chương 5: một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

33
Chương 5 Mt sknăng để trthành người hướng dn gii 102

Upload: tranthuan

Post on 03-Jan-2017

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Chương 5 Một số kỹ năng để trở thành người

hướng dẫn giỏi

102

Page 2: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Như đã nêu ở phần đầu của chương 3, trở thành một tập huấn viên giỏi trong môi

trường đào tạo tích cực là một thử thách tương đối khó. Điều này đòi hỏi sự lưu tâm

của tập huấn viên trong tất cả các tình huống giao tiếp với học viên. Trong tập huấn

có sự tham gia, các bạn không chỉ là một tập huấn viên đơn thuần mà còn là một

người hướng dẫn giỏi. Người hướng dẫn có thường có kỹ năng để giúp đỡ các

nhóm hiểu mục tiêu và kế hoạch để đạt được kết quả mà không có những tranh cãi

cá nhân mang tính tiêu cực. Người hướng dẫn sẽ cố gắng hỗ trợ nhóm để có được

sự nhất trí về những vấn đề nhóm chưa thống nhất, từ đó có những hậu thuẫn thuận

lợi cho các hoạt động tiếp theo của nhóm. Điều này có nghĩa rằng trong tập huấn có

sự tham gia, kỹ năng liên quan đến tổ chức hoạt động nhóm và hỗ trợ các cá nhân

làm việc theo nhóm là rất quan trọng.

Để tập huấn viên có thể thay đổi từ phương pháp tập huấn thụ động truyền thống,

bước đầu tiên là trở thành một người tự tin như tập huấn viên của phương pháp và

môi trường tập huấn tích cực. Các bạn nên nhận thấy rằng sẽ mất nhiều thời gian,

cần tập luyện nhiều, ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm trước khi cảm thấy tự tin vào bản

thân khi thay đổi sang môi trường tập huấn đầy thử thách. Thêm nữa, học viên cũng

cần thích ứng với cách học mới. Trong quá trình luyện tập, để tự tin khi tập huấn

trong môi trường tích cực, người tập huấn viên nên bắt đầu xây dựng những kỹ

năng để trở thành người hướng dẫn giỏi. Chương này sẽ giúp bạn trong quá trình

nỗ lực cố gắng này.

5.1 Kỹ năng hướng dẫn

Một trong những nhiệm vụ quan

trọng của tập huấn viên trong

tập huấn có sự tham gia là

hướng dẫn học viên trong quá

trình thảo luận hoặc làm việc

theo nhóm cũng như tham gia

vào các hoạt động khác trong

103

Page 3: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

lớp học như khởi động, ôn bài, đánh giá...

Để có kỹ năng hướng dẫn tốt, tập huấn viên cần biết nghệ thuật hướng dẫn. Một

trong những chìa khoá dẫn đến sự thành công là chuẩn bị kỹ càng, thái độ cởi mở,

nhiệt tình và tôn trọng học viên. Hướng dẫn là hỗ trợ chứ không phải làm thay công

việc của học viên. Nhiệm vụ của tập huấn viên trong quá trình hướng dẫn là:

• Chuẩn bị kỹ mục tiêu và nội dung, lựa chọn phương pháp phù hợp, câu hỏi,

các hoạt động và dự kiến các tình huống có thể xẩy ra.

• Giới thiệu chủ đề, yêu cầu và tổ chức nhóm để đảm bảo các thành viên trong

nhóm hợp tác chặt chẽ với nhau và đi đến sự nhất trí với những kết luận

quan trọng.

• Dẫn dắt đưa học viên đi đúng hướng bằng cách giải thích rõ nội dung/yêu

cầu cần làm, điều chỉnh kịp thời nếu có thảo luận ngoài lề.

• Hỗ trợ bằng cách dùng câu hỏi hoặc ví dụ gợi ý, lắng nghe ý kiến, ghi chép,

chọn lọc và hệ thống ý kiến, xử lý thông tin để cùng giải quyết vấn đề.

• Huy động sự tham gia của học viên: khuyến khích những học viên ít tham gia

hoặc nhút nhát, khuyến khích nhóm bằng những câu khen ngợi về kết quả

của nhóm và tạo không khí thoải mái, cởi mở, dễ chịu.

• Kiểm soát thời gian bằng cách giới hạn thời gian cho hoạt động nhóm,

thường xuyên thông báo thời gian còn lại và cho thêm hoặc rút ngắn thời

gian khi cần thiết.

• Sử dụng kết quả

từ thảo luận hoặc

làm việc theo

nhóm: Tập huấn

viên nên hướng

dẫn và góp ý cho

kết quả của hoạt

động nhóm để

đáp ứng với yêu

cầu của học viên.

Ví dụ: sử dụng kết quả từ các nhóm khác nhau để phân tích và so sánh tìm

ra giải pháp phù hợp nhất.

104

Page 4: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Tập huấn viên có kỹ năng hướng dẫn tốt khi kết quả hoạt động của học viên đạt yêu

cầu để giải quyết các mục đích đề ra. Để đạt được kết quả này, tập huấn viên cần

chú ý:

• Ứng xử một cách linh hoạt. Ví dụ cho phép dừng thảo luận khi nhóm có vẻ

chán hoặc quá khích.

• Nhạy bén và tế nhị khi kịp thời can thiệp một số tình huống khó xẩy ra như

tranh cãi đối đầu trong nhóm, một số ít thành viên lấn át các thành viên khác,

hoặc thảo luận lệch với mục đích đề ra.

• Hài hước và hóm hỉnh để tạo ra không khí vui vẻ thu hút mọi thành viên cùng

tham gia và xích lại gần nhau hơn.

• Nên kết thúc hoạt động nhóm bằng câu nói: chúng ta đã cùng nhau trao đổi/

làm điều này.

• Thái độ đúng mực khi hỏi hoặc gợi ý cho nhóm. Tôn trọng các ý kiến/quan

điểm của học viên. Gần gũi, thân thiện, cởi mở và khiêm tốn để tạo ấn tượng

và xây dựng mối quan hệ tốt với học viên để có được sự tin cậy của họ, tạo

điều kiện dễ dàng hơn khi tìm hiểu sâu các ý kiến đóng góp.

Cần tránh những việc như:

• Đánh giá ý kiến của học viên dựa trên các quan điểm riêng của mình.

• Áp đặt ý kiến cá nhân của mình.

• Tranh cãi đối đầu với nhóm hoặc các thành viên trong nhóm.

• Đẩy hoạt động nhóm đi lệch hướng mà không khống chế được.

• Không thông tin hay giáo huấn học viên và tự coi mình là một chuyên gia.

• Không trực tiếp tham gia hoặc làm thay công việc của nhóm.

• Không khăng khăng chỉ định một người nào đó mà khuyến khích và đề nghị

mọi người cùng tham gia.

5.2 Kỹ năng huy động học viên tham gia tích cực

Sự tham gia tích cực của học viên là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên

thành công của quá trình tập huấn. Kỹ năng huy động học viên tham gia tích cực

được sử dụng để thu hút, tăng hứng thú, tạo cảm hứng và nâng cao ý thức học tập

105

Page 5: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

của học viên. Sử dụng kỹ năng này còn giúp tạo cơ hội để quá trình truyền thông tin

hai chiều được diễn ra, tạo môi trường và sân chơi thoải mái nhưng có hiệu quả cao

trong tập huấn.

Sự tham gia của học viên quyết định

đến môi trường học tập và hiệu quả

của giao tiếp hai chiều. Trong rất

nhiều tình huống và thời gian, không

khí lớp học bị trầm và thụ động. Để

giải quyết tình huống này và huy

động được sự tham gia tích cực của

học viên, tập huấn viên nên lưu ý

đến một số giải pháp sau:

• Kết hợp hợp lý các phương pháp tập huấn có sự tham gia của người học:

Ưu tiên sử dụng các phương pháp tập huấn đòi hỏi học viên thực sự tham

gia vào quá trình tập huấn như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp

trình diễn thực hành, quan sát thực tế. Sử dụng kết hợp các phương pháp

tập huấn cơ bản.

• Để cho học viên đảm nhận một phần công việc tập huấn như ghi chép các ý

kiến lên bảng, giải thích một vấn đề hoặc trình bày một ý tưởng/quan điểm,

thể hiện các tình huống dùng trong tập huấn, điều hành các hoạt động khởi

động, ôn bài, đánh giá...

• Tạo cơ hội cho học viên giao tiếp với tập huấn viên: Để học viên đặt câu hỏi

cho tập huấn viên và ngược lại trả lời câu hỏi của tập huấn viên. Cho phép

tranh luận giữa học viên và tập huấn viên về những suy nghĩ quan điểm trái

ngược nhau để từ đó thống nhất tìm ra cái mới. Để học viên nói lên những

suy nghĩ của họ về nội dung và phương pháp vừa trao đổi hay phản hồi về

những vấn đề có liên quan khác.

• Tạo cơ hội cho học viên giao tiếp với nhau: Sử dụng nhiều bài tập/hoạt động

nhóm và thực hành. Để học viên nhận xét đánh giá lẫn nhau về kết quả học

tập, thực hành và bài tập. Cho phép tranh luận giữa học viên để họ có thể

chia sẻ kinh nghiệm của mình. Sử dụng các hình thức khởi động phù hợp để

huy động được sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp.

106

Page 6: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

• Sử dụng các kỹ năng để quan sát phân loại học viên (ví dụ: theo các nhóm

người khác nhau trong tập huấn - phần 1.2, chương 2), sử dụng phương

pháp thích hợp khuyến khích họ tham gia.

• Đối với các học viên có năng lực và tích cực (nhóm sớm chấp nhận và đa số

sớm): họ là những hạt nhân ”châm ngòi nổ” cho sự tham gia của học viên

trong quá trình tập huấn. Do vậy sớm phát hiện và huy động sự tham gia của

họ ngay từ đầu để tạo đòn bẩy cho các hoạt động của lớp và động lực cho

các học viên khác.

• Đối với các học viên nhút nhát và yếu (nhóm đa số muộn): không nên bắt ép

hoặc thúc ép họ ngay từ đầu mà nên cho họ thêm thời gian làm quen với

hình thức tập huấn mới, sau đó đưa cho họ nhiều cơ hội để được thể hiện và

tham gia tích cực.

• Đối với các học viên thiếu thiện chí (bảo thủ, lạc hậu): khéo léo, mềm mỏng

và cương quyết khi cần thiết. Khuyến khích họ tham gia vào hoạt động

nhóm. Không nên áp đặt và ra lệnh hoặc lên án họ. Tuy vậy, nếu họ tiếp tục

gây cản trở thì bạn có thể nhắc nhở họ.

• Sau khi đã xác định được khả năng của học viên, bạn có thể phân công trách

nhiệm cụ thể mỗi thành viên trong nhóm/lớp phù hợp với năng lực và để họ

tự nguyện tham gia theo khả năng của mình. Dần dần, nhiệm vụ cho học

viên cao hơn khả năng của họ một ít để họ cố gắng vươn lên. Dần dần nâng

mức độ khó khăn lên để nâng cao trình độ nhận thức năng động của họ.

5.3 Kỹ năng giải quyết xung đột và tiến tới thoả thuận

Trong tập huấn, xung đột là tình trạng không hòa hợp hay bất đồng về quan điểm,

sở thích, mục đích giữa những nhóm học viên. Xung đột thường hay xẩy ra trong

các tình huống như thảo luận/làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi của học viên và

học viên trả lời câu hỏi, học viên thực hành và nhận xét đánh giá kết quả thực hành

và giao tiếp ở ”môi trường ngoài lớp học”. Xung đột có thể xẩy ra do những nguyên

nhân chung chung hoặc không liên quan đến nội dung tập huấn như tính cách, vị trí

xã hội, trình độ, giới tính và độ tuổi. Xung đột cũng có thể xẩy ra trong tập huấn nếu

107

Page 7: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

chuẩn bị của tập huấn viên chưa tốt: ví dụ câu hỏi không rõ nghĩa, thiếu nguyên vật

liệu thực hành, những học viên có mâu thuẫn với nhau từ trước....

Xung đột có thể phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

• Xung đột riêng tư (mang tính cá nhân): xẩy ra khi có những học viên không

ưa nhau hoặc có xích mích từ trước mà

không liên quan đến tập huấn.

• Xung đột nghề nghiệp: trong tập huấn

thường xẩy ra khi học viên có quan điểm

khác nhau về vấn đề kỹ thuật cụ thể.

• Xung đột giữa cá nhân với cá nhân - giữa

cá nhân với tập thể - giữa tập thể với tập

thể.

• Xung đột ngay gắt: Xung đột này cần sự

can thiệp từ bên ngoài nếu không sẽ bất

lợi cho môi trường tập huấn

• Xung đột bị động: Xung đột không được

biểu hiện ra ngoài nhưng vẫn ảnh hưởng đến học viên, tập huấn viên và môi

trường học tập.

Không phải tất cả xung đột đều tiêu cực. Xung đột nghề nghiệp có thể tạo ra một lý

do chính đáng để có những cuộc thảo luận bổ ích. Xung đột mang tính tích cực và

có thể giải quyết được có thể được sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó trong

quá trình tập huấn. Các xung đột có tính tiêu cực và không thể giải quyết được thì

cần tránh và hạn chế trong quá trình tập huấn.

Để tránh sự xẩy ra của các xung đột tiêu cực và không thể giải quyết được, tập huấn

viên có thể tham khảo các biện pháp sau:

• Xác định trước các vấn đề tiềm ẩn và hướng giải quyết để tránh xung đột

nẩy sinh.

• Xác định chuẩn mực để tham chiếu khi cần thiết và thông báo trước các

thông tin như chương trình, luật lệ, nội qui, yêu cầu công việc cụ thể, nhiệm

vụ và quyền lợi.

108

Page 8: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

• Thường xuyên ghi lại và xem xét những thỏa thuận đã đạt được, nhắc nhở

và sử dụng tốt kỹ năng cho và nhận phản hồi tích cực.

• Sử dụng lợi thế của các tình huống đã xẩy ra từ trước bằng cách chia sẻ với

học viên những xung đột đã xảy ra ở nơi khác như một hình thức thông báo

trước.

• Sắp xếp và tổ chức nhóm hợp lý, tránh sự khác nhau quá lớn về nhu cầu, sở

thích và kiến thức trong nhóm hoặc tránh cho các cá nhân đã có mâu thuẫn

với nhau trong cùng một nhóm....

• Sử dụng tính hài hước đúng lúc để xoa dịu không khí xung đột và tránh làm

người khác mất uy tín.

Xử lý xung đột cá nhân có thể theo trình tự sau:

• Những người liên quan trực

tiếp trình bày ý kiến/quan điểm

của mình để nhìn lại tình

huống của mình.

• Hai bên cùng nhìn nhận tình

huống/vấn đề từ các góc độ cá

nhân để hiểu rõ hơn tình

cảnh/quan điểm của người

khác.

• Hai bên cùng nhìn nhận tình

huống/vấn đề từ góc độ chung

để tìm tiếng nói/điểm tương

đồng.

• Cùng thảo luận để đưa ra các

giải pháp: đôi bên cùng có lợi,

thỏa hiệp, kết hợp hoặc quyết

định đúng/sai - phù hợp/không

phù hợp. Có thể huy động sự

can thiệp, tư vấn của tập huấn viên, nhóm trưởng, những người có uy tín và

tiếng nói trong tập thể hoặc của tập thể.

• Đưa ra giải pháp cuối cùng và áp dụng giải pháp này.

109

Page 9: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

• Thăm dò xem cách giải quyết đã hợp tình hợp lý hay chưa.

Khi những xung đột xấu nhất xẩy ra mà tập huấn viên cũng có liên quan thì nên nhờ

sự giúp đỡ từ những người có uy tín bên ngoài can thiệp.

Như đã đề cập ở phần trước, xung đột nghề nghiệp có thể sử dụng như những tình

huống để trao đổi nội dung. Tất nhiên, một số vấn đề tranh cãi sẽ có những câu trả

lời cụ thể, ví dụ tập huấn viên có thể có câu trả lời đúng cho cuộc tranh cãi về bệnh

do vi khuẩn gây ra. Những tranh cãi khác có thể mang tính chủ quan nhiều hơn và

có nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây là một số phương pháp giúp thống nhất ý kiến

để đưa ra quyết định khi có xung đột nghề nghiệp xẩy ra:

• Bỏ phiếu

Bảng 5.2.1: Nhóm hoặc lớp bỏ phiếu lựa chọn giống gà nào tốt và phù hợp nhất”

Giống gà Số phiếu Xếp thứ tự

Gà ri 5/7 1

Gà Lương phượng 4/7 2

Gà Kabir 4/7 2

• Cho điểm theo bảng

Bảng 5.2.2. Cho điểm theo các chỉ tiêu khác nhau để xếp thứ tự các giống gà

Một số chỉ tiêu đánh giá*

Giống

Trọng

lượng

NS

trứng

Chất

lượng thịt

Tiêu

tốn TĂ

Khả năng

thích ứng

Tổng

điểm

Gà ri 6 5 10 10 10 41

Lương phượng 8 7 8 8 8 39

Gà Kabir 9 9 7 7 7 39

*Lưu ý: Với một số chỉ tiêu cực kỳ quan trọng có thể nhân thêm hệ số điểm để

tăng tính chính xác. Ví dụ: chỉ tiêu năng suất trứng là quan trọng để đánh giá 1

giống gà, do vậy đối với chỉ tiêu này có thể nhân hệ số 2 khi đánh giá (10 x 2 =

20). Sau khi nhân hệ số thì thứ tự sắp xếp các giống gà có thể thay đổi (xem

bảng 5.2.3).

110

Page 10: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Bảng 5.2.3. Cho điểm theo các chỉ tiêu khác nhau (ưu tiên chỉ tiêu năng suất trứng)

để xếp thứ tự các giống gà

Một số chỉ tiêu đánh giá*

Giống Trọng

lượng

NS

trứng

Chất

lượng thịt

Tiêu

tốn TĂ

Khả năng

thích ứng

Tổng

điểm

Lương phượng 8 7x2 8 8 8 48

Gà Kabir 9 9x2 7 7 7 47

Gà ri 6 5x2 10 10 10 46

• Sắp xếp và lựa chọn theo cặp

Bảng 5.2.4. Sắp xếp và lựa chọn theo các cặp giống gà

Giống gà Ri Lương phượng Kabir Ai Cập

Ai Cập Ri Lương Phượng Ai Cập

Kabir Ri Lương phượng

Lương phượng Ri

Điểm 3 2 1 0

• ”Cần - Muốn - Khả thi” (thường sử dụng để lựa chọn giải pháp thực hiện)

Bảng 5.2.5. Phân tích tính khả thi của các giải pháp

Giải pháp Cần Muốn Khả thi

Giải pháp 1 X X

Giải pháp 2 X X X

Giải pháp 3 X

111

Page 11: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

5.4 Kỹ năng xử lý một số tình huống khó

Không chỉ có những xung đột cá nhân mà nhiều tình huống khó giải quyết cũng

thường xảy ra trong quá trình tập huấn, đặc biệt là tập huấn cho người nông dân vì

họ không quen với môi trường tập huấn chính qui và phương pháp tập huấn có sự

tham gia. Ở phần này, chúng tôi sẽ đề cập một số tình huống thường gặp và gợi ý

hướng giải quyết để các bạn tham khảo.

Tình trạng yên lặng kéo dài

Đây là tình huống mà không khí trong lớp như bị

đóng băng trong thời gian dài. Học

viên im lặng cho dù bạn cố đưa ra

nhiều câu hỏi hoặc các tình huống

để lôi cuốn họ. Sự im lặng này bắt

đầu gây khó chịu cho mọi người.

Việc đầu tiên nên làm để giải quyết

tình huống này là tập huấn viên tự

hỏi mình: làm thế nào để giải quyết

tình huống này. Một số cách giải quyết cho những lý do cụ thể như sau:

Làm thế nào để các

chú hót lên đây?

• Nếu học viên không hiểu bạn đang nói gì, cần thay đổi phương pháp đang

sử dụng và nội dung.

• Nếu học viên ngại không muốn nói trước đám đông, cần đưa ra những câu

hỏi cho cá nhân để phá tan không khí e ngại.

• Nếu học viên mệt mỏi, có thể thay đổi không khí bằng cách khởi động lại

bằng các trò chơi hoặc nghỉ giải lao. Trong trường hợp gần hết giờ có thể

mời học viên nghỉ sớm hơn thường lệ.

• Nếu bạn cho rằng đã làm một việc không đúng với phong tục tập quán/văn

hoá, hãy nói chuyện với họ để giải thích trong giờ nghỉ giải lao.

• Nếu im lặng là đặc thù về văn hoá và tính cách thì cần phải cho học viên thời

gian để hiểu và quen với phương pháp tập huấn. Bạn cũng nên dành nhiều

thời gian để hiểu họ hơn.

112

Page 12: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Thừa thời gian vì mọi việc diễn ra quá nhanh

Đôi khi mọi hoạt động trong lớp học diễn ra quá nhanh và có thể dẫn đến tình huống

bạn kết thúc lớp học quá sớm. Thật là tốt nếu như bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho

tình huống này. Có thể tham khảo một số giải pháp sau:

• Kiểm tra mức độ hiểu của học viên đối với các nội dung trao đổi bằng cách

đưa ra các câu hỏi cho các phần khác nhau.

• Đưa ra các câu hỏi sâu hơn để học viên trả lời và yêu cầu học viên cho ý

kiến.

• Yêu cầu học viên chia sẻ ý kiến về những nội dung mà bạn cho là nhạy cảm.

• Đưa bài tập hoặc yêu cầu học viên thực hành.

• Có thể cho học viên nghỉ sớm sau khi bạn chắc chắn là họ hiểu vấn đề.

Có nguy cơ thiếu thời gian vì mọi việc diễn ra quá chậm

Ngược lại với tình huống trên là các hoạt động trong lớp diễn ra quá chậm so với kế

hoạch. Tình huống này có thể do

một số nguyên nhân gây ra.

• Nếu học viên không hứng

thú tham gia: bạn có thể cố

tình đưa ra một thông tin

sai dẫn đến nhiều ý kiến

khác nhau của nhóm để

đánh thức họ dậy. Bạn cũng có thể nêu ra một vấn đề thú vị để họ lắng nghe

và rồi tham gia. Bạn hâm nóng không khí bằng cách sử dụng những tình

huống gây ấn tượng.

• Nếu nội dung và phương pháp không phù hợp, quá cao hoặc quá thấp đối

với trình độ của học viên thì giải pháp là chỉnh sửa lại nội dung và phương

pháp cho phù hợp với trình độ của học viên.

• Nếu bạn lên kế hoạch không tốt: nên điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn với

tốc độ dạy và khả năng tiếp thu của học viên.

113

Page 13: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Người nói quá nhiều và lấn át người khác

Hiện tượng thường xuyên xẩy ra là một vài thành viên trong lớp nói quá nhiều và lấn

át các học viên khác trong lớp. Bạn sẽ phải giải quyết vấn đề này nếu không sẽ ảnh

hưởng đến môi trường học tập.

• Đối với những người hiếu chiến:

Trước khi trực tiếp can thiệp, hãy

sử dụng những học viên khác giúp

họ bình tĩnh lại.

• Đối với những người hay lấn lát

người khác: Nói chuyện với họ

trong giờ nghỉ, cảm ơn những ý

kiến đóng góp và đề nghị họ giữ yên lặng hơn một chút để tạo điều kiện cho

người khác có thể tham gia ý kiến. Nếu họ vẫn tiếp tục lấn át người khác thì

yêu cầu họ giữ nhiệm vụ đặc biệt đó là giữ im lặng và đóng vai trò quan sát

viên.

• Người nói nhiều: Cắt ngang lời người nói, tóm tắt những gì họ đã nói, sau đó

chuyển tiếp ngay sang phần khác. Giới hạn thời gian nói cho mọi người. Khi

chia nhóm cho họ vào một nhóm.

Người luôn im lặng

Đôi khi một vài thành viên trong lớp lại luôn luôn im lặng. Việc cần làm là tìm hiểu lý

do tại sao. Có thể người đó đến chỉ để nghe và quan sát mà thôi. Cũng có thể người

đó quá nhút nhát. Bạn cần phải khuyến khích họ tham gia bằng cách:

• Trực tiếp hỏi họ vài câu và nên

bắt đầu bằng những câu hỏi

tương đối dễ.

• Có thể yêu cầu họ tham gia

vào một số hoạt động giảng

dạy như ghi chép lên bảng,

điều khiển lấy ý kiến nhận xét,

thực hành...

114

Page 14: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Một người tỏ ra biết tất cả

Có những lúc bạn gặp những học viên tỏ

ra biết hết tất cả mọi điều, luôn sửa sai,

phản đối, hỏi vặn những câu hỏi khó

nhằm thách đố và tranh cãi. Bạn có thể

sử dụng các cách sau để đưa họ về với

không khí thân thiện của lớp học:

• Cử họ ghi chép ý kiến thảo luận.

• Cử họ làm cán sự lớp.

• Để người này ngồi một chỗ, ít chú

ý đến (làm lơ một cách lịch sự).

• Hãy nói chuyện với họ (trong giờ nghỉ) rằng mỗi người hãy giữ ý kiến riêng

của mình, mọi chuyện sẽ được bàn định từng bước.

• Ghi nhận “sự thông thái” của họ và lịch sự đề nghị họ nhường cơ hội nói cho

học viên khác.

Thảo luận lạc đề

Tình huống hay gặp phải này có thể giải quyết bằng cách:

• Có thể hỏi xem điều đó liên quan gì đến chủ đề hay không, nếu không thì

phải lái nó lại đúng chủ đề.

• Có thể nói: vấn đề này

rất thú vị nhưng thời

gian không cho phép

nên chỉ tập trung vào

nội dung đã đề ra mà

thôi.

• Gắn vấn đề này vào

danh sách những vấn

đề chưa giải quyết.

• Nếu vẫn còn tiếp tục,

bạn có thể dừng cuộc thảo luận và chuyển sang hoạt động khác.

115

Page 15: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Những vấn đề vượt quá khả năng, quyền hạn

Bạn hãy nói rằng vấn đề này vượt quá khả năng hoặc quyền hạn của bạn. Bạn sẽ

lật lại vấn đề này vào buổi học lần sau hoặc nhờ người có thẩm quyền trả lời.

Nẩy sinh tranh cãi tiêu cực

Nhiều khi tranh cãi gay gắt phát sinh trong các hoạt động của lớp học. Có lúc những

tranh cãi này tác động xấu đến lớp. Trong

trường hợp này nên tạm thời thay đổi

không khí bằng cách:

• Cho nghỉ giải lao và tạo tình huống

cho các thành viên chuyển chỗ.

• Yêu cầu những người khác cho ý

kiến.

• Ngắt và chuyển tiếp sang các vấn

đề, hoạt động khác.

• Trong trường hợp giải pháp thay đổi không khí lớp học không có kết quả thì

các bạn hãy vận dụng kỹ năng giải quyết xung đột tiến tới thoả thuận (phần

5.3).

Nói chuyện riêng

Một vài cách để chấm dứt việc nói chuyện riêng một cách lịch sự:

• Đề nghị những người nói chuyện riêng chia sẻ thắc mắc để mọi người có thể

nghe thấy ý kiến của họ.

• Di chuyển lại phía những người nói chuyện riêng.

• Dừng nói trong giây lát để nhắc nhở tế nhị.

Những câu trả lời sai

Nhiều khi học viên trả lời sai câu hỏi bạn đưa ra. Trong trường hợp này, đừng làm

học viên lúng túng khi nói rằng họ đã sai, bạn nên:

• Nói rằng đấy là quan điểm của họ và cũng là một cách nhìn nhận vấn đề.

• Tóm tắt câu trả lời của họ, sử dụng những thông tin đúng họ đưa ra.

116

Page 16: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

• Hỏi những người khác xem họ có đồng ý với ý kiến đó không.

Nhiều người đi muộn, về sớm

Tình huống này có thể xẩy ra khi học

viên có ít thời gian hoặc do ý thức chưa

tốt. Để giải quyết tình huống này nên:

• Xây dựng nội qui lớp học và

tham chiếu với sử dụng hình

thức thưởng, phạt.

• Xem xét, thống nhất lại thời gian

và áp dụng hình thức phạt nếu cần thiết.

Nội dung nhiều người đã biết

Để tránh tình huống này xẩy ra nên đánh giá nhu cầu học viên trước. Tuy nhiên khi

đã xẩy ra có thể giải quyết bằng cách:

• Đi nhanh và hệ thống lại các nội dung lý thuyết để dành thời gian cho học

viên thực hành.

• Nhấn mạnh những nội dung lý thuyết trong cùng chủ đề nhưng mang tính

chất nâng cao và tổng hợp hơn.

• Chuyển sang nội dung khác.

5.5 Kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin

Thông tin như đã định nghĩa ở phần

2.13 là “kết quả của quá trình phân

tích, xử lý, hệ thống hoá số liệu theo

cách phù hợp nhằm bổ trợ thêm kiến

thức cho người nhận”. Chúng ta có

thể sử dụng ví dụ về những viên gạch

và ngôi nhà để minh hoạ. Các viên

117

Page 17: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

gạch đơn lẻ có thể hiểu là số liệu thô. Ngôi nhà được xây lên từ những viên gạch đó

trở thành ngôi nhà có kiến trúc thì chính là thông tin. Bản vẽ thiết kế ngôi nhà chính

là “kiến thức” vì nó sẽ được sử dụng để có thể xây lên ngôi nhà thông tin.

Sự chuyển đổi từ số liệu thô sang dạng thông tin chính là quá trình gồm 4 bước: thu

thập, làm sạch, phân tích và xử lý thông tin.

Bước 1: Thu thập số liệu

Số liệu trong tập huấn có thể được thu

thập từ nhiều nguồn khác nhau như từ

quan sát thực tế/thí nghiệm, trên lớp

học hoặc từ thống kê địa phương. Tính

chất của số liệu thường khác nhau phụ

thuộc vào nguồn cung cấp. Ví dụ số liệu

từ thí nghiệm thường mang tính định

lượng (ví dụ: số kg tăng trọng hoặc thức

ăn) trong khi số liệu từ quan sát thực tế thường có cả định tính và định lượng (ví dụ:

diện tích chuồng trại - đơn vị tính m2 và đánh giá chất lượng của chuồng trại). Số

liệu từ thí nghiệm có thể thu thập bằng cách cân đo, đong đếm (định lượng) hoặc

phỏng vấn/hỏi (định tính). Số liệu thu thập trên lớp học thường có tính chất qui

chuẩn hơn (ví dụ: chuồng trại làm bằng xi măng thì kiên cố hơn vì các lý do……).

Trong lớp học, số liệu có thể thu thập bằng cách sử dụng các phương pháp như:

Động não, Philip (365), thảo luận nhóm, quan sát thực tế, bài tập nhanh cho cá

nhân, phiếu ghi chép các ý kiến (metaplan), phỏng vấn. Các phương pháp này

khuyến khích học viên tham gia chủ động trong các bước tổng hợp và phân tích số

liệu. Các phương pháp này đã được mô tả chi tiết ở chương 4.

Bước 2: Làm sạch số liệu

Sau khi đã thu thập và ghi chép lại, số liệu cần phải được làm sạch. Đây là quá trình

bổ sung những số liệu còn thiếu, loại bỏ những số liệu không chính xác và ghi chép

chỉnh sửa. Trước khi loại bỏ những số liệu không chính xác, bạn cần phải kiểm tra

với những số liệu khác để thống nhất.

118

Page 18: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Bước 3: phân tích và xử lý số liệu

Phân tích và xử lý số liệu để chuyển sang dạng thông tin là một quá trình khó đối với

hầu hết chúng ta. Đối với số liệu

định lượng thu thập từ thí nghiệm

thì có thể sử dụng các phép tính

toán học đơn giản. Đối với những

số liệu thu thập từ lớp học thì việc

xử lý là rất quan trọng vì nó cần

được phản hồi lại cho học viên.

Công việc đầu tiên trong quá trình

này là phân loại và sắp xếp số liệu

(như tranh minh hoạ) theo lô-gích. Số liệu thu được từ lớp học có thể sắp xếp theo

các phương pháp sau:

• Phân nhóm: những số liệu liên quan đến một vấn đề hoặc các ý kiến trùng

nhau thì sắp xếp vào một nhóm.

• Sắp xếp số liệu theo các tiêu chí đơn lẻ như: thời gian, thứ tự ưu tiên/tầm

quan trọng, theo lô-gích của vấn đề, chủ đề ….

• Sắp xếp theo các cặp tiêu chí như: tích cực - tiêu cực, cơ hội - rủi ro, ích lợi -

bất lợi, vấn đề - giải pháp, ưu điểm - nhược điểm, đặc điểm lựa chọn - đặc

điểm loại bỏ, nguyên nhân - kết quả….

Sau khi được sắp xếp, mỗi một nhóm số liệu có thể được xem xét riêng và chuyển

sang dạng thông tin. Có các cách chuyển số liệu sang dang thông tin khác nhau.

Bước 3: Đúc kết thành thông tin

Sau khi tập huấn viên và học viên phân tích, xử lý số liệu, bước tiếp theo là đúc kết

thông tin thành kết luận có liên quan để chuyển tải cho lớp học. Thông tin có thể

được đúc kết theo các hướng sau:

• Khi đúc kết thành thông tin cần hiểu rõ vấn đề và nên chuẩn bị trước một

cách kỹ càng.

• Tóm tắt và làm nổi bật các ý chính bằng cách nhấn mạnh giọng nói hoặc trực

quan hoá.

119

Page 19: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

• Luôn nhấn mạnh lại những ý chính quan trọng bằng cách viết lên bảng, gạch

chân.

• Hỏi ý kiến và thống nhất với học viên về các kết luận nêu ra.

Tập huấn viên cần có thái độ tự tin, linh hoạt, uyển chuyển khi xử lý một số tình

huống khó như: sau khi chốt lại vấn đề, một số học viên vẫn không hiểu hoặc thoả

mãn và phản ứng tiêu cực. Trong trường hợp này, tập huấn viên có thể đưa ra một

vấn đề cụ thể liên quan gợi ra một hướng thảo luận mới, tìm ý kiến ủng hộ từ các

học viên khác hoặc có những hoạt động tiếp theo.

5.6 Kỹ năng xác định vấn đề

Vấn đề là những tồn tại mà nếu không giải

quyết sẽ khó đạt được mục tiêu đề ra. Vấn

đề thường là một tình huống, một điều kiện

hoặc một khó khăn mà chưa được giải

quyết. Ở tầm nhìn rộng thì vấn đề nẩy sinh

khi cá nhân nhận ra sự khác nhau rõ rệt

giữa thực tế và mong đợi. Tất cả các vấn đề

đều phải có câu trả lợi hoặc giải pháp khắc

phục.

Để giải quyết vấn đề thì điều quan trọng là

phải xác định được vấn đề. Rất nhiều vấn đề có thể thấy ngay các giải pháp cụ thể.

Ví dụ: Bạn sẽ phải đi tập huấn cho nông dân huyện bên cạnh nhưng xe máy lại hết

xăng. Giải pháp ở đây là bạn sẽ đi đổ đầy xăng trước khi đi. Một số vấn đề lại không

thể có ngay giải pháp. Ví dụ: Bạn sẽ phải đi tập huấn cho nông dân huyện bên cạnh

nhưng xe máy lại hỏng nhưng bạn không biết nguyên nhân cụ thể. Trong trường

hợp này bạn có cố tự sửa không? Bạn có nên hỏi hàng xóm không? Hay sẽ mang ra

hiệu sửa xe? Một số vấn đề khác lại phức tạp hơn vì liên quan đến nhiều vấn đề

khác, nhiều người khác. Vậy có thể gọi đây là “những tình huống khó giải quyết”. Ví

120

Page 20: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

dụ: anh trai mượn xe máy của bạn và cho người bạn sử dụng. Người bạn này làm

hỏng và không có khả năng để sửa. Làm thế nào bây giờ.

Mỗi vẫn đề đều có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Vấn đề thường rất

hay bị nhầm lẫn với hậu quả/kết quả/hiện tượng. Chúng tôi có một số ví dụ sau:

Lợn chậm lớn và người chăn nuôi/học viên có thể nghĩ rằng đây là vấn đề mấu chốt.

Nhưng muốn giải quyết vấn đề này, người chăn nuôi phải tìm hiểu sâu hơn để tìm ra

các nguyên nhân trực tiếp như thức ăn không đủ dinh dưỡng, lợn có nhiều giun,

mắc bệnh hoặc căng thẳng …

Người nông dân phàn nàn về vấn đề năng suất lúa thấp nhưng nguyên nhân gây ra

vấn đề này có thể là chất lượng giống kém, bón không đủ phân, nước tưới, nhiều

sâu bệnh…

Đây cũng là những khó khăn hay gặp phải khi xác định vấn đề - tìm ra những

nguyên nhân gây ra vấn đề. Tại sao chúng ta lại gặp phải những vấn đề này?

Những nguyên nhân nào gây ra? Và những vấn đề đó ảnh hưởng đến chúng ta như

thế nào?

Phần cuối của chương này dùng để giúp tập

huấn viên tìm hiểu vấn đề bằng cách mô tả

một kỹ năng thiết kế đặc biệt cho mục đích

này, có tên là “cây vấn đề”. Có thể bạn cảm

thấy phức tạp khi đọc tất cả các nội dung này

chỉ để xác định ra vấn đề, nhưng chúng tôi

khuyến cáo tập huấn viên sử dụng nhiều thời

gian vào nội dung này và cùng học viên thực

hành. Bằng cách thực hành, tập huấn viên sẽ

nhận ra rằng rất nhiều kiến thức đang bị “ngủ

quên” của mình và học viên sẽ được đánh

thức, nhiều thảo luận sẽ đưa ra những ý kiến

khác nhau mà bạn chưa biết và kết quả của

quá trình xác định vấn đề sẽ cho bạn những

thông tin cơ bản và hữu ích cho quá trình đưa ra quyết định.

121

Page 21: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Xác định vấn đề - giới thiệu về “cây vấn đề”

Cây vấn đề được minh hoạ ở tranh bên và sơ đồ 5.1. Thân cây là vấn đề chính ví dụ

như: năng suất lúa thấp. Rễ cây chính là những những nguyên nhân gây ra vấn đề

này như: chất lượng giống kém, bón phân không đủ và không cân đối, nước tưới

không đảm bảo chất lượng, nhiều sâu bệnh. Các cành cây chính là kết quả hay hậu

quả của vấn đề này, ví dụ như: thu nhập thấp, thiếu lương thực, ảnh hưởng đến

kinh tế gia đình. Lưu ý rằng chiều của mũi tên sẽ đi từ nguyên nhân đến vấn đề

chính và từ vấn đề chính đi đến kết quả của vấn đề này. Sử dụng “cây vấn đề” để

xác định và giải quyết vấn đề cần tiến hành theo 5 bước:

• Bước 1: Xác định vấn đề chính

• Bước 2: Xây dựng cây vấn đề

• Bước 3: Tìm kiếm các giải pháp

• Bước 4: Phân tích các giải pháp

• Bước 5: Lựa chọn giải pháp phù hợp

Xác định vấn đề chính

Tìm kiếm các giải pháp có

thể

Phân tích các giải pháp

Lựa chọn giải pháp phù hợp

Xây dựng cây vấn đề để tìm

ra nguyên nhân và kết quả

Thu thập, phân tích và xử lý số liệu (không bắt buộc)

Vẽ “cây vấn đề”

Chuyển thành “cây giải pháp”

Kiểm tra tính khả thi: nguồn lực, quyền hạn,

thời gian, hỗ trợ từ các đối tượng liên quan….

Sơ đồ 5.1. Các bước trong quá trình xác định, phân tích và lựa chọn để giải quyết

vấn đề sử dụng phương pháp “cây vấn đề”

122

Page 22: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể từng bước một để đưa ra tính lô-gích của cây vấn đề vì

đây là một công cụ hữu ích bạn có thể giúp học viên có được một bức tranh tổng

quát về vấn đề thông qua xác định nguyên nhân và kết quả của nó. Cần nhớ rằng

đây chỉ là một công cụ hỗ trợ bạn và học viên nhìn nhận và hiểu vấn đề cụ thể hơn,

tốt hơn. Đây là bức tranh đơn giản nhất nhưng chưa phải là bức ảnh của thực tế về

vấn đề, nguyên nhân và kết quả của nó.

Kết quả 1 Kết quả 2

Kết quả 3

Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2

Nguyên nhân 3 Nguyên nhân 4

Vấn đề

Sơ đồ 5.2. Cây vấn đề - thân cây (hộp màu nâu ở giữa) là vấn đề chính, rễ cây (hộp

viền màu nâu sáng) là các nguyên nhân gây ra vấn đề chính và các cành (hộp viền

màu xanh) là những hậu quả do vấn đề chính gây ra.

Bước 1: Xác định vấn đề chính

Bước đầu tiên khi sử dụng phương pháp “cây vấn đề” là xác định vấn đề chính. Bạn

có thể đưa câu hỏi tập trung vào vấn đề bạn muốn đề cập. Ví dụ “ Có những vấn đề

gì trong sản xuất lúa? Sau khi thu thập và thảo luận, xác định vấn đề chính bằng

cách tìm ra ý kiến xuất hiện với tần số nhiều nhất hoặc thực sự nổi bật nhất. Trong

trường hợp này là “năng suất lúa thấp” (sơ đồ 5.3.)

Năng suất lúa thấp

Sơ đồ 5.3. Cây vấn đề - vấn đề chính được xác định (thân cây)

123

Page 23: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Trước khi bắt đầu hoàn thiện “cây vấn đề” với đầy đủ nguyên nhân và kết quả của

vấn đề, tập huấn viên có thể yêu cầu học viên tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến

vấn đề này.

Bước 2: Xây dựng cây vấn đề

Xác định và phân tích vấn đề thường được xem là bước quan trọng nhất vì nó có

ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến các bước tiếp theo. Những việc mà tập

huấn viên và học viên phải làm tiếp theo là hoàn thiện “cây vấn đề” bằng cách sử

dụng kết hợp kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra “rễ - nguyên nhân” và “cành - kết

quả” vào “thân cây - vấn đề chính”. Không nên vội vàng khi thực hiện công việc này.

Có thể mất 1-2 ngày để hoàn thành “cây vấn đề” nhưng sau đó các bước tiếp theo

sẽ thực hiện dễ dàng hơn nhiều.

Bước này được bắt đầu với việc phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề chính.

Phương pháp đầu tiên bạn có thể sử dụng là động não (xem phần 4.1 - chương 4).

Vì vậy, bạn nên chuẩn bị giấy khổ to (A4/A3) hoặc bảng và bút để viết. Hãy để tất cả

các học viên nêu ra ý kiến của mình về nguyên nhân gây ra vấn đề chính. Viết tất cả

các ý kiến lên bảng hoặc vào các thẻ giấy và dán lên bảng. Một nguyên nhân viết

vào một thẻ giấy với chữ đủ lớn để mọi người đều đọc được. Không nên phân tích,

phản đối hay chỉnh sửa các ý kiến để tránh ảnh hưởng đến suy nghĩ của học viên.

Khi các ý kiến đã được đưa ra hết, bắt đầu phân nhóm và đưa ra ý/nội dung chính

của nhóm. Sau khi đã phân nhóm theo các ý chính thì tập huấn viên có thể thống

nhất với cả lớp. Bắt đầu với lần lượt từng nhóm một và xem xét tất cả các ý kiến

trong nhóm. Loại bỏ những ý kiến trùng lặp, kiểm tra tính liên quan của các ý kiến

khác bằng cách đưa ra câu hỏi: “có phải nguyên nhân này dẫn đến kết quả năng

suất lúa thấp hay không”?. Nếu câu trả lời là không phải thì có thể có hai lý do: ý

kiến đưa ra không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề chính - có thể loại bỏ; hoặc ý

kiến này không phải là nguyên nhân trực tíêp để gây ra vấn đề chính - vậy hãy để nó

vào dạng nguyên nhân cấp 2, sau nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân cấp 1.

Chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể sau đây để minh hoạ. Chúng ta đã thống nhất là

“năng suất lúa thấp” là vấn đề chính. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra vấn đề

này? Học viên đã đưa ra các ý kiến như: chất lượng giống kém, bón phân không đủ

124

Page 24: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

và không cân đối, nước tưới không đảm bảo chất lượng, nhiều sâu bệnh, thiếu vốn,

hộ nghèo, lạm phát cao (sơ đồ 5.4).

Chất lượng giống kém

Nhiều sâu

Nhiều bệnh Thiếu kiến thức

Chất lượng nước tưới không đảm bảo Không đủ phân bón

Thiếu vốn Lạm phát cao Nhiều bệnh

Sơ đồ 5.4. Kết quả động não về nguyên nhân gây ra vấn đề “năng suất lúa thấp”

Sau khi đã có kết quả này, tập huấn viên và học viên phân nhóm theo các nhóm tiêu

đề chính (sơ đồ 5.5). Ỏ đây có 3 nhóm chính: vật tư, các yếu tố khách quan và điều

kiện sản xuất của hộ. Trong nhóm các yếu tố khách quan có ý kiến trùng lặp là

“nhiều bệnh” nên có thể bỏ đi 1.

Sơ đồ 5.5. Sắp xếp kết quả động não về nguyên nhân gây ra vấn đề “năng suất lúa

thấp” theo các nhóm tiêu đề chính.

Chất lượng giống kém

Không đủ phân bón

Vật tư

Nhiều sâu

Nhiều bệnh

Chất lượng nước tưới không đảm bảo

Yếu tố khách quan Nhiều bệnh

Thiếu vốn

Hộ nghèo Lạm phát cao

Điều kiện sản xuất

125

Page 25: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Bây giờ hãy sử dụng câu hỏi “có phải nguyên nhân này dẫn đến kết quả năng suất

lúa thấp hay không?” để kiểm tra tính lô-gích. Ví dụ:

• Có phải vì chất lượng hạt giống kém nên dẫn đến năng suất lúa thấp: câu trả

lời là “đúng” do vậy giữ ý kiến này.

• Có phải vì chất lượng nước tưới không đảm bảo nên dẫn đến năng suất lúa

thấp: câu trả lời là “đúng” do vậy giữ ý kiến này.

• Có phải vì lạm phát cao nên dẫn đến năng suất lúa thấp: câu trả lời là “sai”

do vậy loại bỏ ý kiến này.

• Có phải vì hộ nghèo, đầu tư không đủ nên năng suất lúa thấp: câu trả lời là

“đây là nguyên nhân gián tiếp” do vậy giữ và xếp vào hàng sau nguyên nhân

trực tiếp.

Bây giờ, hãy sắt xếp kết quả trên dưới dạng của “cây vấn đề” (Sơ đồ 5.6). Như minh

hoạ thì hạt giống chất lượng kém và thiếu phân bón chủ yếu do nguyên nhân thiếu

vốn, và nghèo là nguyên nhân dẫn đến thiếu vốn. Nghèo có thể là nguyên nhân

không có điều kiện để sử dụng nước tưới có chất lượng đảm bảo, từ đó dẫn đến

nhiều sâu và nhiều bệnh.

Chất lượng giống kém Thiếu phân bón Nhiều sâu Nhiều bệnh

Năng suất lúa thấp

Thiếu vốn

Nghèo

Chất lượng nước tuới không đảm bảo

Sơ đồ 5.6. Kết quả động não về nguyên nhân gây ra vấn đề “năng suất lúa thấp”

dưới dạng của “cây vấn đề”.

Tuy vậy, đường thẳng đứt đoạn xung quanh nguyên nhân nước tưới không đảm bảo

chất lượng cho thấy rằng mô hình “cây vấn đề” trên thực tế rất linh động. Nếu bạn

để nguyên nhân nào đó sai vị trí thì bạn có thể di chuyển cho phù hợp hoặc loại ra.

126

Page 26: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Khi tất cả nguyên nhân dẫn đến vấn đề năng suất lúa thấp đã được đưa ra đầy đủ,

tập huấn viên và học viên bắt đầu thảo luận về kết quả. Để làm việc này, bạn lại sử

dụng phương pháp động não (phần 4.1 - chương 4) và nêu câu hỏi: “năng suất lúa

thấp sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho người nông dân?”

127

Sơ đồ 5.7. Kết quả động não về nguyên nhân gây ra và hậu quả của vấn đề “năng

suất lúa thấp” dưới dạng của “cây vấn đề”. (Đoạn thẳng đứt đoạn thể hiện rằng

chưa chắc chắn về vị trí).

Bằng cách tìm ra những nguyên nhân và kết quả, chúng ta đã hoàn thành bức tranh

đầy đủ về “cây vấn đề” của vấn đề năng suất lúa thấp. Tất nhiên, bạn có thể thấy

rằng đây là một “cây vấn đề” đơn giản vì để minh hoạ thì cần giữ nó ở dạng đơn

giản và dễ hiểu. Khi thực sự phải xây dựng “cây vấn đề” cho một vấn đề nào đó thì

nó tương đối phức tạp, tương tự như cây vấn đề về ngành chăn nuôi ở sơ đồ 5.8.

Chất lượng giống kém Thiếu phân bón Nhiều sâu Nhiều bệnh

Dinh dưỡng kém

Năng suất lúa thấp

Thiếu vốn

Nghèo

Chất lượng nước tuới không đảm bảo

Thu nhập thấp

Phải đi làm ăn xa

Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao

Page 27: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

128

Khẩu phần ăn chưa hợp lý

Giống chất lượng kém

Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lạc hậu

Phòng chống

bệnh kém

Điều kiện chuồng trại và vệ sinh

kém

Dịch bệnh xẩy ra thường xuyên

Điều kiện thời tiết khó

dự đoán

Chi phí đầu tư thấp Giá bán sản phẩm thấp

Giá bán sản phẩm

thất thường

Tư thương ép giá

Thiếu vốn đầu

Sử dụng/ chất lượng

của vật tư và dịch vụ kém

Lợi nhuận từ sản xuất chăn nuôi còn rất thấp so với mức tối ưu

Nhu cầu, sở thích và đầu tư vào chăn nuôi gia súc giảm

Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong

GNP thấp

Quay vòng tiền mặt ở nông hộ còn

chậm

Trình độ người chăn nuôi còn

hạn chế

Chủ yếu sử dụng kiến

thức bản địa

Phương tiện vận chuyển

kém

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cao hơn sản lượng trong nước.

Thu nhập của hộ thấp

Đời sống của người nông dân chưa được

cải thiện

Đầu tư vào giáo dục cho trẻ em

thấp

Tái đầu tư vào chăn nuôi gia súc

thấp

Kết quả

Vấn đề

Nguyên nhân

Sơ đồ 5.8. Ví dụ về cây vấn đề: Vấn đề ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp phải

Page 28: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng tập huấn viên cần phải dành nhiều thời

gian để có thể xây dựng được cây vấn đề tốt, khi đó thực hiện các bước tiếp theo sẽ trở

nên dễ dàng hơn vì sẽ không mấ t nhiều thời gian để chỉnh sửa lại cây vấn đề.

Bước 3: Đề xuất giải pháp

Ở bước này, chúng ta sẽ chuyển đổi từ “cây vấn đề” sang dạng “cây giải pháp”. Chúng

ta sẽ bắt đầu từ vấn đề chính, ở ví dụ này là “năng suất lúa thấp”. Ở dạng giải pháp thì

“năng suất lúa thấp” sẽ là “năng suất lúa được cải thiện”. Bước này có thể thực hiện

bằng cách sử dụng phương pháp động não hoặc thảo luận nhóm.

Chất lượng giống tốt Đủ phân bón Ít sâu Ít bệnh

Năng suất lúa được cải thiện

Đủ vốn

Giảm nghèo

Chất lượng nước tuới đảm bảo hơn

Thu nhập cao Dinh dưỡng tốt hơn

Ít phải đi làm ăn xa

Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS thấp

Sơ đồ 5.9. Kết quả chuyển đổi “cây vấn đề “ thành “cây giải pháp”. (Đoạn thẳng đứt

đoạn thể hiện rằng chưa chắc chắn về vị trí).

129

Page 29: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Sau khi đã có “cây giải pháp”, hãy kiểm tra lại tính lô gích và hợp lý của nó bằng cách

hỏi câu hỏi như: chất lượng hạt giống tốt có làm cho năng suất lúa tăng lên không?- và

câu trả lời là có. Ở ví dụ này, chỉ có một ý kiến loại ra đó là “giảm nghèo” có thể làm cho

chất lượng nước tưới tốt hơn vì trên thực tế kinh tế tăng trưởng thường kèm theo ô

nhiễm môi trường, nước… Như vậy trong quá trình chuyển đổi này, cả “cây vấn đề” và

“cây giải pháp” đều có thể phải chỉnh sửa cho hợp lý và đúng với thực tế.

Bước 4: Phân tích các giải pháp

Mục đích của bước phân tích các giải pháp là để lựa chọn giải pháp thích hợp cho vấn

đề đã xác định ở bước 1. Để làm được điều này, chúng ta cần phải kiểm tra tính thực tế

của “cây giải pháp”. Điều này có nghĩa là phân tích yêu cầu, tiềm năng và tính khả thi

của từng giải pháp như đáp ứng về thời gian thực hiện, kỹ thuật, nhân lực, chi phí, cơ

hội và rủi ro khi lựa chọn một giải pháp cụ thể. Thêm nữa, cần phân tích khả năng và

quyền hạn triển khai, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường… Bước phân tích này được

minh hoạ ở sơ đồ 5.11. Quá trình phân tích càng kỹ thì càng hữu ích cho việc lựa chọn

giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề cụ thể.

Giải pháp

Khả năng huy động nhân

lực, vật lực và kỹ

thuật.

Điều kiện về nhân

lực, vật lực và

kỹ thuật hiện có.

Nhân lực và chi phí

Phân tích yêu cầu Phân tích tính khả thi

Thời gian thực hiện

Yêu cầu về kỹ thuật

Cơ hội

và rủi ro

Khả năng và quyền hạn triển khai

Hiệu quả

kinh tế, xã hội,

môi trường

...

Sơ đồ 5.11. Kiểm tra tính tực tế: phân tích yêu cầu và tính khả thi của từng giải pháp.

Giải quyết vấn đề phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây ra vấn đề hoặc triển

khai các giải pháp như thế nào. Nguyên nhân có thể chia làm hai loại: Nguyên nhân có

130

Page 30: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

thể giải quyết được và nguyên nhân không giải quyết được. Ví dụ nghèo đói có thể khó

khắc phục nhưng vấn đề sâu bệnh có thể được hạn chế khi chúng ta sử dụng biện

pháp phòng chống sâu hại tổng hợp (IPM). Trên nguyên tắc, có những nguyên nhân có

thể khắc phụ được nhưng chi phí rất cao. Ví dụ nông dân ở những vùng sâu, vùng xa

vẫn có thể sử dụng phân hoá học nhưng chi phí cao hơn do vận chuyển khó khăn.

Chất lượng giống tốt Đủ phân bón Ít sâu Ít bệnh

Năng suất lúa được cải thiện

Đủ vốn

Giảm nghèo

Chất lượng nước tuới đảm bảo hơn

Thu nhập cao Dinh dưỡng tốt hơn

Ít phải đi làm ăn xa

Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS thấp

Sơ đồ 5.12. Lựa chọn giải pháp: cải thiện chất lượng hạt giống và tình hình sâu

Bước 5: Lựa chọn giải pháp thích hợp

Dựa vào kết quả phân tích các giải pháp, điều cần làm là tiến hành xếp thứ tự ưu tiên

và lựa chọn giải pháp phù hợp. Lý tưởng nhất là lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất về

mọi mặt. Trên thực tế, vấn đề nên được giải quyết dựa vào nguyên tắc rủi ro thấp, tính

131

Page 31: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

khả thi và phù hợp cao, thậm chí giải pháp lựa chọn có thể không tối ưu nhất về hiệu

quả kinh tế. Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ đã nêu và giải pháp lựa chọn ở đây có thể là

cải thiện chất lượng hạt giống và tình hình sâu bệnh thông qua việc kết hợp giữa hình

thức câu lạc bộ IPM và giống (sơ đồ 5.12).

Quá trình xác định vấn đề sẽ cho chúng ta hai sản phẩm. Kiến thức chúng ta thu được

từ quá trình xây dựng “cây vấn đề” và “cây giải pháp” và sản phẩm cuối cùng là hai sơ

đồ 5.7 và 5.9. Ưu điểm của “cây vấn đề” là thông qua quá trình xây dựng nó, học viên

sẽ hiểu được một cách tương đối đầy đủ về vấn đề “năng suất lúa thấp”, nguyên nhân

và kết quả của nó. Thông qua thảo luận về sắp xếp “cây vấn đề”, học viên cũng có thể

thu nhận và khẳng định lại một số hiểu biết của họ.

Thông tin từ “cây vấn đề” được xây dựng từ kiến thức và kinh nghiệm của cả lớp thì sẽ

đầy đủ và chính xác hơn khi tự bạn xây dựng “cây vấn đề”. Kết quả của việc dành

nhiều thời gian cho bài tập xác định “cây vấn đề” là tất cả học viên sẽ nhìn nhận vấn đề

bao quát hơn và tổng thể hơn. Chúng tôi sẽ sử dụng lại ví dụ trên! Chúng ta không cần

dùng đến một vài ngày để biết rằng chất lượng hạt giống và kiểm soát sâu bệnh là mấu

chốt để tăng năng suất lúa. Nhưng sau khi có “cây vấn đề”, chúng ta thấy rằng điều kiện

của chúng ta chưa đủ để giải quyết tất cả các khó khăn và nếu chỉ khắc phục được hai

nguyên nhân thì vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết.

5.6 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Sau khi lựa chọn, tiếp theo là triển khai thực hiện các giải pháp theo ba bước sau:

• Bước 6: Lập kế hoạch cụ thể

• Bước 7: Triển khai kế hoạch

• Bước 8: Giám sát và đánh giá

Trong khuôn khổ tài liệu tập huấn về phương pháp khuyến nông, chúng tôi chỉ đưa ra

những thông tin cụ thể và tóm tắt về những nội dung này.

132

Page 32: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Bước 6: Lập kế hoạch cụ thể

Trước hết, chúng ta cần lập kế hoạch chi tiết vì đây là chìa khoá cho sự thành công của

các bước tiếp theo. Lập kế hoạch cụ thể càng chính xác và hợp lý thì quá trình triển

khai càng thuận lợi. Các vấn đề cần phải xem xét đến trong quá trình lập kế hoạch cụ

thể là: khung thời gian, mục tiêu, kết quả mong đợi, các hoạt động cụ thể, chỉ số đánh

giá, thu thập số liệu đánh giá và đầu vào (thời gian, nguyên vật liệu, địa điểm tiến hành,

người thực hiện, kinh phí).

Bước 6: Triển khai

Triển khai nên tuân theo kế hoạch đã xây dựng và có đánh giá tiến độ và điều kiện thực

hiện theo định kỳ. Nếu có những thay đổi ngoài mong muốn thì điều quan trọng là phải

xem xét để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Bước 7: Giám sát và đánh giá

Giám sát và đánh giá là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong quá trình triển khai.

Giám sát là một quá trình thu thập số liệu dựa vào các chỉ số đánh giá và chuyển sang

dạng thông tin. Đánh giá là quá trình xử lý số liệu giám sát để tìm ra những thành công

hoặc thất bại. Kết quả của quá trình này sẽ được sử dụng để bắt đầu một chu trình mới

xem xét lại vấn đề, bổ sung giải pháp và chỉnh sửa kế hoạch triển khai.

Sơ đồ 5.13. Chu trình xác định và giải quyết vấn đề (gồm chuẩn bị, triển khai, giám sát,

đánh giá và chỉnh sửa).

133

Page 33: Chương 5: Một số kỹ năng đểtrởthành người hướng dẫn giỏi

Tóm tắt chương 5

Chương này đề cập đến những kỹ năng để trở thành một người hướng dẫn giỏi mà tập huấn viên cần phải rèn luyện để hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của người học thông qua các hoạt động nhóm. Tập huấn viên cần cả kỹ năng để huy động sự tham gia của học viên và kỹ năng để giải quyết khi xung đột hoặc bất đồng xẩy ra. Chương này cũng đã phân tích sâu, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để tập huấn viên hỗ trợ học viên trong quá trình xác định, tìm giải pháp và giải quyết vấn đề thông qua phương pháp thu thập thông tin và “cây vấn đề”. Những phương pháp này đã kết hợp nhiều phương pháp đơn giản mô tả ở chương 4. Khi tập huấn viên sử dụng thành thạo các kỹ năng ở chương này thì họ có thể tự thấy rằng mình đã là một tập huấn viên chuyên nghiệp về sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia. Tuy vậy, tính chuyên nghiệp không thể có được nếu không có những nỗ lực cố gắng, thực hành luyện tập như một tập huấn viên thực thụ. Ba chương tiếp theo 6, 7 và 8 sẽ giúp bạn chuyển những kiến thức lý thuyết vào ví dụ ứng dụng cụ thể.

134