chƯƠng 11 ĐẮc ĐẠo vÀ tÚc mẠng - thuvienhoasen.org · ĐtkĐctt, tập 4, số 211, kinh...

168
CHƯƠNG 11 ĐẮC ĐẠO VÀ TÚC MẠNG 1. CHÁNH VĂN 有沙門問佛. 以何緣得道. 奈何知宿命. 佛言. 道無形. 知之無益.要當守志行.譬如磨鏡.垢去明存.即自見形.斷 欲守空. 即見道真. 知宿命矣. Dịch nghĩa Có vị Sa-môn hỏi Phật: Do duyên gì mà đắc đạo? Làm sao biết được túc mạng? Phật dạy: Đạo không có hình tướng, mọi tìm cầu nhận biết đều vô ích, điều chính yếu là thủ chí hành đạo. Ví như lau gương, bụi sạch gương trong, tức sẽ thấy hình. Dứt bỏ ái dục, giữ gìn nghĩa không, sẽ nhận ra thật nghĩa của đạo và biết rõ túc mạng. 2. ĐỐI CHIẾU 2.1. Tư liệu Hán tạng ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh Pháp cú thí dụ, quyển 2, phẩm Thuật thiên thứ 16. Đời Tấn, Sa-môn Pháp Cự và Pháp Lập cùng dịch. … Nhà vua bạch Phật: Được biết Bàn-đặc bản tánh ngu độn, do duyên gì mà chỉ nghe một câu kệ thì đắc đạo? 112

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHƯƠNG 11

ĐẮC ĐẠO VÀ TÚC MẠNG

1. CHÁNH VĂN

有沙門問佛. 以何緣得道. 奈何知宿命. 佛言. 道無形.

知之無益. 要當守志行. 譬如磨鏡. 垢去明存. 即自見形. 斷

欲守空. 即見道真. 知宿命矣.

Dịch nghĩa

Có vị Sa-môn hỏi Phật: Do duyên gì mà đắc đạo? Làm sao biết được túc mạng? Phật dạy: Đạo không có hình tướng, mọi tìm cầu nhận biết đều vô ích, điều chính yếu là thủ chí hành đạo. Ví như lau gương, bụi sạch gương trong, tức sẽ thấy hình. Dứt bỏ ái dục, giữ gìn nghĩa không, sẽ nhận ra thật nghĩa của đạo và biết rõ túc mạng.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh Pháp cú thí dụ, quyển 2, phẩm Thuật thiên thứ 16. Đời Tấn, Sa-môn Pháp Cự và Pháp Lập cùng dịch.

… Nhà vua bạch Phật: Được biết Bàn-đặc bản tánh ngu độn, do duyên gì mà chỉ nghe một câu kệ thì đắc đạo?

112

Phật bảo vua: Học không hẳn phải quá nhiều, hành trì là chủ yếu. Bàn-đặc hiểu được nghĩa một câu kệ, tinh tấn sửa tâm nhập định, thân khẩu ý sạch lặng như vàng cõi Trời. Người dẫu học rộng nhưng không hiểu, không hành, thì chỉ là kẻ lầm lạc trong thức tưởng, nào có ích gì!

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經, 卷第二, 述千

品第十六

晉世沙門法炬共法立譯.

…王白佛言. 聞般特本性愚鈍方知一偈何緣得道. 佛告王曰. 學

不必多行之為上. 般特解一偈義. 精理入神. 身口意寂淨如天金. 人雖

多學不解不行徒喪識想. 有何益哉.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 23, phẩm Tăng thượng thứ 31, kinh số 11.

Tôi nghe như vầy:Một thời, Đức Phật trú tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-

đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, đệ tử Tôn giả Mục-liên và đệ tử Tôn giả A-nan, hai người nói chuyện:

- Hai chúng ta đồng tụng kinh xem ai hay hơn! Lúc ấy, nhiều Tỷ-kheo nghe hai người thảo luận, bèn đến

chỗ Thế Tôn, cúi lạy, rồi ngồi qua một bên. Các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Nay có hai người bàn luận: ‘Hai chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay!’.

Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo: - Ngươi đi gọi hai Tỷ-kheo ấy đến đây. Tỷ-kheo đáp: - Kính vâng, bạch Thế Tôn!

113

Tỷ-kheo vâng lời Phật dạy, đến chỗ hai người kia, bảo họ: - Thế Tôn cho gọi hai ông.Hai người nghe Tỷ-kheo nói, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy

rồi đứng một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo hai người:- Các ngươi ngu si! Các ngươi thực có nói: ‘Chúng ta cùng

tụng kinh xem ai hay hơn’ không? Hai người đáp: - Thật vậy, bạch Thế Tôn! Thế Tôn bảo:- Các ngươi có nghe Ta nói pháp này: ‘Hãy cạnh tranh với

nhau chăng?’. Pháp như thế đâu khác Bà-la-môn? Các Tỷ-kheo đáp:- Con chẳng nghe Như Lai nói pháp này.Thế Tôn bảo: - Ta do không thuyết pháp này cho Tỷ-kheo, vì vậy mà các

ngươi tranh hơn thua chăng? Nhưng Pháp mà Ta thuyết hôm nay là muốn có người được hàng phục, có người được giáo hóa. Tỷ-kheo nào lúc thọ lãnh pháp, hãy nhớ suy nghĩ bốn duyên, xem có tương ưng với Khế kinh, A-tỳ-đàm, Luật không? Nếu tương ưng, hãy nhớ vâng làm.

Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ: Tụng nhiều việc vô ích. / Pháp này chẳng phải hay./ Như

đi đếm số bò./ Chẳng thiết yếu Sa-môn./ Nếu tụng tập chút ít./ Nhưng thực hành theo pháp./ Pháp này là trên hết./ Đáng gọi pháp Sa-môn./ Tuy tụng đến nghìn chương./ Không nghĩa đâu ích gì?/ Chẳng bằng tụng một câu./ Nghe xong đắc đạo được./ Tuy tụng đến nghìn lời./ Không nghĩa đâu ích gì?/ Chẳng bằng tụng một nghĩa./ Nghe xong đắc đạo được./ Dẫu tại bãi chiến

114

trường,/ Thắng nghìn nghìn quân địch./ Tự thắng mình tốt hơn./ Chiến thắng thật tối thượng.

Thế nên, này các Tỳ-kheo, từ nay về sau chớ nên tranh tụng, chớ có tâm hơn thua. Vì sao thế? Hãy nghĩ hàng phục tất cả mọi người. Nếu Tỷ-kheo có tâm hơn thua, tâm tranh tụng nhau mà cùng cạnh tranh thì phải lấy pháp luật mà trị. Tỷ-kheo, vì thế hãy tự tu hành.

Hai Tỷ-kheo nghe Phật nói xong, liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy Thế Tôn, sám hối:

- Từ nay về sau, chúng con không làm vậy nữa. Cúi xin Thế Tôn nhận lời con hối lỗi.

Thế Tôn bảo:- Trong đại pháp, các ngươi đã chịu sửa lỗi, tự biết có tâm

cạnh tranh. Ta nhận sự hối lỗi của các ngươi. Các Tỷ-kheo, chớ nên thế nữa. Như thế, các Tỷ-kheo hãy học điều này.

Bấy giờ, các Tỷ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tăng nhất A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.235-238)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第二十三, 增

上品第三十一, (一一)

聞如是. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 目連弟子. 阿難

弟子二人共談. 我等二人同聲經唄. 誰者為勝. 是時. 眾多比丘聞此二

人各各共論. 聞已. 便往至世尊所. 頭面禮足. 在一面坐. 爾時. 眾多比

丘白世尊言. 今有二人共論. 我等二人共誦經唄. 何者為妙. 爾時. 世

尊告一比丘. 汝往呼此二比丘使來. 比丘對曰. 如是. 世尊.比丘從佛

受教. 即往至彼二人所. 語彼二人曰. 世尊喚卿. 是時. 二人聞比丘語

已. 即至世尊所. 頭面禮足. 在一面住. 爾時. 世尊告二人曰. 汝等愚人

115

實有此語. 我等共誦經唄. 何者為妙. 二人對曰. 如是. 世尊. 世尊告

曰. 汝等頗聞我說此法共競諍乎. 如此之法. 何異梵志. 諸比丘對曰.

不聞如來而說此法. 世尊告曰. 我由來不與諸比丘而說此法. 當諍勝

負耶. 然我今日所說法. 欲有降伏. 有所教化. 若有比丘受法之時. 當

念思惟四緣之法. 意與契經. 阿毘曇. 律共相應不. 設共相應者. 當念

奉行. 爾時. 世尊便說此偈.

多誦無益事. /此法非為妙. 猶算牛頭數. 非此沙門要. 若少多誦

習. 於法而行法. 此法極為上. 可謂沙門法. 雖誦千章. 不義何益. 不如

一句. 聞可得道. 雖誦千言. 不義何益. 不如一義. 聞可得道. 千千為

敵. 一夫勝之. 未若自勝. 已忍者上.

是故. 諸比丘. 自今以後. 未復諍訟有勝負心. 所以然者. 念當

降伏一切人民. 若復比丘有勝負心. 共諍訟心而共競者. 即以法. 律

治彼. 比丘. 以是之故. 當自修行是故. 二比丘聞佛此語已. 即從坐起.

禮世尊足. 而求悔過. 自今已後. 更不復為. 唯願世尊受其悔過. 世

尊告曰. 大法之中快得改過. 自知有諍競之心. 聽汝悔過. 諸比丘. 更

莫復爾. 如是. 諸比丘. 當作是學. 爾時. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 151, Kinh Phật thuyết A-hàm chánh hạnh. Hậu Hán, An Tức, Tam tạng An Thế Cao dịch.

Phật dạy, người muốn tìm đạo, nên an tọa nơi thanh vắng, khởi đầu từ hơi thở vào ra của mình, nhận biết rõ dài ngắn. Hơi thở không đều thì thân thể mỏi mệt, nhịn thở ngăn hơi thì thân thể cũng rã rời. Tự mình khởi lên tư duy phân biệt, chủ nhân của thân thể này là ai? Quán xét nội, ngoại tâm của mình, tự vui với niệm tưởng, chúng sanh có nhiều tâm ý khác lạ. Trong khi đó, không sử dụng các thứ châu báu trong thiên hạ. Tâm từng bước về theo chánh đạo, nhưng ý lại có chút xao động, nên chuyên chú nhiếp niệm trở về với hơi thở, thì ý sẽ trở lại bình yên.

Ví như người có tấm gương, bị mờ nên không thấy hình, lau sạch bụi nhơ, tức sẽ thấy hình. Chúng sanh từ bỏ tham dâm, giận

116

dữ, ngu si, giống như lau gương trừ bụi bặm. Tư duy về chân lý: Trong trời đất này không có vật gì kiên cố và không có điều gì thường tồn.

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0151 佛說阿含正行經, 後漢安息

國三藏安世高譯

…佛言. 欲求道者. 當於空閑處坐. 自呼吸其喘息. 知息短長. 息

不報形體皆極. 閉氣不息. 形體亦極. 分別自思惟. 形體誰作者. 心當

觀外. 亦當觀內. 自思惟歡然. 與人有異心. 當是時不用天下珍寶. 心

稍欲隨正道. 意復欲小動者. 當攝止即還守. 意即為還. 譬如人有鏡.

不明不見形. 磨去其垢. 即自見形. 人已去貪婬瞋恚愚癡. 譬如磨鏡.

諦思惟天下. 皆無有堅固. 亦無有常.

2.2. Tư liệu Nikaya

Tích truyện Pháp cú, phẩm Không phóng dật, Châu-lợi Bàn-đặc thành Tỷ-kheo.

Ðức Phật chấp nhận cho Ðại Bàn-đặc xuất gia, nhập Tăng đoàn, giao chàng cho một Trưởng lão. Chàng nhận từ Trưởng lão đề mục thiền quán về “Năm yếu tố đầu tiên cấu tạo thân”. Thuộc lòng hết Phật ngôn, an cư suốt mùa mưa, miên mật tu hành, và do chuyên cần tinh tấn hành thiền của chàng đắc A-la-hán, được hưởng nguồn hỷ lạc của thiên định, cũng như niềm an lạc của Thánh quả. Ðại Bàn-đặc nghĩ rằng em mình cũng có khả năng chứng nhiệm được pháp lạc này, nên trở về nhà ông ngoại xin cho Châu-lợi Bàn-đặc đi tu. Ông ngoại cũng rất tin vào Tam bảo và cảm thấy hổ thẹn khi ai hỏi về hai đứa cháu ngoại, con của cô gái bỏ nhà trốn đi, vì hai lý do đó ông rất vui mừng cho phép chúng đi tu.

Châu-lợi Bàn-đặc được gia nhập Tăng đoàn và thọ giới. Nhưng anh chàng quả là đần độn, bốn tháng trời trôi qua cũng không thuộc nổi bài kệ:

117

Như hoa sen thắm đượm,Tròn nở sáng tinh sương,Ngào ngạt trinh nguyên hương,Kìa, xin mời chiêm ngưỡng,Ðấng Thế Tôn chói lọi,Như mặt trời lừng không.Vào thời Phật Ca-diếp, Châu-lợi Bàn-đặc rất thông minh,

nhưng khi vào Tăng chúng, ông đã chế nhạo và đùa cợt một Tỷ-kheo kém trí. Vị này vì bị làm trò cười nên không học thuộc, thậm chí không lặp lại được lời kinh. Do quả báo này ông tái sanh thành người đần độn. Vừa học xong một câu sau thì câu trước đã quên mất. Bốn tháng trôi qua, ông vẫn không thuộc nổi bài kệ. Ðại Bàn-đặc thấy em mình như vậy, nghĩ rằng không thể đạt cứu cánh tối thượng của Ðạo, nên đuổi em ra khỏi Tăng đoàn. Nhưng Châu-lợi Bàn-đặc rất tha thiết với giáo lý Phật-đà. Rời khỏi Tăng đoàn trở về đời sống thế tục là điều ông không muốn nhất trong cõi đời.

Lúc bấy giờ Jìvaka Komaràbhacca mang thật nhiều hương hoa đến vườn xoài của mình cúng dường Phật, nghe Pháp xong, ông đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi tiến đến vị quản chúng là Ðại Bàn-đặc xin thỉnh chúng Tỷ-kheo đến thọ thực tại nhà. Trưởng lão Ðại Bàn-đặc nhận lời mời cả chúng Tỷ-kheo, trừ vị Tỷ-kheo đần độn không thuộc kinh kệ. Châu-lợi Bàn-đặc thấy anh mình quả không đoái hoài đến em một chút nào, không ích lợi gì mà kéo dài đời tu sĩ, nên quyết định rời Tăng đoàn, về nhà hành hạnh bố thí và các công đức khác. Sáng hôm sau ông rời tinh xá rất sớm. Cũng sáng sớm đó, Thế Tôn quan sát thế gian, thấy rõ việc này, đến trước cổng chờ Châu-lợi Bàn-đặc.

Khi ông đến, thấy Phật bèn đảnh lễ. Ðược Phật hỏi ông đi đâu vào giờ này, ông kể tự sự, Phật bảo ông:

118

- Chính Ta thu nhận ông vào Tăng đoàn. Nay anh ông đuổi đi, tại sao ông không đến Ta? Ðến đây! Ông hoàn tục thì làm được gì? Hãy ở lại với Ta.

Phật xoa đầu ông, với lòng bàn tay mang đường chỉ bánh xe Pháp, và dẫn ông đến ngồi cạnh hương thất. Xong Ngài dùng thần lực tạo ra một miếng vải thật sạch đưa cho ông, bảo:

- Châu-lợi Bàn-đặc, ông hãy ngồi tại đây, quay mặt về hướng Đông, vừa lau khăn này vừa nói: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!”.

Ðúng lúc ấy giờ thọ thực được báo. Ðức Phật hướng dẫn Tăng chúng đến nhà Jìvaka và ngồi xuống chỗ đã dành sẵn.

Về phần Châu-lợi Bàn-đặc, ông vâng lời Thế Tôn, vừa lau tay vào miếng vải vừa bảo: “Tẩy sạch dơ bẩn, tẩy sạch dơ bẩn!”. Chiếc khăn ban đầu sạch, bây giờ nhớp nhúa. Từ đó ông nhận ra, vì thân này mà khăn đã mất hết sự sạch sẽ tinh khiết ban đầu và trở thành nhiễm ô cáu bẩn, nên thốt lên: “Các pháp là vô thường”. Và chuyên chú vào kiến giải sinh diệt này, ông khai mở tuệ giác. Ðấng Đạo sư biết ông đã khai mở tuệ giác, liền bảo: “Châu-lợi Bàn-đặc, đừng nghĩ rằng chỉ mảnh vải ấy trở thành cáu bẩn mà ngay trong tâm ông tham ái, bất tịnh và những cấu uế khác cũng đầy rẫy; ông hãy tẩy sạch chúng”. Rồi Ngài phóng hào quang hiện thân đến ngồi trước mặt ông, đọc Pháp cú:

Tham ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.Ô nhiễm chính dùng để chỉ lòng tham.Các Tỷ-kheo, hãy tẩy sạch tham lam.Và sống đúng giáo pháp bậc vô nhiễmSân ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.

119

Ô nhiễm chính để dùng chỉ bận sân.Các Tỷ-kheo, hãy tẩy sạch lòng sân.Và sống đúng giáp pháp bậc vô hận.Si ô nhiễm, chẳng phải là bụi bẩn.Ô nhiễm chính dùng để chỉ ám si.Các Tỷ-kheo, hãy tẩy sạch si đi,Giáo pháp bậc không si, nên theo đúng.

Dứt bài kệ, Châu-lợi Bàn-đặc chứng A-la-hán và các thứ thần thông, và cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển.

(Tích truyện Pháp cú, tập 1, Thiền viện Viên Chiếu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.265-268)

Kinh Tiểu bộ, tập 3, Trưởng lão Tăng kệ, Cùla-Panthaka.Câu chuyện của ngài đã được kể trong chương VIII. Phần

còn lại được kể trong tập sớ Cùlasetthi-Jàtaka. Trong một trường hợp khác, ngài nói lên những bài kệ như sau:

557. Ta chậm chạp, tiến chậm,Trước ta bị khinh miệt,Anh ta đuổi ta đi:Nay, ngươi hãy về nhà.

558. Ta bị đuổi như vậy,Tại cửa chính Tăng xá,Sầu khổ, đứng tại đấy,Vọng luyến lời Phật dạy.

559. Tại đấy, Thế Tôn đến,Ngài rờ trên đầu ta,

120

Với cánh tay, nắm ta,Dắt ta vào Tăng xá.

560. Ðạo Sư thương xót ta,Cho ta khăn lau chân;Hãy an trú tâm tư,Vào vật thanh tịnh này.Và ngồi xuống một bên,Tâm tư khéo an trú.

561. Ta nghe lời Ngài dạy,Sống hân hoan Chánh pháp,Ta thực hành thiền định,Ðể đạt đích tối thượng.

562. Ta biết được đời trước,Thiên nhãn ta thanh tịnh,Ba minh đã đạt được,Lời Phật dạy làm xong.

563. Pan-tha-ka hóa hiện,Dưới hàng ngàn hình thức,Ngồi vườn xoài xinh đẹp,Chờ đợi thời phát hiện.

564. Rồi Ðạo Sư giữ ta, Một sứ giả báo thời,Ðúng thời được báo hiệu,Ta đến, ngang hư không.

121

565. Ðảnh lễ chân Ðạo Sư,Một bên ta ngồi xuống.Biết ta đã ngồi xuống,Bậc Ðạo Sư chấp nhận.

566. Bậc nhận đồ tế vật,Cả toàn thể thế giới,Là phước điền loài Người,Ngài chấp nhận cúng dường.

(Kinh Tiểu bộ, tập 3, Trưởng lão Tăng kệ, chương mười, phẩm Mười kệ. Cùla-Panthaka, Thera.59,

Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 2000, tr.323-325)

Kinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Ngàn.100. “Dầu nói ngàn ngàn lời,Nhưng không gì lợi ích,Tốt hơn một câu nghĩa,Nghe xong, được tịnh lạc”

101. “Dầu nói ngàn câu kệNhưng không gì lợi ích,Tốt hơn nói một câu,Nghe xong, được tịnh lạc”

102. “Dầu nói trăm câu kệNhưng không gì lợi ích,Tốt hơn một câu pháp,Nghe xong, được tịnh lạc”

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.51-52)

122

3. NHẬN ĐỊNH

Tri thức là một nền tảng quan trọng trong bước đầu của quá trình tu học, thế nhưng yếu tố quyết định cho tiến trình thanh lọc nội tâm, chính là sự thực hành. Chương 11 nhấn mạnh và đề cao sự thực hành.

Câu chuyện về Tỷ-kheo Bàn-đặc được lưu truyền rất sớm trong Hán tạng. Ngoài nội dung được ghi lại trong kinh Pháp cú thí dụ, quyển 2; kinh Luật Dị tướng, quyển 17, thì câu chuyện nổi tiếng này còn xuất hiện trong kinh Thỉnh Bàn-đặc Tỷ-kheo, được Xuất Tam tạng ký tập, quyển bốn; Lịch đại Tam bảo ký, quyển 10; Khai nguyên Thích giáo lục, quyển năm ghi lại.

Câu chuyện không có nhiều kiến thức và sự hiểu biết, nhưng vẫn có khả năng chứng đạo của Châu-lợi Bàn-đặc (Cūla-Panthaka) là một sự động viên rất lớn đối với số đông chúng sanh có cùng cảnh ngộ. Không những thế, đây còn là một giải pháp đặc thù của Phật giáo, chứng minh khả tính thành Phật luôn tiềm ẩn trong mỗi con người.

123

CHƯƠNG 12

THIỆN, LỚN MẠNH VÀ SÁNG1. CHÁNH VĂN

佛言. 何者為善. 唯行道善. 何者最大. 志與道合大. 何者多力. 忍辱最健. 忍者無怨. 必為人尊.

何者最明. 心垢除. 惡行滅內清淨無瑕. 未有天地. 逮于今日. 十方所有. 未見之萌. 得無不知無不見無不聞. 得一切智. 可謂明乎.

Dịch nghĩaPhật dạy: Thế nào là thiện? Hành đạo là thiện. Thế nào là

cực lớn? Chí phù hợp với đạo là cực lớn. Thế nào là mạnh nhất? Nhẫn nhục là mạnh nhất. Người hành nhẫn nhục thì không có oán đối, được mọi người tôn trọng.

Thế nào là sáng nhất? Trừ tâm cấu uế, diệt bỏ hành ác, trong tâm sáng sạch không tì vết. Từ khi chưa có trời đất cho đến hôm nay, mười phương hiện có, mầm mống chưa hiển, nhưng không điều gì mà không biết, không thấy, không nghe. Chứng đắc Nhất thiết trí, chính là sáng rỡ vậy.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạngĐTKĐCTT, tập 1, số 26, Kinh Trung A-hàm, quyển thứ

58, phẩm Bô-đa-lợi thứ 17, kinh Đại Câu-hy-la, số 211.

124

… Lại hỏi: Hiền giả Câu-hy-la, thiện, được nói là thiện; thiện căn, được

nói là thiện căn. Thế nào là thiện? Thế nào là thiện căn?Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp:Thân diệu hành, khẩu và ý diệu hành, đó là thiện vậy. Không

tham, không nhuế, không si, đó là thiện căn vậy. Đó là thiện và thiện căn”.

Tôn giả Xá-lợi-phất nghe xong khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la”.

Tôn giả Xá-lợi-phất khen xong hoan hỷ phụng hành.

(Kinh Trung A-hàm, tập 3, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2009, tr.630)

大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第五十八

(二一一) 晡利多品大拘絺羅經第十

…復問曰. 賢者拘絺羅. 善者說善. 善根者說善根. 何者為善. 何

者善根耶. 尊者大拘絺羅答曰. 身妙行. 口. 意妙行. 是善也. 不貪. 不

恚. 不癡. 是善根也. 是謂為善. 是謂善根. 尊者舍黎子聞已. 歎曰. 善

哉. 善哉. 賢者拘絺羅. 尊者舍黎子歎已. 歡喜奉行.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển hạ, phẩm Nê-hoàn, thứ ba mươi sáu. Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Tự giữ mình, nhẫn nhụcNiết-bàn, Phật xưng tônXuất gia, trì giới luậtTâm định, sống an nhàn.

125

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經卷下, 泥洹品第三十六

尊者法救撰

吳天竺沙門維祇難等譯

忍為最自守

泥洹佛稱上

捨家不犯戒

息心無所害

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển thượng, phẩm Phóng dật. Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Kềm thân, nói thận trọngNhiếp phục bổn tâm mìnhHành đạo buông sân hậnNhẫn nhục mạnh vô song.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經卷上, 忿怒品

尊者法救撰.

吳天竺沙門維祇難等譯

節身慎言

守攝其心

捨恚行道

忍辱最強

ĐTKĐCTT, tập 22. số 1425, Luật Ma-ha Tăng-kỳ, quyển thứ 27, Minh tạp tụng, Bạt cừ pháp thứ năm. Đông Tấn, Thiên Trúc, Tam tạng Phật-đà Bạt-đà-la cùng Pháp Hiển dịch.

Nhẫn nhục pháp đệ nhất.Phật xưng tán Niết-bàn

126

Xuất gia não hại người,Không xứng danh Sa-môn.大正新脩大藏經第 22 冊 No. 1425 摩訶僧祇律,卷第二十七, 明

雜誦跋渠法之五.東晉天竺三藏佛陀跋陀羅共法顯譯

忍辱第一道.

涅槃佛稱最.

出家惱他人.

不名為沙門

ĐTKĐCTT, tập 2, số 99, Kinh Tạp A-hàm, quyển thứ 49, kinh Di-kỳ-ca, số 1310. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch.

Tôi nghe như vầy:Một thời, Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước

Xá-vệ. Bấy giờ, có Thiên tử Di-kỳ-ca dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên; từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ, Thiên tử kia nói kệ hỏi Phật:

Có mấy loại chiếu sáng,Luôn chiếu sáng thế gian?Cúi xin Thế Tôn nói,Ánh sáng nào tối thượng?Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp:Có ba loại ánh sáng,Luôn soi sáng thế gian; Mặt trời chiếu ban ngày,Ban đêm ánh trăng rọi.Ánh đèn chiếu ngày đêm,

127

Chiếu soi mọi cảnh tượng.Trên dưới và các phương,Chúng sanh nhờ soi sáng.Trong ánh sáng Trời, Người,Ánh sáng Phật hơn hết.

(306c) Phật nói kinh này xong, Thiên tử Di-kỳ-ca nghe những gì Phật nói, hoan hỷ, tùy hỷ đảnh lễ sát chân Phật, liền biến mất.

(Tạp A-hàm, tập 3, kinh 1224. Di-kỳ-ca, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.583-584)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第四十九, (一

三一○).

宋天竺三藏求那跋陀羅譯.

如是我聞. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園.

爾時. 有彌耆迦天子. 容色絕妙. 於後夜時來詣佛所. 稽首佛足.

退坐一面. 其身光明遍照祇樹給孤獨園. 時. 彌耆迦天子說偈問佛.

明照有幾種.

能照明世間.

唯願世尊說.

何等明最上.

爾時. 世尊說偈答言.

有三種光明.

能照耀世間

晝以日為照.

月以照其夜

燈火晝夜照.

128

照彼彼色像

上下及諸方

眾生悉蒙照

人天光明中.

佛光明為上.

佛說此經已. 彌耆迦天子聞佛所說. 歡喜隨喜. 稽首佛足. 即沒

不現.

2.2. Tư liệu Nikaya

Kinh Tương ưng bộ, kinh Canda.1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng

Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp-cô-độc).2) Rồi Thôn trưởng Canda bạch Thế Tôn:- Do nhân gì, bạch Thế Tôn, do duyên gì ở đây, có người

được gọi tên là tàn bạo? Do nhân gì, do duyên gì ở đây, có người được gọi là hiền lành (sùrato)?

4) - Ở đây, này Thôn trưởng, có người tham dục (ràyo) chưa được đoạn tận. Do tham dục (ràga) chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo. Sân chưa được đoạn tận. Do sân chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo. Si chưa được đoạn tận. Do si chưa được đoạn tận, người ấy bị người khác làm cho phẫn nộ. Do bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là tàn bạo.

Này Thôn trưởng, đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có người được gọi tên là tàn bạo.

129

5) Nhưng ở đây, này Thôn trưởng, có người tham dục được đoạn tận. Do tham dục được đoạn tận nên người ấy không bị người khác làm cho phẫn nộ. Do không bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ không hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là hiền lành. Sân được đoạn tận. Do sân đã được đoạn tận nên người ấy không bị người khác làm cho phẫn nộ. Do không bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ không hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là hiền lành. Si đã được đoạn tận. Do si đã đoạn tận nên người ấy không bị người khác làm cho phẫn nộ. Do không bị người khác làm cho phẫn nộ nên phẫn nộ không hiện hành. Người ấy do vậy được gọi là hiền lành.

Này Thôn trưởng, đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có người được gọi tên là hiền lành.

6) Ðược nghe nói vậy, Thôn trưởng Canda bạch Thế Tôn:- Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế

Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương tám, Tương ưng thôn trưởng, kinh Canda, Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.479-481)

Kinh Tăng chi bộ, kinh Sức mạnh.Này các Tỷ-kheo, có tám sức mạnh này. Thế nào là tám?Này các Tỷ-kheo, sức mạnh của con nít là khóc; sức mạnh

130

của đàn bà là phẫn nộ; sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí; sức mạnh của các vua chúa là uy quyền; sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo; sức mạnh của bậc Hiền trí là cảm hóa; sức mạnh của vị nghe nhiều là thẩm sát; sức mạnh của Sa-môn, Bà-la-môn là nhẫn nhục.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám sức mạnh.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 3, chương Tám pháp, phẩm Gia chủ, kinh Sức mạnh, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.587)

Kinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Bà-la-môn, câu 387.Mặt trời sáng ban ngày,Mặt trăng sáng ban đêm.Khí giới sáng Sát-lỵ,Thiền định sáng Phạm-chí.Còn hào quang Đức Phật,Chói sáng cả ngày đêm.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.107)

Kinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Phật-đà, câu 184.Chư Phật thường giảng dạy;Nhẫn, khổ hạnh tối thượng,Niết-bàn, quả tối thượng;Xuất gia không phá người;Sa-môn không hại người.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.68)

Kinh Tăng chi bộ, kinh Như Lai.

131

Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh, là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả Dự lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất lai, là sự chứng ngộ quả Bất lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự xuất hiện của một người này, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang... là sự chứng ngộ quả A-la-hán.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương Một pháp, phẩm Một người, kinh Như Lai, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.48)

3. NHẬN ĐỊNHChương này trình bày một vài khái niệm căn bản trong Phật

giáo như thiện ác nhẫn nhục… Đặc biệt, chương này nhấn mạnh đến trí tuệ. Trí tuệ là ánh sáng lớn nhất, là ánh sáng của Đức Phật, là quả vị tối thắng.

Các khái niệm được đề cập trong chương này xuất hiện rời rạc và không nối kết với nhau, điều đó phần nào cho thấy bối cảnh biên tập và điều kiện ra đời của chương này nói riêng và kinh Tứ thập nhị chương nói chung.

132

CHƯƠNG 13

ÁI DIỆT THÌ TÂM TỊNH1. CHÁNH VĂN

佛言. 人懷愛欲不見道. 譬如濁水以五彩投其中致力

攪之. 眾人共臨水上無能睹其影者. 愛欲交錯心中為濁故

不見道. 水澄穢除清淨無垢即自見形.

猛火著釜下中水踊躍. 以布覆上眾生照臨亦無睹其影

者. 心中本有三毒涌沸在內. 五蓋覆外. 終不見道. 要心垢

盡乃知魂靈所從來生死所趣向. 諸佛國土道德所在耳.

Dịch nghĩaPhật dạy: Người ôm lòng ái dục thì không thấy đạo. Ví như

nước đục, lại bỏ bột năm sắc vào, dùng hết sức mà khuấy đảo, mọi người cùng đến soi mình trên nước, thì không thể thấy bóng của mình. Trong tâm cấu nhiễm vì ái dục đan xen, nên không thấy đạo. Nước lặng uế trừ, thanh tịnh không dơ, tức sẽ thấy hình.

Dưới đáy nồi là lửa lớn, trong nồi thì nước đang sôi, trên miệng nồi thì phủ vải; chúng sanh đến soi thì không thế thấy được hình ảnh của mình. Trong tâm vốn có ba độc luôn sôi sục, tuôn trào, bên ngoài thì ngũ cái ngăn che, rốt cuộc thì không thể nào thấy đạo. Cấu uế trong tâm căn bản đã được đoạn trừ, thì sẽ rõ mình từ đâu sanh ra và sẽ đi về đâu theo lẽ sống, chết. Thế giới của chư Phật hay quả vị Thánh Hiền cũng khởi nguồn từ đây vậy.

133

Chú thíchĐạo đức (道德): Là bậc Thánh, Thánh Hiền (Theo

ĐTKĐCTT, tập 1, số 32, Kinh Tứ đế: 若賢者道德弟子…是名

為道德諦)

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập thứ 17, số 765, Kinh Bổn sự, quyển 5. Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch. Phẩm Hai pháp, phần 3.

Ví như những đài gác hiện có của thế gian, nếu ở tại trung tâm của chúng được che lợp kỷ lưỡng, thì toàn bộ tường, vách, cột, kèo… đều không bị thấm rỉ. Do tường vách cột kèo không bị thấm rỉ, nên các đài gác kia đều không hư hoại. Lại như các ao hồ hiện có của thế gian ở cách xa thôn ấp xóm làng, nên nước tại đấy không bị khuấy đục cùng các thứ cấu uế. Người có mắt sáng đứng trên bờ các ao hồ kia tác ý quan sát, thì các thứ đá sỏi, các loài rùa cá sò ốc hiện có trong các ao hồ ấy, chúng đứng yên hay bơi lội tung tăng, người chú ý quan sát đều có thể thấy rất dễ. Vì sao? Vì nước rất trong và không có các thứ cấu uế.

Chúng sanh cũng như vậy, nếu có người, đối với tâm có thể khéo giữ gìn, thì có thể khéo giữ gìn ba nghiệp thân ngữ ý. Nếu có thể khéo giữ gìn ba nghiệp thân ngữ ý, thì ba nghiệp thân ngữ ý của người ấy tất đều không bị tổn hại. Ba nghiệp thân ngữ ý không bị tổn hại nên tâm của người ấy tức không bị cấu uế khuấy đục. Tâm không bị khuấy đục cùng cấu uế, nên có thể nhận biết rõ, đúng về các sự việc, lợi lạc của chính mình, sự việc lợi lạc của kẻ khác và sự việc lợi lạc của cả hai. Điều này là có thể có, có thể nhận biết rõ đúng về nghĩa của ngôn thuyết thiện và nghĩa

134

của ngôn thuyết ác. Điều này là có thể có, có thể chứng đắc tất cả thắng pháp của bậc thượng nhân, là tri kiến của bậc chân Thánh. Điều này là có thể có, Vì sao? Vì tâm không bị khuấy đục cùng cấu uế. (Nguyên Huệ dịch)

大正新脩大藏經第 17 冊 No. 0765 本事經,卷第五 . 大唐三藏法

師玄奘奉詔譯

二法品第二之三.

譬如世間所有臺觀. 若一中心. 極善覆蔽則椽梁壁. 皆無淋漏.

以椽梁壁無淋漏故. 皆不敗壞. 又如世間遠離村邑聚落池沼. 無有

擾濁及諸垢穢. 有明眼人. 住其岸上. 作意觀察. 其中所有. 螺蛤龜

魚. 礫石等類. 行住普側. 極易可見. 所以者何. 水無擾濁及垢穢故.

如是眾生. 若有於心能善守護. 則能善護身語意業. 若能善護身語

意業. 是人即為身語意業皆不敗壞. 身語意業不敗壞故. 其心即無

擾濁垢穢. 心無擾濁及垢穢者. 能正了知自利樂事他利樂事俱利樂

事. 斯有是處. 能正了知善言說義惡言說義. 斯有是處. 能證一切勝

上人法真聖智見. 斯有是處. 所以者何. 心無擾濁及垢穢故

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tăng chi, kinh Bà-la-môn Sangarava.1. Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến,

nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava thưa với Thế Tôn:

2. - Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, có khi các chú thuật không học thuộc lòng lâu ngày (đọc tụng) lại nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

135

3. - Này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, và không như thật biết rõ sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình, trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

4. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị sân xâm chiếm, bị sân chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi sân đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước được lửa đun sôi, sôi

136

lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị sân xâm chiếm... cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, bị hôn trầm thụy miên chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi hôn trầm thụy miên, đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

6. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm, bị trạo hối chi phối, không như thật biết sự xuất ly khỏi trạo hối đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị gió thổi, dao động, chấn động, nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía

137

khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị trạo hối xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

7. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối, không như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, không như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, không như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật được học thuộc lòng lâu ngày lại không thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước bị khuấy động, khuấy đục, khuấy bùn, đặt trong bóng tối. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, không thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị nghi hoặc xâm chiếm, bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

8. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm, không bị dục tham chi phối, lại như thật rõ biết sự xuất ly của các dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy được lợi ích của cả hai, cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không trộn lẫn với thuốc nhuộm hoặc gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh, hay màu vàng, và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị dục tham xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

138

9. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị lửa đun sôi, không sôi lên sùng sục, không sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị sân xâm chiếm, không bị sân chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

10. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị rong rêu che phủ. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị hôn trầm thụy miên xâm chiếm, không bị hôn trầm thụy miên chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

11. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị trạo hối xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước không bị gió thổi, không bị dao động, không bị chấn động, không bị nổi sóng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía khuôn mặt của mình, có thể như thật biết được và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị trạo hối miên xâm chiếm, không bị trạo hối chi phối... còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

12. Lại nữa, này Bà-la-môn, khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối... còn nói gì các chú thuật không được học thuộc lòng!

139

Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước thuần tịnh, trong sáng không bị khuấy động, đặt giữa ánh sáng. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm bóng mặt của mình, có thể như thật biết và thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm không bị nghi hoặc xâm chiếm, không bị nghi hoặc chi phối và như thật biết sự xuất ly ra khỏi nghi hoặc đã khởi lên; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích của mình; trong khi ấy như thật biết và thấy lợi ích của người; trong khi ấy, như thật biết và thấy lợi ích cả hai. Cho nên các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày được nhớ lên, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

Ðây là nhân, đây là duyên, này Bà-la-môn, có khi các chú thuật không được học thuộc lòng lâu ngày, lại có thể nhớ lên được, còn nói gì các chú thuật đã được học thuộc lòng!

13. Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn... từ nay cho đến mạng

chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 2, chương Năm pháp, phẩm Bà-la-môn, kinh Bà-la-môn Sangarava, Thích Minh Châu dịch,

Viện NCPHVN, 1996, tr.682-689)

Kinh Tăng chi bộ, kinh Tâm đặt sai hướng.…5. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước uế nhớp,

bị khuấy động, đục bùn. Tại đấy có người có mắt, đứng trên bờ, không thể thấy các con ốc, các con sò, các hòn sạn, các hòn sỏi, các đàn cá qua lại, đứng yên. Ví cớ sao? Vì nước bị khuấy đục. Này các Tỷ-kheo, cũng vậy, vị Tỷ-kheo với tâm bị khuấy đục biết được lợi ích của mình, hay biết được lợi ích của người, hay biết được lợi ích cả hai, hay sẽ chứng ngộ

140

các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng các bậc Thánh; sự kiện như vậy không xảy ra. Vì cớ sao? Vì rằng tâm bị khuấy đục, này các Tỷ-kheo.

6. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hồ nước trong sáng, sáng suốt, không bị khuấy đục. Tại đấy có người có mắt, đứng trên bờ, có thể thấy các con ốc, các con sò, các hòn sạn, các hòn sỏi, các đàn cá qua lại, đứng yên. Vì cớ sao? Vì nước không bị khuấy đục, này các Tỷ-kheo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm không bị khuấy đục biết được lợi ích của mình, hay biết được lợi ích của người, hay biết được lợi ích cả hai, hay sẽ chứng ngộ các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng các bậc Thánh; sự kiện như vậy có xảy ra. Ví sao? Vì rằng tâm không bị khuấy đục, này các Tỷ-kheo.

7. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại cây gì, cây phandana được xem là tối thượng, tức là về nhu nhuyến và dễ sử dụng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một pháp nào khác, lại nhu nhuyễn và dễ sử dụng, như một tâm được tu tập, được làm cho sung mãn. Tâm được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, là nhu nhuyến và dễ sử dụng.

8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại vận chuyển nhẹ nhàng như tâm. Thật không dễ gì, này các Tỷ-kheo, dùng một ví dụ để diễn tả sự vận chuyển nhẹ nhàng của tâm.

9. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.

10. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương Một pháp, phẩm Đặt hướng và trong sáng, kinh Tâm đặt sai hướng,

Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.23-24)

141

3. NHẬN ĐỊNHTheo chúng tôi, những ví dụ sinh động được ghi lại trong

kinh Tăng chi như một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Và hình ảnh một bát nước được lửa đun sôi, sôi lên sùng sục, sôi lên cuồn cuộn. Ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không thể như thật biết và thấy được… là chất liệu cơ bản để định hình nên chương này.

Ôm lòng ái dục thì không thấy đạo, đó là sự khẳng định mạnh mẽ từ chương này. Do vậy, muốn thấy đạo, thì phải diệt ái dục, gột sạch phiền não trong tâm.

142

CHƯƠNG 14BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG

1. CHÁNH VĂN佛言. 夫為道者. 譬如持炬火入冥室中. 其冥即滅而明

猶在. 學道見諦愚癡都滅. 得無不見.

Dịch nghĩaPhật dạy: Người hành đạo, giống như cầm đuốc vào trong

nhà tối, bóng tối liền tan và chỉ còn lại ánh sáng. Học đạo, nhận rõ chân lý, thì ngu si sẽ diệt và chứng Nhất thiết trí.

2. ĐỐI CHIẾU

2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 17, số 796, Kinh Phật thuyết Chánh kiến. Đông Tấn, Thiên Trúc, Tam tạng Trúc Đàm Vô Lan dịch.

… Phật dạy các đệ tử, con người theo nẻo sống chết. Cũng như vậy, hết thảy chúng sanh, do bị si mê che lấp, nên đã thọ thân hình các loài côn trùng bò, bay, cựa động, không biết học đạo tu hành1, không rõ sự việc thân và tâm, chưa chứng tuệ nhãn.

Nay muốn biết sống chết về đâu, thần thức lui tới chốn nào, ngõ hầu ứng xử khi gặp gỡ. Như trăng cuối tháng, bóng đêm trải dài, mà muốn thấy cầu vồng năm sắc thì chung cuộc không thể thấy được. Nếu theo giáo pháp tu tâm, hành trì ba mươi bảy pháp

143

trợ đạo, nhiếp phục bản tâm, đạt hạnh thanh tịnh, ví như nhờ ánh sáng của ngọn đuốc lớn mà có thể phân biệt năm màu. Chúng sanh vâng theo lời dạy của Đức Phật, tức sẽ nhận rõ chuyện sống chết, thấy rõ nghiệp thức tới lui hay đọa lạc trong năm đường thiện ác, như ánh đuốc lớn chiếu vào cảnh vật, tất sẽ nhận thấy tỏ tường.

大正新脩大藏經第 17 冊 No. 0796 佛說見正經

東晉天竺三藏竺曇無蘭譯.

佛告諸弟子. 人在生死. 亦如此. 一切人民. 蚑行蜎飛蠕動之類.

已受身形. 癡冥闇蔽. 無有道行. 不學身事意事. 未得慧眼. 而欲知生

死所趣識神往來面相答報. 如月晦夜陰欲視五色. 終不得見也. 若修

行經戒三十七品. 守攝其意. 就清淨行. 如隨持炬火人見別五色. 人隨

佛法教. 則能了別死生. 具見五道識神往來所墮善惡處. 如炬火之照

色. 皆悉了見.

ĐTKĐCTT, tập 32, kinh số 1670b, Kinh Na Tiên Tỳ-kheo, quyển thượng. Mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Đông Tấn.

Vua hỏi: - Bạch Ðại đức, còn trí tuệ là như thế nào? - Tâu Ðại vương, như đã nói ở đoạn trước, trí tuệ là “Ðoạn”

và “Minh”. Người có trí tuệ mới cắt đứt được (đoạn) các điều nghi ngờ và làm sáng tỏ được (minh) các điều lành. Trí tuệ là như thế đó.

- Xin cho ví dụ.- Ví như đèn sáng thắp trong phòng tối. Ánh sáng ngọn đèn

vừa tỏa ra, tức khắc bóng tối tiêu tan, phòng tự bừng rạng, trông rõ mồn một. Cũng thế, trí tuệ soi suốt cả, như ánh sáng ngọn đèn soi sáng khắp phòng. Lại ví như dao bén chặt cây, lát dao đưa đến đâu, cắt đứt đến đó. Cũng thế, trí tuệ cắt đứt các điều dữ, giống như dao bén chặt ngọt. Trên thế gian này, trí tuệ là pháp tối thắng

144

bậc nhất. Ai có trí tuệ mới mong độ thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi. (Cao Hữu Đính dịch)

大正新脩大藏經第 32 冊 No.1670B 那先比丘經, 卷上,

失譯人名附東晉錄

…王復問何等為智慧者. 那先言我前說己人有智慧能斷諸疑

明諸善事是為智慧. 那先言譬如持燈火入冥室. 火適入室便亡其冥

自明. 明人有智慧譬如火光. 那先言譬如人持利刀截木. 人有智慧能

截斷諸惡譬如利刀. 那先言人於世間智慧最為第一. 人有智慧能得

度脫生死之苦

2.2. Tư liệu NikayaKinh Mi Tiên vấn đáp, câu 18. Trí và Tuệ (nana-panna).- Trí và Tuệ khác nhau như thế nào, thưa Đại đức?- Trí thuộc về nhận thức, kiến thức, hiểu biết; còn Tuệ là

thấy rõ vô thường, khổ não, vô ngã. Trí là thông minh mà Tuệ là sáng suốt, vậy nó khác nhau, tâu Đại vương!

- Thông minh và sáng suốt khác nhau sao?- Thông minh là học nhanh, hiểu nhanh, học một biết hai,

có thể có kiến thức sâu rộng, nhưng nếu không biết tu tập có thể đi đến tà trí. Còn người sáng suốt thì tự biết tâm mình, có tu tập, thấy rõ pháp; nó cũng được gọi là chánh trí hay chánh tuệ, tâu Đại vương!

- Người có được Tuệ có thể biết mọi sự, mọi vật không, thưa Đại đức?

- Có điều biết, có điều không biết.- Tại sao?- Những gì có học thì biết, những gì không học thì không

biết. Đơn giản có vậy. Trí thuộc phạm trù hiểu và biết, Tuệ thuộc

145

về cái thấy không còn lầm lẫn như: vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, khổ cho là lạc!

- Vậy người có Trí còn si mê, lầm lẫn; người có Tuệ thì hết si mê, lầm lẫn?

- Đúng vậy!- Thế khi Tuệ phát sanh thì si mê, lầm lẫn ấy đi đâu?- Nó diệt mất.- Đại đức hãy cho ví dụ.- Ví như cầm cây đèn rọi vào hóc tối, ánh sáng hiện thì bóng

tối tự tiêu, tâu Đại vương!- Còn Tuệ, nó mất chăng?- Nó cũng diệt mất, nhưng công việc mà Tuệ đã làm, như

cho ta thấy biết chân tướng của cuộc đời, cho ta thấy rõ lý vô thường, khổ và vô ngã của pháp thì vẫn còn, tâu Đại vương!

- Sao lạ vậy? Điều đó trẫm ngờ lắm. Hãy cho trẫm nghe ví dụ xem nào?

- Vâng, ví như một người thắp đèn để viết sách, viết xong, tắt đèn; đèn tuy tắt nhưng chữ vẫn còn lưu lại trên giấy, tâu Đại vương!

- Xin cho một ví dụ nữa.- Một người đề phòng hỏa hoạn, sắm sẵn năm chum đầy

nước. Khi hỏa tai, người ấy lấy nước trong năm chum đem ra sử dụng, dập tắt được lửa. Tai qua nạn khỏi, người ấy chẳng cần dùng năm chum nước ấy nữa, phải thế chăng? Cũng như thế, năm chum nước được ví cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, tuệ; khi rưới tắt được lửa tham sân si, phiền não rồi, xong phận sự rồi nó sẽ tự diệt; nhưng không, vô tướng và giải thoát thì vẫn còn, tâu Đại vương!

146

- Trẫm muốn nghe ví dụ nữa.- Ví như vị lương y dùng năm loại dược thảo, bào chế ra

phương thuốc trị bệnh cho bệnh nhân. Uống xong, lành bệnh, vị lương y có còn dùng lại năm loại dược thảo kia để cho bệnh nhân uống nữa không, tâu Đại vương?

- Không cần thiết nữa.- Đúng thế, bệnh lành rồi không cần thuốc như thế nào, các

tùy miên kiết sử phiền não đã diệt rồi thì ngũ căn tín, tấn, niệm, định, tuệ cũng không dùng nữa y như thế ấy. Chỉ còn lại niềm hạnh phúc chân thật thôi, tâu Đại vương!

- Đã rõ lắm rồi nhưng Đại đức còn có thể cho thêm ví dụ nữa chăng?

- Có thể được chứ! Ví như Đại vương có lần cầm quân xuất trận. Cứ mỗi lần Đại vương bắn một mũi tên lửa là dấu hiệu tấn công, bắn năm mũi tên lửa là năm đợt tấn công, quân địch bại trận. Thế thì sau khi chiến thắng, Đại vương có cần bắn năm mũi tên nữa hay chăng?

- Bắn làm gì nữa, Đại đức?- Đúng thế! Năm mũi tên chính là năm đội quân thiện pháp,

quân giặc bại trận ví như ác pháp, vô minh, ái dục. Người giác ngộ sẽ không còn sử dụng binh khí gì nữa mà chỉ thọ hưởng an lạc siêu thế thôi, tâu Đại vương!

- Hay lắm! Trẫm không còn ngờ gì nữa.

(Kinh Mi Tiên vấn đáp, HT.Giới Nghiêm dịch, NXB.Tôn Giáo, 2003, tr.147-149)

3. NHẬN ĐỊNHMuốn thoát ly sanh tử luân hồi thì phải có trí tuệ. Muốn có

trí tuệ phải hành trì giới luật và tu tập thiền định.

147

Chương này ví dụ trí tuệ như ánh sáng, ánh sáng có mặt ở đâu thì bóng tối tức khắc tự diệt. Cùng đề cập đến trí tuệ, thì cả hai phiên bản kinh Na Tiên Tỳ-kheo thuộc hệ Hán tạng cũng như hệ Nikaya có cùng một ví dụ.

Trong giáo lý Phật-đà, lộ trình tu đạo không giản đơn, thế nhưng kinh văn chỉ gói gọn trong vài mươi chữ, điều đó đã nói lên tầm mức trí tuệ của những người đã khái quát, biên tập chương này.

(1) 丁福保, 佛學大辭典, 道行 (術語)學道修行也. 又道德之行

也. 維摩經囑累品曰: 如說修行, 當知是為久修道行. 淨影大經疏上

曰: 內心求道, 備有道行. 以道成人, 名道眾生.

148

CHƯƠNG 15

THÂN, KHẨU, Ý THANH TỊNH1. CHÁNH VĂN

佛言. 吾何念念道. 吾何行行道. 吾何言言道. 吾念諦

道. 不忽須臾也

Dịch nghĩaPhật dạy: Ta nhớ gì? Chính là nhớ đạo. Ta hành gì? Chính là

hành đạo. Ta nói gì? Chính là nói đạo. Ta thường nghĩ về chân lý của đạo, không hề xao lãng, dù chỉ là trong khoảnh khắc.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển thượng, phẩm Phóng dật. Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Thường một lòng niệm ĐạoVững chãi giữ hạnh ngayMạnh mẽ vượt cõi đờiChính điềm lành tối thượng. 大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經卷上,放逸品

尊者法救撰.吳天竺沙門維祇難等譯

常當惟念道

149

自強守正行

健者得度世

吉祥無有上

ĐTKĐCTT, tập 1, số 001, Kinh Trường A-hàm, quyển thứ 12, phần thứ 2, kinh Thanh tịnh. Hậu Tần, Hoằng Thỉ, Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch.

… Như Lai đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, nói đúng thời, nói sự thật, nói có nghĩa, có lợi, nói đúng pháp, đúng luật, không có lời hư dối. Phật từ đêm đầu tiên thành Vô thượng Chánh giác cho đến đêm cuối cùng, trong khoảng giữa, có nói điều gì, thảy đều như thật; do đó gọi là Như Lai.

Lại nữa, những điều Như Lai nói đúng như sự; sự đúng như lời; do đó gọi là Như Lai.

(Kinh Trường A-hàm, tập 1, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2008, tr.510)

大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0001 長阿含經, 卷第十二, 第二分,

清淨經.

後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯

如來於過去. 未來. 現在. 應時語. 實語. 義語. 利語. 法語. 律語.

無有虛也. 佛於初夜成最正覺. 及末後夜. 於其中間有所言說. 盡皆如

實. 故名如來. 復次. 如來所說如事. 事如所說. 故名如來.

ĐTKĐCTT, tập 1, số 26, Kinh Trung A-hàm, quyển thứ 56, phẩm Bô-đa-lợi, thứ 17, kinh La-ma, số 204. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch.

… Rồi Thế Tôn dẫn Tôn giả A-nan đi đến nhà Phạm-chí La-ma. Bấy giờ tại nhà của Phạm-chí La-ma một số đông Tỷ-kheo đã tụ tập ngồi lại để thuyết pháp. Đức Phật đứng ngoài cửa, đợi các Tỷ-kheo nói pháp xong. Khi số đông các Tỷ-kheo đã nói

150

pháp xong, các ngài ngồi im lặng. Thế Tôn biết rồi bèn tằng hắng và gõ cửa.

Các Tỷ-kheo nghe, tức thì đi ra mở cửa. Thế Tôn bước vào nhà Phạm-chí La-ma, trải chỗ ngồi trước chúng Tỷ-kheo mà ngồi và hỏi:

- Các Tỷ-kheo vừa rồi nói những câu chuyện gì vậy? Vì công việc gì mà tụ tập ngồi ở đây?

Lúc ấy các Tỷ-kheo đáp rằng:- Bạch Thế Tôn, vừa rồi, chúng con thuyết pháp. Do pháp sự

này mà tụ tập ngồi tại đây.Thế Tôn khen rằng:- Lành thay! Lành thay, Tỷ-kheo khi tụ tập ngồi lại nên làm

hai việc; một là thuyết pháp, hai là im lặng. Vì sao vậy? Ta sẽ giảng pháp cho các ngươi. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy tư niệm kỹ.

(Trung A-hàm, tập 3, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2009, tr.544)

大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0026 中阿含經,卷第五十六, 晡利

多品, (二○四)羅摩經. 東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯

於是世尊將尊者阿難往至梵志羅摩家.爾時. 梵志羅摩家. 眾多

比丘集坐說法. 佛住門外. 待諸比丘說法訖竟. 眾多比丘尋說法訖. 默

然而住. 世尊知已. 謦欬敲門. 諸比丘聞. 即往開門. 世尊便入梵志羅

摩家. 於比丘眾前敷座而坐. 問曰. 諸比丘向說何等. 以何事故集坐在

此. 時. 諸比丘答曰. 世尊. 向者說法. 以此法事集坐在此. 世尊歎曰.

善哉. 善哉. 比丘集坐當行二事. 一曰說法. 二曰默然. 所以者何. 我亦

為汝說法. 諦聽. 諦聽. 善思念之.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Không phóng dật, câu 24.

151

Nỗ lực, giữ chánh niệm,Tịnh hạnh, hành thận trọngTự điều, sống theo pháp,Ai sống không phóng dật,Tiếng lành ngày tăng trưởng.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.36-38)

Kinh Trung bộ, kinh Thánh cầu.… Rồi Thế Tôn bước vào tịnh thất của Bà-la-môn

Rammaka và ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, các người nay hội họp bàn vấn đề gì? Và câu chuyện gì giữa các người bị gián đoạn?

- Bạch Thế Tôn, câu chuyện giữa chúng con thuộc về Thế Tôn và câu chuyện ấy bị gián đoạn khi Thế Tôn đến.

- Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.

(Kinh Trung bộ, tập 1, kinh Thánh cầu, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.363-364)

Kinh Trường bộ, kinh Đại Bát Niết-bàn. … Thế Tôn bảo các vị Tỷ-kheo:- Này các Tỷ-kheo, các ngươi phải sống an trú chánh niệm,

tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các ngươi.Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo an trú chánh niệm?

152

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với thân, quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời, đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là chánh niệm.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tỉnh giác? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tỉnh giác khi đi tới, đi lui, tỉnh giác khi ngó tới, ngó lui; tỉnh giác khi co tay, duỗi tay, tỉnh giác khi mang áo sanghati (tăng-già-lê) mang bát, mang y, tỉnh giác khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nếm, tỉnh giác khi đại tiện, tiểu tiện; tỉnh giác khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi thức, khi nói, khi im lặng. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống an trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðó là lời dạy của Ta cho các ngươi.

(Kinh Trường bộ, tập 1, kinh Đại Bát Niết-bàn, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1991, tr.575-576)

Kinh Trường bộ, kinh Thanh tịnh.… Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là chơn chánh,

như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy. Như vậy, này Cunda, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vị nói phải thời nói chơn chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Do vậy mới gọi là Như Lai.

Này Cunda, trong thế giới này với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt, được đạt đến, được tìm cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác và đêm Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới,

153

trong thời gian ấy, những gì Như Lai nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như Lai. Ðối với thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc Toàn Thắng, không ai có thể thắng nổi, bậc Toàn kiến, bậc Tự Tại.

(Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Thanh tịnh, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1991, tr.466-467)

Kinh Tiểu bộ, kinh Phật tự thuyết.… Này các Tỷ-kheo, chuyện này thật không xứng đáng cho

các Thầy... khi các Thầy ngồi hội họp với nhau, có hai công việc cần phải làm: Nói pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Phật tự thuyết, chương ba, phẩm Nanda, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.172)

Kinh Tăng chi bộ, kinh Tôn giả Udàyi.1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp. Tôn giả Ananda thấy Tôn giả Udàyi có hội chúng đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp, sau khi thấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi có hội chúng cư sĩ đông đảo đoanh vây đang ngồi thuyết pháp.

- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda,

154

sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác. Thế nào là năm?

2. “Ta sẽ thuyết pháp tuần tự”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết với mắt nhìn vào pháp môn”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết vì lòng từ mẫn”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật”, thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy. “Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và cho người”. Thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

- Này Ananda, thật không dễ gì để thuyết pháp cho các người khác. Ðể thuyết pháp cho các người khác, này Ananda, sau nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho các người khác.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 2, chương Năm pháp, phẩm Diệu pháp, kinh Tôn giả Udàyi, Thích Minh Châu dịch, tr.611-612)

3. NHẬN ĐỊNHThân, khẩu, ý của Đức Phật hoàn toàn thanh tịnh. Thế nên

dù suy tư, hành động hay nói năng của Đức Phật đều phù hợp với đạo, đúng với chân lý. Chương này được phát hiện rời rạc trong nhiều bản kinh đã dẫn ở trên.

Chương này là một trong những cơ sở làm tiền đề để hình thành nên quan điểm: Suy tưởng như Chánh pháp, nói năng như Chánh pháp và hành động như Chánh pháp.

Giữ gìn thân, khẩu, ý trong sạch là cả một tiến trình không hề giản đơn. Để hành trình đó có sự khởi đầu dễ dàng, nên chăng bắt đầu từ lời dạy của Đức Phật: Nói hoặc giữ im lặng của bậc Thánh.

155

CHƯƠNG 16

NHÂN THẾ VÔ THƯỜNG

1. CHÁNH VĂN

佛言. 睹天地念非常. 睹山川念非常. 睹万物形體豐熾

念非常. 執心如此得道疾矣.

Dịch nghĩaPhật dạy: Quán thế giới, nên nghĩ về vô thường. Quán núi

sông, nên nghĩ về vô thường. Quán vạn vật hình thể đa dạng, nên nghĩ về vô thường. Giữ tâm như vậy thì nhanh chóng đắc đạo.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐTT, tập 12, kinh số 374, Kinh Đại Bát Niết-bàn, phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ-tát. Bắc Lương, Thiên Trúc, Tam tạng Đàm Vô Sấm dịch.

Hết thảy chúng sanh đều vô thường, bất lạc, vô ngã, bất tịnh, do tâm điên đảo nên cho là có thường, lạc, ngã, tịnh.

大正新脩大藏經第 12 冊 No. 0374 大般涅槃經, 卷第二十三,光

明遍照高貴德王菩薩品第十之三

北涼天竺三藏曇無讖譯

一切眾生無常無樂無我無淨. 顛倒心故言有常樂我淨.

156

ĐTKĐCTT, tập 1, số 6, Kinh Bát Nê-hoàn, quyển thượng. Không ghi người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Đông Tấn.

Phật bảo Tỷ-kheo, thế gian vô thường, không gì bền chắc, đều bị tán hoại. Những gì vô thường? Tâm thức biến hiện, chỉ là tự dối, hòa hợp thương yêu, cũng chỉ phút chốc, trời đất vũ trụ, núi chúa Tu Di, cũng đều băng hoại, huống gì thế nhân, cũng như của cải, mà muốn trường tồn, khởi tâm chán ghét, khổ ưu sanh tử.

大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0006 般泥洹經卷上.不載譯人附

東晉錄.

佛告諸比丘. 世間無常. 無有牢固. 皆當離散. 無常在者. 心識所

行. 但為自欺. 恩愛合會. 其誰得久. 天地須彌. 尚有崩壞. 況于人物.

而欲長存. 生死憂苦. 可厭已矣

ĐTKĐCTT, tập 4, kinh số 212, Kinh Xuất diệu, quyển thứ 13, phẩm Đạo thứ 13. Diêu Tần, Lương Châu, Sa-môn Trúc Phật Niệm dịch.

Hết thảy hành vô thườngQuán sát theo tuệ giácNhận rõ các khổ nàyNhập đạo không dấu tích.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第十三,道品第十

三. 姚秦涼州沙門竺佛念譯

一切行無常

如慧所觀見

若能覺此苦

行道淨其迹

ĐTKĐCTT, tập 2, kinh số 099, Kinh Tạp A-hàm, quyển thứ nhất, kinh số 1. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch.

157

Tôi nghe như vầy:Một thời Phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước

Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:Các ông hãy quán sát sắc là vô thường. Quán sát như vậy

gọi là quán sát chân chánh. Khi đã quán sát chân chánh thì sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch hỷ tham. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát.

Cũng vậy, các ông hãy quán sát thọ, tưởng, hành, thức là vô thường. Quán sát như vậy gọi là quán sát chân chánh. Khi đã quán sát chân chánh thì sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch hỷ tham. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát.

Như vậy, Tỷ-kheo, nếu muốn tự chứng tâm giải thoát này thì có thể tự chứng, biết rằng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, Phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’.

Cũng như quán sát vô thường, quán sát khổ, không, phi ngã cũng vậy.

Bấy giờ, các Tỷ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tạp A-hàm, tập 1, kinh số 1, kinh Vô thường, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.23-24)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099, 雜阿含經卷第一,(一)

宋天竺三藏求那跋陀羅譯

如是我聞. 一時. 佛住舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 世尊告諸比

丘. 當觀色無常. 如是觀者. 則為正觀. 正觀者. 則生厭離. 厭離者. 喜

貪盡. 喜貪盡者. 說心解脫. 如是觀受. 想. 行. 識無常. 如是觀者. 則

為正觀. 正觀者. 則生厭離. 厭離者. 喜貪盡. 喜貪盡者. 說心解脫. 如

158

是. 比丘. 心解脫者. 若欲自證. 則能自證. 我生已盡. 梵行已立. 所作

已作. 自知不受後有. 如觀無常. 苦. 空. 非我亦復如是. 時. 諸比丘聞

佛所說. 歡喜奉行

ĐTKĐCTT, tập 4, kinh số 210, Kinh Pháp cú, quyển thượng, phẩm Vô thường thứ nhất. Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Sở hành vô thườngGọi pháp thịnh, suySống chết liền nhauDiệt tận an lạc.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經卷上, 無常品第一

尊者法救撰, 吳天竺沙門維祇難等譯

所 行 非 常

謂 興 衰 法

夫 生 輙 死

此 滅 為 樂

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Đạo, câu 277.Tất cả hành vô thường Với Tuệ, quán thấy vậyÐau khổ được nhàm chán;Chính con đường thanh tịnh.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.86)

Kinh Tương ưng bộ, kinh Vắn tắt.1-2) ...

159

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:- Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vắn tắt thuyết pháp

cho con. Sau khi nghe pháp của Thế Tôn, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

4-6) - Ông nghĩ thế nào, này Ananda, mắt là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?- Là khổ, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng

nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.- Các sắc là thường hay vô thường?- Là vô thường, bạch Thế Tôn.- ... Nhãn thức... Nhãn xúc... Do duyên nhãn xúc khởi lên

cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?- Là khổ, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng

khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

- Thưa không, bạch Thế Tôn... Tai... Mũi...7-9) ... Lưỡi... Thân... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc,

khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?

160

- Là vô thường, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?- Là khổ, bạch Thế Tôn.- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng

nếu quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.10) - Thấy vậy, này Ananda, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm

chán đối với mắt... nhàm chán đối với nhãn xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán cảm thọ ấy. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương Một, Tương ưng sáu xứ, phần b, năm mươi kinh thứ hai, phẩm Channa, kinh Vắn tắt,

Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.97-99)

3. NHẬN ĐỊNHChương này đề cập đến giáo nghĩa vô thường, được thể hiện

trên các phương diện: thế giới, quốc độ, con người và vạn vật.Vô thường là một chân lý làm nên giá trị riêng có của Đức

Phật và đạo Phật. Giáo nghĩa vô thường như một tiếng sét giữa trời quang, làm cho nhiều triết phái ở Ấn Độ thời ấy kinh hoàng bạt vía.

Nhận thức đúng thực nghĩa vô thường, được thể hiện trên các phương diện, tức đã bước chân vào dòng Thánh.

161

CHƯƠNG 17NIỆM ĐẠO VÀ TÍN CĂN

1. CHÁNH VĂN

佛言. 一日行常念道行道. 遂得信根.其福無量.

Dịch nghĩaPhật dạy: Mỗi ngày thường nhớ đạo và hành đạo, sẽ đắc tín

căn, phước ấy là vô lượng.Chú thíchTín căn: là một yếu tố quan trọng trong Năm căn nói

riêng và Ba mươi bảy phẩm trợ đạo nói chung. Thành tựu tín căn là thành tựu niềm tin không lay chuyển đối với Ba ngôi Tam bảo (Theo Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 6, phẩm Lợi dưỡng, kinh số 5).

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển hạ, phẩm Quảng diễn, Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Đệ tử của Đức PhậtPhải luôn tự tỉnh thứcNgày đêm thường niệm PhậtNiệm Pháp và niệm Tăng.

162

Đệ tử của Đức PhậtNên tự mình tỉnh giácSớm, tối chăm thiền địnhVui thiền quán một lòng.

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210, 法句經卷下,廣衍品

尊者法救撰. 吳天竺沙門維祇難等譯

為佛弟子.

常寤自覺

晝夜念佛

惟法思眾

為佛弟子

當寤自覺

日暮思禪

樂觀一心 .

2.2. Tư liệu Nikaya

Kinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Tạp lục, câu 296-301.

296. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giácVô luận ngày hay đêm,Tưởng Phật-đà thường niệm”.

297. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giác,Vô luận ngày hay đêm,Tưởng Chánh pháp thường niệm”

163

298. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giác,Vô luận ngày hay đêm,Tưởng Tăng-già thường niệm”.

299. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giác,Vô luận ngày hay đêm,Tưởng sắc thân thường niệm”.

300. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giác,Vô luận ngày hay đêm,Ý vui niềm bất hại”.

301. “Ðệ tử Gotama,Luôn luôn tự tỉnh giác,Vô luận ngày hay đêm,Ý vui tu thiền quán”.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.90-91)

3. NHẬN ĐỊNHHai nguồn tư liệu kinh Pháp cú của Hán tạng và Nikaya là

cơ sở vững chãi để bảo chứng về nguồn gốc cũng như định hình nên chương này.

Ở đây, đã là đệ tử Phật thì phải chuyên cần, mỗi một phút giây luôn nhớ nghĩ Chánh pháp và tinh tấn tu tập thì sẽ có quả lớn mà ở đây chính là đắc tín căn. Tín căn là một yếu

164

tố quan trọng trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đạt được tín căn là có được niềm tin vững chắc, không thối chuyển, đã bước vào dòng Thánh.

Theo chương này, muốn có được tín căn, thì phải một lòng nghĩ về Phật, Pháp, Tăng không có gián đoạn, không thay đổi. Tín căn thành tựu thì cửa Thánh đạo mở ra!

165

CHƯƠNG 18

TỨ ĐẠI VÔ NGÃ1. CHÁNH VĂN

佛言. 熟自念身中四大名自有名都為無. 吾我者寄生.

生亦不久. 其事如幻耳

Dịch nghĩaPhật dạy: Phải tự nhớ nghĩ kỹ, tứ đại trong thân đều có tên

riêng, nhưng thực chất chúng vốn là không. Tự ngã của ta, do nương vào những thứ khác mà có, sinh mạng không bền lâu. Mọi sự đều như huyễn.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 3, số 152, Kinh Lục độ tập, quyển thứ bảy, chương năm, Thiền độ vô cực, kinh 76. Đời Đông Ngô, Sa-môn Khương Tăng Hội, người nước Khương Cư dịch.

Người học đạo tự quan sát về mọi nẻo trong thân thể đều không sạch, tóc da, đầu lâu, thớ thịt, nước mắt, nước dãi, gân mạch, thịt tủy rồi cả sáu phủ, năm tạng. Các thứ dơ bẩn ấy chung hợp lại mới làm thân người. Giống như dùng bao đựng đầy năm thứ lúa thóc hoa màu. Có túi chứa nước mắt, xem xét riêng ra từng thứ từng thứ đều khác. Nhận rõ về người như thế, nội quán về thân mình số lượng giống loại của bốn đại mỗi thứ đều có tên, đều là không có chủ thể.

166

Dùng quán vô dục mới thấy người vốn không. Quán như thế mà dốc một lòng thì được thiền. Người học đạo quan sát sâu xa, nhận rõ về trong thân bốn đại: đất, nước, gió, lửa, tóc, lông, xương, răng, da, thịt, năm tạng... Đó là thuộc đất. Nước mắt, mũi dãi, máu mủ, mồ hôi, mở, tủy não, tiểu tiện... đó là thuộc nước. Nóng ấm trong thân, chủ làm tiêu việc ăn uống, ấy là thuộc lửa. Hơi thở ra vào ấy là thuộc gió. Ví như người đồ tể giết súc vật, mổ ra riêng biệt làm bốn phần, biết tường tận đầy đủ.

Người học đạo quan sát trong thân, phân biệt bốn đại rành mạch: “Đây là đất, kia là nước..”. Lửa, gió cũng vậy, đều là không chủ thể. Luôn tâm niệm, về điều đó cho đến khi lòng hoàn toàn trong lặng. Một lòng như vậy thì được thiền.

Người học đạo biết được hơi thở dài ngắn, chậm mau, lớn nhỏ. Thảy đều phân biệt biết rõ. Giống như người nạo đồ vật thì sâu cạn tự biết, nhớ nghĩ về hơi thở cũng như thế. Một lòng nghĩ vậy thì đạt được thiền.

Thiền độ vô cực của Bồ-tát luôn nhất tâm như vậy. (Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, dịch)

大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0152 六度集經,

卷第七 , 禪度無極章第五, (七六)

吳康居國沙門康僧會譯

道人自觀內體惡露都為不淨. 髮膚髑髏皮肌. 眼瞬涕唾. 筋脉肉

髓. 肝肺腸胃. 心膽脾腎. 屎尿膿血. 眾穢共合乃成為人. 猶若以囊盛

五穀也. 有目潟囊. 分別視之. 種種各異. 明人如此內觀其身. 四大種

數各自有名都為無人. 以無欲觀乃覩本空. 一其心得禪. 道人深觀別

身四大. 地水火風. 髮毛骨齒. 皮肉五藏. 斯即地也. 目淚涕唾. 膿血汗

肪. 髓腦小便. 斯即水也. 內身溫熱主消食者. 斯即火也. 喘息呼吸. 斯

即風也. 譬如屠兒殺畜刳解別作四分具知委曲. 道人內觀分別四大.

此地彼水. 火風俱然. 都為無人. 念之志寂. 一其心得禪. 道人自覺喘

167

息長短. 遲疾巨細皆別知之. 猶人削物自知深淺. 念息如此. 一其心得

禪. 菩薩禪度無極一心如是.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 0210, Kinh Pháp cú, quyển hạ, phẩm Đạo hạnh, thứ 28, Tôn giả Pháp Cứu soạn. Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Các hành là vô ngãDo tuệ nên nhận raChán ghét khổ cõi đờiNương đạo trừ si ám.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經卷下, 道行品法句經

第二十八

尊者法救撰, 吳天竺沙門維祇難等譯

眾 行 非 身

是 為 慧 見

罷 厭 世 苦

從 是 道 除

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Đạo, câu 279.Tất cả pháp vô ngã,Với Tuệ quán thấy vậy,Ðau khổ được nhàm chánChính con đường thanh tịnh.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.86-87)

Kinh Tương ưng bộ, kinh Trống không. 1) ...2-3) Rồi Tôn giả Ananda... bạch Thế Tôn:

168

- “Trống không là thế giới, trống không là thế giới”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi trống không là thế giới?

4) - Vì rằng, này Ananda, thế giới là không tự ngã, và không thuộc tự ngã, nên thế giới được gọi là trống không. Và cái gì, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã?

5-6) Mắt, này Ananda, là không tự ngã và không thuộc tự ngã. Các sắc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn thức là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã. Nhãn xúc là không tự ngã, hay không thuộc tự ngã... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không có tự ngã hay không thuộc tự ngã.

11) Và vì rằng, này Ananda, không có tự ngã, hay không thuộc tự ngã nên được gọi trống không là thế giới này.

(Kinh Tương ưng, tập 4, chương một, Tương ưng sáu xứ, phần b, năm mươi kinh thứ hai, phẩm Channa,

Thích Minh châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.96-97)

Kinh Trung bộ, kinh Trường trảo.Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do bốn đại thành,

do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được quán sát là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi vị ấy quán sát thân này là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã, thời thân, thân dục, thân ái, thân phục tòng được đoạn diệt.

(Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Trường trảo, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.350)

169

Kinh Tăng chi bộ, kinh Rahula.1. Rồi Tôn giả Ràhula đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ

Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:

- Này Ràhula, phàm có nội địa giới gì, phàm có ngoại địa giới gì, đều là địa giới này. Cần phải như thật thấy địa giới ấy với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Do thấy như thật (địa giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán địa giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

2-4. Này Ràhula, phàm có nội thủy giới gì, phàm có ngoại thủy giới gì, đều là thủy giới này...., phàm có nội hỏa giới gì, phàm có ngoại hỏa giới gì, đều là hỏa giới này...., phàm có nội phong giới gì, phàm có ngoại phong giới gì, đều là phong giới này. Cần phải như thật thấy phong giới ấy với chánh trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”. Do thấy như thật (phong giới) này với chánh trí tuệ, vị ấy nhàm chán phong giới. Với trí tuệ, vị ấy tẩy sạch tâm.

5. Khi nào, này Ràhula, Tỷ-kheo đối với bốn giới này, không có tùy quán là tự ngã hay thuộc ngã sở, này Ràhula, vị này được gọi là Tỷ-kheo đã cắt dứt ái, đã giải tỏa các kiết sử, đã chơn chánh minh quán kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.

(Kinh Tăng chi bộ, tập 2, chương 4 pháp, phẩm Tư tâm sở, kinh Rahula, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.129-130)

Kinh Trung bộ, Đại kinh Mãn nguyệt. Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai

hay hiện tại, nội hay ngoại... tất cả loại sắc, cần phải như thật

170

quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”. Phàm có thọ gì, phàm có tưởng gì, phàm có hành gì, phàm có thức gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại… tất cả loại thức, cần phải như thật quán: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức.

Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn trở lại đời sống thế này nữa”.

(Kinh Trung bộ, tập 3, Đại kinh Mãn nguyệt, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.143-144)

3. NHẬN ĐỊNHNội dung của chương 18 có mặt trong bản kinh Pháp cú

của Duy-kỳ-nan, đặc biệt bản kinh còn được phát hiện trong kinh Lục độ tập, một bản kinh do ngài Khương Tăng Hội dịch vào khoảng thế kỷ thứ ba. Điều này đã góp phần xác tín thời điểm xuất hiện của chương này nói riêng và kinh Tứ thập nhị chương nói chung.

Tứ đại vốn vô ngã, đó là nội dung căn bản được trình bày từ chương 18 này. Vô ngã, là một nguyên lý căn bản của Phật giáo, được nhiều kinh luật ghi nhận và là một trong những nội dung được Đức Phật đề cập nhiều lần, trên nhiều phương diện.

171

CHƯƠNG 19DANH VỌNG HÃO HUYỀN

1. CHÁNH VĂN

佛言. 人隨情欲求華名. 譬如燒香眾人聞其香. 然香以

熏自燒. 愚者貪流俗之名譽. 不守道真. 華名危己之禍. 其

悔在後時.

Dịch nghĩaPhật dạy: Con người chạy theo tình dục mà cầu danh vọng

hão huyền. Ví như thắp hương thì mọi người ngửi được mùi thơm, cũng do bởi mùi thơm đó mà tự đốt mình. Trong dòng chảy thế tục, người ngu tham danh tiếng, không biết giữ đạo tối thắng. Cái họa của danh vọng hão huyền luôn dẫn đến nhiều hối hận về sau.

Chú thíchHoa danh: danh vọng không đúng đắn, hão huyền. Theo

Tự điển Khang Hy, Hoa (華), có một nghĩa là không ngay thẳng, không đoan chánh.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 209, Kinh Bách dụ, quyển 3, Tôn giả Tăng-già Tư-na soạn. Tiêu Tề, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na-tỳ-địa dịch, dụ Mài đá lớn, số 43.

172

Như có người đem hết công sức chuyên tâm mài một viên đá lớn. Ngày tháng dần trôi, người ấy đã mài thành một con bò đá nhỏ để chơi. Người ấy đã dùng quá nhiều công sức cho một mục đích quá tầm thường.

Người đời cũng thế. Người mài viên đá lớn ví như sự tinh cần khổ học. Làm thành con bò đá nhỏ dụ cho danh lợi tiếng tăm, thị phi lẫn lộn. Phàm là người học đạo, suy tư nghiên cứu kinh điển, học rộng nghe nhiều, lẽ ra phải dốc tâm hành trì, cầu đạo quả thù thắng, lại chỉ mong cầu danh lợi, kiêu mạn tự cao chỉ làm tăng thêm tội lỗi. (Nguyên Huệ dịch)

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0209 百喻經, 卷第三

尊者僧伽斯那撰

蕭齊天竺三藏求那毘地譯

(四三)磨大石喻

譬如有人. 磨一大石勤加功力. 經歷日月作小戲牛. 用功既重所

期甚輕. 世間之人亦復如是. 磨大石者喻於學問精勤勞苦. 作小牛者

喻於名聞互相是非. 夫為學者研思精微博通多識. 宜應履行遠求勝

果. 方求名譽憍慢貢高. 增長過患.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 212, Kinh Xuất diệu, quyển 24, phẩm Quán, thứ 28. Diêu Tần, Lương Châu, Sa-môn Trúc Phật Niệm dịch.

Xưa, có một công chúa, được vua cha thương yêu và chăm sóc hết mực. Một hôm trời mưa, mặt nước nổi bong bóng. Công chúa thấy thế trong lòng rất thích bèn thưa với vua cha:

- Con muốn lấy những bong bóng nước ấy làm vòng hoa đội trên đầu.

Nhà vua bảo:

173

- Bong bóng nước ấy không nắm giữ được, làm sao có thể làm vòng hoa?

Công chúa thưa vua:- Nếu không làm được thì con sẽ chết đó!Nghe con nói năng như thế, vua ra lệnh cho tìm những người

chuyên làm vòng hoa và bảo họ:- Các ngươi là những người tài nghệ, không việc gì là không

thông, nên nhanh chóng lấy những bong bóng nước làm vòng hoa cho con ta, nếu không làm được thì đầu của các ngươi sẽ không còn.

Những người này tâu vua:- Chúng tôi không thể nào lấy được những bong bóng

nước ấy.Trong số họ có một người thợ già, tâu vua rằng, mình có

thể lấy được bong bóng nước làm vòng hoa cho vua. Vua rất vui mừng liền bảo công chúa:

- Có một người thợ già có thể lấy bong bóng nước xâu thành vòng hoa. Con hãy đi theo ông ấy để tự mình định liệu.

Công chúa nghe lời vua, đến nơi quan sát. Bấy giờ, người thợ già thưa với công chúa:

- Tôi không phân biệt được các bong bóng nước cái nào đẹp cái nào xấu, xin công chúa tự tay lựa chọn, tôi sẽ lấy làm vòng hoa.

Công chúa tự tay chọn, chạm vào cái nào thì vỡ cái đó, không được gì cả. Cứ thế suốt buổi nhưng chẳng được một bong bóng nước nào. Công chúa chán nản mà tự bỏ về, thưa với vua cha:

- Bong bóng nước này hư giả và không thể bền lâu, xin vua làm cho con vòng hoa bằng vàng, vì vòng hoa ấy không khi nào khô héo.

174

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0212 出曜經卷第二十四, 觀品第

二十八.姚秦涼州沙門竺佛念譯

昔有國王女為王所愛. 未曾離目. 時天降雨水上有泡. 女見水泡

意甚愛敬. 女白王言. 我欲得水上泡以為頭花鬘. 王告女曰. 今水上泡

不可獲持. 云何得取以為花鬘. 女白王言. 說不得者我當自殺. 王聞女

語. 尋召巧師而告之曰. 汝等奇巧靡事不通. 速取水泡與我女作鬘. 若

不爾者當斬汝等.

巧師白王. 我等不堪取泡作鬘. 其中有一老匠. 自占堪能取泡.

即前白王. 我能取泡與王作鬘. 王甚歡喜即告女曰. 今有一人堪任作

鬘. 汝可自往躬自瞻視. 女隨王語在外瞻視. 時彼老匠白王女言. 我

素不別水泡好醜. 伏願王女躬自取泡我當作鬘. 女尋取泡隨手破壞

不能得之. 如是終日竟不得泡. 女自疲厭而捨之去. 女白王言. 水泡

虛偽不可久停. 願王與我作紫金鬘. 終日竟夜無有枯萎.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tiểu bộ, tập 7, chuyện Dục tham (Tiền thân Kàma).Người nào mong ước việc trong lòng...,Chuyện này bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú ngụ tại Kỳ-viên

về một Bà-la-môn trú ở Xá-vệ, lúc ấy đang đốn cây bên bờ sông Aciravatì để trồng trọt cày cấy. Bậc Ðạo Sư nhìn thấy rõ nghiệp duyên của vị này (về khả năng tu tập) khi Ngài đến Xá-vệ để khất thực, Ngài liền bước ra khỏi con đường đang đi để nói chuyện ân cần với ông. Ngài hỏi:

- Này Bà-la-môn, ông đang làm gì đó?Người ấy đáp:- Thưa Sa-môn Gotama, tôi đang đốn cây ở một khoảng

trống để trồng trọt.Ngài bảo:- Tốt lành thay, này Bà-la-môn, ông tiếp tục công việc đi.

175

Cứ như vậy, bậc Ðạo Sư đi đến nói chuyện với ông khi các thân cây đốn xong lại được mang đi nơi khác, và người kia dọn sạch mẫu đất của mình, và Ngài lại đến vào lúc cày cấy, hoặc lúc đào những hố vuông nhỏ để lấy nước. Bấy giờ vào ngày gieo hạt, vị Bà-la-môn hỏi:

- Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay là ngày Lễ hạ điền (Lễ Cày bừa) của tôi. Khi bắp chín, tôi sẽ cúng dường nhiều cho Tăng chúng được Đức Phật cầm dầu.

Bậc Ðạo Sư nhận lời cúng dường của ông và ra đi. Một ngày khác Ngài lại đến và thấy người Bà-la-môn đang ngắm đám bắp ấy. Ngài hỏi:

- Này Bà-la-môn, ông đang làm gì đó?- Thưa Tôn giả Gotama, tôi đang ngắm đám bắp.- Này Bà-la-môn, tốt lắm!Bậc Ðạo Sư nói rồi đi thẳng.Lúc ấy Bà-la-môn suy nghĩ: “Tôn Giả Gotama vẫn thường đi

qua đường này lắm thay! Chắc chắn Ngài cần thực phẩm. Ðược, ta sẽ cúng dường thức ăn cho Ngài”.

Vào ngày ý tưởng này xuất hiện trong trí ông, khi về nhà, ông cũng thấy bậc Ðạo Sư đến nữa. Từ đó trong lòng vị Bà-la-môn khởi lên một niềm tín thành kỳ diệu.

Dần dần, bắp đã chín, vị Bà-la-môn quyết định ngày mai sẽ gặt. Nhưng khi ông ngủ trên giường thì ở khoảng đất trên sông Aciravatì, mưa trút xuống như chĩnh đổ: lũ lụt kéo đến mang theo cả mùa màng ra biển, vì thế không còn sót một cây nào. Khi cơn lũ đã rút, vị Bà-la-môn thấy hoa màu bị tàn phá, nên không còn sức mà đứng nữa, tay ông cứ ôm ngực vì quá đau khổ, ông vừa khóc vừa về nhà, nằm xuống kêu than. Buổi sáng bậc Ðạo Sư đã

176

thấy vị Bà-la-môn này tràn ngập khổ đau, Ngài suy nghĩ: “Ta sẽ là nơi nương tựa của người Bà-la-môn”.

Thế là hôm sau, khi đã đi khất thực quanh Xá-vệ rồi, Ngài trở về từ nơi thọ dụng thức ăn, bảo các Tỷ-kheo lui về tinh xá rồi chính Ngài cùng một tiểu thị giả đi với Ngài đến nhà ông. Khi vị Bà-la-môn nghe Ngài đến, thì lòng hoan hỷ, nghĩ thầm: “Chắc hẳn vị hiền hữu của ta đến để nói chuyện thân mật”. Ông mời Ngài ngồi; bậc Ðạo Sư bước vào ngồi trên một tọa sàng đã định sẵn và hỏi:

- Này Bà-la-môn, tại sao ông nản lòng? Việc gì xảy ra khiến ông bất mãn?

- Thưa Sa-môn Gotama, từ lúc tôi đến đây trên bờ sông Aciravati, Ngài cũng đã biết tôi làm gì rồi. Tôi đã đi đây đó, và hứa cúng dường Ngài khi hoa màu chín, nay cơn lụt đã cuốn trôi hết mọi hoa lợi ra biển, chẳng còn lại gì cả. Bắp ngô bị thiêu hủy cả đến trăm cỗ xe, vì thế tôi đang sầu khổ lắm đây.

- Này, của mất mát có thể trở lại nhờ than khóc không?- Thưa Sa-môn Gotama, nó không trở lại được.- Nếu vậy tại sao sầu khổ? Sự giàu sang của người đời hay

thóc lúa, khi còn đó thì chúng có mặt, và khi mất rồi thì thôi. Chẳng có vật hữu hình nào không chịu hoạt diện, thôi ông đừng sầu muộn vì nó nữa.

An ủi ông như thế xong, Ngài nhắc lại kinh Tham dục (Kinh Tập IV, kệ 766) vì thích hợp với hoàn cảnh này. Khi Ngài kết thúc bài kinh Tham dục ấy, vị Bà-la-môn buồn khổ đã được an trú vào Sơ quả Dự lưu. Sau khi làm tan biến nỗi buồn của ông, bậc Ðạo Sư đứng dậy từ chỗ ngồi và trở về tinh xá. Cả thị trấn đều nghe tin bậc Ðạo Sư đã đi tìm Bà-la-môn đang bị đau đớn hành hạ như thế nào rồi an ủi ông và an trú ông vào quả Dự lưu ra sao. Tăng

177

chúng nói đến việc ấy tại Chánh pháp đường:- Này các Hiền giả, đấng Thập Lực đã kết bạn với một vị

Bà-la-môn, ngày càng thân thiết, đã tạo cơ hội thuyết pháp cho ông, đang lúc ông gặp cơn đau khổ xé nát cõi lòng. Ngài an ủi cho vơi niềm đau khổ rối an trú ông vào quả Dự lưu.

(Kinh Tiểu bộ, tập 7, truyện Tiền thân Đức Phật, chuyện Dục tham (Tiền thân Kàma), số 467,

Trần Phương Lan dịch, NXB.Tôn Giáo, 2002, tr.670-674).

Kinh Tiểu bộ, kinh Phật tự thuyết.Như vầy tôi nghe:Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của

ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi giữa trời, trong đêm tối mù mịt, với những cây đèn dầu đang chói sáng. Lúc bấy giờ, nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào trong những đèn dầu ấy và gặp phải tai nạn, gặp phải hoại diệt, gặp phải tai nạn hoại diệt. Thế Tôn thấy nhiều loại côn trùng có cánh tiếp tục rơi vào...

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng:

9. Họ chạy gấp vượt qua,Nhưng bỏ mất lối cây,Họ làm cho tăng trưởng,Các trói buộc mới mẻ,Như các loại côn trùng,Rơi vào trong ánh sáng,Có người sống dựa vàoÐiều được thấy được nghe.

178

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Phật tự thuyết, chương 6, phẩm Sanh ra đã mù, (Ud 72), Thích Minh Châu dịch,

NXB.TP.Hồ Chí Minh, 1999, tr.250)

3. NHẬN ĐỊNHKinh văn chuyển tải một cảnh báo sớm đối với sự đam mê

lợi danh. Hình ảnh cây hương tự đốt cháy mình quả là sáng tạo của người biên dịch kinh điển. Vì hình ảnh này không thể tìm thấy trong bất kỳ bộ kinh có nội dung tương tự.

Danh vọng là hão huyền, không chắc thật. Một đời lận đận vì lợi, vì danh nhưng chưa được thọ hưởng bao nhiêu thì thọ báo đã mãn, chung cuộc cũng chẳng được gì!

179

CHƯƠNG 20THAM DỤC NHƯ MẬT NGỌT

1. CHÁNH VĂN

佛言. 財色之於人. 譬如小兒貪刀 刃之蜜甜. 不足一食

之美. 然有截舌之患也.

Dịch nghĩaPhật dạy: Con người đối với tiền tài và sắc đẹp, giống như

đứa trẻ tham một chút mật ngọt trên lưỡi dao bén, dù chưa đủ một bữa ăn ngon nhưng lại bị cái họa đứt lưỡi.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ 42, phẩm Kết cấm, thứ 46, kinh số 10. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch.

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà.

Bấy giờ có một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, [780b] rồi ngồi xuống một bên.

Rồi Tỷ-kheo này bạch Thế Tôn:- Như Lai hôm nay dạy các Tỷ-kheo pháp mười tưởng.

Những ai tu hành có thể đoạn trừ các lậu, thành hạnh vô lậu.

180

Thế Tôn, như con thì không có khả năng tu hành các tưởng này. Sở dĩ vì dục tâm của con quá nhiều, thân ý hừng hực không thể yên nghỉ.

Bấy giờ Thế Tôn nói với Tỷ-kheo ấy:- Người hãy xả bỏ tưởng về tịnh mà tư duy tưởng về bất

tịnh; xả tưởng về thường mà tư duy tưởng về vô thường; xả hữu ngã tưởng mà tư duy vô ngã tưởng, xả khả lạc tưởng mà tư duy bất khả lạc tưởng. Vì sao vậy? Nếu Tỷ-kheo tư duy tịnh tưởng, dục tâm liền hừng hực; nếu tư duy bất tịnh tưởng, sẽ không có dục tâm.

- Tỷ-kheo, nên biết, dục là bất tịnh, như đống phân kia; dục như con sáo bắt chước giọng nói; dục không có đáp trả, lại như rắn độc kia; dục như ảo thuật, như tuyết tan dưới nắng. Hãy niệm xả bỏ dục như vất bỏ trong bãi tha ma. Dục trở lại hại mình như rắn chứa chất độc. Dục không biết chán như khát mà uống nước mặn. Dục khó được thỏa mãn như biển nuốt sông. Dục có nhiều tai họa như xóm la-sát. Dục như kẻ thù hãy nên tránh xa. Dục như một chút mật ngọt dính trên lưỡi dao. Dục không đáng yêu như xương trắng trên đường. Dục hiện ngoại hình như hoa mọc trong nhà xí. Dục không chân thật như bình vẽ kia bên trong chứa đồ hôi thối, bên ngoài trông đẹp đẽ. Dục không bền chắc như đống bọt nước. Cho nên, Tỷ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa tưởng tham dục. Tỷ-kheo, nay ngươi hãy nhớ, xưa ngươi đã phụng hành mười tưởng nơi Phật Ca-diếp. Hôm nay hãy lặp lại tư duy mười tưởng, tâm giải thoát khỏi hữu lậu.

Lúc bấy giờ Tỷ-kheo ấy buồn rầu rơi lệ không cầm được, tức thì cúi đầu lạy dưới chân Phật, bạch Thế Tôn:

- Vâng, bạch Thế Tôn. Con chất chứa mê hoặc đã lâu. Như Lai tự thân thuyết mười tưởng, con mới có thể xa lìa dục. Nay

181

con xin sám hối, về sau không còn tái phạm. Cúi xin Như Lai chấp nhận sự sám hối lỗi lầm nghiêm trọng này; lượng thứ cho điều mà con bất cập.

Phật bảo Tỷ-kheo:- Ta nhận sự sửa lỗi của ông. Hãy chớ tái phạm. Lại nữa, Như

Lai đã dạy ông mười tưởng, mà ông không khứng phụng trì.Tỷ-kheo kia sau khi nghe Thế Tôn giáo giới, sống nơi chỗ

nhàn tĩnh, tự mình khắc kỷ tư duy, vì mục đích mà thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc, khóac ba pháp y, tu phạm hạnh vô thượng, ấy là muốn đạt thành sở nguyện, như thật biết, sinh tử đã hết, Phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, [780c] không còn tái thọ thai nữa. Bấy giờ Tỷ-kheo thành A-la-hán.

Bấy giờ các Tỷ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tăng nhất A-hàm, tập 3, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.305-307)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第四十二, 結

禁品第四十六, 一○.

東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯

聞如是. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 有一比丘至世

尊所. 頭面禮足. 在一面坐. 爾時. 彼比丘白世尊言. 如來今日與諸比

丘說. 十想之法. 其能修者. 斷諸有漏. 成無漏行. 如我. 世尊. 不堪任

行此想. 所以然者. 欲心多故. 身意熾盛. 不得寧息. 爾時. 世尊告彼比

丘. 汝今當捨淨想. 思惟不淨想. 捨有常想. 思惟無常想. 捨有我想. 思

惟無我想. 捨可樂想. 思惟不可樂想. 所以然者. 若比丘思惟淨想. 欲心

便熾盛. 若思惟不淨想. 便無欲心. 比丘當知. 欲為不淨. 如彼屎聚. 欲

如鸜鵒. 饒諸音響. 欲無返復. 如彼毒蛇. 欲如幻化. 如日消雪. 當念捨

欲. 如棄塜間. 欲還自害. 如蛇懷毒. 欲無厭患. 如飲鹹水. 欲難可滿. 如

182

海吞流. 欲多可畏. 如羅剎村. 欲猶怨家. 恒當遠離. 欲猶少味. 如蜜塗

刀. 欲不可愛. 如路白骨. 欲現外形. 如廁生華. 欲為不真. 如彼畫瓶.

內盛醜物. 外見殊特. 欲無牢固. 亦如聚沫. 是故. 比丘. 當念遠離貪欲

之想. 思惟不淨之想. 汝今. 比丘. 當憶昔迦葉佛所奉行十想. 今當重思

惟十想. 有漏心便解脫. 爾時. 彼比丘悲泣墮淚不能自止. 即時頭面禮佛.

白世尊言. 唯. 世尊. 愚惑積久. 如來躬自說十想. 方欲遠離. 今自懺悔. 後

更不犯. 唯願如來受其重過. 原恕不及. 佛吉比丘. 聽汝改過. 勿復更犯.

又如來與汝說十想而不肯奉持. 是時. 彼比丘聞世尊教誡已. 在閑靜

之處. 剋己思惟. 所以族姓子. 剃除鬚髮. 著三法衣. 修無上梵行者. 欲

昇其所願. 生死已盡. 梵行已立. 所作已辦. 更不復受胎. 如實知之. 爾

時. 彼比丘便成阿羅漢. 爾時. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行.

ĐTKĐCTT, tập 14, số 541, Kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại. Tống cư sĩ Thư Cừ Kinh Thanh dịch.

Vấn đề dâm dật, phóng đãng, không thể không nguy hại, Như Lai đã dạy như vậy để tác thành Sa-môn. Như bôi mật trên dao bén, trẻ con tham vị ngọt, dùng lưỡi mà liếm tất bị họa đứt lưỡi.

大正新脩大藏經第 14 冊 No. 0541. 佛說佛大僧大經. 宋居士

沮渠京聲譯

婬泆如斯. 無不危殆. 吾以是故. 作沙門耳蜜塗利刀. 小兒貪甜.

以舌舐之. 有截舌之患.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 209, Kinh Bách dụ, quyển 4, Tôn giả Tăng-già Tư-na soạn. Tiêu Tề, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na-tỳ-địa dịch, Dụ đứa trẻ được kẹo, số 92.

Xưa có bà vú bồng một đứa bé dạo chơi. Đi một hồi, bà ta cảm thấy mệt mỏi nên dừng chân ngồi nghỉ rồi ngủ thiếp. Bấy giờ có một người đi đến lấy mấy viên kẹo cho đứa bé. Đứa bé được kẹo rồi vì tham vị ngọt nên không nghĩ gì đến các vật nơi thân. Người kia lập tức cởi hết các vật kiềng vàng, vòng vàng, chuỗi ngọc, y phục nơi đứa bé và lấy đi tất cả.

183

Tỷ-kheo cũng như thế. Vui thích nhiều sự việc nơi chốn phồn hoa, tham chút lợi dưỡng nên bị giặc phiền não cướp mất hết công đức tu trì, giữ giới thanh cao. Cũng như đứa bé kia vì tham chút vị ngon nên hết thảy các thứ hiện có đều bị cướp hết. (Nguyên Huệ dịch)

大正新脩大藏經第四冊 No. 209. 百喻經, 卷第四,

尊者僧伽斯那撰. 蕭齊天竺三藏求那毘地譯

(九二)小兒得歡喜丸喻

昔有一乳母抱兒涉路. 行道疲極眠睡不覺. 時有一人持歡喜

丸授與小兒. 小兒得已貪其美味不顧身物. 此人即時解其鉗鎖瓔珞

衣物都盡持去. 比丘亦爾. 樂在眾務憒鬧之處. 貪少利養為 煩惱賊

奪其功德戒寶瓔珞. 如彼小兒貪少味故一切所有賊盡持去

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tương ưng bộ, kinh Người câu cá.1) ...2) - Ai đoạn trừ được tham, sân và vô minh, người ấy vượt

qua biển khó vượt này, với các loài cá mập, các loài La-sát, với các làn sóng hãi hùng khó vượt này.

Vượt trói buộc, thoát chết,Không còn có sanh y,Ðoạn tận mọi khổ đau,Không còn phải tái sanh.Sanh tử được đoạn diệt,Bậc không thể so sánh,Ta nói, vị như vậy,Ðã hóa mù Thần chết.

184

3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá trong hồ nước sâu, quăng xuống một lưỡi câu có mắc mồi. Một con cá, với mắt nhìn vào mồi, nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá ấy vì nuốt lưỡi câu, đi đến bất hạnh, đi đến ách nạn, bị người câu cá muốn làm gì thì làm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có sáu lưỡi câu này ở trong đời, đưa đến bất hạnh cho các loài hữu tình, đưa đến tai hại cho các loài chúng sanh. Thế nào là sáu?

4-8) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Có những tiếng do tai nhận thức... Có những hương do mũi nhận thức... Có những vị do lưỡi nhận thức... Có những xúc do thân nhận thức...

9) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

10-14) Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ các sắc ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy lưỡi câu, đã bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh, không đi đến ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ-kheo, có những tiếng do tai nhận thức... Có những hương do mũi nhận thức... Có những vị do lưỡi nhận thức... Có những xúc do thân nhận thức...

185

15) Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không tham luyến an trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy lưỡi câu, đã bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh, không đi đến ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương 1 Tương ưng sáu xứ, phần f, phần bốn, năm mươi kinh thứ tư, phẩm Biển,

kinh Người câu cá, Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.263-266)

Kinh Tiểu bộ, Chuyện con quỷ Gumbiya.Thuốc độc giống như mật ngọt ngào....,Câu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể khi Ngài trú tại Kỳ-viên

về một Tỷ-kheo hối tiếc vì đã thọ giới.Bậc Ðạo Sư hỏi có thật ông đã hối tiếc như thế không.- Bạch Ngài, đúng thế. Ông ta đáp.Bậc Ðạo Sư hỏi:- Ông đã thấy điều gì khiến ông cảm thấy như thế?Khi vị Tỷ-kheo đáp:- Ðấy là do những vẻ duyên dáng hấp dẫn của một phụ nữ.Bậc Ðạo Sư dạy:- Năm thứ ham muốn giống như mật có rảy thuốc độc giết

người do quỷ Gumbiya để giữa đường.Rồi do yêu cầu của Tỷ-kheo ấy, Ngài kể một câu chuyện

quá khứ.…

186

Ngày xưa, dưới triều Brahmadatta, vua xứ Ba-la-nại, Bồ-tát là một thương gia mang theo năm trăm chiếc xe chở hàng hóa đi bán. Ðến đường cái, trước khi vào một khu rừng, ngài gọi các thành viên trong đoàn lại và nói:

- Này, trên con đường này có lá, hoa, trái vân vân, tất cả đều có thuốc độc đấy. Khi ăn, chớ ăn các thứ lạ mà không hỏi ta: Vì bọn quỷ đã để trên đường những rổ cơm mới và nhiều thứ quả hoang ngon ngọt và rưới thuốc độc lên. Hãy dứt khoát đừng ăn thức ăn ấy nếu không được ta chấp thuận.

Sau khi dặn dò như thế, ngài tiếp tục cuộc hành trình.Bấy giờ một quỷ Yakkha nọ, tên Gumbiya, rải lá trên một

khoảng đất giữa rừng và thả vài miếng mật, trên đó có thuốc độc giết người; còn nó đi đây đó trên đường, giả vờ vỗ vào cây cối, làm như đang tìm mật. Những người không biết gì cứ nghĩ: “Mật này được để đây, hẳn phải là một nghĩa cử”. Thế là họ phải chết vì ăn mật ấy. Và bọn quỷ đến ăn thịt họ.

Trong thương đoàn của Bồ-tát cũng có một số người vốn tham ăn, khi thấy những thứ ngon này, không kiềm lòng được liền ăn vào. Nhưng những người khác khôn ngoan bảo:

- Ta sẽ hỏi Bồ-tát trước khi ăn.Và họ cầm các thức ăn ấy và đứng đó. Khi Bồ-tát thấy

các thứ họ đang cầm trong tay, ngài bảo họ ném đi. Những người đã ăn trọn phần đều chết. Nhưng đối với mỗi người chỉ mới ăn phân nửa, ngài khiến họ nôn ra, và sau khi họ đã nôn hết, ngài cho họ bốn thứ thơm ngọt và do thần lực của ngài, họ được lành.

Bồ-tát đến nơi mà ngài muốn đến một cách bình an, và sau khi giao hàng, ngài trở về nhà.

187

Thuốc độc giống như mật ngọt ngàoKhi ta ngửi, nếm hoặc nhìn vào,Gum-bi-ya đã bày ra đó,Mục đích hại người thật hiểm sao!Hễ kẻ nào ham ăn hưởng mật,Ăn vào, phải chết giữa rừng sâu.Những ai khôn tránh xa mồi nhử,Giữ được an lành, khỏi khổ đau.Tham dục cũng như mồi dục vậy,Ðược bày ra để hại con người,Tấm lòng tham ái thường khi vẫnPhản bội, đưa người đến chết thôi.Nhưng hễ kẻ nào dù yếu đuối,Tránh xa ác dục cuốn lôi người,Chính là kẻ thoát dây ràng buộcCủa nỗi thương đau, thoát khổ rồi.…

Sau khi đọc các bài kệ trên được cảm tác do trí tuệ toàn hảo, bậc Ðạo Sư khai thị Tứ đế. Ở phần kết thúc Tứ đế, vị Tỷ-kheo thối thất ấy đắc quả Dự lưu.

Bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:

- Lúc bấy giờ, Ta là vị thương gia ấy.

(Kinh Tiểu bộ, tập 6, chuyện Tiền thân Đức Phật, Chuyện con quỷ Gumbiya (Tiền thân Gumbiya), số 366, Trần Phương Lan dịch, NXB.Tôn Giáo, 2002, tr.568-571)

188

3. NHẬN ĐỊNHChương này mặc dù có mặt trong kinh Tăng nhất A-hàm, thế

nhưng về ý tưởng và văn cú thì được phát hiện gần như nguyên bản trong Kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại, do cư sĩ Thư Cừ Kinh Thanh dịch vào đời Lưu Tống (420-470).

Theo Lịch đại Tam bảo ký, quyển 9, quyển 10 và quyển 15, thì Thư Cừ Kinh Thanh có tước là An Dương hầu, đã dịch trên 35 bộ kinh vào đời Lưu Tống. Trong ĐTKĐCTT hiện nay đã bảo lưu trên 17 bộ kinh do cư sĩ Thư Cừ Kinh Thanh dịch. Đáng chú ý bản kinh chuyên chở nội dung đứa trẻ ham mật, còn được dẫn lại trong Kinh Luật dị tướng, quyển 17, do Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng và những người khác tập thành vào đời Lương (502-557). Căn cứ vào niên đại, chúng tôi cho rằng ví dụ đứa trẻ ham mật trong Kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại có cùng nguồn tư liệu tương tự như bản kinh Tứ thập nhị chương.

Tiền tài và sắc đẹp như mật ngọt trên dao bén, cảnh báo đó của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng sanh thời nay.

189

CHƯƠNG 21

THÊ TỬ NHƯ LAO NGỤC

1. CHÁNH VĂN

佛言. 人繫於妻子寶宅之患. 甚於牢獄桎梏鋃鐺. 牢

獄有原赦. 妻子情欲雖有虎口之禍. 己猶甘心投焉. 其罪

無赦.

Dịch nghĩaPhật dạy: Cái họa khi con người bị trói buộc vào vợ con, nhà

cửa, tài sản còn vững chãi hơn cả khóa xích, gông cùm của lao ngục. Lao ngục có ngày được phóng thích, còn tình cảm luyến ái với vợ con, dù nguy hại như đứng trước miệng cọp, vẫn cam tâm nhận chịu, như tội nhân không có ngày phóng thích.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 2, số 99, Kinh Tạp A-hàm, quyển 46, Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch. Kinh số 1235.

Tôi nghe như vầy:Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-

đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc nổi giận, bắt nhiều người trong nước bỏ tù, gồm các Sát-lỵ, nào Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà-la, Chiên-đà-la, trì giới hay phạm giới, tại gia hay xuất gia đều bị

190

trói, bị xiềng xích, bị cùm, hoặc bị cột dây. Bấy giờ, sáng sớm, có các Tỷ-kheo đắp y, ôm bát, vào thành Xá-vệ khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều người,… cho đến xiềng xích, cột trói. Sau khi khất thực xong, các Tỷ-kheo trở về tinh xá cất y bát, rửa chân xong, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, rồi lui qua một bên, bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, hôm nay các Tỷ-kheo chúng con vào thành khất thực, nghe vua Ba-tư-nặc bắt giữ nhiều người,… cho đến xiềng xích, cột trói.

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói kệ:Chẳng phải dây, cùm, xích,Là trói buộc kiên cố.Tâm ô nhiễm, luyến tiếcCủa báu, tiền, vợ con:Dây trói bền lâu nhất;Tuy lỏng nhưng khó thoát.Người trí không luyến tiếcLạc thú ngũ dục đời.Đó là dứt được trói,An ổn siêu xuất thế.Phật nói kinh này xong, các Tỷ-kheo nghe những gì Phật đã

dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tạp A-hàm, tập 3, kinh 1039. Hệ phược, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.194-195)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經

卷第四十六. 宋天竺三藏求那跋陀羅譯

(一二三五)

191

如是我聞. 一時. 佛住舍衛國祇樹給孤獨園. 時. 波斯匿王忿諸

國人. 多所囚執. 若剎利. 若婆羅門. 若鞞舍. 若首陀羅. 若旃陀羅. 持

戒. 犯戒. 在家. 出家. 悉皆被錄. 或鏁. 或]杻.械. 或以繩縛. 時. 有眾

多比丘晨朝著衣持鉢. 入舍衛城乞食. 聞波斯匿王多所攝錄. 乃至或

鏁. 或縛. 乞食畢. 還精舍. 舉衣鉢. 洗足已. 往詣佛所. 稽首佛足. 退坐

一面. 白佛言. 世尊. 我等今日眾多比丘入城乞食. 聞波斯匿王多所收

錄. 乃至鏁縛. 爾時. 世尊即說偈言.

非繩鏁杻械. 名曰堅固縛

染污心顧念. 錢財寶妻子

是縛長且固. 雖緩難可脫

慧者不顧念. 世間五欲樂

是則斷諸縛. 安隱永超世.

佛說此經已. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行

ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh Pháp cú thí dụ, quyển thứ 3, phẩm Ái dục thứ 32. Đời Tấn, Sa-môn Pháp Cự và Pháp Lập dịch.

Xưa, Phật ở trong tinh xá thuộc Linh Sơn, nước La-duyệt-kỳ, chuyển vận bánh xe của Pháp vĩ đại cho chư Thiên nhân loại, dị loại. Bấy giờ có một người từ bỏ gia đình vợ con đến Phật, lạy Ngài xin làm Tỷ-kheo. Phật chuẩn nhận. Rồi bảo ngồi dưới gốc cây lớn mà suy ngẫm phẩm chất của Pháp. Ông vâng lời, vào núi sâu, cách tinh xá hơn trăm dặm. Đơn độc ngồi dưới cây lớn, ba năm suy ngẫm về Pháp mà tâm không định, ý muốn hoàn tục. Ông nghĩ, bỏ nhà cầu đạo thật khó nhọc. Chi bằng về sớm để gặp vợ con. Định như thế nên ông đứng lên, ra khỏi núi sâu.

Phật từ xa, biết và thấy rõ Tỷ-kheo này có thể đắc đạo, chỉ ngu dại mà hoàn tục. Ngài dùng thần lực hóa làm vị Sa-môn, đi ngược đường với ông ta, và gặp nhau. Vị Sa-môn hỏi vị Tỷ-kheo, ông ở đâu đến đây? Ở đây bằng phẳng, chúng ta

192

có thể ngồi trò chuyện với nhau. Ngồi rồi, vị Tỷ-kheo nói, tôi bỏ nhà, bỏ vợ con, cầu làm Tỷ-kheo ở trong núi sâu này đã ba năm mà không đắc đạo. Tôi từ biệt vợ con mà không thành đạt chí nguyện. Có thể sẽ chết vô ích ở đây mà không được gì. Tôi muốn hoàn tục, gặp vợ con, thỏa thích với nhau đã. Việc gì sau nữa sẽ tính cách khác. Đang nói chuyện thì có con khỉ già đi đến. Nó bỏ cây cối từ lâu mà sống ở chỗ trống này. Vị Sa-môn hỏi vị Tỷ-kheo, con khỉ vì sao một mình ở chỗ đất trống, không có cây cối mà vẫn thích? Vị Tỷ-kheo nói, tôi ở vùng này lâu ngày nên biết nó có hai lý do mà đến đây. Một, bầy vợ con và bà con của nó quá nhiều, không có gì ăn cho đã. Hai, lên cây xuống cây hoài, chân đau, bàn chân bị xước, bị đâm, không yên, không nghỉ. Con khỉ đến ở đây là vì lý do như vậy. Đang nói chuyện thì thấy con khỉ chạy vào rừng, trèo lên trên cây. Vị Sa-môn hỏi vị Tỷ-kheo, ông thấy con khỉ trở lại trèo lên trên cây không? Dạ thấy. Con khỉ này ngu quá, đã bỏ bầy khỉ vì bực bội rồi mà bây giờ trở lại! Vị Sa-môn nói, ông cũng như vậy, có khác gì con khỉ đâu! Ông vì hai lý do mà đến ở nơi núi rừng này. Đó là, thứ nhất, ý thức vợ chồng nhà cửa là nhà tù, và thứ hai, ý thức con cái là xiềng xích. Ông ý thức như vậy nên bỏ mà đi cầu đạo, ước mong kết thúc nỗi khổ luân hồi. Nhưng bây giờ lại muốn về với nhà tù, với xiềng xích. Ông thừa biết trở lại ngục tù ân ái lưu luyến là đi thẳng đi tắt vào địa ngục. Vị Sa-môn liền trở lại bản thân của Phật, với màu hoàng kim, với mọi tướng hảo, với ánh sáng trải rộng cả một vùng rừng núi, truyền cảm cho chim bay, thú chạy. Chúng tìm nguồn gốc ánh sáng mà đến. Chúng tự biết đời trước của chúng. Từ trong tâm thức, chúng biết hối hận tội ác đời trước ấy.

(Tỷ-kheo Trí Quang, Tổng tập Pháp cú, NXB.TP.HCM, 2012, tr.151-154)

193

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經, 卷第三 .

愛欲品第三十二. 晉世沙門法炬共法立譯

昔佛在羅閱祇國耆闍崛山精舍之中. 為天人龍鬼轉大法輪.

時有一人捨家妻子來至佛所. 為佛作禮求為沙門. 佛即受之令作沙

門. 命令樹下坐思惟道德. 比丘受教便入深山. 去精舍百餘里. 獨坐

樹間思道三年. 心不堅固意欲退還. 自念捨家求道勤苦不如早歸見

我妻子. 作此念已便起出山. 佛以聖達見此比丘. 應當得道愚故還

歸. 佛以神足化作沙門. 便往逆之道路相見. 化人即問所從來也. 此

地平坦可共坐語. 於是二人便坐息語. 即答化人吾捨家妻子求作沙

門處此深山不能得道. 與妻子別不如本願. 唐喪我命勞而無獲. 今

欲悔還見我妻子. 快相娛樂後更作計. 須臾之間有老獼猴. 久已遠

離樹木之間. 在無樹之處於中生活. 化沙門問此比丘. 是獼猴何故

獨在平地. 無有樹木云何樂此. 比丘答化人言. 我久見此獼猴以二

事故來住此耳. 何等為二. 一以妻子眷屬群多不得飲食快樂恣口.

二常晝夜上下樹木脚底穿壞不得寧息. 以此二事故捨樹木來住是

間. 二人語頃復見獼猴走還上樹. 化沙門語比丘言. 汝見獼猴還趣

樹木不也. 答曰. 見之此虫愚癡得離樹木. 群從憒閙不厭勞煩而還

入中. 化人復言. 卿亦如是. 與此獼猴復何異矣. 卿本以二事故來入

此山中何等為二. 一以妻婦舍宅為牢獄故. 二以兒子眷屬為桎梏.

故卿以是故來索求道斷生死苦. 方欲歸家還著桎梏. 入牢獄中恩愛

戀慕徑趣地獄. 化沙門即現相好丈六金色光明. 普照感動一山. 飛

鳥走獸尋光而來. 皆識宿命心內悔過.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tương ưng bộ, kinh Triền phược.1) Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala đang bắt trói một

số đông người. Một số người bị trói bằng dây, một số người bị trói bằng dây chuyền, một số người bị trói bằng kềm kẹp.

2) Rồi một số đông Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Ði khất thực xong, sau bữa ăn, trên

194

con đường khất thực trở về, họ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:- Ở đây, bạch Thế Tôn, vua Pasenadi nước Kosala bắt trói

một số đông người. Một số người bị trói bằng dây, một số người bị trói bằng dây chuyền, một số người bị trói bằng kềm kẹp.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên bài kệ:

Bậc có trí nói rằngTrói vậy không vững chắc,Trói bằng sắt, dây gai,Kềm kẹp bằng gỗ mộc;Ðam mê các dục lạc,Với châu báu, trang sức,Và tâm tư tưởng vọng,Hướng về con, về vợ.Bậc có trí nói rằngTrói vậy thật vững chắc.Dầu trói buộc trì xuống,Tế nhị và khó thoát,Các vị chơn xuất gia,Cắt đứt chúng làm đôi,Không ước vọng mong cầu,Từ bỏ mọi dục lạc.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 1, chương 3, Tương ưng Kosala, phẩm thứ nhất, kinh Triền phược, Thích Minh Châu dịch,

Viện NCPHVN, 1993, tr.177-178)

195

Kinh Trung bộ, kinh Ví dụ con chim cáy.… Ví như, này Udayi, một người nghèo khổ, không có vật

sở hữu, khốn cùng, có một chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, có một giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, và một bà vợ không đẹp mắt chút nào. Người ấy thấy một Tỷ-kheo trong tịnh xá, tay chân lau rửa sạch sẽ, sau khi ăn buổi cơm ngon lành, đang ngồi trong bóng mát, hướng về tăng thượng tâm. Người ấy suy nghĩ: “An lạc thay, Sa-môn hạnh! Vô bệnh thay, Sa-môn hạnh! Vậy sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, ta hãy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Nhưng người ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ cái giường nằm hư nát, không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ các loại gạo lúa cất chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Này Udayi, nếu có ai nói như sau: “Người kia, bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không có thể từ bỏ cái chòi ở hư nát... không có thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào để có thể sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy không có chắc mạnh, sự trói buộc ấy yếu ớt, sự trói buộc ấy bị mục nát, sự trói buộc ấy không có vững chắc”, thời này Udayi, ai nói như vậy có phải nói một cách chân chánh không?

- Bạch Thế Tôn, không. Người kia bị trói buộc bởi những trói buộc ấy không thể từ bỏ chòi ở hư nát, mở toang cho quạ, không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ giường nằm hư nát không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ các loại gạo lúa cất

196

chứa trong một cái chum không đẹp mắt chút nào, không thể từ bỏ bà vợ không đẹp mắt chút nào, để có thể, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ðối với người kia, sự trói buộc ấy vững chắc, sự trói buộc ấy kiên cường, sự trói buộc ấy không mục nát, một khúc gỗ to lớn.

(Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Ví dụ con chim cáy, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.242-243)

Kinh Tiểu bộ, Truyện nhà tù trói buộc.Bậc trí đã nói rằng...,Câu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư kể về một

nhà tù.Nghe nói, thời ấy một số đông kẻ trộm cướp là những người

phá nhà, cướp đường, giết người, đã bị bắt với cùm sắt, dây thừng và xích sắt.

Khoảng ba mươi Tỷ-kheo ở quê muốn yết kiến bậc Ðạo Sư, đã đi đến thăm viếng và đảnh lễ Ngài. Ngày hôm sau, trong khi đi khất thực, họ đi đến nhà tù và thấy các tên trộm cướp ấy. Sau khi họ đi khất thực trở về, vào buổi chiều, họ yết kiến Đức Như Lai, và hỏi:

- Bạch Thế Tôn, hôm nay trong khi chúng con đi khất thực, chúng con được thấy nhiều tên trộm cướp trong nhà tù, bị cùm sắt v.v... trói buộc, chịu đựng nhiều đau khổ. Chúng không thể chặt đứt các còng sắt trói buộc ấy để chạy trốn. Có sự trói buộc nào khác kiên cố hơn các dây trói buộc ấy chăng?

Bậc Ðạo Sư đáp:- Này các Tỷ-kheo, đấy là những dây trói buộc về thân, tuy

đau khổ nhưng còn nhẹ. Trái lại, những dây trói như tham ái đối

197

với tài sản, lúa gạo, vợ con v.v... còn mạnh hơn trăm lần, ngàn lần những dây trói buộc trên. Tuy vậy, những trói buộc ấy, dầu to lớn và khó chặt đứt, cũng đã bị các vị hiền trí thuở xưa chặt đứt khi họ quyết chí đi đến Tuyết Sơn và trở thành ẩn sĩ.

(Kinh Tiểu bộ, tập 5, chuyện Tiền thân Đức Phật, truyện Nhà tù trói buộc, số 201, Trần Phương Lan dịch,

NXB.TP.HCM, 2001, tr.412-413)

3. NHẬN ĐỊNHChương này có nguồn tư liệu rất phong phú ở cả hai hệ Hán

tạng và Nikaya, điều đó đủ thấy sự hấp dẫn của câu chuyện và sự dẫn dụ tài tình của Đức Phật về sự nguy hại của dục vọng.

Nhận thức đúng đắn về những hệ quả kéo theo của dục vọng, như vợ con, tài sản và tìm cách thoát ly, đó là chủ điểm quan trọng của chương này.

198

CHƯƠNG 22ÁI DỤC MẠNH NHẤT

1. CHÁNH VĂN

佛言. 愛欲莫甚於色. 色之為欲. 其大無外. 賴有一矣.

假其二. 普天之民無能為道者.

Dịch nghĩaPhật dạy: Ái dục không gì bằng sắc dục. Sắc dục là thứ

dục lớn nhất, không gì lớn bằng. May mà chỉ có một cái đó thôi, giả như có cái thứ hai thì người trong thiên hạ không ai có thể hành đạo.

Chú thíchÁi dục: Ái là tham ái, thân ái; dục là tham dục, dục lạc

(Theo Từ điển Đinh Phúc Bảo). Ái dục trong chương này được hiểu là ngũ dục. Ngũ dục gồm tài dục, sắc dục, ẩm thực dục, danh dục và tùy miên dục (Theo Phật Quang đại từ điển).

2. ĐỐI CHIẾU

2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển hạ, phẩm Ái dục. Tôn giả Pháp Cứu soạn. Ngô Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác đồng dịch.

199

Sở dĩ có ưu, biVà các khổ trong đờiDuyên do từ nơi áiLìa ái sẽ vô ưu.

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經法句經卷下, 愛欲品

尊者法救撰

吳天竺沙門維祇難等譯

夫 所 以 憂 悲

世 間 苦 非 一

但 為 緣 愛 有

離 愛 則 無 憂

ĐTKĐCTT, tập 4, số 212, Kinh Xuất diệu, quyển thứ tư, phẩm Ái dục thứ hai. Diêu Tần Lương Châu, Sa-môn Trúc Phật Niệm dịch.

Phật dạy các Tỷ-kheo, lửa dâm rất mạnh, có thể thiêu đốt sạch gốc rễ của những hạnh lành. Dù là kẻ có học, nhưng một khi bị chìm đắm vào sắc dục thì không nhận biết về thiện ác, cũng không phân biệt được các hạnh trong sạch, không biết rõ về nẻo xuất ly, để thoát khỏi trói buộc. Như một phường kia không biết hổ thẹn, khiến cả thân tộc cùng chịu chung nỗi nhục nhơ nhuốc.

Dâm tính luôn hiện bày, làm trái chí nguyện. Hoặc vì tham dâm mà giết hại cha mẹ, anh chị em, do vậy nên phải lãnh nhận tai ương. Hoặc do dâm dật mà phạm tội ngũ nghịch, bị phép vua hành hình, sau khi chết phải thọ ác báo.

Như lửa cháy rừng thì cháy luôn cả cây cối xung quanh. Hành dâm dục thì tự thân gây họa sâu, lại còn làm cho tôn thân

200

phải liên lụy. Con người cũng vì tham dục mà bất kính với Phật, vô lễ với Pháp, hủy báng Thánh Tăng, khiến các bậc Thánh Hiền cười chê. Hôm nay Ta nói về việc phạm dâm dục là căn bản.

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0212 出曜經, 卷第四, 欲品第二

姚秦涼州沙門竺佛念譯

佛告比丘. 婬火熾盛便能燔燒諸善之本. 婬荒之士不識善惡. 亦

復不別清白之行. 不知縛解出要之道. 如斯輩人遂無慚愧. 寧喪親族

分受形辱. 不闕婬性以違其志. 或因婬欲. 殺害父母兄弟姊妹. 斯受其

殃. 或因婬逸罪及五逆. 王者所戮死受惡報. 猶野火行傍樹為燋. 既罪

自深復及宗親. 人由婬欲違佛慢法. 謗毀聖眾為諸聖賢之所嗤笑. 我

今當說犯婬之本.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ tư, phẩm Một con một, thứ 9. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch.

Kinh số 7.Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây

Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta ở trong chúng này

không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được; đó là, người nam thấy sắc của người nữ, liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp. Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Tiếng Phạm Thiên êm dịu, Như Lai nói, khó thấy. Nếu có

201

lúc nào thấy, Hãy buộc niệm trước mắt. Cũng chớ cùng người nữ, Qua lại chuyện trò nhau. Hằng giăng lưới bắt người, Không đến vô vi được.

Cho nên, này các Tỷ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy học điều này. Các Tỷ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kinh số 8.Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật trú tại vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-

đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: Ta ở trong chúng này

không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được; đó là, người nữ thấy sắc của người nam, liền khởi tưởng đắm trước, tâm ý hết mực yêu thương, khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh, mà trói buộc vào lao ngục không giải thoát được, ý không lìa bỏ, xoay vần qua lại đời này đời sau, luân chuyển năm đường, trải qua bao kiếp. Bấy giờ, Thế Tôn, liền nói kệ:

Nếu sinh tưởng điên đảo, Khởi niệm, tâm ân ái. Hãy trừ tâm mê đắm, Liền không cấu uế này.

Cho nên, này các Tỷ-kheo, hãy trừ các sắc, chớ khởi ý tưởng đắm trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy học điều này.

Các Tỷ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tăng nhất A-hàm, tập 1, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.113-114)

202

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經, 卷第四

東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯

一子品第九

(七)

聞如是. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 世尊告諸比丘.

我於此眾中. 不見一法最勝最妙. 眩惑世人. 不至永寂. 縛著牢獄. 無

有解已. 所謂男子見女色已. 便起想著. 意甚愛敬. 令人不至永寂. 縛

著牢獄. 無有解已. 意不捨離. 周旋往來. 今世後世. 迴轉五道. 動歷劫

數. 爾時. 世尊便說偈曰. 梵音柔軟聲. 如來說難見. 或復有時見. 繫念

在目前. 亦莫與女人. 往來與言語. 恒羅伺捕人. 不得至無為. 是故. 諸

比丘. 當除諸色. 莫起想著. 如是. 諸比丘. 當作是學. 爾時. 諸比丘聞

佛所說. 歡喜奉行.

(八)

聞如是. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 世尊告諸比丘.

我於此眾中. 不見一法最勝最妙. 眩惑世人. 不生永寂. 縛著牢獄. 無

有解已. 所謂女見男子色已. 便起想著. 意甚愛敬. 令人不至永寂. 縛

著牢獄. 無有解已. 意不捨離. 周旋往來. 今世後世. 迴轉五道. 動歷劫

數. 爾時. 世尊便說偈曰. 若生顛倒想. 興念恩愛心. 除念意染著. 便無

此諸穢. 是故. 諸比丘. 當除諸色. 莫起想著. 如是. 諸比丘. 當作是學.

爾時. 諸比丘聞佛所說. 歡喜奉行.

ĐTKĐCTT, tập 1, số 99, Kinh Tạp A-hàm, quyển 32, kinh Kiệt đàm, số 913. Tống Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch.

Phật bảo Thôn trưởng:Cho nên Ta nói mọi lo khổ của chúng sanh, tất cả đều do

dục làm gốc rễ: dục phát sanh, dục tập khởi, dục hiện khởi, dục là nhân, dục là duyên mà sanh ra lo khổ.

Phật nói với Thôn trưởng tiếp:

203

Nếu có bốn ái niệm, mà bị vô thường biến khác, thì sẽ phát sanh ra bốn ưu khổ. Nếu có một hoặc hai, ba ái niệm bị vô thường biến khác, sẽ phát sanh một hoặc hai, ba ưu khổ. Này Thôn trưởng, nếu tất cả đều không có ái niệm, sẽ không có trần lao ưu khổ.

Rồi Thế Tôn nói kệ rằng: Nếu không có ái niệm thế gian, Thì không lo trần lao ưu

khổ; Tiêu diệt hết tất cả ưu khổ, Giống như hoa sen không dính nước.

Trong khi Phật nói pháp này, Thôn trưởng Kiệt-đàm xa lìa trần cấu, được pháp nhãn tịnh, thấy pháp, đắc pháp, thâm nhập pháp, thoát khỏi mọi nghi hoặc, không nhờ vào người khác, không do người khác độ, được vô sở úy ở trong Chánh pháp luật; từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phục, chắp tay bạch Phật:

Con đã được độ, đã siêu việt, bạch Thế Tôn, từ hôm nay con xin nương về Phật, nương về Pháp, nương về Tăng Tỷ-kheo; suốt đời con làm Ưu-bà-tắc. Xin Ngài nhớ nghĩ gia hộ con.

Sau khi Phật nói kinh này (230b) xong, Thôn trưởng Kiệt-đàm nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ tùy hỷ, làm lễ mà lui.

(Tạp A-hàm, tập 3, kinh 1294. Kiệt-đàm, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông 2010, tr.728-730)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經,卷第三十二,(九

一三)

宋天竺三藏求那跋陀羅譯

佛告聚落主. 是故我說. 其諸眾生所有憂苦. 一切皆以欲為根

本. 欲生. 欲集. 欲起. 欲因. 欲緣而生憂苦. 佛告聚落主. 若有四愛念

無常變異者. 則四憂苦生. 若三. 二. 若一愛念無常變異者. 則一憂苦

生. 聚落主. 若都無愛念者. 則無憂苦塵勞. 即說偈言.

204

若無世間愛念者.

則無憂苦塵勞患.

一切憂苦消滅盡.

猶如蓮花不著水.

當其世尊說是法時. 揭曇聚落主遠塵離垢. 得法眼淨. 見法得

法. 深入於法. 度諸狐疑不由於他. 不由他度. 於正法. 律得無所畏. 從

坐起. 整衣服. 合掌白佛. 已度. 世尊. 我以超越. 我從今日. 歸佛. 歸法.

歸比丘僧. 盡其壽命. 為優婆塞. 唯憶持我 佛說此經已. 揭曇聚落主

聞佛所說. 歡喜隨喜. 作禮而去

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tăng chi bộ, kinh Nữ sắc.1. Tôi nghe như vầy.: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu

vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo! - Thưa vâng, bạch Thế Tôn! Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: - Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm

và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

3-5. Ta không thấy một hương... một vị... một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương... vị... xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

205

6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.

7-10. Ta không thấy một tiếng... một hương... một vị... một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng... hương... vị... xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.

(Kinh Tăng chi bộ, chương 1 pháp, phẩm Sắc, kinh Nữ sắc, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1996, tr.9-10)

Kinh Tiểu bộ, chuyện Dục tầm.Không có người bắn cung...,Câu chuyện này, khi ở Kỳ-viên, bậc Ðạo Sư kể về một Tỷ-

kheo thối thất tinh tấn.Nghe nói, một thiện nam tử trú ở thành Xá-vệ, do lòng tin

Pháp nên đã xuất gia. Một hôm đi vào thành Xá-vệ để khất thực, vị ấy thấy một nữ nhân trang điểm đẹp đẽ, ái dục khởi lên trong tâm và vị ấy không còn hoan hỷ trong nếp sống xuất gia.

Các vị sư trưởng, giáo thọ thấy vậy, liền hỏi nguyên nhân vì sao vị ấy không được hoan hỷ. Khi được biết ái dục của vị ấy khởi lên và tâm dao động khiến vị ấy có ý muốn hoàn tục, họ liền nói với nhau:

- Thưa các Hiền giả, bậc Ðạo Sư có khả năng đoạn diệt các phiền não của những ai bị ái dục bức bách. Ngài thuyết giảng các Sự thật, và đem lại cho họ các kết quả tu chứng. Chúng ta hãy dẫn Tỷ-kheo ấy đến bậc Ðạo Sư.

Ngài hỏi:- Này các Tỷ-kheo, vì sao các ông lại đưa đến đây một

Tỷ-kheo ngoài ý muốn của vị ấy?Các Tỷ-kheo tường thuật rõ sự việc ấy. Bậc Ðạo Sư hỏi:

206

- Này Tỷ-kheo, có thật chăng ông thối thất tinh tấn?Vị ấy trả lời:- Bạch Thế Tôn, sự thật là như vậy.Bậc Ðạo Sư hỏi:- Do nguyên nhân gì?Tỷ-kheo ấy kể lại những sự việc đã xảy ra. Bậc Ðạo Sư nói:- Này Tỷ-kheo, các nữ nhân này thuở trước đã làm uế nhiễm

tâm của những bậc thanh tịnh, những người đã nhiếp phục ái dục bằng thiền lực. Còn đối với những hạng người trống rỗng như các ông, khi bị nữ sắc chinh phục thì làm sao không bị ái dục xâm chiếm? Các người thanh tịnh vẫn còn bị uế nhiễm, những vị có danh vọng tối thượng vẫn còn bị ô nhục, thì nói gì đến các người không thanh tịnh? Khi một ngọn gió làm rung chuyển núi Tu-di thì sá gì mà không rung chuyển đống lá già cỗi được sao? Ái dục này đã thử thách tâm bất động của bậc Chánh Giác ngồi dưới cây bồ-đề thì sao lại không làm dao động tâm mới tu tập của một người như ông được?

(Kinh Tiểu bộ, tập 5, chuyện Tiền thân Đức Phật, chuyện Dục tầm, số 251 (Tiền thân Sankappa),

Trần Phương Lan dịch, NXB.TP.HCM, 2001, tr.648-650)

3. NHẬN ĐỊNHTrong các loại dục, thì sắc dục có sức mạnh. Sắc dục có thể

đưa một con người rơi xuống tận đáy sâu tội lỗi. Sức mạnh của sắc dục được ví như trận cuồng phong mà chúng ta chỉ là một chiếc lá héo. Do vậy, người trí cần phải từng bước né tránh và nỗ lực diệt trừ dục tâm.

Dâm tâm diệt trừ, cửa giải thoát sẽ mở ra, đó cũng là thông điệp được đề xuất từ chương này và cũng là lời giáo giới của Đức Phật đối với hàng đệ tử dù ở bất kỳ thời đại nào.

207

CHƯƠNG 23CẦM ĐUỐC ĐI NGƯỢC GIÓ

1. CHÁNH VĂN佛言. 愛欲之於人. 猶執炬火逆風而行. 愚者不釋炬.

必有燒手之患. 貪婬恚怒愚癡之毒. 處在人身. 不早以道除斯禍者. 必有危殃. 猶愚貪執炬自燒其手也.

Dịch nghĩaPhật dạy: Con người đối với ái dục giống như cầm ngọn

đuốc mà đi ngược gió. Kẻ ngu không biết buông bỏ cây đuốc, tất bị họa cháy tay. Ba độc tham dâm, sân nộ ngu si ở ngay trong thân mình, không sớm dùng pháp Phật để chuyển hóa chúng, tất gặp nguy hại, tai ương. Như kẻ ngu giữ chặt ngọn đuốc để tự đốt cháy tay mình.

2. ĐỐI CHIẾU

2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 14, số 541, Kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại. Tống, cư sĩ Thư Cừ Kinh Thanh dịch.

Trong kinh Phật nói, con người tham đắm dâm dục, như lửa đốt thân, như cầm đuốc lớn mà đi ngược gió, ngọn lửa sẽ hắt ngược lại, nếu không buông bỏ ngọn đuốc, sẽ bị lửa thiêu cháy tay.

208

大正新脩大藏經第 14 冊 No. 0541 佛說佛大僧大經

宋居士沮渠京聲譯

佛經說言. 人好婬泆. 如火燒身. 如持炬火逆風而行.

其焰稍却. 不置炬者. 火燒其手

ĐTKĐCTT, tập 2, số 100, Kinh Biệt dịch Tạp A-hàm, quyển thứ 9, kinh số 185. Mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Hậu Tần.

Tôi nghe như vầy, một thời Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc. Lúc ấy, Đức Phật nói với các vị Tỷ-kheo:

Quá khứ xa xưa, tại thành Thâu-ba-la, có vị nam cư sĩ cùng với các vị nam cư sĩ khác, thường chung tụ họp tại nhà ông ta. Tại nơi điện thờ, các vị ấy nêu lên các những lỗi lầm cũng như các thứ biểu hiện của dục. Dục như xương trắng ngoài đồng. Dục như miếng thịt, có bầy chim tranh nhau cắn mổ vấy bẩn. Dục như hầm lửa, những kẻ hủi đến hơ để giảm bớt đau ngứa, nhưng bệnh càng nặng thêm. Dục như trước gió mà cầm đuốc chạy ngược lại, nếu không buông bỏ ngọn đuốc, tất bị lửa thiêu. Dục như mộng huyễn. Dục như vật mượn dùng. Dục như trái trên cây. Dục như kiếm nhọn. Dục là bất tịnh, uế tạp đầy tràn, như ăn uống không tiêu, ợ hơi hôi thối đáng ghét.

Các nam cư sĩ tuy đã cùng nhau bàn luận nhiều lời, chê trách các thứ sai trái của dục, nhưng khi trở về nhà thì đều tự phóng dật.

Lúc này vị nam cư sĩ là chủ nhà trở lại điện thờ, khởi lên ý nghĩ: Các nam cư sĩ kia, đã tụ tập tại điện thờ này, bàn luận về các lỗi lầm của dục, nhưng đến khi trở về nhà thì ham thích dục tình quá mức, không xứng là bậc thanh tịnh, không hành trì theo giáo pháp. Tôi nay vì họ mà tạo các thứ xúc não, khiến họ tỏ ngộ.

209

Nam cư sĩ chủ nhà vừa khởi niệm xong, thì vị Thiên thần của điện thờ đó, nhân lúc các vị nam cư sĩ khách cùng tụ tập, liền nói kệ rằng:

Ưu-bà-tắc hợp luậnNói dục là vô thường.Sau khi trở về nhàChìm sâu trong các dục.Ví như nơi bùn đọngBò già lê bước một.Ta hôm nay quan sát Rất nhiều Ưu-bà-tắcGiữ giới lại đa vănBàn sâu lỗi của dục.Nói dục là vô thườngChỉ có lời nói suông!Vì chưa bỏ tâm dục Tham vướng hình nam nữTham cầu danh phi phápCác ông nên từ bỏỞ trong giáo pháp PhậtThuận theo đó tu hành. Bấy giờ vị Thiên thần vừa nói kệ xong, các vị nam cư sĩ

nghe kệ đầy đủ, hết thảy đều tỏ ngộ, chán lìa tham dục, cạo bỏ râu tóc, hiểu gia đình là chốn lỗi lầm, phát nguyện xuất gia học đạo, siêng năng hành trì, tu giới định tuệ và đều chứng đắc quả vị A-la-hán. Đức Phật nêu giảng xong, các vị Tỷ-kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

210

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0100 別譯雜阿含經, 經卷第九 , 失

譯人名今附秦錄

(一八五)

如是我聞. 一時佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時佛告諸比丘. 乃

往古昔. 輸波羅城. 有優婆塞. 所居住處. 諸優婆塞. 咸共集會. 於其堂

上. 訶欲之過. 欲現外形. 如露白骨. 又如肉段. 眾鳥競逐. 欲如糞毒.

亦螫亦污. 又如火坑. 亦如疥人. 向火癢痛. 愈增其疾. 又如向風執炬

逆走. 若不放捨. 必為所燒. 亦如夢幻. 又如假借. 亦如樹果. 又如鉾

戟. 欲為不淨. 穢惡充滿. 如食不消. 噦臭可惡. 雖復共集種種言說訶

欲之過. 然其還家. 各自放逸.

時優婆塞. 所集堂神. 而作是念. 諸優婆塞. 集會此堂. 說欲過患.

及其還家. 嗜欲滋甚. 不名清淨. 不依法行. 我今為彼. 作諸觸惱. 令其

覺寤.

作是念已. 時彼堂神. 於優婆塞集會之時. 即說偈言.

優婆塞集論. 說欲是無常. 汝等還自為. 欲流所沈沒. 譬如深淤

泥. 老牛墜在中. 如今我觀察. 優婆塞眾多. 多聞持禁戒. 唯說一欲過.

言欲是無常. 但空有是言. 實無棄欲心. 貪著男女相. 貪著名非法. 汝

等宜捨棄. 於佛教法中. 應如法修行.

爾時天神. 說如是偈. 諸優婆塞. 聞是偈已. 皆悉解悟. 厭惡於欲.

剃除鬚髮. 信家非家. 出家學道. 勤行精進. 修戒定慧. 悉皆獲得阿羅

漢果. 佛說是已. 諸比丘. 聞佛所說. 歡喜奉行

ĐTKĐCTT, tập 1, số 26, Kinh Trung A-hàm, quyển 55, phẩm Bô-đa-lợi, thứ 17, kinh Bô-lị-đa, số 203. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch.

Này Cư sĩ, cũng như một người tay cầm một bó đuốc đang cháy, ngược gió mà đi. Ý Cư sĩ nghĩ sao? Giả sử người ấy không liệng bỏ tức khắc, nhất định có cháy tay và các chi thể khác chăng?

211

Cư sĩ đáp:- Thật sự như vậy, Cù-đàm.- Ý Cư sĩ nghĩ sao? Giả sử người ấy liệng bỏ tức khắc, sẽ

còn bị cháy tay hay các chi thể khác nữa chăng?Cư sĩ đáp:- Không vậy, Cù-đàm.- Này Cư sĩ, Đa văn Thánh đệ tử tư duy như vầy, ‘Dục vọng

như bó đuốc đang cháy; Thế Tôn nói dục vọng như bó đuốc đang cháy, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm hãy xa lánh đi’. Nếu ai có sự xả ly dục, ly ác bất thiện pháp này, thì ở đây, tất cả mọi dục vọng thế gian, vĩnh viễn đoạn tận không dư tàn. Hãy tu tập điều này.

(Trung A-hàm, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2009, tr.356-357)

大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第五十五, 晡利

多品,(二○三)晡利多經

東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯

居士. 猶如有人. 手把火炬. 向風而行. 於居士意云何. 若使此

人不速捨者. 必燒其手. 餘支體耶. 居士答曰. 唯然. 瞿曇. 於居士意

云何.

若使此人速捨炬者. 當燒其手. 餘支體耶. 居士答曰. 不也。瞿

曇. 居士. 多聞聖弟子亦復作是思惟. 欲如火炬. 世尊說欲如火炬. 樂

少苦多. 多有災患. 當遠離之. 若有此捨離欲. 離惡不善之法. 謂此一

切世間飲食永盡無餘. 當修習彼

2.2. Tư liệu NikayaKinh Trung bộ, kinh Potaliya.Này Gia chủ, ví như một người cầm một bó đuốc cỏ đang

212

cháy rực đi ngược gió. Này Gia chủ, Ông nghĩ thế nào, nếu người ấy không vứt bỏ ngay bó đuốc ấy, bó đuốc cỏ đang cháy rực ấy có thể đốt cháy tay, hay đốt cháy cánh tay, hay đốt cháy một thân phần của người ấy, người ấy có thể do nhân duyên ấy, đi đến chết, hay đi đến khổ gần như chết không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.- Cũng vậy, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau:

“Thế Tôn đã nói, dục được ví như bó đuốc cỏ, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhứt chủng, ở đây mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy.

(Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Potaliya, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.62-63)

3. NHẬN ĐỊNHTheo nội dung của chương này, thì biểu tượng người ôm giữ

ái dục như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, là một hình ảnh đặc sắc, ấn tượng, được các truyền thống kinh điển tôn trọng sử dụng.

Ở đây, trong tư liệu đầu tiên đề cập đầy đủ về câu chuyện này, được ghi lại trong kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại. Kinh này do cư sĩ Thư Cừ Kinh Thanh dịch vào đời Lưu Tống (420-479), một phần nội dung bản kinh này được ghi lại trong kinh Luật dị tướng, quyển 17, tập thành ở thời Lương (502-557). Tư liệu về tác giả Thư Cừ Kinh Thanh được Lịch đại Tam bảo ký (597) ghi lại khá kỹ ở quyển 9, 10, 15.

Và như vậy, khi kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại dẫn rằng: Trong kinh Phật nói (佛經說言), tức đồng thời cho thấy,

213

nội dung câu chuyện này được trích xuất từ một bản kinh khác. Từ nghi vấn đó, khi khảo sát nội dung câu chuyện được ghi lại trong kinh Biệt dịch Tạp A-hàm, đã hé lộ những tình tiết mới.

Trước hết, theo phân loại của những nhà biên tập ĐTKĐCTT, cho rằng, kinh Biệt dịch Tạp A-hàm là một trong những tác phẩm có mặt vào thời nhà Hậu Tần (384-417). Thế nhưng theo Câu-xá luận kê cổ, dẫn từ Ấn Thuận, cho rằng kinh Biệt dịch Tạp A-hàm có niên đại vào khoảng giai đoạn đầu thời Ngụy Tấn (220). Niên đại chính xác của kinh Biệt dịch Tạp A-hàm đòi hỏi những khảo cứu sâu hơn và thuyết phục hơn.

Tuy nhiên, điều có thể rút ra về niên đại của Biệt dịch kinh Tạp A-hàm, đó là bản kinh này xuất hiện khá sớm so với kinh Phật thuyết Phật Đại Tăng Đại và kể cả bốn bộ kinh A-hàm, và là một trong những nền tảng quan trọng để hình thành nên chương 23 này.

214

CHƯƠNG 24NGỌC NỮ HẦU PHẬT

1. CHÁNH VĂN

天神獻玉女於佛. 欲以試佛意觀佛道. 佛言. 革囊眾穢.

爾來何為. 以可斯俗難動六通. 去吾不用爾. 天神踰敬佛.

因問道意. 佛為解釋. 即得須陀洹.

Dịch nghĩaThiên thần hiến ngọc nữ cho Phật, muốn thử tâm của Phật

và quán xét đạo lực của Ngài. Phật bảo: Đãy da đầy cấu uế kia, ngươi đến đây làm gì? Dùng trò thô lậu đó làm sao có thể chạm đến bậc Lục thông. Hãy đi đi, ta không thọ dụng. Thiên thần kính Phật bội phần, nhân hỏi về ý đạo. Sau khi nghe Phật thuyết giáo, Thiên thần đắc quả Tu-đà-hoàn.

Chú thíchLục thông: Bậc Lục thông được hiểu ở đây là quả vị A-la-

hán. Bao gồm: Thần túc thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thiên nhãn thông và Lậu tận thông (Theo Kinh Trung A-hàm, quyển 9, phẩm Trường Thọ vương, kinh Ca-hi-na, số 80).

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạngĐTKĐCTT, tập 4, số 198, Phật thuyết Kinh Nghĩa túc,

quyển thượng, kinh Ma-nhân-đề nữ, thứ 9. Ngô, Nguyệt Chi, Ưu-bà-tắc Chi Khiêm dịch.

215

Một thuở nọ, Đức Phật ngụ tại nước Câu-lưu (Kuru), ở thành Tất-tác-pháp. Bấy giờ, có một vị Phạm-chí tên là Ma-nhân-đề, sanh được một cô con gái nhan sắc mặn mà. Vua, thái tử, đại thần trưởng giả trước sau tìm đến cầu hôn cô con gái kia đều bị ông từ chối. Ông cho rằng, trong nhân loại này khó tìm được người tương xứng để gả con gái của mình.

Lúc ấy Đức Phật ôm bình bát vào thành khất thực, thọ thực xong, Ngài rửa tay và cất bình bát, sau đó rời thành đến thiền tọa nơi thanh vắng dưới bóng cây. Ma-nhân-đề sau khi ăn xong thì đi thăm ruộng vườn, đường đi băng qua những hàng cây, ông ta thấy Đức Phật sắc thân vàng ánh, ba mươi hai tướng, sáng như nhật nguyệt. Ma-nhân-đề liền nghĩ: “Gả con phải chọn bậc danh giá, và chỉ có người này mới xứng với con ta”.

Ông nhanh chóng trở về nhà nói với vợ rằng: - Bà ơi, chúng ta gần đạt sở nguyện rồi, chàng rể ấy còn đẹp

hơn cả con mình. Bà vợ nghe nói thế nên rất mực vui mừng, liền trang điểm

cho con gái, đeo các anh lạc quý báu rồi đưa cô ra khỏi thành. Người vợ thấy Đức Phật tướng mạo đường đường, sáng rỡ bèn nói với chồng:

- Chỉ uổng công thôi, việc hôn nhân của con chúng ta không thành đâu.

Ông chồng hỏi vì sao? Bà liền nói kệ:Kẻ dâm lục tục điKẻ sân theo nối bướcKẻ ngu chân dẫm đấtUy đức Thiên Nhân tôn.Người chồng nói:

216

- Bà già ngu si, chớ làm con phải lo lắng, con gái tất lấy được chồng.

Ông liền dắt con gái đến chỗ Phật, tay trái nắm cánh tay Ngài, tay phải cầm bình bát và thưa Phật rằng:

- Nay tôi kính dâng Ngài đứa con gái này làm vợ.Người con gái thấy Phật tướng mạo đoan nghiêm không gì

sánh bằng, thân sắc có đủ ba mươi hai tướng, như viên ngọc minh nguyệt, lúc ấy dâm ý nổi lên, liền khởi tâm say đắm. Phật biết cô ấy đang bị dâm tâm thiêu đốt, nên ngay khi đó, Phật liền nói lời kinh Nghĩa túc:

Ta xưa gặp ba ma nữHãy còn không khởi tà tâmNay ngươi chỉ đầy phẩn tiểuDùng chân đụng nhẹ còn nhàm.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0198 佛說義足經,卷上,摩因提女

經第九

吳月支優婆塞支謙譯.

佛在句留國. 縣名悉作法. 時有一梵志. 字摩因提. 生女端正光

世少雙. 前後國王亦太子及大臣長者來求之. 父皆不應. 得人類我女

者. 乃與為婦. 佛時持應器. 於縣求食食竟盥澡藏應器. 出城到樹間

閑靜處坐. 摩因提. 食後出行園田. 道經樹間. 便見佛金色身. 有三十

二相. 如日月. 王自念言. 持女比是大尊. 如此人比我女. 便還家謂婦

言. 兒母寧知得所願不. 今得聟踰於女. 母聞亦喜. 即莊飾女. 眾寶瓔

珞. 父母俱將女出城. 母見佛行跡. 文現分明. 謂父言. 寧知空出終不

得聟. 何故. 婦說偈言.

婬人曳踵行.

恚者斂指步.

癡人足踝地.

是跡天人尊.

217

父言. 癡人莫還為女作患. 女必得聟. 即將女到佛所左手持臂.

右手持瓶. 因白佛. 今以女相惠可為妾. 女見佛形狀端正無比. 以三

十二相. 瓔珞其身. 如明月珠. 便婬意繫著佛. 佛知其意如火燃. 佛即

時說是義足經言.

我本見邪三女.

尚不欲著邪婬.

今奈何抱屎尿.

以足觸尚不可.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh Pháp cú thí dụ, quyển 4. Đời Tấn, Sa-môn Pháp Cự và Pháp Lập cùng dịch.

… Bấy giờ có Bà-la-môn tên Cát Tinh, sinh được đứa con gái, đẹp ít ai bằng. Năm nó thành thiếu nữ 16 tuổi, không ai chê được. Cát Tinh treo giải ngàn lạng vàng đến 90 ngày, cho ai thông minh, chỉ trích được con gái ông không đẹp, thì ông tặng số vàng ấy. Nhưng không ai chỉ trích được. Khi thiếu nữ đã lớn, ông suy nghĩ, nên gả cho ai, ai xứng với con ông? Ai đẹp trai như con ông đẹp gái, thì ông cho không. Ông lại nghe nói Sa-môn Cù-đàm, dòng họ Thích-ca, sắc tướng cả người toàn màu hoàng kim, trong đời ít có. Ông nghĩ: “Ta nên đem con gái gả cho vị Sa-môn này!”. Ông đem con gái đến Phật, lạy Phật rồi thưa, con gái tôi đẹp không ai bằng. Lớn rồi, phải gả chồng, nhưng đời này không ai sánh được với nó. Ngài đẹp trai, xứng đôi với nó, nên tôi đem đến gả cho Ngài, bậc “tối cao nhất đời”! Phật nói, con gái ông đẹp, là cái đẹp của giòng họ ông, còn tôi tốt tướng là cái tốt của các Đức Phật. Quan điểm cái đẹp như vậy tôi đã khác với ông. Ông Cát Tinh, ông khen con gái ông đẹp, cái đẹp ấy như hoa văn nơi cái bình, nhưng trong cái bình ấy là phẩn dãi có cái gì khác lạ đâu? Và đẹp ở chỗ nào? Mắt tai mũi miệng là giặc lớn cho bản thân, đầu mặt tuyệt mỹ là đại họa cho bản thân. Tan nhà,

218

nát họ, giết cha, hại con, toàn do nữ sắc. Tôi là Sa-môn, một thân một mình còn lo nguy khốn, huống chi nhận thêm đại họa, ác tặc? Ông nên đem cháu về, tôi không nhận được.

(Tỷ-kheo Trí Quang, Tổng tập Pháp cú, NXB.TP.HCM, 2012, tr.260-261)

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經,卷第四

晉世沙門法炬共法立譯

時有婆羅門. 名曰吉星. 生一好女世間少比. 至年十六無能訶

者. 懸金千兩積九十日. 募索智者有能訶此女為不端正者. 以金與

之無敢應者. 女以長大應當嫁處念當與誰. 若有端正如我女者以

女與之. 聽聞沙門瞿曇釋迦之種. 姿容金色世所希有. 當以此女往

配與之. 即便將至佛所為佛作禮. 白佛言. 我女好潔世間無雙. 年

大應嫁世無匹偶. 瞿曇端正可以為雙. 故遠將來以配世尊. 佛告吉

星. 卿女端正是卿.家好. 如我之好是諸佛好. 我之所好其道不同.

卿自譽女端正姝好. 譬如畫瓶中盛屎尿有何奇特. 好為所在著眼

耳鼻口身之大賊. 面首端正身之大患. 破家滅族殺親害子皆由女

色吾為沙門一身獨立由尚恐危. 況受禍災殘賊之貨也. 卿自將去

吾不受之.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 41, phẩm Mã vương thứ 45. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch. Kinh thứ nhất.

Tôi nghe như vầy:Một thời Phật trú tại Ca-lan-đà, trong Trúc viên, thành La-

duyệt cùng đại chúng năm trăm Tỷ-kheo.Lúc bấy giờ, trong thành ấy có một người Bà-la-môn tên là

Ma-ê-đề-lợi, rất thông suốt các kinh thư, kỹ thuật của ngoại đạo. Những gì là pháp tắc ứng đối trong đời, ông thảy đều thông suốt. Bà-la-môn này có một người con gái tên là Ý Ái, cực kỳ thông minh, nhan sắc xinh đẹp hiếm có trên đời.

219

Bấy giờ, người Bà-la-môn suy nghĩ như vầy: ‘Trong kinh điển Bà-la-môn có nói rằng, có hai con người xuất hiện ở đời rất khó gặp. Hai con người ấy là ai? Ðó là Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác và Chuyển luân Thánh vương. Khi Chuyển luân Thánh vương xuất hiện, bấy giờ bảy bảo vật tự nhiên hưởng ứng. Ta nay có nữ bảo này, nhan sắc xinh đẹp lạ lùng; là bậc nhất trong các ngọc nữ. Nhưng nay không có Chuyển luân Thánh vương. Ta nghe nói con trai của Chân Tịnh tên là Tất-đạt, có ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân và tám mươi vẻ đẹp, đã xuất gia học đạo. Nếu người ấy sống tại gia chắc chắn sẽ là Chuyển luân Thánh vương. Nếu xuất gia học đạo, chắc chắn thành Phật. Nay ta hãy đem con gái này đến cho Sa-môn ấy’.

Rồi người Bà-la-môn dẫn cô gái đến chỗ Thế Tôn. Trước mặt Thế Tôn, ông thưa rằng:

- Mong Sa-môn hãy nhận ngọc nữ này.Bấy giờ Phật bảo người Bà-la-môn:- Thôi, thôi, Bà-la-môn! Ta không cần đến con người dính

trước dục vọng này.Người Bà-la-môn ba lần thưa với Phật:- Hãy nhận ngọc nữ này. So sánh cả thế gian, không ai bằng

đứa con gái này.Phật bảo Bà-la-môn:- Ta đã thọ nhận ý của Ông. Nhưng Ta đã xả bỏ gia đình,

không còn quen thói dục vọng nữa.Khi ấy có một vị Tỷ-kheo Trưởng lão đứng sau Như Lai,

đang quạt hầu Phật, Trưởng lão này liền bạch Như Lai:- Thế Tôn! Cúi mong Như Lai thọ nhận cô gái này. Nếu Như

Lai không cần đến, hãy cho con để sai khiến.

220

Thế Tôn bèn bảo Trưởng lão này:- Ngươi thật là ngu hoặc, mới dám trước mặt Như Lai phun

ra lời nói xấu xa ấy. Sao người lại để cho tâm ý bị buộc chặt vào cô gái này?

Phàm là nữ nhân, đều có chín pháp xấu. Chín pháp đó là gì? Một, người nữ vốn xú uế, bất tịnh. Hai, người nữ hay ác khẩu. Ba, người nữ không biết trả ơn. Bốn, người nữ hay ganh tị. Năm, người nữ hay keo kiệt. Sáu, người nữ hay ưa đi chơi. Bảy, người nữ có nhiều sân hận. Tám, người nữ nói dối nhiều. Chín, ngưòi nữ hay nói lời thiếu suy nghĩ

Này các Tỷ-kheo, người nữ có chín pháp là các hành xấu xa như vậy.

(Tăng nhất A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.242-244)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125, 增壹阿含經卷第四十一

馬王品第四十五, 東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯 

(一)

聞如是 . 一時. 佛在羅閱城迦蘭陀竹園所. 與大比丘眾五百人俱.

爾時. 彼城中有婆羅門. 名曰摩醯提利. 善明外道經術. 天文. 地

術靡不貫練. 世間所可周旋之法. 悉皆明了. 彼婆羅門女. 名曰意愛.

極為聰朗. 顏貌端正. 世之希有. 是時. 婆羅門經籍有是語. 有二人出

世甚為難遇. 實不可值. 云何為二人. 所謂如來. 至真. 等正覺. 轉輪聖

王. 若轉輪聖王出世之時. 便有七寶自然嚮應. 我今有此女寶. 顏貌殊

妙. 玉女中最第一. 如今無有轉輪聖王. 又我聞. 真淨王子名曰悉達.

出家學道. 有三十二大人之相. 八十種好. 彼若當在家者. 便當為轉

輪聖王. 若出家學道者. 便成佛道. 我今可將此女與彼沙門. 是時. 婆

羅門即將此女. 至世尊所. 前白佛言. 唯願沙門受此玉女. 佛告婆羅門

曰. 止. 止. 梵志. 吾不須此著欲之人. 時. 婆羅門復再三白佛言. 沙門.

受此玉女. 方比世界. 此女無比. 佛告梵志. 已受汝意. 但吾已離家. 不

221

復習欲. 爾時. 有長老比丘在如來後. 執扇扇佛. 是時. 長老比丘白世

尊言. 唯願如來受此女人. 若如來不須者. 給我等使令. 是時. 世尊告

長老比丘. 汝為愚惑. 乃能在如來前吐此惡意. 汝云何轉繫意在此女

人所. 夫為女人有九惡法. 云何為九. 一者女人臭穢不淨. 二者女人惡

口. 三者女人無反復. 四者女人嫉妒. 五者女人慳嫉. 六者女人多喜遊

行. 七者女人多瞋恚. 八者女人多妄語. 九者女人所言輕舉. 是諸. 比

丘. 女人有此九法弊惡之行.

2.2. Tư liệu NikayaTích truyện Pháp cú, phẩm Phật, thứ 14, câu chuyện

Ðấng Toàn Giác.Ai chiến thắng...Ðức Phật dạy câu này khi Ngài ngồi dưới cội bồ-đề, có

liên quan đến các cô gái con của Ma vương, và được lặp lại ở nước Kurus, với Bà-la-môn Màgandiyà.

1A. Phật không nhận MàgandiyàChuyện kể rằng có một Bà-la-môn tên Màgandiyà,

ở nước Kuru (Câu-lâu), có một cô con gái cũng tên là Màgandiyà (Mạn-la-hoa) đẹp tuyệt trần. Rất nhiều nhà giàu có và thế lực thuộc dòng dõi Bà-la-môn và Sát-đế-lợi muốn cưới cô làm vợ nhưng ông từ chối:

- Các người không xứng đáng với con ta.Ngày nọ, khi Đức Thế Tôn quan sát căn cơ chúng sanh vào

buổi sáng sớm, Ngài thấy ông Bà-la-môn cùng vợ ông đều có thể đắc Tam quả (A-na-hàm). Bấy giờ, ông Bà-la-môn nọ thường canh lửa ở ngoài làng. Thế Tôn đắp y mang bát đi đến đó. Từ xa, nhận thấy vẻ sáng rực của Đức Phật, ông thầm nghĩ: “Trên đời này không ai sánh nổi người này, rất xứng với con gái ta, ta sẽ gả cho anh ta”. Ông ta nói với Phật:

222

- Này Sa-môn, tôi chỉ có một đứa con gái, tôi tìm cho nó một người chồng xứng đôi nhưng chưa thấy, nên chưa gả cho ai. Ông xứng đáng với nó, tôi sẽ gả nó cho ông. Hãy đến đợi đây, tôi sẽ dẫn nó đến.

Thế Tôn đứng nghe, không nói gì. Bà-la-môn về nhà bảo vợ:

- Bà nó ơi! Hôm nay tôi tìm được một người chồng xứng với con gái mình. Hãy gả nó cho anh ta.

Bà-la-môn trang điểm cho con, dắt vợ con đi đến chỗ Phật. Ðám đông hiếu kỳ kéo theo sau. Ðức Phật, thay vì đứng tại chỗ đã hẹn, đã đi sang nơi khác, cố ý để lại dấu chân (Khi Đức Phật ấn chân và nói: “Hãy để người như thế, như thế… nhìn dấu chân”, dấu chân chỉ hiện ở nơi ấy và không nơi nào khác).

Vợ ông Bà-la-môn hỏi:- Anh ấy đâu?- Tôi đã bảo anh ta đứng đây.Nhìn quanh thấy dấu chân, Bà-la-môn chỉ cho vợ:- Dấu chân anh ấy đây.Người vợ đã quen với việc nhận biết dấu hiệu, lập tức

bảo chồng:- Ông à, đây không phải là dấu chân của người theo đuổi

dục lạc.- Bà này cứ quan trọng vấn đề. Khi tôi bảo anh ta là tôi sẽ gả

con cho, anh ta nhận lời mà.- Ông muốn nói gì thì nói, nhưng đây là dấu chân người

thoát khỏi tham dục.Bà nói kệ:Dấu chân người tham dục không rõ.

223

Dấu chân người ác không hằn sâu.Dấu chân người si mê thì dao động.Ðây là dấu chân người thoát khỏi lưới đam mê.Ông Bà-la-môn gắt:- Thôi đi, bà đừng lảm nhảm nữa, im mồm mà đi theo tôi.Ði tới một chút, ông thấy Đức Phật, bèn chỉ cho vợ:- Anh ấy đây rồi.Ði đến gần, ông nói:- Sa-môn, tôi sẽ gả con gái cho anh.Thế Tôn thay vì nói: “Ta không cần đến con gái ông”,

Ngài nói:- Này Bà-la-môn! Tôi có vài điều muốn nói với ông, hãy

nghe tôi.- Nói đi, tôi sẽ nghe.Thế Tôn kể cho người Bà-la-môn nghe câu chuyện xảy ra

trong đời Ngài, lúc ẩn tu. Sau đây là phần tóm lược câu chuyện.1B. Phật cự tuyệt các cô gái con Ma vươngThái tử, đã từ bỏ ngai vàng, leo lên lưng ngựa Kiền-trắc, có

Xa-nặc tùy tùng, tiến về trước trên đường ẩn tu. Khi ra khỏi cổng thành, Ma vương nói:

- Tất-đạt-đa! Hãy trở lại, trong bảy hôm nữa Ngài sẽ làm Chuyển luân vương.

- Ta cũng biết vậy, Ma vương, nhưng ai không thích điều đó.- Vậy vì mục đích gì Ngài đi vào rừng ẩn cư?- Ta muốn tìm giác ngộ.- Ðược rồi, kể từ hôm nay, nếu Ngài khởi ý nghĩ tham dục,

xấu ác, ta sẽ hành động.

224

Từ đó, Ma vương theo dõi thái tử trong bảy năm, chờ cơ hội. Trong sáu năm, thái tử khổ hạnh, rồi với sự cố gắng, Ngài đạt giác ngộ dưới cội bồ-đề, Ngài ngồi tại đấy trải qua niềm vui của sự giải thoát. Khi đó, Ma vương ngồi trên cõi trời, nhìn xuống với vẻ đau khổ, nghĩ thầm: “Ta theo dõi Ngài suốt thời gian, tìm cơ hội, nhưng chẳng có dịp, giờ đây Ngài đã thoát khỏi quyền lực của ta!”.

Ba người con gái của Ma vương là Tham ái, Sân hận, Dâm đãng hỏi nhau:

- Cha chúng ta ở đâu?Nhìn khắp nơi, họ thấy Ma vương đang ngồi đấy, họ đến

gần và hỏi:- Thưa cha, vì sao cha có vẻ âu sầu và thất vọng đến thế?Ma vương thuật câu chuyện, các ma nữ nói:- Cha đừng vội thất vọng, chúng con sẽ chế ngự và sẽ dẫn

y về đây.- Các con ơi, không ai có thể chế ngự Ngài ấy đâu.- Chúng con là nữ nhi, chúng con sẽ làm y mù quáng bởi

nhục dục. Sẽ dắt y về, cha đừng chán nản.Họ đến gần Phật, nói:- Sa-môn, chúng em muốn làm kẻ nô lệ cho người.Thế Tôn chẳng màng đến lời họ, cũng chẳng buồn để mắt

tới họ.Các ma nữ bàn tán: “Ðàn ông họ thích nhiều hạng. Có kẻ

thích thiếu nữ, người khác thích thiếu phụ xuân xanh, người thích thiếu phụ trung niên, người ưa đàn bà già. Chúng ta sẽ mê hoặc y bằng mọi hình dáng”. Và với thần thông, mỗi ma nữ biến hóa nữ nhân đủ mọi lứa tuổi. Hoặc là thiếu nữ hoặc thiếu phụ chưa sanh con, đã sanh con, một con, hai con, thiếu phụ trung niên, lão bà,

225

họ lui tới gặp Phật sáu lần, và nói:- Sa-môn, chúng em muốn làm nô lệ Ngài.Ðức Thế Tôn cũng chẳng để ý đến, thái độ tự tại, làm như

các thứ tạo nên thân Ngài thảy đều tan hoại. Nhưng sau đó chúng chẳng chịu rút lui, Thế Tôn bảo:

- Hãy đi! Các ngươi thấy gì mà gắng sức mê hoặc Ta? Hành động như vậy chỉ có kết quả với ai chưa giải thoát tham dục và những đam mê thấp hèn. Như Lai đã thoát khỏi tham dục. Các người muốn chế ngự Ta được sao?

Ngài nói kệ:(179) Vị chiến thắng không bại,Vị bước đi trên đời,Không dấu tích chiến thắng,Phật giới rộng mênh mông,Ai dùng chân theo dõi,Bậc không để dấu tích?

(180) Ai giải tỏa lưới tham,Ái phược hết dắt dẫn,Phật giới rộng mênh mông,Ai dùng chân theo dõi,Bậc không để dấu tích?Nói kệ xong, nhiều Thiên thần được pháp nhãn, ba cô ma

nữ biến mất.Ðức Phật bảo Bà-la-môn:- Màgandiyà, ngày xưa ta đã thấy ba ma nữ ấy, thân thể như

vàng ròng tinh khiết không có đờm dãi và những thứ bất tịnh khác của thân thể, Ta cũng không hề khởi tham đắm. Còn thân ái

226

nữ ông, đầy đủ ba mươi hai thứ bất tịnh, một cái bình nhơ uế được sơn phết. Dù cho chân Ta lấm bùn, cô gái này nằm phục ở ngưỡng cửa Ta, Ta chẳng muốn chạm đến cô, dù là chỉ bằng gót chân.

Ngài nói kệ:Ðã từng thấy Tham ái, Sân hận, Dâm dục,Ta không hề khởi tham đắm.Thân thể xấu xa như thế này,Ta không muốn chạm đến dù gót chân.

(Tích truyện Pháp cú, tập 2, Thiền viện Viên Chiếu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.307-313)

3. NHẬN ĐỊNH Trong nguồn tư liệu được ghi lại ở kinh Nghĩa túc, kinh

Pháp cú thí dụ và Tích truyện Pháp cú có nội dung giống nhau. Ở đây, câu chuyện Bà-la-môn dâng con gái cho Đức Phật có khả năng diễn ra trong hiện thực lịch sử.

Từ một vị Bà-la-môn được nhiều bản kinh ghi nhận, nhưng qua chương 24 của kinh Tứ thập nhị chương, đã trở thành một vị thiên thần, điều này cho thấy tính kế thừa và sáng tạo của kinh Tứ thập nhị chương. Tính sáng tạo đó còn xuất hiện trong kinh Tăng nhất A-hàm đã dẫn ở phần trên, thể hiện ở chi tiết, có vị Tỷ-kheo năn nỉ Đức Phật cho mình thọ nhận người nữ này!

Kinh Nghĩa túc do cư sĩ Chi Khiêm dịch vào nửa đầu thế kỷ thứ III, kinh Pháp cú thí dụ do Pháp Cự và Pháp Lập dịch vào thời nhà Tây Tấn (265-317), nếu như chương 24 được hình thành từ hai bộ kinh này, thì chúng ta có thể hình dung được niên đại cũng như bối cảnh hình thành kinh Tứ thập nhị chương nói chung và chương này nói riêng.

227

CHƯƠNG 25

KHÚC GỖ TRÔI SÔNG1. CHÁNH VĂN

佛言. 夫為道者. 猶木在水尋流而行. 不左觸岸. 亦不

右觸岸. 不為人所取. 不為鬼神所遮. 不為洄流所住. 亦不

腐敗. 吾保其入海矣. 人為道不為情欲所惑. 不為眾邪所誑.

精進無疑. 吾保其得道矣.

Dịch nghĩaPhật dạy: Người hành đạo ví như khúc gỗ nằm trong nước,

theo dòng mà trôi, không vướng bờ bên trái, cũng không vướng bờ bên phải, không bị người vớt lên, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị vướng vào dòng nước xoáy, cũng không bị mục nát, Ta bảo khúc gỗ ấy sẽ trôi đến biển.

Người hành đạo, không bị tình dục làm mê hoặc, không bị dối gạt vào những đường tà, tinh tấn, không do dự, Ta bảo người ấy sẽ đắc đạo.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 2, số 99, Kinh Tạp A-hàm, quyển 43, kinh Khúc gỗ trôi, số 1174.

Tôi nghe như vầy:Một thời Đức Phật, tại A-tỳ-xà, bên Hằng thủy. Bấy giờ, có

228

Tỷ-kheo đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

Lành thay! Bạch Thế Tôn, xin vì con thuyết pháp. Sau khi nghe pháp rồi, con một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh tư duy, sống không buông lung và hiểu được lý do mà một thiện gia nam tử, cạo bỏ râu tóc, chánh tín xuất gia học đạo, không nhà, tiến tu Phạm hạnh, thấy pháp, tự biết tác chứng: ‘Sự sanh của ta đã chấm dứt, Phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’.

Bấy giờ, Thế Tôn ngắm sông Hằng, thấy trong nước có một khúc cây lớn trôi theo dòng nước chảy xuống. Phật nói với vị Tỷ-kheo kia:

- Ông có thấy khúc cây lớn trong dòng nước sông Hằng này không?

Đáp:- Bạch Thế Tôn, con đã thấy.Phật bảo:- Cây lớn này, nếu không vướng bờ bên này, không vướng

bờ bên kia, không chìm xuống đáy, không mắc ở bãi cù lao, không vào dòng nước xoáy, không bị người vớt lên, phi nhân không giữ lại, cũng không bị mục, sẽ xuôi theo dòng nước, thuận dòng mà rót về, đổ về biển lớn phải không?

Tỷ-kheo bạch Phật:- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.Phật bảo:- Tỷ-kheo cũng lại như vậy. Không vướng bờ bên này,

không vướng bờ bên kia, không bị chìm, không mắc bãi cù lao, không vào dòng nước xoáy, cũng không bị người vớt lấy, phi

229

nhân không giữ lại, cũng không bị mục, Tỷ-kheo ấy sẽ theo dòng nước mà xuôi về, rót về, đổ về Niết-bàn.

Tỷ-kheo bạch Phật:- Bạch Thế Tôn, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên

kia? Thế nào là chìm mất? Thế nào là bị mắc bãi cù lao? Thế nào là dòng nước xoáy? Thế nào là người vớt lấy? Thế nào là phi nhân giữ? Thế nào là mục nát? Lành thay, Thế Tôn, xin vì con giảng rộng! Sau khi nghe xong, con sẽ một mình ở chỗ vắng, chuyên cần tư duy, sống không buông lung,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.

Phật bảo Tỷ-kheo:- Bờ bên này là sáu nhập nội xứ. Bờ bên kia là sáu ngoại

xứ. Bị người vớt lấy là như người nào sống gần gũi với người thế tục, hay với người xuất gia (315a); nếu gặp chuyện sướng, khổ, buồn, vui, người ấy sẽ theo những việc làm của họ, tất cũng cùng họ cộng đồng. Đó gọi là bị người vớt lấy. Bị phi nhân giữ lại; là như có người nào nguyện tu phạm hạnh, rằng: ‘Nay ta trì giới, khổ hạnh, tu các phạm hạnh để được sanh lên các cõi trời’. Đó gọi là bị phi nhân giữ lại. Bị dòng nước xoáy; là như có người nào hoàn giới thối chuyển. Hư mục là phạm giới, hành các pháp bất thiện, hủ bại, ít học, giống như cỏ dại, như tiếng thổi tù và. Họ không phải là Sa-môn mà giống Sa-môn, không phải là Phạm hạnh mà giống Phạm hạnh.

Như vậy, Tỷ-kheo, đó gọi là không vướng bờ bên này, bờ bên kia,… cho đến Niết-bàn”.

Sau khi Tỷ-kheo kia nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ, làm lễ ra về. Bấy giờ, một mình ở chỗ vắng, tư duy về những lời Đức Phật đã dạy trong kinh Cây lớn trôi theo dòng nước,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa, và đắc A-la-hán.

230

Lúc ấy có một người chăn bò là Nan-đồ cách Phật không xa, đang cầm gậy chăn bò. Sau khi vị Tỷ-kheo đã đi rồi, người ấy đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ sát chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, hiện tại con có thể không vướng bờ bên này, không vướng bờ bên kia, không bị chìm mất, không mắc ở bãi cù lao, không bị người vớt lấy, không bị phi nhân giữ, không vào dòng nước xoáy và cũng không bị mục nát. Vậy con có được xuất gia tu Phạm hạnh ở trong Chánh pháp luật của Thế Tôn không?

Phật hỏi người chăn bò:- Con đưa bò trở về cho chủ chưa?Người chăn bò bạch:- Trong đàn bò có con đầu đàn có thể tự dẫn trở về, không

cần con đưa. Xin cho phép con xuất gia học đạo.Phật bảo người chăn bò:- Tuy bò tự có thể về nhà được, nhưng con đã nhận lãnh

cơm ăn áo mặc của người, điều cần là con phải về báo cho chủ nhà con biết.

Lúc này, người chăn bò vâng lời Phật, hoan hỷ lễ Phật ra về.

Sau khi người chăn bò đi chưa được bao lâu, bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất cũng đang ở trong hội này, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, người chăn bò Nan-đồ muốn xin xuất gia, sao Thế Tôn bảo trở về nhà?

Phật bảo Xá-lợi-phất:- Người chăn bò Nan-đồ, nếu trở về nhà để hưởng thụ ngũ

dục, không có việc đó. Sau khi giao bò lại cho người chủ rồi, người ấy sẽ nhanh chóng trở lại đây để xuất gia học đạo, tịnh tu

231

Phạm hạnh, trong Pháp luật này,… cho đến tự biết không còn tái sanh đời sau nữa, đắc A-la-hán.

Bấy giờ, người chăn bò Nan-đồ sau khi giao bò lại cho chủ rồi liền trở lại chỗ Phật, cúi đầu (315b) lễ sát chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con đã giao bò cho chủ rồi. Xin cho phép con xuất gia học đạo trong Chánh pháp luật.

Phật bảo người chăn bò Nan-đồ:- Con được xuất gia học đạo, thọ giới cụ túc làm Tỷ-kheo, ở

trong Chánh pháp luật này.Sau khi xuất gia rồi, vị ấy tự tư duy về lý do mà một

thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, không nhà, tiến tu Phạm hạnh,… cho đến không còn tái sanh đời sau nữa, thành A-la-hán.

(Tạp A-hàm, tập 1, kinh 317, Đại thọ, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.611-615)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經,卷第四十三

(一一七四)

如是我聞. 一時. 佛住阿毘闍恒水邊. 時. 有比丘來詣佛所. 稽首

佛足. 退住一面. 白佛言. 善哉. 世尊. 為我說法. 我聞法已. 獨一靜處.

專精思惟. 不放逸住. 所以族姓子剃除鬚髮. 正信. 非家. 出家學道. 於

上增修梵行. 見法自知作證. 我生已盡. 梵行已立. 所作已作. 自知不

受後有. 爾時. 世尊觀察水. 見恒水中有一大樹. 隨流而下. 語彼比丘.

汝見此恒水中大樹流不. 答言. 已見. 世尊. 佛告比丘. 此大樹不著此

岸. 不著彼岸. 不沈水底. 不閡洲渚. 不入洄澓.人亦不取. 非人不取.

又不腐敗. 當隨水流. 順趣. 流注. 浚輸大海不. 比丘白佛. 如是. 世尊.

佛言. 比丘亦復如是. 亦不著此岸. 不著彼岸. 不沈水底. 不閡洲渚. 不

入洄澓. 人亦不取. 非人不取. 又不腐敗.臨趣. 流注. 浚輸涅槃. 比丘

232

白佛. 云何此岸. 云何彼岸. 云何沈沒. 云何洲渚. 云何洄澓. 云何人

取. 云何非人取. 云何腐敗. 善哉世尊. 為我廣說. 我聞法已. 當獨一靜

處. 專精思惟. 不放逸住. 乃至自知不受後有. 佛告比丘. 此岸者. 謂六

入處. 彼岸者. 謂六外入處. 人取者. 猶如有一習近俗人及出家者. 若

喜. 若憂. 若苦. 若樂. 彼彼所作. 悉與共同始終相隨. 是名人取. 非人

取者. 猶如有人願修梵行. 我今持戒. 苦行. 修諸梵行. 當生在處. 在處

天上. 是非人取. 洄澓者. 猶如有一還戒退轉. 腐敗者. 犯戒行惡不善

法. 腐敗寡聞. 猶莠稗. 吹貝之聲. 非沙門為沙門像. 非梵行為梵行像.

如是. 比丘. 是名不著此彼岸. 乃至浚輸涅槃. 時. 彼比丘聞佛所說. 歡

喜隨喜. 作禮而去. 時. 彼比丘獨一靜處. 思惟佛所說水流大樹經教.

乃至自知不受後有. 得阿羅漢. 時. 有牧牛人. 名難屠. 去佛不遠. 執

杖牧牛. 比丘去已. 詣世尊所. 稽首禮足. 於一面住. 白佛言. 世尊. 我

今堪能不著此岸. 不著彼岸. 不沈沒. 不閡洲渚. 非人所取. 不非人取.

不入洄澓. 亦不腐敗. 我得於世尊正法. 律中出家修梵行不.佛告牧牛

者. 汝送牛還主不. 牧牛者言. 諸牛中悉有犢牛. 自能還歸. 不須送也.

但當聽我出家學道. 佛告牧牛者. 牛雖能還家. 汝今已受食人衣食. 要

當還報其家主. 時. 牧牛者聞佛教已. 歡喜隨喜. 作禮而去. 時. 尊者舍

利弗在此會中. 牧牛者去不久. 白佛言. 世尊. 難屠牧牛者求欲出家.

世尊何故遣還歸家. 佛告舍利弗. 難屠牧牛者若還住家受五欲者. 無

有是處. 牛付主人已. 輒自當還. 於此法. 律出家學道. 淨修梵行. 乃至

自知不受後有. 得阿羅漢. 時. 難屠牧牛者以牛付主人已. 還至佛所.

稽首禮足. 退住一面. 白佛言. 世尊. 牛已付主. 聽我於正法. 律出家

學道. 佛告難屠牧牛者. 汝得於此法. 律出家. 受具足. 得比丘分. 出家

已. 思惟. 所以族姓子剃除鬚髮. 著袈裟衣. 正信. 非家. 出家學道. 增

修梵行. 乃至自知不受後有. 成阿羅漢.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 38, phẩm Thiên tử Mã Huyết hỏi tám chánh, thứ 43, kinh số 3.

Tôi nghe như vầy:Một thời Đức Phật trú tại nước Ma-kiệt, gần bên bờ sông,

cùng năm trăm đại chúng Tỷ-kheo.

233

Bấy giờ, Thế Tôn thấy giữa dòng sông có một khúc gỗ lớn bị nước cuốn trôi, liền ngồi tại một gốc cây bên bờ sông. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

- Các ngươi có thấy khúc gỗ bị nước cuốn trôi không?Các Tỷ-kheo bạch Phật:- Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy.Thế Tôn bảo:- Nếu khúc gỗ này, không vướng bờ này, không vướng bờ

kia, không chìm giữa dòng, không bị tấp lên bờ, không bị người vớt, không bị phi nhơn vớt, không bị dòng nước xoáy, không bị mục rã, nó sẽ trôi dần đến biển. Vì sao vậy? Vì biển là nguồn gốc của các dòng sông.

Tỷ-kheo, các ngươi cũng như vậy. Nếu không đắm bờ này, không đắm bờ kia, không chìm giữa dòng, không tấp lên bờ, không bị người bắt giữ, không bị phi nhân bắt giữ, cũng không bị nước xoáy, cũng không bị mục rã, dần dần các ngươi sẽ xuôi đến Niết-bàn. Vì sao vậy? Xuôi đến Niết-bàn là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó là nguồn gốc của Niết-bàn.

Bấy giờ, có người chăn bò tên Nan-đà đang đứng chống gậy. Người chăn bò từ xa nghe nói những lời như vậy, bèn đi lần đến chỗ Thế Tôn mà đứng.

Bấy giờ, người chăn bò bạch Thế Tôn:- Nay con cũng không vướng bờ này, không vướng bờ kia,

không chìm giữa dòng, không tấp lên bờ, không bị người vớt, chẳng bị phi nhơn vớt, không bị nước dòng nước xoáy, cũng chẳng mục rã, dần dần xuôi về Niết-bàn. Cúi xin Thế Tôn cho phép con ở trong đạo này được làm Sa-môn.

234

Thế Tôn bảo:- Ngươi hảy trả bò cho chủ rồi, sau đó mới được làm

Sa-môn.Người chăn bò Nan-đà thưa:- Những con bò này nhớ nghé con, nên chúng nó sẽ tự về

nhà, cúi xin Thế Tôn cho phép con theo đạo này.Thế Tôn bảo:- Những con bò này tuy sẽ tự trở về nhà, nhưng ông cũng

cần phải về để giao lại chủ.Lúc ấy, người chăn bò vâng lời Phật dạy, trở về giao bò, trở

lại chỗ Phật, bạch Thế Tôn:- Nay con đã giao bò, cúi xin Thế Tôn cho phép con làm

Sa-môn.Như Lai liền chấp thuận cho ông làm Sa-môn, thọ giới

Cụ túc.Có một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:- Sao gọi là bờ này? Sao gọi là bờ kia? Thế nào là chìm giữa

dòng? Thế nào là tấp lên bờ? Thế nào là bị người bắt giữ? Thế nào là bị phi nhân bắt giữ? Thế nào là bị dòng nước xoáy? Thế nào là bị mục rã?

Phật bảo Tỷ-kheo:- Bờ bên này là chỉ thân, bờ bên kia là thân diệt tận. Chìm

giữa dòng là dục ái. Tấp trên bờ là năm dục. Bị người bắt giữ là: như có thiện gia nam tử phát thệ nguyện này: ‘Do phước lành công đức này tôi sẽ làm vua nước lớn, hoặc làm đại thần’. Bị phi nhơn bắt giữ là: như có Tỷ-kheo phát nguyện như vầy: ‘Tôi sẽ sanh lên trời Tứ thiên vương mà hành Phạm hạnh. Nay ta đem công đức nguyện sanh về các cõi Trời’. Đó gọi là bị phi nhơn

235

bắt giữ. Bị dòng nước xoáy, đó là tà nghi. Mục rã là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Ðó là mục rã.

Bấy giờ, Tỷ-kheo Nan-đà ở chỗ vắng vẻ, tự khắc cần tu tập, vì mục đích mà thiện gia nam tử cạo bỏ râu tóc, xuất gia học đạo, tu Phạm hạnh vô thượng, cho đến tự biết rằng: ‘Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’. Ông ở ngay trên chỗ ngồi thành A-la-hán.

Nan-đà, sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tăng nhất A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.176-179)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經,經卷第三十八

(三)

聞如是. 一時.佛在摩竭國界. 與大比丘眾五百人俱. 漸至江水

側. 爾時. 世尊見江水中. 有大材木為水所漂. 即坐水側一樹下坐. 爾

時. 世尊告諸比丘. 汝等頗見木為水所漂乎.諸比丘白佛言. 唯然. 見

之. 世尊告曰. 設當此木不著此岸. 不著彼岸. 又不中沒. 復非在岸上.

不為人所捉. 復非為非人所捉者. 復非為水所迴轉. 復非腐敗者. 便當

漸漸至海. 所以然者. 海. 諸江之原本. 汝等比丘亦如是. 設不著此岸.

不著彼岸. 又不中沒. 復. 非在岸上. 不為人. 非人所捉. 亦不為水所迴

轉. 亦不腐敗. 便當漸漸至涅槃處. 所以然者. 涅槃者. 正見. 正治. 正

語. 正業. 正命. 正方便. 正念. 正定是涅槃之原本.爾時. 有牧牛人名

曰難陀. 憑杖而立. 是時. 彼牧牛人遙聞如是所說. 漸來至世尊所而

立. 爾時. 牧牛人白世尊言. 我今亦不著此岸. 不在彼岸. 又非中沒. 復

非在岸上. 不為人捉. 復非為非人所捉. 不為水所迴轉. 亦非腐敗. 漸

當至涅槃之處. 唯願世尊聽在道次. 得作沙門. 世尊告曰. 汝今還主

牛已. 然後乃得作沙門耳. 牧牛人難陀報曰. 斯牛哀念犢故. 自當還

236

家. 唯願世尊聽在道次. 世尊告曰. 此牛雖當還家. 故須汝往付授之.

是時. 牧牛人即受其教. 往付牛已. 還至佛所. 白世尊言. 今已付牛. 唯

願世尊聽作沙門. 是時. 如來即聽作沙門. 受具足戒. 有一異比丘白世

尊言. 云何為此岸. 云何為彼岸. 云何為中沒. 云何在岸上. 云何不為

人所捉. 云何不為非人所捉. 云何不為水所迴轉. 云何不腐敗. 佛告

比丘曰. 此岸者身也. 彼岸者身滅耶. 中沒者欲愛耶. 在岸上者五欲

也. 為人所捉者. 如有族姓子發此誓願. 持此功德福祐. 作大國王. 若

作大臣. 非人所捉者. 如有比丘有此誓願. 生四天王中而行梵行. 今持

功德生諸天之中. 是謂名為非人所捉. 為水所迴轉者. 此是邪疑也. 腐

敗者. 邪見. 邪治. 邪語. 邪業. 邪命. 邪方便. 邪念. 邪定. 此是腐敗也.

是時. 難陀比丘在閑靜之處而自修剋. 所以族姓之子. 剃除鬚髮. 出家

學道者. 修無上梵行. 生死已盡. 梵行已立. 所作已辦. 更不復受. 即於

座上成阿羅漢. 爾時. 難陀聞佛所說. 歡喜奉行.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tương ưng bộ, kinh Khúc gỗ.1) Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, trên bờ sông Gangà.2) Thế Tôn thấy một khúc gỗ lớn trôi theo dòng nước sông

Hằng, thấy vậy liền gọi các Tỷ-kheo:- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy khúc gỗ to lớn này đang

trôi theo dòng nước sông Hằng không?- Thưa có, bạch Thế Tôn.3) - Này các Tỷ-kheo, nếu khúc gỗ không đâm vào bờ bên

này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, khúc gỗ ấy sẽ hướng về biển, sẽ xuôi theo biển, sẽ nghiêng nhập vào biển. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, dòng sông Hằng hướng về biển, xuôi

237

theo biển, nghiêng trôi về biển. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các Ông không đâm vào bờ bên này, không đâm vào bờ bên kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên miếng đất nổi, không bị loài người nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị mắc vào xoáy nước, không bị mục bên trong; như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông sẽ hướng về Niết-bàn, sẽ xuôi theo Niết-bàn, sẽ nghiêng nhập vào Niết-bàn. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, chánh kiến hướng về Niết-bàn, xuôi theo Niết-bàn, nghiêng nhập vào Niết-bàn.

4) Khi được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:- Bạch Thế Tôn, bờ bên này là gì? Bờ bên kia là gì? Thế

nào là chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên miếng đất nổi? Thế nào là bị loài Người nhặt lấy? Thế nào là bị phi nhân nhặt lấy? Thế nào là bị mắc vào xoáy nước? Thế nào là bị mục nát bên trong?

5) - Bờ bên này, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu nội xứ này.

6) Bờ bên kia, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ.7) Bị chìm giữa dòng, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với hỷ tham.8) Bị mắc cạn trên miếng đất nổi, này Tỷ-kheo, là đồng

nghĩa với ngã mạn.9) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị người nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-

kheo sống quá liên hệ với cư sĩ, chung vui, chung buồn, an lạc khi họ an lạc, đau khổ khi họ bị đau khổ, tự trói buộc mình trong các công việc phải làm được khởi lên của họ. Ðây gọi là Tỷ-kheo bị loài người nhặt lấy.

10) Và thế nào, này Tỷ-kheo, là bị phi nhân nhặt lấy? Ở đây, Tỷ-kheo sống Phạm hạnh với ước nguyện được sanh cộng trú với một hạng chư Thiên: “Mong rằng với giới luật này, với cấm giới

238

này, với khổ hạnh này, với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên nhân hay một loài chư Thiên!”. Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị phi nhân nhặt lấy.

11) Bị mắc vào xoáy nước, này Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với năm dục công đức.

12) Và này Tỷ-kheo, thế nào là bị mục nát bên trong? Ở đây, này Tỷ-kheo, có người thọ tà giới, theo ác pháp, bất tịnh, có những hành vi đáng nghi ngờ, có những hành động che đậy, không phải Sa-môn nhưng hiện tướng Sa-môn, không phải Phạm hạnh nhưng hiện tướng Phạm hạnh, nội tâm bị hủ bại, đầy dục vọng, là một đống rác bẩn. Ðây, này Tỷ-kheo, được gọi là bị mục nát bên trong.

11) Lúc bấy giờ Nanda, người chăn bò, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu.

12) Rồi người chăn bò Nanda bạch Thế Tôn:- Bạch Thế Tôn, con không đâm vào bờ bên này, con không

đâm vào bờ bên kia, con không bị chìm giữa dòng, con không bị mắc cạn trên miếng đất nổi, con không bị loài người nhặt lấy, con không bị phi nhân nhặt lấy, con không bị mắc vào xoáy nước, con không bị mục nát bên trong. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho con được xuất gia với Thế Tôn, được thọ Đại giới.

13) - Này Nanda, hãy đem trả các con bò cho người chủ.- Bạch Thế Tôn, chúng sẽ đi trở về. Các bò mẹ đang trông

mong gặp lại các con bê của chúng.- Tuy vậy, này Nanda, Ông hãy trả lui các con bò cho những

người chủ.14) Rồi Nanda, người chăn bò, sau khi trả lui các con bò cho

những người chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn:

239

- Bạch Thế Tôn, các con bò đã được trả lui cho những người chủ. Bạch Thế Tôn, xin hãy cho con được xuất gia với Thế Tôn. Hãy cho con thọ Đại giới.

15) Nanda, người chăn bò được xuất gia với Thế Tôn, được thọ Đại giới. Sau khi thọ Đại giới không bao lâu, Tôn giả Nanda sống một mình, an tịnh...

16) Tôn giả Nanda trở thành một vị A-la-hán nữa.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương một, Tương ưng sáu xứ, phần g, Năm mươi kinh thứ tư, phẩm Rắn độc, kinh Khúc gỗ,

Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.293-297)

3. NHẬN ĐỊNHNếu chỉ đọc riêng chương 25 của kinh Tứ thập nhị chương,

thì chưa nhận hiểu đầy đủ những khái niệm được sử dụng trong chương này. Qua ba nguồn tư liệu vừa dẫn, đã phần nào làm sáng tỏ những khái niệm hết sức sinh động được Đức Phật khéo léo vận dụng.

Có một chi tiết đầy trách nhiệm của Đức Phật được thể hiện trong chương này. Đó là khi nghe câu chuyện về khúc gỗ trôi sông, chàng chăn bò xin Phật xuất gia, Đức Phật bảo phải lùa bò trả về cho chủ. Cả ba nguồn tư liệu ở trên đều bảo lưu chi tiết này. Mặc dù nhỏ, nhưng đó là chi tiết làm nên nhân cách của Đức Phật, và cũng là một lưu ý quan trọng trước khi cho phép người cầu học thọ nhận giới pháp.

Từ ba bản kinh phong phú, cụ thể, rõ ràng vừa dẫn ở trên, có thể nói rằng, chương 25 của kinh Tứ thập nhị chương có nguồn gốc, hoặc được trích xuất từ một trong những nguồn tư liệu kể trên.

240

CHƯƠNG 26CHỚ TIN TÂM MÌNH

1. CHÁNH VĂN

佛告沙門. 慎無信汝意. 意終不可信. 慎無與色會. 與

色會即禍生. 得阿羅漢道. 乃可信汝意耳.

Dịch nghĩaPhật bảo Sa-môn: Cẩn thận chớ tin ý của ông, ý không thể

tin được. Cẩn thận khi tiếp xúc với nữ sắc, gần gũi thì họa dễ sanh. Chứng quả vị A-la-hán, mới có thể tin được ý mình.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 210, Kinh Pháp cú, quyển hạ, phẩm Phụng trì thứ 27. Tôn giả Pháp Cứu soạn, Ngô, Thiên Trúc, Sa-môn Duy-kỳ-nan và những người khác cùng dịch.

Muốn giải thoát, an tâmChớ học theo thế tụcPhiền não chưa dứt trừChưa vượt bờ sanh tử.大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0210 法句經法句經卷下 ,

尊者法救撰. 吳天竺沙門維祇難等譯

奉持品第二十七

241

意解求安

莫習凡人

使結未盡

莫能得脫

ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, phẩm Tám nạn thứ 42, kinh số 3.

… Lúc ấy, A-nan bạch Thế Tôn:- Nên giao thiệp với người nữ như thế nào, khi mà đến giờ

Tỷ-kheo đắp y, cầm bát, khất thực từng nhà để tạo phước cho chúng sanh?

Phật bảo A-nan:- Chớ có nhìn họ. Nếu có nhìn thì chớ nói chuyện. Nếu nói

chuyện thì phải chuyên tâm.Lúc ấy, Thế Tôn liền nói kệ này:Chớ giao du người nữCũng chớ có trò chuyệnNgười có thể xa lìaThí tránh được tám nạn.

(Tăng nhất A-hàm, tập 3, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2011, tr.137-138)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125 增壹阿含經.

八難品第四十二

…是時. 阿難白世尊. 曰. 當云何與女人從事. 然今比丘到時. 著

衣持鉢. 家家乞食. 福度眾生. 佛告阿難. 莫與相見. 設相見莫與共語.

設共語者. 當專心意. 爾時. 世尊便說此偈. 莫與女交通. 亦莫共言語.

有能遠離者. 則離於八難.

242

ĐTKĐCTT, tập 2, số 149, Kinh Phật thuyết A-nan đồng học. Hậu Hán, An Tức, Tam tạng An Thế Cao dịch.

… Nữ sắc không thể thân cận, như các thứ trộn với chất độc thì không thể ăn. Nữ sắc không thể tiêu, như kim cương, chỉ làm tán hoại nhân thân. Tỷ-kheo, nữ sắc cũng như lửa đốt, giống như địa ngục A-tỳ. Tỷ-kheo, nữ sắc không thể nhìn ngắm, như đống phân nặng mùi. Tỷ-kheo, nữ sắc không nên lắng nghe, như âm thanh của cảnh chết chóc. Tỷ-kheo, nữ sắc như lao ngục, giống như lao ngục của vua A-tu-la. Tỷ-kheo, nữ sắc là oan gia, cũng như rắn độc. Tỷ-kheo phải nên xa lìa.

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0149 佛說阿難同學經

後漢安息國三藏安世高譯.

…女人不可親近. 猶如雜毒不可食. 女人不可消亦如金剛. 壞敗

人身. 比丘. 亦如火炎. 猶彼阿鼻泥黎. 比丘. 女人不可觀察. 猶彼臭

糞. 比丘. 女人不可聽聞. 猶如死嚮. 比丘. 女人如牢獄. 猶如鞞摩質多

牢獄. 比丘. 女人是怨家. 亦如蚖虵. 比丘. 當遠離.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tiểu bộ, kinh Pháp cú, phẩm Pháp trụ, câu 272.Ta hưởng an ổn lạc,Phàm phu chưa hưởng được.Tỷ-kheo, chớ tự tinKhi lậu hoặc chưa diệt.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.85)

Tích truyện Pháp cú, phẩm Công bình Pháp trụ, Đừng tự mãn, câu 271-272.

Chẳng phải chỉ giới cấm...

243

Câu chuyện xảy ra khi Đức Thế Tôn ở tại Kỳ-viên, liên quan đến vài Tỷ-kheo đức hạnh.

Một vài vị Sa-môn đầy đủ đức hạnh tự nghĩ rằng:- Chúng ta đầy đủ giới đức, chúng ta tu tập theo giáo lý

thanh tịnh, chúng ta học rộng, chúng ta sống tịnh cư, chúng ta phát triển thần thông nhờ thiền định. Vì thế, chúng ta chứng A-la-hán không khó, chúng ta sẽ chứng A-la-hán bất cứ khi nào.

Cũng như thế, các vị chứng quả A-na-hàm cũng nghĩ:- Ðối với chúng ta, chứng quả A-la-hán không khó.Một ngày kia các vị đi đến chỗ Phật, đảnh lễ và lui ngồi một

bên. Phật hỏi:- Này các Tỷ-kheo, các Ông đã xong việc chưa?Các thầy thưa:- Bạch Thế Tôn, chúng con đã đạt những bậc Thánh như thế

đó, khi nào muốn chúng con sẽ chứng quả A-la-hán. Vì nghĩ như vậy, nên chúng con giữ nguyên vị trí.

Nghe nói thế, Phật dạy:- Này các Tỷ-kheo, không thích đáng cho một Sa-môn chỉ

vì đã giữ tròn giới luật, hoặc chỉ chứng được Tam quả, và nghĩ rằng: “Chỉ còn chút ít phiền não trong đời hiện tại của ta”. Trái lại, chừng nào lậu hoặc chưa hoàn toàn diệt trừ, người ấy chưa có quyền tự cho rằng mình đã thật sự chứng đắc.

Ngài nói kệ:(271) Chẳng phải chỉ giới cấm.Cũng không phải học nhiều.Chẳng phải chứng thiền định,Sống thanh vắng một mình.

244

(272) Ta hưởng an ổn lạc,Phàm phu chưa hưởng được,Tỷ-kheo, chớ tự tín,Khi lậu hoặc chưa diệt.

(Tích truyện Pháp cú, tập 3, Thiền viện Viên Chiếu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.99-100)

Kinh Trung bộ, Tiểu kinh Pháp hành.Này các Tỷ-kheo, ví như vào cuối tháng mùa nóng, một bẹ

hột giống cây leo nứt ra và này các Tỷ-kheo, một hột giống cây leo rơi dưới gốc một cây sala. Này các Tỷ-kheo, các vị thần ở trên cây sala ấy lo sợ, run sợ, và hoảng sợ. Bạn bè thân hữu, bà con huyết thống các vị thần trên cây sala ấy, thần vườn, thần rừng, thần cây, thần các dược thảo, cỏ, rừng hội họp lại, an ủi như sau: “Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm”.

Nhưng này các Tỷ-kheo, hạt giống ấy, con khổng tước không nuốt, con nai không ăn, lửa rừng không đốt, người làm rừng không nhặt đi, các loài mối không ăn, và hạt giống có thể nẩy mầm. Ðược mưa lớn nhờ các làn mây đúng mùa, hạt giống ấy được lớn lên, và một dây leo trẻ, mềm mại, có lông, chậm chậm mọc lên và bám dính cây sala ấy. Này các Tỷ-kheo, các vị thần trên cây sala ấy suy nghĩ như sau: “Không hiểu vì sao các Tôn giả bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần trên các dược thảo, cỏ, rừng, thấy sự sợ hãi tương lai trong hột giống, hội họp lại, an ủi như sau: Này Tôn giả, chớ có sợ hãi! Này Tôn giả chớ có

245

sợ hãi! Vì hột giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm. Khoái lạc thay sự xúc chạm của cây leo trẻ trung mềm mại, có lông đang bám vào!”. Cây leo ấy có thể bao trùm cây sala ấy, sau khi bao trùm, liền làm thành một tàng che trên cây ấy, và ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp. Khi ở dưới khởi lên cả một lùm cây rậm rạp, các cành lớn của cây sala ấy có thể bị bóp nghẹt. Rồi này các Tỷ-kheo, các thần trú trên cây sala ấy suy như sau: “Chính vì thấy sự sợ hãi tương lai này, trong hột giống cây leo ấy mà những Tôn giả, bạn bè thân hữu, bà con huyết thống ấy, các thần vườn, thần rừng, thần cây, các vị thần ở trên các dược thảo, cỏ, rừng, đã hội họp lại và an ủi như sau: Này Tôn giả chớ có sợ hãi! Này Tôn giả, chớ sợ hãi! Vì hạt giống ấy, con khổng tước có thể nuốt, con nai có thể ăn, lửa rừng có thể đốt, những người làm rừng có thể nhặt đi, các loài mối có thể ăn, hay hạt giống có thể không nẩy mầm. Và nay ta, vì nguyên nhân hạt giống cây leo, cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, có sở kiến như sau: “Không có lỗi trong các dục”. Những vị này đắm mình trong các dục, họ hoan lạc với các cô gái lang thang có tóc quấn trên đầu. Họ nói như sau: “Làm sao các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Khoái lạc thay, sự xúc chạm với bàn tay có lông mịn của cô gái lang thang trẻ trung này!”. Sau khi đắm mình trong các dục, khi thân hoại mạng chung, họ phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ở đây, họ cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống

246

khổ, khốc liệt. Họ nói như sau: “Các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy thấy sự sợ hãi tương lai của các dục, nói đến sự đoạn trừ các dục, nêu lên sự hiểu biết về các dục. Nhưng chúng ta, vì nhân các dục này, vì duyên các dục này, phải cảm thọ những cảm giác đau khổ, thống khổ, khốc liệt”. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là pháp hành hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ.

(Kinh Trung bộ, tập 1, Tiểu kinh Pháp hành, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.670-673)

3. NHẬN ĐỊNHĐể chúng xuất gia vững chãi và trưởng thành, đôi khi Đức

Phật đã có những lời huấn thị nghiêm khắc. Ở đây, nhằm giúp một vị Tỷ-kheo trẻ tuổi tên là Quật-đa, vốn là bạn đồng học của Tôn giả A-nan lúc thiếu thời, vượt qua sự ám ảnh, chi phối của nữ sắc, được ghi lại trong kinh Phật thuyết A-nan đồng học; Đức Phật đã sử dụng những ví dụ mạnh mẽ, nói theo ngôn ngữ kinh điển là lông tóc dựng ngược, để cuối cùng, Tỷ-kheo trẻ tuổi ấy đã vượt qua cám dỗ của dục vọng và chứng đắc quả vị A-la-hán.

Tỷ-kheo chớ tự tin, khi lậu hoặc chưa diệt, câu kinh Pháp cú bản Pali, phù hợp với ý cuối của chương 26. Trong khi đó, kinh Pháp cú bản chữ Hán đã dẫn ở trên, các nhà phiên dịch dường như đã dịch thoát câu kinh này.

Với những tư liệu đã đối chiếu, cho thấy rằng, cơ sở hình thành chương 26 của kinh Tứ thập nhị chương hoàn toàn được khẳng định.

247

CHƯƠNG 27PHỤ NỮ VÀ NGƯỜI THÂN

1. CHÁNH VĂN

佛告諸沙門. 慎無視女人. 若見無視. 慎無與言. 若與

言者. 敕心正行.

曰吾為沙門處于濁世. 當如蓮花不為泥所污. 老者以

為母. 長者以為姊. 少者為妹. 幼者子. 敬之以禮.

意殊當諦惟觀. 自頭至足自視內. 彼身何有. 唯盛惡露

諸不淨種. 以釋其意矣.

Dịch nghĩaPhật bảo các Sa-môn: Cẩn thận đừng nhìn nữ sắc, nếu nhìn

thì không nên nhìn kỹ. Cẩn thận không nên nói chuyện, nếu nói chuyện thì phải chánh hạnh nhiếp tâm.

Phải xem, ta là Sa-môn sống trong đời ô trược, nên như hoa sen không bị bùn làm ô nhiễm. Người già thì xem như mẹ, lớn tuổi thì xem như chị, trẻ thì xem như em, bé nhỏ thì xem như con, theo lễ mà ứng xử.

Nên dốc lòng quan sát tường tận, từ đầu đến chân và bên trong thân, thân này có gì? Đó chỉ là nơi phô bày các lỗi lầm và là cội nguồn của nhiều thứ bất tịnh, xét như vậy thì tâm được giải thoát

248

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng.

ĐTKĐCTT, tập 2, số 99, Kinh Tạp A-hàm, quyển thứ 43, kinh số 1165. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch.

Tôi nghe như vầy:Một thời Tôn giả Tân-đầu-lô ở trong vườn Cù-sư-la, tại

Câu-diệm-di. Bấy giờ, có Quốc vương Bà-sa tên Ưu-đà-diên-na, đến chỗ Tôn giả Tân-đầu-lô. Thăm hỏi nhau xong, ngồi lui qua một bên, Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na bạch Tôn giả Tân-đầu-lô:

- Có điều muốn hỏi, Tôn giả có rảnh rỗi để đáp cho không?Tôn giả Tân-đầu-lô đáp:- Này Đại vương, Đại vương cứ hỏi, điều gì biết tôi sẽ đáp.Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô:- Nhân gì, duyên gì, mà các Tỷ-kheo tuổi trẻ mới học, xuất

gia chưa lâu ở trong Pháp luật này, sống rất an lạc, các căn hòa duyệt, tướng mạo sáng sủa, da dẻ tươi tốt, thích tĩnh, ít động, mặc tình người khác mà sống, tâm như dã thú, kham năng suốt đời tu trì Phạm hạnh, thanh tịnh thuần nhất?

Tôn giả Tân-đầu-lô đáp:- Như những gì Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh

Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỷ-kheo : ‘Tỷ-kheo các ông, nếu gặp người nữ lớn tuổi thì nên coi như mẹ. Gặp người trung niên thì nên coi như chị em. Gặp người non trẻ thì nên coi như con. Vì nguyên nhân này nên các Tỷ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu ở trong Pháp luật này sống an lạc, an ổn, các căn hòa duyệt, tướng mạo sáng sủa, da dẻ tươi mát, thích tĩnh, ít

249

động, mặc tình người khác mà sống, tâm như dã thú, kham năng suốt đời tu trì phạm hạnh, thanh tịnh thuần nhất.

Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô:- Hiện tại người thế gian, tâm tham cầu, dù có gặp người

lớn tuổi coi như mẹ, trung niên coi như chị, non trẻ coi như con. Nhưng lúc đó tâm họ cũng theo sự thiêu đốt của tham dục, sân nhuế, ngu si mà khởi lên. Còn có nhân duyên nào đặc biệt hơn không?

Tôn giả Tân-đầu-lô nói với Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na:

- Còn có nhân duyên khác nữa. Như Thế Tôn Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỷ-kheo : ‘Thân này từ chân đến đỉnh đầu, bộ xương được trét bởi thịt, được che đậy bởi một lớp da mỏng, trong đó chứa dẫy đầy những thứ bất tịnh. Quán sát tất cả: tóc, lông, móng, răng, bụi dơ, nước dãi, da, thịt, xương trắng, gân, mạch, tim, gan, phổi, lá lách, thận, ruột, dạ dày, ruột non, ruột già, bào, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, nước bọt, mỡ, tủy, đàm âm, mủ, máu, dịch não, phẩn, nước tiểu’. Này Đại vương, vì nhân này, duyên này, nên các Tỷ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu ở trong Pháp luật này, vẫn sống an lạc, an ổn... cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất.

Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô:- Tâm người hay phiêu nhanh. Nếu quán bất tịnh, có khi sẽ

theo tưởng tịnh mà hiện. Vậy còn có nhân duyên nào khiến cho Tỷ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu trong Pháp luật này, sống an lạc, an ổn... cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất không?

Tôn giả Tân-đầu-lô đáp:- Còn có nhân duyên khác nữa. Như Thế Tôn Như Lai, Ứng

Cúng, Đẳng Chánh Giác, là bậc Tri giả, Kiến giả, đã dạy các Tỷ-

250

kheo : ‘Các ông nên giữ gìn các căn môn, khéo thu nhiếp tâm mình. Nếu mắt thấy sắc, chớ nắm bắt sắc tướng, chớ nắm bắt hình tướng tốt đẹp, mà tăng thêm sự chấp giữ. Nếu đối với mắt mà không an trụ với sự thúc liễm, những pháp ác bất thiện tham ưu thế gian sẽ lọt vào tâm mình. Cho nên các ông phải giữ gìn luật nghi của mắt. Đối tai và âm thanh, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và xúc, ý và pháp cũng lại như vậy,... cho đến giữ gìn luật nghi của ý’.

Bấy giờ Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na hỏi Tôn giả Tân-đầu-lô:

- Lành thay! Khéo nói Pháp,... cho đến giữ gìn luật nghi các căn. Bạch Tôn giả Tân-đầu-lô, tôi cũng như vậy, có khi không giữ gìn thân, không giữ gìn luật nghi các căn, khi vào cung không nhất niệm, thì tâm mình sanh ra tham dục hừng hực, ngu si thiêu đốt. Ngay khi đóng cửa phòng ở một mình, ba độc cũng lại thiêu đốt tâm mình, huống lại là ở trong cung. Lại có lúc tôi khéo nhiếp hộ được các căn, nhiếp hộ được thân mình, chuyên tâm nhất niệm, thì khi vào trong cung, tham dục, nhuế, si không còn dấy khởi thiêu đốt tâm mình; khi ở trong cung nội còn không bị thiêu đốt thân tâm, huống chi là khi ở một mình. Vì vậy cho nên do nhân này, do duyên này hay khiến cho Tỷ-kheo tuổi trẻ xuất gia chưa bao lâu trong Pháp luật này sống an lạc, an ổn,... cho đến thanh tịnh tràn đầy thuần nhất.

Sau khi Quốc vương Bà-sa Ưu-đà-diên-na nghe những gì Tôn giả nói, hoan hỷ, tùy hỷ từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

(Tạp A-hàm, tập 1, kinh 1165, Tân-đầu-lô, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.589-593)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第四十三, 一一

六五. 宋天竺三藏求那跋陀羅譯

251

如是我聞. 一時. 尊者賓頭盧住拘睒彌國瞿師羅園. 時. 有婆

蹉國王. 名優陀延那. 詣尊者賓頭盧所. 共相問訊. 問訊已. 退坐一

面. 婆蹉王優陀延那白尊者賓頭盧言. 欲有所問. 寧有閑睱見答已

不. 尊者賓頭盧答言. 大王. 大王且問. 知者當答. 婆蹉王優陀延那

問尊者賓頭盧. 何因何緣. 新學年少比丘於此法. 律. 出家未久. 極

安樂住. 諸根欣悅. 顏貌清淨. 膚色鮮白. 樂靜少動. 任他而活. 野獸

其心. 堪能盡壽. 修持梵行. 純一清淨. 尊者賓頭盧答言. 如佛所說.

如來. 應. 等正覺所知所見. 為比丘說. 汝諸比丘. 若見宿人. 當作母

想. 見中間者. 作姊妹想. 見幼稚者. 當作女想. 以是因緣. 年少比丘

於此法. 律. 出家未久. 安隱樂住. 諸根敷悅. 顏貌清淨. 膚色鮮白. 樂

靜少動. 任他而活. 野獸其心. 堪能盡壽. 修持梵行. 純一清淨. 婆蹉

王優陀延那語尊者賓頭盧言. 今諸世間貪求之心. 若見宿人. 而作

母想. 見中年者. 作姊妹想. 見幼稚者. 而作女想. 當於爾時. 心亦隨

起. 貪欲燒燃. 瞋恚燒燃. 愚癡燒燃. 要當更有勝因緣不. 尊者賓頭

盧語婆蹉王優陀延那. 更有因緣. 如世尊說. 如來. 應. 等正覺所知

所見. 為比丘說. 此身從足至頂. 骨幹肉塗. 覆以薄皮. 種種不淨充

滿其中. 周遍觀察. 髮. 毛. 爪. 齒. 塵垢. 流唌.皮.肉.白骨.筋.

脈. 心.肝.肺.脾.腎.腸.肚.生藏.熟. 藏.胞.淚.

汗.涕. 沫.肪.脂.髓. 痰.癊.膿.血.腦.汁.屎.溺.

大王. 此因此緣故. 年少比丘於此法.律. 出家未久. 安隱樂住. 乃

至純一滿淨. 婆蹉王優陀延那語尊者賓頭盧. 人心飄疾. 若觀不淨.

隨淨想現. 頗更有因緣. 令年少比丘於此法.律. 出家未久. 安隱樂

住. 乃至純一滿淨不. 尊者賓頭盧言. 大王. 有因有緣. 如世尊說. 如

來.應.等正覺所知所見. 告諸比丘. 汝等應當守護根門. 善攝其

心. 若眼見色時. 莫取色相. 莫取隨形好. 增上執持. 若於眼根不攝

斂住. 則世間貪.愛.惡不善法則漏其心. 是故此等當受持眼律

儀. 耳聲.鼻香.舌味.身觸.意法亦復如是. 乃至受持意律儀.

爾時. 婆蹉王優陀延那語尊者賓頭盧. 善哉. 善說法. 乃至受持諸根

律儀. 尊者賓頭盧。我亦如是. 有時不守護身. 不持諸根律儀. 不一

其念. 入於宮中. 其心極生貪欲熾燃. 愚癡燒燃. 正使閑房獨處. 亦

252

復三毒燒燃其心. 況復宮中. 又我有時善護其身. 善攝諸根. 專一其

念. 入於宮中. 貪欲.恚.癡不起燒燃其心. 於內宮中尚不燒身. 亦

不燒心. 況復閑獨. 以是之故. 此因此緣. 能令年少比丘於此法.律.

出家未久. 安隱樂住. 乃至純一滿淨. 時. 婆蹉王優陀延那聞尊者賓

頭盧所說. 歡喜隨喜. 從坐起去.

ĐTKĐCTT, tập 3, số 154, Sanh kinh, quyển thứ nhất, kinh Phật thuyết Phân-vệ Tỷ-kheo, thứ hai. Tây Tấn, Tam tạng Trúc Pháp Hộ dịch.

Nghe như thế này, một thời Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc cùng với đại chúng Tỷ-kheo gồm 1.250 vị. Có một vị Tỷ-kheo, đi lại khắp chốn, tên là Phân Vệ, tuần tự du hành, vào nhà dâm đãng phóng túng. Lúc ấy, cô dâm nữ thấy Tỷ-kheo vào nhà nên hoan hỷ phấn chấn, đứng dậy nghinh đón, cúi lạy dưới chân và thỉnh Tỷ-kheo an tọa. Nhân đó hỏi rằng: Tỷ-kheo, ông từ đâu tới? Tỷ-kheo đáp rằng: Tôi chính là Phân-vệ, đến đây khất thực. Ngay khi đó, vị nữ nhân nhanh chóng sửa soạn nhiều món thức ăn ngon, quý bày biện đầy cả bát và theo pháp cúng dường.

Tỷ-kheo sau khi thọ thực thì tự lui về. Được thức ăn ngon, mùi vị ngọt ngào, sung túc nhiều thứ, trong tâm Tỷ-kheo rất hoan hỷ, chẳng thể tự chế ngự, nên nhiều lần tìm đến nhà người dâm nữ đó. Lúc ấy, trong tâm nữ nhân kia nghĩ ra một kế: Vị Tỷ-kheo này tuân giữ giới pháp nên khó có cơ hội, nhưng đã nhiều lần tỏ ra thích thú trước những thức ăn thơm ngon. Vậy thì ta sẽ dâng cúng cho ông ta.

Từ đó, vị này thường xuyên lui tới, dù kinh điển chưa thông, pháp hành chưa đủ, các căn chưa được điều phục, thấy người con gái dâm đãng nhan sắc đẹp đẽ, thì lòng dục phát khởi, ý theo phóng dật, nên lân la với cô ấy. Miệng nói lời dịu dàng, ân

253

tình khắng khít, mong được kết đôi, thề ước mặn nồng. Nhà đó hằng ngày không mệt mỏi cúng dường Phân-vệ. Tỷ-kheo Phân-vệ nhân thấy sắc đẹp, nghe âm thanh hay, nên khởi tâm dâm loạn, mê hoặc trong lỗi lầm, không thể tự giác.

Thế nên trong kinh Phật dạy, mắt thấy sắc đẹp, sẽ khởi tâm dâm. Đức Thế Tôn cũng từng dạy: Khi gặp nữ nhân, người già thì xem như mẹ, lớn thì xem như chị, trẻ thì xem như em, như con trai, con gái. Nên quán sát bên trong thân đều là nơi chốn phô bày lầm lỗi, không thể thương yêu. Cũng như cái bình, bên ngoài vẽ bức tranh đẹp, nhưng bên trong chứa toàn đồ bất tịnh. Quán tứ đại này, địa thủy hỏa phong đều do nhân duyên hợp thành, vốn không thật có.

大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0154 生經,卷第一

佛說分衛比丘經第二

西晉三藏竺法護譯

聞如是. 一時佛遊舍衛祇樹給孤獨園.與大比丘眾千二百五十

人俱. 有一比丘. 普行分衛. 一一次第. 入婬蕩家舍. 於時婬女. 見比丘

入至其家舍. 歡喜踊躍. 即從座起. 尋而奉迎. 稽首足下. 請入就座. 又

問. 比丘. 仁從何來. 比丘答曰. 吾主分衛. 故來乞匃. 於時女人. 即為

施設餚饌眾味. 盛之滿鉢. 而奉上之.

比丘即受. 自退而去. 彼時比丘. 得是美食甘美豐足. 心中歡喜.

不能自勝. 數數往詣婬蕩女舍. 時女心念計. 此比丘守法難及. 頻為

興設甘脆肥美之食. 而授與. 往返不息. 學問未明. 所作不辦. 未伏諸

根. 見婬蕩女顏色妙好. 婬意為動. 志在放逸. 著婬蕩女. 口出軟柔恩

情之辭. 懷親附心. 與語周旋. 彼家日日不懈分衛. 比丘覩其好色聽聞

音聲. 婬意為亂. 迷惑憒錯. 不能自覺.

而佛經曰. 目見好色. 婬意為動. 又世尊曰. 雖覩女人. 長者如母.

中者如姉. 少者如妹如子如女. 當內觀身念皆惡露無可愛者. 外如畫

瓶. 中滿不淨. 觀此四大. 地水火風. 因緣合成. 本無所有.

254

ĐTKĐCTT, tập 1, số 1, Kinh Trường A-hàm, quyển thứ tư, kinh Du hành, thứ hai. Hậu Tần, Hoằng Thỉ, Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm dịch.

A-nan lại bạch Phật: Sau khi Phật diệt độ, các hạng nữ nhân đến thọ giáo huấn cần được đối xử như thế nào?

Phật dạy:Đừng gặp họ.Giả sử phải gặp thì làm sao?Chớ cùng nói chuyện.Giả sử phải cùng nói chuyện thì làm sao?Hãy tự thu nhiếp tâm ý.

(Trường A-hàm, tập 1, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2008, tr.177)

大正新脩大藏經第一冊 No. 1, 長阿含經, 卷第四, 遊行經第二後

後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯 

是時. 阿難復白佛言. 佛滅度後. 諸女人輩未受誨者. 當如之何.

佛告阿難. 莫與相見

阿難又白. 設相見者. 當如之何.

佛言. 莫與共語. 阿難又白. 設與語者. 當如之何.

佛言. 當自撿心.

ĐTKĐCTT, tập 4, số 198, Phật thuyết kinh Nghĩa túc, quyển thượng, kinh Lão thiếu câu tử, thứ sáu. Ngô Nguyệt Chi, Ưu-bà-tắc Chi Khiêm dịch.

Như đóa sen kia tự giữ mìnhSinh từ nước đục lại không vin,Chân nhân nhập thế thường như vậyChuyện thấy nghe, gió thoảng qua đình.

255

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0198, 佛說義足經, 卷上, 老少俱死

經第六. 吳月支優婆塞支謙譯

不相貪如蓮華.

生在水水不汙.

尊及世亦爾行.

所聞見如未生

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tương ưng bộ, kinh Bhàradvàja.1) Một thời Tôn giả Pindolabhàradvàja trú ở Kosambi, tại

vườn Ghosità.2) Rồi vua Udena đi đến Tôn giả Pindolabhàradvàja; sau khi

đến, nói lên với Tôn giả Pindolabhàradvàja những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, vua Udena thưa với Tôn giả Pindolabhàradvàja:

- Thưa Bhàradvàja, do nhân gì, do duyên gì, những Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn (addhànam apàdenti)?

4) - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, đối với những người chỉ là mẹ, hãy an trú tâm người mẹ. Ðối với những người chỉ là chị, hãy an trú tâm người chị. Ðối với người chỉ là con gái, hãy an trú tâm người con gái. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi

256

này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, và sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

5) - Tham vọng (loba), này Bhàradvàja, là tâm. Ðôi khi đối với những người chỉ là mẹ, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là chị, tham pháp khởi lên. Ðối với những người chỉ là con gái, tham pháp khởi lên. Này Bhàradvàja, có một nhân khác, có một duyên khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này... một cách hoàn mãn?

6) - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên từ đảnh tóc trở xuống, bao bọc bởi da và chứa đầy bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, bao tử, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này... sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

7) - Này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân có tu tập, giới có tu tập, tâm có tu tập, tuệ có tu tập, thời như vậy thật là dễ dàng. Và này Bhàradvàja, đối với những Tỷ-kheo nào, thân không có tu tập, giới không có tu tập, tâm không có tu tập, tuệ không có tu tập thời như vậy thật là khó khăn. Ðôi khi, này Bhàradvàja, có người nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ tác ý bất tịnh”, nhưng lại đi đến tịnh (tướng). Này Bhàradvàja, có nhân nào khác, duyên nào khác, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này... sống toàn thời gian một cách hoàn mãn?

257

8) - Thưa Ðại vương, Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói như sau: “Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy sống hộ trì các căn. Sau khi mắt thấy sắc, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì nhãn căn, thực hành hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... khi mũi ngửi hương... khi lưỡi nếm vị... khi thân cảm xúc... khi ý nhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì đó ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên; hãy thực hành chế ngự nguyên nhân ấy, hãy hộ trì ý căn, thực hành hộ trì ý căn. Thưa Ðại vương, đây là nhân, đây là duyên, do vậy những Tỷ-kheo trẻ tuổi này... sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

9) - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, là lời khéo nói này của Thế Tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Chính nhân này, thưa Tôn giả Bhàradvàja, chính duyên này, do vậy các Tỷ-kheo trẻ tuổi này, còn non trẻ, tóc đen nhánh, đầy đủ với tuổi trẻ hiền thiện, trong lúc tuổi còn thanh xuân, lại không tham nhiễm dục vọng, thực hành Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh cho đến trọn đời, sống toàn thời gian một cách hoàn mãn.

10) Tôi cũng vậy, thưa Tôn giả Bhàradvàja, khi nào tôi vào trong nội cung với thân không phòng hộ, với lời nói không phòng hộ, với tâm không phòng hộ, với niệm không an trú, với các căn không chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp chinh phục tôi. Nhưng thưa Tôn giả Bhàradvàja, trong khi tôi vào nội cung, với thân được phòng hộ, với lời nói được phòng hộ, với tâm được phòng hộ, với niệm được an trú, với các căn được chế ngự; thời trong khi ấy, tham pháp không chinh phục tôi.

258

11) Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả Bhàradvàja! Thưa Tôn giả Bhàradvàja, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Bhàradvàja dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay, thưa Tôn giả Bhàradvàja, con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Bhàradvàja hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương một, Tương ưng sáu xứ, phần 2, Năm mươi kinh thứ ba, phẩm Thế giới dục công đức,

kinh Bhàradvàja, Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.190-194)

Kinh Trường bộ, Kinh Đại Bát Niết-bàn.9. - Bạch Thế Tôn, chúng con phải cư xử với phái nữ như

thế nào?- Này Ananda, chớ có thấy chúng.- Bạch Thế Tôn, nếu phải thấy chúng, thời phải như thế nào?- Này Ananda, chớ có nói chuyện với chúng.- Bạch Thế Tôn, nếu phải nói chuyện với chúng, thời phải

như thế nào?- Này Ananda, phải an trú chánh niệm.

(Kinh Trường bộ, tập 1, Kinh Đại Bát Niết-bàn, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1991, tr.644)

Kinh Tiểu bộ, kinh Tập, kinh Dhammika.392. Do vậy đồ khất thực,Sàng tọa và trú xứ,Nước để trừ bụi nhớp,

259

Y áo Tăng-già-lê,Ðối với những pháp ấy,Ðừng để cho dính nhiễm.Tỷ-kheo như giọt nước,Không dính trên lá sen.

(Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Tập, chương hai, phẩm Nhỏ, kinh Dhammika, Thích Minh Châu dịch, NXB.TP.HCM, 1999, tr.591)

3. NHẬN ĐỊNHTrong kinh Du hành ở Trường A-hàm và kinh Đại Bát

Niết-bàn thuộc Trường bộ đều ghi lại một chi tiết, đó là Tôn giả A-nan hỏi Đức Phật phải ứng xử với người nữ như thế nào và Đức Phật đã nhân đó chỉ bày. Do vì câu kinh ấy đứng đơn lập, không phù hợp trong ngữ cảnh lúc Đức Phật gần nhập Niết-bàn, thế nên dễ bị hiểu sai, hoặc thậm chí cho rằng do người sau thêm vào.

Căn cứ kinh Phật Bát Nê-hoàn, ĐTKĐCTT, số 005, quyển thượng và kinh Bát Nê-hoàn, ĐTKĐCTT, số 006, quyển thượng, thì đó quả là quan ngại rất lớn của ngài A-nan nói riêng và số đông Tỷ-kheo trẻ nói chung, trước khi chứng kiến một đoàn đông đảo các kỹ nữ nổi tiếng ở thành Tỳ-xá-ly, do Yêm-bà-bà-lợi (菴婆婆梨=Ambapali) dẫn đầu, đến cúng dường Đức Phật và Tăng chúng. Nhằm giúp cho các Tỷ-kheo trẻ vững chãi trước sự lôi cuốn của cái đẹp trần tục từ sự kiện này, và cũng như trong thực tế hành đạo, nhân câu hỏi của ngài A-nan, nên Đức Phật đã thuyết giảng, được nhiều bản kinh mà ở đây là chương 27 của kinh Tứ thập nhị chương tổng hợp lại.

Về phương diện tư liệu, chương này xuất hiện trong kinh

260

Tạp A-hàm, kinh Phật thuyết Phân-vệ Tỳ-kheo thuộc Hán tạng và kinh Bhàradvàja thuộc hệ Nikaya. Tuy nhiên, do vì kinh Phật thuyết Phân-vệ Tỷ-kheo có lời dẫn: Trong kinh Phật dạy (而佛經曰), điều đó cho thấy bản kinh này có khả năng dựa trên kinh Tạp A-hàm; mặc dù kinh Phật thuyết Phân-vệ Tỷ-kheo đã có mặt vào đời Tây Tấn, do ngài Trúc Pháp Hộ dịch ra Hán văn.

Như vậy, chương này được tổng hợp từ những ý tưởng căn bản của kinh Du hành trong Trường A-hàm, kinh số 1165 trong Tạp A-hàm và kinh Nghĩa túc.

261

CHƯƠNG 28NHƯ CỎ TRÁNH LỬA

1. CHÁNH VĂN

佛言. 人為道去情欲. 當如草見火. 火來已卻. 道人見

愛欲. 必當遠之.

Dịch nghĩaPhật dạy: Người hành đạo phải từ bỏ tình dục, tức như cỏ

gặp lửa, lửa đến thì phải thối lui. Người hành đạo thấy ái dục thì nên xa lìa vậy.

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạngĐTKĐCTT, tập 2, số 099, Kinh Tạp A-hàm, quyển thứ

43, kinh Lậu pháp, số 1176. Tống, Thiên Trúc, Tam tạng Cầu-na Bạt-đà-la dịch.

Tôi nghe như vầy:Một thời Đức Phật du hành nhân gian, giữa những người họ

Thích; rồi đến ở trong vườn Ni-câu-luật-đà, nước Ca-tỳ-la-vệ.Bấy giờ, những người họ Thích ở Ca-tỳ-la làm xong giảng

đường mới, chưa có Sa-môn, Bà-la-môn, thiếu niên dòng họ Thích-ca và nhân dân nào ở trong đó. Họ nghe Thế Tôn du hành trong nhân gian, đến nước Ca-tỳ-la-vệ dòng họ Thích và đang trú trong vườn Ni-câu-lâu-đà, giảng về nghĩa khổ lạc. Họ bàn với

262

nhau: “Nhà này mới hoàn thành, chưa có ai ở, nên thỉnh Thế Tôn và đại chúng về đây cúng dường, sẽ được công đức phước báo vô lượng, an ổn lâu dài. Rồi sau đó chúng ta mới sử dụng”. Bàn luận xong, họ cùng nhau ra khỏi thành, đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên.

Bấy giờ, Thế Tôn vì những người họ Thích, diễn nói pháp yếu, khai thị, soi sáng, làm cho vui mừng xong, rồi ngồi im lặng. Khi ấy, những người họ Thích từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại y phục, đảnh lễ Phật, đầu gối hữu quỳ sát đất, chắp tay bạch Phật:

Bạch Thế Tôn, chúng con những người dòng họ Thích, làm xong giảng đường mới, chưa có ai ở. Hôm nay, thỉnh Thế Tôn và đại chúng đến giảng đường cho chúng con được cúng dường, để chúng con được công đức phước lợi và an lạc mãi mãi. Rồi sau đó chúng con sẽ sử dụng.

Bấy giờ, Thế Tôn im lặng nhận lời. Khi ấy những người họ Thích biết Thế Tôn đã nhận lời mời rồi, cúi đầu lễ sát chân Phật rồi mỗi người trở về chỗ của mình. Ngay ngày hôm đó, dùng xe chở hết đồ đạc đến trang hoàng giảng đường mới, trải sàng tòa và lót thảm cỏ mịn trên đất, dầu đèn đầy đủ. Khi mọi việc đã sửa soạn xong, họ đến chỗ Phật, cúi đầu bạch rằng:

Mọi việc đã chuẩn bị xong rồi, mong Ngài biết thời.Bấy giờ, Thế Tôn và đại chúng tùy tùng trước sau đi đến

ngoài giảng đường. Sau khi rửa chân, bước lên nhà, ngồi trước cây cột ở giữa, hướng về Đông. Lúc này, các Tỷ-kheo (316b) cũng rửa chân xong, lần lượt vào giảng đường, ngồi quay mặt hướng về Tây, phía Đức Phật. Bấy giờ, những người họ Thích cũng ngồi quay mặt hướng về Tây.

Bấy giờ, Thế Tôn vì những người dòng họ Thích rộng nói pháp yếu, khai thị, soi sáng, làm cho hoan hỷ xong, rồi nói với những người họ Thích:

263

Này các Cù-đàm, đã quá đầu đêm, bây giờ các người có thể trở về Ca-tỳ-la-vệ.

Khi ấy, những người dòng họ Thích nghe những gì Phật đã dạy, hoan hỷ, tùy hỷ ra về.

Thế Tôn biết những người họ Thích đã đi rồi, bèn bảo Đại Mục-kiền-liên:

Thầy nên vì các Tỷ-kheo thuyết pháp cho họ. Ta đang đau lưng, cần được nghỉ ngơi.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Bấy giờ, Thế Tôn xếp y Uất-đa-la bốn lớp lót dưới sườn và cuốn y Tăng-già-lê đặt dưới đầu làm gối, nằm nghiêng hông bên phải, xếp đầu gối chân lên nhau, cột niệm vào tướng ánh sáng, với ý tưởng sẽ thức dậy.

Bấy giờ, Đại Mục-kiền-liên nói với các Tỷ-kheo:Pháp của Thế Tôn đã dạy, khoảng đầu, khoảng giữa, khoảng

cuối đều thiện, nghĩa thiện, vị thiện, thuần nhất, mãn tịnh, thanh bạch, phạm hạnh. Hôm nay, tôi sẽ nói về pháp hữu lậu và vô lậu. Các ông hãy lắng nghe:

Thế nào là pháp hữu lậu? Phàm phu ngu si vô học, khi mắt thấy sắc, với sắc khả ái khởi lên ưa đắm, với sắc không khả ái khởi lên chán ghét, không trụ vào thân niệm xứ, không có một phần trí đối với tâm giải thoát và tuệ giải thoát; đủ các thứ pháp ác bất thiện khởi lên, không được hoàn toàn diệt trừ, không vĩnh viễn hoàn toàn đoạn tận. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Này Tỷ-kheo, người như vậy Thiên ma Ba-tuần sẽ đến chỗ họ để dò xét những chỗ yếu kém tai hại, ở nơi mắt thấy sắc, mà nắm chỗ được sơ hở. Đối với tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân với xúc, ý với pháp cũng lại như vậy, liền nắm được chỗ sơ hở. Giống như đống cỏ khô, nổi lửa bốn bên, bị cháy

264

tiêu tức thì. Cũng vậy, Tỷ-kheo, ở nơi sắc được nhận thức bởi mắt của Tỷ-kheo, Thiên ma Ba-tuần liền nắm được chỗ sơ hở. Cũng vậy, Tỷ-kheo, không thắng ở nơi sắc. Tai đối với tiếng, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, … đối với bị pháp chế phục, không thắng được pháp. Không thắng sắc, không thắng âm thanh, mùi thơm, vị ngọt, xúc chạm và pháp. Cũng lại không thắng ý, cùng các pháp ác bất thiện phiền não, thiêu bức, khổ báo và sẽ bị sanh, già, bệnh, chết ở đời vị lai. Chư Tôn giả, Ta đã tự thân nhận lãnh các pháp hữu lậu này từ Đức Thế Tôn. Đó gọi là ‘kinh Pháp Hữu Lậu’.

Thế nào là pháp vô lậu? Thánh đệ tử đa văn mắt thấy sắc, đối với sắc khả ái không khởi ưa đắm, với sắc không khả ái không khởi chán ghét, cột niệm an trụ, vô lượng tâm giải thoát, tuệ giải thoát, biết một cách như thật. Các pháp ác bất thiện đã khởi kia bị diệt tận không dư tàn. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý lại cũng như vậy. Tỷ-kheo như vậy, Ác ma Ba-tuần có đến dò xét tìm sở đoản nơi sắc được thấy bởi mắt, cũng không thể tìm được sở đoản. Tai đối với tiếng, mũi đối với mùi, lưỡi đối với vị, thân đối với xúc, ý đối với pháp, để tìm cầu chỗ yếu kém, cũng không tìm được chỗ yếu kém đó. Giống như lầu các, nếu tường vách kiên cố, cửa ngõ nhiều lớp đóng, lấp dày kín, dù đốt lửa bốn bên cũng không thể cháy được. Các Tỷ-kheo này cũng lại như vậy, dù Ma Ba-tuần đến chỗ dò xét để tìm tòi chỗ yếu cũng không thể tìm được. Tỷ-kheo như vậy, có thể thắng được sắc kia, không bị sắc chiết phục. Và thắng được tiếng, mùi, vị, xúc và pháp không bị những pháp ấy chiết phục. Nếu thắng được sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp rồi thì cũng thắng luôn đối với những pháp ác bất thiện, phiền não, khổ báo dẫy đầy, cùng sanh, già, bệnh, chết đời vị lai. Tự thân tôi nhận được pháp này từ Đức Thế Tôn. Đó gọi là ‘kinh Pháp Vô Lậu’.”

265

Bấy giờ, Thế Tôn biết Đại Mục-kiền-liên thuyết pháp xong, ngồi dậy cột niệm trước mặt, bảo Mục-kiền-liên:

Lành thay! Lành thay! Mục-kiền-liên, Ông thuyết kinh pháp này cho người, mang lại nhiều lợi ích, khiến vượt qua nhiều phiền não và được an lạc Trời, người lâu dài”.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:Các ngươi nên thọ trì kinh Pháp Hữu Lậu, Vô Lậu này. Hãy

nói rộng cho mọi người. Vì sao? Vì nghĩa lý đầy đủ, pháp đầy đủ, Phạm hạnh đầy đủ, khai mở thần túc, hướng thẳng Niết-bàn,… cho đến người thiện nam có lòng tin, ở nhà hay xuất gia cũng nên thọ trì đọc tụng và nói rộng cho mọi người”.

Phật nói kinh này xong, các Tỷ-kheo nghe những điều Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

(Tạp A-hàm, tập 1, kinh 319, Lậu pháp, Thích Đức Thắng dịch, NXB.Phương Đông, 2010, tr.619-623)

大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第四十三

宋天竺三藏求那跋陀羅譯

(一一七六)

如是我聞. 一時. 世尊釋氏人間遊行. 至迦毘羅衛國. 住尼拘婁

陀園.爾時. 迦毘羅衛釋氏作新講堂. 未有諸沙門. 婆羅門. 釋迦年少

及諸人民在中住者. 聞世尊來至釋氏迦毘羅衛人間遊行. 住尼拘婁

陀園. 論苦樂義. 此堂新成. 未有住者. 可請世尊與諸大眾於中供養.

得功德福報. 長夜安隱. 然復我等當隨受用. 作是議已. 悉共出城. 詣

世尊所. 稽首禮足. 退坐一面. 爾時. 世尊為諸釋氏演說要法. 示教照

喜已. 默然而住. 時. 諸釋氏從座起. 整衣服. 為佛作禮. 右膝著地. 合

掌白佛言. 世尊. 我等釋氏新作講堂. 未有住者. 今請世尊及諸大眾於

中供養. 得功德福利. 長夜安隱. 然後我等當隨受用. 爾時. 世尊默然

受請. 時. 諸釋氏知世尊受請已. 稽首佛足. 各還其所. 即以其日. 以車

266

輿經紀. 運其眾具. 莊嚴新堂. 敷置床座. 軟草布地. 備香油燈. 眾事辦

已. 往詣佛所. 稽首白言. 眾事辦已. 惟聖知時. 爾時. 世尊與諸大眾前

後圍繞. 至新堂外. 洗足已. 然後上堂. 於中柱下. 東向而坐. 時. 諸比

丘亦洗足已. 隨入講堂. 於世尊後. 西面東向. 次第而坐. 時. 諸釋氏即

於東面西向而坐. 爾時. 世尊為諸釋氏廣說要法. 示教照喜已. 語諸釋

氏. 瞿曇. 初夜已過. 於時可還迦毘羅越. 時. 諸釋氏聞佛所說. 歡喜隨

喜. 作禮而去. 爾時. 世尊知釋氏去已. 告大目揵連. 汝當為諸比丘說

法. 我今背疾. 當自消息. 時. 大目揵連默然受教. 爾時. 世尊四褻欝多

羅僧安置脇下. 卷襞僧伽梨. 置於頭下. 右脇而臥. 屈膝累足. 係念明

相. 作起想思惟. 爾時. 大目揵連語諸比丘. 佛所說法. 初. 中. 後善. 善

義善味. 純一滿淨. 清白梵行. 我今當說漏. 不漏法. 汝等諦聽. 云何為

漏法. 愚癡無聞凡夫眼見色已. 於可念色而起樂著. 不可念色而起憎

惡. 不住身念處. 於心解脫. 慧解脫無少分智. 而起種種惡不善法. 不

無餘滅. 不無餘永盡. 耳. 鼻. 舌. 身. 意亦復如是. 比丘. 如是者. 天魔波

旬往詣其所. 伺其虛短. 於其眼色. 即得其闕. 耳聲. 鼻香. 舌味. 身觸.

意法亦復如是. 即得其闕. 譬如枯乾草積. 四方火起. 尋時即燒. 如是.

比丘. 於其眼色. 天魔波旬即得其闕. 如是. 比丘. 不勝於色. 於耳聲.

鼻香. 舌味. 身觸. 意法. 受制於法. 不能勝法. 不勝色. 不勝聲. 香. 味.

觸. 法. 亦復不勝意不善法. 諸煩惱熾然苦報. 及未來世生. 老. 病. 死.

諸尊. 我從世尊親受於此諸有漏法. 是名有漏法經. 云何無漏法經. 多

聞聖弟子眼見色. 於可念色不起樂著. 不可念色不起憎惡. 繫念而住.

無量心解脫. 慧解脫如實知. 於彼已起惡不善法無餘滅盡. 耳. 鼻. 舌.

身. 意亦復如是. 如是像類比丘. 弊魔波旬往詣其所. 於其眼色伺求其

短. 不得其短. 於耳聲. 鼻香. 舌味. 身觸. 意法伺求其短. 不得其短. 譬

如樓閣. 墻壁牢固. 窓戶重閉. 埿塗厚密. 四方火起. 不能燒然. 斯等比

丘亦復如是. 弊魔波旬往詣其所. 伺求其短. 不得其短. 如是比丘能

勝彼色. 不為彼色之所勝也. 勝於聲. 香. 味. 觸. 法. 不為彼法之所勝

也. 若勝於色. 勝於聲. 香. 味. 觸. 法已. 亦復勝於惡不善法. 煩惱熾燃

苦報. 及未來世生. 老. 病. 死. 我親從世尊面受此法. 是名無漏法經.

爾時. 世尊知大目揵連說法竟. 起正身坐. 繫念在前. 告大目揵連. 善

267

哉. 善哉. 目揵連. 為人說此經法. 多所饒益. 多所過度. 長夜安樂諸天

世人. 爾時. 世尊告諸比丘. 汝當受持漏. 無漏法經. 廣為人說. 所以者

何. 義具足故. 法具足故. 梵行具足故. 開發神通. 正向涅槃. 乃至信心

善男子. 在家. 出家. 當受持讀誦. 廣為人說. 佛說此經已. 諸比丘聞佛

所說. 歡喜奉行.

2.2. Tư liệu NikayaKinh Tương ưng bộ, kinh Dục lậu.1) Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Sakka, tại

Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), trong vườn Nigrodha.2) Lúc bấy giờ có một hội đường mới của những người

Sakka ở Kapilavatthu được làm không bao lâu, chưa được một Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay một người nào đến ở.

3) Rồi một số người Sakka ở Kapilavatthu đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

4) Ngồi xuống một bên, các người Sakka ở Kapilavatthu bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, có hội đường mới của những người Sakka ở Kapilavatthu được làm không bao lâu, chưa được một Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay một người nào đến ở. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn hãy sử dụng ngôi nhà ấy đầu tiên, rồi sau các người Sakka ở Kapilavatthu sẽ sử dụng. Như vậy, sẽ đưa đến hạnh phúc và an lạc lâu dài cho những người Sakka ở Kapilivatthu.

Thế Tôn im lặng nhận lời.5) Những người Sakka ở Kapilavatthu sau khi biết Thế Tôn

đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi đi đến hội đường mới ấy. Sau khi đến, họ cho trải toàn bộ hội đường với những tấm đệm, cho bày biện các

268

chỗ ngồi, cho sắp đặt ghè nước, cho treo đèn dầu, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, toàn bộ hội đường đã được trải đệm. Các chỗ ngồi đã được bày biện. Một ghè nước đã được đặt sẵn. Ngọn đèn dầu đã được treo lên. Nay Thế Tôn hãy làm gì Ngài nghĩ là phải thời.

6) Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát, cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến hội đường mới; sau khi đến, rửa chân, đi vào hội đường và ngồi dựa vào cây cột ở giữa, mặt hướng về phía Ðông. Chúng Tỷ-kheo, sau khi rửa chân, bước vào hội đường, và ngồi dựa vào bức tường phía Tây, mặt hướng về phía Ðông, với Thế Tôn trước mặt. Các người Sakka ở Kapilavatthu, sau khi rửa chân, bước vào hội đường, ngồi dựa vào bức tường phía Ðông, hướng mặt về phía Tây, với Thế Tôn phía trước mặt.

7) Rồi Thế Tôn, phần lớn của đêm, với pháp thoại thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các người Sakka ở Kapilavatthu. Rồi Thế Tôn giải tán họ với câu:

- Này các Sakka, đêm đã quá khuya, nay các Ông hãy làm những gì các Ông nghĩ là hợp thời.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.Các người Sakka ở Kapilavatthu vâng đáp Thế Tôn, từ

chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

8) Rồi Thế Tôn, sau khi các người Sakka ở Kapilavatthu ra đi không bao lâu, liền gọi Tôn giả Mahà Moggalàna:

- Này Moggalàna, chúng Tỷ-kheo đã đoạn trừ được buồn ngủ. Này Moggalàna, hãy thuyết pháp thoại cho chúng Tỷ-kheo. Ta nay bị đau lưng, Ta muốn nằm xuống.

269

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.Tôn giả Mahà Moggalàna vâng đáp Thế Tôn.9) Rồi Thế Tôn cho xếp y Sanghàti (Tăng-già-lê) gấp bốn

lại, và nằm xuống phía hông bên phải, trong dáng nằm con sư tử, hai chân gác trên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý đến lúc thức dậy.

10) Ở đây, Tôn giả Mahà Moggalàna gọi các Tỷ-kheo:- Này chư Hiền!- Thưa Hiền giả.Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna. Tôn giả

Mahà Moggalàna nói như sau:- Này chư Hiền, tôi sẽ giảng cho chư Hiền về pháp môn

nhiễm dục lậu, và pháp môn không nhiễm dục lậu. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ. Tôi sẽ giảng.

- Thưa vâng, Hiền giả.Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna. Tôn

giả Mahà Moggalàna nói như sau:

11) - Và này chư Hiền, thế nào là nhiễm dục lậu? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, thiên chấp sắc khả ái, ghét bỏ các sắc không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được trừ diệt không có dư tàn... Khi lưỡi nếm vị... Khi ý biết các pháp, thiên chấp pháp khả ái, ghét bỏ pháp không khả ái, sống với thân niệm không an trú, với tâm nhỏ hẹp. Vị ấy không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy. Chính ở đây, các ác bất thiện pháp ấy khởi lên không được trừ diệt không có dư tàn.

270

12) Này chư Hiền, đây gọi là Tỷ-kheo bị nhiễm dục lậu đối với các sắc do mắt nhận thức... đối với các vị do lưỡi nhận thức... đối với các pháp do ý nhận thức. Tỷ-kheo sống như vậy, này chư Hiền, nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng.... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng.

13) Cũng vậy, này chư Hiền, như một cái nhà lợp bằng cây lau hay cỏ, héo khô, không có nhựa, xưa đến ba bốn năm. Nếu từ phương Ðông có người đến, với bó đuốc cháy đỏ, ngọn lửa sẽ nắm được cơ hội, sẽ nắm được đối tượng. Nếu một người từ phương Tây đến... Nếu một người từ phương Bắc đến... Nếu một người từ phương Nam đến... Nếu một người từ phương dưới đến... Nếu một người từ phương trên đến, hay một người bất cứ từ ở đâu đến, với bó đuốc cháy đỏ, ngọn lửa nắm được cơ hội, ngọn lửa nắm được đối tượng. Cũng vậy, này chư Hiền, nếu Tỷ-kheo sống như vậy. Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra nắm được cơ hội, Màra nắm được đối tượng.

14) Này chư Hiền, sống như vậy, các sắc chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các sắc. Các tiếng chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các tiếng. Các hương chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các hương. Các vị chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các vị. Các xúc chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các xúc. Các pháp chinh phục vị Tỷ-kheo, không phải vị Tỷ-kheo chinh phục các pháp. Này chư

271

Hiền, đây được gọi là Tỷ-kheo bị sắc chinh phục, bị tiếng chinh phục, bị hương chinh phục, bị vị chinh phục, bị xúc chinh phục, bị pháp chinh phục, không phải không bị chinh phục. Chinh phục vị ấy là các ác bất thiện pháp bị nhiễm ô, đưa đến tái sanh, đầy sợ hãi (sadarà), đưa đến quả khổ dị thục, tương lai là già chết. Như vậy, này chư Hiền, là nhiễm dục lậu.

15) Và này chư Hiền, thế nào là không nhiễm dục lậu? Ở đây, này chư Hiền, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không thiên chấp sắc khả ái, không ghét bỏ sắc không khả ái, sống an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn... Khi lưỡi nếm vị... Khi ý biết các pháp, vị ấy không thiên chấp các pháp khả ái, không ghét bỏ các pháp không khả ái, sống an trú thân niệm, với tâm vô lượng. Vị ấy như thật biết rõ tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính ở nơi đây, các ác bất thiện pháp khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn. Này chư Hiền, đây gọi là vị Tỷ-kheo không bị nhiễm dục lậu đối với các sắc do mắt nhận thức... đối với các vị do lưỡi nhận thức... đối với các pháp do ý nhận thức... Tỷ-kheo sống như vậy, này chư Hiền, nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua mắt, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua lưỡi, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng... Nếu Màra có đến vị ấy, ngang qua ý, Màra không nắm được cơ hội, Màra không nắm được đối tượng.

16) Ví như, này chư Hiền, một cái nhà có nóc nhọn hay một giảng đường có nóc nhọn xây bằng đất dày, vừa mới xoa trét, nếu có người từ phương Ðông lại với ngọn đuốc cháy đỏ, ngọn lửa

272

không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng... từ phương Tây đến... từ phương Bắc đến... từ phương Nam đến... từ phương dưới đến... từ phương trên đến hay từ bất cứ phương nào đến, với ngọn đuốc cháy đỏ, ngọn lửa không nắm được cơ hội, không nắm được đối tượng.

17) Sống như vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo chinh phục các sắc, không phải các sắc chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các tiếng, không phải các tiếng chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các hương, không phải các hương chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các vị, không phải các vị chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các xúc, không phải các xúc chinh phục Tỷ-kheo. Tỷ-kheo chinh phục các pháp, không phải các pháp chinh phục Tỷ-kheo. Này chư Hiền, đây gọi là Tỷ-kheo chinh phục các sắc, chinh phục các tiếng, chinh phục các hương, chinh phục các vị, chinh phục các xúc, chinh phục các pháp, không phải bị chinh phục. Chính vị ấy chinh phục các ác bất thiện pháp bị nhiễm ô, đưa đến tái sanh, đầy sợ hãi, đưa đến quả khổ dị thục tương lai là già chết. Như vậy, này chư Hiền, là không nhiễm dục lậu.

18) Rồi Thế Tôn ngồi dậy và gọi Tôn giả Màha Moggalàna:- Lành thay, lành thay, này Moggalàna! Lành thay, này

Moggalàna! Ông đã thuyết cho các Tỷ-kheo về pháp môn nhiễm dục lậu và pháp môn không nhiễm dục lậu.

19) Tôn giả Mahà Moggalàna thuyết như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Mahà Moggalàna thuyết.

(Kinh Tương ưng bộ, tập 4, chương 1, Tương ưng sáu xứ, phần g, Năm mươi kinh thứ tư, phẩm Rắn độc, kinh Dục lậu,

Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2001, tr.298-306)

273

3. NHẬN ĐỊNHNếu chỉ đọc vài dòng trong chương 28, thì khó có thể hình

dung hết bối cảnh xuất hiện của chương này.Từ nội dung được ghi lại đầy đủ trong cả hai bản Hán tạng

và Nikaya trên, cho ta thấy được tính liên hệ đầy sáng tạo của ngài Mục-kiền-liên, nhân dự lễ khánh thành giảng đường mới của dân chúng Sakya. Không những thế, cũng phần nào hiểu rõ truyền thống cầu an khi khánh thành nhà mới của người Phật tử Phật giáo, được trình bày sinh động qua hai nguồn tư liệu có liên quan đến chương 28 này.

Tuy nội dung hai tư liệu nêu trên do ngài Mục-kiền-liên tuyên thuyết, nhưng cuối bài kinh ấy được chính Đức Phật tuyên bố xác nhận, thế nên lời đề dẫn đầu chương 28 ghi là Phật dạy, cũng phù hợp trong trường hợp này.

Từ một bài kinh lớn nhưng được khái quát bằng những chi tiết nhỏ, đó là khi ví người tu hành như cỏ và ái dục như lửa; khi gặp lửa thì cỏ phải nhất định tránh xa.

274

CHƯƠNG 29

ĐOẠN ÂM VÀ ĐOẠN TÂM

1. CHÁNH VĂN

佛言. 人有患婬情不止. 踞斧刃上. 以自除其陰. 佛謂

之曰. 若斷陰不如斷心. 心為功曹. 若止功曹. 從者都息. 邪

心不止斷陰何益. 斯須即死. 佛言. 世俗倒見. 如斯癡人.

Dịch nghĩaPhật dạy: Có người quá lo lắng vì lòng dâm luôn bùng

phát, nên đã ngồi xổm trên lưỡi búa bén, nhằm tự cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình. Phật vì kẻ đó nói: Nếu muốn đoạn âm thì không bằng đoạn tâm. Tâm như quan chủ (Công tào), nếu quan chủ không hoạt động thì nhân sự tùy thuộc đều ngưng. Tâm tà không ngừng lại thì đoạn âm ích gì? Nếu cố làm thì sẽ chết. Phật dạy, nhận thức của người đời điên đảo, cũng như kẻ ngu kia.

Chú thíchCông tào: (功曹), là danh xưng của một chức quan cấp quận

ở thời nhà Hán, nằm trong Ti chưởng thư sử đẳng vụ (司掌書史等

務). Thời Bắc Tề (550-577), gọi là Công tào tham quân (功曹參

軍). Ngày nay chức vụ này tương đương thủ trưởng cơ quan cảnh sát cấp tỉnh (theo Phật Quang đại từ điển).

275

2. ĐỐI CHIẾU2.1. Tư liệu Hán tạng

ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh Pháp cú thí dụ, quyển thứ nhất, phẩm Giáo học thứ hai. Đời Tấn, Sa-môn Pháp Cự và Pháp Lập dịch.

Xưa, Phật ở tại thành Xá-vệ, vườn Kỳ thọ Cấp-cô-độc, vì bốn chúng đệ tử Trời, Người thuyết pháp.

Lúc ấy, có một Tỷ-kheo trẻ tuổi, vốn là một người chất trực, quê mùa nông cạn, chưa rõ được chỗ căn bản của pháp Phật, tâm hứng khởi, nghĩ nhiều về dục, dâm tình sung mãn, không thể tự chế ngự. Cho rằng, bị dục bức não thì không thể đạt giải thoát, nên vị Tỷ-kheo trẻ kia ưu tư suy gẫm về việc đoạn trừ gốc nam căn, hy vọng nhờ đó mới trong sạch và có thể chứng đạo.

Sau đó, vị Tỷ-kheo kia tìm đến nhà cư sĩ mượn búa rồi trở về phòng, đóng kín cửa và cởi bỏ y phục, ngồi trên thớt gỗ và muốn tự mình cắt bỏ tận gốc nam căn. Tỷ-kheo đó nghĩ rằng, nam căn này khiến ta vất vả khổ đau, phải trải qua vô số kiếp luân hồi, ba đường sáu nẻo cũng từ sắc dục mà ra, không đoạn nam căn thì không có cơ may đắc đạo.

Phật biết rõ cái ý tưởng bồng bột của kẻ ngu si này. Vì, việc chính yếu của đạo là điều phục tâm, vì tâm là cội nguồn, là gốc rễ. Không hiểu lẽ đó thì chỉ tự hại bản thân, do tội này nên sẽ chìm sâu trong thống khổ. Ngay khi đó, Đức Thế Tôn liền đến trước cửa phòng và hỏi Tỷ-kheo:

- Ông đang định làm gì đó? Vị Tỷ-kheo hoảng hốt vội quăng búa, mặc áo lễ Phật và kể

lại sự tình:- Con học đạo đã lâu mà pháp môn chưa tỏ, mỗi lần tọa

276

thiền đến lúc gần nhập định thì bị dục vọng quấy phá. Dục khí bốc lên làm cho tâm mờ, mắt tối, đất trời đảo lộn, không kham nổi pháp tu. Cũng do điều này, nên con định mượn búa cắt bỏ.

Phật dạy Tỷ-kheo:- Ông thật ngu si, không hiểu đạo lý. Kẻ muốn cầu đạo,

trước phải dứt trừ nhân mê mờ, nhờ đó mới chế ngự được tâm. Tâm là căn nguyên của thiện, ác. Muốn đoạn nam căn, trước phải điều phục tâm mình. Tâm được định tĩnh, ý được tỏ tường, nhân đó đắc đạo.

大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經,卷第一, 教學

品第二

晉世沙門法炬共法立譯

昔佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 與諸天人四輩說法. 時有一年少

比丘. 為人頑愚質直踈野. 未解道要. 情意興盛思想於欲. 陽氣隆盛

不能自制. 以此為惱不獲度世. 坐自思惟有根斷者. 然後清淨可得道

迹. 即至檀越家. 從之借斧還房閉戶脫去衣服. 坐木板上欲自斫陰正

坐. 此陰令我勤苦. 經歷生死無央數劫. 三塗六趣皆由色欲. 不斷此者

無緣得道.

佛知其意愚癡乃爾. 道從制心心是根源. 不知當死自害墮罪長

受苦痛. 於是世尊往入其房. 即問比丘. 欲作何等. 放斧著衣禮佛自

陳. 學道日久未解法門. 每坐禪定垂當得道為欲所蓋. 陽氣隆盛意惑

目冥. 不覺天地諦自責念事皆由此. 是以借斧欲斷制之. 佛告比丘. 卿

何愚癡不解道理. 欲求道者先斷其癡然後制心. 心者善惡之根源. 欲

斷根者先制其心. 心定意解然後得道

ĐTKĐCTT, tập 23, số 1435, Luật Thập tụng, quyển thứ 37, Tạp tụng trung, Điều đạt sự, thứ hai. Hậu Tần, Bắc Ấn Độ, Tam tạng Phất-nhã-đa-la dịch.

Phật ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một vị Tỷ-kheo khởi lên

277

tâm dục, nên đã tự cắt đứt nam căn, đau đớn gần như chết. Các vị Tỷ-kheo thưa sự việc đó lên Đức Phật. Đức Phật dạy, các ông xem kẻ ngu đó, việc nên đoạn dứt thì khác hẳn với việc ông ta đã cắt bỏ. Việc nên đoạn dứt đó là tham dục, sân hận và ngu si.

Sau khi quở trách việc đó xong, Đức Phật lại bảo các Tỷ-kheo: Từ nay không được đoạn nam căn, nếu đoạn thì phạm Thâu-lan-giá.

大正新脩大藏經第 23 冊 No. 1435 十誦律, 卷第三十七,

雜誦中調達事之二. 後秦北印度三藏弗若多羅譯

佛在舍衛國. 爾時有比丘. 起欲心故. 自截男根苦惱垂死. 諸比

丘以是事白佛. 佛言. 汝等看是癡人. 應斷異所斷異. 應斷者. 貪欲瞋

恚愚癡.

如是呵已語諸比丘. 從今不聽斷男根.斷者偷蘭遮.

2.2. Tư liệu NikayaCullavagga 2, chương Các tiểu sự, Tụng phẩm thứ nhất

và thứ nhì, Việc cắt bỏ dương vật, đoạn 28.Vào lúc bấy giờ, có vị Tỷ-kheo nọ bị dằn vặt bởi sự không

được thỏa thích nên đã cắt đi dương vật của bản thân. … (như trên)… Các vị đã trình sự việc ấy lên Đức Thế Tôn… (như trên)…

- Này các Tỷ-kheo, trong khi vật khác cần được đoạn trừ, kẻ rồ dại ấy lại đoạn trừ vật khác. Này các Tỷ-kheo, không nên cắt đi dương vật của bản thân; vị nào cắt thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). (Indacanda Nguyệt Thiên dịch).

3. NHẬN ĐỊNHĐây là một chương có nội dung đặc dị. Sự thực của câu

chuyện này được đảm bảo bởi hai bộ luật nổi tiếng là Luật Thập

278

tụng và Tiểu phẩm (Cullavagga) cùng ghi lại. Đặc biệt, hành vi đoạn nam căn được xác định là phạm vào một trọng tội trong giới luật của Tỷ-kheo.

Căn cứ vào nội dung được đề cập trong chương này, cho thấy đã có sự phóng tác nhất định so với cốt chuyện được cả ba nguồn tư liệu nêu trên đề cập. Vì nhân thân trong câu chuyện này chỉ là một người đời bình thường, và hậu quả của hành động dại đột đó chỉ gây đau khổ cho bản thân, mà không phạm vào bất cứ một giới điều nào.

Theo chúng tôi, chương này có khả năng được định hình, dựa trên nền tảng câu chuyện được diễn tả sinh động trong kinh Pháp cú thí dụ nêu trên.

279