chƯƠng trÌnh hỘi nghỊ - img.vietnamfinance.vn · 17h30-18h00 tiếp thu ý kiến chỉ...

19

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

2

3

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2017 VÀ

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2018

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018

Thời gian Nội dung Chủ trì

13h30-13h40 Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Chánh Văn phòng

Tống Quốc Đạt

13h40-14h00 Phát biểu Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng

Nguyễn Chí Dũng

14h00-14h30 Báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác năm

2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018

Thứ trưởng, Bí thư Đảng ủy

Nguyễn Văn Trung

14h30-15h30 Phát biểu thảo luận mở Các đại biểu dự Hội nghị

15h30-15h45 Nghỉ giải lao

15h45-17h00 Phát biểu thảo luận mở (tiếp tục) Các đại biểu dự Hội nghị

17h00-17h30 Phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ

Nguyễn Xuân Phúc

17h30-18h00 Tiếp thu ý kiến chỉ đạo và Kết luận Bộ trưởng

Nguyễn Chí Dũng

4

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC

của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Kính thưa đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng

Chính phủ;

Kính thưa đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng

Chính phủ;

Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo Bộ, ban, ngành trung ương, các đại biểu

địa phương;

Thưa toàn thể các đồng chí,

Trong không khí hào hứng ra quân triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của

Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội

nghị tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. Thay mặt

ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi xin trân trọng cảm ơn và nhiệt liệt chào mừng

sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo,

đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa

phương và tất cả quý vị đại biểu. Đây vừa là niềm vinh dự, vừa là sự khích lệ quý

báu đối với toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của ngành, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư để bước vào một năm đầy tự tin và quyết tâm vượt qua mọi khó

khăn, thách thức, thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu mà Đảng và Nhà

nước giao phó.

Thưa các đồng chí,

Năm 2017 trôi qua, đã để lại trong tất cả chúng ta nhiều cung bậc cảm xúc. Lo

lắng vì kết quả những tháng đầu năm đạt thấp, nếu cứ tiếp diễn sẽ đặt nền kinh tế

trước nguy cơ không đạt mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Kế

hoạch 5 năm 2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020. Căng thẳng vì áp lực

phải tìm ra được hướng đi và giải pháp đúng đắn để hoàn thành các mục tiêu,

nhiệm vụ; cũng như sức ép từ dư luận đối với khả năng bứt phá của nền kinh tế và

quyết tâm của Chính phủ trong việc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng để phấn đấu.

Đồng hành với quyết tâm của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cả hệ

thống đã vào cuộc. Các bộ, ngành, địa phương ra sức nỗ lực, cố gắng thực hiện

hiệu quả các chính sách, giải pháp. Với 03 kịch bản tăng trưởng mà Bộ Kế hoạch

và Đầu tư xây dựng, tham mưu Chính phủ điều hành, chúng ta hồi hộp theo dõi kết

quả đạt được của từng tháng, từng quý, từng ngành, lĩnh vực, từng sản phẩm;

5

chứng kiến sự hứng khởi trong xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp trước hiệu

quả của các quyết sách và giải pháp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

thực hiện. Hồi hộp theo dõi từng cơn bão, trận lũ để cùng chung sức, chung lòng

vượt qua bão lũ, bảo vệ thành quả mà chúng ta rất khó khăn mới đạt được, duy trì

sản xuất, kinh doanh và bảo đảm đời sống cho nhân dân. Hồi hộp cho đến tận

những ngày cuối cùng của tháng 12, để rồi tất cả chúng ta vỡ òa trong cảm xúc vui

mừng, phấn khởi khi kết quả đạt được đã vượt qua mọi kỳ vọng và dự báo, chiến

thắng mọi hoài nghi, quan ngại trong suốt quá trình chúng ta kiên định thực hiện

các giải pháp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Năm 2017 là một năm thành công của cả nền kinh tế, đạt kết quả toàn diện

trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh,

đối ngoại. Mỗi bộ, ngành, mỗi địa phương đều có phần đóng góp đầy ý nghĩa vào

thành tựu chung của cả nước. Đối với ngành kế hoạch, đầu tư và thống kê nói

chung và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng, việc đạt và vượt cả 13/13 chỉ tiêu kinh

tế - xã hội được Quốc hội giao là một thành tựu nổi bật nhất trong nhiều năm trở

lại đây, khẳng định kết quả của đổi mới công tác kế hoạch hóa, tạo đà thuận lợi để

hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch năm 2018, Kế hoạch 5 năm

2016-2020 và Chiến lược 10 năm 2011-2020.

Thành tựu có ý nghĩa thiết thực nhất đối với chúng ta là tầm vóc, vị thế và uy

tín của đất nước được nâng lên một tầm cao mới. Cộng đồng quốc tế ghi nhận và

đánh giá cao vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong hội nhập và thực hiện các

cam kết quốc tế cũng như sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong năm 2017.

Thành tựu này một mặt khẳng định nước ta đã lớn mạnh, không còn là một nước

nhỏ, kém phát triển, đã có thể tham gia vào những sân chơi mới của thế giới, vừa

làm cho đất nước phát triển, vừa đóng góp vào thịnh vượng chung của thế giới và

khu vực. Mặt khác, thành tựu đã thể hiện được khát vọng của tất cả chúng ta, của

ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khát vọng vươn lên, khát vọng cống hiến.

Thành tựu quan trọng nhất trong năm qua đó là niềm tin trong nhân dân và

cộng đồng doanh nghiệp vào đường lối của Đảng, Nhà nước và tương lai phát triển

của đất nước được củng cố mạnh mẽ; kỷ luật, kỷ cương ngày càng được tăng

cường. Một đất nước phát triển phải có kỷ cương, đồng thời, thực hiện nghiêm kỷ

cương mới phát triển được đất nước. Thành tựu này đã đem lại không khí phấn

khởi, lạc quan, hy vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước trước những chuyển

biến mạnh mẽ của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Những thành tựu quan trọng trên đã khơi dậy lòng tự hào, tinh thần yêu nước,

đoàn kết, thống nhất, tạo nên sức mạnh dân tộc, cùng nhau thi đua, sáng tạo, nỗ lực

phấn đấu để xây dựng và bảo vệ đất nước vững mạnh, phồn vinh, nhân dân được

ấm no, hạnh phúc.

6

Thưa các đồng chí,

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có một năm vất vả. Những thành quả

đạt được là hoàn toàn xứng đáng với công sức, sự chỉ đạo quyết liệt, sự nỗ lực, cố

gắng, quyết tâm của toàn hệ thống, nhất là sự năng động, nhiệt huyết của người

đứng đầu Chính phủ. Tất cả những điều đó đã tạo nên một năm 2017 đặc biệt nhất

trong chặng đường đổi mới và phát triển của đất nước, với nhiều kỷ lục được xác

lập trong vòng 10 năm trở lại đây như: tăng trưởng GDP, xuất khẩu, đầu tư nước

ngoài, thành lập doanh nghiệp, khách du lịch quốc tế, dự trữ ngoại hối, chứng

khoán, năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của nền kinh tế...

Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, năm 2017 là năm khởi đầu của một

chặng đường phát triển mới của đất nước, nhanh hơn, chất lượng hơn, hiệu quả

hơn, bền vững hơn và đặc biệt là không ai bị bỏ lại phía sau.

Cùng chung với không khí của cả nước, chúng tôi ý thức được rằng, những

thành quả đạt được đã có sự đóng góp không nhỏ của ngành kế hoạch, đầu tư và

thống kê nói chung, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng. Năm 2017 đã ghi nhận

sự chuyển mình đáng khích lệ trong toàn ngành và cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu

tư. Giữ vững ngọn cờ cải cách, thổi bùng lên ngọn lửa đổi mới, toàn thể cán bộ,

công chức, viên chức đã thấm nhuần truyền thống bản lĩnh, trí tuệ, đổi mới, cải

cách và đoàn kết của hơn 70 năm thành lập và phát triển của ngành kế hoạch và

đầu tư, phát huy được vai trò tham mưu tổng hợp, chiến lược quan trọng về kinh tế

- xã hội cho Đảng và Chính phủ.

Dưới ngọn cờ xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, công tác

tham mưu thể chế, chính sách của Bộ đã có nhiều đổi mới, đầu tư nhiều hơn trí tuệ

tập thể, quyết tâm cải cách, tiên phong, đi đầu và cách mạng, điển hình là tham

mưu xây dựng Luật Quy hoạch, Luật Khu hành chính - kinh tế đặc biệt, Nghị quyết

19/NQ-CP, 35/NQ-CP, 70/NQ-CP... Quyết tâm vượt qua chính mình, đề xuất sửa

đổi, bổ sung những quy định về quản lý đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, mạnh

dạn từ bỏ những lợi ích trong công tác phân bổ vốn, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo

hiệu quả công tác quản lý thông qua đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin; đưa

vào vận hành chính thức Hệ thống quản lý đầu tư công, lần đầu tiên thực hiện công

tác tổng hợp, giao kế hoạch vốn đầu tư trên Hệ thống, rút ngắn được thời gian và

khắc phục căn bản những lỗi sai sót do tổng hợp thủ công gây ra. Từng bước xây

dựng phương pháp và tác phong làm việc chuyên nghiệp, hành động nhanh, quyết

liệt. Chủ động tham mưu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cải thiện

mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; cắt giảm đáng kể các điều kiện kinh

doanh, tạo động lực đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu hút hiệu quả nguồn lực đầu

7

tư của tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chủ trì, tham gia xây dựng, trình

Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đại

hội Đảng lần thứ XII, các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó tập

trung vào nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng,

nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền

kinh tế; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tham mưu xây dựng và thực hiện

dự án đường cao tốc Bắc - Nam theo hướng chiến lược và hiệu quả. Triển khai

thành công tư tưởng đổi mới của Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng Nghị

quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018...

Thưa các đồng chí,

Chúng tôi ý thức được rằng, để có được kết quả ngày hôm nay, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, sự

phối hợp, hợp tác hiệu quả các các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương. Mặc

dù vậy, kết quả mới chỉ là bước đầu, chặng đường đổi mới, sáng tạo và phát triển

vẫn còn dài ở phía trước, những khó khăn, thách thức còn nhiều và ngày càng gay

gắt, những hạn chế, tồn tại cần phải tiếp tục khắc phục triệt để. Bộ Kế hoạch và

Đầu tư cầu thị, lắng nghe và tiếp thu để ngày càng hoàn thiện hơn, giữ vững ngọn

lửa khát vọng đổi mới, sáng tạo, hành động mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa,

phục vụ chuyên nghiệp hơn nữa, hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ tổ quốc, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của đất nước.

Hội nghị hôm nay, chúng ta sẽ được nghe báo cáo tổng kết công tác năm

2017, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, cũng như thẳng thắn chỉ ra

những hạn chế, yếu kém, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2018;

các bài tham luận của các đơn vị thuộc Bộ; góp ý của lãnh đạo, đại diện các cơ

quan, Bộ, ngành trung ương và địa phương; và đặc biệt là được nghe Thủ tướng

Chính phủ phát biểu chỉ đạo. Qua đó, giúp Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận diện và

xác định những việc sẽ phải làm trong năm 2018, phấn đấu hoàn thành xuất sắc

mọi nhiệm vụ được giao.

Với tất cả ý nghĩa đó, tôi xin khai mạc Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp./.

8

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------------------------

Số: 281/BC-BKHĐT Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2018

BÁO CÁO

Tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ----------------------------

Năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành và hoàn

thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra; trong đó, tăng trưởng GDP đạt

6,81% (kế hoạch là 6,7%). Sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi và phát triển

toàn diện trên cả 3 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Số doanh nghiệp

thành lập mới đạt 127 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,2%; số FDI giải ngân đạt 17,5

tỷ USD, tăng 10,8%. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở

mức 3,53%. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; dự trữ ngoại

hối đạt mức kỷ lục (51,5 tỷ USD). Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt 425 tỷ

USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường

kinh doanh chuyển biến tích cực1... Những kết quả đó đã giúp củng cố niềm tin, tạo

lập không khí phấn khởi, thi đua sáng tạo trong toàn xã hội, góp phần phát triển

mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, thúc đẩy

hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát

sao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự triển khai

quyết liệt, toàn diện, đồng bộ các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương phấn đấu

hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp

tích cực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về

chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Năm 2017, bên cạnh những thuận lợi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng gặp

nhiều khó khăn: khối lượng nhiệm vụ được giao rất lớn, trong khi yêu cầu về đổi

mới của Đảng và Nhà nước cũng như đòi hỏi từ thực tiễn rất cao,... nhưng nhờ sự

đoàn kết, đồng lòng của toàn thể cán bộ, công chức, sự đôn đốc, chỉ đạo kịp thời

của tập thể Lãnh đạo Bộ, trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đại hội Đảng và

của Trung ương, nắm chắc sự chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ,

bám sát diễn biến từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, chúng ta đã cơ bản hoàn

thành tốt nhiệm vụ đặt ra.

1So với năm 2016, xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc (từ 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc (từ 60 lên 55/137 nền kinh tế).

7

Đánh giá những mặt được, chưa được đối với từng lĩnh vực công tác, các

đơn vị thuộc Bộ đã kiểm điểm một cách nghiêm túc. Trong Báo cáo này, chúng tôi

chỉ xin nhấn mạnh một số điểm nổi bật trong công tác năm 2017, phương hướng

nhiệm vụ năm 2018 của Bộ như sau:

PHẦN I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2017

1. Về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật

Xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Nghị quyết Đại hội

lần thứ XII của Đảng, năm 2017, Bộ đã tiếp tục tập trung đẩy mạnh việc nghiên

cứu, tham mưu, đề xuất hoàn thiện thể chế và xây dựng các cơ chế, chính sách

nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

được Chính phủ phân công. Cụ thể:

1.1. Về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Triển khai thực hiện chủ trương về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi

mới mô hình tăng trưởng, Bộ đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số

27/NQ-CP ngày 21/02/2017 về Chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết

của Trung ương Đảng và của Quốc hội, bao gồm: Nghị quyết số 05-NQ/TW của

Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô

hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh

tranh của nền kinh tế; và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch

cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, Bộ cũng đã tham mưu, trình

Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia giúp Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện việc cơ cấu lại

nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bộ cũng đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 99/NQ-

CP ngày 03/10/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-

NQ/TW của Trung ương về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn, cụ thể cả trong trung và dài hạn.

Trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo “Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số

13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng

hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

1.2. Về hoàn thiện thể chế quản lý quy hoạch

Quán triệt mục tiêu đổi mới toàn diện về công tác quy hoạch theo tinh thần của

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Bộ đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội khóa

8

XIV (Kỳ họp thứ 4) thông qua dự án Luật Quy hoạch. Tiếp đó, Bộ đã trình Chính

phủ ban hành Nghị quyết về triển khai thi hành Luật Quy hoạch.

Luật Quy hoạch ra đời: (1) là bước đột phá về cải cách thể chế, tạo ra sự đồng

bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch và thống nhất trong chỉ đạo,

điều hành từ Trung ương đến địa phương; (2) góp phần thay đổi phương thức quản

lý của Nhà nước - trước đây thiên về mục tiêu quản lý, giờ vừa đảm bảo quản lý

vừa đảm bảo kiến tạo, phát triển, phục vụ phát triển; (3) trước đây các quy hoạch

cũ chỉ sử dụng chủ yếu là nguồn lực Nhà nước, nay tổ chức lại để huy động các

nguồn lực khác: tư nhân, nước ngoài... vào đầu tư, phát triển, như vậy, Luật đã

tuân theo nguyên tắc của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách

hiệu quả; (4) tăng cường liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của

từng vùng, từng địa phương, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành

và tính cát cứ địa phương; đã loại bỏ các quy hoạch sản phẩm đang tồn tại hiện

nay, góp phần loại bỏ những giấy phép không phù hợp với quy luật kinh tế thị

trường, là bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư và sản xuất

kinh doanh.

1.3. Về hoàn thiện thể chế liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Bộ đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực

hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Trung ương Đảng về Phát triển

kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp then chốt, thể hiện

được tinh thần kiến tạo, điều phối của Chính phủ với phương châm đồng hành cùng

doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho

doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền

vững, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương Đảng, đồng thời, tạo hành lang

pháp lý cao hơn, ổn định hơn, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển,

Bộ đã báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội (khóa XIV, Kỳ họp thứ 3) thông qua dự án

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là Luật đầu tiên về hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa; là bước cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển kinh

tế tư nhân. Luật đã xác định 8 nội dung hỗ trợ chung và 3 nội dung hỗ trợ trọng tâm.

Các phương thức hỗ trợ theo cơ chế thị trường, trong đó thay đổi quan điểm và cách

thức hỗ trợ doanh nghiệp, chuyển từ quản lý sang phục vụ doanh nghiệp, coi doanh

nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua,

Bộ đã trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật để sớm đưa các

giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

vào thực tiễn.

Trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tiễn về đầu tư, kinh doanh, Bộ đã chủ động

báo cáo Chính phủ thông qua phương án đăng ký xây dựng trình Quốc hội dự án

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng như

9

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công theo trình tự, thủ tục rút

gọn; Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về: tổng hợp kết quả rà soát, đánh

giá các quy định của pháp luật về đầu tư công; về đề án “Cơ cấu lại đầu tư công giai

đoạn 2017-2020 và một số định hướng đến năm 2025”.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư, tìm kiếm, huy động các

nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, trong điều kiện nguồn NSNN hạn hẹp, Bộ

đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng “Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số

15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị

định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư”, “Nghị định thay thế Nghị định số

210/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu

tư vào nông nghiệp, nông thôn”;trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012; đề xuất sửa đổi

Nghị định số 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế đặc thù các dự án thuộc

CTMTQG; các Nghị định liên quan đến hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công,

như: Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, số

136/2015/NĐ-CP.

1.4. Về nghiên cứu, đề xuất các mô hình mới về phát triển kinh tế - xã hội

Ngay sau khi Bộ trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Bộ Chính trị “Đề án về

các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” và được Bộ Chính trị đồng ý cho phép

thành lập 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân

Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), Bộ đã chủ động đề xuất, xây

dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế

đặc biệt để cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 5

Quốc hội khóa XIV. Dự án Luật này quy định những chính sách kinh tế - xã hội và

cơ chế quản lý hành chính, tư pháp đặc biệt để áp dụng cho 3 khu vực nêu trên

(Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) nhằm hình thành các khu vực tăng trưởng

kinh tế cao với phương thức quản lý mới, hiện đại và tạo ra môi trường sống hiện

đại, xanh, sạch, an toàn, thu hút các dự án đầu tư của nhà đầu tư quốc tế.

Bộ cũng đã nghiên cứu về xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu

công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ để tăng tính cạnh tranh, tăng

cường thu hút đầu tư từ các quốc gia trong khu vực và thế giới, bảo đảm phát triển

bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đã pháp lý hóa cụ thể các mô hình này

trong dự thảo “Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế” mà

Bộ đã soạn thảo, trình Chính phủ.

2. Về tham mưu điều hành thực hiện kế hoạch

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, các Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm 2017, giao kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách

10

nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị

quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ

đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách

nhà nước năm 2017 với mười nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn. Bộ đã chủ trì, tổ chức

các hội nghị giao ban hằng tháng, hằng quý về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và

đầu tư với các Bộ, ngành và địa phương. Đề xuất các giải pháp điều hành trong Nghị

quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ với tinh thần đề cao trách nhiệm của

các Bộ, ngành, địa phương gắn liền với việc tăng cường sự chỉ đạo, đôn đốc của

Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Những giải pháp, chính sách này nhìn chung

đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả tích cực, đúng hướng...

Trong những tháng đầu năm 2017, trước tình hình sản xuất, kinh doanh khó

khăn và tăng trưởng GDP thấp hơn mức dự kiến, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ

các báo cáo kịch bản, chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhằm phấn đấu hoàn thành

các mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động xây dựng trình Chính phủ ban

hành Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ

yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công với nhiều

giải pháp quyết liệt, cụ thể, thiết thực. Bộ cũng đã chủ trì, phối hợp với các bộ,

ngành liên quan thành lập các đoàn công tác kiểm tra tại một số địa bàn, lĩnh vực

trọng điểm nhằm nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để đề xuất hướng xử lý, tháo

gỡ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm đẩy mạnh

giải ngân các nguồn vốn, tăng cường huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế.

3. Về thông tin phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô

Việc cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là một yếu tố quyết

định tính khả thi của các giải pháp, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô. Nhận thức

được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Bộ đã chỉ đạo nghiên cứu, thực hiện các chính

sách và giải pháp phát triển ngành Thống kê để cung cấp thông tin thống kê ngày

càng đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan và minh bạch.

Để cập nhật hóa nguồn lực cũng như đánh giá thực trạng và xu hướng phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ đã trình Chính phủ và Bộ Chính trị “Báo cáo

kiểm kê, đánh giá thực chất tình hình các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam”;

trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo “Đánh giá hạn chế của nền kinh tế Việt Nam

so với các nước trong khu vực”; tập trung nguồn lực tiến hành “Tổng điều tra kinh

tế năm 2017”; đồng thời, tổ chức điều tra thí điểm, chuẩn bị cho “Tổng điều tra dân

số và nhà ở năm 2019”.

Tiếp tục triển khai Luật Thống kê và Chiến lược phát triển Thống kê Việt

Nam, đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thống kê, Bộ đã trình Chính

phủ ban hành Nghị định quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ

chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ; trình Thủ tướng Chính

11

phủ: “Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030”;

“Báo cáo về phương pháp xác định GDP” …

4. Về phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô

Với vai trò Tổ trưởng Tổ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ (Tổ 1317),

Bộ đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân

hàng Nhà nước lựa chọn, xác định đúng vấn đề cần đưa ra thảo luận và phối hợp,

nhất là vấn đề tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực nhằm bảo đảm tăng trưởng

GDP cả năm đạt mục tiêu đã đề ra. Cơ chế phối hợp trong thời gian qua đã đem lại

nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô; giúp

nhận định đúng diễn biến tình hình vĩ mô trong và ngoài nước cũng như dự báo,

đánh giá đầy đủ, chính xác hơn về tác động đến kinh tế Việt Nam; từ đó kịp thời

tham mưu, đề xuất các giải pháp, biện pháp cụ thể điều hành kinh tế vĩ mô, giúp

Chính phủ chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành và được Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ đánh giá cao.

5. Về công tác kế hoạch hóa: Chủ động đổi mới cả về nội dung và phương

pháp xây dựng kế hoạch

a) Về nội dung

(1) Tập trung vào mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm

soát lạm phát, bảo đảm các cân đối vĩ mô; gắn kết giữa mục tiêu ngắn hạn với mục

tiêu trung và dài hạn; tạo nền tảng phát triển hướng tới mục tiêu tăng trưởng

nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội.

(2) Giải quyết hài hòa những vấn đề bức xúc trước mắt với các mục tiêu phát

triển lâu dài. Ưu tiên tập trung nguồn lực cho các dự án lớn, có tác động lan tỏa, tạo

sự đột phá cho quá trình tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

b) Về phương pháp: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

giám sát, đánh giá dự án đầu tư công, công tác lập, tổng hợp và giao kế hoạch vốn

đầu tư công bảo đảm công khai, minh bạch, chính xác, nhanh và hiệu quả. Chủ

động đẩy mạnh phân cấp gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tăng

cường trách nhiệm giải trình.

Năm 2017, tiếp tục hoàn thiện và triển khai Hệ thống quản lý thông tin dữ liệu

đầu tư công, Bộ đã ban hành Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017

quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư

công, trong đó đã quy định cụ thể về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin trong việc lập, tổng hợp, giao kế hoạch đầu tư công nhằm đổi mới, hiện đại hóa

hơn nữa công tác quản lý thông tin, dữ liệu về đầu tư công. Nhờ đó, kể từ năm

2018 trở về sau, phấn đấu giao nhanh và cơ bản chỉ giao một lần kế hoạch đầu tư

vốn NSNN.

12

Bộ cũng đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai tích hợp số liệu giải

ngân theo từng dự án trên Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho

bạc (TABMIS) của Bộ Tài chính và đang xây dựng Quy chế phối hợp trao đổi

thông tin, dữ liệu giữa hai cơ quan.

6. Công tác Đảng, đoàn thể, tổ chức cán bộ và cải cách hành chính

6.1. Về công tác Đảng

Là cơ quan tham mưu của Đảng và Nhà nước, được giao chuẩn bị nhiều đề

án quan trọng phục vụ nhiều Hội nghị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

và là một cơ quan tổ chức triển khai, thể chế hóa các đề án khi được thông qua,

nên việc học tập, quán triệt, triển khai các Nghị quyết, Kết luận của Đảng luôn

được Bộ xác định là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ trong nhiều năm qua

cũng như năm 2017. Việc học tập các Nghị quyết của Trung ương cũng như chỉ

đạo của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương được đổi mới, chuyển từ thụ động

sang chủ động và luôn gắn chặt với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản

lý nhànước, vừa góp phần tích cực trong việc xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững

mạnh vừa xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn.

Để nâng cao chất lượng công tác Đảng, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ,

công chức, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn và thực hiện cải cách hành

chính, năm 2017, Ban cán sự đảng, Đảng ủy cơ quan đã chỉ đạo việc học tập, quán

triệt, triển khai các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các chỉ đạo

của Thủ tướng Chính phủ trong tổng thể các đợt sinh hoạt chính trị thực hiện Nghị

quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung

ương 6, Khóa XII về đổi mới, sắp xếp bộ máy, Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh

học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và

công tác dân vận, nhất là dân vận trong các cơ quan Nhà nước.

6.2. Về công tác Đoàn thể:Hoạt động của các tổ chức Đoàn thể trong năm

2017 đã đạt nhiều kết quả tích cực, đề cao tính nhân văn, tính tương thân, tương ái;

các hoạt động “thiện nguyện” cùng nhiều nghĩa cử cao đẹp được thực hiện một cách

tự nguyện và đã trở thành nề nếp, khích lệ tấm lòng nhân ái trong mỗi cán bộ, công

chức và có sức lan tỏa lớn. Các đoàn thể đã phối hợp với chính quyền thực hiện tốt

Quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức

trong mọi hoạt động của cơ quan, động viên cán bộ đoàn viên thi đua lao động giỏi

góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

6.3. Về công tác tổ chức, cán bộ:Năm 2017, căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ,

Nghị định số 123/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Bộ đã trình

Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25/7/2017 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

13

Triển khai Nghị định số 86/2017/NĐ-CP, Bộ đã ban hành các Quyết định quy

định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ, bảo đảm

đúng tinh thần đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các đơn vị theo hướng tinh

gọn, giảm bộ phận trực thuộc, tinh giản biên chế... đáp ứng yêu cầu của Chính phủ

nhiệm kỳ khóa XIV và theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của

Bộ Chính trị; Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII.

6.4. Công tác thi đua - khen thưởng tiếp tục có nhiều đổi mới, chú trọng thực

chất; việc phát động các phong trào thi đua đã được đẩy mạnh, công tác khen

thưởng được thực hiện nề nếp, chặt chẽ, bám sát về tiêu chuẩn, đối tượng theo quy

định của Luật Thi đua – Khen thưởng; chú ý phát hiện nhân tố mới từ phong trào

quần chúng; động viên, khen thưởng kịp thời những tấm gương tiêu biểu, nhất là

cán bộ, công chức không giữ vị trí quản lý. Việc tổ chức đánh giá công tác thi đua

- khen thưởng cuối năm được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, gắn với

kết quả và thành tích cụ thể.

6.5. Công tác cải cách hành chínhluôn được Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn

vị thuộc Bộ quan tâm, chỉ đạo sát sao và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thực

hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước”, Bộ đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đơn giản hóa chế độ

báo cáo trong hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó, chỉ rõ mục tiêu, yêu

cầu và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng đơn vị, thời hạn thực hiện, đồng

thời, gắn trách nhiệm rõ ràng của Thủ trưởng các đơn vị liên quan trong quá trình

triển khai, thực hiện Đề án.

Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ

tướng Chính phủ giao được thực hiện nghiêm túc. Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ

sơ công việc của Bộ đã hoạt động ổn định, kết nối với tất cả các đơn vị thuộc Bộ và

liên thông với hệ thống của Văn phòng Chính phủ, bảo đảm phục vụ tốt hoạt động

chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị. Quy trình xây dựng Chương trình công tác

của Bộ đã được giám sát chặt từ khâu xây dựng đến theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực

hiện, nâng cao hiệu quả và tính khả thi của các đề án, nhiệm vụ.

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 của Chính phủ ban

hành Quy chế làm việc của Chính phủ và Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày

25/7/2017, Bộ đã ban hành Quyết định số 1298/QĐ-BKHĐT ngày 20/9/2017 về

Quy chế làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó nêu cao tinh thần phối hợp

giữa các đơn vị trong thực thi công vụ cũng như trách nhiệm của Người đứng đầu

trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao; đồng thời, chú trọng nguyên tắc một

việc chỉ giao cho một đơn vị chủ trì xử lý.

14

7. Đánh giá chung

7.1. Ưu điểm

Năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cơ bản hoàn thành tốt các công việc

theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục giữ được vai trò là một Bộ đi tiên

phong trong đổi mới tư duy và hành động. Các đề án, báo cáo, kiến nghị do Bộ

tham mưu đều nhất quán quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, luật pháp, chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, đề xuất các mô hình tăng trưởng mới và các giải pháp tạo động

lực thúc đẩy tăng trưởng được thực hiện như là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên

suốt trong tất cả các lĩnh vực quản lý của Bộ.

Lần đầu tiên, Bộ đã tổ chức hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai

thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, theo dõi, tổng hợp

và giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2018.

Công tác sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, cải cách hành chính đạt nhiều kết quả

tích cực, bảo đảm bám sát chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ; công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể đạt được một số kết quả nổi bật. Công tác

thi đua - khen thưởng chuyển biến tích cực, cơ bản khắc phục tính hình thức, tính

bình quân.

Công tác thông tin, truyền thông, báo chí của Bộ có nhiều đổi mới theo

hướng chuyên nghiệphơn, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; giữ

vững tôn chỉ, mục đích, bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà

nước, các chủ trương, hoạt động của Bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ là cầu nối tin cậy

giữa các nhà hoạch định chính sách với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là 1 trong 5 đơn vị trên toàn quốc và là cơ quan

duy nhất trong khối các bộ, ngành Trung ương được Ban Tuyên giáo Trung ương

tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí.

7.2. Nguyên nhân chính đạt được những kết quả nêu trên

Luôn quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ,

bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động. Chấp hành

nghiêm các quy định của pháp luật trong chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ.

Phát huy tốt tinh thần đoàn kết, trí tuệ tập thể, trên dưới một lòng, đề cao nhân

cách, tính tự giác, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền

trong thực thi nhiệm vụ; làm rõ trách nhiệm cá nhân, đề cao trách nhiệm của người

đứng đầu; nêu cao tính gương mẫu đi đầu của đảng viên, nhất là đảng viên giữ vị trí

quản lý.

Có chuyển biến tích cực bước đầu trong đổi mới tư duy, phương pháp công tác,

phương pháp chỉ đạo điều hành.

15

7.3. Hạn chế và nguyên nhân

Vẫn còn một số ít nhiệm vụ được giao chưa hoàn thành đúng tiến độ, chất

lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tuy

đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn những hạn chế, lúng túng. Công tác phối hợp

giữa các đơn vị trong và ngoài Bộ có lúc, có mặt còn lỏng lẻo. Ý thức trách nhiệm

của một số cán bộ, công chức chưa cao, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc

nghiên cứu, nắm bắt thực tiễn để giải quyết công việc được giao.

Về nguyên nhân: Ngoài việc phải xử lý nhiều nhiệm vụ có tính chất đột xuất,

thời hạn hoàn thành ngắn, quy trình phối hợp có mặt chưa hợp lý, nguyên nhân

chính vẫn thuộc về tinh thần trách nhiệm, nhất là tác phong, thói quen của một bộ

phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ chưa chuyển biến kịp yêu cầu mới

ngày càng cao.

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2018

Năm 2018 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm thứ ba thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; đòi hỏi nền kinh tế phải có sự bứt phá và chuyển

biến mạnh mẽ, góp phần hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Nhận thức được tầm

quan trọng và ý nghĩa của năm 2018, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao,

năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ

chủ yếu sau:

1. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, các Nghị quyết

của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,

cụ thể hóa vào các nhiệm vụ công tác chuyên môn. Xây dựng Chương trình hành

động thiết thực và nêu cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, phấn đấu xây

dựng cơ quan, đơn vị, chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt mọi

nhiệm vụ được giao.

2. Tổ chức triển khai, cụ thể hóa các nội dung được quy định tại Nghị quyết

số 04-NQ/TW và số 06-NQ/TW (Khóa XII) gắn với việc học tập tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề ra những giải pháp thực hiện phù hợp với điều

kiện cụ thể của từng đơn vị và cả cơ quan Bộ.

3. Tổ chức triển khai, cụ thể hóa vào cuộc sống các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra

trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ,

giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và Chỉ thị số 01/CT-BKHĐT ngày

10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển khai thực hiện Nghị

quyết số 01/NQ-CP.

16

4. Theo dõi, giám sát, đôn đốc, tổng hợp và tham mưu, đề xuất với Chính phủ,

Thủ tướng Chính phủ những giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả các

Nghị quyết:số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017; số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017; số

99/NQ-CP ngày 03/10/2017; số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016; và Nghị quyết của

Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

5. Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược; nghiên cứu

cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát

triển và đầu tư kinh doanh; cụ thể hóa các giải pháp nhằm tạo chuyển biến rõ nét

trong tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất

lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

6. Chuẩn bị tốt các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua, như:

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Đầu tư công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh

nghiệp; hoàn thiện đề án xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư…

cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến môi trường đầu tư,

kinh doanh.

7. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số đề án, báo cáo

quan trọng:

(i) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5

năm 2016-2020;

(ii) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai

đoạn 2016-2020;

(iii) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

giai đoạn 2016-2020;

(iv) Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Quy hoạch;

(v) Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công sửa đổi;

(vi) Nghị định của Chính phủ về phát triển vùng kinh tế động lực;

(vii) Các giải pháp nền móng tạo động lực tăng trưởng mới;

(viii) Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

(ix) Xây dựng báo cáo cập nhật định hướng thu hút ODA và vốn vay ưu đãi

của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018-2020;

(x) Hoàn thiện thể chế lựa chọn sắp xếp thứ tự ưu tiên phê duyệt dự án đầu tư

công và đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn vốn đầu tư công đến 2020 và tầm nhìn đến 2025;

17

(xi) Xây dựng Nghị quyết của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số

437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một

số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính

sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức

hợp đồng BOT;

(xii) Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy

ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

(xiii) Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế;

(xiv) Đề án “Phát triển tổng thể kết cấu hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu

phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”;

(xv) Hướng dẫn và tổ chức lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030…

8. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực do Bộ

quản lý; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí, gắn liền với công tác đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, điều

động và luân chuyển cán bộ.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong

công tác kế hoạch hóa và điều hành kinh tế vĩ mô. Thực hiện tốt nhiệm vụ Tổ

trưởng Tổ điều phối kinh tế vĩ mô (Tổ 1317). Tăng cường công tác phối hợp

nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; chủ động xây dựng các báo cáo, các

kịch bản, kịp thời tham mưu với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều

hành kinh tế vĩ mô. Chỉ đạo sát sao, đôn đốc việc triển khai thực hiện các đề án,

báo cáo theo Chương trình công tác đã đăng ký, khắc phục những tồn tại, hạn chế

của năm 2017, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, có chất

lượng. Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thông tin, báo chí./.