chiến tranh du kích ở việt nam - quân Đội nhân dân - sự kiện và nhân chứng

4
Ngày 6 tháng 4 năm 2014 Chiến tranh du kích ở Việt Nam - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/78/78/78/112239/Default.aspx 1/4 Tòa soạn: Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội Tel: (84 - 4)3747 1748 / 3747 1029 Fax: (84 - 4) 3747 4913 E-mail: [email protected] Liên hệ Quảng cáo: (84 - 4)3747 3757 ...điền từ khóa cần tìm Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội Trên mặt trận thầm lặng Ký sự nhân vật Bà mẹ Việt Nam anh hùng Du lịch truyền thống Hồ sơ tư liệu Phân tích Một thời để nhớ Tình yêu người lính Nhật ký chiến tranh Thư thời chiến Con người và cuộc sống Kỷ vật kháng chiến Chiến tranh du kích ở Việt Nam Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội QĐND - Thứ Hai, 17/05/2010, 21:14 (GMT+7) Tại kho tư liệu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, có một bài viết tiếng Pháp đánh máy tên là: “La guérilla au Vietnam” (Chiến tranh du kích ở Việt Nam) có phụ đề ngắn ở góc cao bên trái là: “Lettre du Vietnam” (Lá thư gửi từ Việt Nam). Nội dung bài viết ca ngợi tinh thần chiến đấu của du kích Việt Nam đồng thời vạch rõ thủ đoạn tuyên truyền dối trá của các cấp chỉ huy trong quân đội Pháp đối với binh lính. Đây là một bài viết cho tạp chí nước ngoài. “Đin” là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng khi viết bài cho báo nước ngoài trong khoảng những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước. Thư từ Việt Nam: Chiến tranh du kích ở Việt Nam Các chiến sĩ du kích Việt Nam hát vang trong chiến đấu “Bao giờ hết cỏ Tháp Mười Thì dân ta mới hết người đánh Tây…” (Bài hát của du kích Nam Bộ) Được tổ chức tốt, chiến tranh du kích là một sức mạnh không thể đánh bại, chống lại bọn xâm lược nước ngoài. Nhân dân Việt Nam nhờ vào lịch sử của họ đã biết trước được điều đó. Trước khi người Pháp tới, trong khoảng thời gian 600 năm, nước Việt Nam đã chứng kiến ba cuộc ngoại xâm: cuộc thứ nhất vào thế kỷ XIII bởi những đạo quân Mông Cổ hùng mạnh; cuộc thứ hai vào thế kỷ XIV bởi các đạo quân của các hoàng đế nhà Minh; cuộc thứ ba vào thế kỷ XVIII bởi các lực lượng nhà Thanh. Chính nhờ luôn luôn có sự ủng hộ không bao giờ cạn và cương quyết của các chiến sĩ du kích mà tổ tiên chúng tôi là Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Nguyễn Quang Trung đã từng đánh đuổi bọn xâm lược và giải phóng đất nước. Nhân dân Việt Nam nhờ vào kinh nghiệm hiện đại của các du kích đỏ Xô-viết và Trung Hoa (chỉ quân du kích Liên Xô trong kháng chiến chống Đức và quân du kích Trung Hoa trong kháng chiến chống Nhật) đã biết được rằng chiến tranh du kích là một hình thái chiến đấu không thể đánh bại. Lý do nào đã sinh ra chiến tranh du kích? Trước tiên đó là do chủ nghĩa yêu nước, tình cảm đối với Tổ quốc. Sau đó là lòng căm thù mạnh mẽ đối với bọn xâm lược dã man “đã kéo tới chọc tiết vợ con chúng ta ngay trong vòng tay chúng ta” (lấy ý một đoạn trong bài hát quốc ca Pháp để tác động mạnh đến binh lính Pháp là đối tượng của lá thư này). Đây là thảm cảnh đồng bào vô tội của chúng tôi bị hành hạ và đánh đập bởi quân xâm lược, được vẽ lại bằng lời lẽ đầy máu và nước mắt trong một bài hát của các chiến sĩ du kích. Nhìn thấy cảnh nhà bị đốt cháy, ruộng vườn bị phá hoại, vợ bị hãm hiếp, cha mẹ bị giết chết, các con bị thiêu sống…, cảnh tượng đó không phải đã dồn nông dân Việt Nam tới một nỗi thất vọng tiêu cực, mà là một ham muốn trả thù cho những người thân, tới lòng can đảm lẫm liệt trong chiến đấu. Cứu mệnh trên cửa biển Đà Nẵng Chuyến thị sát định mệnh Tết cuối ở chiến trường nước bạn Bó lá vông thấm máu O Giỏi nay ở đâu? "Cho mình gửi lời chào Hà Nội!" “Mình đều là lính Cụ Hồ mà!” Trận đánh trên đèo Ma-đrắc Cơn sốt rét ở biên giới Việt - Lào Những bước chân không mỏi TIÊU ĐIỂM Trang chủ QĐND Cuối tuần Sự kiện nhân chứng English 中文

Upload: sach-tinh-ha

Post on 14-Jul-2016

23 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANSCRIPT

Page 1: Chiến Tranh Du Kích ở Việt Nam - Quân Đội Nhân Dân - Sự Kiện Và Nhân Chứng

Ngày 6 tháng 4 năm 2014 Chiến tranh du kích ở Việt Nam - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng

http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/78/78/78/112239/Default.aspx 1/4

Tòa soạn:

Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội

Tel: (84 - 4)3747 1748 / 3747 1029

Fax: (84 - 4) 3747 4913

E-mail: [email protected]

Liên hệ Quảng cáo: (84 - 4)3747 3757

...điền từ khóa cần tìm

Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội Trên mặt trận thầm lặng Ký sự nhân vật Bà mẹ Việt Nam anh hùng Du lịch truyền thống Hồ sơ tư liệu Phân tích Một thời để nhớ Tình yêu người lính

Nhật ký chiến tranh Thư thời chiến Con người và cuộc sống Kỷ vật kháng chiến

Chiến tranh du kích ở Việt Nam

Kỷ niệm sâu sắc đời bộ đội

QĐND - Thứ Hai, 17/05/2010, 21:14 (GMT+7)

Tại kho tư liệu của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, có một bài viết tiếng Pháp đánh

máy tên là: “La guérilla au Vietnam” (Chiến tranh du kích ở Việt Nam) có phụ đề ngắn

ở góc cao bên trái là: “Lettre du Vietnam” (Lá thư gửi từ Việt Nam).

Nội dung bài viết ca ngợi tinh thần chiến đấu của du kích Việt Nam đồng thời vạch rõ

thủ đoạn tuyên truyền dối trá của các cấp chỉ huy trong quân đội Pháp đối với binh

lính.

Đây là một bài viết cho tạp chí nước ngoài. “Đin” là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí

Minh thường dùng khi viết bài cho báo nước ngoài trong khoảng những năm đầu

thập kỷ 50 của thế kỷ trước.

“Thư từ Việt Nam:

Chiến tranh du kích ở Việt Nam

Các chiến sĩ du kích Việt Nam hát vang trong chiến đấu

“Bao giờ hết cỏ Tháp Mười

Thì dân ta mới hết người đánh Tây…”

(Bài hát của du kích Nam Bộ)

Được tổ chức tốt, chiến tranh du kích là một sức mạnh không thể đánh bại, chống lại bọn xâm

lược nước ngoài. Nhân dân Việt Nam nhờ vào lịch sử của họ đã biết trước được điều đó. Trước

khi người Pháp tới, trong khoảng thời gian 600 năm, nước Việt Nam đã chứng kiến ba cuộc

ngoại xâm: cuộc thứ nhất vào thế kỷ XIII bởi những đạo quân Mông Cổ hùng mạnh; cuộc thứ

hai vào thế kỷ XIV bởi các đạo quân của các hoàng đế nhà Minh; cuộc thứ ba vào thế kỷ XVIII

bởi các lực lượng nhà Thanh. Chính nhờ luôn luôn có sự ủng hộ không bao giờ cạn và cương

quyết của các chiến sĩ du kích mà tổ tiên chúng tôi là Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và Nguyễn Quang

Trung đã từng đánh đuổi bọn xâm lược và giải phóng đất nước. Nhân dân Việt Nam nhờ vào

kinh nghiệm hiện đại của các du kích đỏ Xô-viết và Trung Hoa (chỉ quân du kích Liên Xô trong

kháng chiến chống Đức và quân du kích Trung Hoa trong kháng chiến chống Nhật) đã biết được

rằng chiến tranh du kích là một hình thái chiến đấu không thể đánh bại.

Lý do nào đã sinh ra chiến tranh du kích?

Trước tiên đó là do chủ nghĩa yêu nước, tình cảm đối với Tổ quốc. Sau đó là lòng căm thù

mạnh mẽ đối với bọn xâm lược dã man “đã kéo tới chọc tiết vợ con chúng ta ngay trong vòng

tay chúng ta” (lấy ý một đoạn trong bài hát quốc ca Pháp để tác động mạnh đến binh lính Pháp

là đối tượng của lá thư này). Đây là thảm cảnh đồng bào vô tội của chúng tôi bị hành hạ và

đánh đập bởi quân xâm lược, được vẽ lại bằng lời lẽ đầy máu và nước mắt trong một bài hát của

các chiến sĩ du kích.

Nhìn thấy cảnh nhà bị đốt cháy, ruộng vườn bị phá hoại, vợ bị hãm hiếp, cha mẹ bị giết chết,

các con bị thiêu sống…, cảnh tượng đó không phải đã dồn nông dân Việt Nam tới một nỗi thất

vọng tiêu cực, mà là một ham muốn trả thù cho những người thân, tới lòng can đảm lẫm liệt

trong chiến đấu.

Cứu mệnh trên cửa biển Đà Nẵng

Chuyến thị sát định mệnh

Tết cuối ở chiến trường nước bạn

Bó lá vông thấm máu

O Giỏi nay ở đâu?

"Cho mình gửi lời chào Hà Nội!"

“Mình đều là lính Cụ Hồ mà!”

Trận đánh trên đèo Ma-đrắc

Cơn sốt rét ở biên giới Việt - Lào

Những bước chân không mỏi

TIÊU ĐIỂM

Trang chủ QĐND Cuối tuần Sự kiện nhân chứng English 中文

Page 2: Chiến Tranh Du Kích ở Việt Nam - Quân Đội Nhân Dân - Sự Kiện Và Nhân Chứng

Ngày 6 tháng 4 năm 2014 Chiến tranh du kích ở Việt Nam - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng

http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/78/78/78/112239/Default.aspx 2/4

Hồ Chủ tịch nói chuyện với chiến sĩ du kích vùng địch hậu nhân Đại

hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quân lần thứ nhất (4-1952). Ảnh

tư liệu

Các nhóm quân du kích được cấu tạo ra sao?

Ở các nơi gần thành phố, họ là những người công nhân, ở các vùng nông thôn, họ là những

người nông dân. Nhưng cũng có cả những thầy giáo, sinh viên, thương nhân và những người

yêu nước khác. Chúng tôi có những đơn vị dân quân chỉ gồm có các cụ già đã tự gọi mình một

cách tự hào là các “đội bạch đầu quân”. Và các đơn vị dân quân phụ nữ và nữ thanh niên.

Nguyễn Thị Chiên, 23 tuổi, tham gia đơn vị dân quân du kích của xã nhà đã 6 năm. Cô đã đánh

20 trận, lấy được 10 khẩu súng và bắt 15 tên địch, trong số đó có một thiếu úy. Thiếu nhi

cũng vào du kích và không kém phần can đảm. Có nhiều em trong số đó đã được tặng thưởng

huân chương vì hành động anh hùng. Các em làm liên lạc nhưng khi có cơ hội thì cũng chiến

đấu.

Vũ khí của dân quân có gì?

Họ sử dụng loại vũ khí cổ truyền: chông tre, cung nỏ, lao, giáo mác, cuốc v.v.. và các vũ khí lấy

được của kẻ thù. Các chiến sĩ du kích đều tin vào lực lượng to lớn của mình và có một niềm tin

sắt đá vào thắng lợi cuối cùng. Họ không sợ các vũ khí chiến tranh hiện đại, bom na-pan và các

tàu bay ném bom do bọn can thiệp Mỹ cung cấp cho bè lũ thực dân Pháp.

Bây giờ, tôi sẽ nói với các ông về chiến tranh du kích ở Bắc Bộ. Sau cuộc thất bại thảm hại trên

biên giới Việt-Trung cuối năm 1950, bọn thực dân pháp vội phái sang Việt Nam viên chỉ huy giỏi

nhất là Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (De Lattre de Tassigny) (thống chế Pháp, cao ủy Pháp và tổng chỉ

huy quân đội Pháp ở Đông Dương thời kỳ 1950-1952) với sứ mệnh “khôi phục lại tình hình”. Đặt

chân tới Việt Nam, Đờ Lát đề ra cho mình các nhiệm vụ sau: Thành lập một đạo quân bù nhìn

để bù đắp các thiếu hụt của đạo quân viễn chinh; tổ chức việc phòng thủ vùng đồng bằng Bắc

Kỳ; càn quét các vùng bị chiếm đóng để củng cố hậu phương.

Đối với nhiệm vụ đầu, ông ta sẽ tiến hành những cuộc vây ráp lớn trong các thành phố và làng

mạc bị chiếm đóng. Thanh niên bị bắt trong các cuộc vây ráp đều bị cưỡng bức gia nhập quân

đội Pháp, việc làm đó đã gây ra những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nhân dân và những người

bị bắt lính và những bọn đi bắt lính.

Page 3: Chiến Tranh Du Kích ở Việt Nam - Quân Đội Nhân Dân - Sự Kiện Và Nhân Chứng

Ngày 6 tháng 4 năm 2014 Chiến tranh du kích ở Việt Nam - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng

http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/78/78/78/112239/Default.aspx 3/4

Để phòng thủ vùng tam giác đồng bằng Bắc Bộ, ông ta đã cho xây dựng một hệ thống 2.300

boong-ke, cho rằng đối phương không thể tấn công và vượt qua được, mà ông ta so sánh với

“Chiến tuyến Sích-phrét" (Siegfried-do Đức quốc xã dựng lên từ năm 1937 đến năm 1940, trên

đường biên giới phía tây giáp với nước Pháp). Song song với chiến tuyến boong-ke này, ông ta

đã tạo ra một vành đai trắng (no man’s land) sâu nhiều cây số, trong đó làng mạc đều bị hoàn

toàn triệt hạ và dân cư bị xua đuổi. Trong vùng sau lưng địch, hàng nghìn đồn bốt quân sự

được thiết lập, trong mỗi làng có một hay nhiều đồn bốt. Nhiều cuộc “hành quân càn quét lớn”

được tiến hành. Từ 6 đến 13 tiểu đoàn lính Pháp đã tham dự vào cuộc hành quân này. Hơn thế

nữa, hằng ngày đều có những cuộc hành quân nhỏ và vừa với những cuộc “tấn công chớp

nhoáng” thực hiện bởi các toán quân Com-măng-đô (đúng ra là đội quân Đét-pa-ra-

đốt/Desparados) nổi tiếng vì sự tàn bạo cực kỳ của chúng. Trong các cuộc hành quân này, binh

lính thực dân đã đưa sự tàn bạo đến cực điểm. Một ví dụ:

Ngày 23-12-1951, một toán lính Pháp kéo tới làng An Lạc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chúng

đã đốt tất cả 190 ngôi nhà và phá hủy 96 tấn gạo của dân làng. Tất cả các gia súc đều bị giết

chết và các cây cối đều bị đốn chặt. Chúng đã tàn sát toàn thể dân làng, trong số đó có 31 cụ

già: 6 cụ bị lùa vào một ngôi nhà và bị thiêu sống. 7 cụ bị dìm chết trong các ao hồ. 5 cụ bị trói

chặt và đặt vào cối giã nát. 13 cụ bị đâm chết và thi thể bị xẻo thành từng mảnh.

Người ta có thể kể ra hàng ngàn tội ác như vậy. Sau khi các hành động chết chóc và tàn phá

đó được thực hiện và tưởng rằng công cuộc “bình định” đã hoàn thành, Đờ Lát tiến hành cuộc

tấn công Hòa Bình nhằm lên dây cót tinh thần đang khá thấp của quân đội Pháp cùng bù nhìn

và đánh lừa dư luận Pháp cùng thế giới; cắt đứt mọi thông tin liên lạc giữa Việt Bắc với vùng

đồng bằng và các miền khác và làm cho chúng ta đói; đưa ra một số điều kiện bảo đảm cho bọn

can thiệp Mỹ, để xin xỏ chúng nhiều hơn về vũ khí chiến tranh và đô-la.

Để kiểm tra các báo cáo của Đờ Lát, trước khi chiếm đóng Hòa Bình, tướng Côn-lin tham mưu

trưởng quân đội Mỹ đã tới thanh tra mặt trận.

Bọn thực dân Pháp và chủ của chúng là bọn can thiệp Mỹ, cũng như bọn phản động Việt Nam

tay sai của chúng, đã làm rùm beng về việc chiếm đóng Hòa Bình. Chúng ta hãy nhắc lại một vài

lời lẽ huênh hoang của chúng để chứng minh rằng việc giải phóng Hòa Bình đã là một đòn nặng

đối với chúng.

“Mọi mục tiêu của cuộc tấn công mới của Pháp ở Bắc Việt Nam đều đã đạt được… Giờ đây tính

chủ động thuộc về phía Pháp…” (Đờ Lát, ngày 10-11-1951). “Việt Minh mất dần địa bàn và cam

chịu ngồi nhìn quân đội Pháp đánh chiếm hết mảnh đất này đến mảnh đất khác của tất cả các

vùng trồng lúa còn nằm dưới quyền kiểm soát của chúng” (AFP, ngày 11-11-1951). “Chúng ta

giữ vững Hòa Bình… Các bạn biết rõ sự chiếm đóng vùng đất rộng 1.500km2 của 350 làng có ý

nghĩa như thế nào…” (De Lattre, ngày 17-11-1951). “Thành phố Hòa Bình… với 2 vạn dân đã bị

các lực lượng Pháp đánh chiếm ngày 13-11-1951, và từ đó Việt Minh đã bị đặt vào một vị trí rất

nguy khốn” (AFP, ngày 1-1-1952).

… Chúng tôi đã giải phóng Hòa Bình. Chúng tôi đã phá tan cuộc bao vây cũng như kế hoạch

mùa đông của địch. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn trong các chiến thắng của chúng tôi là sự

củng cố và phát triển chiến tranh du kích sau lưng địch”…

… “Tôi muốn kể với các ông rõ hơn những chiến sĩ du kích chiến đấu ra sao trong một tỉnh điển

hình, tỉnh Hưng Yên… Tỉnh Hưng Yên nằm trên tả ngạn sông Hồng, chỉ cách Hà Nội 35 cây số.

Tỉnh gồm 9 huyện và có gần 50 vạn dân. Tỉnh bị quân Pháp chiếm đóng từ đầu chiến tranh.

Chiến tranh du kích ở đây khá mạnh. Nhiều lần bị đàn áp, nhưng luôn luôn tự tổ chức lại. Từ

năm 1946 tới tận ngày hôm đó, hơn 600 đảng viên (những người tổ chức và chỉ huy các chiến

sĩ du kích) đã bị hy sinh. Đây là bản tổng kết một năm chiến đấu (từ tháng Giêng năm 1951

đến tháng Giêng năm 1952) của các chiến sĩ du kích Hưng Yên: 477 trận đánh và phục kích;

2.900 tên địch bị giết, 200 tên bị thương, 1.700 tên bị cầm tù. Các chiến sĩ du kích thu được:

1 ca nông 57mm; 1 súng cối 81mm; 117 súng liên thanh nặng và nhẹ; 875 khẩu súng. Họ đã

phá hủy: 1 ca nông 75mm; 1 súng cối 81mm; 6 súng liên thanh; 1 đầu máy và 3 toa tàu hỏa;

360 thanh ray đường sắt; 1.500m đường bộ; 19 xe ca-mi-ông.

Trong số 369 đồn đóng quân của địch trong tỉnh, các chiến sĩ đã chiến đấu và phá hủy 137

đồn.

Hiện nay, tại mỗi huyện của tỉnh Hưng Yên có một hay hai căn cứ du kích, bao gồm hai hay

nhiều làng. Hãy nhắc lại rằng năm 1951, tỉnh Hưng Yên đã bị 4 trận càn lớn. Nhiều làng trong

tỉnh đã bị hoàn toàn triệt hạ, không còn một cây nào sống sót. Trên các cánh đồng hoang tàn

này, các chiến sĩ du kích tổ chức những “làng du kích”, nghĩa là nằm sâu trong lòng đất. Ngày

25-9-1951, một trong số các làng của huyện Phù Cừ đã đánh trả thắng lợi 5 tiểu đoàn Pháp,

giết và làm bị thương 1.050 tên địch.

… Từ tháng 10-1951 đến tháng 2-1952, dân quân du kích phối hợp với Quân đội nhân dân đã

phá hủy hơn 1.000 đồn binh trong làng, nghĩa là 2/3 các đồn binh do địch tổ chức, giải tán hơn

Page 4: Chiến Tranh Du Kích ở Việt Nam - Quân Đội Nhân Dân - Sự Kiện Và Nhân Chứng

Ngày 6 tháng 4 năm 2014 Chiến tranh du kích ở Việt Nam - Quân đội nhân dân - Sự kiện và nhân chứng

http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/78/78/78/112239/Default.aspx 4/4

Ý kiến của bạn Email bài này In trang này

Họ và tên:

Email:

Tiêu đề:

Mã xác nhận:

Nội dung

Gõ tiếng việt : Off Telex VNI VIQR

2.200 cơ quan hành chính bù nhìn cấp xã, giải phóng 3.120km2 đất đai và giải phóng khỏi cảnh

nô lệ thực dân hàng trăm ngàn đồng bào của chúng tôi. Như 62 vạn dân ở Thái Bình, 33 vạn

dân ở Bắc Ninh, 25 vạn dân ở Hà Đông…

Cuối năm 1950, chúng tôi đã đánh đuổi kẻ thù ra khỏi phần lớn các vị trí trên đường biên giới

Việt-Trung. Từ năm 1952, chúng tôi đã phát triển và củng cố chiến tranh du kích phía sau lưng

địch. Ở nước chúng tôi, người ta gọi đó là “đặt mìn trong bụng chúng”…

Giáo sư Đinh Xuân Lâm

Các tin khác

Bác Hồ đặt tên,một nét đẹp nhân văn Việt Nam (17/05 21:14)

Bức chân dung Hồ Chủ tịch của một người bạn Cu-ba (17/05 19:40)

Nhớ là tốt nhưng phải làm cho được (17/05 13:28)

Những mẩu chuyện về Bác Hồ (17/05 13:28)

Nhớ mãi lời dặn của Đô đốc Giáp Văn Cương (16/04 17:02)

"Tôi là tàu 339 đây!" (16/04 17:02)

Kỷ niệm lần đầu Bác Hồ về thăm biển (16/04 17:02)

Hai vị tướng “Phát Tài” đánh giặc (16/04 17:02)

Vị tướng trận mạc và lá thư giải oan sau 41 năm (16/04 17:02)

Trên bãi tập của những người lính xe tăng vào Dinh Độc Lập (16/04 16:57)

Giấy phép số: 1442/GP - BTTTT 15-10-2009

Tổng biên tập: Trung tướng LÊ PHÚC NGUYÊN

Phó tổng biên tập: Thiếu tướng HỒ ANH THẮNG, Đại tá PHẠM VĂN HUẤN, Đại tá HÀ MẠNH TƯỜNG, Đại tá NGUYỄN KIM TÔN

Trưởng phòng biên tập: Thượng tá TRỊNH VĂN HÀO

© 2008 - 2009. Bản quyền thuộc về Báo điện tử Quân đội nhân dân. Bảo lưu mọi quyền.