chuyỂn dỊch cƠ cẤu lao ĐỘng theo ngÀnh Ở thÁi …hcma.vn/uploads/2014/4/4/tom tat tv-...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHÍ THỊ HẰNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 05 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

18 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHÍ THỊ HẰNG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở THÁI BÌNH

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành : Kinh tế phát triểnMã số : 62 31 05 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠIHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thơm PGS. TS Nguyễn Thị Hường

Phản biện 1: ………………………………….

………………………………….

Phản biện 2: ………………………………….

………………………………….

Phản biện 3: ………………………………….

………………………………….

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,họp tại…………………………………………………………….

Vào hồi ….. giờ….., ngày…… tháng…... năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư việnHọc viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tàiChuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển dịch

cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) được coi là một trong những

nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), nó vừalà kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa (CNH, HĐH) và góp phần cân đối lại cung - cầu trên TTLĐ... Chuyển dịchCCLĐ không chỉ tuân theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát

triển bền vững, ổn định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.

Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình tương đốibằng phẳng, thuận lợi cho phát triển KT - XH, nhất là trong phát triển kinh tế biển.Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2001, ngànhNông, lâm, thuỷ sản (N, L, TS) đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh, thì đến năm 2012giảm xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) có xuhướng tăng, năm 2001, ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 tăng lênkhoảng 34,0%; ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012[10, tr. 41], [13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐtheo ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao đ ộngnông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ lao độngnông nghiệp (LĐNN) chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, thì đến năm 2012giảm xuống còn 58,3%; lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm2012 chiếm khoảng 25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012tăng lên khoảng 16% [11, tr. 19], [13, tr. 29].

Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy nhanhhay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá trìn h chuyểndịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnhchuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợpgiữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địaphương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình là đến năm 2020 cơ bảntrở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xâydựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành của Tỉnh phải chuyển dịchnhư thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòihỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?

2

Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệthống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp độđịa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịchCCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên ngànhkinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án2.1. Mục tiêu nghiên cứuĐánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong thời

gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành tạiđịa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu- Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh.- Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở

lý luận đã xây dựng.- Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành của tỉnh

Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế.- Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành phù hợp

với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện mục tiêu cơbản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghi ên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở tỉnhThái Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ởtỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không nghiên cứuchuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.

- Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên cứunhững lao động tự do, lao động theo mùa vụ.. . ở Tỉnh.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận án đặtra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:

3

- Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác -Lênin.

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có tính pháplý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về nguồn lực lao động

(NLLĐ), chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải

pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án- Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở

địa bàn cấp tỉnh.- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở

tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở Tỉnh.- Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh

Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Luận án đã khái quát những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài

nước bao gồm các công trình sách, bài nghiên cứu, đề tài khoa học được sắp xếp theotrình tự thời gian. Khái quát lại, có ba hướng nghiên cứu chính:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung

Theo hướng này, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận vấn đề CCLĐ, chuyển dịch

CCLĐ ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và một số tỉnh trong quá trình

4

CNH, HĐH. Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địaphương, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý

nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ

Nghiên cứu của các tác giả chủ yếu phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐtheo ngành ở phạm vi vùng ĐBSH hoặc cả nước; dự báo số lao động cần chuyển rakhỏi khu vực nông nghiệp... Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩyquá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở nước ta, chuyển LĐNN sang phi nôngnghiệp, lao động từ khu vực có thu nhập thấp sang khu vực có thu nhập cao hơn...

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhở phạm vi cấp tỉnh

Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu ở trong và ngoài nước,nghiên cứu một cách bài bản, có hệ thống về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở cấp độđịa phương. Một số công trình (nếu có) mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu chuyển dịchCCLĐ theo ngành xét về quy mô, còn xét về chất lượng vẫn còn thiếu vắng.

1.2. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI , VẤN ĐỀ ĐẶT

RA VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận ánThứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về chuyển dịch CCLĐ theo ngành

như: khái niệm CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ theo ngành, chỉ tiêu vàcác nhân tố tác động đến chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH nôngnghiệp, nông thôn, vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCLĐ nông

nghiệp, nông thôn…Thứ hai, khái quát đặc điểm, tình hình chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở các quốc

gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để chuyển dịch CCLĐ nông thôn gắn với

quá trình CNH, HĐH, với xu hướng chuyển dịch CCKT và khả năng ứng dụng tiến bộ

khoa học - công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động (NSLĐ).Thứ ba, phân tích chất lượng chuyển dịch CCLĐ ở nước ta dựa trên chỉ tiêu

NSLĐ và hệ số co giãn việc làm. Đồng thời chỉ ra những thách thức đang cản trở quá

trình chuyển dịch CCLĐ, trong đó có chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Thứ tư , phân tích, làm rõ thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một sốtỉnh của nước ta như Bắc Ninh, Đà Nẵng, Ninh Bình, Hà Nam, Phú Thọ… Từ đó, chỉ

5

ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã cản trở quá trìnhchuyển dịch CCLĐ theo ngành ở các địa phương này.

Thứ năm, một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theongành ở một số tỉnh của nước ta bao gồm: hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đếnchuyển dịch CCLĐ, CCKT gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập; nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; phát triển các lĩnh vực, ngành nghề và công nghệ sử dụng nhiềulao động kết hợp với với nâng cao NSLĐ ở nông thôn; tăng cường xuất khẩu lao động;thực hiện tốt công tác dân số và di dân.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách

toàn diện, đầy đủ về chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét trên cả hai

phương diện quy mô và chất lượng. Cũng chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng

một cách có hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cả về quy mô và chất lượng của chuyển

dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành.

- Về mặt thực tiễn: Có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu và phân tích,

đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành trên cả góc độ quy

mô/tỷ trọng và chất lượng ở phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương. Riêng ở

tỉnh Thái Bình, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng

chuyển dịch CCLĐ theo ngành và đề xuất định hướng cũng như các giải pháp thực

hiện chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh đến năm 2015 và 2020. Chính vì vậy, tác

giả luận án mới lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế.

1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án

- Về cách tiếp cận: luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành trong mối

quan hệ với cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình dưới hai góc độ: (i) chuyển dịchCCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quy mô; (ii) chuyển dịch CCLĐ theo ngànhvà nội bộ ngành xét về chất lượng.

- Về mặt lý luận: Luận án xây dựng cơ sở lý thuyết về chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở địa bàn cấp tỉnh. Cụ thể , luận án sẽ làm rõ: (i) Khái niệm chuyển dịch CCLĐtheo ngành và các xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Nội dung củachuyển dịch CCLĐ theo ngành và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo

ngành; (iii) Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo

ngành ở địa bàn cấp tỉnh.

6

- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theongành của ba địa phương có hoàn cảnh tương đồng với tỉnh Thái Bình để từ đó rút ra

các bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình; (ii) Luận án sẽ phân

tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét cả về quymô và chất lượng ở tỉnh Thái Bình trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2; (iii)Luận án sẽ dự báo nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, nhu cầu lao động các ngành

kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020; (iv) Trên cơ sở phân tích, đánh

giá thực trạng và dự báo nhu cầu lao động các ngành kinh tế của Tỉnh đến năm 2020,luận án sẽ đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ởtỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤULAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ XU HƯỚ NG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO

ĐỘNG THEO NGÀNH

2.1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

2.1.1.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành

Từ quan niệm chung về CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ, tác giả luận án đưa ra kháiniệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành như sau: Chuyển dịch cơ cấu lao động theongành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng lao động vào các ngành khác nhau,diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định.

Thực chất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế

theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó vừa diễn

ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế vừa diễn ra trong phạm vi của từng nhóm ngành, nội

bộ mỗi ngành. CCLĐ theo ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng và chất lượng

lao động trong nội bộ ngành đó.

2.1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhThứ nhất, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về quy

mô hay tỷ trọng trong các ngành. Theo đó, quá trình này là sự thay đổi quy mô, tỷtrọng lao động trong các ngành kinh tế để đảm bảo CCLĐ phù hợp với CCKT trong

7

từng thời kỳ phát triển, xoá bỏ khoảng cách giữa CCLĐ còn lạc hậu với CCKT đangphát triển theo hướng CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành hiện naylà quá trình chuyển dịch CCLĐ từ ngành N, L, TS sang ngành CN - XD và thương mại- dịch vụ (TM - DV).

Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành xét về chấtlượng. Theo đó, quá trình này đòi hỏi xem xét trên các mặt: (i) Chuyển dịch CCLĐtheo ngành có làm cho trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) của người lao động tănglên hay không; (ii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành có đưa đến một CCLĐ theo ngànhngày càng phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế; (iii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành cómang đến NSLĐ các ngành ngày một tăng lên ; (iv) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành cóđem lại thu nhập cao hơn cho người lao động.

2.1.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhMột là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với xu hướng chuyển dịch

CCKT ngành. Đây là xu hướng chuyển dịch CCLĐ quan trọng nhất, là tất yếu kháchquan của hầu hết tất cả các nước trên thế giới trong quá trình CNH, HĐH, được chiathành hai giai đoạn: (i) Giai đoạn đầu, LĐNN từ chỗ chỉ tập trung vào việc độc canhcây lúa là chính, chuyển sang sản xuất thâm canh, tăng vụ; (ii) Giai đoạn tiếp theo, khilao động trong nông nghiệp đã có sự dư thừa thì các ngành sản xuất phi nông nghiệpnhư công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… sẽ được đầu tư phát triển mạnh đểthu hút LĐNN, tạo nên sự chuyển dịch lao động theo hướng từ cơ cấu thuần nông sangCCLĐ nông, công nghiệp, dịch vụ.

Hai là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với sự thay đổi cơ cấuCMKT. Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn lao động.Căn cứ vào mức độ lành nghề của người lao động, xu hướng chuyển dịch CCLĐ nàydiễn ra theo hai giai đoạn: (i) Ở giai đoạn thấp, sự chuyển dịch chủ yếu theo hướng tăngdần tỷ trọng lao động có trình độ thấp và giảm tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo, bồidưỡng; (ii) Ở giai đoạn cao, tăng tỷ trọng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, nghệnhân, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… và giảm tỷ

trọng lao động có trình độ thấp.

Ba là, Xu hướng chuyển dịch CCLĐ trong nội bộ ngành từ khu vực có thu nhập

thấp đến khu vực có thu nhập cao hơn. Cụ thể: (i) Trong công nghiệp: từ khu vực công

nghiệp truyền thống, chế biến sang khu vực công nghiệp công nghệ cao; CCLĐ thayđổi theo hướng chuyển từ ngành sản xuất các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sang

ngành sản xuất sản phẩm chứa hàm lượng cao về vốn và khoa học - công nghệ (KH -

8

CN). (ii) Trong nông nghiệp: lao động từ ngành trồng trọt giảm xuống, chuyển sangcác ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và làm tỷ trọng các ngành này tăng lên; lao

động từ ngành nông nghiệp chuyển sang ngành nuôi trồng thủy sản… (iii) Trong dịch

vụ: lao động trong các ngành dịch vụ giản đơn, có giá trị gia tăng thấp giảm và laođộng dịch chuyển sang các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức, công nghệ, chấtlượng cao, làm tỷ trọng lao động của các ngành này tăng lên…

2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂNDỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH

2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Trên cơ sở phân tích nội dung và xu hướng của chuyển dịch CCLĐ theo ngành ởtrên, tác giả luận án đề xuất hai nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngànhnhư sau:

Thứ nhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngà nhxét về quy mô, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (2) Tỷ lệchuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xétvề chất lượng, gồm 5 chỉ tiêu: (1) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét vềtrình độ (học vấn phổ thông và CMKT); (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theongành và chuyển dịch CCKT ngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập haysự chênh lệch thu nhập giữa các ngành, các khu vực; (4) Tương quan giữa GDP bìnhquân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; và (5) Sự di chuyển lao động trong cácngành gắn với sự thay đổi NSLĐ của ngành.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngànhxét ở địa bàn cấp tỉnh

Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhântố chính:

Một là, Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành , gồm: chiếnlược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính sáchthúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

Hai là, Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của địa phương .Ba là, Các nguồn lực đầu vào như: nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn lực

vốn đầu tư; nguồn lực lao động; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.

9

Bốn là, Các nhân tố khác như di chuyển lao động trong nước và quốc tế; tốc độtăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát triển của thị trường hàng hóa,dịch vụ đầu ra…

2.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở MỘT

SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH THÁI BÌNH

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở một số địa

phương có điều kiện tương đồng với Thái Bình:

2.3.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Nam

Luận án đã chỉ ra những thành công trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnhHà Nam là do Tỉnh đã thực hiện nhóm các giải pháp gắn với các quan điểm chuyểndịch CCLĐ, cụ thể là: (1) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cung lao động, thôngqua việc xây dựng, thực hiện có hiệu quả chương trình kế hoạch hóa gia đình, có c ácchính sách di chuyển lao động để phân bố một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn laođộng, chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực… (2) Nhóm giải pháp tăng cầulao động, thông qua thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH); tạo việc làm

ổn định cho người lao động; hoàn thiện và phát triển thị trường lao động (TTLĐ); pháttriển KH - CN và các lĩnh vực khác…

2.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Vĩnh Phúc

Luận án phân tích những thành tựu trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh

Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2000 - 2010 là do Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp: Đẩy

mạnh chuyển dịch CCKT gắn liền với chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng

CNH, HĐH; Phát triển các hình thức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm (GQVL)

cho lao động, nhất là cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông

nghiệp; Ban hành, tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách GQVL, quy hoạch phát

triển các ngành kinh tế, gắn với tạo việc làm và chuyển dịch CCLĐ theo ngành.

2.3.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Ninh Bình

Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ cho phù hợp với

CCKT và đã đạt được những thành công nhất định. Tỉnh đã thực hiện các giải pháp thúc

đẩy chuyển dịch CCLĐ, cụ thể là: Nhóm giải pháp nhằm hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;

Nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, tạo điều kiện chuyển dịch CCLĐ; và

Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Tỉnh đã chú trọng vào công

tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản l ý doanh nghiệp; Đào tạo đội ngũ

10

cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ; Mở rộng hệ thống, loại hình đào tạo

nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề…

2.3.4. Một số bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho tỉnh Thái Bình

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số địa phương có điều kiện tương đồngvới tỉnh Thái Bình, luận án đã rút ra một số bài học cho chuyển dịch CCLĐ theo ngànhở tỉnh Thái Bình như sau:

Thứ nhất, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngànhgắn với GQVL để tạo nhu cầu cho chuyển dịch CCLĐ theo ngành trên địa bàn Tỉnh.

Thứ hai, Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo (trong đó chú trọng đào tạo nghề)phải đồng thời với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH.

Thứ ba, Mở rộng liên kết, đầu tư trong và ngoài nước vào nông nghiệp, nôngthôn, các khu công nghiệp.

Thứ tư, Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao

động và chuyển dịch CCLĐ theo ngành, phù hợp với đặc điểm tự nhiê n, KT - XH củađịa phương.

Thứ năm, Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trong chuyển dịch CCLĐ

theo ngành.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH

3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO

NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1.1. Thuận lợi đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

Luận án đã lựa chọn, phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có ảnhhưởng nhiều đến quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình, cụ thể là:

- Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưở ng HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tếvới các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực:nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn; mỏkhí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m 3 khí phục vụ cho

11

sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…, trong lòng đất còn có than nâu,thuộc bể than nâu vùng ĐBSH, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn).

- Thuận lợi từ điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hộiThời gian gần đây, Tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng và PTKT khá tốt, chuyển dịch

CCKT đã có nhiều bước chuyển biến. Một số ngành nghề và làng nghề thủ công truyềnthống ở Tỉnh đã tồn tại và phát triển hàng t răm năm nay như làng nghề đúc đồng, chạmbạc Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, dệt vải Phương La, dệt đũi Nam Cao.. . Kết cấu hạtầng ở Thái Bình khá phát triển. Thêm vào đó, Thái Bình lại có dân số và nguồn lực laođộng khá dồi dào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH của Tỉnh.

3.1.2. Khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái BìnhMột là, Thái Bình là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, kinh tế phát triển chưa

vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa ra khỏi danh sách những tỉnhnghèo của cả nước.

Hai là, Định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT chưa được thực hiệnhiệu quả, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứXVIII đề ra.

Ba là, Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Đây là mộttrong những khó khăn khiến tốc độ cũng như chất lượng chuyển dịch CCLĐ theongành ở tỉnh Thái Bình thời gian qua chậm, cản trở quá trình tăng trưởng và phát triểnkinh tế (PTKT) ở Tỉnh.

3.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH TỪNĂM 2001 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.2.1.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và nội bộ ngành ởtỉnh Thái Bình xét về quy mô

3.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành kinh tế ở tỉnh Thái Bình

Năm 2005, tổng số lao động của tỉnh là 945,9 nghìn người, tăng 0,66% so vớinăm 2001(939,7 nghìn người). Trong khi đó, n ăm 2010, tổng số lao động của tỉnh là

1.005,5 nghìn người, tăng 6,3% so với năm 2005 và đến năm 2012 là 1012,0 nghìn

người. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành cụ thể như sau:

- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong 3 nhóm ngành: Lao động trong khối ngành N,L, TS đã giảm từ 75,12% tổng lao động của Tỉnh năm 2001 xuống còn 60,76% năm 2010

và đến năm 2012 còn 58,34%. Số lao động làm việc trong các ngành CN - XD và TM -

12

DV tăng lên, cụ thể: năm 2001, ngành CN - XD là 12,97%, ngành TM - DV là 11,91% thìđến năm 2010, tỷ lệ này lần lượt là 24,12%; 15,13% và năm 2012 là 25,40%; 16,26%.

Thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành kinh tếtỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: nghìn người

So sánh (%)Chỉ tiêu 2001 2005 2007 2009 2010 2011 2012

2005/2001 2010/2005

Tổng số LĐ 939,7 945,9 994,1 949,8 1.005,5 1.010,1 1.012,0 + 0,66 + 6,30

Tỷ trọng (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

LĐ N,L,TS 705,9 629,7 640,2 601,4 610,9 600,0 590,4 - 10,79 - 2,99Tỷ trọng (%) 75,12 66,56 64,40 63,32 60,76 59,40 58,34 -8,56 -5,80LĐ CN - XD 121,9 190,0 209,3 203,6 242,5 252,1 257,1 + 55,87 + 27,63Tỷ trọng (%) 12,97 20,09 21,05 21,44 24,12 24,96 25,40 + 7,12 + 4,03LĐ TM-DV 111,9 126,2 144,6 144,8 152,1 158,0 164,5 + 12,87 + 20,43Tỷ trọng (%) 11,91 13,35 14,55 15,25 15,12 15,64 16,26 + 1,44 + 1,77

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007, 2011, 2012 và tính toán của tác giả.

- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành:+ Trong nội bộ ngành N, L, TS: từ chỗ năm 2001, LĐNN chiếm trên 99,5% tổng

số lao động N, L, TS của Tỉnh đã giảm xuống còn khoảng 95% năm 2010 và 2012; laođộng lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê của Tỉnh giaiđoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là 0,44%; lao động thủysản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm 2001 đã tăng lên 4,28% năm2010, năm 2012 giảm xuống còn 3,63%.

+ Trong nội bộ ngành CN - XD: năm 2001, lao động ngành công nghiệp chế biến,chế tạo là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% trong tổng số lao động CN - XD, thìđến năm 2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìnngười, tương đương với 77,35%; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện…,cung cấp nước và quản lý và xử lý rác thải, năm 2001, chiếm 0,82% và 0,08% thì đếnnăm 2012 tăng lên là 1,03% và 0,4%; lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001 là24,06% thì năm 2010 và năm 2012 là 20,45% và 20,63%.

+ Trong nội bộ ngành TM - DV: phần lớn lao động trong ngành đều tăng lên (cảtuyệt đối và tương đối), nhất là các ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ chỗ năm 2001là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010 và 13,85 nghìn người năm 2012,tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng từ

13

0,63% năm 2001 lên 1,27% năm 2012; tương tự ngành Khoa học và công nghệ tăng từ0,09% lên 0,95% nghìn người; Làm thuê giúp việc gia đình tăng từ 1, 25% lên 5,06%người; Vận tải kho bãi tăng từ 5,9% lên 7,3% trong cùng giai đoạn. Một số ngành tăngít như ngành Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, có một số ngànhgiảm nhẹ như ngành Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác.

3.2.1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái BìnhSử dụng phương pháp Vector, tính hệ số Cos , ta lượng hóa được mức độ

chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 như sau:

Bảng 3.2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnhThái Bình giai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: %

Năm 01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07 07 - 08 08- 09 09 -10 10-11 11-12

n 1,7133 1,7140 1,7140 1,7135 1,7144 1,7143 1,7145 1,7145 1,7129 1,7142 1,7144

Giai đoạn từ năm 2001 - 2002 đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐtheo ngành của Tỉnh biến động ít, điều này chứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao độngtrong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh không nhiều; giai đoạn 2009 - 2010, tỷ lệchuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh tế ở mức thấp nhất, là 1,7129% (do LLLĐgiảm đột biến từ 997,7 nghìn lao động năm 2008 xuống còn 949,8 nghìn lao động năm2009, giảm 44,9 nghìn lao động ). Tuy vậy, xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012,lao động giữa các ngành luôn có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành N, L, TSsang các ngành CN - XD, TM - DV.

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bìnhxét về chất lượng

3.2.2.1. Động thái biến đổi về trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹthuật của lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình

- Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao độngtỉnh Thái Bình

Giai đoạn 2002 - 2011, có sự chuyển dịch đáng kể về đào tạo học vấn phổ thôngở Thái Bình: số lao động chưa biết chữ ở Tỉnh giảm đáng kể, giảm gần 1/3, từ 0,9%xuống còn 0,31%; số lao động đến tốt nghiệp tiểu học giảm một nửa, từ khoảng 24%xuống còn 12%; số lao động tốt nghiệp THCS tăng từ khoảng 60% lên gần 67% và tốtnghiệp THPT từ 15% lên gần 22%. Điều này cho thấy trình độ văn hóa của người laođộng ngày càng được nâng cao, để từ đó họ có cơ hội tiếp cận, nâng cao trình độCMKT, nhằm GQVL và chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả.

14

Về trình độ CMKT: tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT ở Tỉnh giảm đáng kể, từchỗ chiếm 76,08% trong LLLĐ ở Tỉnh năm 2002 đã giảm xuống còn 70,05% năm 2005và chỉ còn 62,38% (2011); tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp/ học nghề từ 16,96% năm2002 đã tăng lên 19,37% năm 2005 và 21,64% (2011); tỷ lệ lao động từ trung cấp, caođẳng nghề trở lên từ 6,95% năm 2002 đã tăng lên 10,57% năm 2005 và 15,98% (2011).

- Trình độ học vấn phổ thông và chuyên môn kỹ thuật của của lực lượng lao độngtrong nội bộ ngành ở tỉnh Thái Bình

+ Chuyển dịch trong khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: số lao động N, L, TSchưa qua đào tạo, không có bằng, chứng chỉ của Tỉnh giảm chậm, năm 2005 chiếm97,59% nhưng đến 2011 chỉ giảm còn 96,34%; số lao động có trình độ sơ cấp, CNKTtăng khá từ 0,85% lên 1,5% năm 2011; còn lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệptrở lên tăng chậm từ 1,56% năm 2005 lên 2,16% năm 2011. Thực trạng CMKT của laođộng N, L, TS giai đoạn vừa qua ở Tỉnh chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo hoặc đàotạo ngắn hạn dưới 3 tháng (chiếm tới 96-97%), đã cản trở rất lớn quá trình chuyển dịchCCLĐ từ ngành nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp.

+ Chuyển dịch trong khối ngành CN - XD: số lao động chưa qua đào tạo đến trìnhđộ dưới trung cấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2001 là gần 78% thì đến năm 2005 là gần76,5% và năm 2010 vẫn là 69,5% và 2011 là 68,3%. Theo cơ cấu trình độ đào tạo từtrung cấp trở lên, nếu như giai đoạn 2001 - 2005, lao động có trình độ trung cấp chiếmtừ 75- 80% thì đến năm 2010 - 2011 số lao động này chiếm khoảng 69,5%; trình độcao đẳng năm 2001 là 21,68%, đến năm 2005 giảm xuống còn 19,2%, nhưng năm2010 - 2011 đã tăng lên khoảng 22,5% và trình độ đại học trở lên tăng khá, năm 2001mới đạt 2,63% thì đến 2010 - 2011 đạt trên 7,5%, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá thấpso với mặt bằng chung của vùng cũng như cả nước.

+ Chuyển dịch trong khối ngành TM - DV: trình độ CMKT của lao động TM - DVtỉnh Thái Bình có chuyển biến đáng kể, nếu như năm 2005 số lao động chưa qua đào tạođến sơ cấp nghề chiếm 68,2% thì năm 2011 giảm đáng kể còn 54,61%; lao động có trìnhđộ trung cấp nghề trở lên tăng khá, từ 31,8% lên 45,39% trong cùng giai đoạn (tăngkhoảng 13,6%). Tỷ lệ lao động cao đẳng nghề tăng mạnh nhất, đạt 2,3 lần, từ 1,23% lên2,83%; còn lại tăng từ 1,3 - 1,6 lần, cụ thể trung cấp nghề tăng từ 5,33% lên 7,1%,TCCN từ 7,23% lên 11,89%; Cao đẳng, Đại học trở lên từ 18,01% lên 23,57%.

3.2.2.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái Bình

Ở tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2001 - 2012, tỷ trọng GDP ngành N, L, TS của Tỉnhgiảm 25,4% (bình quân mỗi năm giảm gần 2,2%), ngành CN - XD tăng 18,7% (bình quân

15

tăng gần 1,7%/năm), ngành TM - DV tăng 5,27% (bình quân tăng gần 0,5%/năm). Trongkhi đó, tỷ trọng lao động ngành N, L, TS hàng năm giảm 1,68%, tỷ trọng lao động ngànhCN - XD tăng 1,04%, ngành TM - DV tăng 0,37%. Cũng trong giai đoạn này, chuyểndịch GDP ngành N, L, TS và lao động N, L, TS là cùng chiều, mức độ chuyển dịch GDPngành N, L, TS giảm mạnh, trong khi lao động N, L, TS giảm chậm hơn. Chuyển dịchGDP ngành CN - XD tăng khá nhanh, trong khi lao động ngành CN - XD tăng nhưng cóchiều hướng chậm hơn mức độ tăng GDP của ngành. Ngành TM - DV có xu hướng tăngđồng đều cả ở tỷ trọng ngành trong GDP lẫn lao động của ngành. Từ những phân tích ởtrên có thể thấy rõ, tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thời gian vừaqua chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch các ngành trong GDP, làm cho số lao động dịchchuyển từ N, L, TS sang CN - XD, TM - DV, nhất là sang CN - XD chậm, thời gian nhànrỗi của LĐNN còn dài, từ đó kéo theo NSLĐ, thu nhập… của người lao động chậm đượccải thiện, kinh tế địa phương chậm phát triển.

3.2.2.3. Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhậpHệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập từ năm 2001 - 2011 ở Tỉnh biến động

không ổn định qua các năm, tăng cao nhất là năm 2008 ở mức 1,6626%, thấp nhất là năm2002 ở mức -0,8961% và đến năm 2010 là -0,2932%. Điều này cho thấy nhu cầu lao độngcho tăng trưởng không ổn định và cũng phản ánh chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở TháiBình dù đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, giảm tỷ trọng lao động ngành nôngnghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành phi nông nghiệp, t uy nhiên còn thiếu tính bền vững.Năm 2008 có hệ số co giãn lớn nhất cho thấy mức chênh lệch về thu nhập giữa các ngànhnghề nông nghiệp với các ngành nghề khác, và cũng là năm có lao động dịch chuyển mạnhnhất từ các ngành nghề nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong giai đoạn 2001-2011.

3.2.2.4. Sự di chuyển lao động trong các ngành gắn với sự thay đổi n ăng suất laođộng theo ngành kinh tế

Bảng 3.3: Năng suất lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bìnhgiai đoạn 2001 - 2012

Đơn vị tính: triệu đồng/người - giá so sánh năm 1994So sánh (%)

Chỉ tiêu 2001 2005 2010 2011 2012*2005/2001 2010/2005

Chung các ngành 5,087 6,577 11,357 12,449 33,818 + 29,30 + 72,67NSLĐ ngành N,L,TS 3,900 4,809 6,464 6,870 18,931 + 23,31 + 34,42NSLĐ ngành CN-XD 5,969 6,841 16,095 17,798 45,788 + 14,61 + 135,26NSLĐ ngành TM-DV 11,613 14,995 23,452 25,101 68,535 + 29,12 + 56,40

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007 , tr.34; năm 2011, tr.41,42; năm 2012, tr.44và tính toán của tác giả.

* NSLĐ của Tỉnh năm 2012 tính theo giá so sánh 2010.

16

Từ bảng 3.1 và bảng trên, ta tính toán được mối quan hệ giữa chuyển dịch laođộng các ngành với sự thay đổi NSLĐ. Giai đoạn 2001 - 2005, khi lao động N, L, TS ởTỉnh giảm 8,56% nhưng NSLĐ ngành N, L, TS của tỉnh tăng 23,31%, do đó, có thểtính được việc giảm 1% lao động N, L, TS đã tăng được 2,72% NSLĐ ngành N, L, TS;ngành CN - XD tăng 7,12% thì NSLĐ ngành CN - XD tăng 14,61%, dẫn đến tăng 1%LĐ CN - XD đã tăng được 2,05% NSLĐ ngành CN - XD; tương tự ngành TM - DV,tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 20,22%. Tính toán tương tự ở giai đoạn2005 - 2010, giảm 1% lao động N, L, TS tăng được 5,94% NSLĐ ngành N, L, TS; tăng1% LĐ CN - XD đã tăng được 35,56% NSLĐ ngành CN - XD; và ngành TM - DV,tăng 1% LĐ TM - DV thì NSLĐ TM - DV tăng 31,86%. Từ phân tích trên cho thấy, giaiđoạn 2001-2005, quá trình chuyển dịch CCLĐ ở Tỉnh thì chỉ có ngành dịch vụ chuyểndịch lao động ít mà đem lại NSLĐ cao, còn hai ngành N, L, TS và CN - XD có sự dịchchuyển lao động khá nhiều nhưng NSLĐ chỉ tăng nhẹ. Giai đoạn 2005 - 2010 cho thấysự chuyển dịch lao động ở các ngành có tiến bộ hơn, nhất là ngành CN - XD và TM -DV. Năm 2011 so với 2010, tỷ lệ lao động N, L, TS giảm 1,36% (tương đương với10,9 nghìn lao động) nhưn g NSLĐ tăng lên 0,406 triệu đồng/người; LĐ CN - XD tăng0,34% (tương đương với 9,6 nghìn lao động) thì NSLĐ tăng lên 1,703 triệuđồng/người; LĐ TM - DV tăng 0,52% (tương đương với 5,9 nghìn lao động) thì NSLĐtăng lên 1,649 triệu đồng/người.

3.2.2.5. Tương quan giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động theongành ở tỉnh Thái Bình

Năm 2012, GDP bq/người của tỉnh Thái Bình là 24 triệu đồng, tương đươngkhoảng 1.133 USD/người/năm, thì tỷ trọng lao động trong các ngành của tỉnh Thái Bình(theo nghiên cứu của các nhà kinh tế) sẽ là: lao động N, L, TS khoảng 46,5%; lao độngCN - XD 22,5%; LĐ TM - DV là 31,0%. Tuy nhiên, CCLĐ theo ngành năm 2012 củaTỉnh thực tế là 58,34% lao động N, L, TS; 25,40% LĐ CN-XD; và 16,26% LĐ TM -DV. Điều này cho thấy, mức tăng GD P bq/người/năm và chuyển dịch CCLĐ theo ngànhcủa Tỉnh còn chưa hợp lý, chuyển dịch CCLĐ theo ngành còn chậm, tỷ trọng lao độngtrong ngành dịch vụ còn quá thấp trong khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp vẫncòn khá cao.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEONGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

3.3.1. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnhThái Bình

Thứ nhất, Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh còn chậm , thể hiện ở:

17

(i) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm (mục tiêu Tỉnh đặt ra là đếnnăm 2010: tỷ trọng LĐNN còn 53%, LĐ CN 30% và LĐDV 17%; trong khi thực tế năm2012 ở Thái Bình đạt được là: LĐNN 58,34%, lao động CN 25,40%, LĐDV 16,26 %).

(ii) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ nội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm, nhất là ngànhnông nghiệp, do sự phân tách các phân ngành chưa thật rõ ràng ( một hộ nông dân vừacó thể là đối tượng của phân ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tức là có đất ruộng,thêm vào đó lại có đất rộng để nuôi lợn theo quy mô gia trại, lại có thêm ao để thảcá…). Thêm vào đó, do tính chuyên môn hóa không cao của LĐNN ở Tỉnh cũng nhưnhiều tỉnh trong vùng ĐBSH, do vậy, việc chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói riêng,CCLĐ nói chung của Tỉnh còn khá chậm và chưa rõ nét.

Thứ hai, Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh chưa phùhợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và hộinhập. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh đã theo hướng gắn với thay đổi cơ cấuchuyên môn, kỹ thuật nhưng vẫn còn hạn chế, thể hiện ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạođến nay là 42%, song đào tạo nghề mới chỉ chiếm 29%, điều này đồng nghĩa với chấtlượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành không cao, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông.Trong nội bộ ngành nông nghiệp, khu vực nông thôn cơ bản vẫn mang tính thời vụ,tính chuyên môn hoá thấp, chưa thể hiện rõ vai trò thúc đẩy PTKT hàng hoá, tình trạngsản xuất nhỏ lẻ, manh mún kéo dài, NSLĐ, hiệu quả SX, KD thấp, ảnh hưởng đến quátrình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như tiến độ xây dựng nông thôn mớicủa Tỉnh.

Thứ ba, Chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của Tỉnh thấp, thể hiện ở:

(i) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao , trong khiNSLĐ chung các ngành giai đoạn 2005 - 2010 tăng gần 72,7%, ngành CN - XD tăng135,3% thì ngành dịch vụ tăng 56,4% và ngành nông nghiệp chỉ tăng 34,4%. Đến nay,NSLĐ chung các ngành của Tỉnh mới đạt 12,45 triệu đồng/người/năm, trong đó NSLĐngành nông nghiệp thấp nhất, chỉ đạt 6,87 triệu đồng/người/năm, ngành công nghiệp đạt17,79 triệu đồng/người/năm và cao nhất là ngành dịch vụ đạt 25,10 triệu đồng/người/năm .

(ii) Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóngsức lao động. Mức độ toàn dụng lao động ở Tỉnh còn thấp. Chuyển dịch CCLĐ theongành chưa đảm bảo việc làm đầy đủ cho lao động trong độ tuổi, chưa thực sự giảiphóng sức lao động để phát huy vai trò của nguồn lao động cho PTKT. Hiện nay, thờigian sử dụng lao động ở khu vực nông nghiệp chỉ đạt 75%. Tính đến 2012, tỷ lệ thấtnghiệp toàn Tỉnh khoảng 2,15%, trong đó ở thành thị còn khá cao, khoảng 12%. Vấn

18

đề GQVL cho lao động mất đất bằng chuyển đổi nghề, di chuyển lao động sang cácngành khác chưa hiệu quả, thiếu ổn định, còn mang tính mùa vụ.

(iii) Chuyển dịch CCLĐ chưa phát huy được lợi thế s ẵn có cũng như phát huythế mạnh, bảo vệ môi trường địa phương. Với lợi thế là tỉnh ven biển, nguồn lao động

dồi dào, nhưng đến nay các sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản… của Tỉnh chưa có

gì nổi bật. Người ta thường biết đến gạo tám Hải Hậu, ngao Giao T hủy… như một

thương hiệu nổi tiếng cả trong nước và quốc tế còn gạo tám Thái Bình hay các sảnphẩm thủy sản khác ít được biết đến. Mặt khác, công tác bảo vệ môi trường, sử dụngtài nguyên thiên nhiên ở Tỉnh còn chưa hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, việcchuyển ruộng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch đã làm cho nhiều diệntích đất nông nghiệp bị ngập mặn, gây khó khăn trong việc canh tác lúa trở lại…Việcphát triển nuôi ngao quá nóng cũng gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh,hiệu quả nuôi trồng thấp...

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.Trong một thời gian dài, tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước chưacó quy hoạch nhân lực, quy hoạch chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả. Gần đây, tỉnhThái Bình mới có Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 và đượcphê duyệt cuối tháng 7 năm 2012. Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyểndịch CCLĐ theo ngành, nhiều chính sách đã ban hành nhưng hiệu quả còn thấp nhưchính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm côngnghiệp (KCN, CCN); chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụngđất của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý vàthiếu đồng bộ...

Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm, thể hiện ởcác KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển; tốc độ đô thị hóa của Tỉnh còn chậm. Quátrình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Bình, còn lại cácthị trấn ở các huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị thấp, hạ tầng KT - XH cònnhiều hạn chế, đô thị hình thành chủ yếu mang tính hành chính mà chưa gắn với PTKT.

Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh cònnhiều hạn chế, ở chỗ: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo CMKT củangười lao động ở Tỉnh còn thấp ; Hoạt động của thị trường vốn ở Tỉnh rất nhỏ bé, nguồnvốn đầu tư chủ yếu từ các dự án do Trung ương rót về, các thể chế tài chính, tín dụngcòn thiếu tính đa dạng, linh hoạt...; Việc ứng dụng các tiến bộ KH - CN mới ở Tỉnh còn

19

nhiều hạn chế, nhân lực KH - CN cả trong hoạt động chuyên môn và quản lý ở Tỉnhvừa thiếu, vừa yếu.

Thứ tư, Các nhân tố khác: Hoạt động xuất nhập khẩu bị thu hẹp; Công tác xuấtkhẩu lao động gặp nhiều khó khăn… đang làm gia tăng thêm sức ép cho công tác laođộng, GQVL và an sinh xã hội ở địa phương.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤULAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỰ BÁO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEONGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 20 20

4.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bìnhđến năm 2020

Một là, Nâng dần tỷ trọng lao động tham gia vào khu vực sản xuất công nghiệp vàdịch vụ (đặc biệt là công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao), giảm dần tỷ trọng lao độngtham gia vào khu vực sản xuất nông nghiệp, tập trung xây dựng các vùng chuyên canh, pháttriển nông nghiệp tăng hàm lượng chất xám, nâng cao NSLĐ trong nông nghiệp.

Hai là, Chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với chuyển dịch CCKT ngành củatỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Ba là, Chuyển dịch CCLĐ gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu từ chiềurộng sang mô hình kết hợp g iữa chiều rộng và chiều sâu một cách hợp lý ở Tỉnh.

Bốn là, Chuyển dịch CCLĐ theo ngành gắn với mục tiêu tạo việc làm và thu nhậpcho người lao động.

4.1.2. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình đếnnăm 2020

Từ việc phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến công tác dự

báo chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình. Luận án dự báo nhu cầu pháttriển nhân lực của tỉnh Thái Bình đến năm 2020, đó là: dự báo về cung - cầu lao độngtỉnh Thái Bình đến năm 2020; dự báo về nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái

Bình; và dự báo chuyển dịch lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

Theo đó, để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động theo ngành theohướng CNH, HĐH gắn với hội nhập quốc tế (HNQT), mục tiêu của tỉnh đặt ra là:phấn đấu đưa tỷ lệ LĐ qua đào tạo đạt 55% năm 2015 và 70% năm 2020, trong đó, qua

20

đào tạo nghề là 41,5% và 56,5%; số lao động qua đào tạo dự kiến năm 2015 là gần 612nghìn người và 2020 là 776 nghìn người, tương ứng, lao độn g đào tạo nghề là gần 462

nghìn người và 626 nghìn người.

Luận án dự báo cơ cấu CCLĐ theo 3 nhóm ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình năm2015 là: lao động ngành N, L, TS 47,8%; lao động ngành CN - XD 33,4% và lao độngngành TM - DV 18,8%; tương tự năm 2020 cơ cấu này là 38,5%; 40,3% và 21,2%.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNGTHEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

4.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theongành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tếcủa địa phương

Để thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐH vàHNQT, tỉnh Thái Bình cần:

Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH, HĐH tại địa phương, dựa trên việc khai thác triệt đểtiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp; tập trung xây dựng hoàn chỉnhhạ tầng kỹ thuật 6 KCN, 30 CCN đã được quy hoạch chi tiết; tiếp tục đẩy mạnh pháttriển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn thành phố vàcác huyện; tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuậnlợi, thông thoáng cho phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; đẩy mạnh hoạt độngxúc tiến thương mại, tích cực hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thực phẩm thông quahợp đồng; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động ngân hàng; mở rộng, pháttriển mạng lưới và các dịch vụ ngân hàng mới....

Thứ hai, Đẩy nhanh tốc độ ĐTH và HNQT của Tỉnh, thông qua việc phát triển đôthị và các điểm dân cư nông thôn ở Tỉnh; quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thái Bình; tiếptục phát triển một số tuyến trục kinh tế; phát triển Hệ thống trung tâm của Tỉnh; pháttriển vùng ven biển... theo hướng CNH, HĐH và đẩy mạnh HNQT ở địa phương.

4.2.2. Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu laođộng theo ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hộinhập quốc tế của địa phương

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng CNH, HĐHvà HNQT, đòi hỏi phải có các nguồn lực đầu vào như vốn, lao động, KH - CN… Đểtạo lập các nguồn lực này, tỉnh Thái Bình cần:

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển TTLĐ đáp ứng yêucầu chuyển dịch CCKT của Tỉnh. Đây là giải pháp cần phải được nhấn mạnh và thực

21

hiện ở mức độ "đột phá" do tính chất quyết định của trình độ học vấn phổ thông cũngnhư kỹ năng của người lao động ở Tỉnh trong việc chuyển dịch lao động sang khu vựcphi nông nghiệp một cách bền vững. Các giải pháp Tỉnh cần thực hiện là: nâng caotrình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật (nhất là đào tạo nghề) ;phát triển TTLĐ nhằm gắn kết cung - cầu lao động.

Thứ hai, Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KT - XHcủa Tỉnh. Giải pháp huy động nguồn vốn phải được cụ thể đến từng loại vốn: vốn trongnước; vốn nước ngoài và cần tiếp tục phát triể n mạnh các hình thức tín dụng cho ngườidân chuyển đổi nghề.

Thứ ba, Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH - CN vào phát triển KT - XH của Tỉnh,theo hướng: Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cácdịch vụ nông nghiệp để đưa KH - CN, kỹ thuật mới, tiến bộ, nhất là công nghệ sinhhọc với những giống cây, con có năng suất cao vào SX, KD; Phát triển công nghiệpchế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả ở Tỉnh; Kết hợp cải tiến công nghệhiện có, công nghệ sử dụng nhiều lao động với phát triển các ngành công nghiệp côngnghệ cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiệnđại, đổi mới phương thức tổ chức, quản lý khoa học các ngành dịch vụ để mở rộng vànâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản...

4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu lao động theo ngành

Để phát huy tác động tích cực của các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyểndịch CCLĐ diễn ra nhanh, hợp lý và bền vững, Tỉnh cần quan tâm hoàn thiện và thựcthi có hiệu quả một số chính sách sau:

Một là , Chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục bổ sung một số chính sáchkhuyến khích đầu tư phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng rộng rãicông nghệ sinh học, các thành tựu khoa học về giống , bảo quản, chế biến nông sản, hệthống thủy lợi…; Tăng cường đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN, làng nghề tiểu thủcông nghiệp ở các huyện và thành phố Thái Bình theo qui hoạch; Khuyến khích, hỗ trợ

vốn và lãi suất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ SX, KD những ngành thu hútnhiều lao động, tạo việc làm; Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ

tầng phục vụ tốt nhất cho chuyển dịch CCLĐ...

Hai là, Chính sách phát triển các ngành. Tỉnh cần thực hiện đầy đủ, đồng bộchính sách phát triển ngành đối với ngành nông nghiệp, CN - XD và dịch vụ. Thêm

vào đó, tỉnh Thái Bình cần có một chiến lược PTKT biển gắn với điều kiện thực tiễn

22

tại địa phương như: chính sách về đào tạo nhân lực (cho ngành nông nghiệp, côngnghiệp, du lịch...) gắn với kinh tế biển, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ,chính sách phát triển nông nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến thủy sản gắn vớikinh tế biển...

Ba là, Chính sách đất đai. Cùng với việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013..., tỉnh TháiBình đã ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, thời gian tới,chính sách bồi thường đất đai, hỗ trợ chuyển đổi nghề, GQVL cần hoàn thiện theohướng: (i) bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố Thái Bình khác với việc bồi thườngcho dân ở nông thôn các huyện; (ii) nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bảođảm đúng theo các quy định của pháp luật, song các cơ quan quản lý cũng cần tính tớinhững biến động về mặt kinh tế đối với tài sản là đất đai khi thu hồi; (iii) nâng caonăng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban, ngành, huyện, t hành phốvà các đơn vị tư vấn ; (iv) có kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo để thựchiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (v) đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chínhsách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗicông trình có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau.

Bốn là, Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tỉnh Thái Bình cần th ực hiện cóhiệu quả “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020”,nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chất lượng ngàycàng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và HNQT. Bổ sung, hoàn thiện và pháthuy hiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh,hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đánh giá nhânlực ở Tỉnh dựa trên năng lực thực tế, đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ được thể hiệntrong kết quả lao động và có chính sách đãi ngộ tương xứng đối với các loại lao độngcó trình độ, phẩm chất, kỹ năng khác nhau.

Năm là, Chính sách giải quyết việc làm. Bảo đảm thực hiện tốt các chính sáchbảo hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng

thời có chính sách khuyến khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo

trong lao động SX, KD, chính sách thu hút nhân tài… Trong chiến lược việc làm

chung của tỉnh phải gắn với GQVL của lao động mất đất. Do vậy, cần tập trung khaithác mọi nguồn lực để đẩy mạnh PTKT, tạo việc làm mới. Tỉnh cần tổ chức các cuộc

điều tra về Lao động -Việc làm và kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử

dụng lao động thực hiện tốt các quy định về quản lý lao động, thực hiện Luật lao động,

23

các chế độ chính sách với người lao động, nhất là chính sách với lao động bị thu hồiđất. Tỉnh cần quản lý tốt các quỹ về GQVL như: quỹ cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạoviệc làm mới; quỹ hỗ trợ, đào tạo, dạy nghề cho lao động; quỹ hỗ trợ tìm kiếm việclàm và cung ứng lao động...

KẾT LUẬN

Với đề tài luận án: “Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bìnhtrong giai đoạn hiện nay”, tác giả đã bước đầu nghiên cứu, làm rõ thêm một số vấn đềlý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCLĐ theo ngành, dưới đây là một số kết quảnghiên cứu của luận án:

1. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành là quá trình thay đổi tỷ trọng và chất lượng laođộng vào các ngành khác nhau, diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theomột xu hướng nhất định. Thực ch ất, chuyển dịch CCLĐ là quá trình phân bố lại laođộng trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệuquả. Quá trình đó vừa diễn ra trên quy mô toàn nền kinh tế, vừa diễn ra trong phạm vicủa từng nhóm ngành, nội bộ mỗi ngành.

2. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành được đánh giá thông qua hai nhóm chỉ tiêu: Thứnhất, Nhóm chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về quymô hay tỷ trọng trong các ngành, gồm 2 chỉ tiêu: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theongành; (2) Tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ theo ngành; Thứ hai, Nhóm chỉ tiêu đánh giáchuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về chất lượng , gồm 5 chỉ tiêu: (1)Chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành xét về trình độ học vấn phổ thông vàCMKT; (2) Tương quan giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành và chuyển dịch CCKTngành; (3) Hệ số co giãn cung lao động theo thu nhập; (4) Tương quan giữa GDP bìnhquân/ người và chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (5) Sự di chuyển lao động trong cácngành gắn với thay đổi NSLĐ ngành.

3. Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của 4 nhân

tố chính: (i) Chính sách của nhà nước về chuyển dịch CCLĐ theo ngành như: chiếnlược, kế hoạch chuyển dịch CCLĐ nói chung, CCLĐ theo ngành nói riêng và chính

sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành; (ii) Tốc độ CNH, HĐH và đô thị hóa

của địa phương; (iii) Các nguồn lực đầu vào; (iv) Nhân tố khác như di chuyển laođộng trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế...

24

4. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm ch uyển dịch CCLĐ theo ngành ởmột số tỉnh vùng ĐBSH, có thể rút ra những bài học về chuyển dịch CCLĐ theo ngànhcho tỉnh Thái Bình là: (i) Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịchCCKT ngành gắn với GQVL; (ii) Phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo phải đồng thờivới quy hoạch phát triển các ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH; (iii) Mở rộngliên kết, đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các KCN ; (iv)Triển khai và vận dụng linh hoạt hệ thống chính sách có liên quan đến lao động vàchuyển dịch CCLĐ theo ngành; (v) Đảm bảo các yêu cầu mang tính nguyên tắc trongchuyển dịch CCLĐ theo ngành.

5. Đánh giá hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành ở tỉnhThái Bình cho thấy: (1) Tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn chậm, ởchỗ tốc độ chuyển dịch CCLĐ theo 3 nhóm ngành chậm và tốc độ chuyển dịch CCLĐnội bộ ngành của Tỉnh cũng chậm; (2) Xu hướng chuyển dịch CCLĐ theo ngành củaTỉnh chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch CCKT theo hướng C NH,HĐH và hội nhập; (3) Chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh thấp, thểhiện ở: chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đưa đến NSLĐ cao; chuyển dịchCCLĐ theo ngành ở Tỉnh chưa đảm bảo việc làm, giải phóng sức lao động; chuyển dịchCCLĐ chưa phát huy được lợi thế sẵn có cũng như phát huy thế mạnh của địa phương...

6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở tỉnh Thái Bình thời gian qua là do: (i)Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ; (ii) Tốc độCNH, ĐTH và hội nhập của Tỉnh chậm; (iii) Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịchCCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế, ở chỗ: nguồn nhân lực với chất lượngđào tạo, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp; nguồn lực vốn cònnhiều hạn hẹp, nguồn lực KH - CN được ứng dụng, đưa vào thực tiễn còn nhiều hạnchế; và (iv) các nhân tố khác.

7. Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình từ nayđến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thểnhư: (i) Nhóm giải pháp thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo hướng

CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương, thông qua việc đẩy mạnh

CNH, HĐH tại địa phương và đẩy nhanh tốc độ ĐTH và hội nhập quốc tế của Tỉnh;(ii) Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành theo

hướng CNH, HĐH, ĐTH và hội nhập quốc tế của địa phương; và (iii) Nhóm giải pháp

hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành .

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phí Thị Hằng (2013), Thái Bình: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao độngtheo ngành, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5 (541).

2. Phí Thị Hằng (2013), Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnhThái Bình, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, số 5 (3-2013).

3. Nguyễn Thị Thơm - Phí Thị Hằng, Đồng chủ biên (2009), Giải quyết việclàm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội .

4. Phí Thị Hằng (Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở năm 2008), Chuyển dịch cơ cấu

lao động ở một số huyện ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay , ViệnKinh tế, Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa ở Từ

Liêm, Hà Nội và một số bài học rút ra , Tạp chí Lao động và Xã hội , số 296.

6. Phí Thị Hằng (2006), Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong

quá trình đô thị hóa ở Từ Liêm, Hà Nội, Tạp chí Lý luận chính trị, số10/2006.