các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe thể chất cho học sinh ...€¦ ·  ·...

24
- 1 - Các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe thể chất cho học sinh Trung học phổ thông ở trường Trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 / Nguyễn Ngọc Thịnh ; Nghd. : PGS.TS. Lê Ngọc Hùng 1. Lý do chọn đề tài "Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước Việt Nam thì nguồn nhân lực dồi dào, sung sức, khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần, và trí tuệ là vô cùng cần thiết. Cấp trung học phổ thông (THPT) là một trong những cấp học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp học này tập trung những học sinh đang phát triển sung mãn nhất về thể lực. GDSKTC tốt cho học sinh ở giai đoạn này là góp phần củng cố kiến thức và tạo những tiền đề vững chắc cho việc rèn luyện sức khoẻ thể chất của các em sau này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề quản lý GDSKTC trong nhà trường nói chung và trong trường THPT nói riêng. Là một cán bộ Đoàn nhiều năm trong trường THPT, tôi đã giành nhiều thời gian trực tiếp làm công tác GDSKTC thông qua chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề này tôi sẽ có điều kiện áp dụng kiến thức quản lý giáo dục đã học được vào đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và kiểm chứng một số luận điểm khoa học, gợi ra suy nghĩ cần thiết để không ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng GDSKTC cho học sinh. Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: "Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ thể chất cho học sinh trung học phổ thông ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng" 2. Mục đích nghiên cứu

Upload: vananh

Post on 26-May-2018

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

- 1 -

Các biện pháp quản lý giáo dục sức khỏe thể chất cho học

sinh Trung học phổ thông ở trường Trung học phổ thông

An Lão - Hải Phòng : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14

05 / Nguyễn Ngọc Thịnh ; Nghd. : PGS.TS. Lê Ngọc Hùng

1. Lý do chọn đề tài

"Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng

trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Để thực hiện thành công công cuộc

công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước Việt Nam thì nguồn nhân lực dồi

dào, sung sức, khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần, và trí tuệ là vô cùng cần thiết.

Cấp trung học phổ thông (THPT) là một trong những cấp học cuối cùng trong

hệ thống giáo dục phổ thông. Cấp học này tập trung những học sinh đang phát triển

sung mãn nhất về thể lực. GDSKTC tốt cho học sinh ở giai đoạn này là góp phần

củng cố kiến thức và tạo những tiền đề vững chắc cho việc rèn luyện sức khoẻ thể

chất của các em sau này.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề quản lý GDSKTC

trong nhà trường nói chung và trong trường THPT nói riêng.

Là một cán bộ Đoàn nhiều năm trong trường THPT, tôi đã giành nhiều thời

gian trực tiếp làm công tác GDSKTC thông qua chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt

động của tổ chức Đoàn thanh niên. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề này tôi sẽ có điều

kiện áp dụng kiến thức quản lý giáo dục đã học được vào đánh giá, tổng kết kinh

nghiệm và kiểm chứng một số luận điểm khoa học, gợi ra suy nghĩ cần thiết để không

ngừng cải tiến nhằm nâng cao chất lượng GDSKTC cho học sinh. Với những lý do

nêu trên, tôi đã chọn đề tài:

"Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ thể chất cho học sinh trung học

phổ thông ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng"

2. Mục đích nghiên cứu

- 2 -

Nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý

GDSKTC, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý GDSKTC cho học sinh

trung học phổ thông kết hợp với khảo sát thực trạng GDSKTC và quản lý GDSKTC

cho học sinh ở Trường THPT An Lão - Hải Phòng, lý giải nguyên nhân của thực

trạng qua đó đề xuất những biện pháp khả thi trong quản lý GDSKTC.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

- Quản lý GDSKTC cho học sinh trung học phổ thông ở Trường THPT An

Lão - Hải Phòng

- Khách thể khảo sát thực tế: 360 học sinh thuộc các khối lớp 10, 11, 12. 50

cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp tham gia vào GDSKTC.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ thể chất cho học sinh trung học phổ

thông ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng.

5. Giả thiết khoa học

Hiện tại, việc quản lý GDSKTC cho học sinh trung học phổ ở Thành phố Hải

Phòng nói chung và ở Trường THPT An Lão - Hải Phòng nói riêng: bên cạnh những

thành tựu đã đạt được vẫn còn những hạn chế và bất cập nhất định. Trong điều kiện

hiện nay GDSKTC cho học sinh ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng

sẽ đạt hiệu quả cao nếu thực hiện đồng bộ, triệt để các biện pháp quản lý.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Được giới hạn trong Trường THPT An Lão - Hải Phòng trong thời gian năm

học 2008 - 2009.

7. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

- Ý nghĩa khoa học: phát hiện những vấn đề và xây dựng mô hình GDSKTC

linh hoạt, mềm dẻo, có tính khả thi đối với nhà trường.

- 3 -

- Góp phần xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, tạo ra lớp học sinh có sức

khoẻ thể chất tốt, năng động, sáng tạo qua đó nâng cao được vị thế và vai trò của tổ

chức Đoàn thanh niên trong nhà trường.

8. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa

học quản lý giáo dục.

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát, điều tra, khảo nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, phân tích

sản phẩm hoạt động.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo luận văn được

trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ thể chất

trong trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục sức khoẻ thể chất ở Trường trung học

phổ thông An Lão - Hải Phòng

Chương 3: Một số vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả các biện pháp quản

lý giáo dục sức khoẻ thể chất ở Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng

- 4 -

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm về quản lý

Qua những quan niệm về quản lý của các tác giả trong nước và nước ngoài các

tác giả tuy có khác nhau về cách tiếp cận nhưng tất cả đều toát lên những điểm chung

nhất về quản lý như sau:

Quản lý:

Là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối

tượng quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định. Là công cụ hoạt động thiết yếu đảm

bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm. Là phương

thức hoạt động tốt nhất để một nhóm, một tổ chức đạt được mục tiêu chung.

1.1.2. Bản chất của quản lý

Là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm

cho tổ chức vận hành đến một hiệu quả mong muốn.

1.1.3. Chức năng quản lý

Có 4 chức năng cơ bản : Kế hoạch-Tổ chức-Chỉ đạo-Kiểm tra.

Có thể biểu diễn sự liên kết các chức năng đó bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý

1.1.4. Các nguyên tắc quản lý

Khi tiến hành quản lý, các nhà quản lý thường tập trung vào các nguyên tắc cơ

bản sau: Đảm bảo tính pháp lý, tính tập trung dân chủ, tính khoa học, thực tiễn và

tính Đảng

Kế hoạch

Thông tin

Chỉ đạo

Tổ chức Kiểm tra

- 5 -

1.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.1. Quản lý giáo dục (QLGD)

QLGD là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội và như vậy giáo dục sẽ

được hiểu theo nghĩa (rộng nhất). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu trong nước và nước

ngoài về giáo dục và QLGD đã đưa ra nhiều định nghĩa về QLGD khác nhau. Các quan

điểm tuy có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều nêu ra được bản chất của quản lý

giáo dục: QLGD là sự tác động có tổ chức, có tính định hướng, phù hợp với quy luật

khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động

giáo dục ở cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

1.2.2. Quản lý nhà trường

Quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế

hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo

viên và học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy

động cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường làm cho

quá trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến.

1.3. Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục thể chất

Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội của Đảng

và nhà nước, xúc tiến quá trình xã hội qua đó xác định những mục tiêu thực tế có nhu

cầu cho TDTT phối hợp với các cơ quan nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để

giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT.

Quản lý GDSKTC phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học, kết hợp chặt chẽ

giữa TDTT chính khoá và TDTT ngoại khoá.

1.3.1. Khái niệm cơ bản về Giáo dục thể chất

1.3.1.1. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục sức khoẻ thể chất

1.3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề giáo dục sức khoẻ thể chất

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ : Sức khỏe là vốn quý nhất của

mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.3.1.3. Khái niệm sức khoẻ

Theo Tổ chức Y tế thế giới thì: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể

chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật”. Như vậy,

- 6 -

chúng ta có thể hiểu sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, Sức khoẻ tinh thần, Sức

khoẻ xã hội.

1.3.1.4. Khái niệm Giáo dục thể chất

Là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể

chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.

1.3.1.5. Văn hoá thể chất

1.3.1.6. Phong trào thể thao

1.3.1.7. Phát triển sức khoẻ thể chất

Là quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật về các mặt hình thái

chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực vận động. Để thực sự có được sự

phát triển sức khoẻ thể chất cần phải có thêm nhiều tác động của nhiều yếu tố khác,

trong đó có GDSKTC. Như vậy có thể nói phát triển sức khoẻ thể chất là hệ quả của

GDSKTC.

1.3.1.8. Chuẩn bị thể lực

Là một nội dung của một quá trình GDSKTC.

1.3.1.9. Trình độ thể lực

Là kết quả quá trình chuẩn bị thể lực, kỹ năng vận động, nâng cao khả năng

làm việc của cơ thể để tiếp thu hoặc thực hiện một loại hình hoạt động của con người.

1.3.1.10. Hoàn thiện thể chất

Là mức độ quy định có tính chu kỳ tiết học và thời gian về sức khoẻ, phát triển

toàn diện năng lực thể chất, để phù hợp với những yêu cầu hoạt động của con người

trong những điều kiện cụ thể, và kéo dài tuổi thọ.

1.3.1.11. Học vấn thể chất

Là xác định bởi tri thức chung, các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo phong phú để điều

khiển mọi hoạt động cơ thể trong không gian và thời gian, biết sử dụng các kỹ năng, kỹ

xảo vận động trong những điều kiện sống và hoạt động khác nhau của con người.

1.3.2. Chương trình giáo dục thể chất

Chương trình GDTC là văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu

cầu, nội dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, giữa lý thuyết và

- 7 -

thực hành, quy định phương thức, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng

tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi quan tâm đến các biện pháp quản lý

để công tác GDSKTC ở trường THPT An Lão - Hải Phòng đạt hiệu quả cao.

1.4. Khái niệm dạy - học

1.5. Quản lý đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên thể dục thể thao nói riêng

1.5.1. Đặc điểm lao động của đội ngũ giáo viên

1.5.2. Lao động của người giáo viên mang tính chất đặc biệt

Thông qua những đặc điểm lao động của người giáo viên/giáo viên giáo dục

thể chất, chúng ta thấy giáo viên cần phải có những phẩm chất và năng lực nhất định

của một nhà giáo dục và nhà thể thao.

1.6. Vị trí, nhiệm vụ chương trình giáo dục thể chất và phân phối chương trình

bậc THPT

1.6.1. Vị trí, nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong trường THPT ở nước ta

Bằng những hoạt động phong phú của mình, GDTC góp phần quan trọng trong

việc rèn luyện, hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất, ý chí, lòng dũng

cảm, tính quyết đoán, kiên trì, ý thức tổ chức kỷ luật tạo nên nếp sống lành mạnh, vui

tươi góp phần đẩy lùi, xoá bỏ những hành vi xấu và tệ nạn xã hội.

1.6.2. Yếu tố đảm bảo cho GDTC trong các trường THPT

GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.

1.6.3. Khái niệm quản lý GDSKTC

Quản lý GDSKTC là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý (cán bộ quản lý

giáo dục) tới khách thể quản lý (giáo viên TDTT, học sinh) nhằm đưa GDSKTC đạt

kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.

1.6.3.1. Mục tiêu quản lý GDSKTC

Quản lý GDSKTC trong xã hội ta hiện nay nói chung và trong nhà trường nói

riêng là hướng tới việc thực hiện giáo dục toàn diện cho người học.

1.6.3.2. Chức năng quản lý GDSKTC

Quản lý GDSKTC có 4 chức năng: Kế họach hóa, tổ chức thực hiện kế hoạch,

chỉ huy điều hành và kiểm tra.

- 8 -

1.6.3.3. Nội dung quản lý GDSKTC

Nội dung quản lý GDSKTC cho học sinh ở trường THPT bao gồm là việc chỉ

đạo công tác xây dựng kế hoạch GDSKTC.

1.6.3.4.Phương pháp quản lý GDSKTC

- Phương pháp tổ chức hành chính, Các phương pháp kinh tế, phương pháp

tâm lý – xã hội.

Quản lý GDSKTC có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3. Mô hình về quản lý GDSKTC

1.6.4. Tầm quan trọng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDSKTC

1.6.4.1. Tính cấp thiết của việc nâng cao chất lượng GDSKTC

1.6.4.2. Tầm quan trọng của việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDSKTC

Trên đây là những cơ sở lý luận của quản lý hoạt động GDSKTC trong trường

THPT và là những tiền đề vững chắc để tác giả tiến hành những khảo sát, đánh giá

thực trạng quản lý GDSKTC ở trường THPT An Lão - Hải Phòng.

Chủ thể quản lý GDSKTC

Khách thể quản lý GDSKTC

Mục tiêu quản lý GDSKTC

Công cụ quản lý GDSKTC

Các biện pháp quản lý GDSKTC

Hiệu quả quản lý GDSKTC

- 9 -

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AN LÃO - HẢI PHÒNG

2.1. Vài nét về Trường trung học phổ thông An Lão - Hải Phòng

Trường THPT An Lão - Hải Phòng được thành lập tháng 9 năm 1965.

Về truyền thống văn hiến

Trường THPT An Lão được đặt trên mảnh đất có truyền thống hiếu học.

Về vị trí địa lý

Cách trung tâm Thành phố Hải Phòng 17 Km, nằm trên trục đường quốc lộ 10

cũ, có giao điểm của 3 con sông: Văn úc, Lạch tray, Đa độ.

2.2. Thực trạng quản lý GDSKTC cho học sinh ở Trường THPT An Lão - Hải phòng

2.2.1. Về tổ chức bộ máy

2.2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý GDSKTC

2.2.2.1. Đánh giá về tính hiệu quả của các biện pháp quản lý GDSKTC đã thực hiện

trong thời gian qua

Bảng 2.1: Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp quản lý GDSKTC được

thực hiện trong thời gian qua

Số TT

Các biện pháp Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Tăng cường năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trong GDSKTC

+ Rất hiệu quả 0 0 + Hiệu quả 2 4.25 + Bình thường 45 95.7

2 Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc dạy học GDSKTC

+ Rất hiệu quả 0 0 + Hiệu quả 7 14.9 + Bình thường 40 85.1

3 Tăng cường kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

+ Rất hiệu quả 2 4.3 + Hiệu quả 10 21.3 + Bình thường 35 74.5 4 Tăng cường xã hội hoá giáo dục sức khoẻ thể chất

- 10 -

Số TT

Các biện pháp Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

+ Rất hiệu quả 5 10.6

3

+ Hiệu quả 17 36.1

7 + Bình thường 25 53.2

5 Tăng cường thống nhất quản lý giáo dục đức - trí - thể - mỹ - lao

+ Rất hiệu quả 2 4.3 + Hiệu quả 10 21.3 + Bình thường 35 74.5

6 Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các phòng, ban chức năng

+ Rất hiệu quả 1 2.12

+ Hiệu quả 29 61.7

0 + Bình thường 17 36.1

7 Bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Thể dục

+ Rất hiệu quả 0 0 + Hiệu quả 2 4.25

+ Bình thường 45 95.7

4

8 Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học Thể dục ở trường THPT An Lão

+ Rất hiệu quả 5 10.6

3 + Hiệu quả 14 29.8 + Bình thường 28 59.6

9 Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDSKTC

+ Rất hiệu quả 3 6.4 + Hiệu quả 28 59.6

+ Bình thường 16 34.0

4 10 Công tác thi đua khen thưởng + Rất hiệu quả 2 4.3 + Hiệu quả 20 42.6 + Bình thường 25 53.2

- 11 -

Tóm lại:

Có 3/10 biện pháp quản lý GDSKTC được hỏi đánh giá là đã thực hiện có hiệu

quả. Còn lại 5/7 ý kiến còn lại đánh giá là kém hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân chính:

- Việc đánh giá về ý nghĩa, vai trò của GDSKTC chưa đúng mức

- Kinh phí dành cho các hoạt động đặc thù này còn thấp.

- Tư duy trong một số nhà lãnh đạo, quản lý cũng như giáo viên làm GDSKTC

còn chưa đồng nhất với mục tiêu giáo dục toàn diện. ....

2.2.2.2. Đánh giá về những kết quả mà GDSKTC đã mang lại

Bảng 2.2: Đánh giá chung về những kết quả của GDSKTC

Số TT

Các biện pháp được hỏi Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Theo đồng chí đánh giá, bao nhiêu phần trăm học sinh của trường đạt:

+ Sức khỏe thể chất loại tốt 4 8.51 + Sức khỏe thể chất loại khá 13 27.7 + Sức khỏe thể chất bình thường 12 25.53 + Sức khỏe thể chất yếu kém 18 38.3

2 Theo đồng chí đánh giá chất lượng GDSKTC của trường thuộc loại nào?

+ Rất tốt 0 0 + Tốt 2 4.3 + Khá 25 53.2 + Bình thường 14 29.8 + Yếu kém 6 12.7

Như đã nêu ở phần trên, thì chất lượng GDSKTC vẫn đang nằm ở mức thấp

như trong bảng số liệu này là một phần hệ quả không nhỏ lại xuất phát từ việc nhận

thức và đánh giá chưa đúng mức vai trò, ý nghĩa của GDSKTC.

Vấn đề đặt ra là để nâng cao chất lượng GDSKTC của trường thì cần phải thực

hiện các biện pháp nào? Sau đây là các ý kiến trả lời và được trình bày tóm tắt trong

bảng sau đây:

- 12 -

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng

GDSKTC

Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng GDSKTC của trường cần phải thực hiện các biện pháp nào

Số lượng Tỷ lệ %

Biện pháp 1: Tăng cường năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý trong GDSKTC

41 87.23

Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc dạy học GDSKTC

35 74.5

Biện pháp 3: Tăng cường kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

45 95.7

Biện pháp 4: Tăng cường xã hội hoá giáo dục sức khoẻ thể chất

39 82.97

Biện pháp 5: Tăng cường thống nhất quản lý giáo dục đức - trí - thể - mỹ - lao

25 53.2

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các phòng, ban chức năng

28 59.6

Biện pháp 7: Bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Thể dục

22 46.8

Biện pháp 8: Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học Thể dục ở trường THPT An Lão

39 82.97

Biện pháp 9: Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDSKTC

37 78.7

Biện pháp 10: Công tác thi đua khen thưởng 39 82.97

2.2.2.3. Kết quả hỏi ý kiến học sinh về GDSKTC:

Tác giả đã tiến hành hỏi ý kiến học sinh thuộc 3 khối lớp (khối lớp 10, khối lớp

11, khối lớp 12) với 7 nội dung (được trình bày ở bảng sau)

Số phiếu hỏi phát ra là 360. Số phiếu thu về là 355/360 đạt tỷ lệ 98.61%. Kết

quả khảo sát học sinh được trình bày trong bảng dưới đây :

Bảng 2.4: Kết quả hỏi ý kiến học sinh

Số TT

Nội dung hỏi Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Bạn hãy đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất của mình thuộc loại nào?

+ Tốt 55 15.5 + Bình thường 172 48.5 + Yếu 123 34.6 2 GDSKTC có quan trọng đối với bạn không? + Rất quan trọng 47 13.2

- 13 -

Số TT

Nội dung hỏi Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

+ Bình thường 237 66.8 + Không quan trọng 71 20 3 Đoàn thanh niên có cần thiết đối với GDSKTC không? + Rất cần thiết 285 80.3 + Cần thiết 65 18.3 + Không cần thiết 5 1.40 4 Công tác quản lý GDSKTC của nhà trường như thế nào? + Tốt 10 2.81 + Bình thường 295 83.1 + Yếu kém 50 14.0

5 Bạn đánh giá thế nào về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ GDSKTC của nhà trường?

+ Tốt 43 12.1 + Bình thường 245 69.0 + Kém 67 18.9

6 Nhìn chung bạn có hài lòng với việc GDSKTC của nhà trường không?

+ Rất hài lòng 37 10.4 + Hài lòng 105 29.5 + Không hài lòng 115 32.4 + Khó trả lời 98 27.6

Qua các số liệu khảo sát và phiếu hỏi trên cho chúng ta thấy việc quản lý

GDSKTC của nhà trường chưa đồng bộ và triệt để. Năng lực của cán bộ lãnh đạo,

quản lý trong GDSKTC còn hạn chế. Công tác kiểm tra, đánh giá và giám sát việc

GDSKTC chưa được coi trọng. Thời gian dành cho GDSKTC còn hạn chế, hình thức

chưa phong phú và phù hợp với nhu cầu của học sinh.

Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh nhận thức chưa đầy đủ tầm quan

trọng của GDSKTC trong sự phát triển toàn diện, một số cán bộ quản lý, giáo viên

cũng chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của GDSKTC.

Với trên 98% ý kiến cho rằng Đoàn thanh niên là "cần thiết" và "rất cần thiết"

trong GDSKTC đã gợi mở một vấn đề mới đó là: các biện pháp quản lý GDSKTC

được thực hiện trong thời gian tới cần phải lấy tổ chức Đoàn thanh niên làm trọng

tâm.

- 14 -

Chương 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ THỂ CHẤT

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG AN LÃO - HẢI PHÒNG

3.1. Những căn cứ để xây dựng biện pháp

Dựa trên những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về công

tác TDTT cùng với chiến lược phát triển con người toàn diện đã được quán triệt trong

các văn kiện, các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản

Việt Nam.

* Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Căn cứ vào những kết luận, đánh giá thực trạng quản lý công tác dạy - học

môn GDTC cũng như các hoạt động ở Trường THPT An Lão.

* Căn cứ vào những điều kiện nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ

giáo viên, công tác tổ chức quản lý quá trình hoạt động.

3.2. Các biện pháp quản lý GDSKTC cho học sinh Trường trung học phổ thông

An Lão - Hải Phòng

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên,

công nhân viên và học sinh về GDSKTC

3.2.1.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ,

giáo viên, CNV và học sinh về GDSKTC.

3.2.1.2. Nội dung

Căn cứ vào vị trí của từng thành viên trong mỗi tổ chức cũng như trong tập thể

hội đồng sư phạm để họ có đầy đủ ý thức và trách nhiệm trước công việc này.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để trang bị những vấn đề cơ bản về quản lý

GDSKTC cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên cũng như CNV.

- Qua 2 phong trào thi đua: "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm" và "Xây

dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Tổ chức Hội thảo hàng năm về quản lý GDSKTC cũng như GDSKTC cho

học sinh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- 15 -

Cần có sự ủng hộ của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cả về

chủ trương, đường lối cũng như đầu tư cơ sở vật chất, tài lực.

3.2.1.5. Kết quả mong đợi

Nâng cao được năng lực, nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá

nhân trong việc quản lý GDSKTC cho học sinh.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc GDSKTC

3.2.2.1. Mục tiêu

Nhằm phát huy những mặt mạnh và đồng thời kịp phát hiện những sai sót

trong qúa trình dạy học để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

3.2.2.2. Nội dung

Định lượng hoá các nội dung kiểm tra, xác định phương pháp kiểm tra cho phù

hợp với điều kiện thực tiễn, xây dựng các thang đánh giá cụ thể. 3.2.2.3. Cách thức

tiến hành

Hình thành quy trình tự kiểm tra cho giáo viên cũng như học sinh tạo khả năng

tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Tuyệt đối chấp nành nội quy, quy định, quy chế chuyên môn.

3.2.2.5. Kết quả mong đợi

Điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong công tác quản lý GDSKTC, nhằm đảm

bảo cho hoạt động này luôn vận động, phát triển đi lên theo đúng mục tiêu đã đề ra.

3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên thông qua kết

hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa

3.2.3.1. Mục tiêu

Nâng cao được vị thế của tổ chức Đoàn thanh niên bằng việc thu hút, tập hợp

và giáo dục cho đoàn viên thanh niên.

3.2.3.2. Nội dung

Bên cạnh những giờ học, giờ tập có hệ thống theo từng chương trình của bộ

môn thể dục thì các hoạt động vui chơi, TDTT, tham gia du lịch... (do Đoàn thanh

niên phát động) v.v... đều có tác dụng GDSKTC tích cực.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

- Tổ chức các câu lạc bộ sở thích, các hoạt động lao động "Tình nguyện" tại

chỗ, hướng dẫn các hoạt động tự tập luyện, RLTT, thường xuyên các hoạt động

- 16 -

ngoại khoá, các hoạt động tham quan, du lịch, các hoạt động xã hội. Mở rộng và tăng

cường các hoạt động thi đấu thể thao trong học sinh trong và ngoài trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Cần có sự ủng hộ của tổ chức Đảng, chính quyền cùng với sự đồng thuận cao

của Hội đồng sư phạm nhà trường và Hội cha mẹ học sinh.

3.2.3.5. Kết quả mong đợi

Nhìn chung, giáo dục ngoại khoá rất phong phú và đa dạng. Qua hoạt động các

kiến thức mà các em tiếp thu trên lớp có điều kiện để vận dụng, củng cố, mở rộng

thêm qua đó tạo thêm hứng thú trong học tập chính khoá.

3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh xã hội hóa GDSKTC

3.2.4.1. Mục tiêu

Góp phần xây dựng, củng cố mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội

trong việc thực hiện theo tinh thần giáo dục toàn diện.

3.2.4.2. Nội dung

Xây dựng các mối liên kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Hàng năm tổ chức hội thảo về SKTC của học sinh, định hướng phát triển trong

từng giai đoạn và lập biểu đồ về sức khoẻ thể chất của học sinh.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Cần nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đặc biệt là

sự đồng thuận cao của Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân.

3.2.4.5. Kết quả mong đợi

Từng bước hoàn thiện và phát triển bền vững ba mối quan hệ trong giáo dục đó

là: gia đình - nhà trường và xã hội.

3.2.5. Biện pháp 5: Thống nhất quản lý giáo dục theo tinh thần giáo dục toàn diện

3.2.5.1. Mục tiêu

Giúp cho các lực lượng tham gia giáo dục sẽ có được cái nhìn toàn diện và

thống nhất về mối quan hệ biện chứng giữa các mặt giáo dục trong sự phát triển hài

hoà của học sinh.

3.2.5.2. Nội dung

Thống nhất nhận thức trong toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường, khai thác

tối ưu sự ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh cùng các tổ chức chính trị, xã hội khác.

- 17 -

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức hội thảo về GDSKTC, lựa chọn đội ngũ có năng lực trực tiếp làm

công tác này. Đồng bộ hoá trong triển khai GDSKTC với các hoạt động giáo dục

khác của nhà trường.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Các lực lượng tham gia cần phải đồng thuận với mục tiêu giáo dục theo tinh

thần giáo dục toàn diện, nhiệt tình và tâm huyết.

3.2.5.5. Kết qủa mong đợi

Tạo ra được những lớp học sinh phát triển hài hoà về nhân cách (vừa hồng -

vừa chuyên).

3.2.6. Biện pháp 6: Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học Thể dục ở trường

THTP An Lão

3.2.6.1. Mục tiêu

Giúp cho giáo viên Thể dục, đội ngũ tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

có những điều kiện để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận với

những phương pháp tổ chức, giảng dạy mới.

3.2.6.2. Nội dung

Quá trình đổi mới GDSKTC phải tiến hành đồng bộ.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Gửi giáo viên đi tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn

cũng như tổ chức các hoạt động. Cử những giáo viên có định hướng phát triển tốt

theo học các lớp sau đại học, cao học.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải nhiệt tình, ham học hỏi. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phải

được đồng bộ. Mở rộng và hiện đại hóa sân bãi tập.

3.2.6.5. Kết quả mong đợi:

Nâng cao được trình độ của giáo viên. Tạo ra lớp học sinh có sức khoẻ thể chất

tốt, năng động, sáng tạo trong các hoạt động và chủ động trong lĩnh hội và làm chủ

kiến thức.

3.2.7. Biện pháp 7: Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác

GDSKTC

- 18 -

3.2.7.1. Mục tiêu

Từng bước trang bị được các phương tiện dạy - học hiện đại phù hợp với nhu

cầu trong từng giai đoạn, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên đổi mới phương pháp dạy

- học, đặc biệt là sự thuận lợi trong tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.2.7.2. Nội dung

Tham mưu với lãnh đạo nhà trường trong quy hoạch xây dựng tổng thể nhà

trường. Nhân rộng mô hình "Công trình thanh niên" do Đoàn thanh niên đảm nhận.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Xây dựng nguồn kinh phí ổn định dành cho GDSKTC.Tranh thủ sự ủng hộ của

Hội cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp trong huyện trong việc nâng cấp, mở rộng sân

bãi cũng như hiện đại hóa các trang thiết bị.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

Sự ủng hộ của tổ chức Đảng, chính quyền, sự đồng thuận cao của Hội đồng sư

phạm nhà trường và đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh.

3.2.7.5. Kết quả mong đợi

Xây dựng nhà trường trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, thân thiện, an toàn.

3.2.8. Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các

phòng, ban chức năng trong việc thực hiện kế hoạch GDSKTC

3.2.8.1. Mục tiêu

Xây dựng được bộ máy quản lý đồng bộ, phát huy sức mạnh tập thể.

3.2.8.2. Nội dung

Xây dựng sơ đồ quản lý, những quy định chi tiết, rõ ràng trong phân cấp quản lý.

3.2.8.3. Cách thức tiến hành

Xây dựng sơ đồ bộ máy quản lý GDSKTC. Lập kế hoạch GDSKTC theo từng

năm học và từng giai đoạn. Cụ thể hoá các nội dung GDSKTC đến từng tổ nhóm

chuyên môn cùng các phòng ban.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

Các tổ nhóm chuyên môn, cá nhân cần có nhận thức đúng vai trò quan trọng

của SKTC trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Mỗi thầy cô giáo phải là một tấm

gương về sức khoẻ thể chất tốt.

3.2.8.5. Kết quả mong đợi

- 19 -

Xây dựng được bộ máy quản lý đồng bộ, phát huy được ý trí cùng sức mạnh

tập thể.

3.2.9: Biện pháp 9: Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kích thích động lực

dạy học về GDSKTC

3.2.9.1. Mục tiêu

Kích thích được việc thầy và trò hoạt động có hiệu quả trên cơ sở lợi ích kinh tế

của từng công việc.

3.2.9.2. Nội dung

Xây dựng khung khen thưởng rõ ràng, đủ mạnh, phù hợp với điều kiện hoạt

động thực tế.

3.2.9.3. Cách thức tiến hành

Nhà trường sẽ xây dựng khung khen thưởng trên các cơ sở phù hợp.

3.2.9.4. Điều kiện thực hiện

Cần có sự thống nhất cao từ phía các nhà lãnh đạo, hội đồng sư phạm nhà

trường, hội cha mẹ học sinh.

3.2.9.5. Kết quả mong đợi

Xây dựng được một chế độ khen thưởng hợp lý, cụ thể đối với từng đối tượng

nhằm tạo được động lực mạnh trong thi đua.

3.3. Tổ chức thực hiện các biện pháp

Mỗi biện pháp đều cần những tiền đề để thực hiện, biện pháp này sẽ tạo tiền đề

để thực hiện biện pháp kia hoặc bổ sung cho nhau.

3.3.1. Khảo sát về mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý GDSKTC

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý

GDSKTC

Số TT

Các biện pháp được hỏi Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh về GDSKTC

+ Rất cần thiết 30 63.83 + Cần thiết 08 17.02 + Không cần thiết 09 19.15 2 Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc GDSKTC + Rất cần thiết 37 78.72 + Cần thiết 07 14.9

- 20 -

Số TT

Các biện pháp được hỏi Ý kiến trả lời Số

lượng Tỷ lệ

% + Không cần thiết 03 6.38

3 Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên thông qua kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

+ Rất cần thiết 42 89.36 + Cần thiết 04 8.51 + Không cần thiết 01 2.13 4 Đẩy mạnh xã hội hoá GDSKTC + Rất cần thiết 39 82.98 + Cần thiết 05 10.64 + Không cần thiết 03 6.38

5 Thống nhất quản lý giáo dục theo tinh thần giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao)

+ Rất cần thiết 27 57.45 + Cần thiết 13 27.66 + Không cần thiết 07 14.89

6 Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học Thể dục ở trường THPT An Lão

+ Rất cần thiết 31 65.96 + Cần thiết 09 19.15 + Không cần thiết 07 14.89

7 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác GDSKTC

+ Rất cần thiết 42 89.36 + Cần thiết 05 10.64 + Không cần thiết 0 0

8 Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các phòng, ban chức năng trong thực hiện kế hoạch GDSKTC

+ Rất cần thiết 42 89.36 + Cần thiết 05 10.64 + Không cần thiết 0 0

9 Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kích thích động lực dạy học về GDSKTC

+ Rất cần thiết 30 63.83 + Cần thiết 07 14.89 + Không cần thiết 10 21.28

3.3.2. Đánh giá về mức độ quan trọng của các biện pháp quản lý GDSKTC

- 21 -

Bảng 3.6: Mức độ quan trọng của các biện pháp quản lý GDSKTC

Số TT

Các biện pháp được hỏi

Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

1 Nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh về GDSKTC

+ Rất quan trọng 31 65.96 + Quan trọng 11 23.40 + Không quan trọng 5 10.64 2 Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc GDSKTC + Rất quan trọng 36 76.60 + Quan trọng 8 17.02 + Không quan trọng 3 6.38

3 Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên thông qua kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

+ Rất quan trọng 35 74.47 + Quan trọng 10 21.28 + Không quan trọng 2 4.26 4 Đẩy mạnh xã hội hoá GDSKTC + Rất quan trọng 39 82.98 + Quan trọng 5 10.64 + Không quan trọng 3 6.38

5 Thống nhất quản lý giáo dục theo tinh thần giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao)

+ Rất quan trọng 41 87.23 + Quan trọng 4 8.51 + Không quan trọng 2 4.26

6 Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học thể dục ở trường THPT An Lão

+ Rất quan trọng 35 74.47 + Quan trọng 9 19.15 + Không quan trọng 3 6.38

7 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác GDSKTC

+ Rất quan trọng 37 78.72 + Quan trọng 9 19.15 + Không quan trọng 1 2.13

8 Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các phòng, ban chức năng trong thực hiện kế hoạch GDSKTC

+ Rất quan trọng 43 91.49

- 22 -

Số TT

Các biện pháp được hỏi

Ý kiến trả lời

Số lượng

Tỷ lệ %

+ Quan trọng 3 6.38 + Không quan trọng 1 2.13

9 Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kích thích động lực dạy học về GDSKTC

+ Rất quan trọng 39 82.98 + Quan trọng 5 10.64 + Không quan trọng 3 6.38

3.3.3. Đánh giá về tính khả thi của từng biện pháp quản lý GDSKTC

Bảng 3.7: Tính khả thi của các biện pháp quản lý GDSKTC

Số TT

Các biện pháp được hỏi Ý kiến trả lời Số

lượng Tỷ lệ

%

1 Nâng cao năng lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh về GDSKTC

+ Thực hiện được 19 40.3 + Khó thực hiện được 15 31.91 + Không thực hiện được 13 27.66 2 Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc GDSKTC + Thực hiện được 23 48.94 + Khó thực hiện được 19 40.43 + Không thực hiện được 5 10.64

3 Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên thông qua kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá

+ Thực hiện được 41 87.23 + Khó thực hiện được 5 10.64 + Không thực hiện được 1 2.13 4 Đẩy mạnh xã hội hoá GDSKTC + Thực hiện được 29 61.70 + Khó thực hiện được 15 31.91 + Không thực hiện được 3 6.38

5 Thống nhất quản lý giáo dục theo tinh thần giáo dục toàn diện (Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao)

+ Thực hiện được 23 48.94 + Khó thực hiện được 19 40.43 + Không thực hiện được 5 10.64

6 Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học thể dục ở trường THPT An Lão

- 23 -

Số TT

Các biện pháp được hỏi Ý kiến trả lời Số

lượng Tỷ lệ

% + Thực hiện được 42 89.36 + Khó thực hiện được 5 10.64 + Không thực hiện được 0 0

7 Hoàn thiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác GDSKTC

+ Thực hiện được 41 87.23 + Khó thực hiện được 3 6.38 + Không thực hiện được 3 6.38

8 Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận lãnh đạo, quản lý và các phòng, ban chức năng trong thực hiện kế hoạch GDSKTC

+ Thực hiện được 41 87.23 + Khó thực hiện được 3 6.38 + Không thực hiện được 3 6.38

9 Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kích thích động lực dạy học về GDSKTC

+ Thực hiện được 39 82.98 + Khó thực hiện được 8 17.02 + Không thực hiện được 0 0

Thông qua các phiếu khảo sát về tầm quan trọng, mức độ cần thiết cùng với

tính khả thi của các biện pháp quản lý GDSKTC chúng tôi nhận thấy các biện pháp

nêu ra là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và những lợi thế của trường trong giai đoạn

hiện nay.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản vẫn còn một số những khó khăn cần phải tập

trung giải quyết trong quá trình thực hiện các biện pháp đó là: Việc nâng cao năng

lực, nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường không thể thực hiện ngay

được. Áp lực của các kỳ thi cùng với điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay

chưa thể áp dụng toàn bộ cho việc học văn hoá vào một buổi trong ngày nên sẽ tạo ra

không ít những khó khăn trong thực hiện GDSKTC....

Với những tiền đề vững chắc của việc phát huy những thuận lợi, đặc biệt là sự

phân tích và chỉ ra được một số những khó khăn trong quá trình thực hiện các biện

pháp quản lý chúng tôi tin chắc rằng khi các biện pháp quản lý này được áp dụng sẽ

góp phần tích cực và việc nâng cao chất lượng GDSKTC cho học sinh.

- 24 -

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép tôi rút ra một số kết luận sau:

Thực trạng công tác quản lý GDSKTC của trường THPT An Lão - Hải Phòng

trong những năm qua cho thấy mặc dù nhà trường đã áp dụng các biện pháp quản lý

GDSKTC nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục.

Với những kết quả nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy những biện pháp

định hướng duy trì, nhằm phát triển nâng cao chất lượng GDSKTC cho học sinh

trường THPT An Lão - Hải Phòng cần hướng vào 9 biện pháp nêu trên.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở GD&ĐT Hải Phòng

2.2. Với Thành đoàn Hải Phòng

2.3. Với UBND Huyện An Lão

2.4. Với Trường trung học phổ thông

- Đồng bộ hoá các biện pháp trong việc quản lý GDSKTC cho học sinh của

nhà trường. Nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý nhà trường.

Tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm cho học sinh.....

2.5. Với đoàn thanh niên của nhà trường

Đoàn thanh niên phải là lực lượng tiên phong, hùng hậu và nòng cốt trong việc

tham gia vào quản lý GDSKTC trong nhà trường.

2.6. Với Ban đại diện cha mẹ học sinh

Đồng thuận với nhà trường trong việc nâng cao nhận thức cho học sinh cũng

như phụ huynh học sinh về GDSKTC.