chuyen de nam 3

33
Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách đất nước, chuyển đổi phát triển kinh tế đất nước theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn cầu hóa là xu thế lớn của thế kỷ XXI, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Tất cả các nước đều nỗ lực hội nhập với xu thế chung vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Các nước lớn, nhỏ các nước có nền kinh tế “khép kín” đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam cũng như các nước phát triển khác trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chủ trương, chính sách, kế hoạch hội nhập của mình vì đây là một xu thế tất yếu của đất nước. Ngày 7-11-2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 1 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Upload: huy-nguyen

Post on 27-Jan-2016

218 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

cd

TRANSCRIPT

Page 1: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang thực

hiện công cuộc đổi mới, cải cách đất nước, chuyển đổi phát triển kinh tế đất

nước theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng

xã hội chủ nghĩa. Toàn cầu hóa là xu thế lớn của thế kỷ XXI, có ảnh hưởng

mạnh mẽ tới các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế -

thương mại. Tất cả các nước đều nỗ lực hội nhập với xu thế chung vì sự tồn tại

và phát triển của chính mình. Các nước lớn, nhỏ các nước có nền kinh tế “khép

kín” đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, từng

bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam cũng như các

nước phát triển khác trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chủ trương, chính sách,

kế hoạch hội nhập của mình vì đây là một xu thế tất yếu của đất nước. Ngày 7-

11-2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về

việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách

thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại

lớn nhất toàn cầu.

Để nền kinh tế tồn tại và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, hầu hết các

nước đều tổ chức đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán, vì thị trường này

sẽ mang lại cho nền kinh tế một lượng vốn khổng lồ.

Phát triển thị trường chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động

nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp

phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toàn, mở rộng

phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của người đầu tư; từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh

và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Do đó em chọn đề tài “thị

trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập”.

2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

2.1 Mục tiêu tổng quát:

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 1 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 2: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

Tìm hiểu khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đưa ra

giải pháp và hướng phát triển tương lai. Nhằm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn

tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán.

Đưa ra một số giải pháp và hướng phát triển tương lai cho thị

trường.

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam. Do thời gian có hạn nên

em chỉ nghiên cứu thị trường chứng khoán từ năm 2005 đến năm 2007.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

Phương pháp tiến hành của chuyên đề là thu thập số liệu từ tạp chí, sách

báo, đặc biệt là từ Internet để mô tả, phân tích, đồng thời so sánh, đánh giá các

số liệu thu thập được dựa trên kiến thức các môn học: Marketing, Quản trị

Doanh Nghiệp, Thị trường tài chính, nghiệp vụ ngân hàng.

PHẦN NỘI DUNG

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 2 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 3: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

CHƯƠNG 1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1.1 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK

TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày

11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động thực hiện

phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng

trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM

có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới

phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của

nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư

cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do

ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng,

nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập

trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng

khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm

yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, và một số hoạt động khác như đấu

giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm

có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: Giám đốc và các Phó giám đốc và 8

phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám

sát giao dịch, Phòng Công nghệ tin học, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng

Hành chính Tổng hợp, Phòng Tài chính Kế toán và Ban quản lý Dự án).

Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó

khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các

văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập,

chồng chéo, chưa thống nhất...., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 3 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 4: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK

còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào

hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng

tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy

động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn

quá thấp...Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt

là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

(UBCKNN), qua hơn 6 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về

nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch

chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.

1.1.2 Một số hoạt động chủ yếu:

Hoạt động quản lý, điều hành thị trường:

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2006, TTGDCK TP.HCM đã tổ chức

thành công 1451 phiên giao dịch. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên

tục, thông suốt. Bên cạnh đó, Trung tâm luôn nghiên cứu các giải pháp, kiến

nghị Chính phủ và UBCKNN ban hành những chính sách, quy định kịp thời để

điều tiết thị trường cho phù hợp với xu hướng phát triển và tạo ra một môi

trường đầu tư thông thoáng, công bằng, đúng pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích

chính đáng của nhà đầu tư. Đó là việc điều chỉnh biên độ dao động giá để phù

hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường; tăng phiên giao dịch từ 3

phiên/tuần lên 5 phiên/tuần; áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như: Tăng từ

một đợt khớp lệnh lên 3 đợt trong một phiên giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch

tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), chia nhỏ lô giao dịch cổ phiếu từ 100CP

xuống còn 10 CP, giảm tỷ lệ ký quỹ tiền mua chứng khoán từ 100% xuống

70%; tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 30% và 49%

trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không giới

hạn đối với trái phiếu; thay đổi phương thức giao dịch trái phiếu, theo đó trái

phiếu chỉ được giao dịch theo phương thức thoả thuận, không quy định khối

lượng giao dịch, biên độ dao động giá, đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá và

nhiều chính sách giải pháp khác. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát giao dịch

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 4 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 5: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

của Trung tâm cũng được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và đề xuất

Thanh tra UBCKNN xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. 

Hoạt động quản lý niêm yết:

Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 loại cổ phiếu

(REE và SAM) và một vài lọai trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm. Tính đến ngày

31/12/2006, toàn bộ thị trường đã có 106 công ty, 2 quỹ đầu tư và 367 loại trái

phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 72.396.521 triệu đồng. Dự kiến

thời gian tới, số cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm được tăng lên rất nhiều do

Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, đưa cổ phiếu của 4 Ngân

hàng thương mại quốc doanh và 53 tập đoàn và tổng công ty lớn tham gia niêm

yết trên thị trường.

Nhìn chung, phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường

đều hoạt động kinh doanh có lãi. Đa số các công ty niêm yết đều thực hiện tốt

các nghĩa vụ công bố thông tin đúng theo quy định, duy trì được tiêu chuẩn

niêm yết và áp dụng điều lệ mẫu nhằm nâng cao quản trị công ty.

Hoạt động quản lý thành viên:

Qua hơn 6 năm hoạt động, số Công ty chứng khoán thành viên

TTGDCK TP.HCM không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng dịch

vụ. Từ lúc chỉ có 3 Công ty chứng khoán thành viên vào thời điểm đầu, đến

nay toàn thị trường đã có 21 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên

TTGDCK TP.HCM với tổng số vốn đăng ký là 2.600 tỷ đồng. Các Thành viên

của TTGDCK TP.HCM hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với

05 nghiệp vụ gồm: Môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát

hành, tư vấn đầu tư. Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư

mở tại các công ty chứng khoán thành viên tăng liên tục qua từng năm và cho

đến cuối năm 2006 đã có hơn 95.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mở tại

các công ty chứng khoán.

Hoạt động quản lý giao dịch:

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 5 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 6: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

Trước hết, phải nói rằng hoạt động quản lý giao dịch là một trong những

nghiệp vụ quan trọng của TTGDCK TP.HCM. Xác định được tầm quan trọng

đó, thời gian qua Trung tâm luôn nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp kỹ

thuật cũng như các quy chế, quy trình nhằm từng bước hoàn thiện và tạo điều

kiện thuân lợi để các nhà đầu tư tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường.

Từ thời điểm ban đầu Trung tâm chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh trong một

phiên giao dịch và mỗi tuần chỉ tổ chức 3 phiên giao dịch (Hai, Tư, Sáu) thì

nay Trung tâm đã tăng lên 3 đợt khớp lệnh trong một phiên và mỗi tuần thực

hiện 5 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, nếu như trước đây, trái phiếu được tổ

chức giao dịch thông qua 2 phương thức là khớp lệnh và thoả thuận, có quy

định biên độ giao động, đơn vị yết giá thì nay, căn cứ vào tình hình thị trường

và kinh nghiệm quốc tế, trái phiếu được giao dịch chỉ qua phương thức thoả

thuận, không quy định biên độ và đơn vị yết giá.

Tính đến 31/12/2006, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện được 1451 phiên

với một số kết quả cụ thể sau: Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 800 triệu

cổ phiếu với tổng giá trị 42.743 tỉ đồng; tổng khối lượng giao dịch trái phiếu

đạt 908 triệu trái phiếu với tổng giá trị 93.000 tỷ đồng. Trong năm 2006, tổng

khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 295 triệu chứng khóan

tương đương 26.620 tỷ đồng. Ngoài ra, TTGDCK TP.HCM đã thực hiện 94 đợt

đấu thầu trái phiếu chính phủ với tổng giá trị 17,950 tỷ đồng; Trung tâm cũng

đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu cho 120 doanh nghiệp nhà nước, tổng

số cổ phiếu bán được 338 triệu cổ phiếu thu về cho ngân sách nhà nước hơn

10.000 tỷ đồng.

Hoạt động công bố thông tin thị trường:

Hoạt động công bố thông tin thị trường chiếm vị trí khá quan trọng trong

việc xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch

nhằm tạo ra một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin,

dữ liệu cần thiết cho các nhà đầu tư. Nhận thức được điều đó, một mặt

TTGDCK TP.HCM tăng cường, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ

công bố thông tin của công ty niêm yết, mặt khác nâng cao chất lượng, nội

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 6 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 7: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

dung và đa dạng hoá các phương tiện công bố thông tin theo phương châm:

Đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận. Hiện nay các thông tin về hoạt động

chứng khoán và hoạt động của các tổ chức niêm yết được công bố thông tin

đúng theo quy định và qua nhiều phương tiện như: trang Web, bản tin Thị

trường Chứng khoán, màn hình điện tử đặt tại TTGDCK TP.HCM và các công

ty Chứng khoán thành viên, thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail

đăng ký, Fax và các ấn phẩm thường niên của Trung tâm.

TTGDCK TP. HCM đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ kể cả về

mặt công nghệ, quy trình, cán bộ và quy mô hoạt động. Trong quá trình phát

triển của mình, TTGDCK TP. HCM đã đóng góp nhất định cho sự phát triển

kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, cụ thể: là đóng góp tích cực cho công

cuộc cổ phần hóa thông qua việc tổ chức đấu giá thành công các doanh nghiệp

nhà nước; các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK TP. HCM ngày càng được

minh bạch, công khai, ngày càng phát triển hơn.

Đến nay, Trung tâm đã thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu cho 120

DNNN tổng số cổ phiếu bán được 338 triệu cổ phiếu và thu về cho ngân sách

nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng.1

1.2 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Sự ra đời của TTGDCK Hà Nội:

Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-

TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng

khoán Nhà nước. Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị

sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng,

kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của Trung tâm Giao

dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;

- Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;

1 http://www.vse.org.vn/

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 7 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 8: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu

ký chứng khoán;

- Thực hiện đăng ký chứng khoán.

Quá trình xây dựng mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội:

Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng

khoán Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp

thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển thị

trường chứng khoán Việt Nam.

Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát

triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ

phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau

2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC).

Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận

của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng

khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội

thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó,

Trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh

nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ

chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch.

Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập

trung phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

 Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể

hoá. Gần đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành

Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như

vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã

được thiết lập.

1.2.2 Một số hoạt động chủ yếu:

Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp :

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 8 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 9: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần,

đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần

Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty

cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số 126/2004/TT-BTC của

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP. Trong đó quy

định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên ngoài

tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng

cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để

thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua

TTGDCK.

Tổ chức đấu thầu trái phiếu :

TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu

chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa

phương, trái phiếu công trình …

Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao

dịch.

Hàng hoá giao dịch trên TTGDCK Hà Nội:

- Các loại chứng khoán của các công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 5 tỷ

đồng trở lên, chưa thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP. HCM, hoạt động kinh

doanh của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đông tối

thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp).

- Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương

Phương thức giao dịch áp dụng tại TTGDCKHN:

+ Phương thức giao dịch thoả thuận.

+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm.

Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động,

đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.2

 

2 Http://www.hastc.org.vn

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 9 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 10: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

CHƯƠNG 2

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU

KHI HỘI NHẬP

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam trước thềm hội

nhập

2.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm 2005 và đầu năm

2006.

Năm 2001 khi mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, TTCK đã

có sự phát triển “nóng” bỏng. Khi đó chỉ số Vn-Index đạt kỷ lục 571 điểm,

ngoài sức tưởng tượng của những chuyên gia kinh tế. Dường như ngay lập tức

sau đó, TTCK Việt Nam rơi vào đợt giảm giá cổ phiếu đến mức thê thảm, thị

trường trong trạng thái nguội lạnh, chỉ số Vn-Index giảm từ hơn 500 điểm

xuống chỉ còn dưới 200 điểm. Chỉ số VN-Index năm 2004 chỉ dao động ở mức

150 - 200 điểm.

Cuối năm 2005, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên TTCK đạt gần 9.400

tỷ đồng, quy mô bằng 1,2% GDP. Với thực trạng như vậy, các nhà hoạch định

chính sách đã đưa ra chỉ tiêu, năm 2006 đưa tổng giá trị cổ phiếu niêm yết,

đăng ký giao dịch trên TTCK đạt khoảng từ 2-3% GDP. Theo đánh giá của Ủy

ban chứng khoán Nhà nước thì năm 2005 quy mô thị trường giao dịch chứng

khoán tăng với tốc độ lớn nhất trong 5 năm qua, 64% so với năm 2004. Giá trị

thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch tăng gấp 1,6 lần,

tương đương 6,5% GDP năm 2005 (năm 2004 con số này là 3,9% GDP). Thế

nhưng, vào ngày 22/2/2006, tổng giá trị cổ phiếu niêm yết đã đạt 21.200 tỷ

đồng, gấp 2,26 lần năm trước và bằng 2,7% GDP.3

Trong năm 2006, chỉ số VN-Index đầu năm chỉ khoảng 300, đến tháng 6

vọt lên 640, tháng 7 tụt xuống 420, rồi tháng 12 lại vọt lên 810.

Sau 5 năm, kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí

Minh chính thức khai trương, TTCK đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến

cuối năm 2005, tổng giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch đạt

3 Nguồn Uỷ ban chứng khoán nhà nước

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 10 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 11: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

41.800 tỉ đồng. TTCK đã thu hút được sự tham gia của công chúng đầu tư

trong và ngoài nước với số lượng trên 29.000 tài khoản.

Sau 6 năm đi vào hoạt động, TTGDCK TP.HCM đã thu được những kết

quả rất đáng khích lệ. Về hàng hóa, trong 3 năm trở lại đây quy mô niêm yết

tăng lên đáng kể: năm 2004, khối lượng niêm yết tăng 79,3%, năm 2005 tăng

gần 170% và tính hết tháng 7-2006, đã có 44 loại cổ phiếu niêm yết, trị giá đạt

trên 7.600 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm khai trương, số loại cổ phiếu

niêm yết tăng 9 lần, khối lượng và trị giá niêm yết tăng 23 lần. Các doanh

nghiệp tham gia niêm yết bao gồm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài của nhiều ngành trọng điểm; hàng trăm loại trái phiếu

Chính phủ, doanh nghiệp, chính quyền địa phương với tổng trị giá niêm yết

55.000 tỷ đồng, tương đương 6,2% GDP.4

Bảng 1: Số lượng nhà đầu tư và giá trị giao dịch

Chỉ tiêu 2005 2006

Số lượng nhà đầu tư 31.300 100.000

Giá trị giao dịch mua (tỷ đồng) 3.000 17.000

Giá trị giao dịch bán (tỷ đồng) 2.900 9.500

( Nguồn Uỷ ban chứng khoán nhà nước )

Năm 2006, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường tăng hơn 3 lần so

với cuối năm 2005, đến hết năm 2006 có khoảng 100.000 tài khoản giao dịch

tại các công ty chứng khoán, tăng mạnh so với 31.300 tài khoản của năm 2005.

Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 25-

30%. Giá trị giao dịch chứng khoán (bao gồm cả trái phiếu) của nhà đầu tư

nước ngoài năm 2006 cũng tăng cao so với năm 2005. Cụ thể là giá trị giao

dịch mua năm 2006 khoảng 17.000 tỷ đồng tăng hơn 5,6 lần so với năm 2005,

giá trị giao dịch bán năm 2006 khoảng 9.500 tỷ đồng tăng hơn 3,2 lần so với

năm 2005. Nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua các Quỹ đầu tư

chứng khoán ngày càng phổ biến. Đến cuối năm 2006, có 23 Quỹ với quy mô

vốn đầu tư ước đạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài

khoản hoặc ủy thác đầu tư trên TTCK.4 Nguồn Trung tâm GDCK TPHCM

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 11 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 12: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

Năm 2006 có thể được coi là một năm bội thu của các CTCK, khi kết

quả doanh thu lợi nhuận đều tăng vượt bậc so với năm 2005. Bởi năm 2006 là

năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK, hầu hết các CTCK đều công

bố mức tăng trưởng lợi nhuận khổng lồ - một mức tăng trưởng mà không một

ngành nào có được (xem bảng) - trong đó, các vị trí dẫn đầu đều thuộc về các

CTCK cổ phần như SSI (tăng trưởng lợi nhuận 873%), DAS (556%), BVS

(411%)...

Bảng 2: Kết quả kinh doanh năm 2006 của một số công ty chứng

khoán:

ĐVT: Tỉ

đồng

CTCKDoanh thu Chênh

lệch

Lợi nhuận Chênh

lệch

Vốn điều lệ Chênh

lệch2005 2006 2005 2006 2005 2006

SSI 39,94 366,94 819% 25,35 246,64 873% 52 500 862%

DAS 8,50 42,57 401% 3,33 21,84 556% 50 135 170%

BVS 22,60 90,73 301% 10,02 51,18 411% 49 150 206%

BSC 69,05 200,54 190% 14,53 52,28 260% 100 200 100%

AGRISECO 259,40 594,24 129% 15,72 41,00 161% 150 150 0%

ACBS 45,33 112,95 149% 33,08 84,12 154% 100 250 150%

ICBS 52,10 102,87 97% 12,82 25,72 101% 111 111 0%

(Nguồn trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM )

2.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi hội nhập

2.2.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam cuối năm 2006 đầu năm

2007

Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Việt Nam lại sôi động và nóng

bỏng như những ngày giáp Tết Nguyên đán vừa rồi, đặc biệt là vài phiên đầu

tiên của năm mới Đinh Hợi. Thị trường sôi sục với các giao dịch mua bán của

các nhà đầu tư thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề, từ các nhà đầu tư chuyên

nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, các công chức nhà nước, các nhà doanh nghiệp

cho đến các bác nông dân, các cô cậu sinh viên và cả các bà nội trợ. Gần như

tất cả các cổ phiếu đều tăng giá, có những cổ phiếu tăng giá đến vài chục nghìn

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 12 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 13: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

đồng. Trên bảng giao dịch điện tử, màu xanh – màu tăng giá - sáng đồng loạt

một cách vô lý, khó hiểu ở gần như tất cả các cổ phiếu ở nhiều phiên liên tiếp.

Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với

những cam kết rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, đã tác động tích cực đến

tâm lý và sức mua của các nhà đầu tư, đưa giá trị vốn hóa toàn thị trường

tăng thêm 7.000 tỷ đồng chỉ trong 2 tuần qua sau khi gia nhập.

Liên tiếp những ngày sau WTO, sức mua của các nhà đầu tư gia tăng

mạnh mẽ, góp phần tạo nên nhiều cơn sốt giá cổ phiếu. Tổng giá trị vốn hóa

toàn thị trường trong 2 tuần qua đã tăng từ gần 57 tỷ đồng lên trên 64.000 tỷ

đồng. Giá trị khớp lệnh bình quân mỗi phiên trên 200 tỷ đồng.

Chỉ số VN-Index chỉ giảm 2 lần trong 10 phiên giao dịch gần nhất và

tăng tổng cộng 81,11 điểm để lên mức 598,22 điểm lúc đóng cửa ngày 21/11.

Điều này có nghĩa nếu một nhà đầu tư bỏ ra 1 tỷ đồng có thể nhận mức lãi bình

quân 156 triệu đồng trong 2 tuần.

Những tác động tích cực từ việc gia nhập WTO còn được thể hiện rõ

qua việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục tham gia các phiên đấu thầu cổ

phiếu và không ngần ngại bỏ ra những khoản đầu tư lớn.

Tính đến 31/12/2006 đã có 193 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch tại

các trung tâm giao dịch chứng khoán, trong đó sàn Tp.HCM cps 106 CP, 2

Chứng chỉ quỹ (CCQ và 376 trái phiếu (TP), sàn Hà Nội có 87 CP và 91 TP,

tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14

tỷ USD), chiếm 22,7% GDP năm 2006. Hoạt động của thị trường trái phiếu

cũng tăng trưởng khá tốt, hiện có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu

đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng,

bằng 7,7% GDP. Số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vào khoảng trên

100.000 tài khoản, trong đó nhà đầu tư nước ngoài có 1.700 tài khoản và hiện

nắm giữ khoảng 25% - 30% số lượng cổ phiếu các công ty niêm yết.5

Tính từ tháng 1/2007 cho đến nay, số lượng nhà đầu tư mới gia nhập thị

trường ngày càng nhiều hơn. Theo Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM,

hiện tại đã có hơn 150.000 tài khoản giao dịch chứng khoán, tăng thêm gần

5 Báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 13 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 14: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

50% so với cuối năm 2006. Số lượng nhà đầu tư đông thêm đã kéo theo lượng

cầu tăng mạnh, hơn nữa phần lớn lại chỉ tập trung vào các chứng khoán được

đánh giá cao khiến càng tạo thêm căng thẳng về cung cầu dù rằng vào cuối năm

2006 hàng hóa trên thị trường đã gia tăng đáng kể với hàng loạt các công ty

dồn dập lên sàn.

Bảng 3:Quy mô niêm yết thị trường.

Chỉ tiêu 2005 2006 3/2007

Tổng số Cty niêm yết 41 193 193

Giá trị niêm yết (triệu đồng) 41.800 221.156 371.000

Giá cổ phiếu (triệu USD ) 700 14.600 30.000

Trái phiếu (tỷ đồng) 55.000 70.000 70.000

Số lượng nhà đầu tư 31.500 100.000 158.000

Số lượng tài khoản giao dịch 31.000 100.000 150.000

Giá trị giao dịch BQ một phiên (tỷ đồng) 98,24 217,20 869

( Nguồn Uỷ ban chứng khoán nhà nước )

Tính đến đầu tháng 3/2007, TTCK Việt Nam có quy mô khá lớn, tổng

số vốn là 371 nghìn tỷ đồng tăng hơn 1,67 lần so với năm 2006 và hơn 8,8 lần

so với năm 2005. Chỉ số chứng khoán liên tục tăng; số lượng các công ty niêm

yết tăng nhanh từ 41 công ty vào cuối năm 2005 đến tháng 3/2007 đã  là 193

công ty ( tăng hơn 4,7 lần so với năm 2005 ). Số lượng các nhà đầu tư cũng

không ngừng tăng, đến nay đã có hơn 158 nghìn nhà đầu tư tăng gấp 5 lần so

với năm 2005 và 1,5 lần so với năm 2006. Giá trị giao dịch bình quân một

phiên là 869 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2006 và tăng hơn 8,8 lần

so với năm 2005.

Nhìn lại năm 2005, giá trị cổ phiếu lưu thông trên TTCK Việt Nam là

700 triệu USD, năm 2006 bất ngờ tăng lên hơn 20 lần, đạt 14,6 tỷ USD. Theo

dự tính của Uỷ ban chứng khoán  Việt Nam (SSC), năm 2007, giá trị cổ phiếu

lưu thông trên TTCK Việt Nam sẽ tăng lên 30 tỷ USD, và tới năm 2010 sẽ lên

đến 40 tỷ USD.

2. Cơ hội và thách thức

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 14 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 15: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

2.3.1 Cơ hội

Thứ nhất, trong môi trường bình đẳng và mở cửa, các doanh nghiệp có

nhu cầu tìm kiếm nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có nhiều cơ

hội lựa chọn, cả về loại hình thị trường và sản phẩm. Đây là nhân tố quan trọng

giúp cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là động lực buộc các tổ chức kinh

doanh chứng khoán và các định chế tài chính trong nước phải chuyên môn hoá

sâu hơn các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm và dịch vụ chứng khoán trước

sức ép sự cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nhà hoạch định chính sách

trên thị trường chứng khoán Việt nam trao đổi, hợp tác, cũng như hoạch định

chính sách phát triển thị trường theo những chuẩn mực quốc tế và thông lệ tốt

nhất, đồng thời đề ra những biện pháp phòng tránh rủi ro có hiệu quả. Cơ chế

quản lý được hoàn thiện dần theo hướng phù hợp với các thông lệ và các chuẩn

mực quốc tế. Ngành chứng khoán Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công

nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn,

có khả năng theo kịp nhu cầu phát triển thị trường chứng khoán trong và ngoài

nước.

2.3.2 Thách thức

Thứ nhất, vấn đề quản lý luồng lưu chuyển vốn được đánh giá là một

trong những nội dung rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Khi Việt Nam

chủ động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh quá trình tự do hoá và

hoà nhập với hệ thống tài chính – tiền tệ với các nước trong khu vực và trên thế

giới thì phản ứng dây chuyền là không thể tránh khỏi. Thị trường chứng khoán

là một trong những thị trường vốn luôn chứa đựng và tiềm ẩn những rủi ro.

Hiện nay mặc dù quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhỏ

bé, nhưng cũng đã cho thấy thị trường cũng rất dễ bị thao túng và mất ổn định.

Trong tương lai khi quy mô của thị trường lớn dần lên, và hội nhập với kinh tế

thế giới thì mức độ rủi ro hệ thống sẽ ngày càng nhiều.

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 15 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 16: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

Thứ hai, trong tiến trình hội nhập, đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam

cam kết đối xữ bình đẳng với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở cửa thị

trường vốn và các dịch vụ tài chính theo hướng thông thoáng nhưng vẫn đảm

bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống tài chính và thị trường vốn. Trước ngưỡng

cửa hội nhập, các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước sẽ vấp phải sự

cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài,

trong đó có các tập đoàn tài chính chứng khoán lớn với bề dày lịch sử hàng

trăm năm. Sự cạnh tranh này thể hiện ở mọi lĩnh vực, cả về loại hình và chất

lượng dịch vụ, quy mô, phạm vi và địa bàn hoạt động, uy tín và thương hiệu

kinh doanh.

Thứ ba, trình độ phát triển thấp của thị trường chứng khoán Việt Nam cả

về quy mô và trình độ quản lý cũng là nhân tố gây nhiều cản trở trong quá trình

hội nhập thị trường chứng khoán. Cụ thể là:

Quy mô của thị trường vẫn còn quá nhỏ bé, tính đến hết tháng 7 năm

2006, tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu mới chiếm khoảng 7,7% GDP

năm 2005.

Các doanh nghiệp niêm yết phần lớn không phải là doanh nghiệp lớn và

hoạt động trong các lĩnh vực hấp dẫn, đặc biệt là đối với nhà đầu tư nước

ngoài. Chất lượng minh bạch hoá và công bố thông tin chưa thực sự tốt và tạo

được niềm tin cho nhà đầu tư.

Chất lượng hoạt động quản lý, giám sát về chứng khoán và thị trường

chứng khoán chưa đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Hệ thống pháp lý chưa đồng

bộ, đầy đủ; các chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường

chưa thống nhất, chưa đa dạng.

Công chúng đầu tư chưa có sự hiểu biết một cách đầy đủ về thị trường

chứng khoán Việt Nam. Tham gia trên thị trường chứng khoán chủ yếu là các

nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp với những kiến

thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về pháp luật trong lĩnh vực chứng

khoán.

Mặt khác, hiểu biết về TTCK của nhà đầu tư còn hạn chế. Chủ yếu vẫn

là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp với những

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 16 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 17: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực

chứng khoán. Vì vậy, hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn và có các

chiến lược đầu tư dài hạn, chịu sự chi phối của tâm lý đầu tư theo kiểu "đám

đông" gây nên những bất ổn về giá trên thị trường.

Hệ thống pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, giữa các quy định

pháp luật về TTCK và với các văn bản liên quan, các chính sách khuyến khích

về thuế, phí và lệ phí cũng như quản lý ngoại hối chưa thực sự khuyến khích

các đối tượng tham gia thị trường. Công tác quản lý, giám sát về chứng khoán

và TTCK chưa đáp ứng đòi hỏi và tiến kịp với những sự thay đổi nhanh chóng

của thị trường.

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 17 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 18: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1 Một số giải pháp quan trọng

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính bao gồm: các tổ

chức tài chính và các thể chế thị trường phát triển đồng bộ; hệ thống luật pháp

rõ ràng, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư; các thể chế và thể lệ phù hợp với thông

lệ quốc tế; cơ chế khuyến khích các tổ chức và định chế tài chính; và hệ thống

thông tin tài chính cập nhật và đảm bảo tin cậy.

Thứ hai, quá trình hội nhập thị trường vốn phải đặt trong tổng thể quá

trình hội nhập cũng như quá trình cải cách thị trường tài chính, hệ thống tài

chính ngân hàng và cải cách nền kinh tế nói chung. Nếu thiếu sự gắn kết này

thị trường vốn khó lòng phát triển, khó lòng đủ sức chống đỡ các bất ổn từ bên

ngoài.

Thứ ba, có lộ trình hội nhập phù hợp:

- Áp dụng các chuẩn mực khu vực và quốc tế và thị trường trong nước.

- Hợp tác song phương.

- Liên kết khu vực trong từng vấn đề cụ thể trước khi có liên kết toàn

diện.

Luật Chứng khoán được kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XI thông

qua và vừa được Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Luật sẽ có hiệu lực từ

1/1/2007 và là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng

khoán (TTCK). Luật này đã quán triệt được tinh thần đổi mới, kế thừa được ưu

điểm, tích cực của các chính sách cũ; khắc phục được những bất cập của hệ

thống pháp luật về chứng khoán và TTCK. Luật Chứng khoán sẽ tạo cơ sở cho

TTCK phát triển nhanh, ổn định. Mặt khác, Luật cũng nhằm tạo điều kiện cho

TTCK của chúng ta có khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế...

Trong năm 2007, TTGDCK TP.HCM tiếp tục cải thiện và nâng cấp lên

thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam với quy mô hiện đại cùng với các

quy chế giao dịch thuận tiện, linh hoạt nhằm tạo những điều kiện thuận lợi hơn

cho các nhà đầu tư. Cùng với những gì chúng ta đang có là hàng hóa, cung cấp

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 18 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 19: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

dịch vụ và khung pháp lý ổn định, tôi cho rằng TTCK sẽ tiếp tục có những

bước phát triển hơn nữa.

  Theo ông Vũ Bằng: “Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh áp dụng một số

giải pháp quan trọng để phát triển TTCK Việt Nam như: hoàn thiện khung

pháp lý, thể chế, chính sách; nâng cao số lượng, chất lượng cung–cầu trên

TTCK; quản lý chặt chẽ thị trường chứng khoán tự do; nâng cao năng lực của

các tổ chức trung gian; tăng cường giám sát TTCK, tự động hóa toàn bộ các

hoạt động giao dịch, thanh toán, công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế."

3.2 Hướng phát triển trong tương lai

Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán 2006-2010

Quãng thời gian từ 2006 đến 2010 được UBCKNN dự kiến chia thành 2

giai đoạn. Giai đoạn I (2006-2008) có mục tiêu chính là mở rộng quy mô và

nâng cao năng lực hoạt động của TTCK. Giai đoạn II (2009-2010) có mục tiêu

là tăng cường hiệu quả và tính cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với các

TTCK khu vực.

- Phát triển cơ sở hạ tâng công nghệ thông tin:Hệ thống giao dịch, đăng

ký lưu ký, quản lý giám sát.

- Lộ trình hội nhập thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2006-2010

+ Ký kết các biên bản ghi nhớ về hợp tác ở cấp cơ quan quản lý thị

trường vốn;

+ Ký kết các hiệp định song phương cấp nhà nước trong lĩnh vực thị

trường vốn;

+ Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý và đào tạo nguồn

nhân lực trong khuôn khổ hội nhập WTO;

+ Mở cửa dần từng loại hình dịch vụ theo các cam kết hội nhập thị

trường vốn trong khuôn khổ WTO.

Nhằm thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt

nam từ nay đến năm 2010 đã được Chính phủ thông qua, trong thời gian tới,

TTGDCK TP.HCM sẽ tập trung thực hiện một số nội dung quan trong sau đây:

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 19 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 20: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đã

được hoạch định, đặc biệt là nâng TTGDCK TP.HCM lên Sở giao dịch;

- Nghiên cứu phát triển mạnh thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu

chính phủ;

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống giao dịch, giám

sát, công bố thông tin, đăng ký - lưu ký - thanh toán bù trừ ở mức độ tự động

hoá. Kết nối mạng hệ thống diện rộng giữa TTGDCK TP.HCM với các Công

ty Chứng khoán;

- Không ngừng nâng cao năng lực vận hành, quản lý và giám sát thị

trường;

- Nghiên cứu phát triển các định chế tài chính trung gian cho thị trường,

các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 20 SVTH: Nguyễn Hoàng Một

Page 21: chuyen de nam 3

Thị trường chứng khoán Việt Nam trên con đường hội nhập

PHẦN KẾT LUẬN

Với tốc độ phát triển thị trường cao gấp 20 lần cuối năm 2005 đã từng

bước khẳng định kênh dẫn vốn dài hạn qua TTCK, đồng thời tạo đà cho sự phát

triển của thị trường chứng khoán trong năm 2007 và những năm tiếp theo.

Đảng và Chính phủ đã có chủ trương đổi mới, thực hiện cải cách kinh tế, tham

gia hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa nền kinh tế trong đó có mở cửa thị trường

tài chính, thị trường chứng khoán, đi kèm theo đó là các cơ chế chính sách

cũng được sửa đổi cho phù hợp. Hoạt động của thị trường chứng khoán đã đi

vào thế tăng trưởng, đồng thời đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm thực

tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của thị trường chứng

khoán còn gặp những khó khăn nhất định, quy mô thị trường còn nhỏ, tính ổn

định và bền vững của thị trường chưa cao, trong khi đó quá trình hội nhập cũng

đặt ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động thị trường. Để được những

mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, trong năm 2007, ngành

tài chính nói chung, cũng như ngành chứng khoán nói riêng phải có bước phát

triển mạnh hơn nữa, cần tiếp tục hoàn thiện và mở rộng hoạt động thị trường

chứng khoán để thị trường chứng khoán trở thành một kênh dẫn vốn ngày càng

quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

GVHD: Phan Thị Ánh Nguyệt 21 SVTH: Nguyễn Hoàng Một