chúa nhật lễ - trang nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là...

12
1 Chúa Nht LLá 5.4.2020 Anh chem tín hu thân mến, Trước hết tôi hy vng anh chem tín hu cùng vi gia đình, bà con, và bn hu được mnh khe, bình an trong Chúa. Qua thánh ldâng trong nhà thhàng ngày và qua kinh nguyn tôi tiếp tc cu nguyn cho mọi người được Thiên Chúa che ch, gigìn trong mi hoàn cnh. Dch coronavirus cách nào đó gây ra nhiu ảnh hưởng tiêu cc bt ngtrên đời sng ca Giáo X. Thit hi nht là những gì liên quan đến sng bí tích trong Giáo Xứ: để phù hp vi lnh ca thế quyn phòng chng struyn nhim ca ca bnh dch này giáo quyn Công Giáo Tng Giáo Phn Washington cũng như giáo quyền nhiu giáo phận khác đã đình chỉ hoàn toàn mi thánh lcông cng (cthkhông cho trên 10 người tham d) và gii hn nhiu vcác nhu cu khác của đời sng bí tích. Tam Nht Thánh và LPhc Sinh vào tun này, nhưng tình trạng chm dt chành thánh lcông cng vn tiếp tc. Nhiu chương trình, hoạt động mc vca Giáo X, ngoại thường cũng như thông thường, đã phi hy b. Ri công ăn việc làm ca anh chem gim sút hay mất đi vì dch này thì đương nhiên thu nhp tài chính ca Giáo Xcũng suy gim theo. Trước mắt đã không thể khết nhng ảnh hưởng, nhng hu quxu dch coronavirus, thì li càng không có cá nhân hay tchc nào của con người (kcchính phHoa K) có thlường hết được nhng ảnh hưởng, hu qutương lai sau khi cơn dịch chm dt. Lch scũng cnh giác chúng ta rng nạn đói và chiến tranh đã từng đi theo sau các trn đại dch. Ý thc nhng gì va nói trên, tôi rt thông cm vi nhng ni lo lng, hoang mang, thm chí shãi ca nhiu anh chem tín hu trong trong thi gian này. Du vy, tt cchúng ta cũng phải tnhc nhmình là tín hu Công Giáo, nếu chúng ta sống đúng đức Tin ca mình, tht stin Thiên Chúa toàn năng là Cha nhân lành của chúng ta, thì qutht không có hoàn cnh nào, kctình trng hoành hành ca bnh dch coronavirus, có thlàm cho chúng ta lo sht hong. Bằng không cũng chng có ai, chng có cái gì trong thế gii thto có thđem đến cho chúng ta sbình an đích thực, vng bn trong mi hoàn cnh được. Xác tín va nói da trên mt ssuy tư giáo lý và thiêng liêng mà tôi mun chia svi anh chem dưới đây trong bài viết này. Đối vi những suy tư này cùng vi mt sđề nghthc hành theo sau, anh chem có ththong thđọc, suy nim, và cu nguyện như là mt trgiúp tnh tâm và nhận định trước cơn khủng hong ca dịch coronavirus, cũng như để thay thế ktĩnh tâm mùa Chay năm nay đã phải hy bvì nó. I 1. Tsc mình chúng ta không than toàn bảo đảm mng sống đời này ca mình Những gì đã đang xy ra trong thi gian này khi nhân loi chmi bvirus corona nhxíu tấn công cũng quá đủ để thy rng các hthng xã hi, chính tr, và kinh tế hiện hành, dù được trang bvi biết bao tiến bkhoa hc kthut nói chung và y khoa nói riêng, vn không tránh được nhiu lm ln, thiếu sót, khuyết điểm, bt cp, hn chế vv… trong việc ngăn ngừa và cha trbnh dch. Trong lúc nhiều hướng dn y tế đáng tuân ginếu có thđược, thì một điều hin nhiên đó là rt cc không có ai, không có cái gì trên trn thế này có thbảo đảm cách an toàn tuyệt đối mng sống đời này ca chúng ta. Qulà vô ích, thm chí có thbht hng, nếu chúng ta quá lo lng tìm kiếm các phương tiện trn thế và chbiết cy dựa vào chúng để bảo đảm an toàn tối đa cho mạng sng đời này ca mình. Li Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước đã cảnh báo, thm chí trách cnhng ai không tin cậy nơi Chúa mà chcy da vào sc mạnh người đời:

Upload: others

Post on 08-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

1

Chúa Nhật Lễ Lá 5.4.2020

Anh chị em tín hữu thân mến,

Trước hết tôi hy vọng anh chị em tín hữu cùng với gia đình, bà con, và bạn hữu được mạnh

khỏe, bình an trong Chúa. Qua thánh lễ dâng trong nhà thờ hàng ngày và qua kinh nguyện tôi

tiếp tục cầu nguyện cho mọi người được Thiên Chúa che chở, giữ gìn trong mọi hoàn cảnh.

Dịch coronavirus cách nào đó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực bất ngờ trên đời sống của

Giáo Xứ. Thiệt hại nhất là những gì liên quan đến sống bí tích trong Giáo Xứ: để phù hợp với

lệnh của thế quyền phòng chống sự truyền nhiễm của của bệnh dịch này giáo quyền Công Giáo

Tổng Giáo Phận Washington cũng như giáo quyền nhiều giáo phận khác đã đình chỉ hoàn toàn

mọi thánh lễ công cộng (cụ thể không cho trên 10 người tham dự) và giới hạn nhiều về các nhu

cầu khác của đời sống bí tích. Tam Nhật Thánh và Lễ Phục Sinh vào tuần này, nhưng tình trạng

chấm dứt cử hành thánh lễ công cộng vẫn tiếp tục. Nhiều chương trình, hoạt động mục vụ của

Giáo Xứ, ngoại thường cũng như thông thường, đã phải hủy bỏ. Rồi công ăn việc làm của anh

chị em giảm sút hay mất đi vì dịch này thì đương nhiên thu nhập tài chính của Giáo Xứ cũng suy

giảm theo. Trước mắt đã không thể kể hết những ảnh hưởng, những hậu quả xấu dịch

coronavirus, thì lại càng không có cá nhân hay tổ chức nào của con người (kể cả chính phủ Hoa

Kỳ) có thể lường hết được những ảnh hưởng, hậu quả tương lai sau khi cơn dịch chấm dứt. Lịch

sử cũng cảnh giác chúng ta rằng nạn đói và chiến tranh đã từng đi theo sau các trận đại dịch.

Ý thức những gì vừa nói trên, tôi rất thông cảm với những nỗi lo lắng, hoang mang, thậm chí

sợ hãi của nhiều anh chị em tín hữu trong trong thời gian này. Dầu vậy, tất cả chúng ta cũng phải

tự nhắc nhủ mình là tín hữu Công Giáo, nếu chúng ta sống đúng đức Tin của mình, thật sự tin

Thiên Chúa toàn năng là Cha nhân lành của chúng ta, thì quả thật không có hoàn cảnh nào, kể

cả tình trạng hoành hành của bệnh dịch coronavirus, có thể làm cho chúng ta lo sợ hốt hoảng.

Bằng không cũng chẳng có ai, chẳng có cái gì trong thế giới thụ tạo có thể đem đến cho chúng

ta sự bình an đích thực, vững bền trong mọi hoàn cảnh được.

Xác tín vừa nói dựa trên một số suy tư giáo lý và thiêng liêng mà tôi muốn chia sẻ với anh

chị em dưới đây trong bài viết này. Đối với những suy tư này cùng với một số đề nghị thực hành

theo sau, anh chị em có thể thong thả đọc, suy niệm, và cầu nguyện như là một trợ giúp tỉnh tâm

và nhận định trước cơn khủng hoảng của dịch coronavirus, cũng như để thay thế kỳ tĩnh tâm mùa

Chay năm nay đã phải hủy bỏ vì nó.

I

1. Tự sức mình chúng ta không thể an toàn bảo đảm mạng sống đời này của mình

Những gì đã và đang xảy ra trong thời gian này khi nhân loại chỉ mới bị virus corona nhỏ xíu

tấn công cũng quá đủ để thấy rằng các hệ thống xã hội, chính trị, và kinh tế hiện hành, dù được

trang bị với biết bao tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và y khoa nói riêng, vẫn không tránh

được nhiều lầm lẫn, thiếu sót, khuyết điểm, bất cập, hạn chế vv… trong việc ngăn ngừa và chữa

trị bệnh dịch. Trong lúc nhiều hướng dẫn y tế đáng tuân giữ nếu có thể được, thì một điều hiển

nhiên đó là rốt cục không có ai, không có cái gì trên trần thế này có thể bảo đảm cách an toàn

tuyệt đối mạng sống đời này của chúng ta. Quả là vô ích, thậm chí có thể bị hụt hẫng, nếu chúng

ta quá lo lắng tìm kiếm các phương tiện trần thế và chỉ biết cậy dựa vào chúng để bảo đảm an

toàn tối đa cho mạng sống đời này của mình. Lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu Ước đã cảnh báo,

thậm chí trách cứ những ai không tin cậy nơi Chúa mà chỉ cậy dựa vào sức mạnh người đời:

Page 2: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

2

“Các bạn đừng tin tưởng nơi hàng quyền quý, nơi con cái loài người, nơi nó không có ơn cứu

độ” (Tv 146,3). “Giavê đã phán thế này: Khốn cho kẻ tin cậy người phàm và vịn trên cánh tay

xác thịt, còn với Giavê thì lại trở lòng” (Giêrêmia 17,5). Kể cả kẻ giàu có nhất trên thế giới, có

được nhiều phương tiện nhất để bảo đảm an toàn mạng sống của y, cũng không có gì chắc chắn

100% là y sẽ sống qua được ngày mai.1 Chẳng phải chính Chúa Giêsu cũng đã cảnh giác chúng

ta như vậy sao trong dụ ngôn của Ngài kể về ông phú hộ lầm tưởng rằng mạng sống mình sẽ an

toàn nhờ tích trữ nhiều hoa màu và của cải (Lc 12,13-21).

2. Dịch corona hoàn toàn ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa

Dù dịch coronavirus có nguồn gốc từ đâu, thì sự ra đời, hoạt động, và hậu quả của nó vẫn

không nằm ngoài sự Quan Phòng mầu nhiệm và khôn lường của Thiên Chúa. Đức Tin Công

Giáo dạy chúng ta sự thật này đó là: “Sự Quan Phòng của Thiên Chúa bao gồm những sắp xếp

nhờ đó Thiên Chúa dẫn đưa các thụ tạo của Ngài hướng đến cùng đích của chúng. Thiên Chúa

là Chủ Tể tối cao của kế hoạch Ngài” (Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo,

số 55). Như Chúa Giêsu đã mặc khải, xét như Thiên Chúa là chủ tể tuyệt đối của thế giới tự

nhiên lẫn lịch sử con người, sự quan phòng của Ngài bao gồm và tính đến cả những chi tiết nhỏ

nhặt nhất, những chi tiết xem ra không có gì quan trọng cả: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một

hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha các con. Phần các

con, ngay đến tóc trên đầu các con cũng được đếm cả rồi” (Mt 10,29-30). Mọi cái xảy ra, kể cả

những sự ác phát xuất từ ma quỷ và kẻ xấu, đều được Thiên Chúa dùng để phục vụ cho mục đích

của kế hoạch Ngài và phục vụ cách chính xác như Ngài muốn, ngay cả một ly cũng không thể sai

trật. Nếu ngay cả những mưu tính, hoạt động thâm độc, xảo quyệt nhất của Satan, tuy hoàn toàn

phát xuất từ ý muốn tự do đen tối của nó, vẫn không thể nào thoát ra khỏi quyền năng sắp đặt,

điều khiển của Thiên Chúa, dù cả trong chi tiết nhỏ nhất, vậy phương chi là sự xuất hiện và hoạt

động của virus corona vô tri vô giác. Nguyên nhân của dịch coronavirus có thể vừa thể lý, tức

phát sinh từ thế giới tự nhiên (virus nguyên thủy của một loại dơi ở Trung Quốc), vừa luân lý,

tức do con người (đảng cộng sản Trung Quốc) hay quỷ dữ chế biến thêm, nhưng dù là gì đi nữa

thì các nguyên nhân của bệnh dịch này cũng không thể đặt ra chút giới hạn nào cho quyền năng

quan phòng của Thiên Chúa; chúng hoàn toàn dưới quyền làm chủ tuyệt đối của Ngài. Nếu

chúng ta thật sự tin vào Thiên Chúa quan phòng như đức Tin dạy, thì chúng ta phải xác tín rằng

Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mới là chủ tể tuyệt đối của dịch coronavirus, cũng không khác

gì Ngài là chủ tể tuyệt đối của thế giới thụ tạo và mọi sự khác trong nó. Vậy thì ai mới là Đấng

đáng cho chúng ta cậy dựa nhất trong hoàn cảnh hôm nay, không chỉ về ơn cứu rỗi đời đời của

linh hồn chúng ta, mà còn cả về việc duy trì, bảo vệ sức khỏe và sự sống của thân xác?

3. Sự kiện mỗi người sẽ chết hay không chết vì dịch coronavirus cũng đã thuộc về sự quan

phòng chắc chắn của Thiên Chúa rồi

Một khi ơn bất tử bị tổ tông loài người gián tiếp từ khước vì sa ngã phạm tội, Thiên Chúa

không có lý do gì kéo dài đời sống trần thế của mỗi người mãi mãi được. Cái chết tự nhiên là

điều tất yếu xảy ra. Dĩ nhiên, vì Thiên Chúa là “Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và đạt

tới việc nhận biết sự thật” (1 Tm 2,4), cho nên đối với những người tội lỗi chưa sám hối, Ngài có

thể trì hoãn và kéo dài đời sống trần thế của họ cách nào đó để họ có thời gian ăn năn hoán cải.

Đó cũng là lý do mà Thiên Chúa trì hoãn ngày Cánh Chung của vũ trụ, ngày Con Một Ngài đến

phán xét mọi người, người sống lẫn kẻ chết: “Chúa không trì hoãn thực hiện lời hứa, như có kẻ

1 Tính đến hôm nay đã không thiếu tổng thống, thủ tướng, thái tử, và tướng lãnh cao cấp với bao phương tiện quanh

mình mà vẫn không tránh được dịch coronavirus, thậm chí qua đời vì nó.

Page 3: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

3

cho là Người trì hoãn. Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không muốn cho ai phải

diệt vong, nhưng muốn cho mọi người được sự hối cải” (2 Pr 3,9). Giống như Thiên Chúa không

thể trì hoãn mãi mãi ngày Tận Thế, thì cũng vậy đối với đời sống trần thế của một người tội lỗi:

Ngài có trì hoãn đến mấy thì cũng vẫn tới lúc phải để cho nó kết thúc, cho dù tới lúc đó kẻ ấy

vẫn từ chối ăn năn hoán cải.2

Thế mà xét như là sự kết thúc cuộc đời trần thế, cái chết đương nhiên kết thúc thời gian chọn

lựa tự do để triệt để, dứt khoát bước vào đời sống vĩnh cửu: được cứu rỗi hạnh phúc đời đời hay

mất sự cứu rỗi mà đau khổ đời đời, và không còn có thể thay đổi được nữa. Vì cái chết của mỗi

người có tầm quan trọng quyết định như vậy, nên nó có vị trí đặc biệt trong sự quan phòng của

Thiên Chúa. Như đã nói trên ngay cả những cái nhỏ nhặt nhất, xem ra không có chút gì quan

trọng, mà vẫn thuộc về sự quan phòng của Thiên Chúa, vậy thì phương chi là mọi cái liên quan

đến cái chết của mỗi người chúng ta như chết ở đâu, vào lúc nào, vì sao, và như thế nào vv…

Cách nào đó cái chết càng phải thuộc về sự quan phòng nhiều hơn nữa. Cho nên nếu trong sự

quan phòng của Thiên Chúa một người trẻ nào đó sẽ chết vì coronavirus vào thời điểm nào đó

trong năm nay, thì điều đó chắc chắn sẽ xảy ra dù người đó về phía mình có phòng ngừa kỹ

lưỡng tới mức nào đi nữa. Còn nếu trong sự quan phòng của Thiên Chúa một người già nào đó sẽ

chết vì một nguyên nhân nào khác hơn là dịch coronavirus (ví dụ vì nghẽn tim, tai biến mạch

máu não, ung thư, tai nạn vv…), vào thời điểm nào đó trong 10 năm nữa, thì điều đó chắc chắn

sẽ xảy ra. Cho nên giả như trong năm nay người già đó nhiễm dịch coronavirus, lại vào lúc đang

mắc một bệnh khác về phổi, mặc dầu theo lẽ thường người đó rất khó tránh khỏi chết, thì người

đó chắc chắn vẫn không chết. Người đó chắc chắn sẽ được cứu thoát: hoặc nhờ các yếu tố,

nguyên nhân tự nhiên cũng như con người, hoặc nhờ sự can thiệp mang tính phép lạ của Thiên

Chúa. Dù nhờ cách nào thì cách đó cũng hoàn toàn ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Nếu chúng ta thật sự tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa đối với chuyện sống chết của

mỗi người, thì chúng ta nên thấy rõ là những biện pháp ngăn ngừa, đề phòng về vệ sinh, y tế của

chúng ta dù hoàn hảo đến mấy cũng chỉ tương đối thôi, chứ không thể bảo đảm tuyệt đối được.

Hãy nhớ lời Chúa Giêsu dạy: “Có ai trong các con nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được

dù chỉ một khủy tay?” (Mt 6,27). Cho nên chúng ta không nên lo lắng, không nên quá cẩn thận,

không nên ưu tiên dùng tâm trí, sức lực, và thời gian cho việc ngăn ngừa dịch coronavirus hơn

những bổn phận quan trọng đối với Chúa và đối với tha nhân. Có những hoàn cảnh, với lòng tin

tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Thiên Chúa, nhờ sẵn sàng chấp nhập giảm thiểu hay

thậm chí tạm thời bỏ đi những biện pháp ngăn ngừa nhiễm bệnh dịch, thì chúng ta mới có thể

đáp ứng hay phục vụ những đòi hỏi của đời sống siêu nhiên, thuộc về ơn cứu rỗi đời đời của linh

hồn chúng ta hay của người khác, là những đòi hỏi cần thiết hơn vô vàn lần sự sống đời này.

4. Dịch coronavirus được Thiên Chúa dùng để phục vụ cho ơn cứu rỗi của những ai trung

tín với Ngài

Thiết yếu thuộc về sự quan phòng của Thiên Chúa đó là làm cho mọi sự hoạt động cho ơn

cứu rỗi đời đời, cho phần thưởng thiên quốc của những con cái trung tín của Ngài như lời Ngài

dạy qua thư Thánh Phaolô: “Chúng ta biết rằng: mọi sự đều sinh ích lợi cho những ai yêu mến

Thiên Chúa, tức là cho những kẻ được kêu gọi theo ý định của Người… những ai Người đã kêu

gọi… thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,28-30).

2 Đối chiếu lời nhắc nhở của thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma: “Hay là bạn khinh thường lòng nhân hậu,

khoan dung, kiên nhẫn dồi dào của Chúa, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc đẩy bạn

hối cải sao? Nhưng vì bạn lòng chai dạ đá không chịu hối cải, bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa

chồng chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và mặc khải phán quyết công minh” (Rm 2,4)

Page 4: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

4

Diễn giải cách cụ thể sự thật vừa nói, chúng ta sẽ thấy rằng nếu Thiên Chúa muốn việc gìn

giữ một người khỏi bị nhiễm coronavirus là điều ích lợi cho ơn cứu rỗi đời đời của người đó hay

của những người liên can, thì với sự quan phòng toàn năng của Ngài có vô số cách làm cho việc

gìn giữ đó tất yếu xảy ra: hoặc an bài qua các nguyên nhân tự nhiên hoặc can thiệp bằng phép lạ

đúng nghĩa. Trong trường hợp này cho dù giả như người đó có thật tiếp xúc với virus corona,

người đó chắc chắn vẫn không bị nó thâm nhập vào cơ thể nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa.

Ngược lại, nếu Thiên Chúa muốn làm ích lợi cho ơn cứu rỗi đời đời của một người hay của

những người liên can nhờ qua việc người đó nhiễm bệnh dịch coronavirus, thì theo sự quan

phòng của Ngài việc nhiễm bệnh chắc chắn sẽ xảy ra. Không những không muốn ngăn cản việc

đó xảy ra, mà Ngài còn muốn nó cách gián tiếp vì ích lợi thiêng liêng.3 Do đó một điều chắc

chắn đó là Thiên Chúa sẽ ban ơn giúp đỡ người đó gánh chịu bệnh dịch này một cách ích lợi cho

ơn cứu rỗi đời đời của mình hay của những người liên can. Hiểu những gì vừa diễn giải, chúng ta

sẽ không ngạc nhiên khi thấy những bằng chứng trong lịch sử Giáo Hội. Trong những trận ôn

dịch quá khứ ở Âu Châu mà tính nguy hiểm vượt xa bệnh dịch coronavirus hôm nay, trong số

đông những tâm hồn đạo đức thánh thiện xả thân phục vụ bệnh nhân, có nhiều trường hợp các vị

được Thiên Chúa gìn giữ không hề hấn gì như thánh Catarina Siena,4 nhưng cũng vẫn có một số

trường hợp Ngài để cho các vị mắc bệnh dịch, thậm chí chết vì nó như thánh Luy Gonzaga.5

Trong cả hai trường hợp những hy sinh xả thân vì đức Mến vừa tăng thêm phần thưởng thiên

quốc cho các vị vừa phục vụ cho lợi ích thể lý và nhất là thiêng liêng của nhiều bệnh nhân.

Như vậy, trong khi chúng ta cần cầu xin Chúa gìn giữ chúng ta và người thân khỏi dịch

coronavirus, chúng ta trên hết nên khẩn cầu Thiên Chúa giúp chúng ta biết vâng phục và phó

thác cho sự quan phòng của Ngài: cho dù có chuyện gì xảy ra kể cả nhiễm bệnh dịch, thì chúng

ta vẫn an bình, vững tin rằng Thiên Chúa sẽ dùng nó làm ích lợi cho ơn cứu rỗi đời đời của

chúng ta. Trong tường thuật Tin Mừng theo Thánh Gioan của Chúa Nhật V mùa Chay,6 chính

Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về việc vâng phục thánh ý của Thiên Chúa trên hết mọi

sự. Thật vậy, tuy có lòng thương cảm sâu xa đối với các bạn hữu của Ngài là các chị em Martha,

Maria, và Lazarô, Chúa Giêsu vẫn đặt ý muốn và kế hoạch của Thiên Chúa Cha trên hết mọi sự.

Để tôn vinh Chúa Cha, Đấng muốn cho mọi người biết và tin rằng Chúa Giêsu là Con Một của

Ngài được sai đến để cứu rỗi nhân loại, Chúa của chúng ta chấp nhận cho phép cái chết của

Lazarô xảy ra để Ngài có thể làm phép lạ giúp cho việc tin nhận Ngài là Đấng Cứu Thế. Dù biết

tin Lazarô đau nặng Chúa Giêsu vẫn không khởi hành để đến kịp thời ngăn chặn cái chết xảy ra,

Ngài vẫn để cho Lazarô nếm mùi đau khổ của sự chết, vẫn để cho Martha và Maria nếm mùi đau

khổ của việc mất em. Chúa Giêsu bằng lòng chấp nhận nỗi đau buồn vì chọn lựa vâng theo thánh

ý Chúa Cha trong trường hợp này. Đau buồn đứng trước những đau khổ của bạn mình vì Ngài là

người bạn tốt nhất của họ (cũng như là người bạn tốt nhất mà mọi người trên đời này có thể có

được), và đau buồn vì bị chính các bạn hữu của Ngài trách cứ là không có lòng yêu thương đủ

đối với họ. Tin Mừng kể rằng Ngài đau buồn đến mức “rơi lệ”, mặc dù không có con người nào

trên trần thế có thể làm chủ tình cảm bản thân hơn Ngài.

3 Sẽ được giải thích thêm trong mục số 5 ở dưới “Dịch corona thuộc về sự quan phòng của Thiên Chúa như là một

hình phạt đau khổ của tội lỗi”. 4 Khi nạn dịch bùng phát ở vùng Tuscany năm 1374, thánh nữ Catarina tự nguyện từ Florence trở lại Siena để phục

vụ các bệnh nhân. Trong trường hợp đang nói, thậm chí còn có những vị không tỏ ra triệu chứng nào nhiễm bệnh,

mặc dù trong quá khứ điều kiện vệ sinh và ngăn ngừa rất lạc hậu, chuyện nhiễm bệnh khi gần gũi bệnh nhân là điều

chắc chắc. 5 Vào năm 1591 một nạn dịch xảy ra gây nhiều hủy diệt ở Rôma, thánh Luy năn nỉ bề trên cho phép ngài phục vụ

các bệnh nhân trong bệnh viện mà dòng Tên thành lập và được chấp nhận. 6 Năm A: Ga 11,1-45.

Page 5: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

5

5. Dịch corona thuộc về sự quan phòng của Thiên Chúa như là một hình phạt đau khổ của

tội lỗi

Vì dịch coronavirus cũng như những bệnh tật thể lý khác, rồi tai nạn do con người, tai ương

từ thiên nhiên, và sau cùng nhiều đau khổ khác nữa nhất là sự chết đời này, tất cả đều là những

sự dữ con người kinh nghiệm nhưng không muốn (contra voluntatem), nên ngôn ngữ Kitô giáo

truyền thống gọi chung chúng là hình phạt đau khổ (poena). Hình phạt đau khổ bao giờ cũng gắn

liền với loại sự dữ khác mà chính con người gây ra cho trật tự luân lý: đó là tội phạm theo ý

muốn (secundum voluntatem). Mặc khải của Thiên Chúa trong Kinh Thánh cho biết rằng bệnh

tật, chết chóc, mọi đau khổ khác ở đời này và đời sau đều không phải do Ngài gây ra: Ngài

không phải là Đấng chịu trách nhiệm luân lý về chúng, nhưng chúng là những hình phạt xảy ra

như những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của tội lỗi, ít nữa là tội nguyên tổ, cho dầu không phải

đau khổ nào con người chịu cũng đều tất yếu là hậu quả trực tiếp và lập tức của nguyên nhân gần

là tội riêng của họ. Tội nguyên tổ cũng như mọi tội riêng đều là sa ngã của con người có ý

muốn/ý chí tự do. Thiên Chúa không thể muốn tội là sự dữ luân lý theo bất kỳ nghĩa nào, bằng

bất kỳ cách nào (kể cả gián tiếp hay phụ tùy), mặc dầu Ngài cho phép nó theo nghĩa Ngài không

ngăn cản nó xảy ra. Mà cho phép tội xảy ra thì Thiên Chúa nói chung cũng cho phép các hình

phạt đau khổ là hậu quả của tội xảy ra, vì rõ ràng là nếu Ngài muốn ngăn cản mọi hiệu quả của

một nguyên nhân nào đó xảy ra thì Ngài đã không cho phép nguyên nhân đó hoạt động. Nếu con

người không bao giờ phạm tội thì hình phạt đau khổ không thể xảy ra cho họ, và trong trường

hợp đó cả tội và hình phạt đều không có trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Vì lẽ đó Thiên

Chúa không bao giờ trực tiếp và chính yếu muốn bất kỳ hình phạt nào cho con người.

Như thế khi Kinh Thánh hay Truyền Thống Giáo Hội nói đến sự trừng phạt của Thiên Chúa

đối với con người tội lỗi thì cần phải hiểu rằng: (1) Chính tội lỗi của họ gây ra các hình phạt đau

khổ như những hiệu quả xấu phát sinh từ một nguyên nhân luân lý xấu, và Thiên Chúa nói chung

không ngăn cản những hậu quả này; (2) Thiên Chúa cách gián tiếp và phụ tùy (per accidens)

muốn các hình phạt xảy ra cho tội nhân chỉ bởi vì Ngài muốn các điều tốt lành mà chúng cách

nào đó đem lại.

Một trong những điều tốt lành mà Thiên Chúa muốn các hình phạt đem lại và cũng là điều

tốt lành trước hết đó là sự phục hồi, tái lập trật tự luân lý của Ngài. Thật vậy, một khi trật tự này

bị tội lỗi vi phạm, xáo trộn, thì theo đòi hỏi thích đáng của công lý nơi Thiên Chúa nó phải được

phục hồi cách nào đó nhờ vào hình phạt. Chính Chúa Giêsu đã mặc khải sự tương xứng giữa

hình phạt và tội lỗi khi nói về hình phạt được tuyên án vào giờ Ngài đến xét xử mỗi người: “Đầy

tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều.

Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho

nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều hơn thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12,47-

48).7 Cũng lưu ý rằng có những trường hợp hình phạt do một loại tội nào đó mà người này gây ra

lại được Thiên Chúa theo sự quan phòng khôn lường của Ngài dùng để phục hồi, tái lập trật tự

luân lý của Ngài bị vi phạm, xáo trộn bởi một loại tội khác của người khác. Một điều tốt lành

khác đó là nhờ hình phạt đau khổ làm giảm thiểu hay chấm dứt những cái tốt hữu hạn, tạm thời,

thậm chí tầm thường, hạ đẳng mà tội lỗi đem lại, cho nên tội nhân dễ có cơ hội thức tỉnh, ăn năn,

hoán cải. Trong lúc điều tốt lành thứ nhất phục vụ cho công lý của Thiên Chúa, thì điều tốt lành

7 Đối chiếu lời thánh Phaolô dạy trong Thư gửi Tín Hữu Galat: “Anh em đừng lầm tưởng: Thiên Chúa không để cho

mình bị nhạo báng đâu! Thật vậy, người ta gieo giống nào sẽ gặt giống ấy. Ai gieo vào tính xác thịt mình, thì sẽ gặt

được sự hư nát bởi xác thịt. Còn ai gieo vào Thần Khí, thì sẽ gặt được sự sống đời đời bởi Thần Khí” (6,7-8).

Page 6: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

6

thứ thứ hai phục vụ lòng thương xót của Ngài là Đấng “không muốn kẻ gian ác chết, nhưng

muốn nó bỏ đường (gian ác) nó đi, trở lại và được sống” (Êzêkiel 33,11; đối chiếu: 18,23.32).

Ôn dịch, đói kém, và chiến tranh trong quá khứ luôn được những tâm hồn đạo đức có đức

Tin mạnh mẽ sâu xa như các vị thánh nhận ra như là những hình phạt đau khổ mà Thiên Chúa

muốn xảy ra vì tội lỗi của con người, cá nhân cũng như tổ chức/cộng đồng. Cũng vậy ngày hôm

nay, dù cá nhân nào hay tổ chức nào là chủ thể và nguyên nhân luân lý của dịch coronavirus, thì

con cái Giáo Hội vẫn nên tin rằng trong sự quan phòng của Thiên Chúa bệnh dịch này là một thứ

hình phạt đau khổ Ngài gián tiếp muốn cho xảy ra để Ngài dùng nó phục vụ cho công lý và lòng

thương xót của Ngài đứng trước biết bao tội lỗi, xúc phạm ghê gớm của con người.

6. Đâu là những tội lỗi ghê gớm của con người ngày nay mà vì chúng dịch coronavirus

được xem như một trong những hình phạt?

Vì những tội lỗi nào của con người ngày nay mà ghê gớm đến mức nên tin rằng Thiên Chúa

muốn cho dịch coronavirus xảy ra như một trong những hình phạt? Mặc dầu chỉ có Thiên Chúa

mới thấu hiểu những tội lỗi mà họ xúc phạm đến Ngài ghê gớm như thế nào, nhưng người Công

Giáo nào còn có lương tâm sáng suốt đều không thể không nhận ra một số tội ghê gớm sau đây,

và chúng là tội cá nhân cũng như tổ chức,8 tội của cả nhiều Kitô hữu Công Giáo.

Trước tiên là tội phá thai: nó không những được hợp pháp hóa khắp nơi mà còn được cổ vũ

đến mức được biến thành một thứ nhân quyền mới. Ủng hộ và đẩy mạnh phá thai cũng đang trở

nên một trong những lập trường và mục tiêu chính trị quan trọng của nhiều chính phủ và nhiều

đảng phái thiên tả (ví dụ như Đảng Dân Chủ ở Mỹ). Nhiều chính khách và đảng phái chính trị

khinh thường mạng sống của thai nhi đến mức cho phép giết cả trẻ em vừa lọt lòng mẹ. Kế đến

là những thứ tội công khai xúc phạm đến hôn nhân và căn tính nam nữ mà tính cách xấu xa, tồi

bại của chúng ngày càng quái đản, ngày càng trái ngược tự nhiên. Mới không lâu trước đây là ăn

ở đồng tính, còn nay thì đổi giống tự nhiên của thân thể. Cũng như tội phá thai hay thậm chí còn

hơn nó nữa, những tội này ngày càng được nhiều chính phủ Âu Mỹ và truyền thông đại chúng

bảo vệ và đề cao như những quyền tự do chính đáng của mỗi người, đến nỗi những ai phê bình,

lên án chúng, dù cách ôn hòa, cũng bị chụp mũ là kỳ thị và có thể bị xử phạt nghiêm khắc. Chưa

hết, còn có tội hạn chế, chèn ép Kitô giáo nhất là Công Giáo ở nhiều nước mà biết bao thế kỷ

vốn là Công Giáo hay ít nữa là Kitô giáo toàn tòng. Ở nhiều nước Âu Mỹ hôm nay, chính quyền

và nhiều tổ chức truyền thông tục hóa ngày càng tìm cách loại trừ, triệt tiêu mọi gốc gác Kitô

giáo đã ăn rễ ở các nước này từ khi chúng ra đời, hạn chế tối đa mọi ảnh hưởng xã hội của Giáo

Hội Công Giáo, ép buộc nhiều tổ chức hoạt động của Giáo Hội, nếu không muốn bị đóng khung

trong nhà thờ, thì phải chấp nhận những chính sách, luật lệ của chính quyền đối nghịch với

những xác tín đức Tin và luân lý của mình. Trái lại, đối với những phong trào, nhóm, tổ chức,

cộng đồng thù nghịch với Kitô giáo như Hồi Giáo cực đoan, vô thần quá khích, và thậm chí cả

8 Trong lúc đối với cá nhân, thưởng phạt của Thiên Chúa chỉ xảy ra cách trọn vẹn và chung cục ở đời sau (dầu phần

nào đã có ở đời này rồi), thì đối với các tổ chức con người như xã hội, chính quyền, quốc gia, dân tộc vv… là những

thực tại không tồn tại ở đời sau, sự thưởng phạt của Ngài chỉ giới hạn ở đời này. Đối chiếu lời Chúa: (1) Qua miệng

ngôn sứ Isaia: “Ta sẽ vạch ra ác đức dương gian, và hỏi tội kẻ dữ. Ta sẽ trừ tiệt thói tự cao của những đứa kiêu

căng, và cho cụp xuống cái ngông của phường cường bạo” (Is 13,11). (2) Qua thư của thánh Phêrô: “Thật vậy,

Thiên Chúa đã không dung thứ cho các thiên sứ có tội, nhưng đẩy họ xuống Địa Ngục, tông giam và hố tối tăm chờ

cuộc phán xét; Người đã không dung thứ cho thế giới cũ, nhưng khi trút hồng thủy xuống trên thế giới của những kẻ

vô đạo, Người đã cứu sống ông Nôê, người thứ tám, kẻ rao giảng sự công chính… Sở dĩ như thế là vì Thiên Chúa

biết cứu những người đạo đức khỏi cơn thử thách, và giữ lại những kẻ bất lương để trừng phạt vào ngày phán xét,

nhất là những kẻ vì đam mê những điều ô uế mà sống theo xác thịt, những kẻ khinh dể chủ quyền của Chúa” (2 Pr

2,4-5.9-10).

Page 7: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

7

những tín ngưỡng, thực hành ma thuật và thờ lạy Satan, thì các chính quyền và các tổ chức

truyền thông nói trên ngày càng dung túng, nhượng bộ. Lập trường hèn nhát đối với Hồi Giáo

đặc biệt lộ rõ khi nhiều giáo dục công cộng và truyền thông đại chúng cho phổ biến lan rộng

nhiều điều hoàn toàn sai lạc lịch sử, nhằm che đậy, khỏa lấp bản chất bạo lực, đàn áp, cưỡng bức

của tôn giáo này đối với các tôn giáo khác, nhất là Kitô giáo.

Phải chăng vì những tội ghê gớm, xấu xa vừa kể trên của chính quyền và cơ quan truyền

thông ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ giàu có, dư dật, mà đến hôm nay xem ra Thiên Chúa để cho

các quốc gia này bị dịch coronavirus tấn công hoành hành nhiều hơn bội phần so với những quốc

gia nghèo túng ở Phi Châu và Nam Mỹ?

Về phía các con cái của Giáo Hội Công Giáo, ai cũng nghĩ đến tội lạm dụng tình dục trẻ em

vị thành niên mà đa phần do một số giám mục, linh mục thực hành đồng tính gây ra, chính yếu từ

thập niên 60 đến 80 của thế kỷ vừa qua. Nhưng tội đáng nói nhất hôm nay và ngày càng phổ biến

nơi nhiều người Công Giáo chính là tội phạm sự thánh, xúc phạm đến chính Mình Máu Chúa

Giêsu bằng việc lãnh nhận bí tích thánh thiêng nhất này trong tình trạng tội trọng.9 Tội trọng

phạm sự thánh này ngày càng lan tràn, trở thành chuyện bình thường nguyên nhân một đàng vì

ngày càng có nhiều người Công Giáo ở Âu Mỹ không thật sự tin bánh rượu trong bí tích biến đổi

thành Mình Thật, Máu Thật của Chúa Giêsu. Đàng khác, đối với những tội trọng như cố tình bỏ

lễ Chúa Nhật, việc nam nữ ăn ở, sống chung trước khi kết hôn, rồi ly dị tái kết hôn (trong khi

theo luật Chúa vẫn còn bị ràng buộc bởi hôn nhân trước),10 ngày càng có nhiều người Công Giáo

xem thường, đang phạm những tội này mà vẫn rước lễ, không chấp nhận chúng mâu thuẫn với sự

kết hiệp nhờ bí tích Mình Máu Thánh.11 Đó là chưa nói đến có những tội trọng được phạm cách

công khai, tất yếu dẫn đến nhiều thực hành vô luân, và gây cớ vấp phạm cho nhiều người, thế mà

vẫn được để yên cho rước lễ: đây chính là trường hợp các chính khách Công Giáo vẫn được cho

rước lễ mặc dầu họ công khai ủng hộ hay ban hành những chính sách, luật lệ đối nghịch đức Tin

và luân lý Công Giáo như cho phá thai, cho kết hôn đồng tính vv… Như thể bí tích Mình Máu

Thánh vẫn chưa đủ bị xúc phạm bởi những gì vừa nói, một xúc phạm mới lại xảy ra và ngày

càng nhiều: đó là quan điểm và thực hành của nhiều vị lãnh đạo Giáo Hội hiện thời, sau thời gian

dài làm ngơ trước tình trạng phạm sự thánh vừa nói, nay chính thức chuyển qua biện minh (ngụy

biện) và cho phép nó. Nói cách khác, đối với nhiều trường hợp tà dâm (ăn ở, sống chung trước

khi kết hôn) và ngoại tình khách quan (ly dị tái hôn), thì ngày càng có nhiều giám mục, linh mục,

cùng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay chiều theo ngài, công khai chủ trương nên cho phép

rước lễ.

Việc đình chỉ thánh lễ công cộng gần như ở mọi nước hôm nay là lệnh của nhiều vị lãnh đạo

Giáo Hội12 – một biện pháp ứng xử chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội kể cả vào thời

các bệnh dịch còn nguy hiểm hơn cả dịch coronavirus hôm nay. Đúng là biện pháp kiểu này, cho

9 Đối chiếu lời cảnh báo của tác giả Thư gửi Tín Hữu Hipri (Do Thái): “Thật vậy, nếu chúng ta cố tình phạm tội sau

khi đã lãnh được sự nhận biết chân lý, thì không còn hy lễ tạ tội nào nữa, mà chỉ còn phải sợ hãi đợi chờ cuộc phán

xét; chỉ còn ngọn lửa bừng cháy thiêu hủy các thù địch của Thiên Chúa… [K]ẻ chà đạp Con Thiên Chúa, xúc phạm

đến Máu Giao Ước đã thánh hiến nó, và nhục mạ Thần Khí ban ân sủng, thì anh em thử nghĩ xem, kẻ ấy đáng chịu

hình phạt ghê gớm hơn biết mấy!” (Hr 10,26-27.29). 10 Không cần thêm vào việc ăn ở đồng tính là tội trọng khách quan còn nặng hơn những tội vừa liệt kê. 11 Đối chiếu lời khẳng định và cảnh báo của thánh Phaolô về hình phạt cho tội trọng phạm sự thánh, thậm chí xảy ra

ngay ở đời này: “Ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì phạm đến Mình và Máu Chúa… Thật vậy,

ai ăn và uống mà không phân biệt Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều

người ốm đau suy nhược, và không ít người đã chết” (1 Cr 11,27.29-30). 12 Chính sự kiện Giáo Đô Rôma và nhiều hội đồng giám mục nước này, nước nọ ở Âu Châu ra lệnh đình chỉ thánh

lễ công cộng vô hình trung đã gây áp lực lớn phải làm theo trên các giám mục ở các nơi khác.

Page 8: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

8

dù có vì quan tâm đến an toàn sinh mạng của dân chúng, cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của

một cái nhìn yếu hèn, phần nào đang bị tục hóa của các vị, xem việc tham dự Thánh Lễ Hy Tế

của Chúa Giêsu và việc rước Mình Máu Ngài không khác gì mấy những điều kiện truyền nhiễm

dịch coronavirus. Dầu vậy, biết đâu về phía Thiên Chúa, việc ngưng thánh lễ công cộng này lại

được Ngài dùng nói chung như một hình phạt thiêng liêng cho những ai dự lễ và rước lễ mà

không mấy quý trọng, kính mến (dù không nhất thiết ở trong tình trạng tội trọng), và nói riêng

như một cách thức chấm dứt tình trạng phạm sự thánh nơi nhiều người, nhất là ở các nước Âu

Mỹ?13 Dĩ nhiên việc đình chỉ thánh lễ công cộng gây thiệt thòi lây cho nhiều tâm hồn đạo đức,

thánh thiện, nhưng chắc chắn Thiên Chúa sẽ dùng sự thiếu vắng này mà gia tăng và hoàn thiện

lòng ước muốn, yêu mến quý trọng của họ đối với bí tích Mình Máu Thánh.

7. Hình phạt của dịch coronavirus cũng là dấu chỉ kêu gọi con người ngày nay ăn năn sám

hối và mở lòng đón nhận sự thương xót của Thiên Chúa

Dù tội lỗi của con người ngày nay ghê gớm đến mức nào để dịch coronavirus xảy ra như là

một trong những hình phạt của nó, thì hình phạt này cũng là một dấu chỉ của hy vọng, của cậy

trông. Thật vậy như đã nói trên, trong việc Thiên Chúa trừng phạt tội nhân không phải chỉ có

công lý mà còn có cả lòng thương xót của Ngài. Vì bản tính của Thiên Chúa vừa công minh

chính trực, vừa giàu lòng thương xót, nên lòng thương xót của Ngài không thể loại trừ mọi hình

phạt cách vô điều kiện trong mọi trường hợp, mà không mâu thuẫn với công lý của Ngài. Nhưng

lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn có thể loại trừ hình phạt trong một số trường hợp hay theo

một số điều kiện mà vẫn hoàn toàn phù hợp với công lý của Ngài. Trong mọi trường hợp mà theo

công lý Thiên Chúa muốn cách gián tiếp và phụ tùy các hình phạt giáng xuống trên tội nhân, thì

vì lòng thương xót Ngài lại can thiệp giảm nhẹ chúng.

Vì vậy, noi gương các thánh trong lịch sử Giáo Hội, nhất là các vị thánh lãnh đạo Giáo Hội

trong hoàn cảnh ôn dịch như thánh Grêgôriô Cả Giáo Hoàng14 và thánh Carôlô Borromêô Tổng

Giám Mục Milan,15 con cái Giáo Hội ngày hôm nay, bắt đầu từ hàng giáo sĩ, giáo phẩm, phải

13 Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn có thể được thấy phần nào ở đây. Chẳng hạn, trong trường hợp trước

Ngài dùng việc đình chỉ thánh lễ công cộng để giúp một số người biết quý trọng và kính mến đối với việc rước Mình

Máu Thánh, và do đó giúp họ nhận được thêm ơn ích cho việc rước lễ trong tương lai khi thánh lễ công cộng được

phục hồi. Còn trong trường hợp sau, Ngài dùng việc đình chỉ để ngăn ngừa những tội nhân tiếp tục phạm tội trọng

đối với bí tích Mình Máu Thánh, mà tội trọng thuộc loại sự dữ lớn nhất. Không những thế, nhờ ngăn ngừa họ khỏi

sa ngã thêm vào loại sự dữ lớn nhất, mà lòng thương xót của Thiên Chúa còn giảm bớt hình phạt đời này hay đời sau

mà công lý của Ngài đòi hỏi đối với tội trọng phạm sự thánh này. 14 Giữa năm 589 và năm 590 một nạn dịch hung dữ gieo chết chóc và kinh hoàng ở bán đảo Ý và Rôma, thánh

Grêgôriô vừa được bầu làm giáo hoàng (năm 590) đã xem đó là trừng phạt của Thiên Chúa vì tội lỗi con người.

Ngài rao giảng kêu gọi mọi người ăn năn, sám hối, cầu nguyện và làm việc đền tội. Để kêu cầu lòng thương xót của

Thiên Chúa, thánh giáo hoàng tổ chức bảy cuộc rước cầu nguyện tương xứng với tuổi tác, phái tính, và địa vị xã hội,

đi từ các nhà thờ khác nhau ở Rôma, xuyên qua các tòa nhà của thành Rôma cổ, tiến về Đền Thờ Vaticanô. Theo

lệnh thánh nhân mọi người liên lỉ cầu nguyện và tiếp tục cuộc rước, không được nản lòng ngay cả khi có tới 80

người trong đoàn rước ngã gục vì bệnh dịch. Ảnh Đức Trinh Nữ Maria mà thánh Luca vẽ và vốn được giữ ở Đền

Thờ Đức Bà Cả được cung nghênh đi trước đoàn rước. Lịch sử kể rằng khi tới lăng hoàng đế Harianô (thời Trung

Cổ gọi là pháo đài Castellum Crescentii, cũng như được gọi cho đến ngày nay là Pháo Đài Thánh Thiên

Thần/Castel Sant’Angelo) thì thánh Grêgôriô thấy thiên thần ở trên pháo đài tra gươm vào vỏ sau khi lau khô máu

trên gươm. Nạn dịch chấm dứt từ lúc đó. 15 Thánh Carôlô Borromêô đang làm Tổng Giám Mục thành Milan nước Ý được 6 năm thì nạn dịch từ các thành lân

cận ở Bắc Ý lan đến tổng giáo phận của ngài vào trung tuần tháng 8 năm 1576. Ngài dấn thân thăm viếng, an ủi, ban

bí tích cho các bệnh nhân và giúp đoàn chiên của mình nhìn bệnh dịch với con mắt đức Tin. Ngay từ đầu trong các

bài giảng, ngài đã xác tín rằng nạn dịch là đòn vọt, tai họa gửi đến từ Trời như là sự trừng phạt của Thiên Chúa đối

với tội lỗi của dân chúng (lưu ý: đây là thời kỳ suy thoái đạo đức trong cả hàng giáo sĩ lẫn giáo dân ở Âu Châu, nên

Page 9: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

9

nhận thấy dịch coronavirus như là “dấu chỉ của thời gian” mà mau chóng và mạnh mẽ đáp trả

lòng thương xót của Thiên Chúa bằng cách vừa ăn năn sám hối trong bản thân, vừa trở nên tấm

gương kêu gọi, khích lệ con người thời đại ăn năn hoán cải vì mục đích trên hết để được cứu

thoát khỏi tội lỗi và hình phạt hỏa ngục như Thiên Chúa mong muốn. Kế đến, nhờ sự ăn năn

hoán cải nhiều tội nhân và nhờ lời cầu nguyện và những hy sinh của các tâm hồn công chính

thánh thiện vì đức Mến đối với tha nhân, con cái Giáo Hội có lý do mạnh mẽ trông cậy rằng lòng

thương xót của Thiên Chúa sẽ giảm nhẹ nhiều hơn và sớm cho chấm dứt hình phạt là dịch

coronavirus, khiến hình phạt này xảy ra dưới xa mức mà công lý của Ngài đòi hỏi đối với những

vi phạm ghê gớm của tội lỗi con người ngày nay.

II

Dựa trên những chia sẻ giáo lý và thiêng liêng ở trên cùng với những gợi ý tương xứng, giờ

đây tôi xin ra một số đề nghị thực hành cần thiết trong phần còn lại của bài viết này.

(1) Trong tình trạng hiện nay, gia đình có nhiều thời gian sống với nhau hơn. Anh chị em hãy lợi

dụng thời gian này mà xây dựng, phát triển mạnh hơn, tốt hơn tình yêu thương gia đình.

Mọi người trong gia đình hãy học chịu đựng, bao dung, tha thứ, và quan tâm săn sóc nhau. Nên

có một số việc trong nhà mà mọi người trong gia đình có thể làm chung với nhau như sơn quét

lại nhà cửa, làm vườn vv… Cũng vậy, nên có những trò giải trí bổ ích mà tất cả chơi chung với

nhau được. Đây là lúc mà mọi người cần xác tín rằng một gia đình hiệp nhất vững mạnh sẽ vượt

qua nhiều thử thách lớn lao của cuộc sống.

(2) Hoàn cảnh hiện nay trên hết cho chúng ta có nhiều thời gian hơn để thực hành kinh nghiệm

sống với Chúa bằng việc cầu nguyện. Đây là thời gian thuận tiện cho cá nhân và gia đình gia

tăng đời sống cầu nguyện cả về lượng cũng như về phẩm. Các gia đình đặc biệt nên thực

hành cầu nguyện chuỗi Mân Côi. Trường học đóng cửa, công sở, xưởng, tiệm hoặc đóng hoặc

giảm giờ làm việc, nên tôi tin chắc các gia đình có đủ thời gian để cầu nguyện cả chuỗi Mân Côi

trọn vẹn, nếu không được mỗi ngày, thì nhiều ngày trong tuần. Tôi không thể diễn giải ở đây mà

chỉ nhắc lại sự thật này: đó là cầu nguyện chuỗi Mân Côi đem đến cho chúng ta nhiều phúc lành

đặc biệt và khôn lường, nếu cầu nguyện với lòng yêu mến, tín thác, thì chuỗi Mân Côi ràng buộc

chúng ta vào sự cầu bầu, che chở vô song của Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Trời Đất.

cớ cho cuộc cải cách của Thệ Phản Giáo/Tin Lành). Khi nhà cầm quyền Milan chống lại các lễ nghi công công vì sợ

làm cho bệnh dịch truyền nhiễm, thánh nhân đã quở trách họ chỉ dựa vào sức mạnh người phàm hơn là tin cậy vào

quyền năng của Thiên Chúa. Ngài cho rằng phương thế trên hết để chấm dứt nạn dịch là cầu nguyện và ăn năn đền

tội. Thánh Carôlô truyền lệnh thực hiện ba cuộc rước cầu nguyện vào các ngày 3, 5, và 6 tháng 10 năm 1576. Cuộc

rước thứ nhất bắt đầu với nghi thức bỏ tro trên đầu hàng ngàn người tham dự, và chính thánh nhân dẫn đầu đoàn

rước cũng bỏ tro trên đầu, mặc áo choàng tím có mũ, đi chân đất, thắt dây đền tội quanh cổ, và tay cầm một thánh

giá lớn. Chưa hết vì thánh Sêbastianô là một trong các vị thánh bảo hộ của thành Milan (đã giúp thành này thoát

khỏi cơn dịch năm 672), nên thánh Carôlô đề nghị nhà cầm quyền tái thiết cung thánh đã được dâng hiến cho thánh

Sêbastianô nhưng hiện ở trong tình trạng đổ nát, cũng như hứa thánh lễ trọng thể sẽ được dâng lên để tôn kính vị tử

đạo này trong vòng 10 năm. Khi thánh Carôlô đề nghị thực hành thêm phương thế thiêng liêng này và được nhà cầm

quyền Milan đồng ý, thì bệnh dịch bấy giờ mới thật sự chấm dứt, tức vào khoảng tháng 7 năm 1577.

Page 10: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

10

(3) Tuy không có thánh lễ công cộng, nhưng tín hữu Công Giáo nào có điều kiện nên đến nhà

thờ cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa, ít là mỗi tuần một lần vào ngày Chúa Nhật.16 Xem

thánh lễ trên truyền hình, nếu sốt sắng, không bị cản trở luân lý, vẫn được ơn ích cách nào đó,

nhưng đó vẫn không phải là dự thánh lễ đúng nghĩa (phần nào cũng giống như: nhìn một bữa ăn

tối thịnh soạn trên truyền hình và ngồi vào bàn thật sự dùng bữa ăn đó vẫn là hai chuyện khác xa

nhau). Nên nhớ rằng xem thánh lễ trên truyền hình vẫn không bằng đến nhà thờ cầu nguyện

trước Mình Thánh Chúa đang hiện diện thật sự trong Nhà Tạm. Chúa Giêsu sẽ đặc biệt quảng

đại ban ơn cho những ai vì yêu mến Ngài không ngại đến viếng thăm Ngài trong thời gian này,

cũng như giúp đền bù cho những đáp trả bất xứng đối với bí tích Mình Máu Thánh Ngài, từ hờ

hửng dững dưng cho đến phạm sự thánh.

(4) Nhưng khi cầu nguyện chúng ta nên xin Chúa những điều gì? Xin Ngài cứu chúng ta thoát

khỏi bệnh dịch coronavirus và những hậu quả tự nhiên hay trực tiếp của nó (như những bất ổn

kinh tế, chính trị, xã hội về sau) dĩ nhiên là điều chính đáng và cần thiết. Nhưng có những điều

khác còn quan trọng hơn, giá trị hơn mà chúng ta cần cầu xin. Đứng trước tình trạng dịch

coronavirus khó có ai mà không hoang mang và lo sợ cách nào đó. Thật ra, không có ơn Chúa

giúp đỡ, không ai có thể đứng vững trong đức Tin nhất là khi gặp thử thách như trong thời gian

này. Cho nên chúng ta, mỗi cá nhân cũng như gia đình, hãy luôn khiêm tốn và thành khẩn xin

Chúa gia tăng đức Tin trong chúng ta, xin Ngài củng cố, làm vững mạnh trong chúng ta lòng

tin tưởng, cậy trông, và phó thác vào sự quan phòng toàn năng, từ bi của Ngài.

Ngày xưa khi đối diện với sức mạnh của thiên nhiên, sóng to, gió lớn, làm thuyền sắp chìm,

các tông đồ đã hốt hoảng kêu cứu Chúa Giêsu lúc đó đang ngủ trên thuyền. Chúa Giêsu thức dậy

và truyền cho gió yên, biển lặng, nhưng trách các vị: “Sao nhát thế, hỡi những kẻ kém lòng tin”

(Mt 8,26). Ở chỗ khác các tông đồ đã thành thật xin Chúa Giêsu: “Xin Thầy ban thêm lòng tin

cho chúng con” (Lc 17,5). Nếu các tông đồ luôn sống bên cạnh Chúa Giêsu, chứng kiến biết bao

phép lạ cả thể, mà còn như vậy, còn cần Ngài giúp củng cố và gia tăng đức Tin, thì phương chi là

chúng ta. Trước cảnh con trai mình đang bị quỷ dữ hành hạ như muốn giết nó, người cha đau khổ

xin Chúa Giêsu: “[N]ếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng

tôi?” Khi Chúa Giêsu trả lời: “Sao lại nói: ‘Nếu Thầy có thể?’ Mọi sự đều có thể đối với người

tin”, ông ta thành thật xin với Ngài: “Tôi tin! Xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!” (Mc 9,22-

24). Chúng ta hãy khiêm nhường thành thật cầu xin với Chúa Giêsu như vậy. Chúa Giêsu thấy rõ

sự yếu hèn của chúng ta hơn chúng ta biết chính mình, nhưng Ngài luôn tỏ lòng thương xót và

giúp đỡ những ai chạy đến Ngài với lòng khiêm nhường, thành thật thú nhận những yếu hèn của

mình: “Tấm lòng tan nát, ăn năn, ôi lạy Thiên Chúa, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (Tv 51,17/19).

(5) Một đức Tin thích đáng nhất thiết đưa đến sự ăn năn, hoán cải đối với tội lỗi và tật xấu nhất

là khi một trong các “dấu chỉ thời gian” đang xảy ra là dịch coronavirus. Cho nên khi cầu nguyện

xin Chúa gia tăng đức Tin, chúng ta cũng cần cầu nguyện xin Ngài giúp mỗi người chúng ta, gia

đình chúng ta, xã hội, quốc gia, và thế giới ăn năn sám hối và hoán cải đời sống. Đối với một

tín hữu Công Giáo ăn năn sám hối không thể không dẫn đến việc tìm lãnh nhận ơn tha thứ nhờ

bí tích Giải Tội/Hòa Giải, trừ phi ở trong những điều kiện bất khả dĩ. Tình trạng lây lan của

dịch coronavirus, ít nữa hiện nay ở Maryland và nhiều nơi khác, vẫn chưa đến mức ngăn cản

chúng ta đi xưng tội miễn là thực hành một số biện pháp vệ sinh ngăn ngừa.17 Nhưng nhất là

những ai có lý do để nghĩ mình ở trong tình trạng tội trọng nên đặt ưu tiên hàng đầu việc xưng

16 Dĩ nhiên cố gắng tuân giữ các quy định về vệ sinh, ngăn ngừa đối với bệnh dịch như rửa tay bằng thuốc vệ sinh,

số người quy tụ nơi chỗ công cộng, việc giữ “khoảng cách xã hội” vv… 17 Ví dụ: xưng ở chỗ thoáng, giữ khoảng cách an toàn, dùng thuốc vệ sinh sát trùng vv…

Page 11: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

11

tội để phục hồi sự sống siêu nhiên của linh hồn và loại trừ nguy cơ mất ơn cứu rỗi đời đời nếu

chết bất ngờ. Nguy cơ này phải là điều đáng sợ hơn triệu triệu lần so với nguy cơ nhiễm bệnh

dịch coronavirus.

(6) Ăn năn hoán cải tất yếu dẫn đến đền tội. Dĩ nhiên việc đền tội của chúng ta không phải là

nguyên nhân cũng như điều kiện của ơn tha thứ tội lỗi là ơn huệ mà chúng ta có được chỉ nhờ

công nghiệp của một mình Chúa Giêsu. Nhưng việc đền tội là hiệu quả tất yếu của đức Mến đối

với Chúa Giêsu trong cuộc thương khó tử nạn của Ngài, cũng như của đức thờ phượng, kính sợ

Thiên Chúa công minh chính trực đứng trước những tội lỗi xúc phạm của chúng ta. Lời Chúa

qua miệng ngôn sứ Isaia trong bài đọc một của Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh đã nói về Chúa

Giêsu, Tôi Tớ Đau Khổ và Trung Tín của Giavê trong cuộc Thương Khó, như sau: “Chính

Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; Người đã chịu sửa trị

để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành… Người đã bị

ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu… vì tội lỗi của dân, Người bị đánh phạt… Vì đã nếm mùi đau

khổ, Người Công Chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh

lấy tội lỗi của họ” (Is 53,5.8.11). Vậy nếu Chúa Giêsu là Đấng ba lần thánh, Con Vĩnh Cữu của

Thiên Chúa Cha, ngang hàng với Ngài, đã vui lòng chịu đau khổ, chịu chết vì tội lỗi của chúng

ta, thì chúng ta, đích thị là những kẻ tội lỗi, lại có lý lẽ gì để từ chối chịu đựng bất kỳ hình phạt

nào? Cho nên đứng trước những khó khăn do dịch corona gây ra từ những bất tiện, thiếu thốn,

mất mát vật chất, cho đến những đau khổ lớn hơn về thể lý cũng như tinh thần, hãy cầu xin

Chúa giúp chúng ta, với lòng ăn năn sám hối, vui lòng hay ít nữa bình an chấp nhận và chịu

đựng chúng như một cách đền bù tội lỗi của chúng ta và của biết bao nhiêu người khác đang

xúc phạm ghê gớm đến Chúa.

(7) Dù Satan, quỷ dữ, có đóng vai trò nào (chẳng hạn gián tiếp) trong việc chế tạo hay làm lây

lan bệnh dịch coronavirus, thì một điều chắc chắn là nó đang lợi tối đa tình trạng khủng hoảng

hiện nay để cám dỗ dân chúng, nhất là phạm những tội mà bản tính yếu hèn của con người dễ sa

ngã trong một hoàn cảnh như thế. Thánh Phêrô khuyên dạy các tín hữu thời ngài: “Anh em hãy

sống tiết độ, hãy canh thức; quỷ dữ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi

cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức Tin mà chống cự, vì biết rằng các anh em khác trên

trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế” (1 Pr 5,8-9). Xin Chúa giúp chúng ta

tỉnh táo, sáng suốt nhận ra những mưu chước cám dỗ độc hại, gây hủy diệt đời sống thiêng

liêng, và mau mắn có những biện pháp mạnh mẽ thích đáng để ngăn chặn, chống trả, và

vượt thắng chúng.

Chúng ta có nhiệm vụ thiêng liêng vô cùng quan trọng này, không những đối với bản thân

mình, mà còn đối với những ai được Chúa giao phó cho chúng ta chăm sóc, nhất là con cái còn

nhỏ tuổi, chưa trưởng thành. Dĩ nhiên không dễ vạch trần mọi cám dỗ của Satan lợi dụng tình

trạng hiện nay, nhưng ít nữa có thể thấy rõ ràng hai cám dỗ sau đây đặc biệt thường nhắm vào

những người trẻ.

Thứ nhất là cám dỗ xem các thứ khiêu dâm truyền thông qua mạng (internet). Khi các

phương tiện thể thao và giải trí công cộng bị đóng cửa vì bệnh dịch và xem ra chỉ còn có mỗi thứ

đồi trụy này là còn hoạt động tự do, thì không chỉ những kẻ vốn mắc bệnh xem nó nay càng bị

cám dỗ mạnh hơn, mà còn có những người mới vì buồn chán và tò mò sẽ dễ dàng sa ngã vào thứ

nhơ bẩn này mà trước đây họ không bị cám dỗ hoặc dễ dàng vượt qua.

Thứ hai là cám dỗ lười biếng về đời sống cầu nguyện và thờ phượng đối với Chúa. Cứ “giữ

đạo tại gia” một thời gian lâu không lãnh nhận bí tích Mình Máu Thánh cũng như không đến nhà

thờ chầu Chúa và xưng tội vì lý do không phải là sự bách hại đạo mà vì sợ bệnh dịch, thì khi

bệnh dịch qua rồi, chắc chắn sẽ có những người sa vào cám dỗ không xem là chuyện cần thiết

Page 12: Chúa Nhật Lễ - Trang Nhàolvn-dc.org/uploads/3/4/5/4/34540628/cha_chia_se... · 3 cho là Người trì hoãn.Kỳ thực, Người kiên nhẫn với anh em, vì Người không

12

cho đời sống đạo việc thờ phượng Chúa trong nhà thờ với cộng đoàn Giáo Hội, cũng như việc

lãnh nhận các bí tích, nhất là xưng tội và rước lễ. Rồi chỉ “giữ đạo tại gia” không bao lâu sẽ sa

vào cám dỗ chỉ “giữ đạo tại tâm” của riêng cá nhân, người ta sẽ thấy không cần thiết cầu nguyện

chung với người nào khác, không cần lo lắng quan tâm về ơn cứu rỗi ngay cả của người thân

trong gia đình, “linh hồn ai người nấy giữ”. Nhưng cám dỗ cũng chưa dừng ở đó, chỉ “giữ đạo tại

tâm” không bao lâu lại thoái hóa thành chỉ “giữ đạo tùy ý, tùy thích”: ngay cả bản thân cầu

nguyện riêng với Chúa, người ta cũng sẽ không thấy là điều thường xuyên cần thiết, chỉ khi nào

cảm thấy cần mới cầu nguyện. Tới lúc này thì Thiên Chúa càng xa lạ, càng bớt cần thiết đối với

người ta, trong khi đó ảnh hưởng của những kẻ thù đức Tin lại tăng mạnh lên trong đời sống của

họ. Bên cạnh những đam mê làm vẩn đục tâm hồn, làm lòng người ra u tối, khiến họ thành chai

đá, mất hết khả năng tiếp nhận những gì đến từ Thiên Chúa, còn có vô số chủ trương tục hóa và

vô thần khôn khéo lợi dụng thời cơ thuyết phục người ta rằng tin vào Thiên Chúa không có gì

hữu ích, thậm chí còn là chuyện vô nghĩa.18 Bắt đầu với cám dỗ lười biếng về đời sống cầu

nguyện và thờ phượng đối với Thiên Chúa, Satan sau cùng kéo người ta xuống vực thẳm vô

thần, phủ nhận Thiên Chúa hay ít nữa loại trừ mọi ảnh hưởng của Ngài trong đời sống thực hành.

*******

Tôi xin kết thúc bằng cách gửi đến tất cả anh chị em những lời khích lệ của Thư gửi Tín Hữu

Hipri (Do Thái): “Anh em cần phải kiên nhẫn, để sau khi thi hành ý Thiên Chúa, anh em được

hưởng điều Người đã hứa, vì chỉ còn ‘ít lâu nữa, một ít thôi, Đấng phải đến sẽ đến, Người sẽ

không trì hoãn. Còn người công chính của Ta thì nhờ lòng tin sẽ được sống; nhưng nếu người ấy

bỏ cuộc, thì Ta không hài lòng về người ấy’. Phần chúng ta, chúng ta không phải là những người

bỏ cuộc để phải hư vong, nhưng là những người có lòng tin để giữ lấy linh hồn” (Hr 10,36-39).

Qua sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và Trung Gian Mọi Ơn Sủng,

xin Thiên Chúa Ba Ngôi gìn giữ tất cả chúng ta trong bình an và ơn nghĩa của Ngài trong mọi

hoàn cảnh, giúp chúng ta kiên vững trung thành sống đẹp lòng Ngài cho đến chết.

Cha Chánh Xứ Phaolô Trần Xuân Tâm

18 Chắc chắn những chủ trương này sẽ ngụy biện rằng nếu có Thiên Chúa tại sao Ngài không can thiệp, cứu giúp mà

để biết bao người vô tội chết vì dịch coronavirus.