chuẩn mực kế toán việt nam số 16 16.docx · web viewchuẩn mực kế toán việt nam...

25

Click here to load reader

Upload: dangphuc

Post on 04-May-2018

215 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16Tài sản cố định hữu hình (VAS 16)(Ban hành kèm theo Thông tư số …/2014/TT-BTC ngày …/…/2014 của Bộ Tài chính)

Mục đích

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định phương pháp kế toán tài sản cố định hữu hình (TSCĐ hữu hình) để người sử dụng báo cáo tài chính có thể nhận biết được thông tin về việc đầu tư vào TSCĐ hữu hình của đơn vị và những thay đổi trong các khoản đầu tư đó. Các vấn đề chủ yếu trong kế toán TSCĐ hữu hình là ghi nhận tài sản, xác định giá trị còn lại, chi phí khấu hao và các khoản lỗ do giảm giá trị tài sản được ghi nhận liên quan đến TSCĐ hữu hình.

Phạm vi

02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

03. Chuẩn mực này không áp dụng cho:

(a) TSCĐ hữu hình được phân loại là tài sản nắm giữ để bán theo VFRS 05 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động;

(b) Tài sản sinh học liên quan đến các hoạt động nông nghiệp (theo VAS 41 - Nông nghiệp);

(c) Ghi nhận, đánh giá việc khai thác và xác định giá trị tài sản (theo VFRS 06 - Thăm dò và đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản); hoặc

(d) Các quyền về khoáng sản và dự trữ khoáng sản như dầu, khí tự nhiên và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo tương tự.

Tuy nhiên, Chuẩn mực này áp dụng đối với các TSCĐ hữu hình sử dụng để phát triển hoặc duy trì các tài sản được mô tả ở các mục (b), (c), (d).

04. Các chuẩn mực khác có thể yêu cầu việc ghi nhận TSCĐ hữu hình theo phương pháp kế toán khác với phương pháp kế toán quy định trong chuẩn mực này. Ví dụ, Chuẩn mực Thuê tài sản đòi hỏi đơn vị đánh giá việc ghi nhận TSCĐ hữu hình đi thuê dựa trên cơ sở chuyển giao rủi ro và lợi ích. Tuy nhiên, các nội dung khác về kế toán đối với các tài sản đó, như kế toán chi phí khấu hao vẫn được thực hiện theo quy định của chuẩn mực này.

05. Đơn vị sử dụng mô hình giá gốc đối với bất động sản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực Bất động sản đầu tư phải áp dụng mô hình giá gốc trong chuẩn mực này.

Thuật ngữ1

Page 2: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

06. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

Giá trị còn lại là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế và các khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản.

Nguyên giá là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc giá trị hợp lý của các khoản thanh toán khác để có được tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng. Khi áp dụng các chuẩn mực kế toán khác, nguyên giá của tài sản là giá trị được ghi nhận ban đầu theo quy định của chuẩn mực kế toán đó, ví dụ như VFRS - Chuẩn mực Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu.

Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của tài sản hoặc giá trị khác thay thế cho nguyên giá trừ (-) đi giá trị thanh lý có thể thu hồi.

Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Giá trị sử dụng đặc thù của đơn vị là giá trị hiện tại của các dòng tiền mà đơn vị dự kiến có được từ việc tiếp tục sử dụng liên tục một tài sản và thanh lý tài sản vào cuối thời gian sử dụng hữu ích hoặc dự kiến phải gánh chịu khi thanh toán một khoản nợ phải trả.

Giá trị hợp lý là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trên cơ sở tự nguyện giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.

Lỗ do giảm giá trị tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản:

(a) Được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuê hoặc dùng cho mục đích quản lý; và

(b) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

Giá trị có thể thu hồi là giá trị lớn hơn giữa giá trị sử dụng và giá trị hợp lý của tài sản sau khi trừ đi (-) chi phí bán tài sản đó.

Giá trị thanh lý có thể thu hồi là giá trị ước tính mà đơn vị sẽ thu được từ việc thanh lý tài sản, sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính, nếu tài sản đã đến hạn thanh lý hoặc hết thời gian sử dụng hữu ích.

Thời gian sử dụng hữu ích là:

(a) Khoảng thời gian mà đơn vị dự kiến sử dụng tài sản; hoặc

(b) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương đương mà đơn vị dự kiến thu được từ việc sử dụng tài sản.

Ghi nhận tài sản cố định hữu hình

2

Page 3: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

7. Nguyên giá TSCĐ hữu hình được ghi nhận là tài sản khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:

(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

8. Các phụ tùng, thiết bị dự trữ và thiết bị phụ trợ được ghi nhận theo chuẩn mực này nếu thoả mãn định nghĩa TSCĐ hữu hình. Ngược lại, chúng được phân loại là hàng tồn kho.

9. Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình, đơn vị phải áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể, ví dụ như các thành phần cấu thành nên TSCĐ hữu hình. Do đó, đòi hỏi cần phải có xét đoán khi áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình cho từng trường hợp cụ thể. Đơn vị có thể hợp nhất các tài sản riêng biệt không quan trọng như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình vào giá trị hợp nhất đó.

10. Đơn vị xác định toàn bộ nguyên giá của TSCĐ hữu hình tại thời điểm phát sinh theo quy định của chuẩn mực này. Nguyên giá bao gồm các chi phí phát sinh ban đầu khi mua hoặc xây dựng TSCĐ hữu hình và các chi phí phát sinh thêm sau đó, như chi phí thay thế một phần hoặc chi phí dịch vụ đi kèm của tài sản đó.

Chi phí ban đầu

11. TSCĐ hữu hình có thể được mua để đảm bảo mục đích an toàn sản xuất hoặc bảo vệ môi trường. Việc mua các tài sản này, mặc dù không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng có thể cần thiết để đơn vị thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng các tài sản khác. Ví dụ, một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị thực hiện quy trình chứa và bảo quản hóa chất để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với việc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc hại. Các tài sản lắp đặt liên quan đi kèm được hạch toán là TSCĐ hữu hình vì nếu không có chúng thì đơn vị sẽ không thể hoạt động và bán sản phẩm hóa chất của mình. Việc xem xét sự giảm giá trị của các tài sản này và các tài sản có liên quan khác thực hiện theo quy định của VAS 36 - Giảm giá trị tài sản.

Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

12. Theo nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình ở đoạn 7, đơn vị không ghi nhận chi phí bảo trì thường xuyên vào giá trị còn lại của tài sản đó mà ghi nhận ngay vào Báo cáo Lãi - lỗ tại thời điểm phát sinh. Chi phí bảo trì thường xuyên TSCĐ hữu hình chủ yếu bao gồm chi phí nhân công, phụ tùng thay

3

Page 4: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

thế và các tiêu hao khác là các chi phí để sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình.

13. Một số bộ phận của TSCĐ hữu hình có thể cần phải được thay thế thường xuyên. Ví dụ, lò nung cần được thay lại gạch sau một số giờ sử dụng nhất định, hoặc các vật dụng nội thất máy bay như ghế ngồi và bếp được thay nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng của máy bay. Chi phí cho bộ phận sử dụng để thay thế được ghi nhận vào giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình nếu đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận tại đoạn 7. Giá trị còn lại của các bộ phận thay thế được xử lý theo các quy định về dừng ghi nhận trong chuẩn mực này (xem đoạn 63-69).

14. TSCĐ hữu hình của một số ngành đặc thù (ví dụ: giàn khoan dầu khí, nhà máy điện hạt nhân, máy bay…) cần phải được kiểm tra lớn thường xuyên để đảm bảo được việc sử dụng một cách bình thường. Khi thực hiện việc kiểm tra lớn, các chi phí liên quan trực tiếp được ghi nhận vào giá trị của TSCĐ hữu hình nếu đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận. Chi phí còn lại của lần kiểm tra trước (tách biệt với các bộ phận hữu hình) được dừng ghi nhận cho dù chi phí của lần kiểm tra trước đó có được ghi nhận vào giá trị tài sản được mua hoặc xây dựng hay không. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng chi phí kiểm tra ước tính cho trường hợp tương tự trong tương lai làm căn cứ để xác định chi phí kiểm tra trước đó khi mua hoặc xây dựng tài sản.

Xác định giá trị tại thời điểm ghi nhận

15. TSCĐ hữu hình đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản sẽ được xác định giá trị theo nguyên giá.

Các yếu tố của nguyên giá

16. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình bao gồm:

(a) Giá mua tài sản đó, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại, sau khi trừ đi chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán;

(b) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng;

(c) Ước tính ban đầu của chi phí phá hủy, điều chuyển tài sản, hoàn trả mặt bằng và khôi phục hiện trạng cũng như nghĩa vụ mà đơn vị phải gánh chịu khi mua tài sản hoặc khi sử dụng tài sản trong giai đoạn nhất định cho các mục đích ngoài việc sản xuất hàng tồn kho trong giai đoạn đó.

17. Ví dụ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:

4

Page 5: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

(a) Chi phí liên quan đến lợi ích của nhân viên (như đã nêu trong VAS 19 - Lợi ích của nhân viên) phát sinh trực tiếp từ việc xây dựng hay mua sắm TSCĐ hữu hình;

(b) Chi phí chuẩn bị mặt bằng;

(c) Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;

(d) Chi phí lắp đặt;

(e) Chi phí chạy thử, sản xuất thử sau khi trừ thu nhập thuần từ việc bán các sản phẩm sản xuất thử trước khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (chẳng hạn sản phẩm mẫu trong khi thử nghiệm thiết bị); và

(f) Phí chuyên gia.

18. Đơn vị áp dụng VAS 02 - Hàng tồn kho đối với chi phí phát sinh trong kỳ cho việc phá hủy, điều chuyển tài sản, hoàn trả mặt bằng và khôi phục hiện trạng tại địa điểm mà TSCĐ hữu hình được sử dụng vào việc sản xuất hàng tồn kho trong kỳ. Các nghĩa vụ đối với các chi phí đã hạch toán phù hợp với quy định của VAS 02 - Hàng tồn kho hoặc Chuẩn mực này được ghi nhận và xác định theo VAS 08 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

19. Ví dụ các chi phí không được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình:

(a) Chi phí khai trương một thiết bị mới;

(b) Chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới (bao gồm chi phí quảng cáo và khuyến mãi);

(c) Chi phí hoạt động kinh doanh tại địa điểm mới hoặc với đối tượng khách hàng mới (bao gồm chi phí đào tạo nhân viên); và

(d) Chi phí quản lý và các chi phí quản lý sản xuất chung khác của đơn vị.

20. Việc ghi nhận chi phí vào giá trị của TSCĐ hữu hình chấm dứt khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng theo mục đích ban đầu của đơn vị. Vì vậy, chi phí phát sinh khi sử dụng hay bố trí lại tài sản không được ghi nhận trong giá trị còn lại của tài sản đó. Ví dụ, các chi phí sau không được ghi nhận trong giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình:

(a) Chi phí phát sinh khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng chưa được đưa vào sử dụng hay hoạt động ở mức thấp hơn mức công suất tối đa;

(b) Các khoản lỗ phát sinh từ hoạt động kinh doanh ban đầu, ví dụ: chi phí tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm được sản xuất từ tài sản; và

(c) Chi phí sắp xếp lại hay tổ chức lại một phần hoặc toàn bộ hoạt động của đơn vị.

5

Page 6: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

21. Một số hoạt động diễn ra liên quan tới việc xây dựng hay phát triển của TSCĐ hữu hình, nhưng không cần thiết cho việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Những hoạt động phụ này có thể diễn ra trước hay trong khi diễn ra các hoạt động xây dựng hay phát triển. Ví dụ, thu nhập có thể phát sinh từ việc tạm thời sử dụng công trường làm bãi đậu xe cho đến khi công việc xây dựng bắt đầu. Vì những hoạt động phụ này không cần thiết để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nên thu nhập và các chi phí liên quan của các hoạt động này được ghi nhận vào Báo cáo Lãi - Lỗ và được phân loại vào thu nhập và chi phí tương ứng.

22. Nguyên giá của tài sản tự xây dựng được xác định cùng nguyên tắc như tài sản được mua. Nếu đơn vị sản xuất các tài sản tương tự nhằm mục đích để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường, thì nguyên giá của tài sản thường bằng với chi phí của tài sản tự xây dựng để bán (xem VAS 02 - Hàng tồn kho). Vì vậy, mọi khoản lãi nội bộ đều không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Tương tự, các chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, chi phí nhân công hoặc các chi phí khác vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng tài sản không được tính vào nguyên giá của tài sản. VAS 23 - Chi phí đi vay quy định các tiêu chuẩn cho việc ghi nhận chi phí lãi vay được vốn hóa vào giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tự xây dựng.

Xác định nguyên giá

23. Nguyên giá của TSCĐ hữu hình là giá trị bằng tiền tại thời điểm ghi nhận. Trường hợp mua theo hình thức trả chậm với điều khoản tín dụng thông thường thì chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng giá trị phải thanh toán được ghi nhận là chi phí lãi vay trong thời hạn tín dụng trừ khi khoản chi phí lãi vay đó được vốn hoá theo quy định của VAS 23 - Chi phí đi vay.

24. Một hoặc nhiều TSCĐ hữu hình có thể được mua thông qua việc trao đổi lấy một hoặc nhiều tài sản tiền tệ và phi tiền tệ. Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về thông qua giao dịch trao đổi được xác định bằng giá trị hợp lý trừ khi (a) giao dịch trao đổi không mang yếu tố thương mại hoặc (b) giá trị hợp lý của tài sản nhận về và tài sản đem đi trao đổi đều không được xác định một cách đáng tin cậy. Tài sản nhận về thông qua giao dịch trao đổi được xác định giá trị theo cách này kể cả khi đơn vị không thể dừng ngay việc ghi nhận tài sản đem đi trao đổi. Nếu tài sản nhận về không được xác định theo giá trị hợp lý thì nguyên giá của tài sản này phải được xác định theo giá trị còn lại của tài sản đem đi trao đổi.

25. Đơn vị xác định xem một giao dịch trao đổi có mang yếu tố thương mại hay không bằng cách xem xét các dòng tiền trong tương lai dự kiến thay đổi từ giao dịch đó. Giao dịch trao đổi mang yếu tố thương mại nếu:

(a) Các yếu tố (rủi ro, thời gian và giá trị) của các dòng tiền dự kiến phát sinh từ việc sử dụng tài sản nhận về khác với các yếu tố của các dòng tiền phát sinh từ việc sử dụng tài sản đem đi trao đổi; hoặc

6

Page 7: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

(b) Giá trị sử dụng đặc thù trong các hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng bởi những thay đổi do giao dịch trao đổi đó.

(c) Chênh lệch trong phần (a) hay (b) là đáng kể so với giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi.

Để xác định xem giao dịch trao đổi có mang yếu tố thương mại hay không, giá trị sử dụng đặc thù trong các hoạt động của đơn vị bị ảnh hưởng bởi giao dịch trao đổi phải phản ánh các dòng tiền sau thuế.

26. Giá trị hợp lý của tài sản được xác định một cách đáng tin cậy nếu (a) sự biến động trong việc xác định giá trị hợp lý của tài sản đó là không đáng kể hoặc (b) khả năng chắc chắn của các ước tính được đánh giá một cách hợp lý và được sử dụng sử dụng để xác định giá trị hợp lý của tài sản. Nếu đơn vị có thể xác định giá trị hợp lý của tài sản nhận về hoặc tài sản đem đi trao đổi một cách đáng tin cậy thì giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi được dùng để xác định nguyên giá của tài sản nhận về trừ khi giá trị hợp lý của tài sản nhận về đáng tin cậy hơn.

27. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tại bên đi thuê dưới hình thức thuê tài chính được xác định theo quy định của VAS 17 - Thuê tài sản.

28. Giá trị của TSCĐ hữu hình có thể giảm đi bởi các khoản tài trợ của Chính phủ theo VAS 20 - Các khoản tài trợ của Chính phủ và công bố thông tin về các khoản hỗ trợ của Chính phủ.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

29. Đơn vị được quyền lựa chọn chính sách kế toán theo mô hình giá gốc ở đoạn 30 hoặc mô hình đánh giá lại ở đoạn 31 và áp dụng chính sách này cho toàn bộ tài sản cố định hữu hình trong cùng một loại.

Mô hình giá gốc

30. Sau khi được ghi nhận là tài sản, TSCĐ hữu hình được xác định bằng nguyên giá trừ khấu hao luỹ kế và các khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản.

Mô hình đánh giá lại

31. Sau khi được ghi nhận là tài sản, TSCĐ hữu hình có giá trị hợp lý được xác định một cách đáng tin cậy sẽ được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại là giá trị hợp lý của tài sản tại ngày đánh giá lại trừ giá trị khấu hao lũy kế và các khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản sau ghi nhận ban đầu. Việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo rằng giá trị còn lại không chênh lệch trọng yếu so với giá trị còn lại được xác định theo giá trị hợp lý tại ngày kết thúc kỳ báo cáo.

32. Mức độ thường xuyên đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình được đánh giá lại. Khi giá trị hợp lý của một tài sản được đánh giá lại chênh lệch trọng yếu so với giá trị còn lại của tài sản

7

Page 8: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

đó thì phải thực hiện việc đánh giá lại bổ sung. Một số TSCĐ hữu hình có những thay đổi lớn và dễ biến động về giá trị hợp lý cần phải được đánh giá lại hàng năm. Ngược lại, không cần phải đánh giá lại hàng năm đối với những tài sản chỉ có thay đổi nhỏ trong giá trị hợp lý, thay vào ðó chỉ cần đánh giá lại ba (03) hoặc năm (05) năm một lần.

33. Khi TSCĐ hữu hình được đánh giá lại, giá trị hao mòn lũy kế tại thời điểm đánh giá lại được xử lý theo một trong hai cách sau đây:

(a) Được báo cáo lại theo tỷ lệ tương ứng với những thay đổi trong giá trị còn lại của tài sản để giá trị còn lại của tài sản sau khi được đánh giá lại ngang bằng với giá trị được đánh giá lại. Phương pháp này thường được sử dụng khi tài sản được đánh giá lại bằng cách áp dụng chỉ số để xác định chi phí thay thế (xem VFRS 13 - Giá trị hợp lý).

(b) Được bù trừ với giá trị còn lại của tài sản và giá trị thuần được báo cáo lại theo giá trị đánh giá lại của tài sản. Phương pháp này thường được sử dụng cho nhà cửa.

Giá trị điều chỉnh của hao mòn lũy kế phát sinh khi báo cáo lại hoặc bù trừ tạo nên phần chênh lệch tăng hoặc giảm trong giá trị còn lại được hạch toán theo quy định tại các đoạn 37 và 38.

34. Nếu một TSCĐ hữu hình được đánh giá lại thì toàn bộ TSCĐ hữu hình khác cùng loại cũng phải được đánh giá lại.

35. Một loại TSCĐ hữu hình là một nhóm các tài sản có bản chất và cách thức sử dụng tương tự trong hoạt động của đơn vị. Sau đây là ví dụ của các loại tài sản khác nhau:

(a) Nhà cửa, vật kiến trúc, cơ sở hạ tầng;

(b) Máy móc;

(c) Tàu thuyền;

(d) Máy bay;

(e) Phương tiện vận tải khác;

(f) Đồ đạc, nột thất; và

(g) Thiết bị, dụng cụ quản lý.

36. Các TSCĐ hữu hình cùng loại được đánh giá lại đồng thời để tránh việc đánh giá lại có chọn lựa và tránh việc trình bày lẫn lộn nguyên giá và giá trị đánh giá lại tại các thời điểm khác nhau trong báo cáo tài chính. Các tài sản cùng loại có thể được đánh giá lại trên cơ sở cuốn chiếu, miễn là việc đánh giá lại loại tài sản đó được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn và được duy trì thường xuyên.

8

Page 9: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

37. Nếu việc đánh giá lại làm tăng giá trị còn lại của một tài sản, phần chênh lệch tăng thêm sẽ được ghi nhận vào chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá lại tài sản thuộc vốn chủ sở hữu trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác sau khi đã bù trừ với khoản lỗ do đánh giá giảm tài sản đó đã được ghi nhận trong Báo cáo Lãi - Lỗ trước đây.

38. Nếu sau khi đánh giá lại, giá trị còn lại của một tài sản giảm xuống, phần chênh lệch giảm sẽ được ghi nhận vào Báo cáo Lãi - Lỗ sau khi bù trừ với khoản chênh lệch đánh giá tăng khi đánh giá lại tài sản đó được ghi nhận trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác trước đây. Phần chênh lệch giảm được ghi giảm số dư lũy kế của chỉ tiêu Chênh lệch đánh giá lại tài sản thuộc vốn chủ sở hữu trong Báo cáo thu nhập toàn diện khác.

39. Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ hữu hình trong vốn chủ sở hữu sẽ được kết chuyển trực tiếp sang Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khi tài sản được dừng ghi nhận do không còn được sử dụng hoặc bị thanh lý. Trong một số trường hợp, một phần khoản chênh lệch đánh giá tăng có thể được kết chuyển sang Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ngay cả khi tài sản vẫn đang được đơn vị sử dụng. Theo đó, giá trị phần chênh lệch đánh giá tăng được kết chuyển là phần chênh lệch giữa mức khấu hao dựa trên giá trị của tài sản được đánh giá lại và mức khấu hao dựa trên nguyên giá của tài sản. Việc kết chuyển từ chỉ tiêu chênh lệch đánh giá lại tài sản sang chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được thực hiện trực tiếp, không qua Báo cáo Lãi - Lỗ.

40. Ảnh hưởng về thuế thu nhập doanh nghiệp do đánh giá lại TSCĐ hữu hình (nếu có) được thực hiện theo quy định của VAS 12 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khấu hao

41. Mỗi bộ phận của TSCĐ hữu hình có nguyên giá đáng kể so với tổng nguyên giá của tài sản sẽ được tính khấu hao riêng biệt.

42. Đơn vị phân bổ giá trị ghi nhận ban đầu của TSCĐ hữu hình và tính khấu hao riêng cho từng bộ phận quan trọng của tài sản đó. Ví dụ, việc tính khấu hao riêng biệt cho thân máy bay và động cơ của máy bay là phù hợp, cho dù máy bay là TSCĐ hữu hình hay tài sản thuê tài chính. Tương tự, nếu đơn vị là bên cho thuê TSCĐ hữu hình dưới hình thức thuê hoạt động thì từng phần trong nguyên giá của tài sản đó gắn liền với các điều khoản cho thuê không có lợi so với các điều khoản cho thuê trên thị trường được khấu hao riêng biệt.

43. Các bộ phận quan trọng của một TSCĐ hữu hình có thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp tính khấu hao tương tự được xếp vào một nhóm để xác định chi phí khấu hao.

9

Page 10: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

44. Nếu đơn vị tính khấu hao riêng cho một số bộ phận của TSCĐ hữu hình thì các bộ phận khác còn lại là các bộ phận nhỏ riêng biệt nhưng không quan trọng của tài sản cũng sẽ được khấu hao riêng. Nếu có các ước tính khác nhau về những bộ phận này, đơn vị có thể khấu hao theo cách thức phản ánh hợp lý tình hình sử dụng hoặc thời gian sử dụng hữu ích của các bộ phận đó.

45. Đơn vị có thể lựa chọn việc tính khấu hao riêng biệt cho các bộ phận của tài sản không có nguyên giá đáng kể so với tổng nguyên giá của tài sản đó.

46. Chi phí khấu hao trong kỳ được ghi nhận vào Báo cão Lãi - Lỗ trừ khi được ghi nhận vào giá trị còn lại của tài sản khác.

47. Chi phí khấu hao trong kỳ thường được ghi nhận vào Báo cáo Lãi - Lỗ. Khi lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ một tài sản có thể được sử dụng cho việc sản xuất tài sản khác thì chi phí khấu hao sẽ cấu thành nên một phần nguyên giá của tài sản khác đó. Ví dụ, giá trị hao mòn của nhà xưởng và thiết bị sản xuất được ghi nhận vào các chi phí chế biến hàng tồn kho (xem VAS 02 - Hàng tồn kho). Tương tự, giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình được sử dụng trong các hoạt động triển khai có thể được ghi nhận vào nguyên giá của tài sản vô hình phù hợp với VAS 38 - Tài sản vô hình.

Giá trị phải khấu hao và thời gian khấu hao

48. Giá trị phải khấu hao của tài sản được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

49. Giá trị thanh lý có thể thu hồi và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản được xem xét lại ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính và phần chênh lệch (nếu có) so với số ước tính trước đây được xem là thay đổi trong các ước tính kế toán phù hợp với VAS 08 - Chính sách kế toán, thay đổi các ước tính kế toán và các sai sót.

50. Việc khấu hao được thực hiện ngay cả khi giá trị hợp lý của tài sản cao hơn giá trị còn lại, miễn là giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản đó không cao hơn giá trị còn lại. Việc khấu hao cũng cần phải được thực hiện kể cả khi TSCĐ dừng hoạt động để sửa chữa, bảo dưỡng.

51. Giá trị phải khấu hao của một tài sản được xác định sau khi trừ đi (-) giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản đó. Trong thực tế, giá trị thanh lý có thể thu hồi của một tài sản thường là không đáng kể nên không trọng yếu trong việc tính toán giá trị phải khấu hao.

52. Giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản có thể gia tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản đó. Trường hợp này, chi phí khấu hao của tài sản đó là bằng không (=0) trừ khi giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản sau đó giảm xuống một giá trị thấp hơn giá trị còn lại.

10

Page 11: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

53. Việc khấu hao TSCĐ được bắt đầu khi tài sản sẵn sàng được đưa vào sử dụng, nghĩa là khi các tài sản đó đang ở trong vị trí và trạng thái cần thiết để có thể hoạt động theo mục đích định trước của đơn vị. Việc khấu hao tài sản được chấm dứt vào thời điểm đến trước giữa thời điểm tài sản được phân loại là nắm giữ để bán (hoặc được ghi nhận vào nhóm cần thanh lý được phân loại là nắm giữ để bán) phù hợp với quy định của VFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động và thời điểm tài sản đó được dừng ghi nhận. Do đó, việc khấu hao không được chấm dứt khi tài sản đó bị nhàn rỗi hoặc không được sử dụng hiệu quả trừ phi tài sản đó đã được khấu hao hết. Tuy nhiên, theo các phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm, chi phí khấu hao có thể bằng không (0) khi không có hoạt động sản xuất.

54. Các lợi ích kinh tế trong tương lai do một tài sản đem lại được đơn vị khai thác chủ yếu thông qua việc sử dụng tài sản đó. Tuy nhiên, các yếu tố khác như sự lạc hậu về kỹ thuật, thương mại và hao mòn vật lý, hao mòn vô hình khi tài sản không được sử dụng thường làm giảm lợi ích kinh tế có thể thu được từ sản đó. Vì vậy, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

(a) Mức độ sử dụng tài sản dự kiến. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất và sản lượng dự kiến của tài sản.

(b) Mức độ hao mòn vật lý dự kiến phụ thuộc vào các yếu tố trong quá trình sử dụng tài sản như số ca làm việc, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và việc bảo trì trong thời gian tài sản không được sử dụng.

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra.

(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.

55. Thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản được xác định dựa trên mức độ sử dụng dự kiến của tài sản đó. Chính sách quản lý tài sản của đơn vị có thể bao gồm việc thanh lý tài sản sau một khoảng thời gian nhất định hoặc sau khi khai thác một tỉ lệ nhất định các lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản. Do đó, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản có thể ngắn hơn vòng đời kinh tế của tài sản đó. Việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán dựa trên kinh nghiệm của đơn vị đối với các tài sản cùng loại.

56. Quyền sử dụng đất và nhà cửa là các tài sản phải được tách riêng và hạch toán riêng ngay cả khi được mua cùng nhau. Đơn vị phải ghi nhận nhà cửa là TSCĐ hữu hình và tính khấu hao do có thời gian sử dụng hữu ích xác định kể cả khi TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài không được tính khấu hao. Sự tăng giá đất đai có nhà cửa trên phần đất đó không gây ảnh hưởng đến việc xác định giá trị phải khấu hao của nhà cửa đó.

11

Page 12: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

Phương pháp tính khấu hao

57. Phương pháp tính khấu hao được sử dụng phản ánh cách thức đơn vị dự kiến thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.

58. Phương pháp tính khấu hao sử dụng cho một tài sản được xem xét lại ít nhất tại mỗi thời điểm kết thúc năm tài chính. Phương pháp tính khấu hao sẽ được thay đổi nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích kinh tế dự kiến cho đơn vị. Sự thay đổi đó được xem là sự thay đổi trong ước tính kế toán phù hợp với VAS 08 - Chính sách kế toán, thay đổi các ước tính kế toán và các sai sót.

59. Các phương pháp tính khấu hao khác nhau có thể được sử dụng để phân bổ giá trị phải khấu hao của tài sản một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Các phương pháp này bao gồm phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nếu giá trị thanh lý có thể thu hồi của tài sản không thay đổi. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do đơn vị xác định để sử dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.

Giảm giá trị tài sản

60. Để xác định một TSCĐ hữu hình có bị giảm giá trị hay không, đơn vị phải áp dụng quy định của VAS 36 - Giảm giá trị tài sản. VAS 36 - Giảm giá trị tài sản quy định cách thức để đơn vị xem xét lại giá trị còn lại của tài sản, xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản và khi nào đơn vị ghi nhận hoặc hoàn nhập khoản lỗ do giảm giá trị tài sản.

Bồi thường giảm giá trị tài sản

61. Khoản bồi thường từ bên thứ ba cho TSCĐ hữu hình bị giảm giá trị, mất mát hay loại bỏ được hạch toán vào Báo cáo Lãi - Lỗ khi khoản bồi thường đủ điều kiện ghi nhận là khoản phải thu.

62. Việc giảm giá trị hay mất TSCĐ hữu hình, có thể được bên thứ ba bồi thường. Việc mua hay xây dựng lại tài sản thay thế sau đó là những sự kiện kinh tế riêng biệt và được kế toán như sau:

(a) Việc giảm giá trị của TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo VAS 36 - Giảm giá trị tài sản;

(b) Việc dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình thôi sử dụng hay thanh lý được xác định theo Chuẩn mực này;

12

Page 13: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

(c) Khoản bồi thường từ bên thứ ba cho TSCĐ hữu hình bị giảm giá trị, mất mát hay loại bỏ được hạch toán vào Báo cáo Lãi - Lỗ khi khoản bồi thường đủ điều kiện ghi nhận là khoản phải thu; và

(d) Nguyên giá TSCĐ hữu hình được mua hay xây dựng lại làm tài sản thay thế được xác định theo quy định của Chuẩn mực này.

Dừng ghi nhận

63. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình sẽ được dừng ghi nhận:

(a) Do thanh lý; hoặc

(b) Khi không mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng hoặc thanh lý.

64. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình được hạch toán vào Báo cáo Lãi - Lỗ khi tài sản được dừng ghi nhận (trừ khi VAS 17 - Thuê tài sản có yêu cầu khác về việc bán hay cho thuê lại tài sản). Khoản lãi phát sinh từ việc dừng ghi nhận không được phân loại là doanh thu mà được phân loại là thu nhập khác.

65. Trường hợp bán TSCĐ hữu hình đang dùng để cho thuê trong quá trình hoạt động bình thường thì đơn vị phải chuyển các TSCĐ hữu hình đó thành hàng tồn kho theo giá trị còn lại khi dừng việc cho thuê và trở thành nắm giữ để bán. Số thu từ việc bán các tài sản đó sẽ được ghi nhận vào doanh thu theo VAS 18 - Doanh thu. VFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động không áp dụng khi các tài sản này được nắm giữ để bán trong điều kiện kinh doanh bình thường được chuyển sang hàng tồn kho.

66. Việc thanh lý TSCĐ hữu hình có thể diễn ra bằng nhiều cách như bán, cho thuê tài chính hay biếu tặng. Khi xác định ngày thanh lý tài sản, đơn vị áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu bán hàng trong VAS 18 - Doanh thu. VAS 17 - Thuê tài sản áp dụng cho việc thanh lý dưới hình thức bán và thuê lại.

67. Theo nguyên tắc ghi nhận nêu ở đoạn 07, đơn vị phải ghi nhận chi phí thay thế của các bộ phận trong giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và sau đó phải dừng việc ghi nhận giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế cho dù bộ phận bị thay thế đó có được khấu hao riêng hay không. Nếu việc xác định giá trị còn lại của bộ phận bị thay thế là không thể thực hiện được thì đơn vị có thể dùng chi phí thay thế như là căn cứ để xác định giá trị của bộ phận bị thay thế tại thời điểm được mua hoặc xây dựng.

68. Lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc dừng ghi nhận TSCĐ hữu hình được xác định là phần chênh lệch giữa số thu thuần từ việc thanh lý và giá trị còn lại của tài sản đó.

69. Các khoản phải thu từ việc thanh lý TSCĐ hữu hình được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý. Nếu việc thanh toán được thực hiện theo hình thức trả

13

Page 14: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

chậm thì thu nhập được ghi nhận theo giá trả tiền ngay. Phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa của khoản phải thu và giá trả tiền ngay được ghi nhận là doanh thu tiền lãi theo VAS 18 - Doanh thu.

Trình bày BCTC

70. Trong báo cáo tài chính, đơn vị phải trình bày các thông tin sau cho từng loại TSCĐ hữu hình:

(a) Cơ sở xác định giá trị ghi sổ, giá trị còn lại;

(b) Các phương pháp khấu hao áp dụng;

(c) Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao áp dụng;

(d) Giá trị ghi sổ, giá trị còn lại và giá trị hao mòn lũy kế (bao gồm cả khoản lỗ lũy kế do giảm giá trị tài sản) đầu kỳ và cuối kỳ; và

(e) Bảng đối chiếu giữa giá trị còn lại đầu kỳ và cuối kỳ, thể hiện:

(i) Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ;

(ii) Tài sản được phân loại là nắm giữ để bán hay phân loại vào nhóm các tài sản cần thanh lý được giữ lại để bán theo VFRS 5 và các tài sản được thanh lý khác;

(iii) Việc mua tài sản thông qua hợp nhất kinh doanh;

(iv) Giá trị tăng hoặc giảm phát sinh từ việc đánh giá lại như đề cập ở các đoạn 31, 37 và 38 và các khoản lỗ do giảm giá trị tài sản được ghi nhận hoặc được hoàn nhập vào Báo cáo thu nhập toàn diện khác theo Chuẩn mực giảm giá trị tài sản;

(v) Các khoản lỗ do giảm giá trị tài sản được ghi nhận hoặc được hoàn nhập vào Báo cáo Lãi - Lỗ theo VAS 36 - Giảm giá trị tài sản;

(vi) Chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình trong kỳ; Hao mòn TSCĐ hữu hình không được khấu hao mà được tính giảm nguồn hình thành TSCĐ hữu hình;

(vii) Chênh lệch tỷ giá thuần phát sinh khi chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng tiền chức năng sang đồng tiền khác để trình bày báo cáo tài chính, gồm cả việc chuyển đổi hoạt động ở nước ngoài sang đồng tiền trình bày báo cáo tài chính của đơn vị; và

(viii) Các thay đổi khác.

71. Ngoài ra, đơn vị phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính các thông tin sau:

(a) Sự tồn tại và giá trị của TSCĐ hữu hình đang dùng để đảm bảo các khoản nợ;

14

Page 15: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

(b) Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang đầu kỳ và cuối kỳ;

(c) Giá trị của các cam kết bằng hợp đồng về việc mua TSCĐ hữu hình; và

(d) Giá trị của khoản bồi thường từ bên thứ ba cho TSCĐ hữu hình bị hư hỏng, mất mát hay loại ra được hạch toán vào Báo cáo Lãi - Lỗ trong kỳ.

72. Việc xác định phương pháp khấu hao và ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình là vấn đề hoàn toàn mang tính chất xét đoán. Vì vậy, việc trình bày các phương pháp khấu hao áp dụng và thời gian sử dụng hữu ích ước tính hay tỷ lệ khấu hao của TSCĐ hữu hình cho phép người sử dụng báo cáo tài chính xem xét mức độ đúng đắn của các chính sách do ban lãnh đạo đơn vị đề ra và có cơ sở để so sánh với các đơn vị khác. Vì những lý do tương tự, các thông tin sau cần được công bố:

(a) Chi phí khấu hao trong kỳ, được ghi nhận vào Báo cáo Lãi - Lỗ hoặc được tính vào nguyên giá của các tài sản khác; và

(b) Giá trị hao mòn lũy kế cuối kỳ.

73. Theo VAS 08 - Chính sách kế toán, thay đổi các ước tính kế toán và các sai sót, đơn vị phải trình bày bản chất và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng trong kỳ này hay dự tính có ảnh hưởng trong các kỳ tiếp theo. Đối với TSCĐ hữu hình, việc công bố như vậy có thể phát sinh từ những thay đổi về:

(a) Giá trị thanh lý có thể thu hồi;

(b) Ước tính chi phí phá hủy, điều chuyển, hoàn trả mặt bằng và khôi phục hiện trạng nơi đặt TSCĐ hữu hình;

(c) Thời gian sử dụng hữu ích; và

(d) Các phương pháp khấu hao.

74. Nếu các TSCĐ hữu hình được trình bày theo giá trị được đánh giá lại, các thông tin sau sẽ được công bố:

(a) Ngày có hiệu lực của việc đánh giá lại;

(b) Các thông tin chi tiết liên quan đến đơn vị định giá độc lập (nếu có) liên quan đến việc đánh giá lại TSCĐ hữu hình;

(c) Trong mỗi loại TSCĐ hữu hình được đánh giá lại, giá trị còn lại được ghi nhận của tài sản được xác định giá trị theo mô hình giá gốc; và

(d) Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, đưa ra sự thay đổi trong kỳ và bất cứ những hạn chế nào về việc phân phối khoản thặng dư này cho cổ đông.

15

Page 16: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 16.docx · Web viewChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 Tài sản cố định hữu hình (VAS 16) (Ban hành kèm theo Thông

75. Theo VAS 36 - Giảm giá trị tài sản, đơn vị sẽ công bố các thông tin về TSCĐ hữu hình bị giảm giá trị ngoài các thông tin được yêu cầu ở đoạn 70(e)(iv)–(v).

76. Các thông tin sau cũng phải được thuyết minh trong Báo cáo tài chính của đơn vị:

(a) Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không sử dụng;

(b) Giá trị ghi sổ của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

(c) Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã ngưng sử dụng và chưa được phân loại là nắm giữ để bán theo quy định của VFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động; và

(d) Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình khi giá trị hợp lý có khác biệt trọng yếu so với giá trị còn lại trong trường hợp đơn vị sử dụng mô hình giá gốc.

* *

*

16