chi tieu oss fss

51
TÀI CHÍNH VI MÔ BỀN VỮNG & BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAMHà Nội, Ngày 12 tháng 12 năm 2012 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Upload: do-xuan-minh

Post on 21-Oct-2015

32 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

chỉ tiêu tài chính vi mô

TRANSCRIPT

Page 1: Chi Tieu OSS FSS

“TÀI CHÍNH VI MÔ BỀN VỮNG & BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM”

Hà Nội, Ngày 12 tháng 12 năm 2012

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 2: Chi Tieu OSS FSS

DANH MỤC VIẾT TẮT

NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TCVM: Tài chính vi mô TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô TCQMN: Tài chính quy mô nhỏ TCTCQMN: Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

Page 3: Chi Tieu OSS FSS

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU TỔNG QUAN HỘI THẢO

A. Khái quát Hội thảo........................................................................... 1 B. Nội dung Hội thảo ........................................................................... 1 C. Thành phần Hội thảo........................................................................ 3 D. Kết quả Hội thảo .............................................................................. 4 E. Mong đợi sau Hội thảo .................................................................... 4

NỘI DUNG HỘI THẢO

A. Phần 1 – Khai mạc Hội thảo ............................................................ ...5 B. Phần 2 – Định hướng phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 ...................................................................... ...8 C. Phần 3 – Báo cáo nghiên cứu khả năng bền vững của tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam. ........................................... ..12 D. Phần 4 – Báo cáo nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam.......19 E. Phần 5 – Xu hướng hoạt động ngành Tài chính vi mô toàn cầu.............25 F. Phần 6 – Hỏi và đáp ......................................................................... ...30 G. Phần 7 – Kết luận Hội thảo .............................................................. ...31

PHÁT BIỂU VÀ THAM LUẬN

1. Khai mạc Hội thảo – NHNN - Ông Hoàng Quốc Mạnh ........................................................... 5

2. Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam và Triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà Nước

- Ông Hoàng Quốc Mạnh ........................................................... 8 3. Báo cáo nghiên cứu khả năng bền vững của tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

- Bà Lê Thanh Tâm .................................................................... 4. Báo cáo nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

- Ông Nguyễn Hữu Thiện ........................................................... 12 5. Xu hướng hoạt động ngành Tài chính vi mô toàn cầu

- Ông Paul Luchtenburg và ông Eric Duflos ............................... 25 6. Kết luận Hội thảo - Ông Tô Hoài Nam .................................................................... 31

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách đại biểu tham dự Hội thảo Phụ lục 2: Thông tin báo đài đưa tin Hội thảo

Page 4: Chi Tieu OSS FSS

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Trung tâm Tư vấn Nguồn lực tài chính vi mô doanh

nghiệp nhỏ và vừa phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ

đề “Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam” tại

khách sạn Hilton, Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Việt nam đang phải đối mặt với những

thách thức của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế phát triển thiếu cân đối và các nguy

cơ tiềm tàng của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn hiện nay với nhân loại bởi sự tác động trên diện rộng và

gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong sản xuất, đời sống và môi trường. Theo dự báo,

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Không có cơ sở hạ tầng vững chắc, mạng lưới an sinh do chính phủ cung cấp, bảo hiểm

hoặc tiết kiệm dài hạn, rất nhiều người nghèo gặp phải rủi ro lớn hơn khi xảy ra thảm họa.

Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Bởi vậy,

thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính vi mô trong thời điểm này là phải tìm ra những

cách thức và phương pháp tốt hơn để giúp khách hàng cũng như chính tổ chức của mình

giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Các tổ chức tài chính vi

mô cần chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ khách hàng suốt quá trình phục hồi kinh tế, đồng thời

vẫn duy trì được sự bền vững tài chính của tổ chức.Thực hiện được điều đó, định hướng

phát triển bền vững ngành tài chính vi mô sẽ vươn tới tầm cao mới, đồng thời mang lại

những tác động tích cực trong vấn đề giảm thiểu tác động của biến đối khí hậu tại Việt

Nam.

Với lĩnh vực tài chính vi mô, thuật ngữ “phát triển bền vững” thường được hiểu với ý nghĩa

rộng bao gồm phát triển bền vững về tài chính đồng thời bảo đảm các mục tiêu xã hội.

Trong vài năm qua, phát triển tài chính vi mô bền vững còn được nhấn mạnh ở khía cạnh

liên quan với môi trường và đây được coi là một trong những yếu tố tạo nên thành công cho

một tổ chức tài chính vi mô.

Đánh giá về vai trò của ngành tài chính vi mô trong công cuộc giảm thiểu tác động của biến

đổi khí hậu tại Việt Nam và sự cần thiết của việc tổ chức hội thảo, bàn luận, nghiên cứu sâu

hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Cơ quan Giám sát, Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam khẳng định: “Tiếp nối hội thảo về tài chính vi mô đã được tổ chức vào

các năm trước, hội thảo lần này được tổ chức với mục tiêu trao đổi về tầm quan trọng và vai

Page 5: Chi Tieu OSS FSS

trò của hoạt động tài chính vi mô bền vững trong mối liên quan với giảm thiểu tác động của

biến đổi khí hậu. Hội thảo là cơ hội để các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan Chính

phủ, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, đơn vị thực hành tài chính vi mô và các cơ quan liên

quan cùng thảo luận, chia sẻ ý tưởng, trao đổi thông tin để có thể hỗ trợ các tổ chức tài

chính vi mô phát triển bền vững và khách hàng của họ giảm thiểu rủi ro, gia tăng khả năng

thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó nâng cao hiệu quả xã hội - môi trường - một sứ mệnh

song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững”.

Với những lý do trên, hội thảo “Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến

đổi khí hậu tại Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực, giúp các cá nhân cũng như tổ chức tài chính

vi mô nắm vững và tích lũy thêm nhiều thông tin bổ ích, góp phần tăng cường tính hiệu quả

và bền vững cho ngành tài chính vi mô tại Việt Nam trong hiện tại cũng như tương lai.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Page 6: Chi Tieu OSS FSS
Page 7: Chi Tieu OSS FSS

Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1

A. Khái quát Hội thảo Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Hội thảo về Tài chính vi mô lần thứ 4 với đề tài “TCVM bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam” đã được tổ chức do sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam. Mục tiêu của Hội thảo nhằm trao đổi về các nội dung liên quan đến vấn đề hoạt động TCVM bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu từ góc độ quản lý của Ngân hàng Nhà nước; của các tổ chức thực hành tài chính vi mô; của nhà tài trợ và cơ quan đối tác; của các tổ chức phi chính phủ và của các tổ chức liên quan khác Với nguồn hỗ trợ tài chính từ Qũy Citi thuộc Ngân hàng Citi, Tổ chức ADA, Tổ chức Cordaid, Hội thảo đã diễn ra thành công với sự quan tâm của hơn 200 đại biểu đại diện cho 80 tổ chức bao gồm các cơ quan Chính phủ, đại diện các nhà tài trợ, tổ chức trong nước, tổ chức Quốc tế, và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam. Hội thảo được đánh giá cao về nội dung trao đổi và hình thức thảo luận, được coi như cơ hội để các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan Chính phủ, các tổ chức Quốc tế, nhà tài trợ, đơn vị thực hành TCVM và các cơ quan liên quan cùng thảo luận, cùng chia sẻ ý tưởng, trao đổi thông tin để có thể hỗ trợ các tổ chức TCVM phát triển bền vững và khách hàng của họ giảm thiểu rủi ro, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó tạo ra hiệu quả xã hội- một sứ mệnh song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững. B. Nội dung Hội thảo: Phần 1 – Khai mạc Hội thảo 1. Giới thiệu Chương trình Hội thảo và Đại biểu tham dự

– Bà Hà Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng vụ VI Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

2. Khai mạc Hội thảo – Tuyên bố lý do và tầm quan trọng của Hội thảo – Ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép,

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

Phần 2 – Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam và Triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà Nước

Page 8: Chi Tieu OSS FSS

Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

2

– Ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý và Cấp phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

Phần 3 – Nhóm nghiên cứu trình bày

Báo cáo nghiên cứu khả năng bền vững của tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

- Bà Lê Thanh Tâm - Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện ngân hàng

Phần 4 – Nhóm nghiên cứu trình bày

Báo cáo nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

- Ông Nguyễn Hữu Thiện – Chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu – Đại diện nhóm nghiên cứu của MFWG

Phần 5 – Đại diện Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)

Xu hướng hoạt động ngành Tài chính vi mô toàn cầu

- Ông Paul Luchtenburg - Chuyên gia Cao cấp, Tư vấn Tài chính vi mô khu vực Đông Á Thái Bình Dương

- Ông Eric Duflos – Đại diện tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) Phần 6 – Tham luận về hợp tác hỗ trợ phát triển Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại VN, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Người điều phối:

- Bà Hà Thị Thanh Thủy - Phó phòng phi ngân hàng, Vụ Quản lý và

Cấp phép, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNNVN

Phần 7 – Kết luận Hội thảo Phát biểu tổng kết

– Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Phát biểu bế mạc – Ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý và Cấp

phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

Page 9: Chi Tieu OSS FSS

Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

3

C. Thành phần Hội thảo: Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho 60 tổ chức đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan Chính phủ, cùng với đại diện các nhà tài trợ, tổ chức trong nước, tổ chức Quốc tế và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TCVM tại Việt Nam, bao gồm: 1. Đơn vị tổ chức:

• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam • Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam

2. Đại diện các cơ quan chính phủ: • Văn phòng chính phủ • Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh các tỉnh • Bộ Tài chính • Bộ Kế hoạch và Đầu tư • Tổng Liên đoàn

3. Đơn vị tài trợ & nhà đầu tư • Quỹ Citi - Ngân hàng Citibank • International Finance Corporation – World Bank

4. Đại diện các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô: • Tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước • Tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức

5. Đại diện các tổ chức khác: • Ngân hàng Thương mại • Quỹ tín dụng nhân dân • Các hiệp hội: Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và

vừa, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội nông dân • Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học • Đơn vị truyền thông: InfoTV, Thời báo kinh tế, Báo điện tử Ngân

hàng Nhà Nước

Page 10: Chi Tieu OSS FSS

Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

4

D. Kết quả Hội thảo: Nhằm đánh giá kết quả Hội thảo về TCVM lần thứ IV, Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các đại biểu tham gia thông qua phiếu đánh giá Hội thảo. 90% trong số 70 đại biểu tham gia điền phiếu đánh giá cho rằng nội dung của hội thảo hữu ích và 87% đại biểu đánh giá phương thức trình bày của hội thảo phù hợp (kết hợp trình bày các bài tham luận và tọa đàm mở để các đại biểu trao đổi ý kiến). Hội thảo cũng ghi nhận 90% ý kiến cho rằng hội thảo đem lại lợi ích cho công việc của họ. 93% đại biểu nhận xét rằng công tác tổ chức Hội thảo rất chu đáo, Hội thảo diễn ra theo đúng chương trình.

Phần lớn các đại biểu cho rằng điều họ hài lòng nhất qua hội thảo là nhận thấy sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước trong việc định hướng phát triển ngành TCVM đến năm 2020. Ngoài ra, thông qua hội thảo, các đại biểu có cơ hội hiểu thêm về mối quan hệ giữa Tài chính vi mô và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cũng như Tài chính vi mô “Xanh” trong việc giúp đỡ người nghèo thoát nghèo tại Việt Nam. E. Mong đợi sau Hội thảo: Các khách mời tham dự đều mong đợi sẽ có thêm những Hội thảo có nội dung ý nghĩa và thiết thực về lĩnh vực tài chính vi mô với sự tham gia của nhiều tổ chức hơn nữa,bên cạnh đó thời gian hội thảo cần dài hơn để các bên có thể chia sẻ kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính vi mô cũng như thảo luận các chủ đề có liên quan đến nội dung Hội thảo. Đại diện cho Quỹ Phụ nữ phát triển Đông Triều – Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Soát chia sẻ: “ Hội thảo cần có them nhiều thời gian hơn nữa để các tổ chức Tài chính

Page 11: Chi Tieu OSS FSS

Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

5

vi mô và các ban ngành liên quan có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như thảo luận thêm về các chủ đề liên quan”. Đó cũng là nội dung chính trong những chia sẻ của các đại biểu tham gia Hội thảo.

Page 12: Chi Tieu OSS FSS
Page 13: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

5

A. Phần 1 – Khai mạc Hội thảo: Phần 1 – Khai mạc Hội thảo – Giới thiệu Chương trình Hội thảo và Đại biểu tham dự

– Bà Hà Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng vụ VI Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

2. Khai mạc Hội thảo – Tuyên bố lý do và tầm quan trọng của Hội thảo – Ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép,

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN Phần thứ nhất đề cập đến bối cảnh dẫn đến việc tổ chức Hội thảo này thông qua hai bài phát biểu khai mạc của đại diện đơn vị chủ trì và đơn vị tổ chức. Hội thảo được khai mạc bởi Ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN và Bà Hà Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng vụ VI Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN. Sau đây là toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội thảo của ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN:

“Thưa Quý vị đại biểu,

Thay mặt cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ đến tất cả các quý vị đại biểu.

Việc tổ chức Hội thảo với chủ đề “TCVM bền vững và giảm thiểu tác

động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam” là việc làm mang ý nghĩa thực tiễn

trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về

kinh tế vĩ mô và biến đổi khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TCVM và

khách hàng của tổ chức TCVM. Sự hiện diện của Quý vị ở đây không chỉ để chia

sẻ quan điểm, kiến thức và kinh nghiệm thúc đẩy ngành TCVM phát triển bền

vững tại Việt Nam, mà còn thể hiện mối quan tâm, sự cam kết hỗ trợ hoạt động

TCVM thông qua việc gìn giữ và tăng cường các mối quan hệ hợp tác giữa các

bên liên quan. Tôi xin hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực của Trung tâm Tư

vấn nguồn lực tài chính vi mô (TCVM) Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhà tài

trợ trong việc tham gia và hỗ trợ cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo với

Page 14: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

6

chủ đề “TCVM bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt

Nam”.

Kính thưa Quý vị,

Trong quá trình phát triển, Việt Nam đã có nhiều chính sách, cam kết phát

triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đối với lĩnh vực TCVM, thuật ngữ “phát

triển bền vững” được hiểu với ý nghĩa rộng bao gồm phát triển bền vững về tài

chính và đảm bảo các mục tiêu xã hội. Trong vài năm qua, TCVM bền vững còn

được nhấn mạnh ở nhiều khía cạnh quan hệ với môi trường và đây được coi là

một trong những yếu tố tạo nên thành công cho một tổ chức TCVM.

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại,

nó tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi

toàn thế giới. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng

nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, dưới tác động của

biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều

tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác

động xấu đến môi trường. Nguy cơ này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến người

nghèo và những người dễ bị tổn thương – đối tượng chính của TCVM. Vì vậy,

thách thức đối với các tổ chức TCVM là cần tìm ra những cách thức và phương

pháp tốt hơn để giúp khách hàng cũng như chính tổ chức mình giảm thiểu rủi ro

và tăng khả năng thích ứng với các hậu quả của biến đổi khí hậu. Theo đó, định

hướng phát triển bền vững ngành TCVM sẽ có những tác động tích cực tới vấn

đề giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Tiếp nối Hội thảo về TCVM đã được tổ chức vào các năm trước, năm nay,

Hội thảo với chủ đề “TCVM bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí

hậu tại Việt Nam” được tổ chức với mục tiêu trao đổi về các nội dung liên quan

đến vấn đề hoạt động TCVM bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí

hậu. Hội thảo là cơ hội để các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan Chính

phủ, các tổ chức Quốc tế, nhà tài trợ, đơn vị thực hành TCVM và các cơ quan

liên quan cùng thảo luận, cùng chia sẻ ý tưởng, trao đổi thông tin để có thể hỗ

trợ các tổ chức TCVM phát triển bền vững và khách hàng của họ giảm thiểu rủi

ro, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó tạo ra hiệu quả xã

hội- một sứ mệnh song hành cùng mục tiêu phát triển bền vững.

Page 15: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

7

Thưa Quý vị,

Với ý nghĩa nêu trên, tôi tin rằng hội thảo ngày hôm nay sẽ mang lại lợi

ích thiết thực và đạt được mục tiêu đề ra. Hội thảo cũng rất mong được đón nhận

các sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến đóng góp của quý vị đại biểu để

cùng nhau hoàn thiện môi trường hoạt động TCVM và góp phần xây dựng ngành

TCVM phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững.

Một lần nữa, xin chúc sức khỏe các Quý vị đại biểu, chúc Hội thảo của

chúng ta thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn.”

Page 16: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

8

B. Phần 2 – Trình bày của Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Phần 2 – Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam và Triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà Nước

– Ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý và Cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN

Phần 2 là phần trình bày của đại diện NHNNVN, Ông Hoàng Quốc Mạnh – Phó Vụ trưởng - Vụ Quản lý và Cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng thuộc Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, NHNNVN với nội dung về Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam và Triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà Nước.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TCVM TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Tóm tắt phần trình bày của Ông Hoàng Quốc Mạnh)

Phần I. Mục tiêu phát triển

– Xây dựng và phát triển một hệ thống TCVM phát triển an toàn, bền vững – Hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp

vi mô, doanh nghiệp nhỏ – Góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh

xã hội và giảm nghèo bền vững

Phần II. Lĩnh vực tập trung thực hiện 5 lĩnh vực cơ bản:

– Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp – Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý của cơ quan quản lý nhà

nước – Nâng cao năng lực của các tổ chức TCVM. – Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM. – Các giải pháp hỗ trợ khác (cơ sở hạ tầng)

Page 17: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

9

Phần III. Các giải pháp thực hiện 1. Các giải pháp liên quan đến tạo dựng môi trường pháp lý:

– Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật các TCTD

– Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khich phát triển hoạt động TCVM

– Có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ hoạt động TCVM – Nghiên cứu, ban hành các quy định để phát triển hoạt động bảo hiểm vi

mô theo hướng chuyên nghiệp – Hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãi đảm bảo phục vụ đúng đối tượng

người nghèo và đối tượng chính sách khác – Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm đa dạng hóa loại hình TC TCVM

2. Các giải pháp nâng cao năng lực hoạch định chính sách, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước:

– Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ của CQ quản lý nhà nước trong việc XD cơ chế, chính sách, quản lý, thanh tra, giám sát

– Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia về TCVM

3. Các giải pháp nâng cao năng lực các tổ chức TCVM: – Đối với TCTCVM đã được NHNN cấp phép:

+ Hướng dẫn hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững

+ Hỗ trợ đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt giai đoạn mới thành lập

– Đối với TC TCVM – NGO: - Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực - Hỗ trợ chuyển đổi mô hình do NHNN cấp phép

– Đối với NH CSXH + Nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện tốt chính sách tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

4. Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM:

– Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, hiệu quả của TCVM – Tăng cường phổ biến kinh nghiệm và mô hình hoạt động TCVM hiệu quả

5. Các giải pháp hỗ trợ khác:

– Tạo điều kiện về nguồn vốn cho TCVM – Hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về TCVM

Page 18: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

10

– Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM – Hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội TCVM

Phần IV. Tổ chức thực hiện 1. Ngân hàng Nhà Nước

– Giai đoạn 1: 2011 – 2012 + Xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật + Tham mưu cho CP các giải pháp quản lý đối với h/đ TCVM của các tổ chức đoàn thể, NGO + Hỗ trợ đào tạo cán bộ, hình thành cơ sở đào tạo + Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM (CIC) + Hỗ trợ thành lập Hiệp hội TCVM

– Giai đoạn 2: 2016 - 2020 + Nghiên cứu, sửa đổi khuôn khổ pháp lý cho phép đa dạng hóa loại hình TC TCVM và mở rộng sản phẩm, dịch vụ TCVM

+ Nghiên cứu, ban hành các quy định tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình TCTD với hoạt động TCVM

2. Bộ Tài chính – Giai đoạn 1: năm 2011-2015

+ Nghiên cứu, ban hành chính sách thuế, phí phù hợp + Ban hành cơ chế tài chính, chế độ hạch toán kế toán phù hợp + Ban hành quy định về bảo hiểm vi mô

– Giai đoạn 2: năm 2016-2020 + Hoàn thiện cơ chế về tín dụng ưu đãi, đảm bảo phục vụ đúng đối tượng nghèo, đối tượng cs + Tham mưu CP v/v tập trung nguồn vốn cho TCVM + Đề xuất chính sách, tạo đk cho các tổ chức CT-XH tham gia sử dụng nguồn vốn ưu đãi để thực hiện h/đ TCVM

3. Bộ Kê hoạch và Đầu tư – XD chính sách khuyến khích phát triển TCVM trong KH tổng thể phát triển

kinh tế từng thời kỳ – Hỗ trợ các TC TCVM tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

4. Bộ Nội vụ:

Hỗ trợ các t/c có h/đ TCVM do Bộ Nội vụ quản lý, đảm bảo bền vững hướng tới chuyển đổi thành TC TCVM được cấp phép

5. Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM): Hỗ trợ TC TCVM tiếp cận nguồn viện trợ, tài trợ nước ngoài

Page 19: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

11

6. Bộ LĐ-TB-XH: – Có chính sách khuyến khích TC TCVM tham gia các chương trình xóa đói,

giảm nghèo và an sinh xã hội – Ban hành các chính sách phù hợp đối với cán bộ làm việc trong TC TCVM – 7. Đài truyền hình và đài tiếng nói VN:

Phối hợp xây dựng các chương trình tuyên truyền về TCVM

8. UBND các tỉnh, TP: – Phối hợp với các tổ chức CT-XH tuyên truyền chủ trương, chính sách về

TCVM – Phối hợp với NHNN và các CQ liên quan chỉ đạo, đôn đốc và hỗ trợ các TC

TCVM tại địa phương hoạt động đúng quy định PL – Phối hợp xây dựng chính sách, đảm bảo h/đ TCVM bền vững hướng tới

chuyển đổi

9. Tổ chức CT-XH – Chỉ đạo, hỗ trợ hoạt động TCVM thuộc trách nhiệm quản lý phát triển an

toàn, bền vững, hướng tới chuyển đổi – Tuyên truyền h/đ TCVM đến từng hội viên – Tổ chức đào tạo, XD các chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ – Nâng cao năng lực cho các chương trình, dự án TCVM thuộc diện quản lý

– Phối hợp xây dựng chủ trương, chính sách về TCVM

Phần V. Kết quả

– NHNN đầu mối tổng hợp báo cáo CP tình hình triển khai thực hiện hàng năm – Các Bộ, ngành, tổ chức: xây dựng KH triển khai thực hiện nhiệm vụ, định kỳ

hàng năm b/c, cung cấp thông tin về h/đ TCVM cho NHNN để tổng hợp, b/c Thủ tướng CP

– NHNN đã XD kế hoạch triển khai Đề án: phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Vụ, cục liên quan; giao CQ TTGSNH làm đầu mối theo dõi (xem QĐ 572/QĐ-NHNN ngày 30/3/2012 tại website www.sbv.gov.vn)

– Các Bộ, ngành, tổ chức khác: đã XD kế hoạch triển khai? (sẽ tiếp tục cập nhật thông tin trên cơ sở b/c năm của các đơn vị liên quan)

Page 20: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

12

C. Phần 3 – Trình bày của nhóm nghiên cứu: Phần 3 – Trình bày của nhóm nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu khả năng bền vững của tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

– Bà Lê Thanh Tâm – Đại diện Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện ngân hàng

Phần 3 bao gồm bài tham luận của nhóm nghiên cứu về khả năng bền vững của tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam. Bài trình bày sẽ được tóm tắt dưới đây:

MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC TỔ CHỨC

TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM (Tóm tắt phần trình bày của nhóm nghiên cứu)

I. Tại sao thực hiện nghiên cứu về mức độ bền vững của các tổ chức TCVM tại Việt Nam? 1. Hoạt động bền vững giúp TCTCVM thực hiện vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn 2. Có nhiều mức độ bền vững khác nhau đối với TCTCVM 3. Hiện tại, nhiều TCTCVM Việt Nam chưa đạt được mức độ bền vững cần thiết II. Khung lý thuyết

• TCTCVM như thế nào là bền vững? • Các mức độ bền vững

– OSS – FSS – ISS

• Nhân tố ảnh hưởng: – Chủ quan – Khách quan

• Kinh nghiệm quốc tế: – Tốt – Xấu

Page 21: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

13

III. Tổng quan ngành TCVM Việt Nam: 1. Môi trường pháp lý – Xu hướng – Khuyến khích hoạt động TCVM – Chính thức thừa nhận tư cách pháp lý của hoạt động TCVM. TCVM là tổ

chức tín dụng, được tích hợp trong hệ thống tài chính ngân hàng chung. – Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng

thương mại, vào hoạt động TCVM. Đa dạng hóa loại hình sở hữu của các tổ chức TCVM, bao gồm cả công ty cổ phần, nhằm thu hút nguồn vốn.

– Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động TCVM – Tăng cường vai trò giám sát của NH nhà nước – Nới lỏng kiểm soát về lãi suất – NHCSXH sẽ vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho vay đối tượng chính sách

2. Môi trường ngành – Hệ thống các nhà cung cấp – Chính thức – Bán chính thức – Phi chính thức

3. Mức độ tiếp cận – Xu thế phát triển theo chiều rộng

Xu hướng phát triển từ nhỏ đến lớn để học tập và lớn dần Đa dạng hóa từ dịch vụ tín dụng thành dịch vụ tín dụng – tiết kiệm – bảo

hiểm Xu hướng tăng trưởng quy mô tín dụng và tiết kiệm tương đối đều. TYM có sự tăng trưởng tiết kiệm ấn tượng sau khi được cấp phép

– Mức độ tiếp cận theo chiều sâu

Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ Đối tượng khách hàng có thu nhập thấp chiếm tỷ trọng lớn Giá trị khoản vay nhỏ tương đối

4. Phân tích tính bền vững của tổ chức Tài chính vi mô Việt Nam – So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các TCTCVM Việt Nam với một số

quốc gia thuộc ADB (Binh Nguyen, 2012). Kết luận: Việt Nam ở mức trung bình => hiệu quả thấp hơn so với mức độ tiếp cận

Page 22: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

14

– Bền vững về hoạt động - Không nhiều TC có OSS ≥120%

Page 23: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

15

– Bền vững về tài chính – Rất ít tổ chức đạt FSS ≥100% – Khả năng sinh lời tương đối thấp

– Tỉ lệ nợ quá hạn

Trung bình dưới 1% Vấn đề chồng nợ trong mỗi tổ chức đã được quan tâm phòng tránh

– Bền vững về thể chế Rất ít tổ chức đạt mức bền vững thể chế trên cả 5 giác độ: Cơ cấu sở hữu Cơ cấu tổ chức quản lý Nhân sự chủ chốt Báo cáo tài chính

Page 24: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

16

MIS

– Báo cáo tài chính và MIS Ngoại trừ các tổ chức được cấp phép và chuẩn bị cấp phép (5), rất ít

MFIs có báo cáo tài chính chuẩn mực theo tài chính vi mô. Lý do: Chủ yếu do chủ sở hữu/nhà tài trợ áp đặt Nghị định 30/148 không quy định về chuẩn mực này Hệ thống MIS: Có, nhưng sự nối kết giữa các chương trình kém; hoặc không có. Mức độ áp dụng: sơ khai

– Kết luận về lãi suất TCVM TCVM giảm chi phí giao dịch và chi phí cơ hội cho khách hàng rất nhiều

thông qua cách thức cung cấp dịch vụ của mình. Kinh nghiệm trên thế giới: Lãi suất cho vay TCVM có thể gấp 2-3 lần lãi

suất cho vay của NHTM, tùy thuộc vào địa bàn của TCTCVM

5. Kết quả và hạn chế – Kêt quả:

Mức độ tiếp cận tốt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mức độ an toàn trong hoạt động tài chính vi mô cao Xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa Mức độ bền vững hoạt động tương đối tốt Một số tổ chức đạt được tất cả các chuẩn OSS, FSS, ISS Số lượng tổ chức đạt OSS và FSS theo chuẩn quốc tế có xu hướng tăng lên Khách hàng trung thành, gắn bó, tính cộng đồng cao Nhiều khách hàng hài lòng với TCTCVM

– Hạn chế: Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được OSS Nhiều tổ chức chưa đạt FSS Rất ít tổ chức đạt được ISS

– Nguyên nhân:

+ Từ các tổ chức TCVM Chiến lược và kế hoạch: chưa rõ ràng Mô hình hoạt động: nhiều hình thức khác nhau Nhiều TC phụ thuộc quá nhiều vào vốn chủ sở hữu Khả năng huy động vốn từ bên ngoài hạn chế (đặc biệt là vốn tiền gửi). Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng

Page 25: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

17

Không được trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro lạm phát Tính chuyên nghiệp khác nhau. Chưa tuyên truyền nhiều về lợi ích cho khách hàng và cộng đồng/xã hội + Từ các tác nhân bên ngoài Môi trường pháp lý: Lạm phát cao Chính sách lãi suất Chính sách tín dụng ưu đãi Nguy cơ chồng nợ Chính sách khuyến khích tài chính vi mô Môi trường pháp lý: Lạm phát cao Chính sách lãi suất Chính sách tín dụng ưu đãi Nguy cơ chồng nợ Chính sách khuyến khích tài chính vi mô

V. Kết luận và khuyến nghị Kết luận

Mức độ an toàn cao OSS tương đối khá. FSS kém hơn ISS là vấn đề nổi cộm Mức độ tiếp cận chiều rộng và chiều sâu: tương đối tốt Khách hàng: khá tốt Cộng đồng: Nhận thức về vai trò và đặc trưng của TCTCVM đã có sự biến

chuyển, nhưng vẫn chưa như kỳ vọng Khuyến nghị

– Đối với các tổ chức TCVM đã chuyển đồi • Tăng cường áp dụng các chuẩn mực tiêu chuẩn của TCTD (quản trị rủi ro,

quản lý tài sản nợ - có…) • Hợp tác để tăng quy mô và uy tín. • Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau, đặc biệt

là cách trả gốc lãi cho vay; tiết kiệm. • Mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu để giảm chi phí trên 1 đồng vốn cho

vay. • Trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro lạm phát

Page 26: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

18

• Tăng cường tuyên truyền nhiều về lợi ích cho khách hàng và cộng đồng/xã hội

• Tận dụng sức mạnh của chính quyền địa phương, đoàn thể chính trị/xã hội….

– Đối với các tổ chức TCVM chưa chuyển đổi • Có chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng • Xác định cụ thể mô hình hoạt động • Sáp nhập/hợp nhất để tăng quy mô và uy tín. • Nếu muốn phát triển hoạt động, việc chuyên nghiệp hóa và chuyển đổi là

giải pháp duy nhất. • Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ • Trang bị các kiến thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro lạm phát • Tăng cường tuyên truyền nhiều về lợi ích cho khách hàng và cộng đồng/xã

hội – Các khuyến nghị khác

Page 27: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

19

– D. Phần 4 – Nhóm nghiên cứu trình bày Phần 4 – Nhóm nghiên cứu trình bày

Báo cáo nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam

• Ông Nguyễn Hữu Thiện – Chuyên gia tư vấn về biến đổi khí hậu – Đại diện nhóm nghiên cứu của MFWG

Phần 4 bao gồm phần trình bày của ông Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu về tác động của biến đổi khí hậu với hoạt động của tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức tại Việt Nam. Bài trình bày sẽ được tóm tắt dưới đây:

Biến đổi khí hậu và bền vững tài chính vi mô Nghiên cứu trường hợp: ĐBSCL Việt Nam

Phần I: : Tổng quan về nghiên cứu 1. Giới thiệu 2. Mục tiêu – Tìm hiểu những thách thức của Biến đổi khí hậu đối với các tổ chức TCVM

và khách hàng của họ – Nâng cao nhận thức các bên liên quan bao gồm những người làm TCVM,

nhân viên nhà nước, các chuyên gia, nhà tài trợ, nhà đầu tư, và những người khác về tác động của BĐKH lên TCVM, và sự cần thiết thích ứng TCVM với các tác động của BĐKH

– Đưa ra những kiến nghị để nâng cao và phát triển các sản phẩm và dịch vụ TCVM nhằm giảm tính bị tổn thương của người nghèo đối với BĐKH và tăng tính bền vững của các tổ chức cung cấp TCVM bán chính thức.

3. Phương pháp – Tham khảo tài liệu về các dự báo BĐKH đối với ĐBSCl – Phỏng vấn hộ các khách hàng TCVM bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu

trúc – Các nghiên cứu trường hợp các hộ tiêu biểu thông qua phỏng vấn sâu. – Phỏng vấn sâu đại diện các tổ chức TCVM – Thu thập thông tin thứ cấp từ:

Số liệu của các tổ chức TCVM Các báo cáo tài chính của các tổ chức TCVM.

Page 28: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

20

Phần II: Kết quả 1. Các khuynh hướng khí hậu ở ĐBSCL (1970-2007) – Mưa:

Lượng mưa đã tăng 5.5%, tương đương 95mm Mùa mưa đến sớm 3 ngày và kết thúc muộn 3 ngày

– Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm tăng 0.60C Vào sâu trong đất liền, nhiệt độ tăng rõ rệt hơn Nhiệt độ tăng mùa khô nhiều hơn mùa mưa; nhiệt độ mùa khô tăng nhiều

hơn mùa mưa khoảng 0.210C đến 0.240 C . – Nước biển dâng:

Trạm vũng tàu: 14cm, 13cm, 12 cm (max, min, trung bình) Sài gòn-Đồng Nai và ĐBSCL: 9-12 cm

2. Dự báo – Lượng mưa dự báo (% thay đổi so với 1980-1999)

Tăng lượng mưa trong mùa mưa (T6-T11) Giảm lượng mưa trong mùa khô (T12-T5)

– Nhiệt độ dự báo (độ C, so với 1980-1999) Nhiệt độ sẽ tăng trong tất cả các giai đoạn Tăng mùa mưa (T6-11) nhiều hơn trong mùa khô (T12-5)

– Dự báo mực nước biển (cm) (so với 1980-1999) Mực nước biển sẽ tiếp tục tăng 75 so với 1980-1999, đến cuối thế kỷ. Ảnh hưởng độ sâu và diện tích ngập ở ĐBSCL Xâm nhập mặn sâu hơn vào đất liền, đặc biệt trong mùa khô. Ảnh hưởng nông nghiệp, cấp nước, và các ngành khác

3. Các hiện tượng thời tiết bất thường quan sát tại địa phương trong 5-10

năm qua – Nhiệt độ

Không như trước đây, bây giờ 9 giờ sáng đã nóng. Nông dân không chịu nổi nóng sau 10 giơ sáng và phải ngưng làm. Buổi chiều ngoài đồng quá nóng. Trước đây nông dân có thể làm buổi

sáng trễ hơn và làm được trong buổi chiều. Nông dân thấy mau mất sức hơn khi làm việc ngoài nắng.

– Mưa Mưa bất thường hơn. Có khi mưa liên tục vài ngày, có khi không có giọt

mưa nào Những đám mưa lớn làm ngập đất trong các đê kiểm soát mặn, gây úng

hoa màu.

Page 29: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

21

Mưa trái mùa vào mùa khô. Mưa lớn xảy ra giữa mùa khô và những đợt hạn ngắn xảy ra trong mùa mưa.

Trước kia, mưa ngưng là mát. Bây giờ sau mưa vẫn nóng hơn. Mưa thường kèm theo gió mạnh làm tốc mái nhà và làm cho lúa bị

lép. Những đợt nắng nóng sau mưa gây hạn hán. Ở một số nơi, không

bón phân được vì thiếu nước và bị xâm nhập mặn. Mùa vụ không còn rõ ràng, không thể đoán được như trước đây.

Bây giờ gần Tết cũng có mưa. Những đợt hạn xảy ra vào giữa mùa mưa ảnh hưởng cây trồng.

– Lũ Lũ ngày càng hiếm ở ĐBSCL (không có lũ cao từ 2000 đến 2010) Trận lũ cao 2011, đường làng bị ngập ở một số xã ở Tiền Giang. Người dân phải chi phí tôn cao nền nhà. Nước chảy vào nhanh hơn từ Sông Mekong do mất rừng và do hệ thống

kênh đào nhiều hơn. Ở vùng ven sông ở hạ lưu như Sóc Trăng, nước gây ngập bờ sông thậm chí

khi mùa mưa đã kết thúc. – Gió, bão Dọc bờ biển Gò Công:

Bão thường xuyên hơn so với trước đây (40 năm trước) Lốc và gió mạnh hơn 10 năm trước Gió mùa cũng mạnh hơn

Ở huyện Tân Phước, Tiền Giang và huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng Gió mạnh làm tốc mái nhiều nhà lá.

– Xâm nhập mặn và sạt lở bờ biển Phần III: Tài chính vi mô và Biến đổi khí hậu 1. Những thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến TCVM như thế nào?

Mục đích vay: Hầu hết các hộ khách hàng vay cho mục đích nông nghiệp (Nông nghiệp=

canh tác + chăn nuôi) Kế tiếp là vay buôn bán nhỏ, dịch vụ, làm hàng thủ công Các hộ nuôi tôm ít vay TDVM vì các khoản vay 3-7 triệu là nhỏ, không đủ

để nuôi tôm.

2. Tác động của các hiện tượng thời tiết gần đây đối với sinh kế

– Sinh kế không dựa vào đất:

Page 30: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

22

Những người nấu rượu cho biết chất lượng và sản lượng rượu bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường.

Người buôn bán nhỏ bị thiệt hại khi có lũ lớn 2011 khoảng 1 tháng vào đỉnh lũ vì đường xá bị ngập (Lũ trở nên hiếm ở ĐBSCL, sau 10 năm 2000-2010, có 1 năm lũ cao là năm 2011)

– Sinh kế dựa vào đất: Mưa lớn làm lúa chín bị sập Lúa đang ngậm sữa bị hư hỏng nếu mưa và gió lớn xảy ra. Nhiệt độ nóng và bốc hơi nhiều gây hạn hán làm xì phèn từ đất làm chết

mía Mưa trái mùa trong mùa khô làm cây ăn quả như xoài không ra trái. Mưa trái mùa và mưa lớn trong mùa khô gây ngập cục bộ làm hư hỏng hoa

màu có củ như hành tím và củ cải. Những đợt nắng nóng làm hư hỏng rau ở Gò Công, Tiền Giang. Mưa trái mùa trong mùa khô làm loãng nước mặn trong ao tôm làm tôm

chết. Trong những năm hạn, nước mặn xì từ ao tôm bên cạnh sang đồng lúa, làm

chết lúa. – Tác động khác:

Các tác động phi khí hậu khác ảnh hưởng sinh kế địa phương Sử dụng nông dược nhiều Giá cả thị trường bấp bênh, ảnh hưởng lợi nhuận Bệnh gia súc, tôm, cá xảy ra thường hơn Các tác động khác của BĐKH Nhiệt độ cao hơn, ảnh hưởng sức khỏe Lũ lớn năm 2011 làm ngập đường làng. Các tác động tiềm tàng từ thủy điện Mekong: Nông nghiệp Thủy sản nước ngọt Thủy sản biển Sạt lở bờ sông, bờ biển Ảnh hưởng dây chuyền.

Phần IV: Kết luận và Kiến nghị

1. Kết luận Về thành tích của các tổ chức TCVM, tính tổn thương của khách hàng, và tính bền vững của các tổ chức TCVM

Tỉ lệ trả vay cao. Nhưng khách hàng chưa được bảo vệ khỏi các tác động của BĐKH Tất cả 3 TC TCVM chưa có chuẩn bị gì để đáp ứng các thách thức BĐKH

Page 31: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

23

Điều này sẽ ảnh huởng tính bền vững của các TC TCVM

2. Kiến nghị – Đa dạng hóa sản phẩm TCVM

Tiết kiệm tự nguyện - thích ứng với những sự bất thường Bảo hiểm hoa màu đối với thời tiết thất thường Xây dựng kỹ năng quản lý tài chính, lập kế hoạch sinh kế, kỹ thuật canh

tác Cho vay phục hồi sau thảm họa.

– Áp dụng sự uyển chuyển đối với các khoản vay

BĐKH ảnh hưởng khách hàng khác nhau. Vùng ven biển khác vùng nội địa.

Thông thường, TCVM cho vay với các khoản trả góp cố định, không khác nhau giữa các loại hình sinh kế.

Sự uyển chuyển, ví dụ khoản trả góp nhỏ hơn, hoặc tăng thời gian trả vay theo mùa hoặc loại hình sinh kế

Khi có thảm họa, xem xét giản nợ, hoặc trong trường hợp xấu nhất, xem xét xóa nợ.

– Điều chỉnh các sản phẩm TCVM hiện có

Khuyến khích khách hàng vay để lợi dụng những lợi ích và tránh các tác động tiêu cực

Ví dụ: mùa lũ ở Tiền Giang, Đồng Tháp cho vay làm vườn rau nổi, mua xuồng đi hái bông sún, rau muống, bông điên điển, hoặc mua bơm để bơm nước trong đồng lúa ra khi có mưa trái mùa vào mùa – Xây dựng chiến lược thích ứng BĐKH cho khách hàng TCVM.

Bản thân các tổ chức TCVM nên “nhạy cảm khí hậu” Nhận thức các khó khăn mới của khách hàng Xây dựng chiến lược giúp khách hàng thích ứng các khó khăn mới. Cán bộ thực địa phải được trang bị kiến thức BĐKH Tập huấn và thông tin cho khách hàng về cách quản lý rủi ro, kỹ năng canh

tác giảm tác động của thời tiết thất thường.

– Tăng cường vốn xã hội cho người vay

– Người nghèo, đặc biệt là phụ nữ nghèo nông thôn, gặp nhiều trở ngại: sự cô lập về xã hội, địa lý, dốt, thiếu tự tin, ít kinh nghiệm kinh doanh, suy dinh dưỡng.

Page 32: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

24

Giải quyết các trở ngại này cần cải thiện sự hỗ trợ của các mạng lưới xã hội và kỹ năng, kiến thức của các nhân và tập thể:

Các câu lạc bộ trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất Các nhóm đổi công giúp tăng nguồn lực cho khách hàng thích ứng với

những biến đổi. Điều kiện vay nên khuyến khích người vay thành lập những nhóm hỗ trợ

lẫn nhau. – Áp dụng các công cụ TCVM xanh

Trữ nước mưa trong ao, bồn chứa để tưới và sinh hoạt ở những vùng thiếu nước. Những kỹ thuật đơn giản này hiện có ở ĐBSCL. Ví dụ ở Cà Mau.

Các khoản vay để sử dụng năng lượng tái tạo (lò biogas, lò mặt trời, tấm năng lượng mặt trời) để thắp sáng và nấu.

Đăt điều kiện khách hàng vay phải làm nền nhà cao hơn mực lũ lịch sử hay không trồng các loại hoa màu dễ bị hỏng do thời tiết thất thường, hạn hán, mặn.

– Kết hợp TCVM với các chiến lược khác Chỉ các dịch vụ TCVM không thôi thì không đủ giải quyết các vấn đề phức

tạp về nghèo và tính tổn thương: TCVM có thể kết hợp với giáo dục hay các chiến lược khác của quốc gia Hợp tác với các tổ chức khác để cung cấp thêm các dịch vụ phi tài chính

như khuyến nông tập huấn kỹ năng canh tác hoặc hợp tác với các dự án NGOs cung cấp các dịvh vụ nâng cao năng lực như y tế, lập kế hoạch sinh kết, sử dụng tài nguyên bền vững.

Hỗ trợ kỹ thuật và vốn vay cho nông dân chọn giống chịu được các điều kiện khí hậu mới (nhiệt độ cao, mưa trái mùa, tăng độ mặn)

– Tạo các diễn đàn để chia sẻ Tạo các diễn đàn khu vực và quốc gia để các tổ chức tín dụng vi mô và khách hàng:

Chia sẻ kinh nghiệm Tăng cường hiệu quả cho các chương trình

Page 33: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

25

E. Phần 5 – Đại diện tổ chức quốc tế IFC trình bày Phần 5 – Đại diện Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)

Xu hướng hoạt động ngành Tài chính vi mô toàn cầu - Ông Paul Luchtenburg - Chuyên gia Cao cấp, Tư vấn Tài chính vi mô

khu vực Đông Á Thái Bình Dương Ông Eric Duflos – Đại diện tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) Phần 5 là phần chia sẻ của ông Paul Luchtenburg và Eric Duflos – chuyên gia Cao cấp, Tư vấn Tài chính vi mô khu vực Đông Nam Á vễu hướng hoạt động ngành Tài chính vi mô toàn cầu (IFC)

Phổ cập Dịch vụ Tài chính – Các xu hướng toàn cầu Phần I: Xu hướng trong Phổ cập Dịch vụ Tài chính

1. Định nghĩa 2. Số liệu thống kê về khoảng trống của các thị trường

- Biểu đồ về tỉ lệ người lớn có tài khoản ở các định chế chính thức

3.

Những nền kinh tế giàu có

89%

Châu Âu & Trung Á

45%

Mỹ La-tinh & Ca-ri-bê

39%

Nam Á

33%

Châu Phi cận Sahara

24%

Trung Đông & Bắc Phi

18%

77% người nghèo không được tiếp cận với ngân hàng

Page 34: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

26

3. Biểu đồ Tỉ lệ người lớn có tài khoản ở các định chế chính thức

4. Biểu đồ mức độ đầu tư khác nhau theo khu vực

Page 35: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

27

Phần II: Cơ hội 1. Tiếp cận dịch vụ tài chính mang lại lợi ích quan trọng cho các hộ gia

đình – Gây dựng tài sản – Thỏa mãn các nhu cầu tiêu dung – Quản lý rủi ro – Giảm thiểu những cú sốc và cải thiện khă năng ra quyết định

2. Dịch vụ ngân hàng tự động: tăng quy mô và giảm chi phí – Sử dụng hạ tầng bán lẻ có sẵn – Sử dụng công nghệ hiện có

3. Đà chính sách về Phổ cập Dịch vụ Tài chính: Chương trình Đối tác toàn cầu G20 (GPFI

Phần III: Thách thức – Chưa hiểu rõ nhu cầu khách hàng – Chi phí mở tài khoản quá cao – Dịch vụ ngân hàng tự động còn nhiều hạn chế – Cần xây dựng các quy định phù hợp về dịch vụ ngân hàng tự động – Cần phổ cập Tài chính có trách nhiệm hơn

Nhà cung cấp dịch vụ áp dụng và thực hiện Bộ Nguyên tắc Bảo vệ Khách hàng - Client Protection Principles (CPPs)

Nhà đầu tư đưa CPP vào chính sách và quy trình + Nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện CPP

Page 36: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

28

Nhà cung cấp dịch vụ đưa ra những sản phẩm phù hợp + đổi mới trong cung cấp dịch vụ

Ngành tài chính xây dựng và báo cáo về các tiêu chuẩn ESG Phần IV: Phổ cập dịch vụ Tài chính ở Việt Nam 1. Đặc điểm

Có bước tiến đáng kể về khuôn khổ pháp lý trong những năm gần đây Cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc mở rộng khả năng tiếp cận Mức độ Phổ cập Dịch vụ Tài chính còn hạn chế so với khu vực Phổ cập Dịch vụ Tài chính chủ yếu thực hiện thông qua các ngân hàng

quốc doanh và ít tập trung vào tính hiệu quả và tính bền vững về mặt tài chính

Phổ cập dịch vụ tài chính dựa vào khối tư nhân và bán tư nhân còn non trẻ nhưng khá năng động thông qua các tổ chức tài chính vi mô

2. Cơ hội ở Việt Nam

Cần phân tích sâu hơn cung và cầu Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phép đa dạng hóa sản phẩm, thể

chế, khuyến khích tính bền vững và có trách nhiệm Hỗ trợ hình thành những tổ chức mới có quy mô, có trách nhiệm và bền

vững Nâng cao hiệu quả và tính bền vững của các nhà cung cấp quốc doanh Giới thiệu công nghệ mới (dịch vụ ngân hàng tự động) Hiểu rõ khách hàng hơn nữa để đáp ứng phù hợp nhu cầu

Phần V: Tài chính vi mô và biến đổi khí hậu 1. Mối liên hệ giữa TCVM và biến đổi khí hậu

Mối liên hệ giữa TCVM và biến đổi khí hậu (BĐKH): ▫ Người nghèo dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH ▫ Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong các khu vực khan

hiếm nước ▫ Người nghèo chi từ 15 – 30% thu nhập hàng năm cho các nguồn

năng lượng gây ô nhiễm Ba câu hỏi then chốt:

▫ TCVM có thể đóng góp thế nào cho một hành tinh “xanh hơn”? ▫ TCVM có thể giúp mọi người chuẩn bị đối phó với thảm họa tự

nhiên như thế nào? ▫ TCVM có thể đóng vai trò gì khi thảm họa xảy ra?

Page 37: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

29

2. Tài chính vi mô đóng góp thế nào cho hành tinh xanh – Tài trợ cho sinh kế và nông nghiệp bền vững vd. tiết kiệm vi mô, tín dụng vi

mô và chi trả của chính phủ cho: Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trồng thủy sản bền vững

» Nhưng khó đạt được bền vững về tài chính Chính phủ chi trả cho các cộng đồng bảo vệ được môi trường

– Tài trợ cho năng lượng “xanh hơn” để nấu ăn, thắp sáng, sưởi ấm/làm mát: Cho thuê tài chính, tiết kiệm và tín dụng cho các dự án thủy điện vi mô, sử

dụng sức gió, hoặc hầm ủ khí sinh học Dịch vụ chi trả theo mức sử dụng đối với các sản phẩm năng lượng tái tạo

(vd. M-Kopa ở Kenya) Lập bộ phận đặc biệt về tài chính năng lượng trong các tổ chức TCVM

(Vd. Ngân hàng Xac ở Mông Cổ) 3. Tài chính vi mô có thể giúp khách hàng ứng phó với thảm họa như thế

nào? Thiết kế sản phẩm bảo hiểm thảm họa vi mô có tính hiệu quả và giá cả vừa

là rất khó (thách thức lớn nhất là tiếp cận được tập hợp khách hàng đủ các thành phần)

Tiết kiệm là sản phẩm tài chính hữu hiệu nhất để chuẩn bị trước khi thảm họa xảy ra – vì vậy cung cấp sản phẩm tiết kiệm là then chốt (nhưng cần có quy định và giám sát)

Chuyển tiền cũng có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị trước cho khách hàng – đặc biệt nếu được gắn với tài khoản TK – và cả khi thảm họa xảy ra (vd. Haiti)

Vốn vay cải tạo nhà ở cũng có thể giúp khách hàng chuẩn bị đối phó tốt hơn (vd. MiBanco ở Peru)

4. Hạn chế

Chỉ có TCVM thì không giải quyết được các vấn đề kinh tế và sinh kế mà người dân chịu ảnh hưởng của thảm họa phải đối mặt

Các dịch vụ tài chính không khẩn thiết bằng dịch vụ y tế, phân phát lương thực, cung cấp chỗ ở, cơ sở hạ tầng là những việc cần đến các cơ quan chuyên trách

Page 38: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

30

F. Phần 6 – Hỏi và thảo luận mở: Phần 6 – Tham luận về hợp tác hỗ trợ phát triển Tài chính vi mô bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại VN, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan hội

Người điều phối:

- Bà Hà Thị Thanh Thủy - Phó phòng phi ngân hàng, Vụ Quản lý và

Cấp phép, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNNVN

Phần 6 là cuộc thảo luận mở và hỏi đáp liên quan đến các vấn đề về kinh nghiệm bền vững của các tổ chức Tài chính vi mô và các ảnh hưởng của tài chính vi mô với giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu tại Việt Nam. Câu hỏi trong Thảo luận: Câu 1: Mồi quan hệ giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức Tài chính vi mô? Câu 2: Vấn đề cấp bách và quan trọng của hoạt động tài chính vi mô hiện nay là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo, có giải quyết được vấn đề này mới có thể giải quyết được vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu? Câu 3: Tại sao các chỉ số ISS, FSS, OSS và PAR của các tổ chức TCVM ở Việt Nam lại thấp?

Page 39: Chi Tieu OSS FSS

Xây dựng ngành tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội

31

G. Phần 7 – Kết luận Hội thảo Phần 5 – Kết luận Hội thảo Phát biểu tổng kết

– Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Phát biểu bế mạc – Ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý và Cấp

phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN Trong phần cuối của Hội thảo, Ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã tóm tắt các chủ đề, kết quả của Hội thảo, Ông Hoàng Quốc Mạnh - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý và Cấp phép, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNNVN đã thay mặt đơn vị tổ chức lên phát biểu bế mạc Hội thảo và cảm ơn sự quan tâm tham dự của đại biểu đã làm nên Hội thảo thành công. Sau đây là toàn văn bài phát biểu của ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam “Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế và tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và hoạt động tài chính vi mô, Hội thảo của chúng ta ngày hôm nay có ý nghĩa quan trọng để chúng ta cùng nhìn nhận về khả năng bền vững của hoạt động Tài chính vi mô trong nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Những kết quả thảo luận của chúng ta đã chỉ ra con đường mới, cơ hội phát triển hoạt động tài chính vi mô, cơ hội đầu tư tài chính có trách nhiệm, và biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tôi tin tưởng rằng, cuộc thảo luận này sẽ không chỉ dừng tại đây. mà nó sẽ được triển khai thưc hiện bởi những cam kết mạnh mẽ của chúng ta vi mục tiêu thúc đẩy sự phát triển hoạt động tài chính vi mô, đảm bảo khả năng bền vững và đáp ứng mục tiêu xã hội. Nhân cơ hội này, cho phép tôi thay mặt Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam và Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam trân trọng cảm ơn sự hợp tác hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự tham gia tích cực của quý vị đại biểu, và xin chia sẻ sự tri ân sâu sắc tới Ngân hàng Citi và các nhà tài trợ đã hỗ trợ và hợp tác thực hiện thành công Hội thảo này. Chúc các quý vị lãnh đạo, quý vị đại biểu và các vị khách qúy sức khoẻ. Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội thảo. Trân trọng cảm ơn.”

Page 40: Chi Tieu OSS FSS
Page 41: Chi Tieu OSS FSS

PHỤ LỤC 1: Danh sách khách mời tham dự

STT Tổ chức

1 Qũy GIFF - Quỹ tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI)

2 Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh Điều phối viên TCVM - Chemonics Việt nam

3 Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)

4 Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

5 Chương trình Bàn Tay Vàng

6 Bà Nguyễn Tam Điệp Chuyên viên Ban kinh tế, Hội LHPN Việt Nam

7 Tổ chức TEA

8 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Hải Dương

9 Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Agribank

10 Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt

11 Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam Ông Eric Duflos

12 Trung tâm chương trình kinh tế xã hội liên minh HTX VN

13 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Quảng Ninh

14 Ban Thời sự - Đài truyền hình Việt Nam

15 Quỹ hỗ trợ khuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí

16 Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC)

Page 42: Chi Tieu OSS FSS

17 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ (SEDA)

18 Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Nông Thôn Việt (VietED)

19 Bà Hoàng Thị Thanh Hà Cố vấn phát triển Birflife International

20 Nguyễn Thị Hà - Chuyên viên vụ 4 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

21 Ngân Hàng Nhà Nước - Chi nhánh tỉnh Nghệ An

22 Quỹ hỗ trợ vốn CNVC và người lao động nghèo Bà Rịa - Vũng Tàu

23 Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng

24 Quỹ bảo vệ tương hỗ M7 MPA

25 Save the Children

26 Nguyễn Lê Hằng Chuyên viên Vụ 1 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

27 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

28 Bà Lê Thị Hằng Đại sứ thiện chí vì sự nghiệp phát triển

29 Save the Children

30 Quỹ DARIU

31 Bà Trần Thị Hồng Hạnh Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng

32 Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam Bà Nguyễn Hồng Hạnh Cán bộ chương trình

33 Quỹ Phụ nữ Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh

34 Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Phát triển kinh tế - Hội liên hiệp PN TP.HCM

Page 43: Chi Tieu OSS FSS

35 Tôn Thu Hiền Giảng viên học viện Tài chính

36

Ông Phí Trọng Hiển - Phó Trưởng phòng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

37 Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung Ương

38 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ (SEDA)

39 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Nam Định

40 Tổ chức Tầm nhìn Thế Giới Việt Nam

41 Ngân Hàng Nhà Nước - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

42 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Bắc Ninh

43 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vụ Chính sách tiền tệ

44 Hội Liên minh Nauy

45 Ông Bùi Quang Huy Giám đốc Đối ngoại Ngân hàng Citi Việt Nam

46 Joerg Teumer Chuyên gia tư vấn tài chính Đại diện ngân hàng Sparkassen (Đức)

47 Bộ Kế hoạch & Đầu tư

48 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Hưng Yên

49 Ông Cao Sỹ Kiêm Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam

50 Trung tâm hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu

51 Ông Brett Krause Tổng Giám đốc Ngân hàng Citi Việt Nam

Page 44: Chi Tieu OSS FSS

52 Chế Phong Lan

53 Lê Thị Lân Giám đốc CFRC

54 Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung Ương

55

Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam Ông Paul Luchtenburg Chuyên gia Cao cấp Tư vấn Tài chính vi mô khu vực Đông Á Thái Bình Dương

56 Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ (SEDA)

57 Học Viện Ngân Hàng Ông Lê Văn Luyện Phó Giám đốc

58

Ông Hoàng Quốc Mạnh Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Cấp phép Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

59 Bộ Kế hoạch & Đầu tư

60 Ông Tô Hoài Nam Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kí Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam

61 Trung tâm phát triển vì người nghèo Can Lộc (PPC)

62 Quỹ Phụ Nữ Phát triển TP. Điện Biên Phủ

63 Quỹ phát triển An Phú

64 Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam

65 Quỹ phát triển An Phú

66 Quỹ Phụ nữ Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh

68 Nguyễn Thị Nhàn Chuyên viên vụ 6 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Page 45: Chi Tieu OSS FSS

69 Ông Phan Cử Nhân Giám đốc Ban hợp tác quốc tế Ngân hàng Chính sách xã hội

70 Care Việt Nam

71 Quỹ Dariu

72 Caritas Đalạt

73

Ông Nguyễn Văn Phụng Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính

74 Quỹ phát triển An Phú

75 Vụ Hợp tác Quốc tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

76 Trung tâm dịch vụ phát triển nông thôn (RDSC)

77 Ủy ban y tế Hà Lan

78 Bà Hồ Thị Quý Trưởng Ban kinh tế Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

79 Quỹ hỗ trợ Phụ nữ Đông Triều, Quảng Ninh

80 Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung Ương

81 Bà Lê Thanh Tâm Phó chủ nhiệm Bộ môn ngân hàng thương mại Đại học Kinh tế Quốc dân

82 CED - Liên minh vì môi trường và phát triển

83 Quỹ hỗ trợ khuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí

84 Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng (MACDI)

Page 46: Chi Tieu OSS FSS

85 Bà Phan Thị Tuyết Thanh Điều phối viên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

86 Trung tâm tài chính vi mô và phát triển (M&D)

87 Nguyễn Hữu Thiện Chuyên gia tư vấn biến đổi khí hậu

88 Công ty Cổ Phần NGV

89 Tổ chức TCVM NaPa chi nhánh Lệ Thủy, Quảng Bình

90 Hội Liên hiệp Phụ nữ Phù Yên, Sơn La

91

Bà Hà Thị Thanh Thủy Phó Trưởng phòng vụ VI Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

92 Chương trình Tài chính vi mô- Hội LHPN tỉnh Bến Tre

93 Thời báo Tài chính Việt Nam

94

Ông Nguyễn Văn Thuyết Phó phòng Vụ Tài chính Ngân hàng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính Bộ Tài chính

95 Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM)

96 Ông Đỗ Văn Toản - giảng viên Trường Đại học Đà Lạt

97 Ngân hàng Nhà Nước - Chi nhánh Vĩnh Phúc

98 Ông Nguyễn Danh Trọng Chuyên viên cao cấp Ban Pháp luật và nghiệp vụ - Hiệp Hội Ngân hàng

99 Học Viện Ngân Hàng Ông Nguyễn Đức Trung Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng

Page 47: Chi Tieu OSS FSS

100 Ông Nguyễn Văn Từ Chánh Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam

101 Ngân Hàng Nhà Nước - Chi nhánh TP Hà Nội

102 Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILLSA)

103 Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Đông Á

104 Quỹ phát triển An Phú

105 Quỹ phát triển An Phú

106 Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng

107 Công ty TNHH Xây dựng Năng lực và Phát triển Cộng đồng Thanh Hà

108

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân Phó Phòng tài chính Công ty TNHH Xây dựng và xây lắp Điện Mê Linh 185/2 Lầu 1 Đường 3/2, P.11, Q.10, TP Hồ Chí Minh ĐDDT: 0979877213

109 Ban Kinh tế - Hội LHPN Hà Nội

110 Trung tâm tài chính vi mô và phát triển (M&D)

111

Bà Quách Tường Vy Trưởng phòng vụ VI Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

112 Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa

113 Quỹ hỗ trợ khuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí

114 Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV Tình Thương (TYM)

115 Vụ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

116 AIF

Page 48: Chi Tieu OSS FSS

117 World Vision

118 Sở Giao dịch 3 – BIDV

119 UNDP

120 VINASME

121 Quỹ Mai Sơn

122 NHNN chi nhánh Phú Thọ

123 NHNN chi nhánh Vĩnh Phúc

124 Hội LHPN huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

125 TYM

126 TYM

127 TYM

128 Văn phòng Chính Phủ

129 Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng – NHNN

130 Hội LHPN tỉnh Hải Dương

131 Hội LHPN tỉnh Hải Dương

132 Văn phòng Ngân hàng Nhà Nước

133 Thời báo Ngân hàng

134 Đại học Nông nghiệp Hà Nội

135 Quỹ PN huyện Điện Biên

136 NHNN thành phố HCVM

137 Vụ dự báo Thống kê Tiền tệ - NHNN

Page 49: Chi Tieu OSS FSS

138 Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam

139 Truyền hình thông tấn

140 Đại học Kinh tế quốc dân

Và sự hiện diện của các cơ quan báo đài đưa tin về Hội thảo...

Page 50: Chi Tieu OSS FSS

Phụ lục 2: Thông tin báo đài đưa tin sự kiện Hội thảo - Thời báo ngân hàng

Page 51: Chi Tieu OSS FSS

- Báo điện tử Hiệp Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ ViệtNam