chương 3 công cụ qlmt -...

92
Bài giảng Quản lý Môi trường 1 Chương 3 Công cụ QLMT TS. Đinh Thị Hải Vân

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Bài giảng Quản lý Môi trường1

Chương 3Công cụ QLMT

TS. Đinh Thị Hải Vân

Nội dung

1. Khái niệm công cụ quản lý môi trường2. Phân loại công cụ quản lý môi trường3. Công cụ luật pháp, chính sách4. Công cụ kinh tế5. Công cụ kỹ thuật6. Công cụ phụ trợ

1. Khái niệm công cụ QLMT

Là tất cả các biện pháp (luật, chính sách, kỹ thuật, kinh tế), phương tiện (tuyên truyền, giáo dục), được chủ thể quản lý sử dụng, tác động vào đối tượng quản lý, nhằm đạt được các mục tiêu quản lý

3

1. Tiêu chí lựa chọn công cụ QLMT

§ Hiệu quả: Giảm các tác động về mặt sử dụng tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường

§ Chi phí thấp§ Đơn giản về kỹ thuật § Dễ áp dụng§ Thời gian áp dụng§ Linh hoạt và mềm dẻo§ Khả thi về quản lý và hành chính§ Công cụ phải dễ đưa vào thị trường và hệ thống pháp chế hiện

hành

2.Phân loại công cụ QLMT

Phân loại theo chức năng (hay phạm vi tác động)

Phân loại theo bản chất

2. Phân loại theo chức năng

Phạm vi điều chỉnh rộng lớn

Luật phápChính sáchKế hoạchQuy hoạchChiến lược

Phạm vi điềuchỉnh trong cáclĩnh vực cụ thể

Quy định xử phátCông cụ kinh tếQuy định hành chính

Không có tác dụngđiều chỉnh hoặc tácđộng trực tiếp

Giáo dục MTTruyền thông MTGIS, ĐTM, Quan trắcMô hình hóa…

Vĩ mô Hành động Hỗ trợ

Định hướng

Cụ thể hóa

Hoàn thiện

Hoàn thiện

2. Phân loại theo bản chất

Giáo dục MTTruyền thôngGISMô hình

Luật CS Kinh tế Kỹ thuật Phụ trợ

Đánh giá MTQuan trắc MTKiểm toán MTSXSHĐGVĐS

Thuế MTPhí/lệ phí Coota ô nhiễmNhãn sinh thái Quỹ MT…

Chính sáchLuậtVăn bản dưới luậtTCMT/QCMTKế hoạch hóa MT

3.Công cụ luật pháp chính sách

§ Các công cụ Luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và

thường có phạm vi điều chỉnh rộng lớn

§ Công cụ này nằm trong công cụ CAC (chỉ huy và kiểm soát):

nguyên tắc chính của các công cụ CAC là một bên luôn đặt

ra yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ huy đồng thời họ cũng có

trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành hay tuân thủ

các yêu cầu đã được đặt ra

§ Chúng có vài trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với

các loại công cụ khác

Trình tự tiến hành phương cách pháp lý

n Nhà nước định ra pháp luật và các quy chuẩn, quy định, giấy phép… về bảo vệ môi trường

n Các cơ quan quản lý MT nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử phạt để cưỡng chế các cá nhân, tập thể thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, quy chuẩn và quy định về MT đã được ban hành

n Cụ thể:• Bắt buộc tuân thủ các quy định về QCMT• Quy định về các loại giấy phép về MT• Tiến hành kiểm soát MT• Thanh tra MT• ĐTM và ĐMC 9

3. Cơ quan ban hành Luật – CS của VN• Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Nghị Quyết

• UBTT Quốc Hội: Nghị Quyết, Pháp lệnh

• Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định

• Chính phủ: Nghị Quyết, Nghị định

• Thủ tướng CP: Chỉ thị, Nghị quyết

3. Phân cấp các cơ quan ban hành Luật –Chính Sách MT của VN

Cấp Bộ:

•Chỉ thị

•Quyết định

•Thông tư

•Thông tư liên tịch

•Nghị quyết liên tịch

Cấp địa phương:

•Quyết định

•Chỉ thị

Các cấp dưới khi đưa ra các văn bản pháp luật phải lấy các văn bản

bản hành của các cấp trên làm định hướng đường lối

3. Luật Môi trường

Luật MT đầu tiêncủa nước ta đượcQuốc Hội thông quangày 27/12/1993

Ngày 28/1/2005 Quốc hội chính thức thông qua Luật BVMT 2005 để thay thế luật MT 1993

Có hiệu lực từ ngày 1/7/06Gồm 15 chương và 136 Điều

Tháng 6/2014 Luật BVMT 2014 để thay thế luật MT 2005

3.Chính sách môi trường

üChính sách môi trường là tổng thể các quan điểm, các

biện pháp, các thủ thuật nhằm thực hiện các mục tiêu

BVMT trong một khoảng thời gian từ 5 – 10 năm

Kế hoạch hoá Môi trường?

14

3.Mục đích kế hoạch hóa công tác MT

• Định hướng hàng loạt các hành động về môi trường mang tính hệ thống, đồng bộ và được xếp thứ tự ưu tiên

• Huy động nội lực toàn dân, toàn quân xây dựng các phong trào BVMT từ TW đến địa phương

Sử dụng một cách khôn khéo nhất các nguồn tài nguyênPhòng chống ô nhiễm môi trườngTránh gây nguy hại chất lượng môi trường Khôi phục những môi trường đã bị suy thoái

3. Nội dung kế hoạch hóa MT1. Xây dựng phương hướng, chiến lược về môi trường và phát triển lâu bền.2. Điều tra cơ bản các yếu tố về môi trường, chú trọng các môi trường đất, nước, không

khí, rừng, biển và các khía cạnh văn hoá liên quan3. Đánh giá hiện trạng môi trường4. Điều tra tình hình ô nhiễm MT ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư

quan trọng, các vùng biển đang khai thác dầu khí5. Các biện pháp bảo vệ, khôi phục, cải tạo MT, quản lý chất thải (nhất là các chất thải độc

hại) ở các thành phố và các khu công nghiệp6. Các dự án bảo tồn, khôi phục các hệ sinh thái có tầm quan trọng cho phát triển lâu bền

kinh tế - xã hội và duy trì tính đa dạng sinh học (vườn quốc gia, khu bảo vệ và dự trữ thiên nhiên, HST đất ngập nước ở các cửa sông và ven biển, HST rừng ngập mặn, san hô, loài sinh vật quý hiếm...)

7. Các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường8. Thanh tra môi trường9. Xây dựng tiềm lực môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương (bao gồm: đào tạo cán bộ

quản lý chuyên môn, xây dựng cơ bản các công trình về môi trường...)10. Hoạt động khoa học công nghệ về MT

Giáo dục, tuyên truyền, phổ cập

Xây dựng hệ thống pháp luật,cơ chế chính sách

Xây dựng hệ thống quan trắc, điều tra dự báo, kiểm soát

Hình thành các dự án, chương trình cụ thể

Hợp tác quốc tế và khu vực

Kế hoạch hóaPhát triển quốc gia

Kế hoạch hóaLĩnh vực môi trường

Các ngành, địa phương

3. Sơ đồ tổ chức kế hoạch hóa công tác môi trường

Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh gồm:a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với đấtb) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với NM và nước dưới đấtc) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước biểnd) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với không khíđ) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với âm thanh, ánh sáng, bức xạe) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với tiếng ồn, độ rung.

18

2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải gồm:a) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nướcthải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt, phươngtiện giao thông và hoạt động khácb) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về khí thải của các nguồn di động và cốđịnhc) Nhóm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải nguy hại.3. Nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác.

19

Điều 113. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường

Điều 114. Nguyên tắc xây dựng quychuẩn kỹ thuật môi trường

1. Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa, khắc phục ônhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.2. Có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trìnhđộ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế.3. Phù hợp với đặc điểm của khu vực, vùng, ngành sản xuất.4. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương phải nghiêm ngặt hơnso với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầuquản lý môi trường có tính đặc thù.

20

Điều 115. Ký hiệu quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, ký hiệu là QCVN sốthứ tự MT: năm ban hành/BTNMT.2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường, ký hiệu là QCĐP số thứ tự MT: năm ban hành/tên viết tắt tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.

21

Điều 116. Yêu cầu đối với QCKT vềchất lượng môi trường xung quanh

1. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh quy địnhgiá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp vớimục đích sử dụng thành phần môi trường gồm:a) Giá trị tối thiểu của các thông số môi trường bảo đảm sự sống vàphát triển bình thường của con người, sinh vật;b) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường để không gâyảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.2. Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh phải chỉdẫn phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác địnhthông số môi trường.

22

Phân biệt tiêu chuẩn và quy chuẩn

n Tiêu chuẩn Môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng cho bảo vệ môi trường

n Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp áp dụng để bảo vệ môi trường

23

Tham khảo tiêu chuẩn và QCKT

n Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thông qua ngày 29/6/2006, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007

24

QCVN01:2008/ Bộ TNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên

QCVN02:2008/Bộ TNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

QCVN03:2008/Bộ TNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất

Từ năm 2008 trở lại đây thì nhà nước ta đang chuyển dần từ TCVN sang QCKT môi trường

5. QCVN08:2008/Bộ TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

6. QCVN 09:2008/Bộ TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

7. QCVN 11:2008/Bộ TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế

biến thuỷ sản;

8. QCVN 14:2008/Bộ TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

9. QCVN 15:2008/Bộ TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ

thực vật trong đất.

3. Tiêu chuẩn/quy chuẩn

Một số thông số MT cơ bảnThông số Ý nghĩaBOD5 (Biochemical Oxygen Demand –Nhu cầu oxy hóa sinh học)

là một chỉ tiêu sinh lý hóa quan trọng nhất của nước. BOD5 chính là lượng oxy cần thiết của 5 ngày đầu trong nhiệt độ 20ºC trong buồng tối để tránh ảnh hưởng các quá trình quang hợp. BOD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa một phần các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vậtChất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

COD (Chemical oxygen demand-Nhu cầu ôxy hoá học)

là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật

DO (Dissolved Oxygen)

là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết.

26

Một số thông số MT cơ bảnThông số Ý nghĩaTSS (Total Suspended Solid)

TSS: (turbidity & suspended solids) là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước.

Coliform Vi khuẩn Coliforms là một loại vi khuẩn gram kỵ khí, hình que và không bào tử. Chúng là nhóm vi khuẩn phổ biến và sống được trong nhiều môi trường khác nhau như đất, nước (nước uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản), thức ăn và trong phân động vật

E-coli Escherichia coli (thường được viết tắt là E.coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng. Chúng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân. E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinh vật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt

27

Quy chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT)

Thông số Đơn vịGiá trị giới hạn

A BA1 A2 B1 B2

pH _ 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9BOD5 (20OC) mg/l 4 6 15 25COD mg/l 10 15 30 50Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100Amoni (NH4

+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9

Clorua (Cl- ) mg/l 250 350 350 _Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2Nitrit (NO- 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05Nitrat (NO- 3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15Phosphat (PO4 3- tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5Xyanua (CN- ) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05

Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 2500 5000 7500 10000

E.Coli MPN hoặc CFU /100 ml 20 50 100 200 28

Ghi chú

Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm

soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, được sắp

xếp theo mức chất lượng giảm dần.

A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông

thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và

B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý

phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu

cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.29

4. Công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường

Công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích

trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới

hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường

4. Công cụ kinh tế trong Quản lý môi trường

1. Thuế môi trường

2. Phí môi trường

3. Lệ phí môi trường

4. Thuế tài nguyên

5. Trợ cấp môi trường

6. Ký quỹ và hoàn trả

7. Nhãn sinh thái

8. Quota ô nhiễm

9. Quỹ môi trường

4. Bản chất cơ bản của các công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế hoạt động

thông qua cơ chế giá cả

trên thị trường

àNâng giá cả các hoạt

động làm hại đến môi

trường

à Hạ giá cả các hành động

BVMT

TẠI SAO BIA LON LẠI CÓ GIÁ THÀNH CAO HƠN BIA CHAI

Tạo ra khả năng lựa chọn cho các tổ chức và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ

4. Điều kiện áp dụng công cụ kinh tế

üPhải có nền kinh tế thị trường

üHệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ

üHệ thống tổ chức QLMT từ TW à ĐP có hiệu lực cao

üGDP của quốc gia cao

3 nguyên tắc xây dựng CC KT

n Người gây ô nhiễm phải trả n Người hưởng lợi phải trản Nạn nhân cùng chia sẻ trách nhiệm

34

4. Thuế và phí môi trường

n Là khoản thu của ngân sách Nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt độngBVMT quốc gia, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyếtcác vấn đề chung

• Thuế gián thu đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa• Thuế trực thu đánh vào lượng chất thải độc hại thải ra môi trường

n Phí môi trường là khoản thu của Ngân sách Nhà nước phục vụ cho lĩnhvực môi trường

• Phí ô nhiễm – đánh vào nguồn ô nhiễm• Phí sản phẩm – đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm môi trường

35

4. Phân biệt thuế và phí MT

36

Thuế Môi trường Phí môi trườngQuy mô điều tiết Quốc gia, quốc tế Địa phương, quốc

giaĐối tượng Tổng SP của doanh

nghiệp hoặc tổng doanh thu do bán SP

Chỉ tính đến các loại chất thải độc hại

Chức năng Nguồn thu của Nhà nước dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội

Nguồn thu của Nhà nước dùng cho lĩnh vực BVMT

Mục đích Điều tiết hoạt động KT – XH chung

Điều tiết kinh phí cho công tác BVMT

4. Lệ phí môi trườngn Lệ phí MT và phí MT đều là khoản thu của ngân sách nhà nước

37

Lệ phí MT Phí MTLà khoản thu để giải quyết công việc hành chính nhà nước theo thẩm quyền được quy định

Lệ phí cấp phép môi trườngLệ phí thẩm định báo cáo ĐTM

Là khoản thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, bồi dưỡng và quản lý tài sản để phục vụ cho các tổ chức, cá nhân

Phí vệ sinh thành phốPhí cung cấp nước sạchPhí chất thải rắn…

4. Lệ phí sản phẩm

n Là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm or các đầu vào của sản phẩm gây ra ô nhiễm or là ở giai đoạn sản xuất, or ở gđ tiêu dùng, or vì chúng mà phải thiết lập một hệ thống thải đặc biệt

n Thuế tài nguyên là một loại của lệ phí sản phẩmn Thuế tài nguyên bao gồm: Thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước,

thuế sử dụng rừng, thuế khai thác mỏ, thuế tiêu thụ năng lượng

38

4. Trợ cấp MT

n Là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở nhiều nước trên TG

n Các khoản trợ cấp: trợ cấp ko hoàn lại, vay ưu đãi với lãi suất thấp cho phép khấu hao nhanh, khuyến khích về thuế để khuyến khích những người gây ô nhiễm thay đổi hành vi, or giảm bớt chi phí trong việc giảm ô nhiễm

n VD: Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp chủ yếu để tài trợ cho việc mua các thiết bị làm giảm ô nhiễm, or trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ

39

4. Ký quỹ-hoàn trả

n Là việc ký quỹ trước một số tiền cho sản phẩm or các hoạt độngcó tiềm năng gây tổn thất MT, nếu các sản phẩm or các hoạt độngko bị vi phạm thì sẽ được hoàn trả số tiền đã ký quỹ

VD: n Bao bì các đồ uốngn Bình ắc quy ô tô

40

4. Nhãn sinh thái

n Nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế gián tiếp tác động vào nhà sảnxuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng

41

4. Quỹ MT ở VN

42

Quỹ Bảo vệ môi trườngQuốc gia

Quỹ Bảo vệ môi trườngĐịa phương

Quỹ Bảo vệ môi trường Ngành

Được thành lập theo Quyết định số82/2002 của Thủ tướng CP

Hà nội và TP Hồ ChíMinh là hai địa phươngđã hình thành quỹBVMT

Hiện nước ta có quỹBVMT của ngànhthan (trích 1% giáthành của hđ khaithác than)

Thuế tài nguyênThuế tài nguyên là 1 loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác sử

dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước

üHạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên.

üHạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng

üTạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về

việc sử dụng tài nguyên

43

Các loại thuế tài nguyên

Các loại tài nguyên bị tính thuế theo thông tư số: 152/2015/TT-BTC, ngày

02/10/2015

1. Khoáng sản kim loại

2. Khoáng sản không kim loại

3. Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản

phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả

do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi,

bảo vệ.

4. Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.

44

Các loại tài nguyên bị tính thuế

5. Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên

nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước

biển để làm mát máy.

Nước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm bảo các yêu cầu

về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ

thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn

về môi trường thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày

14/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa

đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

45

6. Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt

động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai

thác.

Yến sào do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự

nhiên về nuôi và khai thác phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư

số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

7. Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,

ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội

xem xét, quyết định.

46

Các loại tài nguyên bị tính thuế

Căn cứ tính thuế tài nguyên

Thuế tàinguyênphải nộptrong kỳ

= Sản lượng tàinguyên tính thuế x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuếsuất thuế

tàinguyên

47

Thuế tài nguyên phải nộp trong

kỳ= Sản lượng tài nguyên

tính thuế x

Mức thuế tài nguyênấn định trên một đơn

vị tài nguyên khaithác

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Điều 6. Giá tính thuế tài nguyên

n Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ

chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không

được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định;

n Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế

tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do

UBND cấp tỉnh quy định.

48

Điều 7. Thuế suất thuế tài nguyên

n Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với

từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế

suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số

712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Uỷ ban thường vụ

Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)

49

4. Ưu điểm của công cụ kinh tế

50

n Khuyến khích sử dụng các biện pháp Chi phí – hiệu quả à Ô nhiễm cóthể chấp nhận được

n Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức kiểm soát ô nhiễm trongkhu vực tư nhân

n Cung cấp kinh phí cho nhà nướcn Cung cấp tính linh động trong việc kiểm soát ô nhiễmn Loại bỏ được một khối lượng lớn thông tin chi tiết đối với Chính phủ để

xác định mức độ và kiểm soát ô nhiễm một cách khả thi và thích hợp chomỗi nhà máy và sản phẩm

n Không thể dự đoán được chất lượng MT như trong phương cách

pháp lý truyền thống vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn

giải pháp riêng cho họ

n Cần thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành

n Không phải lúc nào cũng áp dụng được

n Không phù hợp với những chất ô nhiễm độc hại cao

n Không thể thay thế hết được cho các công cụ khác

51

4. Hạn chế của công cụ kt

5. Công cụ kỹ thuật

Quan trắc môi trường

Đánh giá hiện trạng môi trường (ĐHM)

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

5. Quan trắc MT

n Đo đạc, ghi nhận, kiểm soát nhằm theo dõi thay đổi về chất và

lượng của thành phần MT: Đất, nước, không khí, sinh vật

n Quan trắc MT được thực hiện theo tần số và theo mạng lưới điểm

quan trắc

n QTMT là tiền đề cho kiểm soát MT

53

5. Mục tiêu của QTMTn Mục đích chính: cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và nồng độ

chất ô nhiễm phục vụ cho công tác QLMTn Các mục tiêu cụ thể

- Đánh giá trạng thái MT và BVMT tránh khỏi các hư hại tiềm ẩn do các hoạt động của con người gây nên

- Đánh giá động thái môi trường/ tích lũy số liệu đo lường theo chuỗi thời gian càng dài càng có ý nghĩa

- Phát hiện và định lượng các vấn đề hiện hành cung cấp- Đánh giá việc tuân theo các quy định và chỉ tiêu môi trường- Đánh giá hiệu quả của các chương trình khống chế ô nhiễm và các

hoạt động quản lý/ luật pháp khác- Xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề ô nhiễm để giải quyết- Đưa tới các quyết định làm giảm sự hư hại môi trường - Nâng cao kiến thức về hệ sinh thái và sức khỏe môi trường. 54

5. Quan trắc MT

n Tại sao cần phải QTMT? Ta không thể kiểm soát được những cái mà ta không đo được.

n Giá của việc QTMT: đắtn - Chi phí dụng cụ, hóa chất, lấy mẫu và phân tíchn - Chi phí thuê lao động kỹ thuật trình độ chuyên môn cao.n

55

5. Quan trắc MTn Giá của việc không QTMT:- Chi phí của việc điều chỉnh và khắc phục các vấn đề môi trường cao ® hậu quả kinh tế- Chi phí khôi phục các vấn đề MT sau khi môi trường đã bị tổn hại đắt hơn nhiều so với chi phí của QTMT. Môi trường sống hay sinh thái bị hư hại, chúng có thể không bao giờ hồi phục được hoàn toàn.- Giá của các ảnh hưởng sức khỏe: ốm đau, chết ® các hậu quả xã hội và kinh tế- Các hậu quả tiềm ẩn khác như cơ quan chính phủ và các công chức có thể trở thành mục tiêu của sự tức giận và đối kháng của nhân dân.

56

5. Các loại QTMT

n Quan trắc giá trị nền: xác lập các điều kiện môi trường hiện hànhn Quan trắc sự tuân thủ tiêu chuẩn: so sánh các thông số với các

giá trị tiêu chuẩn hay chỉ tiêu cần đạtn Quan trắc để kiểm tra giả thuyết/ đánh giá tác động: nhằm để kiểm

tra các giả thuyết về tác động môi trườngn Quan trắc trạng thái (không gian) hoặc xu thế (thời gian): để xem

xét xu thế và phân bố không gian của các thông số môi trường.

57

5. Các hoạt động của QTMT

n Chọn nơi lấy mẫun Chọn các thông số cần đo đạc và giám sátn Chọn công cụ lấy mẫu và thiết bị phân tíchn Lấy mẫu và phân tích mẫun Xử lý số liệu và lập tư liệun Nghiên cứu và phát triển các mạng lưới quan trắc, xây dựng cơ sở

dữ liệu thông tin về kết quả quan trắcn Đào tạo nhân viênn Hợp tác nghiên cứu, đo đạc giám sát ở khu vực và quốc tế.

58

5. Đánh giá hiện trạng môi trường

n Đánh giá hiện trạng môi trường là bước đầu tiên cần thiết trong các nghiên cứu về môi trường.

n Là việc xem xét toàn bộ trạng thái môi trường vật lý & sinh vật

Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường

Đất NướcKhôngkhí

Sinh vật

Con người

Trữ lượng

Chất lượng

Khai thác, sử dụng

Hiện trạngTài nguyên

Cái gì đang sảy ra?Vì sao lại sảy ra?

Cái gì được làmvới cái đó?

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

5. Đánh giá hiện trạng môi trường

5. Vai trò của báo cáo HTMT

n Cung cấp thông tin kiến thức về môi trườngn Là cơ sở dữ liệu để phát hiện, theo dõi sự biến đổi của môi trườngn Đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình môi trườngn Kiến nghị các chính sách, chương trình mới hoặc cải tiến những chính

sách, chương trình đã cóCông tác xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia do Bộ TNMT đảm nhiệm: BC MT tổng hợp được thực hiện 5 năm/lần và báo cáo môitrường chuyên đề được thực hiện 1năm/lần; Báo cáo hiện trạng môi trườngcủa các tỉnh được tiến hành định kỳ 2năm/lần

61

Các hoạt động và tácđộng của con ngườiNăng lượngGTVTCông nghiệpNông nghiệpNgư nghiệpCác hoạt động khác

ÁP LỰCHiện trạng hoặc tìnhtrạng môi trườngKhông khíNướcĐấtĐa dạng sinh họcKhu dân cưVăn hóa, di sảnkhác

HIỆN TRẠNG

Các đáp ứng thể chếVà cá thểLuật phápCông cụ kinh tếCông nghệ mớiQH cộng đồng đangthay đổiRàng buộc quốc tếKhác

ĐÁP ỨNG

Áp lực

Nguồn lực

5. Vai trò của Báo cáo HTMT (tt)

Chất lượng nước mặt tại A so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Thông số Đơn vị Giá trị đo đượcGiá trị giới hạn

A BA1 A2 B1 B2

pH _ …. 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9BOD5 (20OC) mg/l 4 6 15 25COD mg/l 10 15 30 50Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100Amoni (NH4

+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9

Clorua (Cl- ) mg/l 250 350 350 _Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2Nitrit (NO- 2 tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05Nitrat (NO- 3 tính theo N) mg/l 2 5 10 15Phosphat (PO4 3- tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

Xyanua (CN- ) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05

Coliform MPN hoặc CFU /100 ml 2500 5000 7500 10000

E.Coli MPN hoặc CFU /100 ml 20 50 100 200 63

n Đánh giá tác động môi trường gọi tắt là ĐTM (EIA -

environmental impact assessment) là việc xem xét các ảnh

hưởng qua lại giữa môi trường với các hoạt động phát triển

kinh tế trong các chính sách, các chương trình và các dự án

phát triển

n ĐTM được sử dụngü Phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực

ü Phát huy tác động tích cực

ü Hỗ trợ sử dụng hợp lý tiềm năng Tài nguyên

ü Tăng tối đa lợi ích của các dự án phát triển KT-XH góp phần PTBV

5. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

5. Đối tượng phải lập báo cáo ĐTM (Luật BVMT, 2014 điều 18)

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính

phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di

tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh

lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

2. Chính phủ quy định danh mục dự án quy định tại điểm b và điểm c khoản 1

Điều này.

5. Ai là người có liên quan đến công tác ĐTM?

n Cơ quan quản lý ĐTMn Chủ dự ánn Các chuyên gia môi trườngn Các cơ quan quản lý nhà nước khácn Cộng đồng xung quanh khu vực dự ánn Các tổ chức tài trợ quốc tến Các trường đại học và viện nghiên cứu

66

Điều 19. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện ĐTM2. Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án3. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM4. Chi phí lập, thẩm định báo cáo ĐTM thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.

5. Tại sao lại phải thực hiện ĐTM

- Làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường sống của con người?

- Làm thế nào để đạt tới sự hài hòa lâu dài, bền vững giữa phát triển sản xuất và bảo vệ thiên nhiên và môi trường?

5. Quy trình thực hiện ĐTM ở VN

1. Sàng lọc môi trường của dự án2. Xác định phạm vi or kiểm tra môi trường sơ bộ3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường4. Thẩm định báo cáo ĐTM5. Phê duyệt báo cáo ĐTM bằng các tiêu chí và điều kiện đã định 6. Giám sát

69

5. Nội dung thực hiện báo cáo ĐTM

1. Mô tả dự án2. Khảo sát/điều tra khu vực dự án3. Xác định các tác động môi trường có thể gây ra do hoạt động của

dự án4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động5. Phân tích tổng hợp - đề nghị phương án tối ưu, phương thức

giám sát, đánh giá, quản lý và quan trắc dùng trong giai đoạn thực thi dự án

6. Lập báo cáo ĐTM tổng hợp

70

Điều 22. Nội dung chính của báo cáo ĐTM

1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.6. Biện pháp xử lý chất thải.7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.8. Kết quả tham vấn.9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

5. Lợi ích của ĐTM

n Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn vị trí dự ánn Đặt dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của chúngn Là một kế hoạch về môi trường, xây dựng cơ sở khoa học cho

việc ra quyết định cuối cùng hay thẩm định dự ánn Là một công cụ để ngăn ngừa các tác động và kiểm soát tác độngn Có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho công tác MT trong các giai đoạn

xây dựng dự án, vận hành và giám sátn Tiết kiệm chi phí đối với công tác khắc phục hậu quả của dự ánn Làm cho dự án hiệu quả hơn về kinh tế và xã hộin Tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình

phát triểnn Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững

72

5 nguyên tắc chính lưu ý khi thực hiện ĐTM

n Tập trung vào các vấn đề chính (tránh quá nhiều vấn đề chi tiết)n Chỉ kết hợp với những người/nhóm có trách nhiệm liên quan phù

hợpn Kết nối thông tin kết quả của đánh giá tác động môi trường theo

hướng ra quyết định đối với dự ánn Trình bày rõ ràng các phương án giảm thiểu tác động và quản lý

môi trường hiệu quản Cung cấp thông tin theo hình thức có ích và hiệu quả đối với người

ra quyết định

73

Ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng trong báo cáo ĐTM dự án quy hoạch đô thị

§ Cơ sở pháp lý lập ĐTM:§ Luật XD số 16/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của QH 11§ Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngà

y 12/12/2005§ Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của QH 12§ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối v

ới nước thải§ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai

thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước§ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Bảo vệ môi trường§ Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 do Chính phủ Ban hành quy định việc bảo

vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển

§ Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 29/01/2007 của Chính phủ Ban hành việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ 74

n Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ ban hành về Quản lý chất thải rắn

n Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

n Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 về Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước

n Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về Sửa đổi và bổ sung của một số điều lệ trong Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ

n Nghi định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về Phòng thủ dân sựn Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhn Nghị định số 112/2009/NĐ- CP ngày 17/12/2009 của CP về quản lý chi phí đầu tư xây

dựng công trìnhn Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP)

75

Ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng trongbáo cáo ĐTM dự án quy hoạch đô thị

n Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

n Thông tư số 02/2005/BTNMT ngày 24/6/2005 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số -149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ

n Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

n Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 về Hướng dẫn đảm bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường

n Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

n Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT và số 25/2009/TT-BTNMT về Ban hành các Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam

n Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại76

Ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng trongbáo cáo ĐTM dự án quy hoạch đô thị

n Quyết định số 505 BYT/QĐ ngày 13/04/1992 của Bộ y tế Ban hành tiêu chuẩn tạm thời về vệ sinh

n Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 Ban hành cơ chế quản lý chất thải nguy hại

n Quyết định 35/2002/QD-BKHCNMT ngày 25/06/2002 Công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

n Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 07/08/2002 Ban hành hướng dẫn chôn lấp chất thải nguy hại

n Quyết định số 1222/QĐ-BTNMT ngày 20/09/2006 về việc Tổ chức tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đối với các lĩnh vực do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý

n Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 về việc Phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010;

77

Ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng trong báo cáo ĐTM dự án quy hoạch đô thị

§ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 về việc Bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

§ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về Ban hành danh mục các chất thải nguy hại

§ Quyết định số 18/2007/QĐ-BTNMT ngày 05/11/2007 về Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài nguyên và Môi trường

§ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

§ Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về môi trường (xem chương 4)§ Sách đỏ Việt Nam: Phần động vật – 1992Phần thực vật – 1996

78

Ví dụ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn dùng trong báo cáo ĐTM dự án quy hoạch đô thị

5. Đánh giá MT chiến lược

Là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững

79

5. Mục tiêu của ĐMC

n Xác định các cơ hội và các hạn chế về môi trường chủ yếun Xác định những tác động môi trường đáng kể nhấtn Xác định các mâu thuẫn kinh tế - xã hội có thể phát sinh từ những

biến đổi môi trườngn Lồng ghép các mục tiêu môi trường vào các quá trình lập quy

hoạch/kế hoạch, hình thành chương trình phát triển (nếu chưa được lồng ghép)

n Đề xuất các giải pháp BVMT cho phương án lựa chọn

80

5. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế - xã hội, vùng

kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tếb) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtc) Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công

nghiệpd) Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở

lênđ) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng,

cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trườnge) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d và đ

khoản này2. Chính phủ quy định danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.

5. Các bước tiến hành ĐMC1. Liệt kê các mục tiêu của chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình bao gồm

các quyết định chính thức cần phải đưa ra và xác định những khó khăn2. Xác định phạm vi và phân tích hiện trạng môi trường và các mục tiêu bảo vệ3. Chỉ rõ các lựa chọn khả thi cho các quyết định có tính chiến lược và xác định các

tác động môi trường của chúng4. Xin tư vấn: Xác định một số người trung gian khách quan để đánh giá chiến lược

trước khi ra quyết định thực hiện5. Xác định các biện pháp giảm thiểu và bồi thường các tác động có ý nghĩa và tiến

hành lựa chọn các phương án tốt hơn6. Xây dựng kế hoạch giám sát có thể quyết định ở bước nào sẽ đánh giá được việc

thực hiện các hoạt động: liệt kê các dự án, các hoạt động... mà chúng cần phải được đánh giá tác động môi trường ở cấp dự án.

7. Đưa ra các đề nghị cho việc ra quyết định về:- Tán thành hay phản đối các đề xuất phát triển- Thời gian và các điều kiện cho việc thực hiện.8. Lập báo cáo 82

5. Phân chia quá trình ĐMC thành 10 bước1. Xác định sự cần thiết và tính khả thi của việc lập báo cáo ĐMC2. Xác định phạm vi, các yếu tố cần phân tích và chỉ tiêu môi trường 3. Xác định các phương án và kịch bản lựa chọn, đánh giá chi phí

và lợi ích của chính sách, kế hoạch phát triển4. Đánh giá sự nhạy cảm của các phương án - các kịch bản5. Phân tích môi trường 6. Thiết lập cơ sở dữ liệu môi trường 7. Đánh giá tổng hợp các tác động8. Đề xuất các giải pháp9. XD các chương trình monitoring, phản hồi thông tin và sửa chữa10. Xây dựng báo cáo ĐMC

83

Điều 15. Nội dung chính của báo cáo ĐCM

1. Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch2. Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược3. Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch4. Môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch5. Đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường6. Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch7. Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch8. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược9. Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch10. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và kiến nghị hướng xử lý

5. So sánh ĐTM và ĐMC

85

ĐTM cấp dự án ĐMCĐánh giá riêng biệt 01 dự án phát triểnđối với MT

Cung cấp đầy đủ thông tin về tác động MT của tập hợp cácdự án dự định sẽ phát triển và ngăn ngừa ô nhiễm

Xem xét tác động của dự án đến MT Đánh giá ảnh hưởng của 01 chiến lược, kế hoạch, chươngtrình phát triển đến môi trường đồng thời cũng đánh giá ảnhhưởng của MT lên nhu cầu và cơ hội PT

Tập trung vào từng dự án và khu vựcbị ảnh hưởng riêng biệt

Tập trung vào tập hợp nhiều hoạt động phát triển và các lãnhthổ, vùng và ngành sẽ triển khai các hoạt động phát triển này

Bắt đầu và kết thúc việc đánh giá đãđược xác định rõ ràng

Là một quá trình liên tục nhằm cung cấp các thông tin kịpthời cho các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm ra quyết định

Đánh giá các tác động và lợi ích trựctiếp của 01 dự án

Đánh giá các tác động tích dồn và các vấn đề có liên quan;đánh giá các vấn đề của phát triển bền vững

Chú ý đến các biện pháp giảm thiểu Chú ý đến việc duy trì lựa chọn các mức về chất lượng MT

Ngày càng đi vào các chi tiết cụ thể Ngày càng mở rộng, không đi vào chi tiết cụ thể và có tínhtổng hợp cao, nhằm cung cấp một tầm nhìn rộng và trongtổng thể phát triển chung

Tập trung vào các tác động đặc thù củatừng dự án

Tạo ra một cơ chế trong đó các tác động của nhiều dự ánđược định lượng tích lũy

Điều 29. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ MT

1. Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh

giá tác động môi trường

2. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc

đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp

luật về đầu tư

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường

1. Địa điểm thực hiện

2. Loại hình, công nghệ & quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến MT

5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến MT

6. Tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT.

5. Kiểm toán môi trường

“Kiểm toán MT là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có

tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế

nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết

bị môi trường hoạt động tốt“.

5. KTMT trả lời các câu hỏi sau

1. Chúng tôi đang làm gì ? Cụ thể, liệu có phải tuân thủ tất cả các

luật, quy định của Chính phủ, hướng dẫn hay không?

2. Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Cụ thể ở những khu vực

không được quy định, các hoạt động có thể được tăng cường để

giảm thiểu tác động môi trường ?

3. Chúng tôi có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn không ?

4. Chúng tôi phải làm gì nữa ?

89

5. Mục đích của kiểm toán MT

Giúp vào việc bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn bằng các biện pháp:1. Tạo điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế môi trường;2. Đánh giá sự tuân thủ các chính sách công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về quy chế.

90

6. Công cụ phụ trợ

n Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng: Là phương thức BVMT

trên cơ sở một vấn đề MT cụ thể ở địa phương thông qua việc tập

hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó

n Truyền thông MT: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý

tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ giữa hai hoặc một nhóm người

với nhau để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau

n Có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên: chính quyền doanh nghiệp,

tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư

91

92

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN