chương 2 b

41
Chương 2B Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Upload: bao-khanh

Post on 20-Aug-2015

248 views

Category:

Economy & Finance


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 2 b

Chương 2B

Sự vận động của tỷ giá hối đoái

Page 2: Chương 2 b

Nội dung chính Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của tỷ giá. Vai trò của thông tin đối với sự vận động của tỷ

giá Phân tích hành vi tỷ giá qua biểu đồ cung-cầu ngoại tệ.

Page 3: Chương 2 b

Các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái

Chính sách can thiệp của Chính phủ

Tổng cung- cầu tiền của quốc gia

Cán cân thanh toán quốc tế

Tỷ lệ lạm phát

Chênh lệch lãi suất giữa các nước

Thông tin và kỳ vọng

Page 4: Chương 2 b

1.Cán cân thanh toán quốc tế(BOP) • BOP có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của

BOP sẽ tác động trực tiếp đến cung- cầu ngoại tệ, do đó nó tác

động trực tiếp và nhạy bén đến tỷ giá hối đoái.

BOP Cung-cầu ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái

Page 5: Chương 2 b

1.Cán cân thanh toán quốc tế(BOP)

Nguyên

tắc

Nếu BOP dư thừa

Cung ngoại tệ> cầu ngoại

tệ

Tỷ giá hối đoái có xu

hướng giảm.

Nếu BOP thiếu hụt

Cầu ngoại tệ> cung ngoại

tệ

Tỷ giá hối đoái có xu

hướng tăng.

Page 6: Chương 2 b

1.Cán cân thanh toán quốc tế(BOP) • Ví dụ:

Khi nền kinh tế Việt Nam xảy ra tình trạng nhập siêu từ

Trung Quốc thì nhu cầu về ngoại tệ(Yuan) cho thanh toán

hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Trong khi đó, các hoạt động

xuất khẩu của VN sang Trung Quốc bị đình trệ. Việc cầu ngoại tệ> cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá hối đoái tăng lên.

Page 7: Chương 2 b

1.Cán cân thanh toán quốc tế(BOP) • Trong BOP, cán cân thương mại có tác động cực kỳ

quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đây là

nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên

tùy vào điều kiện của mỗi nước và trong từng giai đoạn

phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại.

Page 8: Chương 2 b

2. Tổng cung- cầu trong nền kinh tế quốc gia • Thị trường ngoại hối là một bộ phận trong thị trường

tổng thể của nền kinh tế mỗi quốc gia. Do vậy, cung-cầu

nội tệ trên thị trường ngoại hối ấy chính là một bộ phận

của cung- cầu tiền nội địa quốc gia đó.

• Bên cạnh đó, cung nội tệ chính là cầu ngoại tệ trên thị

trường ngoại hối và ngược lại.

Page 9: Chương 2 b

• Vậy nên khi Tổng cung- cầu tiền của quốc gia thay đổi,

thì thay đổi đó sẽ giao hòa vào cung- cầu nội tệ trên thị

trường hối đoái và ảnh hưởng quyết định đến tỷ giá cân

bằng trên thị trường hối đoái.

Ví dụ: Khi Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực thi chính

sách tiền tệ nới lỏng làm tăng cung tiền VND => Cung tiền

VND trên thị trường ngoại hối tăng=> Cầu ngoại tệ tăng

trên thị trường ngoại hối=> ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng

Page 10: Chương 2 b

3. Chính sách can thiệp của Chính phủ Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng các phương

pháp: • Trực tiếp:

Điều chỉnh dự trữ chính

thức(OR)

Quản lý ngoại hối (chế độ

tỷ giá)

• Gián tiếp:

Điều chỉnh BOP

Điều chỉnh Tổng cung

tiền tệ MS

Page 11: Chương 2 b

• Can thiệp trực tiếp vào thị trường hối đoái: Điều chỉnh Dự trữ chính thức: NHNN có thể tác động trực

tiếp lên tỷ giá bằng cách điều chỉnh tăng hoặc giảm Dự trữ

chính thức. Ví dụ như bán và mua ngoại tệ trên thị trường.

Quản lý ngoại hối( chế độ tỷ giá):

Chế độ tỷ giá

Tỷ giá cố định

Tỷ giá thả nổi có điều tiết

Tỷ giá thả nổi hoàn toàn

Hiện nay Việt Nam áp

dụng chế độ tỷ giá thả nổi

có điều tiết, là tỷ giá được

xác định dựa trên cung

cầu của thị trường ngoại

hối, Tuy nhiên, NHNN vẫn

có thể can thiệp nhằm duy

trì tỷ giá nhưng không

nhằm cố định tỷ giá.

Page 12: Chương 2 b

Can thiệp gián tiếp vào thị trường hối đoái

Chính sách điều chỉnh BOP

Điều chỉnh Tổng cung tiền tệ

Chính sách thương mại quốc tế

Kiểm soát lưu chuyển vốn

Chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa

Ví dụ: chính sách hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đánh trên thu nhập của các nhà đầu tư

ngoại quốc.

Page 13: Chương 2 b

4. Tỷ lệ lạm phát Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác:

mức cung ngoại tệ nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia.

Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu nên cầu ngoại tệ tăng.

Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền đó có sức mua thấp hơn, qua đó tác động lên tỷ giá. Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… , do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.

Page 14: Chương 2 b

5. Chênh lệch lãi suất giữa các nước • Nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các

nước là tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn

hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu

phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, cầu ngoại tệ giảm làm tỷ giá hối

đoái sẽ giảm xuống. Ví dụ: khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi hơn các nước trong

khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín

phiếu ngắn hạn, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng và đồng thời

cũng làm giảm nhu cầu ngoại tệ xuống. Tỷ giá hối đoái do đó cũng

giảm xuống.

Page 15: Chương 2 b

6. Thông tin & kỳ vọng • Tỷ giá có thể bị ảnh hưởng khi mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ

vọng của nhà đầu tư thay đổi. Kỳ vọng là yếu tố chủ yếu dựa

vào sự phán đoán từ các thông tin và sự kiện liên quan đến tỷ

giá trong quá khứ, tình hình kinh tế, chính trị….Hoặc kỳ vọng

thị trường cũng bị tác động bởi hành vi bầy đàn.

• Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế,

chính trị trên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy bén

đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra vào 11/ 9/2001 đã làm khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá

USD đã giảm đáng kể.

Page 16: Chương 2 b

Vai trò của thông tin đối với sự vận động của tỷ giá • Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chịu tác động rất lớn của

thông tin công bố (những công bố của NHTW, các chính trị

gia). Thông tin ngay khi được công bố sẽ nhanh chóng tác

động đến tỷ giá hối đoái.

Thông tin

công bố

Kỳ vọng

về tỷ giá

Giao dịch

hối đoái Tỷ giá

Page 17: Chương 2 b

• Và trong thực tế, cùng một thông tin có thể dẫn đến

những kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư, tạo nên kỳ

vọng thị trường khiến tỷ giá biến động hoàn toàn mang

tính ngẫu nhiên. Sở dĩ kỳ vọng của các nhà đầu tư khác

nhau là vì mỗi người có cách lý giải khác nhau về ý

nghĩa thông tin mà họ nhận được.

Page 18: Chương 2 b

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ VẬN ĐÔNG TỈ GIÁ:

• Tương quan lạm phát

• Tương quan giá cả

• Tương quan thị hiếu, thu nhập

• Chính sách can thiệp của chính

phủ

• Thông tin, kỳ vọng

18

Page 19: Chương 2 b

1. Tương quan lạm phát

Tỉ giá tăng

Cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng

Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng

Người Mỹ giảm mua hàng VN, người VN tăng mua hàng từ Mỹ

Giá hàng hóa VN đắt hơn so với Mỹ

Lạm phát VN tăng tương đối so với Mỹ

19

Page 20: Chương 2 b

2. Tương quan lãi suất

Tỉ giá tăng

Cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng

Người Mỹ đầu tư sang VN, người VN không đầu tư sang Mỹ (chuyển sang đầu tư trong nước

Lãi suất đầu tư vào TTTC của VN hấp dẫn hơn Mỹ

Lãi suất VND tăng tương đối so với Mỹ

20

Page 21: Chương 2 b

3. Thị hiếu người tiêu dùng

Khi người VN chuộng hàng ngoại hơn hàng nội địa:

• Thích xe máy của Nhật

• Điện thoại Samsung của Hàn Quốc

• Du học ở Úc

nhập khẩu tăng

cầu ngoại tệ tăng

Tỉ giá tăng.

21

Page 22: Chương 2 b

3. Thị hiếu người tiêu dùng

Khi người nước ngoài chuộng hàng hóa sản

phẩm của Việt Nam hơn:

• Thích đi du lịch ở VN

• Thích món ăn ở VN

• Thích hàng thủ công ở VN

Xuất khẩu tăng

Cung ngoại tệ tăng

Tỉ giá giảm.

22

Page 23: Chương 2 b

4. Thu nhập

Tỉ giá tăng

Cầu ngoại tệ tăng

Nhu cầu mua sắm hàng hóa nước ngoài tăng (tâm lý sính ngoại)

Thu nhập của người VN tăng

23

Page 24: Chương 2 b

4. Thu nhập

Tỉ giá giảm

Cầu ngoại tệ giảm

Nhu cầu mua sắm hàng hóa nước ngoài giảm (tiêu dùng tiết kiệm)

Thu nhập của người VN giảm

24

Page 25: Chương 2 b

5. Chính sách can thiệp của chính phủ

• Hàng rào thương mại và phi thương mại

• Kiểm soát lưu chuyển vốn

• Can thiệp trực tiếp vào thị trường hối đoái

• Rào cản giao dịch hối đoái

• Chính sách tiền tệ, tài khóa

25

Page 26: Chương 2 b

5. 1 Hàng rào thương mại và phi thương mại

VN áp dụng mức thuế quan cao đối

với xe hơi của Mỹ

Giá cả xe hơi Mỹ khi nhập khẩu

vào VN tăng lên

Cầu nhập khẩu giảm

Cầu ngoại tệ giảm

Tỉ giá giảm

Tuy nhiên, khi áp dụng hàng rào thương mại có

thể sẽ gặp phải những biện pháp trả đũa từ

nước ngoài. 26

Page 27: Chương 2 b

5. 2 Kiểm soát lưu chuyển vốn

VN hạn chế nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ

vào trong nước; hạn chế trao đổi ngoại tệ

trên thị trường.

Cung ngoại tệ giảm

Tỉ giá tăng

27

Page 28: Chương 2 b

5.3 Can thiệp trực tiếp vào thị trường hối đoái

NHTW mua ngoại tệ vào cất giữ

Cung nội tệ tăng, cầu ngoại tệ tăng

Tỉ giá tăng

28

Page 29: Chương 2 b

Tuy nhiên, chỉ những NHTW có nguồn dự trữ lớn

như TQ mới có thể tác động ngay tức thì đến tỉ

giá.

Ngày nay, khối lượng giao dịch 1 ngày trên FX

vượt quá giá trị dữ trữ của các NHTW cộng lại nên

việc can thiệp này là không hiệu quả

5.3 Can thiệp trực tiếp vào thị trường hối đoái

Page 30: Chương 2 b

5.4 Chính sách tiền tệ, tài khóa

NHTW thực hiện CS tiền tệ mở rộng

Tăng cung nội tệ vào trong lưu thông

Đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ

Tỉ giá tăng

30

Page 31: Chương 2 b

5.4 Chính sách tiền tệ, tài khóa

NHTW thực hiện CS tài khóa thắt chăt

Tăng thu, giảm chi, tiết kiệm

Nhu cầu nhập khẩu giảm

Cầu ngoại tệ giảm

Tỉ giá giảm

31

Page 32: Chương 2 b

6. Cú sốc về kinh tế,chính trị, xã hội, thiên tai

• Sự kiện khủng bố 11/9 làm đồng USD

giảm mạnh

• Ngay khi thủ tướng Thái Lan công bố tình

trạng khẩn cấp,tỉ giá đồng Baht so với

USD liền giảm mạnh

• …

32

Page 33: Chương 2 b

7. Thông tin, kì vọng

• Khi 1 thông tin trên thị trường tạo động lực cho nhà đầu cơ

mua vào đồng VND

=> tỉ giá của VND so với các đồng ngoại tệ khác sẽ giảm

• Khi xác nhận thông tin đó là không chính xác, các nhà đầu cơ

sẽ bán đồng VND

=> Tỉ giá của VND sẽ tăng lên so với các đồng ngoại tệ khác

Ngày nay, bất kỳ 1 thông tin, tuyên bố hay dự báo

nào trên FX cũng có thể ảnh hưởng đến mức lợi tức

kì vọng của các Tài sản TC. Từ đó làm thay đổi tỉ

giá.

33

Page 34: Chương 2 b

• Tóm lại, dù là vì các yếu tố nào tác động lên tỉ giá thì khi:

34

H$/F$

S0

D0

r0

D1

r1

S1

QF$

Cầu ngoại tệ giảm, cung

ngoại tệ tăng => tỉ giá giảm

Page 35: Chương 2 b

• Tóm lại, dù là vì các yếu tố nào tác động lên tỉ giá thì khi:

35

H$/F$

QF$

r0

r1

D0

D1

S0

S1

Cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại

tệ giảm => tỉ giá tăng

Page 36: Chương 2 b

PHỤ LỤC

• Tỷ giá cân bằng: tại tỷ giá cân bằng thì cung cầu ngoại

tệ trên thị trường ngoại hối là bằng nhau.

• Hạn ngạch hay hạn chế số lượng: là quy định của một

nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một

nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường

trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp

giấy phép (Quota xuất- nhập khẩu).

Page 37: Chương 2 b

PHỤ LỤC

• Hành vi bầy đàn (hiệu ứng mua theo – bandwagon

effect): Banejee (1992) cho rằng hành vi bầy đàn là hành

vi mọi người hành động theo những gì người khác đang

làm, thậm chí ngay cả khi thông tin của họ cho thấy nên

hành động khác đi.

Page 38: Chương 2 b

PHỤ LỤC

• Trả đũa thương mại: là biện pháp 1 quốc gia áp dụng đối với

quốc gia đặt ra rào cản thương mại cho nước mình

• Lợi tức kỳ vọng: là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ

nhận được từ các tài sản tài chính trong tương lai

• Chính sách tiền tệ: Thắt chặt: rút tiền (nội tệ) từ thị trường vào cất trữ

Mở rộng: tăng cung tiền (nội tệ) vào trong lưu thông

• Chính sách tài khóa:

Thắt chặt: tiết kiệm tiêu dùng, tăng thu giảm chi, khắc phục

tình trạng thâm hụt NSNN

Nới lỏng: tăng chi tiêu của chính phủ, khuyến khích tiêu

dùng, kích cầu nhằm tăng trưởng kinh tế

38

Page 39: Chương 2 b

Mở rộng: Trả đũa thương mại

• Việc áp dụng hàng rào thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh cho hang hóa, sản phẩm là cần thiết. Nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến sự phản khán của các nước đối tác.

39

Page 40: Chương 2 b

• 27/7/2013, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ bang Arkansas Mỹ. Đây được xem là hành động trả đũa thương mại ngay sau khi WTO phán quyết Mỹ thắng kiện Trung Quốc trong việc đánh thuế không công bằng đối với thịt gà nhập từ Mỹ chỉ 2 ngày trước đó.

• Ngay khi ủy ban EU quyết định sẽ đánh thuế chống bán phá giá sản phẩm năng lượng mặt trời của TQ thì 5/6/2013, bộ thương mại TQ đã mở cuộc điều tra về việc bán phá giá của sản phẩm rượu vang được nhập khầu từ EU.

40

Page 41: Chương 2 b

Hơn nữa, việc trả đũa có thể nâng lên thành các cuộc chiến tranh thương mại, gây tổn thất cho cả 2 bên.

41

Do đó, trong nền kinh tế thị trường như hiện này, hầu

hết các nước đều gia nhập các tổ chức thương mại

như WTO, NAFTA, EU, nên hạn chế các biện pháp

thuế quan, chống đánh thuế 2 lần.. Nhằm tạo môi

trường kinh doanh công bằng, cùng có lợi cho các

nước.