chĂm sÓc dÂu - thu hoẠch dÂu - báo nông nghiệp ... trinh mo dun 02 - cham soc, thu...bỘ...

46
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOCH DÂU MÃ S: MĐ 02 NGH: TRNG DÂU – NUÔI TM Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 05-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU

MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM

Trình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 02

Page 3: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

3

LỜI GIỚI THIỆU

Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%.

Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.

Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:

1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn,

hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Page 4: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

4

Giáo trình “Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch sản phẩm” giới thiệu khái quát các kỹ thuật làm cỏ, tưới nước, bón phân cho cây dâu sau trồng; các phương pháp đốn dâu; kỹ thuật thu hoạch dâu và các phương pháp bảo quản dâu sau khi thu hoạch.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN

1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

Page 5: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

5

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1: LÀM CỎ VÀ TƯỚI NƯỚC 7 1. Làm cỏ 8 1.1. Mục đích 8 1.2. Kỹ thuật làm cỏ 8 1.2.1. Số lần làm cỏ trong năm 8 1.2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc 9 1.2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng 9 2. Tưới nước 10 2.1. Số lần tưới nước 10 2.2. Phương pháp tưới 10 3.Tiêu nước 10 Bài 2: BÓN PHÂN 12 1. Các loại phân bón 12 1.1. Phân hữu cơ 12 1.2. Phân vô cơ 12 2. Lượng phân 13 3. Cách bón 13 3.1. Bón lót 13 3.2. Bón thúc 13 Bài 3: ĐỐN DÂU 15 1. Cơ sở của việc đốn dâu 15 2. Thời vụ đốn dâu 15 3. Các loại hình đốn dâu 15 3.1. Đốn phớt 16 3.2. Đốn lửng 16 3.3. Đốn sát 17 3.4. Đốn trẻ lại 20

Page 6: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

6

Bài 4: THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN DÂU 22 1.Thu hoạch lá dâu 22 1.1. Căn cứ thu hoạch lá dâu 22 1.2. Phương thức thu hoạch lá dâu 22 1.2.1. Phương thức thu hoạch lá 23 1.2.2. Phương thức thu hoạch dâu cành 23 2. Bảo quản lá dâu 24 2.1. Điều kiện bảo quản lá 25 2.2. Phương pháp bảo quản 25 2.2.1. Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây 25 2.2.2. Bảo quản bằng thùng gỗ 25 2.2.3. Bảo quản trong bể nước 25 2.2.4. Phương pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen 26 2.2.5. Phương pháp bảo quản đứng 26 2.2.6. Phương pháp bảo quản xếp luống trên nền nhà lát xi măng 26 2.2.7. Phương pháp bảo quản vảy cá 26 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 28

Page 7: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

7

MÔ ĐUN: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU Mã mô đun: MĐ 02

Giới thiệu mô đun Mô đun chăm sóc dâu - thu hoạch dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề trồng dâu - nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật làm cỏ, tưới nước; kỹ thuật bón phân; kỹ thuật đốn dâu; kỹ thuật thu hoạch và bảo quản lá dâu. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch, bảo quản lá dâu; thực hiện thành thạo các công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu.

Page 8: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

8

Bài 1: LÀM CỎ VÀ TƯỚI NƯỚC Mã bài: MĐ02-1

Đặc tính của cỏ dại là khả năng chống chịu tốt, sinh sản nhanh. Vì vậy, cỏ có thể cạnh tranh mạnh với cây trồng về dinh dưỡng, nước... Mặt khác cỏ dại phát triển còn ảnh hưởng đến độ thông thoáng trong vườn và là nơi trú ẩn của nhiều sâu hại cây dâu. Song song với các biện pháp kỹ thuật chăm sóc dâu như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thì làm cỏ cho dâu là biện pháp tích cực phát huy hiệu quả của phân bón để tăng sản lượng, năng suất, phẩm chất của lá dâu khi nuôi tằm. Mục tiêu

− Nêu được mục đích của việc làm cỏ - tưới nước;

− Xác định được các thời kỳ làm cỏ;

− Nêu được kỹ thuật làm cỏ gốc, làm cỏ trắng;

− Nêu được kỹ thuật tưới nước. A. Nội dung 1. Làm cỏ 1.1. Mục đích Làm cỏ là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc dâu sau khi trồng. Làm cỏ có tác dụng:

− Gúp cây dâu sinh trưởng, phát triển tốt.

− Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng, nước với cây dâu, giúp cây dâu hút được chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.

− Hạn chế nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm số lượng dâu bị phá hoại do sâu bệnh, tăng năng suất và phẩm chất lá dâu. 1.2. Kỹ thuật làm cỏ Làm cỏ tuy đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng phát triển của cây dâu, cây dâu bị xây xước, tróc rễ, làm chết cây. Đồng thời, làm cỏ không đúng kỹ thuật sẽ gây tốn công lao động do làm cỏ không triệt để, cỏ nhanh mọc lại. 1.2.1. Số lần làm cỏ trong năm Một năm làm cỏ 4 – 6 lần:

Page 9: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

9

− Vụ xuân 1 – 2 lần, lần đầu vào lúc mới trồng khi cây cao 15 – 30cm, lần 2 vào đầu mùa mưa, chủ yếu làm cỏ gốc.

− Vụ hè 1 – 2 lần, cách vụ xuân khoảng 1,5 – 2 tháng; kết hợp làm cỏ với bón phân thúc.

− Vụ thu từ tháng 9 đến tháng 12 kết hợp làm cỏ và đốn dâu, thường làm 2 – 3 lần. 1.2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc Về nguyên tắc làm cỏ gốc là làm sạch cỏ quanh gốc dâu, xới xáo tạo đất tơi xốp, không làm tổn hại đến gốc dâu. Phương pháp:

− Sau khi thăm ruộng dâu nếu thấy lượng cỏ quanh gốc dâu nhiều, tiến hành làm cỏ.

− Dùng cuốc để cuốc cỏ quanh gốc dâu, làm cỏ từ gốc ra 20 – 30 cm, cuốc sâu 5 – 10 cm.

− Dùng cuốc hoặc chân đánh tơi cỏ lên mặt trên đất để cỏ nhanh chết.

H02-1: Làm cỏ gốc 1.2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng Làm cỏ trắng là làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích, về nguyên tắc cũng giống như làm cỏ gốc.

Page 10: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

10

Phương pháp:

− Sau khi thăm đồng dâu thấy lượng cỏ nhiều, tiến hành làm cỏ.

− Dùng cụ làm cỏ: cuốc, máy phay.

− Cuốc sâu 10 – 15 cm, dùng chân hoặc cuốc đánh tơi cỏ, đưa cỏ lên mặt đất phơi cho cỏ nhanh chết.

− Ở những vùng có khí hậu khô, sau khi cày tiến hành vun gốc giữ ẩm, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. 2. Tưới nước 2.1. Số lần tưới nước Số lần tưới nước phụ thuộc vào một số yếu tố như: thời gian sinh trưởng của cây, loại đất trồng, khí hậu thời tiết. Số lần tưới nước còn được quy định bởi lượng mưa trong năm, lượng nước duy trì trong đất và lượng nước tiêu tốn hàng ngày của cây dâu. Thời gian sinh trưởng của cây dâu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến số lần tưới nước. Nếu trong thời gian sinh trưởng mạnh, khả năng khai thác lớn cần tăng số lần tưới cho cây dâu. Vào mùa khô, tăng số lần tưới để bảo đảm cho đất ẩm. 2.2. Phương pháp tưới Có nhiều phương pháp tưới như: tưới rãnh, tưới tràn, tưới thấm bằng bể chứa nước, tưới bằng bép phun… Tùy theo thực tế, điều kiện vốn đầu tư và khả năng cung ứng nước để chọn phương pháp tưới nước phù hợp. Phương pháp tưới rãnh: Áp dụng cho ruộng dâu trồng hàng, trồng luống, có rãnh. Phương pháp này phù hợp khi trồng dâu trên diện rộng và mật độ dày. Phương pháp tưới phun: Áp dụng ở những vùng có khả năng đầu tư. Phương pháp này tiết kiệm được nước tưới. Tưới nước kết hợp với bón phân thì hiệu quả càng cao. 3.Tiêu nước Ngập úng nước không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn làm giảm phẩm chất lá dâu, hàm lượng nước trong lá dâu tăng cao. Tằm ăn loại lá này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bủng. Vì vậy, tiêu nước cũng quan trọng như tưới nước. Thiết kế mương tiêu nước ở những vùng đất trũng, chân đất thấp, dễ bị ngập úng khi mưa lớn. B. Câu hỏi và Bài thực hành Bài thực hành 1: Thực hành làm cỏ gốc. Bài thực hành 2: Thực hành làm cỏ trắng.

Page 11: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

11

C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật làm cỏ gốc.

− Kỹ thuật làm cỏ trắng.

− Các phương pháp tưới nước.

Page 12: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

12

Bài 2: BÓN PHÂN THÚC Mã bài: MĐ02-2

Cây dâu được bón phân đầy đủ, cân đối sẽ sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Vì vậy, việc bón phân là một trong những khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng dâu. Bón phân thúc có tác dụng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển. Đồng thời, bón phân còn giúp cây tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Mục tiêu

− Xác định được các loại phân bón thúc cho cây dâu và thời điểm bón phân.

− Tính toán được lượng phân cho mỗi lần bón.

− Thực hiện được việc bón phân đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Các loại phân bón 1.1. Phân hữu cơ Phân hữu cơ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng NPK và các nguyên tố vi lượng khác. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo được l í hóa tính đất, làm cho đất tơi xốp, lượng mùn trong đất cao. Mặt khác, phân hữu cơ phân giải chậm, không gây ngộ độc cho cây. Các loại phân hữu cơ có thể sử dụng bón cho dâu là phân chuồng, phân tằm, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ có thể sử dụng để bón lót đối với dâu trồng mới. Đối với dâu kinh doanh, bón phân hữu cơ ở giai đoạn sau khi đốn. 1.2. Phân vô cơ Phân vô cơ gồm đạm, lân, kali và các loại phân vi lượng khác. Các loại phân thường sử dụng: Urê hoặc SA (trong đó Urê là loại phân phù hợp nhất), lân super, Kali clorua. Có thể sử dụng các loại phân phức hợp. Bón phân theo tỷ lệ N:P:K là 2:1:1. Ưu nhược điểm của phân vô cơ:

− Ưu điểm: + Thành phần dinh dưỡng cao. + Phân vô cơ dễ sử dụng.

Page 13: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

13

+ Vận chuyển đỡ tốn kém.

− Nhược điểm: + Nếu bón phân vô cơ không kết hợp bón phân hữu cơ, thì phân vô cơ sẽ

làm thay đổi lý tính của đất, đất ngày càng bị chai. + Chi phí sản xuất cao. + Nếu bón không cân đối hoặc không hợp lý sẽ làm giảm phẩm chất lá

dâu, chất lượng lá dâu không phù hợp với sinh lý con tằm. 2. Lượng phân Bón lót:

− Phân hữu cơ: 15 – 20 tấn/ha.

− 50 kg P2O5, tương đương 330 – 350 kg Supe lân.

− 50kg K2O, tương đương 100 kg KCl. Bón thúc ở giai đoạn kinh doanh:

− Phân hữu cơ: 10 – 30 tấn/năm.

− Đạm 300 kg, tương đương tương đương 650 kg Urê.

− 150 kg P2O5, tương đương 1000 kg Supe lân.

− 150 kg K2O , tương đương 300 kg KCl. 3. Cách bón 3.1. Bón lót Bón phân cho dâu trồng mới có hai phương pháp bón phân phổ biến:

− Bón rải đều phân trên mặt ruộng. Sau đó cày, bừa, đảo đều phân với đất. Tiến hành rạch hàng hoặc đào hố trồng dâu.

− Phương pháp bón tập trung rãnh hoặc hố trồng: Sau khi đào hố hoặc rạch hàng, đưa lớp đất mặt xuống trước, bón phân. Sau khi bón phân xong, tiến hành đảo đều phân và đất. 3.2. Bón thúc Phân vô cơ: Tiến hành bón theo hàng, cách gốc 15 – 20 cm (đối với dâu kiến thiết cơ bản) hoặc bón giữa hàng (đối với dâu kinh doanh). Phân hữu cơ:

− Đào rãnh sâu 15 – 20 cm, rộng 15 – 20 cm, cách gốc 20 – 30 cm.

− Rải đều phân vào rãnh.

Page 14: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

14

H02-2: Bón phân vô cơ Dâu kiến thiết cơ bản:

− Năm 1: không bón phân hữu cơ, phân đạm và kali bón 3 – 4 lần.

− Năm 2: bón 10 tấn hữu cơ, bón 1 lần vào đầu mùa mưa, kết hợp làm cỏ và cày lật đất. Đối với phân vô cơ chia làm 4 – 6 lần bón theo tỉ lệ 2:1:1, kết hợp với các lần làm cỏ gốc. Dâu kinh doanh:

− Phân hữu cơ bón 10 – 20 tấn/năm, bón phân kết hợp với làm cỏ trắng.

− Phân vô cơ bón theo tỉ lệ 2:1:1 (NPK), bón 5 – 6 lần, bón phân kết hợp làm cỏ gốc. B. Câu hỏi và Bài thực hành Bài thực hành 1: Thực hành bón phân hữu cơ. Bài thực hành 2: Thực hành bón phân vô cơ. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật bón lót.

− Kỹ thuật bón thúc.

Page 15: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

15

Bài 3: ĐỐN DÂU Mã bài: MĐ02-3

Đốn dâu là một trong các biện pháp kỹ thuật cải thiện hàm lượng dinh dưỡng lá dâu, điều khiển dâu ra lá theo nhu cầu mùa vụ chăn nuôi tằm. Đốn dâu không đúng kỹ thuật sẽ ức chế cây dâu phát triển, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lâu ra lá. Vì vậy, để đảm bảo đủ lá dâu cho tằm ăn, lá dâu có chất lượng tốt, cần tiến hành đốn dâu hàng năm và đốn đúng kỹ thuật. Mục tiêu

− Nêu được cơ sở của việc đốn dâu.

− Nêu được các loại hình đốn dâu.

− Vận dụng được việc đốn dâu trong thực tế.

− Đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung 1. Cơ sở của việc đốn dâu Cây dâu có khả năng tái sinh rất mạnh. Nếu để cây dâu sinh trưởng tự do thì lá dâu sẽ nhỏ, năng suất thấp, khó thu hoạch. Đốn dâu là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng nhằm kích thích cây dâu tái sinh phần thân cành bị mất, phục hồi trạng thái cân bằng sinh học và điều khiển dâu ra lá theo ý muốn. Sau khi đốn, cây dâu sinh trưởng nhanh, cho bộ tán mới, lá to, phẩm chất tốt, dễ hái. 2. Thời vụ đốn dâu Dâu được đốn vào nhiều mùa vụ khác nhau, tùy thuộc điều kiện địa lý, khí hậu, đặc điểm sinh lý của cây dâu, thời điểm nuôi tằm và nhu cầu lấy hom giống. Dâu được đốn vào các thời vụ như sau:

− Đốn vào tháng 10, 11 khi cây dâu bước vào giai đoạn ngủ đông và sử dụng hom giống.

− Đồn vào vụ hè, tháng 4 – 5 để có lá dâu nuôi tằm thu và xuân. 3. Các loại hình đốn dâu Tùy theo giống dâu, kỹ thuật thu hoạch, khả năng đầu tư có thể chọn các loại hình đốn sau:

Page 16: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

16

− Đốn phớt

− Đốn lửng

− Đốn sát

− Đốn trẻ lại 3.1. Đốn phớt Đốn phớt vào tháng 12 để lưu cây vụ hè. Mục đích của việc đốn phớt:

− Đốn phớt có tác dụng ức chế mầm đỉnh, đồng thời kích thích mầm nách phát triển.

− Đốn phớt để dâu mau thành thục, nhằm thu hoạch dâu cành. Phương pháp đốn phớt:

− Đốn phớt ngọn 20 – 25 cm trên thân chính.

− Cắt tỉa bỏ cành nhỏ, cành yếu, sâu bệnh, tạo điều kiện dâu nảy mầm tập trung.

− Sau đốn phớt kết hợp làm cỏ, cày lật đất, bón phân hữu cơ.

− Khi dâu nảy mầm bón thúc phân vô cơ.

− Thu hoạch dâu cành 2 – 3 lứa rồi đốn thấp trở lại vào tháng 4, 5. 3.2. Đốn lửng Đốn lửng vào tháng 4,5 hoặc tháng 9,10 hàng năm.

H02-3: Đốn lửng

Page 17: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

17

Mục đích của việc đốn lửng:

− Đốn lửng có tác dụng ức chế mầm nách, tạo điều kiện cho mầm ngủ phát triển.

− Phương pháp đốn này có thể thu hoạch dâu lá và dâu cành. Phương pháp đốn lửng:

− Đốn trên thân chính cách gốc 0,8 – 1 m hoặc 50 – 60 cm.

− Tỉa bỏ cành nhỏ, cành la.

− Đốn dâu kết hợp làm cỏ.

H02-4: Ruộng dâu đốn lửng sau 1 tháng 3.3. Đốn sát Sau một năm thu hoạch sản phẩm, cây dâu bước vào thời kỳ nghỉ đông, năng suất và chất lượng giảm, sâu bệnh phát triển cao. Do đó, cần tiến hành đốn sát. Ưu điểm của biện pháp đốn sát:

− Cây dâu thu hoạch lá sớm, sản lượng cao.

− Thích hợp cho cây dâu trồng theo hàng.

− Hạn chế được tác hại của gió bão. Phương pháp đốn sát:

− Đốn tất cả các cành trên khóm dâu, đốn cách mặt đất 5 – 10 cm.

Page 18: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

18

− Đốn sát lần đầu sau cách vết đốn cũ 5 – 7 cm.

− Có nơi bới gốc, đốn dưới mặt đất 5 – 6 cm. Khi dâu nảy mầm, vun gốc trở lại.

H02-5: Vườn dâu sau đốn sát 3 tháng Chăm sóc dâu sau khi đốn:

− Làm cỏ kết hợp bón phân: + Sau đốn kết hợp sửa gốc. + Cắt bỏ những cây dâu đốn còn sót lại, những cây dâu đốn dập nát. + Tiến hành làm sạch cỏ. + Sau đó, cày hoặc rạch hàng sâu 20 – 30 cm. + Bón phân chuồng kết hợp lân, kali.

- Hái la chân: + Hái bỏ những lá dâu già, lá dâu bệnh, lá dâu bẩn. + Tỉa bỏ các mầm dâu vô hiệu, mầm có sâu bệnh.

Page 19: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

19

H02-6: Hái la chân sau đốn sát hàng năm

+ Số lá hái la chân bằng 1/5 tổng số lá trên thân. + Loại lá này không nên tận dụng để cho tằm ăn vì hàm lượng dinh dưỡng

kém, lá dâu thường bị bệnh và bẩn.

H02-7: Vườn dâu sau hái la

− Tỉa mầm, định khóm: + Sau đốn khoảng thời gian 30 – 45 ngày, tiến hành tỉa mầm định khóm.

Page 20: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

20

+ Phương pháp tỉa: Trong một khóm dâu để lại 4 – 6 mầm to, khỏe, không sâu bệnh. Tỉa bỏ những mầm còn lại.

H02-8: Cây dâu sau khi tỉa mầm định khóm

3.4. Đốn trẻ lại

Sau thời gian khai thác sản phẩm 4 – 5 năm, cây dâu đi vào giai đoạn già cỗi năng suất chất lượng kém, hiệu quả đầu tư cho vườn dâu thấp, do đó cần có kế hoạch đốn cải tạo.

Phương pháp đốn cũng gần giống với đốn sát hàng năm nhưng đốn sát gốc, cách mặt đất 5 cm.

Sau khi đống cần có kế hoạch chăm sóc cao hơn so với các phương pháp đốn khác. B. Câu hỏi và Bài thực hành Bài thực hành 1: Thực hành đốn phớt cây dâu. Bài thực hành 2: Thực hành đốn lửng cây dâu. Bài thực hành 3: Thực hành đốn sát cây dâu. Bài thực hành 4: Thực hành chăm sóc dâu sau khi đốn sát hàng năm. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

Page 21: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

21

− Kỹ thuật đốn dâu

− Kỹ thuật chăm sóc dâu sau khi đốn.

Page 22: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

22

Bài 4: HÁI DÂU MĐ02-4

Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu. Sản lượng, năng suất, phẩm chất lá dâu không chỉ phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật trồng dâu mà còn chịu ảnh hưởng của việc thu hoạch và bảo quản lá dâu. Chọn hình thức thu hoạch và bảo quản thích hợp sẽ giúp lá dâu có phẩm chất tốt và tăng hiệu quả trong chăn nuôi tằm. Mục tiêu

− Trình bày được tiêu chuẩn lá dâu làm thức ăn cho các tuổi tằm.

− Xác định được thời điểm, vị trí hái.

− Thực hiện hái dâu lá, dâu cành thành thạo với các dụng cụ phù hợp.

− Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật thu hoạch đảm bảo chất lượng lá dâu và bảo vệ cây dâu. A. Nội dung 1. Thu hoạch lá dâu Khi thu hoạch lá dâu nuôi tằm sẽ ảnh huởng đến chức năng sinh lý bình thường cũng như sự sinh trưởng phát triển của cây dâu. Vì vậy, để đảm bảo cây dâu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có sản lượng lá cao, chẩm chất lá đáp ứng được nhu cầu sinh lý của tằm, ta cần phải chọn phương pháp thu hoạch hợp lý. 1.1. Số lượng lá dâu thu hoạch Số lượng lá dâu thu hoạch nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

− Số lượng tằm: Nếu nuôi tằm với số lượng nhiều cần tăng số lượng lá dâu lên để đảm bảo tằm không bị đói.

− Tuổi tằm: Tằm tuổi lớn yêu cầu số lượng lá dâu nhiều hơn rất nhiều so với tằm tuổi nhỏ.

− Phương thức nuôi tằm ở từng địa phương: Nuôi tằm theo phương pháp truyền thống yêu cầu số lượng lá dâu nhiều hơn so với phương pháp nuôi tằm có đậy giấy.

− Đặc điểm thời tiết khí hậu: Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo. Vì vậy, trong điều kiện này, cần thu hoạch lá dâu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ăn dâu của tằm. 1.2. Phương thức thu hoạch lá dâu Có 2 phương pháp thu hoạch dâu:

Page 23: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

23

− Thu hoạch dâu lá.

− Thu hoạch dâu cành. 1.2.1. Phương thức thu hoạch dâu lá Thu hoạch dâu lá là phương pháp được sử dụng phổ biến ở các cơ sở nuôi tằm nhỏ lẻ. Ưu và nhược điểm của phương thức thu hoạch lá:

− Ưu điểm: + Chọn được lá dâu phù hợp với tuổi tằm. + Loại bỏ được những lá dâu kém chất lượng, lá bị sâu bệnh, chất lượng lá

dâu đảm bảo. + Không gây xước thân dâu.

− Nhược điểm: + Tốn công lao động. + Năng suất lao động thấp.

Phương pháp thu hoạch dâu lá:

− Hái lá dâu theo thứ tự từ trên ngọn xuống, hái từng lá một.

− Có thể hái phiến lá chừa lại cuống (băng tằm) hoặc hái cả cuống.

− Sau khi hái lá cần tỉa bỏ cành bên, cành nhỏ, cành la, cành kém phát triển để thúc đẩy mầm đỉnh phát triển.

− Đối với tằm con hái chọn lá mềm phía trên. Vị trí hái lá dâu đối với từng tuổi tằm:

− Tằm tuổi 1 hái lá 1 – 2 tính từ ngọn xuống.

− Tằm tuổi 2 hái lá 2 – 3 tính từ ngọn xuống.

− Tằm tuổi 3 hái lá 4 – 5 – 6 tính từ ngọn xuống.

− Tằm lớn hái lá thứ 7 đến gốc, loại bỏ lá già, vàng, sâu bệnh, lá kém chất lượng. 1.2.2. Phương thức thu hoạch dâu cành Phương thức thu hoạch dâu cành thích hợp với việc nuôi tằm lớn. Tuyệt đối không cho tằm con ăn dâu cành. Thu hoạch dâu cành có ưu điểm:

− Năng suất lao động tăng.

− Lá dâu cành bảo quản tươi lâu.

− Thích hợp nuôi tằm trong điều kiện ẩm độ thấp, nhiệt độ cao.

Page 24: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

24

Nhược điểm của phương pháp thu hài dâu cành.

− Không loại được hết lá dâu kém chất lượng, lá vàng, lá già, lá bị sâu bệnh.

− Gây xước thân dâu. Phương thức thu hoạch này tiến hành như sau:

− Bấm ngọn dâu trước khi thu hoạch dâu cành một tuần để tạo điều kiện cho lá mau thành thục và tập trung dinh dưỡng.

− Dùng dao, liềm, kéo để cắt cành, cắt sát thân để bảo vệ mầm và thân.

− Dùng tay bẻ, vặn cành, tránh xước vỏ ảnh hưởng xấu đến mầm dâu. 2. Bảo quản lá dâu Lá dâu được thu hoạch theo số lượng và chất lượng của từng lứa tằm. Thông thường căn cứ vào tuổi tằm, số lượng tằm đang nuôi để chuẩn bị hái đủ lượng lá dâu cho tằm ăn trong ngày và dự trữ bảo quản lá dâu cho các lần ăn sau. Lá dâu tươi có hàm lượng nước và chất dinh dưỡng cao, nên tằm ăn khỏe và năng suất tơ kén cao, phẩm chất tơ kén tốt. Nhưng trong thực tế thì không đáp ứng được lá dâu tươi cho tằm ăn từng bữa và từng ngày mà bao giờ cũng phải qua thời gian bảo quản nhất định. Lý do phải bảo quản lá dâu:

− Lá dâu khi hái về vẫn tiếp tục hô hấp, trọng lượng giảm đi do CO2 và hàm lượng nước mất, từ đó làm giảm chất lượng lá dâu.

− Tằm lớn cần ăn một lượng lá dâu nhiều.

− Thời tiết xấu, mưa bão kéo dài, cần hái lá dự trữ, để ráo nước cho tằm ăn. Chất lượng lá dâu trong quá trình bảo quản phụ thuộc vào thời gian và phương pháp bảo quản:

− Thời gian bảo quản: Không nên bảo quản lá dâu trong thời gian dài vì: + Trong thời gian bảo quản, lá dâu vẫn tiếp tục hô hấp làm tiêu hao dinh

dưỡng trong lá, làm cho chất dinh dưỡng trong lá dâu bị hao hụt, phẩm chất lá dâu giảm sút, ảnh hưởng kết quả nuôi tằm.

+ Trong thời gian bảo quản dâu cành, các chất dinh dưỡng vẫn vận chuyển chất dinh dưỡng về cành dâu, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong lá dâu.

− Phương pháp bảo quản: Nếu bảo quản lá dâu không đúng kỹ thuật, phương pháp bảo quản không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu. Những biến đổi của lá dâu khi chọn phương pháp bảo quản không đúng là:

Page 25: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

25

+ Lá dâu ôi héo, lá dâu bị héo do thoát hơi nước làm giảm lượng nước trong lá và giảm phẩm chất lá.

+ Nhiệt độ đống dâu cao sẽ làm tăng quá trình phân giải các chất, trong đó gluxit bị tiêu hao nhiều nhất. Sau khi bảo quản một tuần lượng gluxit tiêu hao tới 60% và prôtêin giảm 15%. Vì vậy, để đảm bảo lá dâu đạt chất lượng tốt, ít tiêu hao dinh dưỡng nhất, ta cần chọn phương pháp bảo quản phù hợp và không nên bảo quản dâu trong thời gian dài. 2.1. Điều kiện bảo quản lá Cần có cơ sở vật chất, kỹ thuật để bảo quản lá dâu. Nơi bảo quản lá dâu cần sạch sẽ, có khả năng thông thoáng và kín gió, nhiệt độ phòng bảo quản thấp, ẩm độ không khí cao, thuận tiện trong thao tác đảo lá dâu. Không nên bảo quản dài ngày. 2.2. Phương pháp bảo quản 2.2.1. Bảo quản trong sọt hoặc trong cót quây Sọt cần có chân cách mặt đất 10 – 12 cm. Cót quây trên nong hay nia đậy trên giá có chân cao 10 – 12 cm. Nếu đặt sọt hay nong trực tiếp lên nền nhà cần xử lý kiến và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm. Cách xếp lá dâu vào sọt hoặc nong: Đặt lá dâu vào sọt lớp nọ sau lớp kia, cuống lá hướng ra ngoài, để một lỗ trống chính giữa miệng sọt hay miệng cót, xếp đầy sọt hoặc cót. Sau đó phủ lên bằng một tấm vải ướt, khi vải khô cần nhúng ướt trở lại. Phương pháp này có thời gian bảo quản không được lâu, chỉ bảo quản cho tằm ăn cách bữa. 2.2.2. Bảo quản bằng thùng gỗ Nếu số lượng lá dâu nhiều thì bảo quản trong thùng gỗ có kích thước lớn. Thùng phải có chân cao 10 – 12 cm. Dâu hái về được đảo đều lên, xếp vào trong thùng. Trên miệng thùng phủ vải ướt. Sau vài giờ tiến hành đảo dâu một lần để thùng dâu thoáng khí, hạ nhiệt độ trong thùng. 2.2.3. Bảo quản trong bể nước Xây một bể nước trong phòng bảo quản dâu, đổ một ít nước khoảng 10 – 12 cm xuống đáy, đặt giá gỗ vào trong bể có chiều cao trên mặt nước, trên đó đặt một tấm phên đan bằng tre. Lá dâu xếp lên trên tấm phên, dùng vải ướt hoặc nong ướt nước đậy kín.

Page 26: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

26

Với cách bảo quản này, trong bể đảm bảo mát, độ ẩm cao, có thể giữ lá dâu tươi trong thời gian dài. 2.2.4. Phương pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen Khi cần bảo quản số lượng dâu lớn thì không thể dùng 2 phương pháp trên mà người ta tiến hành bảo quản trong màn polyetylen. Dán Polyetylen thành màn như màn chống muỗi treo trong phòng bảo quản dâu, đỉnh màn cách trần 1 m và đáy tiếp xúc với đất. Phương pháp bảo quản lá dâu trong màn Polyetylen đơn giản, dễ làm và có thể bảo quản với số lượng dâu lớn. 2.2.5. Phương pháp bảo quản đứng Phương pháp bảo quản đứng thường được áp dụng để bảo quản dâu cành. Phòng bảo quản cần rộng và sạch sẽ, thoáng khí, tránh gió. Khi mang dâu từ ngoài đồng về đưa vào phòng bảo quản nên dựng đứng bó dâu, hướng phần vết cắt xuống dưới, dựng bó cành dâu thẳng dọc theo vách, để thưa tạo ra những khoảng trống giữa các bó cành dâu để đề phòng dâu tăng nhỉệt hấp hơi. Nếu số lượng cành dâu không nhiều có thể cắm các cành dâu vào chậu hay bể nước sạch như cắm hoa sẽ bảo quản dâu tươi lâu hơn. Phương pháp bảo quản này dễ làm, đảm bảo dâu tươi trong thời gian dài, nhưng chất dinh dưỡng sẽ vận chuyển về cành, làm giảm chất lượng lá dâu. 2.2.6. Phương pháp bảo quản xếp luống trên nền nhà xi măng

Dâu cành hoặc dâu lá khi hái về xếp thành luống dài trên nền bảo quản, ngang 1 – 1,2 m cao 40 – 60 cm, giữa các luống cách nhau 30 – 40 cm để đi lại chăm sóc bảo quản lá dâu, trên luống phủ vải ướt hoặc Polyetylen để đảm bảo lá dâu tươi.

Phương pháp bảo quản này đơn giản, dễ thực hiện, không cần trang thiết bị. Nhưng vì xếp thành luống cao, lá dâu hô hấp dễ phát sinh nhiệt làm dâu bị hấp hơi. Vì vậy cứ sau thời gian bảo quản 2 – 3 giờ cần đảo dâu một lần. 2.2.7. Phương pháp bảo quản vảy cá

Lá dâu hái về dỡ tơi, sau đó dùng hai tay bốc lá dâu giơ lên và thả nhẹ xuống thành từng tập như hình vẩy cá, chiều rộng 50 cm, cao 60 cm.

Bảo quản theo phương pháp này các lớp dâu thoáng, không tỏa nhiệt, nhưng phải đảm bảo đúng kỹ thuật.

Ở một số vùng nuôi tằm có thể xây dựng phòng bán địa để bảo quản dâu, trong phòng sẽ thường xuyên đảm bảo nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Với điều kiện như vậy dâu ít tỏa nhiệt, tươi lâu và hàm lượng các chất ít biến động.

Tùy theo điều kiện từng nơi mà có thể áp dụng một trong các phương pháp bảo quản lá dâu như trên.

Page 27: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

27

Trong quá trình bảo quản cần chú ý:

− Phòng bảo quản dâu phải ẩm và nhiệt độ thấp, thoáng mát, không khí trong lưu thông tốt.

− Tránh nhiệt độ tăng cao do lá dâu hô hấp.

− Trong phòng bảo quản dâu cần đảm bảo nhiệt độ khoảng 17°C và ẩm độ trên 90%, chiếu sáng mờ.

− Ban ngày nên đóng kín cửa, chỉ thông gió vào ban đêm và sáng sớm khi trời mát. Cách bảo quản này giữ lá tươi và chất dinh dưỡng được duy trì trong thời gian dài hơn.

Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp bảo quản nào cũng làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá dâu. Vì vậy, thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt, chỉ nên giới hạn trong phạm vì từ 0,5 – 1 ngày và không quá 2 ngày nếu trời mưa bão. B. Câu hỏi và bài thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thu hoạch dâu lá. Bài thực hành 2: Thực hành thu hoạch dâu cành. Bài thực hành 3: Thực hành bảo quản dâu lá. Bài thực hành 4: Thực hành bảo quản dâu cành. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:

− Kỹ thuật thu hoạch dâu lá.

− Kỹ thuật thu hoạch dâu cành.

− Kỹ thuật bảo quản dâu lá.

− Kỹ thuật bảo quản dâu cành.

Page 28: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

28

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

− Mô đun Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch sản phẩm là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm.

− Mô đun bao gồm các nội dung: Kỹ thuật chăm sóc dâu sau trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu. II. Mục tiêu

− Nêu được nội dung công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch, bảo quản lá dâu.

− Mô tả được các bước trong lập kế hoạch công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu.

− Tính toán, chuẩn bị được lượng vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho các công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu.

− Thực hiện thành thạo các công việc chăm sóc dâu sau khi trồng và thu hoạch bảo quản lá dâu. III. Nội dung mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian(giờ) Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra*

MĐ02-1 Làm cỏ và tưới nước

Tích hợp

Đồng ruộng 22 4 17 1

MĐ02-2 Bón phân Tích hợp

Đồng ruộng 22 6 17 1

MĐ02-3 Đốn dâu Tích hợp

Đồng ruộng 22 4 18

MĐ02-4 Thu hoạch và bảo quản dâu

Tích hợp

Đồng ruộng 14 6 7 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 57 7

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

Page 29: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

29

IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Làm cỏ và tưới nước Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời điểm và phạm vi làm cỏ

Làm cỏ từ gốc ra 20 – 30 cm. Lần I: Sau khi cắm hom hay trồng cây con 30 – 45 ngày Sau 1,5 – 2 tháng làm cỏ 1 lần.

- Xác định đúng thời điểm làm cỏ

Cuốc, cào, máy phay, cày bò.

2 Làm cỏ - Làm sạch cỏ quanh gốc. - Kết hợp xới xáo đất sâu 5 – 10 cm.

- Làm sạch cỏ, không bỏ sót, không làm xây xát gốc cây, không làm gãy cây.

Cuốc, cào.

3 Xử lý cỏ - Đánh tơi cỏ. - Thu gom cỏ đưa ra khỏi ruộng.

- Bao, cào. cuốc.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM

Page 30: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

30

Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm sót cỏ,

− Làm cỏ không kịp thời.

− Gây xây xát gốc cây, gãy cây.

− Xử lý cỏ không đúng kỹ thuật. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời điểm và phạm vi làm cỏ

- Làm cỏ trắng: 1 – 2 lần/năm.

- Xác định đúng thời điểm làm cỏ

Cuốc, cào, máy phay, cày bò.

2 Làm cỏ - Làm sạch cỏ trên toàn bộ diện tích, đánh tơi cỏ, kết hợp xới xáo đất sâu 5 – 10 cm. - Dùng máy phay hoặc cày trâu bò thủ công để làm cỏ trắng với độ sâu 10 – 15 cm.

- Làm sạch cỏ, không bỏ sót, không làm xây xát gốc cây, không làm gãy cây.

Cuốc, cào, máy phay, cày bò.

3 Xử lý cỏ - Đánh tơi cỏ - Thu gom cỏ đưa ra khỏi ruộng.

- Bao, cào cuốc.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm,

Page 31: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

31

Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng thời gian làm cỏ.

− Làm không sạch cỏ.

− Gây xây xát gốc dâu.

− Xử lý cỏ không đúng kỹ thuật. 4.2. Bài 2: Bón phân Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

lượng phân - Liều lượng phân trên 1 ha/năm: 15 – 30 tấn . (Tùy tình hình cụ thể mà tính lượng phân theo quy trình trên).

- Xác định đúng lượng phân.

2 Rạch hàng - Rạch hàng cách gốc từ 20 – 30 cm, sâu 15 – 20 cm.

Rạch hàng đúng độ sâu, đúng khoảng cách.

Cuốc, cày thủ công.

3 Bón phân - Rải phân đều vào rãnh.

- Rải đều Dụng cụ đựng phân.

4 Lấp phân - Dùng đất lấp kín phân.

- Lấp kín phân Cuốc

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng

Page 32: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

32

Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Rạch hàng không đúng độ sâu.

− Rải phân không đều.

− Lấp phân không kín. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

đúng lượng và loại phân.

- Liều lượng phân trên 1 ha/năm: 200 kg N, 100 kg P2O5, 100 kg K2O. (Hướng dẫn bón 1 lần: lượng phân như sau: 40 kg N, 20 kg P2O5, 20 kg K2O.) (Tùy tình hình cụ thể mà tính lượng phân theo quy trình trên).

- Xác định đúng lượng phân và loại phân.

- Phân vô cơ, cuốc, xẻng, dụng cụ đựng phân, phương tiện vận chuyển.

2 Rạch hàng - Rạch hàng cách gốc từ 20 – 30 cm, sâu 5 – 10 cm.

- Rạch hàng đúng độ sâu, và khoảng cách.

- Cuốc, cày thủ công.

3 Bón phân - Rải phân đều vào rãnh. - Rải đều Dụng cụ đựng phân.

Page 33: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

33

4 Lấp phân - Dùng đất lấp kín phân. - Lấp kín phân c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Xác định không đúng loại phân và lượng phân.

− Rạch hàng không đúng độ sâu.

− Rải phân không đều.

− Lấp phân không kín. 4.3. Bài 3: Đốn dâu Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

thời vụ đốn - Đốn dâu vào tháng 10 – 11 (tùy thuộc vào từng vùng khí hậu).

- Đốn đúng thời điểm

2 Chuẩn bị dụng cụ đốn

- Mài dao, kéo. - Dao sắc, bén. - - Kéo sắc, bén.

Dao, kéo

3 Đốn dâu - Đốn phớt ngọn 15 – 20 cm trên thân chính.

- Vết đốn dứt khoát, nhẵn, không dập nát.

- Dao, kéo

Page 34: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

34

- Cắt tỉa bỏ cành nhỏ, yếu, bị sâu bệnh.

4 Thu dọn cây đốn

- Dùng tay thu gom toàn bộ cây đốn ra ngoài bờ

-Thu dọn cây đốn sạch sẽ

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ đốn dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Dụng cụ đốn không sắc, bén.

− Vết đốn bị dập, xước, không đảm bảo độ cao.

− Cắt tỉa không hết cành nhỏ, yếu, bị sâu bệnh.

− Vệ sinh ruộng dâu không sạch sẽ.

Page 35: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

35

Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu

kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời vụ đốn

- Đốn dâu vào tháng 10 – 11.

-Đốn đúng thời điểm.

2 Chuẩn bị dụng cụ đốn

- Mài dao, kiểm tra máy đốn.

- Dao sắc, bén.

Dao, máy

3 Đốn dâu - Vết đốn vát, hướng về hướng đông. - Đốn cách gốc từ 60 – 80 cm, chừa lại 2 – 3 chồi khỏe ở vị trí phía trên, những chồi còn lại thu hoạch cho tằm.

- Vết đốn dứt khoát, nhẵn, không dập nát.

Dao, máy

4 Thu dọn cây đốn

- Dùng tay thu gom toàn bộ cây đốn ra ngoài bờ.

Thu dọn cây đốn sạch sẽ.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ đốn dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Vết đốn bị dập, xước, không đảm bảo độ cao.

− Vệ sinh ruộng dâu không sạch sẽ.

Page 36: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

36

Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ

thuật Dụng cụ, trang bị

1 Xác định thời vụ đốn

- Đốn dâu vào tháng 10 – 11 (tùy thuộc vào từng vùng khí hậu).

- Đốn đúng thời điểm.

2 Chuẩn bị dụng cụ đốn

- Mài dao, kiểm tra máy đốn. - Dao sắc, bén. - Máy hoạt động tốt.

Dao, máy

3 Đốn dâu - Đốn tất cả các cành trên 1 bụi dâu cách mặt đất 5 – 10 cm. - Vết đốn hướng về hướng đông, vát 45 – 600C.

- Vết đốn dứt khoát, nhẵn, không dập nát.

- Dao, máy

4 Thu dọn cây đốn

- Dùng tay thu gom toàn bộ cây đốn ra ngoài bờ.

- Thu dọn cây đốn sạch sẽ.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ đốn dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Dụng cụ đốn không sắc,bén.

− Vết đốn bị dập, xước, không đảm bảo độ cao.

− Vệ sinh ruộng dâu không sạch sẽ.

Page 37: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

37

Bài thực hành 4 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu

kỹ thuật Dụng cụ, trang bị

1 Làm cỏ - Cắt bỏ những cây dâu còn sót lại, những cây dâu đốn bị dập nát. - Làm cỏ trắng. - Thu gom cỏ để ra đầu bờ.

- Loại bỏ hết những cây dâu đốn bị hư. - Làm sạch cỏ

Dao, kéo, cuốc, cào.

2 Bón phân - Rạch hàng sâu 20 – 30 cm. - Bón phân hữu cơ, kết hợp lân , kali (tính lượng phân bón phù hợp với diện tích cụ thể).

- Rạch hàng đúng độ sâu. - Bón phân đúng kỹ thuật.

Cuốc, cày, phân chuồng, phân lân, kali, dụng cụ đựng phân

3 Hái la chân

- Hái những lá dâu già, bị sâu bệnh ở dưới gốc. - Dùng kéo tỉa bỏ cành tăm, cành la.

- Hái hết những lá dâu không đạt tiêu chuẩn. - Không làm xước thân dâu.

Kéo, dao

4 Tỉa mầm, định khóm

- Dùng kéo tỉa cành dâu yếu, bị sâu bệnh, để lại trên thân 4 – 6 mầm to, khỏe.

- Không làm xước thân dâu.

Kéo, dao

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm,

Page 38: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

38

Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ đốn dâu và làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Làm cỏ không sạch.

− Xử lý cỏ không đúng kỹ thuật.

− Bón phân không đúng loại phân và lượng phân.

− Bón phân không đúng kỹ thuật.

− Hái la không đúng kỹ thuật.

− Làm xước thân dâu. 4.4. Bài 4: Thu hoạch và bảo quản dâu Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Xác định

lá dâu đúng tuổi tằm

- Tằm tuổi 1 hái lá 1,2. - Tằm tuổi 2 hái lá 2,3. - Tằm tuổi 3 hái lá 4,5,6. - Tằm tuổi 4, tuổi 5 hái lá thứ 7 trở xuống,

- Hái đúng lá dâu theo tuổi tằm.

2 Hái dâu - Tằm nhỏ hái lá chừa cuống. - Tằm lớn hái cả cuống. - Hái lá dâu từ trên xuống. - Loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh.

Hái đúng kỹ thuật, không làm dập nát lá.

Bao nilong, sọt, gùi, bao bố.

Page 39: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

39

3 Vận chuyển đến nơi bảo quản

- Đối với dâu lá, dâu la: cho dâu vào bao, sọt. - Không nén dâu quá chặt

- Không làm dập nát dâu.

Phương tiện vận chuyển, sọt, bao

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ thu hoạch dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Hái dâu lá không đúng tuổi tằm.

− Hái dâu không đúng kỹ thuật.

− Làm xây xước thân.

− Làm dập nát lá. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị 1 Hái dâu - Dùng dao cắt cành

sát thân chính. - Cắt tỉa cành la, loại bỏ cành bị sâu bệnh.

- Hái dâu cành đúng kỹ thuật. - Không làm xước thân.

Bao nilong, sọt, gùi, bao bố.

2 Vận chuyển đến nơi

- Cột dâu cành thành từng bó cho vào bao.

Không làm dập nát dâu.

Phương tiện vận chuyển,

Page 40: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

40

bảo quản - Không nén chặt dâu trong bao.

sọt, bao

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ thu hoạch dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Cắt cành không đúng kỹ thuật.

− Làm xây xước thân dâu.

− Không loại bỏ hết cành la, cành yếu. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị1 Chuẩn bị

nơi bảo quản

- Vệ sinh nhà và dụng cụ bảo quản.

- Nhà bảo quản thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.

Bao nilong, sọt, nong.

2 Rải dâu thành luống

- Đánh dâu thành luống cao 20 – 30 cm, rộng 1m, luống cách luống 20 – 30 cm, chiều dài luống tùy lượng dâu và nơi bảo quản.

- Đảm bảo độ cao và khoảng cách luống.

Dây buộc.

3 Giữ ẩm - Phun nước sạch lên trên toàn bộ diện tích

- Nước phun lên dâu phải sạch.

- Bình xịt nước, vải

Page 41: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

41

luống dâu từ 2 – 4 lần/ngày. - Hoặc sử dụng vải thấm nước phủ lên trên toàn bộ luống dâu.

- Đảm bảo độ ẩm trong luống, không để vải bị khô. - Dâu không bị thối úng.

4 Đảo dâu - Cứ 2 – 4 giờ dùng tay đảo dâu và đánh luống lại.

- Đảm bảo độ ẩm. - Dâu không bị dập nát, không bị thối ủng.

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ bảo quản dâu.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Không đảm bảo độ ẩm.

− Đánh luống dâu quá cao, xếp dâu quá chặt.

− Đảo dâu không đều.

− Lá dâu bị héo, úa, bị hỏng. Bài thực hành 4 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hướng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự

Nội dung các bước Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

trang bị

Page 42: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

42

1 Chuẩn bị nơi bảo quản

Vệ sinh nhà và dụng cụ bảo quản.

Nhà bảo quản thoáng mát, đảm bảo vệ sinh.

Bao nilong, sọt, nong.

2 Rải dâu thành luống

- Bó dâu cành thành bó. - Dựng bó dâu hướng phần cắt xuống dưới, ngọn lên trên. - Xếp thành luống rộng 1 – 1,2m;

- Đảm bảo độ cao và khoảng cách luống. - Dựng bó dâu thẳng đứng.

Dây buộc.

3 Giữ ẩm (vào mùa khô)

Phun nước sạch lên trên toàn bộ diện tích luống dâu từ 2 – 4 lần/ngày. Hoặc sử dụng vải thấm nước phủ lên trên toàn bộ luống dâu.

Nước phun lên dâu phải sạch. Đảm bảo độ ẩm trong luống, không để vải bị khô. Dâu không bị thối úng.

Bình xịt nước, vải

c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà bảo quản dâu.

Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất.

d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP

− Không đảm bảo độ ẩm.

− Đánh luống dâu quá cao, xếp dâu quá chặt.

− Lá dâu bị héo, úa, bị hỏng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng thời gian làm cỏ. Đối chiếu với bảng hỏi.

Page 43: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

43

Làm cỏ gốc đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng làm cỏ gốc.

Làm cỏ trắng đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng làm cỏ trắng.

5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định đúng loại phân và liều lượng bón của từng loại phân.

Đối chiếu với bảng hỏi.

Bón phân hữu cơ và phân vô cơ đúng kỹ thuật.

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ và phân vô cơ.

5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Đốn phớt, dâu đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đốn phớt.

Đốn lửng dâu đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đốn lửng.

Đốn sát hàng năm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đốn sát hàng năm.

Chăm sóc dâu sau khi đốn sát đúng kỹ thuật

Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc dâu sau khi đốn sát.

5.4. Bài 4

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Thu hoạch dâu lá đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thu hoạch dâu lá.

Thu hoạch dâu cành đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thu hoạch dâu cành.

Bảo quản dâu lá đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối

Page 44: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

44

chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo quản dâu lá.

Bảo quản dâu cành đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bảo quản dâu cành.

VI. Tài liệu tham khảo [1] Bùi Khắc Vư, 1982. Trồng dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [2] Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995. Giáo trình cây dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [3] Phạm Văn Vượng, Hồ Thị Tuyết Mai, 2003. Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. [4] Chuyên san Dâu tằm tơ,1999. Quyển 1 trồng dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Page 45: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

45

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ

(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ

1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Chủ nhiệm

2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT

Phó chủ nhiệm

3 Nguyễn văn Tân Trưởng phòng trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Thư ký

4 Phan Quốc Hoàn Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

5 Nguyễn Viết Thông P. Trưởng khoa – trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc

Ủy viên

6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

Ủy viên

7 Nguyễn Thị Thoa Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc Gia

Ủy viên

Page 46: CHĂM SÓC DÂU - THU HOẠCH DÂU - Báo Nông Nghiệp ... trinh mo dun 02 - Cham soc, thu...BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ... tế cao hơn so với các ngành

46

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ

1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch

Trường Cao đẳng Nông Lâm

Bích Sơn-Việt Yên - Bắc Giang

2 Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Bộ Nông nghiệp và

PTNT Số 2 - Ngọc Hà - Hà Nội

3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên

Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ

Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang

4 Phạm Thị Hậu Ủy viên

Trường Cao đẳng Nông Lâm

Bích Sơn-Việt Yên - Bắc Giang

5 Vũ Thị Thủy Ủy viên

Trung tâm Khuyến nông QG

Thụy Khuê Ba Đình - Hà Nội