cÁc chỦ biỆt thỰ cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam Độ · c. theo qui định...

12
1 CÁC CHBIT THFLAMINGO S: 01/2016 (V/v: gii quyết các vn đề liên quan đến quyn shu, sdng bit thkhai thác chương trình BTVV) CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc Lp TDo Hnh Phúc Hà Ni, ngày 28 tháng 6 năm 2016 Kính gi: - Chtch HĐQT Công ty Cphn Hng Hc Đại Li - Tng Giám đốc Công ty cphn Hng Hc Đại Li Chúng tôi, các ChBit Th(CBT) khu du lch Flamingo Đại Li Resort (FDLR) gi đến Quí Ông/Bà văn bn này để đưa ra mt sý kiến liên quan đến vic shu bit thcũng như các vn đề mâu thun liên tiếp xy ra trong thi gian qua gia CBT và FDLR do không tìm được tiếng nói chung trong vic gii quyết các tranh chp, dn đến vic cCBT và FDLR cùng bthit hi và nh hưởng. CBT chúng tôi mong mun có sgii quyết, hp tác gia hai bên trên sli ích hp pháp và bình đẳng, phù hp vi quyn li chính đáng mà các CBT được pháp lut bo h. Chúng tôi đề nghQuí Ông/Bà làm rõ các vn đề sau, cũng như có sđối thoi trên tinh thn xây dng và tuân thqui định ca pháp lut. 1. VChương trình Bit thvui v: Chúng tôi đề nghFDLR lùi chương trình Bit thvui vmi và ginguyên chương trình BTVV cho đến khi các bên thng nht được cách thc hp tác cũng như gii quyết được các mu thun hin có nhm hướng đến mt li ích chung phù hp theo đúng qui định ca pháp lut, tránh các mâu thun mang tính cht ni bliên tiếp xy ; Xây dng được mt Quy chế qun lý phù hp được sthng nht ca hai bên. FDLR nên xây dng chương trình rõ ràng: Chúng tôi ng hchương trình BTVV ca FDLR để hai bên hp tác cùng mang đến li ích cho mi bên và

Upload: others

Post on 14-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

CÁC CHỦ BIỆT THỰ

FLAMINGO

Số: 01/2016 (V/v: giải quyết các vấn đề liên

quan đến quyền sở hữu, sử dụng

biệt thự khai thác chương trình

BTVV)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

Kính gửi: - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải

- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hồng Hạc Đại Lải

Chúng tôi, các Chủ Biệt Thự (CBT) khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort

(FDLR) gửi đến Quí Ông/Bà văn bản này để đưa ra một số ý kiến liên quan đến việc

sở hữu biệt thự cũng như các vấn đề mâu thuẫn liên tiếp xảy ra trong thời gian qua

giữa CBT và FDLR do không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các

tranh chấp, dẫn đến việc cả CBT và FDLR cùng bị thiệt hại và ảnh hưởng. CBT

chúng tôi mong muốn có sự giải quyết, hợp tác giữa hai bên trên cơ sở lợi ích hợp

pháp và bình đẳng, phù hợp với quyền lợi chính đáng mà các CBT được pháp luật

bảo hộ. Chúng tôi đề nghị Quí Ông/Bà làm rõ các vấn đề sau, cũng như có sự đối

thoại trên tinh thần xây dựng và tuân thủ qui định của pháp luật.

1. Về Chương trình Biệt thự vui vẻ :

Chúng tôi đề nghị FDLR lùi chương trình Biệt thự vui vẻ mới và giữ nguyên

chương trình BTVV cũ cho đến khi các bên thống nhất được cách thức hợp

tác cũng như giải quyết được các mẫu thuẫn hiện có nhằm hướng đến một lợi

ích chung phù hợp theo đúng qui định của pháp luật, tránh các mâu thuẫn

mang tính chất nội bộ liên tiếp xảy ; Xây dựng được một Quy chế quản lý phù

hợp được sự thống nhất của hai bên.

FDLR nên xây dựng chương trình rõ ràng: Chúng tôi ủng hộ chương trình

BTVV của FDLR để hai bên hợp tác cùng mang đến lợi ích cho mỗi bên và

2

chương trình thực sự là một sự hợp tác vui vẻ. Chúng tôi mong muốn FDLR xây

dựng được một hệ thống quản lý có tính chuyên nghiệp, đảm bảo thuận lợi cho

các CBT và khách hàng thay vì hiện nay cách triển khai, quản lý chương trình

thiếu chuyên nghiệp, mang tính áp đặt, hạn chế quyền của CBT, dùng các biện

pháp trái luật để gây áp lực cho các CBT như cắt điện, nước, không cho đăng ký

tạm trú… tạo ra một hình ảnh xấu về FDLR không chỉ đối với CBT mà còn đối

với khách đến lưu trú sử dụng Biệt thự cũng như sử dụng các dịch vụ tiện ích của

FDLR.Với chương trình này chúng tôi đề nghị:

- FDLR soạn thảo các thỏa thuận, Quy chế, qui định, các phụ lục của

chương trình BTVV theo đúng luật, công bố công khai và tổ chức

đối thoại để các CBT tham gia góp ý đi đến hoàn thiện để cùng kí

kết .

- Tập trung hoàn thiện nội qui, các biện pháp pháp xử lí với khách vi

phạm nội qui khi lưu trú tại FDLR (đây là đối tượng chính gây bất

ổn trong thời gian qua), cũng như nên có biện pháp với những CBT

gian dối trong khai báo khách đến nghỉ dưỡng và sử dụng dịch vụ

tiện ích của FDLR.

- Các chủ Biệt thự/khách đã mua vé theo chương trình BTVV với giá

180.000đ (bao gồm chi phí cho: công tác an ninh, trật tự và vệ sinh

môi trường). Trường hợp khách lưu trú vi phạm các qui định tại khu

nghỉ dưỡng thì FDLR có trách nhiệm giải quyết trực tiếp với khách

cũng như áp dụng các chế tài theo qui định của nhà nước hoặc phối

hợp với cơ quan chức năng tại địa phương. Chủ BT sẽ phối hợp với

FDLR cùng giải quyết theo đúng chức năng mà các bên sẽ cam kết

trong Qui chế

2. Về Quy chế quản lý khu biệt thự (“Quy chế”)

3

a. Giá trị pháp lý của bản “Qui chế”:

- Căn cứ theo qui định của pháp luật hiện hành như Luật đất đai, Luật

Nhà ở, Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Thông tư 38/2009/TT-BXD của

Bộ Xây dựng về Qui chế quản lý nhà Biệt thự, Qui chuẩn: QCVN

03/ 2009/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng và một số

văn bản khác, chúng tôi nhận thấy Khu biệt thự là các nhà đơn lẻ

thuộc sở hữu hợp pháp của CBT, tuân thủ các qui định quản lý của

các cấp hành chính địa phương và độc lập với FDLR mà không chịu

sự quản lý của bất kỳ qui chế nào, duy có nhà Biệt thự thuộc quản lý

của nhà nước sẽ chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản và tuân thủ

theo Qui chế được qui định tại Thông tư 38/2009/TT-BXD.

- Ngoài ra Căn cứ theo Hợp đồng mà CBT đã ký với FDLR thì Qui

chế Quản lý khu biệt thự không có giá trị pháp lý tại thời điểm Quí

khách ký Hợp đồng do không phải là văn bản đính kèm không tách

rời của Hợp đồng và chỉ được đề cập đến như một dạng văn bản sẽ

có trong tương lai. Ngoài ra một số nội dung của Qui chế Quản lý

khu biệt thự trái với các qui định của pháp luật hiện hành.

- Trường hợp, FDLR ban hành qui chế hợp tác để khai thác dịch vụ

cho thuê nhà Biệt thự và sử dụng các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng

cũng như các công trình thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư sẽ căn cứ

theo Bộ Luật dân sự và là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên..

- Như vậy chúng tôi hiểu với Cụm dân cư Biệt thự sẽ có một Nội qui

để các cư dân tuân thủ theo các qui chuẩn dân cư thông thường, việc

quản lý cư dân là sự thỏa thuận và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp

cho cư dân sinh sống và sinh hoạt như: bảo vệ, duy tu, tôn tạo các

công trình hạ tầng phục vụ cho khu biệt thự, quản lý cư dân theo

chính sách nhà nước tôn trọng quyền tự do đi lại, quyền sở hữu hợp

4

pháp về tài sản, quyền sử dụng các công trình hạ tầng công cộng,

quyền ký kết các hợp đồng dịch vụ với bên thứ 3.

b. Với qui chế quản lý khu Biệt thự, chúng tôi cho rằng FDLR đã nhầm lẫn giữa

việc quản lý khu Biệt thự như một cụm dân cư với việc quản lý khu Biệt thự

khi được đưa vào sử dụng khai thác dịch vụ nghỉ dưỡng có sử dụng các tiện

ích thuộc sở hữu riêng của FDLR. Hiện chúng tôi chưa từng ủy quyền để

FDLR khai thác biệt thự giúp chúng tôi vì vậy các Biệt thự vẫn là sở hữu

riêng của chúng tôi không ai được phép xâm phạm, hoặc thay mặt cơ quan

nhà nước có thẩm quyền để hạn chế các quyền sử dụng dịch vụ của bên thứ 3

như: điện, nước, internet, bưu chính, viễn thông…

c. Khi các CBT hợp tác cùng FDLR để khai thác dịch vụ nghỉ dưỡng và sử dụng

các dịch vụ, các công trình tiện ích của FDLR thì Qui chế này có giá trị pháp

lý trong phạm vi hợp tác khai thác dịch vụ giữa hai bên. Chúng tôi tôn trọng

quyền soạn thảo, ban hành Quy chế để quản lý khu biệt thự của chúng tôi

trong khai thác dịch vụ nghỉ dưỡng với Quý Công ty trên cơ sở tuân thủ pháp

luật và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp giữa hai bên. Trên cơ sở đó chúng tôi

có một số kiến nghị:

- Quy chế phải căn cứ vào các qui định của pháp luật và chỉ trong

phạm vi hợp tác khai thác Biệt thự với dịch vụ nghỉ dưỡng và sử

dụng các tiện ích, công trình thuộc sở hữu riêng của FDLR. Hiện

nay các dự thảo Quy chế của FDLR có nhiều nội dung chưa theo

đúng các luật hiện hành như Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây

dựng, Bộ Luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Quy chế trước khi ban hành phải được trao đối với cộng đồng cư

dân (CBT) do khu Resort là một tổ hợp nên FDLR cần hiểu quyền

lợi của hai bên có sự đan xen và các tranh chấp xảy ra không chỉ một

bên thiệt hại mà cả hai bên cùng bị thiệt hại và ảnh hưởng. FDLR

5

cần tôn trọng quyền và lợi ích của CBT theo đúng quy định của luật

pháp. FDLR nên lắng nghe ý kiến và có trao đổi trên tinh thần hợp

tác với các CBT để xây dựng một Qui chế có tính thực tế theo đúng

qui định của pháp luật đảm bảo quyền, lợi ích các bên trên cơ sở tôn

trọng và bình đẳng. Chúng tôi cho rằng chỉ khi đạt được sự thống

nhất chung thì Qui chế mới đảm bảo được sự tuân thủ của cả hai

phía tránh được các xung đột trong quá trình khai thác và quản lý

biệt thự với mục đích nghỉ dưỡng.

- Quy chế nên qui định rõ ràng quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như

các biện pháp cần phải áp dụng khi có các vi phạm xảy ra. Tránh

trường hợp các vi phạm không được qui định trong qui chế, khi xảy

ra sẽ không có cơ sở áp dụng dẫn đến FDLR đưa ra cách xử lý

không có căn cứ, hoặc xử lý mang tính áp đặt không tôn trọng quyền

của các CBT.

- Quy chế phải có tính ổn định, việc thay đổi sẽ tác động đến quyền và

lợi ích của các bên liên quan. Vì vậy khi có vấn đề cần bổ sung, sửa

đổi nên có trao đổi với các CBT trước khi ban hành.

3. Về vấn đề cấp sổ đỏ cho các chủ biệt thự:

Chúng tôi đã nhận được thư trả lời của quí công ty về vấn đề này, tuy nhiên

chúng tôi chưa thấy thỏa mãn , chúng tôi đưa ra các ý kiến sau :

a. Với các chủ biệt thự đã hoàn tất việc đóng tiền, làm xong các thủ tục kê

khai... đề nghị FDLR trả lời chính xác bao giờ thì có sổ đỏ.

b. Với các chủ biệt thự khác thì khi nào sẽ được làm các thủ tục, đóng

tiền... để hoàn tất việc làm sổ đỏ, thời điểm để nhận sổ đỏ chính xác là

khi nào. Đề nghị FDLR trả lời rõ.

c. Theo qui định của pháp luật hiện hành, các CBT được quyền tự đi làm

sổ đỏ nếu FDLR không đảm bảo được qui trình này, đề nghị FDLR cung

6

cấp các giấy giờ pháp lý của Dự án theo đúng qui định của pháp luật,

chúng tôi sẽ tự liên hệ với Sở TNMT và Sở Xây dựng Vĩnh Phúc để cấp

Giấy CNQSDĐ gắn với tài sản cho mình.

d. Trường hợp FDLR không có câu trả lời rõ ràng, chúng tôi sẽ đề nghị Sở

TNMT và Sở Xây dựng can thiệp giải quyết việc cấp Giấy CNQSDĐ

theo đúng qui định của pháp luât.

4. Về quyền kinh doanh của các chủ biệt thự:

Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất

động sản, Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành đều cho phép người sở

hữu nhà được kinh doanh cho thuê nhà nếu đáp ứng được các điều kiện theo qui

định của luật (như an ninh, phòng cháy chữa cháy...). Nếu các CBT sử dụng đúng

Biệt thự thuộc quyền sở hữu của mình cũng như phần hệ thống hạ tầng phục vụ khu

cư dân Biệt thự là quyền hợp pháp theo các văn bản pháp luật đã qui định. Vậy căn

cứ vào đâu FDLR ra qui định cấm các chủ biệt thự không được kinh doanh cho thuê

nhà nếu không được phép của FDLR. FDLR chỉ được quyền quản lý và hạn chế

quyền sử dụng với các phần công trình, các tiện ích thuộc sở hữu riêng của mình.

Trường hợp khi CBT hoặc khách của CBT sử dụng các công trình, tiện ích của

FDLR mà không trả phí thì FDLR có quyền tự mình bắt buộc các bên vi phạm thực

hiện các qui chế mà mình xây dựng nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của

chính FDLR.

Chúng tôi kiến nghị:

FDLR cần phân biệt rõ quyền của mình đối với khu Biệt thự theo hai nội dung:

a. Khu biệt thự với tính chất là khu cư dân, CBT có toàn quyền sở hữu, định

đoạt về tài sản của mình gắn liền các quyền tự do đi lại, tự do sinh sống, tự do

sử dụng hệ thống hạ tầng phục vụ khu dân cư và các quyền khác được pháp

luật qui định. Khu dân cư sẽ thực hiện theo một Nội qui riêng.

7

b. Khu Biệt thự với tính chất hợp tác cùng với FDLR để khai thác dịch vụ

nghỉ dưỡng cũng như sử dụng các công trình, tiện ích thuộc sở hữu riêng

của FDLR.

Việc xây dựng qui chế cần tuân thủ hai nội dung trên, và qui chế chỉ có giá trị

pháp lý với nội dung thứ hai dựa trên quyền tự nguyện, bình đẳng giữa các bên.

5. Về Qui hoạch, xây dựng khu du lịch FDLR:

Trong suốt quá trình từ khi mua biệt thự cho đến lúc nhận bàn giao, hoàn thiện

và sử dụng biệt thự, chúng tôi đã chứng kiến nhiều thay đổi về xây dựng, qui

hoạch cảnh quan, công trình, khu vực tiện ích…, nhưng chưa được biết bản

Quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chúng tôi kiến nghị:

a. Quý Công ty thực hiện công khai bản vẽ qui hoạch chi tiết theo tinh thần của

Luật Qui hoạch, Luật Xây dựng để cư dân chúng tôi yên tâm và thực hiện

quyền giám sát của mình theo luật.

b. Công bố công khai quyết định chấp thuận đầu tư dự án cùng hồ sơ liên quan

để cư dân được biết. xác định rõ: việc đảm bảo hạ tầng (giao thông viễn thông,

điện, nước, cũng như các dịch vụ cung ứng khác... mà FDLR đã thực hiện để

các chủ biệt thự biết FLDR đã thực hiện như thế nào, trách nhiệm, nghĩa vụ và

quyền lợi của FDLR (nhà đầu tư cấp 1) và các chủ biệt (nhà đầu tư cấp 2) được

phân minh, và đã phù hợp với luật pháp chưa (ví dụ: Luật Đầu tư và quản lí đô

thị 2009) .

c. Trong quá trình thi công các hạng mục tiếp theo, FDLR nên thông báo cho các

CBT biết cũng như đảm bảo về vệ sinh môi trường, an ninh, tiếng ồn. Không

ảnh hưởng đến các Biệt thự đã đưa vào khai thác và sử dụng.

6. Các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ bên thứ 3

Tại Điều 4 Mục 4.2.2 của Hợp đồng nêu: Chi phí kết nối lắp đặt các thiết bị để

cung cấp các dịch vụ cho biệt thự trong phạm vi khuôn viên thửa đất và biệt thự

gồm: dịch vụ cung cấp gas, dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình cáp và các

8

dịch vụ khác mà bên A (CBT) sử dụng riêng cho biệt thự và thửa đất. Các chi phí

này (nếu có) do bên A trực tiếp trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ.

Trong Hợp đồng không có điều khoản nào yêu cầu các chủ biệt thự phải bắt

buộc sử dụng các dịch vụ điện, nước, gas, viễn thông, truyền hình cáp và các dịch vụ

khác từ chủ Dự án. Tuy Điều 9 Khoản 9.3 và 9.4 có đề cập nhưng nội dung này

không rõ ràng và nằm trong Điều 9 là phần: “Hạ tầng kỹ thuật và công trình tiện

ích”. Trong khi “Hạ tầng kỹ thuật và công trình tiện ích” được định nghĩa tại Điều 1

phần Thuật ngữ và Diễn giải (xem trong Hợp đồng) là các công trình và hạng mà

bên B phải thực hiện theo qui hoạch. Như vậy giữa nội dung Khoản 9.3 và 9.4 có sự

không thống nhất và mâu thuẫn với Điều 1.

Tuy nhiên tại Điều 11 Mục 11.10 của Hợp đồng nêu: Bên A cam kết tuân thủ

việc bên B được quyền ngừng hoặc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ ngừng cung

cấp điện, nước, ga và các dịch vụ khác nếu bên A vi phạm nghiêm trọng Quy chế

quản lý khu Biệt thự.

Nhận thấy, tại Hợp đồng có nhiều Điều, Khoản, Mục chưa rõ ràng về vấn đề

sử dụng các dịch vụ của bên thứ 3 như: Điện, nước, truyền hình cáp, gas, dịch vụ

bưu chính viễn thông, và các dịch vụ khác.

Bộ Luật dân sự có qui định:

Điều 10. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi

ích hợp pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi

ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 11. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của

Bộ luật này và quy định khác của pháp luật.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

9

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây (trích):

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp

luật, không trái đạo đức xã hội;

Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo

đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo

đức xã hội thì vô hiệu.

Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Với các điều luật viện dẫn được qui định trong Bộ Luật dân sự cho thấy, các

điều khoản trong Hợp đồng giữa bên A và bên B mặc dù các bên đã ký kết (Điều

khoản về cắt điện, nước), trường hợp các điều khoản này vi phạm pháp luật thì mặc

nhiên bị vô hiệu và các bên có quyền yêu cầu bên kia sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được có thể đưa ra Tòa án có thẩm quyền để

phân xử.

Với nội dung tại Điều 11.10 cho thấy việc bên A ký hợp đồng điện nước với

một bên thứ 3 là một hợp đồng độc lập, các điều khoản sẽ căn cứ vào Hợp đồng này

để thực hiện mà không phụ thuộc các bên không cam kết trong hợp đồng. Tại Hợp

đồng điện nước không có điều khoản nào tham chiếu đến Hợp đồng mua bán Biệt

thự và thửa đất gắn liền để yêu cầu các điều kiện đính kèm, cũng như Hợp đồng điện

nước không phải là hợp đồng phụ của Hợp đồng mua bán Biệt thự và thửa đất gắn

liền vì vậy đây là hai Hợp đồng độc lập, tách biệt. Như vậy bên A vi phạm nghĩa vụ

thực hiện của Hợp đồng nào sẽ thực hiện theo Hợp đồng đó. Trường hợp bên thứ 3

10

tự ý cắt dịch vụ điện, nước không được qui định trong Hợp đồng điện nước đã ký là

vi phạm các nghĩa vụ tại hợp đồng.

Hơn nữa hiện nay các bên chưa xác nhận tính pháp lý của Qui chế quản lý khu

biệt thự thì khó có thể nói thế nào là vi phạm, ngoài ra qui định hành vi ‘vi phạm

nghiêm trọng Qui chế quản lý khu biệt thự” là hành vi nào? Thế nào là nghiêm

trọng? chưa được làm rõ.

Trường hợp bên A vi phạm các nghĩa vụ trong Hợp đồng mua bán Biệt thự và

thửa đất gắn liền (nếu có) được pháp luật qui định thì các chế tài xử phạt bên A cũng

chỉ nằm trong phạm vi đối tượng của Hợp đồng và không liên quan đến quyền nghĩa

vụ của một hợp đồng khác (quyền sử dụng điện, nước).

Các bên có nghĩa vụ tuân thủ theo đúng Luật Điện lực 2014 và Thông tư

16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương qui định về giá bán điện;

Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp

và tiêu thụ nước sạch

Ngoài ra Bộ luật hình sự năm 2015 có qui định:

Theo điều 199 Bộ luật hình sự 2015 (tội Vi phạm các quy định về cung ứng điện) có

qui định: Người nào cắt điện không có căn cứ, không thông báo theo quy định; từ

chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do

chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam

giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Với các thông tin cung cấp trên, chủ Dự án không được phép cắt điện của chủ

Biệt thự ngoại trừ việc chủ Biệt thự vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ theo

như Hợp đồng đã cam kết.

Các CBT yêu cầu FDLR không được phép cắt điện dựa trên việc cho rằng các

CBT vi phạm Qui chế với nghĩa vụ của một hợp đồng khác, việc cắt điện là trái pháp

luật. Trường hợp FDLR vẫn tiếp tục cắt điện/ hoặc không cấp lại điện cho các CBT

thì các CBT sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra giải quyết. Cụ thể:

11

trường hợp cắt điện nước của nhà bà Huyền (E9, E10) ngày 24,25/6 hiện vẫn chưa

được khôi phục, ngoài ra có một số trường hợp khác đã từng xảy ra.

7. Đề nghị cuối cùng:

Chúng tôi đăng kí lịch làm việc với lãnh đạo FDLR trong vòng 3 ngày

và đề nghị FDLR gửi cho chúng tôi ý kiến giải quyết bằng văn bản về các nội

dung trên.

Trường hợp FDLR không sắp xếp lịch làm việc và hai bên vẫn giữ

nguyên quan điểm về các tranh chấp, chúng tôi sẽ gửi đơn ngay đến các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Chúng tôi hy vọng quý Công ty với thiện chí của mình sẽ có buổi làm

việc với tư cách như các đối tác để cùng nhau tìm ra hướng giải quyết trên

tinh thần xây dựng để lập một Qui chế, qui tắc phù hợp, đảm bảo quyền lợi

ích hợp pháp của mỗi bên. Cùng nhau khai thác kinh doanh dịch vụ nghỉ

dưỡng, nâng cao chất lượng và hình ảnh của FDLR với khách hàng, xứng

đáng là một khu nghĩ dưỡng 5 sao độc đáo đẹp nhất và tốt nhất miền Bắc.

Mọi vấn đề phát sinh giữa CBT và FDLR, chúng tôi đã ủy quyền cho

Luật sư để giải quyết, đề nghị FDLR làm việc với luật sư của chúng tôi:

Bà Vũ Thị Kiều Anh – Luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 04.62672777 hoặc 0918510174.

Mọi thư từ gửi về: Tầng 4, tòa nhà số 25 Vạn Bảo, Ba Đình, Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn./.

Các Chủ Biệt thự cùng ký tên (bản đính kèm).

12