chƯƠng trÌnh Ôn thi thpt quỐc gia -...

132
VnDoc - Ti tài liu, vănbn pháp lut, biumu min phí PHNMT: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUC GIA LP 10 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TA. KIN THCCƠ BN 1. Thành phncuto nguyên t. - Nguyên tgm2bphn +Vnguyên t:gm các ht electron mang đin âm (e) +Ht nhân: .Ht proton mang đindương (p) .nơtron không mang đin (n) Vy nguyên tgm 3 loihtcơ bn: p, n, e. - Vì nguyên tluôn trung hòa đin, nên trong nguyên t:shtp=sht e. 2. Kích thước, khilượng ca nguyên t. Nguyên tđược xem như mt khicu có đường kính d = 10 -10 m=1 0 A Ht nhân nguyên tcũng được xem như là mt khicu có đường kính d = 10 -4 Khilượng nguyên t:mnt = mp + mn + me Vì khilượng me << mp,mn (mnt = mp + mn =mhn (bng khilượng ht nhân). mnt = Z.mp + N.mn = Z + N = A (u) vì mp (mn (1u. (Z, N lnlượt là tng sproton, snơtron) (Khi nguyên tcho hoc nhn electron để biến thành ion thì khilượng ion cũng được xem là khilượng nguyên t. 3. Đồng v, khilượng nguyên ttrung bình. a) Định nghĩa: Đồng vlà nhng nguyên tca cùng mt nguyên thóa hc, nghĩa là có cùng sproton nhưng skhi khác nhau (Z ging nhau, A khác nhau dn đến N khác nhau). b) Khilượng nguyên ttrung bình ( A )ca các nguyên thóa hc. A = Khèi lîng hçn hîp c¸c ®ång vÞ Tæng sè nguyªn tö ®ång vÞ = A 1 .x 1 + A 2 .x 2 + ... + A i .x i Trong đó:A1,A2, ,Ai là skhica đồng vth1, 2, i. x1,x2, ,xi là % slượng đồng vthi (hoc là snguyên tca đồng vthi), ly theo thp phân (x1 +x2 + +xi = 100% = 1). VD: Trong thiên nhiên clo có hai đồng v35 17 Cl chiếm 75% và 37 17 Cl chiếm 25% vslượng. Tính khilượng ca nguyên tClo? Khilượng nguyên tClo = 75 25 35. 37. 100 100 = 35,5 (u) 4. Sspxếp electron trong nguyên ta) Nguyên tcspxếp: - Nguyên lý vng bn: Các electron lnlượt chiếm các mcnăng lượng tthp đến cao Thttăng dnmcnăng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 4d 6s 4f 5d 6p 7s - Nguyên lý Pauli: Trong mt obitan chati đa 2e và 2e này có chiutquay ngược nhau. - Qui tc Hund: Trong mt phân lp chưa đủ selectron, các electron có khuynh hướng phân bvào các obitan sao cho selectron độc thân trong mt phân lp nhiu nht. b) Cu hình electronca nguyên tbiu dinsphân belectron trên các phân lp thuc các lp khác nhau. Cu hình electron còn được viếtdướidng ô lượng t

Upload: others

Post on 23-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

PHẦNMỘT: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT QUỐC GIALỚP 10

CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬA. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Thành phần cấu tạo nguyên tử.- Nguyên tử gồm 2 bộ phận

+ Vỏ nguyên tử: gồm các hạt electron mang điện âm (e)+ Hạt nhân:

. Hạt proton mang điện dương (p)

. nơtron không mang điện (n)Vậy nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản: p, n, e.

- Vì nguyên tử luôn trung hòa điện, nên trong nguyên tử: số hạt p = số hạt e.2. Kích thước, khối lượng của nguyên tử.Nguyên tử được xem như một khối cầu có đường kính d = 10-10m = 1 0AHạt nhân nguyên tử cũng được xem như là một khối cầu có đường kính d = 10-4

Khối lượng nguyên tử: mnt = mp + mn + me

Vì khối lượng me << mp, mn (mnt = mp + mn = mhn (bằng khối lượng hạt nhân).mnt = Z.mp + N.mn = Z + N = A (u) vì mp (mn (1u. (Z, N lần lượt là tổng số proton, số

nơtron)(Khi nguyên tử cho hoặc nhận electron để biến thành ion thì khối lượng ion cũng được

xem là khối lượng nguyên tử.3. Đồng vị, khối lượng nguyên tử trung bình.a) Định nghĩa: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học, nghĩa là cócùng số proton nhưng số khối khác nhau (Z giống nhau, A khác nhau dẫn đến N khác nhau).b) Khối lượng nguyên tử trung bình ( A ) của các nguyên tố hóa học.

A = Khèi l­îng hçn hîp c¸c ®ång vÞTæng sè nguyªn tö ®ång vÞ

= A1.x1 + A2.x2 + ... + Ai.xi

Trong đó: A1, A2,…, Ai là số khối của đồng vị thứ 1, 2, … i.x1, x2, …, xi là % số lượng đồng vị thứ i (hoặc là số nguyên tử của đồng vị

thứ i), lấy theo thập phân (x1 + x2 +… + xi = 100% = 1).VD: Trong thiên nhiên clo có hai đồng vị là 35

17 Cl chiếm 75% và 3717 Cl chiếm 25% về số lượng.

Tính khối lượng của nguyên tử Clo?

Khối lượng nguyên tử Clo = 75 2535. 37.100 100

= 35,5 (u)

4. Sự sắp xếp electron trong nguyên tửa) Nguyên tắc sắp xếp:- Nguyên lý vững bền: Các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến caoThứ tự tăng dần mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 4d 6s 4f 5d 6p 7s…- Nguyên lý Pauli: Trong một obitan chứa tối đa 2e và 2e này có chiều tự quay ngược nhau.- Qui tắc Hund: Trong một phân lớp chưa đủ số electron, các electron có khuynh hướng phânbố vào các obitan sao cho số electron độc thân trong một phân lớp nhiều nhất.b) Cấu hình electroncủa nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc cáclớp khác nhau.

Cấu hình electron còn được viết dưới dạng ô lượng tử

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Mỗi ô lượng tử biểu diễn bằng một ô vuông thay cho một obitan; mỗi electron biểudiễn bằng một mũi tên. Một ô đã có đủ 2 electron, người ta nói rằng một cặp electron đã ghépđôi. Nếu một ô chỉ có 1 electron thì đó là electron độc thân.

¤ bitan trèng electron ®éc th©n CÆp electron ghÐp ®«i

13P: Cấu hình electron 1s22s22p63s23p3 hoặc [Ne] 3s23p3

1s2 2s2 2p6 3s2 3p3

26Fe:- Sơ đồ phân bố e theo mức năng lượng: 1s22s22p63s23p6 4s2 3d6

- Cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar] 3d64s2

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, nếu nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài (n-1)dansb

(n: số thứ tự lớp ngoài cùng).+ Nếu a + b = 6 (a = 5; b = 1.+ Nếu a + b = 11 (a = 10; b = 1.

Ví dụ: 24Cr: 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar] 3d54s1

29Cr: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar] 3d104s1

5. Đặc điểm của lớp electron ngoài cùngĐối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có tối đa là 8 electron.

Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như khôngtham gia vào phản ứng hóa học. Đó là các nguyên tử khí hiếm (hay khí trơ), hoặc He có 2electron lớp ngoài cùng cũng rất bền vững.

Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là những kim loại (trừ B)Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là những phi kim.Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là phi kim (nếu thuộc chu kì nhỏ)

hoặc kim loại (nếu thuộc chu kì lớn).Các electron lớp ngoài cùng quyết định hầu hết các tính chất hóa học của một nguyên

tố. Do đó có thể dự đoán tính chất hóa học cơ ban của một nguyên tử nếu biết được sự phânbố electron trong nguyên tử của nguyên tố đó.B. Bài tập minh họaB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện làA. electron. B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. proton và electron.Câu 2: Số khối của nguyên tử bằng tổngA. số proton và nơtron. B. số proton và electronC. số nơtron, electron và proton. D. số điện tích hạt nhân.Câu 3: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùngA. số khối. B. điện tích hạt nhânC. số nơtron D. tổng số proton và nơtronCâu 4: Chọn cấu hình electron đúng ở trạng thái cơ bản?A. 1s22s22p63p2. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p53s3 D. 1s22s22p63s13p1.Câu 5: Phân lớp s, p, d lần lượt đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron làA. 1, 3, 5. B. 2, 4, 6. C. 1, 2, 3. D. 2, 8, 18.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu bằng 17 làA. 1s22s22p63s23p44s1 B. 1s22s22p63s23d5 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p34s2

Câu 7: Các ion sau: 28 O , 2

12 Mg , 313 Al bằng nhau về

A. Số khối B. Số nơtron C. Số proton D. Số electronCâu 8: Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6, cấu hình electron củanguyên tử M làA. 1s22s22p6. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p4.Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố R có 56 electron và 81 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sauđây là của nguyên tố R?A. 137

56 R B. 13781 R C. 81

56 R D. 5681 R

Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na(Z = 11) làA. 1s22s22p53s2 B. 1s22s22p43s1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p63s1

B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Tổng số proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 28, trong đó sốhạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8, nguyên tố X làA. O (Z=8) B. F (Z=9) C. Ar (Z=18) D. K (Z=19)Câu 12: Nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lầnsố hạt không mang điện. Nguyên tố B làA. Na (Z=11) B. Mg (Z=12) C. Al (Z=13) D. Cl (Z=17)Câu 13: Hợp chất MX3 có tổng số hạt mang điện là 128. Trong hợp chất, số proton củanguyên tử X nhiều hơn số proton của M là 38. CT của hợp chất trên làA. FeCl3 B. AlCl3 C. FeF3 D. AlBr3

Câu 14: Đồng có hai đồng vị là 6329 Cu (chiếm 73%) và 65

29 Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối

trung bình của Cu làA. 63,45 B. 63,54 C. 64,46 D. 64,64Câu 15: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất có số khối 35 chiếm 75%. Nguyên tửkhối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai có số khối làA. 36 B. 37 C. 38 D. 39B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Mg có 3 đồng vị 24 25 26

12 12 12, ,Mg Mg Mg và Clo có hai đồng vị 3517 Cl và 37

17 Cl . Có bao

nhiêu loại phân tử khác nhau tạo nên từ các đồng vị của hai nguyên tố đó?A. 6 B. 9 C. 12 D. 10Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p.Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớpngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt làA. phi kim và kim loại. B. khí hiếm và kim loại.C. kim loại và khí hiếm. D. kim loại và kim loại.Câu 18: Số nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng 4s1 làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 19: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng sốelectron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có mộtmức oxi hóa duy nhất. Công thức XY làA. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 20: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: 3717 Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn

lại là 3517 Cl . Thành phần % theo khối lượng của 37

17 Cl trong HClO4 là:

A. 8,92% B. 8,43% C. 8,56% D. 8,79%

ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20D A B B B C D C A D B A B B B B A C D A

CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌCVÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.1. Ô nguyên tố: mỗi nguyên tố được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.Stt của ô = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó = số p = số e.2. Chu kì: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron,được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.- Bảng HTTH gồm 7 chu kì được đánh số thứ tự từ 1 đến 7 (chu kì nhỏ: 1, 2, 3; chu kì lớn: 4,5, 6, 7).Chu kì 1 2 3 4 5 6 7Cấu hình e 1s1-2 2s1-22p1-6 3s1-23p1-6 4s1-2 3d1-104p1-6 5s1-2 4d1-

105p1-6…

Số nguyêntố

2 8 8 18 18 32 Z=87 (Z= 110Chưahoànthành

- Stt chu kì = số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó = số thứ tự lớpngoài cùng.3. Nhóm nguyên tố: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hìnhelectron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.- Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm = hóa trị củanguyên tố trong oxit cao nhất. (trừ 1 số trường hợp ngoại lệ) = Số electron lớp ngoài cùng củanguyên tố nhóm A.- Bảng hệ thống tuần hoàn gồm 8 nhóm A (nhóm chính) và 8 nhóm B (nhóm phụ)

+) Nhóm A gồm các nguyên tố mà electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phânlớp s (nguyên tố họ s) hoặc p (nguyên tố họ p). Gồm IA, IIA,…, VIIIIA.

+) Nhóm B gồm các nguyên tố mà electron có mức năng lượng cao nhất thuộc phânlớp d (nguyên tố họ d) hoặc f (nguyên tố họ f). Gồm IB, IIB,…, VIIIB.Lưu ý:- electron hóa trị là những electron ở lớp ngoài cấu hình bão hòa (ns2np6) hoặc giả bão hòa (n-1)d10.- Nếu hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm A, thuộc hai chu kì liên tiến nhau trong bảngHTTH, ta có:

ZY = ZX + 8 (chu kì 2,3 hoặc 3,4)hoặc ZY = ZX + 18 (chu kì 4, 5 hoặc 5, 6)hoặc ZY = ZX + 32 (chu kì 5, 6 hoặc 6, 7)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Nguyên tử các nguyên tố có số electron hóa trị là 8, 9, 10 đều thuộc nhóm VIIIBII. Các tính chất biến đổi tuần hoàn1. Một số tính chất biến đổi tuần hoàn:a) Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử: Là năng lượng tối thiểu cần để táchelectron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.Vd: H (H+ + 1e ; H = 1312 kj/mol.b) Độ âm điện (: Khapa): Độ âm điện của nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electroncủa nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học.c) Tính kim loại, tính phi kim:- Tính kim loại: Là tính chất của nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trởthành ion dương.- Tính phi kim: Là tính chất của nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trởthành ion âm.2. Các tính chất biến đổi tuần hoàn.a) Trong một chu kì:

Chiều Z tăng.- Năng lượng ion hóa thứ nhất - Bán kính nguyên tử (- Độ âm điện - Tính phi kim - Tính axit của oxit, hiđroxit - Tính kim loại - Tính bazơ của oxit, hiđroxit

b) Theo nhóm A.- Năng lượng ion hóa thứ nhất - Bán kính nguyên tử (

- Độ âm điện - Tính phi kim - Tính axit của oxit, hiđroxit - Tính kim loại - Tính bazơ của oxit, hiđroxit

Chiều Z tăngLưu ý:- Độ âm điện đặc trưng cho khả năng thu electron về phía mình khi hình thành liên kết hóahọc. Nguyên tử nguyên tố càng hút electron mạnh thì độ âm điện lớn.- Về so sánh bán kính nguyên tử, ion:

+ Nguyên tử, ion có cùng số e: khi Z tăng (bán kính nguyên tử giảm.+ Nguyên tử, ion có cùng điện tích hạt nhân (cùng Z): số e tăng (bán kính nguyên tử tăng.+ Khi số lớp electron tăng (bán kính nguyên tử tăng.

III. CÔNG THỨC OXIT CAO NHẤT, HỢP CHẤT KHÍ VỚI HIĐRO, HIĐROXITCỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HTTH.Nhóm I II III IV V VI VIIHợp chất vớihiđro

MHrắn

MH2

rắnMH3

rắnMH4

KhíMH3

khíH2Mkhí

HMkhí

Oxit cao nhất M2O MO M2O3 MO2 M2O5 MO3 M2O7

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B. BÀI TẬP MINH HỌAB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùngA. số lớp electron. B. số electron hóa trịC. số proton. D. số điện tích hạt nhân.Câu 2: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Mendeleev công bố được sắp xếp theo tăngdầnA. Khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tửC. số hiệu nguyên tử D. độ âm điện của nguyên tử.Câu 3: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo tăng dầnA. Khối lượng nguyên tử. B. bán kính nguyên tửC. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.Câu 4: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhómVIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thìA. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.Câu 5: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điên tích hạt nhân thìA. Bán kính nguyên tử và đô âm điên đều tăng B. Bán kính nguyên tử tăng, đô âm điên giảmC. Bán kính nguyên tử giảm, đô âm điên tăng D. Bán kính nguyên tử và đô âm điên đều giảmB2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Số số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt làA. 8, 18, 32. B. 2, 8, 18. C. 8, 18, 18. D. 8, 10, 18.Câu 7: Chọn phát biểu không đúngA. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng chu kì nhìn chung tương tự nhau.C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron lớp ngoài cùng nhìn chungbằng nhau.D. Tính chất của các nguyên tố trong cùng nhóm là tương tự nhau.Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4.Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn làA. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA. B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.C. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB. D. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.Câu 9: Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất với hidro và oxi caonhất có dạngA. HX, X2O7. B. H2X, XO3 C. XH4, XO2 D. H3X, X2O5

Câu 10: Anion X-và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí củacác nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20,chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20,chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20,chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20,

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:A. N, P, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, F, O. D. P, N, O, F.Câu 12: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăngdần từ trái sang phải làA. Li, Na, O, F. B. F, O, Li, Na. C. F, Li, O, Na. D. F, Na, O, Li.Câu 13: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện củacác nguyên tố tăng dần theo thứ tựA. M < X < Y < R. B. R < M < X < Y. C. Y < M < X < R. D. M < X < R < Y.Câu 14: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồmcác nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.Câu 15: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1;1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ tráisang phải là:A. Z, X, Y. B. Y, Z, X. C. Z, Y, X. D. X, Y, Z.B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Công thức phân tử hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit màR có hóa trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R làA. S. B. As. C. N. D. P.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Tronghợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượngcủa nguyên tố X trong oxit cao nhất làA. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%.Câu 18: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyêntốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khốilượng. Kim loại M làA. Zn B. Cu C. Mg D. FeCâu 19: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có sốoxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a: b = 11: 4. Phát biểunào sau đây là đúng?A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.C. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.D. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.Câu 20: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số protoncủa nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tửX và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A A C A C A B B A C D B B B C C D D A D

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌCA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC1. Phân tử và liên kết hóa học- Trong tự nhiên các khí hiếm tồn tại ở trạng thái phân tử đơn nguyên tử. Nguyên tử của cácnguyên tố khác rất ít khi tồn tại một cách độc lập mà có xu hướng kết hợp với nhau để tạo raphân tử hay tinh thể có hai hay nhiều nguyên tử. Sự kết hợp này nhằm đạt đến cấu trúc mớibền vững hơn, có năng lượng thấp hơn. Người ta gọi sự kết hợp giữa các nguyên tử là liên kếthóa học.2. Các khuynh hướng hình thành liên kết hóa họca) Electron hóa trị

Electron hóa trị là electron có khả năng tham gia tạo liên kết hóa học.Các nguyên tố nhóm A có số electron hóa trị bằng số electron lớp ngoài cùng, các nguyên tốnhóm B có số electron hóa trị bằng số electron có trong các phân lớp (n-1)d và ns.b) Công thức Lewis

Công thức Lewis là loại công thức cho biết số electron hóa trị của nguyên tử, trong đóhạt nhân và electron lớp trong được biểu diễn bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố, cònelectron hóa trị tượng trưng bằng các dấu chấm (.) đặt xung quanh kí hiệu của nguyên tố (cóphân biệt electron ghép đôi và độc thân). Mỗi cặp electron tham gia liên kết hoặc tự do còn cóthể biểu diễn bằng một đoạn gạch ngang (-)

b) Các khuynh hướng hình thành liên kết - Qui tắc bát tử (Octet)Như trên đã nói, sự hình thành liên kết là nhằm đạt cấu trúc bền vững hơn. Thực tế

cho thấy chỉ các nguyên tử khí hiếm là tồn tại độc lập mà không liên kết với các nguyên tửkhác. Sở dĩ như vậy vì chúng có lớp electron ngoài cùng có cấu hình ns2np6 (8 electron) bềnvững, có trạng thái năng lượng thấp. Trên cơ sở này, người ta cho rằng khi tham gia liên kếtđể đạt cấu trúc bền các nguyên tử phải làm cho lớp vỏ của chúng giống lớp vỏ của khí hiếmgần kề. Có hai giải pháp đạt đến cấu trúc này là dùng chung hoặc trao đổi các electron hóa trị.

Những điều nói trên là nội dung của qui tắc bát tử: “ Khi tham gia vào liên kết hóa họccác nguyên tử có khuynh hướng dùng chung electron hoặc trao đổi để đạt đến cấu trúc bềncủa khí hiếm bên cạnh với 8 hoặc 2 electron lớp ngoài cùng”.Ví dụ:

H . + . Cl Cl:.. ..

..:.. H H-Cl:

Na . . Cl Na+ Cl-

(2/8) (2/8/8)+ NaCl:..

..

(2/8/1) (2/8/7)

II. LIÊN KẾT ION1. Khái niệm về ion.Ion là những nguyên tử hay nhóm nguyên tử mang điện tích.VD: Na+; Ca2+; Al3+; 4NH ; 3NO ; 2

4SO .

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Sự tạo thành cation: các nguyên tử kim loại có bán kính nguyên tử lớn và có số electron hoátrị ít (thường có từ 1 đến 3 electron) nên có năng lượng ion hoá nhỏ, các nguyên tử này dễ mấtelectron hoá trị để trở thành ion dương (cation).

M →Mn+ + ne- Sự tạo thành anion: các nguyên tử phi kim có bán kính nhỏ, điện tích hạt nhân lớn, sốelectron hoá trị tương đối nhiều (thường có từ 5 đến 7 electron hoá trị), nên chúng có ái lựcelectron lớn, có khuynh hướng nhận thêm electron để đạt được vỏ electron bão hoà giống khíhiếm đứng sau, có năng lượng thấp và bền vững. Khi đó chúng tạo ra ion âm (anion).

X + me → Xm-

Lưu ý: - Tổng số hạt p hoặc n của ion = tổng số hạt p hoặc n của các nguyên tử tạo nên ion.- Tổng số hạt e của ion

Đối với cation Mn+:Tổng số hạt e = tổng số e của các nguyên tử tạo nên cation Mn+ - n

Đối với anion Xm-:Tổng số hạt e = tổng số e của các nguyên tử tạo nên anion Xm- + m

VD: Tính số e, p, n của các ion sau: Al3+, Fe2+, 3NO , 24SO , 4NH , CO32-, S2- biết số khối của

Al, Fe, N, O, H, C, S lần lượt là 27, 56, 14, 16, 1, 12, 32.2. Sự tạo thành liên kết ion.Khi có tương tác giữa các nguyên tử kim loại điển hình và các nguyên tử phi kim điển hình,thì có sự cho electron của các kim loại và sự nhận electron của các phi kim, hình thành cácion mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo ra hợp chất ion.

VD Na + Na Na Cl+Cl + + -Cl -

Định nghĩa liên kết ion: liên kết ion là liên kết hoá học được tạo thành do lực hút tĩnh điệngiữa các ion mang điện ngược dấu.Bản chất của lực liên kết ion: là lực hút tĩnh điện.Đặc điểm chung của liên kết ion.- Liên kết ion là liên kết hoá học bền, do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu là lớn.- Liên kết ion không có tính định hướng trong không gian do trường lực ion tạo ra có dạngcầu.- Liên kết ion không có tính bão hoà, số lượng nguyên tử hay ion là không hữu hạn, các iontrái dấu sắp xếp xen kẽ, luân phiên nhau theo một trật tự xác định, tuần hoàn tạo ra mạng tinhthể ion.Tính chất chung của các hợp chất ion.- Luôn là chất rắn tinh thể ion.- Có nhiệt độ nóng chảy cao và không bay hơi khi cô cạn dung dịch.- Thường dễ tan trong nước và không tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực.- Dung dịch trong nước của hợp chất ion dẫn điện tốt.III. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử H2, Cl2, N2, HCl, CO2, NH3, CH4

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị- Công thức electron- Công thức cấu tạo

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Liên kết xichma () và liên kết pi ().Tùy theo cách xen phủ các obitan nguyên tử mà liên kết cộng hóa trị tạo thành có độ bền khácnhau. Trên cơ sở nàu người ta phân biệt liên kết cộng hóa trị thành hai loại chính là liên kếtxichma () và liên kết pi ().a) Liên kết xichma (): là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng phương pháp xenphủ đồng trục các obitan nguyên tử, vùng xen phủ nằm trên trục liên kết.

Liên kết (có các loại s-s, s-p, p-p,…

ss ps pp

Liên kết (thường bền, do có vùng xen phủ lớn và các nguyên tử có thể quay tự doxung quanh trục liên kết mà không phá vỡ liên kết này.b) Liên kết (: Là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng phương pháp xen phủ songsong trục các obitan nguyên tử, vùng xen phủ nằm ở hai phía so với trục liên kết.

Liên kết (có các loại p-p, p-d,…Liên kết (kém bền do có vùng xen phủ nhỏ và các nguyên tử không thể quay tự do xung

quanh trục liên kết mà không phá vỡ liên kết này.z z

yy

x

x

z z

y

p-p p-d

Liên kết đơn luôn là liên kết , liên kết đôi gồm 1(và 1(và liên kết ba gồm 1(và 2.3. Liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực.a) Liên kết cộng hóa trị không phân cực là loại liên kết cộng hóa trị trong đó electron chungở chính giữa hạt nhân hai nguyên tử. Liên kết cộng hóa trị không phân cực hình thành giữacác nguyên tử của cùng một nguyên tố như ở trong các đơn chất H2, N2. O2, Cl2,…b) Liên kết cộng hóa trị phân cực là loại liên kết cộng hóa trị trong đó electron chung lệchmột phần về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, nguyên tử này sẽ mang một phần điệntích âm và ngược lại.Liên kết cộng hóa trị phân cực hình thành giữa các nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau(hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử (có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1,7), như liên kết trongcác phân tử HCl, H2O, SO2, … Người ta biểu diễn sự phân cực bằng mũi tên trên gạch ngangliên kết theo chiều từ nguyên tử có độ âm điện nhỏ đến nguyên tử có độ âm điện lớn.

A+ B- (A <B)3. Liên kết cộng hoá trị cho-nhận (liên kết phối trí).a) Định nghĩa: Liên kết cộng hoá trị cho-nhận là liên kết cộng hoá trị đặc biệt trong đó cặpelectron dùng chung chỉ do một nguyên tử cung cấp - gọi là nguyên tử cho, nguyên tử còn lạilà nguyên tử nhận.VD:

N

H

H

H

+ H+ N

H

H

H

H

+

hay N

H

H

H

H

+

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

N

O

O

N

O

O

hay

b) Điều kiện tạo ra liên kết cho nhận:- Nguyên tử “cho” phải có lớp vỏ electron đã bão hoà và còn ít nhất một cặp electron tự do(chưa tham gia liên kết) có bán kính nhỏ, độ âm điện tương đối lớn.- Nguyên tử “nhận” phải có obitan trống.4. Đặc điểm chung của liên kết cộng hoá trị và tính chất chung của các hợp chất cộnghoá trị.a) Đặc điểm chung của liên kết cộng hoá trị:- Là liên kết hoá học bền.- Sự xen phủ obitan có tính định hướng rõ rệt trong không gian để đảm bảo nguyên lí xen phủcực đại.- Liên kết cộng hoá trị có tính bão hòa nên phân tử cộng hoá trị thường có số nguyên tử xácđịnh.b) Tính chất chung của các hợp chất cộng hoá trị.- Có thể tồn tại ở trạng thái khí, lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường tuỳ thuộc vào khối lượngphân tử và lực tương tác giữa các phân tử.- Có hình dạng xác định trong không gian do tính định hướng của liên kết cộng hoá trị.- Thường khó tan trong nước và dễ tan trong các dung môi hữu cơ kém phân cực.IV. ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

Xét liên kết tạo giữa A – B (Giả sử A > B).Đặt ( = A - B

+ Nếu 0 ((< 0,4 (Liên kết giữa A và B là liên kết cộng hóa trị không phân cực+ Nếu 0,4 ((< 1,7 (Liên kết giữa A và B là liên kết cộng hóa trị phân cực+ Nếu 1,7 (((Liên kết giữa A và B là liên kết ion (Trừ HF).

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử bằng các cặp echung.Vd: CT electron: H: H ; H : Cl ; N::: N ; O:: C ::O

CTCT: H – H ; H – Cl ; N (N ; O = C = O- Liên kết ion là liên kết được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.Vd: NaCl (Na+ và Cl-) ; Al2(SO4)3 (Al3+ và SO42-) ; NH4NO3 (NH4+ và NO3-)Lưu ý: - Trong một hợp chất có thể có nhiều loại liên kết.+ Trong phân tử H2O2 (H – O – O – H), liên kết giưa H với O là liên kết cộng hóa trị phâncực còn liết kết giữa O với O là liên kết cộng hóa trị không phân cực.+ Trong phân tử NH4Cl: liên kết giữa H với N là liên kết cộng hóa trị phân cực, còn liên kếtgiữa NH4+ với Cl- là liên kết ion.- Nếu (càng lớn thì liên kết giữa A và B càng phân cực.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Liên kết ion được tạo thành giữa 2 nguyên tửA. kim loại điển hình. B. phi kim điển hình.C. kim loại và phi kim. D. kim loại và phi kim đều điển hình.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2: Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị: Liên kết cộng hóa trị là liên kếtgiữa hai nguyên tử...A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.C. được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.D. được tạo thành do sự cho nhận electron giữa chúng.Câu 3: Loại liên kết trong phân tử khí hiđro clorua là liên kếtA. cho - nhận. B. cộng hóa trị không cực. C. cộng hóa trị có cực. D. ion.Câu 4: Điều kiện để tạo thành liên kết cho nhận làA. Nguyên tử cho còn dư cặp electron chưa tham gia liên kết, nguyên tử nhận có obitan trống.B. Hai nguyên tử cho và nhận phải có độ âm điện khác nhau.C. Hai nguyên tử cho và nhận phải có độ âm điện gần bằng nhau.D. Hai nguyên tử cho và nhận đều là những phi kim mạnh.Câu 5: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kếtA. cộng hoá trị không phân cực. B. cộng hoá trị phân cực.C. ion. D. hiđro.B2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Chọn câu đúngA. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron bị lệch về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4đến nhỏ hơn 1,7.C. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóahọc.D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.Câu 7: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kếtA. cộng hóa trị không cực B. ion C. cộng hóa trị có cực D. hiđroCâu 8: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion làA. HCl. B. NH3. C. H2O. D. NH4Cl.Câu 9: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành doA. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.B. Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.D. Na→ Na+ + 1e; Cl + 1e → Cl-; Na+ + Cl- → NaClCâu 10: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau đây được hình thành từ sự xen phủ trục p – p?A. HCl B. H2 C. Cl2 D. NH3.Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử củanguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tửY thuộc loại liên kếtA. kim loại B. ion C. cộng hóa trị D. cho nhậnCâu 13: Nhóm các phân tử đều chứa liên kết pi (π) làA. C2H4, CO2, N2. B. O2, H2S, H2O C. Br2, C2H2, NH3 D. CH4, N2, Cl2

Câu 14: Những trường hợp sau các phân tử chỉ có liên kết sigma (σ) làA. Cl2, N2, H2O. B. H2S, Br2, CH4 C. N2, CO2, NH3 D. PH3, CCl4, SiO2.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 15: Các chất mà phân tử không phân cực là:A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Chất nào sau đây có liên kết hidro giữa các phân tử?A. H2O, CH4. B. H2O, HCl C. SiH4, CH4. D. PH3, NH3.Câu 17: Hình dạng phân tử CH4, BF3, H2O, BeH2 tương ứng làA. Tứ diện, tam giác, gấp khúc, thẳng. B. Tam giác, tứ diện, gấp khúc, thẳng.C. Gấp khúc, tam giác, tứ diện, thẳng. D. Thẳng, tam giác, tứ diện, gấp khúc.Câu 18: Biết rằng các nguyên tử cacbon và oxi trong phân tử CO đều thỏa mãn quy tắc bát tử,phân tử hợp chất này được tạo bởiA. Một liên kết phối trí và hai liên kết cộng hóa trị bình thường.B. Hai liên kết phối trí và một liên kết cộng hóa trị bình thường.C. Hai liên kết phối trí.D. Hai liên kết cộng hóa trị bình thường.Câu 19: Phân tử nước có góc liên kết 104o5 là do nguyên tử oxi ở trạng thái lai hóaA. sp B. sp2 C. sp3 D. Không xác định được.Câu 20: Trong phân tử H2S có góc liên kết là 920. Vậy khi hình thành liên kết nguyên tửhidro và nguyên tử SA. Lai hóa sp B. Lai hóa sp2 C. Lai hóa sp3 D. Không lai hóa.

ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20D C C A B B C D D C C B A B B B A A C D

CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. SỐ OXI HÓA1) Ví dụ:

Phân tử Sự chuyển dịch điện tích Số oxi hóaNaCl Na (Na 1+ + 1e

Cl + 1e (Cl1-Na = +1Cl = -1

HCl H :Cl cặp e chung bị lệnh về phía Cl, để xác địnhSOH người ta giả sử cặp e chung lệch hẳn về Cl

H (H1+ + 1eCl + 1e (Cl1- + 1e

H = +1C = -1

H2 H: H cặp e chung không lệch về nguyên tử nào(khôn có sự chuyển dịch electron)

H = 0

2) Định nghĩa: Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng cặpelectron dùng chung bị lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (tức có liên kết ion)3) Các qui tắc xác định số oxi hóa:

SOH(đơn chất) = 0SOH (hợp chất) = tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất = 0SOH (ion) = điện tích ion

Trong hợp chất: +) SOH (H) = +1 trừ hiđrua kim loại NaH, BaH2,..+) SOH (O) = -2 trừ H2O2, Na2O2, F2O, …+) SOH (KL nhóm IA, IIA, IIIA) = +1, +2, +3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lưu ý: - Cách viết SOH: Dấu trước, trị số sau- SOH là số dương (+), âm (-) hoặc bằng 0; SOH có thể nguyên hoặc không nguyên.

II. PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ1) Các khái niệm cơ bản về phản ứng oxi hóa khử

VD1: Cho phản ứng CuO + H20t Cu + H2O (1)

Trong phản ứng trên có sự thay đổi SOH: Cu+2 (Cu0 ; H0 (H+1

Cu+2 là chất oxi hóa; H0 là chất khử. Phương trình biểu diễn sự thay đổi SOH trên như sau:Cu+2 + 2e (Cu0: quá trình khử ; H0 (H+ + 1e: quá trình oxi hóa

Phản ứng (1) là phản ứng oxi hóa khử.- Chất khử (chất bị oxi hóa): là chất nhường electron (chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng)- Chất oxi hóa (chất bị khử): là chất nhận electron (chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng).- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa): là quá trình chất khử nhường electron (làm tăng SOH củachất khử)- Quá trình khử (sự khử): là quá trình chất oxi hóa nhận electron (làm giảm SOH của chất oxihóa)- Phản ứng oxi hóa khử: là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một hoặc một sốnguyên tốQui tắc nhớ: “Khử ” cho “o” nhận. “Khử ” tiến “o” lùi

Hoặc: “Khử - cho, cho tăng”. “O - nhận, nhận giảm” ; Hay “ sự nọ - chất kia”Lưu ý: - Trong pư oxi hóa khử luôn xảy ra đồng thời qtr oxi hóa và qtr khử; chất oxi hóa vàchất khử

- Số electron chất khử nhường hay chất oxi hóa nhận gọi là số electron trao đổiSố electron trao đổi = SOH lớn – SOH nhỏ2) Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron.a) Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường = tổng số electron chất oxi hóa nhậnb) Các bước cân bằng- B1: Xác định SOH của các nguyên tố trước và sau phản ứng. Từ đó tìm chất oxi hóa, chấtkhử.- B2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử (xác định số e trao đổi = SOH lớn – SOH nhỏ

Tìm BSCNN (số e nhường, số e nhận).Hệ số quá trình oxi hóa = BSCNN/ số e nhường ; Hệ số quá trình khử = BSCNN/ số e

nhận- B3: Nhân hệ số vào quá trình oxi hóa, quá trình khử rồi cộng vế với vế của hai qua trình nàylàm mất số e trao đổi ta được phương trình đơn giản.- B4: Điền các hệ số của ptpư đơn giản vào ptpư ban đầu rồi cân bằng số nguyên tử hai vếtheo thứ tự

1) cation kim loại 2) anion gốc axit 3) hiđro của axit và nướcChú ý: Hệ số của PTHH đơn giản là cố định; nếu nguyên tố trong chất oxi hóa hoặc chất khửđóng vai trò là môi trường (tạo gốc muối) thì phải cộng thêm số nguyên tử đóng vai trò là môitrường.- B5: Kiểm tra xem phản ứng đã cân bằng chưa theo nguyên tắc phản ứng cân bằng khi sốnguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phản ứng phải bằng nhau (thường kiểm tra oxi).3) Phân loại phản ứng oxi hóa khử: 3 loạia) Phản ứng oxi hóa khử thông thường: Chất oxi hóa và chất khử thuộc hai chất khác nhauVd1: 3H2SO4 + H2S ( 4SO2 + 4H2O

Chất oxh chất khử

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Vd2: 16HCl + 2KMnO4 (2KCl + MnCl2 + 5Cl2 + 8H2OChất khử chất oxh

b) Phản ứng oxi hóa khử nội phân tử: chất oxi hóa và chất khử thuộc một phân tử.

Vd1: NH4NO30t N2O + 2H2O

N-3: chất khử ; N+5: Chất oxi hóa đều thuộc phân tử NH4NO3

Vd2: 2 KMnO40tK2MnO4 + MnO2 + O2

Mn+7: Chất oxi hóa; O-2: Chất khử đều thuộc một phân tử KMnO4.c) Phản ứng tự oxi hóa tự khử: Chất oxi hóa, chất khử đều do một nguyên tố tạo nên ở cùngmức số oxi hóa.

Vd1: 3Cl2 + 6KOH0t 5KCl + KClO3 + 3H2O

Cl0: vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử ở cùng mức oxi hóa và do nguyên tố clo tạo nên.

Vd2: 2NO2 + 2NaOH0t NaNO2 + NaNO3 + H2O

N+4: vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử ở cùng mức oxi hóa +4 và do nguyên tố Ntạo nên.4) Tính chất oxi hóa khử của chất, ion:a) Chất, ion chứa nguyên tố có số oxi hóa cao nhất thường đóng vai trò là chất oxi hóa:Vd: Fe3+, N+5 (HNO3), S+6, Mn+7,….b) Chất, ion chứa nguyên tố có số oxi hóa thấp nhất thường đóng vai trò là chất khử:Vd: H-1, O-2, Cl-1, N-3, S-2, tất cả các kim loại, …c) Chất, ion chứa nguyên tố có số oxi hóa trung gian hoặc chất chứa một nguyên tố có số oxihóa thấp nhất và một nguyên tố có số oxi hóa cao nhất đóng vai trò là chất oxi hóa hoặc chấtkhử:Vd: SO2, NO2, S, Fe2+, NH3, FeCl3, Fe(NO3)3,…5) Chiều hướng xảy ra phản ứng oxi hóa khửPhản ứng oxi hóa khử chỉ xảy ra theo chiều:

Chất oxi hóa mạnh + chất khử mạnh→ chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơnVí dụ: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe2+ + Cu→ không phản ứngCl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

2KCl + Br2 → không phản ứngVới một số chất, tùy vào độ mạnh yếu của chất oxi hóa, chất khử và vào môi trường phản ứngmà có thể tạo thành các sản phẩm oxi hóa khử khác nhau.6) Định luật bảo toàn electron:“Tổng số mol e các chất khử nhường = tổng số mol e các chất oxi hóa nhận”

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TNKQB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Số oxi hóa của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO3

2-, SO42- lần lượt là

A. -2, +4, +4, +6 B. -2, +4, +6, +8 C. +2, +4, +8, +10 D. 0, +4, +3, +8Câu 2: Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò chất khử?

A. 2NH3 + 3CuO0tN2 + 3Cu + 3H2O B. NH3 + HCl NH4Cl

C. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4

D. 3NH3 + AlCl3 + 3H2O Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 3: Trong phản ứng sau Cl2 + KOH0tKClO3 + KCl + H2O. Clo đóng vai trò là

A. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử B. môt trườngC. chất khử D. chất oxi hóaCâu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.Câu 5: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O22Ag2S + 2H2O.

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?A. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa

B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa

C. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

D. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử

B2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Cho biết các phản ứng xảy ra như sau

2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 (1) ; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 (2)Phát biểu đúng làA. Tính oxi hóa của clo mạnh hơn của Fe3+. B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. D. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-.Câu 7: Cho các phản ứng sau:

(1) KCl + AgNO3AgCl + KNO3 (5) CaO + H2O Ca(OH)2

(2) 2KNO3

0t 2KNO2 + O2 (6) 2FeCl2 + Cl2

0t2FeCl3

(3) CaO + 3C0tCaC2 + CO (7) CaCO3

0t CaO + CO2

(4) 2H2S + SO2

0t3S + 2H2O (8) CuO + H2

0tCu + H2O

Nhóm gồm các phản ứng oxi hóa khử làA. (2), (3), (4), (6), (8) B. (2), (3), (4), (5), (6)C. (2), (4), (6), (7), (8) D. (1), (2), (3), (4), (5)Câu 8: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phântử CuFeS2 sẽA. nhận 13 electron. B. nhận 12 electron.C. nhường 13 electron. D. nhường 12 electron.Câu 9: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loạiphản ứng oxi hoá - khử làA. 8. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 10: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cảtính oxi hóa và tính khử làA. 7. B. 5. C. 4. D. 6.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứnggiữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng làA. 10. B. 11. C. 8. D. 9.Câu 12: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl (CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O

Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng.Giá trị của k làA. 4/7. B. 1/7. C. 3/14. D. 3/7.Câu 13: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2OSau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giảnthì hệ số của HNO3 làA. 13x - 9y. B. 46x - 18y. C. 45x - 18y. D. 23x - 9y.

Câu 14: Cho phương trình phản ứng Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O. Nếu tỉ

lệ số mol N2O và N2 là 2:3 thì sau cân bằng ta có tỉ lệ mol Al: N2O: N2 là

A. 23: 4: 6 B. 46: 2: 3 C. 20: 2: 3 D. 46: 6: 9Câu 15: Hòa tan hoàn toàn một lượng bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp

khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Lượng sắt đã hòa tan là

A. 2,8g B. 1,4g C. 0,84g D. 0,56gB4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Cho phản ứng:

Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng làA. 47. B. 27. C. 31. D. 23.Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 19,2g Cu vào dung dịch HNO3 loãng, tất cả khí NO thu được đem

oxi hóa thành NO2 rồi sục vào dòng nước có khí O2 để chuyển hết NO2 thành HNO3. Thể tích

khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là:

A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 6,72 lítCâu 18: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3 thu được

hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp khí A ở đktc

làA. 3,3737 lít B. 1,369 lít C. 2,737 lít D. 2,224 lítCâu 19: Nung nóng từng căp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au +O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy raphản ứng oxi hoá kim loại là:A. (1), (3), (6) B. (2), (3), (4) C. (1), (4), (5) D. (2), (5), (6)

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dungdịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khíY so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m làA. 38,34. B. 34,08. C. 106,38. D. 97,98.

ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A A A D B A A C C B A D B D A B B B C C

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGENA. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ TRỌNG TÂMI - Vị trí và cấu tạo phân tử của các nguyên tố nhóm Halogen trong bảng hệ thống tuầnhoàn các nguyên tố hóa học.- Nhóm VIIA trong Bảng HTTH gồm 5 nguyên tố: Flo (Z = 9), Clo (Z = 15), Brom (Z = 35),Iot (Z = 52), Atatin* (Z = 85) – nguyên tố phóng xạ

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: - ns2np5 ;

ns2 np5

(có 7e ở lớp ngoài cùng và ở trạng thái cơ bản có 1e độc thân. Nên chúng liên kết với nhautạo phân tử 2 nguyên tử X2.CT electron: X: X CTCT: X – XII- Khái quát về tính chất của các Halogen1) Tính chất vật lí:Bảng một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogenNguyên tố F Cl Br ISố hiệu nguyên tử 9 17 35 53Cấu hình electron lớp ngoài cùng -2s22p5 -3s23p5 -4s24p5 -5s25p5

Trạng thái tập hợp (200c) khí khí lỏng rắnMàu sắc lục nhạt vàng lục nâu đỏ tím đenNhiệt độ nóng chảy (0c) -219,6 -101,0 -7,3 113,6Nhiệt độ sôi (0c) -188,1 -34,1 59,2 185,5Bán kính nguyên tử (nm) 0,064 0,099 0,114 0,133Bán kính ion X- (nm) 0,136 0,181 0,196 0,220Năng lượng liên kết X-X (250c, 1atm) (kJ/mol) 159 243 192 151Ái lực electron (eV) 3,45 3,61 3,37 3,08Độ âm điện 4,0 3,0 2,8 2,5

Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh. Các halogen khác tan tươngđối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

Nhìn vào bảng tính chất vật lí của nhóm halogen ta thấy: Các tính chất vật lí, hóa họcbiến đổi có qui luật: Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân(từ flo đến iot):

- Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.- Màu sắc: Đậm dần- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: tăng dần- Độ âm điện tương đối lớn và giảm dần.- Tính oxi hóa giảm dần: Tính oxi hóa F2>Cl2 > Br2 > I2.

2) Tính chất hóa học:.Các halogen có 7e ở lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử nhỏ, ái lực electron lớn nên

dễ dàng thu thêm 1 electron để tạo ion X- có cấu hình của khí hiếm liền kề trong bảng tuầnhoàn. X + 1e X-

…ns2np5 …ns2np6

Các halogen có độ âm điện lớn. Bán kính nguyên tử tăng dần và độ âm điện giảm dầntừ flo đến clo, brom, iot.(Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa mạnh, khả năng oxi hóacủa các halogen giảm dần từ flo đến iot.

Trong hợp chất, flo luôn có số oxi hóa -1, các halogen khác ngoài số oxihoa -1 còn cócác số oxi hóa +1, +3, +5, +7.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

a) Tác dụng với kim loại: 2M + nX20t 2MXn (n: Hóa trị cao nhất của M)

Ví dụ: 2Na + Cl20t 2NaCl ; 2Fe + 3Cl2

0t 2FeCl3; 2Al + 3Br20t 2AlBr3

Lưu ý: Fe + I20t FeI2

b) Tác dụng với phi kim

* Với H2: H2 + X20t 2HX((khí hiđro halogenua)

(Flo pư mãnh liệt ngay cả trong bóng tối, Clo pư ngoài ánh sáng, Br, Iot cần nhiệt độ và pưthuận nghịch)

Hòa tan khí HX vào nước được dung dịch axit halogen-hiđric.H2 + Cl2

as 2HCl; HCl( 2H O dung dịch axit clohiđric HCl* Cl2, Br2, I2 không phản ứng trực tiếp với O2, N2, C

* Với P, S: 2P + 3Cl20t 2PCl3 ; 2P + 5Cl2

0t 2PCl5

2S + Cl20t S2Cl2 ; S + 3Cl2 + 4H2O H2SO4 + 6HCl

2P + 5Cl2 + 8H2O0t 2H3PO4 + 10HCl

c) Tác dụng với H2O: 2F2 + 2H2O 4HF + O2

2Cl2 + 2H2O 2HCl + 2HClO (axit hipoclorit)

2HClO 2HCl + 2O2O O2

2Cl2 + 2H2O 4HCl + O2Nước Clo chứa (Cl2, HCl, HClO) có tính tính ôxi hóa mạnh nên được dùng để tẩy màu,

tẩy uế, sát trùng.d) Tác dụng với dung dịch kiềm:

Cl2 + 2MOH0t thuong MCl + MClO + H2O

Nước gia - ven

Cl2 + 6MOH0100 c 5MCl + MClO3 + H2O

Vd:

Cl2 + 2NaOH0t thuong NaCl + NaClO + H2O (nước Javen)

Natri hipoclorit

3Cl2 + 6NaOH0100 c 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

3Cl2 + 6KOHđậm đặc0t 5KCl + KClO3 + 3H2O

Cl2 + Ca(OH)2030 C CaOCl2 + H2O

Dạng bột hoặc sữa clorua vôi

CTCT:Ca

Cl

O Cl

-1

+1(muối hỗn tạp của Ca với hai gốc axit Cl- và ClO-)

(Trong các phản ứng trên, nguyên tố clo vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. Đó là nhữngphản ứng tự oxi hóa - khử.

2F2 + 2NaOH 2NaF + H2O + OF2Lưu ý:- Nước Gia – ven, clorua vôi có chứa ClO- (hipoclorit) là chất oxi hóa mạnh nên được dùng đểsát trùng và tẩy trắng vải sợi. Clorua vôi được sử dụng nhiều hơn nước Gia-Ven do rẻ tiền, cóhàm lượng hipoclorit cao hơn, dễ bảo quản và dễ chuyên trở hơn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Nước Gia – Ven và clorua vôi không bền trong không khí ẩm có CO2.NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO

2CaOCl2 + CO2 + H2O CaCO3 + CaCl2 + 2HClOe) Tác dụng với dung dịch muối:Clo không oxi hóa được ion F- trong các muối florua, nhưng oxi hóa dễ dàng ion Br- trongdung dịch muối brômua, ion I- trong dung dịch muối iotua.

Cl2 + 2NaBr 2NaBr + Cl2

Cl2 + 2KI 2KCl + I2

Br2 + 2KI 2KBr + I2

(Chứng tỏ trong nhóm halogen, tính oxi hóa giảm dần từ flo đến clo qua brom và iot.f) Tác dụng với các chất khử khác:

3Cl2 + 2NH3 N2 + 6HClBr2 + 2HI I2 + 2HBrI2 + H2S 2HI + S

SO2 + X2 (Cl,Br)+ 2H2O 2HX + H2SO4

2FeCl2 + Cl20t 2FeCl3

3) Điều chế Halogen X2:a) Điều chế F2: Điện phân nóng chảy hỗn hợp (KF và HF) dpnc F2

b) Điều chế Cl2:

Trong PTN: Axit HX + Chất oxi hóa0t Halogen X2((trong PTN)

Chất oxi hóa thường dùng là: MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, KClO3, NaClO,…

Ví dụ: MnO2 + 4HCl0t MnCl2 + Cl2 + 2H2O

16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 3Cl2 + 2CrCl3 + 7H2O

2KClO3 + 12HCl 2KCl + 5Cl2 + 6H2OTrong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.

2NaCl + 2H2O dpddm.n.x

2NaOH + H2 + Cl2

catot anotc) Điều chế Br2: Từ nước biển, tách ra được muối NaBr

Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 (trong công nghiệp)d) Điều chế I2: (Trong công nghiệp)Rong tảo biển được sẩy khô, đốt cháy. Tro xử lí bằng nước, tách ra được dung dịch NaI. Sauđó cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch NaI.

2H2SO4 đặc + 2NaI I2( + SO2( + Na2SO4 + 2H2OHoặc dung dịch NaI được axit hóa bằng axit H2SO4 loãng rồi thêm vào đó dd NaNO2.2NaI + 2NaNO2 + 2H2SO4 I2( + 2NO( + 2Na2SO4 + 2H2O

III) Các hợp chất của Halogen1) Các hiđro halogenua HXa) Tính chất hóa học: Các hiđro halogenua rất dễ hòa tan trong nước thành dung dịch axit,điện li hoàn toàn trong dung dịch thể hiện tính axit mạnh (trừ HF).

HX + H2O H3O+ + X-

HX có hai tính chất hóa học chủ yếu là tính axit của dung dịch và tính khử(Mức độ tính axit và tính khử: HF< HCl < HBr < HI)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Tính axit: làm quì tím chuyển sang màu đỏ, phản ứng với kim loại, bazơ, oxit bazơ,muối:

Fe + 2HCl FeCl2 + H2 HCl + NaOH NaCl + H2OCuO + 2HCl CuCl2 + H2O HCl + AgNO3 AgCl(+ HNO3

Đặc biệt: 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2OThủy tinh (SiO2) bị tan trong axit HF nên không thể chứa axit HF trong bình bằng

thủy tinh, người ta đựng dung dịch HF trong bình bằng bạch kim, cao su, nhựa PE…*Tính khử: tác dụng với các chất oxi hóa MnO2, KMnO4, K2Cr2O7, CaOCl2, KClO3,

H2SO4 đặc, PbO2...PbO2 + 4HCl PbCl2 + Cl2 + 2H2O2HBr + H2SO4 SO2 + 2H2O + Br2

8HI + H2SO4 4I2 + H2S + 4H2O2HI + 2FeCl3 2FeCl2 + I2 + 2HCl

b) Điều chế* Tổng hợp từ H2 và X2: H2 + X2 2HX

* Dùng H2SO4 đặc: Muối halogenua + H2SO4 đặc0t HX (X: F, Cl)

NaCl + H2SO4 đặc0250 c NaHSO4 + HCl

2NaCl + H2SO4 đặc0400 c Na2SO4 + 2HCl

CaF2 + H2SO4 dặc0250 c CaSO4 + 2HF

(Lưu ý: Chúng ta không dùng phương pháp này điều chế HBr, HI, vì H2SO4 đặc nóng là chấtôxi hóa mạnh, còn HBr, HI là hai chất khử: 2HBr + H2SO4 (SO2 + 2H2O + Br2)* Dùng tính ôxi hóa: Cl2 + 2HBr (2HCl + Br2 ; Cl2 + H2S (2HCl + S* Phương pháp thủy phân halogenua photpho: PX3 + 3H2O (3HX(+ H3PO3

(Phương pháp này thích hợp để điều chế HBr, HI)2) Các oxiaxit của halogen (Axit và muối):

Flo không cho một oxiaxit nào.Clo, Brom, Iot cho một số oxiaxit sắp xếp được thành 4 nhóm:

+1 +3 +5 +7HXO HXO2 HXO3 HXO4

Chiều tăng tính axit và tính bềnVí dụ: HClO HClO2 HClO3 HClO4

Axit hipoclorơ Axit clorơ Axit cloric Axit pecloricChiều tăng tính oxi hóa

a) Axit hipoclorơ:- Axit hipoclorơ là axit rất yếu có Ka = 2,5.10-8, không bền, được điều chế:

CO2 + H2O + KClO (KHCO3 + HClOHClO (HCl + O

- Axit HClO có tính oxihóa mạnh (như nước clo):4HClO + PbS (4HCl + PbSO4

- Muối hipoclorit MClO bền hơn axit HClO, lại có khả năng oxi hóa tương tự Cl2, dễbị nhiệt phân và dễ tác dụng với CO2 của không khí tạo ra HClO:

NaClO + 2HCl NaCl + H2O + Cl2

3NaClO070 c NaClO3 + 2NaCl

(Phản ứng quan trọng điều chế muối clorat)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

NaClO + CO2 + H2O (NaHCO3 + HClO- Nước Javen: Cl2 + 2NaOH NaClO + NaCl + H2OỨng dụng:+ Do tính chất oxi hóa mạnh, axit HClO có tác dụng sát trùng, tẩy trắng vải, sợi, giấy.+ Nước Javen có tính oxi hóa mạnh được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy. Nó cũng

được dùng để sát trùng và khử mùi khi tẩy uế nhà vệ sinh hoặc những khu vực bị ô nhiễmkhác.b) Axit clorơ HClO2

- Axit HClO2 là axit mạnh hơn axit HClO, có Ka = 5.10-3, và là axit có tính oxi hóamạnh.

- Muối clorit của axit HClO2 cũng có tính oxi hóa và bị nhiệt phân:

3NaClO20t 2NaClO3 + NaCl

- Điều chế axit HClO2: Ba(ClO2)2 + H2SO4 loãng (BaSO4(+ 2HClO2

c) Axit cloric HClO3

- Axit cloric là axit mạnh gần bằng các axit HCl, HNO3… có tính oxi hóa.

4HClO30t 4ClO2 + 2H2O + O2

- Muối clorat bền hơn axit cloric, có tính oxi hóa, không bị thủy phân

4MClO30t 3MClO4 + MCl

- Muối clorat (KClO3) dùng làm thuốc nổ, diêm, điều chế O2, chất oxi hóa, chất diệtcỏ... 6P + 5KClO3 (3P2O5 + 5KCl

2KClO30

2 ,MnO t2KCl + 3O2

- Điều chế HClO3: 3HClO0t HClO3 + 2HCl

- Điều chế KClO3: 3Cl2 + 6KOH đậm đặc0100 c KClO3 + 5KCl + 3H2O

6Cl2 + 6Ca(OH)2 (5CaCl2 + Ca(ClO3)2 + 6H2OCa(ClO3)2+2KCl lam lanh CaCl2 + 2KClO3

Hoặc điện phân dung dịch KCl 25% ở nhiệt độ 70-750c

KCl + 3H2O KClO3 + 3H2®p, xóc t¸c

d) HClO4 (axit pecloric)Là axit rất mạnh, tan nhiều trong nước. Phản ứng loại nước từ HClO4 với xúc tác P2O5 giúptạo thành Cl2O7

Điều chế từ kali peclorat: KClO4 + H2SO40t HClO4 + KHSO4

3) Nhận biết gốc halogen (Cl-,Br-, I-).

Thuốc thử NaF NaCl NaBr NaIDd AgNO3 Không phản ứng (trắng (vàng (vàng đậm

Phương trình phản ứng: Ag+ + X- ( AgX

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là.A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH.C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 2: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm làA. CaO. B. dung dịch H2SO4 đậm đặc.C. Na2SO3 khan. D. dung dịch NaOH đặc.Câu 3 : Hãy cho biết dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HF ?A. NaClO, NaOH, SiO2 B. NaCl, SiO2, NaAlO2

C. NaNO3, Na2S. NaClO D. NaOH, Na2SO4, CO2.Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung cho các nguyên tố Halogen (F,Cl, Br, I).A. Lớp electron ngoài cùng đều có 7 electronB. Nguyên tử đều có khả năng nhận thêm 1 electronC. Chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.D. Các hợp chất với hydro đều là hợp chất cộng hóa trịCâu 5: Nước Gia-ven được điều chế bằng cách.A. Cho Clo tác dụng với nướcB. Cho Clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

C. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH loãng.D. Cho Clo vào dd KOH loãng rồi đun nóng 1000CB2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Nếu cho 1 mol mỗi chất. CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng vớilượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất làA. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.Câu 7: Cho sơ đồ sau. NaX + H2SO4 đặc, t0 ( NaHSO4 + HX. Hãy cho biết NaX có thểlà chất nào sau đây.A. NaCl, NaI B. NaF, NaCl C. NaF, NaCl, NaBr D. NaF, NaCl, NaBr,Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cáchA. điện phân nóng chảy NaCl.B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.Câu 9: Cho kalipemanganat tác dụng với axit clohiđric đặc thu được một chất khí màu vànglục. Dẫn khí thu được vào dd KOH đã được đun nóng ở 1000C thu được dd chứa 2 chất tan.Chất tan trong dung dịch thu được làA. KCl và KOH B. KCl và KClO C. KCl và KClO3 D. KCl và KClO4

Câu 10: Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau:KI, HI, AgNO3, Na2CO3

Biết rằng:- Nếu cho X phản ứng với các chất còn lại thì thu được một kết tủa.- Y tạo được kết tủa với cả 3 chất còn lại.- Z tạo được một kết tủa trắng và 1 chất khí với các chất còn lại.(T tạo được một chất khí và một kết tủa vàng với các chất còn lại.Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:A. KI, Na2CO3, HI, AgNO3 B. KI, AgNO3, Na2CO3, HIC. HI, AgNO3, Na2CO3, KI D. HI, Na2CO3, KI, AgNO3

B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Sục hết một lượng khí clo vào dung dịch NaBr và NaI và đun nóng, ta thu được1,17g NaCl. Khối lượng khí clo đã sục vào là.A. 7,1 gam B. 14,2 gam C. 1,42 gam D. 0,71 gam

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp ba kim loại Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl thìthu được dung dịch A và 4,48 lít H2.Cô cạn dung dich A thu được m gam muối khan. Giá trị

của m làA. 26,7 gam B. 19 gam C. 26,3 gam D. 2,63 gam

Câu 13 : Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản Ap gam kim loại R tác dụng hết với Cl2 thu được 4,944p gam muối clorua. R là kim loạiA. Mg B. Al C. Fe D. ZnCâu 15 : Cho 50 gam CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% (d=1,2g/ml). Khốilượng dung dịch HCl đã dùng là.A. 55,0 gam B. 182,5 gam C. 180,0 gam D. 100,0 gamB4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hainguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY)vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX tronghỗn hợp ban đầu làA. 58,2%. B. 41,8%. C. 52,8%. D. 47,2%.Câu 17 : Cho 0,4 mol H2 tác dụng với 0,3 mol Cl2 (xúc tác), rồi lấy sản phẩm hòa tan vào192,7 gam nước được dung dịch X. Lấy 50 gam dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dungdịch AgNO3 thấy tạo thành 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 bằngA. 62,5% B. 50% C. 44,8% D. 33,3%Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứnglà 1: 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vàodung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m làA. 28,7. B. 68,2. C. 57,4. D. 10,8.Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml ddHCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng đô mol bằng nhau. Hai kim loạitrong X làA. Mg và Ca B. Be và Mg C. Mg và Sr D. Be và CaCâu 20: Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệtphân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Ytác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Znhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X làA. 18,10%. B. 12,67%. C. 29,77%. D. 25,62%.

ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20D B A C C D B B C B D C A B B B D B D A

CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNHA. KIẾN THỨC CƠ BẢN

8O (z = 8) : 1s22s22p4 ( ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA, nguyên tố họ p16S (z = 16): 1s22s22p63s23p4 ( ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA, nguyên tố họ p

A. OXI – OZONI - OXI1) Tính chất vật lí: Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí (gấp1,1 lần), ts = -1830C, rất ít tan trong nước.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2) Tính chất hóa học

a- Tác dụng với kim loại oxit: 2xM + yO20t 2MxOy

2Mg + O20t 2MgO ; 2Cu + O2

0t 2CuO ; 3Fe + 2O20t Fe3O4

Lưu ý: Fe + O2 không khí hỗn hợp oxit: FeO, Fe2O3 và Fe3O4

b- Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với hidro: 2H2 + O20t 2H2O

- Tác dụng với cacbon: C + O20t CO2 ; 2C + O2

0t 2CO- Tác dụng với lưu huỳnh, phốt pho:

S + O20t SO2 ; 4P + 5O2

0t 2P2O5

c- Tác dụng với hợp chất:

2H2S + 3O20t 2SO2 + 2H2O; 2CO + O2

0t 2CO2

4FeS2 + 11O20t 2Fe2O3 + 8SO2; 4FeCO3 + O2

0t 2Fe2O3 + 4CO2

3) Điều chế:a) Trong PTN: Nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt (KClO3, KMnO4,

K2Cr2O7, H2O2,…): KClO30

2 , MnO t 2KCl + 3O2;

2KMnO40t K2MnO4 + MnO2 + O2

2H2O2 2: MnOxt 2H2O + O2

b) Trong công nghiệp:

- Chưng cất phân đoạn không khí lỏng O2

- Điện phân dung dịch H2SO4 hoặc NaOH.

2H2O § ph©niÖn 2H2 + O2

Cực âm cực dương

II- OZON (là dạng thù hình của oxi):Thù hình là hiện tượng các đơn chất khác nhau được tạo nên từ một nguyên tố hóa học

Vd: Oxi và ozon; P trắng và P đỏ; S đơn tà và S tà phương; C grafit, kim cương, Than chì.1. Tính chất vật lí: Là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt. Ở nhiệt độ -1120C, khí ozonhóa lỏng có màu xanh đậm. Ozon tan trong nước nhiều hơn oxi gần 16 lần (100ml nước ở 00Chòa tan được 49 ml khí ozon).2. Tính chất hóa học: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2

- Tác dụng với dung dịch KI:

O3 + 2KI + H2O O2 + 2KOH + I2

I2 tạo thành làm xanh hồ tinh bột, phản ứng trên dùng nhận biết O3.

- Tác dụng với Ag: O3 + 2Ag Ag2O + O2

3. Điều chế: 3O2tia löa ®iÖn 2O3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B. LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT

H2S SO2 (SO32-)S SO3

H2SO4

-2 0 +4 +6

ChÊt khö ChÊt oxihãaChÊt khö, chÊt oxihãa

oxit axitoxit axitaxit yÕu(axit m¹nh)

I. LƯU HUỲNH1) Tác dụng với kim loại:

Fe + S0t FeS; Zn + S

0t ZnS; 2Al + 3S0t Al2S3

2) Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với hidro: H2 + S0t H2S

- Tác dụng với oxi: S + O20t SO2

II. HIĐRO SUNFUA1) Tính chất vật lí: Là chất khí không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí (gấp 1,17lần), rất độc. Hóa lỏng ở -600C, hóa rắn ở -860C.2) Tính chất hóa học:a) Tính axit yếu:- Tác dụng với dung dịch kiềm:

H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O ; H2S + NaOH NaHS + H2O- Tác dụng với dung dịch muối (phản ứng nhận biết khí H2S)

H2S + Pb(NO3)2 PbS đen + 2HNO3 ;

H2S + Cu(NO3)2 CuS đen + 2HNO3

b) Tính khử mạnh

- Tác dụng với oxi: 2H2S + 3O20t 2SO2 + 2H2O; 2H2S + O2 oxi hoá chậm 2S + 2H2O

- Tác dụng dung dịch nước Cl2: H2S + 4Cl2 + 4H2O (H2SO4 + 8HCl- Tác dụng với hợp chất: H2S + 2FeCl3 (2FeCl2 + 2HCl + S3) Điều chế: FeS + 2HCl (FeCl2 + H2S

ZnS + H2SO4 loãng ( ZnSO4 + H2SIII. LƯU HUỲNH ĐIOXIT1) Tính chất vật lí: Là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn hai lần không khí (gấp 2,2lần), hóa lỏng ở -100C, tan nhiều trong nước, là khí độc.2) Tính chất hóa họca) Tính chất của oxit axit- Tác dụng với nước axit sunfurơ: SO2 + H2O (H2SO3

- Tác dụng với dung dịch bazơ Muối + H2O:SO2 + NaOH (NaHSO3 (1) ; SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O (2)Để xác định sản phẩm thu được ta làm như sau:

: Chỉ xảy ra pư (1), sau (1) NaOH hết SO2 dư;muối thu được là NaHSO3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đặt2

NaOH

SO

a 1

n a 1 a 2n

a 2

SO2 + Ca(OH)2 (CaSO3 + H2O (SO2 làm vẩn đục nước vôi trong)- Tác dụng với oxit bazơ tan muối sunfit

Na2O + SO2 (Na2SO3 ; CaO + SO2 (CaSO3

b) Tính khử

- Tác dụng với oxi: 2SO2 + O2

02 5, tV O 2SO3

- Tác dụng với dung dịch nước clo, brom và chất oxi hóa mạnh:SO2 + Cl2 + 2H2O ( H2SO4 + 2HClSO2 + Br2 + 2H2O (H2SO4 + 2HBr (phản ứng làm mất màu dung dịch brom).5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O (K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

c) Tính oxi hóa- Tác dụng với H2S; Mg: SO2 + 2H2S (3S + 2H2O ;

SO2 + 2Mg0t S + 2MgO

3) Điều chế- Đốt quặng sunfua:

2FeS2 + 11O20t 2Fe2O3 + 8SO2 ; 2ZnS + 3O2

0t 2ZnO + 3SO2

- Cho muối sunfit, hiđrosunfit tác dụng với dung dịch axit mạnh:Na2SO3 + H2SO4 (Na2SO4 + SO2 + H2O

- Đốt cháy lưu huỳnh: S + O2 (SO2

- Cho kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc:Cu + 2H2SO4 đặc ( CuSO4 + SO2 + 2H2O

IV. LƯU HUỲNH TRIOXIT1) Tính chất vật lí: Là chất lỏng không màu (nóng chảy ở 170C, sôi ở 450C). SO3 tan vô hạntrong nước và trong axit sunfuric (tạo ôlêum: H2SO4.nSO3).2) Tính chất hóa học: SO3 là oxit axit và là chất oxi hóa.- Tác dụng với nước axit sunfuric:

SO2 + H2O (H2SO4

- Tác dụng với dung dịch bazơ Muối + H2O:SO3 + 2NaOH ( Na2SO4 + H2O ; SO3 + NaOH ( NaHSO4

- Tác dụng với oxit bazơ tan muối sunfatNa2O + SO3 (Na2SO4 ; BaO + SO3 ( BaSO4

3) Điều chế: 2SO2 + O2

02 5, tV O 2SO3

V- AXIT SUNFURIC1) Tính chất vật lí: Axit sunfuric là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặnggần gấp hai lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3). H2SO4 đặc rất dễ hút ẩm.

: Xảy ra pư (1) và (2), sau (1, 2) NaOH hết SO2 hết;muối thu được là NaHSO3 và Na2SO3

: Chỉ xảy ra pư (2), sau (2) NaOH dư SO2 hết;muối thu được là Na2SO3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2) Tính chất hóa họca) Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng (tính axit mạnh)Làm quì tím chuyển sang màu đỏTác dụng với kim loại (đứng trước H) Muối + H2:

Fe + H2SO4 ( FeSO4+ H2 ; 2Al + 3H2SO4 (Al2(SO4)3 + 3H2Tác dụng với hiđroxit (tan và không tan) Muối + H2O

H2SO4 + 2NaOH ( Na2SO4 + 2H2O; H2SO4 + Mg(OH)2 ( MgSO4 + 2H2OTác dụng với oxit bazơMuối + H2O

Al2O3 + 3H2SO4 ( Al2(SO4)3 + 3H2O; CuO + H2SO4 ( CuSO4 + H2OTác dụng với muối (tạo kết tủa hoặc chất bay hơi)

MgCO3 + H2SO4 ( MgSO4 + CO2 + H2O; Na2CO3 + H2SO4 ( Na2SO4 + CO2 + H2OFeS + H2SO4 ( FeSO4 + H2S ; K2SO3 + H2SO4 ( K2SO4 + SO2 + H2OBaCl2 + H2SO4 (BaSO4 + 2HCl

b) Tính chất của dung dịch H2SO4 đặcTính axit mạnh- Tác dụng với hiđroxit (tan và không tan) Muối + H2O

H2SO4 đặc + NaOH ( Na2SO4 + H2O; H2SO4 đặc + Mg(OH)2 ( MgSO4 + H2O- Tác dụng với oxit bazơ Muối + H2O

Al2O3 + 3H2SO4 đặc (Al2(SO4)3 + 3H2O; CuO + H2SO4 đặc ( CuSO4 + H2O- Đẩy các axit dễ bay hơi ra khỏi muối

H2SO4 đặc + NaCl tinh thể0t NaHSO4 + HCl

H2SO4 đặc + CaF2 tinh thể0t CaSO4 + 2HF

H2SO4 đặc + NaNO3 tinh thể0t NaHSO4 + HNO3

Tính oxi hoá mạnhTác dụng với nhiều kim loại, kể cả một số kim loại đứng sau H như Cu, Ag:

2Fe + 6H2SO4 đặc0t Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cu + 2H2SO4 đặc0t CuSO4 + SO2 + H2O

2Ag + 2H2SO4 đặc0t Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

Một số kim loại mạnh như Mg, Zn có thể khử H2SO4 đặc đến S hoặc H2S:

3Zn + 4H2SO4 đặc0t 3ZnSO4 + S + 4H2O

4Zn + 5H2SO4 đặc0t 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

Lưu ý: Các kim loại Al, Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội!- Tác dụng với phi kim:

C + 2H2SO4 đặc0t CO2 + 2SO2 + 2H2O

S + 2H2SO4 đặc0t 3SO2 + 2H2O

- Tác dụng với hợp chất có tính khử (ở trạng thái oxi hoá thấp)

2FeO + 4H2SO4 đặc0t Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

2FeCO3 + 4H2SO4 đặc0t Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc0t 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 đặc0t Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tính háo nước:

CuSO4.5H2O 2 4 dacH SO CuSO4 + 5H2O(màu xanh) (màu trắng)

Cn(H2O)m 2 4 dacH SO nC + mH2O(cacbonhiđrat) đen

3) Điều chế H2SO4

Sơ đồ điều chế:Quặng pirit sắt FeS2 hoặc S SO2 SO3 H2SO4.

Các phản ứng xảy ra: 4FeS2 + 11O20t 2Fe2O3 + 11SO2 (1)

hoặc S + O20t SO2 (2)

2SO2 + O20

2 5 , V O t 2SO3 (3)

SO3 + H2O H2SO4 (4)VI. MUỐI SUNFAT VÀ NHẬN BIẾT MUỐI SUNFAT1) Muối sunfat: Muối sunfat là muối của axit sunfuric. Có hai loại:- Muối trung hòa (muối sunfat) chứa ion sunfat (SO42-). Phần lớn muối sunfat đều tan, trừBaSO4, CaSO4, PbSO4,… không tan.- Muối axit (HSO4-).2) Nhận biết ion sunfat (SO42-):

- Thuốc thử: ion Ba2+ (Ba(OH)2, BaCl2,…).- Hiện tượng: Kết tủa trắng xuất hiện không tan trong dung dịch HCl.

- Phương trình phản ứng: Ba2+ + SO42- BaSO4 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Để thu khí oxi trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào?A. Rời chỗ nước B. Rời chỗ không khí và ngửa bìnhC. Rời chỗ nước, rời chỗ không khí và úp bình D. Rời chỗ không khí và úp bình

Câu 2: Không được rót nước vào H2SO4 đặc vì:A. H2SO4 đặc khi tan trong nước tỏa ra một lượng nhiệt lớn gây ra hiện tượng nước sôi bắn

ra ngoài, rất nguy hiểm.B. H2SO4 đặc rất khó tan trong nước.C. H2SO4 tan trong nước và phản ứng với nước.D. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa nước tạo ra oxi.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cáchA. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.C. điện phân nước. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi.C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.Câu 5: Tính chất vật lí nào sau đây không phù hợp với SO2?A. SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc. B. SO2 nặng hơn không khí.C. SO2 tan nhiều trong nước hơn HCl. D. SO2 hoá lỏng ở –10 oC.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng:A. dung dịch KI và hồ tinh bột B. dung dịch H2SO4

C. dung dịch CuSO4 D. nướcCâu 7: Lưu huỳnh vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?A. S + O2 (SO2 B. S + 6HNO3 (H2SO4 + 6NO2 + 2H2OC. S + Mg (MgS D. S + 6NaOH (2Na2S + Na2SO3 + 3H2OCâu 8: Cho các phản ứng sau:(1) SO2 + H2O (H2SO3 (2) SO2 + CaO (CaSO3

(3) SO2 + Br2 + 2H2O (H2SO4 + 2HBr (4) SO2 + 2H2S (3S + 2H2OTrên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng với tính chất cơ bản của SO2?A. Trong các phản ứng (1,2) SO2 là chất oxi hoá.B. Trong phản ứng (3), SO2 đóng vai trò chất khử.C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 > H2S.D. Trong phản ứng (1), SO2 đóng vai trò chất khử.Câu 9: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau(a) 2H2SO4 + C→ 2SO2 + CO2 + 2H2O(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2OTrong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng làA. (a) B. (c) C. (b) D. (d)Câu 10: Để thu được cùng một thể tích O2 như nhau bằng cách nhiệt phân hoàn toàn KMnO4,KClO3, KNO3, CaOCl2 (hiệu suất bằng nhau). Chất có khối lượng cần dùng ít nhất là:A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. CaOCl2

B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)Câu 11: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 20. Thànhphần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp làA. 40% B. 50% C. 60% D. 75%Câu 12: Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl dư. Khísinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Kết quả nào sauđây đúng?A. a =11,95 gam B. a = 23,90 gam C. a = 57,8 gam D. a = 71,7 gamCâu 13 : Cho sơ đồ sau: chất X + H2SO4 đặc, nóng ( … + SO2 + ....Với k = nSO2/nX. Hãy cho biết với X là Fe, FeS và FeS2 thì X, Y tương ứng với các giá trịnào sau đây?A. 1 ; 4 ; 7 B. 1 ; 3 ; 7,5 C. 1,5 ; 4 ; 7,5 D. 1,5 ; 4,5 ; 7,5Câu 14 : Đốt 14 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu trong không khí thu được 20,4 gam hỗn hợp Ygồm 3 oxit kim loại. Xác định thể tích dung dịch H2SO4 1M cần dùng để hòa tan vừa hết 20,4gam hỗn hợp Y.A. 200 ml B. 400 ml C. 300 ml D. 500 mlCâu 15: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (ở đktc) bằng 120 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Sauphản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m làA. 21,70 B. 19,53 C. 32,55 D. 26,04

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gamchất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thuđược 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượngcủa KMnO4 trong X là:A. 62,76% B. 74,92% C. 72,06% D. 27,94%Câu 17: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X.Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trămvề khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên làA. 35,95%. B. 37,86%. C. 32,65%. D. 23,97%.Câu 18: Hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Hỗn hợp B gồm H2 và COcó tỉ khốiso với hiđro là 3,6. Thể tích khí A (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 3 mol khíB làA. 9,3 lít. B. 28,0 lít. C. 22,4 lít. D. 16,8 lít.Câu 19: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 49,6 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu,CuO v à Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 8,96 lít SO2 duy nhất(đktc). Giá trị của m làA. 19,2. B. 29,44. C. 42,24. D. 44,8.Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịchH2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ởđktc) v à dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trongX là:A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%.

ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A A A D C A D B C B C A D B B C A B D C

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌCA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Tốc độ phản ứng hóa học1) Định nghĩa, biểu thức tính.a) Định nghĩa: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứnghoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.Đơn vị : mol/l.s hoặc mol/l.ph ; mol/l.hb) Biểu thức tính:

Giả sử ta có phản ứng tổng quát :a.A + b.B + ... c. C + d.D + ...

Tại thời điểm t1 C1A C1B C1C C1D (mol/l)Tại thời điểm t2 C2A C2B C2C C2D (mol/l)Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo các chất như sau:Chất tham gia phản ứng : Nồng độ các chất giảm theo thời gian.

1 2 2 1

2 1 2 1

A A A A AA

C C C C Cvt t t t t

;

1 2 2 1

2 1 2 1

B B B B BB

C C C C Cvt t t t t

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chất sản phẩm : Nồng độ các chất tăng theo thời gian2 1

2 1

C C CC

C C Cvt t t

;

2 1

2 1

D D DD

C C Cvt t t

Tốc độ trung bình của phản ứng :1 1 1 1. . . .A B C Dv v v v va b c d

; 1 1 1 1. . . .CA B DCC C Cva t b t c t d t

2) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.- Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.- Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.- Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt (đập nhỏ chất rắn) chất phản ứng, tốc độ phảnứng tăng.- Chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứngkết thúc. Chất làm giảm tốc độ phản ứng được gọi là chất ức chế phản ứng.3) Ý nghĩa thực tiến của tốc độ phản ứng :Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và trong sảnxuất.- Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí,tạo nhiệt độ hàn cao.- Nấu thực phẩm trong nồi áp suất chóng chín hợn so với khi nấu chúng ở áp suất thường.- Các chất đốt rắn như than, củi có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn.- Để tăng tốc độ tổng hợp NH3 từ N2, H2 người ta phải dùng chất xúc tác, tăng nhiệt độ vàthực hiện ở áp suất cao.II. Cân bằng hóa học

1) Cân bằng hóa học:Ph¶n øng thuËn nghÞch

(tr筺g th竔 c﹏ b籲g 焣ng)t nv v

Đặc trưng : Kc (hằng số cân bằng) (Nhiệt độ, bản chất phản ứng2) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.

Nguyên lí Lơ Satơliê (Nguyên lí cân bằng động). ‘Nếu thay đổi từ bên ngoài lên mộthệ phản ứng đang ở trạng thái cân bằng một điều kiện nào đó(nhiệt độ, áp suất, nồng độ thìcân bằng sẽ chuyển dịch về phía làm giảm sự thay đổi đó ’. Cụ thể :* Nhiệt độ:- Nếu tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng thu nhiệt (H >0), làm giảmnhiệt độ.- Nếu giảm nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch về phía phản ứng tỏa nhiệt (H < 0), làm tăngnhiệt độ.* Áp suất: Áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học có chất khí tham gia và tổng số molcác chất khí trước phản ứng và sau phản ứng khác nhau.- Nếu tăng áp suất cân bằng của hệ thì cân bằng sẽ chuyển dịch về phía giảm số mol khí tứclàm giảm áp suất.- Nếu giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch về phía tăng số mol khí tức là làm tăng áp suất.* Nồng độ:- Nếu giảm nồng độ một chất trong hệ phản ứng thì cân bằng sẽ chuyển dịch về phía làm tăngnồng độ chất này (chiều tạo ra chất này).- Nếu tăng nồng độ một chất trong hệ phản ứng thì cân bằng sẽ chuyển dịch về phía làm giảmnồng độ chất này (chiều chất này phản ứng).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lưu ý: Chất xúc tác không làm cân bằng chuyển dịch, nếu phản ứng thuận nghịch chưa ởtrạng thái cân bằng thì chất xúc tác có tác dụng là cho cân bằng được thiết lập nhanh chónghơn.3) Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất.Vd1: Trong quá trình sản xuất axit sunfuric phải thực hiện phản ứng sau :

2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; H = -198 kJĐể cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thuận, người ta dùng một lượng dư

không khí, nghĩa là tăng nồng độ oxi.Vd2: Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp theo phản ứng sau :

N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ; H = -92 kJĐể tăng hiệu suất tổng hợp NH3, người ta tiến hành phản ứng ở áp suất cao và nhiệt độ

thích hợp.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. Cấp độ biết (5 câu)Câu 1: Hãy cho biết người ta sử dụng yếu tố nào trong số các yếu tố sau để tăng tốc độ phảnứng trong trường hợp rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?A. Nhiệt độ. B. Xúc tác. C. Nồng độ. D. áp suất.Câu 2: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn trạng thái cân bằng hoá học?

A. A B. C C. D D. B

Câu 3: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứngtỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị dịch chuyển khiA. thay đổi nồng độ N2. B. thêm chất xúc tác Fe.C. thay đổi áp suất của hệ. D. thay đổi nhiệt độ.Câu 4: Hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vàoA. nhiệt độ. B. áp suất. C. chất xúc tác. D. nồng độ.Câu 5: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:

CO (k) + H2O (k) CO2 (k) + H2 (k) ;H < 0Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4)tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác.Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (4), (5).B2. Cấp độ hiểu (5 câu)Câu 6: Cho các cân bằng hoá học:N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) (1) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k)

(2) 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) (3)2NO2 (k) N2O4 (k) (4)

t t t t

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là:A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).

Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO (k) N O (k)2 2 4

(màu nâu đỏ) (không màu)Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận cóA. (H > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. H < 0, phản ứng tỏa nhiệt.C. H > 0, phản ứng thu nhiệt. D. H < 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 8: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) 2HI (k); ΔH

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:A. giảm nồng độ HI. B. tăng nồng độ H2.C. tăng nhiệt độ của hệ. D. giảm áp suất chung của hệ.

Câu 9: Xét phản ứng phân hủy N2O5 trong dung môi CCl4 ở 45oC:0t

2 5 2 4 2

1N O N O O

2

Ban đầu nồng độ của N2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N2O5 là 2,08M. Tốc độtrung bình của phản ứng tính theo N2O5 làA. 6,80.10-4 mol/(l.s). B. 2,72.10-3 mol/(l.s). C. 1,36.10-3 mol/(l.s). D. 6,80.10-3 mol/(l.s).Câu 10: Trong phản ứng điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân muốikali clorat, người ta dùng các biện pháp sau đây:

(1) Dùng chất xúc tác mangan đioxit (MnO2).(2) Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi.(4) Dùng kali clorat và mangan đioxit khan.

Nhóm gồm các biện pháp được sử dụng nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng làA. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)B3. Cấp độ vận dụng thấp (5 câu)

Câu 11: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k)0t ,xt 2SO3 (k); phản ứng thuận là

phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.Câu 12: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giâytrên là

A. 5,0.10−4 mol/(l.s). B. 5,0.10−5 mol/(l.s).

C. 1,0.10−3 mol/(l.s). D. 2,5.10−4 mol/(l.s).Câu 13: Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2.Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độtrung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol/(l.s). Giá trị của a làA. 0,018. B. 0,016. C. 0,014. D. 0,012.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 14: Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Ngườita nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sauđây là đúng?A. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.B. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.C. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.Câu 15: Hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là giá trị nào sau đây? Biết rằng khi tăng nhiệt độlên thêm 500C thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần.A. 2,0 B. 3,0 C. 4,0 D. 2,5B4. Cấp độ vận dụng cao (5 câu)Câu 16: Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k). Khi tăng nhiêt đô thì tỉ khối củahỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:A. Phản ứng nghịch toả nhiêt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuân khi tăng nhiêt đô.B. Phản ứng thuân toả nhiêt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiêt đô.C. Phản ứng nghịch thu nhiêt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuân khi tăng nhiêt đô.D. Phản ứng thuân thu nhiêt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiêt đô.

Câu 17: Xét cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k) ở 250C. Khi chuyển dịch sang một trạng tháicân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần. B. tăng 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. giảm 3 lần.Câu 18: Cho các cân bằng sau:

(1) H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) (2) 2 21 1

( ) ( ) ( )2 2

H k I k HI k

(3) 2 21 1

( ) ( ) ( )2 2

HI k H k I k (4) 2 22 ( ) ( ) ( )HI k H k I k

(5) H2 (k) + I2 (r) 2HI (k)Ở nhiệt độ xác định, nếu KC của cân bằng (1) bằng 64 thì KC bằng 0,125 là của cân bằngA. (2). B. (4). C. (3). D. (5).Câu 19: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồngđộ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giátrị làA. 2,500. B. 3,125. C. 0,609. D. 0,500.Câu 20: Hoà tan hoàn 1 miếng Zn trong dung dịch HCl. Nếu thực hiện phản ứng ở 20oc thìhết 27 phút. Nếu thực hiện phản ứng ở 40oc thì hết 3 phút. Nếu thực hiện phản ứng ở 55oc thìhết thời gian là:A. 134,64 giây. B. 314 giây. C. 34,64 giây. D. 54,64 giây.ĐÁP ÁN:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20B B B A A C B D C A C A D B C B B C B C

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

LỚP 11CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. SỰ ĐIỆN LI:1. Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.2. Chất điện li: là những chất khi tan trong nước phân li ra ion. (axit, bazơ, muối).II. PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI:1. Độ điện li: ( )

a. Định nghĩa: Độ điện li của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổngsố phân tử hòa tan (no)

b. Biểu thức

0

nn

= C/Co Với ĐK: 0 < 1.

n: số phân tử hoà tan;n0: số phân tử ban đầu.

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:a. Chất điện li mạnh: Là những chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra

ion ( 1 , phương trình biểu diễn bằng mũi tên một chiều: ).* Lưu ý: Chất điện li mạnh gồm- Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HXO4 và HX (Với X: Cl, Br, I)- Bazơ mạnh: MOH (M:Kim loại kiềm) và M(OH)2 (Với M:kim loại kiềm thổ trừ Mg, Be)- Muối: Hầu hết các muối (trừ HgCl2, Hg(CN)2).

b. Chất điện li yếu: Là những chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hoà tanphân li ra ion. (0 < < 1, phương trình biểu diễn bằng mũi tên hai chiều: ↔).

* Lưu ý: Chất điện li yếu gồm- Axit trung bình và yếu: Hay gặp như các axit hữu cơ, HClO, HF, H2SO3, H2CO3, H2S.- Bazơ trung bình yếu: Hay gặp như Mg(OH)2, Al(OH)3, NH3.- Muối: Một số muối

c. Cân bằng điện li: lưu ý:Chỉ xảy ra đối với các chất điện li yếu và cân bằng điện li là cân bằng động

d. Ảnh hưởng của sự pha trộn đến độ điện li : Khi pha loãng tăng.III. AXIT, BAZƠ VÀMUỐI:1. Axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut:

a. Định nghĩa:- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-

b. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc:- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra cation H+ là các axit nhiềunấc. Vd: H3PO4

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra anion OH- là các bazơnhiều nấc.c. Hiđroxit lưỡng tính:- Định nghĩa: là những hiđroxit khi tan trong nước vừa có khả năng phân li như một axit, vừacó khả năng phân li như một bazơ.

- Zn(OH)2, Al(OH)3;Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cu(OH)2,, Cr(OH)3.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Axit, bazơ theo Bronstet:a. Định nghĩa: - Axit là chất (hoặc ion) nhường proton H+.

- Bazơ là chất (hoặc ion) nhận proton.*Chú ý:

Anion gốc axit còn H của axit yếu (H2CO3, H2SO3, H2S, H3PO4, …) đều là chất lưỡng tính,còn anion không còn H của axit yếu đều là bazơ.

b. Hằng số phân li axit (Ka) và bazơ (Kb):

Vd: CH3COOH ↔ CH3COO- + H+ Ka =+ -

3

3

[H ].[CH COO ][CH COOH]

CH3COOH + H2O↔ CH3COO- + H+ Ka =+ -

3 3

3

[H O ].[CH COO ][CH COOH]

NH3 + H2O↔ NH4+ + OH- Kb =+ -4

3

[NH ].[OH ][NH ]

CO32- + H2O↔HCO3- + OH-2-3

- -3

2-CO3

[OH ].[HCO ]K[CO ]

c. Quan hệ giữa Ka và Kb:TQ: Axit↔ Bazơ + H+

Hằng số phân li axit Ka, hằng số phân li bazơ Kb thì14

wa

b b

K 10KK K

d. Muối axit, muối trung hoà:- Muối axit: Là muối mà gốc axit còn H có khả năng cho proton.- Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không còn H có khả năng cho proton.Lưu ý: Nếu gốc axit còn H, nhưng H này không có khả năng cho proton thì cũng là

muối trung hoàVd: Na2HPO3, NaH2PO2 dù là gốc axit còn H nhưng vẫn là muối trung hoà, vì H này không

có khả năng cho proton.H3PO3 axit photphorơ (điaxit), H3PO2 axit hipophotphorơ (monoaxit).

Axit hipophotphorơ Axit photphorơ

IV. pH CỦA DUNG DỊCH:CÔNG THỨC MÔI TRƯỜNG

pH = - lg[H+]pOH = - lg[OH-][H+].[OH-] = 10-14

pH + pOH = 14pH = a [H+] = 10-a

pOH = b [OH-] = 10-b

pH < 7 Môi trường axítpH > 7 Môi trường bazơpH = 7 Môi trường trung tính[H+] càng lớn Giá trị pH càng bé[OH-] càng lớn Giá trị pH càng lớn

V. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION:

PHOH

O

H P

O

OO

H

HH

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Phản ứng trao đổi ion:a. Dạng thường gặp:

MUỐI + AXIT MUỐI MỚI + AXIT MỚIĐK: - Axit mới là axit yếu hơn axit phản ứng hoặc muối mới không tan.

MUỐI + BAZƠ MUỐI MỚI + BAZƠ MỚIĐK: Muối phản ứng và bazơ phản ứng phải tan, đồng thời sản phẩm phải có ít nhất một chấtkhông tan.

MUỐI + MUỐI MUỐI MỚI + MUỐI MỚIĐK: Hai muối phản ứng phải tan, đồng thời sản phẩm tạo thành phải có ít nhất một chất kếttủa.

b. Cách viết phản ứng hoá học dạng ion:- Bước 1: Viết phương trình phân tử có cân bằng.- Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ theo nguyên tắc sau:

+ Chất điện li mạnh phân li hoàn toàn toàn thành ion.+ Chất điện li yếu như H2O, chất kết tủa hoặc bay hơi thì để nguyên dạng phân tử.+ Triệt tiêu những ion giống nhau của hai vế phương trình ion đầy đủ ta được

phương trình ion rút gọn.* Lưu ý: Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch nếu tồn tại đồng thời các ion

dương và ion âm thì: Tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm.2. Phản ứng thuỷ phân muối:

Dạng muối Phản ứng thuỷ phân pH của dung dịchMuối trung hòa tạo bởication của axit mạnh vớianion của bazơ mạnh

Không thuỷ phân pH = 7

Muối trung hòa tạo bởication của axit mạnh vớianion của bazơ yếu

Có thuỷ phân (Cation kimloại bị thuỷ phân, tạo mt axit)

pH < 7

Muối trung hòa tạo bởication của axit yếu với anioncủa bazơ mạnh

Có thuỷ phân (Anion gốc axitbị thuỷ phân, tạo mt bazơ)

pH > 7

Muối trung hòa tạo bởication của axit yếu với anioncủa bazơ yếu

Có thuỷ phân (Cả cation kimloại và anion gốc axit đều bịthuỷ phân)

Tuỳ vào Ka, Kb quá trìnhthuỷ phân nào chiếm ưu thế,sẽ cho môi trường axit hoặcbazơ.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:B1. CẤP ĐỘ BIẾT (5 câu):

Câu 1: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?A. HCl (H+ + Cl-. B. CH3COOH (CH3COO- + H+.C. H3PO4 (3H+ + 3PO43-. D. Na3PO4 (3Na+ + PO43-.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?A. H2S, H2SO3, H2SO4, NH3. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.C. H2S, CH3COOH, HClO, NH3. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai:A. NaHSO4 + BaCl2 (BaCl2 + NaCl + HCl B. 2NaHSO4 + BaCl2 (Ba(HSO4)2 + 2NaClC. NaHSO4 + NaHCO3 (Na2SO4 + H2O + CO2 D. Ba(HCO3)2+NaHSO4BaSO4+NaHCO3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 4: Một dd có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (xmol). Giá trị của x là

A. 0,05. B. 0,075. C. 0,1. D. 0,15.Câu 5. Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?

A. 5. B. 4. C. 9. D. 10.B2. CẤP ĐỘ HIỂU (5 câu):

Câu 6: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch NaHCO3 thìA. giấy quỳ tím bị mất màu. B. giấy quỳ chuyển từ màu tím thành màu xanh.C. giấy quỳ không đổi màu. D. giấy quỳ chuyển từ màu tím thành màu đỏ

Câu 7: Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol).Cô cạn dung dịch A thu được 46,9g muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2.Câu 8: Hòa tan a gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 150g dung dịch CuSO4 10% thu được dungdịch mới có nồng độ 43,75%. Giá trị của a là

A. 150. B. 250. C. 200. D. 240.Câu 9: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịchBa(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của xvà m lần lượt là

A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33.C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23.

Câu 10: Câu 34. Dung dịch A gồm HCl 0,2M; HNO3 0,3M; H2SO4 0,1M; HClO4 0,3M, dungdịch B gồm KOH 0,3M; NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,15M. Cần trộn A và B theo tỉ lệ thể tích làbao nhiêu để được dung dịch có pH = 13

A. 11: 9. B. 9: 11. C. 101: 99. D. 99: 101.B2. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤP (5 câu):Câu 11: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dầnlà:

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3. B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3. D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Câu 12: 100ml dd A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dd HCl 0,1M vào dd A chođến khi kết tủa tan trở lại một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02g chấtrắn. Thể tích dd HCl 0,1M dã dùng là:

A. 0,7 lít. B. 0,5 lít. C. 0,6 lít. D. 0,55 lít.Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu đượcdung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịchX thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?

A. 0,02M. B. 0,04M. C. 0,03M. D. 0,015M.Câu 14: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằngnhau: Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và0,672 lit khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổngkhối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

A. 6,11g. B. 3,055g. C. 5,35g. D. 9,165g.Câu 15:Hoà tan 10,6 gam Na2CO3 và 6,9 gam K2CO3 vào nước thu được dung dịch X. Thêmtừ từ m gam dung dịch HCl 5% vào X thấy thoát ra 0,12 mol khí. Giá trị của m là:

A.87,6. B. 175,2. C. 39,4. D. 197,1.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B2. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO (5 câu):Câu 16: Cho dung dịch các chất: Ca(HCO3)2, NaOH, (NH4)2CO3, KHSO4, BaCl2. Số phảnứng xảy ra khi trộn dung dịch các chất với nhau từng đôi một là

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.Câu 17: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl có pH = a;dung dịch H2SO4 có pH = b; dung dịch NH4Cl có pH = c và dung dịch NaOH có pH = d.Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. d<c<a<b. B. c<a<d<b. C. a<b<c<d. D. b<a<c<d.Câu 18. Dung dịch X chứa các ion: 0,06 mol K+, x mol Cl-, y mol CO32-, 0,08 mol Na+, 0,06mol NH4+ cô cạn dung dịch thu được 11,48 gam muối khan, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Xthu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Giá trị của m và V là

A. 15,76 g và 1,344 lít B. 15,76 g và 1,792 lítC. 11,82 g và 1,344 lít D. 11,82 g và 1,792 lít

Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (đktc) bằng 500 ml dung dịch NaOH aM thu đượcdung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trịcủa a là:

A. 1,5M. B. 1,2M. C. 2,0M. D. 1,0M.Câu 20: Cho 250 gam dung dịch FeCl3 6,5% vào 150 gam dung dịch Na2CO3 10,6% thu được khíA, kết tủa B và dung dịch X. Thêm m gam dung dịch AgNO3 21,25% vào dung dịch X thu đượcdung dịch Y có nồng độ % cuả NaCl là 1,138%. Giá trị của m là?

A. 140 gam. B. 113,2 gam. C. 176,0gam. D. 160 gam.

C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 2: NITƠ – PHOTPHO

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ TRỌNG TÂMI. NITƠ VÀ HỢP CHẤT1. Nitơa) Cấu tạo phân tử

- Cấu hình electron: 1s22s22p3

- CTCT: N (N và CTPT: N2

b) Tính chất vật lí- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí (d = 28/29), hóa

lỏng ở -196oC. Nitơ ít tan trong nước, hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp. Không duy trìsự cháy và sự hô hấp.c)Tính chất hóa họcTính oxi hoá: Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ về mặt hóa học ở nhiệt

độ thường.Tác dụng với hidrô:Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác,nitơ phản ứng với hidrô tạo

amoniac. Đây là phản ứng thuận nghịch và toả nhiệt:

N2 + 3H2 2NH3 H = -92KJ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C C B B D B C B B B C D A A D C D A A D

to,p,xt0 –3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tác dụng với kim loại- Ở nhiệt độ thường, nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua: 6Li + N2 → 2Li3N- Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại: 3Mg + N2 → Mg3N2 (magie

nitrua)Nitơ thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.

Tính khử:- Ở nhiệt độ cao (30000C) Nitơ phản ứng với oxi tạo nitơ monoxit

N2 + O2 → 2NO (không màu)- Ở điều kiện thường, nitơ monoxit tác dụng với oxi không khí tạo nitơ dioxit màu nâu đỏ

2NO + O2 → 2NO2

Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.- Các oxit khác của nitơ: N2O, N2O3, N2O5 không điều chế được trực tiếp từ niơ và oxi

d) Điều chế:Trong công nghiệp: Nitơ được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏngTrong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân muối nitrit

NH4NO20t N2 + 2H2O

NH4Cl + NaNO20t N2 + NaCl +2H2O

2. Amoniac và muối amoni2.1 Amoniac: NH3

Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hidro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử Nitơ ở đỉnh. Nitơ còn một cặp electron hóa trị lànguyên nhân tính bazơ của NH3.a) Tính chất vật lí.b) Tính chất hóa họcTính bazơ yếuTác dụng với nước: NH3 + H2O NH4+ + OH-

Thành phần dung dịch gồm: NH3, NH4+, OH-. dung dịch NH3 là dung dịch bazơ yếu.

Tác dụng với dung dịch muối tạo kết tủa hidroxit của các kim loại đó:AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl ;Al3+ + 3NH3 + 3H2O→ Al(OH)3↓ + 3NH4+

Tác dụng với axit tạo muối amoni:NH3 + HCl→ NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)Tính khử

Tác dụng với oxi: 4NH3 + 3O2 ot 2N2 + 6H2O

Nếu có Pt là xúc tác, ta thu được khí NO.4NH3 + 5O2

Pt 4 NO + 6H2OTác dụng với clo: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HClNH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “ khói trắng “ NH4Clc) Điều chếTrong phòng thí nghiệm: Bằng cách đun nóng muối amoni với Ca(OH)2

2NH4Cl + Ca(OH)2 ot CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

Trong công nghiệp: Tổng hợp từ nitơ và hiđro N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k)∆H < O

0 –3

+20

+2 +4

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nhiệt độ: 450 – 5000C; Áp suất: từ 200 – 300 atm và xúc tác: sắt kim loại được trộn thêmAl2O3, K2O,...Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.2.2 MUỐI AMONI: là tinh thể ion gồm cation NH4+ và anion gốc axita) Tính chất vật lí: Tan nhiều trong nước, điện li hoàn toàn thành các ion, ion NH4+ khôngmàu.b) Tính chất hóa học:Tác dụng với dung dịch kiềm: (để nhận biết ion amoni, điều chế amoniac trong phòng thí

nghiệm).

(NH4)2SO4 + 2NaOH ot 2NH3 + 2H2O + Na2SO4 ;

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2OPhản ứng nhiệt phân:

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi đun nóng bị phân hủy thành NH3

Thí dụ: NH4Cl(r) ot NH3(k) + HCl(k)

NH4HCO3 ot NH3 + CO2 + H2O ; NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như axit nitro, axit nitric khi bị nhiệt phân chora N2, N2O (đinito oxit)

Thí dụ: NH4NO2 ot N2 + 2H2O NH4NO3

ot N2O + 2H2O3. AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRIAC3.1. AXIT NITRICa) Cấu tạo phân tử

CTPT: HNO3 OCTCT: H - O – N

O Nitơ có số oxi hóa cao nhất là + 5b) Tính chất vật líc) Tính chất hóa họcTính axitLà một trong số các axit mạnh nhất, trong dung dịch HNO3 điện li: HNO3→ H + + NO3–

- Dung dịch axit HNO3 có đầy đủ tính chất của một dung dịch axit: làm đỏ quỳ tím, tácdụng với oxit bazơ, bazơ, muối của axit yếu hơn.CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O ;Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2OCaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2OTính oxi hóa: Tùy vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử mà HNO3 có thể bị khử

đến NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3

Với kim loại: HNO3 oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ vàng và platin) không giải phóng khíH2

- Do ion NO3- có khả năng oxi hóa mạnh hơn H+. Khi đó kim loại bị oxi hóa đến mức oxihóa cao nhất- Với những kim loại có tính khử yếu như: Cu, Ag…thì HNO3 đặc bị khử đến NO2: HNO3

loãng bị khử đến NOVd: Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H 2O.

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O- Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh hơn như: Mg, Zn, Al....+ HNO3 đặc bị khử đến NO2

+ HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2 hoặc NH4NO3.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Fe, Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguộiVới phi kim: Khi đung nóng HNO3 đặc có thể tác dụng được với S, P, S....Thí dụ S + 6HNO3(đặc) (H2SO4 + 6NO2 + 2H2OVới hợp chất: các hợp chất chứa nguyên tố chưa có số oxi hóa cao nhất VD: H2S, Hl, SO2,FeO, muối sắt (II)…: có thể tác dụng với HNO3 nguyên tố bị oxi hóa trong hợp chất chuyểnlên mức oxi hóa cao hơn.

3FeO + 10HNO3(đ) ( 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O3H2S + 2HNO3(đ) ( 3S + 2NO + 4H2O

- Nhiều hợp chất hữu cơ như giấy, vải, dầu thông.... bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.d) Điều chế

Trong phòng thí nghiệm: NaNO3 (r) + H2SO4đặc ot HNO3 + NaHSO4

Trong công nghiệp: Được sản xuất từ amoniac: NH3 → NO → NO2 → HNO3

- Nhiệt độ t0 = 850-900oC, xt: Pt : 4NH3 +5O2(4NO +6H2O ; H = – 907kJ- Oxi hóa NO thành NO2: 2NO + O2 (2NO2

- Chuyển hóa NO2 thành HNO3: 4NO2 + 2H2O + O2 (4HNO3.Dung dịch HNO3 thu được có nồng độ 60 - 62%. Chưng cất với H2SO4 đậm đặc thu đượcdung dịch HNO3 96 - 98%3.2. Muối nitrata) Tính chất vật lí: Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li

hoàn toàn thành các ion. Thí dụ: Ca(NO3)2 ( Ca2+ + 2NO3-

Ion NO3 - không có màu, màu của một số muối nitrat là do màu của cation kim loại. Một sốmuối nitrat dễ bị chảy rữa như NaNO3, NH4NO3….b) Tính chất hóa học: Các muối nitrat dễ bị phân hủy khi đun nóng- Muối nitrat của các kim loại hoạt động (trước Mg) Nitrat → Nitrit + O2

2KNO3 ( 2KNO2 + O2

- Muối nitrat của các kim loại từ Mg → Cu: Nitrat→ Oxit kim loại + NO2 + O2

2Cu(NO3)2 ( 2CuO + 4NO2 + O2

-Muối nitrat của kim loại kém hoạt động (sau Cu) Nitrat→ kim loại + NO2 + O2

2AgNO3 ( 2Ag + 2NO2 + O2

c) Nhận biết ion nitrat (NO3–)Trong môi trường axit, ion NO3– thể hiện tinh oxi hóa giống như HNO3. Do đó thuốc thử

dùng để nhận biết ion NO3– là hỗn hợp vụn đồng và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.Hiện tượng: dung dịch có màu xanh, khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí.

3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2 NO↑ + 4H2O(dd màu xanh)

2NO + O2 (không khí) → 2NO2 (màu nâu đỏ)II. PHOTPHO VÀ HỢP CHẤT1. Photphoa) Tính chất hóa học:

Do liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn phân tử nitơ nên ở điều kiện thường photphohoạt động hoá học mạnh hơn nitơ.Tính oxi hoá: Photpho chỉ thể hiện rõ rệt tính oxi hoá khi tác dụng với một số kim loại hoạt

động, tạo ra photphua kim loại.

Vd:0 3

3 22 3ot

canxi photphuaP Ca Ca P

0t

0t

0t

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tính khử: Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi,halogen, lưu huỳnh … cũng như với các chất oxi hóa mạnh khác.Tác dụng với oxi: Khi đốt nóng, photpho cháy trong không khí tạo ra các oxit của photpho:

Thiếu oxi:0 3

2 2 34 3 2diphotpho trioxit

P O P O

Dư Oxi :0 5

2 2 54 5 2diphotpho pentaoxit

P O P O

Tác dụng với clo: Khi cho clo đi qua P nóng chảy, sẽ thu được các hợp chất photpho clorua:

Thiếu clo:0 3

2 32 3 2photpho triclorua

P Cl PCl

Dư clo :0 5

2 52 5 2photpho pentaclorua

P Cl PCl

b) Điều chế: Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặngphotphorit, cát và than cốc khoảng 1200oC trong lò điện:

3 4 2 323 5 3 2 5

otCa PO SiO C CaSiO P CO

Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, thu được photpho trắng ở dạng rắn.2. A xit photphoric:Công thức cấu tạo:

P=O

H – O

H – O

H – O

a) Tính chất vật lí:b) Tính chất hóa họcTính oxi hóa – khử:

Axít photphoric khó bị khử (do P ở mức oxi hóa +5 bền hơn so với N trong axit nitric), khôngcó tính oxi hóa.Tính axit: Axít photphoric là axit có 3 lần axit, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch nó

phân li ra 3 nấc:H3PO4 (H+ + H2PO4- k1 = 7, 6.10-3

H2PO4- (H+ + HPO42- k2 = 6,2.10-8 nấc 1 > nấc 2 > nấc 3HPO42- ( H+ + PO43- k3 = 4,4.10-13

Dung dịch axít photphoric có những tính chất chung của axit như làm quì tím hóa đỏ, tácdụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại.Khi tác dụng với oxit bazơ, bazơ tùy theo lượng chất tác dụng mà axít photphoric tạo ra muốitrung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối:

H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2OH3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2OH3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

c) Điều chế:Trong phòng thí nghiệm: P + 5HNO3 →H3PO4 + H2O + 5NO2

Trong công nghiệp:+ Cho H2SO4 đặc tác dụng với quặng photphorit hoặc quặng apatit:

Hay

P O

H – O

H – O

H – O

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4

Điều chế bằng phương pháp này không tinh khiết và lượng chất thấp.+ Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn người ta đốt cháy P để được P2O5

rồi cho P2O5 tác dụng với nước:4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

3. Muối photphat: Axít photphoric tạo ra 3 loại muối:- Muối photphat trung hòa: Na3PO4, Ca3(PO4)2,…- Muối đihidrophotphat: NaH2PO4, Ca(H2PO4)2,…- Muối hidrophotphat: Na2HPO4, CaHPO4 …

a) Tính tan: Tất cả các muối đihidrophotphat đều tan trong nước.Các muối hidrophotphatvà photphat trung hòa đều không tan hoặc ít tan trong nước (trừ muối natri, kali, amoni).b) Nhận biết ion photphat: Thuốc thử là bạc nitrat.

3Ag+ + PO43- (Ag3PO4 ↓ (màu vàng)III. Phân bón hoá học1. Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho

cây trồng nhằm nâng cao năng suất.Có ba loại phân bón hoá học cơ bản: phân đạm, phân lân và phân kali.a) Phân đạm là phân chứa nguyên tố nitơ. Cây chỉ hấp thụ đạm dưới dạng ion NO3- và

ion NH4+. Các loại phân đạm quan trọng:Muối amoni: NH4Cl (25% N), (NH4)2SO4 (21% N), NH4NO3 (35% N, thường được gọi là

"đạm hai lá")Ure: CO(NH2)2 (46% N) giàu nitơ nhất. Trong đất ure bị biến đổi dần thành amoni

cacbonat. Các muối amoni và ure bị kiềm phân huỷ, do đó không nên bảo quản phân đạmgần vôi, không bón cho các loại đất kiềm.

Muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2,…thường bón cho các vùng đất chua mặn.b) Phân lân là phân chứa nguyên tố photpho. Cây hấp thụ lân dưới dạng ion PO43-. Các

loại phân lân chính.Phân lân tự nhiên: Quặng photphat Ca3(PO4)2 thích hợp với đất chua; phân nung chảy

(nung quặng photphat với đolomit).Supephotphat đơn: Hỗn hợp canxi đihiđro photphat và thạch cao,Supephotphat kép: là muối canxi đihiđro photphat,Amophot: chứa cả đạm và lân, đượ1c điều chế bằng cách cho NH3 tác dụng với axit

photphoric thu được hỗn hợp trong mono và điamophot NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4

c) Phân kali: chứa nguyên tố kali, cây hấp thụ kali dưới dạng ion K+. Phân kali chủ yếu làKCl lấy từ quặng muối cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O), sinvinit (KCl.NaCl). Ngoài ra người tacũng dùng KNO3.K2SO4.2. Phân vi lượng: là loại phân chứa một số lượng rất nhỏ các nguyên tố như đồng, kẽm,

molipđen, mangan, coban, bo, iot… Chỉ cần bón một lượng rất nhỏ các nguyên tố này cũnglàm cho cây phát triển tốt.

Ở nước ta có một số nhà máy lớn sản xuất supephotphat (Lâm Thao - Phú Thọ), sản xuấtphân đạm (Hà Bắc) và có một số địa phương sản xuất phân lân nung chảy…

IV. Một số chú ý khi giải toán chương Nitơ – photpho1. N2 và các oxit của nitơ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Tính chất của chất khí:+ Các khí trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất có số mol bằng nhau thì thể tích bằng

nhau.+ Trong điều kiện: cùng nhiệt độ và thể tích thì số mol khí trước và sau phản ứng tỉ lệ

thuận với áp suất trước và sau phản ứng.- Bài toán hiệu suất khi điều chế NH3.

2. Amoniac và muối amoni- Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni.- Viết phương trình ion rút gọn.- Định luật bảo toàn điện tích.

3. Axit nitric và muối nitrat- Trong bài toán về axit nitric vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn:

+ Định luật bảo toàn electron: Tổng electron cho bằng tổng electron nhận.+ Định luật bảo toàn nguyên tố: Tổng khối lượng nguyên tố trước phản ứng bằng tổng

khối lượng nguyên tố sau phản ứng.+ Định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng các chất

sau phản ứng.+ Định luật bảo toàn điện tích: Trong dung dịch các chất điện li tổng điện tích dương

bằng tổng điện tích âm.- Nhiệt phân muối nitrat thu được hỗn hợp rắn và hỗn hợp khí.

+ Định luật bảo toàn khối lượng: mkhí = mrắn trước phản ứng - mrắn sau phản ứng

+ Khí sau phản ứng hấp thụ vào nước có phản ứng:4NO2 + O2 + 2H2O→ 4HNO3(1)

Từ số mol khí thu được sau phản ứng và phương trình (1) biện luận khí thoát ra.4. Photpho và hợp chất

- Bài toàn H3PO4 tác dụng với dung dịch bazơ OH-

H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O (1)H3PO4 + 2NaOH→ Na2HPO4 + 2H2O (2)H3PO4 + 3NaOH→ Na3PO4 + 3H2O (3)

43POnHnNaOH =

ab

1 - Nếu 0 <ab <1thì chỉ xảy ra phản ứng số 1 tạo NaH2PO4 và H3PO4 dư

2 - Nếuab = 1 thì chỉ xảy ra phản ứng số 1 tạo NaH2PO4

3 - Nếu 1 <ab < thì xảy ra cả 2 phản ứng số (1) và (2) tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4

4 - Nếuab = 2 chỉ xảy ra phản ứng số (2) chỉ tạo ra Na2HPO4

5 - Nếu 2 <ab <3 xảy ra 2 phản ứng số (2) và (3) tạo ra Na3PO4 và Na2HPO4

6 - Nếuab = 3 chỉ ra phản ứng (3) và tạo ra Na3PO4

7 - Nếuab > 3 chỉ ra phản ứng (3) tạo ra Na3PO4 và NaOH dư.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

5. Phân bón: Tính độ dinh dưỡng trong các loại phân bón+ Phân đạm: % Nitơ+ Phân lân: % P2O5

+ Phân kali: % K2OB. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Trong các phát biểu sau

1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VA là ns2 np3.2. Tính phi kim của các nguyên tố nhóm VA tăng dần từ N (Bi.3. Nitơ chỉ có số oxi hoá âm trong những hợp chất với hai nguyên tố: O và F.4. Liên kết ba trong phân tử N2 bền và N2 nhẹ hơn không khí.5. NH3 có tính bazơ do trong phân tử còn cặp electron chưa tham gia liên kết6. Tất cả các muối amoni đều là chất tan, chất điện li mạnh và kém bền với nhiệt7. HNO3 đặc nguội thụ động kim loại Al, Fe, Cu8. Photpho đỏ hoạt động hoá học mạnh hơn photpho trắng.Số phát biểu sai là:A. 5 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Dãy nào sau đây số oxi hoá của nitơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần:A. NO < N2O <NH3 <NO3- B. NH3 < N2 <NO2-<NO <NO3-

C. NH4+ < N2 <N2O<NO <NO2-<NO3- D. NH3 < NO <N2O<NO2<N2O5

Câu 3: Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?

A. 2KNO3ot 2KNO2 + O2 B. 2Cu(NO3)2

ot 2CuO + 4NO2 + O2

C. 4AgNO3ot 2Ag2O + 4NO2 + O2 D. 4Fe(NO3)3

ot 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2

Câu 4: Các nhận xét sau:1. Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua2. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng %P3. Thành phần chính của supephotphat kép Ca(H2PO4)2.CaSO4

4. Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loạiphân bón chứa K

5. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa: K2CO3

6. Công thức hoá học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:(NH4)2HPO4 vàNH4H2PO4

Số nhận xét đúngA. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 5: Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dd HCl và NaNO3 loãng thì có hiện tượng gì?A. Xuất hiện dd màu xanh, có khí không màu bay ra.B. Xuất hiện dd màu xanh và có khí không màu bay ra ngay trên mặt thoáng của dung

dịch hóa nâu trong không khí.C. Xuất hiện dd màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm.D. Dd không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: nhận định nào sau đây đúng đối với phản ứng:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Fe2+ + 2H+ + NO3- (Fe3+ + NO2(+ H2OA. Fe2+ bị oxi hoá và H+ bị khử.B. Fe2+ bị oxi hoá và N+5 trong NO3- bị khử.C. Fe2+ và H+ bị oxi hoá, NO3- bị khử.D. Fe2+ bị khử và N+5 trong NO3- bị oxi hoá.

Câu 7: Nếu thêm NH3 vào hệ cân bằng của pứ:N2 + 3H2 ↔ 2NH3+ Qthì cân bằng sẽ thay đổi thế nào?A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuậnB. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịchC. Không thay đổi trạng thái cân bằng.D. Không dự đoán được.

Câu 8: Cho hỗn hợp FeS và Cu2S phản ứng với dd HNO3 dư, ta thu được dd chứa các ion sauA. Cu2+, S2-, Fe2+, H+, NO3-

B. Cu2+, Fe3+, H+, NO3-

C. Cu2+, SO42-, Fe2+, H+, NO3-

D. Cu2+, SO42-, Fe3+, H+, NO3-

Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 0,9 g kim loại X vào dd HNO3 ta thu được 0,28 lít khí N2O (đktc).Vậy X có thể là:A. Cu B. Fe C. Zn D. Al

Câu 10: Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cânthấy khối lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:A. 0,5g. B. 0,94g C. 9,4g D. 0,49g.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Axit HCl và HNO3 đều phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?A. CaO, Cu, Fe(OH)3, AgNO3 B. CuO, Mg, Ca(OH)2, Ag2OC. Ag2O, Al, Cu(OH)2, SO2 D. S, Fe, CuO, Mg(OH)2

Câu 12: Khi thể tích bình phản ứng tăng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng:2NO + O2 ↔ 2NO2

thay đổi ra sao?A. Giảm đi 4 lần B. Giảm đi 8 lần C. Tăng lên 4 lần D. Tăng lên 8 lần

Câu 13: Có 3 dd đựng trong 3 lọ bị mất nhãn là: MgCl2, NH4Cl, NaCl. Dùng cách nào dướiđây để có thể nhận được mỗi lọ đựng dd gì?A. Na2CO3 B. Giấy quì C. NaOH D. Dd NH3

Câu 14: Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần có chú ý nào sau đây?A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng.B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi

chưa dùng đến.C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước.D. Có thể để P trắng ngoài không khí.

Câu 15: Xét hai trường hợp:a, Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dd HNO3 1M (loãng).b, Cho 6,4 g Cu tác dụng với 120 ml dd hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M(loãng). Các

phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở cùng t0, p. Tỉ lệ số mol khí NO sinh ra tronghai trường hợp a và b là:A. 1: 2 B. 1: 1 C. 2: 1 D. 2: 3

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 16: So sánh hai hợp chất NO2 và SO2. Vì sao chất thứ nhất có thể đime hoá tạo thànhN2O4 trong khi chất thứ hai không có tính chất đó?A. Vì nitơ có độ âm điện cao hơn lưu huỳnh.B. Vì nguyên tử N trong NO2 còn một electron độc thân.C. Vì nguyên tử N trong NO2 còn một cặp electron chưa liên kết.D. Một nguyên nhân khác.

Câu 17: Trộn 1,5 lít NO với 5 lít không khí. Thể tích NO2 và thể tích hỗn hợp khí thu đượcsau phản ứng lần lượt là: (Biết: O2 chiếm 1/5 thể tích không khí; phản ứng xảy ra hoàn toàn;thể tích các khí đo trong cùng điều kiện)A. 1,5 lít; 5,75 lít B. 2 lít; 5,5 lít C. 1,5 lít; 5,5 lít D. 2lít; 7,5 lít

Câu 18: Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi các phản ứngxảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 3m gam chất rắn khan.Giá trị của m làA. 21,30 B. 8,52 C. 12,78 D. 7,81

Câu 19: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứakali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCltrong loại phân kali đó là:A. 95,51% B. 65,75% C. 87,18% D. 88,52%

Câu 20: Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch A.Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồinung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phảnứng với Cu là:A. 0,48 mol B. 0,58 mol C. 0,56 mol D. 0,4 mol

C. ĐÁP ÁN1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20D C C C B B B D D D B D C B A B A B C C

CHƯƠNG 3: CACBON - SILIC VÀ HỢP CHẤT

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.I. NHÓM CACBONGồm C, Si, Ge, Sn, Pb.Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2.Từ C đến Pb tính phi kim giảm dần và tính kim loại tăng dần.II. CACBON1. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử Vị trí: Ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2 Cấu hình: 1s22s22p2

Số oxi hóa: -4; 0; +2 và +4.2. Tính chất vật lí Có các dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren, cacbon vô định hình. Kim cương: tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém và rất cứng

(là chất cứng nhất trong tất cả các chất). Than chì: tinh thể màu xám đen, mềm. Fuleren: có nhiều tính chất đặc biệt. Cacbon vô định hình: thường có cấu tạo xốp, có khả năng hấp phụ mạnh.3. Tính chất hóa học

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Trong các dạng tồn tại của cacbon, cacbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.- Trong các phản ứng hóa học cacbon thể hiện hai tính chất: Tính oxi hóa và tính khử. Tuynhiên tính khử vẫn là chủ yếu của cacbon.a. Tính khử* Tác dụng với oxi

00 +4t

2 2C + O C O .

Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng00 +4 +2

t2C + CO 2CO

* Tác dụng với hợp chất

00 +4

t3 2 2 2C + 4HNO C O + 4NO + 2H O

30C + Fe2O3

0t C 2Fe + 34

C

O2

b. Tính oxi hóa* Tác dụng với hidro

00 -4t , xt

2 4C+ 2H C H

* Tác dụng với kim loại00 -4

t4 33C+ 4Al Al C (nhôm cacbua)

III. HỢP CHẤT CỦA CACBON1. Cacbon monooxita. Tính chất hóa học- Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử

0+2 +4t

2 22CO + O 2CO

0+2 +4t

2 3 23CO + Fe O 3CO + 2Fe

b. Điều chế* Trong phòng thí nghiệm

HCOOH0

2 4H SO (焈c), t CO + H2O* Trong công nghiệp: Khí CO được điều chế theo hai phương pháp- Khí than ướt

C + H2O01050 C CO + H2

- Khí lò gas

C + O20t CO2

CO2 + C0t 2CO

2. Cacbon đioxita. Tính chất* Tính chất vật lí- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.- CO2 (rắn) là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy màthăng hoa, được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.

* Tính chất hóa học- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- CO2 là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic

CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd)- Tác dụng với dung dịch kiềm

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2OTùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.b. Điều chế* Trong phòng thí nghiệm

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O* Trong công nghiệp- Khí CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than.3. Axit cacbonic - muối cacbonata. Axit cacbonic- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.

+ -2 3 3H CO H + HCO

- + 2-3 3HCO H + CO

a. Muối cacbonat- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muốicacbonat của kim loại khác thì không tan.- Tác dụng với dung dịch axit

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O-3HCO + H+ → CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O2-3CO + 2H+ → CO2↑ + H2O

- Tác dụng với dung dịch kiềmNaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

-3HCO + OH - → 2-

3CO + H2O

- Phản ứng nhiệt phân

MgCO3(r)0t MgO(r) + CO2(k)

2NaHCO3(r)0t Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k)

IV. SILIC1. Tính chất vật lí- Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.2. Tính chất hóa học- Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2 và +4 (số oxi hóa +2 ít đặc trưng hơn).- Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.a. Tính khử

0 +4

2 4Si+ 2F Si F

00 +4t

2 2Si+ O Si O0 +4

2 2 3 2Si+ 2NaOH + H O Na Si O + 2H

b. Tính oxi hóa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

00 -4t

22Mg +Si Mg Si

3. Điều chế- Khử SiO2 ở nhiệt độ cao

SiO2 + 2Mg0t Si + 2MgO

V. HỢP CHẤT CỦA SILIC1. Silic đioxit- SiO2 là chất ở dạng tinh thể.- Tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy.

SiO2 + 2NaOH0t Na2SiO3 + H2O

- Tan được trong axit HFSiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

- Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.2. Axit silixic- H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệuxốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.- Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbonic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.

Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓3. Muối silicat- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.- Vải tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keodán thủy tinh và sứ.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP.B1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Để phòng bị nhiễm độc người ta sử dụng mặt nạ phòng độc chứa những hóa chất nào:A. CuO và MnO2 B. CuO và MgO C. CuO và CaO D. Than hoạt tính

Câu 2: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?A. HF B. HCl C. HBr D. HI

Câu 3: Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khôrất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô làA. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.

Câu 4: Xét các muối cacbonat, nhận định nào dưới đây là đúng?A. Tất cả các muối cacbonat đều tan tốt trong nước.B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân, trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.

Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóngdài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây lànguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Các bon và silic đều có tính chất nào sau đây giống nhau:A. Đều phản ứng được với NaOH B. Có tính khử và tính oxi hóaC. Có tính khử mạnh D. Có tính oxi hóa mạnh

Câu 7: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?A. Na2O, NaOH, HCl B. Al, HNO3 đặc, KClO3

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3

Câu 8: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:

A. 2C + Ca0t CaC2 B. C + 2H2

0,xt t CH4

C. C + CO20t 2CO D. 3C + 4Al

0t Al4C3

Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch xôđa thì phản ứng xảy ra là:Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1)NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O (2)

Na2CO3 + 2 HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (3)A. (1) trước; (2) sau B. (2) trước ; (1) sau C. Chỉ (3) xảy ra D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon, nhưng lại cónhiều tính chất khác nhau như độ cứng, khả năng dẫn điện, chúng có tính chất khác nhau là do:A. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.B. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.C. Chúng có cấu tạo khác nhau.D. Kim cương cứng còn than chì thì mềm.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là:A. Nước Brom B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch BaCl2

Câu 12: Chọn phương trình hóa học viết đúng trong các phương trình dưới đây.A. CO + Na2O→ 2Na + CO2 B. CO + MgO →Mg + CO2

C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 D. 3CO + Al2O3 → 2Al +3CO2

Câu 13: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dậptắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do khí ga.

Câu 14: Khi cho dư khí CO2 vào ống nghiệm chứa nước và kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủasẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:A. 5 B. 4 C. 6 D. 7

Câu 15: Chất X có một số tính chất sau:- Tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng làm quỳ tím chuyển màu xanh.- Tạo kết tủa với dung dịch Ba(OH)2. Vậy X là:

A. Na2SO4 B. NaHSO4 C. Na2CO3 D. NaOH

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí CO2 từ CaCO3 và dung dịch HClbằng bình kíp. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho sản phẩm khí thu được lần lượt điqua các bình nào sau đây?A. NaOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc.C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D. H2SO4 đặc và NaOH.

Câu 17: Chỉ dùng thêm cặp chất nào dưới đây để phân biệt được 4 chất rắn trắng, đựngtrong bốn lọ mất nhãn là: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4

A. H2O và CO2. B. H2O và NaOH. C. H2O và Cu(NO3)2. D. H2O và BaCl2.Câu 18: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thờikhuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dungdịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b làA. V = 11,2(a - b). B. V = 22,4(a + b). C. V = 11,2(a + b). D. V = 22,4(a - b).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 19: Sục 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,32 M thu được dungdịch X. Rót 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,32 M và Ba(OH)2 a M vào dung dịch X thuđược 7,88 gam kết tủa và dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a làA. 0,03M. B. 0,04M.C. 0,05M. D. 0,06M.

Câu 20: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gamkim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khíSO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy làA. FeO. B. CrO.C. Fe3O4. D. Cr2O3.

C. ĐÁP ÁNCâu 1 2 3 4 5Đáp án D A D C CCâu 6 7 8 9 10Đáp án B B C A CCâu 11 12 13 14 15Đáp án A C C B CCâu 16 17 18 19 20Đáp án B B D B C

CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Khái niệm và phân loại hợp chất hữu cơ.- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…).- Hợp chất hữu cơ được chia thành hidrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.II. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ.

1. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ.a. Công thức đơn giản nhất.

- Gọi CTPT của X là CxHyOz

+) C OHC H O

m mmx : y : z = n : n : n = : : 12,0 1,0 16,0

+) %C %H %Ox : y : z= : : 12,0 1,0 16,0

- Sau đó biến đổi hệ thức trên về tỉ lệ giữa các số nguyên tối giảnx : y : z= p : q : r (p, q, r là các số nguyên tối giản)

CTĐGN: CpHqOr CTPT X: CxHyOz = (CpHqOr)n, n có thể là 1 hoặc 2, 3,…b. Công thức phân tử.

Cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

* Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố.Xét sơ đồ: CxHyOz → xC + yH + zOKhối lượng: M (g) 12,0.x (g) 1,0.y (g) 16,0.z (g)Thành phần phần trăm khối lượng: 100% %C %H %O

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

* Thông qua công thức đơn giản nhất.- Xác định khối lượng mol phân tử (MX)- CTĐGN: CpHqOr CTPT: (CpHqOr)n (12.p +1.q+16.r).n = MX Tính n CTPT* Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy.- Đặt công thức phân tử của chất hữu cơ X là: CxHyOz

- Phương trình hóa học của phản ứng cháy:

CxHyOz + (x + y/4 –z/2) O20t xCO2 + y/2H2O

1 x y/2 molnX nCO2 nH2O mol

x = nCO2/nX; y = 2nH2O/nX;MX = 12x + y + 16z z = [MX – (12x + y)]/16

2. Công thức cấu tạo.- Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự liên kết và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội)của các nguyên tử trong phân tử.- Gồm: CTCT khai triển; CTCT thu gọn; CTCT thu gọn nhất.- Thuyết cấu tạo hóa học:

+) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trịvà theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liênkết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác.

+) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị bốn. Nguyên tử cacbon khôngnhững có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau tạothành mạch cacbon (mạch vòng, mạch không vòng, mạch nhánh, mạch không nhánh).

+) Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng cácnguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử). Thuyết cấu tạo hóa học giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.III. Đồng đẳng, đồng phân.

1. Đồng đẳng.- Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng cótính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

2. Đồng phân.- Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là những chất đồngphân của nhau.- Gồm:+) Đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch cacbon, đồng phân nhóm chức, đồng phân vị trí liênkết bội hoặc nhóm chức,…)+) Đồng phân lập thể (đồng phân khác nhau về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử).IV. Phản ứng hữu cơ.

1. Phản ứng thế:- Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất

hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc một nhóm nguyên tử khác.

2. Phản ứng cộng:- Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử

hợp chất mới.3. Phản ứng tách:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.Ngoài ra, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa,phản ứng oxi hóa,…

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾT.

Câu 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào?A. O B. P C. C D. N

Câu 2: Chất nào sau đây là hiđrocacbon.A. CH2O B. CH3COOH C. C2H5Br D. C6H6

Câu 3: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng cộngA. C2H6 + Br2

as C2H5Br + HBrB. C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C. C2H5OH + HBr0t , xt C2H5Br + H2O

D. C6H140t , xt C3H6 + C3H8

Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của CH3CH2OH.A. CH3-O-CH3 B. CH3-CH2-CH3 C. CH3-CHO D. CH3-COOH

Câu 5: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn.A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. CH3COOH

B2. CẤP ĐỘ HIỂU.Câu 6: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ.

A. CH4 B. C2H5OH C. HCN D. C12H22O11

Câu 7: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giảnnhất của X?

A. C3H5O2 B. C6H10O4

C. C3H10O2 D. C12H20O8

Câu 8: Ancol metylic có công thức CH3OH. Ancol etylic là chất đồng đẳng kế tiếp của ancolmetylic. Công thức của ancol etylic là.

A. C2H6 B. C2H5OHC. C2H6OH D. CH5OH

Câu 9: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau.A. CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3

B. CH2=CH-CH3 và CH3-CH2-CH3

C. CH3-CHO và CH3-COOHD. CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NH2

Câu 10: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng31,0. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z?

A. CH3O B. C2H6O2

C. C2H6O D. C3H9O3

B1. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H8O là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất X (chứa các nguyên tố C, H, O) thu được 224 mlkhí CO2 (đktc) và 0,18 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với hidro là 30. Công thức phân tử củaX là.

A. CH3O B. C2H6O2 C. CH2O D. C2H4O2

Câu 13: Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10 làA. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 14: Cho các chất: C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T).Các chất đồng đẳng của nhau là.

A. Y, T. B. X, T. C. X, Y. D. Y, Z.Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm: 4,62 gamCO2; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của X so với không khí không vượt quá4. Công thức phân tử của X là

A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N.

B1. CẤP ĐỘ BIẾT VẬN DỤNG CAOCâu 16: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó phân tử khối củaZ gấp đôi phân tử khối của X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vàodung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là.

A. 30. B. 20. C. 10. D. 40.Câu 17: Các chất hữu cơ đơn chức, mạch hở Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2,C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là

A. CH3COOCH3. B. HOCH2CHO. C. CH3COOH. D. HCOOCH3.Câu 18: Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mH: mO = 21:2:4.Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo(chứa vòng benzen) ứng với công thức phân tử của X là

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.Câu 19: Người ta đốt cháy 4,55 gam chất hữu cơ X bằng 6,44 lít O2 (dư). Sau phản ứng thuđược 4,05 gam nước và 5,6 lít hỗn hợp khí gồm: CO2, N2 và O2 còn dư. Các thể tích đo ở đktc.Dẫn hỗn hợp khí này đi qua dung dịch NaOH (dư) thì còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối đối vớihiđro là 15,5. X có CTPT với CTĐGN. CTPT của X là.

A. C2H7O2N B. C3H7O2N C. C3H9O2N D. C2H5O2NCâu 20: Hỗn hợp khí X chứa C3H8 và CxHyN. Lấy 6 lít X trộn với 30 lít oxi (dư) rồi đốt. Sauphản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗnhợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích khí còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thìcòn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Số lượng CTCT ứng với CxHyN làA. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NOA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. ANKEN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C D B A A C A B A B C D B A C A D A C B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Khái niệm – Đồng phân – Danh phápAnken là hidrocacbon không no mạch hở có một nối đôi trong phân tử. Anken có công

thức tổng quát là CnH2n (n ≥ 2).Các chất C2H4, C3H6, C4H8,... hợp thành dãy đồng đẳng của anken.Có hai loại đồng phân: đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học (cis – trans). Điều

kiện để xuất hiện đồng phân hình học là mỗi cacbon ở hai bên nối đôi có hai nhóm thế khácnhau.Thí dụ: CH3–CH=CH–CH3 có đồng phân hình học.

Danh pháp thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen.Danh pháp quốc tế: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí

liên kết đôi + en.Ví dụ: CH2=C(CH3)–CH3 có tên là 2 – metylprop–1–en.

2. Tính chất vật líỞ điều kiện thường thì từ C2H4 → C4H8 là chất khí. Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.3. Tính chất hóa học:a. Phản ứng cộng (đặc trưng)

* Cộng hidro: CH2=CH2 + H2oNi,t CH3CH3.

* Cộng Halogen: CnH2n + X2 → CnH2nX2.* Cộng HX (X: Cl, Br, OH...)Thí dụ: CH2=CH2 + HOH → CH3CH2OHCác anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm.Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mangđiện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên haynhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).b. Phản ứng trùng hợp:

Ví dụ: nCH2=CH2op,xt,t (–CH2–CH2–)n.

c. Phản ứng oxi hóa: Anken cháy được tạo ra CO2 và H2O.Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch thuốc

tím. Phản ứng này dùng để nhận biết anken và hợp chất không no chứa liên kết .4. Điều chế

a. Phòng thí nghiệm: CnH2n+1OH 2 4o

đ)170 C

H SO ( CnH2n + H2O

b. Điều chế từ ankan: CnH2n+2op,xt,t CnH2n + H2.

II. ANKAĐIEN1. Định nghĩa – Phân loại – Danh phápa. Định nghĩa: Ankadien là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kếtC=C.Công thức tổng quát CnH2n–2 (n ≥ 3)b. Phân loại: Có ba loại

Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếpAnkadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp)Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.

c. Danh pháp:Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên anka của mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi

+ đien.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Tính chất hóa học: ankađien có thể cộng hidro, nước, brom, axit có gốc halogenua.

Phản ứng trùng hợp: nCH2=CH–CH=CH2op,xt,t (–CH2–CH=CH–CH2–)n.

Phản ứng oxi hóa: ankađien bị oxi hóa hoàn toàn bởi oxi tạo ra CO2 và nước.Tương tự như anken thì ankađien có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím.3. Điều chế: Được điều chế từ ankan tương ứng bằng phản ứng tách H2.III. ANKIN1. Khái niệm – Đồng phân – Danh phápAnkin là hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có một liên kết ba C≡C, có công thứctổng quát là CnH2n–2 (n ≥ 2).Ankin chỉ có đồng phân cấu tạo. Ankin không có đồng phân hình học.Danh pháp: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối 3 + in.2. Tính chất hóa học:Ankin có phản ứng cộng tương tự anken (cộng H2, X2, HX). Riêng axetilen có phản ứng đimehóa và trime hóa.

CH≡CH + H2o

3Pd/PbCO ,t CH2=CH2.

2CH≡CHoxt,t CH2=CH–C≡CH (vinyl axetilen)

3CH≡CH oC

600 C C6H6 (benzen)

Phản ứng thế bằng ion kim loại: ankin có liên kết 3 ở đầu mạch mới phản ứng được.R–C≡CH + AgNO3 + NH3 → R–C≡CAg↓ (kết tủa vàng) + NH4NO3.Riêng axetilen có thể phản ứng cả hai đầu.Ankin có thể cháy tạo khí cacbonic và nước. Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như

anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.3. Điều chế:a. Trong phòng thí nghiệm: CaC2 + 2H2O→ C2H2↑ + Ca(OH)2.

b. Trong công nghiệp: 2CH4o1500 C C2H2 + 3H2.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.Câu 2: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?

A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 0,5 mol.Câu 3: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop trong trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.B. Phản ứng trùng hợp của anken.D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 4: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt làA. C4H6 và C5H10. B. C4H4 và C5H8. C. C4H6 và C5H8. D. C4H8 và C5H10.

Câu 5: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π?A. Buta-1,3-đien. B. Penta-1,3- đien. C. Stiren. D. Vinyl axetilen.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en. B. 2-clo-but-1-en.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. 2,3- điclobut-2-en. D. 2,3- đimetylpent-2-en.Câu 7: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩmnào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. C. CH3-CH2-CHBr-CH3.B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 8: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp?A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêusản phẩm?

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.Câu 10: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân có phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựngdung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:

A. 12 gam. B. 24 gam. C. 36 gam. D. 48 gam.Câu 12: Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào?

A. 3-Metylbut-1-en. B. 2-Metylbut-1en. C. 3-Metylbut-2-en. D. 2-Metylbut-2-en.Câu 13: X là một hiđrocacbon khí (ở đktc), mạch hở. Hiđro hoá hoàn toàn X thu đượchiđrocacbon no Y có khối lượng phân tử gấp 1,074 lần khối lượng phân tử X. Công thức phân tửX là

A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C3H6.Câu 14: 4 gam một ankađien X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là

A. C5H8. B. C2H2. C. C3H4. D. C4H6.Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khối lượnglà 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Côngthức phân tử của X là

A. C3H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C5H8.B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bộtniken nung nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 (cácthể tích đo ở cùng điều kiện) là:

A. 5,23. B. 3,25. C. 5,35. D. 10,46.Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơduy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảyra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2

bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:A. CH3CH=CHCH3. B. CH2=CHCH2CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một ankađien X ở thể khí thu được H2O và CO2 có tổng khốilượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dich Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa.Công thức phân tử của X là

A. C3H4. B. C2H2. C. C4H6. D. C5H8.

Câu 19: Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứnghoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nónggấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. C2H2. B. C2H4. C. C4H6. D. C3H4.Câu 20: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho đi quachất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y qua bình đựng nướcbrom thấy khối luợng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2

là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y làA. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 16,8 lít. D. 44,8 lít.

C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN.HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Đồng đẳng – Đồng phân – Danh pháp:

Dãy đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là CnH2n–6.Đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen (o, m, p).Danh pháp hệ thống: Số chỉ vị trí nhóm ankyl + tên ankyl + benzen.Thí dụ: C6H5–CH3: metyl benzen, C6H5–CH2–CH3: etyl benzen

II. Tính chất hóa học:1. Phản ứng thế:

Quy tắc thế ở vòng benzen: nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl (hoặc các nhóm –OH, –NH2, –OCH3,...), phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí orthovà para. Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H,...) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.* Thế nguyên tử H ở vòng benzen

Cho ankyl benzen phản ứng với brom có bột sắt thì thu được hỗn hợp sản phẩm thếbrom chủ yếu vào vị trí ortho và para.

Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc tạo thành nitrobenzen.Nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc đồng thời đun nóngthì tạo thành m–đinitro benzen.* Thế nguyên tử H ở mạch nhánh: ankyl benzen có thể thế H ở mạch nhánh bởi halogen khicó ánh sáng.2. Phản ứng cộng: Benzen và đồng đẳng của nó có thể cộng H2 (Ni, t°) và cộng Cl2.3. Phản ứng oxi hóa: Toluen có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím còn benzen thìkhông. Ngoài ra tất cả các chất trong dãy đồng đẳng benzen cháy được.III. STIREN1. Công thức: C6H5CH=CH2.2. Tính chất hóa học: Do có nối đôi trên nhánh, stiren có tính chất như anken.

IV. NAPTALEN1. Công thức phân tử: C10H8.2. Tính chất hóa học: Tham gia phản ứng thế và tham gia phản ứng cộng.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C C D C A C C B A C B D C C C A A C A A

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Trong phân tử benzen:

A. 6 nguyên tử H và 6 C đều nằm trên 1 mặt phẳng.B. 6 nguyên tử H nằm trên cùng 1 mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 C.C. Chỉ có 6 C nằm trong cùng 1 mặt phẳng.D. Chỉ có 6 H mằm trong cùng 1 mặt phẳng.

Câu 2: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:A. CnH2n+6 ; n 6. B. CnH2n-6 ; n 3. C. CnH2n-6 ; n 6. D. CnH2n-6 ; n 6.

Câu 3: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với stiren, giá trị của n và a lần lượt là:A. 8 và 5. B. 5 và 8. C. 8 và 4. D. 4 và 8.

Câu 4: Công thức tổng quát của hiđrocacbon CnH2n+2-2a. Đối với naptalen, giá trị của n và alần lượt là:

A. 10 và 5. B. 10 và 6. C. 10 và 7. D.10 và 8.Câu 5: iso-propyl benzen còn gọi là:

A.Toluen. B. Stiren. C. Cumen. D. Xilen.B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: C7H8 có số đồng phân thơm là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 7: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu cấu tạo chứa vòng benzen?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 8: Cho các chất: (1) benzen ; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6)cumen. Trong số đó có bao nhiêu chất là hiđrocacbon thơm là:

A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.Câu 9: Benzen A o-brom-nitrobenzen. Công thức của A là:

A. nitrobenzen. B. brombenzen.C. aminobenzen. D. o-đibrombenzen.

Câu 10: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thườngtạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với:

A. 4 mol H2; 1 mol brom. B. 3 mol H2; 1 mol brom.C. 3 mol H2; 3 mol brom. D. 4 mol H2; 4 mol brom.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: A là hiđrocacbon có %C (theo khối lượng) là 92,3%. A tác dụng với dung dịch bromdư cho sản phẩm có %C (theo khối lượng) là 36,36%. Biết MA < 120. Vây A có công thứcphân tử là

A. C2H2. B. C4H4. C. C6H6. D. C8H8.Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lítCO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:

A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O(lỏng). Công thức của CxHy là:

A. C7H8. B. C8H10. C. C10H14. D. C9H12.Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon A, thu được m gam H2O. Công thức phân tửcủa A (150 < MA < 170) là:

A. C4H6. B. C8H12. C. C16H24. D. C12H18.Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lítCO2 (đktc). Công thức phân tử của A là:

A. C9H12. B. C8H10. C. C7H8. D. C10H14.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Đốt 0,13 gam mỗi chất A và B đều cùng thu được 0,01 mol CO2 và 0,09 gam H2O.Tỉ khối hơi của A so với B là 3; tỉ khối hơi của B so với H2 là 13. Công thức của A và B lầnlượt là:

A. C2H2 và C6H6. B. C6H6 và C2H2. C. C2H2 và C4H4. D. C6H6 và C8H8.Câu 17: A, B, C là ba chất hữu cơ có %C, %H (theo khối lượng) lần lượt là 92,3% và 7,7%, tỉlê khối lượng mol tương ứng là 1: 2: 3. Từ A có thể điều chế B hoăc C bằng môt phản ứng. Ckhông làm mất màu nước brom. Đốt 0,1 mol B rồi dẫn toàn bô sản phẩm cháy qua bình đựngdung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng bình tăng hoăc giảm bao nhiêu gam?

A. Tăng 21,2 gam. B. Tăng 40 gam. C. Giảm 18,8 gam. D. Giảm 21,2 gam.Câu 18: 1,3 gam chất hữu cơ A cháy hoàn toàn thu được 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Tỉkhối hơi của A đối với oxi là d thỏa mãn điều kiện 3<d<3,5. Công thức phân tử của A là:

A. C2H2. B. C8H8. C. C4H4. D. C6H6.Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn môt thể tích hơi hợp chất hữu cơ A cần 10 thể tích oxi (đo cùngđiều kiện nhiệt độ và áp suất), sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O với mCO2: mH2O =44: 9. Biết MA < 150. A có công thức phân tử là

A. C4H6O. B. C8H8O. C. C8H8. D. C2H2.Câu 20: Đốt cháy hết 9,18 gam 2 đồng đẳng kế tiếp thuộc dãy của benzen A, B thu được H2Ovà 30,36 gam CO2. Công thức phân tử của A và B lần lượt là:A. C6H6 ; C7H8. B. C8H10 ; C9H12. C. C7H8 ; C9H12. D. C9H12 ; C10H14.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOLA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. DẪN XUẤT HALOGEN1. Khái niệm

Khi thay thế nguyên tử hidro của phân tử hidrocacbon bằng nguyên tử halogen thì thuđược dẫn xuất halogen.2. Tính chất hóa họca. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH

CH3CH2Cl + NaOHot CH3CH2OH + NaCl.

b. Phản ứng tách HX

CH3CH2Cl + KOHoetanol, t CH2=CH2 + KCl + H2O.

Quy tắc Zaixep: Nguyên tử X ưu tiên tách với nguyên tử H ở C bậc cao hơn.II. ANCOL1. Định nghĩa – Phân loạia. Định nghĩa: Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếpvới nguyên tử C no.b. Bậc ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm -OH.c. Phân loại theo bậc: ancol bậc I, ancol bậc II, ancol bậc III.

Ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH (n ≥ 1)Ancol thơm đơn chức: C6H5CH2OHAncol đa chức: CH2OH–CH2OH (etilen glicol), HOCH2–CH(OH)–CH2OH (glixerol)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A D A C C A C B B A D A D D A B A B C B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Đồng phân – Danh phápAncol no đơn chức chỉ có đồng phân cấu tạo.Danh pháp thường: Ancol + tên gốc ankyl + ic.Danh pháp thay thế: Số chỉ mạch nhánh + tên mạch nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trínhóm OH + ol.3. Tính chất vật líTan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước. Độ tan trong nước giảm dần khi sốnguyên tử C tăng lên. Ancol điện li yếu hơn cả nước.4. Tính chất hóa họca. Phản ứng thế H của nhóm -OH* Tác dụng Na kim loại tạo khí hidro: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.

Muối của ancol bị thủy phân hoàn toàn trong nước.* Tính chất đặc trưng của ancol đa chức có hai nhóm OH liền kề: hòa tan được Cu(OH)2 ởđiều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng này dùng để nhận biết ancolđa chức có hai nhóm -OH liền kề.b. Phản ứng thế nhóm OH* Phản ứng với axit vô cơ

C2H5OH + HBrot C2H5Br + H2O.

* Phản ứng với ancol tạo ete:

2C2H5OHo

2 4H SO ,140 C C2H5–O–C2H5 + H2O.c. Phản ứng tách nước

C2H5OHo

2 4H SO ,170 C C2H4 + H2O.d. Phản ứng oxi hóa

Ancol bậc I khi bị oxi hóa bởi CuO/t° cho ra sản phẩm là anđehit

RCH2OH + CuOot RCHO + Cu↓ + H2O

Ancol bậc hai khi bị oxi hóa bởi CuO/to cho ra sản phẩm là xeton.Ancol bậc III khó bị oxi hóa.Ancol có thể cháy tạo thành CO2 và nước.

5. Điều chếa. Phương pháp tổng hợp

Điều chế từ anken tương ứng cộng nước tạo ancol đơn chức. Để điều chế Glixerol đitừ anken tương ứng là CH2=CH–CH3.b. Phương pháp sinh hóa: điều chế C2H5OH từ tinh bột thông qua quá trình thủy phân tinhbột và quá trình lên men rượu.

C6H12O6enzim 2C2H5OH + 2CO2.

II. PHENOL1. Định nghĩa – Phân loại – Danh pháp

Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxi (–OH) liên kết trựctiếp với nguyên tử C vòng benzen.

Phenol đơn chức: Phân tử có một nhóm –OH phenol.Phenol đa chức: Phân tử chứa hai hay nhiều nhóm –OH phenol.Danh pháp: Số chỉ vị trí nhóm thế + phenol

2. Tính chất hóa họca. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH

Tác dụng với kim loại kiềm: 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Tác dụng với dung dịch bazơ: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O.Phenol thể hiện tính axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.

b. Phản ứng thế H của vòng benzen: Tác dụng với dung dịch Brom tạo kết tủa trắng.C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ (2, 4, 6 – tribrom phenol) + 3HBr.3. Điều chế: C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa→ C6H5OH.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là

A. CHCl=CHCl. B. CH2=CH-CH2F.C. CH3CH=CBrCH3. D. CH3CH2CH=CHCHClCH3.

Câu 2: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo: ClCH2CH(CH3)CHClCH3 làA. 1,3-điclo-2-metylbutan. B. 2,4-điclo-3-metylbutan.C. 1,3-điclopentan. D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

Câu 3: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; Br2CHCH3 ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọicủa các chất trên lần lượt là

A. benzyl clorua ; isopropyl clorua ; 1,1-đibrometan ; anlyl clorua.B. benzyl clorua ; 2-clopropan ; 1,2-đibrometan ;1-cloprop-2-en.C. phenyl clorua ; isopropylclorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.D. benzyl clorua ; n-propyl clorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất?A. R(OH)n. B. CnH2n + 2O.C. CnH2n + 2Ox. D. CnH2n + 2 – x (OH)x.

Câu 5: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân làA. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Cho hợp chất thơm: ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH (loãng, dư, to) ta thu được chất nào?

A. HOC6H4CH2OH. B. ClC6H4CH2OH. C. HOC6H4CH2Cl. D. KOC6H4CH2OH.Câu 7: Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được ancol?

(1) CH3CH2Cl. (2) CH3CH=CHCl. (3) C6H5CH2Cl. (4) C6H5Cl.A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D.(1), (2), (3), (4).

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chấthữu cơ khác nhau). Z là

A. C6H5Cl. B. C6H5NH2. C. C6H5NO2. D. C6H5ONa.Câu 9: Có bao nhiêu ancol bâc III, có công thức phân tử C6H14O?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 10: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Ancol X đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụngvới H2SO4 đặc đun nóng đến 180oC thấy tạo thành một anken có nhánh duy nhất. X là

A. propan-2-ol. B. butan-2-ol.C. butan-1-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 12: Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% bromvề khối lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC được 3 anken. Tên X là

A. pentan-2-ol. B. butan-1-ol. C. butan-2-ol. D. 2-metylpropan-2-ol.Câu 12: Pha a gam ancol etylic (d = 0,8 g/ml) vào nước được 80 ml ancol 25o. Giá trị a là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. 16. B. 25,6. C. 32. D. 40.Câu 14: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

Câu 15: Cho các hợp chất sau:(a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH. (c) HOCH2CH(OH)CH2OH.(d) CH3CH(OH)CH2OH. (e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3.Số chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 làA. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng vớilượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là

A. CH3OH. B. C2H4 (OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H7OH.Câu 17: Ancol A tác dụng với Na dư cho số mol H2 bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàntoàn A được mCO2 = 1,833mH2O. A có cấu tạo thu gọn là

A. C2H4(OH)2. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C4H8(OH)2.Câu 18: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phảnứng đạt tới trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là

A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%.Câu 19: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớnnhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành estehoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùngnhiệt độ)

A. 0,342. B. 2,925. C. 2,412. D. 0,456.Câu 20: Dẫn hơi C2H5OH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancoldư và nước. Cho X tác dụng với Na dư được 4,48 lít H2 ở đktc. Khối lượng hỗn hợp X là(biết chỉ có 80% ancol bị oxi hóa)

A. 13,8 gam B. 27,6 gam. C. 18,4 gam. D. 23,52 gam.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 9: ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLICA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. ANĐEHIT1. Định nghĩa – Danh pháp

Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết trực tiếp vớinguyên tử C hoặc nguyên tử H.

Tên thay thế của các anđehit no đơn chức mạch hở: Tên hidrocacbon no tương ứngmạch chính + al.

Tên thông thường: Anđehit + tên axit tương ứng.Ví dụ: HCHO (anđehit fomic), CH3CHO (anđehit axetic).2. Tính chất hóa học: Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.a. Phản ứng cộng H2 tạo thành ancol bậc I.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20B A A D C B A A C A D C A A C C B C B D

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

b. Tác dụng với các chất oxi hóa như dung dịch AgNO3 trong NH3, Cu(OH)2/OH-

R–CHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 → R–COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.

R–CHO + 2Cu(OH)2 + NaOHot RCOONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O.

Các phản ứng trên dùng để nhận biết anđehit.3. Điều chế

Để điều chế anđehit ta đi từ ancol bằng phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với CuOđun nóng. Đi từ anken bằng phản ứng oxi hóa hữu hạn với O2.II. XETON1. Định nghĩa: là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với hainguyên tử C ở hai bên.

Ví dụ: CH3–CO–CH3 (đimetyl xeton).2. Tính chất hóa học: Cộng H2 tạo thành ancol bậc II. Xeton không tham gia phản ứng tránggương.3. Điều chế: Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.III. AXIT CACBOXYLIC1. Định nghĩa – Danh pháp

Axit cacboxylic là những phân tử hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –COOH liênkết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

Tên thay thế của các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở: Axit + tên hidrocacbonno tương ứng với mạch chính + oic.2. Tính chất vật lí

Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước và độ tan giảm dần khi sốnguyên tử C tăng lên.

Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết H giữa các nguyên tử bền hơn liênkết H giữa các phân tử ancol.3. Tính chất hóa học:a. Tính axit: Có đầy đủ tính chất của một axit, tác dụng với kim loại giải phóng khí hidro, tácdụng với oxit bazơ, bazơ tạo muối và nước; tác dụng với muối của axit yếu hơn.CH3COOH + NaOH→ CH3COONa + H2O.

2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2O.2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O.2CH3COOH + Zn→ (CH3COO)2Zn + H2↑.Trong dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức, mạch hở, tính axit giảm dần nếu số C tăng.

b. Phản ứng thế nhóm –OH (phản ứng este hóa):

RCOOH + R’OH 2 4 đ)H SO ( RCOOR’ + H2O.4. Điều chế axit axetica. Lên men giấm

C2H5OH + O2enzim CH3COOH + H2O.

b. Oxi hóa anđehit axetic

2CH3CHO + O2xt 2CH3COOH + H2O.

c. Từ metanol: CH3OH + COoxt, t CH3COOH.

Đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾT

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 1: Một anđehit có công thức tổng quát là CnH2n + 2 – 2a – m (CHO)m. Các giá trị n, a, m lầnlượt được xác định là

A. n > 0, a 0, m 1. B. n 0, a 0, m 1.C. n > 0, a > 0, m > 1. D. n 0, a > 0, m 1.

Câu 2: Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp làA. CnH2n+1-2kCOOH (n 2). B. RCOOH.C. CnH2n-1COOH (n 2). D. CnH2n+1COOH (n 1).

Câu 3: Hợp chất CH3CH(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế làA. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic. B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic. D. tên gọi khác.

Câu 4: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng đô làA. 2% →5%. B. 5→9%. C. 9→12%. D. 12→15%.

Câu 5: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất làA. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. C2H6.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo C5H10O có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 7: Có bao nhiêu xeton có công thức phân tử là C5H10O?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.Câu 8: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH (Y) ; C2H5OH (Z) ; CH3OCH3 (T). Dãygồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiêt đô sôi là

A. T, X, Y, Z. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. Y, T, Z, X.Câu 9: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Sốchất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.Câu 10: Oxi hóa 17,4 gam môt anđehit đơn chức được 16,65 gam axit tương ứng (H = 75%). Anđehit có công thức phân tử là

A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C3H4O.B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu11: Đốt cháy hoàn toàn môt anđehit đơn chức no, mạch hở A cần 17,92 lít O2 (đktc). Hấp thụhết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 40 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dungdịch X lại có 10 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử A là

A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C4H8O.Câu 12: X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT =2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịchCa(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. tăng 18,6 gam. B. tăng 13,2 gam. C. Giảm 11,4 gam. D. Giảm 30 gam.Câu 13: Cho m gam ancol đơn chức no (hở) X qua ống đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khiphản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thuđược (gồm hơi anđehit và hơi nước) có tỉ khối so với H2 là 19. Giá trị m là

A. 1,2 gam. B. 1,16 gam. C. 0,92 gam. D.0,64 gam.Câu 14: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O(hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khốilượng Ag tạo thành là

A. 43,2 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 21,6 gam.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 15: Để trung hòa 40 ml giấm ăn cần 25 ml dung dịch NaOH 1M. Biết khối lượng riêngcủa giấm là 1 g/ml. Vây mẫu giấm ăn này có nồng đô là

A. 3,5%. B. 3,75%. C. 4%. D. 5%.B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dungdịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chấtrắn khan.Công thức phân tử của X là

A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.Câu 17: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợpX. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là

A. Axit propionic, axit axetic. B. axit axetic, axit propionic.C. Axit acrylic, axit propionic. D. Axit axetic, axit acrylic.

Câu 18: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 3,54 gam. B. 4,46 gam. C. 5,32 gam. D. 11,26 gam.Câu 19: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặcAgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Agbằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thứccủa X làA. C3H7CHO. B. C4H9CHO. C. HCHO. D. C2H5CHO

Câu 20: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hởvà có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số molcủa X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặtkhác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì sốgam este thu được làA. 18,24. B. 34,20. C. 22,80. D. 27,36.

C. ĐÁP ÁN

LỚP 12CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. ESTE

- Đặc điểm cấu tạo phân tử: RCOOR’- Viết công thức cấu tạo các đồng phân este:

Este no, đơn chức (CnH2nO2): số đồng phân: 2n-2 (1<n<5)- Danh pháp (gốc – chức): tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO + “at”- Là chất lỏng hoặc rắn, nhẹ hơn nước, có mùi thơm, rất ít tan trong nước và có nhiệt

độ sôi thấp (do không tạo liên kết hiđro).

- Phản ứng thủy phân este:

trong axit: C2H5OH + CH3COOH o

2 4t , H SO 焈cCH3COOC2H5 + H2O

etyl axetat

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20B C A A C C C B C C C C A C B B B D A A

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trong kiềm: CH3COOC2H5 + NaOHot CH3COONa + C2H5OH

- Điều chế: Đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit H2SO4 đặc làm xúctác (phản ứng este hoá).

RCOOH + R’OH0

2 4t , H SO RCOOR’ + H2OII. LIPIT

- Công thức cấu tạo chung của chất béo:

Thí dụ:(C17H35COO)3C3H5: tristearoylglixerol (tristearin) ;(C17H33COO)3C3H5: trioleoylglixerol (triolein) ;(C15H31COO)3C3H5: tripanmitoylglixerol (tripanmitin).

- Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài, không phân nhánh, có tổng só nguyêntử cacbon là số chẵn (thường từ 12C.đến 24C).

- Thuỷ phân:

ot , H

3 2 16 3 5 2 3 2 16 3 5 33CH [CH ] COO C H 3H O 3CH [CH ] COOH C H (OH)

tristearin axit stearic glixerol

0t

3 53 2 16 3 2 16 3 5 33O C H 3NaOH 3 ONa C H (OH)CH [CH ] CO CH [CH ] CO

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng?A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.D. Este chỉ bị thủy phân trong môi trường axit.Câu 2: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 2 ml etylaxetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất1 ml dung dịch H2SO4 20%, thêm vào ống thứ hai 2 ml NaOH 30%. Lắc đều cả 2 ốngnghiệm.Lắp ống sinh hàn đồng thời đun sôi nhẹ trong 5 phút. Hiện tượng thu được sẽ là:A. Ở ống nghiệm 1, chất lỏng phân thành 2 lớp; ở ống nghiệm 2 chất lỏng thành đồng nhất.B. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều phân thành 2 lớp.C. Ở cả 2 ống nghiệm chất lỏng đều trở thành đồng nhất.D. Ở ống nghiệm 1 chất lỏng thành đồng nhất; ở ống nghiệm 2 chất lỏng phân thành 2 lớp.Câu 3: Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây:(1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COC2H5;(5) CH3CH(COOCH3)2; (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC – COOC2H5.Những chất thuộc loại este làA. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B. (1), (2), (3), (5), (6), (7)C. (1), (2), (3), (5), (7) D. (1), (2), (3), (6), (7)

Câu 4: Chỉ ra câu nhận xét đúng:A. Este của axit cacboxylic thường là những chất lỏng khó bay hơi.

12

|2

|3

2

R COO C H

R COO C H

R COO CH

(trong đó 1R , 2R , 3R là gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

B. Este sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với các axit cacboxylic có cùng số cac bon.C. Các este đều nặng hơn nước, khó tan trong nước.D. Các este tan tốt trong nước, khó tan trong dung môi hữu cơ.

Câu 5:Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dungdịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là:A. HOCH2CH2COOH B. HOOC-CH3 C. HCOOCH3 D. OHC-CH2OH

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường a xit thu được

A. axit axetic và ancol vinylic. B. axit axetic và anđehit axetic.C. axit axetic và ancol etylic. D. axit axetat và ancol vinylic.

Câu 7: Khi thủy phân một triglyxerit thu được Glixerol và muối của các axit stearic, oleic,panmitic. Số CTCT có thể có của triglyxerit là:

A. 6. B. 15. C. 3. D. 4.Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằngthể tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đemđốt là:

A. etyl axetat B. metyl fomat C. metyl axetat D. propyl fomatCâu 9: Xà phòng hóa hoàn toàn một hợp chất có công thức C10H14O6 trong lượng dư dungdịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm 3 muối (không có đồng phân hình học) và glixerol. Côngthức của 3 muối lần lượt là:

A. CH2=CH-COONa, HCOONa, CH C-COONa.B. CH3-COONa, HCOONa, CH3-CH=CH-COONa.C. HCOONa, CH C-COONa, CH3-CH2-COONa.D. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa, HCOONa

Câu 10: X là este tạo từ ancol no đơn chức mạch hở và axit hữu cơ no mạch hở. X không tácdụng với Na. Trong phân tử X có chứa 2 liên kết . Hãy cho biết công thức chung nào đúngnhất với X ?

A. CnH2n-4O4 B. CnH2n-2O4 C. R(COOR’)2 D. CnH2n(COOCmH2m+1)2

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.Câu 12: Cho 4,4g este đơn chức no E tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 4,8gmuối natri. Công thức cấu tạo của E có thể là

A. CH3COOCH3 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5

Câu 13: Hiđro hoá hoàn toàn m(gam) triolein (glixerol trioleat) thì thu được 89gam tristearin(glixerol tristearat). Giá trị m là

A. 84,8gam B. 88,4gam C. 48,8gam D. 88,9gamCâu 14: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A và B hơn kém nhau một nhóm -CH2- Cho 6,6ghỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được 7,4g hỗn hợp 2 muối.Công thức cấu tạo chính xác của A và B là

A. CH3-COOC2H5 và H-COOC2H5 B. CH3-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH2

C. CH3-COOC2H5 và CH3-COOCH3 D. H-COOCH3 và CH3-COOCH3

Câu 15: Cần bao nhiêu tấn chất béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn xà phòngchứa 85% natri stearat (về khối lượng). Biết hiệu suất thuỷ phân là 85%

A. 1,500 tấn B. 1,454 tấn C. 1,710 tấn D. 2,012 tấnB4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol làA. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3

bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4

đặc ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m làA. 4,05. B. 8,10. C. 18,00. D. 16,20.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùngđiều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dungdịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,88. B. 10,56. C. 6,66. D. 7,20.Câu 19: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượngNaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là

A. 32,36 gam. B. 31,45 gam. C. 30 gam. D. 31 gamCâu 20: Chất X có công thức phân tử là C10H`10O2. Đun nóng X trong dd NaOH thu được 2muối đều có phân tử khối > 100. Hãy cho biết có tất cả bao nhiêu đồng phân thỏa mãn cho X.

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRATA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. GLUCOZƠ

- Cấu tạo phân tử của Glucozơ:6 5 4 3 2 1CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

- Tính chất hh:+ Tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam,+ Phản ứng tráng bạc ở nhiệt độ cao, H2

ot2 4 3 3 2HOCH [CHOH] + 2AgNO + 3NH + HC O HO

( 42 4 4 3HOCH [CHOH] + 2Ag + 2NHCOONH NO

oNi, t

2 2 4 22 4C CHO CH OH OH CHOH + H CH OH CHOH H

sobitol

- Phản ứng lên men:

o

enzim6 12 6 2 5 230 35 C

C H O 2C H OH + 2CO

- Cấu tạo phân tử của Frutozơ: Tính chất tương tự như glucozơ6 5 4 3 2 1

CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH

Lưu ý:OH

GFru lucoz¬ctoz¬

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C A C B C B C B D D C B B D C C B A D B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

II. SACCAROZƠ - TINH BỘT VÀ XEN LULOZƠ1. SACCAROZƠ:

- Tính chất của ancol đa chức 2( )Cu OH hợp chất màu xanh lam

- Thuỷ phân: C12H22O11 + H2O H

2C6H12O6

2. TINH BỘT:

- Thuỷ phân:+ oH , t

6 10 5 n 2 6 12 6(C H O ) + nH O nC H O

- Tinh bột 2I màu xanh tím3. XENLULOZƠ:

- Tính chất của ancol đa chức 2( )Cu OH hợp chất màu xanh lam

- Thuỷ phân:+ oH , t

6 10 5 n 2 6 12 6(C H O ) + nH O nC H O

- Tác dụng với HNO3:o

2 4H SO ®, t3 n 3 2 32 6 7 2 n7 26[C H O (O C H O (OH) ] + 3nHNO [ NO ) ] + 3nH O

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không đúng ?A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan, chứng tỏ glucozơ có 6 nguyên tử cacbon tạo thànhmột mạch dài không phân nhánh.B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc, do phân tử glucozơ có nhóm –CHOC. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có5 nhóm -OH ở vị trí kề nhau.D. Trong phân tử glucozơ có nhóm -OH có thể phản ứng với nhóm -CHO cho các dạng cấutạo vòng.Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?A. Fructozơ tồn tại ở dạng rắn, vòng 5 cạnh ở trạng thái tinh thể.B. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được amoni gluconat.C. Metyl glucozit có thể chuyển được từ dạng mạch vòng sang dạng mạch hở.D. Khử glucozơ bằng H2 thu được sobitol.Câu 3: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch),đó làloại đường nào?A. Glucozơ B. Mantozơ C. Saccarozơ D. Fructozơ

Câu 4: Nhận xét nào sau ðây không đúng về tinh bột?A. Là chất rắn màu trắng, vô định hình.B. Có phản ứng tráng bạc.C. Là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin.D. Thủy phân hoàn toàn cho glucozơ.

Câu 5: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt làA. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n. B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.C. [C6H7O2(OH)3]n, (C6H10O5)n. D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.

B2. CẤP ĐỘ HIỂU

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 6: Cho một số tính chất : có dạng sợi (1) ; tan trong nước (2) ; tan trong nước Svayde (3) ;phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4) ; tham gia phản ứng tráng bạc (5) ;bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ làA. (2), (3), (4) và (5) B. (1), (3), (4) và (6)C. (3), (4), (5) và (6) D. (1), (2), (3) và (4).

Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau vềA. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân. B. Độ tan trong nước.C. Thành phần phân tử. D. Cấu trúc mạch phân tử.

Câu 8: Giữa Saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là:A. Ðều được lấy từ củ cải đường.B. Ðều có trong biệt dược “huyết thanh ngọt”C. Ðều bị oxi hóa bởi dd Ag2O/NH3.D. Ðều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd màu xanh lam.

Câu 9: Cho một số tính chất:(1) là polisaccarit.(2) là chất kết tinh, không màu.(3) khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ.(4) tham gia phản ứng tránggương.(5) phản ứng với Cu(OH)2.

Các tính chất của saccarozõ làA. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (5).

Câu 10: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4

đun nóng là:A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột, mantozơB. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ,mantozơC. glucozơ, saccarozơ và fructozơ,tinh bộtD. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ, mantozơ

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Để phân biệt được dung dịch của các chất: glucozơ, glixerol, etanol, formanđehit, chỉcần dùng một thuốc thử làA. Cu(OH)2/ OH- B. [Ag(NH3)2]OH C. Nước brom D. Kim loại Na

Câu 12: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nướcvôi trong dư thu được m gam kết tủA. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. giá trịcủa m làA. 400 B. 320 C. 200 D. 160

Câu 13: Cho Xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (H2SO4 là xúc tác) thu được 11,10 gamhỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat và 6,60 gam axit axetic. Thành phầnphần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt làA. 76,84%; 23,16%. B. 70,00%; 30,00%.C. 77,84%; 22,16%. D. 77,00%; 23,00%.

Câu 14: Khối lượng glucozơ cần dùng dể tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:A. 2,25 gam. B. 1,44 gam. C. 22,5 gam. D. 14,4 gam.

Câu 15: Khối lượng đồng (II) hiđroxit phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 9 gam glucozơ là:A. 1,225 gam. B. 4,9gam. C.10,80 gam D. 21,6 gam.

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAO

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và đều làm mấtmàu nước brom làA. glucozơ, etilen, anđehit axetic, fructozơ.B. axetilen, glucozơ, etilen, anđehit axetic.C. axetilen, glucozơ, etilen, but-2-in. D. propin, glucozơ, mantozơ, vinylaxetilen.

Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:

Tinh bột 2H OH

A men B ;500o

ZnO MgOC

D , ,ot p xt E

Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là:A. Cao su Buna B. Buta-1,3-đien C. axit axetic D. polietilenCâu 18: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axitnitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếuhiệu suất đạt 60% làA. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml

Câu 19: Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic,toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệusuất mỗi giai đoạn là 80% thì giá trị m làA. 949,2 B. 607,6 C. 1054,7 D. 759,4

Câu 20: Thủy phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩmthu được sau phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân mantozơlàA. 50% B. 72,5% C. 55,5% D. 45%

C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEINA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. AMIN

- Bậc của amin: amin bậc một, bậc hai, bậc ba. Thí dụ:CH3CH2CH2NH2 CH3CH2NHCH3 (CH3)3NAmin bậc một Amin bậc hai Amin bậc ba

- Danh pháp: tên gốc hiđrocacbon + ”amin”Bảng 3.1. Tên gọi của một số amin

Hợp chất Tên gốc (chức Tên thay thế Tên thườngCH3NH2

C2H5NH2

CH3CH2CH2NH2

CH3CH(NH2)CH3

H2N[CH2]6NH2

C6H5NH2

C6H5NHCH3

C2H5NHCH3

MetylaminEtylaminPropylaminIsopropylamin

PhenylaminMetylphenylaminEtylmetylamin

MetanaminEtanaminPropan – 1aminPropan – 2aminHexan-1,6-điaminBenzenaminN-MetylbenzenaminN-Metyletan-1-amin

HexametylenđiaminAnilinN-MetylanilinN-Metyletanamin

- Tính chất hoá học:Tính bazơ: amin thơm < NH3 < ankyl amin

CH3NH2 + HCl ( [CH3NH3]+Cl–

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C C A B B B D D D B A B C A B D A D A B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phản ứng với a xit nitrơ C2H5NH2 + HONO ( C2H5OH + N2(+H2OThế ở nhân thơm:

II. AMINOAXIT- CTPT: (H2N)xR(COOH)y ; (x, y 1)- Tên thay thế: axit + vị trí nhóm NH2 + ” amino” + tên axit tương ứng.- Tên hệ thống: axit + chữ cái ( , ,... ) chỉ vị trí nhóm NH2 + ” amino” + tên axit

tương ứng.

Công thức Tên thay thếTên bánhệ thống

Tênthường

Kí hiệu

2CH COOH

Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly

3

2

CH CH COOH

NH

Axit2-aminopropanoic

Axit-aminopropionic

Alanin Ala

3

3 2

CH CH CH COOH

CH NH

Axit 2-amino-3--metylbutanoic

Axit-aminoisovaleric

Valin Val

Thêm công thứcAxit 2-amino-3(4--hiđrophenyl)propanoic

Axit amino- (p--hiđroxiphenyl)propionic

Tyrosin Tyr

2 2

2

HOOC CH CH COOH

NH

Axit2-aminopentan-1,5--đioic

Axit-aminoglutaric

Axitglutamic

Glu

2 2 4

2

H N CH CH COOH

|NH

Axit-2,6-điaminohexanoic

Axit, điaminocapr

oicLysin Lys

- Tính chất hóa học:Tính lưỡng tính: H2N – CH2 – COOH + HCl ( ClH3NCH2COOH

H2N – CH2 – COOH + NaOH (H2N – CH2 – COONa + H2O

Este hoá: H2NCH2COOH + C2H5OHkhÝ HCl NH2CH2COOC2H5 + H2O

với HNO2: H2NCH2COOH + HNO2H

HOCH2COOH + N2( + H2O

trùng ngưng: nH2NCH2COOH0t ( HNCH2CO )n + nH2O

Tính axit- bazơ: (H2N)xR(COOH)y ; x > y: quì tím → xanhx = y: quì tím không chuyển màux < y: quì tím → đỏ

III. PEPTIT VÀ PROTEIN- Liên kết peptit: -CO-NH-- Loại peptit = số amino axit tạo nên nó.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Số liên kết peptit = số amino axit tạo nên nó - 1.VD: tripeptit tạo nên từ 3 amino axit

Số lk peptit = 3 – 1 = 2- Cách gọi tên:

2 2

3 3 2

H NCH CO NH CHCO NH CH COOH| |CH CH(CH )

Glyxyl alanylleuxin (Gly-Ala-Val)- Tính chất:

Bị đông tụ (t0, bazơ, axit, muối)

Thuỷ phân H

pepit ngắn hơn H

amino axit

Phản ứng màu biure 2( ) ,Cu OH OH

hợp chất màu tím.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lí của amin không đúng?

A. Metyl -,etyl -,đimetyl-,trimeltyl – là chất khí, dễ tan trong nước.B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.

Câu 2: Khi thủy phân polipeptit sau:H2N-CH2-CO-NH-CH—CO-NH-CH — CO-NH- CH- COOH

CH2COOH CH2-C6H5 CH3

Số amino axit khác nhau thu được làA. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thuđược các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X?

A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly.C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val.

Câu 4: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?A.Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.C.Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.D.Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Câu 5: Điều nào sau đây SAI?A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu.B. Các amino axit đều tan được trong nước.C. Khối lượng phân tử của amino axit gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ.D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:

A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3

B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2

C. NH3, C6H5NH2, CH3NH2, CH3NHCH3

D. NH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5, CH3NHCH3

Câu 7: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1) ; ClH3N-CH2-COOH(2) ; NH2-CH2-COONa (3); NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4) ; HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ làA. (1), (3) B. (3), (4) C. (2), (5) D. (1), (4).

Câu 8: C4H11N có số đồng phân amin bậc 1 làA. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 9: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit?A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.

Câu 10: Dung dịch metylamin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na2CO3, FeCl3, H2SO4

loãng, CH3COOH, quỳ tím.A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, Na2CO3.B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng.C. FeCl3, quỳ tím, H2SO4 loãng, CH3COOHD. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic và lòngtrắng trứng ta dùng:

A. NaOH B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/OH- D. HNO3

Câu 12: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thửđể phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. Dung dịch NaOH B. Giấy quỳ tímC. Dung dịch phenolphtalein D. Nước brom

Câu 13: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H5N B. C3H7N C. CH5N D. C2H7NCâu 14: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịchNaOH thì cần dùng 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức của X là

A. H2N-C3H6-COOH. B. H2N-C2H4-COOH.C. H2NC3H5(COOH)2. D. (NH2)2C3H5COOH.

Câu 15: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng vớiV ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 mlB4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm NH3, CH5N, C2H7N biết số mol NH3 bằng số mol C2H7N đemđốt cháy hoàn toàn thu được 20,16 lit CO2(đktc) và x mol H2O. Vậy giá trị của m và x là

A. 13,95g và 16,20g B. 16,20g và 13,95gC. 40,50g và 27,90g D. 27,90g và 40,50g

Câu 17: Hợp chất hữu cơ X là este tạo bởi axit glutamic (axit - amino glutaric) và một ancolbậc nhất. Để phản ứng hết với 37,8 gam X cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấutạo thu gọn của X là

A. C2H3(NH2)(COOCH2- CH3)2 B. C3H5(NH2)(COOCH2- CH2- CH3)2

C. C3H5(NH2)(COOH)(COOCH2- CH2- CH3) D. C3H5NH2(COOH)COOCH(CH3)2

Câu 18: Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ,thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khímetan. CTCT phù hợp của X là

A. CH3COOCH2NH2 B. C2H5COONH4

C. CH3COONH3CH3 D. Cả A, B, C

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 19: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M,thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàntoàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55.Câu 20: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạchhở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dungdịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và mộtnhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của M là

A. 51,72 B. 54,30 C. 66,00 D. 44,48C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIMEA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. POLIME:

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắtxích) liên kết với nhau tạo nên.

- Gọi tên: poli+ tên monome

VD: ( 2 2CH CH ) n poli etilen

-CH2-CH2-: mắt xíchn: hệ số polime hoá

.polime trùng ngưng

- Phân loại: polime tổng hợp polime trùng hợppolime bán tổng hợp: xenlulozơ trinitrat, tơ visco,...polime thiên nhiên: cao su, xenlulozơ,...

- Cấu trúc: Mạch có nhánh: amilozơMạch không nhánh: amilopectin, glicogenMạch không gian: cao su lưu hoá, nhựa bakelit

- Phương pháp điều chế:

Trùng ngưng:ot

2 2 5nH N[CH ] COOH ( 2 5NH[CH ] CO ) n 2nH O

Trùng hợp:oxt, t , p

2|

nCH CH (

Cl

2|

CH CH )

Cl

n

II. VẬT LIỆU POLIME:1. Chất dẻo:

- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.- Một số polime dùng làm chất dẻo:* Polietilen (PE)

ot , p2 2 xtnCH CH ( 2 2CH CH ) n

PE dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng,…* Poli(vinyl clorua), (PVC)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C D D D A A C C D C C D C C A D C C B A

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíot , xt, p

2 2 n| |nCH C H CH CH

Cl Cl

PVC là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu điện, ốngdẫn nước, vải che mưa, da giả,..

* Poli(metyl metacrylat)- Từ bằng phản ứng trùng hợp :

oxt, t2 3

3

nCH C COOCH (|CH

2CH C )

3

n

3

CH|

|COOCH

(metyl metacrylat) Poli(metyl metacrylat)- Dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas (xem tư liệu).* Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)PPF có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit.

2. Tơ : 2 loại tơ thiên nhiênTơ hoá học tơ tổng hợp

Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo.3. Cao su : 2 loại cao su thiên nhiên

cao su tổng hợp

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1 : Khái niệm đúng về polime là

A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớnB. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơnC. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưngD. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành

Câu 2 : Trong các chất sau đây chất nào không phải là polimeA. Tri stearat glixerol B. Nhựa bakelit C. Cao su D. Tinh bột

Câu 3 : Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang.Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo là:A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron. B. Tơ tằm và tơ enang.C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 4: Chất có công thức cấu tạo sau được tạo thành từ phản ứng

A. CH3-CH=CH-CH3 và CH2=CH-C6H5 B. CH2=CH2 và CH2=CH-CH2-CH2-C6H5

C. CH2=CH-CH3 và CH2=CH-CH2-C6H5 D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-C6H5

Câu 5 : Tơ nilon – 6,6 là:A. Hexaclo xiclohexan B. Poliamit của axit ađipic và hexametylendiaminC. Poliamit của - aminocaproic D. Polieste của axit ađipic và etylenglycol

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?

(CH2 - CH=CH-CH2-CH2-CH)n

C6H5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. amilozơ B. glicogen C. cao su lưu hóa D. xenlulozơCâu 7: Khi đốt cháy polime X chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1. X là polime nào dưới đây?

A. Polipropilen B. Tinh bộtC. Polivinyl clorua (PVC) D. Polistiren (PS)

Câu 8: Để giặt áo len (lông cừu) cần dùng loại xà phòng có tính chất nào dưới đây?A. Xà phòng có tính bazơ B. Xà phòng có tính axitC. Xà phòng trung tính D. Loại nào cũng được

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?A. PVA bền trong môi trường kiềm khi đun nóngB. Tơ olon được sản xuất từ polome trùng ngưng.C. Tơ nilon -6 được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng hexametylen điamin với

axit ađipic.D. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrylonitrin được cao su buna-N.

Câu 10: Nhóm các vật liệu polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợpA. Cao su buna-S, tơ lapsan, tơ axetat B. Tơ enang, thuỷ tinh hữu cơ, PEC. Poli(vinyl clorua), nhựa rezol, PVA D. Polipropilen, tơ olon, cao su buna

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Xenlulozơ điaxetat (X) được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ axetat. Công thứcđơn giản nhất (công thức thực nghiệm) của X là

A. C3H4O2 B. C10H14O7 C. C12H14O7 D. C12H14O5

Câu 12: Cho các polime: polietilen (1), poli(metylmetacrilat) (2), polibutađien (3),polisitiren(4), poli(vinylaxetat) (5); tơ nilon-6,6 (6).Trong các polime trên các polime bị thủyphân trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:A. (1),(4),(5),(3) B. (1),(2),(5);(4) C. (2),(5),(6), D. (2),(3),(6);

Câu 13: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 u và của một đoạn mạch tơcapron là 17176 u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượtlà

A. 113 và 152 B. 113 và 114 C. 121 và 152 D. 121 và 114Câu 14: Khi trùng ngưng a gam axit aminoaxetic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit dưngười ta còn thu được m gam polime và 2,88 gam nước. Giá trị của m là

A. 7,296 gam B. 11,40 gam C. 11,12 gam D. 9,120 gamCâu 15: Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ cóhiệu suất 90%?

A. 13500n (kg) B. 13500 g C. 150n (kg) D. 13,5 (kg)B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Phản ứng nào sau đây mạch polime bị thay đổi?A. Cao su Isopren + HCl B. PVC + Cl2 as

C. PVA + NaOH ot D. Nhựa Rezol

ot

Câu 17: Một loại cao su thiên nhiên đã được lưu hóa có chứa 2,05% lưu huỳnh về khối lượng.Hỏi cứ bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay thếnguyên tử H ở nhóm metylen trong mạch cao su?

A. 46. B. 47. C. 45. D. 23.Câu 18: Đem trùng hợp 10,8 gam buta-1,3-đien thu được sản phẩm gồm caosu buna và buta-1,3-đien dư. Lấy 1/2 sản phẩm tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư thấy 10,2 g Br2 phảnứng.Vậy hiệu suất phản ứng là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. 40% B. 80% C. 60% D.79%Câu 19: PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau:

CH4 (C2H2 (CH2 = CHCl (PVC.Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy đểđiều chế 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chứa 100% metan về thể tích):

A. 1792 m3. B. 2915 m3. C. 3584 m3. D. 896 m3.Câu 20: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta – 1,3 – đien (butađien), thuđược polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích(butađien: stiren) trong loại polime trên là

A. 1: 1. B. 1: 2. C. 2: 3. D. 1: 3.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠIA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG HTTH. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI1. Vị trí của kim loại:

- Nhóm IA (trừ H); nhóm IIA; nhóm IIIA (trừ B); 1 phần của nhóm IVA đến VIA.- Nhóm IB đến VIIIB.- Họ Lantan và Actini.

2. Cấu tạo của kim loại:- Cấu tạo nguyên tử:+ Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại điều có ít electron ở lớp ngoài cùng

(1,2 hoặc 3).Ví dụ: Na[Ne]3s1,Mg[Ne]3s2, Al[Ne] 3s23p1.+ Trong cùng chu kì, nguyên tử của nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn

hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của nguyên tố phi kim.Ví dụ: 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl

Bán kính: 0,157 0,136 0,125 0,117 0,11 0,104 0,099- Cấu tạo tinh thể:+ Mạng tinh thể lục phương: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể tích còn lại

26% là không gian trống. Ví dụ: Be, Mg, Zn,…+ Mạng tinh thể lập phương tâm diện: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 74% về thể

tích còn lại 26% là không gian trống. Ví dụ: Cu, Ag, Al,…+ Mạng tinh thể lập phương tâm khối: Nguyên tử và ion kim loại chiếm 68% về thể

tích còn lại 32% là không gian trống. Ví dụ: Li, Na, K,… Kiểu mạng lập phương tâm khối kém đặc khít nhất

3. Liên kết kim loại: Là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kimloại và các electron tự do.II. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG: ở điều kiện thường các kim loại ở trạng thái rắn (trừ Hg)có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim.

Tóm lại tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các e tự dotrong mạng tinh thể kim loại.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ RIÊNG:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20D A D D B C A C D D B C C D B C A B C B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau.VD: - Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là: Os

- Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là: Li- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: W- Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là: Hg- Kim loại có tính cứng lớn nhất là: Cr- Kim loại có tính cứng nhỏ nhất là: Cs

3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.:M→Mn+ + ne

- Tác dụng với phi kim:

VD: 2Fe + 3Cl2 0t 2FeCl3 ; 3Fe + 2O2

0t Fe3O4 ;

4Al + 3O2 0t 2Al2O3. Fe + S

0t FeS;

Hg + S→ HgS ; 2Mg + O2 0t 2MgO.

Kim loại là chất khử (bị oxi hóa). Phi kim là chất oxi hóa (bị khử)- Tác dụng với dung dịch axit:+ Với dd HCl, H2SO4 loãng. Trừ các kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑2Al + 3H2SO4 (l) → Al2(SO4)3 + 3H2↑

+ Với dd HNO3, H2SO4 đặcVD: 3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Cu + 2H2SO4 đặc→ CuSO4 + SO2 + 2H2OKim loại là chất khử (bị oxi hóa). Axit là chất oxi hóa (bị khử)* Chú ý: - Al, Fe, Cr, bị HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa.- Kim loại có nhiều số oxi hóa bị dung dịch HNO3, H2SO4 đặc oxi hóa đến số oxi hóa cao nhất.- Tác dụng với nước:Chỉ có các kim loại nhóm IAvà IIA, trừ Be,Mg) khử H2O ở nhiệt độ thường, các kim loại cònlại khử được H2O ở nhiệt độ cao hoặc không khử được.VD: 2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2 ↑

Kim loại là chất khử (bị oxi hóa). Nước là chất oxi hóa (bị khử)- Tác dụng với dung dịch muối:VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Fe chất khử (bị oxi hóa), Cu2+ chất oxh (bị khử)4. DÃY ĐIỆN HOÁ KIM LOẠI

- Cặp oxi hóa khử của kim loại

VD: Ag+ + 1e Ag; Cu+ + 2e Cu; Fe2+ + 2e Fe+ Nguyên tử kim loại đóng vai trò chất khử, các ion kim loại đóng vai trò chất oxi hóa.+ Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử củakim loạiVD: Ag+ /Ag, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe,...- Dãy điện hóa của kim loại:Li+ K+ Ba2+ Ca2+ Na+ Mg2+Al3+ Mn2+Zn2+ Cr2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Fe3+ Hg2+ Ag+ Pt2+

Au3+

Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Fe2+ Hg Ag PtAu

Tính oxi hóa của ion kim loại tăng, tính khử của kim loại giảm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- So sánh tính chất cặp oxi hóa khửSo sánh tính chất giữa các cặp oxi hóa khử: Ag+ /Ag và Cu2+/Cu, Zn2+/Zn, nhận thấy:

Tính oxh các ion: Ag+> Cu2+> Zn2+

Tính khử: Zn>Cu>Ag- Ý nghĩa dãy điện hóaCho phép dự đoán chiều phản ứng giữa 2 cặp oxh khử theo qui tắc α

Zn2+

Zn

Cu2+

Cu Zn + Cu2+→ Zn2++ Cu

Hg22+

Hg

Ag+

Ag Hg + 2Ag+→ Hg2++ 2Agchất oxh mạnh + chất khử mạnh → chất oxh yếu + chất khử yếu.VD: phản ứng giữa 2 cặp Cu2+/Cu và Fe2+/Fe là: Fe + Cu2+→ Fe2+ + Cu5.5. HHợợpp kim:kim:- KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu gồm một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kimkhác.VD: Thép, gang, inox, hợp kim đuyra,...- TÍNH CHẤT: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất thamgia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiềutính chất các đơn chất.+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn.+ Hợp kim cứng và giòn hơn.6.6. SSỰỰ ĂĂNN MMÒÒNN KIMKIM LOLOẠẠIIa) Sự ăn mòn kim loại(Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của cácchất trong môi trường.(Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại:

M→Mn+ +neb) Phân loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.- Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kimloại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.(Đặc điểm:+ Không phát sinh dòng điện.+ Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.- Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòndo tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.+ Cơ chế* Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa

M→Mn+ + ne

* Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy raquá trình khử:

2H+ + 2e → H2 hoặc O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

* Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương.+ Điều kiện có ăn mòn điện hóa:* Các điện cực phải khác nhau về bản chất.* Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.* Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li.c) Cách chống ăn mòn kim loại:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

(Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.(Phương pháp:* Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại* Dùng phương pháp điện hoáNguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếuhơn).7.7. ĐĐiiềềuu chchếế kimkim loloạại:i:- NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne→M- PHƯƠNG PHÁP:+ Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H2, C, NH3, Al,… để khử các ionkim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.

VD: Fe2O3 + 3CO 0t 2Fe + 3CO2

Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al)+ Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loạitrong dung dịch muối.VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H)+ Phương pháp điện phân:* Điện phân hợp chất nóng chảy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóngchảy (oxit, hidroxit, muối halogen)

Vd 1: 2Al2O3dpnc 4Al + 3O2

Vd 2: 4NaOHdpnc 4Na + O2 + 2H2O

Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al)* Điện phân dung dịch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối.

Vd1: CuCl2dpdd Cu + Cl2

Vd2: CuSO4 + H2O dpdd Cu + 1/2O2+ H2SO4

Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al).* Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m = A.I.t/(n.F)

m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam)A: Khối lượng mol của chất đón: Số electron trao đổi.Ví dụ: Cu2+ + 2e → Cu, thì n = 2 và A = 64

2OH- → O2 (+ 2H+ + 4e, thì n = 4 và A = 32.t: Thời gian điện phân (giây, s)I: Cường độ dòng điện (ampe, A)F: Số Faraday (F = 96500).

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Câu nào sau đây không đúng:A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e).B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7.C. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim.D. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau.

Câu 2: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau:1) 1s22s22p63s1 2) 1s22s22p63s23p64s2 3) 1s22s1 4) 1s22s22p63s23p1

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Các cấu hình đó lần lượt là của những nguyên tố:A. Ca (Z=20), Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13)B. Na(Z=11), Ca(Z=20), Li(Z=3), Al(Z=13C. Na(Z=11), Li(Z=3), Al(Z=13), Ca(Z=20)D. Li(Z=3), Na(Z=11), Al(Z=13), Ca(Z=20)

Câu 3: Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag;Cu2+/Cu. Dãy xếp các cặp theochiều tăng dần về tính oxi hóa và giảm dần về tính khử là dãy chất nào?A. Fe2+/Fe; ;Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag B. Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe; Ag+/Ag; Cu2+/CuC. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe D. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag

Câu 4: Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự:A. Ag, Cu, Au, Al, Fe B. Ag, Cu, Fe, Al, AuC. Au, Ag, Cu, Fe, Al D. Al, Fe, Cu, Ag, Au

Câu 5: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy caoB. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kimC. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kimD. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cáchA. Điện phân dung dịch MgCl2.B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.

Câu 7: Kết luận nào sau đây không đúng?A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị

ăn mòn hóa học.B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để

trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.Câu 8:Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dd HCl và tác dụng với Cl2 cho cùng loại muối clorua:A. Fe B. Ag C. Cu D. Zn

Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HClB. Thép cacbon để trong không khí ẩmC. Đốt dây Fe trong khí O2

D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng

Câu 10: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:A. Nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngoài cùngB. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏC. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bềnD. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 vàPb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại:A. Cu, Fe B. Pb, Fe C. Ag, Pb D. Zn, Cu

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 12: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơnso với ban đầu 0,2 g, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:A. 0,2gam B. 1,6gam C. 3,2gam D. 6,4gam

Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thuđược 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m làA. 9,27. B. 5,72. C. 6,85. D. 6,48.

Câu 14: Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước thu được m gam dd và một lượng khí thoát ra.Giá trị m làA. 198g B. 200,2g C. 200g D. 203,6g

Câu 15: Ngâm một lá Zn trong dd có hòa tan 4,16 gam CdSO4. Phản ứng xong khối lượng láZn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước phản ứng làA. 40g B. 60g C. 80g D. 100g

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dungdịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kimloại. Giá trị của m là

A. 6,40. B. 16,53. C. 12,00. D. 12,80.Câu 17: Cho 5,6 gam Fe tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 21,1 gam muối và V lít NO2

(đktc). Tính V.A. 3,36 lít B. 4,48 lít C. 5,6 lít D. 6,72 lít

Câu 18: Khi hoà tan hoàn toàn m gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được V lítNO duy nhất. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn m gam M trong dung dịch HCl dư cũng thu đượcV lít khí, khối lượng muối Clorua thu được bằng 52,48% khối lượng muối Nitrat thu được ởtrên. Các khí đo ở cùng điều kiện, xác định M.

A. Mn B. Cr C. Fe D. AlCâu 19: Trộn 84 gam bột Fe với 32 gam bột S rồi đun nóng (không có không khí). Hoà tanchất rắn A sau khi nung bằng dung dịch HCl dư được d/dịch B và khí C. Đốt cháy khí C cầnV lít oxi (đktc). Các p/ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.

A. 16,8 lít B. 39,2 lít C. 11,2 lít D. 33,6 lítCâu 20: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 molAg+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại.Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔMA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. KIM LOẠI KIỀM (KLK)1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử:- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).- Cấu hình e ngoài cùng tổng quát: ns1 (Có 1e lớp ngoài cùng, số oxihóa +1 trong hợp chất.2. Tính chất vật lí: Màu trắng bạc, mềm, mềm nhất là Cs. Kiểu mạng tinh thể lập phươngtâm khối.3. Tính chất hóa học: Kim loại kiềm có khử mạnh (dễ bị oxihóa) (nhường 1e).

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C B C A B C D D B B B B A C A A C C B C

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

M (M++ e- Tác dụng với phi kim: Kim loại kiềm khử phi kim thành ion âm

2M + Cl2 ( 2MCl VD: 2Na + Cl2 (2NaClĐặc biệt Na + O2 (khô) ( Na2O2 (natri peoxit)- Tác dụng với axit: Với axít HCl, H2SO4 loãng

2M + 2HCl (2MCl + H2- Tác dụng với nước: (tan trong nước). 2M + 2H2O (2MOH + H2- Tác dụng với dung dịch muối:VD: Na +d2 CuSO4 (hiện tượng sủi bọt khí và kết tủa màuxanh.

2Na + 2H2O ( 2NaOH + H2(sủi bọt

2NaOH + CuSO4 (Na2SO4 + Cu(OH)2↓xanh

4. Ứng dụng của kim loại kiềm- Hợp kim Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân- Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện- Kim loại kiềm chế tạo chất chống nổ cho xăng.5. Điều chế kim loại kiềm* Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm trong hợp chất: M+ + 1e (M* Phương pháp: đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit

MCl đpnc2M + Cl2; 4MOH đpnc

4M + O2(+ 2H2O Kim loại kiềm thu được ở cực âm (catot); Cl2, O2 thu được ở cực dương (anot).II. KIM LOẠI KIỀM THỔ (KLKT):1. Vị trí và cấu tạo:- Thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.- Là nguyên tố s có cấu hình e ngoài cùng tổng quát là ns2. Xu hướng nhường 2e tạo ion M2+.VD: Mg ( Mg 2+ + 2e

[Ne]3s2 [Ne]2. Tính chất vật lí:- tonc và tos tương đối thấp- Kim loại thuộc nhóm IIA có độ cứng cao hơn KLK nhưng mềm hơn nhôm và những kimloại nhẹ.- Kiểu mạng tinh thể: không giống nhau.3. Tính chất hoá học: KLKT có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từBe → Ba.- Tác dụng với phi kim:VD: 2Mg + O2 → 2MgO. TQ: 2M + O2 → 2MOVD: Ca + Cl2 → CaCl2. TQ: M + Cl2 →MCl2

- Tác dụng với axit:VD: Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 TQ: M + 2HCl →MCl2 + H2Áp dụng:1) Hòa tan hoàn toàn 6gam Ca trong bình đựng dung dịch HCl có dư thu được V lít khí hiđro(ở đktc). Vcó giá trị?2) Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam một kim loại kiềm thổ A trong bình đựng dung dịch HCl có dưthu được 1,12 lít khí hiđro(ở đktc). A là?- Tác dụng với nước:+ Be không phản ứng (Be không tan trong nước)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Mg: phản ứng chậm ở nhiệt độ thường. Mg + H2O ( MgO + H2(Mg không tan trongnước)+ Ca, Sr, Ba phản ứng ở nhiệt độ thường. (Ca, Sr, Ba tan trong nước)VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H24. Ứng dụng và điều chế:- Kim loại Be tạo ra những hợp kim bền, có tính đàn hồi cao. Mg tạo ra hợp kim nhẹ,bền.- Đpnc muối halogenua.

Vd: MgCl2 đpncMg + Cl2 TQ: MX2 đpnc

M + X2 Kim loại kiềm thổ thu được ở cực âm (catot); halogen thu được ở cực dương (anot).III. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ:1. Canxi oxit: CaO (còn gọi là vôi sống)- Là chất rắn màu trắng, tan trong nước.- Là oxit bazơ: H2O + CaO (Ca(OH)2

CaO + 2HCl (CaCl2 + H2OCO2 + CaO (CaCO3

- Điều chế từ đá vôi (CaCO3). CaCO3 ( CaO + CO2

2. Canxi hidroxit: (còn gọi là vôi tôi):- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước- Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh.

Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-

- Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của một dung dịch kiềm.VD: Ca(OH)2 + 2 HNO3 → Ca(NO3)2 + 2 H2O

Ca(OH)2 + CuSO4 → CaSO4 + Cu(OH)2↓3. Canxicacbonat: (còn gọi là đá vôi):- Là chất rắn màu trắng không tan trong nước.- Là muối của axit yếu nên phản ứng với những axit mạnh hơn.VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2

CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 ( (1)- Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 +CO2 +H2O Ca(HCO3)2 (2)

Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động.Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước.

4. Canxi sunfat: CaSO4

- Là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.- Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại:- CaSO4.2H2O: thạch cao sống- CaSO4. H2O (hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung- CaSO4: thạch cao khan.

5. Nước cứng:- Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng.

VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng,…+ Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.

VD; Nước mưa, nước cất.- Phân loại nước cứng:+ Nước cứng tạm thời: là nước cứng có chứa anion HCO3-.Ví dụ: Nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

+ Nước cứng vĩnh cữu: là nước cứng có chứa các ion Cl-, SO42- hoặc cả 2.Ví dụ: Nước có chứa muối CaCl2, CaSO4,...+ Nước cứng toàn phần: Là nước cứng chứa cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.- Cách làm mềm nước cứng:* Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng cách chuyển 2 ion tựdo này vào hợp chất không tan hoặc thay thế chúng bằng những cation khác.(có 2 phương pháp:+ Phương pháp kết tủa:a) Đối với nước cứng tạm thời:

- Đun sôi trước khi dùng: M(HCO3)2 0t MCO3 (+ CO2(+ H2O

lọc bỏ kết tủa được nước mềm.- Dùng nước vôi trong vừa đủ:

Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 CaCO3(+ 2H2OMg(HCO3)2 +2Ca(OH)2 2CaCO3(+ Mg(OH)2(+ 2H2O

Hay Mg2+ +Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3(+ Mg(OH)2(+ 2Na+

b) Đối với nước cứng vĩnh cữu và toàn phần: dùng các dung dịch Na2CO3, Na3PO4 để làmmềm M2+ + CO32- → MCO3 ↓.

3M2+ + 2PO43- → M3(PO4)2 ↓+ Phương pháp trao đổi ion: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion (ionit), chất này hấp thụCa2+, Mg2+, giải phóng Na+, H+ → nước mềm.IV. NHÔM1. Vị trí và cấu tạo: Nhôm ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA- Cấu hình electron. 13Al : 1s22s22p63s23p1

- Là nguyên tố p, có 3e hoá trị. Xu hướng nhường 3e tạo ion Al3+

Al → Al3+ + 3e[Ne]3s23p1 [Ne]

- Trong hợp chất nhôm có số oxi hoá +3. (ví dụ: Al2O3, AlCl3...)1.Tính chất vật lí của nhôm: Màu trắng bạc, mềm, nhẹ2.Tính chất hoá học: Al là kim loại có tính khử mạnh. (yếu hơn KLK, KLK thổ)a) Tác dụng với phi kim: tác dụng trực tiếp và mãnh liệt với nhiều phi kim.

Ví dụ: 4Al + 3O2 → 2Al2O3;2 Al + 3Cl2 → 2AlCl3

b) Tác dụng với axit:- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2;2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Pt ion: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:+ Al không phản ứng với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội.

+ Với các axit HNO3 đặc nóng, HNO3 loãng, H2SO4 đặc nóng: Al khử được5

N và6

S xuốngnhững mức oxi hoá thấp hơn.

Al + 6HNO3 đ 0t Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

c) Tác dụng với H2O: 2Al + 6H2O→ 2Al(OH)3 + 3H2 ((Do tạo Al(OH)3 không tan nên coi như Nhôm không tan trong nước)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

to

(phản ứng dừng lại nhanh do có lớp Al(OH)3 không tan trong H2O bảo vệ lớp nhôm bên trong.d) Tác dụng với oxit kim loại: (phản ứng nhiệt nhôm)Ở nhiệt độ cao, Al khử được nhiều ion kim loại kém hoạt dộng hơn trong oxit (FeO, CuO,...)thành kim loại tự do.

Ví dụ: Fe2O3 + 2Al 0t Al2O3 + 2Fe

e) Tác dụng với bazơ: nhôm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....VD: 2Al +2NaOH +6H2O→ 2Na[Al(OH)4] +3H2 (Nhôm tan trong dung dịch kiềm)

natri aluminat

Chú ý: Al + HCl hoặc H2SO4 loãng hoặc ddNaOH. Al →23 H2.

Ví dụ 1: Hòa tan 5,4gam Al trong dd HCl dư thu được V(lit) Hiđro ở đktc. V có giá trị?Ví dụ 2: Hòa tan m(gam) Al trong dd HCl dư thu được 3,36 (lit) Hiđro ở đktc. m có giá trị?3. Sản xuất: ptđp: Al2O3 đpnc 2Al + 3/2 O2.V. HỢP CHẤT CỦA NHÔM:1. Nhôm oxit: Al2O3

- Là chất rắn màu trắng, không tan trong nước.- Trong vỏ quả đất, Al2O3 tồn tại ở các dạng sau:

+ Tinh thể Al2O3 khan là đá quý rất cứng: corindon trong suốt, không màu.+ Đá Rubi (hồng ngọc): màu đỏ+ Đá Saphia: màu xanh. (Có lẫn TiO2 và Fe3O4)+ Emeri (dạng khan) độ cứng cao làm đá mài

* Tính chất hoá học:- Al2O3 là hợp chất rất bền: Al2O3 là hợp chất ion, ở dạng tinh thể nó rất bền về mặt hoá học.- Al2O3 là chất lưỡng tính:

+ Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…Ví dụ: Al2O3 + 6HCl→ 2AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH....VD: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2. Nhôm hidroxit: Al(OH)3.

a) Kém bền với nhiệt: 2Al(OH)3 0t Al2O3 + 3 H2O

b) Là hợp chất lưỡng tính- Tác dụng với axit mạnh: HCl, HNO3,…

VD: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O- Tác dụng với các dung dịch bazơ mạnh:

VD: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3.- Quan trọng là phèn chua:Công thức hoá học: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O- Phèn chua được dùng trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làmtrong nước...- dd Al2(SO4)3 có pH< 7, môi trường axit.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾT

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 1: Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây?A. Khối lượng riêng nhỏB. Thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏC. Điện tích của ion nhỏ (+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bềnD. Tính khử mạnh hơn các kim loại khác

Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra quá trình gì?A. Sự khử ion Na+ B. Sự oxi hoá ion Na+

C. Sự khử phân tử nước D. Sự oxi hoá phân tử nướcCâu 3: Trong nhóm kim loại kiềm thổ:A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăngB. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảmC. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăngD. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm

Câu 4: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?A. Ở ô thứ 12, chu kỳ 2, nhóm IIIA B. Cấu hình electron [Ne] 3s23p1

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện D. Mức oxi hoá đặc trưng là +3Câu 5: Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây là chưa chính xác?A. Làm vật liệu chế tạo ô tô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.C. Làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình.D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạmthời là:

A. NaCl B. NaOH C. Na2CO3 D. HClCâu 7: Một dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chấtnào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu?

A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?A. Thêm dư NaOH vào dd AlCl3 B. Thêm dư AlCl3 vào dd NaOHC. Thêm dư HCl vào dd NaAlO2 D. Thêm dư CO2 vào dd NaOH

Câu 9: Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03mol CuSO4. Sau khi phảnứng hoàn toàn, lấy thanh Al ra khỏi dung dịch. Nhận xét sau thí nghiệm không đúng là: (ChoAl=27; Cu=54)A. Thanh Al có màu đỏ B. Khối lượng thanh Al tăng 1,38gamC. Dung dịch thu được không màu. D. Khối lượng dung dịch tăng 1,38gam

Câu 10: Nhận xét nào dưới đây đúng?A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hoá.C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hoá tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ

bởi lớp màng Al2O3.D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.

B3. CẤPĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Hoà tan 4,6 gam Na kim loại vào nước có dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị V làA. 2,24 lit. B. 1,12 lit. C. 4,48 lit. D. 22,4 lit.

Câu 12: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 khí (đktc).Kim loại kiềm thổ đó là:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. Ba B. Mg C. Ca D. SrCâu 13: Hoà tan m gam Nhôm kim loại vào dung dịch HCl có dư thu được 3,36 lít khí (ởđktc). Giá trị m là:A. 7,2gam B. 2,7gam C. 4,05 gam D. 3,6gam

Câu 14: Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra8,30gam hỗn hợp muối clorua. Số gam hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là bao nhiêu?A. 2,4gam và 3,68gam. B. 1,6gam và 4,48gam.C. 3,2gam và 2,88gam. D. 0,8gam và 5,28 gam.

Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch CuCl2 dư rồi lấychất rắn thu được sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Số mol khí NO2 thoát ralàA. 0,8 mol. B. 0,3 mol. C. 0,6 mol. D. 0,2 mol.

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 16: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sauphản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m.A. 0,540gam. B. 0,810gam. C. 1,080 gam. D. 1,755 gam.

Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉchứa một chất tan duy nhất. Tính thể tích CO2 (đktc) cần để phản ứng hết với dung dịch A.

A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 3,36 lítCâu 18: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na (tỉ lệ 1:1) vào nước được dd X và 6,72 lít khí(đktc). Trung hòa 1/10 dd X thì thể tích HCl 0.1M cần dùng là

A. 0,6 lit. B. 0,3 lit. C. 0,06lit. D. 0,8lit.Câu 19: Cho 3,87gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch X gồm HCl 1M vàH2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2(đktc). Phần trăm khối lượng Mg và Altrong X tương ứng là

A. 37,21% Mg và 62,79% Al. B. 62,79% Mg và 37,21% Al.C. 45,24% Mg và 54,76% Al. D. 54,76% Mg và 45,24% Al.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tácdụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thuđược 14,25g chất rắn khan A. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được0,448 lít khí Y (đktc), cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23 gam chất rắn khan B.a) Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là

A. 10,64%. B. 89,36%. C. 44,68%. D. 55,32%.b) Công thức phân tử của Y là

A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁCA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. Sắt (Fe):1. Vị trí và cấu tạo Fe.- Fe có số hiệu nguyên tử 26, Chu kì 4, Nhóm VIIIB.- Cấu hình e: [Ar] 3d64s2 hay 1s22s22p63s23p63d64s2 Fe là nguyên tố d, có thể nhường 2 e hoặc3 e ở phân lớp 4s và phân lớp 3d để tạo ra ion Fe2+, Fe3+.- Trong hợp chất, sắt có số oxi hoá là +2, +3. Vd: FeO, Fe2O3

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20a 20bC C A A D C A B D C D C B B A C B A A B D

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Tính chất vật lí.Là kim loại màu trắng hơi xám, dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ nên được dùng làm lõi của độngcơ điện.3. Tính chất hoá học.- Sắt là một kim loại có tính khử trung bình. Fe có thể bị oxi hoá thành Fe+2 hoặc Fe+3 tuỳthuộc vào chất oxi hoá tác dụng với Fe.A. Tác dụng với phi kim.- Tác dụng với O2: Sắt cháy sáng trong không khí:

3Fe + 2O2 = Fe3O4

- Fe tác dụng với phi kim khác2Fe + 3Cl2 2FeCl3

Fe + S FeSb.Tác dụng với axit.* Với axit HCl, H2SO4 loãng: Fe0 bị oxi hóa lên Fe+2

Fe + 2HCl FeCl2 + H2Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

* Với HNO3,H2SO4 đặc:- HNO3 và H2SO4 đặc nguội làm cho Fe bị thụ động (không tan).- HNO3 loãng oxi hoá Fe0 lên Fe+3.- HNO3 và H2SO4 đặc nóng đều oxi hoá Fe0 lên Fe+3.

Ví dụ: Fe + 4HNO3 Fe(NO3)3 + NO+ 2H2O2Fe + 6H2SO4 đ, nóng Fe2(SO4)3 + 3SO2 (+ 6H2O

c. Tác dụng với muối:Ví dụ: Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu4. Trạng thái tự nhiên – phương pháp điều chế và ứng dụng.a. Trạng thái tự nhiên.- Là kim loại phổ biến nhất sau Al. Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.- Những thiên thạch từ khoảng không gian của vũ trụ rơi và quả đất chủ yếu là Fe ở dạng tựdo.- Những quặng quan trọng nhất của Fe là:

+ Manhetit. Fe3O4 (Oxit sắt từ)+ Hematit đỏ Fe2O3

+ Hematit nâu Fe2O3.nH2O.+ Xiđerit FeCO3.+ Khoáng vật pirit FeS2.

b. Điều chế.Điều chế Fe tinh khiết:

3H2 + Fe2O3 0t 2Fe + 3H2O

2Al + Fe2O3 0t Al2O3 + 3Fe

Sắt kĩ thuật được điều chế bằng cách khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.II. Hợp chất sắt (II): gồm muối, hiđroxit, oxit của Fe2+.

Vd: FeO, Fe(OH)2, FeCl2

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

1. Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II):- Hợp chất sắt (II) tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong

phản ứng hoá học ion Fe2+ có khả năng cho 1 electron: Fe2+ Fe3+ + 1e(Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.Ví dụ 1: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe (OH)3

khử oxhVí dụ 2: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3

(Oxit và hidroxit sắt(II) có tính bazơ:Ví dụ 1: Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2OVí dụ 2: FeO + 2HCl FeCl2 + H2O2. Điều chế một số hợp chất sắt (II):+ Fe(OH)2: Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dd muối sắt (II) với dung dịch bazơ.

Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaClFe2+ + 2 OH- Fe(OH)2

+ FeO:*Phân huỷ Fe(OH)2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí.

Fe(OH)2 FeO + H2O*Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao.

Fe2O3 + CO0t 2 FeO + CO2

+ Muối sắt (II): Cho Fe hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.III. Hợp chất sắt (III):1. Tính chất hoá học của hợp chất sắt (III): Hợp chất sắt (III) có tính oxi hoá: khi tác dụngvới chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.Trong pư hoá học: Fe3+ + 1e Fe2+

Fe3+ + 3e Fe(tính chất chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.Ví dụ 1: Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao:

Fe2O3 + 2Al 0t Al2O3 +2 Fe

Oxi hóa khửVí dụ 2: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt (III) clorua.

2 FeCl3 + Fe → 3FeCl2

Ví dụ 3: cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3.Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

2. Điều chế một số hợp chất sắt (III):a. Fe(OH)3: Chất rắn, màu nâu đỏ.- Điều chế: phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt (III) với dung dịch kiềm.Ví dụ:Fe(NO3)3 + 3NaOH→ Fe(OH)3 + 3NaNO3

Pt ion: Fe3+ + 3 OH- → Fe(OH)3

b. Sắt (III) oxit: Fe2O3. Phân huỷ Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2 Fe(OH)3 0t Fe2O3 + 3H2O.

c. Muối sắt (III): Điều chế bằng phản ứng giữa Fe2O3, Fe(OH)3 với dung dịch axit.Ví dụ: Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.IV. GANG:1. Khái niệm: Gang là hợp kim của sắt – cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàmlượng cacbon biến động trong giới hạn 2% – 5%

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Phân loại: Có 2 loại gang: gang trắng và gang xám.Gang trắng chứa ít C hơn chủ yếu ở dạng xementit, cứng, giòn, được dùng để luyện thép.Gang xám chứa C ở dạng than chì, ít cứng và ít giòn hơn, được dùng để đúc các vật dụng3. Sản xuất gang:- Nguyên liệu để luyện gang là quặng sắt, than cốc và chất chảy CaCO3

- Nguyên tắc luyện gang là dùng chất khử CO để khử các oxit sắt thành sắt- Các phản ứng khử sắt xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang (trong lò cao):+ Giai đoạn tạo chất khử+ Giai đoạn khử oxit Fe thành Fe+ Giai đoạn tạo xỉV. THÉP:1. Khái niệm: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng rất ít nguyên tố Si, Mn...

Hàm lượng cacbon trong thép chiếm 0,01 – 2%.2. Phân loại: Có 2 loại thép: dựa trên hàm lượng của các nguyên tố có trong từng loại thép- Thép thường hay thép cacbon chứa ít cacbon, silic, mangan và rất ít S,P.- Thép đặc biệt là thép có chứa thêm các nguyên tố khác như Si, Mn, Ni, W, Vd …3. Sản xuất thép:- Nguyên tắc để sản xuất thép là loại bớt tạp chất có trong gang- Nguyên liệu để sản xuất thép là:* Gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu.* Chất chảy là CaO* Chất oxihoá là oxi nguyên chất hoặc không khí giàu oxi.* Nhiên liệu là dầu mazút, khí đốt hoặc dùng năng lượng điện.

- Các phương pháp:+ Phương pháp lò thổi oxi (PP Bet-xơ-me), thời gian luyện thép ngắn, chủ yếu dùng

để luyện thép thường.+ Phương pháp Mac-tanh (lò bằng): thường dùng để luyện thép có chất lượng cao.+ Phương pháp lò điện: dùng để luyện thép đặc biệt, thành phần có những kim loại

khó chảy như WVI. Crom và hợp chất của crom1. Crom:a. Vị trí của crôm trong BTH: Crôm là kim loại chuyển tiếp, vị trí: STT: 24, Chu kì: 4,Nhóm: VIBb. Cấu tạo của crôm: Cr24 1s22s22p63s23p63d54s1

-Trong hợp chất, crôm có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6. Số oxi hoá phổ biến là +2,+3,+6.(crôm có e hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s).c. Tính chất vật lí:- Crôm có màu trắng bạc, rất cứng (độ cứng thua kim cương)- Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3.d, Tính chất hoá học:* Tác dụng với phi kim:

4Cr + 3 O2 2 Cr2O3

2Cr + 3Cl2 2 CrCl3

Ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crôm tạo ra màng mỏng crôm (III) oxit có cấutạo mịn, bền vững bảo vệ. Ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim.*Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

*Tác dụng với axit:Với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H+ trongdung dịch axit.Vd: Cr + 2HCl CrCl2 + H2

Cr + H2SO4 CrSO4 + H2Cr + 2H+ Cr2+ + H2

Chú ý: Crôm thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc,nguội.VII. HỢP CHẤT CỦA CROM1. Một số hợp chất của crôm (II)a. Crôm (II) oxit: CrO (màu đen). CrO là oxit bazơ, có tính khử mạnh, tan trong axit.

Vd: CrO + 2HCl (CrCl2 + H2O. (1)4CrO + O2 (2Cr2O3 (2)

b. Crôm (II) hidroxit: Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng.- Điều chế: CrCl2 +2NaOH (Cr(OH)2 + 2NaCl- Cr(OH)2 là bazơ, có tính khử:Vd: Cr(OH)2 + 2HCl (CrCl2 + H2O.4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O (4Cr(OH)3

c. Muối crôm (II): có tính khử mạnh2CrCl2 + Cl2 2CrCl2

2. Một số hợp chất của crôm (III)a. Crôm (III) oxit: Cr2O3 (màu lục thẫm). Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.

Vd: Cr2O3 + 6HCl (2CrCl3 + 3H2O. (1)Cr2O3 + 2NaOH (2NaCrO2+ H2O. (2) Phản ứng (1), (2) chứng minh Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

b. Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.- Điều chế: CrCl3 +3NaOH (Cr(OH)3 + 3NaCl- Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính:Vd: Cr(OH)3 + NaOH ( NaCrO2+ 2H2O. (1)

Natri crômitCr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O. (2)

Phản ứng (1), (2) chứng minh Cr(OH)3 là oxit lưỡng tính.c. Muối crôm (III): vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.- Trong môi trường axit Cr+3 có tính oxi hóa

2Cr3+ + Zn (2Cr2+ + Zn2+

- Trong môi trường kiềm Cr+3 có tính khử: khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Cr+3 bị oxi hóathành CrO42-

2Cr3+ + 3Br2 + 16 OH- (2CrO42- + 6Br- + 8H2O2CrO2- + 3Br2 + 8 OH- (2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Muối quan trọng là phèn crom-kali: KCr(SO4)2.12H2O có màu xanh tím, dùng trong thuộc da,chất cầm màu trong nhộm vải.3. Hợp chất Crôm (VI):a. Crôm (VI) oxit: CrO3

- Là chất rắn màu đỏ thẫm.- CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh. một số hợp chất vô cơ và hữu cơ bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

VD: 2CrO3 + 2 NH30t Cr2O3 +N2+3 H2O

- CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.CrO3 + H2O ( H2CrO4: axit crômic

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2 CrO3 + H2O ( H2Cr2O7: axit đicrômic2 axit trên chỉ tồn tại trong dung dịch, nếu tách ra khỏi dung dịch chúng bị phân huỷ tạo thành CrO3

b. Muối cromat và đicromat:- Là những hợp chất bền- Muối cromat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.- Muối đicromat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.- Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.

Cr2O72- + H2O 2 CrO42- + 2H+

(da cam) (vàng)Cr2O72- + 2OH- (2 CrO42- + H2O

(da cam) (vàng)2 CrO42- + 2 H+ (Cr2O72- + H2O(vàng) (da cam)

* Tính chất của muối cromat và đicromat là tính oxi hoá mạnh. đặc biệt trong MT axit.Vd: K2Cr2O7 + 3SO2 + H2SO4 (Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 (Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2OVIII. ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG1. ĐỒNGI. Vị trí và cấu tạo:a. Cấu tạo nguyên tử

Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29, Kí hiệu Cu ( Cu6429 .

Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: Ar 3d104s1.Trong các hợp chất đồng có soh phổ biến là: +1; +2.Cấu hình e của: Ion Cu+: Ar 3d10 Ion Cu2+: Ar 3d9

b. Cấu tạo của đơn chất:- Đồng có BKNT nhỏ hơn kim loại nhóm IA

- Ion đồng có điện tích lớn hơn kim loại nhóm IA

- Kim loại đồng có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là tinh thể đặc chắc (liênkết trong đơn chất đồng bền vững hơn.c. Một số tính chất khác của đồng:

- BKNT: 0,128 (nm).- BK các ion Cu2+: 0,076(nm); Cu+: 0,095 (nm)- Độ âm điện: 1,9- Năng lượn ion hóa I1, I2: 744; 1956 (KJ/mol)- Thế điện cực chuẩn: E0Cu2+/Cu: +0,34(V).

* Tính chất vật lí:Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.

Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc = 10830C* Hóa tính: Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.+ Pứ với phi kim:

- Khi đốt nóng 2Cu + O2 (2CuO (đồng II oxit)- Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.PT: Cu + Cl2 (CuCl2 (đồng clorua) Cu + S (CuS (đồng sunfua).

+ Tác dụng với axit:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Với HCl, H2SO4(l):Không phản ứng nhưng nếu có mặt O2 của không khí thì Cu bị oh (Cu2+ (H 7.11)

PT: 2Cu + 4HCl + O2 (2CuCl2 + 2H2O.2Cu + 2H2SO4 (l) + O2 (2CuSO4 + 2H2O

- Với HNO3, H2SO4 đặc nóng:0 +5 +2 2

3 3 2 23Cu +8H NO (l) 3Cu (NO ) +2 N O+4H O

00 +5 +2 +4t

3 3 2 2 2Cu +4H NO (đ) Cu (NO ) +2NO +2H O

00 +6 +2 +4

42 3 2 2 2Cu +2H SO (đ) Cu (SO ) +2 S O +4H Ot

+ Tác dụng với dung dịch muối:- Đồng khử được ion của những kim loại đứng sau nó trong dãy điện hóa ở trong dd muối(KL tự do- VD: Cu + 2AgNO3 (Cu(NO3)2 + 2Ag( Cu + 2Ag+ (Cu2+ + 2Ag2. Một số hợp chất của đồng:a. Đồng (II) Oxit: CuO là chất rắn, màu đen

*Tính oxi hóa: TD:02 0

2

tCu O CO Cu CO

02 3 0 0

23 22 3 3t

Cu O N H Cu N H O

*Tính oxit bazơ: CuO + 2HCl (CuCl2 + H2Ob. Đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh

*Tính bazơ: - Phản ứng với axit (Muối + H2OTD: Cu(OH)2 + 2HCl (CuCl2 + 2H2O

- Phản ứng tạo phức: Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2

*Cu(OH)2 dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 0t CuO + H2O

c. Muối Đồng(II): CuS04 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thànhCuSO4.5H2O màu xanh (dùng CuSO4 khan dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chấtlỏng.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾTCâu 1: Biết cấu hình e của Fe: 1s22 s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuầnhoàn các nguyên tố hóa học.A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB B. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIBC. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA D. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắtB. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơC. Crom có những tính chất hóa học giống nhômD. Crom có những hợp chất giống hợp chất của S

Câu 3: Chất nào dùng để phát hiện vết nước trong dầu hỏa, benzenA. NaOH khan B. CuSO4 khan C. CuSO4.5H2O D. Cả A và B

Câu 4: Ion OH- có thể phản ứng với ion nào sau đây:A. H+, NH4+, HCO3- B. Cu2+, Mg2+, Al3+

C. Fe3+,HSO4-, Zn2+ D. Cả A, B, C đều đúngCâu 5: Phát biểu nào dưới đây cho biết bản chất của quá trình luyện thép?A. Oxi hóa các nguyên tố trong gang thành oxit, loại oxit dưới dạng khí hoặc xỉ.B. Điện phân dd muối sắt (III)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. Khử hợp chất của kim lọai thành kim loại tự do.D. Khử quặng sắt thành sắt tự do

B2. CẤP ĐỘ HIỂUCâu 6: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điểu chế các muối Fe(II)?A. FeO + HCl B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãngC. FeCO3 + HNO3 loãng D. Fe + Fe(NO3)3

Câu 7: Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng?A. Hợp chất Fe2O3 có tính axit, chỉ có oxi hóaB. Hợp chất Fe(OH)3 có tính bazơ, chỉ có tính khửC. Hợp chất FeCl3 có tính trung tính, vừa oxi hóa vừa khửD. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tính axit, chỉ có oxi hóa

Câu 8: Hòa tan hết cùng một Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thìthể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện là:A. (1) bằng (2) B. (1) gấp đôi (2) C. (2) gấp rưỡi (1) D. (2) gấp ba (1)

Câu 9: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Quan sát thấy hiện tượng gì?A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanhC. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có dần màu xanh

Câu 10: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ.Chất khí đó là:A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2.

B3. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG THẤPCâu 11: Cho phản ứng: NaCrO2+ Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Hệ số cân bằngcủa NaCrO2 làA. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 12: Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Sau khiphản ứng kết thúc thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại. Điều kiện về b (so với a,c,d) đểđược kết quả này là:A. b > c - a + d/2 B. b < c - a +d/2 C. b > c - a D. b < a - d/2

Câu 13: Cho vào ống nghiệm vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắcđều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt KOH vào Y, được dung dịch Z. Màu sắc của d/dịchY, Z lần lượt là:A. màu đỏ da cam, màu vàng chanh B. màu vàng chanh, màu đỏ da camC. màu nâu đỏ, màu vàng chanh D. màu vàng chanh,màu nâu đỏ

Câu 14: Cho các kim loại Cu, Fe, Ag lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: HCl, CuSO4,FeCl2,FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

B4. CẤP ĐỘ VẬN DỤNG CAOCâu 15: Cho một ít bột Fe vào d/dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng được dung dịch có chứachất tanA. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO3)3, AgNO3 D. AgNO3, Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2

Câu 16: Nung 8,96 gam Fe trong không khí được hỗn hợp A.A hòa tan vừa hết trong ddHNO3 có 0,5 mol chất tan, thoát ra khí NO duy nhất.Số mol khí NO thoát ra:

A. 0,01 B. 0,02 C. 0,03 D. 0,04

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 17: Cho 50 g hỗn hợp gồm Fe3O4, Cu, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư,sau phản ứngđược 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 18 g chất rắn không tan. % Fe3O4 trong hỗn hợp ban đầu là:A. 46,4 B. 59,2 C. 52,9 D. 25,92

Câu 18: Cho 2,32 g Fe3O4 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1 M được dung dịch A. Thểtích dung dịch KMnO4 0,5 M tác dụng vừa đủ với A (có H2SO4 loãng dư làm môi trường) là:A. 44 ml B. 40 ml C. 88 ml D. 20 ml

Câu 19: 8,64 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 chia làm 2 phần bằng nhau:- phần 1: cho tác dụng với dd CuSO4 dư được 4,4 g chất rắn B.- phần 2: cho vào dd HNO3 loãng, sau phản ứng được dd C, 0,448 lít NO duy nhất (đktc).Làm bay hơi từ từ dd C thu được 24,24 g một muối sắt ngậm nước. công thức của muối ngậmnước:A. Fe(NO3)3. 2H2O B. Fe(NO3)3. 5H2O C. Fe(NO3)3. 6H2O D. Fe(NO3)3. 9H2O

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,4g hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, S (số mol FeS = số mol S) vàodung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Thể tích khí SO2 thoát ra ở đktc là:A. 2,464 lít B. 0,896 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít

C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠA. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. PHÂN BIỆT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCHNguyên tắc: Người ta thêm vào dung dịch một thuốc thử tạo với ion đó một sản phẩm đặctrưng như: một chất kết tủa, một hợp chất có màu hoặc một chất khí khó tan sủi bọt, bay khỏidung dịch.NHẬN BIẾT ION DƯƠNG (CATION)

CATION Thuốc thử Hiện tượng Giải thíchNa+ Đốt cháy hợp

chất trên ngọnlửa vô sắc

Ngọn lửa màu vàng tươi

K+ Ngọn lửa màu tím hồng

+4NH

Dung dịchkiềm (OH-)

Có khí mùi khai thoát ralàm xanh quì tím

+4NH + OH- ( NH3 + H2O.

Ba2+dd H2SO4

loãngTạo kết tủa trắng khôngtan trong thuốc thử dư.

Ba2+ + SO42- ( BaSO4

Al3+

Cr3+

Dung dịchkiềm (OH-)

tạo kết tủa sau đó kếttan trong kiềm dư

Al3+ + 3 OH- ( Al(OH)3 trắngAl(OH)3+ OH-([Al(OH)4]- trong suốtCr3+ + 3 OH- ( Cr(OH)3 xanhCr(OH)3 + OH- ( [Cr(OH)4]- xanh

Fe3+ dung dịchkiềm (OH-)SCN-

tạo kết tủa màu nâu đỏ

Màu đỏ máu

tạo kết tủa màu nâu đỏ

Fe3+ + SCN- (Fe(SCN)3

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A B B D A C C C B A B A A D C B A A D C

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Fe2+

dung dịchkiềm(OH-)

tạo kết tủa trắng xanh,kết tủa chuyễn sangmàu nâu đỏ khi tiếp xúcvới không khí

Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2 trắng4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 (4Fe(OH)3

nâu đỏ

Cu2+ dd NH3(xanh, tan trong dd NH3

dưCu(OH)2 + 4NH3 ( [Cu(NH3)4](OH)2

NHẬN BIẾT ION ÂM (ANION)ANION Thuốc thử Hiện tượng Giải Thích

NO3- Cu, H2SO4

loang

tạo dd màu xanh, có khíkhông màu (NO) dễ hóanâu trong không khí

3Cu + 8H++2NO3- (3Cu2++ 2NO+4H2O

2NO + O2 ( 2NO2 màu nâu đỏSO42- dd BaCl2 trong

môi trường axitloãng dư

tạo kết tủa trắng khôngtan trong axit

Ba2+ + SO42- ( BaSO4

trắng

Cl- dd AgCl trongmôi trườngHNO3 loãng dư

tạo kết tủa trắng khôngtan trong axit

Ag+ + Cl- (AgCl trắng

CO32- Dung dịch axitvà nước vôitrong

tạo ra khí làm đục nướcvôi trong

CO32- + 2H+ ( CO2 + H2OCO2 + Ca(OH)2 (CaCO3 trắng +H2O.

OH - Quì tím Hóa xanh

NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍNguyên tắc: Người ta có thể dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hóa học đặc trưng của nó

Khí Thuốc thử Hiện tượng Phản ứngCO2

(không màu,không mùi)

dung dịchBa(OH)2,Ca(OH)2 dư

tạo kết tủatrắng

CO2 + Ca(OH)2(CaCO3 +H2O H2O

SO2

(không màu, mùihắc, độc)

dd brom; iothoặc cánh hoahồng

nhạt màubrom; iot;cánh hoahồng.

SO2 + 2H2O + Br2 ( 2HBr + H2SO4

H2S(mùi trứng thối)

Giấy lọc tẩm ddmuối chì axetat

Có màu đentrên giấylọc

H2S + Pb2+ ( PbS + 2H+

NH3

(không màu, mùikhai)

Giấy quì tímẩm

quì tímchuyển sangmàu xanh

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾT VÀ HIỂUCâu 1: Để phân biệt CO2, SO2 người ta dùng:

A. dd BaCl2. B. dd Ca(OH)2 dư.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. Dd nước brom. D. Quì tím.Câu 2: Cho quì tím vào dung dịch chứa NH4+. Quì tím sẽ hóa:

A. đỏ B. không đổi màu C. xanh D. trắngCâu 3: Cho quì tím ẩm lần lượt vào các bình đựng khí NH3, H2S, SO2, CO2. Quì tím sẽ hóaxanh trong bình đựng khí:

A. NH3 B. H2S C. SO2 D. CO2

Câu 4: Chỉ dùng một thuốc thử có thể phân biệt được 3 dung dịch: BaCl2,AlCl3, FeCl3.Thuốc thử đó là:

A. Khí CO2 B. dd HCl loãngC. dd BaCl2 D. dd NaOH

Câu 5: Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thì:A. chỉ có kết tủa trắngB. có kết tủa trắng và sau đó tanC. Không có kết tủaD. có kết tủa trắng hơi xanh và chuyển thành nâu đỏ

Câu 6: Dung dịch chứa Cu2+ thường có màu:A. đỏ. B. vàng. C. xanh. D. trắng.

B2. CẤP ĐỘ VẬN DỤNGCâu 7: Có 4 dung dịch không màu chứa trong 4 lọ mất nhãn: NaCl, Mg(NO3)2,Al(NO3)3,Fe(NO3)2. Chọn một kim loại nào dưới đây để phân biệt 4 lọ trên?

A. Na B. Al C. Fe D. AgCâu 8: Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạmthời là chất nào?

A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. HCl.C. ĐÁP ÁN

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

A. KIẾN THỨC CƠ BẢNI. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1. Vấn đề năng lượng và nhiên liệu:a. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng.- Nhiên liệu khi đốt cháy sinh ra năng lượng.- Năng lượng và nhiên liệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế.b. Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu.- Khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

1 2 3 4 5 6 7 8C A A D B C A B

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Phát triển năng lượng hạt nhân.- Phát triển thuỷ năng.- Sử dụng năng lượng mặt trời.- Sử dụng năng lượng với hiệu quả cao hơn.c. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào?- Nghiên cứu sử dụng các nhiên liệu ít ảnh hưởng đến môi trường.- Nâng cao hiệu quả của các quy trình chế hoá, sử dụng nhiên liệu, quy trình tiết kiệm nhiênliệu.- Chế tạo vật liệu chất lượng cao cho ngành năng lượng.- Hoá học đóng vai trò cơ bản trong việc tạo ra nhiên liệu hạt nhân.2. Vấn đề vật liệua. Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế.- Vật liệu là cơ sở vật chất của sự sinh tồn và phát triển của loài người.- Vật liệu là một cơ sở quan trọng để phát triển nền kinh tế.b. Vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại.- Yêu cầu của con người về vật liệu ngày càng to lớn, đa dạng theo hướng:+ Kết hợp giữa kết cấu và công dụng.+ Loại hình có tính đa năng.+ Ít nhiễm bẩn.+ Có thể tái sinh.+ Tiết kiệm năng lượng.+ Bền, chắc, đẹp.- Do đó phải tìm kiếm nhiên liệu từ các nguồn:

+ Các khoáng chất, dầu mỏ, khí thiên nhiên.+ Không khí và nước.+ Từ các loài động vật.

c. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu cho tương lai.Hoá học và khoa học khác đang nghiên cứu và khai thác những vật liệu mới có trọng lượngnhẹ, độ bền cao và có công năng đặc biệt:- Vật liệu compozit. Vật liệu hỗn hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ. Vật liệu hỗn hợp nano.II. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI1. Hoá học và vấn đề lương thực, thực phẩma.Vai trò của lương thực, thực phẩm đối với con người:Lương thực và thực phẩm được con người sử dụng chứa nhiều loại chất hữu cơ nhưcacbonhiđrat, protein, chất béo, vitamin, nước, các khoáng chất, chất vi lượng. Để đảm bảo sựsống thì lương thực, thực phẩm và khẩu phần ăn hàng ngày có ý nghĩa quyết định.b. Những vấn đề đang đặt ra cho nhân loại về lương thực, thực phẩm:Để giải quyết vấn đê này thế giới đã có nhiều giải pháp như (cuộc cách mạng xanh) phát triểncông nghệ sinh họcc. Hoá học góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm:Hoá học có những hướng hoạt động chính sau:- Nghiên cứu và SX các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật và động vật.- Nghiên cứu và SX những hoá chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượngcủa lương thực thực phẩm sau thu hoạch.- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hoá học để nâng cao chất lượng củasản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm.- Hướng dẫn mọi người sử dụng đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Hoá học và vấn đề may mặc:- Nhu cầu may mặc của con người ngày càng đa dạng và ngày càng phát triển- Nâng cao chất lượng sản lượng các loại tơ hoá học, tơ tổng hợp chế tạo nhiều loại tơ có tínhnăng đặc biệt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Chế tạo nhiều loại thuốc nhuộmchất phụ gia làm cho màu sắc các loại tơ vải thêm rực rỡ, tính năng thêm đa dạng.3. Hoá học với việc bảo vệ sức khoẻ con ngườia. Dược phẩm: nguồn gốc dược phẩm có hai loại- Dược phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật.- Dược phẩm có nguồn gốc từ những hợp chất hoá học do con người tổng hợp nên.Dược phẩm bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh, vacxin vitamin thuốc giảm đau.b. Một số chất gây nghiện chất ma tuý phòng chống ma tuý.*Một số chất gây nghiện chất ma tuý- Các chất kích thích: VD: Cocain trong cây coca- Các chất ức chế thần kinh VD: Nhựa cây thốc phiện- Các chất gây nghiện không phải là matuý: VD: Rượu, nicotin C10H14N2 trong thuốc lá,cafein (C8H10N4O2) trong cà phê, lá chè,...* Phòng chống ma tuý:Chúng ta cùng đấu tranh để ngăn chặn không cho ma tuý xâm nhập vào nhà trường.III. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀMÔI TRƯỜNG1. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trườnga. Ô nhiễm môi trường không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sựbiến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch có bụi có mùi khóchịu làm giảm tầm nhìn.* Nguyên nhân gây ô nhiễm: Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí

+ Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên+ Nguồn do hoạt động của con người+ Nguồn gây ô nhiễm do con người tạo ra từ:- Khí thải công nghiệp: VD: Do đốt nhiên liệu, rò rỉ hóa chất,…- Khí thải do hoạt động giao thông vận tải, các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt

cháy nhiên liệu động cơ.- Khí thải do sinh hoạt chủ yếu phát sinh do đun nấu, lò sưởi, sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.VD: Các chất gây ô nhiễm không khí như CO, CO2, SO2, H2S, CFC, các chất bụi,…

* Tác hại của ô nhiễm không khí:- Gây hiệu ứng nhà kính do sự tăng nồng độ CO2, NO2,…- Gây mưa axit- Ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người.- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật.b. Ô nhiễm môi trường nước: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tínhchất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.* Nguyên nhân gây ô nhiễmmôi trường nước:- Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa bão, tuyết tan, lũ lụt.- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải công nghiệp, hoạt động giaothông, phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.* Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ion của kim loại nặng, cácanion NO3-, PO43-, SO42-. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học.* Tác hại của ô nhiễm môi trường nước: Gây tác hại đến sự sinh trưởng và phát triển củađộng, thực vật và con người.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

c. Ô nhiễm môi trường đất: Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chúng và vượt quágiới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.- Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất: Nguồn gốc do tự nhiên và nguồn gốc do con người- Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất- Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất.2. Hoá học với vấn đề phòng chống môi trườnga. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm.- Quan sát có thể nhận biết môi trường nước không khí bị ô nhiễm qua mùi màu sắc- Xác định bằng các thuốc thử pH của môi trường nước, đất.- Xác định ô nhiễm bằng các dụng cụ đo: Dùng máy sắc kí các phương tiện đo lường để xácđịnh thành phần khí thải nước thải từ các nhà máy.b. Vai trò của hoá học trong việc sử lý chất gây ô nhiễm: Hoá học góp phần lớn trong việcsử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường.B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPB1. CẤP ĐỘ BIẾT VÀ HIỂUCâu 1: Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là:A. Củi, gỗ, than cốc. B. Than đá, xăng, dầu.C. Xăng, dầu. D. Khí thiên nhiên.

Câu 2: Nhiên liệu được coi là sạch, đang được nghiên cứu sử dụng thay một số nhiên liệukhác gây ô nhiễm môi trường là:A. Khí hiđro. B. Than đá. C. Xăng, dầu. D. Khí butan (gas).Câu 3: Người ta sản xuất khí metan dùng làm nhiên liệu chủ yếu bằng phương pháp:A. Thu khí metan từ khí bùn ao.B. Lên men ngũ cốc.C. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz.D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò.

Câu 4: Dãy các loại thuốc gây nghiện cho con người là:A. Penixilin, amoxilin. B. Vitamin C, glucozơ.C. Seduxen, moocphin. D. Thuốc cảm pamin, paradol.

Câu 5: Để bảo quản thịt cá được coi là an toàn khi ta bảo quản chúng trongA. fomon, nước đá. B. Phân đạm, nước đá.C. Nước đá, nước đá khô. D. fomon, nước đá khô.

Câu 6: Hiện tượng Trái Đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khíA. Cacbonic. B. Clo. C. Hiđroclorua. D. Cacbon oxit.

Câu 7: Chất gây nghiện và gây ung thư cho con người, có nhiều trong cây thuốc lá làA. Penixilin. B. Aspirin. C. Moocphin. D. Nicotin.

Câu 8: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit làA. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. CO và CO2. D. SO2 và NO2.

Câu 9: Chất có thể diệt khuẩn và bảo vệ Trái Đất làA. Oxi. B. Ozon.C. Cacbonic (CO2). D. Lưu huỳnh đioxit (SO2).

Câu 10: Biện pháp có thể hạn chế ô nhiễm không khí làA. Trồng cây xanh. B. Đốt xăng dầu.C. Đeo khẩu trang khi phun thuốc trừ sâu. D. Đốt than đá.

C. ĐÁP ÁN1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

D A A C C A D D B A

PHẦN HAI: MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ SỐ 1 THPT QUỐC GIA NĂM 2014-2015Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:.....................................................................Câu 1: Cho các nguyên tử sau: 13Al; 5B; 9F; 21Sc. Hãy cho biết đặc điểm chung của cácnguyên tử đó.A. Đều có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. B. Đều là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ.C. Electron cuối cùng thuộc phân lớp p. D. Đều có 3 lớp electron.

Câu 2: Cho các phát biểu sau :(1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng V.(2) Trong các hợp chất, flo luôn có số oxi hóa bằng -1.(3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2.(4) Trong hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố luôn khác không.(5) Trong hợp chất, một nguyên tố có thể có nhiều mức số oxi hóa khác nhau.(6) Trong một chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

tăng dần.Số phát biểu đúng làA. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 3: Một khoáng chất có chứa 20,93% nhôm; 21,7% silic (theo khối lượng), còn lại là oxivà hiđro. Phần trăm khối lượng của hiđro trong khoáng chất làA. 5,58%. B. 2,79%. C. 2,68%. D. 1,55%.

Câu 4: Chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử là CxHyO. Biết % O = 14,81%(theo khối lượng). Số công thức cấu tạo phù hợp của X làA. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:(1) Trong 3 dd có cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4 thì dung dịch có nồng độ mol lớn

nhất là HCOOH.(2) Phản ứng trao đổi ion không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.(3) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử

là BaCO3.(4) Axit, bazơ, muối là các chất điện li.(5) Dung dịch CH3COONa và dung dịch C6H5ONa (natri phenolat) đều là dung dịch có pH

>7.(6) Theo thuyết điện li, SO3 và C6H6 (benzen) là những chất điện li yếu. Số phát biểu

đúng làA. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 6: Cho 0,1 mol chất X (C2H8O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đunnóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt và dd Y. Cô cạn dung dịch Y được mgam chất rắn khan. Giá trị của m làA. 12,5. B. 15,5. C. 21,8. D. 5,7.

Mã đề 136

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nàosau đây?A. Cu. B. Al. C. Ca. D. Fe.

Câu 8: Hai hợp chất thơm X và Y có cùng công thức phân tử là CnH2n-8O2. Biết hơi chất Y cókhối lượng riêng 5,447 gam/lít (đktc). X có khả năng phản ứng với Na giải phóng H2 và cóphản ứng tráng bạc. Y phản ứng được với Na2CO3 giải phóng CO2. Tổng số công thức cấu tạophù hợp của X và Y làA. 5. B. 4. C. 7. D. 6.

Câu 9: Hiđrocacbon thơm C9H8 (X) làm mất màu nước brom, cộng hợp được với brom theotỉ lệ mol 1:2, khi oxi hóa tạo thành axit benzoic, khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3

tạo kết tủa đặc trưng. Phát biểu nào sau đây không đúng?A. X có 3 công thức cấu tạo phù hợp. B. X có độ bất bão hòa bằng 6.C. X có tên gọi là benzyl axetilen. D. X có liên kết ba ở đầu mạch.

Câu 10: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu etylic. Tính thể tích ddrượu 400 thu được? Biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chếbiến, rượu bị hao hụt mất 10%.A. 2875,0 ml. B. 3194,4 ml. C. 2300,0 ml. D. 2785,0 ml.

Câu 11: Cho các phản ứng sau:(1) dung dịch Na2CO3 + dung dịch H2SO4. (2) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl3.(3) dung dịch Na2CO3 + dung dịch CaCl2. (4) dung dịch NaHCO3 + dung dịch Ba(OH)2.(5) dung dịch (NH4)2SO4 + dung dịch Ba(OH)2. (6) dung dịch Na2S + dung dịch AlCl3.Số phản ứng tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra làA. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 12: Có các dung dịch sau: NH4Cl, Na2SO4, MgCl2, AlCl3. Hóa chất nào sau đây có thểsử dụng để phân biệt các dung dịch đó?A. dung dịch AgNO3 B. dung dịch Ba(OH)2 C. dung dịch NaOH D. dung dịch NH3

Câu 13: Cho 6,16 lit khí NH3 và V ml dd H3PO4 0,1M phản ứng hết với nhau thu được dd X.X phản ứng được với tối đa 300 ml dd NaOH 1M. Khối lượng muối khan có trong X bằngA. 147,0 g B. 13,235 g C. 14,9 g D. 14,475 g

Câu 14: Biết độ tan của NaCl trong 100 gam nước ở 900C là 50 gam và ở 00C là 35 gam. Khilàm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 900C về 00C làm thoát ra bao nhiêu gam tinh thểNaCl?A. 60 gam. B. 45 gam. C. 50 gam. D. 55 gam.

Câu 15: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?A. Tơ lapsan từ etylen glicol và axit terephtalic. B. Tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin

và axit ađipic.C. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin. D. Tơ capron từ axit -amino caproic.

Câu 16: Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thủy phân hoàn toàn 2,145 kg chấtbéo cần dùng 0,3 kg NaOH, thu được 0,092 kg glixerol và m (kg) hỗn hợp muối natri. Giá trịcủa m làA. 2,353. B. 2,272. C. 3,765. D. 2,610.

Câu 17: Cho 2,16 gam hh gồm Al và Mg tan hết trong dd axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạora dung dịch X và 448 ml (đo ở 354,90 K và 988 mmHg) hh khí Y khô gồm 2 khí không màu,không đổi màu trong không khí. Tỷ khối của Y so với oxi bằng 0,716 lần tỷ khối của khícacbonic so với nitơ. Làm khan X một cách cẩn thận thu được m gam chất rắn Z, nung Z đếnkhối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn T. Giá trị của m làA. 16,68. B. 15,18. C. 15,48. D. 17,92.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 18: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đunnóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩmkhử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khốilượng muối khan thu được làA. 54,45 gam. B. 68,55 gam. C. 75,75 gam. D. 89,70 gam.

Câu 19: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl (X), khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm,trong đó có hai chất có khả năng phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của (X) làA. CH3COO-CH2-CH2Cl. B. ClCH2COO-CH2-CH3.C.HCOOCHCl-CH2-CH3. D.HCOO-CH2-CHCl-CH3.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:(1) CaOCl2 là muối kép.(2) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong

mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.(3) Supephotphat kép có thành phần chủ yếu là Ca(H2PO4)2.(4) Trong các HX (X: halogen) thì HF có tính axit yếu nhất.(5) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm cho đất chua.(6) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân (Hg).(7) CO2 là phân tử phân cực. Số phát biểu đúng làA. 6. B. 4. C. 7. D. 5.

Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 0,775 gam đơn chất (X) trong dung dịch HNO3 đặc thu được 5,75gam hỗn hợp gồm hai khí (có thành phần % theo khối lượng của oxi như nhau) và dung dịch(Y). Biết tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với hiđro là 115/3. Ở trạng thái cơ bản nguyên tử Xcó số electron độc thân làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 22: Các chất khí sau: SO2, NO2, Cl2, N2O, H2S, CO2. Số các chất khí khi tác dụng vớidung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) luôn tạo ra 2 muối là:A. 5 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 23: Cho 1,0 mol axit axetic tác dụng với 1,0 mol ancol isopropylic thì cân bằng đạt được khi có0,6 mol isopropyl axetat được tạo thành. Lúc đó người ta cho thêm 2,0 mol axit axetic vào hỗnhợp phản ứng, cân bằng bị phá vỡ và chuyển đến trạng thái cân bằng mới. Số mol củaisopropyl axetat ở trạng thái cân bằng mới làA. 0,25 mol. B. 0,50 mol. C. 0,85 mol. D. 1,25 mol.

Câu 24: Thủy phân m gam mantozơ thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng vớimột lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Mối liên hệ giữa m và a làA. m: a = 126: 171. B. m: a = 432: 171. C. m: a = 171: 216. D. m: a = 171: 432.

Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng:Este X (C4HnO2) 0

NaOHt

Y 3 30

/AgNO NHt

Z 0NaOH

t C2H3O2Na.

Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho làA. CH3COOCH=CH2. B. HCOOCH2CH2CH3.C. CH3COOCH2CH3. D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hh X gồm (axetilen, etan và propilen) thu được 1,6mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,645 mol Br2. Phần trăm thể tíchcủa etan trong hỗn hợp X làA. 3,33%. B. 5,0%. C. 4,0 %. D. 2,5%.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 27: Phát biểu đúng làA. Lực bazơ tăng dần theo dãy: C2H5ONa, NaOH, C6H5ONa, CH3COONa.B. Fructozơ bị khử bởi AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư).C. Cho HNO2 vào dung dịch alanin hoặc dung dịch etyl amin thì đều có sủi bọt khí thoát ra.D. Benzen và các đồng đẳng của nó đều làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.

Câu 28: Cho các phản ứng sau: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓(2) Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2 CrCl2 ↑ (3) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O.Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là:

A. Zn2+; Cr3+ ; Fe3+; NO3-(H+), Ag+. B. NO3-(H+), Ag+; Fe3+; Zn2+; Cr3+ .C. NO3-(H+), Zn2+; Fe3+; Cr3+ ; Ag+. D. Zn2+;Cr3+; Fe3+; Ag+; NO3-(H+)

Câu 29: Cho các chất sau: Glixerol, ancol etylic, p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin,anilin, ala-gly, phenol, amoni hiđrocacbonat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH làA. 8. B. 9. C. 7. D. 10.

Câu 30: Cho hỗn hợp (HCHO và H2 dư) đi qua ống đựng bột Ni đun nóng thu được hỗn hợpX. Dẫn toàn bộ sản phẩm thu được vào bình nước lạnh thấy khối lượng bình tăng 5,9 gam.Lấy toàn bộ dd trong bình cho tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Khốilượng ancol có trong X là giá trị nào dưới đây?A. 9,3 gam. B. 1,03 gam. C. 8,3 gam. D. 5,15 gam.

Câu 31: Cho lần lượt mỗi chất sau: Mg ; Ba(HCO3)2 ; Al ; ZnO; Na2HPO3; (NH4)2SO4 vàodung dịch NaOH. Số chất có phản ứng với dung dịch NaOH làA. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 32: Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Nếu phân tử khối của Alà 50.000, thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?A. 189. B. 191. C. 196. D. 195.

Câu 33: Các chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời làA. Ca(OH)2, NaOH. B. Ca(OH)2 và BaCl2

C. Na2CO3 và H2SO4 D. Ca(OH)2 và HClCâu 34: Một hỗn hợp Y gồm 2 este A, B mạch hở (MA< MB). Nếu đun nóng 15,7 gam hỗnhợp Y với dung dịch NaOH dư thì thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và 7,6 gamhỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu đốt cháy 15,7 gam hỗnhợp Y cần dùng vừa hết 21,84 lít O2 và thu được 17,92 lít CO2. Các thể tích khí đo ở đktc.Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp Y làA. 63,69%. B. 40,57%. C. 36,28%. D. 48,19%.

Câu 35: Cho phương trình hoá học: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O(Biết tỉ lệ thể tích N2O: NO = 1: 3). Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số

các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 làA. 60 B. 62 C. 64 D. 66

Câu 36: Có một olêum có công thức là: H2SO4.3SO3. Cần bao nhiêu gam olêum này để phavào 100ml dung dịch H2SO4 40% (d=1,31g/ml) để tạo ra olêum có hàm lượng SO3 là 10%.A. 449,1 g B. 593,1 g C. 274,55g D. 823,65g

Câu 37: Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2M đếnkhi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M.Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơnchức (Y), (Z) và 15,14 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic(T). Kết luận nào sau đây đúng?A. Axit (T) có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.B. Chất hữu cơ X có chứa 14 nguyên tử hiđro.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. Ancol (Y) và (Z) là 2 chất đồng đẳng liên tiếp với nhau.D. Số nguyên tử cacbon trong axit (T) bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong chất hữu cơ X.

Câu 38: Cho các chất sau: Tristearin, hexan, benzen, glucozơ, xenlulozơ, metylamin,phenylamoni clorua, triolein, axetilen, saccarozơ. Số các chất không tan trong nước làA. 9. B. 8. C. 7. D. 6.

Câu 39: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗnhợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lítH2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit làA. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 33%.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metylmetacrylat rồi cho toàn bô sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đăc, bình 2 đựngdung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kếttủa. Giá trị của m làA. 3,24. B. 2,34. C. 2,70. D. 3,65.

Câu 41: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, cường độ dòng 5A. Khi ở anot có 4gkhí oxi bay ra thì ngưng. Điều nào sau đây luôn đúng?A. Khối lượng đồng thu được ở catot là 16g.B. Thời gian điện phân là 9650 giây.C. Không có khí thoát ra ở catotD. pH của dung dịch trong quá trình điện phân luôn tăng lên.

Câu 42: Axeton không phản ứng với chất nào sau đây?A. H2 (xúc tác Ni, t0). B. HCN trong H2O.C. KMnO4 trong H2O. D. brom trong CH3COOH.

Câu 43: Cho dãy các oxit: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Có baonhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?A. 7. B. 5. C. 8. D. 6.

Câu 44: Cho m gam butan qua xúc tác, thu được hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon. Cho hỗn hợpkhí này sục qua bình đựng dd nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 25,6 gamvà sau thí nghiệm bình brom tăng 5,32 gam. Hỗn hợp khí còn lại sau khi qua dd nước brom cótỉ khối so với metan là 1,9625. Giá trị của m làA. 11,6. B. 8,7. C. 5,8. D. 17,4.

Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hh X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khíO2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thứcliên hệ giữa các giá trị V1, V2, a làA. V1 = V2 +22,4a B. V1 = 2V2 + 11,2aC. V1 = V2 - 22,4a D. V1 = 2V2 - 11,2a

Câu 46: Cho m gam hỗn hợp tinh thể gồm NaBr, NaI tác dụng vừa đủ với H2SO4 đặc ở điềukiện thích hợp, thu được hỗn hợp khí X ở điều kiện thường. Ở điều kiện thích hợp hỗn hợp Xtác dụng vừa đủ với nhau tạo thành 9,6 gam chất rắn màu vàng và một chất lỏng không làmđổi màu quì tím. Giá trị của m làA. 260,6. B. 404,8. C. 240. D. 50,6.

Câu 47: Cho Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duynhất) và 8,28 gam muối. Biết số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4 phản ứng. Khối lượng Feđã tham gia phản ứng làA. 2,52 gam. B. 1,08 gam. C. 1,68 gam. D. 1,12 gam.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 48: Khi đun nóng 25,8 gam hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thuđược 14,08 gam este. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp ban đầu đó thu được 23,4 ml nước.Hiệu suất của phản ứng este hóa làA. 75%. B. 80%. C. 70%. D. 85%.

Câu 49: Để hoà tan hết một mẫu Al trong dung dịch axit HCl ở 250C cần 36 phút. Cũng mẫuAl đó tan hết trong dung dịch axit nói trên ở 450C trong 4 phút. Hỏi để hoà tan hết mẫu Al đótrong dung dịch axit nói trên ở 600C thì cần thời gian bao nhiêu giây?A. 46,188 giây. B. 38,541 giây. C. 56,342 giây. D. 45,465 giây.

Câu 50: Trong nước tự nhiên, hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị H11 và H2

1 . Biết nguyên tử khốitrung bình của hidro trong nước nguyên chất bằng 1,008. Thành phần % về khối lượng củađồng vị H2

1 có trong 1,000 gam nước nguyên chất làA. 8,885%. B. 0,178%. C. 0,888%. D. 17,769%.

----------- HẾT ----------C. ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 136

Cho biết: Na: 23; K: 39; H: 1; O: 16; C: 12; N: 14; Al: 27; Mg: 24: Ca: 40; Cu: 64; Fe: 56;Cl: 35,5; Br: 80; Pb: 207; Au: 197; Ag: 108; Mn: 55Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hoá:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20A B D A D A A B A A D C D A C B C C C D21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40C C C C A B C D C D B B A A D B D D B B41 42 43 44 45 46 47 48 49 50B C D A D A A B A B

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ SỐ 2 THPT QUỐC GIA NĂM 2014 - 2015Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 281

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C6H5-CH2-CCH HCl X HCl Y NaOH2 ZTrong đó X, Y, Z đều là sản phẩm chính. Công thức của Z làA. C6H5CH2CH2 CH2OH. B. C6H5CH(OH)CH2CH2OH.C. C6H5CH2COCH3. D. C6H5 CH2CH(OH)CH3.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 1 anđehit X được2H O Xn = n . Trong X hidro chiếm 2,439% về khối

lượng. Cho 3,28 gam X phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 17,28 gam Ag. Côngthức của X là:A. CH2(CHO)2. B. O=CH-C≡C-CH=O. C. O=CH-CH=O. D. HCHO.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3 & CH3OHthu được 2,688 lít CO2 & 1,8 gam H2O. Mặt khác, 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 mldung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức CxHyCOOH là:A. C2H3COOH B. C2H5COOH C. C3H5COOH D. CH3COOH

Câu 4: Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3);CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5). Những este nào khi thủy phân khôngtạo ra ancol?A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 5: Cho từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồmK2CO3, NaHCO3 thì thấy có 0,12 mol khí CO2 thoát ra. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào m/2gam hỗn hợp X như trên thấy có 17 gam kết tủa. Giá trị của m làA. 19,14 B. 38,28. C. 35,08. D. 17,54.

Câu 6: Cho các chất sau NH3 (1), anilin (2), p-nitro anilin (3), p-metyl anilin (4), metyl amin(5), đimetyl amin (6) . Thứ tự tăng dần lực bazo là:A. 2<3<4<1<5<6 B. 3<2<4<1<5<6 C. 3<1<4<2<5<6 D. 2<3<1<4<5<6

Câu 7: Thủy phân 109,44g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 60% thuđược hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng vớidung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là:A. 69,12 gam B. 110,592 gam C. 138,24 gam D. 82,944 gam

Câu 8: Khối lượng oleum chứa 71% SO3 về khối lượng cần lấy để hòa tan vào 100 gam dungdịch H2SO4 60% thì thu được oleum chứa 30% SO3 về khối lượng là:A. 506,78gam B. 312,56 gam C. 539,68gam D. 496,68gam

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lítCO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t0).Công thức của hai anđehit trong X làA. HCHO và O=HC-CH2-CH=O. B. CH3CHO và O=HC-CH=O.C. HCHO và O=HC-CH=O. D. HCHO và CH3CHO.

Câu 10: Cho 100ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100ml dungdịch AlCl3 xM thì thu được 9,36 gam kết tủa. Vậy nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phảnứng xẩy ra hoàn toàn)A. 11,70 gam và 1,6. B. 9,36 gam và 2,4. C. 6,24 gam và 1,4. D. 7,80 gam và

1,0.Câu 11: Cho m gam chất béo tạo bởi axit stearic và axit oleic tác dụng hết với dung dịchNaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 109,68 gam hỗn hợp 2 muối. Biết 1/2 dung dịch Xlàm mất màu vừa đủ 0,12 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là:A. 132,90. B. 106,32. C. 128,70. D. 106,80.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 12: Cho hỗn hợp gồm m gam bột Cu và 27,84 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãngdư thấy tan hoàn toàn thu được dung dịch X. Để oxi hóa hết Fe2+ trong dung dịch X cầndùng 90 ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là:A. 3,36 gam. B. 5,12 gam. C. 2,56 gam. D. 3,20gam.

Câu 13: Có các nhận xét về kim loại kiềm:(1) Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1 n 7 .(2) Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt thường giải phóng H2.(3) Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy,

nhiệt độ sôi thấp.(4) Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước,

với axit sau.(5) Các kim loại kiềm không đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muốiSố nhận xét đúng là:A. 4 B. 3 C. 5 D. 2

Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:Ca3(PO4)2 2

0 0SiO C Ca HCl1200 C t

X Y Z T 2+O dö

X, Y, X, T lần lượt làA. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O3. B. P trắng, Ca3P2, PH3, P2O5.C. CaC2, C2H2, C2H3Cl, CO2. D. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O5.

Câu 15: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 thu được a gamkết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa.Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là:A. 7,84 lít. B. 5,60 lít. C. 6,72 lít. D. 8,40 lít.

Câu 16: Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu-Gly trong dung dịch KOH dư, đun nóng thuđược 40,32 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:A. 24,48 gam. B. 34,5 gam. C. 33,3 gam. D. 35,4 gam.

Câu 17: Axit nào trong số các axit sau có tính axit mạnh nhất:A. CH3-CCl2-COOH B. CH3-CBr2-COOHC. CH3 -CH2- CCl2-COOH D. CCl2-CH2-COOH

Câu 18: Cho sơ đồ sau: 0dpdd HCl70 C

KCl X Y . Các chất X, Y lần lượt là:

A. KClO, Cl2. B. K, H2. C. KClO3, Cl2. D. KOH, KClCâu 19: Khi thủy phân este C7H6O2 trong môi trường axit thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y,trong đó X cho phản ứng tráng gương, còn Y không có phản ứng tráng gương nhưng tác dụngvới dung dịch Br2 cho kết tủa trắng. CTCT của este là:A. CH≡C-COOC≡C-C2H5 B. CH3COOCH=CH-C≡CHC. HCOOC6H5 D. HCOOCH=CH-C≡C-CH-CH2

Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dungdịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thuđược kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu đượckết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt làA. 7 ; 4. B. 3 ; 2. C. 5 ; 2. D. 4 ; 2.

Câu 21: Cho các chất sau: đivinyl, toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen, propilen,benzen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 22: Hợp chất X có công thức phân tử C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được mộtsản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. ispropen. B. xiclopropan. C. propen. D. propan.Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 50 mldung dịch H2SO4 18M (đặc, dư, đun nóng), thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (đktc và làsản phẩm khử duy nhất). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4gam kết tủa. Giá trị của V là:A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,60 lít.

Câu 24: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉkhối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 17,8. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa làA. 14: 25 B. 11: 28 C. 25: 7 D. 28: 15

Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các chất mà cấu tạo phân tử không thể thỏa mãn quy tắc bát tử?A. H2S, HCl B. SO2, SO3. C. CO2, H2O D. NO2, PCl5.

Câu 26: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vàophân lớp 4s?A. 12. B. 9. C. 3. D. 2.

Câu 27: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốtcháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,6x mol H2O. Cho 0,1 mol hỗnhợp M tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được y mol Ag. Giá trị của y là:A. 0,06. B. 0,04. C. 0,08. D. 0,02.

Câu 28: Để hoà tan một mẩu kẽm trong dung dịch HCl ở 200C cần 27 phút. Cũng mẩu kẽm đó tanhết trong dung dịch axit nói trên ở 400C trong 3 phút. Để hoà tan hết mẫu kẽm đó trong axit nóitrên ở 450C thì cần bao nhiêu thời gian?A. 103,92 giây B. 60,00 giây C. 44,36 giây D. 34,64 giây

Câu 29: X có CTPT C4H11O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được etyl amin. VậyCTCT của X là:A. CH3COONH3C2H5 B. CH3COONH2C2H5

C. C2H5COOCH2NHCH3. D. HCOONH3C3H7

Câu 30: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu,

độc.(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối

lượng phân tử.(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.A. (1), (2). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4).

Câu 31: Cho các phát biểu sau:(1) Trong dung dịch, tổng nồng độ các ion dương bằng nồng độ các ion âm.(2) Dãy các chất: CaCO3, HBr và NaOH đều là các chất điện ly mạnh.(3) Trong 3 dung dịch cùng pH là HCOOH, HCl và H2SO4, dung dịch có nồng độ lớn nhất

là HCOOH.(4) Phản ứng axit-bazơ xảy ra theo chiều tạo ra chất có tính axit và bazơ yếu hơn.(5) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa.Số phát biểu đúng là:A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 32: Thêm dung dịch brom lần lượt vào 4 mẫu thử chứa các dung dịch: fructozơ,saccarozơ, mantozơ, hồ tinh bột. Mẫu thử có khả năng làm mất màu dung dịch brom là:A. dung dịch fructozơ. B. dung dịch mantozơ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. dung dịch saccarozơ. D. dung dịch hồ tinh bột.Câu 33: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau mộtthời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêmtiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kếttủa. Giá trị của m là:A. 4,8 gam. B. 4,32 gam. C. 4,64gam. D. 5,28 gam.

Câu 34: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2 tác dụng với dung dịch Br2 tạo rađược dẫn xuất tribrom. X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1. Số đồng phâncủa X là:A. 2 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 35: Cho bột nhôm dư vào axit X loãng, đun nóng thu được khí Y không màu, nặng hơnkhông khí và dung dịch Z. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Z, đun nóng. Sauphản ứng hoàn toàn, thấy thoát ra khí T (không màu, đổi màu quỳ tím ẩm sang xanh). AxitX và khí Y là:A. HNO3 và N2. B. H2SO4 và H2S. C. HNO3 và N2O. D. HCl và H2.

Câu 36: Cho a gam P2O5 vào dung dịch chứa a gam KOH, thu được dung dịch X. Chất tan cótrong dung dịch X là:A. KH2PO4 và H3PO4 B. K2HPO4 và K3PO4

C. KH2PO4 và K2HPO4 D. K3PO4 và KOHCâu 37: Phản ứng nào sau đây mạch polime bị thay đổi?A. Cao su Isopren + HCl B. PVC + Cl2 as

C. PVA + NaOH ot D. Nhựa Rezol

ot

Câu 38: Cho các phản ứng:

(1) FeCO3 + H2SO4 đặc0t khí X + khí Y +… (4) FeS + H2SO4 loãng khí G +…

(2) NaHCO3 + KHSO4 khí X +… (5) NH4NO20t khí H +…

(3) Cu + HNO3(đặc)0t khí Z +… (6) AgNO3

0t khí Z + khí I +…Trong các chất khí sinh ra ở các phản ứng trên, số chất khí tác dụng với dung dịch NaOH là:A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.

Câu 39: Dãy các dung dịch nào sau đây, khi điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) có sự tăngpH của dung dịch?A. NaOH, KNO3,KCl. B. NaOH, CaCl2, HCl.C. CuSO4, KCl, NaNO3. D. KCl, KOH, KNO3.

Câu 40: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không tạo ra NaHCO3?A. Sục CO2 vào dung dịch natriphenolat.B. Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3.C. Sục CO2 vào dung dịch bão hòa chứa NaCl và NH3.D. Cho dung dịch NaOH vào Ba(HCO3)2.

Câu 41: Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4

(5), Na2S (6). Các dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:A. (4), (5) B. (3), (5) C. (2), (3) D. (3), (4), (6)

Câu 42: X có công thức phân tử là C4H8Cl2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH đun nóngthu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2. Hãy cho biết X có bao nhiêucông thức cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 43: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phảnứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịchban đầu. Giá trị của m làA. 32,50. B. 48,75. C. 29,25. D. 20,80.

Câu 44: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp được axeton là:A. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOHB. C2H5OH, CH3CH=CHBr, C6H5CH(CH3)2

C. C6H5CH(CH3)2, CH3CH2CH2OH, HCOOCH3

D. CH3CHOHCH3, (CH3COO)2Ca, CH2=CBr-CH3

Câu 45: Phát biểu nào sau đây là sai?A. Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ.B. Chì (Pb) có ứng dụng để chế tạo thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.C. Kẽm có ứng dụng để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép.D. Nhôm là kim loại dẫn điện tốt hơn vàng.

Câu 46: Có thể dùng dung dịch NH3 để phân biệt 2 dung dịch muối nào sau đây?A. CuSO4 và ZnSO4. B. NH4NO3 và KCl. C. MgCl2 và AlCl3. D. NaCl và KNO3.

Câu 47: Để hiđro hoá hoàn toàn 0,035 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit có khối lượng 2,2gam cần 1,568 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho cũng lượng X trên phản ứng với một lượng dưdung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 10,8 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehittrong X làA. H-CHO và OHC-CH2-CHO. B. CH2=C(CH3)-CHO và OHC-CHO.C. OHC-CH2-CHO và OHC-CHO. D. CH2=CH-CHO và OHC-CH2-CHO.

Câu 48: Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạchhở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dungdịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khiđốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu đượcgồm CO2, H2O, N2?

A. 2,25 mol. B. 1,35 mol. C. 0,975 mol. D. 1,25 mol.Câu 49: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịchsau đựng trong các lọ mất nhãn: Na2CO3, NaCl, NaOH, HCl, BaCl2, KNO3?A. 3. B. 6. C. 1 D. 4

Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng?A. PVA bền trong môi trường kiềm khi đun nóngB. Tơ olon được sản xuất từ polome trùng ngưng.C. Tơ nilon -6 được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng hexametylen điamin với axit

ađipic.D. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrylonitrin được cao su buna-N.

C. ĐÁP ÁN: MÃ ĐỀ 281

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20C B A A B B B A C C B A A B C A A C C D21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40B B C A D D C A A A C B C A C C D A B D41 42 43 44 45 46 47 48 49 50D B D D D A D B D D

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ SỐ 3 THPT QUỐC GIA NĂM 2014-2015Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 329Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứngthu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu đượckết tủa gồm hai hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứaA. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3.

Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 12,50 gam hỗn hợp hai este đơn chức thu được 13,70 gamhỗn hợp hai muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,80 gam một ancol. Công thức của haieste đó làA. CH3COOC2H5 và C2H5COOC2H5. B. HCOOCH3 và CH3COOCH3.C. CH3COOCH3 và C2H5COOCH3. D. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5.

Câu 3: Hòa tan a gam ZnCl2 vào 100 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Cho 160 mlNaOH 2M vào X, thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 190 ml dung dịch KOH 2M vàoX thì cũng thu được m gam kết tủa. Giá trị của a là:A. 19,4 B. 16,375. C. 17,000. D. 18,215.

Câu 4: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O?A. 3 B. 5 C. 6 D. 4

Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm KNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và AgNO3, sauphản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm rắn gồm:A. KNO2, CuO, Fe2O3 và Ag2O. B. KNO2, CuO, Fe2O3 và Ag.C. K2O, CuO, Fe2O3 và Ag. D. KNO2, CuO, FeO và Ag.

Câu 6: Đốt cháy 0,06 mol hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic, thu được 2,24 lít khí CO2(ởđktc). Nếu trung hòa 0,03 mol X cần dùng 50ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:A. HCOOH, HOOC – COOH. B. HCOOH, HOOC – CH2 – COOH.C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.

Câu 7 Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chấtxúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịchbrom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉkhối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y làA. 33,6 lít. B. 44,8 lít. C. 22,4 lít. D. 26,88 lít.

Câu 8: Cho các chất: C2H4, C2H2, C2H6, C2H5Cl, C2H5OH, CH3COOC2H5, HCOOC2H3,CH3COOH. Có bao nhiêu chất trong số các chất đã cho ở trên bằng phản ứng trực tiếp tạo raanđehit axetic (axetanđehit)?A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 9: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao đều chongọn lửa màu vàng, biết:

X + Y Z (1) Yot Z + H2O + E( (2)

E + X Y (3) E + X Z (4)Biết E là hợp chất của cacbon. X, Y, Z, E lần lượt là

A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2. B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.C. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3. D. KOH, KHCO3, CO2, K2CO3.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 10: Cho các chất: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), C6H5Cl (phenyl clorua), C2H5Cl,NaHCO3, CO, CO2, Zn(OH)2, Mg(OH)2, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dungdịch NaOH loãng, đun nóng làA. 8. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 11: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồngđộ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?A. 4 2CH và H O. B. 2 2CO và O . C. 2 4CO và CH . D. 2N và CO.

Câu 12: Dung dich X gồm K2CO3 0,15M và KHCO3 0,10M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết200 ml dung dịch HNO3 0,10M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V ml khí CO2 (ở đktc). Giátrị của V là:A. 448. B. 336. C. 224. D. 112.

Câu 13: Có hỗn hợp X gồm hai ancol, có số nhóm chức hơn kém nhau 1 đơn vị. Đốt cháyhoàn toàn m gam hỗn hợp X, thu được 13,44 lít khí CO2 và 16,20 gam H2O. Mặt khác cho mgam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít H2. Giá trị của m là(các thể tích đo ở đktc):A. 22.00. B. 15,04. C. 22,12. D. 15.40.

Câu 14: Cho 14,6 gam một amin X tác dụng với HCl (dư), thu được 21,90 gam muốiCxHyNH3Cl. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với tính chất của X là:A. 8. B. 7. C. 3. D. 4.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dungdịch X lần lượt phản ứng với các chất: Cu, Ag, dung dịch KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3.Số trường hợp có phản ứng xảy ra với dung dịch X làA. 6. B. 5. C. 3. D. 4.Câu 16: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1phân tử clophản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho H = 1, C = 12,Cl = 35,5)A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 17: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2.Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính làA. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 18: Nung 8,91 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và BaSO4 trong bình kín không có khôngkhí, sau một thời gian thu được 7,29 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thu hoàn toàn X vào300 ml H2O được dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:A. 2,15. B. 1,00. C. 2,00. D. 1,52.

Câu 19: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thuđược dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sốmol NaOH đã phản ứng là

A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55.Câu 20: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ chứa một loại liên kết làA. HF, HClO, KF, H2O. B. NaF, Na2O, CaCl2, KBr.C. NaF, NaCl, NaNO3, KI. D. HF, H2S, HCl, NH4NO3.

Câu 21: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điên tích hạt nhân thìA. Bán kính nguyên tử và đô âm điên đều tăngB. Bán kính nguyên tử tăng, đô âm điên giảmC. Bán kính nguyên tử giảm, đô âm điên tăngD. Bán kính nguyên tử và đô âm điên đều giảm

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 22: Cho 13,92 gam Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, sau phản ứng thuđược dung dịch X và 0,448 lít khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khối lượng HNO3

nguyên chất đã tham gia phản ứng làA. 35,28 gam. B. 33,48 gam. C. 12,4 gam. D. 17,64 gam.

Câu 23: Cho dãy các chất: (NH2)2CO, NH4Cl, (NH4)2SO4, NaHCO3, ZnCl2, FeCl2, KCl. Sốchất trong dãy tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành kết tủa sau khi các phản ứng xảyra hoàn toàn làA. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 24: Có 4 dung dịch riêng biêt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịchmôt thanh Ni. Số trường hợp xuất hiên ăn mòn điên hoá làA. 1 B. 4 C. 3 D. 2

Câu 25: Hỗn hợp X gồm CH2=CHCHO và H2. Cho hỗn hợp X vào bình kín (có bột Ni) nungnóng, được hỗn hợp Y chỉ có hai hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thu được 6,72 lít khí CO2

(ở đktc) và 6,30 gam H2O. Phần trăm khối lượng của H2 có trong hỗn hợp X làA. 9,48%. B. 6,92%. C. 5,08%. D. 4,120%.

Câu 26: Cho 7,28 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO3 1M, sauphản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tanđược tối đa bao nhiêu gam Cu?A. 0,64. B. 1,28. C. 1,92. D. 1,20.

Câu 27: Cho cân bằng: 2SO2 + O2 ⇋ 2SO3. Yếu tố nào sau đây không làm cân bằng chuyển

dịch theo chiều thuận?A. Nén bình cho dung tích nhỏ hơn. B. Cho thêm V2O5

C. Cho thêm O2 D. Làm giảm nồng độ SO3

Câu 28: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,77 gam Ni vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợpgồm H2SO4 1M và KNO3 0,40M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịchX và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch thìlượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:A. 180. B. 120. C. 360. D. 240.

Câu 29: Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗnhợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng hoàntoàn thu được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lítkhí. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩmkhử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m làA. 50,8. B. 58,6. C. 46,0. D. 62,0.

Câu 30: Cho các chất hữu cơ: axetilen, vinylaxetilen, etilen, fructozơ, mantozơ, axetanđehit,vinyl axetat, dung dịch fomalin. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạora kết tủa là:A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 31: Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng làA. tơ capron; nilon-6,6, polietylen B. poli (vinyl axetat); polietilen, cao su bunaC. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren D. polietylen; cao su buna; polistiren

Câu 32: Chất nào sau đây không phải là chất dẻo?A. poli(metyl metacrylat). B. poli(vinyl clorua)C. Polistiren D. Poliisopren

Câu 33: Cho các phản ứng sau:

(1) Fe(OH)2 + H2SO4 đặcot (2) Fe + H2SO4 loãng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

(3) Fe(OH)3 + H2SO4 đặcot (4) Fe3O4 + H2SO4 loãng

(5) Cu + H2SO4 loãng + dung dịch NaNO3 (6) FeCO3 + H2SO4 đặcot

Số phản ứng hóa học trong đó H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa làA. 2. B. 4 C. 3. D. 5.

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dung dịch HCl(dư), thuđược 8.96lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác hòa tan 5.5 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng(dư) thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 5,04

Câu 35: Đun nóng 34,2 gam mantozơ trong dung dịch chứa axit sunfuric loãng. Trung hòadung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dungdịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phânmantozơ làA. 69,27%. B. 87,50%. C. 75,00%. D. 62,50%.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam hỗn hợp gồm một ancol và một ete đều thuộc loại hợp chấtno, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và m2 gam H2O. Biểu thức liên hệ giữam1, m2 và V là:A. m1 = m2 – V/11,2. B. m1 = 2m2 – V/11,2.C. m1 = m2 – V/5,6. D. m2 = m1 – V/5,6.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.B. Phân đạm ure tốt hơn đạm amoni sunfat.C. Hàm lượng phân lân được tính theo phần trăm khối lượng điphotpho pentaoxit trong

phân bón.D. Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng dưới dạng ion N , N .

Câu 38: Người ta dự kiến điều chế oxi theo các quá trình dưới đây:1) Điện phân H2O. 2) Phân hủy H2O2 với chất xúc tác MnO2.3) Điện phân dung dịch CuSO4. 4) Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.5) Điện phân dung dịch NaOH. 6) Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.Số quá trình thường áp dụng để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm làA. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 39: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).C. Đá vôi (CaCO3). D. Vôi sống (CaO).

Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 44,85 gam bột Zn bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu đượcdung dịch X và 3,584 lít hỗn hợp khí Y gồm hai khí N2O và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 15:1.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?A. 131,12 gam. B. 130,41 gam. C. 130,14 gam. D. 131,21 gam.

Câu 41: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được mkg Al ở catot và 6,72 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít(ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trịcủa m là:A. 8,1 B. 5,4 C. 7,56 D. 10,8

Câu 42: Cho các axit sau: (1) axit fomic, (2) axit axetic, (3) axit acrylic, (4) axit oxalic. Sựsắp xếp nào đúng với chiều tăng dần tính axít của các axit đó:A. 1,2,4,3 B. 2,1,3,4 C. 4,1,3,2 D. 2,3,1,4

Câu 43: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1Câu 44: Nung nóng từng căp chất trong bình kín:

(1) Fe + S (r) (2) Fe2O3 + CO (k)(3) Au + O2 (k) (4) Cu + Cu(NO3)2 (r)(5) Cu + KNO3 (r) (6) Al + NaCl (r)(7) Ag +O3

Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:A. (1), (2),(3), (6) B. (2), (3), (4) C. (1),(2),(4), (5),(7) D. (1), (4), (5)(7)

Câu 45: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và bmol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau

Tỉ lệ a: b làA. 4: 3. B. 2: 3. C. 1: 1. D. 2: 1.

Câu 46: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala–Ala–Ala–Ala (mạch hở) thu được hỗn hợpgồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala–Ala và 27,72 gam Ala–Ala–Ala. Giá trị của m là:A. 111,74 B. 81,54 C. 90,6 D. 66,44

Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đúng?A. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc. B. Dung dịch phenylamoni clorua có pH < 7.C. Các ancol đa chức hòa tan được Cu(OH)2. D. Benzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.

Câu 48: Để bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc chín có chứaA. β – caroten. B. enzim tổng hợp vitamin A.C. vitamin A. D. este của vitamin A.

Câu 49: Cho 0,1 mol anđehit X phản ứng tối đa với 0,3 mol H2, thu được 9 gam ancol Y. Mặtkhác 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag.Giá trị của m là

A. 21,6. B. 16,2. C. 10,8. D. 5,4.Câu 50: Phát biểu nào sau đây là sai?A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

----------- HẾT ----------C. ĐÁP ÁN: MÃ ĐỀ 329

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ SỐ 4 THPT QUỐC GIA NĂM 2014-2015Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20B C C B B A A D B A C D D D B A D B B B21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40C A D D C D B A A C D D C D C C A D A D41 42 43 44 45 46 47 48 49 50C B C D A B B A C A

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Mã đề thi 479Câu 1: Cho các nguyên tử có kí hiệu sau: 7N; 8O; 14Si; 17Cl; 20Ca. Số nguyên tử có haielectron độc thân ở trạng thái cơ bản làA. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điệnnhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M làA. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2.Câu 3: Cho phương trình hoá học Cu + HNO3 (Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số (các sốnguyên tối giản) của các chất trong phương trình hoá học trên làA. 9. B. 11. C. 18. D. 20.

Câu 4: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nitơ và hiđro bằng phương pháp tổnghợp theo phương trình hoá học sau: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k) H <0

Phát biểu nào sau đây đúng?A.Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất.B.Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.C.Cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều thuận khi thêm chất xúc tác bột Fe.D.Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất, cân bằng hoá học chuyển dịch theo chiều tăng khối lượng mol

hỗn hợp khí.Câu 5: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra x mol khí H2;- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2 (sản

phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y làA. x = 2y. B. y = 2x. C. x = 4y. D. x = 5y.

Câu 6: Cho các dung dịch sau: K2S, HCl, Na2CO3, NH4Cl, BaCl2. Số dung dịch làm quì tímhoá đỏ làA. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 7: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịchlà:A. Ag+, Na+, NO3-, Cl-. B. Mg2+, K+, SO42-, CO32-.C. H+, Fe3+, NO3-, SO42-. D. Al3+, NH4+, Br-, OH-.

Câu 8: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí trong các chất sau H2, CO2, HCl, NH3,chúng được úp ngược trên các chậu đựng nước như hình vẽ sau:

DCBA

Chất khí NH3, HCl đựng trong các ống nghiệm ở các chậu làA. A và B B. A và C C. B và C D. C và D

Câu 9: Cho 450 ml dung dịch NaOH 1M vào 200ml dung dịch H3PO4 1M đến khi phản ứngxảy ra hoàn toàn. Dung dịch thu được chứa các chất tan làA. H3PO4, NaH2PO4. B. Na3PO4, NaOH.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. Na3PO4, Na2HPO4. D. Na2HPO4, NaH2PO4.Câu 10: Để tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Ni, Fe ở dạng bột (vẫn giữ nguyên khốilượng của Ag ban đầu) thì dung dịch cần dùng làA. Dung dịch FeCl3. B. Dung dịch HNO3 đặc nguội.C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch HCl.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72lít khí H2 (đktc). Hãy cho biết khi cho m gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch chứaFe2(SO4)3 0,6M và CuSO4 1M thu được bao nhiêu gam kết tủa.A. 16,53g B. 11,52g C. 11,2g D. 12,8g

Câu 12: Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,0M vào 200 ml dung dịch chứa NaHCO3 vàNa2CO3 thu được 1,12lít CO2 (đktc). Nnồng độ mol/l của Na2CO3 trong dung dịch làA. 0,50M. B. 1,25M. C. 0,75M. D. 1,50 M.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 có số mol bằng nhau. Cho m gam hỗn hợp Xtác dụng với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịchNaOH loãng (dư), thu được 7,49g kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m làA. 18,20. B. 5,20. C. 12,13. D. 3,92.

Câu 14: Natripeoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hóa mạnhcó thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thườngcho thêm vào một ít bột natripeoxit. Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt làA. Để nơi râm mát, khô thoáng, đậy kín nắp. B. Để nơi khô thoáng, không có nắp đậy.C. Để nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời. D. Để nơi mát mẻ, có hơi ẩm.

Câu 15: Đồ thị nào sau đây biểu diễn hiện tượng thí nghiệm khi nhỏ từ từ dung dịch NaOHđến dư vào dung dịch chứa HCl và AlCl3?

OH-

Al(OH)3

0 OH-

Al(OH)3

0 OH-

Al(OH)3

0 OH-

Al(OH)3

0(1) (2) (3) (4)A. (1). B. (2). C. (3). D. (4).

Câu 16:Nhỏ từ từ 3V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịchY) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vàoV1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,95m gam. Tỉ lệ V2/V1 lớn nhất làA.V2/V1 = 3,55 B.V2/V1 = 3,75 C.V2/V1 = 1,18 D.V2/V1 = 3,274

Câu 17: Thổi một luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuOnung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra đượchấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m làA. 3,21. B. 3,32. C. 3,22. D. 3,12.

Câu 18: Tiến hành hai thí nghiệm sau:TN1: Sục V lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết

tủa.TN2: Sục V lít CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu

được 39,4 gam kết tủa.Giá trị của V và a tương ứng là

A. 6,72 lít và 0,1 mol. B. 5,6 lít và 0,2 mol. C. 8,96 lít và 0,3 mol.D. 6,72 lít và 0,2 mol.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 19: Cho bột kim loại M vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3. Sau khi phảnứng kết thúc, thu được chất rắn X gồm M và Ag với dung dịch Y chứa 2 muối M(NO3)2 vàFe(NO3)2. Kết luận nào sau đây là đúng?A. Tính khử theo thứ tự: Fe2+ > M > Ag > Fe3+.B. Tính oxi hoá theo thứ tự: Ag+ > Fe3+ > M2+ > Fe2+.C. Tính oxi hoá theo thứ tự: M2+ > Ag+ > Fe3+ > Fe2+.D. Tính khử theo thứ tự: M > Ag > Fe2+ > Fe3+.

Câu 20: Những bức tranh cổ được vẽ bởi chất bột, phẩm màu hữu cơ. Khi để lâu trong khôngkhí thường có màu đen là do H2S tác dụng với muối chì trong phẩm màu tạo PbS. Chất đượcđùng để khôi phục các bức tranh cổ đó làA. H2O2. B. O3. C. H2SO4. D. Na2SO4.

Câu 21: Để ngăn hiện tượng mưa axit có thể thực hiện cách làm nào sau đây?A. Ngăn cản hiện tượng bay hơi của nước từ sông ngòi, đất.B. Phá tan các đám mây ngăn cản sự ngưng tụ hơi nước của mây thành mưa.C. Loại bỏ các khí SO2, NO2 từ khí thải của các nhà máy.D. Không có cách nào có thể làm giảm hiện tượng mưa axit được.

Câu 22: Lấy 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (với số mol bằng nhau) tác dụng hoàntoàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụngvới dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m?A. 17,34 gam. B. 19,88 gam. C. 14,10 gam. D. 18,80 gam.

Câu 23: Cho các phát biểu không đúng?A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.B. Lưu huỳnh đioxit dùng làm chất tẩy trắng trong sản xuất đường mía.C. Amoni hiđrocacbonat được dùng làm bột nở.D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.

Câu 24: Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dung dịch HCl đặc, dư thu được V lít khí Clo (ở đktc).Giá trị của V làA. 0,896. B. 1,344. C. 0,672. D. 1,792.

Câu 25: Có 500 ml dung d ịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịchX tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch Xcho tác dụng với l ượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dungdịch X tác dụng với l ượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tổng khốilượng muối có trong 500 ml dung dịch X làA. 14,9 gam. B. 11,9 gam. C. 86,2 gam. D. 119 gam.Câu 26: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch Br2 trong CCl4, vừa tác dụngđược với dung dịch AgNO3 trong amoniac?A. But-2-in. B. Propin. C. Anđehit fomic. D. Glucozơ.

Câu 27:Hỗn hợp X gồm hai anken có tỉ khối so với H2 bằng 18,2. Lấy hỗn hợp Y chứa 6,552 gam X và0,4 gam H2. Cho Y vào bình kín có dung tích V lít (ở đktc) có chứa Ni xúc tác. Nung bình một thời giansau đó đưa về 0oC thấy áp suất trong bình bằng 13/19 atm. Biết hiệu suất phản ứng hiđro hoá của cácanken bằng nhau và thể tích của bình không đổi. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá làA. 50,00%. B. 66,67%. C. 60,00%. D. 77,77%.

Câu 28: Chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng làA. HOCH2CH2CH2OH. B. HOCH2CHOHCH2OH.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C. CH3CHO. D. C2H5-O-CH3.Câu 29: Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?A. KCl. B. NaOH. C. KHCO3. D. HCl.

Câu 30: Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) -naphtol. Các chất thuôc loại phenol là:A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (5), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6).

Câu 31: Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, t0). Qua haiphản ứng này chứng tỏ anđehitA. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

Câu 32: Phản ứng nào chứng minh axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của phenol?A. C6H5OH + NaOH (C6H5ONa + H2OB. CH3CHOOH + C6H5ONa (CH3COONa + C6H5OHC. CH3COONa + C6H5OH (CH3COOH + C6H5ONaD. 2CH3COOH + Ca ((CH3COO)2Ca + H2

Câu 33: Oxi hóa không hoàn toàn 10 gam một ancol đơn chức bậc 1 bằng CuO nung nóng,thì được 14 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho hỗn hợp X tác dụng hết vớidung dịch [Ag(NH3)2]OH trong NH3 dư thì khối lượng Ag làA. 86,4 gam B. 54,0 gam C. 108,0 gam D. 27,0 gam

Câu 34: Một hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và axitaxetic. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 1ít dung dịch H2SO4 đặc vào hỗn hợp đó và đun nóng thu được 13,9 gam este. Các chất phảnứng vừa đủ và hiệu suất giả thiết đạt 100%. Vậy 2 ancol làA. metylic và etylic B. isopropylic và isobutylic.C. etylic và isopropylic D. etylic và propylic

Câu 35: Công thức tổng quát của este thơm đơn chức chứa một vòng benzen X làA. CnH2n-2O2 (n≥7). B. CnH2n-8 O2 (n≥7). C. CnH2n-4O4 (n≥7). D. CnH2n-6O4 (n≥7).

Câu 36: Công thức của tripanmitin làA. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5. B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.C. (CH3[CH2]14COO)3C3H5. D. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.

Câu 37: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phảnứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên làA. 2. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 38: Số công thức cấu tạo của amin ứng với công thức phân tử C4H11N khi tác dụng vớiHNO2 sinh ra N2 làA. 3. B. 4. C. 5. D. 7.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino)và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gamH2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m làA. 10,95. B. 6,39. C. 6,57. D. 4,38.

Câu 40: Muối X có CTPT là CH6O3N2. Đun nóng X với NaOH thu được 1,12 lít khí Y (Y làhợp chất chứa C, H, N và có khả năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Khối lượng muối thu đượclà:A. 4,1 gam. B. 4,25 gam. C. 3,4 gam. D. 4,15 gam.

Câu 41: Thuỷ phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ (C12H22O11), rồi cho toàn bộ sản phẩm thuđược tác dụng với AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được m gam bạc. Giá trị của m là

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

A. 43,2. B. 21,6. C. 10,8. D. 32,4.Câu 42: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.(b) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.(c) Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc ozogluc .(d) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.(e) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ

thu được một loại monosaccarit duy nhất.(f) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

Số phát biểu đúng làA. 6 B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 43: Cho các phát biểu sau:(1) Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.(2) Các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.(3) Protein là một loại polime thiên nhiên.(4) Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh.Số phát biểu đúng là:A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 44: Trong các polime cho dưới đây, polime nào không phải là polime tổng hợp?A. Nilon -6. B. Xenlulozơ triaxetat. C. Polistiren. D. P.V.C.

Câu 45: Cho 21,4 gam hỗn hợp gồm phenol và axit axetic tác dụng với dung dịch NaOH0,5M thì cần vừa đủ 600 ml. Phần trăm số mol của phenol trong hỗn hợp làA. 33,33%. B. 43,93%. C. 84,11%. D. 56,07%.

Câu 46: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất làA. CH3COOH. B. CH3CHO. C. C2H5OH. D. CH3COOC2H5.

Câu 47: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (khi có mặt chất xúc tác trongđiều kiện thích hợp) làA. Saccarozơ, CH3COOCH3, benzen. B. C2H4, CH4, C2H2.C. C2H6, CH3-COO-CH3, tinh bột. D. Tinh bột, C2H4, C2H2.

Câu 48: Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH làA. CH3 – CH2 - COO-CH3. B. CH3 – CH2 – CH2 - COOH.C. HCOO-CH2 – CH2 - CH3. D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.

Câu 49: Thủy phân hỗn hợp gồm 2a mol saccarozơ và a mol mantozơ một thời gian thu đượcdung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụngvới một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 10,26 gam Ag. Giá trị của a làA. 0,021 mol. B. 0,010 mol. C. 0,008 mol. D. 0,025 mol.

Câu 50: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c molH2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam Xvới dung dịch chứa 0,7 mol NaOH sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn làA. 57,2 gam B. 52,6 gam C. 53,2 gam D. 42,6 gam

ĐÁPÁNMÃĐỀ 479:1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20B B D D D C C D C A B C B A A D D D B A21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

C A D D D B B B B C C B C D B C B B C B41 42 43 44 45 46 47 48 49 50A C C B A A D B B B

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ SỐ 5 THPT QUỐC GIA NĂM 2014-2015Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 537Câu 1. Trong hệ thống tuần hoàn nhóm A nào chỉ chứa các nguyên tố kim loại.

A. I, III B. II, III, C. II D. I, II, IIICâu 2. Ion Ba2+ có cấu hình electron

A. [Xe] 6s1 B. [Xe] C. [Xe] 6s2 D. A, B, C đều saiCâu 3. Hãy chỉ ra mức năng lưọng Obital nguyên tử viết sai

A. 4s B. 3p C. 2d D. 3dCâu 4. Các kim loại hiếm có cấu tạo mang tinh thể kiểu:

A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diệnC. Lăng trụ lục giác đều. D. A, B, C đều sai.

Câu 5. Tính dẫn điện của kim loại được xếp theo thứ tự:A. Ag > Cu > Au B. Ag > Au > CuC. Cu > Ag > Au D. Au > Ag >Cu

Câu 6. Tính dẫn nhiệt của kim loại xếp theo thứ tự:A. Al > Ag > Cu B. Cu > Al > AgC. Ag > Al > Cu D. Ag > Cu > Al

Câu 7. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.A. Au B. Ag C. W D. Pb

Câu 8. Hỗn hợp bột gồm 1,4 g Fe và 0,24g Mg vào 200ml dung dịch CuSO4 0,15M phản ứnghoàn toàn được m gam phần không tan. m có giá trị là:

A. 4,4g. B. 3,3g C. 2,2g D. 6,6g

Câu 9. 4,05g Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O đkc duy nhất. V có trị số:A. 2,52 lit B. 1,26 lit C. 4,48 lit D. 0,42 lit

Câu 10. Cho phản ứng Mg + HNO3 → Mg (NO3)2 + N2 + H2O sau khi được cân bằng.Tổngsố các hệ số cân bằng.

A. 28 B. 29 C. 27 D. 30Câu 11. Khi điện phân dung dịch Na2SO4 trong H2O thu được:

A. Na, H2, S B. H2SO4 C. Na, S D. H2 và O2

Câu 12. Khi cho dòng điện một chiều I = 2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượngđồng thoát ra ở Catốt là:

A. 0,4 gam B. 0,2 gam C. 40 gam D. 4 gamCâu 13. Sự chuyển hóa của dãy sau:

Cu→ CuO → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu có thể thực hiện bằng cách:A. mỗi mũi tên chỉ cần một phản ứng.B. cần bổ sung thêm 2 phản ứng.C. Cần đun nóng và áp suất cao.D. Cần bổ sung thêm 1 phản ứng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 14. Trong các loại tinh thể, tinh thể nào dẫn điện và dẫn nhiệt ở điều kiện bình thường.A. Tinh thể phân tử B. Tinh thể nguyên tử.C. Tinh thể kim loại D. Tinh thể Ion.

Câu 15. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám 1 lớp Fe ở bề mặt ta có thể rửa lớp Fe bằng dungdịch nào sau đây:

A. FeSO4 dư. B. ZnSO4 dư. C. FeCl3 dư D. A, B, C đều đượcCâu 16. Ngâm 1 lá kẽm trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1mol/l phản ứng kết thúc khốilượng lá kẽm tăng thêm bao nhiêu gam.

A. 0,755 gam B. 7,55 gam C. 0,3775gam D. 0,891 gamCâu 17. Cho phản ứng: Cu + Fe 3+ → Cu2+ + Fe2+

Hệ số cân bằng của phản ứng trên:A. 1, 1, 1, 1 B. 1, 2, 1, 2 C. 2, 3, 2, 3 D. A, B, C đều đúng

Câu 18. Bể tách Ag khỏi hỗn hợp bột (Ag, Cu, Fe) phải ngâm hỗn hợp trong dung dịch nàosau đây được lấy dư:

A. HNO3 B. H2SO4 đặc. C. FeCl3 D. HClCâu 19. 8,64g Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng cho V lít khí N2O duy nhất ở điều kiệntiêu chuẩn. V có trị số:

A. 1,344lit B. 2,688lit C. 0,672lit D. 2,24litCâu 20. Hai lá Zn và Cu nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng khi nối 2 lá trên bằng một dâydẫn. Khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa. Chọn kết luận đúng.

A. lá Zn là cực dương, lá Cu là cực âm. B. lá Zn là cực âm, lá Cu là cực dương.C. Lá Cu bị ăn mòn. D. Bọt khí thoát ra từ cực Zn

Câu 21. 5g hỗn hợp bột Cu và Al cho vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trămAl theo khối lượng ở hỗn hợp đầu.

A. 27% B. 51% C. 64% D. 54%Câu 22. Điện phân muối Clorua kim loại hóa trị 2 nóng chảy. Sau một thời gian ở Catốt có2,74 gam kim loại và ở anot có 448ml khí đktc. Công thức của muối kim loại.

A. BaCl2 B. MgCl2 C. CaCl2 D. ZnCl2

Câu 23. Cho lần lượt 3,6g Mg ; 2,7g Al ; 8,4 g Fe vào 3 lọ đựng dung dịch HCl dư. Khí H2

thoát ra ở đktc có số đo lần lượt là V1, V2, V3. Chọn kết luận đúng:A. V1 = V2, V2 > V3 B. V1 > V2, V2 = V3

C. V1 > V2 > V3 D. V1 = V2 = V3

Câu 24. Trong 4 dãy dưới đây, dãy nào chỉ chứa một kim loại nhẹ còn lại là kim loại nặng.A. Na, Al, Hg, Zn, Cu B. Li, K, Au, Ag, FeC. Os, Mg, Cu, Pb D. Al, Mg, Zn, Ag

Câu 25. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là phản ứng được với:1. Halogen 2. Kiềm 3. Axít 4. Oxit axit 5. Oxi. 6. Nước 7. Hidro.

A. 1,2,3,5,7 B. 1,2,3,5 C. 7, 6, 4, 3 D. 1, 3, 5Câu 26. Bằng phương pháp điện phân ta có thể điều chế được những kim loại có độ tinh khiết:

A. 80% B. dưới 80% C. dưới 90% D. trên 95%Câu 27. Bằng phương pháp nhiệt luyện, người ta có thể điều chế được những kim loại:

A. Có tính khử mạnh B. Một số kim loại đứng trước AlC. Có tính khử yếu và trung bình D. A, B, C đều đúng.

Câu 28. Quá trình nào sau đây dùng để điều chế Fe từ FeS2

A. FeS2 → Fe2O3 → Fe B. FeS2 → FeO→ FeC. FeS2

Zn Fe D. A, B, C đều đúng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 29. 20,6g hỗn hợp bột (Al, Fe, Cu) ôxi hóa hoàn toàn thu 28,6g hỗn hợp ba ôxít. Số molôxi đã tham gia phản ứng.

A. 0,25mol B. 0,5 mol C. 0,75mol D. 0,125 molCâu 30. Cho phương trình phản ứng: Zn + AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2 Agtrong quá trình phản ứng

A. Khối lượng Zn tăng dần. B. Khối lượng Ag giảm dần.C. Nồng độ ion Zn2+ tăng dần. D. Nồng độ ion Ag+ tăng dần.

Câu 31: Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)A. C3H5N. B. C2H7N. C. CH5N. D. C3H7N.

Câu 32: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp làA. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3.

Câu 33: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tácdụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuấtmonoclo đồng phân của nhau. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; Cl = 35,5)A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylbutan. C. butan. D. 3-metylpentan.

Câu 34: Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúctác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợpZ sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịchT trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (Cho: H= 1; C = 12; O = 16; thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH.C. C2H5OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.

Câu 35: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4đặc làm xúc tác) đến khi phản ứngđạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho H = 1; C= 12; O = 16)A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%.

Câu 36: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần làA. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.

Câu 37: Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo củanhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%? (Cho H = 1; C =12; O = 16)A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 38: Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:A. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic.B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol).C. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic.D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.

Câu 39: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y);

HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Nhữngchất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam làA. X, Y, R, T. B. X, Z, T. C. Z, R, T. D. X, Y, Z, T.

Câu 40: Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đếnkhi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là (Cho H = 1;C = 12; O = 16; Fe = 56)A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 75%.

Câu 41: Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một ankenduy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước.Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? (Cho H = 1; C = 12; O = 16)A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phảnứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trongdung dịch Y làA. MgSO4 và FeSO4. B. MgSO4.C. MgSO4 và Fe2(SO4)3. D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.

Câu 43: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứngtrùng hợpA. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3.C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 44: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang,những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?A. Tơ tằm và tơ enang. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.

Câu 45: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Ba với số mol bằng nhau vào nước đượcdung dịch A; Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch A đến khi bắt đầu có kết tủa thấydùng hết 100ml, thì m bằngA. 7,525. B. 13,7. C. 9,55 D. 8,2.

Câu 46: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 và 0,2 mol HClđến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu đượclượng kết tủa trên là?A. 0,25. B. 0,45. C. 0,05. D. 0,35.

Câu 47: Thuỷ phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dd NaOH để điều chế xà phòng thu được9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Tính khối lượng xàphòng thu được.A. 91,8 gam B. 58,92 gam C. 55,08 gam D. 153 gam

Câu 48: Cho khí H2 qua ống sứ chứa a gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được5,200 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 0,785 mol khíNO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị a là?A. 17,76 gam B. 11,48 gam C. 1,148 gam D. 1,176 gam

Câu 49: Ngâm một lá Mg kim loại trong dung dịch Cu(NO3)2, sau một thời gian người tanhận thấy khối lượng của lá kim loại đó tăng 1 gam so với ban đầu. Khối lượng của Cu kimloại đã bám lên bề mặt của lá kim loại đó là (giả thiết rằng toàn bộ Cu bị đẩy ra khỏi muối đãbám hết vào lá Mg kim loại)A. 1,20 gam. B. 1,60 gam. C. 2,40 gam. D. 1,28 gam.

Câu 50: Khi trộn các hỗn hợp: H2, O2 (1); NO, O2 (2); CO, N2 (3); NH3, HCl (4) thì các hỗnhợp có thể tích giảm ngay ở điều kiện thường làA. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (4).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐÁPÁNMÃĐỀ 537:1 2 3 4 5 6 7 8 9 1

011

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C B C A A D C C D B D A D C C A B C B B21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D A D C D D C A A C C C B A C B B D B B41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B A A D D B D B B D