chân thành cảm tạ quý ân nhân đã giúp đỡ cho ấn tống quyển ... ·...

70
ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắ c 1 Chân thành cảm tạ quý ân nhân đã giúp đỡ cho ấn tống quyển đạo kinh nầy. Chúng tôi có cơ-duyên nhận được cuốn sách quí “Đạo-Kinh” này từ Dì Bảy Ngọc Trâm Hương tại Cao-Đài Thiên-Lý Bửu-Tòa, San Jose, California, USA, vào tháng mười hai năm 2010. Nhận thấy giá trị quí báu của quyển sách này, chúng tôi phát nguyện đánh vào máy vi-tính để có thể đưa lên mạng cho mọi người cùng đọc và nghiên-cứu. Vì đánh máy gấp rút, sơ xuất lỗi đánh máy do đó khó có thể tránh được. Xin quí vị độc giả niệm tình bỏ qua cho những lỗi lầm và đồng thời chỉ bảo các chỗ sai lầm để chúng tôi có thể hoàn thiện quyển sách quí báu này trong những lần sửa-chữa tới. Xin chân thành cảm tạ, Viễn Lưu, Dec/25/2010 Lễ-Giáng-Sinh năm Canh Dần. Email: [email protected]

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

1

Chân thành cảm tạ quý ân nhân đã

giúp đỡ cho ấn tống quyển đạo kinh

nầy.

Chúng tôi có cơ-duyên nhận được cuốn sách quí “Đạo-Kinh” này từ

Dì Bảy Ngọc Trâm Hương tại Cao-Đài Thiên-Lý Bửu-Tòa, San Jose,

California, USA, vào tháng mười hai năm 2010. Nhận thấy giá trị quí

báu của quyển sách này, chúng tôi phát nguyện đánh vào máy vi-tính

để có thể đưa lên mạng cho mọi người cùng đọc và nghiên-cứu. Vì

đánh máy gấp rút, sơ xuất lỗi đánh máy do đó khó có thể tránh được.

Xin quí vị độc giả niệm tình bỏ qua cho những lỗi lầm và đồng thời chỉ

bảo các chỗ sai lầm để chúng tôi có thể hoàn thiện quyển sách quí báu

này trong những lần sửa-chữa tới.

Xin chân thành cảm tạ,

Viễn Lưu, Dec/25/2010

Lễ-Giáng-Sinh năm Canh Dần.

Email: [email protected]

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

2

ĐẠO-KINH

ĐẠO kinh thức tỉnh gần xa,

Giục ngƣời mộ Đạo trẻ già tầm tu.

Tu cho thoát kiếp Diêm-phù,

Lửa lòng dập tắt thiên-thu rạng ngời.

ĐẠO lành độ khắp phƣơng Trời,

Hòa-đồng vạn-vật thảnh thơi Thái bình.

NGUYỄN HỮU ĐẮC

(CHƠN-HƠN-TỬ)

Thiên-Phong: THƢỢNG-ĐẮC-THANH

Phong-Thánh: THIÊN-LỘC-TINH

ĐỀ-TỪ

Công-to nghiệp cả trong thiên hạ, còn có gì hơn là ÁI-QUỐC và

ĐẠO-ĐỨC.

Khai quốc Đại-Vỉ Nhơn!

Cả hai, tài-đức hoàn-toàn không ai kém ai!

1. Ngoài sự Ái-Quốc và bỏ việc Nƣớc thì Đại-Vỉ-Nhơn không

còn ham muốn gì, mà cũng không vui thú chi nữa!

2. Ngoài việc Đạo-Đức và cứu Nhơn-Loại thì Đấng Cứu thế

không còn lo lắng, mà cũng không vui thích gì nữa!

Ngƣời nầy thì làm việc thực tế, chủ động; ngƣời kia thi làm việc

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

3

tinh-thần, chủ tịnh. Cả hai hành động không giống nhau, nhƣng kết-

quả cũng là một:

“GIÚP NƢỚC, CỨU ĐỜI”

1. Công-nghiệp dựng nƣớc, khai hóa dân-tộc, đáng ca, đáng

khóc, đáng biên, đáng chép thì không cứ gì một nƣớc nào!

2. Gƣơng Đạo-Đức cao-siêu hi-sanh cứu Đời, có khi phải tử vì

Đạo đặng cứu Thế, thật đáng chiêm ngƣỡng đáng tụng

niệm, đáng gƣơng cho cả nhơn-loại Thế-giới, cũng không

cứ gì một dân-tộc nào.

1. Những vị anh-hùng hào-kiệt tận-trung báo-quốc mà ta vẫn

tƣởng, vẫn mơ, vẫn sùng bái, nên kể nhƣ quí ông: Tôn-Văn

và Huỳnh-Hƣng (bên Trung-Hoa), Charlemagne (bên Pháp)

Pierre le Grand (bên Nga), Washington (bên Mỹ), Lê-Lợi,

Trần-Hƣng-Đạo, Bà Trƣng, Bà Triệu (Việt-Nam), v.v...

2. Còn những bậc Chí-Tôn Cứu-Thế mà hằng ngày ta vẫn sùng

bái chiêm-ngƣỡng tụng niệm luôn luôn, nên kể nhƣ: Đức

Thích-Ca Phật-Tổ, Đức Lão-Tử Đạo-Tổ, Đức Văn-Tuyên

Khổng-Thánh, Đức Chúa Gia-Tô, Đức Thánh Ghandhi,

v.v...

Cả hai, Thực-tế chủ-động cùng Tinh-thần chủ-tịnh cũng đều là

hùng-tâm của chí Đại Trƣợng-Phu đồng-kết quả đƣợc công-đức

muôn đời đối với Nhơn-loại.

Vậy thì, tuốt gƣơm ra mặt trận để gìn giữ biên-cƣơng Đất-Nƣớc,

cùng là thực-hành một nền Đức-Dục cao-siêu để gầy dựng tinh-thần

Dân-tộc cũng đều là công nghiệp bằng nhau.

Một công nghiệp đáng kính, đáng sùng bái mãi mãi.

Thật không uổng một kiếp làm ngƣời là Tiểu-Thiên-Địa phải có

ích-gì cho Nhơn-loại, mới không hổ thẹn cùng Trời đất.

Thế thì, đối với Tác giả quyển Giáo-Lý Đạo-Đức (Đức Kinh và

Đạo-Kinh), tôi xin để lời kính bái khen tặng và chính nhờ đọc sách

nầy mà tôi khỏi hoang-mang lo cho đƣờng tƣơng-lai nền Đạo-Đức

của Dân-tộc ta, và tấm lòng tôi đƣợc nhẹ-nhàng vui-khoẻ, không

còn phiền não gì về cuộc đời nữa. Thật rõ-ràng lời Thánh xƣa đã

nói không sai!

“Triêu văn Đạo, tịch tử khả hỉ “.

“Sớm mai nghe đến Đạo, chiều dầu thác cũng là vui”.

KỈNH TỰ

NGUYỄN- HỮU-LỢI

Pháp Danh: CHƠN TỊNH

Thiên Phong: Thƣợng-Lợi-Thanh

Thánh Sắc: Thiên-Minh-Tinh

LỜI KHEN TẶNG

Hiện thời trào lƣu thế-giới hết sức khẩn-trƣơng, thiên-hạ lâm vào

cảnh khó khăn, nhơn-tâm ngày càng thất-đạo.

May thay! Giáo-Lý Đạo-Đức trọn bộ 2 quyển Nhứt, Nhì, xuất thế

cứu Đời trụy-lạc, ắc giác tỉnh đƣợc lòng ngƣời trở về đƣờng chánh-

thiện.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

4

Hởi còn vẳng vẳng bên tai tôi: “Nƣớc-nhà mất hẳn nền Đức-dục”

Đó là lời của tác giả thƣờng nói.

Tác giả là ngƣời trí-thức tân-học, không ƣa tà-thuyết dị-đoan, chỉ

luận về việc có bằng cớ và đúng Chơn-Lý; mục-đích để giúp ích

cho đời đƣợc vãn hồi hạnh phúc trong cảnh thái-bình.

Hơn nữa, đối với xã-hội Việt-Nam, tác-giả đã lập nhiều cuộc

phƣớc-thiện đáng kể nhƣ: Sáng lập Trƣờng-học Long Thành, Sơ-

đẳng và Trung-học, hơn 20 năm giúp trẻ em khỏi nạn mù-chữ. Xuất

bản tờ báo Bảo-an, cơ-quan Đạo-Đức. Lập Bảo-an thơ-xã cơ quan

Đức-Dục. Tiếp tay vào Gia-Long Học-Đƣờng nên trƣờng nầy mới

đƣợc duy trì thêm 4 năm nữa. Khẩn 10 mẫu đất tại làng Phƣớc-An

Tỉnh Bà Rịa để giúp ngƣời học Đạo có chỗ nơi tu-tịnh.

Tác-giả xuất bản nhiều quyển sách chánh-trị xã-hội và Triết-lý

Đạo-Đức kể nhƣ: Phƣơng-Pháp-Lập-Thân, Tứ-Đức-Minh Kinh,

Đạo-Đức Kinh Chú Giải, Cảm Ứng Kinh Luận, Đạo-Giáo Siêu-

Hình Thƣợng học v.v.

Chính Tác-giả là hàng kỳ-cựu tiền-phong trong công cuộc lập các

cơ-quan Đạo-Đức và Tôn-giáo trên 30 năm trong cõi đất nƣớc Việt-

Nam.

Đáng kính thay cái Đại-chí giúp đời của Tác-giả. Thật là đáng mặt

ân-nhân của xã-hội vậy!

THI:

ĐẠO-KINH lý-thuyết rất cao sâu.

Độ dẫn Trần-ai khỏi lụy sầu.

Hai chữ vô-vi truyền hậu thế.

Kính khen Huynh ĐẮC thấu cơ-mầu.

KỈNH TỰ

HỒ-ĐĂNG-CƢ-SĨ

Pháp danh Thiện-Huệ

Phật-Huệ Tịnh-Thất

Phú-Lâm-Chợ lớn

PHONG TẶNG

Kính khen NGUYỄN ĐẮC thanh cao

Gặp nhiều tài-biến có nào lợt phai

Lòng cố gắng tỏ bày lý lẽ

Máy thiên cơ mở hé lần lần

Sơn-khê chớn chở phong vân

Tinh-thần thâm-thúy ân cần ta lo

Ta khá lƣớt xuống đò thầy chực

Những linh-căn Tây-Vức đƣợc kề

Hiệp nhau cho gắp trở về

Học thông lý-đạo mới về Thiên-Thai

Lòng mong mỏi Cao-Đai chờ trẻ

Dọn sạch lòng thầy sẽ mật truyền

Đắc thành quả vị mới yên

Mới là chứng vị Phật-Tiên của thầy.

Nay Tác-giả Nguyễn-hữu-Đắc lấy lòng từ-bi bác ái mở hé màn bí-

mật Đại-Đạo, đem Bí-Pháp Thánh-truyền để phổ thông cho ta học.

Vậy ta nên cần-chuyên học-tập thì rất có ích cho ta, rất hạnh-phúc

cho ta!

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

5

QUAN THƠ

Thái-giáo-Hoàng đề bút

Bạch-vân-Am Chợ-Lớn

TỰA

Trong quyển I (ĐỨC-KINH) Tôi có nói Đạo-Học Á-Đông rộng

minh-mông không bờ bến; kể nhƣ một bộ Toàn-Thơ Tứ-khố của

nƣớc Trung-Hoa thì không khác nào rừng-biển không ai học cho

trọn hết đƣợc.

Tứ khố là: Kinh, Tử, Sử, Tập

Kinh nhƣ Thi, Thƣ, Dịch, v.v...

Tử, nhƣ Lão-Tử, Tuân-Tử, Liệt-Tử v.v...

Sử nhƣ Sử-ký, Hán-sử v.v...

Tập nhƣ các Văn-Tập của Bách-gia chƣ-tử.

Toàn-thơ Tứ khố là một vật chí-bửu vô-giá có một không hai, bao

gồm tinh-thần Đạo-Đức triết lý siêu việt từ xƣa đến nay cả Vạn-

quốc cũng đều ca tụng.

Chỉ những các Đạo-cổ Tây-Phƣơng nhƣ Đạo Pythagore, tỉ-tổ của

học-phái khẩu-khuyết tâm truyền Hình nhi Thƣợng học

(Pythagoriciens) và Đạo Socrate tỉ tổ và Giáo-Chủ của học phái

luân lý công truyền Hình-nhi-hạ-học (Socratoisme). Hai Đạo-Học

biệt tài nầy của tây-phƣơng cũng còn thua kém Đạo-Lão và Đạo-

Nho rất xa. Bởi vậy có biết bao nhiêu là bậc thức-giả và nhà cổ

thông-minh bên Âu-Mỹ qua Tàu, qua Ấn-độ đặng truy tầm nguyên-

cội cổ-học Á-đông rồi họ mới lọc lừa đem cái chất tinh ba ra mà

ứng dụng và truyền bá tinh-thần tƣ-tƣởng cao siêu ấy lại cho nƣớc

nhà hƣởng chung. Có phải là quí báu chăng?...

Những vị thức-giả khảo-cố ấy nên kể quí ông: Fichte và Hegel

(Đức), Spinoza (Hòa-lan), Chalmer, Mosès (Anh). Léon Denis,

Allen Kardec, Camille Flammarion, Annie Besant, Augste Comte,

Henri Bergson, là ngƣời Pháp và biết bao nhiêu là Hiền-Triết Âu-

Châu bên Phƣơng-Tây nhƣ: Prel Myers, Dariès, Richet, Crookes,

Aksakof, Balsano, Comte de Cagliostro và Dr. Pellitier. v.v... Còn

nhiều lắm kể không hết sợ choán giấy vô ích.

Lấy chơn-lý mà suy nghiệm thì Đạo-học Á-đông, chánh là cái ổ bao

gồm các khoa-học của nhơn-loại trên thế gian nầy, nghĩa là bao

nhiêu khoa-học văn-minh của loài-ngƣời cũng đều do nơi đó mà

phát tích ra cả.

Đây tôi xin kể vài khoa-học ấy còn truyền tục đến ngày nay.

1. Khoa Triết-học (Philosophie)

2. Khoa Siêu-hình-học (Métaphysique)

3. Khoa Pháp-môn-học (Occultision)

4. Khoa Phẩm-vị-học (Hiéaratique)

5. Khoa Thực-nghiệm-học ( Expérimentalisme)

6. Khoa Độc-vật-học (Toxicologie)

Còn nhiều khoa-học khác rất thần hiệu không kém gì khoa-học của

Âu-Mỹ. Chỉ khác nhau là Âu-Mỹ chuyên về văn-minh vật-chất

(Chủ-động). Còn ngƣời Á-Đông thì chuyên về văn-minh tinh-thần

Đạo-Đức (Chủ-tịnh).

1.) Chúng ta phải biết rằng khoa-học đời nay dựa theo văn-minh

vật-chất, nên các Bác-Sĩ thông-minh nhờ có:

1. Khoa Giải-Phẫu-học (Anatomie).

2. Vật-lý học (Physique).

3. Hóa-học (Chimie).

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

6

Mà làm cho khoa-học vật-chất trở nên tấn-hóa đƣợc kỳ-tài thần

diệu vô cùng.

2.) Còn Đạo-cổ thì ẩn theo Tinh-Thần văn-minh, các vị Đạo-sƣ cao

kiến không kém gì Bác-Sĩ, cũng tầm ra phƣơng-pháp nhiệm mầu

nhƣ:

1.– Các cơ-trí tầm bịnh căn (Etiologie).

2.–Thần-trí Tâm-lý diệu-pháp(Pathogénie psychologique).

3.– Khoa-độc-vật-học (Toxicologie) nhờ 3 phƣơng-pháp nầy mà

Đạo-học tinh-thần càng linh diệu bí ẩn phi-thƣờng hơn khoa-học

vật-chất. (Thí dụ: Hồi đời Thƣợng Vua Trụ và Vua Võ-Vƣơng

tranh hùng. Học trò của Phái Triệt-giáo dùng hắc-khí của khoa

Độc-vật-học nên thắng nhiều trận giặc của đệ-tử Xiểng-giáo).

Âu-Mỹ lợi dụng khoa-học vật-chất mà tìm ra những món đồ lợi khí

sức mạnh làm cho long Trời lở Đất.

Á-Đông thì nhờ có tinh-thần Đạo-học, phát đƣợc sức linh-diệu ẩn-

tàng trong châu-thân con ngƣời và tìm ra cái quyền thiên-linh của

Vũ-trụ rồi mới tìm cách tu-luyện làm cho Linh-Hồn xuất ra khỏi

xác-thân để hiệp với Tạo-Hóa Thật hết sức là huyền-diệu.

Nhƣng tiếc thay các Đạo-Sƣ rất cẩn-ý không chịu truyền bá rộng

hoác ra cái phép tu-luyện bí-ẩn linh-diệu ấy, vì sợ kẻ phàm-phu tục-

tử làm hƣ danh cái Đạo Trời, và giết hại sanh-linh nhƣ đệ-tử của

Phái Triệt-giáo khi xƣa, là cái gƣơng sát-nhơn phải tránh vậy. Vì

vậy mà Khoa-học Đạo-Đức tinh-thần bị bế-tắc hơn 500 năm nay.

Nay tôi vâng lịnh Ơn-trên mở hé cho ra chút ánh sáng bí mật của

Đại-Đạo vô-vi hầu để phấn khích ngƣời thông minh trí-thức tân-học

muốn hƣớng thiện tầm thêm chơn-lý đặng mở thêm cái Đạo-học

linh-diệu Á-Đông đƣợc tấn triển cho kịp thời với sự tấn-bộ của văn-

minh vật-chất.

Bởi Học-thuật của tinh-thần Đạo-Đức hết sức rộng minh mông

huyền-diệu bí-ẩn, cho nên trong quyển Đạo-Kinh nầy, cũng nhƣ

trong quyển Đức-Kinh trƣớc, tôi xin tóm luận và sơ-giải để cho

ngƣời mộ Đạo hiểu đƣợc mà thực hành một cách giản-dị gọi là tu

tắt. Rồi chừng nào đức-hạnh đầy đủ sẽ gặp Chơn-sƣ Tiên-trƣởng

dạy thêm.

Vậy Quyển II (Đạo Kinh) phân ra thiên:

1. – ĐẠO.

2. – LINH-HỒN VÀ BẢY THỂ CHẤT CỦA CON

NGUỜI.

3. – ĐẠO BÍ PHÁP THÁNH TRUYỀN.

4. – KHẨU-KHUYẾT TÂM-TRUYỀN.

NGUYỄN-HỮU-ĐẮC

TIỂU DẪN

Ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát từ thuở mọc răng tới tuổi bạc đầu,

kiếp ngƣời vắn vỏi tợ phù du, khi thác về nơi tiêu-diệt biệt tích!

Trần-tục cho rằng kiếp chết là kiếp mất! Thôi thì hãy ăn chơi sung

sƣớng cho thích chí bình sanh, kẻo ngày tuổi xuân qua rồi, rất uổng

đời ngƣời.

Đó là lý-tƣởng của hạng ngƣời sống về xác-thịt; đó là hạng vô

lƣơng phàm-tục. Nếu cái xã-hội nào toàn là hạng ngƣời nhƣ thế, thì

cái xã hội ấy sẽ hóa ra hỗn-loạn, quan-quân trở nên sâu dân mọt

nƣớc; dân-chúng-sanh ra trộm-cƣớp du đãng tôi loàn, con giặc;

quốc-gia lâm vào cảnh thành sầu biển khổ...

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

7

Dè đâu ngoài cái thế-giới hữu-hình của Trần-tục, còn có cái thế-

giới hƣ-linh, trang-nghiêm và thiêng-liêng để dành sẵn cho những

ngƣời từ-thiện tu hành khi công viên, quả mảng trở về chứng hƣởng

sự an lạc đời đời trên cõi hƣ-linh ấy.

Các Tôn-giáo trên thế-gian nầy đều công nhận nhƣ thế. Vì lý do đó

mà Đạo-học Á-Đông lấy nhiều sự thật hiện có hằng cớ chỉ rõ cho

con ngƣời tin rằng: Có sự CẢM ỨNG; xác-thịt chết chớ linh-hồn

bất-diệt, và có nhiều đều ơn đền, oán trả, vui khổ với kiếp tƣơng lai.

Luật Cảm-Ứng định cái PHƢỚC và cái HỌA, nghĩa là làm lành

thì đặng phƣớc, làm ác thì gặp họa.

Đó là hai lý lẽ có bằng cớ kinh nghiệm làm cho ngƣời đời tỉnh ngộ

rất mau.

Hết thảy, các tín-đồ Phật-giáo, Nho-giáo, Đạo-giáo Thiên-chúa-

giáo, Cơ-đốc, Tin-lành, v.v... đều tin chắc rằng có sự Cảm-Ứng. Có

sự thƣởng phạt báo ứng do bởi một kiếp ngƣời, hay những tiền-kiếp

đã gây tạo ra, nên kiếp nầy có đƣợc sự ban thƣởng may mắn theo

sức mình muốn, hoặc sự huờn khổ mà ta phải mang chịu. Và tin

chắc rằng ngoài cái-thân hình-thể, có một Linh-thể bất-hoại,

trƣờng-tồn bất-diệt.

Nếu ta có chút tƣ-tƣởng, khi chán đời rồi thì ắt ta suy nghĩ hiểu

rằng: Nếu con ngƣời lao tâm nhọc xác mệt hồn trọn đời mà chỉ làm

nô lệ cho cái “ăn” cùng “sắc-dục” đến khi chết về nơi tiêu-diệt thì

kiếp sống nầy rất là vô-vị. Cái đời ngƣời rất khổ sở mà không ý

nghĩa chi, không giá-trị chi, không ích chi cho đời, thật rất hổ lƣơng

tâm, chẳng đáng làm ngƣời.

Bằng hiểu rằng: Sau khi chết Linh-Hồn chẳng chết, còn mang theo

nghiệp-quả tiền-khiên, thì ai ai cũng lo tránh những tội-ác, ráng làm

điều lành việc phải, dầu mất sự vui sƣớng nơi cõi trần-ai, thì cũng

vui lòng, vì còn dẩy đầy hy-vọng với cái kết-quả tƣơng-lai nơi cảnh

thế-giới hƣ-linh.

Luật Cảm-Ứng là CHƠN-LÝ muôn ngàn đời không thay đổi. Hễ

có CẢM thì có ỨNG, cũng nhƣ Phật-giáo nói “NHÂN” ngày trƣớc

là “QUẢ” ngày nay; nhân ngày nay là quả ngày sau, Tự mình định

lấy số mạng mình, hễ làm nhân phải thì kết quả tốt, làm nhân quấy

kết quả khổ.

Nhờ đó mà con ngƣời mất hết tánh sợ chết, lại còn có cái hy vọng

cao-xa siêu-quần, dầu ở trong cảnh thập-tử nhứt-sanh, mà cũng dám

làm cho đƣợc đều phải, đều lành và cũng vui lòng làm luôn luôn; vì

muốn hy-sanh sự sống tạm để tìm sự sống đời đời ở cõi trên. Đến

giờ sắp chết mà cũng còn hy-vọng; Bởi vậy, xƣa nay những bực

anh hùng hào-kiệt vĩ-nhơn thinh danh chói rạng, vang lừng thiên

cổ, cũng đều là hạng trí-thức có tinh-thần Đạo-Đức xem sự chết nhẹ

tợ lông hồng.

Nay ta ăn năn tỉnh-ngộ, và muốn thay đổi cái số mạng xấu ra tốt sau

nầy, thì ta phải làm sao cho cái quả tốt đi, mà muốn có cái quả tốt

thì ta phải tạo lấy cái nhân tốt.

Cái nhân tốt là gì? Tức là thực-hành Đạo-Đức!

Muốn có Đức thì làm y theo lệ-luật trong quyển ĐỨC-KINH đã

xuất bản rồi. Còn muốn hành Đạo thì học y theo quyển ĐẠO-KINH

nầy.

NGUYỄN-HỮU-ĐẮC Kỉnh-Tự.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

8

Thiên I

ĐẠO

ĐẠO là Hƣ-vô (I ' Absolu).

ĐẠO là cái Không, cái im lặng.

1. – Đạo-giáo gọi là Nhứt-điểm Nguyên-Khí (Logos).

2. – Phật-giáo cho là cái Trực giác (Intuition).

3. – Nho-giáo gọi là Đƣờng-chí-thiện (la voie par

excellence).

4. – Thần-Đạo (Shinto) bên nƣớc Nhựt gọi là Hƣ-vô

(I'Absolu).

5. – Đạo Phƣơng-Tây gọi là Nguyên-lý-độc nhứt (Oeos).

6. – Đạo Thiên-Chúa gọi là Chơn-linh-tuyệt-đích

(Âoyoc).

7. – Đạo Cao-Đài gọi là Nguyên-khí Thái-Cực (Verbum).

Đạo là thoạt kỳ-thủy thì không có gì cả, bởi cái không mà thành ra

cái có, rồi do cái có đó, lập thành ra muôn vật, nghĩa là trƣớc hết là

không, rồi tự-nhiên thành ra một vật Độc-nhất trong khoảng

không-gian, do vật Độc nhất ấy mà sanh ra muôn vật trong vủ-trụ.

Vật Độc-nhất ấy không biết gọi tên gì, tạm đặt tên nó là Đạo.

Đạo là vật tự-nhiên hổn thành ra trƣớc khi chƣa có Trời Đất, mờ

mờ, mịt-mịt, im lặng một mình trong khoảngg không-gian; ở đâu

cũng có mà bao giờ cũng thế. Không suy Viễn, không hao-mòn

chút nào; mà muôn vật trong Vũ-trụ cũng bởi đó mà sanh ra cả. Do

cái tánh đơn-nhứt của Đạo mà sanh ra Âm-Dƣơng, tức là Trời Đất.

Cái tính đơn-nhứt ấy thật là linh-hoạt.

Trời có nó mới sáng. Đất có nó mới vững, Thần có nó mới thiêng,

Vạn-vật có nó mới sinh sản ra mãi mãi.

Tác-giả:NGUYỄN-HỮU-ĐẮC

(Chơn-Hƣ-Tử)

oOo

Đạo-học Á-Đông giải nghĩa chữ Đạo nhƣ vầy:

Trong chữ ĐẠO có chữ TẨU và chữ THỦ

THỦ nghĩa là sơ-khởi đầu tiên, trƣớc hết.

TẨU nghĩa là chạy, vận hành trong mối Đạo.

ĐẠO tức là nơi khởi hành của vạn-vật muôn loài.

Vậy thì Đạo là Cội nguồn của võ-trụ, là lý độc-nhứt, tức là khí

Hƣ-vô của Thái-Cực, Vô-động mà cũng là Hữu-động nữa. Theo

khoa-học Bí pháp Tâm-truyền của Đức-Lão Tử thì Đạo là Nhứt

điểm Nguyên-Khí do nơi đó mới phân ra Âm-Dƣơng cấu tạo lập

thành Càn-khôn mà dựng nên Võ-trụ.

Bởi vậy Ngài luận chữ VÔ (Bất-động) tức là Bổn-Tánh của Trời-

Đất.

Còn chữ HỮU (Hữu-động) tức là mẹ đẻ ra muôn-loài vạn-vật.

“Vậy thì Bất-động chủ về tinh-thần, còn Hữu-động chủ về vật-

chất. Cả hai đồng phải tƣơng đƣơng hiệp lại mới sanh đƣợc Âm-

Dƣơng, và muôn-loài vạn-vật mới sanh tồn đƣợc.

Phàm ở đời hễ có đẹp thì có xấu; có lành thì có dữ; Đạo-lý mầu-

nhiệm tựa hồ nào khác: hể có TỊNH thì có Động; Trong cái

KHÔNG thì sanh ra cái CÓ.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

9

Bởi thế cho nên muôn-loài vạn-vật đều ở trong cái “ĐỘNG, mà cái

ĐỘNG là nó phát nguyên ở chốn Hƣ-vô”.

Mấy hàng trên đây cũng đủ giải-nghĩa rõ hai chữ Hƣ-vô của Đạo.

Cái lý ĐỘNG và TỊNH đồng tƣơng-hòa đối lẫn nhau khác nào nhƣ

NGÀY với ĐÊM vậy.

Đạo tức là VÔ-CỰC (PARABRAHM) = tiếng Nam Phạn, Pâli) Hƣ-

không. Ngƣời ta không thể nào lấy cái phạm-vi chật hẹp mà hiểu

đƣợc Đạo, cùng đem cái danh-từ để đặt tên cho Đạo đƣợc.

Hiouan, tức là Âm-Dƣơng gọi là lƣỡng nghi (Aditi = tiếng Pâli)

phân đồng giửa cõi Hƣ-vô, là nói có sự ĐỘNG (êtrê) và sự Bất-

Động (non-être) cùng nhau luân chuyển ăn rập nhƣ kiếng rọi hình

(subjectif et objectif).

Theo lời giản luận của ông Hiền Lý-thiết-Quả thì sự “Động và Bất-

Động (Âm-Dƣơng là Thanh-Khí tinh-ba của Tạo-Hóa. Với bãn

năng nhãn-quang phàm tục thì không bao giờ thấy và rờ đƣợc cái

chất hết sức nhẹ-nhàng ấy, Trƣớc khi muôn vật có Hình-thể sanh ra

thì ngƣời ta không biết cái NGUỒN-GỐC TỐI THƢỢNG (principe

suprême) ấy tên là gì”.

Vả lại lời hiền xƣa cũng có nói: đem cặp mắt phàm-nhơn không thể

nào nhận biết đƣợc cảnh Hƣ-vô; còn có mục kích đƣợc là các giống

chỉ thuộc về hữu-hình kia.

Ta phải biết mỗi vật chi sanh ra có thể-chất thì đều chuyển-động do

nơi sự Bất-động (Tịnh) mà ra rồi mới tạo nên danh từ tùy theo hình-

thể và sự rung-động của nó, Từ khi hỗn-độn (không có gì), cho đến

lúc biến thái đủ cả hình-trạng thì hết thảy sự ấy thuộc về quyền-

năng của một vị Chủ-Tể tức là Đấng Tạo-Hóa làm ra vậy.

Có ngƣời lầm tƣởng rằng đối với cái tiếng bất-động trƣờng-tồn có

thể gọi là ĐẠO chớ có dè đâu cái chữ ĐẠO là gom-chung cả, dầu

cho bất-động hay hữu-Động cũng là Đạo hết.

“Ông Hồ-thƣợng-Công có nói rằng: Đạo tức là cái giới hạn của sự

Hỗn-độn mà cũng là cái nguồn đầu tiên của sự vô-hình chƣa lập

nên Võ-Trụ. Cái Vô-Động ấy là cội rể của Trời-Đất; đó là cái thời-

kỳ còn u-minh chƣa định chất gì, chừng có sự Động thì lúc ấy là lúc

Âm-Dƣơng phân đồng; chững mới có hiện-tƣợng đủ cả hình-thức

và sanh ra muôn loài vạn-vật”.

ĐỘNG sanh ra là do chốn Hƣ-vô, thế ở chốn Hƣ-vô đã có một chất

bất hoại rồi; chất ấy nó có trƣớc thuộc về ở trong cõi Thiên-nhiên

của Trời vậy. Động và Tịnh cũng nhƣ một, tƣơng đƣơng đều nhau

nhƣ hai hòn núi. Ngôi vị của Trời-Đất cũng do nơi chúng nó mà có

ra. Còn cái lƣỡng-năng (Trí-Huệ) của con ngƣời cũng ở nơi sự vô-

động (Tịnh) về phần thể cách Thiêng-liêng; dầu cho cả muôn loài

vật sanh-sanh hóa-hóa ở chốn Trần-gian cũng đều tùng y theo nhứt

luật là luật “thiên diển” của đấng Hóa-Công cả thảy.

Giải-nghĩa theo môn siêu-hình thì động (être) tức là Dƣơng

(principe mâle); còn Tịnh (non-être) là Âm (principe femelle).

Trời có Âm-Dƣơng. Con ngƣời thì có sự Sống về hình-thể vật-

chất (vie matérielle) và trí-huệ thiêng-liêng (nature spir tuelle)

phối hiệp với Trời-Đất cho nên mới gọi là Tiểu-Thiên-Địa.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

10

LÕ TẠO-HÓA

Các Đấng Thiên-Liêng, các Hành-Tinh và Muôn-Loài, Vạn-

Vật.

“Trong khoảngg Trời-Đất cũng giống nhƣ cái ống thục; "mảnh trên

là Trời, mảnh dƣới là Đất, để không cũng không dẹp xuống, mà

động đến thì có hơi ra mãi không bao giờ hết”.

Chỗ không-gian ấy gọi là nơi bản-căn của Thiên-Địa và của máy

Thiên Cơ, tức đó là lò TẠO-HÓA, là mẹ đẻ ra muôn loài. Ông

Chalmer, vị Triết-học ở nƣớc Anh công nhận rằng lý-thuyết nầy rất

đúng.

Còn ông Cố-Đạo Pauthier cũng có nói: “ Đức Lão-Tử Đạo tổ biết

rõ lúc đầu tiên Càn-khôn còn hỗn-độn thì Âm-Dƣơng chƣa phân

biệt, nên vạn-vật còn ở trong vòng u-ám rồi dần dần mới có một

chất Nguyên-Khí giao-hòa phân đồng vận-chuyển đặng dƣỡng-dục

quần-sanh hóa ra muôn loài cho hạp với Thiên Cơ, đó là cái khuôn

mẫu tạo nên Càn-Khôn, vũ-Trụ ở trong nền Cổ-Đạo Phƣơng-Đông

vậy.

Bởi cớ ấy cho nên Thiên-Địa gọi là LƢỠNG-NGHI cấu tạo nên khí

Âm-Dƣơng, là lý cao sâu của Trời-Đất không thể dò ra cho đƣợc.

Không phải tại nơi cái gốc cội giữa chỗ giao-hòa phân đồng ấy mà

thôi đâu, vì theo lời ông Hồ-thƣợng-Công nói nhƣ vầy: “Vô tức là

Tịnh mà tịnh lắm phải Động, (Cực-Lạc sanh bi) Đó là máy Âm-

Dƣơng của Trời-Đất muốn phân đồng không quá, không thặng,

đặng để sanh ra muôn loài vạn-vật mới có cuộc sống sót sanh tồn

theo phép nhiệm mầu của Đấng Hóa-Công”.

Ông Hiền Lý-thiết-Quả cũng có luận rằng: “Giữa khoảng Hƣ-không

của Trời-Đất bao đầy các chất thanh-khí hết sức nhẹ-nhàng, hết sức

mỏng manh và vẫn mịn màng, song nó không phải giống nhƣ các

vật-chất ở Trần-gian. Nó vẫn chuyển động luôn không hề dứt, song

đối với con mắt phàm của ta, thì ta không thể thấy nó đặng. Loài

ngƣời nhờ đó mà sống và cũng không bao giờ nó tuyệt hết đƣợc.

Máy Thiên-Cơ tức là Đấng TẠO-HÓA vô-hình vô ảnh. Tuy là vô-

hình vô ảnh nhƣng mà biến thái muôn-hình vạn-trạng, hằng ngày

tiếp xúc với vạn-vật ở cõi Trần luôn luôn tùy theo cơ chuyển-đạt.

Ta thấy trong khoảng không-gian kia trống lỗng vô-hình và không

dò đƣợc mà nào dè đâu nơi chốn ấy có những các ĐẤNG-THIÊN

LIÊNG hành động biến cố một cách châu đáo. Trong khoảng ấy có

các dảy HÀNH-TINH nhấp nhán trong một luật tƣơng-đối hấp-dẫn

cùng nhau ăn rập với sự hành động của các Đấng Thiên-Liêng.

Chúng ta lại càng không hiểu rõ tại sao mà trong các chất không

thấy đó mà trong Trung-thinh-giới có ảnh hƣởng tiếp xúc cảm-động

đến việc làm của nhơn-loại một cách thiết-thực! Đó là cái ánh sáng

mở rộng cho các nhà Pháp-môn (les occultistes) đƣơng truy-tầm

nghiên cứu.

Bởi vậy những kẻ tu-hành đắc-quả đều có thể dùng các phép thần-

thông sai khiến đƣợc những thể-chất ở trên Hƣ-Không của Tạo-Hóa

hằng vận chuyển cả càn-khôn Võ-trụ mà ta không thể thấy bằng

mắt đƣợc. Họ không lạ gì mà không biết máy thiên-cơ là gốc vận-

chuyển Càn-Khôn võ-trụ.

Âm-Dƣơng tức là Lƣỡng-nghi, là cái hiện-tƣợng rõ-ràng của Tạo-

Hóa; ta không thể chối cãi đƣợc.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

11

Trong muôn việc của Thiên cơ-tạo thành mà ta đều thấy bằng mắt

đƣợc, hoặc nhƣ biết đƣợc, thấy đƣợc cái hoa thơm, con chim đẹp,

đó la do nơi quyền-phép tối-trọng của Đấng thiêng-liêng tùy theo

cơ chuyển-đạt rất phân-minh. Còn theo khoa Pháp-môn siêu-hình ở

trong chỗ vô-vi thì nó là chất Hƣ-không tuyệt-đích.

Nhiều vị Hiền-Triết giảng-luận giáo-lý huyền-vi nầy nói khoa Nội-

giáo bí-truyền (ésotérique) rằng: các phép tối trọng ấy đều do ở

trong Đạo-cổ là Đạo rất cao-thâm vi diệu vậy. Chính Đức Lão-tử

Đạo-tổ là ngƣời cao-nhơn đầu tiên đã từng biết trƣớc hết về khoa

bí-truyền ấy rồi; mà khoa bí-truyền ấy là Ngài hấp thọ của vua

Huỳnh-Đế ngày xƣa.(!) Bởi vậy ở chƣơng đầu về phần Đức-kinh

của Ngài có luận nhƣ vầy:

“Đạo sanh ra Một, Một sanh ra Hai, Hai sanh ra Ba, Ba sanh ra

muôn-loài vạn-vật, rồi vạn vật lại trở về với Đạo. “

Hết thảy vạn vật đều thọ khí Âm-Dƣơng điều-hòa mà sanh-sanh

hóa-hóa tùng theo nhứt-luật là luật Thiên-Diễn.

Vậy thì Đạo là vật trƣờng-tồn bất-hoại, bất-diệt; Đạo tức là lý Độc-

nhứt nguyên-thủy của vạn-vật càn-khôn Võ-trụ. Lý Độc-nhứt ấy gọi

là Thái-Cực vậy.

Rõ-ràng chốn Hƣ-vô đó là trung-tâm điểm của Võ-trụ, là cội-nguồn

của sự Vô-động và Hữu-động, là chỗ pháp Sanh-Khí Âm-Dƣơng.

Theo trong Kinh thánh, giáo-lý của Đạo-cổ thì Thái-Cực sanh

Lƣỡng-nghi, lƣỡng-nghi sanh Tứ-tƣợng. Trời Đất (Thiên-Địa) là

bắt đầu khi có ngôi Thái-Cực là 1, biến ra lƣỡng-nghi là 2, sanh ra

tứ-tƣợng là 4; Hiệp cọng thành ra 7 rồi Âm-Dƣơng mới phân đồng

cấu tạo sanh-sanh hóa-hóa ra muôn-loài vạn vật mà loài ngƣời đƣợc

hiệp với Đạo cho nên ở trong Pháp-môn gọi con ngƣời là TIỂU-

THIÊN-ĐỊA.

THIÊN II

LINH-HỒN VÀ BẢY THỂ CHẤT

CỦA CON NGƢỜI

Trời Đất có Âm-Dƣơng và Tam-bửu: Nhựt-Nguyệt-Tinh.

Con ngƣời cũng có Âm-Dƣơng và Tam-bửu: Tinh-Khí-Thần đồng

vận-chuyển trong châu-thân con ngƣời cũng nhƣ một bầu Vũ-trụ

nhỏ vậy. Bí mật của Trời là Hạo-nhiên-khí. Trong thân ngƣời cũng

có ẩn Khí-hạo nhiên.

Bởi vậy trong Pháp-môn gọi con ngƣời là Tiểu Thiên-Địa.

Tuy là chịu dƣới quyền Thiên-Liêng thống-xuất, nhƣng Thần-hồn

của con ngƣời có thể thăng-thƣợng đi ngay về cõi Thƣợng-Thiên

khỏi phải tùng theo luật Luân-Hồi chuyển kiếp của Tạo-Hóa, nếu

con ngƣời thông hiểu đƣợc Đạo, am-hiểu đƣợc cơ mầu của Đấng-

Hóa-công, biết dùng các Thể-chất trong xác-thân và diệt đặng Bản

Ngã mà điều-hòa với Đại-ngã của Vủ-trụ. Diệt Bản-ngã mà điều

hoà với Đại-ngã tức là Phƣơng-Pháp luyện-Đạo vậy.

Trƣớc khi muốn luyện-Đạo, cần phải am-hiểu Bảy-Thể-chất đầu

tiên của con ngƣời, châu-thân mình phải vận-động hô-hấp cách thế

nào cho hạp Vệ-sanh, và cho biết phân biệt mỗi Thể-chất, ứng dụng

trúng đƣờng đi nƣớc bƣớc của nó, chớ nếu làm ngang dùng bƣớng

thì chỉ là làm nguy hiểm cho thân mạng hoặc bị điên khùng, lãng

trí, có khi thiệt mạng là khác nữa.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

12

BẢY THỂ CHẤT ẤY LÀ:

1) Xƣơng cốt thân-thể (Le corps).

2) Huyết-mạch (máu) (Le sang).

3) Thận (Le mouvement).

4) Khí (Le souffle).

5) Thần (La lumière).

6) Tinh (L'association des idées).

7) Dƣơng (La volonté d'en haut).

Còn bên Âu-Châu thì theo học phái Thông-Thần-Học (Théosophie)

thì 7 thể-chất y nhƣ đây:

1) Cái xác (Corps physique).

2) Cái phách (Corps éthérique).

3) Cái vía (Corps astral).

4) Cái hạ-trí (Corps mental inférieur).

5) Cái thƣợng-trí (Corps casual)

6) Phật-thể (Corps bouddhique).

7) Kim-thân (Corps atmique).

Xin nói tắt cho mau hiểu rằng: Nếu muốn rõ về phƣơng-pháp

luyện-đạo thì ít ra ta phải kềm ý-chí đừng cho loạn động, biết tự-trị

(Maitriese de soi) lấy mình trƣớc và cần nhứt là phải hiểu đến y-

khoa, đau đâu chữa đó; thêm phải bác lảm về khoa vật lý học đặng

điều-trị lấy sanh mạng của mình. Chớ nếu không biết một tí gì nghề

y-khoa, không am-hiểu ngũ-tạng lục phủ trong thân thể mình ra

sao chỉ có nghe rồi mê-tín làm theo thì chung cuộc kết-quả chỉ có

điên khùng, có phải là hại không?

Bởi vậy về cách luyện-đạo ta chớ nên khinh thƣờng mà bắt chƣớc

làm cần theo; cần phải có vị Chơn-sƣ (Gourou) ở bên mình để

điểm đạo, chỉ mối huyền-cơ cho; mà muốn ngộ vị Chơn-Sƣ (Đức

Tiên-Trƣởng) không phải dễ, cần phải đủ đức-hạnh cho thật hoàn-

toàn mới gặp đƣợc Ngài.

Vì sự cố công gắng chí dày công-phu học Đạo tự bấy lâu nay, nên

tôi mới soạn đƣợc bộ “Giáo-Lý” nầy, cũng chƣa dám gọi là quán-

thông lẽ nhiệm-mầu, song cũng giúp ít tài-liệu cho ngƣời Đồng-Chí

mộ đạo, để tầm cái ánh sáng cho rõ-ràng, cùng là phá mê những

ngƣời tin lầm theo kẻ lợi dụng Tôn-Giáo, ám ảnh Đức Tin của các

Tín-Đồ, dắt-dìu nhơn sanh vào vòng mờ-ám!

Họ nhồi sọ Tín-Đồ đủ cách, theo tà-thuyết quái-giáo của họ bày đặt

ra có hình-thức mục đích đồ danh trục-lợi.

Vậy, muốn luyện Đạo, cần phải có 3 điều kiện tối quan trọng:

1. – Đức hạnh hoàn-toàn.

2. – Thông hiểu các thể-chất trong châu-thân.

3. – Biết cách trị bịnh.

Cách trị bịnh của Đạo-học có 2 Giáo-khoa rất cần yếu là:

1. – KHOA-ĐỘC-VẬT HỌC.

2. –THẦN-TRÍ TÂM-LÝ DIỆU-PHÁP. (KHÁP)

PHƢƠNG-PHÁP LUYỆN ĐẠO

Theo khoa Chánh Giáo trƣớc hết ngƣời luyện Đạo phải tầm kiếm

và học các Thể-chất diệu dụng trong châu-thân con ngƣời cho

đƣợc phân minh rồi mới lo tìm kiếm các mối huyền-vi nguồn gốc

của Trời-Đất; cách đó mới hạp với cơ Trời, chớ mình chƣa biết cơ-

thể trong thân mình mà lo học cái Đạo Cao Siêu, mối nhiệm mầu

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

13

của Hóa-Công trƣớc thì khác nào mò trăng đáy nƣớc! Bởi lấy chơn-

lý mà biện-luận thì sự thật là ta cần phải học các thể-chất trong

châu-thân cho đƣợc hoàn-toàn, đó là bằng cơ Giáo Khoa-học Đạo

thứ nhứt của ta, rồi mới tới Giáo Khoa Thứ nhì là cách luyện

Đạo về hình nhi thƣợng học (Métaphysique).

Chính đó là nền móng (base) giáo-lý thực-hành của khoa Đạo-học

Á Đông. Hỡi các ngƣời học Đạo hãy bền chí, chẳng nên ngã lòng vì

sự khó-nhọc, hoặc đem dạ hoài-nghi rằng các giáo-khoa dạy Đạo

không bao giờ kết-quả đƣợc. Ta hãy thực hành Đạo-Đức và khởi sự

thí-nghiệm đi, thì ta mới tƣờng chơn-giả ra sao!

Tôi đã nói rõ Khoa Tinh-Thần Đạo-học Á-Đông phát minh đƣợc

sức linh-dịu ẩn-tàng trong châu-thân con ngƣời và tìm ra cái quyền

thiên-linh của Vủ-trụ rồi mới tìm cách tu -luyện là cho Linh-Hồn

xuất ra khỏi xác-thân để hiệp với Tạo-Hóa. Thật vậy, chắc-chắn

nhƣ vậy không sai!

Điều tối cần-yếu của sự luyện Đạo là phải đoạn-tuyệt trần-duyên,

nghĩa là phải diệt trừ hết các dục-vọng trần-ai. Chính sự dục-vọng

là nguồn gốc các căn bịnh của loài ngƣời trên thế-gian nầy. Sự dục-

vọng gây ra thất-tình Lục-Dục rồi phạm đến ngũ-tạng lục phủ mà

phải sanh ra trăm bịnh đau đớn và sầu khổ của con ngƣời.

Trừ đƣợc thất-tình lục-dục thì các cơ-thể trong thân mới an-tịnh

đƣợc rồi tâm-thần mới im-lặng. Trong khi châu-thân con ngƣời

hoàn-toàn im-lặng tức nhiên Thần-hồn xuất ra khỏi sác thân, rồi

nhập trở vô; nhƣ vậy là đắc Đạo; hết sức linh-diệu.

oOo

THIÊN III

ĐẠO HỌC BÍ PHÁP THÁNH TRUYỀN

I ĐẶC-TÁNH CỦA MỖI THỂ-CHẤT CON NGƢỜI

Theo khoa Thực-nghiệm thì ngƣời đắc Đạo nói rằng: Về cách

luyện Đạo tuy là giản dị chớ rất khó khăn lắm, nào khác con tầm

kéo tơ của nó vậy.

Muốn am-hiểu về khoa luyện-đạo thì phải dày công-phu học Đạo;

trƣớc phải lo học các thể-chất diệu dụng trong châu-thân mình rồi

thời mới biết đƣợc các mối huyền-diệu ở ngoài; cho nên nhà Hiền-

triết ở Hy-lạp là ông Pythagore có nói rằng: "Ngƣời hãy tự biết

ngƣời đi, rồi sẽ biết đến Võ-trụ và các vị Thƣợng Đế (Connais-toi

toimême et tu connaitras les Dieux et l'Unvivers).

Bởi vậy ta chớ thấy sự tu giản-dị mà gọi rằng dễ. Thì đây tôi xin sơ

luận về cách thức luyện-Đạo của ngƣời phƣơng-Đông nhƣ dƣới

đây:

Châu-thân (corps) gồm cả bộ xƣơng cốt và huyết-mạch hiệp lại

thành các thể-chất con ngƣời (xƣơng-cốt tức là vật-chất hình-thể,

máu-huyết là cái xe luân-chuyển sự sống của muôn-loài vạn-vật).

Còn Dƣơng tức là thiên-ý nắm mạng-số con ngƣời. Loài ngƣời

sanh-tử cũng do nơi Dƣơng-khí là chủ-tể hiệp với Trời-Đất. Vậy

sách có câu rằng: “Trời là ta, ta là Trời”. Đức Lữ-Tổ là Thuần-

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

14

Dƣơng chơn-nhơn cũng có nói câu nầy: “Một phần Âm mà còn thì

không đƣợc đắc quả thành Tiên, mà một phần Dƣơng còn chút ít thì

ngƣời ta không-thể chết”. (Phần Âm vị tận tắc bất Tiên, phần

Dƣơng vị tận tắc bất tử). Tuy là lời ông nói lộn lạo nghe khó hiểu,

chớ phƣơng-pháp luyện-Đạo tu Tiên am-hiểu thì cũng đã đƣợc làm

Tiên phân nữa.

Dƣơng-khí, tức là sanh-khí. Còn không-khí (air) mà ta hít vào nuôi

phổi đó khác với Dƣơng-khí, vì ở trong Không-Khí có một phần

sanh-khí mà thôi. Còn Sanh-Khí là cái chủ chốt mạng vận của con

ngƣời, nó vẫn thƣờng thƣờng nuôi dƣỡng chung khắp cả muôn loài

vạn vật; bởi vậy trong mình sắt đá cây cỏ thú-vật cũng có phần khí

cả. Nên chi ngƣời ta không ăn 3 ngày cũng có thể sống đƣợc nhờ

sanh-khí ấy bảo dƣỡng trong 3 ngày đó.

Đức-Lữ-Tổ cũng còn khuyên đời một câu này rất hay: “Ngƣời ta

mà khôi phục đƣợc cái Chơn-dƣơng đã hao tán mất đi và biết

ngƣng-tụ cái Thanh-Khí lại thì đƣờng bƣớc lên cõi Tiên không khó

gì; tiếc cho ngƣời Thế-nhơn đã loạn ở trong mà muốn che ở ngoài,

vì vậy cho nên không có ai hiểu rõ đƣợc phƣơng-pháp bí truyền

đó”.

Thật vậy, phần Tinh ba (Thanh-khí) không phải là mầm-lý-trí để

mở mang trí-khôn mà thôi, nó vốn cũng là cái kho chứa các ý-

tƣởng cao-thƣợng đặng ngƣng-tụ các Thể-chất siêu-hình. Bởi vậy

Hình với Thần hiệp một (union) làm thành ra con ngƣời ở trên thế

gian nầy.

Tuy nhiên có cái xác-phàm mang cả huyết nhục dầu cho đƣợc

trong sạch tinh-tấn thanh-khiết cách mấy đi nữa thì cũng chỉ ứng

dụng theo vật-chất hữu-hình mà thôi. Còn đối với Thanh-khí ở cõi

Thiên-liêng làm sao cho bằng đƣợc, nếu muốn hiệp chung nó với

xác-thân cũng phải cần có vật chi làm trung-gian để làm cho 2 Thể-

chất ấy lạc lại. Vật trung gian nầy tức là sợi giây từ khí (lien

magnétique) mà hễ giây từ-khí nầy đứt thì con ngƣời tức khắc phải

chết liền. Vì thế trong châu-thân ngƣời ta đầy cả lằn điển lực ở khắp

thân-thể.

Còn cách vận-chuyển Tinh-Khí-Thần có 3 lối đặc-biệt rõ-ràng và

cũng khác cách không giống nhau đƣợc. Nếu ta không biết ứng

dụng làm sái cách thì càng hại vô ngăn. Bên Tây-Tạng có phái Đạo

sỉ “Yoguis” dùng cách thế ấy mà luyện Đạo gọi là “luyện Hỏa-

Hầu” (traité à la Yoga). Bởi vậy các thể-chất huyền-vi ở trong nhƣ

“Tinh-Khí-Thần” là các thể-chất tuế nhuyển tinh-anh (subtils) có

một cái lực lƣợng phi-thƣờng nếu ta biết dùng đặng thì thân ta đƣợc

thoát ra khỏi vòng sanh tử.

Còn đến nhƣ các thể-chất phụ thuộc nhƣ các điển-quang trong mình

con ngƣời mà ta biết ứng dụng thì cũng có một phần quan-trọng về

thân-thể, nhờ dùng nó mà đè nén đƣợc dục-tình và phá-tan các vật-

độc nhƣ là tham lam ích kỷ, mê-muội, nghĩa là các vật-chất mà ta

còn đem lòng dục-vọng luyến-mộng ở trần ai; nhờ ta biết ứng dụng

lý-tính mà đè nén cảm-tình. Đó là ta biết nghiệm theo phƣơng-pháp

triết-học là “Thực-nghiệm-túc” (Rigorisms) tức là học-thuyết lấy

Lý-tính đè nén cảm-tình, tắc dứt lòng dục-vọng thì Đạo-Đức của

con ngƣời mới thành-lập.

Vì nhờ thực-nghiệm theo phƣơng-pháp nầy, loài ngƣời mới mau

tấn-hóa về tinh-thần văn-minh Đạo-Đức. Chớ con ngƣời mà cứ

tranh đua chen lấn bả-lợi mồi-danh trên trƣờng đời hoài thì càng

sanh ra nhiều chứng tâm bịnh nào là rầu-lo, buồn-tủi, cho nên thân

thể bị ốm o gầy mòn, tinh-thần hao kém, xƣơng hƣ cốt lỏng, hình-

tƣớng bạt-nhƣợc.

Nguồn gốc của bịnh nhơn do nơi đó mà phát triển thì tinh-thần con

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

15

ngƣời càng ngày càng thêm trụy-lạc.

Vậy hết thảy các chức bịnh chi sanh ra đều do một chỗ trong bảy

chỗ bí yếu về thể-chất của con ngƣời bị hƣ nhƣợc. Trừ ra chỗ bí yếu

thứ bảy là Dƣơng-Khí không hƣ hao đƣợc; chỉ có cái chết bất đắc

kỳ-tử là cái chết thình lình mới có thể làm cho nó bị rung động và

kém sức, nhƣng cái chết đó không phải tại do cơ-thể hƣ hoại mà ra,

khi nào ngƣời ta bị bịnh mới làm mất sự chi phối liên-lạc với các

chỗ bí yếu trong châu-thân. Vì thế nên hết thảy mọi chứng bịnh chi

của con ngƣời đều luận chứng do có một cái nguyên nhân Dục-

Vọng từ trƣớc gieo mầm căn-bịnh mà sanh ra, cho nên mới biến ra

đủ các chứng.

Bởi vậy, học Đạo phải luyện cửu khiếu, trừ thập ác, cấm Thất-tình

Lục-Dục (xem giáo-lý tiểu học của Huỳnh Tiên Cô).

Ở trong khoa-học luyện-Đạo bí-pháp Thánh-Truyền luận rằng:

Phần Dƣơng là một Thể-chất rất yếu-điểm cho loài ngƣời vì

Dƣơng-Khí là lằng hơi đại khái giúp ích cho sự sống và thông

chuyển cả trong châu-thân con ngƣời để giúp cho ngũ tạng lục phủ

có sức vận-động hằng ngày. Dƣơng-Khí mà thông thì ngƣời mới

sống đƣợc và các Thể-chất xác-thân mới chuyển động đƣợc.

Dƣơng-Khí mà ngƣng lại hoặc tuyệt đi thì con ngƣời phải chết liền.

(Khác nào nhƣ khoa-học lợi dụng cái sức mạnh của hơi nƣớc đặng

làm cho các máy móc chuyển động nhƣ bộ máy trong thân thể loài

ngƣời vậy. Hễ hơi nƣớc hết thì máy ngƣng lập tức).

Trong thân thể con ngƣời có 3 tạng rất quí báu cần yếu cho sự sống,

là “Tinh-Khí-Thần” gọi là Tam-Bửu tức là 3 Thể-chất hết sức tuế

nhuyển tinh-anh.

Dƣơng-Khí chiếm trọn một địa vị tối yếu trong thân thể con ngƣời;

các nơi châu-thân đâu đâu cũng đều có hơi khí thông đồng để phối

hiệp liên-lạc-tinh-Thần và các Thể-chất trong thân con ngƣời. Khí

tuyệt, Tinh cũng phải rã thì con ngƣời phải chết ngay. Tuy xác-thân

hƣ hoại chớ Thần vẫn còn trƣờng-tồn.

Bởi vậy đối với sự sống thì phải có một phần “Hình” và một phần

“Thần” mà Hình và Thần phải liên-lạc nhau không thể chia lìa

đƣợc. Thần có thể sai khiến Hình đƣợc chớ Hình không thể sai

khiến Thần đƣợc. Hình là vật-chất nơi cõi tạm nên có sanh có tử,

còn Thần là Nguyên-thủy chơn-linh nơi cõi thiêng-liêng tuyệt đích

muôn kiếp ngàn đời không hề hƣ hoại; bởi vậy Tinh-Thần là vật

quí báu hơn Hình-Hài. Nếu Hình-Hài có chỗ thƣơng tổn mà Tinh-

Thần còn trọn thì vật ấy có sống lâu đƣợc, chớ còn Hình-Hài dầu

cho nó đƣợc hoàn-toàn mà Tinh-Thần rủi hƣ hoại một chút thì vật

ấy không thể thọ đƣợc.

Gẫm xem muôn vật trên thế gian nầy cũng đồng tuân ý theo một

luật Tuần Huờn tự-nhiên của Võ-trụ.

Hễ Thần lìa Hình rồi thì Thần vẫn sống độc lập nơi cõi Hƣ-Không

tiêu diêu tự toại, nhàn lạc với khí Hƣ-vô chẳng có điều gì trở ngại

cả, vì không hình nên không có diệt; không có sanh nên không có

tử. Ấy là chỗ diệu dụng của Thần-Khí, không thể nào lấy đủ tài-

liệu vật-chất gì mà cân-lƣờng và phân-đoán cho thấu-đáo đƣợc.

Khi Thần-Khí muốn chuyển kiếp trở lại cõi Trần gian thì phải

ngƣng-tụ lại mƣợn Hình và Thần hiệp một (Union) tạo nên thể-

phách tinh-anh mới mẻ làm thành một con ngƣời mới khác.

Vì lẽ đó mới có cuộc sanh-tử của con ngƣời mà trong Đạo-giới gọi

là chuyển-kiếp luân-hồi vậy.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

16

Nhờ có Sanh-Khí con ngƣời mới đi đứng nằm ngồi đƣợc thong thả

mà cũng nhờ có Sanh-Khí ấy cho nên con ngƣời mới có đủ sanh-

lực trí-khôn sáng láng, thế-thì Khí là vận-mạng của con ngƣời. Hể

Khí đầy đủ thì con ngƣời đƣợc vô bịnh.

Chớ chi muôn loài vạn-vật ở trong càn-khôn Võ-trụ càng nhờ

Chơn-Khí anh-linh hấp dẫn tƣơng-đồng mới trƣờng-tồn đứng vững

đƣợc. Loài ngƣời mà đƣợc đắc-quả siêu-phàm nhập-Thánh cũng do

nơi đó mà thành.

Còn luận về thể-chất phàm-gian thì Khí là mối tiêu-biểu cho các

nhà vận-động trên trƣờng thể-thao (thể-dục). Mỗi lần con ngƣời cữ-

động Hình-thể của mình thì Không-Khí vừa thông vào phổi và

trong tạng-phủ, giúp cho phổi nở nang và làm cho đƣợc điều-hòa

mạnh-mẽ có sức lực thêm, chuyển-vận vừa máu-huyết lƣu thông

cùng khắp trong xƣơng-gân-cốt-tủy.

Trong Không-Khí (air) có chứa một phần Sanh-Khí (Azote) và một

phần Dƣỡng-Khí (oxygène) mà con mắt phàm không thế nào thấy

đƣợc.

Nếu bàn về mặt tinh-thần thì Khí là một món diệu-dụng cho Thần-

trí. Tinh mà hiệp Khí với Thần thì kêu là “Tinh-Khí-Thần” qui

nhất chừng ấy con ngƣời đƣợc phát huệ siêu phàm nhập-thánh.

Ta cần phải biết nếu không có Khí, một mình Thần thì Thần

không định đƣợc rồi Tinh phải loạn mà hể Tinh loạn thì Thần phải

lìa ngôi vị.

Bởi vậy “Thần”, “Khí”, và “Tinh” cần phải liên-lạc chi phối hiệp

cùng nhau rất mật-thiết để làm ra cái Kho Trí Huệ đựng sự Thiên-

Tƣ (intuition) cho con ngƣời.

Vì thế ta thƣờng gọi Thần-Khí là một điểm Linh-Quang của Càn-

Khôn võ-trụ.

Còn cái thể-chất “Tinh” chỉ là vật để chứa các sanh-lực và vận

chuyển vào trong khối óc những lằng tƣ-tƣởng ý-chí tốt-xấu của

con ngƣời. Nhƣng Tinh chỉ có dùng trong lúc ngƣời còn sống hiện

tại mà thôi. Khi con ngƣời thoát xác rồi thì chất Tinh là vật vô

dụng. Chớ Thần-Khí là vật trƣờng-tồn thiên-nhiên vẫn sống hoài

hoài không hề dứt mất đặng.

Ở trong sách “Phản-khoa-Tự” (Livre du Revers) có nói rằng: nếu

muốn làm cho mình đƣợc trở nên toàn dƣơng nhƣ một bực Chơn-

Nhơn thì lợi hại lắm, là vì phải dùng cách nội-công vận chuyển hô-

hấp thanh-khí thay đổi cơ-thể trong mình, mà nếu không biết dùng

làm sái đƣờng thì phải nguy hiểm đến tánh mạng Dƣơng-Khí chỉ là

một vật hiện-tƣợng vô-hình của cõi hƣ-linh, bởi vậy nếu không biết

phƣơng-pháp dùng nó rồi làm mất đƣờng lạc nẻo thì thân mạng nan

tồn, ta nên để nó yên theo luật Tự-Nhiên của Tạo-vật. Còn nhƣ

muốn rõ cách thức thì phải nhờ có vị Chơn-Sƣ chỉ dạy luật Sanh-

mạng cho thì mới khỏi nguy đến tánh mạng.

Nên ở đây tôi xin tiếp luận một phần-về các thể-chất vận-động

Thanh-khí vào trong châu-thân loài ngƣời phải làm sao cho thuận

hạp với luật Tạo-Hóa, những cơ quan hữu-hình để lập thành nền

cơ-thể về xác-thịt của con ngƣời mà thôi.

Tuy vậy tôi cũng tùy sức mà bày-giải sơ-lƣợc qua về cái nguyên-lý

của Âm-Dƣơng (nguyên-lý tƣơng đối có tánh cách về vạn-vật

sanh-lý, nghĩa là cái gì thuộc về nóng hay lạnh, khô hay ƣớt, là do

cái nguyên-lý của Âm-Dƣơng cấu tạo).

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

17

Âm-Dƣơng là cái nguyên-lý tƣơng đối, nghĩa là bao giờ cũng đi đôi

với nhau. Ngƣời phát-minh ra môn Siêu-Hình bí-pháp là Đức Phục

Hy (Fohi), môn ấy là cái nền tảng về Khoa-Học Triết-lý Siêu-Hình

của ngƣời Trung-Hoa - Trong sách ấy, ngƣời ta có bày-giải hết thảy

cả chi nhánh về các thứ khoa-học trên thế gian, luận-lý rất minh-

bạch xác-đáng lắm. Tới bây giờ các nƣớc Văn-minh ở Âu-châu còn

đƣơng tầm kiếm môn bí-pháp ấy.

Cái xác-thân của con ngƣời là một bộ-phận thuộc về huyết-nhục, đó

là cái màu-sắc giả-hình bề ngoài do con ngƣời mƣợn để học-hỏi sự

tấn-hóa của mình ớ thế-gian và kinh-nghiệm đƣờng đời vật-chất mà

gầy-dựng nên một Linh-Hồn hoàn-toàn tấn-hóa cũng nhƣ ta dùng

y-phục tạm mà mặc đở, có ngày cũng phải rách-rả; ta cần phải thay

đổi lại cái khác; song tuy nhiên luận về hình-hài xác-thịt cũng đồng

tƣơng-đối với nguyên-lý của khí Âm-Dƣơng tạo thành mà ra.

Ngày xƣa trong sách có nói bà Nữ-Hoa luyện đá và trời, đó cũng là

câu ẩn ý nói về Âm-Dƣơng tƣơng đối.

Hết thảy các thứ hơi chi do lỗ chƣn lông của xác-thân con ngƣời

bay xông ra ngoài, đều do có một sự vận-động ở trong mà hóa ra tự

nơi bộ máy của sự vận-động ấy là bộ Thận, tức là cái lò để vận-

chuyển các mạch-lạc; chính nó là chủ của sự bài-tiết (xua đuổi) các

thứ hơi bên ngoài, và nó cũng dùng để thông-lƣu các thể-chất thuộc

về hạ bộ.

Bộ Thận chia ra hai phần: Một thứ để làm trung gian cho các thể-

chất khác, nó gọi là Thận-Thủy. Đó là phần thuộc về Âm của

nguyên lý tƣơng-đối.

Còn một phần kia thì thuộc Hỏa. Về luồng Hỏa cũng có một sự vận

chuyển riêng của nó. Và sự vận chuyển ấy cũng có một nơi làm căn

bản gọi là Thận Hỏa. Luồng Hỏa tự vận chuyển đƣợc là nhờ bởi

Khí Tiên-Thiên nếu không có Khí ấy thì các bộ máy trong cơ-thể

không tài nào vận-động liên tiếp đƣợc; trong lúc vận-động thì

Luồng Hỏa là một cơ quan chánh-thức của châu-thân vậy.

Muốn cho phần Dƣơng hiệp với phần Âm cho đƣợc sung-mãn, thì

bộ Thận cần phải vận-chuyển Thủy Hỏa ký tế.

Do đó mà Không Khí (air) vào trong châu-thân đƣợc thanh-sảng

một cách bình-thuờng, và cân đồng ngay một phần số tƣơng-đƣơng

ở trong bộ Thận, rồi Thần mới đƣợc minh-tỉnh phát-sánh ra trí tuệ.

Không khí ấy thấm-nhuận vào mạch máu, rồi vận-động lƣu-chuyển

khắp xác-thân (chỗ căn-bản của khí vận-động là bộ Phổi) mà cái

nguyên-lý Âm-Dƣơng nối tiếp vào phần Âm thuộc về hạ bộ là nhờ

bởi sự vận chuyển liên tiếp (chỗ căn bản sự vận chuyển ấy là bộ

Thận) và bộ Thận tiếp xúc nhau là nhờ bởi Khí Dƣơng nên nó mới

đƣợc điều-hòa một cách bình phu; sự vận chuyển điều hòa nầy cứ

theo mức độ Thủy Hỏa mà liên tiếp hoài, bởi vì Thận bên trái thì

thuộc về phần Âm mà Thận bên mặt thì thuộc về phần Dƣơng,

Thủy Hỏa cứ phải xứng hợp và quân bình nhau luôn, đó là cái

trạng-thái làm cho cơ-thể con ngƣời có đƣợc phần sanh-lực, thì xác-

thân mới đƣợc bình an và đƣợc khỏe mạnh.

oOo

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

18

II

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

LỜI NÓI ĐẦU

Dƣới đây tôi phát họa Trạng-thái Hình-thể của con ngƣời còn sống,

trong khi ngủ, lúc chết và luyện Đạo xuất Hồn, hầu để giúp một

phần sáng kiến cho những ngƣời luyện Đạo rồi mà chƣa thấy ấn

chứng.

SỐ I

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

Trong lúc con ngƣời còn sống

Tôi phát họa vẽ ra cái bản-đồ số I rất giản dị để chỉ về “đời sống”

của con ngƣời trong lúc bình thƣờng cho dễ hiểu, mà dƣới đây tôi

tóm-luận lại ít điều đại khái nhƣ vầy:

Theo nhƣ bản-đồ đó, thì ngƣời ta nhận biết đƣợc rõ-ràng trong

châu-thân con ngƣời có bảy Thể-chất bí yếu liên thuộc với nhau

rất có thứ tự, mà sự liên thuộc của các Thể-chất ấy đều một mực

nhƣ nhau và mỗi Thể-chất có một đặc tính khác nhau; nhƣ sự phối

hiệp của Tinh Khí và Thần, đó là chỉ về những sự ảnh hƣởng và

cần yếu của ba thể làm cho thân con ngƣời đƣợc trở nên khỏe

mạnh.

Cái thể-chất đứng ở phía trên cao hơn hết là bộ xƣơng cốt mà nó

dính liền với sáu Thể-chất ở dƣới một cách trực tiếp; còn Thể-chất

chót là “Dƣơng” chỉ dùng cái Ý-Chí chánh-thức riêng của nó mà

thôi, chớ theo nó không có phụ thuộc một Thể-chất nào cả; và

ngƣời ta nhận biết rằng: cái Thể-chất cuối cùng ấy có tính chất hòa-

đồng hết thảy, nó liên thuộc mật thiết với toàn châu-thân trong

ngoài một cách gián tiếp nhƣng các Thể-chất kia không liên thuộc

đƣợc với nó, nó chỉ đứng biệt lập riêng ra một ngôi vị tùy cảnh của

nó.

Theo về khoa-học luyện Đạo Á Đông nói rằng: Chất “Dƣơng”

thuộc về khí “Tiên-Thiên” có những mẹo luật tối trọng hệ và mảnh

liệt hơn các Thể-chất khác và ngoài cái bình giả tạm mà chúng ta

thƣờng gọi là xác-thân, thì ngƣời ta cho biết rằng còn một Linh-thể

chơn thiệt có thể sống đƣợc trƣờng-tồn vỉnh viển, chớ không phải

cần có xác-thịt nầy mà con ngƣời mới sống đƣợc hoàn-toàn đâu;

Linh-thể đó tức là Thần thuộc về khí “Hạ-Thiên” vậy.

Cải bản-đồ số I ấy là cái gốc rễ về hình tƣớng của con ngƣời, để dễ

hiểu mà giác luận viết ra đƣợc đủ mọi cách thức về khoa “Thần-trí

Tâm Lý Diệu Pháp”. Vì nếu nhƣ có một chứng bịnh nào xảy ra,

thì ngƣời trị bịnh có thể tự đem bản-đồ ra mà xem xét, tra cứu, thiệt

nghiệm coi bịnh đau ấy căn cứ ở tại đâu ? Trƣớc hết xem cái căn

thể của nó ở tại chỗ nào? Trong cơ-thể coi nó thiếu Hỏa hay nhiều

Hỏa, rồi tùy theo cái máy vận-động mà tăng thêm Hỏa hay gọi là

Điển Quang cùng hoặc giảm bớt cái nhiệt độ cho đƣợc điều hòa, rồi

xem đến gốc bịnh của nó phát sanh tại đâu? Sau hết tìm đến cái

Thể-chất nào ở châu-thân bị hƣ nhƣợc, thì ra tay điều-trị riêng ngay

chỗ đó. Về sự tra-xét theo khoa “Thần-trí Tâm lý Diệu Pháp” coi

trong cơ-thể thì biết rõ căn bịnh hơn là xem xét mạch lạc ở ngoài

xác-thân.

Bởi vậy hết thảy những lực độ bình thƣờng thuộc về “đời sống”

của con ngƣời đều rút tóm cả vào trong bản-đồ số I; theo bản-đồ

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

19

nầy có thể trị bịnh nhân mạnh đƣợc. Cái phƣơng-pháp điều-trị bịnh

nhân cũng giống hệt nhƣ cái qui tắc của những bản-đồ trị bịnh mà

các nhà Y-sĩ đã các nhà Y-sĩ đã vẽ ra dùng để kê cứu bịnh nhân

vậy. Cứ theo cái bản-đồ Hình-thể chỉ về lúc con ngƣời còn sống

đem ra tra-xét thì biết ngay cái lực độ bình thƣờng trong cơ-thể của

ngƣời đau ra sao? Ta chỉ xét nghiệm riêng về Thể-chất nào có can

hệ đến bịnh nhân mà thôi; thí dụ nhƣ cái nhiệt độ của bịnh thay đổi

về bực nào; hoặc sự điều hòa của nó có gián đoạn bất thƣờng nhƣ là

bị chậm chạp, bị giảm thiểu hay là tăng đã; rồi theo phƣơng-pháp lý

luận mà điều dẫn cái Thể-chất bị hƣ nhƣợc ấy cho đƣợc cân đồng

điều hòa với sức vận chuyển của nó nhƣ vậy thì toàn cơ-thể sẽ đƣợc

trở nên bộ máy hoàn-toàn thời con ngƣời mới đƣợc vô bịnh. Nếu

trong bộ máy cơ-thể mà có một cái bị hƣ, thì toàn thể đều bị ảnh

hƣởng hết. Lúc đó phải đem bản-đồ ra tra-xét, nếu mắc phải bịnh gì

thì phải cắt nghĩa cho minh-bạch hoặc bằng lời nói hay bằng bút

tích; chừng đó mới đem ra thực nghiệm bịnh nhơn thì bịnh nhân ắt

mạnh đƣợc liền.

Phƣơng-pháp nầy là cách trị bịnh của các Vị Tiên Trƣởng phát

minh ra để dạy đệ tử trƣớc khi dạy cách luyện Đạo.

Ngƣời ta xét về Bản-đồ Hình-thể mà biết đƣợc khoa mầu luyện Đạo

cũng đủ chứng tỏ ra rằng Đạo-lý của ngƣời Phƣơng Đông (Á Châu)

là siêu việt, không phải chỉ riêng thờ phụng về chủ nghĩa Thần

quyền đâu (Panthéisme).

SỐ 2

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

Trong lúc con ngƣời ngủ, Thần xuất

Tôi đã luận rõ về kiếp sống rồi, nay tôi xin vẽ “bản-đồ” số 2 và số

3 để luận ngoài sự sống của con ngƣời nghĩa là trong khi ngủ,

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

20

trong hồi mặt tƣởng để hiến cho ngƣời luyện Đạo đƣợc hiểu rõ hơn

nữa.

Nói về trong giấc ngủ tự-nhiên của con ngƣời (còn giấc ngủ ép

buộc thì có nhiều cách khác nhau). Đây chỉ nói về giấc ngủ tự-

nhiên khi ban đêm; khi ngủ thì huyết-mạch chạy chẩm rãi trở nên

hòa huỡn rồi lần lần yếu bớt, còn các lằng tƣ-tƣởng đều tan mất

hết. Thần xuất ra khỏi xác-thân. Ta hãy coi nơi “bản-đồ Hình-thể”

số 2, 3 thì ta hiểu rõ: Trong khi con ngƣời ngủ, về phần vật-chất thì

cái Hơi Khí trong phổi giảm lần, còn máu huyết trong tim (Tâm)

chạy chậm lần lần. Về bên Thần-trí thì Thần và Khí hiệp nhau

thành Thần-Khí tức là cái Vía rất tuế nhuyển tinh-anh và xuất ra

khỏi xác rất lẹ làng.

Vã chăng trong giấc ngủ thì Thần không thể hiệp với Tinh đƣợc

nữa, tách lìa Tinh ra để một mình Tinh ở lại nơi Hình-xác, vì Thể-

chất của Tinh-không có dấu chỉ dính dấp đến sự ngủ của con

ngƣời. Lúc con ngƣời nghỉ-ngơi là lúc Thần không còn phận sự

nhƣ hồi con ngƣời còn thức hoạt-động, nên chi lúc ngủ nó phải xuất

ra khỏi xác-thân liền đặng cũng nghỉ-ngơi nơi cõi Hƣ-Linh, chớ

không còn trú ngụ ở trong thân con ngƣời nữa.

Khi xuất ra khỏi xác rồi thì Thần-Khí không còn liên thuộc chi với

Tinh và không còn ý chí gì nữa; cho nên nó cỡi mây lƣớt gió, tiêu

diêu đảnh Thứu non bồng, tự toại 4 phƣơng trời, nhàn lạc nơi chốn

Hƣ-Không.

Bản-đồ Hình-thể số 2 về giấc ngủ đó thì tôi miêu tả thêm ra cho

biết về lúc ngủ mộng hay là chƣa đƣợc thức tỉnh (Inconscient) nơi

cõi Trung giái (plan astral). Ban ngày ngƣời ta đem lòng dục-vọng

tƣ-tƣởng một vật chi thái quá hoặc để trí nhớ một điều nào đã qua

rồi, khi ngủ nó tạo ra hình ảnh ở trong cái vía, thành ra mộng

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

21

(chiêm bao) y nhƣ vậy, khi tỉnh giấc cũng còn nhớ lại mơ màng

những đều đã thấy ở trong cõi mộng.

Cũng có nhiều khi ta nằm mộng, gặp nhiều tin dữ, hoặc thấy bị

cháy nhà, té sông, té cây, ma nhát quỉ đè v.v... đều gọi là Ác-mộng

(Cauchemar) tục kêu là mộc đè. Ấy bởi tại nhiều duyên cớ nên ta

nằm mộng nhƣ vậy; một là tại có khi ăn no quá, đồ ăn chƣa kiệp

tiêu hóa nơi dạ dầy, cho nên Thể-chất trong mình coi khó chịu; hai

là tại lúc ta nằm ngủ bị cấn vật chi trên mình làm cho máu huyết ứ

lại chẳng vận chuyển đƣợc thành ra phải gặp nhiều cái mộng hung

dữ ấy, chớ chẳng có đều chi lạ mà phải đi đoán xâm đoán mộng cho

biết hung kiết làm gì thành ra dị-đoan vô ích.

Bởi vậy ngƣời tu hành luyện đạo lúc buổi cơm chiều họ không khi

nào dùng, để bụng trống đặng tham thiền (Méditation) cho dễ. Ta

cũng thƣờng thấy Thầy Sải Cao-Miên dùng cơm đúng ngọ vì lẽ đó.

Mỗi khi con ngƣời đang ngủ, cái Vía (Corps astral) xuất ra khỏi

xác, và nó thƣờng chỉ lẫn quẩn theo chung quanh cái xác không

dám đi đâu xa là bởi nó còn khờ dại và liên-lạc với cái thân nhờ tiếp

xúc bởi một sợi giây từ khí (lien magnétique) làm trung gian.

Còn ngƣời luyện Đạo đắc quả biết Xuất-Thần (dédoubler) thì dùng

cái Vía đi thần du khắp chỗ nơi xa xuôi đặng; mà trƣớc khi đi họ

làm cái Vía giả bằng một chất thanh khí theo cõi Trung-giái bao

bọc khắp xác-thân rồi họ mới cỡi mây tƣớc gió tiêu diêu tự toại

khắp đầu non cùng gốc biển.

Về sự luyện Đạo nầy có 2 bực:

1. Một là bắt đầu luyện có Dƣơng-Thần ở xác, mà làm nội thân

(Immanence) làm cơ chuẩn (Postulate) nghĩa là: phải đoạn trừ

những các sự ham muốn vọng tƣởng của xác-thịt (cái ham muốn

vọng tƣởng đó gọi là Âm-Thần); phải luyện cho tiêu-diệt chẳng

còn một mãi sự ham muốn chi, tâm tánh đƣợc tự-nhiên, nhƣ nhiên

(Tức là thâu đƣợc Dƣơng-Thần).

2. Rồi sau mới luyện xuất Dƣơng-Thần. Duy có cách nầy tuyệt

diệu hơn hết, là tập “Thai tức”. Phƣơng-pháp nhƣ sau đây: lấy ý

chí (volonté) điều hòa hơi thở - ban đầu còn thở dài và mạnh, tập

quen thỉnh thoảng thở hơi vắn và êm, dịu lần tới nhẹ-nhàng phái

phái, có thở nHƣ-Không thở rồi mới lấy tƣ-tƣởng đem cái Linh-

Khí của Võ-trụ ngƣng-tụ lại nơi Đơn-điền miêu miêu chẳng giứt

nhƣ loài trập trùng trong lúc mùa Đông; lâu ngày ngƣng kết lại

thành một điểm “Linh Minh”. Đó thật là cố công, có công-phu lắm

mới đắc quả đƣợc. Rồi phải học tập cách sao khiến điểm “Linh

Mỉnh” ấy, vận chuyển khấp cả châu-thân hoặc ra khỏi xác hiệp Một

dung hoà cùng Đại Linh (Tiên-thiên khí) mà thần du trong Võ-trụ

biến hóa vô cùng, sớm dạo non Nam, chiều chơi biển Bắc. Đó là tới

thời-kỳ đạt đƣợc máy Thiên-Cơ, lẽ nhiệm mầu của Đức Hóa-Công

vậy.

Hể Thần-Khí mà xuất ra khỏi xác-thân rồi, thì cái xác chỉ là vật vô

dụng, nên ngƣời ta hay nói giấc ngủ chết, thật vậy; bởi đó cho nên

ngƣời ta trọng giấc ngủ lắm; hể khi nào ngƣời ta ngủ mê thì ít ai

dám phá khuấy động chạm mạnh. Nhƣ muốn kêu thức dậy thì phải

kêu nhỏ nhẹ êm thấm đừng làm giựt mình; nếu ta đánh thức một

cách bạo động lớn tiếng thình lình quá e cho có sự hại, vì ngƣời

đang ngủ mê Thần-khí (vía) xuất ra khỏi xác còn đƣơng vớ vẫn,

nếu mình làm cho ngƣời ta giựt mình một cách thình lình thì Thần-

khí nhập xác-thân không kịp hoảng hốt thành ra hại to, hoặc nó làm

cho ngƣời ta phải bị điên khùng mất trí và nhiều khi phải chết luôn

nữa.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

22

Theo khoa sinh lý học (physiologie) ngƣời ta cũng đồng nhận và

khảo cứu đã lâu rồi, ý nhƣ vậy không sai nhà Hiền Triết Pháp-quốc

là ông Montaigne (1533-1592) cũng bình luận giống y một cách

thức. Ông cho rằng: “nhứt là đối với đám trẻ thơ lúc đƣơng ngủ mê

nếu la lớn tiếng làm cho chúng nó giựt mình thì chúng nó xính vính

kinh hồn gọi là hoảng vía mà nguy đến tánh mạng nó. Vả chăng

Hồn (âme) của mấy đứa nhỏ mới đầu thai nhập xác thì những hồn

ấy nó còn đƣơng vui vẻ và vẫn-vơ nơi cõi Trung giái hoài, chƣa có

thiệt nhập đủ vào thân nó, chừng đúng 12 tuổi sấp lên thì chúng nó

mới đầy đủ Thần-Khí. Lúc đứa nhỏ còn mang ở trong thai thì cái

điểm Linh-quang chƣa nhập vào hình hài Thể-chất của đứa nhỏ:

khi nào đứa nhỏ ra đời (lọt khỏi lòng mẹ) thì Thần-Khí mới nhập

liền vào xác-thân đứa nhỏ, song nó chƣa nhập trọn, cũng còn vơ

vẫn nơi cõi Trung giái (Plan astral) hoài là vì cái vía mãng còn ham

vui nơi trên cảnh ấy, cho nên ta thƣờng thấy mấy đứa con nít khi ở

trong nôi lúc ngủ chúng nó hay chơi dởn và cƣời trửng nơi miệng,

đó là vì chúng nó còn ham thích tƣởng mộng ở trên cõi Hƣ-Linh,

mà ngƣời đời cho rằng là các mụ bà dạy bảo chúng nó vậy. Bởi thế,

cho nên Linh-khí của trẻ con chƣa thật đầy đủ, nếu ta muốn đánh

thức trong giấc ngủ mê của chúng nó thì ta phải kêu nhỏ nhẹ êm tai

nhƣ tiếng đờn thì mới đúng phép Vệ Sanh và bảo tồn đƣợc vô hại.”

Tại sao lạ vậy? Là vì theo lẽ dƣới đây:

A. Tôi xin luận về khoa Sanh-lý học (physiologie) nhƣ vậy: Về

phần Thể-chất hữu-hình thì khi ta đánh thức cách bạo động đó là ta

làm cho Hơi-khí trong phổi và huyết-mạch trong tim (tâm) đƣơng

hòa huởn êm ái thình lình bị kích thích một cách quá ƣ mạnh mẽ

làm cho cả điển-lực trong xác-thân phải rung động chuyển xây tức

tốc và bị tán loạn bậy bạ khắp cả.

Đang khi đó cái vía thuở nay xuất nhập trong xác-thân nhẹ-nhàng

quen theo lối cũ đƣờng xƣa, rồi nay thình lình bị một vật chi liên

động bất ngờ nên vụt nhập vào xác gặp lúc Hơi khí và điển lực tán

loạn không có trật tự điều hòa nên thành ra Thần-Khí nhập càng vô

sái đƣờng đi mà làm cho các giây thần kinh hệ (système nerveux) bị

ngƣng trệ và nhiều khi con ngƣời bị ứ máu lại chết lập tức.

Thì đây ta thử để ý đến điều nầy thì ta dƣ biết ngay, là đang khi ta

ngủ mê mà có ai rủi đánh thức ta thình lình quá, tuy ta thức dậy rồi,

nhƣng ban đầu ta còn mơ màng chƣa thật tỉnh giấc còn ngây ngất

trông ra dáng ngƣời mệt nhọc lắm, kế một lát lâu ta mới định-trí

tỉnh Hồn đƣợc.

Còn nếu ta thử lấy kim chích vào xác-thân của kẻ đang say giấc ngủ

thì ta liền thấy kẻ ấy giựt mình hoảng hốt chổm dậy ngay, nhƣng

chƣa biết đau đớn là chi, và mình ở chỗ nào, ngơ ngáo một lát lâu

rồi mới định-trí tỉnh hồn biết đau và hiểu biết mình bị ngƣời ta

chích. Đó là ban đầu xác-thân cùng tổng huyết-mạch bị động thình

lình rồi mới kích thích ngay đến cái Phách (corps éthérique) kế

sang qua đến cái Vía (corps astral), chừng cái Vía nhập trọn vào

xác-thân (corps physique) thì kẻ ấy mới định-trí và biết đau cùng là

đƣợc hiểu mọi lẽ vừa đã xảy qua đó.

Còn nhiều cách thí nghiệm mà các nhà Thôi Miên (Les

hypnotiseurs) và các vị Truyền thần (Les Magnétiseurs) dùng cách

thức thâu thần đặng coi cái Phách và Vía của ngƣời trong khi đau

ốm ra sao?

Bên Âu-Châu có hai vị biệt tài về khoa nầy là ông Charles Lancelin

và Henri-Durville dùng nhiều phƣơng thí nghiệm về cách thâu hồn

đoạt phách v.v...

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

23

Phải biết rằng trong khi hoãng hốt ấy, thì tổng huyết-mạch trong

châu-thân vận chuyển tán loạn và các giây thần kinh hệ bị kích

thích dữ dội và rung động khắp cùng thân thể làm cho xác-thân của

con ngƣời khó chịu lắm, vì trƣớc khi cái Vía nhập vào cái xác vội

vàng tức tốc quá làm rung động cái Phách, cho nên cái Phách rút

sanh-lực (1) vô cái Xác không kịp, thành ra con ngƣời lúc đó ngó

coi ra dáng lạ lùng lắm. Phải biết rằng cái Phách là một Thể-chất

để dùng rút sanh-lực đặng nuôi cái Xác, nhờ vậy con ngƣời mới

biết cảm xúc đuợc.

B. Về khoa Tâm Linh (Spiritualisme) cũng có luận giải rành rẽ nói

rằng: cái vía (Thần-Khí) có cái thiên tƣ rất đặc biệt là nó biết nhìn

cái xác-thân nào của nó rồi nó mới chịu nhập vô. Thật vậy mấy

ngƣời biết luyện Dƣơng-Khí, nghĩa là biết cách Xuất-Thần

(dédoubler) khi ra khỏi xác-thân thì nhìn biết xác (corps physique)

của mình một cách rõ-ràng và thấy đƣợc cả các vật ở chung quanh

mình nhƣ bàn, ghế, tủ v.v... chiếu ra màu sáng nhƣ con đom đóm

vậy (legérement lumieux). Mỗi khi cái vía xuất ra khỏi xác thì nó

nhìn kỹ cái hình trạng của xác rồi nó mới đi vào cõi Hƣ-Linh Trung

giái mà ngơi nghi. Còn mỗi khi nó trở lại nhập xác thì nó cũng xem

xét lại kỹ lƣỡng nếu phải thiệt là hình trạng cái xác của nó thì nó

mới liền chịu nhập vô; nhƣợc bằng không phải thì nó không hề chịu

nhập đâu.

Bởi vậy trong khi mê giấc; thử ai khuấy chơi đổi quần áo, hoặc vẽ

đen đỏ bay rằn rựt nơi mặt của ngƣời đƣơng ngủ đổi hình dạng ra

khác cách rồi đánh thức ngƣời ấy dậy, thì ngƣời đó chổi-dậy một

cách kỳ quái hoảng hốt, ngơ ngáo, đó là tại tâm linh biến đổi nên

phải phát tiết đâm ra chứng lạ kỳ, thần-trí lộn xộn mới phát ra điên

khùng mất trí khôn v.v... Tại sao lạ vậy? Là tại hồi cái Vía về nhập

vào xác thì nó nhìn thấy hình dạng của xác nó đổi thay khác thì nó

tƣởng là không phải xác của nó, nên nó sợ không dám nhập vô, cứ

lẩn quẩn chung quanh cái xác hoài và không chịu nhập trọn vào

xác. Dầu có nhập vào đi nữa thì phân nửa mà thôi. Vì thế xác-thân

ấy tuy đi đứng nằm ngồi đƣợc mà coi bộ lơ láo không nhứt định

vào đâu. Nguời ta thƣờng gọi là kẻ mất hồn mất vía là vậy đó.

Bởi vậy cho nên khi xƣa có luật-hình nghiêm cấm không ai đƣợc

phép vẽ mặt mày của ngƣời đang ngủ mê; nếu ai phạm tội ấy sẽ bị

trừng phạt một cách rất nặng-nề về tội phá khuấy Tôn giáo và sẽ bị

xử lƣu là khác. Thật là một luật hình trang nghiêm thuộc về Lễ giáo

vậy.

SỐ 3

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

Trong lúc con ngƣời trầm tƣ mặc tƣởng

Bản-đồ số 3 chỉ về lúc trầm mặc. Trạng-thái nầy là sự mê-mang

hoặc bị thâu thần hay chết-giả, vì những lúc đó con ngƣời bị kích

thích ở ngoại giới mà sanh ra, nên mấy Thể-chất bày ra rõ-rệt nhƣ

trong bản-đồ số 3 chỉ cho ta biết trong lúc ấy con ngƣời đang ở

trạng-thái mê-mang. Trong lúc trầm mặt thiêm-thiếp mê-mang ấy,

thì các mạch máu chạy rất chậm chạp, cũng có khi ngƣng hẳn lại

một chốc lát.

Các bản-đồ mà tôi phát định vẽ ra những dấu chỉ ấy là cốt ngoại ý

mong cho ngƣời đời xem cho hiểu biết căn bịnh ngay, khỏi phải

luận đoán mất nhiều thời giờ . Lúc mạch máu bị ngƣng thì Thận-

Thủy chịu ảnh hƣởng một phần hơi Khí còn lại ở trong lá phổi

(Khí-Phổi), lúc nầy cái căn bản ở nơi Thận-Thủy không còn ích lợi

gì và nó cũng không hoạt-động tự-do đƣợc nữa, nên phải chịu giảm

thiểu. ________________________

1. Tiếng Phạn gọi Sanh-lực là Prâna (ou globule de vitalité sanh-lực).

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

24

(Vì thế trong lúc trầm mặc là lúc thiếp mê, con ngƣời bị mất hết

động lực cảm giác, lúc nầy cái trạng-thái bề ngoài giống hệt nhƣ lúc

chết vậy). Còn phần bên kia thì Thận-Hỏa bị Chơn-Khí lên quá

mức độ nên làm cho nó nóng quá và sức mạnh cao hơn lúc bình

thƣờng. Vì Thủy là Chơn Âm còn Hỏa là Chơn-dƣơng cho nên

lúc nầy nhiệt độ trong cơ-thể tăng lên nhiều; và Thần-Khí đáng lẽ

hiệp thành một, mà lại biến thành ra hai đƣờng thông lƣu với não

cân, rồi sanh ra một thứ nguyên động lực trong châu-thân giống in

nhƣ lúc nhiệt độ đã bị hồi suy kém mà còn sung khởi lên nữa, nhƣ

hình các Thể-chất đã vẽ ở trong Bản-đồ đó vậy.

Nhƣ cái bản-đồ Hình-thể số 1 về “đời sống” giống tựa nhƣ bản-đồ

Hình-thể số 2. Theo Bản-đồ số 2, thì cái diệu dụng và sức vận-động

của Khí-Phổi trong giấc ngủ cũng tƣơng đƣơng nhƣ cái diệu dụng

và vận-động của Khí-Phổi trong lúc sống bình thƣờng. Nhƣng

Thần không có thể biểu lộ bằng Hình-thể đƣợc, vì nó chỉ do bởi

cảnh vô-hình mà vận chuyển với các Thể-chất thuộc về hạ bộ là

nhờ Hình-thể-thể số 1 làm trung gian cho nó mà thôi, cho nên căn

bản của Hình-thể “2” là chú trọng ở Thần, thì không có dính liếu gì

đến Tinh cả. Vì thế lúc nầy Dƣơng-Khí mới thành ra cái lý độc

nhứt trong sự tồn tại, mà Khí Dƣơng không hề bao giờ thấy rõ hiển

hiện ra đƣợc mà nếu thân thể đƣợc sung mãn Khí Dƣơng thì đời

sống của con ngƣời mới đƣợc trƣờng thọ viên mãn. Bởi vậy, mỗi

khi Lƣơng-y xem mạch ngƣời bịnh mà tuyên bố: Tuyệt Dƣơng, thì

khó mà trị bịnh. Bịnh nhơn ắc phải chết. Ta phải nhận biết rằng:

theo Bản-đồ số “2” nhờ sức nội công vận chuyển Dƣơng-Khí ở

ngoài mà đem đƣợc Thần lên thì con ngƣời có thể xuất-vía hay

xuất-thần đƣợc là vì con ngƣời chƣa am-hiểu cách vận chuyển

Dƣơng-Khí trong lúc xuất vía thì Tinh-không còn đắc dụng gì với

các thể-chất thuộc về hạ-bộ nữa, nghĩa nó cố-kết ở bên trong, không

cho tẩu lậu, lúc này là lúc nó ngăn-cản đƣợc hết thảy ý-chí và sức

ngoại-cảm mà vƣợt đƣợc lên trên các thể-chất khác ; cho nên hình-

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

25

thể xác-thịt (xƣơng và máu) trong lúc này dƣờng nhƣ tiều-tụy giảm-

thiểu vậy. Song tinh-thần ý-chí càng đƣợc nẩy-nở minh giác thêm

ra để thâu nhập cho đƣợc một cái năng-lực linh-thiêng mầu nhiệm

của võ-trụ - Ngày nào ngƣời ta hiểu đến lẽ đó thì mới biết đƣợc

Chơn-Lý một cách rõ-rệt.

Luận đến Thần, Khí, và Tinh là ba thể-chất chánh-yểu chủ-sự về

ý-chí lý-tƣởng, thì rất cần phải giữ-gìn, đừng để cho một trong 3 thể

ấy bị tẩu-lậu hay tán-loạn. Vả chăng chúng nó hay trêu-chọc xác-

thân mà tìm đƣờng lậu tán, nhƣng đối với ngƣời biết phƣơng-pháp

luyện Đạo thì dùng ý-chí cùng tƣ-tƣởng mạnh bạo và trong sạch mà

ngăn-giữ chúng nó rất dễ dàng. – Nhờ sự tuế-nhuyễn tinh-anh của

hai thể-chất vô-hình là Thần và Khí, nên Khí Thần có thể hiệp-

nhứt thành một Linh-Thể thông-thiên đạt-địa, dời xuất ra ngoài

xác-thân rồi lại đƣợc. Nhờ đó cho nên những điều học-hỏi nào mà

con ngƣời chƣa hiểu biết đƣợc, thì do nơi những đặc-tính riêng của

hai thể-chất đó mà có thể khám phá đƣợc hết cơ-mầu của Tạo-Hóa ;

Thí-dụ muốn thấu đáo những hình-trạng huyền-bí của Vũ-trụ thì

phải biết xuất-vía hay xuất-thần mới thấu triệt đƣợc, chớ với sự

nặng-nề trọng trƣợc của xác-thịt cùng vứi sự thô-bỉ vụng-về của

tánh-tình sự hiểu-biết về điều huyền-bí siêu-việt con ngƣời không

tài nào phát-triển cùng hiểu-thấu nổi đâu. – Ngƣời biết phƣơng-

pháp luyện-đạo thì làm chủ đƣợc xác-thân và Thần-Trí ; nên có thể

làm chủ đƣợc toàn cơ-thể sự sống của mình: biết đƣợc quyền sanh

tử mạng vận ra sao? Vì một ngày kia con ngƣời sẽ chết, thì xác-thịt

phải hƣ hoại, lúc đó chỉ có Linh-Hồn của ngƣời đắc Đạo mới siêu

thăng nhập tịch lên mấy cảnh Thƣợng Thiên gọi là: Thiên Đƣờng

(Paradis), Cực-Lạc Niết Bàn (Nirvana) mà hƣởng cuộc vui vẽ. (1)

Chính cái đó mới thật là cần thiết quan hệ hơn là có cái Hình-thể

của xác-thân ở Trần Thế; vì Linh-Hồn thật là trƣờng sanh bất-diệt.

Bởi vậy các vị Đạo Sƣ hiểu phƣơng-pháp thí nghiệm mỗi lần sai

hồn trục vía, hoặc dùng cách đánh thiếp cho Thần-Khí xuất ra

ngao du ở đâu thì các vị ấy đều hằng lo phòng bị coi chừng các Hồn

vơ vẫn (Les forces vives errantes) ở cõi Hƣ-Linh đến nhập vào xác

Đồng-Tử “Médiums” rồi phá khuấy. Hồn ấy ta hay gọi là đảng Cô

Hồn Ngạ Quỉ. (2) Các Hồn Ngạ Quỉ đó thƣờng vất vả theo mây

gió không chỗ nƣơng dựa nên hay khuấy rối chận đƣờng chận ngỏ

làm cho hƣ cuộc thí nghiệm đi.

Những Thần-hồn nào mà có vị Đạo Sƣ sai khiển đó nếu không đủ

khí lực thì có thể bị các đảng Cô Hồn Ngạ Quỉ ấy chận bắt lại đƣợc

và cám dổ v v... Ta phải biết rằng nếu một Linh-thể nào siêu việt

hơn thì có thể khiến đƣợc các Thể-chất của Hồn còn khờ yếu là vì

nếu Thần-Khí yếu thì không bao giờ tự vệ cho mình và không thể

nắm chủ quyền Xác-thân của mình cho đƣợc.

______________________ (1). Vì lẽ đó mà ngƣời thầu lý đạo rồi thì họ trọng phần hồn hơn phần xác, nhƣng

ta cũng phải gìn giữ xác cho đƣợc mạnh giỏi đặng tạm mƣợn nó có chỗ để cho

Linh-Hồn nƣơng ngụ nơi cõi Trần Gian hầu học-hỏi thêm tấn-hóa. Cho nên xác-

thân là về phần vật-chất, còn phần hồn thuộc về Tinh-Thần mà hai lẽ nầy cần

phải tƣơng đƣơng mới đƣợc.

(2). Nhƣ Hồn của các Cô, các Cậu thƣờng hay nhập xác Đồng Cốt mà ta hằng có

thấy ở Xã Hội Việt Nam ta vậy.

Có khi trong một cuộc đàn thí nghiệm nào mà có ai nặng bóng vía

(Les non-voyanis) thì Pháp-Sƣ hay Đạo Sƣ không hề trục Vía

(Thần-Khí) họ ra khỏi xác-thân đặng. Còn trái lại nếu ai mà nhẹ

bóng vía (les voyanis) thì rất dễ thí nghiệm lắm, vì mấy hạng Đạo-

Sƣ là hạng ngƣời đầy đủ Tinh-Thần mạnh mẻ, cho nên có thể sai

khiến các Thể-chất của kẻ nhẹ bóng vía xuất ra theo ý muốn điều

khiển của Đạo Sƣ. Lúc ấy họ dùng tƣ-tƣởng, mà thâu phục sai

khiến Tinh-Thần của ngƣời dự cuộc một cách nhậm lẹ phi thƣờng.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

26

Bởi vậy trong lúc ngƣời luyện-Đạo đang trầm tƣ mặc tƣởng hay là

các nhà Sƣ đƣơng tham thiền thì ta chớ nên động tịnh các bực ấy để

cho họ an vui trong giấc Đại-Định của họ. Lúc ấy là lúc họ đƣa

những tƣ-tƣởng tốt lành của họ vào mấy cảnh cao hết sức cao,

mình gọi là cảnh Thƣợng Giới “Niết Bàn” (Plan mental

nirvanique). (1)

Lúc ấy họ chỉ còn để cái xác-thân tạm chết-giả lại đó mà thôi; cho

nên lúc đó dầu có đụng chạm họ hay là loài muổi mòng chích đến

họ đi nữa thì họ cũng không hay biết chi cả.

Tôi đã miêu tả Bản-đồ Hình-thể số 3 để cho ta coi đó mà tầm hiểu

rõ đƣợc, nhứt là để giúp cho những ngƣời mới luyện Đạo, hoặc

ngƣời muốn học phép Xuất-Thần (dédoubler) đƣợc thêm tài-liệu

và rộng thêm kiến văn nữa.

Mấy năm gần đây ngƣời Âu Châu mới bắt đầu ham mộ nghiên cứu

học-hỏi về các khoa huyền bí đã nói ở trên đó, là vì họ cho là một

sự lạ mới mẻ rất cần ích. (2) Còn đối với ngƣời Á Đông thì họ cho

là sự thƣờng vì ngƣời nƣớc da vàng đã từng có học và thông thạo tự

cổ cập kim mà cả thảy sự gì huyền bí cũng đều ở trong cửa Đạo-

Giáo mà ra.

Vả chăng tôi không có chút lòng nào mong bày bố tạo ra một sự gì

phi thƣờng hay là một Lý-tƣởng gì mờ ám vơ vẫn đâu, tôi chỉ đem

điều Chơn-Lý thực-nghiệm rõ-ràng hầu kết giây Tinh-Thần giúp

dạy lẫn nhau để cho chƣ quí Đạo-Hữu đƣợc biết cả những khoa-

học bí truyền huyền-diệu của nền Đạo-Giáo mà thôi.

Nhƣng tôi học biết bao nhiêu luận tóm bấy nhiêu chớ không hề

thêm bớt quá sức của tôi, là vì nếu càng thêm bớt chừng nào càng

xa Chơn-Lý chừng nấy mà lại dắc ngƣời đồng Đạo vào chốn tối

tâm u-ám thêm nữa; vậy tốt hơn là đừng thêm bớt hoặc đừng nói

nhiều là hay hơn (Mặc, mặc, mặc Thần Tiên tùng thử đắc).

_______________ (1.) Khi Tƣ-tƣởng tốt ấy nhập vào cảnh Niết Bàn rồi thì rải xuống Trần Gian cho

nhơn-loại nhờ.

(2). Bắt đầu thế kỷ hai mƣơi mấy (XX siècle) gần lối bốn mƣơi năm nay bên Âu

Châu, ngƣời Hồng Mao (Anglais) Đức (Allemands) Nga (Russes) và bên Mỹ

Châu ngƣời Hoa Kỳ (Américains) họ hết sức nghiên của ngƣời bên Á Đông, nên

chi họ lập đƣợc nhiều Hội để cho phổ thông Đạo-Đức, nhƣng mà chƣa đạt đến

cách luyện đạo của ngƣời Trung Hoa lối cỗ nhƣ Phục Hy, Huỳnh Đế v.v...

Nay họ đã khởi sự lần lần nghiên cứu, đặng tầm cái Chơn-Lý huyền-diệu của

Đạo-học, nhƣng mà không dễ gì khám phá đƣợc đâu.

_____________________

Những đều gì tôi đã luận giải ở trên đó đều nhờ công-phu học Đạo

của tôi từ bấy lâu nay; còn các Bản-đồ Hình-thể tôi đã miêu tả ra

cũng đuợc rành vẽ y theo bản-đồ cổ-truyền dạy ở trong nền Đạo-

Giáo và đã có thí nghiệm hẳn hòi rồi. Song các Huyền Pháp đã nói

đó nhƣ muốn học cũng khó mà quán thông đắc thành đƣợc, ít ra

phải ngộ Đạo mầu của vị Chơn Tiên chỉ biểu mới đặng, chớ chẳng

phải dễ gì mà học Đạo một mình đƣợc đâu. Còn những lời khuyên

bảo của Đức Tiên Trƣởng mà nếu ta đem dạ khinh thƣờng và vô tƣ

không chú tâm cẩn thận thì có ngày ta sẽ bị đọa và phải trả quả một

cách nặng-nề.

Theo tôi biết thì nội một cái năng-lực về bề ngoài các Thể-chất

hữu-hình của xác-thân cũng đủ thí nghiệm đƣợc rồi, bởi vì chỉ dùng

Tinh-Thần tƣ-tƣởng tốt lành thì cũng làm đƣợc một món đồ-nghề

theo khoa-học luyện Đạo. Nội trong cái Tinh-Thần đó cũng có thể

trị đƣợc các điều dục-vọng, phá tan những sự ác-vọng vô-minh của

con ngƣời rồi.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

27

Đó ta cần nên biết nếu Thần-Khí nào còn vơ-vẩn (nghĩa là ngƣời

còn ở trong thời-kỳ vô-minh xuất ra gặp một Chơn-Khí nào sáng

suốt và siêu việt hơn thì Thần-Khí ấy phải chịu khiếp phục ngay.

Vì thế ngƣời chƣa am-hiểu đƣờng Đạo-Đức thì Thần-Khí còn

trƣợc nặng-nề, tƣ-tƣởng không đủ tốt lành khó mà bảo-an về phần

vật-chất lẫn cả Tinh-Thần nữa. Cho nên về khoa luyện Đạo muốn

đƣợc xuất Dƣơng-Thần không phải dễ đâu, ít ra phải thạo biết các

Thể-chất trong châu-thân trƣớc nhứt (hãy coi theo bản-đồ Hình-thể

mà dò) rồi tập cách điều-trị mỗi Thể-chất cho đƣợc hòa-đồng rồi

sau mới lần học qua khoa luyện Đạo. Ta chớ nên thấy các vị Đồng

cốt (Médiums) đang khi thiêm-thiếp mê-mang, mà ta lầm tƣởng là

họ biết xuất Thần đƣợc, là vì trƣớc khi họ bị cảm giác một điều chi

hoặc họ bị kích thích một vật nào rồi trong các thể-chất của họ mới

lần lần thay đổi, huyết mạnh chạy chậm chậm; Thần-Khí của họ

liền xuất ra khỏi xác nhƣng vơ vẫn không chú ý điều chi cả, cho

nên các vị Pháp-Sƣ luyện Đồng-Tử họ gìn giữ kỹ-lƣỡng lắm không

dám hờ hẩn, sợ Thần-Khí của Đồng-Tử tán loạn tách dời xa đề, rồi

khi huờn lại nhập vào xác rất nguy hiểm cho tánh mạng lắm. Phải

biết rằng cách mê-mang đó không phải nhƣ cách mê-mang của giấc

ngủ tự-nhiên vậy.

Đối với sự học Đạo thì tôi không hề khi nào chịu tin đều chi dị-

đoan vô-lối. Những Bản-đồ Hình-thể vẽ trên đó đều có khuôn-mẫu

và di tích trong nền Đạo-Giáo từ thuở năm ngàn năm trƣớc kia

chớ không phải mới bày đặt ra bây giờ đây. Còn y-khoa tài tình đời

nay đó cũng nhờ trƣớc kia nghiên cứu theo khoa “Thần-trí Tâm lý

diệu pháp” của Đạo-Giáo rồi mới đem ra lƣu truyền kế tục mải

đến ngày nay. Vì thế Đạo-học càng ngày càng phát minh thêm mải

cho đến bực tinh-vi vô cùng, vô tận.

SỐ 4

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

trong lúc con ngƣời thoát xác (chết)

Bản-đồ số 4 chỉ về lúc chết đã phát họa ra một cách rõ-ràng để cho

ta thấy biết một vài chỗ rất cần ích, đó là chỉ về lúc con ngƣời lìa bỏ

cõi trần vậy.

Theo lời truyền dạy của chƣ Vị Tôn Sƣ “Les Maitres” (1), thì tôi

đƣợc hiểu biết rằng: cái chết tự-nhiên của con ngƣời cũng nhƣ thay

đổi áo-quần không có gì là lạ cả; không phải là bị mắc bịnh mất-

thần-trí và cũng không phải là bị rời-rã các phần Thể-chất trong

châu-thân; mà chính thật là do bởi tạng-phủ của xác-thân hữu-hình

lâu ngày bị hao-mòn đi, vì tại ta không biết gìn-giữ cho kỹ-lƣỡng;

nếu ta không biết giữ-gin xác-thân cho đƣợc mạnh khỏe thì càng

mau lìa bỏ nó hơn nữa. (2)Trƣớc khi bỏ xác, thì các Thể-chất trong

mình đều ngƣng lại, con ngƣời lấy làm khó chịu vật mình trăn-trở,

xác-thân chuyển động; Thần-Khí sắp lìa, nên lúc nầy coi con

ngƣời dị-hình quá; đó nghĩa là trƣớc khi có sự ngƣng-lìa các Thể-

chất của cơ-thể, cho nên hết thảy những Thể-chất trong châu-thân

đều bị ảnh hƣởng chung và sức vận-động xung-khởi lên một lúc,

thể nhƣ ngọn đèn lúc hết dầu trƣớc khi tắt, nó cũng bật lên tia sáng

một chút rồi mới lần tắt luôn.

Cái bản-đồ chỉ về lúc chết theo cách thức ở bên Viển-Đông đã tác-

kiến ra đó, có thể dẫn đƣa chúng ta về đƣờng tra-xét bộ máy cơ-thể

rất linh-hoạt tinh-tƣờng và xác đáng, có thể làm tài-liệu cho các vị

Bác-Sỉ thông thạo về Y-khoa. Lúc sắp hấp-hối chết thì con ngƣời

mất hẳn phần cảm giác thuộc về thân thể đều ở trong trạng-thái

điên-đảo vẫn-vơ và mệt-ngất; lúc ấy ngƣời ta thƣờng gọi là hấp-hối

mất-thần. Lúc nầy trong thân thể bị giảm thiểu lần lần sức vận-

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

28

động ; nhiệt độ và trí-giác cũng giảm lần cho tới tắt hơi thở cuối

cùng thì xác-thân phải chết (đó là lúc các Thể-chất trong cơ-thể bị

phân lìa bởi mất phần Sanh-Khí rồi tức là tuyệt-khí vậy).

Những kỳ-trạng ngƣng-lìa trong bộ máy cơ-thể đó bày tỏ ra trong

bản-đồ rất là rõ-ràng minh-bạch; cũng có khi một vài Thể-chất trở

lại nhƣ lúc trƣớc (cũng nhƣ lúc mạnh) và cũng có khi xác-thân bề

ngoài coi nhƣ đã chết lâu rồi mà bên trong bộ máy cơ-thể chƣa

ngƣng-liệt hẳn, là vì cái Thể-chất chánh-yếu của Khí còn chút

sanh-lực, nên trong xác-thân mới còn ấm-nóng mà hồi dƣơng đƣợc

một lúc, chƣa đến nổi phải ngƣng-liệt ngay toàn cả cơ-thể.

Khi chết rồi đem mai táng (chôn dƣới đất) thì trong một thời-kỳ

Thể-chất xác-thân sẽ phải tiêu-rã mục-nát cả. Lúc con ngƣời chết

thì ngay ở trong Thận-Thủy không còn khí Âm nữa, nên Thể-chất

của máu phải bị ngƣng lại và bị lạnh-lẽo, là vì Sanh-Khí không còn

hoàn-toàn, chỉ riêng có một phần Dƣỡng-Khí ở nơi Phổi hơi hóp

còn lại chút đỉnh làm cho Máu ấm-áp đƣợc một lúc mà thôi. Thể-

chất của Thận (Thận-Thủy hay Thận Hỏa) lúc nầy bị hƣ-bại hẳn,

nên phải ngƣng-liệt lại (đó là lúc hấp-hối của con ngƣời) bởi vì sự

hoạt-động là lẽ sống ở đời, mà cơ-thể bị liệt bại bất-động thì xác-

thân phải tức khắc chết liền.

Khí Âm ở Thận lúc đó bị tuyệt lần lần, Dƣỡng-Khí (1) ở Phổi còn

lại bao nhiêu phải bù vào để san-sớt cho các Thể-chất kia rồi thủng-

thẳng cũng bắt đầu vắn sức vận-động, chừng lúc kiệt sanh-lực rồi

thì lúc ấy Sanh-Khí sẽ mất hẳn căn bản. Rồi lúc đó Thần-Khí sấp

lìa Hình mà nhập vào cõi Hạ-Thiên (Monde Astral). Lúc ấy Thần-

Khí vui vẽ lắm, vì bỏ đƣợc cái xác-phàm ô-trƣợc nặng-nề rồi ra

ngoài đƣợc nhẹ-nhàng lắm. Lúc chết là lúc những huyết-mạch trong

cơ-thể đều bị ngƣng bế hết, không còn năng-lực hoạt-động gì cả.

Thể-chất của Thần vì đó mà hết liên-lạc, bởi không còn sức vận-

động ở bộ Thận nữa,

nên Sanh-Khí mới không đủ sức mà nối tiếp với cơ-thể, thành bị

bứt ngang mà trở về Nguyên-Khí của Hƣ-Linh. Còn cái Thể-chất

của Tinh lúc nầy vì bởi Thần hết liên-lạc, nên bị tiêu-tán mất,

không còn đắc dụng nữa. Ta phải biết rằng: dầu con ngƣời mà chết

nghĩa là bỏ xác song Thể-chất của Dƣơng (Wun) thì vẫn còn

nguyên hoài đến lúc Sanh-Khí đoạn tuyệt thì đôi mắt con ngƣời sẽ

bị lạc-tinh-không còn trông thấy gì nữa (hai mắt hết thần coi khờ

dại đục lờ) vì thế trọn cơ-thể con ngƣời không còn linh-khí tinh-anh

nữa, nên xác-thân sẽ phải hƣ nát tiêu-diệt.

Đó là lúc xác-thân con ngƣời không còn chi phối về sự sống liên-

lạc nữa, nhƣng mà sự sống của Thần-Khí còn trƣờng-tồn, vì rằng:

chết chẳng qua là lìa phạm-vi hữu-hình đặng sang phạm-vi vô-hình

nghỉ-ngơi cũng học-hỏi đặng tấn-hóa thêm nữa mà thôi (nên chi

ngƣời hiểu Đạo thấu biết cơ mầu của Tạo-Hóa nên coi sự chết là lẽ

thƣờng). Những trạng-thái liên tiếp thay đổi trong lúc chết, tóm lại

nhƣ vầy:

1. Cái Thể-chất thứ nhứt của Thần khi bị giảm thiểu lần lần rồi thì

sự liên-lạc về hình chất và sự rời rạc về bãn năng trong các Thể-

chất kia đều bị ngƣng-lìa cả, nên bắt ép Dƣỡng-Khí ở nơi Phổi còn

chút Sanh-Khí nào phải đem ra mà tiêu dùng để làm căn bổn sanh-

lý cho nó, vì thế Thận (Thủy Hỏa) lúc nầy mất hết thế lực, đó là cái

dấu chỉ trƣớc nhứt về sự chết của con ngƣời. Khi Sanh-Khí đoạn

tuyệt rồi, thì hết thảy các Thể-chất trong cơ-thể đều thấy rõ nhƣ

vậy: Mạch lạc đứng yên, huyết-mạch ngƣng-tụ, Hình-thể châu-

thân-xám dợt và lạnh ngắt, cơ-thể không còn sự hoạt-động, mất hết

sự cảm giác, các Thể-chất thuộc về hạ bộ thì đều xanh xám cả:

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

29

Đó là trạng-thái của sự chết thuộc về động vật (con ngƣời cũng là

một loài động vật, nhƣng thứ động vật có Tinh-Thần tri giác).

_______________ (1). Ngƣời ta có thể không ăn uống đến 3 ngày, mà vẫn còn sống đƣợc, chớ nếu

hết không khí, nhƣ chìm xuống nƣớc hay bỏ vào thùng đóng kín lại trong vài

phút đồng hồ thì phải ngộp hơi chết liền, vì Không khí rất quan hệ cho Thân thể

con ngƣời lắm. Ngƣời ta hít Không Khí vô phổi, cốt nhờ một phần Dƣỡng-Khí là

chất hơi nhẹ-nhàng mà con mắt phàm không thể trông thấy đƣợc, lúc hít không

khí vô trong phổi, thì Dƣỡng-Khí thâu nhập vào tổng huyết-mạch rồi châu lƣu

khắp toàn thân. Dƣỡng-Khí là một phần trọng yếu ớ trong không khí; thân thể

cần phải có Dƣỡng-Khí mới có nuôi sanh mạng để phát nhiệt và có sức khỏe, cho

nên thứ không khí mà hít vô phổi, có một phần Dƣỡng-Khí rất nhiều. Song thứ

hơi đã thở ra rồi, không nên hít trở vô, vì ít Dƣỡng-Khí không đủ bổ dƣỡng cho

thân thể.

Theo cách luyện đạo về sự hô-hấp (respiration) thì trƣớc khi ngồi hay đứng cũng

phải cho ngay thẳng lấy ngón tay bên mặt bịch lổ mũi bên trái, bít không khí cho

vô, rồi nín hơi kế bịch lổ mũi bên mặt cho Dƣỡng-Khí dơ bẩn ở trong phổi theo

lỗ mũi bên trái mà ra, và khi thở ra rồi thì chịu khó hít vô và bịch lỗ mũi đó lại

cho Dƣỡng-Khí ra bên mặt lỗ mũi kia, cứ làm đi làm lại vậy hoài chừng năm

mƣời phút hay độ nữa giờ thì ta biết trong mình tà khỏe khoắn dƣờng nào.

_______________________

Còn lúc chết-giả cũng là ở trong trạng-thái trầm mặc mê man

thiêm-thiếp, nhƣng chẳng phải ở trạng-thái trầm mặc chánh-thức có

khác là khác cái kiễu thức bề trong mà thôi; sự đó ngƣời Đông-

Phƣơng ai cũng đều biết cả, ngay bên Tây-Phƣơng (Âu Châu) cũng

mới biết đây, vì ngƣời ta thƣờng thấy có sự chết-giả luôn luôn;

nhiều khi họ đem chôn lầm xác những kẻ mà họ tƣởng là chết rồi,

chớ có dè đâu những kẻ đó sau khi bị ngƣời ta mai táng rồi thì phải

chết thiệt liền! Nhƣng trƣớc khi chết thiệt, họ còn tĩnh lại một lúc

và dật mình trở qua, trở lại, nhƣng không thể nào đƣợc vì đã bị liệm

chắc-chắn trƣớc khi đem mai táng. Bởi vậy có khi ngƣời ta đào mã

lấy cốt thì thấy ngƣời chết đổi lại nằm xấp khác hơn khi liệm xác.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

30

Vì thế mới có cái hại về bịnh Thiên-Thời, hể kẻ nào vƣơng chứng

ấy mà rủi có chết thì họ lập tức bó lại đem chôn liền, vì sợ bịnh

truyền nhiểm lan ra -Than ôi! Khi bịnh nhân hồi tĩnh lại thì không

thể nào sống đƣợc, có phải là tội-nghiệp không? Cho nên ngƣời xƣa

thƣờng hay truyền dặn nhau rằng: Khi có ngƣời chết, thì phải đợi

sau lúc 48 giờ (nghĩa là phải để ngƣời chết nằm yên trong 2 ngày)

rồi mới đƣợc chôn xác; nhƣng cũng có khi xảy ra những kẻ chết

còn ở trong trạng-thái chết-giả trái tim còn hoi hóp thì có lẽ phải để

lâu đến mấy tuần, mấy tháng, cũng chƣa chết thiệt; vì thế nên có

nhiều giống dân bày ra cái lối thiêu xác, chủ-ý là để đánh thức kẻ

chết-giả cho biết để đem thần-hồn về nhập xác ; nhƣng chƣa chắc

sự thiêu-đốt xác-thịt ấy mà làm cho kẻ chết giả thức-thần đƣợc đâu.

Giả thử nhƣ lúc đó mà kẻ chết-giả thức tỉnh đƣợc, vì sự thiêu xác

một cách thình lình dữ dội nhƣ vậy, thử hỏi kẻ đó dù kiên-tâm chịu

đau đến đâu vị tất đã sống nổi, mà không bị chết tức thời sao? Xem

nhƣ thế thì có lẽ ngƣời ta thƣờng chôn lầm biết bao kẻ chƣa bị chết

thiệt, chắc hẳn rằng: Nếu cái tục thiêu xác mà còn giữ theo nhƣ vậy

thì có lẽ ngƣời ta sẽ thiêu đốt lầm nhiều ngƣời sống và bịnh nhân

(vì sự thiêu xác thƣờng có luôn). Cái tục nầy kêu là Hỏa Táng (1)

về bên Ấn-Độ và xứ Cao-Miên còn giữ cổ-truyền tới giờ.

Lại còn có nhiều ông Lƣơng-y tƣởng lầm rằng bịnh nhận chết thiệt,

nên bỏ không trị bịnh nữa; đƣợc một vài ông có kiên-tâm nghị lực

mới chịu ráng sức chịu khó mà điều-trị nên bịnh nhân có thể sống

lại đƣợc; còn ngoài ra phần nhiều họ xem xét không kỷ mà tin lầm

là chết thiệt rồi, thì họ không còn biết tìm phƣơng-kế nào mà điều-

trị hay là tra-xét bịnh nhân coi ra thể nào? Vì vậy cái phƣơng-diện

chánh-yếu về sanh mạng của con ngƣời là đƣờng Sanh-Tử, thì hiện

Khoa-học ngày nay cũng chƣa thấu hiểu rõ-rệt đƣợc, lẽ đó Khoa-

học hãy còn ở trong vòng tối tăm. Chỉ trừ ra ngƣời học Đạo mới là

am-hiểu đƣợc lẽ huyền-vi của Tạo-Hóa mà thôi.

_____________________

(1). Trong đời có 4 cách táng ngƣời chết kêu là Tứ Táng:

1. Thủy-táng – ném ngƣời chết xuống sông. Cách táng lạ nầy do ở phía

Bắc nƣớc Phi Châu, ngƣời Mọi da đen hay dùng. Hay là bên xứ Ấn-Độ

(Inde) có con sông Hằng Hà (Gange), khi chết họ cũng đem thây thả

xuống giòng sông nầy đặng cho Linh-Hồn đƣợc siêu thăng về miền

Cực-Lạc.

2. Hỏa-Táng – Đốt thây thành tro. Cách táng nầy theo tục ngƣời Ấn-Độ và

ngƣời Cao-Miên, Xiêm, Lào, gần xứ ta thƣờng thấy.

3. Thổ-Táng – Chôn thây dƣới đất. Theo nƣớc Việt ta, hoặc Tầu, Nhật bên

Đông-Phƣơng mình, và cũng có cả các nƣớc Âu Châu cũng đều dùng

cách táng nầy.

4. Điểu-Táng – Phơi thây cho chim ăn. Cách táng lạ nầy ở về miền ngoại

bộ lạc nƣớc Mông Cổ có dùng.

_________________

2. Khi nào trong cơ-thể mất hết sức vận-động rồi Thận-Thủy và

Thận Hỏa đều ngƣng máy thì sự chết tới liền ngay. (Vì vậy cái Thể-

chất của hộ Thận là một Thể-chất cần yếu đứng đầu trong các Thể-

chất thuộc về hạ bộ). Sự bại liệt của Thận ảnh hƣởng ngay đến

Thần, lúc nầy Thần còn riêng đƣợc mảnh lực nào đều hiệp với sức

vận chuyển của Sanh-Khí để làm cho con ngƣời đƣợc sung sức mà

sống thêm. Nhƣng Thần (tức là Thần-Khí, bởi vì Khí với Thần là

hai Thể-chất bao giờ cũng liên-lạc khắng khít với nhau luôn luôn)

lúc nầy còn lại đƣợc chút ánh sáng nào thì cũng không giúp ích cho

các Thể-chất khác đƣợc; - Còn Thể-chất của Tinh còn đọng lại bao

nhiêu đều bị tiêu-tán hết, và hết thảy những tàn lực của các Thể-

chất còn dƣ lại (bởi Khí Dƣơng chua đoạn tuyệt) cũng không thể

nào bảo vệ cho toàn cơ-thể đƣợc nữa, dầu khí Dƣơng còn dính dấp

chút đỉnh cũng không ăn thua gì, mà nó cũng không hƣ liệt gì hết,

tới lúc con ngƣời từ trần thì nó thoát-lìa ra ngoài. Đó là kỳ-trạng thứ

nhì của sự chết thuộc về động vật (La mort animale).

3. Cái kỳ-trạng thứ ba thì rất mau chóng; đó là lúc mà Dƣỡng-Khí

đã bị bao tán rồi, nên con ngƣời thành ra đuối sức, không thể giửa

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

31

cho xác-thân đƣợc vững chãi nữa; Chơn-Khí là một Thể-chất

trƣờng-tồn bất-diệt nhƣng lúc nầy Chơn-Khí cũng muốn cho cơ-

thể có đƣợc sanh-lực khả quan nên mới lƣu lại để bảo vệ cho xác-

thân nhƣng cững chẳng ăn thua gì, nên chi Thần mới từ từ thoát lần

ra ngoài, để lại phách (corps éthérique) còn lƣu luyến chút đỉnh

chung quanh xác, nên Sanh-Khí mới còn chút đỉnh ngƣng-tụ ở

trong những Thể-chất thƣơng bộ. Đó là sự chết thuộc về Linh-tánh

(1) (Lamort animique).

Khi Thần-Khí đả đã thoát-lìa ra ngoài xác-thân rồi, thì con nguời

mới thiệt chết, nhƣng lẽ đó cũng chƣa lấy gì làm đúng hẳn vì ngay

lúc đó dầu Khí Dƣơng đoạn tuyệt đi nữa, mà con ngƣời còn quyến

luyến Hồng Trần thì Thần chƣa vội đi ngay liền. Lúc Thần chƣa

chịu lìa hẳn cơ-thể thì cái căn bãn của Khí cũng còn vấn vƣơng

chút đỉnh nơi thƣợng bộ; nhƣng lúc vừa mới phân lìa thì Thần còn

vơ vẫn ở trên khu xác một lúc, nhƣ tỏ tình thƣơng tiếc, không nở

dời đi. Cho nên lúc này Khí mới thủng-thẳng giảm thiểu lần lần,

chớ không có giứt ngang thình lình ngay, nó thủng-thẳng thoát-lìa

xác một cách nhẹ-nhàng êm ái, giống in nhƣ ngọn đền lúc hết dầu,

nó cũng giảm sự sáng lần lần cho tới khi tắt hẳn mới thôi. Vì lẽ đó

mà khi xƣa hằng thấy ngƣời cha chết thì ngƣời con thƣờng trèo lên

trên máy nhà để khẩn cầu Thần Thánh hộ độ, đừng sớm cho Thần

xuất dƣơng; đó là theo những lể giáo cổ-truyền bằng cách bóng

dáng mà thôi. Cho nên những nhà tin Thuật số và bọn Bàng môn

hay nói rằng: Trong lúc con ngƣời lâm bịnh, hay lúc vừa mới thoát

xác thì có ma quỉ theo bên mình ám ảnh mà tỏ ra các hiện tƣợng lạ

lùng nên mỗi khi có một ngƣời nào chết thì ngƣời ta hay để ý rình

xem ở bên khu xác coi có xảy ra những trạng-thái nào kỳ dị và có

thể chữa trị đƣợc hay không? Nên trong lúc ấy họ kêu hồn trục vía

đủ mọi cách để mong cho ngƣời chết đƣợc tỉnh sống lại, hoặc làm

phù phép ếm đối vân..vân... (theo ta thƣờng mục kích thấy các Thầy

Pháp ở trong đồng-bái hay chuyện chữa bịnh nhân bằng một cách

mê-tín dị-đoan quá lẽ); nhƣng dầu cho bịnh nhân có tĩnh đƣợc chút

ít đi nữa, là bởi nhờ Sanh-Khí (là một Thể-chất hằng sống) còn

đọng ở trong xác-thân, chƣa thoát ra hết mà thôi, giây phút sau

cũng phải chết luôn.

____________ (1). Kẻ chết về Linh-tánh thƣờng hay biết trƣớc ngày giờ chết của mình nhứt là

ngƣời đắc Đạo đều biết trƣớc năm, tháng, ngày, giờ chết của mình; nên trƣớc khi

chết họ để lại bao nhiêu là dấu tích linh hiển cảm hóa lòng ngƣời.

Thần-Khí từ từ thoát-lìa ra khỏi xác, thì sanh-lực ở trong xác con

ngƣời bị giảm thiếu lần lần, cho tới lúc Thần thoát hẳn ra ngoài

không gian, thì lúc đó con ngƣời mê man bất tỉnh, không biết gì nữa

cả; cho tới lúc Dƣơng-Khí đoạn tuyệt rồi, thì con ngƣời mới thiệt

chết.

Khi con ngƣời chết rồi, nghĩa là lìa bỏ xác-thân lại, thì Thần-Khí

vẫn còn Trƣờng-Cửu, ra nhập vào cõi Hƣ-Linh, tạo lập nên đời

sống khác hạp với các Thể-chất thuộc về Thể-chất trên không trung

mà tồn tại ở trong một Thế Giới mới thuộc về cõi Hƣ-Linh (Monde

Astral), nhƣng vẫn giống in nhƣ Hình-thể cũ ở cõi Phàm gian vật-

chất (Monde physique); có khác là cái Linh-thể không còn giử theo

phạm-vi hữu-hình nữa, nhƣng sống trong sự trƣờng-tồn bất-diệt.

Đó là theo cái bản-đồ chỉ về lúc chết ở bên Á Đông đã chỉ dạy nhƣ

vậy. Đối với những kiểu bản-đồ mƣờng tƣợng nhƣ nhau, thì rất khó

khăn cho ngƣời không học Đạo hiểu thấu tận tƣờng đƣợc, và đối

với một cái Đạo-lý tức là Đạo-Giáo đã có từ năm ngàn năm nay

rồi, thì cũng rất khó khăn và không tài nào khảo cứu cho hết để

nhắc lại cho thiệt đúng đƣợc; huống chi những giáo điều dạy về

Hình-thể rất quí báu của con ngƣời là một sự rất quan trọng chẳng

bao giờ dời đổi đƣợc; cho nên nhờ bởi có cái Hình-thể nấy và cũng

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

32

nhờ có cái giáo điều ấy, mà ông Thánh Saint-Paul đã giảng cho mọi

ngƣời biết rằng: “hết thảy vạn vật trên trần gian đều phải trải qua

trong vòng kinh nghiệm để tiến hóa, nghĩa là phải: vui, buồn,

sƣớng, khổ cùng với sinh, lảo, bịnh, tử, rồi lần lần mới, đạt đến mục

đích trƣờng-tồn, Hƣ-Linh bất diêt.” (Saint Paul: Romains, VI-5;

VIII-37, 38, 39. Cor: 1 épitre, VI-13, 14; XV-19, 20, 21, 22, 42, 43,

44, 52, 54. Cor: 2 épitre, V-15).

Đó chẳng qua là làm ngƣời ở cõi Phàm gian vật-chất thì phải học

tất các luật lệ ở cõi Trần rồi phải học cho hiểu thấu máy huyền-vi

và luật chƣởng quản của Đấng Tạo-Hóa. Chẳng phải ngƣời ta sanh

ra ở giửa Trần gian chỉ biết ăn uống và cấu xé giành giựt hại lẫn

nhau rồi chết (sanh rồi lại tử) mà thôi.

Đời ngƣời mộng tƣởng, lăn lóc, cực nhọc, vất vả, đau đớn, khổ đọa,

nhọc xác, mệt hồn, rồi ra cũng dinh hƣ tiêu trƣởng, cái thân hình rốt

cuộc cũng hƣ nát với cỏ cây.

Mục đích của cuộc đời đâu phải thế. Vậy ai là ngƣời đã từng kinh

nghiệm cái thế sự Trần Gian nầy thì cũng đều công nhận rằng:

“Cuộc đời là một con đƣờng đi, mà nhân tình thế sự là một cái

trƣờng học để cho con ngƣời luyện tập điều khôn lẽ dại đặng cho

mau tấn-hóa hạp với cơ Trời”.

Thế thì, lập Đức, học Đạo-lý là điều cần nhất của bổn phận làm

ngƣời ở chốn Trần Gian!

5

LUYỆN ĐẠO XUẤT HỒN

TRẠNG THÁI HÌNH THỂ

Lúc con ngƣời luyện Đạo Xuất-Thần

Phƣơng-pháp tu dƣỡng Tinh-Thần

Công-phu tu dƣỡng luyện Đạo theo Tinh-Thần bên Á Đông thật là

huyền-kỳ lắm, thứ nhứt là ở trong cửa Đạo-Giáo, những phép mầu

siêu việt không biết sao mà lƣợc-thuật và tả ra cho hết đƣợc. Song

tôi cũng ráng chí đem sự sở hành thực nghiệm ra đây để giúp chƣ

quí Đạo-Hữu Đồng-chí thêm nhiều sáng kiến đƣợc mau chơn nhẹ

buớc vào cửa Đạo Vô-Vi.

Những công-phu tu luyện có nhiều cách chia ra nhƣ dƣới đây:

1) Thần tức điều hòa.

2) Chí-thành Minh-tƣởng.

3) Linh-năng khải phát.

4) Linh-năng vận dụng.

5) Linh-năng xuất hiện.

Năm cách thức trên đây đều là những phƣơng-pháp giải thoát cho

loài ngƣời ra khỏi bến mê sông khổ và thoát kiếp luân-hồi đƣợc

siêu thăng về cõi thiêng-liêng Cực-Lạc.

Nhƣng muốn luyện năm cách trên đây thì trƣớc hết phải luyện dứt

bỏ cho đƣợc lòng dục-vọng Trần ai, diệt cho đƣợc mất cả tâm viên

ý mả. Cách luyện đầu cơ nầy gọi là “Phƣơng-pháp tu dƣỡng

Tinh-Thần” mà tôi xin giải luận ngay dƣới đây: Thần-Khí không

thể lìa xác-thịt mà hoạt-động một mình đƣợc, nên hễ gặp khi xác-

thịt có điều khổ thống, thì rất cản trở phần “Chơn ngả Linh-năng”

xuất hiện, lại hại cho xác-thịt điên-đảo chẳng an, mà Thần-Khí lại

làm chủ sự họa ấy. Muốn tu dƣỡng Tinh-Thần cùng công-phu

luyện tập, làm cho “Tâm linh xuất hiện”, cần phải lo trau giồi xác-

thịt cùng tâm-ý thƣờng ngày. Bƣớc thứ nhứt chúng ta phải luyện cái

công-phu gọi là: Nhắm-mắt lóng lòng.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

33

Cách nhắm mắt bên Phật giáo gọi là Tham thiền (Méditation).

1. Nhắm mắt, thì bao nhiêu trần-duyên hệ-lụy khêu gợi lòng

ngƣời, đều dứt tuyệt hết.

2. Nhắm mắt, thì tâm-niệm dễ ngƣng-tụ, thâu phục đƣợc ý mả

tâm viên.

3. Nhắm mắt, thì các bộ “Cảm giác thần kinh” đƣợc yên nghỉ;

Tinh-Thần có cơ hội bình tịnh, hồi phục cái sức đã tiêu hao,

vẫn bị mệt nhọc suốt ngày.

4. Nhắm mắt, thì “Tâm-cảnh” dễ lóng trong; nhƣ cảnh xuân-

bình thủy, phẳng lặng trong veo, nhƣ vùng minh nguyệt treo

giữa trời thu, không một mảy sầu vân u ám.

5. Nhắm mắt, để dƣỡng thần, là một cái phƣơng-pháp độc nhứt

vô nhị, của các bậc Thánh-Triết xƣa nay.

Cách tu dƣỡng nầy chia ra từ tuần để luyện cho dễ:

TUẦN THỨ NHỨT

Con mắt là một cơ quan rất trọng yếu, để cảm giác, nhận biết tất cả

các sự vật. Tới giờ công-phu tu dƣỡng muốn lóng lòng cho trong

sạch, đặng giải thoát những phiền lao tục lụy, thì phải cần nhắm

mắt lại. Nhắm mắt với Lóng lòng rất quan hệ mật thiết cùng nhau,

nên phải thực hành phƣơng-pháp sau đây:

Lựa một nơi vắng vẻ êm đềm, tránh bớt những tiếng ồn ào nhiệt

náo, không khí đƣợc sạch sẽ có gió lƣu thông. Ngồi trên ghế thân

hình cho ngay thẳng, thong thả êm ái, đừng có chút chi trở ngại mới

ngồi đƣợc lâu. Cách ngồi thế nào cho đƣợc điềm tịnh an nhiên,

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

34

dƣờng nhƣ quên cả hiện tƣợng bốn phía, quên cả xác-thân, hiệp với

cõi Hƣ-vô, cùng trời đất dung hoà làm một. Bây giờ mới nhắm hai

mắt lại, rồi lại muốn mở ra, cái thời gian nhắm mắt rất vắn không

đặng lâu. Nhân vì tránh chẳng khỏi với sự hay biết các thứ tiếng

tâm diêu động bốn phía, cũng vì tập chƣa quen, hãy nhẩn nại ráng

chi tập-luyện cho bền. Khi nhắm mắt đƣợc lâu, khi ấy mí mắt nháy

lia, làm cho con ngƣời cảm sự xốn xan khó chịu, nên muốn mở ra,

không giữ đƣợc lâu tới mƣời phút. Ấy là sự trãi qua rất thƣờng có,

của mấy ngƣời mới luyện tập.

Mới bắt đầu luyện tập cho trọn một tuần, chẳng hạn thời giờ nào,

miển là mỗi khi luyện tập cho đƣợc nhƣ dƣới đây:

1. Mỗi lần nhắm lại đƣợc lâu;

2. Chẳng nhớ tƣởng tới sự mở mắt ra;

3. Dầu có tiếng tâm gì xao động cũng mặc;

4. Mí mắt chẳng dực nháy;

5. Mỗi lần tập đƣợc nhƣ thế, chừng nửa giờ cho tới một giờ

trở lên, thì đã thành công.

TUẦN THỨ NHÌ

Tuần thứ nhứt chỉ tập cách nhắm mắt và ngồi cho êm thắm mà thôi,

vì chỉ mới thâu hồi dứt đƣợc tánh loạn động của xác-thịt, còn phân

Tâm-ý không phƣơng xử trí. Tuần nầy một phƣơng-diện thì nhắm

mắt, một phƣơng-diện tập luôn công-phu để “Lóng lòng” cho trong

sạch. (Nghĩa là tâm trống lỏng, tâm không) Kết quả của sự “Lóng

lòng” cho đạt mục đích là:

1. Cho đƣợc quên mình;

2. Tâm-cảnh Hƣ-Không;

3. Tinh-Thần an-tịnh;

4. Không toan điều sẽ tới;

5. Dứt hết các lằng sóng liên tƣởng chẳng cho làm bận

trí khôn.

Cảnh nầy gọi là “HƢ-TÂM TRẠNG THÁI” Nhƣng mà: mới bƣớc

đầu muốn cho đƣợc “Tâm-Ý” trống không, chẳng nhớ việc nầy

tƣởng việc nọ, thiệt là chuyện chẳng phải dễ. Nên cần có phƣơng-

pháp để luyện tập mới đƣợc.

Muốn qua sông thì phải chờ đò, muốn tới chỗ xa phải mƣợn xe,

muốn cho đƣợc tới cảnh “Hƣ-Tâm” phải nhờ phƣơng-pháp tập-

luyện. Tóm lại đò, xe, phƣơng-pháp, chẳng qua là một thứ phƣơng

tiện cho mình dùng đở cho tới chỗ mục đích mà thôi. Bây giờ muốn

lóng lòng cho trong sạch đƣợc trở vào cảnh “Hƣ-Tâm” thì phải thâu

tƣ-tƣởng tán loạn, chú ý vào một món mới đƣợc.

Ngồi nơi thanh vắng, nhắm mắt lại, đoạn chỉnh đốn những tƣ-tƣởng

tán loạn, gom lại một điểm, chỉ nhớ mải bốn chữ :

“CAO ĐÀI-TIÊN-ÔNG” chớ cho lao xao lảng trí. Hoặc gom hết

Tâm-ý đặng lóng nghe rõ tiếng đồng hồ tích tắc nhẹ-nhàng. Hoặc

tập chú hết bao nhiêu ý tưởng, lóng nghe hơi thở êm dịu của mình.

Ba cách ấy muốn dùng cách nào cũng đặng.

Ban đầu mới tập cách thâu tâm-ý lại, cũng rất gian nan, mới thâu lại

vừa đƣợc một điểm thì những cái tƣ-tƣởng khác lại xen vào, hoặc

nhớ những chuyện đâu đâu viễn vọng. Có khi đƣơng ngồi luyện

tập, trong Tâm-cảnh càng nhiểu loạn, còn quá khi chƣa biết luyện

tập nữa. Ấy là cái bằng cớ chỉ rõ cho mình biết rằng đã đƣợc “Tự-

Giác”, cảnh nầy là đƣờng trải qua ai cũng không tránh khỏi, vì có

nhƣ thế, nên mới có “Công-phu tu-tập” để hàng phục lủ tinh-quái

dục-vọng ấy.

Khi xƣa “Phật” thâu phục đƣợc lủ ấy mà chứng quả Bồ Đề.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

35

Đức Gia-Tô không nghe lời nó dụ dổ mới trở nên vị Giáo-Chủ

Thánh-Triết.

Kinh sách nói tà ma quỉ mị ấy là lời nói bóng dáng, chớ lẽ thật là

thâu phục đƣợc những dục-vọng, tƣ-tƣởng tà niệm tán loạn của

mình mà thôi. Nếu nhờ công-phu chính chắn, hết lòng luyện lập chế

trị Tâm-ý đã quen, thì sẽ hóa thành tự-nhiên.

Mỗi lần ngồi lại luyện tập thì:

1. Bao nhiêu Tâm-ý đều chuyên chú vào một chuyện đã

định không xao lãng.

2. Không còn một mảy nhớ tƣỡng chuyện xƣa việc tới nào

xen vào khuấy rối.

3. Thấu hết phóng tâm, trỡ lại cảnh “Nhứt tâm bất loạn” là

mục đích tuần nầy vậy.

TUẦN THỨ BA

Cách luyện tập tuần rồi là khiến tất cả bao nhiêu tâm-ý ngƣng lại,

chuyên chú gom về một điểm, chẳng cho phóng táng. Càng tập thì

thấy ấn chứng, phải lâu cho thật quen đặng làm nền tảng cho sự tu

dƣỡng Tinh-Thần. Cũng nhƣ muốn dựng nên tòa đền cho chắc

chắc, mới hầu đặng trăm năm bền bỉ .

Còn tuần nầy đã nhờ công-phu tu-tập trong tuần thứ hai đã quen,

nên tuần nầy sự luyện tập có dễ. Tuần nầy cách luyện tập nhƣ vầy:

Gom hết bao nhiêu Tâm-ý lại một điểm, chẳng cho một mảy tạp

niệm vọng tƣởng xen vào, ƣớc đƣợc nữa giờ hay một giờ trở lên.

Lúc nầy tâm thần đƣợc yên tịnh, mơ màng dƣờng muốn quên mình,

thì lập tức bỏ luôn không nhớ tƣởng tới cái điều mình tạm mƣợn

chú ý đó đi, hoặc câu kinh mình đọc đó, đặng trở vào cảnh “Hƣ-

Tâm” là đã đƣợc thành công kết quả.

Muốn cho dễ hiểu hơn, thì giải kỷ nhƣ vầy:

1. Thâu cái tâm tán loạn, gom lại “Một” cho quen, rồi cái

“Một” đó cũng phải bỏ đi, ấy là vào cảnh không (Hư-

Không).

2. Ban đầu phải tập trong cảnh thanh vắng, quen lần lần sẽ

thử đến nơi cảnh nhiệt náo. Nhơn tập “Lóng Lòng” trong

sạch đã quen, nên dầu có tiếng tâm xao động kích thích

cũng chẳng cảm động, hoặc trong tai có nghe mà cũng bỏ

qua luôn, chớ không nghi tiếng đó là gì, nghĩa gì. Tâm

không hề vọng-niệm, không hay biết tới.

3. Khi tập quen rồi, thì giảm bớt các điều hạn chế, Hình-thể,

hoặc đi, đứng, nằm, ngồi đều đặng thích hợp cả. Miển là

Tâm-cảnh trở nên không không chẳng còn một mảy nhớ

tưởng gì, đó là đặng Chánh Tâm rồi.

TUẦN THỨ TƢ

Cách luyện tập trong tuần thứ tƣ, là tuần chót, trong tuần nầy, hầu

cho tới mục đích là cảnh “Hƣ-Tâm” vì mấy tuần trƣớc tập chẳng

cho tán loạn. Tâm-ý trở lại một điểm, cho tới một điểm ấy cũng tập

bỏ đi, ấy là lúc còn phải luyện tập, nhờ tập quen nhƣ vậy, lâu ngày

sẽ hóa thành tự-nhiên, nên khỏi khó khăn nhƣ lối ban đầu.

Tuần nầy nhờ sự quen ấy rồi, nếu cố tập mỗi khi ngồi lại hể nhắm

mắt thì bƣớc liền vào cảnh “Hƣ-Không” khỏi tập gom tƣ-tƣởng lại

một điểm nữa. Trong Tinh-Thần lúc nầy cảm nhƣ đã không còn

dính dấp chi với cõi hồng trần nầy nữa, phới phở nhẹ-nhàng,

dƣờng nhƣ ngồi dƣới chiếc “khinh thoàng” gặp hồi nƣớc xuôi

gió thuận, buông cả lái lèo, mặc dầu trôi chãy tới đâu cũng đƣợc.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

36

Nếu đƣợc nhƣ thế thì là đã đƣợc giải thoát, và đã thành công trong

tuần nầy vậy. Gom hết đại ý lại nhƣ vầy:

1. Dứt các điều tạp niệm, vọng tưởng;

2. Thân tuy ở nơi trược thế, mà tâm hồn đã nhập Thánh cảnh

rồi, thoát khỏi đời vật-chất thô bỉ chỉ sống vào cõi Tinh-

Thần Siêu-Việt.

3. Dầu bao nhiêu cái đáng mừng, đáng giận, đáng muốn, đáng

lo, cũng chẳng động tâm.

4. Đi, đứng, nằm, ngồi, hay đi đi lại lại giao thiệp với xã hội,

trong chốn phiền ba nhiệt náo, mà Tâm-cảnh vẫn trong trẻo

tinh khiết như tấm gương trong, rọi vật mà không nhiểm vật

.

5. Dầu đương lúc luyện tập, hay là lúc thường cũng ở vào

cảnh “Hư-Tâm trạng-thái”.

TÓM LUẬN SỰ LUYỆN ĐẠO

Những tình cảnh trải qua trong lúc luyện tập

Ban đầu khi ngồi lại mà bƣớc liền vào cảnh “Hƣ-Tâm”, không thể

nào tránh khỏi sự nhớ tƣởng điều nầy việc kia đặng. Song nhờ tập

gom hết bao nhiêu ý tƣởng vào một chuyện mà ta tạm mƣợn đặng

chú ý vào Một đó, cho đặng nữa giờ hay là một giờ, rồi sau tập bỏ

luôn cái tƣ-tƣởng hiệp Một đó đi, đáng trở vào cảnh Hƣ-Tâm. Ấy

là mới luyện tập lúc đầu. Rốt lại hễ mỗi lần ngồi lại nhắm mắt thì

bƣớc ngay vào cảnh vô-ngả (non moi) trong trí chẳng còn phải tƣ-

tƣởng hay chuyên chú vào một món nhƣ lúc đầu nữa. Đặng nhƣ thế

thì cái công-phu “Nhắm mắt lóng lòng” đã thành công viên mản.

Cái công-phu tu dƣỡng “nhắm mắt lóng lòng” nầy cho đạt tới mục

đích là cảnh “Hƣ-Không” mới xem qua dƣờng chẳng phải dễ,

nhƣng mà nhờ ba tuần đầu chế ngự tâm-ý đã quen, nên không chi

khó khăn cả. Thí dụ nhƣ hồi mới tập viết chữ hoặc là cỡi xe máy,

thì lúc đầu cũng khó khăn, sau tập quen mà hóa thành tự-nhiên, hể

cầm viết hoặc lên xe máy, thì trí không khỏi chủ ý chi cho lắm, mà

phần “Thức-tỉnh Tinh-Thần” (Conscient) sẽ hoạt-động rất dễ

dàng.

Vả con ngƣời là một thứ động vật dễ tập quen lắm, rất đổi là

chuyện gì rất gay trở khó khăn thế mấy đi nữa, hể quyết chí thì làm

đặng liền, chìu theo cảnh đặng ngay. Huống hồ gì chuyện rất dễ, là

chỉ tập cho trí khôn yên nghỉ chẳng cho làm việc nữa, thì có gì là

khó đâu. Nếu tuần thứ nhứt rất dễ nhƣ thế, mà tập không đƣợc, thì

là ngƣời ý chí còn xao lảng, chẳng đủ tƣ cách tu dƣỡng tập-luyện.

Cái khóa trình luyện tập trong tuần đầu, là nền móng cho sự tu

dƣỡng rất thiết yếu, rất mật thiết. Bằng luyện tập chẳng tới cảnh

“Hƣ-Tâm”, trí khôn còn tán loạn, thì khó bƣớc qua mấy tuần sau,

ví nhƣ thi rớt thì còn phải ở lại lớp củ là tuần thứ nhứt nữa. Nếu cẩu

thả tập liền qua tuần thứ hai, mà Tâm-cảnh vẫn còn hổn loạn chƣa

thuần-tịnh thì không có hiệu lực chi cả. Kết quả thì Tinh-Thần cùng

nặng-lực cũng nhƣ ngƣời thƣờng, chẳng có chút chi gọi là quyền

oai của Linh-năng phát triển cả. Nếu tuần thứ nhứt là cơ sở, mà cho

đặng chín chắn vững vàng, thì bƣớc qua tuần thứ hai, thứ ba và mấy

tuần sau chót, sẽ đặng Thuận-hành, cho tới ngày thành công cũng

không điều chi cản trở. Dầu cho giửa chừng, chƣa tới lúc thành

công hoàn-toàn, mà tuần nào cũng có cái hiệu quã tuần nấy thì thân

với tâm cũng đã đƣợc nhiều điều ích lợi. So lại với lúc chƣa biết

luyện tập tu dƣỡng rất khác xa; Tinh-Thần cùng xác-thịt cảm đƣợc

sự khoái-lạc thiên-nhiên vô hạn.

Khi luyện tập trong 4 tuần đã đƣợc thành công nhập cảnh “Hƣ-

Không” đƣợc rồi thì chừng đó cảnh “Hƣ-Tâm” đã phát hiện,

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

37

Thần-Hồn xuất ra khỏi xác, rồi nhập trở vô; đến lúc nầy xác-thân

con ngƣời thức cũng nhƣ ngủ, mà ngủ cũng nhƣ thức gọi là “Thức

Tỉnh” (Conscient). Thần-Khí vô ra rất nhẹ-nhàng dễ dàng lắm tùy

theo ngƣời luyện Đạo dày công-phu hay ít công-phu mà thôi. Xin

xem bản-đồ số 5. Muốn cho “Thần-Hồn” đƣợc mạnh mẻ cứng cát

và linh thiêng thì phải luyện qua “Thƣợng-Thừa” là 5 cách nầy:

1. Thần-tức điều-hòa.

2. Chí-thành minh-tƣởng.

3. Linh-năng khải-phát.

4. Linh-năng vận-dụng.

5. Linh-năng xuất-hiện.

Nhƣng 5 điều nầy muốn đạt đƣợc thì cần phải có nhờ vị Chơn-Sƣ

điểm Đạo tiếp dẫn cho thời mới đắc quả đƣợc.

Cách luyện Đạo Xuất-Thần, xuất vía ngày nay bên Âu Mỹ có một

phần học giả háo kỳ ƣa phƣơng-pháp ấy: Nhƣ ông Henri-Durville

có viết một quyển sách nhan đề: “Les protections-psychiques” để

phố thông và cổ động cho thuyết “Tinh-Thần học” và ông Yram

cũng có viết hai quyển sách “Le Médecin de I'Âme” và

“L'évolution-dans les mondes súprieurs” Ông học tập cách xuất vía

trọn 12 năm rất công-phu và kết quả đƣợc chắc chăn, nên ông mới

viết hai quyển sách tƣờng thuật rõ-ràng để lại cho ngƣời sau biết.

Bên Ấn-Độ có nhiều Đạo Sỉ về phái Du-già (Yoga) tu hành luyện

Đạo rất cao, họ đều biết phép Xuất-Thần cả. Có nhiều khi họ xuất

hồn đi thăm các Đạo-Hữu ở đƣờng xa muôn dậm. Đƣờng đi cách

trở khó khăn mà họ Xuất-Thần đi trong giây lát đến mấy chỗ non

cao tịch-mịch ở trong chốn rừng sâu động cả là mấy chỗ các vị cao

tăng ẩn mình tu luyện, là nơi không ai từng để bƣớc-chơn đến đó

đƣợc, mà họ đều Xuất-Thần đến bái yết các vị cao nhân kỳ sỉ ấy

đặng thọ giáo chơn truyền học các phép tắc linh nghiệm đế về cứu

dân độ-thế.

Nếu ta muốn khai khiếu mở đƣợc các tạng-phủ quí báu là các Thể-

chất trong mình ta theo Khoa-học luyện Đạo đặng Xuất-Thần cho

đƣợc thì ta phải sửa mình trong sạch, diệt các điều dục-vọng phàm-

tâm ích kỷ thì mới mong biết đƣợc phép quí báu ấy.

Chớ ta còn những ý tƣởng cao vọng tranh danh đoạt lợi thì dẩu học

trọn đời cũng không hề xuất-hồn đƣợc.

Về khoa luyện Đạo tới đây tôi xin tạm dứt để quí Đạo-Hữu vào có

đủ đức hạnh hoàn-toàn sẽ gặp Chơn-Sƣ Tiên Trƣởng dìu dắc dẫn độ

mới đắc quả đƣớc.

III

LINH-HỒN

HỒN CON NGƢỜI CÓ 3 NGÔI

1. Thần-hồn

2. Anh Hồn

3. Linh-Hồn

1. THẦN-HỒN thuộc về Khí Hạ-Thiên; chính là Linh-thể trong 7

Thể-chất hình hài của con ngƣời. Linh-thể vô-hình nầy hiệp với

các Thể-chất hữu-hình mà tạo thành một con ngƣời.

Linh-thể nầy là Ngƣơn-Thần hay là Hạ-Trí, trƣờng-tồn bất-diệt.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

38

Mỗi khi con ngƣời chết rồi, nó lìa bỏ xác thần của con ngƣời mà

nghỉ-ngơi và sống độc lập trong cõi Hƣ-Linh, nơi chốn Hƣ-Không.

Thần-hồn thƣờng bị Thức-thần cám dỗ sanh ra nhiều dục-vọng nên

mới mê-muội và trụy-lạc; phải nhờ tu tâm, luyện tánh thì Thần-hồn

mới đƣợc minh-tỉnh và sáng suốt.

2. ANH-HỒN là Nguyên-thủy chơn-linh (gọi là Thƣợng-Trí) của

con ngƣời đã đƣợc tấn-hóa cao siêu rồi là nhờ có học-hỏi kinh

nghiệm nhiều đời, nhiều kiếp nên mới đƣợc tinh-khôn và thanh-

khiết nhƣ vậy. Trong nhiều kiếp, Anh Hồn nhờ thọ tú-khí Âm-

Dƣơng mà tạo thành Huyền-Linh-khí, rồi nhờ hơi nóng mặt Trời

phóng ánh quang đƣợc lâu đời mà rút thâu Thiên-Điển vào mà hóa

thành Linh-Điển tức là Anh Hồn vậy.

3. LINH-HỒN thuộc về Khí Tiên-Thiên, chính là Linh- Thanh-

điển. Tức đó là Linh-căn chơn-dƣơng nhờ tu hành Đạo-Đức trong

nhiều kiếp nên Nguyên Dƣơng Thanh Khí hết sức thuần túy nhẹ-

nhàng, trong sạch. Nhờ có luyện Đạo mà đƣợc phát huệ, thông

minh và hiển linh, hóa thành linh-quang. Linh-quang nầy là Linh-

Hồn vậy!

THI BÀI:

Thầy quảng-đại cao dày sông biển

Thấy nhiều con nhác-biếng dại khờ

Thƣơng con thầy chỉ huyền-cơ

Cho con biết bến, biết bờ mà theo

Thần Đạo-học vừa gieo tánh mạng

Luyện Linh-Hồn vƣợt khoảngg từng mây

Hồn con là ngọc của Thầy

Hồn con báu lạ xƣa nay còn ngoài

Thân-thể với hình-hài vật-chất

Có giác hồn ba bực tuỳ thân

THẦN-HỒN khôn dại không chừng

Theo màu thuốc nhuộm, theo lằng sóng đƣa

Nói chánh-lý ngăn ngừa nẻo dạy

Chính ANH-HỒN phải quấy phân minh

Hễ ngƣời cốt cách đƣợc thanh

THẦN-HỒN ít lúc cải canh ANH-HỒN

Kẻ tiền kiếp đeo còn nghiệp cốt

Nặng nhẹ mang những lốt thú cầm

THẦN-HỒN nhiều ít giả tâm

ANH-HỒN khó nối việc châm nom liền

LINH-HỒN vốn thiêng-liêng huợt-bát

Chính là ngôi bổn-giác Thầy ban

Gìn cho trong sạch hoàn-toàn

Thần dày Đạo-Đức linh càng phẩm cao

Giử trong sạch, đừng hao tinh-khí

Ngƣơn-Thần đừng đến lụy trần ai

Trong ngần chẳng chút lợi phai

Có ngày chơn bƣớc đến đài Cao Xanh

Phải rán nhớ trong mình sẳn đủ

Tánh-linh Thầy ban phú từ xƣa

Trăm điều vật-dục phải chừa

Đừng tham danh lợi chớ ƣa sang giàu

Chữ chí-thiện là đầu trăm việc

Lẽ chánh-tà định quyết chớ từ

Thấy điều gian-trá phải trừ

Đừng cho mình vấy tiếng hƣ theo ngƣời.

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

39

CUỘC TẤN HÓA CỦA THẦN-HỒN

TỨC LÀ NGUƠN THẦN TRONG MỘT KIẾP

Ở CÕI TRẦN THUYÊN BIẾN

Trong một kiếp luân-hồi của Ngƣơn-Thần (Thần-hồn hay là Hạ-

Trí) có thể làm đƣợc một việc rất lớn lao vĩ-đại, đặng hay thất, tùy

theo căn-quả và công-phu kể dƣới đây:

1. Có thể nhờ thâu Tánh-Quang Võ-trụ về trong Huyền-quang-

Khiếu: (1) Nếu biết Đinh-tịnh Tham-Thoàn cố sức gắng công nhẩn

nại mới mong toàn-bão mới đắc cảnh đặng! ...

Khi có đƣợc Tánh-Quang về làm chủ trong thân mới “diệt trừ dục-

vọng”, vùng vẩy vƣợt khỏi mảnh mù ám kia của Thức-thần (là Tạp-

trƣợc chất âm khí kêu là Karma) mà hiệp lại với ANH-HỒN (là

Chơn-linh hay là Thƣợng-Trí)!!!

Sự diệt nầy là nhờ Tánh-Quang đã qui nhứt rồi mới giải thoát đƣợc

Giả-Quang (là Táo-Tánh Dục-vọng).

II. Trong khi lên khi xuống hiệp với ANH-HỒN (chơn-linh) có thể

không hiệp nổi; bởi chƣa dứt tuyệt Thức-thần; vì tại mê mộng,

huyền ảo; cũng bởi tại bị Tạp trƣợc Âm nó làm mê mẩn Hôn-Trầm,

cũng là bị Thức-thần nó đƣơng quyền làm chủ nhƣ vậy đó, là vì

chƣa có đặng Định-Tịnh Tinh-Thần Thống Nhứt; vậy phải Hồi-

Quang phản chiếu, đó là cách thâu Tánh-Quang về hầu mƣợn lấy

ánh-linh của Tánh-Quang kia, đặng trừ diệt Thức-thần cho tuyệt

gốc căn trần trƣợc thì đâu còn gì là Mê.

_________________ (1) Xem trƣơng 37

Đó là cảnh tình của phần đông chƣa Ngộ nên mới ra cớ đó. (Ngộ

nghĩa là gặp Chơn-Sƣ truyền dạy).

Cho nên nhà Đạo gọi vậy là “chƣa có tu luyện” hay là “Vị Đắc

chơn truyền” cùng một nghĩa vậy.

Nếu học đạo mà Đắc-Ngộ chơn truyền rồi, thì Nguơn-Thần sẽ vƣợt

lên khoảng từng mây nhƣ chơi”...

III. Bị Hôn-trầm nhẩn nhừ với Thức-thần mà ra mờ ám, do chỗ mờ

ám đó nên đành chịu hãm mình với nó mà lại đánh dứt dây liên-lạc

với Linh-căn chơn-chƣởng vậy!

Khi con ngƣời đã sa đọa hảm vào cảnh Dục trƣợc mờ ám ấy rồi; thì

lại bị chia ra Thể và Dụng làm ra 2 hình thức là:

Bổn-thể: Hình ngƣời

Sự Dụng: Lòng thú

Nhƣ vậy thì kiếp sống của họ rất vô-vị, vô-năng vô-giác, đã chẳng

giúp ích cho cơ-tạo tuần-huờn tấn-hóa; mà họ còn đem sự họa hại

cho nhơn-loại và sự thối bộ của cơ-tạo lại đành bích màng, dứt

mầm sự vạn-năng đi.

Ôi cứ nhƣ vậy thì biết bao giờ mà tấn-thủ tới cực điểm tấn-hiệp

cùng Chơn-linh đƣợc!!!

YẾU LUẬN

Ngày nào Ngƣơn-Thần (Thần-hồn) đƣợc nhờ lấy chỗ Tham-

Thoàn Định-Tịnh, thâu Tánh-Quang về đƣợc thì mới có thể tấn

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

40

tới Chơn Giải Thoát đƣợc.

Nếu mà chúng-sanh đoạn dục-vọng của Tâm-Viên Ý-Mã rồi mới

vọt lên tột cao siêu hầu tiếp xúc với điển “Linh Thiên chi Điển”

đƣợc trọn rồi, thì khỏi bị lôi cuốn trong vòng năng-lực của Thức-

thần xô đẩy nữa.

Vậy mới có thể gồm đủ chỗ Tiên-Giác-Nhi-Hậu-Động.

1. Là lối theo Phật-Đà nói ta Tự-Giác Giác-Tha; lối nầy tri

thức hoàn-toàn sáng suốt vậy. Tánh tình cao thƣợng. Nếu

con ngƣời đa hƣởng nhờ Chơn Tánh-Quang tức là Chơn-

Linh-Căn đã sẵn có đôi phần mới trọn đặng sự tự-trị, tự-do,

tự-cƣờng mà chế phục các sự Tà kiến thì ít có thất bại và

buồn bã lúng túng trong xác-phàm hồi chƣa có tu vậy.

2. Nhƣng phải biết, trong lối Định-Tịnh Vong-Ngã nhƣ Tử-

Thi vậy; ta đã hƣởng ứng vào Bổn Thân ta rồi, lối nầy là lối

ngủ Hy-Di một giấc, thì lại có cảnh lạ cho ta biết sự Ấn

chứng.

A) Nhƣ là Ngũ-Tạng động nhƣ bánh xe lăng.

B) Nơi hạ thận phát-gian thì Qui-Đầu diêu động. (Khí

về phải luyện lấy Đơn-dƣợc).

Cứ nhƣ vậy là đã hƣởng ứng Chơn-Khí về đặng rồi, đó là đắc cảnh

ấn chứng vậy. Do chỗ cảnh đó mà Tiên-Gia Phật-Đạo kêu rằng

Càn-Khôn Giao-Cấu hoặc Tịnh hoặc Động thì có huyền-diệu chí

linh vậy.

Chừng đặng Hồi-Quang Phục-Vị rồi thì coi lại cảnh đau khổ của

cảnh giả-tạp nơi dục-vọng trong kiếp phù ba nầy còn gì mà hại ta

trụy-lạc nữa.

MUỐN NGUƠN THẦN (Thần-hồn)

Đặng tấn-hóa theo 3 việc Đắc-Thất Vĩ-Đại

đã nói đó thì phải làm sao?

Muốn cho Ngƣơn-Thần (Thần-hồn) đặng tròn đƣợc 3 việc đã nói

chỗ tấn-hóa, hầu diệt dứt tuyệt căn Thức-thần, thì phải đem lấy

Tánh-Quang (thánh trí) về trong Huyền-quang-Khiếu hay là “Cốc

Thần” mới có thể bồi bổ bổn-thể của con ngƣời đƣợc tƣơi-nhuận

mà tuyệt cả vạn-kiếp trƣợc trần lƣu tồn lại nữa, đó là Thức-Căn đã

tiêu, vậy thì ta phải lo Thoàn Định Vong-Ngã mới đặng Định nầy là

Định cho tới chỗ Vô Định mới đúng việc tu theo Tân Pháp của

Thƣợng Đế Ngọc Hoàng dạy truyền từ năm Bính Tý (1936) 8 tháng

9 năm ban truyền Chơn Pháp vậy.

Đạo Trời rất tinh-vi; chỉ rõ huyền-vi bí pháp giửa thanh thiên bạch

nhựt, cho các trò tâm đức học lấy mà làm đặng trở về ngôi xƣa vị

củ.

oOo

GIẢI NGHĨA

1. Tiên-Giác-Nhi-Hậu-Động ấy là: “Thuần âm chi-khí” nó mạnh

động là Tạp Khí Tịnh Khởi, trần căn phóng túng, trƣớc muốn việc

nầy, sau muốn việc nọ bèn tƣởng tƣợng dục tâm mới sanh ra Ý thức

Dục-vọng; Dục-vọng bèn sanh và dục-thức dâm niệm Giao-Cấu,

nên gọi là Tạp Niệm Phát Khởi chi động tình, vậy là “Thuận Sanh

Phàm Nhơn” đó.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

41

Nên kẻ tu thoàn phải trừ trƣợc ý đó tức là cái “Trƣớc biết mà sau

Động”: bằng không thì sanh ra bịnh và hại.

Trái lại theo Tiên-Gia Thánh Thể thì Tiên Động nhi hậu giác, là ý

nói: Sự Chơn Niệm tự khởi là không có giả ý trong chỗ niệm, niệm

chi hết; tuy không có niệm tƣởng chi chi hết, mà huyền cơ mầu

nhiệm tuần huờn đến khí độ, tự-nhiên nhứt niệm niệm sanh, chơn-

dƣơng sảng xuất liền liền liên tiếp theo sau!!...Rất huyền-diệu lắm!

Trống trống không không Vong-Ngã mà có Chơn Tánh Khí

phục huờn về phát Động niệm Tâm, nên mới dám gọi là Chơn

Niệm Chi Động.

Đoạn mới dùng Chơn-ý dẫn Chơn Niệm (hay chơn chƣởng) nầy

mới có thể bồi bổ đặng khắp toàn châu-thân Ngũ-Tạng thƣợng tắn

mà còn điểm nhuận Linh-căn đó vậy mới gọi là Trƣờng Sanh Cửu

Thị là lối Hoãng hoãng hốt hốt vong ngả kỳ trung hữu vật đó.

2. Tịnh-Định Vong-Ngã nhƣ Tử Thi gọi là Chơn-Tịnh chánh

pháp: đã có nói rằng: Chết mà không chết sống mà không sống

“Tử-Nhi Bất-Tử, Sanh-Nhi Bất-Sanh” mới là trúng vậy. Trái lại mà

mê mẩn Hôn-Trầm thì còn bị Thức-thần nó đƣơng quyền làm chủ

vậy.

Nếu Chơn-Tịnh Vong-Ngã là Tịnh Cực, đặng thâu lấy Tiên-Thiên

Khí đó thôi.

Còn Hậu-Thiên Khí hết dụng đặng nữa do đó mới dám nói là Tử-

Nhi Bất-Tử, Sanh-Nhi Bất-Sanh vậy; vì lối đó nó lửng đửng lờ đờ

mà nhẹ-nhàng thân thể vui khoái tứ chi vậy.

Nếu đặng lối nầy thì phải phân biệt 2 lẽ là:

I. Lối vong ngả nầy; chỉ còn có Thần và Khí là Hồn Sanh mà

thôi.

II. Còn Bổn-Mạng là Thức-thần; đã bị tiêu-diệt rồi. Nhƣng

còn một bí yếu về Độc điều nữa đây là:

Phép tu Đại Đạo của Ngọc Hoàng chẳng dụng vật chi mà trợ nó

đặng; chỉ dùng Hƣ-Vô Tiên-Thiên Khí mà thôi; vì nó thiệt là Chơn-

Khí nên gọi là Kỳ tựu tắc hữu Kỳ tán tắc vô. Bởi vậy cho nên tu

về Trƣờng Sanh, trƣớc hết học Tử rồi sau mới có Sanh... Cho nên

phải chịu xấu nhƣợc mới nói là phép Bá-Nhựt trúc-cơ đó.

Vì không tu thì Thuận-hành theo cơ Thiên Địa “Nhứt bổn tán vạn

thù” đó mà bảo dƣỡng về xác-thịt Hậu-Thiên.

Vậy nay tu theo về Tân Pháp Đại Đạo Cao Đai Giáo-Chủ thì nghịch

chuyển Châu-thiên cho Vạn thù Qui Nhứt Bổn; cho nên trƣớc hết

chịu Tử mà trừ khử nghiệp chƣớng, cho Chơn Hồn qui về Đạo-Tâm

vậy. Nên phải chịu Tử trƣớc; rồi sau mới đặng Phục-Sanh; bởi

trong Kinh Phật có câu rằng Vãng Sanh của Di Đà là “Bạc nhứt

thiết nghiệp chƣớng. Căn bổn Đắc sanh Tịnh độ Đà-La-Ni” vây.

Đó là sau mới Phục-Sanh đặng mà Trƣờng-Cửu vì vậy “phải Lấy

Khí mà nuôi Thần đó”.

Trái lại không nên dùng Thần mà bổ Khí nữa.

HIỂU TẠI SAO VẬY?

Do tại Tỳ-tƣớng chƣa đƣợc hẹp nhõ lại vì còn chứa nhiều tạp-chất

quá; bởi đó cũng thành không đặng Chơn-Tịnh, cho nên Dƣơng-

Khí Tiên-Thiên thâu vào mà tựu ở lại có đặng đâu; lại còn lắm khi

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

42

pha chất nhục thể nữa. Nhƣ vậy đâu có gọi là Tịnh-Định Vong-Ngã

nhƣ Tử thi (Chơn-Tịnh) cho đặng. (Vì vậy mà ngƣời luyện Đạo

phải ăn chay trƣờng).

Thần Vị thạnh nên sanh ra mê-muội đó là Hôn-Trầm

Vì bởi thâu Âm Khí vào nên Lục-Dục Thất-tình vẫn còn mà ra vậy.

Nếu mà cứ thâu Âm Thần vào mải thì lần lần phải bị tiêu-diệt đâu

là Đại Đạo Tiên-Gia nữa.

3. Huyền-quang-Khiếu là một cái lỗ quang rất bí yếu bi diệu phép

mầu nhiệm thâu lƣỡng-khí Âm-Dƣơng ngƣng tựu hòa hiệp mà có

ra. Nên Đạo Gia gọi là Chơn Diệu Khiếu chánh là chỗ Khảm-Ly

giao-xứ đó.

Khảm-Ly giao-xứ là chỗ Trung-tâm Thái-Cực hay là Đạo-Tâm của

con ngƣời Tức là Tiên-Thiên ngũ-ngƣơn là Lƣơng- tri và Tiên-

Thiên ngũ khí Lƣơng-năng tƣơng hội tại nơi Cung-trung đơn-điền

vậy. Duyên cớ đó mới gọi Khảm-Ly giao-xứ là chỗ Huyền-quang-

Khiếu vậy.

Khiếu nầy ngoài Cửu Khiếu của Nhơn-Thân, nhờ tu luyện lƣỡng

huyền-khí hiệp về mà có vậy.

Hể có tu luyện mới có Khiếu-Huyền-Quang này, nếu không tu-

luyện thì không có Khiếu diệu nầy.

Trong Đơn Kinh nói rằng:

Thử Khiếu phi phàm Khiếu, Càn-Khôn cọng hiệp thành.

Bổn lai vô nhứt vật; nơi hữu Khảm-Ly-Tinh (1)

Khảm-Ly-Tinh nầy là Tinh-hoa của Nhị-ngũ vậy; rồi Tinh-hoa của

Nhị-ngũ là Ngủ-Nguơn với Ngủ-Đức đó là chỉ rõ Lƣơng-Tri Chơn-

tánh và Lƣơng-Năng Chơn-Tinh của linh-khí Võ-trụ kết hiệp lại mà

nên chỗ nầy gọi là Thánh Thai, mà bọc Thánh Thai đây gọi là

Huyền Khiếu vậy.

Do chỗ diệt trừ Thức-quang-tữ đi, là những tạp trƣợc âm lƣu tồn,

tán tuyệt là bởi nhờ Tánh-Quang (Thần-hồn) sống lại do nhờ rút

thâu Linh-Điển đƣợc nhiều; là nhờ có nhiều ánh sáng Linh-Điển.

Đặng sự sáng suốt huyền-diệu mới hiệp đƣợc với Đạo vậy.

TỔNG KẾT LUẬN

Gom lại mà nói; nếu chẳng sớm lo tu Thoàn-Định thì Thức-thần

(vọng-niệm) xao động hoài, vậy xin hỏi lấy đâu mà an-Thần, lấy

đâu mà định-trí. Nhƣ Thần không an, Trí không định ắc phải chịu

hoại nát Linh-căn. Do chỗ diệt trừ Thức-thần, chỉ cần có thật hành

phép Nhứt-bất-kiến hữu-vô là Chơn-Tất-cảnh (1) đó là chơn giải

thoát.

Đƣợc chơn giải thoát mới làm trọn phận sự một kiếp luân-hồi của

Ngƣơn-Thần, mà tấn-thủ tới một nơi siêu việt thì thấy thông thã

tiêu diêu Linh-Tánh đó là Chơn-giác.

Sự khổ về luân-hồi của Ngƣơn-Thần phải thi hành chỗ trả vay,

vay trả đó là tại Vọng-Niệm của Thức-thần phát sanh mà có vậy.

Nếu có vọng-niệm của Thức-thần dục thúc, mà ai biết đƣợc Định-

Tịnh cho lâu ngày thì sẽ nhờ Tánh-Quang dứt tuyệt thức quang

(mạng quang) mà hễ thức quang chết rồi, thì Ngƣơn-Thần sống lại

đâu còn là khổ và sanh nghiệp quả.

Mà không Vọng-niệm nữa đó là tán tiêu trƣợc âm thì đâu còn khổ

nữa!...Hết đau khổ là trọn lòng Thanh Dƣơng-Khí Thuần-dƣơng

rồi.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

43

Mà khi hết khổ là đến chỗ Linh-Chơn chứng quã “Tam Diệu, Tam

Bồ Đề” vậy (2)

Nếu muốn đặng Chơn-linh Toàn-Giác nhƣ Phật thì chỉ có một

đƣờng là phải đem hiệp với Bổn-Tánh Thiên Chơn Chí- Linh kia

mà ta đã làm mất đi rồi, thì bây giờ phải nhớ phép Định-Tịnh thâu

Tánh-Quang trở về hiệp với Căn Mạng với Khảm-Ly Giao xứ (3).

Vậy phải tập quán phép Hồi-Quang phản-chiếu mới đặng Hồi-

Quang. Quang tức là Linh-Quang phản chiếu qui ƣ Khí-Huyệt.

Khi Linh-Thiên-Điển qui ƣ Khí-Huyệt nên Châu rồi thì Chơn-

thể toàn-linh, nhẹ-nhàng, hết ăn vật-chất chỉ còn có lấy thực-khí

sơn-hà mà thôi.

_______________ 1. Tất-cảnh không là Đắc-Đạo vậy , mà đắc Đạo là vô Đắc vô vô đắc hựu vô

không không không; vô vô không mới là thiệt Tất-cảnh-không nghĩa là không

còn Tam-Tâm và tứ-tƣớng gì cả. Nếu Tam-Tâm tứ-tƣớng bặt đứt thì còn đâu

vọng-niệm đó là Thoàn; Thâu đặn Bổn-Tánh thiên-nhiên chi sơ sanh đó, Phật gọi

rằng “Viên Minh phổ chiếu bổn huờn sơ”.

2. Tam diệu Tam Bồ Đề là: Chơn-hƣởng-tử Linh-căn của Tinh-Khí-Thần; có ra

ánh-linh nầy chiếu diệu huy hoàng mà phát hào quang cũng nhờ Thoàn Định

đó!...

3. Khảm-Ly giao-xứ ấy là chỗ chơn Tinh, Chơn-Khí, Chơn-Thần ngƣng tựu về

cả ba, mới biến hóa ra chơn chƣởng tử hay là Phật gọi Bồ Đề; mà cũng kêu là

chỗ Khí-căn-huyệt của Tiên-Gia vậy; Tánh mạng con ngƣời gom vào nơi đó cả.

oOo

V

THIÊN-ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC

TỊNH LÀ THANH

ĐỘNG LÀ TRƢỢC

TỪ THIỆN THĂNG THƢỢNG CẢNH

HUNG ÁC SA ĐỊA NGỤC

Thiên-đàng, Địa-ngục, phân minh đôi nẻo; trƣợc thanh động tịnh.

Thƣợng-Hạ Âm-Dƣơng hữu vô tánh mạng thiên ác; nặng nhẹ đôi-

đƣờng, hƣ-thiệt tồn-vong.

Nghịch-hành trở-vận thì đặng lên Thiên-Đàng.

Thuận-hành chuyển biến thì phải đọa Địa-ngục.

Thần là: (Âm); Tịnh là: (Dƣơng);

Dƣơng: (thì do Nguyên-Khí tịnh mà thƣợng thăng);

Âm: (thì do Nguyên-Khí tịnh mà giáng-hạ);

Đó là: Nghịch-hành PHẢN BỔN về nguyên.

Còn Dƣơng: (Ngộ động Nguyên-Khí mà giáng-hạ);

Đó là: Thuận-hành NGUYÊN-BỔN hóa điêu tàn,

1. Thiên-Đàng là cảnh thƣợng huyền chi-khí; khinh thanh

thƣợng phù một mải bợn nhơ khó qua đặng!

2. Địa-ngục là cảnh trọng trƣợc hạ ngƣng, một mãi thanh

thƣợng nhẹ chẳng vào đặng.

Đó là: Càn-Khôn Thiên-đàng Địa-ngục phân minh

1. Tại nhơn-thân của con ngƣời, thì Đạo cốt, trùng lầu, trở

lên là Thiên-Đàng.

2. Quang-Môn, Mạng môn trở xuống là Địa-ngục.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

44

Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận là Trung gian!

Tinh-Thần của mạng thể là: Linh-căn.

1. Hể Nguyên-Khí động, thì sanh ra Trƣợc Tinh cùng vọng

thần; Biết dụng Pháp luân Nghịch-hành hóa Khí, mà trở lên

Thiên-Đàng! (Nghịch-hành là luyện Đạo đem Tinh-Khí lên

Nê-Huờn Cung không cho hao ra ngoài).

2. Còn chẳng biết, cứ dụng Thuận-hành, thì Tinh trƣợc giáng-

hạ Địa-ngục, rồi điêu tàn! (Thuận-hành là nam nử dâm dục

thì tinh khí chãy xuống tiêu hao).

1. Tánh hạnh thiện từ, thì Pháp thân đặng khinh thanh, mà qui

căn hồi Thƣợng Thiên cảnh!

2. Tánh hạnh hung ác, thì thân hình trọng trƣợc, mà phải sa

Địa-ngục!

1. Ta thử lấy một vật chi thanh nhẹ, mà đem chi đáy biển, coi

nó có chịu ở cùng chăng?

2. Hay là: lấy một vật chi trƣợc nặng, mà đem lên trên Hƣ-

Không, coi nó có cƣ trụ cùng chăng?

Nếu muốn nó cƣ trụ, phải dụng động cơ mới đặng!

Nhƣng cũng chẳng bền đặng! Thì Thiên-Đàng, Địa-ngục, Pháp

thân, Nhục thân, Tánh hạnh, Thiện ác cũng vậy!

Vậy ta mau mở trí thông minh mà tầm Đại Đạo tánh mạng song tu,

mới là chẳng uổng một kiếp sanh của Ngƣơn-Thần tức là con

ngƣời!

VI

LUÂN HỒI VÀ QUẢ BÁO

THIÊN-ĐỊA VÀ NHƠN-TÂM THÔNG CẢM

Thân hình của con ngƣời, là máy Tiễu Càn-Khôn, gom đủ cả khí

bao la Võ-trụ, thông tiếp cùng Thiên địa.

Thiên địa nhơn-thân, đều do theo phƣơng-pháp Động Tịnh, mà

luân-hồi, là bởi Nhân thân sanh tạo, mà nên quã báo!

Vì thông với Trời Đất nên: Hể Nhơn cơ động, thì Thiên cơ động.

Nếu nhơn-thân khởi hành điều tƣơng khắc thì Thiên cơ cƣớp điển

thoại của linh-tánh con ngƣời.

Có khí luân hành đều có Âm-Dƣơng Ngủ-Hành.

Nếu Nhơn-thân khởi khắc về cơ khí Âm, thì có Âm khí Thiên cơ

thâu đoạt. Nhơn-thân khởi khắc Dƣơng-Khí thì có Dƣơng-Khí

Thiên cơ thâu đoạt.

Thoạt-động khắc Ngủ-Hành thì có Ngủ-Hành Thiên cơ thâu đoạt.

Thiên cơ thâu đoạt rồi, lƣu hành xây vận đến khi châu huờn linh-

tánh mới tấn-hóa đặng! Nhơn thần mà khởi hành Tƣơng Sanh, thì

thâu đoạt cơ khí Thiên Địa vào nơi Cơ-thể, cũng đồng hợp theo cơ

khí của Thiên Địa. Bằng khởi khắc thì có họa hại.

Bởi có câu: (Thuận thiên giả tồn, Nghịch thiên giả vong).

Trƣớc Sơ Sanh, thì Thần-hồn (Ngƣơn-Thần) chủ trƣơng nơi Tâm

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

45

Vị; thì Ngƣơn-Thần bất thức bất tri, vô ƣu vô lự, vạn Thần đều gom

về căn cội!

Nhơn tâm bổn căn thƣờng tịnh; nhƣng Lục-Dục cám dổ làm cho

Ngƣơn-Thần thất vị, rồi sanh ra Thức-thần làm chủ vọng-động,

Càn-Khôn, mới biến sanh vạn-tƣợng.

Lục-thức sanh, thì Lục-thần tiêu-diệt, phải bị sa đọa vào Lục-đạo

chuyển kiếp luân hồi đặng trả quã báo, theo luật sanh khắc của máy

Thiên cơ, nhƣ dƣới đây: Nhản; tham sắc, Khuyết điểm linh-tánh,

thì Chơn-Thần phải đọa vào Noãn sanh!

Nhỉ; tham thính, hao-mòn linh-tánh thì Chơn-Thần đọa vào Thai

sanh!

Tỷ; tham Hƣơng hao-mòn linh-tánh thì Chơn-Thần phải đọa vào

Thấp sanh!

Thiệt; tham vị, hao-mòn linh-tánh thì Chơn-Thần phải đọa vào

Hóa sanh!

Thân; tham xúc hao-mòn linh-tánh thì Chơn-Thần phải đọa vào

Âm cảnh!

Ý; tham pháp, hao-mòn linh-tánh thì Chơn-Thần phải đọa vào

Thanh thần Đạo, mà chuyển luân.

Vậy thì luân-hồi quã báo, đều do Nhơn tánh đào tạo khởi hành,

rồi Thiên tánh mới cảm xúc Linh thần mà ấn định chẳng sai chút

nào.

oOo

THIÊN IV

KHẨU KHUYẾT TÂM TRUYỀN

1. Khẩu Khuyết Chơn Truyền

2. Luyện Đạo theo Tân Pháp Cao Đai

3. Chơn Ngôn bi truyền của Chơn-Sƣ Tiên Trƣởng

KHẨU KHUYẾT CHƠN TRUYỀN

Tu luyện cần phải:

1. Quảng đại, từ-hòa, ân-xá.

2. Bế khẩu Dƣỡng-Khí.

3. Tịnh-Tâm tồn-Thần hầu đặng bảo nguơn thủ nhứt Tam-

Bửu “Tinh-Khí-Thần”.

Tu mà không tịnh-dƣỡng Tam-Bửu cho đầy đủ đặng tiếp Linh-khí

Hƣ-vô, huờn lại bổn-thể, để cho hao tán hết Tam-Bửu thì còn gì mà

tu.

Phép tu đơn luyện-Thần, hƣờn-hƣ thì phải tập quán tịnh-tọa Hƣ-vô

cho đặng nhiều ngày đặng dẹp trừ thành kiến do trƣợc dục mà ra.

Ngƣơn-Thần an-tịnh thì mới có định-Thần Dƣỡng-Khí đặng.

Phải dẹp bỏ phàm-tâm, sẽ có ứng chơn-tâm. Trong chơn-tâm sẽ

sanh ra Chơn-Khí tựu huờn trong Khí căn huyệt.

TRƢỢC KHÍ MUỐN TU LUYỆN PHẢI HIỄU ĐOẠN NẦY:

Trời-Đất-Ngƣời có liên can tƣơng hiệp

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

46

1

TAM GIÁO QUI PHÁP NGỦ HÀNH

THÍCH GIÁO lấy Ngủ Giáo làm đầu là Đức:

Nhứt = bất sát sanh (1 chẳng giết loài sống).

Nhì = bất du đạo (2 chẳng trộm cuớp).

Tam = bất dâm dục (3 chẳng tà dâm).

Tứ = bất ẩm tửu (4 chẳng ruợu thịt).

Ngủ = bất vọng ngử (5 chẳng nói dối).

NHO GIÁO lấy Trung Thứ làm đầu là Hạnh làm khuôn

Nhơn = nghe tiếng chẳng nở ăn thịt là Nhơn.

Nghĩa = đừng làm cho ngƣời cái điều mình không muốn.

Lể = không gian dâm vợ con ngƣời là Lể.

Trí = không uống ruợu cho loạn tánh là Trí.

Tín = không nói gạt ngƣời và chẳng sai lời là Tín.

ĐẠO GIÁO lấy cảm ứng Ngủ-Hành làm Thằng.

1. Kim 2. Mộc 3. Thủy 4. Hỏa 5. Thổ di Đức.

2

NHỨT KHÍ HẠO NHIÊN TẠI SAO MÀ KHUYẾT

Giải nghĩa:

1. Nếu chẳng răng SÁT-SANH thì không Nhơn. Không Nhơn

thì KHUYẾT-MỘC, ở tại Trời Sao Tuế-Tinh chẳng an, ở tại

Đất thì Đông-Phƣơng có tai nạn, trong Thân Ngƣời tại Can-

Đởm có hại vậy.

2. Nếu sanh ra TRỘM-CƢỚP thì không Nghĩa. Không Nghĩa

thì KHUYẾT-KIM, ở tại Trời Sao Thái-Bạch chẳng an ở tại

Đất thì Tây-Phƣơng có tai nạn, trong Thân Ngƣời tại Phế-

Trƣờng có hại vậy.

3. Nếu sanh ra DÂM-DỤC tà dâm thì không Lể. Không Lể thì

KHUYẾT-HỎA ở tại Trời Sao Vinh-Hoặc chẳng an, ở tại

Đất thì Nam-Phƣơng có tai nạn, trong Thân Ngƣời tại Tâm-

Trƣờng có hại vậy.

4. Nếu ham UỐNG-RUỢU mất trí, không Trí. Không Trí thì

KHUYẾT-THỦY, ở tại Trời Thần-Tinh chẳng an, ở tại Đất,

Bắc-Phƣơng có tai nạn, trong Thân Ngƣời tại Thận-Thủy và

Bàng-Quang bị hại vậy.

5. Nếu NÓI-DỐI tức là không Tín. Không Tín thì KHUYẾT-

THỔ, ở Trời, Trấn-Tinh chẳng an ở tại Đất thì Trung-Ƣơng

có tai nạn trong Thân Ngƣời tại Tỳ-Vị phải bị hại vậy.

Đó là Bỗ-Khuyết khá nhớ.

3

THẤT TÌNH LỤC DỤC

TẠI SAO PHẢI NGĂN NGỪA CHÚNG NÓ

Lục-Dục là: Nhãn, Nhỉ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý.

1. NHẢN thì ƣa màu sắc tốt đẹp, vì mắt ngó thấy sự tốt đẹp

màu sắc thì dấy động lên.

2. NHỈ thì thích nghe những giọng nói tao nhã thanh bay, ƣa

nghe điều phi lể mà sanh ra Buồn, Giận, Vui, Mừng, Sợ,

Ghét.

3. TỶ ƣa mùi thơm, hơi ngọt mà khiến lòng tham muốn.

4. THIỆT lƣởi thích nếm vật lạ món ngon nên phạm tội sát

sanh mà sa đọa vào đƣờng Lục-đạo.

5. THÂN thì mến vợ đẹp hầu sinh, dục tình dâm niệm, ham

dâm dục quá độ làm cho hao tán Nguơn tinh, Nguơn khí,

Ngƣơn-Thần.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

47

6. Ý thì biến sanh tƣ-tƣởng vất vơ quấy quá. Cái ý là mối đại

hại nhứt cho con ngƣời, có khi lợi ích và có lúc làm cho tội

lổi nữa. Nó tƣởng sự nầy sang qua sự nọ, chuyện kia hết sức

rồi tới chuyện nọ sanh ra, nhãy vô hiện ra lẹ làng không chi

ngăn đón nó đặng.

Vậy thì MẮT THẤY, TAI NGHE, MỦI HƢỞI, MIỆNG NẾM,

THÂN HAM, xúm nhau làm cho Thần hồn xao động sanh lòng

quấy quá. Lục-Dục là sáu con quỉ tức là sáu đứa du côn; nhƣng biết

cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên LỤC

THÔNG là đắc Đạo.

Muốn thâu phục chúng nó thì làm cách nào?

Là cần phải chủ cái TÂM, Tâm thanh tịnh, định cái trí tự-nhiên.

LỤC DỤC đƣợc an thì LỤC THẦN đầy đủ.

Hể có LỤC TRẦN, mà có LỤC TRẦN mới sanh ra LỤC TẶC có

LỤC TẶC thì làm hại LỤC CĂN, LỤC THỨC, LỤC THẦN nên sa

vào ĐỊA NGỤC hay LỤC ĐẠO.

Lục tặc là 6 con Ma Quỉ hại ngƣời; bởi vậy ngƣời Tu hành phải giử

Lục Trai cho chín chắn, dồi luyện Mắt, Tai, còn cảm giác sự dơ hèn

của Trần thế. Rồi cần phải Tâm-cảnh Trai nữa thì mới đƣợc hoàn-

toàn mà đắc Đạo.

THẤT TÌNH là: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ.

HỶ là Mừng, NỘ là Giận, ÁI là Thƣơng, Ố là Ghét, AI là Buồn,

LẠC là vui, CỤ là Sợ.

Muốn tránh Thất-tình thì phải tập chí cho cao thƣợng, đừng để

chúng nó cám dổ, Lục-Dục khiến sai; mình phải mạnh bạo cƣơng

quyết mà làm chủ nó, chớ đừng yếu ớt lôi thôi, để nó sai khiến

mình rồi nó muốn chi cứ phải vừa theo nó mãi thì làm sao tu cho

thành đƣợc.

4

VÌ TẠI SAO PHẢI QUI TAM BỬU NGỦ HÀNH?

TAM BỬU

1. Lo lắng, vọng tƣởng, nầy nọ thì LAO THẦN (LINH-HỒN).

2. Ham muốn, mơ mộng phú quí vinh huê thì TẤN KHÍ.

3. Dâm mê sa tình trƣờng dục hải thì tổn TINH.

Nếu Tam-Bửu hao hoài thì tự-nhiên nguủ hành (5 tạng) cũng phải

xiêu bè suy nhƣợc cũng theo nhau cả.

NGỦ HÀNH

Tại sao phải cần Ngủ-Hành tức là Ngũ-Tạng? Vì sợ bị hao tán nên

phải tránh.

1. HAM GIÀU sang phải trù nghỉ Kế nọ mƣu kia phƣơng nầy

chƣớc nọ báo hại phải hao cái Chơn-tâm.

TÂM ấy thuộc HỎA

2. MƢU KẾ định rồi, thì phải phấn đấu tranh đua để đoạt sao cho

kỳ đƣợc mục đích mới nghe thì báo hại tới lao Can.

CAN ấy thuộc MỘC

3. MỤC ĐÍCH SANG GIÀU đã đoạt xong thì muốn vui xác-thịt,

sanh bể dục, sóng tình tha hồ đấm đuối ngày đem, báo hại thêm

ra lao Thận.

THẬN ấy thuộc THỦY

4. SẮC DỤC vui say, bèn tầm kiếm món ăn vật lạ thèm ngon của

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

48

Miệng Lƣởi mà lắm khi chất độc khắc cũng chẳng từ, báo hại

phải tổn Tỳ.

TỲ ấy thuộc THỔ

5. NGON MIỆNG thấm lƣởi no say ngon khoái rồi, thì bị vật thực

bằng huyết nhục kia nó mới phát sanh ra tánh con ngƣời hiểm

độc, hung hăng, táo bạo, ganh gổ, tự phụ, tự kiêu, ham sân vì

máu nóng sanh ra báo hại thêm cho hao Phế.

PHẾ ấy thuộc KIM

Đó là NGỦ HÀNH đã suy mà NGỦ TẠNG đã nhƣợc.

Vậy thì ngƣời Tu Luyện phải không ham giàu, không ham sang,

không ham ngon béo, khong ham dục; các sự đều Không, Không.

Không hết thế mới thành công đắc quả.

THI RẰNG:

Tu hành ngủ giái với tam qui.

Hai nẻo cho xong mới kịp thì.

Tứ cú kim cang phân chỉ rõ.

Muốn về Cực-Lạc phải làm y.

5

NGỦ KHÍ TRIỀU NGUƠN CÙNG TAM-HUÊ TỤ ĐẢNH

NGỦ KHÍ:

1. Không “MỪNG” thì HỒN ĐỊNH tức là Khí Thanh Đế.

Đông-Phƣơng Triều Nguơn.

2. Không “GIẬN” thì PHÁCH ĐỊNH tức là Khí Bạch Đế.

Tây-Phƣơng Triều Nguơn.

3. Không “VUI” thì THẦN ĐỊNH tức là Khí Xích Đế. Nam

Phƣơng Triều Nguơn.

4. Không “THƢƠNG” thì TINH ĐỊNH tức là Khí Hắc Đế.

Bắc Phƣơng Triều Nguơn.

5. Không “DÂM” thì Ý ĐỊNH tức là Khí Huỳnh Đế. Trung

Ƣơng Triều Nguơn.

Đó là cách giữ gìn cho Ngủ Khí Triều Nguơn.

MUỐN CHO NGỦ KHÍ TRIỀU NGUƠN THÌ PHẢI CỬ NGỦ

HUẨN

Ngủ Huẩn là năm món thảo mộc khí vị độc dữ kỵ với phép luyện

đơn là:

KHÓI THUỐC, HÀNH, HẸ, TỎI, CỦ KIỆU.

KHÓI THUỐC: Khắc tạng PHẾ thuộc KIM phạm nhầm thì tán khí

hƣ Phổi.

HẸ: Khắc tạng CAN thuộc MỘC phạm nhầm thì làm cho tổn can là

Gan.

HÀNH: Khắc tạng THẬN thuộc THỦY phạm nhầm thì sẽ hƣ trái

Cật.

TỎI: Khắc tạng TÂM thuộc HỎA phạm nhầm hại Tim thì tuyệt

Hỏa.

CỦ KIỆU: Khắc tạng TỲ thuộc THỔ phạm nhầm thì phạt Bao Tử.

Ngƣời tu luyện Đơn Kim nếu phạm nhằm Ngủ Huẩn thì không Kết

Đơn, mà nó khắc Ngũ-Tạng làm cho đau ốm còn bị lây phạm tới

Ngủ Giái thì không đặng NGỦ KHÍ TRIỀU NGUƠN đó.

Ngủ Khí là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tức là nguủ hành (trong

mình con ngƣời). Đêm ngày mỗi món đều ở yên mỗi một chỗ, là

hành nào thì hành nấy ở đó, chẳng đặng đi bậy qua chỗ khác.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

49

a) Ban ngày thời KIM Khí ở nơi CON MẮT; MỘC Khí ở nơi

LỔ TAI; THỦY Khí ở tại LỖ MIỆNG; HỎA Khí ở nơi LỔ

MỦI; THỔ Khí ở nơi NGOÀI DA.

b) Còn ban đêm thì KIM Khí trú tại PHỔI; MỘC Khí trú tại

GAN; THỦY Khí trú tại CẬT; HỎA Khí trú tại TRÁI TIM;

THỖ Khí trú tại BAO TỬ. Mỗi ngày ngủ khí đều có hao

kém, vì bởi Ngũ-Tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận nó hay

chuyển động.

Nhƣ may mà gặp đặng minh sƣ truyền chỉ phép Hồi-Quang phản

chiếu, thì mới biết làm chơ Ngủ-Hành triều tu (chầu nhóm) nơi

HUYỀN QUANG KHIẾU.

Đó là Ngủ Khí Triều Nguơn vậy.

TAM-HUÊ TỤ ĐẢNH PHẢI LÀM CÁCH NÀO?

TAM-HUÊ

“Tam-Huê là Tinh-Khí-Thần”.

Ban đêm Tinh-Khí-Thần trú nơi trái cật.

Ban ngày thì ở ba nơi khác nhau. Ba chỗ ấy là: Tinh ở nơi Lổ tai,

Khí ở nơi lổ miệng, Thần tại con mắt: miệng nói tai nghe, con mắt

thấy điều nầy kêu điều kia, mà làm cho lần lần hao-mòn Tinh-Khí-

Thần.

Kẻ tu hành luyện Đạo phải lấy Chơn-ý mà thâu Tinh-Khí-Thần đem

vào nơi Kim đanh (là trong óc). Đó là làm cho Tam-Huê Tụ Đảnh

vậy.

Dùng NGỦ VỊ cho phù hạp với NGỦ CHẤT

Ngủ-Chất là: Cay, Mặn, Đắng, Ngọt, Chua.

Mà phải đồng chất nhau.

Ngủ-Chất y Ngủ-Hành vì nó dƣỡng Ngũ-Tạng cho nên nếu dùng

tạp-chất thì thọ bịnh.

Nếu phế thanh mà Tâm suy thì cũng chẳng đặng: Ngũ-Tạng phải

đồng cùng nhau mới có an Khí khởi hành.

Chất cay là Kim sanh ra khí khô ráo mở đƣờng nhuận tả thăng

xuống khiếu phỗi.

Chất chua là Mộc sanh ra khí ấm-áp có thể thâu liểm rút lại và sáp

lại cho Gan.

Mặn là Thủy hóa khí sanh hàng làm cho mềm, bền trong chơn

Thận.

Đắng là Hỏa sanh ra khí nhiệt làm cho ráo Tim bền lại đƣợc.

Ngọt là Thỗ Sanh-Khí ra ẩm thấp mở mang con đƣờng thông thả

theo lá lách mà đi vô Tỳ.

NGỦ VỊ BỔ NGỦ TẠNG

Màu Xanh là Đậu xanh ăn Bổ Gan

“ Trắng “ “ trắng “ “ Phế

Màu Đen là Đậu Đen ăn Bổ Thận

“ Đỏ “ “ đỏ “ “ Tâm

“ Vàng “ “ vàng “ “ Tỳ

Song phải biết Nhiệt Hàng

Nếu bế Dƣơng-quang thì đặng Trƣờng Sanh và ít có đau:

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

50

Ít nói Bổ Phế.

Ít ăn Bổ Tỳ.

Dứt lo tƣởng Bổ Tâm.

Trừ đƣợc hờn giận nảo phiền Bổ Can.

Lìa sắc dục Bổ Thận.

Chỗ Trƣờng sanh là tại Chơn-Thần tịnh chơn.

7 PHƢƠNG-PHÁP BẢO HỘ NỘI TÂM VỆ SANH VỀ TU

LUYỆN

Mấy điều yếu lý

I. Khi ăn cho đúng giờ chớ nên ăn nhiều mà Tỳ-tƣớng phình

lên.

II. Ăn rồi phải đi đứng, lúc đi cho thong thả khoan thai ƣớc độ

300 bƣớc rồi sẽ nằm hay là ngồi.

III. Khi đi đại tiện, nơi đại biền và tiểu biền chớ nên dục tốc,

cũng chẳng nên rặn mà phải bị hao Khí nghe! ...

IV. Nếu có chi lậu (là địch) chớ nên nín mà trƣợc khí trở lên

làm hại cho Nê-Huờn cung nghe!...

V. Chớ khá ngồi lâu, nằm lâu, bƣớc ra di phải cho thật chậm

rải, chớ nên hối hả xạo sự nội chỉ (là đại trƣờng chuyển động).

Đi phải cho thẳng lƣng, cẳng cho đều đồng tiếp theo y nhƣ

Hành Thoàn vậy.

VI. Còn sự ăn nói: Tiếng phải cho Diệu diệu, Sự nói ấy là

cách (Nuôi Chơn-Khí vậy). Và cũng chẳng nên lóng nghe,

những các thứ tiếng ở ngoài vội vang.

VII. Không nên trứ Ý vào đâu cả! Cũng đừng ngó sắc gì hết

cả! Nếu ngó sắc thì phải động Tâm mà sanh ra Vọng-Tình.

VIII. Nếu ngó rõ thì thuộc về Thức-quang mới sanh ra Vọng

bởi còn có phân biệt bỉ thử.

Tánh-Quang ngó qua rồi hiểu liền ít hay phân tể.

Sự Sanh Vọng bởi do Tỳ-tƣớng không teo làm cho Sanh-Khí phát

động mà khó ngồi an Thoàn Tọa.

1. Khá giữ-gìn nơi Nhản-Quang là đôi mắt cũng kêu là

Sông-Mâu-Quang.

2. Còn sự thở hơi cho riêu riêu chớ cấp tốc cũng đừng thở

theo hơi ruột vì nếu thở hơi ruột thì Chơn-Khí trở ra hết.

3. Tu luyện phải giử Tam-Bửu cho đầy đủ sung túc tƣơi tắng

đừng mộng tƣởng mà sanh ra Vọng-Tình Vọng-Ý thì tự-

nhiên khỏi bịnh.

oOo

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

51

II

Luyện Đạo THEO TÂN-PHÁP CAO-ĐÀI

1

PHÉP LUYỆN KỶ

Biển lặng thấy Ngọc trầm đái-Biển

Lòng gạn đục Đạo trổ nơi Tâm.

Luyện-Kỷ trƣớc hết phải dẹp Thất-tình Lục-Dục, nhứt trần bất

nhiểm, Vạn-duyên đốn-tuyệt, Nhản Nhỉ Tỷ Thiệt Thân Ý đều là bế

thâu lại. Đi, đứng, nằm, ngồi, hằng chuyên tâm-niệm tƣởng Lục-tự

Tân-truyền (là Nam-Mô-Cao Đai Tiên Ông) hay là Lục-tự Cổ-

truyền là (Nam-Mô-A-Di-Đà-Phật) đặng để Tâm không.

Khi niệm tƣởng thì hít khí Trời vô nhẹ nhẹ cho chí Rún, niệm

tƣởng nghe ở bực Nam-Mô-Cao, khi thở ra Đài-Tiên-Ông (từ Rún

sấp ra là Đài-Tiên-Ông cho tới mủi, hít vô thở ra nhƣ vậy niệm

tƣởng nhƣ vậy đặng thâu Thất-tình Lục-Dục).

Còn khi Tịnh-tọa, (Tọa-Thoàn) lƣng cho ngay thẳng nhƣ cây thƣớc

để dựng đứng vậy, mặt phải bình, (lƣởi để trên ổ gà), mắt nhắm

phải cho hí hí vừa thấy yến sáng, mà cũng đừng tƣởng nơi yến

sáng.

Khởi sự thì trƣớc hết hít vô mạnh cho chí Rún, rồi hà ra hít vào 3

lần nhƣ vậy đặng cho quên hết cuộc trần, đó cũng gọi là Mộc-Dục.

Kế đó Niệm Lục-tự Tân-truyền rồi Thần-Quang phản chiếu nơi

(Linh-Sơn là Tâm) ý thủ Quang-Môn(là Rún) hơi hít thở niệm

tƣởng cho điều hòa, một hồi rồi không niệm tƣởng nữa, phải Vong-

Ngã, chừng nào có phóng Tâm thì ý niệm tƣởng nhƣ trƣớc, một hồi

cho lâu rồi cung phải vong -ngả nữa tiềm Nội-Tức đặng, cùng tiếp

diễn của Tạo-Hóa!...

2

PHÉP HUỜN-HƢ

Hơi thở Hậu-Thiên tầm Nội-Tức

Máy Trời phẳng lặng im-lìm,

Định-Tâm, định-Tánh mới tìm Chơn Nhƣ.

Hƣờn-Hƣ là tập cái Tâm và cái Thân đƣợc yên tịnh. Khi tịnh đƣợc

thuần thục rồi thì luyện cho cái Khí Hậu-Thiên tiếp với Khí Tiên-

Thiên mà hiệp cùng Hƣ-vô chi-khí.

Luyện thì buổi đầu phải dùng hơi thở làm gốc:

Hơi thở nhẹ điều hòa là Thanh.

Hơi thở mạnh không điều hòa là Trƣợc.

Khi khởi sự, Nhản phản chiếu Linh-Sơn, Ý thủ Huỳnh-Đinh, hơi

trên hít vô cho chí rún, Ý niệm tƣởng nghe 3 bực: Nam-Mô-Cao

tới rún, hơi dƣới lên thì 1 hơi trên xuống giao hội tại Trung-tâm-

niệm 3 bực Đài-Tiên-Ông, cho hơi ra chí Mui ; khi 2 hơi giao hội

tại Trung-tâm, làm nhƣ nín hơi mà chẳng phải nín, rồi niệm tƣởng

cho hơi ra, hít thở một hồi rồi cung phải vong -ngã, thở nhƣ vậy thì

đói cung no, lại Đạo thơ có câu: Trƣờng sanh tu phục Khí; chừng

nào đặng Nội-Tức rồi, bịt mui cu ng thở đƣợc, cứ y thủ hành nhƣ

vậy, đợi đến Tiết-hàn Đông-Chí mới đặng phép luyện Bá-Nhựt

trúc-cơ.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

52

3

PHÉP LUYỆN BÁ NHỰT

Chí công đại-tịnh trăm ngày

Vạn-duyên đốn-tuyệt sanh hai điển lằng

Tấn-dƣơngthối-phù hạ thăng

Thâu-điển Hiệp-thiên Linh-căn Đạo thành

Khởi sự Tọa-Thoàn, Tâm không vọng-niệm, khi có Danh- Sanh rồi,

Thần-Quang phản chiếu nơi Khí-Huyệt, ý thủ Trung- Cung tiếp

dụng hô-hấp, Tấn-Dƣơng-Hỏa hít vô 1 hơi, hà ra cũng 1 hơi, mà 5

chặn, hít hà nhƣ vậy là kể 1 lần, rồi Thần-Quang dẫn từ Giáng-tắc-

cung qua Vĩ-Lƣ, chớ mau chớ chậm, dẫn lần cho tới Thận-Đƣờng

thì Đại-Định trong 1 hơi gọi là Mẹo, hữu Mộc-Dục. Còn sự Hô-hấp

Tấn-dƣơng-hỏa cho đủ 18 lần, cũng phải cho đúng tới Thận-Đƣờng,

Đại-Định một hơi xong rồi, khởi sự Thần-Quang bắt từ Thận-

Đƣờng, dẫn tới Nê- Huờn, còn sự hô-hấp nhƣ trƣớc 18 lần nữa cũng

phải cho đúng tới Nê-Huờn rồi ngƣng trụ Đại-Định một hơi gọi là

Ngọ-hữu- Mộc. Vậy là trọn phép Tấn-dƣơng-hỏa.

KẾ THỐI-ÂM-PHÙ

Hít vô 1 hơi, mà để ý đến 5 chặn, hà ra thì có 1 hơi. Hô-hấp nhƣ

vậy là kể 1 lần. Còn Thần-Quang bắt từ Nê-Huờn dẫn xuống tới

Quang-Môn. Đại-Định 1 hơi gọi là: Dậu hữu Mộc-Dục. Còn sự hô-

hấp 12 lần cu ng phải cho đúng tới Quang-Môn(Rún). Đại-Định 1

hơi xong rồi khỏi Hô-hấp nhƣ trƣớc 12 lần nữa cho tới Giáng-Tắc-

Cung; còn Thần-Quang cũng dẫn đƣợc khí đi, từ Quang-Môn lần

xuống Giáng-Tắc-Cung, cũng ngƣng trụ Đại-Định một hơi gọi là Tí

hữu Mộc-Dục rồi dụng ý dẫn về Huỳnh Đi nh, gọi là đủ 1 vòng

Châu Thiên!!!

Chẳng luận giờ khắc nào, Tâm không vọng-niệm mà có Dƣơng-

Sanh, thì cứ việc vận luyện y nhƣ trên đây chừng nào có Dƣơng-

Quang lộ, nhứt hiện tới nhị hiện là đủ 300 Châu thiên thì thôi vận-

luyện.

4

ĐẠI ĐỊNH

Đại-Định thêm 7 ngày chờ cho có Dƣơng-Quang tam hiện thì Kim

Đơn đã kết thành rồi, có cảnh Lục-căn chấn-động:

1. Luởng thận nhƣ hơi nƣớc nóng.

2. Đơn-điền nhƣ hơi lửa hực.

3. Cặp mắt có tủa ánh sáng vàng.

4. Sau lổ tai nghe có gió.

5. Ngọc chẩm nghe kêu nhƣ chim gỏ kiến.

6. Lổ mui làm nhƣ nhãy Mủi.

Hê Dƣơng-Quang tam hiện có cảnh lục-căn chấn-động thì Đại-

Dƣợc đã thành. Khi Đại-Dƣợc đã thành, động thƣơng nơi Tâm;

Tâm chẳng chứa mới giáng-hạ xuống Giáng-Tắc-Cung là gần chỗ

Cốc-Đạo, mà phá cửa Ngoại-Thận, thì phải Đại-Định chờ Đơn-

dƣợc tái động mới dụng ý mà đƣa vào Vỉ-Lƣ, rồi Chơn-ý trở lại thủ

Huỳnh-Đình! Rồi khởi hành Hậu-Thiên Tức, vận Tấn-dƣơng-Hỏa,

Thối-âm-Phù nhƣ thể vận luyện Bá-Nhựt Tiểu-châu-Thiên vậy; mà

vận 2 vòng gọi là Đại-châu-Thiên! Hể Đại-Dƣợc có trắc trở nơi

Tam-Quang thì dụng Chơn-ý đƣa cho khỏi cửa, rồi dụng hô-hấp

Tấn-dƣơng-Hỏa. Thối-âm-Phù cho đủ 2 vòng, cũng khởi sự từ

Giáng-Tắc-Cung vận hành theo đƣờng Nhâm đốc mạch 2 vòng.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

53

5

(THẬP NGOẠT HOÀI THAI)

Đây là, 10 tháng dƣỡng thai thì Thần ở Khí-Huyệt đơn- Khí ở

Tâm, Ý ở Huỳnh-đinh mà Đại-Định.

Đến đây còn có một Chơn-Thần với Ý mà thôi, cứ chơn-định dụng

văn-Hỏa là Chơn-Nhơn Tức, mà nuôi âm, chớ không có vận luyện

chi nữa, chơn-định cho đƣợc 2 tháng thì tánh ăn Tân dịch đa dứt;

định cho đến 4-5 tháng thì huyết-mạch đều ngƣng cho đến 8-9

tháng thì lục thông phát huệ.

Đủ 10 tháng rồi thì Thần-Dƣơng, Thái-Viên quả-mãng rồi có cảnh

Liên-hoa loạn-xạ, dụng ý mà dẫn về thƣợng điền, mà Đại-Định,

Chơn-ý cứ thủ Nê-Huờn chớ không thủ Huỳnh Đinh nữa.

Còn khi có cảnh Liên-hoa là cảnh Xuất-Thần thì phải tập Xuất-

Thần.

6

PHÉP TAM-NIÊN NHŨ-BỘ

Khi có cảnh Liên hoa thì tập Xuất-Thần ra rồi phải thâu lại liền,

ban đầu Xuất-Thần đi gần, lần lần mới đặng đi xa; 7 ngày mới đặng

phép Xuất-Thần một lần, Xuất-Thần thì ít, Đại-Định thì nhiều. Khi

Xuất-Thần ra có gặp Quỉ-Quái Tinh-Ma có giả Tiên Phật mà

khuyến dụ dẫn đi cho lạc đàng, đặng hết thành chánh-quả phải mau

nhập vô Nê-Huờn!!!

7

PHÉP CỬU NIÊN DIỆN BÍCH

Đến đây còn có một Chơn-linh mà thôi, cứ Đại-Định cho tới chín

năm thì đã thành Chánh-quả, hết sức nhẹ-nhàng Thuần-dƣơng,

khinh phù thăng thƣợng về nơi ngoại Càn-Khôn. Khi đủ 9 năm rồi,

nhƣ muốn xuống thế cứu đời thì hạ thế mà độ đời.

Còn muốn tu thêm thì Đại-Định lâu chừng nào thì Linh-quang

(Linh-Hồn) càng mạnh, càng lớn chừng nấy, lại chứng quả vị cao

hơn nữa.

8

HÌNH ĐỒ KHI LUYỆN KỶ

Giờ Tý Hồi-Quang soi Tâm. Ý ở Huỳnh đinh . Trên thì Tâm dƣới

thì Tỳ, Huỳnh đình ở vào giữa, cuối Tâm trên Tỳ khá hiểu.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

54

Khá nhớ lấy Nhãn chiếu Khí-Huyệt, Ý thủ trung-cung, cho nên nói

ý là Mai-Mối gọi là Huỳnh-Bà.

Hể Ý ở đầu gốc thì Tinh Khí cung về gốc.

Hể lửa đốt thì nƣớc thành hơi, lấy hơi mà làm thuốc lấy Tinh đổi

ra hơi đem về Khí. Gọi là Luyện Tinh hòa Khí . Cũng gọi là Càn-

Khôn Giao-Cấu, Khảm-Ly tƣơng hiệp. Càn hảm Khôn Thần-

Quang ở vào cung Càn, đem vào Khí-Huyệt, Khảm ở cung Khôn

mà Giao-Cấu đây nghĩa là phản-cấu mới nên Tiên.

Giao-Cấu mà dục-cấu tức là thuận-cấu thì sanh phàm.

Lẽ thuận nghịch nhƣ vầy.

I

THUẬN CẤU SANH PHÀM

Trƣớc khi sanh thì từ Huỳnh đình trở lên Nê-Huờn là Càn dƣơng

mà Tâm ly hỏa thuộc Quang ở trên Huỳnh đình thì nó thuận -cấu.

Tâm-huyết-thần nó nguyên căn thuộc âm mà hãm giao nơi cung

Càn; Ly ở Càn mà Giao-Cấu. Đó là thuận.

II

NGHỊCH CẤU SANH TIÊN

Còn phản-cấu thì Tâm Quang là Ly mà chiếu soi Khí-Huyệt

Khảm, ấy là Ly giao Khảm. Ly phản về nguyên. Thần trở về âm

Khôn, thì tức nhiên ly thần chủ về nhà, Khảm linh: Khách phải thất

vị tức phải hóa Khí hồi Nguyên.

10

LUẬN VỀ HÔ HẤP THẦN CÔNG

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

55

Vì Tâm ở trên, Thận ở dƣới tức nhiên Tâm là Lửa-Thận là Nƣớc;

Tỳ là Lò. Còn Thập-nhị-trùng-lầu là Thoát thƣợc; Hô-hấp là lấy

hơi gió thổi Lửa đặng đốt Nƣớc thành Hơi; chẳng có gì lạ hơn có 1

Âm-Dƣơng mà thôi. Âm-Dƣơng lại có chủ có thầy. Chủ của Tâm

huyệt-Âm là Thần-nhản nên Hồi-Quang phản chiếu thì Thần-nhản

đem về Khí-Huyệt là đem chủ Thần-hỏa về đặng hơi gió thỗi lửa

mới theo Tƣớng soái mà đến đó.

(Kẻ phàm do Hô-hấp mới tiêu hóa vật thực, cho nên ăn no thì hơi

thở phải nhiều. Còn muốn tìm Chơn-Nhơn-tức, phải bớt ăn là

vậy).

Còn Ý là chủ của Vạn-Khí Dƣơng-tinh, nên Ý ở Huỳnh Đinh , để

chờ dắc Khí-dƣợc về Huỳnh-Đinh.

Tấn-dƣơng-Hỏa thì tấn công dụng một hơi hít một cái tới Rún, rồi

hà ra 5 bực.

Còn Thối-phù thì hà ra một hơi chí Mui hít vô 5 bực.

Hể Tấn-dƣơng thì lấy hấp làm đại hào, hà làm tiểu hào.

Còn Thối-phù lấy hà làm đại hào, hấp làm tiểu hào.

Tấn-dƣơng hít một hơi tay lần một hột chuổi; Thối-phù hà một hơi

tay lần 1 hột chuổi.

(Xâu chuỗi tiểu châu làm nhƣ vầy tiện hơn: làm riêng một xâu 60

hột và một xâu 126 hột tiện hơn. Trong lúc Trúc-Cơ dụng xâu 60

hột, ngăn làm 4 lớp, lớp đầu 18 hột thì gút riêng, kế 18 hột gút

riêng nữa để làm 2 thời Tấn-dƣơng rồi 12 hột gút riêng, kế 12 hột

cho dễ trong khoãn tứ-thời Mộc-Dục (Mộc Dục là Đại-tịnh, gọi là

tắm rửa bồi trần, chẳng nhiểm một mãi trần ai đó là tắm gội, chớ

không phải lấy nƣớc mà tắm sạch lòng đặng đâu).

Còn xâu trƣờng 120 hột để dụng Đại-châu-Thiên ngăn ra làm 8

chận theo 2 lớp Tiểu châu, riêng 6 hột để làm 6 hơi giúp.

(Nơi đây kẻ lâm tƣởng hậu học mang chuối gọi là hiệu nghiệm của

ngƣời tu thì lầm lắm, mang chuổi mà không làm độ-số thì có ích gì

đâu?)

Còn về Lục-tự-Niệm lại lầm hơn nữa, tƣởng kêu Phật thì Phật rƣớc,

kêu Thầy mà Thầy rƣớc đặng đâu. Nếu niệm Lục-tự Phật mà không

dùng giờ Luyện-Kỷ thì không ích chi!

11

SỰ LẦM THẤT-NHỰT ĐẠI-ĐỊNH

Lại còn lầm Thất-Nhựt Đại-Định, tƣởng rằng: Vào thất bảy ngày thì

thành.

Nhật-thất là để làm cho Thần-ý Đại-Định chờ Đại-Dƣợc, đủ cân-

lƣợng không non không già, để hái lấy, chớ nhập-định mà không có

Đại-Dƣợc thì có ích vào đâu.

Khi Trúc-Cơ Tiểu-châu-Thiên thì lúc dƣơng-vật động thì Thần ở

Khí-Huyệt.

Ý ở Huỳnh-Đình Đại-Định, chờ chơn tinh tái động thì hít một hơi 5

hà thì Thần-Quang cũng đi lần theo từ số 12 trở lại, dùng sự sáng

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

56

con mắt cũng tƣởng theo đƣờng Đốc mạch mà dắc tinh theo hơi hít

hà đƣa Thần-Quang thì dắc đủ 18 hơi hít, 90 hà thì Thần-Quang

cũng đến số 3 rồi Đại-Định trong một hơi, rồi khởi hít hà nữa đủ 18

hơi 90 hà thì Thần-Quang cũng đến số 7, Mộc-Dục Đại-Định nữa.

Kế đơn động Thối-phù thở một hơi hà, 5 hít, đủ 12 hà Thần-Quang

cũng tƣởng đến số 9 rồi cùng Đại-Định; kế tiếp 12 hà 60 hít thì đến

số 12 dùng Đại-tịnh rồi lấy Ý rƣớc về Huỳnh-Đình Đại-Định nữa.

Nhƣ còn khỏe thì lấy thuốc; mệt thì nghỉ mà Ý cũng chẳng nên rời,

giữ thuốc nơi Huỳnh-Đình, nếu rời thì thuốc tãn mất. Đại-châu-

Thiên thì hái, cũng nhƣ Tiểu-châu-Thiên mà mãng 2 vòng Thần-

Khí đến số 12 thì Ý vừa qua hạ kiều rồi giúp 6 hơi Tấn-Dƣơng;

mãn 6 hơi đó đủ 126 hơi rồi đúng Ý dắc luôn về Tâm Huỳnh-Đình

gọi là phục thực. Giờ nầy Ý ở Huỳnh-Đình, Thần ở Khí-Huyệt, đó

là chiết Khảm điền Ly; lấy Thần hỏa ở cung Ly trở về cung Khảm.

Lổ Huyền quang tức là Khí-Huyệt ấy là Mẹ còn Huyền Quang Tốn

là Tinh; hai bên thì Thận-Thủy, Thận hỏa, trƣớc là Tỳ nó ở giữa.

oOo

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

57

III

CHƠN NGÔN BÍ TRUYỀN CỦA CHƠN-SƢ TIÊN TRƢỞNG

1

PHÁP LUẬT BÍ MẬT CỦA ĐẠO VÔ-VI

Đây, dƣới đây là chìa Khóa bí mật để mở cửa kho phép tắc nhiệm

mầu của Đại Đạo Vô-Vi do nơi đó mà biến hóa vô cùng vô tận...

SƠ GIẢI

Luyện Đạo là lấy cái nghịch điều hòa cho cái thuận dùng cái

thuận mà khám phá ra cái nghịch.

Nhƣng phải hiểu cội lý nó nhƣ vầy:

Cái Hình của Đạo có 2 yếu tố: 1 Âm và 1 Dƣơng.

Cái Hồn của Đạo là vô Tƣớng vô Sắc.

Ngƣời tu phải mƣợn cái Hình-Đạo mà lập nền cho Đạo thể cũng

nhƣ ta mƣợn xác-phàm của ta đặng tu luyện hóa ra xác Thánh cho

ta vậy.

Thời-kỳ vô-thể, Thái-Cực còn nguyên vẹn chƣa phân làm Luởng-

Nghi, Tứ-Tƣợng, thì Đạo không Động, không Tịnh, bao phủ lấy

Âm-Dƣơng đó là ĐẠO-THỄ.

Đến khi Thái-Cực chia 2, Âm-Dƣơng tách ra 2 nẻo tuần hoàn

sanh ra Đạo; ấy là ĐẠO-DỤNG.

Từ đây Tiên-Thiên giữ gìn Đạo-Khí, còn Hậu-Thiên là Hình-Thức

của Âm-Dƣơng.

Hậu-Thiên động tịnh trong lòng Tiên-Thiên tức là Âm-Dƣơng động

tịnh trong lòng Đạo. Vì đó Đạo-Khí cũng bị ảnh hƣởng mà tiêu hao,

xem ra thì chính Đạo sanh ra Âm-Dƣơng mà Âm-Dƣơng là

rƣờng cột của Đạo, có Đạo mới có Âm-Dƣơng.

Trái lại có Âm-Dƣơng mới có Đạo, đó là Thái-Cực tạo ra Âm-

Dƣơng, và nghịch trả lại là Âm-Dƣơng giao-cảm tất hiệp thành

Thái-Cực, là hỏi:

Lúc Thái-Cực phân ra 2 ngôi, thì Âm-Dƣơng cũng phân ra 2

đƣờng.

1. Ở ngôi Tiên-Thiên thì có Tiên-Thiên Âm-Dƣơng

2. Ở ngôi Hậu-Thiên thì có Hậu-Thiên Âm-Dƣơng

1. Tiên-Thiên Âm-Dƣơng là KHÍ cho nên chẳng thể rờ đƣợc

bóp đƣợc, nắm đƣợc, hƣởi đƣợc.

2. Hậu-Thiên Âm-Dƣơng là CHẤT cho nên rờ đƣợc, bóp,

nắm, chứa đƣợc.

1. Tiên-Thiên Âm-Dƣơng là Nƣớc Cốt

2. Hậu-Thiên Âm-Dƣơng là Cặn Bã

1. Bởi nơi Thái-Cực Tiên-Thiên Âm-Dƣơng sẵn có.

2. Còn Hậu-Thiên Âm-Dƣơng là do Thái-Cực sanh ra.

1. Tu luyện Kim Đơn phải hiểu chỗ Hậu-Thiên Âm-Dƣơng mà

dùng.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

58

2. Mà phải nhờ có Tiên-Thiên Âm-Dƣơng mới thành đạt đƣợc.

Thái-Cực Tiên-Thiên Âm-Dƣơng sanh Hậu-Thiên Âm-Dƣơng

Hậu-Thiên Âm-Dƣơng sanh ra loài ngƣời.

Bây giờ loài ngƣời lấy Hậu-Thiên Âm-Dƣơng của mình mà hiệp

với Tiên-Thiên Âm-Dƣơng thì sẽ đƣợc một Thái-Cực, tức là huờn

Đơn gọi là Thánh thai hay là Kim đơn đó.

Vậy nên biết làm cho Âm-Dƣơng trong ngoài thân ta mà giao-cảm

đƣợc thì ta nắm đƣợc mối Đạo của Trời tức là biết đƣợc phép mầu

nhiệm của đấng Tạo-Hóa vậy!

Muốn rõ phép giao-cảm Âm-Dƣơng Tiên-Thiên và Hậu-Thiên thì

phải học thông Thiên-can và Địa-chi, cùng là phải biết Huyền

quang là nơi giao-cảm Âm-Dƣơng; phải biết Khảm-Ly Tiên-

Thiên và Khảm-Ly Hậu-Thiên phải biết ngoại dƣợc là Chơn

Diên, còn nội dƣợc là Chơn Hống.

Đạo-Hữu nào muốn học thông phép nhiệm mầu trên đây thì phải lo

tu tâm, luyện tánh, có hạnh đức hoàn-toàn sẽ gặp Đại-Đức Chơn-

Sƣ Tiên Trƣởng có đủ quyền năng tiếp dạy mới thấu rõ máy Thiên

cơ đặng!

2

TẠI SAO MÀ LẢO VÀ TỬ (Có Già, có Chết)

CHÖ GIẢI

Đạo là: Âm-Dƣơng tiêu trƣởng.

Làm ngƣời khá thông, lo chƣởng lấy Tinh-Thần hầu lo tu luyện,

cho kịp thì giờ.

1. Thuần-dƣơng Nhựt-Nguyệt, là căn cơ của Thiên địa.

2. Ngƣời do Tinh-Thần mà bảo tồn tánh mạng.

1. Càn-Khôn, thì Nhựt, là Dƣơng, thƣờng tồn thƣờng

trƣởng!...

1. Còn Nguyệt là Âm, thƣờng luân thƣờng chuyển.

2. Bởi vậy con ngƣời có sanh trƣởng, thì có lão có tử!...

Thần và Tánh của con ngƣời thuộc Dƣơng, nên bất tiêu bất-diệt!

Còn Tánh mạng thuộc Âm, thƣờng tiêu thƣờng vong, có sanh có

trƣởng, có lảo và có tử!...

Nhƣ Nguyệt, Âm, sanh trƣởng, ấy là: bực thƣợng đức còn lảo và

tử là phẩm hạ đức.

Ngƣời Thƣợng Sỉ, nên tùng sanh trƣởng mà giải thoát tục trần, đặng

vào nơi Thánh Đạo!

Kẻ hạ sỉ, sẽ phải bị tiêu vong, thì nên tùng cơ Đạo mà chấp Đức

vậy!

Chấp Đức cho kịp lúc Lảo thành; bởi Âm-Dƣơng tiêu trƣởng có

đôi-đƣờng:

KHI SƠ SANH, THÌ THIÊN VÔ NGUYỆT!

CÕN NHƠN THÌ VÔ TINH

Ấy là: quẻ Khôn-vi-Địa

1. Đến ngày sơ-tam, thì sanh đặng Nhứt-dƣơng, biến khôn

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

59

thành phục quái!

1. Ngƣời đặng 960 ngày mới có 1 điểm tinh!

2. Cho đến Sơ-ngủ, thì Nguyệt biến Âm, thành Nhị-dƣơng, là

biến Phục thành Lâm!

2. Ngƣời đặng 5 tuổi, 4 tháng, mới có 2 điểm Chơn Tinh!

3. Đến sơ-bát, thì Nguyệt thâu đặng Tam dƣơng biến Lâm

thành Thới!

3. Ngƣời đặng 8 tuổi mới có 3 điểm Tinh!

4. Đến thập nhứt, thì Nguyệt thâu đặng Tứ dƣơng biến Thới thành

Trán!

4. Ngƣời đặng 12 tuổi, 8 tháng, mới có 4 điểm Tinh!

5. Đến ngày thập tam, thì Nguyệt thâu đặng Ngủ dƣơng, biến Trán

thành Ƣơng!

5. Ngƣời đặng 13 tuổi, 4 tháng, mới có 5 điểm Tinh!

6. Đến ngày thập ngủ nhựt, thì Nguyệt thâu đặng Lục dƣơng, biến

Ƣơng thành Càn!

6. Ngƣời đặng 16 tuổi, mới có 6 điểm Tinh, thì Càn-Khôn chói

rạng Lục Dƣơng sanh trƣởng!!!...

Ngƣời nơi đây đã lớn, Tinh-Thần đầy đủ, thì kiếp mau tầm đƣờng

siêu sanh Liễu Tử! Giờ nầy chẳng tu, thì 8 năm lại biến thành Nhứt

Âm!...

Còn Nguyệt; biến thành Nhứt Âm, Càn đổi ra Cấn! (1).

oOo

1. Ngƣời đặng 24 tuổi, thì đã khuyết 1 điểm Chơn Tinh, nếu

chẳng lo tu luyện, thì đến 32 tuổi, thì đã khuyết 2 điểm Dƣơng

rồi!

2. Nhƣ mặt Nguyệt; đến Nhị thập nhứt nhựt, khuyết nhị dƣơng,

biến Cấn thành Độn! Nơi đây chẳng dụng trí tri mà tu luyện; để

đến 40 tuổi, khuyết 3 điểm Dƣơng, ắt khó huờn: Nhƣng gắng

công lâu ngày thi cũng thành đặng.

3. Nhƣ mặt Nguyệt; đến Nhị thập tam nhựt, thì khuyết tam

Dƣơng, biến Độn thành Bỉ!

4. Ngƣời chẳng tu đợi đến 48 tuổi, thì đã Khuyết 4 điểm Dƣơng,

rồi thì thêm khó. Nhƣng gắng công mài sắt, ắt ngày nên kim.

Nhƣ mặt Nguyệt; đến nhị-thập ngủ-nhựt, đã thành tứ Âm, biến

Bỉ thành Quang!

5. Ngƣời chẳng siêng cần, để đến 56 tuổi, thì khuyết đến 5 điểm

Chơn-dƣơng! Nhƣ mặt Nguyệt; đến nhị thập bát nhựt, đa thành

ngủ-Âm, biến Quang thành Bát .

6. Ngƣời chẳng kíp tu, thì đến lục thập tứ tuế (64 tuổi), thì Khuyết

hết 6 điểm Chơn Tinh đã hết rồi, ô hô lâm mạng!

Nhƣ mặt Nguyệt; đến tam-thập-nhựt thì lục-Âm thuần toàn, biến

Bát thành Khôn, thì trên Trời không trăng, nơi ngƣời không

mạng!

______________ (1) = Càn (thuộc Kim) -Cấn (thuộc Thổ) -Khôn (thuộc Thổ)

Nơi đây còn có sát chơn-Âm, thì dùng Âm-trung, phản luyện thành

Dƣơng, thì thật là khổ-gay. Những Chí-tâm, Chí-đức gắng công

phục hồi, cũng đặng thành Thánh-Đạo!

Vậy thiện-Nam và Tín-Nữ, man tầm Đại-Đạo, hầu Phản-bản huờn-

nguyên, cho kịp kỳ lảo-tử!

3

TU THÂN LUYỆN KỶ

Con ngƣời là Tiểu-thiên-Địa, vì trong thân con ngƣời cũng có

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

60

Âm-Dƣơng nhƣ Trời-Đất vậy.

Nhờ nhị Khí Âm-Dƣơng mà hóa sanh đặng.

Phía trƣớc thân ngƣời là Mạch Nhâm.

Phía sau thân ngƣời là Mạch Đốc.

Hai mạch nầy nối nhau hai đầu

Phía trên gọi là Thƣợng thƣớc Kiều

Phía dƣới gọi là Hạ thƣớc Kiều

Vậy Nhâm-Mạch đi qua từ lổ Mũi theo cuống họng xuống Bao-tử

tới Đại-trƣờng và Tiểu-trƣờng, đó là thống lộ của tam Điền là Nê-

Huờn-Cung, Huỳnh-Đình cung và cung Khí-Huyệt.

Còn Đốc-mạch đi từ Cốc-Đạo lên Côn-lôn-đảnh, tức là Kỉnh đồ

trong Tam-Quang là Vĩ-Lƣ quang, Giáp-tích quang và Ngọc-chẩm

quang.

GIẢI NGHĨA HAI MẠCH NẦY

Khi Thai-nhi còn ở trong Thai-Bào thi 2 mạch nầy lƣu thông với

nhau, điều hòa luân chuyển ăn nhịp với trong thân Thai-nhi.

Bởi vậy cho nên Thai-nhi không ăn không uống không thở mà vẫn

sống là do nơi Tam-Bửu (Tinh-Khí-Thần) còn trong sạch ở nơi

Tiên-Thiên vậy.

Con ngƣời có Mắt tức là THẦN,

Mũi tức là KHÍ,

Tai tức là TINH

Nếu ba món nầy trong sạch nghĩa là Mắt không thấy. Mũi không

hƣởi, Tai không nghe, thì gọi Tiên-Thiên Tinh-Khí- Thần vậy; trái

lại: nếu thấy đƣợc, nghe đƣợc, thở đƣợc thì Tiên-Thiên Tam-Bửu sẽ

trở xuống thành Hậu-Thiên Tam-Bửu.

CHÂU-THÂN HÌNH ĐỒ

Thì bây giờ: Càn-Khôn đổi thành Ly-khảm tức là 2 Mạch Nhâm

Đốc phải rời rã ở nơi 2 thƣớc kiều, (Nhị thƣớc kiều) do đó anh nhi

mất lẽ trƣờng sanh.

Tu tức là nơi chỗ nầy:

Đạo là vận-trù tìm trƣờng sanh nơi đây vậy. Nếu tham thiền

nhập định nên nhớ để Chơn-ý vào chỗ thƣớc kiều hầu ráp lại 2

mạch Nhâm Đốc lại. Vì Nhâm Đốc cƣ thông; bá mạch tƣơng thông

thì nhơn-thân vô bịnh! Đó là Trƣờng sanh; nếu 2 mạch Nhâm Đốc

thông hiệp nhau rồi thì liền có Hào quang của Tiên-Thiên khí hiện

sáng lòa vậy. Lúc nầy con ngƣời cảm thấy thân nhẹ-nhàng yên lặng

khỏe khoắn, trí chẳng nhiểm một điểm trần nào hết.

Có câu rằng: Nhứt niệm bất sanh, toàn thể hiện, lục-căn tái động bị

vân già.

Còn luyện trƣờng sanh Đơn-dƣợc chỉ là dụng 8 lƣợng Diên và 8

lƣợng Hồng để tại Thƣợng thức kiều do bởi Chơn-ý, đủ huyền-diệu

làm cho Nhâm Đốc tƣơng thông Phải gìn Ngƣơn-Thần cho

chính!!!...Nơi nầy phải trao khẩu khuyết.

Phải để Chơn-ý ở trên Thƣợng thƣớc kiều thì bổn chi bất-động,

Ngủ uẩn giai không, phải cấm khẩu tồn-Thần định ý điều tức miên

miên, mạc giao gián đoạn, dỉ hữu nhƣ-vô, đó là ngƣng thần tổ khiếu

là để Chơn-Thần nơi TỔ-ĐẠO mà hấp thụ Tiên-Thiên khí vậy

(Ngủ huẩn: sắc, thọ, tƣỡng, hành, thức).

Thì trong thân ta lúc nào cũng có khí Tiên-Thiên.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

61

Bởi vì: Hữu thử Tiên-Thiên tắc sanh.

Vô thử Tiên-Thiên tắc tử.

4

TỨ THỜI HƢ-VÔ

GIẢI NGHĨA

TỊNH TỨ-THỜI TÍ-NGỌ MẸO-DẬU

Tịnh là phép diệt mê khử vọng

Đặng an-Thần bất-động Khí-căn

Tí-Ngọ Mẹo-Dậu là lằn

Thƣờng thƣờng liên tiếp Thủy thăng trung bình

Hỏa giáng xuống dục tình Khí hải

Nhờ Tham-Thoàn khắp rải tiêu tan

Vọng-ái mới đặng lặng trang

Đó là chiết Khảm phản đàng về Ly

Mấy lời khá nhớ làm y

Thất-Lục, đều lặng, Ngủ-chi điều hòa

Đó là Tịnh-tọa Tiên-Gia ...

oOo

GIỜ TÝ = giờ Tý: Vong-Ngã là tịnh luyện giống nhƣ Tử thi vậy,

nghĩa là: Chết mà không chết: Sống mà không biết. Trong cảnh nầy

Chơn-Nhơn xuất thẳng lên Nê-Huờn Cung mà hầu tiếp Thiên-Điểu

đó cũng gọi là Đại-Định vậy.

Cần nhứt phải dùng một ghế dƣới chƣn phải có cái gì để dƣới bàn

chơn đừng cho đụng đất; ra nơi nào cao Địa đêm thanh mà hít lấy

Khí Hƣ-vô Thanh Khí; đó là để thâu điển hơn ở trong nhà.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

62

Bởi trong nhà là ổ Âm Khí bao bọc, vì Âm Khí trƣớc độc, nó sẽ hại

ta.

Âm-Dƣơng phản khắc sẽ bị tiêu-diệt đó.

GIỜ TÝ = là giờ Dƣơng-Khí phát sanh phải ngồi ngó về hƣớng

Đông, nên cần ngồi thoàn mặt ngó Đông đặng thâu Thanh Khí mà

dƣỡng Thần, tay phải ấn Tý, thân mình cho ngay thẳng cho các bộ

phận đƣợc thông Khiếu đó.

Còn miệng cần nhứt ngậm lại nếu hở thì tan Khí vậy. Nhớ Bế Khẩu

và bế Nhỉ mà đƣợc bổ Thận.

GIỜ NGỌ = Ngọ là đứng bóng tóm 24 Khí Chơn tinh-anh thuần

túy của Võ-trụ mà ban bố làm cho tƣơi-nhuận Vạn loại khấp cả

Càn-Khôn vậy.

Ngọ là giờ của Khí giao bôi lại nơi điểm Trung-tâm của bầu Trời

thế-giới. Nguyên vốn giờ Ngọ ấy Thƣợng Đế gom 24 Khí hiệp lại

làm một rồi bủa ra khắp cả Nhơn Gian chung tộc cho các Nhơn-loại

cỏ cây đều thọ hƣởng.

Khí ấy là điển quang tuần-huờn chữ thƣờng gọi “Nhứt nhựt vận

hành Châu Thiên vậy”.

GIỜ MẸO = cũng tịnh ngồi nhƣ Tý mà cũng phải nhƣ Tử Thi,

Vạn-duyên đốn-tuyệt, cấm vọng, tƣởng, chẳng vậy nó sanh ra Ngũ-

Tạng sẽ hƣ hỏng.

GIỜ DẬU = cũng y nhƣ giờ Mẹo vậy.

Trong 4 giờ trên đó giờ nào cũng Mộc-Dục là Không Không trống

lỏng, không nhớ những chi vào tâm cả.

GIẢI NGHỈA MỘC DỤC

Trong tứ thời: Tý-Ngọ-Mẹo-Dậu mới vô hay là sau, thƣờng hay

dùng luyện Mộc-Dục đó.

MỘC-DỤC là nghĩa làm sao?

Đó là Chơn-Định tắm rửa bụi trần chẳng nhiểm, để tâm trí Không

Không đừng nhớ, đừng lo tƣởng chi cả. Cũng gọi là Chơn-Nhơn

hô-hấp; nếu tịnh mà không Mộc-Dục còn động là Hậu-Thiên hô-

hấp (Trƣợc Khí).

Phép Mộc-Dục là làm cho Vạn-duyên bất nhứt nhiểm chớ không

có gì lạ đâu.

Khi Mộc-Dục phải dùng Song Khuê (Mâu) mà trấn Mồ kỹ cho

vững nền (Thái Thanh Hồi-Quang).

Mồ Kỷ nhị Thổ là Khôn Âm là Thổ về hiệp với Cấn Dƣơng cũng

là Thổ mà nên Đạo vậy!...

Đó là Âm thổ hiệp với Dƣơng Thổ là Khí hiệp Thần mà nên Chơn-

ý tức là lƣỡng thổ thành Đạo Khuê vậy!...

Muốn có Chơn-ý thì phải nhờ tứ tƣợng là Kỷ Thổ Dƣơng về với

Mồ Thổ Âm mới tạo thành đặng Chơn-ý.

Bởi Đạo nhờ Chơn-ý; nếu Đạo không Chơn-ý tức là không Đạo.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

63

Tánh-Tình: Tinh-Thần qui ƣ Ý đó, còn nơi Trời là Kim, Mộc,

Thủy, Hỏa qui ƣ Thổ.

Nếu muốn nên Đạo thì phải Định-Thần Hiệp Khí qui về Chơn-ý mà

dẫn nó đem vào Huyền-quang-Khiếu vậy.

(Tứ tƣợng phải xem bản-đồ Tứ Tổ Qui Gia mà nghiệm xét mới hiểu

đặng).

TỨ TỔ QUI GIA

Bản-đồ và diển nghĩa

1. Tứ Gia tức là Kim Mộc Thủy Hỏa hiệp lại sanh ra Chơn Thổ ở

tại Giửa (trọn Ngủ-Hành).

2. Còn ở tại Ngƣời là Tâm, Can, Phế, Thận, hiệp lại Tỳ là đủ (Ngũ-

Tạng) tức thị là Hồn-Phách Tinh-Thần hiệp lại mới sanh ra Chơn-ý

ở trong vậy.

Trƣớc hết là Vô Cực sanh Thái-Cực một vòng tròn tức là Càn-

Khôn. Lập ra Thế Giái là một ngan đầu (Nhứt Nguơn) phân ra

Lƣỡng Nghi, một sỗ xuống chia Tứ tƣợng chia có Đông Tây, Nam

Bắc đó là phƣơng hƣớng.

Chữ Thập nầy rất là mầu nhiệm, ẩn cái nghĩa lý sâu xa gom đủ

Ngủ-Hành và Ngũ-Tạng, là ý nói về: Thiên Nhơn đồng nhứt Khí thì

Trời hiệp Ngủ-Hành lập thành Thế giái, Ngƣời biết hiệp Ngũ-Tạng

thì trở nên Tiên Phật.

5

TỌA THOÀN

Khi Tọa-Thoàn ngồi cho ngay lƣng.

Mặt phải bình. Đôi mắt hí hí không mở hoát, không nhắm lại. Cặp

mắt nhắm hở nhƣ hột lúa nằm ngang. Nếu mỡ thì thuộc Dƣơng,

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

64

nhắm bít lại thì thuộc Âm. Hễ thuộc Âm tức hại cho Phế và hại cho

Mắt.

Khi điều hòa đôi mắt rồi thì Nhản chiếu nơi Tâm nhƣng đừng đƣa

trồng mắt liếc xuống ngực, chỉ lấy ý tƣởng đem về Tâm mà lúc nào

cũng bình diện.

Đôi Nhản quang tƣởng xuống nơi Tâm (trong Khẩu Khuyết gọi là

Hồi-Quang phản chiếu). Còn Ý bất phóng ngoại và phải điều hòa

Nội-Tức.

Nội-Tức là thở ở trong, không thông ra ngoài, nhƣng chƣa thở đƣợc

theo nhƣ loài Thủy tộc, phải nghe hơi thở cho điều hòa, nhƣng phải

phân ba bực.

Hơi hít vào cho tới Rún thì phân nhƣ vầy: (đó là lấy từ mực cho

điều hòa hơi thở).

Khi hít vô tới Mũi gọi là Nam.

Khi đem hơi thở vô ngay Trung-tâm là Mô.

Hơi thở vận xuống chí Rún gọi là Cao.

Từ Rún nghỉ một chút gọi là Đài.

Rồi dẫn hơi thở lên ngay Trung-tâm gọi là Tiên.

Đem hơi thở ra tới lổ Mủi gọi là Ông

Làm nhƣ vậy cho điều hòa hơi thở, nhƣng lấy ý tƣởng mà thôi,

đừng đọc danh hiệu 6 chữ đó. Cứ điều hòa nhƣ thế luôn luôn. Tâm

cứ thủ vậy hoài đừng mong sự gì và cũng đừng phóng ra, ấy là phép

Tịnh sơ thoàn, tập lần lƣợc cho đƣợc rồi sẽ đi đến lớp khác, là lớp

Đại-Định Trúc-Cơ.

Đây là dạy theo Tân Pháp chơn truyền của Cao Đai Thƣợng Đế,

chớ không dùng cựu pháp nữa.

Luyện Pháp Sơ thoàn nhập định, phải hiểu rõ các danh từ nếu làm

sái thì có hại nhƣ:

1. Cứ đƣa hơi ra mau và mạnh thì làm cho lổ Mủi phải bịnh.

2. Thấy màu sắc hiện trƣớc mắt ấy là Hỏa Vọng Nhản quang,

là vì đôi mắt khi lim diêm, khi nhắm lại thì trƣợc Khí xông

lên thành không đƣợc đó.

3. Phép ngồi Tịnh-tọa chẳng cần ngồi kiết dà hay bán dà cứ

dùng ghế ngồi để 2 chơn xuống cho máu huyết thông lƣu thì

sau khỏi bại, bằng không thì sau sẽ đau bịnh tê.

4. Nhớ khi Phãn chiếu Hồi-Quang, đừng đem đôi mắt xuống vì

hại về sau đôi mắt. Lấy ý tƣởng chiếu xuống Tâm, chớ

không đƣa tròng mắt liếc xuống ngực. (Ý thủ tại Huỳnh-

Đình).

6

ĐẠI ĐỊNH BÁ NHỰT TRÚC-CƠ

YẾU LÝ SƠ GIẢI

Khi Đại-Định, nhập vào Tịnh thất thì cần phải biểu: “Nhứt Trần

bất nhiểm”. Cần phải hiểu cho thông phƣơng-pháp mới hành đƣợc.

Nhứt là chỗ vận Hỏa-Hầu, phải biết cách vận hành, bằng không nó

sẽ làm cho ta bị thổ huyết, hoặc bị hƣ hại cả 5 tạng-phủ nữa.

Vậy cách Sơ Thoàn phải hành y theo lời dạy trên đây cho thuần

thục hoàn-toàn rồi mới luyện qua Bá-Nhựt trúc-cơ. Chẳng nên

khinh thƣờng.

7

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

65

PHÉP TRỪ DÂM CĂN DƢƠNG VẬT Ngoài giờ Luyện đạo của ngƣời tu Chơn

Ban ngày, hoặc ban đêm, bất luận là giờ phút nào, vì Tinh lực

mạnh, nhiệt nóng nên dƣơng vật chuyển động thì mau mau ngồi

Kiết-dà, hoặc bán-dà, thủ công theo phƣơng-pháp nầy:

1. Hít 1 hơi mạnh vô từ lổ Mủi tới Hải Khí dƣới Rún, rồi nín

thở (đình-tức).

2. Nín-thở một chút rồi Hà ra mạnh cho ra lổ Mủi.

3. Hít-Hà đủ 36 lần thì dƣơng vật thục đầy vô. Dâm Niệm tiêu

tan.

4. Nếu gìn-giữ đƣợc lâu thì Tinh-khí đầy đủ nơi Hạ đơn-điền

tất nhiên Tam Thần đƣợc sáng suốt minh-tỉnh luôn luôn.

5. Nhƣng trong giờ Tịnh Tứ Thời phải nhớ lấy Thần-Hỏa nấu

Tinh thành hơi hóa Khí nhập vô ống xƣơng, bằng không thì

Tinh vì bị đầy tràn phải xông ra đƣờng dƣơng vật, tục gọi là

Di-Tinh.

Bài nầy dạy ngƣời Chơn tu mà chƣa biết vận luyện Hỏa Hầu (Thần

là Nhãn Quang, Hỏa là Tâm-ý).

8

TRƢỜNG SANH VÔ BỊNH

Nguời tu-chơn không luyện Hỏa Hầu, nếu có học và có thực hành

theo 2 phƣơng-pháp trên đây (Sơ thoàn và Trừ dâm căn dƣơng

vật), thì cũng đƣợc vô bịnh và sống lâu, tức là Nhơn Tiên ở cõi

Trần Gian!

9

HƠI THỞ CỦA NGƢỜI PHÀM TỤC (THUẬN HÀNH)

Hơi thở của ngƣời phàm tục thì từ Mũi hít vô tới Hãi Khí (dƣới

Rún) rồi từ Hải Khí theo Mạch-Nhâm đi trở lên ra lổ Mủi. Khi ăn

no thì thở từ Tỳ trở lên ra miệng, và thở nhiều đặng mau tiêu hóa

vật thực.

Còn phía sau thân, thì thở từ Nê-Huờn Cung (mỏ-ác theo Mạch Đốc

dài xuống xƣơng sống đi xuôi xuống. Hai Mạch Nhâm và Đốc

không giao thông nhau đƣợc.

10

HƠI THỞ CỦA TIÊN-GIA (NGHỊCH HÀNH)

Ngƣời tu Tiên luyện Đạo thì khác, thở từ Mủi hít vô tới Hải- Khí từ

Hải-Khí mở đƣờng Vỉ-Lử ngang thanh cật (Thận-Đƣờng) ở sau

thân ngƣời, rồi do xƣơng sống theo Mạch-Đốc mà đi ngƣợc lên đến

Nê-Huờn-cung, tiếp liền đem hơi thở chạy theo Mạch-Nhâm xuống

ngay vào Hải-Khí, chớ không cho ra lổ Mủi. Hai Mạch Nhâm và

Đốc thông nhau cho giáp một vòng, không hề dứt đoạn, gọi là vòng

châu-thiên.

Hơi thở cứ từ Hải-khí qua Vỉ-Lử do Mạch-Đốc lên Nê-Huờn rồi từ

Nê-Huờn do Mạch-Nhâm đi ngay xuống Hải Khí không cho ra lổ

mủi, cứ tiếp đi thƣờng thƣờng chẳng hở dứt, phải kềm giử tƣ-tƣởng

trí nhớ đƣa theo hơi thở điều hòa luôn luôn, đến khi nào hơi thở nhẹ

quá dƣờng nhƣ-không biết nghe đƣợc nữa, thì mới có Nội-Tức mà

luyện Hỏa Hầu đƣợc (Phật gọi là Pháp luân thƣờng chuyển).

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

66

PHẢI BIẾT PHÂN BIỆT

1

Huỳnh-Đình ở cuối Tâm trên Tỳ.

Bởi cơ-thể của Tâm có Huyết-Khí. Khí-Huyết thông nhau bởi hô-

hấp. Chỗ căn-cứ hô-hấp đó tức là Huỳnh-Đình, trên là Tâm, dƣới là

Tỳ.

2

Thất-tình: Hỉ-Nộ-Ái-Ố-Lạc-Cụ

Hỉ = Mầng (Toại ý bên trong).

Lạc = Vui (Vui khoái xuất cảnh bên ngoài nhƣ ăn chơi coi hát).

Ái = Thƣơng (yêu mến bên ngoài nhƣ tình duyên).

Ai = Thƣơng (trọng mến bên trong nhƣ cha mẹ).

Lục-Dục: Nhãn-Nhỉ-Tỉ-Thiệt-Thân-Ý

Nhãn = mắt thấy mới ham muốn.

Thân = ƣa sung sƣớng sang trọng, mặt sƣớng.

Ý = muốn toại lòng mình, dục-vọng.

NỮ NHƠN LUYỆN ĐẠO

TÍN-NỬ HỌC-ĐẠO NÊN NGHE BÀI DẠY DƢỚI ĐÂY

Trong châu-thân có 2 đƣờng thở cốt yếu thông từ Nê-Huờn đến chỗ

Hạ-điền ấy là Mạch-Nhâm và Mạch-Đốc đó. Trƣớc là Tam Điền,

cửu Khiếu. Sau là tam quan cửu lộ.

Tấn-dƣơng-Hỏa, Thối-âm-Phù là chi vậy. Khẩu Khuyết có nói

Tam-Bửu là Tinh-Khí-Thần và nói: Luyện-Tinh hóa-Khí, luyện-

Khí hóa-Thần, luyện-Thần Hƣờn-Hƣ.

Nhƣng xét kỷ ra thì mấy điều bao hàm trong chữ, chỉ có Tinh với

Khí là đáng kể đó thôi. Bởi vậy muốn bảo tồn 3 báu ấy, kẻ

tu hành phải đoạn dâm căn là đầu mối của khoa-học luyện Đạo.

Đoạn dâm căn có 2 phép là

1. Trảm Xích Long về phần Nử nhơn (Xích Long là Huyết).

2. Sát Bạch Hổ về phần Nam Nhơn (Bạch Hổ là Tinh). Nữ

Nhơn khác hơn Nam Nhơn chỗ nầy:

Thƣờng ngày huyết khí do theo 2 đƣờng mạch máu từ Rún chạy

xuống vẫn lƣu hành bao nhiêu huyết-mạch bao nhiêu chất bổ của

xác-thân đều đem về nuôi hai đùm trứng trên Tử Cung.

Trên Tử cung, hai bên mặt và trái có 2 buồng trứng (ổ, trứng).

Hai đùm trứng nầy nhờ có khí huyết chạy xuống nuôi duởng nên

vận chuyển đều đều, đến khi đúng ngày trứng ấy chín và rụng.

Nhƣng trong trứng nầy không đậu vì thiếu Dƣơng trùng nên màng

huyết-mạch lâu ngày phải lủng, những chất bổ lọc trong vật thực,

không ra một lƣợt nên phải hƣ hết, và bị tống ra ngoài, tục gọi Kinh

nguyệt Mỗi lần Kinh nguyệt thì hƣ hao chất bổ trong máu và trong

xƣơng.

Bởi vậy Nữ Nhơn học Đạo phải biết gìn giữ của ấy (Khí huyết)

đem nó về nuôi châu-thân mình. Đơn-dƣợc Thánh Thai, cũng do

nơi đó mà sanh sản. Còn muốn sống lâu thì phải xa lánh sự dâm

dục.

Còn luyện Đạo, trƣớc hết muốn đoạn dâm căn thì phải thông Hồi-

Quang phản-chiếu, là biết điều-tức là cần nhứt.

TRẢM XÍCH LONG

Thâu Thần Điển đặt tại Nê-Huờn, dụng ý đem xuống hai bên

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

67

Huyền Ƣng, và 2 bên cặp Nhủ Phòng, lần đi xuống nhẹ nhẹ đem về

Huyệt Khí. Nơi Tam Xoa Lộ dụng ý thâu 2 viên trứng trở về Khiếu

trung Khiếu, rồi trả hơi thở về Huyền Ƣng, hơi thở ra cửa miệng.

KẾT LUẬN

Thế giới chiến tranh vì quyền lợi, loài ngƣời giết lẫn nhau chẳng

gớm tay vì miếng ăn, trộm cƣớp vì nghèo đói, đó là do bởi Đời ly

Đạo, Ngƣời vô Đức.

Lòng Bác Ái đứng trƣớc cảnh hổn loạn ấy, khó nổi ngồi yên, nên

mới cố công gắng sức tầm ra một phƣơng-pháp cứu Đời trụy lạc.

Vì đó mà 2 quyển sách: ĐỨC KINH và ĐẠO KINH phải xuất hiện

giúp Đời.

Tự Cổ cập Kim, thời buổi ly loạn thƣờng tạo ra 2 hạng ngƣời lầm

lạc:

1. Một hạng tham lam vì ham mê bã-lợi mùi-danh theo xu-thời

mẩu-thế, tranh-bá đồ-vƣơng một cách nhơ nhuốc hoặc phải

bị chết non thác yểu, rồi ra tên tuổi bị chôn lấp dƣới bùn lầy

bẩn thỉu, rất uổng cho một kiếp làm ngƣời.

2. Còn một hạng ngƣời nữa, vì yếu tánh, lại bị ảnh-hƣởng

trong thời-cuộc ô-trƣợc, nên chán đời mà bỏ phế gia đinh ẩn

chốn sơn lâm hoặc nhập Thiền môn cứ gỏ mỏ tụng Kinh,

làm cho thoái bộ đời sống của mình, một cách vô vị thật

uổng thay một kiếp làm ngƣời.

Vậy phải làm sao. Phải cứu-vản bằng cách nào?

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

68

Thì đây:

I. Đối với hạng ngƣời trên, xin dâng quyển Đức-Kinh đã xuất bản

rồi.

ĐỨC-KINH giúp cho ta một Hoa Tiêu để nhắm con đƣờng đi khỏi

lạc lầm, tức là dạy ta Nhập-thế, cầu danh lợi một cách hợp lý cho

thăng bằng nhơn-đạo, nghĩa là cho đúng cán Cân công-lý trong

nhơn-quần xã-hội. Nhƣ vậy là biết tùng theo luật Quân-bình của

Tạo-Hóa đó!

Đƣợc vậy đời sống mới cho mình một nền Hạnh phúc thật-tế muôn

đời an-cƣ lạc-nghiệp, y nhƣ câu Thánh hiền:

“Tri túc thƣờng lạc”

1. Nhờ đó mà ta đƣợc bão tồn danh nghiệp, mà tên tuổi khỏi bị

chôn sâu trong ô-trọc.

2. Nếu một Quốc-Gia làm đƣợc nhƣ vậy, thì đâu có trộm-

cƣớp giặc-loạn, đâu có thổ-phỉ cƣờng-hào.

3. Nếu Toàn-cầu thế-giới thực hành y vậy, thì đâu có còn

chiến-tranh nữa, trái lại Nhơn-loại đƣợc thái bình an minh,

chắc vậy chẳng sai.

II. Đối với hạng dƣới thì có sẳn quyển Đạo Kinh đây.

ĐẠO KINH giúp cho ta xuất thế siêu-việt thƣợng-từng Đạo-Đức

một cách phi thƣờng. Làm cho Tâm-Hồn ta đƣợc an-nhàn thoát khổ

mà lại đƣợc trƣờng-sanh vô-bịnh. May ra đƣợc cái hạnh-phúc sanh

Tiên, tác Phật. Nhƣ vậy mới không uổng cho kiếp làm ngƣời là

Tiểu-Thiên-Địa.

THI BÀI

Tuồng Đời đƣơng diển khắp nơi

Cũng vì quyền lợi mà Đời cạnh tranh

Rồi đây Đời Đạo hợp thành

Chiến tranh mất hẳn, Đuốc Lành sáng soi

Phận ta ráng túc giọng còi

Độ ngƣời qua khỏi cái voi máu đời

Ấy là cũng bởi cơ Trời

Để mà lựa lọc những ngƣời thiện căn

Càng thêm mặt bể sóng nhăn

Bốn phƣơng khói lửa dƣới lằn đạn tên

Lòng tu chí gắng cho bền

Cũng đừng ham chuộng cái nền phú sang

Sao bằng cờ Thánh luận bàn

Thỏa thê động báo thanh-nhàn cảnh Tiên

Mặc tình cờ ruợu hàn-huyên

Vui cùng Tinh-Tú động-Tiên Niết Bàn

Phải thâm hiểu lý thanh-nhàn

Vui theo Thiên-cảnh là đàng Phƣớc-duyên.

Tác-Giả

CHUNG NGUYỄN HỮU ĐẮC

Xuân-Thu Canh-Dần Niên Chơn-Hƣ-Tử

1950 Thiên-Phong: Thƣợng-Đắc-Thanh

Thánh Sắc: Thiên-Lộc-Tinh

oOo

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

69

MỤC-LỤC ĐẠO-KINH

Trƣơng Số

Đề Từ

Tựa

Tiểu Dẫn

Thiên I – Đạo

Thiên II – Bảy Thể-chất của con ngƣời

Thiên III – Đạo-Học bí-pháp Thánh-truyền

Thiên IV – Khẩu-khuyết Tâm-truyền

Thiên V – Nữ-nhơn luyện-Đạo

Thiên VI - Kết-Luận

THIÊN I

I – Đạo

II – Lò tạo-Hóa

THIÊN II

I – Bảy thể-chất của con ngƣời.

II – Phƣơng-pháp luyện-Đạo

THIÊN III

ĐẠI-HỌC BÍ-PHÁP THÁNH-TRUYỀN

I – Đặc-Tánh của mỗi thể-chất con ngƣời.

II – Trạng-thái Hình-thể

1. Trong luc con ngƣời còn sống.

2. Trong lúc con ngƣời ngủ Xuất-Thần.

3. Trong lúc con ngƣời trầm tƣ mặc tƣởng.

4. Trong lúc con ngƣời chết.

5. Trong lúc con ngƣời luyện-Đạo xuất Hồn.

III – Linh-Hồn có 3 ngôi.

IV – Cuộc Tấn-Hóa của Linh-Hồn.

V – Thiên-Đàng và Địa-Ngục.

VI – Luân-Hồi và Quả-Báo.

THIÊN V

KHẨU-KHUYẾT TÂM-TRUYỀN

I – Khẩu-Khuyết Chơn-Truyền

Trời-Đất-Ngƣời có liên can tƣởng hiệp.

1. Tam-Giáo qui Pháp Ngũ-Hành.

2. Nhứt-Khí Hạo-Nhiên tại sao mà khuyết.

3. Ngăn Ngừa Thất-tình Lục-Dục.

4. Phải qui Tam-Bửu Ngũ-Hành.

5. Ngũ-Khí Triều-Ngƣơn.

6. Tam-Huê tụ đảnh. Ngũ-vị bổ Ngũ-tạng.

II – Luyện Đạo theo Tân-Pháp Cao-Đài.

1. Luyện-Kỷ.

2. Hƣờn-Hƣ Bá-Nhựt Trúc-Cơ.

3. Thập ngoạt hoài Thai.

4. Tam-niên nhũ-bộ.

5. Cửu-Niên Diện-Bích.

6. Hình-đồ Luyện-Kỷ.

7. Hình-đồ Trúc-Cơ.

8. Lẽ Thuận-Nghịch và Hình-độ.

9. Họa-đồ Tấn-Dƣơng-Hỏa Thối-Phù.

III – Chơn-ngôn bí-truyền của Chơn-sƣ Tiên-Trƣởng.

1. Pháp-luật bí mật của Đạo Vô-Vi.

2. Tại sao mà Lão và Tử.

3. Tu Thân Luyện-Kỷ

Châu Thiên Hình Đồ.

4. Tứ Thời Hƣ-vô: Tý-Ngọ-Mẹo-Dậu và Mộc-Dục.

Tứ Tổ Qui Gia.

Bản-đồ Tứ Tổ.

5. Tọa-Thoàn.

6. Đại-Định yếu lý.

7. Phép trừ dâm căn Dƣơng-Vật

8. Trƣờng Sanh vô bịnh.

ĐẠO KINH Nguyễn Hữu Đắc

70

9. Hơi thở của ngƣời Phàm tục.

10. Hơi thở của Thần Tiên.

THIÊN V

1. Phƣơng-pháp luyện Đạo.

2. Bản-đồ Hình-thể.

THIÊN VI

KẾT-LUẬN

Bản-Đồ và Hình-Đồ

1. Bản-đồ Hình-thể gtrong lúc con ngƣời Sống, Chết, Ngủ

và Luyện Đạo xuất hồn.

2. Bản-đồ Luyện-Kỷ và Trúc-Cơ.

3. Hình Đồ lẽ Thuận Nghịch.

4. Bản-đồ Tấn-dƣơng-Hỏa Thối-phù

5. Châu Thiên Hình Đồ.

6. Bản-đồ Tứ Tổ Qui Gia.

7. Nữ Nhơn Hình Đồ.