cÁc gi m Êu chi ĐẠi hỌc ĐÀ nẴng thÀnh ĐẠi hỌc … · người về hưu lớn...

17
92 Chương 5 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG THÀNH ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU NĂM 2020 5.1. Giới thiệu Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thống xếp hạng các trường Đại học. Hệ thống xếp hạng của Đại học Giao thông ThượngHải (SJTU) và hệ thống xếp hạng của phụ trương Báo Times (THES) được các trường Đại học quan tâm nhiều nhất. Dù theo hthống xếp hạng nào đinữa thì thành quả nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên (kcả cựu sinh viên) của nhà trường cũng là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định đẳng cấp của nó trên bảng xếp hạng các trường đại học thế giới. Các trường Đại học Việt Nam nói chung hiện nay còn yếu về nghiên cứu khoa học và đó là nguyên nhân cơ bản giải thích vì sao hiện nay chưa có trường đại học nàocủa ta lọt vào danh sách các trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới và khu vực. Tuy hiện nay chưa có hệ thống xếp hạng các đại học nào có được sự đồng thuận của tất cả mọi người nhưng các quốc gia đều có chung khát vọng là có một số trường của quc gia mình được lọt vào top các trường được xếp hạng cao theo SJTU hay THES. Đó là bước phấn đấu hết sức cam go của các trường đại học cũng như của các chính phủ. Ước mơđósẽ không bao giờ đạt được nếu chúng ta không có những đại học nghiên cứu thực sự. Điểm yếu của các trường Đại học nước ta hiện nay không phải là không có cán blàm nghiên cứu khoa học mà do không có điều kiện để họ nghiên cứu. Xử lý bất cập này việc đầu tiên nên làm là giảm tải cho cán bộ giảng dạy đi đôi với nâng cao đời sống của giảng viên. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường quá cao khiến giảng viên không còn thời gian làm công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên nếu giảm tải mà không đi kèm theo việc nâng cao đời sống của giảng viên thì họ cũng phải đi làm thêm, dạy thêm các trườngtư thục để có thêm thu nhập. Bài toán thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở các trường đại học vìvậy vẫn không có lời giải. Việc thứ hai làtăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học theo chiều sâu đồng bộ với đào tạo các nhà nghiên cứu. Có thiết bị hiện đại mà không có đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ gây lãng phí lớn cho đầu tư.

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

92

Chương 5

CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU NĂM 2020

5.1. Giới thiệu

Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ thống xếp hạng các trường Đại học. Hệ thống

xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải (SJTU) và hệ thống xếp hạng của phụ

trương Báo Times (THES) được các trường Đại học quan tâm nhiều nhất. Dù theo hệ

thống xếp hạng nào đi nữa thì thành quả nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên (kể

cả cựu sinh viên) của nhà trường cũng là tiêu chí quan trọng nhất để quyết định đẳng cấp

của nó trên bảng xếp hạng các trường đại học thế giới. Các trường Đại học Việt Nam nói

chung hiện nay còn yếu về nghiên cứu khoa học và đó là nguyên nhân cơ bản giải thích

vì sao hiện nay chưa có trường đại học nào của ta lọt vào danh sách các trường đại học có

thứ hạng cao trên thế giới và khu vực.

Tuy hiện nay chưa có hệ thống xếp hạng các đại học nào có được sự đồng thuận

của tất cả mọi người nhưng các quốc gia đều có chung khát vọng là có một số trường của

quốc gia mình được lọt vào top các trường được xếp hạng cao theo SJTU hay THES. Đó

là bước phấn đấu hết sức cam go của các trường đại học cũng như của các chính phủ.

Ước mơ đó sẽ không bao giờ đạt được nếu chúng ta không có những đại học

nghiên cứu thực sự.

Điểm yếu của các trường Đại học nước ta hiện nay không phải là không có cán bộ

làm nghiên cứu khoa học mà do không có điều kiện để họ nghiên cứu. Xử lý bất cập này

việc đầu tiên nên làm là giảm tải cho cán bộ giảng dạy đi đôi với nâng cao đời sống của

giảng viên. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên ở các trường quá cao khiến giảng viên không còn

thời gian làm công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên nếu giảm tải mà không đi kèm

theo việc nâng cao đời sống của giảng viên thì họ cũng phải đi làm thêm, dạy thêm các

trường tư thục để có thêm thu nhập. Bài toán thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở các trường

đại học vì vậy vẫn không có lời giải. Việc thứ hai là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất

phục vụ nghiên cứu khoa học theo chiều sâu đồng bộ với đào tạo các nhà nghiên cứu. Có

thiết bị hiện đại mà không có đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp sẽ gây lãng phí

lớn cho đầu tư.

Page 2: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

93

Đầu tư để xử lý những vấn đề cơ bản trên đây rất tốn kém và trong tình hình kinh

tế hiện nay chúng ta không thể tiến hành đồng loạt ở tất cả các trường đại học. Vì vậy

trước mắt chúng ta cần thiết tổ chức một số trường đại học nghiên cứu mô hình mới với

cơ chế hoạt động đặc biệt. Nhà nước tập trung đầu tư các trường đại học nghiên cứu này

để chúng nhanh chóng phát triển trở thành đầu tàu cho hệ thống giáo dục đại học Việt

Nam. Các trường đại học này được tổ chức, đầu tư theo chuẩn quốc tế. Chương trình

giảng dạy, đội ngũ giảng viên cũng theo chuẩn quốc tế ngay từ lúc bắt đầu đào tạo. Suất

đầu tư trên đầu sinh viên, chi phí cho hoạt động của trường cũng sẽ cao hơn rất nhiều mà

nếu chúng ta cứ dựa trên chuẩn đầu tư hiện nay thì không thể nào làm được.

Nói như vậy có nghĩa là chúng ta chấp nhận có sự phân tầng Đại học, chấp nhận

sự đầu tư không đồng đều giữa các trường đại học hiện nay. Các trường đại học mô hình

mới được đầu tư mạnh, có cơ chế tự chủ cao sẽ phát triển theo hướng nghiên cứu, đào tạo

đội ngũ cán bộ trình độ và chất lượng cao theo chuẩn quốc tế. Các trường đại học khác

tiếp tục đảm đương việc đào tạo đội ngũ nhân lực đại trà. Khi một trường nào đó hay một

số ngành của một trường nào đó đủ mạnh thì có thể được hưởng qui chế đặc biệt và được

đầu tư như mô hình đại học nghiên cứu. Hệ thống giáo dục đại học của chúng ta sẽ dịch

chuyển dần theo hướng đại học nghiên cứu để có thể gia nhập vào hệ thống xếp hạng thế

giới.

Chúng ta cũng cần đặc biệt quan tâm là việc xếp hạng các đại học thế giới dựa vào

thành công của cựu sinh viên trong hoạt động nghề nghiệp và trong nghiên cứu khoa học.

Vì vậy số lượng sinh viên lớn, đặc biệt là học viên sau đại học, và đa dạng ngành nghề là

lợi thế mạnh trong xếp hạng.

Cái khó là tập cho cán bộ của trường có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Một

thầy giáo dạy Đại học ở nước ngoài ngoài giờ dạy ở lớp, họ làm công tác nghiên cứu

khoa học, không có việc gì khác. Phòng thí nghiệm gắn liền với cuộc sống của họ. Phòng

thí nghiệm đôi lúc không có gì to tát, chỉ là một góc phòng nhỏ ở đó họ lắp đặt những vật

dụng nghiên cứu. Họ quên đi tất cả những cám dỗ đời thường để ngày đêm suy nghĩ, đeo

đuổi vấn đề khoa học mà họ quan tâm. Nhà nước đầu tư cho họ những điều kiện cần thiết

để họ thực hiện nghiên cứu. Họ có nhóm nghiên cứu gồm những đồng nghiệp, nghiên

cứu sinh. Nhà nước đảm bảo cho họ một mức lương tương đương với thu nhập mà họ có

được nếu làm ở những đơn vị khác ngoài trường đại học. Chừng ấy điều kiện đủ để biến

các thầy giáo dạy đại học trở thành những nhà nghiên cứu giỏi.

Những điều kiện để tạo niềm đam mê nghiên cứu khoa học của giảng viên như

vậy, trước mắt nước ta chưa có thể thực hiện đại trà nhưng đối với một số trường Đại học

nghiên cứu theo mô hình mới điều đó hoàn toàn khả thi.

Khi đưa ra diễn đàn về việc xây dựng một số trường đại học tiêu chuẩn quốc tế để

phát triển thành đại học đẳng cấp quốc tế trong tương lai ắt hẳn chúng ta sẽ nhận được rất

Page 3: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

94

nhiều ý kiến khác nhau của người dân cũng như của những người làm công tác quản lý

nhà nước. Ý kiến người dân sẽ xoay quanh vấn đề sự công bằng trong giáo dục, tại sao

các trường này lại được ưu tiên đầu tư, tại sao những người làm công tác giảng dạy ở đây

lại hưởng lương cao hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp ở các trường khác… Ý kiến

của những người quản lý nhà nước sẽ liên quan đến cơ chế tài chính, tổ chức nhân sự, qui

chế tuyển sinh, đào tạo… Nếu chúng ta cứ bận tâm mãi đến những vấn đề này thì giáo

dục đại học của ta rất khó tạo ra được sự bức phá và mục tiêu để có những trường lọt vào

bảng xếp hạng 500, 200… trên thế giới vẫn còn rất xa vời.

Hiện nay Chính phủ đã có chủ trương xây dựng 4 trường Đại học nghiên cứu theo

mô hình mới. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn để tạo ra bước khởi đầu quan

trọng cho cho đại học Việt Nam bước chân vào làng đại học đẳng cấp quốc tế. Đại học

Đà Nẵng được Chính phủ lựa chọn là một trong 4 nơi xây dựng trường đại học mô hình

mới này. Trường Đại học mô hình mới sẽ là trường Đại học nghiên cứu làm đầu tàu giúp

Đại học Đà Nẵng thực hiện thành công kế hoạch chiến lược của mình.

5.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược

1. Nâng cao số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Nhanh chóng bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quản lý các cấp có tư duy chiến

lược và nhạy bén với sự phát triển của thời kỳ mới. Trong qui hoạch cán bộ cần tìm kiếm,

phát hiện những nhân tố mới, đó là những người có lòng nhiệt huyết, có tầm nhìn. Chúng

ta cần nhanh chóng đưa những cán bộ trẻ khoảng 30-40 tuổi vào hàng ngũ lãnh đạo các

khoa, trường cùng với những cán bộ giàu kinh nghiệm để sự nghiệp đổi mới của chúng ta

được liên tục.

Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo tỉ lệ sinh viên chính qui/giáo viên

là 20 năm 2015. Tỉ lệ này hiện nay của chúng ta là 25. Từ nay đến 2015, chúng cần bổ

sung thêm 500 cán bộ giảng dạy trẻ, một mặt để thay thế cán bộ lớn tuổi đã nghỉ hưu và

mặt khác tăng cường thêm số lượng giảng viên để rút giảm tỉ lệ sinh viên/giảng viên hiện

có. Tốc độ tăng số lượng giảng viên như vậy khoảng 100 giảng viên mới/năm. Đây quả là

một thử thách rất lớn đối với công tác cán bộ.

Hình 5.1 giới thiệu tổng số cán bộ về hưu trong toàn Đại học Đà Nẵng từ năm

2005 đến năm 2015. Trong giai đoạn 10 năm, số lượng cán bộ về hưu của toàn Đại học

Đà Nẵng khoảng 30 người/năm. Số lượng về hưu cao nhất là 68 người vào năm 2014. Số

lượng cán bộ về hưu của từng trường được trình bày trên hình 5.2. Theo đó số lượng

người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học Bách Khoa và Đại học Sư Phạm (hình

5.2). Nếu tính bình quân thời gian đào tạo một cán bộ từ lúc nhận về trường đến khi có

thể đứng bục giảng và làm nghiên cứu khoa học là 8 năm (2 năm tập sự, chuẩn bị ngoại

ngữ; 2 năm cao học; 1 năm chuẩn bị đề tài, tìm học bổng nghiên cứu sinh; 3 năm làm

Page 4: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

95

luận án tiến sĩ) thì số cán bộ nhận về năm 2009 đến năm 2017 mới thực sự phát huy tác

dụng.

Như trên đã trình bày, để đạt chuẩn Đại học nghiên cứu năm 2020, mỗi năm Đại

học Đà Nẵng phải bổ sung thêm khoảng 100. Nếu kể trung bình mỗi năm có 30 cán bộ về

hưu thì mỗi năm chúng ta cần tuyển thêm ít nhất 130 cán bộ giảng dạy nữa. Trong năm

2008, chúng ta đã tuyển thêm tổng công 117 cán bộ giảng dạy (hình 5.3). Cũng trong

năm 2008, chúng ta đã gửi đi đào tạo sau đại học 43 cán bộ trong và 65 cán bộ ở nước

ngoài, tổng cộng 108 người.

Trong những năm tới nếu chúng ta tăng cường thêm 30% số lượng cán bộ tuyển

mới và gửi đi đào tạo so với tốc độ hiện nay thì chúng ta có thể đạt được chỉ tiêu về đội

ngũ cán bộ đảm bảo cho việc phát triển đại học nghiên cứu.

23 22

15

26

46

42

33

43

33

68

41

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Hình 5.1: Tổng số cán bộ nghỉ hưu trong toàn Đại học Đà Nẵng theo năm

2. Củng cố chất lượng đội ngũ

Việc tăng cường số lượng cán bộ không quan trọng bằng việc nâng cao chất lượng

đội ngũ giảng viên. Trên thực tế phần lớn giảng viên trẻ ở lại trường đều là sinh viên giỏi

của các khoa được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Về năng lực, các giảng viên này đảm

bảo trình độ chuyên môn tuy nhiên do là cựu sinh viên của trường nên nếp suy nghĩ, kiến

thức chuyên môn, phương pháp học tập, nghiên cứu không được cập nhật. Vì vậy những

cán bộ mới này sau khi được tiếp nhận cần được gửi đi đào tạo ở nước ngoài ở bậc sau

đại học. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có chủ trương này, kết quả là số lượng

cán bộ trẻ đi học tập nước ngoài bằng các nguồn tài chính khác nhau đã tăng đột biến. Để

tăng hiệu quả đào tạo cán bộ trẻ kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển theo hướng đại học

nghiên cứu trong những năm tiếp theo chúng ta thực hiện các chủ trương sau:

Page 5: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

96

9

8

5

10

13

6

3

8

10

21

14

2 2

3 3

7

5

4

7

4 4

3

6 6

3

6

16

22

16

20

14

17

12

0 0 0

2

3

2

3

1

0

8

3

4 4

2

1

3

4

3

1

0

8

3

2 2 2

4 4

3

4

6

5

10

6

0

5

10

15

20

25

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trường ĐHBK

Trường ĐHKT

Trường ĐHSP

Trường ĐHNN

Trường CĐCN

Cơ quan ĐHĐN

Hình 5.2: Tổng số cán bộ nghỉ hưu từng Trường theo năm

Hình 5.3: Số cán bộ tuyển mới của Đại học Đà Nẵng

11

32

19

60

81

117

9 10

40

30

2320

0

20

40

60

80

100

120

140

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Năm

Số

ợn

g c

án

bộ

tu

yển

mớ

i CBGD

CBPV

Page 6: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

97

Hình 5.4: Thống kê tình hình đào tạo cán bộ

- Đào tạo theo nhóm: Nên gửi tập trung một nhóm nhỏ cán bộ đến từng

phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài để được đào tạo một

hướng chuyên sâu. Công tác hợp tác quốc tế vì vậy cần đi trước để làm

công tác chuẩn bị, tiến hành ký kết các hợp đồng cụ thể nhằm lên kế hoạch

gửi thường xuyên cán bộ đến phòng thí nghiệm xác định theo một hướng

khoa học định trước

- Bồi dưỡng ngoại ngữ một cách bài bản cho cán bộ trẻ mới ở lại trường.

Trong năm đầu tiên ở lại trường, cán bộ trẻ ngoài việc làm quen với công

tác chuyên môn, cần tập trung học ngoại ngữ sao cho năm thứ hai, cán bộ

này có thể dự tuyển các chương trình đào tạo cán bộ ở nước ngoài hoặc

đăng ký xin các học bổng quốc tế.

- Đa dạng hoá các điểm đến học tập của cán bộ trẻ. Việc tiếp nhận các nền

văn hoá đa dạng cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học, giảng dạy

của các nước khác nhau rất cần thiết để phát triển nhà trường. Vì vậy cần

khuyến khích cán bộ trẻ đi học tập ở nhiều nước và vùng lãnh thổ khác

nhau. Những nước có nền giáo dục tiên tiến đang có xu hướng phát triển

tiếp nhận sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài ở khu vực Bắc Á (Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) hay các nước châu Âu có nền giáo dục được

chính phủ bao cấp (Pháp, Đức...) là những điểm đến thuận lợi mà chúng ta

cần đặc biệt quan tâm khai thác.

48

13

9

44

7

1

9

42

1113

4

35

8

1

34

31

1312

5

1

17

20

3

0

10

20

30

40

50

60

Thạc sĩ Tiến sĩ Thực tập Thạc sĩ Tiến sĩ Thực tập

2006

2007

2008

août-09

Đào tạo trong nước Đào tạo ở nước ngoài

Page 7: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

98

- Tiếp tục thực hiện chủ trương “Cán bộ trẻ phải được đào tạo sau đại học ở

nước ngoài”. Trong những năm gần đây với chủ trương cứng rắn yêu cầu

cán bộ giảng dạy trẻ phải đi học sau đại học ở nước ngoài chúng ta đã đạt

được thành công đáng kể về đào tạo cán bộ và đổi mới phuơng pháp giảng

dạy, nghiên cứu cũng như cập nhật chương trình. Các cán bộ trẻ sau khi đi

học ở nước ngoài về đã tạo ra những hướng nghiên cứu mới, thiết lập được

các mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp quốc tế, tạo nên những chuyển

biến tích cực trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trong những năm tới đây, Đại học Đà Nẵng tiếp tục duy trì chủ trương này. Với

kinh nghiệm đã tích lũy được, nhà trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác gửi cán bộ ra

nước ngoài đào tạo tập trung theo các nhóm để phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn trong quá

trình xây dựng Đại học Đà Nẵng thành đại học nghiên cứu.

Kế hoạch công tác của một cán bộ trẻ ở lại trường của Đại học Đà Nẵng theo 2

phương án sau:

+ Phương án 1:

Năm đầu tiên: ¾ thời gian học ngoại ngữ, ¼ thời tập sự chuyên môn

Năm thứ hai: ½ thời gian tập trung học ngoại ngữ, ½ thời gian chuẩn bị đề

cương nghiên cứu, tìm kiếm các nguồn học bổng

Năm thứ ba: đi học nước ngoài

+ Phương án 2:

Hai năm đầu tiên: học chương trình cao học trong nước, chuẩn bị ngoại

ngữ, tìm kiếm học bổng

Năm thứ ba: Đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài

Cả hai phương án trên những cán bộ trẻ sau 3 năm không đi được nước ngoài thì

khuyến khích chuyển công tác khác. Những trường hợp đặc biệt được xem xét cho học

trong nước nhưng để làm cán bộ giảng dạy thực hành.

Các nguồn học bổng:

Học bổng của Chính phủ thông qua đề án 322

Kinh phí dành cho đào tạo của các dự án tăng cường năng lực đào tạo và

nghiên cứu khoa học

Học bổng của các chương trình hợp tác song phương

Học bổng của các chính phủ nước ngoài

Học bổng cạnh tranh tìm trên mạng

Page 8: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

99

Để tiếp cận với các nguồn học bổng trên, ngoài trình độ chuyên môn, kết quả học

tập tốt của ứng viên, trình độ ngoại ngữ mang tính chất quyết định. Vì vậy trong tuyển

chọn cán bộ mới cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này.

3. Phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị nghiên cứu khoa học

Cơ sở vật chất hiện nay của Đại học Đà Nẵng chỉ đáp ứng được 10% tiêu chuẩn

cần thiết để đào tạo đại học chính qui. Vì vậy để đạt được yêu cầu phát triển thành đại

học nghiên cứu, chúng ta cần nhanh chóng mở rộng cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ trọng tâm

của giai đoạn 2010-2015 là:

- Hoàn tất các hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đã được phê

duyệt cho giai đoạn 2 và giai đoạn 3 Làng Đại học Đà Nẵng ở Hoà Quý-

Điện Ngọc

- Tiến hành xây dựng các công trình đã được phê duyệt cho phân hiệu Đại

học Đà Nẵng tại Kontum

- Qui hoạch mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất trên không gian mở rộng của

Trường Đại học Bách Khoa

- Xây dựng Trường Đại học Nghiên cứu trong Khu công nghệ cao Đà Nẵng

- Xây dựng Khoa Y-Dược trên diện tích đất 5ha đã được Thành phố duyệt

cấp

- Nâng cấp các cơ sở hiện có của các trường Đại học Kinh tế, Đại học Sư

Phạm, Trường Cao Đẳng Công Nghệ.

Phấn đấu đến năm 2015, diện tích mặt bằng sử dụng cho đào tạo ở Đại học Đà

Nẵng tính trên đầu sinh viên tăng gấp 3 lần so với hiện nay

Trên cơ sở kinh nghiệm của các nhóm giảng dạy-nghiên cứu đã thành lập, trong

những năm tiếp theo, việc trang bị cơ sở vật chất của Đại học Đà Nẵng thực hiện theo

hướng đầu tư đồng bộ cả lực lượng cán bộ và trang thiết bị. Thực tế trong những năm qua

cho thấy có rất nhiều phòng thí nghiệm được đầu tư chiều sâu nhưng hiệu quả khai thác

chưa được như mong đợi. Lý do đơn giản là thiếu đội ngũ chuyên môn để khai thác.

4. Giải pháp tổ chức

- Bổ nhiệm các trường thành viên một Phó hiệu trưởng chuyên phụ trách công

tác nghiên cứu khoa học

- Bổ nhiệm mỗi khoa một Phó chủ nhiệm khoa phụ trách công tác nghiên cứu

khoa học

- Tách Ban Khoa học và Quản lý Đào tạo sau đại học hiện nay thành hai đơn vị:

+ Ban Khoa học, chuyển giao công nghệ và quan hệ doanh nghiệp

Page 9: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

100

Nhiệm vụ của Ban là tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển khoa học công

nghệ, quản lý đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp, phụ trách công tác đăng ký

bản quyền sở hữu trí tuệ đồng thời thiết lập quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, địa

phương, đơn vị sản xuất kinh doanh để tìm kiếm các cơ hội hợp tác chuyển giao công

nghệ

+ Trường Sau đại học (Post Graduate School)

Trường Sau đại học làm chức năng tổ chức đào tạo, quản lý học viên sau đại học

một cách thống nhất trong toàn Đại học Đà Nẵng. Đây là đơn vị chuyên trách làm nhiệm

vụ phát triển đào tạo sau đại học, với mục tiêu gia tăng số lượng học viên sau đại học

bằng số luợng sinh viên Đại học ở những ngành có đào tạo.

Ở các trường thành viên các nhóm nhiên cứu là tế bào của Khoa. Tất cả cán bộ

giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và học viên sau đại học của khoa gắn liền với một nhóm

nghiên cứu. Các kỹ thuật viên của Khoa làm nhiệm vụ phục vụ nghiên cứu, giảng dạy ở

các nhóm nghiên cứu. Không có một cá nhân nào của Khoa đứng ra ngoài các nhóm

nghiên cứu.

Trưởng khoa có bộ phận hành chính giúp việc điều phối công tác giảng dạy nghiên

cứu của Khoa.

Hình 5.5: Tổ chức các bộ phận của Khoa

Cách tổ chức lại các Khoa ở các trường thành viên trong thời gian tới được trình

bày trên hình 5.5. Theo sơ đồ tổ chức này, cơ sở vật chất của các khoa được xây dựng

thống nhất theo từng cụm gồm khu làm việc của ban chủ nhiệm khoa và bộ phận hành

chính, phòng làm việc của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, bàn làm việc của các học viên

cao học, xưởng giảng dạy thực hành, phòng thí nghiệm của các nhóm nghiên cứu. Các

giảng đường dạy lý thuyết sử dụng chung cơ sở vật chất của trường cũng như của Đại

học Đà Nẵng.

Lãnh đạo Khoa

Cán bộ quản lý hànhchính khoa

Kỹ thuật viên khoa

Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Nghiên cứu sinh, học viên cao học

Nhóm nghiêncứu 1

Nhóm nghiêncứu 2

Nhóm nghiêncứu n

Page 10: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

101

Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các Phó Giáo Sư của Đại học Đà Nẵng có “góc

nghiên cứu” và không gian làm việc phù hợp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo

của mình.

Thực hiện mô hình trên là bước cơ bản để chuyển hướng Đại học Đà Nẵng sang

Đại học nghiên cứu.

5. Thực hiện qui chế: nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng

viên

Do khối lượng giờ giảng quá lớn nên thời gian qua công tác nghiên cứu khoa học

của giảng viên chưa được qui định đúng mức. Vì vậy thành quả nghiên cứu khoa học

trong toàn trường chưa xứng tầm với một đại học trọng điểm. Những thành quả nghiên

cứu khoa học mà nhà trường đã đạt được trong giai đoạn 1994-2009 như sau:

Stt Công trình khoa học Số lượng Trọng số Côngtrình qui

dẫn

1 Đề tài độc lập cấp Nhà nước 0 20 0

2 Đề tài nghiên cứu cơ bản cấp Nhà Nước 25 6 150

3 Đề tài trọng điểm cấp Bộ 48 8 384

4 Đề tài cấp Bộ 536 5 2680

5 Đề tài cấp Tỉnh, Thành phố 33 5 165

6 Đề tài cấp cơ sở 831 2 1662

7 Nhiệm vụ ươm tạo công nghệ 4 9 36

8 Bằng phát minh, sáng chế 4 18 72

9 Bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế 221 15 3315

10 Bài báo đăng trên tạp chí quốc gia 1157 8 9256

11 Báo cáo hội nghị khoa học các cấp 870 4 3480

Tổng 100 21200

Để có thể đánh giá được thành quả tổng hợp của công tác nghiên cứu khoa học,

chúng ta tạm thời chấp nhận bảng trọng số đối với các dạng sản phẩm nghiên cứu khoa

học, chẳng hạn 20 cho một đề tài cấp Nhà Nước, 15 cho một bài báo quốc tế, 8 cho bài

báo đăng trên tạp chí quốc gia, 2 cho đề tài cấp cơ sở… Các trọng số này được xác định

một cách tương đối.

Page 11: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

102

Tổng số công trình qui đổi giai đoạn 2005-2009 khoảng 10.000. Dự kiến ttoorng

công trình qui đổi giai đoạn 2010-2015 đạt gấp đôi (khoảng 20.000) và giai đoạn 2016-

2020 đạt trên gấp ba (khoảng 35.000) (hình 5.6). Đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020,

chất lượng các công trình được nâng cao, đặc biệt là số bài báo đăng trên tạp chí nước

ngoài gia tăng đáng kể.

4000

7000

10200

20000

35000

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

GĐ 94-99 GĐ 00-04 GĐ 05-09 GĐ 10-15 GĐ 16-20

Hình 5.6: Số công trình qui đổi

6. Thực hiện việc phân tầng chương trình Đại học và phân luồng chương trình sau

đại học

Hiện nay Đại học Đà Nẵng có 123 chuyên ngành ở các cấp đào tạo khác nhau với

tổng số sinh viên các hệ lên đến trên 75.000 sinh viên (hình 5.7). Vì vậy việc phát triển

cùng lúc tất cả các chuyên ngành theo hướng đại học nghiên cứu là khó có thể thực hiện

được do bất cập về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Vì vậy chúng ta

nên thiết lập lộ trình để từng bước đưa các chuyên ngành đi vào quĩ đạo của Đại học

nghiên cứu. Những chuyên ngành chưa đi vào quĩ đạo này tiếp tục công tác giảng dạy

truyền thống của mình. Đó là sự phân tầng chương trình đào tạo đại học. Trong phạm vi

cả nước sự phân tầng này cũng cần được thực hiện dưới dạng đại học tinh hoa và đại học

cho số đông. Trong phạm vi một trường đại học, chúng ta chia ra các chương trình đào

tạo chất lượng cao và các chương trình đào tạo truyền thống. Chương trình chất lượng

cao cần có sự đầu tư kinh phí lớn hơn vì vậy ngoài ngân sách nhà nước cấp, người học

cũng cần đóng góp bổ sung để có đủ điều kiện hoạt động.

Page 12: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

103

Hình 5.7: Qui mô đào tạo của Đại học Hình 5.8: Chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học

Đối với hệ đào tạo sau đại học, qui mô tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng đã tăng

đều hàng năm với tốc độ 30%/năm (hình 5.8) với 24 chuyên ngành Thạc sĩ và 13 chuyên

ngành Tiến sĩ. Dự kiến đến 2015, toàn Đại học Đà Nẵng có 35 chuyên ngành Thạc sĩ và

22 chuyên ngành Tiến sĩ. Đại học Đà Nẵng chủ động đề xuất với Bộ về phương thức đào

tạo sau đại học cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực tế hơn. Cụ thể sẽ chia chương

trình đào tạo bậc Thạc sĩ thành hai nhóm: nhóm thạc sĩ nghiên cứu và nhóm thạc sĩ

chuyên nghiệp. Chương trình thạc sĩ nghiên cứu sẽ đi theo hướng chuyên sâu về lý

thuyết, hàn lâm nhằm đào tạo những cán bộ khoa học tiếp tục làm nghiên cứu sinh.

Chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp sẽ đi theo hướng thực tiễn, cung cấp cho người học

những kiến thức nâng cao về thực tiễn để tác nghiệp hiệu quả hơn. Đại bộ phận những

người đi theo hướng này sẽ ra làm việc, không tiếp tục làm nghiên cứu sinh sau khi tốt

nghiệp trình độ Thạc sĩ.

Thống kê đào tạo sau đại học trong nhiều năm qua cho thấy số lượng học viên sau

khi tốt nghiệp Thạc sĩ tiếp tục làm nghiên cứu sinh rất ít. Trong khi đó chương trình đào

tạo thạc sĩ của chúng ta hiện nay lại thiết kết cho những người làm công tác nghiên cứu vì

vậy không phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của thị trường lao động.

Dựa trên cơ sở phân tích trên đây, trong giai đoạn 2010-2015, Đại học Đà Nẵng sẽ

có sự phân công chương trình đào tạo sau đại học như sau:

- Trường Đại học nghiên cứu: chủ yếu đào tạo các chương trình tiên tiến

chất lượng cao bậc đại học, chương trình thạc sĩ nghiên cứu và nghiên cứu

sinh tiến sĩ

- Các trường Đại học thành viên khác: đào tạo chủ yếu các chương trình đại

học truyền thống, chương trình thạc sĩ chuyên nghiệp và một số lượng hạn

chế nghiên cứu sinh thực hiện các đề tài tiến sĩ liên quan đến thực tiễn

Nhờ sự phân công cụ như trên, chất lượng các chương trình đào tạo sẽ được cải

thiện. Trường Đại học nghiên cứu sẽ tập trung đào tạo chuyên sâu, làm công tác nghiên

cứu khoa học, công bố công trình trên tạp chí khoa học nước ngoài. Các trường đại học

29040

3475936747

24093

3203929835

40916

49467

55805

61079 61448

75675 75688

25374 27506

3161328299

38941

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

2003 2004 2005 2006 2007 2008

Năm

Số

ợn

g S

V-H

SChính qui

Tại chức

Tổng

161202

330

408439

580

848

12 11 10 14 8 9 11

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Năm

Số

ợn

g h

ọc v

iên

H

Cao học

NCS

Page 13: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

104

thành viên khác tiếp tục các chương trình đào tạo truyền thống, tham gia nghiên cứu khoa

học và chuyển giao công nghệ, xử lý những vấn đề mà thực tế sản xuất tại địa phương

yêu cầu.

Biến thiên tỉ lệ số học viên sau đại học theo hướng nghiên cứu/số học viên theo

hướng chuyên nghiệp (r) có thể dự báo như biểu sau đây:

Năm 2010 2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024 2026

r (%)Chưaxácđịnh

5 10 20 30 50 55 60 65

Hình 5.9: Phát triển các chuyên ngành nghiên cứu

Trong những năm đầu tiên của thập niên 2010, sự “phân luồng” đào tạo sau đại

học tại Đại học Đà Nẵng chưa thật sự rõ nét vì vậy tỉ lệ giữa học viên nghiên cứu và

chuyên nghiệp chưa được xác định hay với tỉ lệ thấp. Sau khi sự “phân luồng” được xác

lập, tỉ lệ này gia tăng nhanh chóng, đạt 50% vào năm 2020. Khi Đại học Đà Nẵng thực sự

trở thành đại học nghiên cứu, tỉ lệ r được giữ ổn định ở khoảng 65-70%. Theo mô hình đề

xuất trên đây thì những ngành đã được phép đào tạo sau đại học thì ưu tiên chuyển sang

đại học nghiên cứu trước. Hiện nay trong toàn Đại học Đà Nẵng chúng ta có 36 ngành

được đào tạo sau đại học. Vì vậy lộ trình phân tầng chuyên ngành của Đại học Đà Nẵng

có thể được đề xuất như hình 5.9.

7. Xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “ba công khai”: công khai

chất lượng đào tạo; công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công

0

10

20

30

40

50

60

70

80

2010 2012 2014 2016 2018 2020

Chuyên ngành đại học nghiên cứu

Chuyên ngành đại học giảng dạy

Page 14: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

105

khai thu chi tài chính… việc đầu tiên chúng ta phải xây dựng cho được chuẩn đầu ra của

sinh viên và công bố công khai cho toàn xã hội biết.

Với định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu, đào tạo đội ngũ nhân lực chất

lượng và trình độ cao, Đại học Đà Nẵng xác lập chuẩn đầu ra cho sinh viên kể từ khóa

2010 như sau:

- Đạo đức: Có tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, yêu đồng bào; Luôn có

hoài bão học tập, rèn luyện tài năng để phục vụ Tổ Quốc; Luôn đặt lợi ích

của tập thể trên lợi ích của cá nhân; Có tinh thần vị tha, thương yêu đồng

loại; Có ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống ngày càng tốt đẹp

hơn.

- Trình độ tư duy: Có năng lực tư duy và sáng tạo, nhanh chóng đề ra

những giải pháp cho một vấn đề do thực tiễn đặt ra. Có lập trường và bản

lĩnh, khi lựa chọn một phương án nào đều có lập luận bảo vệ phương án đó

một cách logic. Luôn đề xuất những giải pháp khác biệt so với các giải

pháp truyền thống.

- Năng lực chuyên môn: Nắm vững các nguyên lý, nguyên tắc, qui luật cơ

bản của lĩnh vực chuyên ngành và biết ứng dụng chúng một cách sáng tạo

trong xử lý những vấn đề thực tế; nắm bắt được thực tế ứng dụng của lĩnh

vực chuyên môn hiện nay và xu hướng phát triển của nó trong tương lai

- Khả năng làm việc theo nhóm: Hòa đồng với tập thể, chia sẻ thông tin,

biết cách dựa vào sức mạnh tập thể để tìm ra giải pháp cho một vấn đề; có

khả năng diễn đạt ý tưởng gọn gàng, trong sáng; có năng lực tiếp thu, phân

tích và tổng hợp ý kiến của nhiều người; biết cách gợi ý để tranh thủ ý kiến

của đồng nghiệp; sử dụng thành thạo các công cụ làm việc từ xa theo nhóm

- Năng lực chỉ huy, lãnh đạo: Biết tập hợp sức mạnh tập thể, biết nhận ra

thế mạnh của từng người để phân công nhiệm vụ phù hợp; Có năng lực tổ

chức, có năng lực đề xuất các chiến thuật xử lý những tình huống ngắn

hạn, trung hạn để đạt được những mục tiêu chiến lược lâu dài cho tổ chức,

đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý.

- Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ: Đọc tài liệu bằng tiếng nước ngoài

thành thạo; Viết báo cáo chuyên môn, văn bản giao dịch bằng tiếng nước

ngoài chuẩn mực; Giao tiếp, trình bày báo cáo tham luận trôi chảy bằng

tiếng nước ngoài thông dụng; Biết hai ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh.

- Khả năng ứng xử: Khéo léo trong ứng xử, khôn ngoan trong đàm phán,

phát ngôn chuẩn mực, thể hiện nề nếp văn hóa, đạo đức trong mọi tình

huống

Page 15: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

106

- Tự học tập nghiên cứu phát triển: Có năng lực xác định được những vấn

đề chuyên môn cần nghiên cứu; Biết tổ chức công tác nghiên cứu khoa

học, tìm kiếm tài liệu, phối hợp chuyên môn với đồng nghiệp; Cần cù,

nhẫn nại, tự tin khi thực hiện nghiên cứu khoa học

- Tổ chức cuộc sống và thích nghi với môi trường công tác: Tổ chức tốt

cuộc sống trong mọi hoàn cảnh; Luôn lạc quan, tư tin những lúc khó khăn;

Hòa nhập nhanh chóng với mọi hoàn cảnh sống; Tự học tập, thích nghi với

môi trường công tác; có thể làm tốt những lĩnh vực chuyên môn chưa học

ở nhà trường.

Chuẩn đầu ra nói trên có thể gộp lại thành 4 nhóm tiêu chí sau đây:

Stt Nhóm tiêu chí Giải pháp thực hiện Đánh giáĐiểm tối

đa

1Đạo đức, tác phong

- Giáo dục chính trị, công dân- Hoạt động Đoàn Thanh niên- Hoạt động xã hội

- Điểm đạo đức- Nhận xét của các tổ chức đoàn thể

50

2Trình độ chuyên môn

- Phương pháp giảng dạy tiêntiến- Chương trình đào tạo tươngthích với các nước tiên tiến vàđược kiểm định chất lượng- Giảm tỉ lệ sinh viên/giảng viên- Giảm số lượng sinh viên/lớp- Mỗi sinh viên có một giáo viên cố vấn học tập, nghiên cứu- Tăng cường số lượng các môn học tự chọn- Tăng cường thực hành, thực tập- Mời cán bộ thực tiễn báo cáo chuyên đề- Trao đổi sinh viên với các trường đại học quốc tế

- Kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp- Kết quả đánh giá của doanh nghiệp về thực tập và quatham gia cácchuyên đề thực tiễn- Kết quả phỏng vấn xin việc làmsau khi tốt nghiệp

30

3Kỹ năng sống, hội nhập

- Giảng dạy ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế; Giảng dạy các môn chuyên môn trực tiếp bằng ngoại ngữ- Nắm vững các công cụ công nghệ thông tin- Thực hiện các bài tập, đồ án, đề tài tốt nghiệp theo nhóm- Hợp tác chặt chẽ giữa nhà

- Trình độ ngoại ngữ được đánh giá bằng các chuẩn quốc tế; Khả năng giao tiếp thực tế với người nước ngoài- Thời gian giao lưu, thực tập ở

10

Page 16: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

107

trường và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng các đợt thực tập- Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp nhận sinh viên nước ngoàiđến học tập, thực tập; tạo điều kiện cho sinh viên Đại học ĐàNẵng ra nước ngoài thực tập- Tập dợt khả năng lãnh đạo, chỉ huy thông qua tổ chức các nhóm nghiên cứu, các nhóm học tập, các tổ chức đoàn thể

nước ngoài- Kết quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn vàđoàn thể

4

Năng lực tưduy và tiềm năng pháttriển

- Thiết kế lại các giáo trình,mỗi môn học phải nêu rõnhững vấn đề mang tính nguyên lý, quy luật tổng quát trước, sau đó mới đến phần ứng dụng- Rèn luyện kỹ năng nghiêncứu khoa học ngay từ những năm đầu tiên- Mỗi sinh viên có một góc nghiên cứu, tự chọn một đề tài,lĩnh vực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên- Tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo đề tài- Tham gia cùng giáo viên giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong sản xuất và đời sống

- Kết quả nghiêncứu khoa học, các cuộc thi sáng tạo sinh viên- Đánh giá của giáo viên hướng dẫn về năng lực nghiên cứu phát triển

10

Tạm thời chúng tôi đề xuất điểm đánh giá cho các nhóm tiêu chí (tổng số điểm là

100). Có thể phân loại sinh viên tốt nghiệp theo tổng số điểm các nhóm tiêu chí trên như

sau:

STT Xếp loại Tổng số điểm các nhóm tiêu chí

1 A Từ 90 trở lên

2 B Từ 80 đến 89

3 C Từ 70 đến 79

4 D Dưới 70

Nguồn lực tài chính đầu tư cho mỗi sinh viên hiện nay (kinh phí từ ngân sách Nhà

Nước và học phí khoảng 5 triệu đồng/sinh viên) có thể đảm bảo đạt được chuẩn C.

Page 17: CÁC GI M ÊU CHI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THÀNH ĐẠI HỌC … · người về hưu lớn nhất thuộc hai trường Đại học BáchKhoa và Đại học SưPhạm (hình

108

Để đạt chuẩn B, đầu tư ước tính trên đầu sinh viên phải gấp đôi hiện nay (khoảng

10 triệu đồng/sinh viên) và để đạt chuẩn A, đầu tư trên đầu sinh viên ít nhất phải gấp 3

lần hiện nay (khoảng 15 triệu đồng/sinh viên).

Dự kiến thời gian tìm được việc làm thích hợp của sinh viên đạt chuẩn A là ngay

trong tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp; Sinh viên đạt chuẩn B là trong 3 tháng sau khi tốt

nghiệp; Sinh viên đạt chuẩn C là 6 tháng sau khi tốt nghiệp; 50% sinh viên đạt chuẩn D

tìm được việc làm 12 tháng sau khi tốt nghiệp. Số sinh viên còn lại phải chuyển đổi

ngành nghề hoặc làm việc không phù hợp với kỹ năng đào tạo.