩu khu vực đồng Euro

Xuất khẩu của các nước có thu nhập cao khác

0

5

10

15

20

25

Tăng trưởng trung bình năm 2000-2001, %

Trung bình tất cả các nước đang phát triển

Tất cả các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc)

Trung bình (trừ Trung Quốc) Trung bình xuất khẩu sang các nước thu nhập cao

Nhập khẩu của các nước thu nhập cao

Đôn

g Á

Thái

Bìn

h D

ương

Châu

Âu

và T

rung

Á

Mỹ

La-t

inh

Ca-r

i-be

Trun

g Đ

ông

và B

ắc P

hi

Nam

Á

Châu

Phi

vùng

cận

Sah

ara

Page 11: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

10

Box 2: South-South Trade Grows Faster than South-North Trade By A Wide Margin

Hơn một nửa kim ngạch thương mại của các nước đang phát triển là với các nước đang phát triển khác, và đã tăng từ mức 37% năm 2001. Trung Quốc có vai trò lớn trong quá trình chuyển đổi này, với 26% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu từ tất cả các nước đang phát triển hiện đang xuất sang Trung Quốc, tăng từ mức 14% vào năm 2001. Nhưng kể cả khi đã loại trừ kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các nước đang phát triển khác thì tăng trưởng thương mại giữa các nước đang phát triển cũng vẫn cao hơn so với tăng trưởng thương mại giữa các nước đang phát triển với các nước có thu nhập cao, với một mức chênh lệch lớn trong thập kỷ vừa qua (xem hình bên cạnh). Giá trị thương mại giữa các nước đang phát triển tính bằng USD đã tăng bình quân 19,3%/năm trong thập kỷ vừa qua (nếu loại trừ kim ngạch thương mại với Trung Quốc thì mức tăng này sẽ là 17,5%); trong khi đó tăng trưởng thương mại giữa các nước đang phát triển với các nước có thu nhập cao là 11%. Một điều thú vị là, tốc độ mở rộng thương mại nhanh chóng giữa các nước đang phát triển với nhau không chỉ phản ánh thương mại hàng hóa, trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng chế tác của các nước đang phát triển tăng với tốc độ tương đương với tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa.

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013

Hình 3: Thương mại đã trải qua giai đoạn phục hồi và giảm tốc độ tăng trưởng theo chu kỳ, còn giá cả hàng hóa thì giảm đều đặn

Nguồn: Triền vọng kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng đang Phát triền: Tháng 6 năm 2013.

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

Jan '11 Jul '11 Jan '12 Jul '12 Jan '13

Khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu, tăng trưởng �nh theo %, 3m/3m saar

150

160

170

180

190

200

210

220

230

240

Jan '11 Jul '11 Jan '12 Jul '12 Jan '13

Các mặt hàng nông nghiệpNăng lượng

Kim loại và khoáng sản

Chỉ số giá cả tính bằng tính bằng USD, tháng 1, năm 2005=100

Nhập khẩu của các nước đang phát triển

Xuất khẩu khu vực đồng Euro

Xuất khẩu của các nước có thu nhập cao khác

0

5

10

15

20

25

Tăng trưởng trung bình năm 2000-2001, %

Trung bình tất cả các nước đang phát triển

Tất cả các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển (trừ Trung Quốc)

Trung bình (trừ Trung Quốc) Trung bình xuất khẩu sang các nước thu nhập cao

Nhập khẩu của các nước thu nhập cao

Đôn

g Á

Thái

Bìn

h D

ương

Châu

Âu

và T

rung

Á

Mỹ

La-t

inh

Ca-r

i-be

Trun

g Đ

ông

và B

ắc P

hi

Nam

Á

Châu

Phi

vùng

cận

Sah

ara

E. TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG TRONG TRUNG HẠN

11. Nền kinh tế toàn cầu hiện đang dần phục hồi trở lại, mặc dù tốc độ phục hồi vẫn còn chưa chắc chắn và chưa đồng đều. GDP toàn cầu được dự báo là sẽ tăng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn năm 2012 một chút. Theo dự kiến, quá trình phục hồi sẽ tiếp tục được củng cố, với nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức 3,0% vào năm 2014 và 3,3% vào năm 2015 (biểu đồ trái, hình 4). Tuy nhiên, triển vọng của từng nước và khu vực sẽ rất khác nhau (biểu đồ phải, hình 4). Dưới đây là phần vắn tắt về triển vọng kinh tế của một số nước phát triển và đang phát triển.

Hộp 2: Thương mại Nam-Nam tăng trưởng nhanh hơn so với thương mại Nam-Bắc với một mức chênh lệch lớn

Page 12: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

11

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013; Các Xu hướng đang Phát triển: Tháng 6 năm 2013.

4.0

2.82.2 2.2

3.0 3.3

7.6

6.2

4.8 5.15.6 5.7

2.9

1.71.3 1.2

2.0 2.3

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2010 2011 2012 2013 2014 2015

2.23.0 3.3

5.15.6 5.7

1.2

2.0 2.3

2013 2014 2015

Thế giới

Các nước đang phát triển

Các nước thu nhập cao

Tăng trưởng GDP hàng năm, tính bằng % Tăng trưởng GDP hàng năm, tính bằng %

012345678

Đôn

g Á

Thái

Bìn

h D

ương

Châu

Âu

và T

rung

Á

Mỹ

La-t

inh

Ca-r

i-be

Trun

g Đ

ông

và B

ắc P

hi

Nam

Á

Châu

Phi

vùng

cận

Sah

ara

2012 2013 2014 2015

Hình 4: Tăng trưởng toàn cầu sẽ ít biến động hơn, nhưng triển vọng của các khu vực sẽ khác nhau

12. Ở Mỹ, sự phục hồi của khu vực tư nhân có vẻ tương đối mạnh như được phản ánh qua sự cải thiện trong thị trường lao động (tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 7,6%) và qua sự phục hồi của thị trường nhà ở. Các nhà hoạch định chính sách đã nới rộng mức trần vay nợ cũng như mức trần ủy nhiệm chi để áp dụng cho một thời gian tương đối dài trong tương lai, từ đó giảm bớt khả năng xảy ra tình trạng phải đối mặt với mức trần vay nợ và mối đe dọa của tình trạng mất khả năng trả nợ. Về mặt tiêu cực, mức tăng thuế được thống nhất hồi đầu năm cũng như biện pháp cắt giảm chi tiêu tự động sẽ là yếu tố kìm hãm tăng trưởng trong những quý tới, bù trừ một phần tăng trưởng có được nhờ quá trình phục hồi của khu vực tư nhân. Nhìn chung, tăng trưởng GDP trong năm được dự báo là sẽ giảm đôi chút so với năm 2012, xuống còn khoảng 2,0% vào năm 2013 trước khi tăng lên mức 2,8% vào năm 2014 và 3,0% vào năm 2015.

13. Nền kinh tế của Khu vực đồng Euro vẫn còn yếu mặc dù các điều kiện tài chính đã cải thiện và đã có một số dấu hiệu được củng cố. Chi phí cấp vốn ở các quốc gia vùng lõi Khu vực đồng Euro đã giảm và tín dụng đã bắt đầu tăng trở lại. Xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất công nghiệp đều đã chuyển sang giai đoạn tăng trưởng dương (mặc dù còn khiêm tốn). Tuy nhiên, chi phí vay nợ ở các nền kinh tế có chênh lệch lãi suất cao vẫn còn ở mức rất cao; tỉ lệ thất nghiệp ở các nền kinh tế ngoại vi đang ở mức cực kỳ cao; và tăng trưởng yếu ớt hiện đang làm ảnh hưởng tới những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực tài khóa. GDP của Khu vực đồng Euro được dự báo là sẽ giảm 0,6% vào năm 2013, với mức tăng trưởng bình quân năm tăng lên 0,9% vào năm 2014 và đạt 1,5% vào năm 2015.

14. Sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản phản ánh tác động của chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn, kích cầu tài khóa và cải cách về mặt cơ cấu. Các biện pháp về mặt cơ cấu mà Nhật đã công bố bao gồm việc ngưng điều tiết lĩnh vực nông nghiệp và điện, nới lỏng các quy định trong chăm sóc y tế, áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư bằng chính sách thuế (áp dụng cho cả FDI); một số cải cách về quản trị doanh nghiệp; và nới lỏng một phần những giới hạn về đầu tư đối với các quỹ lương hưu. Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế của Nhật sẽ đạt 1,4% trong năm nay và năm 2014 và đạt 1,3% vào năm 2015.

15. Triển vọng của các nước đang phát triển sẽ rất khác nhau, phản ánh những điều kiện kinh tế và chính sách trong nước. Nhìn chung, theo dự kiến, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tương đối vững chắc trong những năm tới, với GDP tăng trưởng 5,1% vào năm 2013 và tăng dần dần tới mức 5,6% vào năm 2014 và 5,7% vào năm 2015. Tuy nhiên, đây là câu chuyện ở cấp độ tổng gộp, và không phản ánh được sự khác nhau đáng kể giữa các khu vực và các nước đang phát triển riêng lẻ. Ít nhất có thể xác định ra 4 nhóm nước đang phát triển ở 4 cấp độ:

Page 13: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

12

Một vài nước ở Đông Á, châu Phi vùng cận Sahara và một vài nước ở Mỹ La-tinh đang tăng trưởng nhanh chóng và đã gần đạt hoặc đã tăng trưởng vượt mức tiềm năng, và do đó đang có rủi ro tăng trưởng quá nóng.

Một vài nước lớn với thu nhập trung bình, như là Bra-xin, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam đã và đang gặp khó khăn trong việc lấy lại tốc độ tăng trưởng của giai đoạn tiền khủng hoảng mặc dù đã có những chương trình kích cầu đáng kể.

Một số nước đang phải giải quyết vấn đề tỉ lệ thất nghiệp cao và tình trạng ì trệ của nền kinh tế do tác động khắc nghiệt của suy thoái kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng (gồm các nước đang phát triển ở châu Âu) hoặc do bất ổn xã hội hoặc bất ổn về chính trị (Trung Đông và Bắc Phi).

Đa số các nước đang phát triển đang có tăng trưởng tốt, đã hoặc đang khép lại khoảng cách chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng.

F. RỦI RO ĐỐI VỚI TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

16. Mặc dù rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn ở châu Âu đã lắng xuống nhưng một loạt những rủi ro mới đang nổi lên:

Việc rút dần gói nới lỏng định lượng ở Mỹ. Việc rút dần gói nới lỏng định lượng ở Mỹ và các nước có thu nhập cao khác sẽ có khả năng khiến cho lãi suất ở các nước đang phát triển tăng lên. Mức lãi suất cao hơn có thể sẽ khiến các nước này phải thực hiện các điều chỉnh khó khăn và có thể là có khủng hoảng trong nước, đặc biệt ở những nước mà mức nợ của khu vực công và khu vực tư nhân đang có xu hướng tăng.

Mức giảm giá cả hàng hóa nhanh hơn dự kiến. Trong năm vừa qua, giá năng lượng và kim loại đã giảm theo những thay đổi về cung ứng và theo mức độ chuyển đổi sang các mặt hàng thay thế ở phía cầu do giá cả quá cao (giá kim loại và năng lượng giảm 30% và tiếp đến là giảm 14% kể từ giai đoạn đỉnh điểm hồi đầu năm 2011). Nếu giá cả hàng hóa tiếp tục giảm nhanh hơn dự kiến theo hướng đạt điểm cân bằng trong dài hạn, các nước đang phát triển xuất khẩu hàng hóa có thể sẽ bị thâm hụt tài khóa nghiêm trọng và tăng trưởng GDP sẽ yếu đi, mặc dù các nước đang phát triển nhập khẩu hàng hóa sẽ được lợi.

Tác động của việc nới lỏng một cách triệt để chính sách tài khóa và tiền tệ ở Nhật Bản. Mức giảm giá thực tế 21% của đồng Yên trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 4 có thể ảnh hưởng không tốt tới xuất khẩu của các nước đang phát triển sang Nhật Bản cũng như ảnh hưởng tới các thị trường thứ ba, nơi mà hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản. Tuy nhiên, một số nước đang phát triển (đặc biệt là ở Đông Á) có thể lại được lợi từ sự sụt giá (thực tế) của đồng Yên và được lợi do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản tăng cao và do thu hút được dòng FDI lớn hơn do các nước này cung ứng phụ tùng và linh kiện cho các mạng lưới sản xuất của Nhật Bản. Cuối cùng, với việc làm gia tăng mức độ nới lỏng của các điều kiện tiền tệ toàn cầu, chính sách này có thể khiến cho các dòng vốn tăng mạnh và có khả năng sẽ làm tăng thêm áp lực tăng trưởng nóng, đặc biệt là ở Đông Á.

Page 14: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

13

2011 2012 2013e 2014f 2015f

Các Điều kiện trên Toàn cầu

Khối lượng Thương mại bình quân của thế giới (GNFS)

6,2 2,7 4,0 5,0 5,4

Giá Tiêu dùng

Các nước G-7 5,3 -0,6 -0,1 0,9 1,0

Mỹ 2,4 2,1 2,4 2,5 2,5

Giá cả hàng hóa (tính bằng USD)

Các mặt hàng phi dầu mỏ 20,7 -9,5 -4,7 -1,1 -1,5

Giá dầu mỏ (USD/thùng) 104,0 105,0 102,4 101,0 101,0

Lãi suất

6 tháng, tính theo USD (%) 0,8 0,5 0,7 1,1 1,4

Tăng trưởng GDP thực tế

Bình quân của thế giới 2,8 2,3 2,2 3,0 3,3

Các nước có thu nhập cao 1,7 1,3 1,2 2,0 2,3

Khu vực đồng Euro 1,5 -0,5 -0,6 0,9 1,5

Nhật Bản -0,5 2,0 1,4 1,4 1,3

Mỹ 1,8 2,2 2,0 2,8 3,0

Các nước đang phát triển 6,0 5,0 5,1 5,6 5,7

Đông Á và Thái Bình Dương 8,3 7,5 7,3 7,6 7,5

PHỤ LỤCMÔI TRƯỜNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ KHU VỰC

Bảng 1: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu

Bảng 2: Đông Á và Thái Bình Dương: Dự báo Tăng trưởng GDP

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013. Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Triển vọng Kinh tế Toàn cầu: Tháng 6 năm 2013. Ngân hàng Thế giới

2010 2011 2012 2013/f 2014/f 2015/f

Các nước đang phát triển ở Đông Á 9,6 8,3 7,5 7,3 7,6 7,5

Trung Quốc 10,4 9,3 7,8 7,7 8,0 7,9

In-đô-nê-xi-a 6,2 6,5 6,2 6,2 6,5 6,2

Ma-lai-xi-a 7,2 5,1 5,6 5,1 5,1 5,3

Phi-líp-pin 7,6 3,9 6,6 6,2 6,4 6,4

Thái Lan 7,8 0,1 6,5 5,0 5,0 5,5

Việt Nam 6,4 6,2 5,2 5,3 5,4 5,4

Các nước đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương trừ Trung Quốc

6,9 4,6 6,2 5,7 5,9 6,0

Page 15: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

14

Page 16: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

15

A. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ VẪN TIẾP TỤC ĐƯỢC CẢI THIỆN, NHƯNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÒN CHẬM

17. Bước vào năm thứ ba ổn định tương đối nền kinh tế, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Với mức lạm phát vừa phải, tỷ giá hối đoái bình ổn, dự trữ tăng và các rủi ro quốc gia được giảm thiểu, Việt Nam đang cố gắng kết thúc một chu kỳ bất ổn kinh tế bắt đầu từ năm 2007. Tỷ lệ lạm phát (so sánh theo cùng kỳ năm trước) đã giảm từ mức đỉnh 23% vào T8/2011 xuống 6,7% trong T6/2013 (biểu đồ trái, hình 5). Tỷ giá hối đoái chính thức giữ ở mức tương đối ổn định, và trong một động thái phản ứng khi tiền đồng chịu sức ép gần đây, NHNN VN đã điều chỉnh tỷ giá hối đoái thêm 1% thay vì tiếp tục bảo vệ đồng nội tệ (biểu đồ trên cùng bên phải, hình 5). Dự trữ ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước tăng hơn hai lần trong vòng hai năm vừa qua, với số dư dự trữ tương đương 2,8 tháng nhập khẩu tính đến thời điểm cuối Quý I/2013 (biểu đồ trái, hình 5). Chênh lệch lợi suất trái phiếu Chính phủ và mức hoán đổi rủi ro tín dụng đang xoay quanh mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu khủng hoảng tài chính đến nay (biểu đồ phải, hình 5).

18. Tuy vậy, nếu không thực thi tái cấu trúc sâu rộng thì ổn định kinh tế không thôi là chưa đủ để đưa nền kinh tế vượt qua một chu kỳ dài tăng trưởng chậm. Những năm gần đây, Nhà nước đã nỗ lực hoạch định chính sách để ổn định nền kinh tế với hy vọng rằng khi kinh tế ổn định, tăng trưởng sẽ tự khắc phục hồi. Song, dù cho kinh tế đã bình ổn trở lại, tăng trưởng vẫn đình trệ. Thực tế trong sáu năm liên tiếp gần đây, tăng trưởng đều ở dưới mức 7%, và trong 2013 này, dự kiến kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng thấp thứ hai kể từ sau giai đoạn đầu những năm 1990 (biểu đồ cuối, hình 5). Các nỗ lực kích cầu thông qua giãn thuế và chính sách tiền tệ thích ứng đã phải đối mặt với tình trạng giảm thu ngân sách, tăng thâm hụt tài khóa và phát sinh mới nhiều nghĩa vụ nợ tiềm ẩn (xem Phần F). Nếu không đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ kéo dài thời kỳ tăng trưởng chậm (xem Phần III).

19. Các kết quả gần đây về kinh tế vĩ mô sẽ trở nên mong manh nếu Chính phủ không theo đuổi công cuộc tái cơ cấu một cách sâu rộng hơn, vì một số lý do. Một là, tăng trưởng chậm hơn có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, với rủi ro thổi bùng áp lực lạm phát và đảo ngược các kết quả gần đây về ổn định kinh tế vi mô. Hai là, nếu còn tiếp tục chậm trễ việc triển khai tái cơ cấu, thì niềm tin của nhà đầu tư sẽ bị bào mòn và viễn cảnh kinh tế sẽ còn xấu đi. Đối với các tác động bên ngoài, kinh tế Việt Nam vẫn rất dễ bị tác động bởi mức độ suy thoái trầm trọng hơn của kinh tế toàn cầu, phản ánh qua kết quả thu ngân sách sụt giảm và nợ công tăng, những nhân tố khiến cho các chính sách chống suy giảm chu kỳ không còn mấy ý nghĩa.

PHẦN II: NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY02

Page 17: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

16

Hình 5: Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, song tăng trưởng đang suy giảm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới

0

5

10

15

20

25

J-11 A-11 J-11 O-11 J-12 A-12 J-12 O-12 J-13 A-13 J-13

Tỷ lệ lạm phát (năm, %)

Nghị Quyết 11

16000

18000

20000

22000

J-11

M-1

1

M-1

1

J-11

S-11

N-1

1

J-12

M-1

2

M-1

2

J-12

S-12

N-1

2

J-13

M-1

3

M-1

3

Tỷ giá hối đoái (VND/USD)

Nghị Quyết 11

1.61.9 1.8

1.6

2.2 2.3 2.3

2.72.8

0

1

2

3

Q1-11 Q3-11 Q1-12 Q3-12 Q1-13

Dự trữ ngoại hối (tháng nhập khẩu)

Nghị Quyết 11

2.3

2.72.8

0

100

200

300

400

500

600

700

J-11

M-1

1

M-1

1

J-11

S-11

N-1

1

J-12

M-1

2

M-1

2

J-12

S-12

N-1

2

J-13

M-1

3

M-1

3

Chi phí vay trên thị trường vốn quốc tế

Nghị Quyết 11

Chênh lệch lãi suất trái phiếu Chính phủ

CDS, 5 năm

5.1

9.5

4.8

7.8

5.4

6.4

4.9

3

4

5

6

7

8

9

10

1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Tăng trưởng GDP thực tế (%)

hàng năm

trung bình 3 năm

Khủng hoảng Đông ÁKhủng hoảng Kinh tế Toàn cầu

Thời kỳ Xô Viết tan rã ????44

Page 18: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

17

B. KHU VỰC SẢN XUẤT: CÓ HAY KHÔNG VIỆC CHẬM TĂNG TRƯỞNG?

20. Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng khoảng kinh tế vào những năm 1980. Năm 2012, GDP thực tế tăng 5%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 19981. Tăng trưởng chậm kéo dài sang cả Quý I và QII/2013 với tỷ lệ tăng trưởng Quý I là 4,9% và Quý II là 5% (biểu đồ trái, hình 6). Đây là lần đầu tiên Việt Nam trải qua hai năm liên tiếp có mức tăng trưởng dưới 5% vào nửa đầu tiên của năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu công bố GDP theo quý. Trên thực tế, Việt Nam khác biệt với các nước khác ở khả năng phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế - dù có là khủng hoảng Đông Á năm 1999 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009. Tuy vậy, các cơ quan chức năng cũng đã nhận thấy ngày càng khó đưa ra các quyết định kịp thời và quyết đoán để giúp nền kinh tế vượt qua trạng thái chậm tăng trưởng hiện tại.

21. Việt Nam là nước đang phát triển lớn đầu tiên trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ngoài Trung Quốc có tỷ lệ tăng trưởng sau khủng hoảng thấp hơn trước khủng hoảng. Các nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều phát triển kinh tế sau khủng hoảng (2010-13) nhanh hơn giai đoạn trước đó (2005-08) như thể hiện trên đồ thị bên phải của hình 6. Tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng của Trung Quốc là đặc biệt cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng hậu khủng hoảng của Việt Nam (5,8%) thấp hơn 1 điểm phần trăm so với thời kỳ trước khủng hoảng (6,8%). Indonesia và Philippines – hai nước có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với Việt Nam trong quá khứ - đã trở thành hai quốc gia tăng trưởng nhanh hơn Việt Nam từ năm 2010.

22. Sự chậm tăng trưởng thể hiện ở tất cả các lĩnh vực, mặc dù nông nghiệp và công nghiệp là hai lĩnh vực dường như bị tác động mạnh nhất. Năm 2012, lĩnh vực dịch vụ tăng thêm 5,9% và đóng góp 2,2 điểm phần trăm cho tăng trưởng tổng thể. Tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm 2,7% so với mức tăng 4% năm 2011 do điều kiện thời tiết không thuận lợi, bệnh dịch trong chăn nuôi và giảm giá hầu hết các sản phẩm nông nghiệp. Sản xuất cũng bị đình trệ, phản ánh cầu trong nước giảm dần trong khi hàng tồn kho lại tăng. Nông nghiệp và công nghiệp, vốn thu hút 70% lực lượng lao động, chỉ đóng góp gần 3% cho tăng trưởng tổng thể, so với 3,8% trong giai đoạn 2005-2011 (biểu đồ trái, hình 7).

Hình 6: Suy giảm tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: So sánh với thành tựu trong quá khứ và với các nước trong khu vực

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GDP theo giá 2010): Chỉ số Phát triển Thế giới

0

2

4

6

8

10

q1-0

5

q1-0

6

q1-0

7

q1-0

8

q1-0

9

q1-1

0

q1-1

1

q1-1

2

q1-1

3

Tỷ lệ tăng trưởng (quý)

tỷ lệ tăng trưởng (hàng năm)11.9

8.8

5.9 6.35.2

6.16.8

5.85.4 5.74.3 4.8

0

2

4

6

8

10

12

14

Trước Khủng hoảng Sau Khủng hoảng

Trung Quốc IndonesiaPhi-lip-pin Việt NamMa-lai-xia Thái lan

Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (%)

1 Việt Nam mới sửa đổi các thông số GDP, lấy 2010 làm năm cơ sở. Theo đó, năm 2012 nền kinh tế tăng trưởng 5,25%.

Page 19: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

18

23. Tất cả các cấu phần về tổng cầu của GDP, trừ xuất khẩu ròng, cũng đều tăng chậm. Tiêu dùng cá nhân và đầu tư, chiếm trên 90% GDP của Việt Nam, giảm mạnh. Năm 2012, tiêu dùng cá nhân tăng 3,5% trong khi đầu tư chỉ tăng có 1,9% so với mức tăng 5,3% năm 2009 và 9,8% năm 2010. Xuất khẩu ròng ở mức dương trong năm 2012 do kết quả xuất khẩu tốt và tăng trưởng nhập khẩu chậm. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 18,2% trong năm 2012, chủ yếu do tăng mạnh của khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Tăng trưởng tiêu dùng giảm và đầu tư đình trệ dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng ở mức khiêm tốn, 6,6% trong năm 2012 (biểu đồ phải, hình 7).

Hình 7: Tăng trưởng theo đóng góp của các cấu phần Sản lượng và Tổng cầu

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GDP theo giá 2010); Chỉ số Phát triển Thế giới

1.5 1.2 1.3 1.0 0.6

2.92.5 2.4

2.02.0

3.2

2.8 2.62.2

2.3

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2005 2010 2011 2012 Q1 -13

Tăng trưởng GDP

Sản xuất/cung cấp đóng góp vào tăng trưởng (%)

Dịch vụ

Công nghiệp & Xây dựng

Cơ bản0.1 -0.4 -0.5 -0.2 0.1

2.1 1.9 2.3 2.0 1.6

0.40.3

0.40.4

0.3

4.9

3.5

4.34.1

3.4

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2005 2009 2010 2011 2012e

Xuất khẩu ròng

Đầu tư

Chi tiêu của Chính phủ

Chi tiêu tư nhân

Tăng trưởng GDP

Nguồn cầu đóng góp vào tăng trưởng (%)

Box 3: Government’s Response to the Growth Slowdown

Tháng 1/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 công bố một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân tháo gỡ khó khăn về kinh tế. Các giải pháp này bao gồm (i) gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): gia hạn 6 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp trong Quý I/2013 và 3 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp trong Quý II và Quý III/2013; (ii) gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT): 6 tháng đối với số thuế GTGT phải nộp trong QI/2013. Các giải pháp khuyến khích về thuế này áp dụng cho (i) doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs); (ii) doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực; (iii) doanh nghiệp bán, cho thuê, cho thuê tài chính nhà ở; và (iv) doanh nghiệp sản xuất sắt, thép, xi măng, vật liệu xây dựng. Theo ước tính của Chính phủ, tổng số thuế gia hạn lên tới khoảng 9.100 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2013. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã giao Bộ Tài chính trình Quốc hội hạ thuế suất thuế TNDN xuống còn 20% đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và 10% đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội (cho hộ thu nhập thấp), bắt đầu từ 01/07/2013. Các giải pháp này đã được Quốc hội thông qua.

Mặc dù các giải pháp này đã được triển khai, khu vực doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong 4 tháng đầu năm 2013, gần 16.600 doanh nghiệp đã đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động, tăng 16,9% so với năm ngoái. Đồng thời, gần 23.800 doanh nghiệp mới được thành lập, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí lãi vay cao, môi trường kinh doanh không thuận lợi và hàng tồn kho cao thường được nêu là các lý do chính dẫn đến đóng cửa hoặc phá sản nhiều doanh nghiệp.

Nguồn: BKHĐT, BTC, các nguồn từ báo chí

Hộp 3: Động thái của Chính phủ khi Tăng trưởng đình trệ

Page 20: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

19

24. Một trong những dấu hiệu đáng lo ngại là sự suy giảm đều đặn và toàn diện tỷ trọng đầu tư. Dự tính tổng đầu tư trong Quý I/2013 chiếm 29,6% GDP, thấp hơn gần 13 điểm phần trăm so với mức đỉnh năm 2007 (biểu đồ trái, hình 8). Trong khi mức tăng đầu tư lên đến 40% hoặc cao hơn như vậy (của năm 2007) không đảm bảo tính bền vững và cũng không được mong đợi - chủ yếu do tình trạng ngân hàng cho vay quá mức đối với các doanh nghiệp Nhà nước không hiệu quả - thì việc giảm gần 10 điểm phần trăm trong thời gian 3 năm dường như quá nhanh và bất ngờ. Một số khoản đầu tư khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm sút do tác động của chính sách kích cầu giai đoạn 2009-2010, theo đó các khoản mục chi chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư khu vực ngoài Nhà nước (nội địa) giảm sút là rất đáng lo ngại, do khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giảm cầu nội địa, tăng lãi suất và chậm tăng trưởng tín dụng trong suốt hai năm qua.

25. Mặc dù giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn cao, tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế ngày càng giảm. Trong 5 năm qua, giá trị FDI thực hiện (hoặc giải ngân) dao động ở mức 10,5 đến 11,5 tỷ đô la (biểu đồ phải, hình 8). Có thể xem đây là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam, rằng họ không bị cản trở bởi các vấn đề về bất ổn kinh tế vĩ mô hay chậm triển khai tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ trọng FDI thực hiện trong cấu phần của GDP đã giảm đều đặn trong 6 năm qua, từ mức đỉnh 12% GDP năm 2008 xuống 7% năm 2012. Dù tỷ lệ FDI/GDP giảm và một số vấn đề về kinh tế vĩ mô còn tiếp tục diễn ra, Việt Nam vẫn được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài tại khu vực Đông Á (hộp 4), chủ yếu là do chi phí nhân công rẻ, cơ cấu dân số thuận lợi, vị trí địa lí thuận lợi và ổn định chính trị.

Hình 8: Tăng trưởng kinh tế theo đóng góp của Sản lượng và các cấu phần tổng cầu

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GDP theo giá 2010); Chỉ số Phát triển Thế giới

15.9 12.9 15.9 14.7 12.3 11.5 10.9

16.4

13.413.3 13.9

12.8 11.9 10.9

10.4

11.810.0 9.9

8.27.1 7.8

42.7

38.2 39.2 38.5

33.330.5 29.6

0

10

20

30

40

50

2007 2008 2009 2010 2011 2012 q1-13

Tổng

Nước ngoài

Tư nhântrong nước

Nhà nước

Đầu tư theo quyền sở hữu (% GDP)

8.0

11.5

10.011.0 11.0

10.5

10%12%

10% 10%

8%7%

0

2

4

6

8

10

12

14

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Thực hiện FDI

FDI/GDP (trái) FDI bằng tỷ USD (phải)

Page 21: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

20

Box 4: Vietnam Remains An Attractive Destination for Foreign Investors

Hai khảo sát gần đây cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Theo kết quả Khảo sát Triển vọng Kinh doanh ASEAN 2012/13 do Amcham Singapore và Phòng Thương mại công nghiệp Mỹ thực hiện, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí điểm đến ưa chuộng nhất để mở rộng kinh doanh, vượt xa các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan đứng thứ hai, tiếp theo là Singapore và Philippines (xem hình bên).

Tương tự, Khảo sát Doanh nghiệp Quốc gia của Hiệp hội doanh nghiệp Singapore (SBF) cho thấy Việt Nam là điểm đến đầu tư nước ngoài hấp dẫn thứ hai của các doanh nghiệp Singapore sau Myanmar (xem hình bên). Các điểm đến đầu tư truyền thống là Trung Quốc và Ấn Độ dường như không còn được ưa chuộng như trước. Indonesia và Thái Lan vẫn bám đuổi sát sao Việt Nam cạnh tranh vị trí thị trường nước ngoài thu hút các thành viên của SBF

Nguồn: Khảo sát Triển vọng Kinh doanh ASEAN 2012/13; Khảo sát Doanh nghiệp quốc gia SBF 2012/13.

Việt Vam

Việt Nam

Thái Lan

Thái Lan

Mỹ

Ấn Độ

0% 5%

9%12%

12%8%

15%12%

14%18%

20122011

17%

21%

24%

21%

11%

11%

11%

18%

10% 15% 20% 25% 30%

Trung Quốc

Singapore Phi-líp-pin

Phi-líp-pin

Indonesia

Indonesia

Myanmar

Myanmar

Cam-pu-chia

Cam-pu-chia

Ma-lai-xia

Malaysia

Lào

Mở rộng kinh doanh ở ASEAN

10 điểm đến đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhất

1%2%2%6%6%7%8%

11%

57%

26. Khó khăn mà khu vực công nghiệp gặp phải dường như chủ yếu bắt nguồn từ khối doanh nghiệp nội địa phục vụ cho thị trường nội địa. Có thể thấy rõ tình trạng đình trệ sản xuất qua tốc độ tăng khiêm tốn của Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1 - tháng 5, 5,2% so với mức 6,2% năm ngoái. Tương tự, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) cho khu vực sản xuất cũng đã cho thấy bức tranh xác thực hơn với PMI giữ ở mức dưới ngưỡng trung bình 50 điểm (hàm nghĩa giảm sút) cho cả năm 2012 và 2013. Trong tháng 6/2013, PMI đã giảm xuống 46,4 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2012 (biểu đồ trái, hình 9). Chỉ số PMI thấp nhất quán với sự sụt giảm tiêu dùng hộ gia đình, khi mà mức tăng tổng doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ trong 5 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 4,8% tính theo giá trị thực tế so với mức 6,6% cùng kỳ năm 2012 (biểu đồ phải, hình 9). Mặt khác, xuất khẩu vẫn tăng ở mức độ khá cao, cho thấy ảnh hưởng của các khó khăn trong sản xuất dường như chỉ thu hẹp ở phạm vi đến các doanh nghiệp phục vụ thị trường nội địa.

Hộp 4: Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Page 22: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

21

C. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC NGOẠI THƯƠNG TIẾP TỤC GÂY ẤN TƯỢNG

Xuất khẩu

27. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng và nằm ngoài tác động của các khó khăn trong nội địa. Kim ngạch tăng 16% trong 4 tháng đầu năm 2013 sau mức tăng 18,2% năm 2012 và 34,2% năm 2011. Trong khi doanh thu xuất khẩu hàng nông sản và nguyên liệu giảm do giá giảm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng thu hút nhiều lao động truyền thống như dệt may, da giày và đồ gỗ tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngành hàng bổ sung vào cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đáng chú ý là sản phẩm công nghệ cao và giá trị lớn (như điện thoại và linh kiện điện thoại di động, máy tính, thiết bị và phụ kiện điện tử, linh kiện ô tô), ngành hàng xuất khẩu phát triển nhanh và lớn nhất năm 2012. Như xem tại Bảng 3 dưới đây, trong năm 2012, giá trị xuất khẩu hàng điện thoại và linh kiện điện thoại lên tới 12,7 tỷ đô la so với 3,7 tỷ kim ngạch xuất khẩu gạo, 6,1 tỷ hải sản và 7,3 tỷ giày da. Trong năm 2013, dự kiến xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện thoại sẽ vượt mốc 18 tỷ đô la, vượt qua dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị cao nhất của Việt Nam. 2

2 Theo thông tin từ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, với việc mở rộng hoạt động nhanh chóng của Samsung tại Việt Nam, đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động dự kiến sẽ vượt qua con số 30 tỷ đô la. Tiếp theo thành công của Samsung, LG Electronics đang xây dựng nhà máy điện thoại di động tại Việt Nam. Với sự tham gia của LG, một số đơn vị phụ thuộc đã bắt đầu được xây dựng lại tại Việt Nam, làm tăng triển vọng là Việt Nam có thể nổi lên như một nước xuất khẩu điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Hình 9: Chỉ số PMI và Tăng trưởng doanh số bán lẻ đều cho thấy sự suy giảm tổng cầu nội địa

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GDP dựa trên chỉ số giá 2010); Chỉ số Phát triển thế giới và HSBC

42

44

46

48

50

52

54

M-11 S-11 J-12 M-12 S-12 J-13 M-13

Mở rộng

Co hẹp

Chỉ số Quản lý Mua hàng (PMI)

0

4

8

12

16

20

24

28

32

36

M-08 M-09 M-10 M-11 M-12 M-13

Bán lẻ và Dịch vụ (%)

Tăng trưởng thực tế (%)

Tăng trưởng danh nghĩa (%)

Page 23: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

22

Kim ngạch Xuất khẩu % thay đổi về giá trị

Tỷ US$ Tỷ lệ (%) 2011 2012 4M-13

Tổng kim ngạch xuất khẩu (giá f.o.b) 114,6 100,0 34,2 18,2 16,0

Dầu thô 8,2 7,2 44,2 13,6 2,1

Ngoài dầu thô 106,3 92,8 33,4 18,6 17,0

Nông nghiệp

Gạo 3,7 3,2 12,6 0,4 -5,2

Nông sản khác 9,9 8,6 39,9 9,2 -11,3

Thủy hải sản 6,1 5,3 21,9 -0,3 -3,5

Hàng công nghiệp giá trị thấp

Quần áo 15,1 13,2 25,3 7,5 18,0

Giày dép 7,3 6,3 27,9 10,9 14,2

Sản phẩm gỗ 4,7 4,1 13,7 17,9 13,1

Hàng công nghệ cao

Điện tử và máy tính 7,8 6,8 30,1 68,1 44,5

Điện thoại di động và phụ kiện 12,7 11,1 98,4 98,8 97,0

Phương tiện đi lại và phụ tùng 4,6 4,0 49,2 32,2 18,5

Sản phẩm khác 34,6 30,2 34,0 8,7 3,1

Khu vực kinh tế trong nước 42,3 36,9 26,5 1,2 3,8

Khu vực có vốn đầu tư NN (bao gồm dầu thô)

72,3 63,1 40,8 31,1 23,7

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Hình 10: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi đáng kể trong mười năm gần đây

Dầu thô20%

Gạo4%

Nông nghiệp20%

May mặc16%

Da giày11%

Điện tử và máy tính

Khác26%

3%

2002Dầu thô

7% Gạo3%

Nông nghiệp9%

May mặc13%

Da giày7%

Điện tử và máy tính

7%

Điện thoại và Phụ kiện

11%

Xe cộ các loại và phụ tùng

4%

Máy móc và phụ tùng

4%

Sản phẩm nhựa

3%

Khác32%

2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới

Page 24: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

23

Hình 11: Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam ít có thay đổi trong mười năm qua

28. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự dịch chuyển âm thầm nhưng đáng kể trong một thập kỷ qua. Xuất khẩu dầu thô và nông nghiệp, bao gồm xuất khẩu gạo, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2002, đã tụt xuống còn 19% trong năm 2012. Cùng kỳ, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa giá trị thấp (dệt may và giày da) cũng giảm từ 27% xuống còn 20%. Các mặt hàng xuất khẩu giá trị lớn, vốn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ tổng kim ngạch trong năm 2002, hiện đã chiếm đến hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu (hình 10).

29. Trong khi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có sự dịch chuyển, các thị trường xuất khẩu không có nhiều thay đổi trong một thập kỷ qua. Năm 2002, ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam là châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, chiếm 49% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, con số này là 46% (hình 11). Trong cơ cấu xuất khẩu, một tỷ trọng nhỏ xuất khẩu sang các nước phát triển đã giảm và chuyển sang các nước láng giềng là Trung Quốc và ASEAN. Do hợp tác thương mại Nam - Nam đang tăng, bằng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của hợp tác thương mại Bắc - Nam (hộp 2), Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu và khai thác các thị trường mới như châu Phi, Nam Á và châu Mỹ La tinh.

Trung Quốc9%

Nhật Bản15%

Mỹ14%

Liên minh Châu Âu20%

ASEAN14%

Đông Á(trừ Nhật Bản)

10%

18%

2002Trung Quốc

11%

Nhật Bản11%

Mỹ17%

Liên minh Châu Âu18%

ASEAN15%

Đông Á(trừ Nhật Bản)

10%

18%

2012Phần còn lại của TGPhần còn lại của TG

Nhập khẩu

30. Kim ngạch nhập khẩu tăng chậm trong năm 2012, song đang phục hồi trở lại trong năm 2013. Sự sụt giảm tổng cầu đầu tư vốn và hàng hóa trung gian, cũng như mức tiêu dùng cá nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng ở mức khiêm tốn 6,6% trong năm 2012. Nhập khẩu từ khu vực nội địa giảm 7% trong năm, phản ánh sự cắt giảm đáng kể đầu tư công và giảm sút doanh thu bán lẻ nội địa, trong khi nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI lại tăng 22,7% - đóng góp tới 52,7% tổng kim ngạch. Nhập khẩu có dấu hiệu phục hồi trong mấy tháng gần đây, đạt mức tăng 17% vào tháng 4/2013 so với cùng kỳ năm ngoái. Sự phục hồi kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt là mức tăng đáng kể tại khu vực nội địa, cho thấy khả năng cải thiện nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong thời gian tới. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian cũng đã tăng nhanh trong năm 2013 so với 2012, khẳng định một chu kỳ mới về đầu tư và sản xuất có thể lại xuất hiện - bù lại một phần cho một số quan ngại về cầu đầu tư đã đề cập trước đây. Nhập khẩu ô tô giảm 2,8% trong tháng 4/2013 so với mức giảm mạnh 32,2% trong năm 2012.

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới

Page 25: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

24

Bảng 4: Nhập khẩu hàng hóa

Hình 12: Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam

Doanh thu nhập khẩu 2012 Tăng trưởng %

Tỷ US$ Tỷ lệ (%) 2011 2012 4M-13 Tổng giá trị nhập khẩu (giá c.i.f ) 113,8 100,0 25,8 6,6 17,0

Tư liệu Sản xuất 9,0 7,9 61,6 -9,3 -22,9 Máy móc và Thiết bị 16,0 14,1 13,0 3,2 10,0

Hàng hóa Trung gian Vật liệu may mặc và da giày 3,2 2,8 12,5 7,1 13,4 Máy tính và hàng điện tử 13,1 11,5 53,1 67,0 61,0 Điện thoại và phụ kiện 5,0 4,4 82,0 85,3 92,6

Nguyên vật liệu Thép 6,0 5,2 4,5 -7,2 12,6 Chất dẻo 4,8 4,2 26,1 0,9 14,5 Vải 7,0 6,2 25,5 4,6 16,1 Hóa chất 2,8 2,4 27,2 2,3 -5,0 Sợi dệt 1,4 1,2 30,4 -8,4 3,9 Bông 0,9 0,8 56,1 -16,7 37,0 Phân bón 1,7 1,5 46,1 -4,8 13,2 Thuốc trừ sâu 0,7 0,6 16,6 8,1 22,1

Sản phẩm Xăng dầu 9,0 7,9 61,6 -9,3 -22,9 Hóa chất 2,4 2,2 16,6 2,1 9,1 Dược phẩm 1,8 1,6 19,3 20,7 8,7 Giấy 1,2 1,0 15,4 9,0 12,7 Ôtô các loại 2,1 1,8 6,8 -32,2 -2,8

Khu vực kinh tế trong nước 53,8 47,3 21,0 -7,0 6,6 Khu vực có vốn đầu tư NN 59,9 52,7 32,1 22,7 27,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Motor vehicles

8%

Machinery &

equipment26%

Petro products

14%Agricultural Metal11%

Chemicals6%

Plastics4%

Textile material

22%

Hi-tech intermediat

e5%

2002Motor

vehicles3%

Machinery &

equipment20%

Petro products

11%

Agricultural materials

4%Metal11%

Chemicals6%

Plastics6%

Textile material

16%

Hi-tech intermediat

e23%

2012Xe máy

6%Dụng cụ và

thiết bị

19%

Dầu khí10%

Nông nghiệp3%

Kim loại8%Hóa chất

5%

Nhựa3%

Vật tư may mặc

16%

Hàng công nghệ cao

3%

khác27%

2002Xe máy

2%Dụng cụ và

thiết bị14%

Dầu khí8%

Nông nghiệp3%

Kim loại8%

Hóa chất5%

Nhựa4%

Vật tưmay mặc

11%

Hàng công nghệ cao

16%

khác29%

2012

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, Ngân hàng thế giới

Page 26: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

25

Hình 13: Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam theo nguồn

31. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam có sự thay đổi, chủ yếu phản ánh các thay đổi trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và hướng tới một cơ cấu công nghiệp công nghệ cao hơn. Tỷ trọng máy móc thiết bị, sản phẩm dầu mỏ, nguyên liệu dệt may, nhựa dẻo và xe máy trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã giảm dần, trong khi tỷ trọng các sản phẩm trung gian công nghệ cao lại tăng gần năm lần - từ 3% tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2002 lên 16% năm 2012 (hình 12). Tỷ trọng nhiều ngành hàng khác như nguyên liệu nông nghiệp, kim loại và cơ khí trong tổng kim ngạch không thay đổi trạng thái trong vòng một thập kỷ qua.

32. Nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam tăng nhẹ, trong khi tỷ trọng các nước khác trong tổng kim ngạch có sụt giảm rõ rệt. Năm 2013, 1/3 lượng hàng hóa có nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc, so với chỉ 11% năm 2012 (hình 13). Xu hướng này cũng giống như những gì chúng tôi quan sát được từ các nước đang phát triển, nơi Trung Quốc đã dần thế chỗ các nền kinh tế phát triển để thay thế vị trí đối tác doanh nghiệp quan trọng. Quy trình này được hỗ trợ thông qua việc phát triển thương mại nội bộ doanh nghiệp của các công ty đa quốc gia, giảm thiểu chi phí hậu cần và xu hướng thiết lập nhanh chóng các chuỗi cung cấp toàn cầu hiệu quả. Việc tăng tỷ trọng Trung Quốc trong cơ cấu nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc giảm tỷ trọng của hầu hết các nước khác, mà chủ yếu là Nhật Bản, EU và ASEAN.

Trung Quốc11%

Nhật Bản13%

Mỹ2%

Liên minh Châu Âu

10%

ASEAN24%

Đông Á (trừ Nhật Bản)

28%

12%

2002

Trung Quốc25%

Nhật Bản10%

Mỹ4%

Liên minh Châu Âu

8%

ASEAN18%

Đông Á (trừ Nhật Bản)

22%

Phần còn lại của TGPhần còn lại của TG13%

2012

Cán cân thương mại

33. Dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục có thặng dư thương mại (tính theo cán cân thanh toán) trong năm nay, dù quy mô thặng dư có thể sụt giảm. Việt Nam đã trải qua giai đoạn thâm hụt thương mại triền miên. Mức độ thâm hụt lên đến mức đỉnh 18 tỷ đô la, bằng 20% GDP vào năm 2008. Cán cân thương mại được cải thiện dần từ đó, và đến năm 2012, Việt Nam đã công bố thặng dư – lần đầu tiên kể từ 1992 - nhờ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ và nhập khẩu giảm. Cũng cần lưu ý rằng trong khi tổng thể nền kinh tế đang chịu thâm hụt thương mại, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn ghi nhận thặng dư. Khi mà nhập khẩu bắt đầu phục hồi trong nửa đầu của năm 2013, dự kiến thặng dư thương mại của Việt Nam sẽ còn giảm đi trong những năm tới.

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục Thống kê, Ngân hàng thế giới

Page 27: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

26

-2.7 -4.0 -2.4 -2.7 -1.4-3.6 -3.0 -4.2

-6.4-8.9 -9.4

-11.6

-20.2-24.7

-17.2-14.8 -16.1

-11.5

-4.3

-0.1

0.2 0.0 0.6 1.2 2.5 1.8 1.2 1.33.4 4.9

6.5 6.1 6.64.3

2.2

6.3

12.3

3.6

-25

-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 4m -13

Khu vực trong nước

Khu vực Đầu tư nước ngoài trực tiếp

Tổng

Hình 14: Cán cân thương mại của Việt Nam (đơn vị tính: tỷ đô la): Khu vực trong nước và nước ngoài

Hình 16: Dự trữ ngoại hối (tính theo tháng nhập khẩu)

Nguồn: Tổng Cục Hải quan (xuất khẩu tính theo giá f.o.b và nhập khẩu tính theo giá c.i.f )

Nguồn: NHNN, IMF, ước tính của NHTG

Cán cân tài khoản vãng lai và Dự trữ ngoại hối

34. Năm 2012, Việt Nam công bố thặng dư tài khoản vãng lai lớn nhất từ trước đến nay, mặc dù trong tương lai số thặng dư có nhiều khả năng giảm đáng kể. Các yếu tố như xuất khẩu tăng mạnh, dòng vốn nước ngoài ổn định (tư nhân và chính thức), kiều hối cao và nhập khẩu giảm đã góp phần tạo thặng dư cán cân vãng lai kỷ lục của Việt Nam ở mức 5,9% GDP năm 2012. Thặng dư tài khoản vốn chiếm 5,8% GDP, cán cân thanh toán đạt mức dương 9,3% GDP với phần số dư còn lại điều chỉnh cho các lỗi và sai sót (hình 15). Thặng dư cán cân thanh toán giúp bổ sung dự trữ ngoại hối từ mức tương đương 2,2 tháng nhập khẩu vào thời điểm đầu 2012 đến mức tương đương 2,8 tháng nhập khẩu tính đến cuối Quý I/2013. Cải thiện dự trữ ngoại hối là một trong những nhân tố góp phần tạo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (hình 16).

1.61.9 1.8

1.6

2.2 2.3 2.32.7 2.8

0

1

2

3

Q1-11 Q3-11 Q1-12 Q3-12 Q1-13

-11.9

-6.6-4.1 0.2

6.4

13.712.1

6.7 5.2

5.9

-15

-10

-5

0

5

10

15

2008 2009 2010 2011 2012

Tài khoản vốn Tài khoản vãng laiOveral balance

Thặng dư

Thâm hụt

- 11

.0 -6.0 -3.8 0.2

5.9

12.6 11.16.1 5.3

5.8

-15

-10

-5

0

5

10

15

2008 2009 2010 2011 2012e

Tài khoản vốn Tài khoản vãng laiCân bằng tổng thể

Thặng dư

Thâm hụt

Hình 15: Tài khoản cán cân thanh toán vãng lai (% GDP)

Page 28: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

27

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

D. LẠM PHÁT ĐÃ ỔN ĐỊNH, NHƯNG VẪN CÒN ĐÓ CÁC LO NGẠI VỀ LẠM PHÁT TRONG TƯƠNG LAI

35. Lạm phát hiện đang ở mức một con số và tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát chung trong tháng 6/2013 (so với cùng kỳ năm ngoái) là 6,7%, giảm mạnh so với mức 18,1% vào tháng 12/2011. Lạm phát giảm chủ yếu là do giảm giá lương thực phẩm và tác động của các giải pháp bình ổn. Giá lương thực phẩm chỉ tăng 1% (so với cùng kỳ năm ngoái) vào tháng 12/2012 và 1,5% vào tháng 6/2013, chủ yếu do nguồn cung đầy đủ các sản phẩm nông nghiệp và giảm tăng tiêu dùng hộ gia đình trong suốt cả năm. Tuy vậy, tỷ lệ lạm phát cơ bản trung bình vào khoảng 10%, phản ánh mức tăng giá hàng loạt hàng hóa dịch vụ được quản lý hành chính.

36. Nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát là do những đợt tăng giá hành chính mà trong tương lai sẽ tiếp tục diễn ra. Trong vòng 6 tháng qua, riêng việc tăng giá của các dịch vụ giáo dục, vận tải và y tế đã chiếm tới 40% của tỷ lệ lạm phát. Trong khi đó, các lĩnh vực có giá cả chủ yếu quyết định bởi các yếu tố thị trường thì lại có hiện tượng tăng nhẹ hoặc giảm (hình 18). Vì phí dịch vụ đánh vào người sử dụng nhiều dịch vụ do chính phủ cung cấp vẫn còn ở mức thấp, nên chắc chắn tỉ lệ lạm phát sẽ còn tăng hơn nữa trong những tháng còn lại của năm 2013 khi các mức giá này được điều chỉnh theo đúng giá cả thị trường.

-5

0

5

10

15

20

25

-1.0

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

May -11 Nov-11 May -12 Nov-12 May -13

Hàng tháng

So cùng kỳ

0

10

20

30

40

May -11 Nov-11 May -12 Nov-12 May -13

ChungLương thực phẩmCơ bản

Hình 17: Lạm phát ở mức thấp và tương đối ổn định trong nhiều tháng qua

Hình 18: Lạm phát đối với các Dịch vụ và Hàng hóa khác nhau

0

10

20

30

40

50

60

May-10 Feb-11 Nov-11 Aug-12 May-13

Đồ giải khát và thuốc lá

Quần áo, mũ và giày dép

Đồ gia dụng

0

10

20

30

40

50

60

May-10 Feb-11 Nov-11 Aug-12 May-13

Y tếGiao thôngGiáo dục

Page 29: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

28

E. HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ BỊ HẠN CHẾ BỞI NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

37. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ tăng trưởng thông qua nới lỏng chính sách tiền tệ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Lạm phát ở mức thấp trong 12 tháng qua giúp Ngân hàng Nhà nước từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm tới 800 điểm cơ bản lãi suất cho vay và hạ thấp trần tỷ lệ lãi suất tiền gửi đồng nội tệ tới 650 điểm cơ bản kể từ tháng 3 năm 2012 (hình 19). Lãi suất cơ bản hiện đã thấp hơn lãi suất tại thời điểm bắt đầu áp dụng thắt chặt tín dụng và lãi suất tiền gửi cũng đã giảm mạnh. Tổng cung tiền tăng khá nhanh với tổng lượng tiền (M2) tăng ở mức 25,7% (so với cùng kỳ năm ngoái) vào tháng 5 năm 2013. Mặc dù đã nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ, nhưng tổng lượng tín dụng của toàn nền kinh tế do hệ thống ngân hàng cung cấp ước tính chỉ tăng 2,9% so với chỉ tiêu đề ra là 12% trong tháng 5 năm 2013 (so với cùng kỳ năm ngoái) (hình 20).

38. Có một số nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp. Đầu tiên phải kể đến sự mất cân đối tài sản do nợ xấu tăng, khiến các ngân hàng thương mại trở nên thận trọng trong việc cung cấp thêm tín dụng cho khu vực sản xuất vốn đã đóng băng. Ngân hàng cũng quyết liệt hơn trong việc thu nợ. Vì thế, theo báo cáo của NHNN, mặc dù các tổ chức tín dụng đã cho vay 570 nghìn tỉ đồng trong tháng 1 và hơn 400 nghìn tỉ đồng trong tháng 2, song giá trị thu hồi nợ vẫn đủ để bù đắp mức tăng trưởng này, dẫn tới tăng trưởng tín dụng âm trong hai tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân thứ hai là do thừa thanh khoản, các tổ chức tín dụng quay sang mua trái phiếu như là một biện pháp thay thế để cho vay khu vực sản xuất. Trong vòng 4 tháng đầu năm, xấp xỉ 82 nghìn tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đã được bán ra và chủ yếu là cho các tổ chức tín dụng (trong tổng mức chỉ tiêu trái phiếu bán ra là 208 nghìn tỉ đồng của năm 2013).

39. Hiệu quả của nới lòng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi hệ thống ngân hàng còn nhiều yếu kém. Cắt giảm lãi suất vẫn chưa thể thúc đẩy cho vay và đưa nguồn vốn tới khu vực tư nhân, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện vẫn tiếp tục than phiền vì khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Các hoạt động tín dụng chùng xuống khi ngân hàng không mặn mà với việc cho vay do e sợ những rủi ro ngày càng tăng, trong khi nhu cầu vốn cũng phập phù vì triển vọng kinh doanh thấp hơn. Trong bối cảnh đó, việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ chỉ có thể làm hạn chế tăng trưởng, đồng thời tạo thêm những lo ngại về chất lượng tín dụng và những tác động tiêu cực tới ổn định kinh tế vĩ mô. Vì thế, để khôi phục các chức năng của thị trường tín dụng và đảm bảo hiệu quả của các chính sách tiền tệ, việc tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng (cũng như tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước) tiếp tục trở nên cấp thiết.

Hình 19: Lãi suất cơ bản Hình 20: Diễn biến tiền tệ (%)

Nguồn: NHNN

Page 30: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

29

F. CHÍNH SÁCH VÀ TÌNH HÌNH TÀI KHÓA

Kỷ luật tài khóa tổng thể

40. Trong những năm gần đây, tài chính công của Việt Nam đã chịu nhiều áp lực do tốc độ tăng trưởng chậm, thu ngân sách giảm sút và chi kích cầu tăng. Trong năm 2012, thâm hụt tài chính tăng lên tới 4,8% GDP (theo định nghĩa GFS) do tỉ lệ nguồn thu trên GDP giảm xuống mức kỷ lục là 22,8% (biểu đồ trái, hình 21), bất kể nỗ lực của Chính phủ trong cắt giảm chi tiêu3 . Thâm hụt ngân sách cơ bản (không tính trả lãi vay), chưa tính tới tiền lãi, đã chiếm gần 3,6% GDP của năm 2012. Hậu quả của việc thâm hụt tăng mạnh là nợ Chính phủ tăng từ 48% GDP năm 2011 lên 52% trong năm 2012, với tỉ lệ nợ trong nước trên GDP tăng lên mức kỷ lục là 23%. Với kế hoạch vay của Chính phủ gần 208 nghìn tỉ đồng trong năm 2013, nợ trong nước dự kiến sẽ đạt lên mức kỷ lục mới trong năm nay.

Hình 21: Thâm hụt tài chính và Nợ công của Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây

Nguồn: Ước tính của NHTG dựa vào những số liệu công bố bởi Bộ Tài chính

0.4

3.6

2.2

7.2

3.03.5

4.84.5

-0.4

2.5

1.1

6.1

1.82.2

4.03.3

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2006 2007 2008 2009 2010 2011E 2012E 2013B

Thâm hụt so với GDP

Thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách cơ bản

19 21

26 30 29 27 27 26 29 30 28 29

4

8

9

13 14 16 18 17

18

22

20

23

23

29

35

42 44 43 45 4347

5248

52

0

10

20

30

40

50

60

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Nợ nước ngoài

Nợ trong nước

Tổng nợ

Nợ công so với GDP

3 Các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cho rằng mức 4,3% GDP vẫn đang nằm trong mục tiêu trung hạn của Chính phủ là duy trì mức thâm hụt tài chính tổng thể dưới 4,5% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2011- 2015.

Page 31: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

30

Tổng thu ngân sách giảm dần

41. Tổng thu ngân sách đã giảm đều trong 5 năm qua. Việt Nam từng đạt mức tỷ lệ thu thuế trên GDP cao nhất trong khu vực Đông Á; nhưng tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây. Thu ngân sách đang trên đà giảm kể từ giữa những năm 2000, thời điểm đạt đỉnh cao nhất ở mức 30% GDP và sau đó giảm dần tới mức thấp nhất là 22,8% GDP vào năm 2012 (biểu đồ trái, hình 22). Mức phục hồi của nguồn thu ngân sách trong năm 2010 (29,6% GDP) là do sự phục hồi kinh tế nhanh chóng bởi các giải pháp kích cầu hậu khủng hoảng và giá dầu tăng. Tổng thu ngân sách trong năm 2012 tăng thêm 10% trên giá trị danh nghĩa so với mức tăng thu bình quân là 20% trong năm 2010 và 2011. Tỷ lệ thu ngân sách năm 2012 ước tính đạt gần 100% so với dự toán. Xu hướng chung trong các năm trước là kết quả thu ngân sách hàng năm thường cao hơn kế hoạch do các dự toán thu ở mức khá dè dặt và khiêm tốn.

42. Việc sụt giảm nguồn thu ngân sách có hệ quả từ trì trệ kinh tế kết hợp với động thái giãn thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chính phủ. Một trong những nguyên ngân thu ngân sách thấp là do việc giảm tỷ trọng của các loại phí, lệ phí, nguồn thu ngoài thuế và thuế đánh trên vốn, những nguồn thu này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thuế đất và dầu mỏ. Tỷ trọng gộp của các nguồn thu này giảm từ 5,4% GDP năm 2007 xuống 2,2% GDP năm 2012. Tỷ trọng nguồn thu từ thuế trong cơ cấu GDP cũng giảm xuống từ mức đạt đỉnh là 24,4% GDP năm 2008 xuống còn 20,5% năm 2012, chủ yếu là do nền kinh tế trì trệ. Thu thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 6,9% GDP xuống mức dự kiến là 6,7% GDP giai đoạn 2010 - 2012 và thu nhập từ thuế GTGT giảm từ 7,2% GDP xuống 6,6% GDP trong cùng kỳ. Thu thuế từ dầu thô mỏ dự kiến giảm từ 3,8% GDP trong năm 2011 xuống 3,2% GDP trong năm 2012, mặc dù giá trị thu cao hơn so với dự báo - năm 2012, giá bình quân một thùng dầu thô là 105 đô la so với 85 đô la trong dự toán Ngân sách.

43. Khoảng ¼ tổng thu ngân sách dự kiến sẽ thu từ các doanh nghiệp Nhà nước trong khi ¼ khác là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn thu từ các doanh nghiệp FDI sẽ giúp duy trì thu nhập thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, như đã lưu ý từ trước, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước đã phải đóng cửa trong năm 2012. Ngoài ra, nguồn thu từ giao và cho thuê đất để phát triển công nghiệp giảm, tương tự như thu thuế thương mại vì việc cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình và giảm nhập khẩu trong năm 2012.

Hình 22: Kết quả thu ngân sách và các cấu phần nguồn thu từ thuế

Nguồn: Ước tính của NHTG dựa theo số liệu công bố của Bộ Tài chính

24.3

23.5

24.4

20.6 22

.4

21.1

20.5

19.8

2.8 2.7 2.0

2.51.9

1.4 1.0 1.2

1.8 2.7 2.2

2.22.4

1.61.2 1.1

29.7 29.4 29.3

25.827.3

24.322.8 22.1

0

5

10

15

20

25

30

35

Tổng

Viện trợ

Vốn

Phí và thuế

Thuế

42.2

30.2

23.3

35.5

11.1

11.1

11.3

4.5

2.2

7.5

9.9

11.1

0

20

40

60

80

100

20062007

20082009

20102011

20122013

Thuế khác

Thu nhập cá nhânThuế tài nguyên thiên nhiênThuế xuất nhập khẩu

Thuế GTGT

Thuế Thu nhập DN

Nguồn thu ngân sách từ thuếThu ngân sách Nhà nước trên GDP (%)

Page 32: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

31

Cơ cấu chi ngân sách đang ngày càng không cân đối với đầu tư

44. Để giải quyết hiện trạng trên phù hợp với chính sách đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công, Chính phủ tiếp tục kiện toàn chi đầu tư phát triển. Tổng chi đầu tư (bao gồm cả ngoài ngân sách) ước tính giảm từ khoảng 12,6% GDP năm 2010 xuống 9,4% GDP năm 2011 và 7,8% GDP năm 2012. Mức chi có khả năng giảm tiếp khi Chính phủ đã tăng ngân quỹ cho các dự án đầu tư phát triển thông qua các nguồn ngoài ngân sách. Trong chính sách này, Chính phủ đặt chỉ tiêu sẽ chi tối đa là 225 nghìn tỉ đồng sử dụng nguồn ngoài ngân sách trong giai đoạn 2011 và 2015, trong đó dự toán chi giai đoạn 2011- 2013 là 180 nghìn tỷ đồng

45. Mức tăng chi thường xuyên đã giảm trong năm 2012, tuy nhiên chi cho các lĩnh vực xã hội vẫn là ưu tiên của Ngân sách Nhà nước. Tỷ lệ vốn trên chi thường xuyên đã liên tục giảm trong 3 năm qua từ 62% năm 2010 xuống 44% năm 2011 và 38% năm 2012 (hình 23). Điều này phần nào phản ánh mức độ ưu tiên tương đối của Chính phủ với các lĩnh vực xã hội. Chi y tế và giáo dục trên tổng ngân sách chi thường xuyên và trên GDP đã tăng đều kể từ năm 2010. Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách đảm bảo chi ít nhất 20% ngân sách Nhà nước cho giáo dục và ngân sách cho y tế tăng trưởng ít nhất là bằng mức tăng trưởng tổng ngân sách.

46. Bất kể các nhu cầu an sinh xã hội và các nỗ lực hiện tại nhằm kiện toàn chi xây dựng cơ bản, Chính phủ sẽ vẫn phải tiết kiệm hơn khi chi sự nghiệp. Thặng dư ngân sách cơ bản của Việt Nam đã giảm trong 2 năm vừa qua xuống mức dự kiến 2,3% GDP năm 2012. Tương tự, thâm hụt ngân sách cơ bản cũng tăng từ mức dự kiến là 1,4% GDP năm 2011 lên 3,4% năm 2012. Điều này, như đề cập dưới đây, cho thấy việc duy trì ổn định tài chính có thể sẽ đòi hỏi phải tăng cường hiệu quả chi tiêu ngân sách hơn nữa.

16.9

17.9

18.5 20

.3

19.7

18.1

18.7

19.3

20.3

19.5

9.2 9.

4 9.1 9.

1

11.8

14.9

11.6

8.5 7.8

7.1

Chi ngân sách trên GDP (%)

Vốn

Thường xuyên

4.4 3.64.8 4.3 4.6 4.6 4.5

1.61.2

1.91.6 1.7 1.7 1.6

3.1

3.0

3.33.0 2.9 2.9 2.7

0.6

0.6

0.7

0.6 0.6 0.60.5

Ước tínhngân sách

Thực tế Ước tínhngân sách

Thực tế Ước tínhngân sách

Thực tế Thực tế

2010 2012 2013

Chi thường xuyên cho các lĩnh vực Xã hội

Giáo dục Y tế An sinh Xã hội Khác

2011

0

5

10

15

20

25

30

35

Hình 23: Cấu thành chi ngân sách: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên

Nguồn: Ước tính của NHTG dựa trên những số liệu công bố của Bộ Tài chính.

Page 33: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

32

Ngân sách Nhà nước 2013

47. Ngân sách nhà nước 2013 được Quốc hội thông qua vào tháng 12 năm 2012 có mức tăng trưởng thu và chi ngân sách khiêm tốn hơn so với những năm gần đây. Thu ngân sách dự kiến sẽ tăng ở mức 10% theo giá trị danh nghĩa (1% tăng trưởng thực so với 5,5% tăng trưởng GDP thực dự báo năm 2013). Chi ngân sách dự kiến tăng ở mức 8% theo giá trị danh nghĩa (1% giảm theo giá trị thực) so với mức tăng danh nghĩa bình quân là 15,2% trong 2010- 2012. Việc phân bổ ngân sách Nhà nước 2013 trong quý đầu hầu như đúng theo chỉ tiêu đề ra. Cuối Quý I, thu ngân sách chỉ đạt mức 21% kế hoạch, song dự kiến sẽ tăng trong các tháng còn lại của năm. Tương tự, chi đầu tư phát triển sẽ ở mức khoảng 20% ngân sách, mặc dù việc giải ngân còn phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu dự án.

Phân tích tính bền vững nợ

48. Phân tích chung về tính bền vững của nợ công (DSA) của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF mới đây đã đánh giá Việt Nam có nguy cơ thấp về khủng hoảng nợ nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Nợ công nước ngoài (trong nước và nước ngoài) đã tăng nhẹ tới 51,5% GDP năm 2012 từ mức 47,9% GDP năm 2011. Động lực cải thiện nợ của khu vực công trong trung hạn tới dài hạn đã giảm phần nào so với đánh giá của năm ngoái, chủ yếu là do dự báo tăng trưởng thấp hơn, thu ngân sách giảm và thâm hụt tài khóa cao hơn. Các chỉ số bền vững nợ công và nợ nước ngoài được dự báo là tiếp tục thấp hơn mức chuẩn nợ đưa ra.

49. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn cần duy trì việc kiểm soát tăng trưởng chi tiêu ngân sách để đảm bảo tính bền vững tài khóa trong trung hạn. Đánh giá DSA trên đây xoay quanh một kịch bản kinh tế vĩ mô cơ sở theo đó Chính phủ cần phải giảm tốc độ chi tiêu đáng kể so với mức chi trước đây. Thậm chí chỉ một mức tăng chi tiêu nhỏ, hay việc duy trì thâm hụt cơ bản ở mức hiện nay đều có thể dẫn tới việc suy giảm nhanh chóng khả năng cải thiện nợ. Quan trọng nhất là kịch bản kinh tế cơ sở này đặt giả thuyết là không phát sinh bất cứ nghĩa vụ nợ tiềm ẩn nào và các chi phí tái cơ cấu ở mức hạn chế. Do đó, bất cứ một cú sốc hệ thống nào đều có thể dẫn tới việc tăng nhanh nợ công.

Chỉ số nợ Chỉ tiêu của CP 2012

Nợ công/GDP < 65 % đến năm 2020 51,5%

Nợ công nước ngoài/ kim ngạch xuất khẩu < 25%

Tổng nợ công/ thu ngân sách < 25%

Bảng 5: Các chỉ tiêu gánh nặng về nợ4

4 Chỉ tiêu của Chính phủ theo quy định tại Quyết định số 929 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/07/2012 về Quản lý nợ công

Page 34: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

33

50. Với nền kinh tế tăng trưởng chậm, Chính phủ cần quản lý chặt hơn các điều kiện tài khóa cũng như cần tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Tái cơ cấu kinh tế là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu cũng sẽ gặp những thách thức trong ngắn hạn như khả năng tăng trưởng chậm hơn và các chi phí tài chính phát sinh. Các chi phí này chưa được dự toán trong ngân sách Nhà nước năm 2013. Một số chính sách tài khóa sẽ đạt được thông qua nỗ lực của Chính phủ để kiện toàn chi đầu tư phát triển, mặc dù cũng cần chú ý hơn tới tính hiệu quả của các khoản chi thường xuyên. Tương tự, bất cứ việc cắt giảm thuế nào cũng cần tính tới việc trung hòa với nguồn thu để đảm bảo Chính phủ có thể tiếp tục huy động đủ nguồn lực cho việc phát triển hạ tầng và đáp ứng các nhu cầu của lĩnh vực xã hội.

G. TRIỂN VỌNG GẦN

51. Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn khoảng 5,3% trong năm 2013 và 5,4% năm 2014. Tỷ lệ thấp hơn so với dự báo tăng trưởng như vậy là dựa trên thực tế rằng Việt Nam có thể mất một vài năm thực hiện tái cơ cấu. Tuy nhiên, trong kịch bản cơ sở (bảng 6), chúng tôi giả định vẫn tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xuất khẩu hợp lý và không có bất kỳ sự đe dọa nào về một cuộc suy thoái kinh tế hay tài chính có thể xảy ra. Lạm phát dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2013 do việc tăng giá các hàng hóa được quản lý hành chính theo kế hoạch, tăng lương cán bộ viên chức, và các yếu tố thời vụ vào cuối năm, với mức lạm phát cuối năm là khoảng 8,2%.

2010 2011 2012/e 2013/p 2014/p

Tăng trưởng GDP (%) /1 6,4 6,2 5,2 5,3 5,4

Chỉ số giá tiêu dùng (%, cuối năm) 11,7 18,1 6,8 8,2 7,9

Thân hụt ngân sách (% GDP) /2 -2,8 -2,9 -4,8 -4,0 -4,0

Nợ công (% GDP) /3 51,7 47,9 51,5 50,4 50,5

Cán cân tài khoản vãng lai (% of GDP) -3,8 0,2 5,9 5,6 3,3

1/ GDP dựa trên giá 2010

2/ Bao gồm các nguồn ngoài ngân sách

3/ Nợ công và nợ Chính phủ bảo lãnh

52. Tuy nhiên, có một số rủi ro tác động đến dự báo của báo cáo này. Một là, tốc độ tăng trưởng thấp có thể làm tăng nhu cầu nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, làm tăng nguy cơ lạm phát và đảo ngược những thành quả đạt được trong ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, trong trường hợp tái cơ cấu tiếp tục bị chậm trễ, thì niềm tin của các nhà đầu tư sẽ mai một, làm xấu hơn triển vọng tăng trưởng. Về đối ngoại, nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ chịu ảnh hưởng của một cuộc suy thoái sâu hơn của kinh tế toàn cầu, khi tổng thu ngân sách sụt giảm và nợ công tăng sẽ làm giảm khả năng thực hiện các chính sách chống suy giảm chu kỳ quan trọng.

Bảng 6: Những chỉ tiêu kinh tế chính của Việt Nam

Page 35: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

34

Page 36: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

35

A. CẬP NHẬT VỀ TIẾN ĐỘ TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC NGÂN HÀNG

Khu vực tài chính vẫn còn mong manh, nhưng rủi ro khủng hoảng hệ thống đã được giảm thiểu

53. Trong năm 2012 tình hình tài chính và chất lượng tài sản trong khu vực tài chính đã suy giảm một cách đáng kể. Theo báo cáo của các ngân hàng thương mại thì từ cuối năm 2011 đến tháng 3 năm 2013, nợ xấu đã tăng từ mức 2,9% đến mức 4,5%. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỉ lệ nợ xấu của khu vực ngân hàng vào cuối tháng 6 năm 2012 là ở mức 8,6%. Ngân hàng Nhà nước cho biết các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng để xử lý các khoản nợ xấu, và đã giảm mức ước tính nợ xấu xuống còn 7,8% vào tháng 12 năm 2012 và tiếp tục giảm còn 6% vào tháng 2 năm 20135 . Tuy nhiên, độ tin cậy của các con số này vẫn còn là một vấn đề đáng quan ngại do chất lượng của dữ liệu tài chính còn thấp. Các ước tính độc lập cho thấy rằng tỉ lệ nợ xấu cao hơn nhiều so với các số liệu ước tính chính thức6 . Mức lợi nhuận của các ngân hàng cũng đã giảm đáng kể vào năm 2012. Tỉ suất sinh lời trên tài sản của khu vực ngân hàng đã giảm từ 1,2% vào năm 2011 xuống còn 0,79% vào năm 2012, trong đó các ngân hàng thương mại cổ phần có mức suy giảm tỉ suất sinh lời mạnh hơn so với các ngân hàng thương mại nhà nước trong cùng giai đoạn.

54. Những yếu kém về mặt cơ cấu trong hệ thống cùng với mức độ biến động ngày càng tăng về kinh tế và tài chính trong những năm qua đã làm tăng rủi ro của khu vực ngân hàng. Sự kết hợp của một vài nhân tố có quan hệ qua lại với nhau – quản trị yếu kém, mức độ sở hữu chéo với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quá cao, khung quy định và giám sát phân tán – đã dần dần làm ảnh hưởng tới sự lành mạnh của hệ thống. Như đã biết, những yếu kém về quản trị doanh nghiệp, cơ chế kiểm soát nội bộ và quản lý lỏng lẻo, cùng với cơ cấu nắm giữ cổ phần phức tạp ở các ngân hàng thương mại cổ phần vốn là những yếu tố tạo điều kiện thúc đẩy việc cho vay vốn một cách thiếu chặt chẽ chính là nguồn gốc gây ra nhiều điểm yếu dễ bị tổn thương. Ngoài ra, khung quy định và giám sát còn rời rạc – với chức năng phân tán ở một số Vụ/Cục thuộc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính - mà không có cơ quan nào chịu trách nhiệm theo dõi những rủi ro của hệ thống.

PHẦN III: CẬP NHẬT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÁI CẤU TRÚC 03

5 Theo báo cáo tài chính của 7 ngân hàng lớn chiếm tỉ trọng khoảng gần bằng 40% tổng dư nợ của toàn hệ thống, có tới 15,5 nghìn tỉ đồng đã được sử dụng để trích lập dự phòng cho các khoản nợ được xóa trong năm 2012.

6 Lý do chính dẫn tới sự khác nhau giữa các số liệu ước tính nợ xấu từ các nguồn khác nhau có liên quan đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán và phân loại nợ khác nhau cũng như do thiếu minh bạch. Trong một lần công bố gần đây, Fitch, một tổ chức xếp hạng tín dụng, cho biết họ tin rằng mức nợ xấu của toàn hệ thống cao hơn 4 lần so với mức 4,5% theo báo cáo của các ngân hàng.

Page 37: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

36

55. Sự phục hồi ổn định kinh tế vĩ mô và chính sách tín dụng thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước đã ngăn chặn sự gia tăng của những điểm yếu này. Sự gia tăng nhanh chóng của các khoản tiền gửi và tín dụng trong hệ thống ngân hàng trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 – với tiền gửi tăng từ 44% GDP tới mức 114% GDP và tín dụng tăng từ 39% đến 115% GDP (biểu đồ trái, hình 24) – mặc dù đã tạo thuận lợi để nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng đã góp phần khiến cho những điểm yếu của nền kinh tế tăng nhanh. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng dễ bị tổn thương là mức độ cấp tín dụng cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại nhà nước. Mặc dù tỉ trọng tín dụng cấp cho các DNNN đã giảm nhưng đến năm 2009, các DNNN vẫn chiếm tới 29% tổng khối lượng tín dụng, trong đó 2/3 là tín dụng do các ngân hàng thương mại nhà nước cấp (biểu đồ phải, hình 24). Cả mức tăng trưởng tín dụng và tỉ trọng tín dụng cấp cho các DNNN đều đã giảm trong giai đoạn 2011-2012, ngăn chặn sự tiếp tục suy giảm mức độ lành mạnh của các ngân hàng7 . Tương tự, theo báo cáo, các khoản vay cấp cho các công ty bất động sản và phát triển nhà ở giảm từ mức đỉnh điểm 40% năm 2009 xuống còn dưới 20% vào cuối năm 2011; tuy nhiên, một phần nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm này có liên quan tới thay đổi trong định nghĩa về các khoản vay cấp cho lĩnh vực bất động sảnNgân hàng Nhà nước cũng đã buộc 3 ngân hàng yếu kém phải sát nhập và đưa ra hạn mức cho vay mới đối với các ngân hàng này theo khối lượng nợ thu hồi được (nghĩa là mức tăng trưởng tín dụng thuần bằng không). Với sự tăng trưởng về tiền gửi, mức tăng tín dụng hạn chế và sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng Nhà nước, khả năng thanh khoản của hệ thống đã được khôi phục. Tuy nhiên, khối lượng nợ xấu vẫn còn chưa được giải quyết và những nguyên nhân gốc rễ dẫn tới tình trạng mong manh của khu vực tài chính vẫn còn chưa được giải quyết một cách tích cực.

Hình 24: Khu vực Ngân hàng: Thà tăng trưởng chậm còn hơn là trở nên dễ bị tổn thương hơn

42%34%

29%

17%

91% 94%

65%60%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Tín dụng cấp cho các DNNN

Vay nợ của các DNNN từ các ngân hàng nhà nước

(% trên tổng tín dụng cấp cho các DNNN)

44

59

90 114100

39

59

86

115

95

30

60

90

120

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

e

Tiền tệ gửi và tín dụng trong khu vực nghân hàngtình theo % của GDP

Mức độ cấp tín dụng cho các DNNN

Tiền gửi

Tín dụng

Lưu ý: Vào năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi cách thức phân loại khoản vay theo khách hàng vay nợ (DNNN và các đối tượng khách hàng vay nợ còn lại); do đó, không thể so sánh một cách trực tiếp dữ liệu năm 2010 với các năm trước.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Những Nỗ lực Tái Cấu trúc từ phía Chính phủ

56. Cho đến nay, việc thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) là bước đi rõ nhất của Chính phủ nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu. Sau hơn một năm nghị bàn và tranh luận, Nghị định 53 về thành lập và hoạt động của một công ty mua bán nợ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2013. Nghị định đã trao cho Ngân hàng Nhà nước thẩm quyền thành lập VAMC với tư cách là một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phi lợi nhuận hoàn toàn thuộc sở hữu

7 Một phần trong mức giảm này thuần túy là do những thay đổi về cách phân loại các khoản vay cấp cho các DNNN.

Page 38: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

37

của Nhà nước với vốn điều lệ là 500 tỉ đồng VN (tương đương với 25 triệu USD). Theo dự kiến, VAMC sẽ mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng theo giá sổ sách thông qua trái phiếu đặc biệt với thời gian đáo hạn 5 năm, lãi suất bằng 0 hoặc mua theo giá thị trường mà không có trái phiếu. Các ngân hàng có thể sử dụng các trái phiếu đó để tái cấp vốn cho các khoản vay từ Ngân hàng Nhà nước và có nghĩa vụ trích lập dự phòng hàng năm tính vào chi phí hoạt động với mức trích lập không dưới 20% giá trị của trái phiếu. Tại thời điểm đáo hạn các trái phiếu đặc biệt, các ngân hàng sẽ mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC theo giá sổ sách và trả lại các trái phiếu đặc biệt cho VAMC.

57. Mặc dù trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nhưng theo dự kiến thì VAMC sẽ có một số thẩm quyền và trách nhiệm. Theo Nghị định, Công ty này sẽ có thể mua và bán các khoản nợ xấu và tài sản thế chấp, tái cấu trúc nợ, điều chỉnh các điều kiện trả nợ, chuyển đổi các khoản nợ thành vốn của khách hàng vay nợ, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, sử dụng và cho thuê tài sản thế chấp, tổ chức các phiên đấu giá tài sản và thậm chí còn có thẩm quyền cấp bảo lãnh cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân khác để họ vay tiền từ các tổ chức tín dụng. Nếu như một tổ chức tín dụng với tỉ lệ nợ xấu hơn 3% từ chối bán nợ xấu cho VAMC thì Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện một cuộc thanh tra hoặc thuê một công ty kiểm toán hoặc công ty định giá đánh giá chất lượng và giá trị tài sản của các ngân hàng đó và sử dụng kết quả kiểm toán để quyết định số nợ xấu, việc mua nợ xấu, quyết định về trích lập dự phòng và yêu cầu tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Đồng thời VAMC sẽ công bố các báo cáo tài chính của mình sau khi đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập cũng như công bố quy trình và phương pháp định giá và bán các khoản nợ và tài sản

58. Một yếu tố nữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc chính là sự gia tăng các hoạt động mua lại và sát nhập (M&A) giữa các ngân hàng và tăng mức nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực ngân hàng, bao gồm vụ sát nhập 3 ngân hàng yếu kém (Tín Nghĩa, Ficom Bank và SCB), vụ SH Bank mua lại Habu Bank, vụ Ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) bán 85% cổ phần cho một nhóm các nhà đầu tư (do Tập đoàn Thiên Thanh đứng đầu), và vụ sát nhập Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) với Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực ngân hàng, với vụ mua lại 20% cổ phần của Ngân hàng Tiền Phong của một nhóm các nhà đầu tư do DOJI đứng đầu. Do những vụ mua lại và sát nhập này mà số lượng các ngân hàng thương mại trong nước đã giảm từ 43 ngân hàng vào tháng 11 năm 2011 xuống còn 39 ngân hàng vào cuối năm 2012. Trong năm 2013, có khả năng sẽ có thêm một số vụ mua lại và sát nhập giữa các ngân hàng cũng như một số vụ mua cổ phần ngân hàng của một số tố chức phi ngân hàng. Một ngân hàng mói đã được thành lập (gần đây Quỹ Tín dụng Trung ương đã được chuyển đổi thành một Ngân hàng Hợp tác xã). Trước hết, việc sát nhập một vài ngân hàng yếu kém với nhau không nhất thiết đã tạo ra một ngân hàng mới lành mạnh và do vậy các vấn đề tiềm ẩn của các ngân hàng đó vẫn chưa được giải quyết. Thứ hai, có một rủi ro là việc các công ty phi ngân hàng kiểm soát các ngân hàng có thể dẫn tới tình trạng mâu thuẫn lợi ích, khuyến khích tình trạng cho vay giữa các bên có liên quan và những rủi ro hệ thống khác trong thời gian sau này.

59. Những nỗ lực đang được triển khai nhằm cải thiện tình hình phân loại khoản vay và trích lập dự phòng còn chậm trễ. Vào tháng 1 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02 về phân loại khoản vay và trích lập dự phòng, yêu cầu các ngân hàng tuân thủ các chuẩn mực chặt chẽ hơn, sát hơn với các thông lệ quốc tế về tính toán nợ xấu đối với hầu hết tất cả các loại tài sản ngân hàng, bao gồm cả các loại tài sản mà Nghị định 493 còn chưa đề cập8 . Tuy nhiên, việc thực hiện thông tư lẽ ra sẽ bắt đầu vào ngày 01 tháng 6 năm 2013 theo như kế hoạch ban đầu nhưng lại bị hoãn lại một năm do các ngân hàng chưa sẵn sàng9 . Liên quan tới điều này, việc tiếp tục thực hiện Quyết định 780 về phân loại các khoản vay đã được giãn nợ sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho các ngân hàng (và các khách hàng vay nợ có liên kết) điều khiển/thao túng hệ thống phân loại khoản vay và báo cáo mức nợ xấu thấp hơn thực tế.

8 Thông tư 02 quy định thêm cả những khía cạnh bổ sung như sau: (i) yêu cầu các ngân hàng hạ mức xếp hạng các khoản vay nếu ngân hàng đó xếp khách hàng vay nợ ở mức cao hơn so với các ngân hàng khác theo như báo cáo của Trung tâm Thông tin Tín dụng; (ii) thắt chặt các quy tắc về khấu trừ tài sản thế chấp vào giá trị khoản vay để tính toán mức độ rủi ro phục vụ cho mục đích trích lập dự phòng; và (iii) áp dụng trích lập dự phòng cho các khoản trái phiếu công ty mà các ngân hàng nắm giữ.

9 Theo một số ý kiến thì một lý do khác nữa dẫn tới việc trì hoãn là do có mối quan ngại rằng mức nợ xấu theo báo cáo sẽ tăng mạnh sau khi Thông tư 02 được đưa vào thực hiện. Điều này sẽ dẫn tới các vấn đề mới cho các ngân hàng mà đang cố gắng giải quyết tình trạng nợ xấu đang ở mức quá cao cũng như vấn đề cho công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC) với nguồn vốn nhỏ bé so với quy mô nợ xấu trong khu vực ngân hàng hiện nay.

Page 39: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

38

60. Ngân hàng Nhà nước cũng đã cương quyết yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất cho vay đối với cả các khoản vay mới và các khoản vay hiện hành. Trên 60% danh mục cho vay là theo mức lãi suất dưới 15%, và các khoản vay mới trong các lĩnh vực ưu tiên được cấp với mức lãi suất 10% hoặc thấp hơn. Mặc dù đã thực hiện tất cả các nỗ lực như vậy nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn còn yếu ớt và với sự tăng trưởng mạnh của tiền gửi, các ngân hàng thương mại đã chuyển sang đầu tư vào trái phiếu chính phủ, coi đó như một kênh đầu tư an toàn.

Sự Thành công sẽ đòi hỏi phải thực hiện cách tiếp cận đa mục tiêu

61. Cách tiếp cận của Chính phủ trong tái cấu trúc khu vực ngân hàng khác ở mức đáng kể so với những gì thường được coi là thông lệ tốt. Trước hết, việc đánh giá quy mô nợ xấu thông qua các cuộc kiểm toán đặc biệt đối với các ngân hàng và sử dụng các cuộc kiểm toán đặc biệt để ước tính nhu cầu tái cấp vốn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công của quá trình tái cấu trúc. Ở Việt Nam, đã có một số cuộc kiểm toán độc lập mang tính bột phát đối với một số ngân hàng yếu kém nhưng chưa có nỗ lực mang tính hệ thống nào nhằm thực hiện kiểm toán tài chính và kiểm toán danh mục đối với các tổ chức tài chính với quy mô lớn hơn và có tầm quan trọng đối với toàn hệ thống. Do vậy, quy mô nợ xấu và chi phí tái cấp vốn còn chưa được xác định rõ ràng. Thứ hai, hầu hết các trường hợp tái cấu trúc khu vực ngân hàng đều liên quan đến các khoản chi phí thường được cấp từ nguồn ngân sách của Nhà nước, và thường kéo dài nhiều nhiều năm. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã quyết định không sử dụng tiền của người đóng thuế cho hoạt động tái cấu trúc, thay vào đó Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt với mức lãi suất bằng không. Ngoài ra, vốn điều lệ của VAMC là rất nhỏ so với quy mô của số dư nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay. Thứ ba, theo dự kiến thì VAMC sẽ mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng theo giá trị sổ sách của khoản dư nợ trừ đi các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ đó mà chưa được sử dụng10 . Tuy nhiên theo thông lệ tốt thì các tài sản xấu cần phải được mua theo giá thị trường hoặc mua với giá trị hợp lý dựa trên đánh giá của kiểm toán đặc biệt. Cuối cùng, vẫn còn tâm lý trông cậy vào các biện pháp hành chính để giải quyết vấn đề - như là đưa ra hạn mức lãi suất tiền gửi, hạn mức lãi suất cho vay, độc quyền hóa một số giao dịch (như xuất nhập khẩu vàng), và sát nhập một số ngân hàng yếu kém được lựa chọn – mà những biện pháp này thường tạo ra những méo mó và đã được chứng minh là gây tốn kém chi phí cho nền kinh tế trong trung hạn và dài hạn

62. Việc giải quyết nợ xấu sẽ đòi hỏi phải có cách tiếp cận đa mục tiêu và chủ động. Việc giải quyết nợ xấu thông qua VAMC sẽ phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của VAMC đối với các ngân hàng cũng như mức độ chủ động của VAMC trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu (thay vì chỉ đóng vai trò là một kho chứa nợ xấu tạm thời). Theo thiết kế, VAMC sẽ yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho các trái phiếu của VAMC mà không cho các ngân hàng được nhận tài sản có lãi suất (trái phiếu của VAMC sẽ được dùng để đổi lấy nợ xấu có lãi suất định kỳ = 0%). Có thể chỉ có một số ít ngân hàng quan tâm đến việc tiếp cận thanh khoản sử dụng trái phiếu của VAMC. Hơn nữa, nếu như các tài sản được chuyển giao và cho vào lưu kho mà không được quản lý hoặc xử lý một cách tích cực thì trong thực tế chúng có thể bị mất giá trị trong khi VAMC chờ đợi để thoát khỏi vấn đề (đây chính là cách tiếp cận không làm gì cả, và nó có thể dẫn tới tăng chi phí xử lý hơn trong tương lai). Dù là trong trường hợp nào đi nữa thì cũng chỉ có một phần trong tổng số nợ xấu được giải quyết thông qua VAMC. Do vậy các ngân hàng sẽ phải tích cực tự tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Việc không có đầy đủ các quy định hỗ trợ (về xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán, vỡ nợ, các phương án giải quyết ngoài tòa án v.v..) và việc có một hệ thống tư pháp chưa được đào tạo/chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc như vậy càng làm tăng thêm khó khăn cho quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và xử lý nợ xấu. Đặc biệt với mức tín dụng cấp cho các DNNN nói riêng đã cho thấy sự cần thiết phải cải cách DNNN. Để giải quyết vấn đề nợ xấu một cách thành công và bền vững, cần phải coi quá trình xử lý nợ xấu là một phần của chương trình tái cấu trúc tài chính và kinh tế tổng thể bởi vì nếu chỉ giải quyết nợ xấu một cách đơn lập thì có ít khả năng sẽ đạt hiệu quả.

10 Cũng có quy định về việc mua các khoản nợ xấu theo giá cả thị trường nhưng không phải là mua bằng trái phiếu đặc biệt

Page 40: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

39

B. CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

63. Đã hơn hai năm kể từ khi Chính phủ bắt đầu đề ra chủ trương cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhưng tiến bộ đạt được còn hạn chế. Khung khổ chung cho việc tái cấu trúc DNNN đã được Chính phủ đưa ra trong Kế hoạch PTKT-XH giai đoạn 2011-2015 mà Quốc hội đã phê duyệt vào tháng 11 năm 2011. Sau đó Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ (tháng 1 năm 2012) đã đề ra một chương trình cải cách đối với các Tập đoàn Kinh tế và Tổng Công ty của Nhà nước. Chủ trương này tiếp tục được nêu rõ trong Quyết định số 704 ban hành vào tháng 6 năm 2012 và Quyết định 929 ban hành tháng 7 năm 2013, và cả hai Quyết định này đều được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Quyết định 704 quy định các biện pháp cải cách nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp đối với các DNNN và Quyết định 929 đưa ra khung tái cấu trúc cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách mới chỉ dừng ở mức soạn thảo các quy định mới do các Bộ ngành khác nhau thực hiện và xây dựng các kế hoạch tái cấu trúc do các DNNN thực hiện. Hầu hết các quy định này vẫn còn chưa được phê duyệt và sẽ phải mất vài năm mới có thể đưa vào thực hiện. So với mục tiêu cổ phần hóa 93 DNNN vào năm 2012, có vẻ như mới chỉ có 12 DNNN là đã được cổ phần hóa.

64. Các công việc đang được tiến hành nhằm kế thừa các luật và quy định hiện hành nhằm tạo ra một khuôn khổ đầy đủ hơn cho việc quản lý các DNNN. Những nỗ lực chính hiện nay bao gồm:

• Phân loại các DNNN. Việc tổng hợp tất cả các kế hoạch tái cấu trúc của tất cả các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước là nhằm mục tiêu cập nhật Quyết định 14 (2011) về vai trò của Nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau và nhằm phân loại các tập đoàn và tổng công ty theo mức độ sở hữu của Nhà nước. Dự kiến quy định này sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các DNNN thông qua việc đưa ra gợi ý rằng sở hữu nhà nước nên tập trung vào các lĩnh vực chiến lược bao gồm: quân sự, các ngành độc quyền, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cơ bản, và các ngành công nghệ cao.

• Luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Luật đang ở dạng dự thảo, và mục tiêu là nhằm xác định vai trò trách nhiệm của các Bộ ngành khác nhau và của Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý vốn của nhà nước. Dự thảo hiện nay không đưa ra yêu cầu phải có một cơ quan chuyên nghiệp và có quyền tự chủ để quản lý vốn nhà nước một cách tập trung bởi vì nhiều người cho rằng không có cơ quan nào duy nhất có thể quản lý một cách hiệu quả và đại diện cho Nhà nước ở tất cả 1.300 DNNN. Tuy nhiên, theo những người tham gia soạn thảo luật này thì Việt Nam có dự định chuyển sang chế độ như vậy trong dài hạn khi mà số lượng các DNNN đã giảm.

• Luật Doanh nghiệp, sửa đổi chương về DNNN: Kế hoạch ở đây là “bổ sung chứ không soạn thảo lại” luật, trong đó tập trung vào việc hợp lý hóa quá trình quản lý các DNNN. Những trường hợp thất bại như Vinalines và Vinashin đã cho các cán bộ Chính phủ thấy rằng khung quản trị doanh nghiệp hiện nay cần được sửa đổi và việc quản trị DNNN nói chung cần được cải thiện. Các ý kiến đã nêu lên sự cần thiết phải báo cáo trong nội bộ và báo cáo ra bên ngoài cũng như thực hiện công tác theo dõi và đánh giá, trong đó báo gồm việc đánh giá mức lương của các lãnh đạo của các DNNN.

�• Việc công khai thông tin của các DNNN. Hiện nay một vài quy chế đang được soạn thảo yêu cầu các DNNN công khai thông tin tài chính (hộp 6) trong đó Bộ Tài chính được giao trách nhiệm theo dõi và báo cáo về tình hình hoạt động của các DNNN.

65. Sẽ khó có thể tái cấu trúc các DNNN một cách thành công nếu không có được sự điều phối chặt chẽ giữa các Bộ ngành. Hiện nay, các Bộ ngành khác nhau đang soạn thảo các quy định, quy chế về DNNN một cách độc lập mà không có ý kiến đóng góp đầy đủ cũng như tham vấn đầy đủ các Bộ ngành khác. Điều này dẫn tới sự chồng chéo về trách nhiệm và tiếp tục tạo ra sự phân tán, rời rạc về khung pháp lý cho hoạt động

Page 41: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

40

Những phát hiện từ một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới đã ủng hộ quan điểm phổ biến hiện nay rằng cần phải quan tâm tới vấn đề công khai thông tin ở Việt Nam. Khung phân tích đã chỉ ra rằng mặc dù các DNNN có báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính cho Chính phủ dưới các hình thức khác nhau nhưng chất lượng thông tin là không thỏa đáng và những thông tin chính cần có để thực hiện giám sát, theo dõi và đánh giá một cách thích đáng thì lại không được báo cáo.

Chuẩn mực về công khai thông tin của Việt Nam ở mức thấp hơn so với các nước có hoàn cảnh tương đồng và so với các nước ngang hàng trong khu vực. Với việc không có Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nào báo cáo và chỉ có 8% các Tổng Công ty Nhà nước báo cáo “thông tin tài chính tổng hợp” trên trang web, có thể nói rằng việc công khai thông tin bởi các DNNN ở Việt Nam là không tồn tại, đó là trong trường hợp xấu nhất, còn trong trường hợp tốt nhất thì có công khai thông tin nhưng thông tin thường lỗi thời, không rõ ràng và mâu thuẫn lẫn nhau (xem bảng dưới đây). Đồng thời, có một điều rõ ràng rằng nếu công khai thông tin thì có thể làm tăng nhu cầu thông tin, bởi vì rất nhiều DNNN đang gặp khó khăn đã được yêu cầu phải cung cấp thông tin thêm.

Mẫu nội dung trang web hiện hành của các DNNN

Có thể thực hiện các bước sau nhằm cải thiện tình hình công khai thông tin của các DNNN nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của các DNNN. Trên hết, có một yêu cầu cơ bản, đó là cần đảm bảo có sự đồng thuận của hệ thống chính trị về sự cần thiết phải thực hiện cải cách, và cần hiểu rõ những lợi ích mà cải cách có thể mang lại. Nếu không có động lực mạnh mẽ thúc đẩy cải cách thì các nhóm mà hiện nay đang được hưởng lợi từ chính sách hiện hành về DNNN sẽ có khả năng cản trở tiến độ thực hiện và đảm bảo rằng những cải cách khiến họ mất đi quyền lực không được ưu tiên. Cụ thể là:

Loại thông tin (%)

Số lượng

Thông tin cơ bản về

DNNN

Tin tức và Tổng quan về

Chiến lược

Báo cáo hoạt động thường niên hoặc Báo cáo Tài chính,

hoặc Báo cáo Kiểm toán

Thông tin tài chính tổng

hợp

Mẫu các DNNN 89 100% 87% 16% 8%

Trong đó: Các Tập đoàn KTNN

11 100% 100% 45% 0%

Trong đó: Các Tổng Cty 12 100% 50% 8% 8%

Hộp 5: Tình hình công khai thông tin của các DNNN

của DNNN. Tương tự, hiện nay một số Bộ ngành, cơ quan khác nhau đang thu thập thông tin và dữ liệu về các DNNN, đôi khi là trùng lắp và đôi khi thì mỗi Bộ ngành, cơ quan lại sử dụng những thông tin không đầy đủ và rời rạc. Do đó, việc cải thiện sự điều phối liên ngành trong quá trình tái cấu trúc DNNN thông qua việc tăng cường các cơ chế hiện có như Ban Chỉ đạo Quốc gia về Tái cấu trúc và Phát triển Doanh nghiệp (NSCERD) hoặc thiết lập cơ chế mới là hết sức quan trọng.

Page 42: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

41

• Tăng cường công khai thông tin và không phải chỉ có tập trung vào công khai nội bộ.

• Công khai thông tin về các DNNN ở một nơi tập trung (trang web), với một cơ quan cấp trung ương chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ quá trình. Nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và báo cáo thông tin cho cơ quan điều phối cấp trung ương này là nhiệm vụ của các DNNN.

• Đơn giản hóa các yêu cầu thông tin và xây dựng một khung pháp lý đơn giản hơn và một hệ thống công khai thông tin được chuẩn hóa.

�• Tạo động lực khuyến khích các DNNN tuân thủ khung pháp lý và quy định thông qua cơ chế thưởng phạt đối với các DNNN thực hiện tốt và không thực hiện tốt.

�• Dần dần thực hiện quy trình công khai thông tin với yêu cầu cao hơn, thông qua việc thí điểm với một số DNNN được lựa chọn. Có thể chia giai đoạn, bắt đầu bằng việc thực hiện quy trình công khai thông tin mới với các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước, sau đó mở rộng sang các Tổng Công ty Nhà nước và cuối cùng là thực hiện ở các DNNN 100% vốn Nhà nước còn lại.

Nguồn: Mở ra Cánh cửa để Nâng cao Hiệu quả Hoạt động của các DNNN tại Việt Nam: Việc công khai thông tin có thể giúp

như thế nào? Bản Tóm lược Khuyến nghị Chính sách của Ngân hàng Thế giới (2013).

Page 43: cập nhật tình hình phát triển kinh tế việt nam điểm lại

ĐKKHXB-CXB số: 463-2012/CXB/34-35//LĐ và Quyết định xuất bản số: 243 QĐLK/LĐ ngày 1/6/2012.Thiết kế và trình bày: Golden Sky Co., Ltd. Tel: 84-4-39728458