chƯƠng trÌnh nĂng lƯỢng phÁt thẢ Ấp viỆt nam (v leep)

62
TUYÊN BMIN TRTRÁCH NHIỆM: Báo cáo được thc hin vi shtrca Nhân dân Hoa Kthông qua Cơ quan Phát triển Quc tế Hoa K(USAID). Deloitte Consulting LLP và các đối tác thc hin hoàn toàn chịu trách nhim vni dung ca báo cáo. Các nội dung này không nhất thiết phn ánh quan điểm của Cơ quan Phát triển Quc tế Hoa Khay Chính phủ Hoa K. CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM (V-LEEP) Báo cáo: Đánh giá tác động ca COVID–19 đến ngành điện Việt Nam và đề xut Ngày 12 tháng 4 năm 2021 PHOTO CREDIT: ILO IN ASIA AND THE PACIFIC

Upload: others

Post on 19-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM: Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của Nhân dân Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Deloitte Consulting LLP và các đối tác thực hiện hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo. Các nội dung này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hay Chính phủ Hoa Kỳ.

CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM (V-LEEP) Báo cáo: Đánh giá tác động của COVID–19 đến ngành điện Việt Nam và đề xuất

Ngày 12 tháng 4 năm 2021

PHOTO CREDIT: ILO IN ASIA AND THE PACIFIC

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)
Page 3: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM (V-LEEP)

Báo cáo: Đánh giá tác động của COVID–19 đến ngành điện Việt Nam và đề xuất

Đệ trình cho: Phòng Kế hoạch và Quy hoạch, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Đơn vị lập báo cáo:

Contract No. AID-440-TO-15-00003

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC HÌNH 3

DANH MỤC BẢNG 4

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN V-LEEP 5

BÁO CÁO TÓM TẮT 6

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 1.1 GIỚI THIỆU 7 1.2 TÓM TẮT CÁC ĐIỂM CHÍNH TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 8 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

PHẦN 2: VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 TRONG NĂM 2020 13 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH COVID–19 Ở VIỆT NAM 13 2.2 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở VIỆT NAM VÀ Ở BỘ CÔNG THƯƠNG 15 2.2.1 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở VIỆT NAM 15 2.2.2 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở BỘ CÔNG THƯƠNG 17 2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 ĐẾN VIỆT NAM 18

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 20 3.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 20 3.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC 20 3.2.1 ĐIỆN THƯƠNG PHẨM 21 3.2.2 PHỤ TẢI 23 3.2.3 TỔN THẤT LƯỚI PHÂN PHỐI 25 3.2.4 DOANH THU 26 3.2.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI 27 3.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH Ở CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN 27 3.3.1 SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT VÀ DOANH THU 27 3.3.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN TỈ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG 29 3.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH Ở CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN 30 3.5 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN 31

PHẦN 4: NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 35 4.1 LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 35 4.1.1 KẾ HOẠCH KHẨN CẤP 37 4.1.2 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH 39 4.1.3 GIÁM SÁT THỰC HIỆN, BÁO CÁO KẾT QUẢ 42

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

4.2 TÍNH LIÊN TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ 43 4.3 TÍNH LIÊN TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 47 4.3.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG 47 4.3.2 CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 47 4.4 CHUỖI CUNG ỨNG 48 4.5 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG 49 4.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG 50 4.6.1 NHỮNG KHÓ KHĂN DO COVID–19 ĐEM LẠI CHO NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM 50 4.6.2 NHỮNG THUẬN LỢI DO COVID–19 ĐEM LẠI 51

PHẦN 5: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT 53 5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH 53 5.2 CÁC ĐỀ XUẤT 53 5.2.1 TĂNG CƯỜNG TRANG BỊ VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 53 5.2.2 TIẾP TỤC TẬP TRUNG BẢO VỆ AN TOÀN CHO LỰC LƯỢNG VẬN HÀNH 54 5.2.3 TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN 55 5.2.4 XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG TIN CẬY VÀ ĐẦY ĐỦ 55 5.2.5 XEM XÉT SỬ DỤNG CÁC CHUYÊN GIA Ở TRONG NƯỚC THAY CHO CHUYÊN GIA ĐẾN TỪ NGOÀI NƯỚC 56 5.2.6 LINH HOẠT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG, THAY THẾ THIẾT BỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

1 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

LỜI CẢM ƠN Dự án V-LEEP xin trân trọng cảm ơn Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Ông Nguyễn Tuyển Tâm và Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phòng Kế hoạch và Quy hoạch đã tạo điều kiện hỗ trợ dự án triển khai nghiên cứu này.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và Ông Trần Đức Minh ở Ban Quan hệ Quốc tế của Tập đoàn đã tạo điều kiện hỗ trợ dự án trong việc bố trí lịch làm việc và trao đổi với các đơn vị khác thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam để tìm hiểu thông tin phục vụ cho nghiên cứu này.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn đại diện của các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: Ban Tổ chức Nhân sự, Ban Kinh doanh, Ban Truyền thông, Ban Đầu tư Xây dựng, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia, Tổng công ty Truyền tải điện, các Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Hồ Chí Minh, Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam, các Tổng công ty Phát điện 1, 2 và 3, và các đơn vị khác trực thuộc Tập đoàn đã giúp đỡ, tạo điều kiện, chia sẻ thông tin cho dự án V-LEEP để xây dựng nội dung báo cáo này.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin cảm ơn Tổng công ty Phát điện TKV, Tổng công ty điện lực Dầu khí, nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2, nhà máy điện gió Phú Lạc, nhà máy điện mặt trời Phước Hữu đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.

Đồng thời, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn các chuyên gia Olga Mandrugina, Julia De La Cruz và Merril Stypula của Deloitte đã đóng góp trong quá trình xây dựng báo cáo cũng như chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với COVID–19 của các đơn vị điện lực trên thế giới, làm tiền đề cho việc xây dựng khung thông tin điều tra cho nghiên cứu này.

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCT Bộ Công Thương BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao CNTT Công nghệ thông tin COD Ngày vận hành thương mại COVID–19 Bệnh viêm đường hô hấp cấp CSKH Chăm sóc khách hàng CPMB Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung DVCQG Dịch vụ công quốc gia DVĐ-ĐT Dịch vụ điện, điện tử EREA Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam F0 Ca nhiễm COVID–19 F1 Ca tiếp xúc với F0 F2 Ca tiếp xúc với F1 HĐMBĐ Hợp đồng mua bán điện MTV Một thành viên NLTT Năng lượng tái tạo V-LEEP Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (Vietnam Low Emission

Energy Program) VTTB Vật tư thiết bị QLNN Quản lý nhà nước SOP Quy trình vận hành tiêu chuẩn SDNLHQ Sử dụng năng lượng hiệu quả TKNL Tiết kiệm năng lượng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTĐN Tổn thất điện năng TTCSKH Trung tâm chăm sóc khách hàng UBND Ủy ban nhân dân

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

3 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................... 12 Hình 2: Tổng hợp quy định về nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài ........................... 16 Hình 3: Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc tạm thời của cơ quan Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ........................................................................................... 17 Hình 4: Tốc độ tăng GDP 9 tháng các năm từ 2011 – 2020 ................................................ 18 Hình 5: Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID–19 ....................................................... 19 Hình 6: Tác động của COVID–19 đến nhu cầu điện của các nhóm khách hàng (%) ........... 21 Hình 7: COVID–19 gây sụt giảm sản lượng điện thương phẩm so với kế hoạch ................ 22 Hình 8: Sự thay đổi sử dụng điện của các nhóm khách hàng ở một số đơn vị điển hình .... 24 Hình 9: Khảo sát về sự thay đổi tiêu thụ điện giữa các nhóm khách hàng .......................... 24 Hình 10: Tác động của dịch bệnh đến dự án đang xây dựng .............................................. 31 Hình 11: Thời gian chậm tiến độ của các dự án đang xây dựng ......................................... 32 Hình 12: Các nguyên nhân của việc chậm tiến độ dự án .................................................... 32 Hình 13: Các nguyên nhân gây ra chậm cung cấp vật tư thiết bị ........................................ 33 Hình 14: Hệ thống phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID–19 .......................................................................................................................... 35 Hình 15: Các tiêu chí liên quan đến đảm bảo lực lượng lao động ....................................... 36 Hình 16: Phương pháp để đảm bảo yêu cầu về khoảng cách tiếp xúc ................................ 37 Hình 17: Kế hoạch hành động ứng phó với COVID 19 của Bộ Công Thương..................... 38 Hình 18: Tần suất cập nhật thông tin về diễn biến dịch ....................................................... 39 Hình 19: Nguồn thông tin dùng để cập nhật tình hình dịch .................................................. 39 Hình 20: Nội dung thông tin các đơn vị thu nhận ................................................................. 40 Hình 21: Tình hình xử lý thông tin về dịch COVID–19 trước khi phổ biến nội bộ ................. 41 Hình 22: Cập nhật thông tin về dịch COVID–19 và phổ biến thông tin trên website ở một số cơ quan. (Nguồn: Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam) ..................................... 41 Hình 23: Tần suất cập nhật thông tin sau thời kì cao điểm COVID–19 ................................ 41 Hình 24: Các cách thức báo cáo và giám sát điều chỉnh của các đơn vị trong giai đoạn COVID–19........................................................................................................................................ 42

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 4

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2019 và 2020 21

Bảng 2: Sự thay đổi điện thương phẩm trong thời kì COVID–19 (so sánh 2020/2019) 22

Bảng 3: Sự thay đổi tiêu thụ điện giữa các đối tượng khách hàng trong thời kì COVID–19 (so sánh 2020/2019) 23

Bảng 4: Tỷ lệ tổn thất trên lưới phân phối 25

Bảng 5: Các chỉ tiêu về lưới điện phân phối 25

Bảng 6: Doanh thu khối phân phối 26

Bảng 7: Các tác động của COVID–19 đến doanh thu của các đơn vị phân phối 26

Bảng 8: Sản lượng điện sản xuất của một số đơn vị 28

Bảng 9: Các yếu tố tác động đến sản lượng điện của các đơn vị phát điện 29

Bảng 10: Tỉ lệ điện tự dùng của các đơn vị 30

Bảng 11: Các tiêu chí liên quan đến xây dựng kế hoạch khẩn cấp 38

Bảng 12: Lộ trình lắp đặt công tơ điện tử 44

Bảng 13: Tỉ lệ tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử 45

Bảng 14: Các chỉ tiêu trong hoạt động cung cấp thiết bị vật tư 49

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

5 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN V-LEEP Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam của USAID (V-LEEP) có mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng môi trường chính sách, quy định và cơ chế khuyến khích hoạt động phát thải thấp trong ngành năng lượng, đồng thời thu hút đầu tư của khu vực tư nhân và nhà nước thông qua việc áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT). V-LEEP thúc đẩy việc xây dựng các cấu phần quan trọng nhằm phát triển lĩnh vực năng lượng sạch như cơ chế khuyến khích đầu tư vào năng lượng sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy môi trường cạnh tranh cho hoạt động phát điện tái tạo, tăng cường tích hợp lưới NLTT, và đảm bảo về mật độ phát triển các cơ sở phát điện sạch tại địa phương.

Ba hợp phần và các nhiệm vụ chính của V-LEEP như sau:

Hợp phần 1: Xây dựng Chiến lược phát thải thấp cho ngành năng lượng

Nhiệm vụ 1.1: Nâng cao năng lực của Chính phủ Việt Nam trong việc phân tích, xây dựng chiến lược năng lượng sạch, đánh giá các phương án giảm nhẹ phát thải cho việc ra quyết định.

Hợp phần 2: Nâng cao năng lực và thúc đẩy môi trường phát triển NLTT

Nhiệm vụ 2.1: Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy môi trường phát triển NLTT cho Việt Nam.

Nhiệm vụ 2.2: Nâng cao năng lực của các đơn vị phát triển dự án và của khối tư nhân trong đầu tư phát triển NLTT quy mô lớn.

Hợp phần 3: Tăng cường ứng dụng sử dụng năng lượng hiệu quả và tuân thủ quy định về TKNL

Nhiệm vụ 3.1: Tăng cường năng lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy việc triển khai chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả.

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 6

BÁO CÁO TÓM TẮT Đại dịch COVID–19 có ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội ở phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng ít nhiều do đại dịch này. Nghiên cứu này được thực hiện để có cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của dịch COVID–19 đến ngành điện Việt Nam cũng như cách thức ứng phó của ngành.

Báo cáo phân tích tình hình chung của Việt Nam trong năm 2020, từ thời điểm đại dịch COVID–19 bắt đầu bùng phát. Báo cáo cũng phân tích các hành động ứng phó với COVID–19 nói chung và cách thức ứng phó tại Bộ Công Thương nói riêng.

Việc thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp đã cung cấp các thông tin đầu vào để thực hiện phân tích tác động của COVID–19 đến ngành điện Việt Nam cũng như cách thức ứng phó của ngành trước các tác động này. 30 đơn vị từ khối quản lý nhà nước (QLNN) đến các khối phát điện, truyền tải điện và phân phối điện tham gia cuộc khảo sát điều tra đã cho cái nhìn tổng thể về ngành điện Việt Nam trong đại dịch COVID–19.

Kết quả phân tích cho thấy tác động của COVID–19 trong năm 2020 đến các cơ quan QLNN chủ yếu trên phương diện quy trình hoạt động và nhân sự. Đối với khối sản xuất, truyền tải và phân phối tác động chủ yếu do sự thay đổi về nhu cầu điện năng. Nhu cầu điện năng của 6 tháng đầu năm 2020 có sụt giảm so với kế hoạch đề ra, nhưng vẫn tăng so với cùng kì năm 2019. Các đơn vị trong ngành đều bị ảnh hưởng đến doanh thu so với kế hoạch do sản lượng điện thấp hơn kế hoạch. Đối với khối phân phối, bên cạnh việc giảm sản lượng còn ảnh hưởng từ việc hỗ trợ tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID–19 theo chủ trương của Chính phủ.

Để đảm bảo vận hành ổn định, an toàn và cung cấp điện đầy đủ theo nhu cầu của khách hàng sử dụng điện, ngành điện cũng đã thực hiện các phương án ứng phó phù hợp với từng điều kiện trong các thời kì khác nhau của dịch COVID–19. Các giải pháp tập trung vào đảm bảo an toàn cho nguồn nhân lực; đảm bảo đầy đủ các vật tư thiết bị (VTTB) trong thay thế, bảo trì bảo dưỡng và lắp đặt cho dự án mới; đảm bảo tính liên tục trong cung cấp các dịch vụ khách hàng. Các giải pháp được phản ánh trong Kế hoạch khẩn cấp được lập ra dựa trên việc thu thập đầy đủ các thông tin về dịch COVID–19, dựa trên các hướng dẫn ban hành từ các cơ quan Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch.

Dựa trên các phân tích về tác động và các giải pháp ứng phó của ngành điện trong năm 2020, cùng, các biến thể mới của vi rút COVID-19 và ảnh hưởng của dịch bệnh này trên toàn cầu trong quý đầu năm 2021, báo cáo cũng đưa ra các đề xuất cho ngành điện Việt Nam và các đơn vị trong ngành để ứng phó với những đợt dịch COVID–19 trong tương lai cũng như các sự kiện tương tự bao gồm: (i) luôn cập nhật các thay đổi trong ứng phó với COVID-19 và tình hình phục hồi trên thế giới; (ii) tăng cường trang bị và đào tạo áp dụng công nghệ thông tin; (iii) tập trung bảo vệ an toàn cho lực lượng vận hành; (iv) tăng cường triển khai các dịch vụ công trực tuyến; (v) xây dựng chuỗi cung ứng tin cậy và đầy đủ, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị; (vi) xem xét sử dụng các chuyên gia ở trong nước thay cho chuyên gia đến từ ngoài nước để đảm bảo sự liên tục trong hỗ trợ kỹ thuật đối với các dự án và trong quá trình vận hành và bảo dưỡng; (vii) linh hoạt điều chỉnh các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết bị.

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

7 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 GIỚI THIỆU

Đại dịch COVID–19 có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội ở phạm vi toàn cầu. Việt Nam mặc dù là một trong những quốc gia đã có những thành công bước đầu trong việc hạn chế sự lây lan của đại dịch trong lãnh thổ quốc gia nhưng không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các mặt của đời sống xã hội của đất nước.

Trong quý đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đặt 3,82 %, mức tăng thấp nhất trong thập kỉ. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là ngành du lịch vì lý do sụt giảm lượng khách du lịch quốc tế, các hoạt động khác liên quan như vận tải hàng không, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống cũng bị ảnh hưởng theo. Sự ảnh hưởng đến lực lượng lao động cũng được thể hiện rõ qua tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (từ 15 tuổi) giảm 144200 người so với cùng kì năm 2019.

Ngành điện là một trong các ngành cung cấp năng lượng đầu vào cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác. Do sự sụt giảm mức độ hoạt động của các ngành sản xuất và dịch vụ nên nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc tăng trưởng thấp hơn dự kiến, đặc biệt đối với thành phần phụ tải công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại. Như vậy có thể thấy đại dịch COVID–19 đã gián tiếp gây ảnh hưởng đến ngành điện.

Dịch bệnh COVID–19 có quy mô ảnh hưởng toàn cầu do vậy có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp nhiên liệu than cho các nhà máy nhiệt điện than, do có rủi ro dừng hoạt động một số đơn vị cung cấp than; ảnh hưởng đến việc cung cấp các vật tư, phụ tùng thiết bị thay thế; và ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng vận hành các đơn vị điện lực. Dịch bệnh cũng có thể gây ra các ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng của các đơn vị đang vận hành cũng như tiến độ đóng điện các nguồn điện đang đầu tư xây dựng do các vấn đề về huy động đủ nguồn lực bao gồm cả nhân lực và vật lực.

COVID–19 tác động đến kinh tế Việt Nam thế nào?

Tăng trưởng quý I/2020 thấp nhất 10 năm, đạt mức 3,82% tổng thu cân đối ngân sách 4 tháng giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục...

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục. Quý I, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước giảm 144200 người so với cùng kỳ năm 2019; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ước đạt 75,4%, giảm 1,3 điểm phần trăm, thấp nhất 10 năm qua.

Nguồn: Nguyên Vũ (2020), COVID–19 tác động đến kinh tế Việt Nam thế nào <https://baodautu.vn/covid-19-tac-dong-den-kinh-te-viet-nam-the-nao-d121405.html>

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 8

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Cục ĐL) phối hợp với dự án V-LEEP thực hiện nghiên cứu dựa trên các thông tin dữ liệu thứ cấp cũng như các dữ liệu sơ cấp để phân tích ảnh hưởng của dịch COVID–19 đến ngành điện Việt Nam, đánh giá cách thức ứng phó của bản thân ngành, phân tích để thấy được các phương thức ứng phó phù hợp hoặc cách xây dựng các kế hoạch ứng phó với dịch bệnh hợp lý trong thời gian tới. Báo cáo cũng phân tích cách thức ngành điện ứng phó với COVID–19 trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2020 của một số quốc gia trên thế giới để rút ra các bài học kinh nghiệm, các thực hành tốt nhằm đưa ra các gợi ý phù hợp với tình hình Việt Nam. Báo cáo đưa ra một số kiến nghị trong việc giảm thiểu tác động cũng như ứng phó tốt hơn với tình huống dịch bệnh tương tự trong tương lai.

Mục đích của nghiên cứu là nhằm xem xét cách thức ứng phó với COVID–19 của ngành điện Việt Nam, từ đó có những đề xuất phù hợp có thể áp dụng để tăng tính chủ động và giảm tác động của những làn sóng dịch bệnh trong tương lai.

Các nội dung của các phần tiếp theo trong nghiên cứu này bao gồm:

- Phần 1: Giới thiệu chung và phương pháp nghiên cứu

- Phần 2: Việt Nam ứng phó với tác động COVID–19 trong năm 2020

- Phần 3: Đánh giá tác động của COVID–19 đến ngành điện Việt Nam

- Phần 4: Ngành điện Việt Nam ứng phó với COVID–19

- Phần 5: Các kết quả chính và đề xuất

1.2 TÓM TẮT CÁC ĐIỂM CHÍNH TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

Dịch COVID–19 ảnh hưởng thế nào tới tình hình cung cấp điện mùa nắng nóng sắp đến?

Dịch bệnh COVID–19 ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp nhiên liệu than cho các nhà máy nhiệt điện. Sản xuất than trong nước bị ảnh hưởng do thiếu vật tư, phụ tùng thiết bị thay thế, cũng như lực lượng vận hành. Về nguồn than nhập khẩu có những rủi ro về việc tạm dừng hoạt động một số thị trường cung cấp than như Nam Phi. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sửa chữa cũng như tiến độ đóng điện các nguồn điện. Đến nay, một số nhà máy thủy điện như Sê San 3A, Sông Tranh 2, A Vương, Hòa Bình, Sơn La... phải hoãn kế hoạch sửa chữa trong mùa khô do không nhập được vật tư, thiết bị thay thế. Việc này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố trong giai đoạn cuối mùa khô và mùa lũ khi các tổ máy vận hành quá thời hạn cho phép. Đối với tiến độ đóng điện công trình mới, rõ rệt nhất là đối với NMNĐ BOT Hải Dương chậm tiến độ khoảng 3-4 tháng dẫn đến không thể cung cấp sản lượng điện khoảng 680 triệu kWh trong mùa khô như kế hoạch ban đầu.

Nguồn: Xuân Tiến (2020). Dịch COVID–19 ảnh hưởng thế nào tới tình hình cung cấp điện mùa nắng nóng sắp đến? <https://www.evn.com.vn/d6/news/Dich-COVID-19-anh-huong-the-nao-toi-tinh-hinh-cung-cap-dien-mua-nang-nong-sap-den-6-12-25448.aspx>

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

9 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

V-LEEP đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến ngành điện và các thực hành tốt để giảm thiểu tác động (Báo cáo đánh giá tác động toàn cầu). Báo cáo này phân tích tình hình ứng phó với COVID–19 của một số quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Singapore, Thái Lan, Philipines, Hàn Quốc, Malaysia để thấy được cách ứng phó khác nhau của ngành điện ở các quốc gia này đối với dịch bệnh. Báo cáo cũng đưa ra các thực hành tốt trong giai đoạn ứng phó với đại dịch trên phương diện nhận diện và phân tích tình hình dịch bệnh, xây dựng kế hoạch khẩn cấp, tính liên tục trong cung ứng dịch vụ, tính liên tục trong hoạt động của đơn vị, nhân lực, cung ứng nguyên liệu vật tư thiết bị, và dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

Báo cáo Đánh giá tác động Toàn cầu đã chia quá trình ứng phó COVID-19 thành ba giai đoạn riêng biệt:

1. Giai đoạn ỨNG PHÓ bao gồm khoảng thời gian kể từ khi đại dịch lần đầu tiên được xác định và các hành động đã được thực hiện để giảm thiểu tác động của nó

2. Giai đoạn PHỤC HỒI bắt đầu khi các tình trạng đã ổn định và bắt đầu “trở lại bình thường” và kết thúc khi tình hình gần như trở lại bình thường hoặc về trạng thái ổn định mới (khi vắc xin được phổ biến rộng rãi)

3. Giai đoạn PHÁT TRIỂN bắt đầu khi đạt được tình hình ổn định và các hành động khắc phục cũng như kế hoạch mới có thể được thực hiện để giảm thiểu những thách thức trong tương lai

Báo cáo phân tích tình hình thế giới đã cho thấy trong giai đoạn thích ứng với COVID–19, sự thiếu nhất quán về cách thức phản ứng trong Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) của các đơn vị. Một số đơn vị đã nhận thức được nguy cơ lây nhiễm và bắt đầu khởi động kế hoạch khẩn cấp sớm hơn các đơn vị khác, nhờ vậy họ đã cơ bản ngăn chặn được sự lây lan của COVID–19 trong cơ sở của mình và tránh lây nhiễm cho các bộ phận quan trọng, tránh việc phải đóng cửa nhà máy. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc phân tích đánh giá tình hình, xây dựng các SOP của đơn vị để thích ứng và giải quyết các vấn đề do đại dịch gây ra. Sự thiếu nhất quán giữa các đơn vị trong việc nhận thức tình hình và xây dựng kế hoạch khẩn cấp sẽ được giải quyết nếu được điều phối bởi một tổ chức thứ ba, có quyền lực bao trùm.

COVID–19 đã có tác động lớn đến cách các đơn vị coi thế nào là trường hợp khẩn cấp. Trước đây, các trường hợp khẩn cấp thường mang tính chất khu vực hoặc địa phương dẫn tới sự phong tỏa (lockdown) ngắn hạn, nên có thể xử lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thỏa thuận hỗ trợ hoặc các hợp đồng hỗ trợ dự phòng. Đại dịch COVID–19 lại gây ra việc đóng cửa hàng loạt các hoạt động kinh doanh không thiết yếu, lệnh hạn chế di chuyển nội địa cũng như quốc tế đã gây ra sự đình trệ của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện giảm mạnh. Đại dịch cũng tác động đến chuỗi cung ứng trong nước cũng như toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng nguyên vật liệu và vật tư.

Các chính phủ, cơ quan và các tổ chức y tế đã không rút ra bài học kinh nghiệm từ các sự kiện lây nhiễm trước đây (ví dụ: SARS, MERS, EBOLA, dịch cúm Tây Ban Nha) để đưa ra những điều chỉnh kịp thời đối với thủ tục, đơn đặt hàng, kiểm kê nguồn cung cấp khẩn cấp, cách thức truyền thông và xét nghiệm. Các chính phủ cần chính thức thành lập một tổ chức đánh giá để chỉ định các thay đổi đối với phương thức hoạt động, các kế hoạch khẩn cấp như đã được thực hiện đối với các tổ chức tài chính toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 10

2008. Các đơn vị cần tham gia tích cực vào đánh giá này để giúp xác định và ưu tiên những thay đổi sẽ được thực hiện trong lĩnh vực năng lượng và xây dựng các kế hoạch ứng phó và kịp thời phục hồi để đảm bảo hoạt động liên tục trong trường hợp đại dịch kéo dài. Để phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với đại dịch, các đơn vị cần được cung cấp thông tin về tình hình lây nhiễm chính xác hơn. Sự chậm trễ trong việc đóng cửa các bộ phận thiết yếu/nhà máy quan trọng có thể dẫn đến việc lây lan COVID–19 trong một số khu vực hoặc nhân sự quan trọng. Do đó, một số nhân viên vận hành và bảo trì thiết yếu đã bị buộc phải cách ly và không thể đảm nhiệm các nhiệm vụ, gây ra sự cố ngừng hoạt động của cơ sở, gây phát sinh các vấn đề trong đảm bảo hoạt động phát điện, truyền tải và phân phối an toàn, ổn định và hiệu quả.

Khi lệnh phong tỏa được ban hành, nhiều cơ quan chính phủ và công ty không có khả năng chuyển sang chế độ làm việc từ xa hoặc làm việc tại nhà. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị không có sẵn các hệ thống để cho phép tự động hóa, điện tử hóa tất cả các quy trình công việc cần thiết để thực hiện trong việc giám sát và vận hành thiết bị từ xa. Các đơn vị cần đánh giá quy trình làm việc của họ để loại bỏ các tương tác trực tiếp không cần thiết trong các hoạt động kinh doanh thiết yếu. Điều này bao gồm áp dụng và triển khai các công nghệ không tiếp xúc, thay đổi các dịch vụ thanh toán, thu tiền, đọc đồng hồ, liên lạc với khách hàng, kiểm soát phụ tải theo nhu cầu và điều khiển tự động hóa cho các hoạt động từ xa.

Việc xuất hiện các biến thể mới của vi-rút trên phạm vi toàn cầu và các làn sóng lây nhiễm vẫn diễn ra vào năm 2021 báo hiệu rằng tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn rất phức tạp và tiếp tục gia tăng.. Vì vậy các đơn vị ngành điện cần luôn duy trì theo dõi và cập nhật tình hình trong năm 2021.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là tổng hợp phân tích các thông tin thu thập được bao gồm các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, áp dụng thống kê số liệu để đưa ra các đánh giá và nhận định về tác động của dịch COVID–19 đến ngành điện Việt Nam cũng như cách thức các đơn vị trong ngành ứng phó với tác động do dịch COVID–19 gây ra. Từ các đánh giá đưa ra các nhận định và đề xuất cho ngành trong việc ứng phó với các trường hợp tương tự trong thời gian tới.

Dữ liệu phục vụ cho phân tích

Dữ liệu phục vụ cho phân tích bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Các dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

- Các số liệu liên quan đến điện thương phẩm, tổn thất, doanh thu

- Các báo cáo, quy định, văn bản được các đơn vị ban hành trong giai đoạn COVID–19

- Các ảnh hưởng do COVID–19 gây ra đối với các đơn vị

- Cách thức ứng phó của các đơn vị đối với COVID–19

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

11 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua thông qua phỏng vấn các đối tượng khác nhau bao gồm các cơ quan QLNN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên, các đơn vị phát điện ngoài EVN.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong quá trình khảo sát, nhóm sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Theo đó, phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng trong nghiên cứu là phỏng vấn sâu. Với phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành phương pháp bảng hỏi.

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên nghiên cứu về các quốc gia trên thế giới, cách thức ứng phó với dịch COVID–19. Bảng hỏi được điều chỉnh để phù hợp với các đặc điểm riêng của Việt Nam.

Bảng hỏi được thiết kế riêng cho các đối tượng phỏng vấn (cơ quan quản lý nhà nước, khối phát điện, khối truyền tải điện, khối phân phối điện…) gồm 2 phần chính: (i) thông tin chung và (ii) thông tin chi tiết.

Các phần vấn đề chung như khó khăn gặp phải và biện pháp khắc phục cũng như kế hoạch chuẩn bị; thu thập thông tin về dịch bệnh và phân tích tình hình dịch bệnh, vấn đề giám sát báo cáo và rà soát văn bản, việc lập kế hoạch khẩn cấp và thực hiện kế hoạch, triển khai dự án và độ chậm tiến độ nếu có, vấn đề liên quan đến lực lượng lao động được hỏi đối với tất cả các đối tượng phỏng vấn.

Một phần liên quan đến tính liên tục của hoạt động và tính liên tục trong công tác cung ứng dịch vụ có các câu hỏi hướng đến các đặc điểm của các đối tượng khác nhau.

Đối với cơ quan chính phủ, các câu hỏi liên quan đến tính liên tục trong hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Đối với các đơn vị sản xuất và cung cấp điện năng (khối phát điện, truyền tải và phân phối) có các câu hỏi liên quan đến doanh thu, cung cấp vật tư thiết bị. Ngoài ra, đối với Khối phát điện, tính liên tục trong công tác cung ứng dịch vụ được thể hiện ở sản lượng điện sản xuất; các đặc điểm liên quan đến vận hành nhà máy như hệ số công suất trung bình của tổ máy phát điện, thời điểm công suất cực đại, tỷ lệ điện tự dùng; đối với Khối truyền tải điện, các câu hỏi liên quan đến tính liên tục trong công tác cung ứng dịch vụ được thể hiện ở việc đảm bảo đường truyền tải (bảo trì bảo dưỡng, thay thế thiết bị), trực vận hành, tổn thất truyền tải; đối với Khối phân phối, các câu hỏi liên quan đến tính liên tục trong công tác cung ứng dịch vụ được thể hiện ở việc hiện đại hóa và số hóa dịch vụ đăng kí cung cấp dịch vụ, đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho các hộ tiêu thụ đặc biệt, tính ổn định và tin cậy trên lưới phân phối, sự thay đổi sản lượng điện thương mại và dịch chuyển nhu cầu điện năng giữa các đối tượng tiêu thụ.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 12

Hình 1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu

Phân tích dữ liệu(Từ số liệu đã đươc xử lý, phân tích các khía cạnh khác nhau để thấy được tác động của COVID – 19 đến

ngành điện Việt Nam và công tác ứng phó)

Xử lý dữ liệu(Tiến hành xử lý dữ liệu để sử dụng làm đầu vào cho Phân tích)

Đề xuất(Từ các phân tích, tổng hợp và đề xuất các cách thức ứng phó hiệu quả trong tương lai)

Xây dựng bảng hỏi(Dựa trên các gợi ý từ phân tích tình hình thế giới, xây dựng bảng hỏi cho các đối tượng điều tra được lựa

chọn)

Thu thập số liệu(Thực hiện phỏng vấn để tiến hành thu thập thông tin)

Phân tích tổng quan tình hình thế giớiĐề xuất các khía cạnh phân tích phù hợp với Việt Nam

Đề xuất đối tượng điều tra

Phân tích chung về đối tượng phỏng vấn

Có 30 đơn vị được lựa chọn tham gia phỏng vấn. Các đơn vị này bao gồm từ cơ quan QLNN (03 đơn vị), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (01), khối phát điện (13 đơn vị), khối truyền tải (04 đơn vị), khối phân phối (09 đơn vị) trải rộng trên các vùng địa lý từ miền Bắc đến miền Trung và miền Nam. Trong khối phát điện, các nhà máy được lựa chọn bao gồm cả các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời nổi). Về sở hữu bao gồm cả các đơn vị thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản, các đơn vị phát điện độc lập, đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy sự đa dạng về đối tượng lựa chọn để nghiên cứu có thể phản ánh hết các khía cạnh, vấn đề có thể hiện hữu do dịch COVID–19 gây ra đối với các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau trong hệ thống điện cũng như các cách thức ứng phó khác nhau tùy thuộc vào các đặc điểm riêng biệt của từng dạng đối tượng này. Từ đó, nghiên cứu có thể đưa ra các phân tích nhận xét về một bức tranh tổng thể của ngành điện trong đại dịch COVID–19.

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

13 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

PHẦN 2: VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 TRONG NĂM 2020

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH COVID–19 Ở VIỆT NAM

Theo số liệu cập nhật tính tới ngày 06 tháng 11 năm 2020, Việt Nam có 1.203 người mắc; trong đó có 1.069 ca khỏi bệnh và 35 ca tử vong. Tính từ trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Việt Nam được xác nhận vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 tới nay, có thể chia diễn tiến của dịch COVID–19 tại Việt Nam thành 3 giai đoạn chính sau1:

Giai đoạn 1: từ ngày 3/01/2020 tới 25/2/2020

Ở giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu ghi nhận các ca dương tính đầu tiên. Chính phủ và Bộ Y tế bắt đầu chỉ đạo thực hiện các công tác chuẩn bị, lên kế hoạch ứng phó.

Với 2 ca dương tính đầu tiên xác nhận tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), Việt Nam chính thức bước vào cuộc chiến chống COVID–19. Hai bệnh nhân đầu tiên này là hai cha con người Vũ Hán, Trung Quốc. Tiếp theo đó có thêm 14 ca nhiễm được xác nhận và đều có lịch sử di chuyển qua Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 1, 8 công nhân trong đó có 7 người quê Vĩnh Phúc của công ty Nihon Plast có trụ sở tại Vĩnh Phúc trở về từ Vũ Hán sau chuyến tập huấn. Ngày 30 tháng 1, người đầu tiên trong nhóm 8 người này nhận kết quả xét nghiệm dương tính với COVID–19. Liên tiếp các ngày sau có các ca dương tính với COVID–19 từ Vĩnh Phúc có liên quan tới nhóm công nhân này được khẳng định. Do đó, ngày 12/2/2020, tỉnh Vĩnh Phúc quyết định cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi. Quyết định cách ly này sau đó được gỡ bỏ vào ngày 26 tháng 2.

Ngày 1 tháng 2 năm 2020, Bộ Y tế đã công bố dịch bệnh do nCoV tại Khánh Hoà, sau khi tỉnh này xác nhận trường hợp đầu tiên dương tính với nCoV. Bệnh nhân này có tiếp xúc gần với 02 bệnh nhân Trung Quốc nhiễm nCoV và đang điều trị tại Việt Nam.

Giai đoạn 2: từ ngày 6/3/2020 tới 21/4/2020

Trong giai đoạn này, các ca đang bắt đầu nhiễm lây lan trong cộng đồng. Nguồn gốc lây nhiễm chưa được truy tìm hết. Do đó, ở giai đoạn này đã triển khai cách ly toàn xã hội ở phạm vi toàn quốc, gây ảnh hưởng sâu và rộng đến các hoạt động kinh tế xã hội.

Ngày 6/03/2020, Hà Nội công bố ca bệnh đầu tiên trên địa bàn thành phố, đồng thời là ca thứ 17 tại Việt Nam.

Ngày 10/3/2020, Bình Thuận xuất hiện bệnh nhân siêu lây nhiễm. Đây là bệnh nhân thứ 34, về Việt Nam từ Mỹ qua sân bay Tân Sơn Nhất rồi về Phan Thiết. Bệnh nhân này lây nhiễm cho 11 người khác.

Ngày 19/3/2020: Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ổ dịch tại quán bar Buddha bắt nguồn từ một phi công người Anh, sinh sống tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Ổ dịch này được theo dõi trong 20 ngày và kết quả kiểm tra ghi nhận 13 trường hợp dương tính với COVID–19.

1 Nguồn: Bộ Y tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 14

Ngày 20/3/2020: Bộ Y tế thông báo hai nữ điều dưỡng của Trung tâm bệnh nhiệt đới, bệnh viện Bạch Mai nhiễm COVID–19, lần lượt là bệnh nhân thứ 86 và 87 tại Việt Nam. Ổ dịch “bệnh viện Bạch Mai” được kiểm soát đặc biệt.

Giai đoạn 3: từ ngày 25/7/2020 đến 2/122020

Giai đoạn này ghi nhận các ca dương tính không truy tìm được nguồn gốc, có lây nhiễm trong cộng đồng ở quy mô tỉnh/thành phố. Quyết định cách ly xã hội (như ở Đà Nẵng) hay không (như ở thành phố Hồ Chí Minh) tùy thuộc vào khả năng khoanh vùng và tình hình lây nhiễm.

Ngày 25/7/2020, Bộ Y tế thông báo bệnh nhân thứ 416, phát hiện tại Đà Nẵng nhưng không truy được nguồn lây nhiễm.Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội thành phố Đà Nẵng từ ngày 27 tháng 7. Ngày 31/7/2020, Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên là bệnh nhân đang điều trị bệnh khác tại bệnh viện, bị nhiễm COVID–19 trong cộng đồng. Ngày 5 tháng 9, Đà Nẵng chính thức nới lỏng giãn cách xã hội.

Ngày 28 tháng 11 năm 2020, bệnh nhân 1347 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID–19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân này là tiếp viên hàng không và trong quá trình cách ly đã không tuân thủ các quy định, có gặp gỡ những người khác và gây ra lây nhiễm trong cộng đồng. Bệnh nhân này lây nhiễm cho thêm hai bệnh nhân nữa. Do tình hình sớm được kiểm soát, thành phố Hồ Chí Minh quyết định không cách ly xã hội toàn thành phố.

Ngày 28 tháng 12 năm 2020, bệnh nhân 1440 và 1451 có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID–19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai bệnh nhân này là trường hợp từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường bộ (trong ngày 24 tháng 12 năm 2020) và có lộ trình di chuyển phức tạp. Hiện tại một số tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, thành phố Cần Thơ, và thành phố Hồ Chí Minh đang phối hợp để khoanh vùng các đối tượng đã tiếp xúc với các bệnh nhân.

Giai đoạn 4: từ ngày 27/1/2021 đến 27/3/2021

Trong giai đoạn này, nước ta xuất hiện các ổ dịch không truy xuất nguồn gốc F0 chính xác nhưng nghi ngờ do người nhập cư bất hợp pháp hoặc chuyên gia nước ngoài mang mầm bệnh vào Việt Nam. Các ổ dịch xuất hiện tại các nơi tập trung đông người, dễ lây nhiễm như khu công nghiệp, sân bay…, liên quan đến biến chủng viruts tại Anh – là một chủng mới lây lan nhanh và mạnh. Tuy các ổ dịch phức tạp, nghiêm trọng hơn những ổ dịch trước đây nhưng vì công tác khoanh vùng và khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt, cách ly xã hội chỉ xảy ra ở các địa phương có ổ dịch lớn.

Ngày 27/1, cùng với Hải Dương, Quảng Ninh cũng ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên lây nhiễm trong cộng đồng là bệnh nhân 1553, nhân viên an ninh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Đây là ổ dịch độc lập với ổ dịch Hải Dương và được dự đoán có nguồn lây liên quan đến các đối tượng nhập cảnh trái phép. Quảng Ninh thực hiện giãn cách xã hội một số khu vực có ca mắc COVID-19 từ 0h ngày 29/1. Trong vòng một tuần, tỉnh Quảng Ninh cũng đã ngăn chặn được đà lây nhanh, kiềm chế và cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID-19

Ngày 27/1, Hải Dương ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên tại xã Hưng Đạo, Tp.Chí Linh (là F1 của chị G, thường trú tại Chí Linh Hải Dương bị phát hiện dương tính với COVID-19 khi nhập cảnh tại Nhật Bản) và là bệnh nhân số 1552 mắc COVID-19 ở Việt Nam. Sau đó dịch nhanh chóng lây ra 12/12 huyện, thị xã, thành phố với khoảng gần 700 ca nhiễm. Hải Dương

Page 20: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

15 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

gồm 5 ổ dịch lớn tại Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Nam Sách và TP Hải Dương, trong đó 2 ổ dịch lớn là ổ dịch tại khu công nghiệp Cộng Hòa, thành phố Chí Linh và ổ dịch ở Cẩm Giàng. Hải Dương đã tiến hành cách ly xã hội toàn tỉnh từ 0h ngày 16/2 và kết thúc cách ly xã hội toàn tỉnh từ 0h ngày 3/3.

Có 12 tỉnh/thành phố có ghi nhận ca mắc Covid liên quan đến ổ dịch tại Hải Dương (là người trở về từ Hải Dương hoặc tiếp xúc với F0) gồm: Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Giai Lai, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Điện Biên, Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Giang. Trong giai đoạn 4, có tổng số khoảng 1000 ca dương tính tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

2.2 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở VIỆT NAM VÀ Ở BỘ CÔNG THƯƠNG

2.2.1 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở VIỆT NAM

Cách thức ứng phó với COVID–19 ở Việt Nam được chỉ đạo và quy định chặt chẽ từ cấp Trung ương bằng các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế2.

Ngày 20 tháng 1, Bộ Y tế ban hành tiếp Quyết định số 156/QĐ-BYT về Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) hay COVID–19. Theo kế hoạch này, Việt Nam sẽ ứng phó với COVID–19 dựa trên 3 tình huống cụ thể:

- Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp gây bệnh - Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam, cần khoanh

vùng và xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây ra cộng đồng - Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, cần đáp ứng nhanh, khoanh vùng,

xử lý triệt để nhằm hạn chế việc lây rộng trong cộng đồng

Quyết định nêu trên của Bộ Y tế là cơ sở để các đơn vị khác xây dựng Kế hoạch ứng phó với COVID–19, chia theo ba tình huống, với các biện pháp ứng phó linh hoạt và phù hợp với tình hình địa phương và đặc thù hoạt động của các đơn vị.

Một số biện pháp ứng phó quyết liệt, gây tác động đến hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi toàn quốc:

Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 yêu cầu cả nước, từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020:

- Dừng các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng, giữ cự ly 2m tại các địa điểm công cộng.

- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

- Hạn chế vận chuyển hành khách, đặc biệt là theo hình thức giao thông công cộng. Cho phép vận chuyển hàng hóa.

2 Nguồn: Bộ Y tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Page 21: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 16

Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 yêu cầu cả nước từ 00 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020, trong vòng 15 ngày:

- Thực hiện cách ly toàn xã hội, phân xưởng và nhà máy phải đảm bảo khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, khử trùng đúng quy định.

- Yêu cầu toàn dân ở nhà, không ra ngoài trừ trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy.

Các quy định liên quan đến tổ chức chuyến bay thương mại và các thủ tục để đưa chuyên gia nước ngoài nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam.

Hình 2: Tổng hợp quy định về nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài

Nguồn: Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn/)

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở các nước lân cận, ngày 5/1/2021, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, trong đó cần tăng cường điều tra, xử lý theo pháp luật các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, chống đối, không chấp hành quy định phòng, chống dịch gây ra lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Bộ Y tế cũng đã ban hành Hướng dẫn về Phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong tình trạng bình thường mới vào ngày 8 tháng 9 năm 20203, hướng dẫn chi tiết cho các hộ gia đình, cộng đồng xã hội và doanh nghiệp làm theo. Ngày 05/3/2021, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022.

3 Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế)

18/3Tạm dừng cấp

thị thực cho người nước

ngoài

22/4Cho phép nhập cảnh cho người nước ngoài (đối tượng đặc biệt)

29/5Cho phép nộp hồ sơ cấp mới

GPLĐ cho người nước

ngoài

31/9Ban hành hướng

dẫn y tế cho chuyên gia nước

ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 14 ngày

15/9Mở lại

đường bay thương mại với 6 quốc

gia

20/9Ban hành

hướng dẫn giám sát tạm

thời người nước ngoài nhập

cảnh vào Việt Nam

Page 22: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

17 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

2.2.2 ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ở BỘ CÔNG THƯƠNG

Để thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành một số văn bản như4:

- Quyết định số 435/QĐ-BCT ngày 11/2/2020, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID–19

- Chỉ thị số 04/CT-BCT về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra của ngành Công Thương

- Chỉ thị số 05/CT-BCT ngày 26/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch COVID–19

- Quyết định số 481/QĐ-BCT về "Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch COVID–19"

- Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc "Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diến biến mới của dịch bệnh COVID–19"

Bộ Công Thương ban hành Quy trình hoạt động chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến đối với các cuộc họp, làm việc tại nhà đối với các vị trí không thiết yếu, phân công trực tại cơ quan đối với các vị trí lãnh đạo để có thể xử lý các công việc như ký duyệt các văn bản. Đối với các vị trí quan trọng, đơn vị luôn chia lịch trực luân phiên để đảm bảo có ít nhất một lãnh đạo có mặt tại đơn vị. Trong trường hợp vắng mặt, lãnh đạo đơn vị sẽ ủy quyền cho một người khác. Các quy trình tương tác đến các đơn vị khác thuộc phạm vi, quyền hạn quản lý của đơn vị đã được thực hiện trực tuyến tối đa có thể (gửi hồ sơ qua email, thư bưu điện, v.v.) để hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Đảm bảo các điều kiện an toàn tối đa cho nhận viên như kiểm soát nhiệt độ của người ra vào cơ quan (kể cả nhân viên), rửa tay khử khuẩn, đeo khẩu trang, khai báo y tế theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đơn vị cũng đã đưa ra một số biện pháp như bố trí lại bàn làm việc đảm bảo dãn cách; phân công trực phòng để đảm bảo số người ngồi làm việc tại cơ quan và khoảng cách dãn cách, các cán bộ khác có thể làm việc từ xa, tăng cường làm việc trực tuyến và thông tin qua thư điện tử, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đeo khẩu trang trong phòng làm việc và phòng họp, cung cấp và sử dụng nước rửa tay khử khuẩn, cán bộ thông báo về lịch trình đi lại và các chuyến đi công tác cũng như làm việc bên ngoài cơ quan phải được thông báo lại cho tổ chức hoặc được phê chuẩn, trao đổi giữa các đơn vị quản lý về tình hình lây nhiễm để biết thông tin và đặc biệt là giữa các đơn vị trong cùng tòa nhà.

4 Bộ Công Thương (2020), Chuyên trang về công tác ứng phó dịch COVID-19. Truy cập vào tháng 12 năm 2020 tại https://hanhdong.moit.gov.vn

Hình 3: Quyết định về việc ban hành Quy chế làm việc tạm thời của cơ quan Bộ Công

Thương thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg

Page 23: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 18

2.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 ĐẾN VIỆT NAM

Trước tình hình dịch COVID–19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đối lập với bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng dương khi GDP 9 tháng năm 2020 tăng 2,12%. Tăng trưởng quý I là 3,68%; quý II tăng 0,39% và quý III tăng 2,62% chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã đi qua điểm đáy của đồ thị phục hồi kinh tế trong quý II5.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trở thành bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn ngành Nông nghiệp tăng 1,65% đóng góp 0,19 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, ngành Lâm nghiệp tăng 2,02% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,01 điểm phần trăm, ngành Thủy sản tăng 2,44% đóng góp 0,08 điểm phần trăm.

Hầu hết các ngành trong khu vực công nghệ và xây dựng đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2020. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6% đóng góp 1,02 điểm phần trăm và là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm 2020.

Hình 4: Tốc độ tăng GDP 9 tháng các năm từ 2011 – 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của 9 tháng như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,54 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,68%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 4%, làm giảm 0,14 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 17,03%, làm giảm 0,76 điểm phần trăm. Đối với khu vực này, mặc dù trong tháng 9/2020 hoạt động thương mại dịch vụ có dấu hiệu tăng trở lại nhưng 9 tháng năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ. Điểm sáng trong khu vực dịch vụ là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước vẫn giữ nhịp tăng trưởng cao, hỗ trợ tích cực cho xuất siêu 9 tháng năm 2020.

5 Số liệu từ Tổng cục Thống kê

Page 24: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

19 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

COVID–19 cũng tác động sâu tới thị trường lao động. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID–19, con số này bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2020 là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Thu nhập của người lao động quý III cũng được cải thiện. Tính chung chín tháng năm 2020, thu nhập của lao động phi chính thức thấp hơn 1,5 lần mức thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức. Trong thời gian tới, người lao động vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID–19.

Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, có tới 85,7% số doanh nghiệp trên phạm vi cả nước bị tác động tiêu cực của dịch COVID–19. Theo quy mô, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID–19 càng cao. Nhóm doanh nghiệp lớn (hiện chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp) là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất với 92,8%; tỷ lệ này của nhóm doanh nghiệp vừa là 91,1%, nhóm doanh nghiệp nhỏ là 89,7%; và nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (hiện chiếm 62,6% toàn bộ doanh nghiệp) là 82,1%.

Hình 5: Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động bởi COVID–19

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dịch COVID–19 đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, khiến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt, dẫn đến các doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ nhưng vẫn chịu các khoản chi phí lớn để duy trì hoạt động như chi phí thuê mặt bằng, chi trả lãi vay ngân hàng, trả công cho lao động, chi phí thường xuyên khác… Để ứng phó với tác động của dịch bệnh, doanh nghiệp đã phải áp dụng nhiều giải pháp như điều chỉnh nguồn nhân lực, cắt giảm chi phí hoạt động, thay đổi phương thức cũng như chiến lược sản xuất kinh doanh.

Page 25: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 20

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID–19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM

3.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Các cơ quan QLNN trong phạm vi nghiên cứu bao gồm (1) các đơn vị có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (2) các đơn vị thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực; (3) đơn vị thực thi các nhiệm vụ QLNN về công nghiệp điện; (4) các đơn vị quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ công.

Tác động của COVID–19 đến các cơ quan QLNN chủ yếu trên phương diện quy trình hoạt động và nhân sự. Việc thu thập thông tin của các đơn vị này về tình hình dịch bệnh được thực hiện bài bản tuân theo các quy định chung từ cơ quan trung ương. Các thông tin thu thập bao gồm các thông tin liên quan tới các quy định chung của Chính phủ, các cảnh báo về tình hình dịch bệnh, các khu vực có xuất hiện dịch, số lượng ca nhiễm COVID–19, số ca đang điều trị, số ca đã khỏi bệnh, các địa điểm mà các ca nhiễm COVID–19 đã đến. Thông tin này được cập nhật hàng ngày trong thời điểm cao điểm dịch qua các kênh của Bộ Y tế, cổng thông tin điện tử chính phủ. Từ các thông tin các cơ quan QLNN cũng đã có xây dựng các kế hoạch để ứng phó và đảm bảo các hoạt động thông suốt hàng ngày.

Một số khó khăn mà các cơ quan QLNN gặp phải liên quan đến giai đoạn đầu của chuyển đổi như nhân sự chưa quen với công nghệ trực tuyến, với quy trình làm việc mới, thiếu các trang thiết bị (laptop, máy in, máy scan, v.v.). Sau làn sóng thứ nhất và thứ hai của dịch COVID–19, việc thực hiện an toàn phòng chống dịch đã trở thành một phần của quy trình làm việc bao gồm việc kiểm tra nhiệt độ, rửa tay, khai báo y tế, sử dụng khẩu trang.

Nhìn chung, các cơ quan QLNN đều gặp rất nhiều khó khăn và chịu tác động của dịch COVID–19. Mỗi một cơ quan sẽ có những khó khăn đặc thù riêng. Trong đó, khó khăn lớn nhất của các cơ quan là việc chuyển đổi cách thức làm việc mới và thiếu các trang thiếu bị để có thể làm việc hiệu quả tại nhà. Nhưng tất cả các cơ quan đều đề ra được cách xử lý và các biện pháp để khắc phục và các cơ quan, đơn vị cũng đã dần quen với phương thức làm mới việc mới. Tới thời điểm hiện tại, các biện pháp đó đều mang lại hiệu quả cao và đảm bảo được an toàn cho các bộ công nhân viên.

3.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VÀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC

Hệ thống điện Quốc gia được đã vận hành an toàn, liên tục, ổn định; đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, các ngày diễn ra sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội quan trọng và đảm bảo cung cấp điện trong tình hình dịch bệnh COVID–19 có nhiều diễn biến phức tạp. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID–19, tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc thấp hơn dự kiến. Qua đánh giá tình hình cung cấp điện 8 tháng đầu năm 2020, tổng điện sản xuất của cả hệ thống là 163,4 tỉ kWh, tăng 1,6% só với cùng kì năm 2019. Điện cấp cho công nghiệp – xây dựng chỉ tăng 0,72% so với cùng kỳ 2019; điện cấp cho dịch vụ thương mại giảm 11,75% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kết hợp ảnh hưởng của COVID–19 và tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài trên diện rộng làm cho nhu cầu điện của thành phần quản lý tiêu dùng tăng 6,54% so với cùng kỳ.

Page 26: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

21 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

3.2.1 ĐIỆN THƯƠNG PHẨM Bảng 1: Điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2019 và 2020

CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA EVN

STT CHỈ TIÊU 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 (KWH)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 (KWH)

SO SÁNH NĂM 2020 VỚI NĂM 2019 (%)

Tổng điện thương phẩm

100.864,89 103.126,75 2,24

1 Nông nghiệp 3.327,37 3.789,75 13,90

2 Công nghiệp – Xây dựng

54.160,07 54.748,43 1,09

3 Khách sạn – Nhà hàng

5.596,57 4.925,99 -11,98

4 Quản lý – Tiêu dùng

32.982,59 35.105,69 6,44

5 Khác 4.798,29 4.556,88 -5,03 Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Hình 6: Tác động của COVID–19 đến nhu cầu điện của các nhóm khách hàng

Đơn vị: %

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2020 tăng 2,24% so với cùng kì 2019. Trong đó xu thế thay đổi là khác nhau đối với các đối tượng sử dụng điện khác nhau. Có thể thấy rõ sự sụt giảm nhu cầu sử dụng điện đối với khối Khách sạn nhà hàng (11,98%) do khối này là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID–19. Việc giãn cách xã hội, hạn chế nhập cảnh đã khiến hoạt động kinh doanh ngừng trệ và nhu cầu tiêu thụ điện giảm rất nhanh. Khối Quản lý tiêu dùng có sự tăng 6,44%, khối Nông nghiệp tăng 13,99%.

Điện thương phẩm là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của các công ty phân phối (các Tổng công ty Điện lực và Công ty Điện lực). Đại dịch COVID–19 đã gây các tác động trực tiếp đến các khách hàng sử dụng điện, do vậy các công ty phân phối cũng bị ảnh hưởng thể hiện ở sự sụt giảm tổng sản lượng thương mại (tại 89% đơn vị được điều tra) hoặc so với kế hoạch đề ra hoặc so với cùng kì năm trước (Hình 7). Một số đơn vị ghi nhận hiện tượng tăng lượng điện thương phẩm hoặc là phụ trách địa phương đầu tiên xuất hiện các ca lây nhiễm, buộc phải phong tỏa trên diện rộng hoặc là khu vực xây dựng bệnh viện dã chiến để chuẩn bị trong trường hợp số ca lây nhiễm tăng cao. Những đơn vị có

020406080

100120

NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP-XÂY

DỰNG

KHÁCH SẠN-NHÀ HÀNG

QUẢN LÝ-TIÊU DÙNG

Khác

6 tháng đầu năm 2019 6 tháng đầu năm 2020

Page 27: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 22

lượng điện thương phẩm giảm thường có tỉ trọng thành phần công nghiệp xây dựng và thương mại, khách sạn nhà hàng cao (chiếm từ 46% – 70% lượng điện thương phẩm toàn đơn vị). Đây cũng là hai nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID–19.

Hình 7: COVID–19 gây sụt giảm sản lượng điện thương phẩm so với kế hoạch

Nguồn: Số liệu điều tra

Bảng 2: Sự thay đổi điện thương phẩm trong thời kì COVID–19 (so sánh 2020/2019)

TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỆN THƯƠNG PHẨM

STT MÃ ĐƠN VỊ

TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỆN THƯƠNG PHẨM

(SO SÁNH NĂM 2020 VỚI NĂM 2019)

1 DISCO1 Theo Kế hoạch 2020 điện thương phẩm tăng 8.5% so với năm 2019. Dự kiến thực tế đến hết năm 2020 mức tăng chỉ là 1.93%.

2 DISCO2 Lũy kế 7 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm đạt 41,8 tỷ kWh, tăng 5,56% so với 7 tháng đầu năm 2019 và đạt 54,29% kế hoạch.

Riêng tháng 7, sản lượng điện thương phẩm đạt 7,276 tỷ kWh, tăng 9,01% so với tháng 7/2019.

3 DISCO3 Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 là 36 tỷ 398 triệu kWh, tăng 2,4% so với cùng kỳ 2019

4 DISCO4 7 tháng đầu năm 2020 sản lượng điện thương phẩm là 14.800,33 triệu kWh, giảm 1,68% so với cùng kỳ năm 2019.

5 DISCO5 Trong 07 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện thương phẩm đạt 11,096 tỷ kWh, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2019 (11,144 tỷ kWh).

6 DISCO2.1 Lũy kế 7 tháng năm 2020, thương phẩm đạt 1.761,33 triệu kWh tăng 1,13% so với cùng kỳ năm 2019 (7 tháng đầu năm 2019 là 1.741,59 triệu kWh).

7 DISCO3.1 Trong 2 quý đầu năm 2020, sản lượng điện sụt giảm 2,24% so với 2 quý đầu năm 2019, tương ứng với sản lượng giảm là 151,2 triệu kWh.

8 DISCO4.1 7 tháng đầu năm, sản lượng thương phẩm thực hiện là 1.019,92 tr.kWh, cao hơn 3,61% so với cùng kỳ (984,33 tr.kWh), đạt 53,18% so với kế hoạch TCT giao năm 2020 (1.918 tr.kWh).

9 DISCO5.1 Điện thương phẩm thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 là: 1.101,064 tr.kWh, giàm 8,11% so với cùng kỳ năm 2019 (1.198,294 tr.kWh).

Nguồn: Số liệu điều tra

89%

11%

Có Không phản hồi

Page 28: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

23 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

3.2.2 PHỤ TẢI

Đối với đa phần các công ty phân phối, lượng điện tiêu thụ từ khối thương mại như nhà hàng-khách sạn có sự tăng trưởng âm, chỉ có chiếu sáng, khối hành chính công; khu vực công nghiệp xây dựng cũng bị giảm, khu vực sinh hoạt có tăng.

Bảng 3: Sự thay đổi tiêu thụ điện giữa các đối tượng khách hàng trong thời kì COVID–19 (so sánh 2020/2019)

TÁC ĐỘNG CƠ CẤU TIÊU THỤ ĐIỆN

STT MÃ ĐƠN VỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU TIÊU THỤ ĐIỆN (SO SÁNH 2020 VỚI 2019)

1 DISCO1 Các thành phần sử dụng điện theo mục đích kinh doanh dịch vụ và sản xuất giảm, dẫn đến sản lượng tiêu thụ điện của các đối tượng trên cũng giảm.

2 DISCO2 NA

3 DISCO3 Công nghiệp xây dựng: giảm 1,46% tương đương giảm 193 triệu kwh;

Thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn: giảm 5,71% tương đương giảm 86 triệu kwh;

Chuyển dịch sang sinh hoạt dân dụng tăng lên +8,71% tương đương tăng 965 triệu kwh;

4 DISCO4 Sản lượng điện thương phẩm trong 7 tháng đầu năm 2020 của các đối tượng khách hàng thay đổi giảm so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể:

Công nghiệp, xây dựng giảm 4,64%;

Thương nghiệp, khách sạn giảm 11,67%,

Quản lý tiêu dùng tăng 4,24%;

Nông lâm, thủy, hải sản tăng 18,72%.

5 DISCO5 So với cùng kỳ 2019, tỷ trọng điện thương phẩm của các thành phần phụ tải trong 07 tháng đầu năm 2020 dịch chuyển theo xu hướng giảm ở phụ tải thương mại – dịch vụ, công nghiệp và tăng ở phụ tải quản lý, tiêu dùng.

6 DISCO2.1 Trong 7 tháng đầu năm 2020:

thành phần điện Công nghiệp xây dựng giảm 2,54% so với 7 tháng đầu năm 2019,

thành phần Thương nghiệp dịch vụ giảm 3,82% so với 7 tháng năm 2019

thành phần Quản lý tiêu dùng tăng 8,68% so với 7 tháng đầu năm 2019.

7 DISCO3.1 Tỉ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 70.1% trên tổng thương phẩm, giảm 3.14% so với lũy kế cùng kỳ;

Nông, lâm, thủy sản tăng 0.65%,

Thương nghiệp khách sạn nhà hàng tăng 0.12%,

Quản lý tiêu dùng tăng 2.35%,

Hoạt động khác tăng 0.02% so với lũy kế cùng kỳ.

8 DISCO4.1 Sản lượng điện thương phẩm thực hiện đến tháng 7/2020 chưa đạt kế hoạch.

9 DISCO5.1 So với cùng kỳ 2019, tỷ trọng điện thương phẩm của các thành phần phụ tải trong 06 tháng đầu năm 2020 dịch chuyển theo xu hướng giảm ở phụ tải thương mại – dịch vụ, công nghiệp và tăng ở phụ tải quản lý, tiêu dùng.

Nguồn: Số liệu điều tra

Page 29: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 24

Hình 8: Sự thay đổi sử dụng điện của các nhóm khách hàng ở một số đơn vị điển hình

Nguồn: Số liệu điều tra

Sự thay đổi về tiêu thụ điện với các đối tượng khách hàng, khối sản xuất kinh doanh giảm, khối khách hàng dân dụng tăng khiến một số đơn vị phân phối ghi nhận sự thay đổi thời điểm công suất cực đại tại địa bàn do đơn vị quản lý trong giai đoạn COVID–19 (45% đơn vị được hỏi). Thời điểm công suất cực đại muộn hơn và có xu thế chuyển dịch vào cao điểm tối. Điều này hoàn toàn phù hợp với hiện tượng tăng nhu cầu sử dụng điện khối khách hàng dân dụng khi khối này có đặc điểm tiêu thụ điện nhiều vào cao điểm tối.

Hình 9: Khảo sát về sự thay đổi tiêu thụ điện giữa các nhóm khách hàng

45%

33%

22%

Có Không Không phản hồi

Page 30: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

25 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

Nguồn: Số liệu điều tra

3.2.3 TỔN THẤT LƯỚI PHÂN PHỐI

Tỉ lệ tổn thất lưới phân phối của các đơn vị giao động từ 4% đến 6,43%, một số đơn vị tỉ lệ tổn thất giảm so với cùng kì năm 2019 trong khi một số đơn vị có sự tăng tỉ lệ tổn thất.

Bảng 4: Tỷ lệ tổn thất trên lưới phân phối

TỶ LỆ TỔN THẤT TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI

STT MÃ ĐƠN VỊ TỈ LỆ TỔN THẤT 2020

1 DISCO1 6,43%

2 DISCO2 Tổn thất điện năng tháng 07/2020 toàn EVNNPC thực hiện 5,34%, giảm 0,31% so với cùng kỳ năm 2019, lũy kế đạt 4,99%, giảm 0,33% so với cùng kỳ 2019.

3 DISCO3 4,7%

4 DISCO4 4,30%.

5 DISCO5 Tổn thất điện năng trong 07 tháng đầu năm 2020 đạt 6,46% giảm 0,34% so với cùng kỳ năm 2019.

6 DISCO2.1 Lũy kế tổn thất 7 tháng đầu năm 2020 là 5,14% tăng 0,94% so với 7 tháng đầu năm 2019 (4,2%)

7 DISCO3.1 Trong giai đoạn dịch COVID–19 vừa qua, một số khách hàng lớn ngưng sản xuất làm cho điện thương phẩm bán cho khách hàng này giảm. Mặc khác, điện hạ thế công cộng (điện sinh hoạt hộ gia đình tăng lên) làm ảnh hưởng như quá tải MBA, quá tải dây dẫn…cục bộ đến một số TBA công cộng có thể ít nhiều gây tổn thất điện năng cho công ty.

8 DISCO4.1 7 tháng đầu năm 2020, tỉ lệ tổn thất thực hiện là 4,13%, cao hơn 0,49% so với cùng kỳ (3,64%), cao hơn 1,17% so với chỉ tiêu Tổng công ty giao năm 2020 (2,96%).

9 DISCO5.1 TTĐN lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 là 4,00% giảm -0,29% so với cùng kỳ (tổn thất luỹ kế 6th/2019 là 4,29%)

Nguồn: Số liệu điều tra

Về các chỉ tiêu về lưới điện phân phối bị ảnh hưởng trong giai đoạn dịch COVID–19, chỉ có một đơn vị gặp vấn đề về ổn định điện áp và phát sinh dòng ngắn mạch. Như vậy các chỉ tiêu về lưới điện phân phối về cơ bản không ảnh hưởng do dịch COVID–19, các đơn vị đều đảm bảo chất lượng điện năng, đảm bảo công tác vận hành lưới phân phối.

Bảng 5: Các chỉ tiêu về lưới điện phân phối

CÁC CHỈ TIÊU LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

STT CHỈ TIÊU CÓ ẢNH HƯỞNG

KHÔNG ẢNH HƯỞNG

KHÔNG PHẢN HỒI

1 Vấn đề chung 1/9 7/9 1/9

2 Ổn định tần số 0/9 7/9 2/9

3 Ổn định điện áp 1/9 7/9 1/9

4 Độ tin cậy SAIDI, SAIFI 0/9 7/9 2/9

5 Phát sinh dòng ngắn mạch 1/9 7/9 1/9

6 Phát sinh sóng hài 0/9 8/9 1/9

7 An toàn hệ thống điện, gây phát sinh sự cố 0/9 8/9 1/9

Page 31: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 26

Nguồn: Số liệu điều tra

3.2.4 DOANH THU

Doanh thu của đơn vị phân phối bị ảnh hưởng do nhu cầu điện thay đổi, do chuyển dịch nhu cầu giữa các nhóm khách hàng và khách hàng không thanh toán hóa đơn đúng hạn.

Bảng 6: Doanh thu khối phân phối

DOANH THU KHỐI PHÂN PHỐI

STT ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 6 THÁNG ĐẦU 2019 (TRIỆU ĐỒNG)

6 THÁNG ĐẦU 2020 (TRIỆU ĐỒNG)

SO SÁNH 2020/2019 (%)

1 Nông nghiệp 5.496.101,14 6.278.512,68 14,24

2 Công nghiệp – Xây dựng 88.189.927,43 88.069.554,05 -0,14

3 Khách sạn – Nhà hàng 14.869.664,97 12.966.865,98 -12,80

4 Quản lý - Tiêu dùng 40.542.288,49 69.867.023,05 72,33

5 Khác 33.885.464,81 9.364.692,67 -72,36

Tổng 182.983.446,84 186.546.648,43 1,95 Nguồn: Số liệu điều tra

Bên cạnh ba vấn đề mà đa phần các đơn vị phân phối điện bị tác động trong thời kì COVID–19, việc triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID–19 theo công văn 2698/BCT-DTDL là điểm tác động nhiều đến khoản thu của các đơn vị ngành điện. Việc hỗ trợ này được thực hiện bằng chính nguồn lực của các đơn vị và trừ vào hóa đơn tiền điện khiến doanh thu của các đơn vị trong thời gian COVID–19 bị ảnh hưởng khá lớn. Bên cạnh đó để triển khai chính sách hỗ trợ, các đơn vị cũng phải bổ sung thêm nguồn lực để đảm bảo hỗ trợ đúng và đủ. Điều này cũng gây xáo trộn nhất định trong hoạt động của các đơn vị phân phối.

Bảng 7: Các tác động của COVID–19 đến doanh thu của các đơn vị phân phối

TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU CỦA ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI

STT CHỈ TIÊU CÓ ẢNH HƯỞNG

KHÔNG ẢNH HƯỞNG

KHÔNG PHẢN HỒI

1 Doanh thu của đơn vị có bị ảnh hưởng vì tổng nhu cầu điện giảm xuống trong giai đoạn COVID–19 không

8/9 0/9 1/9

2 Doanh thu của đơn vị có bị ảnh hưởng vì chuyển dịch nhu cầu điện giữa các nhóm đối tượng khách hàng không

7/9 2/9 0/9

3 Doanh thu của đơn vị có bị ảnh hưởng vì khách hàng không thanh toán hóa đơn

6/9 3/8 0/9

Nguồn: Số liệu điều tra Đơn vị bị ảnh hưởng do các khách hàng chậm thanh toán tiền điện khi nhiều khách hàng gặp khó khăn về tài chính, việc đi nộp được tiền điện cũng có nhiều vướng mắc trong thời gian dịch bệnh, giãn cách xã hội.

Page 32: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

27 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

3.2.5 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI

Có thể thấy rằng đối với ngành điện Việt Nam, tác động của COVID–19 thể hiện ở việc dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện từ sản xuất kinh doanh sang khu vực dân dụng, lượng điện thương phẩm có tăng so với cùng kì 2019 nhưng tỉ lệ tăng thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Đối với các đơn vị, vấn đề doanh thu là tác động chủ yếu và quan trọng trong giai đoạn COVID–19.

Điểm này có sự khác biệt so với các nước trên thế giới khi họ ghi nhận sự sụt giảm về số tuyệt đối trong nhu cầu sử dụng điện. Về chính sách hỗ trợ khách hàng, cũng giống như các quốc gia khác trên thế giới chính phủ Việt Nam cũng đưa ra chính sách hỗ trợ các khách hàng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 với nguồn kinh phí thực hiện chính sách này là từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Do vậy chính sách giảm giá điện và tiền điện cho các đối tượng phù hợp đã tác động tiêu cực đến doanh thu của các đơn vị điện lực.

3.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH Ở CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN

3.3.1 SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT VÀ DOANH THU

Tổng sản lượng điện sản xuất có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kì năm 2019.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 185,37 tỷ kWh, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó:

+ Thủy điện huy động 48,38 tỷ kWh, bằng 91,36% kế hoạch và giảm 6,93% so với cùng kỳ năm 2019;

+ Nhiệt điện khí huy động 27,42 tỷ kWh, giảm 16,56% so với cùng kỳ năm 2019;

+ Nhiệt điện than huy động 97,29 tỷ kWh, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2019;

+ Nhiệt điện dầu huy động 1,04 tỷ kWh, tăng 33,02% so với cùng kỳ năm 2019;

+ Năng lượng tái tạo huy động 8,16 tỷ kWh, trong đó điện mặt trời đạt 7,23 tỷ kWh.

Nói chung, các đơn vị nhiệt điện than đều có sự tăng sản lượng so với cùng kì năm 2019, các nhà máy thủy điện và nhiệt điện khí sản lượng giảm so với cùng kì 2019. Việc giảm sản lượng đáng kể ở các nhà máy thủy điện đều vì lý do lượng nước về các hồ thủy điện giảm hơn so với các năm trước.

Page 33: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 28

Nhiệt điện khí cũng có sự giảm sản lượng do lượng khí cung cấp cho các nhà máy giảm so với cùng kì năm 2019. Để bù đắp lại lượng điện sản xuất từ khối thủy điện và nhiệt điện khí, nhiệt điện than được huy động nhiều hơn và do vậy lượng điện sản xuất tăng hơn so với cùng kì năm 2019.

Về so sánh thực tế sản xuất và kế hoạch đầu năm có thể thấy sản lượng thực tế 6 tháng đầu năm 2020 của các nhà máy đều thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Điều này có thể cho thấy sự tác động của dịch COVID–19 khiến các ngành sản xuất bị ảnh hưởng không theo đúng kế hoạch dẫn tới nhu cầu tiêu thụ điện cũng ảnh hưởng theo và kết quả là sản lượng điện phát thấp hơn dự kiến.

Bảng 8: Sản lượng điện sản xuất của một số đơn vị

SẢN LƯỢNG ĐIỆN SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ

MÃ ĐƠN VỊ SO VỚI CÙNG KÌ 2019 SO VỚI KẾ HOẠCH

GEN.CO.1 107% 102%

GEN.CO.2 99,65% 96,89%

GEN.CO.3 120% 91,93%

Dự báo có mưa lũ nhưng lượng nước về các hồ thủy điện vẫn rất thấp

Trong tháng 6 năm 2020, tình hình khô hạn tiếp tục xảy ra ở tất cả các khu vực trong cả nước. Mặc dù khu vực phía Bắc chuẩn bị vào mùa lũ (dự báo từ hôm nay 15/6) nhưng lượng nước về vẫn ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 25-70%, riêng lưu vực sông Đà thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 41%. Các khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ tình hình khô hạn tiếp tục xảy ra gay gắt, lượng nước về thiếu hụt từ 40-70%. Khu vực miền Nam thiếu hụt khoảng 20-40% so với trung bình nhiều năm. Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Dự báo có mưa lũ nhưng lượng nước về các hồ thủy điện vẫn rất thấp.

Nguồn cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện

Các nhà máy nhiệt điện khí hiện nay sử dụng nguồn khí trong nước. Trữ lượng các mỏ khí này đang bắt đầu suy giảm, từ 2019-2020 phải tìm kiếm nguồn khí bổ sung. Trong Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh, đã bổ sung nguồn khí hóa lỏng LNG nhập khẩu cung cấp cho các dự án điện phía Nam (Nhơn Trạch, Sơn Mỹ...). Các dự án điện khí thường có giá điện cao, theo tính toán sơ bộ, các dự án điện khí sử dụng khí khai thác trong nước (Lô B, Cá Voi xanh) có giá điện trung bình khoảng 2.300 – 2.500 đồng/kWh. Còn dự án sử dụng khí LNG nhập khẩu, giá điện hiện nay khoảng 10 UScent/kWh và phụ thuộc vào giá LNG trên thị trường thế giới.

Nguồn: Bộ Công thương (2020), Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM

Page 34: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

29 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

GEN.CO.4 103,6%

GEN.CO.5 106%

GEN.CO.6 116% 90%

GEN.CO.7 51,39 % 89,39%

GEN.CO.8 87,5% 92%

GEN.CO.9 Quý I: 93,64%

Quý II: 84,58%

Quý II: 88,32% 6

Nguồn: Số liệu điều tra

Đặc điểm này đi ngược lại với tình hình trên thế giới khi đa phần các quốc gia đều ghi nhận một sự sụt giảm tổng sản lượng điện của năm 2020 so với 2019. Ở Việt Nam, tổng sản lượng điện sản xuất thực tế của năm 2020 cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đầu năm 20207. Riêng đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) được huy động hết công suất nhà máy mà không vượt quá khả năng truyền tải của lưới điện.

Sự thay đổi của sản lượng phát ở nhóm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện than và nhà máy nhiệt điện khí là khác nhau vì ảnh hưởng của hai yếu tố cùng lúc, đó là lượng nước về các hồ thủy điện và sự sụt giảm nhu cầu điện (so với kế hoạch) do tác động của COVID–19.

Bảng 9: Các yếu tố tác động đến sản lượng điện của các đơn vị phát điện

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN LƯỢNG ĐIỆN

LƯỢNG NƯỚC VỀ CÁC HỒ THỦY ĐIỆN GIẢM

TỔNG NHU CẦU TIÊU THỤ ĐIỆN GIẢM DO COVID–19

Nhà máy thủy điện Tác động giảm Không tác động do chi phí sản xuất thấp, được ưu tiên huy động

Nhà máy nhiệt điện than Tác động tăng Không tác động do chi phí sản xuất thấp, được ưu tiên huy động

Nhà máy nhiệt điện khí Tác động tăng Tác động giảm

Nhà máy năng lượng tái tạo Không tác động do được ưu tiên huy động Không tác động do được ưu tiên huy động

Nguồn: Số liệu điều tra

Việc thay đổi về sản lượng điện phát trong giai đoạn COVID–19 có tác động đến doanh thu đối với 4 đơn vị được phỏng vấn.

3.3.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN TỈ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG

Tỉ lệ điện tự dùng năm 2020 có sự thay đổi so với cùng năm trước ở một số đơn vị. Xu thế thay đổi của tỷ lệ điện tự dùng ngược với xu thế thay đổi của mức độ huy động của các tổ máy.

6 4,034 tỷ kWh (EVN giao quý II/2020) 7 Quyết định 3733/QĐ-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020

Page 35: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 30

Các nhà máy thủy điện có tỉ lệ điện tự dùng tăng so với cùng kì năm trước nằm trong dải từ 14% đến mức rất cao 212%. Các nhà máy thủy điện có sản lượng điện phát giảm nhưng lượng điện tự dùng cho đảm bảo vận hành nhà máy không có nhiều thay đổi nên dẫn đến tỉ lệ điện tự dùng tăng so với năm trước.

Ngược lại, sản lượng điện phát của các nhà máy nhiệt điện dù thấp hơn kế hoạch nhưng vẫn ở mức cao hơn so với cùng kì năm trước, do vậy tỉ lệ điện tự dùng ở các nhà máy nhiệt điện có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019. Ở quy mô tổ máy, tỷ lệ điện tự dùng ở các tổ máy nhiệt điện có thể tăng lên chủ yếu xảy ra đối với các tổ máy huy động thấp do liên quan đến kế hoạch bảo trì bảo dưỡng.

Bảng 10: Tỉ lệ điện tự dùng của các đơn vị

TỈ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ

MÃ ĐƠN VỊ TỈ LỆ ĐIỆN TỰ DÙNG

GEN.CO.1 - Năm 2019 tỷ lệ điện tự dùng của Thủy điện: 0,64%; Nhiệt điện 7,76%; - Năm 2020 tỷ lệ điện tự dùng của Thủy điện: 0,75%; Nhiệt điện: 7,86%.

GEN.CO.2 Có thay đổi, do huy động tải thấp, nhiều tổ máy dừng dự phòng nên tự dùng tăng, ngoài ra cách thức tính toán tự dùng năm 2020 khác so với giai đoạn 016-2019 cũng dẫn đến tỷ lệ này tăng so với các năm trước đây, đặc biệt là tuabin khí.

GEN.CO.3 Thủy điện: Năm 2019 0,725; Năm 2020: 0,825% Nhiệt điện than: Năm 2019: 9,36%; Năm 2020: 9,19% Nhiệt điện dầu: Năm 2019: 5,36%; Năm 2020: 4,6%

GEN.CO.4 Hầu như không thay đổi

GEN.CO.5 Giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019

GEN.CO.6 Giảm 16,47% so với cùng kỳ năm 2019.

GEN.CO.7 Tỷ lệ điện tự dùng của nhà máy trong 6 tháng đầu năm 2020 là 0,489% tăng 212,6% so với cùng kỳ năm 2019 (tỷ lệ điện tự dùng 6 tháng đầu năm 2019 là 0,23%)

GEN.CO.8 Tỉ lệ tự dùng 0,99% (tỉ lệ cao hơn 2019 do SLĐ phát 2019 cao hơn 2020)

GEN.CO.9 Có thay đổi (tăng)

Nguồn: Số liệu điều tra

3.4. TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH Ở CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Các đơn vị vận hành lưới truyền tải, vì đặc thù của hoạt động truyền tải liên quan trực tiếp đến an toàn hệ thống điện, đều có những Quy trình làm việc chuẩn (SOP) chi tiết nên tác động của COVID–19 đến các đơn vị này là không đáng kể. Trang thiết bị của các đơn vị vận hành lưới truyền tải đều được trang bị hiện đại, tiên tiến và đáp ứng đủ nhu cầu làm việc từ

Page 36: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

31 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

xa, làm việc trực tuyến. Nhân lực của các đơn vị này cũng đều được đào tạo đầy đủ để đáp ứng nhu cầu này nên trong thời gian diễn ra COVID–19 ở Việt Nam, các đơn vị vận hành lưới truyền tải đều ứng phó tốt và không gặp nhiều khó khăn.

Một trong những tác động có thể chỉ ra với các đơn vị vận hành lưới truyền tải là vấn đề doanh thu của đơn vị. Do nhu cầu tiêu thụ điện giảm nên sản lượng điện truyền tải trên lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối đều giảm với các tỷ lệ khác nhau. Doanh thu của các đơn vị vận hành lưới truyền tải phụ thuộc vào sản lượng điện truyền tải do đó, doanh thu của các đơn vị này đều giảm so với kế hoạch được giao đầu năm. Mặt khác, tỷ lệ tổn thất trên lưới truyền tải trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng giảm so với cùng kỳ năm 2019.

3.5 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

Dịch COVID–19 cũng có tác động đến việc thực hiện và triển khai các dự án khi thông tin liên lạc từ hiện trường về đến đơn vị không liên tục và trực tiếp được như trước đại dịch mà chưa có biện pháp tối ưu để xử lý. Đơn vị cũng phải hoãn các công việc đòi hỏi phải đi thực địa lại hoặc chuyển dịch thời gian làm việc do đó việc đôn đốc triển khai, tháo gỡ các vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục cũng gặp nhiều hạn chế.

70% các đơn vị được hỏi đã nhận định dịch COVID–19 khiến cho các dự án đang xây dựng bị chậm về tiến độ, 23% không bị ảnh hưởng, không có dự án nào bị hủy do tác động của dịch bệnh.

Hình 10: Tác động của dịch bệnh đến dự án đang xây dựng

Nguồn: Số liệu điều tra

Thời gian chậm tiến độ của các đơn vị là khác nhau, đối với các đơn vị phát điện thời gian chậm từ 1,5 đến 2 tháng, đối với các công ty phân phối thời gian chậm tiến độ từ 1 tháng đến 6 tháng.

7%

23%

70%

Không có thông tin

Không bị ảnh hưởng

Chậm tiến độ

Page 37: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 32

Hình 11: Thời gian chậm tiến độ của các dự án đang xây dựng

Nguồn: Số liệu điều tra Trong số các nguyên nhân của việc chậm tiến độ, đứng đầu là nguyên nhân liên quan đến chính quyền địa phương không thể hỗ trợ dự án giải phóng mặt bằng. Tại một số khu vực, do yêu cầu giãn cách xã hội một số dự án được yêu cầu tạm dừng thi công. Các nguyên nhân khác ít ảnh hưởng hơn bao gồm thiếu thiết bị xây dựng và chuyên gia nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh.

Hình 12: Các nguyên nhân của việc chậm tiến độ dự án

Nguồn: Số liệu điều tra

56% 50% 33% 28%

Chính quyền địa phương không thể hỗ

trợ giải phóng mặt bằng để triển khai dự án vì còn phải tập trung vào việc phòng chống dịch

Chính quyền địa phương yêu cầu tạm dừng xây dựng ở một số khu vực do yêu cầu

về giãn cách xã hội

Thiếu thiết bị vật tư phục vụ xây dựng công

trình điện

Các nhà thầu/chuyên gia nước ngoài không vào được hiện trường công trình để xử lý kịp

thời

Có Không

Page 38: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

33 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

Với các thiết bị vật tư, độ trễ của việc cung cấp là từ 1 đến 24 tuần. Một số nguyên nhân của việc trễ cung cấp là vấn đề giao nhận logistics, vấn đề đóng cửa biên giới hoặc do bên nhà máy cung cấp.

Hình 13: Các nguyên nhân gây ra chậm cung cấp vật tư thiết bị

Nguồn: Số liệu điều tra Với các dự án nguồn điện: Việc chậm tiến độ phát điện thương mại (COD) của dự án nguồn điện gây phát sinh chi phí thực hiện của dự án, không góp phần cung cấp điện cho hệ thống đến quốc gia, và làm tăng chi phí lãi vay ngân hàng đầu tư dự án.

Với các dự án lưới truyền tải: Viêc chậm tiến độ của các dự án đầu tư lưới truyền tải cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết tình hình quá tải lưới điện, làm tăng tỷ lệ tổn thất, ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện trên lưới điện.

Với các dự án lưới phân phối: Việc chậm tiến độ của các dự án đầu tư lưới phân phối làm ảnh hưởng đến việc cấp điện cho một số khách hàng có yêu cầu trong giai đoạn này, và trễ tiến độ so với cam kết khởi công, hoàn thành, quyết toán công trình của các công trình điện liên quan.

Với các hoạt động lắp đặt thiết bị: Đại dịch COVID–19 cũng gây ảnh hưởng đến chuyên gia tư vấn/nhân viên nước ngoài do họ không thể đến làm việc hoặc phải quay về nước. Hạn chế chuyến bay, giấy phép xuất nhập cảnh và quy trình cách ly là các nguyên nhân dẫn tới việc các chuyên gia không thể sang theo đúng kế hoạch. Việc này dẫn đến một số vật tư thiết bị quan trọng cần có chuyên gia của nhà sản xuất giám sát lắp đặt thì không thực hiện được.

Với các hoạt động thi công xây dựng: Hoạt động thi công xây dựng ảnh hưởng do các nhà thầu gặp khó khăn trong quá trình bố trí nhân lực, chuyên gia nước ngoài, các trạm đang trong quá trình đấu nối cần có chuyên gia giám sát bị ảnh hưởng, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Các đơn vị cũng có những biện pháp tình thế như các hoạt động đào tạo/trao đổi trực tiếp với các đối tác nước ngoài phải chuyển sang hình thức trực tuyến, thực hiện giám sát từ xa qua video, giám sát trực tuyến, hướng dẫn thực hiện qua các phương tiện công nghệ thông tin, mời chuyên gia từ những nước có kiểm soát dịch tốt và thực hiện cách ly theo quy định

8

9

12

3

10

9

6

15

8

8

8

8

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Đóng cửa biên giới

Vấn đề logistic

Do bên nhà máy cung cấp

Khác

Có Không NA

Page 39: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 34

của Việt Nam (cách ly 14 ngày), điều chuyển chuyên gia đang ở Việt Nam từ các dự án khác. Các giải pháp này cũng phần nào khắc phục được ảnh hưởng của việc thiếu chuyên gia nhưng cũng không thể đảm bảo đúng tiến độ như kế hoạch đề ra trước dịch bệnh COVID–19.

Như vậy, về các dự án điện, Việt Nam cũng chịu tác động từ COVID–19 tương tự như các nước khác khi các dự án đều bị chậm tiến độ do ảnh hưởng bởi nguồn cung gián đoạn, chuyên gia thiếu khi không sang được đúng theo kế hoạch, việc sử dụng phương pháp trao đổi trực tuyến với chuyên gia chưa mang lại hiệu quả như làm việc trực tiếp.

Page 40: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

35 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

PHẦN 4: NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM ỨNG PHÓ VỚI COVID–19 Ngành điện Việt Nam là một thành phần trong nền kinh tế quốc gia, chịu sự quản lý của Chính phủ và Bộ Công Thương theo phân công. Các đơn vị của ngành điện Việt Nam, tùy thuộc nằm trên địa bàn của tỉnh/thành phố nào thì cũng chịu sự quản lý của UBND tỉnh/thành phố tương ứng. Chính vì vậy, cách thức chuẩn bị và triển khai các hoạt động ứng phó với COVID–19 ở từng đơn vị trong ngành đều được thực hiện trên cơ sở xem xét ý kiến chỉ đạo, định hướng của ngành dọc (ngành điện) và chính quyền địa phương.

Hình 14: Hệ thống phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID–19

Nguồn: Tổng hợp của dự án V-LEEP

4.1 LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Đại dịch COVID–19 tác động trực tiếp đến con người, nguồn lực quan trọng và thiết yếu để vận hành hệ thống điện. Do vậy việc có các phương thức ứng phó phù hợp để bảo vệ nguồn lực này và đảm bảo vận hành hệ thống điện là một yếu tố then chốt các đơn vị trong ngành cần tập trung. Phần tiếp theo sẽ đi vào phân tích các cách ứng phó của ngành điện Việt Nam trước các thách thức và tác động của COVID–19.

Một số tiêu chí liên quan đến công tác ứng phó với COVID–19 trên khía cạnh nguồn nhân lực đề cập đến trong nghiên cứu này bao gồm: xác định các vị trí quan trọng thiết yếu cần ưu tiên bảo vệ, lập kế hoạch nhân sự cho các vị trí này, đảm bảo công tác cơ sở hạ tầng cho làm

Page 41: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 36

việc trực tuyến, yếu tố nhân sự nước ngoài. Các đơn vị trong ngành đa phần đều thực hiện đầy đủ các tiêu chí này để có thể đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết ứng phó với các kịch bản khác nhau đặt ra do ảnh hưởng của COVID–19.

Hình 15: Các tiêu chí liên quan đến đảm bảo lực lượng lao động

Nguồn: Số liệu điều tra

Đối với bộ phận văn phòng làm việc gián tiếp, các đơn vị thường xây dựng quy chế làm việc giai đoạn COVID–19, lập danh sách phân công làm việc trong tuần, thiết lập quy trình trình ký tài liệu, công văn. Lãnh đạo và các phòng chức năng thường có hai vị trí chủ chốt sẽ được tách riêng thành các nhóm làm việc riêng trong thời kỳ COVID–19 với các lãnh đạo thay phiên trực xử lý công việc. Các đơn vị có bố trí đăng ký danh sách làm việc luân phiên, tăng cường làm việc trực tuyến, và hạn chế tối đa số người đến công sở làm việc.

Đối với lực lượng vận hành các đơn vị đều yêu cầu ở đâu ở đó tức là nhân sự khối này không di chuyển từ chỗ này sang chỗ kia. Các ca trực áp dụng công nghệ là chính, hạn chế tiếp xúc người với người và đi ra hiện trường nếu không cần thiết. Có đơn vị sắp xếp lại chế độ làm việc đối với lực lượng vận hành từ 3 ca/5 kíp sang 3 ca/3 kíp và lực lượng sửa chữa tổ chức làm việc theo nhóm riêng biệt để đảm bảo lực lượng thay thế khi có nhóm bị lây nhiễm phải cách ly hoàn toàn. Trong trường hợp vẫn không đủ nhân sự để duy trì sản xuất an toàn liên tục thì sẽ điều động, bố trí nhân sự thích hợp từ các đơn vị khác.

Để triển khai được như vậy, các đơn vị đều có phương án cách ly tại chỗ và thực hiện các biện pháp phòng hộ để trong trường hợp có người mắc vẫn có lực lượng vận hành nhà máy. Các đơn vị đều bố trí hợp lý cán bộ công nhân viên trực điều độ, vận hành hệ thống viễn thông dùng riêng; công nghệ thông tin, vận hành điện, trạm biến áp và bộ phận sửa chữa

50

85

10075

83

50

85100

100 8775

92100

100

93100

92100 100 97

5062

22

75

50

Truyền tải Phát điện Phân phối Cơ quan QLNN Chung

Lập danh sách các vị trí quan trọng/cần thiết cần được ưu tiên bảo vệ trong thời kỳ COVID-19Chuẩn bị kế hoạch nhân lực cho các vị trí này trong trường hợp bị COVID-19 tác động

Có hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo làm việc từ xa đối với các vị trí không thiết yếuQuen sử dụng công nghệ cao trong thông tin liên lạc (phần mềm hỗ trợ làm việc/họp trực tuyến/làm việc tại nhà/từ xa)Có (hoặc sẽ có trong tương lai gần) chuyên gia tư vấn/nhân viên nước ngoài

Page 42: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

37 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

thường xuyên, xử lý sự cố nghỉ tập trung sau ca làm việc, gần nơi làm việc, nơi nghỉ của các kíp tách biệt nhau sẵn sàng cho việc thay thế, xoay vòng, ứng trực hỗ trợ lẫn nhau.

Với cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin để phục vụ làm việc từ xa sử dụng các phần mềm họp trực tuyến như TEAMS, Zoom, tăng cường sử dụng mạng nội bộ, hệ thống đường truyền kết nối các đơn vị thành viên, hệ thống E-office, tăng cường sử dụng máy tính cá nhân. Về cơ bản hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo các công việc không thiết yếu có thể triển khai trực tuyến mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của các đơn vị.

Trong giai đoạn đầu khi triển khai làm việc trực tuyến, một số nhân viên có thể chưa quen với công nghệ. Do vậy các đơn vị đều đã chủ động đào tạo, ban hành các hướng dẫn sử dụng các phương tiện trực tuyến cho nhân viên. Việc đào tạo và học tập này không chỉ giúp cho đơn vị trong giai đoạn ứng phó mà còn nâng cao năng lực của nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ trong công việc trong tương lai.

Về không gian làm việc đảm bảo yêu cầu về khoảng cách tiếp xúc, các đơn vị đã có các giải pháp như bố trí lại khu vực làm việc, hay làm việc luân phiên để giảm mật độ người sử dụng văn phòng. Đa số các đơn vị được hỏi thực hiện sắp xếp làm việc luân phiên, một số đơn vị thực hiện đồng thời cả hai giải pháp để tăng tính linh hoạt trong đảm bảo các công việc của đơn vị ít bị ảnh hưởng nhất có thể.

Hình 16: Phương pháp để đảm bảo yêu cầu về khoảng cách tiếp xúc

Nguồn: Số liệu điều tra

4.1.1 KẾ HOẠCH KHẨN CẤP

Việc xây dựng kế hoạch khẩn cấp của riêng mình để ứng phó với COVID–19 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị trong đó nổi bật là sự chủ động thực hiện khi các kịch bản khác nhau có thể xảy ra. Trong kế hoạch khẩn cấp đã đề ra đối với từng tình huống dịch bệnh khác nhau thì các phương án thực hiện như thế nào để xử lý tình huống đó. Có thể thấy rằng các đơn vị ngành điện rất quan tâm và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ việc xây dựng kế hoạch khẩn cấp. Kế hoạch khẩn cấp được các cấp cao nhất xây dựng và triển khai đến từng đơn vị, từ đó các đơn vị cấp dưới căn cứ vào đặc điểm của đơn vị mình bổ sung kế hoạch cho phù

9

22

2

Bố trí lại khu vực làm việc Luân phiên đến làm việc tại cơ quan

NA

Page 43: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 38

hợp. Bên cạnh đó, quy chế làm việc mới trong điều kiện COVID–19 cũng được xây dựng và ban hành để đảm bảo quá trình làm việc an toàn, thuận lợi, thông suốt trong thời kì COVID–19.

Bảng 11: Các tiêu chí liên quan đến xây dựng kế hoạch khẩn cấp

CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KHẨN CẤP

STT CHỈ TIÊU CÓ KHÔNG KHÔNG PHẢN HỒI

1 Xây dựng kế hoạch khẩn cấp của riêng đơn vị 27/30 2/30 1/30

2 Đơn vị cấp trên xây dựng kế hoạch khẩn cấp 25/30 3/30 2/30

3 Đơn vị hoặc đơn vị cấp trên thay đổi điều chỉnh Quy chế làm việc theo diễn biến dịch COVID–19

24/30 4/30 2/30

Nguồn: Số liệu điều tra

Các kế hoạch khẩn cấp được kích hoạt khi có điều kiện cụ thể (được đề cập đến trong kế hoạch). Điều kiện đó là một trong các điểm sau: theo chỉ thị của cấp trên (Chính phủ, Bộ chủ quản, địa phương), khi có các cá nhân bị lây nhiễm, khi có các cá nhân tiếp xúc với người mang COVID–19, địa phương có các ca lây nhiễm cộng đồng. Quy trình kích hoạt kế hoạch phụ thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị. Với các đơn vị cấp cao, quy trình này được đề ra và kích hoạt bởi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID–19. Các đơn vị cấp dưới, đơn vị thành viên thì thực hiện theo quy trình đã được đề ra bởi cấp trên.

Quy chế làm việc có sự thay đổi phù hợp với tình hình dịch bệnh. Cụ thể các đơn vị đều có quy trình khử khuẩn, rửa tay, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang khi làm việc tại đơn vị; quy chế phân công làm việc tại cơ quan và tại nhà để đảm bảo cách ly và/hoặc dãn cách, quy chế liên quan đến đi thực địa công tác (như hạn chế đi công tác tại các vùng có dịch).

Các đơn vị cũng có các phương án trong trường hợp có xuất hiện các ca nhiễm và tiếp xúc với ca nhiễm. 28 đơn vị / 30 đơn vị được hỏi có chính sách yêu cầu các trường hợp F1 chủ động khai báo y tế và kiểm tra xét nghiệm COVID–19. Các đơn vị tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của Bộ Y tế trong quy trình xử lý cách ly và báo cáo đối với trường hợp có ca F0, F1, F2 như:

- Thông báo cho cơ quan y tế biết và cung cấp danh sách các đối tượng tiếp xúc và có nguy cơ lây nhiễm;

- Thực hiện cách ly và dãn cách theo quy định đối với người nhiễm và theo dõi các đối tượng có tiếp xúc và thông báo tình hình cho cơ quan y tế;

- Tiến hành khử khuẩn nếu cần; và vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hình 17: Kế hoạch hành động ứng phó với COVID 19 của Bộ Công

Thương

Page 44: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

39 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

4.1.2 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH

Các đơn vị có cách thức thu nhận và phân tích thông tin về dịch COVID–19 khá tương đồng nhau về nguồn thông tin (Hình 1), về tần suất cập nhật thông tin, 19/30 đơn vị cập nhật hàng ngày, 11/30 đơn vị cập nhật liên tục ngay khi có thông tin mới (Hình 19).

Hình 18: Tần suất cập nhật thông tin về diễn biến dịch

Nguồn: Số liệu điều tra

Hình 19: Nguồn thông tin dùng để cập nhật tình hình dịch

Nguồn: Số liệu điều tra

Về nội dung thông tin thu thập, đa số các đơn vị được phỏng vấn đều thu nhận các thông tin cảnh báo về tình hình dịch bệnh (90% số đơn vị được phỏng vấn) cũng như các quy định của chính phủ (83% số đơn vị được phỏng vấn), số lượng các ca nhiễm, điều trị và khỏi bệnh (83% số đơn vị được phỏng vấn), các khu vực có xuất hiện dịch (93% số đơn vị được phỏng vấn). Các thông tin này đều được sử dụng để phục vụ cho xây dựng các kế hoạch hành động hoặc các giải pháp ứng phó phù hợp.

19

11

Hàng ngày Ngay khi có thông tin mới

20

29

15

25

Cổng thông tin điện tử chính phủ

Trang web Bộ Y tế Trang web của WHO Hướng dẫn/chỉ thị trực tiếp theo đường công văn

truyền thông

Page 45: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 40

Hình 20: Nội dung thông tin các đơn vị thu nhận

Nguồn: Số liệu điều tra

Sau khi thu thập, các thông tin liên quan đến dịch COVID–19 đa phần đều được đơn vị xử lý trước khi phổ biến trong nội bộ (93% số đơn vị được hỏi). Các thông tin còn được xử lý, tóm lược thành sơ đồ để dễ truyền thông, đăng trên các kênh truyền thông tăng hiệu quả truyền thông do nhấn mạnh vào các thông tin quan trọng dưới dạng dễ nhìn, dễ nhớ đối với người đọc

Nguồn: EVN

90

93

837783

13

Các cảnh báo về tình hình dịch bệnh, khu vực có xuất hiện dịch, các quy định chung của

Chính phủ

Các khu vực có xuất hiện dịch

Các quy định chung của Chính phủ

Số lượng ca nhiễm, ca đang điều trị, số ca đã

khỏi bệnh

Số lượng ca nhiễm, ca đang điều trị, số ca đã

khỏi bệnh

Các địa điểm mà các ca nhiễm đã đến

93%

4% 3%

Có Không NA

Page 46: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

41 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

Hình 21: Tình hình xử lý thông tin về dịch COVID–19 trước khi phổ biến nội bộ

Nguồn: Số liệu điều tra

Việc phổ biến thông tin/dữ liệu liên quan đến dịch COVID–19 trong nội bộ đơn vị được thực hiện thông qua các cuộc họp tuần và bất thường (trong trường hợp dịch căng thẳng); qua hệ thống thông tin chính thức (văn bản, website của đơn vị, email, tin nhắn) đến từng nhân viên; banner, bảng tin, qua mạng xã hội, nhóm hội thoại.

Hình 22: Cập nhật thông tin về dịch COVID–19 và phổ biến thông tin trên website ở một số cơ quan. (Nguồn: Bộ Công Thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam)

Sau khi đợt 1 của dịch COVID–19 qua đi ở Việt Nam, các đơn vị có tiếp tục thu thập thông tin về tình hình dịch COVID–19 nhưng với tần suất thay đổi so với đợt dịch. Chỉ 55% số đơn vị tiếp tục cập nhật thông tin hàng ngày, 39% số đơn vị chuyển sang cập nhật thông tin theo tuần.

Hình 23: Tần suất cập nhật thông tin sau thời kì cao điểm COVID–19

Nguồn: Số liệu điều tra

55%39%

3% 3%

Hàng ngày Hàng tuần 2 tuần 1 lần Ngay khi có thông tin mới

Page 47: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 42

4.1.3 GIÁM SÁT THỰC HIỆN, BÁO CÁO KẾT QUẢ

Các đơn vị đa phần đều thực hiện giám sát các đơn vị cấp dưới thực hiện các biện pháp ứng phó với COVID–19 (86%), báo cáo với đơn vị cấp trên về tình hình triển khai các biện pháp ứng phó với COVID–19 (89%). Một số đơn vị yêu cầu báo cáo lập tức khi có trường hợp nhiễm bệnh (F0), báo cáo định kì (hàng ngày) với các trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm (F1, F2).

Hình 24: Các cách thức báo cáo và giám sát điều chỉnh của các đơn vị trong giai đoạn COVID–19

Nguồn: Số liệu điều tra

Việc xem xét và điều chỉnh các văn bản ban hành trước giai đoạn COVID–19 chỉ được 50% các đơn vị thực hiện, một số đơn vị ban hành văn bản mới phù hợp với tình hình thực tế mà không thay đổi điều chỉnh các văn bản đã ban hành. Các văn bản xem xét điều chỉnh thường liên quan đến thực hiện các công việc liên quan công tác ghi chỉ số, kiểm tra hệ thống đo đếm, thay định kỳ thiết bị đo đếm; điều chỉnh lại các kế hoạch để phù họp với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; điều chỉnh hợp đồng cung cấp dịch vụ (thuê chuyên gia, sửa chữa, vật tư); điều chỉnh kế hoạch sửa chữa lớn;

Các văn bản bổ sung liên quan đến tăng cường công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, rà soát, bổ sung phương án, kịch bản phòng, chống dịch theo diễn biến tình hình hiện tại, điều tra, tổng hợp các trường hợp có liên quan đến các ca nhiễm đi, về từ vùng có dịch.

Cách thức báo cáo (Khối quản lý nhà nước)

50% số đơn vị được hỏi có đánh giá tác động của COVID–19 đến việc triển khai thực hiện các chính sách ban hành trước đó. Các chính sách được ban hành đúng theo chương trình và kế hoạch đăng ký, không bị tác động bởi COVID–19

86% 89%

50%

4% 0%

39%

11% 11% 11%

Thực hiện giám sát các đơn vị cấp dưới thực hiện các

biện pháp ứng phó với COVID-19

Báo cáo với đơn vị cấp trên về tình hình triển khai các

biện pháp ứng phó với COVID-19

Xem xét và điều chỉnh các văn bản ban hành trước giai

đoạn COVID-19

Có Không NA

Page 48: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

43 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

100% đơn vị được hỏi có tham gia vào các báo cáo cho chính phủ trong thời kì COVID–19. Vai trò của đơn vị trong việc xây dựng các báo cáo này như đầu mối chủ trì hoặc tham gia phối hợp.

Về cơ bản, cách thức ứng phó của ngành điện Việt Nam cũng khá tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch trong công tác ứng phó với sự tác động từ bên ngoài, trong nghiên cứu này là tác động của dịch COVID–19. Thông qua phân tích tình hình Việt Nam, có thể thấy rằng các đơn vị ngành điện đã làm tốt công tác này, do vậy trong bất cứ tình huống nào cũng đã có các phương án triển khai phù hợp. Đặc biệt trong kế hoạch về nhân sự, các đơn vị đều đã có những phương án thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn đảm bảo an toàn cho nguồn nhân lực như thực hiện quy trình phòng dịch, triển khai làm việc từ xa dưới sự hỗ trợ của hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, bố trí trực và phân ca hợp lý để giảm tiếp xúc, thậm chí cách ly với bên ngoài để bảo vệ các lực lượng chủ chốt (trực điều độ, vận hành nhà máy). Các công tác cập nhật thông tin cũng được thực hiện một cách đầy đủ có hệ thống để đảm bảo thông tin thông suốt từ trên xuống dưới, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên thực hiện; báo cáo đầy đủ tình hình để thực hiện triển khai các phương án phù hợp với tình hình.

4.2 TÍNH LIÊN TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ

Bên cạnh việc có các kế hoạch phù hợp để đảm bảo các hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng như đã phân tích ở trong phần 4.1 còn một số vấn đề liên quan như bảo trì bảo dưỡng, đặc biệt đối với khối phát điện; vận hành đường dây đối với khối truyền tải; tăng cường hoạt động trực tuyến giảm tiếp xúc trực tiếp đối với khối phân phối sẽ được phân tích trong phần này.

Để đảm bảo hiệu suất của các tổ máy phát điện, việc bảo trì bảo dưỡng là rất quan trọng và thường được lên kế hoạch từ năm trước. Tuy nhiên, dưới tác động của dịch COVID–19, một số các đơn vị thuộc khối phát điện (5/13 đơn vị) cũng điều chỉnh kế hoạch bảo trì bảo dưỡng của mình. Nguyên nhân chính của việc điều chỉnh lịch bảo trì bảo dưỡng bao gồm công tác cung ứng vật tư bị chậm, chuyên gia không sang được theo kế hoạch hoặc chuyên gia trước khi có thể đến công trường phải cách ly 15 ngày theo quy định, điều chỉnh phù hợp với điều kiện vận hành của hệ thống. Một số đơn vị không có sự thay đổi (7/13 đơn vị). Các đơn vị cũng lập danh sách các tổ máy khu vực thiết yếu (8/13 đơn vị được hỏi) và thực hiện việc ưu tiên bảo trì bảo dưỡng cho các tổ máy này.

Để đảm bảo tính liên tục trong truyền tải điện năng, các đơn vị truyền tải luôn duy trì cán bộ trực. Cụ thể như xây dựng kịch bản cho từng điều kiện: (i) triển khai phương án cô lập lực lượng quản lý vận hành tại các trạm biến áp 500kV, 220kV trong thời gian cách ly xã hội để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của lực lượng lao động trực tiếp cũng như vận hành an toàn, ổn định, liên tục hệ thống truyền tải điện; (ii) lập danh sách lực lượng sẵn sàng bổ sung từ các phòng kỹ thuật công ty cũng như tại các trạm truyền tải điện khác chưa cô lập hỗ trợ để đảm bảo đủ lực lượng vận hành trong mọi trường hợp.

Đối với các công ty điện lực, việc tăng cường hoạt động trực tuyến là một cách ứng phó được đề xuất trong điều kiện các đơn vị có sự tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với một lượng lớn khách hàng. Để đảm bảo các hoạt động trực tuyến, các đơn vị triển khai lắp đặt công tơ điện tử, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử bao gồm:

Page 49: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 44

1) Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp;

2) Cấp điện mới từ lưới điện trung áp;

3) Thanh toán tiền điện;

4) Thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 1 pha/3 pha;

5) Thay đổi vị trí thiết bị đo đếm;

6) Thay đổi mục đích sử dụng điện;

7) Thay đổi địch mức sử dụng điện;

8) Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ);

9) Thay đổi thông tin đã đăng ký;

10) Thay đổi hình thức thanh toán tiền điện;

11) Gia hạn HĐMBĐ;

12) Chấm dứt HĐMBĐ.

Mặc dù các hoạt động này được triển khai trước khi có dịch COVID–19 nhưng được đẩy nhanh hơn để tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ không tiếp xúc.

Bảng 12: Lộ trình lắp đặt công tơ điện tử

LỘ TRÌNH LẮP ĐẶT CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ

STT MÃ ĐƠN VỊ TÊN ĐƠN VỊ LỘ TRÌNH LẮP ĐẶT CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ

1 DISTC1 Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội

Công tơ điện tử hiện có 90% tổng số lượng khách hàng. Đến tháng 6/2021 đạt 100%

2 DISTC2 Tổng công ty điện lực miền Bắc

Phát triển công tơ điện tử theo kế hoạch từ trước khi có dịch COVID–19.

3 DISTC3 Tổng công ty điện lực Miền Nam

Giai đoạn 2016-2020, tương ứng tỷ lệ đạt đến 45% tổng số công tơ bán điện khách hàng dự kiến đạt 8,7 triệu công tơ.

Giai đoạn 2021-2025: đạt 100% vào năm 2025 với 10,4 triệu công tơ bán điện.

4 DISTC4 Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

Đã lắp đặt được 1.002.643 công tơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa, chiếm tỉ lệ 38,96% tổng số khách hàng.

Năm 2021 sẽ hoàn tất thay thế công tơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa cho 100% khách hàng.

5 DISTC5 Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC).

Đến hết 31/07/2020, số công tơ trên lưới đến của toàn Tổng công ty là: 4.398.369 công tơ (trong đó có: 30.848 công tơ nội bộ; 4.367.521 công tơ bán điện). EVNCPC đã lắp đặt 4.004.485 công tơ điện tử đạt tỷ lệ 91,7% tổng số KH, tỷ lệ đo xa chiếm 82% tổng số KH. Triển khai hệ thống thu thập số liệu đo đếm từ xa để khai thác hiệu quả của công nghệ: Hệ thống đo xa RF Spider, Hệ thống đo xa 3G/GPRS,

Page 50: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

45 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

LỘ TRÌNH LẮP ĐẶT CÔNG TƠ ĐIỆN TỬ

Đo xa DSPM bằng máy tính công nghiệp ở TBA 110 kV, Đo xa bán tự động được thu thập chỉ số bằng thiết bị cầm tay HHU (Handheld Unit) có tích hợp module thu phát sóng RF. Đến cuối năm 2019 đã hoàn thành trang bị 100% CTĐT và đo xa cho KH sử dụng TBA chuyên dùng, công tơ tổng TBA công cộng, các điểm đo đầu nguồn, ranh giới, nhà máy điện.

6 DISPC1 Công ty điện lực Vĩnh Phúc

Triển khai lắp đặt công tơ điện tử từ năm 2013 theo lộ trình: lắp đặt tại các thành phố, thị xã, thị trấn trước. Đến ngày 17 tháng 8 năm 2020, tổng số công tơ điện tử đang vận hành là khoảng 135.000 công tơ, chiếm 60% trên tổng số công tơ toàn công ty (khoảng 225.000 chiếc)

7 DISPC2 Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai

Tập trung lắp đặt công tơ điện tử theo hình thức cuốn chiếu kết hợp với phòng tránh dịch COVID tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng.

8 DISPC3 Công ty Điện lực Củ Chi

Ngay từ đầu năm, công ty đã lập kế hoạch triển khai thay điện kế đo xa, đồng thời gửi công văn thông báo đến chính quyền địa phương, thực hiện tuyên truyền trên đài truyền thanh, thông qua 178 trưởng ấp/khu phố, thông phát tờ rơi tuyên truyền tại nhà khách hàng.

9 DISPC4 Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHPC)

Tập trung lắp đặt công tơ điện tử theo hình thức cuốn chiếu kết hợp với phòng tránh dịch COVID–19.

Nguồn: Số liệu điều tra

Bảng 13: Tỉ lệ tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử

CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ

STT MÃ ĐƠN VỊ TÊN ĐƠN VỊ NỘI DUNG

1 DISTC1 Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội

100% không thu tiền điện theo cách truyền thống. Trả qua chuyển tiền điện tử (internet banking), ra siêu thị tổ chức trung gian để thu tiền điện.

2 DISTC2 Tổng công ty điện lực miền Bắc Xử lý hơn 94% yêu cầu khách hàng qua kênh trực tuyến.

3 DISTC3 Tổng công ty điện lực Miền Nam

- 61,1% tiếp nhận trực tuyến qua Trung tâm chăm sóc khách hàng (Web, Hotline, App)

- 44,11% cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử.

4 DISTC4 Tổng công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh

1.162.475/1.162.502 yêu cầu của khách hàng được tiếp nhận trực tuyến, trong đó, có 17.328/149.427 yêu cầu tiếp nhận qua cổng DVCQG (tỷ lệ 11,6%), số lượng giải quyết theo hình thức điện tử đạt 104.619/149.390 trường hợp (70,03%).

5 DISTC5 Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC).

- Số liệu thực hiện 7 đầu năm tháng 2020 như sau:

+ Tỷ lệ DVĐ-ĐT đạt 78,33%

+ Đối với yêu cầu DVĐ trên cổng DVCQG thực hiện đạt 39,13%

6 DISPC1

Công ty điện lực Vĩnh Phúc

Cung cấp các dịch vụ điện qua cổng dịch công quốc gia, website 927 khách hàng.

Luỹ kế 7 tháng năm 2020, công ty đã cung cấp dịch vụ điện cho khách hàngqua cổng dịch vụ công quốc gia được 578 khách hàng và qua phương thức điện tử được 5.758 khách hàng chiếm 91% tổng số yêu cầu của khách hàng.

7 DISPC2 Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai

Đã tiếp nhận 14.808 hồ sơ yêu cầu cung cấp dịch vụ theo phương thức điện tử tại địa bàn do đơn vị quản lý (41,60%)

Page 51: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 46

CUNG CẤP DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ

8 DISPC3 Công ty Điện lực Củ Chi Đến tháng 7/2020, tỷ lệ giao dịch trực tuyến tại Công ty là 99,99%

9 DISPC4

Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHPC)

Đến hết tháng 6/2020:

Tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện điện tử toàn Công ty đạt 76,87%

Tỷ lệ dịch vụ điện được thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia là 54,99%

Tỷ lệ dịch vụ điện được thực hiện qua Trung tâm chăm sóc khách hàng (TTCSKH), cổng dịch công là 98,23%

Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp điện qua môi trường mạng webiste/email/App/Zalo... của TTCSKH (đối với 12 dịch vụ cung cấp điện, trừ kênh điện thoại) đạt 81,91%

Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp điện trực tuyến mức độ 4 đạt 92,02%

Nguồn: Số liệu điều tra

8/9 đơn vị có lập danh sách các khu vực, các hộ tiêu thụ đặc biệt cần duy trì cấp điện trong giai đoạn COVID–19. Các hộ tiêu thụ đặc biệt này bao gồm các bệnh viện, cơ sở y tế, các đơn vị sản xuất nhu yếu phẩm và nguyên vật liệu phục vụ công tác điều trị (cơ sở sản xuất khẩu trang kháng khuẩn..); các khu cách ly tập trung trên địa bàn; bệnh viện dã chiến.

Đối với các địa phương có khu cách ly tập trung hoặc bệnh viện dã chiến, các đơn vị ngành điện cũng đã đưa ra các phương án để đảm bảo cung cấp điện kịp thời và đầy đủ cho các khu vực này trong giai đoạn COVID–19. Các đơn vị thực hiện cấp điện qua trạm chuyên dùng hoặc gắn điện kế, tăng cường công suất điện kế phù hợp với phụ tải sử dụng ngay khi có yêu cầu của UBND địa phương, hoặc các cơ quan chức năng phụ trách phòng dịch COVID–19; Lắp đặt máy phát điện dự phòng và tăng cường công suất lộ ra trạm biến áp; tăng cường kiểm tra theo dõi tình hình vận hành lưới điện khu vực; chuẩn bị đầy đủ các vật tư dự phòng, phương tiện vận tải, phương tiện bảo hộ và nhân lực để sẵn sàng ứng phó nhanh nhất các trường hợp có thể xảy ra trên lưới điện và hỗ trợ tối đa trong việc vận hành hệ thống điện nội bộ tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến; việc áp giá điện, hoặc thay đổi mục đích sử dụng điện cho các khu vực cách ly tập trung, bệnh viện Dã chiến thực hiện theo đúng theo các quy định của nhà nước.

Phần tổng hợp kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng để đảm bảo tính liên tục trong cung cấp dịch vụ (điện) thì cần phải quan tâm đến các vấn đề (i) con người: bố trí nhân sự phù hợp đảm bảo đủ người trong mọi kịch bản vận hành (ii) cơ sở hạ tầng: đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho các bộ phận thiết yếu, đồ bảo hộ (iii) ứng dụng công nghệ thông tin: để tăng cường hoạt động trực tuyến giảm tiếp xúc. Ngành điện Việt Nam cũng đã có các phương án phù hợp để đảm bảo các vấn đề trên được quan tâm và thực hiện một cách đầy đủ. Do vậy, trong thời gian COVID–19, ngành điện đã thực hiện tốt vai trò của mình trong cung cấp điện liên tục đến các đối tượng khách hàng.

Page 52: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

47 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

4.3 TÍNH LIÊN TỤC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

4.3.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG

Một đặc điểm trong ngành điện là các đầu tư thường có giá trị lớn, do vậy các đơn vị trong ngành đều có các khoản vay bao gồm cả vay bằng ngoài tệ. Do đó, vấn đề giao động tỷ giá trong giai đoạn COVID–19 ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị. Trong 26 đơn vị được hỏi, có 11 đơn vị có đang phải trả lãi các khoản vay bằng ngoại tệ và bị vấn đề giao động tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng; 11 đơn vị không gặp khó khăn này. Đối mặt với việc đó, các đơn vị thường có duy trì quỹ dự phòng, tiến đến giảm nợ vay bằng ngoại tệ, thực hiện ước tính giá trị chênh lệch tỷ giá phát sinh ngay từ khi lập dự án.

02 đơn vị/26 đơn vị được hỏi có áp dụng những ưu đãi, hỗ trợ về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng của dịch COVID–19 theo nội dung của công văn 897/TCT-QLN, 14 đơn vị không được áp dụng

4.3.2 CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Để ứng phó với việc chậm tiến độ của các dự án, các đơn vị đã thực hiện một số giải pháp.

Về công tác giải phòng mặt bằng: chủ yếu xử lý linh hoạt thỏa thuận với tỉnh, tỉnh nào không có dịch thì triển khai bình thường, ở các tỉnh có dịch chuyển sang họp trực tuyến và thông qua hoạt động báo cáo, tăng cường làm việc với chính quyền địa phương để tổ chức vận động các hộ dân bị ảnh hưởng bàn giao mặt bằng.

Về công tác thi công: sau khi dịch tạm lắng thì thực hiện làm thêm ngày thêm giờ, thêm nhân lực để đẩy nhanh tiến độ; chuẩn bị sẵn thiết bị, con người để sau khi kết thúc giãn cách có thể tiến hành ngay công việc.

Về vật tư thiết bị: khắc phục bằng cách tìm kiếm, thay thế, mượn tạm bên các đơn vị khác; điều chuyển tồn kho giữa các dự án.

Đối với chuyên gia nước ngoài: tăng cường làm việc trực tuyến hoặc tìm chuyên gia trong nước thay thế. Thay đổi phương thức nghiệm thu hàng hóa đối với các nhà thầu ở miền Bắc, miền Trung, có thể kiểm tra hồ sơ, chứng từ hàng hóa và video thử nghiệm tại nhà máy do nhà thầu cấp để tạo sự tin cậy trước khi giao hàng. Sau đó nhà thầu giao hàng đến nơi, sẽ tiến hành kiểm tra thử nghiệm để chấp nhận, rút ngắn quy trình nghiệm thu hàng hóa

Từ kinh nghiệm triển khai với các dự án trong thời kì COVID–19, các đơn vị cũng có các đề xuất đối với các dự án trong tương lai (để ứng phó trong trường hợp xảy ra dịch), bao gồm:

• Xem xét yếu tố dịch bệnh trong quá trình lên tiến độ cho dự án;

• Chuẩn bị sẵn sàng hệ thống kết nối Internet để tổ chức họp từ xa để các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn gián tiếp trong trường hợp chuyên gia nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam;

• Xây dựng các kịch bản đối phó cụ thể cho các dự án thực hiện sau này để hạn chế được tối đa ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng;

• Đàm phán với nhà đầu tư gia hạn tiến độ cung cấp điện;

Page 53: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 48

• Đàm phán với ngân hàng cho vay giảm chi phí lãi vay do thiên tai, dịch họa, đưa các nội dung rủi ro về trường hợp dịch bệnh trong Hợp đồng;

• Tăng cường hạ tầng CNTT đảm bảo kết nối trực tuyến với chính quyền địa phương, đơn vị thi công, các đơn vị liên quan khác;

• Tăng cường công tác theo dõi nhân sự của nhà thầu để phối hợp xử lý kịp thời trong trường hợp cách ly, nhiễm bệnh, tránh trường hợp để lây lan, ảnh hưởng nhân lực khác, cộng đồng;

• Có phương án chuẩn bị VTTB dự phòng để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, giảm thiểu tác động của dịch bệnh;

• Yêu cầu các nhà thầu thi công thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, thực hiện nghiêm quy định, hướng dẫn của chính quyền địa phương đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trong thi công.

4.4 CHUỖI CUNG ỨNG

Trong các tháng đầu năm 2020 thị trường than thế giới diễn biến phức tạp với nhiều thách thức, đặc biệt là dịch bệnh COVID–19 diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu, tác động mạnh mẽ tới thị trường than, do đó ảnh hưởng đến các nguồn cung cấp than trên thế giới như Úc, Nga, Nam Phi, gây hạn chế, gây khó khăn trong công tác nhập khẩu than và cung cấp than pha trộn. Tuy nhiên, đến nay vẫn đảm bảo được nguồn than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo hợp đồng đã ký kết. Các đơn vị đã xây dựng các phương án để đảm bảo cung ứng nhiên liệu. Các nhiên liệu khác như dầu, khí không bị ảnh hưởng.

Nhu cầu vật tư cho bảo trì bảo dưỡng bao gồm rất nhiều chủng loại khác nhau. Để chủ động cho việc đảm bảo đủ vật tư, các đơn vị có thường kế hoạch dài hạn trong việc triển khai mua sắm nên đối với những chủng loại thông thường các đơn vị vẫn đảm bảo được đầy đủ. Đối với một số vật tư thiết bị đặc chủng như các hệ thống điều khiển thì đơn vị sẽ gặp khó khăn hơn, tuy nhiên các đơn vị vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thêm các nguồn cung cấp khác.

Đối với vật tư tiêu hao và các linh kiện thiết bị mới phục vụ đầu tư xây dựng 80% các đơn vị gặp khó khăn trong nguồn cung. Để khắc phục vấn đề này, các đơn vị đã đôn đốc các nhà thầu cung cấp vật tư đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tiến độ cung cấp hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, chủ đầu tư và nhà cung cấp đàm phán và tiến tới chấp thuận giãn tiến độ giao hàng do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh.

Thông qua việc xem xét một số chỉ tiêu trong hoạt động cung ứng thiết bị vật tư, có thể thấy rằng kế hoạch mua sắm dự phòng trong giai đoạn COVID–19 không khác so với trước đó vì thông thường các kế hoạch này được đề ra từ năm trước đó (2019). Phần lớn các đơn vị cũng có lập danh sách các vật tư thiết yếu được ưu tiên mua sắm theo định mức và ngân sách được phê duyệt. Đặc biệt với nhà máy điện gió, tua bin gió được là hạng mục được ưu tiên. Các vật tư thiết bị thông thường thì có nhiều nhà cung cấp, hoạt động mua sắm thông qua đấu thầu nhưng cũng có các thiết bị đặc chủng (tuabin) thì thường chỉ có 1 nhà cung cấp (được lựa chọn trong thiết kế kỹ thuật), khi mua linh kiện vật tư thay thế thì cũng đòi hỏi phải đồng bộ với thiết bị hiện tại của nhà máy. Đa phần các vật tư thiết bị được cung cấp bởi các nhà cung ứng trong nước, một số thiết bị linh kiện phải đấu thầu quốc tế như: cách điện phụ kiện, máy biến thế, tụ, kháng, máy phát, rơ le, ống sinh hơi, thiết bị đặc thù của tuabin, lò hơi, máy cắt, dao cách ly, biến dòng điện, biến điện áp, chuôi cách điện cho đường dây truyền tải 220kV, 500 kV.

Page 54: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

49 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

Bảng 14: Các chỉ tiêu trong hoạt động cung cấp thiết bị vật tư

CÁC CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THIẾT BỊ VẬT TƯ

STT NỘI DUNG CÓ KHÔNG KHÔNG PHẢN HỒI

1 Lập danh sách vật tư thiết yếu được ưu tiên mua sắm 13/26 12/26 1/26

2 Kế hoạch mua sắm vật tư dự phòng cho giai đoạn dịch COVID -19 có khác với tình hình bình thường

3/26 18/26 5/26

3 Dự định thiết lập các nhà cung cấp thay thế 6/26 16/26 4/26

4 Vấn đề cung ứng gây ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo cung cấp điện trong tương lai trong dịch COVID–19

8/26 18/26 2/26

5 Dự trữ vật tư tiêu hao có bị cạn kiệt trong giai đoạn COVID–19 gây tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh

2/26 24/26 2/26

Nguồn: Số liệu điều tra

4.5 CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG

Các đơn vị thực hiện giảm giá điện giảm tiền điện cho các đối tượng khách hàng theo đúng hướng dẫn tại công văn số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID–19 như sau: giảm giá bán điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh, các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch, các đơn vị bán buôn điện nông thôn, bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư, bán buôn điện cho tổ hợp thương mại-dịch vụ-sinh hoạt, bán buôn điện cho các khu công nghiệp, giá bán buôn điện cho chợ. Giảm tiền điện (giá trị trước thuế) trực tiếp cho các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID–19. Thực hiện kế hoạch ưu tiên cung cấp điện cho các bệnh viện và cơ sở cách ly y tế phục vụ phòng, chống COVID–19. Luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định, trực vận hành 24/7 để khắc phục sự cố (nếu có).

Trong giai đoạn cách ly xã hội chủ động, kịp thời trong việc tuyên truyền, đẩy mạnh dịch vụ điện trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID–19 diễn biến phức tạp. Khách hàng không cần ra khỏi nhà, vừa tránh lây nhiễm dịch bệnh mà vẫn thực hiện được các dịch vụ điện mình cần; duy trì và giãn ngày thu tiền điện, áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh khi thanh toán tiền điện;

Đối với các khách hàng nợ tiền điện do ảnh hưởng của việc cách ly xã hội thì không cắt điện mà trao đổi, giải thích, thuyết phục để khách hàng hiểu và thanh toán tiền điện đúng quy định; tránh những tác nghiệp làm khách hàng bức xúc; tăng cường chỉ đạo các đơn vị đôn đốc theo dõi nợ từng ngày, theo dõi, thống kê nhanh khách hàng, khu vực đang có nợ quá hạn (trên 15 ngày nợ), đặc biệt lưu ý các trường hợp ghi chỉ số 02 kỳ, 03 kỳ/1 tháng phải thực hiện thu hồi công nợ đúng kỳ, không để dồn thu 1 lần vào cuối tháng; phân loại KH nhiều khả năng sẽ nợ do ảnh hưởng dịch bệnh, không để tình trạng nợ dây dưa, nợ lan truyền trong một khu vực, địa bàn dân cư; bám sát địa bàn, bám khách hàng, thường xuyên trao đổi thông tin, ưu tiên thông báo sớm tiền điện đến khách hàng và những người có trách nhiệm thanh toán

Đơn vị áp dụng công nghệ thông tin để thông tin liên lạc với khách hàng như: bố trí lực lượng giao dịch viên, điện thoại viên nắm chắc nghiệp vụ sử dụng thành thạo điện thoại IP, các phần mềm CRM, AACC…để giải đáp, xử lý kịp thời, chính xác các thắc mắc từ khách hàng và luôn

Page 55: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 50

đảm bảo kết nối kỹ thuật vận hành ổn định; thực hiện tổ chức tiếp nhận yêu cầu trên qua các kênh giao tiếp cổng Dịch vụ công Quốc gia, các kênh trên Internet (Web CSKH/App CSKH/Email/Zalo…), tổng đài CSKH; đẩy mạnh thanh toán điện tử qua ngân hàng, qua ứng dụng trên thiết bị di động; ứng dụng công nghệ thu thập dữ liệu từ xa để thực hiện công tác ghi chỉ số công tơ điện, không cần phải tới nhà khách hàng đối với các điểm đo đã lắp đặt hệ thống đo xa.

Trong thời gian ứng phó với đại dịch COVID–19, các cơ quan quản lý trên toàn cầu đã cung cấp biện pháp cứu trợ tạm thời cho các khách hàng sử dụng điện liên quan đến việc không dừng cung cấp và trì hoãn thanh toán chậm. Điều này không áp dụng với mọi quốc gia nhưng một số công ty điện lực ở một vài quốc gia đã có các chương trình như vậy. Các biện pháp tạm thời như vậy được coi là một hành động tăng cường mối quan hệ khách hàng và các đơn vị cung cấp điện. Cơ quan Chính phủ Việt Nam (Bộ Công Thương) trong giai đoạn COVID–19 đã ban hành văn bản về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID–19. Điều này đã mang lại lợi ích cho các khách hàng sử dụng điện chịu ảnh hưởng của COVID–19. Bên cạnh đó các đơn vị ngành điện cũng đã có những hỗ trợ khách hàng trả tiền chậm, không cắt điện như theo quy định trước đây mà sử dụng các biện pháp mềm dẻo trao đổi thuyết phục. Các đơn vị ngành điện cũng tăng cường các dịch vụ trực tuyến để tăng sự thuận lợi, tiện nghi cho khách hàng, giảm tiếp xúc tăng sự an toàn cho khách hàng trong đại dịch.

4.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG

4.6.1 NHỮNG KHÓ KHĂN DO COVID–19 ĐEM LẠI CHO NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM Dịch COVID–19 đã gây ra một số khó khăn nhất định đối với các đơn vị trên các khía cạnh nhân lực, trang thiết bị, thông tin liên lạc, v.v.

• 3/30 đơn vị được phỏng vấn (10%) gặp khó khăn trong “hoạt động nhận và gửi các thông tin liên quan (phương thức giao và nhận công văn truyền thống bị gián đoạn hoặc chậm)”

• 9/30 đơn vị được phỏng vấn (30%) gặp khó khăn trong công tác nhân sự, nguyên nhân do “Nhân sự thiếu hụt do phải thực hiện cách ly hoặc ảnh hưởng của việc trường học đóng cửa (không có đủ nhân sự để thực hiện các công việc trực tiếp, nhân sự phải cách ly hoặc phải hỗ trợ gia đình khi con cái không thể đến trường)”

• 13/30 đơn vị được phỏng vấn (43%) gặp khó khăn trong “khi chuyển đổi cách thức làm việc từ trực tiếp sang trực tuyến (thiếu các công cụ trực tuyến để thực hiện cuộc họp hoặc chưa quen với các công cụ trực tuyến)”

• 4/30 đơn vị được phỏng vấn (13%) gặp khó khăn trong “khi chuyển đổi cách thức vận hành, điều khiển hệ thống từ thao tác bằng tay sang điều khiển tự động hoặc thiếu các cách thức vận hành, điều khiển từ xa”

• 15/30 đơn vị được phỏng vấn (50%) gặp khó khăn đối với công cụ làm việc do “Thiếu các trang thiết bị cần thiết (laptop, máy in, máy scan, v.v.) để có thể làm việc hiệu quả tại nhà trong thời gian cách ly hoặc hỗ trợ gia đình”

• 5/30 đơn vị được phỏng vấn (17%) gặp khó khăn trong cập nhật thông tin do “Gián đoạn cập nhật thông tin từ hiện trường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (ghi chỉ số công tơ điện, giám sát thi công, nghiệm thu công trình)”

• 8/30 đơn vị được phỏng vấn (27%) gặp khó khăn trong “trong việc tiếp cận khách hàng để thu tiền điện theo cách truyền thống”

Page 56: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

51 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

• 11/30 đơn vị được phỏng vấn (37%) gặp khó khăn trong thu tiền điện, nguyên nhân do “khách hàng không thể thanh toán hóa đơn tiền điện vì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ bị tác động bởi COVID–19”

• 6/30 đơn vị được phỏng vấn (20%) gặp khó khăn trong cung ứng vật tư do “Thiếu hụt nguồn cung vật tư phụ tùng phục vụ hoạt động bảo trì bảo dưỡng hoặc linh kiện thiết bị phục vụ xây dựng mới”

Về thông tin liên lạc nội bộ, chỉ có 3 đơn vị/ 30 đơn vị được phỏng vấn có gặp những khó khăn về thông tin liên lạc nội bộ, 26 đơn vị không gặp khó khăn, 1 đơn vị không phản hồi.

Cụ thể, một số đơn vị địa bàn hoạt động rộng nên việc thông tin liên lạc còn khó khăn. Trụ sở làm việc nằm rải rác nhiều nơi nên khó khăn trong điều hành tác nghiệm công ty vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi các thông tin phải bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, do vậy cần thời gian để chuyển ngữ.

Về thông tin liên lạc bên ngoài, các khó khăn gặp phải chủ yếu liên quan đến chất lượng đường truyền kết nối đôi khi không ổn định làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, hình ảnh khi làm việc trực tuyến hoặc vấn đề ngôn ngữ khi có yêu cầu chuyển ngữ (Việt Anh – Anh Việt).

Ngoài ra, 9 đơn vị/26 đơn vị được hỏi có gặp khó khăn liên quan đến việc trả lãi ngân hàng đối với các khoản vay để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh 13 đơn vị không gặp khó khăn này, 4 đơn vị không phản hồi.

Khó khăn mà các đơn vị hay gặp phải đó là liên quan đến dự án. Thông thường dự án bản thân đã gặp rất nhiều vướng mắc trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án lưới điện; trong điều kiện dịch bệnh lại càng phức tạp hơn.

4.6.2 NHỮNG THUẬN LỢI DO COVID–19 ĐEM LẠI

Hệ thống điện Việt Nam, trước khi COVID–19 xảy ra, đang phát triển với tốc độ cao để đáp ứng nhu cầu điện của các hoạt động kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng phụ tải hàng năm đều ở mức 10% trong giai đoạn 2011 – 2019 và dự kiến giữ ở mức 8% cho đến 2030. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, hiệu quả, hệ thống điện Việt Nam có nhu cầu bổ sung thêm nguồn điện rất cao trong, khoảng 5000 – 6000 MW mỗi năm.

COVID–19 tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội làm cho nhu cầu điện giảm xuống có thể coi là góp phần giảm áp lực cho việc bổ sung nguồn điện vốn đang gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây khi các dự án nguồn điện chậm đưa vào vận hành thương mại. Theo kế hoạch đầu năm 2020 thì hệ thống cần huy động 3,4 tỷ kWh điện từ các nguồn chạy dầu (là nguồn đắt tiền) tuy nhiên thực tế đến hết tháng 9 năm 2020 thì hệ thống chỉ cần huy động 1,04 tỷ kWh.

Mặc dù việc triển khai các dự án nguồn điện theo Tổng sơ đồ Điện 7 hiệu chỉnh gặp nhiều khó khăn, sự phát triển bùng nổ của các nguồn điện năng lượng tái tạo mặc dù có góp phần cung cấp điện cho hệ thống, nhưng mặc khác vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong quá trình tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, đặc biệt là vấn đề quá tải hệ thống lưới truyền tải. COVID–19 tác động rất lớn vào hoạt động đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo,

Page 57: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 52

làm chậm tiến độ nhiều dự án nên có thể được coi là thuận lợi khi giảm áp lực, tạo cơ hội chuẩn bị kỹ hơn để tích hợp thêm các nguồn năng lượng tái tạo vào hệ thống.

Trong quá trình triển khai các biện pháp ứng phó với COVID–19, thực tế chỉ ra rằng ngành điện cần được trang bị hiện đại hơn, cho phép vận hành, điều khiển, quản lý và giao dịch bằng các kênh, công cụ trực tuyến để giảm tối đa việc tương tác trực tiếp giữa người với người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngành điện phát triển theo hướng hiện đại hóa, áp dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0.

Cùng với cả nước, ngành điện đang ứng phó hiệu quả với với COVID–19 và thể hiện khả năng phục hồi nhanh chóng sau dịch. Bản thân ngành điện là một ngành đang thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn nên việc Việt Nam đứng vững trong thời gian COVID–19 diễn ra cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn khi mà các nước khác đang bị tác động nặng nề vì COVID–19. Ngoài thu hút đầu tư vào chính ngành điện, các ngành kinh tế khác cũng đang có lợi thế thu hút đầu tư và gián tiếp cũng tạo ra cơ hội cho ngành điện.

Page 58: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

53 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

PHẦN 5: CÁC KẾT QUẢ CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

Dịch COVID–19 có tác động đến mọi mặt trong hoạt động của ngành điện từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các ngành khác nhau của nền kinh tế và hoạt động của đời sống xã hội.

Một số tác động rõ ràng của dịch COVID–19 đến ngành điện Việt Nam bao gồm:

- Sự thay đổi nhu cầu sử dụng điện của các đối tượng khách hàng khác nhau đã làm thay đổi phụ tải trong đó khối sản xuất kinh doanh giảm và khối dân dụng tăng. Một số ngành nghề của nền kinh tế bị ảnh hưởng khiến nhu cầu sử dụng điện không tăng như kế hoạch mặc dù có tăng so với cùng kì 2019.

- Chỉ tiêu giao cho các đơn vị ngành điện trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đầu năm đều liên quan đến sản lượng điện. Cụ thể, với khối phát điện là sản lượng điện sản xuất, khối truyền tải điện là sản lượng điện truyển tải, khối phân phối điện là lượng điện thương phẩm. Do đó khi nhu cầu tiêu thụ điện giảm trên toàn quốc vì ảnh hưởng của COVID–19 thì tất cả các đơn vị trong ngành đều bị ảnh hưởng về mặt kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận. Duy nhất đối tượng các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo không bị ảnh hưởng liên quan đến COVID–19.

- Các dự án đang triển khai đều bị ảnh hưởng về tiến độ do nguồn cung vật tư, thiết bị gián đoạn; thiếu các chuyên gia nước ngoài. Mặc dù các đơn vị đã khắc phục bằng việc tăng cường trao đổi qua email hay đàm thoại trực tuyến, quay video nhưng vẫn không thể hiệu quả bằng việc trao đổi trực tiếp như kế hoạch.

Đứng trước các tác động rõ ràng và một số khó khăn phát sinh do đại dịch COVID–19, ngành điện cũng đã có các phương án ứng phó liên quan đến sự chuẩn bị, lên kế hoạch về nhân lực, cơ sở hạ tầng và sự triển khai đồng bộ từ cấp Bộ ngành cơ quan quản lý đến Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc đã giúp cho việc cung cấp điện vẫn đảm bảo được các yêu cầu về tính ổn định, đầy đủ, tin cậy.

5.2 CÁC ĐỀ XUẤT

Dưới đây là bẩy đề xuất cho ngành điện Việt Nam và các đơn vị trong ngành để ứng phó với những đợt dịch COVID–19 trong tương lai cũng như các sự kiện tương tự.

5.2.1 LUÔN CẬP NHẬT CÁC THAY ĐỔI TRONG TÌNH HÌNH ỨNG PHÓ VÀ PHỤC HỒI DO COVID-19

Đề xuất này áp dụng cho tất cả các đối tượng trong ngành điện.

Do sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của vi rút COVID-19 trong suốt năm vừa qua, việc chuẩn bị để có thể ứng phó kịp thời với các khó khăn từ dịch bệnh là rất cần thiết. Hơn 1000 ca nhiễm trong Giai đoạn thứ 4 cho thấy các biến thể vi rút nguy hiểm hơn luôn có thể xuất hiện và bùng phát bất cứ lúc nào. Tình hình ứng phó với COVID-19 và sự phục hồi trên toàn cầu chứng tỏ rằng các khó khăn đã được xác định trong báo cáo này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021. Vì vậy, ngành điện ở Việt Nam cần duy trì cập nhật tình hình dịch bệnh, để kịp thời

Page 59: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 54

ứng phó với các khó khắn khi dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh/thành phố bằng cách nhanh chóng kích hoạt các kế hoạch ứng phó phù hợp.

5.2.2. TĂNG CƯỜNG TRANG BỊ VÀ ĐÀO TẠO ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề xuất này áp dụng cho tất cả các đối tượng trong ngành điện. Tuy nhiên khối QLNN cần xem xét và triển khai nhiều nhất vì liên quan đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước không thể bố trí nhanh và bất thường được.

Đối với khối quản lý nhà nước, việc trang bị và đào tạo áp dụng công nghệ thông tin trong công việc là quan trọng nhất. Nhiều hoạt động truyền thống cần có sự tương tác giữa người với người cũng nên được xem xét giảm thiểu. Áp dụng công nghệ thông tin vừa đảm bảo an toàn hơn trong thời gian dịch COVID–19, vừa duy trì hiệu quả công việc cần xử lý. Các hệ thống phục vụ việc gửi và nhận văn bản, họp và trao đổi trực tuyến, theo dõi giám sát hoạt động thi công tại hiện trường, đều được các đơn vị ngành điện thực hiện rất hiệu quả. Tuy nhiên đối với khối quản lý nhà nước thì thách thức lớn nhất đến từ nguồn lực tài chính để trang bị được những máy móc thiết bị phục vụ làm việc trực tuyến cũng như tổ chức đào tạo kỹ năng làm việc trực tuyến. Cụ thể:

• Xây dựng và ban hành quy trình làm việc trong điều kiện bình thường mới bao gồm cả các quy trình liên quan đến an toàn phòng dịch.

• Lập kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo cần phải tính đến các phương án dịch quay trở lại từ mức độ thấp đến cao bao gồm cả các phương án tài chính.

• Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng tăng cường các hệ thống phục vụ hoạt động trực tuyến để đảm bảo tính liên tục của đơn vị trong trường hợp có phong tỏa hoặc cách ly do dịch bệnh.

• Tăng cường đào tạo nhân lực để có thể thích ứng với điều kiện bình thường mới, hiểu biết và sử dụng thành thạo các trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin tối đa vào trong công việc.

5.2.2 TIẾP TỤC TẬP TRUNG BẢO VỆ AN TOÀN CHO LỰC LƯỢNG VẬN HÀNH

Đề xuất này áp dụng cho các khối phát điện, truyền tải điện và phân phối điện.

Đội ngũ vận hành cần tiếp tục được ưu tiên bảo vệ trong các Kế hoạch ứng phó với COVID–19 hoặc các sự kiện tương tự. Với mục tiêu cung cấp điện an toàn, ổn định thì bản thân đội ngũ vận hành cần được đảm bảo an toàn trước, và trên cơ sở đó vận hành hệ thống ổn định và hiệu quả. Có thể thấy trong quá trình ứng phó với COVID–19 thì đội ngũ vận hành ở tất cả các đơn vị đều được ưu tiên bảo vệ bằng hình thức cô lập trong khu vực làm việc. Một số đơn vị áp dụng mô hình ba ca năm kíp trong đó có một kíp được cô lập ở bên ngoài và làm nhiệm vụ dự phòng, và đây là một thực hành tốt để đảm bảo an toàn. Những phương án thay đổi khác như tăng giờ làm của ca, hay rút một trong bốn kíp ra dự phòng và chỉ sử dụng ba ca ba kíp, đều không phải là phương án có thể triển khai trong trường hợp COVID–19 kéo dài nhiều tháng. Cụ thể:

• Xây dựng và ban hành quy trình làm việc trong điều kiện bình thường mới bao gồm cả các quy trình liên quan đến an toàn phòng dịch.

• Duy trì việc lập các kế hoạch nhân sự ứng với các tình huống dịch bệnh khác nhau

Page 60: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

55 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

• Lên kế hoạch về đảm bảo nguồn cung nhiên liệu, nguyên vật liệu thay thế trong các tình huống dịch bệnh khác nhau.

• Lên kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện làm việc độc lập cho khối vận hành, tránh lây nhiễm từ bên ngoài trong trường hợp dịch bệnh bùng trở lại.

• Liên tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức, tránh tư tưởng chủ quan đối với phòng dịch.

5.2.3 TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN

Đề xuất này áp dụng ở khối phân phối điện và khối QLNN.

Ở các Tổng công ty điện lực hoặc công ty điện lực cấp tỉnh, việc triển khai lắp đặt công tơ điện tử, thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, thực hiện hoạt động chăm sóc khách hàng qua các kênh trực tuyến là các thực hành tốt và cần được tiếp tục đẩy mạnh. Đây là các hoạt động đem lại lợi ích kép cho các đơn vị phân phối điện vì vừa góp phần phòng, chống COVID–19 vừa hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao tính minh bạch và nâng cao năng lực quản lý với cơ sở dữ liệu đầy đủ. Cụ thể:

• Đẩy nhanh kế hoạch lắp đặt công tơ điện tử, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến.

• Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng tận dụng tối đa lơi ích do công nghệ thông tin mang lại.

• Lập kế hoạch hoạt động của năm tiếp theo cần phải tính đến các phương án dịch quay trở lại từ mức độ thấp đến cao bao gồm cả các phương án tài chính.

• Lên kế hoạch về đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thay thế trong các tình huống dịch bệnh khác nhau.

• Tăng cường đào tạo nhân lực để sử dụng thành thạo các nền tảng trực tuyến phục vụ công việc.

Liên tục tuyên truyền để nâng cao nhận thức và ý thức, tránh tư tưởng chủ quan; vừa đảm bảo công tác phòng dịch và thực hiện công việc hiệu quả.

5.2.4 XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG TIN CẬY VÀ ĐẦY ĐỦ

Đề xuất này áp dụng chủ yếu với các đơn vị thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng trong đó đặc biệt liên quan đến dự án nguồn điện và lưới điện mới.

Trong vài năm trở lại đây, các dự án nguồn điện đầu tư xây dựng mới chủ yếu là các dự án điện mặt trời và điện gió. Hai loại hình dự án này đang được hưởng ưu đãi từ cơ chế giá điện FIT có thời hạn do đó việc đảm bảo tiến độ đóng điện được coi là yếu tố sống còn của dự án. COVID–19 đã gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thiết bị cho các dự án này và có thể tác động tiêu cực, gây chậm chễ tiến độ đóng điện. Các chủ đầu tư cần xem xét linh hoạt, lựa chọn các đơn vị cung cấp phù hợp để giảm thiểu tác động của COVID–19 đến tiến độ thực hiện. Ngoài vấn đề tìm kiếm nguồn cung cấp thiết bị, đảm bảo tiến độ giao hàng, các đơn vị cũng nên xem xét vấn đề thuận lợi hay khó khăn khi đưa chuyên gia của hãng sang Việt Nam để thực hiện hoạt động giám sát lắp đặt, vận hành thử nghiệm, và xác nhận hoàn thành.

Đối với khối truyền tải, việc bảo trì bảo dưỡng và vận hành an toàn, ổn định hệ thống truyền tải hiện có nên được coi trọng nhất. Việc đảm bảo đầy đủ vật tư thiết bị để có thể thay thế,

Page 61: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

USAID.GOV USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT | 56

sửa chữa hệ thống truyền tải nên được ưu tiên hàng đầu. Với đặc thù của hoạt động truyền tải, việc mua sắm dự trữ những vật tư này nên được xem xét thực hiện với khối lượng lớn hơn và linh hoạt điều chuyển đến các đơn vị có nhu cầu sử dụng nếu xảy ra tình huống cung cấp vật tư thiết bị gặp phải khó khăn. Cụ thể:

• Xây dựng và ban hành quy trình làm việc trong điều kiện bình thường mới bao gồm cả các quy trình liên quan đến an toàn phòng dịch.

• Duy trì việc lập các kế hoạch nhân sự ứng với các tình huống dịch bệnh khác nhau.

• Lên kế hoạch về đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu thay thế trong các tình huống dịch bệnh khác nhau.

5.2.5 XEM XÉT SỬ DỤNG CÁC CHUYÊN GIA Ở TRONG NƯỚC THAY CHO CHUYÊN GIA ĐẾN TỪ NGOÀI NƯỚC

Nhiều hạng mục kỹ thuật trong các gói thầu bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, nhỏ đều có thể được thực hiện bởi các chuyên gia trong nước thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các chuyên gia nước ngoài. Trong thời gian xảy ra dịch COVID–19, các hợp đồng bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng đã thể hiện nhược điểm là phụ thuộc vào sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia nước ngoài. Các chuyên gia nước ngoài không thể đến Việt Nam làm việc vì nhiều lý do như không thực hiện được việc nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, không có chuyến bay thương mại đến đến Việt Nam, không thỏa thuận được về các chi phí phát sinh do phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc cách ly xã hội 14 ngày. Đề xuất cụ thể:

• Với những hợp đồng trong tương lai, xem xét đưa thêm các điều khoản dự phòng để giảm phụ thuộc vào chuyên gia ở ngoài nước

• Với những hợp đồng đang có, đàm phán để linh hoạt thực hiện hợp đồng bằng nguồn lực chuyên gia trong nước nhiều hơn, giảm ảnh hưởng đến hoạt động vận hành

• Nếu có nhiều hợp đồng với cùng một hãng mà bắt buộc phải có sự tham gia của chuyên gia ở ngoài nước, cần điều phối tiến độ thực hiện để tối ưu sự có mặt của chuyên gia ở ngoài nước cho nhiều hợp đồng khác nhau

5.2.6 LINH HOẠT ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG, THAY THẾ THIẾT BỊ

Đề xuất này áp dụng với khối phát điện, truyền tải điện và phân phối điện.

Nhiều đơn vị xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo lịch. Trong những năm trước, việc thực hiện theo kế hoạch là phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2020, do tình hình COVID–19 phức tạp dẫn đến việc điều chỉnh linh hoạt kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng nên được xem xét đến. Thực tế cho thấy nhiều đơn vị có điều chỉnh kế hoạch này, tuy nhiên phần lớn là vì lý do bất khả kháng khi chuyên gia ở ngoài nước không thể sang Việt Nam làm việc, hoặc do hợp đồng cung cấp thiết bị đã không được thực hiện đúng với tiến độ đề ra. Đánh giá sau khi điều chỉnh tiến độ của kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đều chỉ ra là không gây ra tác động nào đến hiệu suất và an toàn vận hành. Như vậy, đây là bài học để các đơn vị có thể xem xét linh hoạt điều chỉnh kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng.

Page 62: CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢ ẤP VIỆT NAM (V LEEP)

57 | USAID V-LEEP BÁO CÁO: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN NGÀNH ĐIỆN VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT USAID.GOV

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2020), Chuyên trang về công tác ứng phó dịch COVID-19. Truy cập

vào tháng 12 năm 2020 tại https://hanhdong.moit.gov.vn 2. Bộ Công thương (2020), Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời Đại biểu Phan Thị Bình

Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM 3. Bộ Y tế, Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 4. Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Dự báo có mưa lũ

nhưng lượng nước về các hồ thủy điện vẫn rất thấp 5. EVN (2020), Thông cáo báo chí EVN: Đánh giá tình hình cung cấp điện 4 tháng cuối

năm 2020 và nhận định sơ bộ đối với năm 2021; http://npc.com.vn/View/tabid/56/id/19280/Default.aspx

6. EVN (2020), Báo cáo hàng năm 7. Nguyên Vũ (2020), COVID–19 tác động đến kinh tế Việt Nam thế nào. Truy cập vào

tháng 12 năm 2020 tại <https://baodautu.vn/covid-19-tac-dong-den-kinh-te-viet-nam-the-nao-d121405.html>

8. Tổng cục thống kê (2020), Số liệu thống kê 9. Tổng cục thống kê GSO (2020), Kết quả khảo sát đánh giá tác động của Covid-19 đến

hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam 10. USAID - VLEEP (2020), Global COVID-19 Impact Assessment Report on Power Sector

and International Best Practices to Mitigate Impacts 11. Dữ liệu do V-LEEP thu thập và tổng hợp 12. Xuân Tiến (2020). Dịch COVID–19 ảnh hưởng thế nào tới tình hình cung cấp điện mùa

nắng nóng sắp đến? Truy cập vào tháng 12 năm 2020 tại <https://www.evn.com.vn/d6/news/Dich-COVID-19-anh-huong-the-nao-toi-tinh-hinh-cung-cap-dien-mua-nang-nong-sap-den-6-12-25448.aspx>