· chủ‱nhiệm‱kiêm‱chủ‱bút:‱lm.‱minh‱tri,‱cmc...

84
Nguyt San Truyn Bá Mnh Lnh Fatima August – Tháng 08, 2010 – S392

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

Nguyệt‱San‱Truyền‱Bá‱Mệnh‱Lệnh‱Fatima August‱–‱Tháng‱08,‱2010‱–‱Số‱392

Page 2:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMCQuản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMCKỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC

CHỦ‱TRƯƠNG1.‱Truyền‱bá‱Mệnh‱Lệnh‱Fatima.2.‱Chia‱sẻ‱cuộc‱sống‱chứng‱tá‱Tin‱Mừng3.‱Cổ‱Võ‱hiệp‱nhất‱với‱Giáo‱Hội‱Rôma.4.‱Góp‱phần‱duy‱trì‱văn‱hoá‱Việt‱Nam.5.‱Thông‱tin,‱liên‱lạc‱người‱Việt‱Hải‱Ngoại.

GIÁ‱BÁO‱MỘT‱NĂMHoa‱Kỳ:Độc‱giả‱Thường‱ 40‱Mỹ‱KimĐộc‱giả‱Ủng‱Hộ‱ 50‱Mỹ‱KimĐộc‱giả‱Ân‱Nhân‱ 60‱Mỹ‱KimCANADA‱ 55‱Mỹ‱KimÂU‱CHÂU‱ 80‱Mỹ‱KimÁ‱và‱ÚC‱CHÂU‱ 90‱Mỹ‱Kimone‱year‱subscription:‱US‱ $40.00

Mọi‱liên‱lạc,‱xin‱₫ề:Nguyệt‱San‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ

P.O‱Box‱836‱•‱Carthage,‱MO‱64836-0836Tel:‱417-358-8296‱•‱Fax:‱417-358-9508email:‱[email protected]

[email protected]

Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ‱(The‱immaculate‱Heart‱of‱Mary)‱magazine‱(USPS‱399-350)‱Published‱monthly‱(except‱in‱September)‱by‱the‱

Congregation‱of‱the‱Mother‱Coredemptrix.

P.O‱Box‱836‱•‱Carthage,‱MO‱64836-0836‱USA

Các‱cơ‱sở‱Tỉnh‱Dòng‱Đồng‱Công‱Hoa‱KỳVăn‱Phòng‱(office):‱417-358-7787Đền‱Thánh‱KTM:‱417-358-8580

(Xin‱Lễ,‱Xin‱Khấn,‱Dâng‱Cúng,‱Khắc‱Bảng...)

Phòng‱Kỷ‱Vật‱Regina:‱417-358-3740(Tượng‱Ảnh,‱Sách‱Thiêng‱Liêng,‱Thánh‱Ca...)

P.O‱Box‱8361900‱Grand‱AvenueCarthage,‱MO‱64836

ÐẦY ÂN SỦNG-3

Như đã nói, thần sứ đã gọi tên Mẹ là “đầy ơn phúc.” Thần Sứ không chào, “Vui lên, hỡi Maria,” mà là “Vui lên, hỡi đầy ơn phúc.” Đầy ơn phúc là phẩm tính sâu xa nhất của Ðức Mẹ.

Mẹ là người được Chúa sủng ái. Khi gọi Mẹ là “đầy ân phúc” thần sứ loan báo sứ mạng làm Mẹ Ðấng Mêsia, nhưng điều đó chưa giải thích hết ân phúc nơi Ðức Mẹ. Maria không phải chỉ là một chức vị, mà trước hết, là một con người, và chính con người Ðức Mẹ là điều Thiên Chúa quý giá từ muôn thuở.

Đầy ơn phúc như là lời công bố cụ thể rằng ngay từ đầu ơn phúc đã có trong các mối quan hệ giữa Thiên Chúa và thụ tạo của Người. Ơn phúc là mảnh đất, là nơi chốn thụ tạo có thể gặp được Ðấng dựng nên mình.

Sách Xuất hành gọi Thiên Chúa là Ðấng giàu ơn phúc, nghĩa là đầy tràn ơn phúc (34:6). Ở đây, Thiên Chúa đầy ơn phúc theo nghĩa tích cực chủ động vì là Ðấng đầy ân sủng tự tại, còn Ðức Mẹ đầy ơn phúc theo nghĩa thụ động đón nhận. Thánh Gioan gọi Ðức Kitô là “đầy ân phúc” (Ga 1:14). Thánh Luca còn nói rõ hơn Ngài “lớn lên về ân phúc” (Lc 2:52). Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật. Trong tư cách là Thiên Chúa, Ngài ban ân sủng, còn trong tư cách là người, Ngài được Chúa Cha đổ đầy ân sủng.1

Thánh Augustinô nói về nhân tính Ðức Giêsu, “Làm thế nào để Con người đó xứng đáng được là con độc nhất của Thiên Chúa, được Ngôi Lời đồng vĩnh cửu với Chúa Cha nhận vào thành duy nhất của một Ngôi Vị Thiên Chúa? Con người đó đã làm được điều gì tốt lành trước khi xảy ra sự ngôi hiệp ấy? Trước đó, Ngài đã làm gì, đã tin gì, đã khẩn xin gì để đạt tới phẩm vị cao vời khôn tả như thế? Dù bạn tìm tòi công nghiệp, tìm kiếm sự công chính và dù suy nghĩ xem xét, bạn chẳng thấy điều gì khác hơn là ân phúc.”2

Tư tưởng thánh Augustinô trên làm sáng tỏ đặc biệt tất cả con người Ðức Mẹ. Chúng ta phải nói mạnh hơn biết bao nữa về Đức Mẹ. Maria đã làm chi để xứng đáng được đặc ân để ban tặng nhân tính cho Ngôi Lời? Maria đã tin, đã cầu xin, cậy trông hay chịu đau khổ như thế nào để được sinh ra thánh thiện và vô nhiễm? Ở đây cũng thế, chúng ta hãy tìm xem có công phúc, có sự công chính nào, tìm bất cứ điều gì chúng ta muốn, xem mình có thấy nơi Người điều gì khác ngoài ân sủng ngay từ giây phút đầu. Ðức Mẹ có thể áp dụng cho mình cách hết sức đúng đắn câu nói của thánh Phaolô, “Hiện tôi có gì là bởi Ơn Chúa” (1C 15:10). Ân phúc là lời giải đáp đúng đắn và trọn vẹn về Ðức Mẹ, về sự cao trọng và vẻ đẹp của Mẹ. Maria là Đấng đầy ân phúc vì Mẹ đầy ân phúc. Nói Maria đầy ân phúc đã là diễn tả trọn vẹn về Người.

1 Chính qua ân sủng mà Thiên Chúa "nghiêng" mình cúi xuống trên các thụ tạo của Người. Ân phúc là mưa móc đầy tràn đong đầy hố thẳm khát khao Thiên Chúa của nhân loại. Thánh Gioan nói : "Thiên Chúa là Tình Yêu" (1Ga 4:8) và do điều này, bên ngoài đời sống Ba Ngôi là ân phúc. Thực vậy, chỉ trong lòng Ba Ngôi, trong các tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa với nhau thì tình yêu của Thiên Chúa mới là một tương quan thuộc bản tính, nghĩa là một sự tất yếu. Còn bên ngoài và trong mọi trường hợp khác thì tình yêu đó là ân phúc, nghĩa là ân ban. Chúa Cha yêu Chúa Con, đó không phải là một ân phúc hay ân ban, mà là một đòi hỏi của tình phụ tử, và theo một nghĩa nào đó, thì đó là bổn phận. Còn việc Chúa yêu thương chúng ta thì hoàn toàn là ân phúc, là ân huệ mà Thiên Chúa tự do ban phát, còn chúng ta thì không xứng với ân huệ đó.

2 Th. Augustine, Pl 44:981 xem Bài giảng 185, 3 Pl 38:999

Page 3:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

3

Lời Cha ChungĐức Thánh Cha làm phép tượng đài Đức Mẹ tại Roma VietCatholic News (25 Jun 2010 06:58)

ROMA - Sáng 24-6-2010, ĐTC đến trung tâm Don Orione. ĐTC được ĐHY Giám quản Agostino Vallini, các GM, Ông Đô trưởng Roma Gianni Allemano, và các cha dòng thánh Orione và hàng trăm tín hữu tiếp đón nồng nhiệt. Ngài đến cầu nguyện trước pho tượng Đức Mẹ “Phần Rỗi của dân Roma” cao 9 mét, được đặt trên đài cao 19 mét. Pho tượng này do một điêu khắc gia người Do thái được giấu trong các nhà của dòng Don Orione trong cách cuộc bách hại người Do thái thời thế chiến thứ 2. Ông Arrigo Minerbi (1881-1961) thực hiện.Xây dựng tượng Đức Mẹ để thi hành lời khấn hứa cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ thành Roma khỏi bị tàn phá trong thế chiến thứ hai, tượng được đặt trên đồi Monte Mario từ năm 1953, nhìn xuống thành Roma.ĐTC cầu xin rằng

“Ước gì Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta luôn ở trên đỉnh cao của tư tưởng và lòng quí mến của anh chị em, và là niềm an ủi yêu thương cho tâm hồn, vị hướng đạo chắc chắn cho ý chí của anh chị em, nâng đỡ các hoạt động, soi sáng cho anh chị em noi gương Chúa Giêsu Kitô.”ĐTC cũng nhắc lại lời khấn hứa của dân thành Roma ngoài việc xây dựng tượng đài, còn hứa với Đức Mẹ là sẽ dấn thân thực hành các công tác bác ái.

NỘI DUNGTháng 08, 2010 (Số 392)

CHỦ‱ĐỀ

Ơn Gọi Linh Mục Tại Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4-8

GIÁO ‱HỘ I

HƯỚNG VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC TRUNG ĐÔNG . . . . . . . . . . . 9-13

ĐỨC ‱MẸ

Những Tiếng Gọi từ sứ điệp Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14-15HÀNH HƯƠNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16

TÔN ‱GIÁO

Sống Lời Chúa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17-20Hỏi Để Sống Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21

CHỨNG ‱NHÂN

Cảm Tạ Hồng Ân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .22

VĂN ‱HÓA, ‱GIÁO ‱DỤC

Đố Vui Thánh Kinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23Vui Học Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .23Vườn Hồng Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .24Thánh Kinh Bằng Hình: Liên Kết Với Chúa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25Tâm Sự Vườn Hồng – Hành Hương Mẹ Tà Pao! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26-29Bé Akiane, Bút vẽ của Thiên Chúa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30-31CHUYỆN RƯỢU BIA. SỐ 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32-33

GIA ‱Đ ÌNH, ‱XÃ ‱HỘ I

Tuổi Biết Buồn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34-36Marian Teens . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37-39Ơn Lành Đức Mẹ Thương Ban . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .40-44Tốt nghiệp “mẫu giáo” trường làng! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45-46Truyện ngắn đường tử tức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .47-48

THÔNG ‱TIN ‱LIÊN ‱LẠC

Công Giáo Hoàn Vũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .49-54Vòng Quanh Thế Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .55-56Quảng Cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .57-66

NGÀY ‱THÁNH ‱MẪU ‱2010

Chương trình Ngày Thánh Mẫu 2010 sau trang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .34

Page 4:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

4 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Nhìn Từ Hải Ngoại Về

Ơn Gọi Linh Mục Tại Việt NamL.M. Anthony Đào quang Chính

Không ai có thể phủ nhận rằng hàng linh mục và tu sĩ nam nữ tại Việt Nam đáng được coi là biểu tượng của đức tin và lòng nhiệt thành phụng

sự Chúa cũng như tha nhân. Từ thuở ban đầu của Giáo hội tại Việt Nam cho đến ngày nay, có lẽ thời gian yên bình và ổn định cho toàn Giáo hội không biết có được bao nhiêu ngày (chứ đừng nói gì đến bao nhiêu năm!). Đã không yên bình và ổn định thì làm sao có thể tập trung công sức và chú tâm cách thỏa đáng đến chương trình đào tạo cũng như huấn luyện linh mục và tu sĩ cũng như giáo dân?

Dầu vậy, ai nấy đều thán phục chí cương quyết và sự kiên tâm của toàn giáo hội, của hàng giáo phẩm và của mỗi người Công giáo Việt Nam. Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 400 năm qua, khi các nhà truyền giáo đầu tiên đặt chân lên Việt Nam cho đến ngày hôm nay, rõ ràng hồng ân Chúa đã khiến hạt lúa giống trở thành cây trái xum xuê gấp trăm như lời Chúa dậy1. Từ 4 linh mục vào khoảng năm 1668, nay đã quá 5000 vị: trong nước là 3721 và ngoại quốc với hơn 1400.

Thống Kê Linh Mục Tại Việt Nam (Theo số liệu thống kê của các giáo phận, ngày 31-12-2007) 2

Giáo phận Số linh mục

Số dân / linh mục

Số giáo dân / linh mục

Hà Nội 117 58.455 2.838 Hải Phòng 52 92.395 2.303 Vinh 157 32.353 3.066 Bùi Chu 224 6.378 1.732 Bắc Ninh 44 167.648 2.903 Hưng Hóa 60 114.684 3.617 Phát Diệm 69 14.217 2.219 Thanh Hóa 61 60.164 2.508 Thái Bình 70 52.143 1.713 Lạng Sơn 8 198.000 790 Huế 119 18.950 570 Quy Nhơn 85 43.940 800 Kon Tum 70 22.630 3.482 Nha Trang 179 9.218 1.086 Đà Nẵng 83 27.482 769 Ban Mê Thuột 118 22.464 2.933 Tp. HCM 610 10.024 1.067

Vĩnh Long 174 23.920 1.039 Cần Thơ 195 25.498 961 Mỹ Tho 99 43.212 1.126 Đà Lạt 194 6.258 1.609 Long Xuyên 218 19.330 1.097 Phú Cường 134 21.271 903 Xuân Lộc 366 6.521 2.230 Phan Thiết 115 10.136 1.350 Bà Rịa 100 10.529 2.321 TỔNG CỘNG 3.721 Bình quân 23.881 1.634

Nếu so sánh với các châu lục khác, thì bình quân, một linh mục tại Việt nam phụ trách đời sống thiêng liêng của 1. 534 giáo dân. Trong khi đó, trên toàn thế giới, trung bình, một linh mục phải coi sóc gần gấp đôi, tức là 2. 810 giáo hữu.

Châu lục Số dân / 1 linh mục Số giáo dân / 1 linh mục

Châu Phi 27.230 4.759 Châu Mỹ 7.469 4.680 Châu Á 50.432 2.290 Châu Âu 3.636 1.457 Châu Đại dương 7.312 1.931 Bình quân 12.879 2.810

Phải Chăng Chương Trình Huấn Luyện Linh Mục Quá Lý Thuyết?

Không chỉ riêng tại Việt Nam, vấn nạn “Phải chăng chương trình huấn luyện linh mục quá lý thuyết?” mà với Âu Mỹ và Hoa kỳ, đây cũng là ưu tư lớn. Một chương trình đã thành công trong thập niên 1950, có thể thất bại vào năm 2000. Cùng một chương trình, áp dụng tốt đẹp tại Roma nhưng lỗi thời tại Hoa kỳ và ngược lại. Nhiều người còn nhớ, đầu những năm 1970, tại Việt Nam, một số dòng tu, chịu ảnh hưởng của phong trào linh mục thợ và khuynh hướng nhập thế, cho chủng sinh “vào đời” một thời gian. Thời gian quá ngắn, vì sau 1975, miền Nam phải đối diện với các vấn đề mới, cho nên không định giá được thành công hay thất bại của thử nghiệm này; nhưng những thử nghiệm trên nói lên băn khoăn, phải chăng chương trình huấn luyện linh mục quá lý thuyết; phải chăng

Page 5:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

5Chủ‱Đề

ứng viên linh mục sống trong “tháp ngà,” quá xa cách thực tế, cho nên khi va chạm, không biết ứng xử ra sao cho thích đáng? Do đó, các ngài có khi xem ra quan liêu, dù trong lòng không có ý xa cách dân chúng; có khi quá sợ hãi khi phải giao tiếp với người khác phái, vì trong khi được huấn luyện đã thường xuyên nghe dậy bảo rằng, đàn bà nguyên nhân của cám dỗ, lửa gần rơm lâu ngày sẽ bén; có khi sợ hãi quan quyền quá độ vì luôn được nhắc nhở rằng, quyền bính là bởi Chúa mà ra… Vậy, các huấn giáo của tòa thánh Roma còn mang giá trị theo thời gian và hoàn cảnh nữa không?

Thăng Bằng Trong Chương Trình Huấn Luyện. Đừng chỉ tập trung vào một điểm nhưng phát triển

thăng bằng Tâm Sinh Lý. Lại một lần nữa, ai cũng đồng ý với nguyên tắc này, nhưng khi áp dụng thì rất khác nhau3. Đương nhiên, nếu chỉ chú tâm nhiều đến một trong ba chương trình “tu đức, trí thức và mục vụ,” thì kết quả sẽ tai hại. Trên thực tế, đôi khi quyết định bỏ phiếu tùy thuộc vào một vị khiến kết quả mang tính cách chủ quan. Thí dụ, cha giám đốc chủng viện thích người “thông minh,” ngài dễ nhân nhượng cho chủng sinh mang ưu điểm này. Ngược lại, chủng sinh “xem ra đạo đức và có chiều sâu” thì dù học hành kém cỏi cũng có thể được cha giáo xót thương. Lý do, thời xưa các tông đồ của Chúa có ai học hành giỏi giang và bằng cấp cao đâu? Hệ quả là gì? Khi thi hành tác vụ linh mục, có vị giảng dậy không chính xác, khiến giáo dân hoang mang. Vị khác dựa vào trí thông minh của mình, coi bậc lãnh đạo không ra gì. Vị thì “đạo đức có củ,” nhưng sống như trên mây, đến độ ngây ngô.

Gần đây nhất, Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II đưa ra tiêu chuẩn huấn luyện qua “Pastores Dabo Vobis.” Nếu thấy ứng viên hội đủ điều kiện như học vấn -ít là trung bình- chấp nhận sống đời thanh khiết, vâng phục quyền bính, không mê thích của cải trần thế, không đi tu trốn nợ đời, thì ứng viên có dấu hiệu làm linh mục.

Huấn Luyện Linh Mục Tại Quê Nhà Và Quê Người.Điểm ngạc nhiên là trong các cuộc tham dò

ý kiến, đa số các vị đã trải qua quá trình đào tạo tại cả quê nhà và ngoại quốc, đồng ý rằng, chương trình huấn luyện tại Việt Nam khó khăn và nặng nề hơn ngoại quốc rất nhiều; nhưng, các giám mục và những vị có trách nhiệm tiếp tục gửi chủng sinh ra hải ngoại.

Phải chăng tiến trình huấn luyện tại hải ngoại “hay hơn” quê nhà? Nếu tốt, thì tốt hơn chỗ nào? Và nếu kém, tại sao cứ tiếp tục gửi người ra ngoại quốc?

Một vài ý kiến lý luận, cần phân biệt giữa học trình và huấn luyện. Học trình dựa trên khoa học, kiến thức và hiểu biết, còn huấn luyện dựa trên toàn bộ phát triển tâm sinh lý, như “Pastores Dabo Vobis” và các văn kiện khác của tòa thánh đòi hỏi. Do đó, nên gửi các vị đã chịu chức linh mục một thời gian, rồi cho sang ngoại quốc tu nghiệp hoặc lấy bằng chuyên môn, chứ không nên gửi chủng sinh. Theo kinh nghiệm, các chủng sinh, sau khi chịu chức ở ngoại quốc trở về nước không kịp thích ứng với hoàn cảnh “cũ,” và trở nên lạc lõng. Nhiều khi, họ không biết mình là Tây, Mỹ hay Việt?

Khuyết điểm của dự án gửi linh mục đi du học là tiếp thu ngôn ngữ. Về phương diện giáo dục, càng lớn tuổi thì càng khó tiếp nhận ngôn ngữ mới. Trên 16 tuổi, các tế bào óc phát triển theo chiều hướng có sẵn, nghĩa là tăng trưởng theo suy luận hơn theo cảm nhận. Điều này cho thấy, linh mục du học ngoại quốc, có nhiều bằng cấp cao, phát triển chiều sâu, nhưng khó phát biểu ngôn ngữ mới. Đương nhiên, nếu khó nhớ và thu thập ngôn ngữ mới, thì việc lắng nghe và đón nhận ý tưởng cũng không dễ dàng. Do đó, linh mục lớn tuổi mới đi du học, nhiều khi viết và đọc ngoại ngữ rất chuẩn, nhưng nói thì không được như ý.

Huấn Luyện Linh Mục.Thực ra, việc huấn luyện linh mục chỗ nào cũng

giống nhau. Các môn học và thời gian trải qua trong chủng viện có thể sánh ví với thời gian tập huấn trong quân trường. Quân trường chỉ kéo dài vài năm, còn chủng viện ít nhất 7 năm, cộng thêm với xét mình

Page 6:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

6 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

theo lương tâm hằng ngày. Nơi đây, chúng ta cùng nhìn đến một khía cạnh, khía cạnh huấn luyện tu đức mà ứng viên linh mục phải trải qua, và tiếp tục sống những đòi buộc này hằng ngày trong suốt cuộc đời. Sắc lệnh “Đào Tạo Linh mục” và “Pastores Dabo Vobis” nhắn nhủ, để làm linh mục, cần có lòng hiểu biết và yêu mến bí tích Thánh Thể, bí tích giao hòa, đọc phụng vụ giờ kinh, gặp cha linh hướng thường xuyên. Ứng viên cần đặc biệt quý chuộng Thánh Kinh vì chính trong Thánh Kinh mà Thiên Chúa nói với con người. Thánh Kinh hiện diện trong phụng vụ các giờ kinh, trong khi rao giảng và qua đời sống. Cần suy niệm Thánh Kinh thường nhật. Ứng viên phải tham dự các buổi tĩnh tâm hằng ngày, hàng tháng và hằng năm. Bên cạnh đó, lưu tâm đến giây phút tĩnh lặng riêng, sao cho đời sống của mình phản ảnh đời sống Chúa Kitô. Đời sống tu đức cũng được chuẩn bị qua khổ hạnh và hãm mình. Cần biết từ bỏ những sở thích riêng tư không thích hợp với bổn phận tông đồ. Đương nhiên, ứng viên không thể quên, sự tuân phục, đời sống độc thân, đơn sơ, hòa hợp với anh em là những điểm then chốt nên giống Chúa. Họ cũng cần ghi nhận, sống đơn lẻ là một phần trong cuộc đời linh mục. “Pastores Dabo Vobis” số 51 kết thúc tiến trình huấn luyện trí thức và tu đức với câu “vì phần rỗi của anh chị em, của tha nhân, ứng viên cần đào sâu tri thức trong các huyền nhiệm thánh thiêng.”Điểm thách đố, không chỉ với linh mục Việt Nam,

mà còn các nước khác, là chương trình huấn luyện quá hay và quá đẹp như vậy, nhưng tại sao có nhiều lời than van, trách móc, phiền hà, như vị này quá lo lắng đến vật chất, vị khác đến quyền bính? Phải chăng thiếu thăng bằng trong đào tạo? Phải chăng chỉ tiêu quá tuyệt vời đến độ viển vông? Thực tế phải nhìn nhận rằng đa số các linh mục, nhất là linh mục Việt Nam có đời sống đạo đức rất cao, xả thân phụng vụ Giáo hội và xã hội, nhưng cũng có vài vị sống hoàn hảo một tiêu chuẩn, lại thiếu sót tiêu chuẩn khác. Thí dụ như rất nghiêm ngặt khi giao tiếp với người khác phái, nhưng dễ dãi tự cho phép mình uống rượu hoặc cờ bạc hơn cả người thường; hoặc rất hăng hái bảo vệ quyền lợi dân nghèo, nhưng không thể sống yên bình với anh em?

Cần Gì Thêm Tại Việt Nam?Chương trình huấn luyện do tòa thánh Roma ấn

định những nét căn bản đòi buộc phải có. Nhưng mỗi địa phương có quyền và có bổn phận thi hành cũng như thích ứng theo hoàn cảnh địa phương. Điều này

nghĩa là gì? Đó là bổn phận coi sóc và chăm lo sao cho chương trình huấn luyện được thi hành như tòa thánh mong ước. Đồng thời, các ứng viên không bị lạc lõng ngay chính trên quê hương mình, khi họ chú tâm quá nhiều đến phong tục và tập quán Âu Mỹ, mà quên đi bản sắc địa phương. Một cách cụ thể, như tại Hoa kỳ, ứng viên, khi bước lên đại chủng viện, cùng với văn hóa và hiểu biết trần thế, lưu tâm đến ba khía cạnh quan trọng “tu đức, trí thức và mục vụ” như Roma đòi buộc, nhưng bên cạnh ba khía cạnh này, Hội đồng Giám mục Hoa kỳ trong “Priestly Formation Program” (PPF) nhấn mạnh huấn luyện nhân bản. Mục đích huấn luyện nhân bản giúp ứng viên nhận ra mình và tha nhân cùng nhịp cầu nối kết chứ không cản trở nhau. Nói cách khác, không sợ tha nhân, và không coi bản thân hoặc tha nhân như cơn cám dỗ.

Hoàn Cảnh Hiện NayNhìn đến hoàn cảnh chung hiện nay về đào tạo ơn

gọi tại Việt Nam, ai cũng nhận rằng các vấn đề cấp bách cần quan tâm là nhân sự và trường sở.

Vấn đề trường sở tuy trông đồ sộ, nhưng tương đối dễ giải quyết hơn nhân sự. Người Việt Nam chúng ta vẫn có khả năng thích ứng rất cao. Đi tu càng thích ứng nhiều hơn nữa, do đó, trường ốc dù có xập xệ, thiếu thốn cũng là “chuyện nhỏ.” Ngay cả vấn đề ẩm thực, sinh sống, chưa bao giờ là điều đáng quan tâm. Vấn đề cấp bách hơn cả là nhân sự. Làm sao có giáo sư đủ khả năng dậy học? Cách nào giải quyết đòi hỏi này. Nên gửi người ra ngoại quốc du học rồi về nhà dậy dỗ, hay mời giáo sư từ hải ngoại? Đó là chưa kể đến một vài khó khăn khác đi kèm, như, chưa hẳn một

Page 7:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

7Chủ‱Đề

cha giáo lấy bằng cấp từ hải ngoại về nước “biết” dậy học. Nhiều vị dậy trình độ “cao” quá, đến độ trong lớp không ai hiểu nổi ngài muốn nói gì. Vị khác thì thích kể chuyện văn minh Âu Mỹ hơn là môn học. Rồi thực tế trước mắt, nếu mời các cha, các sơ hải ngoại về dậy học, những ai hội đủ điều kiện và sẵn sàng bây giờ?

Căng Rút, Co Bung4

Bên cạnh khó khăn chung là khó khăn riêng. Khó khăn này tùy thuộc hoàn cảnh riêng của mỗi tỉnh và mỗi giáo phận. Không lạ gì khi thấy việc thi hành chính sách tôn giáo rất tùy tiện theo từng địa phương. Do đó, tuy trong khóa họp thứ II của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh diễn ra tại Vatican từ ngày 23 đến 24-6 năm 2010, phái đoàn Việt Nam long trọng nhắc lại đường hướng “trước sau như một của chính sách Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như các qui định pháp lý bảo đảm việc thực thi tự do đó5” nhưng trên thực tế, việc áp dụng này rất khác nhau, có lẽ tùy thuộc vào mối liên hệ có tốt đẹp hay không giữa nhà nước và vị giám mục sở tại. Chắc hẳn mọi người nhận ra dễ dàng sự khác biệt này trong thời gian qua tại hai thành phố lớn là Hà nội và Sài gòn.

Các vị hữu trách biết vậy, nhưng làm sao bây giờ? Xin-cho, Căng-Rút, Co-bung, cho nên khi nào có thể, các ngài cố gắng đặt cơ sở bằng cách xây dựng thêm trường ốc và tuyển dụng nhân sự. Lỡ mai mốt, ông thị trưởng, bà tỉnh trưởng gây phiền nhiễu và khó khăn với mình thì sao!!! Cách đây vài năm, một vài nơi hải ngoại có khuynh hướng phản đối việc quyên tiền giúp đỡ linh mục, tu sĩ từ Việt Nam sang quyên góp xây nhà thờ, nhà dòng và cho rằng, dân còn nghèo, dân trí còn thấp, bao nhiêu người tật nguyền, đau yếu, tại sao không chú tâm đến các đức Kitô sống6 này mà lại lo xây các đền thờ, nhà thờ nguy nga? Lý luận như vậy

cũng tội, khi các vị lãnh đạo biết rằng, với hoàn cảnh Co-bung, thì phải bung cho sớm và cho nhanh, lỡ nhà cầm quyền “căng” quá thì làm sao mà “bung”? Thôi, vậy thì, bung được chừng nào thì bung!

Một Vài Gợi Ý.Một trong những ưu tư lớn mà Hội Đồng Giám Mục

Việt Nam băn khoăn từ lâu, là nên hội nhập văn hóa đến mức nào. Thượng Hội Đồng Giám Mục Á châu, trong nhiều văn kiện, không ngừng đề cập đến mộng ước trên. Văn hóa Á châu cổ kính, rất đáng kính trọng, phát sinh nhiều tôn giáo và triết lý lớn trên thế giới, trong đó có Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, Thần đạo giáo. Á châu gần như sản sinh mọi tôn giáo lớn trên thế giới. Đây cũng là lục địa mà nền triết lý rất đặc thù. Vậy, làm sao người Việt Nam vừa là Công giáo, và vừa sống những ân điển cá biệt này. Nói cách khác, làm sao sống như Công giáo mà không mất gốc Á châu? Phải chăng các tập tục Thiên Chúa giáo quá tây phương? Phải chăng các suy tư và cách suy tư quá Âu Mỹ? Nhiều linh mục, giám mục rất giỏi triết lý Tây phương, nhưng mù mờ học thuyết Đông phương. Phải chăng Đông phương không có học thuyết? Trong quá khứ đã có một số nơi thử hội nhập văn hóa, nhưng vì thiếu đồng nhất, nên các hội nhập này không nhất quán, trở nên lạc lõng và có khi dị hợm.

Về phương diện huấn luyện tu đức, không thể phủ nhận rằng linh mục Việt Nam rất có chiều sâu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vị quá chú trọng đến khung cảnh nhà thờ mà lãng quên xã hội. Gần như mọi sinh hoạt tập trung trong nhà thờ, qua bí tích, qua dậy dỗ và hiểu biết thánh kinh, còn các vấn nạn liên quan công bằng xã hội thì chưa rõ nét. Tâm trạng của nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ vẫn xoay quanh phương thế cầu nguyện để nên thánh, chứ không truyền giáo để nên thánh. Tâm trạng này cũng phản ảnh tại sao nhiều linh mục Phi châu, Á châu –trong đó có Việt Nam-, chú tâm đến thi hành bí tích hơn là sinh hoạt xã hội. Do đó, các ngài trở nên lạc lõng tại Hoa kỳ và Âu châu. Cách đây 50 năm, sau công đồng Vatican II, nhiều quốc gia Âu Mỹ đã đối diện với khó khăn này. Họ phải lựa chọn giữa “prayer mode” hoặc “evangelisation mode7.” Dĩ nhiên, cầu nguyện cũng là truyền giáo, nhưng tác động không trực tiếp. Có lẽ đối diện với những thách đố hiện nay tại Việt Nam, “evangelisation mode” hoặc “action mode” cần hơn chăng?

Thách đố liên quan đến sống và bảo vệ công bằng xã hội gặp một trở ngại rất lớn là đụng chạm với nhà nước, dù đó là nhà nước Việt Nam hoặc nhà nước Âu Mỹ. Hoa kỳ, chủ trương “state vs. religion” là gì, nếu

Page 8:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

8 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

không nhằm tách rời tôn giáo ra khỏi xã hội. Dĩ nhiên, ưu điểm là tôn giáo không chen vào trần thế, và ngược lại; nhưng đâu là giới hạn của trần thế, đâu là bổn phận của tôn giáo? Cho phá thai, hôn nhân đồng tính có phải là bổn phận thuần túy xã hội hay cũng là tôn giáo? Tương tự, khi tranh đấu cho bác ái, công bằng của những người thấp cổ bé miệng, của những người không có tiếng nói, những người bị đàn áp, nghèo khổ, phải chăng là hành động riêng tư, cá nhân của người muốn “nổi,” của người muốn chống đối và phá hoại nhà nước; hay thực sự, đó là việc phải làm theo gương thánh Gioan tiền hô, và gần đây nhất, theo chân phước Popielusko? Nên ghi nhớ, chân phước Popielusko đã bị nhà nước Ba Lan lên án là kẻ phá hoại trật tự công cộng quốc gia, và đánh cho đến chết cách dã man8!

Về phương diện huấn luyện trí thức, song song với chương trình dài lâu khi gửi du sinh đi ngoại quốc tu nghiệp và lấy bằng cấp, việc mời các linh mục, tu sĩ nam nữ ngoại quốc có khả năng về giúp cho giáo dục quê nhà là việc rất nên làm. Một số trường đại học công giáo tại Hoa kỳ bằng lòng cấp tín chỉ trường của họ cho các sinh viên đủ điều kiện, dù học tại Việt Nam. Như vậy, thay vì tập trung vào huấn luyện một vài người, toàn thể chủng viện, học viện có thể cùng chia sẻ. Một vài dòng tu nam nữ cũng đã có những chương trình tốt đẹp như trên, nhưng chưa được hệ thống hóa, vì vậy lợi ích chưa rõ ràng.

Cũng nên đặc biệt lưu tâm đến vấn đề giáo dục và phương cách giáo dục trong tiến trình huấn luyện trí thức. Quá khứ cho thấy, nhiều vị bằng cấp cao nhưng khi giảng dậy, kết quả rất khiêm tốn. Anh em Tin Lành thành công nhiều vì họ chú tâm đến phương cách giáo dục, văn hóa và khả năng tiếp nhận của người nghe, cũng như đề tài cần thảo luận. Đến lúc chúng ta cần can đảm thay đổi bằng phương cách mới. Đã có bao nhiêu môn học về giáo dục trong chương trình huấn luyện hiện nay?

Về phương diện huấn luyện mục vụ, đây là thách đố bức xúc nhất. Mục vụ đi liền với huấn luyện nhân bản. Chắc hẳn nhiều vị giám mục và cả hội đồng giám mục đã và đang đối diện với sự lựa chọn: nên cộng tác với nhà nước hoặc chú tâm đến nội bộ Giáo hội? Thế nào là gần với dân và với những đau khổ của dân? Phải chăng chấp nhận hình thức để nhà nước lo chính trị và điều hành, còn mình chỉ tập trung vào tôn giáo? Phải chăng tốt đời đẹp đạo là vâng lời nhà nước, và hài lòng khi nhà nước cho phép tổ chức lễ hội dễ dàng hơn các địa phận khác? Phải chăng khi chính quyền cho phát triển về nhân sự, truyền chức linh mục, giám mục (theo chính sách Xin-Cho), thì mình yên lặng

chấp nhận không kêu trách, phàn nàn những lãnh vực khác, dù nhân dân và Giáo hội có bị thiệt thòi? Phải chăng nên chủ trương “phó thác” hoàn toàn cho Chúa với niềm tin tưởng rằng chân lý cuối cùng sẽ thắng? Những thách đố này vượt quá giới hạn của một địa phận và cần sự đồng ý chung của hội đồng giám mục.

Bức Tranh HồngNgười đeo cặp kính mầu đen chắc hẳn cũng nhìn

nhận rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam đang nở hoa. Đức tin kiên vững. Giáo dân trung thành sống thánh kinh. Tu sĩ, nhất là nữ tu đang đóng vai trò mục tử. Linh mục dấn thân đến tận những vùng sâu, vùng xa. Nhiều vị giám mục trẻ mà điển hình như tại giáo phận Bắc Ninh, Phát diệm, Kontum… đang mang lại nguồn sinh lực mới qua những chương trình nổi bật cho giáo phận, nhất là cho chương trình huấn luyện chủng sinh, linh mục tương lai.

Sắc lệnh về đào tạo linh mục, Optatam Totius, ngay phần mở đầu “Phương Thức Ðào Tạo Linh Mục, Áp Dụng Cho Từng Dân Tộc” đã nhấn mạnh:

“Việc đào tạo phải phù hợp với địa phương.” Vì có quá nhiều dân tộc và địa phương khác nhau, nên chỉ có thể nêu ra những qui luật tổng quát. Do đó, mỗi dân tộc hay mỗi lễ chế phải áp dụng một ‘Phương thức đào tạo Linh Mục’ riêng, được Hội Ðồng Giám Mục ấn định, kiểm nghiệm sau một thời gian và được Tông Tòa phê chuẩn. Nhờ vậy những quy luật phổ quát sẽ được thích nghi với những hoàn cảnh riêng của địa phương và thời đại, để việc đào tạo Linh Mục luôn luôn đáp ứng những nhu cầu mục vụ địa phương, nơi mà các Linh Mục phải thi hành chức vụ9.” Thực rõ ràng, thích nghi khi huấn luyện linh mục với hoàn cảnh và thời đại không phải là thách đố với tòa thánh, nhưng ngược lại, Tòa Thánh còn ra sức cổ động và mong ước chúng ta thi hành.

(Endnotes)1 Marco 4:202 htt p://hdgmvietnam.org/thong-ke-linh-muc-cong-giao-tren-the-gioi-

va-tai-viet-nam3 Nhiều khi, ứng viên “sinh tật” sau ngày chịu chức, biết dựa vào đâu mà

sửa sai? Dĩ nhiên, trường hợp này được coi là “ngoại lệ” không khác gì “cha mẹ sinh con, trời sinh tính.”

4 Đã giải thích chính sách này trong các bài viết trước đăng trên báo Trái Tim Đức Mẹ.

5 htt p://liendoanconggiao.net/ đăng ngày 26 tháng 6 năm 2010.6 Matt hew 257 Chú tâm đến Cầu nguyện hay chú tâm đến Hành động như căn bản cho

sinh hoạt của nhóm mình?8 Ngày 5-6-2010, tòa thánh đã tôn vinh cha Popielusko lên chân phước.

Ngài sinh năm 1947 và chết năm 1984. Cơ thể ngài bị bầm dập và nhiều xương bị gẫy chứng tỏ ngài đã phải chịu rất đau đớn trước khi chết.

9 Optatam Totius: số 1.

Page 9:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

9Giáo‱Hội

HƯỚNG VỀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC TRUNG ĐÔNG

LM Phúc Nhạc

Một sinh hoạt nổi bật của Giáo Hội sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay là Thượng Hội Đồng Giám Mục đặc biệt về Trung Đông, sẽ tiến

hành tại Vatican từ ngày 10 đến 24-10-2010 về đề tài “Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: hiệp thông và chứng tá. Đông đảo những người trở thành tín hữu đều tâm đầu ý hiệp với nhau” (Cv 4,32).

Công nghị Giám Mục này nói lên mối quan tâm đặc biệt của Tòa Thánh nói riêng và Giáo Hội hoàn vũ nói chung về tình hình khó khăn của Giáo Hội tại Trung Đông, trong đó có Thánh Địa, vốn là cội rễ của “cây Giáo Hội.” Hiển nhiên, Thượng HĐGM vào tháng 10 tới đây là cơ hội cho các Giám Mục trong vùng chia sẻ ý kiến về cách thức củng cố các cộng đoàn liên hệ và công việc làm chứng tá cho Tin Mừng, nhưng công nghị GM này cũng là cơ may để các tín hữu CG trên toàn thế giới trở về với căn cội của mình.

Theo Đức TGM Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, “Thượng HĐGM Trung Đông là một cơ hội quí giá để cứu xét tường tận tình hình tôn giáo và xã hội, hầu mang lại cho các tín hữu Kitô một cái nhìn rõ ràng về cảm thức họ là những chứng nhân sống động của Chúa Kitô, trong bối cảnh các xã hội có đa số dân theo Hồi giáo. Vì thế, đây là một tiến trình suy tư về tình trạng xã hội hiện nay, một điều không dễ dàng vì những xung đột và tình trạng bất an, tạo nên sự xuất cư của dân chúng, trong đó có nhiều tín hữu Kitô.”

ĐTC Biển Đức 16 đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt về công nghị Giám Mục này, khi ngài đích thân đến đảo Chypre để trao Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Trung Đông cho 7 Thượng Phụ, đại diện các cộng đoàn Giáo Hội ở Trung Đông cũng như cho một số vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh có liên hệ đặc biệt tới Giáo Hội tại vùng này, trong thánh lễ trọng thể sáng chúa nhật 4-6-2010 trước sự tham dự của 10 ngàn tín hữu tại thủ đô Nicosie. Văn kiện này sẽ được dùng làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Thượng HĐGM vào tháng 10 năm nay, đồng thời cũng cho thấy hiện tình Giáo Hội tại Trung Đông, các vấn đề và hướng đi của Công nghị Giám Mục.

Tài liệu làm việc dầy khoảng 40 trang được ấn hành bằng 4 thứ tiếng: Arập, Pháp, Anh và Ý, ngoài phần

nhập đề và kết luận, còn có 3 chương: lần lượt trình bày tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông, tiếp đến là sự hiệp thông trong Giáo Hội và sau cùng là việc làm chứng tá. Văn kiện này là kết quả cuộc tham khảo ý kiến các HĐGM, các Giáo hội liên hệ và các cơ quan trung ương Tòa Thánh, dựa trên một danh sách các câu hỏi kèm theo Tài liệu đề cương (Lineamenta) được công bố hồi đầu năm nay.

Lời tựa Trong Lời Tựa tài liệu làm việc, Đức TGM Nikola

Eterovic Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới, nhấn mạnh rằng “tình trạng hiện nay tại Trung Đông có nhiều khía cạnh giống tình trạng của cộng đoàn Kitô tiên khởi ở Thánh Địa, ‘giữa những khó khăn và bách hại’. Các tín hữu Kitô hồi đó hoạt động trong những tình trạng rất đối nghịch. Họ gặp phải sự chống đối và thù nghịch của các quyền lực tôn giáo trong dân chúng. Đất nước của họ bị chiếm đóng, bị sáp nhập vào đế quốc La Mã hùng mạnh. Dầu vậy, các tín hữu Kitô tiên khởi vẫn ‘công bố trọn vẹn Lời Chúa’, kể cả tình yêu thương đối với kẻ thù, và họ đi tới độ tử đạo để làm chứng về lòng trung thành với Chúa Tể của sự sống.”

Phần nhập đề Trong phần này, Tài liệu làm việc nhắc nhớ rằng ĐTC

Biển Đức 16 đã muốn đích thân loan báo về Thượng HĐGM này ngày 19 tháng 9 năm 2009, chấp nhận “lời thỉnh cầu của nhiều anh em trong hàng Giám Mục đứng trước tình trạng khó khăn hiện nay về mặt Giáo Hội và xã hội.” Các GM ấy đã đề nghị triệu tập một Thượng HĐGM khóa đặc biệt. Hai mục tiêu chính của Công nghị GM này, “trước tiên là để xác nhận và củng cố các tín hữu Kitô trong căn tính của họ nhờ Lời Chúa và các bí tích;” tiếp đến là “khơi dậy tình hiệp thông Giáo Hội giữa các Giáo Hội tự quản (sui juris), để họ có thể làm chứng tá về đời sống Kitô chân chính, vui tươi và có sức thu hút.” ĐTC cũng nhấn mạnh sự dấn thân đại kết Kitô và đối thoại với người Do thái và Hồi giáo, “để mưu ích cho toàn thể xã hội” và để “tôn giáo, nhất là tôn giáo của những người tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất” ngày càng trở thành động lực hòa bình.

Thượng HĐGM Trung Đông muốn “cung cấp cho các tín hữu Kitô những lý do về sự hiện diện của họ” trong một

Page 10:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

10 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

xã hội có đại đa số dân theo Hồi giáo như Arập hoặc Thổ Nhĩ kỳ, Iran, hoặc đa số theo Do thái giáo như tại Quốc gia Israel. Suy tư được Kinh Thánh hướng dẫn.

Chương thứ I 1. Tài liệu làm việc bàn về Giáo Hội Công Giáo tại

Trung Đông, nhắc nhớ sự kiện tất cả các Giáo Hội trên thế giới đều bắt nguồn từ Giáo Hội Jerusalem... Tại vùng này, Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện diện trong các truyền thống khác nhau, trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tự quản. Ngoài Giáo Hội theo truyền thống la tinh còn có 5 Giáo Hội Thượng Phụ, mỗi Giáo Hội có gia sản phong phú về linh đạo, thần học và phụng vụ. “Các truyền thống này đồng thời là một sự phong phú cho Giáo Hội hoàn vũ.”

Văn kiện nhắc nhớ rằng các Giáo Hội Trung Đông bắt nguồn từ các tông đồ và thật là một mất mát cho Giáo Hội hoàn vũ nếu Kitô giáo bị suy yếu hoặc biến mất tại chính nơi mà Giáo Hội phát sinh. Vì thế, có một trách nhiệm hệ trọng là phải duy trì đức tin Kitô tại phần đất thánh thiêng này. Đáng tiếc thay, người ta phải nhận rằng ngày nay “đà tiến Tin Mừng thường bị cản trở và ngọn lửa Thánh Linh dường như bị suy yếu.” “Nếu Giáo Hội không làm việc cho ơn gọi thì sẽ bị biến mất.” Cuộc khủng hoảng ơn gọi là do nhiều lý do khác nhau: nhiều tín hữu di cư ra nước ngoài, số sinh giảm bớt, tiếp đến là môi trường ngày càng đố kỵ với các giá trị Tin Mừng. Ngoài ra, “sự thiếu hiệp nhất giữa các thành phần hàng giáo sĩ cũng là một điều phản chứng tá”, trong khi “sự huấn luyện nhân bản và tu đức cho các linh mục, tu sĩ nam nữ vẫn còn có nhiều thiếu sót. Cả đời sống chiêm niệm, vốn là cột trụ của mọi đời sống thánh hiến địch thực cũng vắng bóng trong phần lớn các dòng tu.” Vì thế, Tài liệu làm việc khẳng định rằng các tín hữu Kitô, tuy chỉ là thiểu số, nhưng cũng thuộc vào các thành phần xã hội và chính căn tính của các nước liên hệ, với đầy đủ danh nghĩa. Sự biến mất của họ là một mất mát cho đặc tính đa nguyên của Trung Đông.

2. Tài liệu làm việc của Thượng HĐGM Trung Đông khẳng định: các tín hữu Kitô phải là một thiểu số tích cực, không co cụm vào mình, trong thái độ giống như trong ghett o. Giáo Hội khuyến khích các gia đình hãy có nhiều con cái và cổ võ giáo dục, đây là một sự đầu tư lớn: các trường phổ thông và đại học Công Giáo đón nhận hàng ngàn người thuộc mọi tôn giáo, cũng như tất cả các trung tâm bệnh viện và xã hội. Nhưng các Giáo Hội và các trường Công Giáo “có thể giúp đỡ nhiều hơn cho những người kém may mắn.” Thực vậy, chính nhờ các hoạt động bác ái nhắm tới không những chỉ các tín hữu Kitô, nhưng “cả những người Hồi giáo và

người Do thái nữa, mà hoạt động của các Giáo Hội phục vụ công ích một cách cụ thể đặc biệt.”

3. Tài liệu làm việc cũng nhắc nhở rằng cần phải duy trì sự minh bạch trong việc quản lý tiền bạc của Giáo Hội, nhất là từ phía các LM và GM, để phân biệt những gì được trao tặng để dùng riêng, với những gì thuộc về Giáo Hội.

4. Văn kiện nhấn mạnh: những cuộc xung đột càng làm cho tình trạng các tín hữu Kitô ở Trung Đông càng thêm mong manh. “Sự chiếm đóng của Israel tại các lãnh thổ của người Palestine làm cho cuộc sống thường nhật của

họ thêm khó khăn, trong việc tự do đi lại, kinh tế và đời sống xã hội và tôn giáo như việc lui tới các Nơi Thánh phải tùy thuộc giấy phép của quân đội Israel ban cấp” cho người này và từ chối đối với người khác vì lý do an ninh. Ngoài ra, một số nhóm Kitô cực đoan dựa trên Kinh Thánh, biện minh cho chính sách bất công áp đặt trên người Palestine, điều này càng làm cho vị thế của các tín hữu Kitô Ai Cập thêm khó khăn.

5. Các tín hữu Kitô thuộc vào số những nạn nhân bị thiệt hại nặng nhất vì chiến tranh tại Irak. Ngày nay chính trị thế giới không để ý đủ đến điều này. Tại Liban, các tín hữu Kitô chia rẽ về phương diện chính trị và tôn giáo. Tại Ai Cập, sự bành trướng của Hồi giáo chính trị, và đàng khác sự không tham gia của các tín hữu Kitô, một phần bị bó buộc, vào xã hội dân sự, làm cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn. Tại các

Page 11:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

11Giáo‱Hội

nước khác, chế độ độc đoán, thúc đẩy dân chúng, kể cả các tín hữu Kitô, phải chịu đựng tất cả trong thinh lặng để cứu vớt những gì là thiết yếu. Tại Thổ Nhĩ kỳ, quan niệm hiện nay về đặc tính đời còn gây nhiều vấn đề cho sự do tôn giáo hoàn toàn tại nước này. Các tín hữu Kitô được nhắn nhủ đừng lơ là sự dấn thân của họ trong xã hội mặc dù bị cám dỗ nản chí.

6. Tài Liệu làm việc nói thêm rằng tại Đông phương, tự do tôn giáo thường chỉ có nghĩa là tự do phụng tự, và vì thế không có nghĩa là tự do tin hay không tin, thực hành tôn giáo một mình hoặc nơi công cộng mà không bị cản trở, và tự do thay đổi tôn giáo. Tại Đông phương, tôn giáo nói chung là một sự chọn lựa về mặt xã hội và cả quốc gia, chứ không phải sự chọn lựa của mỗi cá nhân. Thay đổi tôn giáo bị coi là một sự phản bội đối với xã hội, văn hóa và quốc gia dân tộc, phần lớn dựa trên một truyền thống tôn giáo, vì thế, việc trở lại Kitô giáo bị coi như kết quả của một sự chiêu dụ tín đồ có tính chất thủ lợi, chứ không phải là một xác tín đích thực về tôn giáo.

7. Đối với một người Hồi giáo, sự hoán cải theo đạo khác thường bị luật pháp quốc gia cấm đoán. Đàng khác, đối với các tín hữu Kitô, trong một số trường hợp, việc theo Hồi giáo không diễn ra do xác tín tôn giáo, nhưng do lợi lộc cá nhân. Đôi khi người ta theo Hồi giáo vì sức khép của sự chiêu dụ của đạo này.

8. Trào lưu Hồi giáo cực đoan tiếp tục bành trướng trong toàn vùng Trung Đông, tạo nên một đe dọa cho tất cả mọi người, dù là Kitô hay Do thái hoặc Hồi giáo. Trong bối cảnh xung đột như thế, với những khó khăn về kinh tế và giới hạn về chính trị và tôn giáo, khiến cho các tín hữu Kitô tiếp tục xuất cư. Trong các cuộc dàn xếp của chính trị quốc tế, người ta thường cố tình không biết đến sự hiện hữu của các tín hữu Kitô, và các Kitô hữu trở thành nạn nhân đầu tiên của tình trạng này; và đó cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến họ xuất cư.

9. Tài liệu làm việc mời gọi các Giáo Hội tại Tây phương yêu cầu chính quyền của mình tỏ ra nhạy cảm đối với tình trạng này. Đàng khác, Văn kiện cũng nói đến sự nhập cư ngày càng gia tăng tại Trung Đông với những công nhân Phi và Á châu, trong đó có nhiều tín hữu Kitô. Họ thường phải chịu những bất công xã hội, bị bóc lột và lạm dụng tính dục. Trong bối cảnh đó, các tín hữu Công Giáo được kêu gọi ngày càng trở thành những chứng nhân đích thực về sự sống lại trong xã hội.

Chương thứ II 1. Tài liệu làm việc nói về sự hiệp thông Giáo Hội.

Văn kiện nhận xét rằng các tín hữu Kitô tại Trung

Đông ý thức sự kiện tình hiệp thông Kitô có nền tảng nơi mẫu gương đời sống thần linh trong mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa là tình thương (1 Ga 4,8) và mối liên hệ giữa các ngôi vị Thiên CHúa là quan hệ tình thương. Vì thế, cần phải làm sao để giữa lòng mỗi Giáo Hội, các thành phần sống tình hiệp thông của Chúa Ba Ngôi. Đời sống của Giáo Hội hoàn vũ và của các Giáo Hội Đông Phương phải là một cuộc sống hiệp thông trong tình thương, theo mẫu gương sự kết hiệp giữa Chúa Con với Chúa Cha và Thánh Linh. Mỗi người là chi thể của một thân mình duy nhất có Chúa Kitô là đầu.

2. Để cổ võ sự hiệp nhất trong sự khác biệt, cần phải vượt thắng chủ nghĩa duy tôn phái (confessionalism) của mình trong những gì có thể là giới hạn hoặc thái quá, khích lệ tinh thần cộng tác giữa các cộng đoàn khác nhau, phối hợp hoạt động mục vụ và khích lệ sự thi đua tinh thần chứ không cạnh tranh. Sự hiệp thông giữa các phần tử khác nhau của cùng một Giáo Hội hoặc Tòa Thượng Phụ, có mẫu gương là tình hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và với người kế vị Thánh Phêrô, GM Roma. Trên bình diện Giáo Hội thượng phụ, tình hiệp thông được biểu lộ của Công nghị qui tụ tất cả cộng đoàn quanh Thượng Phụ, là Cha và là thủ lãnh của Giáo Hội ấy. Trên bình diện giáo phận, quanh GM, diễn ra tình hiệp thông của hàng giáo sĩ, các tu sĩ nam nữ cũng như giáo dân.

3. Các tín hữu Kitô được mời gọi cảm thấy mình là thành phần Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông chứ không phải chỉ là thành phần của một Giáo Hội địa phương. Các thừa tác viên của Chúa Kitô và những người thánh hiến được mời gọi nêu gương cho người khác. Nhiều tín hữu mong muốn giáo sĩ tu sĩ hãy có cuộc sống đơn sơ, không dính bén tiền bạc và những tiện nghi đời này, thực hành gương mẫu đức khiết tịnh và sự tinh tuyền về phong hóa trong sáng. Thượng HĐGM Trung Đông phải khuyến khích các tín hữu đảm nhận nhiều hơn vai trò của họ là những người đã chịu phép rửa tội và cổ võ những sáng kiến mục vụ, nhất là những gì liên quan đến sự dấn thân xã hội, trong niềm hiệp thông với các vị mục tử của Giáo Hội.

Chương thứ III 1. Trong chương này, Tài liệu làm việc đề cập đến

chứng tá Kitô. Trước tiên Văn kiện tái khẳng định tầm quan trọng của việc huấn giáo để nhìn nhận và thông truyền đức tin, lại bỏ sự cách biệt giữa việc tin các chân lý và đời sống thường nhật. Tài liệu liệt kê một số phương pháp huấn giáo. Về phụng vụ, Tài liệu ghi lại mong ước của nhiều người làm sao để có một cố gắng đổi mới, tuy vẫn trung thành với truyền thống,

Page 12:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

12 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

để ý tới sự nhạy cảm thời nay và những nhu cầu thiêng liêng và mục vụ hiện thời. Khía cạnh quan trọng nhất trong việc canh tân phụng vụ được thực hiện cho đến nay hệ tại việc dịch các văn bản phụng vụ ra tiếng địa phương, đặc biệt là tiếng Arập.

2. Tài liệu tái khẳng định sự cấp thiết đại kết Kitô, vượt thắng những thành kiến và nghi kỵ bằng cách đối thoại và cộng tác: về vấn đề này có việc cử hành các bí tích xưng tội, Thánh Thể, xức dầu bệnh nhân trong một Giáo Hội khác với Giáo Hội của mình, trong những trường hợp giáo luật dự trù. Hai dấu hiệu đặc biệt quan trọng là: sự thống nhất các ngày lễ Kitô giáo như Giáng Sinh và Phục Sinh và việc quản trị chung các nơi Thánh ở Thánh Địa… trong tình yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Tài liệu quyết liệt lên án việc chiêu dụ tín đồ, qua việc dùng những phương thế không phù hợp với Tin Mừng.

3. Tài liệu duyệt qua những quan hệ với Do thái giáo, các quan hệ này có một điểm tham chiếu cơ bản trong Công đồng chung Vatican 2. Việc đối thoại với người Do thái được xác định là “thiết yếu tuy không dễ dàng,” do hậu quả của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Giáo Hội mong ước rằng cả hai dân tộc có thể sống an bình trong quê hương của mình, giữa những biên giới chắc chắn và được quốc tế nhìn nhận. Tài liệu tái khẳng định sự quyết liệt lên án trào lưu bài Do thái, nhấn mạnh rằng những thái độ tiêu cực hiện nay giữa các dân tộc Arập và Dân tộc Do thái dường như có tính chất chính trị, vì thế chúng xa lạ đối với mọi lập trường của Giáo Hội. Các tín hữu Kitô được kêu gọi mang tinh thần hòa giải dựa trên công lý và bình đẳng giữa hai bên. Đàng khác các Giáo Hội tại Trung Đông mời gọi duy trì dự phân biệt giữa thực tại tôn giáo và chính trị.

4. Cả những quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với người Hồi giáo cũng có nền tảng nơi Công đồng chung Vatican 2. Tài liệu nhắc lại những lời của ĐTC Biển Đức 16 dạy rằng: “Đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo không thể thu hẹp vào một sự chọn lựa theo mùa. Đối thoại này là sự cần thiết sinh tử, và phần lớn tương lai chúng ta đều tùy thuộc điều đó.” Tài liệu ghi nhận rằng điều quan trọng là có những đối thoại song phương với Do thái và Hồi giáo, và đối thoại tam phương. Các quan hệ giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo thường là khó khăn, nhất là vì sự kiện người Hồi giáo không phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, tình trạng này đặt các tín hữu Kitô ở trong tình trạng tế nhị, họ không được coi như công dân, trong khi họ thực sự là công dân tại các nước đó trước khi Hồi giáo đến. Chìa khóa thành công của sự sống chung giữa các tín hữu

Kitô và Hồi giáo tùy thuộc sự nhìn nhận tự do tôn giáo và các quyền con người.

5. Các tín hữu Kitô được mời gọi đừng cô lập mình trong những Ghett o, trong thái độ phòng thủ và co cụm vào mình, một thái độ tiêu biểu của các nhóm dân thiểu số. Nhiều tín hữu nhấn mạnh sự kiện các tín hữu Kitô và Hồi giáo được kêu gọi cộng tác để thăng tiến công bằng xã hội, an bình và tự do và bảo vệ các quyền con người và các giá trị sự sống và gia đình. Tài liệu đề nghị duyệt lại các sách giáo khoa và nhất việc giảng dạy tôn giáo, để loại trừ mọi thành kiến đối với người khác và mời đối thoại về sự thật trong bác ái. Trong tình trạng xung đột trong vùng Trung Đông, các tín hữu Kitô được nhắn nhủ thăng tiến nền sư phạm hòa bình: đây là một con đường thực tế, tuy có nguy cơ bị những người chiếm số đông loại bỏ; nó cũng có cơ may được đón nhận, xét vì bạo lực của người mạnh cũng như kẻ yếu, trong vùng Trung Đông, đều chỉ đưa tới thất bại và tình trạng dậm chân tại chỗ nói chung. Đây là một tình trạng bị chủ nghĩa khủng bố hoàn cầu cực đoan nhất khai thác. Đóng góp của các tín hữu Kitô đòi hỏi nhiều can đảm và là điều không thể thiếu được, cho dù quá nhiều khi các nước Trung Đông đồng hóa Kitô giáo với Tây phương, mang lại thiệt hại lớn cho các Giáo Hội Kitô.

Page 13:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

13Giáo‱Hội

6. Chương III của Tài liệu làm việc cũng phân tích ảnh hưởng mạnh mẽ của đời sống tân thời mà tín hữu Hồi giáo coi là vô thần và vô luân. Người Hồi giáo coi đó là một sự xâm lược văn hóa đe dọa họ, làm xáo trộn họ trong hệ thống các giá trị. Vả lại, đời sống tân thời cũng là cuộc chiến đấu cho công lý và bình đẳng, bảo vệ các quyền con người.

Các trường Công Giáo cố gắng huấn luyện những người có khả năng phân biệt điều tích cực với điều tiêu cực, để chọn những gì tốt đẹp hơn. Nhưng đời sống tân thời cũng là một điều rủi ro đối với các tín hữu Kitô: thực vậy các xã hội trong vùng cũng bị đe dọa vì sự vắng bóng Thiên Chúa, chủ thuyết vô thần và duy vật, nhất là chủ thuyết duy tương đối và dửng dưng đối với tôn giáo. Những nguy cơ ấy, cùng với chủ thuyết cực đoan có thể dễ dàng phá hủy các gia đình, xã hội và Giáo Hội. Về phương diện này, các tín hữu Hồi giáo và Kitô phải đi chung một con đường. Về phần mình, các tín hữu Kitô phải ý thức mình thuộc về Trung Đông và là thành phần thiết yếu của miền này trong tư cách là công dân, đúng hơn họ là những người tiên phong làm cho quốc gia Arập được tái sinh và vai trò của họ được nhìn nhận trong xã hội, dù rằng với sự bành trướng của trào lưu Hồi giáo cực đoan, con số các vụ tấn công các tín hữu Kitô cũng gia tăng ở khắp nơi. Tín hữu Kitô có phần đóng góp đặc biệt cho lãnh vực công lý và hòa bình, họ có nghĩa vụ can đảm tố giác bạo lực bất kỳ từ đâu tới và đề nghị một giải pháp chỉ có thể tiến qua đối thoại, hòa giải và tha thứ. Tuy nhiên các tín hữu Kitô phải dùng những phương thế ôn hòa để đòi chính quyền dân sự nhìn nhận các quyền của mình (111-114). Tài liệu làm việc cũng đề cập đến đề tài truyền giảng Tin Mừng trong một xã hội Hồi giáo, trong đó công tác này chỉ có thể diễn ra bằng cách làm chứng tá: nhưng cũng cần phải đòi hỏi phải bảo đảm việc làm chứng tá này bằng những can thiệp thích hợp từ bên ngoài. Dầu sao hoạt động bác ái của các cộng đoàn Công Giáo đối với những người nghèo khổ nhất và bị loại trừ, không phân biệt, đó là cách hiển nhiên nhất để truyền bá giáo huấn Kitô. Các công tác phục vụ ấy thường chỉ được bảo đảm bằng các tổ chức của Giáo Hội.

Kết luận Trong phần này, Tài Liệu làm việc bày tỏ mối lo âu

vì những khó khăn hiện nay, nhưng đồng thời cũng nói lên hy vọng dựa trên đức tin Kitô. “Lịch sử đã làm cho chúng ta trở thành một đoàn chiên rất nhỏ bé. Nhưng qua cách cư xử của mình, chúng ta có thể lại trở thành một sự hiện diện đáng kể. Từ nhiều thập niên qua, sự thiếu giải pháp cho cuộc xung đột Palestine và Israel, sự không tôn trọng công pháp quốc tế và các quyền con người, sự ích kỷ

của các đại cường quốc đã làm cho sự quân bình của miền Trung Đông bị chao đảo và áp đặt cho dân chúng một thứ bạo lực có nguy cơ xô đẩy họ vào vòng tuyệt vọng.” Hậu quả của tất cả những điều đó là sự xuất cư đi nơi khác, nhất là các tín hữu Kitô. Đứng trước thách đố đó và được cộng đồng Kitô hoàn vũ nâng đỡ, tín hữu Kitô Trung Đông được kêu gọi chấp nhận ơn gọi của mình, phục vụ xã hội. Lời mời gọi các tín hữu Kitô là họ hãy trở thành chứng nhân ý thức rằng làm chứng cho chân lý có thể làm cho họ bị bách hại.

Và Tài liệu làm việc lập lại với các tín hữu Kitô Trung Đông lời Chúa phán: “Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, các con đừng sợ hãi” (Lc 12,32), các con có một sứ mạng, sự tăng trưởng của đất nước và sức sinh động Giáo Hội của các con tùy thuộc nơi con, và điều này chỉ diễn ra với an bình, công lý và bình đẳng cho tất cả mọi công dân của mình.

Lạy‱Mẹ‱Maria‱Mẹ‱₫ồng‱côngMe‱là‱nguồn‱cây‱trông‱của‱mọi‱dân‱tộc.Mẹ‱là‱dòng‱suối‱mát‱của‱₫àn‱chiênMẹ‱an‱ủi‱những‱ai‱lúc‱ưu‱phiền

con‱chạy‱₫ến‱Mẹ,mỗi‱lần‱con‱hoạn‱nạn.Ðời‱con‱không‱có‱Mẹ,

như‱con‱tàu‱ra‱khơi‱không‱₫ịnh‱hướng.con‱lạc‱₫ường‱trên‱biển‱cả‱mênh‱môngMẹ‱là‱sao‱mai‱dẫn‱₫ưa‱con‱₫ến‱bến‱bờ

con‱biếu‱lấy‱Mẹ‱,₫ể‱nương‱nhờ‱bàn‱tay‱từ‱mẫu.Và‱₫ến‱giờ‱sau‱hết,Mẹ‱₫ến‱bên‱giường.nhắc‱con‱sửa‱soạn‱cuộc‱hành‱trang₫ường‱lữ‱thứ‱cát‱bụi‱vây‱muôn‱ngàncon‱theo‱Mẹ‱₫i‱về‱nơi‱vĩnh‱cữu.

Ðời‱con‱khô‱khang‱qúa‱ư‱ngụi‱lạnhMẹ‱ru‱con‱bằng‱lời‱ca‱vỗ‱về

bằng‱thánh‱vịnh‱‱bằng‱tinh‱yêu‱thiên‱chúacon‱xin‱Mẹ‱₫ồng‱hành‱₫i‱với‱con.Lạy‱Mẹ‱Maria‱Mẹ‱₫ồng‱công

₫ường‱lữ‱thứ‱ôi‱phong‱ba‱bão‱tápMẹ‱biết‱không...₫ất‱nước‱con‱vẫn‱nghèo

dân‱tộc‱con‱vẫn‱còn‱tranh‱chấpgiữa‱trần‱ai,khổ‱qúa‱quên‱lời‱kinh.

Chúng‱con‱₫ây‱là‱những‱₫àn‱chim‱việt.₫ang‱cánh‱trên‱vùng‱₫ất‱năm‱châu

chờ‱ngày‱về‱quê‱hương‱con‱là‱bóng‱mátcùng‱₫i‱với‱Mẹ‱₫ời‱con‱chẳng‱sợ‱gì.

Bình trung Việt Ðại hội Thánh Mẫu 2010

Page 14:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

14 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Những Tiếng Gọi từ Sứ Điệp FatimaChị Lucia

Lạy Mẹ, con van xin Mẹ hướng dẫn cây viết con để nó trung thành loan truyền Sứ Điệp mà Chúa qua Mẹ uỷ thác cho con. Ave Maria!

Nhập Đề: Tôi xin gởi bản viết này đến tất cả anh chị em có đức

tin và cả anh chị em chưa được may lành đón nhận ân phúc ấy của Chúa, vì chúng ta tất cả là những khách lữ hành trên đường về vĩnh cửu, dù biết hay không.

Tôi đã nhận được muôn vàn thư từ với rất nhiều câu hỏi và yêu cầu. Tôi mong ước có thể trả lời riêng cho từng người, nhưng vì không cách chi tôi làm được nên giờ đây, tôi muốn nhờ tập viết này trả lời chung cho tất cả về “Những tiếng Gọi Từ Sứ Điệp Fatima” mà Chúa đã uỷ thác cho tôi để lợi ích của mọi người. Tôi tin rằng đây là ý Chúa vì đã được phép giáo quyền và làm việc này không dễ cho tôi nhưng tôi xin dâng những hy sinh đó để cầu cho mọi người.

Tập viết này không phải là một lời giải thích sứ điệp Fatima vì việc đó thuộc quyền Giáo Hội. Nó cũng chẳng phải là một tường thuật lịch sử về các cuộc hiện ra vì anh chị em đã biết hết cả rồi. Nhiều người đã kể lại câu truyện ấy hào hứng hơn tôi nhiều. Nhiều sách đã mô tả và phổ biến khắp nơi rồi. Ở đây tôi chỉ muốn đơn giản là trả lời những câu hỏi và làm sáng tỏ những nghi vấn đã được đặt ra cho tôi.

Anh chị em chớ coi đây như tác phẩm do tự tôi nhưng nên nhìn nó như một tiếng vang vọng từ lời Chúa mời gọi chúng ta bước theo lối Chúa chỉ vạch cho chúng ta. Đúng thế, Chúa đã yêu thương khẩn khoản kêu gọi chúng ta để nâng đỡ chúng ta trên đường cứu độ muôn đời do lòng thương xót Chúa.

Chúa Giêsu nói với các Tông đồ cũng như với tất cả chúng ta, “Ta là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống” (Ga14:6). Ai bước trên Đường-Sự-Thật, Đấng là Lời Chúa, là bước theo Chúa Kitô; người đó có nguồn Sự Sống trong mình; họ có Thánh Thần ngự trị vì “Chính Thánh thần mới làm cho sống, chứ xác thịt thì ích chi” (Ga 6:63). Chăm chú chiêm ngắm Đường-Sự-Thật, tôi sẽ gắng giải nghĩa Sứ Điệp đúng như Chúa đã định uỷ thác cho tôi và cho tôi hiểu biết ý nghĩa và mục đích của Sứ Điệp.

Tôi xin anh chị em cũng không cần bận tâm đến sự hèn kém và dốt nát của dụng cụ Chúa dùng là chính tôi đây vì Chúa có thói quen chọn những dụng cụ hèn hạ và vô tích sự để bày tỏ khôn ngoan quyền phép

Chúa. Đây còn là một bằng chứng cho biết công trình là của Chúa; đây là việc của Chúa chứ không phải việc của tôi.

PHẦN THỨ NHẤT: DƯỚI MẮT CHÚA BA TRẺ CHĂN CHIÊN VÀ GIA ĐÌNH

Trước hết tôi xin trả lời những câu hỏi anh chị em nêu ra cho tôi về bầu khí trong gia đình của ba trẻ khiêm tốn được Chúa chọn để Chúa hoàn tất những mục đích cao cả của Chúa.

Ba trẻ chăn chiên xưa thuộc hai gia đình Công Giáo là bà con họ hàng rất gần với nhau. Cô Olimpia là em của ba tôi. Cô có người chồng đầu là em ruột của mẹ tôi. Họ có được hai con là António và Manuel. Khi cậu qua đời, cô Olimpia bước thêm bước nữa với Marto. Tôi cũng không biết rõ chú họ hàng thế nào, nhưng là người em họ cũng của mẹ tôi. Sáu người con trong cuộc hôn nhân này là José, Florinda, Teresa, João, Francisco và Jacinta.

Ba mẹ tôi là António dos Santos và Maria Rosa, có được bảy người con là Maria dos Anjos, Teresa de Jesus, Manuel dos Santos, Gloria de Jesus, Carolina de Jesus, Maria Rosa (được Chúa đem về trời lúc thơ ấu, tôi không biết mặt chị tôi) và Lúcia de Jesus Rosa dos Santos, kẻ đang viết những dòng này.

Hai gia đình này rất thân thiết với nhau, bọn trẻ chúng tôi ở nhà nào cũng thấy thoải mái. Cả hai gia đình đều dùng bữa chiều với bánh mì mới nướng tại nhà kẹp với cá mới bắt ở hồ Nazaré hoặc cá thu hay xúc xích muối. Đôi khi bánh được kẹp với một miếng thịt rừng như thỏ rừng, gà rừng, hoặc chim rừng dính bẫy đặt dưới gốc ô liu đã là niềm vui nho nhỏ rồi.

Thật ra toàn thôn xóm cũng rất thân tình với nhau như một nhà. Khi đi vắng, thường chủ nhà khoá cửa nhưng ai cũng biết chìa khoá để ở lỗ hổng nào trên tường. Nếu cần gì, lối xóm biết mình có thể vào nhà vay mượn đồ. Chuyện hay xảy ra là bánh mì hết sớm nên phải chạy sang hàng xóm mượn tạm và trả lại ngay khi vừa mới nướng.

Ngày xưa ấy, thôn Aljustrel nhỏ bé chừng hơn ba chục gia đình. Thôn nằm tại Serra de Aire, thuộc giáo xứ Fatima, hạt Vila Nova de Ourem, tổng giáo phận Lisbon (giáo phận Leiria chưa lập). Bấy giờ khó lắm mới được thấy giám mục. Tôi không biết những người

Page 15:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

15Đức‱Mẹ

lớn tuổi còn sót lại ở miền đó, có ai nhớ họ đã thấy giám mục nào bao giờ chưa mà không biết họ đã chịu phép thêm sức chưa nữa! Như mọi người trong xóm đạo nghèo đó, hai gia đình cần cù làm ăn, vất vả trồng cấy mấy thửa ruộng để giúp cho nhu cầu sinh nhai được phần nào. Tuy nhiên được chúc lành trong bí tích hôn phối và trung tín trong hôn ước là điều tuyệt đối phải có với mọi gia đình. Như phần đông các tín hữu sốt sáng thời ấy, họ đón nhận con cái như món quà Chúa gởi tặng làm giầu cho gia đình, như một sự sống mới nối dài sự sống của họ vào tương lai, như một bông hoa làm vườn bông thêm tươi mát, sặc sỡ muôn sắc màu. Họ nhìn ở đó một linh hồn được Chúa uỷ thác cho họ chăm sóc, ở đó một chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô, ở đó một nốt nhạc trong bản thánh ca tôn vinh Chúa muôn đời. Do đó, các gia đình này theo sát luật Giáo Hội để mau mắn đem con cái đến giếng rửa tội. Trẻ thơ được rửa tội không quá tám ngày sau khi chào đời. Đó là ngày vui lớn cho toàn thể gia đình. Ai ai cũng chia vui với cha mẹ các em được vinh dự đón nhận quà từ nơi Chúa.

Ngay từ tấm bé, cả cha lẫn mẹ đã dạy cho con bập bẹ danh Chúa, biết giơ tay cầu nguyện với Cha trên trời và biết Người Nữ ẵm Chúa Hài Nhi cũng âu yếm đón nhận chúng vì Người là Mẹ thật của chúng dù uy quyền, thánh thiện và xinh đẹp hơn bà mẹ đang đong đẩy chiếc nôi của chúng. Nhờ đó ánh sáng đức tin loé sáng và trở nên rực rỡ mỗi ngày trong linh hồn trẻ thơ và dẫn chúng trên mọi nẻo đường đời. Cha mẹ chính là những giáo lý viên đầu tiên.

Cha mẹ thường chỉ dạy con cái sau giờ nghỉ trưa hay sau cơm chiều thanh đạm. Cha mẹ mừng rỡ nhìn đàn trẻ thơ tung tăng đùa dỡn bên lò sưởi đang hứng thú lắng nghe cha kể chuyện. Lốp đốp nổ một vài hạt dẻ mà anh hay chị đã ủ về và cho vào bếp sưởi để làm lũ trẻ giật mình, quay nhìn rồi phá ra cười hả hê.

Tuy thế, cha mẹ này đã mau lẹ, cẩn thận cho con em theo học các lớp giáo lý trong xứ đạo để chuẩn bị ngày rước lễ lần đầu trọng đại của chúng. Các bậc cha mẹ cảm thấy rất hãnh diện tự hào về hiểu biết giáo lý của các em. Chẳng hạn, trong Mùa Phục Sinh, người lớn phải ôn lại giáo lý, khi một vài người lớn không trả lời được câu hỏi nào đó, cha sở hay quay ra hỏi đám trẻ, em nào mà trả lời được thì cha mẹ không biết hãnh diện chừng nào! Ngày con cái được rước lễ lần đầu là dịp trọng đại và vui mừng biết bao cho cả gia đình! Cái ngày lần đầu tiên một em bé được đón nhận Thánh Thể và kết hiệp thân tình hơn với em. Gia đình vui mừng là phải! Cái ngày ghi dấu sự biến đổi lạ lùng khi một tâm hồn ngây thơ được Chúa trao phó cho gia đình chăm sóc nay trở về bên Chúa. Các gia đình thường

hát bài tạ ơn: Ca lên với tôi hỡi triều Thần Thánh Trên trời, Tán tạ không ngừng các Thiên Thần hỡi! Tôi biết cám tạ làm sao! Xin cho tôi chung lời Xin tạ ơn thay tôi! Xin lắng nghe tôi mời gọi! Đây là dân nghèo nên họ chẳng có của cải chi cho đáng! Dầu thế, họ bình an, vui tươi, hợp nhất và yêu thương và hoa quả là sự cảm thông, tương trợ cũng như sẵn lòng bỏ qua tha thứ những thiếu sót không thể tránh khỏi trong thân phận con người yếu đuối. Nhờ thế, mọi người được hạnh phúc, an vui vì ai ai cũng cố gắng sống phục vụ lẫn nhau; cố gắng làm cho cha mẹ anh chị em vui. Và một chút của cải chẳng vào đâu kia đủ sức chia cho mọi người; mọi sự là của chung mọi người!

Tôi xin kể một chuyện làm chứng các điều trên là thực. Mẹ tôi kể câu chuyện này nhiều lần mà lần nào cũng xúc động sâu xa. Tôi ấp ủ câu chuyện như một ký ức thân thương êm đềm. Một năm mẹ tôi nhìn thấy đứa con gái nhỏ của bà chăm chú quan sát những trái vả đầu mùa đang chín tới. Thế rồi, một hôm nó phát hiện được một quả chín mọng. Nó âm thầm hái lấy và vội vã … vội vã chạy về nhà đưa mời mẹ. Mẹ tôi cảm động, cầm lấy món quà và cầm lấy tay nhỏ bé của cô gái, hôn yêu nó. Rồi bảo cô bé đem chia cho ba và cả gia đình! Một trái vả chia cho cả gia đình chín người! Nhưng tình thương trao ban qua miếng vả tí xíu mà mỗi người nhận được từ một trái vả đầu mùa của vườn cây gia đình năm ấy quá lớn lao! Đó là điều làm cho gia đình sung sướng! Miếng vả đầu mùa năm ấy mãi mãi tạo nơi cô bé một cảm xúc hân hoan mãn nguyện khó tả!

Bí quyết hạnh phúc, ở đời này cũng như trên trời đời sau là TÌNH YÊU. Thánh Phaolô Tông đồ đã hô lên, “Chúa đã yêu tôi và hiến mình vì tôi.” Chúa yêu thương chúng ta và vì yêu thương Chúa hằng ngự trong phép Mình Thánh, đợi mong chờ một chút tình yêu nhỏ hèn của chúng ta. Thiên Chúa còn ngự trong chính chúng ta; chúng ta là đền thờ Chúa Ba Ngôi, “Anh em không biết rằng anh em là đền thờ Thiên Chúa và Thánh Thần ngự trong anh em sao?” (1Cr 3:16). Với đức tin ấy, cho dù quê mùa dốt nát về kiến thức trần gian, các bậc cha mẹ này đã gắng hết sức gìn giữ con em mình trong trắng, không gì làm ố hồn thơ của con em. Chúa Giêsu đã căn dặn, “Các con hãy ý tứ! Chớ bao giờ khinh thường một trong những trẻ nhỏ này. Thày nói thật cho các con biết: thiên thần của chúng ở trên trời hằng chiêm ngưỡng thánh nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 18:10). Thật vậy, thưa anh chị em thân yêu của tôi, các thiên thần trên trời hằng chiêm ngưỡng thánh nhan Đấng là Ánh sáng.

Page 16:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

16 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

HÀNH‱HƯƠNG thủ đô Washington DCTừ ngày 17-19/6/2010, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam

tại Hoa Kỳ đã tổ chức Cuộc Hành Hương kính Mẹ La Vang năm thứ tư tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội, thủ đô Washington DC. Ngày 19/6/10, sau khi dàn trống của TNTT giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington mời gọi, các Hội Bà Mẹ Công Giáo đã rước kiệu Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang lên Cung Thánh.

NÚI‱ĐỨC‱MẸ‱SẦU‱BI‱‱PORTLAND, OREGON,

Ngày Chúa nhật, ngày lễ độc lập Hoa Kỳ cũng là cao điểm của 3 ngày hành hương. Thời tiết năm nay thật dịu mát nên ai cũng cảm thấy dễ chịu và không phải dùng tới dù che nắng như mọi năm. Đúng 10 giờ kiệu Đức Mẹ La Vang kết hoa rực rỡ được đoàn rước cung nghinh vào lễ đài. Cha phó xứ đã chân tình chào mừng: “Kính thưa toàn thể qúy vị, chúng ta nô nức về đây để suy tư về một chặng dài của lịch sử dân tộc. 35 năm người Việt hải ngoại ly hương. Đồng thời cùng với Giáo Hội Mẹ cách đây 350 năm. Đó là Hành Trình Đức Tin của tổ tiên ta, của dân tộc ta, của giáo xứ ta, của gia đình ta và của mỗi cá nhân ta . … Xin kính chúc qúy vị trở thành một ngọn đèn truyền giáo lan tỏa từ bản thân đến gia đình và xã hội.” Ca đoàn tổng hợp cùng đồng ca bài Việt-Nam! Việt-Nam! với những lời ca gây xúc động trong tâm hồn mọi người Việt tha hương hướng về Quê Mẹ thân yêu “Việt-Nam, Việt-Nam oai linh ngàn xưa. Việt-Nam, Việt-Nam mến yêu muôn đời. Noi gương tổ tiên bao lần tranh đấu rạng danh sáng chói non sông. Lam Sơn trước kia nay còn lưu dấu vẻ vang giống dân lạc Hồng…”. Tiếp theo tiết mục mà mọi người chờ đợi đó là màn trình diễn thật ngoạn mục và đẹp mắt của đoàn dâng hoa gồm hơn 100 em trai và gái trong những bộ đồng phục áo dài khăn đống và đặc biệt nhất, gây sự chú ý nhiều nhất là hơn 20 bé

gái trong bộ áo nữ tu mến thánh giá … đã liên tục ca múa theo điệu nhạc của 4 bài ca. Đức Tổng Giám Mục John G. Vlazny của Portland chia xẻ lời Chúa: “Đang khi chúng ta tụ họp tại Núi Đức Mẹ Sầu Bi đây để cử hành lễ tạ ơn mừng tự do thì nước Mỹ cũng đang tưng bừng mừng kỷ niệm nền độc lập thứ 234 đất nước thoát khỏi sự kìm kẹp của ngoại bang. Chúng ta đến đây để ca mừng sự tự do của chúng ta trước sự hiện diện của Chúa và của Đấng cứu độ chúng ta. Ngày nay có nhiều công nhân trong chúng ta không biết qúy trọng tự do… Ba mươi lăm năm trước rất nhiều người trong anh chị em đã đến đất nước này để tìm kiếm sự tự do mà các anh chị em đã không còn được hưởng tại chính quốc gia yêu qúy của mình. Đây là ngày mà tất cả chúng ta cùng nhau hãnh diện cất tiếng hát xin Chúa chúc phúc cho đất nước Hoa Kỳ, quê hương của những người tự do và dũng cảm. … Phần đông chúng ta đã trở thành công dân của đất nước Hoa kỳ này. Nhưng trên hết chúng ta là công dân Nước Trời. Nếu chúng ta đặt ưu tiên vào Thiên Chúa, chúng ta sẽ không thất bại trong bổn phận của chúng ta đối với quê hương này. Vâng! Xin Chúa chúc lành cho chúng ta, chúc lành cho đất nước Hoa Kỳ, quê hương của những người tự do và quả cảm.”.

Nguyễn-Phương-Lan ghi vội

THƯƠNG KÍNH MẸTạ ơn Chúa hồng ân Ngài cao cả,

Tuổi chín tư nhân thế được bao người.Kính dâng Ngài muôn triệu đoá hồng tươi,

Chốn than khóc đời Con còn có Mẹ.Cỏ Cây hỡi ngợi khen cùng ta nhé,

Ngàn Mây bay hợp chúc tụng Chuá Trời.Chim trên Rừng và muôn vật Biển khơi,

Mỗi giây phút là lời ca cảm mến.Vâng tình Chuá bao la không bờ bến,Chín mươi tư Mẹ lừng lững giữa đời.

Bài thơ này Con dâng Mẹ yêu ơi,Tháng Năm với vạn lời thương kính Mẹ…

Phi Điểu, TX

Page 17:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

17Tôn‱Giáo

CHÚA NHẬT 23 TN C 5-9-2010 Chúa Là Tất Cả (Lc 14, 25-33)

Cách chúng ta 1.700 năm, một thanh niên giàu sang đã bán tất cả gia tài, phân phát cho người nghèo, rồi từ giã gia đình thân nhân để vào sống trong sa mạc. Anh hăm hở đi mãi cho đến khi gặp được một hang động. Anh dừng lại nơi ấy và ngày đêm cầu nguyện một mình với Chúa trong hang động tối tăm này.

Cuộc sống ẩn dật không phải là một nếp sống dễ dãi. Người thanh niên phải trãi qua nhiều cám dỗ hằng ngày. Anh mơ ước được ăn những món ăn ngon, được nằm trên chiếc giường sang trọng với chăn êm nệm ấm, được vui vẻ hạnh phúc bên những người thân. Nhưng qua nhiều ngày chiến đấu với chính mình, anh đã thắng được những cơn cám dỗ và sẳn sàng từ bỏ tất cả để làm môn đệ Chúa dù phải đau khổ nơi thân xác, nhưng mãi hạnh phúc trong tâm hồn. Giờ đây, anh không còn mơ ước gì nữa vì Chúa là tất cả của anh. Người trẻ ấy chính là thánh Antôn ẩn tu.

Tin Mừng hôm nay Thánh Luca cho chúng ta thấy Chúa Giêsu nói lên lời quả quyết với đám đông theo Người để họ có một sự lựa chọn và quyết tâm thực sự. Lời đó cũng là lời mà Chúa nhắc nhở mỗi người chúng ta “Ai đến với tôi mà không từ bỏ cha mẹ, vợ con,anh chị em và mạng sống của mình thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.” và một đoạn cuối của Tin Mừng hôm nay, Chúa cũng nhắc lại “ Ai trong anh em không từ bỏ những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.”Điều kiện để được làm môn đệ Chúa là chúng ta

phải chấp nhận hy sinh chính mình, nhưng đòi hỏi của Chúa xem ra rất mâu thuẫn trong cuộc sống: cha mẹ, vợ con, anh chị em, và mạng sống là những sở hữu căn bản của con người mà Chúa Giêsu bảo phải từ bỏ để theo Ngài. Điều này không phải Chúa muốn chúng ta đoạn tuyệt với những tình cảm ruột thịt của chúng ta, nhưng nếu chúng ta coi cha mẹ, vợ con, anh chị em và mạng sống hơn Chúa thì không thể làm môn đệ Chúa được. Theo tín điều trong Giáo Hội dạy chúng

ta biết mọi sự đều do bởi Chúa dựng nên mà chúng ta còn dính bén không coi Chúa hơn tất cả thì làm sao chúng ta sẳn sàng làm môn đệ Chúa được.

Cũng vì chọn Chúa là tất cả, cho nên các tông đồ đã bỏ cha mẹ, vợ con, nghề nghiệp mà theo Chúa. Như Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan đang thả lưới với cha mình, được Chúa gọi, các ông đã tin và bỏ tất cả đi theo Chúa. Ngoài ra còn rất nhiều vị thánh đã sẳn sàng từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa như câu chuyện của thánh Antôn ẩn tu và nhiều vị thánh tử đạo khắp nơi trong Giáo Hội. Cũng như gương trung tín của 117 vị thánh tử đạo Việt Nam, đã hy sinh mạng sống mình, đón nhận thập giá đi theo Chúa và đón lấy cái chết vì Chúa để xứng đáng là môn đệ của Ngài.

Cũng vì chọn Chúa là gia nghiệp, mà nhiều người đã sẳn sàng từ bỏ tất cả những giá trị trần gian mà họ có quyền hưởng thụ để dâng hiến cả cuộc đời để phụng sự Chúa với niềm vinh dự được Chúa là tất cả. Đó là niềm hạnh phúc của những ai làm môn đệ Chúa.

Bài Tin Mừng hôm nay không chỉ dành riêng cho các tông đồ và những người đi theo Chúa, nhưng Chúa nói cho tất cả đám đông, cũng là cho tất cả chúng ta là những người tin vào Chúa, là những người kitô hữu đi theo Chúa bằng đời sống chứng nhân của chúng ta mỗi ngày. Liệu chúng ta có dám từ bỏ để làm môn đệ Chúa và coi Chúa là tất cả cuộc đời mình chưa? Trong cuộc đời chúng ta không ai lường được những cám dỗ có thể lôi kéo chúng ta mất lòng tin vào Chúa. Vì vậy mà Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về hai thí dụ cụ thể, cũng là hai thế lực mạnh mẽ có khả năng làm đảo lộn cuộc sống đạo đức của chúng ta: Như người xây tháp mà ngọn tháp là hình ảnh của tiền bạc, là biểu tượng cao nhất của vật chất. Chúng ta có chạy theo tiền bạc, để xây dựng của cải vật chất, là những của chóng qua ở đời này, sẽ đem lại được gì cho ta hay chỉ “ khởi công xây mà không có sức làm cho xong việc.” hoặc như vua kia đem quân đi giao chiến là nhằm đạt được chiến thắng. Sức mạnh của quân đội là hình ảnh sức mạnh của quyền lực và danh vọng chóng qua. Nhưng rồi của cải vật chất, danh vọng, chức quyền, địa vị trần gian có giữ mãi được đâu. Vậy mà chúng ta lại cố công tìm kiếm, thu tích cho mình. Bởi đó mà thánh sử Luca đã kết thúc bài Tin Mừng hôm nay với một câu Chúa Giêsu nói rất sâu sắc “Ai trong anh em không từ bỏ những gì mình có thì không thể làm môn đệ tôi được.” Những gì mình có chỉ là cái tạm bợ, chỉ có Chúa mới bền vững đời đời đáng chúng ta tìm kiếm và bước theo.

Ngày nay, nhiều người đã đánh mất chính mình vì những của chóng qua ở đời này, con người bị sa đoạ vì không có công ăn việc làm, họ khủng bố giết hại nhau

SốngLờiChúa

Page 18:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

18 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

vì danh vọng quyền lực, gia đình cha mẹ con cái phân ly vì tiền bạc, tuổi trẻ bị lôi cuốn bởi phim ảnh tình dục, phá thai. Từ bỏ để làm môn đệ Chúa có hấp dẫn họ không? vì con đường mà Chúa mời gọi theo Chúa là con đường hẹp, con đường thập gíá,con đường từ bỏ để sống nghèo như Chúa như chim không tổ, như chồn không hang, như người không nơi gối đầu. Như vậy với thân phận con người yếu đuối, chúng ta dễ bị cám dỗ theo xác thịt, tiền tài, danh vọng. Chúng ta muốn làm môn đệ Chúa, nhưng chúng ta chưa thực sự dứt khoát từ bỏ, còn lệ thuộc vào chính mình, gia đình và những sở hữu riêng. Chúng ta hãy dừng lại vài phút để cầu nguyện và suy nghĩ những gì chúng ta tìm kiếm ở đời này cho chính mình có tồn tại mãi không?

Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới là tất cả trong cuộc đời của chúng con, theo Chúa để làm môn đệ Chúa là chúng con chia sẻ thân phận làm người với Chúa, là chấp nhận từ bỏ, chịu đau khổ, chịu chết để được vinh quang với Chúa. Xin cho chúng con xác tín điều đó để chúng con can đảm chọn Chúa và quyết tâm từ bỏ tất cả để bước theo Ngài. Amen

Sr. Mariann Bích Đàm, MTGQN

CHÚA NHẬT 24 TN C 12-9-2010Chúa thương người tội lỗi (Lc 15:1-10)

Có câu chuyện vui kể: Có người đàn ông mang tiếng là tội lỗi nhất trong vùng. Một buổi chiều nọ, ông xách cái giỏ, trong đó có một con gà trống. Ông đi thẳng một mạch lên tới cửa thiên đàng, xin vào gặp thánh Phêrô. Thánh Phêrô đi vào tìm và mở cuốn sổ trời ra thì thấy trong đó ghi chú: người này phạm nhiều tội tày đình. Thánh nhân liền ra nói: Ông là người tội lỗi, nơi nầy ông không thể vào được. Nghe vậy, người đàn ông liền đưa cái giỏ có con gà cho thánh Phêrô và nói: Xin ông thánh nhận cho tôi cái giỏ này. Thánh Phêrô mở giỏ ra thấy con gà đang bắt đầu gáy. Nghe tiếng gà gáy ông chợt ngẩn người ra rồi vội nói với người đàn ông: Thôi, thôi mời ông vào cho, tôi xấu hổ lắm rồi, xin ông đừng nhắc lại nữa… Chỉ là câu chuyện vui, nhưng cho chúng ta nhận ra được một chân lý: Chúa yêu thương kẻ có tội.

Bài Tin mừng hôm nay đã nêu lên vấn đề ấy. Chúng ta thấy Chúa Giêsu yêu thích “những gì đã lạc mất” một cách hết sức ngỡ ngàng. Ngài đến chỉ với mục đích “tìm kiếm và cứu vớt những gì đã bị đánh mất.” Những điều này đã giúp chúng ta đi sâu vào tâm khảm của Chúa, và nó đã làm rung lên một cung nhịp chính yếu của Kitô giáo: cung nhịp của tình yêu. Thánh sử Luca kể lại ba dụ ngôn cùng diễn tả một chủ đề duy nhất: đó là tìhn yêu thương tha thứ của Thiên Chúa. Cả ba

đều cho biết Thiên Chúa sẽ vui mừng biết bao khi thấy một tội nhân ăn năn hối cải trở về. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta hai điều: Sứ mạng tình thương của Chúa. Bổn phận và thái độ của chúng ta. Chúng ta đều biết sứ mạng của Chúa Giêsu đến trần gian này là để cứu vớt những kẻ tội lỗi. Ngài đến để kêu gọi người tội lỗi thống hối ăn năn, và tìm kiếm, cứu vớt những gì đã đánh mất. Thánh Phaolô trong thư gửi Timôthêu cũng đã khẳng định: “Chúa Kitô đến thế gian để cứu vớt những kẻ tội lỗi “Đó là động lực cần có để kéo Ngài xuống thế gian.

Quả thực, Chúa Giêsu đã đến vì tội nhân. Đó chính là một ánh sáng đã được mạc khải bày tỏ dung mạo Chúa Giêsu cho chúng ta, và chúng ta phải luôn ngắm nhìn ngài trong ánh sáng này. Nói khác đi, vì yêu thương loài người tội lỗi mà Chúa đã bỏ ngai trời xuống thế gian. Chính tên “Giêsu”, nghĩa là “Cứu Thế” cũng đã gắn liền Ngài với kẻ có tội. Cứu ai? Người lành đâu cần cứu, mà phải là cứu người có tội chứ? Do đó, tình yêu tha thứ đã hiển hiện như một nét nổi bật của Chúa. Tình yêu đó không phải là một đức tính phụ thuộc nơi bản thân Ngài, nhưng là một nét chính yếu. Chính vì đó mà Ngài đã đến. Tội lỗi của chúng ta nếu được đưa vào ngọn lửa nóng bỏng yêu thương này, tức khắc sẽ bị huỷ diệt ngay.

Vậy nếu chúng ta có xa cách Ngài, thì không phải tội lỗi làm cho chúng ta ra khốn cùng, mà chính vì chúng ta đã không biết dâng lên cho Ngài sự khốn cùng đó, hoặc vì chúng ta không cảm biết sự khốn cùng của mình. Hoặc vì chúng ta còn quá ham cái cảnh khốn cùng, hoặc chúng ta nghĩ rằng: lòng thương xót của Ngài quá nhỏ bé so với tội lỗi tầy đình của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thực sự biết dâng lên cho Ngài những tội lỗi, những yếu đuối và sự khốn cùng đó, chắc chắn Ngài sẽ ôm lấy con người tội lỗi chúng ta mau lẹ hơn cả chim đại bàng vồ lấy con mồi. Khi ấy, dầu tội lỗi chúng ta có đỏ như son thì cũng được trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, Ngài cũng sẽ biến nó trắng như bông.

Chúng ta nghĩ sao đây? Chúng ta tự nhận mình là người công chính hay người tội lỗi? Chắc chắn không ai dám cho mình là trong sạch, vô tội trước mặt Chúa, đã biết bao lần chúng ta đã không giữ trọn 10 điều răn Chúa dạy. Bao nhiêu lần chúng ta chịu thua cám dỗ và sa ngã. Bao nhiêu lần chúng ta xúc phạm đến Chúa, đến anh chị em và chính bản thân chúng ta. Có lẽ chúng ta không chịu bới đống rác tội lỗi của chúng ta để mà giục lòng ăn năn thống hối. Chúng ta phải chân thành nhận mình là người tội lỗi để đáng được hưởng

Page 19:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

19Tôn‱Giáo

ơn Chúa thứ tha như người trộm lành, như đứa con hoang trở về, như Phaolô bị quật ngã..vv…

Chớ gì tự trong thâm tâm, chúng ta luôn có lòng sám hối như Phêrô đã biết khóc lóc ăn năn sau khi đã ba lần chối Chúa, và suốt đời sống chúng ta luôn vọng lên lời tự thú của người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện: Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi. Xin thương xót và chữa lành con… Amen. GM Lệ Tâm

CHÚA NHẬT 25 TN C 17-9-2010 Người Quản Lý Khôn (Lc.16:1-13)

Nếu Luca nói rõ trong hoàn cảnh nào Chúa Giêsu đã đưa ra dụ ngôn ‘Người quản lý bất lương’ thì chúng ta sẽ dễ suy niệm đoạn Tin mừng Lc.16:1-13 có khá nhiều chi tiết này hơn. Tuy vậy, dụ ngôn này vẫn cho chúng ta nhiều bài học thiêng liêng rất bổ ích, trong đó có Ba bài học chính sau:

Trước hết, chúng ta thấy: Điểm nhấn của dụ ngôn này chính là việc Chúa Giêsu muốn chúng ta có nhận thức sáng suốt và có tinh thần tự do của con cái Chúa đối với các sự vật đời này.

Tuyệt đối không phải là việc Chúa khen những hành vi gian dối của tên quản lý bất lương, càng không phải là việc Chúa tán đồng thói làm giả giấy tờ của hắn. Chúa nêu lên cái khéo léo trong chuyện xử lý việc đời, chứ không tán thành hành động vô luân của kẻ gian manh.

Thế là quá rõ: Chúa Giêsu dậy ta biết Khôn ngoan xử thế chứ không phải Chúa khuyên ta thực hành thói xảo quyệt. Mà khôn ngoan ở đây chính là nhận định rõ: Tiền của chỉ là phương tiện chứ không là mục đích. Mà phương tiện vẫn chỉ là phương tiện. Và phương tiện này chỉ dành cho hành trình cõi tạm đi về cõi đời đời. Vì thế, tiền của chẳng còn chút giá trị gì vào ngày chúng ta phải giã biệt trần gian…

Vậy, chúng ta phải khôn để lợi dụng vốn liếng trong đời tạm ít ỏi chóng qua này để tìm kiếm kho tàng thiêng liêng cao quý và sắm mua hạnh phúc vĩnh cửu của con cái Thiên Chúa.

Thứ đến, phải biết rằng: Mọi của cải trần gian đều là của Ông chủ - Thiên Chúa ban chung cho loài người. Chúng ta, tất cả và từng người, chỉ được trao nhiệm vụ quản lý chúng.

Có khác nhau chỉ là được trao quyền quản lý chúng nhiều hay ít mà thôi. Vì thế, phải suy tôn Ông chủ của cải chứ không phải đi suy tôn những của cải thuộc quyền Ông. Làm tôi Ông chủ chứ không phải làm tôi tiền bạc của Ông.

Thiên Chúa mới là Ông chủ đích thực, là điểm tựa vững bền, là cứu cánh tối chung của đời tôi. Tôi để cho Thiên Chúa đi vào toàn bộ cuộc đời tôi và tôi sẵn sàng phục vụ Ngài. Còn tiền bạc, nó chỉ là tên nô lệ tốt cho hành trình đi vào vĩnh cửu của tôi.

Vậy, bất cứ lúc nào Ông chủ cũng có thể và có quyền đòi chúng ta tính sổ. Nhất là khi Ông luôn theo dõi và phát hiện thấy chúng ta “sao đó”, nên không thể làm quản lý cho Ông nữa (Lc.16:10).

Vì thế, chúng ta phải có bổn phận quản lý, phát triển và sử dụng tốt mọi sự Chúa ban, sao cho sinh ích lợi nhất và bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Thật đáng kính sợ khi Đức Chúa đã phán rõ trong Bài đọc 2: “Ta sẽ chẳng bao giờ quên bất kỳ một hành vi nào của chúng” (Amos 8:7)!.

Sau cùng: Chia sẻ và trao tặng chính là hành vi quản lý tốt nhất để bảo đảm hạnh phúc vững bền.

Phong phú hóa cuộc sống, đó là điều Chúa muốn cho con người. Và có của ăn của để không hề là điều xấu trước mặt Chúa. Vấn đề là phải biết dùng tiền của để lo mua sắm nước Thiên đàng mai hậu. Chúa Giêsu tiếp tục dậy rõ: “Hãy dùng tiền của bất chính để mua lấy bạn hữu” (Lc.16:9).

Khi đối diện với những người kém may mắn, nghèo khổ, túng thiếu hơn chúng ta, hãy tự nhủ lòng mình: Tôi chỉ là người quản lý những gì Chúa đặt vào tay tôi, và tôi phải sử dụng chúng theo đúng Thánh ý Chúa. Mà Thánh ý tiên quyết của Ngài chính là muốn tôi chia sớt và san sẻ với anh em đồng loại “thân cận”.

Những kẻ tầm thường hèn mọn ấy chính là những người bạn dẫn tôi vào Thiên đàng. Và Chúa cũng kể Những gì chúng ta làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất trong các anh em Chúa đây là chúng ta đã làm cho chính Chúa vậy (xem Mt 25:40.16:9). Họ, người nghèo khổ có quyền sử dụng những của cải mà tôi có dư thừa hoặc không sử dụng đến. Vì thế, người giầu nên giúp người nghèo và nước giầu phải giúp nước nghèo là vậy.

Xin kể chuyện thật người thật, như một minh họa cho việc áp dụng Lời Chúa dậy trong Tin mừng Lc.16:1-13: Có một người phụ nữ Công giáo Việt Nam bình dị mà tôi từng quen biết lâu năm, đang là bà nội bà ngoại ngay trên đất Mỹ. Bà đã kể tôi nghe về đàn cháu nhỏ, đông nhưng ngoan ngoãn và dễ thương của mình như sau:

“Con phát cho tất cả các cháu ruột nội - ngoại của con, đang ở bất cứ đâu trên đất Mỹ này, mỗi đứa một con heo đất, kèm theo một hình ảnh cụ thể của một hay nhiều em bé nào đó, thuộc những gia đình nghèo khổ hay đang bị tật bệnh ở Việt Nam mà con biết rõ.

Page 20:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

20 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Và rồi, con nói trực tiếp hay qua điện thoại cho từng đứa cháu nội ngoại: “Này, bà giới thiệu cho cháu một người bạn đang ở Việt Nam xa xôi. Nhưng bạn đó của cháu đang không được vui, đang không được may mắn như cháu. Bạn cháu cần giúp đỡ. Cháu có thể giúp bạn cháu, bằng cách bỏ vào đó hằng ngày hằng tuần, những đồng xu nhỏ mà cháu có. Bạn cháu sẽ rất vui, sẽ khỏe lại, sẽ được đi học, sẽ có quà giáng sinh v.v. Như vậy, Chúa sẽ chúc lành cho cháu…”.

Hàng tuần con đều nhắc nhở chúng nó: “Sao rồi, mấy bữa nay cu Tèo có nhớ giúp bạn Việt Nam của cháu hông?”; hay là: “Tũn ơi, tuần này cháu có dành tiền bỏ vào heo đất, để đến Tết gửi cho bạn cháu hông vậy?”. Bà còn nói thêm với tôi: Chúng nó tỏ ra thú vị với việc làm này lắm, Cha ạ!

Giữa nước Mỹ, người phụ nữ ấy đã dậy con cháu mình biết dùng nên những đồng đô-la như thế, thật hết ý! Rất thực tế và rất đời thường, nhưng đẹp lòng Chúa biết bao và đáng cho chúng ta khâm phục! Sáng kiến đơn sơ mà ích lợi trên cả tuyệt vời! Phương pháp giáo dục này xem ra rất nhỏ bé, nhưng lại sâu sắc và mang lại hiệu quả lớn lao lâu bền. Bà như vậy mới là bà! Mẹ như thế mới là mẹ! Đẻ như thế mới là đẻ!

Mong cho tất cả chúng ta - dù đang có chút của cải dư dả hay đang gặp khó khăn về kinh kế - đều có thể làm được những điều nho nhỏ mà cao đẹp, tương tự như trên, ngay trong đời thường và ở bất cứ đâu.

Vâng, một khi được Ơn nhận thức sáng suốt và lượng định chính xác về của cải tài vật mà Ông chủ - Thiên Chúa đã rộng ban, chúng ta hãy biết quản lý và sử dụng tiền của đúng đắn, bằng cách rộng tay chia sẻ với anh chị em đang đồng hành với mình, trong hành trình đi về Hạnh phúc vĩnh cửu.

Lm. Nhất Tiến CMC

CHÚA NHẬT 26 TN C 26-9-2010 Còn mong chờ gì? (Lc. 16:19-31)

Một hình ảnh thật sống động, được Thánh Luca ghi lại trong bài Tin Mừng hôm nay đã biểu lộ sự tương phản giữa hai hạng người: Giàu và Nghèo.

Câu chuyện được bắt đầu từ ông nhà giàu và anh Ladarô. Ông nhà giàu thì tận hưởng đời sống xa hoa, sung sướng, ngày đêm yến tiệc linh đình và sống hoàn toàn cách biệt với xã hội bên ngoài. Vì mãi mê lạc thú, ông không màng để tâm đến những người nghèo khó đang sống chung quanh ông. Thậm chí có một người nghèo đói tên là Ladarô, “mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của

ông ấy rớt xuống mà ăn cho no,” ông cũng thờ ơ không đếm xỉa đến!

Sau đó anh Ladarô chết và ông nhà giàu cũng chết! Nhưng sau khi chết, Ladarô được thiên thần rước lên đặt vào lòng tổ phụ Ápraham; còn ông nhà giàu thì phải sa vào chốn cực hình.Đến đây, xin dừng lại đôi phút để tìm hiểu tại sao

ông nhà giàu lại phải sa vào chốn cực hình. Ông không phải là người ích kỷ, ông đã không sai gia nhân đuổi Ladarô ra khỏi nhà ông. Ông cũng không làm hại ai, ông chỉ an hưởng của cải mà ông có được. Giàu có không phải là tội; vì thời Chúa đi rao giảng Tin Mừng, có nhiều đàn bà giàu có đi theo, dâng cúng tiền của để giúp Chúa và các tông đồ; nhưng ông nhà giàu này đã không làm việc đó, ông không biết chia sẻ của cải để giúp người nghèo khó đang sống chung quanh ông. Ngay cả đến người đói khổ nằm ngay trước mắt, mà lòng của ông cũng vẫn trơ trơ như đá không mảy may rung động! Tội của ông là thế đó!

Hơn nữa, ông van xin tổ phụ Ápraham, sai Ladarô về nhà cha ông để cảnh cáo năm người anh em hiện đang còn sống, họ sẽ nghe lời người từ cõi chết và họ sẽ biết hối cải để khỏi phải sa vào chốn cực hình; nhưng tổ phụ Ápraham nói: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.” (Lc 16:29). Thật vậy, ông nhà giàu và năm người anh em, đã được Chúa ban cho Kinh Thánh, “Môsê và các Ngôn Sứ”là biểu tượng Kinh Thánh thờiChúa Giêsu, họ còn không chịu nghe thì sai người chết về cảnh cáo để làm gì?

Trong thế giới ngày nay, có đến 6 tỉ quyển Thánh Kinh đã được in ra, nhưng chỉ có 2.1 tỉ người biết Chúa, trong số này có 1.1 tỉ thuộc Giáo Hội Công Giáo, so với tổng số 7 tỉ người trên toàn cầu.

Vậy, ông nhà giàu và năm người anh em là ai? Thưa, là mỗi người chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta đã được Chúa ban cho món quà vô giá, đó là Kinh Thánh; nếu xao lãng, bỏ quên trên kệ cho bụi bám, thì chúng ta nào có khác gì ông nhà giàu và anh em của ông ta?

Chúa Kitô đã khuyên bảo chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa dạy và lời Chúa được tiềm tàng trong sách Thánh Kinh, chúng ta còn chần chờ gì mà không chịu đọc và suy niệm Kinh Thánh hằng ngày trong suốt cuộc đời chúng ta? Chúa Kitô đã từ cõi chết sống lại, Ngài luôn luôn hiện diện, nhắc nhỡ, khuyên bảo và giúp đỡ mỗi khi chúng ta cần đến Ngài, chúng ta còn mong chờ gì? Phó Tế Nguyễn V. Đức

Page 21:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

21Tôn‱Giáo

45. Ít Phép Đạo Cho Vài Đám CướiThưa cha,Trong khu phố của con có vài đám cưới. Đám thứ

nhất: chị bạn Công giáo con lấy một anh Hàn không có đạo, nhưng có đến nhà thờ. Đám thứ hai: chị bạn Công giáo lấy một anh Mỹ theo Tin lành, không đến nhà thờ. Đám thứ ba: anh bạn công giáo lấy một cô Đài Loan đạo Phật, có đến nhà thờ. Đám thứ tư: anh bạn Công giáo chung sống với một người Công giáo nhưng không đến nhà thờ. Các đám này có thành không ạ ? Nếu sau này li dị, các bạn con có được phép lấy người khác cùng tôn giáo không? Khi lập gia đình với người không cùng tôn giáo, chúng con có lỗi luật Chúa không ? Xin cha giải đáp giúp con và các bạn con.

Marie Francoise Lâm Yến Đại, Québec

Đáp:Chị Yến Đại quí mến, cám ơn Chị đã chia sẻ những

thắc mắc thực tế trong cuộc sống.Trước hết xin trả lời Chị vắn tắt như sau: “Hôn phối

của những người Công giáo, cho dù chỉ một bên là người Công giáo, bị chi phối không những bởi luật Thiên Chúa, mà còn bởi luật Giáo Hội nữa” (GL 1059). Muốn cho hôn phối thành sự phải tuân theo những luật pháp và chu toàn những điều kiện qui định cho sự hữu hiệu.Đám thứ nhất - chị Công giáo lấy người Tin lành,

làm phép cưới trong nhà thờ (Công giáo): Đây là phép hôn phối hỗn hợp (một người Công giáo lấy người đã rửa tội trong một giáo hội khác ngoài Công giáo), nếu không có “phép” minh thị của nhà chức trách có thẩm quyền thì người Công giáo không được lập hôn phối hỗn hợp. Tuy nhiên “phép” của Đấng Bản quyền trong trường hợp này không chi phối sự hữu hiệu của hôn nhân, do đó, nếu không có phép mà cứ lập hôn phối hỗn hợp thì cuộc hôn phối ấy vẫn thành, dù không hợp pháp. Hơn nữa, hai người đã được làm phép hôn

phối trong nhà thờ thì hiểu rằng họ đã được “phép” cần thiết.Đám thứ hai - một chị Công giáo khác lấy một anh

theo Tin lành, không đến nhà thờ. Đây cũng là cuộc hôn phối hỗn hợp cần phải có phép. Nếu có những khó khăn trầm trọng cản trở việc tuân giữ thể thức giáo luật (làm phép cưới trong nhà thờ) thì Đấng Bản Quyền sở tại của bên Công giáo có thể miễn chuẩn thể thức Giáo luật, có nghĩa là cho phép làm phép cưới tại nơi khác, theo thể thức cử hành công khai nào đó, sau khi đã tham khảo Đấng Bản Quyền nơi làm phép cưới. Trái lại, nếu không được phép miễn chuẩn thì cuộc hôn phối thiếu thể thức sẽ bất thành (xem GL. 1127 §2).Đám thứ ba - một anh công giáo lấy một cô đạo phật,

có đến nhà thờ: Đây là cuộc hôn phối khác biệt tôn giáo hay dị giáo (một người được rửa tội và một người chưa). Dị giáo là điều ngăn trở hôn nhân nghĩa là nếu không có “phép chuẩn”, cuộc hôn nhân sẽ vô hiệu hay không thành sự. Trong trường hợp cụ thể này cuộc hôn phối đã được làm trong nhà thờ thì được hiểu rằng họ đã có “phép chuẩn”. Nếu đã có phép chuẩn thì cuộc hôn nhân này thành sự (xem GL. 1086).Đám thứ tư - một người Công giáo chung sống với

một người công giáo khác nhưng không đến nhà thờ (không làm phép cưới trong nhà thờ): Không kể các ngăn trở khác, nếu đám cưới giữa hai người Công giáo mà không theo thể thức luật định thì cuộc hôn nhân vô hiệu, không thành sự, và họ sống với nhau như vậy ta thường gọi là “sống trong tội” hay là tình trạng rối, bất hợp pháp.

Một nguyên tắc rất căn bản: Nếu đã kết hôn với nhau thành sự (hữu hiệu), dù giữa hai người ngoài Công giáo, chưa rửa tội, hoặc đã rửa tội, hay giữa một bên Công giáo, một bên không, hoặc giữa hai người đều là Công giáo, thì không được phép ly dị, không được phép lấy người khác, bất kỳ có đạo hay không.

Như trên đã trình bày, nếu một người Công giáo muốn lập gia đình với một người đã được rửa tội nhưng không ở trong đạo Công giáo, thì phải có “phép” của giáo quyền. Còn nếu một bên Công giáo, một bên là người chưa rửa tội, muốn thành sự (hữu hiệu), thì phải có “phép chuẩn” của Đấng Bản quyền.

Hy vọng những góp ý này giải đáp được những thắc mắc của Chị.

Lm.‱Piô‱Nguyễn‱Quang‱Đán,‱CMCP.O.‱Box‱836,‱Carthage,‱MO‱64836

HỎI ?để sống đạoemail: [email protected]

Page 22:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

22 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

CẢM‱TẠ‱HỒNG‱ÂN Sr Tố Nhung, op

CHA TÔI DẠY CHÚNG TÔI SỐNG

Cha tôi là một người cha lý tưởng đối với chúng tôi. Người rất mực yêu kính Thiên Chúa. Người thường nói, Thiên Chúa là nguồn gốc, là cứu

cánh và cùng đích của con người và vạn vật. Không có Thiên Chúa, không có gì hiện hữu, không có sự sống, không có lý tưởng để theo đuổi, và không có hạnh phúc thật sự.

- Người thật nhân từ, khôn ngoan, can đảm, có trách nhiệm cao, không những đối với gia đình mà đối với thế giới chung quanh người, và toàn thể vũ trụ, gồm cả đất, trời, và con người... Niềm tin yêu vào Thiên Chúa, vào con người và vạn vật, toả sáng qua nụ cười luôn nở trên môi hay trên khuôn mặt của người, qua sự dịu dàng, thái độ kính cẩn và trân trọng mọi người, mọi vật, mọi việc

-Ngay từ thuở ấu thơ người dạy chúng tôi mơ những giấc mơ đẹp và cao thượng, Làm thế nào để trở thành một con người có giá trị và hữu ích cho chính mình và cho ngườI khác.

- Người dạy chúng tôi yêu cuộc sống và cách làm cho ước mơ trở thành hiện thực

Người dạy và rèn luyện chúng tôi sống, dạy chúng tôi tự viết một câu chuyện đời của chính chúng tôi qua cách sống, qua sự hiện diện của chúng tôi trên đời, trên vũ trụ, trong cộng đoàn, trong gia đình, ... để dâng lên Thiên Chúa.

-Người dạy chúng tôi luôn đặt những câu hỏi trước khi hành động, nói năng, chọn lựa, quyết định: Lý do, tại sao, kết quả, và cái giá phải trả? Người dạy chúng tôi phân biệt giữa cái chúng tôi cần và cái chúng tôi muốn. Người dạy chúng tôi nhận ra sự khác biệt giữa sự thông minh và sự khôn ngoan (thông minh thuộc não bộ; khôn ngoan thuộc tinh thần và con tim và sự soi sáng cùng ân huệ của Chúa...)

-Người dạy chúng tôi nhận ra giá trị thật và mục đích của đời sống, của con người và các sự vật. ... Luôn hỏi và lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa từ trong thinh lặng, cầu nguyện, và qua tiếng nói của lương tâm ...

-Khi chúng tôi lớn khôn và bắt đầu lập gia đình, người luôn nhắc nhở chúng tôi: con cái như những nắm bột trong tay cha mẹ. Nếu cha mẹ không nắn nó nên những hình tượng đẹp ngay từ thuở ấu thơ, cuộc đời và thế gian sẽ nắn chúng theo ý họ. Chúng ta sẽ mất con và Thiên Chúa sẽ mất những linh hồn mà Ngài đã yêu thương và tin cậy gởi gấm cho chúng ta. Chính chúng sẽ mất linh hồn đời đời, nếu chúng không trở nên con cái Thiên Chúa... Đó thật là lỗi lớn nhất của bậc làm cha mẹ.

Nhờ sự dạy bảo và huấn luyện của Người, chúng tôi ngày nay đều mãn nguyện trong cuộc sống, không phải chỉ vì thành công trong sự nghiệp mà cả đời sống tâm linh, chúng tôi tiếp tục kính yêu Thiên Chúa, thương yêu cha mẹ, yêu thương nhau, và giúp đở mọi người. Tình yêu và sự hiểu biết Thiên Chúa qua cuộc sống, qua sự cầu nguyện, sự học hỏi và kiên trì, là đôi cánh giúp chúng tôi bay vào đời bát ngát hương yêu và sẽ bay vào cõi hạnh phúc muôn đời của Thiên Chúa.

Kinh nghiệm chúng tôi có đối với Cha chúng tôi, giúp tôi hiểu thái độ và câu trả lời của Chúa Giêsu khi Mẹ Maria và thánh Giuse đi tìm Ngài “cha mẹ không biết con phải làm công việc của Cha con sao?”

Tạ ơn Chúa đã cho tôi có người cha như thế. Tôi không biết đời tôi sẽ ra sao nếu thiếu vắng người cha này. Xin muôn đời tạ ơn Chúa.

LỊCH TREO TƯỜNG 2011 Do ns TRÁI TIM ĐỨC MẸ Hoàn toàn đổi mới,

Đầy đủ các ngày lễ Giá US $6.00

(cước phí thêm $1.00; Ngoài Hoa kỳ thêm $4.00)

Page 23:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

23Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

ĐỐ VUI THÁNH KINH Gioan Phan Tân Phụ Trách

Giải Câu đố Tháng 7-2010:

1. Sách Ma-la-khi 2. Vua Ky-rô (Er 1: 1-6)

3. Đảo Man-ta (Cv 28: 1-9)

4. Ngày Xá Tội (Lv 23: 26-32)

5. Ba-by-lon (Đn 14: 1-22)

6. Con gái ông Gíp-tác (Tl 11: 30-40)

7. Mi-ri-am (Ds 12: 1-10) 8. Bi-bơ-lam (Ds 22: 22-30)

9. Ra-kháp (Gs 2: 1-7) 10. Na-a-man (2V 5: 1-14)

Câu Đố Tháng 8-20101. Sông nào mà bé Mô-sê

Ở trong thúng nhỏ bên lề sậy hoang?

2. Chân tay bị khóa xích xiềngThiên thần đến cứu thoát liền tù lao? (là ai?)

3. Cây kia không trái buồn phiềnNghe lời Chúa quở, khô liền một khi (là cây gì?)

4. Đức tin mạnh, Chúa khen bàCứu con khỏi bệnh, dẫu là “chó con” (là ai?)

5. Bốn mươi ngày vắng Mô-sêDân liền nổi loạn đúc bê bằng vàngÔng nào dựng một cái bànĐể dân tế lễ cầu an với thần?

6. Thiên sứ giúp Tô-bi-aCưới xong được vợ, chữa cha khỏi mù (là ai?)

7. Ông nào được Chúa nói làTrăm phần Do-thái chẳng pha lẫn gì?

8. “Thưa Thầy, kia một bé emCó năm chiếc bánh…”, đố xem thánh nào?

9. Bên sông dừng bước chiều hômBỗng đâu cá lớn nhảy chồm táp chân (là ai?)

10. Thấy cha lõa thể nằm sayMà không đắp lại, ra ngoài kêu anhAnh, em vội lấy áo choàngBước lui đến cạnh, che mình cho cha (là ai?)

VUI HỌC KINH THÁNHLộc Tâm

Ðừng thu tích của cải cho mình (Lc 12:16-21)(16) Khi ấy Đức Giêsu nói với đám đông ngụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, (17) mới nghĩ bụng rằng: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!” (18) Rồi ông ta tự bảo: “Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. (19) Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giời ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (20) Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: “Ðồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (21) Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó”.

Hàng ngang:1. Đức Giêsu đang nói chuyện với _____ ______.2. Đức Giêsu hay dùng ____ ______ để giảng dạy.3. Nhân vật chính trong ngụ ngôn là một ___ ____ ____.4. Ruộng nương ông ta sinh nhiều ____ ______.5. Ông ta muốn xây kho lúa lớn hơn để _____ ____ tất cả thóc lúa và của cải của mình vào đó.

Hàng dọc:1. Khi đã ê hề của cải, nghĩa là đã có của cải dư xài ___ ___.2. Ông ta tự nhủ sẽ ăn uống vui chơi cho đã, tức là ___ _____ vui chơi cho thỏa thích.3 & 4. Nhưng nếu Thiên Chúa ___ _____ ông đêm nay, thì những gì ông ta có sẽ về ____ ____?5. Đức Giêsu dạy không nên thu tích của cải cho mình, nhưng nên lo làm giàu trước mặt _____ ______.

1 2

1

5

3

3

4

3 5

(Xem giải đáp trang 36)

Page 24:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

24 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Điều kiện gia nhập:* Mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng để Yêu mến, Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ; cầu nguyện cho Ba Má, Anh Chị Em và đặc biệt cầu cho

Quê Hương Việt Nam sớm thấy ngày an bình và tự do thật sự. * Gửi một tấm hình có đề tên và địa chỉ ở phía sau về:

Trang Phương ThanhP.O. Box 836 • Carthage, MO 64836 • Email: [email protected]

H H H H H H H H H H H H H H

G i a Đ ì n h FAT IMA

50422‱Yến‱LãDenver,‱CO

50420‱Phụng‱LãDenver,‱CO

50421‱Tommy‱NguyenMichigan

50414‱Thang‱NguyenDenver,‱CO

50413‱Chau‱NguyenDenver,‱CO

50415‱Loan‱LãDenver,‱CO

50416‱Henry‱NguyenMichigan

50417‱Julie‱TranForth‱Worth,‱TX

50418‱Thuan‱NguyenDenver,‱CO

50419‱Nhi‱NguyenDenver,‱CO

Mẫu gương của nhóm: Vua Thánh Lu-y (1216-1270)

Đạ t Nhí

Vua Lu-y 9 lên ngôi lúc 12 tuổi. Vua sớm tỏ rõ công minh và tài lãnh đạo. Vua kết hôn với Marguerite. Vua dùng đạo đức và yêu thương chinh phục Marguerite tính tình cao ngạo và náo động để đem lại hạnh phúc gia đình. Họ có đến 10 người con. Vua luôn nhắc lại lời Mẹ vua bảo ban, “Mẹ thà thấy con chết trước mặt Mẹ, còn hơn thấy con phạm tội trọng.”

Vua luôn lưu tâm về sự công bằng trong nền hành chánh. Ngài đặt ra các qui tắc cho các viên chức chính quyền. Ngài cho điều tra các nhân chứng và lệnh ghi chép các chi tiết tại toà án. Vua tôn trọng bất cứ ai mà ngài gặp, nhất là những “người bé mọn của Thiên Chúa,” đặc biệt là những người cùi.

Vua nhận giải phóng Thánh địa nhưng đạo quân bị tiêu hao vì cơn dịch và chính Vua từ trần nơi đất khách năm 1270 khi 54 tuổi. Vua được phong thánh 27 năm sau đó. Thành phố St Louis, MO và bang Louisiana đặt theo tên Vua.

Page 25:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

25Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ.

1 2

65

43

Thứ Năm Tuần Thánh: Liên Kết Với Chúa (Ga 14 ; Ga 15)Lời: Ly Bá - Hình: Lian

Ông Tađêô thắc mắc cùng Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu trả lời cho Ông Tađêô.

Hiệu quả của việc cành nho gắn vào Cây Nho.

Chúa Giêsu ví Người là Cây Nho thật.

Nhưng nếu không gắn liền với Cây Nho thì...

Page 26:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

26 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Hành Hương Mẹ Tà Pao! Tôi muốn để hồn dâng theo sóng bút Viết lên lời tán tụng Mẹ tình thươngĐây dư âm… Ôi tiếng Mẹ êm đềmHồn con nhỏ, muôn đời Mẹ diễm tuyệt

Tôi muốn để hồn dâng theo sóng nhạc Hát lên lời chúc tụng Mẹ uy linhĐây muôn hoa, cỏ dại với chim trờiHòa tấu khúc bài ca dâng kính Mẹ

Tôi muốn để hồn say trong tiếng hátThật nhịp nhàng vang khắp cõi cao xanhLời ca bay như hương thơm buổi sớmNồng nàn tình như ánh nắng buổi trưa

Tôi muốn để hồn bay lên chiêm ngưỡngDung nhan Người. Ôi! diễm lệ xinh tươiThật cao sang như ánh sáng mặt trờiDịu dàng tựa, vầng trăng vàng buổi tối

Tôi muốn để hồn say sưa ngây ngấtChiêm ngắm Người. Ôi! Mẹ của lòng conĐây dư âm… Ôi tiếng Mẹ êm đềmHồn con nhỏ, muôn đời Mẹ diễm tuyệt

Tôi muốn để hồn bay cao lên mãiCao vút trời cùng tinh tú buổi đêmTôn vinh Mẹ, xin Mẹ là Nữ TướngDưới gian trần con chắp gối suy tôn

*** ***

Chẳng hiểu sao, từng lời thơ cứ trào ra trong tâm trí tôi lúc này… Giữa bóng đêm chập chùng với rừng cây âm u của đồi núi Tà pao đêm nay. Mẹ uy nghi rạng rỡ, đứng giữa đoàn con cái Mẹ. Với muôn ngàn tiếng tung hô chúc tụng, xen lẫn những lời kinh cầu khẩn của muôn tâm hồn đến với Mẹ trong ngày mừng kính lễ Mẹ Lên Trời.

Một lần nữa, chị em tôi lại lên đường tìm đến núi rừng Tà pao để kính viếng Mẹ. Một đoàn khoảng 80 người trong chuyến đi này. Khác với chuyến đi trước, lần này chúng tôi đến với Mẹ vào ban đêm. Đúng 18g30, xe chuyển bánh. Khí trời về đêm thật mát mẻ, trong lành. Những bóng đèn đường nhấp nhô hai bên đường như những ánh sao to, lúc ẩn lúc hiện trong những lùm cây, tạo cho tôi một cảm giác an bình và thanh thoát. Đang lim dim trước cảnh đất trời. Bỗng giật mình vì

có tiếng gọi:- Xin dì Tâm xướng kinh, khấn Đức Mẹ ban cho

đoàn mình đi đường được bằng an! - Tôi còn đang ngần ngừ, lại có tiếng hối:- Ai là dì Tâm đâu? Nhờ dì xướng kinh, lần chuỗi 50

kinh kính Mẹ ạ!Chẳng biết làm sao hơn, tôi đành phải cất lời xướng

kinh Chúa Thánh Thần. Trước khi lần chuỗi 50, tôi cất lời ca: Maria Mẹ ơi, con dâng Mẹ tràng hoa Mân Côi, con dâng Mẹ lời kinh ca vui, kinh kính mừng Mẹ Maria… Cả xe vang lên lời kinh tiếng hát thật sốt sắng: Kính mừng Maria đầy ơn phúc… Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời… Sau 50 chục kinh, mấy bà còn đọc thêm đủ các thứ kinh, có bao nhiêu kinh các thánh, các bà đem ra đọc hết. Giờ kinh kéo quá dài, phía cuối xe có tiếng các ông cằn nhằn:

- Các bà ơi! Xin các bà thương cho, cánh đàn ông chúng tôi gần đứt gân cổ rồi.

Tôi phải nói nhỏ với các bà bên cạnh: - Đọc kinh cám ơn kết thúc thôi, dài quá rồi, các bác

ạ!Sau giờ kinh, tiếng nói chuyện râm ran ồn ào thật vui

vẻ. Nhưng chỉ khoảng nửa giờ sau, cả xe bỗng chìm vào “cõi thinh lặng”. Nhìn sang ngưòi bên phải, bên trái, ngoái cổ nhìn xuống phía sau xe, hầu hết đang thả hồn trong giấc ngủ nhẹ nhàng, chỉ còn vài ba người ngồi thì thầm nói chuyện. Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa. Bóng đêm dầy đặc chỉ còn một màu tối đen, tôi chợt nghĩ đến chuyến đi viếng Mẹ lần trước, tôi nhủ thầm: không biết chuyến đi này, Mẹ có tỏ cho con cảm nghiệm được điều gì không Mẹ nhỉ? Lần trước Mẹ đã ban cho con một hồng ân tỏ tường, đến nỗi cả xe cùng nhận thấy.

Tâm Sự Vườn HồngTâm Sự Vườn Hồng

Page 27:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

27Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

Gió đêm thổi phà vào qua ô cửa kính, mang theo những làn gió mát rượi. Dù vậy, vẫn không một ai tỉnh ngủ được. Những tiếng thở chung quanh đều đặn, nghe thật bình yên, “thư thái bình an, vừa nằm con đã ngủ”. Sau cùng, tôi cũng thiếp vào giấc ngủ, mang theo hình ảnh Mẹ thật đẹp và dấu ấn Mẹ ban.Đang say sưa giấc điệp. Bỗng có tiếng la to: - Gần tới rồi bà con ơi! Đèn điện sáng trưng, đẹp

quá!Cả xe tỉnh dậy. Tôi cũng vươn mình ngồi thẳng

người lên, nhìn ra ngoài cửa xe. Buột miệng kêu: - Ôi! Đẹp quá. Đẹp hơn chuyến đi lần trước nhiều.

Lần trước đâu đã có những hàng điện sáng trưng như vậy.

Thật vậy, từ xa, tôi đã nhìn thấy hai hàng bóng điện tròn, to, chạy dài từ cuối chân đồi lên tới đỉnh cao phía trên đầu tượng Mẹ. Điện sáng trưng rực rỡ đã phá tan đi bóng tối đen sẫm của vùng rừng núi đêm nay. Tôi đưa tay nhìn đồng hồ, kim chỉ 22g00. Xe vẫn chạy vòng quanh chân đồi một hồi nữa. Càng đến gần, ánh sáng

càng tỏa rộng, đẹp tuyệt vời. Sau cùng, xe dừng bánh ngay sát bên chân đồi có lối đi lên Mẹ gần nhất. Cả xe nhộn nhịp, ơi ới gọi nhau… Tất cả đã xuống xe. Từng nhóm tìm nhau, dắt díu nhau tiến về phía có lối lên. Tôi cũng xuống theo đoàn người, nhưng không vội bước theo họ. Tôi đứng nhìn chung quanh, quan sát cảnh vật. Làn gió đêm mát rượi. Tôi hít một hơi thật dài. Mùi sương đêm và mùi cỏ dại bay vào mũi thật sảng khoái lạ thường. Còn đang thả hồn ngắm cảnh, hít sương đêm thì có tiếng gọi:

- Chị Tâm không đi sao mà còn đứng đấy ngẩn ngơ làm gì? Chị làm thơ hả?

- Đẹp quá! Chỉ muốn đứng ngắm cảnh đồi Mẹ thôi, từ xa đã thấy đẹp rồi!

Chị Tuyết cầm tay tôi kéo đi:- Lên đấy tha hồ mà ngắm, còn đẹp hơn đứng dưới

này nhiều.Tôi đành bước theo đoàn người. Tới bậc đầu tiên tôi

phải kêu lên:- Ô! Lần trước đâu có bậc để đi như thế này. Phải bò

lên từng chút một, vất vả lắm đấy. Bám tay vào lan can, tôi bước từng bước. Những

bước đầu còn nhanh nhẹn, nhưng sau chậm dần, phần mệt, phần đôi chân mỏi chồn. Thỉnh thoảng, phải đứng lại nghỉ để thở và lấy sức. Nhìn lại, chỉ còn sót mình tôi phía sau. Đoàn người đã lên khá cao và khuất bóng bởi đường chạy vòng. Sau cùng tôi cũng lên tới nơi. Trên cao gió thổi lồng lộng. Tôi thấy mình thật khỏe khoắn. Đoàn người đã yên vị quì dưới chân Mẹ. Tôi cũng lần tiến vào sát dưới chân Mẹ quì gối. Vừa lúc đó tiếng bà Cao, người chủ trì chuyến đi cất cao lời. Tiếng bà văng vẳng, vang vọng cả vùng đồi núi về đêm:

- Lạy Mẹ Maria Tà Pao! Mẹ ơi, đêm nay, đoàn con từ các nơi đổ về đây để tôn vinh Mẹ, mừng kính Mẹ, chúc tụng Mẹ, và tạ ơn Thiên Chúa đã tặng ban cho Mẹ một đặc ân mà chỉ có một mình Mẹ được diễm phúc đón nhận. Thiên Chúa đã đưa Mẹ về trời cả hồn và xác. Mẹ ơi! Chúng con vui mừng vì được có Mẹ làm Mẹ. Chúng con vui mừng vì được làm con cái Mẹ. Chúng con tin rằng: Trên trời cao, Mẹ đang mỉm cười âu yếm nhìn xuống đoàn con cái của Mẹ. Dưới trần, chúng con đang ngước mắt nhìn lên Mẹ với tất cả tấm lòng yêu mến, tin yêu và trông cậy. Xin Mẹ cầu cùng Chúa tha thứ cho những tội lỗi chúng con đã xúc phạm đến Chúa, đến Mẹ trong những ngày tháng lữ hành trần gian…

Bà dâng lên Mẹ nhiều tâm tình lắm, tôi không nhớ hết được. Giữa sự trầm mặc tĩnh lặng ấy, thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng khóc sụt sùi, tiếng nấc nghẹn của nhiều người chung quanh. Điều làm tôi xúc động nhất, là ngay trước mặt tôi có hai người thanh niên, cũng

Page 28:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

28 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

đang đứng đưa tay kín đáo lau nước mắt, nhưng vẫn không giấu nổi tiếng nghẹn ngào nức nở. Tất cả như đang chìm sâu vào lời cầu nguyện tha thiết nhất. Tiếng bà Cao lại cất cao giọng hát: LẠY MẸ TÀ PAO! “Tàpao núi rừng âm u trời mùa thu nghe tiếng Mẹ ru a à ơi a ời, à ơi ngọt ngào. Mẹ ru lời Mẹ ru khi sắp tàn thu a à ơi a ời… À ơi tiếng Mẹ à ơi. Lời ru trước thềm năm mới, Mẹ mong thế trần nơi nơi thành tâm tôn thờ Chúa Trời. Đoàn con thế nhân mọi nơi, đợi trông trước thềm năm mới… Từ lâu đứng trên triền non, Mẹ luôn đón chờ đoàn con. Nào ai biết ở trên non, từ lâu mắt Mẹ mỏi mòn… Ngày nay tiếng bao hài nhi, ngày đêm chúng đòi công lý. Phải chăng giết hại thai nhi. Vì thế, nên Mẹ lâm ly. Từ lâu đứng trên triền non…

Tiếng hát vừa dứt, bà lại cất cao giọng: Phần thứ ba năm sự Mừng: Thứ nhất Đức Chúa Giêsu sống lại… ta hãy xin cho được sống lại thật… Lời kinh vang vọng đã phá tan bầu không gian tĩnh lặng, nhường chỗ cho Trời - Đất giao hòa. Đất - Trời hoan ca. Tình Trời nối kết tình Người của bao tâm hồn con cái Mẹ. Sau năm chục kinh, tôi đưa tay nhìn đồng hồ, đúng 1 giờ đêm, mọi người hình như cảm thấy đói, có nhiều tiếng xì xầm:

- Đói rồi, kiếm gì ăn thôi. Đám người tản mác dần, họp lại từng nhóm nhỏ. Thế

là mâm, bát, chén, đũa và đồ ăn được bày ra ngay trước mặt Mẹ thật là ấm cúng và vui vẻ làm sao… Bữa cơm mang đậm tình huynh đệ, thắm thiết tình người và say sưa tình Mẹ. Bữa ăn kéo dài khoảng nửa giờ. Tiếp đó là giờ đền tạ Trái Tim Mẹ thật sốt sáng. Lời kinh hòa với lời ca, đan kết thành một bản tình ca dâng Mẹ trong đêm nay. Tôi say sưa ngước mắt nhìn lên chiêm ngắm Mẹ. Bỗng có nhiều tiếng ồn ào náo nhiệt khua vang, nhìn ra thì thấy một đoàn người dân tộc vùng Bù Đăng - Bù Đốp rất đông. Hầu hết là các em đang trong tuổi thanh thiếu niên, thấy đoàn chúng tôi đang làm giờ đền tạ, thế là các em cũng hợp lời, cất tiếng đọc chung với chúng tôi, làm cho quang cảnh và lời kinh càng thêm sốt sắng và vang vọng khắp cả vùng núi đồi chung quanh.

Sau giờ đền tạ, không gian bỗng chìm sâu vào sự tĩnh lặng, đến nỗi tôi nghe rõ tiếng thở của người quì bên cạnh. Đang lúc như thế, thì có tiếng la to:

- Ô! Đức Mẹ hiện ra rõ chưa kìa, bà con ơi!Thế là sự tĩnh lặng đã bị phá vỡ, khi đồng loạt một

tiếng kêu lên thật to: - Đâu, đâu, Mẹ đâu? Cũng có người kêu chẳng nhìn thấy gì, nhưng cũng

có nhiều người nhìn thấy la lên:- Ô! Mẹ kìa. Mẹ mặc áo màu xanh- Mẹ bồng Chúa Giêsu nữa kìa…- Giống như Đức Mẹ La Vang vậy!

- Mẹ đứng bên cạnh lùm cây đó… rõ lắm!- Ôi! Mẹ đang xoay người nhìn về hướng tây kìa…Mọi người đứng bật lên, nhốn nháo nhìn theo

những cánh tay chỉ, chỏ. Người nghiêng đầu, kẻ nhíu mắt, người thì kiễng chân lên để nhìn cho rõ. Tôi cũng đứng lên, chen chân nhìn theo hướng tay người chỉ, nhưng chẳng thấy gì. Có lẽ mắt tôi yếu, mờ nên không nhìn thấy. Mãi đến khi có nhiều người đưa máy ảnh lên nhìn, rồi nhiều người kêu lên:

- Nhìn trong máy ảnh rõ lắm. - Đức Mẹ mặc áo màu xanh, tay bồng Chúa Hài

Đồng, đứng gần bên lùm cây đó. Tôi chậm rãi đi sát vào, đến bên cạnh người có máy

ảnh, chăm chú nhìn thật kỹ. Quả thật, trong màn ảnh, tôi thấy có một bóng người mờ mờ đứng bên cạnh lùm cây, gần sát tượng đài của Mẹ, giống như hình Đức Mẹ mặc áo màu xanh, tay bồng Chúa Hài Đồng. Tôi đến bên một máy ảnh khác, cũng thấy như vậy, và tôi đã nhìn vào đến 4, 5 máy ảnh, dù vậy tôi vẫn không tin là hình Đức Mẹ. Bất chợt tôi cảm thấy nghe như có tiếng gọi. Tôi giật mình, ngơ ngác nhìn dáo dác chung quanh, nhưng chẳng thấy ai có vẻ muốn gọi tôi. Tôi quay lại chú ý nhìn vào máy ảnh, lại nghe như có tiếng gọi. Rồi chẳng hiểu sao, tôi tìm lối đi để tách riêng ra một chỗ có khoảng trống. Đứng đó, tôi thầm thì với Mẹ:

- Lạy Mẹ Maria! Mẫu Thân dịu hiền của con, con yêu mến Mẹ. Mẹ ơi! Có phải Mẹ gọi con đấy không? Mọi người đang xôn xao vui mừng vì được nhìn thấy Mẹ. Phần con, dù Mẹ chẳng cho con nhìn thấy, nhưng con tin rằng: Mẹ vẫn luôn ở bên con, vẫn hiện diện và đồng hành với con trong đời sống thường ngày. Mẹ chia sẻ niềm vui nỗi buồn với con trong hành trình đức tin, trên con đường tiến về nhà Cha. Mẹ để mắt dõi theo từng bước chân con đi trên muôn vạn nẻo đường. Lúc bình an hạnh phúc, lúc khổ đau buồn phiền Mẹ vẫn ở bên con. Những khi con yếu đuối, Mẹ đến bên nâng đỡ. Những lúc con mệt mỏi rã rời, Mẹ vỗ về ủi an. Những khi con sai đường lạc lối, Mẹ đưa tay dìu dắt, dẫn con về cùng Con của Mẹ. Mẹ ơi! Con tạ ơn Mẹ, vì tình thương yêu Mẹ dành cho con, ngọt ngào như mật ong, bao la như biển cả, bát ngát như trời mây…Đang trầm mình trong thinh lặng để tâm sự với Mẹ.

Bỗng có tiếng bà Cao nói: - Có thánh lễ mừng kính Mẹ Lên Trời đó. Có tiếng trả lời: - Ủa! Đâu có trong chương trình.- Đúng vậy! Thật là một hồng ân Mẹ ban cho đoàn

chúng ta đêm nay. May quá, có một đoàn xe ở mãi

Page 29:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

29Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

miền Tây lên, có cha xứ đi theo, Cha sẽ dâng thánh lễ ngay bây giờ.

Thế là đoàn chúng tôi được hưởng “ké” thánh lễ. Hình như đã có chuẩn bị trước, nên tiếng đàn đã bắt đầu gảy lên. Từng nốt nhạc thánh thót vang lên thật du dương trong ngày mừng kính Mẹ Lên Trời. Tiếng đàn nghe cung trầm, cung bổng, lúc thì cao vút, réo rắt như những tiếng reo vui hoan ca, rộn rã như tấu khúc của thiên thần. Thánh lễ bắt đầu với lời ca: “Muôn thiên thần cánh trắng, hôm nay đưa Mẹ về trời. Sao sáng ngời trên đầu. Mẹ bay lên, Mẹ bay lên, áo Mẹ rực rỡ ánh mặt trời sáng tươi”.

Sau thánh lễ, mọi người cùng nhau thinh lặng trong tiếng nguyện cầu riêng tư. Tôi cũng trầm mình trong suy niệm với mầu nhiệm kinh Mân Côi:

Maria Mẹ ơi! Xin Mẹ dạy con biết sống đời khiêm nhu, tự hạ, như xưa kia Mẹ chấp nhận sống âm thầm, lặng lẽ trong nhà Nazaret. Biết luôn dâng lên Chúa tiếng thưa: “Xin Vâng,” trong suốt cuộc lữ hành trần gian, Mẹ nhé! Xin dạy cho con biết noi gương Mẹ để biết sống yêu thương, phục vụ mọi người, không quản ngại khó khăn, nhọc nhằn, vất vả. Như xưa kia Mẹ đã hăng hái đến với bà Elisabét. Lạy Mẹ, nơi hang đá Bêlem xưa, Con Mẹ đã chấp nhận sinh ra trong cảnh khó khăn nghèo hèn. Xin dạy cho con biết yêu mến tinh thần khó nghèo như gia đình Thánh Gia Thất xưa. Mẹ ơi! Con xin dâng lên Mẹ trót cuộc đời con, mạng sống con, toàn thân con, để nên như của lễ hiến tế tình yêu, để biết vâng phục Thánh Ý trong mọi sự, như xưa kia nơi Đền Thánh, Mẹ đã dâng con yêu của Mẹ cho Thiên Chúa Cha. Lạy Mẹ! Xin Mẹ dạy cho con biết tìm về đường ngay nẻo chính, mỗi khi con lầm đường sai lối, để sống xứng đáng là nghĩa tử của Chúa và con yêu của Mẹ.

Lạy Mẹ Maria! Mẫu Thân dịu hiền, xin cho con, người nữ tỳ hèn mọn biết sống đời sám hối ăn năn, canh tân cuộc sống mỗi ngày, để đền bù tội lỗi con đã phạm. Xin Mẹ dạy con biết sống đời cầu nguyện, hãm mình, hy sinh để mưu ích cho các linh hồn. Mẹ ơi! Cuộc sống có quá nhiều nỗi đắng cay, gian nan và đau khổ. Xin dạy con biết nhịn nhục, hướng lòng lên những cực hình Con Mẹ đã chịu, để thông chia và đón nhận như một lời chứng tá Tin Mừng. Lạy Mẹ Maria! Đường Chúa đi là đường thập tự, Mẹ đã cùng Con Mẹ vừa đi vừa ngã. Xin cho con cũng biết vui lòng vác thập giá đời mình mỗi ngày mà theo chân Chúa cho trọn. Xưa trên đỉnh Canvê, Con Mẹ đã đem tất cả tội lỗi nhân loại mà treo lên cây Thánh Giá. Xin cho con cũng biết đóng đinh đời mình vào thập giá Chúa mỗi ngày suốt đời con.

Maria Mẹ ơi! Xưa kia Mẹ đã vui mừng khi nghe tin Con Mẹ trỗi dậy từ cõi chết. Xin cho con cũng được sống lại làm một với Đức Kitô Con Mẹ, để mặc lấy con người Phục sinh mỗi ngày. Thiên Chúa Cha đã đưa Con Mẹ về trời trong vinh quang. Xin cho con luôn biết hướng lòng lên những thực tại vĩnh hằng, để hết lòng yêu mến, ngưỡng mộ và tìm kiếm suốt đời con. Lạy Mẹ Maria! Xưa trong nhà Tiệc ly, Mẹ đã cùng các Tông đồ họp nhau cầu nguyện trong ngày lễ Ngũ Tuần. Thánh Thần Chúa đã ngự xuống như hình lưỡi lửa. Xin cho con luôn biết mở lòng để đón nhận Chúa Thánh Thần ngự đến trong tâm hồn, để Người canh tân, đổi mới lòng trí con mỗi ngày. Lạy Mẹ Chí Thánh! Cả cuộc đời, Mẹ đã cùng Con Mẹ chia sớt nỗi đắng cay nơi cuộc sống trần gian. Hôm nay Thiên Chúa đã thưởng công Mẹ xứng đáng, sai thiên thần đến đón rước Mẹ về trời, ngự bên hữu Con Mẹ. Xin Mẹ luôn nhớ đến con còn đang ở dưới thế, ngày đêm trông cậy Mẹ, để đến ngày sau hết, con xin phó thác linh hồn con trong tay Mẹ. Lạy Mẹ Maria! Nữ Vương thiên đàng. Mẹ ơi! Thiên Chúa đã thưởng công xứng đáng và tặng ban cho Mẹ ngai vàng cao sang, là được ngự trên nơi chốn cửu trùng cùng với Con yêu của Mẹ. Xin Mẹ cầu cùng Con Mẹ, cho con được cùng với Mẹ ca tụng, tôn thờ, và chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi, để con được nếm cảm thực tại Nước Trời ngay trần gian hôm nay và mãi mãi muôn đời. Amen.

Tôi còn đang trầm mình trong suy niệm, chợt có tiếng gọi nhau thật to:

- Sáng rồi, về thôi bà con ơi…Lại có tiếng gọi:- 4 giờ sáng rồi, ra xe mau về thôi…Đoàn người lục tục đi về phía có lối xuống, chị em

chúng tôi còn như nuối tiếc, bịn rịn mãi với Mẹ. Đến khi có tiếng giục gọi dưới xe, mới vội vàng chụp mấy tấm hình kỷ niệm. Xong xuôi, chúng tôi cúi đầu chào tạ Mẹ, rồi mau chân theo đoàn người đi xuống bậc. Cứ vài bậc, tôi lại quay đầu nhìn lại cho đến khi khuất bóng, không còn nhìn thấy Mẹ đâu nữa.

Xe bắt đầu chuyển bánh. Chỉ trong chốc lát mọi người đã say sưa trong giấc ngủ muộn màng về sáng. Tôi cũng đem theo hình ảnh Mẹ mặc áo choàng màu xanh, tay bồng Chúa Hài Đồng vào giấc ngủ thật đẹp.

Tàpao lễ Mẹ Lên Trời GM Lệ Tâm

Page 30:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

30 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Bé Akiane, Bút vẽ của Thiên Chúa.

Akiane sỉnh ngày 9 tháng 7 năm 1994 tiểu bang Illinois, US, nhưng đã từng theo gia đình di chuyển qua Idaho, Colorado, Missouri. Ba của

bé là người gốc Nga, vốn là người Công giáo nhưng không giữ đạo. Mẹ là người gốc Lithuania, vô thần, không tin có Thiên Chúa. Chính cô bé cho biết: “Gia đình con không có gì liên quan tới Thiên Chúa, không ai biết cầu nguyện hay đi nhà thờ bao giờ.” Cái khác thường của gia đình này là không cho con cái đến trường, mà chỉ dạy tại gia, và cũng không chơi với ai. Trong nhà không có Tivi. Vì thế bé Akiane làm gì có cơ hội học vẽ.

Lúc bé Akiane lên bốn tuổi thì một chuyện lạ xảy ra. Tự nhiên xuất hiện trong tâm trí bé chữ Thiên Chúa mà chưa bao giờ bé nghe biết bởi bất cứ nguồn nào. Bé kể lại: “Con bắt đầu tìm hiểu xem chữ đó có ý nghĩa gì hay là ai. Con thấy chữ đó thật kỳ diệu và quyền năng. Thì chính hôm sau con được gặp Chúa. Ngài chỉ cho con thấy Thiên đàng. Thiên đàng đẹp lắm! Chúa bắt đầu nói chuyện với con, về những chuyện tương lai đời con. Con biết rằng Đấng thần thiêng này thật vĩ đại nên con đã muốn nói

cho người ta biết về việc này. Và Chúa bắt đầu dạy con vẽ. Chúa cho con ơn vẽ tranh nghệ thuật. Và số tiền bán tranh do con vẽ, con sẽ giúp người nghèo đói cũng như các trẻ em trên thế giới.“ Trong thời gian gia đình chuyển tới bang Missouri thì một hôm tự nhiên cả nhà náo loạn vì bé Akiane bỗng dưng biến mất. Bà mẹ hốt hoảng đã gọi cảnh sát huy động lính tráng đủ loại để tìm kiếm bé. Đây là lần bé được bàn tay Chúa nhấc lên và đưa tới Thiên Đàng.

Trên đó con thấy nhiều thứ lắm, như là đi vào vĩnh hằng, mà con chỉ tả được một phần triệu thôi. Cảnh trí thác nước tuyệt vời không có trên trái đất. Có nhiều màu sắc chúng ta chưa biết đến. Chúng ta chỉ có 12 màu, màu xanh, màu hồng, màu đen, v.v... Các màu trên Thiên đàng thì khác hoàn toàn, rất tươi sáng. Hoa thì đẹp lắm, trong sáng như pha lê. Con được đưa lên trời chỉ có vài giờ thôi mà có cảm tưởng như cả đời ở đó rồi. Mấy giờ đó con hoàn toàn biến

Page 31:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

31Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

mất. Đang khi mọi người hốt hoảng tìm con thì một chỗ mở ra nơi cửa và con bước ra. Mẹ con không tin nỗi là con đang bước tới. Mẹ nhìn con đang sửng sốt và oà khóc.

- Từ nãy tới giờ con đi đâu?- Con ở một chỗ nào đó mà mẹ tìm con làm gì? Con nhìn

thấy toàn cảnh sát và binh lính không à. Mẹ ạ, con chỉ đi vài giờ thôi mà. Con ở với Chúa trên thiên đàng, có gì mà ghê gớm vậy!

Lúc đó bà mẹ cũng chưa tin nổi. Bà chưa muốn tin. Nhưng thực tế bà kể tin này cho nhiều người khác nghe.

Rồi nữa, có một thị kiến khác, Chúa cho Akiane thấy một cuộn sách bằng ánh sáng và trong đó đầy chim chóc bay ra. Mỗi lần đọc thì có cả triệu ý nghĩa hiện ra. Cuốn sách trải ra vô tận, nhưng chỉ cần vài giây là con đọc được hết. Akiane đã kể cho mẹ để người ghi lại về cuộn sách ánh sáng này. Mẹ đã ghi lại độ lớn độ rộng cuộn sách. Akiane không nhớ nổi, nhưng thật kỳ diệu, Akiane giữ mãi trong lòng. Akiane chỉ vẽ những gì Akiane đã thấy trên thiên đàng. Chúa dạy Akiane vẽ. Mỗi ngày Akiane thức dậy lúc 4 giờ sáng, xuống lầu và sau đó bắt đầu vẽ. Lúc đầu thường con không có ý tưởng gì về bức tranh sẽ vẽ ra sao, nhưng khi nặn màu sơn lên bảng pha màu rồi cầm cây cọ chấm vào sơn, và chính lúc Akiane sửa soạn phết lên khung vải thì rất

Dòng Thánh Tâm Chúa GiêsuPRIESTS OF THE SACRED HEART

Hiến Dâng -- Cầu Nguyện -- Phụng Vụ

www.scjvocation.org1-800-609-5559

Dòng Thánh Tâm có mặt trên 48 quốc gia và đến từ nhiều sắc tộc khác nhau nhưng cùng một chí hướng: Phụng Vụ, Hiến Dâng, và Cầu Nguyện.Nếu bạn muốn trở thành một nhân chứng cho Trái Tim Chúa Giêsu, mang sứ mạng hoà giải đến mọi người, xin liên lạc với Dòng Thánh Tâm hoặc điền vào phiếu dưới đây để tìm hiểu thêm:

ƠN GỌI THÁNH TÂMLM Giuse Phạm Ngọc Thi, SCJ

P.O. Box 206 - Hales Corners, WI 53130Phone: 1-800-609-5559

Email: [email protected]

ƠN GỌI THÁNH TÂMLM Francis Trần Anh Vũ, SCJ

P.O. Box 206 - Hales Corners, WI 53130Phone: 1-800-609-5559

Email: [email protected]

Ước Mong Trở Thành: _______________Linh Mục ____________________Thầy Tên - Name: _______________________________________________________________________ Địa Chỉ - Address: ____________________________________Điện Thoại - Phone:_________________ Email: ___________________________Ngày, Tháng, Năm Sinh (DOB):__________________________ Học Vấn - School:____________________________________________________________________

nhiều ý tưởng hiện ra trong tâm trí… Và Chúa như vẽ qua Akiane. Akiane cảm thấy như vậy.

Từ lúc 6 tuổi, bé Akiane đã làm cho nhiều người kinh ngạc với những bức tranh rất lạ. Người ta đã mua bức tranh đầu tiên của bé này với giá 10 ngàn mỹ kim, rồi bức kế tiếp là 25 ngàn, 55 ngàn, và bây giờ thì ít nhất cũng 100 ngàn tới 1 triệu mỹ kim. Tiền này dành hẳn cho việc giúp đỡ các trẻ em nghèo trên thế giới. Bé Akiane đã đánh động được nhiều người kéo theo sự chú ý từ nhiều phía. Lúc 10 tuổi, bé đã được mời lên chương trình Oprah, ABC, CBS, CNN, v.v... Cho đến nay thì bé Akiane đã trở thành một hiện tượng lạ.

Bây giờ thì cả gia đình của bé Akiane đã tìm được Chúa và yêu đạo Chúa lắm. Và biết thế nào là cầu nguyện, chuyện trò với Chúa, là được mở vào cõi sáng để được sáng lên trong tâm trong trí... Họ nghỉ chơi với cái trò vô thần lẩm cẩm nhảm nhí mà trước đây họ đã đi vào. Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ yêu thương, dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta vào cõi phúc muôn đời.

*Trang Phương Thanh phỏng dịch

Page 32:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

32 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

CHUYỆN‱RƯỢU‱BIA.‱SỐ‱2.BÙI ĐỨC HIỆP. MILWAUKEE,WI.

Chúng tôi năm anh em trai kế nhau, ông bà cô bác họ hàng trong làng thường gọi anh em chúng tôi là “ngũ qủy”. Thân thiết và thương nhau đến độ

Chúa Nhật có tuần đi lễ anh em cùng đi, tuần không đi anh em cùng nghỉ. Ngày nào đi làm về là mua ruợu bia xúm lại sỉn, những ngày cuối tuần càng say sỉn nhiều hơn. Năm anh em là những con ma men, rượu mạnh Hennessy, Martell, mỗi người cưa nửa chai, bia mỗi người nửa thùng. Nhiều tuần nhậu qúa đát gục tại chỗ, chui xuống gầm bàn ngủ, không dậy đi lễ Chúa Nhật được, phải xin phép Chúa cho tuần đó nghỉ đạo, vợ con cằn nhằn nghe riết cũng nhàm tai!

Đầu tháng 7 năm trước trong buổi barbeque cuối tuần, anh em đang nhậu cao hứng, thì tôi đưa đề tài rủ nhau đi Đại Hội Thánh Mẫu tại Missouri. Cũng là bản tánh tò mò, thấy thiên hạ chuẩn bị tổ chức đua nhau đi, nên anh em cũng muốn thử đi một lần cho biết.

Lần đầu năm gia đình anh em chúng tôi đi, mỗi gia đình sắm một cái lều, phương tiện đi dùng xe riêng

của mình. Chúng tôi chuẩn bị trước nên những người đi làm đã xin được vacation nghỉ, thứ tư thứ năm thứ sáu, cộng hai ngày thứ bảy Chúa Nhật để đi.

Khởi hành sáng sớm thứ tư, sau 12 tiếng lái xe năm gia đình đã đến nơi bằng an, theo họa đồ nơi tổ chức Ngày Thánh Mẫu, gởi kèm trong báo Trái Tim Đức Mẹ, chúng tôi chạy vòng vô trong khu gần Lễ Đài nhưng chẳng còn chỗ, tất cả đã có lều hoặc những miếng bạt căng ra cột bốn góc nhận chỗ, không còn chen vào đâu được, khiến chúng tôi thất vọng, mở miệng văng vài câu tục than: “Mẹ bố khỉ! Mới thứ tư mà đất Nhà Dòng đã mắc vậy sao? Giờ này có bà con anh em với cha Giám Tỉnh cũng chưa chắc xin được chỗ cắm lều chứ nói chi là mình! Những người đến trước trải bạt nhận đất để bà con nhà nó đến sau có chỗ. Mẹ..! Năm tới ông đi sớm trước một tuần xem có kiếm được chỗ tốt không!” Tôi ngừng xe lại gật đầu chào hai người có vóc dáng mảnh khảnh nhà tu, đang nhọc nhằn quăng những bịch rác lên xe truck, mồ hôi nhễ nhại thấm ướt cả chiếc áo uniform đen có

XIN‱GIÚP‱DỰNG NHÀ THỜ GIÁO HỌ TRUNG HÒA - GIÁO XỨ XUÂN THỦY- GIÁO PHẬN BÙI CHU

Kính thưa Quý Ân Nhân,Ngôi nhà thờ nhỏ hẹp Giáo họ chúng con đã được tiền nhân xây dựng năm 1927 với vật liệu thô sơ và vôi vữa đơn giản. Trải qua thời gian và ảnh hưởng của thiên tai, nhà thờ đã sụp đổ. Được phép Đức Cha Giáo Phận, Giáo Họ chúng con đã hăng hái tái thiết nhà thờ mới.Chúng con đã tập trung sự đóng góp của giáo dân và khởi công ngày 7 tháng 10 năm 2006. Dù Giáo dân đã tận lực đóng góp, cho đến nay, chúng con mới chỉ xây được phần thô của Nhà thờ.Vậy‱chúng‱con‱kính‱xin‱quý‱Cha,‱quý‱Ông‱Bà‱và‱Quý‱Vị‱thương‱cầu‱nguyện‱và‱quan‱tâm‱giúp‱₫ỡ‱chúng‱con‱về‱tài‱chỉnh‱₫ể‱ngôi‱nhà‱Chúa‱sớm‱₫ược‱hoàn‱thành.‱Xin liên lạc Cha xứ theo địa chỉ: Lm Phạm Ngọc Đồng, nhà thờ Xuân Thủy, xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Điện thoại (0084) 350 387 4500 Di động: (0084) 122 833 9813.Nhờ lời Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Quan Thầy Giáo họ chuyển cầu, nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc và trả công bội hậu cho Quý Cha, Quý ông Bà và Quý Vị.

Page 33:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

33Văn‱Hóa‱Giáo‱Dục

cổ trắng, hỏi thăm thấy trên bảng tên của cả hai viết “Tu Sĩ...” Một Tu Sĩ nói: “Trong này không còn chỗ cho năm gia đình cắm lều ở gần nhau được, vui lòng ra ngoài kia họa may.” Chúng tôi theo hướng tay Tu Sĩ chỉ chạy ra ngoài, may qúa vừa quẹo phải đã nhìn thấy một khu đất cạnh đường tuy không được bằng phẳng, nhưng đủ cho năm cái lều dựng lên và năm chiếc xe đậu dọc xát nhau trong sân cỏ cạnh lề đường không làm trở ngại việc lưu thông.

Mọi việc đã được ổn định anh em rủ nhau đi tắm, năm anh em tới trước cửa nhà tắm, thì một tấm bảng to đập ngay vào mắt, trên bảng có ghi: “10. ĐIỀU TRONG NGÀY THÁNH MẪU, XIN QÚY VỊ VUI LÒNG!” Năm anh em đọc những lời ghi trên bảng xong, vào tắm nước mát lạnh, rồi đi về lều tìm một giấc ngủ để lấy lại sức, các con cháu chẳng đứa nào ở lều, còn năm chị em dâu đang loay hoay dọn dẹp và nầu nướng cho các ông chồng cùng bày con cháu có bữa ăn tối.

Bữa ăn tối được bày ra, nhưng chỉ có những người lớn còn con cháu chẳng thấy đứa nào. Tôi với tay mở thùng lấy bia đã ướp đá lạnh để lên trên thùng cooler, miệng nói. “Xin Anh Cả làm dấu.” Sau khi cầu nguyện xong Anh Cả nói, “Trong những ngày Đại Hội Anh Cả hãm mình không uống bia, còn ai uống hay không tùy ý.” Anh Hai, Anh Ba, Anh Tư đều nói, “Chúng em cũng không uống.” Tôi vội nói theo, “Không anh nào uống vậy em lấy bia ra hết, để chỗ bỏ soda và nước lạnh vô.” Bữa cơm tối ăn trong vui vẻ, mọi người nhắc nhau dọn mình, chuẩn bị đi xưng tội. Xin ơn Chúa ban làm hòa với anh em, hãm mình ép xác, sống những ngày tập thể thiếu thốn, hợp với phụng vụ Ngày Thánh Mẫu.

Những ngày nơi Đền Thánh, năm gia đình anh chị em cùng đến Lễ Đài dâng lễ sáng chiều, nắm tay nhau ngước mắt lên trời đọc Kinh Lạy Cha, cùng đưa hai tay lên cao đón nhận hồng phúc, chồng vợ ôm nhau chúc bình an. Lãnh nhậm Mình Máu Thánh Chúa ngày hai lần. Cúi nhận ơn Đại Xá từ Tòa Thánh Đức Thánh Cha ban. Đến Đền Thánh Chầu Thánh Thể, đốt nến khấn Đức Mẹ bên cánh trái, đốt nến khấn Thánh Cả Giuse bên cánh phải, xuống basement đốt nến khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ra Công Trường Nữ Vương Hòa Bình, mười anh chị em cùng nhau đọc Kinh lần Hạt. Đi chặng đàng thánh gía nơi đồi Canvê. Đến dự những giờ hội thảo nghe các Cha giảng thuyết. Vào lều Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ xin lễ, sang lều báo NS.TTĐM gởi tiền xin gia hạn báo. Ngừng lại nơi các lều ơn gọi, thăm các Cha các Thầy, xin tài liệu và tặng vật về trao tận tay con cái, cùng khuyên bảo khuyền khích chúng đọc để tìm hiểu ơn gọi dâng mình cho Chúa, hiến thân phục vụ Giáo Hội. Xin các Cha các Thầy thêm lời cầu

khấn cho gia đình luôn bằng an... Chiều thứ bảy anh chị em con cháu nhập chung với Cộng Đoàn cùng cả trăm ngàn người đi kiệu cung nghinh Tượng Mẹ Fatima và Thánh Lễ Đại Trào. Sáng Chúa Nhật Thánh Lễ Bế Mạc, các Cha ban phép lành cho đàn con Việt đi về bằng an.

Kính thưa qúy Linh Mục Tu Sĩ Chi Dòng Đồng Công, cùng toàn thể qúy độc giả báo Mẹ. Từ khi đặt chân đến Hoa Kỳ sống, chưa bao giờ anh chị em chúng con được Dâng Lễ và đón nhận Mình Thánh Chúa cùng những ơn lành sốt sáng vừa kể trên như vậy. Chúng con xin ghi xuống đây lời chân thành cảm ơn qúy Linh Mục Tu Sĩ và những người đã hy sinh góp công góp của, lo cho chúng con có hưởng những ngày Đại Hội năm trước hoàn toàn tốt đẹp. Năm nay chúng con sẽ đến trước một tuần như đã dự định, để lại được tắm gội linh hồn và thân xác trong ơn thánh. Tôn Kính Các Thánh Tử Đạo, Biệt Kính Đức Mẹ, Vinh Danh Thiên Chúa. Và có thời giờ hy sinh chút công sức, bám-vịn-đỡ-giúp, vào những công việc gì có thể.

Năm gia đình anh em chúng con khấn xin Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cầu bào và tuôn đổ muôn vạn hồng ân, trên qúy Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ luôn sống đẹp lòng Chúa, hồn an xác mạnh, đầy khôn ngoan sáng suốt, để dẫn dắt dạy dỗ đàn con Việt sống tha hương.

Qùa Tặng Của Thiên ChúaLinh‱mục‱quà‱tặng‱Chúa‱Trời

Ban‱cho‱nhân‱thế‱muôn‱người‱dương‱gianBàn‱tay‱chúc‱phúc‱trao‱ban

Lành‱từ‱Thiên‱Chúa‱vô‱vàn‱hồng‱ânBàn‱tay‱tha‱thứ‱tội‱nhân

Bàn‱tay‱giáng‱phúc‱thi‱ân‱xuống‱trầnLinh‱mục‱cất‱bước‱₫ôi‱chân

Vượt‱nhanh‱khắp‱cả‱nẻo‱gần‱₫ường‱xaTin‱Mừng‱gieo‱rắc‱lời‱Cha

Khắp‱cùng‱bờ‱cõi‱tụng‱ca‱suốt‱₫ờiĐẹp‱thay‱miệng‱lưỡi‱₫ôi‱môi

Ban‱truyền‱lời‱Chúa‱dâng‱lời‱ngợi‱khenKể‱chi‱người‱thấp‱người‱hèn

Con‱tim‱linh‱mục‱vượt‱trên‱bình‱thườngNgợi‱khen‱₫ôi‱mắt‱tinh‱tường

Luôn‱luôn‱chiếu‱giải‱tình‱thương‱của‱NgườiChắp‱tay‱quì‱lạy‱Chúa‱Trời

Ban‱cho‱linh‱mục‱một‱₫ời‱tín‱trungBan‱cho‱linh‱mục‱thủy‱chung

Nếu‱mà‱bộc‱nghĩa‱xin‱vùng‱dậy‱ngayNếu‱mà‱tù‱tội‱₫ọa‱₫ầy

Ban‱ơn‱giải‱cứu‱chờ‱ngày‱₫ược‱thaNếu‱mà‱lầm‱lỗi‱ngã‱sa

Chúa‱thương‱vực‱dậy‱ân‱tha‱khoan‱hồng.

Agatha Nguyễn Thị Tuyết

Page 34:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

34 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Hộp Thư Lệ Vũ: P.O. Box 836, Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

Ông Frère Đi Công Tác Kính Lệ VũGia đình chúng em có thắc mắc và ước ao được Vũ

giúp. Nhà chúng em ở nơi tiện đường xe và gia đình em

hiếu khách nên việc giúp các đấng các bậc là vinh dự và bổn phận của giáo dân chúng em. Cách đây năm bảy năm, có một vị (ngài bảo chúng em gọi ngài là frère) ghé qua trên đường đi làm công việc của nhà dòng ngài. Dần dần ngài hay ghé dùng cơm tối và chơi đến khuya. Mỗi lần ghé hay có dịp lễ gì đó, ngài luôn có quà riêng phù hợp cho từng người trong gia đình. Rồi ngài ngỏ ý muốn mẹ em làm mẹ ngài (nhưng mẹ em xin lỗi và từ chối vì mẹ em cho thế là bất kính), và gọi anh chị em chúng em theo ngôi thứ. Ngài hỏi han và đến tham dự mọi dịp lễ tại giáo xứ và tại gia đình. Ở nơi công cộng, ngài gọi mẹ em là mẹ và tuyên bố mẹ em đã cho ngài rất nhiều tiền !!!. Ngài tỏ ý muốn mua xe và để xe tại nhà em nhưng không ai bảo ai, mọi người chúng em đều cực lực phản đối. Khi em đi công tác cho hãng, em lấy vài ngày phép về nhà, em thấy nếu ngài đến vào buổi sáng thì ngài chơi đến chiều. Những lần đầu, chúng em nói chuyện với ngài. Nhưng lâu quá thì không biết nói chuyện gì, hai bên ngồi im. Lúc thì mẹ em, lúc thì em hay em em tìm cớ đứng lên để đi làm việc nhà. Khi chúng em đi lại làm các việc thì ngài cứ ngồi giữa phòng nhìn ngó vậy thôi . Khi có khách khác đến, họ ngập ngừng cho nhanh vì ngài ở đó, họ sợ làm phiền ngài. Bây giờ thì thỉnh thoảng ngài xin đến ở mỗi lần vài ba ngày để tiện lo công việc của nhà dòng (như lời ngài). Sự có mặt lâu dài của ngài khiến mọi người nói năng dè dặt dù chúng em luôn xưng hô với ngài đúng phép đạo chứ không hề dám làm sai trái vì mẹ em bảo đó là người của Chúa, người nhà Đức Chúa Trời. Về phiá ngài, ngài xưng hô mẹ mẹ con con với mẹ em và anh anh em em với chúng em; ngài đi lại nói năng tự do trong nhà chúng em. Ngài đã

đến chỗ gia đình em gái em một hai tuần và chúng em biết người em rể tỏ ra không vui. Ngài cũng có ý muốn đến chỗ anh em và em nữa, nhưng hai chúng em đã tìm cách chối.

Dịp lễ vừa qua, anh em, em và gia đình em trai em gái em quyết định không đi vacation nhưng kéo nhau về nhà tại YY (tại đây có mẹ em và một em gái chưa lập gia đình). Khi về, chúng em thấy là ngài đã ở đó vài ngày rồi. Ngài bảo ngài sẽ đi và phải lo thu xếp công việc của nhà dòng và sẽ trở lại nhà trong ít ngày . Gia đình chúng em vui vẻ với nhau mà không thấy ái ngại gì. Đến ngày ngài hẹn đến, anh em không tỏ thái độ, em trai và em gái em còn đang muốn ở lại nhà mẹ em vì thật ra chúng em không có nhiều dịp để sống gần nhau nữa, em cũng muốn ở lại, mẹ em và em gái út cũng không muốn có sự hiện diện khác. Nhưng không ai dám nói ra là mình khó chịu. Em dâu và các em rể càng không dám vì mẹ em bảo nói về các đấng các bậc là có tội. Nhà chật nên chúng em không có chỗ riêng trừ ba gia đình nhỏ. Hết chịu nổi không khí căng thẳng, em giận dữ muốn bỏ đi trước và nói ra ý nghĩ của em(nếu em đi thì mấy người kia cũng theo em) nên ai cũng can em và tìm cách phôn cho ngài rồi nói xa nói gần về cái hẹn của ngài. Ngài bảo ngài đang bận nên có thể không giữ hẹn. Chỉ cần có vậy, chúng em mừng húm, gia đình lại vui vẻ ầm ĩ như xưa.

Chúng em có nói về ngài khi không có mặt ngài. Chúng em thắc mắc sao nhà dòng cho ngài tự do quá (ngài bảo : nhà dòng cho đi chơi hai ba tháng hay hai ba tuần gì đó, muốn đi đâu ở đâu … tự do). Trong cách ứng xử với chúng em, ngài cũng tỏ ra rất tự do. Anh em cho rằng có lẽ cái xứ Mỹ này nó làm người đi tu thay đổi. Các người còn lại trong nhà thì vẫn thích người tu là người tu. Các vị khác ghé nhà chúng em hay những cha các thầy mà chúng em gặp tại đại hội Thánh Mẫu hay tại các nơi khác đều không lạ lùng như thế. Các vị ấy dù già dù trẻ đều luôn khiến chúng em

Page 35:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

1Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

Ngày Thánh Mẫu XXXIII5-8/8/2010

TẠI CARTHAGE, MISSOURI, USA

1Ngày‱Tháánh‱Mẫu‱XXXIII"Đây Là Mẹ Con" (Gn 19:27)

Page 36:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

2 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Chương TrìnhNGÀY THÁNH MẪU XXXIII

Thứ Năm: 05-8-2010 - KHAI MẠC NGÀY THÁNH MẪU

Sáng 09:00 Giải tội tại Đền Thánh.

Chiều 07:00 Nghi thức Khai Mạc Ngày Thánh Mẫu 2010.

Thánh Lễ Đại Trào tôn thờ Mình Máu Thánh Chúa tại Lễ Đài.

Sau Thánh Lễ, kiệu Thánh Thể từ Lễ Đài qua Công Trường Nữ Vương Hòa Bình - Phép lành Thánh Thể tại Công Trường - Kiệu Thánh Thể về Đền Thánh - Bắt đầu các Giờ Canh Thức Đền Tạ cho tới 6 giờ sáng hôm sau.

10:00-11:45 Phong Trào Tông Đồ Fatima họp tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

10:30-11:45 Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho những người được khắc tên trong Vườn Cầu Nguyện tại Công Trường Nữ Vương Hoà Bình.

12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào ngoài trời.

Thứ Sáu: 06-8-2010 - NGÀY TÔN VINH THÁNH THỂ CHÚA

Sáng 06:30 Hiệu báo thức.

07:30-09:00 Thánh Lễ cầu cho việc Truyền Giáo tại Lễ Đài.

07:30-09:15 Phong Trào Cursillo họp tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

09:00-10:15 Giờ Chầu Thánh Thể I tại Đền Thánh: Cầu cho Giáo Hội hoàn vũ, Tổ Quốc và GHVN.

09:00-10:45 Hội Thảo Thăng Tiến Hôn Nhân (I) tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ).

09:30-10:45 Hội Thảo Tâm Sự Người Cao Niên (I) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Đoàn Đình Bảng, TX).

10:30-11:45 Giờ Chầu Thánh Thể II tại Đền Thánh: cầu cho ý nguyện của những người tham dự NTM.

11:00-12:15 Hội Thảo Thiếu Niên I (bằng Anh ngữ) tại Hội Trường CTTĐVN ( Lm. Nguyễn Bá Thông,GA).

11:00-12:15 Hội Thảo về Đức Mẹ (I) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Ô. Cao Tấn Tĩnh, CA).

12:00-01:15 Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân và những người đau khổ tại Đền Thánh.

Chiều 12:30-02:15 Hội Thảo Giới Trẻ (I) tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Đinh Văn Nghị, OP).

12:30-02:15 Hội Thảo về Sống Đạo (I) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Nguyễn Quang Đán, CMC).

01:30-02:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Đền Thánh.

02:30-04:00 Hội Thảo về Luân Lý tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ).

02:30-05:15 Ca Đoàn Thánh Lễ Đại Trào chiều thứ Sáu tập dượt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

03:00-04:15 Giờ Chầu Thánh Thể III tại Đền Thánh Kính Tình Thương Chúa. Xin ơn bình an cho các gia đình.

04:00-06:00 Xưng tội và Hòa Giải tại Hội Trường CTTĐVN.

05:30-08:30 Văn nghệ tổng dượt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

06:30-07:00 Tập trung trước Lễ Đài.

Page 37:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

3Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

07:00-09:00 Thánh Lễ Đại Trào kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài. (Sau Thánh Lễ, bắt đầu các giờ chầu xin ơn cho các gia đình cho tới 6 giờ sáng hôm sau tại Đền Thánh.)

09:00-12:00 Văn Nghệ mừng Ngày Thánh Mẫu XXXIII tại Lễ Đài.

09:30-11:00 Sinh Hoạt Thánh Nhạc Việt Nam với LM Nhạc Sỹ Ân Đức tại Đền Thánh

10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” - tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’s Vieteen).

12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào ngoài trời.

Thứ Bảy: 07-8-2010 - NGÀY ĐỀN TẠ KHIẾT TÂM MẸ

Sáng 06:30 Hiệu báo thức.

07:30-09:00 Thánh Lễ kính Đức Mẹ La Vang tại Lễ Đài.

07:30-08:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Giáo Sĩ, Tu Sĩ tại Đền Thánh.

07:30-09:15 Thánh Lễ và Họp Gia Đình Đồng Công tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

09:00-10:15 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Phong Trào Tông Đồ Fatima tại Đền Thánh.

09:00-10:45 Hội Thảo về Thăng Tiến Hôn Nhân (II) tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Đinh Văn Nghị, OP).

09:30-10:45 Hội Thảo Tâm Sự Người Cao Niên (II) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Đoàn Đình Bảng, TX).

10:30-11:45 Thánh Lễ của Thiếu Nhi Thánh Thể tại Đền Thánh.

10:30-12:00 Thánh Lễ và Họp Thân Hữu Đồng Công tại Nhà Nguyện Tập Viện.

11:00-12:15 Hội Thảo về Đức Mẹ (II) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Phạm Cao Đích, CMC).

11:00-12:45 Hội Thảo Thiếu Niên II (bằng Anh ngữ) tại Hội Trường CTTĐVN ( Lm. Nguyễn Bá Thông,GA).

12:00-01:15 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Đạo Binh Đức Mẹ tại Đền Thánh.

Chiều 12:30-02:15 Hội Thảo về Sống Đạo (II) tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Nguyễn Quang Đán, CMC).

01:00-02:45 Hội Thảo Giới Trẻ (II) tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ).

01:30:02:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Phong Trào Đền Tạ TTĐM tại Đền Thánh.

02:30-05:45 Ca đoàn Thánh Lễ Đại Trào chiều thứ Bảy tập dượt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

03:00-04:15 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Đền Thánh.

04:30-05:00 Tập trung trước Lễ Đài.

05:00-07:00 Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima.

06:00-09:00 Văn nghệ tổng dượt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu.

08:00-10:00 Thánh Lễ Đại Trào biệt kính Khiết Tâm Mẹ tại Lễ Đài.

10:00-12:00 Xổ Số Kiến Thiết Trú Sở cho Linh Mục và Tu Sĩ Dòng tại Lễ Đài.

10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” - tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’s Vieteen).

12:00 Ngưng mọi sinh hoạt ồn ào ngoài trời.

Chúa Nhật: 08-8-2010 - BẾ MẠC NGÀY THÁNH MẪU XXXIII

Sáng 06:30 Hiệu báo thức.

07:00 Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc: Chúa Nhật 19 Thường Niên tại Lễ Đài.

Nghi thức Bế Mạc Ngày Thánh Mẫu 2010. Loan báo Ngày Thánh Mẫu 2011.

Page 38:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

4 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

PHÂN NHIỆM PHỤNG VỤ NTM 2010

THỨ NĂM: 6-8-10

THÁNH LỄ KHAI MẠCBIỆT KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA

7:00 pm tại Lễ Đài

Kiệu Đức Mẹ khai mạc: CĐCG Việt Nam, Raleigh, NCChủ tế: ĐC. James V. Johnston, GP Springfi eld, MOGiảng thuyết: ĐC.John J. Leibrecht, GP Springfi eld, MOThánh nhạc: Ca đoàn Ave Maria, Cecilia, Thiên Ân, Trinh Vương & CeciliaBài đọc 1: Giáo xứ Thánh Giuse, Charlotte, NCBài đọc 2: Gx. Các Thánh TĐVN, Houston, TXPhúc âm: Pt. Phêrô Đặng Phi Hùng, Westminster, COLời nguyện cộng đồng:

Cđ. Nữ Vương Hồn Xác Lên Trời, Allentown, PAGiáo Xứ Trinh Vương, Joliet, IL

Dâng lễ vật: Gx. Thánh Phêrô, Des Moines, IACđ. Chúa Phục Sinh, Rochester, NY

Cđ. Nữ Vương Hồn Xác lên trời, Allentown, PA

KIỆU THÁNH THỂ (sau thánh lễ khai mạc)

Chủ sự: ĐC. James V. Johnston, GP Springfi eld, MOThánh giá, Nến cao: Thiếu Nhi Thánh Thể VNPhương du: Thiếu Nhi Thánh Thể VN

THÁNH LỄ CẦU CHO NHỮNG NGƯỜIĐƯỢC KHẮC TÊN TẠI VƯỜN CẦU NGUYỆN10:30pm tại Công Trường Nữ Vương Hòa Bình

Chủ Tế: Lm. Nguyễn Quang Đán, CMCGiảng Thuyết: Lm. Cái Thiên Minh, CMCThánh Nhạc: Ca đoàn Ave Maria, Cecilia, Thiên Ân, Trinh Vương & Cecilia

THỨ SÁU: 6-8-2010

THÁNH LỄ CẦU CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO7:30 AM tại Lễ Đài

Chủ tế & Giảng thuyết: Lm. Phạm Cao Đích, CMCGiảng thuyết: Lm. Nguyễn Châu Hy, CMCThánh nhạc: TBABài đọc 1: Cđ. Công giáo TGP Gal/Houston, TX.Bài đọc 2: Gx Thánh Giuse, Charlotte, NCPhúc âm: Phó tế John Nguyễn Ban, Grand Prairie, TXLời nguyện cộng đồng: Cđ. Mẹ Đồng Công, St. Paul, MN

Cđ. Chúa Tình Thương, Marietta, GADâng lễ vật: Giáo Xứ Trinh Vương, Joliet, IL Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Orange, CA

THÁNH LỄ CẦU CHO BỆNH NHÂN12:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm. Trần Ngọc Thoại, CMCGiảng thuyết: Lm. Đặng Minh Trân, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Trinh Vương, Garland, TX

THÁNH LỄ HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO1:30 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm. Đào Duy Kiêm, CMCGiảng thuyết: Lm. Nguyễn Huy Châu, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Phục Sinh & Thánh Gia, Lincoln, NE

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀOKÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

7:00 pm tại Lễ Đài Kiệu CTTĐVN: Gx. CTTĐVN, Arlington, TX.Chủ tế & Giảng thuyết : ĐC. Fabian Bruskewitz, GP Lincoln, NEThánh nhạc: Ca đoàn Ave Maria, Cecilia, Trinh Vương, Đức Mẹ Lên Trời, Thánh Mẫu, Thánh Martin, Phục Sinh, Mẹ Thiên Chúa, CeciliaBài đọc 1: GX. Khiết tâm Mẹ, Lincoln, NEBài đọc 2: Cđ. Công giáo VN, Raleigh, NCPhúc âm: Pt Giuse Trần M. Đoán, Overland Park, KSLời nguyện cộng đồng: Gx. Thánh Phêrô, Des Moines, IA

Cđ. Chúa Phục Sinh, Rochester, NYCđ. Nữ Vương Hồn Xác lên trời, Allentown, PA

Dâng lễ vật: Gx. Các Thánh TĐVN, Houston, TXGX. Các thánh TĐVN, Arlington, TX

Gx. Các Thánh TĐVN, Colorado Springs, CO

THỨ BẢY: 7-8-2010

THÁNH LỄ KÍNH ĐỨC MẸ LA VANG7:30 AM tại Lễ Đài

Chủ tế : Lm. Lm. Nguyễn Tuấn Bình, CMC Giảng thuyết: Lm. Tiến Lộc, CSsRThánh nhạc: Ca đoàn Thánh Linh, Garland, TXBài đọc 1: Gx Thánh Anrê Dũng Lạc, Oklahoma City, OKBài đọc 2: Cđ. Chúa Tình Thương, Marietta, GAPhúc âm: Phó tế Tống Văn Quan, Urbandale, IALời nguyện cộng đồng:

Gx. Đức Mẹ La Vang, Houston, TX Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Orange, CA

Page 39:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

5Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

Dâng lễ vật: Gx. Khiết Tâm Mẹ, Lincoln, NEGx. Đức Mẹ La Vang, Houston, TX

THÁNH LỄ GIÁO SĨ & TU SĨ7:30am tại Đền Thánh

Chủ tế & Giảng thuyết:Lm. Nguyễn Thanh Liêm, CT LĐCGVNHK

Thánh nhạc: Ca đoàn Cecilia, Houston, TX

THÁNH LỄ GIA ĐÌNH TẬN HIẾN ĐỒNG CÔNG7:30 am tại Hội trường nhà 3 lầu

Chủ tế: Lm. Vũ Kim Ngân, CMCGiảng thuyết: Lm. Nguyễn Hải Dương, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Gia Đình Đồng Công

THÁNH LỄ PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ FATIMA9:00 am tại Đền Thánh

Chủ tế & Giảng thuyết:Lm. Đinh Công Huỳnh, Philadephia, PA

Thánh nhạc: Ca đoàn Têrêsa, Wichita, KS

THÁNH LỄ THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG10:30 am tại Nhà nguyện tập viện

Chủ tế & Giảng thuyết: Lm. Đỗ Cao Tùng, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Thân Hữu Đồng Công

THÁNH LỄ THIẾU NHI THÁNH THỂ10:30 am tại Đền Thánh

Chủ tế & Giảng thuyết:Lm. Trần Quốc Tuấn, TTU PTTNTTVN tại Hoa Kỳ

Thánh nhạc: Ca đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

THÁNH LỄ HỘI ĐẠO BINH ĐỨC MẸ12:00 am tại Đền Thánh

Chủ tế : Lm. Trần Thanh Liêm, CMCGiảng thuyết: Lm. Âu Quốc Thanh, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Têrêsa, Oklahoma City, OK

THÁNH LỄ PHONG TRÀO ĐỀN TẠ TRÁI TIM ĐỨC MẸ

1:30 pm tại Đền ThánhChủ tế: Lm. Lương Minh Tri, CMCGiảng thuyết: Lm. Lê Tiến Hóa, CMCThánh nhạc: Nhóm Phụng Ca, Wichita, KS

THÁNH LỄ ĐẠO BINH HỒN NHỎ 3:00 pm tại Đền Thánh

Chủ tế: Lm. Nguyễn Minh Nghiễm, CMCGiảng thuyết: Lm. Đỗ Long Vân, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Têrêsa, Dallas, TX

CUNG NGHINH THÁNH TƯỢNG MẸ FATIMA 5:00 p.m. tại Lễ Đài

Chủ sự: ĐC. John J. Leibrecht, GP Springfi eld, MOHiệu Kỳ: Thiếu Nhi Thánh Thể VN Bản Đồ Việt Nam: Thiếu Nhi Thánh Thể VN Thánh Giá Nến Cao: Cđ. Nữ Vương Hồn Xác lên trời, Allentown, PAKiệu Hài Cốt CTTĐ: Gx. CTTĐVN, Arlington, TXKiệu Đức Mẹ Fatima: Gx. Đức Mẹ Fatima, Fort Worth, TX

THÁNH LỄ ĐẠI TRÀOBIỆT KÍNH KHIẾT TÂM MẸ

8:00 p.m. tại Lễ Đài

Chủ tế & Giảng thuyết: ĐC. Nguyễn Mạnh Hiếu, Toronto, CanadaThánh nhạc: Ca đoàn Ave Maria, Cecilia, Gx CTTĐVN, Phục Sinh, Cecilia, Thiên Thần, Trinh VươngBài đọc 1: Gx. Thánh Giuse, Tulsa, OKBài đọc 2: Cđ. Mẹ Đồng Công, St. Paul, MN Phúc âm: Pt. Phaolô Hoàng Ngọc Quí, Forth Worth, TXLời nguyện cộng đồng: Cđ. Chúa Phục Sinh, Rochester, NY Gx. Đức Kitô, Ngôi Lời nhập Thể, Houston, TX Gx. Thánh Anrê Dũng Lạc, Oklahoma City, OKDâng lễ vật: Gx Thánh Giuse, Charlotte, NC Gx. Các Thánh TĐVN, Colorado Springs, CO Cộng đồng Công giáo TGP Gal/Houston, TXTiến Hoa &Vũ Phụng Vụ :

Gx. Thánh Anna & Giuse Hiển, Minneapolis, MN

CHÚA NHẬT: 8-8-2010

THÁNH LỄ BẾ MẠCCHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN, NĂM C

7:00 AM tại Lễ Đài

Chủ tế: Lm. Micae M. Trần Mại, CMC Giám Tỉnh Tinh Dòng ĐCHKGiảng thuyết: Lm. Philipphê M. Đỗ Thanh Cao, CMCThánh nhạc: Ca đoàn Têrêsa, Wichita, KSBài đọc 1: Gx. Thánh Anrê Dũng Lạc, Oklahoma City, OKBài đọc 2: Gx. Các Thánh TĐVN, Toronto, Canada.Phúc âm: Pt. Giuse Nguyễn Ánh, Fountain Valley, CALời nguyện cđ: Gx. Các Thánh TĐVN, Toronto, Canada Gx. Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể, Houston, TXDâng lễ vật: Gx. Các Thánh TĐVN, Toronto, Canada Gx. Các Thánh TĐVN, Houston, TX Gx. Các Thánh TĐVN, Arlington, TXKiệu Đức Mẹ bế mạc: Linh Mục Dòng Đồng Công

Page 40:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

6 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

THURSDAY, 8-05-2010: OPENING

09:00 a.m. Confession in the basement of the Immaculate Heart of Mary Shrine (IHMS).07:00-10:00 p.m. Opening Ceremony of the 33rd Marian Days Celebration. PONTIFICAL MASS IN HONOR OF THE BLESSED SACRAMENT AT THE MAIN COMPLEX. EUCHARISTIC PROCESSION AND BENEDICTION.10:00-11:45 p.m. The World Apostolate of Fatima meeting in the Auditorium of the Main Building.10:30-11:45 p.m. Mass at the Garden of Prayer for those whose names are inscribed in that Garden.

FRIDAY, 8-06-2010: ADORATION OF THE BLESSED SACRAMENT

07:30-09:00 a.m. Mass to pray for Evangelization at the Main Complex.07:30-09:15 a.m. Cursillo meeting in the Auditorium of the Main Building.09:00-10:15 a.m. Adoration I to pray for the Universal Church, the Country of Vietnam, and the Catholic Church in Vietnam, in the

IHMS.09:00-10:45 a.m. Marriage Enrichment Seminar I in the Vietnamese Martyred Saints (VMS) Auditorium.09:30-10:45 a.m. Workshop I for the Elderly and Senior in the Auditorium of the Main Building.10:30-11:45 a.m. Adoration II to pray for the petitions of Marian Days’ Participants - in the IHMS.11:00-12:15 p.m. Youth Workshop I (English) in the VMS Auditorium.11:00-12:15 p.m Marian Studies Workshop I in the Auditorium of the MB.12:00-01:15 p.m. Mass to pray for the Sick and Suffering in the IHMS.12:30-02:15 p.m. Youth Workshop I (Vietnamese) in the VMS Auditorium.12:30-02:15 p.m. Workshop I on Christian Life in the Auditorium of the Main Building.01:30-02:45 p.m. Mass and Reparation Hour for the Catholic Mothers Group in the IHMS.02:30-04:00 p.m. Workshop on Morality (Vietnamese) in the VMS Auditorium.02:30-05:15 p.m. Music Rehearsal for Friday Evening Mass in the Auditorium of the Main Building.03:00-04:15 p.m. Adoration III to pray for Peace in the Family, in the IHMS04:00-06:00 p.m. Reconcilation and Confession in the VMS Auditorium.05:30-08:30 p.m. Rehearsal for Friday night’s entertainment show in the Auditorium of the Main Building.07:00-09:00 p.m. PONTIFICAL MASS IN HONOR OF THE VIETNAMESE MARTYRED SAINTS AT THE MAIN COMPLEX.09:00-12:00 a.m. Marian Days Entertainment Show at the Main Complex.09:30-11:00 p.m. “The Seal of Love”: Vietnamese Liturgical Music Hour in the IHMS.10:30-12:00 a.m. Christ’s Vieteen’s “Soul2Soul” in the VMS Auditorium.

SATURDAY, 8-07-2010: REPARATION TO THE IMMACULATE HEARST OF MARY

07:30-09:00 a.m. Mass in honor of Our Lady of La Vang at the Main Complex.07:30-08:45 a.m. Mass and Holy Hour of Reparation for Clergy and Religious in the IHMS.07:30-09:15 a.m. Mass and Conference for the Coredemptrix Family Association in the Auditorium of the Main Building.09:00-10:15 a.m. Mass and Holy Hour of Reparation for the World Apostolate of Fatima in the IHMS.09:00-10:45 a.m. Marriage Enrichment Seminar II in the Vietnamese Martyred Saints (VMS) Auditorium.09:30-10:45 a.m. Workshop II for the Elderly and Senior in the Auditorium of the Main Building.10:30-11:45 a.m. Mass for the EucharisticYouth Group in the IHMS.10:30-12:00 p.m. Mass and Conference for former members of the CMC Community in the Novitiate Chapel.11:00-12:15 p.m. Marian Studies Workshop II in the Auditorium of the MB.11:00-12:45 p.m. Youth Workshop II (English) in the VMS Auditorium.12:00-01:15 p.m. Mass and Holy Hour of Reparation for the Legion of Mary (Legio Mariae) in the IHMS.12:30-02:15 p.m. Workshop II on Christian Life in the Auditorium of the Main Building.01:00-02:45 p.m. Youth Workshop II (Vietnamese) in the VMS Auditorium.01:30-02:45 p.m. Mass and Holy Hour of Reparation to the Immaculate Heart of Mary Movement in the IHMS.02:30-05:45 p.m. Music Rehearsal for Saturday Evening Mass in the Auditorium of the Main Building.03:00-04:15 p.m. Mass and Holy Hour of Reparation Hour for the Legion of Little Souls Movement in the IHMS.05:00-07:00 p.m. SOLEMN PROCESSION OF THE INTERNATIONAL PILGRIM STATUE OF OUR LADY OF FATIMA.06:00-09:00 p.m. Rehearsal for Saturday night’s entertainment show in the Auditorium of the Main Building.08:00-10:00 p.m. PONTIFICAL MASS IN HONOR OF THE IMMACULATE HEART OF MARY AT THE MAIN COMPLEX.10:00-12:00 a.m. Charity Sweepstakes at the Main Complex.10:30-12:00 a.m. Christ’s Vieteen’s “Soul2Soul” in the VMS Auditorium.

SUNDAY, 8-8-2010: CLOSING

07:00 a.m. Eucharistic Celebration of the 19th Sunday of Ordinary Time. Closing ceremony for the Marian Days 2010. Announcement of the 2011 Marian Days.

SCH

ED

UL

E O

F T

HE

33rd

MA

RIA

N D

AYS

CE

LE

BR

ATIO

N

Page 41:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

7Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

BỘ ÂN GIẢI TÒA THÁNH

Chứng thư số 259/10/ISẮC LỆNH

Linh mục Micae M. Trần Mại, Giám tỉnh Tỉnh Dòng Đức Mẹ Đồng Công - Hoa Kỳ, nhân danh Cộng đoàn tín hữu Việt Nam sinh sống tại Giáo phận Springfi eld-Cape Girardeau, đã đệ lên Đức Thánh Cha lời thỉnh cầu tha thiết: xin Đức Thánh Cha ban ân xá cho những người tới tham dự Ngày Thánh Mẫu XXXIII (33), tổ chức tại Nhà Tỉnh Dòng từ ngày 5 đến 8, tháng 08 năm 2010, với chủ đề: “Đây là Mẹ Con” (Ga, 19:27).

Bộ Ân Giải Tòa Thánh, chiếu theo thẩm quyền đã được Đức Thánh Cha ban, ca ngợi các tín hữu có lòng nhiệt thành sùng kính Đức Mẹ, và hằng liên kết chặt chẽ với Hàng Giáo phẩm và với Đức Thánh Cha, vị đại diện Chúa Kitô, vui mừng chấp nhận ước nguyện đã đệ trình.

Vậy các tín hữu đến tham dự Ngày Thánh Mẫu nói trên, mà có lòng sốt sắng, đạo đức chân thành thống hối các lỗi lầm, xưng tội, dự thánh lễ, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, sẽ được hưởng ơn Đại Xá; còn những ai không hội đủ các điều kiện như vừa nói trên, nhưng ít là có lòng thống hối ăn năn tội lỗi và sốt sắng tham dự Ngày Thánh Mẫu, thì được hưởng ơn Tiểu Xá.

Sắc lệnh này sẽ có hiệu lực đầy đủ, sau khi đã thông báo, đệ trình lên Đức Giám Mục địa phương. Ngoài ra, không có ngăn trở nào khác.

Ban hành tại Rôma, do Văn phòng Bộ Ân Giải Toà Thánh, ngày 24 tháng 04 năm 2010.

+ Fortunatus Baldelli TGM. Hiệu Toà Mevaniensis

Trưởng Ấn

Linh Mục John Francis Girotti, O. F.M.Tổng Thư Ký

Ơn Đại XáCho những người tham dự NTM 2010

Theo chứng thư số 259/10/I, Bộ Ân Giải Tòa Thánh, với thẩm quyền Đức Thánh Cha ban,đã ban ơn Đại Xá cho những ai tham dự Ngày Thánh Mẫu 2010.

Sau đây là bản dịch Việt ngữ Sắch Lệnh:

Page 42:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

8 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

09:00 am - 10:45 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Vũ Thế Toàn, SJ

Hội Thảo Thăng Tiến Hôn Nhân I

LẠ THẬT !!! Cuộc đời đầy dẫy những SỰ LẠ... Lắm cái lạ làm ngạc nhiên (TERAS: wonder) người phàm, tạo nên sự thán phục (DYNAMIS: Power) nơi người xem, gây bao hiếu kỳ trong trí của người

chứng kiến !!! Hơn hai ngàn năm trước có Đấng từ Trời mặc lấy kiếp người làm nên biết bao SỰ LẠ - ngày nay họ gọi là PHÉP LẠ vì nó thuộc lãnh giới của thần thiêng....Ta sẽ khảo sát các SỰ LẠ - PHÉP LẠ - DẤU LẠ (SEMION: Sign) mà Đức GIÊSU đã làm. Với Ngài việc Ngài làm nên SỰ LẠ không để thỏa thích thị hiếu của người xem, lại càng không chỉ giới hạn trong lãnh vực chữa lành tật bệnh, hay ban phát những ân huệ mà dân chúng mong thỏa nơi Ngài. Với Đức GIÊSU, các SỰ LẠ Ngài làm để chỉ cho ta thấy sự khai mở của Nước Trời, một lời mời gọi để ta tham dự vào công việc kiến tạo hạnh phúc nơi trần đời và nơi nhau....Trong cuộc sống gia đình DẤU LẠ - PHÉP LẠ là một sự tích cực để trái tim con người được mở rộng để thương yêu và đón nhận hoa trái của yêu thương, để cùng đồng cảm, đồng dạng, đồng hình học THỨ THA trong phút giây của HIỆN TẠI....để YÊU trong mênh mang tình dất và bao la tình Trời...LẠ THẬT!!!!

09:30 am - 10:45 pm tại Hội Trường Nhà Ba LầuLm. Đoàn Đình Bảng, TX

Hội Thảo: Tâm Sự Người Cao Niên I

"NGƯỜI CAO NIÊN XIN HỢP VỚI MẸ ĐỂ NGỢI KHEN CHÚA"* Với Mẹ, người cao niên ca ngợi Chúa: "Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở

vui mừng, vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi" (Lc 1:46) * trong mọi hoàn cảnh. ( 1Thes. 5:18) * trong mọi phương diện: ( 1 Thes 5:23)

11:00 am - 12:15 pm in the VMS AuditoriumRev. Nguyễn Bá Thông, GA

Worksho p in English I (For High School and College Students)

MIB (Man in Black) Presents "Got sex?"If you have been told “Sex Is Bad” – I am here to tell you “it is not true!” Sex is a wonderful thing – an incredible gift from heaven! Therefore, sex is good! Indeed very good! Your parents might also have reminded you thousand times what you cannot do and cannot have! I am here to tell you what you can do and can have… RIGHT NOW! So come and listen “got sex?”

THỨ SÁU, 6/8/2010

11:00 am - 12:30 pm tại Hội Trường Nhà Ba LầuÔ. Cao Tấn Tĩnh, CA.

Hội Thảo về Đức Mẹ I

Fatima: Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Diệt Vong

Nếu biến cố Nước Nga trở lại đã chẳng những hoàn toàn ứng nghiệm chính xác những gì Mẹ Maria đã tiên báo ở Fatima năm 1917 mà còn cho thấy tính chất khẩn trương hơn bao giờ hết của Dự Án Fatima liên quan đến việc “nhiều linh hồn được cứu rỗi và thế giới có hòa bình”, thì phải chăng Fatima, bao gồm những yếu tố rất kỳ diệu và bất khả phân ly, quả thực là “Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Diệt Vong” trong nền văn hóa sự chết hiện nay đối với cả sự sống con người lẫn môi sinh trái đất?

Page 43:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

9Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

12:30 am - 02:15 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Đinh Văn Nghị, OP.

Hội Thảo Giới Trẻ I

TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC TRONG MÔI TRƯỜNG ẢO (Real love in virtual reality)Chúa Giêsu nói với người môn đệ yêu quí: "Đây là mẹ con." Từ đó, dù tiếp cận với đủ thứ bấp bênh và thay đổi của cuộc sống cụ thể, người môn đệ vẫn từng ngày tìm kiếm, gặp gỡ, và đào sâu tương quan để mỗi ngày thấy hơn Đức Maria là người mẹ của mình. Môi trường ảo (virtual reality) là một thực tại của cuộc sống hiện tại mà chúng ta không thể chối bỏ. Những kỹ thuật thông tin thời đại Internet, Mass Media, Ipod, Cell phone, notebook, netbook, v.v…) đã thay đổi tận căn cách sống cũng như

cách suy nghĩ của con người thời đại. Bổn phận của mỗi người chúng ta sống tiếp cận với môi trường ảo cũng phải tìm kiếm và gặp gỡ những tương quan yêu thương đích thực qua cuộc sống chung đụng với virtual reality.

02:30 am - 04:00 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Vũ Thế Toàn, SJ

Hội Thảo về Luân Lý

Lương TâmDù với mắt thường hay kính hiển vi hay với các loại máy siêu âm cực kỳ hiện đại, ta cũng không tìm thấy hoặc định vị được lương tâm như những bộ phận khác của cơ thể, tuy nhiên, lương tâm lại chi phối rất lớn đến đời sống của mỗi người, đến xã hội. Lương tâm được coi như nguyên lý nội tại giúp ta nhận định và phê phán mọi hành vi nhân linh.Lương tâm chính là cái tâm thiện, còn gọi là chính tâm, thành tâm, thiện tâm. Nó cũng chính là cái "tính bản thiện" mà Thượng Đế đã đặt để nơi tận đáy thẳm sâu của mỗi con người. Vậy thì cái ác tâm, tà tâm, vô tâm, nhẫn tâm, dã tâm, tâm sai lầm, tâm phóng túng, tâm lưỡng lự, tâm bối rối, tâm hồ nghi... do đâu mà có? Có phải cũng do chính Thiên Chúa tạo dựng nên?

12:30 am - 02:15 pm tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Thứ Sáu & Thứ Bảy)Lm. Nguyễn Quang Đán, CMC

Hội Thảo về Sống Đạo I

"Hãy Đến Mà Ăn" (Ga 21:12)Có người cho rằng căn nguyên 90% bệnh tật của ta là do thức ăn ta dùng. Vấn đề ăn uống là một thực tại gắn liền với lịch sử nhân loại. Từ những trang đầu của Thánh Kinh đã thấy đề cập tới vấn đề ăn uống và thực phẩm: Những thứ được ăn, nên ăn, phải ăn hoặc bị cấm ăn. Trong hiện trạng xã hội ngày nay có những người dư ăn nhưng cũng có rất nhiều người thiếu ăn.

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Mỗi lãnh vực của con người đều cần lương thực tương ứng. Có thực phẩm cho thân xác, có lương thực cho tâm trí, và cũng cần có những thức ăn cho linh hồn của con người nữa. Có những người đói vì thiếu thực phẩm, nhưng cũng có những người chết đói vì không biết ăn dù có sẵn dư thừa những thức ăn bổ dưỡng.Để tránh và giúp cho người khác tránh khỏi tình trạng đáng tiếc đó, trong dịp Ngày Thánh Mẫu lần thứ 33 này, chúng ta muốn cùng nhau chia sẻ và trao đổi với nhau những quan tâm, kiến thức, thắc mắc, góp ý, liên quan tới một thứ Lương Thực vô cùng quí giá và tuyệt đối cần thiết cho con người: Thần Lương Thánh Thể.Trong hai buổi hội thảo ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy của Ngày Thánh Mẫu năm nay, kính mời quí ông bà anh chị em chúng ta tới Hội Trường (nhà Ba Lầu) để trao đổi với nhau qua chủ đề "Hãy Đến Mà Ăn" (Ga 21:12), bàn giải về Thánh Lễ, Bữa Tiệc Thánh dành cho mọi tín hữu: Thánh Lễ là gì? Tại sao tôi phải đi lễ? Thánh lễ có mấy phần? Phần nào chính yếu? Thế nào gọi được là dự lễ, dâng lễ hay xem lễ? Xin lễ hay "mua lễ"? Tôi đến nhà thờ với tư cách nào? Người cho hay người nhận? Và nhiều đề tài khác liên quan đến Bữa Tiệc Thánh Thể mà chúng ta thường quen tham dự trong suốt dọc cuộc sống Kitô hữu. Rất mong sự đóng góp chia sẻ của nhiều người, không phân biệt tuổi tác, phái tính, trình độ, hay quá trình giáo dục, văn hóa, xã hội. Hãy đến mà nghe!

Page 44:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

10 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

09:00 am - 10:45 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Đinh Văn Nghị, OP

Hội Thảo Thăng Tiến Hôn Nhân II

ĐÂY LÀ MẸ CON - ĐI TÌM NGƯỜI ĐÀN BÀ TUYỆT VỜITRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Trong gia đình, người mẹ là nguồn suối phát sinh yêu thương; là chiếc neo mang lại sự ổn định cho cuộc sống tình cảm; là mặt trời tạo mái ấm cho chồng, cho con, cho mọi người trong nhà.

Chúa Giêsu nói với người môn đệ yêu quí: "Đây Là Mẹ Con." Chính người môn đệ phải biết khám phá, biết hưởng nghiệm và biết gìn giữ tương quan với người mẹ tuyệt vời này. Cũng thế, mọi người trong gia đình cũng phải biết khám phá, hưởng nghiệm, và gìn giữ tương quan với người đàn bà của gia đình mình.

THỨ BẢY, 7/8/2010

09:30 am - 10:45 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Đoàn Đình Bảng, TX

Hội Thảo: Tâm Sự Người Cao Niên II

"VÂNG LỜI CHÚA GIÊSU, ĐẤNG CỨU THẾ, NGƯỜI CAO NIÊNĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG CHO CÁC DÂN, CÁC NƯỚC"

• Từ sau 1975 tới nay, trong kế hoạch quan phòng, Thiên Chúa đưa người cao niên VN đi tới hầu hết mọi dân tộc (Mt 28,18), cho nên người cao niên dễ dàng RAO GIẢNG TIN MỪNG cho mọi gia đình và hàng xóm láng giềng tại địa phương. • Người cao niên RAO GIẢNG TIN MỪNG bằng Lời Chúa Giêsu dạy: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất... Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." Mt 28, 19-20).

11:00 am - 12:15 pm tại Hội Trường Nhà Ba LầuLm. Phạm Cao Đích, CMC

Hội Thảo về Đức Mẹ II

Đức Maria: Mẫu Gương Truyền Giáo

Truyền giáo là bản chất của Giáo hội. Câu nói này phần đông chúng ta đều thuộc lòng nhưng xem ra ít người biết thể hiện bản chất ấy thành hành động cụ thể như thế nào trong đời sống kitô hữu.

Cánh đồng truyền giáo của Giáo hội Việt Nam còn rất rộng rãi bao la. Tổng số dân Việt Nam hiện nay là trên 86 triệu người, thế mà người Công giáo còn rất khiêm tốn, chỉ mới khoảng hơn 6 triệu, tỉ lệ là 7.18%.Làm thế nào để đưa anh em ngoài Công giáo vào Hội Thánh Chúa? Nhiều tín hữu cho rằng Truyền giáo là công việc chuyên môn của các Linh mục, Tu sĩ hay một số giáo dân có trình độ cao về giáo lý, chứ không phải của chính mình.Đức Mẹ sẽ dạy chúng ta phương pháp truyền giáo hữu hiệu nhất, vì Mẹ chính là mẫu gương truyền giáo.

Page 45:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

11Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

12:30 am - 02:15 pm tại Hội Trường CTTĐVNLm. Vũ Thế Toàn, SJ

Hội Thảo Giới Trẻ II

CAIN và ABELE (Genesis 4:1-16) : Một Lần Để Cho, Cả Đời Đón Nhận!

Một gia đình, hai anh em; một kiếp người nhưng hai cảnh sống; một mảnh đất nhưng với hai trạng huống của tâm hồn....Một lần để cho, cả đời đón nhận...Trong cuộc sống của bạn trẻ, ta được mời gọi để cho đi và học cách nhận lãnh. Thế nào là hành động cho đúng đắn, cho phải lẽ với tiếng gọi của tâm hồn?....Của cho không bằng cách cho....Làm sao ta trở nên công chính trong cách cho? Làm sao ta quảng đại dám cho như Giêsu? Dám lãnh nhận như chính Chúa đã nhận lãnh ta trong kiếp người...Động cơ nào thúc đẩy ta dám hành động như Giêsu trong tự do, can đảm và hy sinh? Một tâm hồn tốt lành vẫn có thể hành động sai nhưng ngược lại một người tội lỗi vẫn có thể hành hương trong Sự Thật...Ta tập khảo sát những vấn nạn của lương tâm, giằng co trong lựa chọn nơi cuộc đời của hai người anh em xưa như quả đất ấy.

11:00 am - 12:15 pm in the VMS AuditoriumRev. Nguyễn Bá Thông, GA

Worksho p in English II (For High School and College Students)

MIB "Man in Black" Presents "Got Bullet Pro o f?"

Wow, since you have listened to “got sex!” Are you ready to “bullet proof” your love? If you know how, you do not have to come! If not, do miss this talk! Learn to protect your love at… all times!

Cần Thơ ngày 7 tháng 07 năm 2010

Trọng kính Cha Bề Trên,

Con xin báo cho Cha Bề Trên một tin không vui: vì sức khoẻ của Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận quá suy yếu nên chúng con đã quyết định không dự Đại Hội Thánh Mẫu năm nay được vì nhỡ trong lúc chúng con vắng nhà mà Đức Cha Emmanuel có mệnh hệ gì thì Giáo Phận Cần Thơ sẽ rất lúng túng. Vậy con xin gởi đến Cha Bề Trên và Ban Tổ Chức Ngày Thánh Mẫu lời Xin Lỗi chân thành của chúng con. Chúng con xin bù lại vào lần tới có được không? Con xin báo sớm để Cha Bề Trên và Ban Tổ Chức tiện bề sắp xếp và xin thương thông cảm cho chúng con. Chúng con thật sự rất muốn đi dự Ngày Thánh Mẫu lần nay. Chúng con đã đặt vé rồi và cũng đã chuẩn bị dầy đủ các nội dung cho Thánh Lễ và hai bài thuyết trình. Chúng con rất lấy làm tiếc.

Kính chúc Cha Bề Trên và Ban Tổ Chức đạt được nhiều thành quả tốt đẹp cho những ngày Đại Hội Thánh Mẫu năm nay.

+ Stephanus Tri Bửu Thiên Giám Mục Phó Giáo Phận Cần Thơ

Page 46:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

12 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Page 47:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

13Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

Lưu Ý Đặc Biệt Một mối lo lắng cho Ban Tổ Chức cũng như sở cứu hoả thành phố Carthage, và cũng là vấn đề lo lắng cho nhiều khách hành hương đến tham dự Ngày Thánh Mẫu, là vấn đề hoả hoạn có thể xảy ra.

Từ trước đến nay, Chúa và Mẹ gìn giữ đặc biệt nên đã không xảy ra một vụ đáng tiếc nào. Tuy nhiên, về phía con người, chúng ta không thể thiếu sự đề phòng. Ban Tổ Chức đã hết sức đề phòng trong khả năng mình. Nhưng để việc đề phòng được chu đáo hơn, xin tất cả Quí Vị cộng tác với những người hữu trách bằng cách:

d Không dùng bếp than.d Giảm thiểu sự dùng lửa bao nhiêu có thể.d Khi phải dùng lửa, xin quí vị luôn lưu ý đề

phòng tối đa, tránh những gì có thể gây ra hoả hoạn.

d Tuyệt đối tránh xa những đồ vật dễ bén lửa, nhất là khi xe của quí vị đậu kề bên.

d Đề phòng các em nhỏ chơi lửa một cách thiếu ý thức.

Xin Quí Vị tích cực cộng tác trong việc tránh hoả hoạn có thể xảy ra, như thế khách hành hương sẽ được an tâm hơn khi đến dự Ngày Thánh Mẫu.

Ban Thông TinNgày Thánh Mẫu 2010

Đài truyền thanh Ngày Thánh Mẫu 2010 sẽ được phát đi trên tần số FM 88.1 với giới hạn chu vi một dặm (1 mile radius) từ khu vực tổ chức. Quý khách hành hương có thể dùng máy phát thanh để nghe các chương trình, thông báo, nhắn tin... trong những Ngày Thánh Mẫu.

BAN TRẬT TỰ NTM 2010Trong thời gian tổ chức Ngày Thánh Mẫu,

xin quí vị vui lòng:

1. Không dùng các chất làm cho say như: rượu, bia, ma túy...

2. Không chơi cờ bạc. 3. Không cãi cọ, gây lộn và làm mất trật tự chung. 4. Không ồn ào, mở nhạc, radio, TV lớn tiếng sau12

giờ đêm. Không mở nhạc quá lớn, đặc biệt trong các giờ cử hành nghi lễ phụng vụ.

5. Không mở những loại nhạc kích động thiếu đứng đắn.

6. Không đốt pháo. Không dùng lửa, điện bất cẩn. 7. Không xả giấy rác bừa bãi.8. Luôn ăn mặc đứng đắn, lịch sự, kín đáo.

9. Tuân theo những chỉ dẫn công cộng và lưu thông. 10. Các thứ bày bán, các bích chương, truyền đơn,

quảng cáo... phải được sự đồng ý bằng giấy tờ của Ban Tổ Chức Ngày Thánh Mẫu.

During the period of the Marian Days Celebration, please keep the following regulations:

1. No liquor, no drugs and all other intoxicatingsubstances.

2. No gambling. 3. No quarreling, no violence or any act of

misconduct. 4. No loud music or any noisy activity after

midnight. No loud music during liturgical ritessuch as Masses, Processions, etc.

5. No obscene or inappropriate music. 6. No fi recrackers. No careless use of fi re or

electricity. 7. No littering. 8. Always wear decent clothing. 9. Obey public and traffi c guidelines. 10. Papers, pamphlets, advertisements and anything

displayed or put on sale must have the written approval of the Marian Days Organizing Committee.

Vi phạm những điều lưu ý trên đây và mọi hình thức làm mất trật tự khác, Ban Trật Tự sẽ buộc lòng

phải nhờ chính quyền can thiệp.

Page 48:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

14 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Trưởng Ban: Lm. Luy M. Vũ Minh Nhiên, CMCPhó Nội Vụ: Lm. Tôma M. Nguyễn Tuấn Bình, CMCPhó Ngoại Vụ: Lm. Gioan M. Trần Quốc Toản, CMCThư Ký: Lm. Hilary M. Trần Hà Nhuận, CMCThủ Quỹ: Lm. Gioan M. Ngô Đức Vượng, CMC

CÁC TRƯỞNG TIỂU BAN

1. TB. Cung Thánh: Ts. Thịnh Đạt, CMC2. TB. Lễ Nghi: Lm. Đình Huyến, CMC3. TB. Thánh Nhạc: Lm. Trung Thành, CMC4. TB. Hoà Giải: Lm. Thái Hoà, CMC5. TB. Đền Tạ: Lm. Thành Bắc, CMC6. TB. Lễ Đài, Pháo & Bong Bóng:

Ts. Trung Đan, CMC7. TB. Kiệu Mẹ: Ts. Đức Tuệ, CMC8. TB. Trang Trí: Ts. Tân Văn, CMC9. TB. Trật Tự: Lm. Viết Luận, CMC10. TB. Tiếp Tân: Lm. Trung Chánh, CMC11. TB. Âm Thanh: Ts. Sĩ Diện, CMC12. TB. Điện: Ts. Chương Hào, CMC13. TB. Nước: Ts. Tri Kỷ, CMC14. TB. Thông Tin: Lm. Hưng Long, CMC15. TB. Ẩm Thực: Lm. Hoan Lương, CMC16. TB. Vệ Sinh: Ts. Cường Phong, CMC17. TB. Y Tế: Lm. Toàn Khoa, CMC18. TB. Đền Thánh: Lm. Minh Vận, CMC19. TB. Công Trường & Đồi Canvê:

Lm. Quang Huy, CMC20. TB. Hội Trường Tử Đạo & Hội Thảo:

Ts. Tâm Niệm, CMC21. TB. Kỷ Vật: Lm. Châu Hy, CMC22. TB. Video: Ts. Trung Đan, CMC23. TB. Văn Nghệ: Lm. Đức Thuần, CMC24. TB. NSTTĐM: Lm. Minh Tuất, CMC

Thành Phần Ban Tổ Chức

Ngày Thánh Mẫu 2010 Lưu Ý Quan Trọng First Church of Nazarene, nhà thờ Tin Lành tọa lạc về phía nam; và Salvation Army, tọa lạc phía tây của Nhà Dòng, nơi tổ chức NTM, đã cho phép khách hành hương được đậu xe trong bãi đậu xe của nhà thờ từ Thứ Năm (5/8/10) tới 7:00 sáng Chúa Nhật (8/8/10). Xin Quí Vị đặc biệt lưu ý:

- Chỉ đậu xe trong bãi đậu xe (parking lot) mà thôi, xin không đậu xe hoặc cắm lều trên các phần đất khác như vườn cỏ, lối đi của khu vực nhà thờ.

- Luôn giữ gìn sạch sẽ bãi đậu xe.

- Xin di chuyển xe ra khỏi bãi đậu xe của First Nazarene Church trước 7:00 sáng Chúa Nhật.

Cám ơn sự cộng tác của Quí Vị.

Khu vực bên đất mới (gần Đồi Canvê) sẽ dành đặc biệt cho các xe RV. Xin kính mời quý khách có xe RV lớn chỉ đậu xe nơi đây.

Ban Trật Tự Xin Thông Báo:RV

Phòng Kỷ Vật Regina là nơi cung ứng các loại ảnh tượng, sách đạo, sách giáo dục, CD, DVD thánh ca, quê hương, giảng thuyết... Áo thung Ngày Thánh Mẫu.

Mở cửa suốt thời gian Ngày Thánh Mẫu.Xin Quý Vị ghé thăm.

Page 49:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

15Ngày‱Thánh‱Mẫu‱XXXIII

Exit 18B Kansas City

71 North

571 North Garrison Ave. Carthage Exit

To Springfield 60 milesTo St. Louis 265 miles

To Joplin 15 milesTo Tulsa, OK. 130 milesTo Oklahoma City 230 miles

HH Hwy Carthage

Carterville

HH

PreciousMoments

XY

Z

NGÀY THÁNH MẪU 1900 Grand Avenue Carthage, MO 64836

417-358-7787

THÀNH PHỐ CARTHAGE

To Kansas City160 miles Kelogg Lake

Carthage Square

44 44

71

CENTRAL AVE.

OAK ST.

US 71 & MO 96

STATE HIGHWAY V

CHESTNUT

MACON ST.

CENTENNIAL AVE.

HIGHLAND AVE.

RO

AD

12

RO

AD

10

MA

IN S

T.GA

RR

ISO

N A

VE.

GR

AN

D A

VE.

FAIRVIEW AVE.

AIRPORT DRIVE

HH HIGHWAY

571 NORTH

EXIT 18B

EXIT 18B

Rte. 571 (Fairlawn Ave.)HH Hwy

CHỢ & BƯU ĐIỆN1. Super Walmart (đồ & thực phẩm)

2. Lowe’s (Dụng Cụ)

3. Post Offi ce (Bưu điện)

Các Lối Vào Car thageTừ Kansas City đến Carthage:

Bắt 71S, vào Exit Fairview, quẹo trái rồi chạy qua một đèn xanh đỏ sẽ gặp đường Grand. (Từ phi trường Kansas City đến Carthage khoảng 2 tiếng 30 phút lái xe.)

Từ Oklahoma City đến Carthage:

Bắt 44E, Exit 18B để vào 71N và đi khoảng 5 miles rồi vào Exit Garrison (571N) chạy qua 2 đèn xanh đỏ thẳng tới ngã năm (Five Ways) bắt đường Grand, lane phải. (Từ phi trường Tulsa, OK, đến Carthage khoảng 2 tiếng lái xe và từ Joplin đến Carthage khoảng 20 phút.)

Từ Springfi eld đến Carthage:

Bắt 44W, Exit 18B để vào 71N và đi khoảng 5 miles rồi vào Exit Garrison (571N) chạy qua 2 đèn xanh đỏ thẳng tới ngã năm (Five Ways) bắt đường Grand, lane phải. (Từ phi trường Springfi eld đến Carthage khoảng 1 tiếng lái xe.)

Page 50:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

16 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

WW

W M

MM

W2

134

WM

+

NEN

TE

R

Trạm

Hướ

ng

Dẫn

(W

elco

me

Gat

e)

Nhà

Cơm

quý

C

ha, T

u Sĩ

(C

afet

eria

)

Côn

g Trườ

ng Nữ

Vươ

ng H

oà B

ình

(Que

en o

f Pea

ce G

arde

n)

MHội

Trườn

g C

TTĐ

VN

(V

MS

Aud

itoriu

m)

One

way

N

N

N

N

N

One

way

N

One way N

NEXIT

ON

LY

NEXIT

ON

LY

5

7

NH

À F

ATIM

A

GY

M

Kỷ

Vật

RE

GIN

A

Liên

Lạc

(Los

t & F

ound

)

Bàn

Giấ

yĐền

Thá

nh Hội

Trườn

g N

hà B

a Lầ

u(A

udito

rium

in th

e M

B)

Lễ Đ

ài(M

ain

Com

plex

)Đền

Thá

nh(I

HM

S)

Cổn

g C

hào

Res

troom

s

Restrooms

6Đồi

Can

Họa

Đồ

Nơi

Tổ

Chứ

cNg

ày T

hánh

Mẫu

201

0

Wom

ens r

estro

oms

& sh

ower

Men

s res

troom

s&

show

er

Trạm

Y Tế

(Firs

t Aid

)

Trạm

Cản

h Sá

t(P

olic

e St

atio

n)

W M + Chi

Dòn

g Đồn

g C

ông

Car

thag

e, M

isso

uri

S. G

RA

ND

AVE

.S.

GR

AN

D A

VE.

E. FAIRVIEWE. FAIRVIEW

E. HIGHLAND AVE.CS

CS

Page 51:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

35Gia‱Đình‱Xã‱Hội

kính trọng. Riêng bản thân em, em rất hối hận vì em tỏ ra nóng nảy dù chỉ trong một hai phút vì từ nhỏ đến giờ, gia đình ai cũng cho em là nhu nhược. Em thành thật hối lỗi nhưng em cũng lo sợ những chuyện không hay sẽ diễn ra mà không ai ngờ. Em cảm thấy chẳng mình em nhu nhược nhưng mọi người trong nhà em cũng thế: Mỗi lần ngài đến ở, là mẹ em và em em bực với nhau vì em em vừa bán hàng vừa thu dọn sắp xếp cho ngài (nó rất sạch nên cái gì dirty là nó dọn ngay). Biết vậy, mà không dám chối thì quả là nhu nhược rồi.

NNDA

ĐÁP: Người Em tên NNDA của tiểu bang Oklahoma thân mến,

Lệ Vũ không biết nhiều về các điều luật, nội qui của các dòng tu nam, nữ tại Hoa Kỳ, nhưng ngày còn ở VN, Lệ Vũ có người bạn thân có cậu em đi tu Frère dòng Lasan tại Nha Trang, biết rõ 1 điều qui luật nhà dòng rất nghiêm ngặt. Cậu ấy đã đi dạy học, khấn đi khấn lại mấy lần, mỗi lần muốn về nhà chơi đều phải xin phép Bề Trên. Dĩ nhiên nếu phải đường xa cách trở, di chuyển đi từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, chuyện xin phép cũng hợp lý; đằng này từ chỗ cậu ấy dạy, cư ngụ đến nhà bà chị có mấy block đường cũng phải có phép Bề

Trên mới được đến. Cậu ấy giỏi, đẹp trai cao ráo, con nhà giàu lại là ông Frere nên có nhiều bà chị bà cô các em trong trường mến mộ, tỏ tình viết thư xin làm Bố hay Anh thiêng liêng giữ hộ linh hồn dùm các cô ấy, ông ấy đâu có dám nhúc nhích gì đâu. Thơ tình, thư tình, quà cáp gửi gấm đều phải đưa về giao nạp cho Bề Trên mọi thứ.Đành rằng ở Mỹ dễ, nhưng Lệ Vũ tin qui luật nhà

dòng vẫn còn, dù có thay đổi chắc cũng không nhiều lắm đâu. Dễ dàng đến nỗi muốn đi thì đi, muốn về thì về chắc là không có rồi! Lễ Vũ không kết án tội ai, nhưng cái lối sống tu hành buông thả như vậy, chỉ có những kẻ chân trong chân ngoài mới đi ngang về tắt như vậy. Kẻ tu hành, không ai ép mình tu, nhưng nếu đã tu thì phải sống đường tu hành cho đàng hoàng; bằng không thì nên ra. Không tu nữa thì ra sống đời thường có gì xấu đâu?

Trở lại v/đ của em, Lễ Vũ đề nghị em nên thay mặt gia đình viết thư, gửi email hoặc nói chuyện trực tiếp với ông Frère đó 1 lần. Nói thẳng với ông ta về những lý do bất tiện xảy ra cho gia đình em khi Frère đến, đi, ở lại quá nhiều. Nhất là mẹ em lại là Bà goá, em gái em chưa lập gia đình, chuyện ngài đi đến quá thường xuyên có thể gây ngộ nhận, tai tiếng cho Frere cũng

VN SISTERS’ SUPPORT ASSOCIATION - HỘI BẢO TRỢ NỮ TU & TỪ THIỆN VIỆT NAMA Non-Profit Organization 5280 La Fiesta Yorba Linda, CA 92887 (714) 531-8540

Hội tri ân sâu xa những tấm lòng nhân ái cứu giúp người lớn và trẻ em nghèo khổ theo Lời Chúa dạy. Quà tặng đều được cấp Biên Nhận Quà Tặng/Receipt of Donations để khấu trừ thuế và phúc trình đầy đủ. Xin quý vị thương giúp các đơn xin sau đây:

K1. Dòng Đức Bà Truyền Giáo: Sơ Tuyết Mai, sơ Thơ, sơ Mỹ Loan,và Sơ Bông: chăm sóc người nghèo, đói, bệnh, các binh nhân phong cùi, nuôi trẻ thiếu dinh dưỡng, cha me vào rừng đốn củi vất vả mà không đủ ăn, dạy biết đọc,biết viết. Các Sơ ở Suối Đá ao ước được giúp chiếc xe Honda cũ để lo việc tông đồ. Các Sơ phục vụ ở Sudan mong được yểm trợ người nghèo ở Phi Châu. Các Sơ ở Long Điền mong có gạo mắm chia cho người đói phải ăn lá rừng, củ rừng, mua thuốc cho bệnh nhân nghèo, mua áo và bút tập cho trẻ nghèo tiếp tục đi học. K2. Dòng Mân Côi: Sơ Trịnh T. Mát xin hỗ trợ để xây dựng Phòng Học Tình Thương miễn phí và một nhà nguyện ở trọng điểm truyền giáo Hòn Đất, Kiên Giang. Sau 11 năm lặn lội thăm viếng, nhờ ơn Chúa, số người Công Giáo từ vài chục, nay lên tới hơn 400. Và số học sinh nghèo tăng từ 42 em lên tới 295 em. Xin cùng nhau nối cánh tay dài giúp các em, phần đông là người Khmer . K3. Dòng Khiết Tâm Nha Trang: Sơ Nguyễn T. Loan xin giúp trẻ mồ côi, khuyết tật tại Trung Tâm Khuyết Tật Sao Mai do các sơ chăm sóc, đồng thời giúp người nghèo khổ, các cô gái lỡ lầm có thai, và việc chôn cất các thai nhi đã bị trục xuất khỏi lòng mẹ.K4. Dòng Phaolo: Sơ Đoàn T. Tâm xin giúp người nghèo, người dân tộc đói khổ, bệnh nạn, và dạy trẻ nghèo ở vùng Ayunpa, tỉnh Gia lai, giúp các em có tương lai. K5. Dòng MTG Qui Nhơn: Sơ Elise Nguyen T. Sơn xin thương giúp Cô Nhi Viện Mằng Lăng bị thiệt hại trầm trọng vì Bão Tháng 11/09 nhà cửa, gia cầm, vườn rau, đồ dùng… đều bị cuốn theo dòng nước lũ. Xin giúp chúng con phục hồi cơ sở. Thành kính tri ân. K6. Dòng Đa Minh Lạng Sơn: Sr Đỗ Minh xin giúp trẻ mồ côi khuyết tật , người nghèo, người thiểu số ở vùng sâu , xa, miền núi.

Gia đình tôi giúp đỡ số tiền $ . . . . . . . . cho dự án số [ ], [ ]. [ ] hoặc giúp Dòng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Họ tên ân nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Địa chỉ ân nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Chi phiếu ghi trả cho và gửi về VN Sisters Support Association 5280 La Fiesta Dr., Yorba Linda, CA 92887.

Page 52:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

36 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

như cho gia đình. Điều này đáng tiếc, nhưng mong Frère thông cảm và tự trọng để gia đình em khỏi bị xào xáo bực dọc về cái chuyện ghé nhà, ngủ lại đêm của ông ta.

Mẹ không dám làm, em gái không dám lên tiếng phản đối, nhưng em là con trai trong nhà cần phải lên tiếng và giải quyết v/đ cho gia đình. Lệ Vũ tin 1 người có học như ông ấy sẽ biết rút lui đúng lúc sau khi nghe những lời giải thích của em. Chúc em thành công. Thân mến.

Khi Cơm Không Lành- Canh Chẳng Ngọt Kính gởi Lệ Vũ,Vợ chồng tôi đã có với nhau 7 đứa con rồi. Nhưng

nguyên nhân bắt nguồn từ chững chuyện vu vơ. Và thế rồi từ đó cơm không lành- canh chẳng ngọt. Những lần như thế thì vợ tôi thường đem bầu tâm sự trút cạn với cha sở. Không hiểu cha sở đã khuyên giải vợ tôi thế nào, mà bỗng một ngày nọ tôi bật té ngửa khi nhìn thấy vợ tôi và cha sở đã thành một cặp. Người ta nói ra nói vào tôi không tin, nhưng khi tôi tìm ra sự thật, tôi cũng không tin vì người chiếm trọn trái tim của vợ tôi lại là cha xứ mà tôi hằng tôn kính, bây giờ lại là đối thủ của tôi. Tôi biết phải làm gì đây?

Có nên tha thứ cho cô ấy không? Và có nên tha thứ cho người đã xen vào giữa vợ chồng tôi không? Vì người đó là cha …. Nói ra thì tôi rất xấu hổ. Nhưng nếu im lặng thì bôi bác cho những người đã khoác áo tu trì. Xin Lệ Vũ cho tôi một lời khuyên. Cám ơn Lệ Vũ.

Một người bất hạnh. ĐÁP: Một người bất hạnh. (không ghi đ/c) Xin được thông cảm với nỗi bất hạnh của ông và gia

đình đã và đang trải qua. Đúng là con sâu làm rầu nồi canh. Cộng đồng, xã hội, tầng lớp nào đều có kẻ tốt,

Contact our Vocation Director for more information1492 Moss Street, New Orleans, LA 70119 - Phone: 504-486-0039 or 504-243-3465Email: [email protected] - Website: dongmancoi.org

Looking fora CHANGE in life?

Daughters of Our Lady of the Holy Rosary Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi.

người xấu, ngay cả trong giới tu hành vẫn không thoát khỏi qui luật này.Để giải quyết vấn đề, Lệ Vũ khuyên ông nên vào gặp

cha sở và trình bày với ông ta về những điều “thiên hạ nói ra nói vào” giữa Bà nhà và ông ta. Để tránh tai tiếng, và đổ vỡ trong gia đình, yêu cầu ông ta và Bà nhà nên chấm dứt mọi liên hệ riêng tư. Nhắc nhở ông ta bằng mọi giá khuyên Bà nhà trở về với gia đình, với bổn phận của mình. Sau đó, khuyên ông bà nên đến gặp “tư vấn gia đình” Family Counseling người công giáo có bằng cấp chuyên môn đàng hoàng. Vũ tin với kinh nghiệm và sự hiểu biết chuyên môn, họ sẽ giúp ông bà hàn gắn lại những cơ hội giao tiếp gây khó xử cho nhau, trong lúc này ông bà và gia đình có thể ghi tên gia nhập vào 1 xứ đạo khác.Để cho danh chính, ngôn thuận cũng như giúp ông

cha sở có cơ hội học hỏi và trưởng thành hơn trong v/đ mục vụ, ông có thể liên lạc nói chuyện thẳng với linh mục Trưởng Hạt (Dean of AAA) hay với linh mục Trưởng Phòng Nhân viên (Priests Personel Director), trình bày mọi chuyện như ông đã viết trong như cho Vũ. Linh mục, tu sĩ, vv... ai cũng cần học hỏi, chỉ bảo, sửa đổi nếu họ làm sai điều gì. Im lặng (sợ xấu hổ) tức là mình đồng loã với kẻ có tội. Bản thân, ông không làm điều gì xấu, thất trắc với lương tâm có gì phải xấu hổ? Thân mến.

Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:Hàng ngang: 1. Đám đông 2. Ngụ ngôn 3. Nhà phú hộ 4. Hoa lợi 5. Tích trữ.Hàng dọc: 1. Nhiều năm 2. Ăn uống 3. Đòi mạng 4. Tay ai 5. Thiên Chúa.

Page 53:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

37Gia‱Đình‱Xã‱Hội

A Way Of Life For Today Teenagers Dear Fr. Bernard,I have a lot of drama and I don’t know what to do.

First, I like this guy but my best friend keeps fl irting with him. It makes me mad and sad at the same time. I don’t know if I should still be her friend or not, because she knows that I really like him. I want him to know that I like him, but I don’t want to tell him to his face. What should I do? The other drama is that I have to deal with my best friend (the one that fl irts with my crush). She and her boyfriend broke up long ago. They are having some problems. Her ex-boyfriend’s friends are telling some girls that my friend is saying crap about them. So they confronted my friend and a girl wanted to fi ght with my friend. My friend can’t fi ght because she is on probation. Now my best friend doesn’t know what to do and neither do I. Do I fi ght for her? The problem is that I don’t know if I should be on her side or not because she fl irts with my crush. What should I do? Please help.

X

Dear X,Reading your lett er, I feel sorry for teenagers living

in the world today. It is prett y much like in the “wild wild West”, where cowboys fought and killed over women. It was very uncivilized. What happen to “simply walking away from what is harmful”? Your “best” friend is not doing what is best for you. On the contrary she is bringing what is worst for you. Your feeling for a guy is prett y much temporal. At your age it is natural for you to feel att racted to a boy. However it is just a feeling that comes and goes. You might want to ask yourself, why do you like that boy? He is changing and so are you. What you like in that boy might not be there tomorrow, or it may still be there but you don’t

have the same feeling for it. That is what happening with teenage dating. They date, and then break up over a short time. Your feeling for a boy at this moment should not be important in your life. That feeling only prepares you for when you are mature enough to fi nd someone to spend a life time with you. For now just be aware of your feeling and move on with things that are more important in your life like your family and school.

From what you wrote to me about your friend: breaking up with boyfriend, fl irting with boy, being on probation, I don’t think she is a good friend to you. The issues that she is facing seem to be the consequences of her behavior. You might want to talk to her about her behavior instead of worrying about which side to take. If you cannot talk to her, then you might want to distance yourself from her. She will likely get you into more trouble and ruin your life.

Abortion Then . . .Hello Fr. Bernard,How are you? It’s been a while since I sent an email

to you. I have a question. If a Catholic gets an abortion, what does she need to do for penance besides go to confession? What do they need to do to be able to receive Holy Communion again? God bless.

L

Hello L,It is good to hear from you. I am doing well.

Normally the sin of being involved in an abortion comes with an automatic excommunication, offi cially being cut off from the Catholic Church. Most bishops in the US delegate the power to remove the excommunication to priests hearing confession. A person who has been involved in an abortion needs to go to confession. The priest will absolve the sin and remove the excommunication at the same time. God and the Church are merciful to sinners. However the wound of sin remains destructive. The person needs to seek counseling to deal with the traumatic aspect of this sin. God bless.

Who Is Angel? Angel And The Holy Spirit The Same?

Dear Fr. Bernard,I hope you are going to have a pleasant vacation.

Several days before, we att ended a small birthday party in our dorm. Everything was great till I suddenly heard a song: “You are my angel”. Some of us began

Write‱to:‱Fr.‱Bernard‱1900‱Grand‱Ave.‱Carthage,‱MO‱64836‱Email:‱[email protected]

MARIAN‱TEENST E E N S P U Z Z L E D

Page 54:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

38 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

the discussion and then I thought of asking for your help. So, Father, who is angel? Is he or she like God? Why do they exist? Are they ghosts? What do they do in heaven? Are angels, guardian angels, archangels and the Holy Spirit the same? Why do the pastors use a white pigeon to describe angels? Who creates angels or they make by themselves? Are they bett er than our being? Is it necessary to have them in our life? My friends say that they fear or need nothing but I know for certain that they are lying 100%. We are all afraid of darkness, startling noises and a lot of strange things. However, sometimes I pray and I feel my courage. Father, if my problems spoil your vacation, please forgive me because I do wish to understand about the angels. Thanks, Father and God bless.

M

Dear M,It is good to hear from you. I am not on vacation yet

so you cannot spoil it. The good thing in having our faith challenged by others is that it pressures us to seek more understanding of it. The Bible mentions many times about the existence of angels, like in the book of Psalms, the book of Tobit, Prophet Daniel, Ezekiel, the Gospels, the book of Revelation. In the Gospel of Luke, the angel Gabriel appeared to Zachariah in the temple to inform him that he was going to have a son in his old age. His son was John the Baptist. The same angel also appeared to Mary while she was praying. He informed her that she would conceive as a virgin and give birth to a son. That was Jesus, our savior. The Catholic Church does teach that there are angels. They are created being like us except that they are spiritual. They don’t have body. They are visible to us when need to. Like us, God created them out of his love and goodness to love and serve Him and to share in his happiness in Heaven. The Bible records many visions in which angels worship and give praise to God in a liturgy in heaven. There are nine classes of angels. Angels do not have body so they are neither male nor female. They don’t reproduce. God created them out of time and space. However humanly speaking, there was a “time” when God created all the angels. They were presented with a test. They could choose to worship God or to rebel against Him. Lucifer was the most brilliant angel created. He chose to reject God. Many other angels followed him. The rebellious angels turned into devils. Lucifer is their leader known as Satan.Angel is like God in their spiritual nature, no physical body. God gives them powers as spiritual beings. Each

angel has a mind and a will like our soul does. Without a body weighted down by limitation, their minds are a lot more intelligent than ours. Their wills are many times stronger than ours. They can make things happen if God wills it. Devils as fallen angels, still have powers like angels. They want us to betray God and suff er damnation like them. However God assigned to everyone a guardian angel to protect and help us from spiritual harms and from physical ones also if God wills it. The Bible tells some stories in which an angel was sent to help a person like the story of Tobit. Archangel Raphael was sent by God to help him on his trip to marry Sarah and to cure his father’s blindness. We extend this meaning of angel to people who help others in time of need.

Dove is the symbol of the Holy Spirit, the third person of the Holy Trinity. The Holy Spirit is God. Angel is not god. Angels are not ghosts. I assume that ghosts are the souls of dead people. So far I have not seen a ghost. We can pray to the angels like to the saints, asking them to pray for us to God. I hope this answer your questions. God bless.

I Want A Tattoo!Dear Father,Thank you for taking your time to answer my last

e-mail. It’s been a while since I’ve had any questions related to God. But lately, my mother has caused me to question a lot. See Father, I want to get a tatt oo one day, not anything bad. I just want maybe a fl ower on my arm. But my mom hates it. Every time I try to talk to her about it, she says that it changes a person, which I don’t agree with at all! I don’t think a simple fl ower can make a person turn bad, but she does. There are a lot of examples out there of people who have tatt oos but are still great human brings aren’t there? I tried talking to her about it, but she doesn’t listen or not even try to. I want to know if it was a sin to get a tatt oo? Is it a bad thing, like against the Bible or anything? Because I’m very confused, I want a tatt oo but I don’t want to sin or disappoint God in any way. Thank you for taking your time out to help me with my problems again Father. God Bless,

N

Dear N,It seems to me having a tatt oo creates more problems

than benefi ts. In the past, tatt oos on the body have been associated with gangsters and the underworld of the black society. There are parts of the body that

Page 55:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

39Gia‱Đình‱Xã‱Hội

need to be kept private, especially for girls. In tatt ooing those parts are exposed to public somehow. The body is not gett ing a due respect. Some people consider tatt ooing to be an art. However, our Christian faith teaches that the human body is sacred and need to be respected. Tatt ooing disrespects the body in using it as a medium to display art works like a museum or art gallery wall. The tatt oo itself is considered to be more important than the body. Many times the messages of tatt oos are not constructive, may be even obscene and violent. Today many people are trying to remove their tatt oos because they realize that their tatt oos convey wrong messages. Gett ing a tatt oo is painful. I am sure that removing it is as painful if not more. Having a litt le fl ower tatt ooed on your arm does not turn you into a bad person, but your mother has reasons to say “no”. Wait until you are mature enough to decide for yourself if this is good for you, then you can get one if you choose to. For now please listen to your mom. I would like to commend you for taking care not to disappoint God. God bless.

PHIẾU YỂM TRỢ / GIA NHẬP HỘIHỘI TƯƠNG TRỢ LINH MỤC HƯU DƯỠNG VNPRIESTHOOD SUPPORT FOUNDATION, INC.

Để tiếp tay với HĐGMVN chăm lo cho các cha già yếu bệnh tật của 25 giáo phận trên toàn nước Việt Nam, Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN trân trọng kính mời Qúy Vị yểm trợ hoặc gia nhập hội, nhằm mục đích giúp đỡ các linh mục đã suốt đời phục vụ Giáo Hội và nay đang sống phần cuối đời ở các nhà hưu dưỡng tại Việt Nam. Quý ân nhân và hội viên sẽ được các cha hưu dưỡng cầu nguyện trong các thánh lễ hằng ngày. Riêng quý ân nhân tặng từ $1.000 trở lên sẽ được nhận Bằng Tri Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là Hội Viên Vĩnh Viễn của Hội. Qúy Vị có thể yểm trợ hoặc gia nhập Hội bằng cách đóng góp vào Qũy Tương Trợ hoặc ghi danh gia nhập hội:

TÔI MUỐN: º Đóng góp vào Quỹ Tương Trợ: º $50 º $100 º $200 º $300 º $500 º $1000 º $ _____________ 1. Số tiền đóng trước $__________ 2. Mỗi tháng $ __________ trong một năm. 3. Đóng hết một lần số tiền hứa: $__________ º Ghi danh gia nhập Hội: º Hội Viên Ân Nhân Vĩnh Viễn - $1.000 º Hội Viên Ân Nhân Bậc I- $120 một năm º Hội Viên Ân Nhân Bậc II- $60 một năm º Xin Lễ Tùy ÝTên Thánh: ______________Tên gọi: ___________________Địa chỉ: ___________________________________________Thành Phố _________________________ TB/Zip _________Phone: _________________ Email: _____________________Ngày _____ Tháng _____ Năm ______

“Các Linh Mục hưu dưỡng là những người Cha, người anh và là người bạn thân yêu của chúng ta. Các Ngài đã dành cả một đời để yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nay đến tuổi già không còn khả năng để tự chăm sóc cho bản thân nữa, phải ngồi xe lăn hay trên giường bệnh. Các ngài đang cần đến sự quan tâm, săn sóc của chúng ta.” Những đóng góp của quý vị cho các Linh Mục Hưu Dưỡng VN là sự biểu lộ tâm tình tri ân các Ngài đã suốt đời tận hiến, hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa.

CHI PHIẾU XIN ĐỀ:Priesthood Support Foundation, Inc.Hoặc: Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VNA Non-profit organization

MỌI LIÊN LẠC XIN GỬI VỀ TRỤ SỞ HỘI:10812 Stanford Ave.

Garden Grove, CA 92840ĐT: (714) 636-3581 * (714) 399-6273

Page 56:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

40 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Ơn‱Lành‱Đức‱Mẹ‱Thương‱Ban Hoàng Thị Đáo Tiệp

Nhờ góp mặt đều đặn mỗi tháng trên báo Mẹ nên tôi hay được quý bạn đọc liên lạc để chia sẻ về những ơn lành Đức Mẹ thương ban cho

bản thân, cho gia đình…Có những vị chia sẻ chỉ vì niềm vui thích được sẻ chia, tâm sự. Nhưng cũng có những vị chia sẻ vì lòng thiết tha được làm chứng về những ơn lành Đức Mẹ thương ban để cao rao ngợi ca cảm tạ Mẹ, mà thấy nói thì dễ chớ viết là không thể …nên muốn tôi giúp cho việc thỏ thẻ lại trên báo Mẹ.

Tất nhiên với những vị muốn được chia sẻ lên báo, tôi đều ân cần động viên là Chúa có dạy “đừng sợ”. Cho nên hễ muốn thì cứ mạnh dạn viết, rồi gửi đến mục “Cảm Tạ Hồng Ân” tòa báo vẫn hay có mở ra (chớ đừng có sợ không được đăng mà ngại nọ kia). Hoặc muốn cho tôi được hân hạnh “rà” lại câu văn trước khi gửi đến toà báo, thì viết xong gửi đến tôi là tôi sẵn sang (chớ tôi tuyệt đối không có sợ bị mất thời giờ)… Bởi vậy cứ viết đi đừng sợ chi hết! Rồi nếu được đăng thì quý linh mục Chủ Bút, Chủ Nhiệm lại còn chỉnh thêm văn chương ý tứ nữa là bài viết sẽ ổn cả thôi…. Lúc tôi động viên thế, đều được nghe vị nào vị nấy cho biết là sẽ “liều mạng” viết và gửi đến tôi “rà” giúp… nên tôi thấy vui lắm! Nhưng, tôi cứ chờ và chờ vẫn chẳng có vị nào gửi bài đến cho mình được hân hạnh “rà” giúp! Thêm theo dõi mục “Cảm Tạ hồng Ân” ở những số báo tiếp theo thảy đều đâu thấy đăng bài nào có cái ý như ý của vị này vị

nọ đã chia sẻ với mình…. Bởi vậy tôi cứ bị cảm thấy là mình có lỗí! Không những lỗi với tấm lòng ưu ái của những vị đã nghĩ tưởng đến để nhờ viết giúp mà mình không sốt sắng nói tiếng xin vâng; còn thêm lỗi nặng với bao ơn lành Đức Mẹ thương ban cho vị này vị nọ và mình hân hạnh được biết nhưng lại coi như… cầm bằng cho nước chảy xuôi!

Đã vậy còn có những lúc tôi thấy vấn đề nhiễu loạn thông tin như hiện nay dễ làm cho người ta bị ngộ nhận về Đức Mẹ nữa! Chẳng hạn việc tôi hay nhận được “email” tấm hình Đức Mẹ với lời kêu gọi mê tín: hãy gửi lại thư này cho 15 người, 20 người …. trong vòng một tuần. Nếu không gửi hoặc “delete” thì sẽ gặp tai ương và họ trưng các bằng chứng kèm theo nào bị mất việc, bị tai nạn… nhưng nếu gửi thì được lên lương, được trúng số… nên tôi có cái háo hức muốn phải lên tiếng! Lên tiếng bằng cách kể về những ơn lành Đức Mẹ thương ban vì Đức Mẹ chỉ có ban ơn lành chớ không bao giờ giáng điều dữ xuống cho con cái Mẹ ở chốn khách đày này…nên chớ có lầm mưu kẻ xấu… Chả thế mà Đức Mẹ có tước hiệu “Đức Mẹ Ban Ơn Lành.” Vậy mà tôi cũng vẫn cứ để cho ngày tháng trôi đi. . . .

Nay thì tôi đã quyết: tôi phải thỏ thẻ trong báo Mẹ số tháng 8/2010 về một số ơn lành Đức Mẹ thương ban cho một số vị mà mình hân hạnh được biết…thì mới nhẹ nỗi niềm… Và vâng, tôi chọn báo Mẹ số tháng 8 để thỏ thẻ vì tháng 8 có ngày 15 là ngày Lễ Trọng để kính nhớ việc Đức Mẹ được hồn xác lên trời. Nên cứ tháng 8 hằng năm, đoàn con đông đảo của Mẹ từ khắp nơi trên chốn khách đày này nô nức tuôn về Carthage, Missouri, USA tham dự Đại Hội Thánh Mẫu- do Chi Dòng Đồng Công tổ chức- để ngợi ca cảm tạ Mẹ, cũng như để nghe thuyết giảng về Mẹ hầu được hiểu biết Mẹ hơn mà thêm lập chí sống theo gương của Đức Mẹ mình kính yêu.

Trong số những vị chia sẻ với ý muốn được làm chứng trên báo về ơn lành Đức Mẹ thương ban thì tôi may mắn còn giữ số điện thoại của cậu Long ở tiểu bang Ohio. Để chuẩn bị cho bài viết, từ đầu tháng 6/2010 tôi đã lo gọi cho Long và vui thay được cậu khẩn khoản xin tôi nán đợi vì: “em muốn tự mình sẽ viết tỏ tường đâu đó mới là em làm chứng chị ạ.” Còn các vị chia sẻ chỉ để sẻ chia tâm sự với tôi thôi và hiện nay chúng tôi vẫn đang liên lạc thì tôi cũng đã gọi xin phép và đều được đồng ý cho mình thỏ thẻ lên báo …

Page 57:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

41Gia‱Đình‱Xã‱Hội

Phải nói từng ơn lành Đức Mẹ thương ban cho mỗi vị đều có sự đặc biệt riêng và gần như là phép lạ nên tôi trân quý ngang nhau. Tuy nhiên do cậu Long thiết tha muốn được làm chứng nên tôi có ý chờ cậu viết gửi đến để ơn lành Mẹ ban cho cậu: tôi sẽ ưu ái thỏ thẻ trước tiên. Và cũng nhờ vậy mà trong thời gian chờ đợi này, sung sướng thay tôi được Mẹ ban cho một ơn thật rất đổi bình thường chớ không có chi đặc biệt hết, nhưng lại vô cùng bổ ích cho việc mình làm ăn sinh sống! Bởi thế, thay vì chỉ có định là dành trọn bài viết này để thỏ thẻ về những ơn lành Đức Mẹ ban cho vị này vị nọ chớ không phải cho mình, tôi cũng xin được thỏ thẻ ra luôn ơn lành “nóng hổi” Mẹ mới vừa thương ban không chỉ cho riêng tôi mà còn cho chung cả tiệm…để nhân đây kính mời quý bạn đọc- nhất là những bạn đọc cùng nghề “húi dũa”- cũng nên suy nghĩ vậy…

Chả vì có cậu khách người Phi Luật Tân đến với tiệm tôi suốt hơn mười năm nay, thêm sáng sáng ngày thường đi Lễ tôi vẫn hay gặp cậu nên được cậu xem như người thân: vui buồn đều chia sẻ. Cậu tâm sự được mẹ dạy cho từ bé: cứ mỗi đêm trước khi đi ngủ đọc 3 kinh Kinh Mừng dâng cho Đức Mẹ và cậu luôn nhớ đọc nên vững tin đời mình luôn được Đức Mẹ che chở, quan phòng. Cậu làm y tá, đã ngoài bốn mươi vẫn sống độc thân để chăm sóc mẹ già vì bà cụ yếu bệnh ra vô nhà thương luôn. Và tuy bà yếu bệnh, cứ vài ba tuần, một tháng… cậu đưa bà đến tiệm để chúng tôi phục vụ nào nhuộm tóc, nhổ lông mặt, làm sạch sẻ tay chân cho bà… Mà bà đã khó tính khó nết khó chiều, thêm đau bệnh và ngồi không có yên…nên làm cho bà vừa vất vả với còn thêm cứ bị trật duột phải làm đi làm lại mất thời giờ lắm! Hơn nữa tiền “tip” cũng không có… thành thử cả tiệm không ai thích làm cho bà dù gặp phải hôm ế khách! Còn được hôm đắt khách, thấy cậu đưa bà đến trước cửa thôi chớ chưa có bước vào là trong tiệm đã lo… đùn cho nhau và có người còn bảo “tôi chạy đấy”…! Sự việc xảy ra: đầu tháng 6 này bà bị đột quỵ phải nằm luôn trong bệnh viện và sống được là nhờ máy! Thêm điều không thể nào ngờ là mẹ cao tuổi, yếu bệnh hằng bao nhiêu năm mà cậu lại vẫn có chưa sẵn sàng cho mẹ chết… nên cậu đau khổ quá sức: cứ khóc và khóc, người gầy rạc đi! Mẹ thì không nói được, ngôn ngữ mẹ nói lúc này là những giọt nước mắt lăn dài khi cậu vào thăm, nắm tay…nên càng làm cậu thêm đau khổ vì biết mẹ vẫn hãy còn tỉnh trí mà mình vô phương giúp mẹ phục hồi sự sống! Tôi khuyên rằng đấy là mẹ lo cho cậu, tại vì cậu chưa sẵn sàng cho mẹ chết, mẹ đâu có an lòng ra đi nên mới thế! Do đó thương mẹ, cậu phảì tỏ cho mẹ biết cậu sẵn sàng để mẹ ra đi. Vì cậu có sẵn sàng, mẹ mới được nhẹ nỗi lo về cậu để thanh thản

ra đi, thì mẹ sẽ không còn bị bệnh tật hành xác nữa…Nhưng, tha hồ tôi khuyên, cậu cứ đau khổ và cứ khóc, bảo đâu thể nào sẵn sàng cho được! Cậu còn thấy như bị lung lạc đức tin vì 3 kinh Kính Mừng cậu luôn đọc và trước đây kêu xin sự chi Đức Mẹ cũng nhậm lời, mà bây giờ tha hồ cậu kêu cầu cho mẹ yêu được cứu chữa nhưng Đức Mẹ vẫn cứ như ẩn mặt! Tôi khuyên là Đức Mẹ vẫn đang có mặt trong cuộc đời cậu nên mới giữ gìn cho bà cụ hãy còn thoi thóp mà chờ đến lúc cậu sẵn sàng để mẹ được an nghĩ thì mới sẽ rước linh hồn mẹ đi…. Và biết khuyên cậu thì tôi cũng biết nhận ra ơn lành Đức Mẹ thương ban cho chúng tôi qua việc này! Vì chính bởi cậu quá thương yêu mẹ nên dù mẹ có đau bệnh ngặt nghèo đến đâu, cậu vẫn chỉ có muốn cứu chữa được mẹ chớ chưa sẵn sàng cho mẹ chết…tôi mới thấm hiểu thế nào là sự “bất nhân” của mình và các bạn làm! Phải, chúng tôi “bất nhân”, mà “bất nhân” cách cũng hữu lý thường tình đó thôi! Vì đây là công ăn việc làm để kiếm đồng tiền chân chính cho mình sinh sống, nên dù có quen thân đến thế nào chúng tôi cũng vẫn xem mẹ cậu là một người khách không hơn không kém! Mà đã xem là khách thì tâm lý chung hễ khách nào dễ dãi, làm nhẹ công, đỡ mất thời giờ lại chi đẹp nữa…thì mình thích, mình quý, mình cần. Còn khách nào khó tánh, khó nết, khó ưa, khó chịu… mình làm đã nhọc công, mệt trí, mất thời giờ nhưng kiếm chẳng được bao nhiêu tiền thì tội chi đấy và không có dại …. Bởi thế nên tấm lòng từ mẫu của Đức Mẹ là người Mẹ chung, muốn phải thấy con cái Mẹ cần được trưởng thành về mặt này: nên Mẹ quan phòng cho cậu thì Mẹ cũng quan phòng luôn cho chúng tôi! Việc mẹ cậu già lão bệnh hoạn triền miên mà cậu vẫn chưa sẵn sàng cho mẹ chết, thì có khác chi việc chúng tôi hành nghề phục vụ khách hàng mà cũng chưa sẵn sàng đặt tình người với sự cảm thông lên trên tiền bạc, thời giờ. . …. Cho nên ôi là cảm tạ ơn lành thật rất đổi bình thường chớ chẳng có chi đặc biệt này Đức Mẹ vừa mới thương ban và tôi thấy phải sốt sắng …la làng lên vậy! Bởi ơn đặc biệt, ơn lạ thì hiếm hoi hoạ hoằn trong muôn một nên dễ được nhận biết và trân quý, còn những ơn rất đỗi bình thường thì vốn đã khó nhận biết lại còn dễ bị cho qua vì đâu có thấy đấy là ơn để mà trân quý….

Bây giờ tôi xin được hân hạnh thỏ thẻ về những ơn lành vô cùng đặc biệt và gần như phép lạ mà Đức Mẹ đã thương ban cho một số bạn đọc …

Người đầu tiên là cậu Phạm Hồng Long, hiện ngụ tại số 4416 Tuxedo Ave. Cleveland, OH 44134, USA. Phone 440 429 7399. Đây là lời cậu Long chia sẻ do chính cậu viết:

Page 58:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

42 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

“Đã 15 năm nay tôi nhận nhiều ơn lạ của Đức Mẹ, nay ngồi nghĩ lại và kết hợp mọi chuyện: tôi nghĩ nếu không có Đức Mẹ chắc tôi đã chết.

Gia đình tôi đạo Phật, chỉ mình tôi là thờ Chúa vì tôi yêu và lấy vợ người Công Giáo. Từ khi ngõ lời yêu bà xã, tôi xác định người này sẽ là vợ của tôi, nên tôi đi học giáo lý để theo đạo và tôi có lòng tin yêu Đức Mẹ lắm nên cứ hay chạy đến với Đức Mẹ luôn, giao phó đời mình kể từ đấy cho Đức Mẹ đỡ nâng, dìu dắt. Ngày rửa tội và thêm sức là ngày 25/12/1995, đến tháng 6/1996 thì tôi bị tai nạn xe Honda chấn thương sọ não và đây là ơn lạ đầu tiên tôi nhận được.

Đưa tôi lên xe đò đi cấp cứu thì trên xe có 1 bác sĩ, ông bắt mạch tôi, liền đề nghị khiêng tôi trở xuống xe để ông làm hô hấp nhân tạo, chớ chở đi là tôi chết vì lúc đó mạch tôi quá yếu. Sau đấy, tôi được đưa lên xe trở lại để đi cấp cứu ở bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu vì nhà tôi ở Bà Rịa Vũng Tàu. Đến nơi bác sĩ quyết định phải mổ thì gia đình tôi xin chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy để mổ cho an toàn, mà họ không chịu chuyển, nên gia đình đồng ý ký tên cho kịp mổ. Nhưng, chụp hình đầu tôi lần nữa thì bác sĩ không dám mổ mới cho chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Chắc mọi người cũng biết ở VN nếu có tiền và người quen thì bác sĩ làm rất nhanh, còn không là họ chẳng thèm ngó đến và tôi thuộc trường hợp đó! Tôi nằm trong phòng cấp cứu 1 ngày đêm mê man, gia đình ai cũng nghĩ tôi sẽ chết nên lo mời cha đến xức dầu, còn em gái tôi đi báo cho cha mẹ đỡ đầu tôi hay. Không ngờ cha mẹ đỡ đầu có người cháu làm bác sĩ tim trong bệnh viện Chợ Rẫy nên nhờ giúp và đến lúc đó các bác sĩ mới tập trung lại giải phẩu cho tôi. Tôi bị tai nạn rất nặng, bên trái màng tang thì mổ đường dài, còn bên phải mà ở trên đầu là khoan cái sọ (hiện nay trên đầu tôi chỗ đó không có sọ mà chỉ có da đầu thôi, nên chỉ khi tôi nằm thì đầu tôi mới được đầy, còn những lúc đứng, đi hay ngồi là nó bị hóp xuống). Sau 1 tuần tôi xuất viện về nhà, ai cũng ngạc nhiên vì thấy tôi vẫn tỉnh táo và nhớ hết mọi chuyện chớ không có ngớ ngẩn hay bất thường chi hết! Cứ mỗi tháng tôi đi tái khám thì bác sĩ nói rằng càng lớn tuổi tôi sẽ bị động kinh và giảm trí nhớ

nên tôi luôn cầu xin Đức Mẹ rằng: bệnh của con loài người không cứu được nhưng con tin Mẹ đã cho con sống thì Mẹ cũng sẽ chữa con được lành để con được sống vui sống khoẻ với người ta.

Sau 1 năm bị tai nạn, tôi hay nhức đầu nên bác sĩ cho tôi chụp hình lại xem có vấn đề gì không. Chụp xong, bác sĩ ngồi coi phim mà trầm tư nhìn tôi hoài. Sau đó ông hỏi tôi rất nhiều điều và tôi đều trả lời đầy đủ. Ông mới nói ông hành nghề bác sĩ đã 20 năm mà chưa thấy người nào bị tai nạn ở đầu như tôi, lại có thể ngồi nói chuyện với ông cách tỉnh táo như tôi vậy, nên đây quả là một chuyện lạ có một không hai.

Tôi cũng chưa được cưới vợ vì bố mẹ nàng đang lo bảo lãnh nàng đi Mỹ nên sợ cho làm đám cưới sẽ rắc rối giấy tờ. Nhưng, thấy chờ đợi thì biết bao giờ nên đến năm 2000 bố mẹ nàng mới quyết định cho chúng tôi làm đám cưới. Như vậy là tôi theo đạo tới 5 năm mới được lấy vợ. Lúc đầu tôi theo đạo là để lấy vợ, nhưng trong 5 năm dài đi đạo tôi đã có đức tin ở Chúa, Mẹ, mà vợ thì vẫn chưa được cưới nên tôi hay nói với nàng rằng: nếu sau này anh và em không thành vợ chồng thì người vợ của anh phải là người có đạo, tức có nghĩa là dù không có đạo vẫn phải chịu vô đạo thì anh mới lấy.

Tháng 8/2004 vợ chồng tôi với con gái 3 tuổi được đi Mỹ theo diện “H.O. con”. Cuộc sống ban đầu ở Mỹ làm tôi thật bỡ ngỡ và buồn nhớ ba má anh em mình nên tôi tìm sách báo để đọc và tình cờ đọc được báo Trái Tim Đức Mẹ. Lúc đó tôi mừng lắm và nhờ đọc báo này, tôi hiểu biết thêm về Chúa, Mẹ với về đạo của mình nên niềm tin tôi vào Chúa, Mẹ ngày càng được vun bồi lên. Phần thương vợ con bên này, phần lo cho má và anh em bên quê nhà nên tôi lúc nào cũng ham thích đọc kinh, cầu nguyện, dâng những xâu chuỗi cầu xin Chúa, Mẹ ban cho tôi mạnh khoẻ và đừng có bị nhức đầu để đi làm lo cho cuộc sống gia đình với còn phụ giúp ba má và anh em mình nữa.

Năm 2006 vợ tôi sanh thêm cho tôi thằng con trai. Như vậy Chúa, Mẹ đã ban cho tôi có gái có trai, mỗi lần gia đình

Page 59:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

43Gia‱Đình‱Xã‱Hội

đọc kinh lần chuỗi buổi tối tôi thường dâng hai đứa con mình cho Chúa Mẹ và mong muốn hai con sẽ được làm tôi tớ Chúa Mẹ đi rao giảng tin mừng. Đến năm 2007 vợ chồng tôi mua được căn nhà ra ở riêng chớ không còn ở chung với bố mẹ vợ nữa, và cùng lúc ấy thì bố mẹ vợ tôi về VN. Thời gian ở VN bố mẹ có đi La Vang và thỉnh 3 bức ảnh Đức Mẹ La Vang nhưng khi về lại Mỹ thì vẫn cứ cất ở trong phòng ngủ. Tôi hoàn toàn đâu hay biết chi việc này, nhưng trong một đêm tôi ngủ thì thấy Đức Mẹ nói với tôi rằng: “hình Mẹ sao không đem tôn kính mà lại cất đi”. Tỉnh dậy tôi rất ngạc nhiên và kể cho nhiều người thì được khuyên chắc tại mới mua nhà nên đấy là Mẹ nhắc hãy làm bàn thờ để thờ Chúa Mẹ. Trong một ngảy đi làm về ghé thăm bố mẹ vợ, tôi mới hỏi mẹ là trong nhà mình có bức hình nào của Đức Mẹ mà chưa để ra thờ không? Thì mẹ mới cho biết là có 3 bức ảnh của Đức Mẹ La Vang đem từ VN qua, còn tôi thì kể về giấc mơ và người rất sợ, vô phòng lấy ra cho tôi xem. Xem xong tôi lo đi tìm mua khung hình, lộng ảnh Đức Mẹ vào tôn kính. Nay thì nhà bố mẹ một tấm, nhà anh vợ một tấm, nhà tôi một tấm.

Còn đây là ơn lạ tôi mới nhận được từ Đức Mẹ hơn 2 năm nay. Lúc đó tôi làm ở hãng, công việc rất nặng mà tiếng Anh tôi không biết nên thường bị căng thẳng và mất ngủ. Nhà thì mới mua nên tôi thường hay lo nghĩ và cái bệnh nhức đầu càng trở lại! Tối tối đi làm về tôi ôm cái đầu đau khủng khiếp mà chỉ có biết kêu cứu với Đức Mẹ thôi! Vào một đêm mãi đến 1 giờ khuya rồi đầu tôi vẫn cứ nhức không sao ngủ được, mà 4giờ 30 sáng tôi phải dậy để chuẩn bị đi làm nên tôi cầu xin Mẹ ban cho ngủ được, để sáng mai tỉnh táo đi làm và tôi đọc kinh đến khi ngủ mê đi. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang đi thì gặp tượng Đức Mẹ nên tôi liền làm dấu, đọc kinh (tôi vốn có thói quen như thế mỗi khi thấy tượng Đức Mẹ) rồi quỳ xuống và khi ngước nhìn lên tượng Mẹ, thấy sao nước mắt Mẹ chảy ra nên sợ qúa, lạy Mẹ liên hồi! Và nhìn lên nữa thì thấy từ miệng Mẹ phun ra vòi nước xuống đầu tôi làm ướt mát đầu tôi lắm! Thế là tôi giật mình thức giấc, thấy đúng 4 giờ sáng và lúc đó đầu tôi được hết đau nhức. Tôi kêu vợ dậy kể nàng nghe về giấc mơ và khi đi làm tôi thấy trong người rất khoẻ, không còn bị nhức đầu nữa! Chiều đi làm về tôi ghé nhà cha mẹ vợ và kể về giấc mơ lạ đó, thì mẹ tôi nói rằng nhờ đức tin của con nên Đức Mẹ ban cho con nhiều ơn lạ. Và kể từ đấy đến nay bệnh nhức đầu tưởng là bất trị của tôi đã được khỏi hẳn.

Những gì tôi kể ra đây đều là sự thật để mọi người thấy rằng nếu chúng ta biết cầu xin Đức Mẹ và tin tưởng phó thác thì Đức Mẹ sẽ ban cho chúng ta. Không có cha mẹ nào từ chối lời cầu xin của con cái hết.”1

1 Trong ngôn ngữ bình dân hằng ngày, từ thờ và tôn kính dung lẫn cho nhau. Tuy thế trong ngôn ngữ nhà đạo, hai từ khác nhau: Thờ chỉ dành cho Chúa, còn từ kính dành cho các thánh, mà Đức Mẹ là biệt kính.

Cùng với việc cậu Long xác tín lòng tin vào Đức Mẹ và kiên trì cầu xin nên đã được Mẹ ban cho ơn khỏi bệnh, tôi xin thỏ thẻ thêm câu chuyện cũng nhờ lòng tin vào Đức Mẹ nên Đức Mẹ đã chữa lành bệnh cho một nữ bạn đọc báo Mẹ. Đó là cô Thiên Khánh, ngụ ở West Valley, tiểu bang Utah, USA,

Gia đình Thiên Khánh không ai có đạo. Ở tuổi con gái mới lớn chưa biết yêu thương người khác phái thì Thiên Khánh đã được ơn yêu kính Đức Mẹ vô vàn, nên tự nguyện xin vô đạo và phó đời mình cho Đức Mẹ dắt dìu. Rồi Thiên Khánh được lập gia đình với người có đạo đã mừng, nhưng vợ chồng chung sống mới có một con thì cuộc hôn nhân tan vỡ! Suốt từ đấy Thiên Khánh ở vậy nuôi con và nay cậu con đã học hành thành đạt… Với Thiên Khánh thì ơn lớn, ơn nhỏ Đức Mẹ thương ban cho đời cô suốt bao năm thăng trầm của cuộc sống: có thể nói nhiều như sao trên trời không thể nào đếm hết!

Xin đơn cử một ơn cả thể cô được Đức Mẹ ban cho.… Số là hồi tháng 7/2008 cô bị đau nhức ở phía mông bên trái, do khớp xương nơi đấy (nối xương chậu với xương đùi) bị hoá vôi hay mọc nhánh sao đó! Tha hồ thuốc men chữa trị cô vẫn cứ bị đau nhức và ngày càng tăng, đi đứng đã khó khăn mà đêm đêm không nằm xuống được để ngủ! Chuyện mổ xẻ cô rất sợ, thêm nghe biết đã có bao người bệnh như thế, đâu chỉ mổ một lần, phải mổ tới mổ lui vẫn chẳng chữa dứt được bệnh! Cho nên cô cứ nài xin Đức Mẹ chữa cho cô, vì hễ Mẹ chữa cho là bệnh cô vừa không phải bị mổ xẻ đau đớn lại vừa được lành vĩnh viễn. Do đó mặc cho bao người khuyên bảo cản ngăn vì thấy cô đang thật yếu đau tàn tạ, cô cứ quyết phải bay về VN để cầu cứu với Đức Mẹ ở những nơi cô muốn đến. Và vì có Đức Mẹ trong lòng nên dù yếu bệnh đi không nổi phải ngồi xe lăn, cô vẫn không muốn phiền ai cùng đi kể cả cậu con. Một thân một mình cô bay về VN ngày 17/10/2008. Người em gái đưa cô ra phi trường, xót cảnh chị gầy yếu da bọc xương ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn, biết có sống nỗi với cuộc hành trình dài để về đến VN không, nên cứ khóc!. . . Nhưng, cô về được tới Sài Gòn trong bình an và ghé qua chỗ trọ ở nhà người quen cất hành lý xong, thì việc đầu tiên là tìm đến với tượng Đức Mẹ gần gủi thân thương ở nhà thờ Chúa Cứu Thế nơi cô được rửa tội để vô đạo. Dọc đường đi cô mua 4 chai nước suối đem vào đặt dưới chân tượng Mẹ, khấn xin Mẹ ban ơn cho cô uống những chai nước này sẽ được chữa lành bệnh tật. Thật là mầu nhiệm, khấn xin xong cô uống mới chỉ có mấy hớp nước nhưng trên đường trở lại nhà trọ, cô thấy được đỡ hẳn đau nhức. Rồi đêm đến cô nằm được xuống giường và ngủ được một giấc thật

Page 60:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

44 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

ngon. Mầy hôm sau cô đi viếng Đức Mẹ Tà Pao và dọc đường đi cứ tha thiết khấn xin Mẹ tiếp tục giảm đau cho, để cô có thể leo lên được tới tượng Mẹ tận trên núi cao. Và cô đã leo lên được nên ôi là hạnh phúc! Cô cũng vẫn có đem theo 4 chai nước suối và cũng đặt dưới chân tượng của Đức Mẹ Tà Pao để khấn xin rồi uống dần. Khi cô về lại Sài Gòn, có thể nói mọi đau nhức đã được giảm đến 80%. Cô tiếp tục đi viếng Đức Mẹ ở nhà thờ La Mã, Bến Tre và lại cũng đem theo 4 chai nước suối đặt dưới bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hiển linh, để khấn xin rồi uống dần. Và uống hết 4 chai nước suối này nữa là cô được dứt hẳn căn bệnh đau nhức. Rồi cô trở qua Mỹ và đi làm với đôi chân cứng cáp khỏe mạnh như chưa từng có bị đau nhức. Những người thân quen từng biết cô đã phải khốn khổ lắm về bệnh đau nhức ấy, thiết tha xin cô mách giúp cho vị bác sĩ nào chữa trị cô mà tài thế? Cô cho biết vị bác sĩ ấy chính là Đức Mẹ. Nhưng, cũng phải có sự cộng tác của cô nữa, để coi như mình có “bật đèn xanh” cho Đức Mẹ thì Đức Mẹ mới làm việc được: vì Ngài tôn trọng tự do của mình. Đó là nhờ cô tuyệt đối tin tưởng, cậy trông và phó thác Đức Mẹ thương cứu mình khỏi bệnh nên Đức Mẹ đã làm phép lạ cho những chai nước lả ấy: được trở thành linh dược chữa lành tuyệt gốc bệnh đau nhức cho cô….

Điều Thiên Khánh tâm sự được lành bệnh nhờ uống nước có cầu xin Đức Mẹ với trọn lòng tín thác cậy trông… thì mới đây tôi lại được tin vui của một nữ bạn đọc báo Mẹ: cũng vốn nồng nhiệt tin yêu Đức Mẹ và cũng nhờ nước mà được chữa lành cườm mắt… Đó là chị Tiến, ngụ ở Memphis, tiểu bang Tennessee. Câu chuyện thế này… Nhân ngày lễ Tình Yêu (14/2/2010) gia đình chị đi ăn và chị sơ ý bỏ quên mất cặp kính nên mới lo đi khám mắt để làm lại kính đeo. Ôi! Tin đâu như sét đánh! Bác sĩ cho biết mắt chị bị cườm nặng, phải mổ! Chị vốn sợ mổ lắm, lại mổ mắt nữa nên càng sợ, thêm đâu có mua sẵn bảo hiểm nên lo tốn kém nữa… mà ngày mổ thì được ấn định là ngày 26/4/2010. Chị chỉ còn biết phó thác cho Đức Mẹ cứu mắt mình không phải mỗ. Nhưng chị cũng chẳng có vượt đường xa đến những nơi được Đức Mẹ hiển linh, mà chị chỉ có lấy nước Thánh nơi nhà thờ chị đi Lễ mỗi ngày: vừa bôi lên mắt vừa tha thiết nài xin qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ để nước Thánh của Chúa sẽ chữa lành cườm mắt cho chị. Kết quả: đúng hôm chị nhập viện để mổ thì bác sĩ khám lại mắt cho chị không thấy cườm nữa, nên tuyên bố không phải mổ…

Và hẳn quý bạn đọc vẫn còn nhớ trong bài “Quà Chúa Hài Đồng” (Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ tháng 12/2009, số 384, trang 48-51) tôi có nhắc việc nhờ chị bạn thân ở

Santa Rosa, California làm áo cho “chú bé”…. Vâng, chị vốn là một bạn đọc thâm niên của báo Mẹ và đây là số phone của chị: 707 575 9263. Chị làm được áo cho Chúa Hài Nhi là nhờ chị nài xin nên Đức Mẹ dạy cho. Đây, câu chuyện chị tâm sự…Cách nay hơn 2 năm, trong lượt về của chuyến hành hương viếng Đức Mẹ Mễ Du (lượt đi trót lọt không có vấn đề …) thì chị vẫn cùng đi với người con gái tinh thần mà lúc đi qua hệ thống máy dò của phi trường nhỏ ở Lộ Đức (để từ Pháp sẽ bay về Hoà Lan) thì chiếc xách tay của con tinh thần chị bị kêu nên họ chận lại khám xét! Thì ra tiếng kêu do Chúa Hài Đồng của người con tinh thần chị, tuy bé có 4 inches thôi và dù hãy nằm trong hộp giấy mà lại mang theo…. kim khí! Đó là sợi dây kẽm để ràng Chúa Hài Nhi cho dính vào chiếc hộp vì sợ bị rơi rớt mất, với thêm 2 chiếc kim tây mà mỗi chiếc dài bằng ngón tay! Vì con tinh thần chị rước “chú bé” cùng đi hành hương kính viếng Mẹ nhưng không đành lòng để “chú bé” trần trụi chẳng áo quần, mới lấy chiếc khăn khoét lỗ mặc vào cho “chú bé” và chỗ giáp hai mí khăn thì cô để ở phía sau lưng rồi cài lại bằng hai chiếc kim tây! Chị bồng “chú bé” lên, xót xa cho tấm thân bé xíu mà trên thân nào dây kẽm với kim tây đã lạnh lẻo còn cứng ngắt chớ có được ấm êm mềm mại chi đâu! Thêm suy từ lý do tại sao lúc đi “chú bé” không kêu mà lúc về “chú bé”mới kêu và chị lại vốn biết đan biết móc quần áo nữa, nên ắt là “chú bé” muốn chị làm áo cho Ngài đây! Vì thế, khi chia tay con tinh thần để ai về nhà nấy, chị xin cô cho chị được rước ‘chú bé” về theo với mình để chị quyết sẽ làm áo cho “chú bé” mặc, và được cô đồng ý… Chị nhớ trong Kinh Thánh có ghi áo Chúa mặc chỉ có một mảnh liền nhau chớ không có đường may... nên chị cứ tay móc áo cho “chú bé” là miệng nài xin Đức Mẹ dạy chị móc sao cho thành được áo để “chú bé” mặc vừa khéo mà cũng không phải may ráp gì hết! Thì đấy, Đức Mẹ đã nhậm lời chị nài xin, nên làm được áo cho “chú bé” của con tinh thần xong thì suốt hơn 2 năm qua chị làm không biết bao nhiêu là bộ áo cho “chú bé” ở khắp nơi nhờ. Hiện chị đã ngoài bảy mươi và đang phải hóa trị để chữa trị bệnh ung thư trong gan và cả trong ruột nữa! Kính xin quý bạn đọc cùng cầu nguyện cho chị sớm được chữa lành.2

California 5/7/2010

2 Để chúng mình còn có cơ hội cậy nhờ chị làm áo cho Chúa Hài Nhi nữa! Đ. Tiệp cũng xin nói là khi nhờ, xin nhớ kèm cước phí để chị gửi bưu điện hoàn lại “chú bé” cho mình! Vì chị cao tuổi, nghỉ hưu chớ đâu còn đi làm nữa để có đồng ra đồng vô, mà số người nhờ chị làm áo cho “chú bé” là không ít đâu)……

Page 61:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

45Gia‱Đình‱Xã‱Hội

Tốt nghiệp “mẫu giáo” trường làng!

Tính đã không viết nhưng cũng phải viết! Chuyện là thế này: Sau 10 ngày lang thang tại

Campuchia và Việt Nam với các bạn trẻ, tôi đáp máy bay từ VN trở lại Mỹ! Quá cảnh Hàn Quốc hơn 11 tiếng! Quá cảnh Seatt le 7 tiếng và hạ cánh tại Denver, CO (thay vì Atlanta như mọi khi!) lúc 9:30 tối ngày thứ 6 – mùng 4 tháng 6 năm 2010! Tại sao tôi lại về Denver? Thì là thế này – tôi đến đó dâng lễ cưới cho một Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể đã có nhiều “duyên nợ” với tôi!

Hôm sau làm người dẫn chương trình cho tiệc cưới tôi đã phải giải thích việc tôi có mặt với 8 câu thơ sau:

Hôm xưa tôi đến vườn đàoThân đào còn bé, cành đào còn nonBA cô thiếu nữ còn sonTung tăng xách nước lon ton tưới đào!Hôm nay tôi đến vườn đàoThân đào đã lớn, cành đào trổ bôngHAI cô thiếu nữ lấy chồngMột cô còn lại má hồng đương xuân!Nhà này có 3 chị em! Tôi đã dâng lễ cưới cho cô chị

cả Mỹ Linh cưới anh Long Biên (cả hai đều là Huynh trưởng Thiếu Nhi) 3 năm trước và hôm nay cô em giữa Mỹ Trân lên xe hoa! Còn cô em út Mỹ Anh thì cũng đã “đặt hàng” tôi dâng lễ cưới từ 3 năm trước và hôm nay lại nhắc vì sợ tôi … quên!

Trưa hôm sau – ngày thứ 7 – mùng 5 tháng 6 tôi “lê bước” ăn mặc thốc thếch đến nhà gái! Chẳng phải tôi muốn chơi sóc hay muốn… nổi trong cách ăn mặc – Chỉ vì đi mission về… hết đồ - Một cái vali – với 14 bộ đồ dơ vẫn còn “hồn nhiên” nằm đó! Đây là bộ đồ “sạch” duy nhất còn lại! Nên đành chấp nhận cái nhìn “le lói” của những người chung quanh vậy!

3 giờ chiều có mặt tại Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – do các cha dòng Đồng Công quản trị để dâng lễ cưới! 7 giờ tối – tiệc bắt đầu và tôi nhận phần dẫn chương trình! 10 giờ đêm ghé qua thăm gia đình đứa em cùng cha bố! 11:30 đêm có mặt tại sân bay Denver! 1 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 6 tháng 6 lên máy bay! 6 giờ sáng có mặt tại Atlanta – Lái xe hai tiếng 30 phút về giáo xứ ở Grovetown! Dâng lễ lúc 9:30 sáng; 12:30 trưa và 5:30 chiều!

Xong, mệt mỏi – thân xác rã rời! Cộng với chuyến đi misson – tôi thật sự gục ngã!

Sáng sớm thứ 2 vào văn phòng – Ôi, cả ngàn thứ việc – giấy tờ và thư tín chất cao hàng đống! Chỉ mới có 10

ngày sao… kinh khủng thế! Cặm cụi làm việc – chợt một tờ báo đập vào mắt với trang đầu là hình ảnh của một Linh Mục Việt Nam bị giáo dân chặn không cho vào nhà thờ! Tôi tò mò cầm lên đọc – và… khóc! Gần 10 giờ đêm rời văn phòng! Mệt mỏi, rã rời!Định đi ngủ vài tiếng để sáng hôm sau (Thứ Ba) còn

lái gần 3 tiếng về Savannah dự lễ an táng thân phụ của một cha bạn! Nhưng… có thể vì quá mệt mỏi tôi trằn trọc không ngủ được – thế là 5 giờ tôi dậy luôn! Tắm rửa và lên đường – dự tính đến đó sớm được hai tiếng sẽ xin cha xứ ở đó cho mượn cái ghế salông chợp mắt!

8 giờ đêm Thứ Ba tôi về đến giáo xứ, ăn một tô mì gói mở email ra và đọc được bài “cháu lên ba” của cha Anmại, DCCT nói về kỉ niệm 2 năm linh mục của cha và thế là đã tính không viết nhưng cũng phải viết! Tại sao thế - Tại vì cái bài báo kia và tại vì ngày Thứ Bảy vừa qua – ngày 5 tháng 6 năm 2010 – khi tôi dâng lễ cưới cho Mỹ Trân và Anh Tuấn cũng chính là ngày kỉ niệm 6 năm tôi được gọi sống đời linh mục!

DÒNG KÍN CÁT MINHCARMELITE MONASTERY

“In the Heartof the ChurchMy Mother,I Shall Be Love.”

“Trong Lòng Mẹ Giáo Hội, Con Sẽ Là Tình Yêu.”

Hãy đến để phục vụ Giáo Hội, là một Nữ Tu Dòng Kín, trong cuộc sống tin yêu, chiêm niệm và kết hợp cùng Chúa để cầu nguyện cho mọi linh mục và cứu rỗi các linh hồn.

Come and serve our Holy Mother Church as a Carmelite Nun in a life of love, prayer and union with

God to pray for priests and the salvation of souls.Contact:

Mother Maureen of the Trinity, OCDSister Therese (Bui) of the Holy Family, OCD

5714 Holladay Blvd.Salt Lake City, UT 84121http://[email protected]

801-277-6075

Page 62:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

46 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Trở lại bài báo - đó là trang đầu của nhật báo Sun Herald xuất bản ngày Thứ Ba, 18 tháng 5 năm 2010 tại Miền Nam tiểu bang Mississippi thì một số giáo dân và thành viên hội đồng mục vụ của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại YYY – đã ngăn chặn không cho Cha xứ là cha Chương vào nhà thờ để dâng lễ ngày Chủ Nhật.

Nguyên nhân là do cha Chương đã “lén lút” lấy số tiền khoảng hơn hai trăm ngàn dollars của giáo xứ mà họ đã “cất giữ” riêng trong các tài khoản đứng tên cá nhân của các thành viên hội đồng mục vụ - để cho vào tài khoản của giáo xứ đứng dưới tên của Địa Phận! À, thì ra là thế! Theo thông tin của bài báo thì Cha Chương không những không sai mà cha còn đang làm theo chỉ thị của Giám Mục – vì theo luật của giáo hội thì tài sản của giáo xứ không được đứng dưới tên cá nhân của bất cứ ai! Nhưng… một số giáo dân ở đây đã không nghĩ thế! Cho nên mới xảy ra sự cố trên và cảnh sát đã được gọi đến để bảo vệ cha Chương!

Ôi, đời linh mục chẳng lẽ là thế! Chúng tôi có phải là các kẻ đi “đòi nợ” đâu! Tôi dằn lòng đau xót!

Sáng nay, sau lễ an táng tôi chở một cha già đáng kính vào hàng nhất nhì của giáo phận tôi ra nghĩa trang – trên đường đi cha tâm sự: Đời linh mục cha đổi 10 giáo xứ - cha xây và sửa sang 6 nhà thờ - 4 hội

trường – 5 trường học! Nhưng mỗi khi cha đổi xứ - chưa có một người giáo dân nào đến cám ơn cha thu được mấy chục triệu dollars, đã xây nhà thờ, nhà hội hay trường học! Nhưng họ cám ơn cha cho những giây phút “mục vụ” mà cha đến với họ, hay những nụ cười, lời nói nâng đỡ và ủi an cha đã tặng cho họ! Ấy thế mà đã 6 năm linh mục! 6 tuổi trường đời!

Có nghĩa là tôi vừa đủ tuổi để tốt nghiệp… mẫu giáo. Chào các bạn nhé, tôi chuyển trường lên lớp… 1 đây! Cầu nguyện cho tôi và các linh mục với!

Viết xong 11:45 tối ngày thứ 3 – 8 tháng 6 năm 2010.Ân sủng và Bình an,Lm Martino Nguyễn Bá Thôngwww.hayyeuthuongnhau.org 9IPSYE7T

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời có gần 7,000Linh mục và Sư huynh đang phục vụtrên 67 quốc gia trong các lãnh vựcmục vụ, giáo dục, y tế, và xã hội.

Các bạn trẻ muốn tìm hiểu đời sốngtruyền giáo, xin liên lạc:

VĂN PHÒNG ƠN GỌIĐại Chủng Viện Ngôi Lời

102 Jacoby Drive SWEpworth, IA 52045

Tel: 1-800-553-3321Fax: 563-876-5515

Email: [email protected]

www.svdvocations.org

DÒNG TRUYỀN GIÁO NGÔI LỜI

Page 63:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

47Gia‱Đình‱Xã‱Hội

truyện‱ngắn‱‱₫ường‱tử‱tức Nguyễn Trung Tây

Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.

Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, nhưng buông thõng một câu,

— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng

tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.

Bà chị lại nói,— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết.

Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình

mình nghe,— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này

mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con.

Bà chị trợn mắt ốc hương nhìn tôi,— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Thấy tôi không

trả lời, chị tôi lập lại câu hỏi một lần nữa,— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?Tôi khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…Chị tôi ôm tôi vào lòng, hai chị em cùng khóc. Nhìn

những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ trên nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.

oOo

Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,

— Hello!Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,— Bố!Tôi lập lại,— Bố?

Tiếng nói bên kia tiếp tục reo vang,— Đúng là bố rồi! Tôi bắt đầu nổi cục,— Sorry, who is it?— Bố ơi, con đây?Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi

ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,

— Bố, con đây. Thoại đây.— Thoại? Thoại nào?— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới

có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?

Tôi lập lại câu hỏi,— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy? Tên con trai tiếp tục liến thoắng,— Bố ơi, con là Vương Minh Thoại, học lớp Việt

Ngữ của bố tại trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?

Thôi, tôi nhớ cái cậu này rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,

— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố già về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ với Lịch Sử.

Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi,

— Bây giờ em đang làm gì?— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung

học Andrew của bố con mình hồi xưa đó. Tôi đưa tay vuốt những hạt mồ hôi đang lăn dài

hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lại lối gót tôi năm xưa. Tôi bật miệng nói,

— Cám ơn em.Tên con trai tiếp tục liến thoắng,— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt

con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ

(tiếp theo)

Page 64:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

48 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, tự ái trong con nổi cao cuồn cuộn như Thủy Tinh dâng nước, đòi Mỵ Nương. Thế là con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện Thủy Tinh Sơn Tinh mà bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?

Tôi nhớ. Tôi nhớ hết rồi. Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây

cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa tên Thoại đang là những hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi, tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.

Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng lành đi nhé. Anh xin lỗi em, hồi đó anh không bảo vệ được em và đứa con của mình. Anh cám ơn em, hồi đó em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng xuống sàn tàu. Cám ơn em đã đến trong cuộc đời của anh. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống, sống tràn đầy và sống hy vọng. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy. Thôi nhé em, yên giấc mộng lành trên cõi thiên đàng.

Em nằm say ngủ cõi thiên,Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.Tôi hỏi lại tên con trai bên kia đầu giây,— Thoại ơi, có chuyện chi không em?Bên kia đầu giây, tên con trai nói,— Bố ơi, ngày mai lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố

“Happy Father’s Day”.Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lấy ngón tay

lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,

— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…con!Trước khi gác phôn, thằng con tôi, nó còn nói to,— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.

oOoTôi cự nự với ông thầy tử vi,— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại

sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.

Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ

không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?

Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,

— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?

Tôi lắc đầu quầy quậy,— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi

con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).

Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,

— Lạ lùng thật, cái lá số tử vi của thầy là có đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.

Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, như tôi đã sờ trán con cháu gái, để xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,

— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?

— Vẽ tranh thì không. Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Pott er, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.

Tôi nói nho nhỏ,— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho

được. Thầy đúng là có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải là hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ở ngay trong cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…

Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi cứ ưa ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt, hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.

Hay nhỉ! Đến là hay! Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm

xưa nữa.

Page 65:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

49Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

TIN VATICANTÒA THÁNH SẼ BỔ NHIỆM ĐẠI DIỆN KHÔNG THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM

VATICAN. Tòa Thánh sẽ bổ nhiệm một đại diện không thường trú tại Việt Nam.

Đây là một điểm nổi bật trong thông cáo của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh công bố hôm 26-6-2010, sau khóa họp trong hai ngày 23 và 24-6-2010 tại Vatican của Nhóm làm việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam.

Thông cáo có đoạn viết: “Để đào sâu quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, cũng như những quan hệ giữa Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo địa phương, như một bước đầu, cả hai bên đã thỏa thuận về việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm một vị Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.”

Tòa Thánh có nhiều đại diện không thường trú tại các nước. Ví dụ Đức TGM Salvatore Pennacchio hiện là Sứ Thần Tòa Thánh tại Bangkok Thái Lan, nhưng ngài cũng là Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Singapore, Campuchia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Lào.

Trong khóa họp, phía Việt Nam biện hộ chính sách tôn giáo của Nhà Nước. Phái đoàn Tòa Thánh đã ghi nhận giải thích đó nhưng “yêu cầu Nhà Nước nới rộng những điều kiện để Giáo Hội tham gia hữu hiệu hơn vào sự phát triển đất nước, nhất là trong lãnh vực tinh thần, giáo dục, y tế, xã hội và từ thiện.”

Hai Phái đoàn quyết định nhóm khóa họp thứ III của Nhóm Làm việc chung tại Việt Nam; ngày nhóm họp sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao. (SD 26-6-2010)

ĐỨC THÁNH CHA LIÊN ĐỚI VỚI HĐGM BỈ VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 liên đới với HĐGM Bỉ bị cảnh sát và các giới chức tư pháp tại nước này khám xét và đối xử thậm tệ hôm 24-6-2010. Các GM Bỉ đã bị cầm giữ trong hơn 9 tiếng đồng hồ tại tòa TGM Malines Bruxelles, mà không được tiếp tế thực phẩm và giải kháttrong khi Cảnh sát lục soát và dùng búa hơi nén mở mộ các cố HY TGM an táng tại tầng hầm nhà thờ chính tòa để gọi là tìm các hồ sơ về những vụ lạm dụng tính dục. Những hành động này bị ĐHY Bertone Quốc vụ khanh Tòa Thánh gọi là “chưa từng có” và “tệ hơn chế độ cộng sản trước kia.” (SD 27-6-2010)

ĐTC TRAO GIÂY PALLIUM CHO 38 VỊ TGM CHÍNH TÒA

VATICAN. Sáng 29-6-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô và trao giây Pallium cho 38 vị TGM chính tòa.

Dây này làm bằng lông chiên có 6 hình thánh giá màu đen, biểu tượng quyền của vị TGM đứng đầu giáo tỉnh và nói lên tình hiệp thông với ĐTC.

38 vị TGM đến từ 22 quốc gia, trong đó có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tân TGM chính tòa giáo phận Hà Nội.

Trong bài giảng, ĐTC nhấn mạnh rằng lễ nghi trao dây Pallium biểu hiệu cho sự hiệp nhất cũng diễn tả sự tự do mà Chúa Kitô đã hứa với Thánh Phêrô. Trên bình diện lịch sử, sự hiệp nhất với Tông Tòa bảo đảm cho các Giáo Hội địa phương và các Hội Đồng Giám Mục sự tự do đối với các quyền bính địa phương, quốc gia hay quốc tế, trong một vài trường hợp có thể ngăn cản sứ mệnh của Giáo Hội. Ngoài ra, sứ vụ Phêrô đặc biệt bảo đảm tự do trong nghĩa gắn bó trọn vẹn với sự thật, với truyền thống đích thật, và như thế Dân Chúa được giữ gìn khỏi các lầm lạc về đức tin và luân lý...

ĐTC GIẢM CÁC CUỘC TIẾP KIẾN TRONG MÙA HÈ

VATICAN. Từ chiều thứ tư, 7-7-2010, ĐTC Biển Đức 16 di chuyển từ Vatican đến cư ngụ tại dinh thự mùa hè của ngài ở Castel Gandolfo, cách Roma 25 cây số. Trong tháng 8, ngài mở lại các buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư tại khuôn viên dinh thự Castel Gandolfo.

ĐTC dự kiến sẽ trở về Vatican vào đầu tháng 10. Trong thời gian đó, ngài sẽ thực hiện 2 cuộc viếng thăm: trước tiên là chúa nhật 5-9 tại Carpineto Romano, quê hương của Đức Giáo Hoàng Lêô 13, gần Roma, tiếp

Page 66:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

50 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

đến là cuộc viếng thăm tại Anh quốc và Ecosse từ ngày 16 đến 19-9 năm nay. (Apic 16-6-2010)

TIN THẾ GIỚIHÀI CỐT THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG THÁNH DU NAM PHI

JOHANNESBURG. Hài cốt thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã thánh du lần đầu tiên tại Nam Phi từ ngày 25-6-2010 trong dịp giải bóng đá thế giới đang tiến hành tại nước này.

HĐGM Nam Phi ra thông cáo cho biết sáng kiến tổ chức cuộc thánh du Hài cốt thánh nữ Têrêsa Hài Đồng do giới trẻ Công Giáo thuộc giáo xứ thánh Phanxicô Assisi ở Yeoville, ngoại ô thành phố Johannesburg của Nam Phi. Họ bị thu hút vì thánh nữ và niềm tin cũng như con đường thiêng liêng của Người.

Hòm đựng hài cốt thánh nữ Têrêsa được rước tới Nam Phi ngày 25-6 và lần lượt thánh du qua 5 tỉnh tại đây. Các GM cũng hy vọng Hài cốt thánh nữ soi sáng khích lệ và củng cố đức tin của nhiều tín hữu, và cuộc thánh du này là một thách thức đối với nhiều người, hãy sống đức tin và ơn gọi của mình theo gương thánh nữ Têrêsa (Apic 18-6-2010)

30 BẠN TRẺ THỔ DÂN BẢN XỨ ÚC SẼ VỀ ROMA DỰ LỄ PHONG THÁNH

SYDNEY. Tổng giáo phận Sydney bên Úc loan báo sẽ có 30 bạn trẻ thổ dân nước này cùng với các tín hữu khác về Roma tham dự lễ phong hiển thánh ngày 17-10 năm nay cho chân phước nữ tu Mary Mac Killop, sáng lập dòng các nữ tu thánh Giuse.

Nữ tu Mary Mac Killop sẽ là vị thánh đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo tại Úc. Người “xác tín mạnh mẽ về các quyền của thổ dân, và tranh đấu để họ được đối xử đồng đều cũng như được hưởng cùng cơ hội như các trẻ em da trắng về phương diện giáo dục và phẩm chất cuộc sống” (RG 20-6-2010)

CHÍNH PHỦ PHI LUẬT TÂN NGƯNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TÍNH DỤC

MANILA. Do sự chống đối mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo, chính phủ Phi luật tân đã ngưng dự án du nhập chương trình giáo dục tính dục tại các trường học.

Báo Inquirer số ra ngày 23-6-2010, đưa tin bà Bộ trưởng giáo dục Mona Valisno đã ra lệnh ngưng việc

thực hiện chương trình mẫu về giáo dục tính dục, và muốn thảo luận sâu rộng với HĐGM Phi về vấn đề này. Bà muốn kiểm chứng xem môn giáo dục tính dục làm thương tổn thế nào đối với các giá trị Kitô.

HĐGM Phi bày tỏ vui mừng vì quyết định trên đây của chính phủ. Hồi đầu tuần qua, Bà Jo Imbong, giám đốc phân bộ luật pháp thuộc HĐGM Phi, đã cùng với 30 phụ huynh học sinh và đảng Công Giáo Ang Kapatiran đã đệ đơn kiện tại một tòa án ở Manila, theo đó chương trình giáo dục tính dục tại học đường làm thương tổn quyền của các bậc cha mẹ được giáo dục con cái về luân lý. (KNA 23-6-2010)

HƠN 1.700 HỌC SINH TRUNG HỌC CÔNG GIÁO MỸ DỰ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ

STEUBENVILLE. 20 bạn trẻ đã tham dự 1 tuần tĩnh tâm với chủ đề “Ngôi Lời đã làm người”, và đề cập đến các vấn đề như nghệ thuật lãnh đạo, truyền giảng Tin Mừng và sứ vụ làm môn đệ Chúa.

Sau đó, 20 bạn trẻ này đã trình bày chứng từ cho hơn 1.700 học sinh trung học từ 14 bang ở Hoa Kỳ về sức mạnh của bí tích giải tội và Thánh Thể, việc tìm kiếm Chúa trong các nghi thức cổ kính của Giáo Hội và các bí tích.

Trong 3 ngày đại hội từ ngày 18 đến 20-6-2010, các bạn trẻ đã tham dự các buổi hội luận về cách thức cụ thể sống đức tin Công Giáo: việc cầu nguyện chân thành, chia sẻ về Chúa Kitô qua các cuộc gặp gỡ với bạn hữu, và cầu nguyện với Thánh Lễ, nơi thánh thiêng nhất trên thế giới. (CNS 23-6-2010)

ĐHY CHỦ TỊCH HĐGM HOA KỲ THĂM CUBA

SANTIAGO DE CUBA. Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, ĐHY Francis George, TGM giáo phận Chicago, đã đến viếng thăm giáo phận Santiago de Cuba hôm 23 và 24-6-2010, để tăng cường quan hệ giữa hai Giáo Hội.

ĐHY George viếng thăm theo lời mời của Đức TGM Dionisio Garcia. Hai vị TGM nhận định rằng cần phải cải tiến quan hệ giữa các cá nhân và dân tộc, mặc dù Hoa Kỳ và Cuba không có quan hệ chính thức từ gần 50 năm nay và Cuba bị Hoa Kỳ cấm vận kinh tế từ 48 năm nay. Tuy nhiên các vị lãnh đạo Công Giáo của hai nước vẫn viếng thăm nhau đều đặn. (Apic 24-6-2010)

TÌNH TRẠNG TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ TẠI CUBA ĐƯỢC CẢI TIẾN

LA HABANA. Do sự trung gian của Giáo Hội Công Giáo, ngày 7-7-2010, nhà nước báo cho Đức Hồng Y Jaime Ortega 5 tù nhân sẽ được trả tự do tức khắc và 47 tù nhân còn lại hiện đang được phép xuất cảnh rời

Page 67:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

51Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

khỏi đảo quốc này trong vòng 4 tháng nữa. Họ thuộc nhóm người đối lập bị bắt và kết án hồi năm 2003 từ 6 đến 28 năm tù.

Theo hãng thông tấn Pháp, đây là một cử chỉ thiện chí từ phía chủ tịch Nhà nước Cuba Raul Castro. Ông đã gặp và thảo luận trong 4 tiếng đồng hồ hôm 19-5-2010 với ĐHY Jaime Ortega, TGM thủ đô La Habana, và Đức Cha Chủ tịch HĐGM nước này là Dionisio Garcia. Ngoài ra, nhờ Bộ Trưởng Ngoại Giao của Vatican, TGM Dominique Mamberti, đã thăm Cuba trong Tuần Lễ Xã Hội Cuba vào tháng Sáu vừa qua. (Apic 7-7-2010)

TỔ CHỨC CÔNG GIÁO HOA KỲ PHÁT TRIỂN NHÂN BẢN TRỢ GIÚP 300 NGÀN MỸ KIM

WASHINGTON. Chiến dịch Công Giáo phát triển nhân bản tại Hoa Kỳ đã chấp thuận trợ giúp 300 ngàn mỹ kim cho dân chúng và các giáo phận bị thương tổn vì nạn dầu thô thoát ra từ một giếng ở vịnh Mêhicô.

Đức Cha Roger Morin, GM Biloxi, Chủ tịch Tiểu Ban của Chiến dịch vừa nói, nhận định rằng “Nạn dầu thô thoát ra từ giếng dầu đã gây ra những thiệt hại trầm trọng về nhân sự, môi sinh và kinh tế. Trong tư cách là Giáo Hội, chúng tôi khóc thương những người bị thiệt mạng. Chúng tôi cầu nguyện cho những người bị đe dọa trong các phương tiện sinh nhai. Qua việc tài trợ này, Giáo Hội hỗ trợ một cách cụ thể công cuộc trợ giúp các cộng đồng bị thương tổn.”

Đức Cha Gregory Aymond, TGM New Orleans, nói rằng: “Dân chúng trong giáo phận biết ơn lòng quảng đại của Chiến dịch Công Giáo trợ giúp phát triển nhân bản. Qua việc hỗ trợ các cộng đồng ngư dân, Chiến dịch này làm cho Giáo Hội Công Giáo tiếp tục là một dấu chỉ về lòng từ bi của Chúa Kitô và là hy vọng cho các cộng đồng ngư phủ này”

Chiến dịch Công Giáo trợ giúp phát triển nhân bản là một chương trình của HĐGM Hoa Kỳ nhắm chống nghèo đói, chuyên trợ giúp các cộng đoàn có lợi tức kém để họ có thể giải quyết tận gốc rễ tệ nạn này. (SD 16-6-2010)

CÁC GM MỸ CHÂU KÊU GỌI CHÍNH QUYỀN GIẢI QUYẾT DI CƯ TẬN GỐC RỄ

WASHINGTON. Các GM Hoa Kỳ, Canada, và Trung Mỹ kêu gọi các chính quyền liên hệ giải quyết tận gốc rễ kinh tế những nguyên nhân thúc đẩy nhiều người phải di cư.

Lời kêu gọi này được đưa ra trong khóa họp từ ngày 2 đến 4-6-2010 tại trụ sở HĐGM Hoa Kỳ với sự tham dự của các GM đặc trách mục vụ di dân đến từ Hoa Kỳ, Canada, Haiti, Trung Mỹ và vùng biển Caraibí.

Trong cuộc họp báo hôm 3-6-2010, Đức Cha John Wester, GM giáo phận Salt Lake City, Chủ tịch Ủy ban di dân thuộc HĐGM Hoa Kỳ nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng giải quyết các nguyên nhân kinh tế gây ra di cư là một giải pháp lâu bền và hợp với con người cho nạn di cư bất hợp pháp. Tiếp đến, chúng tôi tin rằng mọi chính phủ đều cần xét lại và cải tổ các luật di trú của quốc gia liên hệ, làm sao để các luật này tôn trọng các nhân quyền căn bản. Các quốc gia tây phương cũng cần gia tăng gấp đôi nỗ lực chống lại tệ nạn buôn người.”

Đức Cha Wester cũng nhận xét rằng trong một thế giới hoàn cầu hóa, tư bản, thông tin và hàng hóa được trao đổi mau lẹ, nhưng sự di chuyển của lao công không được dễ dàng, và ảnh hưởng của sự hoàn cầu hóa trên con người không được nhìn nhận hoặc đáp ứng. “Trong tư cách là cường quốc mạnh nhất tại Tây bán cầu và là nơi mà nhiều người di dân tìm tới, Hoa Kỳ cần dẫn đầu trong nỗ lực cải tổ các luật di trú càng sớm càng tốt.”

Đức Cha Alvaro Ramazzini Imeri cho biết người nghèo càng nghèo tại Guatemala không được hưởng lợi ích nào từ hiệp định tự do mậu dịch CAFTA giữa các nước Mỹ châu, được phê chuẩn cách đây 3 năm..

Đức Cha Francois Lapierre, GM giáo phận Saint-Hyacinthe ở Canada nói: “Chúng ta đang sống trong mâu thuẫn kinh khủng. Trong nền kinh tế hoàn cầu, nhưng mỗi ngày chúng ta lại làm cho việc đi qua biên giới thêm khó khăn hơn. Với người Mỹ và Canada, để đi qua biên giới của nhau, nay người ta phải có hộ chiếu. Người Mêhicô bây giờ cần phải xin thị thực mới có thể vào Canada.”

Đức Cha Rafael Romo Munoz, GM giáo phận Tijuana, Chủ tịch Ủy ban GM Mêhicô về di dân, nói rằng “Mêhicô đang trở thành một bộ sưu tập các thành phố nhỏ bị bỏ rơi một nửa, vì các thanh niên ở tuổi làm việc và đàn ông đã bỏ sang Hoa Kỳ để có thể tìm công ăn việc làm hầu giúp đỡ vợ con và thân nhân ở nhà”. (CNS 4-6-2010)

CÁC BỀ TRÊN DÒNG TU VÀ CÁC GM TẠI ĐỨC TĂNG CƯỜNG CỘNG TÁC

BONN. Các bề trên dòng tu và các GM tại Đức quyết định tăng cường sự cộng tác với nhau. Một Ủy ban phối hợp được thiết lập vào cuối tháng 6-2010. Sự cộng tác giữa các GM và các Bề trên dòng đã có những tiếp xúc thường xuyên giữa hai bên, nhưng từ nay các tiếp xúc này được chính thức hóa. Các cuộc gặp gỡ đều đặn giữa các GM và các thủ lãnh giáo dân, cụ thể là Ủy ban trung ương giáo dân Đức, cũng diễn ra trong khuôn khổ gọi là “Hội đồng chung.”

Hiện nay có khoảng 30 ngàn tu sĩ tại Cộng hòa Liên bang Đức, trong số này có 24.800 nữ tu. (KNA 7-6-2010)

Page 68:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

52 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

TGM QUÂN ĐỘI MỸ KÊU GỌI QUỐC HỘI WASHINGTON. Đức Cha Timothy Broglio, TGM

giáo phận Quân đội Mỹ kêu gọi quốc hội nước này đừng bãi bỏ chính sách cấm những người đồng tính luyến ái công khai trong quân đội.

Trong tuyên ngôn đăng ngày 1-6-2010 trên mạng thông tin Internet của Tổng giáo phận quân đội Mỹ, Đức TGM Broglio viết: “Hy sinh các xác tín luân lý của các cá nhân để đáp lại những quan điểm hoàn toàn có tính cách chính trị, đó không phải là điều đúng và khôn ngoan, nhất là cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh.”

Ngày 27-5-2010 Hạ viện Mỹ đã ủng hộ dự luật bãi bỏ việc cấm những người đồng tính luyến ái công khai trong quân đội. Biện pháp này còn phải được đưa ra bỏ phiếu trong một phiên họp của Thượng viện.

Ngài ví chính sách “đừng hỏi, đừng nói” với cách thức mà những người nghiện rượu được bảo vệ nhờ tính chất vô danh và kín đáo. (CNS 4-6-2010)

CHIẾN DỊCH TẠI PHÁP KÝ TÊN YÊU CẦU BÃI BỎ LUẬT CHỐNG PHẠM THƯỢNG HỒI GIÁO

PARIS. 3 ngàn người tại Pháp đã ký tên vào thư thỉnh nguyện quốc tế yêu cầu bãi bỏ luật chống phạm thượng Hồi giáo tại Pakistan.

Luật này phạt tử hình hoặc tù chung thân những người nào xúc phạm đến tiên tri Mohamed hoặc sách Coran của Hồi giáo. Đức Cha Joseph Coutt s, GM giáo phận Faisalabad, tố giác rằng luật chống phạm thượng Hồi giáo lẽ ra bảo vệ những gì là thánh thiêng, nhưng trong thực tế, từ lâu đã bị lạm dụng để đàn áp và bách hại các nhóm tôn giáo thiểu số tại Pakistan, trong đó có các tín hữu Kitô, chiếm 1,6% dân số toàn quốc.

Từ ngày 7-6-2010, Phân bộ Pháp của tổ chức bác ái Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ, đã phát động chiến dịch thu thập chữ ký và ngay trong 3 ngày đầu tiên đã thu được 3 ngàn chữ ký. Đồng thời tổ chức này cũng phát động chiến dịch động viên dư luận chống lại đạo luật bất công, cổ võ nhiều người trên thế giới cầu nguyện cho các nạn nhân của đạo luật này và gia đình họ.

Trang thông tin của Tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đưa tin về vụ một em bé 5 tuổi tại Pakistan đã bị thiêu sống vì là Kitô hữu, và cho đến nay đã có 1 ngàn người Pakistan bị kết án vì đức tin.

Tuy chính quyền Pakistan muốn cải tổ hoặc bãi bỏ luật chống phạm thượng, nhưng phe Hồi giáo cực đoan vẫn mạnh hơn, nên cho đến nay, đạo luật bất công này vẫn được duy trì. (Zenit 11-6-2010)

HĐGM BANG KERALA KÊU GỌI CÁC TÍN HỮU TRÁNH SA HOA

COCHIN. HĐGM bang Kerala ở miền tây nam Ấn độ kêu gọi các tín hữu có tinh thần điều độ và tránh sa hoa trong những dịp lễ của Giáo Hội.

Các GM thuộc 30 giáo phận ở Kerala đưa ra lời kêu gọi trên đây sau khóa họp từ ngày 8 đến 10-6-2010 tại thành phố Cochin, đứng trước tình trạng các dịp lễ lạc Kitô giáo tại đây bị giảm bớt khía cạnh tinh thần và trở thành một dịp tiêu xài sa hoa và thương mại. Trong tuyên ngôn, các GM khẳng định rằng việc cử hành các dịp lễ phải nhắm thức tỉnh tinh thần, canh tân và thăng tiến cảm thức cộng đoàn. Các GM cũng nhắc nhở gần 5 triệu tín hữu tại bang Kerala về sự ô nhiễm môi sinh do những vụ bắn pháo bông, kẹt xe và các vụ rước sách linh đình gây ra.

Kerala vốn được coi là cái nôi của Kitô giáo ở Ấn độ. Trong số 35 triệu dân tại đây có 19% là tín hữu Kitô, một tỷ lệ cao nhất nước. Trong các năm qua, các dịp lễ tôn giáo trở thành cơ hội để các giáo xứ cạnh tranh nhau trong việc tổ chức rầm rộ.

HĐGM bang Kerala cũng tố giác tệ đoan: các dịp lễ tôn giáo trở thành cơ hội cho người ta ăn uống, và bang Kerala vốn có tỷ lệ nghiện rượu cao nhất nước. Các GM kêu gọi củng cố tinh thần điều độ và cấm các vụ quảng cáo rượu tại giáo xứ. (CNS 11-6-2010)

TGM CELLI KÊU GỌI CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO GIÚP HIỆP NHẤT

NEW ORLEANS. Đức TGM Claudio Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về truyền thông xã hội, kêu gọi các cơ quan truyền thông Công Giáo nỗ lực kiến tạo tình đoàn kết và hiệp nhất giữa các tín hữu, đồng thời nói với cả những người không thuộc cộng đoàn tín hữu.

Đức TGM Celli bày tỏ lập trường trên đây hôm 4-6-2010 trong diễn văn bế mạc Đại hội toàn quốc các cơ quan truyền thông Công Giáo Hoa Kỳ, nhóm tại thành phố New Orleans. Ngài cũng tham dự trọn vẹn 3 ngày của đại hội này, kể cả một buổi họp đối thoại giữa các GM Bắc Mỹ và các ký giả Công Giáo.

Trong diễn văn, Đức TGM Celli khẳng định rằng “Một yếu tố cơ bản trong căn tính của các cơ quan truyền thông Công Giáo là các cơ quan này có một vai trò cơ bản trong sứ mạng của Giáo Hội là truyền giảng Tin Mừng. Sự thông truyền Tin Mừng về tình thương của Chúa đối với tất cả mọi người, như được biểu lộ trong đời sống, cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, liên kết mọi người và mang

Page 69:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

53Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

lại một ý nghĩa cho mọi khía cạnh khác của đời sống Giáo Hội.”

Đức TGM Celli cũng nói rằng các cơ quan truyền thông Công Giáo phải nâng đỡ Cộng đoàn Công Giáo, đặc biệt mang lại cho họ những tin tức và phân tích mà họ không dễ dàng tìm thấy nơi các phương tiện truyền thông khác. (CNS 11-6-2010)

TÒA THÁNH LHQ KÊU GỌI ĐƯA CÁC GIÁ TRỊ VÀO CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG AIDS

NEW YORK. Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, Đức TGM Celestino Migliore, kêu gọi đưa các giá trị vào trong các chương trình bài trừ bệnh HIV-AIDS, thay vì chỉ giới hạn vào lãnh vực kiến thức, năng khiếu, khả năng và dụng cụ kỹ thuật.

Đức TGM Migliore bày tỏ lập trường trên đây trong bài tham luận hôm 9-6-2010 trong khóa họp của LHQ duyệt lại những nỗ lực quốc tế chống HIV và AIDS. Ngài nhận định rằng các vị lãnh đạo thế giới được bá cáo là đã có những tiến bộ đạt được, nhưng bệnh dịch AIDS vẫn vượt quá mức độ đáp ứng của thế giới. Đức TGM nói: “Sự lan tràn bệnh AIDS chỉ có thể thực sự bị chặn đứng, nếu người ta chú ý và dành nhiều ngân khoản hơn cho các phương pháp dựa trên chiều kích nhân bản của tính dục, nghĩa là cần phải có sự canh tân tinh thần và nhân bản, dẫn tới một cách thức cư xử mới mẻ đối với tha nhân.”

Theo Phúc trình của Ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký LHQ, số bệnh nhân AIDS tại các nước có lợi tức thấp và trung bình nhận được thuốc chữa trị đã tăng 10 lần trong vòng 5 năm qua, nghĩa là lên 4 triệu người, và số người bị mắc vi trùng HIV giảm 17% từ năm 2001 đến 2008. Tuy nhiên, bệnh dịch này tiếp tục vượt quá khả năng đáp ứng: nghĩa là cứ 5 người mới bị lây bệnh thì chỉ có 2 người nhận được sự chữa trị. (CNS 14-6-2010)

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ CA NGỢI MỘT TU HUYNH ĐA MINH

WASHINGTON. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ca ngợi một tu huynh dòng Đa Minh người Pháp, thầy Xavier Passat đã nổi bật trong cuộc chiến đấu chống lại tệ nạn buôn người.

Trong cuộc họp báo hôm 14-6-2010 tại thủ đô Washington để công bố phúc trình năm 2010 của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về nạn buôn người, Đại sứ lưu động Luis Cdebaca nói rằng thầy Xavier Passat nổi bật về khả năng lãnh đạo can đảm và kiên cường cổ võ việc áp dụng luật pháp. Thầy là một trong 9 vị “anh hùng” qua những nỗ lực bài trừ một hình thức nô lệ tân thời.

Thầy Passat bắt đầu làm việc hồi năm 1983 tại miền bắc Brazil với Ủy ban GM nước này về mục vụ ruộng

đất, đặc biệt săn sóc các nông dân nghèo. (CNS 14-6-2010)

SỐ TÂN LINH MỤC NĂM NAY TẠI PHÁP Ở MỨC ĐỘ THẤP NHẤT

PARIS. Trong năm 2010 này, số tân LM tại Pháp xuống mức độ thấp nhất từ trước đến nay, chỉ có 85 vị trên toàn quốc.

Giáo Hội Công Giáo tại Pháp đang dùng các phương tiện truyền thông hiện đại để cổ võ ơn gọi và phát động các sáng kiến nhắm vào người trẻ. Chẳng hạn tổng giáo phận Paris đã mở trang trên mạng xã hội Facebook với hình của một thanh niên tự hỏi “Tại sao tôi có thể theo con đường linh mục?” Trang này mở đầu với một nghi lễ truyền chức linh mục. Giáo phận cũng cho phổ biến các truyền đơn với hình ảnh của một linh mục trẻ có hàng chữ “Thiên Chúa là xếp của tôi.”

Hiện nay tại Pháp có khoảng 15 ngàn linh mục giáo phận, trong đó 1 ngàn vị là người nước ngoài, và một nửa số linh mục ở lứa tuổi hơn 75. Số chủng sinh gốc Việt Nam chiếm 12% các chủng sinh tại Pháp. (Ansa 11-6-2010)

HỘI HIỆP SĨ COLOMBO TRỢ GIÚP KỶ LỤC HARTFORD. Hội Hiệp Sĩ Colombo đạt tới mức trợ

giúp kỷ lục trong năm 2009 với hơn 151 triệu 100 ngàn mỹ kim (151.105.867) tức là tăng thêm 1 triệu so với năm 2008 trước đó.

Nguyên Hội đồng tối cao của tổ chức này trợ giúp hơn 34 triệu 627 ngàn mỹ kim, phần còn lại do các chi hội đóng góp.

Hiệp sĩ Colombo là một hội nam giới Công Giáo do LM Tôi Tớ Chúa Michael McGivey thành lập năm 1882 ở bang Connecticut và hiện có hơn 1 triệu 800 ngàn đoàn viên, phần lớn tại Hoa kỳ, nhưng cũng hiện diện tại Canada, Mêhicô, Phi luật tân và một số nước khác.

Ông Carl Anderson, thủ lãnh Hội hiệp sĩ Colombo, cho biết tổng cộng trong 10 năm gần đây, số tiền mà Hội này tài trợ cho các hoạt động bác ái lên tới 1 tỷ 367 triệu mỹ kim, và hơn 640 triệu giờ làm việc thiện nguyện. (Zenit 16-6-2010)

CHÍNH PHỦ MỸ DÙNG CÔNG QUĨ ỦNG HỘ VÀ TÀI TRỢ PHÁ THAI

WASHINGTON. Từ năm 2002 đến 2009, 6 tổ chức chuyên thực hiện hoặc cổ võ phá thai tại Mỹ đã nhận được ít nhất gần một tỷ mỹ kim tiền thuế liên bang, theo một phúc trình mới do sở kế toán của chính phủ Mỹ công bố hôm 16-6-2010.

Trong số 6 tổ chức đó có “Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” (International Planned Parenthood

Page 70:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

54 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Federation), Liên hiệp Hoa kỳ về làm cha mẹ có kế hoạch, và Hội đồng dân số Hoa Kỳ.

Hạ nghị sĩ Pete Olson, Cộng hòa bang Texas, và 30 đại biểu khác của quốc hội, và 5 thượng nghị sĩ đã yêu cầu sở kế toán của chính phủ Mỹ công bố phúc trình vừa nói. Ông Olson nói: “Với món nợ quốc gia hơn 13 ngàn tỷ mỹ kim, tức là mỗi người dân Mỹ mắc nợ 118 ngàn mỹ kim, chúng ta phải kiểm soát kỹ lưỡng mỗi mỹ kim do Liên bang tài trợ. Sự kiện các tổ chức phá thai này chi dụng những ngân khoản như vậy là điều xúc phạm đến phần lớn nhân dân Mỹ.”

Dân biểu Chris Smith, Công Giáo, Cộng hòa bang New Jersey tố giác rằng ngân khoản nước Mỹ sử dụng để tài trợ kỹ nghệ phá thai trong và ngoài nước đã gia tăng đáng kể kể từ khi ông Obama đưọc bầu làm tổng thống. Hiện nay có 260 quân y viện Hoa kỳ trên thế giới thực hiện các vụ phá thai. (CNS 17-6-2010)

ĐHY DINARDO LO NGẠI VỀ THUỐC PHÁ THAI

WASHIINGTON. ĐHY Daniel Dinardo, Chủ tịch Ủy ban GM Hoa Kỳ, bày tỏ lo âu sâu xa và phê bình việc chính quyền cho phép phổ biến thuốc phá thai.

Mới đây cơ quan của chính phủ Mỹ đặc trách về lương thực và thuốc men, gọi tắt là FDA, đã chấp thuận cho phổ biến loại thuốc phá thai ở giai đoạn đầu tiên mà họ gọi là thuốc “ngừa thai khẩn cấp.”

ĐHY Dinardo, TGM giáo phận Galveston-Houston, phê bình việc cơ quan FDA đánh lạc hướng, gọi thuốc phá thai Ulipristal là ngừa thai khẩn cấp. Ngài cũng phê bình việc tham khảo ý kiến về loại thuốc này hôm 17-6-2010 mà không có sự góp ý kiến của quần chúng, cũng như không tường trình chi tiết về sự an toàn của thuốc này đối với phụ nữ và các thai nhi.

Thuốc Ulipristal cũng được bán với nhãn hiệu là thuốc Ellaone hoặc Ella. Thuốc này ngăn ngừa việc có thai của phụ nữ trong thời gian 5 ngày sau khi có quan hệ tính dục, tức là 2 ngày dài hơn so với thuốc gọi là “Viên thuốc sáng hôm sau,” được bán không cần toa cho phụ nữ từ 17 tuổi trở lên.

Trong thư, ĐHY Dinardo bày tỏ quan tâm vì thuốc Ulipristal, do một hãng bào chế Pháp chế tạo, cũng giống như thuốc phá thai RU-486, có thể gây ra sự trụy thai nhiều tuần lễ sau khi có thai. (CNS 18-6-2010)

LIBAN CÓ THÊM MỘT CHÂN PHƯỚC BEIRUT. Giáo Hội Công Giáo tại Liban đã có thêm

một chân phước, đó là thầy Stéphano Nehmé, được tôn phong vào ngày chúa nhật 27-6-2010 tại Kfi fan.

Thầy Stephano Nehmé thuộc dòng Maronite Liban, nổi bật là con người cầu nguyện. Thầy sinh năm 1889

tại làng Léhfếd Jbeil, tục danh là Youssef, con út trong một gia đình có 7 người con. Năm lên 16 tuổi, Youssef gia nhập dòng Maronite Liban tại Đan viện thánh Cipriano và Giustino ở Kfi fan và 2 năm sau được tuyên khấn với tên dòng là Stephano và như một thầy trợ sĩ.

Thầy được lần lượt thuyên chuyển đến nhiều đan viện, giữ công tác làm vườn và canh tác, làm thợ mộc và xây cất. Ở mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh thầy biết thông truyền Tin Mừng cho anh em, nhờ đời sống cầu nguyện nhiệt thành, trung thành với hiến luật và tinh thần của dòng. Thầy Stephano cũng nổi bật về lòng quảng đại, thận trọng và khôn ngoan trong phán đoán, cảm thông với những khó khăn của người khác. Vì vậy thầy rất được các cộng tác viên kính mến.

Thầy Stephano sống linh đạo xác tín về sự hiện diện liên tục của Chúa trong mọi lúc của cuộc sống và thầy thường lập lại: “Thiên Chúa đang nhìn thấy tôi”.

Thầy Stephano qua đời ngày 30-8-1938 lúc mới được 49 tuổi. Khi cải táng trong tiến trình án phong chân phước, người ta thấy thi hài thày nguyên vẹn.

Thầy là vị thứ tư được tôn phong sau 3 vị thánh thuộc dòng Maronite Liban là Chabel, Rafqa và Nimatullah. (Zenit 9-6-2010)

THỦ TƯỚNG ĐỨC KÊU GỌI THẾ GIỚI BẢO VỆ TỰ DO TÔN GIÁO

BERLIN. Thủ tướng Đức, Bà Angela Merkel kêu gọi liên minh đang cầm quyền dấn thân bênh vực tự do tôn giáo và nhân quyền trên thế giới.

Phát biểu hôm 11-6-2010 trong khóa họp thứ 47 của nhóm làm việc Công Giáo và Tin Lành thuộc đảng dân chủ Kitô CDE và CSU, Thủ tướng Merkel cho biết việc dấn thân cho tự do tôn giáo và nhân quyền là một ước muốn đặc biệt của Chính phủ Liên bang Đức và liên đảng cầm quyền tại đây.

Khóa họp kéo dài 2 ngày và có đề tài là “Nạn bách hại và kỳ thị các tín hữu Kitô trong thế kỷ 21.” Bà Merkel ghi nhận rằng đề tài này rất thời sự vì các tín hữu Kitô trên thế giới là thiểu số tôn giáo bị bách hại nhiều nhất. Nếu không có tự do tôn giáo thì cũng không thể nghĩ đến các quyền con người, vốn là nền tảng của Liên Hiệp Âu Châu. Ai chống lại tự do tôn giáo thì cũng chẳng nghĩ đến an sinh của con người. Trong ý hướng đó, nước Đức có trách nhiệm dấn thân bênh vực các quyền và giá trị nói trên. (KNA 11-6-2010)

Page 71:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

55Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

Minh Nguyên

Thổ Nhĩ Kỳ Dọa Cắt Quan Hệ Với IsraelThổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên đe dọa sẽ cắt quan hệ

ngoại giao với Israel quanh vụ Israel tập kích đoàn tàu chở đồ cứu trợ trên đường tới dải Gaza hồi tháng Năm vừa qua làm 9 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói khả năng cắt quan hệ ngoại giao chỉ có thể được đảo ngược nếu Israel hoặc phải xin lỗi, hoặc chấp nhận có một cuộc điều tra quốc tế về vụ tập kích.

Ankara đã giảm bớt quan hệ ngoại giao với Israel sau vụ tập kích hải quân. Thổ Nhĩ Kỳ - cho tới gần đây vẫn là đồng minh Hồi giáo quan trọng nhất của Israel - đã rút đại sứ về nước và yêu cầu Israel phải đưa ra lời xin lỗi. (BBC 3-7-2010)

Lạ i Thêm Cá o Buộ c Vụ Cồ n Dầ uCó cá o buộ c công an liên quan trong vụ mộ t giá o

dân Cồ n Dầ u chế t hôm thứ Bả y, trong khi sá u ngườ i bị khở i tố hiệ n vẫ n chưa đượ c mang ra xé t xử . Đà i châu Á Tự do, trụ sở tạ i Washington DC, dẫ n lờ i ngườ i dân đị a phương nó i ông Nam qua đờ i sau khi công an bắ t ông đi thẩ m vấ n, “trên ngườ i có nhiề u vế t bầ m.”

Tuy nhiên, rấ t nhiề u ngườ i ở giá o xứ Cồ n Dầ u khi đượ c đà i BBC tiế p cậ n chỉ xá c nhậ n việ c giá o dân Nguyễ n Nam bị chế t, chứ không nó i nguyên nhân! Ai dám nói sự thật trong chế độ cs? (BBC 3-7-2010)

Khủ ng Hoả ng Và Tương Lai Chế Độ Báo Le Monde, Philippe Delalande, kinh tế gia,

nhậ n đị nh rằ ng Đạ i hộ i Đả ng và o thá ng 1/2011 sẽ có cá c mụ c tiêu chí nh là bầ u ra ban lã nh đạ o mớ i, xá c đị nh đườ ng hướ ng đưa nề n kinh tế . Chiế c ghế tổ ng bí thư Nông Đứ c Mạ nh sẽ mở ngỏ cho cá c ứ ng viên vớ i ba điề u kiệ n: dướ i 65 tuổ i, là ủ y viên Trung ương (tuy trên thự c tế là ủ y viên Bộ Chí nh trị ) và , theo mộ t quy đị nh bấ t thà nh văn, là ngườ i miề n Bắ c. Tên ông Tô Huy Rứ a đượ c nhắ c tớ i nhiề u hơn cả . Ông Rứ a đượ c bầ u

và o Bộ Chí nh trị từ thá ng /2009, có thể là mộ t sự chuẩ n bị trướ c về nhân sự . Ông mớ i 63 tuổ i và là ngườ i miề n Bắ c. Quan trọ ng hơn nữ a, ông giữ vai trò quan trọ ng trong Bộ Chí nh trị , vớ i cương vị phụ trá ch ngà nh Văn hó a-Tư tưở ng ở cấ p trung ương. Chỉ ông Nguyễ n Tấ n Dũ ng là có hy vọ ng tạ i vị ở chứ c Thủ tướ ng thêm mộ t nhiệ m kỳ , cò n cá c chứ c vụ Chủ tị ch nướ c và Chủ tị ch Quố c hộ i cũ ng sẽ có ngườ i mớ i. (BBC 3-7-2010)

Quan Chứ c VN Thăm Tà u Chiế n Mỹ Quan chứ c ngoạ i giao Việ t Nam vừ a tớ i thăm

hà ng không mẫ u hạ m USS George H.W. Bush củ a hả i quân Hoa Kỳ đậ u tạ i Norfolk, Virginia.

Chuyế n thăm tà u USS George H.W. Bush (CVN 77) củ a Phó Đạ i sứ Việ t Nam tạ i Mỹ Nguyễ n Tiế n Minh đượ c tổ chứ c hôm 30/06, nhân đợ t kỷ niệ m 15 năm ngà y hai nướ c thiế t lậ p quan hệ ngoạ i giao.

Thông cá o củ a Hả i quân Hoa Kỳ cho hay thá p tù ng ông Minh là gầ n 50 quan chứ c và sỹ quan Việ t Nam.Đoà n Việ t Nam đã đượ c Hạ m trưở ng tà u George

H.W. Bush, Đạ i tá Chip Miller, đó n tiế p trọ ng thị . (BBC 3-7-2010)

TQ Bỏ Tù Nhà Địa Chất Người MỸTrung Quốc đã kết án một nhà địa chất học người

Mỹ, vốn sinh ra ở Trung Quốc, 8 năm tù vì tội đánh cắp bí mật quốc gia.

Tiết Phong, 44 tuổi, bị bắt giam từ năm 2007 sau khi thương lượng vụ bán một cơ sở dữ liệu của ngành dầu lửa cho công ty tư vấn của Mỹ mà ông làm việc.

Ông Tiết Phong nói thông tin mà ông có được về ngành dầu lửa Trung Quốc là sẵn có công khai. Ông nói ông đã bị tra tấn trong lúc bị giam giữ.Đại sứ quán Mỹ nói họ thất vọng trước tin này và

kêu gọi trả tự do cho ông Tiết Phong ngay lập tức.Luật sư của ông nói bản án của tòa là “quá nặng”.

Ông Tiết Phong còn bị phạt 200 ngàn nhân dân tệ (tương đương 30 ngàn USD).

Tội của ông Tiết Phong là dàn xếp vụ bán một cơ sở dữ liệu vốn sẵn có công khai về ngành dầu lửa đa phần do nhà nước TQ kiểm soát cho công ty tư vấn Mỹ IHS Energy, bây giờ gọi là IHS inc. (BBC 3-7-2010)

Chuyên Quyề n Kiể u Việ t NamViệ t Nam là mộ t trong số í t cá c quố c gia độ c đả ng

cò n lạ i trên thế giớ i.Nhữ ng năm gầ n đây, trong khi kinh tế trong nướ c

tăng trưở ng nhanh, giớ i quan sá t cũ ng nhậ n thấ y tì nh hì nh kiể m soá t chí nh trị -xã hộ i trong nướ c có phầ n gia tăng. Giá o sư Ngô Vĩ nh Long từ Đạ i họ c Maine, Hoa

Page 72:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

56 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Kỳ , đã trì nh bà y tạ i Hộ i thả o về cá c thể chế độ c đoá n Á châu tạ i Hong Kong. Giá o sư cho biế t:

Ngườ i ta thườ ng cho rằ ng khi kinh tế phá t triể n thì xã hộ i sẽ có dân chủ hó a. Thế nhưng ở Việ t Nam, hay Trung Quố c, nhấ t là trong 5-10 năm qua, tì nh trạ ng chuyên quyề n và sử dụ ng quyề n lự c mộ t cá ch độ c đoá n có thể nó i lạ i cà ng ngà y cà ng tăng.

Theo tôi có ba lý do. Thứ nhấ t, phá t triể n kinh tế cà ng ngà y cà ng tậ p trung tiề n bạ c và o trong tay mộ t số nhó m lợ i í ch trong nướ c. Mà tiề n nà y, tư bả n nà y không phả i là tư bả n trong nướ c mà là tư bả n nướ c ngoà i.

Thự c ra cũ ng có mộ t số tư bả n thu đượ c trong nướ c, nhưng chủ yế u là thông qua dạ ng lấ y đấ t củ a dân để đó ng gó p, hù n vố n vớ i tư bả n nướ c ngoà i. Tiề n củ a nướ c ngoà i đó ng vai trò quan trọ ng hơn.

Vì thế ta thấ y cá c cuộ c đà n á p thườ ng có liên quan cá c mó n tư bả n rấ t khổ ng lồ . Và nhữ ng ngườ i chỉ trí ch chí nh phủ , nhữ ng chỉ trí ch nà o nhắ m và o cá c khoả n tư bả n khổ ng lồ thì chắ c chắ n sẽ bị đà n á p.

Chuyên quyề n đang là m cho mộ t và i nhó m mạ nh hơn, già u lên, nhưng lạ i dẫ n đế n việ c Đả ng và chí nh quyề n bị suy yế u đi và dầ n dầ n bị mấ t tí nh chí nh danh.

Thứ hai, chí nh quyề n hiệ n nay chuyên quyề n hơn, nhưng không phả i vì cộ ng sả n mà vì lợ i í ch là phầ n nhiề u.

Thứ ba, sự chuyên quyề n đượ c thao tú ng vì cá c nhó m có thể ngăn chặ n việ c nà y đã bị tiêu diệ t từ trướ c. Ngoài ra để kiếm thêm tư bản ngoại tệ, nhà nước làm cho dân nghèo thêm và tạo điều kiện thêm nhiều “thiên tai” để hy vọng kiếm thêm quĩ từ thiện từ nước ngoài. (BBC 3-7-2010)

Việ t Nam Giữ Thăng Bằ ng Giữ a Mỹ Và Tq“Bắ c Kinh đang dồ n Việ t Nam và o thế phả i tì m

kiế m ả nh hưở ng trong khu vự c” vớ i cá c hoạ t độ ng ngoạ i giao - quố c phò ng củ a Hà Nộ i gầ n đây đượ c cá c quố c gia lá ng giề ng theo dõ i chặ t.

Luke Hunt của bá o Bangkok Post phân tí ch quan hệ Việ t Nam - Trung Quố c sau cá c diễ n biế n mớ i nhấ t.

Theo ông, việ c mở rộ ng quân sự củ a Bắ c Kinh đang dồ n Việ t Nam và o thế phả i giả i tỏ a quan ngạ i củ a nhữ ng ngườ i chố ng Trung Quố c ở trong nướ c.

Tổ ng Bí thư Nông Đứ c Mạ nh ký hợ p đồ ng mua vũ khí củ a Nga có thể phả n á nh quan ngạ i chí nh trị nộ i đị a hơn là về nhu cầ u quân sự thự c tế . Việ c tăng cườ ng quân độ i trong năm trướ c Đạ i hộ i, theo ông, đượ c phe thân Trung Quố c tí nh toá n là sẽ trấ n an cá c giớ i chỉ trí ch, là m ra vẻ Việ t Nam đang mạ nh dạ n đố i đầ u vớ i Bắ c Kinh. (BBC 3-7-2010)

‘Là m Bá o VN Như Đi Thăng Bằ ng Trên Dây’Ngà y 21/06 là Ngà y Bá o chí Cá ch mạ ng Việ t Nam.Nhân dị p nà y, cá c bá o đề u có hoạ t độ ng kỷ niệ m

ngà y nhà bá o. Cơ quan quả n lý bá o chí cũ ng gử i lờ i chú c mừ ng tớ i cá c bá o, đồ ng thờ i nhắ c nhở !!! Nề n bá o chí Việ t Nam đượ c cho là đã tiế n mộ t bướ c dà i trong nhữ ng năm qua, tớ i nay có trên 700 đầ u bá o và tạ p chí .

Nhà bá o Nguyễ n Trung Dân, nguyên Phó Tổ ng biên tậ p bá o Du lị ch, tờ bá o đã bị Bộ Thông tin và Truyề n thông đì nh bả n ba thá ng hồ i năm ngoá i vì “sai phạ m nghiêm trọ ng” trong số Xuân Kỷ sử u, là đăng mộ t số bà i đề cậ p tớ i chủ đề biên giớ i lã nh thổ cũ ng như chủ quyề n củ a Việ t Nam đố i vớ i hai quầ n đả o Hoà ng Sa và Trườ ng Sa. “Cá i khó nhấ t củ a ngườ i là m bá o ở Việ t Nam là phả i giữ đượ c thăng bằ ng, như ngườ i là m xiế c đi trên dây phả i là m sao không bị té . Phả i giữ thăng bằ ng giữ a mộ t bên là ngườ i dân, ngườ i đọ c, mộ t bên là chí nh quyề n, Nhà nướ c. Ở dướ i chân mì nh, nế u bị rớ t, thì là hố thẳ m. Thự c ra, nó i thì hơi quá nhưng nhiề u khi chí nh quyề n họ cũ ng chỉ coi ngườ i là m bá o như ngườ i là m xiế c cho vui thế thôi. Trớ trêu là nhân dân thì họ lạ i tin nhữ ng ngườ i là m xiế c, vì hì nh như họ tin và o ả o thuậ t, họ nghĩ là m xiế c là thậ t. Cho nên ngườ i là m xiế c phả i biế t mì nh ở đâu, vị trí củ a mì nh thế nà o, là m sao để cân bằ ng. Đó là cá i khó nhấ t khi là m bá o ở Việ t Nam.” (BBC 3-7-2010)

Nga - Mỹ Trao Đổi Điệ p ViênHoa Kỳ đã trục xuất 10 điệp viên Nga trong một

phần thỏa thuận trao đổi tù nhân với Moscow.Chuyến bay chở năm người đàn ông và năm phụ

nữ đã rời New York sau khi quan tòa ra lệnh trục xuất tại phiên nghe lời khai mà tại đó họ thừa nhận đã làm gián điệp cho ngoại quốc. Cáo buộc rửa tiền nghiêm trọng hơn đối với họ được bãi bỏ. Công tố viên nói các bị cáo đóng giả là công dân bình thường, có một số người sống với nhau như vợ chồng trong nhiều năm, và được cơ quan tình báo Nga SVR hướng dẫn thâm nhập giới làm chính sách để thu thập thông tin.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tha bổng cho bốn người bị kết tội làm gián điệp ở Nga. Tin tức nói họ nộp đơn xin tha bổng và nhận mình có tội. Điện Kremlin đã công bố tên bốn người này.

Không rõ khi nào chuyến bay chở 10 điệp viên Nga sẽ hạ cánh, và không rõ những người được Nga thả sẽ được trao trả tại đâu. (BBC 8-7-2010)

Page 73:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

57Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

“Ta khaùt”(Gioan 19:28)

Gieáng Nöôùc Cho Ngöôøi Daân Toäc,

Phong CuøiKính thưa Quý Ông Bà và Anh Chị Em,

Chúng ta đang sống tại Hoa Kỳ, một quốc gia văn minh và phú cường. Có lẽ chúng ta sẽ không mấy chú ý khi nghe câu hát vè mộc mạc đơn sơ này: “Lạy Trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cầy. Lấy đầy bát cơm…”, vì Trời có mưa hay không mưa, chúng ta vẫn có nước ngọt để dùng, để tắm rửa, nấu ăn, giặt giũ qua những hệ thống dẫn nước và khử trùng hiện đại. Nhưng tại Việt Nam, ở những nơi cao nguyên, đồi núi, NƯỚC lại là một ước mơ to lớn, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số ở Kontum-Gia Lai.

Chúng con là các nữ tu thuộc Dòng Đa Minh Thánh Tâm, Việt Nam. Đã hơn 2 năm qua, chị em chúng con đã đến và sống tại Kontum-Gia Lai, nơi có nhiều buôn làng của dân tộc thiểu số. Chúng con đã chứng kiến được cảnh sống khốn cùng, thiếu thốn của họ. Nước uống là một vấn đề rất nan giải. Vì là cao nguyên, đồi núi, nên Kontum-Gia Lai không có sông lạch như ở miền đồng bằng mà chỉ có những hốc đá, khe núi với những “nước giọt” nhỏ tí tách. Có những nơi đất trũng, tạo thành các “ao tù”. Nếu mưa nhiều thì nước còn trong sạch được 1 chút. Nếu trời hạn hán không mưa thì những ao tù này nước đục bẩn, rong rêu bám xanh, vi trùng sinh sôi nảy nở ở đó. Thế mà người dân vẫn phải đến đấy, xách nước về nấu ăn, tắm rửa! Họ ao ước từng ngày có được những cơn mưa rào để có thể dự trữ được nước ngọt. Một ước mơ thật nhỏ bé, tầm thường mà có lẽ chúng ta chẳng bao giờ phải nghĩ đến điều ấy. Chúng con xin gởi kèm một số hình ảnh để quý ông bà và anh chị em cùng theo dõi.

Bởi vì sống trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh như thế, nên người dân tộc cao nguyên dễ mắc phải những căn bịnh hiểm nghèo, mà 1 trong những căn bịnh đó là bịnh Phong Cùi.

Người Mẹ trẻ mang 2 con đến “ao tù”, múc nước cho con uống, rửa bát đĩa rồi kín thêm 2 thùng nước mang về nhà để dùng.

Các gia đình bịnh nhân phong sống biệt lập với nhau thành những “làng cùi”. Tương lai các em bé này sẽ về đâu?

“Giếng Nước Uớc Mơ”: Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của đôi vợ chồng già bịnh phong cùi. Ôi! Giấc mơ đã thành sự thật!

Page 74:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

58 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Một căn bịnh nan y đã xuất hiện từ bao thế kỷ và vẫn còn là nỗi bất hạnh cho người dân tại Kontum-Gia Lai. Những người mắc phải căn bịnh này đã phải dắt dìu nhau, bỏ buôn làng, đi vào rừng sâu nước độc, tự tìm kế sinh nhai để nuôi sống nhau vì bị cộng đoàn xa lánh. Là người bình thường sống tại buôn làng, còn khốn khó khi đi xách nước về dùng, huống chi là người mắc bịnh phong cùi. Những ngón tay, ngón chân của họ đã bị vi trùng phá huỷ. Đi đứng khó khăn, không được thăng bằng, lại phải bám víu vào những cây gậy để lần từng bước, nên việc đến các ao tù để kín nước về dùng thật là một vấn đề quá vất vả, cực nhọc!

Vì thế, nhu cầu khẩn thiết nhất để giúp cho các bịnh nhân phong cùi và người dân tộc thiểu số tại vùng cao nguyên Kontum-Gia Lai giải quyết tình trạng thiếu nước là việc đào giếng!

Việc đào giếng ở đồng bằng thì tương đối dễ dàng. Chỉ việc đào sâu khoảng mười mấy thước là đụng mạch nước. Giá thành 1 giếng nước cũng rất rẻ, chỉ khoảng 100 – 150 đô la. Nhưng ở trên cao nguyên đồi núi thì toàn là sỏi đá nên việc tìm kiếm mạch nước cũng rất khó khăn. Muốn khoan giếng, phải xuyên qua những tảng đá. Có khi gãy cả mũi khoan mà vẫn chưa tìm được mạch nước. Lại có lúc đã khoan xuống cả 100 thước vẫn còn đá và đá, nên phải bỏ chỗ này để tìm khoan chỗ khác. Nếu được may mắn, nhanh chóng tìm được mạch nước thì giá thành sẽ khoảng 500 đô cho 1 giếng nước quay tay. Và nếu buôn làng đông người thì chúng con còn cần làm thêm hệ thống máy nước, bình Inox chứa nước và các vòi nước thì mới đủ cung cấp nước cho mọi người. Giá thành sẽ từ 1,000 đồng trở lên.

Chính vì thế, chúng con tha thiết kêu gọi lòng hảo tâm của quý ông bà, anh chị em. Xin rộng tay giúp chúng con có phương tiện để đào giếng cho người dân tộc thiểu số sống tại Kontum-Gia Lai và đặc biệt cho các bịnh nhân phong cùi. Xin cho ước mơ nhỏ bé này của họ được thành tựu. Những gì quý vị làm cho các anh em khốn cùng của chúng ta đây sẽ được Thiên Chúa trả công bội hậu như lời Chúa phán: “Các con đong đấu nào (cho anh em) thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho các con đấu ấy và còn cho các con hơn nữa.” (Mc 4:24). Thay mặt cho các dân tộc thiểu số và đặc biệt cho các bịnh nhân phong cùi tại Kontum-Gia Lai, chúng con, các nữ tu Dòng Đa Minh Thánh Tâm, xin chân thành cảm tạ.

Các bịnh nhân phong cùi ngồi chờ đến lượt được khám bịnh.

Các bịnh nhân phong cùi hân hoan chống gậy đến gặp Sơ phụ trách đã giúp khoan giếng, làm bồn nước sạch cho cả làng!

Mọi đóng góp xin gởi về:

DOMINICAN MISSION OFFICEAttn: Sr. Immaculata Đào Thủy, OP

5250 Gasmer Dr.Houston, TX 77035

(713) 723-8250Check Memo xin đề: KONTUM

Page 75:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

59Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

CÁO‱PHÓ‱và‱CẢM‱‱TẠGia Đình chúng tôi vô cùng đau buồn báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần: Chồng, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Cố Ngoại của chúng tôi là:

Ông ANTÔN (ANTOINE) VŨ TĂNGĐã được Chúa gọi về ngày 25-5-2010 Tại Winnipeg, MANITOBA, CANADA

Hưởng Thọ 81 tuổi.

Lễ cầu nguyện và thăm viếng đã được cử hành ngày 28-5-2010 tại nhà quàn Cropo Funeral Chapel.Thánh lễ an táng đã được cử hành tại thánh đường Thánh Philpphê Minh ngày 29-5-2010.

An táng tại Nghĩa Trang Sacred Heart thuộc Giáo Phận St. Boniface

Tang Gia Chúng con xin chân thành cảm tạ và tri ân: - Lm Antoine VÕ VĂN HOÀ, Cha Chánh Xứ Saint-Pierre-JOLYS- Lm Giuse ĐOÀN QUỐC TUẤN, Cha Chánh Giáo Xứ Thánh Philipphê Minh- Ông Chủ Tịch và Hội Đồng Giáo Xứ Thánh Minh- Các Ban Nghành.- Bà Cố Trường.- Hội Thánh Gia.- Ca Đoàn Cecillia- Hội Cao Niên VIỆT NAM MANITOBA- Trưởng ban và quý điều hợp Quỹ Tình Thương- Hội Cựu Quân Nhân VNCH và Liên Minh Dân Chủ- Quý Cụ, Quý Ông Bà, Anh Chị Em trong Giáo Xứ Thánh Minh- Bạn Hữu xa gần cùng Thân Bằng Quyến Thuộcđã gọi Điện Thoại, Điện Thư, phân ưu, gởi vòng hoa, xin lễ, thăm viếng, cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ an táng tiễn đưa người thân yêu của chúng con đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse chúc lành và trả công bội hậu trên Quý Cha, và Quý Vị. Trong lúc tang gia bối rối, không tránh khỏi nhiều điều thiếu sót, kính xin Quý Cha và Quý Vị niệm tình tha thứ cho.

Tang gia đồng cảm tạ:Vợ Bà quả phụ Vũ Tăng (Kế Mẫu: Đặng Nguyệt Dung)

Trưởng nữ: Vũ Minh Nguyệt, chồng, chồng và các con, các cháu.Trưởng nam: Vũ Ngọc Thăng, vợ.

Thứ nữ: Vũ Minh Tâm, chồng và các con.Thứ nữ: Vũ Minh Ngọc.

Thứ nữ: Vũ Minh Thư, chồng và các conThứ nữ: Vũ Minh Hiền.

Út nam: Vũ Ngoc Thanh, vợ và các con

Page 76:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

60 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Giáo Phận Vĩnh LongHọ Đạo Cai Quá

Thư NgỏTrọng kính Quý ông bà và anh chị em,Con là Giacôbê Nguyễn Văn Mẫn, linh mục phụ trách hai họ

đạo Cai Quá và Ngã Cạy, thuộc giáo phận V ĩnh Long. Con xin mạo muội gửi đến Ông bà và anh chị em lời thỉnh cầu này:

Số là họ đạo Cai Quá được thành lập năm 1933, đến năm 1968 nhà thờ bị sập do bom đạn của chiến tranh. Từ đó, họ đạo này phiêu bạt khắp nơi, số gia đình công giáo còn trụ lại Cai Quá rất ít. Họ đạo chúng con mất tất cả đất đai, ruộng vườn, nhà cửa, không còn thứ gì hết. Thế rồi, hồng ân Chúa, tình thương của Ngài đã đổ xuống cho họ đạo chúng con. Vào năm 1996 chúng con đã dựng lại được ngôi nhà thờ nhỏ nằm trong khuôn viên chưa đầy 1.000 mét vuông. Có ngôi nhà thờ nhỏ này, chúng con vui mừng xúm xít lại để lo việc tế lễ Chúa, lo việc đạo hạnh cho con cái của mình, đến nay về nam phụ lão ấu được hơn 400 phần hồn. Họ đạo chúng con vừa sung túc trở lại thì ngôi nhà thờ của chúng con bắt đầu hư hại nhiều, nhất là phần nền nhà thờ do bị nước ngập thường xuyên vào mùa mưa lũ. Con cùng với các anh chị em trong họ đạo ước ao sửa lại đôi chút, để nhà thờ chúng con không bị ngập nước, và chúng con có nơi thờ phượng Chúa tôn nghiêm và xứng đáng hơn.

Bên cạnh đó, chúng con cũng vừa đòi lại được 1.000 mét vuông đất của họ đạo mà nhà nước đã lấy lâu nay. Chúng con cũng ước ao cất nhà giữ trẻ, nhà giáo lý, vì hiện tại chúng con chỉ có một ngôi nhà duy nhất mà thôi, đó là ngôi nhà thờ. Chúng con còn đang sử dụng phòng thánh để làm nơi chứa đồ và ngủ nghĩ nữa mà!

Kính thưa Ông bà và anh chị em, cảnh huống của họ đạo chúng là như vậy đó, chúng con không biết làm sao để sửa sang, không biết làm sao để thực hiện ước ao của mình, bởi kế sinh nhai của họ đạo chúng con chủ yếu là làm ruộng. Những năm gần đây nhiều người đã ra các tỉnh thành để tìm miếng cơm manh áo, vất vả vô cùng.

Con tha thiết kính xin Ông bà và anh chị em thương đến họ đạo chúng con, chia sẻ và nâng đỡ chúng con, để chúng con có được nơi thờ phương tôn nghiêm và xứng đáng hơn, có nơi để dạy giáo lý cho con em chúng con biết Chúa và làm sáng danh Chúa.

Con xin chân thành cám ơn Quý ông bà và anh chị em. Nguyện xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse trả công bội hậu cho Ông bà và anh chị em.

Địa chỉ liên lạc:Lm. Nguyễn Văn Mẫn – Nhà thờ Cai Quá - Ấp 3Xã Hậu Lộc – Huyện Tam Bình – Vĩnh Long – VNĐT: (011) 847-0247-6499 (gọi từ Hoa Kỳ)DĐ: 0908-498-185Email: [email protected]

Giới thiệu của Đức Giám Mục:

Page 77:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

61Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

Cáo‱Phó‱&‱Cảm‱TạTrong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh, gia đình chúng tôi kính báo đến: Quý Cha, quý Sơ, quý dồng hương, quý bạn hữu xa gầ, quý thân bằng quyến thuộc: Em, Chị, Mẹ, bà, bà cố, bà sơ chúng tôi:

Anna NGUYỄN THỊ NGUYỆTSinh 01-01-1929 Mành Sơn, Nghệ An.

An nghỉ 29-03-2010 tại Jersey City, NJ. USA.

Thánh lễ an táng đã được cử hành lúc 10 giờ sáng ngày 03-04-2010 tại thánh đường St. Vincent Church, Bayonne, NJ. USA. Kính xin Quý Cha, Quý Sơ và Quý Vị thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Anna.

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM TẠ VÀ TRI ÂN- Cha Francis Nguyễn Đình Sáng và Cộng đồng hai Thánh Phêrô và Phaolô cùng các hội đoàn tại Long Island, NY. USA.- Cha Joseph Nguyễn Trí Minh và Cộng đoàn Dũng Lạc cùng các hội đoàn tại Jersey City, NJ. USA.- Cha Joseph Phạm Tri Tân, NY. USA.- Cha Joseph Nguyễn Thanh Châu và Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan văn Minh và các hội đoàn tại Orlando, FL. USA.- Quý đồng hương Mành Sơn, Nghệ An. - Quý ông bà thông gia, thân băưng quyến thuộc nội ngoại và quý bạn hữu xa gần đã đến ủi an, thăm viếng, cầu nguyện, đến tư gia cầu nguyện, gọi điện thoại, gửi điện thư, gửi hoa, phúng điếu, xin lễ và đến dự lễ cùng tiễn đưa linh hồn ANNA tới nơi an nghỉ cuối cùng tại Holy Cross Cemetery, N. Arlington, NJ. USA.Trong lúc tang gia đau buồn có nhiều điều thiếu sót. Kính xin quý vị niệm thông hiểu.Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria cùng Thánh Cả Giuse chúc lành và trả công bội hậu cho quý vị.

Tang gia đồng bái tạAnh: Ông Nguyễn Ngọc Nhật, vợ, các con, các cháu TX. USA.

Em: Bà Nguyễn Thị Huệ, chồng, các con, các cháu, chắt NJ. USANghĩa Tử Linh Mục Giuse Vũ Xuân Trường N.Y. USA

Trưởng Nam Bà Quả Phụ Nguyễn Thắm, các con, các cháu và chắt, VN.Thứ Nam Nguyễn Đình Thược, vợ và các con USA.

Trưởng Nữ Nguyễn Thị Kim Thục, các con và các cháu USA.Thứ Nữ Nguyễn Thị Kim Thảo, chồng, các con và cháu USA.

Thứ Nữ Nguyễn Thị Kim Thạc, chồng, các con và các cháu USA.Thứ Nam Nguyễn Ngọc Thanh, vợ và con USA.

Thứ Nữ Nguyễn Thị Trung Tâm, chồng và các con USA.Thứ Nữ Nguyễn Thị Thanh Thịnh và các con USA.

Thứ Nữ Nguyễn Thị Thanh Thúy, chồng và các con USA.Út Nữ Nguyễn Thị Tuyết Trinh, chồng và các con USA.

Page 78:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

62 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Mục ĐíchBăng bó thương tích tinh thần & thể xác

cho người cùng khốn.%

Mang tình thương của Chúa đến cho nhân loại lỗi lầm

bằng lời cầu nguyện.

*Bảo vệ sự sống:Chôn cất và cứu vớt thai nhi

*Nâng đỡ những bệnh nhânHIV & AIDS

*Nuôi dưỡngcác anh em mắc bệnh phong ở

miền xa xôi, hẻo lánh

*Giúp đỡ các emmù lòa và phế tật

“Những gì các ngươi làm cho một người trong các anh em hèn mọn nhất này của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta

(Mt: 25,40)”

VAGSCBảo Vệ Sự Sống Vietnamese American Good Samaritan Charities – Protect human Life

45 triệu thai nhi bị hủy diệt mỗi năm !!! Vấn đề phá thai đã trở thành thảm trạng của thế giới ngày nay, vi phạm đến quyền sinh tồn của Chúa đã ban cho nhân loại. Phải chăng Satan đã lọt vào trong tâm khảm con người thời đại. Chúng tôi quyết dành dật trong tay Satan những bào thai còn non nớt, sinh mạng cao quí mà Thiên Chúa đã dành cho con người. Công việc của chúng tôi quá nhỏ nhoi so với tệ trạng phái thai ngày nay đang nổi lên như vũ bão. Việc làm của VAGSC còn non nớt! Chẳng khác nào như việc của một em nhỏ thơ ngây kia, đã định dùng cái vỏ hến để tát cạn nước đại dương. Công việc của VAGSC quá thô sơ và nghèo nàn, như bác nông phu mang thùng ra giếng làng múc nước về cho gia đình. Nhưng thùng thì cũ, đáy thủng bị lủng, nên khi về đến nhà chẳng còn giọt nước nào. Nhưng mấy ngày sau, người ta thấy lối đi của bác nông phu kia vừa đi qua, mọc lên một lối cỏ xanh tươi. Trước một thế giới, đầy hận thù, hoang tàn và đổ nát như ngày nay. Hội từ thiện người xứ Samaritan Nhân Lành Việt Mỹ, cùng với quí Ân Nhân gần xa, nhờ sức mạnh của Lòng Thương Xót Chúa, quyết vạch lên trên trái đất này một lối đi màu xanh; trong đó có hy vọng, có sự sống, và có tình thương yêu đồng loại..

Xin kính chào và cám ơn quí Ân Nhân

Bảo Vệ Sự Sốnglà bổn phận chung

của mọi người kytô hữu%

Chúng ta không thể nào vô tình nhắm mắt làm ngơ trước những

người anh nhem đang cô đơn lạnh lẽo bơ vơ giữa chợ đời

Là một người Công Giáo chân chính, không nghe, không thực hành theo

những việc làm phản phúc, không dùng thuốc hủy diệt các bào thai vô tội.

%

Xin Lắng NgheTiếng Khóc Của Thai Nhi

Hội từ thiện VAGSC bảo trợ một số trung tâm, với những thiện nguyện viên qủa cảm, đang dành giật với Satan, cứu vớt các thai nhi đang gặp cảnh khốn khó, bị thế gian hủy diệt.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:VAGSC

PO Box 6407Santa Ana, CA 92706

Non Profi t Org. # 37 155 2124Email: [email protected]

www.vagsc.comAll donations are Tax deductible

Con kinh hãi nghe ba mẹ quyết địnhĐem con ra an nghỉ tại nơi này

Chưa biết nói làm sao con cãi lệnh?!Cùng bạn bè lạnh lẽo xếp hàng đây!

Hàn Lệ Thu

Page 79:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

63Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

Thư‱Xin‱Trợ‱Giúp‱Xây‱Dựng‱Nhà‱nguyện‱Dòng‱Nữ‱Đaminh‱Bùi‱Chu

Con là nữ tu Thérèse Vũ Thị Hiên, Bề trên Tổng Quyền Dòng Nữ Đaminh thuộc Giáo Phận Bùi Chu.

Con kính chào và kính chúc Quý Cha, Quý Ân Nhân dồi dào mọi ơn lành Chúa ban. Hội Dòng Đaminh chúng con được thành lập vào năm 1951. Con xin Quý Cha và Quý Ân Nhân hiểu cho hoàn cảnh thiếu thốn vì chúng con còn phải sống bằng nghề trồng lúa như trong suốt nhiều năm qua.

Thưa Quý Cha, Quý Ân Nhân, ngôi nhà nguyện của chúng con đã được dựng từ năm 1919 khi đó còn là nhà phước, diện tích rất nhỏ chỉ chứa được 100 thành viên, nhưng hiện giờ số thành viên đã lên tới 447. Nhà nguyện được xây bằng vôi vữa thô sơ nên trải qua năm tháng mưa bão đã xuống cấp trầm trọng. Gạch chân tường mục mủn do mưa bão; cột đà mục nát nên có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Thật nguy hiểm cho ngay cả tính mạng chị em khi tham dự kinh lễ.

Với tâm tình người mục tử Đức Giám Mục Giáo phận rất thao thức và luôn ưu tư trong suốt năm qua cho việc chuyển đổi nhà nguyện nhỏ bé mục nát thành nhà nguyện gọn sạch để thờ phượng Chúa, có chỗ cho chị em cử hành phụng vụ và tham dự thánh lễ nghiêm trang sốt sắng để an toàn tính mạng hơn.

Ý Chúa luôn thôi thúc con trong việc xây dựng lại ngôi nhà nguyện này. Chỉ có lòng tin vào Chúa thì không có việc gì mà Chúa không làm được và tin vào sự rộng tay giúp đỡ của Quý Cha, Quý ân nhân xa gần, con sẽ thực hiện ý Chúa qua sự hướng dẫn và chỉ dạy của Đức Giám Mục mà xây dựng ngôi nhà này. Để ý Chúa sớm hoàn thành, con tha thiết kính xin Quý Cha và Quý vị ân nhân để cho Thiên Chúa dung sang kiến và lòng hảo tâm của Quý Cha và Quý Ân Nhân xay dựng nhà nguyện cho chúng con.

Kính xin Quý Cha và Quý Ân Nhân tiếp lời kêu gọi những tấm lòng vàng, dóng góp công sức tiền bạc xây dựng ngôi nhà nguyện nhỏ bé này.

Con hết lòng cám ơn Quý Cha và Quý Ân Nhân đã đọc thư cùng những ưu tư, them lời cầu nguyện, tận tâm đóng góp và kêu gọi nhiều người giúp đỡ Hội Dòng của con.

Địa chỉ liên lạc:Nt Vũ Thị HiênHội Dòng Đaminh Bùi ChuXuân Ngọc-Xuân trường-Nam Định-Việt Nam.Điện thoại 0350-3886-138 Email: [email protected]

Page 80:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

64 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

Thư‱Ngỏ‱của‱Hội‱Dòng‱Mến‱Thánh‱Giá‱Cái‱Mơn

XÂY MÁI ẤM CHO CÁC BÉ MỒ CÔIKính thưa Quý Ân Nhân, Khi sinh ra ai cũng muốn có một mái nhà, sống bên gia đình với những người cha, người mẹ. Nhưng cuộc sống có

những hoàn cảnh thật thương tâm. Trong những lần công tác xã hội thăm các bệnh nhân phong, anh chị em khuyết tật, chúng con đã tận mắt nhìn thấy cảnh các bé mồ côi sống chung với ông bà nội, ngoại hoặc cô, dì, người lối xóm… đã đau yếu lại quá nghèo ngặt không thể đủ cơm áo để nuôi cho bé! Phần lớn các bé nầy sớm xa cha lìa mẹ vì cha mẹ đã bị chết do AIDS. Một số bé thì do những cuộc tình vụng trộm của cha mẹ nhưng được thuyết phục và nâng đỡ của những tấm lòng nhân ái muốn bảo vệ sự sống nên không nỡ giết con mình, thế nhưng sinh con ra thì mang con bỏ bên vệ đường hoặc đem con cho người khác…

Chứng kiến trước những mảnh đời bất hạnh chúng con ước mong có một ngôi nhà cho các trẻ mồ côi, muốn các em được chăm sóc bằng trái tim của người mẹ. Hiện tại chúng con được một ân nhân đã hiến cho Hội Dòng chúng con miếng đất rộng 2,000m2 ở sát mặt lộ đá tại ấp Thạnh Tây – xã Hương Mỹ - Huyện Mỏ Cày – Tỉnh Bến Tre. Chúng con sẽ xử dụng miếng đất này để xây nhà cho các trẻ mồ côi. Hiện tại, chúng con đã dọn sạch mặt bằng và bom cát xong nền của ngôi nhà mà tới đây chúng con sẽ khởi công xây dựng.

Chúng con rất mong được sự giúp đỡ dù chỉ là một viên gạch, một tấm tôn, một bao xi măng… của các nhà hảo tâm và của quý ân nhân xa gần cũng là nguồn động viên nồng hậu cho chúng con, để chúng con mau thực hiện công trình nầy cho các trẻ mồ côi sớm có nơi nương tựa.Nguyện‱xin‱Thiên‱Chúa‱và‱Mẹ‱nhân‱lành‱ban‱cho‱quý‱Ân‱nhân‱và‱gia‱₫ình‱₫ược‱

₫ầy‱phúc‱lộc‱và‱bình‱an.‱Xin‱chân‱thành‱tri‱ân‱tất‱cả‱quý‱Ân‱nhân‱₫ã,‱₫ang‱‱và‱sẽ‱trợ‱giúp‱chúng‱con‱‱trong‱công‱việc‱từ‱thiện‱này.

Chịu trách Nhiệm:Nữ Tu Anna Trần Thị Chung

Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái MơnẤp Vĩnh Bắc, X. Vĩnh Thành, H. Chợ Lách Tỉnh Bến Tre

Tel:84-075.3692855 – 075.3898517M Mobile : 0983153392

Email: [email protected]

Ngày 13 tháng 7 năm 2010các sơ mời cha làm phép khu đất để khởi công.

Page 81:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

65Thông‱Tin‱Liên‱Lạc

CẢM TẠ và TRI ÂNChúng con xin chân thành cảm tạ và tri ân:

• Đức Cha James Vann Johnston, Jr., Giám Mục Springfi eld-Cape Girardeau, MO,• Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaphut, O.F.M. Cap., Tổng Giáo Phận Denver, CO,• Đức Cha Jaime Soto, Giám Mục Giáo Mục Sacramento, CA.,• Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J. Giám Mục Bắc Ninh, Việt Nam,• Đức Ông James Murphy, Tổng Đại Diện Giáo Phận Sacramento, CA., • Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ,• Cha Phaolô Phan Quang Cường, Chủ Tịch HTSGS Miền Tây,• Quý Phó Tế Giacôbê Nguyễn Nam Tiến, Laurensô Ngô Thế Tòng, Giuse Trần Minh Đoán, • Sr Bề Trên và Quý Sr Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Portland, OR.• Quý Sr Trinh Vương, Springfi eld, MO., • Quý Đại Diện và Quý Vị thuộc Giáo Xứ CTTĐVN, Sacramento, CA• Quý Đại Diện và Quý Vị thuộc Giáo Xứ Nữ Vương Tử Đạo Việt Nam, Denver, CO.• Quý Đại Diện Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ, Lincoln, NE,• Cộng Đoàn Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Springfi eld, MO,• Quý Vị trong Gia Đình Bắc Ninh, Hoa Kỳ,• Quý Anh Chị trong Nhóm Thân Nhân của Cha Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, CMC.,• Quý Cha thuộc Giáo Sĩ Dưỡng Đường Đồng Công - Mater Dei,• Quý Anh Chị Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ,• Bào Đệ của Cha Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, CMC., Ông Nguyễn Văn Hưởng và toàn thể Quý

Vị thân nhân, bằng hữu, và các cháu, • Toàn thể các Linh mục, Tu sĩ Nam Nữ và thân hữu xa gần, đã gửi thiệp và điện thư, gửi hoa, thăm

viếng, xin Lễ, cầu nguyện, phúng điếu, đặc biệt là tham dự Thánh Lễ An Táng và tiễn đưa linh cữu người Anh em chúng con là:

Linh Mục Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, C.M.C.Đã được Chúa gọi về ngày 29 tháng 06 năm 2010 tại Carthage, Missouri, hưởng thọ 72 tuổi.

Thánh Lễ An Táng được cử hành tại Đền Thánh Khiết Tâm Đức MẹCarthage Missouri ngày 10 tháng 07 năm 2010.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria Đồng Công Chí Ái, ban tràn đầy phúc lành và trả công bội hậu đặc biệt cho Quý Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Quý Vị.

Đồng Cảm Tạ,Linh Mục Micae M. Trần Mại, CMC - Giám Tỉnh

và toàn thể Linh mục, Tu sĩ Tỉnh Dòng Đức Mẹ Đồng Công Hoa Kỳ

Page 82:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

66 NS.‱Trái‱Tim‱Đức‱Mẹ,‱Số‱392,‱Tháng‱08,‱2010

CẢM TẠ và TRI ÂNTrong niềm xúc động cảm mến , gia đình chúng con xin chân thành cảm tạ:

• Cha Giám Tỉnh, Quý Cha, và Quý Thày Tỉnh Dòng Đức Mẹ Đồng Công, Hoa kỳ• Đức Cha James Vann Johnston, Jr., Giám Mục Springfi eld-Cape Girardeau, MO• Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaphut, O.F.M. Cap., Tổng Giáo Phận Denver, CO• Đức Cha Jaime Soto, Giám Mục Sacramento, CA• Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, S.J. Giám Mục Bắc Ninh, Việt Nam• Đức Ông James Murphy, Tổng Đại Diện Giáo Phận Sacramento, CA• Cha Giuse Nguyễn Thanh Liêm Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ• Cha Phaolô Phan Quang Cường, Chủ Tịch HTSGS Miền Tây• Quý Phó Tế Giuse Trần Minh Đoán, Giacôbê Nguyễn Nam Tiến, Laurensô Ngô Thế Tòng• Sr Bề Trên, Sr Thuỷ và Quý Sr Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Portland, OR• Quý Sr Trinh Vương, Springfi eld, MO• Quý Đại diện và Quý Vị thuộc Giáo Xứ CTTĐVN, Sacramento, CA• Quý Đại diện và Quý Vị thuộc Giáo Xứ Nữ Vương Tử Đạo Việt Nam, Denver, CO• Quý Đại Diện Giáo Xứ Khiết Tâm Mẹ, Lincoln, NE• Cộng Đoàn Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Springfi eld, MO• Quý Vị trong Gia Đình Bắc Ninh, Hoa Kỳ• Quý Cha thuộc Giáo Sĩ Dưỡng Đường Đồng Công - Mater Dei• Thày Tự (MO) và Anh Thanh (CA)

Và toàn thể các Linh mục, Tu sĩ Nam Nữ và Quý thân bằng quyến thuộc xa gần, đã gửi thiệp và điện thư, gửi hoa, thăm viếng, xin Lễ, cầu nguyện, phúng điếu, đặc biệt là tham dự Thánh Lễ An Táng và tiễn đưa linh cữu người Anh, Bác, Ông chúng con là:

Linh Mục Tađêô Maria Nguyễn Ngọc Ban, C.M.C.Đã được Chúa gọi về ngày 29 tháng 06 năm 2010 tại Carthage, Missouri, hưởng thọ 72 tuổi.

Thánh Lễ An Táng được cử hành tại Đền Thánh Khiết Tâm Đức MẹCarthage Missouri ngày 10 tháng 07 năm 2010.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, trả công bội hậu và ban tràn đầy phúc lành đặc biệt cho Quý Đức Cha, Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, và toàn thể Quý Vị.

Đồng Cảm Tạ,Bào Đệ Nguyễn Văn Hưởng gia đình và các con, Boston, MA, USA.

Page 83:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

Quý Danh Độc Giả Ân NhânXin Trái Tim Đức Mẹ ban muôn ơn trên Quý vị và Gia đình. Các Linh Mục Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ sẽ dâng Thánh lễ

cầu cho Quý vị vào các thứ Sáu đầu tháng (một năm 756 Thánh lễ). Xin Quý vị hợp ý cầu nguyện với chúng tôi.

Tháng 01 năm 2010Nhu Thi Tran, Everett, WAMary Nguyen, Mercer Island, WAHuong Mai, Renton, WAYen Tran, Richland, WAHai Van Nguyen, Seattle, WATinh Hoang, Seattle, WAThoan Van Tran, Tacoma, WARose Lu, Milwaukee, WIHung Duc To, Racine, WI

Tháng 02 năm 2010Tam Van Nguyen, Anaheim, CAHong Tuyet Thi Pham, Carson, CAMau Van Nguyen, Fresno, CALoan Thi Nguyen, Garden Grove, CANga Thu Nguyen, Loma Linda, CAHuyen Thi Dinh, Los Angeles, CAQuang Huy Pham, North Hills, CAChau Thi Bui, Rancho Cordova, CATy Van Nguyen, Sacramento, CATruong Cong Nguyen, Sacramento, CADong Van Nguyen, San Diego, CAThach To, San Diego, CAHieu Thi Hoang, San Francisco, CAThuy D Dinh, San Jose, CAHien Thi Pham, San Jose, CAKinh Thi Le, San Jose, CAHoang Dinh Ho, San Jose, CAThu Ha Dinh, San Jose, CAPhuong Tran, Santa Clara, CADung Thi Nguyen, Stockton, CAThom Thi Nguyen, Westminster, CAThe Huu Nguyen, Denver, COMinh Duc Ngo, Thornton, COAndrew Phu Huynh, Westminster, COLinh Kim Vu, Wheat Ridge, COQui Ngoc Tran, Dover, DENhi Q Nguyen, Jacksonville, FLHai Thanh Nguyen, Lantana, FLGam Thi Pham, Oakland Park, FLKha Van Tran, Orlando, FLLuan Duc Nguyen, Orlando, FLThong Dinh Nguyen, Wesley Chapel, FLCanh Cong Nguyen, Jonesboro, GAPhuong Kim Ha, Lawrenceville, GAHong Ma Doan, Lilburn, GATien Nguyen, Morrow, GALan Thi Ngoc Nguyen, Morrow, GAKhue Minh Nguyen, Savannah, GAGiao Ho, Honolulu, HIHong Anh Pham, Naperville, ILCuong Minh Nguyen, West Chicago, ILHoanh Tien Nguyen, Dodge City, KSLien Thi Nguyen, Wichita, KSVan Ly Thi Ngo, Wichita, KSDung Anh Le, Chalmette, LALam Van Nguyen, Donaldsonville, LAHoan Thi Bui, Dorchester, MAKha Quoc Nguyen, Medford, MAChau Van Pham, N Billerica, MA

Bich Ngoc Nguyen, Revere, MAHuong Vu, Springfield, MAHue & Dien Vinh, Baltimore, MDHa Thiminh Tran, Boyds, MDKieu Tuyen, Rockville, MDHien Quang Duong, Silver Spring, MDVen Thi Phan, Silver Spring, MDHuong Van Nguyen, Portland, MEChien Quang Pham, East Lansing, MIHien Trinh Le, East Lansing, MIPhuc V Tran, Holland, MITinh Thanh Dinh, Blaine, MNTon Dinh Dau, Blaine, MNDzung Pham, Bloomington, MNYen Kim Pham, Hopkins, MNHach Van Nguyen, New Brighton, MNChuc Dinh Luu, Springfield, MOThao Thanh Nguyen, Biloxi, MSMenh Dinh Pham, Biloxi, MSHao Nguyen, Greensboro, NCYen Bach Nguyen, Raleigh, NCHoang Huy Vu, Lincoln, NELien Mai Tran, Lincoln, NEMarie Nguyen, Lincoln, NEThanh Dinh, Lincoln, NEQuoc Dinh, Lincoln, NEAn Cong Pham, Papillion, NEDong Le, Hackettstown, NJDao Thi Nguyen, Howell, NJLoi Nguyen, Jersey City, NJTuyet Ngoc Ho, Mount Laurel, NJJulie Tran, Bronx, NYNghi Quang Tran, Spencerport, NYTan Van Vu, Cincinnati, OHDiep Van Ngo, Oklahoma City, OKNghia Nguyen, Oklahoma City, OKVong Van Nguyen, Oklahoma City, OKHuong Thu Nguyen, Oklahoma City, OKTien Nhu Thi Dang, Tulsa, OKVinh Van Le, Portland, ORMai Van Dinh, Portland, ORLieu Ngoc Nguyen, Portland, ORQuyen T. Tran, Harrisburg, PAViet Van Vu, Harrisburg, PAJoseph Hung Mong Tran, Warminster, PATruong Lam, Wexford, PADao Xuan Nguyen, Anderson, SCKelly B. Nguyen, Knoxville, TNChinh Van Cao, Knoxville, TNHai Pham, Memphis, TNAndrew Toan Nguyen, Memphis, TNChuc Van Dao, Arlington, TXLien Minh Le, Austin, TXNam Thi Nguyen, Beaumont, TXTu Nguyen, Carrollton, TXTri Van Duong, Corpus Christi, TXPhuoc Van Nguyen, Dickinson, TXTien Dinh Nguyen, Friendswood, TXTrung Viet Ha, Frisco, TXOanh Hung Nguyen, Grand Prairie, TXLan Tran, Grand Prairie, TX

Anh Quang Tran, Grand Prairie, TXKim Van Bui, Houston, TXVincent Thi Mai, Houston, TXChuc Cong Nguyen, Houston, TXVan Thi Hoang, Houston, TXCong Hung Nguyen, Houston, TXVuong Huu Nguyen, Houston, TXThu Viet Dinh, Houston, TXThanh Van Nguyen, Houston, TXQuang Minh Nguyen, Humble, TXTho Tran, Pflugerville, TXHanh Nguyen, Port Arthur, TXThanh Duy Tran, Round Rock, TXDat Nguyen, Seguin, TXKhai Quang Do, Wichita Falls, TXTrinh Van & Tran Thao, Sterling, VAKhanh Ngoc Dinh, Kent, WADuong Tran, Lynnwood, WACong Nhu Trinh, Renton, WAQuy Vincent Tran, Richland, WADiep Hua, Seatac, WAPhuong Anh Nguyen, Seattle, WACan Ngoc Nguyen, Seattle, WANhan Van Do, Vancouver, WATan Pham, Eau Claire, WI

Tháng 03 năm 2010Thai Cao Nguyen, Dothan, ALHuyen Nguyen, Florence, ALAnthony & Quyen Nguyen, Harvest, ALDuc Van Nguyen, Mobile, ALThu Van Bui, Fort Smith, ARDien Huu Pham, Fort Smith, ARDinh Xuan Pham, Hope, ARAnh Hoang & Peter Hoang, Hot Springs, ARUyen Kim Nguyen, Rogers, ARMartin Bui, Chandler, AZDu Van Le, Litchfield Park, AZThang Nguyen, Tucson, AZNgoan Pham, Tucson, AZAn Thi Nguyen, Alameda, CALong Xuan Nguyen, Anaheim, CADo Cong Duong, Antioch, CATracy Huynh, Bakersfield, CANhat Thi Vu, Chula Vista, CAKathy Nguyen, Concord, CAChristina T Tran, Corona, CAGiang & Trang Hoang, Corona, CAVan Pham, Cypress, CALuu Gia Le, Downey, CAPhuong Van Pham, El Monte, CAKy Dinh Vu, El Toro, CAThanh Quang Tran, Elk Grove, CAFrancis Tran, Fountain Valley, CAToan Dinh Quach, Fountain Valley, CAHuong My Pham, Fremont, CABinh Ba Phan, Fremont, CATinh Thi Ngo, Fremont, CAMai Thi Ta, Fresno, CATin Trung Le, Fresno, CARan Thi Tran, Fullerton, CAJoseph M Luu, Fullerton, CA

The Thanh Vo, Garden Grove, CAMan Thi Pham, Garden Grove, CABang Van Tran, Garden Grove, CAVuong Thi Nguyen, Garden Grove, CAVan Bon Nguyen, Garden Grove, CANhi Thi Vu, Garden Grove, CAPhuoc Van Ho, Garden Grove, CAHong Lan Nguyen, Gilroy, CADung Van Bui, Hawthorne, CAJosephine Thao Nguyen, Huntingtn Bch, CATrung Chanh Pham, Irvine, CAPatrick Dang Pham, Lawndale, CAThanh Vu, Lawndale, CATan Hoang Nguyen, Livermore, CADung Tran, Livermore, CAHuong Thanh Truong, Lompoc, CAKhiem Van Nguyen, Long Beach, CAPhuong Van Nguyen, Long Beach, CANghia Ngoc Tran, Los Angeles, CAAgnes Loan Vu, Midway City, CAKim Phuong T Le, Milpitas, CAXuan Thi Nguyen, Mountain House, CAKhang Nguyen, Mountain View, CADuc Van Tran, Norwalk, CANgoc Pham, Norwalk, CACuong Van Nguyen, Oakley, CALe Hong Thi Ho, Ontario, CATheu Thi Nguyen, Ontario, CAHong Nguyen, Orange, CAJoseph Hoang, Orange, CAVivian & Dave Nguyen, Placentia, CAHongNhung Wendy Ho, Pomona, CAThuan Thi Nguyen, Reseda, CAHien Huu Hoang, Riverside, CAThien Quang Pham, Riverside, CADao Van Mai, Riverside, CAThomas Do, Sacramento, CAThy Thi Bui, Sacramento, CAHoa Thi Tuyet Dinh, Sacramento, CAPhero Nhan Nguyen, Sacramento, CAThuy Truong, Sacramento, CAThuc Van Tran, Sacramento, CALinh Thi My Nguyen, Sacramento, CAKhoa Dang Vu, San Diego, CADong Van Nguyen, San Diego, CAKim Ngoc Hoa, San Diego, CAGam Thi Nguyen, San Diego, CABao Quoc Tran, San Diego, CAMy Pham, San Diego, CAHuong Thi Tran, San Diego, CALiem Huu Nguyen, San Diego, CAMai Thuy Nguyen, San Diego, CATeresa Nguyen, San Francisco, CAToan Quang Lai, San Gabriel, CAThanh Pham, San Jose, CASam Thi Hoang, San Jose, CATam Thu Nguyen, San Jose, CALien Xuan Tran, San Jose, CAViet Anh Le, San Jose, CASon Nguyen, San Jose, CAMan Van Nguyen, San Jose, CA

Page 84:  · Chủ‱Nhiệm‱kiêm‱Chủ‱Bút:‱Lm.‱Minh‱Tri,‱CMC Quản‱Lý:‱Lm.‱Quang‱Chinh,‱CMC Kỹ‱Thuật:‱Ts.‱Cường‱Phong,‱CMC CHỦ

POSTMASTER:‱SEND‱ADDRESS‱CHANGES‱TO:NGUYỆT‱SAN‱TRÁI‱TIM‱ĐỨC‱MẸP.O. Box 836 • 1900 Grand Ave.Carthage, MO 64836Tel: 417-358-8296Fax: 417-358-9508

Email: [email protected]@dongcong.net

PeriodicalPostagePAIDPAID

Carthage,‱MO64836

Dòng Đức Mẹ Đồng CôngDòng Đức Mẹ Đồng CôngC o n g r e g a t i o n o f T h e M o t h e r C o r e d e m p t r i xC o n g r e g a t i o n o f T h e M o t h e r C o r e d e m p t r i x

1900 Grand Ave 1900 Grand Ave •• Carthage, MO 64836 Carthage, MO 64836 •• 417-358-7787 417-358-7787