chaÙy boÛng khaÙt voÏng laØm saÏch moÂi...

3
55 Số 288+289 - 2015 CHA Ù Y BOÛ NG KHAÙ T VOÏ NG LAØ M SAÏ CH MOÂ I TRÖÔØ NG T S. Dương Hồng Anh hiện đang công tác tại Trung tâm Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững (Cetasd), Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Chị là tác giả của nhiều công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế, trong đó công trình ... Đã có 88 lần trích dẫn. Ngày 6/3 vừa qua, TS. Dương Hồng Anh là một trong 2 nhà khoa học nữ được ĐHQGHN trao thưởng và vinh danh vì những thành tích NCKH xuất sắc. TS. Dương Hồng Anh chia sẻ, năm 1994, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được chuyển tiếp học cao học tại Bộ môn Hóa Kỹ thuật, Khoa Hóa học, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Thời điểm đó tại Bộ môn đang có Dự án hợp tác quốc tế với Thụy Sỹ về Khoa học và công nghệ Môi trường giai đoạn 1. Nhờ có dự án này, bộ môn đã được trang bị một số thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ thực tập và nghiên cứu, cán bộ được đi thực tập tại nước ngoài, còn các học viên cao học như chúng tôi được học những kiến thức đầu tiên về Hóa học Môi trường (môn khoa học về sự có mặt và chuyển hóa của các chất hóa học trong môi trường) và Công nghệ Môi trường cơ sở. Trong thời gian học, tôi đã hỗ trợ thầy Phạm Hùng Việt dịch các sách bài tập về hóa học và công nghệ môi trường cho chính lớp của mình, thực sự đó là một quá trình tự học khá lí thú. Sau đó tôi được cùng một số thầy cô xây dựng bộ khung và mã số đào tạo cho chương trình cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành Hóa học Môi trường. Sau khi tốt nghiệp cao học năm 1997, tôi ở lại bộ môn làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh, Dự án hợp tác với Thụy Sỹ nói trên tiếp tục bước sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Và rất may mắn là thời gian này, dự án triển khai theo hướng đầu tư thực hiện một số đề tài nghiên cứu cụ thể về các vấn đề môi trường tại Việt Nam trong đó có đề tài NCS của tôi về Sự tạo thành một số sản phẩm phụ độc hại của quá trình khử trùng trong nước cấp và đề tài nghiên cứu sau tiến sỹ về Dư lượng kháng sinh trong môi trường. “Ô nhiễm hữu cơ” nên được hiểu như thế nào, thưa chị? Đó là cách gọi tắt của ô nhiễm gây ra bởi các chất hữu cơ. Trong số các chất ô nhiễm hữu cơ thì đối tượng đầu tiên được các nhà khoa học quan tâm tới là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (gọi tắt là các hợp chất POP). Các hợp chất POP có 4 đặc điểm: bền trước các tác nhân phân hủy hóa học, vật lí và sinh học (thời gian bán hủy có thể lên tới vài chục năm); dễ hòa tan trong môi trường dầu mỡ (có khả năng tích lũy và khuếch đại sinh học); có khả năng khuếch tán xa (lan truyền ô nhiễm từ nguồn phát thải tới những vùng rất xa xôi); Có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới con người và động vật thậm chí ở những nồng độ rất thấp. Các hợp chất POP bắt đầu được sản xuất và sử dụng trên thế giới từ những năm đầu thế kỷ 20, một số thậm chí đã từng được coi là “người anh hùng” như DDT đã cứu sống nhiều triệu người khỏi căn bệnh sốt rét. Nhưng phải tới cuối thế kỉ 20 người ta mới có những bằng chứng khoa học về tác hại của chúng. Và Công ước Stốckhôm về các hợp chất POP được các nước ký kết ngày 22/5/2001; Công ước hướng tới mục tiêu quản lí an toàn, giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ các hợp chất POP. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 22/7/2002 và đã xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Công ước. 12 nhóm hóa chất đầu tiên được xếp vào danh sách các hợp chất POP theo công ước Stôckhôm bao gồm 9 loại thuốc bảo vệ thực vật và diệt côn trùng (có DDT), polyclobiphenyl – nhóm chất có nguồn gốc trong sản phẩm công nghiệp, Dioxin và Furan – nhóm chất hình thành và phát thải không chủ định từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và xử lí chất thải. Theo thời gian, mối quan tâm được mở rộng, sau 9 nhóm chất POP “cổ điển”, 11 chất/nhóm chất POP “mới” được bổ sung vào danh sách công ước Stockhom những năm 2009, 2011 trong đó có những nhóm chất đã từng có mặt rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng, tiếp xúc trực tiếp với con người như PBDE, PFOS trong đồ điện tử, ô tô, vải, thảm trải sàn, lớp phủ trong túi giấy, bọt GIÁO DỤC DIỆP CHI (thực hiện)

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHAÙY BOÛNG KHAÙT VOÏNG LAØM SAÏCH MOÂI TRÖÔØNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3460/1/288 IN(24).pdf · Số 288+289 - 201557 lí và trong các công đoạn này

55 Số 288+289 - 2015

CHAÙY BOÛNG KHAÙT VOÏNG LAØM SAÏCH MOÂI TRÖÔØNG

TS. Dương Hồng Anh hiện đang công tác tại Trung tâm Công nghệ Môi trường và Phát triển Bền vững

(Cetasd), Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Chị là tác giả của nhiều công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế, trong đó công trình ... Đã có 88 lần trích dẫn. Ngày 6/3 vừa qua, TS. Dương Hồng Anh là một trong 2 nhà khoa học nữ được ĐHQGHN trao thưởng và vinh danh vì những thành tích NCKH xuất sắc.

TS. Dương Hồng Anh chia sẻ, năm 1994, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được chuyển tiếp học cao học tại Bộ môn Hóa Kỹ thuật, Khoa Hóa học, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Thời điểm đó tại Bộ môn đang có Dự án hợp tác quốc tế với Thụy Sỹ về Khoa học và công nghệ Môi trường giai đoạn 1. Nhờ có dự án này, bộ môn đã được trang bị một số thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ thực tập và nghiên cứu, cán bộ được đi thực tập tại nước ngoài, còn các học viên cao học như chúng tôi được học những kiến thức đầu tiên về Hóa học Môi trường (môn khoa học về sự có mặt và chuyển hóa của các chất hóa học trong môi trường) và Công nghệ Môi trường cơ sở. Trong thời gian học, tôi đã hỗ trợ thầy Phạm Hùng Việt dịch các sách bài tập về hóa học và công nghệ môi trường cho chính lớp của mình, thực sự đó là một quá trình tự học khá lí thú. Sau đó tôi được cùng một số thầy cô xây dựng bộ khung và mã số đào tạo cho chương trình cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ chuyên ngành Hóa học Môi trường.

Sau khi tốt nghiệp cao học năm 1997, tôi ở lại bộ môn làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh, Dự án hợp tác với Thụy

Sỹ nói trên tiếp tục bước sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Và rất may mắn là thời gian này, dự án triển khai theo hướng đầu tư thực hiện một số đề tài nghiên cứu cụ thể về các vấn đề môi trường tại Việt Nam trong đó có đề tài NCS của tôi về Sự tạo thành một số sản phẩm phụ độc hại của quá trình khử trùng trong nước cấp và đề tài nghiên cứu sau tiến sỹ về Dư lượng kháng sinh trong môi trường.

“Ô nhiễm hữu cơ” nên được hiểu như thế nào, thưa chị?

Đó là cách gọi tắt của ô nhiễm gây ra bởi các chất hữu cơ. Trong số các chất ô nhiễm hữu cơ thì đối tượng đầu tiên được các nhà khoa học quan tâm tới là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (gọi tắt là các hợp chất POP). Các hợp chất POP có 4 đặc điểm: bền trước các tác nhân phân hủy hóa học, vật lí và sinh học (thời gian bán hủy có thể lên tới vài chục năm); dễ hòa tan trong môi trường dầu mỡ (có khả năng tích lũy và khuếch đại sinh học); có khả năng khuếch tán

xa (lan truyền ô nhiễm từ nguồn phát thải tới những vùng rất xa xôi); Có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới con người và động vật thậm chí ở những nồng độ rất thấp.

Các hợp chất POP bắt đầu được sản xuất và sử dụng trên thế giới từ những năm đầu thế kỷ 20, một số thậm chí đã từng được coi là “người anh hùng” như DDT đã cứu sống nhiều triệu người khỏi căn bệnh sốt rét. Nhưng phải tới cuối thế kỉ 20 người ta mới có những bằng chứng khoa học về tác hại của chúng. Và Công ước Stốckhôm về các hợp chất POP được các nước ký kết ngày 22/5/2001; Công ước hướng tới mục

tiêu quản lí an toàn, giảm thiểu và cuối cùng là loại bỏ các hợp chất POP. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào ngày 22/7/2002 và đã xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Công ước. 12 nhóm hóa chất đầu tiên được xếp vào danh sách các hợp chất POP theo công ước Stôckhôm bao gồm 9 loại thuốc bảo vệ thực vật và diệt côn trùng (có DDT), polyclobiphenyl – nhóm chất có nguồn gốc trong sản phẩm công nghiệp, Dioxin và Furan – nhóm chất hình thành và phát thải không chủ định từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và xử lí chất thải.

Theo thời gian, mối quan tâm được mở rộng, sau 9 nhóm chất POP “cổ điển”, 11 chất/nhóm chất POP “mới” được bổ sung vào danh sách công ước Stockhom những năm 2009, 2011 trong đó có những nhóm chất đã từng có mặt rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng, tiếp xúc trực tiếp với con người như PBDE, PFOS trong đồ điện tử, ô tô, vải, thảm trải sàn, lớp phủ trong túi giấy, bọt

GIÁ

O D

ỤC

DIỆP CHI (thực hiện)

Page 2: CHAÙY BOÛNG KHAÙT VOÏNG LAØM SAÏCH MOÂI TRÖÔØNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3460/1/288 IN(24).pdf · Số 288+289 - 201557 lí và trong các công đoạn này

56 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 57 Số 288+289 - 2015

chống cháy…

Theo sau các hợp chất POP, tới đầu thập kỷ 80, người ta bắt đầu nhận ra các chất ô nhiễm hữu cơ kém bền hơn POP một chút nhưng cũng hội đủ các đặc tính nguy hiểm còn lại, đặc biệt chúng gây ảnh hưởng tới con người và động vật theo hướng gây “rối loạn nội tiết” - ảnh hưởng tới giới tính và chức năng sinh sản. Đó là ankylphenol có trong chất tẩy rửa, các loại phthalat, bisphenol A trong nhựa, các hợp chất thơm đa vòng ngưng tụ có nhiều trong khói thuốc lá, các loại thịt nướng bị cháy, muội - khói thải phương tiện giao thông...

Rồi tới giữa những năm 90 của thế kỉ 20, các nhà khoa học bắt đầu đặt câu hỏi về dư lượng của các dược phẩm (thuốc điều trị bệnh cho con người, vật nuôi) trong môi trường, trong thực phẩm. Các dược phẩm không quá bền vững trong môi trường, nhưng dư lượng của chúng cũng như các sản phẩm chuyển hóa có khả năng gây những tác động khó lường tới sinh giới. Ví dụ dư lượng kháng sinh trong nước, bùn thải có thể gây nên biến đổi làm tăng tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong môi trường và lan truyền xa các vi khuẩn kháng thuốc…

Phải nói rằng khi xã hội ngày càng

phát triển, con người sản xuất ra nhiều hóa chất, nhiều sản phẩm để phục vụ cuộc sống của mình, sử dụng chúng rồi lại thải bỏ thì mối quan hệ giữa hóa chất - môi trường - sức khỏe con người luôn là một vòng khép kín.

Thực tế của dư lượng của các dược phẩm trong các đối tượng môi trường, thực phẩm như nước, nước thải, đất, cá tôm, thịt gia súc gia cầm hiện nay ra sao?

Những nghiên cứu của chúng tôi về dư lượng của nhóm kháng sinh floquinolon, trước tiên trong môi trường nước và bùn được thực hiện khá sớm từ những năm 2005. Đây là nhóm kháng sinh thế hệ mới, cũng chỉ được sử dụng ở Việt Nam trước đó vài năm.

Tại thời điểm đó, chúng tôi có phát hiện thấy dư lượng của các hợp chất này ở cỡ một vài tới vài chục microgam/lít trong nguồn thải điển hình nhất là nước thải bệnh viện (có xử lí hoặc không), và một số mẫu nước thải- bùn thải lấy tại các kênh thoát nước Hà Nội (các khu vực đông dân, tiếp nhận trực tiếp nguồn thải không xử lí từ nhà dân, thải bệnh viện) ví dụ sông Lừ, sông Sét, sông Tô lịch. Về mức độ dư lượng trong nước thải chưa xử lí tương đương như tại một số quốc gia phát triển ví dụ Thụy Sỹ, Đức, Thụy

điển, Mỹ thời gian đó. Tuy nhiên do hầu hết các nguồn thải bệnh viện, nhà dân đều không được xử lí nên nước mặt sẽ tiếp nhận trọn vẹn dư lượng các dược phẩm này.

Cũng với nhóm chất này, chúng tôi có thực hiện nghiên cứu tại khu vực nuôi tôm tại Nam Định. Mẫu nước lợ, bùn lấy tại đầm nuôi, kênh dẫn nước, rừng ngập mặn phía ngoài, cũng như tôm thành phẩm. Trong tôm không phát hiện thấy dư lượng floquinolon, còn trong một số mẫu bùn và nước có thấy xuất hiện các chất này nhưng ở nồng độ rất thấp và không có quy luật. Tất nhiên chúng tôi cũng hiểu rằng việc có sử dụng hay không, nhiều hay ít các kháng sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tùy vụ tôm, nếu có dịch bệnh lớn hay không.

Từ 2008 tới 2010, chúng tôi có tự thực hiện, cũng như kết hợp với một nhóm nghiên cứu Nhật Bản xác định dư lượng của nhiều nhóm kháng sinh như quinolon, sunfonamit, betalactam trong nước thải chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, nước hồ ao nuôi cá và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn. Vì hầu hết đây không phải các loại thuốc cấm trong chăn nuôi nên ít nhiều chúng cũng để lại dư lượng trong môi trường nước xung quanh.

Dư lượng các thuốc kháng sinh trong môi trường nước thải bệnh viện qua các nghiên cứu của chị ra sao?

Trong bệnh viện, khi người bệnh sử dụng kháng sinh, một phần kháng sinh và các sản phẩm chuyển hóa sẽ được thải khỏi cơ thể chủ yếu qua nước tiểu, đi vào hệ thống nước thải bệnh viện. Đây chính là nguồn gốc của dư lượng dược phẩm trong nước thải bệnh viện. Dư lượng của từng nhóm kháng sinh cụ thể trong nước thải chưa xử lí ở các bệnh viện phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của bệnh viện gồm các yếu tố số lượng bệnh nhân, loại bệnh điều trị, thời gian thải bỏ trong ngày…

Theo quy định, nước thải bệnh viện trước khi thải ra môi trường cần có xử

Page 3: CHAÙY BOÛNG KHAÙT VOÏNG LAØM SAÏCH MOÂI TRÖÔØNGrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3460/1/288 IN(24).pdf · Số 288+289 - 201557 lí và trong các công đoạn này

57 Số 288+289 - 2015

lí và trong các công đoạn này có xử lí bằng vi sinh, nếu dư lượng kháng sinh rất cao chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh tức là ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình xử lí. Đây chính là điều đầu tiên mà các nhà công nghệ quan tâm.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại hệ thống xử lí nước thải của bệnh viện Việt Xô thời gian đó có phát hiện thấy dư lượng kháng sinh trong các công đoạn xử lí và cả ở nước thải đã xử lí, dư lượng kháng sinh chủ yếu lưu lại trong bùn. Điều đáng mừng là hệ thống vi sinh (có ích cho xử lí) vẫn hoạt động và tính kháng kháng sinh của Ecoli ở nước thải đầu ra thấp hơn so với nước thải đầu vào, kết quả này thể hiện rõ vai trò tích cực cuả hệ thống xử lí nước thải đối với dư lượng dược phẩm như thuốc kháng sinh.

Chị và nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều đề tài thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trong và

ngoài nước, đặc biệt là các nhà khoa học của các nước phát triển như Nhật Bản và Thụy Sĩ. Điều này có ảnh hưởng/ áp lực gì đến hoạt động nghiên cứu của chị và nhóm hay không?

Trước hết cần nói rằng trong hóa học môi trường, nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ thuộc diện “sài sang” vì cần có các công cụ hiện đại, kinh phí hóa chất tiêu hao cao, con người phải được đào tạo. Chúng tôi may mắn là có cơ hội được hợp tác với các nhà khoa học quốc tế từ khá sớm nên có điều kiện học tập và thực hiện những nghiên cứu đầu tiên có tính tiên phong về ô nhiễm hữu cơ trong môi trường ở Việt Nam.

Sau đó, khi đã có những uy tín nhất định thì quan hệ khoa học quốc tế sẽ mở rộng, chúng tôi gặp được những nhà khoa học cùng chung sự quan tâm, để rồi phát hiện ra những vấn đề nghiên cứu mới, nguồn tài trợ mới. Công trình “Sự có mặt, số phận của dư lượng kháng sinh

nhóm floquinolon và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn trong nước thải bệnh viện ở Hà Nội, Việt Nam” (Occurrence, fate and antibiotic resistance of fluoroquinolone antibacterials in hospital wastewaters in Hanoi,Vietnam) có 88 trích dẫn, khẳng định độ tin cậy của số liệu và là công trình có tính tiên phong tại Việt Nam.

Khi nhiều công bố tiếp theo trích dẫn kết quả nghiên cứu trước đó của chúng tôi chứng tỏ đối tượng nghiên cứu bắt đầu trở nên “hot” nên nhận được mối quan tâm của nhiều người. Đây là sự tự hào nhưng cũng chính là áp lực cần phải tiến lên, tiếp cận vấn đề theo các hướng liên ngành mới hoặc hướng tới các đối tượng mới.

Trân trọng cảm ơn Chị!

GIÁ

O D

ỤC