chính phủ điện tử

23

Click here to load reader

Upload: lapnd

Post on 12-Aug-2015

41 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

e government

TRANSCRIPT

Page 1: Chính phủ điện tử

Vài suy nghĩ về Chính phủ điện tử Việt namGần đây, theo thông tin báo chí, có một sự kiện đáng chú ý liên quan đến quá trình xây

dựng Chính phủ điện tử (CPĐT): Viện CNTT Đài loan trúng thấu tư vấn xây dựng khung

và các tiêu chuẩn ứng dụng CNTT Chính phủ điện tử cho Việt nami.

Đây là một thông tin đáng mừng vì nó chứng tỏ quá trình xây dựng CPĐT đã chuyển

sang một giai đoạn mới về chất. Ở một cái mốc như thế, xin góp vài suy nghĩ.

1-Chúng ta đang ở đâu?

Theo báo cáo của Liên hợp quốc “Khảo sát về chính phủ điện tử” năm 2010 ii và 2012iii,

Việt nam có các chỉ số sau:

Năm

Chỉ số phát triển CPĐT

(E-government development index

value )

Thứ hạng toàn cầu

(World e-

gov.development

ranking)

20080.4558 91

20100.4454 90

20120.5217 83

Xét riêng năm 2012, chúng ta xếp dưới Trung quốc (78), Peru (82), trên Seychelles (84),

Philipine (88), Thái lan (92) và Indonesia (97); đứng thứ 4 trong 11 nước vùng Đông

Nam Á; đứng thứ 83 trong 191 nước được xếp hạng.

Theo tổng kết tình hình trong nướciv “đã có tới 94.000 dịch vụ công trực tuyến được cung

cấp ở mức độ 1-2, 775 dịch vụ được cung cấp ở mức độ 3 và một số dịch vụ đã được

cung cấp ở mức độ 4, quy trình thủ tục một cửa đạt tỷ lệ 87%”

1

Page 2: Chính phủ điện tử

Tất cả những con số trên mới chỉ là thống kê hình thức. Nó chưa phản ánh chất lượng

thực, mức độ sử dụng và sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy một

khối lượng công việc đáng kể đã được thực hiện.

Điều đáng lưu tâm là khối lượng công việc trên về mặt kỹ thuật được thực hiện theo kiểu

“phân tán”, “tự phát”. Ngoài các chủ trương chung, chưa có một cơ chế chỉ đạo toàn

quốc. Các tỉnh, bộ, ngành tự triển khai theo cách hiểu riêng của mình, phù hợp với môi

trường riêng của mình. Đó là điều sẽ gây khó khăn rất lớn cho các giai đoạn sau.

Ngay trong báo cáo nói trên của LHQ năm 2012, trong một số chỉ tiêu khác thứ hạng của

chúng ta cũng không phải là cao.

Mặt khác, CPĐT là một lĩnh vực chưa phải là lâu ngay cả với thế giới. Cuối những năm

90, trào lưu này mới bắt đầu và suốt từ đó cho đến nay vẫn trong quá trình vừa làm vừa

rút kinh nghiệm, thích ứng với các công nghệ mới, xuất hiện các xu hướng mới, yêu cầu

mới. Việc chúng ta cần liên tục cập nhật, cải tiến cũng là chuyện bình thường.

2-Cần làm gì?

Năm 2012 là một năm bản lề. Đất nước chúng ta lâm vào những khó khăn lớn, nhìn ra

những điểm yếu và đang có những quyết tâm đổi mới quan trọng. Riêng về ICT có hai sự

kiện:

Cuối năm 2011, Chính phủ ra nghị quyết 30c/NQ-CPv ban hành “Chương trình tổng

thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020”, trong đó nêu các nhiệm vụ

rất cụ thể về ứng dụng công nghệ ICT vào hiện đại hóa quản lý nhà nước.

Đầu năm 2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết quan trọng nêu quan điểm

chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tếvi. Trong đó có nói rõ đặc điểm thứ ba của nền kinh tế

thị trường: “thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính

sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh

doanh. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận

thông tin, mà quan trọng hơn, sẽ tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết

định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và

sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định.” Trong những

2

Page 3: Chính phủ điện tử

đoạn nhấn mạnh trên, vai trò của CPĐT rất quan trọng. Quan điểm này rất giống

với “Chính phủ minh bạch và mở” của Mỹvii cũng thực hiện bằng các công cụ ITC.

Trước những thay đổi quan trọng như vậy, CPĐT cũng cần có những bước ngoặt về chất

phù hợp.

Từ trên xuống hay từ dưới lên?

Trong xây dựng CPĐT có hai cách làm: từ trên xuống (Singapor, Trung quốc,…) và từ

dưới lên (Mỹ, Philipine,…). Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng và được lựa chọn tùy

thuộc vào đặc điểm từng nước, đặc biệt là vào hoạt động của hệ thống chính trị và năng

lực công nghệ của các thành phần chính phủviii.

Những nước có chính quyền trung ương tập trung mạnh và/hoặc các cấp dưới (bộ, ngành,

tỉnh, thành phố) yếu về công nghệ, cách triển khai chỉ huy thống nhất từ trên xuống là

phù hợp.

Những nước có hệ thống phân quyền mạnh và/hoặc các cấp dưới mạnh về công nghệ,

cách làm từ dưới lên hiệu quả hơn.

Nước ta cho đến thời điểm này CPĐT được triển khai theo cách từ dưới lên là chính. Nay

đã đến lúc có những biện pháp theo hướng từ trên xuống một cách phù hợp.

Điều đó không có nghĩa là thay đổi 180 độ, chỉ huy tất cả, kiểm soát tất cả theo một cơ

chế tập trung “cứng”. Nhưng cũng không có nghĩa là “khoán gọn” cho các nơi làm. Với

đặc điểm nước ta, hài hòa được cả hai cách là hợp lý nhất.

Ngay cả Mỹ, làm theo cách từ dưới lên là chính cũng có Khung Kiến trúc Liên bang để

chỉ đạo chung.

Có thể ví “thành phố CPĐT” hiện đã xuất hiện nhiều khu dân cư ít nhiều tự phát. Đã đến

lúc cần có chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể để định hướng tương lai. Nếu

không hậu quả sẽ như tình trạng đô thị hiện thời.

Vì tất cả những điều đã nói trên, những cái nên làm là:

1. Một chiến lược quốc gia về CPĐT.

2. Một khung kiến trúc và/hoặc kiến trúc quốc gia về CPĐT và các hướng dẫn xây

dựng kiến trúc cho các cấp dưới.

3

Page 4: Chính phủ điện tử

3. Một hệ thống tổ chức và cơ chế chỉ đạo, hỗ trợ triển khai hai thứ trên và kiểm soát

tập trung những cái cần tập trung trong phạm vi cả nước.

3-Chiến lược quốc gia về CPĐT

Có lẽ không cần phải nói về tầm quan trọng và sự cần thiết phải có một chiến lược quốc

gia về CPĐT. Khảo sát 20 nước tiêu biểu về CPĐT cho thấy hầu hết đều có chiến lược

quốc giaix. Có thể tham khảo chiến lược một số nước tại đâyx

Có hai điểm cần lưu ý khi xây dựng chiến lược này.

A) QUAN HỆ HAI CHIỀU VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) là một công cụ mạnh và không thể thiếu

cho mọi chính phủ hiện đại.

Cho đến gần đây, các chính phủ đã đầu tư nhiều vào ICT để hoạt động hiệu quả hơn.

Trong giai đoạn đó, ICT chủ yếu là thích ứng với mô hình chính phủ hiện có để hình

thành nên CPĐT, tức là quan hệ một chiều, tin học hóa, web hóa những cái đang có.

Tuy nhiên, dần dần người ta nhận thấy rằng đầu tư nhiều vào ICT nhưng hiệu quả không

được như mong đợi (đối với các nước tiên tiến), thậm chí là thất bại (đối với các nước

đang phát triển).

Nguyên nhân chủ yếu là mô hình hoạt động của chính phủ hiện tại không cho phép tận

dụng hết khả năng của ICT. Vì vậy, từ những năm 2003-2005 một số nước đã đi tiên

phong cải cách chính phủ sao cho có thể ứng dụng được công nghệ (transformational

government enabled by technology)

“Các chính phủ hiện đại có ý định cải cách nghiêm chỉnh sẽ xem công nghệ không chỉ

như một công cụ chiến thuật mà là một tài sản chiến lược. Một mình công nghệ không

thể cải cách được chính phủ nhưng chính phủ cũng không thể cải cách đáp ứng sự mong

đợi của công dân hiện đại mà không có công nghệ”xi

Đó là quan hệ hai chiều: chính phủ dùng công nghệ để hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ

dân tốt hơn và ngược lại, công nghệ cũng đòi hỏi chính phủ hoàn thiện hơn để tận dụng

được năng lực của nó.

4

Page 5: Chính phủ điện tử

Xu hướng mới này được xem như sự phát triển tiếp theo của e-government, gọi là

transformational governmentxii,xiii.

Với nước ta, điều đó có phải quá xa vời, không thực tế không?

Với những nhiệm vụ Hiện đại hóa hành chính mà Chương trình tổng thể cải cách hành

chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra:

“ ….bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết

các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện

tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các

dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của

Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh

nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;

b) Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng

cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong

giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch

vụ công của đơn vị sự nghiệp công;”

Không thể hoàn thành những nhiệm vụ này mà không cải cách hành chính theo hướng

ứng dụng được công nghệ, tức là làm cái transformational government nói trên.

Vì vậy chiến lược (và cả kiến trúc sẽ nói ở phần dưới) cho tầm nhìn đến 2020 phải thể

hiện được quan hệ hai chiều nói trên: công nghệ không chỉ uốn mình phục vụ hành chính

mà hành chính cũng phải được cải cách sao cho tận dụng được tối đa công nghệ, xem

việc ứng dụng được công nghệ là một tiêu chuẩn đánh giá kết quả của cải cách hành

chính.

Điều này thực ra không có gì mới. Những ai đã từng làm tin học hóa trước đây đều biết

rằng nếu cải cách hành chính không thành công thì tin học hóa thất bại là chắc chắn.

B) CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ SOẠN THẢO CHIẾN LƯỢC.

Soạn thảo chiến lược CPĐT được đánh giá là một công việc “các chính phủ phải mất

nhiều năm và dùng nhiều nguồn lực giá trị”xiv để thực hiện.

5

Page 6: Chính phủ điện tử

Nếu như các nước đi đầu về CPĐT có lẽ phải tự mày mò nghiên cứu soạn ra chiến lược

thì nay đã đủ dữ liệu để có các công cụ hỗ trợ sau:

Kinh nghiệm của các nước (best-practice)

Các hướng dẫn (Guidelinesxv,xvi,xvii)

Các Khung chiến lược (The strategic framework of e-government ). Ví dụ mô tả

tổng quan một khungxviii: 

6

Page 7: Chính phủ điện tử

Mô hình khung nêu trên cho thấy nội dung chiến lược CPĐT không hề đơn giản.

7

Page 8: Chính phủ điện tử

Việc chọn lựa, tham khảo các hướng dẫn (guidelines), khung (framework) và kinh

nghiệm các nước (best-practice) rồi tùy biến chúng cho phù hợp với điều kiện nước ta là

nội dung của những nghiên cứu nghiêm chỉnh ra ngoài phạm vi bài báo này.

Tài liệu trích dẫn:i‘Chuyên Gia Đài Loan Tư Vấn Khung Chính Phủ Điện Tử Cho Việt Nam’, Baomoi.com<http://www.baomoi.com/Home/CNTT/ictnews.vn/Chuyen-gia-Dai-Loan-tu-van-khung-Chinh-phu-dien-tu-cho-Viet-Nam/8039174.epi&gt; [accessed 17 March 2012].ii‘United Nations E-Government Survey 2010’ <http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan038851.pdf&gt; [accessed 23 March 2012].iii‘United Nations E-Government Survey 2012’ <http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan048065.pdf&gt; [accessed 23 March 2012].iv‘Sẽ “mổ Xẻ” Những Vấn Đề Nóng Để Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử’, Baomoi.com <http://www.baomoi.com/Home/CNTT/ictnews.vn/Se-mo-xe-nhung-van-de-nong-de-xay-dung-Chinh-phu-dien-tu/7981685.epi > [accessed 26 March 2012].v‘Nghị Quyết 30c/NQ-CP Chương Trình Tổng Thể Cải Cách Hành Chính Nhà Nước’ <http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-30c-NQ-CP-Chuong-trinh-tong-the-cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc-vb131576t13.aspx&gt; [accessed 28 March 2012].vi‘VTV – Bài Viết Của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Nhân Dịp Năm Mới 2012’ <http://vtv.vn/Article/Get/Bai-viet-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung-nhan-dip-nam-moi-2012–26c921dfda.html&gt; [accessed 28 March 2012].vii‘Đánh Giá Mức Độ Minh Bạch Và Mở Của Chính Phủ Mỹ | ZXC232-Phần Mềm Tự Do Nguồn Mở – Free and Open Source Software’ <http://wp.me/p2VXH-Qw&gt; [accessed 29 March 2012].viii‘E-government – Wikibooks, Open Books for an Open World’ <https://en.wikibooks.org/wiki/E-government&gt; [accessed 27 March 2012].ix‘A Strategic Framework of e-Government: Generic and Best Practice’ <http://www.ejeg.com/issue/download.html?idArticle=196&gt; [accessed 19 March 2012].x‘Factsheets | ePractice’ <http://epractice.eu/en/factsheets/&gt; [accessed 24 March 2012].

8

Page 9: Chính phủ điện tử

xi‘Transformational Government Enabled by Technology’, p. 3 <http://www.cabinetoffice.gov.uk/media/141734/transgov-strategy.pdf&gt; [accessed 28 March 2012].xii‘Transformational Government Enabled by Technology’.xiii‘Transformational Government – Wikipedia, the Free Encyclopedia’ <http://en.wikipedia.org/wiki/Transformational_Government&gt; [accessed 27 March 2012].xiv‘E-government/The Importance of a National Strategic Framework for E-Government – Wikibooks, Open Books for an Open World’ <https://en.wikibooks.org/wiki/E-government/The_Importance_of_a_National_Strategic_Framework_for_E-Government > [accessed 28 March 2012].xv‘Guidelines for the Formulation of e-Government Strategies’ <http://egov.comesa.int/index.php/fr/e-government-toolkit/30-guidelines-for-the-formulation-of-e-government-strategies&gt; [accessed 27 March 2012].xvi‘Guidelines for the Formulation of e-Government Strategies’ <http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/unpan/unpan032960.pdf&gt; [accessed 27 March 2012].xvii‘Guidelines_for_Country_Participants.pdf’ <http://www.caricad.net/UserFiles/File/Guidelines_for_Country_Participants.pdf&gt; [accessed 27 March 2012].

2- Kiến trúc, khung kiến trúc CPĐT.

CPĐT là một lĩnh vực mới bắt đầu phát triển từ cuối những năm 90 và hiện còn đang trong quá trình phát triển. Vì vậy có rất nhiều điều còn chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau. Dưới đây là vài ví dụ:

Khái niệm khung (framework) được hiểu khác nhau. Zachman định nghĩa khung 1 như một sơ đồ phân loại; TOGAF lại coi khung là “một phương pháp chi tiết và bộ công cụ hỗ trợ để phát triển một kiến trúc” 2, Roger Sessions coi khung kiến trúc “là một cấu trúc khung xương – skeleton structure” 3, kiến trúc FEA của Mỹ cũng được coi như một framework, v.v….

Ngay trong một loại khung kiến trúc, nội dung cũng khác nhau. Khung CPĐT của

Uganda 4có nội dung khá đơn giản, trong khi đó khung CPĐT của Mỹ 5 tương đối

đầy đủ và phức tạp.

9

Page 10: Chính phủ điện tử

Trong CPĐT có nhiều loại khung: khung kiến trúc, khung pháp lý, khung kỹ thuật, khung tương hợp, v.v… Trong một khung lại có thể có các khung khác.

Vấn đề phức tạp, rối đến mức mà có chuyên gia phải viết cả một quyển sách “Làm

thế nào để sống sót trong rừng rậm các khung kiến trúc” 6.

Vì vậy, mặc dù khung CPĐT do tư vấn nước ngoài xây dựng, nhưng về phía chúng

ta cũng cần có những nghiên cứu nhất định để có thể ra đầu bài, hiểu, điều khiển

và đánh giá, nghiệm thu được kết quả của tư vấn. Qua tham khảo một số công

trình nghiên cứu trong nước, xin có vài đề xuất rút kinh nghiệm cho lần này.

Ý tưởng chung là đi vào một khu “rừng rậm” như đã dẫn ở trên, có nhiều góc nhìn

khác nhau, nhiều phương pháp tiếp cận, nhiều loại công cụ. Cần chọn ra, tạo ra

những cái của riêng mình, phù hợp với điều kiện đặc thủ của mình ngay trước khi

bước vào khám phá nếu không muốn bị lâm vào tình trạng “chỉ thấy cây mà không

thấy rừng”, hoặc bước vào rừng với hai bàn tay không, nhìn bằng con mắt người

khác, phó mặc cho người dẫn dắt.

Dưới đây nêu lên vài điều cần lưu ý khi chọn phương pháp, công cụ “ đi

rừng”, chưa bàn đến các vấn đề kỹ thuật cụ thể.

A) CH Ọ N P H Ư Ơ NG P H ÁP L UẬN ĐỂ XÂY DỰ NG K H UNG CP ĐT

Theo một nghiên cứu gần đây 7, khoảng 90% kiến trúc tổ chức (tạm dịch cụm từ

enterprise architecture, mà kiến trúc CPĐT là một trường hợp riêng) được xây

dựng dùng một trong 4 phương pháp luận (methodology) sau:

Khung kiến trúc Zachman (The Zachman Framework for Enterprise

Architectures)8: là một hệ thống phân loại (taxonomy), mô tả các thành phần

kiến trúc phải có dưới góc nhìn khác nhau của những người liên quan. Nhưng

có nhiều vấn đề quan trọng không được Zachman đề cập tới. Nó cũng không

chỉ cách xây dựng một kiến trúc mới như thế nào.

Khung kiến trúc TOGAF (The Open Group Architectural Framework –

TOGAF) 9: là một phương pháp (method) hướng dẫn chi tiết cách xây dựng

10

Page 11: Chính phủ điện tử

một kiến trúc kèm theo các công cụ hỗ trợ, nhưng lại không chỉ cách làm thế

nào xây dựng một kiến trúc tốt, cho nên kết quả có thể không như mong

muốn.

Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ (The Federal Enterprise Architecture –

FEA) 10:không chỉ là 5 mô hình tham chiếu, mà còn có 4 tài liệu về phương

pháp luận áp dụng và hướng dẫn từng bước. Vì vậy, FEA được xem là một

phương pháp luận đầy đủ, kết hợp được cả hai phương pháp luận nói trên,

có khung đánh giá kết quả. Mặc dù tên chính thức của nó là kiến trúc nhưng

cũng được xem như một framework, kế thừa từ FEAF.

Phương pháp luận Gartner (The Gartner Methodology): Gartner là một

công ty nghiên cứu và tư vấn về IT nổi tiếng 11. Phương pháp luận xây dựng

kiến trúc của Gartner được đánh giá cao do uy tín và tay nghề (practise) của

công ty 12 và do đó, phải do người của công ty thực hiện.

(Một nghiên cứu khác cho rằng hiện có 6 khung kiến trúc hàng đầu 13, nhưng điều

đó chưa quan trọng ở đây).

Mỗi một phương pháp luận trên có ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng riêng (và

còn một số phương pháp khác 14). Việc lựa chọn một hoặc vài phương pháp hay tổ

hợp các ưu điểm của nhiều phương pháp phù hợp với điều kiện nước ta phải là nội

dung của một nghiên cứu riêng. Nhưng xét đến thực tế đội ngũ chuyên gia về kiến

trúc tổng thể hiện nay, một trong những yêu cầu cần có là phương pháp luận phải

có hướng dẫn áp dụng (method, guidance) rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu.

Và điều quan trọng nữa, khi đã chọn phương pháp luận rồi phải theo đúng nó.

Có những công trình nói là dựa vào TOGAF, FEA,… nhưng khi thực hiện chỉ

dùng mỗi các mô hình tham chiếu là không đủ. Một ví dụ áp dụng pha sơ bộ của

TOGAF vào CPĐT xem ở đây 15.

B ) CH Ọ N P H Ư Ơ NG P H ÁP ĐỂ SO SÁNH , ĐÁNH G I Á K H UNG CP ĐT

Khi đã có phương pháp luận, bước tiếp theo là so sánh, đánh giá một số khung

CPĐT của các nước để rút kinh nghiệm và chọn ra một số mẫu. Nếu chỉ đơn thuần

11

Page 12: Chính phủ điện tử

là liệt kê, mô tả kinh nghiệm các nước thì không đủ. Cần phải có phương pháp, tiêu

chí để so sánh, đánh gíá khung CPĐT.

Mặt khác, xây dựng được một khung CPĐT rồi, làm sao biết nó tốt hay xấu để

nghiệm thu? Cũng cần có phương pháp, tiêu chí thậm chí thang điểm theo yêu cầu

đặt ra ban đầu.

Đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ: Roger Sessions 16 đưa ra

nhiều tiêu chí để chấm điểm; Kostovska et al 17 đề xuất hẳn một phương pháp luận

để đánh giá, v.v… Bộ Tài chính Phần lan có đưa ra một khung đánh giá hoạt động

xây dựng CPĐT, mặc dù chưa đủ chi tiết theo nhu cầu của chúng ta, nhưng cũng

đáng tham khảo 18

Phương pháp đánh giá khung CPĐT không đơn thuần chỉ là về mặt kỹ thuật. Nó

phải thể hiện được đặc điểm cụ thể của quốc gia trong quá trình xây dựng CPĐT,

thể hiện những trọng tâm cần nhấn mạnh và những mục tiêu đầu bài đặt ra cho việc

xây dựng khung CPĐT. Ví dụ: nếu coi trọng cải cách hành chính hướng CPĐT thì

phần mô hình nghiệp vụ phải được cho điểm số cao, nếu hướng tới phân quyền

mạnh thì tính tương hợp phải được ưu tiên hàng đầu, v.v….. Các công cụ nói trên

(phương pháp, tiêu chí, thang điểm hay khung) không phải là cố định, có thể tùy

biến, sửa đổi, kết hợp để tạo nên một công cụ phù hợp với nhu cầu riêng.

Sau bước đánh giá, lựa chọn một cách có phương pháp như trên phải chỉ ra được

cái khung ta cần có hình hài như thế nào, có những nội dung gì, chi tiết đến đâu,

các mẫu đã chọn là gì và quan trọng nhất là tại sao lại quy định, chọn như vậy.

Tóm lại, đây cũng là vấn đề cần quan tâm và giải quyết trước khi bắt tay vào xây

dựng khung CPĐT và là cơ sở để nghiệm thu.

12

Page 13: Chính phủ điện tử

C) T Í NH T Ư Ơ NG H Ợ P VÀ K I Ế N T RÚC CP ĐT

Ngay cả khi chưa có kiến trúc, một yêu cầu sống còn là các hệ thống ICT phải có

tính tương hợp (interoperability) về mặt kỹ thuật: trao đổi thông suốt được dữ liệu

với nhau và sử dụng được dữ liệu đó. Để đảm bảo tính tương hợp ở cấp độ này, các

chính phủ thường ban hành một bộ chuẩn kỹ thuật hoặc khung tương hợp

(interoperability frameworks) mà các hệ thống ICT nên hoặc phải tuân thủ.

Tuy nhiên theo nghĩa rộng của tính tương hợp: các cơ quan chính phủ làm việc

được với nhau qua CPĐT 19 thì tương hợp kỹ thuật như nói trên là không đủ, CPĐT

phải được xây dựng trên một kiến trúc chung 20, 21. Vì vậy có 3 cách để đảm bảo

tính tương hợp: a/ Xây dựng đồng thời bộ chuẩn tương hợp và kiến trúc CPĐT 22,

b/Xây dựng khung và/hoặc kiến trúc CPĐT trong đó một trong những nguyên tắc

là đảm bảo tính tương hợp 23, tức là lồng ghép khung tương hợp vào nội dung kiến

trúc hoặc c/Chia làm 2 giai đoạn: đầu tiên ban hành khung tương hợp (hoặc bộ

chuẩn kỹ thuật), sau đó mới ban hành kiến trúc CPĐT 24.

Với đặc điểm tình hình cụ thể của Việt nam, cách thứ ba có vẻ hợp lý, kịp thời và

khả thi hơn. Trong khi chờ đợi xây dựng và áp dụng khung và/hoặc kiến trúc

CPĐT, cần có ngay một bộ chuẩn kỹ thuật tương hợp để tránh những phức tạp, tốn

kém sau này. Đó là điều mà các quyết định và thông tư số 20/2008/QĐ-BTTTT,

01/2011/TT-BTTTT đã làm và cần tiếp tục hoàn thiện.

Nay đến giai đoạn xây dựng khung CPĐT, cần chú ý đưa việc đảm bảo tính tương

hợp theo cách a/ hoặc b/ ở trên.

D) CH Ọ N CÔ NG CỤ K I Ế N T RÚC

Vấn đề này tuy không vĩ mô như những cái đã bàn ở trên, nhưng lại rất quan trọng

nếu muốn áp dụng kiến trúc thành công. Một kiến trúc cụ thể được xây dựng và

áp dụng có liên quan đến các yếu tố: a/Kế thừa kiến trúc cấp trên, b/Sử dụng lại

những phần có thể của các kiến trúc ngang cấp, c/Chia sẻ các phần có thể dùng

13

Page 14: Chính phủ điện tử

chung cho các đơn vị khác, d/Sửa đổi, cập nhật liên tục theo quá trình phát triển, e/

Truyền đạt xuống các cấp dưới để triển khai tiếp, áp dụng vào các sản phẩm cụ thể,

f/ Nhiều người, nhiều bộ phận tham gia xây dựng, xét duyệt, triển khai dưới nhiều

góc nhìn khác nhau v.v…

Tất cả những điều đó không thể thực hiện được nếu không có một ngôn ngữ chung

và các công cụ phù hợp được thống nhất trong toàn hệ thống. Tương tự như ngôn

ngữ bản vẽ kỹ thuật và các phần mềm thiết kế trong kiến trúc xây dựng, có hai vấn

đề dưới đây nên được chỉ rõ và thống nhất sử dụng:

1- Ngôn ngữ mô hình kiến trúc ( enterprise architecture modeling language )

Một kiến trúc có rất nhiều đối tượng quan tâm (stackeholders) dưới nhiều góc nhìn

(viewpoint) khác nhau và gồm nhiều loại mô hình khác nhau. Để các đối tượng đó

có thể hiểu, thông tin với nhau, cần có ngôn ngữ chung.

Hiện nay, chưa có một ngôn ngữ duy nhất cho kiến trúc tổng thể (enterprise

architecture) nói chung và kiến trúc CPĐT nói riêng 25. Vì vậy một bộ các ngôn ngữ

phù hợp với từng lĩnh vực kiến trúc CPĐT (ArchiMate, BPMN, UML,…) nên

được chọn và quy định thống nhất trong toàn hệ thống.

Sau khi đã quy định, ví dụ mô tả các quy trình nghiệp vụ bằng BPMN, các đoạn

văn mô tả dài lê thê, các sơ đồ vẽ tùy ý mỗi nơi một kiểu sẽ không được phép tồn

tại nữa. Cũng giống như những người tham gia xây dựng một công trình có thể

hiểu nhau, cùng làm dựa trên các bản vẽ xây dựng, những người tham gia xây

dựng CPĐT sẽ dễ dàng hiểu nhau, cùng phối hợp trên nền một bộ ngôn ngữ mô

hình kiến trúc CPĐT chung.

2- Phần mềm xây dựng kiến trúc (enterprise architecture tools)

Nói đến CPĐT tức là nói đến phần mềm là công cụ cơ bản của nó. Vì vậy, xây

dựng, bảo trì một kiến trúc CPĐT cụ thể cũng không thể thiếu phần mềm công cụ.

Lợi ích của việc dùng phần mềm công cụ có lẽ không cần phải bàn cãi.

14

Page 15: Chính phủ điện tử

Xây dựng CPĐT tức là áp dụng phần mềm, truyền thông vào các công việc, dịch

vụ của chính phủ. Vậy thì khi xây dựng kiến trúc CPĐT chẳng có lý do gì không

dùng các phần mềm xây dựng kiến trúc hệ thống có sẵn.

Nghiên cứu, lựa chọn một hoặc nhiều phần mềm xây dựng kiến trúc hệ thống là

nhiệm vụ của một đề tài riêng, nên được thực hiện và quy định thống nhất trong

toàn hệ thống. Một số gợi ý, danh mục có thể xem tại 26, 27

E ) M Ô H Ì NH P H ÁT T RI Ể N

Xây dựng CPĐT, nhất là vào giai đoạn hiện nay bắt đầu dựa vào khung và kiến

trúc, chúng ta giống như những người lần đầu tiên xây dựng một ngôi nhà riêng

cho mình. Kiến thức, kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia đều rất thiếu. Vì vậy:

Việc sử dụng tư vấn kỹ thuật nước ngoài là cần thiết. Nhưng có lẽ tư vấn

nước ngoài về quản lý quá trình triển khai (ví dụ: quản lý gói thầu xây dựng

khung CPĐT nói trên) cũng nên có, nhất là với những dự án đầu tiên.

Trong mọi lúc, mọi nơi có thể, cần sử dụng các công cụ có sẵn. Như ví dụ

đã nêu ở trên, để tìm hiểu so sánh kinh nghiệm xây dựng CPĐT các nước

cũng cần có một khung đánh giá và các tiêu chí cụ thể. Thực tế một số công

trình đã thực hiện chưa chú ý sử dụng công cụ, suy luận theo nhận thức chủ

quan, thậm chí chọn công cụ rồi nhưng không theo đến cùng. Đó là một điều

đáng tiếc.

Thách thức lớn nhất với chúng ta khi bước vào xây dựng, áp dụng kiến trúc

CPĐT như đã nói ở trên là kiến thức, kinh nghiệm, đội ngũ chuyên gia đều rất

thiếu. Vì vậy, mô hình phát triển kiến trúc CPĐT cho các địa phương, bộ,

ngành nên theo hướng“phát huy trí tuệ tập thể”: a/ Công khai hóa quá trình

triển khai và các kết quả từng bước trên Internet để mọi người có thể tham

gia, b/Chia sẻ, cho phép sử dụng chung các kết quả đạt được và c/Tiến tới xây

dựng được một cộng đồng CPĐT bao gồm người quản lý, người thiết kế,

người sử dụng, người thử nghiệm, đánh giá, v.v…. ở trong và ngoài nước có

15

Page 16: Chính phủ điện tử

thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và các kết quả kiến trúc công khai trên mạng

(tất nhiên là trừ những phần “mật”).

Tóm lại là theo mô hình phát triển “mở” tương tự như mô hình phát triển

Phần mềm Tự do Nguồn mở. Với nguồn lực nhân sự còn thiếu và yếu, có lẽ

đó là cách duy nhất đảm bảo thành công khi triển khai đại trà.

3- Lời kết:

Các ý kiến nêu trên đây chỉ có tính chất gợi mở, đặt vấn đề. Các tài liệu đã dẫn

cũng chỉ để nêu vấn đề, tham khảo, không có nghĩa là tài liệu tốt nhất, còn rất

nhiều tài liệu khác tương tự. Mỗi vấn đề đặt ra đều đòi hỏi được nghiên cứu đầy

đủ, bài bản và sâu sắc hơn bởi một đội ngũ chuyên gia dù chỉ để ra đầu bài, hiểu,

điều khiển và đánh giá, nghiệm thu được kết quả của tư vấn.

Trước đây, người viết bài này cũng mới tìm hiểu được một phần về chiến lược và

kiến trúc doanh nghiệp điện tử với dự định áp dụng nhưng không có điều kiện thực

hiện. Tuy vậy, cũng mạnh dạn đóng góp vì lợi ích chung. Xin cám ơn anh Lê

Trung Nghĩa, bộ KHCN đã giúp nhiều tài liệu tham khảo.

Hy vọng là có ích. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ [email protected].

Tài liệu trích dẫn:

1‘About The Zachman Framework TM’ <http://www.zachman.com/about-the-

zachman-framework&gt; [accessed 11 March 2012].

2‘TOGAF® 9.1’, p. 3

<http://pubs.opengroup.org/architecture/togaf9-doc/arch/index.html&gt;

[accessed 19 March 2012].

3‘A Comparison of the Top Four Enterprise-Architecture Methodologies’

<http://msdn.microsoft.com/en-us/library/bb466232.aspx&gt; [accessed 18 March

2012].

16

Page 17: Chính phủ điện tử

4‘Uganda E-govt_framework_June 2010.pdf’

<http://www.nita.go.ug/uploads/Final%20Draft%20E-govt_framework_June

%202010.pdf&gt; [accessed 28 March 2012].

5‘Federal Enterprise Architecture Framework’

<http://www.cio.gov/documents/fedarch1.pdf&gt; [accessed 7 April 2012].

6‘How to Survive in the Jungle of Enterprise Architecture Frameworks: Creating

… – Jaap Schekkerman – Google Sách’

<

http://books.google.com.vn/books/about/How_to_survive_in_the_jungle_of_enterp

ri.html?id=k_9cUrpT4lsC&redir_esc=y&gt; [accessed 12 March 2012].

7‘A Comparison of the Top Four Enterprise-Architecture Methodologies’.

8‘Zachman International® – The Official Home of The Zachman Framework TM’

<http://www.zachman.com/&gt; [accessed 19 March 2012].

9‘TOGAF® 9.1’.

10‘Federal Enterprise Architecture (FEA) | The White House’

<http://www.whitehouse.gov/omb/e-gov/fea&gt; [accessed 14 April 2012].

11‘Why Gartner Is Critical To Your Business’

<http://www.gartner.com/technology/why_gartner.jsp&gt; [accessed 12 April

2012].

12‘The New Enterprise Architecture (Gartner)’

<http://www.gartner.com/pages/story.php.id.2226.s.8.jsp&gt; [accessed 12 April

2012].

13‘Comparison of the Top Six Enterprise Architecture Frameworks’

<http://www.cioindex.com/enterprise_architecture.aspx&gt; [accessed 16 April

2012].

14‘Enterprise Architecture (EA) Frameworks List | DesktopAuditing’

<http://www.desktopauditing.com/enterprise-architecture-ea-frameworks-list&gt;

[accessed 19 March 2012].

17

Page 18: Chính phủ điện tử

15‘Dok_eGov-Basic-Concepts.pdf’

<http://147.86.7.23/wikigov/images/b/b0/Dok_eGov-Basic-Concepts.pdf&gt;

[accessed 14 April 2012].

16‘A Comparison of the Top Four Enterprise-Architecture Methodologies’.

17‘Evaluation Methodology for National Enterprise Architecture Frameworks.pdf’

<

http://www.ictinnovations.org/htmls/papers/ictinnovations2010_submission_20.pdf

&gt; [accessed 20 March 2012].

18‘Overview of Enterprose Architecture Work in 15 Countries’

<http://www.vm.fi/vm/en/04_publications_and_documents/01_publications/

04_public_management/20071102Overvi/FEAR_ENGLANTI_kokonaan.pdf&gt;

[accessed 16 April 2012].

19‘Undp-gif-overview.pdf’, p. 1

<http://www.ibm.com/ibm/governmentalprograms/undp-gif-overview.pdf&gt;

[accessed 20 March 2012].

20‘Undp-gif-overview.pdf’, p. 2.

21‘Interoperability Frameworks and Enterprise Architectures in Egovernment

Initiatives in Europe and the United States’, p. 13

<

http://www.upv.es/~lguijar/nova/investigacio/pubs/Guijarro2007SelfArchive.pdf&

gt; [accessed 29 March 2012].

22‘Saga_4_0_englisch_download.pdf’

<http://www.cio.bund.de/SharedDocs/Publikationen/DE/Architekturen-und-

Standards/saga_4_0_englisch_download.pdf?__blob=publicationFile&gt;

[accessed 19 March 2012].

23‘Danish White Paper on Enterprise Architecture’, p. 41 <http://en.itst.dk/it-

architecture-standards/publications/whitepaper-on-it-architecture/

whitepaper.pdf&gt; [accessed 13 April 2012].

18

Page 19: Chính phủ điện tử

24‘Interoperability Frameworks and Enterprise Architectures in Egovernment

Initiatives in Europe and the United States’, p. 20.

25‘Enterprise Architecture Tool Selection Guide V6.3.pdf’

<http://www.enterprise-architecture.info/Images/EA%20Tools/Enterprise

%20Architecture%20Tool%20Selection%20Guide%20v6.3.pdf&gt; [accessed 16

April 2012].

26‘Enterprise Architecture Tools, Institute For Enterprise Architecture

Developments (IFEAD)’

<http://www.enterprise-architecture.info/EA_Tools.htm&gt; [accessed 16 April

2012].

27‘Enterprise Architecture Tool Selection Guide V6.3.pdf’.

19