chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

37
Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường (Đề cương dự thảo Chương trình Nghị sự 21)(10:43 09/10/2006) Giới thiệu Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 quốc gia) thúc đẩy tính bền vững trong tất cơ các ngành kinh tế nhà nước và các lĩnh vực hoạt động cộng đồng. Định hướng đưa ra một Chương trình nghị sự phát triển đất nước: sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực nhằm duy trì các quá trình sinh thái quyết định sự sinh tồn và nâng cao toàn bộ chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như tưng lai. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các cấp, các ngành thực hiện Định hướng chiến lược này thông qua các chính sách và Chương trình của từng cấp, từng ngành. Mỗi ngành sẽ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của mình trên cơ sở khung các định hướng quốc gia về phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có trách nhiệm đẩy mạnh sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đm bảo chất lượng môi trường trên phạm vi cơ nước. Trên cơ sở quy hoạch, hỗ trợ, giám sát, cưỡng chế, các tiêu chuẩn và các nguyên tắc được xây dựng, Bộ sẽ triển khai trách nhiệm này. Bộ TN&MT đã và đang tích cực hỗ trợ các bộ khác và khu vực tư nhân xác định các Chương trình tác nghiệp nhằm thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam về quản lý tài nguyên và môi trường. Đề cương Chương trình 21 này là bước đầu tiên trong quá trình lập và triển khai một dự án 2 năm, xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường. Chương trình sẽ khớp nối các hợp phần của từng Bộ, ngành và địa phương liên quan, tạo ra cách tiếp cận quốc gia về việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đm bảo chất lượng môi trường một cách tổng hợp và hệ thống. Chương trình sẽ được tiếp tục xây dựng tốt nhất khi mỗi Bộ ngành, địa phương bắt tay vào xây dựng kế hoạch và thực hiện phát triển bền vững. Chương trình cũng sẽ đưa ra một khung các chỉ tiêu để Chính phủ có thể đánh giá một cách nhất quán tiến độ đạt được tính bền vững và chất lượng môi

Upload: phongdu1983

Post on 28-Jul-2015

708 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường (Đề cương dự thảo Chương trình Nghị sự 21)(10:43 09/10/2006)

Giới thiệu

Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 quốc gia) thúc đẩy tính bền vững trong tất cơ các ngành kinh tế nhà nước và các lĩnh vực hoạt động cộng đồng. Định hướng đưa ra một Chương trình nghị sự phát triển đất nước: sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lực nhằm duy trì các quá trình sinh thái quyết định sự sinh tồn và nâng cao toàn bộ chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như tưng lai. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các cấp, các ngành thực hiện Định hướng chiến lược này thông qua các chính sách và Chương trình của từng cấp, từng ngành. Mỗi ngành sẽ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của mình trên cơ sở khung các định hướng quốc gia về phát triển bền vững.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có trách nhiệm đẩy mạnh sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đm bảo chất lượng môi trường trên phạm vi cơ nước. Trên cơ sở quy hoạch, hỗ trợ, giám sát, cưỡng chế, các tiêu chuẩn và các nguyên tắc được xây dựng, Bộ sẽ triển khai trách nhiệm này. Bộ TN&MT đã và đang tích cực hỗ trợ các bộ khác và khu vực tư nhân xác định các Chương trình tác nghiệp nhằm thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam về quản lý tài nguyên và môi trường.

Đề cương Chương trình 21 này là bước đầu tiên trong quá trình lập và triển khai một dự án 2 năm, xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường. Chương trình sẽ khớp nối các hợp phần của từng Bộ, ngành và địa phương liên quan, tạo ra cách tiếp cận quốc gia về việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đm bảo chất lượng môi trường một cách tổng hợp và hệ thống. Chương trình sẽ được tiếp tục xây dựng tốt nhất khi mỗi Bộ ngành, địa phương bắt tay vào xây dựng kế hoạch và thực hiện phát triển bền vững. Chương trình cũng sẽ đưa ra một khung các chỉ tiêu để Chính phủ có thể đánh giá một cách nhất quán tiến độ đạt được tính bền vững và chất lượng môi trường.

Đề cương này là kết quả công tác hai tuần trong tháng 3 năm 2006 với sự hỗ trợ của Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ TN&MT. Đề cương được xây dựng nhằm khởi xướng việc xây dựng dự án, cung cấp luận cứ và dự kiến các bước tiến hành để Bộ TN&MT và các đối tác của chính phủ và quốc tế Thảo luận. Mục tiêu của công tác này là xây dựng lộ trình soạn thảo Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường", bao gồm các hoạt động sau:

- Xác định các vấn đề chủ yếu về kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường cần giải quyết trong khuôn khổ Dự án Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường..

- Xây dựng lộ trình lập dự án Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Xác định các nguồn đóng góp và ngân sách cần có để thực hiện Dự án.

- Kiến nghị các phương pháp luận, các cách tiếp cận, các công cụ sẽ được áp dụng trong quá trình xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Page 2: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Đề cương gồm 3 phần chính:

- Việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam.

- Đề cương Thảo luận sơ bộ về quy mô của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Đề cương dự án xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Phần I. Chương trình Nghị sự 21 củaViệt Nam

và việc thực hiện

1. Xây dựng Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu

Năm 1972, tại Stockholm, Thuỵ Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về Môi trường Con người. Tại Hội nghị, các nhà l•nh đạo của các nước thành viên đã nhất trí "cần có quan điểm chung và các nguyên tắc chung để khuyến khích và hướng dẫn người dân trên toàn thế giới gìn giữ và phát triển môi trường và con người". Tuyên bố của Hội nghị đã đưa ra 26 nguyên tắc, đánh dấu sự hiểu biết ban đầu về phát triển bền vững.

Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của LHQ đã đưa ra báo cáo Tưng lai chung của chúng ta, trong đó phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, và đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững" là sự phát triển để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến kh năng của các thế hệ tưng lai đáp ứng các nhu cầu của họ. Từ đó, báo cáo này trở thành mốc đánh dấu quá trình tiến triển khái niệm và phương thức phát triển bền vững.

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de Jaineiro đã thống nhất thành lập Uỷ ban Phát triển bền vững và thông qua Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) – Một kế hoạch hành động cụ thể cho phát triển bền vững toàn cầu trong thế kỷ 21, cân nhắc đến các tầm cỡ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển. Lần đầu tiên, thế giới đã đạt được cam kết quốc tế nhằm đưa ra một lộ trình cụ thể phát triển bền vững của hành tinh.

Tháng 5 năm 2000, Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng về Môi trường được tổ chức tại Malmo, Thuỵ Điển, đã thông qua Tuyên bố yêu cầu các quốc gia hành động vì sự phát triển bền vững. Sau đó, tại Hội nghị Thiên niên kỷ về Phát triển bền vững được tổ chức cùng năm, Tổng Thư ký LHQ đã xác định những thách thức và khó khăn trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững. Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, bao gồm các nguyên tắc được đưa ra trong Chương trình Nghị sự 21 và đã được Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển nhất trí. Các quốc gia đã đồng ý chấp nhận một đạo đức mới về trách nhiệm chăm lo bảo tồn và bảo vệ môi trường trong mọi hành động phát triển của các nước.

Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johanesburg năm 2002 là một mốc quan trọng trong hợp tác quốc tế. Hội nghị khẳng định trách nhiệm chung trong xây dựng ba trụ cột của phát triển bền vững - đó là kinh tế, xã hội, môi trường ở các cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Page 3: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Tại Hội nghị, các nước ASEAN đã trình bày một báo cáo về phát triển bền vững trong khu vực. Trước đó, các nước ASEAN đã ra các tuyên bố cấp Bộ trưởng về môi trường và phát triển, bao gồm các tuyên bố tại Malina (30/4/1981); Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/6/1990); Banda Seri Begawan (26/4/1994); Jakarta (18/9/1997); Kota Kinabalu (7/10/2000)

Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu kêu gọi các nước xây dựng các Chương trình nghị sự quốc gia, ngành và địa phương. Một số nước như Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Thuỵ Điển và Đan Mạch đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của mình. Mỗi quốc gia có cách tiếp cận và xây dựng Chương trình Nghị sự dựa trên hoàn cảnh và những ưu tiên riêng của từng nước. Chẳng hạn tại Trung Quốc, hầu hết 31 tỉnh, các khu tự trị và các đô thị đã thành lập văn phòng thực hiện Chương trình Nghị sự 21 địa phương. Tưng tự, Chương trình Nghị sự 21 ngành cũng được thực hiện.

2. Quá trình xây dựng và nội dung Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam

Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh và hướng dẫn thực hiện phát triển bền vững. Năm 1991, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000. Tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Chiến lược nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phi đối mặt, đề ra những hướng dẫn, chính sách và các ưu tiên nhằm đạt được phát triển bền vững. Chiến lược có 19 lĩnh vực ưu tiên, trong đó 5 lĩnh vực liên quan đến các vấn đề kinh tế, 5 lĩnh vực liên quan đến các vấn đề xã hội và 9 lĩnh vực còn lại liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Chiến lược mới không thay thế các chiến lược và kế hoạch hiện có mà là căn cứ và định hướng cho việc thực hiện, trong đó có Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Một số ngành và địa phương đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 dựa trên định hướng quốc gia và đưa ra các Chương trình và chính sách mang tính liên kết.

Ở cấp quốc gia, văn bản có ý nghĩa quan trọng nhất là Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá; Luật bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2005 và Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học đang trình Chính phủ.

Một dự án đặc biệt đang được thực hiện nhằm hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (VIE/01/021). Dự án này do UNDP, DANIDA và SIDA tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thực hiện. Dự án có 4 hợp phần: (1) hỗ trợ về thể chế và chính sách thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, (2) xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ngành và địa phương, (3) tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, (4) nghiên cứu chính sách và hình thành cơ sở dữ liệu về phát triển bền vững ở Việt Nam.

Trong kế hoạch thực hiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 17 Chương trình nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực: (i) phân tích mối liên kết giữa tăng trưởng

Page 4: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

kinh tế và bảo vệ môi trường trong các chính sách hiện hành, (ii) nghiên cứu và áp dụng các công cụ phân tích chi phí-lợi ích và kinh tế trong việc đm bảo phát triển bền vững, (iii) giám sát và báo cáo tình hình phát triển bền vững và (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển bền vững.

3. Tổ chức và thủ tục thực hiện Chương trình Nghị sự 21- Việt Nam

Ngày 27 tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng bao gồm 44 thành viên đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức quần chúng. Hội đồng bao gồm 3 Phó Chủ tịch, chịu trách nhiệm điều hành các lĩnh vực (1) kinh tế-xã hội, (2) tài nguyên thiên nhiên và môi trường, và (3) khoa học và công nghệ trong quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (hình 1).

Văn phòng Phát triển bền vững Việt Nam, đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thành lập theo Quyết định số 685/QĐ-BKH ngày 28 tháng 6 năm 2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng có nhiệm vụ xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam; điều phối việc xây dựng Chương trình và dự án phát triển bền vững giữa các Bộ, ngành và địa phương; đôn đốc, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động phát triển bền vững ở Việt Nam.

Để thực hiện các hoạt động ưu tiên về tài nguyên và môi trường đặt ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ký Quyết định số 737/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 5 năm 2005 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường. Tiếp theo, ngày 23 tháng 6 năm 2006, Bộ trưởng đã ký Quyết định số 1658/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Ngày 14 tháng 9 năm 2005, Trưởng Ban Chỉ đạo đã ký Quyết định số 2102/QĐ-BCĐ về việc thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo. Hình 2 minh hoạ vai trò của Bộ TN&MT trong việc thực hiện các Chương trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường các ngành, địa phương, cộng đồng và doanh nghiệp.

Hình 1: sơ đồ tổ chức của Hội đồng phát triển bền vững quốc gia

Page 5: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

           Bộ TN&MT đã và đang xây dựng các chính sách, hướng dẫn và bộ chỉ tiêu nhằm theo dõi, chỉ đạo, và tổng kết các hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Hình 3 minh hoạ vai trò của 3 Bộ chủ chốt đối với các Chương trình phát triển bền vững của ngành và địa phương.

4. Nội dung của Chương trình Nghị sự 21 ngành và địa phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành hướng dẫn về nội dung của Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương (Thông tư số 01/2005/TT-BKH), bao gồm:

- Đánh giá thực trạng ngành, địa phương; rút ra những điểm mạnh, những yếu kém, tồn tại về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, trên cơ sở đó đối chiếu với yêu cầu của các mục tiêu phát triển bền vững nêu trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững của cơ nước.

- Cụ thể hoá các quan điểm phát triển bền vững trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của từng ngành và từng tỉnh, thành phố.

- Xác định hệ thống các mục tiêu, các chỉ tiêu phát triển bền vững của ngành, của địa phương trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường. Những vấn đề chính cần tập trung giải quyết là đói nghèo; chất lượng dân số, sức khoẻ; mô hình tiêu dùng và các mô hình sản xuất, mô hình phát triển trong các ngành kinh tế; định cư, độ sạch bầu khí quyển; bảo vệ nguồn tài nguyên; Giảm ô nhiễm môi trường.

- Dự báo nguồn lực phát triển và kh năng huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương. Từng Bộ, ngành, địa phương cần xây dựng các Chương trình, các dự án phát triển cụ thể của ngành, địa phương mình.

- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương; bao gồm hệ thống các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển bền vững; hệ thống điều hành, giám sát; huy động đông đo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Hình 2: Vai trò của Bộ TN-MT trong thực hiện các

Chương trình phát triển bền vững tài nguyên và môi trường.

Page 6: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Hình 3: Vai trò của 3 Bộ chủ chốt trong việc thực hiện các

Chương trình phát triển bền vững ở các ngành và điạ phương.

 5. Các bước xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ngành & địa phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hướng việc xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị 21 ngành và địa phương dựa trên 4 bước sau:

5. 1. Chuẩn bị

- Thành lập Hội đồng (hoặc Ban Chỉ đạo) Phát triển bền vững của ngành và địa phương. Trường hợp chưa thể thành lập Hội đồng (hoặc Ban Chỉ đạo) cần nhanh chóng hình thành nhóm công tác tạm thời và cơ quan thường trực để tiến hành các bước chuẩn bị xây dựng.

- Hội đồng, Ban Chỉ đạo hoặc nhóm công tác do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưng quyết định (có thể giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh/thành phố; Vụ Kế hoạch hoặc các đn vị nghiên cứu xây dựng kế hoạch, quy hoạch ở các Bộ, ngành làm cơ quan đầu mối thường trực).

- Hội đồng, Ban Chỉ đạo hoặc nhóm công tác xây dựng lịch trình, tiến độ thời gian; kế hoạch phối hợp, huy động sự tham gia của cộng đồng; phân công người phụ trách để tiến hành xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương.

5.2. Điều tra cơ bản, xác định thực trạng

Thực hiện điều tra cơ bản của ngành và điều tra tổng thể kinh tế-xã hội và môi trường của địa phương. Bước này tưng tự như Đánh giá môi trường chiến lược quy định trong Luật bảo vệ Môi trường 2005.

Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, của địa phương, phân tích mặt mạnh, mặt yếu, những lợi thế và nguy cơ (phân tích SWOT) liên quan đến kinh

Page 7: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

tế-xã hội và môi trường, tập trung vào những việc cụ thể như sau:

- Rà soát, cập nhật các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của ngành và địa phương.

- Xây dựng hệ thống các số liệu điều tra cơ bản, các đánh giá và dự báo.

- Xác định các lợi thế, các nguồn tiềm năng, kh năng huy động vốn để đưa vào thực hiện kế hoạch phát triển bền vững.

- So sánh thực trạng với các xu hướng và yêu cầu của các mục tiêu phát triển bền vững cần thực hiện trong kế hoạch hành động.

5.3. Xây dựng Văn kiện Chương trình Nghị sự 21 ngành và địa phương

- Hoàn thành các Chương trình toàn diện về phát triển bền vững ngành và địa phương, bao gồm: xác định tầm nhìn, các mục tiêu và hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững.

- Xây dựng các dự án hoạt động và lựa chọn các mô hình phát triển bền vững ngành và địa phương.

- Huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức khoa học và công nghệ, và các trường đại học trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương dựa trên những nguyên tắc đã đề ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.

- Lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng gắn kết chặt chẽ, hài hoà thông qua:

+ Rà soát các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển bền vững trong các hợp phần kinh tế, xã hội, môi trường trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam.

+ Đưa các mục tiêu trên vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của ngành và địa phương. Nhấn mạnh mục tiêu về chất lượng, loại trừ sự trùng lắp, và hình thành một hệ thống các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, và môi trường nhằm giám sát quá trình phát triển bền vững.

+ Hình thành các cơ chế thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

5.4. Chỉ đạo việc thực hiện

Trách nhiệm thực hiện được giao dựa trên tình hình cụ thể của từng ngành và địa phương, cần tiến hành hội nghị, diễn đàn với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, các đoàn thể thông qua Chương trình Nghị sự 21 của ngành và địa phương, bao gồm các bước:

- Xây dựng Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương, xác định trách nhiệm chủ trì.

- Phân công các cá nhân và đn vị chỉ đạo, theo dõi các nhóm vấn đề và mục tiêu cụ thể.

- Xây dựng hệ thống và các cơ chế giám sát và báo cáo thường xuyên.

- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ngành và địa phương.

Page 8: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng cơ chế và trách nhiệm hợp tác trong việc huy động các ngành, các tổ chức và cộng đồng địa phương tham gia trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

6. Bối cảnh về chính sách để thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam

Phần này giải quyết mối quan hệ giữa Chương trình Nghị sự 21 và các kế hoạch, chiến lược quốc gia khác và các chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường. Trong những năm 1990, Việt Nam đã đưa ra nhiều ci cách về thể chế và luật pháp nhằm thúc đẩy và thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những hạn chế về năng lực, đặc biệt là ở cấp địa phương đã kìm h•m việc thực hiện một cách có hệ thống.

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định “c quan Nhà nước, đn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phi thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” (Điều 29).

Trong thời gian 15 năm qua, Việt Nam đã ban hành một loạt các bộ luật để quy định và thúc đẩy thực hiện các lĩnh vực của Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, trong đó có các luật sau:

- Bộ luật Hàng hi (1990)

- Luật bảo vệ và Phát triển rừng (1991 và 2004)

- Luật Thuỷ sản (2003)

- Luật Đất đai(1993, sửa đổi năm 2003)

- Luật bảo vệ Môi trường (1993, 2005)

- Luật Dầu khí (1993, sửa đổi năm 1998)

- Luật Khoáng sản (1996)

- Luật Tài nguyên nước (1998)

Những Luật này được cụ thể hoá bằng nhiều Nghị định, Quyết định, và Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Luật bảo vệ Môi trường năm 1993 là một bước tiến của Việt Nam. Luật này được sửa đổi năm 2005, có hiệu lực tháng 7 năm 2006 và áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân trong cơ nước, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức và cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Luật này yêu cầu sự lồng ghép của các nhân tố môi trường và các nguyên tắc phát triển bền vững vào các chính sách, kế hoạch và Chương trình của Chính phủ và quy định bảo tồn thiên nhiên, ci thiện chất lượng môi trường, và đm bảo sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Bộ Luật Dân sự 1995 và bộ Luật Hình sự 1999 có một số Điều quy định về bảo vệ môi trường và các hình phạt nếu vi phạm.

Luật Tài nguyên nước 1998 quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và sản xuất. Đối tượng sử dụng phi có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, phòng ngừa và Giảm thiểu các tác động tiêu cực. Nguyên tắc người người

Page 9: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

sử dụng phi tr tiền và người gây ô nhiễm phi tr tiền cũng được đề cập trong Luật này.

Mặc dù đã có những ci tiến quan trọng về mặt lập pháp, nhưng xét tổng thể, việc đưa các cấu thành của Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam áp dụng trong các chiến lược và kế hoạch của các ngành vẫn chưa đạt được như mong muốn. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 đã được Đại hội Đng khóa IX thông qua, nhấn mạnh mục tiêu “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững - tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Trong Phần “Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005” đã chỉ rõ “môi trường ở một số khu vực đô thị và nông thôn và các khu công nghiệp tập trung bị ô nhiễm nghiêm trọng”. Chiến lược còn đưa ra cam kết về cung cấp nước sạch cho các khu đô thị, các khu công nghiệp, và trên 90% dân số nông thôn, giải quyết những vấn đề liên quan đến thảoát nước và xử lý chất thải ở các khu vực đô thị trong giai đoạn quy hoạch.

Chiến lược bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra định hướng quan trọng trong thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Chiến lược bao gồm 36 Chương trình, kế hoạch, dự án ưu tiên quốc gia về bảo vệ môi trường, trong đó có Chương trình 20 “lồng ghép yếu tố môi trường vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện. Các chiến lược này đã đề ra các Chương trình, chỉ tiêu ngắn hạn và dài hạn về môi trường do Chính phủ ban hành, tạo nên sự phối hợp giữa Trung ưng và địa phương.

7. Thành tựu và rào cn trong thực hiện Chương trình Nghị sự 21, Việt Nam

7.1. Thành tựu

Những thành tựu quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam có thể được tóm tắt như sau:

Về thể chế: Đó là việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia, Văn phòng phát triển bền vững quốc gia, Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường và Văn phòng Ban Chỉ đạo.

Về kinh tế: Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm trên 7%. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thực hiện ci cách kinh tế và hội nhập quốc tế.

Về xã hội: Các chỉ tiêu xã hội chính được ci thiện đáng kể từ những năm 1990. Trên 90 % dân số biết chữ vào năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học.Trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi Giảm từ 51% năm 1993 xuống 34 % năm 1998. Tuổi thọ trung bình năm 1998 của nam là 65 và của nữ là 70. Năm 1992, Việt Nam xếp thứ 116 trong tổng số 173 nước về Chỉ số phát triển con người, năm 1998, vị trí này là 109 trong tổng số 174 nước. Nghèo đói đã Giảm ở tất cơ 7 vùng của đất nước.

Về sử dụng bền vững và chất lượng môi trường: Nhiều chính sách về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được ban hành, các công cụ quản lý như đánh giá tác động môi trường và kiểm soát ô nhiễm được áp dụng rộng rãi hơn.

Page 10: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

7.2. Những rào cản

Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là tưng đối cao và ổn định, khong cách giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chẳng hạn từ 1993 đến 1998, tỷ lệ nghèo ở đồng bằng sông Hồng Giảm 34 %, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này chỉ Giảm 10%. Ngoài ra, năm 1994, thu nhập bình quân đầu người của 20% dân số giàu nhất tại các tỉnh/thành phố giàu lớn hơn 25 lần thu nhập của 20% người nghèo tại các tỉnh nghèo, năm 1996 con số này là hơn 34 lần.

Tăng dân số và đô thị hoá đã tạo ra nhiều sức ép đối với môi trường. Mức độ ô nhiễm thường xuyên vượt quá giới hạn cho phép và các vấn đề sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Hơn 50% diện tích rừng nguyên sinh đã bị mất. Khong 700 loài động vật nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.

Tóm lại, các rào cn trong thực hiện Chương trình Nghị sự 21, Việt Nam bao gồm:

- Chính phủ chưa xác định và khuyến khích thảo đáng việc áp dụng các nguyên tắc về phát triển bền vững như động lực hướng dẫn phát triển ở Việt Nam.

- Thiếu định hướng rõ ràng và các biện pháp khuyến khích để các ngành và địa phương có các hành động bền vững khi gặp phi tình thế “được - mất” giữa lợi ích trước mắt về kinh tế và tính bền vững lâu dài.

- Trừ một số chính sách, các chính sách của Chính phủ vẫn thiên về tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến những hậu quả.

- Chưa xây dựng và thực hiện các kế hoạch tác nghiệp phát triển bền vững ở cấp gành và địa phương.

- Chưa có sự tham gia thảo đáng của đông đo các cộng đồng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.

- Hiểu biết về ý nghĩa tính bền vững vận dụng trong thực tiễn của các cơ quan nhà nước và các ngành tư nhân còn hạn chế – vận dụng phương pháp nào và vận dụng ra sao.

Phần II. Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia

về tài nguyên và môi trường

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường không phi là một chiến lược hay kế hoạch. Đây là một Chương trình tác nghiệp được tất cả các ngành và các cấp chính quyền xây dựng và thực hiện, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò điều phối, hỗ trợ và xúc tác.

1. Căn cứ xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Việt Nam vẫn chú trọng vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Phát triển nền kinh

Page 11: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên tiếp tục là ưu tiên của Chính phủ, bao gồm mở rộng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Các ngành công nghiệp đang tăng trưởng lệ thuộc vào việc cung cấp nước sạch, năng lượng, các tài nguyên khác và dịch vụ do các hệ thống thiên nhiên lành mạnh và năng suất cung cấp. Đồng thời, nhiều cộng đồng trực tiếp lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt những cộng đồng ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, nông thôn và nghèo.

Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã làm tăng các nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Một số hệ thống thiên nhiên đã bị khai thác vượt quá kh năng tái tạo và phục hồi. Việc sử dụng các thành phần môi trường phục vụ phát triển không hợp lý, l•ng phí, không thân thiện về mặt môi trường và thiếu quan tâm đến tính bền vững. Nguyên nhân chính là do không quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, kế hoạch phân bổ hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế ngay từ những giai đoạn đầu ra quyết định phát triển. Thường thì, quy hoạch cần phi làm trước và các hành động phát triển diễn ra sau khi đã có quy hoạch hợp lý và sau khi đã có cam kết. Một nguyên nhân khác làm cho phát triển không bền vững là quá trình phát triển không được giám sát hợp lý để có đủ thông tin phơn hồi cần thiết phục vụ việc điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tác động của toàn cầu hoá, những biến đổi môi trường quốc tế và khu vực và thiên tai cũng nh hưởng xấu đến các mục tiêu phát triển bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Chính phủ Việt Nam đang tăng tỷ lệ phân bổ ngân sách Nhà nước để quản lý hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chính phủ đang từng bước xây dựng năng lực và đưa ra áp dụng các chính sách và các hệ thống. Tuy nhiên, vẫn cần phi có sự điều phối tốt hơn giữa các ngành và các cấp, ban hành khung tác nghiệp chi tiết hơn để thực hiện các chủ trưng đề ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam. Cần phi có một Chương trình quốc gia về phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nhằm có định hướng tổng hợp, cụ thể và có tính hệ thống trong sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho các cấp, các ngành.

2. Bản chất của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường là một văn bản pháp quy được Chính phủ phê chuẩn và do các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương thực hiện và Bộ TN&MT điều phối và hỗ trợ thực hiện. Chương trình sẽ đề ra các nguyên tắc và định hướng cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chương trình còn đề ra các mục tiêu Chương trình; các ưu tiên hành động và tổ chức thực hiện.

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường tập trung vào điều chỉnh các hành động phát triển của các ngành và địa phương liên quan đến tài nguyên và môi trường thông qua việc xác định các vấn đề cấp bách và các biện pháp toàn diện, và nó đòi hỏi phi có cam kết về kinh phí và hành động. Các Bộ, ngành và địa phương sử dụng và tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ điều chỉnh các chính sách và hành động để đạt được phát triển bền vững thông qua việc tuân thủ và thực hiện lộ trình của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường sẽ là công cụ để

Page 12: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Bộ TN&MT sử dụng trong chỉ đạo, hỗ trợ, giám sát các chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Chương trình sẽ là cơ sở khung chủ yếu để điều phối và lồng ghép các nỗ lực của các ngành, các cấp giải quyết các vấn đề tài nguyên và môi trường. Đồng thời, các tổ chức quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và người dân ủng hộ và thực hiện Chương trình này, sẽ nâng cao tri thức, xác định các hoạt động thích hợp và tích cực tham gia vào sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Các tổ chức quốc tế sẽ định hướng hỗ trợ các ngành và địa phương theo những ưu tiên và nguyên tắc trong Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường. Mọi đối tượng tham gia vào Chương trình sẽ sử dụng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường làm cơ sở khung để giám sát và báo cáo về tính bền vững và hiệu quả bảo vệ môi trường.

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường sẽ xây dựng dựa trên những hướng dẫn và ưu tiên đặt ra trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam được Chính phủ thông qua năm 2004. Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam xác định các ưu tiên về tài nguyên và môi trường theo các cách tiếp cận và chính sách phát triển đã được Đại hội Đng thông qua.

3. Các vấn đề chủ yếu trong Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển của các ngành đều phụ thuộc lẫn nhau. Các nguyên nhân của các vấn đề môi trường có quan hệ lẫn nhau và vì vậy, các biện pháp ứng phó thích hợp để quản lý các vấn đề môi trường đòi hỏi phi có các cách tiếp cận quản lý toàn diện và liên ngành từ Trung ưng đến địa phương.

Các chính sách, các bộ luật cũng như bố trí tổ chức liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường có khuynh hướng là ngành riêng, phân cách và duy nhất trong giải quyết công việc hóc búa với nhiều vấn đề cách biệt và trùng lặp. Việc thực thi các chính sách và pháp luật trong các lĩnh vực này còn yếu kém, các quy định cụ thể và các hành động có điều phối trong các ngành và giữa các ngành và cấp chính quyền địa phương và trong phạm vi tỉnh còn chậm tiến triển.

Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam đã xác định 9 ưu tiên tổng quát về tài nguyên và môi trường nhằm duy trì tính bền vững và nâng cao chất lượng môi trường:

- Phòng ngừa thoái hoá đất thông qua sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

- Bảo vệ môi trường nước và khuyến khích sử dụng bền vững tài nguyên nước.

- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển bền vững tài nguyên biển.

- Bảo vệ và phát triển bền vững rừng.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Quản lý chất ti rắn và chất thải nguy hại.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

Page 13: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

- Các biện pháp Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Chín ưu tiên này cần trở thành trọng tâm của Chương trình tác nghiệp về tài nguyên và môi trường.

4. Sự tham gia của các Bộ, ngành trong Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Các Bộ ngành và các cơ quan, viện trường của các ngành dưới đây phi là các “kiến trúc sư” và các bên tham gia thực hiện Chương trình tác nghiệp của Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, nước và khoáng sản, môi trường, khí tượng - thuỷ văn, đo đạc-bản đồ.

- Bộ Công nghiệp: có liên quan tới vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên đất, nước, năng lượng trong phát triển công nghiệp, sản xuất sạch hơn, chất thải rắn, lỏng, nguy hại và ô nhiễm phát sinh từ các cơ sở công nghiệp và khai thác mỏ (có dầu và khí thiên nhiên).

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: có liên quan tới sử dụng và bảo tồn tài nguyên đất, nước, rừng, sử dụng hoá chất nông nghiệp, các điều kiện môi trường làng nghề, bênh dịch và sức khoẻ cộng đồng, vệ sinh nông thôn, ci thiện sinh kế người nghèo, Giảm nhẹ và phòng ngừa thiên tai.

- Bộ Thuỷ sản: có liên quan tới sử dụng bền vững tài nguyên đất, đất ngập nước và nước cho phát triển thuỷ sản, bảo vệ tính đa dạng các loài thuỷ sinh và sinh cảnh dưới nước và duy trì chất lượng môi trường trong các hệ thống nước, phát triển nghề cá bền vững, giám sát và giữ vệ sinh thuỷ sản.

- Bộ Giao thông: có liên quan tới sử dụng bền vững tài nguyên nước, năng lượng và đất, ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn, phát triển đô thị, sự cố môi trường trên các phương tiện và hành lang giao thông.

- Tổng cục Du lịch: có liên quan tới phát triển du lịch bền vững, quản lý chất thải, bảo vệ cảnh quan, di sản thiên nhiên và du lịch sinh thái.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: có liên quan tới phát triển công nghệ sạch và thích hợp, điều tra cơ bản, thử nghiệm và giám sát công nghệ.

- Bộ Y tế: có liên quan tới quản lý chất thải y tế và nguy hại, vệ sinh lao động và an toàn thuốc chữa bệnh.

- Bộ Tài chính: có liên quan tới các hệ thống cấp kinh phí và hỗ trợ tài chính, các công cụ kinh tế để đạt được tính bền vững và giám sát đầu tư.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: có liên quan tới các chiến lược và chính sách phát triển, quy hoạch toàn diện và theo vùng, thẩm định các dự án đầu tư, khai thác và phân bổ các nguồn lực, bố trí nguồn đầu tư nước ngoài.

- Bộ Xây dựng: có liên quan tới phát triển đô thị và nông thôn, quy hoạch cơ sở hạ tầng, chất lượng môi trường đô thị và quản lý chất thải.

Page 14: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Ma trận dưới đây minh hoạ các vấn đề quan tâm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường liên quan đến các ngành (lấy Bộ Thuỷ sản làm ví dụ):

Ngành

Nguồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng tính chất sử dụng và sản xuất

Các ưu tiên tình bền vững

Các ưu tiên chất lượng môi trường

Bộ Thuỷ sản

- Nước

- Đất ngập nước

- Các loài thuỷ sinh

- Nuôi trồng thuỷ sản

- Đánh bắt

- Chế biến

- Bảo vệ các hệ sinh thái, sinh cảnh và vườn ươm

- Cân đối cống suất đánh bắt với tài nguyên sẵn có

- Phát triển nghề cá thích ứng

- Chất lượng nước thi và quản lý

- Huỷ hoại môi trường nước

- Cách tiếp cận sản xuất sạch hơn

 

              Trong quá trình xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường, bước đầu tiên sẽ phân tích chi tiết thể chế và tính bền vững theo ma trận này đối với mọi ngành ưu tiên nhằm xác định các loại tài nguyên thiên nhiên sử dụng, cách thức sử dụng các loại tài nguyên, các vấn đề về tính bền vững gặp phi và các tác động đến chất lượng môi trường.

Page 15: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Phần III. Dự án xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về

tài nguyên và môi trường

Phần này sẽ xác định các thành tố của đề xuất dự án 2 năm xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường với sự tham gia của tất cơ các Bộ, ngành chủ yếu về tài nguyên và môi trường và chính quyền địa phương.

1. Mục tiêu của Dự án xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Dự án có các mục tiêu sau:

- Hỗ trợ quá trình tư vấn rộng rãi giữa các Bộ, ngành, địa phương và các bộ phận phi chính phủ về định hình và nội hàm của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Xác định một tập hợp các nguyên tắc chủ đạo về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và duy trì chất lượng môi trường.

- Hỗ trợ các Bộ, ngành xây dựng các hợp phần có liên quan của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Xác định và xây dựng dựa trên những kết quả đạt được tốt nhất của các Bộ, ngành và địa phương nhằm đạt được sự bền vững và duy trì chất lượng môi trường.

2. Tổ chức thực hiện dự án Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Dự án sẽ được bố trí tổ chức như sau:

- Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện chức năng Ban Chỉ đạo dự án thông qua Văn phòng Phát triển bền vững. (Hạn chế trong công tác của Ban Chỉ đạo hiện tại do Bộ TN&MT thành lập là, các thành viên Ban Chỉ đạo đều là của Bộ TN&MT. Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường là một Chương trình cấp quốc gia, cần được tất cơ các Bộ ngành, chính quyền địa phương có liên quan, thông qua. Do vậy, cần phi cân nhắc việc chỉ đạo dự án thông qua Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia hoặc một Ban Chỉ đạo liên ngành).

- Nhóm dự thảo Chương trình liên ngành gồm các thành viên của từng lĩnh vực chính về tài nguyên và môi trường, chịu trách nhiệm toàn bộ việc tổng hợp tất cơ các phần nội dung của Chương trình thành một văn kiện Chương trình Nghị sự 21 của ngành tài nguyên và môi trường và chịu trách nhiệm xác định các nguyên tắc chung và các cách tiếp cận.

- Các nhóm công tác của từng lĩnh vực, chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp phần cụ thể của văn kiện Chương trình dựa trên tư vấn của các cục/vụ và cán bộ trong lĩnh

Page 16: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

vực liên quan.

- Mối quan hệ công tác chặt chẽ với Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường và cộng tác với các ngành có liên quan.

- Mối quan hệ chặt chẽ giữa Văn phòng phát triển bền vững Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Văn phòng Phát triển bền vững Bộ TN&MT và các đn vị phát triển bền vững của các ngành khác (các cuộc họp định kỳ chung).

3. Các bước xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

Quá trình soạn thảo Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường chắn chắn sẽ phi có: (1) sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật thông qua một dự án được thiết kế rất cụ thể và (2) các cam kết về kinh phí và cán bộ trong từng Bộ ngành chủ chốt liên quan đến tài nguyên và môi trường. Việc soạn thảo Chương trình nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường gồm 8 bước:

3.1. Các hoạt động chuẩn bị

- Tư vấn với các Bộ ngành chủ chốt có liên quan đến tài nguyên và môi trường về khái niệm và cách tiếp cận của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Soạn thảo văn kiện dự án.

- Trình Chính phủ phê duyệt quy trình xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường và đề nghị các ngành tham gia có cam kết cụ thể và hỗ trợ kinh phí.

- Tư vấn với cộng đồng quốc tế thông qua Nhóm hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường, tiếp nhận hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án

3.2. Bố trí tổ chức

- Thành lập các Nhóm công tác theo ngành để tư vấn theo từng ngành và dự thảo hợp phần theo ngành của Chương trình tài nguyên và môi trường

- Thành lập Nhóm công tác địa phương để tư vấn với các tỉnh và dự thảo hợp phần địa phương của Chương trình tài nguyên và môi trường.

- Thành lập Nhóm dự thảo liên ngành nhằm (1) tổng hợp các hợp phần ngành và địa phương, (2) giải quyết các vấn đề và các cách tiếp cận liên ngành và (3) xác định các nguyên tắc và cách tiếp cận chủ đạo.

3.3. Các nghiên cứu tổng quát và đánh giá

Đối với mỗi ngành nghiên cứu và các tỉnh đại diện được lựa chọn, các nghiên cứu tổng quát và đánh giá sẽ tập trung vào:

- Phân tích tính bền vững của: (1) các xu thế sử dụng tài nguyên thiên nhiên (đánh giá tính bền vững) và (2) các xu thế tác động của ngành đến chất lượng môi trường (đánh giá tác động môi trường, chi phí và các tác động đến tài nguyên thiên nhiên và các hệ thống thiên nhiên).

Page 17: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

- Phân tích về mặt thể chế và chính sách của: (1) các biện pháp về thể chế, chính sách và Chương trình đáp ứng nhu cầu sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và duy trì chất lượng môi trường, (2) tính hiệu quả của các biện pháp đáp ứng và xác định phương thức tốt nhất và (3) xác định những bất cập trong biện pháp đáp ứng.

- Rà soát các chiến lược và kế hoạch hiện có về môi trường và phát triển bền vững của các ngành và lĩnh vực và việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch (theo nguyên tắc là xác định và tiếp tục xây dựng những phương thức tốt nhất đã có trong thực tiễn).

- Các nghiên cứu điển hình theo các vùng địa lý đặc biệt, như các tam giác tăng trưởng kinh tế và các lưu vực sông chính về: (1) các xu hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, (2) các xu hướng chất lượng môi trường, (3) các biện pháp đáp ứng về các mặt thể chế và chính sách và (4) tính hiệu quả của các biện pháp đáp ứng và phân tích các bất cập.

- Đánh giá hiện trạng và kh năng cấp kinh phí và nguồn lực có thể sử dụng trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên môi trường và tổ chức thực hiện tiếp nhận các nguồn lực này để thực hiện.

3.4. Soạn thảo (1) các nguyên tắc chỉ đạo Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường, (2) các hợp phần liên ngành và (3) các cách tiếp cận và các phương pháp chung.

- Nhóm dự thảo liên ngành sẽ soạn thảo một tập hợp sơ bộ các nguyên tắc chỉ đạo về (1) sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và (2) duy trì chất lượng môi trường.

- Nhóm dự thảo liên ngành sẽ còn soạn thảo các hợp phần của Chương trình, giải quyết các mối quan tâm liên ngành, gồm các cách tiếp cận và phương pháp chung (dựa vào các nghiên cứu tổng quát và phân tích).

- Thảo luận và tư vấn rộng rãi với các ngành và các tỉnh về tập hợp sơ bộ các nguyên tắc, các hợp phần và các cách tiếp cận liên ngành.

3.5. Soạn thảo các hợp phần của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

- Nhóm dự thảo liên ngành soạn thảo bộ hướng dẫn dự thảo và tư vấn cho từng nhóm công tác theo ngành và nhóm công tác địa phương.

- Mỗi nhóm công tác sẽ soạn thảo dự thảo sơ bộ về hợp phần ngành/địa phương dựa vào các nghiên cứu tổng quát và phân tích.

- Mỗi nhóm công tác tạo điều kiện tổ chức tư vấn về hợp phần đã dự thảo với ngành mình hoặc các cơ quan địa phương tham gia.

- Các dự thảo sửa đổi sẽ được soạn thảo trên cơ sở thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp, sau đó chuyển cho nhóm dự thảo liên ngành.

3.6. Xây dựng văn kiện hoàn chỉnh về Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trưòng.

- Nhóm dự thảo liên ngành sẽ tổng hợp bản thảo lần thứ nhất toàn bộ văn kiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường, bao gồm: (1) các nguyên tắc phát triển bền vững, (2) các hợp phần tài nguyên và môi trường theo ngành, (3) các

Page 18: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

hợp phần tài nguyên và môi trường theo địa phương, (4) các hợp phần liên ngành, (5) tổ chức thực hiện.

- Tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia có sự tham gia của mọi thành viên các nhóm công tác khác nhau và các bên liên quan để Thảo luận và cho ý kiến về dự thảo văn kiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Nhóm dự thảo liên ngành sẽ hoàn chỉnh văn kiện cuối cùng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Nhóm dự thảo liên ngành soạn thảo Quyết định của Thủ tướng về việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường kèm theo văn kiện. (Quyết định kèm theo văn kiện Chương trình cần có hiệu lực và áp dụng liên ngành và vì vậy, quyết định này cần được Thủ tướng Chính phủ ban hành)

3.7. Trình Văn kiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường lên Ban Chỉ đạo phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường

Văn phòng Ban Chỉ đạo của Bộ TN&MT sẽ trình Ban Chỉ đạo xem xét và chỉ đạo về Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường và Quyết định kèm theo văn kiện. Vấn đề then chốt mà Ban Chỉ đạo cần giải quyết là quyết định cách nào hợp lý nhất để các Bộ, ngành và địa phương chấp nhận chính thức văn kiện Chương trình. Một trong những cách mà Ban Chỉ đạo có thể chọn là trình Hội đồng phát triển bền vững quốc gia để phê duyệt Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

3.8. Soạn thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Kinh nghiệm về Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam và Kế hoạch hành động đa dạng sinh học cho thấy, chỉ có quyết định của Thủ tướng Chính phủ kèm theo các văn kiện này là chưa đủ để tạo diều kiện và hướng dẫn thực hiện. Có thể phi cần có một công cụ pháp lý cụ thể hơn, như Nghị định của Chính phủ, trong đó quy định tư cách pháp lý đầy đủ của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường và quyền hạn cần thiết của Bộ TN&MT để thúc đẩy và tạo điều kiện thực hiện Chương trình.

4. Vai trò, trách nhiệm của Bộ TN&MT, các Bộ ngành, chính quyền địa phương, cộng đồng và khu vực tư nhân trong quá trình xây dựng Chương trình

Mỗi Bộ và Uỷ ban nhân dân (UBảND) tỉnh lựa chọn phi có trách nhiệm được xác định rõ ràng trong quá trình xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường. Cần xác định ngay từ đầu các nhiệm vụ và vai trò này trong thực hiện dự án. Tóm lại, các vai trò đó là:

- Bộ TN&MT: Chịu trách nhiệm toàn bộ về điều phối, tạo điều kiện hỗ trợ và triển khai.

- Các Bộ ngành: Chịu trách nhiệm phân tích tính bền vững của từng ngành, soạn thảo các hợp phần của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường của ngành mình, kể cơ tổ chức thực hiện, kinh phí và nhân viên.

- Các UBảND tỉnh được lựa chọn: Chịu trách nhiệm phân tích tính bền vững của từng tỉnh và sau đó phối hợp với các tỉnh khác soạn thảo hợp phần địa phương của

Page 19: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

5. Kiến nghị về phương pháp luận và cách tiếp cận của quá trình xây dựng Chương trình

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) kiến nghị nhiều cách tiếp cận triển khai việc xây dựng các Chương trình Nghị sự 21. Những hướng dẫn về cách tiếp cận dưới đây dựa trên các kiến nghị của OECD.

5.1. Xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường

- Tinh thần làm chủ và sự tham gia, vai trò l•nh đạo và tính chủ động của các ngành và địa phương trong việc xây dựng các hợp phần của ngành và địa phương trong Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Tư vấn rộng rãi, đặc biệt kể cơ những người nghèo và các tổ chức phi chính phủ để công khai tranh luận các ý tưởng mới và thông tin, công khai các vấn đề cần giải quyết và xây dựng sự nhất trí và hỗ trợ hành động.

- Xây dựng Chương trình trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch và Chương trình hiện có hơn là xây dựng các Chương trình mới, để bảo đm tính nhất quán và gắn kết.

- C sở phân tích chắc chắn gồm có sự đánh giá toàn diện tình hình hiện tại và dự báo các xu thế và các rủi ro.

- Lồng ghép các ưu tiên về tài nguyên và môi trường với các mục tiêu kinh tế - xã hội thông qua các chính sách và phương thức hỗ trợ lẫn nhau và quản lý các tình hướng “được - mất”.

- Đm bảo duy trì những nh hưởng có lợi cho các nhóm bị thiệt thòi và nghèo khó và các thế hệ tưng lai.

- Các chỉ tiêu thực tế cùng với các ưu tiên rõ ràng về kinh phí.

5.2. Phát triển năng lực - một hợp phần của quá trình xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Dự án sẽ có hợp phần quan trọng về xây dựng năng lực. Cần xây dựng một kế hoạch chi tiết về xây dựng năng lực. Kế hoạch này gồm có các khóa đào tạo chuyên sâu, đào tạo theo việc cho các thành viên của các nhóm công tác ngành và địa phương, đào tạo hiện trường thông qua việc tham gia xây dựng và phân tích các nghiên cứu điển hình. Cụ thể, dự án cần chuẩn bị:

- Tăng cường và xây dựng năng lực đội ngũ cán bộ hiện có của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân, là một hoạt động của quá trình chuẩn bị.

- Thiết lập cơ cấu và các quy trình gắn kết các cấp Trung ưng và địa phương, kể cơ hỗ trợ phân quyền trong tất cơ các giai đoạn xây dựng và thực hiện Chương trình.

- Tạo lập năng lực các hệ thống giám sát và đánh giá liên tục trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng để theo dõi và chỉ đạo tiến độ.

Văn kiện dự án cần diễn đạt các cách tiếp cận này một cách thực tiễn bằng cách định nghĩa các phương pháp, các công cụ và thủ tục cụ thể.

Page 20: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

6. Kiến nghị sử dụng các công nghệ thích hợp trong quá trình xây dựng Chương trình

Truyền thông có hiệu quả và các nội dung truyền thông chủ yếu của Chương trình có ý nghĩa rất quan trọng đối với thành công của Chương trình và đối với cam kết của những bên cần thực hiện Chương trình. Dự án cần tận dụng tối ưu các công nghệ khác nhau để phân tích, tổng hợp, trình bày và phổ biến các thông tin trong các giai đoạn chuẩn bị và sau đó, nhân rộng các kết qu. Ví dụ, các công cụ dưới đây cần áp dụng:

- Phân tích và lập bản đồ bằng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để minh hoạ và phân tích các mối quan hệ chính giữa các hình thái sử dụng và quản lý tài nguyên và môi trường khác nhau.

- Mô hình hoá đn gin dựa trên các tập hợp dữ liệu điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê (ví dụ về công nghiệp và các xã).

- Nối mạng thư điện tử - lập mạng lưới giao lưu trực tuyến quốc gia cho những người quan tâm, tham gia xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường (bước đầu, mạng lưới giao lưu trực tuyến này bao gồm tất cơ các thành viên của các nhóm công tác ngành và địa phương).

- Một trang chủ (web-site) giao lưu trực tuyến dùng cho dự án và dùng cho Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường sau này.

7. Quá trình tư vấn của dự án

Như gợi ý trong Hướng dẫn của OECD, công tác tư vấn hiệu quả có ý nghĩa thiết yếu đm bảo thành công của dự án và việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường. Dự án cần xây dựng các cơ cấu, thủ tục và các công cụ truyền thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tư vấn và tham gia. Cần xây dựng một kế hoạch tư vấn và truyền thông ngay từ giai đoạn đầu của dự án.

Các nhóm đối tượng chính của dự án sẽ là: (1) Hội đồng phát triển bền vững quốc gia; (2) L•nh đạo và các chuyên viên kỹ thuật của các Bộ ngành liên quan đến tài nguyên và môi trường; (3) L•nh đạo các tỉnh lựa chọn; (4) Các viện kỹ thuật và các viện chính sách quốc gia chủ chốt; và (5) cộng đồng quốc tế.

8. Nhóm nhân viên dự án và các kỹ năng cần có

Dự án cần phi có một nhóm hỗ trợ kỹ thuật gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế. Dự án sẽ được thực hiện theo cách phân cấp, theo đó mỗi ngành tài nguyên và môi trường và nhóm địa phương đồng thời triển khai các hoạt động. Cách làm này đồi hỏi phi có điều phối rộng, hỗ trợ kỹ thuật và tạo điều kiện hỗ trợ mới đm bảo yêu cầu mà Văn phòng Phát triển bền vững của Bộ TN&MT mong muốn. Dự án cần có được sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhóm kỹ thuật của dự án. Đồng thời, các hoạt động xây dựng, nâng cao năng lực chuyên môn sẽ đòi hỏi thêm nhiều đóng góp của các chuyên gia.

8.1. Đóng góp của chuyên gia Quốc tế

- Chuyên gia quốc tế về chính sách và thể chế về tài nguyên và môi trường – 6 tháng

- Những đóng góp bổ sung của chuyên gia quốc tế hỗ trợ xây dựng năng lực và các

Page 21: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

ngành cụ thể – 6 tháng

8.2. Đóng góp của chuyên gia trong nước

- Điều phối viên dự án và chuyên gia chính sách và thể chế về tài nguyên và môi trường - 12 tháng.

- 4 chuyên gia chuyên ngành - mỗi chuyên gia 4 tháng (tổng cộng 16 tháng).

- Chuyên gia dịch viết và dịch nói - 6 tháng.

9. Tiến độ và các mốc thực hiện Dự án

Dự án được đề xuất thực hiện trong 2 năm từ 2006 đến 2007 và như vậy, dự án có kh năng nh hưởng và bổ sung cho quá trình quy hoạch chiến lược và hành động 2011 - 2020 thông thường của Chính phủ.

9.1. Các mốc chính của dự án

- Bố trí tổ chức các nhóm công tác tại từng ngành tài nguyên và môi trường và nhóm công tác địa phương.

- Hoàn thành các nghiên cứu tổng quát và phân tích tính bền vững của các ngành và tỉnh.

- Hội đồng phát triển bền vững quốc gia thông qua Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

- Chính phủ phê duyệt Nghị định thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường.

9.2. Tiến độ thực hiệndự án như sau:

 

10. Các chỉ tiêu về kết quả ngắn hạn và trung hạn của Dự án

Dự án cần phi có 2 loại chỉ tiêu: (1) Các kết quả ngắn hạn cụ thể liên quan đến quá trình tư vấn (ví dụ, số đợt tư vấn), xây dựng năng lực (số người được đào tạo) và ci tiến chính sách (ví dụ, các nguyên tắc chỉ đạo, văn bản Chương trình tài nguyên và môi trường được phê duyệt; và (2) nh hưởng tổng thể của Dự án đến các vấn đề liên quan, cụ

Page 22: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

thể là: (i) nâng cao nhận thức, (ii) định hướng lại các Chương trình và kế hoạch của Chính phủ và (iii) lồng ghép tốt hơn các nguyên tắc sử dụng bền vững và chất lượng môi trường với các quyết định hàng ngày.

Dự án có nhiệm vụ cụ thể là thiết kế, xây dựng và tăng cường hệ thống giám sát và đánh giá liên tục phục vụ bản thân Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường dựa trên các chỉ tiêu cụ thể nhằm theo dõi và chỉ đạo tiến độ và phân công trách nhiệm rõ ràng và phân bố các nguồn lực tại các cơ quan ngành và địa phương. Hệ thống này sẽ xây dựng trên cơ sở năng lực hiện có của Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. (Dự án Môi trường và Nghèo đói của Bộ TN&MT đã hỗ trợ một nhóm soạn thảo khung sơ bộ các chỉ tiêu giám sát việc thực hiện Kế hoạch hành động 5 năm 2006 - 2010 ngành tài nguyên và môi trường.Khung chỉ tiêu này sẽ là cơ sở thích hợp để xây dựng cách tiếp cận giám sát cho Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường)

Phụ lục I

Đề cương Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tn&MT

(Để Thảo luận)

Đề cương Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường được xây dựng dựa trên cách tiếp cận, theo đó mỗi Bộ chủ chốt liên quan đến tài nguyên và môi trường và nhóm các tỉnh đại diện sẽ soạn thảo các hợp phần của mình trong Chương trình. Các hợp phần tài nguyên và môi trường đó sẽ được lồng ghép với toàn bộ các Chương trình Nghị sự 21 và các chiến lược, kế hoạch hành động kinh tế-xã hội của ngành và địa phương. Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường không phi là Chương trình chỉ một mình Bộ TN&MT hoặc các nhóm độc lập nào xây dựng và thực hiện. Chương trình này sẽ được xây dựng trên cơ sở và là một phần các hoạt động hàng ngày của các Bộ, ngành và địa phương tham gia. Chương trình phi do chính các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và chấp thuận

1. Thông tin tổng quát về Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam và việc thực hiện

2. Xây dựng và thực hiện các Chương trình Nghị sự 21 ngành và địa phương.

3. Các xu thế và các vấn đề tài nguyên và môi trường chính.

4. Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về TN&MT.

4.1. Cách tiếp cận

4.2. Các mục tiêu

5. Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về TN&MT.

6. Các ưu tiên về tài nguyên và môi trường

7. Các hợp phần của Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về TN&MT.

7.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

7.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7.3. Bộ Thủy sản

Page 23: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

7.4. Bộ Công nghiệp

7.5. Bộ Thưng mại

7.6. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

7.7. Bộ Giao thông

7.8. Bộ Xây dựng

7.9. Tổng cục Du lịch

7.10. Các Bộ, ngành khác liên quan đến TN&MT

7.11. Chính quyền địa phương

8. Các vấn đề và hành động liên ngành

9. Tổ chức thực hiện

10. Kế hoạch thực hiện các hoạt động

11. Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện

Phụ lục II

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tiếng nước ngoài

[01]. Hội nghị quốc tế về môi trường và con người (1972) và sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV).

[02]. Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" (1987) do Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển công bố và sự hình thành khái niệm phát triển bền vững.

[03]. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (6/1992) tại Rio De Janeiro và sự thiết lập Ủy ban phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21).

[04]. Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường tại Malmo (05/2000) và lời kêu gọi hành động vì PTBV.

[05]. Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ (09/2000) và việc thực hiện các cam kết vì PTBV.

[06]. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (09/2002) tại Johannesburg, Nam Phi và nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu.

[07]. Báo cáo của các nước ASEAN về PTBV trong khu vực tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002).

[08] Các tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000).

[09]. Chương trình nghị sự 21 của một số quốc gia (Trung Quốc, Philipin, Hàn

Page 24: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch …).

2. Tài liệu tiếng Việt

2.1. C¸c V¨n b¶n ph¸p quy

[01]. Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29L/CTN ngày 10 tháng 01 năm 1994,

[02]. Các luật liên quan (tài nguyên đất, khoáng sản, tài nguyên nước, rừng, thuỷ sản …).

[03]. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/05/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

[04]. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

[05]. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/08/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

[06]. Nghị quyết số 41/NQ-TU ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

[07]. Thông tư hướng dẫn số 01/2005/TT-BKH ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

[08]. Quyết định số 685/QĐ-BKH ngày 28/06/2004 của Bộ KH-ĐT v/v thành lập văn phòng PTBV .

[09]. Công văn số 3953/BKH-KHGDTN&MT ngày 14/06/2005 của Bộ KH&ĐT v/v xây dựng kế hoạch phát triển bền vững năm 2006 tại Việt Nam.

[10]. Quyết định số 1032/QĐ-TTg ngày 27/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v thành lập Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia.

2.2. Các báo cáo

[01]. GS. Lê Quý An, Nghiên cứu quan hệ giữa một số chỉ số liên quan đến phát triển, Hội nghị Khoa học về Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 14-15/12/2000.

[02]. Bài phát biểu của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Rio 1992 về PTBV.

[03]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư/ Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc; Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia nhằm hoà nhập môi trường vào quyết định đầu tư “ (2001-2005).

[04]. Bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002.

[05]. Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001-2010 đã được Đại hội Đảng khóa

Page 25: Chương trình Nghị sự 21 Quốc gia về Tài nguyên và Môi trường

IX thông qua.

[06]. Kế hoạch tổng thể PTBV và BVMT ngành công nghiệp đến năm 2010.

         [07]. Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Định hướng chiến lược PTBV (Chương trình Nghị sự 21).

[08]. Dự thảo văn kiện Đại hội X của Đảng

[09]. Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 ngành tài nguyên và môi trường.