chuẨn bỊ ĐiỀu kiỆn cẦn thiẾt ĐỂ trỒng rau an toÀn modun 02 - chuan bi... · -...

50
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUN BĐIU KIN CN THIT ĐỂ TRNG RAU AN TOÀN MÃ S: 02 NGH: TRNG RAU AN TOÀN Trình độ: Sơ cp nghHà ni: 2011

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT

ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN

MÃ SỐ: 02 NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà nội: 2011

Page 2: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh

thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

Page 3: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.

Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau an toàn cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau an toàn.

Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau an toàn tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau an toàn.

Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn 3) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá 4) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn quả

5) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn củ 6) Giáo trình mô đun Thu hái và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng

dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả, bộ môn cây rau trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau an toàn, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng

Page 4: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn” giới thiệu khái quát về kỹ năng tìm hiểu thị trường, quy hoạch đất trồng rau, các loại vườn trồng rau an toàn

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn

1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Cù Xuân Phương 4. Phùng Trung Hiếu 5. Nguyễn Xuân Dung 6. Nguyễn Thị Thủy

Page 5: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 3 MÔ ĐUN: HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG VIET GAP .......... 1 BÀI 1: TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT RAU .................. 1 A. Nội dung .............................................................................................................. 1 1.Thu tập thông tin thị trường ................................................................................... 1 1.1. Thông tin thị trường là gì? ................................................................................. 1 1.2. Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng? ...................................................... 3 1.3. Loại thông tin thị trường nào cần được thu thập? ............................................. 5 1.4. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu là gì? .............................. 5 1.5. Sử dụng phương pháp và công cụ nào để thu thập thông tin từ các thành viên thị trường? ............................................................................................................... 10 2. Xử lý và phân tích thông tin ............................................................................... 13 2.1 Phân tích chuỗi cung ứng ................................................................................. 13 2.2. Phân tích SWOT .............................................................................................. 14 2.3. Phân tích xu thế giá ......................................................................................... 16 2.4. Phân tích tính mùa vụ của giá ......................................................................... 18 B. Câu hỏi và bài tập .............................................................................................. 19 BÀI 2: KHẢO SÁT ĐẤT VÀ VỊ TRÍ SẢN XUẤT .............................................. 21 A. Nội dung ............................................................................................................ 21 1. Tìm hiểu vùng đất ............................................................................................... 21 1.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau an toàn ................................................................................................................................ 21 1.2. Quan sát thực địa ............................................................................................. 22 2. Quy hoạch địa điểm ............................................................................................ 23 2.1. Điều kiện về vùng sản xuất ............................................................................. 23 2.2. Nội dung quy hoạch vườn rau an toàn ............................................................ 23 2.3. Thiết kế các khu sản xuất ................................................................................ 24 3. Chọn địa điểm xây dựng vườn. .......................................................................... 28 3.1. Địa điểm xây dựng vườn ươm ......................................................................... 28 3.2. Địa điểm xây dựng vườn trồng ........................................................................ 28 4. Một số vườn trồng rau an toàn. .......................................................................... 29 4.1. Vườn rau truyền thống ..................................................................................... 29 4.2. Vườn rau có mái che ........................................................................................ 30 4.3. Vườn rau có phủ nilong ................................................................................... 31 4.4. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng ................................................................. 32 4.5. Vườn rau trồng trong nhà lưới ......................................................................... 33 4.6. Trồng rau thủy canh ......................................................................................... 34 B. Câu hỏi và bài tập .............................................................................................. 35

Page 6: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

BÀI 3: CHUẨN BỊ HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THEO TIÊU CHUẨN VIET GAP ........................................................................................................................ 36 A. Quy trình thực hiện ............................................................................................ 36 B. Các bước tiến hành ............................................................................................. 36 1. Chuẩn bị hồ sơ .................................................................................................... 36 2. Viết đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau ................................... 37 3. Bản kê khai điều kiện sản xuất ........................................................................... 38 C. Sản phẩm thực hành ........................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43 [1]. Nhóm tác giả của Business. Edge. 2007. Nghiên cứu thị trường – giải mã nhu cầu khách hàng . NXB trẻ ...................................................................................... 43

Page 7: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

1

MÔ ĐUN: HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG VIET GAP Mã mô đun: MĐ 01

Giới thiệu mô đun: - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp cho học viên: Các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng rau, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau. Từ đó áp dụng các giải pháp kỹ thuật hạn chế các nguyên nhân gây hại. Đăng ký sản xuất rau theo hướng viet gap

BÀI 1: TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT RAU

Mã bài: MĐ2– 01 Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học viên có khả năng - Phân tích được thực trạng chung về thị trường các sản phẩm rau an toàn; - Phân biệt được các phương pháp thu thập thông tin;

- Xử lý được các thông tin sau khi thu thập; - Đưa ra được các lựa chọn phù hợp cho các trường hợp cụ thể;

- Tôn trọng các nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin. A. Nội dung 1.Thu tập thông tin thị trường 1.1. Thông tin thị trường là gì?

Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin thị trường không chỉ là thông tin về giá cả và số lượng mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm.

Thông tin thị trường sản phẩm rau là gì?

“Là thông tin về cầu và cung của sản phẩm rau, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan”

Page 8: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

2

Bảng dưới đây trình bày một số ví dụ về thông tin thị trường sản phẩm rau: Bảng 1.1 Các ví dụ về thông tin thị trường

Loại thông tin Thông tin

1. Vật tư đầu vào 9 địa điểm và địa chỉ liên hệ của người cung cấp vật tư

9 loại và chất lượng của các loại vật tư

9 giá của các loại vật tư khác nhau

2. Cầu 9 kích thước cầu ở địa phương, trong khu vực và trong nước

9 mức độ tăng trưởng và xu thế của cầu

9 tính mùa vụ của cầu

3. Người mua 9 địa điểm và địa chỉ liên hệ

9 Yêu cầu về số lượng

9 Các yêu cầu về chất lượng

9 Các yêu cầu về đóng gói

9 Tính mùa vụ của cầu

9 Giá mua

9 Các điều khoản thanh toán

4. Giá 9 Giá mua vào tại các thị trường khác nhau

9 Giá của các sản phẩm có chất lượng và thuộc các loại khác nhau

9 Tính mùa vụ của giá

9 Sự dao động giá giữa các vụ

9 Xu thế giá5. Cạnh tranh 9 Các khu vực cung cấp chính

9 Chất lượng sản phẩm từ các khu vực khác nhau

9 Tính mùa vụ của nguồn cung từ những kh vực cung cấp khác nhau

9 Nhập khẩu

6. Các chi phí marketing

9 Chi phí vận chuyển

9 Phí chợ

9 Các phí không chính thức

9 Các loại phí khác

Page 9: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

3

1.2. Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng?

Nông dân thường tự quyết định phương thức hoạt động sản xuất và marketing cho riêng mình. Thông tin thị trường có thể giúp họ chọn lựa hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm.

¾ Nông dân nên sản xuất cái gì và bao nhiêu? Thông tin về chi phí sản xuất và giá rất cần thiết trong tính toán lợi

nhuận tiềm năng của mỗi hướng lựa chọn sản phẩm để từ đó nông dân có thể quyết định nên sản xuất cái gì. Những hiểu biết về sự thay đổi giá trung hạn sẽ rất hữu ích, đặc biệt là cho các loại cây trồng lâu năm.

Quyết định sản xuất cái gì và bao nhiêu sẽ thay đổi tuỳ theo từng khu vực khác nhau và thậm chí ở các nông hộ khác nhau trong cùng một khu vực, phụ thuộc vào điều kiện đất đai, lao động, vốn, và khả năng chịu rủi ro. Điều quan trọng là các nông hộ phải tập trung vào sản xuất cái gì mà họ có thể làm tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vâỵ hiểu được mức độ cạnh tranh giữa những người nông dân và các khu vực khác nhau là rất quan trọng.

¾ Nông dân có nên canh tác trái vụ không? Điều này phải tuỳ thuộc vào lợi nhuận thu được từ canh tác trái vụ. Nông

dân chỉ có thể trả lời câu hỏi này khi họ biết được dao động giá theo mùa và các chi phí cho canh tác trái vụ. Họ cũng phải biết được liệu họ có thể mua được các loại vật tư cần thiết trong thời kỳ trái vụ không.

¾ Nông dân nên trồng những giống cây nào? Thông tin về năng suất, yêu cầu kỹ thuật của các loại giống khác nhau,

nguồn và giá của mỗi loại có thể giúp nông dân trả lời được câu hỏi này. Những hiểu biết về nhu cầu hiện tại và tương lai về các giống cây trồng khác nhau cũng rất cần thiết.

¾ Nông dân nên áp dụng hình thức sau thu hoạch nào? Trả lời được câu hỏi này đòi hỏi phải có thông tin về nhu cầu của người

mua. Nông dân cũng cần phải biết liệu mức giá chênh lệch từ việc áp dụng các phương thức sau thu hoạch có bù đắp được các chi phí đi kèm không? Hay liệu nông dân có thể tăng thu nhập bằng cách dành thời gian và nguồn lực cho các hoạt động khác không?

¾ Nông dân có nên lưu kho sản phẩm không? Một số mặt hàng nông sản có thể được lưu kho. Nông dân chỉ nên lưu kho

khi họ biết giá sẽ tăng lên và mức giá tăng có thể bù đắp được các chi phí và

Page 10: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

4

rủi ro đi kèm. Liệu nông dân có thể kiếm lời nếu giảm lượng hàng bán ra hay là họ nên thu hoạch sản phẩm sớm hơn để lấy tiền đáp ứng các nhu cầu cần thiết và tiến hành đầu tư mới?

¾ Bán sản phẩm ở đâu? Sản phẩm bán ra trên các thị trường hay địa điểm khác nhau sẽ có mức

giá khác nhau, nhưng mỗi một lựa chọn đều có rủi ro và phải chịu một chi phí marketing riêng. Liệu nông dân có nên bán sản phẩm của mình với một lượng nhỏ cho những khu vực xa xôi hay không? Nếu muốn phân phối sản phẩm cho những khu vực vùng xa thì nông dân cần phải liên kết lại thành từng nhóm.

¾ Nên bán sản phẩm cho ai? Câu trả lời tuỳ thuộc vào yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm của

người mua, mức giá họ trả, các điều khoản họ cung cấp và các chi phí khi cung cấp hàng cho họ. Nếu không có những thông tin cần thiết trên, chắc chắn nông dân sẽ bán hàng của họ cho những người thu gom ở địa phương bởi đó là cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

¾ Nông dân nên bán hàng riêng lẻ hay theo nhóm? Người nông dân sẽ kiếm được ít lãi từ việc bán hàng xa nhà do lượng sản

phẩm mà họ bán ra rất nhỏ trong khi phí vận chuyển tương đối cao và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu bán hàng theo nhóm, họ có thể nhắm đến những thị trường hay người mua ở các vùng xa nơi họ sống. Chính vì vậy, nông dân cần phải xác định được liệu những người thu mua ở địa phương hay từ nơi khác đến có đủ điều kiện để thành lập thành một nhóm hay không.

¾ Nông dân nên thương lượng như thế nào với người mua? Thông tin về mức giá hiện thời ở địa phương và các khu vực lân cận có

thể giúp nông dân trong việc quyết định nên chấp nhận mức giá người mua đưa ra hay thương lượng thêm hoặc tìm kiếm người mua khác. Cần phải lưu ý rằng nông dân sẽ giữ thế chủ động hơn nếu tiến hành thương lượng theo nhóm.

Thị trường thường xuyên thay đổi vì vậy câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng thường xuyên thay đổi! Sự thay đổi về cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội mới nhưng cũng tạo nhiều thách thức. Sự mở rộng của chuỗi cung ứng có thể mở ra nhiều thị trường mới nhưng cũng khiến người nông dân phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các vùng khác hay nước khác. Để đáp ứng và thích nghi với những thay đổi về cung và cầu, người nông dân phải được tiếp cận với những thông tin thị trường phù hợp. Và họ cũng cần phải phát triển chiến lược theo nhóm.

Page 11: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

5

1.3. Loại thông tin thị trường nào cần được thu thập? Thu thập thông tin thị trường là một phần quan trọng đối với nông

dân khi họ nắm vững thông tin thị trường. Thị trường tiêu thụ rau bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn (những người mua) có cùng một nhu cầu hay một mong muốn cụ thể về một loại rau nào đó, sãn sàng có khả năng tham ra trao đổi để thỏa mãm nhu cầu và mong muốn đó Phân tích thị trường rau là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến các sản phẩm rau. Nhằm đánh giá những điểm chủ yếu nhu quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động và các ảnh hưởng của những nỗ lực marketing Tránh thu thập quá nhiều thông tin cùng một lúc! Công việc thu thập thông tin thị trường là một quá trình tích lũy dần dần. 1.4. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu là gì?

Biết được thông tin nào cần thu thập mới chỉ là bước đầu tiên. Tiếp theo nông dân phải biết nên thu thập thông tin ở đâu để giảm thiểu chi phí về thời gian và tiền bạc.

Lý tưởng nhất là dựa vào nhiều nguồn thông tin thị trường khác nhau. Một nguồn thông tin không thể cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết về thị trường. Dưới đây là sơ đồ một số nguồn thông tin sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo. Hình 1.1. Các nguồn thông tin thị trường chính

Thương nhân và chủ cơ sở chế biến

nông nghiệp

Nông dân

Cán bộ khuyến nông

khác Báo chí

Người trồng rau

Nhà nghiên cứu thị trường

Các ấn phẩm Internet

Page 12: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

6

a. Các trung gian thị trường Các trung gian thị trường (thương nhân, chủ cơ sở chế biến, người cung

cấp dịch vụ vận chuyển) tiến hành mua và bán vật tư và sản phẩm hàng ngày để kiếm sống. Họ là những nguồn thông tin tuyệt vời.

Vì vậy, khi thu thập thông tin thị trường, người dân nên bắt đầu bằng cách trao đổi với các trung gian thị trường. Thương nhân và các chủ cơ sở chế biến thường rất bận nhưng kinh nghiệm cho thấy là họ luôn luôn vui vẻ cung cấp thông tin nhất. Họ mong muốn nông dân cung cấp cái mà họ cần

b. Nông dân Nông dân cũng là một nguồn cung cấp thông tin về thị trường, đặc biệt là

những nông dân đã thành công trong việc đa dạng hoá cây trồng, sáng tạo trong các chiến lược marketing, và nắm bắt tốt về cung và cầu của một số sản phẩm cụ thể.

c. Cán bộ khuyến nông Cán bộ khuyến nông trong huyện có thể cung cấp các thông tin hữu ích về

các thị trường trong khu vực hoạt động của họ. Những thông tin này nên được trao đổi thường xuyên qua điện thoại và trong các cuộc họp với sự tham gia của một số nông dân tiêu biểu.

Cán bộ khuyến nông tại những khu vực khác trong tỉnh, hoặc đồng nghiệp của họ ở các trung tâm khuyến nông của tỉnh khác (thậm chí là quốc gia khác), cũng được coi là một cung cấp thông tin thị trường rất hiệu quả. Có thể tiếp cận các thông tin về thị trường bên ngoài thông qua các đối tượng này. Thỉnh thoảng có thể liên lạc với họ qua điện thoại và e-mail d. Nhà nghiên cứu thị trường

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm. Tuy nhiên, người dân có thể liên hệ với một số nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức và dự án phát triển để thu thập tài liệu, thông tin liên quan và hiểu sâu hơn về hệ thống marketing nông nghiệp.

e. Báo chí Thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về xu thế giá của một số mặt

hàng cụ thể thường được đăng tải trên các báo trung ương và địa phương. Một số bài báo còn cung cấp thông tin và phân tích về cung và cầu, thông tin về các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và những đầu tư gần đây.

Page 13: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

7

Một số gợi ý để thu thập thông tin từ báo chí

9 Đọc lướt qua tờ báo

9 Chú ý tới các chuyên mục về nông lâm nghiệp (kể cả chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản)

9 Đánh dấu các thông tin liên quan đến thị trường sản phẩm đang tìm kiếm 9 Xem xét mối liên quan giữa các thông tin đó với người

nông dân địa phương 9 Ghi chép lại tất cả các thông tin và số liệu định lượng và

định tính vào các bảng biểu.

f. Các tạp chí, bản tin định kỳ: Có rất nhiều tạp chí, bản tin định kỳ cung cấp thông tin và phân tích có ích

về thị trường nông nghiệp. Một số tạp chí, bản tin chuyên về các vấn đề kinh tế

và kinh doanh, trong khi một số khác lại tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp cụ

thể. Một số tạp chí mang tính chuyên môn, tuy nhiên cũng có khá nhiều tạp

chí phổ thông. Cũng giống như báo chí, các tạp chí và bản tin định kỳ cung

cấp cơ hội tiếp cận các thông tin về thị trường bên ngoài.

Tạp chí và bản tin do các ban thông tin thị trường xuất bản thường rất bổ

ích. Bộ Thương mại, bộ Tài chính và bộ Nông nghiệp đều có các ban thông tin

thị trường riêng và xuất bản định kỳ các bản tin. Nhiều tỉnh cũng đang tiến hành

phát triển hệ thống thông tin thị trường, và họ cũng sẽ cho ra đời các tạp chí và

bản tin riêng của mình.

Page 14: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

8

Các bản tin thị trường và giá cả

Trung tâm thông tin Thương Mại Việt Nam, Bộ Thương Mại

9 Bản tin thị trường (ra hàng ngày)

9 Bản tin vật tư nông nghiệp (ra hàng ngày)

9 Bản tin thương mại trong nước (ra hàng tuần)

9 Bản tin thương mại quốc tế (3 số/tháng)

Viện Nghiên cứu thị trường và giá cả, Bộ Tài chính

9 Bản tin thị trường (ra hàng ngày, trừ Chủ Nhật)

9 Bản tin thị trường Chủ nhật (ra vào các ngày Chủ Nhật) Viện nghiên cứu Hoa quả miền Nam (SOFRI)

9 Thông tin về thị trường hoa quả (ra hàng tháng)

Sở Nông nghiệp tại các tỉnh

9 Nông nghiệp và thị trường tỉnh Đăk Lăk (ra hàng tháng)

9 Thông tin thị trường về Nông Lâm sản của tỉnh Bình Định (ra hàng tuần)

g. Internet Internet ngày càng được sử dụng phổ biến trong quá trình thu thập thông

tin. Hiện nay, người trồng rau có thể truy cập internet tại bất cứ đâu ở Việt Nam, kể cả ở những vùng sâu vùng xa. Với một máy tính có kết nối Internet, người trồng rau có thể thu thập được rất nhiều thông tin về thị trường nông nghiệp trong nước và quốc tế mà không cần rời khỏi văn phòng. Hiện ở Việt Nam đã có rất nhiều trang web với các thông tin hữu ích về thị trường nông nghiệp, trong đó có một vài diễn đàn trực tuyến và chuyên đề nơi người sử dụng có thể đưa các câu hỏi và yêu cầu thông tin cụ thể. Có thể thu thập các thông tin cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như google (http://www.google.com.vn). Bằng các từ khóa liên quan đến nhu cầu thông tin, ví dụ “thị rau ” hoặc “thị trường sắn”, cán bộ khuyến nông sẽ có một danh sách các trang web có các thông tin liên quan.

Page 15: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

9

Thu thập thông tin thị trường

Danh sách các trang web

9 Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT (http://www.agroviet.gov.vn/)

9 Trang web xúc tiến kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (http://210.245.60.189/)

9 Phòng thông tin An toàn lương thực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (http://www.mard.gov.vn/fsiu/)

9 VINANET, Bộ Thương Mại (http://vinanet.com.vn/)

9 Bản tin thị trường rau quả (CIRAD/AVRDC/MARD) (http://210.245.60.189/html/DuanSusper/vietnamess.asp)

9 Tạp chí Marketing và Sản xuất (http://210.245.60.189/tapchi/sxtt/)

9 Làm kinh doanh với Viet Linh (http://www.vietlinh.com.vn/e_index.html)

9 Diễn đàn trực tuyến về nông nghiệp (CIFPEN và VNMedia) (http://vnmedia.vn/giaoluu/)

9 Diễn đàn trực tuyền về Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) (http://forum.ctu.edu.vn/viewforum.php?f=10)

9 Trang thông tin của nông dân (Diễn đàn trao đổi trực tuyến) (http://vietnamgateway.org/vanhoaxa/index.php?chuyenmuc=02)

9 “Thị trường 24 giờ” (http://www1.thitruong24h.com.vn/)

9 Trang web về thị trường ngành hàng nông nghiệp (http://www.chonongsan.com.vn/)

Page 16: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

10

Một số gợi ý để thu thập thông tin từ Internet

9 Thành lập thư mục trong máy tính. Đặt tên thư mục. Ví dụ: “ thông tin thị

trường”

9 Tạo các thư mục con trong thư mục này với các chủ đề khác nhau (ví dụ: theo tên sản phẩm, cung cấp vật tư, thương nhân, cơ sở chế biến, v.v…)

9 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông tin cần bằng các từ khóa (ví dụ: giá lạc, thị trường ngô, trâu bò, v.v…)

9 Lưu các bài báo có nội dung liên quan vào thư mục thích hợp

9 Đánh dấu các thông tin và số liệu liên quan và ghi lại vào các bảng biểu thích hợp

1.5. Sử dụng phương pháp và công cụ nào để thu thập thông tin từ các thành viên thị trường?

Thu thập thông tin từ các thành viên thị trường là công việc mới đối với hầu hết cán bộ khuyến nông nhưng công việc được tiến hành dễ dàng hơn so với mọi người thường nghĩ. Có thể áp dụng một số nguyên tắc đơn giản sau.

Phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn bán công khai xung quanh một số vấn đề hoặc chủ đề cụ thể là phương pháp thu thập thông tin phù hợp. Loại phỏng vấn như vậy đôi khi trở thành cuộc thảo luận và trao đổi không chính thức và cho phép thu thập thông tin một cách linh hoạt và nhanh chóng.

Phỏng vấn bán cấu trúc là gì?

Là thảo luận (đặt những câu hỏi bán công khai) xung quanh một số

vấn đề cụ thể

Nên sử dụng bảng kiểm– danh sách các vấn đề và câu hỏi chính – trong quá trình phỏng vấn. Bảng kiểm sẽ giúp người phỏng vấn nhớ các nội dung chính cần thảo luận. Cần lưu ý rằng, bảng kiểm khác với bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm hàng loạt các câu hỏi đã được chuẩn kỹ từ trước.

Bảng kiểm kê là gì?

Là danh sách các vấn đề và câu hỏi hướng dẫn quá trình phỏng vấn bán cấu trúc

Page 17: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

11

Các bảng kiểm khác nhau về nội dung và số lượng, tuỳ vào mục đích và loại thông tin người phỏng vấn muốn thu thập. Cần chuẩn bị các bảng kiểm khác nhau cho các loại thành viên thị trường khác nhau bởi mỗi loại thành viên thị trường chỉ biết về một số vấn đề cụ thể tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng của họ trong hệ thống marketing

Bảng 1.3 giới thiệu về một bảng kiểm được thiết kế để phỏng vấn người buôn rau an toàn tại tỉnh Hà nội. Vấn đề của nông dân là thiếu tiếp cận tới nguồn rau an toàn, vì vậy, các đại lý bán rau an toàn đã được phỏng vấn để tìm hiểu về vấn đề này và xác định các giải pháp.

Bảng 1.3 Bảng kiểm để phỏng vấn người bán rau an toàn ở huyện

1. S ả n p h ẩm r a u a. Loại hàng bắp cải bác bán ngày được bao nhiêu? b. Chợ mình rau nào bán chạy nhất ? c. Thời điểm này nhu cầu người mua dùng nhiều loại rau nào? d. Loại rau này bác trồng được hay nhập từ nơi nào khác ?

2. Giá cả a. Bác bán bao nhiêu tiền bó rau ? b. Thời điểm này bán rau nào được giá nhất c. Giá cả, củ quả nhập từ các đại lý với nhập các hộ gia đình tự sản xuất như thế nào ?

3.Địa điểm a. Với địa điểm bán rau này chị có thấy phù hợp không ?

b. Chị bán hàng địa điểm này hay còn địa điểm nào khác ? c. Theo bác ở địa điểm nào thì rau tiêu thụ nhiều nhất ? d. Theo bác có nên mở rộng thêm điểm bán rau khác không

4. Quản bá a. Chị có làm gì để quản bá sản phẩm rau của mình b. Theo chị cách giới thiệu nào là có hiệu quả nhất ? c. Sắp tới chị có quản bá sản phẩm của mình ra thị

trường không ? d, Để tháng tới bán được nhiều hàng chị có ý tưởng

gì để quản bá sản phẩm /

Page 18: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

12

Khả năng thu thập thông tin từ các thương nhân, chủ cơ sở chế biến và các thành viên thị trường khác phụ thuộc vào kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phỏng vấn của người dân. Phải lấy được niềm tin của người cung cấp thông tin bằng cách tạo ra một môi trường thân thiện và thoải mái khi gặp gỡ phỏng vấn và trao đổi với họ. Khả năng khuấy động một buổi thảo luận công khai là rất quan trọng để thu thập được những thông tin đúng.

Quan sát trực tiếp cũng là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng và nên sử dụng cùng với phỏng vấn bán cấu trúc. Có thể biết được

rất nhiều thông qua quan sát

. Ví dụ, khi tới các khu chợ, có thể quan sát các loại giống và chất lượng của các sản phẩm được mua bán, kiểm tra các phương thức sau thu hoạch được áp dụng, kiểm chứng phương tiện vận chuyển người nông dân và thương nhân sử dụng, ước tính số lượng và loại người cung cấp và người mua, xác nhận thời điểm mua bán cao điểm hoặc thời điểm ít mua bán nhất, ước tính khối lượng hàng được mua bán, v.v...

Quan sát trực tiếp là gì ?

Thu thập các thông tin định tính thông qua quan sát

Khi tham quan các cơ sở thương nhân hoặc cơ sở chế biến, có thể quan sát được những phương tiện lưu kho, kiểm tra các loại trang thiết bị và khả năng chế biến, đánh giá kịp thời công suất chế biến.

Page 19: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

13

Một số gợi ý khi phỏng vấn các thành viên thị trường

9 Có thái độ thân thiện và thoải mái

9 Tiếp xúc bằng mắt

9 Hỏi các câu hỏi trực tiếp, đơn giản và rõ ràng

9 Tránh định hướng câu trả lời khi đưa ra câu hỏi

9 Sử dụng các câu hỏi bắt đầu bằng “cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào và bao nhiêu” để thăm dò thông tin

9 Nên đưa ra các câu hỏi nhạy cảm vào phút chót

9 Bày tỏ sự quan tâm và chú ý vào những gì mà người cung cấp thông tin đang nói

9 Làm cho người cung cấp thông tin nghĩ rằng họ là chuyên gia

9 Không ngắt lời người cung cấp thông tin

9 Giữ yên lặng để khuyến khích người cung cấp thông tin nói

9 Thường xuyên bày tỏ sự đồng tình hoặc thán phục

9 Làm rõ thông tin khi cần thiết

9 Diễn giải lại thông tin để đảm bảo bạn hiểu đúng thông điệp từ người cung cấp thông tin

9 Đặt câu hỏi với người cung cấp thông tin khi bạn nghi ngờ về độ chính xác của thông tin được cung cấp (ví dụ: đưa ra ví dụ về các thông tin đối lập được thu thập từ các nguồn khác)

2. Xử lý và phân tích thông tin Hầu hết nông dân đều gặp khó khăn trong việc phân tích thông tin thị

trường và đánh giá đúng về giá trị mà thông tin thị trường đóng góp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Một số phương thức xử lý và phân tích thông tin thị trường giúp nông dân sử dụng chúng hiệu quả hơn. 2.1 Phân tích chuỗi cung ứng

Sơ đồ về chuỗi cung ứng là bước khởi đầu trong phân tích thông tin thị trường. Sơ đồ và hình vẽ được sử dụng để thể hiện một lượng thông tin đáng kể về các chuỗi cung ứng, là cơ sở để thảo luận và diễn giải các thông tin. Những công cụ này giúp nông dân trực tiếp quan sát những gì đang diễn ra trong hệ thống marketing– dòng sản phẩm, kênh phân phối, người mua, hoạt động marketing, giá dọc theo chuỗi, v.v..

Nên mời một số thương nhân và chủ cơ sở chế biến tham gia vào việc xây dựng và thảo luận chuỗi cung ứng bởi họ có thể cung cấp một số thông tin cụ thể. Sự thamgia của họ cũng tạo cơ hội để kết nối nông dân và thương nhân địa phương.

Sau khi xây dựng và phân tích sơ đồ chuỗi cung ứng cho một sản phẩm

Page 20: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

14

cụ thể, nên lặp lại bài tập này và yêu cầu nông dân, các trung gian địa phương tự xác định vị trí mà họ mong muốn đạt được trong tương lai. Điều này giúp họ đưa ra những thay đổi cần thiết trong sản xuất và marketing.

Vẽ một sơ đồ chuỗi cung ứng tốn khá nhiều thời gian. Trước khi cán bộ khuyến nông và nông dân bắt tay vào lập sơ đồ chuỗi cung ứng cho một sản phẩm cụ thể, họ nên tham khảo thông tin từ các trung gian thị trường. Tuy nhiên, khi hoàn thiện, sơ đồ có thể được cập nhật hàng năm nhằm phản ánh và trao đổi những thay đổi trong hệ thống marketing. 2.2. Phân tích SWOT

SWOT được dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động kinh doanh nông nghiệp tại một khu vực cụ thể cũng như các cơ hội và các mối đe doạ mà nông dân có thể gặp phải. Phân tích SWOT được tiến hành cho các sản phẩm hiện tại hoặc các sản phẩm mới. Mặc dù phân tích thông tin thị trường là cần thiết, nhưng cũng cần phải xem xét các thông tin liên quan đến điều kiện sản xuất tại địa phương và các đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ.

Phân tích SWOT giúp nông dân xây dựng chiến lược sản xuất và marketing dựa trên các điểm mạnh và các cơ hội họ có và thực hiện nhiều hoạt động khác để khắc phục các điểm yếu và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải. Nó cũng giúp cho cán bộ khuyến nông xác định các lĩnh vực nông dân cần giúp đỡ.

Khi phân tích SWOT cần chú ý phân biệt giữa các yếu tố bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài (cơ hội và đe doạ): Các yếu tố bên trong: như kỹ năng và kiến thức của nông dân, khả năng tiếp cận của họ tới các mạng lưới tài chính và xã hội, điều kiện sinh thái nông nghiệp và khoảng cách giữa nông trại và đường giao thông hoặc chợ. Các yếu tố bên ngoài: bao gồm công nghệ, điều kiện và xu thế cầu, cạnh tranh từ các khu vực khác, khung chính sách pháp luật. Bảng dưới đây cung cấp một số câu hỏi mà người trồng rau có thể sử dụng

khi phân tích SWOT.

Page 21: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

15

Điểm mạnh

¾ Điểm mạnh của người nông dân là gì?

¾ Họ làm tốt được cái gì?

¾ Các nguồn lực họ có là gì?

¾ Những điểm gì của họ được người khác (đặc biệt là người mua) coi là điểm mạnh?

Điểm yếu

¾ Họ có thể cải thiện được những gì?

¾ Những điều gì họ làm chưa tốt?

¾ Những điểm gì của họ mà người khác (đặc biệt là người mua) coi là điểm yếu?

Cơ hội

¾ Liệu địa điểm, điều kiện khí hậu đất đai, các công nghệ hiện có, các điều kiện cung cầu hiện hành có tạo ra các cơ hội tốt nào cho nông dân không?

¾ Liệu có xu thế nào tạo các ra cơ hội tốt không? (ví dụ: sự thay đổi về công nghệ, thay đổi về cầu, thay đổi về chính sách và các quy định, v.v…)

Mối đe dọa

¾ Các điểm yếu của họ có tạo ra mối đe doạ nào không?

¾ Các xu thế công nghệ, cung, cầu và chính sách có đe dọa tới sức cạnh tranh của người nông dân địa phương không?

Có một số nguyên tắc mà nông dân cần tuân theo khi phân tích SWOT:

Một số gợi ý khi tiến hành phân tích SWOT

9 Cụ thể, tránh nhập nhằng.

9 Phải thực tế khi đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu.

9 So sánh quan điểm của nông dân với quan điểm của những người mu Người mua đánh giá như thế nào về điểm mạnh và điểm yếu của ngư nông dân địa phương?

9 Luôn phân tích điểm mạnh và điểm yếu của nông dân với đối thủ cạnh tranh. Lĩn vực nào tốt hơn (điểm mạnh) và yếu kém hơn (điểm yếu) so với đối thủ cạ tranh?

9 Tham khảo ý kiến của thương nhân và chủ cơ sở chế biến nông sản trước khi đán giá các cơ hội và các mối đe dọa.

9 Xem xét hiện trạng và tương lai ngắn, trung và dài hạn của nông dân địa phương

9 Phân tích SWOT phải ngắn và đơn giản.

Page 22: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

16

2.3. Phân tích xu thế giá Để phân tích được diễn biến giá cả và dự đoán xu thế giá trong tương lai,

nông dân phải có được các thông tin về cung và cầu. Vì vậy, khi thu thập thông tin về giá, cán bộ khuyến nông cũng cần thu thập thông tin liên quan đến cung và cầu.

Đối với cùng một mặt hàng, có thể có sự khác biệt lớn trong xu thế giá ở từng phân đoạn thị trường, ví dụ giữa cà phê đặc sản và cà phê thị trường hay giữa giá rau bình thường và rau má không phun thuốc trừ sâu. Ngoài ra cũng có sự khác biệt lớn về giá đối với các loại giống khác nhau, ví dụ như quả và rau. Trong trường hợp đó, nên dựa trên những dữ liệu cần thiết sẵn có để tiến hành phân tích theo phân đoạn thị trường hoặc theo giống.

Để nắm bắt các thông tin và dữ liệu về giá những năm trước, chẳng hạn trong vòng năm năm trở lại đây, người trồng rau cần chú ý tới một số phương pháp: Hệ thống thông tin thị trường: Có thể lấy thông tin từ các bản tin hoặc yêu cầu cán bộ đang làm việc tại các ban thông tin thị trường cấp tỉnh và quốc gia cung cấp. Khi tiến hành phân tích giá, cán bộ khuyến nông có thể nắm bắt được xu thế cung cầu từ những nguồn này. Thương nhân và chủ cơ sở chế biến: Các công ty thường ghi lại giá cả từng mặt hàng trong từng năm. Thương nhân và chủ cơ sở chế biến có thể không ghi chép cụ thể về giá cả, nhưng họ lại có khả năng dự đoán xu thế giá và cung cấp những thông tin hữu ích về xu hướng cung và cầu. Nhà nghiên cứu thị trường: Nhà nghiên cứu thị trường cũng có khả năng cung cấp dữ liệu và phân tích xu thế giá. Các nguồn khác: Đôi khi người trồng rau có thể tiếp cận thông tin về xu thế thị trường từ các tạp chí chuyên ngành, trong đó có đề cập đến các vấn đề kinh tế và nông nghiệp, lịch phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh, và thậm chí là thông tin về một số tờ báo.

Trước khi tiến hành phân tích xu thế giá, cần phải xử lý số liệu về diễn biến giá trong những năm qua:

Để thuận tiện cho phân tích xu thế giá, cán bộ khuyến nông nên chuyển đổi mức giá bán lẻ trung bình theo tuần sang theo tháng. Tương tự như vậy, có thể tính giá trung bình theo năm nếu có số liệu giá trung bình hàng tháng của nhiều năm. Đối với các sản phẩm có giá tăng lên, nên sử dụng giá thực chứ không phải giá thị trường. Tức là, nên lấy mức giá trên thị đã chiết khấu lạm phát Cần tính sự thay đổi của giá qua các giai đoạn theo số liệu tuyệt đối hoặc theo phần trăm. Điều này sẽ giúp cán bộ khuyến nông và

Page 23: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

17

nông dân có cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi của giá. Dữ liệu thu thập hầu như đã được xử lý trước đó. Nếu chưa thì người

trông rau cần phải xử lý độc lập, hoặc hợp tác với thương nhân, chủ cơ sở chế biến. Cán bộ thuộc trung tâm khuyến nông hoặc sở nông nghiệp tỉnh có thể hỗ trợ việc xử lý dữ liệu.

Biểu đồ là một công cụ hữu ích để trình bày và thảo luận xu thế giá. Đôi khi, thông tin thu thập được thể hiện dưới dạng biểu đồ. Nếu không, cán bộ khuyến nông, với sự tham gia của nông dân, các thương nhân và chủ cơ sở chế biến, nên xây dựng biểu đồ giá này.

Các câu hỏi cần được trả lời khi phân tích xu thế giá

Diễn biến giá trong những năm trước đây

1. Trong 3 đến 5 năm qua, giá tăng lên hay giảm xuống?

2. Tăng hay giảm bao nhiêu?

3. Xu thế này ổn định hay mang tính chu kỳ?

4. Giá có dao động nhiều từ năm này qua năm khác không?

Xu thế cung và cầu

5. Các yếu tố cung và cầu nào dẫn tới xu thế giá như vậy?

6. Những điều kiện này sẽ giữ nguyên hay có thể thay đổi trong những năm tới không?

Xu thế giá tương lai

7. Dựa trên những dự đoán về thay đổi cung và cầu, giá trong tương lai có thể thay

đổi như thế nào, và tại sao?

8. Những thay đổi về cung và cầu được dự đoán như thế nào và tại sao?

Page 24: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

18

2.4. Phân tích tính mùa vụ của giá Nếu không tính toán được lợi nhuận mà mình có thể thu được, nông

dân không thể đưa ra quyết định cung cấp cho thị trường trong thời kỳ trái vụ hay không: Thông tin giá cả trong từng mùa và từng thời kỳ khác nhau trong một năm (thông tin sản xuất hay chi phí kho bãi) là rất cần thiết. So sánh giữa lợi nhuận thu được từ việc sản xuất trái vụ hoặc kho bãi và đầu tư luân phiên cũng rất có ích.

Tính mùa vụ của giá có thể thay đổi qua các năm do sự thay đổi của các điều kiện cung và cầu. Có lúc những thay đổi này là tạm thời như trong trường hợp thu hoạch rộ hoặc đôi khi sự thay đổi lâu dài như trong trường hợp xuất hiện khu vực cung cấp mới hoặc chuyển đổi từ canh tác một vụ sang hai vụ

Các câu hỏi gợi ý khi phân tích tính mùa vụ của giá

1. Giá có xu thế thấp nhất vào giai đoạn nào trong năm? Các yếu tố cung và cầu nào đứng sau hiện tượng này?

2. Giá thường cao vào những giai đoạn nào trong năm? Các yếu tố cung và cầu nào

đứng sau hiện tượng này?

3. Trong vòng 3 năm qua, có sự khác biệt đáng kể nào về tính mùa vụ của giá không? Nếu có, tại sao?

4. Tính mùa vụ của giá có thay đổi theo thời điểm không? Thay đổi như thế nào?

5. Những yếu tố cung và cầu nào ảnh hưởng tới sự thay đổi này?

6. Sự khác biệt về giá giữa các mùa trong năm có lớn không? Sự chênh lệch giữa mức giá thấp nhất và cao nhất trong năm?

7. Sản xuất trái vụ ở địa phương có đem lại lợi nhuận không? Lợi nhuận là bao nhiêu?

8. Lưu kho để bán trong thời kỳ trái vụ có khả thi và đem lại lợi nhuận cho nông dân và thương nhân không? Lợi nhuận là bao nhiêu?

Page 25: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

19

B. Câu hỏi và bài tập Câu: 1: Điều tra khảo sát thị trường sản phẩm rau tại chợ Nội dung điều tra

Đối tương Sản phẩm Giá Kênh bán hàng

Quản bá sản phẩm

Đưa ra nhận xét ấn tượng

nhất

Khách hàng

Đối thủ cạnh tranh

Bản thân nhà sản xuất

- Nguồn lực: Gấy, bút, tiền, phương tiện , . - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ điều tra tại một chợ t - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả điều tra khảo sát thị trường của học viên - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được nhu cầu của thị trường rau về giá, kênh bán hàng, cách quản bá sản phẩm. Bài tập 2: Sau khi đi khảo sát thị trường các nhóm hãy lập bảng câu hỏi điều tra thị trường ?

- Nguồn lực: Gấy, bút, - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ lập bảng câu hỏi điều tra thị trường - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả ra bảng câu hỏi của học viên - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: - Bốn câu hỏi sản phẩm, - Bốn câu hỏi về kênh bán hàng - Bốn câu hỏi quản bá sản phẩm - Bốn câu hỏi về địa điểm bán hàng

Page 26: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

20

Bài tập 3: Phân tích sản phẩm rau sau khi điều tra thị trường ? Nội dung phân tích sản phẩm:

Nhà cung cấp - Sản xuất - Sử dụng địa phương - Tiềm năng

- Khách hàng tiền năng

- Nhu cầu

Giá của người sản xuất

- Giá bán tại chợ

- Nguồn lực: Gấy, bút, tiền, máy tính - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ phân tích sản phẩm rau - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả phân tích sản phẩm rau của học viên - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Nhà cung cấp rau + Giá của người sản xuất Bài tập 4: Xử lý và phân tích thông tin về sản phẩm rau theo công cụ SWOT

- Nguồn lực: Gấy, bút, tiền, máy tính - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ phân tích sản phẩm rau - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả xử lý và phân tích sản phảm rau của học viên - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Phân tích điểm mạnh tại thị trường rau vừa điều tra + Phân tích điểm yếu tại thị trường rau vừa điều tra + Phân tích thách thức tại thị trường rau vừa điều tra + Phân tích cơ hội tại thị trường rau vừa điều tra

Page 27: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

21

BÀI 2: KHẢO SÁT ĐẤT VÀ VỊ TRÍ SẢN XUẤT Mã bài: MĐ2– 02

Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học viên có khả năng

- Chọn được địa điểm xây dựng vườn để tận dụng mọi khả năng sẵn có tại địa phương; - Thu thập các điều kiện có liên quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm rau; - Vẽ phác hoạ các bộ phận chính ở vườn dự định sản xuất rau. A. Nội dung 1. Tìm hiểu vùng đất 1.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau an toàn Vườn rau an toàn có nhiều ý nghĩa đối với hộ nông dân cũng như cộng động dân cư trong vùng. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng đề ra các mục tiêu cho việc xây dựng vườn rau an toàn. Việc điều tra đánh giá tình hình và các yếu tố có liên quan nhằm mục đích tạo dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định loại hình, cơ cấu của vườn trồng rau an toàn đồng thời tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu cho vườn trồng rau an toàn hoặc tiến hành điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp. Quy hoạch và thiết kế một vườn rau an toàn là để đạt được những mục đích đề ra, cho nên những mục đích khác có thể làm cho việc điều tra đánh giá các yếu tố có liên quan ít nhiều có khác nhau. Tuy vậy, việc quy hoạch và thiết kế bất kỳ loại vườn trồng rau an toàn nào cũng đòi hỏi điều tra phân tích các yếu tố sau đây: a, Tài nguyên thiên nhiên Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa, số ngày mưa trong tháng..Đối với yếu tố khí hậu cần nắm được các trị số trung bình, trị số tối cao, tối thấp và tần xuất xuất hiện các trị số cực. Các yếu tố thủy văn: Sông suối, dòng chảy, mưa đá, nước mặt, nước ngầm.... b, Tài nguyên sinh vật: Các loại rau đã có trong vùng. Tình trạng sinh trưởng, phát triển, năng suất. Các loài cây hoang dại, cỏ dại. Các loài động vật thường gặp. Đặc biệt cần nắm được tình hình phát sinh và phát triển của các loài sinh vật gây hại như sâu, bệnh, chuột.... c, Tài nguyên đất: Cần nắm được diện tích đất, thành phần cấu tạo của đất, các đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng và sinh học của đất. Ngoài ra cần nắm được tình hình, địa thế của khu đất dự định xây dựng vườn trồng rau an toàn.

Page 28: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

22

d, Các tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến xây dựng vườn trồng rau an toàn trong vùng. Cần trao đổi kỹ với cán bộ kỹ thuật địa phương, ở các phòng nông nghiệp huyện

e, Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động trong vườn. Điểu này quan trọng khi người chủ vườn rau an toàn không có đủ lao động để tiến hành hết công việc trong quá trình xây dựng vườn trồng rau an toàn mới cũng như cải tạo lại hệ thống vườn.

Các yếu tố liên quan đến việc xây dựng vườn trồng rau an toàn nêu trên đây mang tính chất toàn diện và có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường, tài nguyên của một địa phương. Công việc điều tra, thu thập tài liệu này rất cần thiết, bởi vì xây dựng vườn trồng rau an toàn là việc làm có nhiều ý nghĩa và đòi hỏi có đầy đủ cơ sở.

Công việc điều tra đánh giá hiện trạng các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn trồng rau an toàn thường được bắt đầu từ việc thu thập thông tin, tập hợp dữ liệu.

1.2. Quan sát thực địa

Mặc dù tư liệu về địa bàn dự định xây dựng vườn trồng rau an toàn có thể thu nhập bằng nhiều cách, nhưng việc quan sát thực địa vẫn rất cần thiết và nhất thiết phải tiến hành. Không chỉ các nhà chuyên môn tiến hành quan sát mà cả người đầu tư xây dựng vườn trồng rau an toàn cũng cần quan sát thực địa.

Khảo sát thực địa và trao đổi trực tiếp với dân địa phương, có thể phát hiện ra nhiều vấn đề và tìm thấy nhiều điều mà các tư liệu không nói đến. Khi đi khảo sát thực địa không chỉ giới hạn ở nhìn, sờ, đếm, ngửi...Mà còn phải chú ý ghi nhận các cảm giác được hình thành, trên thực địa như: nóng, lạnh, luồng gió, ánh nắng....Những điều thấy được, cảm giác được cần đươc ghi chép lại, chụp ảnh, vẽ sơ đồ....

Trong khi đi khảo sát, có thể dừng lại lâu hơn một chút ở những nơi cần thiết để nhận biết chắc chắn hơn và tìm cách giải thích những quá trình đã xảy ra.

Thí dụ: Tại sao cây ở nơi này tốt hơn, hoặc xấu hơn ở nơi khác ?

Tại sao luồng nước lại chảy về hướng này ?

Tại sao gió ở đây lại thổi mạnh hơn ?...

Cần ghi chép được sự chuyển động của mặt trời và cùng với nó hướng tỏa bóng của các hàng cây, các dấu vết súc đi lại, nghỉ ngơi, nơi chúng thường uống nước....

Page 29: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

23

2. Quy hoạch địa điểm 2.1. Điều kiện về vùng sản xuất

- Vùng sản xuất có diện tích canh tác tập trung lớn 2 ha trở lên thuộc một đơn vị hành chính thống nhất.

+ Địa hình, + Vị trí thuận lợi + Tưới tiêu chủ động + Giao thông thuận tiện.

- Vùng canh tác rau nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, + Thuộc vùng quy hoạch phát triển rau an toàn của Thành phố.

+ Không gần nơi bị ô nhiễm như khu công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang …

- Đất đai thổ nhưỡng có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau. Đồng ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nước và các chất thải.

- Đã hình thành chợ đầu mối rau. Một phần sản phẩm rau đã có thương hiệu và bước đầu được tín nhiệm trên thị trường. 2.2. Nội dung quy hoạch vườn rau an toàn Tất cả các loại vườn trồng rau an toàn đều phải có quy hoạch để bố trí mặt bằng, tính toán chi phí đầu tư, lập kế hoạch và tổ chức sản xuất đáp ứng mục đích và đạt được hiệu quả cao theo yêu cầu cụ thể của từng loại vườn trồng rau an toàn Nội dung quy hoạch vườn trồng rau an toàn gồm có:

- Vườn trồng rau truyền thống: + Vườn trồng có khu vườn ươm, khu vườn trồng được trồng ở

ngoài trời - Vườn trồng rau trong nhà lưới: + Công nghệ này chủ yếu áp dụng đối với sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả

cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm. + Yêu cầu đối với mô hình này là phải có đầu tư đồng bộ từ cải tạo xây

dựng : - Mặt bằng sản xuất, - Đầu tư nhà lưới có mái che (để hạn chế tác hại của các yếu tố bất thường của thời tiết và sâu bệnh),

- Xây dựng nguồn nước tưới sạch cả về lí hoá và vi sinh vật. - Cây giống đưa vào là cây sạch bệnh theo quy trình thâm canh cao.

Page 30: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

24

- Giám sát dịch hại theo chương trình IPM để sản xuất ra sản phẩm sạch, năng xuất cao, giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu trong lĩnh vực trồng trọt. Sử dụng nhà lưới mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp truyền thống. 2.3. Thiết kế các khu sản xuất

Loại vườn trồng rau an toàn có quy mô lớn nên chia làm 2 khu vực: - Khu đất sản xuất: Chia ra làm các lô: + Ươm hạt (vườn ươm) + Lô sản xuất, hình dáng, kích cỡ các khu thích hợp nhất là hình chữ

nhật. - Khu đất để xây dựng: Thường được chia ra làm: + Các khu hoặc các hạng mục nhỏ như khu xây dựng nhà ở, kho chứa,

đường sá đi lại, vận chuyển, hệ thống bể, giếng, ống dẫn, mương máng tưới tiêu và hàng rào bảo vệ.

+ Vị trí, hình dáng, kích cỡ các khu này tùy thuộc vào chức năng của từng khu để bố trí thích hợp như khu nhà, kho sơ chế và bảo quản sản phẩm

+ Diện tích đất xây dựng, không sản xuất được tính toán theo quy mô vườn và phải tiết kiện đất

* Thiết kế vườn rau truyền thống: Vườn trồng rau có thể chia thành các khu vực nhỏ, có luống trồng rau. Việc lựa chọn các loại rau phù hợp từng mùa vụ trong năm.

- Xây dựng hệ thống cấp nước tập trung đạt tiêu chuẩn với các yêu cầu: + Nước ngầm qua xử lý an toàn, có đầu mối trạm bơm, bể lắng lọc, bể

chứa và hệ thống ống dẫn, các họng cấp nước bố trí trải đều trên toàn vùng để người dân có thể tưới phun theo mọi nhu cầu thời vụ và tuỳ thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.

+ Nguồn cấp lấy từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan công suất lớn và hệ thống lọc công nghiệp. Hệ thống nước tưới đề xuất bao gồm:

- Tưới đại trà toàn vùng : dùng tưới phun trải đều trên diện tích tưới trong vùng. Hệ thống tưới là hệ thống đường ống ngầm chôn sâu cách mặt đất 50-90cm. ống dùng ống thép mạ kẽm có các hầm van điều tiết nước. Các họng cấp nước trải đều trên toàn bộ vùng RAT theo mạng ô vuông cạnh 6-7m.

- Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước trực tiếp vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều nhờ các thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất đến vùng gốc cây.

Đây là phương pháp tưới hiện đại, tiết kiệm được khối lượng lớn nước. Các ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt như: Đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tiết kiệm nước tối đa (theo tính toán tưới nhỏ giọt tiết kiệm được 60% lượng nước so với tưới thông thường), không gây xói

Page 31: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

25

mòn đất, không tạo nên váng đất trên mặt và không phá vỡ cấu tượng đất. Ngoài ra tưới nhỏ giọt còn góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.

- Xây dựng hệ thống các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng, số lượng trung bình 01 bể/ha. Các bể xây bê tông, có nắp che mưa nắng, bố trí rải rác trên cánh đồng, tập trung dọc theo các trục đường nội đồng để thuận tiện cho nông dân khi sử dụng.

- Xây dựng 01 nhà thu gom, sơ chế, đóng gói, giao dịch và giới thiệu sản phẩm rau an toàn. Khu nhà thu gom, sơ chế và đóng gói sản phẩm bao gồm 1 nhà xây chính, bể rửa 15-30m3, sân hè tập kết rau. Các lối ra vào cho phương tiện chuyên chở.

- Hệ thống tiêu gồm đường tiêu nước rửa lọc và các kênh tiêu nước mặt chung. Đường tiêu nước rửa lọc được xây kiên cố và nắp kín. Các mương tiêu chung được lát mái và bờ mương kết hợp làm đường giao thông.

Việc tiêu nước cho vùng RAT gồm tiêu nước mưa trên mặt ruộng, tiêu nước thừa do tưới thừa nước, tiêu nước khi rửa lọc và tiêu nước ngầm. Tiêu nước mưa thường diễn ra nhiều nhất trong các tháng 7, 8, 9 và vào tháng 10 khi trồng rau giáp vụ. Tiêu nước thừa do tưới lãng phí hoặc tưới không đúng kỹ thuật. Nước thừa cần được tiêu ngay vì nếu không tiêu kịp dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng rau do sũng nước.

* Thiết kế vườn trong nhà lưới: Nhà lưới để sản xuất RAT có ưu điểm: - Tránh cho cây rau bị giập nát khi có mưa, gió. - Trồng trong nhà lưới còn làm giảm lượng phân bón, - Hạn chế bốc hơi nên tiết kiệm nước. - Có nhà lưới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chủ động sản xuất rau ăn lá

trái vụ, canh tác các bộ giống rau mới, rau đặc sản khác theo yêu cầu của thị trường.

Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập ( chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được).

+ Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. + Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt

ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. + Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh

tác. + Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất

bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không

Page 32: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

26

được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.

+ Loại nhà lưới này có ưu điểm: - Ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc

trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. - Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa

mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. - Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng

suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng.

- Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 20 C làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau.

- Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy … có thể phát sinh mật độ cao.

- Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên.

Hình 2.1: Nhà lưới kín

Page 33: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

27

Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.

Mục đích sử dụng: - Chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng

được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. - Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. - Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn

hoặc bắt ốc vít. - Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và

căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. - Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên

kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m. - Loại nhà lưới này có ưu điểm:

+ Là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, + Có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, + Vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. + Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi

phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí.

+ Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động. Tuy nhiên

Hình 2.2: Nhà lưới hở

Page 34: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

28

3. Chọn địa điểm xây dựng vườn. 3.1. Địa điểm xây dựng vườn ươm

Vườn ươm cần đặt ở những địa điểm có các điều kiện sau đây:

- Khí hậu thích hợp, thỏa mãn các đòi hỏi của các giống cây dự định đưa trồng trong vườn.

- Đất đai có kết cấu tốt.

+ Tầng đất dày 40 – 45 cm hoặc dày hơn.

+ Đất có khả năng giữ nước, thoát nước tốt.

+ Thích hợp cho vườn ươm là các loại đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ.

+ Tránh thiết lập vườn ươm trên đất cát hoặc đất sét.

+ Ở các vùng đất đồi chọn đặt vườn ươm ơ nơi đất có cấu trúc tốt.

+ Độ pH thích hợp là 5 – 7, mực nước ngầm sâu 0,8 – 1,0 m.

- Địa hình bằng phẳng hoặc hợi dốc 3- 4 0, có đầy đủ ánh sáng, thoáng gió

- Gần đường giao thông và ở vị trí trung tâm các vùng trồng trọt để thuận lợi cho việc chăm sóc, bảo vệ và chuyên chở, cung cấp cây giống.

- Gần nguồn nước tưới. Đặc biệt đối với các vườn ươm đặt ở các vùng đất đồi cần chú ý đến nguồn nước tưới.

3.2. Địa điểm xây dựng vườn trồng

- Để chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau an toàn, cần có nhận thức đúng về đất đai và có những điều tra, khảo sát đầy đủ về các đặc điểm của đất.

- Đất quy hoạch để trồng rau an toàn theo hướng Viet GAP phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển cây rau.

+ Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn.

+ Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941; 1995, TCVN 7209; 2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của Quy định này.

+ Nguồn nước tưới là nước sạch: Nước sông có dòng chảy luân chuyển không bị ô nhiễm hoặc nước giếng khoan sạch.

Page 35: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

29

4. Một số vườn trồng rau an toàn. 4.1. Vườn rau truyền thống

- Ưu điểm: + Theo tập quán quen thuộc nên dễ làm + Ít tốn kém chi phí đầu tư + Tiết kiệm vật tư phân bón, nước tưới và thuốc BVTV

- Nhược điểm + Dễ bị sâu bệnh hại tấn công + Nếu dùng thuốc không đúng rau sẽ không an toàn

Hình 2.3. Vườn rau truyền thống

Hình 2.4: Vườn rau truyền thống

Page 36: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

30

4.2. Vườn rau có mái che - Ưu điểm:

+ Tránh cho rau khỏi bị giập nát (các loại rau cải, rau gia vị) + Che nắng cho các loại các ít ưa sáng

- Nhược điểm + Tốn tiền, tốn công

Hình 2.5: Vườn rau có mái che

Page 37: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

31

4.3. Vườn rau có phủ nilong - Ưu điểm:

+ Tiết kiệm nước tưới, phân bón, chống rửa trôi mùn + Hạn chế cỏ dại

+ Hạn chế nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất - Nhược điểm

+ Nhiệt độ đất trong màng phủ cao, ảnh hưởng tới sinh trưởng của một số cây trồng + Nylon phế thải gây ô nhiễm môi trường

Hình 2.6: Vườn rau phủ nilong

Page 38: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

32

4.4. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng Ưu điểm: + Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là trái vụ + Hạn chế mưa to và nắng gắt + Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém - Nhược điểm + Khó thực hiện với cây leo giàn và cần côn trùng thụ phấn

+ Nếu thực hiện sớm có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ

Hình: 2.7. Vườn rau dùng lưới chắn côn trùng

Page 39: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

33

4.5. Vườn rau trồng trong nhà lưới - Ưu điểm:

+ Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là trái vụ + Hạn chế mưa to và nắng gắt + Hạn chế cỏ dại + Che nắng cho các loại các ít ưa sáng - Nhược điểm

+ Tốn tiền, tốn công

Hình 2.8: Vườn rau trồng trong nhà lưới

Page 40: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

34

4.6. Trồng rau thủy canh - Ưu điểm: + Thích hợp cho sản xuất rau an toàn + Dễ quản lý, ít sâu bệnh hại + Chủ động nước, tiết kiệm phân bón + Tận dụng được các diện tích trống, diện tích đất ô nhiễm

- Nhược điểm: + Cần nhiều vốn

Hình 2.9: Vườn rau thủy canh

Page 41: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

35

B. Câu hỏi và bài tập Bài tập 1: Điều tra đánh giá các yếu tố xây dựng vườn trồng rau an toàn

- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn trồng rau - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn trồng rau Bài tập 2: Thiết kế các khu sản xuất của vườn trồng rau truyền thống

- Nguồn lực: Gấy, bút, địa điểm xây dựng vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ thiết kế các khu vườn ươm, vườn trồng tại một địa điểm xây dựng vườn trồng rau

- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân biệt, lựa chọn các yếu tố xây dựng vườn trồng rau Bài tập 3: Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau an toàn ?

- Nguồn lực: Gấy, bút, các địa điểm xây dựng vườn trồng rau - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận

nhiệm vụ điều tra tại một địa điểm xây dựng vườn trồng rau, báo cáo kết quả điều tra - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết lựa chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Phân tích lựa chọn các yếu tố đất đai, địa hình.. Bài tập 3: Thăm quan mô hình sản xuất rau an toàn trồng theo hướng viet gap

- Nguồn lực: Gấy, bút, vườn trồng rau an toàn - Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm

nhận nhiệm vụ đi thăm quan, báo cáo kết quả chuyến đi học được gì - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả học hỏi kinh nghiệm mỗi nhóm báo cáo - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Nâng cao hiểu biết cho học viên

Page 42: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

36

BÀI 3: CHUẨN BỊ HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THEO TIÊU CHUẨN VIET GAP

Mã bài: MĐ2– 03 Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học viên có khả năng - Biết được các giấy tờ cần thiết khi đi đăng ký theo tiêu chuẩn Viet GAP; - Xắp xếp được các giấy tờ liên quan đúng theo thứ tự; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm khi đi đăng ký; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, trung thực. A. Quy trình thực hiện

- Túi hồ sơ

- Đơn

- Bảng kê khai

- Diện tích

- Chủng loại rau

- Điều kiện bảo quản, sơ chế

- Nhân lực

- Đất trồng

- Nguồn nước tưới

- Quy trình sản xuất

- Sơ chế và bảo quản sản phẩm

Hình 3.1: Quy trình chuyển bị hồ sơ đăng ký theo tiêu chuẩn Viet Gap

B. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị hồ sơ - Trong bộ hố sơ gồm có các giấy tờ sau: + Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an, quả an toàn

MUA HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ

KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN

XUẤT

Page 43: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

37

+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, qua an toàn - Nơi cung cấp hồ sơ: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tinh/TP.... 2. Viết đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau Nội dung: + Diện tích sản xuất ( quy mô sản xuất) + Chủng loại rau quả đăng ký sản xuất Viết nội dung theo mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày……tháng…….năm …. ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ RAU, QUẢ AN TOÀN Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP......

1. Tên nhà sản xuất:…………………………………………… 2. Địa chỉ :…………………………………………………………. ĐT …………………………Fax …..………….Email…………… 3. Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh (nếu có):

4. Đăng ký được cấp giấy chứng nhận Sau khi nghiên cứu Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè

an toàn, đặc biệt về điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn, liên hệ với điều kiện cụ thể, chúng tôi xin đăng ký được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn:

- Diện tích sản xuất rau, quả an toàn đăng ký: ………….ha (hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian);

- Chủng loại rau, quả an toàn đăng ký:……………..(quy mô diện tích hoặc quy mô sản xuất:…………kg/đơn vị thời gian của từng chủng loại);

- Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)……… - Bản kê điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (kèm theo);

5. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả an toàn.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/TP.........thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn./.

Đại diện của nhà sản xuất (Ký tên, đóng dấu)

Page 44: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

38

3. Bản kê khai điều kiện sản xuất - Mẫu bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an

toàn theo mẫu tại phụ lục 5 của QĐ 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của bộ Nông nghiệp và PTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày……tháng…….năm ….

BẢN KÊ KHAI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, SƠ CHẾ, CHẾ BIẾN RAU, QUẢ, CHÈ AN TOÀN 1. Tên nhà sản xuất: …………………………………………… 2. Địa chỉ :……………………ĐT …………. Fax …….Email……… 3. Điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn 3.1. Nhân lực: Danh sách cán bộ kỹ thuật

TT Họ và tên Trình độ chuyên môn

Thời gian công tác Ghi chú

Danh sách hộ gia đình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn

TT Họ tên chủ hộ

DT đất trồng ( ha)

Chứng chỉ tập huấn Ghi chú

3.2. Đất trồng: - Diện tích sản xuất rau, quả, chè an toàn đăng ký: …………….ha (hoặc

quy mô sản xuất ……….kg/đơn vị thời gian); - Địa điểm: thôn….xã, (phường)…………huyện (quận)……… - Bản đồ giải thửa, hoặc sơ đồ khu vực sản xuất; - Kết quả phân tích đất theo Phụ lục 1 của Quy định này (nếu có);

- Khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến cách ly các nguồn gây ô nhiễm ….…..m. 3.3. Nguồn nước tưới: - Nguồn nước tưới cho cây rau, quả, chè (sông, ao hồ, nước ngầm...):……..

- Kết quả phân tích nước tưới theo Phụ lục 2 của Quy định này (nếu có).

Page 45: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

39

3.4. Quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn: - Các loài rau, quả, chè đăng ký sản xuất: ………………………….

- Các quy trình sản xuất sơ chế rau, quả, chè an toàn theo GAP (VietGAP…) và chế biến chè theo quy trình chế biến an toàn …

3.5. Điều kiện sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn: - Diện tích khu sơ chế …..m2, loại nhà:……….

- Diện tích kho bảo quản :……m2, tình trạng kỹ thuật:…… - Điều kiện bao gói sản phẩm:………………………………………… - Quy trình sơ chế rau, quả an toàn theo GAP (VietGAP…) và Quy trình chế biến chè an toàn…cho loại rau, quả, chè đăng ký sản xuất ………………

Chúng tôi cam kết các thông tin trong bản kê khai là đúng sự thật. ….., ngày…. tháng …. năm… Đại diện của nhà sản xuất (Ký tên, đóng dấu)

Page 46: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

40

C. Sản phẩm thực hành Bài tập 1: Viết đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế

rau quả an toàn của nhà - Nguồn lực: Gấy, bút, đơn đăng ký - Cách thức tổ chức: mỗi học viên nhận một đơn đăng ký chứng nhận sản

xuất rau an toàn. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả ghi đầy đủ thông tin trong đơn - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: +Diện tích sản xuất + Chủng loại rau Bài tập 2: Kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế của hộ gia đình của mỗi thành viên trong lớp

- Nguồn lực: Gấy, bút, bảng kê khai - Cách thức tổ chức: mỗi học viên kê khai điều kiện sản xuất cua hộ gia

đinh - Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên,

dựa theo kết quả ghi đầy đủ thông tin trong bảng kê khai - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: + Nhân lực + Đất trồng + Nguồn nước tưới + Quy trình sản xuất + Điều kiện sơ chế, chế biên sản phẩm rau

Page 47: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun các điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn là một mô

đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn; được giảng dạy sau mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP và trước mô đun trồng rau ăn lá; - Tính chất: Đây là một trong những mô đun kỹ năng chuyên môn nghề trồng rau an toàn, được thực hiện ở ngoài thực địa sản xuất rau.

II. Mục tiêu: - Trình bày được các bước thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ sản

phẩm rau; - Biết được các giấy tờ liên quan khi đi đăng ký tiêu chuẩn Viet GAP;

- Lựa chọn được vườn trồng rau phù hợp với điều kiện sản xuất rau an toàn; - Áp dụng các kỹ thuật cơ bản vào sản xuất từng loại rau - Nhận thức được ý nghĩa của công tác chuẩn bị sản xuất rau an toàn.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm

tra*MĐ02-1 Tìm hiểu nhu cầu

về thị trường

Tích

hợp

Lớp học +

Thị trường

rau

34 6 26 2

MĐ02-1 Thiết lập vườn trồng

rau theo

tiêu chuẩn Viet GAP

Tích

hợp

Lớp học +

Vườn rau

24

6 16 2

MĐ02-1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

đăng ký theo tiêu

chuẩn Viet GAP

Tích

hợp

Lớp học 4 4

Kiểm tra hết mô đun 2 2

Cộng 64 12 46 6

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

Page 48: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

- Nguồn lực cần thiết: Mô hình trồng rau an toàn, không an toàn

Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện quá trình nhân giống. Giấy A4 , bút Bảng mẫu ghi chép - Cách chức tổ chức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. - Tiêu chuẩn sản phẩm:

Đánh giá được nhu cầu của thị trường rau về giá, kênh bán hàng, cách quản bá sản phẩm.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tìm hiểu nhu cầu về thị trường sản xuất rau

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Điều tra khảo sát thị trường sản phẩm rau

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra khảo sát thị trường của học viên

- Lập bảng câu hỏi điều tra thị trường

- Quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả ra bảng câu hỏi của học viên

- Phân tích sản phẩm rau sau khi điều tra thị trường

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả phân tích sản phẩm rau của học viên

- Xử lý và phân tích thông tin về sản phẩm rau theo công cụ SWOT

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả xử lý và phân tích sản phảm rau của học viên

Page 49: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

5.2. Bài 2: Khảo sát đất và vị trí sản xuất

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Điều tra đánh giá các yếu tố xây dựng vườn trồng rau an toàn

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra

- Thiết kế các khu sản xuất của vườn trồng rau truyền thống

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả điều tra mỗi nhóm báo cáo công tác điều tra

- Lựa chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau an toàn

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết lựa chọn địa điểm xây dựng vườn trồng rau

- Thăm quan mô hình sản xuất rau an toàn trồng theo hướng viet gap

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả học hỏi kinh nghiệm mỗi nhóm báo cáo

5.3. Bài 3: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký theo tiêu chuẩn viet gap

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Viết đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả an toàn

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả ghi đầy đủ thông tin trong đơn

- Kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế của hộ gia đình của mỗi thành viên trong lớp

- Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo kết quả ghi đầy đủ thông tin trong bảng kê khai

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nhóm tác giả của Business. Edge. 2007. Nghiên cứu thị trường – giải mã nhu cầu khách hàng . NXB trẻ [2]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay hướng dẫn thực hành Viet GAP trên rau [3]. Vũ Hữu Yên, Giáo trình Trồng trọt. NXB Giáo dục 2001. [4]. PGS.TS. Tạ Thị Thu Cúc. Kỹ thuật trồng rau ăn lá. 2007. Nhà xuất bản Phụ Nữ [5]. Nguyễn Mạnh Chinh. Sổ tay trồng rau an toàn . 2004. Nhà xuất bản NN [6]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp

Page 50: CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN modun 02 - Chuan bi... · - Mô đun hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng viet gap cung cấp

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Phạm Văn Hiếu - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Cù Xuân Phương, Trại trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Phạm Xuân Dung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Cộng đồng Hà Nội - Bà Vũ Thị Thủy, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

11. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Quốc Hoàn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp Lâm Đồng - Bà Nguyễn Thị Huyền - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.