chương 17 - soctrang.dcs.vn

47
618 Chương 17 THƯƠNG MAI - DU LICH I. THƯƠNG MẠI 1. Sự hình thành và phát triển hệ thống thương mại Sóc Trăng Để khai thác thuộc địa ở Đông Dương, từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã thành lập một số bộ máy chuyên môn giúp việc cho phủ Toàn quyền như thành lập Ban Kinh tế vào cuối năm 1897, Ban Chỉ đạo Canh nông - Thương mại toàn Đông Dương vào tháng 3-1898, sau đó được tách ra thành lập nhiều sở chuyên môn thuộc Toàn quyền Đông Dương. Riêng tại Nam Kỳ, Phòng Canh nông Sài Gòn cho toàn Nam Kỳ được Toàn quyền Đông Dương thành lập vào tháng 4-18971. Tháng 8-1898, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định đặt giải thưởng bằng tiền hằng năm cho các chủ đồn điền nông nghiệp người Pháp ở Nam Kỳ sản xuất có hiệu quả, nộp thuế tốt, nhất là các đồn điền trồng cau, cà 1. Số ủy viên của Phòng ban đầu là 7 người, gồm 6 người Pháp và 1 người Việt, sau tăng lên 10 người Pháp và 1 người Mệt. phê, ca cao, cao su, dừa, bông có sợi dài, hồ tiêu, thuốc lá, chè... Việc làm trên đã có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Đến đầu thế kỷ XX, khi chính thức được công nhận là 1 trong 20 tỉnh của Nam Kỳ, cả 4 huyện và trung tâm các tổng của các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng đều có chợ buôn bán. Một số trong 93 làng của các tổng trong tỉnh cũng có nhóm chợ vào buổi sáng. Vào thời điểm này, ngoài một chợ trung tâm tại tỉnh lỵ, Sóc Trăng còn có 10 khu vực buôn bán khá quan trọng ở các tổng như chợ Bãi Xàu, Đại Ngãi, Phú Lộc (Thạnh Trị), Bố Thảo, Bang Long (Long Phú), Vũng Thơm, Kế Sách, Rạch Vọp, Rạch Gòi (Lịch Hội Thượng) và Ngan Rô (Đại Ân 2)2. Năm 1904, tỉnh Sóc Trăng có 2 chợ được thực dân Pháp xếp chợ hạng nhất là chợ Châu Thành (làng Khánh Hưng) và chợ Bãi Xàu (làng Mỹ Xuyên). 2. Chuyên khảo về tình Sóc Trăng năm 1904 (Monographic de la Province de Soc Trang, 1904).

Upload: others

Post on 27-Jan-2022

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

618

Chương 17

THƯƠNG MAI - DU LICH• •

I. THƯƠNG MẠI

1. Sự hình thành và phát triển hệ thống thương mại Sóc Trăng

Để khai thác thuộc địa ở Đông Dương, từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã thành lập một số bộ máy chuyên môn giúp việc cho phủ Toàn quyền như thành lập Ban Kinh tế vào cuối năm 1897, Ban Chỉ đạo Canh nông - Thương mại toàn Đông Dương vào tháng 3-1898, sau đó được tách ra thành lập nhiều sở chuyên môn thuộc Toàn quyền Đông Dương. Riêng tại Nam Kỳ, Phòng Canh nông Sài Gòn cho toàn Nam Kỳ được Toàn quyền Đông Dương thành lập vào tháng 4-18971.

Tháng 8-1898, Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định đặt giải thưởng bằng tiền hằng năm cho các chủ đồn điền nông nghiệp người Pháp ở Nam Kỳ sản xuất có hiệu quả, nộp thuế tốt, nhất là các đồn điền trồng cau, cà

1. Số ủy viên của Phòng ban đầu là 7 người, gồm 6 người Pháp và 1 người Việt, sau tăng lên 10 người Pháp và 1 người Mệt.

phê, ca cao, cao su, dừa, bông có sợi dài, hồ tiêu, thuốc lá, chè... Việc làm trên đã có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.

Đến đầu thế kỷ XX, khi chính thức được công nhận là 1 trong 20 tỉnh của Nam Kỳ, cả 4 huyện và trung tâm các tổng của các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng đều có chợ buôn bán. Một số trong 93 làng của các tổng trong tỉnh cũng có nhóm chợ vào buổi sáng. Vào thời điểm này, ngoài một chợ trung tâm tại tỉnh lỵ, Sóc Trăng còn có 10 khu vực buôn bán khá quan trọng ở các tổng như chợ Bãi Xàu, Đại Ngãi, Phú Lộc (Thạnh Trị), Bố Thảo, Bang Long (Long Phú), Vũng Thơm, Kế Sách, Rạch Vọp, Rạch Gòi (Lịch Hội Thượng) và Ngan Rô (Đại Ân 2)2. Năm 1904, tỉnh Sóc Trăng có 2 chợ được thực dân Pháp xếp chợ hạng nhất là chợ Châu Thành (làng Khánh Hưng) và chợ Bãi Xàu (làng Mỹ Xuyên).

2. Chuyên khảo về tình Sóc Trăng năm 1904 (Monographic de la Province de Soc Trang, 1904).

Page 2: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 619

Hai chợ này buôn bán nhộn nhịp nhất trong tỉnh. Cùng với chợ Châu Thành, trung tâm Bãi Xàu, lúc nào cũng tấp nập tàu buôn từ các nơi đến buôn bán. Tính bình quân mỗi tháng có khoảng 250 ghe, thuyền chở đến đây những mặt hàng gia dụng; chở đi những sản phẩm lúa, gạo, khô, cá về các tỉnh và Sài Gòn. Các trung tâm mua bán khác trong tỉnh cũng khá phát triển. Các hoạt động dịch vụ nhu khách sạn, nhà hàng, nhà hát1, buôn bán gỗ, vật tu, vải... cũng dần dần hình thành và phát triển tại tỉnh lỵ và các trung tâm thị tứ lớn trong tỉnh.

Đến giữa thế kỷ XX, hoạt động thuơng mại ở Sóc Trăng có buớc phát triển. Ngoài các trung tâm thuơng mại có từ trước, một số trung tâm mua bán và chợ nông thôn tiếp tục được hình thành như Nhu Gia, Trường Kế, Phú Nổ, Lai Tâm... Giói tiểu thương, tiểu chủ phát triển đi kèm theo đó là sự gia tăng số lao động làm thuê, công nhân khuân vác, người làm công trong các xưởng cưa, nhà máy rượu, nhà máy xay xát...

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tuy bị chiến tranh, nhưng hoạt động thương mại và hệ thống chợ trong

1. Như Khách sạn Yeng Seng ở Đại Ngãi, nhà khách do Nguyễn Hữu Tiên quản lý ở tinh lỵ Sóc Trăng; các chủ nhà hát Thái Kim, Chung Đức; chủ xưởng nấu rượu Vương Hoặc...

tỉnh vẫn phát triển cả ở trong vùng tạm chiếm và vùng tự do2. Tuy gặp khó khăn, nhưng các giao dịch mua bán ở vùng tạm chiếm và vùng tự do được hình thành với nhiều hình thức khác nhau. Các chợ quận cùng m ột số xã, th ị tứ lớn trong vùng tạm chiếm đều có bước phát triển tương đối.

Từ sau ngày đất nước thống nhất cho đến năm 2009, hoạt động thương mại và xuất khẩu ngày càng phát triển. Các trung tâm, chợ thị xã3, các huyện và một số xã lớn đều phát triển mạnh. Đến năm 2005, hầu hết các xã trong tỉnh đều có chợ nhóm vào buổi sáng, trong đó có một số chợ có nhà lồng thì buôn bán gần như cả ngày. Theo thống kê, đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 120 chợ các loại4. Ngoài ra, tại thành phố Sóc Trăng còn có 2 siêu thị là siêu thị Quang Đại ngay trung tâm chợ chính của thành phố Sóc Trăng và siêu thị Triet Mark trong khuôn viên Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt.

Từ sau khi có chủ trương đổi mói kinh tế của Đảng, cùng với cả nước, sản xuất của tỉnh ngày càng tăng; cửa hàng, cửa hiệu ngày càng nhiều. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa gia tăng hằng năm từ 5% đến 15%. Các mặt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

2. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta gọi là vùng giải phóng.

3. Từ năm 2007, thị xã Sóc Trăng nâng cấp lên thành thành phố Sóc Trăng.

4. Trong này có 1 chợ loại I là chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng, 15 chợ loại n.

Page 3: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

620 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

2. Hoạt động kinh doanh mua bán của tỉnh qua các thòi kỳ

2.1. Thời kỳ nhà Nguyễn đến khi thành lập tình Sóc Trăng1

Từ khi vùng đất Sóc Trăng thuộc tình An Giang, một ữong 6 tỉnh dưới triều vua Minh Mạng cho đến thòi điểm phủ Ba Xuyên được thành lập năm 1835 thi canh tác lúa là hoạt động sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu của vùng này Tuy nhiên, do chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn, lúa gạo của lục tỉnh thời điểm đó nói chung không xuất di được các noi và giá cả rất thấp. Vì vậy, không kích thích ngưòi nông dân khai phá thêm đất sản xuất nông nghiệp. Một thòi gian khá lâu, hoạt động thưong mại, nhất là xuất khẩu mặt hàng lúa của tỉnh không được phát triển, về sau, thông qua mạng lưới thương nhân người Hoa, chịu mối vói các thương nhân nước ngoài đến Bãi Xàu mua bán, nên lúa được xuất đi trực tiếp mà không phải qua cảng Sài Gòn. Do rạch Ba Xuyên khúc vào Bãi Xàu khá cạn nên ghe, thuyền chờ nước lớn mới vào bốc hàng. Vào những tháng đầu năm, ghe, thuyền đậu san sát từ 100 đến 150 chiếc để vận chuyển lúa đi các nơi. Tuy nhiên, lượng lúa xuất đi vẫn còn ít so với tổng sản lượng lúa của vùng Sóc Trăng.

Sau khi xâm lược nước ta và chiếm lấy sáu tỉnh Nam Kỳ, nhận thấy tiềm năng sản xuất lúa gạo của sáu tỉnh, thực dân Pháp đã có chính sách giảm

1. Tên gọi tình Sóc Trăng chính thức sử dụngtừ ngày 1-1-1900.

50% thuế quan và ra lệnh cho tự do mua bán lúa gạo. Nhờ vậy, mức độ đầu tư khai phá ruộng đất sản xuất tăng nhanh; hàng loạt kênh rạch được nạo vét hoặc đào mới phục vụ cho sản xuất và giao thương. Diện tích sản xuất lúa trong tỉnh tăng đều hằng năm. Trong gần 30 năm (1872 - 1898), diện tích sản xuất tăng lên khoảng 40 lần2. Sản lượng lúa cũng tăng theo và tạo điều kiện cho xuất mặt hàng chủ lực này.

2.2. Thời kỳ từ năm 1900 đến 1954

Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, hằng năm, tính từ tháng 2 đến tháng 6, toàn tỉnh bình quân một tháng xuất được khoảng 180.000 picul lúa3 (1 picul bằng 68kg) để chở về vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Từ hai nơi này, lúa được xay xát thành gạo và đóng gói lấy tên gọi là “gạo Bãi Xàu” hoặc “gạo Sài Gòn” để xuất đi các nước Trung Quốc, Nhật Bản, cả một số nước châu Âu và châu Mỹ. Năm 1923, trong 6 tháng đầu năm, cả tỉnh xuất được 114.800 tấn (giá lúa lúc này là 2 đồng 8 đến 3 đồng/ picul). Riêng cả năm 1924 xuất được 182.000 tấn (giá lúa tăng lên từ 5 đồng đến 6 đồng/iookg lúa). Năm 1936, sản lượng lúa xuất khỏi tỉnh đạt 200.000 tấn trên tổng sản lượng 220.000 tấn. Bãi Xàu, Bố Thảo, Nhu Gia, Phú Lộc, Kế Sách, Bang Long, Đại Ngãi là những trung tâm tập trung lúa để xuất đi các nơi. Sản lượng lúa thu hoạch cao

2.Năm 1872,diệntíchcanhtácchỉcó 3.781ha, năm 1898 đã tăng lên 141.410ha.

3EKem: Monographic de la province de Soc Trang, Imprimerie commerciale Menard et Led, 1904, tr. 60.

Page 4: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 621

nhất của tỉnh là vụ mùa 1938 - 1939 với 256.975 tấn. Sản lượng lúa xuất của tỉnh cũng tăng lên so với năm 1936.

Sau mặt hàng lúa, cá biển tưoi, cá khô, cá mắm cũng được xuất ra bên ngoài tỉnh. Bình quân những năm đầu của thế kỷ XX, trị giá hàng xuất đi của tỉnh khoảng 10.000 đồng; trong khi hàng nhập về trị giá khoảng 2.000 đồng gồm nước mắm, cá nước ngọt, các sản phẩm cần thiết khác1.

Hàng hóa nhập về tỉnh thòi gian này chủ yếu là vải vóc, tơ lụa, đồ mỹ nghệ, đồ sứ, đồ thờ, giày dép, thực phẩm, hương liệu, rượu vang, nước giải khát cùng các sản phẩm công nghiệp khác... Đây là số hàng nhập có xuất xứ từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, một số nước châu Âu khác và từ miền Bắc chở vào. Ngoài ra, còn có hàng hăm ghe thuyền từ các nơi chở đến chợ Sóc Trăng (là chợ Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành), Bãi Xàu để bán các loại hàng hóa và các loại trái cây, dược phẩm...

Khoảng những năm 1920 - 1925, Sóc Trăng phát triển thêm các nhà máy điện, nhà máy nước đá, cơ sở sản xuất rượu, các xưởng cưa, xưởng gạch... Riêng cơ sở sản xuất rượu Bãi Xàu trong 6 tháng đầu năm 1922 đã sản xuất được 421.083 lít rượu.

Trong thời gian Chiến hanh thế giới thứ hai diễn ra, nhất là từ năm 1941 đến năm 1944, do sự thúc bách của phát xít Nhật, việc thu mua, vận

1. Xem: Monographic de la province de Soc Trang, Imprimerie commerciale Menard et Led, 1904, tr. 61.

chuyển lúa gạo do chính quyền thuộc địa độc quyền. Việc kinh doanh mễ cốc bị kiểm soát chặt chẽ và phải có giấy phép của ủ y ban Mễ cốc từng tỉnh; việc kinh doanh mễ cốc toàn Đông Dương phải có giấy phép của ủ y ban lúa gạo Đông Dương. Tuy nhiên, vụ mùa sản xuất 1943 - 1944, do ảnh hưởng thời tiết nên một số cánh đồng, một hécta lúa chi thu hoạch được 2 giạ thóc (1 giạ thóc tương đương từ 20 đến 22kg tùy theo chất lượng thóc) nên tổng sản lượng lúa của tỉnh chi đạt 196.105 tấn (giảm 32,3% so với vụ mùa năm trước). Vì vậy, lượng lúa xuất ra ngoài tỉnh cũng giảm theo. Đầu năm 1944, do tiếp tục bị tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất bị ngưng trệ, dầu đốt rất khan hiếm, người dân phải sử dụng chất thay thế như dầu mù u, mỡ chuột... Hoạt động mua bán ở các chợ trung tâm tỉnh, quận, tổng ngày càng giảm.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, phong trào chống giặc đói cùng với giặc dốt và giặc ngoại xâm được phát động rộng rãi. Nhờ vậy, sản xuất từng bước được khôi phục. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, hoạt động thương mại có chuyển biến hơn khá nhiều, nhất là trong vùng tạm chiếm. Dù có những thòi điểm bị ngăn cấm, nhưng hoạt động hao đổi, mua bán hàng hóa nông sản giữa vùng tự do vói nhập hàng thiết yếu ở vùng tạm chiếm vẫn thường xuyên diễn ra. Nhìn chung, tuy có chiến hanh, nhưng những mặt hàng như thóc, gạo, thủy sản vẫn là hàng hóa chiến lược của tỉnh để xuất đi Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng khác.

Page 5: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

622 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

_ *?

Bảng 17.1: Các sản phâm nhập từ nước ngoài năm 1970 và 1971

Loại hàng hóa Năm 1970 Năm 1971Mảy đuôi tôm (máy) 5.610 5.320Xăng dầu (lít) 21.920.910 23.960.780Sắt (kg) 2.130.500 2.686.800Khí đá (thùng) 8.360 11.995Dược phẩm (tấn) 37 39

Nguồn: Địa phương chí tỉnh Ba Xuyên, 1971, tr. 61, tài liệu từ Cục Lưu trữ Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975)

Hoạt động thương mại ữong giai đoạn 1954 - 1975 của tinh Sóc Trăng diễn ra ữong thời kỳ chiến ừanh, phụ thuộc khá nhiều vào sự viện trợ của nước ngoài. Cùng với cả miền Nam, tỉnh Sóc Trăng cũng bị hàng hóa của Mỹ và các nước tư bản tràn ngập như hàng nông sản, hàng tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống... Điều này đã làm cho sản xuất của miền Nam bị đình ữệ, cán cân xuất nhập khẩu bị mất cân đối trầm trọng, nảy sinh tâm lý sống dựa vào viện trợ và hàng hóa nước ngoài1.

Dù vậy, việc kinh doanh ở các chợ hoặc trung tâm mua bán của tỉnh lỵ và các huyện lỵ, thị tứ lớn trong tỉnh cũng có sự chuyển biến và ngày càng phát triển. Ngoài chợ trung tâm tại thị xã Sóc Trăng, một số chợ buôn bán nhộn

1. Năm 1971, toàn miềnNam nhập tới 600.000 tấn nông sản, trong đó có tói 243.000 tấn gạo, 131.000 tấn lúa mì, 94.000 tấn bột mì. Từ năm 1965 đến năm 1974, miền Nam nhập tới 6,6 triệu tấn lương thực. Từ năm 1955 đến năm 1973, nhập 471.763 tấn nguyên liệu dệt và 161.000 tấn vải thành phẩm.

nhịp hơn cả là chợ Bãi Xàu (huyện Mỹ Xuyên) chợ Lịch Hội Thượng, chợ Bãi Giá (huyện Lịch Hội Thượng cũ), chợ Nhu Gia (huyện Thạnh Trị), chợ Phú Tân (huyện Châu Thành), chợ An Lạc Thôn (huyện Kế Sách)...

Trong giai đoạn này, sản xuất nông nghiệp vói mặt hàng lúa vẫn là sản phẩm chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, còn có nguồn lợi từ đánh bắt thủy hải sản. Nhìn chung, do chiến ừanh, nên hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh hàng hóa và xuất khẩu không được đẩy mạnh. Mặc dù vậy, trong các năm 1970 - 1971, bình quân hằng năm nông dân trong tỉnh bán ra số lượng nông sản và thủy sản như sau: 230.000 tấn lúa, 15.000 con heo, 1.000 con ữâu bò, 10.000 tấn cá, 136.000 con gà, 155.000 con vịt2. Bên cạnh đó, Sóc Trăng nhập vào các mặt hàng như: máy móc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, dược phẩm... Thống kê một số hàng nhập về tỉnh những năm này như Bảng 17.1

2. Theo Địa phương chí tỉnh Ba Xuyên, 1971, tr. 61, tài liệu từ Cục Lưu trữ Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 6: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 623

2.4. Từ sau ngày 30-4-1975 đến năm 2009

Các hoạt động kinh doanh mua bán được thực hiện theo cơ chế tập trung, bao cấp; biểu hiện dưới hai hình thức quốc doanh và họp tác xã. Theo đó, các cửa hàng thương nghiệp tổng hợp, các cửa hàng ăn uống quốc doanh, họp tác xã được thành lập đều ở khắp noi trong tỉnh để phục vụ cho cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân. Các mặt hàng lúa gạo, xăng dầu, nhu yếu phẩm...đều do Nhà nước thống nhất quản lý và phân phối theo chế độ.

Trong suốt thòi kỳ bao cấp (đến cuối năm 1986), các hoạt động sản xuất, cung cấp hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu đều được thực hiện theo chế độ phân phối theo nhân khẩu và hộ khẩu. Ngành Thương nghiệp1 có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động thương mại của tỉnh. Riêng các mặt hàng cá mắm, thực phẩm rau quả khác được bày bán tự do theo kiểu tự sản tự tiêu. Các trung tâm mua bán hay các chợ tỉnh, chợ huyện, chợ ở các xã, thị tứ lớn đều hoạt động ở mức trung bình, chậm phát triển và không được mở rộng.

Tính chung ừong thòi gian này, cả tỉnh Hậu Giang cũ (bao gồm Sóc Trăng, Cần Thơ và thành phố cần Thơ nhập lại từ năm 1976), có hên 30 cửa hàng thương nghiệp quốc doanh ở tỉnh và huyện, thị xã cùng hệ thống họp tác xã mua bán được thành lập đến từng xã.

1. Tỉnh gọi là Ty Thương nghiệp, cấp huyện gọi là Phòng Thương nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp giữ vai ữò trọng yếu nhưng do không phát triển nên ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động thương mại và xuất khẩu. Nhìn chung, cùng với cả nước, tỉnh Sóc Trăng gặp khó khăn về lương thực, có những lúc phải hạn chế và cấp gạo theo định mức và cung cấp thêm mì, bo bo vào khẩu phần lương thực của cán bộ, công chức và người dân.

Đầu năm 1987, sau khi chủ trương đổi mói kinh tế được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) thông qua được triển khai trên nhiều lĩnh vực đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất và hoạt động kinh doanh mua bán ữong cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Theo báo cáo thống kê của tỉnh Hậu Giang thòi kỳ 1982 - 1989 cho thấy, hoạt động thương nghiệp - dịch vụ của tỉnh ngày càng tăng nhưng có sự tăng, giảm giữa loại hình doanh nghiệp quốc doanh và họp tác xã với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã phát triển mạnh trong những năm 1982 -1985, bình quân tăng 23,97%/năm; nhưng trong giai đoạn 1986 - 1989 chl tăng bình quân 2,31%/năm. Trong khi doanh nghiệp tư nhân từ giảm 36%/năm trong giai đoạn đầu đã phát triển tăng lên 37,45%/năm. Tuy vậy, đến năm 1989, kinh tế quốc doanh, họp tác xã vẫn chiếm 76,66% thị trường chung. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá nhanh, xuất khẩu tăng 21,09%/năm, nhập khẩu tăng 11,19%/ năm. Trong đó hàng tiêu dùng chiếm trên 60%. Giá trị sản lượng thương nghiệp

Page 7: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

624 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

tăng bình quân 6,91%/năm (tổng giá tri sản lượng thương nghiệp năm 1990 của tỉnh là 223,7 tỷ đồng), doanh số xuất khẩu tăng bình quân 16,47%/năm (năm 1990 xuất khẩu đạt 63,2 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, thủy hải sản V .V ., và nhập khẩu máy móc, vật tư, hàng hóa...

Năm 1992, tỉnh Sóc Trăng được tái lập đã tạo động lực mới thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại - dịch vụ trong tỉnh phát triển. Tỉnh đã thành lập sở quản lý chuyên ngành về thương mại gọi là Sở Thương mại và Du lịch. Trong sở có phòng nghiệp vụ chuyên môn gọi là Phòng Quản lý Thương mại với tổ chức nhân sự gồm ba cán bộ. Từ tháng 4-2008, hoạt động quản lý nhà nước về thương mại của tỉnh được giao cho Sở Công Thương. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở có Phòng Quản lý Thương mại và Trung tâm Xúc tiến Thương mại.

Theo thống kê, trong giai đoạn 1992 - 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh đạt 16,2%. Năm 1995, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ thị trường xã hội là 1.200 tỷ đồng (đạt 104,5% kế hoạch)1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này gồm có gạo, tôm đông lạnh, một số mặt hàng nông sản chế biến như nấm rơm muối, củ hành sấy, nhãn sấy, da ừâu muối... Năm 1995, tổng giá trị kim ngạch xuất

1. Cụ thể: thương nghiệp quốc doanh là 51 tỷ 942 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%; hợp tác xã mua bán là 3 tỷ 400 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,3%; thương nghiệp ngoài quốc doanh là 964 tỷ 658 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 94,6%.

khẩu đạt 62 triệu USD2. Thòi điểm này, tỉnh có các công ty chuyên về kinh doanh và xuất khẩu là Công ty Thương mại Khánh Hưng, Công ty ừách nhiệm hữu hạn Kim Anh, Công ty Nông sản thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp3 và Công ty Thương mại - Du lịch4, v.v. với việc thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu các mặt hàng chính như gạo và thủy sản. Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu về tỉnh chủ yếu là xe môtô, xe tải nhẹ, vải cao cấp, phân urê, rượu... Riêng năm 1995, tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu toàn tỉnh là 11.783.410USD. Các hàng hóa nhập được thống kê như Bảng 17.2.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - tiền tệ của các nước trong khu vực và thiên tai liên tiếp xảy ra, nên những năm sau đó, sản xuất bị ảnh hưởng, tăng trưởng ngày càng giảm. Đến năm 1999 và năm 2000 chỉ đạt mức tăng trưởng lần lượt là 3,99% và 8,45%. Trong 5 năm 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh chỉ đạt 58,13% kế hoạch. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của xã hội giảm sút.

Từ năm 2001 đến năm 2005, sản xuất phát triển trở lại, tổng sản phẩm

2. Chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ v m đề ra là xuất khẩu đặt từ 60 đến 70 triệu USD/năm: Xem: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tình Sóc Trăng lần thứ IXnhiệm kỳ 1996 - 2000, tr. 14.

3. Công ty này giải thể theo Quyết định số 59/QĐ.TCCB.01 ngay 2-3-2001 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tình Sóc Trăng.

4. Công ly Thương mại - Du lịch chuyển thành Công ly Cổ phần Thương mại - Du lịch từ năm 2006.

Page 8: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 625

Bảng 17.2: Các sản phâm nhập khâu năm 1995

STT Tên mặt hàng Sổ lượng/đơn vị1 Xe môtô 2 bánh 3.000 chiếc2 Xe tải nhẹ 72 chiếc3 Vải cao cấp 2.000.000m24 Dầu ăn 114 tấn5 Phânurê 20.000 tấn6 Rượu 36.360 chai7 Các mặt hàng khác 558.895USD

Nguồn: Báo cáo năm 1995 của Sở Thưong mại và Du lịch.

Bảng 17.3: Tông mức lưu chuyên hàng hóa và dịch vụ tỉnh Sóc Trăng (2000 - 2007)

Năm 2000 2004 2005 2006 2007Tổng sổ 3.650.103 6.322.938 8.208.564 10.708.190 13.819.560- Chia theo thành phần kinh tế+ Nhà nước 336.558 99.247 167.066 143.031 190.900+ Tập thể 55.146 87.398 87.111 58.361 89.390+ Cá thể 2.046926 3.130.095 4.360.389 5.556.378 7.168.720+ Tư nhân 1.211.473 3.006198 3.593.998 4.950.420 6.370.550

- Phân theo ngành

+ Thương mại 3.220.255 5.725.086 7.439.336 96.777.828 12.472.780+ Dịch vụ 120.940 80.942 98.851 123.039 166.460+ Khách sạn - nhà hàng 308.908 516.910 670.377 907.323 1.180.320

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng: Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, 2008, tr. 189.

Page 9: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

626 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

của tỉnh trong giai đoạn này tăng bình quân mỗi năm là 10,25%. Trong đó, khu vực III (thương mại - dịch vụ) tăng 12,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thị trường mua bán được đẩy mạnh. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân hằng năm 17,51%; năm 2005 tổng giá trị đạt 8.208.564 triệu đồng (Bảng 17.3).

Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng bình quân hằng năm 9,87%. Năm 2001 đạt 218,952 triệu USD, đến năm 2005 đạt 290,391 triệu USD1. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và khối thị trường chung châu Âu2 (Bảng 17.4).

Năm 2008, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 18.735 tỷ đồng, đạt 110,2% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu là 340 triệu USD, đạt trên 79% kế hoạch và chỉ bằng 50,2% so với cùng kỳ năm 2007. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh lúc này là tôm đông lạnh, cá phi lê, chả cá đông, thủy sản khác, nấm rơm muối và gạo (Bảng 17.5).

Từ bảng thống kê trên cho thấy, do một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do thiếu doanh nghiệp đầu mối đủ tầm để kinh doanh, nên mặt

1. Riêng xuất khẩu thủy sản tăng binh quân hằng năm 13,36%, đạt 300 triệu USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đề ra.

2. Theo thống kê năm 2007, thị trường Mỹchiếm tỷ lệ 45,8%, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ lệ 26,9%, thị trường các nước khối EU chiếm tỷ lệ11,07%, còn lại là các thị trường khác.

hàng gạo của tỉnh xuất khẩu nhiều năm liền có tỷ lệ thấp nhất so với năm 2000. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu năm 2008 chi có 11,69 triệu USD, đạt 76,66% kế hoạch.

Nhìn chung, tổng giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh Sóc Trăng từ sau ngày 30- 4-1975 vẫn còn thấp so với bình quân chung cả nước3. Tuy nhiên, so với trong tỉnh, tổng mức bán lẻ và giá trị hàng xuất nhập khẩu vẫn tăng khá nhanh. Có thể so sánh thòi điểm các năm 1995, 2001, 2003,2008 để nhận thấy rõ sự phát triển này (Bảng 17.6).

Từ đầu năm 2000, các trung tâm buôn bán tại thị xã và các huyện đều phát triển và mở rộng. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh hơn từ đầu năm 2001. Để có bộ phận chuyên sâu hoạt động trên lĩnh vực xúc tiến thương mại, năm 2005, ủ y ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch4.

Do nền kinh tế và hoạt động thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển, để đáp ứng nhu cầu chung, có nhiều địa phương tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng mới hoặc tu sửa, mở rộng chợ nông thôn. Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 120 chợ, ữong đó có một chợ loại I là chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng, 14 chợ loại II và 105 chợ

3, 4. Nhập khẩu và xuất khẩu cả nước năm 1976 đặt 1.024.100.000 rủp-USD và 227.000 rúp-USD; năm 1986 là 2 155 000.000USD và 789.000.000USD; năm2005 là36.978.000.000USD và 32.442.000.000USD (Xem: Bộ Thương mại: 60 năm thương mại Việt Nam 1946 - 2006, Nxb. Thế giới, 11-2006, tt. 489 - 490).

Page 10: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 627

Bảng 17.4: Tồng kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Sóc Trăng

Tổng giá trí (nghìn USD)/năm Tổng sổ xuất khẩu Xuất khẩu

trực tiếpTổng sổ

nhập khẩuNhập khẩu

trực tiếp1992 25.317 24.334 13.043 13.0431995 61.601 47.306 24.418 22.4462000 191.140 159.938 6.657 6.6572005 290.391 284.835 15.825 15.5552007 362.773 350.028 25.674 25.674

Nguồn: Cục Thống kê tình Sóc Trăng: Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, 2008, tr. 191.

Bảng 17.5: Sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu tỉnh Sóc Trăng (2000 - 2007)

Đơn vị: tấn

Mặt hàng 2000 2004 2005 2006 2007Gạo 160.249 7.113 13.523 15.346 16.340Tôm đông lạnh 11.253 28.985 29.025 30.209 30.469Thủy sản đông 86 712 2.117 3.628 10.476Nấm rơm muối 1.204 1.080 1.735 1.904 1.398

Nguồn: Cục Thống kê tình Sóc Trăng: Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, 2008, tr. 194.

_ *7 _Bảng 17.6: So sánh tông mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ tỉnh Sóc Trăng

Đơn vị: tỷ đồng

STT Năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa - dịch vụ

Thương nghiệp quổc doanh

Hợp tác xã mua bán

Thương nghiệp ngoài quốc doanh

1 1995 1.200 51,942 3,400 964,6582 2001 1.850 35 58 1.7573 2003 4.500 850 130 3.5204 2008 12.320

Nguồn: Tổng hợp từ các văn kiện Đại hội Đảng bộ của tình lần thứ IX, X, XI và các báo cáo hằng năm của Sở Thưong mại và Du lịch tỉnh Sóc Trăng.

Page 11: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

628 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Bảng 17.7: Tông sản phâm khu vực III trên địa bàn tỉnh Sóc TrăngĐơn vị: triệu đồng

Khu vực III 2000 2004 2005 2006 2007Tổng sản phẩm khu vực 776.885 1.299.206 1.412.553 1.668095 2.094.977Thương nghiệp 366.581 487.462 568.276 737.997 949.139Khách sạn và nhà hàng 67.967 108.469 134.608 166.991 215.627Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 34.566 95.827 90.224 101.104 145.076

Tài chính, tín dụng 70.288 173.069 173.993 204.883 239.596

Nguồn: Cục Thống kê tình Sóc Trăng: Niên giám thống kê năm 2008, Nxb. Thống kê, 2008, tr. 47.

loại III1. Trong năm 2008, Ban Quản lý chợ thành phố Sóc Trăng và các chợ thị trấn Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu đã đuợc thành lập.

Mạng luới cửa hàng buôn bán xăng dầu, mua bán khí đốt hóa lỏng giai đoạn này cũng phát triển nhanh. Đến năm 2009, toàn tỉnh có trên 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6-4-2007 của Chính phủ; 130 cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng. Ngoài ra, còn có các cửa hàng kinh doanh thuốc lá, rượu; một số doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp, tổ chức các chương trình khuyến mại, hội chợ, hội thảo về thương mại và dịch vụ, làm phong phú thêm tính đa dạng của hoạt động thương mại thời kỳ mở cửa. Từ năm 2000 đến năm 2007, tổng sản phẩm thương nghiệp trên địa

1. Riêng năm 2008 đã đầu tư xây dựng, thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 10 chợ với tổng số vốn đầu tư là 7.362 triệu đồng (vốn ngân sách là 6.942 triệu đồng), tổng diện tích 19.998m2 và đã xây dựng xong 7 chợ.

bàn tỉnh ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ cao so vói các ngành khác ữong khu vực III (Bảng 17.7)7

3. Một số chợ tiêu biểu trong tỉnh

3.1. Chợ Trung tâm và các chợ khác tại thành phố Sóc Trăng

Tuy hình thành sau chợ Bãi Xàu, nhưng do là chợ trung tâm của tỉnh lỵ, nên chợ Sóc Trăng phát triển với tốc độ khá nhanh và được công nhận là chợ loại I cùng với chợ Bãi Xàu theo Nghị định ngày 15-10-1904 của Thống đốc Nam Kỳ. Chợ nằm dọc theo rạch Sóc Trăng kèm theo đó là sự hình thành hai khu phố riêng biệt: ở phía Bắc là khu vực cư trú của người bản xứ, phía Nam là khu ở của người Âu. Từ năm 1911, khi kênh đào Maspéro được hoàn thành, tạo điều kiện dễ dàng cho tàu thuyền, kể cả xàlúp2 và ghe chài trọng tải lớn chở hàng hóa mua bán từ các nơi đến

2. Xàlúp: là từ được Việt hóa từ tiếng Pháp “chaloupe”, là phương tiện vận tải có cấu trúc giống nhưng lớn hơn canô, xàlúp lớn có thể đi biển được.

Page 12: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 629

sát chợ Trung tâm của tỉnh. Hoạt động kinh doanh của khu chợ hết sức nhộn nhịp, ngày càng thu hút thưong nhân tói buôn bán hon chợ Bãi Xàu.

Trong hai cuộc kháng chiến, chợ Khánh Hung (tên gọi lúc bấy giờ của chợ Trung tâm tỉnh lỵ ngày nay) vẫn là trung tâm buôn bán phát triển nhất của tỉnh. Các dãy phố dọc theo các nhà lồng chợ hoạt động buôn bán ngày càng sung túc. Từ đó, hình thành các khu chợ ữái cây, chợ thực phẩm và chợ bách hóa. Ngoài ra, các đường phố khác trong nội ô thị xã cũng trở thành những điểm mua bán, giao dịch thương mại nối liền với chợ trung tâm.

Từ sau ngày giải phóng, chợ Sóc Trăng được chỉnh trang. Những năm đầu thế kỷ XXI, chợ được đầu tư xây dựng kiên cố vói nhiều dãy nhà lồng nối tiếp nhau chạy dài từ đầu đường Mạc Đĩnh Chi đến đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra còn có khu chợ mua bán hàng vải và quần áo may sẵn nằm sát ngay khu chợ thực phẩm và rau quả. Đầu chợ, có trung tâm thương mại khá lớn là siêu thị Quang Đại được đưa vào hoạt động từ năm 2008.

Ngoài chợ Trung tâm, thành phố Sóc Trăng còn có các chợ phường như chợ phường 2 (đường Nguyễn Trung Trực), chợ Mùa Xuân (đường vào chùa Mahatúp), chợ Bông Sen (ngang cổng Hồ Nước Ngọt), chợ Khánh Hùng, chợ Nhâm Lãng (phường 5), chợ Sung Đinh (phường 4) và một số chợ họp vào buổi sáng ở một số khu vực đông dân cư như các chợ dọc theo quốc lộ 1A ở khu vực các công ty thủy sản thuộc phường 7 và phường 2.

3.2. Một số trung tâm mua bán ở các huyện

* Chợ Bãi Xàu

Từ giữa thế kỷ XVIII, trong khu vực Dinh Long Hồ, hình thành và phát triển một trung tâm thương mại lớn của cả vùng Hậu Giang là Bãi Xàu. Đây là 1 trong 3 thương cảng lớn của vùng đất Nam Bộ xưa1. Thương cảng này tập trung đông đảo thương nhân người Hoa tại chỗ và thương buôn từ các noi khác đến. Phố xá nằm dọc theo hai bên rạch. Hàng hóa được xuất chở đi các nơi theo đường thủy chủ yếu là lúa gạo, muối, gà, vịt, heo, cá... Vào cuối thế kỷ XIX, Bãi Xàu là trung tâm thị tứ quan ữọng của hạt Sóc Trăng, dân cư khu vực này lên đến 6.000 người, hoạt động thương mại ngày càng phát triển. Đầu thế kỷ XX, Bãi Xàu được công nhận là trung tâm loại I cùng lúc với thành phố Sóc Trăng2.

Tuy nhiên, do rạch Ba Xuyên ngày càng cạn, ghe thuyền vào mua bán hàng gặp khó khăn nên trong những năm đầu của thế kỷ XX, ghe tàu phải đỗ dọc theo rạch Ba Xuyên để lên xuống hàng hóa. Người mua bán trong khu vực chợ cũ phải dời ra phía ngoài, hình thành khu chợ mới. Mặt khác, từ năm 1911, khi kênh đào Maspéro được hoàn thành, di qua trung tâm tỉnh lỵ, nối liền giữa kênh Saintard và kênh Phụng Hiệp, thì cảng Bãi Xàu ngày

1. Hai thương cảng còn lại là Mỹ Tho (thuộc tình Tiền Giang hiện nay) và Hà Tiên (thuộc tình Kiên Giang hiện nay).

2 Theo Nghị định ngày 15-10-1904 của Thống đốc Nam Kỳ.

Page 13: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

630 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

càng giảm lượng ghe thuyền buôn từ các nơi đến. Lúc này, ghe thuyền buôn từ các nơi có thể cập bến ở chợ tỉnh lỵ để mua bán, trao đổi hàng hóa dễ dàng, thuận tiện hơn.

Ngoài ra, cùng vói sự xuất hiện một số thương cảng khác của vùng Nam Bộ xưa, thuận lợi hơn trong giao thông mua bán thì thương cảng Bãi Xàu ngày càng mất đi vai ữò của nó.

Từ sau ngày đất nước thống nhất, nhu cầu mua bán hàng hóa ngày càng gia tăng, nên chợ được mở rộng và xây dựng thêm. Đến năm 1996, con rạch dẫn vào chợ mới được lấp đi, để xây dựng thêm các khu phố chợ và nhà lồng chợ Bãi Xàu hiện nay là chợ trung tâm của huyện Mỹ Xuyên.

* Chợ Đại Ngãi

Cách tỉnh lỵ Sóc Trăng hiện nay 18km, Đại Ngãi, trước có tên gọi là Vàm Tấn, là trung tâm phủ lỵ của phủ Ba Xuyên từ trước năm 1876, là thị tứ quan trọng của hạt Sóc Trăng từ cuối thế kỷ XIX. Trung tâm Đại Ngãi nằm cặp theo sông Hậu, là đầu mối quan ữọng cả giao thông đường thủy và đường bộ. Từ thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều thương buôn các nước như Trung Quốc, Xingapo, Thái Lan... đến Đại Ngãi mua lúa gạo và bán các mặt hàng tơ lụa, nước mắm, sừng trâu, ngà voi... Nơi đây có trạm thương chính, ữạm bưu điện, một xưởng nấu rượu, một xưởng cưa, một nhà hàng và một

khách sạn nhỏ1, một trường tổng và một đồn lính tập.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại Ngãi vẫn là trung tâm thị tứ quan trọng của huyện Long Phú. Hoạt động thương mại phát triển nhanh cùng vói bến tàu, thuyền buôn đi các nơi trong và ngoài tỉnh.

Từ sau ngày giải phóng đến nay, chợ Đại Ngãi lần lượt được chỉnh trang, xây dựng mới, là một ứong những chợ sầm uất nhất của huyện Long Phú.

* Chợ Bổ Thảo

Bố Thảo cách trung tâm hạt Sóc Trăng 9km2 3, từ cuối thế kỷ XIX Bố Thảo là nơi tập trung khá đông dân cư và là một trong những thị trường cung cấp lúa gạo lớn của tỉnh Sóc Trăng. Từ ngày 1-3-1921, Bố Thảo được công nhận là trung tâm thị tứ loại IIP. Hằng ngày, tại Bố Thảo có chiếc phà chuyên chở hành khách, hàng hóa qua lại giữa Sóc Trăng và Ngã Năm qua kênh Sóc Trăng - Bố Thảo - Cái Trầu. Tuy nhiên, do con rạch qua Bố Thảo ngày càng hẹp nên tàu thuyền lớn không thể đến nơi đây mua bán. Vì vậy, Bố Thảo không có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển các hoạt động thương mại. Chiếc phà cũ đã không còn hoạt động do đã được thay thế bằng chiếc

1. Phục vụ khách đi lại bằng đường thủy trên các tàu của hãng vận tải đường thủy. Mỗi tuần ở đây có 6 chuyến tàu từ Sóc Trăng và Mỹ Tho đến Đại Ngãi.

2. Nay là xã Mỹ Hương thuộc huyện Mỹ Tú.3. Theo Nghị định ngày 1-3-1921 của Thống

đốc Nam Kỳ.

Page 14: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 631

Cầu ván rồi cầu bê tông vào những năm đầu thế kỷ XXI.

Sau gần 40 năm giải phóng, chợ Bố Thảo đuợc xây dựng lại vói hai nhà lồng và hai bên là những dãy phố buôn bán khang trang hon. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, thuong mại nơi đây chua có buớc đột phá.

* Chợ Phú Lộc

Phú Lộc là tên gọi của làng đuợc thành lập năm 1898 thuộc tổng Thạnh An. Dần dần dân cư tập trung nên chợ được hình thành từ cuối thế kỷ XIX bên bờ kênh Chàng Ré, và phát triển hơn vào đầu thế kỷ XX. Tại đây có một xưởng nấu rượu, một trường tổng, một trạm bưu điện và một nhà hộ sinh. So với các trung tâm buôn bán khác, do có lợi thế về giao thông thủy và bộ, nên chợ Phú Lộc có điều kiện phát triển hơn. Nơi đây cũng là một trong những đầu mối thu mua lúa gạo chở đi Sài Gòn, Chợ Lớn...

Hiện nay, chợ Phú Lộc là trung tâm của huyện Thạnh Trị, cách trung tâm hành chính tỉnh Sóc Trăng 32km. Chợ đã được sửa chữa, xây dựng thêm từ sau ngày giải phóng 30-4-1975. Các khu phố, nhà cửa mua bán xung quanh chợ ngày càng nhiều và mở rộng hơn. Hiện nay, huyện Thạnh Trị đang triển khai dự án đầu tư xây dựng khu chợ mói.

* Chợ Rạch Gòi (tức chợ xã Lịch Hội Thượng, thuộc huyện Long Phú hiện nay; có thời gian là chợ trung tâm của huyện lỵ Lịch Hội Thượng)1.

1. Từ đầu năm 2010, chợ Lịch Hội Thượng thuộc thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề.

Là một trong 10 trung tâm buôn bán của tỉnh Sóc Trăng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chợ Rạch Gòi có khu dân cư tập trung, hình thành từ hai làng Lịch Hội Thượng và Lịch Hội Trung, là trung tâm của tổng Định Phước xưa và là điểm tập trung hoạt động thương mại của các xã nằm dọc theo kênh Tiếp Nhựt và sông Mỹ Thanh, chạy dài ra biển Đông. Vì vậy, Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ ngày 13-8-1925 đã chuyển chợ này thành trung tâm thị tứ loại III. Chợ được xây dựng dọc theo con rạch mang tên Rạch Gòi. Tuy nhiên, do rạch nhỏ nên không thuận tiện cho các ghe thuyền lớn vào mua bán.

Cách trung tâm tỉnh lỵ 25km, chợ Lịch Hội Thượng vừa được xây dựng lại từ đầu thế kỷ XXI và vẫn là trung tâm mua bán sầm uất của các xã khu vực nước mặn thuộc huyện Long Phú (nay là huyện Trần Đề).

* Chợ Bang Long

Bang Long là tên gọi thòi xa xưa của chợ. Ngày nay, chợ Bang Long được gọi tên là Long Phú, là chợ trung tâm của huyện Long Phú, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng 17km. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, do nhu cầu mua bán phát triển, một chợ mói được hình thành và xây dựng bên kia sông Bang Long gồm ba nhà lồng chợ, có tên gọi như tên cũ là Bang Long. Ngoài ra, tại thị trấn Long Phú, còn có một chợ nhỏ cách trung tâm huyện khoảng l,5km gọi là chợ Đập.

Chợ Long Phú hiện nay được xây dựng lại vào cuối thế kỷ XX, tập trung bán quần áo, vải vóc, bách hóa ở nhà

Page 15: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

632 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

lồng chợ ữên và mua bán thịt, cá, gà vịt, rau cải ở nhà lồng chợ duới sát mé sông Bang Long. Riêng chợ Bang Long mới (cách chợ cũ bằng một cây cầu qua sông) dù có 3 nhà lồng chợ, nhung hoạt động buôn bán chi tập trung ở bên ngoài và ở trong một nhà lồng chợ ữên cùng hai dãy nhà mới xây dựng dọc theo hai bên nhà lồng chợ.

* Chợ Vũng Thơm

Tên gọi này đuợc thông dụng ừong giao tiếp hằng ngày, dù ngày nay, tên gọi trong giấy tờ hành chính là chợ Phú Tân, thuộc huyện mói Châu Thành, cách tỉnh lỵ Sóc Trăng 12km. Noi đây tập trung nhiều cu dân người Hoa vói nghề làm bánh pía nổi tiếng.

Dọc theo tuyến lộ chính đi từ ngã ba An Trạch về Kế Sách và dọc theo nhà lồng chợ Phú Tân, người ta vẫn còn thấy được một số ngôi nhà ngói kiểu xưa còn tồn tại đến ngày nay. Trước kia, chợ Vũng Thom phục vụ mua bán cho hai khu dân cư tập trung là Phú Nổ và Lai Tâm, cách nhau chỉ một con rạch có tên là Giang Cơ. Hiện nay, hoạt động thương mại tại khu vực này phát triển hơn trước rất nhiều.

* Chợ Thạnh Phú

Thạnh Phú có tên gọi thông dụng là Nhu Gia, từng là trung tâm của huyện lỵ Phong Thạnh thuộc phủ Ba Xuyên dưới triều Nguyễn, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng hiện nay trên 20km. Nhờ nằm dọc theo con sông Nhu Gia, nên chợ Thạnh Phú rất thuận tiện cho giao thông đường thủy, đặc biệt là việc chuyên chở lúa gạo và hàng nông sản đi các nơi; đồng thời là điểm đến

của các mặt hàng vải vóc, trái cây, các mặt hàng bách hóa khác. Hiện nay, chợ Thạnh Phú là một trong những chợ có hoạt động kinh doanh phát triển nhất của huyện Thạnh Trị.

* Chợ Kế Sách

Chợ Kế Sách trước có tên gọi là Kế An, nằm dọc theo sông Kế Sách. Đây là một trong những trung tâm mua bán thuộc hạt Sóc Trăng từ cuối thế kỷ XIX và là trung tâm mua bán của quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng từ đầu năm 1914.

Với lợi thế nằm dọc theo sông và thuận tiện đường giao thông cả bộ lẫn thủy nên chợ Kế Sách vẫn là điểm xuất hàng hóa, chủ yếu là lúa cho các thuyền buôn chở đi các nơi; đồng thời nhận về các mặt hàng tiêu dùng, các mặt hàng mỹ nghệ, vải sợi...

Hiện nay, trung tâm chợ Kế Sách được mở rộng với những dãy phố buôn bán ngày càng mở rộng và tập trung nhiều hàng hóa từ các nơi chở về. Đường giao thông bộ từ trung tâm tỉnh lỵ về Kế Sách chi có khoảng 20km nên rất thuận tiện cho việc giao thương, phát triển thương mại và các dịch vụ.

* Chợ Rạch Vọp

Từ đầu thế kỷ XX, chợ Rạch Vọp thuộc làng An Lạc Tây nằm trong tổng Định Tường, quận Kế Sách. Chợ cách trung tâm huyện Kế Sách khoảng 15km. Với vị trí nằm dọc theo sông Hậu lối vào vàm Rạch Vọp, chợ là nơi cung cấp lúa gạo, trái cây cho các thuyền buôn chở đi các tỉnh và nhận về các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như vải vóc, tơ lụa, đồ gốm, hương liệu...

Page 16: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 633

Hiện nay, chợ Rạch Vọp là trung tâm mua bán của xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách. Nhà lồng chợ và những nhà phố dọc theo chợ được xây dựng và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển mua bán của người dần trong xã. Hiện nay chợ An Lạc Thôn (Cái Côn), tuy hình thành sau nhưng đã phát triển hon chợ Rạch Vọp.

* Chợ Ngan Rô (hiện nay thuộc xã Đại Ân 2)

Là một trong 10 khu vực mua bán khá quan trọng của tỉnh từ đầu thế kỷ XX, chợ Ngan Rô, thuộc làng Đại Hữu, thuộc tổng Định Mỹ từ thòi thuộc Pháp. Theo ranh giói, Đại Hữu gồm vùng đất liền nằm dọc theo sông Hậu và cồn Tròn trên sông Hậu (nay là xã Đại Ân 1 thuộc huyện Cù Lao Dung). Ghe thuyền buôn đến trung tâm này chủ yếu vẫn là mua lúa chở đi và đem đến vùng này những mặt hàng sinh hoạt tiêu dùng hằng ngày của người dân.

Do thông thương đường thủy từ sông Hậu vào chợ bị ngăn cách bởi con đập, nên chợ Ngan Rô không phát triển như một số trung tâm buôn bán khác của tỉnh. Chợ Ngan Rô hiện nay là trung tâm mua bán của xã Đại Ân 2 thuộc huyện Trần Đề.

* Chợ Huỳnh Hữu Nghĩa

Đây là chợ trung tâm của huyện Mỹ Tú. Từ ngôi chợ nhỏ vào những năm trước và sau giải phóng, chợ Huỳnh Hữu Nghĩa đã phát triển nhanh chóng. Với sự đầu tư ngân sách của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, nhà lồng chợ được xây dựng khang trang

vào đầu thế kỷ XXI cùng với những dãy phố mới dọc theo các con đường rộng rãi đi vào chợ, làm cho hoạt động thương mại nơi đây thêm sầm uất.

* Chợ Vĩnh Châu

Đây là chợ mang đậm sắc thái của vùng đồng bào dân tộc Khmer và Hoa. Chợ hình thành từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ từ sau ngày giải phóng miền Nam, nhất là từ đầu những năm 2000. Đường nội ô của khu chợ và trung tâm chợ được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển của trung tâm kinh tế và kinh doanh thương mại dịch vụ của huyện vùng biển.

* Chợ Ngã Năm

Từng nổi danh từ trước và sau ngày giải phóng, chợ nổi Ngã Năm và ngày nay là chợ Ngã Năm, vừa buôn bán trên bờ, vừa buôn bán dưới sông ngày càng phát triển. Chợ là chợ trung tâm của huyện mới Ngã Năm từ năm 2004, tập trung thương buôn từ nhiều noi trong và ngoài huyện đến đây mua bán trao đổi hàng hóa. Vì vậy, chợ đang có xu hướng mở rộng thêm trong tương lai.

* Chợ Thuận Hòa

Chợ Thuận Hòa là một trong số ít chợ của tỉnh Sóc Trăng nằm dọc theo quốc lộ 1 (lộ Đông Dương). Chợ chính thức hình thành từ sau năm 1954, có lúc là chợ trung tâm của quận Thuận Hòa cũ của chế độ Mỹ - ngụy.

Sau giải phóng, tuy là chợ xã của huyện Mỹ Tú, nhưng việc mua bán, kinh doanh của chợ Thuận Hòa khá phát triển, thuận tiện cho thương buôn

Page 17: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

634 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

đến đây bằng đường bộ và cả đường thủy. Từ đầu nám 2009, Thuận Hòa ứở thành chợ trưng tâm của huyện mới Châu Thành và đang có điều kiện để đẩy mạnh hoạt động thưong mại trong khu vực...

* Chợ Bến Bạ

Chợ Bến Bạ là chợ nhỏ, được hình thành và dần dần phát triển trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là chợ nông thôn cù lao, lại bị ảnh hưởng của chiến ừanh,

nên mua bán chậm phát triển hơn so với các chợ khác trong tỉnh. Có thòi gian, chợ Bến Bạ là một trong số ít chợ xã ừong vùng tự do và vùng giải phóng của các huyện ừong tỉnh.

Từ sau ngày giải phóng 30-4-1975, Bến Bạ là chợ trung tâm của 4 xã Cù Lao Dung thuộc huyện Long Phú. Từ năm 2002, Bến Bạ trở thành chợ trung tâm của huyện Cù Lao Dung. Hoạt động mua bán nơi đây được mở rộng và ngày càng phát triển hơn.

Một sổ hình ảnh Sóc Trăng xưa*

Bờ rạch và nhà máy nhiệt điện Sóc Trăng

*. Ảnh Sóc Trăng xưa do tác giả chụp lại từ tài liệu Lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh; cuốn “Việt Nam cận đại - Những sử liệu mới ”, tập 3, Sóc Trăng, của Nguyễn Phan Quang, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, năm 2000.

Ảnh các chợ trong tỉnh Sóc Trăng ngày nay do tác giả Trịnh Công Lý chụp các năm 2008 - 2009.

Page 18: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH T Ế -X Ã HỘI 635

Rạch Sóc Trăng và bến xe khách

Bến tàu Đại Ngãi

Page 19: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

636 ĐỊA cm TINH soc TRANG

Con rạch và xóm Nhu Gia

Chợ Phú Nô (Phú Tâm ngày nay)

Page 20: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH T E -X A HOI 637

Bán hàng rong trên đường phố tỉnh lỵ Sóc Trăng

Hình ảnh chợ của một số xã, thị trấn thuộc các huyện trong tỉnh Sóc Trăng hiện nay

Chợ Bố Thảo (xã An Ninh, huyện Châu Thành)

Page 21: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

638 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Chợ Lịch Hội Thượng (nay thuộc thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề)

Chợ Mỹ Xuyên

Page 22: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH T Ế -X Ã HỘI 639

Chợ Long Phú

Page 23: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

640 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Chợ Trung tâm thành phố Sóc Trăng

Chợ Đại Ngãi (huyện Long Phú)

Page 24: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH T Ế -X Ã HỘI 641

Chợ Trường Khánh (huyện Long Phú)

Một dãy nhà và đường phô vào chợ Kê Sách

Page 25: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

642 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Một dãy phố cạnh đường vào chợ Phú Lộc

Page 26: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 643

II. DU LỊCH

1. Du lịch tỉnh Sóc Trăng trước ngày 30-4-1975

Cho đến trước năm 1975, Sóc Trăng vẫn là tình thuần nông. Các điểm du lịch hầu như chưa có gì. Khách sạn trong tỉnh chi có vài cơ sở và khách lưu trú cũng không đông. Trung tâm thị xã, thị trấn chi đơn thuần có hoạt động thương mại, buôn bán. Nhìn chung, mức sống của người dân trong tình còn ở dạng trung bình, chưa có điều kiện để đầu tư khai thác du lịch. Mặt khác, tình hình chiến tranh cũng không cho phép chính quyền của Sài Gòn lúc này triển khai các dự án du lịch trong tỉnh Sóc Trăng, trong đó có dự án du lịch biển Mỏ Ó. Hơn nữa, với vị trí địa lý khá xa, giao thông không được thuận tiện, không có điểm du lịch nổi tiếng, nên Sóc Trăng chưa là địa bàn thu hút khách du lịch.

Vì vậy, có thể nói rằng từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954, trong tỉnh không có hoạt động du lịch. Thông qua một số tài liệu và qua lời kể của những người lớn tuổi ở Sóc Trăng cho biết, từ sau năm 1946, thực dân Pháp có xây dựng các bungalow tại trung tâm thị xã Sóc Trăng, một vài nhà mát ở khu vực biển Vĩnh Châu, Mỏ Ó (Bãi Giá, Lịch Hội Thượng), chủ yếu để phục vụ cho các công chức người Pháp hoặc một số viên chức người Việt Nam khá giả đến noi đây để nghi ngoi cuối tuần hoặc nghỉ trong các dịp lễ. Một tài liệu khảo cứu về tỉnh Sóc Trăng của tác giả người

Pháp có nói đến một dạng liên quan đến hoạt động du lịch là thú săn bắn vào đầu thế kỷ XX, nhưng chl có một số người Pháp hoặc người giàu có tại địa phương tham gia. Lúc này, Sóc Trăng còn khá nhiều rừng rậm và thú hoang dã như cọp, nai, mễn, heo rừng ở vùng c ổ Cò, Mỹ Phước, Hòa Tú, Cù Lao Dung và vùng rừng phía tây của tỉnh1.

Từ sau năm 1954, Sóc Trăng vẫn chưa phải là điểm đến du lịch của khách du lịch trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phần nhiều khách du lịch các noi đến Sóc Trăng chi kết họp để tham quan các ngôi chùa, mua sắm một vài sản vật của địa phương. Đặc biệt, khách du lịch gần xa thường đến Sóc Trăng trong thời gian diễn ra lễ hội Óoc Ombóc và đua ghe ngo được tổ chức hằng năm vào rằm tháng 10 âm lịch tại Nhu Gia (huyện Thạnh Trị) hoặc tại thị xã Sóc Trăng2.

Đến đầu những năm 1960, điểm vui chơi được gọi là thắng cảnh của Sóc Trăng chi có hồ Tịnh Tâm tức Hồ Nước Ngọt. Hồ được lấy nguồn nước ngọt về theo con kênh được đào từ xã Phú Tâm (Vũng Thơm) xuyên qua kênh Kế Sách về thị xã Sóc Trăng. Kênh này rộng 6m, sâu 2m và dài 12.000m, được

1. Monographic de la province de Soc Trang, Impromerie commerciale Menard et Lev, tr. 55 - 57. Hiện nay, cổ Cò thuộc xã Ngọc Tố; Hòa Tú là Hòa Tú 1, Hòa Tú 2 (đều thuộc huyện Mỹ Xuyên); vùng rừng phía tây giáp vói tình Kiên Giang; Cù Lao Dung hiện nay là huyện Cù Lao Dung.

2. Thị xã Sóc Trăng chuyển lên là thành phố Sóc Trăng theo Nghị định số 22/2007/NĐ-CP ngày 8-2-2007 của Chính phủ.

Page 27: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

644 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

khởi công từ năm 1959 và hoàn thành vào năm 1960. Lúc mới hình thành, hồ Tịnh Tâm được trồng nhiều cây dương, thông và một số loại cây khác. Cuốn Địa phương chỉ tỉnh Ba Xuyên năm 1971 có ghi: “Trong hồ, có nhà thủy tạ với hòn non bộ. Trên mặt hồ, những đóa sen hồng, ừắng đua nhau nhấp nhô theo đợt sóng lăn tăn khi có làn gió thoảng. Bên kia hồ, có một đền thờ Đức Khổng Tử. Cứ mỗi chiều và sáng chủ nhật hoặc ngày lễ, du khách dập dìu đến đây hóng mát, ngắm cảnh và thưởng thức không khí ữong sạch của đồng ruộng”1...

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có một số điểm thu hút khách phương xa đến thăm và mua một số mặt hàng đặc sản để biếu bà con, bạn bè. Có thể nhắc đến vùng Tài Sum (tức xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên hiện nay), một vùng đất có nhiều đồng bào dân tộc Khmer và người Hoa cùng người Kinh sinh sống, nơi nổi tiếng với những vườn xoài cổ thụ có từ đầu thế kỷ XX, được hồng trên đất giồng, nằm ở khoảng giữa đường đi từ Sóc Trăng về Thạnh Trị, gọi tên là giống xoài Cả Nả. Qua lời kể truyền miệng từ nhiều đòi nay do những người gốc Hoa ở nơi đây thường dùng cái nả (tức cái giỏ xách tay tròn), có nắp đậy, được đan bằng loại tre già, xung quanh được sơn một lóp dầu trong; bên trên nắp được điểm một vài đóa mẫu đơn màu sặc sỡ. Thường là khách ghé đến Tài Sum để mua xoài và

1. Địa phương chí tinh Ba Xuyên, 1971, tr. 11, tài liệu từ Cục Lưu trữ Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh.

đựng xoài trong cái nả cho nên mới có tên gọi Xoài Ca Nả.

Một số địa danh khác vói các đặc sản chế biến hấp dẫn, cũng là noi ghé thăm của khá nhiều du khách. Đó là vùng Vững Thơm2 nổi tiếng với loại bánh pía; vùng Đại Tâm3 còn nổi tiếng với loại bánh cóng; Vĩnh Châu nổi tiếng với địa danh Giồng Nhãn, noi trồng một loại nhãn trên đất giồng, gần sát vói bãi biển Vĩnh Châu, có hương vị thơm ngon đặc biệt.

Những năm cuối 1960 đầu 1970, mặc dù bị ảnh hưởng chiến tranh, nhưng cồn Mỹ Phước (thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách) nổi tiếng với vườn cây ăn hái khá đủ loại đã thu hút khách đến thăm vào dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.

Đặc biệt, bãi biển Mỏ Ó4 cách trung tâm xã Lịch Hội Thượng khoảng 7km dài khoảng 2.500m với khu dân cư nằm dọc theo mé biển Mỏ 0 là điểm tham quan thu hút khách đông nhất vào mùa khô và cao điểm là vào dịp Tết âm lịch hằng năm. Khoảng đầu năm 1970, chính quyền Mỹ - ngụy tại Sóc Trăng đã có dự kiến quy hoạch Mỏ Ó thành một bãi biển và noi nghỉ mát của du khách trong tỉnh và một số địa phương lân cận.

Xã Vĩnh Hải (huyện Vĩnh Châu) có bãi biển dài hàng chục kilômét, trong

2. Hiện nay thuộc xã Phú Tâm, huyện Châu Thành.

3. Hiện nay thuộc huyện Mỹ Xuyên.4. Thuộc xã Trung Bình, huyện Lịch Hội Thượng

(trước 30-4-1975), huyện Long Phú (sau 30-4- 1975), huyện Trần Đề (từ đầu năm 2010).

Page 28: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 645

đó có bãi cát hoang sơ khá đẹp, dài khoảng 5 - 6km, nhưng do địa bàn đi lại cách trở, một phần do chiến tranh nên chưa được chú ý khai thác phục vụ khách thăm quan.

về cơ sở lưu trú, Sóc Trăng chl có một vài phòng ngủ, nhà trọ tập trung tại thị xã, nhưng khách đến nghi không nhiều. Mãi đến năm 1974, mới có 4 tư nhân làm đơn xin giấy phép kinh doanh khách sạn tại thị xã Sóc Trăng.

2. Du lịch Sóc Trăng từ sau ngày 30-4-1975 đến năm 1991

Từ sau ngày 30-4-1975 cho đến trước năm 1986, do ảnh hưởng của cơ chế tập trung bao cấp, đồng thời phải khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp đến là đối phó với chiến tranh biên giói Tây Nam và xung đột biên giới phía Bắc nên tình hình kinh tế của đất nước nói chung, Sóc Trăng nói riêng, chưa thoát khỏi khó khăn. Vì vậy, hoạt động du lịch lúc này cũng không phát triển. Cho đến năm 1992, lĩnh vực du lịch của Sóc Trăng vẫn chưa được chú ý khai thác. Cả khu vực thuộc tỉnh Sóc Trăng hiện nay chưa có một bộ phận nào của cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về mảng du lịch. Khách du lịch đến Sóc Trăng thường do nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng như tham gia lễ hội Óoc Ombóc và đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch hoặc dịp Thanh minh của người Hoa thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch hằng năm. Ngoài ra, còn có một số lễ hội thu hút khách tham quan

như lễ Cúng Phước biển ở ấp Cà Lăng B, xã VTnh Châu (huyện VTnh Châu) của đồng bào Khmer, lễ Nghinh Ông ở xã Trung Bình (huyện Trần Đề) của đồng bào Kinh.

Đối với bãi biển Mỏ Ó, từ sau ngày 30-4-1975, tuy chưa được đầu tư khai thác, nhưng đây vẫn là nơi thu hút khá nhiều khách trong tỉnh, nhất là vào dịp tết Nguyên đán hằng năm. Nơi đây, có khu dân cư tập trung của ấp Mỏ Ó1 gồm hai dãy nhà dân được cất song song dọc theo mé sông Mỹ Thanh ra biển Đông. Cơn bão số 5 vào tháng 12-1997 làm lở nõng cát đầu bãi, kéo dài đến tận xóm nhà dân trong ấp. Để bảo đảm an toàn, chính quyền đã di dời toàn bộ hai dãy nhà sát mé biển vào sâu trong đất liền khoảng vài trăm mét. Sau đó, dự án trồng rừng do nước ngoài tài trợ được thực hiện đã trồng cây bần che bít phần lớn bãi biển Mỏ Ó và phù sa, bùn đã lấn dần bãi cát dài trước kia. Hiện nay, bãi cát dọc theo bờ biển Mỏ Ó chi còn trống một đoạn ngắn gần cửa sông Mỹ Thanh chảy ra biển. Khoảng rừng bần ven biển từ Bãi Giá đến Mỏ Ó đã phát triển được 552ha, có chiều dài ra biển từ 200 mét đến 800 mét2.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có các điểm tham quan nổi tiếng khác trong cả nước như chùa Doi, chùa Đất Sét. Tuy nhiên, khách chỉ đến thăm quan đi và về trong ngày, không lưu trú ban đêm tại Sóc Trăng, nên chi phí đến Sóc

1. Mỏ Ó là một ấp của xã Trung Bình, huyện Long Phú (từ đầu năm 2010 là huyện Trần Đề).

2. Xem phụ lục 1, trang 663.

Page 29: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

646 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Trăng mua sắm, nghỉ ngơi rất ít. Thời điểm này, khu vực Hồ Nuớc Ngọt vẫn còn nguyên hiện trạng nhu truớc năm 1975, chua được chú ý đầu tư mở rộng và nâng cấp một số dịch vụ vui chơi giải trí. Đối với đất cù lao trên sông Hậu thuộc hai huyện Kế Sách và Long Phú cũng chưa có điểm nào thu hút khách du lịch.

3. Du lịch Sóc Trăng từ sau khi tái lập tỉnh năm 1992 đến năm 2009

3.1. Tồng quát tình hình phát triển du lịch

Từ tháng 4-1992, tỉnh Sóc Trăng được tái lập, Sở Thương mại và Du lịch được thành lập. Xác định thế mạnh và để khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, lãnh đạo tỉnh đã chấp thuận cho Sở Thương mại và Du lịch tỉnh thành lập Phòng Quản lý Du lịch vào năm 1996 và chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng từ năm 2000 đến năm 20101. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động du lịch; về dự thảo chiến lược phát triển du lịch; thực hiện công tác quy hoạch các tuyến, điểm du lịch; đề xuất, chuẩn bị các dự án; làm nhiệm vụ quảng bá, xúc tiến du lịch; công tác thẩm định và tái thẩm định các khách sạn và một số nhiệm vụ khác. Đến đầu năm 2006, theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch, ủ y ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch. Trung tâm có một Giám đốc và 5

cán bộ công chức (trong biên chế và hợp đồng)2 ...

Đến tháng 4-2008, lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch được chuyển sang cơ quan mới là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tên gọi phòng chức năng quản lý nhà nước về du lịch được gọi là Phòng Nghiệp vụ Du lịch. Đến đầu tháng 1-2009, theo Quyết định số 501/QĐTC-CTUBND ngay 18-11-2008 của Chủ tịch ủ y ban nhân dân tỉnh, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm có Ban Giám đốc và 2 phòng chức năng là Phòng Thông tin Xúc tiến Du lịch và Phòng Hành chính Tổng họp.

Từ sau khi tái lập tỉnh, hoạt động du lịch của tỉnh dần dần được quan tâm hơn. Tỉnh đã có công ty du lịch và công ty thương mại. Năm 2000, do điều kiện kinh doanh và sắp xếp bộ máy, tỉnh quyết định bổ sung chức năng thương mại cho công ty du lịch và thành lập công ty mói là Công ty Thương mại - Du lịch3. Sau đó đến tháng 11-2003, thực hiện quyết định của ủ y ban nhân dân tỉnh, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần, vói số vốn Nhà nước còn lại là 30%, lấy tên gọi mói là Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch Sóc Trăng.

1, 2. Biên chế ban đầu có 2 người, được sự chỉđạo trực tiếp của một Phó Giám đốc Sở phụ trách du lịch. Nhân sự của Phòng Quản lý Du lịch có 4 người gồm 1 trưởng phòng và 3 chuyên viên, có trinh độ từ đặi học trở lêa

3. Từ năm 2006 đã chuyển thành Công ly cổ phần Thương mại - Du lịch.

Page 30: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 647

Đây là đơn vị chủ yếu của tỉnh thực hiện dịch vụ lữ hành đưa đón khách du lịch quốc tế và nội địa hoặc hên kết với một số công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tình có ưu thế về du lịch để hoạt động lữ hành và một số dịch vụ khác. Đến năm 2009, cổ phần Nhà nước không còn, công ty hoạt động với các cổ phần do tư nhân góp vốn là cán bộ, nhân viên của công ty và một số cá nhân khác ngoài công ty.

Ngoài Công ty cổ phần Thưong mại - Du lịch, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh cũng mạnh dạn đầu tư, tham gia một số hoạt động du lịch và dịch vụ như mở thêm nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận chuyển khách, điểm du lịch... Nhân lực hoạt động ữên lĩnh vực du lịch và dịch vụ của tỉnh ngày càng tăng, từ 243 người năm 2001 tăng lên 465 người năm 2005, 500 người năm 2008, 850 người năm 2009... Trong đó, số người lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch là 345 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ có 39 người1.

Để từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch, trong ba năm 2003 - 2005, Sở Thương mại và Du lịch liên kết với Trường Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn mở 5 lóp nghiệp vụ ngắn hạn cho 147 học viên theo học các lóp hướng dẫn viên, lễ tân và phục vụ bàn và mở riêng hai lóp tập huấn hướng dẫn thuyết minh du

1. Xem: Tổng cục Du lịch: Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (Lưu hành nội bộ), tháng 5-2010, trang Phụ lục VI và VII.

lịch cho gần 50 học viên thuộc Khu du lịch cồn Mỹ Phước (huyện Kế Sách) và tuyến du lịch làng nghề văn hóa dân tộc Khmer Phú Tân (huyện Châu Thành). Bên cạnh đó Sở còn tổ chức được hội thi ấm thực của tỉnh nhằm góp phần giới thiệu vói khách du lịch một số quà và món ăn đặc sản, truyền thống của địa phương.

Ngoài các điểm du lịch đã có từ trước, ữong những năm sau này điểm đến du lịch của tỉnh có thêm chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên), chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành), chùa Đại Giác, chùa La Hán thuộc địa bàn thị xã, vườn cò Tân Long, Khu văn hóa du lịch Bình An2... Riêng khu vực Hồ Nước Ngọt được tỉnh đầu tư mở rộng, nâng tổng diện tích lên 20ha, xây dựng thêm một số công trình mói3. Hồ phía trước được cải tạo nâng cấp, làm bờ kè và một số công trình phụ, nổi bật là hai con rồng uốn khúc nằm dọc theo hồ ữông rất đẹp mắt. Hai hồ nước bên ữong được cải tạo lại thành một hồ lớn, có kè bê tông, ữồng các loại hoa, cây cảnh, dưới hồ được nuôi các loại cá cảnh. Vói diện tích khá rộng, hồ bên trong còn là địa điểm tổ chức đua thuyền bầu nữ hằng năm vào dịp Lễ 30-4 hay Lễ hội Óoc Ombóc và Đua ghe ngo. Hiện nay Hồ Nước Ngọt là địa điểm tổ chức hội chợ hằng năm của tỉnh. Trong khu vực

2. Hiện nay, vườn cò thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm.

3. Tổng dự toán lên tới 90 tỷ, giai đoạn I dã thi công các hạng mục tặ giá 15 -17 tỷ đồng.

Page 31: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

648 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Hồ Nước Ngọt còn có siêu thị và các khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em cùng một số cửa hàng bán nội thất, hàng lưu niệm, chụp ảnh và nhiều quán cà phê, giải khát.

3.2. Các vùng du lịch trong tỉnh

a) Vùng du lịch sông nước, nghỉ dưỡng

Theo quy hoạch được ủ y ban nhân dân tỉnh phê duyệt, vùng du lịch sông nước, nghi dưỡng có khu vực tập trung đón khách du lịch nhiều nhất chính là Khu du lịch Song Phụng và 8 điểm khác trong vùng du lịch hạ lưu sông Hậu. Từ năm 2003 đến cuối năm 2005, Khu du lịch Song Phụng đã được đầu tư tổng cộng ừên 8,6 tỷ đồng để triển khai một số dự án như đắp đê bao dài 5.45Om, ữồng rừng phòng hộ, trồng cỏ mái ta luy, san lấp mặt bằng giai đoạn I. Một số dự án khác đang được chuẩn bị khẩn trương như đường trên tuyến đê, cầu tàu đường dẫn, dự án điện nước, V .V ..

Khi khu du lịch Song Phụng hoàn chinh kết cấu hạ tầng, di vào hoạt động cùng với tuyến lộ nam sông Hậu được hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, các dịch vụ và nhiều hoạt động vui chơi giải trí... của khu vực cù lao cũng như vùng đất liền dọc theo bờ sông Hậu từ Song Phụng về Đại Ngãi.

Các điểm quy hoạch trong tuyến du lịch hạ lưu sông Hậu vừa là du lịch sông nước miệt vườn, vừa kết họp vói du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử truyền thống. Đặc biệt là ở huyện Cù Lao Dung còn những thế mạnh có thể nghiên cứu

đưa vào phục vụ du lịch sinh thái như quan sát chim ở An Quới (xã An Thạnh Ba), quan sát dơi, đi bộ trong rừng bần ngoài đê ở An Thạnh Nam, tổ chức các hoạt động thể thao sông nước, thú vui câu cá, chèo thuyền. Điều đặc biệt là hiện nay còn có 1.200ha rừng bần ngoài đê giáp biển Đông, gần như phát triển tự nhiên chưa bị khai thác. Noi đây vẫn còn có nhiều loại chim, thú, nhất là dơi, cò và khỉ. Ngoài cùng của rừng bần, mỗi khi thủy triều rút, là bãi cát kéo dài nhiều cây số ra biển Đông. Khoảng giữa hai cửa biển Trần Đề và Định An có một vững khá rộng nằm ữong rừng bần, kế cận vói bãi Tiên. Nơi đây, có thể nghiên cứu xây dựng thành bãi tắm, kể cả nước triều lớn hay ròng. Khu rừng này, đã có hướng đầu tư của một tổ chức phi chính phủ ở Đức, tiến tói biến khu rừng cùng vói một số diện tích tự nhiên của hai huyện Long Phú và Cù Lao Dung ừở thành khu bảo tồn thiên nhiên.

b) Vùng du lịch văn hóa lễ hội

về du lịch văn hóa lễ hội, Sóc Trăng đã đầu tư nâng cấp các điểm tham quan du lịch gắn với lễ hội truyền thống dân tộc như chùa Dơi (chùa Mahatúp), chùa Chén Kiểu (chùa Sà Lôn). Được sự chi đạo của Trung ương, một số lễ hội truyền thống dân tộc, ca múa nhạc dân tộc Khmer cũng đang được đầu tư nâng cấp để ứở thành sản phẩm đặc thù của du lịch Sóc Trăng, đặc biệt là lễ hội Óoc Ombóc và đua ghe ngo.

Ngoài ra, tỉnh đã và đang tiến hành xây dựng khán đài và đường đua ghe

Page 32: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 649

ngo (thuyền rồng, thuyền bầu...) trên sông Maspéro tại thành phố Sóc Trăng với tổng kinh phí 60 tỷ đồng. Công trình khán đài đã cơ bản hoàn thành, được đưa vào phục vụ lễ hội Óoc Ombóc, đua ghe ngo của tỉnh năm 2009. Phần bờ kè sẽ được hoàn thành trong năm 2010. Nơi đây đã trở thành điểm đua ghe ngo trong chương trình thi đấu của Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc vào tháng 4-2010 và những năm kế tiếp sẽ trở thành địa điểm tổ chức đua ghe ngo trong nước và quốc tế.

Các điểm tham quan du lịch khác như Khu vãn hóa Hồ Nước Ngọt, Khu du lịch Bình An, các chùa của người Hoa, người Kinh trong thành phố Sóc Trăng, tuyến du lịch Phú Tân (chùa Bốn Mặt, làng nghề dân tộc Khmer) đang được tiếp tục triển khai xây dựng thêm nhiều hạng mục, sẽ làm phong phú thêm điểm đến, góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tham quan của khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

c) Vùng du lịch mộng đồng tmyền thống

Tỉnh Sóc Trăng có khá nhiều điểm được công nhận di tích vãn hóa lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh đã và đang từng bước được đầu tư cải tạo và xây dựng để phục vụ cho khách du lịch như đình Hòa Tú, Khu căn cứ Tỉnh ủy Mỹ Phước, miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (noi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng); điểm du lịch sinh thái vườn cò Tân Long, chợ nổi Ngã Năm...

Những sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các món ăn truyền thống mang đậm nét dân dã cũng là thế mạnh của Sóc Trăng đang được chú ý khai thác để thu hút khách du lịch.

d) Vùng du lịch nghiên cứu biển

Tuy chỉ định hướng du lịch biển nghiên cứu tập trung cho vùng biển huyện Vĩnh Châu, nhưng ủ y ban nhân dân tỉnh cũng quyết định chl đạo khảo sát quy hoạch thêm vùng biển Mỏ Ó nối kết với cảng Kinh Ba và khả năng mở ra hướng vận chuyển khách du lịch từ Sóc Trăng ra Côn Đảo.

Khu du lịch Hồ Bể - Giồng Chùa (huyện Vĩnh Châu) đang được khảo sát với quy hoạch định hướng bước đầu là 308ha, vừa phục vụ du khách tắm biển và các dịch vụ đi kèm, cùng một số điểm tham quan, nghiên cứu lý thú như liên kết tìm hiểu truyền thống vùng đất Vĩnh Châu qua điểm đến Giồng Chùa. Nơi đây có truyền thuyết hấp dẫn về ngôi mộ của Hoàng Cô bằng đá ong (Hoàng Cô là một vị công nương thuộc dòng tộc chúa Nguyễn lưu lạc đến nơi đây khi bị quân Tây Sơn truy đuổi vào cuối thế kỷ XVIII); tham quan nơi thờ bộ xương cá voi. Vùng đất này còn là nơi có một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh thành lập vào những năm 1930 - 1935 và là noi đón tiếp chiếc xàlúp chở Bác Tôn cùng 12 đồng chí là tù chính trị từ Côn Đảo trở về đất liền ngày 23-9-1945.

Page 33: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

650 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

*

* *

Sóc Trăng có một vị trí lợi thế nhất định so với các tỉnh trong khu vực về phát triển du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sông nước, miệt vườn, nghi dưỡng. Đặc biệt Sóc Trăng là điểm cuối của dòng dông Mêkông đổ ra biển Đông, sau hơn 3.200km chảy qua phần đất của 6 quốc gia trong khu vực. Với 1.200ha rừng bần giáp biển Đông thuộc huyện Cù Lao Dung, có hệ động thực vật khá phong phú, là điểm đến thú vị phục vụ cho du lịch nghi dưỡng và nghiên cứu khám phá của nhiều người.

Với tiềm năng và thế mạnh riêng, nhất là về du lịch vãn hóa lễ hội và du lịch sinh thái sông nước, nghi dưỡng, được sự chi đạo của Tỉnh ủy, ủ y ban nhân dân tỉnh và phát huy sức mạnh của các nguồn lực, du lịch Sóc Trăng sẽ có cơ hội cất cánh...và sẽ thúc đẩy sự hoạt động của các loại hình dịch vụ khác như giao thông thủy, bộ, bưu chính, viễn thông, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, vui chơi giải trí, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, nâng dần mức sống của các hộ dân cư tại địa phương.

Một thời gian không xa nữa, khi tuyến giao thông huyết mạch nam sông Hậu và quốc lộ 60 đi qua địa bàn tỉnh hoàn thành, sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách du lịch trong và ngoài khu vực, cả khách quốc tế có thể đến Sóc Trăng thưởng ngoạn các loại hình du lịch sông nước, nghỉ dưỡng, kết họp

nghiên cứu ở vùng đồng bằng ven biển cùng vói các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống đặc sắc của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đã đoàn kết cộng cư vài trăm năm nay tại vùng đất này.

3.3. H ệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ liên quan

Sau khi tái lập tỉnh, Sóc Trăng có 11 cơ sở kinh doanh khách sạn, trong đó có hai khách sạn quốc doanh, còn lại là các nhà khách của các ban, ngành và cơ sở lưu trú nhỏ của tư nhân. Trang thiết bị và dịch vụ trong các khách sạn đa số đều xuống cấp. Các tài liệu quảng bá du lịch rất ít, việc xây dựng và phát triển các tuyến, điểm du lịch gặp nhiều khó khăn.

Ngay khi mói tái lập tỉnh, Sóc Trăng chi có một công ty du lịch thành lập vào tháng 9-1992, đến cuối năm 2000, Sóc Trăng đã có thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch và dịch vụ như kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách, mở ra các khu văn hóa du lịch, điểm du lịch sinh thái... Các hoạt động trên đã góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch trong tỉnh, tạo sự chuyển biến tích cực hơn.

Đến năm 1997, thực hiện Quyết định số 317/TTg ngày 29-6-1993 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh có 2 doanh nghiệp mới được chuyển sang kinh doanh khách sạn, 5 khách sạn không đủ tiêu chuẩn phải chuyển sang kinh doanh nhà trọ. Sau khi sắp xếp lại, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đi vào nền nếp, các trang

Page 34: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 651

thiết bị từng bước được đầu tư đổi mới, nhân lực được tăng cường.

Cũng trong năm 1997, cùng vói việc chuẩn bị dự án cải tạo và mở rộng Hồ Nước Ngọt, các cấp chính quyền tiến hành đầu tư xây dựng con đường nhựa từ ngã ba chợ Mã Tộc vào chùa Doi, tạo điều kiện thuận tiện về giao thông cho du khách đến tham quan. Liên đoàn Lao động tỉnh cũng được hướng dẫn thủ tục khỏi công xây dựng Khách sạn Du lịch Công đoàn với quy mô 25 phòng.

Từ đầu năm 2000, cùng vói đà phát triển của du lịch cả nước, tiềm năng du lịch của tỉnh dần dần được phát huy. Các doanh nghiệp tư nhân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư kinh doanh khách sạn và dịch vụ vận chuyển khách du lịch vói lượng xe lên đến gần 100 chiếc.

Đến cuối năm 2009, hệ thống nhà hàng, khách sạn của tỉnh được xây dựng mói khá nhiều. Toàn tỉnh có 22 khách sạn với tổng số phòng nghỉ lên tới 655 phòng, tăng gấp 4 lần so với năm 2000 về số lượng và chất lượng phòng. Ngoài khách sạn Quang Hỷ ở huyện VTnh Châu đạt chuẩn 2 sao, hoạt động từ đầu năm 2005, các khách sạn còn lại đều nằm trong khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng và vùng ven, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 5 khách sạn 2 sao.

Sóc Trăng chưa có khu vực dành riêng để bán các mặt hàng đặc sản hoặc hàng lưu niệm cho khách du lịch. Tuy nhiên, du khách có thể đến khu vực chợ và các điểm du lịch để mua một số mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ, ghe ngo

thu nhỏ, tượng Phật, tranh ảnh, nhất là các bức tranh, ảnh về chùa Doi, cảnh đua ghe ngo, hình ảnh các chim thần, một trong số những biểu tượng của nhà chùa Khmer. Để mua các mặt hàng đặc sản tại Sóc Trăng như bánh pía, mè láo, lạp xưởng, v.v. khách du lịch có thể ghé mua tại các điểm bán của các lò bánh pía nằm dọc theo quốc lộ 1A từ ngã ba An Trạch về trung tâm thành phố Sóc Trăng. Các mặt hàng khô như khô mực, tôm khô, khô cá đuối... được buôn bán tập trung tại các chợ.

Năm 2009, chủ doanh nghiệp cơ sở sản xuất bánh pía Tân Huê Viên đã mở rộng cơ sở sản xuất và xây dựng mới điểm bán hàng, hoàn chỉnh bước đầu quy trình tham quan mô hình sản xuất của đơn vị để phục vụ khách du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã tổ chức cho một số doanh nghiệp và dịch vụ du lịch trong tỉnh tham quan, tiến tới phối hợp với Tân Huê Viên cung cấp thêm một số mặt hàng, sản phẩm mới để xây dựng nơi đây thành điểm đến du lịch mua sắm đặc sản đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, Doanh nghiệp Khải Thạnh bước đầu tham gia sản xuất một số sản phẩm hàng lưu niệm như áo thun, ly, đĩa, tách, lịch có in hình một số điểm du lịch của Sóc Trăng để phục vụ du khách...

3.4. Khách du lịch và các tour, tuyến, điểm du lịch

Trước năm 1995, các tuyến, tour du lịch nội và ngoại tỉnh hầu như chưa được khai thác, khách du lịch đến Sóc Trăng khá ít so với một số tỉnh thuộc

Page 35: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

652 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, sang những năm đầu thế kỷ XXI, tuyến, tour du lịch đuợc mở rộng ữong và ngoài tỉnh ngày càng có nhiều khách du lịch đến Sóc Trăng cũng nhu nguời dân Sóc Trăng đi du lịch các nơi.

Lượng khách du lịch đến Sóc Trăng năm 1992 là 50.500 người, ữong đó có 500 khách quốc tế đã tăng lên 223.500 người, có 3.500 khách quốc tế vào năm 2000. Riêng năm 2005, lượng khách đạt con số khá cao vói 414.700 ngưòi, trong đó có 4.380 khách quốc tế. Năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và dịch bệnh, nhưng lượng khách du lịch đến Sóc Trăng vẫn đạt con số khá cao vói 580.000 ngưòi, trong đó có 5.250 khách quốc tế. Tổng doanh thu của ngành du lịch năm 1992 là 10 tỷ đồng, năm 1995 đạt 12 tỷ đồng, năm 2000 đạt 14,0 ltỷ đồng, năm 2005 đạt 37,12 tỷ đồng, năm 2008 đạt 50,71 tỷ đồng1. Trong khi đó, người dân Sóc Trăng đi du lịch các noi có xu hướng gia tăng, kể cả đi nước ngoài, vói số lượng mỗi năm một tăng. Các chương trình du lịch trong và ngoài tình, cũng như nước ngoài được các công ty và doanh nghiệp tổ chức ngày càng chu đáo2.

Đối với các tour du lịch đi quốc tế, do lượng khách còn rất ít, Công ty cổ phần Thương mại - Du lịch chỉ nhận hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ, liên kết với một số công ty du lịch ở Thành phố

1. Xem Phụ lục 2, trang 663.2. Xem Phụ lục 3 về một số chương trinh du

lịch trong và ngoài tình, trang 664.

HỒ Chí Minh để thực hiện theo nhu cầu của khách. Tuy nhiên, đối với các tour đi Campuchia, công ty có thể thực hiện được tùy từng họp đồng3.

4. Một sổ điểm tham quan trong tỉnh

4.1. Chùa Dơi

Chùa Sêrây Têchô Mahatúp hay chùa Mã Tộc, theo tương truyền được xây dựng vào khoảng giữa cuối thế kỷ XVI, tọa lạc tại phường 3, thị xã Sóc Trăng. Với diện tích hơn 2ha, khuôn viên chùa là nơi cư trú của hàng nghìn con dơi quạ (giảm hơn 50% so với trước kia)4. Vì vậy, du khách khắp nơi thường gọi chùa với cái tên rất dân dã: chùa Dơi. Sau chánh điện là một khoảng sân rộng hồng những cây sao, cây dầu hàng trăm năm tuổi. Trong một không gian yên ả, ứong lành, đàn dơi quạ đông đúc ữeo mình ừên các cành cây là một hình ảnh lý thú bất ngờ đối với du khách đến viếng chùa. Đàn dơi đông đúc này còn có một thói quen kiếm ăn xa hàng chục kilômét vào chiều tối, khi màn đêm buông xuống.

3. Từ năm 2009, Công ly Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngọc Sương, Nhà hàng - Khách sạn Ngọc Thu đã bắt đầu kinh doanh lữ hành. Ngoài ra, còn có Công ty Ngũ Đạt cũng thực hiện chức năng kinh doanh lữ hành.

4. Trên thế giới ghi nhận có 67 loài doi thuộc giống Pteropus. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học thế giới, thì khu vực chùa có 2 loài dơi chính là dơi ngựa Thái Lan (Pteiopus lylei) và dơi ngựa lớn (P. vampyrus). Hai loài dơi này còn lất ít và hầu như chỉ còn tại Việt Nam mà chùa Dơi là đỉểm duy nhất. Trước kia hai loài dơi này có cả ở Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin, đến nay thì không còn phát hiện nơi nào còn bóng dáng chúng sinh sống.

Page 36: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 653

Còn ban ngày, chúng treo mình lủng lẳng trên cây. Chùa Dơi là một điểm tham quan đầy hấp dẫn, thu hút nhiều du khách ừong nuớc và quốc tế. Chùa đuợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1999.

4.2. Chùa Đất Sét

Gọi là chùa theo cách gọi thông thường, nhưng chùa Đất Sét chi là noi thờ tự riêng của dòng họ Ngô. Chùa nằm ừên đường Lương Định Của, hướng từ thành phố Sóc Trăng về Đại Ngãi. Chùa được hình thành từ khoảng đầu thế kỷ XX, có kiến trúc ban đầu như một cái am nhỏ để người trong gia đình họ Ngô tu tại gia. Đến đòi ong Ngô Kim Tòng (1909 - 1970), người chăm sóc đời thứ tư nơi thờ tự này đã dành trọn 42 năm ròng để sáng tạo, hình thành nên những công trình gồm gần 2.000 tượng Phật lớn nhỏ và khoảng 20 linh thú bằng đất sét để thờ và bày trí trong chùa. Vì vậy, du khách khắp nơi thường biết đến ngôi chùa với tên gọi mộc mạc: chùa Đất Sét.

Các tượng Phật, linh thú lớn nhỏ được đắp bằng đất sét với nhiều họa tiết tinh tế đòi hỏi kỹ thuật rất cao, đặc biệt là: tòa tháp Đa Bảo vói 13 tầng, các linh vật như Long Mã, Thanh Sư, Bạch Hổ, V .V .. Nổi bật hơn cả là ngôi chùa còn có một cặp đèn cầy nặng 100kg mỗi cây; hai cặp nặng 200kg mỗi cây, có thể thắp suốt ngày đêm từ 35 năm (cây 100kg) đến 70 năm (cây 200kg); ba cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Đi một vòng trong chùa, du khách có thể

tìm thấy nơi đây những điều thú vị khi chiêm ngưỡng vô số những tác phẩm điêu khắc độc đáo, cảm giác choáng ngợp trước hàng nghìn bức tượng lớn nhỏ lồng trong ánh sáng lung linh của hai cây nến nhỏ đắp nổi hình rồng, phụng, được thắp sáng từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đòi (năm 1970).

Đến nay, ông Ngô Kim Giảng, người quản lý ngôi chùa đời thứ năm đã hơn 80 tuổi, do sức khỏe yếu nên việc quản lý ngôi chùa được ông giao cho người con lớn. Nhưng khi cần thiết, ông vẫn luôn vui vẻ giới thiệu về lịch sử nhà chùa vói khách du lịch. Ngoài tiếng Kinh và Khmer, ông còn có thể giới thiệu vói khách nước ngoài bằng tiếng Pháp, tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu (Tiều). Nhờ vậy, du khách nước ngoài rất lý thú và thoải mái khi đến tiếp xúc, gặp gỡ với ông để tìm hiểu về ngôi chùa đặc biệt này1.

4.3. ChùaSàLôn

Từ Sóc Trăng đi về hướng Bạc Liêu theo quốc lộ 1A khoảng 12km, du khách sẽ đến chùa Sà Lôn. Chùa nằm trong địa giói xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Theo ghi nhớ truyền từ nhiều đời, ngôi chùa Sà Lôn được xây dựng vào năm 1815 và dần dần được tu bổ mở rộng thêm. Sau này, ngôi chánh điện đã bị chiến tranh phá hủy. Đến đòi vị sư cả Tăng Đuch, trụ trì đời thứ 9 của nhà chùa đã quyết định cho khởi công xây dựng lại ngôi chùa vào năm

1. Ông Ngô Kim Giảng đã mất vào đầu năm 2010.

Page 37: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

654 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

1969. Đến năm 1980, do khan hiếm gạch men, nên vị sư cả quyết định đi xin các chén đĩa và các mảnh chén kiểu vỡ để gắn trang trí ngôi chùa thay thế gạch men. Từ đó chùa Sà Lôn được mọi người gần xa biết đến vói tên chùa Chén Kiểu. Những năm sau này, phật tử và con sóc, cả Việt kiều gửi tiền về tu sửa chùa nên hầu hết các bức tường được thay thế bằng những loại gạch men mới, nên làm mất đi phần nào vẻ đặc thù của ngôi chùa. Tuy nhiên, ngôi chùa lại hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc độc đáo và nơi đây còn lưu giữ một số hiện vật quý của công tử Bạc Liêu như bàn ghế bằng cẩm lai, xà cừ, giường ngủ mùa đông và mùa hè. số hiện vật này do nhà chùa mua lại qua một số người thân trong gia đình công tử Bạc Liêu.

4.4. Chùa Bổn Mặt

Chùa Bốn Mặt (Bul Prephec) là tên gọi mới của một ngôi chùa Khmer, tọa lạc hên địa bàn xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Ngôi chùa cũ trước kia có tên là Barai, cách đó vài trăm mét. Từ Sóc Trăng đi theo quốc lộ 1A hướng về Cần Thơ khoảng 5km, đến ngã ba An Trạch, rẽ phải theo hướng về huyện Kế Sách, đi khoảng 3km là tói chùa. Giống như kiến trúc của các ngôi chùa Khmer trong tỉnh, nhưng chùa Bốn Mặt là chùa duy nhất trong tỉnh có thờ tượng Phật Bốn Mặt, một biểu hiện đánh dấu thời kỳ chuyển giao quyền lực giữa Bàlamôn giáo và đạo Phật. Theo tương truyền, cách ngày nay khoảng hàng trăm năm, nơi đây còn hoang vu rậm

rạp, đồng bào Khmer ữong buổi đầu khai khẩn đất hoang làm ruộng, đào ao đã phát hiện được dưới mặt đất có một khối đá ở 4 bốn phía đều có khắc mặt Phật. Cho là điềm lành, bà con Khmer đã chọn những đồng nam, đồng nữ thỉnh tượng về. Đến điểm xây dựng chùa hiện nay thì tượng Phật trì nặng xuống không khiêng được nữa, nên bà con chọn noi đây dựng chùa để thờ. Từ đó, chùa có tên là chùa Bốn Mặt.

Trong khuôn viên chùa có khoảng sân rộng hồng nhiều cây sao và các loại cây khác, đặc biệt là cây hồng. Vì vậy, vào khuôn viên chùa, mọi người đều cảm nhận được không khí mát mẻ trong lành. Cách chùa khoảng hơn 100m còn để lại dấu tích một khoảnh ruộng khoảng 2ha, hơi sâu hơn các nơi khác, tương truyền đây là nơi phát hiện được tượng Phật. Có một tích khác về khoảnh ruộng này. Bà con Khmer cho biết, đây là dấu tích còn lại của cuộc thách đố giữa tiên bà và tiên ông, ai đào được ao trước thì có quyền ra lệnh cho bên thua phải thực hiện. Do biết sử dụng lợi thế, nên kết quả bên tiên bà thắng và yêu cầu bên tiên ông từ nay về sau phải đi cưới vợ chứ không phải vợ đi cưới chồng.

4.5. Nhà trưng bày văn hỏa dân tộc Khmer (Bảo tàng Khmer)

Được xây dựng từ năm 1938, Bảo tàng Khmer (nay gọi là Nhà trưng bày hiện vật dân tộc Khmer) gồm một tòa nhà cũ (gọi là Samacum) đã được phục hồi và một tòa nhà mới xây dựng sau

Page 38: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 655

này theo kiểu kiến trúc mang đậm nét văn hóa dân tộc Khmer.

Nhà trung bày có nhiều hiện vật quý, phản ánh những nét sinh hoạt, lao động của dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ. Du khách có thể tìm thấy ở nơi đây những dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, các trang phục cưới hỏi, trang phục ngày hội, các kiểu nhà ở, kiến trúc chùa, dàn nhạc ngũ âm... của dân tộc Khmer. Nhà trưng bày đã được vinh dự đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều đoàn khách quốc tế đến tham quan và ghi lại nhiều cảm tưởng, đánh giá cao đời sống văn hóa và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Đây cũng là noi thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các sinh viên thực tập viết tiểu luận tốt nghiệp tìm hiểu về dân tộc Khmer.

Từ ngã ba Trà Men, du khách có thể đi theo tuyến đường Hùng Vương, vòng qua tượng đài trung tâm, theo đường Nguyễn Chí Thanh, gần đến ngã ba Mậu Thân là sẽ gặp ngay nhà trưng bày, đối diện vói ngôi chùa Khmer có tên gọi Khleang, là một trong 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của tỉnh.

4.6. Chợ nổi Ngã Năm

Chợ nổi Ngã Năm, nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm. Chợ nổi là một nét sinh hoạt buôn bán rất riêng của người dân đồng bằng Nam Bộ, mang đậm nét mộc mạc, dân dã. Từ mờ sáng, hàng ữăm ghe xuồng các tinh, huyện lân cận, kể cả từ Thành phố Hồ Chí

Minh tụ về để họp chợ. Các loại hàng hóa, trái cây, rau, thịt, cá, lúa, gạo, tôm, cua và hàng công nghệ phẩm, hàng tiêu dùng đều được mua bán tấp nập trên sông. Khi trời còn chưa sáng, những tiếng rao mời, tiếng cười nói xôn xao tạo nên một không khí tưng bừng, nhộn nhịp cả năm ngả sông. Đến khoảng 9 giờ, chợ nổi mới giảm dần lượng ghe tàu và kẻ bán, người mua.

Hiện nay, chợ Ngã Năm đã trở thành trung tâm củahuyệnNgãNăm1, các dãy phố và nhà lồng chợ Ngã Năm được xây dựng ữên bờ và dọc theo sông, một phần do giao thông bộ đã phát triển, nên làm giảm đi phần nào cảnh nhộn nhịp sôi nổi của chợ nổi truyền thống xưa kia.

4.7. Nhà Trưng bày - Khu di tích lịch sử nơi đón các đồng chỉ cách mạng từ nhà tù Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23-9-1945

Nằm ở góc đường Lê Lợi - Mậu Thân, thuộc phường 6, thành phố Sóc Trăng, Nhà lưu niệm là địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử: đón đoàn chiến sĩ cách mạng trung kiên từ ngục tù Côn Đảo trở về đất liền sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công. Trong đó có nhiều đồng chí sau này trở thành những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước như: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng...

1. Huyện chính thức đỉ vào hoạt động từ đầu năm 2004.

Page 39: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

656 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Phòng Văn hóa Thông tin - Thể dục Thể thao thị xã Sóc Trăng1 kết họp với Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng một nhà trưng bày lưu niệm sự kiện lịch sử đón “Đoàn tù chính trị từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23 tháng 9 năm 1945” ở một bên góc của Trường Taberd Sóc Trăng, nay là Trường Trung học phổ thông ISCHOOL Sóc Trăng.

Hiện nay, vói khuôn viên độc lập, Nhà lưu niệm rộng gần 300m2 được bố trí hài hòa, trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật, tư liệu liên quan đến nhà tù Côn Đảo, dựng lại cảnh đón rước đoàn trở về, cuộc đòi và sự nghiệp của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng... Đặc biệt, bức tượng chân dung của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng bằng thạch cao, cao gần lm được đặt trang trọng tại vị tri trung tâm của Nhà lưu niệm cùng vói nhiều sơ đồ, bản đồ và hiện vật giá trị khác. Với ý nghĩa của sự kiện lịch sử lớn lao này, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận noi đây là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1995. Nhiều du khách trong và ngoài nước đã đến tham quan noi đây và ghi lại nhiều cảm tưởng sâu sắc.

4.8. Khu du lịch Bình An

Nằm bên quốc lộ 1A, số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, Khu du lịch Bình An do doanh nghiệp tư nhân Diệu Hiền đầu tư và hoạt động từ năm 1998. Đây là điểm đến khá thú vị của nhiều du khách, nhất là các em thiếu nhi. Noi đây, có diện tích khá rộng được xây dựng những mô hình thu

1. Nay là Phòng Văn hóa - Thông tin thảnhphố Sóc Trăng.

nhỏ nhiều cảnh đẹp có ý nghĩa lịch sử của cả nước như chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ... Các công trình kiến trúc nghệ thuật mang vóc dáng cổ kính vói những tác phẩm điêu khắc dân gian, đậm nét văn hóa dân tộc. Ngoài ra có cả tượng thầy trò Đường Tam Tạng đi lấy kinh... Phía sau trong khu du lịch là một ngọn núi nhân tạo có tượng Phật Bà Quan Âm trên đỉnh cùng với tượng Phật Di Lặc. Dưới chân núi là ao cá vói cầu bê tông uốn cong bắc qua. Cạnh trái núi là một ngôi biệt thự 2 tầng, xây dựng theo môtíp kiến trúc kết hợp kiểu Nga - Trung Đông.

Với khung cảnh thiên nhiên hài hòa, cùng khu vui chơi giải trí, hệ thống cây xanh, hoa trái, ao cá... được bố trí hợp lý, Khu du lịch Bình An mang lại cho du khách sự thư giãn nhẹ nhàng, thoải mái. Du khách còn có cơ hội tham dự các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức ở đây, sôi nổi nhất là trong những ngày lễ, Tết. Hiện nay, Khu du lịch Bình An đang được cải tạo để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

4.9. Vườn cò Tân Long (huyện Ngã Năm)

Vườn cò Tân Long thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, cách thành phố Sóc Trăng 40km. Vườn cò được hình thành tự nhiên khoảng những năm 1980 với một ít đàn cò đến trú ẩn ban đầu. Do có điều kiện tự nhiên thuận lọi, dần dần khu vực này tập trung đông đúc họ hàng nhà cò và một số loài chim sống chen chúc trong diện tích chính rộng khoảng 5.000m2, trên những cây tre và dừa.

Page 40: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 657

Từ ừên tháp quan sát cao gần 10m được xây dựng từ năm 2004, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh một sân chim lúc chiều tà và cảm thấy thú vị khi nhìn từng đàn cò, vạc từ nhiều hướng bay về vườn với nhiều đội hình khác nhau, tạo nên những hình ảnh sống động rất đẹp mắt. Noi đây thích họp cho chuông trinh du lịch xanh, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách trở về vói thiên nhiên, lắng đọng lòng mình để nhớ về câu ca dao xưa “con cò lặn lội bờ ao”.

4.10. Làng nghề Phủ Tân

Được hình thành từ khá lâu, xã Phú Tân (huyện Châu Thành) là nơi cung cấp các sản phẩm ừe trúc cho thị truờng ừong và ngoài huyện như: cần xé, chõng tre, bội gà, ghế ngồi,... Gần đây, làng nghề được huyện và tỉnh quan tâm đầu tư như xây dựng trung tâm dạy nghề trong địa bàn làng nghề, hỗ ừợ máy sản xuất đũa tre,... Nhiều sản phẩm từ tre trúc được lao động làng nghề của xã và các xã bạn làm ra khá tinh vi như: các khay đựng ừái cây, chụp đèn, các vật dụng thu nhỏ của dụng cụ sản xuất nông nghiệp như: nọc cấy, liềm, hái,... Những người thợ thủ công noi đây còn nhận làm các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng như kệ đựng đồ bằng tre, ghế ngồi bằng ừe, V .V ..

Đến vói làng nghề Phú Tân, cách ngã ba An Trạch khoảng 3km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng 10km, du khách có dịp tham quan phòng trưng bày các sản phẩm tre, trúc đặc sắc của nhiều nghệ nhân trong và ngoài xã. Ngoài ra, du khách còn có thể tham

quan các gia đình làm cốm dẹp, vẽ tranh trên kính, trên lụa. Đặc biệt nhất là tham quan chùa Bốn Mặt, ngôi chùa Khmer duy nhất của tỉnh có tượng Phật bốn mặt với bao truyền thuyết hấp dẫn. Nếu còn thời gian, du khách sẽ có dịp thưởng thức phần trình diễn nghệ thuật ca múa Khmer do đoàn nghệ thuật không chuyên của xã thực hiện.

5. Một số lễ hội truyền thống

Ngoài các điểm tham quan trên, Sóc Trăng còn có một số lễ hội tiêu biểu thu hút khá lớn khách du lịch đến tham dự, nhất là dịp diễn ra lễ hội Óoc Ombóc và đua ghe ngo.

5.1. L ễ hội Ỏoc Ombóc và Đua ghe ngo

Lễ hội Óoc Ombóc và Đua ghe ngo là lễ hội tưng bừng rộn rã nhất, được chờ đợi nhiều nhất của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và của cả cộng đồng các dân tộc Kinh, Hoa ở Sóc Trăng nói chung.

Lễ hội Óoc Ombóc còn gọi là Lễ cúng trăng hoặc Lễ “đút cốm dẹp” (bon sâm peah preah khe). Theo thông lệ, vào ngày 15 tháng mười âm lịch hằng năm, đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và tại Sóc Trăng nói riêng tổ chức một lễ lớn gọi là lễ Óoc Ombóc. Mặt trăng được coi như là một vị thần điều tiết mùa màng, giúp cho việc làm ăn tốt đẹp trong năm, bà con dân tộc Khmer lấy lúa nếp giã thành cốm dẹp cùng vói các loại nông sản khác cúng mặt trăng để tỏ lòng biết ơn. Vì thức cúng đặc biệt trong ngày lễ này là cốm dẹp, nên người ta còn gọi là Lễ “đút cốm dẹp”. Ngoài cốm dẹp là thức cúng

Page 41: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

658 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

bắt buộc, trên bàn cúng ngoài trời, bà con Khmer còn có thể cúng thêm các loại khác như dừa, chuối, khoai, trái cây và bánh kẹo.

Cùng với Lễ cúng trăng, trong đêm trước ngày lễ hội, thành phố Sóc Trăng tưng bừng đón tiếp hàng chục nghìn người trong và ngoài tỉnh cùng về dự và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian như: hát yukê, múa lăm vông (ramvong), thi đấu cờ ốc, bi sắt, thả đèn nước, đèn gió... Cuộc vui thường kéo dài suốt đêm 14 tháng mười âm lịch.

Sáng hôm sau, ngày 15 tháng mười âm lịch, dòng người đổ về hai bờ sông Maspéro để chuẩn bị xem và cổ vũ cho cuộc đua ghe ngo. Mỗi năm thường có khoảng 40 ghe ngo với hàng ngàn vận động viên trong tỉnh và đại diện các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tranh tài. Từ vài năm nay, ngoài các đội ghe ngo nam, còn có cả đội ghe ngo nữ tham gia tranh tài. Với sự thu hút của ngày hội, chẳng những du khách ở Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn nhiều du khách quốc tế cũng náo nức về Sóc Trăng xem đua ghe ngo. Cuộc đua thường bắt đầu lúc 11 giờ trưa, lúc thủy triều gần đứng và kéo dài đến khoảng 4 hoặc 5 giờ chiều. Cuộc đua kết thúc cũng là lúc lễ hội Óoc Ombóc và đua ghe ngo trong năm chấm dứt.

5.2. Tết Chôl Chnăm Thmây

Đây là ngày Tết của người Khmer để mừng năm mới của dân tộc Khmer, thường diễn ra vào ngày 13, 14, 15 tháng 4 dưong lịch.

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây mang đậm nét văn hóa truyền thống, với nhiều nghi thức và hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian. Người Khmer có niềm tin nơi cửa Phật, nên trong những ngày này, mọi gia đình đều vào chùa để cầu nguyện. Ngày thứ nhất gọi là ngày Châul Sây Kran Thmây, tức là ngày thay năm cũ vào năm mới. Trong ngày này, mọi người ăn mặc đẹp, mang theo nhang, đèn, lễ vật vào chùa làm lễ rước Maha Sâng Kran (Đại lịch) mới. Ngày thứ hai gọi là Von bât - ngày lễ dâng cơm cho sư sãi, lễ đắp núi cát tượng trưng cho sự bền vững của vũ trụ, nếu là năm nhuận thi người ta làm lễ tắm tượng Phật để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn Đức Phật, cũng là để tẩy sạch mọi phiền muộn và những diều không may của năm cũ, tiếp đến là làm lễ cầu siêu cho vong linh người quá cố. Cuối cùng, họ trở về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ tại nhà, xin ông bà, cha mẹ tha thứ tội lỗi năm qua và dâng quà chúc mừng năm mới.

5.3. L ễ hội Nghinh Ông

Đây là một lễ hội truyền thống của ngư dần vùng biển xã Trung Bình (huyện Long Phú nay là huyện Trần Đề). Theo tín ngưỡng dân gian, tục thờ cá Ông được xem là đòi sống tâm linh của ngư phủ và tỏ lòng biết ơn đối vói vị thần luôn giúp đỡ ngư dân vượt qua những cơn phong ba bão táp, thu hoạch được mùa hải sản.

Hằng năm, lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 Âm lịch tại vùng biển Kinh Ba (xã Trung Bình). Vào ngày hội, các ghe thuyền được

Page 42: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 659

trang hoàng lộng lẫy cùng các thức cúng như heo quay, trái cây, nhang đèn... cùng tập trung ra cửa biển làm lễ rước cá Ông vào. Các nghi thức cúng tế long họng được tổ chức tại Lăng Ông. Nơi đây, trước và trong ngày hội, người dân tổ chức các đêm hát bội, các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, thu hút đông đảo mọi người đến xem. Lễ hội kết thúc với việc đưa tàu ra biển khơi với niềm tin tưởng vào một vụ đánh bắt bội thu.

5.4. Le hội sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước mùng 5 tháng năm âm lịch

Trên sông Hậu mênh mông chảy qua địa bàn tinh Sóc Trăng dài hơn 50km là những dãy cù lao nối tiếp nhau có diện tích khá lớn, rộng nhất là Cù Lao Dung, nay thuộc địa bàn của huyện Cù Lao Dung. Cù lao là noi có không khí trong lành, đất đai màu mỡ, thích họp cho nhiều loại cây ăn trái. Ghé thăm vùng đất cù lao, sẽ thật thú vị khi được tiếp cận đòi sống dân dã và tiếp xúc vói những người dần địa phương hiền hòa, chân chất và phóng khoáng.

Đặc biệt, hằng năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng năm âm lịch, người

dân xứ Cồn, nhất là cồn Mỹ Phước (xã Nhơn Mỹ) lại nhộn nhịp đón tiếp khách tứ xứ về “ăn mùng Năm”. Như một lời hẹn ước, trong buổi sáng mùng 5 tháng năm âm lịch, trai thanh, gái lịch từ các nơi trong và ngoài tỉnh đi thành từng nhóm đến hai xã Song Phụng (huyện Long Phú) và xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách), xuống chiếc vỏ lãi (một loại xuồng được cải tiến để sử dụng đi trên sông nước) vượt sông Hậu nô nức về điểm hẹn. Điểm đặc biệt mà ai cũng thắc mắc là ở cồn Mỹ Phước không có một ngôi chùa nào, mà chl có một nhà nguyện nhỏ của bà con theo đạo Công giáo. Vì vậy, mùng 5 tháng năm âm lịch không phải là đi lễ chùa hay thực hiện một nghi thức tôn giáo nào, mà là ngày hội dân gian của xứ cồn Mỹ Phước.

Người dân của cồn Mỹ Phước hôm nay có đời sống khá sung túc, đường lộ giao thông được đổ “đai” (các tấm xi măng) liên hoàn đến các khu dân cư trong ấp. Với ý thức giữ gìn môi trường và cuộc sống đậm đà tình nghĩa, cồn Mỹ Phước đã được công nhận là di tích thắng cảnh thiên nhiên cấp tỉnh năm 2008.

Page 43: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

660 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Một sổ hình ảnh du lịch, văn hóa lễ hội tỉnh Sóc Trăng

Một góc Hồ Nước Ngọt

Ảnh tư liệu

Page 44: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH T Ế -X Ã HỘI 661

Hội đua ghe ngo

Ảnh: Trịnh Công Lý

Cổng chùa Đất Sét

Ảnh: Trịnh Công Lý

Page 45: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

662 ĐỊA CHÍ TỈNH s ó c TRĂNG

Nhà hàng - khách sạn Khánh Hưng

Ảnh: Trịnh Cồng Lý

Ông Ngô Kim Giảng với du khách

Ả nh : Trịnh C ông Lý

Page 46: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

KINH TẾ - XÃ HỘI 663

PHU LUC• •

Phụ lục 1:

Tóm tắt sổ diện tích khu vực Kinh Ba - Mỏ Ó dự kiến quy hoạchphát triển du lịch

lìiyến Dài NgangĐất sản xuất - đất rừng

Diện tích đất sản xuất

Diện tích đất rừng

Kinh Ba - Bãi Giá 2.800m 250m -150m 70ha 42hađi từ đê vào lộ bên trong 2.800m 800m 220haBãi Giá - TầmVu 2.000m 400m - 400m 80ha 80ha

TầmVu - Lộ Mỏ Ó 5.200m 250m - 600m 130ha 312ha

Lộ Mỏ Ó - Bãi Mỏ Ó 2.000m 100m - 800m 20ha 160ha

Nỏng cát Mỏ Ó 2.000m 300m 60haCộng chung 14.000m 580ha 594ha

Ghi chủ: Thực tế sổ diện tích đất rừng có thể nhiều hơn do sổ cây trồng và tự mọc lấn ra biển hằng năm đều tăng (theo báo cáo của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Long Phú năm 2005)

Phu luc 2:• •

Một số chương trình du lịch đến và đi trong nội tỉnh

- Chương trình 1: chương trình tham dự Lễ hội Óoc Ombóc và Đua ghe ngơ, thời gian 2 ngày 1 đêm. Tour này chỉ tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, giá vé tùy theo thời điểm và số lượng khách cùng các dịch vụ kèm theo.

- Chương trình 2: vườn cò Tân Long, chợ nổi Ngã Năm, chùa Chén Kiểu, giá vé tùy theo số lượng khách.

- Chương trình 3: chương trình tham quan nội ô thành phố Sóc Trăng và một số điểm du lịch vói thời gian 2 ngày 1 đêm, gồm các điểm đến: Bảo tàng Khmer (Nhà trưng bày văn hóa dân tộc

Khmer), Bửu Sơn tự, chùa Dơi, Khu du lịch Bình An, chùa Bốn Mặt. Giá của chương trình tham quan tùy theo thời điểm và lượng khách.

- Chương trình 4: chương trình tham quan nội ô thành phố Sóc Trăng và một số điểm du lịch sông nước với thòi gian 2 ngày 1 đêm, gồm các điểm đến là Bảo tàng Khmer, Bửu Sơn tự, chùa Dơi, Khu du lịch Bình An, vườn cò Tân Long, chùa Chén Kiểu, cồn Mỹ Phước. Giá của chương trình tùy theo lượng khách.

Ngoài ra, còn có một số điểm tham quan có giá tậ vãn hóa lịch sử khác của tỉnh, du khách có thể họp đồng thêm với công ty như Nhà lưu niệm nơi đón tiếp Đoàn tù chính trị Côn Đảo về Sóc

Page 47: Chương 17 - soctrang.dcs.vn

664 ĐỊA CHÍ TỈNH SÓC TRĂNG

Trăng 23-9-1945, chùa Khleang và một số chùa của người Hoa và người Kinh trong tỉnh.

Một số chưong trình du lịch đi các tỉnh

- Chương trình 1: Sóc Trăng - Phú Quốc, thòi gian 3 ngày 2 đêm, giá vé tùy theo thòi điểm và phương tiện di chuyển bằng máy bay, tàu cao tốc hay ôtô.

- Chương trình 2: Sóc Trăng - Huế - Phong Nha - Đà Lạt, thời gian 12 ngày 11 đêm, giá vé tùy theo dịch vụ.

- Chương trình 3: Sóc Trăng - Vũng Tàu - Đà Lạt, thời gian 5 ngày 4 đêm, giá vé tùy theo số lượng đoàn khách.

Công ty Cổ phần Thương mại - Du lịch, Chi nhánh Công ty Du lịch Xanh và một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ có thể bố trí các tour theo yêu cầu của khách hàng như có thể đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đi các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, V .V ., kể cả tour di nước ngoài.

Phu luc 3:• •

Bảng thống kê sế liệu khách du lịch và doanh thu từ năm 1993 đến năm 2008 của tỉnh

Diễn giải 1992 1995 2000 2005 2008 Ghi chú1. Lượt khách 50.500 75.000 252.470 419.080 584,420- Khách quốc tế 500 1.100 2.470 4.380 4.4202. Ngày khách 67.890- Ngày khách quốc tế 5.9003. Tống doanh thu

( tỷ đồng) 14,01 37,12 50,71

- Doanh thu lưu trú 11,721 14,68- Doanh thu lữ hành 1,105 2,31- Doanh thu ăn uống 1,29 19,72-Khác 14,00