chƯƠng 2 nhỮng vẤn ĐỀ liên quan ĐẾn quẢng cáo · pdf...

34
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢNG CÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM MÔN NGHIỆP VỤ QUẢNG CÁO VÀ TiẾP THỊ Giảng viên Ths.Nguyễn Thị Thu Hồng 1/5/2013 1 Email:[email protected]; 0918131321

Upload: vutu

Post on 05-Feb-2018

217 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

QUẢNG CÁO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

TP.HCM

MÔN NGHIỆP VỤ QUẢNG CÁO VÀ TiẾP THỊ

Giảng viên

Ths.Nguyễn Thị Thu Hồng

1/5/2013 1 Email:[email protected]; 0918131321

NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. Khái niệm về quảng cáo

2.2. Mục tiêu quảng cáo

2.3. Những tổ chức liên quan đến hoạt

động quảng cáo

1/5/2013 2 Email:[email protected]; 0918131321

“Rao hàng thì thầm dưới đáy giếng rằng hàng tốt

thì có đến mỏi miệng cũng chẳng bằng một

lần nhảy lên mái nhà mà rao !”

(Lời của Chủ tịch Tổ chức ASTA, tại Hội nghị

New Orleans, 1997)

1/5/2013 3

Email:[email protected];

0918131321

KHÁI NIỆM VỀ QUẢNG CÁO

Quảng cáo là hoạt động truyền thông có mục

đích trình bày về một thông điệp giới thiệu sản

phẩm, dịch vụ hay ý kiến, được phổ biến qua

một hay nhiều phương tiện truyền tin và phải

trả tiền.

1/5/2013 4

Email:[email protected];

0918131321

Sự cần thiết của quảng cáo

Đề cập đến sự cần thiết của quảng cáo trong sản xuất

kinh doanh, có nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Có nhiều doanh nhân nổi tiếng thì cho rằng quảng cáo

rất cần thiết để thông tin, duy trì doanh số và nó gắn

liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, và hằng năm

các doanh nghiệp này phải chi ra một khoản lớn dành

cho chi phí quảng cáo.

Trái lại cũng có những doanh nghiệp khác thì cho rằng

cứ làm tốt sản phẩm của mình, phục vụ khách hàng

thật tốt thì mọi chuyện trong kinh doanh sẽ tốt đẹp,

không cần phải quảng cáo, tốn tiền, vô ích.

1/5/2013 5

Email:[email protected];

0918131321

MỤC TIÊU QUẢNG CÁO

Mục tiêu cụ thể

* Thông thường, mục tiêu quảng cáo phải cụ thể nhằm đạt điều gì ? Và chỉ rõ ra những điều sau đây :

(1) Chỉ rõ chính xác về đối tượng nhận thông tin

(2) Cho biết rõ ràng về đáp ứng phát sinh của người nhận tin về thông điệp quảng cáo

(3) Mục tiêu quảng cáo phải lượng hoá cụ thể bằng con số

(4) Dự báo về kết quả đạt được từ quảng cáo

(5) Nêu rõ sự phối hợp giữa quảng cáo và các thành phần khác trong chương trình Promotion (khuyến mãi, khuyến mại, giao tế, bán hàng cá nhân…)

(6) Công nhận mục tiêu mang tính đòi hỏi nổ lực cao nhưng có thể đạt được

(7) Xác định thời gian quảng cáo

1/5/2013 6

Email:[email protected];

0918131321

MỤC TIÊU QUẢNG CÁO

Theo tạp chí du lịch ASTA, có 8 điều cần ghi nhớ khi quảng cáo :

(1) Xác định bạn muốn quảng cáo điều gì (tên công ty, hoạt động đặc thù….)

(2) Ai là đối tượng bạn muốn tác động

(3) Xác định chi phí tiến hành quảng cáo trên những phương tiện truyền thông cụ thể; ước tính có bao nhiêu người xem quảng cáo này; kích cở của mẫu quảng cáo.

(4) Xác định khách hàng của bạn theo các yếu tố : nghề nghiệp, trình độ văn hoá, phạm vi, khu vực.

(5) Xác định phương tiện quảng cáo nào thu hút khách hàng nhiều nhất :

- Khách hàng tiềm tàng của bạn đang ở đâu?

- Quảng cáo với quy mô như thế nào và chi phí bao nhiêu?

- Chọn phương tiện nào để phù hợp với nội dung quảng cáo?

(6) Tìm xem nơi nào sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn với chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất (Chọn công ty quảng cáo).

(7) Khi bạn đã chọn được nơi đáp ứng những yêu cầu của bạn và có thông tin về kích cở, chi phí, thời hạn, nội dung…hãy xây dựng thành kế hoạch chi tiết.

(8) Hãy chắc chắn về chất lượng các quảng cáo do bạn đưa ra. Đừng quên rằng khi quảng cáo không những bạn phải thu hút khách hàng mới mà còn phải giữ chân những khách hàng cũ.

1/5/2013 7

Email:[email protected];

0918131321

Quảng cáo và doanh số bán hàng

a) Quan niệm về mục tiêu quảng cáo của Al

Ries & Laura Ries

Mục tiêu của quảng cáo theo Al Ries & Laura Ries

Mục tiêu quảng cáo

là bảo vệ thị phần

Chi phí quảng cáo

giống ngân sách chi

cho Bộ Quốc phòng

nhằm bảo vệ quốc

gia

1/5/2013 8

Email:[email protected];

0918131321

Quảng cáo và doanh số bán hàng

b) Quan niệm về mục tiêu quảng cáo của

Russel Colley

Mục tiêu của quảng cáo theo Russel Colley

Quảng cáo là một hoạt động truyền

thông và chỉ nên nhận trách nhiêm cho

hiệu quả truyền thông và không nên

nhận trách nhiệm tạo ra kết quả bán

hàng

1/5/2013 9

Email:[email protected];

0918131321

Russel Colley, tác giả cho rằng quảng cáo là một hoạt động truyền thông và chỉ nên nhận trách nhiêm cho hiệu quả truyền thông và không nên nhận trách nhiệm tạo ra kết quả bán hàng. Ông cho rằng kết quả bán hàng tùy thuộc nhiều yếu tố của hoạt động marketing, chiêu thị, chào hàng, định giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm…còn quảng cáo chỉ đơn giản tác động đến sự giao tiếp giữa nhà tiếp thị và thị trường người mua.

1/5/2013 10

Email:[email protected];

0918131321

Những kết luận nghiên cứu hiện nay về mục

tiêu của quảng cáo

Khi thiết lập mục tiêu cho quảng cáo, doanh

nghiệp phải xác định rõ thông tin nhắm vào

đối tượng khách hàng nào (Who)?

Tác động kỳ vọng ở thông tin vào đối

tượng khách hàng này là gì (What)?

Khi nào thì tác động này sẽ đạt được

(When)?

Và thông tin này sẽ tác động lên đối tượng

khách hàng như thế nào (How)?

1/5/2013 11

Email:[email protected];

0918131321

Bất cứ một mục tiêu đặc trưng nào được chọn

lựa cho bất kỳ một kế hoạch quảng cáo nào

thì nó cũng phụ thuộc vào bốn yếu tố cơ

bản: Thị trường mục tiêu, sản phẩm, các nổ

lực marketing của công ty và yếu tố môi

trường cạnh tranh.

1/5/2013 12

Email:[email protected];

0918131321

Mục tiêu của quảng cáo

(1) Thị trường mục tiêu trong quảng cáo

Mục tiêu đặt ra cho quảng cáo là nên sử dụng quảng cáo như là một yếu tố trong tiến trình ra quyết định của toàn bộ chương trình marketing nhằm hướng dẫn khách hàng trong thị trường mục tiêu đến việc mua sản phẩm.

1/5/2013 13

Email:[email protected];

0918131321

Mục tiêu của quảng cáo

(2) Sản phẩm

Tiến trình ra quyết định của khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính chất của sản phẩm hay dịch vụ hơ là phụ thuộc vào quảng cáo. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm, dịch vụ có giá trị sử dụng lớn, việc ra quyết định mua cả là một tiến trình phức tạp, lâu dài. Trong trường hợp này thì quảng cáo có vai trò cung cấp thông tin để người mua có đủ thông tin về đặc tính của sản phẩm để cân nhắc, chọn lựa.

Thương hiệu (uy tín, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trên thương trường) là một yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định mua sản phẩm của khách hàng hơn là những lời quảng cáo. Đối với những sản phẩm của các doanh nghiệp nổi tiếng, quảng cáo chỉ bổ sung thêm phần thông tin cho khách hàng mà thôi.

1/5/2013 14

Email:[email protected];

0918131321

Mục tiêu của quảng cáo

(3) Các nổ lực Marketing khác

Ảnh hưởng của quảng cáo lên quá trình trao đổi giữa

người mua và người bán thường xuất phát từ các yếu

tố marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị)

và các yếu tố chiêu thị (quảng cáo, khuyến thị, giao tế,

bán hàng cá nhân,…) chứ không phải xuất phát đơn

thuần từ quảng cáo.

Ngoài ra, mục tiêu của quảng cáo chỉ đơn giản giới

thiệu, thông báo sản phẩm đã có trên thị trường đối với

khách hàng trên thị trường mục tiêu.

1/5/2013 15

Email:[email protected];

0918131321

Mục tiêu của quảng cáo

(4) Về cạnh tranh

Quảng cáo có một vai trò rõ ràng hơn trong sự cạnh tranh giữa những sản phẩm của các thương hiệu khi mà chất lượng của những sản phẩm đó, thương hiệu của những sản phẩm đó cùng nổi tiếng thì quảng cáo có tác dụng mạnh mẽ trong cạnh tranh.

Cạnh tranh nhằm bảo vệ thị phần là một trong những mục tiêu của quảng cáo. Những sản phẩm của Coca-Cola, Pepsi cola quảng cáo liên tục và rầm rộ và tốn kém rất nhiều trên đài truyền hình là nhằm để cạnh tranh, bảo vệ thị phần hơn là nhằm gia tăng doanh số.

Tóm lại, quảng cáo có nhiều mục đích khác nhau. Mục đích đó có thể là mang lại hiệu quả thực tế cho việc bán hàng; mục đích đó cũng có thể là hướng dẫn khách mua hàng; tạo nhận thức về sự hiện của công ty hoặc nhằm mục đích cạnh tranh, bảo vệ thị phần. Trái lại, những yếu tố khác như chào hàng, khuyến mãi, giá cả sản phẩm, phân phối…, nó mang lại hiệu quả cho việc bán hàng.

1/5/2013 16

Email:[email protected];

0918131321

Các loại mục tiêu của quảng cáo

Quảng cáo là một yếu tố của chiêu thị trong

phối thức marketing. Vì vậy, quảng cáo phải có

mục đích và nhằm đạt mục tiêu gì?

Khi thiết lập quảng cáo, mục tiêu quảng cáo có

thể được dự đoán trước về sự đáp ứng của

khách hàng trên thị trường. Tuy nhiên, mục

tiêu này phải cụ thể và rõ ràng.

1/5/2013 17

Email:[email protected];

0918131321

Những mục tiêu của quảng cáo

Những mục tiêu của quảng cáo nó có thể là :

1. Thực hiện chức năng bán hàng

2. Gắn liền bán hàng với khách hàng triển vọng thông qua các nổ lực quảng cáo trong quá khứ

3. Duy trì thị phần

4. Thông báo về một lý do đặc biệt để khách hàng nên nhanh chóng mua hàng

5. Nhắc nhở khách hàng mua hàng

6. Tạo nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm

7. Tạo một hình ảnh về thương hiệu

8. Thông tin về lợi ích liên quan đến sản phẩm

9. Nhắc nhở khách hàng, tạo sư quen thuộc về sự hiện diện của sản phẩm

10. Xây dựng niềm tin của khách hàng vào công ty

11. Bảo đảm việc phân phối rộng khắp

12. Hình thành nhận thức về thương hiệu

13. Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh

14. Biến người không sử dụng sản phẩm thành người sử dụng sản phẩm

15. Thông tin về công dụng sản phẩm mới

16. Xây dựng và cũng cố tinh thần lực lượng bán hàng

17. Trợ giúp lực lượng bán hàng kiếm thêm được khách hàng

1/5/2013 18

Email:[email protected];

0918131321

Từ những mục tiêu của quảng cáo trên, có thể rút ra ba chiến lược quảng cáo nhằm đạt ba mục tiêu chính là :

- Mục tiêu thông tin, tạo sự nhận thức

- Mục tiêu thuyết phục

- Mục tiêu so sánh, cạnh tranh

Mục tiêu quảng cáo phụ thuộc vào chu kỳ đời sống sản phẩm. Vì vậy, mỗi chu kỳ đời sống sản phẩm có một chiến lược quảng cáo thích hợp.

1/5/2013 19

Email:[email protected];

0918131321

Không có

Đang gia tăng

Cạnh tranh mạnh

Giảm cạnh tranh

Cạnh tranh

Một loại

Đa dạng

Dây chuyền sản

phẩm đầy đủ

Khó bán

Sản phẩm

Lướt qua hay thâm

nhập

Đạt được

thị phần

Bảo vệ phần chiếm

lĩnh lợi nhuận

Vẫn có lãi

Giá cả

Mục tiêu

Marketing

Thâm nhập thị

trường

Gia tăng doanh số và

lợi nhuận

Duy trì trung thành

đối với nhãn hiệu

Thu hoạch hợp đồng

hoặc hũy bỏ

Phân phối

Có giới hạn

Cần nhiều

cửa hàng

Tối đa

cửa hàng

Ít cửa hàng

Promotion

Thông tin

Ap lực

cạnh tranh

Nhắc nhở

Promotion

tối thiểu

Doanh

thu và lợi

nhuận

Doanh thu

Quảng cáo

Lợi nhuận

Giai đoạn

giới thiệu

Giai đoạn

phát triển

Giai đoạn

Chín muồi

Giai đoạn

suy thoái

Chu kỳ đời sống sản phẩm và các chiến lược quảng cáo trong phối thức marketing

1/5/2013 20

Email:[email protected];

0918131321

1. Chiến lược quảng cáo thông tin, tạo sự

nhận thức

Chiến lược quảng cáo thông tin, tạo sự nhận thức thích hợp với giai đoạn giới thiệu của chu kỳ đời sống sản phẩm mà mục tiêu là làm khách hàng tiềm năng biết có sự hiện diện của sản phẩm.

Một sản phẩm, dịch vụ mới tung ra thị trường thì cần đến quảng cáo để thông tin, tạo sự nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ đó.

Thật vậy, đối với sản phẩm mới tung ra thị trường, việc tạo ra sự nhận thức đối với người tiêu dùng là điều cần thiết và khi quảng cáo cần cung cấp nhiều thông tin. Riêng đối với sẳn phẩm cũ, kể cả những sản phẩm nổi tiếng thì không cần thông tin nhiều mà tạo sự nhận thức ở nơi khách hàng bằng cách nhắc nhở rằng “Chúng tôi luôn luôn quan tâm, hiện diện bên bạn”.

1/5/2013 21

Email:[email protected];

0918131321

Quảng cáo nhằm mục đích thông tin, tạo sự

nhận thức thường chia ra các loại :

Tăng cường hay cũng cố sự nhận thức của khách hàng mục tiêu về sản phẩm

Tạo sự nhận thức về sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường.

Nâng cao nhận thức về một sản phẩm mới, dịch vụ mới trong thị trường chưa được tiếp cận trước đây.

Thông báo cho thị trường biết việc thay đổi giá

Giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm

Điều chỉnh lại những ấn tượng không đúng

Giảm bớt nổi lo ngại của người mua

Tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp

1/5/2013 22

Email:[email protected];

0918131321

2. Chiến lược quảng cáo thuyết phục

Chiến lược quảng cáo thuyết phục thích hợp cho giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ đời sống sản phẩm, mà mục tiêu là tác động khách hàng mua sản phẩm.

Một chiến dịch quảng cáo cũng có thể nhắm tạo cũng cố niềm tin nhất định về sản phẩm. Nhiệm vụ của nó trước tiên là truyền đạt thông tin nhưng có thể không trực tiếp duy nhất cách đánh giá của đối tượng.

Mục đích của chiến lược quảng cáo thuyết phục là :

Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu

Khuyến khích khách hàng của đối thủ chuyển sang nhãn hiệu của mình

Thay đổi nhận thức của người mua về các tính chất của sản phẩm

Thuyết phục người mua mua ngay

1/5/2013 23

Email:[email protected];

0918131321

Ví dụ :

- ”Just do it” (Hãy mạnh dạn thực hiện điều bạn muốn). Nike quảng cáo tay đua xe lăn của Mỹ là Craig Blanchette

- “Air Jordan” (Phong cách Jordan). Nike đã tạo một niềm tin đối với những người mang giày hiệu Air Jordan, một siêu sao trong làng bóng rổ Mỹ – Michael Jordan.

- “The best for Athletes” (Chất lượng tốt nhất cho các vận động viên). Adidas.

- “Function first” (Chức năng là trên hết). Adidas.

- “Hảy vượt qua thử thác, Pepsi” (Vượt qua mọi khó khăn để vươn lên). Pepsi

- “Suzuki, an toàn nơi xa lộ”. Suzuki

1/5/2013 24

Email:[email protected];

0918131321

3. Chiến lược quảng cáo so sánh

Chiến lược quảng cáo so sánh thích hợp với giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ đời sống sản phẩm, mà mục tiêu là tác động khách hàng chuyển từ sản phẩm tương tự của đối thủ sang sản phẩm của mình bằng cách so sánh trực tiếp hai sản phẩm.

Chú ý : Việc so sánh trực tiếp hai sản phẩm nhằm vạch ra khuyết điểm của đối thủ cạnh tranh, đồng thời đưa ra ưu điểm sản phẩm của mình là việc làm cạnh tranh không lành mạnh, luật cấm. (Khoản 6, Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; và Khoản 7, Điều 1 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ. (Nêm Kim Đan cũng đã có lần rắc rối về việc này khi so sánh độ đàn hồi về lò xo của nệm mình với một nệm khác)

Ngoài ba chiến lược chính trên, trong quảng cáo còn có các chiến lược khác như chiến lược tạo sự hiểu biết, chiến lược quảng cáo hành động.

1/5/2013 25

Email:[email protected];

0918131321

4. Chiến lược quảng cáo nhắc nhở

Mục tiêu của chiến lược quảng cáo nhắc nhở không phải để thông tin mà nói lên sự quan tâm của nhà sản xuất đối với khách hàng.

Chiến lược này áp dụng trong các trường hợp :

(1) Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm đó

(2) Nhắc nhở người mua về địa điểm có thể mua sản phẩm

(3) Nhắc nhở người mua về sự có mặt của sản phẩm trong thời kỳ trái mùa vụ

(4) Duy trì sự biết đến sản phẩm ở mức độ cao.

Chiến lược này phù hợp với giai đoạn chín muồi của chu kỳ đời sống sản phẩm.

Sản phẩm Coca-Cola, Pepsi, bia Tiger…quảng cáo dồn dập không nhằm mục đích thông tin, gia tăng doanh số mà là để bảo vệ thị phần, nhằm nhắc nhở khách hàng rằng :

“Chúng tôi luôn hiện diện bên bạn”

1/5/2013 26

Email:[email protected];

0918131321

5. Chiến lược quảng cáo tạo sự hiểu biết

Mục tiêu hiểu biết của quảng cáo nhằm tăng cường kiến thức về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.

Mục đích của quảng cáo tạo sự hiểu biết là ngoài việc hiểu biết về lợi ích của sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp phải làm thế nào để khách hàng còn lưu lại trong bộ nhớ của họ về những thông tin hữu ích của sản phẩm, dịch vụ nhằm ra quyết định cho việc mua sản phẩm, dịch vụ sau này.

Để đạt những mục tiêu trên, một chiến lược quảng cáo cần những nhiệm vụ sau đây:

Cung cấp thông tin mới

Làm thay đổi nhận thức chưa chính xác về sản phẩm nơi người tiêu dùng.

Cũng cố niềm tin để ngăn ngừa sự lãng quên.

1/5/2013 27

Email:[email protected];

0918131321

6. Chiến lược quảng cáo hành đông

Mục tiêu quảng cáo thường hướng dẫn hành động để mua hàng. Mục tiêu này thể hiện rõ nét trong mô hình quảng cáo AIDA của Mỹ (A: Lôi cuốn sự chú ý, I: tạo sự quan tâm, D: tạo sự ham muốn, A: hướng dẫn hành động mua hàng). Thật ra, quảng cáo nhằm mục đích bán hàng thì không thích hợp, nó chỉ nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn khách hàng đến việc hành động mua hàng. Việc khách hàng mua được hàng hay không tùy thuộc những yếu tố khác của phối thức marketing, chiêu thị…

Mục tiêu hành động không hẳn là duy nhất mua hàng mà có thể hướng dẫn khách hàng viết phiếu yêu cầu gởi thêm thông tin về sản phẩm…

1/5/2013 28

Email:[email protected];

0918131321

Mô hình quảng cáo AIDA

AIDA

Attention

Interest

Desire

Action

1/5/2013 29

Email:[email protected];

0918131321

NHỮNG TỔ CHỨC LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT

ĐỘNG QUẢNG CÁO

1- Công ty quảng cáo

Các công ty quảng cáo có hoạt động rất rộng, từ những công ty dịch vụ trọn gói cung cấp đủ loại dịch vụ liên quan đến chiêu thị cho đến các công ty chuyên trách một loại dịch vụ nào đó chẳng hạn như cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc khuyến mãi…

Các doanh nghiệp nhờ đến các công ty quảng cáo để họ khái quát hoá, sắp xếp, trình bày nội dung và hình thức các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo, thuyền thanh, truyền hình…)

Thù lao cho dịch vụ quảng cáo được tính theo sự thỏa thuận về sự kết hợp của phí dịch vụ phân tích, sáng tạo, sản xuất với huê hồng đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Để chiến dịch quảng cáo thành công cần phải nhờ đến một công ty quảng cáo có chuyên môn cao. Công ty quảng cáo cung cấp các dịch vụ chuyên môn để hỗ trợ đơn vị quảng cáo trong các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện chiến dịch.

1/5/2013 30

Email:[email protected];

0918131321

Một công ty dịch vụ quảng cáo đầy đủ các dịch

vụ thường chia làm bốn bộ phận

Bộ phận quản lý nội bộ (hành chính, tài vụ,

nhân sự…)

Bộ phận dịch vụ khách hàng

Bộ phận dịch vụ sáng tạo (gồm những nhà

văn, họa sĩ…)

Bộ phận dịch vụ marketing (phục vụ trực tiếp

nhu cầu khách hàng)

1/5/2013 31

Email:[email protected];

0918131321

Mối quan hệ giữa khách hàng và công ty

quảng cáo

Chọn công ty quảng cáo

Để chọn công ty quảng cáo tốt cần dựa vào các yếu tố sau đây :

(1) Quy mô của công ty quảng cáo đó, căn cứ vào :

Số lượng hợp đồng và lần quảng cáo của công ty đó với khách hàng

Doanh thu của công ty đó hằng năm

Thương hiệu, uy tín của công ty đó

(2) Đơn đặt hàng của đối thủ cạnh tranh

Các công ty quảng cáo thường tránh thực hiện đơn đặt hàng của các khách hàng là đối thủ cạnh tranh nhau.

(3) Kỹ năng đặc biệt

Mỗi công ty quảng cáo có thể có những kỹ năng đặc biệt về một trong những dịch vụ quảng cáo nào đó. Chẳng hạn về sáng tạo, thuyết minh, phương tiện quảng cáo. Do đó, tùy theo mục đích quảng cáo để chon lựa công ty quảng cáo thích hợp nhằm quảng cáo hiệu quả hơn.

(4) Kết quả thực hiện

Kết quả thực hiện trong quá khứ của một công ty quảng cáo cũng có thể là một cơ sở để khách hàng chọn lựa công ty quảng cáo.

1/5/2013 32

Email:[email protected];

0918131321

Hợp tác với công ty quảng cáo

Giữa khách hàng và công ty có mối quan hệ

với nhau. Mối quan hệ này chỉ thành công khi

đôi bên hiểu công việc của nhau và lợi ích của

mỗi bên.

Khách hàng mong muốn công ty quảng cáo

dồn hết nổ lực để thực hiện thành công chiến

dịch quảng cáo. Trái lại, khách hàng cũng có

nghĩa vụ với công ty quảng cáo là cung cấp

đầy đủ thông tin, tiền bạc…

1/5/2013 33

Email:[email protected];

0918131321

Đánh giá mức độ thực hiện của công ty

Tùy theo mục đích của quảng cáo để đánh giá sự thành công của một chiến dịch quảng cáo mà công ty quảng cáo thực hiện. Chẳng hạn, khách hàng mong đợi ở thông tin phản hồi thì kết quả này cũng không cho biết rõ ràng vì thông tin phản hồi không đến cùng lúc và nó thường kéo dài trong suốt một quá trình lâu dài.

Thông thường khách hàng đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây :

Kết quả đạt được so với mục đích của chiến dịch quảng cáo như thế nào ?

Đánh giá hoạch định marketing dịch vụ

Hiệu quả dịch vụ sáng tạo

Mối quan hệ làm việc giữa khách hàng và công ty.

1/5/2013 34

Email:[email protected];

0918131321