case 1 - cdha.info · tắc ruột do sỏi mật là biến chứng hiếm gặp của bệnh lý...

31
Case 1 Nam, 78 tui, không có phu thut bụng trước đó, nay đau bụng cp vùng gia bụng, ói. Khám có chướng bng và nghe âm thanh các quai ruột tăng động. Không sthy khi thoát v. XQ bng thy các quai rut non giãn, phù hp vi tc ruột non, nhưng không thy nguyên nhân. 3. Mũi tên ở Hình 3 là gì? Bình lun rut non trên Hình 3 4. Chẩn đoán là gì? Hình MDCT bng chu (Hình 1: ct ngang bng trên, Hình 2: ct ngang bng trên ngay dưới Hình 1 và Hình 3: ct ngang bụng dưới ) Câu hi 1. Mũi tên ở Hình 1 là gì? Du hiệu này được gi là gì? 2. Mũi tên chỉ hai cơ quan ở hình 2 là gì? Hình 2 Hình 1 R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging, Hình 3 1 DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_1, © Springer-Verlag London Limited 2011

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Case 1

Nam, 78 tuổi, không có phẩu thuật bụng trước đó, nay

đau bụng cấp vùng giữa bụng, ói. Khám có chướng bụng

và nghe âm thanh các quai ruột tăng động. Không sờ thấy

khối thoát vị. XQ bụng thấy các quai ruột non giãn, phù

hợp với tắc ruột non, nhưng không thấy nguyên nhân.

3. Mũi tên ở Hình 3 là gì? Bình luận ruột non trên Hình 3 4. Chẩn đoán là gì?

Hình MDCT bụng chậu (Hình 1: cắt ngang bụng trên,

Hình 2: cắt ngang bụng trên – ngay dưới Hình 1 và Hình

3: cắt ngang bụng dưới )

Câu hỏi

1. Mũi tên ở Hình 1 là gì? Dấu hiệu này được gọi là gì?

2. Mũi tên chỉ hai cơ quan ở hình 2 là gì?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

1

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_1, © Springer-Verlag London Limited 2011

2

Trả lời

1. Khí trong đường mật trong gan (mũi tên Hình 4)

2. Túi mật (mũi tên ngắn Hình 5) và tá tràng (mũi tên

dài hình 3) nằm gần bóng khí (đầu mũi tên hình 5)

3. Sỏi mật trong hỗng tràng (mũi tên dài hình 6) – có

đậm độ cao ở viền và đậm độ khí và chất có đậm độ

thấp trung tâm. Ruột non phía trên sỏi giãn (mũi tên

trung bình ) và ruột phía dưới sỏi xẹp (mũi tên ngắn),

sỏi mật ở vị trí chuyển tiếp và là nguyên nhân gây tắc

ruột.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Có chỉ định phẩu thuật lấy sỏi. Mở ruột lấy sỏi là kĩ

thuật thường dùng, kết hợp với cắt túi mật và cắt

đường dò dành cho một số ca chọn lọc. Biểu hiện lâm

sàng phụ thuộc vào vị trí tắc và thường gồm đau bụng,

buồn nôn và nôn. XQ bụng có khí trong đường mật,

giãn ruột non, thỉnh thoảng có sỏi mật, tuy nhiên,

MDCT nhạy hơn, và vì vậy, là phương tiện hình ảnh

được lựa chọn

4. Tắc ruột do sỏi mật

Tắc ruột do sỏi mật là biến chứng hiếm gặp của bệnh lý

sỏi mật, chiếm khoảng 1-4% nguyên nhân gây tắc ruột.

Sỏi từ túi mật vào tá tràng gây dò mật-ruột. Dò túi

mật-ruột xảy ra ít hơn, chiếm khoảng 1% bệnh nhân có

sỏi mật. Sỏi mật vào ruột non, có thể nghẽn lại, gây tắc

ruột. Thường tắc ở đoạn xa hỗng tràng, nhưng có thể xảy

ra ở bất kì vị trí nào.

Hình 5

Hình 4

Hình 6

Case 1

Điểm mấu chốt

Further Readings

3

Sỏi mật gây tắt ruột non là nguyên nhân ít

gặp

XQ bụng có thể giúp chẩn đoán nhưng CT

thường là phương tiện chẩn đoán

Ayantunde AA, Agrawal A. (2007) Gallstone ileus: diagnosis

and management. World J Surg 31:1292-7

Muthukumarasamy G, Venkata SP, Shaikh IA, et al. (2008)

Gallstone ileus: surgical strategies and clinical outcome.

J Dig Dis 9:156-61

Case 2

Nữ, 70 tuổi, có một mắt giả, than đau vùng bụng trên. Được làm siêu âm vùng bụng trên (Hình 1) và sau đó chụp CT (Hình 2), và MRI (cắt ngang T1 FS và T1 – Hình 3a và b)

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi 1. Bất thường gì trên siêu âm? 2. Hình CT cho thấy gì? 3. Hình T1 xóa mỡ và T1 cho thấy gì, điểm gì quan trọng? 4. Chẩn đoán là gì? 5. Chuỗi xung gì cần để làm sáng tỏ chẩn đoán? Hình 2

5

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_2, © Springer-Verlag London Limited 2011

6

a

Hình 3

b

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 2

Trả lời

1. Trên siêu âm cho thấy một khối đậm độ mô kích

thước 5.8cm ở thùy phải của gan, nghi ngờ di căn

hay u gan nguyên phát (Hình 4).

2. Hình CT xác nhận một khối ở thùy phải của gan, xô

đẩy các mạch máu lân cận (Hình 5)

7

3. Hình MRI (nhạy hơn siêu âm) xác nhận một khối

6.8cm có tín hiệu hỗn hợp ( chủ yếu tín hiệu cao)

trên T1 xóa mỡ (Hình 6a) và tín hiệu hỗn hợp với

vùng khu trú tín hiệu cao trên T1 (Hình 6b).

Vùng tín hiệu cao trên T1 xóa mỡ và T1 (chưa

tiêm thuốc) có thể là xuất huyết và melanin. 4. Bệnh nhân có mắt giả, có tiền căn u hắc tố màng

mạch, vì vậy đây có thể là di căn gan đơn độc do u hắc tố

5. T1 xóa mỡ sau tiêm Gd (dynamic)

T1 xóa mỡ sau tiêm Gd (dynamic) (Hình 7a – d) cho

thấy u bắt thuốc mạnh thì động mạch (Hình 7a), thải

thuốc thì tĩnh mạch (hình 7b), điển hình cho di căn u

hắc tố giàu mạch máu.

a

Hình 4

b

Hình 5

Hình 6

8

a

c

Hình 7

Phát hiện thêm hai nốt di căn khác ở hạ phân thùy II (mũi

tên Hình 7a) và V (mũi tên hình 7c) thải thuốc ở thì tĩnh

mạch (Hình 7b và d).

Tổn thương có tín hiệu cao trên T1 bao gồm mỡ, máu,

melanin và gadolinum. Tổn thương giàu mạch máu bao

gồm u tế bào gan, di căn tế bào nội tiết như carcinoid và

u tế bào thận (RCC). Hầu hết di căn khác bắt thuốc thì

tĩnh mạch. Chú ý tín hiệu cao ở hình T1 xóa mỡ trước

tiêm là melanin.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Điểm mấu chốt U hắc tố màng mạch có thể di căn gan ở giai

đoạn trễ

Hắc tố là chất thuận từ, tín hiệu cao trên T1

và T1 xóa mỡ

Chẩn đoán phân biệt cho tổn thương tín hiệu

cao trên T1 là mỡ, hắc tố và gadolinum (sau

tiêm)

Những tổn thương giàu mạch máu khác là u

tế bào gan, di căn từ u thần kinh nội tiết như

carcinoid và di căn từ u tế bào thận.

U hắc tố màng mạch có khuynh hướng di căn gan ở

giai đoạn trễ, thường là sau 10 – 15 năm. Khác với u hắc

tố không màng mạch, thường di căn tới mô dưới da,

phổi, hạch lympho ở xa. Ở một nghiên cứu 25 bệnh

nhân, 15 người có di căn gan đơn độc, với thời gian trung

bình sau múc nhãn cầu là 43 tháng, thời gian sống còn

sau khi có di căn là 7 tháng.

MR, sau tiêm Gadolinium, chụp dynamic,

tăng độ nhạy trong phát hiện tổn thương gan.

Reference

1. Einhorn LH (1974) Metastatic patterns of choroidal mela-

noma. Cancer 34: 1001-1004

b

d

Case 3

Nữ, 70 tuổi, cắt túi mật vì sỏi mật có triệu chứng. Sau

phẩu thuật, có dò mật, được đặt stent đường mật qua

nội soi và dẫn lưu mật từ hố túi mật ra ngoài. Ống đẫn

lưu ngoài khô, nhưng sau đó chảy dịch lại. Bệnh nhân

được chụp CT bụng chậu

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Hình CT cho thấy gì?

2. Cần làm gì? Bệnh nhân về nhà, nhưng nhập lại

phòng cấp cứu 5 ngày sau do tiêu chảy và đau

bụng. Được chụp CT lần 2.

3. Hình CT thứ hai cho thấy gì? Hình 2

9

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_3, © Springer-Verlag London Limited 2011

10

Hình 3

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 3

Answers

1. Hình CT (Hình 5) cho thấy ống dẫn lưu đường mật

(mũi tên đen) và ống dẫn lưu ra da (mũi tên trắng). Stent đường mật bị di lệch và đầu tận nằm trong ống mật chủ.

2. Làm ERCP lại, đặt lại stent hay thay stent.

3. Hình CT thứ hai (Hình 6) cho thấy stent đậm độ

cao trong gan phải (mũi tên đen). Đậm độ thấp kế

cận là khí (mũi tên trắng) và vài đậm độ hỗn hợp

phía ngoài đầu stent. Đậm độ dịch phần ngực thấp

hai bên là dịch màng phổi, bên phải nhiều hơn bên

trái.

Đậm độ hỗn hợp phía ngoài đầu stent là áp xe gan

Cắt túi mật là phẩu thuật tương đối thường gặp,

được xem là phẩu thuật nhỏ. Biến chứng dò mật sau

mổ là 0.3–2.7% và sót sỏi.

11

Hình 6

Can thiệp nội soi được xem là phương pháp điều

trị dò mật sau mổ tốt nhất. Biến chứng bao gồm nhiễm

trùng ngược dòng, nghẽn stent hay stent di chuyển

khỏi vị trí đặt. Stent di chuyển dẫn đến thất bại việc

dẫn lưu mật và có vài trường hợp gây thủng ruột.

Điểm mấu chốt

Dò mật là biến chứng quan trọng sau cắt

túi mật.

Lựa chọn điều trị tốt nhất là đặt stent

đường mật qua ngã nội soi.

Nhiễm trùng, nghẽn stent hay stent di

chuyển là những biến chứng thường gặp

của đặt stent.

Further Reading

Ahmad F, Saunders RN, Lloyd GM, Lloyd DM, and

Robertson GSM. (2007) An Algorithm for the Management

of Bile Leak Following Laparoscopic Cholecystectomy. Ann

R Coll Surg Engl 89(1): 51–56.

Hình 5

Case 4

Nam, 50 tuổi, trước đây khỏe mạnh, vài tháng nay bị

chướng bụng. Bệnh nhân được chụp CT bụng chậu

(Hình 1-3, ba hình cắt ngang không liên tục ).

Câu hỏi

1. Mô tả khoang phúc mạc.

2. Có bất thường gì khác, đặc trưng là gì?

3. Chẩn đoán là gì?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

13

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_4, © Springer-Verlag London Limited 2011

Hình 4

Hình 4 1

14

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Trả lời

1. Hình CT có hai đậm độ khác biệt (mũi tên dài và

ngắn ở Hình 4) chiếm khoang phúc mạc, gây chướng bụng, xô đẩy các quai ruột vào giữa.

2. Có một vùng tròn đậm độ thấp ở hố chậu phải với

vôi hóa kín đáo (mũi tên Hình 5 và 6). 3. U giả nhầy phúc mạc do adenocarcinoma tuyến

nhầy ruột thừa.

Hình 6

U giả nhầy phúc mạc là hội chứng lâm sàng của báng

bụng dịch nhầy tái phát, gây chướng bụng. Nguyên

nhân thường gặp nhất là adenocarcinoma tuyến nhầy

grade thấp của ruột thừa, lan tới bề mặt phúc mạc,

không xâm lấn cơ quan lân cận, không lan theo đường

máu hay đường bạch huyết. Dù u grade thấp nhưng

không thể chữa khỏi, thời gian sống còn không dài.

Điều trị hiện nay là phẩu thuật cắt bớt khối u hay hóa trị

trước và sau phẩu thuật.

CT cho thấy dịch bụng lượng nhiều, đậm độ hỗn hợp

- đậm độ cao là dịch nhầy. Dịch bụng chiếm cả khoang

bụng, có thể lan đến khoang màng phổi hay các lỗ thoát

vị. Phúc mạc có thể vôi hóa hay có phân vách. Thường

có hiệu ứng ấn lõm gan, lách, xô đẩy các quai ruột. Có

thể thấy hình ảnh bánh mạc nối. Có thể thấy u nguyên

phát là khối u hay nang ruột thừa (như trường hợp này).

Điểm mấu chốt

Hình 5

U giả nhầy phúc mạc là báng bụng dịch nhầy

tái phát gây chướng bụng.

Nguyên nhân thường gặp nhất là

adenocarcinoma nhầy grade thấp của ruột

thừa.

Không có triển vọng chữa khỏi,thời gian

sống còn ngắn.

Case 4

Further Readings

Levy AD, Shaw JC, Sobin LH. (2009) Secondary tumours and

tumorlike lesions of the peritoneal cavity: imaging features

with pathologic correlation. Radiographics 29(2);347-73

15

Sulkin TV, O‘Neill H, Amin AI, et al. (2002) CT in pseudomyx-

oma peritonei: a review of 17 cases. Clin Radiol:57(7):

608-13

Case 5

Nam, 69 tuổi, đau thượng vì và ói 4 ngày. Không có ói ra máu hay tiêu phân đen. Có rối loạn tiêu hóa lâu ngày.

Khám bụng mềm, chướng nhẹ, đau thượng vị. Hình

XQ bụng (hình 1) và siêu âm bụng trên (hình 2)

Câu hỏi

1. Hình 1 cho thấy gì?

2. Hình 2 cho thấy gì?

3. Nguyên nhân là gì và cần làm thêm xét nghiệm gì ở

bệnh nhân này?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_5, © Springer-Verlag London Limited 2011

17

18

Hình 2

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 5

Trả lời

1. Cấu trúc đậm độ mô mềm lớn chiếm vùng thượng

vị và ¼ trên trái, xô đẩy các quai ruột (hình 3). Các quai ruột không giãn.

2. Túi mật bình thường, không giãn, (mũi tên đơn

Hình 4) và môn vị dày, phù nề (mũi tên đôi, hình

4), không dễ thấy trên siêu âm.

3. Tắc nghẽn đường ra dạ dày do môn vị phù nề, thứ

phát sau loét, đánh giá tốt nhất bằng nội soi.

19

Hình 3 cho thấy dạ dày dãn, chứa dịch và Hình 4

cho thấy phù môn vị, dạ dày chứa dịch. Nội soi xác

định hai ổ loét sâu ở môn vị và ba ổ loét ở tá tràng.

Thường không đánh giá ổ loét bằng hình ảnh, tuy

nhiên, tiền căn thường không rõ ràng, và hình ảnh là

phương tiện đầu tay để đánh giá đau thượng vị, có

thể gợi ý nguyên nhân từ dạ dày.

Tắc đường ra dạ dày có vài nguyên nhân, có thể gợi

ý bằng siêu âm, như u tụy hay tá tràng (hiếm hơn),

trường hợp này gián tiếp phát hiện phù môn vị trên

siêu âm.

Điểm mấu chốt

Hình 3

Siêu âm giúp loại trừ nguyên nhân khác của

đau thượng vị như viêm túi mật cấp và di

căn gan.

XQ bụng đứng có thể giúp loại trừ tắc ruột

non khi có đau, ói, chướng bụng.

Thường nếu không tìm ra nguyên nhân, CT

giúp chẩn đoán xác định.

20

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 6

Nam, 55 tuổi, đi khám vì đau bụng tăng dần. Đã cắt polyp trực tràng cao (cách đường lược 11cm) qua nội soi ổ bụng. Sinh thiết hai lần là loạn sản.

Khám có nhịp tim nhanh và sốt Được chụp CT.

Câu hỏi

1. Hình CT cho thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

21

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_6, © Springer-Verlag London Limited 2011

Hình 3

Hình 3 1

Hình 5

22

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Trả lời

1. Có vùng dịch tự do đậm độ thấp chứa khí (mũi tên

ngắn) ở hố chậu trái (hình 4). Thấy đầu gần trực tràng (hình 5). Đường đậm độ cao ở đầu xa trực tràng là đường may (hình 6). Đầu gần không liên tục với đường may ở đầu xa.

2. Hở chỗ nối trực tràng

Hình 6

Dùng phẩu thuật nội soi ổ bụng để cắt u ác tính ngày

càng gia tăng. Biến chứng cấp bao gồm chuyển qua mổ

hở, rò chỗ nối hay xuất huyết, và thoát vị qua lỗ trocar

là biến chứng muộn hay gặp nhất.

Tỉ lệ chuyển qua mổ hở khoảng 0% đến 8%, khi kinh

nghiệm và kĩ thuật phát triển, tỉ lệ này thấp hơn.

Tỉ lệ rò chỗ nối thay đổi từ 8% tới 13.5%. Những bài

báo gần đây gợi ý rằng biến chứng này liên quan tới

kích thước/vị trí u và giai đoạn bệnh học.

Loạn sản nặng là một bất thường của polyp biểu mô

tuyến đại tràng, được cho là tổn thương tiền ung thư.

Nhờ chương trình tầm soát u đại tràng, phát hiện nhiều

polyp chứa tế bào loạn sản nặng. Cần bàn luận trên từng

bệnh nhân cụ thể để có kế hoặc điều trị tốt nhất (cắt bỏ

hay theo dõi)..

Điểm mấu chốt

Rò chỗ nối là biến chứng thường gặp nhất

của phẩu thuật cắt ruột qua ngã nội soi ổ

bụng.

Hở chỗ nối hiếm gặp, nhưng sẽ dẫn đến rò

trong ổ bụng

Further Reading

Terry M, Neugut A, Bostick R et al (2002) Risk factors for

advanced colorectal adenomas: a pooled analysis. Cancer

Epidemiol Biomarkers Prev. Jul;11(7):622-9

Case 7

Nữ, 48 tuổi, ung thư vú, đi siêu âm vì đau ¼ trên bên

phải. Phát hiện khối 2cm echo kém ở phân thùy 2 gan

trái. MRI gan có tiêm cản từ, chụp dynamic (Hình 1 – T1

cắt ngang, Hình 2 – T2 cắt ngang, Hình 3 – T1 cắt ngang

ở thì tĩnh mạch sau tiêm gadolinium)

Câu hỏi

1. Tổn thương có tín hiệu gì trên T1 và T2 ?

2. Kiểu bắt thuốc ở thì tĩnh mạch là gì?

3. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

Hình 3

23

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_7, © Springer-Verlag London Limited 2011

24

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Trả lời

1. Tín hiệu thấp trên T1 (mũi tên – Hình 4) và tín hiệu

cao trên T2 (mũi tên – Hình 5)

2. Bắt thuốc dạng nốt ở ngoại biên (mũi tên – Hình 6)

3. Hemangioma gan.

Tổn thương gan khu trú là dấu hiệu thường gặp trên

hình ảnh cắt ngang.

Hình 6

Siêu âm giúp phân biệt nang đơn giản và tổn thương

đặc

Nếu tổn thương đặc, hình ảnh CT và siêu âm có thể

không đặc hiệu, MRI gan có thể làm sáng tỏ chẩn đoán.

Hemangioma gan là u gan lành tính thường gặp nhất

Trên MRI có hình ảnh điển hình. Có giới hạn rõ, với

tín hiệu thấp trên T1, rất cao trên T2. Đặc trưng bắt

thuốc dạng nốt không liên tục cho phép chẩn đoán xác

Hình 4 định – thường không cần phương tiện hình ảnh nào

khác – sinh thiết hay theo dõi (thỉnh thoảng, tổn thương

lớn ở ngoại biên cần cắt bỏ do nguy cơ chảy máu).

Điểm mấu chốt

MRI có cản từ giúp đánh giá tổn thương

gan khu trú

Haemangioma gan thường có kiểu bắt

thuốc điển hình cho phép chẩn đoán xác

định.

Hình 5

Case 8

Nam, 26 tuổi, nhập cấp cứu vì đau hông lưng phải và ói.

Hình 1,2 và 3 là hình KUB, 45 phút và 1h50p phút sau

tiêm cản quang (IVU)

Câu hỏi

1. Hình KUB cho thấy gì?

2. Bệnh nền là gì?

3. Nguyên nhân gây đau là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_8, © Springer-Verlag London Limited 2011

25

26

Hình 2

Hình 3

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 8

Trả lời

1. Vôi hóa tủy thận hai bên và ba viên sỏi trong đài bể

thận phải (Hình 4)

2. Có nhiều nguyên nhân bao gồm: cường tuyến cận

giáp, toan hóa ống thận, bệnh xốp tủy thận, hoại tử

nhú thận, tăng canxi máu và tăng canxi niệu do bất

kì nguyên nhân gì và tiểu oxalat nguyên phát (hiếm

gặp)

3. Ba viên sỏi lớn nhất ở bên phải di chuyển ra ngoài

niệu quản trên. Trên hình KUB, có ba viên sỏi ở bể

thận (Hình 4). Trên phim 45 phút, hai trong 3 viên

sỏi bên phải rớt xuống niệu quản trên (Hình 5). Trên

phim 1 giờ 50 phút, sỏi 6mm rớt xuống niệu quản

(Hình 6) và gây tắc nghẽn từng cơn.

Hình 6 cho thấy sỏi gây tắc nghẽn. Hình siêu âm

trước đó (Hình 7) cho thấy nốt phản âm cao ở hai thận,

với bóng lưng, phù hợp với vôi hóa nhu mô

Hình 4

Hình 5

Hình 6

27

28

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Bệnh nhân có toan hóa ống thận khi còn nhỏ, là

nguyên nhân vôi hóa tủy thận, là yếu tố thuận lợi để

phát triển sỏi thận như ở trường hợp này

Điểm mấu chốt

Hình 7

Vôi hóa nhu mô thận đặc trưng bở sự lắng đọng canxi

trong nhu mô thận trên phim KUB, siêu âm và CT. Có

hai dạng: tủy thận, như ở trường hợp này - đóng vôi

trong tháp thận và tủy thận.

95% vôi hóa nhu mô thận là ở tủy thận (so

với vỏ thận)

Có nhiều nguyên nhân gây vôi hóa tủy

thận, như đã kể trên.

Sỏi thận có thể di chuyển, thậm chí rớt

xuống niệu quản và gây tắt nghẽn từng

đợt.

Further Reading

Rothstein M et al (1990) Renal tubular acidosis. Endocrinol

Metab Clin North Am 19(4):869-87

Case 9

Nam, 54 tuổi, chảy máu trực tràng và khám thấy khối u

trực tràng. Chụp MRI và CT đánh giá giai đoạn

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Hình CT cho thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

3. Có mối liên hệ gì với u trực tràng?

Hình 2

29

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_9, © Springer-Verlag London Limited 2011

30

Trả lời

1. Hình CT cho thấy nhiều vùng đậm độ thấp ở hai

thận, gần như chiếm hết nhu mô thận. Vài vùng có đậm độ vôi hình vòng cung (hình 3 mũi tên)

2. Đặc điểm hình ảnh CT của thận đa nang. Chẩn

đoán là bệnh thận đa nang ở người lớn (APCKD –

adult polycystic kidney diseasse)

3. Không có liên quan giữa APCKD với u trực tràng.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

APCKD là bất thường di truyền ở thận. Di truyền kiểu nhiễm sắc thể trội.

Có thể không có triệu chứng hoặc có thể đau hông

lưng, tiểu máu, đau quặn thận, nhiễm trùng niệu hoặc

tăng huyết áp. Chức năng thận có thể giảm dần.

Có liên quan với nang với các cơ quan khác, đặc biệt

là với gan. Có tăng tần suất mắc phình mạch nội sọ.

Nang có thể phân vách, chứa vôi, không liên quan

với u tân sinh của thận.

Điểm mấu chốt

APCKD có thể không triệu chứng, có sẵn

những xét nghiệm tầm soát về di truyền.

Quan trọng là có mối liên quan với phình

mạch nội sọ.

Further Reading

Torres VE, Harris PC, Pirson Y. (2007) Autosomal dominant

polycystic kidney disease. Lancet 369(9569):1287-301

Hình 3

Case 10

Nam, 67 tuổi, xơ gan do rượu, hằng năm được làm siêu âm gan và đo AFP huyết tương để theo dõi HCC

AFP bình thường, siêu âm phát hiện hai tổn thương

3cm ở hạ phân thùy 7 gan phải. Chụp MRI gan có

tiêm Gadolinium BOPTA, chụp dynamic và thì gan

mật (Hình 1: T1 xóa mỡ cắt ngang, Hình 2: T2 cắt

ngang, Hình 3: T1 cắt ngang thì động mạch, Hình 4:

T1 cắt ngang thì tĩnh mạch, Hình 5: T1 cắt ngang thì

gan mật).

Câu hỏi

1. Đặc điểm tín hiệu của hai tổn thương ở thùy phải gan

là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

2. Kiểu bắt thuốc khi chụp dynamic và ở thì gan mật là gì?

3. Những nốt đó là gì?

Hình 2

Hình 3

31

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_10, © Springer-Verlag London Limited 2011

32

Hình 4

Hình 5

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 10

Trả lời

1. Tín hiệu cao trên T1 và đồng tín hiệu trên T2 (mũi

tên Hình 6 và 7)

2. Không bắt thuốc bất thường ở thì động mạch, tĩnh

mạch và thì gan mật, có nghĩa là bắt thuốc như nhu

mô gan kế cận (mũi tên Hình 8 – 10)

3. Nốt loạn sản.

Trong xơ gan, có thể thấy vài loại nốt – bao gồm nốt xơ,

nốt tái tạo lớn, nốt loạn sản, ung thư tế bào gan.

Tổn thương ở trường hợp này được chẩn đoán khá chắc

chắn là nốt loạn sản do đặc điểm tín hiệu và cách bắt

thuốc. Nốt có tín hiệu cao trên T1, đồng tín hiệu trên T2

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Hình 9

Hình 10

33

34

bắt thuốc giống nhu mô gan bình thường. Người ta nhận

biết có sự tiến triển từ nốt tái tạo đến nốt loạn sản và ung

thư tế bào gan.

Điểm mấu chốt Có vài loại nốt khác nhau ở gan xơ.

Siêu âm không có tương phản giúp phát

hiện nốt.

MRI có tiêm chất tương phản giúp đánh

giá bản chất nốt.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Further Readings

Kim MJ, Choi JY, Chung YE, et al. (2008) Magnetic resonance

imaging of hepatocellular carcinoma using contrast media.

Oncology 75(suppl1):72-82

Kudo M. (2009) Multistep human hepatocarcinogenesis: corre-

lation of imaging with pathology. J Gastroenterol 44(suppl

XIX):112-8