cau truc xh va tinh trang suc khoe

28
Cấu trúc xã hội và tình trạng sức khỏe Giảng viên: Thạc sỹ Trần Thị Minh Thi Viện Xã hội học 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam Tel: 9713885 (off) 0913880678 (cell) Email: [email protected]/[email protected]

Upload: foreman

Post on 25-Jun-2015

2.190 views

Category:

Education


6 download

DESCRIPTION

Cấu trru1c xã hội và tình trạng sức khoẻ (Viện Xã hội học)

TRANSCRIPT

Page 1: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Cấu trúc xã hội và tình trạng sức khỏe

Giảng viên: Thạc sỹ Trần Thị Minh Thi

Viện Xã hội học

27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 9713885 (off) 0913880678 (cell)

Email: [email protected]/[email protected]

Page 2: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Khái niệm cấu trúc xã hội• Ficher H: CCXH là sự sắp đặt của các thành phần

xã hội hoặc các đơn vị xã hội, sự tương tác của chúng trong cả trạng thái tĩnh và động.

• Bedorucop: tập hợp toàn thể các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố trong hệ thống xã hội. Chủ yếu nhằm vào phân tích các cộng động xã hội và quan hệ xã hội (quan hệ giai cấp, nghề nghiệp, cư trú, dân tộc) mà quan trọng nhất là quan hệ giai cấp.

• Oxipov: Cấu trúc xã hội bao gồm các thành phần xã hội và các liên hệ xã hội.

Page 3: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Khái niệm cấu trúc xã hội

• Robertsons: là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xã hội. Thành phần quan trọng nhất của CTXH là vị thế vai trò nhóm và các thiết chế.

• Vũ Khiêu: CTXH là tổng thể những bộ phận những thành tố đã tạo nên một xã hội nhất định. CTXH có quan hệ mật thiết với quan hệ xã hội.

Page 4: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Khái niệm cấu trúc xã hội

Cấu trúc xã hội bao gồm các đặc tính được thừa nhận trong xã hội theo thời gian liên quan đến sự khác biệt quan trọng (giai cấp xã hội, chủng tộc/dân tộc, tôn giáo, nông thôn/thành thị) giữa các nhóm người trong việc tiếp cận với nguồn lực vật chất, xã hội và tâm lý.

• Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến một hệ thống các quan hệ xã hội.

Page 5: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Khái niệm cấu trúc xã hội• Cấu trúc xã hội dựa trên ý tưởng cho rằng xã hội

được phân chia thành các nhóm khác nhau với chức năng, ý nghĩa, mục đích khác nhau.

• Cấu trúc xã hội trả lời câu hỏi: các mối quan hệ xã hội được tổ chức theo những kiểu hình như thế nào.

• Ví dụ về cấu trúc xã hội: gia đình, tôn giáo, luật pháp, giai cấp, chủng tộc, kinh tế đều là các cấu trúc xã hội.

• Cấu trúc xã hội là một công cụ phân tích, nó giúp chúng ta hiểu được cách thức con người ứng xử trong đời sống xã hội.

Page 6: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Các yếu tố cơ bản của CTXH

• Phân tầng xã hội

• Vị thế/địa vị xã hội

• Vai trò xã hội

• Nhóm xã hội

• Mạng lưới xã hội

• Thiết chế xã hội

Page 7: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Phân tầng xã hội

• Là một trong những nội hàm quan trọng nhất của cấu trúc xã hội, chỉ sự phân bố không công bằng về các giá trị giữa các thành viên xã hội.

• Giá trị bao gồm 3 loại: tài sản, quyền lực, và danh dự.

• Mọi xã hội đều có sự bất bình đẳng trong phân phối phần thưởng, người có nhiều người có ít, nhưng mức độ khác nhau. Nói cách khác, các xã hội phân tầng khác nhau (Rodney Stark).

Page 8: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Phân tầng xã hội• Các nhà XHH còn sử dụng khái niệm phân tầng xã

hội để chỉ một hệ thống mà xã hội xếp hạng các cá nhân.

• Phân tầng xã hội là một đặc điểm của xã hội, không đơn giản chỉ là sự khác nhau của các cá nhân.

• Phân tầng xã hội tại qua các thế hệ.

• Phân tầng XH mang tính phổ biến nhưng mức độ khác nhau.

• Phân tầng XH không chỉ bao gồm sự bất bình dẳng mà còn cá niềm tin (John Macionis).

Page 9: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Phân tầng xã hội• Phân tầng nghĩa của nó là phân lớp. Các nhà XHH

coi khái niệm phân lớp (layer) này là giai cấp xã hội: những người có cùng vị trí trong một tầng xã hội nhất định.

• Một số các nhân hoặc cả nhóm xã hội có thể thay đổi vị trí của mình trong xã hội. Chuyển đến một vị trí, một giai tầng cao hơn gọi là di động lên, rơi xuống một vị trí hay một giai tầng thấp hơn gọi là di động xuống.

Page 10: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vị thế/địa vị xã hội

• Đây là một yếu tố cơ bản của cấu trúc xã hội.

• Là vị trí hoặc xếp hạng của một cá nhân hay nhóm trong một cấu trúc phân tầng nhất định.

• Khái niệm vị thế chỉ tất cả các vị trí mà một cá nhân giữ trong một mốc thời gian nhất định. Nghĩa XHH của vị thế khác với uy tín (prestige).

• Mỗi vị thế có các nhiệm vụ, quyền hạn và mong đợi khác nhau. Mỗi vị thế sẽ điều khiển cá nhân có các hành vi khác nhau. Vị thế có thể thay đổi theo thời gian.

Page 11: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vị thế/địa vị xã hội

• Có hai loại vị thế xã hội:

› Vị thế sẵn có hay vị thế tự nhiên : những vị thế có ngay từ khi cá nhân sinh ra, được thừa hưởng từ gia đình, dòng họ. Dân tộc, tôn giáo, màu da, giới… là những vị thế sẵn có.

› Vị thế đạt được : những vị thế do nỗ lực cá nhân đạt được, ví dụ phần thưởng dành cho sinh viên giỏi.

• Trong thực tế, hầu hết các vị thế đều là sự kết hợp của các thành tựu và những cái có sẵn. Có nghĩa là vị thế tự nhiên có thể ảnh hưởng đến vị thế đạt được.

Page 12: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vị thế/địa vị xã hội

• Vị thế chính: Một số vị thế có tầm quan trọng hơn các vị thế khác. Vị thế chính là vị thế có tầm quan trọng đặc biệt với tính thống nhất xã hội, thưởng ảnh huởng đến cả cuộc dời cá nhân.

• Nghề nghiệp thường được coi là vị thế chính.

• Tuy nhiên, theo một nghĩa tiêu cực thì bệnh nan y có dược coi là vị thế chính không?

Page 13: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vị thế/địa vị xã hội

• Địa vị xã hội được xác định một cách cụ thể, tích cực hoặc tiêu cực bởi sự đánh giá xã hội về sự ưu đãi, kính trọng. Sự kính trọng này có thể liên quan đến các giá trị được chia sẻ bởi số đông (M. Weber).

• Như vậy địa vị xã hội về cơ bản là một hiện tượng nhận thức, trong đó các cá nhân hoặc nhóm được so sánh với người khác và nhóm khác về sự khác nhau dựa trên cơ sở một số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó.

Page 14: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vai trò xã hội• Là hành vi người ta mong đợi (được làm, được

thực hiện) ở mỗi địa vị xã hội cho trước.

• Vai trò là cái mà người ta trông chờ ở mỗi địa vị xã hội. Nói cách khác chúng ta chiếm giữ các địa vị, nhưng lại đóng các vai trò.

• Sự thực hiện vai trò phải dựa trên sự tương tác với các cá nhân khác và sự trợ giúp của nhóm xã hội mà cá nhân tham gia. Ví dụ: Một người thực hiện vai trò thày thuốc chữa bệnh chỉ khi anh ta tham gia vào một hoạt động y tế nào đó và khi có người đến chữa bệnh.

Page 15: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vai trò xã hội

• Một địa vị có thể đóng nhiều vai trò, tạo thành một tập hợp vai trò.

• Xung đột vai trò có thể xảy ra khi do cá nhân chiếm giữ hai hay nhiều địa vị. Trong một địa vị, nếu những mong đợi quá lớn về vai trò cá nhân đang đóng thì cũng có thể dẫn đến căng thẳng hay xung đột vai trò.

Page 16: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vai trò XH và Vị thế XH• Vai trò và vị thế xã hội là khác nhau ở các nền văn

hóa khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, từ Uncle có nghĩa chỉ anh chị em của cả bố và mẹ. Ở VN, từ Uncle của họ hàng bố và mẹ sẽ mang các ý nghĩa và trách nhiệm khác nhau.

• Các nhà XHH coi xung đột vai trò là sự không tuơng thích giữa các vai trò của hai hay nhiều vị thế xã hội khác nhau. Ví dụ một bác sỹ muốn làm việc hoàn toàn vị bệnh nhân nhưng đồng lương thấp khiến họ phải nhiều khi làm khác với mong muốn.

Page 17: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Vai trò XH và Vị thế XH

• Từ chối vai trò: trong một số trường hợp các vị thế xã hội, người ta có thể từ chối thực hiện các vai trò của mình vì một số các lý do khác nhau.

• Phân biệt vị thế và vai trò: Vị thế là một vị trí xã hội trong đó vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân trên cơ sở vị thế của người đó.

Page 18: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Nhóm xã hội• Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên và có

chung một mối quan tâm. Ví dụ về nhóm bao gồm; gia đình, nhóm bạn bè, câu lạc bộ, nhóm bệnh nhân...

• Phân biệt nhóm và đám đông:

• Đám đông là tập hợp người ngẫu nhiên, không có quan hệ bên trong.

• Nhóm có quan hệ hữu cơ bên trong, được liên hệ và liên kết với nhau dựa trên một phân công về vị thế, vai trò nhu cầu lợi ích, chia sẽ nhất định.

Page 19: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Nhóm xã hội

• Phân biệt nhóm và cộng đồng:

• Cộng đồng là một kiểu tổ chức xã hội được hình thành trong một quá trình lịch sử.

• Các thành viên nhóm cùng chia sẻ một số điểm chung và giá trị, phong tục tập quán… Sự cố kết, thống nhất về mặt lợi ích, nghĩa vụ, quyền lợi của từng thành viên.

Page 20: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Nhóm xã hội• Người ta phân chia thành các nhóm chính thức và

nhóm không chính thức:

› Nhóm chính thức gồm có các hội, gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức, cơ sở sản xuất. Nhóm chính thức được xã hội thừa nhận, có trách nhiệm về mặt pháp lý.

› Nhóm không chính thức bao gồm nhóm bạn bè, được thừa nhận bởi chính các thành viên trong nhóm, không mang giá trị pháp lý.

Page 21: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Nhóm xã hội

• Chuẩn mực nhóm: giá trị, niềm tin, hành vi mà các thành viên chia sẻ.

• Áp lực nhóm: do khác quan điểm; do khác biệt giữa các thành viên trong việc cùng thực hiện một việc gì đó (người làm chậm bị áp lực của người làm nhanh...).

• Giai đoạn phát triển: hình thành - giông tố - chuẩn mực - thực hiện.

Page 22: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Mạng lưới xã hội• Một trong những cải cách quan trọng nhất trong

XHH hiện nay là mở rộng hiểu biết của chúng ta về mạng lưới xã hội. Mạng lưới chỉ các khuôn mẫu các gắn kết của vài hay nhiều đơn vị: mạng máy tính, mạng TV…

• Mạng lưới xã hội là những kết nối bao gồm một khuôn mẫu, các kết nối xã hội hoặc các quan hệ trong vài hoặc nhiều đơn vị - thường gọi là nhóm xã hội.

Page 23: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Mạng lưới xã hội• Một quan hệ xã hội có thể định nghĩa là những

hành vi phản ứng giữa các đơn vị xã hội. Mạng lưới các quan hệ cá nhân được dựa trên tình bạn, với sự trao đổi cảm xúc. Mạng lưới cũng có thể dựa trên quan hệ họ hàng, tình dục, hoặc do có chung một đặc điểm xã hội, tham gia chung vào hoạt động xã hội nào đó.

• Mạng lưới xã hội có quan hệ với tính cố kết hay đoàn kết xã hội; với xung đột xã hội.

• Khái niệm quan trọng của mạng lưới xã hội là nhóm xã hội.

Page 24: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Mạng lưới xã hội• Có hai loại mạng lưới xã hội:

› Mạng lưới địa phương: với các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ, cá nhân có quan hệ trực tiếp với nhau và vì thế thường ở gần nhau.

› Mạng lưới trùm là một mạng lưới phức tạp, rộng lớn, các cá nhân ít có quan hệ trực tiếp và thường ở rải rác.

• Mối quan hệ của cá nhân với những cá nhân, nhóm xã hội khác.

• Có vai trò quan trọng trong chia sẻ thông tin, nguồn lực ... (nhớ lại: vốn xã hội)

• Các mạng lưới xã hội đan xen nhau

• Durkheim: mối quan hệ giữa cố kết xã hội và tự sát

Page 25: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Thiết chế xã hội• Là tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy

định hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội, được thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền lực buộc phải theo) nhằm thoả mãn một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...)

• Gắn liền với khái niệm thiết chế xã hội là giá trị và chuẩn mực xã hội.

Page 26: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Thiết chế xã hội• Chức năng của thiết chế: điều chỉnh hành vi con

người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực. Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội.

• Các đặc điểm của thiết chế: khá bền vững, phản ứng lại các biến đổi chậm, các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng thiết chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Page 27: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Thiết chế xã hội• Thiết chế kinh tế: bảo đảm quá trình sản xuất,

phân phối lợi ích và dịch vụ, ví dụ nguyên tắc chi phí - lợi ích.

• Thiết chế pháp luật: bảo đảm trật tự công bằng và kiểm soát xã hội.

• Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiếp lập và giữ vững quyền hạn chính trị của giai cấp lãnh đạo, ví dụ tư tưởng dân chủ.

• Thiết chế gia đình: điều hòa hành vi tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái, ví dụ chung thuỷ.

Page 28: Cau Truc XH va tinh trang suc khoe

Thiết chế xã hội• Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức văn

hóa khoa học cho thế hệ trẻ, ví dụ “học học nữa học mãi”

• Thiết chế tôn giáo: ví dụ: cứu rỗi/siêu thoát/niết bàn

• (chú ý: chủ thể và cấu trúc: thiết chế xã hội không nên được coi là bất biến)

• Ngoài ra có các thiết chế khác như thiết chế khoa học, quân đội, thể thao, y tế, đạo đức, dư luận xã hội…