chương 1: bẢn chẤt cỦa hẠch toán kẾ toán · pdf file+ nhược: do...

40
1 CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1.1. Khái quát về kế toán: 1.1.1. Khái niệm hạch toán: Quản lý hoạt động kinh tế là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người. vậy, đòi hỏi con người phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc quản lý tốt các hoạt động kinh tế. ( ví dụ về 4 quá trình) Trong đó: - Quan sát: ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập - Đo lường: để lượng hoá đối tượng cần thu thập bằng các đơn vị đo lường tổng hợp - Hạch toán: quá trình sửdụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổnghợp để tiếp tục lượng hoá thành các chỉ tiêu tổng hợp - Ghi chép: quá trình hệ thống hoá ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp. Từ đó ta có khái niệm hạch toán kế toán: Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Với khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hạch toán ra đời rất sớm và tồn tại trong tất cả mọi hình thái xã hội. từ thời nguyên thuỷ, kể cả khi sản xuất chưa phát triển, hạch toán đã được tiến hành bằng những hình thức hết sức đơn giản: đánh dấu lên than cây, buộc nút dây thừng… để ghi nhớ các thông tin cần thiết. Đến các hình thái xã hội cao hơn (chế độ nô lệ, phong kiến) các quan hệ kinh tế nảy sinh đã dẫn đến sự phát triển tiếp theo của hạch toán. Đặc biệt thời kì CNTB, hạch toán trở thành 1 phương tiện không thể thiếu, đây là thời kỳ mà hạch toán kế toán phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện. 1.1.2. Các loại thước đo sử dụng trong hạch toán: - Thước đo hiện vật: đong, đo, đếm các đối tượng của hạch toán bằng các thước đo hiện vật như: cái, km, mét… + Ưu: giám sát chặt chẽ tình hình tài sản… + Nhược: chỉ dung xác định số lượng từng loại, không thể tổng hợp. - Thước đo lao động: dùng để xác định thời gian lao động hao phí như ngày công, giờ công…nhược điểm: không thể tổng hợp toàn bộ thời gian lao động vì tính chất lao động cuả mỗi người khác nhau.

Upload: duongkhuong

Post on 05-Feb-2018

225 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

1

CHƯƠNG 1:

BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

1.1. Khái quát về kế toán:

1.1.1. Khái niệm hạch toán:

Quản lý hoạt động kinh tế là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người.

Vì vậy, đòi hỏi con người phải tiến hành đồng thời 4 quá trình: quan sát, đo

lường, tính toán và ghi chép để có thể thu thập thông tin nhằm phục vụ cho việc

quản lý tốt các hoạt động kinh tế. ( ví dụ về 4 quá trình)

Trong đó:

- Quan sát: ghi nhận sự tồn tại của đối tượng cần thu thập

- Đo lường: để lượng hoá đối tượng cần thu thập bằng các đơn vị đo lường tổng

hợp

- Hạch toán: quá trình sửdụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổnghợp để

tiếp tục lượng hoá thành các chỉ tiêu tổng hợp

- Ghi chép: quá trình hệ thống hoá ghi lại từng thời kì, địa điểm phát sinh theo

một trật tự nhất định để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp.

Từ đó ta có khái niệm hạch toán kế toán:

Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép

các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn.

Với khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hạch toán ra đời rất sớm và tồn tại

trong tất cả mọi hình thái xã hội. từ thời nguyên thuỷ, kể cả khi sản xuất chưa

phát triển, hạch toán đã được tiến hành bằng những hình thức hết sức đơn giản:

đánh dấu lên than cây, buộc nút dây thừng… để ghi nhớ các thông tin cần thiết.

Đến các hình thái xã hội cao hơn (chế độ nô lệ, phong kiến) các quan hệ kinh tế

nảy sinh đã dẫn đến sự phát triển tiếp theo của hạch toán. Đặc biệt thời kì CNTB,

hạch toán trở thành 1 phương tiện không thể thiếu, đây là thời kỳ mà hạch toán

kế toán phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện.

1.1.2. Các loại thước đo sử dụng trong hạch toán:

- Thước đo hiện vật: đong, đo, đếm các đối tượng của hạch toán bằng các thước

đo hiện vật như: cái, km, mét…

+ Ưu: giám sát chặt chẽ tình hình tài sản…

+ Nhược: chỉ dung xác định số lượng từng loại, không thể tổng hợp.

- Thước đo lao động: dùng để xác định thời gian lao động hao phí như ngày

công, giờ công…nhược điểm: không thể tổng hợp toàn bộ thời gian lao động vì

tính chất lao động cuả mỗi người khác nhau.

Page 2: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

2

- Thước đo giá trị (tiền tệ): tính được các chỉ tiêu tổng hợp.

Trong hạch toán, cả 3 loại thước đo trên đều cần thiết và bổ sung cho nhau

1.1.3. Các loại hạch toán:

- Hạch toán nghiệp vụ: hạch tóan nghiệp vụ là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra

trực tiếp từng nghiệp vụ, từng quá trình kinh tế cụ thể, phục vụ cho việc chỉ đạo

thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện các nghiệp vụ, các quá trình đó.

Nghiệp vụ là tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến doanh nghiệp, hạch toán

nghiệp vụ theo dõi từng quá trình từ cung cấp nguyên vật liệu, sản xuât hay tiêu

thụ.

HT nghiệp vụ căn cứ vào nội dung, tính chất từng nghiệp vụ kinh tế và yêu cầu

quản lý để sử dụng các loại thước đo thích hợp: hiện vật, lao động và giá trị.

+ Ưu: cung cấp thông tin liên tục, là những thông tin nhanh dung cho lãnh đạo

nghiệp vụ hang ngày, mang tính kịp thời.

+ Nhược: Thông tin rời rạc, không có tính tổng hợp, toàn diện.

- Hạch toán thống kê: là khoa học nghiên cứu mặt lưộng trong mối quan hệ mật

thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời

gian và địa điểm cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển

của các hiện tượng đó.

+ Ưu: phạm vi nghiên cứu rộng, thong tin mang tính tổng hợp.

+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có

tính thường xuyên, liên tục.

- Hạch toán kế toán: Tương ứng với khái niệm hạch toán.

Là môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thong tin về tài sản, nguồn hình

thành TS và sự vận động của TS trong các tổ chức, đơn vị.

+ Sử dụng cả 3 loại thước đo, nhưng thước đo giá trị mang tính chủ yếu và bắt

buộc.

+ Thông tin cung cấp mang tính thuyền xuyên, liên tục và toàn diện.

1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán:

1.1.4.1. Chức năng:

- Thông tin (phản ánh): thực hiện qua 4 quá trình.

- Kiểm tra (giám sát, giám đốc): là cơ sở cho việc đánh gía được chính xác,

kiểm soát một cách chặt chẽ tình hình thực hiện mục tiêu đã đề ra.

1.1.4.2. Nhiệm vụ:

Page 3: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

3

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các tài liệu về TS, vật tư trong quan hệ

đối ứng với nguồn hình thành TS, góp phần bảo vệ TS và sử dụng hợp lý TS của

đơn vị hạch toán, khai thác tiềm năng của đơn vị.

- Giám sát tình hình kinh doanh của cácdoanh nghiệp, công ty… tình hình sử

dụng nguồn kinh phí của các đơn vị sự nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh

doanh, hiệu quả nguồn vốn cấp pháp… trên cơ sở luật pháp và các chế độ thể lệ

hiện hành.

- Theo dõi tình hình huy động và sử dụng các nguồn TS do liên kết kinh tế,

giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với nhà nước, với

cấp trên, với các đơn vị bạn.

1.1.5. Hạch toán kế toán trong hệ thống quản lý:

1.1.5.1. Yêu cầu đối với thông tin kế toán:

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của HTKT đòi hỏi thông tin kế toán

phải đáp ứng yêu cầu:

- Phải phản ánh chính xác, trung thực và khách quan thực tế hoạt động của đơn

vị.

- Phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính xảy ra.

- Phản ảnh đầy đủ, toàn diện về mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị.

- Đảm bảo tính thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, đồng thời

phải so sánh được.

- Rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm cho các đối tượng sử dụng đều có thể nhận thức

đúng đắn hoạt động và kết quả hoạt động của đơn vị.

1.1.5.2. Vai trò của HTKToán trong quản lý:

- Phục vụ cho các nhà quản lý kinh tế: quyết đinh nên sản xuất mặt hàng nào,

nguyên liệu gì, mua từ đâu…

- Phục vụ các nhà đầu tư và các chủ nợ.

- Giúp nhà nước hoach định chính sách, soạn thảo luật lệ.

1.2. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận:

1) Khái niệm thực thể kinh doanh:

Là bất kì đơn vị kinh tế nào nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt

động kinh doanh. Khái niệm này vạch ra giới hạn trong việc thực hiện ghi chép

kế toán. Các số liệu báo cáo cuả doanh nghiệp không được bao gồm bất cứ quá

trình kinh doanh hoặc TS của doanh nghiệp hay cá nhân nào khác, kể cả TS cá

nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp.

2) Khái niệm kỳ kế toán:

Page 4: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

4

Là việc phân chia hoạt động của doanh nghiệp thành nhiều phân đoạn thời

gian, gọi là kỳ kế toán.

3) Khái niệm thước đo tiền tệ:

Dùng tiền tệ làm thước đo thống nhất trong việc ghi chép, tính toán các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Như vậy kế toán chỉ phản ánh những gì có thể biểu hiện bằng tiền.

4) Nguyên tắc giá phí (giá phí lịch sử,chi phí, giá gốc):

Việc tính toán tài sản, công nợ, chi phí , doanh thu phải dựa trên giá trị thực tế

tại thời điểm phát sinh, không quan tâm đến gía thị trường.

5) Nguyên tắc nhất quán:

Kế toán không được thay đổi các nguyên tắc, khái niệm, các chuẩn mực và

phương pháp kế toán được sử dụng từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.

Chỉ được thay đổi khi ghi chú trong BCTC và phải báo cáo cho các cơ quan

cấp trên trực tiếp quản lý.

6) Doanh thu thực hiện (ghi nhận doanh thu):

Doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu hang hoá bán ra được chuyển

giao, hoặc khi các lao vụ, dịch vụ hoàn thành chuyển giao.

7) Nguyên tắc phù hợp:

Chi phí để tính lãi lỗ là tất cả các chi phí phải gánh chịu để tạo nên doanh thu

đã ghi nhận trong kỳ, tức là chi phí để tính lãi lỗ phải có sự phù hợp với doanh

thu đã ghi nhận.

8) Nguyên tắc hoạt động liên tục:

Luôn đặt doanh nghiệp trong giả thuyết sẽ hoạt động liên tục vô thời hạn hoặc

ít nhất không bị giải thể trong tương lai gần.

9) Nguyên tắc khách quan:

Tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm tra

được.

10) Nguyên tắc công khai:

Yêu cầu công khai đầy đủ tất cả số liệu và sự việc có liên quan đến tình hình

tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh cuả doanh nghiệp.

Các BCTC phải có phần ghi chú thêm những thông tin quan trọng khác mà

các báo cáo chưa đề cập đến (sự thay đổi trong phương pháp kế toán, phương

pháp tính giá vốn hàng bán…).

11) Nguyên tắc thận trọng:

Page 5: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

5

Thu nhập chỉ được ghi khi có chứng cứ chắc chắn, và chi phí được ghi ngay

khi chứng cứ có thể (chưa chắc chắn).

12) Nguyên tắc trọng yếu:

Một khoản mục là quan trọng nếu có lý do để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến

quyết định của những người sử dụng báo cáo tài chính.

( Ví dụ)

Page 6: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

6

CHƯƠNG 2:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA HẠCH TOÁN KẾ

TOÁN.

2.1. Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán:

2.1.1. Khái quát chung về đối tượng của hạch toán kế toán:

Đối tượng của HTKT có thể được phân tích qua các nội dung sau:

- HTKT theo dõi, ghi chép, phản ảnh về toàn bộ TS của đơn vị và nguồn

hình thành TS đó.

- TS trong đơn vị thường xuyên vận động, HTKT không chỉ nghiên cứu

trạng thái tĩnh, mà còn nghiên cứu trạng thái động của vốn kinh doanh.

- HTKT còn nghiêncứu các quan hệ kinh tế - pháp lý ngoài vốn của đơn vị

như: TSCĐ thuê ngoài, nhận vật liệu gia công…

2.1.2. Biểu hiện cụ thể của đối tượng HTKT:

2.1.2.1. TS và nguồn hình thành TS của đơn vị:

2.1.2.1.1. TS:

a) Điều kiện ghi nhận TS:

- Là những nguồn lực kinh tế có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.

- TS phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát, sử dụng lâu dài của đơn vị.

- TS phải có giá trị và gía trị phải được xác định bằng tiền.

b) Phân loại TS:

* TS ngắn hạn: là những TS thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian

sử dụng, luân chuyển, thu hồi trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.

- TSNH trong sản xuất:

+ TSNH dự trữ cho SX: nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ… đang

dự trữ trong kho chuẩn bị cho quá trình SX.

+ TSNH trong SX: giá trị các loại TS còn đang nằm trong quá trình SX, gồm

nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang

- TSNH trong lưu thông:

+ TSNH dự trữ trong lưu thông: thành phẩm, hàng hoá dự trữ trong kho hoặc

gởi đi bán.

+ TSNH trong quá trình lưu thông: vốn bằng tiền, các khoản phải thu khách

hàng, các khoản phải thu khác (pthu nội bộ, các cơ quan…).

Các khoản phải thu là số TS của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể

hay các nhân khác chiếm dụng mà đơn vị các trách nhiệm phải thu hồi.

Page 7: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

7

- TSNH tài chính: là các khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích kiếm lời có thời

hạn thu hồi trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh các loại đầu tư liên doanh

ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn…

- TSNH khác: kí quỹ, kí cược ngắn hạn, tạm ứng…

* TS dài hạn: là những TS có giá trị lớn và thời gian luân chuyển dài (trên 1

năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh)

- Phải thu dài hạn: là số TS của dnghiệp đang bị chiếm dụng, có thời hạn thu

hồi trên một năm hay ngoài một chu kỳ kinh doanh.

- TSCĐ: TSCĐ là những TS có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian

sử dụng theo quy chế hiện hành.

+ TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Đặc điểm:

Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình

thái vật chất ban đầu.

Giá trị chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện truyền

dẫn…

+ TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, như:

quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm

máy vi tính… (ví dụ)

+ TSCĐ thuê tài chính

- Bất động sản đầu tư: là các TS mà doanh nghiệp nắm giữ để cho thuê hoặc

chờ tăng giá mà không phải bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường hay

sử dụng cho hoạt động SX-KD của doanh nghiệp. Như: quyền sử dụng đất do

dnghiệp mua lại…

- Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài (

trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh).

- TSDH khác: chi phí trả trước dài hạn, TS thuế thu nhập hoãn lại…

2.1.2.1.2. Nguồn vốn:

* Nguồn vốn CSH: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp,

hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh mà dnghiệp không phải cam kết thanh

toán.

- Vốn góp: do các CSH, các nàh đầu tư đóng để thành lập hoặc mở rộng kinh

doanh.

- Lợi nhuận chưa phân phối:

Page 8: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

8

- Nguồn vốn CSH khác: các quỹ, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý, chênh lệh đánh

gía lại TS…

* Nợ phải trả: là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, chiếm dụng của các đơn

vị, tổ chức, các nhân và bên trong doanh nghiệp.

- Nợ ngắn hạn: là số tiền dnghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu

kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc một năm. Như: vay ngắn hạn, khoản

nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán, phải trả cho công nhân viên,…

- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian trả nợ trên một năm. Gồm: vay dài

hạn, các khoản phải trả dài hạn…

2.1.2.2. Tuần hoàn của vốn kinh doanh:

- Trong doanh nghiệp SX: TS vận động qua các giai đoạn:

T – H … SX … H’ – T’

Cung cấp SXuất Tiêu thụ

- Doanh nghiệp thương mại:

T - H - T’

Cung cấp Tiêu thụ

- Đơn vị tín dụng:

T - T’

Huy động Cho vay và thu hồi vốn

Vốn KD

TSNH

TSDH

TSNH SX

TSNH LT

TSNH TC

TSNH khác

TSCĐ

BĐS Đầu tư

PThu DH

TSDH khác

Vốn CSH

Nợ Phải trả

Vốn góp

Vốn CSH

khác

LN chưa

phân phối

Nợ Ngắn hạn

Nợ Dài hạn

Page 9: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

9

Như vậy HTKT cung cấp thông tin về sự biến đổi cuả TS qua các giai đoạn

nhằm đề xuất phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1.2.3. Quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng HTKT:

2.1.3. Kết luận về đối tượng HTKT:

- Có tính 2 mặt, độc lập với nhau nhưng cân bằng với nhau về lượng.

- Luôn vận động theo một trật tự xác định và khép kín.

- Luôn có tính đa dạng.

- Mỗi đối tượng của HTKT đều gắn với lợi ích kinh tế, quyền lợi, trách nhiệm

của nhiều phía khác nhau.

2.2. Hệ thống phương pháp của HTKT:

Gồm 4 phương pháp cơ bản: Chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản, tổng hợp

cân đối kế toán.

Page 10: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

10

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ.

3.1. Khái quát chung về phương pháp chứng từ:

3.1.1. Khái niệm và các phương pháp cấu thành:

3.1.1.1. Khái niệm:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ

kinh tế. Do đó, cần thiết phải sao chụp và thông tin kịp thời tình trạng và sự vận

động của nghiệp vụ từ lúc phát sinh.

Như vậy, phương pháp chứng từ là phương pháp thông tin về trạng thái và sự

biến động của đối tượng HTKT cụ thể nhằm phục vụ kịp thời cho lãnh đạo

nghiệp vụ và làm căn cứ phân loại, ghi và tổng hợp kế toán.

3.1.1.2. Các yếu tố cấu thành:

Để thông tin và kiểm tra về đối tượng HTKT, phương pháp chứng từ phải

thực hiện được 2 chức năng:

- Sao chụp được các nghiệp vụ kinh tế, phương pháp chứng từ thể hiện qua hệ

thống bản chứng từ.

- Thông tin kịp thời về tình trạng và sự vận động của từng đối tượng theo yêu

cầu của quản lý nghiệp vụ, phương pháp chứng từ biểu hiện thông qua kế hoạch

luân chuyển chứng từ.

Như vậy 2 yếu tố cấu thành phương pháp chứng từ:

- Hệ thống bản chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của việc hình thành các

nghiệp vụ kinh tế và là căn cứ ghi sổ kế toán.

- Kế hoạch luân chuyển chứng từ nhằm tổ chức luân chuyển các chứng từ đến

các bộ phận liên quan.

3.1.2. Vị trí, tác dụng của phương pháp chứng từ:

Từ chức năng của phương pháp chứng từ kế toán, chúng ta thấy được ý nghĩa:

- Với tính đa dạng và sự biến động của đối tượng hạch toán kế toán, chứng từ là

phương pháp thích hợp nhất nhằm “sao chụp” nguyên hình trạng thái của đối

tượng kế toán.

- Về mặt pháp lý: chứng từ chứng minh sự hình thành của cá nghiệp vụ kinh tế,

qua đó làm căn cứ cho việc bảo vệ TS và giải quyết các mối quan hệ kinh tế -

pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán.

- Chứng từ là phương tiện thông tin nhanh cho công tác lãnh đạo nghiệp vụ ở

đơn vị.

Page 11: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

11

- Chứng từ gắn với sự phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế, với trách nhiệm vật

chất của các cá nhân, đơn vị liên quan đến nghiệp vụ.

- Đối với hạch toán kế toán, chứng từ là cơ sở cho việc phân loại, tổng hợp các

nghiệp vụ kinh tế để vào sổ sách kế toán theo dõi theo từng đối tượng hạch toán

cụ thể.

Với ý nghĩa trên, phương pháp chứng từ kế toán được sử dụng trong tất cả các

đơn vị hạch toán.

3.2. Hệ thống bản chứng từ:

3.2.1. Bản chứng từ:

Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ

kinh tế, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ đó.

Bản chứng từ bao gồm 2 loại yếu tố sau: yếu tố cơ bản và yếu tố bổ sung:

- Yếu tố cơ bản: là các yếu tố bắt buộc phải có và tạo nên nội dung cơ bản của

bản chứng từ. Nếu thiếu một trong các yếu tố này thì chứng từ không có tính

pháp lý.

(1) Tên chứng từ: phản ánh nội dung của nghiệp vụ kinh tế ghi trong chứng từ.

Ví dụ: Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho…

(2) Tên, địa chỉ của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ: Yếu tố này

làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm vật chất đối với nghiệp vụ kinh tế, để

chi tiết hoá hay phân loại nghiệp vụ kinh tế theo đối tượng liên quan. Đồng thời

là cơ sở cho việc xác định, đối chiếu và thanh tra các nghiệp vụ kinh tế.

(3) Ngày tháng năm, số thứ tự của chứng từ: là cơ sở chi tiết hoá nghiệp vụ

theo thời gian, giúp cho việc ghi sổ, quản lý chứng từ và thanh tra kinh tế tài

chính.

(4) Nội dung nghiệp vụ kinh tế: làm rõ ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ, giúp

kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ và định khoản kế toán.

(5) Quy mô của các nghiệp vụ về số lượng, giá trị: là cơ sở của ghi chép kế

toán, là cơ sở để phân biệt chứng từ kế toán với các chứng từ khác sử dụng trong

thanh tra, hành chính.

(6) Chữ ký của những người có liên quan đến nghiệp vụ và chứng từ: nhằm

đảm bảo tính pháp lý và gắn liền với trách nhiệm vật chất.

Chứng từ phải có ít nhất 2 chữ ký của những người, bộ phận liên quan, kèm theo

chữ ký của người xét duyệt và con dấu của đơn vị. ( Ví dụ về mẫu chứng từ).

- Các yếu tố bổ sung: là những yếu tố không bắt buộc, có tác dụng giải thích rõ

hơn về nghiệp vụ kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chứng từ.

Page 12: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

12

Ví dụ: định khoản kế toán ngay trên bản chứng từ, quy mô kế hoạch phương

thức mua – bán hàng, phương thức thanh toán…

3.2.2. Phân loại chứng từ:

Để thuận tiện cho việc phân biệt và sử dụng các loại chứng từ, mỗi cách phân

loại căn cứ vào những tiêu thức khác nhau:

a) Theo công dụng:

- Chứng từ mệnh lệnh: là những chứng từ mang quyết định của chủ thể quản

lý, nó biểu thị một nghiệp vụ kinh tế cần thực hiện nhưng chưa chứng minh được

kết quả của việc thực hiện nghiệp vụ đó.

Do vậy chứng từ này cần đi kèm với chứng từ chấp hành mới đủ căn cứ ghi sổ

kế toán. Ví dụ: Lệnh xuất vật tư, lệnh điều động TS…

- Chứng từ chấp hành ( thực hiện): là loại chứng từ biểu thị nghiệp vụ kinh tế

đã hoàn thành. Ví dụ: Phiếu nhập (xuất) vật tư, phiếu thu (chi)…

- Chứng từ thủ tục kế toán: là loại chứng từ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế có

liên quan theo những đối tượng cụ thể để tiện lợi cho việc ghi sổ và đối chiếu các

tài liệu.

Loại chứng từ này phải đi kèm với chứng từ ban đầu mới cáo cơ sở pháp lý

nên mới được dung để ghi sổ. Ví dụ: Chứng từ ghi sổ trong hình thúc Chứng từ -

ghi sổ…

- Chứng từ liên hợp: là loại chứng từ kết hợp nhiều công dụng trên một chứng

từ, nhằm giảm số lượng chứng từ sử dụng trong kế toán.

Ví dụ: hoá đơn kiêm phiễu xuất kho,lệnh chi kiêm phiếu chi,..

Cách phân loại này là cơ sở cho việc sử dụng chứng từ hợp lý, phù hợp với

công dụng từng loại.

b) Theo địa điểm lập chứng từ:

- Chứng từ bên trong: là loại chứng từ được lập trong phạm vi đơn vị hạch

toán.

Chứng từ bên trong có 2 loại:

+ Loại có quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: phiếu xuất kho vật tư, bảng

thanh toán lương…

+ Loại có quan hệ với bên ngoài: hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao tài

sản…

- Chứng từ bên ngoài: là loại chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên

quan đến đơn vị nhưng được lập từ các đơn vị khác.

Page 13: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

13

Ví dụ: Hóa đơn mua hàng, phiếu vận chuyển thuê ngoài, giấy báo nợ, báo có

của ngân hàng…

c) Theo trình độ khái quát của tài liệu trong bản chứng từ:

- Chứng từ ban đầu (chứng từ gốc): là loại chứng từ phản ánh trực tiếp đối

tượng kế toán. Chứng từ này có đầy đủ giá trị và hiệu lực pháp lí cho kế toán và

quản lý.

Ví dụ: hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu xuất (nhập) vật tư, phiếu thu

(chi)…

- Chứng từ tổng hợp: là phương tiện tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế cùng loại,

các tác dụng làm giảm nhẹ công tác kế toán và đơn giản trong ghi sổ. Loại chứng

từ này chỉ có tác dụng thông tin và chứng minh khi đính kèm chứng từ ban đầu.

Ví dụ: bảng tổng hợp chứng từ, chứng từ ghi sổ…

d) Theo số lần ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên chứng từ:

- Chứng từ một lần: là loại chứng từ dùng để ghi chép một lần nghiệp vụ kinh

tế hoặc nhiều nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh tại một thời gian, một địa

điểm.

Ví dụ: phiếu thu (chi), phiếu xuất (nhập) vật tư…

- Chứng từ nhiều lần: là chứng từ ghi một loại nghiệp vụ kinh tế diễn ra nhiều

lần trong kỳ hạch toán, các con số sau mỗi lần ghi sẽ được cộng dồn tới một giới

hạn nhất định được chuyển vào ghi sổ kế toán.

Ví dụ: phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, phiếu theo dõi thực hiện hợp đồng…

e) Theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên chứng từ:

Hệ thống bản chứng từ bao gồm nhiều loại: chứng từ về tiền mặt, về vật tư,về

thanh toán, về TSCĐ, chứng từ về tiêu thụ…

f) Theo tính cấp bách của thông tin trong chứng từ:

- Chứng từ bình thường: là loại chứng từ chứa đựng những thông tin bình

thường về nghiệp vụ kinh tế xảy ra.

- Chứng từ báo động (cấp bách): là loại chứng từ chứa đựng những thông tin

thể hiện mức độ diễn biến không bình thường của các nghiệp vụ kinh tế xảy ra.

Ví dụ: vật tư sử dụng vượt hạn mức, thanh tóan tiền vay không đúng hạn…

Những chứng từ này cần được xử lý kịp thời để khắc phục những bất bình

thường trước khi đưa vào ghi sổ kế toán.

3.3. Luân chuyển chứng từ:

3.3.1. Trình tự luân chuyển chứng từ:

Page 14: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

14

Luân chuyển chứng từ là sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ giai đoạn này

qua giai đoạn khác của chứng từ.

Trình tự luân chuyển chứng từ qua năm giai đoạn:

- Lập chứng từ (tiếp nhận chứng từ bên ngoài): căn cứ vào nội dung của nghiệp

vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp. Ví dụ: chứng từ phải lập theo mẫu của nhà

nước quy định và có đầy đủ chữ ký của những người liên quan thì mới được coi

là hợp pháp.

- Kiểm tra chứng từ: mọi chứng từ kế toán sau khi lập xong đều phải kiểm tra

trước khi ghi sổ. Việc kiểm tra được tiến hành trên 2 mặt: hình thức và nội dung.

+ Hình thức: tuân thủ các nguyên tắc lập chứng từ (ghi rõ ràng, đầy đủ các yếu

tố…)

+ Nội dung: nghiệp vụ có đúng thể lệ hiện hành của nhà nước, phù hợp với

mức phê chuẩn… và tính chính xác của tính toán.

- Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán:

+ Cung cấp nhanh thông tin cho lãnh đạo nghiệp vụ.

+ Phân loại chứng từ theo từng loại phù hợp với yêu cầu ghi sổ sách kế toán.

Sau đó định khoản và vào các sổ kế toán.

- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán.

- Chuyển chứng từ vào lưu trữ và hủy.

3.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ:

Là con đường được thiết lập trước cho quá trình vận động của chứng từ nhằm

phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ.

* Để xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ cần căn cứ vào:

-Đặc điểm của đơn vị hạch toán về quy mô, về tổ chức sản xuất và quản lý.

- Tình hình tổ chức hệ thống thông tin (đặc biệt là thông tin nghiệp vụ) trong

đơn vị.

- Nhu cầu, khả năng cung cấp và sử dụng thông tin trong đơn vị.

- Vị trí, đặc điểm luân chuyển của từng loại chứng từ.

* Kế hoạch luân chuyển chứng từ có thể xây dựng bằng 2 cách:

- Kế hoạch luân chuyển các biệt (lập riêng cho từng loại chứng từ): hình thức

này lập cho các loại chứng từ có số lượng lớn, phản ánh các đối tượng hạch toán

có biến động nhiều và cần quản lý chặt chẽ. Ví dụ: chứng từ về tiền mặt, chứng

từ về vật tư…Hình thức này được xây dựng dưới dạng sơ đồ.

+ Ưu: xác lập rõ đường đi cụ thể của chứng từ, tiện lợi cho việc xử lí và sử

dụng thông tin.

Page 15: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

15

+ Nhược: mất thời gian.

- Kế hoạch luân chuyển chung: được lập chung cho tất cả các loại chứng từ mà

đơn vị sử dụng.

Page 16: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

16

CHƯƠNG 4:

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ.

4.1. Khái niệm và sự cần thiết :

Là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh các chi

phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, tài sản. Nói cách

khác, tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản.

Sự cần thiết của phương pháp tính giá :

- Nhờ phương pháp tính giá, kế toán theo dõi, phản ánh một cách tổng hợp và

kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ.

- Đồng thời thông qua tính giá, kế toán tổng hợp được các chi phí bỏ ra trong

quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó so sánh với kết quả thu được để đánh giá

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thông qua tính giá để xác định giá trị tài sản bằng tiền, kế toán mới có thể ghi

chép các đối tượng kế toán vào chứng từ, sổ kế toán.

4.2. Yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp tính giá:

4.2.1. Yêu cầu:

Để thực hiện tốt chức năng thông tin và kiểm tra, tính giá phải bảo đảm các

yêu cầu sau:

- Chính xác: phù hợp với giá cả thực tế, phù hợp với số lượng, chất lượng của

tài sản.

- Thống nhất: việc tính giá phải có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp và giữa

các thời kì khác nhau, qua đó mới đánh giá được hiệu quả kinh doanh của các

doanh nghiệp và các thời kỳ.

4.2.2. Nguyên tắc:

(1) Xác định đối tượng tính giá phù hợp: đối tượng tính giá phải phù hợp với đối

tượng thu mua, sản xuất và tiêu thụ.

Chẳng hạn, đối tượng tính giá ở khâu thu mua có thể là từng loại vật tư, hàng

hóa hay từng nhóm, lô hàng… còn ở khâu sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng

của quá trình sản xuất hay từng chi tiết, bộ phận sản phẩm…

(2) Phân loại chi phí hợp lý: chi phí là phần quan trọng cấu thành nên giá tài

sản, vật tư

Để phục vụ cho việc tính giá cần phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. Có

4 loại:

Page 17: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

17

- Chi phí thu mua: toàn bộ chi phí phát sinh trước khi đưa tài sản vào sử dụng

hoặc trước khi đưa dịch vụ, vật tư về đến kho, như: chi phí môi giới, chi phí vận

chuyển, bốc dỡ, bảo quản, lắp đặt, chạy thử, bến bãi…

- Chi phí sản xuất: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế

tạo sản phẩm. Bao gồm:

+ Chi phí NVL trực tiếp: gồm CP NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: thù lao phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất

và các khoản trích theo lương.(lương , thưởng, phụ cấp)

+ Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong phạm vi

phân xưởng (ngoài 2 chi phí trên). Ví dụ: chi phí khấu hao MMTB, CCDC…

- Chi phí bán hàng: chi phí liên quan đến việc tiêu thụ, như: thù lao của nhân

viên bán hàng, vật liệu bao gói, dụng cụ bán hàng…

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: toàn bộ chi phí liên quan đến việc tổ chức, điều

hành, quản lý doanh nghiệp.

(3) Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích ứng: trong một số trường hợp một

số chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng

được, vì vậy cần phân bổ hợp lý sao cho sát với mức tiêu hao thực tế nhất.

Các tiêu thức hay được sử dụng như: hệ số, định mức, số lượng, giá trị…

Công thức như sau:

Mức chi phí

phân bổ cho

đối tượng i

=

Tiêu thức phân bổ

của đối tượng i

×

Tổng chi

phí từng

loại cần

phân bổ

Tổng tiêu thức phân

bổ của tất cả các đối

tượng

(Ví dụ bài tập 13 trang 37 sách btập)

4.3. Nội dung và trình tự tính giá tài sản mua vào:

Việc tính giá các yếu tố đầu vào chính là tính giá vật liệu, dụng cụ, hàng hóa,

tài sản mua vào theo trình tự sau:

- Bước 1: Xác định giá mua trên hóa đơn của tài sản.

+ Hàng nhập khẩu, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: giá mua bao gồm thuế nhập

khẩu và TTĐBiệt (thuế không được hoàn lại).

+ Tài sản mua vào thuộc loại chịu thuế GTGT theo các phương pháp trực tiếp

thì giá mua sẽ bao gồm cả thuế GTGT. Thuế GTGT là thuế được hoàn lại.

Page 18: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

18

+ Nếu tài sản mua thuộc loại chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: giá

mua không có thuế.

Sơ đồ: nhà nước, doanh nghiệp và người mua, người bán.

Ví dụ: Thuế đầu vào 500 tr: doanh nghiệp nhận lại từ nhà nước.

Thuế đầu ra 700 tr: doanh nghiệp nộp nhà nước.

Thuế GTGT có 2 phương pháp tính: trực tiếp và khấu trừ.

Thuế giá

trị gia tăng =

Giá chưa

có thuế

Thuế

suất

Giá có thuế = Giá chưa thuế Thuế suất

Giá chưa thuế = Giá đã có thuế (1+ Thuế suất)

Ví dụ:

- Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua tài

sản.

Ví dụ chi phí mua: chi phí vận chuyển, kho hàng, hao hụt trong định mức,

thuế trước bạ, hoa hồng môi giới…

+ Đối với các chi phí liên quan 1 đối tượng tính giá: tập hợp trực tiếp cho đối

tượng đó.

+ Nếu chi phí này liên quan đến nhiều đối tượng tính giá: thì cần phân bổ

theo những tiêu thức phù hợp.

- Bước 3: loại trừ các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng

+ Được giảm giá: kém phẩm chất, sai quy cách, giao hàng không đúng thời

gian và địa điểm theo hợp đồng.

+ Chiết khấu thương mại:

Hồi khấu: trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp mua hàng

nhiều lần với số lượng lớn nên được người bán cho hưởng một khoản tiền trừ vào

giá mua.

Bớt giá: doanh nghiệp mua hàng một lần với số lượng lớn.

- Bước 4: Tổng hợp chi phí và tính ra giá trị ghi sổ của tài sản mua vào.

Giá trị

ghi sổ

của tài

sản

=

Giá mua theo

HĐơn (chưa có

các khoản thuế

không được

hoàn lại)

+

Chi

phí thu

mua

tài sản

-

Các

khoản

thuế

không

được

hoàn lại

-

Các

khoản

giảm

giá, CK

thương

mại

Page 19: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

19

- Ví dụ1: giá có thuế 21 trđ, thuế suất 10%, thuế được khấu trừ

CP mua chưa thuế: 3trđ, thuế 5%

Giảm giá 2% giá thanh toán

- Ví dụ2: tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

4.4. Nội dung và trình tự tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất (z):

Tính giá sản phẩm, hàng hóa chính là xác định toàn bộ chi phí tiêu hao trong

quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó, đồng thời xác định giá trị sản phẩm dở

dang.

Việc tính giá theo trình tự sau đây:

- Bước 1: Tập hợp và các chi phí sản xuất (vật liệu trực tiếp, nhân công trực

tiếp, chi phí SXC).

Chú ý: + CP nào chỉ liên quan đến 1 đối tượng tính giá thành thì tập hợp trực

tiếp vào đối tượng đó.

+ CP nào liên quan đến nhiều đối tượng thì phân bổ theo tiêu thức phù

hợp.

- Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Giá trị sản phẩm dở dang có thể ước lượng dựa trên một trong các phương

pháp sau (5 phương pháp):

Phương pháp 1:Theo sản lượng ước tính tương đương:

- bước 1: quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương đương.

SLượng sản

phẩm hoàn

thành tương

đương

=

Slượng sản

phẩm dở

dang

Mức độ hoàn

thành (%)

- bước 2: xác định giá trị của từng loại CP trong sản phẩm dở dang.

CP NVL

chính trong

sản phẩm dở

dang

=

Số lượng sản phẩm

dở dang

Tổng CP

NVL chính SL sp

hthành +

SL sp

dở

dang

NVL trực tiếp gồm: VL chính và VL phụ.

Page 20: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

20

CP CBiến

trong sản

phẩm dở

dang

=

Số lượng sản phẩm dở

dang

Tổng CP

CBiến SL sp

hthành +

SL sp hthành

tương đương

Gồm: NVL phụ, nhân công trực tiếp, sản xuất chung.

- bước 3: xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá trị sản

phẩm dở

dang cuối kỳ

=

CP NVL chính

trong sp dở

dang

+

CP CBiến

trong sp dở

dang

Phương pháp 2: Theo 50% chi phí chế biến: áp dụng đối với những chi phí

chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản

lượng ước tính tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành

50% so với thành phẩm.

- bước 1: quy đổi sản phẩm dở dang về sản phẩm hoàn thành tương đương.

Sản lượng

sp hoàn

thành tương

đương

= Số lượng sản

phẩm dở dang 50%

Bước 2 và 3 như phương pháp 1.

Phương pháp 3: Theo chi phí trực tiếp:

- bước 1: giống

- bước 2: CP NVL chính trong sản phẩm dở dang tính giống phương pháp 1

CP CB trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm CP VL phụ và NC

Ttiếp.

- bước 3: giống

Phương pháp 4: Theo chi phí NVL trực tiếp

- bước 1: giống

- bước 2: tương tự phương pháp 3 nhưng CP CBiến chỉ gồm CP NVL phụ

Phương pháp 5: Theo CP NVL chính

- bước 1: giống

- bước 2: giá trị sản phẩm dở dang CKỳ = CP NVL chính trong sản phẩm dở

dang

- Bước 3: Tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị.

Page 21: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

21

Tổng giá

thành sản

phẩm, dvụ

hoàn thành

=

Giá trị sản

phẩm, dịch vụ

dở dang đầu

kỳ

+

Chi phí sản

xuất thực tế

phát sinh trong

kỳ

-

Gía trị sản

phẩm, dịch

vụ dở dang

cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản

phẩm, dịch vụ =

Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn

thành

Số lượng sản phẩm, dịch vụ hòan thành

Giá trị sản phẩm

dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh:

- Chi phí NVL trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn

thành

Giá trị sản phẩm, dịch

vụ dở dang cuối kỳ

Ví dụ: doanh nghiệp tiến hành sản xuất một loại sản phẩm, cuối kỳ hoàn

thành 100 thành phẩm và có 20 sản phẩm dở dang. Chi phí phát sinh gồm:

- Chi phí NVL trực tiếp: 750.000.000 đ (VL chính 500.000, VL phụ

250.000)

- Chi phí nhân công trực tiếp: 540.000.000 đ

- Chi phí sản xuất chung: 320.000.000 đ

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí

NVL trực tiếp.

4.5. Nội dung và trình tự tính giá vốn sản phẩm, hàng hóa, NVL, CCDC

xuất kho:

Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn của hàng tiêu thụ được tính theo giá

thành sản xuất thực tế, tức là phải tính được giá vật tư xuất dùng bao gồm cả giá

mua và chi phí mua, còn doanh nghiệp thương mại thì giá vốn gồm 2 bộ phận:

giá mua và chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.

Việc tính giá được thực hiện qua 3 bước sau:

* Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm, hàng hóa, NVL, CCDC xuất kho.

* Bước 2: Xác định giá hàng xuất kho (đơn giá và tổng giá thực tế).

Để tính giá hàng xuất có thể sử dụng 1 trong 7 phương pháp sau:

Page 22: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

22

- Phương pháp giá thực tế đích danh: sử dụng cho những hàng nhập kho ít,

mua về sử dụng ngay, hoặc quý hiếm (vàng bạc, đá quý…). Ví dụ: công ty dược,

bán đồ cổ...

- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): đặt giả định giá trị NVL,

CCDC, sản phẩm, hàng hóa sẽ được tính lần lượt theo giá trị nhập kho của từng

lô hàng, từ lô hàng đầu tiên.

- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):

- Phương pháp giá đơn vị bình quân:

Giá thực tế

hàng xuất kho =

Số lượng

hàng xuất

kho

Giá đơn vị

bình quân

Giá đơn vị bình quân có 3 loại:

+ Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước:

Giá đơn vị

bình quân

cuối kỳ trước

=

Giá trị hàng tồn đầu kỳ trước + Giá trị hàng nhập kỳ

trước

Slượng hàng tồn đầu kỳ trước + Slượng hàng nhập

kỳ trước

+ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dữ trữ: ít tốn công sức, đơn giản nhưng

không chính xác.

Giá đơn vị bình

quân cả kỳ dự

trữ

=

Giá trị hàng tồn đầu kỳ +Giá trị hàng nhập

trong kỳ

Slượng hàng tồn đầu kỳ + Slượng hàng nhập

trong kỳ

+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập: đảm bảo tính kịp thời, tuy nhiên

khối lượng công việc tính toán nhiều.

Giá đơn vị bình

quân sau mỗi

lần nhập

=

Giá trị hàng TK trước lần nhập n + Giá trị lần

nhập n

Slượng hàng TK trước lần nhập n + Slượng lần

nhập n

- Phương pháp giá hạch toán:

Page 23: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

23

Giá hạch tóan là loại giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ. Toàn bộ

hàng biến động trong kỳ đều được phản ánh theo giá hạch tóan, đến cuối kỳ mới

được điều chỉnh sang giá thực tế.

Giá trị thực tế

của hàng xuất kho =

Giá trị hạch toán

của hàng xuất kho Hệ số giá

Trong đó:

Hệ số

giá =

Giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ +Giá trị thực tế hàng nhập

trong kỳ

Giá trị hạch toán hàng tồn đầu kỳ +Giá trị hạch toán hàng

nhập trong kỳ

* Bước 3: Tính ra giá thực tế hàng xuất kho trong kỳ và giá thực tế hàng

tồn kho cuối kỳ.

Giá thực

tế hàng XK

trong kỳ

=

Giá thực tế

hàng XK của

tất cả các ngày

trong kỳ

Giá thực

tế hàng TK

CKỳ

=

Giá thực

tế hàng TK

ĐK

+

Giá thực tế

hàng nhập kho

TKỳ

-

Giá thực tế

hàng XK

TKỳ

Ví dụ:

Tình hình nhập, xuất, tồn của vật liệu A như sau:

- Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá: 10.000 đ/kg

- Tăng, giảm trong kỳ:

+ Ngày 5: Nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000 đ/kg

+ Ngày 6: Nhập 1.000 kg, đơn giá 10.800 đ/kg

+ Ngày 10: Xuất 3.500 kg

+ Ngày 12: Xuất 500 kg

+Ngày 25: Nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500 đ/kg

+ Ngày 26: Xuất 2.000 kg

- Tồn cuối kỳ: 2.000 kg

Page 24: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

24

CHƯƠNG 5:

PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN

5.1. Khái quát về phương pháp đối ứng tài khoản:

5.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành:

Đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động

của mỗi loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện

chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ví dụ: Dùng tiền mặt mua NVL (liên quan đến 2 tài sản nhưng tổng giá trị ko

đổi)

Dùng tiền mặt trả nợ người bán.(tổng giá trị thay đổi)

Mối quan hệ biện chứng.

5.1.2. Các yếu tố cấu thành:

* Hệ thống tài khoản kế toán:

- Loại 1 và 2: TK phản ánh tài sản (tài khoản tài sản)

Loại 3 và 4: TK phản ánh Nguồn vốn (tài khoản nguồn vốn)

Loại 5 và 7: TK phản ánh doanh thu (tài khoản doanh thu)

Loại 6 và 8: TK phản ánh chi phí (tài khoản chi phí)

Loại 9: TK xác định kết quả

Loại 0: TK ngoài bảng CĐKT.

- TK cấp 1: 3 chữ số

2: 4 chữ số

3: 5 chữ số

* Các quan hệ đối ứng kế toán.

5.2. Tài khoản kế toán:

5.2.1. Khái niệm (và đặc trưng cơ bản về nội dung, kết cấu tài khoản):

Tài khoản là cách thức phân loại, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh riêng biệt theo đối tượng kế toán (tài sản, nguồn vốn và các quá trình kinh

doanh) nhằm phục vụ yêu cầu của quản lý.

Mỗi đối tượng kế toán sẽ được theo dõi trên một tài khoản tương ứng. Ví dụ:

đối với tiền mặt, kế toán sẽ tập hợp toàn bộ “Phiếu thu”, “Phiếu chi” để ghi chép

theo dõi riêng trên một cột hoặc một trang sổ, mỗi cột hoặc tảng sổ như vậy được

gọi là tài khoản.

Dưới dạng đơn giản nhất , một tài khoản chỉ gồm 3 yếu tố:

(1) Tên, bao gồm tên của tài sản, nguồn hình thành tài sản nhất định;

(2) Bên trái gọi là bên Nợ;

Page 25: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

25

(3) Bên phải gọi là bên Có.

Dạng tài khoản này được gọi là tài khoản “chữ T”.

NỢ TÊN TÀI KHOẢN(số

hiệu)

5.2.2. Nguyên lý kết cấu tài khoản cơ bản:

* Việc thiết kế tài khoản phải dựa trên một số cơ sở sau đây:

- Phải xuất phát từ nội dung và đặc điểm của đối tượng hạch toán kế toán.

- Phải đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý, tiện lợi cho việc hạch toán

hàng ngày cũng như quyết toán định kỳ, sao cho số lượng tài khoản ít nhất có thể

cung cấp nhiều thông tin thiết thực và bổ ích nhất cho quản lý kinh doanh.

* Như vậy, các tài khoản được thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải có những loại tài khoản khác nhau để phản ánh được tính đa dạng của tài

sản, nguồn hình thành của tài sản.

- Phải thể hiện được tính hai mặt: đối lập và thống nhất giữa tài sản và nguồn

hình thành của tài sản, thu và chi.

- Phải đảm bảo phản ánh được tính liên hoàn (tính vận động của tài sản trong quá

trình kinh doanh chủ yếu).

- Xây dựng các tài khoản điều chỉnh cho các loại tài khoản cơ bản nêu trên với

nguyên tắc cơ bản là tài khoản điều chỉnh có kết cấu ngược lại với kết cấu của tài

khoản cơ bản.

- Tổ chức nhiều hệ thống tài khoản song song để đáp ứng nhu cầu khác nhau về

quản lý cùng một đối tượng hạch toán.

* Từ cơ sở trên việc thiết kế tài khoản dựa trên những nguyên tắc sau:

- Phải có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn hình thành tài

sản… cùng các loại tài khoản điều chỉnh cho tài khoản cơ bản.

- Kết cấu của loại tài khoản tài sản phải ngược với kết cấu loại tài khoản nguồn

hình thành tài sản, kết cấu của loại tài khoản điều chỉnh phải ngược với kết cấu

của tài khoản cơ bản.

- Số tăng trong kỳ (còn gọi là số phát sinh tăng) phải phản ánh cùng một bên với

số dư đầu kỳ. Từ đó số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản.

5.2.3. Phân loại và kết cấu các tài khoản:

* Kết cấu tài khoản được quy về 5 loại cơ bản trên:

- Kết cấu tài khoản “Tài sản”.

Page 26: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

26

Nợ TÀI KHOẢN TÀI SẢN Có

- SDĐK: Giá trị tài sản hiện có

đầu kỳ

- Số phát sinh tăng: Phản ánh

giá trị tài sản tăng lên trong kỳ

- Số phát sinh giảm: Phản ánh giá trị

tài sản giảm xuống trong kỳ

Tổng số phát sinh tăng Tổng số phát sinh giảm

- SDCK: Giá trị tài sản hiện có

vào cuối kỳ

Cách tính số dư cuối kỳ của các loại tài khoản:

Số dư

cuối kỳ =

Số dư

đầu kỳ +

Tổng số

phát sinh

tăng

- Tổng số phát

sinh giảm

Ví dụ: Dùng tiền mặt mua NVL.

Tăng Nợ, giảm Có, SDư Nợ

- Kết cấu tài khoản “Nguồn hình thành tài sản”

Nợ TÀI KHOẢN NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN Có

- SDĐK: Nguồn vốn hiện có vào đầu

kỳ

- Số phát sinh giảm: Phản ánh

nguồn vốn giảm xuống trong

kỳ

- Số phát sinh tăng: nguồn vốn tăng

lên trong kỳ

Tổng số phát sinh giảm Tổng số phát sinh tăng

- SDCK: Nguồn vốn hiện có vào cuối

kỳ

- Kết cấu tài khoản “Chi phí” (6,8)

- Kết cấu tài khoản “Doanh thu” (5,7)

- Kết cấu tài khoản ngoài bảng (0): giống kết cấu tài khoản tài sản.

* Kết luận chung về đặc điểm các tài khoản:

- Chỉ có các tài khoản có số hiệu bắt đầu bằng 0,1,2,3,4 thì mới có số dư

ĐK và CK.

- Các tài khoản có số hiệu từ 5,6,7,8,9 không có số dư CK.

- Các tài khoản có số hiệu từ 1 đến 9 được ghi kép

Page 27: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

27

- Các tài khoản có số hiệu là 0 được ghi đơn

- Đối với các tài khoản có số dư thì số dư luôn nằm cùng bên với sps tăng.

* Chú ý các tài khoản đặc biệt:

- TK hỗn hợp: là những tài khoản có kết cấu giống với tài khoản tài sản và

nguồn vốn.

+ TK 131

Nợ TK 131 “Phải thu khách hàng” Có

DĐK: khoản còn phải thu người

mua đầu kỳ

- Khoản phải thu người mua tăng

thêm trong kỳ

- Trị giá bán vật tư, hàng hóa… trừ

vào tiền đặt trước của người mua

hoặc trả lại cho KHàng

DĐK: Tiền KHàng còn đang ứng trước

đầu kỳ

- Số tiền đã thu ở người mua trong kỳ

- Tiền đặt đặt trước của người mua tăng

thêm thuộc kỳ

DCK: Khoản còn phải thu ở người

mua cuối kỳ

DCK: Khoản tiền đặt trước của người

mua còn lại cuối kỳ

+ TK 331

- TK điều chỉnh: là những tài khoản dùng để tính toán lại các chỉ tiêu đã được

phản ánh trên các tài khoản phản ánh tài sản và nguồn vốn.

+ Nhóm tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị của tài sản: Dựa vào những tài

khoản này, kế toán tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản tăng thêm (hoặc giảm đi)

do những tác động bên ngoài. Nên kết cấu giống kết cấu các tài khoản mà nó điều

chỉnh.

Thuộc nhóm này có các tài khoản như: “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”

(413), “Chênh lệch tỉ giá hối đoái” (412).

+ Nhóm tài khoản điều chỉnh gián tiếp:

Bao gồm: Hao mòn 214 và các tài khoản dự phòng (129, 139, 159, 229…)

Đặc điểm: Giá trị tăng thì sẽ làm tài sản giảm xuống.

Do đó, sẽ có kết cấu ngược với kết cấu tài khoản tài sản.

Nợ TK 214 Có

SDĐK:

SDCK:

Page 28: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

28

- Tài khoản Chi phí phải trả: là các khoản chi phí có quy mô lớn, liên quan

đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh: chi phí lãi vay sẽ trả, chi phí sửa chữa lớn

TSCĐ theo kế hoạch, tiền lương nghỉ phép của CN sản xuất…

Nợ TK Chi phí phải trả

- Tập hợp toàn bộ các khoản chi

phí phải trả thực tế phát sinh.

DĐK: Chi phí phải trả hiện còn đầu kì

- Các khoản CP phải trả đã ghi nhận theo

kế hoạch (đã tính vào CPKD)

DCK: Chi phí phải trả hiện còn cuối kì

- Tài khoản Chi phí trả trước: Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực

tế đã phát sinh nhưng chưa được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh do qui

mô chi phí lớn hoặc có liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh. Thuộc chi phí trả

trước gồm có giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng; giá trị công trình sửa chữa

lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch; giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho

thuê…

Nợ TK Chi phí trả trước Có

DĐK: Chi phí trả trước đầu kì

- Tập hợp toàn bộ chi phí trả

trước thực tế phát sinh

DCK: Các khoản CP trả trước đã

phát sinh nhưng còn lại chưa

phân bổ vào CPSXKD

- Phân bổ dần chi phí trả trước

5.2.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết:

Mục đích sử dụng TK tổng hợp và TK chi tiết: cung cấp thông tin tổng hợp và

thông tin chi tiết hóa đối tượng được theo dõi.

- Tài khoản tổng hợp (còn gọi là tài khoản cấp 1): là tài khoản tập hợp các

loại tài sản hoặc quá trình kinh tế có nội dung giống nhau và phạm vi sử dụng

giống nhau.

Ví dụ: TK Tiền mặt cung cấp những thông tin tổng hợp về tiền mặt Việt Nam,

ngoại tệ, vàng bạc, đá quý

TK Nguyên vật liệu cung cấp những thông tin tổng hợp về nguyên

liệu, vật liệu, nhiên liệu, phế liệu, phụ tùng thay thế .

Page 29: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

29

Trong thực tế các tài khoản tổng hợp được biểu hiện bằng các sổ cái tài

khoản.

- Tài khoản chi tiết (còn gọi là tài khoản cấp 2,3…) dùng để chia các đối

tượng có nội dung giống nhau thành những đối tượng nhỏ có cùng tính chất.

Ví dụ: TK 152 - Nguyên liệu chính

- Nguyên liệu phụ

- Nhiên liệu

TK 131 - Phải thu KH

- Khách hàng ứng trước.

Trong thực tế, các tài khoản phân tích được biểu hiện bằng các sổ chi tiết,

mỗi trang sổ chi tiết phản ánh một đối tượng cụ thể.

(Như vậy, tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích đều chung một đối tượng kế

toán, những ở những mức độ khác nhau. Tài khoản phân tích được dùng để ghi

chép những số liệu chi tiết về đối tượng kế toán với tính chất như là một bộ phận

đã được phản ánh trong tài khoản tổng hợp tương ứng.

Tài khoản phân tích phản ánh cùng nội dung với tài khoản tổng hợp của nó, nên

tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết có kết cấu giống nhau và có mối quan hệ

là tài khoản phân tích giải thích cho tài khoản tổng hợp.

Tuy vậy, giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết có những điểm khác nhau:

ở tài khoản tổng hợp chỉ ghi chép với thước đo giá trị, còn tài khoản phân tích

còn có thể dùng các loại thước đo khác như thước đo hiện vật để bổ sung.)

Ví dụ: TK Phải thu KH, TK KH ứng trước.

TK Phải thu khách hàng tổng hợp và chi tiết.

* Mối quan hệ giữa TK tổng hợp và TK chi tiết:

- Số phát sinh TK tổng hợp = Số phát sinh TK chi tiết

- Số dư TK tổng hợp = Tổng số dư TK chi tiết

5.3. Quan hệ đối ứng và phương pháp ghi sổ kép:

5.3.1. Các quan hệ đối ứng tài khoản:

Có 8 quan hệ chia thành 2 nhóm:

* Các quan hệ đối ứng cơ bản:

- Loại 1: Tăng tài sản này, giảm tài sản khác.

Ví dụ: dùng tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu nhập kho.

+ Xuất hiện ít nhất 2 loại tài sản: 1 tài sản tăng, 1 tài sản giảm

+ Quy mô tài sản không thay đổi.

+ Kết cấu tài sản thay đổi.

Page 30: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

30

- Loại 2: Tăng nguồn vốn này đồng thời giảm nguồn vốn khác.

Ví dụ: vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ nhà cung cấp.

+ Xuất hiện 2 loại nguồn vốn

+ Quy mô nguồn vốn không thay đổi

+ Kết cấu nguồn vốn thay đổi.

- Loại 3: Tăng giá trị tài sản đồng thời tăng nguồn vốn tương ứng.

Ví dụ: mua hàng hóa nhập kho đồng thời chưa trả tiền người bán, nhận tài

sản góp vốn từ các cổ đông.

+ Xuất hiện ít nhất 1 tài sản và ít nhất 1 nguồn vốn.

+ Quy mô thay đổi tăng.

+ Kết cấu nguồn vốn thay đổi.

- Loại 4: Giảm tài sản, giảm nguồn hình thành tài sản tương ứng.

Ví dụ: chi tiền mặt trả nợ người bán.

Loại quan hệ này tương tự loại 3 nhưng có xu hướng biến động ngược lại tức là

cũng làm thay đổi kết cấu tài sản, nguồn vốn; nhưng làm quy mô tài sản, nguồn

vốn cùng giảm xuống một lượng giá trị.

* Các quan hệ đối ứng trung gian:

- Loại 5: Giảm tài sản, phát sinh chi phí.

- Loại 6: Tăng nguồn vốn, phát sinh chi phí.

Ví dụ: Tính lương phải trả cho CN trực tiếp sản xuất.

- Loại 7: Tăng tài sản, phát sinh thu nhập (DT)

Ví dụ: bán hàng thu tiền

- Loại 8: Giảm nguồn vốn, phát sinh thu nhập (DT)

Ví dụ: Trả lương cho CNViên bằng sản phẩm.

5.3.2. Phương pháp ghi sổ kép: qua các quan hệ đối ứng kế toán ta thấy được

sự cần thiết của phương pháp ghi sổ kép.

TS tăng TS giảm

Loại 1

NV giảm

Loại 4

NV tăng

Loại 2

Loại 3

Page 31: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

31

Ghi sổ kép là việc ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất

hai tài khoản liên quan theo đúng quan hệ đối ứng kế toán với cùng một số tiền

như nhau.

Nguyên tắc:

- Ghi Nợ vào ít nhất một tài khoản này và ghi Có vào ít nhất một tài khoản

khác.

- Ghi Nợ, Có với cùng một số tiền.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp chi tiền mặt mua NVL nhập kho: 400.000đ. Nghiệp vụ

này thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán thứ nhất, căn cứ vào phương pháp ghi sổ

kép, nghiệp vụ được thực hiện như sau:

Để thực hiện việc ghi kép chúng ta phải xác định ghi Nợ vào tài khoản nào, ghi

Có vào tài khoản nào, công việc này được goi là định khoản:

Nợ TK Nguyên vật liệu: 400.000

Có TK Tiền mặt: 400.000

Nợ TK Tiền mặt

Số dư:xxx

400.000

Định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản gọi là định khoản giản đơn, đến ba tài

khoản trở lên gọi là định khoản phức tạp.

Ví dụ 2: Doanh chi tiền mặt mua vật liệu: 800.000đ và mua CCDC: 200.000đ đã

nhập kho.

Định khoản phức tạp có thể chia thành các định khoản giản đơn.

Một định khoản phức tạp là do bản thân nghiệp vụ kinh tế phức tạp, do đó chúng

ta không được ghép các định khoản giản đơn thành các định khoản phức tạp để

ghi khó khăn cho việc kiểm tra đối chiếu.

Đồng thời, không phân biệt giản đơn hay phức tạp, mỗi định khoản được thực

hiện bằng một lần ghi vào tài khoản gọi là bút toán.

Nợ TK NVL Có

400.000 Số dư: xxx

Page 32: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

32

CHƯƠNG 6:

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI.

6.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp:

Là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và

các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản chất

và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán.

Ý nghĩa:

- Cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về vốn, nguồn vốn, về quá

trình kinh doanh mà các phương pháp khác không thể cung cấp được.

- Những thông tin do phương pháp này cung cấp có ý nghĩa to lớn trong việc đề

ra các quyết định quản lý có tính chiến lược (kiểm tra tình hình chấp hành kế

hoạch, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng mất cân đối, sau đó tiến hành điều

chỉnh, quản lý tốt hơn việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp…)

6.2. Hệ thống Bảng tổng hợp – cân đối kế toán:

Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp này là hệ thống bảng tổng hợp cân

đối hay còn gọi là Báo biểu kế toán. Trong thực tế, báo biểu là hệ thống biểu mẫu

báo cáo phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (các chủ đầu

tư, ngân hàng,cơ quan quản lý cấp trên, thuế) và các nhà quản lý trong nội bộ

doanh nghiệp.

6.2.1. Phân loại hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán:

- Theo nội dung kinh tế (tính khái quát):

+ Bảng tổng hợp cân đối (tổng thể): cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (Bảng cân

đối kế toán), giữa thu-chi và kết quả lãi hoặc lỗ, cân đối giữa các luồng tiền vào

ra của doanh nghiệp.

+ Bảng tổng hợp bộ phận (từng phần): Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tình hình

thanh toán…

- Theo phân cấp quản lý hay quy hoạch thông tin:

+ Bảng (biểu) báo cáo lên cấp trên: chủ yếu là các bảng tổng hợp cân đối chung

(Bảng CĐKT, Báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo LCTT và thuyết minh báo cáo tài

chính).

+ Bảng (biểu) nội bộ: bảng tổng hợp cân đối bộ phận.

- Theo trình độ tiêu chuẩn hoa hay tính chất nghiệp vụ: gồm 2 loại

Page 33: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

33

+ Bảng tiêu chuẩn: được quy định thống nhất về nội dung, kết cấu, thời hạn lập

và nộp…và dùng chung cho tất cả các ngành các thành phần kinh tế (thường là

Bảng báo cáo cho bên ngoài).

+ Bảng chuyên dùng: thường là những Bảng nội bộ.

- Theo kết cấu: gồm 2 loại: kết cấu theo 2 bên và một bên

6.2.2. Các báo cáo kế toán chủ yếu:

6.2.2.1. Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình

hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn ở một thời điển nhất

định, thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

Đây là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá tổng quát tình hình và kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài

chính của đơn vị.

Như vậy, thực chất bảng cân đối kế tóan là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn

vốn của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán.

Bảng cân đối kế toán có thể được kết cấu theo kiểu 1 bên hoặc 2 bên như sau:

TT CHỈ TIÊU SỐ TIỀN

TÀI SẢN

….

….

TỔNG CỘNG A

NGUỒN VỐN

TỔNG CỘNG B

TÀI SẢN TIỀN NGUỒN VỐN TIỀN

I- …

II- …

I- …

II- …

Cộng tài sản A Cộng nguồn vốn A

* Kết cấu của bảng cân đối kế toán như sau:

- Tài sản: được sắp xếp theo tính luân chuyển của tài sản tức là tính hoán đổi

thành tiền.

Page 34: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

34

+ Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn

khác.

+ Tài sản dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu

tư, các khoản dầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác.(theo đúng phân loại

tài sản dài hạn)

Như vậy, số liệu bên tài sản thể hiện tài sản và kết cấu của tài sản mà doanh

nghiệp hiện có tại thời điểm lập báo cáo, từ đó có thể đánh giá tổng quát năng lực

sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của đơn vị.

- Nguồn vốn: được sắp xếp theo trách nhiệm đối với chủ nợ và chủ sở hữu. Cụ

thể: trách nhiệm thanh toán giảm dần

+ Nợ phải trả: trong phần này trách nhiệm thanh toán thể hiện qua thời gian phải

thanh toán (Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn)

+ Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác.

Qua đó, số liệu bên nguồn vốn thể hiện các nguồn vốn mà đơn vị đang sử dụng,

tỷ lệ và kết cấu nguồn vốn phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp.

* Để lập được Bảng cân đối kế toán cần phải dựa vào tài khoản tổng hợp và cả tài

khoản phân tích.

* Mối quan hệ giữa tài khoản và Bảng cân đối kế toán:

- Đầu kỳ, dựa vào số liệu của Bảng cân đối kế toán để ghi vào tài khoản.

- Trong kỳ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào tài khoản trên cơ sở

chứng từ. Các nghiệp vụ không nằm ngoài 4 loại quan hệ đối ứng nên luôn đảm

bảo tính cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn.

- Cuối kỳ, số dư của tài khoản lại là căn cứ để lập Bảng cân đối kế toán.

6.2.2.2. Bảng cân đối thu, chi và kết quả:

Quá trình kinh doanh cũng là một đối tượng quan trọng của hạch toán kế toán,

nên cũng là đối tượng của tổng hợp – cân đối kế toán. Đồng thời từng giai đoạn

trong quá trình kinh doanh cũng là đối tượng của phương pháp này, kết quả của

giai đoạn trước sẽ được kết chuyển vào giai đoạn sau để tạo thành một hệ thống

chỉ tiêu.

Như:

Doanh

thu

thuần

= Doanh thu

tiêu thụ -

Các

khoản

giảm trừ

Trong đó: các khoản giảm trừ gồm 4 khoản sau:

Page 35: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

35

- Chiết khấu thương mại

- Giảm giá hàng bán

- Hàng bán bị trả lại

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

Lợi

nhuận

gộp

= Doanh thu

thuần -

Giá vốn hàng

bán

Lợi

nhuận

thuần

=

Lợi

nhuận

gộp

- Chi phí

bán hàng -

Chi phí quản lý

doanh nghiệp

6.2.2.3. Bảng cân đối thu – chi tiền tệ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ):

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những số

liệu liên quan đến sự vận động của tiền tệ và tình hình tiền tệ trong kỳ của doanh

nghiệp. Những thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho các nhà đầu tư,

những nhà quản lý doanh nghiệp biết được tình hình tiền tệ của doanh nghiệp và

những sự việc có thể gây ảnh hưởng đến tình hình đó để xem khả năng đáp ứng

tiền mặt cho các cơ hội kinh doanh mới.

Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực tế là một báo cáo cung cấp thông tin về

những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một

doanh nghiệp.

Quá trình lưu chuyển tiền tệ xuất phát từ phương trình sau:

Tiền có

đầu kỳ +

Tiền

thu

trong

kỳ

=

Tiền

chi

trong

kỳ

+

Tiền

tồn

cuối kỳ

Tiền của

doanh

nghiệp

đầu kỳ

Hoạt động chức năng

Hoạt động đầu tư

Hoạt động tài chính

Tiền của

doanh

nghiệp

cuối kỳ

Page 36: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

36

Như vậy thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, những người quan tâm sẽ biết

được những hoạt động nào tạo ra tiền, tiền được sử dụng vào mục đích gì và có

hợp lý hay không. Cấu trúc của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 5 phần chính:

thu, chi từ hoạt động kinh doanh; thu, chi từ hoạt động đầu tư; thu, chi từ hoạt

động tài chính; tiền đầu kỳ; tiền cuối kỳ.

Page 37: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

37

CHƯƠNG 7:

HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU

7.1. Khái quát về quá trình kinh doanh và nhiệm vụ của hạch toán:

Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải tiến hành

phân chia các hoạt động kinh doanh thành các giai đoạn khác nhau. Từ đó, kế

toán sẽ ứng dụng các phương pháp kế toán để hạch toán từng quá trình cũng như

toàn bộ quá trình kinh doanh.

Do tính chất và đặc điểm khác nhau nên việc phân chia các giai đoạn quá trình

kinh doanh cũng có sự khác nhau:

- Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất: quá trình kinh doanh được chia

thành 3 giai đoạn: cung cấp, sản xuất, tiêu thụ.

- Doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hóa: 2 giai đoạn thu mua và tiêu thụ.

- Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ: 2 giai đoạn: giai đoạn cung cấp

(huy động vốn nhàn rỗi) và giai đoạn tiêu thụ (cho vay).

Trên cơ sở đó hạch toán kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng hạch toán trong từng giai đoạn cho phù hợp.

- Cung cấp thông tin kịp thời trên từng quá trình kinh doanh về cả số lượng

lẫn chất lượng.

- Xây dựng kế hoạch thu mua, sản xuất, tiêu thụ những vật tư, hàng hóa, sản

phẩm chủ yếu.

- Xác định chính xác kết quả kinh doanh từng hoạt động, mặt hàng, sản

phẩm, dịch vụ.

Như vậy, dù có sự khác biệt về đặc điểm nhưng có thể chia quá trình hoạt động

kinh doanh của đơn vị thành 3 quá trình chủ yếu sau: cung cấp, sản xuất, tiêu thụ.

7.2. Hạch toán quá trình cung cấp (mua hàng):

7.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ:

Quá trình cung cấp là giai đoạn mở đầu của quá trình sản xuất kinh doanh, kết

quả của nó là tiền đề cho các giai đoạn sau.

Quá trình cung cấp được hiểu là quá trình mua hàng: mua vật liệu, dụng cụ cho

sản xuất hoặc mua hàng hóa, vật tư để bán.

Để thỏa mãn nhu cầu thông tin, hạch tóan quá trình cung cấp cần thực hiện các

nhiệm vụ sau:

- Phản ánh chính xác tình hình cung cấp về số lượng, chi tiết theo chủng

loại, quy cách, phẩm chất của từng vật tư, hàng hóa.

Page 38: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

38

- Tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá thực tế của từng đối tượng mua

vào, đồng thời giám sát về giá cả, chi phí, thời gian cung cấp và tiến độ

bàn giao, thanh tóan tiền hàng.

7.2.2. Sơ đồ hạch toán:

7.3. Hạch toán quá trình sản xuất:

7.3.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ:

Đây là giai đoạn mà đơn vị phải bỏ ra các khoản chi phí, đồng thời thu về một

lượng thành phẩm và sản phẩm dở dang. Nếu kết quả thu vđược cao hơn chi phí

bỏ ra thì đơn vị sẽ thu được giá trị thặng dư, nên giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và cần được hạch toán

chặt chẽ.

Nhiệm vụ của việc hạch toán quá trình sản xuất:

- Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phísản xuất theo đối tượng

hạch toán chi phí và tính giá thành. Trên cơ sở đó kiểm tra tình hình thực hiện

định mức và dự toán chi phí sản xuất.

- Tính toán chính xác giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Đồng

thời, phản ảnh khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho hay tiêu thụ.

7.3.2. Sơ đồ hạch toán:

Mua vật tư hàng hoá nhập kho

TK 111, 112, 331…

TK 151

Vật tư, hhóa đã mua

đang đi đường

Vật tư, hhóa về nhập

kho đơn vị

TK 152,153,156…

TK 133

Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi mua vtư, hhóa

Page 39: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

39

7.4. Hạch toán quá trình tiêu thụ:

7.4.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ:

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua quá

trình này đơn vị mới thu hồi được vốn bỏ ra, đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ

sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tăng hiệu quả sử dụng.

Nhiệm vụ của hạch toán quá trình tiêu thụ:

- Hạch tóan đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và

các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ.

- Xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, snr phẩm, dịch vụ cũng

như toàn bộ lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

7.4.2. Sơ đồ hạch toán:

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ

TK111,112,152,153,

214,334,338,331…

TK155 TK152

TK334,338

TK621

TK622

TK627

NVL xuất dùng cho sx sp

Tlương và các khoản trích

theo lương của CNSX

Tập hợp chi phí sản xuất

chung

TK154

Kchuyển CPNVLTT

Kchuyển CPNCTT

Phân bổ CPSXC cho

từng loại sản phẩm.

Kết chuyển giá

thành của sp hoàn

thành nhập kho

TK531,532 TK511

Kết chuyển các khoản

giảm trừ doanh thu

DT chưa

thuế

Giá TT

TK3331

Thuế

GTGT

đra

TK111,112

Page 40: Chương 1: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN · PDF file+ Nhược: do ngiên cứu số lớn các hiện tượng KT-XH nên thông tin không có tính thường xuyên,

40

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

TK155,156 TK632

Kết chuyển giá vốn hbán

TK111,112,152,

214,334,338… TK641

Tập hợp chi phí bán hàng

TK642

Chi phí QLDN

TK632

TK641

TK642

TK421

TK911 TK511

Kết chuyển giá vốn hàng bán

Kết chuyển chi phí bán hàng

Kết chuyển chi phí QLDN

Kết chuyển DT thuần

Kết chuyển lãi

Kết chuyển lỗ